Tổng hợp đề chính thức và đề xuất kì thi hsg trại hè Hùng Vương môn Ngữ văn khối 11 năm 2019

Page 1

ĐỀ THI HSG TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG MÔN NGỮ VĂN

vectorstock.com/26677865

Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection

Tổng hợp đề chính thức và đề xuất kì thi hsg trại hè Hùng Vương môn Ngữ văn khối 11 năm 2019 WORD VERSION | 2021 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM

Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594


TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XV TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC KẠN

ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 Thời gian làm bài: 180 phút (Đề thi có: 01 trang gồm 02 câu)

ĐỀ THI ĐỀ XUẤT Câu 1(8,0 điểm) Trình bày ý kiến của anh chị về câu nói sau đây của nhà văn Nga LepTônxtôi. "Bạn đừng nên chờ đợi những quà tặng bất ngờ của cuộc sống mà hãy tự mình làm nên cuộc sống". Câu 2 (12,0 điểm) Nói về tính độc đáo trong sáng tác văn học, có ý kiến cho rằng " Nghệ thuật là lĩnh vực độc đáo, vì vậy nó đòi hỏi người sáng tác phải có phong cách nổi bật tức là có nét gì đó rất riêng mới lạ thể hiện trong các tác phẩm của mình". Anh/chị có suy nghĩ gì về ý kiến trên? Hãy làm sáng tỏ qua một truyện ngắn 30-45 trong chương trình Ngữ văn 11.

---------- Hết ----------


TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XV TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC KẠN

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 Thời gian làm bài: 180 phút

Câu 1 (8.0 điểm I. Yêu cầu về kĩ năng - Biết cách làm bài nghị luận xã hội, bố cục rõ ràng, kết cấu bài làm chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, liên kết câu và liên kết đoạn. - Hiểu yêu cầu của đề bài, biết cách lập ý, biết cách chọn dẫn chứng tiêu biểu - Thể hiện được trải nghiệm sống của cá nhân, có tư duy phản biện, sáng tạo. II. Yêu cầu về kiến thức Học sinh có thể hiểu và triển khai ý theo nhiều cách khác nhau, song có thể lưu ý một số yêu cầu nội dung sau: Ý 1

Nội dung Giải thích

Điểm 1,5

- Quà tặng bất ngờ có thể hiểu theo nghĩa cụ thể - khái quát: đó là vật chất, tinh thần, những cơ hội, may mắn bất ngờ đến với con người... - Nội dung ý nghĩa của câu nói: khuyên con người cần có thái độ sống chủ động, có ý chí và nghị lực 2

Bình luận

- Quà tặng bất ngờ mang lại niềm vui, sự hào hứng nhưng không phải lúc nào cũng có. - Nhiều người khi nhận được quà tặng bất ngờ: có tâm lí chờ đợi, ỷ lại thậm chí phung phí những quà tặng ấy. - Phê phán những đối tượng thụ động, thiếu ý chí vươn lên, chỉ chờ đợi những quà tặng bất ngờ mà không tự mình làm nên cuộc sống. - Không thể phủ nhận những giá trị, ý nghĩa của quà tặng bất ngờ

3,5


mà cuộc sống ban tặng cho con người, vấn đề là biết tận dụng trận trọng quà tặng ấy như thế nào. 3

3,0

Bài học nhận thức và hành động - Phải chủ động trang bị kiến thức, rèn luyện cách sống bản lĩnh có ý chí...để có thể đón nhận những quà tặng kì diệu của cuộc sống, do chính bản thân mình làm nên. - Liên hệ bản thân và rút ra bài học. Câu 2(12,0 điểm ) I. Yêu cầu về kĩ năng Học sinh biết cách làm bài nghị luận về một vấn đề lí luận văn học. Luận điểm rõ ràng, lôgic; lập luận thuyết phục. Văn giàu cảm xúc, hình ảnh; không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả.... II. Yêu cầu về kiến thức Học sinh có thể trình bày vấn đề theo những cách khác nhau, song bài viết phải làm nổi bật được các nội dung chính sau: Nội dung

Ý Giải thích

1

Điểm 2,0

Thí sinh cần vận dụng kiến thức lí luận văn học để lí giải ý kiến: - Văn học là một loại nghệ thuật thuộc phạm trù độc đáo. Một tác phẩm văn học đích thực là tác phẩm có vẻ đẹp về nghệ thuật thực sự khác biệt. - Lao động của nhà văn là lao động sáng tạo. Mỗi nhà văn đều phải tạo cho mình một nét riêng độc đáo, một phong cách nghệ thuật tức là có nét gì đó rất riêng mới lạ thể hiện trong các tác phẩm của mình. Đó là sự khẳng định vị trí nhà văn trong trào lưu văn học trong nền văn học. 2

Bình luận

- Đây là một ý kiến đúng đắn. . +Văn học là tấm gương phản ánh đời sống, mà dòng chảy đời sống

3,0


thì không lặp lại bao giờ nên văn học luôn phản chiếu, lí giải, đánh giá, dự báo về những yếu tố mới mẻ không ngừng ấy. + Văn học là lĩnh vực của cái độc đáo. Đặc biệt là sáng tạo ra cái mới. Cái mới trong văn học là cái chưa từng có, cái được sáng tạo ra lần đầu, có ý nghĩa đổi mới tiếng nói nghệ thuật, là sự phát hiện vấn đề mới về con người và xã hội. Tất nhiên mọi cái mới đều có cội nguồn sâu xa trong truyền thống văn học dân tộc và nhân loại nhưng nó phải có cái gì đó vượt lên, mở ra. Chỉ những tác phẩm có sự sáng tạo mới lạ, giàu giá trị thẩm mĩ mới có sức hấp dẫn lớn, có thể vượt qua quy luật băng hoại khắc nghiệt của thời gian. + Việc sáng tạo ra cái mới tạo nên phong cách riêng, gương mặt tinh thần riêng của mỗi nhà văn. Phong cách nổi bật của nhà văn biểu hiện ở nét rất riêng mới lạ trong tác phẩm của mình. Đó là nhà văn phải có cái nhìn cách cảm thụ giàu tính khám phá nghệ thuật đối với cuộc đời; Nhà văn có nét riêng trong sự lựa chon xử lí đề tài xác định chủ đề, xác định đối tượng miêu tả; nhà văn cũng cần có giọng điệu riêng gắn với cảm hứng sáng tác và một điều cơ bản nữa là trong sáng tác của nhà văn phải có tính thống nhất ổn định trong cách sử dụng các phương thức phương tiện nghệ thuật. 3

Chứng minh Học sinh lựa chọn tác phẩm truyện ngắn tiêu biểu của văn học VN giai đoạn 1930-1945, (VD Chí Phèo của Nam Cao): Nét riêng mới lạ ở tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao: - Nam Cao thể hiện tư tưởng nhân đạo mới mẻ. Phát hiện miêu tả phẩm chất tốt đẹp của người nông dân ngay cả khi họ bị thực dân phong kiến tàn ác biến thành quỷ dữ. - Tác phẩm đã ghi nhận thành công trong xây dựng nhân vật Chí Phèo và Bá Kiến là những nhân vật điển hình, vừa có ý nghĩa tiêu biểu vừa hết sức sống động có cá tính độc đáo.

5,0


- Chí Phèo có lối kết cấu mới mẻ, cốt truyện hấp dẫn, tình tiết đầy kịch tính, biến hóa. Ngôn ngữ sống động, giọng điệu phong phú, cách trần thuật linh hoạt. - Đánh giá chung về phong cách nghệ thuật Nam Cao và những đặc sắc trong Chí Phèo. 4

Mở rộng, nâng cao - Đây là ý kiến đúng đắn đề cập đến nét riêng, mới lạ và độc đáo của nhà văn trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. - Nhận định trên đã đặt ra yêu cầu đối với người sáng tác và người tiếp nhận: + Đối với nhà văn: cần sống sâu với đời, mở lòng đón nhận mọi âm vang của cuộc sống để từ đó phát hiện ra những cái mới mẻ xuất hiện trong dòng chảy của hiện thực cuộc sống. Đồng thời phải có ý thức trau dồi, rèn luyện tài năng để có thể có những cách biểu hiện mới lạ, hấp dẫn…. + Đối với độc giả: cần chủ động, tích cực trong tìm hiểu tác phẩm để từ đó nhận ra những sáng tạo mới mẻ, những cái hay, cái đẹp của tác phẩm cùng tấm lòng và tài năng của nhà văn biểu hiện trong đó….

2,0


T

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XV TRƯỜNG THPT CHUYÊN TỈNH CAO BẰNG

ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ

ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 Thời gian: 180 phút - không kể thời gian giao đề (Đề này có 01 trang, gồm 02 câu)

Câu 1 (8.0 điểm) Nhà văn Mĩ Henry David Thoreau cho rằng: "Không có giá trị nào trong cuộc sống trừ những gì bạn chọn đặt lên nó, và không có hạnh phúc ở bất cứ đâu trừ những điều bạn mang đến cho bản thân mình". Nhưng ý kiến khác lại khẳng định: "Kẻ nào chỉ nghĩ đến bản thân và việc gì cũng chỉ tìm lợi cho mình thì không thể có hạnh phúc được. Muốn sống cho bản thân thì phải sống vì người khác". Những ý kiến trên gợi cho anh/chị suy nghĩ và quan niệm như thế nào về hạnh phúc ? Câu 2 (12.0 điểm) Có ý kiến cho rằng: Phần lớn nhà văn, nhà thơ nào khi sáng tác đều thể hiện cá tính sáng tạo, ra sức đi tìm cái mới, thể hiện cái không lặp lại bên cạnh cái lặp lại có tính kế thừa truyền thống. Bằng trải nghiệm của bản thân về một số tác phẩm văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 , anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. ------------------------------------------ HẾT----------------------------------------------NGƯỜI RA ĐỀ: Nguyễn Thị Hoàn SĐT: 0912127154


TTRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XV TRƯỜNG THPT CHUYÊN TỈNH CAO BẰNG

HDC ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ

HDC ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 Thời gian: 180 phút - không kể thời gian giao đề (HDC gồm 05 trang)

CÂU 1 (8.0 điểm) * Yêu cầu về kĩ năng: - Thành thạo kĩ năng làm bài văn Nghị luận xã hội (về một tư tưởng đạo lí). - Bố cục mạch lạc, rõ ràng, hợp lí. - Diễn đạt trong sáng, giàu cảm xúc, sáng tạo; không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. * Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, có những quan điểm riêng nhưng cần có quan điểm lập trường đúng đắn, nghiêm túc. Cần có các ý sau: 1. Giới thiệu đúng vấn đề nghị luận (0,5 điểm) Suy nghĩ, quan niệm về hạnh phúc: do bản thân tạo dựng; muốn có hạnh phúc cá nhân trước hết cần biết sống vị tha. 2. Giải thích hai ý kiến (1,5 điểm) 2.1. Giải thích ý kiến của Henry David Thoreau: "Không có giá trị nào trong cuộc sống trừ những gì bạn chọn đặt lên nó, và không có hạnh phúc ở bất cứ đâu trừ những điều bạn mang đến cho bản thân mình". - Giải thích từ khóa: Hạnh phúc là trạng thái tâm lí vui sướng, mãn nguyện của con người khi được đáp ứng những mong ước, khát vọng. => Ý kiến khẳng định vai trò, giá trị của bản thân trong việc tạo ra hạnh phúc cho chính mình. 2.2. Giải thích ý kiến: "Kẻ nào chỉ nghĩ đến bản thân và việc gì cũng chỉ tìm lợi cho mình thì không thể có hạnh phúc được. Muốn sống cho bản thân thì phải sống vì người khác". - Giải thích các cụm từ:


+ Chỉ nghĩ đến bản thân : ích kỉ, chỉ sống cho mình, chỉ quan tâm tới quyền lợi cá nhân. + Phải sống vì người khác: sống vị tha, sẵn sàng cống hiến, hi sinh vì mọi người. => Ý kiến nhấn mạnh muốn có hạnh phúc cho cá nhân thì trước hết phải biết sống vì người khác, biết cho đi trước khi đòi hỏi nhận về. 2.3: Hai ý kiến không mâu thuẫn mà bổ sung cho nhau, là hai quan niệm tích cực về hạnh phúc và cách tạo dựng hạnh phúc của cá nhân trong cuộc đời. 3. Bàn luận (5.0 điểm) * Hạnh phúc không phải là cái gì xa xôi, trừu tượng mà hiện diện trong những gì bình dị nhất của cuộc sống. Tùy thuộc khả năng, hoàn cảnh, sự nỗ lực không ngừng, mỗi người có thể tự tạo ra hạnh phúc cho chính mình (lí giải và nêu dẫn chứng thực tế minh họa cụ thể). * Hạnh phúc thực sự là khi ta biết quan tâm, mang tình yêu thương và sự sẻ chia chân thành để trao niềm vui cho mọi người, biết sống vì người khác. Khi ấy hạnh phúc sẽ nhân lên gấp bội (lí giải và nêu dẫn chứng thực tế minh họa cụ thể). * Hướng tới và tạo ra hạnh phúc cho bản thân không có nghĩa là trục lợi, vun vén cho cá nhân mà là cống hiến, hi sinh vì mọi người, tạo dựng môi trường cuộc sống cộng đồng nhân văn. (lí giải và nêu dẫn chứng thực tế minh họa cụ thể). * Phê phán lối sống ích kỉ, vô cảm, chà đạp lên người khác để tìm hạnh phúc của bản thân; lấy bất hạnh của người khác làm niềm vui cho mình; lối sống dựa vào người khác; ảo tưởng kiếm tìm hạnh phúc viển vông ... 4. Liên hệ mở rộng và rút ra bài học cho bản thân (1.0 điểm) - Cần xây dựng phương châm, thái độ sống tích cực để đem lại hạnh phúc cho bản thân và cho người khác. - Cần nỗ lực phấn đấu bằng tất cả khả năng của mình để kiến tạo hạnh phúc bền vững thực sự.


- Để có được hạnh phúc mỗi người cần trang bị cho mình những phẩm chất đạo đức, tâm hồn cao đẹp, vốn tri thức mọi lĩnh vực và những kỹ năng mềm để xử lý linh hoạt mọi tình huống của cuộc sống. CÂU 2 (12.0 điểm) *Yêu cầu về kĩ năng: - Biết cách làm bài Nghị luận về một vấn đề lí luận văn học: Phong cách, cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ văn chương. - Bố cục mạch lạc, hợp lí, khúc chiết. - Tổ chức hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng, logic. - Diễn đạt trong sáng, giàu cảm xúc, cảm thụ thơ văn sáng tạo. Không mắc các lỗi dùng từ, chính tả, ngữ pháp. * Yêu cầu về kiến thức: - Nắm vững kiến thức lí luận văn học: Phong cách văn học; cá tính sáng tạo của tác giả; quy luật kế thừa và cách tân trong sáng tạo nghệ thuật. - Nắm vững kiến thức tác giả và tác phẩm văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 (tự chọn để chứng minh ý kiến). Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần có các ý sau: 1. Giới thiệu chính xác vấn đề nghị luận (0,5 điểm) Một trong những biểu hiện của phong cách nhà văn là cá tính sáng tạo. Điểm nổi bật của cá tính sáng tạo là đi tìm cái mới, thể hiện cái không lặp lại bên cạnh cái lặp lại có tính kế thừa truyền thống. 2. Giải thích (1.5 điểm) - Cá tính sáng tạo của nhà văn chính là nét riêng, sự độc đáo trong quá trình nhận thức và phản ánh cuộc sống để đưa đến cho độc giả một cái nhìn mang tính khám phá mới mẻ về cuộc đời và con người thông qua những phương thức, phương tiện nghệ thuật biểu hiện mang tính đặc thù của cá nhân, thể hiện trong hàng loạt tác phẩm, hình thành phong cách văn học của tác giả. Cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ biểu hiện trên cả hai phương diện; nội dung tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm.


