3 minute read

1.4. Phân loại

Next Article
LỜI MỞ ĐẦU

LỜI MỞ ĐẦU

- Định hướng hứng thú: Người học được trực tiếp tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú của cá nhân. - Định hướng hành động: Trong quá trình thực hiện dự án có sự kết hợp giữa nghiên cứu và vận dụng lý thuyết vào trong hoạt động thực tiễn, thực hành. Thông qua đó, kiểm tra, củng cố, mở rộng hiểu biết về lý thuyết cũng như rèn luyện kỹ năng hành động, tích lũy kinh nghiệm thực tiễn. - Định hướng kỹ năng mềm: DHDA không chỉ giúp người học tiếp thu kiến thức, mà còn giúp họ nâng cao NL hợp tác, khả năng giao tiếp với người khác, rèn luyện và phát triển một số kỹ năng cơ bản như tìm kiếm, phân tích, đánh giá, tự giám sát, thích ứng,… - Định hướng sản phẩm: Trong quá trình thực hiện dự án, người ta quan tâm nhiều đến các sản phẩm được tạo ra. Sản phẩm có thể là vật chất, hoặc phi vật chất, một bản thiết kế hoặc một kế hoạch. Các sản phẩm không chỉ là những thu hoạch về lí thuyết mà còn có thể là những sản phẩm vật chất mang tính xã hội. Những sản phẩm đem lại nhiều ích lợi đối với xã hội thường được đánh giá cao. Chúng có thể được công bố, giới thiệu rộng rãi và đưa vào sử dụng trong thực tế. - Tính tự lực cao của người học: Người học tham gia tích cực và tự lực vào quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Giáo viên chủ yếu đóng vai trò tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ, khuyến khích tính tích cực, tự lực, tính trách nhiệm, sự sáng tạo của người học. - Cộng tác làm việc: Các nhiệm vụ học tập dự án thường được triển khai theo nhóm, trong đó có sự phân công và cộng tác làm việc giữa các thành viên. Làm việc theo nhóm giúp cho sản phẩm chất lượng hơn, tốn ít thời gian hơn vì nó kết hợp và phát huy được sở trường của mỗi cá nhân. - Tính phức hợp: Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc các môn học khác nhau nhằm giải quyết một vấn đề nào đó. Một dự án dù là của môn nào, cũng phải đòi hỏi kiến thức của nhiều môn học để giải quyết (tính liên môn). 1.4. Phân loại Các loại dự án học tập có thể phân chia theo nội dung, theo thời gian thực hiện hoặc theo hình thức tham gia:

Phân theo nội dung - Dự án trong một môn học: trọng tâm nội dung nằm trong một môn học. Ví dụ: dự án thiết kế mạng điện trong trường học, dự án thiêt kế mô hình các máy điện (môn vật lí), dự án tìm hiểu virut cúm gia cầm (môn Sinh), dự án thiết kế mô hình nhà máy hóa chất Sunphat (môn Hóa học), ... - Dự án liên môn: trọng tâm nội dung nằm ở nhiều môn khác nhau. Ví dụ: dự án cải tạo hồ bơi của trường (Môn toán-lí-mỹ thuật-kĩ thuật..) - Dự án ngoài môn học: Là các dự án không phụ thuộc trực tiếp vào các môn học, ví dụ dự án chuẩn bị cho các lễ hội trong trường, dự án tìm hiểu năng lượng mặt trời, dự án quảng bá du lịch địa phương... Phân theo sự tham gia của người học: - Dự án cho nhóm HS, dự án cá nhân. - Dự án dành cho nhóm HS là hình thức dự án dạy học chủ yếu. - Trong trường phổ thông còn có dự án toàn trường, dự án dành cho một khối lớp, dự án cho một lớp học. Phân loại theo quỹ thời gian: K.Frey đề nghị cách phân chia như sau: - Dự án nhỏ: thực hiện trong một số giờ học, có thể từ 2-6 giờ học. - Dự án trung bình: dự án trong một hoặc một số ngày (“Ngày dự án”), nhưng giới hạn là một tuần hoặc 40 giờ học. - Dự án lớn: dự án thực hiện với quỹ thời gian lớn, tối thiểu là một tuần (hay 40 giờ học), có thể kéo dài nhiều tuần (“Tuần dự án”).

Advertisement

This article is from: