Vẽ Kỹ thuật Kiến trúc

Page 1

Tóm tắt lý thuyết Cơ sở Kiến Trúc 1

VẼ KỸ THUẬT KIẾN TRÚC

Chương I

KỸ THUẬT SỬ DỤNG MỘT SỐ HỌA CỤ THƯỜNG DÙNG KHI VẼ TAY I/ GIẤY VẼ: Các loại giấy thường dùng trong vẽ kỹ thuật khi vẽ tay là giấy vẽ tinh (croki), giấy can và giấy kẻ ô li. Trong thể hiện các bản vẽ kiến trúc, dùng giấy croki trắng để vẽ chì hoặc vẽ mực (vẽ nét khô). Khi cần kết hợp vẽ màu bằng bút lông (vẽ ướt), cần chọn loại giấy có độ thấm hút nước tốt. II/ BÚT VẼ: Bút vẽ sử dụng trên bản vẽ kiến trúc rất phong phú, có thể dùng để vẽ các nét vẽ kỹ thuật cơ bản trong vẽ kỹ thuật nói chung và các nét vẽ phác thảo, nét diễn họa thường gặp trong thể hiện bản vẽ kiến trúc nói riêng. 1/ Bút chì:


Tóm tắt lý thuyết Cơ sở Kiến Trúc 1

Thường dùng bút chì đen, có nhiều dạng: chì cây (cần chuốt, gọt khi sử dụng), chì bấm (ruột chì được gia công sẵn với đường kính thỏi ruột chì là: 0.3, 0.5, 0.7, 2.0 mm). Phẩm chất kỹ thuật của bút chì phụ thuộc vào độ cứngmềm tương ứng với các ký hiệu: H,HB,B,2B….6B. Tùy vào nhu cầu thể hiện các nét vẽ, người sử dụng sẽ chọn dạng bút chì với chỉ tiêu kỹ thuật thích hợp. Khi vẽ kỹ thuật, bút chì được đặt trong mặt phẳng vuông góc mặt giấy vẽ, thân bút nghiêng một góc khoảng 75o so với mặt giấy và được xoay nhẹ khi vẽ. 2/ Bút mực:

VẼ KỸ THUẬT KIẾN TRÚC


Bút mực thường dùng trong vẽ kỹ thuật hiện nay là bút kim với mực đen. Bút kim có nhiều cỡ độ dày nét tương ứng với ký hiệu trên thân bút: 0.1, 0.2, 0.3,…1.0,1.4, 2.0. Khi vẽ, cần đặt bút vuông góc với mặt giấy vẽ.


Tóm tắt lý thuyết Cơ sở Kiến Trúc 1

VẼ KỸ THUẬT KIẾN TRÚC

3/ Bút lông: Có 2 loại bút lông với cỡ bút to nhỏ khác nhau: - Bút mềm, nhọn đầu dùng để vẽ mực nho và màu nước (là loại thường dùng trên bản vẽ kiến trúc). - Bút cứng, bẹt đầu để vẽ màu bột, màu dầu.


III/ MỰC VÀ MÀU VẼ: - Mực vẽ kỹ thuật có tính chất khi khô không phai, không lem với các nhãn hàng: Rotring, Steadler, Pelikan dùng bơm vào viết kim để vẽ nét. - Mực tàu của Trung Quốc cũng thường được sử dụng bằng cách pha loãng để thể hiện các bản vẽ kiến trúc bằng bút lông. - Trong một số trường hợp, nhu cầu thể hiện màu trên bản vẽ kiến trúc rất phong phú. Chất liệu màu trên các bản vẽ này có thể là màu nước, màu bột, bút lông màu… tùy thuộc vào ý đồ sao cho phù hợp với đối tượng được thể hiện trên bản vẽ. IV/ TẨY: Để việc sửa chữa, tẩy xóa không ảnh hưởng đến chất lượng thông tin và tính thẩm mỹ của bản vẽ, cần lựa chọn dụng cụ tẩy xóa và cách xử lý phù hợp, khéo léo. V/ BẢNG VẼ: Bảng vẽ hoặc bàn vẽ phải phẳng, nhẵn. Bảng vẽ cần có thể điều chỉnh được độ dốc mặt bảng để thuận lợi cho người vẽ.

