Nha dep thang 7

Page 1

KIẾN TRÚC NHÀ ĐẸP THÁNG 9-2013

THÁNG 9-2013 NĂM THỨ MƯỜI SÁU

đóng mở không gian

9

GIÁ: 24.800Đ


mục lục

TRONG SỐ NÀY

80

THÁNG 9.2013

ẢNH DỰ THI 10 SIÊU TRĂNG CỔ THÀNH BÀI DỰ THI 12 HÀNG RÀO BÔNG GIẤY TÍM TRANG BẠN ĐỌC 14 CÁM ƠN KIẾN TRÚC

GIẢI PHÁP 16 MỞ ĐÓN ÁNH NGÀY

58

THƯ TÒA SOẠN 8 CHUYỆN ĐÓNG MỞ...

28

86

22 VẼ LẠI CHO VỪA QUAN SÁT 28 DUNG HÒA

38 TRONG ẤM, NGOÀI XANH

46 THEO CHÂN “CÒ” NHÀ LONDON

GÓC NHÌN 52 QUÁN TỨ CHIẾNG

BÀN TRÒN 54 ĐÓNG MỞ KHÔNG GIAN

58 "NGHỀ CỦA CHÀNG"

CHUYỆN NGHỀ-CHUYỆN NGƯỜI 60 THIẾT KẾ NỘI THẤT Ở VIỆT NAM

MỸ THUẬT 66 CÔ GÁI VÀ HOA SEN

NƠI CHỐN TÔI QUA 68 LÀNG BIỂN TÔI ƠI!

DU LỊCH KIẾN TRÚC 72 NHỮNG CÁNH CỬA MỞ VÀO MỘT QUỐC GIA

KHÔNG GIAN SỐNG 80 CỔNG RÀO Ở HUẾ

72 60

NHỊP CẦU 84 ĐO CỬA BẰNG THƯỚC LỖ BAN CHUYÊN ĐỀ 86 NGUYỆN ƯỚC TRƯỜNG SƠN TIN KTNĐ 95 ...

Giấy phép xuất bản số 22/GP-BVHTT cấp ngày 31.01.2001. Đã đăng ký bản quyền số 1256VH/BQ. Cấm tái bản bất kỳ phần nào của tạp chí này nếu chưa được cơ quan xuất bản chấp thuận bằng văn bản. Ghi bản và in tại Công ty TNHH một thành viên Lê Quang Lộc

6

KIẾN TRÚC NHÀ ĐẸP THÁNG 9.2013


thư tòa soạn KIẾN TRÚC NHÀ ĐẸP THÁNG 9-2013

THÁNG 9-2013 NĂM THỨ MƯỜI SÁU

9

CHUYỆN ĐÓNG MỞ...

đóng mở không gian

GIÁ: 24.800Đ

Bạn thân mến, Đóng và mở là những trạng thái diễn ra hằng ngày, của ngôi nhà - không gian kiến trúc. Ngôi nhà đó, không gian đó có thuận tiện sử dụng hay không, có đạt hiệu ứng thẩm mỹ hay không, đòi hỏi cả một khoa học và nghệ thuật đóng mở. Đóng mà không bít; che mà không chắn. Mở mà không thông thống; thoáng mà vẫn an toàn... Đóng mở đúng cách sẽ giúp cho ngôi nhà thực sự được điều hòa “hô hấp”, tạo thoải mái, an lành và yên tâm cho gia chủ. Nhưng các bài viết trong số này không chỉ chú tâm vào sự đóng mở hữu hình - qua những tấm cửa, những mảng tường, những khoảng trống... mà còn có sự đóng mở vô hình - ở tính cách, ở phong thái, ở nếp sinh hoạt, nếp sống. Đó là ngôi nhà phố có giải pháp mở đón ánh ngày hợp lý; hay một ngôi biệt thự “tứ đại đồng đường” biết dung hòa nhu cầu của các thế hệ ở chung. Đó là phong cách tứ chiếng nơi một quán nhỏ cà phê Đà Lạt; hay một hình thái thấp - thưa - thoáng đặc trưng cho cổng rào ở Huế. Đó cũng có thể là lối sống thị dân một vùng ở London, thủ đô nước Anh; hoặc những lối kiến trúc đặc biệt của các nhà ga hàng không, được ví như những “phòng khách” hay những cánh cửa mở vào một quốc gia v.v... Cùng “phụ họa” cho chủ đề đóng mở, trong số này còn có một cái nhìn khái quát về công việc thiết kế nội thất ở Việt Nam; hoặc cụ thể là giải đáp thắc mắc của bạn đọc về việc đo cửa bằng thước Lỗ Ban... Bên cạnh đó, Làng biển tôi ơi! và Nguyện ước Trường Sơn lại là hai bài viết muốn đề cập những vấn đề mang ý nghĩa sâu và rộng hơn của đất nước. Tựu trung lại, dù chỉ với một ngôi nhà của một gia đình, hay với một khu phố, một đô thị, thậm chí với cả một quốc gia, thì việc tổ chức không gian và tổ chức cuộc sống đều quan trọng, đều đòi hỏi sự chừng mực, dung hòa, cân bằng, để có độ ổn định, bền vững. Chuyện đóng - mở như chúng ta đang bàn tới, tất nhiên còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, kỹ thuật, kể cả đặc thù về văn hóa, phong thổ, khí hậu địa phương; song Tạp chí Nhà Đẹp số này hy vọng sẽ đem đến cho bạn những góc nhìn và suy ngẫm thú vị.

www.nhadep-magazine.com.vn HỘI KIẾN TRÚC SƯ VIỆT NAM Tạp chí Kiến Trúc Tổng Biên tập GS.TS.KTS Nguyễn Việt Châu Phó Tổng Biên tập KTS Nguyễn Văn Tất CN Bùi Thị Thanh Hương Thư ký tòa soạn KTS Vương Thừa Bình Trực chuyên môn KTS Hồ Lê Phương Thiết kế VUD Ảnh bìa: Trọng Nhân Tạp chí Kiến Trúc Trụ sở phía bắc: 23 Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội ĐT: (844) 3824 6378 - 3825 3648 Fax: (844) 3934 0262 Văn phòng Nhà Đẹp phía nam (Lầu 2) Tòa nhà V. Building - 400/8A Ung Văn Khiêm, P. 25, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh ĐT: (848) 3512 3488 - 3512 3909 - 3512 1379 Fax: (848) 3510 6566 Email: toasoan@nhadep-magazine.com Liên hệ tại Hà Nội 14A Trịnh Hoài Đức, Quận Đống Đa, Hà Nội ĐT: (844) 3734 1965 Fax: (844) 3734 1954 HP: Ms. Hoa - 0903 221349 Quảng cáo và Tiếp thị (Lầu 2) Tòa nhà V. Building - 400/8A Ung Văn Khiêm, P. 25, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh ĐT: (848) 3512 3488 - 3512 3909 - 3512 1379 Fax: (848) 3510 6566 Email: quangcao@nhadep-magazine.com

Phát hành Công ty Phát hành Trường Phát 179 Lý Chính Thắng, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh ĐT: (848) 3931 7109

Giá: 24.800 đồng 8

KIẾN TRÚC NHÀ ĐẸP THÁNG 9.2013

Trân trọng BAN BIÊN TẬP


“Nhìn & thấy”

ảnh dự thi

Tên ảnh: SIÊU TRĂNG CỔ THÀNH Tác giả: Trần Tiến Long (Quảng Bình) Thuyết minh: Thành Đồng Hới được xây dựng bằng đất từ thời Gia Long thứ 10 (1812) và vào năm 2003 được UBND tỉnh Quảng Bình phê duyệt phục hồi, tái tạo. Dù khác rất nhiều so với nguyên bản, nhưng nó vẫn là một hình ảnh kiến trúc... thành cổ. (Ảnh chụp Multiple exposure lúc 7 giờ tối ngày 5-7-2009 tại Cửa Đông - thành Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình)

10

KIẾN TRÚC NHÀ ĐẸP THÁNG 9.2013

(Thể lệ cuộc thi đăng trên KTNĐ các số 12-2012, 1-2013, 2-2013 và website của Tạp chí)


"nơi đã hóa tâm hồn"

bài dự thi

(Thể lệ cuộc thi đăng trên KTNĐ các số 12-2012, 1-2013, 2-2013 và website của Tạp chí)

L

úc còn nhỏ, chị chỉ mơ được ở nhà lầu đúc cao ba bốn tầng, đứng trên ban công nhìn xuống thiên hạ nhỏ xíu dưới chân. Sau này lớn lên, chị lại mơ có căn nhà nội thành, chen chúc cũng được, chật chội cũng được, để con học gần trường, mình đi làm gần nhà. Rồi có chút tiền lại mơ ở căn hộ cao cấp, nội thất trang bị đắt tiền, nằm trong một khu sang trọng có hồ bơi, sân tennis, dân cư trí thức. BÀI: LÊ UYÊN TRANH: ĐỖ TRUNG QUÂN

HÀNG RÀO BÔNG GIẤY TÍM

12

KIẾN TRÚC NHÀ ĐẸP THÁNG 9.2013

Vậy mà bây giờ khi mon men sắp về già, chị chỉ mơ một căn nhà ngói nhỏ, ngoài hàng rào có giàn bông giấy tím! Giàn bông giấy tím mẹ chị trồng đầu tiên khi vừa từ miền Trung kéo cả nhà chạy vào thành phố. Vùng Ngã tư Bảy Hiền ngày đó, đất rộng mà người thưa, mẹ dễ dàng mua mảnh đất cả ngàn m2 với giá rẻ như cho, chỉ vì nằm gần khu gia binh và khu chăn nuôi bò của Đại Hàn cũ để lại. Suốt dọc theo hàng rào kẽm gai thưa, mẹ cắm toàn bông giấy tím, loại khỏe mạnh và chi chít gai nhọn hoắt. Chỉ sau một cơn mưa là nứt lá xanh và trồi lên mơn mởn, chẳng mấy chốc mà xanh rì kín hết cái hàng rào, che khuất căn vườn nhỏ khỏi con mắt tò mò dòm ngó bên ngoài. Ngoài cánh cửa sắt lốm đốm dây leo bìm bìm hoa tím mỏng manh vừa nở đã tàn, bông giấy tím có cái duyên ngầm rất riêng của nó. Vậy mà dai dẳng suốt mấy năm còn nhỏ tóc kết bím hai đuôi sam, chị lại ghét cay ghét đắng giàn bông giấy. Vì nó rụng lá. Vì sáng nào mẹ cũng bắt chị lê cây chổi cùn quét hết cái khoảng đường hẻm đầy lá rụng. Mẹ luôn nhắc đi nhắc lại chị phải quét hộ cho nhà hàng xóm và vun lá lại thành đống đốt cho rụi. Riết rồi chị nghiện mùi lá khô và mùi khói cay nồng buổi sáng, đến độ sau này đi xa vừa về thăm nhà, chị chỉ xăm xăm xách chổi ra trước hiên hớn hở đi quét lá và ngồi mê man đốt rồi say sưa ngửi khói… Cái duyên bông giấy nở rộ khi chị vừa chớm dậy thì, tóc đã biết buông thả mượt mà đến ngang hông, không còn cặp thành đuôi chuột vàng hoe vắt vẻo sau gáy như xưa. Chị đã biết ôm nghiêng cặp, mắt liếc xéo sau lưng mỗi ngày đi học về và hấp tấp chui tọt vào cổng rào, núp sau giàn bông giấy tránh cặp mắt ướt rượt của mấy anh tò tò dưới nắng đi theo. Khi chị bắt đầu có bạn trai tới nhà chơi, giàn bông giấy lại có nhiệm vụ đặc biệt của nó, che chở cho những cuộc chuyện trò lấp lửng không đầu không đuôi của chị và anh bạn mới quen khỏi cặp mắt nghiêm khắc dò xét của mẹ. Mẹ hắng giọng dằn từng tiếng một: “Bạn trai thì đàng hoàng vào nhà chơi, đứng lấp ló ngoài ngõ ngoài đường là người không đứng đắn. Mẹ nói là cấm có sai!”.

Không biết mẹ nói đúng hay sai, nhưng mà chị vẫn thích đứng lấp ló sau hàng rào bông giấy, ngắt nát hết lá xanh thả khắp sân (chỉ tội cho nhỏ em lườm nguýt vì mỗi sáng nó phải thay chị quét lá rụng!), cười lấp lửng, nói lơ ngơ, và tay chân run rẩy vì những va chạm vô tình hay cố ý. Khi thoáng nghe tiếng mẹ hay tiếng dép lẹp xẹp trong nhà vọng ra là các anh chàng luống cuống nhảy lên yên xe chạy mất. Ngẫm lại mới thấy rằng, những anh chàng chuyên núp sau giàn bông giấy ấy chẳng ai lâu bền với chị, chỉ vài lần hò hẹn là lặng lẽ biến mất. Chỉ có anh chàng nào gan góc vượt qua rào bông giấy vào đến thềm nhà, chịu ngồi cúi đầu nhẫn nhục nghe ba mẹ chị dò hỏi đủ chuyện họ hàng ba đời gần xa, mới có thể trụ lại lâu dài. Và rồi chị đã làm đám cưới với một trong những anh chàng dám vượt qua rào bông giấy tím. Ngày rước dâu, lúc vội vã bước qua cổng chào kết bằng lá dừa nước, tà áo dài cưới (mà mẹ mất mấy đêm thức trắng kết hạt kim sa lấp lánh) mắc vào hàng rào bông giấy, chị lật đật gỡ ra, tay bị gai cào xước. Vết trầy không ngờ mà còn đau đến tận bây giờ! Nhà xưa, mẹ chị đã bán sau khi các con đi lấy chồng hết, mua lại một căn nhà nhỏ hơn cho ba mẹ bớt thấy quạnh quẽ. Chủ nhà mới dọn dẹp ngay giàn bông giấy, vì nó quá um tùm và hoang dại, che hết mặt tiền buôn bán đồ nhậu và cần thêm chỗ giữ xe khi con hẻm nhỏ đã được nâng cấp lên thành đường phố. Mỗi lần chạy xe ngang nhà ai có giàn bông giấy tím, chị lại dáo dác nhìn ngẩn ngơ, và nhớ nhung đến thắt ruột. Tậu được căn nhà mới, có được một rẻo đất nhỏ xíu, chị lật đật mua bông giấy về trồng. Chồng bỏ đi biền biệt, mỗi chiều chị ngồi một mình bên hàng hiên, mỏi mắt chờ bông giấy ra bông. Nhiều khi trong chập choạng hoàng hôn và trông ngóng, chị mơ màng như thấy màu tím phủ lên giàn cây chỉ xanh mướt một màu lá. Để rồi thất vọng vì màu tím hóa ra chỉ là bóng chiều đang qua. Có khi chờ mong thôi cũng đủ làm tím cả lòng! ✍


trang bạn đọc

CÁM ƠN KIẾN TRÚC

S

BÀI & ẢNH: PHẠM MINH TRIẾT

ài Gòn chật chội, khói bụi, kẹt xe đôi khi làm ta bức bối, càm ràm và tưởng chừng nếu có cơ hội là ta ruồng bỏ nó ngay để tìm về miền quê với thiên nhiên êm ả. Nhưng nếu có một ngày thảnh thơi, chịu khó lắng lòng, chịu khó nhìn kỹ phố xá Sài Gòn, ta sẽ bất ngờ phát hiện ra những vẻ đẹp tiềm ẩn và ngồ ngộ của nó. Để rồi chợt thấy ta quá vô tâm trước những sáng tạo kiến trúc đã và đang âm thầm tô điểm “bù lại” cho Sài Gòn dễ chịu hơn... (Ảnh chụp một số công trình tại quận 1, TP. HCM) 14

KIẾN TRÚC NHÀ ĐẸP THÁNG 9.2013


giải pháp

16

KIẾN TRÚC NHÀ ĐẸP THÁNG 9.2013


MỞ ĐÓN ÁNH NGÀY Mở đón ánh ngày theo nhịp thời gian, để những khoảnh khắc đem lại cho gia chủ những thay đổi thú vị... BÀI: VÕ SA HUỲNH ẢNH: HIROYUKI OKI

C

họn lối thiết kế giản dị, thực tế, nhiều khoảng mở thoáng, công trình đã tận dụng được gió, nước, ánh sáng tự nhiên để mọi không gian đều sáng sủa, mát mẻ. Ánh sáng trời qua khoảng thông tầng kết hợp với ánh sáng nhân tạo lan tỏa, từ các trần nhà, mảng tường, đến tận phòng bếp, hồ nước. Nguồn sáng còn được phản quang nhờ nền sơn xám trắng chủ đạo, làm cho mọi vật dụng, cây cối thêm nổi bật, rạng rỡ hơn. Kiến trúc sư tỏ ra đắc ý trước những gam màu của ngày trôi, in rõ trên khung nhà màu sáng; lung linh, huyền ảo tại khu vực sân vườn và rọi bóng những khóm cây trên mặt nước mỗi khi hoàng hôn xuống, khi ngoài phố lên đèn. THÁNG 9.2013 WWW.NHADEP-MAGAZINE.COM.VN

17


giải pháp

18

KIẾN TRÚC NHÀ ĐẸP THÁNG 9.2013


THÁNG 9.2013 WWW.NHADEP-MAGAZINE.COM.VN

19


giải pháp

Không chỉ là cách nói ẩn dụ, mà là hình ảnh có thực: ngôi nhà thấp thoáng những thiên thần tình yêu, với nhiều kiểu dáng, chất liệu và kích thước màu sắc khác nhau - khi trên kệ, lúc trên tường, có khi lại soi mình bên hồ nước, như chia sẻ cùng gia chủ những thời khắc quý giá của ngày. Cứ như vậy, ngày mỗi ngày trôi qua, ngôi nhà luôn có được vẻ vui tươi, sống động trong dòng thời gian vô tận, trong mạch sống không bao giờ ngưng... 20

KIẾN TRÚC NHÀ ĐẸP THÁNG 9.2013


MẶT BẰNG TẦNG LẦU 2

MẶT BẰNG TẦNG LẦU 1 Địa chỉ công trình: 28 C3 đường DN3, P. Tân Hưng Thuận, Q. 12, TP. HCM

MẶT BẰNG TẦNG LỬNG

Thiết kế: KTS Đặng Phan Lạc Việt (ĐT: 0908 1568889) Công ty CP Tư vấn Thiết kế và Xây dựng Sống Việt Địa chỉ: 450 (P. 210) Nguyễn Thị Minh Khai, P. 5, Q. 3, TP. HCM

MẶT BẰNG TẦNG TRỆT

quảng cáo

THÁNG 9.2013 WWW.NHADEP-MAGAZINE.COM.VN

21


giải pháp

22

KIẾN TRÚC NHÀ ĐẸP THÁNG 9.2013


VẼ LẠI CHO VỪA BÀI & ẢNH: TRỌNG NHÂN

T

ìm một khu dân cư thật đẹp, chọn mua một ngôi nhà đã được xây xong phần thô, chỉ cần hoàn chỉnh phần nội thất là dọn vào ở ngon lành. Câu chuyện nghe qua tưởng chừng quá đơn giản, và anh cũng nghĩ thế. Chỉ đến khi bước vào ngôi nhà đó với tinh thần của một người sắp sửa gắn bó lâu dài với nó, anh mới nhận ra: Một công thức mãi mãi chỉ là một công thức, cho dù có tốt đến bao nhiêu cũng không thể mang áp dụng cho tất cả mọi người.

