Ngay moi a4

Page 1

1


LỜI NÓI ĐẦU Đọc NGÀY MỚI, bạn hãy thư giãn tâm hồn,để NGÀY MỚI đi qua tâm thức bạn như chính nó, bạn sẽ nhìn thấy sự huyền diệu. NGÀY MỚI được viết ra từ sự thể nghiệm cá nhân. Mọi thứ đều rất cũ, nhưng đầy sinh động và nhiệm mầu! Nếu bạn đọc với tâm tĩnh lặng, có thể bạn sẽ thấy mặt trời tuệ giác hồng lên trong chính thân và tâm bạn ngay giây phút bạn đọc. Hãy đọc từng đoạn nhỏ và có thể dừng lại nếu cần thiết. Có khi một vài câu hay đoạn trong NGÀY MỚI bạn cần đọc lại nhiều lần. NGÀY MỚI không giúp thêm cho bạn kiến thức gì cả.Giúp thêm kiến thức không phải là ý của NGÀY MỚI. NGÀY MỚI chỉ là ngón tay chỉ cho bạn mặt trăng. Gate Gate Paragate Parasamgate Bodhi Svaha! Nhuận Đạt - TMT

2


MỤC LỤC

Chương I: CÁI TÔI

3


Ngày nọ, có một tiếng khóc dễ thương, mong manh đầy thiện tính lần đầu tiên có mặt trên trần thế, một em bé dễ thương chào đời. Bạn và tôi đều bắt đầu kiếp sống này trong hình hài em bé, đẹp như một bông hoa, thánh thiện như một thiên thần vô nhiễm. Năng lượng tình yêu trong bạn lúc bé thơ vô cùng vĩ đại, có thể truyền cảm bình yên cho mọi con người. Rồi một ngày thật đẹp, có người gọi bạn bằng một cái tên. Bạn hạnh phúc nhận tên gọi đó như một món quà tặng thiêng liêng. Từ đó, bạn đã là và theo thời gian bạn đồng nhất bạn với cái tên đó. Từ một cá thể mong manh đầy thiện tính, bạn dần bị điều kiện hóa bởi gia phong, giáo dục, môi trường sống, nghề nghiệp … Cái mong manh đầy thiện tính trong bạn dần dần trở nên khô cứng, khả năng đánh thức tình yêu trong bạn dần dần hóa đá. Bạn bây giờ đã là, sẽ là và mất đi sự nối kết với cái vô tận của vũ trụ. Bạn bắt đầu đóng khung bạn trong một hình ảnh hữu hạn và bạn bị hình ảnh do bạn đóng khung đó khống chế, bạn không còn biết bạn vốn đẹp và đầy thiện tính. Người ta gọi bạn là A, bạn nhận bạn là A. Bạn cố gắng định hình cho cái A của bạn thật nhiều giá trị: cái A có giáo dục; cái A thông minh; cái A lương thiện; cái A giàu có; cái A đẹp; cái A nổi bật … Khi bạn tự chấp nhận và định hình tên gọi của mình, toàn bộ năng lượng tinh thần và sức mạnh thể xác của bạnsẽ vào cuộc. Ý nghĩ bạn bắt đầu vẽ lên một hình ảnh đẹp và bao nhiêu thứ sở hữu khác trong đầu, tác động đến hoạt động của thể xác cho mục tiêu nó hướng tới. 4


Bạn quyết liệt với ước mơ ý thức hướng tới. Có khổ có vui. Nhưng cuối cùng, trong tương đối, bạn chấp nhận những thành tựu bạn có. Lúc này hình ảnh CÁI TÔI hiện lên rất đậm trong tâm thức bạn, một hình ảnh gắn chặt bạn với những sở hữu bạn cho là mình đã có. Bạn bây giờ là hình ảnh tự vẽ của ý thức, được biểu hiện ra bên ngoài bằng niềm tự hào hoặc mặc cảm về một CÁI TÔI. Từ đây CÁI TÔI của bạn và của người khác bạn bị xung đột. Nỗi thèm khát và sợ hãi trong bạn chưa bao giờ mãnh liệt như lúc này. Bạn thèm tiếng khen; bạn thèm tình cảm; bạn thèm được tôn trọng … và bạn sợ bị chê, sợ thiếu thốn … Thiện tính mong manh ngày bạn mới sinh ra đã biến dạng, thèm khát và sợ hãi đã dẫn bạn đi vào ngục tù êm ái của CÁI TÔI. Bạn tự định nghĩa CÁI TÔI và đồng nhất bạn với CÁI TÔI đó. Đồng nhất một cách vô thức mà chưa bao giờ nhìn lại để biết bạn thật sự là ai! Theo thời gian, CÁI TÔI càng ngày càng lớn; theo những thành công có được, CÁI TÔI càng lúc càng vững vàng. CÁI TÔI đó đi tìm sự thỏa mãn thèm khát từ chỗ này đến chỗ khác; từ thế giới có thể tiếp xúc bằng năm giác quan đến thế giới vô hình của tư duy. Càng đi tìm sự thỏa mãn cho những thèm khát, CÁI TÔI càng sợ hãi. Có nhiều khi CÁI TÔI cũng cảm thấy thỏa mãn trong những gì mình kiếm được, nhưng rồi cảm giác thỏa mãn ấy sớm nhường chỗ lại cho sự sợ hãi bởi một cái thèm khát khác nổi lên. Cứ thế, sợ hãi và thèm khát làm mạnh cho nhau, dẫn bạn đi vào thế giới u mê của năm dục 1. CÁI TÔI đã lường gạt chính bạn. 1 Sắc tướng, tiền tài, danh vọng, uống ăn và ngủ nghỉ

5


Nhiều lúc bạn cũng hé thấy được bạn bị CÁI TÔI khống chế, nhưng bạn hoàn toàn bất lực. CÁI TÔI đã đủ mạnh để lãnh đạo bạn. Và bạn lại như một người điên đi thỏa mãn cho sợ hãi và thèm khát của chính mình. Bạn cứ chạy về tương lai, nhưng mặt bạn lại nhìn về quá khứ. Bởi vậy không có một sự thỏa mãn thật sự nào cả trú lại trong cuộc đời bạn. Bạn như một con thiêu thân tự điên cuồng cho “một phút huy hoàng rồi chợt tắt” 2 ảo mộng của thế giới hiện tượng biến đổi theo thời gian. “Một phút huy hoàng” tưởng chừng như đã nắm chắc, nhưng không ngờ nó có đường đi riêng của nó, nó rất tự do để nói lời tạm biệt với bạn. Vì sự khống chế của CÁI TÔI, bạn không nhìn thấy sự thật đó, bạn lại sợ hãi và đi tìm sự thỏa mãn mới cho sự thèm khát vô tận. Ôi, bạn đã u mê mà bạn không biết; bạn bị CÁI TÔI lường gạt mà bạn không hay! Làm sao có thể thỏa mãn cuối cùng được năm dục? Càng đi tìm bạn càng thèm khát và sợ hãi. Cũng như càng uống nước mặn, bạn càng khát nước. CÁI TÔI đã làm cho bạn ngày càng thèm khát và sợ hãi. Bạn đã đồng nhất bạn là “tôi tư duy tôi tồn tại”, vì thế bạn ôm chặt những dòng suy nghĩ và cảm xúc trong bạn và tự cho đó là bạn, rồi mang hết năng lực xác thân và sức mạnh ý chí ra bảo vệ nó. Suy nghĩ và cảm xúc vốn không thuộc về bạn, nhưng bạn sợ nó mất. Bạn lầm tưởng từ xác thân cho đến cảm xúc và suy tư là thật sự của bạn. Bạn lại khởi đầu cho một cuộc chạy đua khác: SỞ HỮU

