NHÓM TÁC GIẢ TS. Đinh Thị Thanh Vân (Chủ biên) ThS. Phạm Thế Thành ThS. Phùng Thị Thu Hương ThS. Hoàng Hồng Hạnh ThS. Vương Thị Tình ThS. Nguyễn Thu Giang Phạm Hiền Dung Nguyễn Văn Bảo
2
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
MỤC LỤC 1
Tại sao sinh viên cần có kiến thức tài chính?
9
2
Mục tiêu tài chính của sinh viên là gì?
21
3
Sinh viên nên lập ngân sách như thế nào?
33
4
Các nguồn thu nhập của sinh viên thường đến từ đâu?
52
5
Làm thế nào để quản lý chi tiêu và vay mượn hiệu quả?
66
6
Sinh viên nên lập kế hoạch tiết kiệm & đầu tư như thế nào?
82
7
Sinh viên có nên mua bảo hiểm khi còn đi học? 101
8
Cần làm gì để có công việc tốt khi tốt nghiệp?
117
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
3
GIỚI THIỆU CHUNG Trong cuộc sống, mỗi người dù ở hoàn cảnh khác nhau nhưng đều có những thời điểm phải đối mặt và đưa ra các quyết định tài chính: quyết định việc chi tiêu, lựa chọn nghề nghiệp, học tập phát triển bản thân, mua căn nhà đầu tiên, kết hôn, đầu tư, kinh doanh,… Các quyết định này có tác động trực tiếp tới sức khỏe, tương lai tài chính và chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân và hộ gia đình. Vì lý do đó, mỗi cá nhân trong suốt cuộc đời mình luôn cần trang bị, trau dồi những kỹ năng và kiến thức liên quan tới tài chính và quản lý tiền bạc.
về cuộc sống của bản thân, trong đó có chuyện tiền bạc. Tuy nhiên, không phải sinh viên nào cũng may mắn được trang bị kỹ năng quản lý tiền bạc từ gia đình, và hầu hết chương trình giáo dục ở cấp bậc trước đại học không cung cấp các khóa học liên quan đến chủ đề này. Do đó, một trải nghiệm sống độc lập với biết bao thử thách và cám dỗ có thể trở thành “cạm bẫy” với những sinh viên trẻ chưa có kinh nghiệm sống, khiến họ rơi vào những rắc rối liên quan đến tiền bạc, nợ nần, thiếu tiền tiết kiệm cho tương lai, không có quỹ khẩn cấp, Đối với nhiều bạn trẻ, thời bảo hiểm khi cần, hay nghiêm điểm bước chân vào giảng trọng hơn là bị lừa đảo và có đường đại học là lần đầu tiên những hành vi tiêu cực. các bạn được trải nghiệm cuộc sống độc lập và tự mình quản lý, chịu trách nhiệm
4
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
Trong trường hợp ngược lại, một sinh viên khi nắm được những kiến thức quản lý tài chính cá nhân từ sớm sẽ có thể chủ động trong chi tiêu của bản thân, không còn bị áp lực về tiền bạc, từ đó tự tin hơn trong các mối quan hệ xã hội và trong cuộc sống hàng ngày. Những kiến thức và kỹ năng đó sẽ tiếp tục đồng hành và hỗ trợ đắc lực cho những sinh viên này trong việc quản lý và ổn định tài chính cá nhân ngay cả khi họ ra trường và tìm được công việc mơ ước.
trọng và các bài tập để mỗi sinh viên có thể áp dụng cho trường hợp của mình. Nhóm tác giả hy vọng cuốn sách sẽ là người bạn đồng hành tin cậy, hữu ích cho mỗi sinh viên trên hành trình tìm kiếm sự tự chủ, độc lập, bền vững về tài chính trong những năm tháng trong giảng đường cũng như trong suốt chặng đường về sau.
Vì những lý do đó, để hỗ trợ các bạn sinh viên trên hành trình quản lý tài chính cá nhân, cuốn “Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên” sẽ chia sẻ các tình huống khó khăn tài chính mà sinh viên thường gặp phải, cung cấp các kiến thức cơ bản về tài chính để giải quyết vấn đề, đưa ra các thông điệp quan
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
5
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CẨM NANG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH SINH VIÊN Nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng thực tiễn để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, Cẩm nang sẽ đề cập đến một số chủ đề lớn liên quan đến quản lý tài chính cho sinh viên, bao gồm: Chương 1: Tại sao sinh viên cần biết quản lý tài chính? Chương 2: Mục tiêu tài chính của sinh viên là gì? Chương 3: Sinh viên nên lập ngân sách như thế nào? Chương 4: Các nguồn thu nhập của sinh viên thường đến từ đâu? Chương 5: Làm thế nào để quản lý chi tiêu và vay mượn hiệu quả? Chương 6: Sinh viên nên lập kế hoạch tiết kiệm & đầu tư như thế nào? Chương 7: Sinh viên có nên mua bảo hiểm khi còn đi học? Chương 8: Cần làm gì để có công việc tốt khi tốt nghiệp? Mỗi chương sách với kết cấu bao gồm các phần cơ bản: • Tình huống • Kiến thức tài chính • Thông điệp quan trọng • Thực hành quản lý tài chính
6
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
Để sử dụng cuốn sách một cách hiệu quả, các bạn sinh viên cần đọc kỹ tình huống được mô tả ở đầu mỗi chủ đề, nghiên cứu các nội dung kiến thức được cung cấp, hiểu và ghi nhớ các thông điệp quan trọng của chủ đề và thực hành ứng dụng kiến thức vào hoàn cảnh tài chính của bản thân. Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên là tài liệu cung cấp thông tin, kiến thức về tài chính dành cho sinh viên các trường đại học và cao đẳng. Đây là một trong những hoạt động phối hợp giữa Mạng lưới Tài chính cá nhân Việt Nam với dự án “Hợp tác Ngân hàng Tiết kiệm nhằm phát triển mạng lưới tài chính vi mô tại khu vực Việt Nam, Lào và Mi-an-ma”, được tài trợ bởi Quỹ Hợp tác Quốc tế các Ngân hàng Tiết kiệm Đức (Sparkassenstiftung for International Corporation).
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
7
GIỚI THIỆU NHÂN VẬT Đồng hành cùng bạn đọc trong Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên là hai nhân vật sinh viên Bảo Minh và Lan Hương. Đây là hai nhân vật sẽ đại diện cho một bộ phận các sinh viên với các vấn đề tài chính cá nhân được thảo luận từng chủ đề.
Bảo Minh (nam) là sinh viên năm nhất Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Xuất thân từ vùng quê nghèo, gia đình rất cố gắng dành dụm để cho cậu đi học. Vì thế, Bảo Minh thường chi tiêu tiết kiệm khi chuyển tới Hà Nội sinh sống. Minh vừa đi học vừa có công việc làm thêm tại một cửa tiệm tạp hóa gần trường. Mục tiêu tiếp theo của cậu là tiết kiệm đủ tiền đăng ký khóa học bổ sung kỹ năng tiếng Anh giao tiếp. Minh mong muốn xin được học bổng học cao học tại nước ngoài sau khi tốt nghiệp đại học.
8
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
Lan Hương (nữ) hiện là sinh viên năm thứ hai Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Hương hiện đang sống cùng gia đình tại Hà Nội và được bố mẹ chu cấp học phí cũng như mọi chi tiêu hàng ngày, do đó việc lập kế hoạch chi tiêu và quản lý tài chính cá nhân đối với Hương còn khá xa lạ. Hương mong muốn sẽ tìm được công việc có thu nhập tốt tại một ngân hàng quốc doanh sau khi tốt nghiệp để phát triển sự nghiệp lâu dài.
Chương 1:
Tại sao sinh viên cần có kiến thức tài chính?
TÌNH HUỐNG Với hoàn cảnh gia đình khó khăn, Bảo Minh luôn có ý thức tự lập, vừa học vừa làm thêm để có tiền trang trải cho cuộc sống. Tuy nhiên, cuộc sống ở Hà Nội có chi phí sinh hoạt khá cao, điều này khiến cho Bảo Minh luôn thường trực nỗi lo lắng về tiền bạc mỗi khi tới kì trả tiền thuê nhà hoặc nộp học phí. Ngày 8/3 năm nay, các bạn nam cùng lớp đại học với Bảo Minh cùng quyết định sẽ tổ chức chào mừng ngày lễ cho các bạn nữ cùng lớp. Dự kiến mỗi bạn đóng một số tiền là 500 nghìn đồng để tổ chức ăn trưa tại nhà hàng Pizza Hut và mời các bạn nữ đi xem phim ở rạp Lotte sau đó. Bảo Minh cảm thấy không muốn đóng góp vì đây là số tiền mà cậu có thể sử dụng để mua thức ăn trong vòng cả một tuần. Mặt khác, cậu cũng cảm thấy ngại ngần nếu bị các bạn trong lớp chê là không “ga lăng”, không nhiệt tình với phong trào của lớp nếu không nộp số tiền này. Bảo Minh đang băn khoăn không biết nên xử lý thế nào trong trường hợp này? Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
9
KIẾN THỨC TÀI CHÍNH KHI NÀO CẦN BIẾT QUẢN LÝ TÀI CHÍNH? Chúng ta đều biết tài chính đụng chạm đến tất cả các lĩnh vực đời sống của mỗi con người. Vì vậy, có thể thấy tiền bạc luôn là một trong những mối quan tâm lớn của các cá nhân và gia đình. Nếu bạn có trình độ hiểu biết tài chính cao thì bạn sẽ có khả năng sử dụng kiến thức và kỹ năng tài chính để quản lý nguồn lực tài chính một cách hiệu quả. Quản lý tài chính giúp các cá nhân và hộ gia đình hoạch định ngân sách để chi tiêu, tiết kiệm, đề phòng cho những rủi ro và lập kế hoạch tương lai cho cuộc sống. Không chỉ vậy, quản lý tài chính cá nhân còn mang ý nghĩa quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường tài chính và sự phát triển bền vững của toàn xã hội. Ngược lại, những người không có kỹ năng quản lý tiền bạc hiệu quả thì sớm muộn gì cũng để những khoản tiền của mình bị sử dụng một cách lãng phí và cạn kiệt. Thực tế, đã có nhiều bạn trẻ mặc dù có thu 10
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
nhập cao và ổn định, nhưng vẫn rơi vào tình trạng “viêm màng túi” thường xuyên. Đối với học sinh – sinh viên, mặc dù nguồn thu nhập chủ yếu thường đến từ các khoản trợ cấp của gia đình, các khoản tiền làm thêm trong quá trình đi học nhưng quản lý tài chính vẫn là việc vô cùng cần thiết và quan trọng. Bằng việc quản lý tài chính thông minh và hợp lý, bạn không những hình thành được thói quen tốt, tránh rơi vào tình trạng “khủng hoảng tài chính” mà còn có thể tiết kiệm một khoản ngân sách dành cho các trường hợp khẩn cấp. Khi đi làm hoặc có gia đình, việc quản lý tài chính cá nhân hiệu quả không chỉ giúp bạn giải quyết các vấn đề tiền bạc ở hiện tại mà còn giúp bạn sắp xếp, chuẩn bị, thực hiện những kế hoạch lâu dài trong tương lai, và quan trọng nhất là mang đến cảm giác an tâm hơn cho cuộc sống của chính bạn và người thân.
Như vậy, dù ở thời điểm nào thì kỹ năng quản lý tài chính cá nhân cũng được xem là nền tảng để xây dựng một cuộc sống an toàn và hạnh phúc. MỘT SỐ SAI LẦM TRONG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Đại đa số sinh viên chưa được trang bị các kiến thức quản lý tài chính bài bản khi ngồi trên ghế nhà trường. Chính vì vậy, sinh viên thường mắc sai lầm và quản lý tài chính theo bản năng, theo quan sát học hỏi từ bố mẹ và những người xung quanh. Điều này dẫn tới việc nhiều sinh viên thường gặp những sai lầm trong quản lý tài chính của mình. Bạn thử xem mình có mắc sai lầm nào trong các sai lầm thường gặp của sinh viên dưới đây không nhé?
Không có mục tiêu tài chính
Thông thường sinh viên có thể nghĩ đơn giản rằng mình cần cân đối thu chi và không tiêu quá số tiền mình có. Tuy nhiên, vì không có lý do cụ thể hoặc một mục tiêu tài chính cụ thể, sinh viên thường hiếm khi tiết kiệm được tiền. Một số sinh viên thậm chí chi còn vượt quá số tiền thu và mắc nợ hàng tháng. Vì không có định hướng rõ ràng, họ tiếp tục trả nợ hàng tháng và lại để thu tiếp tục không bù được chi. Trên thực tế, bạn cần phải dành thời gian suy nghĩ kỹ càng về các mục tiêu tài chính của mình. Bạn thật sự muốn dùng tiền vào việc gì? Ví dụ bạn muốn có tiền để đi du lịch hay đăng ký một khóa học mới thì hãy biến nó thành mục tiêu tài chính và cố gắng làm theo đúng kế hoạch nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
11
Không kiểm soát chi tiêu thường xuyên
Những khoản chi tiêu lặt vặt trong ngày như vé gửi xe, tiền mua cốc cà phê, hay ăn trưa ở một quán ăn nào đó thường không được chú ý. Sinh viên lại thường xuyên có các khoản chi phát sinh theo nhóm, theo lớp và bạn luôn cho rằng nó không đáng kể. Bạn thường xuyên cảm thấy tiền đầu tháng bố mẹ trợ cấp dường như “vơi đi” quá nhanh, hay khoản thu nhập làm thêm mới lĩnh mà đã sử dụng hết rồi. Trên thực tế, nếu bạn chú ý lập ngân sách và ghi chú các khoản chi tiêu hàng ngày bạn sẽ giật mình với các khoản chi phí bạn tưởng là “không đáng kể”. Chỉ cần thực hiện ghi chép liên tục trong vòng vài tháng, bạn hoàn toàn có thể hiểu tại sao cứ gần cuối tháng mình lại không còn tiền. Không có quỹ dự phòng cho các trường hợp khẩn cấp
Thông thường, với suy nghĩ là tiền không có bao nhiêu, sinh viên thường có tâm lý “đến đâu hay đến đó”, và thường bỏ qua khâu chuẩn bị sẵn các khoản tài chính dự phòng cho những tình huống phát sinh khẩn cấp. Đến khi rủi ro xảy ra như ốm đau, hỏng xe, tai nạn, mất việc làm thêm, sinh viên sẽ không có khoản dự phòng nào và sẽ lập tức rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính. Lúc này, các bạn có thể phải xin thêm bố mẹ, vay mượn bạn bè, ảnh hưởng tới tâm lý và kết quả học tập. Dù đang là sinh viên với nguồn thu nhập còn hạn chế, bạn cũng nên có một khoản quỹ dự phòng cho các trường hợp khẩn cấp, có thể rút ra ngay khi cần. Không đi làm thêm vì nghĩ sẽ ảnh hưởng tới việc học tập Nhiều sinh viên hoàn toàn chi tiêu dựa trên trợ cấp của bố mẹ và người thân. Điều này sẽ giúp bạn có nhiều thời gian cho việc học tập phát triển bản thân, giải trí và giữ gìn sức khoẻ. Tuy nhiên, nhiều sinh viên lại thấy rằng đi làm thêm giúp mình có thêm thu nhập để cân đối thu chi và giúp đỡ bố mẹ về tài chính. Đi làm thêm cũng giúp bạn biết trân trọng giá trị đồng tiền do mình tự kiếm được và học thêm được các kỹ năng cho công việc trong tương lai. Tự kiếm thêm thu nhập cũng là cách để bạn bắt đầu tích luỹ cho tương lai và có khả năng độc lập về tài chính sớm. 12
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
Không học cách tiết kiệm cho tương lai
Nhiều người cho rằng, khi còn là sinh viên thì tiền còn chưa đủ tiêu cho hiện tại nói gì tới tiết kiệm cho tương lai. Nhưng thực tế là việc tích luỹ từ sớm cho bạn một kết quả ngoài mong đợi trong tương lai. Sức mạnh của lãi suất kép sẽ giúp bạn có được khoản tiền trong tương lai lớn hơn nhiều khi bạn có thời gian tiết kiệm dài hơn. Ngoài ra, giống như việc uống đủ nước và tập thể dục, tiết kiệm cũng là một thói quen cần được rèn luyện. Nếu bạn có thể tiết kiệm sớm và thực hiện được thói quen này ngay từ khi còn là sinh viên thì nhiều khả năng là bạn sẽ có thể được tự do về tài chính sớm hơn các bạn cùng trang lứa. Ngoài ra, nhiều sinh viên còn chưa bao giờ biết tới khái niệm đầu tư, bảo hiểm nhân thọ, hay dự tính tới thu nhập cho nghề nghiệp tương lai. Hiểu về các sai lầm trong quản lý tài chính của mình sẽ giúp bạn biết nên bắt đầu học quản lý tài chính từ đâu và không ngừng rèn luyện để tăng cường kỹ năng quản lý tài chính cá nhân. Giải pháp gợi ý Để giải quyết băn khoăn của mình, Bảo Minh nên phát biểu và chia sẻ với các bạn nam cùng lớp về cách thức tổ chức ngày lễ chúc mừng các bạn nữ phù hợp với hoàn cảnh của sinh viên. Một tập thể lớp sẽ có nhiều bạn có những hoàn cảnh kinh tế khác nhau do vậy việc đóng góp một khoản tiền lớn sẽ không thực sự phù hợp cho tất cả. Sinh viên cũng cần biết cách quản lý tài chính cá nhân, cân đối các khoản thu chi phù hợp với năng lực tài chính của mình, đồng thời dự phòng cho những khoản chi tiêu trong cả tháng. Việc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ không nhất thiết phải diễn ra trong nhà hàng đắt tiền và rạp chiếu phim tốn kém mà có thể tổ chức như buổi dã ngoại tại công viên. Việc chúc mừng sẽ càng có ý nghĩa hơn khi các bạn có thể được giao lưu nhiều hơn và không gây áp lực tài chính cho bất cứ bạn nam nào trong lớp. Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
13
MỘT SỐ NỘI DUNG CHÍNH TRONG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA SINH VIÊN • Xác định mục tiêu tài • Tiết kiệm và đầu tư sớm: chính: Việc quản lý tài chính Tích luỹ dần qua tiết kiệm và
là một quá trình diễn ra liên học cách đầu tư sẽ giúp cho tục, trong đó việc vạch ra các sinh viên có thể tăng tài sản mục tiêu là một bước khởi đầu của mình nhanh hơn. khôn ngoan. • Kế hoạch bảo hiểm: Biết • Thiết lập ngân sách cá cách quản lý rủi ro cá nhân nhân: Việc nắm rõ toàn bộ thông qua các sản phẩm bảo tình hình thu – chi sẽ giúp sinh hiểm phù hợp sẽ giúp sinh viên đánh giá được tình hình viên bảo toàn được tài chính. tài chính và theo dõi được • Công việc và thu nhập: dòng tiền của mình. Định hướng phát triển nghề • Cân đối thu chi: Quản lý nghiệp có liên quan trực tiếp các khoản mục chi tiêu trong tới thu nhập kiếm được của khoảng thu nhập có được sinh viên khi ra trường, để có luôn là vấn đề quan trọng với thể tích luỹ cho tương lai. sinh viên. • Thanh toán các khoản vay mượn: Việc thanh toán các khoản nợ nên được coi là mục đích ưu tiên đối với mỗi sinh viên để có thể bắt đầu tiết kiệm cho tương lai.
14
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
THÔNG ĐIỆP QUAN TRỌNG • Quản lý tài chính là một kỹ năng quan trọng, cần được học từ sớm và không ngừng cải thiện trong suốt cuộc đời mỗi con người. • Hiểu biết tài chính giúp sinh viên có khả năng sử dụng kiến thức và kỹ năng tài chính để quản lý nguồn lực tài chính hiệu quả ở hiện tại và trong tương lai. • Một số sai lầm quản lý tài chính thường gặp là không có mục tiêu tài chính, không kiểm soát được chi tiêu, không có quỹ dự phòng khẩn cấp, không biết kiếm thêm thu nhập và không biết tiết kiệm cho tương lai.
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
15
THỰC HÀNH QUẢN LÝ TÀI CHÍNH KIỂM TRA KIẾN THỨC TÀI CHÍNH CỦA BẠN Hai Giáo sư Annamaria Lusardi và Olivia Mitchell của Trường kinh doanh Wharton, Đại học Pennsylvania đã đưa ra 3 câu hỏi để kiểm tra trình độ hiểu biết tài chính của sinh viên. Các câu hỏi này được sử dụng rộng rãi trên thế giới bao gồm cả các nghiên cứu về Năng lực hành vi tài chính tại Mỹ. Câu hỏi đã được Việt hoá, bạn hãy kiểm tra kiến thức tài chính của mình nhé! Bạn hãy điền vào chỗ trống trước khi nhìn vào đáp án của cả 3 câu hỏi để có thể đánh giá chính xác mức độ hiểu biết tài chính của mình. Câu 1. Giả sử bạn có 100 triệu đồng trong tài khoản tiết kiệm và lãi suất ngân hàng là 2%/năm. Sau 5 năm, bạn sẽ có bao nhiêu tiền trong tài khoản nếu như bạn không động vào số tiền đó trong suốt thời gian gửi tiền?
a. Hơn 102 triệu đồng b. Đúng 102 triệu đồng c. Ít hơn 102 triệu đồng d. Không biết e. Từ chối trả lời Đáp án của bạn: ……………………
16
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
Câu 2. Giả sử lãi suất gửi tiền của bạn là 1%/năm và phần trăm lạm phát là 2%/năm. Sau 1 năm, số tiền này được rút ra và bạn mua hàng với số tiền đó. Vậy số hàng hóa bạn có thể mua được với khoản tiền tiết kiệm này khác gì so với số hàng hóa có thể mua được ngay hôm nay với số tiền ban đầu (trước khi gửi tiết kiệm)?
a. Nhiều hơn b. Bằng c. Ít hơn d. Không biết e. Từ chối trả lời Đáp án của bạn : ……………..
Câu 3. Bạn nghĩ câu nói sau đúng hay sai? “Mua cổ phiếu của một công ty duy nhất mang lại an toàn lợi nhuận hơn mua của quỹ mở”
a. Đúng b. Sai c. Không biết d. Từ chối trả lời Đáp án của bạn : ……………..
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
17
Chỉ khoảng 30% dân số Mỹ trả lời đúng cả 3 câu hỏi trên. Đối với câu hỏi số 1, đáp án là A. Trong năm đầu tiên bạn đã thu về 102 triệu, trong vòng 4 năm tiếp theo, lãi suất sẽ được tính gộp trên con số 102 triệu này, có nghĩa là bạn sẽ thu về nhiều hơn 102 triệu. Đây là một khái niệm cơ bản còn gọi là “lãi suất kép”. Đối với câu hỏi số 2, câu trả lời đúng là C. Nếu lạm phát là 2%, thì giá cả sẽ tăng lên 2% và nếu bạn chỉ thu được 1% lãi trong tài khoản tiết kiệm, thì rõ ràng bạn đang có khả năng mua được ít hàng hóa hơn. Đáp án cho câu hỏi số 3 là “Sai”. Đầu tư vào duy nhất một công ty thì luôn luôn rủi ro hơn một danh mục cổ phiếu. Câu nói nổi tiếng trong đầu tư là “Đừng bỏ hết trứng vào một giỏ”. TỰ ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Theo thang điểm từ 1-10, bạn hãy tự đánh giá kỹ năng quản lý tài chính của mình? STT Kỹ năng quản lý tài chính
1
Xác định mục tiêu tài chính
2
Thiết lập ngân sách cá nhân
3
Cân đối dòng tiền thu – chi
4
Quản lý các khoản vay mượn
5
Tiết kiệm và đầu tư sớm
6
Bảo hiểm rủi ro cá nhân
7
Định hướng nghề nghiệp và thu nhập Trung bình quản lý tài chính
18
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
Điểm
Ghi chú
Quản lý tài chính cá nhân là cuộc hành trình đòi hỏi tính bền bỉ và kỷ luật Huỳnh Lưu Đức Toàn
Huỳnh Lưu Đức Toàn - Nghiên cứu sinh tiến sỹ tại Khoa Tài chính hành vi trường WHU – Otto Beisheim School of Management (Đức) - thuộc danh sách 100 trường kinh doanh tốt nhất của Châu Âu theo Financial Times. Đức Toàn tốt nghiệp thạc sỹ song bằng tại Pháp từ Đại học Nantes (Tài chính và thương mại) và Đại học Toulouse 1 Capitol (Kinh tế học và thương mại).
