H C M T P . T R Ư Ờ N G Đ H K I Ế N T R Ú C T I Ể U L U Ậ N C U Ố I K Ỳ
Tạp Chí
KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
GVHD: Huỳnh Thị Mai Phương Tên: Lê Văn Tường Nghi Mssv: 21510501715 - QH21/A2
01- KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
02
MỤC LỤC I – KHÁI NIỆM , ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
03
II – XU HƯỚNG KIẾN TRÚC CẢNH QUAN ĐƯƠNG ĐẠI
06
III - CÔNG TRÌNH CẢNH QUAN YÊU THÍCH 12 IV – XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TẠI VIỆT NAM
17
V – LỜI KẾT
21
03 - KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
I - KHÁI NIỆM , ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA KIẾN TRÚC CẢNH QUAN https://greenmore.vn/kien-truc-canh-quan-cong-vien-lakeside-garden-doc-dao/
K
iến trúc cảnh quan là một môn khoa học tổng hợp, liên quan đến nhiều lĩnh vực chuyên ngành khác nhau ( quy hoạch không gian, kiến trúc, hội họa…) để giải quyết các vấn đề tổ chức môi trường nghỉ ngơi-giải trí, thiết lập và cải thiện môi sinh, bảo vệ môi trường, tổ chức nghệ thuật kiến trúc.
Kiến trúc cảnh quan cũng là hoạt động định hướng con người tác động vào môi trường nhân tạo để cân bằng mối quan hệ qua lại giữa yếu tố thiên nhiên và nhân tạo, tạo nên sự tổng hòa giữa chúng. Đô thị hóa tăng nhanh đã đẩy dần thiên nhiên rời xa con người, dẫn đến rối loạn sinh thái, ô nhiễm. Vì thế, kiến trúc cảnh quan nghiên cứu tổng thể từ phạm vi lớn( vùng- miền) đến giới hạn nhỏ hẹp của môi Lakeside Garden trường xung quanh con người, phù hợp sinh Kiến trúc cảnh quan gồm 2 lĩnh thái phát triển ( eco- development) mang mối vực chuyên sâu: quy hoạch cảnh quan hệ tổng hòa giữa thiên nhiên – con quan và thiết kế cảnh quan. người – kiến trúc. KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
Quy hoạch cảnh quan
Quy hoạch cảnh quan vùng
Quy hoạch cảnh quan điểm dân cư
Thiết kế cảnh quan
Vườn công viên
Sân – quảng trường
Đường phố
04
https://eurotravel.com.vn/vuon-hoa-keukenhof-ha-lan/
ĐỐI TƯỢNG CỦA KIẾN TRÚC CẢNH QUAN Môi trường sống của con người luôn bị biến đổi trong quá trình phát triển của xã hội với sự tương hỗ của 2 nhóm thành phần nhân tạo và thiên nhiên: Cảnh quan tự nhiên: cảnh quan ngoại thất, cảnh quan thiên nhiên gồm địa hình, thủy văn, khí hậu, phong cảnh, cây xanh… không bị tác động của con người. Cảnh quan nhân tạo: được hình thành do sự tác động của con người làm biến đổi cảnh quan thiên nhiên. + Cảnh quan vùng văn hóa: cảnh quan điểm dân cư đô thị và nông thôn, cảnh quan nghỉ ngơi, giải trí, cảnh quan vùng công nghiệp, cảnh quan bảo tồn các khu vườn quốc gia… + Cảnh quan vùng trồng trọt
Kiến trúc cảnh quan gồm các nhóm đối
tượng: Kiến trúc bề mặt đất (sàn), kiến trúc bề mặt bao không gian (tường), kiến trúc bề mặt bên trên không gian (trần). Cảnh quan là một cơ thể luôn phát triển và biến đổi theo mùa. Do vậy, kiến trúc cảnh quan cần phân tích, tổng hợp các mối quan hệ ấy để xây dựng môi cảnh bền vững.
Ảnh :Cảnh quan một góc công viên Hà Lan
05 - KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
NHIỆM VỤ CỦA KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
Mục tiêu của kiến trúc cảnh quan là
xây dựng môi cảnh vững bền, thỏa mãn các nhu cầu và hoạt động sống của con người trong môi trường trong lành, hài hòa và tiện nghi.
