Tỉ lệ hình khối và nhịp điệu trong kiến trúc

Page 1



MỤC LỤC Phần 1: PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………………….1 I.Lí do chọn đề tài……....……………………………………………………………………...1 II.Lịch sử nghiên cứu đề tài…………………………………………………………………....1 III.Mục đích nghiên cứu……………………………………………………………………….2 IV.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………………………………….2 V.Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu…………………………………………………..2 VI.Ý nghĩa lí luận và thực tiễn………………………………………………………………...2 Phần 2: PHẦN NỘI DUNG………………………………………………………………….3 Chương 1: NHỮNG BÀI HỌC VỀ HÌNH KHỐI, TỈ LỆ, NHỊP ĐIỆU TRONG KIẾN TRÚC………………………………………………………………………………………….3 A.Tỉ lệ trong kiến trúc…………………………………………………………………………3 I.Tỉ lệ bậc 2………..………………………………………………………………………….3 II.Modulor……………………………………………………………………………………..3 1.Bản chất của Modulor……………………………………………………………………….3 2.Cách tạo ra Modulor………...……………………………………………………………....4 III. Tỉ lệ vàng…………………………………………………………………………………..4 IV.Ứng dụng phân tích tỉ lệ trong các công trình kiến trúc phương Tây……………………...6 1.Đền Parthenon……………………………………………………………………………….6 2.Khải hoàn môn……………………………………………………………………………....8 3.Notre Dame de Paris………………………………………………………………………..10 4.Đền thờ Tempietto………………………………………………………………………….11 V.Tiểu kết…………………………………………………………………………………….13 B.Nhịp điệu trong kiến trúc…………………………………………………………………..13 I.Khái quát về nhịp điệu trong kiến trúc……………………………………………………...13 II.Các loại nhịp điệu………………………………………………………………………….13 1. Nhịp điệu liên tục………………………………………………………………………….13 2. Nhịp điệu tiệm biến………………………………………………………………………..14 3. Nhịp điệu lồi lõm…………………………………………………………………………..14 4. Nhịp điệu giao thoa………………………………………………………………………..14


III.Mối quan hệ giữa tỉ lệ và nhịp điệu kiến trúc…………………………………………….15 IV.Nhịp điệu của bố cục……………………………………………………………………..15 V.Tầm quan trọng của nhịp điệu kiến trúc…………………………………………………..16 VI.Sử dụng nhịp điệu trong thiết kế đô thị đường phố……………………………………....17 VII.Ứng dụng phân tích nhịp điệu trong các công trình kiến trúc phương Tây……………..18

1. Kiến trúc Hy Lạp cổ đại…………………………………………………………………...18 2. Đền Pantheon……………………………………………………………………………...20 3. Sydney Opera House………………………………………………………………………21 4. Viện bảo tàng Guggenheim………………………………………………………………..22 VIII.Tiểu kết………………………………………………………………………………….23 Chương 2: SỰ THAY ĐỔI TRONG NHẬN THỨC VÀ ỨNG DỤNG TRONG ĐỒ ÁN MÔN HỌC…………………………………………………………………………………..24 A. Sự thay đổi nhận thức……………………………………………………………………..24 B. Ứng dụng trong đồ án môn học…………………………………………………………...24 I. Đồ án kiến trúc 6 – Đồ án nhà ở 2 – Chung cư thấp tầng………………………………….24 1. Layout đồ án……………………………………………………………………………….24 2. Đánh giá đồ án……………………………………………………………………………..28 a. Về tỉ lệ……………………………………………………………………………………..28 b. Về nhịp điệu……………………………………………………………………………….29 3. Kết luận……………………………………………………………………………………29 II. Đồ án kiến trúc 7 – Đồ án công cộng 5 – Trường cao đẳng sư phạm mẫu giáo………….29 1. Layout đồ án……………………………………………………………………………….29 2. Đánh giá đồ án……………………………………………………………………………..32 a. Về tỉ lệ……………………………………………………………………………………..32 b. Về nhịp điệu……………………………………………………………………………….33 3. Kết luận……………………………………………………………………………………34 III. Tiểu kết…………………………………………………………………………………...34 Phần 3: PHẦN KẾT LUẬN………………………………………………………………...35 TƯ LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………………….


Bài tiểu luận

Những bài học về hình khối, tỉ lệ, nhịp điệu trong kiến trúc Sự thay đổi trong nhận thức và ứng dụng trong đồ án môn học

Phần 1: PHẦN MỞ ĐẦU

I.

Lí do chọn đề tài. Học phần Lịch sử Kiến trúc phương Tây là học phần thuộc chương trình học kì 2

của năm 3 tại trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh. Trước học phần, tôi chưa có cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu sâu về các công trình kiến trúc phương Tây qua các giai đoạn, cũng như cách tổ hợp hình khối và ứng dụng tỉ lệ, nhịp điệu trong tổ chức kiến trúc. Chính vì thế, đa phần các đồ án trước đó được thực hiện dựa trên các cơ sở về mặt công năng, tùy ý, chưa thật sự chú ý đến tỉ lệ trong hình khối và nhịp điệu. Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản, chuyên sâu về tỉ lệ và nhịp điệu kiến trúc thông qua những bài giảng và phân tích cụ thể. Chính vì thế, bài tiểu luận là sự tập hợp các cơ sở lí thuyết đã học và mở rộng thông qua các nguồn tài liệu khác, để xem xét, đánh giá các đồ án cá nhân trước đó, từ đó, thấy được những ưu điểm và hạn chế. Mục đích cuối cùng là nhận thức rõ ràng hơn về ứng dụng các bài học từ Lịch sử Kiến trúc phương Tây vào trong học tập và thực tế. II.

Lịch sử nghiên cứu đề tài. Tỉ lệ hình khối và nhịp điệu trong kiến trúc là một đề tài quan trọng, tuy nhiên vẫn

thường được nhắc đến một cách khái quát, chưa có bài nghiên cứu nào chỉ ra một cách rõ ràng cách ứng dụng các tỉ lệ này vào thực tế. Có thể tìm thấy một vài bài nghiên cứu tiêu biểu như sau: - Cấu trúc tỉ lệ vàng thể hiện trong tự nhiên và trong kiến trúc – Bài viết của Diễn đàn Xây dựng Việt Nam. Link bài viết: https://diendanxaydung.net.vn/threads/cau-truc-ty-le-vang-the-hien-trongtu-nhien-va-trong-kien-truc.67403/ - Bố cục tỉ lệ vàng trong nhiếp ảnh – Bài viết của Nhiếp ảnh Việt Nam. Link bài viết: https://nhiepanhvietnam.vn/bo-cuc-ty-le-vang-trong-nhiep-anh-b7.php - Ứng dụng tỉ lệ vàng trong thiết kế nội thất, kiến trúc – Bài viết của An Lộc Interior. 1


Bài tiểu luận

Những bài học về hình khối, tỉ lệ, nhịp điệu trong kiến trúc Sự thay đổi trong nhận thức và ứng dụng trong đồ án môn học

Link bài viết: https://anlocgroup.com/ty-le-vang-trong-thiet-ke-noi-that/ III.

