ĐIỀU LỆ HO DƯƠNG VI T NAM
HỘI ĐỒNG HỌ DƯƠNG VIỆT NAM NĂM 2018
ĐIỀU LỆ HỌ DƯƠNG VIỆT NAM Được Đại hội đại biểu Họ Dương Việt Nam lần thứ VII (Nhiệm kỳ 2018 - 2023) thông qua ngày 24 tháng 6 năm 2018
MỤC LỤC NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HỌ DƯƠNG VIỆT NAM
6
Chương I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
7
Điều 1. Tộc hiệu, Tộc huy, Tộc ấn, Tộc kỳ, Tộc ca, Tộc phục, Nhà thờ Tổ, Cây Tổ Họ Dương Việt Nam
7
Điều 2. Tính chất, tôn chỉ, mục đích hoạt động
10
Điều 3. Nguyên tắc, phạm vi hoạt động
11
Điều 4. Các Lễ hội Họ Dương
11
Chương II: NHIỆM VỤ CỦA HỌ DƯƠNG VIỆT NAM Điều 5. Nhiệm vụ: Chương III: THÀNH VIÊN
12 12 14
Điều 6. Thành viên Họ Dương Việt Nam:
14
Điều 7: Quyền lợi
14
Điều 8: Nghĩa vụ
14
Chương IV: ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HỌ DƯƠNG CÁC CẤP Điều 9. Đại hội đại biểu Họ Dương Việt Nam Điều 10. Đại hội đại biểu Họ Dương cấp tỉnh, huyện, cơ sở Chương V: TỔ CHỨC HỘI ĐỒNG HỌ DƯƠNG CÁC CẤP Điều 11. Hệ thống tổ chức Hội đồng Họ Dương Việt Nam
15 15 16 17 17
Điều 12. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng Họ Dương Việt Nam
17
Điều 13. Cơ cấu tổ chức Hội đồng Họ Dương cấp tỉnh, huyện, cơ sở
18
Chương VI: NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN
19
Điều 14. Nhiệm vụ của Hội đồng Họ Dương Việt Nam
19
Điều 15. Nhiệm vụ và quyền hạn của Thường trực Hội đồng Họ Dương Việt Nam
19
Điều 16. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng Họ Dương Việt Nam
20
Điều 17. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng Thư ký Hội đồng Họ Dương Việt Nam
21
Điều 18. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Chủ tịch Hội đồng Họ Dương Việt Nam
21
Điều 19. Nhiệm vụ của Văn phòng Hội đồng Họ Dương Việt Nam.
22
Điều 20. Nhiệm vụ của các ban và tổ chức trực thuộc
22
Điều 21. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng Họ Dương cấp tỉnh
22
Điều 22. Nhiệm vụ quyền hạn của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng Họ Dương cấp huyện
23
Điều 23. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng Họ Dương cấp cơ sở
24
Chương VII: CÔNG TÁC KIỂM TRA Điều 24. Nguyên tắc công tác kiểm tra: Điều 25. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban kiểm tra Chương VIII: TÀI CHÍNH, TÀI SẢN
25 25 25 25
Điều 26. Quỹ của Hội đồng Họ Dương Việt Nam
25
Điều 27. Tài chính
26
Điều 28. Các khoản chi
26
Điều 29. Tài sản
27
Điều 30. Quản lý tài chính, tài sản
27
Chương IX: KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
28
Điều 31. Khen thưởng
28
Điều 32. Xử lý vi phạm
28
Chương X: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
29
Điều 33. Sửa đổi, bổ sung Điều lệ
29
Điều 34. Hiệu lực thi hành
29
ĐIỀU LỆ HỌ DƯƠNG VIỆT NAM
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HỌ DƯƠNG VIỆT NAM Trong tiến trình lịch sử của dân tộc, Họ Dương Việt Nam luôn đồng hành cùng trăm họ trong sự nghiệp dựng nước, giữ nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phát huy truyền thống hào hùng đó, ngày 22/3/1992, tại số nhà 48 Nguyễn Thái Học, Hà Nội, các vị tiền bối đã thành lập Ban liên lạc Họ Dương Việt Nam. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, làm nền móng vững chắc của một tổ chức Dòng tộc để chăm lo sự nghiệp phát triển lâu dài cho Họ Dương Việt Nam. Đã qua 5 lần hội nghị Họ Dương cả nước và được xác định là 5 kỳ Đại hội, ngày 10/3/2013 tiến hành Đại hội đại biểu Họ Dương Việt Nam lần thứ VI nhằm: Kế thừa giá trị tinh thần của Họ Dương Việt Nam các nhiệm kỳ trước; xác định 05 nhiệm vụ trọng tâm: Xây dựng Dòng tộc; Khuyến học - Khuyến tài; Tương thân tương ái; Phát triền kinh tế và Thông tin - tuyên truyền. Đại hội đã bầu Hội đồng Họ Dương Việt Nam (là Ban liên lạc của người Họ Dương Việt Nam). Theo đó đã xây dựng Điều lệ Họ Dương Việt Nam, xác định: Tộc kỳ; Tộc ca; Tộc hiệu; Tộc phục; nhà thờ Tổ; cây Tổ Họ Dương; Lễ hội Mùa Xuân; tôn chỉ mục đích, nguyên tắc hoạt động, mô hình tổ chức và nhiệm kỳ đại hội là 5 năm. Ngày 24/6/2018, Đại hội đại biểu Họ Dương Việt Nam lần thứ VII đã thông qua Điều lệ Họ Dương Việt Nam (sửa đổi, bổ sung Điều lệ 2013) nhằm đáp ứng với sự phát triển của nhiệm kỳ (2018 - 2023) và các nhiệm kỳ tiếp theo.
