Huế - Travel Magazine 05|19

Page 1

Đi tìm chiếc nón bài thơ

Hành trình di sản Huế Nam Phương Hoàng Hậu

Miếng nhỏ nhớ lâu

HUẾ Tr a v e l M a f g a z i n e 0 5 / 1 9

00140042019


The Hue of Huế


The Hue of Huế


The Hue of Huế. Trầm mặc, thoáng buồn là những gì người ta nhớ đến Huế. Huế giống như một thành phố bỏ ngoài sự phát triển của phố thị, Huế sống chậm, sống nhẹ, để khi bất cứ ai đến đây cũng tìm lại trong mình một chút tĩnh tâm. Không ồn ào hào nhoáng, Huế dịu dàng đón mình trong một buổi chiều vàng ươm, ánh nắng vàng ướm mình bên dòng Hương Giang, vài ba cánh chim chao cánh lượn rất nhẹ, chắc chúng cũng tự ý thức, dưới sải cánh của mình là những tháng năm lịch sử, những dấu ấn vàng son sót lại nơi thành quách, những xa hoa lẫn cả những bi ai trải dài trên đất này. Đến với Huế lần này là lần thứ hai, nhưng cũng chính lần này mới cho mình những trải nghiệm sâu sắc về Huế, con người và cuộc sống nơi đây. Lần này mình không còn đi nhanh, đi gấp vì Huế là điểm đến chứ không phải nơi dừng chân. Mình được tận mắt ngắm nhìn một lần kỹ càng những thành quách, những hoang hải hoàng cung. Mình được ngắm nhìn và học hỏi các nghệ nhân từng chút từng chút trong việc hoàn thành chiếc nón bài thơ, mình được tận hưởng các hương vị mà chỉ có Huế mới có thể mang lại, những ngày ở Huế, mình không còn thấy xô bồ như Hà Nội hay Sài Gòn, duy chỉ có tình cảm giữa người với người là những điều tồn tại ở nơi đây. Mình đã rất muốn có thể viết về Huế sớm hơn, để Huế trở thành một chốn an yên đi về khi đời chúng ta quá xáo động,nhưng phải đến hôm nay sau gần một tháng trở về từ Huế, mình mới dám chia sẻ vì mình sợ sự nóng vội và háo hức sẽ phá hỏng trải nghiệm của bạn khi đến Huế, trải nghiệm những sắc màu của Huế - The Hue of Huế

The Hue of Huế


The Hue of Huế

Dưới trời Huế biếc xanh trong Cố đô vàng nhẹ ánh hồng nắng thu. Núi Bạch Mã tọa trầm ru Tiếng chuông Thiên Mụ tĩnh tu lòng người.


The Hue of Huế


Đi tìm chiếc nón bài thơ

The Hue of Huế


Việc đầu tiên khi đến Huế, mình muốn đi đến làng nghề nón lá Tây Hồ, nơi đây là một trong những làng nghề làm nón ở Huế. Đường đến làng Tây Hồ, là một quãng đường khó, không phải do khó đi mà còn do đây là địa danh không có trên Google Map, bạn sẽ phải đi với bản đồ là trái tim yêu tìm tòi khám phá. Để đến được đây, bạn nên Google Maps đến cầu ngói Thanh toàn, một điểm thăm quan còn lưu lại những giá trị văn hóa và nghệ thuật. Cầu ngói Thanh Toàn được xây dựng theo lối thượng gia hạ kiều có nghĩa là trên nhà dưới cầu. Mái được lợp bằng ngói ống lưu ly. Cầu có chiều dài 18 mét, rộng 5m, chiều dài cầu được chia làm 7 gian, hai bên có hai bục trải dài theo thân cầu và có lang can tựa lưng. Toàn bộ chất liệu tạo nên cây cầu này đều làm bằng gỗ, mặt cầu được cấu tạo như một sàn gỗ chắc chắn. Cầu ngói Thanh Toàn bắc qua một con sông nhỏ nằm cuối đoạn của sông Như Ý chảy xuyên suốt, uốn lượn mềm mại từ đầu làng đến cuối làng. Qua nhiều thế kỷ, cây cầu có xuống cấp do thời gian cũng như do ảnh hưởng của chiến tranh, đã được tu bổ nhiều lần. Tuy nhiên, giá trị nghệ thuật của cầu vẫn được giữ nguyên và bảo tồn cho đến bây giờ. Ai về cầu ngói Thanh Toàn Cho em về với 1 đoàn cho vui Đến được đây, bạn hãy hỏi người dân đường xuống thôn Trung Chánh, Làng Tây Hồ, trên đường đi bạn sẽ không ít lần ồ à vì sự tài hoa của người thợ xứ này, họ sử dụng nghệ thuật và tài năng trên những nhà Tổ Dòng Tộc. Những hoa văn đắp chìm nổi, mây song uốn lượn cùng với sự kết hợp màu sắc nhã nhặn sẽ khiến bạn không thể quên được. Những hoa văn sóng, mây cùng họa tiết lân rồng tạo sự dịu dàng nhưng cũng không kém phần ấn tượng. Khi đã đến được đây, hãy hỏi vào nhà O Yến – nghệ nhân duy nhất còn làm nón lá tại làng nghề Tây Hồ. Hãy đến và trải nghiệm những giá trị còn lại từ O Yến.