Mục đích nghiên cứu. Bài tiểu luận thực hiện nhằm củng cố các kiến thức được giảng dạy trên giảng

đường, đồng thời là sự mở rộng, tìm hiểu thêm từ chính bản thân tôi. Bài viết cung cấp một giá trị nền tảng cơ bản, đồng thời là bước đầu trong việc ứng dụng vào thực tế thông qua việc đánh giá các đồ án môn học của mình. IV.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

- Đối tượng nghiên cứu: Các công trình kiến trúc phương Tây, đồ án Chung cư thấp tầng và Trường cao đẳng sư phạm mẫu giáo. - Phạm vi nghiên cứu: Các công trình kiến trúc phương Tây từ thời Hi Lạp cổ đại cho đến kiến trúc thời hiện đại; hai đồ án gần nhất với học phần Lịch sử Kiến trúc phương Tây. V.

Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu.

- Cơ sở lí luận: Các tài liệu, kiến thức chuyên ngành liên quan thông qua sách vở và mạng internet, kết hợp bài giảng của Giáo viên hướng dẫn trên lớp cùng với tài liệu thuyết trình của các nhóm. - Phương pháp nghiên cứu: Sưu tầm từ các nguồn tài liệu khác nhau, dựa trên các nền tảng cơ bản đưa ra cảm nhận của riêng sinh viên về các công trình ứng dụng tỉ lệ và nhịp điệu, từ đó đánh giá các đồ án môn học cá nhân. VI.

Ý nghĩa lí luận và thực tiễn.

- Ý nghĩa lí luận: Củng cố kiến thức đã học, mở rộng và nâng cao kiến thức từ các tài liệu khác. - Ý nghĩa thực tiễn: bước đầu làm quen với việc phân tích, ứng dụng tỉ lệ và nhịp điệu vào trong thiết kế.

2


Bài tiểu luận

Những bài học về hình khối, tỉ lệ, nhịp điệu trong kiến trúc Sự thay đổi trong nhận thức và ứng dụng trong đồ án môn học

Phần 2: PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: NHỮNG BÀI HỌC VỀ HÌNH KHỐI, TỈ LỆ, NHỊP ĐIỆU TRONG KIẾN TRÚC

A. Tỉ lệ trong kiến trúc. I. Tỉ lệ bậc 2. Hình chữ nhật có tỉ lệ các cạnh bằng 1: 2 có tính chất khác hình chữ nhật thông thường, vì từ nó, ta có thể tạo ra hai hình chữ nhật có đường chéo vuông góc với đường chéo của hình chữ nhật lớn.

II. Modulor. 1. Bản chất của Modulor. - Modulor là một trong những nghiên cứu nổi tiếng của kiến trúc sư Le Corbusier về mối liên hệ giữa cơ thể người và kiến trúc, tự nhiên. Ông cũng mang đến bài học về việc điều chỉnh các chuẩn mực từ những người đi trước sao Mối liên hệ giữa kiến trúc và con người

cho phù hợp với bối cảnh thời đại.

- Lí luận của Le Corbusier: Con người là sản phẩm hoàn thiện nhất của thiên nhiên, cho nên trong thiên nhiên đã có những tỉ lệ đẹp thì con người cũng phải có. Công trình kiến trúc xây nên là để cho con người sử dụng, cho nên một hợp lí là phải đưa kích thước của con người vào chính những công trình mà con người sử dụng. 3


Bài tiểu luận

Những bài học về hình khối, tỉ lệ, nhịp điệu trong kiến trúc Sự thay đổi trong nhận thức và ứng dụng trong đồ án môn học

2. Cách tạo ra Modulor. Bước 1: Chọn chiều cao của con người làm chuẩn: 1.82m. Bước 2: Đo kích thước các hoạt động chính của con người. Bước 3: Lấy các kích thước này sắp xếp thành 2 chuỗi: - Chuỗi đỏ: 183, 113, 70, 43, 27, 16. - Chuỗi xanh: 226, 140, 86, 53, 33, 20. Với quy luật hai số cộng nhau ta được số sau. Le Corbusier đã lấy bốn điểm làm chuẩn như sau: - Cote bàn tay người khi hạ thấp: 86cm. - Cote bán thân người: 113cm. - Cote đỉnh đầu người: 183cm. - Cote bàn tay khi giơ khỏi đầu: 226cm. Ta có: 113cm = 70cm + 43cm. 183cm = 113cm +70cm. 226cm = 140cm + 86cm. Ba thông số này xác định khoảng không

Modulor của Le Corbusier

bị chiếm bởi con người. III. Tỉ lệ vàng. - Trong toán học và nghệ thuật, hai đại lượng được gọi là có tỷ số vàng hay tỷ lệ vàng nếu tỷ số giữa tổng của các đại lượng đó với đại lượng lớn hơn bằng tỷ số giữa đại lượng lớn hơn với đại lượng nhỏ hơn. - Tỉ lệ vàng được kí hiệu là  dùng để tưởng nhớ đến Phidias – nhà điêu khắc đã thiết kế đền Parthenon. - Công thức tỉ lệ vàng:

a+b a = = . a b 4


Bài tiểu luận

Những bài học về hình khối, tỉ lệ, nhịp điệu trong kiến trúc Sự thay đổi trong nhận thức và ứng dụng trong đồ án môn học

➔ Phương trình có nghiệm vô tỷ:  =

1 5 . 2

- Vẻ đẹp của tỉ lệ cơ thể con người cũng liên quan đến tỉ lệ vàng. • Chiều cao/đỉnh đầu đến đầu ngón tay =  . • Đỉnh đầu tới đầu ngón tay/đỉnh đầu tới rốn (hoặc cùi chỏ) =  . • Đỉnh đầu tới rốn (hoặc cùi chỏ)/đỉnh đầu tới ngực =  . • Đỉnh đầu tới rốn (hoặc cùi chỏ)/chiều rộng đôi vai =  . • Đỉnh đầu tới rốn (hoặc cùi chỏ)/chiều dài cẳng tay =  . • Đỉnh đầu tới rốn (hoặc cùi chỏ)/chiều dài xương ống quyển =  . • Đỉnh đầu tới ngực/đỉnh đầu tới gốc sọ =  . • Đỉnh đầu tới ngực/chiều rộng của bụng =  . • Chiều dài của cẳng tay/chiều dài bàn tay =  . • Vai đến các đầu ngón tay/khuỷu tay đến các đầu ngón tay =  . • Hông đến mặt đất/đầu gối đến mặt đất =  . - Gọi độ dài từ rốn lên đến đỉnh đầu là x, độ dài từ rốn xuống đến chân là y. Độ dài một dang tay gọi là a. Nếu x/y = a/(x+y) = 1,618 =  , thì đó là thân hình của các siêu người mẫu. Người Vitruvian theo Leonardo da Vinci

5


Bài tiểu luận

Những bài học về hình khối, tỉ lệ, nhịp điệu trong kiến trúc Sự thay đổi trong nhận thức và ứng dụng trong đồ án môn học

- Trong cuộc nghiên cứu của Gustav Fechner tiến hành năm 1876 đã chỉ ra được tỉ lệ các cạnh của hình chữ nhật càng gần số  thì càng bắt mắt. Từ đó, các hình chữ nhật có chiều dài/chiều rộng =  được gọi là hình chữ nhật vàng. Tỉ lệ cửa đi và cửa sổ trong nhà ở cũng

Tỉ lệ % của người khảo sát về hình chữ nhật có kích thước thuận mắt nhất của Gustav Fechner

xấp xỉ tỉ lệ vàng. Điều đó càng chứng tỏ yếu tố thẩm mỹ đã đưa con người đến gần hơn với các tỉ lệ vàng mà ngay cả con người cũng không hề hay biết. IV. Ứng dụng phân tích tỉ lệ trong các công trình kiến trúc phương Tây. 1. Đền Parthenon. Đền Parthenon được người Hi Lạp cổ đại xây dựng vào khoảng thời gian từ năm 477 TCN đến năm 438 TCN, được xem là công trình đầu tiên thỏa tỉ lệ vàng trong thiết kế. Công trình là một đền thờ theo kiểu kiến trúc Doric với 8 cột ở mặt trước, có 4 mặt bên tạo thành một hình chữ nhật. Mỗi mặt của công trình đều có một hàng cột riêng, với 8 cột theo chiều rộng và 17 cột theo chiều dài (4 cột góc được đếm 2 lần).

