Thien quan niem hoi tho ban in chinh thuc for print a4 new edit

Page 1

THIỀN QUÁN NIỆM HƠI THỞ (Ānāpānasati) CHO SỨC KHỎE VÀ PHÁT TRIỂN TRÍ NHỚ


THIỀN QUÁN NIỆM HƠI THỞ - ĀNĀPĀNASATI CHO SỨC KHỎE VÀ PHÁT TRIỂN TRÍ NHỚ

Kính tri ân Chùa Lạc Nghiệp, nơi trợ duyên cho con những ngày đầu học Đạo. Kính lễ tạ ơn ân sư :thượng Phú hạ Hoằng, người khai nguồn tuệ giác trong con. Kính cảm ơn quý tác giả và dịch giả của các tác phẩm được tham khảo. Kính báo ân Việt Nam Phật Quốc Tự tại India và Nepal, nơi cho con nhiêu cơ hội học hỏi, tu tập và trưởng thành. Kính dâng tặng hương linh Cha Mẹ và những nhân duyên mầu nhiệm cho con có duyên lành học và thực tập được Ānāpānasati.

2


3

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU......................................................................................................................... 6 Chương 1.............................................................................................................................. 8 KHÁI QUÁT............................................................................................................................ 8 VỀ THIỀN VÀ......................................................................................................................... 8 THIỀN QUÁN NIỆM................................................................................................................ 8 1.1. Thiền là gì

8

1.2 Nguồn gốc của thiền

9

1.3 Thiền quán niệm hơi thở

10

1.4. Khía cạnh khoa học và khía cạnh tâm linh của thiền.

15

THIỀN VÀ SỨC KHỎE............................................................................................................ 20 2.1 Sức lực và sức khỏe

20

Sức lực và sức khỏe thường đi đôi, nhưng thực ra sức lực và sức khỏe không giống nhau. Người ta có thể khỏe nhưng không hẳn có sức lực. Nói đến sức lực thường người ta nghĩ đến công sinh ra do cơ bắp, khả năng làm việc bằng cơ bắp. Nhiều cơ thể trông to lớn nhưng lại ốm đau luôn, sức đề kháng kém, thường hay bị cảm nhiễm. Ngược lại, người gầy gò, tưởng ốm yếu, nhưng đề kháng lại tốt, ít nhiễm khuẩn, cảm nhiễm thời tiết… 20 2.2 Cơ sở sinh học sức khỏe của thiền.

21

2.3 Những thay đổi các hằng số sinh lý trong thiền.

23

2.4 Khoa học về hơi thở và điều hòa hơi thở.

26

2.5 Thiền với tác dụng chữa bệnh.

27

2.6. Đòi hỏi của thời đại, stress và thiền

30

2.7. Thiền với cai nghiện ma túy

35

Chương 3 ........................................................................................................................... 40 THIỀN ................................................................................................................................. 40 VÀ PHÁT TRIỂN ................................................................................................................... 40 TRÍ NHỚ.............................................................................................................................. 40 3.1 Tiềm năng phong phú của con người

40

3.2 Trí nhớ mẫn nhuệ

41

3.3 Góc độ sinh học của trí nhớ

42

3.4 Góc độ tâm linh của trí nhớ.

43

3.5 Bí quyết phát triển trí nhớ

43

3.6 Phát triển trí nhớ bằng pháp thiền quán niệm hơi thở ( Ananpanasati).

45


THIỀN QUÁN NIỆM HƠI THỞ - ĀNĀPĀNASATI CHO SỨC KHỎE VÀ PHÁT TRIỂN TRÍ NHỚ

Chương 4 .......................................................................................................................... 47 THỰC HÀNH ....................................................................................................................... 47 THIỀN ................................................................................................................................. 47 QUÁN NIỆM HƠI THỞ.......................................................................................................... 47 4.1 Những hiểu biết căn bản trước khi thực hành thiền quán niệm hơi thở

47

4.2 Phương pháp thực hành thiền quán niệm hơi thở để cải thiện sức khỏe và phát triển trí nhớ 49 4.3 Thiền tọa

52

4.4 Thiền hành

55

4.5 Một ngày sống thiền

57

Lời kết................................................................................................................................. 59 THƯ MỤC THAM KHẢO....................................................................................................... 61

Nhuận Đạt – TMT Email: songtinhthuc@outlook.com Web: www.songtinhthuc.net

4


5


THIỀN QUÁN NIỆM HƠI THỞ - ĀNĀPĀNASATI CHO SỨC KHỎE VÀ PHÁT TRIỂN TRÍ NHỚ

6

LỜI NÓI ĐẦU 1. GIỚI THIỆU THIỀN ĀNĀPĀNASATI Thiền là bí pháp truyền thống của các tôn giáo phương Đông, đặc biệt là Phật giáo. Nó được truyền thừa và thực tập qua nhiều thế hệ dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong Kinh điển Phật giáo:Nikaya, thiền được xem như là con đường duy nhất đưa hành giả đến giải thoát, chấm dứt khổ đau. Tuy nhiên, thiền Phật giáo cũng không phải chỉ tồn tại dưới một hình thức mà là rất nhiều. Một trong nhiều pháp thiền đó, có pháp thiền quán niệm hơi thở được xem là căn bản nhất và là nền tảng cho mọi thiền pháp được thực tập trong hai truyền thống Phật giáo : Nam truyền và Bắc truyền. Đức Phật đã dạy pháp thiền này cách đây hơn hai ngàn năm trăm năm với tên gọi là Ānāpānasati, hiện còn ghi lại trong kinh tạng Pali. Ở thế kỷ thứ ba, thiền sư Tăng Hội người Giao Châu đã dịch Ānāpānasati là An Ban Thủ Ý, và Ngài cho rằng An Ban Thủ Ý là Đại thừa chư Phật dùng để tế độ chúng sanh phiêu trầm [24,80]. Sự thật là thế, lời khẳng định của Thiền sư Tăng Hội vẫn còn nguyên giá trị cho đến hôm nay : Bất cứ người con Phật nào đi vào thực nghiệm tâm linh đều phải thực tập qua Ānāpānasati cả. Ānāpānasati là một thiền pháp giản dị nhưng thật mầu nhiệm mà đức Phật đã ban tặng cho nhân loại. Mọi người đều có thể thực hành Ānāpānasati để có một sức khỏe trọn vẹn về tinh thần và thể xác, mà không cần phải là Phật tử hay bất cứ gì liên quan đến tôn giáo Phật giáo. Thiền Quán Niệm Hơi Thở cho Sức Khỏe và Phát Triển Trí Nhớ được trình bày ở đây chính là Ānāpānasati. Tuy nhiên, sự khác biệt căn bản giữa bài viết này với các tác phẩm khác là sự tiếp cận trọn vẹn hai khía cạnh khoa học và tâm linh của thiền, khám phá mối quan hệ biện chứng giữa tinh thần và thể xác tác động đến sức khỏe và trí nhớ của con người, từ đó vận dụng thiền Ānāpānasati để cải thiện sức khỏe và phát triển trí nhớ.

2. ƯỚC MUỐN CHIA SẺ Trong cuộc sống hiện đại, đặc biệt là thời kỳ bùng nổ của khoa học và công nghệ thông tin như hiện nay, nhu cầu về sức khỏe và phát triển trí nhớ của con người đang là vấn đề lớn được quan tâm trên toàn thế giới. Rất nhiều những công trình nghiên cứu về y học, tâm lý học có giá trị để mang lại sức khỏe và giúp phát triển trí nhớ cho nhân loại. Tuy nhiên, đa số các công trình trên chỉ tập trung nghiên cứu và khám phá ở góc độ sinh học mà xem nhẹ góc độ tâm linh, hoặc tách rời thể xác vật chất và tinh thần thành hai phần để nghiên cứu, trong khi con người chính nó đang hiện hữu trong mối quan hệ biện chứng vô tận giữa thể xác và tâm hồn.