6
Chương I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Tộc hiệu, Tộc huy, Tộc ấn, Tộc kỳ, Tộc ca, Tộc phục, Nhà thờ Tổ, Cây Tổ Họ Dương Việt Nam 1. Tộc hiệu: Họ Dương Việt Nam.
2. Tộc huy: a) Tộc huy là hình ảnh biểu thị nét đặc trưng của Họ Dương Việt Nam. Tộc huy có sự cách điệu và thể hiện tính nghệ thuật cao để chiêm ngưỡng. b) Tộc huy không phải là cuốn thư hoàn chỉnh nơi thờ cúng (mà chỉ phỏng theo cuốn thư). c) Phần chính của Tộc huy là nền màu đỏ thắm, giữa có chữ Hán Dương bộ mộc (楊) màu vàng tươi. Bên trái là cây bút lông đứng, ngọn vươn lên phía trên, đầu thân lộ ra phía dưới; bên phải là thanh kiếm dựng, đầu kiếm vươn lên phía trên, đốc lộ ra phía dưới. Phía trên nền đỏ, giữa ngọn bút và đầu kiếm là dòng chữ quốc ngữ in HỌ DƯƠNG VIỆT NAM màu đen, phía dưới nền đỏ, giữa đầu thân bút và đốc kiếm là diềm hoa văn chữ công (I). d) Tộc huy thể hiện: Họ Dương là Dòng tộc trong cộng đồng Dân tộc Việt Nam (nền màu đỏ thắm, chữ Dương màu vàng tươi), có truyền thống võ công văn trị (bút và kiếm), 7
ĐIỀU LỆ HỌ DƯƠNG VIỆT NAM
luôn tiên phong trong công cuộc dựng nước, giữ nước và hưng thịnh nước nhà (chữ Dương được giương cao).
đ) Kích thước của Tộc huy to, nhỏ, tùy theo mục đích sử dụng mà chế tác cho phù hợp. 3. Tộc ấn: Tộc ấn là con dấu của Hội đồng Họ Dương các cấp được sử dụng để đóng lên các văn bản cần thiết. Tộc ấn hình vuông có cạnh: 39 mm; 38 mm; 37 mm, tương ứng với con dấu của Hội đồng Họ Dương Việt Nam; Hội đồng Họ dương cấp tỉnh và Hội đồng Họ Dương cấp huyện. Trên nền Tộc ấn có chữ Dương bộ mộc (chữ Hán) với kích thước bằng 2 phần 5 kích thước cạnh của Tộc ấn, tương đương với các cỡ: (15,6 x 15,6 mm); (15,2 x 15,2 mm); (14,8 x 14,8 mm). Mẫu Tộc ấn 3 cấp:
4. Tộc kỳ: a) Tộc kỳ được sử dụng ở: Nhà thờ; lăng; miếu; nơi thờ các danh nhân người Họ Dương được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa; lễ hội; đại hội; hội nghị; trụ sở làm việc và các sự kiện quan trọng của Họ Dương các cấp. 8
b) Tộc kỳ hình vuông, nền màu đỏ thắm, giữa có chữ Hán Dương bộ mộc (楊) đặt theo chiều đứng, thêu như nhau ở hai mặt cờ, dưới là hàng chữ quốc ngữ in HỌ DƯƠNG VIỆT NAM màu vàng tươi; chạy xung quanh là soi cờ 3 màu (thứ tự từ trong ra là lục, vàng, lam), ngoài cùng có diềm cờ màu đỏ.
c) Tộc kỳ có 3 loại: - Cờ Đại: Cạnh 3,59m, chữ Dương kích thước: 0,5m x 0,5m; - Cờ Trung: Cạnh 1,95m, chữ Dương kích thước: 0,27m x 0,27m; - Cờ Tiểu: Cạnh 1,27m, chữ Dương kích thước: 0,18m x 0,18m. 5. Tộc ca: Ca khúc “HÀO KHÍ HỌ DƯƠNG”, nhạc: Nguyễn Chính Nghĩa, lời: Dương Đình Chiến. 6. Tộc phục: Được thiết kế trên nền tảng áo dài truyền thống Việt Nam với hai kiểu nam và nữ, màu vàng đồng, trên ngực trái thêu Tộc huy. Thường trực Hội đồng Họ Dương Việt Nam quy định chi tiết về sử dụng Tộc phục. 9
ĐIỀU LỆ HỌ DƯƠNG VIỆT NAM
7. Nhà thờ Tổ HỌ DƯƠNG VIỆT NAM: Thờ Thủy Tổ Họ Dương Việt Nam (do Hội đồng Họ Dương Việt Nam xác định) trên cơ sở phả hệ ĐẠI TÔN Họ Dương Việt Nam. 8. Cây Tổ Họ Dương: Là cây Dã Hương được nhân giống từ cây Dã Hương gần 700 năm tuổi tại làng Dương Phạm, xã Yên Nhân, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, do cụ Tổ Dương Công Đình lấy giống từ Kinh Bắc về trồng vào cuối thế kỷ XIV. Cây Tổ được trồng tại Nhà thờ, Đền thờ Họ Dương và các di tích Họ Dương. Điều 2. Tính chất, tôn chỉ, mục đích hoạt động 1. Tính chất: Họ Dương Việt Nam nằm trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, Hội đồng Họ Dương Việt Nam (Ban liên lạc Họ Dương Việt Nam) là một tổ chức mang tính xã hội, do Họ Dương các cấp bầu ra để chăm lo sự nghiệp phát triển Dòng tộc, hoạt động theo quy định pháp luật của Nhà nước và Điều lệ Họ Dương Việt Nam.
2. Tôn chỉ, mục đích hoạt động: a) Hướng về cội nguồn, tri ân Tổ tiên, đền ơn đáp nghĩa; b) Phát huy truyền thống Dòng tộc: Võ công văn trị, yêu nước, tự lực, tự cường; hiếu thọc, coi trọng tri thức; sống nhân nghĩa, vị tha; c) Xây dựng Họ Dương thành một Dòng tộc vững mạnh về tổ chức, tri thức, kinh tế và đoàn kết, tương thân - tương ái; d) Đoàn kết cùng xã hội trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 10
Điều 3. Nguyên tắc, phạm vi hoạt động 1. Hội đồng Họ Dương hoạt động theo nguyên tắc: a) Tự nguyện, tự quản, bình đẳng, công khai, minh bạch; tự bảo đảm kinh phí hoạt động, không vì mục đích lợi nhuận; không lợi dụng danh nghĩa Họ Dương để làm những việc không tốt ảnh hưởng đến uy tín Họ Dương Việt Nam.
b) Tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước, Điều lệ, nghị quyết và các quy định của Hội đồng Họ Dương Việt Nam. 2. Hội đồng Họ Dương Việt Nam hoạt động trên phạm vi toàn quốc nơi có người Họ Dương sinh sống và duy trì mối liên hệ với cộng đồng Họ Dương Việt Nam ở nước ngoài. 3. Hội đồng Họ Dương các cấp có trụ sở, con dấu (nội bộ), tài khoản tại ngân hàng và tài sản riêng theo quy định của Pháp luật. Điều 4. Các Lễ hội Họ Dương 1. Lễ hội Mùa Xuân Họ Dương Việt Nam: là sự kiện trọng đại nhất của Họ Dương Việt Nam, tổ chức hằng năm vào ngày thứ Bẩy, Chủ nhật tuần thứ 3 sau Tết Nguyên Đán.
2. Trại hè Thanh niên Họ Dương Việt Nam: là sự kiện quan trọng của thanh niên Họ Dương Việt Nam, tổ chức hằng năm vào trung tuần tháng 7. 3. Ngày hội Doanh nghiệp - Doanh nhân Họ Dương 11
ĐIỀU LỆ HỌ DƯƠNG VIỆT NAM
Việt Nam: là sự kiện quan trọng của các doanh nghiệp, doanh nhân Họ Dương Việt Nam, tổ chức hằng năm vào dịp kỷ niệm Ngày doanh nhân Việt Nam (ngày 13 tháng 10). 4. Thường trực Hội đồng Họ Dương Việt Nam quy định chi tiết thi hành.
Chương II: NHIỆM VỤ CỦA HỌ DƯƠNG VIỆT NAM Điều 5. Nhiệm vụ: 1. Xây dựng Dòng tộc: a) Kết nối, xây dựng hệ thống tổ chức Hội đồng Họ Dương thống nhất, chặt chẽ, bền vững trong cộng đồng Họ Dương Việt Nam;
b) Xây dựng hệ thống văn bản chỉ đạo gồm: Điều lệ; Nghị quyết, các quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Họ Dương các cấp; c) Xây dựng Lịch sử Họ Dương Việt Nam; hệ thống nhà thờ, lăng mộ và các thiết chế văn hóa, lịch sử Họ Dương các cấp. 2. Khuyến học - khuyến tài: a) Xây dựng Dòng tộc thành xã hội học tập; b) Phát hiện, bồi dưỡng, hỗ trợ phát triển tài năng Họ Dương; c) Giúp đỡ những thành viên hiếu học có hoàn cảnh khó khăn, vươn lên trong học tập. 12
3. Tương thân tương ái, đền ơn đáp nghĩa: a) Đoàn kết, thương yêu giúp đỡ nhau trong cuộc sống với tinh thần “Lá lành đùm lá rách”. b) Coi trọng đạo hiếu, làm tốt việc mừng thọ thành viên người cao tuổi. 4. Phát triển kinh tế: a) Động viên toàn Dòng tộc phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng; b) Lấy kinh tế Doanh nghiệp - Doanh nhân và kinh tế tri thức làm nền tảng; c) Tạo điều kiện giúp đỡ nhau cùng phát triển kinh tế. 5. Công tác Thanh niên: Họ Dương Việt Nam coi trọng xây dựng thế hệ trẻ ngày càng phát triển bền vững về mọi mặt; xác định trách nhiệm trong việc rèn luyện, học tập, lập thân lập nghiệp; kế thừa sự nghiệp phát triển Dòng tộc... 6. Thông tin tuyên truyền a) Giáo dục truyền thống tốt đẹp của Dân tộc và Dòng tộc cho mọi người; b) Phát hành bản tin và các ấn phẩm khác theo quy định của Pháp luật; c) Tổ chức các sự kiện: Lễ hội, hội nghị, hội thảo và đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền.
13
ĐIỀU LỆ HỌ DƯƠNG VIỆT NAM
Chương III: THÀNH VIÊN Điều 6. Thành viên Họ Dương Việt Nam: Thành viên Họ Dương Việt Nam bao gồm: Những người mang Họ Dương; những người không mang Họ Dương nhưng có nguồn gốc Họ Dương, nay tự nguyện tham gia tổ chức Họ Dương; con dâu Họ Dương; con rể (người ở rể nhà Họ Dương theo phong tục của bà con dân tộc miền núi, khi sinh con mang Họ Dương) gọi chung là “Thành viên Họ Dương Việt Nam”. Điều 7. Quyền lợi 1. Được tham gia, đóng góp thảo luận xây dựng Dòng tộc; 2. Được tham gia biểu quyết, ứng cử, đề cử vào các chức danh của Hội đồng Họ Dương các cấp; 3. Được hưởng mọi quyền lợi theo quy định của Hội đồng Họ Dương; 4. Được quyền không tham gia hoặc xin rút không tham gia tổ chức Hội đồng Họ Dương. Điều 8. Nghĩa vụ 1. Chấp hành Điều lệ, nghị quyết và các quy định của Hội đồng Họ Dương đã được Đại hội đại biểu Họ Dương, hội nghị Hội đồng Họ Dương các cấp thông qua; 2. Tuyên truyền, giáo dục trong gia đình, Dòng tộc về đạo lý, truyền thống tốt đẹp của Họ Dương và các chủ trương chỉ đạo của Hội đồng Họ Dương các cấp; 14
3. Bảo vệ sự đoàn kết Dòng tộc và cộng đồng xã hội, gương mẫu chấp hành pháp luật của Nhà nước; 4. Có ý thức, trách nhiệm xây dựng Dòng tộc phát triển ổn định và bền vững; đóng góp quỹ họ theo quy định của Hội đồng Họ Dương các cấp.