Mặt đứng đền Parthenon theo tỉ lệ vàng – Nguồn: Sưu tầm

Cả hai bức ảnh cho thấy mặt đứng công trình là một hình chữ nhật vàng. Điều này chứng tỏ, chiều rộng và chiều cao của công trình được tính toán rất cẩn thận.

6


Bài tiểu luận

Những bài học về hình khối, tỉ lệ, nhịp điệu trong kiến trúc Sự thay đổi trong nhận thức và ứng dụng trong đồ án môn học

Đền Parthenon còn được xây dựng A

theo tỉ lệ vàng bởi các chi tiết:

B

- Chiều cao của các cột: Ta có tỉ lệ AB/BC = 13/55 (thỏa tỉ lệ của Fibonacci). - Chiều rộng của các cột: Ta có tỉ lệ của

C

D

CD/CE = 2/3 (thỏa tỉ lệ của Fibonacci).

E

Hình ảnh minh họa chi tiết hơn về việc xây dựng đền Parthenon là một sự tính toán rất kĩ lưỡng của Phidias. Ngay cả các chi tiết rất nhỏ của công trình cũng thỏa mãn các yêu cầu của hình chữ nhật vàng.

Tỉ lệ trên mặt đứng và chi tiết công trình – Nguồn: Sưu tầm

Đền Parthenon được xây dựng với nhiều tỉ lệ khác nhau nhưng các tỉ lệ này vẫn thỏa mãn các yêu cầu của tỉ lệ vàng và dãy Fibonacci. Ngay cả mặt bằng của công trình cũng thỏa mãn các yêu cầu của hình chữ nhật gần như vàng.

Tỉ lệ trên mặt bằng công trình – Nguồn: SV tự phân tích

Đền Parthenon có thể xem là một trong những cái nôi của nền văn minh phương Tây, một công trình đạt đến độ chuẩn mực cho tỉ lệ và hình khối. Công trình được xây dựng trước cả sự ra đời của tỉ lệ vàng và dãy Fibonacci, thế nhưng, tỉ lệ trong công trình 7


Bài tiểu luận

Những bài học về hình khối, tỉ lệ, nhịp điệu trong kiến trúc Sự thay đổi trong nhận thức và ứng dụng trong đồ án môn học

thỏa các điều kiện gần như là hoàn hảo của các tỉ lệ này. Đền Parthenon ngày nay được nhắc đến như minh chứng rõ ràng nhất cho tỉ lệ trong kiến trúc. 2. Khải hoàn môn. Khải hoàn môn được biết đến là công trình kiến trúc ca ngợi những chiến công hiển hách của các vị vua. Chính vì thế, công trình thể hiện được sự cao, to và tất cả uy nghi vĩ đại thông qua kích thước và tỉ lệ của công trình. - Khải hoàn môn Titus: Khải hoàn môn Titus được xây dựng để tôn vinh thành tựu của vua Titus với chiến thắng trong trận chiến chiếm thành Jerusalem. Công trình có mặt đứng hình chữ nhật, cao 15.4m, rộng 13.5m, sâu 4.75m. Khải hoàn môn Titus đã cung cấp một cách tổng quan những đặc điểm tỉ lệ cho thể loại công trình khải hoàn môn, là cơ sở xây dựng các khải hoàn môn mới từ thế kỉ XVI. Khải hoàn môn Titus đạt đến mức hài hòa về mặt tỉ lệ.

Phân tích mặt đứng Khải hoàn môn Titus qua tỉ lệ vàng và dãy số Fibonacci – Nguồn: SV tự phân tích

- Khải hoàn môn Constantinus. Khải hoàn môn Constantinus được đặt cạnh đấu trường Colosseum. Công trình có tỉ lệ tốt, sử dụng 8 cột corinthien. Công trình có chiều cao 28.5m, chiều rộng 27m và chiều sâu 7.4m. Công trình gồm 3 cổng: cổng 8


Bài tiểu luận

Những bài học về hình khối, tỉ lệ, nhịp điệu trong kiến trúc Sự thay đổi trong nhận thức và ứng dụng trong đồ án môn học

giữa cao 11.5m, rộng 6.5m và 2 cổng bên cao 7.4m, rộng 3.4m. Phía trên là tầng áp mái kiểu Attic.

Phân tích mặt đứng Khải hoàn môn Constantinus qua tỉ lệ vàng và dãy số Fibonacci – Nguồn: SV tự phân tích

- Khải hoàn môn Septimus. Khải hoàn môn Septimus với hình ảnh trung tâm là cảnh hoàng đế bắt tay cùng hai người con của mình, nhằm ca ngợi những chiến công hiển hách của vua Septimus Severus trong chiến dịch chống lại người Pathi. Công trình gồm ba cổng vòm. Cổng cao 23m, rộng 25m, sâu 11m, có cả cửa phụ ở hai bên. Các cửa thông với nhau thông qua hai cửa vòm nhỏ bên trong.

9


Bài tiểu luận

Những bài học về hình khối, tỉ lệ, nhịp điệu trong kiến trúc Sự thay đổi trong nhận thức và ứng dụng trong đồ án môn học

Phân tích mặt đứng Khải hoàn môn Septimus qua tỉ lệ vàng và dãy số Fibonacci – Nguồn: SV tự phân tích

Ngày nay, các khải hoàn môn còn lại rất ít trên thế giới. Thế nhưng, đây lại là những nhân chứng lịch sử cho sự hình thành, phát triển và những chiến công hiển hạch của các vị vua trong từng giai đoạn. Ba khải hoàn môn Titus, Constantinus, Septimus ở quãng trường La Mã chứng minh sự hài hòa của tỉ lệ và hình khối mang lại cho kiến trúc. 3. Notre Dame de Paris. Notre Dame de Paris là nhà thờ Công giáo tiêu biểu cho phong cách kiến trúc Gothic. Công trình sử dụng sáng tạo mái cong kiểu vòm có sườn và trụ bay, cùng với cửa sổ bông gió và các mảng kính màu khổng lồ đầy màu sắc. Đây chính là nét khác biệt so với kiến trúc Roman trước đó.

