COMPANY PROFILE
HỒ SƠ NĂNG LỰC
VISAFE
CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆN KHOA HỌC AN TOÀN VIỆT NAM Thông tin liên hệ Trụ sở chính
: Khu 9, Thường Lệ, Đại Thịnh, Mê Linh, Hà Nội
Hotline
: 0982.658.735 l 0929.855.866
Website : www.vienkhoahoc.edu.vn
: info@vienkhoahoc.edu.vn
Công ty cổ phần Viện khoa học an toàn Việt Nam
www.vienkhoahoc.edu.vn
MỤC LỤC Giới thiệu chung
03
Tầm nhìn - Sứ mệnh - Giá trị cốt lõi
04
Hệ thống giá trị cơ bản
05
Hội đồng quản trị
06
Căn cứ văn bản pháp lý
07
Cơ sở pháp lý
08
Thành tích điển hình
10
Sự cần thiết phải dạy kỹ năng PCTNTT cho học sinh
11
Nội dung giảng dạy và huấn luyện tại VISAFE
12
I. Thực hành phòng, chống và xử lý tình huống ngạt nước, đuối nước
12
II. Thực hành phòng, chống xâm hại tình dục, bắt cóc và bạo lực học đường
13
III. Thực hành thoát hiểm trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn
14
IV. Phòng tránh và xử lý khi bị ngộ độc
15
V. Phòng tránh và xử lý khi bị động vật tấn công
15
VI. Phòng tránh ma túy và chất gây nghiện
16
VII. Phòng chống điện giật và cấp cứu người bị điện giật
17
VIII. Thực hành sơ cấp cứu đúng cách
17
IX. Phòng tránh tai nạn giao thông
18
Chiến lược phát triển
19
2 | COMPANY PROFILE
www.vienkhoahoc.edu.vn
Công ty cổ phần Viện khoa học an toàn Việt Nam
GIỚI THIỆU CHUNG GIỚI THIỆU VỀ VISAFE Viện khoa học an toàn Việt Nam có nhiều năm kinh nghiệm trong việc giảng dạy, huấn luyện thực hành phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ, nhằm phòng tránh mọi nguy hiểm có thể xảy ra hàng ngày như tai nạn đuối nước, bắt cóc, xâm hại tình dục, bạo lực học đường, tai nạn giao thông, tai nạn điện, hỏa hoạn, phòng chống ngộ độc, phòng chống động vật tấn công, phóng chống ma túy và các chất gây nghiện, sơ cấp cứu đúng cách. Đối với VISAFE, mục tiêu trọng tâm của mọi hoạt động giáo dục là chia sẻ, huấn luyện thực hành để "Những kỹ năng chúng tôi chia sẻ hôm nay sẽ cứu được ai đó ngày mai".
COMPANY PROFILE | 3
TẦM NHÌN VISAFE là doanh nghiệp dẫn đầu trong hệ thống giáo dục, huấn luyện thực hành an toàn phòng tránh tai nạn thương tích tại Việt Nam. Tiến tới có tầm ảnh hưởng tại một số nước trong khu vực và trên thế giới.
SỨ MỆNH
GIÁ TRỊ CỐT LÕI
Chung tay xây dựng một “cuộc sống không
- Nền tảng phát triển của VISAFE là “Phụng
nước mắt” bằng việc cung cấp các khóa
sự vì cộng đồng”.
đào tạo, huấn luyện thực hành các kỹ năng
- Niềm tin mà VISAFEE tạo dựng xuất phát bởi
an toàn phòng tránh tai nạn thương tích cho
những giá trị bền vững từ:
trẻ em. Trang bị cho các em những kiến thức, kỹ năng cần thiết để các em có thể tự xử lý các tình huống liên quan đến tai nạn thương tích trong cuộc sống và giúp đỡ được cho nhiều người xung quanh.