Chương IV: ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HỌ DƯƠNG CÁC CẤP Điều 9. Đại hội đại biểu Họ Dương Việt Nam Đại hội đại biểu Họ Dương Việt Nam, do Hội đồng Họ Dương Việt Nam triệu tập, 05 năm tổ chức một lần. Trường hợp đặc biệt nếu có trên hai phần ba số Ủy viên Hội đồng Họ Dương Việt Nam đề nghị thì sẽ tổ chức Đại hội sớm hoặc muộn hơn (nhưng không quá 12 tháng). Thành phần đại biểu chính thức gồm: Các ủy viên đương nhiệm của Hội đồng Họ Dương Việt Nam; các đại biểu ưu tú do Đại hội đại biểu cấp dưới bầu cử đi dự Đại hội và đại biểu chỉ định. Đại hội có nhiệm vụ: 1. Thảo luận, thông qua báo cáo tổng kết nhiệm kỳ vừa qua của Hội đồng Họ Dương Việt Nam; quyết định phương hướng hoạt động của nhiệm kỳ tới; 2. Sửa đổi, bổ sung Điều lệ; 3. Đại hội bầu: Hội đồng Họ Dương Việt Nam, các chức danh của Hội đồng và Ban Kiểm tra. Số lượng do Đại hội quyết định; 15
ĐIỀU LỆ HỌ DƯƠNG VIỆT NAM
Hình thức bầu cử: Bỏ phiếu kín hoặc biểu quyết giơ tay do Đại hội quyết định. Điều 10. Đại hội đại biểu Họ Dương cấp tỉnh, huyện, cơ sở 1. Nhiệm kỳ đại hội các cấp: 05 năm đại hội một lần. 2. Số lượng và thành phần đại biểu dự đại hội cấp nào do Hội đồng Họ Dương cấp đó quyết định (có thể đại hội toàn thể hoặc đại hội đại biểu). 3. Thành phần đại biểu chính thức gồm: Các ủy viên đương nhiệm của Hội đồng Họ Dương cấp triệu tập; các đại biểu ưu tú do đại hội cấp dưới bầu cử đi dự đại hội. 4. Đại hội đại biểu của Họ Dương cấp tỉnh, huyện, cơ sở chỉ được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu được triệu tập đến dự và được sự đồng ý của Hội đồng Họ Dương cấp trên trực tiếp. 5. Đại hội Họ Dương cấp tỉnh, huyện, cơ sở có nhiệm vụ: a) Thảo luận góp ý báo cáo tổng kết nhiệm kỳ và phương hướng nhiệm kỳ tới của Hội đồng Họ Dương cấp trên; thảo luận và thông qua báo cáo nhiệm kỳ và phương hướng của Hội đồng Họ Dương cấp triệu tập Đại hội; b) Tham gia sửa đổi, bổ sung Điều lệ Họ Dương Việt Nam; c) Đại hội bầu: Hội đồng, các chức danh của Hội đồng và Ban Kiểm tra. Số lượng do Đại hội quyết định; Hình thức bầu cử: Bỏ phiếu kín hoặc biểu quyết giơ tay do Đại hội quyết định.
16
Chương V: TỔ CHỨC HỘI ĐỒNG HỌ DƯƠNG CÁC CẤP Điều 11. Hệ thống tổ chức Hội đồng Họ Dương Việt Nam 1. Hội đồng Họ Dương Việt Nam; 2. Hội đồng Họ Dương tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi là Hội Đồng Họ Dương cấp tỉnh); 3. Hội đồng Họ Dương huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; liên quận, huyện (gọi là Hội đồng Họ Dương cấp huyện); 4. Hội đồng Họ Dương xã, phường, thị trấn, thôn; liên xã, phường, thị trấn, thôn hoặc Hội đồng gia tộc (gọi là Hội đồng Họ Dương cấp cơ sở). Điều 12. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng Họ Dương Việt Nam 1. Chủ tịch; 2. Các Phó Chủ tịch; 3. Tổng Thư ký; 4. Các ủy viên; 5. Thường trực Hội đồng gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và Tổng Thư ký; 6. Văn phòng; 7. Ban Xây dựng Dòng tộc; 17
ĐIỀU LỆ HỌ DƯƠNG VIỆT NAM
8. Ban Nghiên cứu lịch sử; 9. Ban Khuyến học - khuyến tài và mừng thọ; 10. Ban Kiểm tra; 11. Ban Tài chính; 12. Ban Thông tin - Sự kiện; 13. Ban Phát triển kinh tế; 14. Ban Đối ngoại; 15. Câu lạc bộ Lão thành; 16. Câu lạc bộ Doanh nghiệp - Doanh nhân; 17. Câu lạc bộ Thanh niên. Điều 13. Cơ cấu tổ chức Hội đồng Họ Dương cấp tỉnh, huyện, cơ sở 1. Chủ tịch; 2. Các Phó Chủ tịch; 3. Các ủy viên; 4. Thường trực Hội đồng Họ Dương cấp tỉnh gồm: Chủ tịch và các Phó Chủ tịch; 5. Văn phòng, các ban và tổ chức trực thuộc: Tùy theo 18
đặc điểm của từng địa phương, Hội đồng Họ Dương cấp tỉnh, huyện, cơ sở quy định cơ cấu tổ chức của Hội đồng Họ Dương cấp mình cho phù hợp và được sự đồng ý của Hội đồng Họ Dương cấp trên trực tiếp.
