5 minute read

b. Bài tập tự giải

a. Vật có nhiệt độ cao nhường nhiệt thuận nghịch niệt độ 1500C. Trong quá trình này biến thiên entropi sẽ là: ∆ Sa = -418,4/(150+273,2) = - 0,9887 J/K.mol b. Sau đó tiến hành một quá trình thuận nghịch đoạn nhiệt đưa hệ tới nhiệt độ 500C. Trong quá trình này biến thiên entropi sẽ là: ∆ Sb = 0 c. Vật có nhiệt độ thấp nhận nhiệt thuận nghịch ở nhiệt độ 500C. Trong quá trình này biến thiên entropi sẽ là: ∆ Sc = -418,4/(50+273,2) = 1,2946 J/K.mol => Biến thiên entropi ∆ S của cả quá trình sẽ là: ∆ S = ∆ Sa + ∆ Sb + ∆ Sc = -0,9887 + 0 + 1,2946 = 0,3059 J/K.mol

Bài 12: Tính ∆ S của phản ứng Cd + 2AgCl = CdCl2 + 2Ag diễn ra trong pin điện có sức điện động E = 0,6753V. Cho nhiệt hình thành chuẩn của CdCl2 và AgCl bằng 389158 J; -126654 J; P = 1atm; T = 298K. (Trích trong sách Bài tập hóa lý cơ sở của Lâm Ngọc Thiềm)

Advertisement

Giải: Phản ứng đã cho diễn ra ở điều kiện thuận nghịch đẳng nhiệt trong pin điện nên: ∆ H = ∆ G + T. ∆ S = -A’max + q Do đó: q = ∆ H + A’max = [ ∆ Hht(CdCl2) – 2 ∆ Hht(AgCl)] + 2.F.E = -389158 + 2.126654 + 2.96500.0,6753 = -5517,1 J ∆ S = q/T = -5517,1/298 = -18,51 J/K.mol b. Bài tập tự giải:

Bài 1: Tính ∆ S ứng với sự nóng chảy 1 mol nước đá tại 00C. Biết nhiệt nóng chảy của đá bằng 6 kJ/mol. (Trích trong sách Bài tập hóa học đại cương của Lâm Ngọc Thiềm) Đáp số: 22 J/K.mol

Bài 2: Tính biến thiên entropi của 100g nước khi truyền thuận nghịch cho lượng nước đó 25kJ nhiệt ở 2 trường hợp: a. tại nhiệt độ không đổi là 00C. b. tại nhiệt độ không đổi là 1000C. (Trích trong sách Bài tập hóa lý của Trần Hiệp Hải) Đáp số: a. 91,5 J/K.mol; b. 67,0 J/K.mol

Bài 3: Trộn 35g nước ở 2500C (A) với 1600C nước ở 860C (B). a. Tính nhiệt độ cuối cùng của hệ với giả thiết là sự trộn được tiến hành một cách đoạn nhiệt. b. Tính biến thiên entropi của A, B và toàn bộ hệ. (Trích trong sách Bài tập hóa học đại cương của Lâm Ngọc Thiềm) Đáp số: a. 75,10C; b. A: 22,7 J/K.mol; B: -20,6 J/K.mol; hệ: 2,1 J/K.mol

Bài 4: Tính biến thiên entropi của quá trình đun nóng 2mol nito (được xem là khí lý tưởng) từ 300K đến 600K dưới áp suất khí quyển trong 2 trường hợp sau: a. Đẳng áp. b. Đẳng tích. Biết rằng nhiệt dung Cp của nito trong khoảng nhiêt độ từ 300K đến 600K được cho bằng phương trình: Cp = 27 + 6.10-3.T J/K.mol. (Trích trong sách Bài tập hóa lý cơ sở của Lâm Ngọc Thiềm)

Đáp số: a. 41 J/K.mol; b. 29,5 J/K.mol

Bài 5: Tính biến thiên entropi trong quá trình khuêch tán vào nhau của 28g nito và 32g oxi, khi bỏ vách ngăn ngăn cách 2 buồng chứa khí có thể tích như nhau bằng 30l và có cùng 1 điều kiện về nhiệt độ và áp suất. (Trích trong sách Bài tập hóa lý cơ sở của Lâm Ngọc Thiềm) Đáp số: 11,51 J/K.mol

Bài 6: Tính biến thiên entropi trong quá trình đun nóng 1mol hidro từ 300 đến 400K. Biết rằng đối với 1mol hidro: Cp = 1,554 + 2,2.10-3.T J/K.mol. (Trích trong sách Bài tập hóa học đại cương của Lâm Ngọc Thiềm) Đáp số: 1,74 J/K.mol

Bài 7: Tính biến thiên entropi khi chuyển 100g nước ở 00C thành hơi ở 1200C, cho biết: - Nhiệt bay hơi của nước ở 1000C bằng 2253 J/g - Nhiệt dung riêng của nước lỏng bằng 4,18 J/K.g - Nhiệt dung riêng của hơi nước bằng 1,91 J/K.g (Trích trong sách Bài tập hóa lý cơ sở của Lâm Ngọc Thiềm) Đáp số: 744 J/K.g

Bài 8: Xác định nhiệt độ lúc cân bằng nhiệt và biến thiên entropi khi trộn 1g nước đá ở 00C với 10g nước ở 1000C. Cho nhiệt nóng chảy của nước đá bằng 334,4 J/g và nhiệt dung riêng của nước bằng 4,18 J/K.g. (Trích trong sách Bài tập hóa lý cơ sở của Lâm Ngọc Thiềm) Đáp số: 83,640C; 0,465 J/K.g Bài 9: Xác định biến thiên entropi khi đun nóng 100g lưu huỳnh từ 300 đến 400K dựa vào các dữ kiện sau: Cp (Srombic) = 14,964 + 26,08.10-3.T Cp (Sđơn tà) = 14,88 + 29,09.10-3.T Nhiệt độ chuyển Srombic  Sđơn tà là 368,6K và nhiệt chuyển hóa này bằng 296,78 J/mol.

(Trích trong sách Bài tập hóa lý cơ sở của Lâm Ngọc Thiềm) Đáp số: 24,33 J/K.mol

Bài 10: Tính biến thiên entropi khi cho hóa hơi 1 mol etyl clorua. Cho biết tại nhiệt độ t = 12,30C không đổi, nhiệt hóa hơi của etyl clorua là ∆ Hhh = 376,56 J/g. (Trích trong sách Bài tập hóa lý của Trần Hiệp Hải) Đáp số: 85,10 J/K.mol

Bài 11: Xác định biến thiên entropi trong quá trình nung nóng đẳng áp 1mol khí nito từ 300 đến 1000K. Cho biết: Cp (N2) = 26,983 + 5,910.10-3.T – 3,376.10-7.T2 J/K.mol (Trích trong sách Bài tập hóa lý của Trần Hiệp Hải) Đáp số: 36,484 J/K.mol

Bài 12: Tính ∆ S0 của phản ứng: 1/2N2 + 3/2H2 = NH3 Biết: S0(N2) = 191,489; S0(H2) = 130,586; S0(NH3) = 192,505 (J/K.mol) (Trích trong sách Bài tập hóa học đại cương của Lâm Ngọc Thiềm) Đáp số: 182,79 J/K.mol

Bài 13: Tính biến thiên entropi trong quá trình đun nóng 1mol nước từ -500C tới 5000C dưới áp suất khí quyển, cho biết: - Nhiệt nóng chảy của nước đá ở 00C bằng 6004 J/mol.

This article is from: