ĐỀ THI HSG TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG MÔN NGỮ VĂN
vectorstock.com/26677865
Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection
Tổng hợp đề chính thức và đề xuất kì thi hsg trại hè Hùng Vương môn Ngữ văn khối 10 năm 2019 WORD VERSION | 2021 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM
Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC KẠN
TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC KẠN ĐỀ ĐỀ XUẤT
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI OLIMPIC-TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XV MÔN NGỮ VĂN - KHỐI 10 Thời gian làm bài: 180 phút (Đề này có 02 câu; gồm 01 trang)
Câu 1 (8 điểm): “Người ta yêu những người cố mở đường mà thất bại, yêu những người biết thất bại mà dám mở đường” (Văn Cao) Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về những người mở đường trong cuộc sống. Câu 2 (12 điểm): Tài năng và tấm lòng của Nguyễn Du trong đoạn trích "Trao duyên" (Truyện Kiều)
--------- HẾT ---------
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC KẠN
TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC KẠN ĐỀ ĐỀ XUẤT
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN - KHỐI 10 (Hướng dẫn chấm này gồm 05 trang)
CÂU 1: 1. YÊU CẦU VỀ KĨ NĂNG Bài làm đáp ứng được yêu cầu của bài văn nghị luận xã hội: bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt chính xác, lưu loát, không mắc lỗi về dùng từ, ngữ pháp… 2. YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau: . Giải thích (2,0 điểm) - Mở đường: tìm ra cái mới, có thể là một tư tưởng mới, một học thuyết mới, một phát minh sáng chế mới… Nó là sự đột phá so với tư duy thông thường, hướng đến sự phát triển của nền văn minh. - Thất bại: có thể là thất bại trong việc tìm ra cái mới (do năng lực bản thân hoặc do những yếu tố khác), cũng có thể là thất bại khi cái mới vừa ra đời đã bị phủ nhận, có khi khiến người đã sáng tạo ra nó phải trả giá. - Yêu: hiểu, cảm thông, chia sẻ, trân trọng. - Cách diễn đạt: 2 vế câu, sắp xếp theo trình tự tăng tiến, nhấn mạnh lòng yêu dành cho những người cố mở đường và dám mở đường. → Hiện tượng đời sống xã hội: những người mở đường, khai sáng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống (như khoa học, nghệ thuật, văn hóa,…) ban đầu đều gặp nhiều khó khăn trở ngại, chịu nhiều thiệt thòi, đau khổ thậm chí phải trả giá đắt vì thường không được mọi người đương thời thấu hiểu, đồng tình và ủng hộ ngay. Nhưng với bản lĩnh, niềm tin, khát vọng cống hiến, đặc biệt là khả năng sáng tạo, những người mở đường thường vẫn đạt được thành công, được ghi nhận xứng đáng và đóng góp to lớn cho cộng đồng, cho nhân loại. 2. Bình luận (4,5 điểm)
- Những người mở đường thường là những con người có tài năng, có khát vọng vươn lên, khát vọng sáng tạo. Họ cố mở đường bằng những nỗ lực bản thân để chinh phục những đỉnh cao tri thức. Họ đáng được trân trọng. - Nhưng khi đặt những bước chân đầu tiên trên con đường mới, những người mở đường thường đơn độc bởi không phải cái mới nào khi vừa ra đời cũng dễ dàng được chấp nhận. Nó luôn có xu hướng vượt ra ngoài quán tính thông thường trong tư duy loài người. Vì thế nó có thể phải nhận sự kì thị của cộng đồng, cũng có thể làm hại chính người đã sáng tạo ra nó. - Tuy nhiên, với bản lĩnh, ý chí và nghị lực kiên cường, những người mở đường dù vấp phải thử thách khó khăn vẫn không hề bỏ cuộc. Họ dám vượt qua tất cả, tiếp tục mở đường, để sống với khát vọng sáng tạo của mình, theo đuổi đến cùng niềm tin của mình. Vì thế, họ càng đáng trân trọng. (HS đưa dẫn chứng cụ thể phù hợp). 3. Bài học (1,5 điểm) Câu nói của Văn Cao có ý nghĩa khuyến khích, động viên mọi người: + Có khả năng tư duy độc lập, sáng tạo. + Nỗ lực trong công việc của mình để không ngừng chinh phục đỉnh cao. + Có bản lĩnh dám đương đầu và vượt qua mọi khó khăn thử thách. + Có tư duy mở, luôn sẵn sàng tiếp nhận những cái mới và tôn trọng những người mở đường đã sáng tạo ra nó. + Phải dựa trên nền tảng suy nghĩ và bản lĩnh cá nhân nhưng cũng cần biết kế thừa và học hỏi những người đi trước. III. Biểu điểm: - Điểm 7 - 8: đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, bài viết sâu sắc độc đáo, diễn đạt lưu loát, câu văn giàu hình ảnh, cảm xúc. - Điểm 5 - 6: Nội dung đầy đủ, có thể còn thiếu một vài ý nhỏ, bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
- Điểm 3 - 4: Bài làm còn thiếu ý. Văn chưa hay nhưng rõ ý. Mắc không quá 7 lỗi chính tả, dùng từ, viết câu. - Điểm 1 - 2: Trình bày ý còn sơ sài, kết cấu không rõ ràng, còn nhiều lỗi diễn đạt (>7 lỗi).
CÂU 2: * Yêu cầu về kĩ năng: Thí sinh biết cách làm bài nghị luận văn học, biết phối hợp nhiều thao tác lập luận. Diễn đạt lưu loát, giàu cảm xúc, bố cục chặt chẽ. * Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh cần có kiến thức lý luận về đặc trưng truyện ngắn, đặc trưng thơ. Biết so sánh đặc điểm của hai thể loại. Biết vận dụng phân tích một truyện ngắn cụ thể để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận. Nhìn chung, bài viết cần đáp ứng một số ý cơ bản sau: 1.Giải thích tài năng và tấm lòng. - Tài năng của nhà thơ là khả năng, năng lực, tài hoa, cá tính sáng tạo trong sáng tác thơ ca. - Tấm lòng: tình cảm của nhà thơ. Sự yêu thương chia sẻ, quan tâm tới nỗi đau khổ bất hạnh, hiểu được nguyên nhân của những đau khổ bất hạnh ấy, thấu hiểu những khát vọng chân chính của con người, thiết tha với những giá trị của con người, của cuộc sống. 2. Tài năng và tấm lòng của Nguyễn Du trong đoạn "Trao duyên" 2.1 Tài năng. a. Nghệ thuật tạo tình huống: - Khó nói, khó trao: tình duyên của Kiều nhưng phải nhờ Vân tiếp tục, người yêu Kim Trọng là Kiều chứ không phải là Vân. Phải lựa chọn cách nói sao cho Thuý Vân nhận lời mà không cảm thấy chạnh lòng.
- Khó xử: Lí trí thôi thúc phải trao duyên nhưng trong tình cảm Kiều không đành lòng dứt bỏ. Có thể trao duyên nhưng khó trao tình. b. Bút pháp khắc họa tâm lí: - Sử dụng đối thoại: Thuý Kiều nói với Thuý Vân để trao duyên - Độc thoại nội tâm: Nói với Kim Trọng như nói với chính mình. c. Ngôn ngữ: - Sử dụng từ thuần Nôm, thành ngữ, thán từ, các từ chỉ số nhiều, các từ trái nghĩa - Nhịp ngắt như giằng đi xé lại. - Biện pháp nghệ thuật: . Ẩn dụ, đối lập: - Thể thơ lục bát tạo âm hưởng trầm lắng xót xa. 2.2. Tấm lòng của nguyễn Du. - Cảm thông, đồng cảm sâu sắc với số phận người tài hoa bạc mệnh - Đồng tình với những khao khát của của tuổi trẻ: tình yêu, tự do và hạnh phúc. - Lên án xã hội bạo tàn huỷ hoại ước mơ, tình yêu, hạnh phúc của tuổi trẻ. - Ca ngợi vẻ đẹp của Kiều: vị tha, khéo léo, tinh tế… 3. Mối quan hệ giữa tài năng và tấm lòng. - Tình cảm là gốc, yếu tố thứ nhất của thơ ca. - Tài năng làm cho tấm lòng có sức lay động - Sự kết hợp giữa năng và tấm lòng làm nên sức hấp dẫn của đoạn trích và ngòi bút Nguyễn Du. BIỂU ĐIỂM * Điểm 11-12: Đáp ứng tốt các yêu cầu của đề, văn viết sáng rõ có hình ảnh, có cảm xúc, dẫn chứng tiêu biểu, xác đáng. khuyến khích những bài làm sáng tạo. * Điểm 9-10: Đáp ứng khá tốt các yêu cầu của đề, biết chọn và phân tích dẫn chứng, mắc lỗi diễn đạt không đáng kể.
* Điểm 7-8: : Đáp ứng phần lớn những yêu cầu của đề, phân tích chưa thật sâu, còn mắc lỗi diễn đạt. * Điểm 5- 6: Đáp ứng một nửa những yêu cầu của đề. * Điểm 3- 4: Bài viết có ý nhưng sơ lược, chưa làm nổi bật vấn đề, mắc nhiều lỗi diễn đạt * Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc hoàn toàn không hiểu đề.
TRƯỜNG THPT CHUYÊN TỈNH CAO BẰNG
KỲ THI HSG TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC LẦN THỨ XV, NĂM 2019
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN LỚP 10
Thời gian làm bài: 180 phút (Đề thi gồm 02 câu, 01 trang)
Câu 1 ( 8,0 điểm) Trong bài thơ số 27, tập Người làm vườn, R.Tagore đã viết: “Thà làm một bông sen nở khi thấy mặt trời rồi mất hết tinh nhụy còn hơn giữ nguyên hình nụ búp trong sương lạnh vĩnh cửu của mùa đông”. Suy nghĩ của anh (chị) về triết lí mà nhà thơ gửi gắm trong câu thơ trên. Câu 2 (12,0 điểm) Nhà văn Lâm Ngữ Đường (1895 - 1976), người Trung Quốc cho rằng: “Văn chương bất hủ cổ kim đều viết bằng huyết lệ”. Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ ý kiến đó qua một tác phẩm văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn lớp 10 Trung học phổ thông. ----------------------------------HẾT-----------------------------------(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Họ & tên thí sinh:
Số báo danh:
Chữ ký của giám thị 1:
Chữ ký của giám thị 2:
Người ra đề: Mai Thị Thúy Hòa - SĐT 0945741583
TRƯỜNG THPT CHUYÊN CAO BẰNG
HƯỚNG DẪN CHẤM KỲ THI HSG TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC LẦN THỨ XV, NĂM 2019 MÔN NGỮ VĂN LỚP 10
HDC ĐỀ XUẤT
(Hướng dẫn chấm 02 câu, 05 trang)
I. Hướng dẫn chung: 1. Điểm của bài thi theo thang điểm 20, phần lẻ được tính đến 0,25 điểm. Giám khảo giữ nguyên điểm lẻ, không được làm tròn điểm. 2. Việc chi tiết hóa (nếu có) thang điểm trong hướng dẫn chấm phải đảm bảo không làm sai lệch hướng dẫn chấm. 3. Nếu bài làm của thí sinh có cách kiến giải khác, đúng và sáng tạo thì cho đủ số điểm từng phần như hướng dẫn quy định. II. Đáp án và thang điểm: Câu
Ý
Đáp án
Điểm
* Yêu cầu về kĩ năng: Thí sinh biết cách làm bài nghị luận xã hội (về một vấn đề tư tưởng đạo lí), biết sử dụng nhuần nhuyễn các thao tác lập luận, diễn đạt, dùng từ, viết câu... , lập luận chặt chẽ, sáng tạo, không sai chính tả vv.. Bài văn giàu chất nghị luận xã hội. * Yêu cầu về kiến thức: Bài làm cần đáp ứng các ý cơ bản sau:
Câu 1
1
Giới thiệu vấn đề nghị luận
0,5
2
Giải thích:
2,0
- Một bông sen nở khi thấy ánh mặt trời rồi mất hết tinh nhụy: biểu tượng cho cách sống hết mình, sống dâng hiến tất cả những gì tốt đẹp cho cuộc đời, cho con người; sống có ích, sống chói lọi cho dù sau đó có lụi tàn, hi sinh cũng chấp nhận không hối tiếc.
Nghị luận XH (8,0)
- Giữ nguyên hình nụ búp trong sương lạnh vĩnh cửu của mùa đông: ngược lại với cách sống trên, là cách sống ích kỉ, chỉ nghĩ đến bản thân mình, thụ động hèn nhát. => Qua cách nói mang tính đối sánh, khẳng định, Tagore đã bày tỏ một quan niệm nhân sinh tích cực về cách sống, tâm thế sống: Sống hết mình, sống cống hiến yêu thương còn hơn sống một cuộc đời mờ nhạt, cá nhân ích kỉ, sống thụ động, vô ích, vô nghĩa, sống cuộc đời thừa không đóng góp được gì cho xã hội, cho cuộc đời. 3
Bàn luận
* Vì sao con người cần phải sống hết mình chứ không phải chỉ sống cho mình?
1,5
- Cuộc đời con người là hữu hạn, sống hết mình sẽ giúp con người toả sáng, tự khẳng định được sự tồn tại, năng lực, giá trị, bản sắc, cá tính riêng…của mình. - Sống hết mình sẽ giúp con người có khát vọng vươn lên một cách mạnh mẽ, từ đó sẽ có đủ nghị lực và dũng khí để đối diện với những khó khăn, trở ngại, dám đấu tranh, dám hi sinh để từ đó những giá trị “người” được khẳng định và phát triển tận độ, đem lại thành công và hạnh phúc cho mình và cho người. - Sống trên đời, con người biết yêu thương, sống cho nhau vì nhau, đem hết sức mình ra cống hiến cho xã hội thì mối quan hệ giữa người với người sẽ trở nên tốt đẹp, nhân ái hơn; sự tồn tại của con người trở nên có ý nghĩa hơn.
1,5
* Vì sao không nên sống giống bông sen Giữ nguyên hình nụ búp trong sương lạnh vĩnh cửu của mùa đông: - Bởi đây là cách sống ích kỉ, chỉ nghĩ đến bản thân mình, thụ động hèn nhát. - Là lối sống không có khát vọng vươn lên, không dám đấu tranh, con người sẽ sống mờ nhạt, vô nghĩa, vô ích, sống thừa, sống hèn nhát, thất bại. * Đánh giá, mở rộng vấn đề:
1,0
- Câu thơ của Tagore là một bài học về lẽ sống: mỗi người cần phải sống hết mình, cống hiến hết mình chứ không phải chỉ sống cho mình. Sự lựa chọn cách sống khẳng định nhận thức sâu sắc của mỗi người về giá trị, ý nghĩa sự tồn tại của con người trong cuộc đời. - Sống hết mình nghĩa là phải biết thể hiện năng lực, cá tính đúng nơi, đúng thời điểm; tự khẳng định để toả sáng nhưng không đồng nghĩa với tự kiêu, cao ngạo. Phải biết rõ bản thân để vừa có thể cống hiến nhưng cũng không “mất hết tinh nhuỵ” xác định sự cống hiến, toả sáng lâu dài, bền bỉ chứ không phải nhất thời, thoáng chốc. - Phê phán những lối sống ích kỉ cá nhân, hèn nhát, sợ đối diện với khó khăn, nhụt chí trước thất bại… 4
Liên hệ bản thân, bài học nhận thức và hành động:
1,0
5
Kết thúc bài hợp lí
0,5
Yêu cầu về kĩ năng: Thí sinh biết cách làm bài nghị luận ý kiến bàn về văn học, xác định đúng yêu cầu đề bài, luận điểm rõ ràng, chặt chẽ, lập luận thuyết phục, biết phân tích, cảm thụ tác phẩm để làm sáng tỏ vấn đề, hành văn trong sáng, xúc cảm, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: 1
Giới thiệu vấn đề nghị luận.
1,0
2
Giải thích:
2,0
- Câu nói của Lâm Ngữ Đường nghĩa là gì? + Văn chương: Là loại hình nghệ thuật lấy ngôn từ làm chất liệu. Văn học phản ánh đời sống, qua đó thể hiện tâm tư, tình cảm… của nhà văn. + Văn chương bất hủ: Những áng văn chương đích thực. + Huyết lệ: Máu và nước mắt, ý muốn nói tâm huyết, tấm lòng nhân đạo.
Câu 2
- Khái quát ý nghĩa: Lâm Ngữ Đường khẳng định: Yếu tố quan trọng, có tính quyết định làm nên những áng văn chương đích thực xưa nay chính là tấm lòng, là tư tưởng nhân đạo sâu sắc, lớn lao của người nghệ sĩ.
Nghị luận VH (12,0)
2
Bàn luận (Lí giải vì sao tác giả Lâm Ngữ Đường có thể nói như vậy). - Xuất phát từ đặc trưng của văn học: Văn học là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Do đó, nội dung tình cảm chiếm một vị trí quan trọng. Người đọc đến với tác phẩm không chỉ để xem tác phẩm nói điều gì, nói bằng cách nào, mà hơn thế, còn muốn khám phá “sự nghiền ngẫm hiện thực, lí giải hiện thực” (Secnusepxki), bức thông điệp tình cảm của nhà văn trước hiện thực. Nếu bức thông điệp ấy hời hợt, vô tình, tất yếu không thể làm rung động lòng người. - Xuất phát từ đặc trưng của hoạt động sáng tạo nghệ thuật: “Nghệ sĩ không thể lạnh lùng khi sáng tạo. Khi viết, máu phải sôi lên”. Quả thực, tình cảm có vai trò vô cùng quan trọng. Nó là điểm khởi nguồn, là năng lượng thúc đẩy ngòi bút nhà văn trong quá trình sáng tác, cũng là đích đến của văn chương. Do đó, nếu nhà văn không “xúc động hồn thơ” thì làm sao có được những áng văn chương “như có máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm ở trên tờ giấy, khiến ai đọc cũng phải thấm thía,
1,0
1,0
ngậm ngùi, đau đớn như đứt ruột” được? 3
Phân tích, chứng minh làm sáng tỏ nhận định
4,0
Thí sinh chọn và phân tích một tác phẩm trong chương trình Ngữ văn lớp 10 THPT để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận. Ví dụ chọn phân tích bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí” của Nguyễn Du: - Bài thơ là tiếng khóc lớn của Nguyễn Du cho cuộc đời của Tiểu Thanh. Nhà thơ đã bày tỏ sự xót thương, đồng điệu, đồng cảm vượt không gian, thời gian với nỗi đau thân phận của người con gái tài sắc Tiểu Thanh, trân trọng, đề cao sắc đẹp và tài năng của nàng, đồng thời lên tiếng tố cáo XHPK vùi dập những người tài sắc… - Bài thơ còn là tiếng khóc của Nguyễn Du cho chính mình. - Chính tiếng khóc ấy (huyết lệ) góp phần làm nên giá trị lớn lao cho tác phẩm (văn chương bất hủ). Trong XHPK, tình cảm thương người gắn với thương thân, sự thức tỉnh ý thức cá nhân (qua lối tự xưng của Nguyễn Du) làm nên giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ cho tác phẩm. 4
Đánh giá, mở rộng vấn đề:
2,0
* Đánh giá: Khẳng định vấn đề nghị luận - Câu nói của Lâm Ngữ Đường hoàn toàn chính xác. Nó có ý nghĩa như một tuyên ngôn, một bài học cho những người sáng tác: Hãy luôn “mở lòng ra đón lấy những vang động của đời”, hãy viết “bằng tim, bằng máu, bằng lệ, bằng hồn”, hãy “gõ vào tim anh” trước khi đưa tác phẩm “trả tận tay người cùng với máu anh” … - Bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí” của Nguyễn Du là một minh chứng tiêu biểu cho quan niệm của tác giả và là tác phẩm thể hiện sức sống, giá trị của văn chương đích thực. * Mở rộng: Bài học cho người sáng tác và người tiếp nhận 5 *Lưu ý:
Kết thúc vấn đề hợp lí
1,0
- Trên đây chỉ là những gợi ý có tính chất định hướng, giám khảo cần thảo luận kỹ về yêu cầu và biểu điểm để bổ sung cho hoàn chỉnh trước khi chấm. - Người chấm cần linh hoạt trong đánh giá, cần căn cứ vào tình hình và chất lượng thực tế của mỗi bài làm để cho điểm thích hợp. - Cần khuyến khích những tìm tòi, sáng tạo riêng cả trong nội dung và hình thức của bài làm. ………..HẾT HDC……….
TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XV– SƠN LA 2019
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN:NGỮ VĂN - KHỐI:10 Ngày thi: 27 tháng 7 năm 2019 Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi gồm có 01 trang
ĐỀ CHÍNH THỨC
Họ và tên thí sinh:…………………………………………Số báo danh:……………......... Câu 1 (8.0 điểm): Suy nghĩ của anh/chị về bài học mà người mẹ trong câu chuyện dưới đây muốn nhắn gửi tới con trai mình khi bà nói “bờ vai là bộ phận cơ thể quan trọng nhất của con người”: Mẹ tôi từng hỏi tôi rằng bộ phận nào là quan trọng nhất trên cơ thể, và qua nhiều năm, tôi đã luôn đoán cái này cái nọ, mỗi lần tôi đều nghĩ mình đã có được câu trả lời chính xác. Khi còn nhỏ, tôi nghĩ đôi tai hay đôi mắt chính là bộ phận cơ thể quý giá nhất của con người. Nhưng theo mẹ tôi, câu trả lời của tôi vẫn chưa thỏa đáng vì nhiều người vẫn có thể sống bình thường và làm được nhiều việc dù họ khiếm thính hay khiếm thị. Những năm sau này, mẹ hỏi tôi thêm vài lần. Và sau khi tôi trả lời, mẹ vẫn đều nói: “Không phải con ạ. Nhưng mỗi năm con đều đang trở nên thông minh hơn rồi đấy”. Thế rồi năm ngoái, ông tôi mất. Tất cả mọi người đều rất buồn. Ai cũng khóc. Mẹ nhìn tôi khi chúng tôi nói lời vĩnh biệt ông. Mẹ hỏi: “Con trai, con đã biết bộ phận quan trọng nhất trong cơ thể chúng ta chưa?”. Tôi rất sốc khi mẹ hỏi tôi vào chính lúc đó, vì vốn tôi vẫn nghĩ đây chỉ là một trò chơi giữa hai mẹ con tôi. Mẹ thấy tôi lúng túng nên bảo: - Câu hỏi này rất quan trọng. Nó cho thấy rằng con thực sự hiểu cuộc sống của mình. Với mỗi bộ phận cơ thể mà con từng trả lời mẹ trước đây, thì mẹ đều nói với con là chưa đúng và cho con một ví dụ để giải thích. Nhưng hôm nay là thời điểm con cần học được bài học này. Mẹ nhìn vào mắt tôi theo kiểu mà chỉ một người mẹ mới làm được. Tôi thấy mắt mẹ rất đỏ và nhiều nước mắt. Rồi mẹ nói: - Con trai, bộ phận cơ thể quan trọng nhất là bờ vai của con đấy… (Biên tập theo “Trà sữa tâm hồn”, Hoa học trò, 20.7.2018) Câu 2 (12.0 điểm): Phải chăng mối quan tâm lớn nhất của văn chương từ xưa đến nay vẫn là đi tìm “con người bên trong con người” (chữ của nhà văn Nga Fyodor Dostoevsky, 1821-1881)? Từ cảm nhận của anh/chị về hai đoạn trích “Trao duyên” và “Nỗi thương mình” trong Truyện Kiều (Nguyễn Du), hãy đưa ra ý kiến của mình về câu hỏi nêu trên. ………………………HẾT……………………..
Lưu ý:
- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. - Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XV–SƠN LA 2019
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN:Ngữ Văn - KHỐI:10 Ngày thi: 27 tháng 7 năm 2019 Hướng dẫn chấm có 06 trang
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1 (8,0 điểm)
1. Yêu cầu chung về kỹ năng: - Nắm chắc các thao tác nghị luận về một vấn đề xã hội. - Thể hiện được sự tích lũy vốn sống, vận dụng linh hoạt các kiến thức thực tế trong bài viết. - Bố cục mạch lạc, có cá tính trong hành văn, ít mắc lỗi diễn đạt. 2.Yêu cầu kiến thức Ý
Câu 1 (8 điểm): Suy nghĩ của anh/chị về bài học mà người mẹ trong câu
Điểm
chuyện dưới đây muốn nhắn gửi tới con trai mình khi bà nói “bờ vai là bộ phận cơ thể quan trọng nhất của con người” 1
(2,0)
Giải thích - Câu chuyện xoay quanh hành trình đi tìm câu trả lời cho câu hỏi của người mẹ đối với đứa trẻ: rốt cuộc thì “bộ phận nào quan trọng nhất trong cơ thể” cũng như điều gì quan trọng của đời người ? Và câu trả lời chỉ được đưa ra khi đứa trẻ trưởng thành biết nghĩ về người khác, và khi con người đối diện với mất mát lớn nhất: bà mẹ mất cha, người cháu mất ông. Hóa ra không phải mắt, không phải đôi tai… mà bờ vai “mới chính là bộ phận quan trọng nhất của con người.” Nói cách khác bộ phận cơ thể quan trọng nhất không hẳn là bộ phận đem đến những lợi thế, những sức mạnh cho riêng ta mà thứ ta có thể trao cho cả người khác, làm cho người khác có thể cũng mạnh mẽ hơn lên, làm cho người khác cảm thấy có thể đặt
1,0
niềm tin vào mình. - Từ ngữ cảnh này có thể nói bờ vai, không chỉ là điểm tựa trong cuộc
1,0
sống mà còn là biểu tượng của lòng cảm thông, an ủi con người, nâng đỡ họ trong những thời điểm khó khăn, khắc nghiệt nhất trong cuộc sống. 2 (4,0)
Bàn luận – chứng minh
2.1 (2,0)
- Bờ vai, điểm tựa là nơi tiếp sức cho con người trong cuộc sống. Cuộc
0,5
sống là một mối quan hệ cộng sinh, người nương vào người, đất tôn đất cao lên...Hơn thế nữa, cuộc sống luôn chấp chứa những nghịch cảnh, trong những hoàn cảnh thử thách nên con người cũng cần có những điểm tựa để vượt qua sóng gió, hay vững tâm hơn. - Có nhiều điểm tựa trong cuộc sống, bên trong và bên ngoài. Đó có thể là
0,5
những người yêu thương gần gũi với con người ngay trong cuộc sống như người ông ốm yếu lại là nguồn yêu thương của bà mẹ, người cháu; Hoặc có khi đứa con có thể lại là nơi nương tựa của người mẹ lúc yếu lòng…Và hành trình trưởng thành của một đời người là quá trình đi từ nương tựa vào bờ vai người khác đến chỗ trở thành nơi dựa cho người khác. -Tuy nhiên để hiểu ra được ý nghĩa của một bờ vai, một điểm dựa quan
1,0
trọng thế nào trong đời người cần rất nhiều trải nghiệm và sự thấu hiểu. Con người chỉ thực sự được nhận ra ý nghĩa của nó, khi chúng ta mất đi điểm tựa. Đó là khi bà mẹ mất cha, mới thấu hiểu điểm tựa lớn nhất là người mình yêu thương. Và chỉ ở khoảnh khắc đó, khi người con đủ thấu hiểu sự mất mát, và đủ cảm thông, biết nghĩ về người khác bà mẹ mới cho người con hiểu con có thể và cần trở thành bờ vai của bà mẹ. 2.2
- Câu chuyện còn có thông điệp về sức mạnh của lòng cảm thông. Bởi
(2,0)
trong cuộc sống, ai rồi cũng phải đối mặt với những mất mát, ai cũng có khoảnh khắc yếu đuối, ai cũng có thể có những nỗi niềm, những tâm sự sâu kín… Sự thông cảm từ người khác khiến ta có cảm giác được chia sẻ,
0,5
được thấu hiểu mà không bị phán xét, được động viên, được đặt niềm tin vào người khác. Tất cả những điều ấy sẽ giúp con người sớm lấy lại tinh thần, vượt lên nghịch cảnh, bình tĩnh hơn để sống tiếp. - Trong câu chuyện, người con chỉ nhận được câu trả lời từ người mẹ vào
1,0
ngày gia đình có chuyện buồn, cũng là khi cậu đã lớn lên. Nên từ đó, có thể thấy, biết cảm thông là dấu hiệu của sự trưởng thành: hiểu được nỗi buồn đau của mẹ, của những người thân trong gia đình, sẵn sàng trở thành điểm tựa để mọi người cùng vượt qua mất mát. Như vậy, không chỉ sự thông minh mà để thấu hiểu ý nghĩa đời sống, con người còn cần năng lực đồng cảm nữa. - Thí sinh làm rõ những luận điểm bằng những dẫn chứng cụ thể. Nên khai
0,5
thác dẫn chứng theo hướng: nhờ được cảm thông, con người có thể vượt qua được những thời khắc khó khăn trong cuộc sống như thế nào; nhờ khả năng cảm thông với người khác, con người ta hình thành được nhân sinh quan rộng rãi, làm cho đời sống mình nói riêng và cuộc sống nói chung có thêm những điều tốt đẹp như thế nào… 3
(2,0)
Mở rộng đánh giá – bài học nhận thức -Về điểm tựa: Suy nghĩ thêm về nhận thức của giới trẻ hôm nay về điểm
1,0
tựa trong cuộc sống. - Cảm thông khác thương hại như thế nào? Làm thế nào để hình thành được khả năng cảm thông? Làm thế nào ngay trong tình thế khó khăn hay đau khổ mình đang trải qua, mình vẫn có khả năng đồng cảm được với người khác? Lưu ý: Đây là đề bài mở, đáp án chỉ có tính chất gợi ý, thí sinh hoàn toàn có thể suy luận những thông điệp khác, thí dụ: ý nghĩa của nỗi đau, của sự mất mát. Trường hợp này, suy nghĩ của thí sinh vẫn được chấp nhận. Giám khảo nên chấm điểm dựa theo mức độ thuyết phục trong lập luận, lý lẽ và
1,0
dẫn chứng mà bài viết thí sinh thể hiện.