Ảnh: công viên sinh thái Tebet, Indonesia https://www.archdaily.com/1005641/tebet-eco-park-siurastudio?ad_source=search&ad_medium=projects_tab
Để đạt được mục tiêu này, kiến trúc cảnh quan có các nhiệm vụ sau:
- Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và di tích cảnh quan trong môi trường nhân tạo hóa và vùng bao quanh - Lập những biện pháp dự báo và sử dụng thiên nhiên có giá trị cho các hoạt động nghỉ ngơi, giải trí kết hợp vói các ngành khác để tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái; đặc biệt tổ chức bảo vệ và khai thác các di tích cảnh quan góp phần bảo tồn di sản văn hóa và phục vụ du lịch văn hóa. - Giữ gìn và nhân giá trị của cảnh quan thiên nhiên trong các điểm dân cư, đặc biệt là điểm dân cư đô thị. Tổ chức môi trường nghỉ ngơi – giải trí, môi trường thẩm mỹ và môi trường trong sạch.
06
II - XU HƯỚNG KIẾN TRÚC CẢNH QUAN ĐƯƠNG ĐẠI
Damian Holmes – Người sáng lập và Biên tập viên Kiến trúc Cảnh quan Thế giới, kiến trúc sư cảnh quan làm việc trong lĩnh vực thiết kế quốc tế tại Úc đã chia sẻ bài viết của ông về các xu hướng Kiến trúc Cảnh quan chung trên thế giới năm 2023 trên tạp chí WLA số tháng 1 vừa rồi. Theo ông, ngành Kiến trúc Cảnh quan được dự đoán vẫn tiếp tục phát triển mạnh cũng như dẫn dắt yếu tố quan trọng trong các dự án. Nhiều xu hướng sẽ diễn ra trong khoảng 12 – 24 tháng tới, sau 3 năm COVID vừa qua.
Ảnh KTS Damian Holmes
07 - KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
GIẢM THIỂU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Kế hoạch hành động vì khí hậu của ASLA – Hình ảnh: Công viên bờ sông Hunter’s Point South Giai đoạn II: Hệ sinh thái đô thị mới. Thành phố Long Island, New York
Ở Hoa Kỳ đã có nhiều dự án được thực hiện nhằm giảm thiểu biến đổi khí hậu. Ở những nơi khác trên thế giới, các sáng kiến về biến đổi khí hậu đang diễn ra nhanh chóng. Chính phủ các nước và nhiều tổ chức như ASLA, AILA, Viện cảnh quan đã bắt đầu có sự đầu tư rõ ràng và thiết thực để hỗ trợ cho các sáng kiến khác nhau chống biến đổi khí hậu, chẳng hạn giảm hoặc loại bỏ lượng khí thải carbon từ các dự án của họ, thúc đẩy các công ty cảnh quan phát triển bằng cách điều hành các chương trình giáo dục và đưa tiêu chí bền vững vào các giải thưởng
Giải quyết biến đổi khí hậu sẽ không chỉ giới hạn trong các vấn đề môi trường mà còn phải giải quyết các vấn đề xã hội liên quan, sự đa dạng và hòa nhập cộng đồng cũng như mối quan hệ giữa bộ máy quản lý ngành nghề và các công ty thiết kế.
08
GIẢI PHÁP SONG SONG KỸ THUẬT VÀ TỰ NHIÊN Với yêu cầu cấp thiết về thời gian, chúng ta dần nhận ra các giải pháp về tự nhiên như trồng rừng, phục hồi rừng ngập mặn,… sẽ khó có thể đạt được các mục tiêu nhanh chóng trong năm 2023. Do đó cần áp dụng song song các giải pháp kỹ thuật công nghệ cao như năng lượng thay thế, thu giữ carbon,… để giảm lượng khí thải. Diện tích bề mặt xanh trên những mái nhà tại khu trung tâm đô thị ở Chicago, Hoa Kỳ định lượng được khả năng của hệ thống để giảm nhiệt, thu nước mưa và cung cấp hằng năm khoảng 7kg/m2 thực phẩm hữu cơ
Tại Los Angeles, các con hẻm của thành phố thường được thiết kế dành cho phương tiện giao thông lưu thông theo định hướng dịch vụ: bãi đậu xe, khu vực chất hàng cho xe tải giao hàng và thu gom chất thải rắn. Các con hẻm ở Los Angeles chiếm hơn 1.448 km vỉa hè có diện tích bằng khoảng gấp đôi diện tích của Công viên Trung tâm ở New York. Những con hẻm này có thể được trang bị thêm các lối đi xanh, đường dành cho xe đạp khám phá, đường xanh dành cho người đi bộ và công viên bỏ túi, ngoài chức năng chính là trở thành hành lang dịch vụ. Là một hệ thống tích hợp, cơ sở hạ tầng tại các con hẻm, khi được vận hành ở quy mô thành phố, có thể giảm lượng nước mưa chảy tràn, tăng độ che phủ của cây xanh và mang lại lợi ích sức khỏe thông qua việc tập thể dục ngoài trời.