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
19
Khi nói về khái niệm “hiểu biết tài chính” (financial literacy), một trong những khía cạnh Toàn thấy thú vị nhất là “tính thời điểm” của kỹ năng và kiến thức. Một người dù hiểu biết về tài chính đến đâu thì những kiến thức và kỹ năng của họ cũng có xu hướng giảm dần theo thời gian nếu không có môi trường và điều kiện để áp dụng, thực hành một cách thường xuyên. Do đó, những bạn trẻ năng động với kiến thức về quản lý tài chính cá nhân được trang bị từ Cẩm nang này hay nhiều tài liệu khác cần có ý thức, tận dụng mọi cơ hội để ứng dụng trong cuộc sống để đưa ra những quyết định hợp lý và thật sự biến những hiểu biết tài chính đó thành hành trang theo mình trong suốt cuộc đời.
20
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
Bên cạnh đó, mình cũng muốn xóa bỏ một định kiến tồn tại trong nhiều bạn trẻ về việc “cần giỏi tính toán mới có thể quản lý tốt tài chính cá nhân”. Dù thực tế việc tính toán tốt có thể khiến việc quản lý tài chính cá nhân dễ dàng hơn, trở ngại lớn nhất khiến nhiều bạn trẻ không thể quản lý tốt chuyện tiền bạc của bản thân đó là những cảm xúc, thói quen chi tiêu mua sắm vốn không dễ dàng kiểm soát hoặc thay đổi. Để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, các bạn trẻ cần có sự chuẩn bị tốt về tâm lý, xây dựng các nguyên tắc cụ thể và nghiêm khắc với bản thân trong việc thực hiện các nguyên tắc đó.
Chương 2: Mục tiêu tài chính của sinh viên là gì?
TÌNH HUỐNG Sau khi tham gia buổi hội thảo về các vị trí việc làm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, Lan Hương hiểu rằng để có một việc làm sau khi tốt nghiệp thì trình độ tiếng Anh là rất quan trọng. Lan Hương ngay lập tức về nhà và hỏi xin bố mẹ tiền học phí để theo học một lớp ôn luyện thi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế TOEIC.
với Lan Hương là muốn có 2 chứng chỉ tiếng Anh quốc tế là TOEIC và IELTS để có thể làm việc trong môi trường quốc tế và tiếp tục học cao học ở nước ngoài sau khi tốt nghiệp. Lan Hương rất ngạc nhiên và muốn hỏi Bảo Minh xem làm thế nào mà cậu có thể chi trả cho các khoá học tiếng Anh đắt đỏ này khi không xin tiền của bố mẹ. Bảo Minh trả lời Buổi đầu tiên đi học tại lớp rằng bí quyết nằm ở chỗ biết tiếng Anh, cô đã gặp Bảo đặt ra mục tiêu tài chính và Minh. Bảo Minh mới học năm thực hiện nó. thứ nhất mà đã có thể giao tiếp và sử dụng tiếng Anh Vậy Lan Hương nên bắt đầu như khá thành thạo. Cậu chia sẻ thế nào để học tập Bảo Minh? Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
21
KIẾN THỨC TÀI CHÍNH TẠI SAO CẦN CÓ MỤC TIÊU TRONG CUỘC SỐNG? Trước khi đi vào đặt mục tiêu tài chính cho tương lai, bạn cần phải hiểu động lực và mong muốn của bản thân mình. Bạn cần biết mình muốn đạt được điều gì trong cuộc sống. Bạn phải chắc chắn rằng mình thực sự hiểu động cơ của việc thiết lập mục tiêu của mình và chắc chắn các mục tiêu đó sẽ mang lại hạnh phúc cho bạn. Đừng để mục tiêu của bạn bị ảnh hưởng bởi người khác, dù là cha mẹ hoặc bạn bè. Mục tiêu định hướng lựa chọn và dẫn dắt các hành động của bạn
Cuộc sống là một chuỗi các lựa chọn và việc của bạn là phải quyết định lựa chọn nào là tốt nhất cho mình. Với người đã có mục tiêu rõ ràng, họ biết đâu là đích đến và con đường nào sẽ dẫn đến đích. Cụ thể, khi bạn có ước mơ trở thành bác sĩ bạn biết bạn cần phải học trường Đại học Y Hà Nội. Để đỗ vào trường Y, bạn sẽ phải vượt qua rất nhiều đối thủ nên con đường duy nhất của bạn là phải học thật giỏi. Do đó, thay vì dành nhiều thời gian cho các hoạt động giải trí, bạn sẽ tập trung vào việc học tập và nghiên cứu để nâng cao năng lực của mình. Như vậy, mục tiêu không chỉ giúp bạn lựa chọn hướng đi mà còn giúp bạn hành động để đạt được thành công. Nếu không có mục tiêu, bạn sẽ mất khả năng chủ động và phó mặc cho may rủi.
22
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
Mục tiêu bổ sung năng lượng và sức mạnh giúp bạn vượt qua cảm giác lười biếng và mệt mỏi
Trong cuộc sống chắc chắn bạn sẽ phải đối mặt với khó khăn và thử thách. Đôi lúc những trở ngại này khiến bạn trở nên lười biếng, mệt mỏi và muốn bỏ cuộc. Tuy nhiên, việc hướng tới mục tiêu đã đặt ra và những thành quả có thể đạt được sẽ mang lại cho bạn nhiều năng lượng và thái độ tích cực. Đây sẽ là động lực giúp bạn vượt qua cảm giác mệt mỏi để tiếp tục hành trình.
Mục tiêu giúp bạn tập trung hướng tới đích, không bị phân tâm bởi những cám dỗ trên hành trình
Con người sống không mục tiêu như một chiếc xe rong ruổi trên đường, không cần biết khi nào và đích đến ở đâu. Lái xe có thể tự cho phép bản thân dừng lại ở những nơi có cảnh thiên nhiên đẹp hay những hoạt động thú vị. Thậm chí xe còn có thể gây nguy hiểm cho mình khi đi vào những khu vực đường xấu lúc trời tối. Ngược lại, khi đã xác định mục tiêu, bạn không cho phép mình lang thang, và chỉ có thể lao đi như một mũi tên đang nhắm thẳng tới đích. Mức độ tập trung cao sẽ giúp bạn vượt qua thử thách và nhanh chóng đạt kết quả.
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
23
Mục tiêu giải phóng tiềm năng, giúp bạn vượt xa hơn khả năng bình thường để đạt những kết quả xuất sắc
Thực tế đã chứng minh có rất nhiều vận động viên thể thao phá vỡ kỷ lục của chính mình cho dù trước khi thi đấu họ chưa bao giờ đạt được thành tích như vậy. Trong học tập hay công việc cũng vậy, nhiều bạn đã gặt hái những kết quả vượt bậc khi được giao những chỉ tiêu đầy thử thách. Các chuyên gia cho rằng mỗi con người đều tiềm ẩn rất nhiều khả năng chưa được khơi dậy và bạn chỉ mới dùng một phần rất nhỏ những khả năng ấy. Khi cảm hứng của bạn được kích thích, tiềm năng này sẽ được giải phóng. Chính mục tiêu đã giúp chuyển biến thái độ theo hướng tích cực, cởi trói ý tưởng, và thúc đẩy năng lượng giúp bạn đạt được thành công.
24
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
ĐẶT MỤC TIÊU TÀI CHÍNH HIỆU QUẢ Nguyên tắc SMART khi xây dựng mục tiêu
Muc tiêu là đích để con người hướng tới. Mục tiêu phải được xây dựng để hỗ trợ con người phát huy năng lực và có thể đạt được. Vì vậy, khi đặt mục tiêu nên cân nhắc một số nguyên tắc sau: • S – Specific - Cụ thể, dễ hiểu : Bạn đặt mục tiêu 5 năm tới sẽ mua nhà. Tuy nhiên mục tiêu này chưa đủ cụ thể. Bạn nên hình dung rõ hơn về căn nhà, ví dụ như: nhà chung cư hay nhà dưới mặt đất, nhà có bao nhiêu phòng, nhà ở khu vực nào… Mục tiêu càng cụ thể, rõ ràng thì khả năng đạt được càng cao. • M – Measurable - Có thể đo lường được: nghĩa là mục tiêu nên gắn liền với con số, giúp bạn có thể cân, đo, đong đếm được. Ví dụ, mục tiêu của bạn là có một thu nhập ổn định nhưng cụ thể là bao nhiêu, 10 triệu/tháng hay 15 triệu/tháng? • A – Attainable – Khả thi, có thể đạt được: đây là một nguyên tắc rất quan trọng khi đặt mục tiêu. Chúng ta nên nghĩ về khả năng của bản thân trước khi xác định mục tiêu để tránh các mục tiêu quá xa vời dễ dẫn đến nguy cơ bỏ cuộc giữa chừng. Tuy vậy, mục tiêu đơn giản và dễ dàng lại khó khiến bạn thích thú và đủ thách thức. • R – Relevant – Thực tế, có liên quan: Mục tiêu của bạn cũng không nên quá xa vời so với thực tế. Bạn nên cân nhắc các nguồn lực về con người, vật chất, thời gian,… của mình để đảm mục tiêu đó có thể thực hiện được. • T – Time bound – Thời hạn hoàn thành: Mọi mục tiêu cần được gắn với một mốc thời hạn hoàn thành. Nó giúp bạn thường xuyên theo dõi được tiến độ thực thi và kịp thời có những điều chỉnh phù hợp. Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
25
PHÂN TÍCH CÁC MỤC TIÊU TÀI CHÍNH Mục tiêu tài chính là các mục tiêu liên quan đến tiền mà bạn mong muốn đạt được. Mục tiêu tài chính đưa ra kế hoạch về số tiền bạn sẽ nhận, chi tiêu, tiết kiệm hay đầu tư trong tương lai. Mục tiêu tài chính có thể là những mục tiêu hướng tới sự an toàn, độc lập, tự chủ hay trên hết là tự do về tài chính.
Bạn có thể cảm thấy mình được an toàn về tài chính khi bạn không cần lo lắng về tiền bạc do bạn có đủ thu nhập để trang trải chi phí, không nợ nần hay khi bạn có đủ tiền tiết kiệm để đề phòng cho những tình huống khẩn cấp. Vậy an toàn về tài chính là khi bạn kiểm soát được tiền của mình. Ở cấp độ cao hơn, sự độc lập, tự chủ về tài chính nói đến trạng thái con người có đủ tiền (nguồn thu nhập thụ động) để trang trải cuộc sống đến trọn đời mà không cần đi làm hoặc nhờ trợ cấp của người khác. Khái niệm này đôi khi được hiểu như khái niệm nghỉ hưu sớm – dừng làm việc vì mục đích kiếm tiền để theo đuổi những hoạt động khác. Trong khi đó, tự do tài chính là trạng thái cao nhất khi bạn có thể tự do sống theo ý muốn của mình mà các lựa chọn của bạn không bị đồng tiền chi phối. Bạn có thể nghỉ việc để theo đuổi sở thích của mình, đi du lịch bất cứ khi nào, bất cứ đâu, mua sắm những món hàng xa xỉ… hay có thể nói bạn tự do tài chính khi bạn có nhiều tiền hơn số mình cần.
26
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
Mục tiêu tài chính có thể mang tính chất ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn. Mục tiêu tài chính ngắn hạn: là những mục tiêu có thời hạn thực hiện trong vòng 1 năm tới. Ví dụ: • Tiết kiệm đủ 10 triệu cho chuyến du lịch. ngắn cùng với bạn bè trong 5 tháng tới. • Trả hết nợ thẻ tín dụng trong tháng sau. • Mua tủ lạnh 90ml cho phòng trọ trong hai tháng tới. • Lập quỹ dự phòng khẩn cấp trị giá 1 triệu/tháng. Mục tiêu tài chính trung hạn: là những mục tiêu có thời hạn thực hiện trong vòng 2-5 năm. Ví dụ: • Tiết kiệm đủ 200 triệu để 2 năm sau khi ra trường làm đám cưới. • Tiết kiệm đủ 100 triệu để 2 năm sau khi ra trường trả hết nợ vay quỹ khuyến học. Mục tiêu tài chính dài hạn: là những mục tiêu có thời hạn thực hiện trên 5 năm. Ví dụ: • Tiết kiệm mỗi năm 200 triệu để sau 5 năm, cho con đi du học. • Tiết kiệm mỗi năm 300 triệu để 5 năm sau có thể mua nhà. • Tiết kiệm đủ 200 triệu để sau khi ra trường 5 năm sẽ gửi tiền về cho bố mẹ.
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
27
Giải pháp gợi ý Lan Hương nên bắt đầu nghĩ về mong muốn trong cuộc sống của mình. Từ đó, Lan Hương có thể đưa ra các mục tiêu tài chính của mình và kế hoạch để thực hiện nó một cách có hiệu quả. Lan Hương cần đặt mục tiêu cho mình trong dài hạn rồi có thể chia nhỏ trong trung hạn và ngắn hạn cần đạt được điều gì. Mỗi một mục tiêu đưa ra cần đảm bảo nguyên tắc SMART (cụ thể, đo lường được, có khả năng đạt được, thực tế, có liên quan và có thời hạn hoàn thành). Lan Hương cũng có thể bắt đầu nghĩ tới việc lập ngân sách, cân đối thu chi để có thể có các khoản tiết kiệm và tìm kiếm thêm thu nhập để đảm bảo đạt được mục tiêu tài chính của mình. Ví dụ: Nếu Lan Hương mong muốn có một công việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, cô cần đưa ra mức điểm TOEIC tối thiểu cần đạt được là 700 ở năm thứ 4. Học phí để học ôn luyện và lệ phí thi TOEIC cũng cần được tính cụ thể và lên kế hoạch tiết kiệm để có thể có được số tiền cần thiết.
28
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
THÔNG ĐIỆP QUAN TRỌNG • Bạn cần phải hiểu bản thân và mục tiêu trong cuộc sống của mình trước khi đặt ra các mục tiêu tài chính. • Mục tiêu tài chính đưa ra cần phải đảm bảo nguyên tắc SMART (cụ thể, đo lường được, có khả năng đạt được, thực tế, có liên quan và có thời hạn hoàn thành). • Mục tiêu tài chính thường gắn với mong muốn độc lập về tài chính và bao gồm các mục tiêu trong ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và cần được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên.
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
29
THỰC HÀNH QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Mục tiêu trong cuộc sống
Hãy liệt kê 3 mục tiêu quan trọng nhất trong cuộc sống của bạn: STT
Mục tiêu cuộc sống
1 2 3
30
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
Thời gian hoàn thành
Ghi chú
Xác định mục tiêu tài chính
STT
A
Mục tiêu tài chính
Số tiền
Thời hạn hoàn thành
Ghi chú
Mục tiêu ngắn hạn (dưới 1 năm)
1 2 3 B
Mục tiêu trung hạn (1 -5 năm)
1 2 3 B
Mục tiêu dài hạn hạn (5 năm trở lên)
1 2 3
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
31
Đặt mục tiêu trong cuộc sống và tích luỹ tài chính cho tương lai Nguyễn Thu Hà
Nguyễn Thu Hà – Sáng lập Công ty TNHH Canal Circle Pte. – nhà cung cấp giải pháp phần mềm được nhiều tổ chức tài chính vi mô, quỹ tín dụng nhân dân tại Việt Nam tin tưởng sử dụng. Thu Hà tốt nghiệp chuyên ngành khoa học máy tính, tài chính và quản trị kinh doanh tại Đại học Mount Holyoke và Đại học Công nghệ Massachusetts (Hoa Kỳ) và có nhiều năm làm việc tại Ngân hàng BNP Paribas trước khi sáng lập Canal Circle.
Sau khi tốt nghiệp và bắt đầu làm việc tại BNP Paribas, Hà đã liên tục học hỏi thêm các kiến thức chuyên môn và xã hội từ công việc của mình, từ đó hình thành ý tưởng về việc cung cấp giải pháp tài chính vi mô cho nhiều nước trên thế giới. Việc hiểu rõ bản thân, xác định rõ mục tiêu trong cuộc sống đã trở thành định hướng giúp Hà không ngừng phát triển bản thân, tích lũy tài chính nghiêm túc trước khi thành lập Canal Circle. Do đó, lời khuyên của Hà dành cho các bạn sinh viên là hãy sớm xác định mục tiêu nghề nghiệp, định hướng phát triển của bản thân và lấy đó làm “kim chỉ nam” trong các quyết định của bản thân liên quan đến việc học tập, tích lũy kinh nghiệm và chuẩn bị tài chính cho tương lai. 32
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
Chương 3: Sinh viên nên lập ngân sách như thế nào?
TÌNH HUỐNG Bước vào năm thứ 2 đại học, Bảo Minh thấy các khoản chi tiêu ngày càng nhiều hơn. Cậu vẫn cố gắng đi làm để có thêm thu nhập giúp đỡ bố mẹ và chi tiêu hết sức tiết kiệm. Mặc dù đã tính toán trước và dự phòng các khoản chi phí để sinh hoạt, Bảo Minh thỉnh thoảng vẫn rơi vào tình trạng lúng túng khi có các khoản chi lớn phát sinh. Gần đây, trong các môn học chuyên ngành sâu các thầy cô yêu cầu làm bài tập nghiên cứu và soạn bài thuyết trình nhiều hơn. Bảo Minh cảm thấy mất quá nhiều thời gian để lên thư viện sử dụng máy tính và không thể mượn máy tính của bạn được mãi. Cậu chưa bao giờ nghĩ là mình cần một chiếc máy tính cá nhân riêng để có thể học tập tốt hơn. Mỗi chiếc máy tính xách tay mới cũng khoảng 10 triệu đồng, làm thế nào để có tiền mua trong vòng 3 tháng tới? Việc làm thêm của cậu cũng khó có thể kiếm được số tiền lớn nhanh như vậy. Minh cũng không muốn hỏi xin bố mẹ vì biết phải khó khăn lắm bố mẹ mới có thể hỗ trợ cậu hàng tháng. Cậu bắt đầu ngồi kiểm tra lại tình hình tài chính của mình một cách nghiêm túc hơn. Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
33
KIẾN THỨC TÀI CHÍNH CÔNG CỤ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN Vào thời điểm cuối tháng, các bạn sinh viên thường băn khoăn tự hỏi, tiền của mình đi đâu hết rồi? Trước khi lập kế hoạch tài chính hay lập ngân sách tài chính, bạn cần phải biết về thực trạng tài chính hiện tại của mình. Hai công cụ cần phải thành thạo để phân tích tình hình tài chính của mình là Bảng cân đối tài sản cá nhân và Báo cáo dòng tiền cá nhân. Bảng cân đối tài sản cá nhân Bảng cân đối tài sản liệt kê chi tiết giá trị các khoản bạn sở hữu, các khoản nợ và tài sản ròng của bạn tại một thời điểm bất kỳ. Tất cả mọi thứ bạn sở hữu, bao gồm nhà, xe, tiền mặt trong ngân hàng, tài khoản hưu trí,… được xem là tài sản. Tất cả mọi thứ bạn nợ từ bất cứ ai và bất cứ lý do gì đều xem là nợ phải trả. Ví dụ như vay thế chấp, vay mua xe hơi, số dư thẻ tín dụng, khoản vay từ bạn bè hoặc gia đình… Nợ có thể sắp xếp từ nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Giá trị tài sản ròng là số liệu phản ánh mức độ giàu có và thành công về tài chính của mỗi người, được tính bằng cách lấy tổng số các tài sản của bạn trừ đi tổng tất cả các khoản nợ của bạn. Tài sản
–
Nợ phải trả
=
Tài sản ròng
Tài sản ròng phản ánh chính xác tài sản thực có của bạn, nó có thể là con số âm tại một số thời điểm, nhưng nếu tình trạng âm kéo dài thì bạn đang gặp vấn đề về tài chính.
34
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
Bảng cân đối tài sản cá nhân của Minh tại ngày 31.3.202X
Số tiền (VNĐ) I
Tài sản
1
Tài sản dễ thanh khoản
Tiền mặt
5.000.000
Tiền ngân hàng 2
15.000.000
Vật dụng cá nhân
Phương tiện đi lại (ô tô, xe máy…)
15.000.000
Đồ gỗ (bàn, ghế, giường, tủ…)
2.000.000
Thiết bị gia dụng (Ti vi, tủ lạnh, điều hòa, quạt …)
3.000.000
Đồ điện tử (máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại…)
5.000.000
Vật dụng khác 3
Bất động sản
Nhà cửa
-
Đất đai 4
Tài sản đầu tư
Vàng Cổ phiếu Trái phiếu
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
35
Chứng chỉ quỹ Tài sản đầu tư khác (ví dụ: hợp đồng bảo hiểm nhân thọ…) Tổng tài sản II
Công nợ
1
Nợ ngắn hạn
45.000.000 5.000.000
Nợ thẻ tín dụng Phí bảo hiểm Vay trả góp Vay khác 2
Nợ dài hạn
Vay trả góp Vay mua ô tô Vay mua nhà Vay quỹ sinh viên, khuyến học Vay khác
5.000.000
Tổng công nợ III
36
Tài sản ròng = (I) – (II)
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
40.000.000
Báo cáo dòng tiền cá nhân Báo cáo dòng tiền cá nhân là một loại báo cáo tài chính tổng hợp các khoản tiền nhận được (dòng tiền vào) và các khoản tiền chi trả (dòng tiền ra) trong một giai đoạn nhất định, có thể là tháng, quý hoặc năm. Các nguồn thu nhập có thể là tiền lương, lợi nhuận từ đầu tư, góp vốn, học bổng, tiền vay mượn, quà tặng, thừa kế, khoản trợ cấp gia đình, chính phủ. Các chi phí có thể cố định hoặc biến đổi, chi phí cố định hàng tháng, năm bao gồm các khoán như chi phí nhà, chi phí xe ... còn chi phí biến đổi bảo gồm các khoản biến động theo tháng, năm như chi phí đồ ăn, chi phí xăng, chi phí điện nước ... Dòng tiền ròng đo lường xem bạn còn lại bao nhiêu tiền sau khi trả hết các chi phí. Đây chính là số tiền bạn còn để đạt được các mục tiêu tài chính của mình. Dòng tiền ròng = Tổng thu nhập - Tổng chi phí Dòng tiền ròng có thể âm ở một số thời điểm, nhưng nếu tình trạng âm kéo dài thì bạn đang gặp vấn đề về tài chính. Báo cáo dòng tiền cá nhân có thể chia chi tiết theo dòng tiền từ hoạt động cá nhân, dòng tiền từ hoạt động tài chính, dòng tiền từ hoạt động đầu tư. Dòng tiền từ hoạt động cá nhân bao gồm các khoản thu và chi trong sinh hoạt của cá nhân. Dòng tiền tư hoạt động đầu tư theo dõi các khoản thu chi mua sắm tài sản cố định lớn và hoạt động góp vốn đầu tư, thu lãi của cá nhân. Dòng tiền từ hoạt đông tài chính theo dõi các khoản nợ vay, trả lãi của cá nhân. Với đối tượng sinh viên, có thể đơn giản hoá gộp tất cả các khoản thu chi trong một Báo cáo dòng tiền cá nhân.
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
37
Báo cáo dòng tiền cá nhân của Minh tháng 3.202X STT 1
Khoản mục Tổng thu nhập (Dòng tiền vào)
5.000.000
Lương làm thêm
5.500.000
Tiền học bổng
2.000.000
Thu nhập khác 2.1
12.550.000
Tiền trợ cấp của bố mẹ, người thân
Lãi tiết kiệm 2
Số tiền (VNĐ)
50.000 -
Tổng chi phí (Dòng tiền ra)
8.850.000
Chi phí cố định
4.200.000
Tiền thuê nhà
2.000.000
Học phí và học liệu
2.200.000
Chi phí tiện ích (truyền hình cáp, internet…)
38
Lãi vay
-
Chi phí khác
-
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
2.2
Chi phí biến đổi
4.650.000
Thực phẩm và gia vị
3.000.000
Quần áo
500.000
Hóa mỹ phẩm
150.000
Chi phí tiện ích (điện, nước, điện thoại, internet…)
300.000
Xăng xe
300.000
Giải trí (du lịch, xem phim, café, sinh nhật….)
400.000
Chi phí khác
-
Dòng tiền ròng = (1) – (2)
3.700.000
Phân bổ thặng dư Quỹ dự phòng khẩn cấp
1.500.000
Tiết kiệm cho mục tiêu tài chính ngắn hạn
1.200.000
Tiết kiệm cho mục tiêu tài chính dài hạn
1.000.000
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
39
LẬP VÀ THỰC HIỆN NGÂN SÁCH Sau khi đã nắm rõ bức tranh tài chính hiện tại và thói quen tiêu dùng của mình thông qua việc lập Bảng cân đối tài sản cá nhân và Báo cáo dòng tiền cá nhân, bạn sẽ muốn cải thiện tình hình tài chính của mình bằng việc lên kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư trong tương lai nhằm đạt được các mục tiêu tài chính. Đây chính là quá trình bạn lập ngân sách. Bước 1: Lập mục tiêu tài chính Một lần nữa bạn hãy nhớ nguyên tắc SMART khi lập mục tiêu tài chính. Mục tiêu tài chính của Bảo Minh trong trường hợp này chính là mua được một chiếc máy tính xách tay với trị giá 10 triệu đồng trong vòng 3 tháng. Bước 2: Dự trù thu nhập (dòng tiền vào) Bạn sẽ không gặp khó khăn khi dự trù các khoản thu nhập có tính chất thường xuyên và ổn định. Với những khoản thu biến động (ví dụ thu nhập mang tính thời điểm, thời vụ …) bạn nên dựa vào số liệu của các kỳ trước hoặc cần ước tính dựa trên kỳ vọng của bản thân. Bạn nên thận trọng khi ước tính thu nhập để tránh bị thâm hụt dòng tiền nếu thu nhập thực tế không đạt như ước tính. Bước 3: Lập quỹ dự phòng khẩn cấp và tiết kiệm Nguyên tắc tiết kiệm trước, chi tiêu sau luôn được các chuyên gia tài chính cá nhân khuyến khích khi thực hành quản lý tài chính cá nhân. Lập ngân sách cho quỹ dự phòng khẩn cấp và tiết kiệm là một bước thông minh nhằm tránh việc chi tiêu quá nhiều, tăng tiết kiệm cho các mục tiêu tài chính và góp phần ổn định tình hình tài chính trước các tình huống bất ngờ. Các chuyên gia tài chính cho rằng quỹ dự phòng khẩn cấp sẽ giúp bạn có tình hình tài chính an toàn nếu nó có thể trang trải được chi phí sinh hoạt của 3-6 tháng. 40
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
Bước 4: Dự trù chi phí cố định Chi phí cố định thường dễ dự trù và chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng chi của các cá nhân. Bạn nên cân nhắc các giải pháp cắt giảm chi phí cố định bởi nó sẽ đem lại hiệu quả lớn trong quản lý tài chính. Bước 5: Dự trù chi phí biến đổi Một khó khăn khi dự trù chi phí biến đổi là nó gồm nhiều khoản mục và tương đối nhỏ nên dễ bị bỏ qua. Bạn nên ghi chép cẩn thận chi tiêu của mình và dự trù ngân sách cho một khoảng thời gian đủ dài (có thể là một năm) để đảm bảo các chi phí phát sinh được phản ánh hết vào ngân sách, giảm thiểu những phát sinh bất ngờ. Bước 6: Ghi chép các khoản thu chi thực tế và so sánh với ngân sách Chênh lệch ngân sách là sự khác biệt giữa số tiền thu chi thực tế so với kế hoạch đã đề ra. Đây là cơ sở cho các quyết định điều chỉnh ở bước sau. Bước 7: Rà soát để điều chỉnh thói quen tiêu dùng, tiết kiệm hay ngân sách Đây là một quá trình thường xuyên và lặp đi lặp lại. Việc rà soát này cho bạn biết thói quen nào chưa phù hợp để kịp thời điều chỉnh. Đôi khi, bạn cần xem lại và điều chỉnh ngân sách để phản ánh thực tế tình hình chi tiêu.
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
41
Đánh giá tình hình thực hiện ngân sách tháng 4.202X STT
Khoản mục
Ngân sách (VNĐ)
Thực tế (VNĐ)
Chênh lệch (VNĐ)
I
Kế hoạch thu nhập (Dòng tiền vào)
12.000.000
12.550.000
550.000
Tiền trợ cấp của bố mẹ, người thân
5.000.000
5.000.000
Lương làm thêm
5.000.000
5.500.000
Tiền học bổng
2.000.000
2.000.000
Lãi tiết kiệm
-
50.000
50.000
Thu nhập khác
-
II
Kế hoạch chi phí (Dòng tiền ra)
8.500.000
8.850.000
350.000
1
Chi phí cố định
4.000.000
4.200.000
200.000
Tiền thuê nhà
2.000.000
2.000.000
-
Học phí và học liệu
2.000.000
2.200.000
200.000
Chi phí biến đổi
4.500.000
4.650.000
150.000
2
42
500.000
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
Thực phẩm và gia vị
III
3.000.000
3.000.000
-
Quần áo
-
500.000
500.000
Hóa mỹ phẩm
200.000
150.000
(50.000)
Chi phí tiện ích (điện, nước, điện thoại, internet…)
500.000
300.000
(200.000)
Xăng xe
300.000
300.000
-
Giải trí (du lịch, xem phim, café, sinh nhật….)
500.000
400.000
(100.000)
Dòng tiền ròng
3.500.000
3.700.000
200.000
Quỹ dự phòng khẩn cấp
1.500.000
1.500.000
-
Tiết kiệm cho mục tiêu tài chính ngắn hạn
1.500.000
1.200.000
(300.000)
500.000
1.000.000
500.000
Tiết kiệm cho mục tiêu tài chính dài hạn
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
43
Bạn cũng có thể tính tỷ trọng cho cả cột kế hoạch và thực tế để có thể hiểu rõ hơn cơ cấu thu nhập và các khoản chi phí của mình. Việc lập và thực hiện ngân sách giúp bạn chi tiêu thông minh trong giới hạn thu nhập, dự phòng cho các tình huống khẩn cấp, xây dựng thói quen quản lý tài chính tốt và đạt được các mục tiêu tài chính đã đề ra. Giải pháp gợi ý Sau khi rà soát lại thực trạng tài chính của mình, Bảo Minh có thể tự tin hơn với việc hoàn thành mục tiêu tài chính của mình. Trong số 15 triệu tiền gửi ngân hàng ở Bảng cân đối tài sản cá nhân, Bảo Minh đang để dự phòng cho các trường hợp khẩn cấp và mục tiêu tài chính ngắn hạn là tham gia các khoá học tiếng Anh. Ngoài ra, tháng này Bảo Minh đang tiết kiệm thêm 1.5 triệu đồng cho quỹ dự phòng khẩn cấp và 1,2 triệu cho mục tiêu tài chính ngắn hạn. Bảo Minh có thể sử dụng Quỹ dự phòng tài chính của mình 6 triệu cùng với 1,2 triệu đồng tiết kiệm trong tháng và cố gắng có khoản tiết kiệm trong 2 tháng tới mỗi tháng 1,4 triệu đồng là có thể hoàn thành được mục tiêu tài chính đặt ra trong 3 tháng. Số tiền mua máy tính
44
=
6 + 1,2 + 1,4 x 2 tháng
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
=
10 (triệu đồng)
THÔNG ĐIỆP QUAN TRỌNG • Bảng cân đối tài sản liệt kê chi tiết giá trị các khoản bạn sở hữu, các khoản nợ và tài sản ròng của bạn tại một thời điểm bất kỳ. • Báo cáo dòng tiền cung cấp toàn bộ các dòng tiền ra và tiền vào của bạn trong một thời kỳ nhất định. • Lập và thực hiện ngân sách giúp tìm ra các giải pháp tăng thu nhập, cắt giảm chi tiêu, tăng tiết kiệm từ đó tăng tài sản ròng để hướng tới đạt các mục tiêu tài chính.
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
45
THỰC HÀNH QUẢN LÝ TÀI CHÍNH 1. Hãy lập Bảng cân đối tài sản của bạn tại thời điểm đọc cuốn sách này. Bảng cân đối tài sản cá nhân Số tiền (VNĐ) I
Tài sản
1
Tài sản dễ thanh khoản
Tiền mặt Tiền ngân hàng 2
Vật dụng cá nhân
Phương tiện đi lại (ô tô, xe máy…) Đồ gỗ (bàn, ghế, giường, tủ…) Thiết bị gia dụng (Ti vi, tủ lạnh, điều hòa, quạt …) Đồ điện tử (máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại…) Vật dụng khác 3
Bất động sản
Nhà cửa Đất đai 4
Tài sản đầu tư
Vàng Cổ phiếu 46
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
-
Trái phiếu Chứng chỉ quỹ Tài sản đầu tư khác (ví dụ: hợp đồng bảo hiểm nhân thọ…) Tổng tài sản II
Công nợ
1
Nợ ngắn hạn
Nợ thẻ tín dụng Phí bảo hiểm Vay trả góp Vay khác 2
Nợ dài hạn
Vay trả góp Vay mua ô tô Vay mua nhà Vay quỹ sinh viên, khuyến học Vay khác Tổng công nợ III
Tài sản ròng = (I) – (II)
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
47
2. Hãy lập và đánh giá tình hình thực hiện ngân sách của bạn trong 1 tháng theo mẫu sau: Đánh giá tình hình thực hiện ngân sách Số tiền (VNĐ) I
Dòng tiền hoạt động
1
Thu nhập (Dòng tiền vào)
Tiền trợ cấp của bố mẹ, người thân Lương làm thêm Tiền học bổng Lãi tiết kiêm Thu nhập khác 2
Chi phí (Dòng tiền ra)
2.1 Chi phí cố định
Tiền thuê nhà Học phí và học liệu Chi phí tiện ích (truyền hình cáp, internet…) Lãi vay Chi phí khác 2.2 Chi phí biến đổi
Thực phẩm và gia vị Quần áo Hóa mỹ phẩm
48
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
Chi phí tiện ích (điện, nước, điện thoại, internet…) Xăng xe Giải trí (du lịch, xem phim, café, sinh nhật….) Chi phí khác 3
Dòng tiền hoạt động thuần = (1) – (2)
II
Dòng tiền tài chính
Khoản vay đã nhận Thanh toán nợ gốc Dòng tiền thuần tài chính III
Dòng tiền đầu tư
Tiền nhận khi thanh lý khoản đầu tư Tiền đầu tư Dòng tiền thuần đầu tư Tổng dòng tiền thuần Phân bổ thặng dư
Quỹ dự phòng khẩn cấp Tiết kiệm cho mục tiêu tài chính ngắn hạn Tiết kiệm cho mục tiêu tài chính dài hạn
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
49
Tập trung vào mục tiêu cụ thể và biết chấp nhận rủi ro Đặng Hồng Thái
Đặng Hồng Thái – Chủ tịch Công ty Công nghệ Ybox Việt Nam, Giảng viên Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Thái tốt nghiệp Thạc sỹ tại Halmstad University (Thụy Điển) và là một trong những nhân vật trẻ dưới 30 tuổi xuất sắc trong lĩnh vực xã hội của tạp chí Forbes Việt Nam năm 2020
Trong những năm tháng sinh viên hay những ngày đầu thành lập Ybox, Thái chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như kiến thức liên quan đến quản lý tài chính cá nhân. Thời điểm đó, mình chỉ có một mong muốn được trải nghiệm, tích lũy kiến thức và thực hiện những hoài bão mang lại lợi ích cho cộng đồng và xã hội. Tuy nhiên, khi Ybox ngày một phát triển, mình cảm nhận được sự quan trọng của việc quản trị tài chính đối với các mục tiêu của cá nhân cũng như tổ chức mình đang điều hành. Vì lý do đó, trong những năm gần đây, mình đã luôn chú trọng tích lũy, áp dụng các kiến thức và kỹ năng quản lý tài chính trong cuộc sống cá nhân cũng như trong điều hành doanh nghiệp. Cụ thể là mình luôn đảm bảo công ty luôn có một khoản tích luỹ dự phòng để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp, thường là tương đương với ít nhất 12 tháng đủ trang trải chi phí duy trì doanh nghiệp trong điều kiện không 50
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
có doanh thu. Điều này càng được củng cố vững chắc hơn trong tình hình Covid-19 hiện nay, khi rất nhiều doanh nghiệp do đầu tư ngoài ngành và dàn trải nên không có đủ lượng tiền mặt dự phòng để duy trì cho sự tồn tại của công ty khi doanh thu sụt giảm. Đối với các bạn sinh viên, mình muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xác định mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn để có thể tiết kiệm, đầu tư nguồn lực của bản thân một cách có định hướng và tập trung, tránh tình trạng đầu tư dài trải và kém hiệu quả. Ngoài ra việc lập ra một quỹ trích lập dự phòng rủi ro cũng rất cần thiết và vô cùng hiệu quả khi các rủi ro về tài chính bất ngờ xảy ra. Về vấn đề đầu tư, mình muốn nhắn gửi các bạn trẻ hãy biết chuẩn bị tâm lý chấp nhận rủi ro. Hãy nghiêm túc tự vấn bản thân mức độ rủi ro bạn sẵn sàng chấp nhận trước khi thực hiện một thương vụ đầu tư, từ đó xác lập các chiến lược và kế hoạch đầu tư, quản trị rủi ro cụ thể. Việc thiếu chuẩn bị về mặt tâm lý sẽ khiến các bạn trẻ dễ nản lòng khổ sở khi những rủi ro trong đầu tư xảy đến. Ví dụ, trước đây khi mình mới đầu tư Bitcoin vào đúng lúc Bitcoin đang liên tục tăng giá và phổ biến dần trên toàn thế giới. Cũng mang theo tâm lý đám đông, mình cũng ngây thơ nghĩ rằng Bitcoin chỉ có lên giá và đầu tư vào đó ngay để không bị bỏ lỡ cơ hội (hội chứng FOMO). Nên lúc đó mình rất hăm hở vào tiền đầu tư, nhưng ngay sau đó Bitcoin trượt dốc tận 3 năm liền mới trở về được mức giá như cũ. Cũng rất may mình đã không vay tiền để đầu tư, số tiền đó nếu mất mình cũng hoàn toàn trong giới hạn của mình chấp nhận được. Nhưng mình đã biết rất nhiều người phải bán nhà bán xe, thậm chí tự tử chỉ vì vay tiền để đầu tư Bitcoin với mong muốn thu lại lợi nhuận trong ngắn hạn. Dù bạn có chắc mình luôn 100% đúng khi nhận định một vấn đề nào đó, hãy chừa ra một vài % bạn có thể sai, và cái sai đó có trong khả năng chấp nhận của bạn không, nếu có thì hãy xông lên, nếu không thì hãy dừng lại. Đó là lời khuyên dành cho bạn dù là trong đầu tư, hay trong mọi quyết định nào đó bạn có trong cuộc sống. Chúc bạn thành công!
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
51
Chương 4: Các nguồn thu nhập của sinh viên thường đến từ đâu?
TÌNH HUỐNG Bảo Minh vô cùng lo lắng khi thấy sức khoẻ của bố mẹ ngày càng yếu hơn, trong khi bản thân vẫn chưa tốt nghiệp đại học. Bảo Minh luôn tự nhủ mình phải nỗ lực, cố gắng hơn để không phụ công sức bố mẹ đã kỳ vọng. Ngoài việc học tập ở trường, Bảo Minh vẫn tranh thủ cuối tuần và những lúc không có tiết học để đi làm thêm tại quán cà phê cạnh trường và làm tài xế công nghệ (Grab). Tuy nhiên, các công việc làm thêm lại chưa mang lại được thu nhập mong muốn cũng như chưa áp dụng được nhiều kiến thức cậu đã học ở trường đại học. Bảo Minh chia sẻ băn khoăn của mình với Lan Hương. Hương đang đi thực tập tại Ngân hàng Techcombank và được trả lương hàng tháng cho khoảng thời gian là thực tập sinh tại Ngân hàng. Hương cho biết, với học bổng học sinh giỏi và mức lương thực tập tại ngân hàng, cô cũng không cần phải xin bố mẹ tiền tiêu vặt hàng tháng nữa. Ngoài ra, các anh chị phụ trách tại ngân hàng cũng giúp cô có thêm nhiều kiến thức và kỹ năng thực tế để thuận lợi cho xin việc sau khi tốt nghiệp. Bảo Minh nghĩ mình cần phải thay đổi cách tìm kiếm thu nhập trong thời gian tới. 52
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
KIẾN THỨC TÀI CHÍNH THU NHẬP LÀ GÌ? Thu nhập có thể được hiểu theo cách tổng quát là những khoản mà bạn nhận được. Mỗi người đều có thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau và có thể chia thành một số nguồn chính như sau: • Thu nhập từ làm việc: bao gồm thu nhập từ tiền lương, thưởng, từ việc tự kinh doanh như bán hàng hoặc từ các công việc làm thêm bên ngoài... • Thu nhập từ tài sản và đầu tư: Đây là những khoản thu nhập từ các nguồn như cho thuê tài sản (nhà cửa, xe cộ…) hoặc từ các khoản đầu tư như góp vốn kinh doanh, trái phiếu, cổ phiếu, vàng, bất động sản… • Một số thu nhập khác từ thừa kế hay trợ giúp của người thân, các chương trình hỗ trợ đặc biệt từ chính phủ...v..v. (Lưu ý rằng việc nắm được các nguồn thông tin về các chương trình này sẽ mang lại lợi ích cho các bạn, do vậy phải luôn chú ý tìm hiểu và cập nhật). • Một số thu nhập khác nhưng không dưới dạng tiền mặt, mà như một dạng quyền lợi, ví dụ như quyền được đi xe bus miễn phí, hay phiếu thưởng mua hàng hoá,… thường không phải là tiền, nhưng bạn có thể sử dụng để tiêu dùng. Các khoản này có thể không phải là tiền mặt, nhưng cũng là thu nhập của bạn.
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
53
Khi đi làm, thu nhập mà bạn thực nhận về mỗi tháng hoặc sau mỗi công việc thường nhỏ hơn mức tổng thu nhập của công việc. Khoản thu nhập đó được gọi là thu nhập tổng (gross income), sau khi trừ đi các khoản như thuế thu nhập, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp,... thì bạn sẽ có nhận được thu nhập ròng (net income), khoản tiền thực tế được chuyển tới tài khoản ngân hàng của bạn. Trong một số trường hợp, nếu có thỏa thuận trước, thì khi bạn có nợ, thu nhập của bạn có thể cấn trừ để trả cho chủ nợ. Do vậy, điều rất quan trọng là bạn phải hiểu các khoản mục mà mình được thanh toán.
54
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
THU NHẬP CHỦ ĐỘNG VÀ THU NHẬP THỤ ĐỘNG
Thu nhập chủ động (active income) là thu nhập bạn được trả cho công việc mà bạn làm bằng cách dùng thời gian và công sức để đổi lấy. Để có được thu nhập, bạn phải làm việc chăm chỉ ở công ty và công ty trả lương, tiền thưởng, hoa hồng cho bạn. Khi bạn không làm nữa, đồng nghĩa nguồn thu nhập sẽ không còn nữa. Thu nhập chủ động được tạo ra bởi hai nhóm người: nhóm người làm thuê và nhóm người tự làm cho chính mình.
Thu nhập thụ động (passive income) là thu nhập mà bạn không cần phải dùng thời gian và công sức để có nó. Đây là phương pháp giúp bạn thu nhập ngay cả khi bạn không làm việc. Thu nhập thụ động thường được tạo ra bởi việc kinh doanh, làm chủ doanh nghiệp hoặc tham gia đầu tư trên thị trường. Ví dụ cho thu nhập thụ động: Bạn có căn nhà cho thuê, hàng tháng bạn không phải làm gì cả nhưng tiền vẫn vào túi bạn. Nếu bạn là tác giả của một bài hát, bạn chỉ sáng tác một lần, các ca sĩ sử dụng sẽ trả tiền bản quyền cho bạn.
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
55
Trên thực tế, việc học về đầu tư và kiếm các nguồn thu nhập thụ động thường đòi hỏi một người phải có một số vốn, kiến thức và kỹ năng đầu tư nhất định. Trong trường hợp bạn chưa bắt đầu đầu tư để tìm kiếm thu nhập thụ động, thì bạn vẫn có thể tìm kiếm nguồn thu nhập từ các kiến thức và kỹ năng hiện có của mình. SINH VIÊN CÓ NÊN ĐI LÀM THÊM? Rất nhiều bạn trẻ khi bước vào tuổi sinh viên cũng đều muốn tìm cho mình một công việc làm thêm phù hợp với mình, vừa để có thêm thu nhập vừa có thể tích luỹ kinh nghiệm khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Tuy nhiên, khi việc đi làm thêm để có thêm thu nhập sẽ có những ưu nhược điểm nhất định.
Ưu điểm • Có thêm nguồn thu nhập • và các mối quan hệ trong công việc. • • Rèn luyện cách quản • lý thời gian một cách hiệu quả. • Có thêm kinh nghiệm và kỹ năng làm việc. • Có cơ hội tốt tìm được công việc phù hợp sau khi ra trường.
56
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
Nhược điểm Ảnh hưởng đến thời gian học tập. Ảnh hưởng đến sức khỏe. Không có thời gian tham gia các hoạt động ngoại khóa.
MỘT SỐ CÔNG VIỆC KIẾM THÊM THU NHẬP CỦA SINH VIÊN • Làm tài xế công nghệ: Làm tài xế công nghệ là công việc làm thêm khá vất vả bởi bạn phải chịu ở ngoài trời nắng, mưa và áp lực từ khách hàng khó tính. Tuy nhiên, công việc này sẽ giúp bạn thông thạo đường phố, tiếp xúc với nhiều khách hàng và tiền công được thu về ngay lập tức. • Bán hàng: Đây là công việc được nhiều sinh viên lựa chọn do bạn có thể rèn luyện được kỹ năng giao tiếp, tư vấn và thuyết phục khách hàng. Sinh viên có thể làm công việc bán hàng tại cửa hàng tạp hoá, siêu thị, bán hàng đồ ăn, bán hàng quần áo, ... Khi bán hàng ở lĩnh vực nào, bạn cũng sẽ trở nên thành thạo về loại sản phẩm hàng hoá mình bán. Tuy nhiên, đây là công việc có mức lương khá thấp, khó tạo động lực cho sinh viên làm việc lâu dài. • Phục vụ bàn: Công việc phục vụ có thể được tìm thấy ở các quán cà phê, các quán ăn, nhà hàng, khách sạn ... Công việc này thường giúp cho các bạn có kỹ năng giao tiếp, gặp gỡ với nhiều người và có thể tăng vốn hiểu biết xã hội của mình. Tuy nhiên, công việc phục vụ thường vất vả, luôn chân luôn tay và có thể không được nghỉ nhiều trong những ngày lễ, Tết. Ở các thành phố lớn luôn có nhiều nhà hàng cho bạn lựa chọn xin việc, mức lương thông thường dao động từ 4 – 5 triệu đồng/tháng.
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
57
• Gia sư: Gia sư là công việc truyền thống của giới sinh viên với mức lương khoảng 2 đến 3 triệu đồng/tháng. Đặc biệt, khi bạn vừa trải qua kỳ thi đại học, vẫn còn rất nhớ các kiến thức học từ thời phổ thông có thể truyền đạt lại cho các em học sinh phổ thông. Tuy nhiên, nghề gia sư cũng khiến cho nhiều bạn sinh viên ngần ngại vì có nhiều trung tâm môi giới gia sư lừa đảo, không tìm được học sinh ngoan, bố mẹ học sinh gây áp lực cao. Môi trường thành phố thường phức tạp nên cũng có thể có các nguy hiểm xảy ra khi bạn đi làm gia sư cho các trung tâm hoặc gia đình không phù hợp. • Viết lách: Nếu bạn thích viết lách và có khả năng về ngôn từ, đây có thể là công việc làm thêm bạn muốn thực hiện. Bạn có thể làm cộng tác viên của các tạp chí, trang báo điện tử, các trang thông tin, viết blog ... Công việc viết lách đòi hỏi bạn phải có vốn hiểu biết khá rộng về xã hội, có ngôn từ phong phú. Viết lách thường là công việc phù hợp cho các bạn sinh viên ngôn ngữ, báo chí, văn chương, hoặc học các ngành xã hội. • Biên tập – Dịch thuật: Nếu bạn có khả năng ngoại ngữ tốt, thì đây là công việc dành cho bạn. Công việc biên tập, dịch thuật sẽ giúp bạn có thêm khả năng nghiên cứu, trau dồi ngoại ngữ và rèn luyện khả năng sử dụng ngôn từ của mình. Nếu bạn học báo chí hoặc ngoại ngữ, thì đây thực sự là công việc phù hợp để bạn phát huy khả năng của mình trong nghề nghiệp tương lai. Thu nhập của công việc này sẽ tuỳ thuộc vào số lượng trang, số từ và chất lượng bản dịch của bạn và tương đối cao so với công việc làm thêm khác.
58
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
• Cộng tác viên bán thời gian cho các công ty: Đây là công việc cho phép bạn có thời gian làm việc khá linh hoạt, tự do và phù hợp với chuyên môn bạn đang theo học. Đa phần các công ty sẽ tuyển dụng bạn để thiết kế, lập trình, chụp ảnh... Thu nhập của bạn thường phụ thuộc vào dự án mà bạn tham gia và đóng góp. Đây là những công việc có thể giúp bạn nâng cao được khả năng và chuyên môn và xây dựng các mối quan hệ trong công việc của mình. • Thực tập sinh tại các doanh nghiệp, các ngân hàng và các đơn vị tuyển dụng thực tập sinh. Đây là một trong những việc làm thêm lý tưởng cho sinh viên. Sinh viên vừa có thêm kinh nghiệm thực tiễn, vừa áp dụng được các kiến thức chuyên ngành đại học của mình, lại vừa có thể có cơ hội việc làm ngay sau khi tốt nghiệp. Bạn nên tới các hội thảo tuyển dụng, các chương trình hội chợ việc làm hoặc tìm kiếm các đợt tuyển dụng thực tập sinh trên trang web của các công ty lớn.
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
59
LƯU Ý KHI ĐI LÀM THÊM Nếu bạn là tân sinh viên, vẫn chưa ổn định với cuộc sống mới và quá trình học đại học thì chưa nên đi làm thêm. Việc đi học luôn là ưu tiên vì bạn phải trả học phí đầu tư cho sự nghiệp và công việc trong tương lai. Bạn chỉ nên đi làm thêm khi đã làm chủ được thời gian, việc học tập, và có thể sắp xếp thời gian hợp lý trong kỳ nghỉ hè hoặc trong năm học.
Việc đi làm thêm lý tưởng nhất có thể thúc đẩy triển vọng nghề nghiệp của bạn là việc làm thêm có thể bổ trợ được việc học ở trường của bạn trên nhiều khía cạnh như nâng cao kỹ năng, chuyên môn, mở rộng tầm nhìn, tăng cường quan hệ... Công việc làm thêm như vậy sẽ giúp bạn có thêm mục đích và hướng đi trong cuộc sống và là ứng viên vượt trội khi đi tham gia ứng tuyển công việc chính Việc đi làm thêm được coi là thức sau này. có hiệu quả khi bạn có thể thu được nhiều kinh nghiệm Một điều lưu ý nữa là khi cân làm việc, rèn luyện được kỹ nhắc đi làm thêm và chọn năng làm việc bên cạnh việc việc làm thêm, bạn nên xin tư kiếm được tiền. Nếu bạn chỉ vấn bởi những người có kinh có mục đích kiếm tiền thì việc nghiệm. Không ai có thể thành đi làm thêm chưa phải là tài và nên người mà không phương án tốt nhất. Cho dù có sự dẫn dắt. Nếu bạn đã bạn khó khăn, việc kiếm được có những tố chất chăm chỉ, tiền là mối quan tâm lớn nhất, thông minh, sáng tạo, khéo bạn cũng nên cố gắng tìm léo ... thì khi có hướng dẫn từ các công việc mà bạn có thể những người đi trước bạn mới phát huy được thế mạnh, tăng có thể thành công. cường được kinh nghiệm và kỹ năng cho mình để hướng tới mục tiêu lớn hơn trong tương lai.
60
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
Cuối cùng là bạn cần phải biết cân đối thời gian và sức lực, cân đối sắp xếp thời gian cho việc học và làm thêm một cách hợp lý. Nhiều bạn sinh viên rơi vào tâm lý quá mê công việc mà không còn để ý tới việc học tập, dẫn tới kết quả sa sút và còn có thể nghỉ học. Nhiệm vụ chính của bạn khi trên giảng đường đại học vẫn là học tập. Để đi đúng hướng và đạt được mục tiêu theo con đường mình đã định ra, bạn cần phải cân bằng giữa việc học tập và đi làm thêm của mình. Giải pháp gợi ý Bảo Minh đã bước vào năm thứ 3 đại học, cậu đã được học rất nhiều kiến thức chuyên ngành và đã có trình độ tiếng Anh tương đối tốt. Do vậy, Bảo Minh nên cân nhắc lựa chọn thay đổi cách làm thêm để có thêm thu nhập. Bảo Minh có thể làm cộng tác viên phiên dịch cho các tạp chí hoặc viết nội dung cho các công ty dựa trên lợi thế về ngoại ngữ của mình. Ngoài ra, với kỹ năng về công nghệ thông tin học tại Trường Đại học Bách Khoa, Bảo Minh cũng có thể làm thêm tại các công ty phần mềm. Hiện tại, nhu cầu nhân sự về mảng công nghệ thông tin rất cao nên cậu hoàn toàn có thể làm cộng tác viên hoặc thực tập sinh tại các công ty công nghệ hoặc bộ phận công nghệ của các tập đoàn lớn. Cuối cùng, nếu tích luỹ được một số tiền tiết kiệm đủ lớn, Bảo Minh có thể bắt đầu học cách đầu tư vào các kênh đầu tư an toàn để tăng được thu nhập thụ động của mình trong tương lai.
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
61
THÔNG ĐIỆP QUAN TRỌNG • Thu nhập là toàn bộ các nguồn thu bạn nhận được từ các nguồn khác nhau như đi làm, đầu tư, thừa kế, trợ cấp có thể bằng tiền hoặc các dạng quyền lợi. • Thu nhập thường được chia làm hai loại: thu nhập chủ động là thu nhập được trả cho công việc mà bạn làm khi sử dụng thời gian, công sức để đổi lấy; thu nhập thụ động là thu nhập mà bạn có thể tạo ra ngay cả khi bạn không làm việc. • Sinh viên có nhiều lựa chọn đi làm thêm để tăng thu nhập nhưng cần phải cân nhắc ưu nhược điểm khi đi làm thêm để tránh ảnh hưởng xấu tới việc học tập và tương lai lâu dài.
62
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
THỰC HÀNH KỸ NĂNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH 1. Hãy cho biết địa chỉ tìm kiếm việc làm của sinh viên mà bạn biết? STT
Tên địa chỉ tìm kiếm việc làm
Ghi chú
1 2 3 4 5 6 2. Liệt kê một số công việc dự kiến để kiếm thêm thu nhập của bạn:
STT
Tên công việc
Mức lương dự kiến hàng tháng
Kỹ năng cần thiết
Ghi chú
1 2 3 4 5 Tổng thu nhập
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
63
Giảm chi tiêu – Tăng thu nhập – Đầu tư cho bản thân Thư Dương
Thư Dương - Tiến sĩ ngành Sinh học Phân tử và Tế bào tại trường Đại học Pennsylvania. Bên cạnh công việc nghiên cứu, Thư Dương tham gia nhiều hoạt động cộng đồng như dự án gửi sách thiếu nhi từ Mỹ về Việt Nam, giảng dạy kỹ năng lãnh đạo thông qua kể chuyện truyền cảm hứng (Public Narrative), mở kênh Youtube Thư Dương PhD để trò chuyện với khách mời chia sẻ kinh nghiệm về du học và việc làm cho các bạn trẻ. Lớn lên trong gia đình có 6 anh chị em, chứng kiến cha mẹ giải quyết các vấn đề tài chính từ khi còn nhỏ, ba bài học kinh nghiệm lớn nhất mà Thư đúc kết được là:
64
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
1. Tiết kiệm tối đa: Trong 3. Đầu tư cho bản thân:
nhà Mẹ Thư là người quản lý chi tiêu. Mẹ chỉ mua những đồ dùng thật sự CẦN cho gia đình. Còn khi đi chợ, mẹ thường chọn thực phẩm, hoa quả đúng mùa vừa ngon và giá rẻ. Ngoài ra, mẹ cũng nấu đồ ăn sáng cho cả nhà đảm bảo vệ sinh sạch sẽ và tiết kiệm tiền ăn hàng. 2. Tăng nguồn thu nhập:
Bố Thư là người đi làm mang thu nhập đều đặn về, mẹ ở nhà làm nội trợ. Nhưng mẹ luôn cố gắng kiếm thêm thu nhập từ những công việc mẹ tự tạo ra được như nấu rượu, nuôi heo, trồng rau rồi về sau là đầu tư mua đất. Đến giờ, mẹ Thư đã hơn 60 tuổi nhưng vẫn học cách dùng điện thoại để đầu tư chứng khoán.
Hãy đầu tư vào bản thân mình trước (tăng giá trị của bản thân lên bằng chuyên môn và kinh nghiệm), đừng chịu ảnh hưởng trong vấn đề chi tiêu từ bên ngoài (như mạng xã hội kêu gọi mua sắm những thứ không cần thiết vừa hại môi trường vừa viêm màng túi), học cách đầu tư càng sớm càng tốt (hạn chế không vay nợ, bắt đầu nhỏ, đo lường rủi ro, học hỏi, và tìm ra hướng đầu tư phù hợp và lâu dài), xây dựng các mối quan hệ xã hội (networking) tốt qua các hoạt động cộng đồng để tăng thêm kinh nghiệm, tìm bạn bè tốt để học hỏi từ họ.
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
65
Chương 5: Làm thế nào để quản lý chi tiêu và vay mượn hiệu quả?
TÌNH HUỐNG Bảo Minh đã học đại học tới năm thứ 3. Với khả năng tiếng Anh tốt và qua hai vòng phỏng vấn, Bảo Minh được nhận vào làm thực tập tại một công ty công nghệ. Công ty tạo điều kiện cho Bảo Minh có thể nghỉ làm ở các buổi đi học và trả một mức lương thực tập khá cao giúp Bảo Minh có thể trang trải được toàn bộ học phí của mình. Tuy nhiên, địa điểm làm việc của công ty và trường học khá xa nhau làm cho Bảo Minh khá vất vả trong việc di chuyển vừa đi học chính khoá, vừa đi học thêm tiếng Anh, lại vừa đi làm. Trong lần gặp gần nhất ở lớp học thêm tiếng Anh, Lan Hương có khuyên Bảo Minh nên cân nhắc mua một chiếc xe máy để hỗ trợ di chuyển và giữ gìn sức khoẻ để làm việc và học tập tốt hơn. Lan Hương cũng cho biết, nếu Bảo Minh chưa đủ tiền tiết kiệm để mua xe máy, cậu có thể cân nhắc vay tiêu dùng từ các ngân hàng thương mại. Bảo Minh cũng thấy công việc hiện tại đang mang lại một nguồn thu nhập ổn định và cậu cũng có một phần tiền tiết kiệm, phải chăng vay tiền mua xe máy là thích hợp ở thời điểm này? 66
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
KIẾN THỨC TÀI CHÍNH QUẢN LÝ CHI TIÊU Việc biết cách chi tiêu hợp lý sẽ giúp đỡ chúng ta rất nhiều trong vấn đề quản lý tài chính. Chi tiêu hợp lý giúp bạn có khả năng cân bằng tài chính trong ngắn hạn và dài hạn. Bạn sẽ tránh việc chi tiêu cho những thứ không cần thiết và tiết kiệm được một khoản tiền để sử dụng cho những công việc cần thiết hơn. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng hơn thực hiện được những kế hoạch trong tương lai. Khi biết cách quản lý tiền bạc bạn sẽ có cuộc sống ổn định và không còn nhiều nỗi lo về gánh nặng tài chính. Cần và muốn Nhịp sống hiện đại ngày nay đã khiến con người thay vì tiêu tiền vào những nhu cầu cơ bản như là thức ăn, nhà cửa thì họ lại tiêu nhiều tiền hơn vào những thứ không nằm trong dự tính. Khi quản lý chi tiêu, điều quan trọng là phải hiểu sự khác biệt giữa nhu cầu và mong muốn.
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
67
• Nhu cầu là những thứ bạn cần thiết phải mua vào một thời điểm nào đó, nếu không, sẽ có một vài hoặc nhiều rắc rối xảy ra trong cuộc sống. Nhu cầu thường là thức ăn, gạo, nước uống khi trong nhà đã không còn, hoặc là một bóng đèn mới cho nhà vệ sinh khi mà bóng đèn cũ đã cháy tối qua... Đó là những việc cần thiết phải làm. • Mong muốn là những đồ vật bạn vô tình hứng thú rồi mua về, hay là những vật không có cũng không ảnh hưởng gì đến cuộc sống hiện tại của bạn. Tại sao phải mua thêm một cái váy mới khi mà tủ quần áo của bạn đầy những cái váy vẫn chưa tháo mác? Tại sao phải mua bóp tiền mới khi cái cũ vừa mua cách đây năm ngày? Vì vậy, dù ai cũng muốn có đồ chơi, xe đẹp, trang sức đẹp đắt tiền, nhưng chúng ta cần phải chi tiêu cho những thứ nhu cầu thiết yếu như là đồ ăn, chỗ ở và quần áo để mặc ấm, trước khi mua thứ mình mong muốn. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ CHI TIÊU THÔNG DỤNG Dưới đây là một vài gợi ý về các phương pháp quản lý tài chính được nhiều người trên thế giới đã áp dụng thành công. Bạn hoàn toàn có thể tham khảo xem phương pháp nào phù hợp với mình: 1) Phương pháp JARS
Phương pháp JARS do Harv Eker, một chuyên gia tài chính cá nhân sáng tạo ra, còn được gọi là phương pháp quản lý tài chính bằng 6 cái hũ. Số tiền kiếm được chia làm 6 phần tương ứng với 6 mục đích khác nhau. Đây là một trong những giải pháp sử dụng các khoản chi tiêu cá nhân, cũng như tiết kiệm tiền một cách thông minh, hiệu quả đã được nhiều doanh nhân giàu có trên thế giới áp dụng.
68
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
55%
Hũ thứ nhất – Tài khoản chi tiêu cần thiết (55% thu nhập):
là nơi nắm giữ số tiền cần chi tiêu cho các khoản thiết yếu hằng ngày như ăn uống, mua sắm, điện nước, điện thoại.
10%
Hũ thứ hai – Tài khoản tiết kiệm (10% thu nhập): là
nơi đựng những khoản tiết kiệm của bạn hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng. Tài khoản tiết kiệm sẽ được dành cho những kế hoạch lâu dài của bản thân bạn như mua nhà, làm đám cưới, chuẩn bị sinh con, đầu tư.
10%
Hũ thứ ba – Tài khoản giáo dục (10% thu nhập): việc
nâng cao kiến thức luôn luôn cần thiết và sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc của bạn trong tương lai. Khoản tiền này sẽ được sử dụng cho mục đích nâng cao kiến thức, kĩ năng của bạn thông qua các khóa học cần thiết mà bạn dự định tham gia.
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
69
10%
Hũ thứ tư – Tài khoản đầu tư (10% thu nhập): bạn sẽ tận
dụng số tiền này để sinh lời theo cách thuận tiện nhất. Đây là chiếc hũ có vai trò tạo ra cơ hội cho bạn làm giàu theo mong muốn của bản thân.
10%
Hũ thứ năm – Tài khoản hưởng thụ (10% thu nhập):
cuộc sống sẽ mất đi một phần ý nghĩa nếu không có sự hưởng thụ. Hãy dành một khoản thu nhập nhất định để chi tiêu cho những mong muốn của chính mình. Bạn có thể dùng chúng cho các nhu cầu mua sắm, ăn uống, vui chơi, đi du lịch để có thể giải tỏa căng thẳng sau thời gian làm việc vất vả, cũng như tạo thêm hứng khởi để tiếp tục làm việc, kiếm tiền.
5%
Hũ thứ sáu – Tài khoản trao tặng (5% thu nhập): khoản
tiền cho những hoạt động chia sẻ, quan tâm đến những người xung quanh. Bạn có thể cho người thân trong gia đình, làm từ thiện, giúp đỡ người khác khi cần. Việc cho đi sẽ luôn là cơ hội để chúng ta nhận lại những điều quý báu, lan tỏa giá trị tình cảm và có thể cơ hội được người khác giúp đỡ khi cần. 70
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
2) Phương pháp chi tiêu khoa học Kakeibo
Kakeibo được biết đến là “Nghệ thuật tiết kiệm của người Nhật”. Lần đầu tiên được nhắc đến vào năm 1904 do nữ nhà báo giới thiệu cho các bà nội trợ nhằm mục đích quản lý chi tiêu trong gia đình. Theo phương pháp này, thu nhập hàng tháng sẽ được chia vào 4 phong bì với 4 nhu cầu khác nhau: • Chi phí thiết yếu: ăn uống, đi lại, y tế • Chi phí không thiết yếu: giải trí, mua sắm • Chi phí đầu tư: sách vở, khóa học • Chi phí phát sinh: ma chay, hiếu hỷ, sửa xe
Cuối mỗi tuần hãy kiểm tra lại kế hoạch chi tiêu của mình và trả lời cho 4 câu hỏi: • Bạn có bao nhiêu tiền? • Thực tế chi tiêu bao nhiêu? • Bạn muốn tiết kiệm bao nhiêu? • Làm thế nào để cải thiện điều đó?
Từ đó, bạn sẽ biết kế hoạch chi tiêu đã hợp lý chưa, cần điều chỉnh hay thắt chặt chi tiêu với những khoản chi nào.
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
71
3) Phương pháp chi tiêu khoa học theo quy tắc 50/20/30
Theo quy tắc này, bạn nên chia thu nhập thành các phần theo tỷ lệ: 50%, 20% và 30%. Cụ thể: • 50% dành cho chi tiêu thiết yếu: Tiền thuê nhà, ăn
uống, đi lại, hóa đơn…
• 20% dành cho mục tiêu tài chính như: Tiết kiệm, quỹ
dự phòng, trả nợ…
• 30% dành cho chi tiêu: Mua sắm, giải trí, du lịch…
Tuy nhiên, đối với sinh viên bạn có thể điều chỉnh con số này sao cho phù hợp với tình hình tài chính và hoàn cảnh hiện tại của mình. Nếu khoản chi tiêu thiết yếu cần nhiều hơn, có thể tăng chúng lên 60 – 70%, đồng thời hãy giảm từ 10 đến 20% cho các khoản chi tiêu để đảm bảo cân đối trong ngân sách chi tiêu.
72
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
VAY MƯỢN NHƯ THẾ NÀO LÀ HỢP LÝ? Khi bạn đi vay bạn thường phải có nghĩa vụ trả khoản nợ vay và tiền lãi đi kèm. Bạn càng có nhiều kiến thức về vay mượn, thì bạn càng hiểu thêm về các lựa chọn vay mượn phù hợp với hoàn cảnh của mình. Thông thường là sinh viên bạn sẽ hay vay tiền để mua sắm, trả tiền học phí, mua xe, kinh doanh bằng các hợp đồng tín dụng hoặc chi tiêu bằng thẻ tín dụng. Ưu điểm của vay tiêu dùng
Vay tiêu dùng cho phép bạn mua trước trả sau, giúp mức sống sinh viên của bạn tăng lên một cách hết sức tiện lợi. Tín dụng tiêu dùng cũng là nguồn quỹ khẩn cấp cho bạn trong một số trường hợp không có tích luỹ sẵn có. Ngoài ra, đây cũng là biện pháp để kích cầu cho nền kinh tế tăng trưởng. Nhược điểm của vay tiêu dùng
Tuy nhiên, vay tiêu dùng cũng có ảnh hưởng tiêu cực lên tài chính của sinh viên. Khi bạn vay nợ, thì giá trị ròng tài sản của bạn sẽ giảm xuống và khả năng thanh khoản của bạn cũng giảm sút, giảm bớt sự linh hoạt trong tài chính của chính bạn vì có một khoản nợ phải trả. Vay tiêu dùng thường có mức lãi suất cao hơn so với các loại hình cho vay khác. Với sự tiện dụng trong dùng thẻ tín dụng và dễ dàng trong điều kiện cho vay, vay tiêu dùng có thể làm cho sinh viên tăng rủi ro và chi tiêu vượt kiểm soát của mình.
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
73
NGUỒN VAY MƯỢN CỦA SINH VIÊN Sinh viên có thể có một số nguồn vay tiêu dùng như sau: Ngân hàng
Nguồn tài chính phổ biến nhất cho khoản vay là từ ngân hàng thương mại theo hình thức tín chấp hoặc thế chấp. Với việc nhận tiền gửi tiết kiệm từ khách hàng, các ngân hàng sẽ cung cấp các khoản vay để cho khách hàng vay, và có nhiều hỗ trợ cho sinh viên, hộ nghèo với mức lãi suất ưu đãi. Ngân hàng là nơi uy tín nên việc vay có sự tin tưởng hơn dành cho mọi người. Tuy nhiên, vay ở ngân hàng yêu cầu thủ tục phức tạp và nhiều giấy tờ hơn, phải chứng minh được khả năng trả nợ, các khoản vay lớn phải có tài sản thế chấp, khoản vay phụ thuộc vào điểm tín dụng của khách hàng. Lãi suất tín dụng tiêu dùng từ ngân hàng cũng là điều khó khăn cho sinh viên khi muốn vay từ nguồn này. Một số ít ngân hàng có hình thức hỗ trợ sinh viên nhưng yêu cầu nhiều minh chứng khác. Công ty tài chính
Vay tiêu dùng qua công ty tài chính là một hình thức mới được phát triển trong những năm gần đây. Ưu điểm của hình thức này là thủ tục đơn giản, giải ngân nhanh chóng, điều kiện vay vốn dễ hơn các ngân hàng nên khách hàng có thể tiếp cận khi có nhu cầu vay vốn nhanh. Tuy nhiên, lãi suất cho vay của công ty tài chính còn tùy thuộc vào mỗi công ty, đặc biệt là khi quá hạn cho vay, hoặc hình thức đòi nợ của các công ty còn nhiều bất cập, gây ảnh hưởng đến người vay một cách đáng kể. Chi phí phục vụ, chi phí đòi nợ, chi phí phạt của công ty tài chính rất cao, đứng đầu trong các loại hình cho vay tiêu dùng.
74
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
Gia đình, bạn bè
Đây được coi là nguồn tài chính tiềm năng không kém gì đi vay ngân hàng, thậm chí là tốt hơn. Nếu bạn có sự tin tưởng của gia đình, bạn bè rằng bạn sẽ trả khoản vay đúng hạn, họ có thể sẵn sàng cho bạn vay với lãi suất thấp, thậm chí còn không lấy lãi. Mặc dù vậy, việc vay mượn gia đình, bạn bè nhiều lúc cũng gặp khó khăn khi bạn muốn vay một khoản tiền lớn, hay những lúc bạn cần một khoản tiền trong thời gian ngắn, khiến cho việc vay từ nguồn này không còn phù hợp. MỘT SỐ LƯU Ý KHI VAY TIÊU DÙNG Khi có nhu cầu và ý định vay tiền từ bất kỳ tổ chức tài chính nào từ ngân hàng cho đến các công ty tài chính, bạn cần cân nhắc thật kĩ rất nhiều vấn đề. • Tìm hiểu thật kỹ về các quy định, điều khoản của tổ chức mà bạn định vay tiền. • Chắc chắn về độ uy tín và tin cậy của tổ chức tài chính định vay. • Tránh vay tín dụng đen để phòng ngừa các vấn đề liên quan đến lừa đảo và mất tiền oan. • Cần cân nhắc khả năng tài chính hiện tại của bản thân. Bất kỳ một khoản vay nào đều đi kèm với lãi suất và tiền lãi phải trả hàng tháng. Hãy liên hệ nhân viên của tổ chức tài chính và hỏi rõ ràng về các khoản bạn phải trả mỗi tháng và trả trong thời gian bao lâu. • Sau khi đã tìm hiểu chắc chắn, lên kế hoạch chi tiêu chặt chẽ, đảm bảo mỗi tháng bạn đều có một khoản tiền dành riêng cho việc chi trả khoản vay này để tránh trường hợp phải nộp tiền phạt, hay dính phải nợ xấu.
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
75
Giải pháp gợi ý Bảo Minh đã thử qua Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) gần nơi làm việc để tìm hiểu về các khoản vay cho sinh viên. Vì mang tính hỗ trợ nên cách tính lãi suất vay ngân hàng áp dụng cho học sinh, sinh viên khá thấp tuỳ theo điều kiện của từng cá nhân vay. Bảo Minh có thể dùng 10 triệu đồng tiền đã tiết kiệm và vay thêm 15 triệu đồng tại ngân hàng BIDV. Ngân hàng có sẵn công cụ tính toán số tiền vay và lãi phải trả trên website của mình. • Số tiền vay: 15 triệu đồng • Lãi suất áp dụng cho khoản vay không thế chấp: 7,2%/năm. • Thời hạn vay: 12 Tháng • Số tiền trả tháng đầu (theo phương pháp gốc cố định, lãi giảm dần): 1,34 triệu đồng • Số tiền lãi phải trả: 585.000 đồng • Số tiền cả gốc và lãi phải trả là 15,585 triệu đồngg. Với hợp đồng làm việc bán thời gian và mức trả hàng tháng như trên là hoàn toàn khả thi với Bảo Minh.
76
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
THÔNG ĐIỆP QUAN TRỌNG
• Khi quản lý chi tiêu cần phân biệt nhu cầu và mong muốn: nhu cầu là những thứ thiết yếu cần phải có của bạn, mong muốn là những thứ không có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống nếu không có. • Quản lý chi tiêu có thể sử dụng nhiều phương pháp như phương pháp 6 chiếc hũ, phương pháp kakeibo hoặc phương pháp 50/30/20 chia thu nhập thành các khoản khác nhau để quản lý. • Vay tiêu dùng có những ưu điểm và nhược điểm, nên khi sử dụng cần cân nhắc tìm hiểu kỹ tổ chức cho vay, khả năng tài chính của bản thân và có kế hoạch trả nợ đúng hạn.
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
77
THỰC HÀNH QUẢN LÝ TÀI CHÍNH 1. Hãy sử dụng phương pháp 6 chiếc hũ trong quản lý chi tiêu của bạn trong 3 tháng: Khoản mục
%
Tổng thu nhập
100%
Hũ 1
Tài khoản chi tiêu cần thiết
55%
Hũ 2
Tài khoản tiết kiệm
10%
Hũ 3
Tài khoản giáo dục
10%
Hũ 4
Tài khoản đầu tư
10%
Hũ 5
Tài khoản hưởng thụ
10%
Hũ 6
Tài khoản trao tặng
5%
STT
78
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
Tháng thứ nhất
Tháng thứ hai
Tháng thứ ba
2. Giả sử bạn dự kiến có một khoản vay ngân hàng trong thời gian tới. Bạn hãy tìm hiểu lãi suất trên thị trường các khoản vay tiêu dùng và sử dụng công cụ tính toán số tiền phải thanh toán cho khoản vay của mình trên website một ngân hàng theo bảng sau: Mục đích khoản vay: …………………………………………… STT
Khoản mục
1
Số tiền gốc vay
2
Lãi suất ngân hàng (%/năm)
3
Kỳ hạn dự kiến vay
4
Số tiền trả tháng đầu tiên
5
Tổng lãi phải trả
6
Tổng số tiền cả gốc và lãi phải trả
Số tiền
Ghi chú
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
79
Quản lý tài chính ngay từ khi còn trẻ Chi Nguyễn
Chi Nguyễn - Tiến sĩ giáo dục tại Hoa Kỳ, tác giả sách best-seller “Một cuốn sách về Chủ nghĩa tối giản” và nhà sáng tạo nội dung (blog, Youtube, podcast) dưới tên: “The Present Writer”. Nghiên cứu của Chi về các vấn đề bình đẳng giáo dục và khoảng cách xã hội đã được xuất bản trên nhiều tạp chí khoa học quốc tế uy tín.
Một trong những điều tiếc nuối nhất của Chi đó là đã không trang bị cho bản thân những kiến thức về quản lý tài chính cá nhân khi còn trẻ vì nghĩ rằng đó là việc của tương lai. Đây là một suy nghĩ sai lầm vì tuổi trẻ là thời điểm các bạn có nhiều thời gian để tiết kiệm, đầu tư sinh lời trong khi những áp lực tài chính chưa trở nên quá nặng nề. Do đó, nếu được quay lại tuổi 20, đây là những điều Chi sẽ quyết tâm thực hiện để đảm bảo tài chính cho bản thân trong tương lai:
80
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
• Tiêu ít hơn số tiền kiếm được: Dù bạn tự làm ra tiền
hay vẫn còn nhận trợ cấp từ gia đình, hãy chỉ tiêu dưới khoản tiền đó. Tuyệt đối đừng để mình vướng vào nợ nần, và đặc biệt đừng nợ tiền chỉ vì muốn mua món đồ nào đó để thể hiện bản thân trước người khác.
• Tiết kiệm có mục đích: Tiết kiệm có mục đích cụ thể
sẽ giúp bạn có động lực và kế hoạch tốt hơn cho những đồng tiền dôi dư của mình. Một “quỹ dự phòng” dung cho trường hợp khẩn cấp cũng là phương pháp quản trị rủi ro tài chính hữu hiệu để bản thân không bị rơi vào cảnh nợ nần.
• Tăng thu nhập: Làm thêm, thực tập, đầu tư vào những
dự án kinh doanh nhỏ... ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Những công việc này không chỉ giúp bạn độc lập tài chính mà còn tạo điều kiện để bạn có kinh nghiệm thực tế, mang lại lợi ích lớn cho sự nghiệp sau này.
Quản lý tài chính cá nhân không nhất thiết phải quá phức tạp, cao siêu, và khó tiếp cận. Với một cách nhìn đơn giản, rõ ràng về đầu vào và đầu ra của từng món tiền mình có, các bạn trẻ hoàn toàn có thể thực hiện những bước nhỏ ngay từ bây giờ để tiến tới tự do và thịnh vượng tài chính.
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
81
Chương 6: Sinh viên nên lập kế hoạch tiết kiệm & đầu tư như thế nào?
TÌNH HUỐNG Bảo Minh đã đi thực tập được gần một năm và đã được ký hợp đồng bán thời gian với nơi thực tập. Cậu đã có đủ thu nhập để trang trải cho chi phí học tập và sinh hoạt phí của mình. Ngoài ra, cậu cũng bắt đầu tiết kiệm và để dành được khoản tiền gần 50 triệu ở tài khoản ngân hàng. Bảo Minh hy vọng rằng khi ra trường cậu có thể có một khoản tiền để thực hiện các dự định học cao học trong nước nếu không xin được học bổng đi du học ở nước ngoài. Cậu cũng cho rằng nếu mình có thêm một số vốn lớn để đầu tư vào tiền điện tử (crypto currency) hoặc cổ phiếu thì sẽ kiếm được nhiều tiền hơn. Lan Hương, trái lại chi tiêu hầu hết các khoản tiền mình kiếm được cho mua sắm. Năm nay, Hương đang tranh thủ thời gian học đại học năm cuối cùng để đi du lịch cùng bạn bè trước khi tốt nghiệp. Cô cho rằng mình sẽ đi làm và có thể kiếm được nhiều tiền hơn sau đó. Mỗi người chỉ sống một lần, cô không muốn giới hạn bản thân để mất những trải nghiệm đáng quý của thời sinh viên. Lan Hương cho rằng nếu thiếu tiền mình có thể vay trước của bố mẹ và khi nào đi làm cô sẽ trả cho bố mẹ mình. Bảo Minh và Lan Hương đều băn khoăn không hiểu mình quyết định như vậy có đúng không? 82
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
KIẾN THỨC TÀI CHÍNH TIẾT KIỆM LÀ GÌ? Tiết kiệm chính là phần thu nhập được giữ lại cho mục tiêu tương lai và không sử dụng vào tiêu dùng trước mắt. Để cất giữ một phần thu nhập của mình, nhiều người lựa chọn gửi tiền vào ngân hàng như một khoản tiết kiệm. Đây chính là một cách để ngân hàng và các tổ chức tín dụng có thể có thu nhập đó là cho vay số tiền mà họ nhận được từ người gửi tiền với lãi suất cao hơn lãi suất tiết kiệm. Lãi suất tiết kiệm sẽ tuỳ thuộc vào thị trường và chính vì vậy nhiều người thường cân nhắc nên gửi tiền tiết kiệm hay nên đầu tư vào các lựa chọn khác mang lại lãi suất cao hơn. Một số lợi ích khi gửi tiền tiết kiệm
• Ít lãng phí tiền hơn. Kiếm được nhiều hơn là điều tuyệt vời, nhưng giảm chi tiêu vẫn là cách đơn giản và nhanh nhất để tăng tiền tiết kiệm. Khi cam kết tiết kiệm, bạn cần lập ngân sách, giảm các chi phí lớn, cắt bỏ những thứ không cần. Có nhiều thứ bạn có thể bỏ hẳn mà không phải hy sinh mức sống của mình. Tiết kiệm sớm cũng giúp bản thân bạn sớm hình thành tính kỷ luật trong các quyết định tài chính của bản thân. Nhiều người tiêu tiền vào những món đồ xa xỉ không cần thiết, rơi vào cái bẫy phải trả nợ hàng tháng trong thời gian dài, điều này khiến họ rất khó tiết kiệm. • Tự do làm những điều mình muốn sau này. Tài khoản tiết kiệm bắt đầu ở tuổi đôi mươi có thể chuyển thành một ngôi nhà, chiếc xe mới, công ty nhỏ của riêng bạn ở tuổi 30, 40 hoặc quỹ đại học của con bạn. Càng tiết kiệm sớm, thời gian đạt được mục tiêu càng nhanh, bạn sẽ có nhiều tự do hơn để làm những điều mình muốn sau này. Càng tiết kiệm tiền sớm, bạn càng có nhiều cơ hội sở hữu một ngôi nhà nhanh. Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
83
• Nhiều lựa chọn phát triển sự nghiệp. Không phải ai cũng có sự nghiệp hoàn hảo sau khi tốt nghiệp ra trường. Thay đổi công việc giữa chừng thường khiến bạn mất một phần thu nhập. Nếu tiết kiệm sớm, bạn sẽ tích lũy số tiền cho phép nắm lấy những cơ hội mà có thể sẽ không thể làm được nếu không có sẵn tiền trong tay. Tương tự, có tiền tiết kiệm, bạn luôn biết bản thân và gia đình sẽ ổn dù chuyện gì xảy ra. Điều này rất quan trọng để có những bước đi táo bạo trong công việc, bớt sợ mất việc, nhờ thế có thể có nhiều cơ hội thăng tiến hơn. • Chất lượng cuộc sống cải thiện. Nhiều người căng thẳng vì tài chính eo hẹp, dễ dẫn đến xung đột gia đình. Họ cố gắng đối phó bằng cách ăn thức ăn rẻ tiền, thừa năng lượng thiếu dinh dưỡng, khiến cơ thể mệt mỏi và thừa cân. Sự hài hòa trong gia đình, sức khỏe tốt cũng làm tăng chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, bạn còn có một phần thưởng nữa là số tiền tiết kiệm được. • Chủ động trước biến cố bất ngờ. Bạn không bao giờ biết hết những gì sẽ xảy ra với mình, đó là lý do cần chuẩn bị tài chính sẵn. Nếu không có tiền tiết kiệm, buộc phải đi vay mượn, lúc đó bạn sẽ rất bị động. Chuẩn bị sẵn một khoản tiền cho những tình huống này sẽ sớm giúp bạn vượt qua những khó khăn bất ngờ trong cuộc đời. Tuy nhiên, chuẩn bị cho tương lai không chỉ là tiền tiết kiệm, mà còn là bảo vệ bản thân và gia đình với bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe và các biện pháp phòng ngừa khác.
84
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
• Tăng ngân sách cho thời kỳ hưu trí. Càng tiết kiệm tiền cho hưu trí sớm, bạn càng có nhiều thuận lợi sau này. Khi tính toán mục tiêu nghỉ hưu, có nhiều yếu tố cần xem xét bao gồm mức lương hiện tại, chi phí, lạm phát, chi phí sinh hoạt tăng, và nhiều hơn nữa. Tuổi thọ của con người ngày càng tăng. Do đó, bạn cần phải đảm bảo rằng, quỹ hưu trí sẽ đủ cho bạn và gia đình sống đến cuối đời. Nếu bạn bắt đầu tiết kiệm sớm, bạn sẽ có cơ hội tốt hơn để tiết kiệm đủ tiền, duy trì lối sống thường nhật ngay cả khi ngừng làm việc. • Tận dụng lãi suất ngân hàng. Thời gian là tiền bạc. Lãi suất kép chính là lợi ích lớn nhất của việc tiết kiệm sớm. Gửi tiết kiệm trong ngân hàng, bạn sẽ hưởng một phần lãi, lãi đó cộng vào gốc, lại sinh ra khoản lãi mới, gọi là lãi kép. Bí mật của lãi kép chính là thời gian tiết kiệm nhiều hơn thì bạn chỉ cần bỏ ra số tiền ít hơn. Sức mạnh của lãi suất kép
Albert Einstein có câu nói nổi tiếng: “Lãi suất kép là kỳ quan thứ 8 của thế giới. Những ai hiểu được nó từ đó sẽ kiếm được tiền, ai không hiểu sẽ phải trả chi phí cho điều đó”. Có thể thấy được tầm quan trọng của lãi suất kép như thế nào để có thể khiến cho những con người có sức ảnh hưởng đánh giá cao đến vậy. Vậy lãi suất kép là gì?
Lãi suất kép (còn gọi là lãi kép) là phần lãi lấy về từ việc đầu tư kinh doanh. Sau đó được gom lại cộng chung với vốn và dùng số tiền đó tiếp tục đầu tư sinh ra lãi suất có giá trị cao hơn. Vốn gửi càng nhiều thì lãi càng cao ở những giai đoạn tiếp sau.
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
85
Thời gian đầu tư càng dài thì số tiền lãi nhận được càng nhiều, kể cả khi lãi suất không thực sự cao hay số tiền ban đầu không lớn nhưng chính thời gian sẽ làm biến đổi khối tài sản của bạn và khiến nó trở nên nhiều hơn. Công thức để tính lãi suất kép: Số tiền của kỳ thứ n
=
Số tiền gốc x (1+Lãi suất)số kỳ tính lãi
Trường hợp 1, nếu bạn đi làm đến năm 40 tuổi và tiết kiệm 100 triệu đồng, giả sử lãi suất là 10%/năm, đến năm 60 tuổi số tiền của bạn sẽ có giá trị là: 100,000,000 x (1+10%)20 = 672,700,000
Trường hợp 2, nếu bạn đi làm và bắt đầu tiết kiệm tiền từ khi là sinh viên năm 20 tuổi, và tiết kiệm 50 triệu đồng, nếu lãi suất là 10%/năm, đến năm 60 tuổi số tiền của bạn sẽ là: 50,000,000 x (1+10%)40 = 2,262,000,000
Như vậy, có thể thấy nếu bạn tiết kiệm sớm ngay từ khi còn học đại học và cho dù số tiền tiết kiệm của bạn nhỏ hơn, bạn vẫn có thể có được số tiền lớn hơn khi 60 tuổi.
86
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
Tìm hiểu về đầu tư
Đầu tư là hình thức gửi tiền, mua tài sản, góp vốn vào một tổ chức hay một đối tượng nào đó với mong muốn tạo ra thu nhập lãi thường xuyên hoặc giá tài sản được đánh giá cao hơn trong tương lai. Đầu tư cũng là một kênh rất quan trọng để có nguồn thu nhập thụ động tăng tài sản của các cá nhân. Để gia tăng tài sản từ đầu tư, bạn phải chú ý đến tỷ suất sinh lời, thời gian đầu tư và số tiền bạn có để đầu tư. Nhiều người còn cho rằng đây là kênh quan trọng nhất để giúp bạn có thể trở nên giàu có và đạt được các mục tiêu tài chính sớm hơn dự kiến. Khi tham gia đầu tư, có một số nguyên tắc cơ bản bạn cần phải nắm được. Mục tiêu đầu tư
Trước khi quyết định rằng mình sẽ đầu tư vào loại tài sản nào thì bạn cần xác định lý do đầu tư của mình và bạn sẽ thực hiện đầu tư trong khoảng thời gian bao lâu. • Cân bằng được giữa khả năng chấp nhận rủi ro với mức lợi nhuận kỳ vọng của mình để có thể đạt được mục tiêu đầu tư mình đưa ra sẽ giúp bạn biết được rằng bạn cần đầu tư như thế nào. • Khung thời gian đầu tư khác nhau. Nếu như bạn đầu tư cho dài hạn, thì có thể bạn sẽ đầu tư chính vào cổ phiếu. Bên cạnh đó, nếu bạn chỉ mong muốn đầu tư trong ngắn hạn, có thể bạn sẽ cần giữ nhiều tiền mặt hơn. • Quyết định về cơ cấu danh mục đầu tư được gọi là phân bổ tài sản. Mục tiêu đầu tư khác nhau thì danh mục đầu tư cũng sẽ khác nhau.
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
87
Khẩu vị rủi ro
Khẩu vị rủi ro thể hiện khả năng chấp nhận rủi ro để đạt được mức lợi nhuận kỳ vọng của mình. Khẩu vị rủi ro phụ thuộc vào quan điểm của bản thân về rủi ro và lý do đầu tư của bạn. Nếu bạn có khẩu vị rủi ro cao, bạn sẽ sẵn sàng chấp nhận mức rủi ro cao và thực hiện các khoản đầu tư mạo hiểm, với hy vọng các khoản đầu tư sẽ mang lại mức lợi nhuận cao. Nếu như bạn khá thận trọng trong việc đầu tư, bạn có thể sẽ tập trung vào việc bảo toàn vốn ban đầu của mình và sẽ chọn các kênh đầu tư có mức lợi nhuận ổn định cùng với mức rủi ro thấp (ví dụ như trái phiếu hoặc tiền mặt). Các loại tài sản đầu tư này thường sẽ không mang lại lợi nhuận cao. Khẩu vị rủi ro của bạn sẽ thay đổi theo thời gian với 3 giai đoạn chính như sau: • Giai đoạn đầu, bạn sẽ sẵn sàng chấp nhận mức rủi ro cao với kỳ vọng gia tăng lợi nhuận nhanh từ dòng tiền đầu tư của mình. • Giai đoạn tiếp theo là giai đoạn bảo vệ tài sản. • Giai đoạn cuối là giai đoạn hưởng thụ. Ở độ tuổi 20, các nhà đầu tư trẻ có thể không cần lo lắng quá nhiều với biến động của thị trường vì họ còn nhiều thời gian chờ đợi sự hồi phục của thị trường. Nhưng khi ở độ tuổi 50, nhà đầu tư sẽ có xu hướng muốn bảo vệ tài sản hiện có của mình. Mỗi nhà đầu tư sẽ có khẩu vị rủi ro khác nhau, và đó là lý do mà bạn cần phải tìm đến những chuyên gia tư vấn tài chính riêng cho mình. Họ sẽ giúp bạn xác định được khẩu vị rủi ro của bản thân và giúp đưa ra được chiến lược đầu tư phù hợp nhất.
88
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
Danh mục đầu tư
Tương tự như khẩu vị rủi ro, danh mục đầu tư cũng có thể chia làm 3 loại chính: • Đầu tư an toàn phần lớn tập trung vào các công cụ an toàn hơn như gửi tiền tiết kiệm, trái phiếu, các chứng chỉ quỹ. Danh mục này phù hợp với những người có khẩu vị rủi ro thấp và/hoặc đầu tư trong thời gian ngắn. • Đầu tư cân bằng vào trái phiếu, chứng chỉ quỹ nhiều hơn vào cổ phiếu. Danh mục này phù hợp với những người có khẩu vị rủi ro trung bình và/hoặc đầu tư trong thời gian trung bình. • Đầu tư mạo hiểm tập trung phần lớn vào các loại hình rủi ro cao như cổ phiếu, góp vốn kinh doanh, đầu tư mạo hiểm mà có ít danh mục các trái phiếu hoặc chứng chỉ quỹ. Danh mục này phù hợp với những người có khẩu vị rủi ro cao và/hoặc đầu tư trong thời gian dài. Quản trị rủi ro đầu tư
Có rất nhiều cách cho nhà đầu tư để quản lý rủi ro. Trong đó, có ba phương pháp thường được nhắc đến. Bao gồm: • Đa dạng hóa: Phân bổ vốn đầu tư của mình vào nhiều loại tài sản khác nhau theo quan điểm “không nên bỏ hết trứng vào một giỏ”. Nhà đầu tư thường chọn đầu tư vào các tài sản không tăng hay giảm cùng nhau, đa dạng về ngành nghề, về quy mô, về vị trí địa lý. • Tham gia quỹ đầu tư: Quỹ được quản lý bởi đội ngũ đầu tư chuyên nghiệp sẽ giúp bạn đa dạng hóa được danh mục đầu tư của mình. Quỹ sẽ đầu tư vào nhiều loại tài sản khác nhau và vào nhiều ngành khác nhau. Các chuyên gia tư vấn tài chính sẽ giúp bạn chọn được quỹ đầu tư phù hợp với mình.