Câu 2:
1. Yêu cầu chung về kỹ năng: - Biết cách làm một bài nghị luận văn học có sự kết hợp giữa kiến thức lý luận văn học và cảm thụ tác phẩm văn học. - Kết cấu bài viết mạch lạc, chặt chẽ, diễn đạt chính xác các thuật ngữ, các tri thức lý luận văn học. Phân tích dẫn chứng phải làm rõ được vấn đề lý luận được nêu trong đề bài. - Hạn chế các lỗi diễn đạt. 2. Yêu cầu về kiến thức: Ý
Phải chăng mối quan tâm lớn nhất của văn chương từ xưa đến nay vẫn là
Điểm
đi tìm “con người bên trong con người” (chữ của nhà văn Nga Fyodor Dostoevsky, 1821-1881)? Từ cảm nhận của anh/chị về hai đoạn trích “Trao duyên” và “Nỗi thương mình” trong Truyện Kiều (Nguyễn Du), hãy đưa ra ý kiến của mình về câu hỏi nêu trên. 1
Giải thích
2,0
- Giải thích cụm từ: con người bên trong con người: con người cá nhân,
2,0
con người tinh thần... - Nhận định được nêu trong đề bài bàn đến đặc trưng đối tượng của văn học. Văn học quan tâm khám phá muôn mặt của đời sống nhưng con người vẫn là đối tượng quan trọng nhất của nó. 2 (7,0)
Bàn luận – chứng minh
2.1 (2,0)
Cơ sở lí luận
2,0
-Văn học lấy con người làm đối tượng trung tâm. Tuy nhiên văn học muốn
1,5
khám phá “con người bên trong con người”, tức nó muốn đào sâu vào phần con người cá nhân, con người với thế giới tinh thần phong phú, con người với phần tự ý thức sâu sắc. Phần con người ấy chứa đựng những tâm sự, những cảm xúc, những nếm trải riêng tư, đặc biệt, không trùng khít với vẻ bên ngoài, với vai xã hội của họ. Phần con người ấy cũng dễ mâu thuẫn với nhiều chuẩn mực xã hội đã sẵn có, không vừa vặn với những định nghĩa, những quy luật đã được khái quát trước đó về con người. - Khám phá con người bên trong con người, văn học không ngừng làm
0,5
nhận thức của chúng ta về con người trở nên sâu sắc hơn, phức tạp hơn, sống động hơn. Văn học giúp chúng ta hiểu người và hiểu mình. 2.2
- Với đoạn “Trao duyên”, phần “con người bên trong con người” của Thúy
(5,0)
Kiều bộc lộ vào khoảnh khắc trao kỷ vật cho Thúy Vân. Bởi chính vào
2,5
khoảnh khắc ấy, Kiều nhận ra hy sinh tình cho nghĩa không phải là điều có thể bù đắp được cho mình. Đó là lúc con người cá nhân, con người riêng tư của nhân vật trỗi dậy. Từ đây, Nguyễn Du đã miêu tả những nỗi đau đớn của nhân vật. (3,0 điểm) - Với đoạn “Nỗi thương mình”, thí sinh cần hiểu toàn bộ đoạn thơ là sự tự
2,5
ý thức của Thúy Kiều về số phận tủi nhục, bị vùi dập của mình, là những nỗi đau chỉ nhân vật tự cảm thấy khi nhận ra mình không còn là mình, cuộc sống này không phải là cuộc sống mình muốn sống. (2,0 điểm) 3
(3,0)
Mở rộng đánh giá – bài học nhận thức - Chính sự phát hiện về “con người bên trong con người” ở Thúy Kiều khiến tác phẩm của Nguyễn Du đột phá so với nguyên tác của Thanh Tâm Tài Nhân, khiến Truyện Kiều có thể xem là tác phẩm tự sự trung đại đi xa nhất trong việc miêu tả tâm lý con người. Điều này cũng gắn liền với những đổi mới về nghệ thuật mà ta có thể thấy qua hai đoạn trích: sử dụng độc thoại nội tâm, miêu tả bằng điểm nhìn bên trong của nhân vật.
1,0
- Việc khám phá “con người bên trong con người” cũng thể hiện những tư
1,0
tưởng nhân đạo mới mẻ của Nguyễn Du - Nhìn xa hơn, chính khát vọng tìm kiếm và biểu hiện “con người bên
1,0
trong con người”, văn chương vẫn luôn có vị trí quan trọng trong đời sống con người, không bị thay thế bởi các lĩnh vực khác trong xã hội trong việc đem đến những nhận thức sâu sắc, phong phú về con người.
…………………………………HẾT…………………………….. Lưu ý: - Nếu thí sinh làm cách khác mà cho kết quả chính xác, có chứng cứ khoa học vẫn cho điểm tối đa. - Giám khảo làm tròn điểm tổng bài thi đến 0,25 điểm.
SỞ GD&ĐT ĐIỆN BIÊN
ĐỀ THI OLYMPIC TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XV
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI: 10
LÊ QUÝ ĐÔN, ĐIỆN BIÊN
Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) Đề thi gồm: 01 trang.
ĐỀ ĐỀ XUẤT
Câu 1: (8,0 điểm) Luôn có hai con đường cho bạn lựa chọn: Con đường đang đi quá quen thuộc, con đường sẽ đi đầy thử thách chông gai và bất ngờ. Bạn sẽ chọn con đường nào ? Câu 2: (12,0 điểm) Bàn về tài năng nghệ thuật và cá tính sáng tạo của nhà văn, Hoài Thanh trong tiểu luận “Thành thực và tự do trong văn chương” cho rằng: “Nhà văn phải biết nghe, biết thấy, biết cảm xúc, biết suy nghĩ một cách khác thường, sâu sắc khác thường”. Bằng trải nghiệm văn học về nhân vật Thúy Kiều (“Truyện Kiều” - Nguyễn Du) đặt trong hệ thống thể loại truyện Nôm, anh/chị hãy làm sáng tỏ những cái khác thường đó của Nguyễn Du. ……………………………..Hết ………………………………
HƯỚNG DẪN CHẤM Nội dung chính cần đạt
Câu Câu 1
Luôn có hai con đường cho bạn lựa chọn: Con đường đang đi quá quen thuộc, con đường sẽ đi đầy thử thách chông gai và bất ngờ.
Điểm 8 điểm
Bạn sẽ chọn con đường nào ? 1. Yêu cầu chung - Về kĩ năng: có kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội bàn về một quan điểm, một phương pháp, một cách sống. Bài làm có bố cục đầy đủ, rõ ràng, mạch lạc, văn viết lưu loát, hấp dẫn. Học sinh phải biết vận dụng tổng hợp các thao thác lập luận để bài làm có sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ, ý tứ sâu sắc, quan điểm rõ ràng, sáng tạo. - Về kiến thức: Có những hiểu biết và trải nghiệm sống nhất định trong việc lựa chọn con đường mà mình sẽ đi. Thực chất đề bài đưa ra một phương pháp tư duy: tư duy theo lối mòn hay tư duy sáng tạo; chọn con đường bình an hay con đường trông gai thử thách. Dù chọn con đường nào, lối tư duy nào thì người viết cũng phải có vốn sống, vốn hiểu biết nhất định. 2. Yêu cầu cụ thể Bài làm có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng đảm bảo tính thuyết phục. Sau đây là một vài gợi ý: 2.1 Giới thiệu vấn đề
0,5
2.1 Giải quyết vấn đề 2.1.1, Giải thích vấn đề
2,0
- Trong cuộc sống mỗi người đều có quyền chọn cho mình một cách sống. Tuy nhiên cách sống ấy phải phù hợp với cá nhân mình, với xã hội và mang lại những điều tốt đẹp nhất. Vậy thì chúng ta sẽ chọn con đường nào: an phận thủ thường với con đường nhàm chán quen thuộc hay tìm một con đường mới để khám phá, dấn thân, thử thách. - Con đường mà chúng ta đã và đang đi là con đường quen thuộc. Trên con đường ấy, chúng ta sẽ tìm được cảm giác bình an, chúng ta sẽ thấy mọi thứ trở nên gần gũi, thân thuộc. Tuy nhiên đó lại là con đường của lối mòn, nhàm chán tẻ nhạt và có khả năng làm thui chột khát vọng khám phá, sáng tạo của con người. - Con đường mà chúng ta sẽ đi là con đường mới lạ có nhiều trắc trở, nhiều bất ngờ và ẩn chứa nguy cơ thất bại. Tuy nhiên đó lại là con đường của khát vọng sáng tạo, con đường của tương lai phát triển. Đây chính là con đường mà nhân loại đã lựa chọn trong hành trình tiến hóa của mình. 2.1.2. Bàn luận vấn đề - Con người luôn hướng thượng, luôn có khát vọng sáng tạo, không bao giờ chấp nhận đi trên lối mòn của mình, của ngươi khác mà luôn muốn đương đầu với thử thách chông gai. Có được điều này là do con người có bản lĩnh, sự dũng cảm, khát vọng sáng tạo, ước mơ bay bổng. - Có những sự thay đổi mà mỗi người chúng ta phải chấp nhận sự rủi ro. Và bằng trí tuệ và niềm tin, con người đã hạn chế tối đa sự rủi ro ấy. Có những nỗi sợ hãi ở con người khi đứng trước một ngã rẽ, một điều mới mẻ. Chỉ có lòng dũng cảm
4,0
mới giúp con người vượt qua nỗi sợ hãi đó. Chấp nhận sự thay đổi và vượt qua nỗi sợ hãi đã giúp con người hoàn thành khát vọng chinh phục đỉnh cao và thảo mãn niềm đam mê sáng tạo. - Chọn con đường quen thuộc, tầm thường là chọn một cuộc đời tẻ nhạt, chỉ có những người hèn nhát, thiếu niềm tin và khát vọng vươn lên mới chọn con đường ấy. Nó là con đường kìm hãm sự phát triển… 2.1.3. Liên hệ bản thân
1,0
2.1. 4. Bài học nhận thữa và hành động của bản thân:
0,5
- Đừng bao giờ chọn con đường cũ kĩ, lạc hậu, nhàm chán. Hãy biết chọn con đường của ước mơ, khát vọng, sáng tạo. - Luôn rèn luyện để có đủ niềm tin, sự dũng cảm, óc sáng tạo để vượt qua mọi sự thay đổi, vượt qua nỗi sợ hãi để được đi và thành công trên những con đường mới Câu 2
Bàn về tài năng nghệ thuật và cá tính sáng tạo của nhà văn, Hoài Thanh trong tiểu luận “Thành thực và tự do trong văn chương” cho rằng: “Nhà văn phải biết nghe, biết thấy, biết cảm xúc, biết suy nghĩ một cách khác thường, sâu sắc khác thường”.
12.0 điểm
Bằng trải nghiệm văn học về nhân vật Thúy Kiều (“Truyện Kiều” - Nguyễn Du) đặt trong hệ thống thể loại truyện Nôm, anh/chị hãy làm sáng tỏ những cái khác thường đó của Nguyễn Du. 1. Yêu cầu chung: Hiểu đúng đắn vấn đề, nắm được cách làm bài văn nghị luận văn học, bài viết nêu được ý kiến riêng, có sức thuyết phục. 2. Yêu cầu cụ thể: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: 2. 1. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
0.5
2. 2. Giải quyết vấn đề 2. 2. 1. Giải thích a. “Biết nghe, biết thấy, biết cảm xúc, biết suy nghĩ” - “Biết nghe, biết thấy”: Khả năng nhạy bén để lắng nghe, quan sát, nắm bắt phân tích, nhìn nhận, khám phá hiện thực một cách tinh tế, rộng rãi; khả năng tưởng, tượng, liên tưởng phong phú, độc đáo (trí tuệ của nhà văn) - “Biết cảm xúc”: Khả năng rung động, xúc cảm, biết vui – buồn, yêu – ghét ... trước hiện thực cuộc sống một cách sâu sắc (xúc cảm của nhà văn) - “Biết suy nghĩ”: Khả năng suy ngẫm, chiêm nghiệm về con người, về cuộc đời (tư tưởng của nhà văn) b. ... “một cách khác thường, sâu sắc khác thường” - Có những phát hiện mới mẻ về hiện thực - Có cách nhìn nhận, xúc cảm, chiêm nghiệm riêng mang tính phát hiện, độc đáo. -> Nhấn mạnh tài năng, sự sáng tạo của nhà văn: Nhà văn phải phát hiện được đối tượng thẩm mỹ với những giá trị thẩm mỹ là những cái đẹp, những điều mới lạ, sâu sắc trong cái hàng ngày, mang bản chất đời sống và ý nghĩa nhân sinh sâu sắc; có khả năng làm rung cảm lòng người và có những khám phá mang tính tiên phong.
