01 ảnh số cơ bản

Page 1

DIGITAL PHOTOGRAPHY FOR BEGINNING ẢNH SỐ CHO NGƯỜI MỚI BÁT ĐẦU

MỤC LỤC TRONG CÁC BUỔI HỌC CHÚNG TA CẦN LÀM RÕ NHỮNG VẪN ĐỀ SAU     

CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT CẦN NẮM NHỮNG LOẠI MÁY ẢNH HIỆN TẠI CÁC DÒNG ỐNG KÍNH MÁY ẢNH CÁC THỂ LOẠI ẢNH MỤC THAM KHẢO THÊM


I.CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT CẦN NẮM 1.1 KHẨU ĐỘ (ĐỘ MỞ ỐNG KÍNH)

Một trong nhưng chỉ số kỹ thuật quan trọng quyết ddinhgj tính chất của ảnh là khẩu. Với sự giúp đỡ của khẩu độ mà chúng ta không chỉ khống chế được lượng ánh sảng đổ lên cảm biến mà hơn thế nó còn còn điều chỉnh được độ sâu của trường ảnh ( DOF).

Độ mở ống kính

Vậy chúng ta nên làm chủ khẩu độ như thế nào để khi kết hợp với các thông số kỹ thuật khác như tốc độ của chập, và chỉ số ISO để kết quả cuối cùng đem lại là một sản phẩm ảnh chất lượng nhất sau khi bấm máy. Trong mục này tôi muốn cùng các bạn làm rõ vấn đề này. và sau đó các bạn có thể làm chủ được thông số kỹ thuật này trong kỹ thuật chụp ảnh.

SỰ LIÊN QUAN GIỮA TRƯỜNG ẢNH ( DOF) VÀ KHẨU ĐỘ (f). Chắc chắn ai trong các bạn cũng nghe những câu rất qoen tai “ Xóa Phông mù mịt” hay “ Chụp teen xóa phông” các bạn hiểu được để khẩu lớn ( chỉ số f nhỏ) thì trường ảnh sẽ mỏng ( trường nét ảnh mỏng). Nhưng đó chỉ trrong trường hợp chụp ảnh chân dung, còn các thể loại khác thì sao? Làm sao để chọn khẩu độ hợp lý nhất trong các điều kiện và thể loại cụ thể? Nên chọn chỉ số f như thế nào để đưa ra được ảnh có chất lượng tốt nhất. Chúng ta sẽ phân tích và làm rõ vấn đề này sau đây.


Trước tiên các bạn nên hiểu rõ chất lượng củcuarooix loại ống kính khác nhau là khác nhau. Và đối với mỗi ống kính cụ thể sẽ cho chất lượng nét nhất ở những khẩu độ nhất định. Vì chúng ta không bao giờ được xét trong các điều kiện tuyệt đối của môi trường xung quanh.

Độ nét phụ thuộc vào khẩu độ

Độ mở ống kính càng lớn ( chỉ số f càng nhỏ) cho ta trường ảnh càng mỏng.

Sự liên quan giữa dof và f


Vậy cụ thể chúng ta ta xác định cụ thể chúng ta chụp gì và khoảng nét bao nhiêu thì đủ để chúng ta điề chỉnh khẩu độ hợp lý. Nhất là chú ý đến khaongr khẩu độ cho ảnh nét nhất. và điểm các bản muốn điễn tả nhất trong ảnh chân dung và ảnh sản phẩm.

Sự liên quan giữa khẩu, tốc và iso đến chất lượng ảnh

Khẩu độ và lượng ảnh sang đổ vào cảm biến có liên quan mật thiết với nhau, vậy ngoài điều chỉnh trưởng dof khẩu độ còn điều chỉnh lượng ánh sang đổ vào cảm biến. cụ thể khẩu càng lớn( chỉ số f càng nhỏ) thì lượng ánh sang đổ vào cảm biến càng lớn và ngược lại.

TRƯỜNG NÉT TỐI ƯU ( Sự liên quan của khẩu độ, tiêu cự và khoảng cách lấy nét) Được vận dụng nhiều trong chụp ảnh phong cảnh, trường nét tối ưu là trường ảnh khi khẩu đổ lớn nhất cho trường ảnh từ khoảng cách cụ thể đến motiv cho đến vô cùng. Để vận dụng tốt chúng ta có các công thức cụ thể để tính trường net tối ưu cho mỗi tiêu cự góc rộng. Khi bạn chụp phong cảnh muốn lấy được cả tiền cảnh thì bạn cần chọn độ mở ống kính tối thiểu bao nhiêu, để trường ảnh bao quát được không gian 1\3 trước điểm lấy neys và 2\3 sau điểm lấy nét. Chúng ta sẽ làm rỗ vấn đề này ở bài ảnh phong cảnh.