Chương VI: NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN Điều 14. Nhiệm vụ của Hội đồng Họ Dương Việt Nam Hội đồng Họ Dương Việt Nam là cơ quan lãnh đạo của Dòng tộc giữa hai kỳ Đại hội, có nhiệm vụ: 1. Tổ chức triển khai, hướng dẫn thực hiện Điều lệ, Nghị quyết Đại hội; ban hành và tổ chức thực hiện các nghị quyết, quy chế… của Hội đồng Họ Dương Việt Nam; 2. Họp định kỳ 1 năm một lần và có thể họp bất thường khi cần thiết do Thường trực Hội đồng triệu tập; 3. Trình Đại hội sửa đổi, bổ sung Điều lệ. Điều 15. Nhiệm vụ và quyền hạn của Thường trực Hội đồng Họ Dương Việt Nam 1. Thay mặt Hội đồng điều hành và giải quyết công việc hàng ngày của Dòng tộc; 2. Họp định kỳ 1 tháng hoặc 3 tháng 1 lần và có thể họp bất thường khi cần thiết do Chủ tịch triệu tập; 3. Quyết định về nhân sự như: Bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh của Hội đồng Họ Dương Việt Nam theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng; bổ nhiệm, miễn nhiệm các 19
ĐIỀU LỆ HỌ DƯƠNG VIỆT NAM
chức danh Hội đồng Họ Dương cấp tỉnh theo đề nghị của Thường trực Hội đồng Họ Dương cấp tỉnh; 4. Triệu tập các hội nghị của Hội đồng Họ Dương Việt Nam; 5. Ban hành: Chương trình, kế hoạch hoạt động, quy định, nghị quyết, quyết định, quy chế,…; 6. Kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp báo cáo các hoạt động của Hội đồng Họ Dương cấp tỉnh và các tổ chức trực thuộc. 7. Quy chế tổ chức và hoạt động của Thường trực do Chủ tịch ký ban hành. Điều 16. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng Họ Dương Việt Nam 1. Chịu trách nhiệm chung; 2. Chủ trì các cuộc họp của Hội đồng và Thường trực; 3. Chỉ đạo thực hiện Điều lệ, Nghị quyết của Đại hội, Hội đồng và Thường trực; 4. Ký ban hành: Nghị quyết; quy chế tổ chức và hoạt động; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh Hội đồng Họ Dương Việt Nam và Hội đồng Họ Dương cấp tỉnh; quyết định phê duyệt dự toán, quyết toán kinh phí hàng năm;… 5. Làm Chủ tịch Hội đồng Thi đua khen thưởng và ký quyết định theo Quy chế khen thưởng của Hội đồng Họ Dương Việt Nam;
20
6. Làm chủ tài khoản của Hội đồng; 7. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Hội đồng Họ Dương Việt Nam. Điều 17. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng Thư ký Hội đồng Họ Dương Việt Nam 1. Giúp Chủ tịch và Thường trực chỉ đạo, đôn đốc Văn phòng, các ban, tổ chức trực thuộc thực hiện nhiệm vụ theo nghị quyết và điều hành, giải quyết các công việc hằng ngày; 2. Xây dựng các văn bản quản lý như báo cáo định kỳ và đột xuất, báo cáo các cuộc họp Hội đồng và Thường trực; 3. Được ký thay Chủ tịch và Thường trực một số văn bản theo phân công của Chủ tịch; được phát hành văn bản của Hội đồng trên mạng thuộc lĩnh vực phân công; 4. Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch và Hội đồng về nhiệm vụ được phân công. Điều 18. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Chủ tịch Hội đồng Họ Dương Việt Nam 1. Chịu trách nhiệm công việc theo sự phân công của Chủ tịch; 2. Thay mặt Chủ tịch điều hành các công việc theo uỷ quyền có thời hạn bằng văn bản của Chủ tịch khi Chủ tịch đi vắng; 3. Được ký thay Chủ tịch một số văn bản theo phân công của Chủ tịch; được phát hành văn bản của Hội đồng trên mạng thuộc lĩnh vực phân công; 21
ĐIỀU LỆ HỌ DƯƠNG VIỆT NAM
Điều 19. Nhiệm vụ của Văn phòng Hội đồng Họ Dương Việt Nam. Văn phòng là bộ phận giúp việc của Chủ tịch và Hội đồng, có nhiệm vụ: 1. Tham mưu xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng và Thường trực; 2. Chánh Văn phòng được tham dự các cuộc họp Hội đồng và Thường trực, ghi biên bản các cuộc họp, viết báo cáo định kỳ (tháng, quý, năm …); 3. Quản lý hồ sơ, tài liệu; thu thập, bảo quản hồ sơ lưu trữ; 4. Thống kê, quản lý tài sản, kiểm kê hàng năm theo quy định; 5. Quy chế về tổ chức và hoạt động của Văn phòng do Thường trực quy định. Điều 20. Nhiệm vụ của các ban và tổ chức trực thuộc Căn cứ nhiệm vụ được Chủ tịch Hội đồng Họ Dương Việt Nam phân công, các ban và tổ chức trực thuộc có trách nhiệm xây dựng quy chế về tổ chức và hoạt động của đơn vị mình trình Thường trực Hội đồng Họ Dương Việt Nam xem xét quyết định. Điều 21. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng Họ Dương cấp tỉnh 1. Nhiệm vụ quyền hạn của Thường trực: a) Thay mặt Hội đồng điều hành và giải quyết công việc hàng ngày; 22