7

Là một nhà sư Phật giáo, người viết đã học, chiêm nghiệm và thực tập giáo lý Phật đà, đặc biệt là thiền Ānāpānasati. Người viết thấy rằng, nếu cố gắng tách rời hay chia sẻ bất cứ sự vật hay hiện tượng nào ra thành những thực thể độc lập của nó thì đều sai lầm và nguy hiểm. Vấn đề sức khỏe và trí nhớ của con người cũng vậy, cũng cần phải được nhìn với cái thấy biện chứng giữa tâm hồn và thể xác. Có như thế, người đi tìm một phương pháp hay nghệ thuật sống an vui - khỏe mạnh mới có thể tránh được tối thiểu những tác dụng phụ gây ra. Thiền Ānāpānasati tác động đến cả hai mặt: tâm hồn và thể xác. Nó có thể giúp con người tập trung tư tưởng tư duy sâu những bế tắc trong cuộc sống, khám phá những bí ẩn của thể xác và tâm hành. Nó còn làm giảm lactic trong máu, cân bằng nội môi, giảm tiêu thụ oxy, ổn định thần kinh… Người viết nghĩ mình may mắn học và thực tập được thiền pháp Ānāpānasati, mình muốn chia sẻ với mọi người để ai ai cũng được khỏe mạnh an vui, nhất là các bạn học sinh sinh viên, tìm thấy cho mình được một phương pháp tốt để khỏe và phát triển trí nhớ. Người viết ý thức rất rõ biển học vô bờ, tri thức con người có hạn, cho nên mọi cố gắng trình bày ở đây đều làm bằng tất cả tấm lòng. Hy vọng mọi người có duyên đọc được bài viết nhỏ này đều tìm thấy ít nhiều lợi ích. Ngày 08/07/2010 VNPQT - Lumbini, Nepal Nhuận Đạt – T.M.T


THIỀN QUÁN NIỆM HƠI THỞ - ĀNĀPĀNASATI CHO SỨC KHỎE VÀ PHÁT TRIỂN TRÍ NHỚ

8

Chương 1

KHÁI QUÁT VỀ THIỀN VÀ THIỀN QUÁN NIỆM HƠI THỞ

1.1. Thiền là gì Thiền tiếng Sanskrit là Dhyana, Pali Jhana, Trung hoa là 禅 , Nhật Bản là Zen, Anh ngữ là Meditation, được dịch nghĩa là tịnh lự - sự tĩnh lặng nội tâm [28,409]. Thiền là pháp môn tu tập của nhiều môn phái phương Đông, đặc biệt là các tôn giáo có nguồn gốc Ấn Độ như Phật giáo và Yoga, với mục đích trực tiếp khám phá sự bí ẩn của nội tâm, đạt đến thực tại tuyệt đối. Bản chất của thiền là Niệm – Định – Tuệ. Niệm (Smirti) nói đủ là chánh niệm (Samyasmirti),tức biết rõ những gì đang xảy ra trong lãnh vực thân tâm. Định (Samadhi) là sự chú tâm vào một đối tượng thiền quán. Tuệ (Prajna) hay tuệ giác là sự hiểu biết như thật bản chất của đối tượng thiền quán, có khả năng chuyển hóa khổ đau thành an lạc.


9

Tiến sĩ tâm lý học kiêm thiền sư người Anh, David Fontang, viết về thiền và phi thiền như sau : “Thiền không có nghĩa là ngủ gục; để tâm chìm lặng vào cõi hôn mê; trốn tránh xa lìa thế gian; vị kỷ chỉ nghĩ đến mình; làm việc gì không tự nhiên; để mình rơi vào vọng tưởng; quên mình ở đâu. Thiền giữ tâm tỉnh táo linh động; chú tâm tập trung; nhìn thế giới hiện hữu rõ như nó là; trao dồi tấm lòng nhân đạo, biết mình là ai, ở đâu” [28,409]. Trong Phật giáo thiền định là con đường duy nhất đi đến sự giác ngộ. Chính đức Phật đã dùng phương pháp thiền để thiền quán và thể nghiệm chân lý. Những thành tựu của Ngài cũng như chư Thánh đệ tử được ghi lại trong Tam Tạng Kinh Điển bằng tiếng Pali và Sanskrit vẩn còn tồn tại đến ngày nay. Thiền giúp hành giả đạt đến cái thấy sâu sắc về thực tại. Cái thấy này có khả năng giải phóng con người ra khỏi sợ hãi, lo âu và phiền muộn, chế tác chất liệu từ bi, nâng cao phẩm chất của sự sống, đem lại cho mình và người khác thảnh thơi và an lạc [13,92]. Theo PGS. TS. Nguyễn Ngọc Kha, cũng như TS. Sarah Brewer, thiền là phương pháp thư giản chủ động tích cực có khả năng phòng và ngăn chặn stress. Bởi vì thiền làm cơ thể giảm tiêu thụ oxy, giảm tiêu thụ năng lượng, thiền tạo trạng thái yên tĩnh cho vỏ não, cân bằng nội môi [7],[21]. Nói tóm lại, thiền không phải là một tri thức, tôn giáo, triết học hay khoa học. Nhưng thực sự tri thức không lìa thiền, tôn giáo nhờ thiền mà thành tựu, triết học nằm trong lĩnh vực của thiền và tinh thần thực nghiệm của khoa học cũng chính là tinh thần của thiền. Thiền là một nghệ thuật sống để đạt đến tự do tuyệt đối, trong thiền hoàn toàn vắng mặt của tôn giáo, chủng tộc, thù hận và chiến tranh. Thiền là đầu mối để giải quyết các vấn đề bức xúc trong sinh hoạt [35,75]. Thiền là việc cắt tận gốc các vấn đề [39,124]. Nói theo ngôn ngữ hình tượng của Phật giáo, thiền như là “chiếc bè đưa khách sang sông” thế thôi. Tuy nhiên, một điểm cần lưu ý là không phải phương pháp thiền nào cũng hoàn toàn giống nhau.

1.2 Nguồn gốc của thiền Thiền có nguồn gốc từ các tôn giáo phương Đông, đặc biệt là Yoga và Phật giáo. Người khai sáng con đường thiền định của Phật giáo là thái tử Siddhatha mà sau này giác ngộ giải thoát có tên gọi Sakya Muni Buddha (Thích Ca Mâu Ni Phật).


THIỀN QUÁN NIỆM HƠI THỞ - ĀNĀPĀNASATI CHO SỨC KHỎE VÀ PHÁT TRIỂN TRÍ NHỚ

10

Theo Đức Phật Lịch sử : Đức Phật giác ngộ vào đêm 528 trước công nguyên sau bốn mươi chín ngày liên tiếp nổ lực thiền định dưới cột bồ đề. Đêm ấy khi bầu trời bắt đầu sáng ở phương Đông một làn ánh sáng trắng, sa môn Siddhatha đột nhập vào tri kiến như thật: Đây là Khổ, đây là Khổ Tập, đây là Khổ Diệt, đây là Con Đường Đưa Đến Khổ Diệt, Ngài liền cất tiếng reo vang bày tỏ niềm cực lạc : Giải thoát đạt vẹn toàn Đây là đời cuối cùng Không còn tái sanh nữa [23,144]. Ngày nay thiền không còn là những bí pháp trong các thiền viện Phật giáo, những tu việc ẩn mình dưới chân rặng Hymalaya hùng vĩ, hay những ngôi đền huyền bí với các đạo sư Yoga có những công năng đặc dị, thiền hầu như phổ biến trong mọi lĩnh vực của cuộc sống : thiền nấu ăn, thiền trong quản trị thương mại, thiền thư giản, thiền và sức khỏe… Thậm chí ở phương Tây thiền còn được xem xét như một môn thể dục cho trí não. [35,11]. Mặc dù vậy, nhưng khi nói đến thiền, ai cũng nghĩ ngay rằng thiền tồn tại với Phật giáo : Vipassana, Thiền tông, Zen. Có một điều cần biện biệt ở đây là không nên nhầm lẫn thiền tông Phật giáo với một hình thái trầm tư quán tưởng của người theo đạo “Tư tưởng mới”, của các nhà khoa học Thiên chúa giáo, những nhà khổ hạnh Ấn giáo, hoặc của một số người theo đạo Phật. Thiền na hay thiền định (Dhyana) như thường được hiểu là thiền (Zen) không tương đương với cách hành trì của Thiền Tông [1,37]. Thiền tông Phật giáo trung hoa, Zen Nhật Bản hay Vipassana ở Thái Lan và Miến Điện… hiện đang được thực tập trên khắp thế giới đều xuất phát từ kinh nghiệm thiền định giác ngộ của đức Phật. Có thể khách quan mà nói rằng, mặc dù thiền có nguồn gốc từ các tôn giáo phương Đông và ngày nay được nghiên cứu và ứng dụng dưới nhiều góc độ, nhưng sự phổ biến thiền đến với đời sống nhân loại, phần lớn là từ các thiền sư Phật giáo. Thế giới biết đến thiền là một sự đóng góp không nhỏ của các thiền sư Á châu : D.T Suzuki, Taisen Deshimaru, Mahasi Sayadaw, Ajhan chah, Dalai Lama, Thích Nhất Hạnh.