1.2 TỐC ĐỘ CỬA CHẬP Thông số kỹ thuật quan trọng tiếp theo tôi muốn các bạn nắm vững là tốc độ của chập. Vậy tốc độ của chập là gì và ý nghĩa của nó đối với chất lượng hình ảnh sau khi bấm máy??? Tốc độ cửa chập. tốc độ chụp… đó chính là khoảng thời gian xác định mà ánh sang đổ lên cảm biến. Hình thức thể hiện thông số kỹ thuật này như sau


Vậy nhiệm vụ của chúng ta là xác định tốc độ của chập bao nhiêu để hình ảnh của chúng ta sau khi bấm máy có chất lượng tốt nhất. hay cách thể hiện ý đồ diễn tả tốt nhất của người cầm máy. Để xác định rõ điều này chúng ta cần nắm rõ được ý nghĩa của tốc độ của chập đối với hình ảnh như thế nào. Sau đây chúng ta sẽ đào sâu vào từng vấn đề cụ thể nhất, trong các trường hợp cujk thể nhất. CÁC VẤN ĐỀ XUNG QUANH TỐC CHẬM. Chắc chắn trong chúng ta đều biết rằng trong điều kiện ánh sang không thuận lợi, và chúng ta không có các dụng cụ hỗ trợ ví dụ như chân máy hoặc đèn flash thì để chụp một bức ảnh đủ sang cúng ta cần set tốc đủ chậm. nhưng vấn đề ảnh của bạn sẽ bị nòe ( rung) vì tay cầm không yên đủ lâu trong thời gian ánh sang đổ vào cảm biến. Khi chụp ở chế độ tự động máy ảnh sẽ cố bù lại các vấn đề đó bằng cách tang chỉ số nhạy sang của cảm biến. hoặc sẽ tự động mở khẩu nếu dung các ống kính AF.


Ảnh nhòe do tốc không đủ nhanh Vậy để giải quyết vấn đề ảnh nhòe chúng ta có những cách gì? 1. Chúng ta để ý đến tiêu cự ống kính mình suer dụng để điều chính tốc độ của chập đến tốc độ an toàn. Ví dụ bạn dung ống có tiêu cự 50mm thì tốc độ tối thiếu an toàn là 1\(2x50) s

Tốc Độ an toàn cho cho các tiêu cự khac nhau trong các điều kiện khác nhau 2. Chúng ta cố định máy bằng chân máy và sử dụng dây bấm mền trong các trường hợp chụp phong cảnh hoặc chụp phơi sang


Chân máy và dây bấm mền

Phơi sang trên 60s

3. Xác định rõ mục đích chụp Khi chụp các bạn nên có kế hoạch từ trước, Các bạn chụp cái gì, và các bạn điều chỉnh các thông số kỹ thuật trên máy ảnh như thế nào trước khi bấm máy. Nếu các bạn chắc chắn được sản phảm sau khi của các bạn chụp ra như thế nào sau khi xuất file thì điều đó thực sự lợi thế. Vì vản thân ảnh nhòe chưa hẳn là ảnh vứt đi.


ảnh nhòe (ảnh John) VẤN ĐỀ XUNG QUANH VIỆC CHỤP TỐC CAO Ngược lại với vấn đề chúng ta thảo luận ở trên, việc thời chụp với vận tốc của chập nhanh trong điều kiện đủ sang không quá khó khăn.Với công nghệ số và cơ học hiện tại có thể hỗ trợ các dòng máy ảnh cơ bản đến 1\8000 s. Cũng nhờ đó việc nắm bắt các khoảnh khắc trở nên đơn giản hơn nhiều. cũng như việc thể hiện được các ý tưởng chụp ở vận tốc của chập lớn. Các bạn có thể đóng bang những khoảnh khắc không thể nhận biết được bằng mắt thường bằng cách chụp ở tốc độ của chập cao


Giọt nước được chụp ở tốc độ nhanh ( Ảnh Internet)

1.3 CHỈ SỐ NHẠY SÁNG ISO

Chắc chắn trong chúng ta, người nào đã đụng đến máy ảnh hoặc sở hữu một máy ảnh đều rất qoen với chỉ số ISO Nhưng để hiểu rõ tính chất của ISO và ISO là gì thì không hề đơn giản. Và để sử dụng tốt chỉ số kỹ thuật này chúng ta cần hiểu rõ nó là gì và tính chất của nó như thế nào.