The Hue of Huế


The Hue of Huế


“Người ta bỏ nghề đi làm công nhân rồi con ơi...” Đấy là những câu đầu tiên tôi nghe từ O khi tôi hỏi sao làng mình không còn làm nón nữa hả O? Quả thực khác với tưởng tượng, làng Tây Hồ làm nón khi xưa nay chỉ còn một vài người, O Yến là người sống với nghề làm nón đã cả nửa thế kỷ nay. O bảo, bữa nay con gái trong làng họ đi làm công nhân ở khu công nghiệp, đâu còn ai ngồi làm nón nữa. Tôi thoáng một chút buồn bởi tôi sợ rằng khi O không còn nữa, thì ai sẽ thay O kế tục nghiệp, chiếc nón lá bài thơ chẳng nhẽ cứ vậy mà thất truyền? O bảo làm nón cực lắm, phải tự đi mua lá cọ về phơi, nón muốn bền muốn mát phải bện ba lần lá cọ trên nón, từng được cước phải đi chính xác để đẹp và bền. Bàn tay O, đầu ngón tay trở nên chai sạn vì những vết kim để khâu nón.

The Hue of Huế


The Hue of Huế


Vua Minh Mạng Hiếu Lăng

The Hue of Huế


The Hue of Huế


Chia tay O Yến, mình đến với lăng Minh Mạng – Hiếu Lăng. Lăng Minh Mạng là lăng vua ở xa trung tâm thành phố Huế nhất, để đến được đây, bạn nên thuê xe máy hoặc đi taxi, quãng đường hơn 15km rất nắng và nóng, hãy mang theo bên mình nước giải khát để không bị mất nước trong quá trình di chuyển. Lăng Minh Mạng còn gọi là Hiếu Lăng (孝陵, do vua Thiệu Trị cho xây dựng), nằm trên núi Cẩm Khê, gần ngã ba Bằng Lãng là nơi hội lưu của hai dòng Hữu Trạch và Tả Trạch hợp thành sông Hương, cách cố đô Huế 12 km. Lăng Minh Mạng được xây dựng từ năm 1840 đến năm 1843 thì hoàn thành, huy động tới mười nghìn thợ và lính. Sở dĩ do Vua Thiệu Trị (con) xây dựng vì tháng 1.1841, Vua băng hà. Tháng 2/1841 Vua con Thiệu Trị mới tiếp tục việc xây lăng. Vua Minh Mạng nói riêng và các vua nhà Nguyễn nói chung đều là những người rất yêu thơ ca, chính vì vậy trong lăng mộ của mình, chính ngài đã chọn các câu thơ nhằm khắc lên trên các cột, bên cạnh đó, trong bố cục kiến trúc của Lăng, có một nơi được gọi là Lầu Minh Lâu – tương truyền là nơi linh hồn nhà vua về thưởng trăng, làm thơ vào những đêm trăng sáng. Lăng Minh Mạng có bố cục kiến trúc cân bằng đối xứng, xung quanh một trục kiến trúc là đường thần đạo, xuyên qua một loạt các hạng mục công trình gồm: cửa chính, sân chầu, nhà bia, sân tế, Hiển Đức môn, điện Sùng Ân (thờ vua Minh Mạng và Hoàng hậu), hồ Trừng Minh, Minh Lâu, hồ Tân Nguyệt (trăng non), cổng tam quan Quang Minh Chính Trực, Trung Đạo kiều và cuối cùng là Bửu thành (mộ vua Minh Mạng). Lăng có diện tích 18 ha (nhưng diện tích cấm địa quanh lăng là 475 ha), xung quanh lăng có La thành bao bọc. Cửa chính của lăng tên là Đại Hồng môn, là cửa chỉ để rước linh cữu của vua nhập lăng. Hai bên cửa chính là hai cửa Tả Hồng môn và Hữu Hồng môn. Hồ Trừng Minh gồm hai nửa nối thông với nhau ở phía sau điện Sùng Ân nơi có ba cây cầu đá bắc qua, giống như hai lá "phổi xanh", bao bọc lấy điện Sùng Ân và các kiến trúc vòng ngoài nằm trên trục thần đạo (khu vực tưởng niệm). Ở giữa hai hồ Trừng Minh và Tân Nguyệt, trên đường thần đạo, là Minh Lâu. Hồ Tân Nguyệt hình vầng trăng non ôm lấy một phần khu mộ vua (Bửu thành). Bửu thành là một quả đồi thông hình tròn, bao quanh bởi tường thành, bên trong, sâu bên dưới là mộ vua. Ở chính giữa hồ Tân Nguyệt có một cây cầu mang tên Trung Đạo kiều, nối Minh Lâu với Bửu thành và đường dạo quanh lăng. Phía sau Bửu thành là rừng thông xanh thẳm, đem lại một cảm giác u tịch. Trên mặt cắt kiến trúc dọc theo đường thần đạo, các công trình cao thấp theo một nhịp điệu vần luật nhất quán, âm dương xen kẽ, tạo nên nét đẹp riêng cho công trình kiến trúc lăng tẩm này. Bố cục kiến trúc đăng đối của các hạng mục chính trong lăng đem lại cho lăng một vẻ uy nghiêm cần có của công trình lăng mộ. Tuy vậy, ở ngoài rìa, men theo con đường dạo quanh co vòng quanh hai hồ nước và viền xung quanh lăng, xen lẫn với cây cối có các công trình kiến trúc nhỏ dùng để nghỉ chân ngắm cảnh như: đình Điếu Ngư, gác Nghênh Phong, hiên Tuần Lộc, sở Quan Lan, Tạ Hư Hoài... làm cho toàn bộ quần thể lăng uy nghiêm nhưng vẫn hài hòa với thiên nhiên và duyên dáng tráng lệ. (Wikipedia)