1.0
2. 2. 2. Bàn luận
2.5
- Nhà văn và sự sáng tạo: Bản chất văn chương là sự sáng tạo. Nhà văn nếu cá tính mờ nhạt không tạo ra được tiếng nói riêng, giọng điệu riêng thì đó là một “sự tự sát trong văn học”. - Nhà văn - hiện thực: Đối tượng của văn học là hiện thực khách quan. Đó là “cảnh trời với lòng người”, là “cái hay, cái đẹp, cái lạ trong cảnh trí thiên nhiên và trong tâm linh con người”, là “những nơi núi cao, biển rộng, những cuộc sống oanh liệt lạ lùng, những tính tình li kỳ, những cảm giác mạnh mẽ, những cảnh rực rỡ huy hoàng, cùng những cảnh lầm than đau khổ của ức triệu con người”, là “hình ảnh quần chúng một thời đại”. Nhà văn phải dấn thân tích cực vào đời sống đa dạng đó, đón nhận những âm vang của đời chứ không phải ở trên tầng cao thẳm lãnh đạm ngắm những cảnh phong ba dữ dội ở đời. + Sự quan sát của nhà văn không chỉ dừng lại ở bề ngoài mà còn phán đoán, nhận biết những quy luật và bản chất đời sống, phát hiện những điều sâu kín trong tâm hồn của con người mà không ai dễ dàng nhìn thấy. Văn chương là tiếng nói của trí tuệ. - Nhà văn – người có rung động tình cảm mãnh liệt: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người. Văn học phải là tiếng nói của trái tim, của cảm xúc thẩm mỹ như niềm kính phục, trân trọng cái cao cả, niềm rung động trước cái đẹp, nỗi đau của những bi kịch, tiếng cười đối với cái thấp kém, xấu xa, phi chuẩn mực ... + Tấm lòng dễ rung động trước hiện thực sẽ là động cơ, cội nguồn của sáng tạo - Nhà văn - tư tưởng: Không chỉ có sự nghiền ngẫm sâu sắc cảm giác, những điều trông thấy và chiều sâu của cảm xúc, tầm cỡ của nhà văn và tác phẩm phụ thuộc vào độ chín của suy nghĩ. Trước vấn đề của đời sống nhà văn phải trăn trở để khám phá được bản chất của sự vật, hiện tượng… Đồng thời, qua sự vật, hiện tượng cụ thể, nhà văn còn phải có khả năng khái quát hóa, nhìn thấy cái chung trong cái riêng, từ cái riêng mà nhìn thấy quy luật chung của cuộc sống. + Chính vì phải trả giá cho những tìm tòi để có được một chính kiến, một quan niệm hay để hiểu ra một chân lý, lại thường bị che đậy, nên những vấn đề đặt ra của nhà văn vừa dữ dội, quyết liệt vừa có sức lôi cuốn mạnh mẽ với người đọc. 2.2.3. Chứng minh Thí sinh nắm vững thể loại truyện Nôm với các tác phẩm cụ thể, nắm vững tác phẩm “Truyện Kiều” để phát hiện được cái khác thường, sâu sắc khác thường của Nguyễn Du qua nhân vật Thúy Kiều. * Khẳng định: Nguyễn Du, qua nhân vật Thúy Kiều trong “Truyện Kiều”, đã mang đến cho văn học dân tộc một cách nghe, cách thấy, cách cảm xúc, cách suy nghĩ khác thường, sâu sắc khác thường với một tiếng nói mới mẻ, lôi cuốn. a. Cái khác thường trong cách nghe, cách thấy - Tác phẩm khác: Mang tính chất lý tưởng hóa + Nhân vật được xây dựng theo khuôn mẫu, nhân vật chính là những nam thanh, nữ tú, những bậc tài tử, giai nhân mang vẻ đẹp chuẩn mực về công, dung, ngôn, hạnh. + Cách hành xử của nhân vật: Hành xử theo môtip chung dưới nhiều biểu hiện khác nhau, hoàn cảnh được dùng như một phép thử để cho nhân vật khẳng định
6.0
vẻ đẹp nguyên vẹn, trong sạch cả ở thể xác lẫn tâm hồn như một hình thức giáo huấn đạo đức cho con người. + Tính cách nhân vật: Nhân vật đã có cá tính nhưng mới chỉ dừng ở mức cá thể hóa tâm trạng nhân vật. - “Truyện Kiều”: + Thúy Kiều - nhân vật khác thường: Thúy Kiều của Nguyễn Du xuất thân trong một gia đình bậc trung, tuy nhiên, thân phận trong phần cuộc đời phía sau của nàng lại là phần đời được tập trung khắc họa, gợi nhiều suy nghĩ, trăn trở: thân phận của người ca nhi, kỹ nữ. + Thúy Kiều - cách ứng xử khác thường: Hi sinh tình yêu (tình) để thực hiện đạo lý của kẻ làm con (hiếu), sống kiếp sống của kẻ “bán phấn buôn hương”. + Thúy Kiều - tính cách khác thường: Mang tính cá thể hóa cao độ, từ ngoại hình đến hành động, ngôn ngữ, như một “con người này”. b. Cái khác thường trong thể hiện cảm xúc + Tác phẩm khác: Nhà văn đứng bên ngoài quan sát, mang tính chất khách quan. + Nguyễn Du: Nhập thân vào nhân vật, đau cùng nhân vật bằng một trái tim “nặng nỗi đau nhân tình”. “Nguyễn Du viết Truyện Kiều như có máu rỏ trên đầu ngọn bút, nước mắt thấm qua tờ giấy” (Mộng Liên Đường chủ nhân). c. Cái khác thường trong suy ngẫm, chiêm nghiệm Cùng mang nội dung về tình yêu nam nữ, song “Truyện Kiều” là cách nhận thức, lý giải và thái độ riêng với những vấn đề đặt ra thể hiện những cảm nhận và suy nghĩ riêng về cuộc đời, con người trên quan điểm của nhà nhân đạo chủ nghĩa “nhân đạo từ trong cốt tủy”. - Tác phẩm khác: Phần lớn tập trung giải quyết mâu thuẫn giữa khát vọng về tình yêu tự do với quan niệm, khuôn phép của đạo đức, lễ giáo chính thống (các tác phẩm truyện Nôm như - “Truyện Kiều”: Thông qua các nhân vật, đặc biệt là Thúy Kiều, Nguyễn Du đặt ra vấn đề xoay quanh cuộc đời nhân vật Thúy Kiều - người con gái vừa có sắc, có tài, lại có tình, có tâm - trong mối quan hệ với các thế lực xã hội (đồng tiền, nhà chứa, quan lại…) 2.2.4. Đánh giá, mở rộng, nâng cao
1.5
- Khẳng định lại tính sâu sắc của ý kiến: vai trò của tài năng và cá tính sáng tạo của nhà văn trong đời sống văn học. - Bài học với người nghệ sỹ và với văn chương: + Trách nhiệm của người nghệ sỹ: phải nhìn thấy cái “bề sâu, bề sau, bề xa” của cuộc đời, nhất là con người. + Tác động của văn chương đối với người đọc: Văn chương phải góp phần hun đúc phần tình cảm, đáp ứng nhu cầu xã hội, đánh thức khát vọng tiềm ẩn và gây nên chất men phản kháng ở mỗi con người. “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm ngàn lần” (Hoài Thanh). 2.3. Kết thúc vấn đề: Nêu ý nghĩa của nhận định.
0.5
TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XV
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
TRƯỜNG THPT CHUYÊN TỈNH HÀ GIANG
MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI: 10 Đề thi gồm có 02 trang
Câu 1 (8,0 điểm) Một ngày sống cả trăm năm - thái độ sống này được Phạm Thị Huế, sinh năm 1996, quê Thái Bình, lựa chọn trong gần bảy năm qua, sau khi cô biết mình mắc bệnh ung thư. Và lựa chọn ấy đã khiến Huế trở thành một bệnh nhân ung thư đặc biệt: sống như một người bình thường trong những ngày còn được sống. Có thể sẽ không trọn vẹn như cách nghĩ nhưng Huế luôn muốn sống một ngày của mình bằng rất nhiều ngày của nhiều người cộng lại. Trong gần bảy năm đi cùng bệnh tật, Huế học xong THPT, sau đó tốt nghiệp Học viện Nông nghiệp Việt Nam với luận văn làm rượu vang từ thanh long đỏ. Trong những ngày tháng chiến đấu với bệnh tật, Huế vẫn tham gia dự án cộng đồng "Hành trình Memento Mori, đi qua sự chết để nghĩ về sự sống". Huế đi khắp nơi để diễn vai diễn được xây dựng từ một nhân vật có thật trong cuốn sách “Điểm đến của cuộc đời” (tác giả Đặng Hoàng Giang). Trong vở kịch, Huế vào vai Liên, một cô gái có nhiều hoài bão, ước mơ nhưng bị ung thư vú và mất sau 5 năm chữa chạy. Trong Liên luôn có những đấu tranh nội tâm để tìm cho mình ý nghĩa của cuộc sống và cuối cùng đến với cái chết một cách thanh thản. Phạm Thị Huế đã nhập vai nhân vật Liên bằng tất cả những trải nghiệm từ cuộc đời mình. Hành trình của Huế là năng lượng tích cực cho rất nhiều người đang loay hoay tìm ý nghĩa của từng ngày sống[...] [...]Cuộc rong chơi ngắn ngủi 24 năm của Phạm Thị Huế ở trần gian, trong đó có bảy năm chiến đấu với căn bệnh ung thư đã ngừng lại vào cuối tháng tư vừa qua.
Có lẽ, điều tiếc nuối nhất của cô, là ước mong hiến tặng giác mạc cho người nào đó đang ở lại, đã không thành. (Theo Báo Điện tử Tuổi trẻ ngày 24/ 9/2018 và ngày 03/04/2019) Câu 2 (12,0 điểm) Trong truyện ngắn Bụi quý, K Paux-tốp-xki có viết: “Mỗi phút, mỗi lời tình cờ được nói ra và mỗi cái nhìn vô tình ta bắt gặp, mỗi ý nghĩ sâu sắc hoặc vui đùa, mỗi rung động thầm lặng của con tim, cũng như cả đến bông xốp của hoa hướng dương đang bay hay lửa sao trong một vũng nước đêm – tất cả những cái đó đều là những hạt rất nhỏ của bụi vàng. Chúng ta, những nhà văn, chúng ta bòn đãi chúng trong hàng chục năm, hàng triệu những hạt cát đó, lặng lẽ thu góp lại cho mình, biến chúng thành một hợp kim rồi từ hợp kim đó ta đánh“Bông Hồng Vàng” của ta – truyện, tiểu thuyết hay là thơ.” (K Paux-tốp-xki , Bông hồng vàng và bình minh mưa, NXB Văn học, 2003, tr20) Bằng trải nghiệm văn học của bản thân, anh chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. ………………………HẾT…………………….. Lưu ý:
- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. - Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:…………………………………………Số báo danh:…………….......
Người ra đề: Nguyễn Kim Anh – THPT Chuyên Hà Giang (0989458678)
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 10 (Hướng dẫn chấm gồm 05 trang ) A. Hướng dẫn chung - Giám khảo cần nắm bắt được nội dung bài làm của thí sinh để đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm. Khuyến khích những bài viết tuy chưa toàn diện nhưng có cách tiếp cận và giải quyết vấn đề sáng tạo, có chất văn. - Hướng dẫn chấm chỉ xác định những yêu cầu và mức điểm cơ bản, giám khảo cân nhắc từng trường hợp cụ thể để lượng hóa điểm một cách chính xác. B. Đáp án và thang điểm Câu 1 (8,0 điểm) I. Yêu cầu về kỹ năng: Đảm bảo kỹ năng của bài văn nghị luận: - Bố cục bài văn khoa học, luận điểm sáng rõ, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. - Hành văn trong sáng mạch lạc, giàu cảm xúc, có khả năng liên hệ mở rộng. - Trình bày sạch đẹp, không mắc lỗi dùng từ, diễn đạt, chính tả… II. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể cảm nhận, suy nghĩ và trình bày bài viết theo nhiều cách khác nhau. Đồng thời, đây là một đề bài mở vì vậy thí sinh được quyền chọn vấn đề bàn luận. Tuy nhiên dù là vấn đề gì cũng cần phải có chính kiến rõ ràng và lập luận có sức thuyết phục. Sau đây là một số gợi ý mang tính định hướng: Nội dung
Thang điểm
Mở bài
- Dẫn dắt vấn đề - Giới thiệu vấn đề nghị luận: tùy thuộc HS nhận ra thông
0,5
điệp nhưng phải bám sát vào những thông tin về hành trình sống của Huế, có thể là một trong những thông điệp sau Một ngày sống cả trăm năm – sống trọn vẹn cuộc đời dù ngắn ngủi... Biết trân trọng những gì đang có... Không gục ngã trước nghịch cảnh....
Thân bài
a. Giải thích vấn đề nghị luận
2,0
- Nêu cách hiểu về những thông tin đưa ra trong đề bài - Nêu và giải thích thông điệp bản thân rút ra qua câu chuyện về hành trình sống của nhân vật. b. Bình luận vấn đề
4,0
- Khẳng định các tình huống trong đời sống: cuộc sống không phải lúc nào cũng như ta mong muốn, có thể ta đã và sẽ gặp phải những nghịch cảnh.... - Trình bày: Chọn cách sống như thế nào để dù trong khó khăn, dù cuộc đời ngắn ngủi vẫn “một ngày sống cả trăm năm” (gắn liền với thông điệp rút ra được qua câu chuyện). - Lí giải lựa chọn về cách sống của bản thân bằng các lí lẽ thích hợp.
Kết bài
c. Bài học về lẽ sống cho bản thân gợi ra qua câu chuyện
1,0
- Khái quát lại vấn đề nghị luận: giá trị của thông điệp nhân
0.5
sinh gợi ra qua câu chuyện. - Liên hệ đời sống
Câu 2 (12,0 điểm)
I.Yêu cầu về kĩ năng -Thí sinh cần kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai luận điểm, biết kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ về vấn đề lí luận văn học, cụ thể là lí luận về hoạt động sáng tác văn học của nhà văn, mối quan hệ giữa văn học với hiện thực qua việc phân tích một vài tác phẩm đã học để làm rõ vấn đề. - Bài viết có bố cục mạch lạc, văn viết có cảm xúc, thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi về chính tả, ngữ pháp. II. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau. Nội dung
Thang điểm
Mở bài
- Dẫn dắt vấn đề
0,5
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: hoạt động sáng tạo của nhà văn là tích lũy những tinh hoa của hiện thực đời sống để đưa vào trang văn. Thân bài a. Giải thích vấn đề nghị luận - Mỗi phút, mỗi lời tình cờ được nói ra ... là biểu hiện của hiện thực đời sống sống động với những gì diễn ra trong cuộc sống, thế giới tâm hồn con người, cảnh đẹp thiên nhiên ... Tất cả là những hạt rất nhỏ của bụi vàng – nghĩa là nguyên liệu để nhà văn sáng tạo ra tác phẩm. - Nhà văn “bòn đãi chúng trong hàng chục năm, hàng triệu những hạt cát đó, lặng lẽ thu góp lại cho mình, biến chúng thành một hợp kim”: nhà văn tích lũy chất liệu sống từ hiện
2,0
thực, tinh lọc lấy những gì phù hợp, có giá trị trong một thời gian dài. - Từ hợp kim đó ta đánh “Bông Hồng Vàng” của ta – truyện, tiểu thuyết hay là thơ: Nghiền ngẫm những gì lấy được từ đời sống, nhà văn thai nghén đứa con tinh thần và sáng tạo nên tác phẩm – đó là những tác phẩm chân chính như những bông hồng vàng. => Ý kiến đề cập đến lao động nghệ thuật nghiêm túc của nhà văn phải gắn liền với quá trình nghiền ngẫm hiện thực, tác phẩm văn học chân chính phải được xây lên từ những bụi quý của hiện thực.
b. Bình luận – chứng minh vấn đề * Bình luận: - Tại sao nhà văn phải chắt lọc lấy bụi quý của hiện thực, phải nghiền ngẫm rồi mới thai nghén, sáng tạo ra tác phẩm: + Văn học gắn liền với hiện thực đời sống, văn học từ đời sống ra đi và trở lại với đời sống thì sẽ có những giá trị lâu bền: giá trị thẩm mĩ, giá trị nhận thức, giá trị hiện thực, nhân đạo... + Lao động nghệ thuật của nhà văn là thứ lao động sáng tạo khổ công nhưng chân mĩ: nhà văn phải lấy cảm hứng từ đời sống và nhào nặn nó qua tâm hồn và trí tuệ, từ đó mới có chất liệu để viết nên những trang văn đích thực. - Nếu nhà văn không quan sát, tích lũy từ đời sống thì sẽ ra sao: + Văn học sẽ xa rời đời sống, trở nên kì bí khó hiểu, không
3,0
có giá trị nhân sinh. + Nhà văn nếu không bám lấy cuộc đời, hoặc nếu quá nóng vội đưa vào trang văn những hạt bụi đời chưa qua tinh lọc thì trang văn sẽ vô hồn, thiếu giá trị hoặc còn giản đơn, thô kệch. * Chứng minh: HS bằng trải nghiệm văn học của bản thân, lấy dẫn chứng từ các tác phẩm, nhưng cần bám sát vấn đề lí luận và đảm bảo
5,0
theo hướng sau: - Chỉ ra các hạt bụi quý của đời sống được nhà văn chắt lọc từ hiện thực thể hiện trong tác phẩm: số phận con người, thế giới tâm hồn con người, bức tranh thiên nhiên,cuộc sống ... - Từ các hạt bụi ấy nhà văn đã đúc nên những bông hồng vàng – những tác phẩm chân chính với những giá trị gì. c. Đánh giá
1,0
- Ý kiến chỉ ra quy luật của sáng tạo văn học, bản chất của lao động nghệ thuật của những nhà văn chân chính. - Với hoạt động sáng tác: đây là kim chỉ nam để nhà văn đi đúng hướng và rèn mình. - Với tiếp nhận: đây là chìa khóa để người đọc khám phá, đánh giá tác phẩm.