VI/ THƯỚC VẼ KỸ THUẬT: 1/ Thước T: Trong vẽ kỹ thuật kiến trúc hiện nay, thước T là loại thước thường chuyên dùng để vẽ những đường thẳng nằm ngang và kết hợp với các họa cụ trong các thao tác khác. 2/ Bộ ê ke: Là cặp thước có dạng tam giác vuông: một tam giác vuông có 2 góc nhọn 30 độ và 60 độ, một tam giác vuông cân.


Cặp thước này có thể phối hợp phong phú với nhau và với các dụng cụ khác: vẽ các góc thường gặp, vẽ hình học trên bản vẽ kỹ thuật. Dùng ê ke 30-60 độ kết hợp với thước T vẽ các đường thẳng thẳng đứng.

VII/ COMPA: Trong vẽ kỹ thuật, compa dùng để vẽ đường tròn và dùng để đo.

VIII/ THƯỚC CONG: Thường dùng vẽ các đường cong không thực hiện được bằng compa.

IX/ TEMPLATE: Là loại thước dùng để vẽ nhanh các đối tượng thường gặp hoặc các đối tượng khó vẽ khi dùng các họa cụ khác bằng cách tạo sẳn các lổ là hình bao của các đối tượng đó trên thước.


Chương II

TIÊU CHUẨN CƠ BẢN VỀ TRÌNH BÀY BẢN VẼ KỸ THUẬT KIẾN TRÚC I/ KHỔ GIẤY: Khổ giấy vẽ thông dụng trong vẽ kỹ thuật hiện nay có qui cách như sau: Ký hiệu khổ giấy Kích thước các cạnh tờ giấy (mm) Ký hiệu tương ứng với khổ giấy

1.1

1.2

2.2

2.4

4.4

297x210

297x420

594x420

594x841

1189x841

A4

A3

A2

A1

A0

II/ KHUNG BẢN VẼ VÀ KHUNG TÊN: - Khung bản vẽ là đường bao giới hạn để bảo vệ phần hình vẽ trên bản vẽ. - Khung tên thể hiện những thông tin về nội dung bản vẽ, sắp xếp hệ thống bản vẽ, thời gian hoàn thành; các cá nhân, tổ chức có liên quan đến trách nhiệm thực hiện hồ sơ bản vẽ. - Mỗi đơn vị thiết kế sẽ qui định mẫu kích thước khung tên và hình thức trình bày cụ thể. III/ TỈ LỆ: Tỉ lệ của mỗi hình vẽ là tỉ số giữa kích thước hình vẽ và kích thước thật của công trình thực tế, thường thể hiện bằng một phân số có tử số luôn là 1. Thí dụ: Tỉ lệ 1/100, tỉ lệ 1/50 được ký hiệu tương ứng bên cạnh tên hình vẽ là TL.1/100, TL.1/50. Một số tỉ lệ trên bản vẽ kiến trúc xây dựng thường gặp là:  Hình vẽ kiến trúc qui hoạch: o Đối với khu vực rộng lớn: 1/50.000, 1/20.000, 1/10.000 o Đối với khu vực hẹp hơn hoặc bản vẽ thiết kế chi tiết: 1/5000, 1/2000, 1/1000,1/500.  Hình vẽ các kiến trúc công trình: o Với các hình vẽ mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt công trình: 1/200, 1/100, 1/50 o Với các thành phần, bộ phận chi tiết: 1/25, 1/20, 1/10, 1/5, 1/2 IV/ CHỮ VÀ SỐ:


Chữ số kỹ thuật có yêu cầu phải rõ ràng, dễ đọc. Không nên dùng nhiều kiểu chữ trên cùng một bản vẽ. Độ lớn chữ số liên quan đến chức năng thông tin của chữ số ấy trên bản vẽ. Có thể tham khảo các kích cỡ sau: - Chữ số ghi chú: cao từ 2- 3,5mm (ghi kích thước, thông tin diễn giải thêm bên cạnh hình vẽ) - Chữ số ghi tiêu đề, tên gọi từng hình vẽ: cao từ 5- 10mm - Chữ số ghi tựa đề: cao từ 10- 36mm Chữ số trên bản vẽ kiến trúc khá quan trọng: vừa có ý nghĩa thông tin, vừa đem lại hiệu quả thẩm mỹ cho nên khi chọn lựa và thể hiện kiểu chữ kỹ thuật trên bản vẽ kiến trúc cần trình bày ngay ngắn, đều đặn; bố cục khéo léo với các hình vẽ. Độ dày nét chữ thường tương ứng với chiều cao.