2 thơ Xuân Diệu

6


Chương II: SỞ HỮU

Trong suy nghĩ của bạn, sở hữu là một bảo đảm cho mọi mong muốn trong cuộc sống. Nó là điểm nhấn cho sự thu hút thế giới về CÁI TÔI, và cuối cùng là an ninh vĩnh viễn cho những sợ hãi. Từ đó, bạn đi tìm sở hữu. 7


1. Mê đắm sắc thân

Ôi, bạn kia dễ thương quá! Oh, Anh này có thân hình thật lý tưởng! Bạn nghĩ vậy và thấy mình không được dễ nhìn, từ đó trong tâm phát sinh sự mặc cảm về sắc thân của mình. Hoặc bạn có thể nghĩ: gương mặt mình đẹp, mọi người đều công nhận, mình không thể cho phép có vết sẹo kỷ niệm ở đó. Hình thể mình cũng rất đẹp, ôi, thật tự hào… làm cho bạn yêu quý sắc thân đến mức u mê không cho phép nó thay đổi. Bạn không biết có một sức mạnh nào đưa bạn vào cái khung sở hữu sắc thân. Bạn vui buồn vì sắc thân điều kiện hóa mà bạn tự cho mình sở hữu. Khi ấy, bạn rất dễ bị tổn thương, rất dễ bị ám ảnh bởi một tiếng chê hay khen của ai đó. Hơn thế nữa, có khi bắt nguồn từ khen và chê đó, bạn có thể có những quyết định điên cuồng. Ngay cả sắc thân lớn lên rồi co lại theo đúng quy luật của sự sống trong vũ trụ bạn cũng rất sợ hãi. Bạn sợ một ngày bạn sẽ vĩnh viễn không tồn tại ở thế gian. Bạn vẽ lên một câu chuyện về bản thân trong tâm trí và áp đặt những nguyên tắc chủ quan cho nó, mà thực chất chỉ là những ảo tưởng do thèm khát và sợ hãi phù phép trong đầu. Có khi u mê đến nỗi muốn sở hữu cả “hài cốt” và những lâu đài tráng lệ cho thế giới bên kia, vì không thể ch chống lại quy luật sống và chết của hiện hữu, bạn làm hao tốn tài nguyên của nhân loại, gây đau khổ cho người thân và chúng sanh.

8


Cái gì có hình tướng, cái đó biến đổi theo thời gian. Nó có quy luật riêng của nó.Bạn không thể sở hữu được nó. Bạn chỉ có thể sử dụng nó cho một mục tiêu nào đó rất hữu hạn trong một thời gian nhất định mà thôi. Sắc thân con người cũng không ngoại lệ. Sở hữu sắc thân là điều không thể. Bạn càng muốn sở hữu, bạn càng sợ hãi và khổ đau. 2. Giấc mơ vật chất

Thèm khát và sợ hãi của CÁI TÔI cho bạn biết sở hữu vật chất là bảo đảm cho nhu cầu tồn tại, tôn trọng và an ninh của nó. Vì thế bạn như một con cừu ngoan theo lệnh người chăn đi tìm vật chất sở hữu nhiều đến có thể. Càng đi tìm sở hữu vật chất, bạn càng thấy sợ hãi và thèm khát. Có lúc bạn giật mình khi thấy thể xác co lại và tâm hồn gần hết nhựa yêu thương. Bao nhiêu vật chất bạn tích lũy không còn bảo đảm cho bạn gì cả, ngoại trừ nuôi dưỡng giới hạn cho thể xác đợi ngày nhận án tử và làm tăng sợ hãi trong tâm hồn và ươm mầm cho sự bất hòa của những người kế thừa u mê. Mới đó mà đã..., mình đang làm gì vậy, nhiều khi bạn cũng tự hỏi lại mình. Đôi lúc cũng lờ mờ nhìn thấy cái giới hạn của sở hữu, nhưng CÁI TÔI đã cho bạn hít thêm hương liệu u mê, bạn có ảo giác thăng hoa như người ảo giác thăng hoa dùng ma túy. Rồi bao nhiêu thứ quên hết, chỉ còn lại một tâm hồn u mê thèm khát và sợ hãi trong xác thân co lại theo luật tự nhiên. Mọi thứ đều có đường đi của nó. Vật chất mà bạn tự cho mình sở hữu cũng có đường đi riêng. Dù bạn có yêu nó đến đâu, nó cũng chỉ quan hệ với bạn đến khi bạn chết. Có khi nó còn bội tín, theo người khác, làm bạn khổ đau.

9


Thật ra vật chất, bản thân nó là trung tính. Không thiện không ác; không khổ không vui. Do bạn u mê về tính chất sanh - trụ - hoại - diệt của nó và ôm mộng sở hữu vĩnh hằng về nó nên vấn đề mới phát sinh trong bạn. Đối với bố mẹ, con cái cũng là một hình ảnh sở hữu. Người ta hiểu lầm con cái là sở hữu của mình. Sự thực, con cái do bố mẹ sinh ra, nhưng nó không thuộc sở hữu của bố mẹ. Nó có suy nghĩ độc lập; có nhu cầu cuộc sống riêng. Và tất nhiên, nó cũng không thể sống hoàn toàn theo sự mong muốn của bố mẹ. Tất cả rồi sẽ qua đi, mọi sở hữu vật chất, kể cả con cái và chính thân xác mình, cuối cùng đều đi theo đường đi của nó. Ta có thể hạnh phúc thưởng thức mà không thể ngăn cản nó ra đi. 3. Sở hữu tinh thần

Bắt đầu từ zero sở hữu khi bạn chào đời mong manh đầy thiện tính giữa hạnh phúc của bao người, bạn dần lớn lên về thể chất và dần tiếp xúc với những tri thức của nhân loại theo thời gian. Có một điều rất là thú vị là số lượng kiến thức bạn tiếp xúc càng nhiều, sự hồn nhiên đầy thiện tính trong bạn càng có khuynh hướng giảm. Từ một em bé hồn nhiên, dễ thương, có khả năng truyền cảm xúc yêu thương đến muôn loại, theo thời gian tích lũy vốn hiểu biết vô thức, bạn dần như một cành hoa khô, mất hết sự sống nhiệm mầu và cạn kiệt khả năng truyền thông cùng thế giới. Khi bạn còn bé, ai cũng muốn hôn bạn, ôm bạn. Nhưng khi bạn tự xem bạn là người lớn, không nhiều người muốn gần bạn nữa. Thiện tính mong manh, cái đẹp có khả năng đánh thức tình yêu thương trong những tâm hồn, trong bạn

10


biến mất. Bạn chỉ còn lại cái xác khô cứng di động trên mặt đất đợi ngày tái sinh. Ôi, có chuyện gì xảy ra với bạn? Đó là gánh nặng của sự tích góp không tiêu hóa được của kiến thức, là kết quả của sự tiếp thu vô thức những hệ thống hiểu biết thông qua giác quan, hình thành nên những quan niệm; ý thức hệ … làm thực tại sự vật và hiện tượng bị đóng khung. Rồi bạn đồng hóa những gì được đóng khung đó là bạn và của bạn, vô tình bạn tự đóng khung chính mình và làm mình chết cứng trong hình thức sống. Ý tưởng của tôi; quan điểm của tôi; tôn giáo của tôi … sẽ bắt nguồn cho bao nhiêu cái của tôi khác. Bạn tự giới hạn cho bạn một đời sống nhỏ hẹp và bạn cũng bắt đầu tự tạo xung đột trong bạn về những gì không phải của tôi; không cùng quan điểm với tôi … Từ đó, thế giới hiện thực đi qua bạn bị méo mó theo ý nghĩ, quan điểm của bạn. Thực ra cái ý tưởng, quan niệm gì gì đó mà bạn tự đồng nhất là bạn và của bạn chỉ là những hình ảnh đơn lẻ được tích góp theo tiến trình sanh-trụ-hoạidiệt thôi. Khi bạn biết bản chất tự do của nó thì bạn ứng dụng được nó một cách thông minh. Ngược lại, bạn sẽ là nạn nhân của các ý tưởng, quan niệm mà bạn có. Nó sẽ bỏ tù bạn một cách êm ái không tiếc thương. Cái gọi là ý tưởng hay quan niệm đơn thuần chỉ là những dòng năng lượng mang cảm xúc đi qua bề mặt của sự sống vô tận. Nó không thuộc về bạn, không phải của bạn. Nó chết và tái sinh liên tục trong từng giây phút. Bạn không phải là nó và hoàn toàn không sở hữu được nó. 4. Khao khát danh thơm