Kết bài
- Khái quát lại vấn đề lí luận - Liên hệ đời sống văn học
0.5
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HOÀNG VĂN THỤ (HÒA BÌNH) ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
ĐỀ THI CHỌN HSG TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG MÔN NGỮ VĂN - KHỐI 10 NĂM 2019 Thời gian làm bài: 180 phút ( Đề thi gồm 01 trang)
Câu 1(8đ): Nguyễn Quang Thiều đã chia sẻ câu chuyện thật về đứa con thiểu năng của nhà văn Nhật Bản, Kenzaburo Oe (giải Nobel Văn học ) trong một bài viết như sau:
“Đứa con trai của ông lên tám tuổi mà không có khả năng nói. Vào một mùa hè, Oe đưa con đến nghỉ ở một vùng rừng. Chiều chiều, ông thường cõng con từ khu nhà nghỉ đi trên một con đường nhỏ men theo cánh rừng. Từ cánh rừng chiều chiều ấy, tiếng chim đỗ quyên vọng ra da diết và quyến rũ. Bỗng một chiều, đứa con trai ông bỗng kêu lên: "Bố ơi, chim kêu”. Ông sững người lại kinh hoàng. Ông đặt đứa con xuống và quay lại nhìn nó. Phép thiêng nào đã giúp con trai ông biết nói. Cuối cùng ông đã nhận ra chính thiên nhiên kỳ vỹ với muôn vàn phép lạ mà chúng ta không biết hoặc không tin đã ban phước cho con trai ông. Cái thế giới đô thị nhiều lúc như ngạt thở, như điên loạn cho dù với những phòng thí nghiệm và khám chữa bệnh tối tân cũng không giúp được đứa bé. Nhưng thiên nhiên đã làm được những điều tựa phép thiêng ấy.” Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh (chị) về “phép thiêng” được nhắc đến trong câu chuyện trên? Câu 2(12đ): Nhà văn Nguyễn Đình Tú cho rằng: “Nhà văn xét cho cùng, chỉ sống một phần bằng vào sự trải nghiệm thôi, nhà văn tồn tại bằng trí tưởng tượng của mình.” (Hồ Huy Sơn – Nhà văn tồn tại bằng trí tưởng tượng, https://www.baodanang.vn) Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết của anh (chị) về các tác phẩm đã học trong chương trình lớp 10 hãy làm sáng tỏ? …………….…………………….HẾT………………………………
HƯỚNG DẪN CHẤM Câu
Nội dung chính cần đạt
Điểm
1
Nguyễn Quang Thiều đã chia sẻ câu chuyện thật về đứa con thiểu năng của nhà văn Nhật Bản, Kenzaburo Oe (giải Nobel Văn học ) trong một bài viết như sau:
8,0
“Đứa con trai của ông lên tám tuổi mà không có khả năng nói. Vào một mùa hè, Oe đưa con đến nghỉ ở một vùng rừng. Chiều chiều, ông thường cõng con từ khu nhà nghỉ đi trên một con đường nhỏ men theo cánh rừng. Từ cánh rừng chiều chiều ấy, tiếng chim đỗ quyên vọng ra da diết và quyến rũ. Bỗng một chiều, đứa con trai ông bỗng kêu lên: "Bố ơi, chim kêu”. Ông sững người lại kinh hoàng. Ông đặt đứa con xuống và quay lại nhìn nó. Phép thiêng nào đã giúp con trai ông biết nói. Cuối cùng ông đã nhận ra chính thiên nhiên kỳ vỹ với muôn vàn phép lạ mà chúng ta không biết hoặc không tin đã ban phước cho con trai ông. Cái thế giới đô thị nhiều lúc như ngạt thở, như điên loạn cho dù với những phòng thí nghiệm và khám chữa bệnh tối tân cũng không giúp được đứa bé. Nhưng thiên nhiên đã làm được những điều tựa phép thiêng ấy.”
Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh (chị) về “phép thiêng” được nhắc đến trong câu chuyện trên?
Đây là dạng đề mở. Thí sinh có quyền tự do trình bày suy nghĩ của mình theo những hướng khác nhau. Tuy nhiên, cần đạt được một số yêu cầu cơ bản sau: - Về hình thức và kĩ năng Trước hết, thí sinh cần phải xác định đây là đề nghị luận xã hội. Dạng đề này cho phép thí sinh tự do lựa chọn các kiểu bài và thao tác tạo lập văn bản khác nhau, nhưng phải phù hợp và nhuần nhuyễn. Đồng thời, thí sinh cũng được tự do huy động các chất liệu khác nhau như: chất liệu thuộc tri thức sách vở, tri thức đời sống và những trải nghiệm của riêng mình để thuyết phục người đọc về sự lựa chọn của mình. - Về nội dung
Bài làm cần đạt được những nội dung cơ bản sau: I/ Mở bài : Giới thiệu vấn đề, trích dẫn câu chuyện II/ Thân bài
0,5 `
a.Giải thích câu chuyện - Đây là một câu chuyện có thật kể về đứa con bị thiểu năng của nhà văn
1,5
Nhật Bản. Đứa trẻ lên tám tuổi nhưng chưa hè biết nói. Ông đã đưa con đi đến những phòng khám chữa bệnh tối tân nhất nhưng vẫn không thể giúp con biết nói. Và tưởng như đứa trẻ tội nghiệp sẽ không bao giờ cất tiếng nói. Nhưng kì diệu thay, khi đến một vùng rừng núi, nghe thấy tiếng chim đỗ quyên da diết, đứa trẻ đã cất lên tiếng nói đầu tiên “Bố ơi, chim kêu”. Nhà văn gọi đó là “phép thiêng” – là phép lạ kì diệu mà con trai ông nhận được từ thiên nhiên. - “Phép thiêng” ở đây là điều kì diệu, nằm ngoài khả năng cũng như sự tưởng tượng của con người. Chỉ có thiên nhiên mới có thể mang lại những điều kì diệu như “phép thiêng” ấy cho con người mà thôi! -> Câu chuyện bàn đến quyền năng tuyệt diệu của thiên nhiên trong việc chữa lành những vết thương, khơi dậy những năng lực tiềm ẩn của con người mà bản thân con người không thể nào làm được. b. Bình Học sinh có thể lập luận theo nhiều cách khác nhau song cần phải làm sáng rõ cách hiểu phép thiêng của tự nhiên, vai trò tuyệt diệu của tự nhiên với lập luận và dẫn chứng thuyết phục. Lập luận cần có những ý cơ bản sau: - Thiên nhiên là môi trường tự nhiên bao quanh con người, cho con người có đủ điều kiện để tồn tại và phát triển cả thể chất lẫn tâm hồn. - Biểu hiện phép thiêng của thiên nhiên trong cuộc sống: Cho con người có nguồn dưỡng khí để tồn tại, có nước để uống, có đất đai để nuôi trồng thức
3,5
ăn; Cho con người cảm giác thư thái, thanh thản, giải toả stress; Giúp con người hướng thiện; Khơi dậy những khả năng tiềm ẩn, chữa lành những vết thương tinh thần,… (Dẫn chứng) - Làm thế nào để phép thiêng ấy hiển hiện? + Thay vì coi thiên nhiên như kẻ thù, cần phải nâng niu, trân trọng tự nhiên, coi tự nhiên như “Mẹ”, như “bạn”, ứng xử nhân văn với tự nhiên. + Lên án mạnh mẽ những hành vi đối xử độc ác với tự nhiên: chặt phá rừng bừa bãi, vứt rác thải làm huỷ hoại mỗi trường,… + Cần có những việc làm thiết thực để gìn giữ, phát triển tự nhiên: trồng cây gây rừng, tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của môi trường, …
c/ Luận
2,0
- Phép thiêng từ thiên nhiên chỉ có thể được xuất hiện khi con người biết giữ mối quan hệ hài hoà, gần gũi với thiên nhiên. Thái độ của con người với tự nhiên sẽ tỉ lệ vơí những phép thiêng con người được thiên nhiên ban tặng. - Muốn phát triển bền vững, mỗi quốc gia và cả nhân loại cần phải nỗ lực để gìn giữ, phát triển môi trường thiên nhiên. III/ Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa của “phép thiêng” kì diệu mà thiên nhiên dành tặng con người. * Lưu ý: Vẫn đánh giá cao những bài viết học sinh chỉ đi sâu vào phân tích, bình luận một vấn đề như biểu hiện của phép thiêng mà thiên nhiên tạo ra. hay vai trò của phép thiêng đối với cuộc sống con người hoặc giải pháp để nhận được nhiều phép thiêng từ thiên nhiên. Quan trọng là lập luận chặt chẽ, quan điểm rõ ràng, dẫn chứng thuyết phục *Cách cho điểm:
0,5
- Điểm 8: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kỹ năng và kiến thức, luận giải sắc sảo, tri thức phong phú. - Điểm 6-7: Đáp ứng tương đối tốt yêu cầu về kỹ năng và kiến thức, mắc vài lỗi về chính tả, diễn đạt - Điểm 4-5: Đáp ứng được khoảng một nửa số ý cơ bản, ít mắc lỗi về chính tả, diễn đạt. - Điểm 1-2-3: Chưa hiểu rõ vấn đề, bài viết sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt. - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề. Nhà văn Nguyễn Đình Tú cho rằng: “Nhà văn xét cho cùng, chỉ sống một phần bằng vào sự trải nghiệm thôi, nhà văn tồn tại bằng trí tưởng tượng của mình.”
12,0
2 Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết của anh (chị) về các tác phẩm đã học trong chương trình lớp 10 hãy làm sáng tỏ? Thí sinh có quyền triển khai bài làm của mình theo những hướng và các cách khác nhau. Tuy nhiên, bài làm cần đạt được một số yêu cầu cơ bản sau: I/ Mở bài :
0,5 Dẫn dắt để giới thiệu được luận đề
II/ Thân bài : 1/ Giải thích ý kiến: - Nhà văn: là người nghệ sĩ sáng tạo nghệ thuật - Sự trải nghiệm: là vốn sống phong phú chứa đựng những hiểu biết của nhà văn vào cuộc đời. “Chỉ sống một phần’ – tức đây chỉ là một tiêu chí nhỏ góp phần làm nên một nhà văn thực sự - Trí tưởng tượng: là một quá trình tâm lí phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới dựa
1,5
trên cơ sở của những biểu tượng đã có. “nhà văn tồn tại bằng’’ – có nghĩa đây là tiêu chí góp phần tạo nên sự sống còn trên con đường nghệ thuật của nhà văn. => Ý kiến của nhà văn Nguyễn Đình Tú bàn về hai yếu tố góp phần làm nên một nhà văn lớn đó là vốn sống phong phú và năng lực tư duy tưởng tượng. Trong đó, trí tưởng tượng được coi là yếu tố nền tảng quyết định sự thành công hay thất bại của nhà văn. 2. Phân tích, chứng minh - Khẳng định ý kiến trên là hoàn toàn có cơ sở - Chứng minh: Học sinh kết hợp kiến thức lí luận và kiến thức văn học để chứng minh. + Văn học là tấm gương phản chiếu hiện thực cuộc sống, do đó “sự trải nghiệm” – những hiểu biết của nhà văn về cuộc sống là yêu cầu không thể thiếu đối với người cầm bút. Vốn sống phong phú sẽ cho nhà văn những nhận thức sâu sắc về cuộc đời, con người, có nhiều đề tài để khai thác khi sáng tác… + Nhưng văn học còn là lĩnh vực của cái độc đáo, nếu không có trí tưởng tượng, nhà văn sẽ chỉ có thể phản ánh cuộc sống với những bức tranh quen thuộc, dựa trên những hình ảnh quen thuộc. Điều đó sẽ khiến các tác phẩm nhà văn tạo ra không thể gây được ấn tượng với người đọc, tên tuổi của anh ta sẽ nhanh chóng bị lãng quên. Muốn sống được trên con đường nghệ thuật nhà văn buộc phải có tư duy tưởng tượng để sáng tạo nên những điều mới mẻ. Đi nhiều, quan sát lắm song không có khả năng sâu chuỗi những hình ảnh đã biết, tạo nên những điều chưa biết thì nhà văn không thể thành công với nghề. + Người đọc khi đến với một tác phẩm nghệ thuật nào cũng mong
6,5
muốn sẽ khám phá được những điều mới mẻ. Một nhà văn có vốn sống và trí tưởng tượng phong phú chắc chắn sẽ thoả mãn được nhu cầu của người đọc mình, không phải nhất thời mà xuyên suốt hành trình sáng tạo. - Để làm sáng tỏ, học sinh có thể lựa chọn các tác phẩm văn học trong chương trình lớp 10 để chứng minh. Tuy nhiên, dẫn chứng phải làm sáng tỏ được lập luận, nổi bật được vấn đề. * Lưu ý: Trong đề này, không quá nặng về kiến thức lý luận mà cần đánh giá cao sự thông minh, sắc sảo của học sinh trong việc chọn và phân tích dẫn chứng. 3/ Bình luận: - Ý kiến trên hoàn toàn có cơ sở trên nền tảng lí luận cũng như thực tế văn học. Yếu tố trải nghiệm và tưởng tượng luôn là những yếu tố cần thiết để một người hoạt động nghệ thuật có thể khẳng định được tên tuổi của mình. Trong đó, năng lực tưởng tượng đóng vai trò then chốt để tạo nên những hình ảnh biểu tượng mới, những nhận thức mới, hấp dẫn người đọc. Tuy nhiên, bên cạnh hai yếu tố này còn phải kể đến nhiều yếu tố khác như: tài năng, tâm huyết, khả năng quan sát, ghi nhớ, năng lực ngôn từ,… Tuỳ vào năng lực khác nhau của mỗi nhà văn mà các yếu tố này sẽ đóng vai trò khác nhau trong việc tạo nên tên tuổi của nhà văn ấy. - Bài học: + Với người sáng tác: Ngoài việc đi nhiều, để có nhiều hiểu biết về cuộc sống, muốn sống được với nghề nhà văn còn cần mài sắc những năng lực tư duy cần thiết để tạo nên dấu ấn riêng của bản thân, đặc biệt là tư duy tưởng tượng. Tuy nhiên, mọi kết quả tưởng tượng chỉ thực sự có giá trị nếu như nó xuất phát từ hiểu biết về cuộc đời, từ khát khao muốn đóng góp vào sự thay đổi cuộc sống, con người theo hướng tích cực của nhà văn.
3,0
+ Với người đọc: Cần trân trọng bức tranh cuộc sống hiện thực được phản ánh trong tác phẩm. Tuy nhiên cần đề cao hơn những khám phá, sáng tạo từ hình thức đến nội dung nhà văn tạo nên được trong các sáng tác của họ. Không chỉ nhà văn cần phát triển tư duy tưởng tượng mà người đọc khi khám phá tác phẩm cũng cần phát huy khả năng tưởng tượng, hoá thân vào tác phẩm để có những phát hiện trọn vẹn nhất. + Với lịch sử văn học: Nghiên cứu về các tác giả văn học cần đặc biệt đề cao năng lực tư duy tưởng tượng, tìm ra cách thức để phát huy năng lực này ở nhà văn trong quá trình sáng tác. III/ Kết bài: Khẳng định tầm quan trọng của niềm băn khoăn, trăn trở trước những giá trị sống ở nhà văn trong quá trình sáng tạo. * Cách cho điểm: - Điểm 12: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức, tri thức phong phú, lập luận sắc sảo. - Điểm 10-11: Đáp ứng được hầu hết các ý cơ bản, mắc một vài lỗi nhỏ về chính tả, diễn đạt. - Điểm 8-9: Đáp ứng được phần lớn những ý cơ bản, mắc một số lỗi nhỏ về chính tả, diễn đạt - Điểm 6-7: Trình bày được khoảng một nửa yêu cầu về kiến thức, mắc một số lỗi chính tả, diễn đạt - Điểm 4-5: Bài viết sơ sài, sa vào phân tích tác phẩm đơn thuần, mắc một số lỗi chính tả, diễn đạt. - Điểm 1-2-3: Chưa hiểu rõ vấn đề, kĩ năng làm văn đuối, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
0,5
* Lưu ý chung: Khi chấm bài, giám khảo vừa bám sát đáp án và biểu điểm, vừa linh hoạt, trân trọng những suy nghĩ riêng của thí sinh nếu thấy hợp lí.