Những không gian chung đã thế chỗ của một vài căn phòng không cần thiết

THÁNG 9.2013 WWW.NHADEP-MAGAZINE.COM.VN

23


giải pháp

Không còn chút ngăn cách giữa các không gian chức năng, nơi phòng khách, phòng ăn, sân vườn như hòa làm một

Cái ngách nhỏ ban công, bất ngờ thành cái... kho thật đẹp

24

KIẾN TRÚC NHÀ ĐẸP THÁNG 9.2013

Một vài chi tiết là hoàn hảo với người này nhưng có thể sẽ là hạt sạn cho người khác. Và một đời nhà có lẽ gắn bó với cả một đời người - một chút gợn cho dù nhỏ nhất, biết đâu chừng sẽ có ngày gây thành bão lớn. Và anh quyết tâm nhờ người chỉnh sửa. Một vài căn phòng trống được phá bỏ để nhường chỗ cho không gian sinh hoạt. Vài cánh cửa được dời đi nơi khác để cho góc nhìn đẹp hơn. Các phòng tắm trở mình qua hướng khác mà thêm rộng rãi. Những góc khó trong nhà biến hóa bất ngờ thành những “nhà kho”. Vài bức tường che chắn phòng khách được thay bằng vách kính, và màu xanh sân vườn chạy quanh như được tràn vào nhà. Mất thêm cũng khá nhiều thời gian, công sức, và dĩ nhiên - tiền bạc. Ngôi nhà ấy bây giờ đã xong, và chủ nhân đã rất hài lòng, vì mỗi một góc dù lớn dù nhỏ trong nhà đều cho anh cái cảm giác đây là NGÔI NHÀ CỦA RIÊNG MÌNH.


THÁNG 9.2013 WWW.NHADEP-MAGAZINE.COM.VN

25


giải pháp

MẶT BẰNG TẦNG LẦU 2

MẶT BẰNG TẦNG LẦU 1 Vườn và nhà - chỉ cách một bước chân

Địa chỉ công trình: Biệt thự đơn lập - Lô H21, khu dân cư Bình Lợi, P. 13, Q. Bình Thạnh, TP. HCM Thiết kế & thi công: Công ty TNHH Xây dựng Huy Thước Địa chỉ: 23/41 đường D2, P. 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM ĐT: 08.3512 4512 Chủ trì thiết kế: KTS Vũ Tiến Hùng

MẶT BẰNG TẦNG TRỆT

26

KIẾN TRÚC NHÀ ĐẸP THÁNG 9.2013


quan sát

28

KIẾN TRÚC NHÀ ĐẸP THÁNG 9.2013


DUNG HÒA

BÀI: TÂN TỬU ẢNH: TRỌNG NHÂN

THÁNG 9.2013 WWW.NHADEP-MAGAZINE.COM.VN

29


quan sát

30

KIẾN TRÚC NHÀ ĐẸP THÁNG 9.2013


THÁNG 9.2013 WWW.NHADEP-MAGAZINE.COM.VN

31


quan sát

32

KIẾN TRÚC NHÀ ĐẸP THÁNG 9.2013


T

rên đà phát triển chung, dạng nhà ở lớn, theo mô hình “tứ đại đồng đường” sẽ ngày càng ít thấy trong xã hội hiện đại. Song với những người như chủ nhân ngôi nhà này, việc tạo dựng một nơi để sum vầy cùng con cháu, có đủ không gian để vui thú với cỏ cây… là một nhu cầu được đeo đuổi từ lâu. Và ở đây cho thấy, công trình đã đem lại sự “đền đáp” xứng đáng. Ngôi nhà có quy mô hoành tráng; được thực hiện đàng hoàng, chỉn chu, từ tổng thể đến chi tiết. Các không gian chung cho

mọi người hay từng không gian riêng cho mỗi cá nhân trong nhà, tất cả đều được suy tính, cân nhắc để đi đến quyết định chọn lựa phù hợp. Một khu vực bếp được đầu tư đúng mức, ưu tiên cho người vợ thích nấu ăn và dành phần nhiều thời gian ở đó. Một hồ bơi và sân cỏ cho đám trẻ con vui đùa thỏa tính hiếu động. Một phòng ăn và khu sinh hoạt thoáng rộng, có thể chứa cả “tập thể” gia đình… Càng thấy giá trị hơn khi kiến trúc sư cho biết: trong quá trình ngôi nhà được thiết kế, thi công, chủ nhân tuy lớn tuổi THÁNG 9.2013 WWW.NHADEP-MAGAZINE.COM.VN

33


quan sát

34

KIẾN TRÚC NHÀ ĐẸP THÁNG 9.2013


THÁNG 9.2013 WWW.NHADEP-MAGAZINE.COM.VN

35


quan sát

nhưng đã cùng các con tìm hiểu và thảo luận khá nhiều để làm sao dung hòa được nhu cầu sử dụng, phong cách kiến trúc phù hợp nhiều thành viên, ứng dụng được các thiết bị, đồ dùng hiện đại… Chính niềm đam mê và sự am hiểu của gia chủ đã làm tăng thêm hứng khởi cho ê kíp thực hiện ngôi nhà. Họ thấy may mắn khi gặp được gia chủ như một người đồng hành hợp ý, nhất là trong giai đoạn chọn lựa mẫu mã vật liệu, thiết bị cho ngôi nhà hoàn thiện.

MẶT BẰNG TẦNG LẦU

Địa chỉ công trình: Villa Thanh Thùy, đường An Phú Đông 12, P. An Phú Đông, Q. 12, TP. HCM Thiết kế: KTS Trần Cao Hiếu (ĐT: 0903 843001) Thi công: Công ty cổ phần Kiến trúc CA 1/8 Nguyễn Bỉnh Khiêm, P. 5, Q. Bình Thạnh, TP. HCM ĐT: 08.3550 0327 Email: ca.kientrucxaydung@gmail.com FB: www.facebook/kientruc.ca

MẶT BẰNG TẦNG TRỆT

quảng cáo

36

KIẾN TRÚC NHÀ ĐẸP THÁNG 9.2013


thông tin doanh nghiệp

Điều khiển thông minh, tiết kiệm điện năng và đảm bảo thẩm mỹ cho các tòa nhà cao tầng là giải pháp mới của hệ thống điều hòa trung tâm thế hệ mới Multi V IV, dòng sản phẩm đã được LG nghiên cứu và phát triển suốt 10 năm qua. Quản lý hiệu quả với giải pháp thông minh

Tiết kiệm tới 18% điện năng Sử dụng 100% công nghệ biến tần giúp dễ dàng điều chỉnh tốc độ quay của máy nén, vận hành linh hoạt ở mọi chế độ tải. Hệ thống điều hòa trung tâm thế hệ thứ 4 còn được trang bị công nghệ hồi dầu kiểu mới HiPOR. Đây là công nghệ hoàn toàn mới và duy nhất của thế hệ Multi V IV làm giảm tổn thất năng lượng trong quá trình hồi dầu, nâng cao hiệu suất của máy nén. TM

Dàn trao đổi nhiệt cũng là cải tiến vượt trội của sản phẩm thế hệ mới khi nó có thể tự động lựa chọn số lượng đường ống dẫn môi chất lạnh phù hợp cho từng chế độ làm lạnh và sưởi ấm. Ngoài ra, Multi V IV được tạo tới 6 van By-Pass giúp nâng cao độ bền của máy nén và hiệu suất ở chế độ tải từng phần. Những cải tiến vượt trội giúp hệ thống điều hòa trung tâm thế hệ thứ 4 – Multi V IV nâng cao hiệu suất lên đến 20% và tiết kiệm tới 18% điện năng tiêu thụ.

Đảm bảo thẩm mỹ cho các ngôi nhà cao tầng Thử hình dung với một tòa nhà 10 tầng, nếu sử dụng điều hòa trung tâm thông thường, bạn sẽ cần đến 3 tổ hợp dàn nóng để cung cấp cho 10 dàn lạnh của mỗi tầng nhà.

Bạn cũng sẽ phải loay hoay trong việc tìm chỗ để các dàn nóng khi độ cao giữa nó và dàn lạnh chỉ ở mức tối đa là 50m. Bài toán này đã được Multi V IV giải quyết rất gọn gàng với chỉ 1 tổ hợp dàn nóng cung cấp đủ 10 dàn lạnh cho tòa nhà đó. Với Multi V IV, độ chênh lệch giữa dàn nóng và dàn lạnh lên đến 110m, nhờ sử dụng bộ quá lạnh xoắn ốc, và như vậy thật tiện lợi và đẹp cho các ngôi nhà cao tầng tọa lạc trong khu vực chật hẹp vì bạn chỉ cần đặt hệ thống dàn nóng đó lên tầng cao nhất của tòa nhà.

Với thế hệ thứ 4 này, LG đã đưa các thiết bị thông minh vào quy trình giám sát và quản lý. Theo đó, chỉ cần một chiếc máy tính hoặc smartphone, bạn có thể vận hành, điều khiển và giám sát toàn bộ hệ thống điều hòa của ngôi nhà mọi nơi, mọi lúc. Multi V IV cũng cho phép lưu trữ dữ liệu hoạt động của hệ thống trong vòng 2 năm, vì vậy dễ dàng kiểm tra, bảo dưỡng và tiết kiệm chi phí vận hành. Dù là một tòa cao ốc cao nhất nhì thành phố đến những khu khách sạn mini, nhà biệt thự nhiều tầng thì đều luôn quan tâm đến vấn đề tiết kiệm điện, thẩm mỹ và quy trình giám sát. Hệ thống điều hòa trung tâm Multi V thế hệ thứ 4 đang giải quyết những vấn đề này hiệu quả hơn nhiều so với người anh em của các thế hệ trước đó. Cũng theo ông Trần Gia Mỹ, viện trưởng Viện Công nghệ Nhiệt lạnh, Đại học Bách Khoa Hà Nội: “Hệ thống điều hòa trung tâm Multi V IV của LG thực sự rất ưu việt, nhất là trong giai đoạn kinh tế khó khăn, các công trình xây dựng đang rất cần những sản phẩm tiết kiệm năng lượng và nâng cao hiệu suất” THÁNG 9.2013 WWW.NHADEP-MAGAZINE.COM.VN

37


quan sát

38

KIẾN TRÚC NHÀ ĐẸP THÁNG 9.2013


Thật vui khi tôi nhận ra ngôi nhà anh thiết kế, giữa cả dãy nhà được đầu tư công phu trong con hẻm dài. Và ngôi nhà này vẫn ấm áp, tươi vui như không khí anh vẫn tạo ra cho các tổ ấm đã từng xuất hiện trên Tạp chí Nhà Đẹp.

TRONG ẤM, NGOÀI XANH BÀI: NGÔ LY KHA ẢNH: PHAN QUANG

B

iết anh đã gần bốn năm, từ những ngày đầu tôi tập tành viết về nhà cửa. Anh vừa là đối tác (nếu xét ở vai trò kiến trúc sư - người viết), là người hướng dẫn (khi chia sẻ về kiến trúc, cuộc sống, ứng xử), lại vừa là bằng hữu anh em trong những buổi trà dư tửu hậu hay những chuyến rong chơi. Bốn năm không dài, nhưng đủ để tôi hiểu giấc mơ anh đang theo đuổi - vẽ nên những tổ ấm cho các gia đình. Tổ ấm ấy, có thể chỉ vẻn vẹn 24m2, có thể thênh thang như penthouse chiếm trọn một tầng lầu cao ốc, nhưng nhất thiết phải duyên dáng, tiện dụng và ấm cúng. THÁNG 9.2013 WWW.NHADEP-MAGAZINE.COM.VN

39


quan sát

40

KIẾN TRÚC NHÀ ĐẸP THÁNG 9.2013


Ngôi nhà tôi nói ở đây cũng là một công trình như thế. Bên ngoài xanh mát với cỏ cây, bên trong ấm áp, giao hòa. Diện tích đất hào phóng 5,9m x 22,3m đủ để anh bố trí khoảng sân rộng phía trước dùng làm chỗ để xe và một góc vườn. Ở tầng trệt, phòng khách, bếp và bàn ăn đều được “bỏ ngỏ”, chỉ những bậc tam cấp làm ranh giới ngăn chia. Khu vực nấu nướng còn được tiếp xúc với mảng xanh ở sân sau, thêm thoáng đạt. Ngoại trừ các phòng ngủ khép kín với khu vệ sinh riêng biệt, hầu hết các không gian còn lại đều mở tối đa về phía vườn, giếng trời hay liên thông với các chức năng khác. Cửa kính, lam gỗ và thành cầu thang trong suốt giúp cơi nới các góc nhìn, hướng về những mảng xanh vui mắt. Theo ý đồ ban đầu của kiến trúc sư, phần sảnh nối THÁNG 9.2013 WWW.NHADEP-MAGAZINE.COM.VN

41


quan sát

42

KIẾN TRÚC NHÀ ĐẸP THÁNG 9.2013


THÁNG 9.2013 WWW.NHADEP-MAGAZINE.COM.VN

43


quan sát giữa phòng ngủ cha mẹ và con gái là góc thư giãn với sofa, cây xanh… nhưng cô chủ trẻ lại muốn dành ưu tiên cho việc đọc. Sở thích chung của hai thế hệ được kết nối bởi một thư viện mi ni có những chiếc ghế màu dạ quang tươi trẻ. Trên tầng lầu 2 là phòng thờ, phòng ngủ dự phòng cho khách lưu trú, khu vực giặt phơi và sân thượng. Nếu sân trước nhà có

điểm nhấn là hàng trúc xanh với những đóa ngũ sắc tí hon, thì trên sân thượng lại là một vườn treo sinh động với nhiều loại cây cỏ, dây leo. Niềm vui của người đứng tuổi thường gắn liền với thiên nhiên, với vun xới, chăm nom cây cảnh và những lúc nhâm nhi tách trà, ngắm nhìn thành quả. Giữa lao xao phố thị, góc vườn tĩnh tại ở sân thượng này mang đến một niềm vui

hằng ngày như thế. Như hầu hết các thiết kế của anh, công trình sử dụng lối kiến trúc hiện đại, đơn giản cả về chất liệu lẫn màu sắc. Bố cục mặt bằng cũng chặt chẽ về thẩm mỹ lẫn công năng. Trên gam màu trắng ngà chủ đạo, một số màu sắc nhấn nhá của các vật dụng nội thất khiến ngôi nhà trở nên vui tươi, sinh động.