- Ra sức đi tìm cái mới, thể hiện cái không lặp lại: Sự nỗ lực tìm tòi, khám phá, sáng tạo bằng công phu lao động nghệ thuật nghiêm túc của tác giả để đem đến cho văn học những cái mới về đề tài, thể loại, ngôn ngữ, cách biểu đạt, quan điểm tư tưởng ... chưa hề xuất hiện trong văn học trước đó hay trong tác phẩm của bất kì tác giả nào. - Thể hiện cái lặp lại có tính kế thừa truyền thống: Trên cơ sở những đề tài cũ, phương tiện nghệ thuật quen thuộc nhưng lại được soi chiếu bằng cái nhìn mới, tư tưởng mới, đánh giá bằng quan điểm tích cực của thời đại văn học mới cùng với cách thức phản ánh mới mẻ in dấu ấn sáng tạo nghệ thuật của tác giả. => Ý kiến trên đúc kết từ thực tiễn sáng tác của nhà văn, quá trình tiếp nhận của người đọc, quá trình thẩm định, phê bình văn học của các nhà nghiên cứu để đi đến sự khẳng định: Cá tính sáng tạo là phẩm chất quan trọng hàng đầu của nhà văn, là yếu tố cốt lõi hình thành phong cách tác giả. Hoạt động sáng tác văn chương thực chất là quá trình sáng tạo không ngừng nghỉ của những người nghệ sĩ tâm huyết. Đó là quá trình vận động tự giác để hoàn chỉnh phong cách trên cơ sở kế thừa và cách tân, tự làm mới ngòi bút của chính mình, làm mới văn chương, làm mới thị hiếu thẩm mĩ của người đọc . 3. Chứng minh (8.0 điểm) Học sinh tự chọn ít nhất hai tác phẩm văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 (nên đủ diện thể loại: thơ và văn xuôi) để làm rõ luận đề: Phần lớn nhà văn, nhà thơ nào khi sáng tạo đều thể hiện cá tính sáng tạo, ra sức đi tìm cái mới, thể hiện cái không lặp lại bên cạnh cái lặp lại có tính kế thừa truyền thống. Dù chọn tác giả, tác phẩm nào để chứng minh cũng cần bám sát các ý sau: - Giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm chọn chứng minh. - Cái mới, cái không lặp lại thể hiện cá tính sáng tạo của tác giả trong tác phẩm là ở những yếu tố nào ? (Đề tài và chủ đề / Cái nhìn và tư tưởng nhận thức / Phương thức phản ánh và phương tiện nghệ thuật biểu hiện / ...). - Bên cạnh sự sáng tạo cái mới không lặp lại, tác phẩm thể hiện sự lặp lại có tính kế thừa truyền thống phong cách nghệ thuật của chính tác giả như thế nào ?


- Để tạo nên sự thành công của tác phẩm, tác giả đã phát huy những phẩm chất gì? Phẩm chất nào quan trọng nhất ? ..... 4. Bình luận và liên hệ mở rộng vấn đề (2,0 điểm) - Ý kiến trong đề bài là chân lí phổ quát của hoạt động sáng tạo văn chương nghệ thuật, có ý nghĩa sâu sắc, vừa nhắc nhở người sáng tác mài sắc ngòi bút bằng khả năng sáng tạo và khát vọng kiếm tìm cái mới cho văn chương, vừa định hướng cho người đọc khi khám phá tác phẩm chú ý phát hiện, trân trọng cá tính sáng tạo, ý thức "khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có" (Nam Cao - Đời thừa) của mỗi tác giả. - Ý kiến đã khẳng định một nhà văn có phong cách độc đáo phải là người nghệ sĩ có cá tính sáng tạo, vừa nỗ lực kiếm tìm cái mới, vừa lặp lại những yếu tố tinh hoa truyền thống trong phong cách của mình để in dấu "vân chữ" trong tác phẩm, tạo tấm "giấy thông hành" trong làng văn chương và có chỗ đứng bền vững trong lòng độc giả. - Để vươn tới tầm độ đó, mỗi người nghệ sĩ cần phải rèn luyện, mài giũa cái tài, cái tâm, vốn sống và sự trải nghiệm sâu sắc để hiểu người, hiểu đời, hiểu chính mình mà sáng tạo những tác phẩm văn chương chân chính, có sức sống trường tồn. - Khẳng định vai trò, đóng góp của các tác giả và tác phẩm đã chọn chứng minh ý kiến. ----------------------------------------------HẾT HDC-----------------------------------------



TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XV– SƠN LA 2019

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI: 11 Ngày thi: 27 tháng 7 năm 2019 Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi gồm có 01trang

ĐỀ CHÍNH THỨC

Họ và tên thí sinh:…………………………………………Số báo danh:…………….........

Câu 1 (8 điểm): Ở thời phong kiến, nữ sĩ Hồ Xuân Hương từng viết trong bài thơ “Đề đền Sầm Nghi Đống”: Ví đây đổi phận làm trai được, Thì sự anh hùng há bấy nhiêu! Còn ngày nay, Nguyễn Phương Mai (sinh năm 1976), phó giáo sư tại Đại học Khoa học Ứng dụng Amsterdam - Hà Lan, trên trang đầu của cuốn du ký Tôi là một con lừa (Nhã Nam & NXB Hội nhà văn, Hà Nội, 2013) đã viết: “Cảm ơn mẹ, vì đã buông tay để con được tự do.” Từ hai trường hợp trên, hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/chị về khát vọng và cơ hội khẳng định giá trị bản thân của người phụ nữ Việt Nam từ xã hội truyền thống đến hiện đại. Câu 2 (12 điểm): Bàn về nghệ thuật tự sự, có ý kiến cho rằng: Tự sự hiện đại có khi quan tâm đến việc câu chuyện gì được kể ra ít hơn việc câu chuyện ấy được kể như thế nào. Anh/chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên? Chọn phân tích một truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930-1945 để làm rõ quan điểm của mình về vấn đề này. ………………………HẾT……………………..

Lưu ý:

- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. - Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.


TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XV– SƠN LA 2019

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN:Ngữ Văn - KHỐI: 11 Ngày thi: 27 tháng 7 năm 2019 Hướng dẫn chấm có 07 trang

HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu 1 (8,0 điểm)

1. Yêu cầu chung về kỹ năng: - Nắm chắc các thao tác nghị luận về một vấn đề xã hội. - Thể hiện được sự tích lũy vốn sống, vận dụng linh hoạt các kiến thức thực tế trong bài viết. - Bố cục mạch lạc, có cá tính trong hành văn, ít mắc lỗi diễn đạt. 2.Yêu cầu kiến thức Ý

Câu 1 (8 điểm): Bàn về khát vọng và cơ hội khẳng định giá trị bản thân

Điểm

của người phụ nữ Việt Nam từ xã hội truyền thống đến hiện đại. 1

(2,0)

Giải thích - Câu thơ của Hồ Xuân Hương: thể hiện sự tự ý thức của người phụ nữ trong xã hội phong kiến về giá trị, tài năng của mình song đồng thời cũng nhận thức được sự khó khăn của cơ hội để khẳng định giá trị, tài năng ấy trong xã hội. - Lời cảm ơn người mẹ của tác giả Nguyễn Phương Mai: thể hiện sự biết ơn của tác giả đối với người mẹ bởi chính bà đã tạo điều kiện, trao cơ hội (“buông tay”) để con được “tự do” (được tự quyết định cuộc sống của mình, theo đuổi đam mê, khát vọng, giá trị của bản thân).

1,0


- Cả hai thông điệp đều gặp gỡ nhau khi nêu lên khát vọng khẳng định bản

1,0

thân của người phụ nữ, khát vọng muốn sống đời sống xứng đáng với giá trị, tài năng, phẩm chất của mình nhưng nhận thức về cơ hội để hiện thực hóa khát vọng ấy ở mỗi trường hợp là khác nhau. 2 (4,0)

Bàn luận – chứng minh

2.1

- Câu thơ của Hồ Xuân Hương ghi nhận một thực tế về địa vị xã hội của

1,5

người phụ nữ Việt Nam dưới thời phong kiến. Xã hội phong kiến vốn trọng nam khinh nữ, không cho phép người phụ nữ có cơ hội để khẳng định giá trị bản thân, nhiều lĩnh vực là đặc quyền của đàn ông như học vấn, chính trị. Ngay cả trong không gian duy nhất mà người phụ nữ được thừa nhận là có vai trò quan trọng là gia đình thì không phải lúc nào tiếng nói của người phụ nữ cũng được tôn trọng. Lĩnh vực mà người phụ nữ được phép thể hiện tài năng là đàn hát hay thơ phú thì qua thơ văn trung đại, ta cũng có thể nhận thấy, tài năng của họ nhiều khi đi liền với những nỗi oan trái. Tuy nhiên, có thể nhận thấy giới hạn của câu thơ Hồ Xuân Hương: chỉ khi là nam giới thì tài năng của người phụ nữ mới được thừa nhận và hơn nữa người phụ nữ muốn khẳng định mình theo hình mẫu của nam giới (sự anh hùng). 2.2

- Câu nói của Nguyễn Phương Mai đánh dấu sự trưởng thành, tự tin và

1,5

quyết liệt hơn của người phụ nữ Việt Nam hiện đại. Điều mà chị mong muốn là “được tự do” – điều này rộng hơn nhu cầu khẳng định tài năng như trong câu thơ của Hồ Xuân Hương. Trong sự tự do ấy, người phụ nữ có thể khẳng định bản thân mình một cách đa dạng và độc đáo hơn, không nhất thiết phải nói theo những hình mẫu nam giới. Hơn nữa, nhận thức về “cơ hội” ở đây không phải là một “ảo tưởng” mà đã là một thực tế. 2.3

- Xét cho đến cùng, để hiện thực hóa khát vọng khẳng định giá trị bản thân

1,0


của mình, người phụ nữ Việt Nam từ truyền thống là một nỗ lực bền bỉ. Người phụ nữ giờ đây đã có thể thể hiện “tài năng” của mình trong nhiều lĩnh vực xưa nay chủ yếu do nam giới thống lĩnh. Người phụ nữ hiện nay cũng “tự do” hơn trong việc xây dựng giá trị bản thân, quyết định, tự chủ trong đời sống, không chỉ nương theo những hình mẫu nam giới. Họ làm được không chỉ những việc nam giới đã thành công, mà còn cả những việc nam giới chưa từng làm; họ là người tiên phong trong một số lĩnh vực. (Thí sinh cần nêu được một vài dẫn chứng tiêu biểu.) 3

(2,0)

Mở rộng đánh giá – bài học nhận thức - Hiện thực hóa khát vọng khẳng định bản thân của người phụ nữ chính là

1,0

một khía cạnh cần quan tâm trong nỗ lực phấn đấu hướng đến sự bình đẳng giới trong xã hội hiện đại. Ở đây, người phụ nữ không chỉ nỗ lực vượt lên những định kiến của xã hội gia trưởng: Hồ Xuân Hương có thể nhận thức rõ việc giá trị của người phụ nữ được thừa nhận trong xã hội phong kiến là điều khó khăn nhưng bà vẫn không ngần ngại che giấu cá tính hay kiêu hãnh về tài năng. Song quan trọng hơn, người phụ nữ cũng phải giải phóng những áp lực xã hội lên mình: việc người mẹ “buông tay”, trên thực tế, là điều không đơn giản bởi ở đây người mẹ chắc chắn cũng có những đấu tranh tâm lý khi những khuôn thước truyền thống về phụ nữ (phụ nữ nên an phận, sống ổn định, vì gia đình) vẫn còn phổ biến. Nên khi “buông tay”, không chỉ con gái được “tự do”, mẹ cũng trở nên “tự do”. Bình đẳng giới trong trường hợp này không chỉ cần đến sự thay đổi từ phía nam giới mà còn cả từ chính phía nữ giới. - Khi người phụ nữ được tự do nhiều hơn để khẳng định chính mình, đó là dấu hiệu của những chuyển biến xã hội tích cực. Sự năng động của người phụ nữ Việt Nam hồi đầu thế kỷ XX chính là bằng chứng sống động nhất

1,0


của một xã hội chuyển mình sang hiện đại. Lưu ý: Đây là đề bài mở, đáp án chỉ có tính chất gợi ý, thí sinh hoàn toàn có thể suy luận những thông điệp khác, thí dụ: ý nghĩa của nỗi đau, của sự mất mát. Trường hợp này, suy nghĩ của thí sinh vẫn được chấp nhận. Giám khảo nên chấm điểm dựa theo mức độ thuyết phục trong lập luận, lý lẽ và dẫn chứng mà bài viết thí sinh thể hiện.

Câu 2:

1. Yêu cầu chung về kỹ năng: - Biết cách làm một bài nghị luận văn học có sự kết hợp giữa kiến thức lý luận văn học và cảm thụ tác phẩm văn học. - Kết cấu bài viết mạch lạc, chặt chẽ, diễn đạt chính xác các thuật ngữ, các tri thức lý luận văn học. Phân tích dẫn chứng phải làm rõ được vấn đề lý luận được nêu trong đề bài. - Hạn chế các lỗi diễn đạt. 2. Yêu cầu về kiến thức: Ý

Bàn về nghệ thuật tự sự, có ý kiến cho rằng: Tự sự hiện đại có khi quan

Điểm

tâm đến việc câu chuyện gì được kể ra ít hơn việc câu chuyện ấy được kể như thế nào. Anh/chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên? Chọn phân tích một truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930-1945 để làm rõ quan điểm của mình về vấn đề này. 1

Giải thích

1,0

Tự sự: Là một trong ba thể loại lớn văn học, bên cạnh trữ tình và kịch. Tác phẩm tự sự tái hiện đời sống thông qua các sự kiện, biến cố, hành vi con

2,0


người. Khái niệm tự sự hiện đại được nhắc đến ở đây phân biệt với tự sự truyền thống trong văn học dân gian và văn học trung đại. 2 (7,0)

Bàn luận – chứng minh

2.1 (2,0)

Cơ sở lí luận

2,0

Đặc trưng về phương thức tái hiện đời sống khiến tác phẩm tự sự trở thành

1,5

câu chuyện về ai đó hay về cái gì đó. Tác phẩm tự sự vì thế thường có cốt truyện, có nhân vật được khắc họa đầy đặn hơn trong tác phẩm trữ tình và kịch, có hệ thống chi tiết phong phú… Đây có thể được xem là bình diện “câu chuyện được kể” của tác phẩm tự sự. Nhưng mặt khác, nói tới nghệ thuật tự sự thì còn phải quan tâm đến cách mà câu chuyện ấy được kể như thế nào. Ở bình diện này, đọc tác phẩm tự sự, còn phải chú ý đến cách nhà văn xây dựng kết cấu, tổ chức trần thuật (chọn người kể chuyện, chọn điểm nhìn), ngôn ngữ và giọng điệu. - Khi nói tự sự hiện đại “có khi quan tâm đến việc câu chuyện gì được kể

0,5

ra ít hơn việc câu chuyện ấy được kể như thế nào”, có nghĩa là cách kể chuyện được nhà văn chú trọng hơn nội dung của câu chuyện. Điều này là một thực tế khi ta có thể thấy nhiều tác phẩm tự sự hiện đại, ngay cả tiểu thuyết – tác phẩm tự sự có dung lượng lớn, có cốt truyện rất mỏng ít sự kiện, ít biến cố, nhưng vẫn có sức hấp dẫn đặc biệt đến từ cách kể của nhà văn. Có những tác phẩm mà bản thân cách nhà văn sắp xếp trật tự các sự kiện, cách lựa chọn ngôi kể, tổ chức lời văn, tạo các ẩn dụ, biểu tượng, xác lập giọng điệu… mới là yếu tố quan trọng làm nên sức hấp dẫn của chúng. Điều này làm cho tự sự hiện đại khác với truyện dân gian hay truyện trung đại vốn chỉ quan tâm đến cốt truyện, đế kể nội dung. 2.2

Chứng minh

(6,0)

Thí sinh có thể chọn bất kỳ một truyện ngắn Việt Nam nào ở giai đoạn

2,5


1930-1945 (có thể chấp nhận cả những tác phẩm không có trong SGK Văn 11) nhưng khi phân tích dẫn chứng, thí sinh phải làm nổi bật được những đặc sắc trong cách kể của truyện ngắn ấy. Thí dụ, nếu thí sinh chọn phân tích truyện ngắn “Hai đứa trẻ” (Thạch Lam), thì cần nêu được những điểm: cốt truyện mỏng, chỉ xoay quanh một sự kiện đợi tàu, nhưng tác giả lại gia tăng miêu tả thiên nhiên, khung cảnh sinh hoạt và đặc biệt những cảm giác mơ hồ, tinh vi của con người (một đặc điểm nổi bật của tự sự của hiện đại là tham vọng kể lại cái không thể kể); người kể chuyện ở ngôi thứ ba song chủ yếu điểm nhìn trần thuật lại nương theo điểm nhìn của Liên, khiến lời văn giàu cảm giác, giàu ấn tượng chủ quan của nhân vật – điều mà tự sự trung đại ít có (có lẽ chỉ đến Truyện Kiều mới xuất hiện); tác giả chú trọng xây dựng nhịp điệu của lời văn… Thí dụ, nếu thí sinh chọn phân tích truyện ngắn “Hai đứa trẻ” (Thạch

2,5

Lam), thì cần nêu được những điểm: cốt truyện mỏng, chỉ xoay quanh một sự kiện đợi tàu, nhưng tác giả lại gia tăng miêu tả thiên nhiên, khung cảnh sinh hoạt và đặc biệt những cảm giác mơ hồ, tinh vi của con người (một đặc điểm nổi bật của tự sự của hiện đại là tham vọng kể lại cái không thể kể); người kể chuyện ở ngôi thứ ba song chủ yếu điểm nhìn trần thuật lại nương theo điểm nhìn của Liên, khiến lời văn giàu cảm giác, giàu ấn tượng chủ quan của nhân vật – điều mà tự sự trung đại ít có (có lẽ chỉ đến Truyện Kiều mới xuất hiện); tác giả chú trọng xây dựng nhịp điệu của lời văn… 3

(2,0)

Mở rộng đánh giá. - Sở dĩ tự sự hiện đại có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến cách kể là vì nó chú ý nhiều hơn đến thế giới bên trong con người, nó đề cao hơn tính

1,5


tích cực, chủ động của nhà văn trong sáng tác, nó chú ý nhiều hơn đến sức mạnh của ngôn từ, đến sự viết. Chính cách kể mới làm nên tính nghệ thuật của tự sự hiện đại. -Bài học đối với nhà văn, người đọc.