11


Khao khát danh thơm cũng là một biểu hiện của sở hữu có nguồn gốc từ sự sợ hãi và thèm khát của CÁI TÔI. CÁI TÔI cần một hình ảnh, một mùi hương, nên nó khao khát một danh thơm để sở hữu. Những ý nghĩ tự xây dựng lên trong đầu những mẫu chuyện ABC về tiếng thơm, rồi điên cuồng tìm kiếm và tích lũy càng nhiều càng tốt. Đời này có những người yêu tiếng khen rất lạ. Mỗi khi có ai đó khen, họ rất sung sướng, có thể không cần ăn uống, quên cả người thân yêu. Ngược lại, tiếng chê là một thảm họa kinh khủng. Chê và khen thực ra là gì nhỉ? Chỉ là một âm thanh đi qua giác quan có sự đồng hóa của ý thức về CÁI TÔI. Âm thanh ấy không mang theo hạnh phúc hay khổ đau gì cả. Nhưng do CÁI TÔI mê mờ đã đồng nhất với những ý nghĩ và quan niệm hấp thu được từ một nền văn hóa hay giáo dục nào đó … âm thanh ấy trở thành tác nhân cho cảm xúc khổ vui. Người khao khát tiếng thơm, người ấy cũng dễ tổn thương với tiếng xấu. Thơm - hôi, tốt - xấu là gì? Có phải cũng chỉ là sản phẩm do suy nghĩ của con người tạo dựng? Cái gì là sản phẩm của suy nghĩ, cái đó đều bị điều kiện hóa, và nó luôn luôn chỉ là một mặt cắt không toàn vẹn của sự sống. Suy nghĩ, cảm xúc … bản thân nó là thứ điều kiện hóa.Nó chỉ là một nguồn năng lượng đi qua bề mặt tâm thức khi có điều kiện. Nhưng vì CÁI TÔI u mê và đói khát nên nó ôm chặt ý nghĩ và cảm xúc, đồng nhất ý nghĩ và cảm xúc là mình và của mình, từ đó CÁI TÔI đi tìm kiếm những tiếng thơm để có những cảm xúc êm dịu.

12


Tiếng thơm tự thân là trung tính. Nó không làm ai khổ hay vui. Nhưng khi qua tiếp xúc với những suy nghĩ được định hình bởi giáo dục, văn hóa, ý thức hệ … tiếng thơm hóa nhiệm mầu. Cái bi kịch là ở chỗ “đi tìm” tiếng thơm theo dòng chảy của tham ái. Người ta không biết tiếng thơm là một loại “hương ngược gió 3”, càng theo dòng chảy tham ái đi tìm, người tìm càng khổ não thân tâm. Tiếng thơm nó có không gian sống riêng của nó. Để nó tự do nó sẽ thơm. Ôm ấp nó, nó sẽ bệnh và truyền bệnh cho người ôm ấp. Đừng đi tìm và lưu giữ tiếng thơm. Nó như một bông hoa, chỉ đẹp khi có không khí và ánh sáng mặt trời. Bạn muốn nhốt nó trong một cái hộp trong suốt để thưởng thức nó ư? Không bao giờ được! Nó sẽ truyền bệnh cho bạn, nếu bạn thích nó nhưng u mê không hiểu nó. Sở hữu nó là một ý nghĩ điên rồ từ CÁI TÔI đói khát, sợ hãi đầy u mê. Trong sự tĩnh lặng sâu xa, bạn sẽ thấy bạn sống động, tuôn chảy như một dòng nước mát; đẹp và thơm như một đóa hồng; thánh thiện và an nhiên, có khả tính truyền cảm tình thương yêu như một em bé dễ thương có đôi mắt to và má lún đồng tiền đang cười cùng thế giới. Bạn là biểu hiện của một trật tự vĩ đại và bất diệt có một sức sống vô biên. Những câu chuyện ABC do quan niệm và suy nghĩ thêu dệt trong đầu óc là những câu chuyện nói láo của CÁI TÔI đói khát và sợ hãi. Nó hoàn toàn không đúng sự thật, nó là chuyện bịa đặt để CÁI TÔI tự nuôi dưỡng chính nó thôi. 3 Hương các loài hoa thơm, không ngược bay chiều gió, chỉ hương người đức hạnh, ngược gió khắp tung bay. (Kinh Pháp Cú)

13


Bạn muốn sở hữu ư? Bạn không thể sở hữu được gì trên trần gian này cả! Mà bạn cũng không cần sở hữu. Tất cả đã sẵn có. Tại bạn bị CÁI TÔI đánh lừa nên thèm khát và sợ hãi, dẫn đến cái niềm tin sai lầm sở hữu là bảo đảm cho mọi hạnh phúc. Hãy tĩnh lặng sâu xa để nhìn lại những gì bạn cho là bạn sở hữu, bỏ qua hết những suy nghĩ thêu dệt trong đầu óc, bạn sẽ thấy đúng cái gọi là SỞ HỮU và sẽ ứng dụng nó đầy thông minh sáng tạo cho hạnh phúc chính bạn cùng nhân thế. Ngược lại, nó sẽ đè bạn chết, như những bông hoa thơm giết chết êm ái một con người trong một căn phòng sang trọng thiếu oxy.

14


Chương III: ĐI TỚI

Mọi sự vật và hiện tượng trên cuộc đời này dù bạn có cho là của bạn hay không, tất cả đều đi tới.Điều này có nghĩa là không có một cái gì có hình tướng là bất biến. Khi bắt đầu có mặt trên trần thế, bạn là một cá thể nhỏ bé, mỏng manh đầy thiện tính. Theo quy luật đi tới, cá thể mỏng manh ấy cứng dần, rồi to lớn. Và cho đến một điểm lớn giới hạn, nó sẽ co lại và trở về điểm bắt đầu. Đi tới chính là sống. Sống là đi tới. Phủ nhận sự đi tới của hiện hữu là phủ nhận sự thống nhất trong đa dạng của thế giới. Đi tới chính là động lực của sự sáng tạo vĩ đại. Đi tới làm cho thế giới được tiếp nối. Mới tiếp xúc với hình thức của đi tới, người ta rất sợ hãi. Người ta sợ mọi thứ sở hữu sẽ mất hết, nhất là sở hữu một ý nghĩ, một quan điểm. Nhưng khi tiếp xúc trong sự tĩnh lặng sâu xa của tâm hồn, đi tới hóa thành một phép lạ. Không có sự đi tới, thế giới, trong đó có xác thân, ý nghĩ và cảm xúc của bạn, sẽ không thể chuyển động. Sự sống lúc ấy sẽ thế nào nhỉ?Có thể như một vật liệu thể rắn? Nhìn sâu vào trong thế giới vật chất; thế giới ý nghĩ và cảm xúc, không có một cái gì không đi tới. Đi tới để sự sống có mặt.

