Greek - Roman - Renaissence

Page 1

1


2


3


Các bán đảo ven Địa Trung Hải sở hữu vị trí ngoạn mục của một vùng đất ven biển với những vách đá khổng lồ quanh những vịnh biển uốn cong nhẹ nhàng trong một nền nhiệt ấm áp của khí hậu cận nhiệt đới, những điều có thể xem là kỳ vĩ, to lớn cũng như rất thơ mộng, êm đềm. Và đây cũng chính là nơi hình thành lên những điều hùng vĩ nhưng cũng rất nhẹ nhàng trong kiến trúc - sự hòa quyện hoàn hảo giữa tinh hoa về kỹ thuật xây dựng và nét đẹp dịu dàng trong nghệ thuật vị nhân sinh – kiến trúc Hy Lạp – La Mã cổ đại. Nền kiến trúc ấy có thể được xem là tinh hoa, mực thước, cội nguồn của cả thế hệ kiến trúc phương Tây sau này. Những nét tinh hoa nhất luôn được kế thừa lại, và điều gì thì cũng luôn có hai mặt của nó, sự thừa hưởng ấy có thể sẽ không hoàn hảo, không tinh tế nhưng cũng có thể sẽ vụt sáng lên, trở thành những tinh hoa nhất được chọn lọc kỹ càng, và nền kiến trúc Phục hưng đã làm được điều đó. Kiến trúc Phục hưng sở hữu những nét đặc sắc của kiến trúc Hy – La và còn đưa những tinh hoa đó lên tầm cao hơn nhờ vào sự tài hoa của những con người “khổng lồ” của thời đại này. Có thể nói, kiến trúc thời đại Phục hưng như một đứa con lớn của nền kiến trúc Hy Lạp – La Mã cổ đại. Đứa con ấy sẽ nhận những di truyền từ người cha vĩ đại của mình những cũng sẽ có những đặc điểm riêng biệt của mình không thể phai nhòa.

4


MỤC LỤC 1 BỐI CẢNH HY LẠP – LA MÃ – PHỤC HƯNG

5

2 NHỮNG TINH HOA KIẾN TRÚC HY LẠP – LA MÃ – PHỤC HƯNG HY LẠP – NHÂN VĂN, DUY MỸ

7

LA MÃ – PHÔ TRƯƠNG, DUY LÝ

8

PHỤC HƯNG – SÁNG TẠO – DUY LÝ

10

3 NÉT HẤP DẪN RIÊNG PARTHENON – ĐỈNH CAO NGHỆ THUẬT

13

PANTHEON – ĐỈNH CAO KỸ THUẬT

14

DUOMO FLORENCE – BƯỚC KHỞI ĐẦU MỚI

17

BASILICA ST.PETER – ĐỈNH CAO THỜI ĐẠI

19

5


I. Những nét đặc sắc trong bối cảnh của thời kỳ Hy – La cổ đại cũng như trong thời đại Phục Hưng. “Một vùng đất tuyệt đẹp” sẽ là không ngoa khi nói về vùng đất này. Là một trong những vị trí hoàn hảo ven Địa Trung Hải, một vùng đất Hy Lạp ở phía nam bán đảo Balkan với hàng trăm đảo nhỏ cùng bờ biển len lỏi vào đất liền, những dãy núi hũng vĩ lan ra sát biển để hình thành nên những đồng bằng, vũng vịnh nhỏ hẹp mang nét đẹp vừa kỳ vĩ nhưng cũng rất nên thơ; hay một vùng đất của La Mã cổ đại với bán đảo hình chiếc ủng vươn ra giữa Địa Trung Hải mang theo một đường bờ biển dài bao quanh, đất đai nhẹ nhàng hơn với những đồng bằng rộng lớn, màu mỡ ở phía Bắc. Cả hai vùng đất đều sở hữu một khí hậu ấm áp, nhẹ nhàng của vùng cận nhiệt đới ven biển, điều này khiến con người nơi đây hứng thú hơn với những hoạt động cộng đồng ngoài trời. Tuy điều kiện có đôi khác biệt song cũng mang những lợi thế chung để trở thành nền tảng cho một nền kiến trúc huy hoàng, vị nhân sinh của nhân loại.