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
89
• Điều chỉnh lại danh mục đầu tư: Biến động hàng ngày của thị trường sẽ có ảnh hưởng đến các khoản đầu tư của bạn. Vì vậy, việc điều chỉnh lại danh mục đầu tư là rất cần thiết để đảm bảo rằng danh mục của bạn vẫn có khả năng đạt được mục tiêu ban đầu, và đáp ứng được những nhu cầu tài chính của bạn. Các hình thức đầu tư thông dụng
Nhờ vào thị trường tài chính phát triển, ngày nay người ta có rất nhiều lựa chọn để đầu tư và xây dựng tài sản cho bản thân. Gửi tiết kiệm
Đây không hẳn là khoản đầu tư sinh lời cao nhưng lại là lựa chọn với nhiều người dân vì tính an toàn của sản phẩm tiết kiệm. Cá nhân, gia đình, doanh nghiệp gửi tiền nhàn rỗi vào ngân hàng và hưởng lãi suất mà không sợ rủi ro cao.Tuy nhiên, khi lãi suất có xu hướng giảm do các biến động của thị trường và các yếu tỗ vĩ mô khác, hình thức đầu tư này không còn tính hấp dẫn.
90
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
Đầu tư chứng khoán
Nhà đầu tư mua và bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán. Bằng việc mua cổ phiếu giá thấp, bán lại giá cao hoặc là hưởng cổ tức từ cổ phiếu, nhà đầu tư sẽ thu được thành quả là khối tài sản gia tăng về giá trị. Tuy nhiên hình thức này có rất nhiều rủi ro khi giá chứng khoán tăng giảm liên tục khiến nhà đầu tư bị thiệt hại về giá trị hoặc công ty có thể thua lỗ phá sản, nhà đầu tư sẽ không nhận được lãi suất và cổ tức. Một công ty thường kinh doanh dựa trên hai nguồn vốn chính là vốn vay và vốn của chủ sở hữu (vốn cổ đông). Sau một thời gian kinh doanh, công ty có thể cần có thêm vốn để mở rộng hoạt động của mình. Khi một công ty gọi vốn, số vốn cần gọi đó được chia thành nhiều phần nhỏ bằng nhau gọi là cổ phần. Người mua cổ phần gọi là cổ đông. Cổ đông được cấp một giấy chứng nhận sở hữu cổ phần gọi là cổ phiếu và chỉ có công ty cổ phần mới phát hành cổ phiếu. Như vậy, cổ phiếu chính là một chứng thư chứng minh quyền sở hữu của một cổ đông đối với một công ty cổ phần và cổ đông là người có cổ phần thể hiện bằng cổ phiếu. Đầu tư trái phiếu
Trái phiếu là một dạng nợ trong đó người mua trái phiếu đóng vai trò là chủ nợ đối với một công ty, một thành phố, một chính phủ và các con nợ này sẽ cam kết trả lại cho bạn đầy đủ tiền nợ gốc cộng với tiền lãi vay. Một thành phố có thể bán trái phiếu để lấy ngân sách xây công trình công cộng, trong khi đó chính phủ phát hành trái phiếu để tài trợ cho các khoản nợ của họ.
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
91
Đầu tư vào vàng
Nhà đầu tư ở Việt Nam thường mua vàng qua các cửa hàng kinh doanh vàng. Vàng là kim loại quý và là tài nguyên hữu hạn, do vậy cũng là một hình thức được nhiều nhà đầu tư lựa chọn là nơi tích trữ tài sản an toàn. Do nguồn cung cấp vàng là có hạn, nên trong dài hạn, nhìn chung giá vàng sẽ tăng theo thời gian. Tuy nhiên, mức độ tăng giảm của nó không phải luôn đều và sự biến động có thể lớn khi có các sự kiện biến động kinh tế, suy thoái, dịch bệnh… Chính vì vậy, các gia đình trẻ hoàn toàn có thể có một tỷ lệ đầu tư vàng trong danh mục đầu tư dài hạn của mình. Ngược lại, nếu dự tính đầu tư vàng dựa trên đòn bẩy tài chính, hoặc đầu tư trong ngắn hạn thì cần phải có kinh nghiệm và thời gian phân tích sự biến động của giá vàng. Đầu tư vào quỹ đầu tư
Đây là hình thức mới có ở Việt Nam gần đây từ 2013 khi mô hình quỹ mở xuất hiện. Nhà đầu tư chỉ cần số vốn tối thiểu từ 1 triệu đồng là đã có thể tham gia mua chứng chỉ quỹ ở các quỹ đầu tư cổ phiếu, trái phiếu. Hình thức đầu tư này an toàn hơn so với tự đầu tư cổ phiếu do phần chuyên môn đầu tư được thực hiện bởi đội ngũ chuyên gia của quỹ, và danh mục đầu tư cũng dàn trải, phân tán rủi ro. Một số công ty công nghệ tài chính (fintech) cho phép kết nối nhà đầu tư với các quỹ đầu tư. 92
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
Mua bảo hiểm có cấu phần liên kết đầu tư
Gần đây, rất nhiều công ty bảo hiểm nhân thọ đưa ra các sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư, bên mua bảo hiểm sẽ là người lựa chọn việc phí bảo hiểm của mình sẽ được đầu tư vào đâu bằng việc sở hữu một số đơn vị của quỹ đầu tư (tương ứng với số phí đóng bảo hiểm). Thông thường doanh nghiệp bảo hiểm sẽ đưa ra các quỹ đầu tư khác nhau với mức độ rủi ro cũng sẽ khác nhau. Rủi ro và lợi nhuận từ hoạt động đầu tư được chuyển từ doanh nghiệp bảo hiểm sang cho bên mua bảo hiểm. Có nghĩa là rủi ro càng cao lợi nhuận cũng sẽ càng nhiều và ngược lại. Giá trị mà bên mua bảo hiểm nhận được khi đáo hạn hợp đồng là giá trị của các đơn vị quỹ đầu tư khi đáo hạn. Đây cũng là một lựa chọn để các nhà đầu tư vừa kết hợp nhu cầu bảo hiểm và đầu tư được tiền nhàn rỗi của mình. Tuy nhiên, lợi nhuận kỳ vọng từ cấu phần đầu tư thường không cao như các hình thức đầu tư khác. Kinh doanh khởi nghiệp
Việc góp vốn vào xây dựng và điều hành một công ty cũng là một hình thức đầu tư. Khởi nghiệp là một trong những hình thức đầu tư khó nhất bởi không chỉ đòi hỏi một số tiền lớn mà còn phụ thuộc sản phẩm doanh nghiệp của bạn bán ra có tiềm năng phát triển hay không.
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
93
Đầu tư đồ cổ
Bức tranh của danh họa nổi tiếng, những vật dụng cổ có giá trị cũng được coi là loại hình đầu tư quyền sở hữu. Tuy nhiên, loại hình này cần người đầu tư phải có lượng kiến thức khổng lồ cũng như số vốn lớn. Hiện nay, ở Việt Nam hình thức này thiên nhiều về thú chơi của những người giàu hơn là một loại hình đầu tư nghiêm túc. Một số hình thức đầu tư rủi ro khác
Hiện tại, ở Việt Nam cũng có một số hình thức đầu tư rủi ro và chưa được pháp luật bảo hộ như: đầu tư forex (nhà đầu tư mua bán các đồng tiền và tận dụng sự chênh lệch giá của các đồng tiền để kiếm lợi nhuận), đầu tư vào tiền mã hóa (Bitcoin, Ethereum, Ripple, Litecoin..), đầu tư quyền chọn nhị phân (binary option). Tuy nhiên, do các loại hình này vẫn chưa được chính thức công nhận nên nhà đầu tư thường gặp rủi ro pháp lý, mất vốn và dễ bị lừa đảo mà không có pháp luật bảo vệ.
94
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
Giải pháp gợi ý Bảo Minh với việc có kế hoạch tài chính cho tương lai sẽ hoàn toàn chủ động và có khả năng có được độc lập tài chính từ sớm. Gửi tiết kiệm là một giải pháp đầu tư an toàn tuy sinh lời không cao. Nếu Bảo Minh muốn tham gia các hình thức đầu tư khác, việc đầu tiên cậu cần tích luỹ là kiến thức cơ bản về đầu tư và hiểu về mục tiêu đầu tư của mình. Việc đầu tư vào các kênh đầu tư khác cũng không cần phải có quá nhiều tiền. Tuy nhiên, có rất nhiều kênh mời gọi đầu tư với lãi suất cao và thường ẩn chứa nhiều rủi ro, không được pháp luật bảo hộ nếu không cẩn trọng thì có thể bị mất hết tiền. Lan Hương có thể có suy nghĩ để có nhiều trải nghiệm sống và tự do trong lựa chọn của mình ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, nếu thói quen chi tiêu hết các khoản tiền mình có được, thì nhiều khả năng sẽ hình thành thói quen không tiết kiệm, không có quỹ dự trữ cho tương lai và khó có được tự do tài chính trong dài hạn. Việc đánh đổi sự tự do trước mắt lấy sự tự do tương lai chưa bao giờ được khuyến khích bởi các chuyên gia quản lý tài chính.
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
95
THÔNG ĐIỆP QUAN TRỌNG • Tiết kiệm sớm và tận dụng sức mạnh của lãi suất kép sẽ giúp tiền của bạn sinh lời cao và đạt được mục tiêu tài chính sớm trong tương lai. • Nên bắt đầu tìm hiểu những khái niệm cơ bản nhất về đầu tư như mục tiêu đầu tư, khẩu vị rủi ro, đa dạng hoá đầu tư, quản trị rủi ro đầu tư trước khi tham gia thị trường tài chính và chính thức đầu tư. • Hiện tại trên thị trường có rất nhiều hình thức đầu tư nhưng bạn cần tỉnh táo xem xét hình thức đầu tư được pháp luật bảo hộ và tránh bị lừa đảo.
96
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
THỰC HÀNH KỸ NĂNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH 1. Hãy áp dụng công thức lãi suất kép để tính toán số tiền bạn có được năm 60 tuổi nếu bạn tiết kiệm số tiền khác nhau trong từng năm dưới đây: STT
Diễn giải
1
Thu nhập hàng năm
2
Số tiền tiết kiệm hàng tháng
3
Số tiền tiết kiệm hàng năm
4
Lãi suất sinh lời dự tính
5
Số năm tích luỹ ( 60 tuổi – tuổi hiện tại)
5
Số tiền tích luỹ được năm 60 tuổi
2.
Số tiền / Năm
Ghi chú
Bài trắc nghiệm xác định khẩu vị rủi ro của bạn: Câu hỏi trắc nghiệm
ĐÚNG
SAI
1. Nếu sở hữu cổ phiếu, bạn sẽ kiểm tra giá cổ phiếu hàng ngày hoặc thường xuyên hơn 2. Khi lái xe trên đường, ngay cả khi điều kiện giao thông và thời tiết vô cùng thuận lợi, bạn cũng không bao giờ lái xe vượt quá tốc độ cho phép 3. Nếu giá của cổ phiếu giảm, phản ứng đầu tiên của bạn là bán Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
97
4. Một sự sụp đổ khác của thị trường chứng khoán tương tự như năm 2007 có thể xảy ra rất bất ngờ 5. Khi đi máy bay trong điều kiện thời tiết không thuận lợi, bạn thường có xu hướng căng thẳng và lo lắng cho sự an toàn của mình 6. Nếu bạn bán cổ phiếu ở mức lỗ hơn 25%, bạn sẽ mất tự tin một cách nghiêm trọng về khả năng đầu tư của mình 7. Bạn ghét cay ghét đắng những cuộc hẹn vô bổ 8. Khi bạn đi du lịch, bạn viết ra danh sách chuẩn bị để chắc chắn rằng không bỏ quên thứ gì 9. Khi đi cùng người khác, bạn thích đích thân lái xe hơn 10. Trước khi mua một cổ phiếu, bạn muốn nói chuyện với ít nhất 2 người khác để xác nhận sự lựa chọn của mình Kết quả 0-3 câu Đúng: Khẩu vị rủi ro của bạn phù hợp với việc đầu
tư các cổ phiếu đơn lẻ.
• 4-6 câu Đúng: Bạn có vẻ là một nhà đầu tư nhạy cảm,
nếu kiến thức và kinh nghiệm được bồi dưỡng thêm, bạn có thể nâng mức độ chấp nhận rủi ro của mình lên một mức độ hợp lý. Các quỹ tương hỗ có thể là điểm khởi đầu tốt cho bạn.
• 7- 10 câu Đúng: Bạn có thể là một nhà đầu tư rất thận
trọng và không chấp nhận rủi ro, phù hợp hơn với danh mục đầu tư trái phiếu.
98
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
Thời gian là tài sản quý giá nhất của những nhà đầu tư trẻ Nghiêm Xuân Huy
Nghiêm Xuân Huy – Sáng lập và Giám đốc điều hành Finhay – nền tảng thông minh kết nối nhà đầu tư cá nhân với số vốn hạn chế với các quỹ đầu tư tài chính tại Việt Nam. Xuân Huy tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Tài chính – Kế toán và Marketing tại Đại học Sydney (Úc) và từng làm việc tại Úc 9 năm trước khi về Việt Nam và thành lập Finhay.
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
99
Các bạn trẻ, đặc biệt là các bạn sinh viên, hãy dừng nghĩ rằng phải có nhiều tiền thì mới có thể đầu tư. Tài sản lớn nhất mà các bạn có được mà các nhà đầu tư chuyên nghiệp chưa chắc đã có, đó chính là thời gian - mà thời gian trong đầu tư lại là yếu tố vô cùng quan trọng. Các bạn càng tiết kiệm chi tiêu, chăm chỉ tích lũy và tìm hiểu các kênh đầu tư sớm bao nhiêu, phần thưởng cho sự nghiêm túc và cố gắng của các bạn sau này càng to lớn. Ngoài ra, hiện nay có nhiều kênh đầu tư linh hoạt mà nhà đầu tư có thể tiếp cận với số vốn nhỏ, thích hợp cho các bạn sinh viên và người mới đi làm như: tiết kiệm online từ chính các ngân hàng các bạn đang gửi tiền, các ứng dụng về đầu tư vừa & nhỏ. Tuy nhiên, ở độ tuổi này, bước quan trọng đầu tiên là lập cho mình những nguyên tắc quản lý chi tiêu và kiên trì theo đuổi chúng, tập thói quen tích lũy và trau dồi các kiến thức về đầu tư.
100
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
Các bạn có rất nhiều cách để học về đầu tư: thông qua sách, các kênh Youtube, TED Talk, Spotify hay thậm chí qua các diễn đàn quốc tế như Medium hay Quora. Hãy bắt đầu với số tiền nhỏ, kiên trì và chăm chỉ theo dõi hoạt động cũng như tập trung phát triển kiến thức của bản thân. Sau này nhìn lại, chắc chắn bạn sẽ thấy công sức của mình được tưởng thưởng xứng đáng.
Chương 7: Có nên mua bảo hiểm khi còn đi học?
TÌNH HUỐNG
Một lần, đang ngồi trong lớp học tiếng Anh, Lan Hương bỗng cảm thấy đau quặn ở bụng. Lúc đầu, Hương nghĩ là mình ăn uống không hợp vệ sinh nên ngồi cố gắng chịu đựng. Tuy nhiên, cơn đau càng ngày càng trở nên dữ dội. Bảo Minh thấy bạn đau quá nên vội vã đưa bạn đi cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai, ngay gần nơi học thêm. Bác sĩ chẩn đoán Lan Hương bị đau ruột thừa và cẩn phải mổ gấp. Trong lúc làm thủ tục, các anh chị y tá có hỏi về thẻ bảo hiểm của Lan Hương. Bảo Minh tìm trong ba lô của Hương nhưng vẫn không thấy thẻ Bảo hiểm y tế sinh viên của Hương ở đâu. Cậu vội vã gọi điện thoại cho bố mẹ Hương. Khoảng 30 phút sau đó, bố mẹ Lan Hương đã tới được phòng cấp cứu và đưa ra các hồ sơ khám bệnh và Thẻ bảo hiểm sức khoẻ của Lan Hương để làm các thủ tục y tế. Bảo Minh ngạc nhiên nhìn tấm thẻ bảo hiểm nhựa của Lan Hương trông rất khác với chiếc thẻ bảo hiểm y tế cho sinh viên mà Nhà trường phát cho cậu. Cậu chợt băn khoăn không hiểu sự khác nhau giữa các loại thẻ bảo hiểm này như thế nào? Nếu như chẳng may bị ốm khi đang đi học và không có bố mẹ ở bên như Lan Hương, cậu phải chuẩn bị những gì cho mình để đảm bảo an toàn về sức khoẻ? Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
101
KIẾN THỨC TÀI CHÍNH RỦI RO VÀ BẢO HIỂM Trong cuộc sống chúng ta luôn có thể gặp các sự kiện nằm ngoài dự kiến. Có những sự kiện ngoài dự kiến mang lại những tốt đẹp, thuận lợi cho cuộc sống con người. Nhưng cũng có thể là những biến cố không mong muốn với các thiệt hại về tài sản và sức khoẻ cho chúng ta. Rủi ro là một điều không may mắn, không lường trước được về khả năng xảy ra, về thời gian và không gian xảy ra, cũng như mức độ nghiêm trọng và hậu quả của nó. Nhìn chung rủi ro là điều không ai mong muốn và thường có nguyên nhân khách quan. Để đánh giá mức độ rủi ro người ta thường đưa ra 2 tiêu chí: 1. Tần suất xuất hiện rủi ro: là số lần có thể xảy ra rủi ro
trong một khoảng thời gian nhất định hay là khoảng cách thời gian trung bình giữa các lần rủi ro xuất hiện. Ví dụ, cứ 1 ngày có 5 vụ tai nạn xe máy nghiêm trọng tại Hà Nội.
2. Mức độ nghiêm trọng của rủi ro hay mức độ thiệt hại
của rủi ro. Đối tượng chịu ảnh hưởng của rủi ro khác nhau thì tổn thất gây ra cũng khác nhau. Tai nạn xe máy có thể gây chết người, có thể chỉ hỏng xe máy.
102
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
TỔN THẤT HAY THIỆT HẠI CÓ NHIỀU DẠNG: • Tổn thất về vật chất, tổn thất về thu nhập: Tổn thất về vật chất và tổn thất về thu nhập, có thể đo lường được và có thể bù đắp được, có thể sửa chữa, khôi phục, thay thế. Vì vậy, bảo hiểm chỉ bồi thường tổn thất vật chất, tổn thất về thu nhập, • Tổn thất về tinh thần tình cảm, như mất đi một người ruột thịt, mất đi một tập ảnh cưới là những tổn thất khó đo được giá trị cũng như khó có cách nào bù đắp được. • Tổn thất về tính mạng, sức khoẻ con người: Tổn thất về tính mạng và sức khỏe con người không có gì đo được và không thể lượng hoá giá trị bằng tiền. Tuy nhiên, người ta có thể thoả thuận với nhau số tiền bảo hiểm sẽ trả trong trường hợp chết người, mất chân, mất tay. Có thể lượng hoá được sức khỏe con người bằng tỷ lệ % mất khả năng lao động. Ngoài ra, tổn thất có thể không đáng kể hoặc lớn tới mức người ta không thể đánh giá được giá trị thiệt hại của chúng. Đối với tổn thất không đáng kể, người được bảo hiểm có thể tự khắc phục được bằng khả năng tài chính của mình. Họ sẽ tự bảo hiểm và chỉ tham gia bảo hiểm những tổn thất lớn hơn. Mức độ nghiêm trọng của tổn thất cũng rất khác nhau. Có những tổn thất lớn tới mức một doanh nghiệp bảo hiểm riêng lẻ hoặc nhiều doanh nghiệp phối hợp với nhau cũng không thể bù đắp được. Những rủi ro như vậy thường bị loại trừ, không nhận bảo hiểm, mà thường được xử lý bằng các biện pháp của Chính phủ, của toàn xã hội. Bảo hiểm là hình thức một cá nhân hoặc một tổ chức được hưởng các khoản tiền bù đắp bảo hiểm khi có rủi ro xảy ra. Người mua bảo hiểm sẽ đóng góp phí bảo hiểm định kỳ để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Đây là hình thức chuyển đổi rủi ro của cá nhân và tổ tức sang cho doanh nghiệp bảo hiểm. Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
103
BẢO HIỂM BẮT BUỘC VÀ BẢO HIỂM TỰ NGUYỆN • Bảo hiểm bắt buộc là loại hình bảo hiểm do pháp luật
quy định về điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện. Bảo hiểm bắt buộc chỉ áp dụng đối với một số loại bảo hiểm nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng và an toàn xã hội. Một số loại hình bảo hiểm bắt buộc: Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không đối với hành khách; Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật; Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; Bảo hiểm cháy, nổ; Bảo hiểm y tế bắt buộc; Bảo hiểm xã hội bắt buộc.
• Bảo hiểm tự nguyện là loại hình bảo hiểm mà người
tham gia được quyền lựa chọn công ty bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm, mức phí và quyền lợi bảo hiểm.
Các sản phẩm bảo hiểm được triển khai hoặc bán thông qua các doanh nghiệp bảo hiểm hoặc cơ quan thuộc sự quản lý của Nhà nước cho người dân và doanh nghiệp không thuộc loại bắt buộc ở trên đều nằm trong bảo hiểm tự nguyện. Ví dụ các công ty bảo hiểm nhân thọ triển khai các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, các công ty bảo hiểm phi nhân thọ triển khai các sản phẩm bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm ô tô, bảo hiểm nhà, bảo hiểm du lịch, cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức thực hiện các chế độ và chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế tự nguyện cho người dân.
104
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
BẢO HIỂM Y TẾ NHÀ NƯỚC VÀ BẢO HIỂM SỨC KHOẺ THƯƠNG MẠI Sức khỏe là tài sản quý giá nhất của con người, vì vậy việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe là nhu cầu và đòi hỏi thiết yếu của mỗi người. Nếu như bảo hiểm nhân thọ tập trung bảo hiểm sinh mạng, thì bảo hiểm y tế của Nhà nước và bảo hiểm sức khoẻ thương mại lại là loại hình bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm bị thương tật, tai nạn, ốm đau, bệnh tật hoặc chăm sóc sức khỏe được Bảo hiểm xã hội hoặc doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong chính sách và hợp đồng bảo hiểm. • Bảo hiểm y tế Nhà nước: Bảo hiểm y tế (bảo hiểm sức
khỏe của Nhà nước) là loại hình bảo hiểm thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Theo đó, người mua bảo hiểm y tế sẽ được chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí thăm khám, điều trị, phục hồi sức khỏe,… nếu không may xảy ra tai nạn, ốm đau. Theo Luật bảo hiểm y tế 2018, Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bao gồm các nhóm đối tượng người lao động và sử dụng lao động, nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng, nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng; nhóm do ngân sách Nhà nước đóng; nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng; nhóm tham gia Bảo hiểm y tế tự nguyện theo hộ gia đình; nhóm do người sử dụng lao động đóng.