Tỉ lệ hài hòa của các mảng kính màu – Nguồn: Sưu tầm

10


Bài tiểu luận

Những bài học về hình khối, tỉ lệ, nhịp điệu trong kiến trúc Sự thay đổi trong nhận thức và ứng dụng trong đồ án môn học

Phân tích tỉ lệ mặt đứng Notre Dame de Paris và chi tiết khán thờ – Nguồn: Sưu tầm

Phân tích tỉ lệ mặt đứng Notre Dame de Paris – Nguồn: SV tự phân tích

Notre Dame de Paris là nhà thờ được công nhận rộng rãi nhất Paris và toàn thể nước Pháp. Công trình đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tạo về mặt kiến trúc thông qua tỉ lệ hình khối, điêu khắc và các chi tiết kính màu. Đồng thời, công trình trở thành nguồn cảm hứng và biểu tượng của sáng tác văn học nghệ thuật. 4. Đền thờ Tempietto. Đền thờ Tempietto thuộc phong cách kiến trúc Phục Hưng, được xem là “một mẫu mực của cái đẹp lí tưởng” bởi sự kết hợp của các yếu tố: tổng thể, bố cục công trình, chi tiết, thức cột và lan can. Tất cả tạo nên mối liên hệ giữa công trình và môi trường xung quanh. 11


Bài tiểu luận

Những bài học về hình khối, tỉ lệ, nhịp điệu trong kiến trúc Sự thay đổi trong nhận thức và ứng dụng trong đồ án môn học

Mặt bằng và mặt đứng đền Tempietto

Vitruvian Man – Leonardo de Vinci

Con số 16 cột Tuscan lấy từ nghiên cứu Vitruvian có nguồn gốc từ hệ đo lường của người Hy Lạp cổ đại. Theo Pythagore, 10 là con số hoàn hảo (bàn tay con người có 10 ngón, 10 cũng là tổng của bốn số nguyên đầu tiên 1+2+3+4 =10). Còn theo S.Augistine, 6 mới là con số hoàn hảo theo định nghĩa toán học (số hoàn hảo là tổng các ước nguyên của nó không kể chính nó 1+2+3=6). Leonardo da Vinci đề cập các lí luận này trong bức tranh Vitruvian Man – Sự trùng hợp của cơ thể người với hình vuông và hình tròn. Đây chính là cơ sở Bramante nghiên cứu và sử dụng thiết kế đền Tempietto.

Phân tích tỉ lệ của đền Tempietto – Nguồn: Sưu tầm

Chiều cao (bao gồm cả khuôn cửa, phù điêu và gờ) bằng khoảng cách từ đáy đến đỉnh mái vòm (A=A). Mái vòm có bán kính bằng chiều cao của nó và chiều cao của phần hình trụ nó nằm trên (A/2). Đường kính chu vi bên ngoài cột bằng 3/2 đường kính của mái vòm (3A/2). Phần thân trụ là hình chữ nhật vàng. 12


Bài tiểu luận

Những bài học về hình khối, tỉ lệ, nhịp điệu trong kiến trúc Sự thay đổi trong nhận thức và ứng dụng trong đồ án môn học

Đền Tempietto được xem là một trong những công trình quan trọng nhất của kiến trúc Phục Hưng vì nó minh họa cho sự phục hồi của kiến trúc La Mã và sự hài hòa giữa tỉ lệ và hình học. V. Tiểu kết. Hệ thống các tỉ lệ trong kiến trúc mang đến cảm giác hài hòa hơn về mặt hình khối công trình, đồng thời tạo cảm giác dễ chịu và gần gũi hơn đối với con người. Xuyên suốt trong quá trình phát triển của lịch sử kiến trúc phương Tây, các kiến trúc sư đã vận dụng chúng một cách hiệu quả, kể cả trước khi các hệ thống tỉ lệ được thực sự công nhận. Tỉ lệ mang con người đến gần hơn với yếu tổ thẩm mỹ và mang kiến trúc đến gần hơn với đời sống con người. B. Nhịp điệu trong kiến trúc. I. Khái quát về nhịp điệu trong kiến trúc. Nhịp điệu là sự lặp đi lặp lại của nhiều hình và sự lặp lại đó lớn hơn ba lần. Hay nói cách khác, nhịp điệu là biểu hiện sự chuyển động của một vật thể. Nó thể hiện cốt lõi hay cấu trúc của vật thể trong một sự chuyển động theo một hướng nhất định. Nhịp điệu trong kiến trúc và quy hoạch đô thị là một hiện tượng lặp đi lặp lại có quy luật, có sự biến hóa, có tổ chức trong biểu hiện nghệ thuật kiến trúc của đơn thể công trình và cả quần thể công trình. Nhịp điệu có các đặc điểm: - Lặp đi lặp lại có quy luật nhằm tạo ra sự thống nhất. - Gắn bó với sự biến hóa của cách tổ chức công trình nhằm tạo ra sự đa dạng. - Trong tổ hợp kiến trúc, đó có thể là sự lặp đi lặp lại của bước nhà, nhịp nhà, cửa sổ, logia. II. Các loại nhịp điệu. 1. Nhịp điệu liên tục. Nhịp điệu liên tục là nhịp điệu sinh ra do sự sắp xếp liên tục của một hoặc một số thành phần cơ bản. Nếu sự lặp lại đó là một thành phần cơ bản đặt cạnh nhau, ta có nhịp điệu liên tục cơ bản. Nếu sự lặp lại đó là nhiều hơn một thành phần cơ bản ta có nhịp điệu liên tục phức tạp. 13


Bài tiểu luận

Những bài học về hình khối, tỉ lệ, nhịp điệu trong kiến trúc Sự thay đổi trong nhận thức và ứng dụng trong đồ án môn học

Nhịp điệu liên tục phức tạp Công trình Habitat 67 của Montreal, Quebec

Nhịp điệu liên tục đơn giản Công trình của Andre Studer ở Morocco

2. Nhịp điệu tiệm biến. Nhịp điệu tiệm biến là nhịp điệu thay đổi dần theo một cách có quy luật nhỏ dần đều hoặc lớn dần đều, từ màu sắc nóng chuyển sang lạnh, từ vật liệu sần sùi chuyển sang nhẵn bóng. Tháp Eiffel

3. Nhịp điệu lồi lõm. Nhịp điệu lồi lõm là nhịp điệu dao động theo hình sóng, tăng hoặc giảm theo quy luật, tạo ra những khoảng đặc rỗng có quy luật.

Falling Water House – Frank Lloyd Wright

4. Nhịp điệu giao thoa. Nhịp điệu giao thoa được tạo thành bởi các thành phần kiến trúc đan chéo nhau. Nhịp điệu giao thoa không giống với các nhịp điệu khác có tính chất phát triển theo một hướng. Nhịp điệu giao thoa tạo nên sự đan chéo theo hai hướng hoặc tạo thành hiệu quả đa hướng. Nhịp điệu giao thoa có thể dễ dàng nhận biết ở trong bố cục hình khối một công trình, trên mặt đứng hay trong một chi tiết trang trí của mặt đứng công trình. 14


Bài tiểu luận

Những bài học về hình khối, tỉ lệ, nhịp điệu trong kiến trúc Sự thay đổi trong nhận thức và ứng dụng trong đồ án môn học

Nhịp điệu giao thoa trong chi tiết lam ở mặt đứng

Nhịp điệu giao thoa trên mặt bằng

III. Mối quan hệ giữa tỉ lệ và nhịp điệu kiến trúc. Nhìn từ góc độ thẩm mỹ, tỉ lệ là quan hệ so sánh về mặt kích thước giữa các bộ phận của một tổng thể, trong thiên nhiên cũng như trong nghệ thuật. Tỉ lệ thay đổi, thì hình khối cũng thay đổi. Tuy nhiên, tỉ lệ có thể thay đổi đến mức tạo ra nhịp điệu, một yếu tố thẩm mỹ khác. Ví dụ điển hình nhất, là hình ảnh cây cối và con người trên bức phù điêu thể hiện cảnh đi săn của Ti, Bức phù điêu thể hiện cảnh đi săn của Ti, vua Ai Cập

vua Ai Cập. Tất cả đều giàu nhịp điệu và tạo nên một không khí sinh động.