Bên cạnh các thông sơ kỹ thguaatj quan trọng như Khảu , tốc mà chúng ta đã tìm hiểu ở các phần trên thì ISO cũng là một thông số kỹ thuật quan trọng nữa trong nhiếp ảnh. Nó có ý nghĩa quan trọng quyết định đến chất lượng hình ảnh sau khi bấm máy. Vậy ISO là gì? Nó chính là độ nhạy sang của cảm biến ( tương đương với ISO film trong analoge photography)

“HỆ THẦN KINH THỊ GIÁC CỦA MÁY ẢNH” Để minh họa điều này chúng ta hãy so sánh chiếc máy ảnh với mắt người.

So sánh máy ảnh và mắt người Khgi chúng ta đi từ môi trường sáng vào môi trường tối hơn, cmawts chúng ta cần một khoảng thời gian để thích nghi với môi trường ánh sáng yếu hơn đó. Và nếu chúng ta đang ở môi trường bóng tối và bật đèn lên, trong thời gian rất ngắn chúng ta cảm thấy quá sáng và phải chớp mắt. và cần một khoảng thời gian để mắt làm qoen lại với môi trường ánh sáng mới. Nguyên nhân của hiện tượng này là hệ thần kinh thị giác cần điều chỉnh độ nhạy sáng theo cường độ ánh ánh môi trường, để chúng ta có thể tiếp nhận nhiều thông tin nhất cho não bộ xử lý. Đối với máy ảnh cũng tương tự như vậy.Chúng ta có thể điều chỉnh độ nhạy sáng của cảm biển thông qua chỉ số nhạy sáng ISO. Trong môi trường và điều kiện đủ sáng , chúng ta thường sử dụng các mức iso cơ bản ( Standard) 100, 200 hoặc 400. Nhưng nếu trong mối trường không thuận lợi bị thiếu sáng, để đảm bảo tốc độ của chập máy ảnh an toàn chung ta cần tang chỉ số ISO lên. Túy nhiên nó không chỉ đơn giản như vậy. Chúng ta được gì và mất gì khi sử dụng chỉ số ISO cao???


Đẩy ISO cao có thể bù lại sáng ( Chúng ta có thể hiểu như vây) để tang tốc độ của chập đủ an toàn trong điều kiện muốn chụp ảnh không bị nhòe. Nhưng ngược lại chỉ số ISO càng cao ảnh chụp ra sẽ càng bị nhiều nhiễu. ( noise).

CHỈ SỐ ISO VÀ ĐỘ NHIỄU ẢNH ( NOISE)

Noise vs ISO Đến đây chúng ta hiểu đượng. ISO vàng cao thì độ nhiễu ảnh càng lớn. Vậy chỉ số ISO nào nên sử dụng khi chụp ảnh?? Nó phụ thuộc vào yêu cầu và mối trường ngoại cảnh khi bạn chụp ảnh. Bạn cần khoảnh khắc hã ưu tiên tốc độ của chập và tang ISO. Bạn muốn ảnh ít nhiễu, hãy ưu tiên ISO thấp và dung các công cụ hỗ trợ như chân máy hoặc đền flash để hỗ trợ trong lúc chụp.


ISO ảnh hưởng đến độ bão hòa của ảnh. ISO và định dạng files RAW. Các máy dòng máy ảnh mới hỗ trợ định dạng file “THÔ” RAW files. Hay có thể coi đó như một định dạng “ÂM BẢN SỐ ) digital negative. Tức nó chứa nhiều thông tin dữ liệu nhất và cần được xử lý hậu kỳ. Thông thường chụp ở định dạng raw files khi chuyển qua các định dạng ảnh kỹ thuật số như .JPG, hay .JPEG, thì máy ảnh hoạc các phầm mền hỗ trợ chỉnh sửa ảnh sẽ dung các thuật toán để loại bổ nhiễu ( nose) và them vào độ tương phản cũng như độ bão hòa màu cho ảnh. Tuy nhiên là file thô nên chụp ở định dạng RAW sẽ tốn tài nguyên bộ nhớ hợn


Khẩu, Tốc và ISO ảnh hưởng trực tiếp đến tính chất và chất lượng ảnh. 1.4 LẤY SÁNG ĐÚNG

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO SÁNG GIÚP BẠN LÀM CHỦ ĐƯỢC TRONG CÁC TÌNH HUỐNG CHỤP Các dòng máy ảnh hiện đại đều có hỗ trợ đo sáng.Và hấu hết các dòng máy ảnh tự động đều sử dụng nhiều phương pháp đo sáng khác nhau dựa trên những thuật toán khác nhau. Và tất nhiên không phải tất cả các phuuwong pháp đo sáng đều có theerrs sử dụng tốt cho một trường hợp cụ thể.