MẶT BẰNG TẦNG LẦU 2

MẶT BẰNG TẦNG LẦU 1

MẶT BẰNG TẦNG TRỆT

Địa chỉ công trình: 343/58A Nguyễn Trọng Tuyển, P. 1, Q. Tân Bình, TP. HCM Thiết kế và thi công: KTS Trần Hữu Chí (ĐT: 0903 875759) Công ty TNHH Tư vấn Thiết kế Xây dựng Chí Trần Địa chỉ: 54/6 Phổ Quang, P. 2, Q. Tân Bình, TP. HCM Điện thoại: 08.3997 6297 - Fax: 08.3997 6298 MẶT CẮT

44

KIẾN TRÚC NHÀ ĐẸP THÁNG 9.2013


góc nhìn

46

KIẾN TRÚC NHÀ ĐẸP THÁNG 9.2013


T

hì đã đành, cò nhà là dẫn khách đi xem để mua, hay thuê, lẽ thường là thế; nhưng mấy khi có dịp được tự nhiên không chỉ “ngó” mà “vào hẳn nhà người ta”, đi ra đi vào phòng khách, phòng ngủ, mở cửa tủ, vào nhà bếp, nhà tắm, vệ sinh… rồi giật nước… làm đủ thứ như người khách, và nếu muốn, như người ở, ngả ngốn trên sofa, đặt lưng lên trên giường mà nhún… vì ở London, chủ bán, hay cho thuê tuyền giao phó hết cho công ty môi giới, đưa chìa khóa cho họ, dù nhà mình đang có người thuê, hay chính chủ nhà đang ở. Biết như vậy nên trong vai người đi theo khách mua, tôi còn “ủ mưu” vừa để tư vấn, nhưng cũng là để có dịp quan sát xem dân bên này sống thế nào trong cái tổ của họ, nơi phơi bày một cách tự nhiên nhất cái đời sống riêng tư - tất nhiên là trong lúc người ta đi vắng nhưng nó vẫn cứ hiển hiện ra một đời sống rất thật, chứ không phải một đời sống có dọn dẹp, có sắp đặt sẵn để chụp hình cho các tạp chí về nhà cửa, hay quảng cáo nội thất; như vậy, nó sống động hơn. Nhưng muốn đi xem phải “book” trước thời gian qua công ty môi giới, như đặt chỗ cho một tấm vé xe lửa, xe bus, tàu bay hay một bữa ăn tối vậy. Các công ty môi giới đều có xe đưa khách đi xem, và “anh hay chị cò” rất sang trọng, ăn mặc lịch sự như một công chức văn phòng, nói năng như một nhà thuyết khách sành sỏi. Cuộc hành trình xem nhà như một chuyến tham quan khám phá, nó cũng có những hồi hộp, những dự cảm phập phồng; là do sự trộn lẫn giữa cảm giác thúc bách cần tìm một chỗ ở, với nỗi háo hức được xem và cảm nhận những không gian sống khác nhau, khu dân cư với các kiến trúc và nội thất khác nhau ở những khu nhà ở mới tại thủ đô nước Anh - con “sư tử già và kênh kiệu nhất” của chủ nghĩa tư bản. Cuộc hành trình này được khoanh vùng trong những khu dân cư thuộc các dự án nhà ở mới phát triển trong những năm gần đây, nằm trên khu đất như một bán đảo được bao bọc bởi dòng sông Thames uốn lượn chung quanh. Có chút gì đó hao hao bán đảo Thanh Đa được bao bọc bởi sông Sài Gòn vậy. Và thêm nữa, người ta còn xẻ vào nó một số kênh rạch và đào những hồ

Theo chân “cò” nhà London BÀI & ẢNH: TẠ MỸ DƯƠNG

nước lấy từ dòng sông Thames để tạo nên một không gian kiến trúc mới bao gồm những tòa nhà là trung tâm tài chính gồm toàn những nhà băng tên tuổi, kèm theo đó là nhiều khu nhà ở mới với phong cách kiến trúc hiện đại. Tất cả hòa vào một cảnh quan chung là cao ốc văn phòng, nhà ở, khoảng xanh và mặt nước trên mảnh đất có

tên là Docks Land với trung tâm tài chính nổi tiếng Carary Wart. Nghe nói những nhà đầu tư đầu tiên có ý tưởng và thực hiện những dự án tài chính khai phá khu này đến từ Hong Kong gần 20 năm trước. Thời đó, khu này cũng hoang sơ như vùng quận 7 và Nam Sài Gòn trước đây, mà bây giờ là một khu đô thị mới (lại khiến ta nhớ THÁNG 9.2013 WWW.NHADEP-MAGAZINE.COM.VN

47


góc nhìn

về khu Phú Mỹ Hưng) được nối với trung tâm London bởi hai tuyến tàu trên cao chỉ tốn thời gian khoảng mươi phút ngồi tàu, và nhiều tuyến xe bus chằng chịt. Những khu nhà ở luôn là một tổng thể gồm đường đi, khoảng trống đỗ xe cho khách, khoảng xanh sân vườn, mặt nước và những chỗ ngồi nghỉ ngoài trời. Một hệ thống hạ tầng hoàn chỉnh chứ không phải chỉ có những ngôi nhà đơn lẻ. Đi vào bên trong tòa nhà qua sảnh có người trực, hệ thống gọi cửa, các tòa nhà cao cấp thì có hồ bơi trong nhà, phòng tập gym. Đa số những căn hộ trong các dự án mới có cấu trúc phổ biến là một phòng khách - ăn nối liền khu bếp, hai phòng ngủ, trong đó có một phòng ngủ chính có nhà tắm vệ sinh riêng và một nhà tắm vệ sinh chung ở ngoài cho toàn căn hộ. Tất cả các căn hộ luôn có một không gian đệm khi bước vào là sảnh hoặc hành lang, một kho nhỏ và khoang để thiết bị kỹ thuật như bộ điều khiển lò sưởi, đồng hồ điện và có chỗ rộng hơn người ta có thể dùng làm chỗ để máy giặt hay ủi đồ. Còn thông thường máy giặt được đặt trong hệ thống tủ ở khu bếp. Ngoài cấu trúc phổ biến như trên, có thể tìm thấy một ít loại căn hộ một phòng ngủ; nhưng để tìm loại ba phòng ngủ là hiếm có. Hình như là do “cấu trúc gia đình” trong 48

KIẾN TRÚC NHÀ ĐẸP THÁNG 9.2013


tầng lớp trung lưu ở London bây giờ như vậy. Giới tư bản “gộc” ở những khu nhiều triệu bảng, là những villa hoặc penthouse; giới bình dân hơn ở những khu nhà ở xã hội do Nhà nước lo liệu, nhưng những căn hộ ở những khu mới này giá cũng bị đội lên giời do lớp người nhập cư mà trong đó từ Trung Quốc khá nhiều. Kiều dân Nga thuộc lớp giàu hàng khủng ở những khu như trung tâm hơn. Thử làm phép so sánh: một căn hộ hai phòng ngủ 80m2 ở đây giá gấp năm lần một căn hộ 100m2 ở Phú Mỹ Hưng (tức khoảng 15 tỷ đồng Việt Nam) để biết nó kinh khủng đến mức nào; cũng chả biết nó có phải là “bong bóng” không? Giá nhà còn tùy thuộc nhiều vào vị trí, tầng cao và quan trọng nhất là cái “view”; có phòng khách nhìn ra sông thì cái “view” đấy có giá vài chục ngàn bảng - khoảng 1 tỷ đồng Việt Nam. Có những tòa nhà căn hộ lại cải tạo từ một “kho xưởng” cũ, ngoài nhìn vào cũng là lạ, độc đáo. Cảnh quan bên ngoài và lối kiến trúc hiện đại nhìn thì ngưỡng mộ, song ở xứ Tây mãi cũng thành quen mắt. Nhưng sự thú vị, một sự “thú vị có xúc cảm” thì phải vào trong nhà, trong từng căn hộ, từng ngóc ngách; nhìn cách trang trí, sắp đặt và sự “bày bừa” của những người ở lúc vắng nhà mới thấy cái “tâm hồn” họ, những căn THÁNG 9.2013 WWW.NHADEP-MAGAZINE.COM.VN

49


góc nhìn

gác lửng thấp mà ấm cúng, những bàn ăn với dãy ghế nhiều kiểu, những vỏ chai còn nguyên trên bàn, bức tranh trên tường, cái nôi con trẻ hay cây đàn guitar dựng ở góc nhà..., nó làm ta trải qua mọi ngọn nguồn xúc cảm, mọi sự tưởng tượng về đời sống có thể đang diễn ra trong đó, như ta đang được nghe những âm thanh từ đó, những âm thanh của tiếng khóc hay tiếng cười con trẻ, của tiếng đàn hay tiếng lách cách bát đĩa, tiếng cụng ly lạch cạch trong niềm hứng khởi mở đầu cho một bữa tối hằng ngày. Ở đâu thì cũng vẫn từng ấy thứ, từng ấy diện tích với từng ấy phòng ăn ngủ nghỉ; nhưng sao chỗ này cứ khang khác chỗ kia, là cái không khí đời sống trên cùng một chuẩn của tiện nghi vật chất, mà thời buổi bây giờ mọi thứ đã lan tràn muôn nơi khắp nẻo, thì nguyên do chắc có thể chỉ là vấn đề con người, chắc vậy! 50

KIẾN TRÚC NHÀ ĐẸP THÁNG 9.2013


tự giới thiệu

THÁNG 9.2013 WWW.NHADEP-MAGAZINE.COM.VN

51


góc nhìn

QUÁN TỨ CHIẾNG BÀI & ẢNH: NGUYỄN VĨNH NGUYÊN

H

ẹp. Chỉ đủ để vài chiếc ghế, đòn gỗ, bàn nhỏ ngổn ngang. Không hề sắp đặt. Không lên đời cũng chẳng xuống đời. Vẫn vài chiếc ghế, đòn gỗ để xộc xệch. Quy mô kinh doanh thì vẫn vậy. Nhỏ lẻ. Điều tiết được cái “tông” của mình ở chốn lao xao nông nổi. Dạo trước, Đà Lạt nhiều quán cóc kiểu vầy. Sau, tất cả đã lên bảng, lên đèn màu, lên sang trọng, lên giá, lên quý-sờ-tộc. Khiến tâm trí lắm khi lên cơn nhớ sương khói, nhớ núi đồi, nhớ cái ngổn ngang của thời giang hồ vặt, đi tìm một chốn không son

52

KIẾN TRÚC NHÀ ĐẸP THÁNG 9.2013

phấn để cho cái mộc mạc sần sùi của đời sống đánh lửa ký ức, thức dậy một thuở ăn nằm vạ vật ở phố núi, tìm rạc cả hơi! Ừ, thì hẹn bạn ở cà phê Bà Năm. Ghế gỗ, bàn thấp. Ngồi cóc nhìn mưa đi bên ngoài. Rồi nhìn nắng xiên khoai. Hóng chuyện ông khách nhà vườn kể về vụ cà rốt, bắp sú, su hào. Hóng chuyện bác xe ôm than ế ẩm vì mưa. Hóng chuyện ông nghệ sĩ quái kiệt giận trời mưa gió đâm quá chén nói toàn điều huyễn mộng. Hóng chuyện ông già bảy mươi tuổi rỉ rả kể ông đã gắn bó với quán cà phê xộc xệch của hai chị em bà Năm này hết bốn mươi năm, coi như hơn nửa cuộc đời... Và nữa, hóng nghe trong mùi gỗ, mùi gạch, mùi khói thuốc, mùi đất đỏ nhà vườn nhão nhoẹt theo dấu ủng trết lên nền quán, mùi mưa lưu cữu trên vách rêu bên ngoài theo gió thảng hoặc thổi vào, dường như tất cả đã tạo nên một hỗn hợp mùi quen thuộc: mùi tứ chiếng. Mùi của những năm tháng bụi bặm, lãng du, “không xa đời và cũng không xa loài người”. Mùi của những cuộc gặp gỡ tình cờ, những câu chuyện tình cờ bên mảnh bàn gỗ hẹp, người mới quen đã chia nhau điếu thuốc, mời nhau ly cà phê,

kể với nhau về những cuộc ruổi rong để rồi có thể mãi mãi trong cuộc đời không còn cơ duyên nào gặp lại nữa. Mùi của những cái bắt tay vội vàng, của cuộc gặp gỡ tròng trành trên chiếc bàn hẹp liêu xiêu, và cũng có khi lại là mùi vị của những cái gật đầu lặng thinh lướt qua nhau nơi những người chưa quen biết. Cám ơn nhé, xộc xệch ơi! Những tháng năm của phần đời ngăn nắp đang khóc gào trong huyết quản tôi. Cám ơn nhé, cõi tứ chiếng hào sảng năm xưa đã đãi khách quen trở về trong câu chuyện một ngày đủ cả dư vị sáng mưa dầm chiều nắng hửng cùng nhịp cà phê khắc khoải rời đáy phin.


bàn tròn

Những cấu trúc xây dựng truyền thống có sự đóng mở linh hoạt, gắn bó

ĐỖ HÀ CHƯƠNG (KỸ SƯ): Tôi thích câu ông bà ta dạy: “học ăn, học nói, học gói, học mở”, bởi ta chỉ cần nhìn cách ai đó gói ghém đồ đạc, sắp xếp nhà cửa sẽ thấy được tính cách, độ giàu có hay đặc thù vùng miền riêng. Hà Nội trước đây có đặc trưng là những quán chè chén co ro quây quần bên hè phố, trong khi Sài Gòn lại là cà phê ghế lưng dựa nhạc xập xình ngồi quay mặt trông ra đường, tất cả đều là những biểu hiện thái độ đóng hay mở của cách sống đặc thù vùng miền. Tôi đã sống ở Nga gần chục năm, thấy nhà cửa bên họ dù là căn hộ hay nhà riêng đều phải làm theo kiểu ngăn chia nhiều tầng nấc, có phòng đệm, hành lang, tường và cửa dày, vì bên họ rất lạnh, nên vào nhà là ghé bếp ngay cho ấm. Còn xứ ta nhiệt đới gió mùa, ngăn chia không đúng là bí gió, là ngột ngạt liền; bước vào nhà mà đụng bếp ắt phải ngửi 54

KIẾN TRÚC NHÀ ĐẸP THÁNG 9.2013

ĐÓNG MỞ KHÔNG GIAN THỰC HIỆN: LÊ HUY, VÕ SA HUỲNH ẢNH MINH HỌA: THÁI KHƯƠNG

mùi mắm muối, thật bất tiện! Xem các công trình nhà cửa thời gian gần đây tôi thấy lớp trẻ ngày nay rất táo bạo khi thiết kế, nhưng khi tiếp xúc với một vài kiến trúc sư thì tôi lại có nhiều băn khoăn, khi họ cho rằng hình khối mình tạo ra là mới mẻ, là tiên tiến rồi, từ đó họ hầu như không chịu tiếp thu các tinh hoa đặc thù của địa phương, của từng thời kỳ trước đây nữa. Do đó có những kiến trúc hiện đại rất mở, rất liên

thông không gian nhưng thực sự là sự mở toang về góc nhìn, trống trải đều đều vậy chứ không hề biểu đạt đặc trưng một vùng đất nào cụ thể cả. Lâu lâu lên mạng lại gặp những ngôi nhà hiện đại, dù ở Thái Lan, Úc hay châu Âu thì đều na ná như nhau, cũng vài hình khối qua lại mạnh mẽ, cũng mảng kính lớn mở suốt nhìn ra hồ nước... Theo tôi, đó chỉ là biểu hiện của sự “đóng cứng” về tư duy, chạy theo hình thức mà thôi.


HOWARK MOUTON (NGƯỜI MỸ, NHÀ BÁO): Khoan nói đến khái niệm lớn lao như đô thị nén, biến đổi khí hậu, kiến trúc bền vững..., tôi chỉ thấy đơn giản như thế này: cách đây 15 năm tôi từng ghé Hà Nội và TP. HCM, cả hai nơi khi ấy còn nhiều hồ và sông rạch, ít nhà cao tầng như bây giờ, trời mưa xong thì khô ráo. Còn bây giờ tôi thấy nhiều nơi mở rộng, theo cả mặt bằng lẫn chiều cao, nhưng sông hồ thì ít đi, làm sao thoát nước nổi, nên hễ mưa là ngập ngay. Cái tỷ lệ mỗi ngôi nhà chỉ chiếm bao nhiêu phần trăm là phần bị cứng hóa; còn lại việc phải để cho đất thở và con người thở chính là mấu chốt cơ bản của tổ chức không gian, có cứng phải có mềm, có cao phải có thấp. Nếu cứ mở rộng hay phát triển theo nghĩa gia tăng diện tích bê tông hóa thì sớm muộn gì tất cả các đô thị sẽ đều đóng cứng hết, nhốt con người trong đó cùng với các bất cập của chính mình tạo ra. Do đó, chuyện đóng hay mở không gian theo tôi không phải là hai thái cực, hai mặt của vấn đề nữa, mà là một câu chuyện duy nhất: sự hòa hợp. Chỉ có đạt đến sự hòa hợp giữa nhu cầu và đánh giá đúng khả năng mình có, mình cần gì và mình chấp nhận được những gì thì con người mới đề ra được các quyết định đúng đắn về xây dựng đô thị và không gian sống. Đừng nói với tôi ngôi nhà có góc nhìn mở và rộng là trào lưu hiện đại, hay ngôi nhà ngăn chia kín mít là lỗi thời. Xin hãy nhìn xa hơn, lùi ra nhiều góc quan sát hơn để thấy quy hoạch nào, kiến trúc nào không “lấy đi” của môi trường đất đai, không khí, cây xanh... hoặc nếu lấy đi thì biết trả lại tương đương hoặc nhiều hơn các giá trị tự nhiên, ắt đó sẽ là quy hoạch đúng, kiến trúc biết đóng mở hài hòa nhất.