4 | COMPANY PROFILE
Sự chân thành - Trách nhiệm - Cam kết.
www.vienkhoahoc.edu.vn
Công ty cổ phần Viện khoa học an toàn Việt Nam
HỆ THỐNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN Phương châm hoạt động của VISAFE mang tính cộng đồng với hai tiêu chí: “Phụng sự vì cộng đồng” và “Những kỹ năng chúng tôi chia sẻ hôm nay sẽ cứu được ai đó ngày mai”. VISAFE có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu, đào tạo và phát triển bản quyền tác phẩm “Cuộc sống không nước mắt” đã được chứng nhận “Đăng ký quyền tác giả” do Cục bản quyền tác giả cấp; Đội ngũ cán bộ, giáo viên, huấn luyện viên tâm huyết, có kỹ năng, phương pháp sư phạm tiên tiến, năng động, sáng tạo và chủ động. Luôn đoàn kết, nhất trí cao, thực hiện công bằng, dân chủ; Tạo lập được không gian văn hóa riêng tiên tiến, giàu bản sắc.
COMPANY PROFILE | 5
Công ty cổ phần Viện khoa học an toàn Việt Nam
www.vienkhoahoc.edu.vn
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TH.S NGUYỄN DANH KHOA Chủ tịch Hội đồng quản trị Giám đốc chuyên môn Tác giả tác phẩm: “Cuộc sống không nước mắt”
TH.S NGUYỄN HÙNG CƯỜNG Thành viên Hội đồng quản trị Giám đốc điều hành Quan điểm: “Chung tay chặn đứng nỗi đau thương tích, trách nhiệm không phải của riêng ai"
TH.S LÊ VĂN HÙNG Thành viên Hội đồng quản trị Giám đốc kinh doanh “Tôi mong muốn trang bị cho các em học sinh trên cả nước các kiến thức, kỹ năng cơ bản để các em bình tĩnh và xử lý tốt, kịp thời khi không may gặp phải tai nạn bất ngờ”.
6 | COMPANY PROFILE
www.vienkhoahoc.edu.vn
Công ty cổ phần Viện khoa học an toàn Việt Nam
CĂN CỨ VĂN BẢN PHÁP LÝ 01.
Căn cứ Quyết định số 234/QĐ-TTG
ngày 05 tháng 02 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chính sách quốc gia phòng chống tai nạn thương tích giai đoạn 2016-2020;
02.
Căn cứ thông tư số 04/2014/TT-BG-
DĐT ngày 28/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa;
03.
Căn cứ văn bản số 463/BG-
DĐT-GDTX ngày 28/01/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn triển khai thực hiện giáo dục kỹ năng sống tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;
04.
Căn cứ Quyết định số 1555/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012 - 2020.
05. Căn cứ công văn số 3526 /UBQGVTE ngày 14 tháng 9 năm 2020 về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống tai nạn, thương tích và phòng, chống đuối nước trẻ em.
COMPANY PROFILE | 7
Công ty cổ phần Viện khoa học an toàn Việt Nam
www.vienkhoahoc.edu.vn
CƠ SỞ PHÁP LÝ
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH
8 | COMPANY PROFILE
www.vienkhoahoc.edu.vn
Công ty cổ phần Viện khoa học an toàn Việt Nam
CƠ SỞ PHÁP LÝ
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG CHI NHÁNH HẢI PHÒNG
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG CHI NHÁNH VĨNH PHÚC
COMPANY PROFILE | 9
Công ty cổ phần Viện khoa học an toàn Việt Nam
THÀNH TÍCH ĐIỂN HÌNH
www.vienkhoahoc.edu.vn
Kể từ khi thành lập năm 2018, Viện khoa học an toàn Việt Nam đã tuyển dụng và tự bồi dưỡng được đội ngũ giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong việc giảng dạy, huấn luyện thực hành kỹ năng cho trẻ phòng tránh mọi nguy hiểm có thể diễn ra hàng ngày như tai nạn đuối nước, bắt cóc, xâm hại tình dục, bạo lực học đường, tai nạn giao thông, hỏa hoạn; Kỹ năng giúp trẻ tự tin, sống mạnh mẽ tại nhiều tỉnh thành trên cả nước như TP. Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Đồng Nai, Hải Phòng, Vĩnh Phúc,... Số liệu thống kê tính đến hết tháng 12 năm 2019 đã đạt con số trên 2.000.000 học sinh tham gia.
