Số 102

Page 1

Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdech Akka Moha Sena Padei Techo Hun Sen cùng đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Hoàng gia Campuchia sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 20-21/12. Đây là chuyến thăm chính thức lần thứ hai của Thủ tướng Campuchia Samdech

Akka Moha Sena Padei Techo Hun Sen sau khi được tái bổ nhiệm làm Thủ tướng Vương quốc Campuchia nhiệm kỳ 5 (năm 2013) và được bầu làm Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) từ tháng 6/2015. Trong những năm qua, quan hệ hợp tác Việt Nam-Campuchia cơ bản tiếp tục phát triển. Trao đổi đoàn được duy trì ở cả cấp

cao và các bộ, ngành, địa phương, củng cố thêm sự tin cậy giữa lãnh đạo và nhân dân hai nước. Hợp tác kinh tế giữa hai nước đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, VN là nhà đầu tư lớn thứ 5 (sau Trung Quốc, Hàn Quốc, Liên minh châu Âu và Malaysia) trong tổng số 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Campuchia với 183 dự án với


Ngày 24/11, tại TP HCM, VCCI Chi nhánh TP Hồ Chí Minh (VCCI-HCM) phối hợp với Thương vụ Cộng hòa Áo tổ chức buổi: “Giao lưu thương mại Việt Nam – Cộng hòa Áo chuyên ngành nước, môi trường, năng lượng và xử lý chất thải”. Đoàn DN Áo gồm các công ty hoạt động trong các lĩnh vực: xử lý nước và nước thải, hệ thống tưới tiêu, hệ thống xử lý bùn - ủ phân bón, xe thu gom rác, xe quét đường, thiết bị nâng hạ trong ngành môi trường, trang thiết bị phân loại và xử lý chất thải, công nghiệp thủy điện, cộng nghệ ứng dụng năng lượng mặt trời cho gia đình…

Ngày 26-27/4/2017, tại thành phố Vladivostok thuộc CHLB Nga sẽ diễn ra Diễn đàn đầu tư quốc tế thường niên và Triển lãm “Nông nghiệp vùng Viễn Đông và Siberia 2017”. Diễn đàn “Nông nghiệp vùng Viễn Đông và Siberia” là diễn đàn chuyên ngành thu hút các đơn vị chủ chốt ngành nông nghiệp vùng Viễn Đông và Siberia của Nga, các đại diện các cơ quan chính quyền của Nga và nước ngoài, các nhà đầu tư, các chuyên gia để thảo luận chiến lược phát triển ngành và gọi vốn vào các dự án có áp dụng công nghệ mới của khu vực, ký kết các hợp đồng mới. Năm 2016, Diễn đàn “Nông nghiệp vùng Viễn Đông và Siberia 2016” có sự tham gia của hơn 320 đại diện các tập đoàn nông nghiệp, các trang trại, các nhà đầu tư và các công ty dịch vụ. Diễn đàn cũng có sự tham dự của các đoàn đại biểu đến từ

ty CP SX TM DV Nguyễn Bính là DN chuyên sản xuất bún, bánh phở tươi cho biết nghề làm bún tươi thuộc ngành tiểu thủ công nghiệp. Tại TP HCM hiện nay có gần 1.000 cơ sở sản xuất bánh phở, sợi hủ tiếu… Riêng mặt hàng bún tươi có khoảng 400 cơ sở nhưng không mấy nơi trang bị hệ thống xử lý nước thải, được chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Các lò bún này vẫn ngang nhiên hoạt động, ít bị cơ quan chức năng kiểm tra. Thậm chí, hàng loạt cơ sở làm sản xuất không đăng ký, xin giấy phép (sản xuất chui), cán bộ địa phương biết rõ nhưng “lơ” cho qua. Trong khi DN chúng tôi làm ăn rõ ràng, được cấp giấy đủ điều kiện sản xuất thực phẩm tươi sống; Có đăng ký và đầu tư dây chuyền tiền tỉ, dây chuyền đóng gói tự động khử vi sinh bằng tia cực tím đầu tiên trong những DN làm bún, bánh phở tươi; Dám vay tiền ngân hàng xây dựng bể xử lý nước thải.

Chúng tôi chưa biết hay nhận một đồng nào từ Quỹ hỗ trợ xử lý môi trường. Tuy nhiên, chính DN của chúng tôi là nơi phải thường xuyên đón các đoàn thanh kiểm tra với những hạch họe rất vô lý, ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh hằng ngày của DN. Thậm chí, giấy phép chúng tôi do Bộ cấp nhưng cơ quan quản lý môi trường vẫn “phán” giấy phép không hợp lệ. Đến mức tôi phải nói tôi không tự làm ra giấy này được, mới đồng ý và cho qua. Có những thời điểm, phòng cảnh sát môi trường (PC49) công an TP HCM và thanh tra sở Tài nguyên môi trường kiểm tra liên tục. Trong thời buổi làm ăn khó khăn hiện nay, DN trong nước cạnh tranh với nước ngoài chưa nổi, nỗ lực giữ thị trường nội địa đã khó khăn, thái độ nhũng nhiễu, hoạnh họe của đơn vị quản lý khiến DN chúng tôi nhiều lúc thấy nản và cô đơn ngay trên sân nhà. Liệu đây có phải là cách chúng ta đang hỗ trợ DN vừa và nhỏ như

iện có khoảng 30 – 40% nhân lực hoạt động trong lĩnh vực du lịch chưa qua đào tạo nghiệp vụ đang đặt ra những vấn đề bức thiết. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế khu vực ngày càng sâu rộng, vấn đề giáo dục và việc làm càng trở nên thách thức gay gắt khi các nguyên tắc được thỏa thuận về nhiều nghề được luân chuyển trong khối ASEAN có 8 ngành, trong đó, có các nghề thuộc ngành Du lịch. Theo đó, phát triển du lịch VN trong Quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030 cũng chỉ rõ “tính chuyên nghiệp đòi hỏi phải có đội ngũ tinh thông, chuyên nghiệp”. Ngoài ra, trong Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Du lịch giai đoạn 2011 – 2020 thì cơ cấu theo trình độ đào tạo của nhân lực ngành Du lịch nước ta hiện nay đang mất cân đối. Nhân lực phục vụ chiếm một tỷ lệ lớn trong nhân lực trực tiếp nhưng nhìn chung trình độ đào tạo thấp, hiểu biết về văn hóa xã hội và văn

minh giao tiếp hạn chế. Ở góc độ đào tạo về du lịch, hiện nay cả nước có 346 cơ sở đào tạo tham gia đào tạo du lịch các cấp từ dưới sơ cấp đến sau đại học. Trong đó, 115 cơ sở tham gia đào tạo đại học và cao đẳng du lịch, 144 cơ sở đào tạo trung cấp chuyên nghiệp và 87 cơ sở đào tạo nghề du lịch (trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung cấp dạy nghề). Có lẽ “đào tạo lại” là cụm từ mà hầu hết các DN hoạt động trong lĩnh vực du lịch như chúng tôi đều phải nghĩ tới mỗi khi tuyển dụng lao động vì phần lớn sinh viên khi tốt nghiệp ra trường đều bỡ ngỡ trước thực tế công việc, bởi các trường đào tạo “mỗi nơi mỗi kiểu”. Theo đó, khi tuyển dụng, hầu hết DN du lịch phải mất thêm một khoảng thời gian và kinh phí để “đào tạo lại”, nhằm giúp cho lực lượng lao động này vận hành kịp theo bộ máy của mình. Để thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch, chúng ta cần thiết phải có sự chung tay của “ba nhà”: nhà quản lý - nhà


ó thể nói, chưa bao giờ vị thế của VCCI được đề cao trong công tác xây dựng thể chế, xây dựng chính sách pháp luật như hôm nay. Ngay khi Chính phủ mới vừa được thành lập, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành phải phối hợp với VCCI trong công tác xây dựng 50 nghị định về cải thiện môi trường kinh doanh. VCCI cũng phối hợp với các bộ ngành tham gia xây dựng nhiều dự luật liên quan đến môi trường kinh doanh.

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cũng vừa có nghị quyết thành lập ban soạn thảo dự án Luật Hành chính công. TS Vũ Tiến Lộc cũng được giao là một thành viên của Ban soạn thảo. Trung ương Đảng vừa giao xây dựng hai đề án hoàn thiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và phát triển khu vực kinh tế tư nhân. VCCI là một đơn vị được phân công tham gia hai đề án này. Với trọng trách trên, Ban chấp hành VCCI đã đặt ra nhiều nhiệm vụ trong năm 2017. Theo đó, VCCI sẽ tiếp tục đẩy mạnh triển khai Nghị quyết 09/BCT-NQ về xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ doanh nhân;

Tiếp tục triển khai Chương trình hành động của VCCI triển khai Nghị quyết 35/NQ-CP về "Hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020". Để triển khai Nghị quyết 35 của Chính phủ, thời gian vừa qua, VCCI đã liên tục tiếp nhận và tổng hợp các kiến nghị, khó khăn, vướng mắc của DN (qua kênh trực tiếp từ các doanh nghiệp và gián tiếp từ các tổ chức Hiệp hội doanh nghiệp). Những kiến nghị này đã được VCCI chuyển tới các cơ quan quản lý Nhà nước để xử lý, giải quyết; định kỳ hàng tháng báo cáo Thủ tướng, hàng quý báo cáo Chính phủ tình hình, kết quả thực hiện; công khai trên trang thông tin điện tử VCCI. Trong thời chỉ khoảng nửa năm, VCCI đã tập hợp được gần 400 kiến nghị của các doanh nghiệp gửi Thủ tướng Chính phủ và các bộ,

ngành để giải quyết. Trong đó, đã có 350 kiến nghị được các bộ, ngành trả lời, tương đương 87%. Nói chung, các doanh nghiệp rất ủng hộ việc các bộ, ngành đã trả lời phần lớn các kiến nghị của doanh nghiệp, đặc biệt các kiến nghị liên quan đến thủ tục hành chính trong lĩnh vực Thuế, Hải quan. Ngoài ra, một trong những nhiệm vụ được Trung ương Đảng và Chính phủ giao nhiệm vụ cho VCCI thời gian qua là nâng cao năng lực khu vực kinh tế tư nhân. Với quy mô DN còn rất nhỏ bé, khu vực kinh tế tư nhân đang trở thành tâm điểm của các cơ chế, chính sách hỗ trợ. Đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang chịu những tác động tiêu cực từ suy thoái kinh tế thế giới.

Theo báo cáo của Bộ KH-ĐT, năm qua, khoảng 20% DN siêu nhỏ và 14% DN quy mô nhỏ và vừa nhận thấy những cơ hội thị trường kém hơn so với kỳ vọng ban đầu. Khoảng 22% DN quy mô lớn, 32% doanh nghiệp siêu nhỏ, 29% doanh nghiệp nhỏ và vừa cho biết khả năng cạnh tranh trên thị trường kém hơn so với kỳ vọng. TS Vũ Tiến Lộc cho rằng, thực trạng khó khăn của cộng đồng DN càng khiến VCCI phải đẩy mạnh hơn nữa đưa chính sách đi vào hành động, đi vào thực chất. Cũng theo TS Vũ Tiến Lộc, các hiệp hội DN ở địa phương 6 tháng một lần có báo cáo gửi VCCI về thực hiện nghị quyết 35 và 09 của Trung ương. Đây là cơ sở quan trọng để VCCI báo cáo Thủ tướng và phối hợp


ại Hội nghị Xây dựng nền công nghiệp nông nghiệp Việt Nam do Câu lạc bộ Nông nghiệp Công nghệ cao tổ chức tại TP HCM, ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết: Nông nghiệp VN vẫn đang dựa trên quy mô nhỏ lẻ dẫn tới năng suất lao động kém, đời sống của người làm nông nghiệp rất thấp; Điều đó không chỉ khiến diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp mà còn thay đổi cấu trúc nông nghiệp.

Với định hướng sẽ đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao, ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT Thaco Group chia sẻ: Nông nghiệp VN hiện đã tới ngưỡng không thể phát triển tiếp nếu không lồng ghép với mô hình công nghiệp. Việc một số DN đã thành công ở một lĩnh vực khác như Trường Hải dấn thân vào nông nghiệp là trách nhiệm của DN đối với xã hội. Ông Dương nói, Trường Hải sẽ phát triển các loại máy nông nghiệp thông qua liên doanh với đối tác Hàn Quốc. Dựa trên lợi thế

ây là lý do dễ hiểu khi thời gian qua, hàng loạt DN lớn đổ vốn đầu tư vào nông nghiệp như: Vingroup, TH true MILK, Hoàng Anh Gia Lai, Hòa Phát, Đức Long Gia Lai… Bên cạnh đó, vốn đầu tư nước ngoài từ Hàn Quốc, Nhật Bản đổ vào nông nghiệp cũng ngày càng tăng. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông

sẵn có của ngành ô tô đang làm, các máy móc nông nghiệp của Trường Hải có thể nhanh chóng đạt tỷ lệ nội địa hoá hơn 50%. Ông cũng nói, sẽ thí điểm một vài mô hình cánh đồng mẫu lớn áp dụng công nghiệp hoá từ khâu gieo trồng, thu hoạch, quảng bá sản phẩm, xuất khẩu sang Nhật Bản. Ông Dương cho rằng, nông nghiệp kém hiệu quả là do ảnh hưởng không nhỏ ở vấn đề thất thoát. Thất thoát rất nhiều trong thu hoạch, chế biến không chỉ là sự lãng phí mà còn giảm chất lượng, giảm giá thành sản phẩm. Cũng theo ông Dương, VN đang mắc cái sai lầm là cứ bê nguyên si công nghệ nước ngoài trong cơ giới hóa. Như thế, không bao

thôn Nguyễn Xuân Cường cho hay, vài năm gần đây, nhờ sự nỗ lực của cả Chính phủ và doanh nghiệp, nên đầu tư từ khu vực tư nhân vào nông nghiệp, nông thôn tăng đáng kể: từ 2.397 DN năm vào 2007 lên 3.640 DN vào năm 2015 và 9 tháng đầu năm 2016 là 4.080 DN. Tuy nhiên, đầu tư vào nông nghiệp vẫn còn rất nhỏ, chỉ chiếm 1% trong tổng số DNcủa cả nước và đa phần

giờ vượt được họ. Đâu phải cứ ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất là thành nông nghiệp công nghệ cao. Cần phải nhận thức rằng, công nghệ cao nằm ở tiêu chuẩn của sản phẩm và tiêu chuẩn sản phẩm cần phải được kiểm soát trong một quá trình nuôi trồng, chế biến. Nếu nắm được các tiêu chuẩn và có công nghệ phù hợp để kiểm soát, phù hợp với điều kiện canh tác của VN thì mới tạo ra sản phẩm công nghệ cao. “Để giải quyết bài toán trên, cần phải có một vài DN mạnh vốn đủ khả năng tổ chức, quản trị theo hướng công nghiệp và dấn thân vào nông nghiệp, mới có thể tạo ra một mô hình điển hình trong sản xuất nông nghiệp”, vị này nhấn mạnh.

Theo ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, khó khăn lớn nhất của DN nông nghiệp là việc tiếp cận nguồn vốn. Lý do là xuất phát điểm của DN nông nghiệp thấp, lại phải đầu tư một lượng vốn lớn, áp dụng công nghệ cao… nhưng sản phẩm đầu ra lại phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên và không có tài sản thế chấp nên ngân hàng không đánh giá cao. Là một lão nông “ngàn tỷ” nhưng đối với ông Võ Quan Huy, GĐ Cty TNHH Huy Long An, việc vay vốn rất khó khăn. Cty Huy Long An đang canh tác khoảng 1.000 ha chuối với hàng chục trang trại ở nhiều địa phương nhưng không phải trang trại nào cũng có thể vay vốn. Với chính sách như hiện nay, để vay được tiền, DN này phải nhờ người khác đứng tên hoặc ủy quyền. Do vậy, ông Huy kiến nghị: Chính phủ sớm “mở rộng vòng tay” giao quyền sử dụng đất cho người nông dân, cho DNVVN để có cơ sở làm tài sản chấp. Đồng quan điểm này, giám đốc một DN hồ tiêu tại TP HCM cũng cho rằng, Bản thân DN có thâm niên 20

có quy mô vốn nhỏ. Số DN nông nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, hoặc đầu tư thiết bị hiện đại, chế biến sâu để tăng giá trị gia tăng còn rất ít. Hiện cả nước mới có hơn 20 DN nông nghiệp được chứng nhận ứng dụng công nghệ cao. Nguyên nhân khiến DN chưa mặn mà đầu tư vào

nông nghiệp là do đây là lĩnh vực rủi ro lớn, trong khi các chính sách ưu đãi không lớn. “Đến nay, ngành nông nghiệp hầu như là ngành xuất siêu nhiều nhất, mang lại giá trị “tinh” nhiều nhất, song chính sách hỗ trợ lại hầu như ít nhất”, ông Đinh Cao Khuê, Chủ tịch HĐQT Cty Đồng Giao nhận xét. Bà Thái Hương, Chủ tịch Tập đoàn TH thì khẳng định, làm nông nghiệp, nếu không có cái “tâm”, DN không thể làm được. Tuy nhiên, Chính phủ cũng cần phải có chính sách động viên. Cho đến nay, TH đã đầu tư hàng trăm triệu USD

vào dự án nông nghiệp công nghệ cao ở Nghệ An, được rất nhiều khen tặng, song lại chưa hề nhận được một đồng ưu đãi. Trong khi đó, từ đầu năm đến nay, TH đầu tư 100 triệu USD vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao tại Nga, thì đã được Chính phủ Nga hoàn trả lại 25 triệu USD các khoản ưu đãi. Theo phản ánh của các doanh nghiệp, dù Chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi, song đa phần chính sách ưu đãi còn nằm trên giấy và chưa có ưu đãi với DN đầu tư công nghệ cao. TS. Nguyễn Đỗ Anh


chục phần trăm, từ đó làm cho thị trường chứng khoán liên tục đỏ lửa”, thông cáo của VAFI viết.

rước phiên đấu giá diễn ra, Bộ Tài chính và SCIC có giải thích về việc tại sao lại chia nhỏ cổ phần tại Vinamilk ra bán làm nhiều đợt. Theo đó, chính vì cổ phiếu Vinamilk là một món hàng tốt luôn được săn đón trên thị trường, nên việc bán lẻ thành nhiều đợt sẽ tạo sự công bằng cho nhiều nhà đầu tư trong nước và quốc tế có cơ hội tham gia mua cổ phần tại Vinamilk. Nghe thì có vẻ rất hợp lý, công bằng và bình đẳng luôn là điều mà nhiều nhà đầu tư mong muốn trên thị trường.

Đúng như một số dự báo được đưa ra trước khi SCIC tổ chức đấu giá bán 9% cổ phần tại Vinamilk, chỉ có duy nhất một mình F&N Dairy Investment của tỷ phú người Thái Charoen Sirivadhanabhakdi – sử dụng hai pháp nhân của Cty – để đăng ký mua 5,4% cổ phần. Cuộc đấu giá có lẽ đã thất bại, nếu như F&N Dairy Investment chỉ sử dụng một pháp nhân để đăng ký mua,

Trong một lần trao đổi với DĐDN, Đại sứ VN tại UAE, Phạm Bình Đàm cho biết, hiện nay điện mặt trời đang là một thế mạnh của UAE. Tháng 5/2016, UAE đã công bố đã xây dựng được một giá điện mặt trời rất hấp dẫn chỉ có 3 cent/kWh (tương đương gần 700 VND) do Cty Dubai Electricity and Water Authority bỏ thầu cho dự án Sheikh Maktoum Solar Park Phase III.UAE hiện đang đi tiên phong trong khu vực và đã xây được các nhà máy

thì chả có pháp nhân nào tham gia để cạnh tranh “đấu giá” cả. Câu chuyện bán cổ phần của Vinamilk mà không ai mua thoạt nghe có thể khiến nhiều người ngạc nhiên. Bởi trong suốt những năm qua, cổ phiếu của Vinamilk luôn là hàng hiếm trên thị trường và được săn đón rất nhiều. Đây cũng là một trong những DN đang “ăn nên, làm ra” nhất ở Việt Nam. Báo cáo tài chính hợp nhất quý III năm nay của Vinamilk cho thấy hãng sữa này có tổng tài sản tính tới ngày 30/9/2016 là hơn 27,6 nghìn tỷ đồng. Trong chín tháng đầu năm nay, Vinamilk có lợi nhuận thuần hơn 9 nghìn tỷ đồng, tăng 27,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Một DN hoạt động tốt như vậy mà bán cổ phần vẫn bị “ế” thì quả là có vấn đề trong khâu bán hàng. Nhưng thực tế những gì diễn ra lại không cho thấy đó là điều mà các nhà đầu tư mong muốn, vì ngoài F&N Dairy Investment tham gia đấu giá thì không có nhà đầu tư thứ hai.