LÊ THỊ THU (KINH DOANH VẬT LIỆU XÂY DỰNG): Tôi có thể nhìn cách khách hàng mua vật liệu hoàn thiện mà đoán được ngôi nhà của họ sẽ ra sao. Những ai mua rất nhiều chủng loại gạch ốp lát khác nhau (ví dụ, nhiều loại gạch kích cỡ, mẫu mã khác nhau cho phòng ngủ và phòng tắm) thì thường nhà họ sẽ thuộc kiểu ngăn chia nhiều phòng, sẽ hao tốn hơn ở khâu cưa cắt, ghép nối, mà nhà chưa chắc sẽ đẹp như ý. Dù bán được nhiều hàng nhưng tôi vẫn hay khuyên các gia chủ hãy thống nhất kích cỡ vật liệu về một vài loại cơ bản thôi, để ngôi nhà họ sẽ được nhất quán và sang hơn. Ngôi nhà của ông bà tôi ở quê hầu như thoáng mở hoàn toàn, cả nhà dùng một loại gạch đất nung rất ấm vào mùa đông nhưng mát vào mùa hè (mấy kiến trúc sư bây giờ hay gọi đó là không gian mở). Tôi thích những ngôi nhà như vậy, hiện đại hay cổ điển gì thì ráng giữ cái tinh thần khôn ngoan người trước truyền lại: từ ngoài nhìn vào thấy kín đáo, nhưng từ bên trong trông ra lại rất thoáng mở, chủ yếu xài vách ngăn nhẹ hoặc kê đồ gỗ mà ngăn, việc gì

cứ phải xây tường ngăn chia cho nhiều rồi trang trí đầy lên mấy bức tường đó. Đi ăn nhà hàng quán xá, tôi cũng thích chọn những nơi nào thoáng đãng, đừng trang trí nhiều mệt mắt. Còn nhìn rộng ra hơn thì tôi ước thành phố mình có thêm nhiều các khoảng trống quảng trường, công viên, mặt nước cho mọi người thư giãn chơi đùa, có nơi họp chợ phiên, có sân chơi nghệ thuật ngoài đường phố cho bọn trẻ khỏi vẽ bậy lên tường. Thành phố có nhiều nơi như vậy sẽ thích thú hơn, đáng sống hơn là các khu chức năng sang trọng nhưng đóng kín, chỉ dành cho người giàu hoặc bà con ngắm nghía hàng qua cửa kính là chính. THÁNG 9.2013 WWW.NHADEP-MAGAZINE.COM.VN

55


bàn tròn

(Ảnh: Việt Uy)

NGÔ MINH TÙNG (LUẬT SƯ): Tôi đã hai lần mua, sửa và ở căn hộ chung cư. Qua đó tôi thấy vấn đề sắp xếp phòng ốc chung cư chưa thực sự quan tâm đến nhu cầu của người ở. Nhiều căn hộ được quảng cáo là thiết kế mở, có view đẹp, sống trên cao có thể bao quát toàn cảnh... nghe hấp dẫn lắm, nhưng cái gia đình tôi cần là sự ngăn chia hợp lý thì lại chưa đáp ứng được. Tôi để ý trong chung cư mình ở không có căn hộ nào khi chủ nhân dọn vào mà không phải sửa lại, có khi tốn cả trăm triệu đồng; vậy thì khâu thiết kế phải xem lại những quan niệm về đóng hay mở gì đó có quan trọng hơn công năng hay không? Thêm nữa, nhiều vật liệu ngăn chia hiện 56

KIẾN TRÚC NHÀ ĐẸP THÁNG 9.2013

nay rất nhẹ nhàng, hiện đại, dễ dàng thi công, mà sao khi sửa căn hộ thì thợ thầy cứ loanh quanh chừng đó chuyện xây gạch rồi tô trát sơn nước chi cho tốn công tốn của, bụi bặm ồn ào? Suốt mấy năm trời gia đình tôi ở chung cư đều phải chịu cảnh các căn hộ quanh mình khoan cắt đục đẽo. Nên chăng, từ khâu thiết kế cho đến khâu quản lý chung cư có sự nhất quán, ví dụ chủ đầu tư khi rao bán căn hộ có nêu ra các khả năng ngăn chia không gian khác nhau tùy theo gia đình, rồi quy định chỉ dùng các tấm ngăn nhẹ, thi công nhanh... Nếu như vậy thì sẽ giúp các hộ trong chung cư giảm thiểu được chi phí ngăn “cứng” ban đầu, gia tăng tiện nghi và chống lãng phí trong sửa chữa rất nhiều.


quảng cáo

THÁNG 9.2013 WWW.NHADEP-MAGAZINE.COM.VN

57


bàn tròn

T

ôi quan niệm đã là kiến trúc sư đi làm nhà cửa ắt gắn liền với chuyện đóng mở không gian; nếu chỉ chuyên tâm tạo dáng bên ngoài thì khác chi nhà điêu khắc? Hoặc chú mục dự toán sẽ chẳng khác mấy ông cai thầu so đo thiệt hơn. Một không gian để sống được - chứ chưa nói sống đẹp, sống đã đời - theo tôi phải luôn đảm bảo được sự che chở kín đáo lại vừa thông thoáng. Thông thoáng nhưng đừng thông thống. Đồng thời lại vừa đảm bảo được về mặt hình thức, thẩm mỹ mà không làm thâm thủng hầu bao gia chủ. Để làm được tất cả những điều đó quả không dễ dàng. Nhất là trong điều kiện nhà phố, nhà ống, nhà nhỏ, nhà nhiều nhu cầu mà ít kinh phí, thì bài toán luôn khó hơn, và một trong nhiều cách giải cơ bản vẫn là phải biết đóng mở không gian hợp lý. Cũng là giếng trời, nhưng nếu nó bé xíu như cái giếng múc nước thì chắc phải than trời! Không ít lần tôi thuyết phục gia chủ “đã nhỏ hãy cố gắng nhỏ hơn” thay vì ham lấn phòng, chiếm đất thì hãy chừa cái giếng trời cho nó tương xứng với nhu cầu thoáng đãng. Sân sau và giếng trời tuy không làm phòng, nhưng chẳng mất đi đâu cả, chỉ được chuyển hóa công năng, bổ sung không khí và ánh sáng, cho các phòng trong nhà thêm thoáng đãng, giúp khoảng quây quần chút thiên nhiên. May thay, không ít gia chủ đã hiểu vấn đề, rằng cửa mặt tiền có mấy khi mở, rằng nhà ống mà càng bít bùng thì càng ống, rằng mở bên trong như một cách cân bằng âm dương; cha ông đã làm lâu rồi, cớ sao bây giờ chóng quên. Hiểu rồi thì họ sẽ tin, sẽ theo ý mình. Từ giếng trời nhỏ có mái tôn sáng le lói, nay đã có nhiều giếng trời mở hẳn cho mưa rơi tí tách, nắng lách vào nhà, cỏ cây sống được, con người thêm đề huề với thiên nhiên. Không chỉ đóng mở trong giếng trời; cách mở cửa, cách che chắn bằng vật dụng, mảng miếng cũng là thủ pháp đóng mở không gian phải trau dồi không ngừng. Một công thức chung cho phần lớn các căn nhà phố là sau chỗ để xe thì tiếp nối phòng 58

KIẾN TRÚC NHÀ ĐẸP THÁNG 9.2013

“NGHỀ CỦA CHÀNG” BÀI: KTS TRỊNH THÁI HOÀNG

ẢNH MINH HỌA: VIỆT UY


khách, vào ô cầu thang và giếng trời, tiếp đó là bếp ăn. Công thức không sai, nhưng không hẳn ai cũng nên theo vì mỗi nhà có phương hướng, nhu cầu, nhân khẩu khác nhau. Có nhà gia chủ muốn để thật thoáng nên vào nhìn muốn thấu trước sau. Nhưng nhà khác lại muốn ngăn ngay từ ngoài vì ngại mùi xăng xe và không muốn lộ bếp núc. Thế là kỹ năng đóng mở phải vận dụng. Vách kính vách gỗ, lam ngang lam dọc, tủ kệ thấp thoáng theo cầu thang, cây cối nhẹ nhàng giăng tầm mắt..., bao nhiêu nhà phố là bấy nhiêu cách đóng mở ngăn chia, có muốn đồng bộ hóa y hệt nhau cũng không được, ắt cũng bị gia chủ ngọ nguậy thay đổi. Sáng tạo ở đấy mà đơn điệu cũng ở đấy! Đóng mở còn thể hiện qua xử lý chi tiết. Cũng là mấy thanh lam, chỉ cần quá tay một chút thì thưa quá chẳng che gì nổi, mà khít quá thì như cái lồng bít bùng, vừa tốn thêm tiền, vừa tăng tù túng. Lại vẫn là câu chuyện học người đi trước nhưng không bắt chước. Lam dùng đúng chỗ thì tự thân nó trở thành ngôn ngữ chủ đạo của kiến trúc bên ngoài, của nội thất và trang trí; dùng sai chỗ thì giống như áp đặt, rời rạc, có cũng được mà không có cũng chẳng sao. Nhiều nhà giờ đây thích pha trộn thêm tiểu tiết kiểu quán xá, hoặc gạch cũ thô mộc chất chồng, hoặc hoa sắt đủ kiểu dọc ngang ghép lại; tôi cho rằng đó đều là những dạng phá cách, biến thể thú vị, nhưng cần tiết chế đúng mức trên nền tảng không gian để ở lâu dài, chứ không đơn thuần là tạo ấn tượng cho kẻ đến người đi. Khi có dịp tham quan công trình trên thực tế hay qua sách vở, không khó để nhận ra ngôi nhà đẹp đôi khi chỉ qua một vài xử lí đơn giản nhưng mang lại sự thông thoáng và thẩm mỹ một cách hiệu quả. Tôi muốn nhấn mạnh yếu tố “thẩm mỹ có hiệu quả”, bởi có biết bao tiêu chuẩn thẩm mỹ khác nhau, từ cầu kỳ đến kỳ quái, sơ sài hay phức tạp, phụ thuộc vào văn hóa, cá tính mỗi vùng mỗi miền. Cách đóng mở không gian cũng thế, mỗi nơi mỗi thời đều có biến thể khác nhau. Nhưng dù ở đâu, lúc nào,

thì người làm kiến trúc vẫn phải là kẻ chịu “tiêu hóa” các yêu cầu khó dễ của gia chủ, biết “hô hấp” cùng nhịp thở của người và nhà, từ đó mới đề ra được các ứng xử hợp lý. Đóng đấy rồi phải mở đấy, như một nhịp thở phải đủ chu kỳ tuần hoàn thì mới duy trì sự sống. Cách đóng mở vì thế không dễ nhận ra trên các mặt bằng hay hình vẽ phối cảnh, mà nó lẩn sâu, ẩn hiện ngay trong sinh hoạt thường ngày, khi ngôi nhà vận hành. Mà khi đó thì người làm kiến trúc đã có thể sang công trình khác rồi. Một nhịp đóng mở mới lại bắt đầu... THÁNG 9.2013 WWW.NHADEP-MAGAZINE.COM.VN

59


chuyện nghề - chuyện người

Thiết kế nội thất ở Việt Nam BÀI: KTS HỒ LÊ PHƯƠNG

X

in được trích ý kiến của một nhà thiết kế nội thất trẻ gửi cho người viết bài này: “Có thời gian tu nghiệp và tiếp xúc với các designer nước ngoài, em nhận thấy thật sự người Việt Nam mình có cái gì đó rất khác họ và chẳng thua kém họ. Cái thiếu của mình là không đủ phương tiện tiếp xúc với kiến thức mới, cái mình hơn họ là sự siêng năng và sức sáng tạo, nhất là lớp designer trẻ bây giờ. Em tự hào là designer Việt Nam lắm!...”. Do có một số điều kiện tiếp xúc với thị trường nội thất Việt Nam vài mươi năm qua nên người viết mạo muội chia sẻ vài điều. 60

KIẾN TRÚC NHÀ ĐẸP THÁNG 9.2013


THÁNG 9.2013 WWW.NHADEP-MAGAZINE.COM.VN

61


chuyện nghề - chuyện người

Bước sang thời kỳ đất nước đổi mới, ngành trang trí nội thất bắt đầu có việc làm. Các trung tâm thương mại, cửa hàng, nhà hàng, văn phòng, nhà ở, kể cả trường học, bệnh viện… cũng cần có bộ mặt hấp dẫn khách hàng và tổ chức công năng phù hợp nên xuất hiện nhu cầu trang trí nội thất. Kinh tế thị trường đã mở ra đất sống cho các nhà thiết kế nội thất từ đó. NHÌN VỀ QUÁ KHỨ...

Việt Nam chưa hình thành truyền thống trang trí nội thất, nhất là truyền thống về sản phẩm nội thất. Các cung điện, đình chùa ở ta còn lại đến ngày hôm nay cho thấy bài trí vật dụng nội thất rất đơn sơ và hầu hết đều có kiểu dáng “copy” hoặc nhập trực tiếp từ Trung Hoa. Sang giai đoạn Pháp thuộc, mặc dầu có ảnh hưởng từ phương Tây mà cụ thể là châu Âu, nhưng có thể nói Việt Nam vẫn chưa có nghề trang trí nội thất - kể cả những năm trước 1975 ở miền Bắc thời hiện đại. Cùng thời kỳ đó, trong Nam đã bắt đầu xây dựng được thị trường trang trí nội thất. Từ nhu cầu của xã hội, vật dụng nội thất đã có một số thương hiệu nổi tiếng như Phan Văn Nhị, Anh Đào… Đã có một số người hoạt động như những nhà thiết kế trang trí nội thất chuyên nghiệp; họ có thể là các kiến trúc sư, hoặc xuất thân từ các khoa trang trí, kiến trúc của các trường mỹ thuật. Các nhà ở tư nhân giàu có, các công trình công cộng quan trọng như Dinh Độc Lập, Thư viện Quốc gia v.v… hoặc các trụ sở ngân hàng đã có thiết kế trang trí nội thất. Sau năm 1975, nền kinh tế trì trệ đã đẩy nghề trang trí nội thất một lần nữa trở thành xa xỉ và xa vời. Tuy vẫn tồn tại rất hiếm hoi một số nơi đào tạo ngành thiết kế nội thất, nhưng nó thường được xem là một phần của thiết kế công nghiệp hoặc là một môn phụ của chương trình đào tạo kiến trúc sư. Thiết kế nội thất thời bao cấp chỉ áp dụng cho một số hội trường, nhà văn hóa, cửa hàng quốc doanh, nhà khách v.v... song những nơi này thật ra chẳng có nhu cầu trang trí để “quyến rũ” ai! Trong lĩnh vực nhà ở còn èo uột hơn nữa, thiết kế nội thất chỉ là làm sao tổ chức cho căn hộ trở nên “đa năng” hơn nhằm tăng sức chứa, bởi nhà quá chật và người quá đông.

62

KIẾN TRÚC NHÀ ĐẸP THÁNG 9.2013

...VÀ THỰC TRẠNG

Do có nguồn nhân công giá rẻ, và do trước đây còn sẵn nguồn nguyên liệu là gỗ rừng (bị khai thác bừa bãi) nên Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu đồ gỗ. Hiện nay, tuy đã cạn nguồn nguyên liệu nội địa, Việt Nam vẫn xuất khẩu đồ gỗ thuộc nhóm hàng đầu thế giới (với nguyên liệu chủ yếu nhập từ các quốc gia có công nghiệp trồng rừng phát triển). Mặc dù vậy, giá trị xuất khẩu đồ gỗ của nước ta vẫn thấp, vì thiếu “chất xám”, chỉ thiên về gia công. Một số công ty đã “dám” mơ ước xuất khẩu những sản phẩm trang trí nội thất do các nhà thiết kế Việt Nam thiết kế, có tiêu chuẩn quốc tế nhưng bản quyền của Việt Nam, nhằm gia tăng giá trị xuất khẩu. Nhiều công ty muốn tạo nên những thương hiệu sản xuất và bán lẻ hàng

nội thất có uy tín về chất lượng, chuẩn về thiết kế, đẹp về hình thức và nhất là đáp ứng được các nhu cầu nhà ở đặc trưng của Việt Nam hiện đại. Nhưng những nỗ lực đó, qua nhiều năm, hầu như không mấy khả quan. Gần đây, nghề trang trí nội thất một lần nữa lại bị thử thách khi đất nước sa vào cơn suy thoái kinh tế. Doanh nghiệp làm ăn không khá, thu nhập người dân suy giảm, địa ốc đóng băng, các công ty tư vấn thiết kế đóng


cửa hàng loạt... Lối phát triển nào cho thiết kế nội thất? ĐI TÌM “CHÍNH DANH”

Chưa có dịp tham khảo đầy đủ, nhưng người viết bài này thiết nghĩ, sẽ khó chỉ ra được tác giả thiết kế nội thất các cung điện cho vua chúa Việt Nam xưa. Còn xét các công trình có trang trí nội thất được xây dựng trong vòng năm, sáu mươi năm gần đây, thì người thiết kế trang trí nội thất cũng đồng thời là kiến trúc sư tác giả công trình. Khoảng hơn mười năm nay mới thấy xuất hiện tác giả thiết kế nội thất đứng bên cạnh tác giả thiết kế kiến trúc. Đứng bên cạnh nhưng vẫn trong tư thế hơi rụt rè, không “chính danh”. Thế nên có nhiều cách xướng danh khác nhau: cử nhân nội thất (gọi theo văn bằng), nhà thiết kế nội thất (gọi như

nhà thiết kế thời trang) hoặc gọi đì-zai-nơ (designer) cho oai. Khó gọi tên cũng phải, vì trước đây đã có cái vai này đâu!? Rất nhiều nhà thiết kế nội thất trẻ của ta chỉ được trang bị những lý thuyết sơ đẳng, lạc hậu và hầu như không biết đến thực hành. Đối với họ, cơ hội biết đến thế giới cũng thật hiếm hoi, do không tiền, không ngoại ngữ, không sách báo. Internet không giải quyết được kiến thức bao nhiêu, nếu chỉ xem hình mà không đọc được. Kỹ năng lớn nhất mà các nhà thiết kế nội thất thường ghi trên lý lịch xin việc là “thành thạo các phần mềm 3Dsmax, photoshop, acad...” chứ không bao giờ là kỹ năng sáng tạo hay các kỹ năng khác vốn rất cần có. Vật dụng nội thất họ thể hiện trong các bản vẽ 3D là do lấy từ các nguồn khác nhau mà họ gọi là thư viện, thậm chí họ cũng không phân biệt THÁNG 9.2013 WWW.NHADEP-MAGAZINE.COM.VN

63


chuyện nghề - chuyện người đến nay, cả nước vẫn chỉ có một Giải Hoa Mai. Và cần phải nhắc lại, do đặc thù của hiệp hội HAWA, cuộc thi này vẫn dành cho sản phẩm bằng gỗ, chứ không phải là các sản phẩm nội thất nói chung; lại càng không phải là thiết kế nội thất! “LOẠN” ĐÀO TẠO

được đúng sai ở các nguồn này. Nghề thiết kế trang trí nội thất của Việt Nam quá non trẻ so với thế giới. Thị trường cho trang trí nội thất lại đang quá nhỏ và nhiều khó khăn. Năng lực những người thiết kế còn quá nhiều bất cập. Vì vậy, người viết bài này không thể lạc quan như nhà thiết kế trẻ đã được trích lời ở trên được! TẠI SAO HOA MAI?