10 | COMPANY PROFILE
Công ty cổ phần Viện khoa học an toàn Việt Nam
www.vienkhoahoc.edu.vn
SỰ CẦN THIẾT PHẢI DẠY KỸ NĂNG PCTNTT CHO HỌC SINH TÌNH HÌNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TẠI VIỆT NAM “Số trẻ em tử vong do tai nạn thương tích trên toàn quốc
Mỗi năm trung bình có hơn 370.000 trẻ bị tai nạn thương tích:
khoảng 6.600 trường hợp một năm, chiếm tỷ lệ 35,5% trong tổng số trẻ tử vong do tất cả các nguyên nhân.
Nhóm 15-19 tuổi
19,5% 43%
Các em trai có xu hướng bị thương tích thường xuyên
Nhóm 0-4 tuổi
hơn và nghiêm trọng hơn so với các em gái. Tỷ lệ tử vong ở Nam giới cao hơn 3 lần so với Nữ giới".
Nhóm 5-14 tuổi
36,9%
MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN CHÍNH Nguyên nhân cơ bản nhất gây ra TNTT là do nhận thức của người dân chưa đầy đủ, thiếu ý thức phòng ngừa, người lớn chủ quan, thiếu cẩn trọng, trong khi trẻ em hiếu động, tò mò, nghịch ngợm thiếu kỹ năng bảo vệ. Môi trường sống tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro. Trong các trường hợp tử vong do TNTT ở trẻ em, thì tử vong do đuối nước và tai nạn giao thông chiếm tỷ lệ cao nhất.
SỰ CẦN THIẾT PHẢI DẠY KỸ NĂNG CHO HỌC SINH Huấn luyện thực hành phòng chống tai nạn thương tích trong các nhà trường là hết sức cần thiết và cấp bách. Vì vậy, Viện khoa học an toàn Việt Nam triển khai đề án “Huấn luyện thực hành phòng chống tai nạn thương tích trong các nhà trường” là một cách làm thiết thực, bổ ích, đã được các nhà trường và phụ huynh học sinh rất quan tâm và khuyến khích các em học sinh tham gia.
COMPANY PROFILE | 11
Công ty cổ phần Viện khoa học an toàn Việt Nam
www.vienkhoahoc.edu.vn
NỘI DUNG GIẢNG DẠY VÀ HUẤN LUYỆN TẠI VISAFE
I.
THỰC HÀNH PHÒNG, CHỐNG VÀ XỬ LÝ TÌNH HUỐNG NGẠT NƯỚC, ĐUỐI NƯỚC
1. Mục tiêu đạt được khi giảng dạy, huấn luyện thực hành phòng, chống và xử lý khi bị đuối nước. Nhận diện được những nguy cơ dẫn đến tai nạn đuối nước. Thực hành được những kỹ năng thoát hiểm khi tham gia các hoạt động liên quan đến nước và hướng dẫn các kỹ năng đã học được cho bạn bè trong điều kiện phù hợp.
2. Nội dung giảng dạy, huấn luyện 2.1. Nhận diện nguyên nhân dẫn đến đuối nước - Mặt nước hở nguy hiểm. - Dòng chảy xa bờ và cách thoát hiểm khi tắm biển. - Lũ ống, lũ quét và cách thoát khỏi dòng nước dữ.
2.2. Thực hành thoát hiểm khi gặp tai nạn đuối nước - Kỹ thuật bơi tự cứu khi rơi xuống nước. - Kỹ thuật nổi và thực hành kỹ năng tự nổi trong nước. - Kỹ thuật tự thở an toàn trong môi trường nước.
12 | COMPANY PROFILE
www.vienkhoahoc.edu.vn
II.