Với Hy Lạp, ta cảm nhận được cái chất thơ trong những khung cảnh nơi đây, và điều đó đã ảnh hưởng rất lớn lên con người nơi đây, những con người của thơ ca, của nghệ thuật, họ rất đề cao tính thẫm mĩ. Vì con người ở đây sống nhẹ nhàng nên tuy là chế dộ chiếm hữu nô lệ nhưng cách đối xử với con người tử tế hơn, ít hà khắc hơn. Với những dãy núi đá – nguyên liệu vô cùng quan trọng cho kiến trúc Hy Lạp, hùng vĩ cắt xẻ mạnh vào những đồng bằng ven biển khiến Hy Lạp hình thành nên những thành bang nhỏ và giữ mối hòa thuận với nhau để cùng bảo vệ đất nước. Với La Mã thì trái ngược lại tương đối nhiều, con người La Mã lại hiếu chiến hơn, có lẽ bởi vì nới đây có những đồng bằng lớn nên tầm nhìn của con người ta rộng hơn, khao khát mở rộng lãnh thổ cũng lớn hơn khi mà dân số tăng lên quá nhanh chóng. 6


Và hơn nữa, vùng đất La Mã còn là nơi di cư của nhiều tộc người đến từ Hy Lạp và Lưỡng Hà, góp phần đưa nơi đầy trở thành tinh hoa của nhiều nguồn tri thức, nghệ thuật thời bấy giờ. Tuy nhiên, vì một xã hội đông đúc, nhiều thành phần dân cư mà phần nào khiến con người dần trở nên thực dụng hơn, tranh đấu nhiều hơn. Một nét đặc biệt riêng của vùng bán đảo Ý đây là sở hữu những ngọn núi lửa lớn nhất Châu Âu, và beton núi lửa lại chính là nguồn nguyên liệu tuyệt vời làm một nên tiền đề cho kiến trúc La Mã cổ đại. Nếu so với thời kỳ Hy – La cổ đại, thì thời đại này đã có những bước phát triển mạnh về trình độ kỹ thuật xây dựng cũng như trình độ về con người, còn về mặt địa lý, khí hậu vẫn như cũ so với các thời kỳ trước. Có thể xem, những ảnh hưởng về mặt xã hội là yếu tố chính tác động mạnh mẽ nhất lên không chỉ kiến trúc mà còn mọi mặt trong thời đại này. Xuất phát của phong trào Phục hưng thời kỳ này chính là từ sự phát triển của khoa học và quan trọng nhất chính là thuốc súng – làm thay đổi nghệ thuật chiến tranh; la bàn – thúc đẩy các phát kiến về địa lý; máy in – dễ dàng hơn trong truyền bá kiến thức, tư tưởng mới, cùng với những câu chuyện huyền thoại về các nhà thiên văn chống lại cả giáo hội để khai sáng con người như Copernic hay Galileo với câu nói nổi tiếng: “E pur si muove” (tiếng Italy – Dù sao nó vẫn quay) khi ông ngước nhìn bầu trời rồi nhìn xuống mặt đất ngay kh vừa được trả tự do sau khi bị giáo hội bắt giam . Những bước đầu đã dần dần làm giảm đi niềm tin của con người ra khỏi sự u mê vào giáo hội bấy giờ, đây chính là nền tảng thúc đẩy xã hội con người quay về với những giá trị thực tiễn tế nhất, những giá trị phục vụ con người thay vì hy vọng, tin tưởng vào những điều xa xôi, một thế giới vĩnh hằng trong kinh Thánh. Và một thời đại huy hoàng được quay lại với phong trào Phục hưng, đưa xã hội quay lại với những giá trị cũ đã từng trong thời kỳ Hy – La cổ đại. Có thể thấy, cả ba giai đoạn thời kỳ này, những giá trị tinh hoa, tốt đẹp đều hướng đến con người, đến cộng đồng, xã hội thay vì một tổ chức nào. Mọi yếu tố kiến trúc đều sẽ phụ thuộc vào con người, đáp ứng nhu cầu, mục tiêu của con người. Đây là nét vị nhân sinh mà ba thời kỳ này đều có được.