GV ra đề: Vũ Thị Hằng
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN Lớp 10
TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XV TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN TỈNH LAI CHÂU ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
(Đề này có 01 trang, gồm 02câu)
Câu 1. (8,0 điểm) Thomas Carlyle cho rằng: “Những giá trị bên ngoài rồi sẽ biến mất, những giá trị sâu bên trong vẫn luôn như vậy, ngày hôm qua, ngày hôm nay và mãi mãi.” Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên. Câu 2. (12,0 điểm) Thiên hướng của người nghệ sĩ là đưa ánh sáng vào trái tim con người. (George Sand) Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm rõ ánh sáng mà Nguyễn Du muốn đưa vào trái tim con người qua bài thơ Độc Tiểu Thanh kí (SGK Ngữ Văn 10, tập 1, NXB Giáo Dục Việt Nam).
.................HẾT.....................
Người ra đề: Phạm Thị Thanh Huyền Điện thoại liên hệ: 0972675541
1
TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XV
MÔN: NGỮ VĂN
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN
Lớp 10
TỈNH LAI CHÂU
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI ĐỀ XUẤT Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1 1) Yêu cầu về kỹ năng: (8,0 đ) - Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí, huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ quan điểm riêng. - Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ; diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; vận dụng tốt các thao tác lập luận; dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc. 2) Yêu cầu về kiến thức: - Trên cơ sở hiểu ý nghĩa nhận định, bài làm của thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải có căn cứ xác đáng. Thí sinh được tự do bày tỏ quan điểm của mình nhưng phải có thái độ chân thành nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội. Sau đây là một số định hướng: a. Giải thích: – “Những giá trị bên ngoài rồi sẽ biến mất”: những yếu tố thuộc về vật chất, hình thức bề ngoài chỉ có ý nghĩa tạm thời, không bền vững. – “những giá trị sâu bên trong vẫn luôn như vậy, ngày hôm qua, ngày hôm nay và mãi mãi”: những yếu tố thuộc về tinh thần, làm nên vẻ đẹp bên trong có tác động tích cực tới cuộc sống mới có ý nghĩa bền vững, dài lâu, bất biến. => Câu nói của Thomas Carlyle nhấn mạnh ý nghĩa của những yếu tố bên 1,0 trong làm nên giá trị thực chất và bền vững cho con người và cuộc sống. b. Bình luận – Khẳng định tính đúng đắn của ý kiến: + Những thứ bên ngoài vốn nhất thời, dễ thay đổi, phôi pha theo thời gian và những tác động khách quan. 1
4,0
+ Những giá trị bên trong mang tính bền vững vì nó thuộc về bản chất, là những gì cốt lõi nhất làm nên giá trị con người. + Bản thân mỗi người mang một giá trị riêng. Giá trị của mỗi người không phải nằm im trong bản thân mà phải hiện hữu sống động trong lòng người khác, trong thực tế học tập và lao động. Nó cần là những giá trị sâu bên trong – giá trị thực chất, hướng đến những giá trị chung của nhân loại: chân- thiệnmĩ. + Khi hiểu được giá trị bản thân, con người sẽ hiểu và trân trọng giá trị người khác. Từ đó tạo nên sự cộng hưởng, lan tỏa những giá trị sống tốt đẹp. + Thí sinh lấy dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề. - Mở rộng, nâng cao + Đề cao giá trị bên trong không có nghĩa là xem nhẹ những giá trị bên ngoài. Cần phải có thái độ cân đối, hài hòa, có cái nhìn tỉnh táo để xây đắp
2,0
những giá trị bên ngoài và những giá trị bên trong, từ đó hướng tới bồi đắp những giá trị lớn lao, đích thực. + Phê phán những người sống ảo tưởng, đồng nhất giá trị riêng, giá trị sống của bản thân với tiền tài, quyền lực, danh vọng; những người sống không mục đích, không có ý thức về giá trị bản thân, không biết trân trọng giá trị người khác. c. Bài học nhận thức và hành động – Mỗi người cần có nhận thức đúng về bản thân và những giá trị cuộc sống. – Tích lũy, trau dồi tri thức, rèn luyện ý chí, bản lĩnh sống, kĩ năng sống để đáp ứng được nhu cầu cuộc sống và vững vàng trước mọi sóng gió cuộc đời. Lưu ý: Thí sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau nhưng phải nêu đủ các ý trên mới đạt điểm tối đa. 1) Yêu cầu về kỹ năng: Câu 2
Thí sinh biết cách làm bài nghị luận về một vấn đề văn học. Luận điểm
(12,0
rõ ràng, lô gíc; lập luận sắc sảo, thuyết phục. Văn giàu cảm xúc, hình ảnh;
đ)
không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả.... 2
1,0
2) Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày vấn đề theo những cách khác nhau, song bài viết phải làm nổi bật được các nội dung chính sau: a. Giải thích - Thiên hướng: là khuynh hướng thiên về những điều có tính chất tự nhiên. Thiên
2,0
hướng của người nghệ sĩ: là khuynh hướng chủ đạo của người cầm bút. - ánh sáng: gợi ra vẻ đẹp lung linh, kì diệu và có khả năng soi rọi, chiếu tỏ; đó là khả năng kì diệu trong việc tác động vào nhận thức, tư tưởng, tình cảm của con người. - Thiên hướng của người nghệ sĩ là đưa ánh sáng vào trái tim con người: Nghĩa là người nghệ sĩ thông qua tác phẩm nghệ thuật được viết nên từ cái tài cái tâm của mình, đem đến cho bạn đọc những hiểu biết về thế giới xung quanh, giúp người đọc nhận thức sâu sắc về bản chất cuộc sống và con người, nhận ra những bài học quí giá về lẽ sống, thắp sáng trong trái tim con người những tư tưởng tình cảm đẹp đẽ nhân văn giúp con người sống tốt hơn, nhân văn hơn. Ý kiến đã đề cập đến thiên chức cao cả, sứ mệnh vinh quang nhất của nhà văn đó là nâng niu, trân trọng và hướng con người tới những điều tốt đẹp, đó cũng chính là chức năng của văn học đối với cuộc đời, con người. b. Bàn luận - Ý nghĩa tồn tại của văn chương thực chất là hướng con người tới cái đẹp, cái thiện, là đưa ánh sáng vào trái tim con người. Ánh sáng văn chương chính là vẻ đẹp của cảm xúc, tư tưởng, tình cảm của nhà văn chuyển hóa vào tác phẩm thông qua hình thức nghệ thuật độc đáo. Ánh sáng ấy có khả năng kì diệu, soi sáng nhận thức, thắp sáng niềm tin, giúp con người hiểu hơn về cuộc sống và con người, từ đó soi chiếu nhận thức về chính mình. Ánh sáng văn chương có tác dụng khơi dậy, bồi đắp những tình cảm đẹp đẽ trong tâm hồn con người, giúp con người sống đẹp đẽ, nhân văn hơn. - Việc sáng tạo của nhà văn có khuynh hướng tư tưởng, luôn xuất phát từ nhu cầu giãi bày, thể hiện tâm tư, tình cảm vì thế nên nâng đỡ cho cái tốt không 3
3,0
chỉ là thiên chức, là trách nhiệm mà còn là mong mỏi, nhu cầu của người cầm bút. Bằng cái tâm, tầm tư tưởng bén nhạy, người nghệ sĩ thấy được bản chất cuộc sống, khái quát thành những quy luật tâm lí, từ đó chuyển tải đến người đọc những thông điệp ý nghĩa về cuộc sống và con người. Để đưa ánh sáng vào trái tim con người, người nghệ sĩ còn ý thức phát huy cái tài trong cách sử dụng ngôn từ, sáng tạo hình ảnh, xây dựng hình tượng, tạo kết cấu tác phẩm ... với sức truyền cảm cao nhất của hình thức nghệ thuật. Ánh sáng được đưa vào trái tim con người từ tác phẩm văn học chính là sự hòa quyện của cái tâm, cái tài của người nghệ sĩ trong hành trình sáng tạo nghệ thuật nhiều vui sướng mà cũng lắm khổ đau. - Giá trị của một tác phẩm, sức sống lâu bền của tác phẩm trong lòng người đọc chính là ở ánh sáng mà người nghệ sĩ đưa vào trái tim con người. Chính vì vậy, người nghệ sĩ cần phải sống sâu với cuộc đời, có được tình cảm chân thành, mãnh liệt, nắm bắt và phản ánh được những vấn đề cuộc sống và con người, có tài năng và bền bỉ nghiêm túc luyện rèn ngòi bút để có thể đưa ánh sáng vào trái tim con người hiệu quả nhất. Người đọc khi đến với tác phẩm vì thế cần có ý thức bồi đắp tâm hồn, biết khám phá, đón nhận thứ ánh sáng đặc biệt từ tác phẩm, lĩnh hội được những ý tình sâu sắc mà nhà vân gửi gắm để hiểu cuộc sống, hiểu con người, hiểu chính mình hơn, từ đó sống đẹp, sống nhân vân hơn. c. Làm rõ ánh sáng Nguyễn Du muốn đưa vào trái tim con người qua bài thơ Đọc Tiểu Thanh Kí (Thí sinh dựa trên những hiểu biết về của Đọc Tiểu Thanh Kí của Nguyễn Du để chứng minh cho ý kiến trong đề bài. Có thể có nhiều cách làm nhưng cần làm rõ ánh sáng mà tác giả đưa vào trái tim người đọc ở hai phương diện, nội dung tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật tác phẩm) - Đọc Tiểu Thanh Kí là kết tinh những cảm xúc, suy tư của một người nghệ sĩ có trái tim nhân ái, bao la, một tâm hồn đầy suy tư, trăn trở, băn khoăn, day dứt về số phận con người. Ánh sáng mà Nguyễn Du muốn đưa vào trái tim con 4
6,0
người trong Đọc Tiểu Thanh Kí là niềm xúc động, trân trọng và sẻ chia đối với vẻ đẹp nhan sắc, tài năng cùng nỗi bất hạnh của Tiểu Thanh cùng bao thân phận giai nhân tài tử trong cuộc đời. Từ câu chuyện cuộc đời Tiểu Thanh được thể hiện qua niềm xúc động, cảm thương chân thành ở Nguyễn Du, người đọc nhận ra nỗi niềm tiếc thương mà trân trọng, xót xa cho cái Đẹp bị vùi dập, đọa đày, sự thấu hiểu tận cùng nỗi đau, nỗi hận vì cái Tài bị vùi dập, chà đạp, bị chối bỏ phũ phàng. Ánh sáng mà Nguyễn Du đưa vào trái tim người đọc qua Đọc Tiểu Thanh Kí không chỉ là tiếng khóc người, nỗi thương người mà còn là tiếng khóc mình, nỗi thương mình; là mối tự hận, tự thương; là niềm khát khao tri kỷ của Nguyễn Du, niềm khát khao kiếm tìm tri âm muôn thưở của con người. - Nguyễn Du đã đưa ánh sáng vào trái tim con người bằng hình thức nghệ thuật đặc sắc, độc đáo: nghệ thuật sử dụng ngôn từ, hình ảnh, tạo kết cấu… d- Đánh giá: - Ý kiến của George Sand đã khẳng định yếu tố cốt tử để người nghệ sĩ viết nên những tác phẩm giá trị, hoàn thành sứ mệnh cao cả của ngòi bút và khẳng định vị trí trên văn đàn, đó là đưa ánh sáng vào trái tim con người. Đây cũng là lời khẳng định ý nghĩa về chức năng, giá trị của văn học đối với con người. - Ý kiến của George Sand là một định hướng cho người nghệ sĩ trong hành trình sáng tạo: hướng bạn đọc đến các giá trị Chân - Thiện - Mĩ. Phải nâng đỡ cái tốt, nhà văn mới mong góp phần mà bồi đắp tâm hồn người đọc mới vươn về, hướng tới níu giữ tình người cho con người.Và người đọc cũng nhờ ý kiến này mà có căn cứ để tiếp nhận và đánh giá chính xác hơn về giá trị của một tác phẩm văn chương. Để nhận ra thứ ánh sáng riêng từ tác phẩm, người đọc cần có ý thức bồi đắp tâm hồn, biến quá trình nhận thức thành quá trình tự nhận thức và hoàn thiện bản thân. Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. ……………………Hết………………….. 5
1,0
TRƯỜNG THPT CHUYÊN CHU VĂN AN LẠNG SƠN
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVI Môn thi: Ngữ văn lớp 10 Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 26/7/2019 (Đề thi gồm 01 trang, 02 câu)
Câu 1 (8,0 điểm) Suy nghĩ của anh/chị về vấn đề trong đoạn trích sau: “Ta hỏi một con chim: Ngươi cần gì? Chim trả lời: Ta cần bay. Một con chim được ăn kê béo trong lồng sẽ trở thành con gà bé bỏng tội nghiệp và vô dụng. Ta hỏi một dòng sông: Người cần gì? Sông trả lời: Ta cần chảy. Một dòng sông không chảy sẽ trở thành vũng nước, khô cạn dần rồi biến mất. Ta hỏi một con tàu: Ngươi cần gì? Con tàu trả lời: Ta cần được ra khơi. Một con tàu không ra khơi, nó chỉ là một vật biết nổi trên mặt nước và sẽ chìm dần theo thời gian. Ta hỏi một con người: Ngươi cần gì? Con người này trả lời: Ta cần được lao động trong sáng tạo.” (Nguyễn Quang Thiều, Những câu hỏi không lãng mạn) Câu 2 (12,0 điểm) Nhà phê bình văn học Bêlinxki có viết: “Bất cứ thi sĩ vĩ đại nào, sở dĩ họ vĩ đại bởi vì những đau khổ và hạnh phúc của họ bắt nguồn từ khoảng sâu thẳm của lịch sử xã hội; bởi vì họ là khí quan và đại biểu của xã hội, của thời đại và của nhân loại.” (Dẫn theo Lý luận văn học, Phương Lựu, NXB Giáo dục 1997, tr. 361) Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Làm rõ sự vĩ đại của Nguyễn Du qua một số đoạn trích trong Truyện Kiều thuộc chương trình Ngữ văn 10. ----------- Hết ----------
Họ và tên thí sinh: …………………………………...... Số báo danh: …………..................
Chữ kí CBCT số 1:……………….........................Chữ kí CBCT số 2…......................……..
TRƯỜNG THPT CHUYÊN CHU VĂN AN LẠNG SƠN
HDC ĐỀ XUẤT
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVI Môn thi: Ngữ văn lớp 10 Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 26/7/2019
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 10 (Hướng dẫn chấm gồm 03 trang) I. YÊU CẦU CHUNG 1. Giám khảo cần nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. 2. Vận dụng linh hoạt những yêu cầu của Hướng dẫn chấm, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lý; khuyến khích những bài viết có chính kiến, có cảm xúc và sáng tạo. Chấp nhận các cách kiến giải khác nhau, kể cả không có trong HDC nhưng phải hợp lí và có sức thuyết phục. II. YÊU CẦU CỤ THỂ Câu Nội dung cơ bản I. Yêu cầu về kĩ năng: cần xác định đây là đề nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. Học sinh có thể lựa chọn kiểu bài và vận dụng những thao tác 1 lập luận phù hợp, nhuần nhuyễn, huy động được các dẫn chứng trong đời sống để làm sáng tỏ nội dung đề yêu cầu. Diễn đạt lưu loát, trình bày khoa học, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu....