điện mặt trời ở Dubai tới 800 MW. Đặc biệt, với mức giá 3 cent/Kwh ông Đàm ví von đó là giá “không thể tin được”. Nhưng dù biết rất rõ VN có nhiều tiềm năng trong lĩnh vực điện mặt trời, lại có sẵn công nghệ tiến tiến hàng đầu song nhiều quy định của VN đang khiến các nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn, nhất là về giá. Ngoài câu chuyện giá điện, suất đầu tư vẫn còn cao, theo quy định hiện hành của VN phải đảm bảo chuyển đổi 30% lượng ngoại tệ. Điều này trên thực tế có thể không có vấn đề gì nhưng

Theo nhận xét của Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI), vốn đã từng cảnh báo về thất bại của đợt đấu giá này trước đó, thì mức giá khởi điểm 144.000 VND cho mỗi cổ phiếu đã cao hơn mức giá thị trường 7%. “Chẳng có nhà đầu tư chứng khoán nào dại dột lại đi mua cổ phiếu Vinamilk cao hơn so với giá trên sàn”, VAFI bình luận. Ông Trịnh Thanh Cần, TGĐ Cty Chứng khoán ACB cũng thừa nhận: Việc chỉ bán 9% cổ phần VNM thực tế đã không đủ sức hấp dẫn nhà đầu tư lớn, ngay cả với F&N Dairy

về mặt pháp lý, các ngân hàng nước ngoài sẽ đặt câu hỏi chuyện gì xảy ra với 70% còn lại, nếu không chuyển được sang USD thì sẽ ra sao? … Cơ chế giá điện và đảm bảo đầu tư, là điểm nghẽn khi phát triển năng lượng tái tạo hiện nay. Nhiều nhà đầu tư vẫn đang cảm thấy gặp rủi ro cao về tài chính trong đầu tư hay những hạn chế về năng lực chế tạo, lắp đặt và vận hành nên chi phí đầu tư điện mặt trời cao hơn so với đầu tư vào điện đốt than và khí.

Investment Pte Ltd. Đáng ra VNM phải được bán với tỷ lệ lớn hơn nhiều. Quy luật là bán lô lớn bao giờ cũng bán được giá cao hơn xé lẻ. Hơn nữa, Chính phủ đang đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa, thoái vốn và thúc các DN đã cổ phần hóa lên sàn, như vậy trong tương lai gần nguồn cung chứng khoán gia tăng giúp cho nhà đầu tư trong nước và nước ngoài có nhiều cơ hội lựa chọn hơn. Nhưng nếu SCIC bán cổ phần Vinamilk với mức giá thị trường cthì cũng khó thành công ở những lần tiếp theo, VAFI nhận định. “Thị trường không thể hấp thụ được lượng cung khổng lồ là 4 tỷ USD từ việc bán toàn bộ cổ phần Vinamilk. Giá cổ phiếu Vinamilk sẽ lao dốc vài

Như vậy có thể thấy rằng việc thoái vốn lô lớn cổ phần Nhà nước tại nhiều DN cổ phần hóa không thể trông chờ vào các nhà đầu tư tài chính, mà phải dựa vào các nhà đầu tư chiến lược. Trong đợt thoái vốn vừa rồi, F&N Dairy Investment đã chứng minh điều đó. Với 11% cổ phần đang nắm giữ tại Vinamilk hiện tại, F&N Dairy Investment đã nâng tỷ lệ cổ phần của mình lên 16,4%. Với thất bại của SCIC trong đợt thoái vốn vừa qua, nhiều nhà đầu tư cho rằng đây chính là một bài học cho những đợt thoái vốn Nhà nước sau này ở các tập đoàn, TCty lớn. Theo đó, các nhà đầu tư cho rằng Nhà nước không nên tổ chức bán lẻ. Ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT SSI cho rằng: việc thoái vốn phải công khai minh bạch, thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia, vừa giúp phát triển thị trường vốn, đồng thời không ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của DN.

Trong bối cảnh đó, hiện Bộ Công Thương đã trình Chính phủ chiến lược phát triển năng lượng tái tạo. Trong đó, có đặt ra các mục tiêu cụ thể là trong điều chỉnh Quy hoạch điện VII cũng tăng tỷ trọng nguồn điện từ năng lượng tái tạo. Chiến lược Phát triển năng lượng tái tạo tại VN có mục tiêu chung là giảm 25%

lượng phát thải khí nhà kính của và phần lớn các hộ gia đình sẽ được tiếp cận các dịch vụ năng lượng đáng tin cậy, bền vững và hiện đại với giá cả phải chăng vào năm 2030. Đặc biệt, sẽ ưu tiên các công nghệ đã được công nhận trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, bao gồm thủy điện, năng lượng gió, mặt trời, năng lượng sinh khối và khí sinh học. Mục tiêu cụ thể là đưa tổng công suất nguồn điện mặt trời từ mức không đáng kể hiện nay lên 850 MW vào năm 2020; 4.000 MW năm 2025 và 12.000 MW năm 2030. Để đạt mục tiêu đó, Bộ Công Thương xây dựng chính sách theo hướng thành lập quỹ phát triển năng lượng bền vững: xây dựng giá bán điện cho các dạng năng lượng tái tạo nối lưới hay quy định các đơn vị


ăng trần liên tục nhiều phiên sau khi lên sàn với lệnh mua ròng, cổ phiếu SAB của Tcty Bia Rượu Nước giải khát VN đã đóng góp cho những điểm cộng của VN-Index trong suốt thời gian qua.

Theo đánh giá của Bộ phận Phân tích và Tư vấn đầu tư khách hàng cá nhân chứng khoán SSI, giá chốt phiên cuối tuần trước của SAB đã gấp đôi so với thời điểm niêm yết. P/E của SAB tăng lên mức 32x, tức là cao hơn so với hầu hết các Cty cùng ngành trong khu vực. “Mặc dù vậy cổ phiếu này vẫn tỏ ra hấp dẫn đối với các NĐT, đặc biệt là các NĐT nước ngoài khi khối này đã mua ròng SAB liên tiếp trong những phiên gần đây. Có thể nói SAB đã giúp “nâng đỡ” VN-Index với tỷ

ề điểm số thì cây nến tăng điểm bao trọn 2 tuần giảm điểm trước đó, trong khi KLGD tăng đột biến.

Trong khi đó đây cũng là tuần thị trường đối mặt với 2 thử thách lớn là: (1) FED tăng lãi suất và (2) áp lực bán từ phiên đảo danh mục của ETF. Tuy nhiên, điều ngạc nhiên là thị trường không những bình vững mà còn tỏ ra hưng phấn. Chúng tôi cho rằng chính những tín

trọng vốn hóa chiếm 9,8% trên HoSE. Sự hiện diện của SAB như một cú “chốt đẹp” cuối năm đối với lịch trình CPH và niêm yết của khối DNNN trong năm nay. Các nhà đầu tư cho biết không ngừng chờ đợi những cổ phiếu “ngon” trong năm tới. Trong đó, cổ phiếu ngành Tiêu dùng (FMCG) vẫn được đánh giá cao và là nhóm “của hiếm” năm 2017. Một vài hàng hóa trong nhóm ngành Bia, theo đó, dự kiến sẽ tiếp được nhà đầu tư chờ đợi: Trước hết, là lượng cổ phiếu của SAB mà nhà nước đang có kế hoạch thoái vốn trong năm tới. Hiện nhà nước đang nắm tới 89,59% cổ phần SAB. Theo lộ trình, dự kiến thoái vốn Nhà nước 53,59% cổ phần tại Sabeco trong

hiệu khởi điểm cho thấy VNIndex đang bắt đầu hình thành sóng tăng và mục tiêu sẽ là mốc đỉnh cao 692 điểm. Không chỉ vậy, thị trường cũng đang xuất hiện hàng loạt những tín hiệu cho thấy dường như một sóng tăng điểm đã và đang hình thành: là cú bứt phá mạnh của hàng loạt cổ phiếu nhóm 2, nhóm vốn được định hướng sẽ dẫn dắt một con sóng như HBC, EVE, CII, HPG, HSG, SSI, HCM, REE.... Chúng tôi đã từng phân chia thị trường thành 3 nhóm chính: (1)

năm nay và phần còn lại sẽ thoái trong năm 2017. Thời gian của năm không còn nhiều nên toàn bộ lượng lớn cổ phần SAB dự kiến thoái vốn sẽ dồn lại vào năm tới . Tương tự ở BHN, với tỷ lệ cổ phần tự do lưu chuyển chỉ 0,7% và cũng đang lộ trình hạ tỷ lệ sở hữu vốn nhà nước từ mốc 82%, đang hứa hẹn những sức bật. Đáng nói, BHN hiện đã làm hồ sơ đăng kí chuyển sàn HoSE. Đây cũng là nền tảng để BHN tăng thanh khoản khi nới rộng tỷ lệ tự do lưu chuyển, là đòn bẩy thứ cấp cho các đợt chào bán sơ cấp thoái vốn nhà nước sở hữu.

Nhóm LargeCap gồm VNM, GAS, SAB, ROS, VCB... (2) nhóm Midcap có giá 2040,000 đồng có KQKD tích cực như HPG, HSG, FPT, PAC, CII... (3) nhóm SmallCap - cổ phiếu đầu cơ như FLC, ITA, VHG... Nhóm này đã tạo đáy khi thanh khoản giảm sút mạnh và ở mức thấp nhất trong vòng 4 tháng trở lại đây. lịch sử cho thấy cứ khi 2 cổ phiếu chứng

Sức hút cổ phiếu của Vinamik(VNM-HoSE) trong tỷ lệ cổ phần sở hữu SCIC muốn thoái vốn được dự báo sẽ không hề giảm độ ngọt vào năm tới. Hiện sau khi bán cạnh tranh cho Fraser & Neave (F&N) từ Thái Lan, SCIC còn nắm hơn 36% cổ phần VNM. Mặc dù đại điện SCIC, ông Nguyễn Đức Chi, số cổ phần bán “ế” còn tồn từ đợt chào cạnh tranh được nhập vào phần nắm giữ chung của SCIC tại VNM và có bán tiếp hay không, SCIC sẽ trình xin chỉ đạo của Chính phủ; song một điều có thể chắc chắn, không sớm thì muộn SCIC cũng sẽ tiếp tục thoái vốn tại VNM. Một nguồn tin chưa chính thức cho biết rút kinh nghiệm từ đợt thoái vốn mới đây, nếu thị t r ư ờ n g chứng khoán tốt, SCIC sẽ tiếp tục có đợt tung hàng VNM vào năm tới 2017. Lực cầu từ phía các nhà đầu tư ngoại, mà điển hình F&N với nỗ lực tăng dần tỷ lệ sở hữu DN này, cũng là một sức ép để VNM phải thoái vốn, sớm

mang tiền về. Theo báo cáo của Bộ Tài Chính, tính đến 30/9/2016 có 70 DNNN nắm giữ trên 90% vốn điều lệ, trong đó có 15 Tập đoàn và Tcty. Ngoại trừ tập đoàn xăng dầu VN liên quan đến đảm bảo an ninh năng lượng, đánh giá của giới chuyên môn, đều không nằm trong nhóm lĩnh vực nhà nước cần nắm giữ cổ phần chi phối, do đó, sức ép thoái vốn tại các “hàng Tổng” này sẽ gần như còn nguyên. “Tuy nhiên, lưu ý là trong số hàng hóa đặc biệt này, có rất nhiều “hàng Tổng” có lợi thế kinh doanh tốt và đang ăn nên làm ra như nhóm hàng không. Ở bất kì thời điểm nhà đầu tư cũng sẵn sàng quan tâm đến cổ phiếu của các DN luôn sẵn sàng cất cánh. Tất nhiên, trong trường hợp nhà nước không muốn rút vốn khỏi các “hàng Tổng” thì cơ hội này là... ngõ cụt”, ông Nguyễn Lê Ngọc Hoàn, chuyên gia đầu tư nhận xét. Chứng khoán HSC, đơn vị tư vấn niêm yết cho Tcty Viglacera (VCG) cũng vừa cho biết 1 năm sau IPO, VGC hiện tại có vốn điều lệ đăng ký 3.070 tỷ đồng, vốn điều lệ thực góp 3.070 tỷ đồng, trong đó, nhà nước chiếm 78,82%, cổ đông

khoán là HCM và SSI tạo ra chuỗi tăng giá, đó cũng là giai đoạn của một sóng tăng. , trong nhiều năm trở lại đây, thị trường thường suy giảm vào những tháng cuối năm và sau đó bất ngờ tăng trở lại. Lịch sử có thể lặp lại vào lúc này, bởi đây cũng là giai đoạn sóng tăng thường hình thành. Trong khi các TTCK toàn cầu đang tiếp tục tăng

trưởng và lập đỉnh kể từ khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ kết thúc thì TTCK Việt Nam liên tục suy giảm. Nếu không có ROS và SAB có lẽ VN-Index hiện tại đang ở mức 610 điểm, một mức suy giảm không hề nhỏ so với đỉnh 692 điểm. mùa báo cáo KQKD lại chuẩn bị bắt đầu khi chỉ còn 2 tuần nữa là kết thúc năm 2016 - sẽ là thông tin hỗ trợ cho thị trường. đang xuất hiện ngày càng nhiều DN đăng ký mua vào cổ phiếu quỹ. Đầu tiên là MSN, VND, NDN sau đó đến KBC, DIG, ... Và lịch sử cũng cho thấy đây là dấu hiệu của nhịp tăng khi giá của nhiều cổ phiếu sẽ được hỗ trợ bởi thông tin trên.


gười dẫn đầu Thaco Group, ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT Thaco Group luôn ấp ủ giấc mơ thay đổi ngành công nghiệp ô tô VN.

Từ chỗ một Cty được thành lập năm 1997 với vỏn vẹn 20 nhân viên, sau 20 năm thành lập, Thaco Group đã trở thành DN đứng đầu trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp và phân phối ô tô tại VN với hơn 16.000 nhân viên. Mục tiêu tương lai của Thaco là giữ vững vị trí này đồng thời mở rộng thị trường trong khu vực ASEAN, tăng cường hợp tác quốc tế nhằm lựa chọn công nghệ phù hợp, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, tạo nền tảng để phát triển thành tập đoàn công nghiệp đa ngành, nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm vươn tới vị trí hàng đầu khu vực. Vinamilk, DN tư nhân lớn thứ hai, “đặt chiến lược phát triển dài hạn để trở thành một trong 50 Cty sữa lớn nhất thế giới với doanh số 3 tỷ USD vào những năm tới, đưa thương hiệu sữa quốc gia VN – Vinamilk - vào bản đồ ngành sữa thế giới; phát triển mạnh mẽ phục vụ người tiêu dùng VN với những sản phẩm giá cả hợp lý, chất lượng quốc tế; đồng hành với nông dân VN”. Đây là mục tiêu phát triển và vươn tầm quốc tế mà dưới thời điều hành của bà Mai

Kiều Liên, với 13 nhà máy, 6 tỷ sản phẩm cung cấp mỗi năm, danh mục đầu tư ra nước ngoài ở những vị trí trọng điểm, Vinamilk đã bước đầu thực hiện được. “Không ngừng mở rộng quy mô, hiệu quả sản xuất kinh doanh và phát triển bền vững để trở thành một tập đoàn hàng đầu VN và khu vực trong các lĩnh vực khai thác, sản xuất và kinh doanh vàng bạc, đá quý, trang sức cũng như các lĩnh vực đầu tư, thương mại và dịch vụ” là tham vọng của DOJI. 6 năm liên tiếp giữ top 3 DN tư nhân hàng đầu và với tái cơ cấu TienphongBank hoàn tất, tạo nền tảng thực thi mưu tính “tích hợp” dịch vụ tài chính – ngân hàng và vàng bạc đá quý, Doji đang sở hữu lợi thế kép so với các DN lớn cùng ngành. “Trở thành DN công nghệ thông tin Made in VN khiến thế giới phải nhớ tên” là tâm niệm luôn được Chủ tịch FPT Trương Gia Bình khẳng định. Vingroup, với chiến lược “nói ít, làm nhiều”,

trên thực tế cũng đã xây dựng tham vọng trở thành nhà phát triển BĐS và là tập đoàn tư nhân đa ngành hàng đầu... Các DN kế tiếp trong bảng xếp hạng nhìn chung đều có tham vọng lớn. Lưu ý là cần loại trừ SCB, một NH lớn về tổng tài sản nhờ sự sáp nhập 3 NH với nhau, đang giữ vị trí thứ 9 trong bảng xếp hạng.

Đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng vào khu công nghiệp mở Chu Lai, Quảng Nam, Thaco Group đến nay đã xây dựng Khu phức hợp Chu Lai trở thành trung tâm sản xuất linh kiện phụ tùng và lắp ráp ôtô lớn, sẵn sàng cho hội nhập. Với chiến lược phát triển chéo nhằm tạo sự gia tăng lớn về tài sản, từ vài năm trước, Thaco đã tiến hành thực thi chủ trương mua lại quyền sử dụng đất của các cửa hàng và siêu thị ôtô để phát triển quỹ đất và giảm chi phí thuê mặt bằng. Theo ông Trần Bá Dương, giá trị gia tăng của các BĐS sẽ là một lợi

thế không nhỏ cho việc định giá thương hiệu Thaco. Đây cũng là chiến lược đầu tư khá thành công của một số Cty sản xuất và lắp ráp ôtô trong khu vực. Thaco cũng đẩy mạnh đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp và đô thị gồm cảng biển, kho ngoại quan, hệ thống dịch vụ cơ bản (nước, điện, gas…) để hoàn tất chiến lược xây dựng chuỗi giá trị ngành ôtô. Đáng chú ý, Thaco Group còn đầu tư tài sản lớn tại Địa ốc Đại Quang Minh với việc sở hữu 90% cổ phần. Dự báo kết quả kinh doanh của Đại Quang Minh được hợp nhất sớm hơn cột mốc 2018 mà Thaco dự định, sẽ mang về nguồn doanh thu lớn hơn nữa cho tập đoàn. Kinh doanh theo chuỗi giá trị để khép kín từ vùng nuôi – nguyên liệu - nhà máy – nội địa cũng là chiến lược phát triển của Vinamilk khi đầu tư nước ngoài, hay phát triển theo chuỗi các ngành hàng của Masan Group, bước đi nhiều hướng của Hòa Phát với thép – tôn - bất động sản...

Ngay sau khi được Ngân hàng Nhà nước chính thức chấp thuận việc Công ty tài chính cổ phần Vinaconex - Viettel (VVF) sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB), ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (HNX: SHB) thông báo phát hành 100 triệu cp ra công chúng để hoán đổi cổ phiếu nhằm thực hiện giao dịch sáp nhập Công ty Tài chính Cổ phần Vinaconex - Viettel (VVF), đưa vốn điều lệ của SHB lên 10,486 tỷ đồng. Mệnh giá 10,000 đồng/cp, tỷ lệ hoán đổi cổ phần 1:1. Ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông của VVF thực hiện hoán đổi cổ phiếu là 12/01/2017. Việc phát hành cổ phiếu hoán đổi để sáp nhập này đã được ĐHĐCĐ thường niên năm 2015 của SHB thông qua. Sau khi hoàn tất giao dịch, SHB sẽ tăng vốn điều lệ lên gần 12.000 tỷ đồng. Ngân hàng cũng sẽ thành lập Cty Tài chính tín dụng tiêu dùng trách nhiệm hữu hạn một thành viên Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội (viết tắt là Cty tài chính tiêu dùng SHB), với số vốn điều lệ là 1.000 tỷ đồng, hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng với các sản phẩm đa dạng, tiện ích trên cơ sở ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của người dân Việt Nam.

Ngày 23/12/2016, 15 triệu cổ phiếu của CTCP Thủy điện Sông Chảy 5 (mã SCH) sẽ chính thức giao dịch trên sàn UPCoM, với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 10.200 đồng/CP. 125 triệu cổ phiếu của Tổng Công ty Thủy sản Việt Nam - Công ty cổ phần (Seaprodex - mã SEA), với giá tham chiếu 11.400 đồng/CP. Ngành nghề chính của công ty là đầu tư, xây dựng các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ; xử lý công trình bằng phương pháp khoan phun, khoan phụt; Thi công bằng phương pháp khoan, nổ mìn. 7,1 triệu cổ phiếu của CTCP Cảng Thị Nại (mã TNP) cũng giao dịch trên UPCoM vào ngày 23/12/2016, với giá tham chiếu là 11.700 đồng/CP. Cty cổ phần cảng Thị Nại được chuyển đổi từ DNNN sang công ty cổ phần từ ngày 01/01/2010, vốn Nhà nước chiếm 43,85%.

UBND TP HCM vừa kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, lựa chọn dự án tuyến đường sắt đô thị số 3a (Bến Thành – Tân Kiên) được sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi; trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tổng mức đầu tư


ác định rõ tinh thần sản xuất cũng là một mũi tiến công, quân đội vừa tham gia sản xuất, vừa chiến đấu, trong nhiều năm qua các DN quốc phòng đã chủ động ra quân trên nhiều lĩnh vực kinh tế, nhiều lĩnh vực sản xuất.

Trong những ngày qua, thông tin và hình ảnh Thủ tướng Chính phủ đến thăm và đưa ra những chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc ở Tân Cảng Cát Lái đã xuất hiện nhiều trên báo chí, và thu hút sự chú ý của nhiều người. Là một trong 25 cảng lớn và hiện đại của thế giới, đồng thời là cửa ngõ lớn nhất về xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam hiện tại, những chỉ đạo của người đứng đầu Chính phủ liên quan tới cảng nước sâu này được nhiều người quan tâm không có gì là lạ. Thế nhưng, điều đặc biệt là Tân Cảng Cát Lái lại do một DN

quân đội đầu tư và vận hành – Tân Cảng Sài Gòn. Trong cuộc làm việc với lãnh đạo của Tân Cảng Cát Lái, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định thành công từ sự kết hợp giữa kinh tế và quốc phòng tại DN quốc phòng này đã đóng góp vào phát triển của đất nước, tăng thêm uy tín của quân đội trong thời bình. Thực tế, Tân Cảng Cát Lái không phải là DN quốc phòng duy nhất đang làm rạng danh uy tín của quân đội trong thời bình. Hình ảnh những người lính Cụ Hồ xuất hiện trên thương trường, trên khắp các công trường xây dựng, các công trình giao thông lớn không còn là điều gì xa lạ. Ngay sau khi kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, thực hiện chủ trương của Đảng về xây dựng miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa, hàng chục nghìn cán bộ, chiến sĩ đã chuyển sang làm nhiệm vụ sản xuất, xây dựng các công trình kinh tế quan trọng như khu công nghiệp Việt

Trì, Nhà máy gang thép Thái Nguyên. Nhiệm vụ tham gia sản xuất kinh tế cũng được tiếp tục ngay trong cuộc kháng chiến chống Mỹ thống nhất đất nước, và thời kỳ sau khi đất nước giành được độc lập.

Ở một số lĩnh vực các DN quốc phòng thậm chí còn dẫn đầu thị trường, đ iển hình nhất phải nhắc đến Viettel. Trong 10 năm hoạt động, từ một DN nhỏ mới bước chân ướt, chân ráo vào thị trường viễn thông, Viettel đã nhanh chóng trở thành DN dẫn dắt thị trường với hơn 40 triệu thuê bao di động. Hiện tại tập đoàn này cũng là DN viễn thông duy nhất

đầu tư ra nước ngoài, ở 10 thị trường khác nhau tại Châu Á, Châu Phi và Nam Mỹ và điều đáng nói là luôn đứng top đầu. Năm nay, dự kiến chỉ riêng doanh thu từ viễn thông nước ngoài của Viettel đã đem về gần 1,4 tỷ USD, lũy kế đến nay đạt 6,5 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng trung bình 25%/năm, cao gấp 10 lần so với tốc độ tăng trưởng ngành viễn thông thế giới. Nói như vậy để thấy, các DN quốc phòng không còn chỉ còn loanh quanh với mục tiêu tự cung, tự cấp cho quân đội, mà cũng đã biết hội nhập với xu thế kinh tế toàn cầu. Qua nhiều thập kỷ phát triển, số lượng các DN quốc phòng đã giảm xuống, nhưng năng lực và sức mạnh trên

mặt trận kinh tế mà những người lính tạo ra lại tăng lên đáng kể. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch khẳng định: “Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế, nhưng hầu hết các DN quân đội giữ vững và phát huy được truyền thống bộ đội Cụ Hồ, tính chủ động, vượt khó trong sản xuất kinh doanh. Nhiều DN bảo đảm được việc làm, thu nhập cho người lao động và sản xuất, kinh doanh đúng hướng, đúng pháp luật. Đến nay có nhiều DN quân đội thể hiện tính năng động sáng tạo, chiếm lĩnh thị trường trong nước và chiếm lĩnh thị trường nước ngoài” - ông Lịch khẳng định.

cho đất nước. Vậy tại sao sau khi rời quân ngũ, ông lại có ý tưởng muốn làm DN? Tôi sinh ra và lớn lên tại vùng quê nghèo của tỉnh Nghệ An. Nơi đây, đời sống người dân lam lũ, vất vả. Vì vậy, khi rời quân ngũ, tôi quyết định làm kinh doanh với mong muốn xóa đói, giảm nghèo, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động. Đó cũng là khát vọng mới của tôi - khát

vọng chiến thắng trên thương trường. Thái Bình Dương cho đến nay, đã trải qua 15 năm hoạt động với vốn điều lệ của Cty gần 1.500 tỷ đồng, phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh được phát triển tại cả ba miền Bắc, Trung, Nam, với gần 20 DN thành viên và đơn vị có vốn góp. Định hướng của chúng tôi là đầu tư, kinh doanh những lĩnh vực Nhà nước đang cần, thị

THỰC ng Quý chia sẻ, có lẽ thời gian làm nhiệm vụ trên tuyến Đường 20 - Quyết Thắng, Trường Sơn để lại trong tôi nhiều kỷ niệm nhất. Trên tuyến đường này, tôi và đồng đội nhiều lần bị máy bay địch phát hiện săn đuổi dọc đường, nhưng chúng tôi vẫn vượt qua “cửa tử” để chở quân, chở hàng hóa về đến đích. Trong một lần giao hàng cho kho KĐ1 -

Binh trạm 32, sau khi giao hàng, tôi cùng đơn vị được lệnh chở thương binh từ mặt trận về hậu phương. Khi đoàn xe của chúng tôi qua trọng điểm đèo Phu La Nhích thì trời đã gần sáng, liền bị máy bay địch phát hiện và phóng rốc-két chặn đầu khóa đuôi. Tôi lúc ấy đang bị thương vào đầu nhưng vẫn bình tĩnh quan sát, điều khiển xe vào đường mang cá để tránh. Sau đó, tôi cùng với đồng

chí giao liên lần lượt cõng và dìu các thương binh rời xe xuống tìm nơi ẩn nấp. Nhờ vậy, số thương binh gồm 25 người đều được đưa về hậu phương an toàn. Từ những giây phút sinh tử đó, trong tôi chỉ có một khát vọng mãnh liệt về một nền hòa bình


iờ đây dẫu đã về hưu, thôi đảm nhiệm trọng trách Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, nhưng trái tim ông còn vẹn nguyên nhiệt huyết của một người lính, một cựu binh chưa bao giờ nguôi quên cuộc đời chiến trận hay bàng quan với hiện tình đất nước. Đặc biệt, ông còn luôn canh cánh trong lòng nhiều “món nợ” với đồng đội, những món nợ chính ông tự ràng buộc cho mình...

Tiếp tục truyền thống bộ đội cụ Hồ, càng nhớ về đồng đội những người đã hy sinh bảo vệ tổ quốc, giờ đây trở lại với thời bình ông càng khát vọng tâm huyết cống hiến để xây dựng cho nước nhà. Hiện nay ông đang tập trung vào 3 vấn đề chính: ới cương vị là Viện sỹ Viện Hàn lâm Khoa học Liên Bang Nga (về nghệ thuật chiến tranh) ông đã tập trung và nghiên cứu vào viết sách một số vấn đề về nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc và các đề tài về khoa học quân sự. Đặc biệt ông đang phối hợp với viện

Chiến lược quân sự của Bộ Quốc Phòng Việt Nam để nghiên cứu hoàn thành một đề tài rất lớn về Khoa học quân sự và Học thuyết quốc phòng Việt Nam về các vấn đề quân sự, ngoại giao, chính trị và về văn hóa… vì sau hơn 70 năm Quân đội nhân dân Việt Nam chưa có Học thuyết quốc phòng hoàn chỉnh. Hiện nay ông đã có gần 10 đầu sách nghiên cứu về các lĩnh vực này với mục đích truyền tải các kiến thức và kinh nghiệm cho các nhà trường trong Quân đội nhân dân Việt Nam về các vấn đề quân sự. Bên cạnh đó, là người thấu hiểu được rất lớn về những sự tàn phá trong chiến tranh và những thảm họa thiên tai, đặc biệt là những vấn đề biến đổi khí hậu và an ninh môi trường dẫn đến những vấn đề về an ninh quốc gia, ông đã có nhiều đóng góp lớn trong việc khắc phục các vấn đề về môi trường. Ông hiện phụ trách về Trung tâm nhiệt đới Việt Nga gần 10 năm trên 3 phương diện: Độ bền nhiệt đới, y sinh nhiệt đới, sinh thái nhiệt đới. Đặc biệt, ông là Phó chủ tịch

trường đang thiếu; liên doanh, liên kết với các đối tác ở khu vực và trên thế giới để triển khai thực hiện dự án tại Việt Nam. Một mặt, nhằm thu hút đầu tư, tăng cường nội địa hóa theo chủ trương của Nhà nước. Mặt khác, để học tập kinh nghiệm và hướng tới chuyển giao công nghệ, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo ra sản phẩm với chất lượng cao, tạo lợi nhuận bằng những giá trị gia tăng khác biệt của mình và của đối tác. Vậy trong thương trường ông có gặp phải những “cuộc chiến” gian khó như ở Trường Sơn? Năm 2008, thời điểm đó, nhà băng và Cty chứng khoán đang là “vua”, như

“gà đẻ trứng vàng”, hoạt động đầu tư chứng khoán, ngân hàng đã mang lại lợi nhuận khá cao cho Cty. Nhưng sau khi đánh giá, nhận định tình hình, chúng tôi đã quyết định ngừng đầu tư vào ngân hàng và chứng khoán, tái cấu trúc toàn bộ DN. Ngay sau đó, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới nổ ra, thị trường chứng khoán Việt Nam tụt dốc, nhiều người nói rằng chúng tôi đã “né bão” thành công và hỏi vì sao chúng tôi lại có quyết định táo bạo như vậy? Tôi trả lời: “Làm kinh tế cũng giống như trong quân sự, việc chọn thời cơ là vô cùng quan trọng”. Giải pháp của chúng tôi luôn là nhận định kỹ càng, suy nghĩ “chín”, quyết định kịp thời và

thường trực UB Quốc gia tìm kiếm cứu nạn và Phó trưởng ban phòng chống lụt bão Trung ương, vì vậy ông đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm cốt tủy để cống hiến trong việc khắc phục về thảm họa môi trường. Từ những kinh nghiệm đó ông là người đề xuất phương châm “bốn tại chỗ” đã áp dụng thành công trong phòng chống thiên tai và vận dụng sáng tạo trên nhiều lĩnh vực khác như trong việc phát triển kinh tế DN và đã mang lại được rất nhiều hiệu quả to lớn. Hơn cả, Tướng Hiệu đã có nhiều đóng góp lớn trong việc nhớ ơn những người đã ngã xuống để bảo vệ tổ quốc. Đặc biệt, ông đã đề xuất với thủ tướng để có một ngày “tưởng niệm các nạn nhân chiến tranh” do chiến tranh mà những người dân phải hy sinh, chịu nhiều thiệt thòi, mất mát. Vấn đề này đã được thủ tướng ghi nhận và giao cho Bộ LĐ TB - XH nghiên cứu.

quyết làm để tạo ra lợi nhuận đột phá cho DN mình. Từ những trải nghiệm của người lính chiến trường, doanh nhân trên thương thường, ông tâm niệm điều gì? Gần 30 năm làm người lính, quãng thời gian đó giúp tôi học được rất nhiều đức tính cũng như tác phong của người lính. Đó là dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm; Đó là luôn luôn chấp hành nghiêm kỷ luật, đoàn kết nhất trí và nêu cao tinh thần đồng đội, tất

Tướng Hiệu chia sẻ, có rất nhiều kỉ niệm trong những năm tháng chiến đấu oanh liệt, nhưng chiến trường Quảng Trị đã lưu giữ những năm tháng đáng nhớ nhất trong cuộc đời binh nghiệp của ông. Ông chia sẻ

Ông chia sẻ

cả vì việc chung. Những đức tính, tác phong và phẩm chất người lính đã giúp tôi rất nhiều trong quá trình xây dựng và phát triển DN. Chúng tôi luôn xem đối tác như đồng đội, luôn nghĩ cho tổng thể. Vì thế, các đối tác của chúng tôi rất yên tâm và cùng chúng tôi triển khai thành công nhiều dự án, công trình tại một số địa phương, giúp thu hút vốn đầu tư, tăng cường nội địa hóa, tạo nhiều việc làm cho người lao động trong nước. Điều này, được các địa phương nơi chúng tôi đầu tư dự án rất ủng hộ và đánh giá cao. Những định hướng chiến lược của Tập đoàn Thái Bình Dương trong thời gian tới, thưa ông?

Bởi như ông chia sẻ “người Việt Nam vốn quật

Hiện nay, bên cạnh việc đầu tư vào các lĩnh vực năng lượng truyền thống, chúng tôi cũng đã và đang tập trung vào đầu tư phát triển trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng sạch theo hình thức IPP, nghiên cứu, mở rộng đầu tư trong một số lĩnh vực như BĐS nghỉ dưỡng, cáp treo, dịch vụ hậu cần cảng… Trong thời gian tiếp theo, chúng tôi sẽ tiếp tục phấn đấu thực hiện các chiến lược đầu tư kinh doanh đã đề ra, tiếp tục có những hoạt động thiết thực để chia sẻ cùng cộng đồng, để mang lại nhiều hơn và nhiều hơn nữa những Giá trị đích thực cho hôm nay và ngày mai - vì một Tập đoàn Thái Bình Dương phát triển vững mạnh, góp phần


THỰC HIỆN

ặc dù năm 2015 Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Hà Nội xếp thứ 24/63, tăng 2 bậc so với năm 2014. Tuy nhiên, ông Chung cho rằng, sự cải thiện môi trường kinh doanh còn chậm, một số chỉ tiêu như: Tiếp cận đất đai, Chi phí không chính thức, Tính năng động, Thiết chế pháp lý, Cạnh tranh bình đẳng vẫn còn thấp. Vậy Hà Nội đã có những giải pháp cụ thể để giải quyết các Chỉ số PCI còn thấp, thưa ông? UBND Thành phố đã ban hành Kế hoạch số 101/KH-UBND ngày 30/5/2016, trong đó tập trung vào các nhiệm vụ, giải pháp để phát huy những chỉ số có thứ hạng cao, đồng thời khắc phục và cải thiện các chỉ số xếp hạng thấp. Cụ thể, Thành phố quán triệt tư tưởng, nhận thức tạo sự chuyển biến mạnh trong đội ngũ cán bộ công chức về thái độ, trách nhiệm, tác phong thực hiện công vụ; Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, thái độ phục vụ thân thiện, xây dựng nền hành chính phục vụ; Tổ chức đối thoại với DN bằng nhiều hình thức để lắng nghe ý kiến của DN, qua đó xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc của DN; Chỉ đạo tất cả các sở, ngành, quận, huyện, thị xã công khai minh bạch, hướng dẫn 100% các quyết định, chính sách, TTHC cho công dân, DN trên website của đơn vị... ; Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công dân và

DN, nâng cao tỷ lệ các dịch vụ công trực tuyến; Chỉ đạo xây dựng và triển khai Kế hoạch đăng ký kinh doanh qua mạng, phấn đấu 100% DN thực hiện; Giải quyết đúng thời hạn 100% hồ sơ đăng ký DN qua mạng; Duy trì tỷ lệ DN thực hiện kê khai thuế điện tử đạt trên 95%, nộp thuế điện tử tối thiểu đạt 90%....; Rà soát, công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quỹ đất chưa sử dụng nhằm minh bạch hoá tiếp cận nguồn lực đất đai, mặt bằng sản xuất, đảm bảo cơ sở cho việc cho việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; Phối hợp với Tòa án, Viện Kiểm sát nhân dân, Cục Thi hành án dân sự Thành phố nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, chất lượng hoạt động xét xử các loại vụ án, đẩy nhanh tiến độ thi hành án dân sự để DN tin tưởng vào sự bảo vệ của pháp luật… Tại Hội nghị BCH Đảng bộ Thành phố lần thứ 5 ông đánh giá, kinh tế Thủ đô phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế, nhiều DN, sản phẩm chưa có năng lực cạnh tranh trên thị trường… Chắc hẳn ông đã có biện

pháp khắc phục? Thực tế thời kỳ 20112015, kinh tế Thủ đô đã đạt được những kết quả toàn diện và nổi bật. Kinh tế tăng trưởng đạt 9,23%. Tuy nhiên, kinh tế phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của Thủ đô. Chiến lược đầu tư của các DN còn hạn chế, khả năng tài chính, quản trị DN, năng lực cạnh tranh còn yếu… Vì vậy, Thành phố đã xác định giai đoạn 2016-2020 là nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, của DN; huy động mọi nguồn lực tái cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp; đẩy mạnh phát triển kinh tế tri thức, nhiều sản phẩm có hàm lượng công nghệ, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cao nhằm phát triển kinh tế nhanh, bền vững…. Để đạt được mục tiêu trên, Thành phố đã xác định 4 nhiệm vụ trọng tâm và 5 giải pháp chủ yếu. Cụ thể, các nhiệm vụ trọng tâm là: cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của Thành phố, phấn đấu đến năm 2020 nằm trong Top 10 PCI. , đẩy mạnh phát triển kinh tế tri thức, đổi mới mô hình tăng trưởng, gắn với cơ cấu

lại kinh tế Thủ đô bảo đảm mục tiêu phát triển nhanh, bền vững. sắp xếp DN nhà nước, phát triển các thành phần kinh tế. Xây dựng, hoàn thành kế hoạch CPH DN nhà nước giai đoạn 2016 – 2020, đồng thời bán hết cổ phần đối với các DN Nhà nước không cần nắm giữ. đẩy mạnh hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế của Thủ đô. 5 giải pháp chủ yếu là huy động, quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn lực phát triển Thủ đô; Đẩy mạnh tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị toàn cầu; Phát triển hạ tầng kinh tế; Chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế; Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Năm 2016, ông đã chỉ đạo các sở, quận, huyện quyết liệt CCHC, tạo bước chuyển biến mạnh. Tuy nhiên các DN cho rằng, chính những công chức, viên chức tiếp xúc trực tiếp với DN là “nút thắt”, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến câu vè “Hà Nội không

vội được đâu”. Vậy đâu là những giải pháp xử lý tận gốc vấn đề này? Ngay từ đầu năm 2016, Thành phố chú trọng đổi mới phân công công tác theo hướng 5 rõ “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ quy trình và rõ hiệu quả”, “một việc - một đầu mối xuyên suốt”. Đồng thời, yêu cầu các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã xây dựng quy chế, quy trình làm việc của đơn vị. Để giảm thời gian và chi phí cho người dân và DN đối với các TTHC, Thành phố đã công khai thông tin đường dây nóng tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả TTHC; Công khai, minh bạch các chủ trương, chính sách;Tập trung sắp xếp, kiện toàn tổ chức cán bộ và bộ máy hành chính, theo Nghị quyết 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Thu gọn đầu mối quản lý; Chuẩn hóa đội ngũ CBCC về thái độ, trình độ, nhận thức và kỹ năng đáp ứng nhu cầu công việc; Ban hành Quyết định số 07/2016/QĐ-UBND ngày 08/3/2016 của UBND Thành phố về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức tại các cơ quan hành chính nhà nước. Đối với hồ sơ quá hạn, Lãnh đạo cơ quan phải có văn bản xin lỗi cá nhân, tổ chức nêu rõ lý do và thời gian trả kết quả. Việc bồi thường GPMB luôn là vấn đề “nóng” cả nước, đặc biệt là Hà Nội. Để hiện thực hoá 3 giải pháp phát triển KT-XH Thành phố giai đoạn 20162020 định hướng đến năm 2030 mà ông đã nêu tại Hội nghị “Hà Nội 2016-Hợp tác đầu tư và phát triển”, Thành phố đã có cách làm riêng?