b) Đề nghị Hội đồng Họ Dương Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh của Hội đồng Họ Dương cấp tỉnh. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm các thành viên Hội đồng Họ Dương cấp huyện theo đề nghị của Hội đồng Họ Dương cấp huyện; c) Xây dựng, ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng, Thường trực Hội đồng; d) Các cuộc họp của Thường trực do Chủ tịch triệu tập.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch: a) Chịu trách nhiệm trước Hội đồng Họ Dương cấp tỉnh và Thường trực Hội đồng Họ Dương Việt Nam, về chỉ đạo, điều hành, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ và báo cáo theo quy định; làm chủ tài khoản Hội đồng Họ Dương cấp tỉnh. b) Ký và ban hành các văn bản theo quy định của Hội đồng Họ Dương cấp tỉnh.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Chủ tịch: Do Chủ tịch phân công, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch và Hội đồng Họ Dương cấp tỉnh về những hoạt động của mình. Điều 22. Nhiệm vụ quyền hạn của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng Họ Dương cấp huyện 1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch: a) Chịu trách nhiệm trước Hội đồng Họ Dương cấp huyện và Thường trực Hội đồng Họ Dương cấp tỉnh, về chỉ đạo, điều hành, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ và báo cáo theo quy định; làm chủ tài khoản Hội đồng Họ Dương cấp huyện. 23
ĐIỀU LỆ HỌ DƯƠNG VIỆT NAM
b) Ký và ban hành các văn bản do Hội đồng Họ Dương cấp huyện quy định. Trình Thường trực Hội đồng Họ Dương cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh Hội đồng Họ Dương cấp huyện. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh Hội đồng Họ Dương cấp cơ sở theo đề nghị của Hội đồng Họ Dương cấp cơ sở. c) Xây dựng, ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Họ Dương cấp huyện.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Chủ tịch: Do Chủ tịch phân công, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch và Hội đồng về những hoạt động của mình. Điều 23. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng Họ Dương cấp cơ sở 1. Nhiệm vụ quyền hạn của Chủ tịch: Chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của Hội đồng. Chịu trách nhiệm và báo cáo kết quả hoạt động với Hội đồng Họ Dương cấp huyện. Ký các văn bản do Hội đồng quy định. Trình Chủ tịch Hội đồng Họ Dương cấp huyện bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh thuộc Hội đồng Họ Dương cấp cơ sở; làm chủ tài khoản Hội đồng Họ Dương cấp cơ sở.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Chủ tịch: Do Chủ tịch phân công, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch và Hội đồng về những hoạt động của mình.
24
Chương VII: CÔNG TÁC KIỂM TRA Điều 24. Nguyên tắc công tác kiểm tra: Ban kiểm tra chịu sự lãnh đạo của Hội đồng Họ Dương cùng cấp và chỉ đạo về nghiệp vụ của Ban kiểm tra cấp trên. Ban kiểm tra làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, biểu quyết theo đa số. Điều 25. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban kiểm tra 1. Kiểm tra việc thực hiện Điều lệ, Nghị quyết, quy chế của Hội đồng và Thường trực Hội đồng; việc chấp hành chế độ tài chính, quản lý tài sản;… 2. Kiểm tra xác minh và trả lời các đơn tố cáo, khiếu nại của tổ chức, cá nhân trong Dòng tộc. Xác minh, kết luận những trường hợp có dấu hiệu vi phạm, đề nghị Hội đồng kỷ luật xem xét, quyết định; 3. Thường trực Hội đồng Họ Dương Việt Nam quy định chi tiết về công tác kiểm tra.
Chương VIII: TÀI CHÍNH, TÀI SẢN Điều 26. Quỹ của Hội đồng Họ Dương Việt Nam 1. Hội đồng Họ Dương Việt Nam có các quỹ: a) Quỹ Phát triển Dòng tộc; b) Quỹ Nghĩa tình Dòng tộc và tương thân tương ái; 25
ĐIỀU LỆ HỌ DƯƠNG VIỆT NAM
c) Quỹ Khởi nghiệp; d) Quỹ Khuyến học và mừng thọ; đ) Quỹ Khuyến khích phát triển tài năng; e) Quỹ đầu tư.