Điểm
II. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có nhiều cách trình bày khác nhau, song cần làm rõ những nội dung cơ bản sau: 1. Giải thích vấn đề - Giới thiệu khái quát nội dung đoạn thơ và rút ra vấn đề nghị luận: Nguyễn Quang Thiều đặt ra cho bốn đối tượng: con chim, dòng sông, con tàu, con người cùng một câu hỏi. Câu trả lời nhấn mạnh về điều cần thiết để tồn tại có ý nghĩa, khẳng định giá trị sống của chính mình. Trong đó, ý nghĩa tồn tại và giá trị của mỗi con người là lao động. Trong lao động, con người phát huy sự sáng tạo và phát huy năng lực của mình. - Đoạn thơ của Nguyễn Quang Thiều đề cao lao động. Lao động chính là thước đo khẳng định giá trị của mỗi con người đặc biệt là lao động trong sự sáng tạo.
1,5
2. Bình luận Lao động là cơ sở đầu tiên để loài người tồn tại, phát triển, tiến bộ. Khi con người lao động trong sáng tạo, có nghĩa là họ được khẳng định giá trị tồn tại của bản thân, đóng góp cho xã hội không ngừng tiến bộ. Cụ thể: - Lao động tạo ra của cải vật chất, tinh thần, làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội; là một trong những điều kiện để con người tồn tại, đời sống nâng cao, xã hội ngày càng phát triển. - Lao động giúp cho con người tích lũy kinh nghiệm, dần hoàn thiện các kĩ năng; có óc tư duy, khả năng phán đoán. - Lao động là một cách thiết thực thực hiện ước mơ của con người, đem lại niềm vui, khơi dậy những sáng tạo. Trong lao động, nếu biết phát huy năng lực, sự sáng tạo, con người không chỉ tìm thấy giá trị sống thực sự mà còn gặt hái được thành công.
5,5
Câu
Nội dung cơ bản
Điểm
- Lao động giúp con người làm chủ bản thân, làm chủ cuộc đời, thực hiện trách nhiệm, bổn phận với gia đình, xã hội. - Phê phán thái độ lười biếng, ỷ lại, không sáng tạo, không phát huy hết năng lực cần có của bản thân trong lao động. (Học sinh tự chọn những dẫn chứng phù hợp để làm rõ ý nghĩa tồn tại và giá trị của mỗi con người là lao động và sự sáng tạo trong lao động. Ưu tiên những nhân vật, hiện tượng có tính thời sự). 3. Bài học nhận thức và hành động - Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, là hạnh phúc của mỗi con người. Đừng để cuộc đời trôi qua vô nghĩa, hãy khẳng định bản thân bằng lao động. - Cần năng động, tự giác, tìm cơ hội phát huy sự sáng tạo; có kĩ năng, kỉ luật trong lao động để đạt hiệu quả cao nhất.
Câu 2
Lưu ý: Thí sinh có thể nêu lí lẽ và dẫn chứng theo nhiều cách khác nhau miễn sao chính xác, hợp lí; Khuyến khích những bài làm có sáng tạo. Kĩ năng: Đáp ứng đúng yêu cầu một bài văn nghị luận văn học bàn về một ý kiến; bố cục rõ ràng, hợp lí; lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục; dẫn chứng phù hợp làm nổi bật được vấn đề; khuyến khích những bài viết sáng tạo. Kiến thức: Trên cơ sở hiểu đúng vấn đề, biết cách làm bài nghị luận về một vấn đề lí luận văn học, học sinh có thể trình bày, diễn đạt theo nhiều cách khác nhau song về cơ bản cần có những ý sau: 1. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận 2. Giải thích ý kiến - thi sĩ vĩ đại: nhà văn, nhà thơ tài năng, có tầm tư tưởng lớn, có ảnh hưởng đến tư tưởng của thời đại, dân tộc, nhân loại; có đóng góp lớn về nghệ thuật. - sở dĩ họ vĩ đại bởi vì những đau khổ và hạnh phúc của họ bắt nguồn từ khoảng sâu thẳm của lịch sử xã hội; bởi vì họ là khí quan và đại biểu của xã hội, của thời đại và của nhân loại: nhà văn vĩ đại là người hấp thụ hơi thở của thời đại, nói lên được những khát vọng, bi kịch của con người ở tầm vóc khái quát. => Ý kiến trên nhấn mạnh mối quan hệ gắn bó giữa nhà văn và hiện thực, giữa văn học và đời sống trong quá trình sáng tạo của người nghệ sĩ. 3. Bàn luận - Nhà văn là thư kí trung thành của thời đại. Qua những tác phẩm của họ, người đọc có thể hiểu được phần nào diện mạo, bức tranh đời sống của một giai đoạn lịch sử. - Qua một tác phẩm văn học lớn, tiếng nói của con người trong thời đại đó được thể hiện bằng tiếng nói đại diện của chính nhà văn, người nghệ sĩ sáng tạo. Sáng tạo nghệ thuật không chỉ phản ánh thực tại mà còn là cách thức để người nghệ sĩ thể hiện cá tính nghệ thuật, tư tưởng, quan niệm nhân sinh của nhà văn. - Nhà văn lớn phải viết về cuộc sống bằng chính trái tim của mình; họ phải hiểu, cảm thông và chia sẻ với cuộc sống của nhân dân. Tiếng nói của họ vừa mang tính cá nhân độc đáo vừa phải là tiếng nói của nhân dân; tiếng nói trong một hoàn cảnh cụ thể sẽ trở thành tiếng nói của thời đại, của dân tộc, rộng lớn hơn là đại diện cho những giá trị tinh thần của cả nhân loại. 4. Chứng minh
1,0
0,5 2,0
2,0
6,0
Câu
Nội dung cơ bản Nguyễn Du là nhà thơ vĩ đại đã làm được tất cả những điều đó qua Truyện Kiều - Bối cảnh lịch sử - xã hội thời đại Nguyễn Du sống. - Qua Truyện Kiều, Nguyễn Du đã trở thành khí quan và đại biểu của xã hội, của thời đại: tác phẩm của ông khái quát được bức tranh hiện thực rộng lớn của thời đại: xã hội phong kiến đương đang suy tàn, quyền sống của con người bị chà đạp (Nỗi thương mình). - Qua Truyện Kiều, Nguyễn Du đã đau nỗi đau của xã hội, của thời đại và của nhân loại qua việc tài hiện cuộc đời chìm nổi, bi thương của Kiều, của những kiếp tài hoa bạc mệnh. (Trao duyên, Nỗi thương mình). - Qua Truyện Kiều, Nguyễn Du đã nói lên vẻ đẹp và khát vọng chân chính của thời đại và của nhân loại về tự do, tình yêu, về những giá trị nhân bản (Trao duyên, Nỗi thương mình, chí khí anh hùng). 5. Đánh giá, mở rộng vấn đề - Khẳng định ý kiến trên của Bêlinxki là đúng đối với những người nghệ sĩ chân chính qua mọi thời đại. Ý kiến trên của Bêlinxki đã đánh giá đúng vai trò, vị trí của nhà văn trong đời sống nghệ thuật. - Vai trò của người nghệ sĩ trong sáng tác là rất quan trọng. Thông qua những tác phẩm nghệ thuật lớn người ta có thể hiểu được cuộc sống của một thời đại, một dân tộc. - Muốn vươn tới tầm vóc vĩ đại, người nghệ sĩ không thể tách mình khỏi thời đại, phải là người đại diện cho ngôn ngữ và tiếng lòng của một thời đại và vượt lên tầm thời đại. Đồng thời người đọc cần căn cứ vào giá trị tư tưởng lớn của tác phẩm để làm thước đo tầm vóc nhà văn. Tổng …………………Hết ………………
Điểm
1,5
20,0
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÀO CAI ------------------ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
KỲ THI OLYMPIC HÙNG VƯƠNG NĂM HỌC 2018 - 2019 Môn: Ngữ văn 10 Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm có 01 trang, 02 câu)
Câu 1 (8.0 điểm): Suy nghĩ của anh/chị về bài học được rút ra từ câu chuyện sau: BỌ CẠP & NHÀ SƯ Thiền sư nhìn thấy một con bọ cạp bị ngộp nước nên định vớt lên. Nhưng khi vớt thì ông bị cắn. Vì đau, ông phải thả ra nên bọ cạp lại rơi chìm xuống nước. Nhà sư lại cố kéo lên, và lại bị cắn. Chú tiểu đứng nhìn nãy giờ mới lại gần nói: "Lạy Phật, sao sư phụ “cứng đầu” thế! Sư phụ không biết là hễ cố vớt nó lên là nó lại cắn sư phụ à?" Nhà sư trả lời: "Tánh của bọ cạp là cắn; nhưng nó chẳng thay đổi được cái tánh giúp đời của ta." Rồi ông lấy một ngọn lá để vớt con bọ cạp ra. *Tánh: Tính (tánh nết: tính nết)
Theo https://www.vienchuyentu.com/thien-su-va-bo-cap/ Câu 2 (12.0 điểm): “Tác giả tôi không sống trên ngọn hải đăng tỏa ánh sáng trong sạch, phát hiện ra cái dơ bẩn ở quanh mình, để rồi khi sáng ngời lên vì trong sạch, anh ta lên tiếng chửi mắng cái dơ bẩn ấy. Tác giả tôi sống trên đất đã làm nên anh ta, đau nỗi đau của đất đã làm nên anh ta.” (Heinrich Boll, trích “Những vấn đề với tình anh em”, Tiểu luận chính trị) Từ nhận định trên, anh/chị có suy nghĩ gì về cái nhìn của người nghệ sĩ trước hiện thực cuộc sống?
------------------------Hết------------------------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÀO CAI ------------------ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
KỲ THI OLYMPIC HÙNG VƯƠNG NĂM HỌC 2018 - 2019 HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn 10 Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) (Hướng dẫn chấm gồm: 04 trang)
A. Yêu cầu chung: 1. Thí sinh có thể trình bày thao các chách khác nhau nhưng phải đảm bảo nội dung chính, chấp nhận bài viết có những ý ngoài đáp án nhưng phải có căn cứ xác đáng, lí lẽ thuyết phục, trân trọng bài làm của học sinh, khuyến khích những bài văn sáng tạo, có cách kiến giải riêng hợp lí, thuyết phục, có thể bỏ qua những lỗi nhỏ về kỹ năng hoặc có ý chưa sâu so với đáp án. 2. Chỉ có điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kiến thức lẫn kỹ năng. 3. Giảm khảo cần trừ điểm đối với những lỗi chính tả, ngữ pháp, hành văn.. trong bài viết. 4. Căn cứ vào hướng dẫn chấm, giám khảo có thể chia điểm lẻ trong mỗi câu chi tiết đến 0,25 điểm. Bài thi không làm tròn điểm. B. Yêu cầu cụ thể: Câu 1 (8.0 điểm) I. Về kĩ năng: Biết làm văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí; bài viết có bố cục rõ ràng; lập luận chặt chẽ; diễn đạt mạch lạc, lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; chữ viết rõ ràng, sạch đẹp. II. Về kiến thức: - Hiểu đúng ý ý kiến, rút ra nhận thức phù hợp. - Thí sinh có thể trình bày những quan điểm riêng, nhưng cần có lí lẽ và căn cứ xác đáng, thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội. - Học sinh có thể trình bày và diễn đạt theo những cách khác nhau song cần đảm bảo các ý cơ bản sau: Ý Nội dung chính cần đạt Điểm 1 Giới thiệu vấn đề nghị luận rõ ràng, chính xác, hấp dẫn 0,5 2 Giải thích, rút ra ý nghĩa câu chuyện: 2,0 - Tóm tắt câu chuyện: Vị thiền sư tìm mọi cách để giúp chú bọ cạp khỏi bị ngộp nước, cho dù bị bọ cạp cắn đau vẫn không từ bỏ ý định của mình. - Nhà sư lý giải hành động của mình: "Tánh của bọ cạp là cắn; nhưng nó chẳng thay đổi được cái tánh giúp đời của ta."
+ Tánh: bản tính – điều thuộc về bản chất cốt tủy của người hay vật. + Bản tính của nhà sư là giúp đời, từ bi, lương thiện; bản tính phòng vệ của bọ cạp là cắn. Bản tính của nhà sư và bọ cạp dù mâu thuẫn, đối lập, nhưng điều đó không làm thay đổi bản tính của nhà sư. => Ý nghĩa câu chuyện: Đừng thay đổi bản tính tốt đẹp vốn có cho dù bạn có bị tổn thương vì lòng tốt của chính mình. 3
4
Bình luận, lý giải, chứng minh * Khẳng định ý nghĩa câu chuyện sâu sắc, nhân văn, hướng con người đến những giá trị tốt đẹp của con người và cuộc sống. * Lý giải: - Mỗi người hay vật đều có bản tính riêng của mình để có thể sinh tồn. Khác với nhiều loài vật chỉ có bản năng phòng vệ để tồn tại, con người còn mang bản chất xã hội để hòa hợp chung sống giữa cộng đồng. Sự lương thiện, lòng tốt chính là một bản chất xã hội đó. - Lòng tốt, bản chất thiện lương của con người được thể hiện trong suy nghĩ và hành xử giữa cuộc sống hàng ngày, trong những tình huống cụ thể: biết chia sẻ, giúp đỡ người khác nhất là trong hoạn nạn khó khăn… - Bản chất tốt đẹp của con người mang nhiều ý nghĩa: khẳng định giá trị người, phẩm chất người, vẻ đẹp người; giúp ta có cuộc sống thanh thản, nhẹ nhõm, hạnh phúc, an vui; được mọi người quý mến, kính trọng; lan tỏa những điều tốt lành trong cộng đồng… - Đôi khi lòng tốt cũng khiến ta bị tổn thương vì không được thấu hiểu, vì không phải ai cũng đem lòng tốt mà đối đãi với người khác… Điều đó dễ khiến con người thất vọng. Song nếu vì thế mà từ bỏ thiện tâm của mình thì ta sẽ đánh mất mình, đó là điều vô cùng đáng tiếc. Vậy nên, thay vì từ bỏ lòng nhân ái của mình, nên cẩn trọng hơn trong hành xử để vẫn giúp được người mà không làm mình bị tổn thương, như cái cách nhà sư trong câu chuyện lấy lá vớt bọ cạp ra khỏi nước. Đồng thời, rõ ràng là, nhân hậu rất cần cả lòng dũng cảm, bản lĩnh sống để mạnh mẽ hướng thiện và hướng thượng. * Chứng minh: chọn dẫn chứng phù hợp, tiêu biểu. Bàn luận, mở rộng nâng cao vấn đề - Phê phán những người vô tình, vô tâm, vô cảm với khó khăn, hoạn nạn của người khác, bỏ mặc không động lòng trắc ẩn, không giúp đỡ người khác vượt qua khó khăn. Xã hội sẽ trở nên thiếu nhân bản, nhân văn biết bao nhiêu. - Để có thể giữ vững bản tính lương thiện, con người cần có hiểu biết (để biết cách giúp người thông minh nhất), cần có bản lĩnh (để bị tổn thương mà vẫn không từ bỏ bản tính của mình) và cả sự tỉnh táo (để không bị lợi dụng)…
3,0
1,0
5 6
Rút ra bài học nhận thức và hành động HS tự rút ra bài học. Kết thúc vấn đề: Đúng, lắng đọng, sâu sắc
1,0 0,5
Câu 2 (12.0 điểm) I. Về kĩ năng: - Thí sinh phải huy động kiến thức về lí luận văn học, tác phẩm văn học, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bình luận, cảm thụ văn chương của mình để làm bài. - Bài viết có văn phong sáng rõ, bố cụ rõ ràng, hợp lý, lập luận và dẫn chứng thuyết phục, diễn đạt lưu loát, biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận hiệu quả. - Thể hiện tốt năng khiếu viết văn, có sự sáng tạo trong cách nghĩ, cách viết. II. Về kiến thức: - Thí sinh xác định đúng vấn đề cần bàn luận: Yêu cầu của tiếp nhận văn học đối với độc giả. - Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo những ý sau: Ý Nội dung chính cần đạt Điểm 1 Giới thiệu vấn đề nghị luận rõ ràng, chính xác, hấp dẫn 0,5 2 Giải thích ý kiến 2,0 -“sống trên ngọn hải đăng tỏa ánh trong sạch”:cái nhìn hiện thực từ bên ngoài, đứng bên trên hiện thực và phán xét. -“sống trên đất đã làm nên anh ta”, “đau nỗi đau của đất đã làm nên anh ta”: cái nhìn của người nghệ sĩ đứng bên trong hiện thực để quan sát, dấn thân, trải nghiệm, dùng chính nỗi đau của bản thân để phản ánh hiện thực. -> Vấn đề nghị luận: Nhận định của Heinrich Boll nhắc đến vấn đề cái nhìn và cũng là thái độ tiếp cận của người nghệ sĩ trước hiện thực cuộc sống: người nghệ sĩ không đứng ngoài hiện thực, đứng trên hiện thực để phán xét như người ngoài cuộc, mà cần phải dấn thân để quan sát hiện thực từ bên trong, dưới cái nhìn của người trong cuộc. 3 Bình luận, lý giải 4,0 * Khẳng định ý kiến đúng, xác đáng. * Lý giải: - Văn học chính là tấm gương phản ánh cuộc sống, hiện thực chính là nguồn chất liệu, nguồn cảm hứng bất tận của tác phẩm văn học. Không có tác phẩm nào không phản ánh cuộc sống và do vậy không nhà văn nào có thể sáng tác nếu không gắn mình với hiện thực cuộc sống. -Nhận định của Heirich Boll còn nhấn mạnh hơn đến việc lựa chọn cách tiếp cận, đến vấn đề “đôi mắt” của tác giả đối với hiện thực cuộc sống. Tác giả không thể thành công nếu tự cho mình cao hơn hiện thực, thoát ly khỏi hiện thực để phán xét nó. Linh hồn thực sự của tác phẩm nằm ở chính trải nghiệm của nhà văn, ở cách anh ta dùng nỗi đau của mình để hiểu nỗi đau của người.