0,5

…………………………………HẾT…………………………….. Lưu ý: - Nếu thí sinh làm cách khác mà cho kết quả chính xác, có chứng cứ khoa học vẫn cho điểm tối đa. - Giám khảo làm tròn điểm tổng bài thi đến 0,25 điểm.


TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XV TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN TỈNH ĐIỆN BIÊN

ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN KHỐI 11 NĂM 2019

ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

Thời gian làm bài: 180 phút Đề có 01 trang, gồm 02 câu

Câu 1 (8,0 điểm) Hãy chia sẻ suy nghĩ của anh/ chị về câu nói sau: Đừng để đi đến cuối cuộc đời rồi mới nhận ra rằng bạn chỉ sống theo chiều dài của nó. Hãy sống theo cả chiều rộng nữa. Câu 2 (12,0 điểm) Nhà văn Nguyễn Khải từng phát biểu: Một tác phẩm văn học hay, theo tôi quan niệm, lõi phải dày, vỏ phải mỏng; mọi vấn đề đặt ra trong đó phải thẳng căng, những tình cảm phải được đẩy đến mức tột cùng. (Các nhà văn nói về văn, NXB Tác phẩm mới, 1985) Anh/ chị có đồng ý với ý kiến trên không? Chọn và phân tích một tác phẩm hoặc đoạn trích trong chương trình Ngữ văn 11 để làm sáng tỏ. ------------------ Hết -------------------


TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XV TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN TỈNH ĐIỆN BIÊN

ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN KHỐI 11 NĂM 2019 Thời gian làm bài: 180 phút

HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu 1 (8,0 điểm) I. Yêu cầu về kỹ năng - Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội - Kết cấu bài viết chặt chẽ. - Diễn đạt lưu loát, trong sáng. II. Yêu cầu kiến thức Thí sinh có thể đưa ra ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, cần làm nổi bật một số ý cơ bản sau: 1. Dẫn dắt – nêu được vấn đề nghị luận (0,5 điểm) 2. Giải thích ý kiến (2,0 điểm) - Sống theo chiều dài của nó: cuộc đời đơn thuần chỉ tính theo số năm có mặt trên cuộc đời, không để lại dấu ấn, không mang nhiều ý nghĩa. - Sống theo cả chiều rộng: sống cuộc đời phong phú, ý nghĩa, đầy màu sắc. => Câu nói mang ý nghĩa sâu sắc, khi đánh giá một đời người, người ta sẽ không căn cứ vào tuổi thọ, căn cứ vào lượng thời gian sống mà chủ yếu căn cứ vào thực tế người đó đã sống như thế nào. Từ đó, câu nói khuyên con người ta đừng để cuộc đời trôi qua một cách nhạt nhẽo, vô vị, chỉ đơn thuần là tồn tại trên cõi đời này mà hãy luôn làm cho cuộc đời mình trở nên thật nhiều ý nghĩa, thật phong phú, nhiều màu sắc. 3. Bình luận, chứng minh (4,0 điểm) a. Thế nào là một cuộc sống có chiều rộng? (2,0 điểm) - Cuộc đời nhiều trải nghiệm: Con người dám thử thách bản thân, dám thực hiện những điều mới mẻ, không ngại dấn thân, ngại khó khăn, gian khổ để


tích lũy nhiều kinh nghiệm cho chính mình - Cuộc đời nhiều ước mơ, khát vọng: Con người giàu mơ ước, hoài bão và luôn nỗ lực hết mình để biến ước mơ thành hiện thực - Cuộc đời nhiều nghị lực: con người luôn mạnh mẽ, kiên cường trước muôn vàn khó khăn và sóng gió trong cuộc đời, không nhụt chí, không dễ dàng gục ngã. - Cuộc đời nhiều cống hiến: con người luôn nỗ lực học tập, lao động để mang lại những điều tốt đẹp cho cuộc đời. Không phân biệt mỗi người làm công việc gì, giàu nghèo, sang hèn, ai cũng có thể tận hiến cho cuộc đời, cho mọi người bằng khả năng của mình. Tất cả những cống hiến ấy đều ý nghĩa. - Cuộc đời giàu lòng nhân ái: con người luôn sống với nhau bằng tình yêu thương, sự sẻ chia, giúp đỡ. Mang đến điều tốt đẹp cho người khác đồng nghĩa chúng ta cũng sẽ hạnh phúc và cuộc sống của chúng ta cũng trở nên nhiều ý nghĩa, rộng hơn, sâu hơn. b. Vì sao phải sống cuộc sống có chiều rộng? (2,0 điểm) - Mỗi con người sinh ra trong cuộc đời này đã là một điều tuyệt diệu của tạo hóa, lớn lên được nhận bao ân huệ của những người đi trước, của gia đình, xã hội. Vì vậy, chúng ta không thể sống tẻ nhạt, nhàm chán, vô nghĩa. Sống có ý nghĩa chính là một cách để ta trả ơn đối với những gì ta nhận được của những người đi trước và những người xung quanh. - Cuộc đời của bất kỳ ai cũng chỉ sống có một lần và nó cũng trôi qua rất nhanh chóng kể cả người thọ nhất. Do đó phải sống như thế nào để thực sự có ích cho đời, cho xã hội. Có những người sống không được lâu nhưng để lại cho đời rất nhiều giá trị quý báu; tên tuổi của họ được lưu mãi đến bao đời sau. Song cũng có không ít người thời gian sống rất dài nhưng những ngày sống cho thật có ý nghĩa thì chẳng bao nhiêu. Rõ ràng cách sống, chất lượng sống mới thực sự là tiêu chí, mới là căn cứ để đánh giá một đời người. - Cuộc sống là vô cùng phong phú, có biết bao nhiêu miền đất mời gọi ta đặt chân đến, có biết bao nhiêu thử thách cần ta chinh phục, có bao nhiêu tri


thức cần ta tích lũy và có biết bao điều tốt đẹp đang chờ ta khám phá và trân trọng. Bởi vậy, không có lí do gì ta lại cho phép mình sống một cuộc đời chật hẹp và đơn điệu. Đi và trải nghiệm là cách để ta làm giàu có thêm vốn tri thức cũng như làm giàu thêm tâm hồn mình, từ đó ta sẽ ngày càng hoàn thiện hơn và sống có ích hơn. - Những con người chỉ sống theo chiều dài thì cuộc đời sẽ thật vô vị, tẻ nhạt, sẽ bỏ lỡ bao nhiêu điều ý nghĩa và tuyệt vời trong cuộc sống này. * Chú ý với mỗi lí lẽ, học sinh cần đưa ra một số dẫn chứng thuyết phục để chứng minh 4. Bài học nhận thức và hành động (1,0 điểm) - Câu nói khuyên nhủ con người ta từ bỏ nếp sống lạc hậu cũ kỹ, từ bỏ lối sống bó hẹp, nhỏ bé, thụ động, nhàm chán để khám phá những điều mới mẻ trong cuộc sống, tạo cho cuộc sống những điều lý thú chưa bao giờ trải qua. Hãy tự dấn thân để có những trải nghiệm thú vị, để xây dựng cho mình một cuộc sống thật nhiều ý nghĩa và đáng giá. - Phê phán những con người có lối sống quẩn quanh, nhàm chán, tẻ nhạt, thu mình cũng như những kẻ sống hời hợt, không mục tiêu, lí tưởng. - Khi chúng ta sống bằng những trải nghiệm không đồng nghĩa với lối sống vất vưởng, nay thế này mai thế khác mà là sống – tận hưởng – cống hiến, tạo nên một cuộc sống đa màu sắc và có chiều sâu. 5. Kết thúc vấn đề (0,5 điểm) III. Biểu điểm - Điểm 7-8: Bài chặt chẽ, mạch lạc, đúng hướng, đáp ứng các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức, có thể còn mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 5-6: Bài tương đối chặt chẽ, đúng hướng, đáp ứng các yêu cầu cơ bản về kĩ năng và kiến thức, có thể còn mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 3-4: Bài còn sơ sài nhưng nhìn chung vẫn đúng hướng, mắc một số lỗi về diễn đạt. - Điểm 1-2: Bài chưa hoàn chỉnh, mắc nhiều lỗi chính tả diễn đạt


- Điểm 0: Chưa làm được gì hoặc hoàn toàn lạc đề. Câu 2 (12,0 điểm) I. Yêu cầu chung - Học sinh có kiến thức lý luận về đặc trưng của văn học, biết vận dụng hiểu biết về tác phẩm, đoạn trích văn học (lớp 11 đã học và đọc) để minh họa hợp lý cho vấn đề nghị luận. - Thể hiện rõ năng lực bình luận, nhìn nhận vấn đề chặt chẽ. - Hành văn mạch lạc, trong sáng, giàu cảm xúc. II. Yêu cầu cụ thể Học sinh có thể làm theo nhiều cách, người chấm tham khảo gợi dẫn dưới đây: 1. Dẫn dắt, giới thiệu được vấn đề (0,5 điểm) 2. Giải thích ý kiến (3,0 điểm) - Tác phẩm văn học: Chỉ chung tất cả các thể loại văn học, tuy nhiên trong nhận định này, có lẽ nhà văn Nguyễn Khải thiên về văn xuôi nhiều hơn mà xác đáng nhất ở đây chính là thể loại truyện ngắn. - Lõi: chỉ nội dung, ý nghĩa bên trong của tác phẩm. Lõi dày nghĩa là tác phẩm phải chứa đựng những ý nghĩa thiết thực, sâu sắc. - Vỏ: chỉ hình thức bên ngoài. Vỏ mỏng nghĩa là tác phẩm nên có dung lượng gọn nhẹ, không nên phức tạp, cồng kềnh. - Vấn đề tác phẩm đặt ra phải thẳng căng: lập trường tư tưởng của người viết phải rõ ràng, minh bạch. - Tình cảm phải đẩy đến mức tột cùng: tình cảm phải chân thành, mãnh liệt. => Nguyễn Khải đã đưa ra quan niệm về một tác phẩm văn học hay trên cả hai bình diện nội dung và hình thức, đó là phải đạt đến độ hàm súc; tư tưởng nhà văn phải được bày tỏ công khai, rõ ràng và phải chứa đựng tình cảm, cảm xúc mãnh liệt.


3. Bàn luận (4,0 điểm) Khẳng định ý kiến của Nguyễn Khải là đúng đắn vì nó nói lên được đặc trưng của tác phẩm nghệ thuật và bản chất của sự sáng tạo nghệ thuật: * Vì sao tác phẩm hay lõi phải dày, vỏ phải mỏng? (đảm bảo tính hàm súc) Một tác phẩm cô đọng, hàm súc là tác phẩm chứa đựng những giá trị lớn về nội dung, mang đến những ý nghĩa sâu sắc, khơi gợi nhiều suy tư, trăn trở nơi người đọc về cuộc đời, về cõi nhân sinh nhưng lại được biểu hiện trong một dung lượng ngôn ngữ ngắn gọn, vừa đủ, không rườm rà, tràng giang đại hải. (HS lấy ví dụ minh họa). * Vì sao mọi vấn đề đặt ra trong đó phải thẳng căng ( Tư tưởng của người viết phải được bày tỏ công khai, rõ ràng, minh bạch) Một tác phẩm hay trước hết phải có tư tưởng. Cũng chính nhà văn Nguyễn Khải đã từng nói: Giá trị của một tác phẩm nghệ thuật trước hết là ở giá trị tư tưởng của nó. Một tác phẩm văn học có giá trị trước hết nó phải đề xuất được những vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa nhân sinh. Tư tưởng đó phải được bày tỏ một cách công khai, minh bạch, rõ ràng, không được trung lập, mập mờ, giấu diếm (HS tự lấy ví dụ) * Vì sao những tình cảm phải đẩy đến mức tột cùng (yêu cầu về sự mãnh liệt của cảm xúc) Tác phẩm văn học hay phải được viết ra từ trái tim sôi sục của người nghệ sĩ, đó là những tình cảm, cảm xúc mãnh liệt, chân thành. Tình cảm đẩy lên đến cao trào chính là lúc tài năng của nhà văn được tỏa sáng. Mọi sự hờ hững, hời hợt sẽ không bao giờ khơi gợi được những giá trị cho văn chương (HS lấy dẫn chứng minh họa) 4. Chứng minh (3,0 điểm) Học sinh chọn tác phẩm hoặc đoạn trích bất kì, tuy nhiên phải làm rõ được vấn đề lí luận trên các phương diện:


+ Tính cô đọng, hàm súc được thể hiện trong tác phẩm như thế nào? (Dung lượng bao nhiêu trang? Những vấn đề được đặt ra trong tác phẩm là gì?) + Tư tưởng tác giả gửi gắm trong tác phẩm là gì? + Thái độ, tình cảm tác giả bộc lộ trong tác phẩm ra sao? + Để đạt đến thành công đó, tác giả đã sử dụng những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc nào? 5. Bài học (1,0 điểm) Nhận định của Nguyễn Khải là vô cùng xác đáng, để lại cho chúng ta bài học về quá trình sáng tạo của người nghệ sĩ và quá trình đồng sáng tạo của bạn đọc: - Về sáng tạo: + Người nghệ sĩ phải luôn có tư tưởng rõ ràng, mang triết lí nhân sinh sâu sắc, cùng với đó là một trái tim nóng hổi, tha thiết, khắc khoải với cuộc đời. + Sáng tạo nghệ thuật cần có độ tinh luyện, cô đọng, hàm súc cao, làm sao để một tác phẩm hài hòa giữa nội dung và hình thức, không có các yếu tố dư thừa, không cần thiết. - Về tiếp nhận: Khi đọc tác phẩm văn học, người đọc không nên lạnh lùng, thờ ơ mà cần thưởng thức bằng cả trái tim và khối óc để cảm nhận được những trăn trở, nỗi niềm mà nhà văn, nhà thơ gửi gắm thông qua tác phẩm, từ đó trở thành những người đồng sáng tạo, đồng thời bồi dưỡng tâm hồn mình, hướng đến giá trị Chân – Thiện – Mĩ. 6. Kết thúc vấn đề (0,5 điểm) III. Biểu điểm: - Điểm 11 - 12: đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, bài viết sâu sắc độc đáo, diễn đạt lưu loát, câu văn giàu hình ảnh, cảm xúc. - Điểm 8 - 10: Nội dung đầy đủ, có thể còn thiếu một vài ý nhỏ, bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, câu văn có hình ảnh, cảm xúc. - Điểm 5 - 7: Bài làm còn thiếu ý. Văn chưa hay nhưng rõ ý. Mắc không quá 7 lỗi chính tả, dùng từ, viết câu.