1.3 Thiền quán niệm hơi thở Thiền quán niệm hơi thở được trình bày ở đây là pháp thiền căn bản Phật dạy được ghi lại trong Kinh Tạng Pali, có tên Ānāpānasati. Đây là thiền pháp nền tảng


11

cho mọi thiền pháp trong Phật giáo Nam truyền cũng như Bắc truyền. theo tác giả sách Việt Nam Phật Giáo Sử Luận, Nguyễn Lang, thì vào thế kỷ thứ III, thiền sư Tăng Hội ở Giao Châu đã dịch giải và thực tập pháp thiền này. Nội dung của Ānāpānasati được Phật trình bày như sau : Quý vị khất sĩ! Phép quán niệm hơi thở, nếu được phát triển và thực hiện liên tục sẽ đem lại những thành quả và lợi lạc lớn… Làm thế nào để phát triển và thực hiện liên tục phép quán niệm hơi thở, để phép này mang lại những thành quả và lợi lạc lớn ? Này đây, quý vị khất sĩ, người hành giả đi vào rừng hoặc tới một gốc cây, nơi vắng vẻ, ngồi xuống trong tư thế hoa sen, giữ thân cho thẳng, và đặt vững chánh niệm trước mặt mình. Thở vào, người ấy biết rằng mình thở vào; thở ra, người ấy biết mình đang thở ra. -

Thở vào một hơi dài, người ấy biết : ta đang thở vào một hơi dài. Thở ra một hơi dài, người ấy biết : ta đang thở ra một hơi dài.

-

Thở vào một hơi ngắn, người ấy biết : ta đang thở vào một hơi ngắn. Thở ra một hơi ngắn, người ấy biết : ta đang thở ra một hơi ngắn.

-

Ta đang thở vào và có ý thức về toàn thân thể ta; ta đang thở ra và có ý thức về toàn thân thể ta, người ấy thực tập như thế.

-

Ta đang thở vào và làm cho toàn thân an tịnh; ta đang thở ra và làm cho toàn thân an tịnh, người ấy thực tập như thế.

-

Ta đang thở vào cảm thấy mừng vui; ta đang thở ra cảm thấy mừng vui, người ấy thực tập như thế.

-

Ta đang thở vào cảm thấy an lạc, ta đang thở ra cảm thấy an lạc, người ấy thực tập như thế.

-

Ta đang thở vào và có ý thức về những hoạt động tâm ý trong ta; ta đang thở ra và có ý thức về những hoạt động tâm ý trong ta, người ấy thực tập như thế.


THIỀN QUÁN NIỆM HƠI THỞ - ĀNĀPĀNASATI CHO SỨC KHỎE VÀ PHÁT TRIỂN TRÍ NHỚ

12

-

Ta đang thở vào và làm cho những hoạt động tâm ý trong ta an tịnh; ta đang thở ra và làm cho những hoạt động tâm ý trong ta an tịnh, người ấy thực tập như thế.

-

Ta đang thở vào và ý thức về tâm ý ta; ta đang thở ra và ý thức về tâm ý ta, người ấy thực tập như thế.

-

Ta đang thở vào và làm cho tâm ý ta hoan lạc; ta đang thở ra và làm cho tâm ý ta hoan lạc, người ấy thực tập như thế.

-

Ta đang thở vào và thu nhiếp tâm ý ta vào định; ta đang thở ra và thu nhiếp tâm ý ta vào định, người ấy thực tập như thế.

-

Ta đang thở vào và cởi mở cho tâm ý ta được giải thoát tự do; ta đang thở ra và cởi mở cho tâm ý ta được giải thoát tự do, người ấy thực tập như thế.

-

Ta đang thở vào và quán chiếu tính vô thường của vạn pháp; ta đang thở ra và quán chiếu tính vô thường của vạn pháp, người ấy thực tập như thế.

-

Ta đang thở vào và quán chiếu tính tàn hoại của vạn pháp; ta đang thở ra và quán chiếu tính tàn hoại của vạn pháp, người ấy thực tập như thế.

-

Ta đang thở vào và quán chiếu về giải thoát; ta đang thở ra và quán chiếu về giải thoát, người ấy thực tập như thế.

-

Ta đang thở vào và quán chiếu về sự buông bỏ; ta đang thở ra và quán chiếu về sự buông bỏ, người ấy thực tập như thế. Phép quán niệm hơi thở theo những chỉ dẫn trên, nếu được phát triển và thực tập liên tục, sẽ mang đến những thành quả và lợi lạc lớn [12,9]. Nội dung pháp thiền Ānāpānasati Phật dạy ở trên bao gồm 16 hơi thở, tập trung vào bốn lĩnh vực quán niệm: thân thể, cảm thọ, tâm, đối tượng của tâm. Bốn hơi thở đầu thuộc về lĩnh vực thứ nhất: thân thể. Trong hơi thở 1 và 2, đối tượng quán niệm thuần túy là hơi thở. Tâm người thở là chủ thể quán niệm và hơi


13

thở là đối tượng quán niệm. Hơi thở có thể dài hay ngắn, thô kệt hay nhẹ nhàng. Hơi thở ảnh hưởng tới tâm, tâm ảnh hưởng tới hơi thở. Tâm và hơi thở trở nên hợp nhất. Tâm với hơi thở là một. Hơi thở trở thành một phần của tâm. Trong hơi thở 3, hơi thở được phối hợp với toàn thân, hơi thở không còn là một phần của thân nữa mà là một với toàn thân. Ý thức về hơi thở cũng là ý thức về toàn thân. Tâm, hơi thở và toàn thân trở nên hợp nhất. Trong hơi thở 4, sự vận hành và hoạt động của thân trở nên lắng dịu và an tịnh lại. Sự an tịnh của hơi thở đưa tới sự an tịnh của cơ thể và của tâm. Tâm, hơi thở và cơ thể đồng nhất trong sự an tịnh. Bốn hơi thở này giúp hành giả thực hiện phép mầu “thân tâm nhất như”, nghĩa là thân với tâm không phải là hai thực thể riêng biệt. Hơi thở là môi giới mầu nhiệm tạo thành trạng thái nhất như đó. Bốn hơi thở kế tiếp thuộc về lĩnh vực quán niệm thứ hai: cảm thọ. Hơi thở thứ 5 bắt đầu rời lĩnh vực quán niệm thân thể chuyển sang quán niệm cảm thọ. Thọ tức là cảm giác, có ba loại: khổ thọ (cảm giác khó chịu), lạc thọ (cảm giác dễ chịu), và xả thọ (cảm giác không dễ chịu cũng không khó chịu). Do điều chỉnh hơi thở, quán niệm hơi thở, và làm cho sự vận hành và hoạt động của cơ thể được êm dịu mà cảm thọ vui thích phát sinh. Đây là một lạc thọ và là tiến trình tự nhiên do hơi thở thứ 4 đem lại. Trong hơi thở thứ sáu, cảm giác vui thích biến thành cảm giác an lạc, hành giả ý thức về sự an lạc ấy. Hơi thở 7 và 8 vẫn chú ý vào cảm thọ, bất cứ những cảm thọ nào có mặt, những cảm thọ của thân hành và của tâm hành. Tâm hành tức là hoạt động của tâm ý gồm có cảm thọ và tri giác. Cảm thọ có thể từ thân phát sinh mà cũng có thể từ tri giác phát sinh. Ý thức về cả thân hành và tâm hành tức là bao trùm được toàn bộ nền tảng của cảm giác. Hơi thở 8 làm cho thân hành và tâm hành lắng động và an tịnh lại. Tới đây, hành giả thống nhất được thân, tâm, cảm giác và hơi thở một cách hoàn toàn. Bốn hơi thở áp chót thuộc về lĩnh vực quán niệm thứ ba: tâm. Bốn hơi thở 9, 10, 11 và 12 chuyển về đối tượng tâm. Tâm là tất cả mọi hoạt động của tâm hành, gồm có cảm giác, tri giác và các trạng thái tâm lý khác. Tâm lý Phật giáo nói đến 51 loại tâm hành. Nhưng tâm cũng là nhận thức, phân biệt và suy tư. Hơi thở 9 bao trùm tất cả hoạt động của tâm, ý thức được phát hiện của tâm trong giây phút hiện tại. Hơi thở 10 có tác dụng làm cho tâm lý hoan lạc, bởi vì trong trạng thái an vui tâm dễ đi vào định hơn là trạng thái sầu não lo lắng. Hành giả ý thức được là mình đang có cơ hội thiền tập, rằng không có giờ phút nào quan trọng hơn giờ phút hiện tại, vì vậy cảm thọ hoan lạc phát sanh. Hơi thở 11 đưa hành giả vào tập trung tâm ý, lấy tâm nhìn tâm, lúc bấy giờ tâm là hơi thở, tâm là sự hợp nhất giữa chủ thể và đối tượng quán chiếu, tâm là sự an lạc. Tâm là lĩnh vực