V/ CÁC LOẠI NÉT VẼ KỸ THUẬT:


VI/ GHI CHÚ KÍCH THƯỚC: Kích thước trên hình vẽ là kích thước thật của vật trong thực tế. Nguyên tắc ghi kích thước trên bản vẽ kỹ thuật là rõ ràng, không trùng lặp, hệ thống và logic khoa học. Vì vậy, việc ghi kích thước cần thống nhất theo một qui cách chung:


-

Dùng đường dóng giới hạn các phần tử được ghi kích thước, đường dóng có hướng vuông góc với đường bao cần ghi kích thước. Có thể kết hợp các đường trục, tâm đường bao làm đường dóng. Đường kích thước có phương song song với đường bao kích thước (vuông góc đường dóng). Dùng đường kích thước mang con số ghi kích thước thật của phần tử đó. Con số kích thước cách đường kích thước 0,5mm. Có 3 cách giới hạn kích thước: o Dùng nét gạch chéo (phổ biến trong bản vẽ kiến trúc): dùng đoạn nét giới hạn nghiêng 450 dài 2- 3mm bằng nét liền cơ bản. Lúc này, đường dóng và đường kích thước đều vượt ra khỏi giao điểm giới hạn một khoảng từ 3-5mm. o Dùng nét chấm tròn (không dùng cho bản vẽ kết cấu): thay nét gạch chéo ở cách trên bằng chấm tròn đường kính là 1mm . o Dùng mũi tên: mũi tên được vẽ đều đặn, thuôn dài với độ rộng là 1,5mm và dài từ 2,5-3,5mm. Cách này thường dùng cho các hình chi tiết, bán kính đường tròn và đường kích thước lúc này dừng đúng vị trí chạm vào đường dóng.

VII/ KÝ HIỆU VẬT LIỆU XÂY DỰNG:


Chương III


CÁCH THIẾT LẬP MỘT SỐ HÌNH CHIẾU KIẾN TRÚC I/ PHƯƠNG PHÁP HÌNH CHIẾU THẲNG GÓC: 1/ Các hình chiếu cơ bản của một vật thể: Theo phương pháp hình chiếu thẳng góc, một vật thể hình học nói chung sẽ có 6 hình chiếu cơ bản. Các hình chiếu này được thiết lập bằng cách thực hiện phép chiếu thẳng góc môt vật thể được đặt trong lòng một hình lập phương giả tưởng lên các mặt phẳng của hình lập phương đó (lưu ý các mặt phẳng này được quan niệm là mặt phẳng đục). Khi khai triển hình lập phương lên một mặt phẳng, ta nhận được các hình chiếu của vật thể theo một trật tự nhất định.

Trên các mặt phẳng của hình lập phương, tên gọi các hình chiếu lần lượt là: - Mặt phẳng số 1- mặt phẳng hình chiếu đứng: ta có hình chiếu đứng của vật thể - Mặt phẳng số 2- mặt phẳng hình chiếu bằng: ta có hình chiếu bằng của vật thể - Mặt phẳng số 3- mặt phẳng hình chiếu cạnh (chùm tia chiếu đi từ trái đến vật thể so với mắt người quan sát): ta có hình chiếu cạnh từ trái - Mặt phẳng số 4- mặt phẳng hình chiếu cạnh (chùm tia chiếu đi từ phải đến vật thể so với mắt người quan sát): ta có hình chiếu cạnh từ phải - Mặt phẳng số 5- mặt phẳng hình chiếu từ dưới: ta có hình chiếu từ dưới của vật thể - Mặt phẳng số 6- mặt phẳng hình chiếu từ sau: ta có hình chiếu từ sau của vật thể 2/ Các hình cắt của một vật thể: Để có thể biểu diễn được cơ cấu bên trong của vật thể, qui ước dùng các mặt phẳng tưởng tượng cắt vật thể theo các phương song song với các mặt của hình lập phương. Chiếu vuông góc phần còn lại của vật thể lên mặt phẳng của hình lập phương tương ứng với phương mặt phẳng cắt, ta được các hình cắt của vật thể. Khi một vật thể có từ hai hình cắt trở lên, cần gọi tên để phân biệt: Hình cắt A-A, hình cắt B-B… II/ CÁCH THIẾT LẬP MỘT SỐ HÌNH CHIẾU KIẾN TRÚC:


Để thể hiện rõ hình dạng và cơ cấu của một công trình kiến trúc, cần nhiều hình vẽ là hình chiếu thẳng góc trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật (bên cạnh các hình vẽ là hình chiếu phối cảnh, hình chiếu trục đo, mô hình kiến trúc). Các hình chiếu thẳng góc này bao gồm các hình chiếu cơ bản và nhiều hình cắt qua nó. Trong bản vẽ kiến trúc, cơ cấu bên trong công trình sẽ được thể hiện rõ nhờ các hình cắt tại các vị trí cần thiết. Chính vì vậy, phần khuất của công trình trên các hình biểu diễn sẽ được giản lược tối đa để không làm rối các thông tin cần đọc trên mỗi hình chiếu.

1/ Mặt bằng tổng thể: Là hình chiếu bằng của toàn bộ công trình trên khuôn viên khu đất xây dựng, có ký hiệu mũi tên chỉ hướng Bắc- Nam. Trên hình vẽ cần thể hiện rõ lối tiếp cận từ bên ngoài, tổ chức giao thông, toàn bộ đường bao thấy của công trình và các hạng mục phụ trợ (nhà xe, sân bãi, cây xanh…).

2/ Mặt bằng mái: Là hình chiếu bằng của toàn bộ phần mái che công trình. Trên hình vẽ cần thể hiện rõ các thiết kế của mái gồm: vật liệu, độ dốc, tổ chức thu thoát nước mái…

3/ Các mặt bằng công trình: Các mặt bằng của một công trình kiến trúc là các hình cắt được thiết lập bằng cách dùng mặt phẳng cắt tưởng tượng cắt song song với nền – sàn nhà (cũng song song với đáy của hình lập


phương trong phương pháp hình chiếu thẳng góc) tại vị trí cách nền- sàn một khoảng bằng 1/3 chiều cao tầng. Hình chiếu vuông góc phần còn lại sau mặt phẳng cắt ứng với hướng nhìn chính là mặt bằng công trình. Mỗi tầng của công trình sẽ có một mặt bằng biểu diễn cơ cấu bên trong có tên gọi tương ứng: mặt bằng trệt, mặt bằng lầu 1, mặt bằng sân thượng… Hình chiếu nhận được của mỗi tầng có các thành phần của công trình nằm trong khoảng từ mặt cắt tầng đó đến vệt mặt phẳng cắt tầng liền kề bên dưới. Nhờ vậy, không có thành phần nào của công trình theo hướng chiếu này bị bỏ sót và cũng không cần thể hiện các phần khuất sẽ đọc được từ mặt bằng các tầng bên dưới.

Nếu công trình có một số tầng có cơ cấu bên trong như nhau, chỉ cần biểu diễn đại diện một mặt bằng gọi là mặt bằng điển hình. Thí dụ: Một khách sạn có thiết kế từ lầu 3 đến 12 giống nhau, chỉ cần biểu diễn một mặt bằng với tên gọi mặt bằng điển hình từ lầu 3-12… Mặt bằng công trình cần thể hiện rõ vị trí các lổ cửa đi, cửa sổ. Chính vì vậy, tại vị trí các phòng vệ sinh, kho… nơi có cửa sổ đặt cao hơn so với vị trí mặt phẳng cắt, mặt phẳng cắt được quan niệm sẽ dời đến vị trí để cắt được các lổ cửa này và biểu diễn nó trên mặt bằng. 4/ Các mặt đứng, mặt bên công trình: Các mặt đứng, mặt bên công trình là các hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh trong phương pháp hình chiếu vuông góc. Có thể gọi tên mặt đứng, mặt bên theo hướng Bắc- Nam (mặt đứng hướng Đông Nam, mặt đứng hướng Bắc…); gọi tên theo tính chính- phụ (mặt đứng chính, mặt bên), gọi tên theo trục định vị trên mặt bằng (mặt đứng trục 1-4, mặt đứng trục A-D…)