IV. Nhịp điệu của bố cục. Nhịp điệu của một bố cục sẽ thường được thực hiện trên sự lặp lại khá là đều đặn các yếu tố đồng nhất về mặt thị giác: - Một sự lặp lại các đường: đường thẳng, cong hay gãy khúc … được đặt ít nhiều song song (hay theo hình rẻ quạt hoặc xoáy trôn ốc…). - Một sự lặp lại về kích thước hay motip được bố trí ở các khoảng cách đều đặn theo chiều ngang hay dọc, nhìn nghiêng hay ngoằn ngoèo… - Một sự lặp lại về dấu hiệu hay các bề mặt được tô màu, được bố trí ở các khoảng cách đều nhau.

15


Bài tiểu luận

Những bài học về hình khối, tỉ lệ, nhịp điệu trong kiến trúc Sự thay đổi trong nhận thức và ứng dụng trong đồ án môn học

Người ta có thể tạo nhịp điệu cho một bố cục theo các cách: lặp lại các đường (A), các hình dáng hay hình khối (D), sắp đặt rất đều đặn (A) hoặc theo cách nhấn lệch hơn (B, C, F), theo hình rẻ quạt (E), xoáy ốc (G), răng cưa (H)… Khi thì các yếu tố, các đường, các hình khối tạo nhịp điệu cho bố cục toàn phần hay một phần, chúng sẽ được xếp trên cùng một mặt phẳng (A, B, C, E, F) khi thì được nhìn ít nhiều theo phối cảnh (C và D). Ánh sáng cũng có thể tạo ra nhịp điệu, khi bóng tối và ánh sáng luân phiên nhau với một sự đều đặn nào đó. V. Tầm quan trọng của nhịp điệu kiến trúc. Nhịp điệu là yếu tố của cái đẹp động, nó nói lên sự chuyển động, và một cách chung hơn, sự sinh động, hay sự sống. Khái niệm nhịp điệu ngày càng phổ biến cùng với sự phát triển của các nền kiến trúc ở phương Tây, bắt đầu từ thời trung cổ, trải qua các nền kiến trúc Roman, và nhất là Gothic, với những hàng cột chống thẳng đứng cao vút, cùng các đường vòm cong ở bên trong nhà thờ và các vòm chống ở bên ngoài. Phải chờ đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khái niệm nhịp điệu mới thực sự có điều kiện để nảy nở và được áp dụng một cách rộng rãi trong hội hoạ, điêu khắc, cũng như trong kiến trúc, một mặt với sự ra đời của nền hội hoạ hiện đại, mặt khác, trong kiến trúc, với sự ra đời của các vật liệu mới (bê tông, sắt thép...) và các kỹ thuật xây dựng mới, với cách tính toán kết cấu theo những phương pháp hiện đại, sau này lại còn nhờ vào những máy vi tính tối tân nhất và những hiểu biết khoa học mới nhất về vật liệu xây dựng. Kỹ thuật vòm mỏng bằng bê tông cốt thép cũng như các kỹ thuật cấu trúc nhẹ bằng khung thép ngày càng phát triển trong những thập niên cuối của thế kỷ XX. Lần đầu tiên, người ta đã thực hiện được những công trình mà trước đây không bao giờ mơ tưởng tới được, những công trình mà trong đó, nhịp điệu là nét nổi bật nhất. 16


Bài tiểu luận

Những bài học về hình khối, tỉ lệ, nhịp điệu trong kiến trúc Sự thay đổi trong nhận thức và ứng dụng trong đồ án môn học

VI. Sử dụng nhịp điệu trong thiết kế đô thị đường phố.

Không gian của đường phố nếu được mô hình hóa thì nó có dạng không gian tuyến. Và một không gian tuyến quá dài thì nó dễ bị rơi vào tình trạng đơn điệu hoặc lộn xộn mất kiểm soát. Nó cần được ngắt nhịp thành những đoạn không gian ngắn hơn.

17


Bài tiểu luận

Những bài học về hình khối, tỉ lệ, nhịp điệu trong kiến trúc Sự thay đổi trong nhận thức và ứng dụng trong đồ án môn học

Trên mỗi đoạn đường hoặc toàn bộ tuyến đường, chúng ta có thể tạo nhịp bằng cách lặp lại và biến tấu một chi tiết kiến trúc cảnh quan như cửa sổ, hàng cột, cây xanh, biển báo, hàng rào, đèn đường… Dưới đây là một số dạng vần luật đơn giản có thể sử dụng trong thiết kế đô thị, chúng được phỏng theo một số dạng kết cấu âm nhạc: - Strofica (đơn khúc): có dạng AAAA… Là sự lặp đi lặp lại đơn điệu một chi tiết. - Binaria (song tấu): có dạng AABB… Là cách sắp xếp đồng thời hai chi tiết theo cùng một tiết tấu. - Variazione (biến tấu): có dạng AA1A2A3… Là cách sắp xếp theo chuỗi các chi tiết gần giống nhau, biến thể từ một modul gốc nào đó. - Rondo (luân khúc): có dạng ABACAD… Là sự lặp lại một chi tiết xen kẽ với các chi tiết khác. Từ bài học về cách sử dụng nhịp điệu trong thiết kế đô thị đường phố, ta có thể ứng dụng những nguyên lí này vào trong thiết kế nhịp điệu cho một công trình riêng lẻ. Thay vì các cách tạo ra nhịp điệu ở II, ở đây, nhịp điệu gắn liền với âm nhạc. Kiến trúc lúc này chính xác là một sự kết hợp của khoa học và nghệ thuật. VII. Ứng dụng phân tích nhịp điệu trong các công trình kiến trúc phương Tây. 1. Kiến trúc Hy Lạp cổ đại. Trong nền kiến trúc cổ đại Hy Lạp, tỉ lệ đã được quy ước hoá đến cao độ. Bên cạnh đó, về nhịp điệu, người Hy Lạp cổ đại đã biết đến nhịp điệu của những đường song song thẳng đứng, cũng như những chuỗi người và vật di chuyển theo chiều ngang. Người Hy Lạp cổ đại chắc hẳn đã học được ở nền văn minh Ai Cập quan niệm về các thức cột này, nhưng đã khai thác nó một cách khác, với những tỉ lệ khiêm tốn hơn, phù hợp với kích thước con người hơn, lược bỏ những ý nghĩa tượng trưng có tính chất thần bí, đồng thời kiến trúc của người Hy Lạp cũng logic hơn, sáng sủa và tiện dụng hơn. Những hàng cột xung quanh các ngôi đền Hy Lạp, tạo ra một không gian che mưa nắng, chính là một mẫu mực cho các nền kiến trúc ở phương Tây sau này trong nhiều thế kỷ.

18


Bài tiểu luận

Những bài học về hình khối, tỉ lệ, nhịp điệu trong kiến trúc Sự thay đổi trong nhận thức và ứng dụng trong đồ án môn học

Phân loại và gọi tên các loại mặt bằng đền thờ Hy Lạp

Đền thờ Thần Zeus

Đền thờ Hephaestus

Đền Parthenon

Nền kiến trúc của Ai Cập cổ đại và của hai nền văn hoá Hy-La cổ đại, với những thức cột, và nói chung, với những hình khối vuông góc - về sau này mới có những vòm cuốn - sở dĩ đã lưu truyền được mãi cho đến chúng ta, chủ yếu là do trong nhiều thế kỷ, kỹ thuật và khoa học xây dựng chưa phát triển, vật liệu duy nhất là gỗ, đá, gạch, đất,... Vòm cuốn xây bằng những vật liệu truyền thống và kỹ thuật sơ khai chỉ đạt được những kích thước rất giới hạn. Do đó, hình khối và thẩm mỹ kiến trúc trong những thời kỳ này đã phụ thuộc hoàn toàn vào giới hạn của vật liệu xây dựng và của các phương tiện kỹ thuật. Người ta không thoát ra được sự khống chế của điều kiện tự nhiên, cho nên kỹ thuật xây dựng chủ yếu là kỹ thuật rầm cột (tải trọng được truyền xuống tới móng theo đường 19