The Hue of Huế


The Hue of Huế


Không chỉ ấn tượng bởi kiến trúc, Lăng Minh Mạng là sự tổng hòa cả về giá trị tinh thần, như mình đã nói, Minh Mạng là một vị vua tài hoa, ông là người say mê thơ ca, trong lăng, từng câu thơ được khắc đều là do ngài chọn và để sau này vua Thiệu Trị hoàn thành. Không gian cổ kính thoáng đãng là những gì mình muốn nói về Lăng Minh Mạng sau này khi đến Lăng Khải Định bạn sẽ thấy sự khác biệt giá trị qua các thế hệ. À quên, khi đến Lăng Minh Mạng, bạn hãy mua gói vé vào cổng các di tích, mình chọn gói 2 Lăng – Lăng Minh Mạng và Lăng Khải Định cùng Hoàng Thành, giá cho mỗi người lớn là 280,000 VNĐ.

The Hue of Huế


Vua Khải Định Ứng Lăng

The Hue of Huế


The Hue of Huế


Lăng Khải Định - sự giao thoa Đông Tây. Lần đầu khi mình đến với Lăng Khải Định, mình thấy khá lạ và thú vị, vì trước giờ, theo như quan niệm phong thủy lâu đời, nhà vua sẽ chọn nơi đặt lăng của mình là một dải đất bằng phẳng có hồ ao, theo ngũ hành nhưng lăng Khải Định được dựa vào ngọn núi Châu E - nhìn từ xa Lăng Khải Định giống như một tòa pháo đài trung cổ, dựa mình vào núi, ở phía dưới là dòng sông Thương chảy xiết. Cũng chính vì vậy mà mình thấy được sự giao lưu về kiến trúc của Lăng Khải Định - Ứng Lăng. Để xây dựng sinh phần cho mình, Khải Định đã tham khảo nhiều tấu trình của các thầy địa lý cuối cùng đã chọn triền núi Châu Chữ làm vị trí để xây cất lăng mộ. Ở vị trí này, lăng Khải Định lấy một quả đồi thấp ở phía trước làm tiền án; lấy núi Chóp Vung và Kim Sơn chầu trước mặt làm "Tả thanh long" và "Hữu bạch hổ"; có khe Châu Ê chảy từ trái qua phải làm "thủy tụ", gọi là "minh đường". Nhà vua đổi tên núi Châu Chữ - vừa là hậu chẩm, vừa là "mặt bằng" của lăng - thành Ứng Sơn và gọi tên lăng theo tên núi là Ứng Lăng. Khải Định cho người sang Pháp mua sắt, thép, xi măng, ngói Ardoise...,cho thuyền sang Trung Hoa, Nhật Bản mua đồ sứ, thủy tinh màu... để kiến thiết công trình. So với lăng của các vua tiền nhiệm, lăng Khải Định có một diện tích rất khiêm tốn: 117m x 48,5m nhưng cực kỳ công phu và tốn nhiều thời gian. Người đời sau thường đặt lăng Khải Định ra ngoài dòng kiến trúc truyền thống thời Nguyễn bởi cái mới, cái lạ, cái độc đáo, cái ngông nghênh, lạc lõng... tạo ra từ phong cách kiến trúc. Toàn cảnh lăng Khải Định có một cái gì đó vừa quen, vừa lạ. Tổng thể của lăng là một khối hình chữ nhật vươn lên cao với 127 bậc cấp như muốn thể hiện khát vọng tự chủ của ông vua bù nhìn này. Sự xâm nhập của nhiều trường phái kiến trúc: Ấn Độ giáo, Phật giáo, Roman, Gothique... đã để lại dấu ấn trên những công trình cụ thể: những trụ cổng hình tháp ảnh hưởng từ kiến trúc Ấn Độ; trụ biểu dạng stoupa của nhà Phật; hàng rào như những cây thánh giá khẳng khiu; nhà bia với những hàng cột bát giác và vòm cửa theo lối Roman biến thể... Điều này là kết quả của hai yếu tố: sự giao thoa văn hóa Đông - Tây trong buổi giao thời của lịch sử và cá tính của Khải Định. Sự xâm lược của chủ nghĩa tư bản phương Tây đã đột phá cánh cửa phong kiến để làn gió của văn hóa Tây Âu tràn vào Việt Nam. Mặt khác Khải Định là một ông vua hiếu kỳ, chuộng cái mới nhưng có sự sàng lọc, một ông vua “mặc complet bên trong khoác long bào, bên ngoài, ngực lấp lánh Bắc Đẩu Bội Tinh, thắt lưng gắn bóng đèn điện chớp đỏ” (lời L. Cadière) nên chẳng có gì phải “kiêng nể” trong việc “thâu tóm điều hay, cái lạ” của thế giới vào ngôi nhà vĩnh cửu của mình y.