15


Vì u mê về sự đi tới, CÁI TÔI hoảng sợ. Từ đó nó xây dựng lên những câu chuyện không tưởng về cái ngày sở hữu của nó mất hết vì sự đi tới.Nó lo lắng cho một sự thật không thật mà nó nhìn thấy như khi xem phim viễn tưởng. Ôi, mọi cái đều đi tới! CÁI TÔI nó rên rỉ, đau khổ và sợ chết. Xác thân tôi sẽ đi tới; tài sản tôi sẽ đi tới; người tôi yêu sẽ đi tới … Ôi, không thể được, tôi sẽ chết mất. Quá ám ảnh bởi những câu chuyện đi tới do u mê của đầu óc, người ta càng căng thẳng, thất vọng, bệnh hoạn, oán trách, lo sợ… Thật ra sự thật đi tới là động lực của sự sống. Nó không mang theo một yếu tính gì cả. Nó chỉ là biểu hiện của sự sáng tạo tự nhiên vô tận của thế giới. Nó đi như một dòng sông và vui sướng như một chiếc lá vàng đong đưa trong gió mát khi tiếp xúc với đại địa. Tại CÁI TÔI u mê đồng nhất mọi hiện hữu, kể cả những suy nghĩ và cảm xúc, là ta và của ta, nên nó thấy sự đi tới đối với nó là một thảm họa. Không có sự đi tới làm sao một em bé lớn lên? Không có sự đi tới làm sao ngọn gió mát lay bông hoa đong đưa để cái đẹp được hiển bày đầy đủ nhất? Sợ sự đi tới là cái sợ của một người mang bệnh tâm thần. Đau bệnh về thân là một dấu hiệu đi tới của sự sống. Nó là cơ hội để nhìn thấy quy luật đi tới và khám phá ra thế giới “bất sanh bất diệt 4” không điều kiện ẩn tàng bên trong. Bệnh tật là ngọn đèn báo hiệu thức tỉnh, là cánh cửa hé mở chân lý về sự thật kiếp người, tình yêu và thân phận. Bệnh là một điều kiện cần, có thể nói là một đặc ân, để nhân loại nhìn ra cái hữu hạn và vô cùng của sự sống. 4 Xem Bát nhã Tâm Kinh (Prajna paramita sutra)

16


Bạn không muốn đi tới, thế giới sẽ kéo bạn đi tới. Càng chống lại, bạn càng khổ đau và sợ hãi. Sự thật là sự thật, bạn không thể chống lại, dù có thể che khuất trong thời gian giới hạn nhỏ hẹp của đầu óc u mê. Có những đầu óc u mê và nhiều sợ hãi trong thế giới này đến nỗi không dám để mọi hiện hữu đi tới. Càng kéo lại những gì đi tới, con người càng cảm thấy bất như ý với hiện hữu. Có bất như ý là có khổ não; có bất như ý là có chiến tranh. Bất như ý bên trong cơ thể tạo ra bệnh; bất như ý bên ngoài thế giới tạo ra chiến tranh. Vài nếp nhăn trên khuôn mặt đẹp, bất như ý. Một món đồ yêu thích không mua được, bất như ý. Một người yêu dễ thương không tiếp nhận tình yêu của mình, bất như ý. Một cô đồng nghiệp đáng ghét ngày nào cũng gặp, bất như ý. Vì không biết “ sống là đi tới; đi tới là sống”, bao nhiêu bất như ý phát sinh, bùng nổ thành bấy nhiêu bệnh tật thể xác, khủng hoảng tinh thần và chiến tranh nhân thế. Xác thân này rồi cũng sẽ đi tới; tài sản này rồi cũng sẽ đi tới; quan điểm và ý thức hệ gì đó rồi cũng sẽ đi tới. Đi tới để tồn tại. Không có gì sẽ mất cả. Bởi CÁI TÔI u mê nên nó sợ hãi những biến đổi. Biến đổi là một thông điệp ẩn chứa bí mật huyền diệu để mở cửa sự sống vô tận cho muôn loại, trong ấy có con người.

17


18


Chương IV: BẤT NHƯ Ý

Từ thèm khát và sợ hãi người ta đi tìm sở hữu để bảo đảm cho một đời sống vốn mang một ẩn số không có gì bảo đảm. Có một nghịch lý tưởng chừng như phi lý là càng sở hữu người ta càng nặng thèm khát và sợ hãi, bởi sự đi tới của chính sở hữu tạo thành những bất như ý trong tâm hồn người sở hữu u mê. Bất như ý có mặt bởi người ta không cho hiện hữu diễn ra đúng như nó. Người ta sợ mất một cái gì đó khi cái người ta cho là sở hữu đổi dạng, từ đó có sự chống đối từ bên trong tâm thức và cảm xúc khổ đau phát sinh. Cuộc sống đầy những bí ẩn thú vị, nhưng vì CÁI TÔI sợ hãi nên cuộc sống trở thành một bãi chiến trường đầy xác chết và thương tích của cuộc chiến do ý nghĩ lôi kéo và ôm chặt sở hữu khi sở hữu đi tới theo trái tim của nó. Ý thức sở hữu xung đột với sự thật đi tới, bất như ý phát sanh. Trong đời sống một con người, bất như ý rất dễ dàng nhìn thấy: 1. Già, bệnh và chết

Già, bệnh và chết là một biểu hiện bất như ý căn bản nhất mà ai cũng có thể nhìn thấy. Nó được xem là thân phận của kiếp người.

19


Không ai muốn già; không ai thích bệnh; cũng không ai yêu chết, nhưng không thể được.Có xác thân là phải chịu cái thân phận này.Thật ra cái thân phận già, bệnh và chết không có nghĩa gì là bất như ý, nhưng vì ý thức sở hữu chống lại tiến trình đi tới của hiện hữu nên có bất như ý phát sanh. Trong sự bừng tỉnh sâu xa của tâm hồn, già bệnh và chết là một tiến trình đi tới để tồn tại. Có chấm dứt của cái này là có bắt đầu của cái kia. Không có khổ đau gì trong tiến trình đó cả, trừ khi có sự sợ hãi và thèm khát sở hữu của CÁI TÔI u mê chen vào. 2. Bất hòa giữa những người thân

Một biểu hiện bất như ý khác là sự bất hòa giữa hai hay những người thân quý nhau. Dường như có một cái bất như ý tự nhiên từ đâu rơi xuống. Có đôi khi cả hai đầy thiện chí, nhưng không biết tại sao bất hòa với nhau. Có một sức mạnh nào đó đẩy tới không cưỡng lại được, cho đến khi bất hòa xảy ra. 3. Thích không được; ghét hiện đầy

Sự hiện hữu của một con người trên cuộc đời này đầy bí ẩn và thú vị. Không chỉ bí ẩn thú vị của thân xác như tại sao hơi thở ra vào tự nhiên; máu chảy theo một chiều quy định; tế bào thì cứ sinh và diệt từng giây phút, bất chấp có ai biết hay không. Tinh thần còn nhiều bí ẩn thú vị hơn nữa. Sao mà ý nghĩ cứ đi qua tâm hồn mình, nhưng mình không lệnh cho nó hoàn toàn dừng lại được? Khi phải làm việc nhiều thì mỏi mệt, nhưng sao được nghỉ ngơi nhiều lại cảm thấy cô đơn? Rồi mỗi khi giác quan tiếp xúc với một đối tượng tương ứng lại sinh ra những nhận thức, phân biệt, suy nghĩ? Có lúc giật mình tự hỏi khi ý nghĩ, cảm xúc đi

20


qua tâm mình rồi nó tiếp tục đi đâu ở đâu?Không biết nó ở đâu mà lâu lâu nó lại về thăm mình? Mỗi con người có mỗi kiểu suy nghĩ và quan niệm khác nhau về sự sống, nhân sinh quan, đạo lý … liệu có giống như sự khác nhau của những con sống trong đại dương có cùng một bản chất là nước? Cái bất như ý của thích không được gần, ghét luôn gặp gỡ cũng là một bí ẩn thú vị chứa cả một kho tàng chân lý huyền diệu mà ít người nhận ra. Con người chỉ thấy bất như ý cho cái nhu cầu thỏa mãn nhưng không được, ghét nhưng lại gặp hoài. 4. Chiến tranh bên ngoài

Chiến tranh cũng là biểu hiện của bất như ý. Người đã từng kinh qua chiến tranh có lương tâm, chắc hẳn sẽ không bao giờ muốn chiến tranh lặp lại một lần nữa. Người bị giết; nhà bị đổ; khí độc ô nhiễm nhiều nơi; văn minh đi lùi nhiều thế kỷ; hận thù chất chứa cả trăm năm. Biến cố bom nguyên tử ở Hirosima và Nagasaki là một minh chứng lịch sử dễ thấy nhất của cuộc chiến tranh điên loạn. Tại sao có chiến tranh? Bất như ý! Bất như ý, dù biểu hiện dưới hình thức nào, là hậu quả của sự xung đột của cái thèm khát sở hữu, nỗi sợ hãi u mê của những ý nghĩ và cảm xúc bệnh hoạn phát sinh từ CÁI TÔI điên đảo.