7


II. Những nét tinh hoa sở hữu chung của kiến trúc Hy – La và kiến trúc Phục Hưng. 1. Nét tinh hoa trong kiến trúc Hy Lạp – người mẹ nhân văn, duy mỹ. Con người Hy Lạp sinh sống trong một vùng đất với vẻ đẹp nên thơ, trữ tình nên những yêu cầu về thẩm mỹ dường như đã ăn sâu vào tiềm thức con người nơi đây. Những yếu tố tinh hoa cho kiến trúc của họ dường như đều hướng đến các vấn đề về thẩm mỹ rất cao. Nét tinh hoa đầu tiên cũng là thành tựu đầu tiên của người Hy Lạp đó là biện pháp hiệu chỉnh thị sai (optical corrections). Bởi mắt con người cũng chỉ là một giác quan, đã là giác quan thì sẽ bị chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố ngoại cảnh tác động, điều đó phần nào cũng ảnh hưởng đến kết quả về mặt hình ảnh mà chúng ta tiếp nhận được. Hiểu rõ được điều này chứng tỏ người Hy Lạp cổ đại sở hữu một khả năng quan sát tinh tế và trình độ hiểu biết rất cao. Và từ những hiểu biết ấy, họ đã sáng tạo ra phương pháp hiệu chỉnh thị sai nhằm điều chỉnh những hình ảnh thực tế sai lệch đi sao cho khi giác quan thị giác của ta tiếp nhận những hình ảnh ấy sẽ trở thành những hình ảnh đúng như mong muốn nó trở thành. Đây là phương pháp mà đến tận ngày nay còn rất khó khăn để hiệu chỉnh nhưng những người Hy Lạp cổ đại đã có thể điều chỉnh được điều đó. Bên cạnh đó, việc sáng tạo và áp dụng hệ thống thức cột đã trở thành một nền tảng cho kiến trúc Châu Âu sau này. Hệ thống thức cột của người Hy Lạp không chỉ dừng lại ở kiểu cách của chiếc cột nhà, mà nó chính là một hệ thống các công thức tỉ lệ thiết kế của cả công trình và phụ thuộc vào bán kính của đáy cột. Điều này thể hiện được sự hài hòa giữa từng bộ phận cấu kiện với tổng thể của cả công trình nhằm đảm bảo các yếu tố về thẩm mỹ, sự ăn khớp khăng khít, trật tự của các cấu kiện giúp công tác thi công dễ dàng hơn. Trong hệ thống thức cột của người Hy Lạp cổ đại, bán kính đáy cột được xem như thước đo cho cả công trình, mọi thông số kích thước đều phụ thuộc vào bán kính đáy cột. Bởi đây là nền tảng của công trình, nơi mọi tải trọng truyền xuống, nơi giúp công trình đứng vững vàng trước tự nhiên.

8


Thức Doric do người Dorian sáng tạo với vẻ đẹp khỏe khoắn mà theo Vitruvius, thức cột Doric tượng trung cho cái đẹp của đàn ông. Với thức Doric, chiều cao cột gấp 12 – 14 lần bán kính đáy. Còn với thức Ionic được người Ionian sáng tạo với hình thức thành mảnh và nhẹ nhàng hơn, Vitruvius cho rằng nó tượng trưng cho cái đẹp của phụ nữ. Với thức Ionic, chiều cao cột gấp 16 – 18 lần bán kính đáy cột. Đối với thức Corinthian, sự thanh mảnh vẫn tiếp tục duy trì và còn trang trí nhiều hơn, đỉnh cột với chi tiết của bó lá phiên thảo thanh thoát. Với thức Corinthian, chiều cao cột gấp 20 – 22 bán kính đáy cột. 2. Nét tinh hoa trong kiến trúc La Mã – người cha phô trương, duy lý. Người La Mã sống trong các đô thị lớn, cuộc sống đông đúc hơn, xô bồ hơn và thêm bản chất hiếu chiến của tộc người La tinh chiếm phần lớn dân cư đã khiến lối sống của người La Mã trở nên thực dụng hơn, mang tính toán học, logic hơn. Điều này khiến cho các kiến trúc của họ trở nên thực tiễn hơn, đồng thời quy mô cũng lớn hơn nhằm đáp ứng nhu cầu cao của dân cư đông đúc và cũng nhờ vào khả năng trình độ của con người La Mã rất đáng ngưỡng mộ.