Công ty cổ phần Viện khoa học an toàn Việt Nam
THỰC HÀNH PHÒNG, CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC, BẮT CÓC VÀ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
1. Mục tiêu đạt được khi giảng dạy, huấn luyện kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục, bắt cóc và bạo lực học đường Giúp học sinh hiểu được: - Vì sao lại có hành động bắt cóc, bạo lực và xâm hại tình dục. - Người tiếp cận mình với mục đích xấu thường có các biểu hiện như thế nào? - Quan sát đánh giá nhanh hành vi, cử chỉ của những người có ý đồ xấu, phân biệt được những dấu hiệu bất bình thường của những người xung quanh. - Các cách thức tiếp cận và các hành vi của xâm hại tình dục. - Thực hành các kỹ năng thoát hiểm khi gặp những tình huống người lạ tiếp cận, ôm, bóp cổ, nắm tay, túm tóc, bế, đè, .v.v.
2. Nội dung giảng dạy, huấn luyện 2.1. Sáu kỹ năng phòng chống bạo lực học đường. 2.2. Thực hành nhận biết dấu hiệụ hành vi quấy rối, xâm hại tình dục. 2.3. Thực hành thoát hiểm khi bị bắt cóc, xâm hại tình dục.
COMPANY PROFILE | 13
Công ty cổ phần Viện khoa học an toàn Việt Nam
III.
www.vienkhoahoc.edu.vn
THỰC HÀNH THOÁT HIỂM TRONG TRƯỜNG HỢP XẢY RA HỎA HOẠN
1. Mục tiêu đạt được khi giảng dạy, huấn luyện thực hành thoát nạn khi xảy ra hỏa hoạn - Nhận biết được những nguy cơ dẫn đến hỏa hoạn. - Nắm vững những kỹ năng thoát hiểm và cách sử dụng các phương tiện tại chỗ phù hợp với độ tuổi. - Thực hành được những kỹ năng thoát hiểm khi gặp những tình huống hỏa hoạn tại phòng kín, siêu thị, TT thương mại, giảng đường, lớp học, nhà cao tầng, chung cư,... - Biết cách sơ cứu người bị ngạt khói, bỏng.
2. Nội dung giảng dạy, huấn luyện - Phân biệt được các nguyên nhân gây ra cháy nổ. - Thực hành thoát hiểm trong phòng kín, tầng trệt, tầng lầu khi xảy ra cháy (giả lập). - Thực hành thoát hiểm tại nhà ống, nhà trong khu dân cư có một lối ra vào (giả lập). - Thực hành nằm xuống và lăn người qua lại hoặc lăn tròn để dập lửa. - Lựa chọn được các phương tiện chữa cháy phù hợp. Những kỹ năng căn bản: - Phát hiện cháy hãy gọi cứu hỏa. Số điện thoại 114. - Bình tĩnh làm theo sự chỉ dẫn của người lớn. - Cố gắng thoát ra ngoài càng nhanh càng tốt. - Không bao giờ di chuyển xuống dưới đất bằng thang máy khi có hỏa hoạn. - Di chuyển ra ngoài bằng cách bò sát mặt đất, bịt khăn hoặc vải thấm nước lên miệng, mũi. Hãy khoác thêm một chiếc áo được nhúng nước nếu có thể.
14 | COMPANY PROFILE
Công ty cổ phần Viện khoa học an toàn Việt Nam
www.vienkhoahoc.edu.vn
IV. PHÒNG TRÁNH VÀ XỬ LÝ KHI BỊ NGỘ ĐỘC 1. Mục tiêu giảng dạy kỹ năng phòng tránh và xử lý khi bị ngộ độc - Nhận diện được các thực phẩm không an toàn và các triệu chứng của ngộ độc thức ăn. - Biết cách xử lý khi có biểu hiện bị ngộ độc. 2. Nội dung giảng dạy, huấn luyện 2.1. Nhận biết thực phẩm: - Các dấu hiệu của thực phẩm không an toàn. - Cách lựa chọn thực phẩm an toàn để phòng tránh ngộ độc mãn tính. 2.2. Nguyên nhân ngộ độc và biện pháp phòng ngừa: - Ngộ độc thực phẩm do ký sinh trùng, thức ăn bị biến chất, ôi thiu. - Ngộ độc do ăn phải thực phẩm có sẵn chất độc. - Ngộ độc thực phẩm do nhiễm các chất hóa học. 2.3. Cách nhận biết một người bị ngộ độc thức ăn 2.4. Cách sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm - Loại bỏ hết các chất độc bằng cách cho bệnh nhân uống nước, và kích thích cho nôn khi bệnh nhân còn tỉnh. - Khi không nôn được, cho người bệnh uống than hoạt tính. - Uống orezol hoặc muối và đường tỷ lệ 1/3. - Trường hợp sơ cứu chưa bình phục cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế hoặc gọi 115.
