9 minute read
2. Khuyến nghị
2. Khuyến nghị 2.1. Đối với cơ quan quản lý giáo dục
- Cần đưa nội dung tuyển chọn và xây dựng bài tập hoá học phân hoá vào chương trình chính khoá nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho sinh viên trước khi ra trường. - Sở Giáo dục - Đào tạo cần có kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên về cách xây dựng hệ thống bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi hoá học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn ở các trường Trung học cơ sở. - Thường xuyên cập nhật những đầu sách hay cho thư viện. - Cần có những chính sách ưu tiên và khen thưởng cho HSG, chính sách ưu đãi phù hợp với sự đầu tư chất xám và thời gian cho GV dạy đội tuyển HSG. Và những chính sách này phải phù hợp với thực tế xã hội.
Advertisement
2.2. Đối với giáo viên
- Tích cực khai thác và sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giảng dạy. - Không ngừng học hỏi tích lũy kiến thức, bồi dưỡng và nâng cao năng lực chuyên môn. - GV cần khuyến khích và khơi dậy năng lực tự học, sự đam mê sáng tạo học tập trong HS.
117
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngô Ngọc An (1999), Rèn kỹ năng giải toán hoá học 9. Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội. 2. Nguyễn Ngọc Bảo (1995), Phát triển tính tích cực, tính tự lực của học sinh trong quá trình dạy học. Bộ Giáo dục và Đào tạo,Vụ giáo viên. 3. Hoàng Công Chứ (2006), Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập phần dung dịch, sự điện li và phản ứng oxi hóa - khử dùng cho học sinh khá, giỏi, lớp chọn, lớp chuyên hóa học ở bậc Trung học phổ thông. Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội. 4. Nguyễn Cương - Nguyễn Mạnh Dung (2005), Phương pháp dạy học hoá học, tập I. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm. 5. Nguyễn Cương - Nguyễn Mạnh Dung (2007), Phương pháp dạy học hoá học, tập II. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm. 6. Nguyễn Cương - Nguyễn Mạnh Dung (2007), Phương pháp dạy học hoá học, tập III. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm. 7. Lê Tấn Diện (2009), Nội dung và biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học hữu cơ Trung học phổ thông. Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. 8. Lê Văn Dũng (2001), Phát triển năng lực nhận thức và tư duy cho học sinh THPT thông qua bài tập hoá học. Luận án tiến sĩ giáo dục học, Hà Nội. 9. Vũ Cao Đàm (2003), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật. 10. Trần Bá Hoành (2003), Đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội. 11. Trần Bá Hoành, Cao Thị Thặng, Phạm Thị Lan Hương (2003), Áp dụng dạy và học tích cực trong môn hoá học. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội. 12. Đặng Vũ Hoạt (1997), Giáo dục học đại cương I. Nhà xuất bản giáo dục. 13. Đỗ Văn Minh (2007), Xây dựng hệ thống bài tập hóa học vô cơ nhằm rèn luyện tư duy trong bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường Trung học phổ thông. Luận văn thạc sĩ,
118
Đại học Sư phạm Hà Nội.
14. Tưởng Hồng Nhung (2012), Tuyển chọn - xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi hoá học vô cơ lớp 9 trường Trung học cơ sở. Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội. 15. Nguyễn Thị Lan Phương (2007), Hệ thống lý thuyết – xây dựng hệ thống bài tập phần kim loại dùng cho bồi dưỡng học sinh giỏi và chuyên hóa học Trung học phổ thông. Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội. 16. Nguyễn Ngọc Quang (1994), Lí luận dạy học hoá học tập 1. Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội. 17. Cao Thị Thặng (1999), Hình thành kĩ năng giải bài tập hoá học ở trường trung học cơ sở. Nhà xuất bản giáo dục. 18. Lê Thị Mỹ Trang (2009), Xây dựng hệ thống lý thuyết, bài tập phần hóa lý dùng trong bồi dưỡng học sinh, chuyên hóa trường Trung học phổ thông. Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. 19. Lê Xuân Trọng (2001), Bài tập nâng cao Hoá 9. Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội. 20. Nguyễn Xuân Trường (2006), Bài tập nâng cao hoá học 9. Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội. 21. Nguyễn Xuân Trường (2003), Bài tập hoá học ở trường phổ thông. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội. 22. Vũ Anh Tuấn (2004), Xây dựng hệ thống bài tập hóa học nhằm rèn luyện tư duy trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học ở trường phổ thông. Luận án tiến sỹ giáo dục học, Đại học Sư phạm Hà Nội. 23. Nguyễn Quang Uẩn (1997), Tâm lý học đại cương. Nhà xuất bản giáo dục.
119
PHỤ LỤC
ĐỀ KIỂM TRA LẦN 1 – 60 phút
Câu 1 (2,5đ) Cho sơ đồ biến đổi hoá học sau:
Fe A B Fe2O3 C
G E Fe(OH)2 D A, B, C, D, E, G là các hợp chất của Sắt. Hãy xác định các chất và viết PTHH. Câu 2 (2đ) Từ NaCl, H2O, Al hãy viết các phương trình phản ứng điều chế các chất sau: AlCl3, Al(OH)3, NaAlO2. Câu 3 (2,5đ) Có 4 dung dịch không màu được chứa trong các lọ riêng biệt không ghi nhãn là H2SO4, Na2SO4, MgSO4 và KCl. Trình bày phương pháp hoá học để nhận biết được dung dịch có chứa trong mỗi lọ. Câu 4 (3đ) Cho 124,8 gam dung dịch BaCl2 tác dụng với 20 gam dung dịch H2SO4 49% thu được dung dịch C và kết tủa. Cho 106 gam dung dịch Na2CO3 20% vào dung dịch C thu được kết tủa và dung dịch D. Cho HCl dư vào dung dịch D thu được 1,12 lít khí (đktc). Xác định C% của dung dịch BaCl2 ban đầu.