9


Học tập thành tựu tinh hoa về thức cột của người Hy Lạp, người La Mã còn sáng tạo ra thêm hai thức cột nữa là Toscan và Composite. Ngoài ra, những cư dân ở đây còn cải tiến thức cột theo một hướng thực dụng hơn nhưng vẫn đảm bảo những tỉ lệ hài hòa, hợp lý đã thành quy chuẩn của kiến trúc Hy Lạp, đó là việc họ đã thêm phần bê cột vào trong thức cột. Phần bệ cột này giúp vẫn đảm bảo chiều cao cột tổng thể ban đầu song lại rút ngắn đi chiều cao phần thức cột tròn giúp giảm bán kính đáy cột nhằm phần nào tiết kiệm vật liệu đá cho cột. Bên cạnh đó, việc sử dụng bệ cột khối hộp chữ nhật cũng dễ dàng thi công hơn, hạn chế bị hư hỏng trong thi công và thời gian thì rút ngắn đi phần nào, điều này đảm bảo hợp lý theo tính thực dụng của người La Mã.

Một sáng tạo đặc sắc của người La Mã dựa trên những kinh nghiệm xây dựng của tộc người Etruscan di cư sang từ Lưỡng Hà, đó là kỹ thuật vòm cuốn tròn. Thời kỳ La Mã có thể xem là thời thịnh hành của những chiếc vòm cung tròn và còn sáng tạo ra thêm những hình thức vòm khác như vòm nôi giao nhau tạo nên một không gian kiến trúc linh hoạt, ấn tượng và tận dụng được của sổ mái thu sáng tự nhiên. Kỹ thuật cung vòm là một trong những nguyên nhân giúp cho La Mã có những bước phát triển vượt bậc, những công trình xây dựng với quy mô to lớn hơn và số lượng nhiều hơn trước, phù hợp với sự hiếu chiến, mở rộng lãnh thổ của con người La Mã muốn đánh dấu quyền 10


lực. Với vòm nôi giao nhau – là một sáng tạo của người La Mã dựa trên vòm cung tròn có trước đó từ người Lưỡng Hà, tải trọng của phần mái được truyền xuống bốn cột ở bốn góc thay vì là hai tường dày hai bên như trước, nhờ đó mà không gian được trở nên linh hoạt vô cùng khi được mở rộng theo của bốn hướng. Điều này giúp cho không gian dưới những mái vòm nôi giao nhau trở nên thoáng đãng hơn, linh hoạt hơn, mặt bằng đa dạng hơn nhiều so với trước và có sức chứa nhiều hơn, phù hợp với tính chất cộng đồng ở đây. 3. Nét tinh hoa trong kiến trúc Phục Hưng – đứa con duy lý nhưng rất sáng tạo. Kiến trúc Phục Hưng mang những màu sắc của kiến trúc Hy – La cổ quay trở lại, mang sự hòa trộn giữa kiến trúc Hy Lạp và La Mã. Những người khổng lồ thời đại này không những tiếp thu tinh hoa kiến trúc Hy – La, những tính toán số học kỹ lưỡng, tỷ lệ logic và hình học mà họ còn sáng tạo ra những tinh hoa mới, bức phá ra khỏi những khuôn mẫu của kiến trúc cổ đại với những công thức nâng cao hơn đến bậc hai của hình học đơn giản. Phải trải qua một quá trình vô cùng dài để kiến trúc Hy – La cổ đại quay lại thời kỳ này, nên những kiến trúc Phục hưng cũng bị ảnh hưởng bởi kiến trúc thời kỳ Gothic tác động phần nào. Và trong thời đại Phục hưng, con người mới lại tìm lại được ánh sáng chân lý cho mình, giảm đi sự mê muội do những lũng đoạn của giáo hội suốt hàng trăm năm, nên con người bây giờ mang trong mình những khao khát bức phá, sáng tạo vô cùng to lớn và thời kỳ Hy – La chính là nền tảng cho những sáng tạo đó. Một trong những con người khổng lồ trong thờ đại này có ảnh hưởng vô cùng lớn đến kiến trúc và nghệ thuật phải nói đến chính là Michelangelo. Ông mang đến cho kiến trúc, nghệ thuật thời đại này rất nhiều những sáng tạo, những phá cách bức phá ra khỏi kiến trúc Hy – La cổ đại.