Bài tiểu luận

Những bài học về hình khối, tỉ lệ, nhịp điệu trong kiến trúc Sự thay đổi trong nhận thức và ứng dụng trong đồ án môn học

thẳng đứng, theo hệ thống rầm cột và tường chịu lực) và thẩm mỹ kiến trúc, nhất là ở những công trình có kích thước lớn, chủ yếu là thẩm mỹ của góc vuông và của đường thẳng “thước thợ”. 2. Đền Pantheon. Đền Pantheon là một trong những công trình nổi bật, hay nói khác đi, là một công trình vừa thú vị vừa mới lạ. Đền Pantheon là công trình sử dụng rất nhiều phương pháp khác nhau để tạo ra nhịp điệu cho cấu trúc và không gian. Mặt đứng chính của đền vẫn sử dụng các nhịp điệu đã sử dụng trước đó: sự nhấn mạnh phương vị đứng thông qua các dãy cột corinthien và trán tường hình tam giác. Phía sau là chính điện cùng với những đường cong và hệ mái vòm giật cấp. Đây là nhịp điệu tiệm biến được tạo ra trong công trình: càng lên cao hệ mái càng nhỏ dần một cách có quy luật. Mặt bằng công trình tạo ra nhịp điệu lồi lõm. Nếu tính luôn cửa vào, công trình có tất cả 8 lỗ rỗng bên trong và 8 lỗ rỗng bên ngoài. Các lỗ rỗng bên trong là nơi đặt các tượng thần. Người La Mã cổ đại đã biết đến miền trung hòa của vật liệu, từ đó, tạo ra các khoảng rỗng, vừa tạo ra không gian, vừa tiết kiệm được vật liệu. Các khoảng đặc rỗng kết hợp cùng ánh sáng tạo ra nhịp điệu của sự tiệm biến: chuyển từ sáng sang tối. Tương tự như vậy, 8 lỗ rỗng bên ngoài cũng tạo ra nhịp điệu lồi lõm và nhịp điệu tiệm biến.

20


Bài tiểu luận

Những bài học về hình khối, tỉ lệ, nhịp điệu trong kiến trúc Sự thay đổi trong nhận thức và ứng dụng trong đồ án môn học

Hình thức mái trong không gian bên trong của công trình cũng tạo ra những quy luật của nhịp điệu. Các kỹ sư La Mã đã rất thông minh khi liên tục làm giảm trọng lượng của mái khi lên trên. Phần mái bên dưới to càng lên trên càng nhỏ lại. Tiếp đến đó là hệ thống các ô trần Caison với hình chữ nhật giật cấp cũng giúp làm giảm trọng lượng mái đáng kể. Và cuối cùng là lỗ thông tầng với đường kính 9m tiếp tục làm giảm trọng lượng mái. Nhịp điệu tiệm biến được tạo ra nhấn mạnh vai trò của ánh sáng thông qua lỗ lấy sáng từ mái – một yếu tố rất quan trọng trong các công trình tín ngưỡng, tôn giáo. Mái được chia thành những ô nhỏ tạo nên một nhịp điệu liên tục phức tạp: kích thước các ô nhỏ dần khi lên cao. Bên cạnh yếu tố về chịu lực, nhịp điệu làm tăng khả năng cảm nhận cho con người khi bước vào không gian. Đền Pantheon là sự kết hợp tinh tế giữa nhịp điệu và hình khối, nhịp điệu và không gian, tạo ra những nét rất riêng, rất mới cho công trình. Nhịp điệu công trình đa đạng nhưng không đối chọi, thể hiện cái tài dẫn dắt chuyển tiếp nhịp điệu một cách tài tình của người La Mã cổ đại. 3. Sydney Opera House.

Sydney Opera House được nhắc đến như một biểu tượng của kiến trúc. Công trình với hình thức những đoạn vòm bê tông, là sự kết hợp của nhịp điệu liên tục đơn giản và nhịp điệu tiệm biến. Nhịp điệu của hình thức mái mang tính định hướng cho con người: 21


Bài tiểu luận

Những bài học về hình khối, tỉ lệ, nhịp điệu trong kiến trúc Sự thay đổi trong nhận thức và ứng dụng trong đồ án môn học

chiều hướng phát triển theo hướng từ dưới lên cùng với cảm giác bay bổng khi nhìn thấy công trình. Những bản vẽ của Jorn Utzon, các vòm bê tông mỏng đã được quan niệm mỏng hơn, với những đường cong khác nhau, những hình khối cũng bay bướm hơn, nhịp điệu phong phú hơn. Tuy nhiên vì kỹ thuật tính toán kết cấu vòm mỏng lúc đó chưa phát triển đến độ có thể cho phép thực hiện những công trình có những kích thước khổng lồ như vậy với một giá có thể chấp nhận được. Cũng như, thời đó chưa có những phương tiện máy tính điện tử tối tân để nghiên cứu, tính toán, vẽ một cách chính xác và nhanh chóng các hình khối trong không gian ba chiều, cho nên dự án của Jorn Utzon cuối cùng đã phải thay đổi giữa chừng: các vòm bê tông mà chúng ta nhìn thấy hiện nay có cùng một đường vòng cung hình cầu, và đã bị xén cụt đi một phần, do đó trông đơn điệu và cục mịch hơn. Từ đó, cho thấy mối quan hệ mật thiết giữa tỉ lệ và nhịp điệu: chỉ cần thay đổi tỉ lệ, là nhịp điệu cũng thay đổi, đôi khi bị mất hẳn đi. Điều này cho thấy rằng quan niệm về nhịp điệu của Jorn Utzon ở Sydney Opera House, tuy rằng đã có một bước tiến nhảy vọt so với những phương pháp tạo ra nhịp điệu thông thường và cả các phong cách kiến trúc trước đó. 4. Viện bảo tàng Guggenheim Trong các tác phẩm trước đó, Frank O.Gerhy cũng vẫn thường hay bố trí các hình khối và không gian kiến trúc theo chức năng, cho nên nhịp điệu chung toát ra từ những công trình kiến trúc của ông thường hơi có vẻ lộn xộn, song bao giờ cũng sinh động. Điều này không có gì là khác thường cả, vì trong kiến trúc đương đại, đã từng có một lúc, vào những năm 50 - 60 của thế kỷ trước, có cả một trào lưu đi theo xu hướng này (xu hướng công năng hay biểu hiện), nhưng đồng thời cũng có một trào lưu khác coi kiến trúc chủ yếu là cái vỏ ngoài bao che cho những chức năng được bố cục một cách kín đáo hơn ở bên trong. Frank O.Gerhy chắc hẳn đã phải dung hoà cả hai xu hướng này, cho nên ông đã chỉ nhịp điệu hoá một số bộ phận của công trình mà thôi để tránh những khó khăn, rắc rối về 22