V. PHÒNG TRÁNH VÀ XỬ LÝ KHI BỊ ĐỘNG VẬT TẤN CÔNG 1. Mục tiêu giảng dạy kỹ năng phòng tránh và xử lý động vật tấn công - Phân biệt được các loại động vật nguy hiểm. - Biết cách thoát hiểm khi gặp hoặc bị động vật tấn công. - Đi du lịch rừng, núi an toàn. - Sơ cứu vết thương đúng cách khi bị động vật cắn. 2. Nội dung giảng dạy, huấn luyện 2.1. Động vật tấn công - Những loài động vật hay tấn công con người như: Rắn, côn trùng, chó, mèo,... - Kỹ năng sử lý khi bị động vật tấn công. - Các biện pháp sơ cứu ban đầu.
COMPANY PROFILE | 15
Công ty cổ phần Viện khoa học an toàn Việt Nam
VI.
www.vienkhoahoc.edu.vn
PHÒNG TRÁNH MA TÚY VÀ CHẤT GÂY NGHIỆN
1. Mục tiêu của việc dạy kỹ năng phòng tránh tệ nạn ma túy học đường - Thông qua học tập, nhận thức rõ tác động tiêu cực của ma túy tới xã hội và tới bản thân người sử dụng. Hậu quả và các biện pháp phòng tránh. - Định hướng thái độ, hành vi của học sinh về ma túy, về sản xuất, mua bán, sử dụng ma túy. Có góc nhìn khách quan, ứng xử phù hợp khi người thân bị mắc nghiện, giảm thiểu sự kỳ thị đối với người sử dụng ma túy. - Kỹ năng nhận diện một số loại ma túy nguy hiểm hiện nay, kỹ năng ra quyết định không sử dụng ma túy. 4. Nộitình dung giảng dạy, huấn - Xử lý được huống dẫm phải kimluyện tiêm dính máu nghi của người nghiện ma túy.
2. Nội dung giảng dạy, huấn luyện kỹ năng 2.1. Ma túy là gì? ma túy gồm những loại nào? 2.2. Tác hại của ma tuý đối với bản thân người sử dụng Gây tổn hại về sức khoẻ. Gây tổn hại về tinh thần. Gây tổn hại về kinh tế gia đình. Tổn hại về nhân cách, tình cảm, hạnh phúc gia đình. 2.3. Tác hại của tệ nạn ma tuý đối với trật tự an toàn xã hội. 2.4. Tại sao lại nghiện ma túy? 2.5. Bị mắc nghiện ma túy như thế nào? - Sử dụng lần đầu tiên => Thi thoảng sử dụng => Sử dụng thường xuyên => Sử dụng do phụ thuộc. * Tốc độ mắc nghiện phụ thuộc vào các yếu tố: - Độc tính của chất ma túy. - Tần suất sử dụng. - Hình thức sử dụng (tiêm chích, hút, hít, uống). - Thái độ của người sử dụng.
16 | COMPANY PROFILE
www.vienkhoahoc.edu.vn
VII.