5/ Các mặt cắt công trình: Mặt cắt công trình là hình cắt công trình theo phương vuông góc với mặt bằng của nó. Một công trình kiến trúc có thể có nhiều mặt cắt tại các vị trí khác nhau. Ứng với mỗi vị trí, cần biểu diễn ký hiệu vệt cắt tại vị trí cắt trên hình vẽ mặt bằng và gọi tên cụ thể. Thí dụ: Mặt cắt A-A, mặt cắt B-B…

Mặt cắt A-A 6/ Các bộ phận, chi tiết: Trong hổ sơ thiết kế công trình, cần một số hình vẽ thể hiện các bộ phận, thành phần của công trình có thể được trích ra từ các hình chiếu trên đây của công trình, được thể hiện với tỉ lệ đủ lớn để làm rõ thiết kế chi tiết của các đối tượng này.


Chương IV QUI CÁCH TRÌNH BÀY CÁC HÌNH CHIẾU KIẾN TRÚC I/ KHÁI NIỆM: Trước khi tiến hành xây dựng một công trình, cần thiết lập hồ sơ thiết kế công trình đó. Các bản vẽ kiến trúc trong hồ sơ thiết kế cần được thực hiện theo một qui cách chung để đảm bảo các thông tin kiến trúc cần thiết được thể hiện đầy đủ và chính xác, đảm bảo việc xây dựng công trình đúng như ý đồ thiết kế về mặt kiến trúc đồng thời tạo điều kiện phối hợp thuận lợi cho các bộ môn kỹ thuật khác như: kết cấu, điện, nước…. khi đọc các bản vẽ kiến trúc này. Thông thường, hồ sơ thiết kế kiến trúc trãi qua 2 giai đoạn: - Giai đoạn 1: Lập hồ sơ thiết kế cơ sở (hay còn gọi là sơ phác, thiết kế sơ bộ). Đây là hồ sơ giúp thăm dò ý kiến chủ đầu tư; đưa ra ý đồ thiết kế sơ bộ để bàn bạc, thảo luận với các cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm xây dựng công trình. Một công trình có thể có từ một đến nhiều hồ sơ thiết kế cơ sở với các phương án thiết kế khác nhau. - Giai đoạn 2: Lập hồ sơ thiết kế triển khai. Từ hồ sơ thiết kế cơ sở đã được chấp thuận, người thiết kế tiến hành thiết lập các bản vẽ triển khai kỹ thuật công trình. Hồ sơ này gồm nhiều bản vẽ kỹ thuật rất chi tiết với mục tiêu cung cấp đầy đủ thông tin thiết kế kỹ thuật nhằm định tính và định lượng chính xác công trình; giúp tiến hành thi công xây dựng một cách chính xác với ý đồ thiết kế. Chính vì ý nghĩa của các bản vẽ kỹ thuật kiến trúc trong các dạng hồ sơ nói trên, các hình chiếu kiến trúc của công trình cần phải được thể hiện theo một qui cách chung. II/ QUI CÁCH TRÌNH BÀY CÁC HÌNH CHIẾU KIẾN TRÚC: 1/ Mặt bằng công trình: a/ Đường nét thể hiện: STT NÉT VẼ NỘI DUNG THỂ HIỆN 1 Nét liền cơ bản - các bộ phận nhà thấy được sau mặt phẳng cắt: cầu thang, bậc cấp, ban công, mái hắt, vĩa hè… - ký hiệu cửa đi, cửa sổ (mặc dù cửa cũng bị cắt qua) - ghi chú chữ số 2 Nét cắt - các đường bao tiết diện tường, cột bị cắt - ký hiệu vệt cắt trên mặt bằng. 3