Trong bối cảnh trên, thiết nghĩ cần phải tuyên dương Hiệp hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP. HCM (HAWA) vì đã duy trì được Giải Hoa Mai suốt 11 năm qua, với 10 cuộc thi thiết kế đồ nội thất bằng gỗ duy nhất ở Việt Nam. Mục đích thi là tìm ra những sản phẩm nội thất gỗ được thiết kế đẹp, có tính sáng tạo trong thiết kế, nhưng vẫn phải

đảm bảo tính thích dụng cao và có thể sản xuất thành hàng tiêu thụ trên thị trường trong nước cũng như xuất khẩu. Sản phẩm cũng phải hướng đến tiêu chí “xanh” như xu hướng toàn cầu hiện nay. Giải Hoa Mai giúp cho các nhà thiết kế trẻ có dịp thi thố tài năng qua sản phẩm cụ thể (được sản xuất dưới sự hỗ trợ của các nhà máy chế biến gỗ) thay vì chỉ quanh quẩn với những bản vẽ thiết kế. Ngày 11-5-2013, Ban tổ chức Giải Hoa Mai đã công bố kết quả cuộc thi lần thứ 10 của mình và phát giải thưởng cho 8 tác phẩm đoạt giải *. Có lẽ Ban tổ chức chưa hài lòng với những tác phẩm này - do những tiêu chí cuộc thi chưa thể hiện rõ nét trong đó - nhưng những thành quả đạt được rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, cũng rất khó hiểu là vì sao

Sản phẩm nội thất được trưng bày trang trọng trong một bảo tàng lớn của Úc (Ảnh: Cao Khanh)

64

KIẾN TRÚC NHÀ ĐẸP THÁNG 9.2013

Để đáp ứng nhu cầu thị trường, rất nhiều các cơ sở giảng dạy đào tạo nhân sự cho ngành thiết kế nội thất ra đời. Sau thời gian không có ngành trang trí nội thất thì bây giờ lại đến “loạn” đào tạo nội thất. Khó lòng đếm được bao nhiêu trường có chuyên ngành đào tạo này, và toàn bộ chỉ đào tạo trình độ đại học. Hậu quả là các đì-zai-nơ của chúng ta chỉ thạo kỹ thuật 3D trên máy tính, không biết thiết kế một vật dụng để có thể sử dụng được, không biết thiết kế cấu tạo của một món đồ gỗ, đừng nói đến cấu tạo vật dụng phức tạp hơn như thép, nhựa v.v… Họ không có đủ kiến thức về ngành nội thất và các khuynh hướng của nó trên thế giới, không xem các tạp chí chuyên ngành… Nói chung họ chỉ là kỹ thuật viên của đồ họa 3Dsmax với thư viện furniture có sẵn (chép lại, được bán trên thị trường).

SỰ MONG ĐỢI

Là một người hành nghề tự chòi đạp lớn lên trong thị trường nội thất non trẻ của chúng ta, người viết cũng đã từng phạm những sai lầm và ngộ nhận do kiến thức hạn hẹp của mình. Nhưng môi trường hiện nay đã khác. Một nền kinh tế thị trường năng động hơn đang đòi hỏi một lực lượng lao động chuyên nghiệp hơn - cơ hội cho các nhà thiết kế tìm đường đi lên sẽ thuận lợi hơn. Để khẳng định vai trò thiết kế nội thất Việt Nam, cần giải quyết vấn đề đào tạo không theo kịp và không chuyên nghiệp, đồng thời tích cực tạo cơ hội thi thố (thông qua các cuộc thi) để cho những người trẻ bứt phá. Tất nhiên, nỗ lực của mỗi người thiết kế vẫn là điều tiên quyết. ---------------------* Xem tin đã đăng trên Tạp chí Nhà Đẹp số tháng 4 và tháng 6 -2013. Các ảnh trong bài là tác phẩm đoạt giải Hoa Mai 2013 (Ảnh do ban tổ chức giải cung cấp).


tự giới thiệu

TT

The Wood Factory

hiết kế đơn giản, phong cách hiện đại, chất liệu gỗ tự nhiên 100%, đã qua xử lý tốt đang là một xu hướng được ưa chuộng hiện nay. Với nguồn nguyên liệu từ gỗ sồi và gỗ óc chó tự nhiên 100%, The Wood Factory sẽ đáp ứng các ý tưởng cho không gian nhà bạn.

The Wood Factory Showroom: B1-04, Vincom A, 171 Đồng Khởi & 116 Nguyễn Huệ, Q. 1, TP. HCM The Wood Factory Outlet: 22 Dương Quảng Hàm, P. 7, Q. Gò Vấp, TP. HCM Mobile: 0908 230 589 - 08. 224 224 25 Email: lehoaithi@gmail.com Website: www.thewoodfactory.com.vn | Facepage: www.facebook.com/kimdowoodfactory

THÁNG 9.2013 WWW.NHADEP-MAGAZINE.COM.VN

65


mỹ thuật

“Cô gái và hoa sen” - Bột màu trên giấy điệp (53cm x 38cm), 1978 - Họa sĩ Nguyễn Sáng

CÔ GÁI VÀ HOA SEN ● LƯƠNG XUÂN ĐOÀN

66

KIẾN TRÚC NHÀ ĐẸP THÁNG 9.2013

T

rong cái loáng choáng, ngây ngây khi rượu đã ngà ngà, tờ giấy dó quét điệp vương tình cờ dưới nền nhà tối khiến Nguyễn Sáng ngỡ là bóng đổ từ ô cửa nhỏ đẫm ánh trăng thếp bạc vào. Chẳng biết từ đâu: mái tóc xõa ngang vai mềm, khuôn mặt ngời ánh trăng, ngón búp măng điệu đàng, bông sen trắng mở cánh làm duyên…

dưới mạch bút bay lướt của ông đã hiện vẻ tươi trên mặt giấy. Những phút giây huyền diệu như vậy đâu nhiều. Ông Sáng bảo cái nhìn ông chẳng muốn già bởi những người đàn bà đẹp, dù thoáng qua, vẫn ngày ngày mang đến cho ông những con mắt mới…


nơi chốn tôi qua

LÀNG BIỂN TÔI ƠI! BÀI & ẢNH: VŨ KHÁNH TRƯỜNG, GIANG MINH KIỆT

Đ

ã từng không ít lần bâng khuâng trước làng gốm Thổ Hà giờ chẳng còn lò nào đỏ lửa nung những tiểu sành nâu quánh đậm đặc dấu thời gian. Cũng đã từng thất thần ngỡ mình đi lạc khi khắp làng tranh Đông Hồ giờ chỉ còn làm hàng mã, với lời tự an ủi rằng thôi thì kinh tế thị trường nó khiến ra vậy. Lục tìm lại ký ức, lần lượt những cốm làng Vòng, đồng Ngũ Xã, giấy sắc Nghĩa Đô... những cái tên gắn liền với nghề truyền thống cứ âm vang, từ quá khứ vọng về như lời nhắc “bao giờ cho đến ngày xưa”... Thôi thì không hoài cố nữa, chuyện nghề xưa nghiệp cũ tạm gác bên, bởi đám bạn lại rủ đi Bá Hà chụp ảnh kèm lời nhắn “sợ mai này cũng chẳng còn đâu”. Bá Hà sát ngay Ninh Hòa quê tôi, từ nhỏ đã chơi đùa, giờ đi khắp nơi quay về vẫn đầy xúc cảm trước những ngôi nhà tường san hô nổi từng cục u như bàn tay bàn chân chai sạn của ngư dân. Bá Hà, làng biển tôi ơi! Sang Bá Hà chơi chẳng còn dịp để mà buồn, cái tíu tít bận rộn của những chất phác giản dị cứ cuốn mình đi, như con sóng ào ạt mải miết ngoài khơi. Làng biển nào chả là nơi những mảnh đời theo nghiệp sóng gió tụ về bên nhau, nhưng có mấy làng biển còn giữ được tính quần cư hồn

68

KIẾN TRÚC NHÀ ĐẸP THÁNG 9.2013


THÁNG 9.2013 WWW.NHADEP-MAGAZINE.COM.VN

69


nơi chốn tôi qua

hậu ấy? Cứ xuống những làng biển Cửa Bé, Vĩnh Trường hay Cầu Đá, rồi Vĩnh Lương, xem nào; đập vào mắt là cảng cá, chói lóa những ngôi nhà ba bốn tầng, cửa xanh đỏ vỏ nhôm kính. Đô thị hóa nửa vời, với chắp vá cóp nhặt đâu đó cứ xộc thẳng vào từng ngõ ngách, biến làng biển thành một dạng “trung tâm chuyển giao thủy hải sản” nhỏ lẻ. Người sống trong chốn nửa làng nửa phố ấy ít còn giữ tính cộng đồng. Ở gần đấy mà xa nhau lắm. Có cảm giác ai cũng muốn trốn chạy, cho xong việc, cho qua ngày để ưu tư mưu sinh; như sóng lớp sau trườn qua lớp trước, đều đặn vô hồn. Riêng tôi, mỗi lần xuống làng Bá Hà vẫn thấy được cảnh làng cũ hiện trong từng ngóc ngách ngõ xóm. Vẫn thấy cảnh trẻ con đầu cháy tóc chạy rượt nhau, thấy những cậu thanh niên choai choai da đen bóng vì nắng gió phì phèo thuốc lá nói líu lô đến khó nghe và cười ngượng nghịu khi “bị” tôi chụp ảnh. Thật thích thú khi len lỏi trong những lối mòn ngoằn ngoèo chợt gặp mảng hàng rào thấp xây bằng san hô hay những nếp nhà cả trăm năm tuổi lợp ngói cũ kỹ. “Chụp đi em, chớ vài bữa chắc có còn đâu” 70

KIẾN TRÚC NHÀ ĐẸP THÁNG 9.2013

- những người phụ nữ ngồi lựa cá trong xóm bảo tôi vậy, như khơi thêm nỗi lo ngại về những “định hướng phát triển kinh tế” có thể không sớm thì muộn sẽ phủ kín góc làng bé nhỏ này. Như con sóng tràn vào rồi để lại những gì vỡ vụn rời rạc ở nơi đã bám biển nương nhờ biển từ lâu đời, với những nét văn hóa rất đặc thù và quan niệm sống tự nhiên tự tại như Bá Hà. E rằng tục thờ cá voi (Lễ hội Nghinh Ông); đặc tính sống quây quần; sự gắn bó tương trợ nhau về nghề nghiệp; đặc thù riêng về ngữ âm… có còn tồn tại như đặc trưng hồn cốt, hay rời rạc tiêu tán, hoặc chỉ còn lớp vỏ hình thức được sân khấu hóa mỗi dịp “festival biển, liên hoan cá” diễn ra nhàm chán giống nhau ở khắp mọi nơi? Trong nhiều năm trở lại đây, khi nhu cầu xây dựng các khu du lịch sinh thái, du lịch biển được áp đặt quan niệm trở thành “lối ra đầy tiềm năng” cho kinh tế biển, thì ngày càng nhiều hơn các khu nghỉ dưỡng cao cấp lẫn thấp cấp, khu đô thị với những dịch vụ nửa vời kèm theo mọc lên ngay bên cạnh hoặc thậm chí ngay trên đất của những làng biển đã tồn tại lâu đời. Mặt tích cực là có

không ít ngư dân nhận được tiền đền bù đất đai, một số dùng để đầu tư ngư cụ, phương tiện đánh bắt xa bờ; một số có thêm công ăn việc làm từ các khu du lịch nghỉ dưỡng này. Mặt bất ổn là các làng biển ngày càng thu hẹp dần cùng với sự phân hóa về giàu nghèo; lối sống “giả thành thị”, xa cách, thân ai nấy lo… khiến cho môi trường sống và văn hóa sống tối lửa tắt đèn, tương thân tương ái ngày càng mai một. Tôi lặng nhìn những mảng tường san hô sần sùi ôm giữ những cánh cửa khép hờ mà gợi mở nhiều hình ảnh ẩn dụ. Những cánh cửa mở ra đóng vào mỗi ngày theo những chuyến xa khơi dù luôn ẩn chứa nhiều bất trắc vẫn không hề làm ngư dân nản chí, khi họ biết sau lưng mình là nếp nhà thân thương, là xóm làng che chở vững chãi. Dẫu chưa giàu cũng không thể nói rằng mô hình quần cư làng biển như Bá Hà đây có thể bị xóa bỏ dễ dàng. Sẽ còn nhiều câu hỏi cho việc quy hoạch làng biển một cách hiệu quả và thiết thực để kinh tế biển phát huy được thế mạnh của mình, để ngư dân yên tâm sống được bằng nghề, yên tâm bám biển cũng như gìn giữ được những nét đặc trưng


văn hóa, lối sống của mình, không phải nhờ vả ai, không phải tha phương cầu thực. Việc lựa chọn các mô hình quy hoạch đã thực sự tính đến mức độ phù hợp cũng như tác động của nó đến đời sống của cư dân bản địa hay chưa; điều này cần nhìn vào các hệ quả sai lầm của quá trình đô thị hóa ồ ạt, biến động về mua bán bất động sản hay việc vô số khu du lịch, nghỉ dưỡng ven biển hoạt động thiếu hiệu quả để nhận ra lời đáp.

Suy cho cùng, mọi hậu quả từ biến đổi khí hậu đến cạn kiệt tài nguyên thì đối tượng gánh chịu nhiều nhất, bị tổn thương nhiều nhất luôn là cư dân bản địa. Chợt nghĩ lẩn thẩn, đến một ngày nào đó khái niệm “làng”, nhất là “làng ven biển” sẽ không còn tồn tại, thay vào đó là những cách gọi theo lối quản lý hành chính đô thị như “trung tâm, khu phố”, hay đậm mùi kinh doanh, liên doanh kiểu “phức hợp dịch vụ du lịch”,

hoặc thậm chí là một cái tên nửa ta nửa tây gì đó chăng? Bỗng nhiên lòng chùng xuống như bị đánh mất một điều gì đó thân thương. Phải, tôi sợ mất Làng, mất hồn Quê, hồn Biển, hồn Người. (Các hình ảnh trong bài chụp tháng 7-2013 tại làng biển Bá Hà, phường Ninh Thủy, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) quảng cáo

THÁNG 9.2013 WWW.NHADEP-MAGAZINE.COM.VN

71


du lịch kiến trúc

72

KIẾN TRÚC NHÀ ĐẸP THÁNG 9.2013


NHỮNG

CÁNH CỬA MỞ VÀO MỘT QUỐC GIA

Với vai trò được ví như "phòng khách của một quốc gia", kiến trúc nhà ga hàng không luôn là nguồn cảm hứng, dù rất nhiều thử thách, cho các kiến trúc sư nổi tiếng. BÀI & ẢNH: KTS LÊ TRUNG TÙNG

Khu vực ngồi chờ tại các cổng của sân bay Suvarnabhumi, Thái Lan: kiến trúc hiện đại, hướng về tương lai

THÁNG 9.2013 WWW.NHADEP-MAGAZINE.COM.VN

73


du lịch kiến trúc

Hành lang ga đi ở sân bay Kuala Lumpur, Malaysia: kiến trúc sinh động mang dáng dấp Hồi giáo

K

hông hẹn mà nên, đại đa số nhà ga hàng không (NGHK) hiện đại đều có từ hai tầng chính trở lên (mỗi tầng có tầng lửng làm nhà hàng, văn phòng phục vụ). Tầng nổi trên mặt đất luôn là ga đến và đi, với ga đến ở trên cùng và có kết cấu mái là những vòm thép theo kiểu sườn không gian ba chiều. Tầng trệt cũng quan trọng không kém, luôn kết nối được với hệ thống xa lộ cùng bãi đỗ xe nổi trên mặt đất. Tầng

74

KIẾN TRÚC NHÀ ĐẸP THÁNG 9.2013

hầm dành cho bãi đậu xe chìm, chỗ xe buýt đón/trả khách, và điểm kết nối với tuyến xe điện ngầm gần đó. Những phương tiện này khiến cho sân bay không những không trơ trọi cách biệt, mà còn nối với các đô thị lân cận tạo sự sầm uất và sức sống. Trong tổng thể sân bay, NGHK cùng với tháp điều khiển không lưu là những kiến trúc nổi bật nhất. Được ví như phòng khách của một quốc gia nên NGHK luôn

cần nét độc đáo, hiện đại và khả năng quản lý hiệu quả. Với kiến trúc vòm, nhiều NGHK có những mái cong nhẹ nhàng và thanh thoát như những cánh hạc xếp giấy theo phong cách Origami: nổi bật và rất ấn tượng nhất là lúc in bóng trên nền trời chiều ửng vàng. Kiến trúc sư chính là người tiên phong dùng giải pháp này khi thiết kế sân bay Chek Lap Kok trên hòn đảo cùng tên thuộc Hong Kong.