21


Chính cái tôi điên đảo tự đồng nhất với những ý nghĩ, cảm xúc đi qua trong đầu óc nên vô thức đói khát đi tìm sở hữu, sợ sở hữu đi tới, làm phát sinh phản kháng bên trong, tạo cho bất như ý biểu lộ ra bên ngoài. Đã là một con người, bất như ý là một kinh nghiệm hầu như ai cũng trải qua. Có nhiều người, bất như ý là một cơn ác mộng không kiểm soát được cứ đến tàn phá cuộc đời họ. Khi có nhiều bất như ý lên đến đỉnh cao, không ít người chọn cách tự hủy sự sống của mình. Hầu hết con người ta ở đời này chống lại bất như ý một cách máy móc. Người ta chỉ phản ứng trên cái quả, tức là trên cái bất như ý được biểu hiện, mà không hề ý thức nguyên nhân sâu xa. Cứ thế, càng không muốn bất như ý đi qua đời mình, bất như ý càng mạnh và nó càng hiên ngang có mặt. Nhiều khi hoàn toàn bất lực trước những bất như ý diễn biến, con người tự cho mình là một nạn nhân, uất ức trong sợ hãi. Do đó, thay vì người ta có trách nhiệm với những uất ức, sợ hãi, bất như ý trong đời mình, họ lại cho là “tại” và “bị” một yếu tố bên ngoài hoàn toàn gây nên. Cái ý thức đồng nhất bởi CÁI TÔI u mê không dám chấp nhận hiện thực bất như ý. Nó phản kháng, gào thét đầy sợ hãi. Bi kịch cuộc đời bắt đầu có mặt. Mọi sự vật và hiện tượng xuất hiện trên đời này hay phản ánh qua tâm thức đều mang theo sự nhiệm mầu của một trật tự vĩ đại và vô nhiễm, cho dù nó là một cái gì thế giới này xem nó là xấu xa. Không có gì là xấu xa cả. Xấu xa chỉ là một khái niệm xây dựng nên bởi ý thức thèm khát và sợ hãi. Xấu xa không gì hơn là một biển báo có nguy hiểm phía trước mà không phải là nguy hiểm phía trước. 22


Khi tiếp nhận mọi thứ đi qua tâm không phản khán, cho phép nó hiện hữu như nó vốn là, tự do và niềm vui hiển lộ, bất như ý ẩn sâu.

23


Chương V: TỰ HỎI

Con người hiện hữu bắt đầu bằng hình ảnh hài nhi đầy thiện tính, mong manh và có khả tính vô biên truyền cảm tình yêu thương với thế giới vô tận. Nhưng sao cơ thể bé nhỏ mong manh đầy thiện tính đó lớn ra, khả tính truyền cảm yêu thương càng dần yếu kém. Cái gì đi qua tâm hồn của bé thơ? Thiện tính và khả tính vô biên của tình yêu thương đã đi đâu khi xác thân con người dãn ra và co về theo quy luật một đời sống của vũ trụ? Tại sao có sự sợ hãi và thèm khát thường trực trong tâm thức con người? Con người thấy rõ khi xác thân co lại đến điểm zero theo quy luật sống, mọi sở hữu vật chất cũng co lại, sao con người vẫn không thể buông xả an nhiên? Những ý nghĩ, cảm xúc mà con người tự đồng nhất là mình và của mình dường như nó có đời sống riêng, nó bị điều kiện hóa và hoạt động tự do mà mình không thể kiểm soát? Khi xác thân con người tan hoại, có phải sự sống cũng không còn?

24


Sự sống được bắt đầu khi một cá thể được sinh ra hay cá thể sinh ra chỉ là biểu hiện của sự sống vô tận và sống động của vũ trụ? Có một bí mật nào nằm sau hình ảnh sinh diệt thông thường của mọi hiện hữu? Hai con người được sinh đôi cùng một cha mẹ, cùng sống và học tập trong một môi trường, nhưng tại sao suy tư nhân thế, quan niệm nhân sinh thường khác xa nhau? Cái gì tư duy trong câu nói “tôi tư duy tôi tồn tại5”? Cuộc sống con người dường như nhiều bất như ý hơn như ý? Tại sao con người không thể kiểm soát được suy nghĩ, cảm xúc, và cả sự thay đổi của thể xác, phải chăng có một sức mạnh mềm tiềm ẩn đâu đó thúc đẩy? Sáng tạo, phát minh là công sức của bộ óc hay sự hợp nhất với trật tự của sự sống vĩ đại trong vũ trụ? Dường như không có một sự thỏa mãn cuối cùng nào cho sự thèm khát sở hữu? Chết là chấm dứt sự sống hay chỉ trở về với sự sống và sáng tạo sự sống trong hình hài khác? Khổ từ đâu sanh; vui từ đâu có? Tham muốn và sợ hãi có nguồn gốc từ đâu? Hạnh phúc là có thực hay chỉ là một dòng cảm xúc ngắn ngủi đi qua tâm tư?

5Là một phát biểu triết học được René Descartes sử dụng đã trở thành yếu tố nền tảng cho triết học Tây phương, xuất hiện trong tác phẩm Discours de la méthode - Luận phương thức (1637).

25


Thế nào là thiện; thế nào là bất thiện? Tri thức là sự tích góp những hình ảnh vụn vặt do tư duy bị điều kiện hóa sản sinh hay một sự thông thái vĩ đại vốn hiện hữu của sự sống? Tại sao hầu hết những người trải qua cái chết lâm sàng đều công nhận có một thế giới sống sau khi chết? Giàu có và nghèo khổ, đâu là nguyên nhân? Có hay không quy luật công bằng của sự sống? Quan hệ xã hội là quan hệ gì, có hay không một quan hệ thiêng liêng trong vũ trụ? Tình thương; lòng nhân ái, nhìn lại cuối cùng, thương người hay thương ta? Con người là xác thân; con người là tâm lý, hay cả hai? Rốt cuộc trong thế giới này ta sở hữu được gì? Được người khác tôn trọng để làm gì? Tại sao ai đó hiểu lầm mình lại sợ; khen mình thì vui mừng; cười chê thì lại đau khổ? Thời gian thực của sự sống là lúc nào? Tại sao cùng một vấn đề, cùng một phong cảnh mà hai người tiếp xúc phát sanh hai bức tranh kết quả nhiều khác biệt nhau? Có hay không sự thỏa mãn tận cùng cho cái muốn của con người? Tại sao có một hôm trong đời mình, mình thấy một bông hoa đẹp, mong manh làm tâm hồn mình rung động và yêu thích? 26