THIỀN QUÁN NIỆM HƠI THỞ - ĀNĀPĀNASATI CHO SỨC KHỎE VÀ PHÁT TRIỂN TRÍ NHỚ

14

của quán chiếu và của định lực. Hơi thở 12 nhằm cởi bỏ cho tâm nếu tâm còn bị ràng buộc. Ràng buộc hoặc bởi quá khứ hoặc bởi vị lai, hoặc bởi những tình tiết u uẩn khác. Nhờ quán chiếu hành giả biết đâu là những sợi dây ràng buộc làm cho tâm không được an lạc và giải thoát. Hành giả quán chiếu về bản chất của những ràng buộc ấy, để cởi trói cho tâm. Hơi thở liên tục thổi ánh sáng quán chiếu vào tâm để giải thoát cho tâm. Bốn hơi thở cuối cùng thuộc về lĩnh vực quán niệm thứ tư: đối tượng của tâm ( pháp). Tâm không phải biệt lập với cảnh. Tâm là nhận thức, là cảm thọ, là yêu ghét, v.v.... Nhận thức bao giờ cũng là nhận thức một cái gì, cảm thọ bao giờ cũng là cảm thọ một cái gì, yêu ghét bao giờ cũng là yêu ghét một cái gì. Cái gì đó chính là đối tượng của tâm; tâm không thể hiện hữu nếu đối tượng của tâm không hiện hữu. Vì thế, tâm đồng thời là chủ thể nhận thức và đối tượng nhận thức. tất cả các hiện tượng sinh lý ( như hơi thở, thần kinh, giác quan), tâm lý ( như cảm giác, tri giác, nhận thức) và vật lý ( như đất nước, cỏ cây, núi sông) đều là đối tượng của tâm và do đó cũng là tâm. Tất cả đều được gọi là pháp. Hơi thở 13 quán chiếu về tính vô thường của vạn pháp: tâm lý, sinh lý, vật lý. Chính hơi thở cũng vô thường. Phép quán này giúp khai mở cho ta thấy tính cách tương quan duyên sinh của vạn vật cũng như tính vô ngã (không có tự ngã riêng biệt) của các pháp. Hơi thở 14 cho ta thấy pháp nào rồi cũng tan rã, tàn hoại, để ta không còn có ý định nắm bắt riêng một pháp nào, trong đó kể cả những hiện tượng tâm lý và sinh lý trong ta. Hơi thở 15 cho ta thấy không bị kẹt vào bất cứ pháp nào, không bị một pháp nào nắm bắt và sai sử tức là đạt tới một niềm vui lớn, niềm vui của giải thoát, của tự do. Hơi thở 16 chiếu rạng trên thái độ buông bỏ của ta, buông bỏ được tức là đã đạt tới giải thoát [12,29]. Mười sáu hơi thở trên cần phải được học hỏi và thực tập một cách thông minh. Tuy được trình bày có thứ lớp, những hơi thở này không nhất thiết là phải được thực tập theo thứ tự trên dưới. Có thể trong nhiều ngày tháng thực tập ta chỉ chuyên về một hơi thở thôi, ví dụ hơi thở 14, tuy nhiên những hơi thở đầu có hiệu lực lớn cho việc tập trung tâm ý. Mười sáu hơi thở tuy được trình bày đơn giản nhưng hiệu lực của chúng thật vô lượng vô biên. Tùy theo trình độ và mục đích thực tập mà ta chọn đi cạn hay đi sâu vào những hơi thở ấy. Ở góc độ thực tập để cải thiện sức khỏe và phát triển trí nhớ, ta chỉ cần thực tập 4 hơi thở đầu là đủ làm nên những điều kỳ diệu. Tất nhiên, chúng ta phải đến để mà thấy chứ không phải đến để mà tin. Cách tốt nhất để thấy, không có cách nào khác hơn, đó là phải thực tập ngay bây giờ và tại đây.


15

1.4. Khía cạnh khoa học và khía cạnh tâm linh của thiền. Như đã nói, thiền ngày nay không còn là bí pháp dành riêng cho các Tăng sĩ Phật giáo hay đạo sĩ Yoga nữa. Thiền đã được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi dưới nhiều góc độ khác nhau. Chính từ nghiên cứu ứng dụng này, khía cạnh khoa học và tâm linh của thiền ngày càng được sáng tỏ, nhiều người đã đi từ khía cạnh khoa học này trở về nguồn cội tâm linh.

1.4.1 Khía cạnh khoa học của thiền Ngày nay rất nhiều các nhà khoa học, đặc biệt là y học và tâm lý học đã nghiên cứu và ứng dụng thiền trong chuyên ngành của mình. 1.4.1.1 Thiền, sinh lý thần kinh và sức khỏe Theo đại sư Taisen Deshimaru, tác giả cuốn Chân Thiền, một trong những đối tượng được nghiên cứu tại Nhật Bản dưới sự điều khiển của bác sĩ Kasamatsu thì: nếu quan sát một bộ não cắt đôi, người ta sẽ thấy hai phần khác nhau : lớp ngoài ( vỏ não) và lớp tro ( trung não). Lớp ngoài là vùng lưu trữ kiến thức, nghĩa là lưu lại những điều ta đã học hỏi thu thập được, nó liên quan đến ký ức và trí khôn. Phần này dính dáng đến hệ thần kinh giao cảm. Phần thứ hai là phần lưu trữ của trực giác, của trí tuệ liên quan đến thần kinh phế vị. Hai năng lực trực giác và trí tuệ chỉ phát triển khi tư tưởng đứt bặt, nghĩa là khi não hay chất xám nghỉ ngơi, cường độ hoạt động phần não bên trong mới gia tăng do sự chú tâm. Đây là điều xảy ra trong khi thiền định [27,121]. Kết quả nghiên cứu trên không khác gì kết quả nghiên cứu được tiến sĩ bác sĩ Nguyễn Ngọc Kha nghiên cứu và ghi lại trong Thiền Dưới Góc Độ Sinh Học Và Sức Khỏe [21, 75-88] : Khi nhập thiền toàn bộ nơron của vỏ não, nghĩa là toàn bộ các vùng của vỏ não, được ức chế ( giảm tần số phân cực - khử cực). Sự ức chế tất cả diện chức năng của vỏ não sẽ kéo theo sự ức chế của toàn bộ nơron liên hợp, từ đó làm ức chế các đường dẫn truyền từ não đi ra và các đường dẫn tới não. Khi thiền sâu có thể tác động đến toàn bộ cơ thể, từng tế bào, làm ức chế từng tế bào. Tác động ức chế toàn cơ thể của thiền là do con người làm chủ, chủ động luyện tập ức chế nơron của vỏ não. Trạng thái ức chế toàn bộ hệ thần kinh làm giảm tiêu


THIỀN QUÁN NIỆM HƠI THỞ - ĀNĀPĀNASATI CHO SỨC KHỎE VÀ PHÁT TRIỂN TRÍ NHỚ

16

thụ năng lượng cho cơ thể. Cơ thể giảm tiêu hao năng lượng, người ta không phải sử dụng nhiều protit, lipit, gluxit, tránh được việc sản sinh nhiều gốc tự do, một trong những nguyên nhân gây lão hóa. Sự ức chế tập trung của thiền đã làm cho toàn bộ các vùng não liên kết lại, nhờ hoạt động của nơron liên hợp. Tập quán quen ức chế tập trung của vỏ não sẽ dễ hưng phấn tập trung khi cần sự hoạt động của vỏ não. Đó chính là nguồn gốc của trí tuệ, sự thông minh và sáng tạo. 1.4.1.2 Sóng điện não trong khi ngồi thiền : Alpha, Beta, Gamma, Delta. Thường thì, lớp não bên ngoài (vỏ não) chỉ yên nghỉ khi ngủ, trong lúc ngủ sóng não là Alpha. Trạng thái lúc thức bình thường não phát sóng Beta. Nếu mệt mỏi não phát sóng Gamma và trong trường hợp bệnh tâm thần não phát sóng Delta. Các cuộc nghiên cứu cho thấy trong một thời gian tọa thiền nào đó, não tất cả người ngồi thiền đều phát sóng Alpha như lúc ngủ; nhưng có sự khác biệt là trong giấc ngủ hai phần não ngoài và não trong đều yên nghỉ; còn trong lúc thiền thì não ngoài nghỉ, nhưng phần trong lại gia tăng hoạt động nhờ sự chú tâm [27,123].

1.4.1.3 Nhận xét của viện hàn lâm y học Nhật Bản. -

Thiền làm tuần hoàn máu được cải thiện, lưu lượng tăng 20-40%. Những chất nội tiết ( hormones) do tuyến tùng quả, tuyến giáp trạng, tuyến thượng thận tiết ra nhiều hơn, các tế bào hoạt động mạnh hơn.

-

Nhu cầu về năng lượng (calori) giảm bớt. Bình thường mỗi ngày cần 2000 calori, nhưng có tập tọa thiền, chỉ cần khoảng 1000 calori, và dù ở trong căn phòng rất lạnh, cơ thể vẫn ấm áp dễ chịu.

-

Có tọa thiền, các cơ quan trong người như dạ dày, ruột, gan, thận, lá lách nếu đau yếu cũng trở lại khỏe mạnh, kể cả cột xương sống.

-

Gặp những chuyện kích động , bức xúc, người có tọa thiền phản ứng nhẹ nhàng, không bị ám ảnh, dằn vặt [27,123].