2. Các quỹ trên được hình thành do đóng góp của những người con Họ Dương thành đạt, các thành viên Họ Dương Việt Nam và các nguồn khác. 3. Thường trực Hội đồng quy định chi tiết các quỹ của Họ Dương Việt Nam. Điều 27. Tài chính Tài chính của Hội đồng Họ Dương gồm các nguồn: 1. Đóng góp của các thành viên Họ Dương; 2. Tài trợ của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước và từ các nguồn thu hợp pháp khác; 3. Kết quả thực hiện các hoạt động gây quỹ hợp pháp của Hội đồng Họ Dương các cấp; 4. Công đức của các chi họ, các cơ quan, doanh nghiệp và các nhà hảo tâm; Điều 28. Các khoản chi 1. Khen thưởng Khuyến học - Khuyến tài; 2. Mừng thọ người cao tuổi trong Dòng tộc theo quy định; 26
3. Khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động xây dựng Dòng tộc, những người có thành tích đặc biệt được Nhà nước vinh danh trên các lĩnh vực, những người được Đảng, Nhà nước bầu hoặc bổ nhiệm giữ chức vụ quan trọng; 4. Các khoản chi thường xuyên khác; 5. Hội đồng Họ Dương các cấp xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, bảo đảm công khai, minh bạch. Điều 29. Tài sản Tài sản của Hội đồng Họ Dương gồm: 1. Trụ sở, phương tiện, thiết bị làm việc; 2. Nhà thờ Tổ, các Nhà thờ và Đền thờ Họ Dương; 3. Các cơ sở sản xuất, dịch vụ (nếu có); 4. Các tài sản khác. Điều 30. Quản lý tài chính, tài sản 1. Hội đồng Họ Dương các cấp phải bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch, đúng quy định của pháp luật và Hội đồng Họ Dương Việt Nam về công tác tài chính. 2. Những tài sản do các tổ chức, cá nhân hiến tặng hoặc được mua sắm từ nguồn kinh phí của Hội đồng Họ Dương là tài sản thuộc sở hữu của Hội đồng Họ Dương các cấp, được theo dõi, kiểm kê đánh giá, báo cáo theo quy định.
27
ĐIỀU LỆ HỌ DƯƠNG VIỆT NAM
3. Thường trực Hội đồng Họ Dương Việt Nam quy định chi tiết về quản lý tài chính, tài sản.
Chương IX: KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM Điều 31. Khen thưởng 1. Đối tượng khen thưởng: a) Các tập thể, cá nhân có những đóng góp xuất sắc trong hoạt động xây dựng Dòng tộc; b) Những người có thành tích đặc biệt được Nhà nước vinh danh trên các lĩnh vực; những người được Đảng, Nhà nước bầu hoặc bổ nhiệm giữ chức vụ quan trọng;
2. Hình thức khen thưởng: Thường trực Hội đồng Họ Dương Việt Nam quy định cụ thể về các tiêu chuẩn, hình thức khen thuởng và thẩm quyền quyết định khen thưởng. Điều 32. Xử lý vi phạm 1. Các loại vi phạm: a) Vi phạm pháp luật của Nhà nước; Điều lệ, Nghị quyết, Quy chế của Hội đồng Họ Dương; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt, tham ô tài chính, tài sản của tập thể và cá nhân; c) Phát ngôn thiếu văn hóa, tuyên truyền gây chia rẽ, hoài nghi, làm mất đoàn kết nội bộ, có việc làm trái với luân thường, đạo lý, làm ảnh hưởng đến uy tín của Dòng tộc,… 28
2. Xử lý vi phạm: Thường trực Hội đồng Họ Dương Việt Nam quy định chi tiết về xử lý vi phạm.
Chương X: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 33. Sửa đổi, bổ sung Điều lệ Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ chỉ được tiến hành khi có trên hai phần ba số Ủy viên Hội đồng Họ Dương Việt Nam đề nghị. Hội đồng Họ Dương Việt Nam có trách nhiệm tập hợp các ý kiến và trình tại Đại hội đại biểu Họ Dương Việt Nam xem xét quyết định. Điều 34. Hiệu lực thi hành Điều lệ này gồm: 10 chương, 34 điều; có hiệu lực kể từ ngày được Đại hội đại biểu Họ Dương Việt Nam lần thứ VII biểu quyết nhất trí thông qua./.
29
VĂN PHÒNG HỌ DƯƠNG VIỆT NAM Địa chỉ: Tòa nhà Câu lạc bộ Sân Golf Long Biên, Khu Trung đoàn 918, P. Phúc Đồng, Q. Long Biên, TP.Hà Nội Điện thoại: 0243.526.5678 Fax: 0243.699.3366 Email: thongtinsukienhdvn@gmail.com