11


Những sáng tạo của ông để lại dấu ấn phải kể đến là hình thức khóa đá góc tường. Michelangelo đã sử dụng những viên đá khóa lớn hơn các viên ốp tường để ốp tại các vị trí kết thúc ở góc tường, ông xếp chúng lệch xen kẽ nhau và vẫn theo nguyên tắc chồng chất vật liệu dưới thô trên tinh. Việc làm này có ý nghĩa về mặt thẩm mỹ nhiều hơn là công năng, khóa góc tường như là hình thức tạo điểm nhấn cho bức tường lớn, nhất là khi những ngôi nhà cao tầng ngày nhiều hơn, những bức tường to lớn khô khan ngày một nhiều hơn trong đô thị. Các khóa góc giúp cho mặt đứng của bức tường có điểm kết thúc mạnh mẽ, dứt điểm, bức tường có điểm nhấn trọng tâm hơn, tạo nên sự tương phản hấp dẫn thị giác hơn. Bên cạnh khóa đá góc tường, Michelangelo còn đề xuất thêm hình thức thức cột vượt tầng (Giant Order). Thay vì cột chỉ cao bằng chiều cao của mỗi tầng như kiến trúc Hy – La cổ đại thì ông đã để cột cao vượt hơn chiều cao giới hạn mỗi tầng. Điều này làm cho mặt đứng của công trình ít bị chia cắt, phân vị ngang như những công trình nhà ở bình thường, mang đến một diện mạo cao ráo hơn, thể hiện quyền lực hơn cho công trình. Cũng vì vậy nên hình thức cột vượt tường thường chỉ được sử dụng trong các công trình công cộng thể hiện quyền lực như tòa án, hội đồng thành phố, nhà thờ…