17

1.4.1.4 Thiền với tâm lý học. Theo báo Rew Nesuspe của giáo sư tâm lý học Satao Yukimasa trường đại học Kyoto Nhật Bản, tọa thiền có 10 hiệu quả tâm lý : •

Tăng cường tính nhẫn nại.

Chữa trị các chứng bệnh quá nhạy cảm.

Làm cho ý chí bền vững.

Tăng cường khả năng suy nghĩ.

Hình thành nhân cách hoàn thiện hơn.

Mau chóng khiến đầu óc tỉnh táo, bình tĩnh.

Ổn định về tình cảm.

Nâng cao hứng thú và hiệu xuất của hành động.

Làm tiêu tan các chứng bệnh trên thể xác.

Đạt tới cảnh giới giác ngộ [35,31].

Theo viện nghiên cứu của đại học Colgne (Đức), những người có thiền có kết quả như sau: •

Bớt nóng tính , giảm bệnh về thân thể.

Bớt hung hăng, gây hấn, thêm sự hòa hợp với kẻ khác.

Giảm suy nhược thần kinh, thêm sự tự tin.

Bớt kích thích cảm xúc, thêm sự chịu đựng trong trường hợp vô vọng.

Thêm tính hợp quần, sốt sắng, thân thiện với kẻ khác.

Tăng tính quả quyết, thêm tự tin, vui tính.

Giảm tính khống chế người, thêm sự kính nể và thân ái với kẻ khác.

Giảm bớt tính cấm đoán, ngăn cản kẻ khác, thêm kính trọng tự do.

Bớt tự chê mình, giảm sự nghi ngờ mình.

Thêm cởi mở, giảm tính bất định.

Thêm tính chịu đựng, bền bỉ và có khả năng [35,24].


THIỀN QUÁN NIỆM HƠI THỞ - ĀNĀPĀNASATI CHO SỨC KHỎE VÀ PHÁT TRIỂN TRÍ NHỚ

18

1.4.2 Khía cạnh tâm linh của thiền. Thiền xuất phát từ các tôn giáo phương Đông, tính từ mốc Phật giáo ra đời là đã hơn 2500 năm. Tất nhiên trong thời điểm đầu, thiền chỉ được học và thực tập dưới một góc độ duy nhất là phát triển tâm linh để đạt đến giải thoát. Trong tác phẩm Yoga Quyền Năng Và Giải Thoát [37] trình bày con đường giải thoát được gọi là Raja- Yoga. Để thực hiện mục tiêu giải thoát đó phải tu tập các pháp: Yama, Niyama, Asana, Pranayama, Pratyhara và Samyama. Trong sáu pháp trên, 2 pháp đầu thuộc về giới, tức là những hàng rào luân lý để bảo vệ hành giả thanh tịnh đi vào các pháp sau. Ba pháp tiếp theo : Asana, Pranayama, Pratyhara là phương pháp thiền định. Pháp sau cùng : Samyama là tuệ. Tất nhiên tuệ này có được cũng phát sanh từ sự chú tâm toàn bộ hoạt động của ý thức vào một đối tượng. Đối với Phật giáo thì rõ ràng thiền là con đường tâm linh duy nhất rồi. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành tựu giác ngộ giải thoát cũng từ thiền quán ngày đêm dưới cội Bồ đề. Các học trò của Phật ngày Phật còn tại thế cho đến hôm nay cũng vậy, chỉ có hai việc quan trọng nhất là học hỏi giáo lý và tu tập thiền định. Sinh hoạt cốt lõi của đời sống giải thoát là tu tập thiền định : Đệ tử Gotama Luôn luôn tự tỉnh giác Không luận ngày đêm Ý vui tu thiền định [33,12]. Sau Phật nhập diệt một trăm năm, có sự phân phái trong hàng đệ tử Phật do những kiến giải bất đồng. Nhưng dù được biết dưới danh nghĩa nào của Phật giáo: Nam truyền hay Bắc truyền, thiền cũng là nền tảng căn bản đi vào giải thoát. Phật giáo Bắc truyền thì có Zen, Thiền tông Trung Hoa; Phật giáo Nam truyền thì có Vipassana. Mọi người tu tập giải thoát, hợp nhất với Đại ngã hay trở về với Thượng đế đều phải đi ngang qua con đường thiền định, nếu thiền được hiểu là tập trung tâm ý vào một đối tượng suy nghiệm. Dĩ nhiên, ở đây không phải thiền pháp của Phật giáo giống với thiền pháp của Yoga hay các tôn giáo khác. Ngay cả trong Phật giáo phương pháp tu thiền cũng đã khác nhau.


19

Ngày nay, con người tu tập thiền định đang có chiều hướng gia tăng. Và, mặc dù, mọi người tham gia thiền tập không hoàn toàn là những người thực nghiệm tâm linh để đạt đến giải thoát, thì họ cũng có một nhân cách tốt và một sức khỏe lành mạnh về cả hai mặt thể xác và tâm hồn. Cho nên xưa cũng như nay, những người tọa thiền thành tựu ( có kết quả) đều là những người yêu quí đồng loại, thương yêu vạn vật, tính cách như ánh dương mùa xuân. Họ là những hiền nhân, những nhà minh triết [35,41].


THIỀN QUÁN NIỆM HƠI THỞ - ĀNĀPĀNASATI CHO SỨC KHỎE VÀ PHÁT TRIỂN TRÍ NHỚ

20

Chương 2 THIỀN VÀ SỨC KHỎE

2.1 Sức lực và sức khỏe Sức lực và sức khỏe thường đi đôi, nhưng thực ra sức lực và sức khỏe không giống nhau. Người ta có thể khỏe nhưng không hẳn có sức lực. Nói đến sức lực thường người ta nghĩ đến công sinh ra do cơ bắp, khả năng làm việc bằng cơ bắp. Nhiều cơ thể trông to lớn nhưng lại ốm đau luôn, sức đề kháng kém, thường hay bị cảm nhiễm. Ngược lại, người gầy gò, tưởng ốm yếu, nhưng đề kháng lại tốt, ít nhiễm khuẩn, cảm nhiễm thời tiết…


21

Sức khỏe có hai loại : sức khỏe tinh thần, sức khỏe thể chất. Hai yếu tố luôn đi đôi với nhau, yếu tố tinh thần quyết định nhiều hoạt động của cơ thể, đến khả năng chịu đựng, sức chống đỡ của cơ thể thông qua hệ thần kinh thực vật với hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Theo định nghĩa của y tế thế giới, sức khỏe là tình trạng sảng khoái toàn diện về thể xác, tinh thần và xã hội. Sức khỏe không bó hẹp trong nghĩa không có bệnh tật và tàn tật [21,89]. Ở đây, sức khỏe được nói đến là sức khỏe toàn diện, tức là sức khỏe của cả thể xác và tinh thần. Khỏe không có nghĩa là cơ thể không ốm yếu hay tàn tật.

2.2 Cơ sở sinh học sức khỏe của thiền. Dưới ánh sáng của khoa học, bộ máy thần kinh quyết định toàn bộ hoạt động của con người chia làm 2 loại : -

Hệ thần kinh động vật, quyết định tư duy và vận động ý thức.

-

Hệ thần kinh thực vật, quyết định hoạt động tự động ngoài ý thức. Hai hệ thần kinh này tuy giữ hai chức năng khác nhau, nhưng chúng vẫn tương tác với nhau qua nhiều trung gian mà ý thức không quyết định được, trừ trung khu hô hấp. Chính từ trung khu hô hấp, thiền tạo được tương tác giữa hệ thần kinh động vật và thực vật, dần dần tạo được tương tác giữa hệ động vật với một số trung khu thực vật khác, dẫn đến tác động từng tế bào trong cơ thể. Theo kết quả nghiên cứu của PGS, BS Nguyễn Ngọc Kha trong tác phẩm Dưới Góc Độ Sinh Học Với Sức Khỏe [21], cơ sở sinh học của thiền được trình bày như sau:

2.2.1 Thiền với hoạt động thần kinh. Thiền làm giảm trương lực cơ, nói cách khác thiền làm giảm tần số pc-kc (phân cực, khử cực) của các vòng mạch điện thần kinh, theo định luật phản hồi tác động trở lại các bó mạch thần kinh từ hồng cầu, đồi thị tiểu não, cấu tạo lưới, làm giảm


THIỀN QUÁN NIỆM HƠI THỞ - ĀNĀPĀNASATI CHO SỨC KHỎE VÀ PHÁT TRIỂN TRÍ NHỚ

22

tần số pc-kc của các bó này, như vậy tần số pc-kc của toàn thể nơron của não bộ đều giảm.

Bất cứ hoạt động nào của người đều thông qua sự điều khiển của hệ thần kinh. Các hoạt động càng phức tạp, tinh tế thì càng gắn với hoạt động về não. Có thể nói đây là những nguyên nhân mà các nhà thiền siêu đẳng xưa nay đều là những tri thức lớn.