Tại sao ai cũng nhẹ nhàng, yêu thương một em bé mong manh và dễ vỡ khi tiếp xúc em bé? Động vật sinh ra cho ta ăn hay ta sinh ra cho những mãnh thú như cọp, beo, sư tử… thưởng thức? Ý nghĩa của một kiếp sống là gì; con người thực sự muốn gì; hay ngẫu nhiên sinh ra, lớn lên, kiếm sống và chờ chết bị động? Tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán, văn hóa dân tộc … là lực đẩy thăng hoa cuộc sống hay là một chiếc khung hạn chế tự do? Thế nào là tự do? Sự thỏa mãn ngắn ngủi của thèm muốn và sợ hãi? Hòa bình thực sự có mặt ở đâu? Chiến tranh có là giải pháp tối ưu cho hòa bình và thịnh vượng của nhân loại? Sao con người có khuynh hướng nghĩ người khác thế này hay thế kia, mà không nhìn thấy mình thế kia, thế nọ? Có gì lạ trong cách sống: mình muốn mà không cho người muốn? Mình còn có cái gì đó để người ta lấy mất, có phải tốt hơn khi mình không còn gì nữa để người khác ngó nhìn? Đôi mắt dường như chỉ để thấy thế giới và đôi mắt cần đôi mắt khác để tự thấy mình? Người điên có biết người không điên là tỉnh? Những gì người không điên nhìn thấy ở người điên, không biết người điên có tự thấy mình? Cá có thể tin rùa về một thế giới không có môi trường nước? 27


Quan điểm của mình; suy nghĩ của mình; cảm xúc của mình; nhận thức của mình, nó đi đâu khi mình ngủ? Tại sao những người gây đau khổ cho người khác; gây chiến tranh và hận thù; tàn ác, xa đọa … thường có cái chết bi thảm? Cuối cùng thì triết gia, thầy tu, vua chúa, chính khách, người khôn, người ngu … thật sự cần gì trong cuộc sống này? Thành quả của khoa học kỹ thuật được tạo ta bởi những suy nghĩ đầy thèm khát và sợ hãi (bom nguyên tử) có giúp gì mang lại hạnh phúc và ý nghĩa sống cho con người? Mọi sự vật hiện tượng đều mang trong nó một sự hủy diệt, hay sự hủy diệt xảy ra là do tác động của tác nhân nào đó bên ngoài? Tiền có giá trị thật sự khi nào? Sao tiền có thể mua được nhiều sách, kể cả mua được con người, nhưng không mua được trái tim và trí tuệ? Danh thơm và nhiều sở hữu khác mà con người sưu tập cuối cùng theo con người đến đâu? Sao trong so sánh tương đối, cái gì nhẹ cái đó mang nhiều sức mạnh hay nhiều giá trị? Dù cuộc sống bôn ba, nhưng dường như khi về già, con người thường nhớ về quê hương, người thân yêu và những kỷ niệm đẹp. Có một sự trùng hợp nào khi cơ thể bắt đầu co lại, con người thường tự nhìn lại chính mình và tự hỏi về nguồn cội sự sống?

28


Vẫn biết có một sức mạnh tiềm ẩn đâu đó bên trong thúc đẩy hành động của thân, miệng và ý nghĩ, nhưng sao chúng ta vẫn mãi là nạn nhân của sức mạnh này?

29


Chương VI: NHÌN LẠI

Chào đời trong hình thể mong manh đầy thiện tính, theo dòng chảy thời gian, bạn lớn lên, tiếp thu giáo dục, hấp thụ văn hóa … quan niệm nhân sinh có mặt, đường mòn suy nghĩ cũng hình thành. Ban đầu bạn thấy suy nghĩ tỷ lệ thuận với sự phát triển của thân thể. Nhưng rồi, bạn nhận ra sự phát triển của cơ thể không mãi mãi. Đến một ngày cơ thể bắt đầu co lại, có một điều lạ xuất hiện: suy nghĩ, quan niệm sống không theo chung quy luật co lại của thân thể. Một sức mạnh phản kháng với sự co lại của thân thể từ bên trong tâm bạn ngày càng tỉ lệ nghịch với sự co lại của xác thân. Sức mạnh phản kháng này làm phát sinh những sợ hãi căn bản của nhân loại: sợ già và chết. Sinh nhật vui bao nhiêu; ám ảnh ngày chết buồn bấy nhiêu. Thật mầu nhiệm, một trật tự vũ trụ vượt ngoài thông minh có điều kiện của bộ óc con người. Nhận ra được sự mầu nhiệm này, bạn bắt đầu nhìn lại kỷ hơn từ thân xác đến suy nghĩ và cảm xúc. Mỗi tế bào trong cơ thể có một đời sống độc lập. Nó sinh ra, lớn lên và chết đi mỗi giây phút không theo ý thức chủ quan của mình. Tim cứ làm việc của nó; Gan cứ tận tụy với trách nhiệm tự nhận; máu cứ luân chuyển theo hướng ai đó đã định; hơi thở thì cứ âm thầm mang oxy cho xác thân. 30


Sự nhịp nhàng của hơi thở; sự kết hợp hoàn hảo của nội tạng; và mỗi bộ phận của nội tạng mang một chức năng thiêng liêng … hoàn toàn tự do khỏi mệnh lệnh của ý thức, của CÁI TÔI điên rồ. Cảm xúc và suy nghĩ cũng có đường đi riêng của nó. Bạn không thể ra lệnh cho cảm xúc hay suy nghĩ làm việc hay dừng lại. Ý thức làm việc rất chăm chỉ, dù có đối tượng tác động trực tiếp hay không. Đêm cũng như ngày, những dòng suy nghĩ cứ đến rồi đi, tạo nên những dấu ấn hân hoan, xung đột, mặc cảm, sợ hãi, hờn giận … trên bề mặt nhận thức.Từ đây cái khung quan điểm được hình thành và cái khung ấy trở lại đeo bám những suy nghĩ và cảm xúc tạo ra nó. Đời sống tinh thần con người sơ hóa dần, thiện tính vô biên có khả tính thương yêu ngày nào trong đôi mắt trẻ thơ biểu hiện từ trái tim vô nhiễm đã đi mất, thay vào đó là khối khổ đau sâu nặng lớn lên theo ngày tháng, có thể mang nhiều tên gọi dễ thương: lý tưởng, đạo đức, từ thiện, tâm linh … Thân xác không thuộc quản lý của ta; suy nghĩ, cảm xúc cũng ở ngoài vòng ta kiểm soát. Ta bắt đầu cảm thấy lo. Cái lo này dẫn ta đến cái nhìn gần hơn về sở hữu: tài sản, con cái, danh dự, gia tộc … Đây là con ta; đây là tài sản ta. Ôi, phải mà cũng không phải. Con ta là do ta sinh ra, nhưng nó không phải là sở hữu. Nó cũng có đường đi riêng như suy nghĩ và cảm xúc. Cha mẹ sinh con, trời sinh tính, ta không làm gì được hơn là cung cấp cho con những điều kiện tốt nhất bằng trái tim thương yêu thiêng liêng và hy vọng điều tốt đẹp sẽ diễn ra ở một thời gian nào đó. Sự trưởng thành của con về thân xác, những dòng suy nghĩ trong con, hành động bản năng của con … có một trật tự vĩ đại nằm ngoài ý niệm sở hữu của mình.