12


13


III. Những nét hấp dẫn riêng của từng công trình trong mỗi thời kỳ Hy Lạp – La Mã – Phục Hưng. 1. Đền Parthenon Hy Lạp – đỉnh cao nghệ thuật cổ đại Hy Lạp. Với quần thể đền Acropole và nổi bật nhất là đền Parthenon, đây được xem như một trong những công trình đẹp nhất thời cổ đại ở Hy Lạp và thế giới, đền thờ nữ thần Athena – nữ thần bảo hộ của Athens. Ngôi đền được xây dựng dựa trên những tinh hoa sáng tạo tuyệt vời của con người Hy Lạp về kỹ thuật, nghệ thuật và thần thoại. Vị trí xây dựng nằm trên ngọn đồi Acropolis ngoài trung tâm đô thị cổ Athens, thể hiện vùng đất trên cao với tầm nhìn bao quát của các vị thần. Với mặt bằng ngôi đền hình chữ nhật có cửa hướng đông nhằm chỉ lấy ánh sáng từ mặt trời mọc vào sâu bên trong ngôi đền, điều này tạo cảm giác linh thiêng, và kỳ bí với nguồn ánh sáng mạnh vào trong một kiến trúc bằng đá cẩm thạch trắng khổng lồ. Đền có mặt đứng chính hướng đông với tám cột Doric – Octastyle và mười bảy cột trên mặt đứng bắc – nam, số lượng cột lớn trên mặt đứng nhằm tạo nên những điểm nhấn đặc rỗng trên mặt đứng công trình. Việc đề xuất cột trên mặt đứng cũng thể hiện những xử lý hiệu chỉnh thị sai. Khi quan sát từ bên ngoài, hàng cột nổi lên hơn với đá màu sáng so với khoảng rỗng chịu bóng đổ tối hơn nên tạo cảm giác vững chắc, bề thế hơn cho ngôi đền. Nhưng ngược lại, khi quan sát từ bên trong ngôi đền, hàng cột lại chịu bóng đổ nên tối màu đi, tạo cảm giác nhỏ hơn so với khoảng trống có ánh sáng ngoài trời nên con người bên trong không cảm giác bị ngột ngạt do hàng cột dày đặc. Điểm đặc biệt nữa của đền Hy Lạp là bậc tam cấp đi bao xung quanh ngôi đền dù chỉ có hai cửa ở hai hướng đông – tây là hai cạnh ngắn của ngôi đền, điều này mang đến cho ngôi đền sự vững chắc hơn, tổng thể trở nên cân đối, hài hòa hơn dù quan sát từ nhiều hướng khác nhau, thể hiện được tính duy mỹ của kiến trúc Hy Lạp , đây chính là điểm khác biệt so với các ngôi đền của kiến trúc La Mã. Phần Pediment trên đỉnh đầu hồi của ngôi đền có những hình ảnh điêu khắc nổi tinh sảo đây được xem là đỉnh cao của điêu khắc thời kỳ cổ đại mà mãi đến thời kỳ Phục Hưng mới vượt lên những tinh hoa đỉnh cao này để hình thành nên chuẩn mực hoàn hảo mới

14


2. Đền Pantheon La Mã – đỉnh cao kỹ thuật xây dựng thời kỳ La Mã. Chiếm một vị trí nổi bật trong pho sử đền đài la Mã cổ đại, đền Pantheon mang những nét đặc biệt, đậm dấu ấn của con người La Mã. Cũng như những ngôi đền khác tồn tại trên đất La Mã, vị trí xây dựng của Phantheon cũng nằm trên trục của quảng trường trong trung tâm đô thị cổ. Mặt bằng ngôi đền là sự kết hợp của hình chữ nhật phía trước và hình tròn ở sau, đây là điều thú vị khi so sánh với các ngôi đền đã từng có trước đây. Đi vào từ phía trước ngôi đền là tám cột Corinthian và chỉ có bậc tam cấp ở mặt chính diện mà không bao vòng hết xung quanh như các ngôi đền của Hy Lạp, điều này thể hiện đúng tính thực dụng của con người La Mã, khi chỉ lối đi mới nên có bậc tam cấp thay vì toàn bộ xung quanh ngôi đền. Phía trên các cột là hệ thống Architrave, Frieze, Cornice, Pediment theo như các ngôi đền của Hy Lạp nhưng lại không được điêu khắc nổi cầu kỳ mà chỉ đơn giản là các diềm trang trí. Không gian bên trong ngôi đền là một không gian tròn đẳng hướng với bảy hốc tường là vị trí để các tượng thờ và một lối ra vào. Không gian đẳng hướng tròn lớn kết hợp với một lối dẫn hành lang vào sâu bên trong tạo cho con người một cảm giác sẽ bị lạc lõng, bơ vơ, choáng ngợp giữa các vị thần, giữa quyền lực tối cao của một đế chế, mang đến một không gian linh thiêng của một thánh đường. Các hốc tường này vừa cho mục đích trang trí, thể hiện đặc rỗng trên bề mặt tường bên trong ngôi đền, tạo không gian thờ cho từng vị thần. Ngoài ra, còn là một yếu tố thể hiện trình độ về kết cấu xây dựng của người La Mã, đó là họ biết loại bỏ vật liệu trong các vùng trung hòa trên bức tường dày đến sáu mét nhằm tiết kiệm một số lượng lớn vật liệu.