Công ty cổ phần Viện khoa học an toàn Việt Nam
PHÒNG CHỐNG ĐIỆN GIẬT VÀ CẤP CỨU NGƯỜI BỊ ĐIỆN GIẬT
1. Mục tiêu - Trang bị những kiến thức an toàn khi sử dụng các thiết bị điện sinh hoạt hằng ngày. - Trang bị những kỹ năng an toàn khi cứu người bị điện giật. - Học viên nắm được cách sơ cứu người bị điện giật, bị bỏng do điện giật. 2. Nội dung giảng dạy, huấn luyện 2.1. Phòng tránh điện giật - Sử dụng vật liệu cách điện. - Giữ khoảng cách an toàn. - Bao che, tạo vật cản. - Sử dụng biển báo, khóa liên động. - Sử dụng nguồn điện phù hợp; dụng cụ an toàn để vận hành, sửa chữa… - Dùng thiết bị bảo vệ tự động cắt mạch. -... 2.2. Phòng cháy, nổ thiết bị và hệ thống điện - Cách sử dụng thiết bị điện. - Cách sử dụng Khí cụ điện bảo vệ. 2.3. Xử lý tai nạn - Cắt điện. - Cách ly nạn nhân khỏi nguồn điện khi không thể cắt điện. - Báo 114. 2.4. Sơ cấp cứu nạn nhân bị bỏng - Nhận dạng bỏng * Sơ cứu người bị bỏng.
VIII. THỰC HÀNH SƠ CẤP CỨU ĐÚNG CÁCH 1. Mục tiêu Giúp học viên hiểu được:
- Tác dụng của Sơ cấp cứu đúng cách.
- Thế nào là Sơ cấp cứu đúng cách.
- Khi nào cần phải Sơ cấp cứu.
2. Nội dung giảng dạy, huấn luyện 2.1. Sơ cấp cứu nạn nhân ngừng tuần hoàn
2.2. Sơ cấp cứu nạn nhân ngừng hô hấp
- Kiểm tra tuần hoàn của nạn nhân.
- Kiểm tra hô hấp của nạn nhân.
- Xác định vị trí ép tim đúng.
- Thực hành Thổi ngạt.
- Thực hành Ép tim.
2.3. Tư thế nghỉ ngơi của nạn nhân
COMPANY PROFILE | 17
Công ty cổ phần Viện khoa học an toàn Việt Nam
IX.
www.vienkhoahoc.edu.vn
PHÒNG TRÁNH TAI NẠN GIAO THÔNG
1. Mục tiêu Cung cấp cho học sinh: các kiến thức, nhận biết được các nguyên nhân thường gặp dẫn đến tai nạn giao thông để các em biết cách phòng tránh. Thực hiện được những kỹ năng an toàn khi tham gia giao thông với các phương tiện khác nhau. Rèn luyện các kỹ năng xử lý khi tham gia giao thông và khi gặp tai nạn giao thông. Biết cách thực hiện các bước sơ cấp cứu cho nạn nhân bị tai nạn giao thông.
2. Nội dung giảng dạy, huấn luyện 2.1. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông - Do chất lượng các phương tiện giao thông - Do ý thức của người tham gia giao thông - Do thiếu hiểu biết luật giao thông
2.2. Phòng tránh xảy ra tai nạn giao thông * Khi đi bộ
* An toàn khi đi xe đạp, xe máy
- Quan sát khi tham gia giao thông
- Độ tuổi đi xe
- Sang đường an toàn
- Kích cỡ xe phù hợp vóc dáng
- Đi đúng phần đường
- Đội mũ bảo hiểm khi đi xe
- Chú ý khi vui chơi gần đường giao thông * An toàn khi đi xe ôtô gia đình
* An toàn khi tham gia giao thông đường thủy
- Đeo dây an toàn
- Lên, xuống tàu phà
- Lựa chọn chỗ ngồi
- Mặc áo phao
- Cách mở cửa xe * An toàn khi đi xe buýt
* Các kỹ năng đi xe và xử lý tình huống
- Chờ xe
- Quan sát đường đi
- Lên, xuống xe
- Chuyển hướng
- Ngồi trong xe
- Chấp hành tín hiệu giao thông - Nhường đường - Không nghe điện thoại - Các kỹ năng khác
18 | COMPANY PROFILE
www.vienkhoahoc.edu.vn
Công ty cổ phần Viện khoa học an toàn Việt Nam