31


Gia tộc, thân thuộc cũng chia một quy luật về sở hữu như sở hữu con cái. Gia tộc là nơi góp phần cho ta hiện hữu, nhưng cũng không phải là sở hữu của ta. Mỗi thành viên đều có lối đi riêng, tất cả gắn kết với nhau vì cùng chia sẻ huyết thống hay một lợi ích vật chất, tinh thần nào đó. Tài sản cũng không phải là sở hữu tuyệt đối. Ta có thể nuôi dưỡng tài sản, sử dụng tài sản, nhưng không có một bảo đảm nào rằng tài sản sẽ trung thành với ta mãi mãi. Tài sản có thể theo bão lũ; tài sản có thể theo hỏa hoạn; tài sản có thể theo con hư; tài sản có thể theo chính biến … Danh dự mà ta bảo vệ cả đời cũng chẳng phải là sở hữu cố định. Tự bên trong những gì là sản phẩm của suy nghĩ, do đầu óc dựng lên, có một sức mạnh tự hủy chính nó. Theo thời gian, giá trị sống biến đổi theo sự biến đổi của những suy nghĩ bên trong tâm tư và bên ngoài xã hội. Danh dự hôm nay, ngày mai có thể là tội ác. Và cuối cùng, thương yêu lắm danh dự cũng chỉ cùng ta chia tay ở nấm mộ cô đơn. Sở hữu quyền lực cũng là chuyện không tưởng. Quyền lực chỉ được trao tặng cho người xứng đáng ở một thời điểm nhất định. Quyền lực không bao giờ ở với ai mãi mãi. Và tất nhiên, như danh dự, nó cũng có đời sống riêng. Càng thèm muốn sở hữu quyền lực, người ta càng sợ hãi. Thay vì hiểu và sử dụng đúng quyền lực khi mình là người xứng đáng được giao phó, người ta u mê muốn sở hữu tuyệt đối nó, nên nó được lấy lại và trở về với người biết đúng nó hơn. Khi tĩnh lặng nhìn lại những diễn biến độc lập của những gì được gọi là ta và của ta, từ xác thân cho đến suy nghĩ, cảm xúc và những sở hữu bên ngoài, bạn bắt đầu nhìn thấy trật tự vĩ đại của vũ trụ. Nhận thức bắt đầu bừng sáng về cái tôi và của tôi. Cánh cửa chân lý vô nhiễm đầy sức sống, mang khả tính 32


yêu thương vô tận và niềm hạnh phúc không điều kiện mở ra chào đón bước chân đầu tiên an nhiên tự tại của bạn bước vào.

33


Chương VII: THẤY

Từ trong tĩnh lặng sâu xa của nội tâm, có một nhận thức thần khiết không bị điều kiện hóa.Nó là nền tảng trên ấy những ý nghĩ, cảm xúc, sợ hãi, thèm khát … biểu hiện. Nhận thức thuần khiết này mang trong nó đầy đủ thiện tính vô biên, có khả năng đánh thức u mê của nhân thế. Không ai có thể thay đổi sự thật của thế giới, người ta chỉ có thể tiếp xúc để chuyển hướng thế giới, ngoại trừ những người tỉnh thức như Đức Phật – người nhìn thấy và sống trong thế giới nhận thức thuần khiết vô biên. Không thể thêm cũng không thể bớt trong thế giới tuyệt đối của nhận thức thuần khiết vô biên. Tất cả đã đầy đủ. Trong nhận thức thuần khiết, con người và vũ trụ là hai mà cũng là một, như nhau mà không phải như nhau. Như nước biển trong đại dương bao la và giọt nước biển lưu lại trong lòng bàn tay đẹp, hình dáng có khác, nhưng bản chất không hai. Mọi thứ trong nhận thức thuần khiết đều có một trật tự vĩ đại, nằm ngoài sự sắp xếp của ý thức. Không có cái chết nào cả trong thế giới nhận thức thuần khiết. Tất cả chỉ là sự biểu hiện đúng lúc!

34


Sở hữu là thèm muốn không thể trọn vẹn được, bởi bên trong mọi sự vật hiện tượng tự nó có khả tính độc lập. Càng thèm khát sở hữu, sợ hãi càng phát sinh. Suy nghĩ, cảm xúc và cả xác thân này không phải là tôi và của tôi.Nó chỉ đi qua và để lại dấu chân trên bãi cát nhận thức và đời sống một cách vô thức. Tại CÁI TÔI u mê nên đồng nhất cảm xúc, suy nghĩ và xác thân là mình và của mình, rồi đeo bám và sợ chúng tan biến. Sự tan biến thực ra chỉ là sự đi tới của hiện hữu. Từ sự vận hành của hơi thở đến sự vận hành của thế giới bên trong thể xác và bên ngoài tự nhiên, có một trật tự thông minh vĩ đại ngoài khả năng diễn dịch của đầu óc con người. Mọi cái đều ở vị trí hoàn hảo của nó. Bất như ý chỉ xảy ra khi người vận hành nó không hiểu nó và không để nó hiện hữu đúng như nó là. Một cái gì đó xem như là xấu xa nhất, bên trong nó cũng mang theo thông điệp giác ngộ nhiệm mầu, chỉ cần để cho nó được tự do biểu hiện. Khi soi mình trước một tấm gương trang điểm, mình chỉ thấy mình. Nhưng khi soi mình trước một tấm kính trong suốt, mình sẽ thấy sự sinh động của thế giới vô biên. Khi nhận thức bị đồng nhất là ý thức, nhận thức đã không còn thuần khiết.Nhận thức lúc này bị nhuộm màu văn hóa, phong tục, suy nghĩ, quan điểm, ý thức hệ, tôn giáo … nên nhận thức nhìn thế giới bị giới hạn trong sắc màu bị nhuộm.

35


Khi ý thức, quan niệm, cảm xúc … ẩn tàng, nhận thức trở nên thuần khiết, thế giới đi qua nhận thức hiển lộ trung thực như thế giới nhìn thấy qua cái nhìn không chướng ngại khi nhìn qua tấm kính trong. Thiện và bất thiện là hai mặt sống trong thế giới hình tướng. Một trong hai không thể thiếu cho sự hiện hữu của thế giới tương đối. Người làm việc thiện sẽ thấy không vui khi quá nhiều ngưới ác. Người làm việc ác sẽ thấy ghét khi có ai làm điều tốt hơn mình. Chiến tranh có thể bắt nguồn từ cái khung được cho là thiện và bất thiện. Lửa giận của sự cố chấp vào cái thiện cũng không kém gì sức mạnh u mê của bất thiện. Ngộ chính là nhận ra mình thuần khiết khi ý thức thiện và bất thiện không còn6. Tinh tế quan sát một khu rừng nguyên sinh, người quan sát sẽ thấy một trật tự đẹp đến kỳ diệu. Một dòng suối chảy qua; một thân cây khô ngã bên bờ; vài cây nhỏ sống gửi trên cây khô nhờ hơi ẩm bốc lên từ dòng suối; trên cây khô ngã có hơi ẩm, những đám rêu xanh chen nhau hát ca; dưới gốc thân cây khô ngã, bao nhiêu cây nhỏ cộng sinh khác hòa vui như một vũ đoàn bài bản đang biểu diễn. Người quan sát cảm thấy không có sự chết chóc nào ở đó cả, mà đó chỉ là một bức tranh của nghệ sỹ thiên nhiên đại tài. Khi nhỏ mình được đặt cho một cái tên. Cái tên vốn chỉ là ký hiệu để nhận ra mình, mà không phải mình là cái tên đó. ABC hay D gì đó chỉ là tên gọi ám thị cho mình và người. Nếu mình nhìn người và người nhìn mình qua tên gọi – tức là qua ký hiệu – thì cả hai hoàn toàn không biết đúng về nhau. Thế giới hình tướng chỉ là ký hiệu để thấy thế giới vô tướng. Khi lầm lẫn ký hiệu với những gì ký hiệu ám chỉ, người ta sẽ không bao giờ thấy đúng thế giới.