09 - KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
https://kientrucvietnam.org.vn/vuon-thuc-vat-lon-nhat-the-gioi-tren-sa-mac-oman/
vườn công viên sinh thái ở Oman
CHUYỂN TRỌNG TÂM PHÁT THẢI SANG BẢO TỒN VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC Theo Thỏa thuận đa dạng sinh học đạt được tại Hội nghị thượng đỉnh đa dạng sinh học COP15 của Liên Hợp Quốc tại Montreal, Canada và các chính sách khác, trọng tâm sẽ chuyển từ phát thải carbon sang các vấn đề như đa dạng sinh học, nhà kính, an ninh nước hay lương thực . Việc trồng rừng đô thị độc canh sẽ chuyển dần sang trồng rừng đa dạng loài, không chỉ đảm bảo vấn đề về carbon mà đa dạng sinh học cũng gia tăng.
Xu hướng này sẽ tác động đến các vườn ươm vì có thể có sự gia tăng đáng kể trong hợp đồng trồng trọt, bao gồm tìm nguồn cung ứng hạt giống và phát triển các kỹ thuật nhân giống để trồng một số loài ở quy mô thương mại. Botanic Garden ở Oman. Khu vườn có hệ thực vật tự nhiên phong phú cùng những loài độc đáo nhất của quốc gia này. Thiết kế môi trường này rất tinh tế và chính xác với mục đích mô phỏng nhiệt độ và độ ẩm tự nhiên của khí hậu bản địa.
Ngoài khu vườn trung tâm, khu phức hợp này còn có thêm không gian cho cơ sở giáo dục và nghiên cứu về bảo tồn sự đa dạng sinh học của khu vực.
10
CHỐNG LẠI CẢNH QUAN “ THIẾT KẾ QUỐC TẾ” & NẮM BẮT VĂN HÓA BẢN ĐỊA
Cảnh quan ấn tượng của sân bay Jewel Changi, Singapore
Trong 20 năm qua, kiến trúc cảnh quan đã phát triển vượt bậc về tầm vóc và tốc độ trên toàn cầu. Tuy nhiên, chúng ta nhận thấy rằng thiết kế không gian theo phong cách tiêu chuẩn thiết kế quốc tế có thể phản ánh toàn cầu hóa, nhưng dường như có một bảng màu gồm các chương trình, chức năng, vật liệu, mặt nước, nghê thuật công cộng, ánh sáng áp dụng một cách rập khuôn mà không cần nghiên cứu bối cảnh tự nhiên và văn hóa khu vực. https://canhquan.net/tap-chi/du-an/he-sinh-thai-phuc-hoi-he-sinh-thai-cong-vienbishan-singapore
Thách thức là sử dụng những gì sẵn có để tạo ra thiết kế lấy cảm hứng từ địa phương, đặt câu hỏi về câu chuyện cũng như mục đích thiết kế của bạn. Từ đó, thiết kế sẽ giải quyết tốt hơn và truyền cảm hứng cho người dân địa phương tự hào về môi trường tự nhiên của họ, thu hút khách du lịch tham quan.
11 - KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
CÔNG VIÊN NÚI FENMING, TRUNG QUỐC
https://kienviet.net/2014/04/15/cong-vien-nui-fengmingmartha-schwartz/
Núi Fenming ở Trùng Khánh, Trung Quốc. Với cảm hứng từ núi non trùng điệp, những dòng sông, con suối, những ruộng lúa, cây cối,… của vùng Trùng Khánh, một chòi bán hàng ấn tượng với mặt kết cấu kim loại bốn chân xếp ở trung tâm các tuyến đường xuyên qua công viên cảnh quan này được xây dựng ở trung tâm thành phố bởi kiến trúc sư cảnh quan Martha Schwartz Partners. Các kiến trúc sư đã thiết kế một khu trình diễn bán hàng và khu vực công cộng đô thị để thể hiện một bản sắc độc đáo nhằm thúc đẩy thị trường phát triển trong tương lai.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM
“ Với tư cách là kiến trúc sư cảnh quan, chúng tôi thường nhìn vấn đề rộng lớn hơn và tìm các giải pháp mạnh mẽ để tạo ra những nơi tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người. Chúng ta nên lạc quan về tương lai, học hỏi từ quá khứ và mang lại hy vọng bằng cách tạo ra những địa điểm và thành phố đầy cảm hứng” - kts Damian Holmes.