Bài tiểu luận

Những bài học về hình khối, tỉ lệ, nhịp điệu trong kiến trúc Sự thay đổi trong nhận thức và ứng dụng trong đồ án môn học

mặt thực hiên. Cách làm ấy của ông ở Bilbao, thực ra cũng hoàn toàn phù hợp với quan niệm vốn có của ông về sự tương phản đôi khi chỉ cần rất nhẹ nhàng giữa các hình khối kiến trúc, để đạt được hiệu quả thẩm mỹ tối đa. Nếu ta quan sát những mô hình nghiên cứu và những phác thảo vẽ bằng máy của Frank O.Gerhy, ta sẽ thấy rằng ông đã không lạm dụng trình độ kỹ thuật cũng như khả năng của máy tính điện tử, để thiết kế những hình khối quá rắc rối cho việc thực hiện. Mặt khác, ông đã không ngần ngại sử dụng những hình khối vuông, và thay đổi vật liệu, để khai thác sự tương phản giữa các hình khối – đây cũng là một khái niệm thẩm mỹ gần gũi với khái niệm nhịp điệu. Nhờ máy tính tối tân, các giao điểm của các hình khối đã được thể hiện một cách chính xác, rõ ràng trong không gian ba chiều, điều mà cách đây hơn 40 năm Jorn Utzon đã không có được để thực hiện cho đến cùng những ý tưởng thẩm mỹ của mình. VIII. Tiểu kết. Nhịp điệu là yếu tố quan trọng trong nghệ thuật tổ hợp kiến trúc, thiếu nó, công trình sẽ trở nên vô hồn và hỗn loạn, vô tổ chức. Nhịp điệu trong kiến trúc đem lại cho con người một ấn tượng thẩm mỹ nhấn định. Nhịp điệu vừa tạo ra sự thống nhất nhờ việc lặp lại một cách có quy luật các yếu tố tạo hình, nhưng cũng tạo ra sự đa dạng biến hóa có tổ chức trong tổ chức bố cục và mặt đứng kiến trúc.

23


Bài tiểu luận

Những bài học về hình khối, tỉ lệ, nhịp điệu trong kiến trúc Sự thay đổi trong nhận thức và ứng dụng trong đồ án môn học

Chương 2: SỰ THAY ĐỔI TRONG NHẬN THỨC VÀ ỨNG DỤNG TRONG ĐỒ ÁN MÔN HỌC A. Sự thay đổi nhận thức. Cơ sở hình thành nên sự thay đổi nhận thức bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan và chủ quan như sau: - Học phần Kiến trúc nhập môn thuộc chương trình học kì 1 năm nhất chỉ khái quát và giới thiệu chung, còn học phần Lịch sử Kiến trúc phương Tây thuộc chương trình học kì 2 của năm thứ 3, chính vì thế, những bài học về hình khối, tỉ lệ và nhịp điệu từ các công trình kiến trúc phương Tây chưa được ứng dụng thực tế vào trong các đồ án trước đó. - Nguồn tài liệu tham khảo ít ỏi khiến bản thân tôi khó nắm bắt một cách khái quát và sâu sắc được những đặc trưng và cách ứng dụng của tỉ lệ và nhịp điệu, chỉ thông qua các bài giảng trong học phần Lịch sử Kiến trúc phương Tây mới được định hướng rõ ràng. Chính vì thế, sau khi tự tổng hợp lại kiến thức một cách chi tiết như trên, tôi bắt đầu đánh giá lại hai đồ án môn học gần nhất với học phần Lịch sử kiến trúc phương Tây là Đồ án kiến trúc 6 – Đồ án nhà ở 2 – Chung cư thấp tầng và Đồ án kiến trúc 7 – Đồ án công cộng 5 – Trường cao đẳng sư phạm mẫu giáo, xem xét lại tỉ lệ hình khối và nhịp điệu trong bài làm. B. Ứng dụng trong đồ án môn học. I. Đồ án kiến trúc 6 – Đồ án nhà ở 2 – Chung cư thấp tầng. 1. Layout đồ án.

24


Bài tiểu luận

Những bài học về hình khối, tỉ lệ, nhịp điệu trong kiến trúc Sự thay đổi trong nhận thức và ứng dụng trong đồ án môn học

25


Bài tiểu luận

Những bài học về hình khối, tỉ lệ, nhịp điệu trong kiến trúc Sự thay đổi trong nhận thức và ứng dụng trong đồ án môn học

26


Bài tiểu luận

Những bài học về hình khối, tỉ lệ, nhịp điệu trong kiến trúc Sự thay đổi trong nhận thức và ứng dụng trong đồ án môn học

27


Bài tiểu luận

Những bài học về hình khối, tỉ lệ, nhịp điệu trong kiến trúc Sự thay đổi trong nhận thức và ứng dụng trong đồ án môn học

2. Đánh giá đồ án. a. Về tỉ lệ.

Hình 1

Hình 2

Hình 3

- Ưu điểm: • Từ tầng 1 đến tầng 7 của công trình nằm trong hình chữ nhật vàng theo phương ngang (hình 1), được nhấn mạnh phương vị bằng các dài tường đen. • Từ tầng 1 đến tầng 9 của công trình nằm trong hình chữ nhật vàng theo phương đứng (hình 2). 28


Bài tiểu luận

Những bài học về hình khối, tỉ lệ, nhịp điệu trong kiến trúc Sự thay đổi trong nhận thức và ứng dụng trong đồ án môn học

• Tỉ lệ ban công các tầng, tỉ lệ cửa đi so với chiều cao hai tầng, tỉ lệ một số dải tường màu đen theo dãy Fibonacci (hình 3). • Chiều cao tầng 1 (shophouse) có tỉ lệ so với cao độ tầng 7 theo dãy Fibonacci (hình 2,3). - Hạn chế: vị trí, phương vị tầng 7, 9 chưa được nhấn mạnh → Giải pháp: sử dụng ban công dài xuyên suốt hoặc điều chỉnh bản sàn tầng 7, 8, 9 nhô ra ngoài. b. Về nhịp điệu.

- Sử dụng nhịp điệu liên tục đơn giản (hệ thống cửa sổ). - Sử dụng nhịp điệu liên tục phức tạp (sơn màu đen) dẫn dắt thị giác con người từ thấp lên cao. - Yếu tố chính tạo nên mặt đứng công trình là ban công. Tỉ lệ chiều dài và chiều rộng ban công khác nhau tạo nên sự lồi lõm cho công trình. 3. Kết luận. - Đồ án ở mức độ tương đối về mặt tỉ lệ. - Đồ án sử dụng đa dạng các phương pháp tạo nhịp điệu, màu sắc. - Có ý tưởng về mặt đứng nhưng tất cả các tỉ lệ chưa thật sự hoàn hảo, chưa nhấn mạnh được phương vị ngang chính yếu (sàn tầng 7, 9) nên nhìn mặt đứng vẫn còn đồng đều, đôi chỗ bố cục hỗn loạn. II. Đồ án kiến trúc 7 – Đồ án công cộng 5 – Trường cao đẳng sư phạm mẫu giáo. 1. Layout đồ án. 29


Bài tiểu luận

Những bài học về hình khối, tỉ lệ, nhịp điệu trong kiến trúc Sự thay đổi trong nhận thức và ứng dụng trong đồ án môn học

30


Bài tiểu luận

Những bài học về hình khối, tỉ lệ, nhịp điệu trong kiến trúc Sự thay đổi trong nhận thức và ứng dụng trong đồ án môn học

31


Bài tiểu luận

Những bài học về hình khối, tỉ lệ, nhịp điệu trong kiến trúc Sự thay đổi trong nhận thức và ứng dụng trong đồ án môn học

2. Đánh giá đồ án. a. Về tỉ lệ.