Vậy câu hỏi đặt ra là trong trường hợp cụ thể nào chúng ta sử dụng phương pháp đo sáng nào. Đó là điều ở phần này chúng ta cùng phân tích và làm rõ các phương pháp đo sáng. Và từ đó chúng ta có thể vận dụng tốt các phương pháp đo sáng cụ thể cho các trường hợp cụ thể. Các phuuwong pháp đo sáng chúng ta có thể tìm thấy được trong các chương trình chụp trên máy ảnh. P, TV (S), AV (A) và M. Bạn có thể lựa chọn cho mình một phương thức chụp cụ thể và vận dụng phương pháp nào cho mỗi phương thức chụp trên. 4 Phương pháp đo sáng cụ thể 1. 2. 3. 4.

Đo sáng đa trường ( Canon) hay đo sáng ma trận( Nikon) Đo sáng vùng ( đo sáng chọn lọc) Đo sáng điểm Đo sáng tích hợp

Trong các phương thức chụp ảnh ví dụ như ảnh phong cảnh( Landscape) hay ảnh chân dung(Portrait) thì các phương thức này đã tích hợp sẵn các phương pháp đo sáng cụ thể, và được mạc định sắn từ trước. Còn đối với các phương thức chụp ảnh khác chúng ta có thể sử dụng và điều chính, sử dụng các phương pháp đo sáng khác nhau bằng các nút điều khiển, điều chỉnh trong menu hoặc bằng giao diện trên màn hình cẩm biến LCD.

Đối với các dòng máy khác nhau, có sự bố trí các nutd điều khiển khác nhau, nên các bvanj dung dòng máy nào chủ động tiềm hiểu trong sổ tay máy ảnh do hang đưa ra. Ở phần này tôi chỉ muốn cùng các bạn làm rõ các phương pháp đo sáng khác nhau như thế nào, và vận dụng nó trong các điều kiện cụ thể nào. PHƯƠNG PHÁP ĐO SÁNG NÀO ĐÚNG??? Trước khi chúng ta đi vào phân tích cụ thể, các bạn có thể trải nghiệm qua. Thử sử dụng các phương pháp đo sáng khác nhau trong một điều kiện chụp cụ thể. Và tự đưa ra nhận định và đánh giá chủ quan của cá nhân sau cho kết quả ảnh chụp được. Chắc chắn đa số trong chúng ta khi học hỏi kinh nghiệm từ những người chụp ảnh đi trước, câu trả lời cho các bạn “HÃY CHỤP Ở CHẾ ĐỘ M VÀ LÀM CHỦ NÓ” Thực ra điều này không có ý nghĩa nhiều nếu không nói là vô nghĩa với những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Chụp ảnh không chỉ đủ sáng, mà vấn đề của chúng ta là chỗ nào nên đúng sáng.

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO SÁNG KHÁC NHAU. Nên nhớ các dòng máy ảnh hiện đại đều cung cấp các phương pháp đo sáng khác nhau.Nhưng các bạn nên nhớ các phương pháp đo sáng chỉ là công cụ hỗ trợ được tối ưu hóa trong các tình huống sáng khác nhau. Với những người có kinh nghiệm thì có thể sử dụng các phương pháp đo sáng khác nhau nhưng có thể cùng đưa ra một kết quả giống nhau sau khi bấm máy.


Phương pháp đo sáng đa điểm ( Phương pháp đo sáng ma trận đối với Nikon) Phương pháp này là phương pháp đo sáng phức tạp nhất. đồng thời cũng llaf phương pháp đo sáng phức tạp nhất. Phương pháp này nhận ra các tình huống sáng khác nhau và phân tích tổng quan các tình huống. Trong các dòng máy ảnh nhỏ hơn tỷ lệ chia phần cảm biến ra 30- 70 trường ( Khoong gian khác nhau trên cảm biến) và đo từng trường một riêng biệt. Trong các dòng máy ảnh hiện đại hơn các cảm biến phơi sáng (AE) có thể lên đên 150 000 điểm ảnh ( pixel). Đối với những loại máy ảnh này có thể đo sáng ở các tình huống ánh sáng rất phức tạp và hơn thế có thể nhận biết và đanh giá màu sắc khác nhau.