15


Được xem như kiệt tác xây dựng thời kỳ La Mã cổ đại, ngôi đền Pantheon sở hữu một mái vòm cung tròn lớn với khoảng vượt ấn tượng ở thời kỳ bấy giờ. Và chìa khóa cho thành tự này chính nhờ sự khám phá ra nguồn vật liệu mới là bê tông núi lửa (Pozzolana) và trình độ tay nghề cao trong xây dựng vòm của người Etruscan. Mái vòm “khổng lồ” của người La Mã với khoảng vượt hơn 42 mét tạo ra một không gian trong nhà lớn kỳ vĩ chứa được nhiều người hơn trong đền thờ và phần nào thể hiện được sức mạnh của một đế chế La Mã hùng mạnh. Đỉnh mái vòm là một lỗ tròn thu ánh sáng tự nhiên, tượng trưng như nguồn ánh sáng huyền bí từ trên xuống soi sáng trên vòm trời nơi những vị thần ngự trị. Trên hệ thống mái vòm này là năm hàng ô cờ được khoét lõm vào trần với mục đích không chỉ để trang trí làm điểm nhấn phụ thêm cho phần mái vòm cong đặc biệt mà còn có tác dụng trong kết cấu như những dầm chính phụ phân bổ tải trọng của phần mái vòm. Hệ thống mái vòm này đã khẳng định được trình độ kỹ thuật xây dựng vô cùng điệu nghệ của một thời kỳ được xem là huy hoàng nhất thời cổ đại cảu thế giới.

16


17


3. Duomo Florence – bước khởi đầu mới cho thời đại Phục Hưng. Florence là nơi khởi đầu cho thời kỳ Phục Hưng phát triển khắp nước Ý và Châu Âu, và nhà thờ Florence có thể được xem như là công trình đầu tiên tiêu biểu cho giai đoạn này, cho sự bức phá khỏi những kiểu cách Gothic đang có để quay về với những giá trị tinh hoa của kiến trúc Hy – La cổ đại. Về mặt bằng, không gian bên trong vẫn là nguyên mẫu của những nhà thờ thiên chúa giáo với mặt bằng hình chữ thập Hy Lạp. Điểm khác biệt của nó chính là từ những thay đổi về hình thức bên ngoài của nhà thờ. Không như Gothic vươn cao mãi, hướng cao lên những điều hư vô, kỳ diệu mà bỏ qua đi những mực thước của con người. Nhà thờ Florence được xây dựng theo xã hội Phục hưng đang nổi lên nên yếu tố về con người, về những chuẩn mực của con người được đề cao dần lên, chiều cao của công trình bây giờ đã phụ thuộc theo tầm thước của con người hơn trước tuy vẫn giữ được những kích thước tương đối của một công trình tôn giáo. Các phân vị ngang dần được bổ sung thêm vào công trình, phá bỏ đi thế độc tôn thẳng đứng trước kia. Điểm nổi bật về sáng tạo của Brunelleschi là trong thiết kế phần mái vòm của nhà thờ. Đây là sự kết hợp của vòm cung tròn xoay trong kiến La Mã cổ đại và vòm cung gãy của kiến trúc Gothic trước đây. Sự kết hợp này mang đến cho nhà thờ một bộ mái vòm mang một tính kế thừa và sáng tạo của thời đại mà trước kia chưa từng có. Công trình sở hữu một mái vòm bằng gạch khổng lồ với khoảng vượt hơn 42 mét – đây cũng là công trình sở hữu mái vòm gạch lớn nhất từng được xây dựng. Nếu như vào thời La Mã con người đã sử dụng được bê tông núi lửa làm nên hệ mái khổng lồ nhưng về hình thức chỉ là một lớp màu xám thì con người Phục hưng đã sáng tạo hơn khi đã sử dụng gạch ốp lên trên hệ mái đã rất đồ sộ. Nhờ đó, màu sắc của bộ mái trở nên vô cùng sặc sỡ và kích thích thị giác hơn nhiều lần.