6 Tổ Huệ Năng dạy: Không nghĩ thiện, không nghĩ ác, cái gì là bản lai diện mục?

36


Không có sự tĩnh lặng của nội tâm, sẽ không thể tưởng tượng được sự tồn tại khi vắng mặt tư duy.“Tôi tư duy, tôi tồn tại” chỉ có ý nghĩa với ai sợ sự không tồn tại của ý thức và cảm xúc. Còn thèm khát và còn sợ hãi nghĩa là còn bất như ý, còn chiến tranh, còn khổ lụy. Tất nhiên hạnh phúc thật sự là gì cũng còn rất xa. Chỉ có những mãnh vụn phù du của cảm giác thỏa mãn đi qua tâm thức, rồi tiếp theo là một thảm họa cho thế giới và chính mình. Chân lý chỉ có một. Không có cách nào khác hơn để tiếp xúc là chú tâm tỉnh giác mọi diễn biến của chính mình và thế giới, bao gồm ý nghĩ và cảm xúc, trong giây phút hiện tại. Khi tỉnh thức được trong giây phút hiện tại, suy nghĩ và cảm xúc trong đầu lắng xuống, nhận thức thuần khiết không điều kiện biểu hiện, ánh sáng chân lý bắt đầu đi vào các góc tối còn lại của tâm hồn. Rất tự nhiên, bóng tối từ lâu bị CÁI TÔI chiếm giữ sẽ không còn. Đời người được cho là bắt đầu lúc sinh ra và kết thúc khi chết. Nếu hỏi cái gì chết, câu trả lời sẽ chỉ đúng một nữa, nữa còn lại vô ngôn. Không có cái gì chết, mà chỉ có cái được thay thế cho phù hợp. Mọi bí mật của những bí mật về chân lý, Đạo hay Thượng đế 7 đều ở ngay trong tâm muôn loài. Không cần tìm đâu cả. Chỉ cần để muôn loài tự do, tất cả sẽ hiển lộ. Tất nhiên tôi mời bạn đến để thấy mà không khuyến khích bạn nghe để tin.

7 Nếu hiểu Thượng Đế là nguyên ly sáng tạo thế giới

37


Chương VIII: NGÀY MỚI

Một ngày như mọi ngày, suy tư, cảm xúc, lo sợ, thèm muốn nối tiếp nhau đi qua tâm hồn, níu kéo nhận thức về quá khứ hay mơ tưởng tương lai, làm cho đời sống bị sơ cứng. Đời sống con người rất thú vị, từ xác thân vật chất, hiện tượng tâm sinh lý cho đến biểu hiện của thế giới bên ngoài được nhận thức qua năm giác quan, tất cả đều mang một thông điệp mầu nhiệm. Tại vì cái tôi đói khổ và u mê, nên nó thèm khát sở hữu, làm cho đời sống con người bị đóng khung trong vỏ bọc quan niệm, tư tưởng, cảm xúc, ý nghĩ … rồi trở nên cách biệt và ghen tị với những đời sống khác. Từ đó không còn thấy NGÀY MỚI thú vị đi qua. Mỗi ngày đều mới; mỗi ngày vũ trụ thông minh đều tặng con người ít nhất một món quà bình an hạnh phúc, nhưng tiếc là con người không nhận được chỉ vì sự ghen tị và cách biệt bắt nguồn từ CÁI TÔI u mê. Sáng hôm nay thức dậy, chánh niệm trong tư thế hoa sen, bình minh bắt đầu gửi ánh sáng tặng ta, do những chú chim vui vẻ hát ca mang đến. Oh, mình

38


đã ngủ một giấc thật dài với bao nhiêu mộng mị vô thức. Nay đã thức dậy, sự thật đã nhìn thấy, đẹp quá, ngày mới thật thú vị. Đã qua rồi cái ngày đầu óc vẫn vơ với những câu chuyện ABC tưởng tượng do CÁI TÔI tự tạo. Chính câu chuyện ABC không thật đó làm phát sinh thèm khát sở hữu, sợ hãi đi tới, sự sống bị đóng khung, đời người không còn thú vị mà chỉ còn gánh nặng cơm áo; nghĩa vụ xã hội; trách nhiệm gia đình; bổn phận tín đồ … lâu ngày tích góp thành một khối khổ đau. Khi dòng sông biết mình đã u mê vì cố níu kéo một hình ảnh không thể níu kéo của một con chim bay in trên mặt nước, dòng sông sẽ giác ngộ: hình ảnh này qua thì hình ảnh khác bay về. Dòng sông bắt đầu thấy sự thú vị. Ngày mới đầy thú vị sẽ đến với bất cứ ai khi trong họ không còn thèm khát và sợ hãi. Mọi sự vật và hiện tượng đều có đời sống riêng. Tất cả đều không thể sở hữu vô tận. Con người chỉ có hai bàn tay, khi muốn cầm cái này lên thì cái kia phải để xuống. Sự sống không chỉ mỗi ngày mới, mà mỗi phút giây đều mới. Vì không chịu đi tới và để cho cuộc sống đi tới, người ta khổ đau. Mỗi ngày đều mới; mỗi ngày đều đi tới. Cho mình đi tới cùng ngày mới qua thời gian thực8 là bí mật của mọi bí mật hạnh phúc, an nhiên trong kiếp sống con người. Oh, thế à! Ừ, được đấy! Hay lắm, rất dễ thương! 8Hiện tại- thời gian thực.Quá khứ và tương lai chỉ là thời gian tồn tại trong ý thức chủ quan.

39


Bạn sẽ làm được! Hôm nay nhé! Là những gì có thể biểu hiện trong NGÀY MỚI của tâm hồn an nhiên, đầy hứng khởi và nhiệt thành. 12:35 A.M Sài gòn, 10.11.2012 Nhuận Đạt - TMT

40


PHỤ LỤC HÌNH ẢNH

Thiện tính vô biên biểu lộ qua đôi mắt mang đầy tình yêu thương có thể truyền cảm xúc hạnh phúc và bình yên đến muôn loại tuôn chảy từ trái tim vô nhiễm.

Bí mật của những bí mật đều ở ngay trong tâm muôn loài.

41


Tôi sẽ không thấy tôi khi tôi nhìn tôi bằng đôi mắt

42


Khi dòng sông biết mình đã u mê vì cố níu kéo một hình ảnh không thể níu kéo của một con chim bay in trên mặt nước, dòng sông sẽ giác ngộ: hình ảnh này qua thì hình ảnh khác bay về. Dòng sông bắt đầu thấy sự thú vị.

Đời người được cho là bắt đầu lúc sinh ra và kết thúc khi chết.Nếu hỏi cái gì chết, câu trả lời sẽ chỉ đúng một nửa, nửa còn lại vô ngôn.

43


Sở hữu là thèm muốn không thể trọn vẹn được, bởi bên trong mọi sự vật hiện tượng tự nó có khả tính độc lập. Càng thèm khát sở hữu, sợ hãi càng lớn lên.

Cuối cùng thì triết gia, nhà tu, vua chúa, chính khách, người khôn, người ngu … thật sự muốn gì trong cuộc sống này? 44


Một cái gì đó xem như là xấu xa nhất, bên trong nó cũng mang theo một thông điệp giác ngộ nhiệm mầu, chỉ cần để cho nó được biểu hiện tự do.

Sống là đi tới. Đi tới là sống. Phủ nhận sự đi tới của hiện hữu là phủ nhận sự thống nhất trong đa dạng của thế giới. Đi tới chính là động lực của sự sáng tạo vĩ đại. Đi tới làm cho thế giới được tiếp nối.

45


Cuộc sống đầy những bí ẩn thú vị, nhưng vì CÁI TÔI sợ hãi nên cuộc sống trở thành một bãi chiến trường đầy xác chết và thương tích của cuộc chiến do ý nghĩ lôi kéo và ôm chặt sở hữu khi sở hữu đi tới theo trái tim của nó.

46


Mình còn có cái gì đó để người ta lấy mất, có phải tốt hơn khi mình không còn gì nữa để người khác ngó nhìn?

Khi soi mình trước một tấm gương trang điểm, mình chỉ thấy mình. Nhưng khi soi mình trước một tấm gương trong suốt, mình sẽ thấy sự sinh động của thế giới vô biên.

47


Nhuận Đạt – TMT Email: smallbodhi@gmail.com

48


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.