120
ĐỀ KIỂM TRA LẦN 2 – 90 phút
Câu 1 (1,75 điểm):
Có 6 lọ không nhãn đựng riêng biệt từng dung dịch sau: K2CO3, (NH4)2SO4, FeSO4, Fe2(SO4)3, Al2(SO4)3, MgSO4. Chỉ dùng một hóa chất có thể nhận biết 6 dung dịch trên hay không?
Câu 2 (1,25 điểm):
Từ các nguyên liệu: Muối ăn, quặng pirit sắt, nước cất, không khí, hãy viết các phương trình phản ứng điều chế các chất sau: FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCl2, FeCl3. Các dụng cụ, thiết bị và điều kiện cần thiết có đủ.
Câu 3 (2 điểm):
Hoàn thành dãy biến đổi hóa học sau và viết các phương trình hóa học minh họa: B D F
A A A C E G A, B, C, D, E, F, G là những chất khác nhau. Biết B là một oxit bazơ trong đó oxi chiếm 40% về khối lượng.
Câu 4 (2,25 điểm):
Hòa tan một mẫu đá có các muối MgCO3, CaCO3 và tạp chất trơ (không phản ứng) trong dung dịch HCl dư. Toàn bộ chất khí A bay ra phản ứng hết với 2 lit dung dịch Ba(OH)2 0,2M. Sau khi lọc, được dung dịch trong suốt B và kết tủa C. Cho dần 750 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M vào B, thấy xuất hiện một kết tủa trắng. Sau khi lọc bỏ kết tủa này, phải dùng hết 100 ml dung dịch HCl 1M để trung hòa hết lượng bazơ dư trong dung dịch thu được. Tính khối lượng mẫu, thành phần % về khối lượng các muối MgCO3, CaCO3 trong mẫu với giả thiết mẫu chứa 6,4% tạp chất trơ và tỷ lệ số mol giữa MgCO3 và CaCO3 trong mẫu là 1: 1,5
Câu 5 (2,75 điểm):
Có 200 ml dung dịch hỗn hợp axit H2SO4 0,6M và HCl 0,8M. Thêm vào đó 16 gam hỗn hợp bột Fe, Mg, Zn. Sau khi phản ứng xong, lấy ½ lượng khí sinh ra cho đi qua ống sứ đựng m gam CuO nung nóng. Kết thúc phản ứng trong ống còn 12,4 gam chất rắn A. Cho A dưới dạng bột tác dụng với 57,6g dung dịch AgNO3 68%, sau một thời gian thu được chất rắn B trong đó Ag chiếm 54% về khối lượng và dung dịch C.
121
Tính m. TÝnh khèi lîng c¸c chÊt trong B. TÝnh C% c¸c chÊt cã trong dung dÞch C.
ĐỀ KIỂM TRA LẦN 3 – 90 phút
Câu 1 (1,5 điểm) Hỗn hợp A gồm BaO, FeO, Al2O3. Hoà tan A trong lượng dư nước được dung dịch D và phần không tan B. Sục khí CO2 dư vào D, phản ứng tạo kết tủa. Cho khí CO dư qua B nung nóng được chất rắn E. Cho E tác dụng với dung dịch NaOH dư thấy tan một phần còn lại chất rắn G. Hoà tan hết G trong lượng dư dung dịch H2SO4 loãng. Viết các phương trình hóa học xảy ra. Câu 2 (2,5 điểm) Trong phòng thí nghiệm có các dung dịch đựng trong các lọ riêng biệt bị mất nhãn: AlCl3, NaCl, KOH, Mg(NO3)2, Zn(NO3)2, AgNO3. Dùng thêm một thuốc thử, hãy phân biệt mỗi dung dịch trên. Viết các phương trình hóa học (nếu có). Câu 3 (4,5 điểm) C là dung dịch H2SO4 nồng độ x mol/l, D là dung dịch KOH nồng độ y mol/l. Trộn 200 ml dung dịch C với 300 ml dung dịch D, thu được 500ml dung dịch E. Để trung hòa 100ml dung dịch E cần dùng 40 ml dung dịch H2SO4 1M. Mặt khác trộn 300ml dung dịch C với 200 ml dung dịch D, thu được 500ml dung dịch F. Xác định x, y biết rằng 100 ml dung dịch F phản ứng vừa đủ với 2,04 gam Al2O3. Câu 4 (3,5 điểm) Cho 8,4 gam Fe tan hết trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được khí SO2 và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 26,4 gam muối khan. a. Tính khối lượng H2SO4 đãphản ứng. b. Cho toàn bộ lượng khí SO2 thu được ở trên tác dụng với 275 ml dung dịch KOH 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Tính khối lượng chất tan có trong dung dịch Y. Câu 7 (3,5 điểm) Hỗn hợp A gồm 2 kim loại Al và Mg. Cho 1,29 g A vào 200 ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,47 g chất rắn B và dung dịch C. Lọc lấy dung dịch C rồi thêm dung dịch BaCl2 dư vào thu được 11,65 g kết tủa. a. Tính nồng độ mol dung dịch CuSO4. b. Tính khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp A. c. Nếu cho dung dịch NaOH vào dung dịch C thu được kết tủa D, lấy kết tủa D đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi được m g chất rắn. Tìm khoảng xác định của m.
122
123