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
105
• Bảo hiểm sức khoẻ thương mại: Bảo hiểm sức khoẻ
thương mại do các công ty bảo hiểm cung cấp, là hoàn toàn tự nguyện, không ép buộc. Hầu hết các gói sản phẩm mà các công ty bảo hiểm đưa ra đều đã có sẵn quyền lợi, các khách hàng tùy thuộc vào nhu cầu của bản thân và gia đình sẽ lựa chọn các gói quyền lợi có sẵn đó. Đặc điểm của bảo hiểm sức khỏe là thời hạn hợp đồng chỉ 1 năm, đóng phí 1 lần duy nhất để hưởng quyền lợi. Nếu muốn tiếp tục hưởng quyền lợi của gói bảo hiểm, khách hàng cần tái tục bảo hiểm (hiểu đơn giản là gia hạn, đóng phí để sản phẩm tiếp tục có hiệu lực).
Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, bảo hiểm sức khỏe được phân ra thành 3 loại bảo hiểm chính: Bảo hiểm tai nạn con người; Bảo hiểm y tế; Bảo hiểm chăm sóc sức khỏe. Bảo hiểm tai nạn con người là loại hình bảo hiểm cho trường hợp rủi ro do tai nạn làm cho người được bảo hiểm bị tử vong, thương tật thân thể hay làm phát sinh các chi phí y tế thuộc phạm vi bảo hiểm. Bảo hiểm y tế thương mại hay còn gọi là bảo hiểm sức khỏe của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ, mang tính kinh doanh, hoạt động có lợi nhuận theo Luật Kinh doanh bảo hiểm. Bảo hiểm y tế thương mại mang tính lợi nhuận, không mang tính Nhà nước. Bảo hiểm chăm sóc sức khỏe là loại hình bảo hiểm giúp các khách hàng được chăm sóc y tế tốt nhất với nhiều quyền lợi vượt trội như không phân biệt đúng hay trái tuyến, bệnh viện công hay tư, trong hay ngoài nước; được chi trả theo chi phí thực tế và hạn mức từng quyền lợi đối với các quyền lợi bảo hiểm nội trú, ngoại trú, nha khoa, thai sản, cấy ghép nội tạng, điều trị ung thư. Bảo hiểm sức khỏe thương mại có điểm gì khác với bảo hiểm y tế của Nhà nước? Điểm nổi trội nhất mà bảo hiểm y tế có được là sự bảo hộ từ Nhà nước. Bảo hiểm y tế mang tính xã hội, phi lợi nhuận, là sự đảm bảo chính sách an sinh xã hội của nhà nước, chăm lo cho đời sống sức khỏe của nhân dân. Còn bảo hiểm sức khỏe tuy mang tính lợi nhuận nhưng nó hướng đến sự bảo vệ toàn diện cho các khách hàng. Quyền lợi mà bảo hiểm sức khỏe mang lại đều hướng đến sự bảo vệ tài chính cũng như sức khỏe của người sử dụng. 106
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
BẢO HIỂM NHÂN THỌ Bảo hiểm nhân thọ là lloại hợp đồng bảo hiểm theo đó công ty bảo hiểm sẽ thanh toán một khoản tiên cho người thụ hưởng bảo hiểm (do người mua bảo hiểm đề xuất) khi chủ hợp đồng bảo hiểm qua đời hoặc đến thời điểm đáo hạn hợp đòng. Người mua bảo hiểm nhân thọ có thể đóng phí bảo hiểm một lần hoặc thanh toán định kỳ trong một khoảng thời gian ký hợp đồng bảo hiểm. Sau thời gian đáo hạn, số tiền bảo hiểm tích luỹ sẽ được trả cho người thụ hưởng nếu người mua bảo hiểm không gặp sự cố ảnh hưởng tới sinh mạng. Ngoài ra, trong thời gian hợp đồng bảo hiểm nhân thọ còn hiệu lực, người mua bảo hiểm có thể được cung cấp một số quyền lợi đi kèm như bảo hiểm tai nạn, hay bảo hiểm bệnh hiểm nghèo, trợ cấp nằm viện Bảo hiểm nhân thọ thường được chia làm hai loại là thuần tuý bảo vệ hoặc kết hợp với tích luỹ, đầu tư. Loại hình thứ nhất còn được gọi là bảo hiểm có kỳ hạn, thời gian thường cụ thể như 10 hoặc 20 năm. Công ty bảo hiểm sẽ chi trả cho người thụ hưởng bảo hiểm trong trường hợp người mua bảo hiểm tử vong hoặc thương tật vĩnh viễn. Hình thức bảo hiểm nhân thọ thứ hai phổ biến hơn là kết hợp bảo vệ rủi ro và tích luỹd dều đặn. Công ty bảo hiểm có vai trò như trung gian tài chính mang tiền tích luỹ của khách hàng đi đầu tư, và cho phép người tham gia bảo hiểm có thể lựa chọn danh mục đầu tư với mục tiêu tích luỹ tương lai của mình.
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
107
SINH VIÊN NÊN THAM GIA CÁC HÌNH THỨC BẢO HIỂM NÀO? Bảo hiểm y tế bắt buộc Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên là chính sách bảo hiểm y tế mang tính xã hội, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện theo quy định tại Luật bảo hiểm y tế và được thực hiện theo nguyên tắc: Bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia bảo hiểm y tế, nhiều người khỏe tham gia để hỗ trợ lo cho người bệnh. Như vậy số tiền tham gia bảo hiểm y tế của sinh viên mà không dùng đến đã được san sẻ cho những học sinh, sinh viên khi đi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế, trong đó nhiều trường hợp mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh mãn tính được thanh toán số tiền lớn. Theo quy định tại khoản 5 điều 9 Nghị định 146/2018/ NĐ-CP: Định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng, học sinh, sinh viên hoặc cha, mẹ, người giám hộ của học sinh, sinh viên có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế phần thuộc trách nhiệm đóng theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Ví dụ: Mức đóng bảo hiểm y tế được tính theo công thức: Mức đóng bảo hiểm y tế = Mức lương cơ sở x 4,5% x Số tháng tham gia.
Năm 2020, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng, mức đóng bảo hiểm y tế học sinh sinh viên sẽ là 67.050 đồng/ tháng; trong đó học sinh sinh viên đóng 49.935 đồng/ tháng ngân sách Nhà nước hỗ trợ 20.115 đồng/ tháng. Số tiền đóng bảo hiểm y tế học sinh sinh viên cho 12 tháng là 563.220 đồng, ngân sách nhà nước hỗ trợ 241.380 đồng. Về quyền lợi, sinh viên được hưởng 80% chi phí khám, chữa bệnh.
108
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
Bảo hiểm sức khoẻ thương mại Bảo hiểm học sinh, sinh viên là một loại hình bảo hiểm tự nguyện với chi phí mua bảo hiểm không cao, nhưng lợi ích mà nó mang lại rất thiết thực. Việc tham gia bảo hiểm này nhằm bù đắp kịp thời hậu quả do tai nạn bất ngờ, ốm đau bệnh tật xảy ra với học sinh, hỗ trợ cho gia đình khắc phục khó khăn và sớm cho con em mình trở lại học tập bình thường. Đối với sinh viên, ngoài sản phẩm bảo hiểm y tế bắt buộc theo quy định của Nhà nước thì có thể cân nhắc tham gia thêm bảo hiểm sức khoẻ thương mại. Lý do là bảo hiểm sức khoẻ thương mại có thể mang lại các chi phí khám chữa bệnh và hoàn trả ở mức cao hơn, tại nhiều bệnh viện lựa chọn hơn. Tuy nhiên, đây là khoản mục bảo hiểm mà sinh viên và gia đình cần cân nhắc để lựa chọn sản phẩm bảo hiểm phù hợp nhất cho mình.
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
109
Bảo hiểm nhân thọ cho sinh viên Trong cuộc sống, những biến cố rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào mà chúng ta không thể lường trước được. Vì vậy, nhu cầu an toàn và các biện pháp luôn đặt lên hàng đầu. Một trong những biện pháp đảm bảo nhất là bảo hiểm nhân thọ để chuyển đổi rủi ro cá nhân sang bên thứ ba. Là sinh viên, khi tham gia bảo hiểm nhân thọ sớm, bạn có cơ hội được mua bảo hiểm nhân thọ với mức phí rẻ khi còn trẻ và khoẻ mạnh. Thông thường, mức phí bảo hiểm và số tiền được bảo hiểm sẽ khác nhau khi bạn ở độ tuổi khác nhau, và tiểu sử bệnh tật của mình. Do vậy, việc mua bảo hiểm nhân thọ sớm khi khoẻ mạnh và còn trẻ tuổi bạn sẽ có lợi hơn rất nhiều. Ngoài ra, bảo hiểm nhân thọ khác với gửi tiết kiệm ngân hàng hay các khoản đầu tư khác ở chỗ, bạn phải đóng thường xuyên phí theo tháng, quý hoặc năm mà không được rút ra trước hạn, thường khá dài 10-15 năm. Nếu bạn nhìn ở khía cạnh tích cực thì bảo hiểm nhân thọ đang tạo cho bạn một thói quen tiết kiệm sớm và thường xuyên có kỷ luật để sinh lời tăng lên do sức mạnh của lãi suất kép. Tất nhiên, lợi nhuận kỳ vọng từ kênh bảo hiểm có liên kết đầu tư không thể cao như bạn đầu tư vào các kênh rủi ro hơn. Nhưng bạn phải luôn nhớ, khi mua bảo hiểm, mục đích của bạn bao gồm cả phần bảo hiểm cho các rủi ro của mình, chứ không phải chỉ là lợi tức đầu tư.
110
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
Giải pháp gợi ý Bảo Minh đã đóng gói Bảo hiểm y tế cho học sinh, sinh viên với số tiền là 67.050 đồng/tháng theo quy định của Nhà nước. Với gói bảo hiểm này, Bảo Minh sẽ được Bảo hiểm y tế của Nhà nước chi trả khi ốm đau, vào bệnh viện. Tuy nhiên, giới hạn chi trả bảo hiểm y tế sẽ thấp và phải vào khám chữa bệnh tại cơ sở đúng tuyển đăng ký theo trường đại học của cậu. Bảo Minh đã đi làm việc bán thời gian. Thu nhập của cậu cũng bắt đầu có các khoản dư giả ngoài phần phải trả học phí, sinh hoạt phí và gửi về giúp đỡ bố mẹ. Chính vì vậy, Bảo Minh có thể cân nhắc tham gia thêm một gói bảo hiểm y tế tự nguyện với giá trị khoảng 2 triệu/năm để có thể được khám chữa bệnh ở nhiều bệnh viện khác nhau và được chi trả phí bảo hiểm cao hơn. Thẻ bảo hiểm nhựa của Lan Hương chính là một gói bảo hiểm sức khoẻ tự nguyện như vậy. Bảo Minh cũng có thể cân nhắc mua một gói bảo hiểm nhân thọ trong thời gian sớm nhất để có thể có lợi với phí bảo hiểm thấp và khoản tiền được bảo hiểm cao khi còn trẻ và có sức khoẻ tốt.
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
111
THÔNG ĐIỆP QUAN TRỌNG
• Bảo hiểm giúp cho sinh viên có thể giảm thiểu tổn thất do những rủi ro bất ngờ xảy ra trong cuộc sống có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ và tài chính của mình. • Bảo hiểm có thể là bảo hiểm bắt buộc hoặc bảo hiểm tự nguyện: Bảo hiểm bắt buộc do pháp luật quy định, nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công công và an sinh xã hội trong khi bảo hiểm tự nguyện đáp ứng nhu cầu của cá nhân về bảo vệ tài chính và tích luỹ, đầu tư. • Sinh viên bắt buộc phải tham gia bảo hiểm y tế sinh viên do Nhà nước quy định. Tuỳ theo nhu cầu và điều kiện kinh tế, sinh viên có thể tham gia thêm các gói bảo hiểm sức khoẻ tự nguyện và bảo hiểm nhân thọ khi còn trẻ sẽ có lợi về phí bảo hiểm và số tiền được bảo hiểm.
112
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
THỰC HÀNH QUẢN LÝ TÀI CHÍNH 1. Bảo hiểm y tế: Bạn hãy phân biệt các trường hợp sau đây
có được Bảo hiểm y tế chi trả hay không? Nội dung
Được chi trả
Không được chi trả
Điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, an dưỡng Xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ Sử dụng vật tư y tế thay thế bao gồm chân tay giả, mắt giả, răng giả, kính mắt, máy trợ thính, phương tiện trợ giúp vận động trong khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng Khám bệnh, chữa bệnh nghiện ma túy, nghiện rượu hoặc chất gây nghiện khác Tham gia thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu khoa học Điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt của trẻ em dưới 6 tuổi
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
113
Khám, chữa bệnh có giấy chuyển tuyến của cơ sở khám, chữa bệnh ban đầu Khám, chữa bệnh của người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng Khám sức khỏe hay khám tổng quát sức khỏe 2. Bảo hiểm nhân thọ: Bạn hãy tham khảo các công ty bảo
hiểm nhân thọ trên thị trường và điền mức phí bảo hiểm tương ứng với các quyền lợi dự kiến theo bảng dưới đây: Tuổi: ……………………
STT
Tên công ty và sản phẩm bảo hiểm
1
Công ty:
Số tiền bảo hiểm: 1 tỷ đồng
Phí bảo hiểm:
2 3 114
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
Quyền lợi tai nạn: 1 tỷ đồng
Quyền lợi bệnh lý nghiêm trọng: 400 triệu đồng
Giá trị hoàn lại sau 20 năm
Nghịch cảnh là người thầy tốt nhất Nguyễn Anh Tuấn
Nguyễn Anh Tuấn – Giám đốc Công nghệ (CTO), Công ty cổ phần công nghệ tài chính ProNexus, một công ty kết nối giữa các cố vấn tài chính cá nhân với người dùng. Anh Tuấn cũng là Giám đốc điều hành Công ty Tư vấn phần mềm Consulting Indochina, chuyên viên Trung tâm Mã số mã vạch quốc gia. Là du học sinh và làm việc tại Hoa Kỳ trong hơn 20 năm từ khi còn là một học sinh phổ thông, anh Tuấn trở về Việt Nam làm việc sau khi tốt nghiệp Cử nhân Khoa học máy tính và Thạc sỹ Quản trị kinh doanh tại Đại học Wisonsin, Mỹ.
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
115
Mình đến Mỹ khi mới 15 tuổi với vốn sống non nớt và khoản chu cấp ít ỏi từ gia đình, khi đó mình cảm thấy thật sự áp lực với việc phải thích nghi với môi trường mới, đồng thời tự cân đối các khoản chi tiêu của bản thân trong khi vẫn đảm bảo việc học tập. Tuy nhiên, chính hoàn cảnh đó đã khiến mình nhận ra được tầm quan trọng của những thói quen chi tiêu một cách kỷ luật, cũng như quản lý tiền bạc và tài chính cá nhân một cách hiệu quả để chuẩn bị cho tương lai – những kỹ năng có ích cho mình rất nhiều trong công việc và cuộc sống sau này. Việc học hỏi các kỹ năng quản trị tài chính cá nhân không chỉ bị bó hẹp trong sách báo và các nguồn tài liệu, các bạn có thể học hỏi từ những tấm gương xung quanh mình: một người bạn cùng lớp tự tiết kiệm tiền mua chiếc máy tính mới, một người anh/chị hiện đang sống tự lập tại thành phố nơi bạn học tập, hay đơn giản là cách phụ huynh các bạn cân đối thu chi hàng tháng. “Adversity is the best teacher” (nghịch cảnh chính là người thầy tốt nhất) – đây là lối suy nghĩ mình rất tâm đắc và đã giúp mình vượt qua được những khó khăn về tài chính trong những tháng ngày sống xa gia đình tại Mỹ.
116
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
Chương 8: Cần làm gì để có công việc tốt khi tốt nghiệp?
TÌNH HUỐNG
Lan Hương đã ra trường được gần một năm, cô đã trải qua làm việc ở một số vị trí tại hai ngân hàng lớn nhưng vẫn chưa thực sự hài lòng với thu nhập của mình, do ngay từ đầu đàm phán lương không chú ý. Trong lần gặp gần nhất với Bảo Minh, cô chia sẻ ý định sẽ bắt đầu tự thành lập công ty riêng của mình. Cô cho rằng phải tự kinh doanh mới có thể có mức thu nhập mong muốn và được nghỉ hưu sớm. Bốn năm học cuối cùng cũng kết thúc, Bảo Minh tốt nghiệp đại học và nhận được tấm bằng loại giỏi. Cậu được công ty hiện tại làm việc bán thời gian chính thức mời làm việc toàn thời gian với mức lương tốt. Bảo Minh đã bắt đầu tự tin hơn và nghĩ tới các cột mốc tiếp theo trong cuộc sống của mình. Nhà trường cũng gửi các thông tin tuyển dụng của một số công ty lớn trong Hội thảo việc làm cho sinh viên tốt nghiệp với các điều kiện làm việc và môi trường rất tốt. Bảo Minh băn khoăn mình có nên bỏ việc làm ở công ty nhỏ hiện tại hay nên tiếp tục làm thêm một thời gian để có thể tích luỹ đủ kỹ năng, kinh nghiệm trước khi xin việc ở các tập đoàn lớn hơn. Ngoài ra, mong muốn đi du học sau một vài năm tốt nghiệp vẫn nằm trong kế hoạch của Minh. Minh cần chuẩn bị để có một công việc tốt và định hướng mục tiêu nghề nghiệp tương lai của mình như thế nào? Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
117
KIẾN THỨC TÀI CHÍNH Nghề nghiệp quyết định thu nhập Trên thực tế, việc xác định lựa chọn nghề nghiệp ngay từ đầu đã có ảnh hưởng rất lớn tới thu nhập mà chúng ta tạo ra trong tương lai. Ngay từ khi mới ra trường, ít bạn hình dung rõ việc lựa chọn nghề nghiệp của bạn sẽ liên quan trực tiếp thế nào tới kế hoạch tài chính cá nhân của mình, đặc biệt là khi mỗi ngành, nghề sẽ có những yêu cầu về giáo dục và đào tạo, tiềm năng tạo ra thu nhập, cơ hội phát triển và đặc điểm khác nhau. Theo Robert Kyosaki, tác giả cuốn sách Cha giàu, cha nghèo rất nổi tiếng, ông chia nghề nghiệp của mỗi cá nhân ra làm 4 nhóm chính, bao gồm góc phần tư B,I ở bên phải và E,S nằm bên trái. Trong đó:
Kim tứ đồ của Robert Kiyosaki
118
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
E S B I
Nhóm người làm công ( NHÓM E – EMPLOYEE): Những người làm thuê cho một
công ty hay tổ chức nào đó để nhận lương được trả hàng tháng. Không quan trọng là họ đang lắm giữ chức vụ gì, những người này chỉ mong muốn hoàn thành công việc được giao và nhận phần lương nhất định vào hàng tháng. Nhóm người làm tư ( NHÓM S – SELFEMPLOYED): Những người tự hoạt động kinh
doanh nhờ chuyên môn và kinh nghiệm. Số tiền họ kiếm được phụ thuộc vào thời gian họ bỏ ra và tay nghề của họ. Nhóm chủ doanh nghiệp ( NHÓM B – BUSINESS OWNER): Đó là những người có
công ty và điều hành hệ thống kinh doanh của mình. Họ có thể chỉ là những người quản lý cấp cao, họ sử dụng rất ít thời gian nhưng vẫn có thể thu được lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của mình. Nhóm nhà đầu tư (NHÓM I – INVESTOR):
Những người có khả năng dùng đồng tiền để đẻ ra tiền, bắt tiền làm việc cho mình, họ luôn tìm kiếm những cơ hội đầu tư để tạo ra tài sản cho mình.
Hầu hết chúng ta đều có khả năng kiếm tiền từ cả 4 nhóm trên kim tứ đồ. Việc này không được quyết định bởi chuyên ngành bạn học ở trường mà phụ thuộc vào chính bản thân bạn, đặc biệt là quan điểm của bạn về cách tạo ra tiền bạc, tài sản cho mình. Cho dù chúng ta có làm một ngành nghề chuyên môn nào đi chăng nữa, chúng ta vẫn có thể tồn tại và làm việc trong cả 4 nhóm trên, vấn đề là bạn phải xác định mục tiêu lâu dài về nghề nghiệp của bản thân để xác định được mình sẽ tạo thu nhập từ nhóm nào trong kim tứ đồ. Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
119
Mục tiêu nghề nghiệp cá nhân Mục tiêu nghề nghiệp giúp xác định rõ ràng nghề nghiệp mà một cá nhân dự định theo đuổi trong suốt sự nghiệp của mình. Chọn nhầm hướng đi cho công việc sẽ đặt cho mình một tương lai không thật sự vững chắc, cùng với đó là gây ra những hậu quả tiêu cực như thất nghiệp, không phát triển được nghề nghiệp, lãng phí thời gian, tiền bạc và công sức. Để xác định được mục tiêu nghề nghiệp, ta cần tự đánh giá bản thân để hiểu rõ thiên hướng và tiềm năng phát triển trong công việc. Điều này cũng tác động rất nhiều trong giai đoạn phỏng vấn và đàm phán lương sau này: • Điểm mạnh: Bạn làm tốt việc gì? Bạn có những kỹ năng
gì? Tính cách nào của bạn nổi trội nhất?
• Điểm yếu: Bạn không thích loại công việc nào? Những
kỹ năng nào bạn không giỏi? có những hạn chế gì?
• Cần cải thiện: Bạn muốn học thêm những kiến thức gì?
Bạn cần rèn luyện thêm những kỹ năng gì?
• Đam mê: Bạn thích làm công việc gì? Điều gì làm cho
công việc của bạn có ý nghĩa?
Sau đó, tiến hành xác định mục tiêu dài hạn và đặt ra các mục tiêu nhỏ ngắn hạn trên con đường sự nghiệp. Thực hiện từng bước với các kế hoạch ngắn và hữu ích để bổ sung kiến thức, tay nghề cho mình. Đồng thời cần học hỏi và luyện tập cái mới, đạt được kinh nghiệm và phát triển các kỹ năng liên quan đến mục tiêu dài hạn, tạo kết nối với những người trong cùng lĩnh vực để hỗ trợ đạt được mục tiêu của mình.
120
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
Các kỹ năng cần có trong công việc? Sự thay đổi trong thị trường lao động ngày càng đặt nhiều áp lực lên cá nhân để đáp ứng được các nhu cầu của công việc. Tuy mỗi công việc lại yêu cầu những kỹ năng cụ thể khác nhau, nhưng các kỹ năng chung nhất được Diễn đàn kinh tế thế giới (2015) kết luận một cá nhân cần phải có trong thế kỷ 21 bao gồm: Kiến thức nền tảng
Năng lực cá nhân
Cách ứng dụng những kỹ năng cốt Cách tiếp cận với lõi vào các công các thử thách việc hàng ngày
Phấm chất
Cách tiếp cận với việc thay đổi môi trường
1. Kỹ năng đọc, viết
7. Tư duy phản biện/giải quyết vấn đề
11. Sự hiếu kỳ
2. Kỹ năng tính toán
8. Tính sáng tạo
12. Đưa ra các sáng kiến
3. Kiến thức khoa học
9. Khả năng giao tiếp
13. Tính kiên trì
4. Kiến thức về 10. Khả năng hợp 14. Khả năng công nghệ thông tác thích ứng tin và truyền thông 5. Kiến thức tài chính
15. Khả năng lãnh đạo
6. Kiến thức văn hóa và công dân
16. Nhận thức về văn hóa và cộng đồng Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
121
Các kiến thức, năng lực và phẩm chất cá nhân này phải luôn luôn được tích luỹ trong suốt cuộc đời mỗi con người. Bạn nên luôn luôn học tập và không ngừng tích luỹ để theo kịp sự phát triển của xã hội.