Ví dụ trong trường hợp này có đến 63vùng đo sáng khác nhau, và chú ý mỗi điểu AF đều nằm trong các vùng AE.


Con tàu là chủ thể và ngốn gần hết không gian phân bố AE ( trường phân bố của cảm biến đo sáng) và kết quả ảnh chó ra tập trung làm nổi bật đủ sáng cho cánh buồm. phần hậu cảnh ( Bầu trời chỉ đóng vai trò tương đối, và chúng ta nhận thấy bầu trời hơi tối. Đối với phương pháp đo sáng đa điểm. Giá trị đo sáng của từng điểm được phân tích không chỉ dụa trên cường độ sáng mà còn cả về màu sắc. Sau đó bằng thuật toán tích hợp sẵn. bộ bi xử lý sẽ cho ra giá trị của mức sáng cần có cho ảnh. Sự hợp tác giữa đo sáng AE và lấy nét tự động AF là thế mạnh của đo sáng đa điểm, hay đo sáng ma trận.

PHƠI SÁNG VÀ LẤY NÉT TỰ ĐỘNG Khi chế độ lấy nét tự động được kích hoạt, chế độ đo sáng cũng được kích hoạt theo. Đó là thế mạnh của phương pháp đo sáng đa điểm. Sau khi hệ thống lấy nét tự động xác đinh vùng ảnh nét. Các vùng đo sáng của AE sẽ hoạt động và hệ thống sẽ xử lý lại một lần nữa trường AF. Và cho đến khi bộ vi xử lý nhận được các giá trị về trường nét và độ sáng đủ nhất. khi đó bạn mới có thể bám chụp. Suej logic trong máy ảnhluôn xác lập trường nét ( mặt phẳng lấy nét) trước, sau đó AE có nhiệm vụ phân tích tiếp ánh sáng và bổ sung cho AF Trường lấy nét sẽ được máy ảnh xác định sau khi hệ thống AE đo sáng. Và trường nét sẽ được máy ảnh tự động thay đổi trường nét nếu ánh sáng chênh lệch 1,5 stuff.


Trong trường hợp chủ thể không ở trung tâm, và trường đo sáng nằm chủ yếu ngoải chủ thể. Ta có thể thấy được không như trường hợp chụp chieeucs thuyền. ảnh sáng ở Hậu cảnh vẫn sáng.

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐO SÁNG ĐA ĐIỂM NHƯ THẾ NÀO. Đối với việc chụp các đối tượng động, sử dụng lấy nét liên tục thì phương pháp đo sáng đa điểm rất hữu ích. Các dối tượng chuyển động thường thay đổi liên tục tính chất ánh sáng trên vật thể. Và khi dung đo sáng đa diểm có thể giữ được tính chất trong không gian lớn cho đến khi được kích hoạt tiếp tục. Trong một số trường hợp, phương pháp đo sáng đa điểm còn giúp lấy nét tự động được dễ dàng hơn.Vì theo các chủ thể AF và AE có thể phân biệt mức sáng và màu sắc nhanh hơn. Giúp việc chụp được nhanh và chính xác hơn.

ĐO SÁNG THEO VÙNG

Chế độ đo sáng này nó chỉ tập trung khoảng 10% diện thích của viewfinder không như phương pháp đo sáng đa điểm chiếm tới 80% diện tích viewfinder. Ngoài vùng 10% là hình tròn ngay trung tâm ống ngắm thì những khoảng không gian khác ngoài nó dù sáng quá hay tối quá với phuuwong pháp này không có giá trị gì cả.



Đo sáng chọn lọc hay đo sáng cùng. Thì chủ yếu tập trung ở trung tâm cảm biến AF. Hữu dụng trong các trường hợp chụp thể thao. Vấn đề quan trọng nhất trong khi sử dụng phương pháp này là các bạn cần rõ vùng đo sáng là vùng tương đối nào.

Đối với phương pháp đo đa điểm thì đo sáng theo vùng cụ thể và chi tiết hơn cho các ý đồ ánh sáng. Nhưng điểm bất lợi là nếu không tinh ý và chọn sai vùng đo sáng, kết quả sẽ khó như ý.