Sảnh đi ở sân bay Pudong Thượng Hải, Trung Quốc: quy mô nhỏ nhưng vòm mái rất đẹp, định hướng các quầy rõ ràng

Bên trong NGHK gần như một thế giới, một bầu trời thu nhỏ. Tại sảnh đến, những vòm mái cao, rộng thênh thang với ánh sáng lấy từ bầu trời xuyên qua lớp kính lợp mái cùng với màu trắng của trần tựa như những đám mây trắng trên nền trời xanh. Chính tại không gian này, với diện tích sàn thường trên 100.000m2 thì kiến trúc phải mang tính định hướng cao để cả chục ngàn hành khách cùng lúc có thể bao quát tầm

Mặt tiền sân bay San Francisco, Mỹ: những vòm thép in bóng trên nền trời như những cánh chim

THÁNG 9.2013 WWW.NHADEP-MAGAZINE.COM.VN

75


du lịch kiến trúc

Hành lang ga đi ở sân bay Suvarnabhumi, Thái Lan với các quầy thức ăn nhẹ, giải khát biến đường dài thành một trải nghiệm lý thú

nhìn rộng ngay khi vừa bước chân vào, dễ dàng thấy được những bảng hướng dẫn điện tử, những vị trí quầy check-in đánh số nổi bật. Màu chủ đạo thường là xám nhạt hoặc trung tính để logo của các hãng hàng không đầy màu sắc chen chúc nhau dễ phân biệt và nhận ra. Sau màn trình diễn kiến trúc ngoạn mục ở không gian sảnh đến, qua khu vực hải quan, check-in hành lý xách tay, là một không gian khác cũng không kém phần hấp dẫn: hành lang dẫn đến các cổng ra máy bay. Thường tại đây hành khách đã bắt đầu rảnh rỗi, không còn tay xách 76

KIẾN TRÚC NHÀ ĐẸP THÁNG 9.2013

Nhà ga sân bay Incheon Hàn Quốc


Sảnh đến, sân bay Chek Lap Kok Hong Kong với bảng thông tin các chuyến bay, các quầy dịch vụ, thông tin… và trang trí cả một chiếc máy bay đầu tiên của anh em nhà Wrights trên vòm mái

THÁNG 9.2013 WWW.NHADEP-MAGAZINE.COM.VN

77


du lịch kiến trúc

• Trong khoảng nửa đầu thế kỷ 20, sân bay thường ở ngoại ô các thành phố lớn nhưng thật ra chỉ cách khu trung tâm dăm cây số. Trải qua quá trình bùng nổ dân số đô thị, sự gia tăng đi lại bằng đường hàng không và sự ra đời của những máy bay chở khách cực lớn, cả sân bay và thành phố đều phát triển và cùng “giãn nở”; cho đến lúc bị thành phố bao vây thì sân bay phải tìm chỗ mới để xây dựng cái khác, hầu đáp ứng mật độ bay với lượng hành khách đông gấp 10 lần, cùng những tiện nghi cho hành khách, nhân viên, phi hành đoàn... • Một sân bay mới hiện đại thường cần diện tích gấp 5 10 lần so với cái cũ, nên bắt buộc phải ở xa thành phố, thông thường từ 30km đến 50km. Để dễ hình dung, ví dụ sân bay Tân Sơn Nhất có diện tích 850ha, với ga hàng không quốc tế có diện tích sàn 92.920m2 là nhỏ và chưa xứng tầm sân bay quốc tế; trong khi sân bay Chek Lap Kok Hong Kong rộng 1.200ha với nhà ga có diện tích sàn 570.000m2. Ở ta, sân bay Long Thành trong tương lai sẽ có diện tích dự kiến 25.000ha với bốn đường băng và công suất 100 triệu hành khách/năm.

Sân bay Kuala Lumpur, Malaysia

Nhà ga sân bay Tân Sơn Nhất, Việt Nam

nách mang nữa, nên họ có thể thư thả vừa đi vừa ngắm hàng hóa. Kiến trúc NGHK thường là hình chữ H với một nhánh là ga đến/đi, nhánh kia là các cổng, còn gạch nối là hành lang nối liền ga và các cổng. Với kiến trúc thường là đối xứng, khu vực hải quan thường nằm ngay trục đối xứng, còn các cổng được sắp xếp hai bên để giảm chiều dài hành lang (như sân bay Chek Lap 78

KIẾN TRÚC NHÀ ĐẸP THÁNG 9.2013

Kok có đến 60 cổng). Hành lang thường được trải thảm nhằm giảm tiếng ồn do kéo hành lý hay tiếng giày khua, lại tăng thêm tính thẩm mỹ cùng sự sang trọng. Hai bên hành lang là những cửa hàng trưng bày đẹp mắt; những quán giải khát, cà phê, thức ăn nhanh, bánh ngọt chen với các chỗ ngồi đợi ra cổng máy bay khiến quãng đường dài hàng trăm mét có khi là một trải nghiệm

thú vị. Sân bay Suvarnabhumi ở gần Bang Kok, Thái Lan đã thêm vào giữa các hành lang thênh thang là các quầy giải khát, các điểm bán thức ăn nhẹ, kem, bánh ngọt, cà phê khiến không gian trở nên độc đáo và vui như đuờng phố, mà vẫn rất lịch sự, sang trọng. Sân bay Kuala Lumpur, Malaysia thì có vòm mái vừa cong theo ba chiều rất đẹp và mang chút phong cách Hồi giáo.


Hình ảnh một sân bay thế hệ cũ: sảnh đi của sân bay Frankfurt, Đức

Tại ga đến, nơi hành khách thường vội vã nên khu vực này nặng tính hành chính, thủ tục; kiến trúc nặng về công năng, ít mang tính hấp dẫn, nhưng tính định hướng vẫn rất cao. Sau khu vực nhận hành lý từ băng chuyền, qua hải quan là một sảnh rộng trang trí đẹp mắt có các quầy hướng dẫn, quầy bán vé xe buýt, quầy của các hãng taxi, của các khách sạn lớn, các cửa

hàng tiện dụng, quán bán thức ăn nhanh và chỗ dừng xe đón khách Dưới tầng hầm, hầu như không trang trí; đôi khi không đóng trần, cứ phô bày những đường ống kỹ thuật và chỉ có những bảng chỉ đường cho hành khách sử dụng phương tiện công cộng như các tuyến xe buýt, hướng đi đến trạm xe điện ngầm liền kề...

Những chuyến bay đã qua, giờ trong tôi chỉ còn đọng lại sự so sánh: những nhà ga hàng không ở các sân bay cũ thường nặng nề, trông như một cỗ máy; còn những nhà ga mới hiện đại to lớn hơn song lại mang hình dáng thanh thoát nhẹ nhàng như những cánh chim vẫy bay lên trời xanh... Quả là một bước tiến dài của ngành hàng không và của kiến trúc sân bay! THÁNG 9.2013 WWW.NHADEP-MAGAZINE.COM.VN

79


không gian sống

CỔNG RÀO Ở HUẾ

BÀI & ẢNH: KTS NGUYỄN TRẦN ĐỨC ANH

80

KIẾN TRÚC NHÀ ĐẸP THÁNG 9.2013


Cổng - rào của một biệt thự thời Pháp thuộc, hiện là trụ sở HĐND UBND TP Huế (đường Lê Lợi)

Hàng rào trường Quốc học Huế - thấp, thoáng và rất tinh tế

N

ếu có thể nói gọn về cổng rào ở thành phố Huế, mà đường Lê Lợi ở khu “phố Tây” được coi như điển hình, thì tôi dùng ba chữ: thấp - thưa thoáng. Chính những cổng rào này đã tạo nên giá trị của con đường, tạo nên giá trị và phần nào bản sắc của không gian đô thị. Hầu hết những cổng rào ở đây luôn thấp, mở rộng tầm nhìn, không bó con đường

Công trình hiện là trụ sở Hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên - Huế

hẹp lại, không vây kín, che chắn công trình; mà thân thiện và gần gũi. Dường như cổng và những hàng rào nơi đây chỉ là một ngăn cách, định hướng lối đi mang tính ước lệ. Hàng rào luôn thấp hơn tầm đầu người, và có những chỗ hàng rào thấp bằng... đầu gối. Nhìn ngắm những hàng rào ấy, kiến trúc ấy, không gian ấy, thỏa mãn thị giác là một phần; mà tâm hồn cũng thêm thanh thản.

Kiến trúc từ thời Pháp thuộc, kiến trúc mới, công viên, biệt thự nhỏ, công trình lớn... như có một sự hô ứng, đồng điệu nhau, mà cổng - rào cũng vậy. Hàng rào gạch, hàng rào thép, hàng rào cây..., tất cả đều khiêm nhường như chẳng hề ngăn cách. Nhiều công trình có cổng, hàng rào đặc sắc, như thể một phần của kiến trúc khó tách rời. THÁNG 9.2013 WWW.NHADEP-MAGAZINE.COM.VN

81


không gian sống

Cổng vừa đủ, tường rào khiêm nhường ở Thiên Giang Tự - ngôi chùa ở phố cổ Bao Vinh (xã Hương Vinh, huyện Hương Trà)

Cổng nhà xưa trong Thành Nội

Rời khu phố Tây và đường Lê Lợi, đi vào trong Thành Nội ở bờ bắc sông Hương, hay đi ra các vùng xa trung tâm như Kim Long, Phú Hiệp, Phú Cát... hay ra ngoại ô thành phố, cũng dễ dàng gặp những cổng rào thân thiện như thế. Tôi hay lang thang trong Kinh thành, để lần tìm những ngôi nhà cũ xưa, như thể tìm lại bóng dáng quá khứ vàng son một thủa... Thành Nội Huế đổi thay nhiều, nhà phố kiểu mới mọc lên nhiều. Những ngôi nhà xưa đang dần dần chìm khuất, hay đang cố níu giữ, chống đỡ? Dẫu vậy thì vẫn còn đó những ngôi nhà truyền thống với mái ngói liệt, với khoảng sân cùng cây xanh, với bình phong trước cửa. Những ngôi nhà này cũng hàng rào thấp, có thể là hàng rào gạch, có thể là hàng rào cây xanh với trụ cổng xây; và cổng dường như vừa đủ người đi. Nhưng 82

KIẾN TRÚC NHÀ ĐẸP THÁNG 9.2013

điều thú vị là hàng rào dù thấp, nhưng tương quan với ngôi nhà nhỏ, khoảng lùi xa, cùng bình phong chắn trước cửa lại tạo nên một sự kín đáo, dùng cổng rào chẳng hề bưng bít. Nếu như ở khu phố Tây, cổng và hàng rào, dù thấp, dù thoáng vẫn có sự “nghiêm cẩn”, chặt chẽ của kiến trúc đô thị; thì cổng - rào của những ngôi nhà xưa trong Thành Nội hay vùng ven lại phóng khoáng thoải mái và thân thiện hơn, nhưng vẫn trong một chừng mực nhất định, vẫn có sự chuẩn mực của một kiến trúc đại diện, là gương mặt công trình. Hình như ở đó có sự khoáng đạt của nắng gió miền Trung, có sự thâm trầm, kín đáo khiêm nhường của con người xứ Huế và nét lãng mạn riêng của đất cố đô!?


Phủ thờ Ngọc Sơn Công chúa (phường Phú Hiệp, TP Huế) với hàng rào xanh uốn lượn qua hai trụ cổng

Hàng rào công viên, ngăn cách mà như không ngăn cách

THÁNG 9.2013 WWW.NHADEP-MAGAZINE.COM.VN

83


nhịp cầu

Tôi muốn biết thực hư chuyện dùng thước Lỗ Ban khi đo các kích thước trong nhà, chứ sao tôi thấy rắc rối và có vẻ mê tín quá? (Câu hỏi của bạn đọc Trần Văn Thái, 65 Huỳnh Thúc Kháng, P. Bến Nghé, Q. 1, TP. HCM)

BÀI: KTS HÀ ANH TUẤN ẢNH MINH HỌA: LÊ HUY

Ô

ng chồng nọ đang làm nhà đến phần ráp cửa thì xảy ra tranh cãi. “Lệnh bà” nghe theo bên thợ, muốn kích thước các loại cửa phải kéo vào cung tốt trên cây thước Lỗ Ban. Ông chỉ tin tưởng kiến trúc sư, cho rằng kích thước họ đã tính toán đúng và đẹp rồi thì sửa vài li có đáng kể gì, làm chi cho rối!... Đa phần ai làm nhà cửa cũng đều “đụng” chuyện thước tấc đo đạc, tương tự như trường hợp trên. Bây giờ ghé tiệm tạp hóa cũng mua được cái thước hộp 5m có vạch đỏ vạch đen, trước kia in chữ gì chả hiểu, giờ đây đã có “Lỗ Ban phiên bản Việt” nên việc dùng thước Lỗ Ban dần trở nên dễ dàng và cũng... dễ dãi. VAI TRÒ CỦA THƯỚC LỖ BAN

Phải nói ngay rằng, trong cuộc sống họa phúc vốn khôn lường, song tâm lý con người ai cũng mong mình gặp chuyện phúc lành, may mắn, và tránh bớt điều tai ương, rủi ro. Việc sử dụng thước Lỗ Ban cơ bản cũng từ lý do đó. Người ta dùng nó để tạo thêm chỗ dựa tinh thần, chứ thước Lỗ Ban không phải là cây đũa thần để ta tin cậy đến mức mê tín, lạc lối, lại càng không thể vì nó mà gây “mất đoàn kết nội bộ” giữa những người làm chuyên môn với nhau, ảnh hưởng đến quyền lợi của gia chủ. Nếu theo phong thủy, thì bắt đầu phải là “nhất vị nhị hướng”, rồi đến “tầm long điểm huyệt”, tiếp theo mới là khai môn, an táo, phóng thủy... Chủ yếu đều tập trung vào chọn vị trí, xem xét quan hệ chung quanh, 84

KIẾN TRÚC NHÀ ĐẸP THÁNG 9.2013

ĐO CỬA BẰNG THƯỚC LỖ BAN giao thông thế nào, cảnh quan ra sao... đủ thứ chuyện chỉ định và chống chỉ định phải lo theo trình tự cho ổn, rồi mới đến phần chi tiết kích thước. Điều này thực sự trùng hợp với nguyên lý từ xa đến gần, từ đại thể đến chi tiết trong thiết kế quy hoạch, kiến trúc và nội thất. Tây phương hay Đông phương đều vậy, chẳng hề lắt nhắt nhỏ nhặt ngay từ đầu. Ngay cả các tài liệu chuyên sâu phong thủy tuy có nhiều phái (như Huyền không quan tâm Cửu tinh suy vượng, Bát trạch lo mệnh chủ tương phối, Loan đầu thì chọn lựa hình thế cuộc đất...) nhưng về phần “thước Lỗ Ban” thì phái nào cũng vỏn vẹn đôi dòng chỉ dẫn gọn gàng, như là yếu tố cộng thêm, không gì ầm ĩ cả. Nhìn từ một góc độ văn hóa học, trong tư duy vùng địa lý Đông Á (bao gồm cả Đông Bắc Á và Đông Nam Á) đều xuất phát cốt lõi là sự trọng khí, xét vạn vật từ gốc nông nghiệp, nên cư dân quan tâm đến yếu tố hài hòa của trời đất*. Từ đó, biểu tượng cái cửa đặc thù cho nơi thông khí, nối kết, nơi con người tiếp nhận các ảnh hưởng tốt, xấu thông qua cơ chế đóng mở, đặc trưng cho sự điều hòa khí âm dương của vạn vật. Do vậy việc đo đạc cửa sao cho được cung tốt có thể hiểu như hành vi mang lại sự an tâm, thể hiện triết lý sống quân bình (muốn đề huề nhiều mặt, hài hòa, không cực đoan) đã hình thành và truyền tụng qua nhiều đời, đến nỗi đôi khi yếu tố tâm linh lấn át yếu tố vật chất vốn có nơi cái cửa.