2.2.2 Thiền với hô hấp. Hô hấp là cửa ngõ duy nhất dưới góc độ sinh học thiền tác động đến hệ thần kinh thông qua điều khiển nhịp thở có ý thức. Vai trò bộ máy hô hấp hết sức quan trọng đối với đời sống con người. Điều khiển hô hấp do nhiều cơ chế duy trì lưu thông O2 và CO2 cho các hoạt động của cơ thể. Trong quá trình thiền, điều khiển hô hấp chủ động do người tập thiền, nhịp thở có khi xuống ba nhịp một phút kéo dài cả giờ mà không hề có biến loạn nội môi hay thiếu O2, chứng tỏ khi thiền năng lượng tiêu hao rất thấp. Vậy thiền không chỉ điều khiển hô hấp qua trung khu hô hấp mà còn tác động đến cơ quan khác dưới sự điều khiển của hệ thần kinh. 2.2.3 Thiền với tế bào. Khi tập thiền mọi tế bào của cơ thể đều được ức chế, sự trao đổi chất qua màng tế bào giảm, dẫn đến giảm tiêu thụ năng lượng (thiền đã làm giảm hô hấp đến từng tế bào dưới sự điều khiển của vỏ não được biểu hiện là giảm tiêu thụ O2). 2.2.3 Thiền với cơ quan vận động. Trong hệ vận động, cơ vân giữ vai trò chủ yếu. Nó chiếm bốn mươi phần trăm trọng lượng cơ thể, hoạt động cơ bắp đòi hỏi nhiều năng lượng. Để có đủ năng lượng, cơ thể cần đồng hóa chất glucid, protid, lipid và O2 sản sinh A.T.P cho năng lượng.


23

Trạng thái bình thường cơ vân vẫn co, các tơ cơ actin, myosin vẫn luôn phiên cài vào nhau tạo trạng thái co cơ, đó là trương lực cơ sinh học. Khi ức chế nơron vận động ( thiền) tần số pc-kc giảm, cơ nhẽo, sự cài cơ của tơ cơ actin và myosin kém nên giảm đòi hỏi A.T.P năng lượng và dẫn đến tần số hô hấp giảm, do đòi hỏi O2.

2.3 Những thay đổi các hằng số sinh lý trong thiền. Năm 1971 các nhà khoa học Robert. K. Wa và Hertbert cùng Arehic .F .W đã nghiên cứu trên 36 người gồm 28 nam và 8 nữ được huấn luyện thiền, tuổi trung bình của 36 người là 24, thấp nhất là 17, cao nhất là 41. Các nhà khoa học đã đo được những chỉ số sinh lý ở ba giai đoạn ( mỗi giai đoạn 15 phút): trước, trong và sau khi thiền. Các số liệu được ghi vào bảng sau [21,68]:

ST T

Phép Đo

Số đối tượng

G/đ trước thiền

G/đ thiền

G/đ sau thiền

Giá trị

Sai số

Giá trị

Sai số

Giá trị

Sai số

1

Tiêu thụ O2(ml/phút)

20

251 .2

48. 6

211 .4

43.2

242.1

45.4

2

Thải trừ CO2

15

36.1

15

186 .8 0.8 7 11

217.9

0.04

0.86

0.05

3

11

3

4

6.0 8

1.1 1

5.1 4

1.05

5.95

1.50

6

Thương số hô hấp Tần số hô hấp(nhịp thở/phút) Thông khí/phút(lít/p hút) Tâm thu

41. 5 0.0 3 3

35.7

3

281 .7 0.8 5 13

6

106

12

108

12

111.0

10.0

7

Tâm trương

6

57

6

59

5

60.0

5.0

8

Huyết áp trung bình PH

9

75

7

75

7

78.0

7.0

10

0.0 22 3.7

0.024

7.429

0.025

3.7

30.0

2.9

6.2

105.3

6.3

1.5

7.1 43 35. 3 102 .8 1.3

1.5

1.0

1.8

4 5

9

5

10

11

PCO2 mm Hg PO2 mm Hg

12

Kiềm dư

10

7.4 21 35. 7 103 .9 0.5

13

Lactic máu (mg/100ml) Nhịp tim(lần/phút)

13

70

8

67

7.0

70

2.0

13

70

8

67

7.0

70

7.0

10

14

10

6.4


THIỀN QUÁN NIỆM HƠI THỞ - ĀNĀPĀNASATI CHO SỨC KHỎE VÀ PHÁT TRIỂN TRÍ NHỚ

15 16

Nhiệt độ hậu môn Điện trở da(K.Ohm)

5

37. 5 90. 9

15

0.4 46. 1

37. 4 234 .6

0.3

37.3

0.2

58.5

120.5

92.0

24

Qua số liệu trên có thể rút ra nhận xét : -

Tiêu thụ O2 giảm mười bảy phần trăm khi nhập thiền, CO2 thải giảm 218.7ml/phút trước khi thiền còn 186.8ml/phút khi nhập thiền. Thông khí giảm 1 lít/phút và tần số thở giảm ba nhịp trong khi nhập thiền.

-

Tâm thu, tâm trương và huyết áp trung bình động mạch thay đổi ít trong thời gian nhập thiền. PH máu động mạch giảm nhẹ cho tất cả mọi người trong khi nhập thiền, trong khi đó PCO2 và PO2 không hằng định thay đổi không có ý nghĩa trong khi tập thiền.

-

Trong mười phút tập thiền, độ tập trung lactic trong máu giảm từ 11.4 đến 8.0 mg/100ml ở giai đoạn trước thiền và tiếp tục giảm tới 6.83 mg/100ml.

Tham khảo thêm bảng số liệu nhu cầu O2 cho cơ thể khi vận động của Giu kốp [21,69] : Trạng thái của cơ thể

Tiêu thụ O2 trong một phút (ml)

Lượng CO2 hình thành trong một phút (ml)

Lượng không khí phút (1)

Nhịp thở trong một phút

Thể tích không khí lưu thông (ml) 612

Tỉ lệ CO2 trong không khí phế nang (%) 5.70

Lượng O2 trong không khí hít vào phổi trong một phút 2184

Nghỉ ngơi

328

264

10.4

17.1

Đi bộ

668

561

16.3

12.7

1296

6.04

3123

Đi nhanh

1182

1057

29.0

14.4

2010

6.23

6090

Chạy

1595

Chạy nhanh

1398

37.3

18.5

2084

6.36

7833

2543

2336

60.9

19.5

3145

6.10

12789


25

Và bảng sự tiêu hao năng lượng trung bình khi chạy các cự ly khác nhau (tính bằng calo) [21,73]:

Năng lượng tiêu hao Khi chạy cả cự ly Khi chạy 100m

Độ dài cự ly 10 0

20 0

40 0

800

150 0

300 0

500 0

100 0

42.195

35

70

10 0

130

170

280

450

750

2500

35

35

25

16. 2

113

9.3

9.0

7.5

6.0

PGS.TS.BS Nguyễn Ngọc Kha đã kết luận ( thiền với nhu cầu năng lượng) như sau : -

Vận động càng mạnh thì nhu cầu O2 càng tăng cao, hô hấp tuần hoàn không đáp ứng kịp; vì thế quá trình sản sinh A.T.P cho cơ bắp hoạt động chủ yếu là do yếm khí. Trạng thái yếm khí không thấy trong khi nghỉ, càng không thấy trong khi thiền, bởi vậy lactic tăng cao trong máu (tới 150-200mg phần trăm). Lượng acid lactic tăng cả trong nước tiểu và mồ hôi. Ngược lại trong thiền lactic giảm nhiều từ 8.0mg/100ml, khi nghỉ giảm xuống tới 6,85mg/ 100ml lúc nhập thiền, chứng tỏ cơ thể không có tình trạng nợ O2 mà lại dư thừa.

-

Khi thiền, nhu cầu năng lượng giảm, đòi hỏi O2 giảm dẫn đến giảm nhịp thở và nhịp tim so với cả khi cơ thể nghỉ ngơi ( 15 phút thiền oxy giảm 17- 20 phần trăm, với bảy giờ ngủ tiêu thụ O2 giảm 15 phần trăm), trái lại khi vận động mọi chỉ số sinh học đều tăng [21,72]. Dựa trên cơ sở sinh học và những thay đổi các hằng số sinh lý trong thiền, ngay đây có thể rút ra kết luận :

-

Thực tập thiền có thể nâng cao sức khỏe toàn diện cả hai mặt thể xác và tinh thần, điều trị một số bệnh huyết áp, tim mạch, hô hấp… vì thiền tạo được sự cân bằng ở giới hạn ức chế từ vỏ não tới vùng dưới vỏ não và hệ thần kinh ngoại


THIỀN QUÁN NIỆM HƠI THỞ - ĀNĀPĀNASATI CHO SỨC KHỎE VÀ PHÁT TRIỂN TRÍ NHỚ

26

biên, làm ức chế toàn bộ tế bào cơ thể, tạo nên trạng thái cân bằng nội và ngoại môi, giúp cơ thể thích nghi với môi trường sống. -

Thiền do người tập chủ động, ức chế trung khu hô hấp làm giảm nhịp thở, dẫn đến giảm tiêu thụ O2 nhiều hơn cả trong lúc ngủ.