12
III - CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC CẢNH QUAN YÊU THÍCH
https://www.archdaily.com/978328/nanhua-glimmer-park-atelier-lets-plus-jrarchitects/622b40312f094501697aa609-nanhua-glimmer-park-atelier-lets-plus-jrarchitects-photo
CÔNG VIÊN NAHUA GLIMMER
Kiến trúc sư: Atelier Let's + JR Architects Diện tích: 15459m2 Vị trí: Cao Thụ, Đài Loan
13 - KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
SƠ ĐỒ MẶT BẰNG TỔNG THỂ
Công viên nằm ở vùng nông thôn Cao Thụ, Đài loan, dưới chân núi Taimu, nơi này từng là trường tiểu học. Khuôn viên trường chuyển thành vườn nông nghiệp AI Pingtung với một công viên cảnh quan mới dành cho cộng đồng và người già.
Nhóm Kiến trúc sư đã nghiên cứu hướng gió và thiết kế của các cơ sở tạo sương mù để tạo ra hiệu ứng sương mù như thiết kế dự định. Khuôn viên tái sinh tôn vinh các đặc điểm thiên nhiên của khu vực và chuyển chúng thành các dạng hình học trong thiết kế cảnh quan. Độ cong liên tục của tường chắn bê tông vang vọng hình ảnh những cánh đồng dứa và những nếp gấp của rặng núi. Sự đa dạng của các loại thực vật được lựa chọn trong khuôn viên trường mang đến cơ hội giáo dục sinh thái cho công chúng, bao gồm các loại cây ăn được trên những ngọn đồi xanh và việc phục hồi các loài thực vật thủy sinh trong ao sinh thái.
Yếu tố sương mù và lấp lánh gợi nhớ đến ký ức chung của người dân địa phương – về đêm, sương núi chảy dọc theo các rặng núi, tạo nên những vầng hào quang quanh những ngọn đèn đường phía xa..
14
SƠ ĐỒ GHẾ CHIẾU SÁNG
https://www.archdaily.com/978328/nanhua-glimmer-park-atelier-lets-plus-jr-architects/622b40312f094501697aa609-nanhua-glimmer-parkatelier-lets-plus-jr-architects-photo
15 - KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
SƠ ĐỒ MƯƠNG NƯỚC
16
ẢNH CÔNG VIÊN BAN NGÀY
https://www.archdaily.com/978328/nanhua-glimmer-park-atelier-lets-plus-jr-architects/622b40312f094501697aa609-nanhua-glimmer-parkatelier-lets-plus-jr-architects-photo
17 - KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
https://baodantoc.vn/hmong-village-du-lich-xanh-vung-cao-nui-da1594695748319.htm
IV - XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TẠI VIỆT NAM
TÔN TRỌNG TỐI ĐA,CAN THIỆP TỐI THIỂU VÀO HÌNH THÁI TỰ NHIÊN Ở miền núi phía Bắc, đó là những bản làng cheo leo trên sườn núi hay trong thung lũng, có sự gắn kết vô cùng hài hoà với cảnh sắc địa phương, mọi thung đồi, khe suối ở đây đều đựơc tôn trọng, giữ gìn tuyệt đối. Những ngôi nhà ở của đồng bào chỉ như những chấm phá điểm tô thêm cho khung cảnh hữu tình, với hình hài thật tao nhã, vật liệu bản địa gắn kết
Ở Việt Nam, từ ngàn đời thiên nhiên trở thành cái nền cho kiến trúc, kiến trúc như những bông hoa tô điểm cho thiên nhiên đã thành một truyền thống tạo dựng kiến trúc cảnh quan từ thủa ông cha. “Thiên nhiên bao giờ cũng đẹp mà kiến trúc thì không phải bao giờ cũng thế. Thiên nhiên luôn chứa đựng trong nó sự đa dạng phong phú và khả năng sáng tạo đến vô cùng, vô tận… Trong khi tất cả những gì Kiến trúc làm được vẫn chỉ là những ngôi nhà vuông vắn, ngay ngắn… Ngay cả lăng tẩm, đền đài kỳ vĩ lớn lao và phức tạp nhất cũng không thể sánh được với vẻ tinh xảo đa dạng và kỳ bí mà thiên nhiên ban tặng. Ý thức được điều này, con người đã sớm biết cách sử dụng thiên nhiên, lợi dụng thiên nhiên để tô điểm thêm cho các sáng tạo nghệ thuật của mình’’ Tổ chức cảnh quan ở môi trường dân gian – tôn trọng tuyệt đối địa hình và cảnh quan thiên nhiên: Loại hình này chiếm một tỷ lệ áp đảo trong kiến trúc truyền thống của Việt Nam. Có thể thấy điều này biểu hiện rất rõ ở tổ chức không gian mọi làng quê nước ta từ Bắc chí Nam.