4 5
6
-Hơn nữa, vai trò, sứ mệnh của người nghệ sĩ rất cao cả, họ là “người cho máu”, là người “nâng giấc cho những kẻ cùng đường tuyệt lộ” (Nguyễn Minh Châu), nhà văn không phải là kẻ phán xét mà trước hết tác giả phải là người dấn thân. Việc đứng ngoài phán xét chỉ mang đến những trang văn đầy định kiến và tàn nhẫn, chỉ sự dấn thân, thấu hiểu mới mang đến giá trị “nhân đạo từ trong cốt tủy” (Sê-khốp) và do vậy tác phẩm mới có được sức sống lâu bền. -Cái nhìn của người trong cuộc, việc “đau nỗi đau của đất làm nên anh ta” không hẳn là người nghệ sĩ phải dùng chính chất liệu cuộc đời mình để làm nên tác phẩm văn học, mà nó nhấn mạnh đến việc dù viết về ai, viết về việc gì, viết về vấn đề gì, người nghệ sĩ đều phải thể nghiệm, đặt mình vào vị trí của người trong cuộc để cảm nhận thấu đáo, sâu sắc, để thấu hiểu tường tận, cặn kẽ bản chất của sự việc. Chứng minh Bàn luận, mở rộng nâng cao - Sự phản ánh hiện thực không bao giờ là sự sao chép vô hồn, mà bao giờ cũng in đậm dấu ấn chủ quan của người nghệ sĩ, cho nên cùng là “cái nhìn trong cuộc”, nhưng mỗi người nghệ sĩ sẽ có những góc nhìn khác nhau, có một cách quan sát độc đáo không trùng lặp, mang đậm “dấu vân tay nghệ thuật” của riêng mình. -“Cái nhìn” của người nghệ sĩ chỉ được truyền tải một cách trọn vẹn khi nó có được một hình thức nghệ thuật phù hợp, độc đáo và đặc sắc. Khái quát vấn đề: Đúng, lắng đọng, có chiều sâu
Giáo viên ra đề: Bùi Thị Thanh Hoa SĐT: 0988669331
4,0 1,0
0,5
SỞ GD& ĐT THÁI NGUYÊN TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐỀ ĐỀ XUẤT
TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XV - 2019 MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI: 10 Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi gồm có 01 trang
Câu 1 (8,0 điểm) Mỗi người sinh ra trên thế giới này Đều đại diện cho một điều mới mẻ Một điều chưa từng tồn tại trước đó, Nguyên bản và duy nhất Bổn phận của chúng ta là phải biết: Chưa có ai giống như mình từng xuất hiện trên đời, Vì nếu ta chỉ là bản sao của ai đó Thì sự tồn tại chẳng còn nghĩa lý gì ? Mỗi người là một điều mới mẻ Được thế giới gọi tên Để sống thực với chính mình Trong cuộc đời này. ( Martin Bubber, Dám chấp nhận - bộ sách Hạt giống tâm hồn, tr.27, , NXB Tổng hợp TPHCM ) Anh / chị hãy viết bài văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ về thông điệp được gửi gắm trong những câu thơ trên. Câu 2 (12,0 điểm) “Nghệ thuật thực sự đòi hỏi cả tài năng và tâm hồn, cả sự thông minh và lòng trắc ẩn, cả cảm xúc và sự chiêm nghiệm vượt lên trên thời gian - lịch sử.” (Nhà văn và quá trình sáng tạo, Lê Ngọc Trà, NXB Trẻ, tr.237, TPHCM, 2018) Anh/ chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết về tác giả, tác phẩm đã học trong chương trình Ngữ văn 10, hãy làm sáng tỏ. ………………………HẾT……………………..
Người ra đề: 1/ Nguyễn Thị Bích Dậu - 0962719911 2/ Lê Thị Mai Ngân - 0982348344
SỞ GD& ĐT THÁI NGUYÊN TRƯỜNG THPT CHUYÊN HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1
TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XV - 2019 MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI: 10 Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) HDC gồm có 04 trang
Nội dung chính cần đạt
Điểm
Suy nghĩ về những câu thơ của M. Bubber
8,0
I. Yêu cầu về kĩ năng - Có kĩ năng viết bài văn nghị luận xã hội, biết huy động các kiến thức sách vở, kiến thức đời sống và những trải nghiệm của riêng mình để làm bài. - Vận dụng các thao tác lập luận phù hợp, lí lẽ xác đáng, trình bày khoa học, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. II. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có nhiều cách trình bày khác nhau, song cần đạt được những nội dung cơ bản sau: 1. Giải thích - Mỗi người sinh ra trên thế giới này đều đại diện cho một điều mới mẻ, nguyên bản và duy nhất : Mỗi con người sinh ra trên đời đều là nguyên bản (bản gốc) duy nhất với những sự khác biệt độc đáo về năng lực, sở trường, thiên hướng, đam mê,.... - Bổn phận chúng ta là phải biết trân trọng sự khác biệt độc đáo của bản thân, đùng cố gắng trở thành bản sao của ai đó, đừng chỉ biết bắt chước, sao chép, chạy theo người khác, chạy theo đám đông. Điều đó sẽ khiến bạn trở nên nhạt nhẽo, đơn điệu và dễ đánh mất giá trị của bản thân. => Thông điệp : Hãy trân trọng sự khác biệt của bản thân, trân trọng những gì thuộc về bạn và sống thật với nguyên bản của mình. Đừng là bản sao của bất cứ ai trong cuộc đời này. 2. Bình luận - Mỗi chúng ta sinh ra trên thế gian này là một cá thể biệt lập và đầy mới mẻ để làm nên một xã hội đa dạng, phong phú. Cần biết trân trọng bản thân, yêu quý cả thế mạnh và hạn chế, năng lực và điểm yếu của mình bởi chẳng có ai sinh ra là một cá thể hoàn hảo. Cần biết khơi dậy năng lực tiềm ẩn bên trong con người bạn để thành công và sống có ý nghĩa. - Sống thực với bản thân luôn tự biết cân bằng cuộc sống, tự diều chỉnh cuộc sống của mình cho phù hợp, không lệ thuộc vào sự xoay chuyển của định
1,5
kiến và những biến động của xã hội. Sống thực với chính mình khiến ta luôn tự tin khẳng định bản thân và có nhiều bứt phá độc đáo, kiến tạo nên những điều mới mẻ cho cuộc sống của bản thân. - Sống thực với bản thân còn mang lại niềm tin tưởng cho người khác, hình
4,0
thành mối quan hệ xã hội thân thiện, tốt đẹp giữa con người với con người. - Trong cuộc sống hiện đại, khi thế giới công nghệ thông tin càng phát triển, lối sống ảo chỉ thích bắt chước đua đòi chạy theo đám đông từ ăn mặc đến thói quen, suy nghĩ…khiến rất nhiều người tự đánh mất nguyên bản của mình. Cố gắng trở thành bản sao của người khác, bạn sẽ đánh mất mình, sẽ cảm thấy mệt mỏi và chán nản, sẽ trở nên nhạt nhòa và chìm nghỉm trong một thế giới luôn đề cao sự khác biệt. Sống thực với chính mình sẽ khiến chúng ta luôn biết khẳng định vị trí bản thân trong xã hội. - Sống như một bản sao của kẻ khác sẽ để lại nhiều tác hại: thói quen không chịu độc lập suy nghĩ sáng tạo mà chỉ thích chạy theo, bắt chước. Vì thế họ sẽ là kẻ chỉ theo sau và tụt hậu. (Học sinh lấy dẫn chứng và phân tích dẫn chứng) 3. Mở rộng, nâng cao vấn đề, bài học nhận thức - Để lại bài học nhân sinh sâu sắc: mỗi chúng ta hãy luôn sống là chính
2,5
mình. Nếu chúng ta cứ chạy theo người khác thì ta luôn là bản sao của họ và tự đánh mất cái tôi riêng của mình - Tuy nhiên, sống thực với chính mình không đồng nghĩa với lối sống lập dị, thích làm điều khác người điên rồ, lố lăng, kệch cỡm, dị hợm…. 2
“Nghệ thuật thực sự đòi hỏi cả tài năng và tâm hồn, cả sự thông minh và lòng trắc ẩn, cả cảm xúc và sự chiêm nghiệm vượt lên trên thời gian - lịch sử.” (Nhà văn và quá trình sáng tạo, Lê Ngọc Trà, NXB Trẻ, tr.237, TPHCM, 2018) Anh/ chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết về tác giả, tác phẩm đã học trong chương trình Ngữ văn 10, hãy làm sáng tỏ. I. Yêu cầu về kĩ năng - Có kĩ năng viết bài văn nghị luận văn học, biết huy động các kiến thức lí luận, kiến thức về tác giả, tác phẩm để làm bài. - Vận dụng các thao tác lập luận phù hợp, lí lẽ xác đáng, trình bày khoa học, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. II. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có nhiều cách trình bày khác nhau, song
12,0
cần đạt được những nội dung cơ bản sau: 1. Giải thích
1,5
- Nghệ thuật thực sự: những tác phẩm chân chính giàu tính thẩm mĩ, thực hiện xuất sắc sứ mệnh cao cả của nghệ thuật và có sức sống lâu bền với thời gian - ... đòi hỏi cả tài năng và tâm hồn, cả sự thông minh và lòng trắc ẩn, cả cảm xúc và sự chiêm nghiệm vượt lên trên thời gian - lịch sử: Tác phẩm nghệ thuật thực sự luôn kết tinh sự từng trải, vốn sống, tư tưởng, tình cảm, những suy tư, chiêm nghiệm sâu sắc, có ý nghĩa muôn đời của người cầm bút. Nói cách khác, tác phẩm nghệ thuật chứa đựng trong đó cái tâm và cái tài, trí tuệ và tình cảm của nghệ sĩ. Cái gốc tình cảm ở nghệ sĩ là lòng trắc ẩn - niềm cảm thương sâu kín tới mọi nông nỗi kiếp người; giá trị quan trọng trong tư tưởng của nghệ sĩ là ở những chiêm nghiệm sâu sắc vượt thời đại về cuộc sống và nhân sinh. -> Nhận định đề cập đến vấn đề đặc trưng của văn học và vai trò của nhà văn trong sáng tạo nghệ thuật 2. Bàn luận - Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo, của sự sáng tạo. Bởi vậy nó đòi hỏi ở người nghệ sĩ những tố chất đặc biệt: sự mẫn cảm, óc quan sát tinh tế, trí tưởng tượng dồi dào, trí tuệ sắc sảo, vốn sống phong phú và cá tính riêng biệt,... Không thể cố mà có thể trở thành nhà văn nhà thơ, bởi ngoài sự dày công khổ luyện, trau dồi tài năng, nghệ sĩ còn cần những tố chất thiên bẩm. Để viết nên những tác phẩm văn chương thực sự có giá trị, nhà văn phải là kẻ nhạy cảm với sự sáng tạo từ trong bản năng, biết rung động với cái đẹp trong tự nhiên và trong cuộc sống, có thể nhìn ra cái vô hình vô ảnh, nhìn xuyên thấu mọi ngóc ngách của miền nhân sinh, rọi tới cái thăm thẳm trong hồn người và từ đó khái quát lên những vấn đề muôn thuở của nhân sinh, của hiện thực và lịch sử. - Văn học phản ánh và nhận thức đời sống thông qua việc xây dựng thế giới hình tượng. Hình tượng nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ, là đứa con tinh thần của người nghệ sĩ, nó kết tinh trong đó tất cả tài năng và tâm hồn, trí tuệ và tình cảm, những suy tư, chiêm nghiệm, những thông điệp
3,0
sâu sắc mà tác giả muốn truyền gửi tới người đọc nhiều thế hệ. Hình tượng chính là phương tiện giao tiếp quan trọng giữa nhà văn và độc giả, là thước đo tầm vóc của nhà văn và định giá giá trị tác phẩm. -> Nhận định đúng đắn, cho ta căn cứ tương đối chuẩn xác và đầy đủ để đánh giá giá trị thực sự của tác phẩm nghệ thuật. 3. Chứng minh: học sinh tự chọn một số tác phẩm phù hợp trong chương trình Ngữ văn 10, phân tích, làm nổi bật: - Tài năng của nhà văn trong xây dựng hình tượng
6,0
- Tâm hồn và tình cảm, cái gốc nhân đạo sâu vững của nhà văn. - Sự thông minh, trí tuệ của nhà văn trong tư tưởng của tác phẩm, những suy tư, chiệm nghiệm vượt lên mọi không gian và thời đại của nghệ sĩ trong tác phẩm. 4. Đánh giá, mở rộng, nâng cao - Đây là ý kiến đúng đắn, làm nổi bật được đặc trưng của văn học.
1,5
- Nhận định đã đặt ra yêu cầu đối với người sáng tác và người tiếp nhận: + Người sáng tác: mài sắc tư tưởng, tình cảm, trau dồi tài năng. + Người tiếp nhận: nâng cao vốn hiểu biết, văn hóa, có khả năng khám phá chiều sâu tư tưởng và những thông điệp vượt thời đại đặt ra trong tác phẩm. TỔNG
ĐIỂM TOÀN BÀI …………………………………HẾT……………………………..
Lưu ý: - Giám khảo tránh đếm ý cho điểm, cần vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết cảm xúc, sáng tạo. - Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm. - Giám khảo làm tròn điểm tổng bài thi đến 0,5 điểm.
20,0