-

Đặc biệt đối với căn bệnh thời đại : stress, dưới tác dụng cân bằng hệ thần kinh động vật và thực vật, tạo trạng thái an tỉnh thân và tâm, thiền tỏ ra là phương pháp điều trị bệnh hữu hiệu.

2.4 Khoa học về hơi thở và điều hòa hơi thở. Dưới ánh sáng khoa học sinh vật học ngày nay, con người không còn gì xa lạ với hơi thở nữa. Hơi thở mang O2 vào cơ thể để điều hòa và làm trong sạch cơ thể. Người ta có thể không ăn hàng tuần, nhịn uống vài ngày, nhưng ngưng thở chỉ có thể tính bằng phút [21,35]. Từ trước công nguyên các bậc hành giả Yoga và Phật giáo ở Ấn Độ đã biết có một mối liên hệ gắn bó giữa trạng thái tinh thần và cách hít thở của con người. Thở là hoạt động số một, yếu tố số một của sự sống, nó vận hành một cách tự động, nghĩa là dưới sự điều khiển của hệ thần kinh thực vật, nhưng đồng thời ngay lập tức cũng sẽ hoạt động nhanh chậm, mạnh yếu, ngắn dài theo lệnh của ý thức mỗi khi ta muốn hoặc nghĩ đến nó [37,21]. Trong quá trình hô hấp thông thường, con người chỉ sự dụng một phần ba dung lượng của hai lá phổi. Thở gấp, thở cạn là hậu quả của sự vô tâm và hời hợt; hậu quả ấy sẽ trở nên tai hại hơn khi cơ thể đang chịu áp lực của tình trạng căng thẳng. Theo TS.BS Brewer, để có được trạng thái thư giãn, an tỉnh tâm hồn, hơi thở của con người phải đều, chậm và sâu. Trong tâm trạng căng thẳng, người ta thường thở gấp, cạn và không đều, đôi khi thở dài sườn sượt, thở hổn hển, hoặc nén hơi một cách bất thường. Trong những thời điểm như thế nhịp thở tăng nhanh từ 10 lần một phút đến 20 lần một phút. Đặc biệt khi căng thẳng hay lo lắng quá độ, một số người tăng nhịp thở đến 30 lần một phút. Triệu chứng thở gấp ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ O2 và CO2 trong máu, gây nên tình trạng rối loạn chức năng hoạt động của các bộ phận trong cơ thể, dẫn đến sự xuất hiện của các triệu chứng như : đau ngực, co căng cơ bắp, choáng váng, hoảng loạn, sốt, thậm chí hoàn toàn mất hết cảm giác (nếu thở quá nhanh


27

kéo dài). Thực tế thở gấp là một trong những biểu hiện chủ yếu khởi đầu cho các chứng loạn thần kinh [7,38]. Điều hòa hơi thở là yếu tố cơ bản trong các liệu pháp dưỡng sinh và thư giãn theo truyền thống Á Động, đặc biệt là pháp môn Yoga và thiền định. Trong Yoga và thiền định Phật giáo (được Phật dạy trong Kinh Tạng Pali), mặc dù mục tiêu tối hậu là tự do tuyệt đối hay giải thoát, nhưng tất cả đều xây dựng trên nền tảng hơi thở có ý thức. Hơi thở có ý thức là chìa khóa liên lạc giữa thể xác và tâm hồn. Những người vào thiền sâu, hơi thở chỉ còn ba nhịp trên phút [21,43]. Theo lý thuyết Yoga, hơi thở đi vào cơ thể mang theo nguồn năng lượng sống (được gọi là Prana, tương tự người Trung Hoa gọi là Khí). Kiểm soát hơi thở (pranayama) là phương pháp phát huy năng lực của hơi thở nhằm đạt đến sự hợp nhất giữa tinh thần và thể xác. Hơi thở còn là nhịp điệu làm cho toàn thể con người chúng ta, trong đó có não bộ, được kiểm soát trọn vẹn và hoạt động hài hòa tuyệt hảo, do đó sẽ đạt được điều kiện tối ưu để triển khai khả năng tiềm tàng [6,67]. Tóm lại, không phải ngày nay khoa học mới khám phá về hơi thở và những liên hệ của nó với đời sống con người, mà từ ngàn xưa nền Đạo học phương Đông đã nói đến rồi. Hơi thở ý thức không những điều hòa và cân bằng thân thể vật lý, sinh lý mà còn mang trong nó “nhịp điệu” để triển khai khả năng tiềm tàng của con người. Đó cũng là nguyên nhân các tôn giáo phương Đông xem hơi thở là của ngõ duy nhất đi vào quyền năng và giải thoát.

2.5 Thiền với tác dụng chữa bệnh. Như đã tìm hiểu ở phần cơ sở sinh học của thiền, những thay đổi các hằng số sinh lý trong thiền, PGS.TS.BS Nguyễn Ngọc Kha (với công trình nghiên cứu thiền Dưới Góc Độ Sinh Học Và Sức Khỏe) đã đưa ra những kết luận sau về tác dụng chữa bệnh của thiền : Vì tác dụng của thiền với vỏ não cho thấy nó ức chế cân bằng các nơron của vỏ não nên thiền :


THIỀN QUÁN NIỆM HƠI THỞ - ĀNĀPĀNASATI CHO SỨC KHỎE VÀ PHÁT TRIỂN TRÍ NHỚ

28

+

Là phương pháp thể dục vệ sinh tốt nhất với hoạt động chức năng của vỏ não; mười lăm phút vào thiền sẽ cho cảm giác lân lân dễ chịu, tránh cảm giác mỏi mệt sau khi lao động trí óc căng thẳng.

+

Bảo vệ phục hồi chức năng của vỏ não. Sau khi thiền, sức làm việc bằng trí thức tốt hơn, vào giấc ngủ dễ dàng, ngủ sâu và êm dịu, không bị cơn ác mộng quấy rầy.

+

Thói quen tạo được ức chế tập trung sẽ dễ dàng hưng phấn tập trung đối với các tế bào chức năng của vỏ não, cũng như nơtron liên hiệp giúp người ta lao động trí óc bền bỉ, dẻo dai. Sự liên kết đồng bộ toàn thể nơron của vỏ não đã tạo ra một năng lượng đặc biệt, nguồn gốc của những sáng tạo và phát minh nhân loại.

+ -

Chống lão hóa các nơron vỏ não, giúp người già trí nhớ đỡ quên. Vì thiền không chỉ tác động đến vỏ não mà còn tác động đến vùng dưới vỏ não. Thiền tác động cả hệ thần kinh ngoại biên. Như vậy theo định luật phản hồi, thiền tác động đến toàn thể não bộ, do đó thiền : + Giảm lactic trong máu, tránh mỏi mệt toàn thân, tránh cảm giác bồn chồn lo lắng vì lactic tăng trong máu, nên tránh được trạng thái thần kinh bất thường, ngăn chặn hoặc phòng bệnh tâm thần và tiền tâm thần. + Giải tỏa, chống đè nén, điều chỉnh mọi chức năng trong cơ thể, cân bằng nội môi và ngoại môi.

-

Vì khi thiền sâu, toàn bộ các cơ bắp thư duỗi tối đa dưới sự điều khiển của nơron cảm giác, vì thế thiền tránh được: + Cơn cường cơ, chuột rút ở người già, (nhất là sáng sớm ngủ dậy, cử động là co cứng bắp chân) + Hiện tượng mỏi tay , tê chân ở người già. + Phục hồi nhanh hệ vận động sau khi lao động cơ bắp hay vận động thể thao.

-

Thiền niệm hơi thở ở các tư thế : nằm, ngồi, đi… phổi được giản nở, hoặc nghỉ ngơi đều khắp các vùng của phổi, làm giảm tiêu thụ oxy giảm nhịp thở và nhịp tim, cân bằng hệ thần kinh động vật và thực vật nên: + Một số trường hợp hen, lao phổi có thể chữa khỏi bằng thiền. + Điều chỉnh một số bệnh chức năng như: giảm ghánh nặng cho tim, chống suy tim nhanh, tránh nhồi máu cơ tim. Và có thể điều trị giảm huyết áp.