- Điểm 3 - 4: Trình bày ý còn sơ sài, kết cấu không rõ, nhiều lỗi diễn đạt (>7 lỗi). - Điểm 1 - 2: Không hiểu đề, không có kĩ năng nghị luận, mắc quá nhiều lỗi diễn đạt. ---------- Hết -----------


TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XV

ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

TRƯỜNG THPT CHUYÊN TỈNH HÀ GIANG

MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI: 11 Đề thi gồm có 01 trang

Câu 1 (8,0 điểm) “Hòn đá có thể cho lửa, cành cây có thể cho lửa. Nhưng chỉ có con người mới biết nuôi lửa và truyền lửa. Lửa xuất hiện khi có tương tác, ít ra là hai vật tạo lửa. Lửa là kết quả của số nhiều... Nước Việt hình chữ S, hiện thân của số nhiều, lẽ nào thiếu lửa? Không có lửa, con rồng chẳng phải là rồng, chỉ là con giun con rắn. Không có lửa, làm gì có “nồng” nàn, “nhiệt” tâm! Làm gì có “sốt” sắng, “nhiệt” tình! Làm gì còn “nhiệt” huyết, “cháy” bỏng! Sẽ đâu rồi “lửa” yêu thương? Việc mẹ, việc cha, việc nhà việc nước, làm gì với đôi vai lạnh lẽo ơ hờ? Không có lửa, em lấy gì “hun” đúc ý chí, “nấu” sử sôi kinh?... Cho nên: biết ủ lửa để giữ phẩm cách Người, nhân cách Việt. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội. Thế nhưng: Nếu không có lửa, sao thành mùa xuân? Vậy thì: Hãy thắp mình cho đất nước sang xuân.” (Đoàn Công Lê Huy, Yêu xứ sở thương đồng bào, NXB Kim Đồng 2016, trang 46) Từ những suy nghĩ về ý nghĩa của ngọn lửa trong đoạn trích trên, anh/chị hãy viết một bài văn trả lời cho câu hỏi “Tuổi trẻ cần thắp lên ngọn lửa gì?”. Câu 2 (12,0 điểm) “Thi ca có một đặc tính kì lạ. Nó trả lại chữ cái tươi mát trinh bạch ban đầu. Những từ mờ nhạt nhất, bạc mầu nhất mà chúng ta đã nói cạn, nói đến cùng, đã mất sạch tính hình tượng đối với ta, còn lại chẳng khác gì một cái vỏ từ, những từ ấy trong thi ca lại sáng lấp lánh, lại kêu giòn và tỏa hương!” (K. Pauxtôpxki, trích “Bông hồng vàng và bình minh mưa”, NXB Văn học, tr224) Bằng trải nghiệm văn học của bản thân, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. ………………………HẾT…………………….. Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.


Họ và tên thí sinh:…………Số báo danh:......................................... Người ra đề: Nguyễn Kim Anh – THPT Chuyên Hà Giang (0989458678)

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 11 (Hướng dẫn chấm gồm 06 trang ) A. Hướng dẫn chung - Giám khảo cần nắm bắt được nội dung bài làm của thí sinh để đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm. Khuyến khích những bài viết tuy chưa toàn diện nhưng có cách tiếp cận và giải quyết vấn đề sáng tạo, có chất văn. - Hướng dẫn chấm chỉ xác định những yêu cầu và mức điểm cơ bản, giám khảo cân nhắc từng trường hợp cụ thể để lượng hóa điểm một cách chính xác. B. Đáp án và thang điểm Câu 1 (8,0 điểm) I. Yêu cầu về kỹ năng: Đảm bảo kỹ năng của bài văn nghị luận: - Bố cục bài văn khoa học, luận điểm sáng rõ, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. - Hành văn trong sáng mạch lạc, giàu cảm xúc, có khả năng liên hệ mở rộng. - Trình bày sạch đẹp, không mắc lỗi dùng từ, diễn đạt, chính tả… II. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể cảm nhận, suy nghĩ và trình bày bài viết theo nhiều cách khác nhau. Đồng thời, đây là một đề bài mở vì vậy thí sinh được quyền chọn vấn đề bàn luận. Tuy nhiên dù là vấn đề gì cũng cần phải có chính kiến rõ ràng và lập luận có sức thuyết phục. Sau đây là một số gợi ý mang tính định hướng: Nội dung

Thang điểm


Mở bài

- Dẫn dắt vấn đề

0,5

- Giới thiệu vấn đề: Tuổi trẻ và ngọn lửa đam mê (hoặc ngọn lửa của lòng yêu thương, ý thức trách nhiệm...) Thân bài

a. Xác định vấn đề và nêu bài học rút ra từ đoạn trích: Sống

2,0

cần có “lửa” tức là có nhiệt huyết, sống hết mình để cháy sáng. Muốn vậy cần có sự chia sẻ kết nối, cống hiến... Tuổi trẻ cần có lửa đam mê, lửa của lòng yêu thương, ngọn lửa nhiệt tình trách nhiệm...

b. Bình luận vấn đề

4,0

+ Tại sao sống cần có lửa: Để đời sống có ý nghĩa, để thắp sáng cuộc đời của chính mình và có ích cho xã hội. Nếu sống mờ nhạt sẽ lãng phí cuộc đời. + Tuổi trẻ cần thắp những “ngọn lửa” gì, vì sao: Tuổi trẻ cần thắp sáng những ngọn lửa của ham học/ của đam mê khát vọng/ của yêu thương sẻ chia/ của nhiệt huyết cống hiến... (Thí sinh có thể bình luận về một hoặc tất cả các khía cạnh trên). Vì tuổi trẻ là tuổi đẹp nhất, giàu năng lượng nhất, là tương lai của đất nước, mùa xuân của xã hội, nếu không sẽ phí hoài tuổi trẻ. + Phê phán những bạn trẻ không “thắp lửa” sống mờ nhạt vô nghĩa. c. Bài học nhận thức và hành động: Ý thức về lẽ sống nhiệt

1,0

huyết, cống hiến; phải rèn luyện, học tập, lao động để sống hết mình và có ích... Kết bài

- Khái quát lại vấn đề.

0.5


- Nêu cảm nghĩ, thông điệp cá nhân

Câu 2 (12,0 điểm) I. Yêu cầu về kĩ năng -Thí sinh cần kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai luận điểm, biết kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ về vấn đề lí luận văn học, cụ thể là lí luận về đặc trưng của ngôn ngữ thơ ca qua việc phân tích một vài tác phẩm đã học để làm rõ vấn đề. -Bài viết có bố cục mạch lạc, văn viết có cảm xúc, thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi về chính tả, ngữ pháp. II. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau. I.Yêu cầu về kĩ năng -Thí sinh cần kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai luận điểm, biết kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ về vấn đề lí luận văn học, cụ thể là lí luận về đặc trưng của ngôn ngữ thơ ca qua việc phân tích một vài tác phẩm đã học để làm rõ vấn đề. - Bài viết có bố cục mạch lạc, văn viết có cảm xúc, thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi về chính tả, ngữ pháp. II. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau. Nội dung

Thang điểm

Mở bài

- Dẫn dắt và giới thiệu về thơ ca, ngôn ngữ thơ ca.

Thân bài a. Giải thích vấn đề nghị luận

0,5 2,0


-Thi ca/thơ: Hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là nhịp điệu (Từ điển thuật ngữ văn học- trang 309). Thơ tác động đến người đọc vừa bằng sự nhận thức cuộc sống, vừa bằng khả năng gợi cảm sâu sắc, vừa trực tiếp với những cảm xúc suy nghĩ cụ thể, vừa gián tiếp qua liên tưởng và những tưởng tượng phong phú. - Đặc tính kì lạ: Đặc điểm nổi bật, khác lạ của thơ ca so với các thể loại khác. - Những từ mờ nhạt, bạc màu, nói cạn, nói hết, vỏ từ…: là cách nói hình ảnh để chỉ những ngôn ngữ đời sống được sử dụng quen thuộc gần gũi trong cuộc sống thường nhật, đã khiến ta cảm thấy quen thuộc nhàm chán. - Những từ ấy trong thi ca lại sáng lên lấp lánh, kêu giòn và tỏa hương:là cách nói ẩn dụ chỉ vẻ đẹp của ngôn ngữ qua tài năng của nhà thơ đã tạo ra cái mới, cái phong phú, đẹp đẽ, giàu giá trị biểu đạt và biểu cảm, giàu sức sống của ngôn ngữ trong các bài thơ => Nhận định trên là đánh giá sâu sắc về giá trị của ngôn ngữ thơ ca, quá trình sáng tạo ngôn ngữ của nhà thơ đã biến ngôn ngữ đời thường trở thành ngôn ngữ thơ ca đẹp đẽ, sâu sắc làm đẹp cho tâm hồn con người, cho cuộc sống, khơi dậy những tình cảm mới mẻ trong sáng.

b. Bình luận – chứng minh vấn đề (Thí sinh có thể triển khai thứ tự bình luận – chứng minh hoặc kết hợp song song hai thao tác, nhưng việc phân tích

8,0


dẫn chứng để chứng minh vấn đề phải theo định hướng lí luận.) * Ngôn ngữ thơ bắt nguồn từ ngôn ngữ đời sống: - Văn học là nghệ thuật của ngôn ngữ, ngôn từ là chất liệu sáng tác văn học. Những nhà văn lớn đều là những nhà ngôn ngữ trác tuyệt. Nhà văn đã sử dụng ngôn ngữ toàn dân để sáng tác tác phẩm văn học, để sáng tạo ra ngôn ngữ văn học. - Nhà thơ cũng phải là người nắm vững ngôn ngữ đời sống, lăn lộn với hiện thực, chắt lọc lấy hiện thực và mài giũa kho từ vựng toàn dân. - Chính bởi xuất phát từ ngôn từ quen thuộc của đời sống nên ngôn ngữ thơ cũng sẽ dễ rơi vào tình trạng sáo mòn, quen thuộc, kém sáng tạo, thậm chí chỉ là vỏ ngôn từ là xác chữ nếu nhà thơ không trăn trở tìm tòi. * Ngôn ngữ thơ là kết quả của quá trình sáng tạo ngôn ngữ của nhà thơ. - Nhà thơ tài năng phải bằng năng lực nghệ thuật, bằng sự đào sâu hiện thực và sự nhạy cảm ngôn từ trưng cất ra ngôn ngữ thơ. Đây là quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc, khổ luyện nhưng cũng đầy hứng khởi của nhà thơ. - Ngôn ngữ thơ là kết quả của quá trình sáng tạo ấy sẽ đảm bảo: + Tính chân thật, biểu cảm: Ngôn ngữ thơ phải phản ánh hiện thực đời sống, hiện thực tâm hồn con người, phải truyền đến người đọc cảm xúc của tác giả và khơi dậy trong người đọc đủ mọi cung bậc cảm xúc. + Tính hàm súc, ý tại ngôn ngoại, đa nghĩa và giàu giá trị biểu đạt. Hàm súc và giàu sức biểu hiện, ngôn ngữ thơ ca cô


đúc, chặt chẽ với sỗ từ rất hạn định nhưng năng lực biểu hiện lại rất lớn. + Tính nhạc và tính họa: gợi hình ảnh màu sắc, đường nét và giàu nhạc tính “lấp lánh và kêu giòn”. + Tính sáng tạo: ngôn ngữ thơ không được là cái xác chữ khô cứng,không được phản ánh hiện thực đời sống một cách máy móc mà nó phải tươi mới, phải lấp lánh và tỏa hương lại trong lòng người đọc và để lại dấn cá nhân của nhà thơ.

c. Bình luận nâng cao

1,0

Ngôn ngữ thơ, sự sáng tạo ngôn ngữ làm thơ có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống một tác phẩm thơ ca vì vậy: -Với nhà thơ: chắt lọc ngôn ngữ từ đời sống, sáng tạo để làm cho ngôn ngữ ấy có một sức sống riêng, vẻ đẹp riêng vừa thể hiện được những cảm xúc nơi trái tim vừa khơi dậy nơi người đọc những cảm xúc đẹp đẽ, mới mẻ qua lớp ngôn từ thơ ca của mình. - Đối với người tiếp nhận thơ, khi cảm thụ thơ cần chú ý đến những tình cảm chân thật, sâu kín, những sáng tạo nhạy cảm tinh tế mà nhà thơ gửi vào tác phẩm. Đây là tiêu chí để đánh giá một bài thơ hay. Để từ đó có sự đồng cảm, tri âm với nhà thơ. - Nhận định trên không chỉ đúng với thơ mà còn đúng với các thể loại văn học khác; không chỉ đúng với nhà thơ mà đúng với những người nghệ sĩ sáng tạo nghệ thuật khác. Kết bài

- Khái quát lại về đặc trưng và sự hấp dẫn của ngôn ngữ thơ.

0.5


HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN

ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI 11

VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

NĂM 2018

TRƯỜNG THPT CHUYÊN

Thời gian làm bài: 180 phút

HOÀNG VĂN THỤ - HÒA BÌNH

(Đề thi gồm 2 câu trong 01 trang)

ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

Câu 1 (8,0 điểm) Nhà bác học Albert Ainstein từng nói: Tôi biết ơn tất cả những người đã nói KHÔNG với tôi. Bởi nhờ họ tôi đã tự mình làm được điều đó” Anh (chị) hãy trình bày quan điểm của mình về ý kiến trên. Câu 2 (12,0 điểm) Nhà phê bình Chu Văn Sơn cho rằng: “Câu thơ hay là câu thơ có khả năng đánh thức bao ấn tượng vốn ngủ quên trong kí ức của con người” Bằng hiểu biết về văn học, anh/ chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

…………………………….HẾT……………………………… Người ra đề: Nguyễn Thị Hạnh (SĐT: 0977.584.179)


ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI 11 Nội dung chính cần đạt

Câu 1

Câu 1 (8,0 điểm)

Điểm

8,0

Nhà bác học Albert Ainstein từng nói: Tôi biết ơn tất cả những người đã nói KHÔNG với tôi. Bởi nhờ họ tôi đã tự mình làm được điều đó” Đây là dạng đề mở. Thí sinh có quyền tự do trình bày suy nghĩ của mình theo những hướng khác nhau. Tuy nhiên, cần đạt được một số yêu cầu cơ bản sau: - Về hình thức và kĩ năng Trước hết, thí sinh cần phải xác định đây là đề nghị luận xã hội. Dạng đề này cho phép thí sinh tự do lựa chọn các kiểu bài và thao tác tạo lập văn bản khác nhau, nhưng phải phù hợp và nhuần nhuyễn. Đồng thời, thí sinh cũng đựoc tự do huy động các chất liệu khác nhau như: chất liệu thuộc tri thức sách vở, tri thức đời sống và những trải nghiệm của riêng mình. Tuy nhiên, vẫn phải xác định rõ vấn đề ở câu này thuộc về thực tế đời sống chứ không phải trong các tác phẩm văn học. - Về nội dung Bài làm cần đạt được những nội dung cơ bản sau: I/ Mở bài : Giới thiệu vấn đề, trích dẫn nhận định II/ Thân bài

0,5 `

a.Giải thích - Biết ơn : thái độ chỉ sự cảm kích, trân trọng với việc người khác làm cho mình - Nói KHÔNG : là sự từ chối, không giúp đỡ - Tự mình làm được điều đó : Tự mình nghĩ ra cách giải quyết vấn đề, giải quyết khó khăn mà không cần dựa dẫm vào sự giúp đỡ của người khác -> Như vậy có thể hiểu ý kiến đã cho thấy một cách ứng xử một cách đúng mực, nhân văn khi bị người khác từ chối giúp đỡ, thay vì sự oán trách, ghét bỏ

1,5


lại là thái độ biết ơn vì chính nhờ sự từ chối đó đã giúp cho mỗi người biết tự mình tìm cách giải quyết những vấn đề của chính mình. Từ đó có thể thấy trong ý kiến này nhà bác học Albert Ainstein đã cho thấy tác động tích cực của việc từ chối giúp đỡ người khác và cách ứng xử nên có khi bị từ chối.