Trong 3 năm gần đây, đặc biệt năm 2016 Thành phố đã có nhiều chuyển biến thay đổi tích cực hỗ trợ tháo gỡ vướng mắc khó khăn cho DN, nhà đầu tư trong SXKD như: thuế, ngân hàng, kết nối, liên kết tiêu thụ sản phẩm, tổ chức xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước... Bên cạnh đó, Thành phố đã đẩy mạnh tập trung CCHC. Đây là những việc làm rất thiết thực tạo “luồng gió mới” niềm tin DN đối với Lãnh đạo Thành phố. Sự đổi mới tích cực đối với Chính quyền thành phố được minh chứng là số lượng DN thành lập vượt ngưỡng 20 nghìn, đầu tư FDI tăng ... Tuy nhiên, niềm tin DN đối với cán bộ công chức Thành phố vẫn là rào cản. Công cuộc cải cách không phải thủ tục mà liên quan đến hành vi ứng xử công chức.Tôi nghĩ nếu cán bộ công chức phục vụ DN, nhà đầu tư như Lãnh đạo Thành phố thì vị trí xếp hạng Hà Nội sẽ còn tiến xa. Để làm được điều này không thể là hô hào,... Thành phố cần thành lập Trung tâm hành chính công... Ngoài ra, Thành phố tiếp tục xây dựng cơ chế thông tin, cập nhật thông tin trên trang thông tin điện tử, CCHC theo hướng liên thông, giảm thời gian chi phí cho các DN. Tổ chức nhiều đối thoại theo chuyên đề, mở rộng cà phê doanh nhân tăng cường tương tác chia sẻ hợp tác hiểu biết lẫn nhau điều này sẽ cải thiện tốt môi trường kinh doanh HN. Đông thời Thành phố cũng công khai xếp hạng hài lòng các sở ban

Thành lập vào năm 2011, thời điểm khó khăn của nền kinh tế nhưng DN đã nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ của Lãnh đạo và các sở ban ngành thành phố. Đặc biệt, những năm gần đây, chính quyền thành phố rất chú trọng đến sự phát triển các làng nghề truyền thống. Cụ thể, DN đã nhận được sự quan tâm từ các sở ngành, đặc biệt là Sở Công Thương và các ngân hàng trên địa bàn. Hỗ trợ DN tham gia với đoàn công tác của sở ngành các chương trình xúc tiến, hội chợ…đến các nước tìm hiểu về phương thức phát triển như Thái Lan, Hàn Quốc, Nam Phi… Nhờ đó, DN đã kết nối với nhiều thương hiệu lớn tại Châu Âu và xuất khẩu sản phẩm đi các nước Đức, Nga, Hàn Quốc, Thái Lan và Trung Quốc với những sản phẩm chủ yếu là vải lụa, khăn, chăn… đảm bảo 100% từ nguyên liệu tự nhiên của Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay thủ tục hành chính của một số sở ngành còn nhiều, chưa bỏ được tình trạng thủ tục rườm rà, nhiều chữ ký. Với những thủ tục mới thay đổi, nhiều khi DN còn chưa được hướng dẫn cụ thể nên không biết tiến hành ở đâu, gây mất thời gian cũng như chi phí đi lại. Do đó, DN mong muốn các sở ban ngành hết sức tạo điều kiện hướng dẫn, giúp đỡ DN trong quá trình thực hiện

Ban lãnh đạo mới Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp quyết liệt hỗ trợ tạo sự thông thoáng, tháo gỡ vướng mắc về cơ chế chính sách… cho DN. Cụ thể, Hà Nội tổ chức các cuộc đối thoại giữa DN và các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực Hải Quan, Thuế, Ngân hàng... tạo điều kiện thuận lợi để DN hội nhập và phát triển cũng như giúp DN khởi nghiệp. Một minh chứng nhằm cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh (PCI) là, Hà Nội đã xây dựng kế hoạch chi tiết, tất cả những chỉ số PCI nào đang thấp để tập trung cải thiện, gắn với vai trò, trách nhiệm trực tiếp của các sở ngành. Để phấn đấu đến năm 2020 nằm trong top 10 PCI, Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 147/KH-UBND triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp như: Cải thiện việc tiếp cận các nguồn lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN; Giảm thời gian, chi phí thực hiện các quy định của Nhà nước; Rút ngắn thời gian đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản xuống còn dưới 14 ngày trong năm 2016 và dưới 10 ngày vào năm 2020; Giảm thời gian giải quyết tranh chấp hợp đồng từ 400 ngày xuống còn tối đa 200 ngày trong năm 2016…. Tiếp tục thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh; nâng cao năng lực sẵn sàng hội nhập quốc tế; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến quán triệt nội dung, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc cải thiện môi trường đầu tư,

Thời gian qua, thị trường bán lẻ VN, đặc biệt tại Hà Nội chứng kiến làn sóng mua bán, sáp nhập (M&A) cùng sự xuất hiện ồ ạt của các đại gia bán lẻ đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan khiến dấy lên lo ngại về việc các DN ngoại thâu tóm và triệt tiêu các DN nội… Tuy vậy, một số DN lớn, nhà bán lẻ trong nước trong đó có Hapro đã không chấp nhận ngồi yên để chịu sự dẫn dắt từ DN bán lẻ nước ngoài mà đang tích cực chuẩn bị nhân lực và vật lực cùng những chiến lược dài hạn. Nhằm tạo điều kiện để Hapro có lợi thế phát triển, được sự hỗ trợ giúp đỡ của Thành phố Hapro đã tiên phong đi đầu đăng ký CPH và thoái vốn. Cty mẹ UBND Thành phố HN đã ban hành Quyết định thành lập Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo CPH Công ty mẹ – Tổng công ty. Mặc dù có nhiều DN FDI muốn mua lại nhưng Hapro không đi đến quyết định đó vì Hapro mang yếu tố nhà nước, phải bảo vệ quyền lợi của Nhà nước… Trước khó khăn, thách thức của ngành kinh doanh bán lẻ như hiện nay thì Hapro đã đưa ra chiến lược kinh doanh như quy hoạch lại hệ thống bán lẻ khi phân thành 2 siêu thị: Unimart và Hapro Mart phục vụ cho 2 đối tượng khác nhau. Ngoài nguồn hàng để kinh doanh bán lẻ Hapro có thêm mảng xuất khẩu. Đối với mảng nội địa có kế hoạch tập trung nguồn hàng và có hợp tác sâu với cơ sở sản


Nhằm hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho DN sản xuất kinh doanh, Sở đã tham mưu Thành phố tổ chức Hội nghị kết nối ngân hàng DN cho vay 2.463,68 tỷ đồng; Phối hợp các sở, ngành triển khai Quyết định của Thành phố về hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho 10 DN với tổng số tiền hỗ trợ 11,387 tỷ đồng… Triển khai chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực, công nghiệp hỗ trợ, tổ chức xúc tiến thương mại, tham gia hội chợ, hội nghị giao thương, khảo sát nghiên cứu về mô hình gắn kết xúc tiến đầu tư, thương mại tại Trung Quốc, Nam Phi, CHLB Đức, Hà Lan, Mỹ, Canada ... Ngoài ra, Sở phối hợp Sở KH&ĐT mở địa chỉ email/fanpage để DN phản ánh. Xác định cải cách thủ tục hành chính là một yếu tố quan trọng trong việc cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, Sở đã rà soát 03 nhóm thủ tục hành chínhvới 39 thủ tục hành chính; trình Thành phố phương án đơn giản hóa 21 thủ tục hành chính thuộc 3 lĩnh vực chiếm 53,8% tổng số thủ tục hành chính, ước tính tiết kiệm được 441 triệu đồng chi phí thủ tục hành chính hàng năm, giảm 05 ngày giải quyết đối với 17 thủ tục, 03 ngày làm việc đối với 01 thủ tục và 02 ngày làm việc đối với 02 thủ tục. Đến nay Sở tiếp nhận được 13.669 hồ sơ (175 hồ sơ/05 dịch vụ công được tiếp nhận trực tuyến từ 02/5/2016), trả kết quả 13.237 hồ sơ đúng hạn đạt tỉ lệ 100%. Đặc biệt từ người đứng đầu đến các cấp lãnh đạo và cán bộ, công chức, viên chức của Sở luôn xác định "Không được nói không với doanh nghiệp”, nếu tổ chức,

Thực hiện Nghị quyết 19/NQ-CP ngày 12/03/2015, Nghị quyết 19-2016/NQ-CP ngày 28/04/2016 và Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/05/2016 của Chính phủ, Cục Thuế triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ trong toàn ngành; Chủ động phối hợp có hiệu quả với các Sở, ngành, quận, huyện, thị xã, thành phố trong việc cải cách thủ tục hành chính thuế, cụ thể: Cục Thuế đã xây dựng Cổng giao tiếp điện tử; Triển khai hóa đơn điện tử, khai và nộp thuế điện tử (tính đến cuối tháng 11/2016 số người nộp thuế kê khai và nộp thuế điện tử chiếm tỷ lệ 97%); Tiếp tục phối hợp với Sở KH&ĐT trong việc cấp mã số DN cho các DN thành lập mới: Đưa vào hoạt động Hệ thống cấp mã số thuế tự động, thời gian cấp mã số DN tự động bình quân là 30 phút (trước đây là 4h) giảm 87,5% thời gian so với quy định; Xây dựng và triển khai phương thức giao dịch điện tử liên thông với các cơ quan chức năng; Cục Thuế đã phối hợp với Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Công ty CMC để chuẩn hóa dữ liệu, các danh mục hệ thống; tổ chức tập huấn cho cán bộ và triển khai vận hành chính thức giai đoạn 1 chương trình eDocTC tại Chi cục Thuế Ba Đình và 5 Phòng tại văn phòng cục. Từ tháng 7/2016, Cục Thuế triển khai mở rộng giai đoạn 2 tới toàn bộ 24 Phòng và 30 chi cục thuế. 100% cán bộ, công chức thuế đã sử dụng thư điện tử trong giải quyết công việc và trao đổi thông tin với

Năm 2016, Sở tăng cường công tác cải cách hành chính trong đó tiếp tục rà soát các thủ tục hành chính, công khai, minh bạch, kiện toàn và nâng cao chất lượng phục vụ của bộ phận 1 cửa, thực hiện tốt cơ chế một cửa liên thông, tạo thuận lợi cho DN và công dân. Ngoài ra Sở còn xây dựng các kế hoạch thực hiện các giải pháp về tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, nhất là giải quyết hàng tồn kho, cân đối tại cung – cầu trên thị trường, từng bước “gỡ khó” cho DN. Xây dựng và triển khai thực hiện các quy định quản lý các dự án khu đô thị mới, khu nhà ở sau đầu tư. Sở còn chỉ đạo, hướng dẫn các chủ đầu tư thực hiện phát triển nhà ở theo các dự án đảm bảo đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và dịch vụ đô thị. Trong đó trọng tâm là tiếp tục triển khai kế hoạch phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo và nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp tập trung, người có thu nhập thấp tại các khu vực đô thị, nhà ở tái định cư theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Xây dựng và Thành phố. Mặt khác, Sở đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh các dự án phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị theo Chương trình số 07-CTr/TU của Thành ủy và các kế hoạch, đề án phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị. Thực hiện tốt các

Hiện Thành phố có 320 đơn vị trong hệ thống cơ sở dạy nghề. Theo kế hoạch năm 2016, các cơ sở dạy nghề sẽ tuyển sinh đào tạo nghề khoảng 148.000 lượt người (trình độ cao đẳng nghề: 12.000, trung cấp nghề: 12.000, sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng: 124.000 lượt người). Với mục tiêu phát triển mạnh đào tạo nghề, Thành phố tập trung phát triển 03 trường dạy nghề là Trường cao đẳng nghề công nghiệp, Trường cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội và Trường cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc, với cơ cấu đa ngành nghề, công nghệ hiện đại, đội ngũ giáo viên và chương trình giảng dạy đạt chuẩn khu vực và quốc tế...Ngoài ra, Sở rà soát các cơ sở đào tạo nghề, sắp xếp lại các cơ sở dạy nghề công lập theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, gắn với DN, khuyến khích DN tham gia vào quá trình đào tạo theo yêu cầu. Tuy nhiên, hầu hết các cơ sở đang đào tạo chưa theo kịp đáp ứng đào tạo ngành, nghề mới theo yêu cầu của xã hội. Việc thu thập thông tin cung - cầu lao động, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin thị trường lao động cũng chưa được chú trọng. Để khắc phục hạn chế đó, Sở đã yêu cầu các cơ sở đào tạo cần phải khảo sát nắm bắt nhu cầu tuyển dụng lao động của các DN, số lượng lao động, ngành nghề sử dụng và cả trình độ nghề nghiệp cụ thể. Trên cơ sở nhu cầu đó, các cơ sở đào tạo phải xây dựng kế hoạch

Mâu thuẫn giữa chính sách đền bù GPMB của nhà nước với mong muốn của người dân. Mặt khác, công tác nghiệm thu, thanh quyết toán các công trình chậm làm ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ dự án cũng như năng lực hoạt động của các DN tham gia đầu tư và đây là một trong những tồn tại, hạn chế cần được giải quyết. Năm 2016 Thành phố đã tập trung công tác tuyên truyền về dự án đối với người dân trong vùng bị ảnh hưởng cũng như toàn xã hội, để người dân nâng cao nhận thức về dự án, đồng thuận, ủng hộ phương án GPMB. Đối với những dự án có khối lượng GPMB lớn, tách công tác GPMB thành các tiểu dự án, giao cho các quận, huyện, thị xã thuộc phạm vi dự án làm chủ đầu tư, để rõ người, rõ việc, nâng cao trách nhiệm và tính chủ động của các cấp chính quyền. Chuẩn bị tốt và thực hiện trước quỹ nhà, quỹ đất tái định cư. Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ cụ thể, để khuyến khích người dân tự tái định cư (tái định cư bằng tiền).. Rà soát lại danh mục các dự án đầu tư, xác định nhóm dự án ưu tiên đầu tư, tập trung, cân đối bố trí đủ vốn để hoàn thành. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện hồ sơ đề xuất dự án của các công trình trọng điểm, để đủ điều kiện lập, công bố danh mục các dự án kêu gọi đầu tư. Tổng hợp quỹ đất chưa sử dụng, để xác định được quỹ đất đối ứng cho các dự án thực hiện theo hình thức hợp đồng

Qua nhiều cố gắng và nỗ lực tháo gỡ khó khăn cho DN, Thành phố, các Sở ban ngành đã lắng nghe và tiếp nhận được các khó khăn, vướng mắc trong hoạt đống SXKD tại DN. Cụ thể về CCHC, ngành thuế là đơn vị đầu tiên hoàn thành chỉ tiêu nộp hồ sơ khai thuế qua mạng Internet Tổng cục Thuế giao và hoàn thành trước thời hạn về nộp thuế điện tử Chính phủ giao (đã có khoảng 99% DN nộp hồ sơ khai thuế qua mạng), nộp thuế điện tử (khoảng 96% DN đăng ký nộp thuế điện tử), qua đó đã giảm đáng kể số giờ và chi phí cho DN, người dân, cơ quan thuế. Trong công tác nhân sự, Sở LĐTB - XH đã giới thiệu người lao động, tìm kiếm việc làm để cung cấp cho các DN, đào tạo tập huấn nghiệp vụ pháp luật lao động, BHXH, đào tạo và đào tạo lại cho các DN khi có nhu cầu. Tôi mong rằng trong những năm tới, Thành phố cùng các sở ban ngành tiếp tục tăng cường đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trên mọi lĩnh vực, đổi mới tác phong phục vụ của công chức, khởi sự DN thông thoáng đúng với những chuẩn mực quốc tế… Tạo cú hích cho DN khởi nghiệp, đảm bảo môi trường pháp lý, công khai minh bạch các thủ tục. Tiếp tục chỉ đạo các Sở, ban, ngành cụ thể hóa những chính sách và các giải pháp hỗ trợ DN, DN NVV thiết thực hiệu quả, nhằm giúp DN thuận lợi, ổn định trong SXKD để phát triển. Tiếp túc đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ, xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch hỗ


rong khá nhiều vấn đề mà lâu nay Hà Nội-trái tim của cả nước, tuy có nhiều lợi thế nhưng lại tỏ ra còn rất hạn chế trên bước đường phát triển chung của đất nước. Có lẽ dễ thấy nhất ở thành phố có gần tám triệu dân này, đó là sự yếu thế về năng lực cạnh tranh so với các tỉnh, thành trong cả nước.