Hình 1

Hình 2

32


Bài tiểu luận

Những bài học về hình khối, tỉ lệ, nhịp điệu trong kiến trúc Sự thay đổi trong nhận thức và ứng dụng trong đồ án môn học

Hình 3

- Ưu điểm: • Khối hội trường và sảnh (hình 1) nằm trong hình chữ nhật vàng. • Khối công cộng và lí thuyết (hình 2) thỏa mãn dãy Fibonacci. • Chiều cao khối thư viện/chiều cao toàn công trình = 2/5 (hình 3). • Khối thư viện có chiều cao tầng 2 (điểm nhấn khối)/chiều cao thư viện = 2/3 (hình 3). • Mặt đứng khối lí thuyết (phần nhấn lam)/chiều cao khối lí thuyết = 2/5 (hình 3). - Hạn chế: • Khối thực hành và lí thuyết thiết kế theo hình thức chia phòng và hành lang bên nên hình thức khối chưa đạt được tỉ lệ hoàn hảo. • Toàn công trình chỉ quan tâm đến tỉ lệ khối sảnh, lí thuyết và thư viện, còn nhiều chi tiết chưa được quan tâm về mặt tỉ lệ. ➔ Hình thức khối bị dài, cảm giác khối thấp (theo lời nhận xét của KTS Nguyễn Hà Cương) nhưng vẫn chưa điều chỉnh được do chưa nắm vững kiến thức về tỉ lệ. → Giải pháp: Điều chỉnh từng phần sao cho thỏa mãn yêu cầu cả về công năng và tỉ lệ. b. Về nhịp điệu.

33


Bài tiểu luận

Những bài học về hình khối, tỉ lệ, nhịp điệu trong kiến trúc Sự thay đổi trong nhận thức và ứng dụng trong đồ án môn học

- Ưu điểm: • Nhấn mạnh đoạn chồng khối lí thuyết (tầng 4, 5) bằng phương pháp nhịp điệu liên tục đơn giản (hệ lam ở mặt đứng). • Nhấn mạnh khối thư viện bằng phương pháp nhịp điệu liên tục đơn giản (hệ lam ở mặt đứng). - Hạn chế: • Chưa có ý đồ về nhịp điệu kiến trúc. • Chưa biết kết hợp nhiều phương pháp để tạo ra nhịp điệu. ➔ Mặt đứng còn “nghèo nàn”, phong cách “rất cũ”, chưa mang hơi hướng hiện đại (lời nhận xét của KTS Nguyễn Hà Cương). 3. Kết luận. - Đồ án thỏa mãn các yêu cầu và nhiệm vụ thiết kế, dây chuyền công năng tương đối tốt. - Chỉ mới chú trọng vào một vài khối chính mà quên đi tỉ lệ của các chi tiết nhỏ hơn. - Hình thức khối do tỉ lệ khối không hài hòa tạo cảm giác thấp, dài, mất cân đối, nhịp điệu nhàm chán. → Cần rèn luyện thêm ở sự kết hợp giữa công năng và thẩm mỹ, không nên quá chú trọng vào công năng mà trở nên rập khuôn, thiếu bức phá. III.

Tiểu kết.

Việc ứng dụng các bài học về tỉ lệ và nhịp điệu từ kiến trúc phương Tây vào trong đồ án môn học là bước đầu tiên trong việc áp dụng lí thuyết vào thực tế. Việc này giúp tôi nhận ra được điểm mạnh, điểm yếu của bài mình, đồng thời kiểm chứng được lời nhận xét 34


Bài tiểu luận

Những bài học về hình khối, tỉ lệ, nhịp điệu trong kiến trúc Sự thay đổi trong nhận thức và ứng dụng trong đồ án môn học

của Giáo viên hướng dẫn và có khả năng đưa ra giải pháp điều chỉnh (trước đây đã điều chỉnh nhưng chưa thật sự thành công do thiếu nhiều kiến thức bổ trợ). Đây là cơ hội, nền tảng để ứng dụng tỉ lệ và nhịp điệu vào trong các đồ án sau này, vừa kết hợp cả công năng và thẩm mỹ trong quá trình thiết kế.

Phần 3: PHẦN KẾT LUẬN

Học phần Lịch sử Kiến trúc phương Tây mang đến những lí thuyết hết sức cần thiết cho tôi trong quá trình học tập và sau này. Bài tiểu luận là cơ hội để mở rộng, nâng cao và đồng thời là sự củng cố kiến thức. Tỉ lệ và nhịp điệu kiến trúc là những yếu tố quan trọng góp phần đưa công trình thiết kế đến gần hơn với các yếu tố thẩm mỹ, mang đến những cảm giác dễ chịu hơn cho con người. Công trình kiến trúc bên cạnh thỏa mãn yêu cầu sử dụng của con người, cũng cần phải mang đến, đóng góp giá trị thẩm mỹ vào đô thị và đời sống, để “điểm tô” cho giá trị tinh thần của con người. Đây là nền tảng cơ bản và cũng là nền tảng quan trọng nhất. Bài tiểu luận còn rất nhiều sai sót, nên rất mong lắng nghe những ý kiến góp ý từ thầy để bài hoàn thiện hơn. Một lần nữa, xin cảm ơn những bài giảng của thầy Nguyễn Kỳ Quốc và kiến thức học phần Lịch sử Kiến trúc phương Tây mang lại.

35


Bài tiểu luận

Những bài học về hình khối, tỉ lệ, nhịp điệu trong kiến trúc Sự thay đổi trong nhận thức và ứng dụng trong đồ án môn học

TƯ LIỆU THAM KHẢO Tài liệu chính: 1. Bài giảng trên lớp của thầy Nguyễn Kỳ Quốc. 2. Tài liệu thuyết trình của các nhóm. Link:https://drive.google.com/drive/folders/1jHauF6YYLEAwNsBMORKNE5stlMOpXo 5?fbclid=IwAR2RdNfnBB9o9F2OOcscopMFlG5nZZbtxYOhzgyVIAUQIM8jS9P22TR OoFw Tài liệu khác: 1. Cấu trúc tỉ lệ vàng thể hiện trong tự nhiên và trong kiến trúc – Bài viết của Diễn đàn Xây dựng Việt Nam. Link: https://diendanxaydung.net.vn/threads/cau-truc-ty-le-vang-the-hien-trong-tu-nhienva-trong-kien-truc.67403/ 2. Bố cục tỉ lệ vàng trong nhiếp ảnh – Bài viết của Nhiếp ảnh Việt Nam. Link: https://nhiepanhvietnam.vn/bo-cuc-ty-le-vang-trong-nhiep-anh-b7.php 3. Ứng dụng tỉ lệ vàng trong trong thiết kế nội thất, kiến trúc – Bài viết của An Lộc Interior. Link: https://anlocgroup.com/ty-le-vang-trong-thiet-ke-noi-that/ 4. Sacred Geometry of Gothic cathedrals – Bài viết của Bashny.Net. Link: https://bashny.net/t/en/290224 5. Đền Parthenon: Kiệt tác kiến trúc cổ đại, ngôi đền bí ẩn của những con số - Bài viết của Đại Kỷ Nguyên. Link: https://www.dkn.tv/khoa-hoc-cong-nghe/den-parthenon-kiet-tac-kien-truc-co-daingoi-den-bi-an-cua-nhung-con-so.html 6. Nhịp điệu của một bố cục – Bài viết của MythuatMS. Link: https://mythuatms.com/hoc-ve-nhip-dieu-cua-mot-bo-cuc-d2084.html 7. Sử dụng nhịp điệu trong thiết kế đô thị đường phố - Bài viết của Tạp chí kiến trúc. Link: https://www.tapchikientruc.com.vn/chuyen-muc/kientruc-xahoi/su-dung-nhip-dieutrong-thiet-ke-thi-duong-pho.html

36


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.