18


19


4. Vương cung thánh đường St.Peter – đỉnh cao của kiến trúc thời đại Phục Hưng. Thánh đường St. Peter được xây dựng trên nền của một thánh đường cũ theo kiểu Basilica theo lệnh của giáo hoàng Julius II. Đây được xem là công trình đỉnh cao của kiến trúc Phục Hưng những lại không thuần khiết. Bởi quá trình xây dựng thánh đường mất gần 120 năm và trải qua rất nhiều đời kiến trúc sư nên công trình mang nhiều phong cách thiết kế, xử lý. Trong đó, tiêu biểu nhất phải kể đến Michelangelo, người đã thiết kế và chỉ huy thi công phần mái vòm cho thánh đường để đến tận ngày nay vẫn được xem là bộ mái vòm huy hoàng nhất, trở thành biểu tượng độc nhất trong thế giới công giáo. Mái vòm của thánh đường St.Peter được xem là kỳ tích của kỹ thuật xây dựng bởi đây là công trình được xây bằng gạch có khoảng cách bắc cầu tự do lớn nhất đến 120 mét. Phần mái vòm của thánh đường có thiết kế tương tự như mái vòm gạch của nhà thờ Florence, là sự kết hợp hài hòa của vòm cung tròn La Mã và vòm cung gãy của Gothic nhưng Michelangelo đã đưa lên một tầm cao mới mà không một công trình mái vòm nào sau này có thể gây ảnh hưởng đến vị trí vững chắc này được. Với mái vòm có đường kính 42 mét và cao 138 mét, vương cung thánh đường đã khiến cho đền thờ Pantheon – đỉnh cao kỹ thuật xây dựng một thời của kiến trúc La Mã phải lu mờ đi. Bên cạnh phần mái vòm, mặt đứng công trình với phần sảnh gồm hệ thống các thức cột Corithian vượt tầng – là một trong những sáng tạo của kiến trúc Phục Hưng dựa trên nền của kiến trúc Hy–La cổ đại. Và hệ thống thức cột chạy vòng bao hai bên quảng trường phía trước thánh đường theo mặt bằng hình thang, điều này giúp nhấn mạnh thêm quy mô của thánh đường St.Peter khi phần cạnh hai bên hành lang được mở rộng ra hai bên, không bị tranh chấp chiều cao so với công trình chính. Có lẽ đây cũng là một sự học tập và sáng tạo dựa trên phương pháp hiệu chỉnh thị sai của người Hy Lạp cổ đại.

20


21


Kiến trúc Hy – La như một nền tảng vững chắc, là tiền đề cho những sáng tạo kiến trúc trong thời đại đỉnh cao Phục Hưng. Những công trình mang đậm dấu ấn của con người, của phong cách vị nhân sinh. Những tiêu chuẩn về kích thước, quan sát, cảm nhận của con người được đề cao và là chuẩn mực cho các thiết kế của kiến trúc. Những công trình bằng đá to lớn nhưng không thô ráp, vững chắc nhưng cũng rất mềm mại trong từng chi tiết, từ tổng thể đến chi tiết hòa hợp vào nhau tạo nên nét riêng để chỉ cần một cái nhìn qua, một cảm nhận không gian nhẹ nhàng cũng đủ nhận ra nền kiến trúc huy hoàng của nhân loại này. Tuy mỗi nền kiến trúc đều có nét riêng của nó, song đều mang những đặc tính chung của một thời kỳ kiến trúc phát triển hùng mạnh. Kiến trúc Phục hưng – đứa con lớn của kiến trúc Hy La, đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, đã tiếp thu những thành tựu của thế hệ trước và sáng tạo, nâng tầm lên thành những tinh hoa của nhân loại. Kiến trúc Phục hưng như một tượng đài cho kiến trúc cổ điển mà khó một giai đoạn, thời kỳ nào có thể vượt qua được.

22


TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Lịch sử kiến trúc phương Tây – Trần Văn Khải 2 Canon of the Five Orders of Architecture – Giacomo da Vignola

23


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.