b. Bình

3

Học sinh cần đưa ra được chính kiến của cá nhân về tư tưởng này : đồng ý hay không đồng ý. Mọi ý kiến đều được chấp nhận miễn là học sinh có lập luận chặt chẽ, dẫn chứng hợp lý để chứng minh cho quan điểm của mình. - Học sinh cần khẳng định đây là một quan điểm bổ ích và sâu sắc. - Học sinh cần dùng lý lẽ, dẫn chứng để chứng minh cho nhận định. Có một vài gợi ý như sau : + Việc từ chối giúp đỡ một ai đó trong cuộc sống không phải lúc nào cũng là xấu, là ích kỉ, đáng lên án mà nhiều khi mang ý nghĩa tích cực. Bởi khi ta nói không, từ chối giúp đỡ một ai đó sẽ khiến họ không thể ỉ lại, trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác từ đó tìm cách giải quyết vấn đề. Quá trình tự xoay sở sẽ giúp họ hình thành tính độc lập, đánh thức khả năng sáng tạo, đưa ra những ý tưởng, phương án để giải quyết được vấn đề hoặc rút ra được bài học để đến gần hơn với thành công. + Nếu chỉ trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác, chúng ta sẽ vĩnh viễn trở thành cây tầm gửi không thể tồn tại độc lập, không đánh thức được khả năng sáng tạo trong bản thân và mọi khó khăn dù nhỏ đến lớn đều có thể khiến ta gục ngã + Khi tiếp nhận lời nói KHÔNG- sự từ chối của người khác cần có thái độ tích cực. Thay vì oán trách thì hãy tự mình nỗ lực, chủ động để giải quyết vấn đề. Thái độ này vừa không khiến cho mối quan hệ giữa mọi người trở nên xấu đi, vừa biến khó khăn thành động lực, thành lực đầy để nỗ lực vượt qua. c/ Luận

2,5


Học sinh cần lật xuôi, lật ngược vấn đề để bàn luận và rút ra bài học cho bản thân. - Cần nhận thấy, biết nói không, biết từ chối có thể mang đến hiệu quả tuy nhiên cần phải HỌC cách từ chối sao cho hiệu quả và tế nhị, tránh làm tổn thương người đang gặp khó khăn, tránh đẩy họ đến sự tuyệt vọng. Biết từ chối và biết giúp đỡ là hai mặt của một vấn đề, cần được sử dụng một cách khôn ngoan để tránh vào việc trở nên vô tâm, vô cảm hay lòng tốt đặt không đúng lúc đúng chỗ. - Để tiếp nhận lời nói không, lời từ chối của người khác là điều không hề dễ dàng. Mỗi người cần có bản lĩnh để đón nhận, tránh thái độ tiêu cực, suy sụp hay thù oán mà cần phải nỗ lực để tự mình giải quyết khó khăn - Học sinh cần liên hệ bản thân để rút ra những bài học về nhận thức cũng như hành động đối với việc học cách từ chối và tiếp nhận lời từ chối. Đây là phần cần được đánh giá cao : khuyến khích những cảm xúc chân thành, những câu chuyện cảm động, chân thực của bản thân học sinh về cuộc sống của chính mình III/ Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa việc sống độc lập, có bản sắc cá nhân. Bình luận ý kiến sau của nhà phê bình Chu Văn Sơn

0,5 12,0

“Câu thơ hay là câu thơ có khả năng đánh thức bao ấn tượng vốn ngủ 2

quên trong kí ức của con người” Thí sinh có quyền triển khai bài làm của mình theo những hướng và các cách khác nhau. Tuy nhiên, bài làm cần đạt được một số yêu cầu cơ bản sau: Mở bài:

0,5

Dẫn dắt để giới thiệu được luận đề 1/ Giải thích ý kiến: - Thơ: là một thể loại văn học được sáng tác bằng phương thức trữ tình, thường có vần có nhịp, dùng để thể hiện tình cảm, cảm xúc của người viết - Câu thơ hay: Là câu thơ có giá trị, mang đến rung cảm mãnh liệt cho người

1,5


đọc -Đánh thức: làm sống dậy, thức tỉnh - Bao ấn tượng vốn ngủ quên trong kí ức của con người: những nhận thức, những cảm xúc, những rung động…về đời sống, về con người mà mỗi người đã từng được chứng kiến, được trải nghiệm nhưng bị chai sạn, bị vùi lấp, bị lãng quên… => Ý kiến của nhà phê bình Chu Văn Sơn đưa ra một quan điểm về thơ ca và văn học nói chung trong đó khẳng định với một câu thơ hay, một câu thơ thực giá trị thì điều quan trọng nhất là có thể thức tỉnh, làm sống dậy những ấn tượng, cảm xúc, rung động, những nhận thức …về cuộc sống, con người (mà chủ yếu là những điều đẹp đẽ, cao cả, nhân văn…)vốn có trong mỗi người đọc nhưng bị thời gian, bị cuộc sống xô bồ làm cho lãng quên, chai sạn, vùi lấp.. 2/ Bình * Khẳng định ý kiến trên là một quan điểm đánh giá có căn cứ về thơ ca. *Chứng minh: Học sinh kết hợp kiến thức lí luận và kiến thức văn học để chứng minh + Câu thơ hay cần đánh thức bao ấn tượng vốn ngủ quên trong kí ức của con người” vì để đánh thức được những ấn tượng đó chứng tỏ nhà thơ phải thực sự thấu hiểu về cuộc đời và con người, những gì nhà thơ viết ra thân thuộc với mọi người nhưng cách viết lại ấn tượng để đọc xong người đọc có thể bừng sáng và nhận ra một ấn tượng nào đó về cuộc đời. Đó là phẩm chất cần có, thể hiện cả tài năng và tâm huyết của nhà thơ + Câu thơ hay cần đánh thức bao ấn tượng vốn ngủ quên trong kí ức của con người” còn bởi sứ mệnh của thơ ca nói chung và văn học nói riêng không đơn thuần là để thỏa mãn nhu cầu giải trí mà còn là thức tỉnh con người khỏi những lầm lạc, u mê, hướng người đọc về cái đích của CHÂN, THIỆN,

6,5


MỸ. Khi đánh thức được bao ấn tượng vốn ngủ quên trong kí ức của con người đồng nghĩa với việc thơ ca sẽ giúp con người tìm lại được sự tinh tế, sự nhạy cảm, sự rung động trước cái đẹp, cái nhân văn cao cả mà cuộc sống thường ngày làm cho chai sạn, hay nói cách khác thơ ca sẽ giúp con người tìm lại được chính mình + Quá trình sáng tạo nghệ thuật không kết thúc ở việc tác phẩm được khai sinh, mà còn ở quá trình tác phẩm sống trong lòng người đọc. Khi đánh thức bao ấn tượng vốn ngủ quên trong kí ức của con người” thơ ca sẽ giúp người đọc tiếp cận tác phẩm không hời hợt mà còn bằng tất cả rung động, trải nghiệm của mình, từ đó khơi gợi quá trình đồng sáng tạo với tác giả trong mỗi người đọc Để làm sáng tỏ những lí lẽ trên học sinh cần dùng các dẫn chứng trong các tác phẩm văn học. Đánh giá cao những học sinh biết chọn và phân tích dẫn chứng phù hợp, sắc sảo. Tiêu chí đánh giá là những dẫn chứng được chọn phải đảm bảo tiêu chí là Câu thơ hay và khi phân tích học sinh phải chỉ ra câu thơ đã đánh thức được ấn tượng nào vốn ngủ quên trong lòng mình 3,0 3/ Luận: - Mở rộng vấn đề: Quan niệm về câu thơ hay, bài thơ hay rất linh hoạt, tùy quan điểm của mỗi người nhưng ngoài việc đánh thức được những ấn tượng vốn ngủ quên trong kí ức của người đọc nhà thơ còn cần chú ý đến việc lựa chọn ngôn từ, hình ảnh, sắp xếp tổ chức để tạo nên nhịp điệu, nhạc điệu… - Bài học: + Với nhà văn: Cần đi sâu vào cuộc sống để có thể nắm bắt và ghi lại những ấn tượng đẹp đẽ, nhân văn của cuộc sống để từ đó đánh thức, gọi về trong mỗi người đọc những kí ức đẹp đẽ, trong trẻo


+ Với người đọc: Cần thưởng thức mỗi câu thơ hay, ý thơ đẹp để từ đó tìm lại chính những kí ức đẹp đẽ của chính mình Kết bài: Khẳng định ý nghĩa, giá trị vấn đề

Họ và tên: Nguyễn Thị Hạnh (SĐT: 0977.584.179)

0,5


SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO LAI CHÂU TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN

ĐỀ THI ĐỀ XUẤT TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XV

Môn: Ngữ văn 11

(Đề thi gồm có 02 câu, 01 trang) Người ra đề: Đặng Thị Hoàng

SĐT: 0818.500.999

Câu 1 (8,0 điểm) “Sự sáng tạo đòi hỏi phải có can đảm để buông tay khỏi những điều chắc chắn”. (Erich Fromm) Trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên Câu 2 (12,0 điểm) Trả lời câu hỏi: Làm thế nào để có một truyện ngắn hay, có ý kiến cho rằng: Viết ra không khó, cái khó là tìm được những câu chuyện đáng kể, những tư tưởng đáng ghi. Ý kiến khác lại cho rằng: Điều quan trọng không phải là câu chuyện được kể, mà là cách kể. Anh/ chị suy nghĩ như thế nào về hai ý kiến trên? Hãy làm rõ quan điểm của mình qua việc phân tích một truyện ngắn thuộc giai đoạn văn học Việt Nam 1930 - 1945. -----------------------------Hết------------------------Thí sinh không được sử dụng tài liệu; giám thị không giải thích gì thêm.

Trang 1/1


HDC ĐỀ THI ĐỀ XUẤT TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XV

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO LAI CHÂU TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN

Môn: Ngữ văn 11

(HDC có 06 trang) Người ra đề: Đặng Thị Hoàng CÂU

HƯỚNG DẪN CHẤM NỘI DUNG

Ý

1

SĐT: 0818.500.999

Sự sáng tạo đòi hỏi phải có can đảm để buông tay khỏi

Điểm 8,0

những điều chắc chắn. (Erich Fromm) Trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên * Yêu cầu về kỹ năng - Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ quan điểm riêng. - Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ; diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; vận dụng tốt các thao tác lập luận; dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc. * Yêu cầu về kiến thức Trên cơ sở hiểu ý nghĩa nhận định, bài làm của thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải có căn cứ xác đáng. Thí sinh được tự do bày tỏ quan điểm của mình nhưng phải có thái độ chân thành nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội. Sau đây là một số định hướng. 1

* Nêu vấn đề

0,5

2

* Giải thích (1,0 điểm)

1,0

- Sáng tạo là tìm ra cái mới, cách làm mới mà không bị gò bó, phụ thuộc vào cái cũ, cái đã có… - Can đảm: thể hiện bản lĩnh, sự quyết đoán trong tinh thần thái độ và hành động - Buông tay: từ bỏ một cách dứt khoát, không đi theo những lối mòn, thậm chí là đi ngược lại hoàn toàn với những gì đã quen Trang 1/6


thuộc. - Những điều chắc chắn: là những cái đã có, đã biết, đã được thừa nhận, đã trở thành chân lý, thành thói quen, thành nếp nghĩ hằn sâu, khó thay đổi. Những điều đó có thể do bản thân tạo ra hoặc được thừa hưởng thành quả từ người khác. -> Ý kiến yêu cầu mỗi con người cần có dũng khí, bản lĩnh để từ bỏ những cái đã cũ, đã lỗi thời, đã quen thuộc, khám phá ra những điều mới lạ, có giá trị, mang lại thành quả tốt đẹp cho cuộc sống của cá nhân và xã hội. 3

Phân tích, chứng minh - Cuộc sống luôn vận động đòi hỏi con người không ngừng thiết lập các giá trị mới, những quan hệ mới… Vì thế, mỗi chúng ta luôn phải nỗ lực tìm tòi, làm mới mình, thay đổi bản thân từ suy nghĩ cho đến hành động để theo kịp với sự phát triển của thời đại, đáp ứng nhu cầu của xã hội. - Sáng tạo bao giờ cũng là con đường nhiều gian nan, thử thách. Đi trên con đường này, con người phải có bản lĩnh vượt qua những tiền đề, những thuận lợi sẵn có để dấn thân vào thử thách, chấp nhận thất bại, có nghị lực để vượt qua khó khăn và cả sự cô đơn… - Khi dám can đảm buông tay khỏi những điều chắc chắn để sáng tạo, chúng ta sẽ: + Có thể khám phá và tạo ra được giá trị mới về cả vật chất lẫn tinh thần. + Có cơ hội đến với những thành công, những bước ngoặt lớn lao có thể làm thay đổi nhận thức, hành động của mọi người, đem lại bước tiến nhảy vọt cho xã hội. + Khám phá và phát huy được những năng lực ẩn giấu trong bản thân mỗi người mà khi đi theo lối mòn, theo những gì đã Trang 2/6

4,0


cũ khó được thể hiện ra. Đó cũng là cách giúp chúng ta rèn luyện bản lĩnh, ý chí, nghị lực, sẵn sàng chấp nhận thất bại và đứng lên để bước tiếp. Sáng tạo sẽ phá vỡ sức ì của con người, khiến bản thân trở nên năng động, mạnh mẽ và giàu năng lượng sống hơn. + Sáng tạo thực sự đem đến cho mọi người một cuộc sống tốt đẹp, giàu ý nghĩa,… - Khi mải miết đi theo vết chân của những người đi trước, không dám và không đủ dũng khí để sáng tạo: + Bản thân sẽ trở nên lười biếng, ỉ lại, tư duy sẽ cũ mòn, máy móc, thụ động, không thể tạo nên được những điều mới mẻ, ý nghĩa, khiến cho mục đích cuộc sống dù có đạt được cũng không rực rỡ, không có tiếng vang lớn. + Xã hội không có sáng tạo sẽ trở nên lạc hậu, không thể phát triển được. 4

* Bàn luận, mở rộng vấn đề

2,0

- Khẳng định được ý nghĩa quan trọng của sáng tạo và bản lĩnh của con người cần có để sáng tạo - Tuy nhiên, muốn sáng tạo, ngoài sự can đảm, chúng ta cần trang bị đầy đủ kiến thức, kĩ năng và sự trải nghiệm thực tế,… Đặc biệt là những người trẻ, cần dám nghĩ, dám làm, dám buông tay khỏi những điều chắc chắn để đột phá, sáng tạo… - Sáng tạo không đồng nghĩa với sự liều lĩnh, bất chấp, không giống ai, sáng tạo cần dựa trên hành trang mà mỗi người có. - Phê phán những người không sáng tạo, không có tư duy sáng tạo, không dám phá cách. 5 2

* Kết thúc vấn đề

0,5

Trả lời câu hỏi: Làm thế nào để có một truyện ngắn hay, có 12.0 ý kiến cho rằng: Viết ra không khó, cái khó là tìm được Trang 3/6


những câu chuyện đáng kể, những tư tưởng đáng ghi. Ý kiến khác lại cho rằng: Điều quan trọng không phải là câu chuyện được kể, mà là cách kể. Anh/chị hiểu như thế nào về hai ý kiến trên? Hãy bày tỏ quan điểm của mình qua việc phân tích một truyện ngắn tự chọn thuộc giai đoạn văn học Việt Nam 1930 - 1945. * Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh biết cách làm bài nghị luận hai ý kiến bàn về văn học, biết vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận và lựa chọn một tác phẩm tiêu biểu phân tích, cảm thụ để làm sáng tỏ vấn đề. - Bố cục rõ ràng, mạch lạc; lập luận chặt chẽ, thuyết phục. Hành văn trong sáng, giàu cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. * Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: 1

* Giải thích hai ý kiến - Ý kiến thứ nhất: Từ việc nêu cách hiểu về các cụm từ những câu chuyện đáng kể, những tư tưởng đáng ghi, học sinh cần khái quát được nội dung chính của ý kiến này là nhấn mạnh vai trò của nội dung tư tưởng trong việc tạo nên giá trị của một truyện ngắn. - Ý kiến thứ hai: Học sinh giải nghĩa được các cụm từ câu chuyện được kể và cách kể, từ đó khái quát nội dung của ý kiến này là nhấn mạnh đến vai trò của hình thức nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật trần thuật trong việc tạo nên nét đặc sắc cho một tác phẩm truyện ngắn.