The Hue of Huế


Khi bước vào trong Cung Thiên Định, ba gian giữa của điện đều được ốp tường với sành, sứ, thủy tinh màu mà nhà mua cho mua ở các nước lân bang, thực sự mình có cảm giác vua Khải Định tiếp thu được rất nhiều tinh hoa trong kiến trúc của Pháp khi xây dựng lăng cho riêng mình, có một vài ý kiến cho rằng, Lăng Khải Định là sự phản chiếu về hình ảnh của Cung điện Versailles ở Pháp, bởi như mình thấy đây là công trình có sử dụng bích họa trên trần - Bức Cửu Long Ẩn Mây - thường thấy trong kiến trúc của thời phục Hưng, dễ khiến người ta liên tưởng đến hình ảnh của các nhà thờ Công Giáo. Cung Thiền Định được chia thành 5 gian, hai gian tả hữu hai bên là dành cho lính hộ lăng, phía trước là điện Khải Thành, nơi có án thờ và chân dung vua Khải Định; chính giữa là bửu tán, pho tượng nhà vua và mộ phần phía dưới; trong cùng là khám thờ bài vị của ông vua quá cố. Toàn bộ nội thất của 3 gian giữa trong cung Thiên Định đều được trang trí những phù điêu ghép bằng sành sứ và thủy tinh. Đó là những bộ tranh tứ quý, bát bửu, ngũ phúc, bộ khay trà, vương miện... kể cả những vật dụng rất hiện đại như đồng hồ báo thức, vợt tennis, đèn dầu hỏa... cũng được trang trí nơi đây. Những vật liệu cứng, biệt lập, qua bàn tay vàng khéo léo của các nghệ nhân đã trở thành những tác phẩm nghệ thuật mềm mại, sống động và vô cùng rực rỡ. Đặc biệt chiếc bửu tán bên trên pho tượng đồng trong chính tẩm với những đường lượn mềm mại, thanh thoát khiến người xem có cảm giác nó được làm bằng nhung lụa, có thể xao động trước gió mà quên đi rằng đó đích thực là một khối bê tông cốt thép nặng gần 1 tấn. Bên dưới bửu tán là pho tượng đồng của Khải Định được đúc tại Pháp năm 1920. Tượng do 2 người Pháp là P.Ducing và F. Barbedienne thực hiện theo yêu cầu của vua Khải Định. Thi hài nhà vua được đưa vào dưới pho tượng bằng một địa đạo dài gần 30m, bắt đầu từ phía sau Bi Đình. Phía sau ngôi mộ, vầng mặt trời đang lặn như biểu thị cái chết của vua. Đây là lăng duy nhất mà chúng mình được tiệm cận gần nhất với mộ phần nhà vua, điều này, nhiều người cho rằng cũng là để thể hiện cái tính cách ngông của Khải Định.

The Hue of Huế


The Hue of Huế


The Hue of Huế


The Hue of Huế


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.