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN I. Chiến lược đào tạo 1. Đào tạo đội ngũ Chuyên gia Xây dựng trung tâm đào tạo, huấn luyện đội ngũ chuyên gia, huấn luyện viên, giáo viên đủ lớn để đáp ứng nhu cầu của tất cả các đơn vị trực thuộc trên toàn quốc. Đổi mới, đa dạng hoá công tác đào tạo, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả, đạt chuẩn đào tạo kỹ năng theo quy định của Bộ GD&ĐT, tiếp thu sự tiến bộ của các nước tiên tiến. Phát triển thương hiệu "VISAFE". Áp dụng sáng tạo các phần mềm dạy học và các thiết bị hỗ trợ giảng dạy; lấy người học làm trung tâm và phát huy tối đa tính tích cực của người học, tăng thời gian thực hành kỹ năng. Đẩy mạnh các hoạt động Hội giảng, dự giờ, sinh hoạt chuyên môn, ... 2. Huấn luyện thực hành kỹ năng cho giáo viên và cha mẹ học sinh Thường xuyên phối hợp tổ chức tuyên truyền, tập huấn thực hành phòng chống tai nạn thương tích cho cán bộ quản lý, cán bộ giáo viên của các nhà trường và cha mẹ học sinh. Hướng tới các bậc phụ huynh học sinh và các thầy cô giáo là người trực tiếp tuyên truyền tới các em về tầm quan trọng của việc thực hành, rèn luyện các kỹ năng sinh tồn cơ bản để công tác huấn luyện thực hành phòng chống tai nạn thương tích được triển khai hiệu quả tới 100% học sinh. 3. Đào tạo thực hành kỹ năng cho học sinh Liên tục phối hợp với các nhà trường để cung cấp các khóa đào tạo thực hành phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ em từ Mầm non đến THPT. Huấn luyện thực hành cho các em những kiến thức, kỹ năng cần thiết để các em có thể tự xử lý các tình huống liên quan đến tai nạn thương tích xảy ra trong cuộc sống và giúp đỡ được cho nhiều người xung quanh.
II. Chiến lược phát triển hệ thống 1. Tại Việt Nam Tích cực phát triển hệ thống trên phạm vi toàn quốc, mỗi tỉnh có ít nhất một chi nhánh. Tập trung xây dựng và phát triển 3 văn phòng đại diện tại miền Bắc, miền Trung và miền Nam để điều hành hoạt động của các chi nhánh ở các tỉnh lân cận. 2. Vươn ra thế giới Đa phương hoá, đa dạng hoá loại hình hợp tác, tăng cường hội nhập trong khu vực. Phối hợp với các tổ chức cá nhân ở nước ngoài, mời các chuyên gia của họ tham quan, đánh giá chất lượng và góp ý kiến với các hoạt động của công ty. Qua đó xúc tiến việc triển khai nhân rộng mô hình hoạt động ra các nước trong khu vực và trên thế giới. III. Hoạt động xã hội Phối hợp với các tổ chức xã hội, các cơ quan chức năng chuyên trách để phản ứng, xử lý, hỗ trợ kịp thời khi xảy ra các vụ bắt cóc, bạo lực học đường và xâm hại tình dục trẻ em trên phạm vi toàn quốc. COMPANY PROFILE | 19
CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆN KHOA HỌC AN TOÀN VIỆT NAM Trụ sở chính: Khu 9, Thường Lệ, Đại Thịnh, Mê Linh, Hà Nội
Chi nhánh Hải Phòng: Số 138 Đường Trại Lẻ, P.
Chi nhánh HCM: Số 29/2 Đường Nguyễn Văn Sáu,
Chi nhánh Vĩnh Phúc: Số 276, Đường Nguyễn Trãi,
P. Thạnh Lộc, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh
Phường Hùng Vương, TP. Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc
Hotline: 0982.658.735 l 0929.855.866
Kênh Dương, Q. Lê Chân, TP. Hải Phòng
Email: info@vienkhoahoc.edu.vn
Website: www.vienkhoahoc.edu.vn