2

* Trình bày suy nghĩ về hai ý kiến - Học sinh có thể đồng tình với một trong hai ý kiến, cũng có thể đồng tình với cả hai bởi thực chất hai ý kiến này không hoàn toàn đối lập loại trừ nhau mà chỉ là những cách nói nhấn mạnh, bổ Trang 4/6


sung cho nhau để giúp ta nhận thức rõ hơn về giá trị thực sự của một tác phẩm truyện ngắn. Dù bày tỏ quan điểm theo hướng nào, học sinh cũng cần có những luận giải phù hợp, chặt chẽ, giàu sức thuyết phục. - Ý kiến thứ nhất đề cao vai trò của nội dung tư tưởng, bởi đó là yếu tố quan trọng trong truyện ngắn. Không giống như tiểu thuyết, truyện ngắn là một lát cắt của đời sống, một khoảnh khắc đầy ý nghĩa mà nhà văn lựa chọn để chuyển tải thông điệp của mình. Vì vậy lựa chọn câu chuyện đáng kể và chắt lọc những tư tưởng mới mẻ nhân văn là điều tạo nên sức hấp dẫn đáng kể cho truyện ngắn. - Ý kiến thứ hai nhấn mạnh vai trò của hình thức nghệ thuật, bởi cách kể câu chuyện như thế nào cũng là một vấn đề then chốt tạo nên cái hay cho truyện ngắn. Cùng một cốt truyện, một chủ đề, nhà văn sáng tạo tình huống, sắp đặt trình tự kể, lựa chọn ngôi kể, giọng điệu, linh hoạt điều chỉnh tốc độ kể nhanh hay chậm, phối hợp đa dạng các điểm nhìn trần thuật...Tất cả những yếu tố nghệ thuật đó sẽ tạo nên sự lôi cuốn cho câu chuyện, đưa người đọc vào thế giới nghệ thuật riêng biệt mà nhà văn sáng tạo nên. - Hai yếu tố trên thực ra thống nhất và gắn bó với nhau vô cùng chặt chẽ. Nội dung tư tưởng sâu sắc bao giờ cũng chỉ được làm nổi bật khi nó được chuyển tải qua một hình thức phù hợp. Và ngược lại, nếu hình thức nghệ thuật độc đáo hấp dẫn nhưng câu chuyện kể và tư tưởng của nhà văn cũ kĩ sáo mòn hoặc thậm chí lệch lạc thì sức sống của tác phẩm truyện ngắn đó cũng không thể bền lâu... 3

* Phân tích một truyện ngắn tự chọn để làm sáng tỏ quan điểm của bản thân. - Học sinh có thể lựa chọn một truyện ngắn bất kì trong chương Trang 5/6


trình thuộc văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945 và phân tích theo định hướng lý luận như trên để làm rõ quan điểm của mình. Tránh phân tích lan man dài dòng không cần thiết hoặc diễn xuôi văn bản. 4

* Đánh giá, mở rộng vấn đề: - Yêu cầu đối với người sáng tác: Để tạo nên một truyện ngắn hay, nhà văn cần phải biết đi sâu vào đời sống để tìm hiểu và khai phá chất liệu hiện thực, từ đó chắt lọc những tư tưởng lớn lao giàu ý nghĩa nhân văn, mang tinh thần thời đại; đồng thời không ngừng lao động và sáng tạo để tạo nên sự hài hòa cân xứng giữa nội dung và hình thức nghệ thuật… - Yêu cầu đối với người tiếp nhận: Người đọc cần phát huy vai trò chủ động, tích cực của mình trong việc tiếp nhận những giá trị nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của một tác phẩm truyện ngắn, làm giàu cho đời sống tâm hồn và thị hiếu thẩm mỹ của mình. Lưu ý: - Trên đây chỉ là những gợi ý có tính chất định hướng, giám khảo cần thảo luận kĩ về yêu cầu và biểu điểm để bổ sung cho hoàn chỉnh trước khi chấm. - Cần khuyến khích những tìm tòi sang tạo riêng cả trong nội dung và hình thức của bài làm.

Trang 6/6


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LẠNG SƠN

ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

TRƯỜNG THPT CHUYÊN CHU VĂN AN

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG NĂM 2019 Môn: Ngữ văn 11

Câu 1. (8,0 điểm) Đọc các ngữ liệu sau: Thế giới thành cái chợ mất rồi. Cái yên ả êm đềm bị bài xích xua đuổi dần khỏi những chung cư đường phố. Sự yên bình đành rời bỏ chốn đô hội để tìm về nương náu trú ngụ ở những chốn xa. Và những ham hố, thù hận, u mê, những phụ bạc, thất thoát, phản trắc, những vết thương bị gây ra và tự gây ra cũng luôn băm nát lòng mình, chiếm đoạt mất thư thái trong tâm mình. Bất an là thường hằng, thư thái chỉ là thoáng chốc. Hành trình tìm kiếm hạnh phúc trong bề sâu là tìm kiếm thư thái mà có phải lúc nào mình cũng hay biết đâu… (Tự tình cùng cái đẹp - Chu Văn Sơn) Minh triết phát sinh từ sự yên lặng… Chỉ trong vắng lặng, con người mới ý thức năng lực trong mình và chung quanh mình. Chỉ trong yên lặng các quyền năng tiềm ẩn mới phát sinh và nảy nở. Tâm có an thì việc bên ngoài mới không vọng động, dục vọng mới chịu yên tĩnh…Con người cứ tìm kiếm hạnh phúc ở bên ngoài…Con người cần khám phá rằng, hạnh phúc ở trong tâm mình. Hiện nay phần lớn đều tìm kiếm hạnh phúc ở bên ngoài nhưng ngoại cảnh chỉ đem đến sự giải trí trong chốc lát thay vì hạnh phúc vô biên. (Hành trình về phương Đông - Baird t.Spalding) Qua gợi ý từ các ngữ liệu trên, hãy bình luận về con đường tìm kiếm hạnh phúc đích thực của con người trong xã hội hiện nay. Câu 2. (12,0 điểm) Nhà văn Pháp Buy - phông từng phát biểu:

Một nhà văn lớn quyết không thể chỉ mang một con dấu. (Dẫn theo: Lí luận văn học, tập 3 - Phương Lựu (chủ biên), NXB Đại học sư phạm, 2009, tr.90) Bằng hiểu biết của bản thân về văn học, anh/chị hãy giải thích và làm sáng tỏ ý kiến trên.


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LẠNG SƠN

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

TRƯỜNG THPT CHUYÊN CHU VĂN AN

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG NĂM 2019 Môn: Ngữ văn 11

Câu

Nội dung I. Yêu cầu về kĩ năng: - Thí sinh biết cách làm bài nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý đặt ra trong đoạn văn bản. - Bài viết có bố cục rõ ràng, các luận điểm, luận cứ xác đáng - Vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận như giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh... - Diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. II. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có nhiều cách trình bày khác nhau, song cần làm rõ những nội dung cơ bản sau: 1. Giới thiệu vấn đề nghị luận 2. Giải thích ngữ liệu 2.1. Quan điểm của cố nhà nghiên cứu phê bình văn học Chu Văn Sơn: - Theo tác giả, hành trình tìm kiếm hạnh phúc trong bề sâu là tìm kiếm thư thái mà có phải lúc nào mình cũng hay biết đâu….: + hạnh phúc bề sâu là hạnh phúc đích thực, điều con người thật sự cần; + Con người luôn tìm kiếm hạnh phúc đích thực nhưng không phải ai cũng nhận ra rằng đó là quá trình đi đến sự thư thái bình yên. Nguyên nhân: do cuộc sống hiện tại đang đánh mất dần sự bình yên bởi những ham hố, thù hận, u mê, những phụ bạc, thất thoát, phản trắc,… 2.2. Quan điểm của Baird t.Spalding - Tác giả nêu ra những ý nghĩa của trạng thái tâm an, yên lặng như là biểu hiện của hạnh phúc: từ yên lặng, minh triết phát sinh; từ vắng lặng, con người ý thức được năng lực của mình và chung quanh mình; quyền năng tiềm ẩn phát sinh và nảy nở; dục vọng yên tĩnh. Từ đó, đi đến kết luận: con người cần khám phá rằng, hạnh phúc ở bên trong mình. => Điểm thống nhất giữa hai tác giả: con đường tìm kiếm hạnh phúc đích thực là quá trình tìm kiếm chính mình, khiến bản thân thư thái, bình yên thay vì trông đợi vào những biến động niềm vui bên ngoài. 3. Bình luận về “con đường đi đến hạnh phúc đích thực” - Tất cả chúng ta đều mong muốn có hạnh phúc, đều tích cực tìm kiếm nó nhưng liệu chúng ta có đạt được đến hạnh phúc đích thực? Hay chỉ là cảm giác vui sướng, thỏa mãn tạm thời. Hạnh phúc đích thực là có được cảm giác tích cực bền vững, còn hạnh phúc không đích thực có thể hiểu là những khoái lạc trong chốc lát. - Con người thường tìm kiếm hạnh phúc bằng nhiều con đường khác nhau, nhưng tựu chung lại có hai con đường chính: tìm kiếm bên ngoài mình và tìm

Điểm

0,5

2,0

4,0


Câu 2

kiếm bên trong mình. Tìm kiếm bên ngoài có thể hiểu là số tiền chúng ta kiếm được, địa vị chúng ta phấn đấu, quá khứ tươi đẹp đã qua hay tương lai màu hồng đang đến…; còn tìm kiếm bên trong là sự yên bình, yên lặng, vắng lặng, yên ả, êm đềm, thư thái là cảm nhận chủ quan của riêng mình trong hiện tại. - Thí sinh có thể bày tỏ quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình đối với quan điểm của hai học giả, đưa ra sự lựa chọn của mình. Tuy nhiên cần đưa ra những lí lẽ và và dẫn chứng thuyết phục. Nếu lựa chọn: con đường tìm kiếm bên trong là con đường đi đến hạnh phúc đích thực, thí sinh có thể đưa ra một số lí lẽ sau: + Hạnh phúc là cảm nhận chủ quan của con người, mức độ và tiêu chí để có được cảm giác thỏa mãn, sung sướng của con người là khác nhau. + Khi chọn con đường tìm kiếm bên trong để có được hạnh phúc, con người sẽ chủ động, tự tin thay vì lo lắng bất an và tự ti. + Hạnh phúc dựa vào những điều bên ngoài mình chỉ đem lại những niềm vui thoáng qua vì hiện tại luôn thay đổi, cái mới xuất hiện và thay thế cái cũ rất nhanh, con người sẽ luôn phải miệt mài chạy theo nó. + Các sự vật bên ngoài có thể mang đến chúng ta niềm vui, sự hứng thú nhưng có khi lại gây cho chúng ta cảm giác lo lắng, bất an, sợ hãi, đau khổ. Con người càng ham muốn lại càng sợ hãi, càng sợ hãi lại càng đau khổ vì khi đạt được rồi lại ham muốn những thứ khác nữa. 4. Bình luận mở rộng: - Ai cũng mong muốn có được hạnh phúc, tìm kiếm hạnh phúc nhưng không biết thật sự thế nào là hạnh phúc và phương tiện để có được hạnh phúc. - Khi con người còn là nô lệ của dục vọng, còn lấy những điều bên ngoài 0,75 mình (địa vị, danh tiếng, tiền bạc…) làm điểm tựa và phương tiện để đạt được hạnh phúc thì chúng ta sẽ lầm đường lạc lối. - Muốn có hạnh phúc thật sự, cần phải hiểu mình, giữ cho cuộc sống của mình tự tại, an lạc, vượt lên trên cám dỗ và dục vọng. 5. Bài học nhận thức, hành động: - Là một người trẻ, cần tỉnh táo để không cuốn theo những vòng xoáy lợi danh phù phiếm, không chạy theo những giá trị vật chất phù du. 0,75 - Cần có trạng thái tâm hồn an nhiên; tâm thế sống tích cực, chủ động; biết chia sẻ và yêu thương. Khi có được sự bình an trong tâm hồn, chúng ta sẽ đạt được hạnh phúc đích thực. * Lưu ý: Trong quá trình bàn luận, thí sinh cần kết hợp hài hòa giữa lí lẽ và dẫn chứng minh họa để tăng sức thuyết phục cho lập luận. I. Yêu cầu chung: Hiểu đúng vấn đề, nắm được cách làm bài văn nghị luận văn học. Biết phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề. Bài viết nêu được ý kiến riêng, có sức thuyết phục. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Hành văn trôi chảy. Văn viết có cảm xúc. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả. II. Yêu cầu cụ thể: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:


1. Giới thiệu vấn đề nghị luận 2. Giải thích ý kiến - con dấu: + Vật dụng tạo ra những dấu hiệu riêng để phân biệt giữa các tổ chức, cá nhân với nhau. + Ẩn dụ chỉ nét riêng, độc đáo, đậm nét, mang tính bản quyền của mỗi tác giả thể hiện trong sáng tác của họ. Đó chính là cá tính sáng tạo, phong cách nghệ thuật của nhà văn. - không thể chỉ mang một con dấu: phong cách nghệ thuật của nhà văn không phải, không thể là bất biến mà cần có sự vận động, đổi mới, phát triển đa dạng. => Ý kiến của Buy - phông nhấn mạnh: Nhà văn lớn là nhà văn có phong cách nghệ thuật độc đáo, riêng biệt, không thể trộn lẫn; những nét phong cách đó vừa ổn định, thống nhất lại vừa đa dạng, phong phú, mới mẻ. 3. Bình luận - Vì sao nhà văn cần có phong cách riêng? + Do văn học nghệ thuật là hoạt động sáng tạo có tính chất cá thể. Nếu cá tính của nhà văn mờ nhạt, không tạo được tiếng nói riêng, giọng điệu riêng thì tác phẩm sẽ không có chỗ đứng trong đời sống văn học. + Do mong muốn khẳng định cái tôi sáng tạo của người nghệ sĩ. Người nghệ sĩ ý thức được rằng việc tạo lập được một thế giới nghệ thuật mới mẻ, riêng biệt, độc đáo chính là cống hiến có giá trị của bản thân với cuộc đời, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần cho xã hội. - Vì sao phong cách của một nhà văn cần có sự đổi mới, phát triển phong phú, đa dạng + Cũng do đặc trưng của văn học nghệ thuật, nếu việc lặp lại người khác là điều tối kị thì lặp lại chính mình cũng là điều độc giả khó chấp nhận: “Nếu như đó là một nhà văn cũ đã quen thuộc, thì câu hỏi không phải Anh ấy là người như thế nào? mà sẽ là: Nào, anh có thể cho tôi thêm một điều gì mới?” (L. Tônxtôi) + Do thế giới quan, nhân sinh quan, tư tưởng nghệ thuật, năng lực sáng tạo của nhà văn có sự biến đổi nên phong cách nghệ thuật của nhà văn cũng vận động, đổi mới theo. + Do ít nhiều chịu sự chi phối của phong cách thời đại nên phong cách nhà văn cũng có sự vận động, biến đổi. - Sáng tạo vừa là yêu cầu, vừa làm nên vị trí danh dự của nhà văn, sức sống lâu bền của nhà văn trong lòng độc giả. Sáng tạo nghệ thuật của mỗi tác giả làm nên tính phong phú, đa dạng, giàu bản sắc của các nền văn học. Và sự vận động, đổi mới của phong cách tác giả chính là yếu tố quan trọng góp phần vào sự phát triển của lịch sử văn học. 4. Chứng minh, phân tích - Thí sinh có quyền lựa chọn một hoặc một số tác giả lớn trong hoặc ngoài chương trình để phân tích, chứng minh, nhưng phải thực sự là tác giả tiêu biểu, phù hợp với vấn đề cần nghị luận.