Nét liền mảnh

4

Nét trục

5

Nét đứt

- vật dụng, trang thiết bị; vệt cửa đi - ký hiệu vật liệu xây dựng - đường dóng, đường kích thước - các mũi tên chỉ hướng ghi chú, vòng tròn chỉ hiệu - đường thẳng đi qua tim cột- tường chịu lực (trục định vị) - chỉ định vị trí mặt cắt trên vệt cắt khi cần dùng trong trường hợp cần thiết như thể hiện vị trí các bộ phận ngầm như hầm phân, hố ga…


b/ Ghi chú chung cho các mặt bằng:  Cao độ: còn gọi là cao trình, cốt công trình. Cao độ là độ cao của công trình so với mặt phẳng chuẩn (gọi là cao độ chuẩn). Cao độ chuẩn thường chọn là mặt nền trệt, ký hiệu +0,000 với đơn vị là mét. Độ cao nào của công trình dưới cao độ chuẩn mang dấu âm, độ cao công trình cao hơn cao độ chuẩn mang dấu dương. Thí dụ: vĩa hè thấp hơn nền trệt 470mm, cao độ vĩa hè sẽ là – 0,470; sàn lầu cao hơn nền trệt 3,600mm, cao độ sàn lầu sẽ là +3,600. Các dấu phẩy của con số cao độ trong thực tế các bản vẽ còn thấy là dấu chấm. Ký hiệu cao độ sẽ được đặt vào vùng diện tích mặt phẳng công trình có độ cao tương ứng ghi trên ký hiệu.  Trục định vị: Trục định vị được thể hiện trên mặt bằng là đường thẳng đi qua tim cột, tường chịu lực, kéo dài ra khỏi đường kích thước ngoài cùng một đoạn từ 3-5mm.


Trên mặt bằng, thường gặp trục định vị theo 2 phương: phương ngang và phương đứng. Tên gọi các trục định vị được đặt vào các vòng tròn kết thúc trục định vị, theo phương ngang thường gọi theo số thứ tự 1,2,3,4…; theo phương đứng thường gọi theo mẫu tự A,B,C…

 Ký hiệu cửa, vật dụng trang thiết bị: Cửa đi và cửa sổ trên mặt bằng thường mang tính ký hiệu, thể hiện thông tin về vị trí bố trí trên mặt bằng, số cánh cửa, qui cách đóng mở cửa, loại cửa. Trong công trình thường sử dụng rất nhiều vật dụng, trang thiết bị chia làm 2 loại: Loại cố định như ở khu bếp hoặc vệ sinh; loại rời- có thể di dời được. Cần tham khảo các kích thước theo yêu cầu sử dụng của các vật dụng, trang thiết bị này để thể hiện trên mặt bằng vì nó phản ảnh việc sử dụng không gian phòng ốc chức năng trong công trình.



c/ Yêu cầu ghi chú cho các mặt bằng thuộc hồ sơ thiết kế triển khai: Các mặt bằng thuộc hồ sơ thiết kế triển khai cần được thể hiện tỉ mỉ, chi tiết, chính xác – giúp định tính, định lượng được tất cả các thành phần, bộ phận của công trình thấy được trên hình vẽ mặt bằng.  Định tính: ghi chú rõ qui cách thiết kế, vật liệu xây dựng vào hình vẽ tất cả các thành phần, bộ phận thấy được trên mặt bằng (tường, nền, sàn, ban công, bậc cấp, vĩa hè, chỉ hiệu cửa…).  Định lượng: ghi chú đầy đủ các kích thước từ tổng quát đến các thành phần, bộ phận, chi tiết công trình trên mặt bằng. 2/ Mặt đứng, mặt bên công trình: a/ Đường nét thể hiện: STT NÉT VẼ NỘI DUNG THỂ HIỆN 1 Nét liền cơ bản - đường bao thấy của các bộ phận nhà trên mặt đứng - ghi chú chữ số 2 Nét liền mảnh - ký hiệu vật liệu xây dựng - đường dóng, đường kích thước - các mũi tên chỉ hướng ghi chú, vòng tròn chỉ hiệu Trong bản vẽ kiến trúc, trên hình vẽ mặt đứng, do nhu cầu thể hiện không gian xa gần, yếu tố chính phụ… mà các thành phần thấy được trên các hình vẽ mặt đứng có thể được chọn biểu diễn bằng các nét liền cơ bản có độ dày chênh nhau một cách tinh tế. Thí dụ: Khi vẽ mực, dùng bút kim có độ dày nét là 0.2 thể hiện cửa, độ dày nét là 0.3 để thể hiện các đường bao tường, mái công trình… Tuy nhiên, không nên vì nhu cầu này mà sử dụng tùy tiện các nét vẽ có độ dày chênh lệch lớn dẫn đến làm sai thông tin cần biểu diễn của một bản vẽ kỹ thuật.