122
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
Nội dung của một Sơ yếu lý lịch (CV) cần có thông tin gì? CV (Curriculum Vitae) là cơ sở đầu tiên để tiếp cận tới nhà tuyển dụng. Vì vậy, bạn nên đầu tư viết CV thật chuẩn để gây ấn tượng tốt đẹp với nhà tuyển dụng. • Thông tin cá nhân: Bạn nên ghi địa chỉ email trùng với
địa chỉ dùng để gửi CV, để tên email nghiêm túc, trùng với tên thật. Ảnh cá nhân nên để ảnh trực diện, phù hợp với vị trí ứng tuyển (chuyên nghiệp/nghiêm túc/vui vẻ,..)
• Mục tiêu công việc: Bạn nên trình bày định hướng, thành
tựu cụ thể trong công việc, trong ngắn hạn và dài hạn. Bạn nên tập trung làm nổi bật những lợi ích công ty có thể nhận được trong quá trình công việc của bạn phát triển.
• Học vấn: Bạn nên ghi ngắn gọn tên trường đại học,
chuyên ngành, thời điểm nhập học và tốt nghiệp. Không nên đưa điểm tốt nghiệp (GPA) nếu điểm bạn không cao và các cấp bậc học trước đại học của bạn vào CV.
• Kinh nghiệm làm việc: Đây là phần quan trọng nhất khi
nhà tuyển dụng xem CV của bạn. Vì vậy, bạn nên tập trung trình bày các kinh nghiệm liên quan tới công việc mình đang ứng tuyển. Nên ghi ngắn gọn và đầy đủ tên công ty, vị trí làm việc, thời gian làm việc, các kỹ năng, kinh nghiệm, thành tựu đạt được liên quan tới công việc đang ứng tuyển. Bạn nên tập trung vào thành tựu (nếu có) và ghi chi tiết như đạt được doanh số bao nhiêu, làm được công việc trình độ nào. Trong trường hợp bạn chưa có kinh nghiệm liên quan tới công việc ứng tuyển, hãy liệt kê các công việc bạn từng làm tốt nhất trong quá khứ. Không nên liệt kê các công việc ngắn hạn (dưới 3 hoặc 6 tháng), vì điều này khiến công ty đánh giá một phần sự trung thành với công ty của bạn. Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
123
• Các hoạt động ngoại khóa: Bạn nên liệt kê các hoạt
động tình nguyện, vì cộng đồng của mình và vai trò, trách nhiệm của mình trong đó. Tuy nhiên, trong trường hợp mục này không liên quan trực tiếp tới công việc bạn đang ứng tuyển, bạn không nên trình bày quá nhiều và dài hơn mục kinh nghiệm làm việc.
• Các kỹ năng: Bạn cần xác định các kỹ năng cần thiết
cho công việc và đánh giá trên thang điểm 5. Nên tránh ghi các kỹ năng còn chưa tốt và tự đánh giá thấp kỹ năng của mình. Các chứng chỉ liên quan sẽ là thang đo tốt để nhà tuyển dụng đánh giá kĩ năng của bạn như chứng chỉ tin học, chứng chỉ Tiếng Anh.
124
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
Cấu phần trong lương của người lao động Mức lương theo công việc do ứng viên và nhà tuyển dụng thỏa thuận. Tuy nhiên không được thấp hơn lương tối thiểu vùng, quy định theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP:
Mức lương tối thiểu vùng
Áp dụng với doanh nghiệp thuộc
4.420.000 đồng/tháng
Vùng 1 (ví dụ: phần lớn các quận tại Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Bình Dương)
3.920.000 đồng/tháng
Vùng 2 (ví dụ: phần lớn các huyện, thị xã tại Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh)
3.430.000 đồng/tháng
Vùng 3
3.070.000 đồng/tháng
Vùng 4
Mức lương này áp dụng với công việc giản đơn nhất, không qua đào tạo, học nghề trong điều kiện làm việc bình thường. Nếu không, doanh nghiệp cần phải trả thêm tối thiểu 7% lương tối thiểu vùng. Khi mới bắt đầu với công việc mới, bạn sẽ cần trải qua giai đoạn thử việc, giúp bạn thích nghi với văn hóa công ty và cách thức làm việc, cũng là thời điểm để tự trau dồi lại kiến thức và tiếp nhận sự đào tạo từ công ty.
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
125
Giai đoạn này mức lương bạn nhận được thường sẽ là tối thiểu 85% mức lương thỏa thuận khi phỏng vấn với công ty. Không có thời hạn tối đa về thời gian thử việc, hãy thể hiện bản thân thật tốt trong thời gian này sẽ quyết định sự hợp tác giữa bạn và công ty.
P1
- Vị trí công việc (Position): trả lương theo vị trí tức là trả theo tầm quan trọng của công việc, gắn liền với các yếu tố như cấp bậc, chức danh của người đó trong tổ chức. Ví dụ như vị trí công việc giám đốc, quản đốc, nhân viên trực tiếp sản xuất.
P2
- Năng lực cá nhân (Person): trả lương theo năng lực cá nhân tức là trả theo khả năng hoàn thành trên cùng một công việc. Ví dụ như năng lực trình độ đại học, cao học, hay đáp ứng các khung năng lực riêng của doanh nghiệp.
P3
- Kết quả công việc (Performance): trả lương theo kết quả công việc hay còn gọi là trả lương theo thành tích đạt được, gắn liền với các chỉ tiêu về hiệu suất công việc. Hiện nay nhiều doanh nghiệp đang sử dụng công cụ đánh giá KPI để trả lương cho người lao động theo kết quả công việc. Trong đó, P1 (Position) và P2 (Person) còn được gọi là lương cố định khi mà vị trí cũng như năng lực của người lao động là yếu tố không thay đổi. Còn P3 (Performance) là lương biến đổi dựa theo kết quả thực hiện công việc theo từng tháng (quý, năm)
126
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
Đàm phán các mức lương và thu nhập Chi phí sinh hoạt là chi phí phát sinh để duy trì cuộc sống hằng ngày, ví dụ như tiền ăn, tiền xe, tiền thuốc men, mỹ phẩm căn bản, đồ dùng gia đình. Chi phí sinh hoạt có thể điều chỉnh hàng tháng và nên được quản lý hàng tháng vì số tiền này cũng rất dễ bị chi quá tay. Ví dụ như đi ăn nhà hàng nhiều, uống trà sữa nhiều,.. Trước khi đàm phán về lương bổng, bạn cần xác định mục tiêu tài chính cụ thể, có thể bao gồm tiết kiệm, mua bảo hiểm, trả nợ, lập thói quen quản lí chi tiêu,.. Mức lương bạn nhận được phải đủ khả năng thanh toán cho các chi phí sinh hoạt hàng tháng tối thiểu và khoản tiết kiệm đề phòng khẩn cấp.
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
127
Một số điểm cần chú ý khi đàm phán mức lương: • Thời gian làm việc: Theo Bộ luật lao động năm
2012, thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần.
• Thời gian nghỉ phép: Theo Điều 113 Bộ luật
lao động năm 2019, trong điều kiện bình thường, người lao động làm việc đủ 12 tháng trong năm được nghỉ hưởng nguyên lương 12 ngày.
• Chế độ phúc lợi: Theo điều 4 Thông tư
96/2015/TT-BTC, người lao động được hưởng tiền lương, thưởng trong các trường hợp như đi công tác, mua bảo hiểm, hiếu hỷ của bản thân và gia đình, nghỉ mát, học tập, chi phí lễ tết và một số khoản khác.
• Cơ hội nâng cấp kỹ năng: Tìm hiểu trong hợp
đồng về các chính sách công ty hỗ trợ các chi phí tham gia các khóa học chuyên sâu hoặc khen thưởng nhất định khi người lao động hoàn thành các chứng chỉ chuyên môn.
• Thời gian di chuyển từ chỗ ở tới công ty:
Khoảng cách giữa nơi ở và nơi làm việc quá xa có thể sẽ tạo ra một số vấn đề như giao thông, sức khỏe, kéo theo các khoản chi phí phát sinh ngoài mong muốn.
• Ngân sách cho các phương thức liên lạc:
Tìm hiểu về các chính sách hỗ trợ liên lạc như thẻ điện thoại, điện thoại hay máy tính.
128
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
Có nên đi làm suốt đời hay nghỉ hưu sớm? "Độc lập tài chính - nghỉ hưu sớm ở tuổi 30" (gọi tắt FIRE) là một trào lưu sống thịnh hành ở phương Tây và các nước Đông Á trong vài năm gần đây. Bằng cách tiết kiệm và đầu tư 50% đến 70% thu nhập cho đến khi số tiền bạn có được bằng 25 lần số tiền tiêu dùng trong một năm là lúc bạn đạt ngưỡng độc lập tài chính. Nếu mỗi năm bạn rút ra khoảng 4% tổng số tiền đầu tư để tiêu dùng thì tài sản của bạn vẫn có thể sinh lời ở các năm tiếp theo. Chính vì vậy, bạn có thể nghỉ hưu sớm, không cần đi làm vẫn có tiền sống như mức bình thường. Nguyên tắc 4% của Bob Dockendoff, một chuyên gia kỳ cựu về tài chính cá nhân đưa ra dựa trên nghiên cứu của William Bengen vào năm 1994. William Bengen đã nghiên cứu dữ liệu thị trường trong suốt 75 năm và nhận ra rằng, trong chu kỳ 30 năm, 90% nhà đầu tư có thể duy trì khoản tiền đầu tư của mình nếu mỗi năm rút ra 4% số tiền ấy, mức lạm phát trung bình là 3%. Từ quy tắc 4% này, chúng ta tính được số tiền cần thiết để đạt được độc lập tài chính bằng cách nhân số tiền cần tiêu hàng năm với 25 (= 100% chia 4%). Ví dụ: Nếu gia đình bạn chi tiêu hết 20 triệu/tháng hay 240 triệu/năm, thì bạn chỉ cần tiết kiệm thu nhập của gia đình mình hàng tháng cho đến khi đạt được số tiền là 240 triệu x 25 năm = 6 tỷ.
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
129
FIRE hay Financial Indepence + Retire Early: (1) Độc lập tài chính và (2) Nghỉ hưu sớm.
Độc lập tài chính được hiểu khi bạn hoàn toàn thoát khỏi sự phụ thuộc về vấn đề tài chính, phụ thuộc vào bất cứ thời gian, công việc, khách hàng mà vẫn có đầy đủ tiền trang trải cho cuộc sống. Nghỉ hưu sớm không có nghĩa là bạn không làm việc nữa, mà đơn giản là bạn có thể bắt đầu làm các công việc mà bạn yêu thích, bạn có thể thực hiện được các ước mơ của mình ở độ tuổi 30 hoặc 40 chứ không phải chờ tới 55-60 tuổi mới được về hưu theo chế độ của công ty. Để đạt được độc lập tài chính và nghỉ hưu sớm thì chỉ có 2 việc bạn phải thưc hiện là cắt giảm chi tiêu của mình tới mức tối thiểu, tiết kiệm lên đến 50-70% thu nhập và tìm cách tăng thu nhập của mình lên tối đa. Với mức chi tiêu trung bình khác nhau thì bạn có thể đặt mục tiêu FIRE phù hợp với gia đình mình. Nếu bạn thực hiện leanFIRE tức là cố gắng tiết kiệm được 25 lần chi phí hàng năm, theo đúng chuẩn FIRE ban đầu. Lúc này bạn sẽ phải chi tiêu có thể ít hơn so với mức trung bình của xã hội. Những người có thu nhập cao hơn, muốn có cuộc sống tiện nghi, thoải mái hơn thì được gọi là fatFIRE.
130
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
Giải pháp gợi ý Giống như Lan Hương và Bảo Minh, nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học vẫn còn bỡ ngỡ với việc làm thế nào để có công việc tốt và cần chuẩn bị gì khi bước sang một cột mốc lớn trong cuộc sống. Điều quan trọng nhất là trong thời gian học tập và khi chuẩn bị ra trường, bạn cần phải xác định được mục tiêu nghề nghiệp và định hướng tương lai của mình. Bạn cần phải tìm hiểu chính sở thích, sở trường và bắt đầu tích luỹ kiến thức, năng lực và phẩm chất cần thiết để có thể sẵn sàng cho thị trường lao động. Nếu Bảo Minh xác định muốn làm việc trong các tập đoàn lớn và còn mục tiêu du học sau một vài năm tốt nghiệp, Bảo Minh cần chuẩn bị rất kỹ càng sơ yếu lý lịch, chuẩn bị cho phỏng vấn và đàm phán mức lương mong muốn của mình để chuẩn bị cho tương lai. Trên con đường sự nghiệp, Minh cần phải làm rõ việc du học để trang bị kiến thức, kỹ năng gì cho nghề nghiệp của mình. Cuối cùng, Minh cũng có thể tìm hiểu về độc lập tài chính và nghỉ hưu sớm để đặt ra các mục tiêu tài chính cho bản thân.
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
131
THÔNG ĐIỆP QUAN TRỌNG
• Mỗi sinh viên cần xác định sớm mục tiêu nghề nghiệp (ngắn hạn và dài hạn) phù hợp với cả sở thích, niềm đam mê và năng lực cá nhân, đồng thời cần không ngừng trang bị những kiến thức, năng lực và phẩm chất cá nhân trong suốt cuộc đời để thích ứng với các công việc trong thế kỷ 21. • Cần chuẩn bị kỹ lưỡng trước các thông tin về vị trí công việc, sơ yếu lý lịch, tâm lý khi phỏng vấn việc làm và đàm phán mức lương mong muốn. • Độc lập tài chính và nghỉ hưu sớm là một phong cách sống mới đang thịnh hành của giới trẻ các nước phát triển.
132
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
THỰC HÀNH QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Hiện nay có rất nhiều hình thức kiểm tra định hướng nghề nghiệp, giúp cho các bạn sinh viên dễ dàng xác định ngành học, công việc tương lai. Trong đó, “Ikigai” là khái niệm ý thức về mục đích, ý nghĩa và động lực trong cuộc sống, là cột trụ tinh thần giúp người Nhật không chỉ sống thọ mà còn sống một cuộc đời tích cực và hạnh phúc. Dựa trên việc tìm ra điều mình thích làm, điều mình làm giỏi, điều thế giới cần và thứ thế giới có thể trả tiền, bạn sẽ có thể xác định công việc mình mong muốn là gì. 1. Hãy thử trả lời các câu hỏi dưới đây để xác định “Ikigai” của bạn nhé! Điều gì khiến bạn thích?
Thứ bạn giỏi nhất là gì?
1.
1.
2.
2.
3.
3.
Thứ thế giới cần?
Thứ thế giới trả tiền?
1.
1.
2.
2.
3.
3. Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
133
2. Vậy công việc bạn mong muốn được làm là gì?
STT
Tên công việc
Kiến thức, năng lực, phẩm chất cần có
Ghi chú
1 2 3 3. Định hướng phát triển nghề nghiệp của bạn là gì? Danh mục
Trong 3 năm
Vị trí Mức lương dự kiến Nơi làm việc mong muốn Đào tạo cần bổ sung Kinh nghiệm cần bổ sung
134
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
Trong 5 năm
Trong 10 năm
Không có thành công nào đến ngay tức khắc Trịnh Thành Long
Trịnh Thành Long – Thượng úy, công tác tại Cục Kế hoạch và tài chính – Bộ Công An. Long học chuyên ngành Tài chính – Chương trình tiên tiến, Đại học Kinh tế Quốc dân và hiện đang là nghiên cứu sinh tại Học viện Tài chính. Long từng là một trong những đại biểu thanh niên Việt Nam tham dự Chương trình Tàu thanh niên Đông Nam Á – Nhật Bản (SSEAYP) do Chính phủ Nhật tổ chức và được Trung Ương Đoàn phát động.
Người ta thường kể câu chuyện về hạt mao trúc được vùi vào đất, sau vài ngày chỉ mọc lên một cây măng nhỏ. 5 năm trời, 5 lần xuân hạ thu đông, cây măng nhỏ vẫn vậy, không có chuyển biến gì. Thế rồi đến cuối năm thứ 5, cây cao vọt lên, thậm chí một ngày cao đến vài chục centimet, cho đến khi cao đến mức ai cũng phải ngước nhìn. Cây măng nhỏ vốn không phải là không lớn lên trong suốt 5 năm đầu tiên của cuộc đời.
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
135
Trái lại, 5 năm này là 5 năm cây cần mẫn bền bỉ, kiên cường đâm rễ trong lòng đất, chuẩn bị cho ngày nhảy vọt. Và khi đến thời điểm đó, mao trúc vọt lên, nhanh hơn và cao hơn bất cứ loại cây nào. Khi bạn còn là sinh viên, mỗi bài kiểm tra đều sẽ có kết quả sau vài tháng, vài ngày, thậm chí vài giây. Nhưng trong cuộc sống, mọi thứ không diễn ra như vậy. Bạn có thể bỏ ngàn công sức, vạn tâm huyết nhưng kết quả nhận lại chưa như ý. Khi đó, bạn đừng nản lòng, đừng bỏ cuộc. Việc bạn chuẩn bị các kiến thức, kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng quản lý tài chính cũng sẽ không hiển thị kết quả ngay. Nhưng với những năm tháng học đại học, chính là những năm bạn tích luỹ kiến thức âm thầm, bền bỉ để sau đó vươn cao và nhảy vọt trong cuộc sống sau này. Đúng như Diệp Tu, nhân vật chính trong bộ truyện Toàn Chức Cao Thủ đã dừng nói “Cố gắng là điều đơn giản nhất, bởi lẽ ai cũng biết làm.”
136
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
Trường Đại học Kinh tế trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (tên tiếng Anh: University of Economics and Business - Vietnam National University, Hanoi) được thành lập theo Quyết định số 290/QĐ-TTg ngày 6/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN hiện triển khai 8 ngành đào tạo cử nhân, 11 ngành thạc sĩ, 5 ngành tiến sĩ. Hiện tại Trường có hơn 50 đối tác đào tạo chiến lược và liên kết trao đổi với hơn 30 trường đại học ở 13 quốc gia trên thế giới. Trường cũng là đơn vị đóng góp cho sự phát triển và xếp hạng 501-550 thế giới ở lĩnh vực Kinh doanh và nghiên cứu quản lý QS Ranking 2021 và nhiều xếp hạng uy tín khác. Với những thành tích đạt được trên chặng đường gần 45 năm xây dựng và phát triển, Trường ĐHKT - ĐHQGHN đã được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba (năm 1997), Huân chương Lao động hạng Nhì (năm 2004) và nhiều bằng khen, giấy khen, phần thưởng khác của Bộ GD&ĐT và ĐHQGHN.
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
137
MẠNG LƯỚI TÀI CHÍNH CÁ NHÂN VIỆT NAM
Mạng lưới Tài chính cá nhân Việt nam được thành lập năm 2015, bắt đầu từ nhóm các giảng viên giảng dạy về tài chính ở một số trường đại học tại Hà Nội và mở rộng kết nối các nhà nghiên cứu, người làm thực tiễn và các chuyên gia hoạch định chính sách trong lĩnh vực tài chính cá nhân trong nước và quốc tế. Hiện tại, Mạng lưới tập trung thực hiện các dự án nghiên cứu và chương trình giáo dục tài chính cho các đối tượng khác nhau trong nền kinh tế. Mạng lưới hiện đã và đang thực hiện 3 dự án quốc tế, 1 đề tài cấp nhà nước, 3 đề tài cấp Bộ và ĐHQGHN về tài chính cá nhân với nhiều bài báo trong nước và quốc tế. Các chương trình giáo dục tài chính online và offline của Mạng lưới được thiết kế đa dạng dành cho học sinh phổ thông từ lớp 1-12, sinh viên tại các trường đại học và cao đẳng, lớp học người đi làm và các đối tượng thiểu số. Một số sản phẩm tiêu biểu của Mạng lưới tài chính cá nhân như sách tham khảo Phát triển dịch vụ tư vấn tài chính cá nhân, Quản lý tài chính cá nhân và khởi nghiệp, Tập san Tài chính học trò, Tập san Tài chính gia đình, Boardgame Đường đua tài chính, Gia đình thịnh vượng… có mặt trên các nhà sách toàn quốc.
Địa chỉ liên hệ
TS. Đinh Thị Thanh Vân, Sáng lập Mạng lưới Tài chính cá nhân Việt Nam Số điện thoại: 0904 641 686 Email: dinhthanhvan@gmail.com
138
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
DỰ ÁN HỢP TÁC QUỐC TẾ CÁC NGÂN HÀNG TIẾT KIỆM ĐỨC VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG TẠI VIỆT NAM The German Sparkassenstiftung for international Cooperation là một trong những tổ chức phát triển tư nhân lớn nhất ở Đức, hoạt động với tôn chỉ tạo ra cơ hội thoát nghèo bằng cách cung cấp các dịch vụ tài chính định hướng theo nhu cầu cho người nghèo và yếu thế tại các nền kinh tế mới nổi, qua đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia. Đến nay, hơn 200 dự án dài hạn đã được triển khai ở 90 quốc gia. Từ năm 2005, tổ chức Sparkassenstiftung đã hỗ trợ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (HLHPNVN) với 15 triệu thành viên trong việc thiết kế và triển khai các dịch vụ tài chính bền vững. tổ chức Sparkassenstiftung đã hỗ trợ TYM (Tổ chức tài chính vi mô thuộc Hội LHPNVN) trong việc phát triển dịch vụ, cải thiện cấu trúc tổ chức nội bộ, mở rộng mạng lưới chi nhánh và đào tạo nhân viên ở tất cả các cấp. Rất nhiều hoạt động khác nhau nhằm nâng cao năng lực và hiểu biết về tài chính đã được tổ chức Sparkassenstiftung hỗ trợ. Năm 2018, tổ chức Sparkassenstiftung đã hợp tác với Trường ĐH Kinh tế, ĐHQGHN hỗ trợ định hướng thực tiễn cho khóa học Tài chính cá nhân và nâng cao hiểu biết về tài chính cho sinh viên ĐHQGHN. Thông tin liên hệ: Email: office.hanoi@sparkassenstiftung.de www.sparkassenstiftung.de
Cẩm nang quản lý tài chính cho sinh viên
139
NHÀ XUẤT BẢN THANH NIÊN 64 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội - ĐT: 024.62631716 Fax: 024.39436024. Website: nxbthanhnien.vn. Email: info@nxbthanhnien.vn Chi nhánh: 145 Parteur, Phường 6, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh ĐT: 028.39106962 - 028.39106963 CẨM NANG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CHO SINH VIÊN TS. Đinh Thị Thanh Vân (Chủ biên) ThS. Phạm Thế Thành ThS. Phùng Thị Thu Hương ThS. Hoàng Hồng Hạnh ThS. Vương Thị Tình ThS. Nguyễn Thu Giang Phạm Hiền Dung Nguyễn Văn Bảo
In 500 cuốn, khổ 14.5 x 20.5 cm, tại Công ty TNHH in Thanh Bình Địa chỉ: số 432 đường 32, phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội Số xác nhận ĐKXB: 971-2021/CXBIPH/58-36/TN theo QĐXB số 490/QĐ-NXBTN cấp ngày 25 tháng 3 năm 2021 In xong và nộp lưu chiểu năm 2021
CẨM NANG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CHO SINH VIÊN