Trước tình trạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ( PCI) của Thủ đô nhiều năm nay chưa thể vui. Nói cho nghiêm túc thì đó là nỗi buồn với sự chồi sụt thất thường trong gần chục năm qua. Nó không xứng với tiềm năng và vị trí là "đầu não" của cả nước. Chính vì thế đã khiến Chủ tịch TP Nguyễn Đức Chung hết sức trăn trở, tìm giải pháp, xem đó như việc phải làm ngay để có thể tăng tốc trong năm nay, năm đầu tiên của một nhiệm kỳ mới. Có lẽ để thấy được sự đì đẹt của Hà Nội nhiều năm qua, tôi xin đưa ra những con số để chứng minh. Tuy Hà Nội của chúng ta hôm nay đã có Luật Thủ đô (kể từ 2012). Nó rất quan trọng, là đòn bẩy cho thành phố này phát triển thuận lợi hơn sau hàng chục năm ban hành Pháp lệnh Thủ đô ( từ 2001) với những bất cập chưa hoàn thiện của nó. Lấy mốc năm 2011, Hà Nội đứng ở vị trí thứ 36; năm 2012 thật đáng buồn khi vọt lên thứ 51 để rồi Đảng bộ, chính quyền Hà Nội đã phải họp gấp và vào cuộc rốt ráo. Chính vì thế, năm 2013, PCI Hà Nội chúng ta đã “nhảy" lên 18 bậc, đứng thứ 33, một dấu hiệu vui. Với địa phương khác, vị trí 33 thì cũng chẳng vui gì, nhưng với Hà Nội khi đó thì có lẽ cũng là tàm tạm, đỡ xấu hổ với các tỉnh, thành bạn. Nhưng nếu nhìn về tổng thể thì vẫn là câu

chuyện buồn. Hà Nội chỉ luôn nằm trong "Top" khá (năm 2014: thứ 26; năm 2015: thứ 24). Theo chỉ đạo của Chủ tịch TP Hà Nội khi ông chủ trì cuộc họp hồi đầu tháng 6 thì cách làm của tân Chủ tịch là giao chỉ tiêu phấn đấu theo cách "không giống ai" cho lãnh đạo 7 sở, ngành của Hà Nội phải chịu trách nhiệm cải thiện, nâng chỉ số PCI của Hà Nội làm sao đó phải tăng 5 - 7 bậc trong năm 2016. Trong số đó có sở, ngành còn phải tăng cao nữa, những 7-10 bậc. Với những cơ quan chức năng hay đụng chạm với người dân và DN, nếu muốn cải thiện thang bậc thì cần quan tâm nhiều. Vì thế, Chủ tịch TP Hà Nội đã đưa chỉ tiêu rất cụ thể. Đơn cử, Chủ tịch UBND giao giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường chịu trách nhiệm về việc cải thiện từ 5 - 7 bậc xếp hạng chỉ số “tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất”; Giao giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư chịu trách nhiệm về việc cải thiện từ 7 - 10 bậc xếp hạng chỉ số “gia nhập thị trường”... Đồng thời với việc giao chỉ tiêu cụ thể đó, ngay sau ngày 4.6, UBND TP Hà Nội đã tổ chức Hội nghị “Hà Nội 2016 - hợp tác đầu tư và phát triển”. Đây là hội nghị về doanh nghiệp lớn nhất từ trước đến nay của Hà Nội nhằm khẳng định cam kết của Hà Nội tại Hội nghị

“Doanh nghiệp - động lực phát triển kinh tế của đất nước” được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì trước đó. Để rà soát tiếp tục cái mạch trên và cũng là để tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp đã và sẽ hoạt động trên địa bàn Hà Nội phát triển tốt. Mới đây, tại Hội nghị gặp mặt và đối thoại doanh nghiệp của thành phố Hà Nội sáng 28/11, Chủ tịch TP Nguyễn Đức Chung cho biết, thành phố đã thương thảo xong với hãng truyền hình Mỹ CNN để quảng bá hình ảnh của Hà Nội trong vòng 2 năm. Đây chỉ là một câu chuyện nhỏ trong nhiều thứ Hà Nội đưa ra tại hội nghị. Nhưng qua đó cho thấy về một cách làm mới rất đáng lưu ý của thành phố . “Từ tháng 8, chúng tôi đã bàn thảo và thống nhất chi phí 2 triệu USD để thông qua kênh truyền hình CNN quảng bá các doanh nghiệp, cũng như hình ảnh Hà Nội giai đoạn 2017 - 2018”, ông Chung nói. Theo báo cáo tại Hội nghị, tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố năm 2016 ước tăng hơn 8% (mức tăng cao nhất kể từ năm 2011); thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 170.000 tỷ đồng (bằng 102,6% dự toán); lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng trung bình cả năm 2016 ước

tăng 3,01-3,07%. Về thu hút vốn đầu tư ngoài, ông Toản cho biết, năm 2016 đã đạt mức cao nhất từ trước đến nay với 424.000 tỷ đồng, trong đó, đầu tư nước ngoài 2,8 tỷ USD (tăng 2,6 lần). Vốn đăng ký của doanh nghiệp trong nước hơn 200.000 tỷ đồng (tăng 42%). Vốn đầu tư xã hội ước thực hiện 278 nghìn tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2015...

Năm 2016, thành phố Hà nội đã có những đột phá và đi đầu về cải cách hành chính (CCHC) với trọng tâm là xây dựng Chính quyền điện tử, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ cao 3-4 cho các tổ chức và công dân... Việc Hà Nội quyết liệt chỉ đạo trong nhiều hội nghị giao ban, đưa việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào chỉ tiêu thi đua của cơ sở với mục đích đơn giản hoá các thủ tục để tạo mọi thuận lợi, giảm thời gian chi phí cho doanh nghiệp, người dân . Điểm nổi trội của việc quyết liệt này đã đem lại hiệu quả rất khích lệ nếu như chúng ta được biết cho đến nay, thành phố đã hoàn thành việc triển khai

và đạt tỷ lệ 100% , bao gồm Internet 25Mbps , kết nối kênh riêng phục vụ khai thác cơ sở dữ liệu dân cư và các dịch vụ công trực tuyến mức mức độ 3 : khai sinh, khai tử,cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em và cho toàn thể cộng đồng 7,5 triệu công dân thủ đô thông qua hệ thống mạng máy tính kết nối với 584 điểm xã, phường. Tôi đặc biệt thú vị khi có dịp được phỏng vấn Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung và được ông kể qua về việc đã từ lâu ông luôn trăn trở, muốn đưa CNTT vào phục vụ đời sống nhân dân . Ông Chung cho biết:

Thấy vậy, ông Chung đã báo cáo lãnh đạo Bộ Công an, xin cho Hà Nội được áp dụng thí điểm CNTT mới vào việc cấp hộ chiếu để xử lý nhanh, tránh bị dồn ứ gây phiền hà cho người dân. Sau một thời gian ngắn, phòng xuất nhập cảnh của Công An Hà Nội đã giảm quân số được 25 cán bộ, chiến sĩ trong khi hiệu suất công việc thì được nhân lên nhiều lần. Nếu như nhu cầu của người dân vào mùa du lịch, nếu có xin cấp đến 2000 cuốn Hộ chiếu / ngày chăng nữa thì Công an Hà Nội vẫn phục vụ tốt. Thực hiện Nghị quyết 39 về tinh giản biên chế, chúng ta có thể xem Hà Nội là thành phố khá quyết liệt trong thực hiện. Nó đã được triển khai đầu tiên, làm "điểm" từ chính cơ quan


heo ông Nguyễn Văn Tứ - GĐ Sở KH-ĐT TP Hà Nội, số lượng DN thành lập mới trên thành phố đang tăng nhanh, chứng tỏ niềm tin vào tương lai thị trường của người dân, DN đang được củng cố, nâng cao hơn so với thời gian trước.

Thủ đô Hà Nội có rất nhiều lợi thế so sánh đối với các địa phương khác. TP là trung tâm kinh tế, thương mại, du lịch và nhiều ngành dịch vụ. Hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn vốn sôi động, đa dạng và có đẳng cấp hàng đầu cả nước. Đáng chú ý hơn cả, nguồn lực của người dân thủ đô rất lớn, cần được huy động, phát huy để trở thành

rung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội được thành lập trên cơ sở tổ chức lại 4 đơn vị: Trung tâm Xúc tiến đầu tư trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm Xúc tiến thương mại trực thuộc Sở Công thương, Trung tâm Thông tin và Xúc tiến du lịch Hà Nội trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung tâm Thông tin và Xúc tiến đầu tư trực thuộc Ban Quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội.

vật chất, đóng góp cho ngân sách, xã hội cũng như làm giàu cho bản thân người dân, gia đình của họ. Người Hà Nội có tầm trí tuệ và sức sáng tạo, đội ngũ chuyên gia, lao động chất xám cùng nguồn nhân lực chất lượng rất cao so với cả nước, là điều kiện thuận lợi để phát huy trong công cuộc phát triển kinh tế. Theo ông Nguyễn Văn Tứ, số lượng DN đăng ký mới tăng nhanh chính tỏ người dân đã tin tưởng vào chủ trương cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của TP. Người Hà Nội ngày càng quan tâm, mong muốn

Đơn cử như việc thu hút đầu tư từ các nhà đầu tư Nhật Bản đã được Trung tâm tiếp nhận và có nhiều đối mới đã khiến cho các đoàn DN đến từ Nhật Bản tới Hà Nội ngày một nhiều hơn. Ông Nguyễn Gia Phương - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố Hà Nội cho biết, trung tâm tiếp nhận công việc của 4 đơn vị trên trong đó có bàn Japan Desk ở Sở KH và ĐT Hà Nội. Tuy nhiên, bàn Japan Desk lúc đó mới chỉ có một mảng về đầu tư. “Việc ký kết thỏa thuận hợp tác với các đối tác Nhật Bản đã đem lại hiệu quả cao trong việc thu

phát huy thế mạnh sẵn có, nhất là nguồn vốn và những nguồn lực tổng hợp khác trong xã hội. Thủ tục khởi nghiệp dễ dàng là một trong những yêu cầu hàng đầu để người dân bỏ vốn đầu tư. Con số hơn 17.600 DN thành lập mới trong 9 tháng đầu năm (hơn cả năm 2015) phần nào thể hiện nỗ lực của tập thể cán bộ Sợ KH-ĐT TP Hà Nội. Với quyết tâm giảm thiểu thời gian giải quyết các thủ tục hành chính trong các khâu liên quan đến hồ sơ thành lập DN, thời gian giải quyết thủ tục thành lập DN đã cắt giảm từ

hút đầu tư từ Nhật Bản” ông Phương nhấn mạnh. Có thể nói, môi trường đầu tư của Hà Nội hiện nay đã thuận lợi hơn trước rất nhiều, nhất là vấn đề CCTTHC và công tác cải thiện thể chế thì Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung rất quyết liệt trong việc CCHC, tạo môi trường đầu tư rất thuận lợi. Và việc thành phố thành lập và giao cho Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội làm đầu mối xúc tiến đầu tư có thể xem là một bước tiến, một tầm nhìn mới trong công tác thu hút đầu tư vào thành phố.

5 ngày xuống 3 ngày làm việc. Sở cũng đã thí điểm thực hiện liên thông giải quyết thủ tục đăng ký đầu tư và đăng ký DN đối với nhà đầu tư nước ngoài. Theo mô hình thí điểm, thời gian thực hiện việc cấp phép tại Hà Nội sẽ rút ngắn từ 20-60% thời gian so với quy định hiện hành. Nhà đầu tư chỉ phải đến một điểm và chỉ mất 10 ngày để nhận Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (giảm 8 ngày so với quy định hiện hành). Giấy chứng nhận DN được cấp ngay trong ngày cấp Giấy chứng nhận Đăng ký đầu tư. Cùng với đó, TP Hà Nội có chủ trương xây dựng các vườn ươm khởi nghiệp, quỹ đầu tư mạo hiểm hỗ trợ DN khởi nghiệp...

Mặc dù, đến thời điểm này, TP Hà Nội đã đạt con số mơ ước trên 200.000 DN. Nhưng để đạt mục tiêu trên 400.000 DN vào năm 2020, việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh vẫn cần nhiều giải pháp mang tính

đồng bộ. Đại diện Sở KH-ĐT TP cho biết, dự kiến, từ đầu năm 2017, sở sẽ phấn đấu giải quyết hồ sơ ngay trong ngày, thông qua hình thức đăng ký kinh doanh qua mạng. Sở cũng chủ động mở rộng dịch vụ, khuyến khích người dân chủ động đăng ký DN qua mạng. Tất cả nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi và phục vụ DN một cách thiết thực. Nhìn vào bảng xếp hạng PCI của TP Hà Nội, năm 2013 xếp hạng 33 năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, năm 2014 hạng 26 và hạng 24 năm 2015. Mặc dù, TP Hà Nội liên tục thăng tiến qua các năm. Nhưng TP Hà Nội phấn đấu phải là địa phương tiên phong trong cả nước về cải thiện môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh theo tinh thần Nghị quyết 19 và Nghị quyết số 35 của Chính phủ. Lãnh đạo TP đã đưa ra mục tiêu phấn đấu năm 2020, nằm trong nhóm 10 địa phương dẫn đầu cả nước về chỉ số PCI. Cùng với đó là mục tiêu tăng trưởng GRDP tăng từ 8,5-9,0%/năm trong giai

Theo ông Phương, bên cạnh việc tạo ra những cách làm mới trong thu hút đầu tư thì mục tiêu đưa hàng hóa VN nói chung và của các DN trên địa bàn Hà Nội ra quảng bá với thế giới là một trong những trọng tâm mà gần đây Trung tâm chú trọng. Ngoài ra, quảng bá du lịch Hà Nội cũng là một mục tiêu mà trung tâm đang nỗ lực theo đuổi. Chỉ trong năm 2016, trung tâm đã phối hợp với các đối tác, đưa hàng chục đoàn DN và

hàng hóa “đem chuông đi đánh xứ người”. Nhìn lại năm qua, trung tâm đã có hàng loạt các hoạt động cụ thể, không chỉ là địa chỉ tin cậy để các nhà đầu tư tìm đến khi muốn đầu tư vào Hà Nội, mà trong năm 2016, trung tâm đã chủ động phối hợp với các đối tác, tổ chức các đoàn DN, mang sản phẩm Việt tham gia các hội chợ để thâm nhập thị trường. Điển hình là việc Tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch kết hợp Hội chợ hàng Hà Nội chất


ến thời điểm hiện nay, Sở đã tập trung thực hiện rà soát từng thủ tục hành chính (TTHC), từng khâu thực hiện, đến nay Sở TN&MT đã cắt giảm thời gian thực hiện từ 3050% theo quy định, trong đó rút ngắn thời gian đăng ký quyền sử dụng đất, tài sản trên đất không quá 14 ngày làm việc.

Tuy nhiên, trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), thực tiễn phát sinh nhiều vấn đề chưa được quy định tại Luật Đất đai năm 2013 và các Nghị định hướng dẫn thi hành, đòi hỏi Thành phố giải quyết để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong

rong 10 tháng năm 2016, ở một số thời điểm lãi suất huy động bằng VND tăng nhẹ. Lãi suất huy động của một số NHTMCP có quy mô nhỏ áp dụng cao hơn mức lãi suất huy động của các NHTMCP có quy mô lớn ở hầu hết các kỳ hạn, nhất là lãi suất huy động ở các kỳ hạn dài. Lãi suất cho vay bằng VND khối NHTMCP áp dụng mức lãi suất cao hơn khối NHTM NN khoảng 0,5-1%/năm.

Đến 31/10/2016, tổng nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bàn đạt 1.610.829 tỷ đồng, tăng 9,22% so với 31/12/2015. Trong đó: tiền gửi tiết kiệm tăng 9,75%, tiền gửi thanh

công tác GPMB, đẩy nhanh tiến độ GPMB, thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố. Bên cạnh đó, nhiều nhà đầu tư vẫn phàn nàn, trong giải quyết TTHC vẫn còn tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà DN. Chỉ ra nguyên nhân, theo ông Đông, do hệ thống chính sách pháp luật về đất đai, đầu tư, xây dựng, kinh doanh BĐS… thay đổi, một số điểm, nội dung chưa thống nhất. Nhiều nội dung không được Nghị định, Thông tư hướng dẫn hoặc hướng dẫn chưa kịp thời gây nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện. Nhất là cấp cơ sở, như trong công tác: thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tổ chức GPMB.

toán tăng 8,28%; tiền gửi VND tăng 11,29%, tiền gửi ngoại tệ giảm 0,65% so với 31/12/2015. Trong 10 tháng năm 2016, tốc độ tăng trưởng tín dụng trên địa bàn Hà Nội tương đối tốt và tăng ngay từ những tháng cuối năm, dư nợ tín dụng tăng cao hơn so với tốc độ tăng nguồn vốn huy động (đến cuối tháng 10/2016: Dư nợ tín dụng tăng 13,11%, Huy động vốn tăng 9,22% so với cuối năm 2015). Một số NHTM, chi nhánh NHTM trên địa bàn dư nợ trung dài hạn trên tổng dư nợ thị trường I chiếm tỷ trọng khá cao, nhưng đã điều chỉnh giảm dần so với đầu năm 2016 nhằm thực hiện quy định tại Thông tư số 06/2016/TT-NHNN ngày 27/5/2016 sửa đổi Thông tư

Nhằm cải thiện hơn nữa về TTHC nâng cao vị thế năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Sở đã ban hành Kế hoạch số 6364/KHSTNMT nâng cao chỉ số tiếp cận đất đai và tạo sự ổn định trong sử dụng đất, nhằm cải thiện môi trường kinh doanh cho các DN sử dụng đất trên địa bàn TP Hà Nội. Trong đó, xây dựng các giải pháp thực hiện nhằm cải thiện từ 5-7 bậc chỉ số tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất; Tiếp tục thực hiện dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3 trên trang thông tin điện tử của Sở đối với TTHC cung cấp thông tin quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho tổ chức, cá nhân trên địa bàn Thành phố.

Đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các tổ chức. Trong đó tạo điều kiện hơn nữa cho các DN trong việc giải quyết thủ tục hồ sơ, đặc biệt là giảm các chi phí không cần thiết về thủ tục hồ sơ khi cấp Giấy chứng nhận. Mục tiêu đến tháng 6/2017 cơ bản hoàn thành việc cấp Giấy chứng nhận

số 36/2014/TT- NHNN ngày 20/11/2014 quy định về giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD để đảm bảo lộ trình thực hiện vào đầu năm 2017. Tính đến 31/10/2016, tổng dư nợ tín dụng (bao gồm cả cho vay và đầu tư) của các TCTD trên địa bàn đạt 1.399.821 tỷ đồng, tăng 13,11% so với 31/12/2015. Trong đó: dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 1.067.359 tỷ đồng và tăng 14,64%; dư nợ ngắn hạn tăng 10,73%; dư nợ trung và dài hạn tăng 17,86%; dư nợ ngoại tệ

tăng 5,23% so với 31/12/2015. Dự kiến đến 30/12/2016, tổng dư nợ tín dụng của các TCTD trên địa bàn đạt 1.430.444 tỷ đồng, tăng 15,58% so với 31/12/2015. Trong đó: dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 1.084.181 tỷ đồng và tăng 16,45% so với 31/12/2015.

Bà Nguyễn Thị Mai Sương -Giám đốc NHNN TP Hà Nội cho biết, Chi nhánh đã trực tiếp cùng với một số

cho tổ chức sử dụng đất đủ điều kiện và đã kê khai đăng ký cấp Giấy; Cải cách TTHC trong cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức sử dụng đất, trong đó giảm thành phần hồ sơ và thời gian thực hiện TTHC, giảm thời gian thực hiện TTHC cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ 30 ngày xuồng còn 14 ngày; Bãi bỏ nhiều thành phần hồ sơ không

quận, huyện, sở, ngành, các hiệp hội ngành nghề, tổ chức đối thoại nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN; Triển khai chủ trương từ ngành Ngân hàng, các TCTD đã điều chỉnh giảm lãi suất tín dụng đối với các DN tham gia chương trình kết nối NHDN, chương trình bình ổn thị trường ở mức giảm từ 11,5%/năm so với lãi suất cho vay thông thường... Cũng trong năm 2016, NHNN Chi nhánh TP Hà Nội tiếp tục yêu cầu các TCTD rà soát điều chỉnh giảm lãi suất cho vay của các khoản vay cũ. Theo đó, các TCTD vừa điều chỉnh lãi suất huy động, vừa điều chỉnh lãi suất cho vay hợp lý cả ngắn hạn và trung -dài hạn, qua đó hỗ trợ tích cực việc tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN và nền kinh tế. Đồng thời, nhiều chương trình tín dụng ưu đãi lãi suất cũng được các TCTD trên địa bàn TP Hà Nội triển khai tích cực, tạo điều kiện cho




au 5 năm thực hiện, Chương trình xây dựng NTM đã thổi một luồng gió mới vào nông nghiệp, nông thôn Hải Phòng.