0,5

1,5

2,5

5,5


- Trong quá trình phân tích, chứng minh cần làm rõ: + Tác giả đó có phong cách nghệ thuật độc đáo như thế nào. + Sự vận động, đổi mới, phát triển trong phong cách nghệ thuật của tác giả đó. - Ví dụ: Nguyễn Tuân + Những điểm ổn định, nhất quán trong phong cách Nguyễn Tuân: ++ Quan sát, khám phá và diễn tả thế giới nghiêng về phương diện văn hóa thẩm mĩ; ++ Quan sát, khám phá và diễn tả con người nghiêng về phương diện tài hoa nghệ sĩ; ++ Quan niệm cái đẹp là những hiện tượng gây ấn tượng sâu đậm, đập mạnh vào giác quan nghệ sĩ. ++ Sử dụng thể văn tùy bút hết sức phóng túng với nhân vật chính là “cái tôi” rất mực tài hoa uyên bác. ++ Văn Nguyễn Tuân giàu hình ảnh, nhạc điệu với một kho từ vựng phong phú, chính xác; nhiều tìm tòi mới lạ trong cách dùng từ, đặt câu. + Sự vận động, đổi mới, phát triển trong phong cách Nguyễn Tuân: ++ Trước cách mạng: quan niệm cái đẹp chỉ có trong quá khứ và tài hoa nghệ sĩ chỉ có ở những con người xuất chúng, thuộc thời trước còn vương sót lại; tìm cảm giác mạnh ở quá khứ, ở chủ nghĩa xê dịch, đời sống trụy lạc…; thể văn tùy bút thiên về diễn tả nội tâm của “cái tôi” chủ quan. ++ Sau cách mạng: cái đẹp có cả ở quá khứ, hiện tại cũng như tương lai và tài hoa có thể có cả ở nhân dân đại chúng; tìm cảm giác mạnh ở những phong cảnh đẹp, hùng vĩ của thiên nhiên đất nước và những thành tích của nhân dân trong chiến đấu và xây dựng; thể văn tùy bút có pha chất kí với bút pháp hướng ngoại để phản ánh hiện thực, ghi chép thành tích chiến đấu, xây dựng của nhân dân. 5. Đánh giá, mở rộng, nâng cao - Ý kiến hoàn toàn đúng đắn. Nghệ sĩ lớn là người sở hữu phong cách nghệ thuật độc đáo một cách đa dạng, bền vững mà luôn luôn đổi mới. - Ngoài sự ổn định, độc đáo, phong phú, mới mẻ, phong cách nghệ thuật còn cần có phẩm chất thẩm mĩ, phải đem đến cho người đọc sự hưởng thụ thẩm mĩ dồi dào trên cả hai phương diện nội dung và hình thức. Nếu không có phẩm chất này, sự thể hiện của nhà văn trên trang giấy chỉ là sự quái gở chứ không phải là cá tính sáng tạo. - Ý kiến có ý nghĩa định hướng sâu sắc cho cả người sáng tác và người tiếp nhận văn học: + Với nhà văn: Câu nói có ý nghĩa nhắc nhở người nghệ sĩ trong quá trình sáng tạo nghệ thuật phải luôn chú ý hình thành và xây dựng phong cách nghệ thuật của riêng mình, luôn “làm mới” phong cách đó trong lòng độc giả, từ đó có những đóng góp riêng trên nhiều phương diện cho văn học, tạo nên một nền văn học phong phú, giàu giá trị cho dân tộc… + Với người đọc: Câu nói có ý nghĩa định hướng cho người tiếp nhận một tiêu chí quan trọng để thẩm bình các tác phẩm văn chương, để đánh giá một

2,0


tác giả: nhà văn tài năng nhất định phải có phong cách nghệ thuật độc đáo, mới mẻ và phong phú, đa dạng. * Lưu ý: Có thể chấp nhận cả những bài làm có cách nhìn nhận vấn đề theo quan điểm riêng và có hệ thống ý riêng không giống với đáp án, với điều kiện phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục. Người ra đề và thẩm định: 1. Vi Minh Hiền 2. Hoàng Thị Khánh Xuân


TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÀO CAI ------------------ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

KỲ THI OLYMPIC HÙNG VƯƠNG NĂM HỌC 2018 - 2019 Môn: Ngữ văn 11 Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm có 01 trang, 02 câu)

Câu 1 (8 điểm) Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến dưới đây: Nếu sự sống là cây thì lòng tự trọng là rễ; nếu sự sống là nước thì lòng tự trọng là dòng chảy; nếu sự sống là lửa thì lòng tự trọng là sự bùng cháy; nếu sự sống là chim ưng thì lòng tự trọng là đôi cánh. Lòng tự trọng thực sự còn cao hơn cả mạng sống. (Theo Bài học lớn từ những câu chuyện nhỏ - Quang Tịnh, Phạm Thị Thanh Dung biên dịch, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2014, trang 267) Câu 2 (12,0 điểm) “Cả cuộc đời cầm bút của Nam Cao cứ đau đáu nhìn vào cái nhân cách. Cái sự săn đuổi chính mình và các nhân vật của mình đầy róng riết cũng chính là sự săn đuổi cái nhân cách của con người chúng ta nói chung”. (Nguyễn Minh Châu - Báo Văn nghệ, số ra ngày 18 tháng 7 năm 1987) Bằng hiểu biết về tác giả Nam Cao và các sáng tác của ông trước cách mạng Tháng Tám 1945 anh/chị hãy làm rõ ý kiến trên. ------------------------Hết------------------------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm


TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÀO CAI ------------------ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

KỲ THI OLYMPIC HÙNG VƯƠNG NĂM HỌC 2018 - 2019 HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn 11 Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) (Hướng dẫn chấm gồm: 05 trang)

A. Yêu cầu chung: 1. Thí sinh có thể trình bày thao các chách khác nhau nhưng phải đảm bảo nội dung chính, chấp nhận bài viết có những ý ngoài đáp án nhưng phải có căn cứ xác đáng, lí lẽ thuyết phục, trân trọng bài làm của học sinh, khuyến khích những bài văn sáng tạo, có cách kiến giải riêng hợp lí, thuyết phục, có thể bỏ qua những lỗi nhỏ về kỹ năng hoặc có ý chưa sâu so với đáp án. 2. Chỉ có điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kiến thức lẫn kỹ năng. 3. Giảm khảo cần trừ điểm đối với những lỗi chính tả, ngữ pháp, hành văn.. trong bài viết. 4. Căn cứ vào hướng dẫn chấm, giám khảo có thể chia điểm lẻ trong mỗi câu. Bài thi không làm tròn điểm. B. Yêu cầu cụ thể: Câu 1 (8 điểm) I. Yêu cầu về kĩ năng - Xây dựng một bài văn nghị luận xã hội chặt chẽ, hợp lí. - Không mắc lỗi diễn đạt về các mặt chính tả, dùng từ, đặt câu. Cách lập luận chặt chẽ, hành văn sắc bén, thuyết phục, có nét riêng. II. Yêu cầu về kiến thức Đây là dạng đề mở, học sinh có thể có những cách làm bài khác nhau miễn là làm sáng tỏ vấn đề, thuyết phục người đọc gắn với vấn đề nghị luận mà đề bài đưa ra. Dưới đây là một số gợi ý mang tính định hướng: 1. Giải thích Nếu sự sống là cây thì lòng tự trọng là rễ; nếu sự sống là nước thì lòng tự trọng là dòng chảy; nếu sự sống là lửa thì lòng tự trọng là sự bùng cháy; nếu sự sống là chim ưng thì lòng tự trọng là đôi cánh. Lòng tự trọng thực sự còn cao hơn cả mạng sống. - Lòng tự trọng: coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình. - Một loại các hình ảnh so sánh trùng điệp: sự sống – cây, nước, lửa, chim ưng; tự trọng – rễ, dòng chảy, sự bùng cháy, đôi cánh đã nhấn mạnh tô đậm vai trò của lòng tự trọng trong cuộc sống của con người, lòng tự trọng là điều quan trọng nhất, như là rễ của cây, như là dòng chảy của nước, là sự bùng cháy của lửa, là đôi cánh của chim ưng; nếu như không có tự trọng thì sự sống trở nên vô nghĩa hoặc không còn là nó nữa. Lòng tự trọng còn cao hơn cả mạng sống. 2. Bình luận: * Khẳng định ý kiến đúng đắn, gợi suy ngẫm sâu xa về vai trò của tự trọng và việc giữa gìn lòng tự trọng trong cuộc đời mỗi người.


* Lý giải: - Lòng tự trọng là phẩm chất vốn có của mỗi người có danh dự, phẩm cách, giữ gìn tự trọng, tự tôn, sự tôn nghiêm của bản thân là giữ gìn giá trị của mình, mất đi lòng tự trọng, con người sẽ dám làm những điều khủng khiếp tệ hại nhất, họ không còn gì để mất vì không có gì để gìn giữ. - Lòng tự trọng xuất phát từ niềm tin vào giá trị bản thân; khả năng nhận thức để xác định điều cần gìn giữ; khả năng hành động để tạo ra và bảo vệ các giá trị của bản thân mình. - Ý nghĩa của lòng tự trọng: ngăn cản những việc làm sai trái; tạo ý thức trách nhiệm; thúc đẩy hành động xây dựng giá trị bản thân. Lòng tự trọng là cơ sợ để con người hoàn thiện những phẩm chất tốt đẹp như trung thực, tự tin, bản lĩnh ý chí vượt khó vượt khổ… Lòng tự trọng khiến chúng ta vươn lên sống người hơn, tự trọng là cơ sở của nhân tính. - Lòng tự trọng còn cao hơn cả mạng sống vì con người có tự trọng sẽ không bao giờ chịu đánh mất nó, dù phải đối diện với những cám dỗ khủng khiếp và cả cái chết. Lòng tự trọng bị xúc phạm cũng là tổn thương đau đớn nhất đối với con người. Lưu ý: Học sinh cần bám sát vào quan điểm của tác giả để thể hiện khả năng tư duy và sáng tạo của bản thân. Học sinh đưa ví dụ từ thực tế đời sống để làm sáng tỏ vấn đề. 3. Mở rộng, nâng cao - Phê phán những người đánh mất lòng tự trọng của mình, đó là điều khủng khiếp vì con người sẽ dám làm những điều xấu nhất ác nhất hoặc chấp nhận bị chà đạp, vùi dập tàn nhẫn. - Không nên quá đề cao thổi phồng lòng tự trọng của bản thân bởi vì: “Mọi người sẽ không bao giờ ngó ngàng đến lòng tự trọng của bạn, điều mà họ quan tâm chính là thành tựu mà bạn đạt được. Do đó, trước khi có được những thành tựu, bạn đừng nên quá chú trọng hay cường điệu lòng tự trọng của bản thân mình.” (Theo Bill Gates) - Giữ gìn lòng tự trọng của mình đồng thời phải đi đôi với việc tôn trọng, đề cao lòng tự trọng của người khác. Không làm thương tổn đến tự trọng của người khác, cũng như biết đánh giá cao, trân trọng lòng tự trọng của con người. 4. Rút ra bài học nhận thức và hành động: HS rút ra những bài học nhận thức và hành động phù hợp; nêu bài học của bản thân hợp lý, chân thật, không hô hào sáo rỗng. III. Biểu điểm - Điểm 7- 8: Viết đúng kiểu bài nghị luận xã hội; trình bày vấn đề một cách sâu sắc, thuyết phục; văn phong chuẩn xác, biểu cảm; có thể mắc một vài lỗi nhỏ về chính tả và dùng từ. - Điểm 5- 6: Viết đúng kiểu bài nghị luận xã hội; trình bày vấn đề cơ bản rõ ràng nhưng chưa thật sâu sắc; mắc một số lỗi nhỏ về diễn đạt và chính tả. - Điểm 3- 4: Trình bày được khoảng một nửa yêu cầu về kiến thức; còn mắc lỗi về diễn đạt và chính tả. - Điểm 1- 2: Bài viết tỏ ra chưa hiểu rõ vấn đề, lúng túng trong cách giải quyết, mắc nhiều lỗi diễn đạt và chính tả .


Câu 2 ( 12 điểm) I. Yêu cầu về kĩ năng : - Biết cách làm bài nghị luận văn học. - Bài viết có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, không mắc lỗi về dùng từ, ngữ pháp. - Có năng lực cảm thụ văn học, văn viết có cảm xúc, diễn đạt trong sáng, đánh giá cao những phát hiện độc đáo II. Yêu cầu về kiến thức: 1. Giới thiệu vấn đề: Giới thiệu nhà văn Nam Cao; nội dung cốt lõi trong các sáng tác của ông là vấn đề nhân cách, nhân phẩm của con người. 2. Giải thích câu nói của Nguyễn Minh Châu khi đánh giá về các sáng tác của nhà văn Nam Cao: - Cả cuộc đời cầm bút của Nam Cao cứ đau đáu nhìn vào cái nhân cách: mối quan tâm hàng đầu và quan trong nhất, tư tưởng cốt lõi trong cách sáng tác của nhà văn là vấn đề nhân cách của con người. ( Nhân cách: là tư cách làm người, là hệ thống phẩm giá của một người được đánh giá từ mối quan hệ giữa người đó với bản thân và với xung quanh...) - Cái sự săn đuổi chính mình và các nhân vật của mình đầy róng riết cũng chính là sự săn đuổi cái nhân cách của con người chúng ta nói chung: Ông tìm hiểu, nhận thức lí giải, phân tích và nêu lên quan điểm của mình một cách gay gắt, khẩn thiết. Để nhận thức, khai thác hiện thực nhà văn đào sâu vào thế giới tinh thần của chính mình, lấy mình làm đối tượng tìm hiểu làm cái máy để kiểm nghiệm, phân tích, lí giải và sáng tạo ra các nhân vật để mổ xẻ, phân tích; các nhân vật của Nam Cao thường được đặt trước những hiện trạng, những tình huống có liên quan đến vấn đề bảo vệ, gìn giữ nhân cách.Từ đó nhà văn đặt ra vấn đề có ý nghĩa nhân sinh, có ý nghĩa triết lí về vấn đề nhân cách, phẩm giá con người nói chung. Và điều đó cũng xuất phát từ chính ý thức của con người trước quy luật vươn tới sự hoàn thiện nhân cách trong cuộc đời này. 3. Đánh giá, bàn luận - Câu nói của Nguyễn Minh Châu là một ý kiến sâu sắc bàn về con người và tư tưởng nghệ thuật của Nam Cao, về một khía cạnh giá trị tư tưởng trong các sáng tác của nhà văn. Điều mà Nam Cao quan tâm suốt cuộc đời cầm bút của mình là “nhân cách” của con người, tức là phẩm chất đạo đức, tư tưởng, tình cảm, khát vọng của con người. Ông có tâm huyết và hứng thú tìm hiểu “con người trong con người” – thế giới nội tâm, phẩm chất và đức hạnh của con người - Nhận xét của Nguyễn Minh Châu là một phát hiện đúng đắn và sâu sắc về con người và tác phẩm Nam Cao. Đối tượng của văn học nghệ thuật là con người xã hội với đời sống tinh thần vô cùng phong phú. Trong đời sống tinh thần của con người, nhân cách là yếu tố quan trọng và sâu sắc nhất để khẳng định con người với ý nghĩa đích thực của nó. Nam Cao đã đặt vấn đề nhân cách, nhân phẩm con người một sâu sắc, róng riết với một tầm cấp bách và bao quát trong các tác phẩm, qua những điển hình nghệ thuật sinh động. Chính điều này đã tạo nên nét độc đáo, hấp dẫn của phong cách nghệ thuật Nam Cao. Ý kiến của Nguyễn Minh Châu giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về những giá trị trong sáng tác của Nam Cao. - Tại sao Nam Cao lại quan tâm hàng đầu đến vấn đề nhân tính, nhân cách của con người một cách “róng riết” ? Bởi vì ông tâm niệm nghệ thuật phải làm cho người gần người người hơn, nghệ thuật không chỉ miêu tả cái bề ngoài; hơn nữa vấn đề nhân tính cũng là vấn đề nhức nhối trong xã hội lúc bấy giờ.