b/ Ghi chú chung cho các mặt đứng:


 Cao độ: Ký hiệu cao độ sẽ được đặt vào đường dóng ngang từ độ cao tương ứng của công trình trên mặt đứng.  Trục định vị: Thể hiện trục định vị ứng với hướng nhìn ngay dưới hình vẽ mặt đứng đó. c/ Yêu cầu ghi chú cho các mặt đứng thuộc hồ sơ thiết kế triển khai: Thể hiện tỉ mỉ, chi tiết, chính xác – giúp định tính, định lượng được tất cả các thành phần, bộ phận của công trình thấy được trên hình vẽ mặt đứng:  Định tính: ghi chú rõ qui cách thiết kế, ký hiệu vật liệu xây dựng vào hình vẽ tất cả các thành phần, bộ phận thấy được trên mặt đứng (tường, mái, sê nô, ban công, bậc cấp, cửa…).  Định lượng: ghi chú đầy đủ các kích thước chiều cao từ tổng quát đến các thành phần, bộ phận, chi tiết công trình trên mặt đứng. 3/ Mặt cắt công trình: a/ Đường nét thể hiện: STT NÉT VẼ NỘI DUNG THỂ HIỆN 1 Nét liền cơ bản - các bộ phận nhà thấy được sau mặt phẳng cắt - ký hiệu cửa đi, cửa sổ (mặc dù cửa cũng bị cắt qua) - ghi chú chữ số 2 Nét cắt - nét cắt nền, mái nhà - đường bao tiết diện các bộ phận nhà như sàn, tường, đà, cầu thang… bị cắt 3

Nét liền mảnh

4

Nét trục

5

Nét đứt

- vật dụng, trang thiết bị - ký hiệu vật liệu xây dựng - đường dóng, đường kích thước - các mũi tên chỉ hướng ghi chú, vòng tròn chỉ hiệu đường thẳng đi qua tim cột- tường chịu lực (trục định vị) dùng trong trường hợp cần thiết (thể hiện phần khuất khi các hình chiếu khác cũng khó biểu diễn thấy được)

b/Ký hiệu vệt cắt trên mặt bằng: Bản vẽ thiết kế kiến trúc một công trình có thể cần nhiều mặt cắt tại các vị trí cần thiết để làm rõ cơ cấu bên trong và cấu tạo các bộ phận của công trình. Cần thể hiện ký hiệu vệt cắt và gọi tên theo mẫu tự hoặc số thứ tự trên mặt bằng công trình tại vị trí mặt phẳng cắt. c/Ghi chú trên mặt cắt công trình: Có thể tham khảo các thông tin cần ghi chú được phối hợp từ ghi chú mặt đứng và mặt bằng công trình đã trình bày trên đây. 4/ Các chi tiết cấu tạo:


Đây là hình vẽ trích đoạn các chi tiết từ các hình chiếu trong bản vẽ thiết kế, hoặc chọn mô tả một thành phần, bộ phận, chi tiết của công trình. Các hình vẽ này thường được vẽ với tỉ lệ đủ lớn để giải thích rõ thiết kế cấu tạo của nó.

III/ TRÌNH TỰ VẼ DỰNG CÁC HÌNH CHIẾU: 1/ Mặt bằng:

2/ Mặt đứng:


2/ Mแบทt cแบฏt:


TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1/ Vẽ kỹ thuật xây dựng –Nguyễn Quang Cự, Nguyễn Sĩ Hạnh, Đoàn Như Kim, Dương Tiến Thọ- Nhà xuất bản Gíáo dục 2005. 2/ Tuyển họa thực hành cơ sở kiến trúc – Việt Hà Nguyễn Ngọc Giả- Võ Đình Diệp- Nhà xuất bản Xây dựng 2007 3/ Phương pháp thể hiện kiến trúc – PGS.TS.KTS. Đặng Đức Quang- Nhà xuất bản Xây dựng 2009 4/ Đồ họa kiến trúc tập 1: Vẽ kỹ thuật kiến trúc – Ths.KTS.Nguyễn Hữu Trí, Ths.KTS. Nguyễn Thị Kim Tú – Nhà xuất bản Xây dựng 2009. 5/ Architectural working drawings – Residential and Commercial Buildings – William P. Spence- John Wiley & Sons, Inc,1993.


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.