TÍNH CHÍNH XÁC VÀ CƠ SỞ

Cũng xin nói ngay: cho đến bây giờ, giữa bao nhiêu loại thước “được cho là của Lỗ Ban truyền lại” đang lưu hành trên thị trường, chẳng ai xác quyết cây thước nào là đúng, là gốc, là chuẩn! Lỗ Ban là ông tổ của nghề mộc (thời xưa, việc làm nhà chủ yếu nhờ thợ mộc) với khá nhiều truyền thuyết và dị bản. Ngày nay, cả thợ mộc và thợ xây đều thờ Lỗ Ban làm tổ sư. Có thờ có thiêng, nhưng giữa niềm thành kính và học hỏi chọn lọc với việc nhắm mắt tuân theo một cách mê tín lại là hai thái cực. Về tính khoa học của thước Lỗ Ban, hiện có rất nhiều cách giải thích. Có thuyết cho rằng đó là sự biến thể, trải dài của Bát Quái và việc sử dụng thước tuân theo Bát Quái và Ngũ Hành. Theo giới chuyên môn thì kích thước nằm vào cung tốt trên thước Lỗ Ban cũng đa phần hợp lý về mặt kỹ thuật và sử dụng, miễn là biết áp dụng đúng**. Có một vài biến thể của thước Lỗ Ban, trong đó loại 429mm (tương đương với 17 inches) là loại phổ biến ở Việt Nam ta, còn gọi là loại 39 - 42 , bán rất nhiều trên thị trường với chiều dài tổng cộng là 5m, do Trung Quốc hoặc Đài Loan làm, và gần đây cả các doanh nghiệp Việt Nam cũng sản xuất. Thước này gồm bốn dòng. Dòng trên cùng chia số đo theo inches. Dòng dưới cùng chia số đo theo milimet. Hai dòng giữa thì dòng trên to hơn với những


ô chữ đỏ và đen xen lẫn với một chu trình là 429mm (được cho rằng) dùng để đo phần dương cơ, nhà cửa; dòng phía dưới nhỏ hơn cũng chia ô chữ đỏ đen tương tự với chu trình là 390mm (cũng được cho rằng) dùng để đo âm phần mồ mả***. Một số gia chủ khi đo kết hợp cả hai loại thước trên với quan niệm “không bỏ sót” để thêm an tâm. NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG

Cho dù thước tấc loại gì, muốn đo đúng, phải chọn đúng đối tượng cần đo. Nhiều gia chủ hiện nay hay gặp bất kỳ chỗ nào trong ngôi nhà cũng... áp thước kiểm tra, rồi đòi hỏi mọi thứ phải theo kiểu “khoảng đen thì bỏ, khoảng đỏ thì dùng”; làm như vậy ắt gây khó khăn cho nhà chuyên môn, ảnh hưởng đến kỹ thuật và mỹ thuật công trình. Vấn đề nằm ở chỗ cần áp dụng kích thước Lỗ Ban cho những khu vực, chi tiết nào trong nhà để đạt sự hợp lý và đảm bảo nguyên tắc phong thủy, không sa đà vào tiểu tiết mê tín. Các nguyên tắc phong thủy truyền tụng lại (như dương trạch khí, cấp độ môn - táo - chủ...) về cơ bản khá trùng hợp với các yêu cầu cần có trong thiết kế kiến trúc lâu nay. Đó là yêu cầu về công năng, về kỹ thuật kinh tế , và về mỹ quan - tập quán. a. Công năng: Trong sách Đạo Đức Kinh, chương 11, Lão Tử từng ghi đại ý rằng: “Đục cửa làm nhà, chính nhờ cái trống không đó mà nhà mới dùng được”. Con người sống trong môi trường thiên nhiên và nhân tạo, tìm kiếm không gian hài hòa hợp lý phải căn cứ vào khoảng trống, ở trong phần rỗng

nhưng hữu dụng, chứ không phải phần rỗng chung chung. Thậm chí bộ cửa bốn cánh mà thường xuyên mở hai cánh giữa thì chỉ nên tính thước Lỗ Ban cho phần thường mở này. Hoặc kích thước bệ bếp phải vừa tầm người sử dụng, chứ có “kéo vào cung đỏ” rực rỡ mà bàn bếp bị cao quá hay thấp quá thì đều bất tiện. b. Kỹ thuật - kinh tế: Các thiết kế kiến trúc bền vững hiện nay đều tôn trọng quá trình hình thành và xây dựng, có chính phụ rõ ràng. Dùng thước Lỗ Ban cũng tuân theo ba cấp độ ưu tiên đi từ môn (hệ thống cửa) rồi mới đến táo (bếp) và sau cùng là không gian của chủ nhân; trong đó chủ yếu vẫn là môn (thước Lỗ Ban vốn ban đầu được gọi là môn xích). Còn bếp và các không gian khác chỉ cần tương quan tỷ lệ và phù hợp nhân trắc là đủ. Hệ kích thước cửa nên đảm bảo nguyên tắc từ ngoài vào trong thu dần; cụ thể: cửa cổng rộng và cao hơn cửa chính, cửa chính cao rộng hơn cửa phòng, cửa phòng ngủ lớn hơn cửa phòng vệ sinh. Cửa dùng ở nơi đối ngoại đông người nên rộng hơn cửa phòng vốn chỉ dùng đối nội, ít người qua lại hơn. c. Mỹ quan - tập quán: Kích thước phong thủy áp dụng cho nội khí, tức là các khoảng lọt lòng thông thủy cho khí đi qua, do đó dùng thước Lỗ Ban thì phải đo khoảng trống (phần tĩnh, ổn định) chứ không phải đo cánh cửa (phần mở mang tính động) hay đo chi tiết. Cụ thể là tính phần lọt lòng nhỏ nhất của khuôn bao, nhiều thợ hay gọi nôm na là “lọt lòng gió”. Về chiều cao, cần tính

khoảng lọt lòng từ sàn hoàn thiện đến phần thấp nhất của khuôn bao bên trên. Những khung cửa (hoặc lỗ tường trổ ra để đi lại) không có cánh cũng đo phần lọt lòng nhỏ nhất và cố định như đã nêu trên. Đối với loại cửa vòm, chiều cao đo tính đến phần đỉnh vòm. Đối với cửa đi có phần lật hoặc cố định chung quanh và bên trên, kích thước phong thủy chỉ tính với phần khung có cánh mở được. Thông số Lỗ Ban áp dụng vì thế không liên quan đến kiểu dáng hay chất liệu của cửa, không thể vì mấy cái kích thước hên xui mà ảnh hưởng thẩm mỹ toàn nhà. Hiện nay các công ty chuyên về cửa, thậm chí nhãn hiệu nước ngoài sang Việt Nam cũng rất biết “nhập gia tùy tục”, chỉ cần gia chủ báo kích thước mong muốn thì bản vẽ kích thước cửa lập tức suy ra phần lọt lòng gió theo thước Lỗ Ban, phần còn lại (khung, cánh, gờ, thanh, nẹp...) theo quy cách của nhà sản xuất, vậy là đôi bên vui vẻ. ---------------------------------* Những vấn đề văn hóa học, lý luận và ứng dụng - Trần Ngọc Thêm, NXB Văn hóa Văn nghệ, trang 117 - 127: triết lý âm dương và tính cách Việt. ** Kỹ thuật làm nhà theo phong tục và văn hóa xây dựng phương Đông - Nguyễn Tiến Đích, NXB Xây dựng, 2007, trang 113: công dụng và cách đo thước Lỗ Ban. *** Phong thủy ứng dụng trong kiến trúc hiện đại - Trần Mạnh Linh, NXB Lao Động, 2007, trang 79 - 81: số đo và tỷ lệ trong phong thủy, thước Lỗ Ban. quảng cáo

THÁNG 9.2013 WWW.NHADEP-MAGAZINE.COM.VN

85


chuyên đề

Nguyện ước Trường Sơn Con đường Trường Sơn, những cánh rừng Trường Sơn sẽ là điểm tựa an toàn nhất, hành lang hưng vượng nhất cho ngôi nhà Việt? BÀI & ẢNH: XUÂN BÌNH

86

KIẾN TRÚC NHÀ ĐẸP THÁNG 9.2013


Kiến trúc nhà ngói

THÁNG 9.2013 WWW.NHADEP-MAGAZINE.COM.VN

87


chuyên đề

Cảnh quan cần được bảo tồn, gìn giữ

S

au chuyến đi đầu tiên vào năm 1996, tôi có ý định khảo sát kỹ lưỡng hơn về văn hóa kiến trúc Trường Sơn. Nhưng việc viết bài báo này chỉ thực sự bắt đầu sau những thông tin mới đây về việc cha con ông Hồ Văn Thanh (dân tộc Cor) vừa được đưa ra khỏi những cánh rừng Tây Trà, Quảng Ngãi và ngôi nhà hoang sơ của họ, để tái hòa nhập vào thế giới văn minh. Có lẽ câu chuyện “người rừng” (theo cách nói của báo chí) đã xui khiến tôi suy ngẫm nhiều hơn về những điều mình theo đuổi. Nó vô tình phản ánh trung thực thái độ đối xử của chúng ta. Nó mách bảo một

88

KIẾN TRÚC NHÀ ĐẸP THÁNG 9.2013

triết lý sinh tồn, định hướng phát triển và dự báo một tương lai cho Trường Sơn. Bởi chưng cái lõi của kiến trúc, giá trị thực của một thời đại, nền tảng của văn hóa vẫn phải là cách ứng xử của con người với con người, con người với thiên nhiên... THỬ NHÌN TỪ MỘT CÁI CHÒI

Theo đường chim bay, rừng Tây Trà cách khu công nghiệp Dung Quất chưa đầy 50km, cách Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn chưa đầy 70km và cách Hội An gần 80km. Như vậy, cha con ông Hồ Văn Thanh sống không cách xa xã hội văn minh của… loài

người. Theo báo chí mô tả, họ định cư ở một nơi mà “Vào mùa đông, khu rừng này sương mù phủ kín, người có sức khỏe tốt chỉ cần ở khoảng 2 giờ đồng hồ cũng không chịu nổi với cái lạnh thấu thịt, xương… Ngôi nhà của họ giống như một tổ chim treo lơ lửng trên thân cây cổ thụ, cách mặt đất chừng 6m, rộng chừng 3m2.” Ở Việt Nam cũng như trên thế giới, việc sống tách biệt cộng đồng vốn không có gì quá lạ. Kiến trúc kiểu nhà chòi bám trên cây thì xuất hiện rất nhiều ở châu Âu, Mỹ hoặc ở Singapore nhỏ bé. Cũng có thể bắt gặp mô


hình ở như thế này đâu đó trên cao nguyên Lâm Đồng, Đà Lạt… Tuy nhiên, suốt một thời gian rất dài, cuộc sống của hai cha con trong môi trường hoang dã lại khá dị biệt và mang những thông điệp lớn hơn. Câu chuyện này cung cấp thêm một minh chứng: dù trong hoàn cảnh nào, bản năng sinh tồn, khả năng thích ứng và khát vọng sống của con người luôn chứng tỏ sức mạnh khác thường. Thiên nhiên hoang dã và sự nghèo khó không đáng sợ như người ta tưởng. Trong một hoàn cảnh ngặt nghèo, không thể có hành xử khác, hai cha con luôn phải tự điều chỉnh các nhu cầu vật chất đến độ giản dị nhất, tối thiểu nhất. Không có một dấu hiệu nào cho cuồng vọng dã man - chinh phục hay cải tạo tự nhiên, vốn là động lực tư duy cũng như thời trang nhận thức một thời. Như một lựa chọn duy nhất đúng đắn, họ lặng lẽ tìm lại, thiết kế và xây dựng một “nền văn hóa” khác biệt, một “nền văn minh” chỉ dành cho riêng mình. Hiện thực đó là thách thức với những… chuẩn mực… văn minh vật chất hiện hành. Trong một nỗ lực phi thường, trong một sự may mắn cũng khác thường, bản thể con người xã hội đã luôn hiệu chỉnh một cách linh hoạt, kiên trì, bền bỉ để tái hòa nhập thiên nhiên. Có thể nói giữa họ và thiên nhiên đã gần đạt được một trạng thái đồng nhất. Và sức mạnh tồn sinh của cha con “người rừng” nằm ở chỗ họ đã kết nối, cảm hóa và chung sống hòa thuận với thiên nhiên.

Kiến trúc nhà lá

quảng cáo

THÁNG 9.2013 WWW.NHADEP-MAGAZINE.COM.VN

89


chuyên đề

quảng cáo

90

KIẾN TRÚC NHÀ ĐẸP THÁNG 9.2013


Đó mới chính là thông điệp lớn mà đô thị hiện đại và thế giới văn minh cần phải nhiều nỗ lực hơn nữa để có thể nhận biết thấu đáo, để có thể thay đổi? HAI CON ĐƯỜNG, MỘT KIỂM CHỨNG

Trên mảnh đất hẹp và dài, giữa đường biên giới trên rừng và dưới biển là hai con đường rất lớn: quốc lộ 1 và đường Trường Sơn. Nơi cha con họ Hồ tồn sinh cũng không quá xa cách với hai tuyến đường, hai thực thể xã hội này. Thử đặt ba tọa độ này trong một không gian văn hóa, thử cắt lớp chúng bởi góc nhìn kiến trúc, vô tình và bất ngờ, chúng ta sẽ có được những hiển thị đầy tương phản. Nếu kết hợp sự nhạy cảm với những phân tích logic, bất kỳ ai cũng có thể dự báo được những kịch bản rất khác biệt cho tương lai Trường Sơn. Trong lịch sử, con đường số 1 từng là đường hạ đạo, đường lai kinh, đường thiên lý. Và hiện nay, quốc lộ 1 vẫn tiếp tục là tuyến đường xuyên Việt, huyết mạch giao thông, là xương sống của nền kinh tế đất nước. Nó kết nối các trung tâm kinh tế - xã hội, các đô thị lớn. Con đường này không mấy xa các di sản văn hóa, điểm đến du lịch hấp dẫn… Tuy nhiên, thật không may, sau chiến tranh, trong một lộ trình phát triển quá nhiều gian khó, kinh tế trồi sụt, đô thị mất kiểm soát và dân số bùng nổ, quốc lộ 1 mau chóng lâm vào vấn nạn. Trên một vài phương diện, mạch máu của đất nước luôn bị ùn tắc. Từ một vài góc độ, bất chợt hay cố ý, người ta đều có thể nhìn thấy quốc lộ 1 là

ëçé

Kiến trúc tôn giáo tâm linh

quảng cáo

THÁNG 9.2013 WWW.NHADEP-MAGAZINE.COM.VN

91


chuyên đề

Mô hình nhà Xơ đăng ở Làng Văn hóa các dân tộc, Hà Nội

chỗ phơi bày những thảm trạng tai nạn giao thông. Trên thực tế, quốc lộ 1 đã trở thành một con phố quá dài. Nơi đây, phong cảnh kiến trúc thừa cơ phơi lộ những đường nét, mảng khối hay phối cảnh tồi tệ nhất … Càng đáng ngại hơn, thực trạng đó bắt đầu leo bám và di căn tới một vài điểm giao cắt trên đường Trường Sơn hôm nay. Trong quá khứ gần của đường Trường Sơn, từng có những đường biên mập mờ giữa hành lang kinh tế và phòng tuyến quân sự. Có những tuyến giao thông đã khai tử một vài mạch ngầm văn hóa. Có những lớp đất đá, bê tông asphalt, những cây cầu đã phủ lấp hay làm biến dạng cảnh quan tuyệt đẹp của 92

KIẾN TRÚC NHÀ ĐẸP THÁNG 9.2013

thiên nhiên. Bởi thế, cho đến thời điểm này, con đường vẫn chưa thực sự hoàn thiện, vẫn chưa đúng nghĩa là một con đường lớn và có thể còn chưa phù hợp với chuẩn mực một tuyến đường chiến lược. Kinh tế vẫn chậm phát triển. Đời sống người dân cải thiện không đáng là bao. Văn hóa bản địa đang dần phai tàn, mất dạng. Vẫn thiếu những cái tối thiểu như chỗ tạm đỗ xe. Vẫn chưa nhiều những điểm dừng chân có đủ dịch vụ nghỉ ngơi, ăn uống, cùng dịch vụ hậu cần, sửa chữa. Và càng thiếu những điểm đến mới, những kiến trúc có thể định vị giá trị một giai đoạn lịch sử, những di sản văn hóa mới - nơi có thể thỏa mãn nhu cầu

hưởng thụ, tái tạo các giá trị tinh thần. Là người từng tham gia gần hết các quá trình hình thành, phát triển đường Trường Sơn, KTS Nguyễn Tấn Vạn - Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam, cũng bày tỏ: Con đường này là một hành trình vĩ đại. Nhưng hơn 10 năm qua, mỗi khi đi qua hay nhìn lại, vẫn thấy còn rất nhiều việc phải làm để đường Trường Sơn thực sự xứng đáng là "con đường huyền thoại". VẪN CÒN MỘT TRƯỜNG SƠN KHÁC?