Thành phố Hải Phòng đã huy động tốt nguồn lực đầu tư xây dựng NTM với tổng nguồn lực huy động lên tới 12,2 nghìn tỷ đồng trong đó nhà nước đầu tư khoảng 34%, tín dụng 40%, xã hội hóa 26%, đầu tư không dàn trải, tập trung cho các địa phương phấn đấu về đích nông thôn mới. Việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn xây dựng NTM đã trở thành động lực, tạo khí thế thi đua sôi nổi thực hiện ở các địa phương. Sản xuất nông nghiệp hàng hóa được coi trọng và có chuyển biến, góp phần tích cực nâng cao thu nhập của nhân dân. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản giai đoạn 20112015 tăng bình quân hàng năm 2,91%. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, thủy sản chuyển dịch đúng hướng tăng tỷ trọng thủy sản, giảm tỷ trọng nông nghiệp trong tổng giá trị sản xuất. Xây dựng nông thôn mới gắn với quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. NTM đã tạo ra một lực lượng sản xuất mới, làm

thay đổi diện mạo nông thôn tại Hải Phòng. Hiện Hải Phòng có 139/143 xã thuộc 7 huyện triển khai Chương trình xây dựng NTM. Bình quân các xã trên địa bàn thành phố đạt 14,5 tiêu chí; 48 xã cơ bản hoàn thành 19 tiêu chí (bằng 34,5% tổng số xã); 11 xã đạt từ 15-18 tiêu chí (bằng 7,9%), 80 xã đạt từ 10-14 tiêu chí (bằng 57,56%); đặc biệt huyện Cát Hải cơ bản hoàn thành các tiêu chí về nông thôn mới.

Theo ông Lê Văn Thành – Bí thư Thành ủy Hải Phòng, các địa phương phải sử dụng nguồn vốn hợp lý để vừa hoàn thành xây dựng NTM vừa trả nợ xây dựng cơ bản, phải cam kết không tăng nợ xây dựng cơ bản bằng cách tiết kiệm chi phí, kiểm soát giá thành xây dựng công trình… Thành phố sẽ tiếp tục đẩy mạnh chương trình hỗ trợ xi măng cho các địa phương xây dựng đường giao thông và nhiều hạng mục công trình NTM. Các địa phương tiếp tục quy hoạch, giải phóng mặt bằng, đầu tư hạ tầng khu xử lý rác thải nông thôn, quy hoạch nghĩa trang nông thôn. Thành phố cũng chú trọng hỗ trợ phát triển ngành nông nghiệp, giúp nông dân tiếp cận với khoa học – kỹ thuật tiên tiến, mở rộng trường tiêu thụ, nâng cao thu

nhập. Thành phố nhấn mạnh sẽ khuyến khích, tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư về nông thôn. Năm nay, Hải Phòng dự kiến đầu tư kinh phí 1.105 tỷ đồng cho xây dựng NTM. Trong đó, 550 tỷ đồng hỗ trợ đầu tư hạ tầng tại 25 xã. Gần 260 nghìn tấn xi măng (tương đương 378 tỷ đồng) xây dựng giao thông nội đồng, đường thôn xóm, khu dân cư, nghĩa trang, cầu cống… Hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao thu nhập nông dân với tổng kinh phí 95 tỷ đồng. Hỗ trợ xây dựng bãi chôn lấp rác thải cấp huyện là 60 tỷ đồng. Ngoài ra, 6 doanh nghiệp đầu tư mở rộng cấp nước sạch về các huyện cũng được hỗ trợ lãi suất vay vốn. Phát huy kết quả xây dựng nông thôn mới đạt được trong giai đoạn 20112015, mục tiêu đề ra đến năm 2020 Hải Phòng có 100% số xã trên địa bàn thành phố đạt chuẩn nông thôn mới theo Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (năm 2016 tiếp tục có 26 xã hoàn thành, về đích). Trong năm 2016, thành phố đã tiếp tục ưu tiên kinh phí để đầu tư xây dựng hoàn thiện đường giao thông nông thôn, nội đồng ở tất cả các xã, kết hợp với phương án tập trung kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản

để phục vụ tiêu chí về môi trường với số vốn dự kiến gần 966 tỷ đồng, trong đó có 250 nghìn tấn xi măng (tương đương 375 tỷ đồng) làm đường nội đồng, đường nội bộ các nghĩa trang nhân dân của 139 xã; 375 tỷ đồng xây dựng hạ tầng cho 25 xã; 80 tỷ đồng hỗ trợ xây dựng 8 bãi xử lý rác thải tập trung cho các huyện. Để đạt được mục tiêu trên, TP Hải Phòng đã tập trung phát huy chủ thể xây dựng nông thôn mới của người dân; xác định cơ chế, chính sách Nhà nước đóng vai trò dẫn dắt, hỗ trợ thực hiện; phát huy tối đa nội lực nông nghiệp, nông thôn, huy động tốt nguồn lực hỗ trợ từ doanh nghiệp và cộng đồng. Đồng thời, thành phố đã đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, đẩy mạnh phong trào thi đua "Toàn dân chung sức xây dựng NTM" ở tất cả các ngành, địa phương, đoàn thể; xây dựng nông thôn mới gắn với thực hiện đồng bộ các giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh, giá trị gia tăng và phát triển bền vững; nhân rộng các cách làm hay, mô hình tốt để phổ biến rộng rãi, khen thưởng động viên kịp thời các xã, tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp cho xây dựng NTM; thực hiện nghiêm chỉnh nguyên tắc dân chủ, công khai, tự nguyện; tổ

Cty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) vừa chính thức ra mắt dòng sản phẩm sữa tươi 100% Organic cao cấp theo tiêu chuẩn hữu cơ Châu Âu lần đầu tiên được sản xuất tại VN. Đây là thành quả từ việc xây dựng trang trại bò sữa Vinamilk Organic Đà Lạt đầu tiên tại VN đạt tiêu chuẩn hữu cơ Châu Âu do tổ chức uy tín thế giới Control Union (Hà Lan) chứng nhận. Tất cả quy trình chăm sóc đàn bò và sản xuất sữa nguyên liệu đều đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt theo chế độ “3 Không” của tiêu chuẩn organic Châu Âu: Không sử dụng hocmoon tăng trưởng cho bò; Không dư lượng thuốc kháng sinh; Không sử dụng thuốc trừ sâu và các chất biến đổi gene. Với quy trình sản xuất sữa nghiêm ngặt như vậy, sản phẩm sữa tươi Vinamilk 100% Organic mới hoàn toàn thuần khiết và giàu các dưỡng chất tự nhiên tốt cho sức khỏe. Đến tháng 4/2016, toàn ngành sữa nước của Vinamilk tiếp tục dẫn đầu thị trường toàn quốc với hơn 50% thị phần (theo số liệu của Cty Nielsen), kim ngạch xuất khẩu sữa tươi Vinamilk 100% trong 2 năm qua tăng trưởng bình quân 70% một năm. Hiện nay, tổng đàn bò cung cấp sữa cho Cty bao gồm các trang trại của Vinamilk và bà con nông dân đã ký hợp đồng bán sữa cho Vinamilk là hơn 120.000 con bò, cung cấp khoảng 750 tấn sữa tươi nguyên liệu để sản xuất ra trên 3 triệu ly sữa/ngày. Dự kiến, Cty sẽ đưa tổng số đàn bò của Vinamilk từ các trang trại và của các nông hộ lên khoảng 160.000 con vào năm 2017, và khoảng 200.000 con vào năm 2020, với sản lượng nguyên liệu sữa dự kiến đến năm 2020 sẽ tăng lên hơn gấp đôi, là 1500 - 1800 tấn/ngày.

Tập đoàn FLC và Đơn vị phân phối chính thức (Trueland, DIH, Nguyễn Minh Land) vừa tổ chức buổi lễ mở bán dự án FLC Hạ Long với mức giá biệt thự diện tích 300m2 có bể bơi, sân vườn riêng và tầm nhìn hướng ra Vịnh Hạ Long chỉ từ 10.5 tỷ đồng một căn biệt thự (FULL Nội thất cao cấp phong cách Địa Trung Hải hiện đại). Tọa lạc vị trí đỉnh đồi Văn Nghệ, Phường Hồng Hà, Thành Phố Hạ Long, Dự án kết nối trực tiếp với tuyến đường huyết mạch của Thành phố, xung quanh là mang lưới các cơ quan hành chính quan trọng của Tỉnh Quảng Ninh như UBND phường Hồng Hà, Công An Tỉnh, Khu liên cơ quan... FLC Hạ Long sở hữu những tiện ích 5 sao thời thượng cho cuộc sống đẳng cấp của giới thượng lưu. Sống ở vị trí trung tâm của thành phố đang phát triển cùng tốc độ của thế giới, cư dân


ng Lê Văn Hưởng cho biết, thời gian qua, đặc biệt là năm 2016, UBND tỉnh đã tập trung xây dựng, triển khai thực hiện nhiều giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Đồng thời, thúc đẩy khởi nghiệp, phát triển DN như: đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết, loại bỏ những giấy tờ không cần thiết, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, môi trường mạng trong giải quyết thủ tục hành chính; tăng cường tiếp xúc, đối thoại để giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc cho DN, nhà đầu tư; tổ chức và triển khai thực hiện các giải pháp về khởi nghiệp, phát triển DN; hỗ trợ Hiệp hội DN trong vận động DN tham gia Hiệp hội DN; đào tạo, nâng cao kiến thức, kỹ năng hỗ trợ DN của cán bộ, công chức; giáo dục đạo đức cán bộ công chức trong thực hiện nhiệm vụ nhất là lĩnh vực có liên quan đến DN, nhà đầu tư… Với những giải pháp đồng bộ, cam kết mạnh mẽ và nỗ lực thực thi của bộ máy chính quyền tỉnh Tiền Giang trong việc kiến tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, điều này đã tác động như thế nào đến kinh tế - xã hội của tỉnh trong năm 2016, thưa ông? Tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt mục tiêu đề ra và cao hơn năm trước, là tỉnh thuộc tốp tăng trưởng cao của Vùng ĐBSCL, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP, theo giá so sánh năm 2010) tăng 8,5% (năm 2015 tăng 8,2%). Trong đó, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 16,9% (năm 2015 tăng 16,7%); khu vực dịch vụ tăng 7,9% (năm 2015 tăng 7,1%) và khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,6% (năm 2015 tăng 4,4%).

Tổng thu ngân sách từ kinh tế địa phương đạt 6.590 tỷ đồng, đạt 112,6% dự toán năm, tăng 18,2% so năm 2015. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 26.929 tỷ đồng, tăng 10,4%. Cam kết đồng hành cùng DN, hộ kinh doanh, xem đây là đối tượng phục vụ, điều này được thể hiện thế nào qua con số thu hút đầu tư vào Tiền Giang trong thời gian qua, thưa ông? Trên tinh thần đồng hành cùng DN, quyết tâm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, chính quyền các cấp tỉnh Tiền Giang đã nhanh chóng chuyển từ “quản lý” sang “phục vụ và hỗ trợ” DN, hộ kinh doanh. Qua đó, tình hình phát triển DN đã cải thiện rõ rệt. Số lượng DN thành lập mới có xu hướng tăng ngày càng cao. 6 tháng đầu năm số DN thành lập mới là 39 DN/tháng. 6 tháng cuối năm DN thành lập mới bình quân 49 DN/tháng; quy mô DN thành lập mới lớn hơn cùng kỳ (bình quân 6,8 tỷ đồng/DN so với năm 2015 là 4,1 tỷ đồng/DN)… Dự kiến, hết năm 2016, số DN đăng ký thành lập mới đạt 540 DN, tăng 8,5% so năm 2015 với số vốn đăng ký hơn 3595 tỷ đồng, tăng 2,2 lần so với năm 2015. Đưa tổng số DN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh (sau khi đã

chuẩn hóa số liệu) lên gần 3900 với tổng vốn đăng ký hơn 45.656 tỷ đồng. Thu hút đầu tư đã có những chuyển biến tích cực. Năm 2016, thu hút được 27 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 9.898 tỷ đồng; có 10 dự án đăng ký tăng vốn với tổng vốn đăng ký tăng là 1.440 tỷ đồng và 01 dự án trong KCN giảm vốn là

1.552 tỷ đồng. Tổng cộng vốn đầu tư thu hút mới năm 2016 là 9786 tỷ đồng. Về thu hút FDI, năm 2016 đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 14 dự án mới với tổng vốn đăng ký 7229 tỷ đồng, tăng 40% về số dự án và tăng gấp 11,6 lần về số vốn đăng ký so với năm 2015. Theo ông, cần thiết lập cơ chế như thế nào giữa chính quyền với DN để phát huy hiệu quả hơn nữa ? Vừa qua Hiệp hội DN tỉnh đã tổ chức thành công Đại hội nhiệm kỳ III (2016 – 2021). Đây sẽ là “cầu nối” giữa các cơ quan nhà nước với cộng đồng DN trong thực hiện chính sách pháp luật, thực hiện các phong trào an sinh xã hội và mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Về trách nhiệm của UBND tỉnh đối với Hiệp hội và cộng đồng DN: Tiếp tục tăng cường đối thoại, lắng nghe phản ánh khó khăn

vướng mắc, tâm tư, nguyện vọng của DN để triển khai thực hiện có hiệu quả, sáng tạo, phù hợp trên địa bàn tỉnh đối với các chủ trương, chính sách của Trung ương liên quan đến DN, nhà đầu tư. Đặc biệt là hoàn thiện Dự thảo Nghị quyết của Tỉnh ủy về hỗ trợ và phát triển DN đến năm 2020 trình Tỉnh ủy ban hành để đảm bảo thống nhất trong nhận thức và hành động của các cấp ủy Đảng và các cơ quan đoàn thể, chính quyền. Tiếp tục triển khai mạnh mẽ, có hiệu quả các giải pháp thúc đẩy khởi nghiệp và phát triển DN; thành lập và hoạt động có hiệu quả Trung tâm hỗ trợ DN Tiền Giang, nghiên cứu thành lập Hội đồng điều phối khởi nghiệp gắn với Câu lạc bộ khởi nghiệp và Qũy hỗ trợ khởi nghiệp. Về phía Hiệp hội DN, để đáp ứng môi trường và bối cảnh mới, Hiệp hội luôn xác định phải làm sao mang lại lợi ích chính đáng và thiết thực cho các thành viên; Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động tập trung công tác phát triển hội viên, phát triển DN, khởi nghiệp gắn với xây dựng văn hóa DN; Quan tâm làm tốt hơn nữa công tác đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các DN hội viên để kịp thời tư vấn, kiến nghị hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền có biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho DN. Hiệp hội cũng phải thường xuyên nghiên cứu, đề xuất với UBND tỉnh, các Sở, ngành và địa phương các giải pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; xây dựng các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển DN và xây dựng đội ngũ doanh nhân; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tăng cường liên doanh, liên kết, hợp tác, cạnh tranh lành mạnh, minh bạch, làm giàu chính đáng. Xin ông cho biết, một


PHẬN

GIÁM ĐỐC BỘ ĐẦU TƯ SAVILLS VIỆT

oạt động M&A trong lĩnh vực BĐS thời gian qua đã chứng kiến sự trỗi dậy của các nhà phát triển dự án trong nước có tiềm lực mạnh, uy tín khi nhiều trong số họ đã lần lượt thực hiện hàng loạt vụ thâu tóm dự án BĐS đóng băng trên thị trường. Cũng chính nhờ các hoạt động mua bán, hợp tác và chuyển nhượng các dự án BĐS của các DN này, thị trường BĐS đang được tái cấu trúc mạnh mẽ, trong đó đáng chú ý là các hoạt động M&A BĐS nhà ở tại hai thị trường lớn là Hà Nội và TP HCM. Ngoài ra, việc tăng cường hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp, mở rộng mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, chuyển nhượng dự án (M&A) đã hình thành nên thế mạnh của doanh nghiệp nội. Có thể kể đến một loạt tên tuổi như Vingroup, Novaland, FLC, VID, Hưng Thịnh… đã đẩy mạnh danh mục đầu tư và nổi lên nhờ các thương vụ M&A BĐS mà họ đã tiến hành. Doanh nghiệp BĐS Việt giờ đây đã bắt đầu làm chủ, nắm phần thắng trong các thương vụ M&A với những đối tác nước ngoài. Các DN BĐS Việt Nam có thể nói đã đủ sức cạnh tranh với các công ty đa quốc gia. Đây cũng chính là một trong những thay đổi lớn nhất trong 10 năm qua của ngành BĐS Việt Nam. Hiện có 2 xu hướng của dòng vốn đầu tư nước ngoài vào bất động sản Việt Nam. Nhóm 1 là dòng vốn ngắn hạn tập trung vào các dự án đang tạo ra lợi nhuận 8-10% trên tổng vốn đầu tư. Nhóm 2 là dòng vốn dài hạn với mục tiêu phát triển dự án, kỳ vọng lợi nhuận 20-30% do thời gian thực hiện dự án từ 2-3 năm. Thông thường, các nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu đầu tư vào Việt Nam qua việc góp vốn với các doanh nghiệp trong nước trước để “học bài”, về sau họ sẽ tiếp cận sâu hơn. Nguồn vốn của nhà đầu tư nước ngoài chỉ mang tính chất khơi thông khi các doanh nghiệp bất động sản trong nước đang gặp khó khăn. Hiện tại nguồn vốn chủ đạo trên thị trường vẫn đang

THỰC HIỆN ng Thiên cho biết, sở dĩ từ trước đến nay DN thường không mặn mà khi đầu tư nhà ở xã hội do lợi nhuận thu được thấp, trong khi giá bán lại bị khống chế. - Vậy các dự án nhà ở giá rẻ ở Nha Trang hiện vận hành ra sao, thưa ông? Theo báo cáo từ Sở Xây dựng Khánh Hòa, TP Nha Trang có khoảng 11 dự án nhà ở xã hội đang triển khai với hàng ngàn căn hộ đang và sắp được mở bán. Tuy nhiên, hơn một nửa trong số đó là các dự án chậm tiến độ. Có thể điểm qua một số dự án như: Dự án tại Khu đô thị mới Phước Long và Khu đô thị Lê Hồng Phong I chậm tiến độ; dự án chung cư 50 Lê Hồng Phong do chủ đầu tư chậm hoàn tất các thủ tục để khởi công công trình; chủ đầu tư dự án Nhà ở xã hội Bình Phú giai đoạn 2 cũng chưa tích cực liên hệ với Sở Xây dựng để thông qua phương án kiến trúc quy hoạch; dự án chung cư Đường sắt đang cố gắng hoàn thành vào quý III/2017. Riêng chủ đầu tư các dự án chung cư An Thịnh và nhà ở xã hội HQC Nha Trang đã có rất nhiều nỗ lực để khắc phục hạn chế, rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường nhưng vẫn chưa đúng tiến độ đề ra. Ngoài ra, còn có 3 nhà đầu tư đăng ký xây dựng nhà ở xã hội bằng

nguồn vốn ngoài ngân sách đã được công nhận nhưng mới trong giai. Sau khi gói 30.000 tỷ đồng kết thúc thì hiện nay chưa có nguồn vốn mới cho thị trường khiến DN cũng như người dân chưa thể tiếp cận được nguồn vốn khiến việc vực dậy các dự án lại càng khó khăn. Trong khi dự báo, từ nay đến năm 2020 nhu cầu cần 10.000 căn hộ nhà ở xã hội cho những người thu nhập thấp trên địa bàn thành phố. Vậy để thu hút đầu tư vào phân khúc nhà ở xã hội đang thiếu hụt tỉnh có cơ chế gì hỗ trợ DN? Đầu năm 2016, quá “nóng ruột” trước tình trạng ì ạch của các dự án nhà ở xã

Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal) vừa tiếp tục giới thiệu khu cao tầng mang tên Jamona Heights với giá bán dự kiến 1,49 tỷ đồng tại quận 7 – TP HCM. Jamona Heights gồm 2 tòa tháp cao 17 tầng với 286 căn hộ, 80 officetel và shophouse và được phân phối độc quyền bởi Hệ thống sàn giao dịch là: G7, Thiên Minh và Sacomreal-S.

hội, UBND tỉnh Khánh Hòa đã có nhiều biện pháp quyết liệt nhằm tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư, về chính sách cũng như cơ chế, khuyến khích các nhà đầu tư tham gia đầu tư nhà ở xã hội. Cụ thể, đối với các dự án mới bắt đầu triển khai, các phòng, ban tại địa phương sẽ hỗ trợ thủ tục pháp lý tốt nhất để có thể khởi công dự án. Bên cạnh đó, thủ tục cấp phép đến xây dựng được rút ngắn khoảng 1/2 so với thời gian trước kia. Đối với các dự án đã triển khai tỉnh sẽ kết nối các chủ đầu tư với các ngân hàng trên địa bàn với chính sách vay ưu đãi để đẩy nhanh tiến độ. UBND tỉnh cũng miễn