Nếu so sách với mắt ngueoeif. Máy ảnh số có thể phân biệt được độ tương phản lên tới 9 đến 11 Stuff nhưng mắt người có thể cao hoen 4 đến 5 lần độ tương phản so với môi trường xung quanh. Nguyên nhân mắt người liên tục điều tiết và hệ thần kinh thị giác hoạt động liên tục. ĐÓ là sự thích nghi liên tục của mắt người với môi trường ngoài.Và phụ thuộc vào hướng nhìn .

Do đó độ tương phản cao trên chủ thể giúp ta lấy net nhanh hoen, và phương pháp đo sáng đa điểm sẽ tối ưu hơn. Trong khi đo sáng vùng không bị ảnh hưởng bởi các vùng nbeen ngoài trường AE mặc dù không gian bên ngoài trường đo sáng quá dư hoạc quasd thiếu sáng. SỬ DỤNG PHUUWONG PHÁP ĐO SÁNG VÙNG TRONG TRƯỜNG HỢP NÀO? Phương pháp đo sáng chọn lọc luôn chiếm lợi thế nếu bạn muốn đo sáng cụ thể một vùng nào đó nếu như phép đo đa điểm không mang lại kết quả khả quan. Ứng dụng tốt trong chụp chân dung.

Sử dụng trong khi chụp các vật thể sáng màu. Chống chỉ định đo sang hoặc dung trong khi chụp các vật thể tối màu.


KHI NÀO PHÁT SINH LỖI TRONG KHI SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐO SÁNG VÙNG? 1. Khi các màu sắc trong khung hình quá giống nhau 2. Khi độ tương phản quá lớn trên chủ thể chụp 3. Ưu tiên đo sáng lên vùng màu vàng hoặc đỏ ( sẽ nói rõ trong tài liệu khác) Hãy hạn chế sử dụng phương thức( chế độ chụp) tự động của máy ảnh. Thực hành nhiều và tập đánh giá ánh sáng trên chủ thể cần đo sáng.

ĐO SÁNG ĐIỂM


ĐO sáng điểm có thể voi là đo sáng vùng ở diện tích nhỏ hơn, Ở phương pháp này diện tích trường AE chỉ chiếm 2-4%. Diện thích kính ngắm. Nó có thể giúp đo sáng trên một diện tích nhỏ hơn, Tuy vậy phuuwong pháp đo sáng này khá bất lợi cho những người mới bắt đầu. Phương pháp đo sáng này thường được những người có kinh nghiệm lâu dung trong các trường hoepj muốn đo sáng chính xác những vùng cụ thể. Làm nổi bật hoặc triển khai ý tưởng tốt hợn. Đo sáng điểm thường được dung trong nhiếp ảnh chuyên nghiệp. nhiếp ảnh báo chí và phóng sự.Điều quan trọng của phương pháp này là xác định rỗ điểm cần đo sáng. Và thường những người có kinh nghiệm lâu năm mới phán đoán và xác định cụ thể những điểm muốn cân sáng. Các bạn có thể thực hành vầ tự nhận định, đánh giá ánh sáng trên chủ thể và thử các phương pháp đo sáng khác nhau.


ẢNh internet


Ảnh Tuấn Hiệp


PHƯƠNG PHÁP ĐO SÁNG TỔNG HỢP

Trong phương pháp này, nó ưu tieenphuwowng pháp đo sáng đa điểm ở trung tâm kính ngắm. Và trung tâm cảm biến là trọng tâm của phép đo sáng này.



1.5 MỘT SỐ PHẦN MỀN HẬU KỲ CƠ BẢN.


II.NHỮNG LOẠI MÁY ẢNH HIỆN TẠI 2.1 MÁY ẢNH CÓ GƯƠNG LẬT 2.2 MÁY ẢNH KHÔNG GƯƠNG LẬT 2.3 MÁY AHR DU LỊCH

III.CÁ C LOẠI ỐNG KÍNH MÁY ẢNH 3.1 CHẤT LƯỢNG CỦA ỐNG KÍNH 3.2 ỐNG KÍNH GÓC RỘNG 3.3 ỐNG KÍNH TIÊU CHUẨN 3.4 ỐNG TELE 3.5 ỐNG MACRO 3.5 ỐNG KÍNH ZOOM HAY ÔNG FIX 3.6 NHỮNG LOẠI ỐNG KÍNH TỰ CHẾ

IV.CÁC THỂ LOẠI ẢNH


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.