18
ƯU ĐIỂM
Sự hòa quyện giữa cảnh quan thiên nhiên và công trình kiến trúc • Các cảnh quan tôn trọng thiên nhiên được ưu tiên ngày càng chiếm tỷ trọng lớn. Đây là một thành công của kiến trúc cảnh quan; • Các không gian tái tạo ở những khu vực đa dạng, ở các quy mô khác nhau đã đạt nhiều kết quả khả thi, góp phần giữ gìn bản sắc vùng miền, TP một cách hữu hiệu; • Các kiến trúc cảnh quan sáng tạo mới dạng kế thừa tiếp biến hình thái dân gian, kết hợp giữ gìn bản sắc đã đạt rất nhiều thành công; • Các không gian cảnh quan thiết kế, xây dựng mới, xu hướng hiện đại đã có nhiều đột phá sáng tạo. Nhiều không gian cảnh quan khi hình thành góp phần rất trọng lượng để tăng tiện nghi sống, giá trị tài sản, nâng cao sức khoẻ, độ an toàn… thu hút khách hang một cách bền vững;
19 - KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
https://hueblogger.com/hinh-anh-cau-vang.html
ƯU ĐIỂM
Cầu Vàng, Đà Nẵng: Cảnh quan nhân tạo nương tựa nhuần nhuyễn vào địa hình tự nhiên
Ngôi nhà xây dựng với quan niệm tuyệt đối tôn trọng địa hình thiên tạo
Tháp Trầm Hương nổi bật bên cảnh biển Nha Trang
20
NHƯỢC ĐIỂM
Ảnh hiện trường sạt lở ở Đà Lạt 28/6
https://vietnamnet.vn/da-lat-xanh-nay-con-dau-2159903.html#
Ảnh các lâu đài biệt thự không ăn nhập với kiến trúc và cảnh quan Việt Nam
Còn khá nhiều những cảnh quan can thiệp thô bạo vào địa hình, khung cảnh tự nhiên; nhiều cảnh quan xa hoa lộng lẫy tốn kém không cần thiết; nhiều cảnh quan lại quá sơ sài, không ăn nhập tôn tạo vẻ đẹp cho không gian chung, thậm chí ảnh hưởng tiêu cực gây thiệt hại tính mạng. Còn có những loại cảnh quan phù phiếm, trưởng giả, hoặc sao chép ngoại lai không phù hợp với văn hoá, văn minh Việt Nam; những cảnh quan đặt lạc vị trí; bản sắc riêng về vùng miền cho một tỷ lệ không nhỏ cảnh quan chưa thể hiện rõ; vai trò nhận diện của cảnh quan còn rất mờ nhạt…
https://baodantoc.vn/hmong-village-du-lich-xanh-vung-caonui-da-1594695748319.htm
21 - KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
https://baodantoc.vn/hmong-village-du-lich-xanh-vung-cao-nui-da-1594695748319.htm
V- LỜI KẾT
“Khi biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh đang hiện hữu và ngày càng khốc liệt, sự hội nhập với những hoạch định từ “ tương lai thuộc về châu Á” càng tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho người làm nghề. Phát triển Kiến trúc cảnh quan thật sự quan trọng, có tương lai, đầy sáng tạo, ổn định và bền vững. Hi vọng sắp tới khi ngành Kiến trúc cảnh quan được đặt đúng vị trí, sự phát triển đột phá với nhiều kết quả ngày càng khả thi là một điều hiển nhiên. Sự phát triển đó cũng cần song hành cả mặt nghiên cứu lý luận và triển khai thực tiễn” - TS.KTS. Phan Đăng Sơn - Chủ tịch hội KTS Việt Nam.
22
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Sách Kiến trúc cảnh quan – PTS.KTS. Hà Tất Ngạn 2. Sách The Planing Design Hanbook – Nick Robinson 3. Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến Trúc Sư Việt Nam 4. Kienviet.vn 5.Archdaily 6.Cảnh quan.net – kết nối cùng phát triển 7.Damianholmes.com 8.Tạp chí Kiến trúc cảnh quan thế giới ( WLA)