Jamona Heights có tổng diện tích 5.767m2, nằm trong quy hoạch dự án Khu compound ven sông Jamona Golden Silk 7 do Sacomreal phát triển, nên được thừa hưởng toàn bộ tiện ích khu thấp tầng, nâng mức thụ hưởng cho cư dân tại khu cao tầng lên 38 tiện ích. Sacomreal cũng đầu tư phòng khám sức khỏe gia đình và khu tắm khoáng nóng Onsen – bí quyết sống

tiền thuế sử dụng đất đồng thời quy hoạch sẵn nhiều khu đất lớn để kêu gọi đầu tư theo hướng xã hội hóa và bước đầu nhận được sự quan tâm của một số DN. Nhưng làm sao có thể kiểm soát được việc nhà ở bán không đúng đối tượng, thưa ông? Mới đây, Ban chỉ đạo chính sách nhà ở và thị trường BĐS tỉnh đã yêu cầu chủ đầu tư khởi công công trình phải cung cấp thông tin bằng văn bản để công bố trên trang thông tin điện tử của sở. Chủ đầu tư cũng phải đăng báo địa phương ít nhất một lần và công bố tại sàn giao dịch bất động sản của chủ đầu tư (nếu có) để người dân biết. Các thông tin cần công bố như: Tên dự án, chủ đầu tư, địa điểm xây dựng, số căn hộ bán, diện tích các căn hộ, giá bán, thời gian bắt đầu bán, số lượng, hồ sơ khách hàng… Với các

khỏe của người Nhật Bản ngay tại Jamona Heights. Đây sẽ là khu tắm khoáng nóng Onsen đầu tiên tại TP HCM được đầu tư bài bản và có quy mô. Jamona Height tọa lạc ngay giao điểm đường Bùi Văn Ba, Huỳnh Tấn Phát còn được thụ hưởng hơn 70 tiện ích ngoại khu trong khu vực Trung tâm Phú Mỹ Hưng – quận 7. Đặc biệt, kết


VietinBank tiết kiệm thời gian, chi phí đăng tuyển mà vẫn có thể lựa chọn được ứng viên sáng giá.

ietinBank cũng xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiện đại cùng với nhiều chính sách đãi ngộ hấp dẫn, trọng dụng nhân tài

VietinBank là ngân hàng tiên phong trong việc phát triển dự án “Triển khai phần mềm quản lý tuyển dụng

Taleo”. Đây là hệ thống phần mềm hiện đại của hãng Oracle được xây dựng trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây. Với Taleo, VietinBank cho phép tiếp nhận hồ sơ ứng viên theo hình thức trực tuyến (online). Các ứng viên có thể tự đăng ký vào các vị trí tuyển dụng, thực hiện khai báo hồ sơ ứng viên trực tiếp trên website tuyển dụng của VietinBank. Bên cạnh đó, ứng viên cũng có

ánh giá về phân khúc biệt thự, liền kề khu vực này ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Tổng Thư ký Hội Môi giới BĐS Việt Nam cho biết: “Thói quen muôn thủa của người Việt Nam là thích sở hữu nhà đất. Tuy nhiên, nguồn quỹ đất tại các khu đô thị càng ngày càng hạn hẹp do đó việc ra hàng các sản phẩm nhà ở biệt thự, liền kề mới bị hạn chế, đặc biệt là những khu vực phát triển nóng về BĐS và có hạ tầng tốt như Mỹ Đình”. Cũng theo ông Đính, chính sự hạn chế nguồn cung trên thị trường đã tạo ra sự khan hiếm nhất định về các sản phẩm biệt thự, liền kề khu vực này. Bởi vậy mà khi các dự án tung hàng đã tạo ra sự hấp dẫn đặc biệt, xuất hiện tình trạng tranh giành

mua bán trên thị trường. “Với nguồn quỹ đất hạn hẹp, khan hiếm nguồn cung dự án mới trong khi nhu cầu của người mua vẫn ở mức lớn thì tiềm năng tăng giá của các dự án biệt thự, liền kề tại khu vực Mỹ Đình là điều dễ hiểu”, Tổng Thư ký Hội Môi giới BĐS Việt Nam nhấn mạnh. Cùng quan điểm với ông Đính, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực BĐS cũng cho rằng, sở dĩ Mỹ Đình có sức hút lớn là do khu vực này có hạ tầng tốt, dân trí cao, quỹ đất không còn nhiều nên khả năng hấp thụ vẫn khá lạc quan. Hơn nữa, tại đây đa số là các chủ đầu tư lớn nên họ sẽ mạnh tay đầu tư hạ tầng và giá bán sẽ được tính toán khá chặt chẽ. Thực tế cho thấy, tại dự án Foresa Villa do Cty cổ phần Tasco làm chủ đầu tư

thể tự quản lý và cập nhật hồ sơ của mình khi có thêm thông tin thay đổi. Khi ứng viên trúng tuyển, hồ sơ của ứng viên có thể tự động chuyển vào chương trình quản lý nhân sự của VietinBank. Đặc biệt, hệ thống Taleo còn có kết cấu mở và kết nối với các mạng xã hội như Linkedin, Facebook, Twister… cũng như các công ty dịch vụ nhân sự. Tính năng này cho phép

chỉ chưa đầy 1 năm mở bán hơn 90% trong tổng số 813 căn biệt thự, liền kề đã được khách hàng đặt mua. Giá bán dự án này cũng tăng lên với tốc độ khá nhanh, chỉ trong vòng hơn 1 năm kể từ khi bắt đầu xây dựng đến khi dự án bàn giao, giá bán đã tăng trung bình khoảng 40% . Sự tăng giá và sức thanh

trí hay cấp quản lý khác nhau. Tại VietinBank, mọi cá nhân đều được tạo điều kiện để sáng tạo và cống hiến; được ghi nhận và khen thưởng; được tôn vinh và thăng tiến.

VietinBank là ngân hàng VN đầu tiên có Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực (trường). Theo đó, nhiệm vụ trọng tâm của trường là đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho VietinBank một cách chủ động, bài bản và theo nhu cầu. Bên cạnh đó, trường cũng quản lý và tổ chức hoạt động khoa học; cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính; thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế… Bên cạnh đó, VietinBank thường xuyên tổ chức hoạt động đào tạo toàn diện đối với mọi đối tượng cán bộ, người lao động VietinBank thực hiện theo dõi, phát hiện, xây dựng và có lộ trình công danh đối với từng cá nhân có triển vọng ở các vị

VietinBank áp dụng cơ chế lương thưởng, chính sách phúc lợi cạnh tranh và vượt trội. Các cơ chế, chính này được thực hiện công bằng, minh bạch, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của người lao động cả về vật chất và tinh thần. Các hình thức phúc lợi đối với người lao động cũng được đa dạng hóa như: Chế độ tham quan nghỉ mát hàng năm, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao như Hội thi nét đẹp văn hoá VietinBank, toàn hệ thống; khám và chăm sóc sức khỏe định kỳ thường xuyên; hỗ trợ mua các gói bảo hiểm sức khỏe tại các bệnh viện

khoản cao của Foresa Villa đã cũng là điều dễ hiểu bởi dự án này vừa tọa lạc tại vị trí đắc địa nơi tấc đất tấc vàng Foresa Villa được ví như một khu rừng trong phố với trên 70% diện tích dành cho Công viên cây xanh, hồ nước và không gian công cộng. Diện tích đất dành cho nhà ở chỉ chiếm khoảng hơn 10ha. Để

làm được điều này, chủ đầu tư Tasco đã phải hy sinh một khoản lợi nhuận, giãn tối đa mật độ xây dựng để cư dân nơi đây được tận hưởng trọn vẹn không gian xanh theo đúng nghĩa. Đặc biệt, Foresa Villa là một trong những dự án biệt thự, liền kề có quy mô lớn nhất tại khu vực Mỹ Đình tính tới thời điểm hiện tại. Sống tại biệt thự Foresa Villa, cư dân sẽ được hưởng đầy đủ các tiện ích cao cấp như khu bể bơi ngoài trời, sân tennis, công viên vui chơi, hệ thống Spa – nhà hàng – thời trang đẳng cấp từ khu shophouse,… đảm bảo mang đến cho cư dân trong khu đô thị cuộc sống tiện nghi – thoải mái trong không gian xanh “Rừng trong phố” của dự án. Theo đại diện chủ đầu tư, trong đợt cuối năm 2016


ng Đặng Hoàng An, Tổng Giám đốc EVN cho biết, dự án Thủy điện Lai Châu với tổng mức đầu tư 35.700 tỷ đồng là công trình xây dựng cấp đặc biệt và là công trình thủy điện lớn thứ ba được xây dựng trên sông Đà, cung cấp khoảng 4,7 tỷ kWh điện lên hệ thống điện Quốc gia, chống lũ về mùa mưa, cung cấp nước về mùa khô cho đồng bằng Bắc Bộ và góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc.

Đây cũng là công trình ghi nhận sự trưởng thành vượt bậc của các cán bộ, kỹ sư, công nhân ngành điện,

ngành lắp máy của VN với việc tự chủ từ khâu quy hoạch, thiết kế, thi công xây lắp, đồng bộ thiết bị, giám sát, quản lý vận hành. Đập bê tông đầm lăn thủy điện Lai Châu có khối lượng 1.886.000m3; chiều cao đập lớn nhất 137m, tốc độ thi công nâng đập theo chiều cao trung bình trên 20m/tháng, lớn nhất 27,9m/tháng. Đây là một trong những đập có tốc độ nâng đập lớn nhất thế giới. Việc thi công bê tông đầm lăn vượt tiến độ đã tạo điều kiện thi công sớm các hạng mục khác, do đó đã sớm tích nước hồ chứa đem lại hiệu ích phát điện cho Thủy điện Lai Châu, Sơn La và Hòa Bình. Thi công dự án thành phần xây dựng công trình

thủy điện Lai Châu là tổ hợp nhà thầu do Tcty Sông Đà làm Tổng thầu gồm các nhà thầu thành viên: Tcty Sông Đà, Tcty Lắp máy VN, Tcty Xây dựng và Phát triển hạ tầng, Tcty xây dựng T r ư ờ n g Sơn... Sự kiện hoàn thành công trình sớm thủy điện Lai Châu sớm một năm còn có ý nghĩa hơn nhờ sự kết hợp sắp xếp và xây dựng các khu dân cư, đặc biệt là các khu tái định cư theo tiêu chuẩn cơ sở hạ tầng nông thôn mới,

xây dựng hệ thống cầu, đường giao thông đóng vai trò quan trọng cho thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lai Châu và vùng Tây Bắc.

Phát biểu tại Lễ khánh thành công trình Thủy điện Lai Châu, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đánh giá cao và biểu dương nỗ lực của hàng vạn cán bộ, kỹ sư, công nhân, người lao động của các đơn vị thi công, cung cấp thiết bị và các đơn vị tư vấn đã tập trung hoàn thành công trình

vượt tiến độ. Đây là tập hợp những nhà thầu hàng đầu VN, đã tạo được niềm tin trong xây dựng các công trình lớn, phức tạp, kỹ thuật hiện đại. “Công trình thủy điện Lai Châu là điểm sáng về sự đoàn kết, nhất trí, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, sáng kiến cải tiến kỹ thuật và tối ưu hóa sản xuất, huy động tối đa nội lực và tiềm năng làm chủ khoa học kỹ thuật tiên tiến của chủ đầu tư và các đơn vị trên công trường. Công trình thực sự trở thành biểu tượng sinh động cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước” – Phó Thủ tướng nhấn mạnh.


rực tiếp đứng tại Hội chợ Thương mại Quốc tế VN lần thứ 14 vừa diễn ra ở TP HCM để giới thiệu và cho người tiêu dùng dùng thử sản phẩm thịt bò cao cấp đến từ Indonesia, Phó Chủ tịch Cty PT Santosa Agrindo (Indonesia) - ông Safuan Kasno Soewondo cùng sản phẩm của mình đã thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng Việt.

Theo ông Safuan, VN và Indonesia hiện đang là hai quốc gia lớn trong việc nhập khẩu thịt bò từ Úc. Tuy nhiên, Indonesia có thế mạnh đất đai rộng rãi, có thể phát triển ngành nuôi bò thịt, nhất là thịt bò cao cấp với giống bò wagyu có nguồn gốc từ Nhật Bản. Ông Safuan nhấn mạnh “VN là thị trường đầu tiên mà chúng tôi nhắm đến khi có ý định xuất khẩu thịt bò ra nước ngoài nhờ giá cả cạnh

ừa qua, tổ chức lao động quốc tế ( ILO) đã đưa ra kết quả của cuộc khảo sát về sự thỏa mãn của người lao động tại Nhật Bản. Đáng chủ ý là sự thỏa mãn cao nhất của người lao động Nhật Bản là sự quan tâm đến phát triển cá nhân.

Thực tế, khảo sát này của ILO với DN Nhật Bản cũng phù hợp với tình hình thực tế ở nhiều DN lớn, thành công. Kết quả đã minh chứng rằng, một DN có chiến lược sản xuất kinh doanh hoàn hảo, với công nghệ hiện đại, với nguồn

tranh so với thịt bò wagyu nuôi tại VN”. Điều đáng nói, mặc dù, mức thuế đang áp dụng cho thịt bò đông lạnh nhập từ EU và Mỹ ở mức khá cao với 14 – 30% nhưng sản phẩm thịt bò từ các thị trường này vẫn được nhập về và bán khá nhiều tại thị trường VN. Do đó, nếu thuế giảm về 0%, chắc chắn sẽ tăng lượng nhập khẩu thịt từ các quốc gia châu Âu vào VN. Được biết, trong số 158

vốn rất mạnh nhưng yếu tố quyết định để doanh nghiệp phát triển thành công lại là yếu tố con người. Có thể nói, công cụ phân tích SWOT dành cho cá nhân là tấm “bản đồ”, trong đó chỉ ra cho cá nhân biết phát huy điểm mạnh, khắc phục hoặc giảm bớt điểm yêu. Sử dụng tấm “bản đồ” này để tận dụng cơ hội, tránh những rủi ro và giải quyết những rắc rối trong công việc - cuộc sống. Đây còn là công cụ đắc lực giúp người lao động xử lý trôi chảy, hiệu quả các công việc trong môi trường công sở cũng như trong cuộc sống. SWOT cũng là công

DN Pháp được cấp phép bán thực phẩm vào VN cho đến thời điểm này, có đến 1/3 DN có nhà máy giết mổ. Danh sách này còn có Tây Ban Nha, Bỉ, Italia, Ba Lan, Bồ Đào Nha với hàng trăm nhà máy có sản phẩm đủ tiêu chuẩn bán thịt bò vào VN. Có mặt trong chuyến khảo sát tại Hội chợ, bà Sandrine Guillaume - Đại diện Tập đoàn giết mổ Véviba, Vương quốc Bỉ cho

cụ để tạo động lực làm việc hăng say, tăng năng suất lao động (thay vì bi quan, bế tắc trong xử lý công việc và cuộc sống). Tuy nhiên, để kết quả phân tích SWOT dành cho cá nhân hiệu quả và tính ứng dụng cao trong thực tế thì kế hoạch hành động với kết quả phân tích SWOT là rất quan trọng. Bởi lẽ, trong cuộc sống cũng như trong công việc, việc xác định mục tiêu cho mỗi hoạt động là điều rất quan trọng và mô hình “SMART” là công cụ hữu ích. Để hiện thực hóa mục tiêu này, bước tiếp theo là xây dựng bản đồ chiến lược phát triển cá nhân

biết, tập đoàn này có 3 nhà máy giết mổ, công suất 400 tấn thành phẩm thịt bò mỗi ngày, cung cấp cho hầu hết các siêu thị lớn ở Bỉ, Luxambourg. Ngoài ra, Véviba còn xuất khẩu thịt bò sang Hy Lạp, các quốc gia Trung Đông. Tuy chưa xuất khẩu thịt bò sang Việt Nam, nhưng từ năm 2015, Véviba đã cho người sang tìm hiểu thị trường. Bà Sandrine Guillaume khẳng định, tập đoàn này có thể xuất khẩu bắp bò và dạ dày bò dưới dạng tảng lớn từ 10-20kg, sau đó về VN sẽ phân tiếp thành miếng nhỏ cho phù hợp với thị hiếu người VN. Bà nhấn mạnh, người VN đang quan tâm đến thực phẩm sạch. Véviba sản xuất thịt theo quy trình quản lý chất lượng, theo dõi được con bê mới chào đời đến lúc xuất chuồng. “Đây là yếu tố chúng tôi tự tin thâm nhập thị trường VN”bà Sandrine Guillaume khẳng định.

(Strategy map). Một chiến lược tốt mà không có kế hoạch chính xác để thực hiện chiến lược đó thì chiến lược đó chỉ là trên giấy. Bởi vậy, người Nhật đã áp dụng phương pháp HO-REN-SO (HO – Thiết lập kế hoạch; RENtương tác; SO- Thông tin tư vấn) để thiết lập kế hoạch mục tiêu cá nhân phù hợp với chiến lược phát triển cá nhân.

Khi nhà đầu tư nước ngoài xem VN là điểm đến hấp dẫn nhất thì ngành chăn nuôi của VN trong suốt một năm qua lại phải vật lộn với không ít khó khăn. Là một DN chuyên nhập khẩu thịt bò, ông Đoàn Ngọc Thơ - Giám đốc Cty TNHH Thương mại và Dịch vụ THO cho rằng, ngành chăn nuôi của chúng ta đang quá phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu, trong khi đó, thức ăn chăn nuôi chiếm tới 70% cơ cấu giá thành phẩm. Mặt khác, công nghệ chăn nuôi lại quá lạc hậu, năng suất lao động thấp. Ông Thơ ví dụ với thịt bò, trung bình mỗi gia đình ở Úc có thể nuôi tới hàng trăm con bò cùng lúc, chi phí rẻ hơn rất nhiều cách nuôi ở VN. Bởi lẽ, họ có một quy trình nuôi tự động hóa, được lập sẵn. Nói về năng lực của DN

Theo các chuyên gia của Nhật Bản, đa số các kế hoạch hành động của cá nhân không thành công là do thiếu sự cân bằng giữa các nhân tố liên quan đến mục tiêu cá nhân. Trong trường hợp đó, sẽ áp dụng thẻ điểm cá nhân (Balanced-Scorecard) để điều chỉnh quá trình làm việc, cuộc sống tương ứng với các chiến lược SWOT, cải thiện kết nối bên trong và bên ngoài, kiểm soát quá trình làm việc của cá nhân để đạt được mục tiêu. Đôi khi mục tiêu cá nhân thường bị lệch hướng hoặc không đạt hiệu quả cao do quá trình thực hiện mục tiêu chưa chuẩn xác, chu trình PDCA (Plan, Do, Check, Act) dành cho cá nhân sẽ khắc phục được những nhược điểm này. Nhưng dù sao thì từ lý


ự kiện Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 317 về thành lập Ban soạn thảo dự án Luật Hành chính công dựa trên sáng kiến của ĐBQH Trần Thị Quốc Khánh đánh dấu một bước tiến lớn trong quy trình xây dựng pháp luật.

Là thành viên Ban soạn thảo, ông Phan Trung Lý nguyên Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc Hội khóa XIII cho rằng, những quy định liên quan đến hành chính công hiện nay còn rải rác trong rất nhiều luật và văn bản hướng dẫn. Hy vọng dự án luật này sẽ có mũi tấn công mạnh của công tác quản lý Nhà nước vào lĩnh vực hành chính. Vấn đề kỷ luật cán bộ sai phạm đang được dư luận đặc biệt quan tâm, nhân dân đang đòi hỏi cần có

ần đây, bản dự thảo thứ nhất của Luật Phòng chống Tham nhũng sửa đổi của Việt Nam được Thanh tra Chính phủ công bố đã nhận được nhiều ý kiến đánh giá từ mọi thành phần xã hội. Bản dự thảo sửa đổi cuối cùng sẽ được trình để Quốc hội thông qua vào tháng 5/2017.