4. Chứng minh - Nhà văn Nam Cao đã không chỉ đề cập đến vấn đề nhân cách, mà đã mổ xẻ, phân tích và đi sâu tìm hiểu số phận, tính cách con người với những biểu hiện cùng diễn biến có khi là rất tinh vi, phức tạp hình thành và làm biến đổi nhân cách, không phải chỉ là biểu hiện hời hợt bề ngoài mà là những nguyên cớ bên trong, nguyên nhân sâu xa nào đã tạo ra những kiểu người và con người như vậy. Điều quan tâm nhất của Nam Cao khi xây dựng hình tượng các nhân vật không đơn thuần là những vấn đề ngặt nghèo khốn khổ, thiếu thốn vật chất mà còn là những đau đớn, giằng xé, trăn trở về tinh thần. Thế nên ám ảnh trong sáng tác của Nam Cao đâu chỉ là con người đói khát, con người hành động mà điều làm cho người đọc phải trăn trở, suy ngẫm là những điều đang diễn ra nơi thế giới bên trong; nhân vật của Nam Cao là con người của những cảm giác. - Trong giai đoạn sáng tác trước cách mạng, ở cả hai đề tài viết về người trí thức hay người nông dân, nhà văn đều đã phản ánh những tấn bi kịch tinh thần của họ. Người trí thức nghèo có ý thức sâu sắc về giá trị sự sống và nhân phẩm, có hoài bão tâm huyết lại phải sống cuộc đời thừa. Nhưng dẫu phải sống cuộc đời thừa vẫn đau đớn, xót xa trước nhân cách nghề nghiệp, nhân cách con người bị đe dọa, hủy hoại. Người nông dân bị đày đọa, bị hắt hủi, bị lăng nhục bị đẩy vào con đường lưu manh, dẫu thế thì con người vẫn cố gắng đấu tranh chống chọi lại ( dẫn chứng), đồng thời nhà văn lên tiếng khẩn thiết hãy cứu lấy nhân cách, đừng để cái xấu cái ác làm thay đổi nhân tính, đừng biến con người ta trở thành tha hóa, thành sống mòn. (dẫn chứng) - Ông phát hiện nâng niu và trân trọng những đốm sáng nhân tính còn le lói, chưa lụi tắt trong tâm hồn họ; diễn tả sâu sắc, tinh tế khát vọng cũng như những bi kịch tinh thần của con người. Chỉ ra nỗi đau tột cùng của con người không chỉ có nhu cầu ăn no, mặc lành mà quan trọng hơn là có nhu cầu được yêu thương, được tôn trọng… Nghĩa là được thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần, bởi đây mới chính là bằng chứng căn bản nhất để phân biệt loài người với loài vật. Ông rất bất bình với vấn đề con người bị lăng nhục và đứng lên để bảo vệ họ đòi lại lẽ sống cho họ, khẳng định con người có thể bị tiêu diệt nhưng nhân tính con người là bất diệt. Đặt ra vấn đề khinh trọng với con người lên tiếng khẩn thiết thay đổi hoàn cảnh để họ được sống với đúng nghĩa con người. (dẫn chứng) - Nam Cao khái quát được những quy luật của đời sống xã hội: vật chất và ý thức, hoàn cảnh và môi trường, môi trường và tính cách, luôn trăn trở và đau đớn trước tình trạng xã hội vô nhân đạo đã đày đọa con người trong nghèo đói, vùi dập ước mơ, làm chết mòn đời sống tinh thần; con người bị xói mòn về nhân phẩm, đức hạnh, hủy hoại cả nhân tính. (dẫn chứng) - Nhà văn không nhìn bao giờ nhìn nhân vật bằng “con mắt ráo hoảnh của phường ích kỷ”, mặt khác nhà văn luôn nhìn nhận, đánh giá con người và cuộc sống bằng nguyên tắc của tình thương. Trong những con người bất hạnh vẫn âm ỉ cháy những đốm lửa nhân tính. Phát hiện ra một điều họ là những người “đáng kính”, bậc chí thiện, những thiên lương cao quý dù có lúc nhân tính, nhân hình bị cướp đi. Nỗi đau thê thảm của họ là bị khinh bỉ, bị cướp đi giá trị làm người. Vì thế trên những trang văn chua xót ấy, người đọc vẫn cảm nhận được ân tình của nhà văn đối với các nhân vật của mình. Chính điều đó làm nên chiều sâu giá trị nhân đạo và hiện thực trong các sáng tác của Nam Cao. ( dẫn chứng) ( Học sinh có thể chỉ chứng minh bằng các tác phẩm đã học trong chương trình: Lão Hạc, Chí Phèo, Đời thừa... ; có khuyến khích đối với học sinh có thể lấy dẫn chứng từ các tác phẩm khác


Cách chứng minh có thể không theo luận điểm mà theo vấn đề trong tác phẩm, nhưng về cơ bản vẫn phải đảm bảo những ý trên) III. Biểu điểm: - Điểm 11 - 12: Bài viết đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, sâu sắc, độc đáo; diễn đạt lưu loát, câu văn giàu hình ảnh, cảm xúc; có thể mắc một vài lỗi nhỏ về chính tả và dung từ. - Điểm 9 - 10: Bài viết có nội dung tương đối đầy đủ (có thể còn thiếu một vài ý nhỏ); bố cục rõ ràng; diễn đạt trôi chảy; câu văn có hình ảnh, cảm xúc. Mắc một số lỗi nhỏ về chính tả, dùng từ, viết câu. - Điểm 7 - 8: bài viết đáp ứng khoảng 2/3 nội dung cơ bản của đáp án. Văn có thể chưa hay nhưng rõ ý. Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, viết câu. - Điểm 5 - 6: Bài viết đáp ứng khoảng ½ nội dung cơ bản của đáp án. Mắc nhiều lỗi hành văn, chính tả. - Điểm 3 - 4: Hiểu và trình bày vấn đề còn sơ sài; kết cấu không rõ ràng; còn mắc nhiều lỗi diễn đạt. - Điểm 1 - 2: Không hiểu đề, không có kĩ năng nghị luận, mắc quá nhiều lỗi diễn đạt. *Lưu ý: - Trên đây chỉ là những gợi ý có tính chất định hướng, giám khảo cần thảo luận kỹ về yêu cầu và biểu điểm để bổ sung cho hoàn chỉnh trước khi chấm. - Người chấm cần linh hoạt trong đánh giá, cần căn cứ vào tình hình và chất lượng thực tế của mỗi bài làm để cho điểm thích hợp. - Cần khuyến khích những tìm tòi, sáng tạo riêng cả trong nội dung và hình thức của bài làm.

Người ra đề: Vũ Huy Lân Trường THPT Chuyên Lào Cai ĐT: 0941645588


TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÙNG VƯƠNG, PHÚ THỌ TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XV – SƠN LA 2019

ĐỀ THI ĐỀ XUẤT MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI: 11 Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi gồm có 01 trang

Câu 1 (8,0 điểm) John Lennon- nhạc sĩ, ca sĩ người Anh từng nói: “Mặt trời mỗi sáng đều là một cảnh tượng kì diễm và thế mà hầu hết mọi người đều đang ngủ” (For the sun every morning is a beautiful spectacle and yet most of the audience still sleeps). Bày tỏ suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến trên. Câu 2 (12,0 điểm) “Nghệ sĩ là người biết khai thác những ấn tượng riêng, chủ quan của mình, (…) và làm cho những ấn tượng ấy có hình thức riêng”. (M. Gorki bàn về văn học, NXb Văn học, Hà Nội) Anh/ chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng trải nghiệm về truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930- 1945, anh/ chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên. ………………………HẾT…………………….. Lưu ý:

- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. - Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.

Người ra đề: Phùng Thị Hồng Thắm SĐT: 0948320555

1


TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÙNG VƯƠNG, PHÚ THỌ TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XV – SƠN LA 2019

Câu 1

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI ĐỀ XUẤT MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI: 11 Gồm có 04 trang

Nội dung chính cần đạt John Lennon- nhạc sĩ, ca sĩ người Anh từng nói:

Điểm 8,0

“Mặt trời mỗi sáng đều là một cảnh tượng kì diễm và thế mà hầu hết mọi người đều đang ngủ” (For the sun every morning is a beautiful spectacle and yet most of the audience still sleeps). Bày tỏ suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến trên. I. Yêu cầu về kĩ năng - Có kĩ năng viết bài văn nghị luận xã hội, biết huy động các kiến thức sách vở, kiến thức đời sống và những trải nghiệm của riêng mình để làm bài. - Vận dụng các thao tác lập luận phù hợp, lí lẽ xác đáng, trình bày khoa học, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. II. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có nhiều cách trình bày khác nhau, song cần đạt được những nội dung cơ bản sau: 1,5

1. Giải thích - “Cảnh tượng kì diễm”: khung cảnh mang vẻ đẹp lộng lẫy, quyến rũ, say đắm lòng người. - “Đang ngủ”: Không chứng kiến, không quan sát… được những cảnh tượng tuyệt đẹp đó. - Câu nói của nhạc sĩ, ca sĩ John Lennon: Sử dụng cách nói ẩn dụ để nói về một hiện tượng trong cuộc sống: Thiên nhiên và cuộc sống xung quanh chúng ta luôn ẩn chứa rất nhiều những vẻ đẹp tuyệt vời, nhưng hầu hết mọi người đều không nhìn thấy, không cảm thấy và trân trọng điều đó. Đó chính là thái độ thờ ơ, vô cảm của con người trong cuộc sống. 2. Bình luận và chứng minh - Vẻ đẹp thiên nhiên và con người luôn ở dạng tiềm ẩn đòi hỏi con người

2

4,0


phải luôn có nhu cầu khám phá. - Con người thường theo đuổi những mục đích thực tế, đời thường (vật chất, tiền tài, danh vọng…), vẻ đẹp của thiên nhiên và con người không phải là mục đích số một của họ. Vì thế hầu hết họ thờ ơ, vô cảm trước vẻ đẹp xung quanh mình. Từ đó hình thành nên lớp người sống cơ học, và cái đẹp vì thế chưa thực sự được coi trọng. - Tuy nhiên vẫn có một bộ phận người biết trân trọng cái đẹp: Đó là những người “thức dậy sớm”- có sự tỉnh táo, tinh tế, nhạy cảm để quan sát và cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống. Chính họ sẽ có vai trò quan trọng làm lan tỏa những thái độ sống tích cực và giá trị sống cao đẹp đến những người xung quanh. (Học sinh liên hệ với thực tế để có những dẫn chứng phù hợp) 3. Mở rộng, nâng cao vấn đề

1,5

- Nếu chúng ta theo đuổi, mang lại những điều tốt đẹp cho những người xung quanh và cho cuộc sống nói chung mà không được biết đến thì cũng không nên buồn bã, băn khoăn. Hãy coi đó như là một điều tất yếu của cuộc sống, là liều thuốc tinh thần cho chính mình bởi vì “Bàn tay tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương thơm”. 4. Bài học

1,0

- Rút ra bài học về cuộc sống: Mặc dù đó đang là một hiện tượng sống phổ biến song lại là cách sống nên loại bỏ. - Chủ động đề xuất những giải pháp để chúng ta có thể không thuộc về “hầu hết người đang ngủ”, mà “thức dậy sớm” để có thể quan sát, cảm nhận thật đúng đắn và sâu sắc về vẻ đẹp của cuộc sống. 2

“Nghệ sĩ là người biết khai thác những ấn tượng riêng, chủ quan của mình, (…) và làm cho những ấn tượng ấy có hình thức riêng”. (M. Gorki bàn về văn học, NXB Văn học, Hà Nội) Anh/ chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng trải nghiệm về truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930- 1945, anh/ chị hãy làm sáng tỏ nhận định

3

12,0


trên. I. Yêu cầu về kĩ năng - Có kĩ năng viết bài văn nghị luận văn học, biết huy động các kiến thức lí luận, kiến thức về tác giả, tác phẩm để làm bài. - Vận dụng các thao tác lập luận phù hợp, lí lẽ xác đáng, trình bày khoa học, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. II. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có nhiều cách trình bày khác nhau, song cần đạt được những nội dung cơ bản sau: 1. Giải thích

1,5

- “Nghệ sĩ”: là người có khả năng cảm nhận, phát hiện, sáng tạo và trân trọng cái Đẹp. - “Những ấn tượng riêng, chủ quan”: là cái nhìn riêng, cảm xúc riêng, rung động đặc biệt, riêng có của người nghệ sĩ. - “Hình thức riêng”: Cách thể hiện mang màu sắc cá nhân, độc đáo -> Ý kiến của M. Gorki đề cập đến phong cách nghệ thuật của nhà văn và yêu cầu sáng tạo của người nghệ sĩ. 2. Bình luận

3,0

Lý giải tại sao “Nghệ sĩ là người biết khai thác những ấn tượng riêng, chủ quan của mình, (…) và làm cho những ấn tượng ấy có hình thức riêng”: - Xuất phát từ yêu cầu sáng tạo nghệ thuật nói chung, một tác phẩm hay, tác phẩm có giá trị phải có cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm xúc mới mẻ, độc đáo của người sinh thành ra nó. - Ý kiến của M. Goor ki hoàn toàn đúng đắn, vì một tác phẩm văn học phải là sự thông nhất giữa nội dung và hình thức; nhưng một tác phẩm văn học hay lại phải là “một phát minh về nội dung và một khám phá về hình thức” (Lê ô nốp Lê ô nít). - Ý kiến cũng đặt ra yêu cầu với người nghệ sĩ trong quá trình sáng tạo, người nghệ sĩ luôn phải tìm tòi, phát hiện và sáng tạo cái mới, không lặp lại người khác và không lặp lại chính mình. 3. Chứng minh: Thí sinh có thể lựa chọn phân tích một- hai truyện ngắn bất kỳ trong chương trình Ngữ văn 11; song trong quá trình phân tích, bình giá cần chú ý những điểm sau để làm sáng rõ vấn đề đặt ra trong đề bài: * Nghệ sĩ là người biết khai thác những ấn tượng riêng, chủ quan:

4

6,0


- Chí Phèo (Nam Cao): + Khai thác bi kịch tinh thần của người nông dân bị tha hóa, bị tước đoạt và cự tuyệt quyền làm người. + Niềm tin vào sự hoàn lương của con người. + Tình thương có sức mạnh cảm hóa lớn lao. - Hai đứa trẻ (Thạch Lam): Ý thức về cuộc sống có ý nghĩa của những người nghèo khổ, sống trong bóng tối. * Nghệ sĩ là người biết “làm cho những ấn tượng ấy có hình thức riêng”: - Chí Phèo (Nam Cao): mang nhiều yếu tố của truyện ngắn hiện đại + Kết cấu truyện không theo trật tự thời gian, mà có sự đảo lộn, thậm chí đồng hiện giữa hiện tại- quá khứ- tương lai. + Kiểu ngôn ngữ nửa trực tiếp. + Giọng điệu có sự pha trộn giữa giọng của người kể chuyện, giọng nhân vật, và giọng người dân làng Vũ Đại; đa thanh: khi lạnh lùng, khi chì chiết, khi ngậm ngùi xót thương… + Coi trọng chi tiết: Xây dựng được nhiều chi tiết đặc sắc. - Hai đứa trẻ (Thạch Lam): Truyện ngắn giàu chất thơ + Cốt truyện đơn giản + Giọng điệu, ngôn ngữ: nhẹ nhàng, ngậm ngùi xót thương. + Khai thác các cung bậc tâm trạng mong manh, mơ hồ, khó nắm bắt, khó diễn tả + NT tương phản, đối lập: giữa ánh sáng và bóng tối. Sự tương phản mang màu sắc triết học. 4. Đánh giá, mở rộng, nâng cao

1,5

- Đây là ý kiến đúng đắn, xuất phát từ yêu cầu về sự sáng tạo của nghệ thuật và thể hiện dấu ấn cá nhân của người nghệ sĩ. - Đây là yêu cầu khắt khe, nghiệt ngã nhưng là yêu cầu tất yếu. - Ý kiến là lời nhắc nhở người nghệ sĩ về sự trau dồi bản thân, là bài học về sự sáng tạo. TỔNG

ĐIỂM TOÀN BÀI

20,0

…………………………………HẾT…………………………….. Lưu ý: Giám khảo phải đánh giá chính xác bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết cảm xúc, sáng tạo. Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm. - Giám khảo làm tròn điểm tổng bài thi đến 0,5 điểm.

5


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.