Không rủi ro như nhà chòi của bố con ông Hồ, dưới ánh nắng mặt trời rực rỡ,


quảng cáo

THÁNG 9.2013 WWW.NHADEP-MAGAZINE.COM.VN

93


chuyên đề

chung quanh những cánh rừng ngút ngàn, may mắn thay, Trường Sơn vẫn còn chỗ cho một thế phận khác. Do chưa chịu tác động quá gay gắt của phát triển nóng về kinh tế và đô thị, khi chưa bị bàn tay con người tác động một cách thô bạo hơn, ở một vài nơi, tạm thời Trường Sơn vẫn có thể là một quỹ vốn kiến trúc đẹp, hoành tráng nhất nhì Việt Nam. Về cơ bản, đường Trường Sơn vẫn giữ được quanh nó môi trường thiên nhiên nguyên sơ, những giá trị đích thực và sức mạnh của tự nhiên. Từ Hòa Bình, Nam Hà, Ninh Bình, Quảng Bình, Huế, Đà Nẵng… đường chân trời đã nhòa đi và ẩn đâu đó trong nhịp điệu của đại ngàn. Bát ngát màu xanh cây rừng. Những dòng suối ẩn mình và lặng lẽ chuyển đi những âm thanh kỳ diệu của miền sơn cước. Những dòng sông hào sảng thay đổi, biến đổi nhịp điệu của cảnh quan. Trong sự tĩnh lặng, bình yên đến không cùng của cây lá, núi đồi, thấp thoáng, ẩn hiện những mái nhà thật nghèo, thật đơn sơ nhưng vô cùng thông minh. Sẽ không quá lời khi nói rằng: Trường Sơn chính là một bảo tàng sinh động về những kiến trúc truyền thống của rất nhiều cộng đồng người Việt. Với những du khách trót yêu kiến trúc, 94

KIẾN TRÚC NHÀ ĐẸP THÁNG 9.2013

họ có thể tìm thấy những căn nhà tường dứng, mái lợp lá cọ, sân vườn sạch như lau ở một làng khuất nẻo của Thiệu Sơn, Thanh Hóa. Những kiến trúc nhà thờ ở các xứ đạo Nghệ An thấp thoáng bên các triền núi, dòng sông, con suối như dẫn khách bộ hành ngược trở về một không gian lãng mạn ở châu Âu. Những tường ghép gỗ rừng cao vót, những hiên nhà dài như sân ở Hà Tĩnh, Quảng Bình ngầm mách bảo rằng nơi đây, giữa những thung lũng này, luôn có những cơn lũ bất chợt cũng như những cơn gió Lào khô nóng dai dẳng. Chiều cao của ngôi nhà được xác định bởi đỉnh lũ cũng như diện tích không gian phụ, kho chứa. Chiều dài của hiên - không gian sinh hoạt chung - không chỉ thỏa mãn mong muốn làm mát cho ngôi nhà. Nó được đo bởi nhu cầu giao tiếp của các thành viên gia đình… Cũng như cha con họ Hồ, cư dân Trường Sơn được chính Mẹ thiên nhiên vĩ đại mách bảo cho biết cách san nền, đốn gỗ, gom đá, dựng cột, lợp mái, quây tường và cất nhà. Và Mẹ Trường Sơn đã và đang lặng lẽ lưu giấu, cất giữ những quỹ gien kiến trúc tuyệt vời. Cấu trúc gien hay mã nguồn này không gì khác tinh thần tôn trọng tự nhiên, trân trọng những giá trị mà thiên nhiên ban tặng, dựa vào nguồn

tài nguyên dồi dào nhất, tiện ích nhất để tạo dựng chốn ở, khắc chế những tai ương, ngăn chặn sự xâm nhập bất lợi, bảo đảm an toàn, an sinh cho mỗi con người, gia đình và cộng đồng. NHƯ MỘT LỜI KẾT

Những ngày qua, thật buồn với những gì đã xảy ra chung quanh việc hai cha con ông Hồ “hồi hương”. Rất có thể đó vẫn chỉ là một dạng quán tính vô thức. Nhưng sau sự kiện này, nếu lúc nào đó người ta chợt hồi tỉnh, biết vượt qua những định kiến, vượt qua những nguyên tắc khiên cưỡng, quy định cứng nhắc hay nếp nghĩ cũ kỹ, biết tôn trọng những giá trị khác biệt để tạo cơ hội cho những hành xử đúng. Khi đó cơ may sẽ không chỉ dành riêng cho cha con “người rừng”. Đó sẽ là hành trình để chúng ta có thể gửi gắm sự kỳ vọng, đặt cược về những khả năng thay đổi tích cực nhất cho Trường Sơn. Để con đường Trường Sơn, những cánh rừng Trường Sơn luôn là một điểm tựa an toàn nhất, là hành lang hưng vượng nhất cho ngôi nhà Việt. (Ngay hôm nay đây, đang có một tuyến đường chiến lược thứ ba được hình thành giữa quốc lộ 1 và đường Trường Sơn, chẳng biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?)


tin kiến trúc nhà đẹp

TRIỂN LÃM TRANH KIẾNG

NAM BỘ

T

ừ ngày 18 đến 21-82013 tại chùa Phật học Xá Lợi (Q.3, TP. HCM) đã diễn ra cuộc triển lãm tranh kiếng (kính) do Trung tâm nghiên cứu Phật giáo Việt Nam, Ban Phật học Chùa Xá Lợi tổ chức; trưng bày các tác phẩm tiêu biểu thuộc Hai trong số 100 bức tranh kiếng được triển lãm nhiều chủng loại tranh bàn thờ và tranh trang trí trong nhà ở cư dân Nam bộ. Đây là cuộc triển lãm tranh kiếng lần thứ hai, sau lần đầu vào năm 1957 cũng tại Sài Gòn. Trong buổi khai mạc triển lãm, nhà sưu tập Huỳnh Thanh Bình - cộng tác viên của Tạp chí Nhà Đẹp - đã có bài thuyết trình cùng với việc cho ra mắt ấn phẩm nghiên cứu về tranh kiếng Nam bộ. Theo tác giả Huỳnh Thanh Bình, loại hình mỹ thuật này vốn được du nhập từ các di dân người Hoa, đã phát triển mạnh trong thế kỷ 20, tạo nên các dòng tranh riêng ở Chợ Lớn, Lái Thiêu, Gò Công, Mỹ Tho, Chợ Mới - An Giang, và dòng tranh kiếng Khmer ở Trà Vinh, Sóc Trăng. PV

KOHLER KHAI TRƯƠNG TRUNG TÂM

TRƯNG BÀY SẢN PHẨM MỚI Ở HÀ NỘI

SỰ THĂNG HOA MỚI CỦA

ARISTON THERMO VIỆT NAM

N

gày 23-8-2013 tại TP. HCM, Ariston Thermo Việt Nam tổ chức lễ ra mắt chính thức cho dòng sản phẩm máy nước nóng gián tiếp và trực tiếp mới ANDRIS, SLIM và VERO với chủ đề UpLife Cuộc sống thăng hoa. Đây là đợt giới thiệu sản phẩm mới lớn nhất của Ariston Thermo sau 18 năm có mặt tại thị trường Việt Nam, khẳng định bề dày lịch sử, sự phát triển mạnh mẽ của thương hiệu và vị thế vững chắc của Tập đoàn Ariston Thermo. Các sản phẩm mới này của Ariston gây ấn tượng mạnh với thiết kế sang trọng, đẳng cấp của Umberto Palermo - nhà thiết kế Ý lừng danh với các thiết kế xe hơi và sản phẩm công nghiệp; trong đó: Dòng máy Andris (dung tích 30l và 15l) đột phá với những công nghệ Ý như bình chứa và thanh

đốt tráng men Titan, đèn báo nước nóng sẵn sàng, ION BẠC làm sạch nước… Dòng máy SLIM (30l và 20l) nổi bật với thiết kế thanh mảnh tiết kiệm không gian, có những tính năng vượt trội như công nghệ làm nóng nhanh với bình chứa kép, đèn báo nước nóng sẵn sàng… Dòng máy nước nóng trực tiếp VERO ngoài thiết kế siêu mỏng, gọn nhẹ còn có hệ thống an toàn đồng bộ ELCB lưỡng cực, phụ kiện chất lượng cao. PV

SẮC MÀU AKZONOBEL VN

CHO NĂM HỌC MỚI

V

ừa qua, đội tình nguyện viên gồm 100 nhân viên của Công ty AkzoNobel đã đến thăm, tặng quà cho trường tiểu học Lai Uyên B, Bến Cát, Bình Dương. Đội tình nguyện đã tổ chức sơn mới lại toàn bộ 3.500m2 tường, xây dựng mới ba nhà vệ sinh, sửa chữa lại một số cơ sở vật chất đã bị xuống cấp và cung cấp hệ thống nước uống sạch cho nhà trường. Hoạt động này nằm trong dự án “Sắc màu mới cho năm học mới” do chính các nhân viên

AkzoNobel đề xuất và đã kiên trì thực hiện trong nhiều năm qua với các ngôi trường nằm ở những vùng còn khó khăn. Năm 2013, AkzoNobel cũng tiếp tục tài trợ áo thun cho các chiến sĩ tình nguyện và các sản phẩm sơn Dulux để đội tình nguyện Mùa Hè Xanh của Trường Đại học Kiến trúc TP. HCM sơn mới 11 cơ sở giáo dục (gồm nhà thiếu nhi, trường mầm non, trường tiểu học) tại TP. HCM và tỉnh Gia Lai. ĐK

KITCHMATE RA MẮT

SHOWROOM NỘI THẤT BẾP CAO CẤP

N

gày 17-8-2013, Kohler - công ty cung cấp thiết bị phòng tắm, nhà bếp hàng đầu thế giới, đã khai trương trung tâm trưng bày sản phẩm mới ở Hà Nội. Sự kiện này cũng là dịp Kohler long trọng kỷ niệm 140 năm thành lập. Là một công ty sở hữu tư nhân lớn và lâu đời nhất nước Mỹ, là biểu tượng của chất lượng và sáng tạo, Kohler sở hữu 26.000 sản phẩm và 13.000 bằng sáng chế. Sản phẩm của Kohler

đã thực sự trở thành các tác phẩm nghệ thuật khi được trưng bày ở Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan New York, các sự kiện thời trang quốc tế ở Thượng Hải... Ngay từ năm đầu tiên xâm nhập thị trường Việt Nam (2006), Kohler đã mau chóng cung cấp sản phẩm của mình cho những đối tác lớn như Royal City, khách sạn Pullman Hà Nội, Novotel, Diamond Plaza, Rex, Mercure, Ocean villa, Hồ Tràm Strip… XB

C

uối tháng 7-2013, Công ty Kitchmate Việt Nam đã cho ra mắt showroom nội thất bếp cao cấp tại Trung tâm Thương mại Royal City - 72A Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Kitchmate là thành viên của tập đoàn đa ngành Bolter Group (Malaysia); là nhà phân phối thiết bị bếp điện từ và các thiết bị bếp cao cấp. Hiện có hệ thống hơn 10 cửa hàng, showroom tại Hà Nội và TP. HCM, sau 5 năm hoạt động tại thị trường Việt Nam, Kitchmate

đã thành lập công ty Kitchmate ID với mục tiêu mang tới cho khách hàng dịch vụ trọn gói chất lượng cao. Kitchmate ID có khả năng tư vấn, cung cấp thiết bị, thiết kế và thi công hoàn thiện hạng mục nhà bếp ở đẳng cấp cao, với cách thức linh hoạt, hiệu quả; trên tinh thần kết hợp giữa kinh nghiệm của một nhà bán lẻ thiết bị bếp hàng đầu tại Việt Nam và một đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp đến từ Malaysia. HT

THÁNG 9.2013 WWW.NHADEP-MAGAZINE.COM.VN

95


tin kiến trúc nhà đẹp KHAI TRƯƠNG VP ĐẠI DIỆN VÀ SHOWROOM

AN CƯỜNG TẠI ĐÀ NẴNG

L

à thương hiệu hàng đầu Việt Nam với bề dày 20 năm kinh nghiệm về ngành gỗ công nghiệp và vật liệu trang trí nội thất, sau thành công của 2 showroom lớn tại TP. HCM và Hà Nội, vừa qua An Cường đã khai trương showroom thứ 3 của mình tại Đà Nẵng. Với

địa chỉ mới này, khách hàng tại khu vực Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung có thể tiếp cận nguồn vật liệu nội thất phong phú, đa dạng về màu sắc, bề mặt với chất lượng cam kết - gồm ván MFC, Acrylic bóng gương (Úc), Laminate Formica (Mỹ), Laminate Kingdom (Ấn Độ), ván và nhiều sản phẩm khác với ứng dụng rộng rãi trong tất cả nội thất căn hộ, chung cư, khu thương mại và các công trình công cộng... Thông tin chi tiết về showroom An CườngĐà Nẵng: Tầng 2, 112 Nguyễn Hữu Thọ, Q. Hải Châu, Đà Nẵng – ĐT: (0511)362 5727 – Fax: (0511) 362 5729 - Email: infoacc@ancuong. com - Website: www.ancuong.com KM

RA MẮT THANG MÁY

S

SCHINDLER 5500

chindler - nhà cung cấp các giải pháp di động toàn cầu đã vừa cho ra mắt sản phẩm thang máy Schindler 5500 thế hệ mới tại Việt Nam. Thang máy Schindler 5500 thiết kế phóng khoáng và hiệu suất vượt trội, dựa trên công nghệ Suspension Traction Media (STM) hiện đại nhất của Schindler, cho phép một ròng rọc kéo nhỏ hơn 72% so với cáp thép truyền thống, sử dụng một máy kéo nhỏ hơn, tiết kiệm năng lượng hơn, chiếm ít không gian của tòa nhà hơn. Sản phẩm Schindler 5500 là một giải pháp tuyệt vời cho những môi trường có lưu lượng vận tải lớn, có thể tận dụng được không gian với hệ

thống mô đun đơn và kích cỡ buồng thang khả biến, có thể điều chỉnh dễ dàng để phù hợp với nhiều kích cỡ hố thang. Schindler 5500 cho phép lựa chọn cả giải pháp phòng máy mi ni (MMR) và giải pháp không phòng máy (MRL) với khả năng lắp đặt bộ điều khiển ở các tầng khác nhau. Ngoài ra, Schindler 5500 còn thân thiện môi trường, với công nghệ dẫn động hồi nhiệt Power Factor One (PF1) được thiết kế không chỉ hoạt động tiết kiệm năng lượng cho chính nó, mà còn hỗ trợ tiết kiệm năng lượng cho cả tòa nhà. MK

HÄFELE THAM GIA

TRIỂN LÃM VIETBUILD 2013

H

äfele Việt Nam vừa giới thiệu đến khách tham quan nhiều sản phẩm và phụ kiện nội thất phong phú tại Triển lãm Quốc tế Vietbuild 2013 tổ chức giữa tháng 8-2013 như phụ kiện cửa trượt Slido, hệ thống đèn chiếu sáng tiết kiệm điện LedLoox, các thiết bị gia dụng, tay nắm cửa và phụ kiện cho cửa StarTec, phụ kiện cho bàn làm việc kết hợp giường Tavoletto, phụ kiện cho tủ bếp treo tường, tủ bếp đứng, tủ bếp dưới, tủ góc bếp... Toàn bộ sản phẩm và phụ kiện được thiết kế, sắp xếp thành một khu vực đa chức năng nhưng tiết kiệm không gian, trong đó các tính năng của sản phẩm được sử dụng một cách tối ưu. Tại Vietbuild năm nay, Häfele đặc biệt chú trọng giới thiệu các công nghệ tiên tiến, đặc biệt là những dòng sản phẩm, phụ kiện thông minh nhằm giúp người tiêu dùng trải nghiệm các xu hướng thiết kế phụ kiện nội thất và cập nhật các ứng dụng mới nhất của các sản phẩm này trong làng nội thất thế giới. Thông tin chi tiết vui lòng truy cập website: www.hafele.com.vn THÙY TRANG

96

KIẾN TRÚC NHÀ ĐẸP THÁNG 9.2013

THÔNG TIN TRIỂN LÃM QUỐC TẾ

VIETBUILD 2013 LẦN 2

V

ới chủ đề Bất động sản - Trang trí nội ngoại thất - Xây dựng - Vật liệu xây dựng, Triển lãm Quốc tế Vietbuild 2013 lần 2 đã diễn ra từ ngày 14 đến 18-8 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC). Triển lãm lần này đã thu hút được sự tham gia của 2.160 gian hàng với sản phẩm mới, công nghệ tiên tiến của gần 800 đơn vị; trong đó có 381 doanh nghiệp trong nước, 191 doanh nghiệp liên doanh và 212 doanh nghiệp, các tập đoàn nước ngoài đến từ 18 quốc gia và vùng lãnh thổ. MK

MÁY RỬA CHÉN MỚI NHẤT CỦA

MALLOCA

Đ

ây là dòng máy rửa chén đạt tiêu chuẩn A++ (tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm sử dụng điện năng tiết kiệm, thân thiện với môi trường và chuyên nghiệp) giúp tối ưu hóa công năng và sử dụng năng lượng hiệu quả hơn trước. Với các ứng dụng mới nhất của Malloca, cho phép bạn lựa chọn sử dụng chỉ một khay trên hoặc dưới hay cả hai khay một cách linh hoạt, tiêu thụ ít nước nhất mà vẫn duy trì hiệu quả sử dụng và thân thiện với môi trường. Ngoài ra, máy rửa chén còn hoàn thiện hệ thống

thông minh các chức năng như: rửa tự động, hẹn giờ tự động, rửa nhanh, sấy phụ... Để biết thêm chi tiết, xin liên hệ Showroom MALLOCA: 279 Nguyễn Văn Trỗi, P. 10, Q. Phú Nhuận, TP. HCM - ĐT: 08.3099 7289; 08.3997 5894 hoặc Website: malloca.com.vn QC

HỘI THẢO MEGAMAN®

LED SEMINAR 2013 TRUE COLOR

N

gày 28-8-2013 tại khách sạn Legend, TP. HCM, nhà thiết kế và sản xuất, phân phối hàng đầu về đèn tiết kiệm năng lượng Megaman đã tổ chức hội thảo Megaman® Led Seminar 2013 với chủ đề “True Color”. Những vấn đề về chiếu sáng và tiện ích của đèn Led như tuổi thọ cao, độ sáng mạnh, tiết kiệm

điện, màu sắc nơi đặt đèn, chỉ tiêu về màu sắc của các loại đèn Led trên thị trường hiện nay, bài toán Led chiếu sáng cho công trình… cũng như trải nghiệm thực tế hiệu ứng của đèn Led đã được giới thiệu và giải đáp tại hội thảo. Thông tin chi tiết vui lòng tham khảo tại: www.megaman.com.vn T.TRANG

GIẢI PHÁP KẾT HỢP CENTON

& NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI GIÁ RẺ

T

hông thường, máy nước nóng năng lượng mặt trời sẽ nung nóng nước, nước nóng sẽ qua bộ vòi pha và đi vào máy Centon. Máy Centon với bơm trợ lực sẽ tăng áp lực nước nóng ra khỏi tay sen để người sử dụng cảm thấy sảng khoái hơn. Vào ngày trời không có nắng, nước từ máy năng lượng mặt trời là nước lạnh. Nước lạnh này cũng sẽ đi vào máy Centon, bầu điện trở trong máy sẽ nung nóng nước và bơm trợ lực sẽ tăng áp lực nước nóng

ra khỏi tay sen. Đây là giải pháp giúp giải quyết được vấn đề nước từ tay sen ra có áp lực thấp và nước không nóng trong những ngày không có nắng. TH


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.