Lần sửa đổi này khắc

những hình thức xử lý thật mạnh mẽ. Biểu hiện rõ nhất và nhức nhối nhất khiến dư luận ở Việt Nam bức xúc là có những cán bộ cao cấp, có chức quyền, có trách nhiệm sẵn sàng dùng quyền lực để đưa con cái mình vào những vị trí cao hơn khả năng của con cái họ, sắp xếp, “quy hoạch” ghế cho con cái, người thân… dù luôn “đúng quy trình”. Rõ ràng “xúc cảm” cá nhân đã thắng trách nhiệm, lương tâm trách nhiệm của họ… Điển hình như vụ Trịnh Xuân Thanh, hay liên quan đến nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng. Để đạt được mục tiêu thay đổi tư duy từ “xin - cho” sang “phục vụ”, chỉ có một con đường là phải chuyển đổi nền hành chính từ “cảm tính” sang “lý tính”. Chính vì vậy, dự án Luật Hành chính công được kỳ vọng sẽ đóng góp lớn vào việc thay đổi bản chất cố hữu của nền hành chính xin – cho, cảm tính. Luật Hành chính công cũng là một công cụ hữu hiệu để kiểm soát quyền lực nhà nước của các cơ quan hành chính bằng pháp luật. Theo quy định tại Điều 94 Hiến pháp năm 2013,

phục rất nhiều thiếu sót trong của Luật Phòng chống Tham nhũng năm 2007 và năm 2012, đặc biệt là nội dung liên quan đến thực thi pháp luật trong khu vực công. Tuy nhiên, đây cũng là lần đầu tiên dự thảo bổ sung các cơ chế thực thi đối với khu vực tư nhân. Dự thảo đưa ra các chế tài không được nêu trong Bộ luật Hình sự nhằm xử lý các vụ tham nhũng bên ngoài khu vực công. Lãnh đạo các công ty, tổ chức tín dụng và

Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp. Lần đầu tiên, Hiến pháp đã quy định rõ Chính phủ thực hiện quyền hành pháp. Quy định này là một bước tiến lớn trong việc xác định rõ cơ chế phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Trong các cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước của nhà nước, lĩnh vực hành chính bao giờ cũng cần được quan tâm hàng đầu.

quỹ đầu tư công sẽ phải công bố thu nhập của mình và sẽ được xử lý theo pháp luật như áp dụng đối với các quan chức nhà nước. Tất cả các DN sẽ phải minh bạch hoàn toàn về các quyền sở hữu. Các DN sẽ phải có trách nhiệm phát triển các quy tắc ứng xử và các cơ chế kiểm soát nội bộ để ngăn chặn tham nhũng… Theo nhận định của các chuyên gia, sự tập trung mới vào khu vực tư nhân

Theo đó, nguyên tắc pháp chế luôn được đề cao, nó đòi hỏi tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện quyền lực hành chính nhà nước phải nghiêm chỉnh thực hiện các quy định pháp luật. Muốn làm được điều này thì cần một hành lang pháp lý chặt chẽ. Luật Hành chính công sẽ là hành lang pháp lý hàng đầu của lĩnh vực này.

Một số thành viên của UBTVQH đã đánh giá, đây là dấu ấn trong công tác lập

này đưa Việt Nam lên tầm với nhiều quốc gia trên thế giới - nơi mà luật phòng chống tham nhũng được áp dụng công bằng đối với cả phía cung (DN hoặc đại diện công ty đưa hối lộ) và phía cầu (công chức đòi hối lộ). Việc các DN - đặc biệt là các DN lớn - phải chịu các chế tài xử lý như áp dụng đối với cơ quan Chính phủ trong phòng chống tham nhũng là hoàn toàn hợp lý.

Điều tra PCI 2015 cho thấy, tỷ lệ DN cho biết phải chi trả chi phí không chính thức này tăng theo các năm, từ 50% năm 2013 lên đến 64.5% năm 2014 và 66% năm 2015. Vẫn có 65% DN phàn nàn tình trạng nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục cho DN là phổ biến. Trước thực trạng đó,

pháp của Quốc hội khi mà lần đầu tiên, ban soạn thảo dự án luật được thành lập trên cơ sở sáng kiến của một nữ đại biểu Quốc hội. Thực tế, dự án Luật Hành chính công đã được nữ ĐBQH Trần Thị Quốc Khánh ấp ủ và đề suất đưa vào chương trình xây dựng pháp luật năm 2016 của Quốc hội từ phiên họp thứ 45 của UBTV Quốc hội Khóa 13. Khi đó, Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã cho rằng, dự án này còn nhiều vấn đề cần xem xét. Đơn cử: Hành chính công là lĩnh vực pháp luật có nội dung rất rộng, đang được điều chỉnh trong một số luật (Luật về Tổ chức bộ máy nhà nước, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Tiếp công dân, Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Thanh tra, Luật Kiểm toán nhà nước, Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Công chứng, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật...). Tuy nhiên, xuất phát từ nhu cầu thực tế, những quy định, quyết định của các cơ quan hành chính rất khác nhau, có nhiều biểu hiện của cơ chế xin – cho, cảm tính. Đây là những quy định lảm ảnh hưởng đến xu hướng phát triển của một nền hành

VCCI đã và đang thực hiện Đề án 12 - một chương trình điển hình về liêm chính và minh bạch trong kinh doanh- với mục tiêu cơ bản là cung cấp cho DN các công cụ và biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong kinh doanh. Với tinh thần “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, VCCI cùng với Tổ chức IBLF Global cùng thực hiện Dự án “Xây dựng năng lực cho các DN nhỏ và vừa phòng ngừa tham nhũng tại Việt Nam” mà trọng tâm là Bộ Công cụ Hướng dẫn các bước đi thực tế phòng ngừa tham nhũng trong DN. Bộ công cụ này đã được các chuyên gia quốc tế xây dựng và được nhóm các nước phát triển G20 thông qua vào năm 2015. Để phù hợp với bối cảnh trong nước hiện nay, VCCI cùng với nhóm chuyên gia trong


ho đến nay dù đã hơn 5 năm, thủ tục thuê đất xây dựng nhà xưởng sản xuất của DN vẫn còn dang dở.

UBND tỉnh Hải Dương đã cấp giấy chứng nhận đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất đồ sắt mỹ nghệ và nội thất văn phòng tại xã Lai Vu, huyện Kim Thành từ năm 2011 với tổng diện tích quy hoạch là 21.588,0 m2, trong đó, diện tích thực hiện dự án là 6.017,0 m2, diện tích hành lang bảo vệ cầu: 2.854,0 m2, diện tích hành lang bảo vệ đê và đường sắt 6.703,0 m2, diện tích hành lang quốc lộ 5A 6.014,0 m2. Trước đó, ngày 03/8/2010, DN cũng đã được Sở NN – PTNT có Công văn số 459/SNN – ĐĐ về việc thỏa thuận kỹ thuật đê điều đầu tư dự án tại xã Lai Vu, huyện Kim Thành. Nhưng, cho đến nay, thủ tục thuê đất xây dựng nhà xưởng sản xuất vẫn còn

dang dở. Mà “nút thắt” lại không nằm ở chính quyền cấp trên mà lại nằm ở khâu Chủ tịch UBND xã Lai Vu, ông Bùi Duy Hường không hợp tác, cho dù ông là người đầu tiên ký đề xuất quyết định cho DN tư nhân Lai Vu thuê đất. Điều đáng nói, để nhanh chóng triển khai xây dựng nhà xưởng phục vụ cho sản xuất kinh doanh, Giám đốc DN tư nhân Lai Vu, ông Bùi Gia Thuật đã lên UBND xã khoảng 200 lần nhưng đều không gặp được Chủ tịch UBND xã, với lý do “bận” không có thời gian tiếp. Thậm chí, khi Sở TN – MT Hải Dương cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho DN tư nhân Lai Vu và mời Chủ tịch UBND xã lên dự thì vị chủ tịch xã lại cho rằng DN chưa làm hết nghĩa vụ với xã. Trong khi trên thực tế, khi UBND tỉnh có Quyết định số 2173/QĐ – UBND đồng ý cho DN tư nhân Lai Vu thuê đất, DN đã nhiều lần đến gặp ông Hường đề nghị cho biết, số

tiền hỗ trợ là bao nhiêu theo quyết định mới này để DN thực hiện nghĩa vụ. Thế nhưng, ông Hường vẫn “khất lần” và cho đến nay, đã gần bốn tháng, DN vẫn mòn mỏi chờ quyết định bàn bạc của chính quyền xã. Tới mức, tỉnh Hải Dương cũng đã hai lần phải ra hạn kéo dài tiến độ thực hiện dự án và mỗi lần gia hạn UBND tỉnh đều yêu cầu UBND xã Lai Vu khẩn trương thống nhất phương án hỗ trợ đền bù.

THỰC Thưa ông, theo như dư luận phản ánh thì bãi xe tải Ngọc A Tỷ xây dựng không phép nhưng chưa bị cưỡng chế tháo dỡ? Bãi xe Ngọc A Tỷ đúng là xây dựng không phép. Qua công tác kiểm tra, ngày 25/8/2015, UBND phường Trung Mỹ Tây đã ban hành Quyết định số 495/QĐ UBND đình chỉ thi công xây

dựng công trình vi phạm trật tự xây dựng đô thị. Ngày 03/9/2015, UBND quận 12 đã ban hành Quyết định số 598/QĐ - XPVPHC xử phạt hành chính trong hoạt động xây dựng đối với bãi xe Ngọc A Tỷ. Ngày 7/9/2015, UBND phường Trung Mỹ Tây tiếp tục ban hành Quyết định số 510/QĐ-UBND cưỡng chế, phá dỡ công trình vi phạm.

Tuy nhiên, do bãi xe này đã được Sở KHĐT cấp giấy phép kinh doanh cho Chi nhánh Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Vận tải Ngọc A Tỷ nên để xử lý phù hợp, tránh những khiếu kiện không đáng có... quận đã chỉ đạo các bộ phận tham mưu liên hệ với các đơn vị liên quan để rà soát pháp lý, đảm bảo việc xử lý đúng quy định của pháp

Chia sẻ với DĐDN, ông Bùi Gia Thuật – Giám đốc DN tư nhân Lai Vu cho rằng, với cách làm việc quan liêu của lãnh đạo UBND xã Lai Vu, sau hơn 5 năm, DN “mòn mỏi” chờ đất đã khiến DN rơi vào thế khó. Đơn cử, khi DN tập trung sản xuất những đồ nội thất phục vụ xuất khẩu sang Úc, Pháp nhưng sau nhiều lần khảo sát thực tế điều kiện sản xuất của DN,

luật trong tháng 12/2016. Trong trường hợp DN không chấp hành quy định, Quận sẽ tiến hành cưỡng chế. Dự án khu nhà ở Cao Phú Thịnh t h u ộ c phường Thới An mà DĐDN đã phản ánh cũng vẫn tồn tại, thưa ông? Trước đây, tình trạng ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông trên tuyến Quốc lộ 1, đoạn đi qua địa bàn quận 12 thường xuyên xảy

phía đối tác đã cắt hợp đồng vì chỉ có 300 m2 mà có tới 60 nhân công cùng sản xuất, điều này theo quan điểm của họ sẽ mất an toàn vệ sinh lao động. Đó là chưa kể tới việc, cho tới nay, vì chưa có diện tích đất xây dựng nên mọi hoạt động sản xuất của nhà xưởng vẫn phải diễn ra trong diện tích đất của gia đình, gây ra tiếng ồn rất lớn, ảnh hưởng tới cuộc sống của nhân dân, bản thân DN vì không có mặt bằng sản xuất phải bỏ lỡ nhiều hợp đồng, vật tư sản xuất của DN phải để ngoài lòng đường gây tắc nghẽn giao thông... Mới đây nhất, ngày 19/4/2016, Chủ tịch UBND tỉnh có Quyết định số 974 phê duyệt phương án hỗ trợ thu hồi đất giải phóng mặt bằng cho DN, theo đó, tổng số tiền mà DN phải đền bù hỗ trợ là 186 triệu đồng và DN đã hoàn thành nghĩa vụ với nhà nước. Nhưng điều đáng nói, trước khi có quyết định của tỉnh, UBND xã và DN cũng đã thống nhất với nhau là DN sẽ được sử dụng cả phần đất lưu không với số tiền mà DN phải đền bù 886 triệu đồng. Thế nhưng, cho đến nay, sau nhiều lần đi lại, Chủ tịch UBND xã Lai Vu vẫn “chây ỳ” không giao

ra. Chính vì vậy lãnh đạo thành phố khuyến khích các DN đầu tư hệ thống bến bãi, đặc biệt là các bến nằm trên đường vành đai 2 để phục vụ nhu cầu này. Cũng tại thời điểm này, dự án khu nhà ở phường Thới An cũng bị ảnh hưởng. Vì thế chủ đầu tư đã chủ động chuyển một phần dự án qua việc đầu tư bến bãi. Hiện nay, UBND quận 12 đang phối hợp với các sở ngành của thành phố cập nhật quy hoạch để đảm bảo phát triển đồng bộ. Còn việc công trình đang xây dựng trái phép nhưng chưa bị xử lý, thưa ông?


biết qua thanh, kiểm tra, mới đây Cục Thuế TP HCM đã phát hiện 17 DN khi mua hoá đơn đầu vào là những DN bỏ trốn, sử dụng hoá đơn bất hợp pháp. Ông Bình dẫn ra trường hợp điển hình như Cty TNHH TM-DV thép Khương Mai để giải thích vì sao thủ tục hoàn thuế với một số DN còn chậm. Thực chất là bởi DN này nằm trong đối tượng thuộc dạng rủi ro cao vì qua kiểm tra có đến hơn trên 70% hoá đơn đầu vào được mua của các DN bỏ địa chỉ thuế. heo Tổng cục Thuế, mục tiêu đặt ra là đến cuối năm 2017 sẽ có 90% số hồ sơ hoàn thuế được thực hiện bằng phương thức điện tử.

Bà Lê Thị Duyên Hải, Vụ trưởng Vụ Kê khai kế toán thuế (Tổng cục Thuế) cho

heo báo cáo của ngành hải quan, hiện ngành đã cung cấp 182 dịch vụ công trực tuyến, trong đó có 168 dịch vụ liên quan đến thủ tục hành chính.

Cụ thể, đã triển khai áp dụng dịch vụ công trực tuyến 58 thủ tục ở mức độ 1 (công khai biểu mẫu qua mạng); 37 thủ tục áp dụng trực tuyến mức độ 2 (có thể tải biểu mẫu và điền thông tin); 1 thủ tục áp dụng trực tuyến mức độ 3 (tải biểu mẫu, điền thông tin và nộp hồ sơ qua mạng) và 72 thủ tục áp dụng trực tuyến mức độ 4 (hoàn toàn thực hiện dịch vụ hàng chính công

rằng việc đi lại nhiều lần, cộng với thời gian chờ đợi có khi khá lâu trong trường hợp có nhiều người cùng đến cơ quan thuế để giải quyết thủ tục hành chính thuế, khiến DN cảm thấy bị ức chế nên có lúc, có nơi than phiền. Có thể thấy chuyện khổ sở khi làm hồ sơ hoàn thuế đến giờ vẫn là vấn đề mà

qua mạng, không tiếp xúc trực tiếp với cán bộ). Như vậy, với mức độ 4 cho phép DN thông quan qua mạng internet, nộp thủ tục hành chính thông quan hàng hóa qua mạng; nộp thuế, phí, lệ phí điện tử mà không cần đến cơ quan hải quan, tỷ lệ 70% dịch vụ công đạt cấp độ 4 được cho là khả thi, bởi thực tại, năm 2016 đã đạt 50% dịch vụ công cốt lõi cấp độ 4. Tuy nhiên, để tránh rủi ro trong quá trình triển khai, Tổng cục Hải quan cho biết sẽ tổ chức vận hành thử nghiệm hệ thống cung cấp dịch vụ công trực tuyến từ ngày 1/1/2017 đến hết ngày 25/1/2017 trong phạm vi cả nước. Và từ ngày

DN than phiền về ngành thuế nhất hiện nay. Tuy nhiên, như lý giải của ông Nguyễn Nam Bình, Phó Cục trưởng Cục Thuế TP HCM, do tiền hoàn thuế được lấy từ ngân sách nhà nước nên phải rất thận trọng và theo quy chế đánh giá rủi ro. Để minh chứng cho việc chậm hoàn thuế đối với một số DN, ông Bình cho

2/2/2017, sẽ vận hành chính thức hệ thống. Đặc biệt, việc nâng cấp độ này chỉ nhắm tới hỗ trợ người dân, DN thực hiện các thủ tục hành chính hiện đang được thực hiện bằng phương thức thủ công chứ không mở rộng sang các thủ tục khác. Do vậy, các thủ tục hành chính đã được thực hiện bằng phương thức điện tử thông qua Hệ thống VNACCS/VCIS vẫn thực hiện bình thường và hai hệ thống sẽ chạy song song với nhau.

Tuy nhiên, phản bác lại ý kiến này, ông Đinh Công Khương, Chủ tịch Hội đồng thành viên Cty thép Khương Mai, cho rằng thông tin trên là chưa hoàn toàn chính xác. Thực ra, có hóa đơn của DN bỏ trốn nhưng không nhiều như phía cục thuế đã nói. Hơn nữa, cơ quan thuế đã không tuân

Ngoài việc nâng cấp dịch vụ công trực tuyến, ngành hải quan cho biết cũng sẽ tích hợp thêm nhiều chức năng cho Hệ thống

thủ đúng quy định về thời gian kiểm tra, khi hết thời gian kiểm còn đòi kiểm tra kho nữa thì không thể chấp nhận được. Riêng về thủ tục hoàn thế, theo ông Khương, đã rất nhiêu khê. Khi Cty xin hoàn thuế, mặc dù các cơ quan quản lý có kết nối mạng để nắm dữ liệu nhưng vẫn bắt Cty phải xin giấy xác nhận về số lượng hàng xuất tại cửa khẩu. Một bộ hồ sơ đơn giản cũng mất ba tháng mới hoàn thuế được. Trước đây, Cty thép Khương Mai vừa xuất khẩu vừa bán nội địa, nhưng trước việc hoàn thuế “lâu la” quá nên đã ngưng xuất khẩu, bởi lợi nhuận thấp, chỉ khoảng 3%, trong khi phần nằm lại trong thuế là 7-8%. Đồng tình, đại diện Cty Cổ phần Đường Quảng Ngãi cho biết có mở nhà máy đường ở An Khê (Gia Lai), từng kê khai khấu trừ và hoàn thuế ở Quảng Ngãi. Đến nay, số thuế hoàn đã

VNACCS/VIS cho phù hợp hơn với thực tế hoạt động của DN. Theo đó, một trong những chức năng tạo thuận lợi cho DN là chức năng đăng ký thủ tục hải quan ngoài giờ làm việc, ngày nghỉ, ngày lễ. Thay vì muốn làm thủ tục vào ngày nghỉ phải thông báo đăng ký với hải quan trong giờ làm việc thì nay có thể đăng ký cả vào ngày nghỉ, lãnh đạo chi cục Hải quan phải bố trí công chức thực hiện theo yêu cầu của DN. Việc tiếp nhận chứng từ, hồ sơ hải quan điện tử cũng đươc bổ sung vào hệ thống như: Chức năng kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong quá trình xếp, dỡ, vận chuyển, lưu giữ tại cửa khẩu; chức năng kiểm tra chứng từ điện tử, hồ sơ hải quan điện tử; kiểm tra hàng hóa theo yêu cầu của chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai (kiểm hóa hộ). Bên cạnh đó, với loại hình có nhiều thay đổi trong




Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.