-

Vì trong động tác thở vào của thiền, cơ hoành đẩy các tạng xuống, động tác thở ra kéo các tạng lên; trong khi đó ức chế hệ vận động, năng lượng chuyển


29

tới làm hưng phấn các đám rối tạng, như đám rối thái dương, đám rối cùng, nên đã giúp cho hệ tiêu hóa: + Tránh được táo bón do nhu động tăng cường tránh liệt. + Ăn ngon miệng do tăng cường nhu động dạ dày làm ruột tiêu hóa tốt. + Làm tiêu hóa càng tốt thêm do tác dụng đến các tuyến tiêu hóa: tuyến tụy, các tuyến ống tiêu hóa. Minh chứng cho những kết luận của TS.BS. Nguyễn Ngọc Kha. Thiền sư Mahasi Sayadaw đã kể lại các trường hợp tự chữa khỏi các bệnh bằng thiền quán [11]: Trường hợp 1 : Vị tăng trưởng lão tự chữa khỏi bệnh rối loạn tiêu hóa kinh niên ở làng Leikchin, năm 1945. Trường hợp 2 : Chàng thanh niên Maungma ở làng Zaung Dan Mganna vào năm 1945, anh là một tay nghiện rượu. nhưng anh được thiền sư Mahasi Sayadaw dạy thiền quán, anh tinh tấn thực hành, kết quả không chỉ cắt cơn nghiện rượu mà anh còn dứt bỏ trọn đời. Trường hợp 3 : Daw Khin Thew, một phụ nữ ở tại Ta Mue, Rangoon hành thiền tại thiền đường Thathana đã tự mình chữa khỏi khối u trong bụng. Bà nói : “Tôi đã thực hành thiền minh sát ở thiền đường Mahasi Thathana. Dù bác sĩ đã nói là nếu tôi ngồi thiền tôi sẽ chết, bây giờ tôi không chết mà khối u của tôi cũng biến mất.” Trường hợp 4: Năm 1974, một tỳ kheo tên U Sobbana ở làng Kin Byar thị trấn Shwe Bo bị bệnh bướu ở bụng. Sau các bữa ăn cục bướu thường cương ra ở hông bên phải, khiến vị ấy không sao ngồi được. nhưng vị ấy lại sợ giải phẫu, cục bướu cứ tiếp tục để vậy. Trong thời gian nhập hạ tại thiền đường Mahasi Thathana, Rangoon, vị ấy tinh tấn hành thiền, và sau khoảng hai mươi ngày vị ấy nhận ra khối u của mình đã tan biến mất. Trường hợp 5 : Ông Ang Shwe 45 tuổi ở Daingkuin, Moulmein bị bướu lớn ở bụng. Khi đi khám ở bệnh viện, bác sĩ cho biết rằng ông phải đi giải phẫu nó. Ông là một Phật tử, nên trước khi giải phẫu, ông đến thiền đường Mahasi Thathana, Rangoon để thực hành thiền. Một hôm trong khi tuệ quán, cục bướu ở bụng ông bỗng vỡ tan, máu mủ bắn ra. Từ đó ông hoàn toàn thoát khỏi bệnh bướu. Trường hợp 6 : Ông Ko Mya Saung, 40 tuổi (ngày 10-7 Âm Lịch; 8-1951) đã bệnh viêm khớp đầu gối năm năm vẫn chưa chữa khỏi, mặc dù quá nhiều bác sĩ điều trị. Ông ta rất lo lắng, vì vậy đến thiền đường Myin Gyan để hành thiền. Trong khi đang hành pháp, hai đầu gối sưng lên, cơn đau hành hạ đến nỗi nước mắt chảy ròng và thân bị đảo tới đảo lui, hoặc thình lình thoát người lên. Trạng thái đó kéo dài bốn ngày. Và, trong khi đang cố gắng hành minh sát, ông thấy bằng trực cảm là đầu gối và các đốt xương đang vỡ ra. Ông hốt hoảng gào lên : “Ôi nó vỡ ! cái đầu gối to lớn của tôi đã vỡ!”.


THIỀN QUÁN NIỆM HƠI THỞ - ĀNĀPĀNASATI CHO SỨC KHỎE VÀ PHÁT TRIỂN TRÍ NHỚ

30

Sau biến cố ấy, ông quá khiếp đảm đến nổi không dám tiếp tục thiền nữa. Tuy nhiên, được sự cổ vũ của các thiền sư, ông lại tiếp tục. Cuối cùng, chỗ sưng và cơn đau không còn khổ sở với chứng bệnh ấy nữa. Trường hợp 7 : Ông U.Aung Myint, 70 tuổi, ở làng Lethit, khởi sự hành thiền tại thiền đường Myin Gyan. Ngày 12-8 Âm lịch (9-1964), ông bị bệnh hen suyễn đã 30 năm. Ông đã trao 30 Kyats (tiền Miến) cho thiền sư và thỉnh cầu thiền sư : “Nếu con chết thì dùng số tiền này mai táng cho con”. Khoảng một tuần sau, ông ta lại lên cơn suyễn và suốt ba ngày liền không thể ăn được cháo. Nhiều người nghĩ ông không thể sống được. Nhưng dưới sự hướng dẫn của thiền sư Sayadaw, ông nỗ lực thực hành thiền, cuối cùng bệnh suyễn của ông đã tiêu hết. Trường hợp 8 : Maung Win Myint 20 tuổi, ở số nhà 90 đường Panzotan Rangoon mắc bệnh phong ngứa do ăn uống nhiều loại thịt : heo rừng, nai, mèo rừng, rắn, kỳ đà, tắc kè và các loại thịt khoái khẩu khác. Da xuất hiện những đóm trắng, máu nhiễm độc, toàn thân ngứa ngáy, anh đã đến chữa bệnh ở nhiều bác sĩ nhưng không khỏi bệnh. Ngày 2-12-1974 anh được ông nội anh đưa đến thiền đường để hành thiền minh sát. Ngày 10-1-1975 toàn thân anh ngứa ngáy và hôi thúi. Nhưng hai ngày sau đó mùi hôi thúi từ cơ thể xì ra và biến mất. Tất cả cảm thọ ngứa ngáy cũng không còn. Các đốm trắng trên cơ thể biến mất, da trở lại bình thường. Đến đây, chúng ta có thể kết luận rằng: Thiền không chỉ là một con đường tâm linh, một phương pháp thư giản hữu hiệu trong đời sống, mà còn là một liệu pháp giúp hành giả vượt qua những cơn bệnh ngặt nghèo về thể xác. Thật có lý khi giáo sư TS.BS. Nguyễn Ngọc Kha cho rằng : Xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đòi hỏi ngoài việc nâng cao tri thức cho con người còn phải giúp con người nâng cao thể lực và tâm hồn lành mạnh. Bởi vậy, trong tương lai thiền học sẽ có một vị trí; Do đó ngay từ bây giờ cần nghiên cứu và thực hành thiền [21,6].

2.6. Đòi hỏi của thời đại, stress và thiền 2.6.1. Đòi hỏi của thời đại Chúng ta đang sống trong giai đoạn công nghiệp hóa, điều này có ảnh hưởng rất lớn đến tâm sinh lý con người, đặc biệt ảnh hưởng đến hệ thần kinh. BS. Nguyễn Khắc Viện trong tác phẩm Từ Sinh Lý Đến Dưỡng Sinh viết : Trong thời đại công nghiệp hóa ngày nay, máy móc đã thay thế cơ bắp con người trong hầu hết mọi công việc của đời sống, nhưng lại buộc con người phải tập trung cao, mà kết quả là sự căng thẳng dẫn đến thần kinh suy nhược. Khi con người làm việc bằng cơ bắp, người ta làm theo nhịp độ sinh học riêng của mình, theo tình hình sức khỏe ngay lúc làm việc, nhưng khi làm việc trước máy móc thì người nào cũng vậy, hôm nào cũng vậy, tất cả tập trung chú ý cho kịp nhịp độ của máy. Trong


31

nhiều nghề thường gọi là lao động chân tay : May mặc công nghiệp, các dây chuyền sản xuất như : bia, bánh kẹo… nhưng thật ra là lao động thần kinh. Môi trường nhà máy cũng như môi trường thành phố công nghiệp là một môi trường kích thích mạnh giác quan con người. Ánh sáng, tiếng ồn, bụi bặm, hóa chất luôn luôn kích thích hệ thần kinh. Đặc biệt là tiếng ồn của xe máy, xe cộ, đài phát thanh, máy bay, đám đông luôn tạo ra nền âm thanh thường xuyên kích động ta. Tiếng ồn quá lớn có thể gây tổn thương tai (trên 90 đêxiben), những tiếng ồn thấp hơn tuy không tổn thương tai nhưng vẫn kích thích thần kinh: những tiếng rít rú của máy bay phản lực, còi cứu hỏa, xe cấp cứu là những kích động mạnh gây ra những phản ứng nội tạng, nội tiết, gây ra những phản ứng trương lực cơ bắp mạnh. Những buổi phát thanh, tiếng ồn của đám đông người, buộc những người đang tập trung học hành hay suy nghĩ nghiên cứu phải tập trung cao độ, rất căng thẳng. Chỉ riêng ánh sáng điện đã kéo dài hoạt động của con người rất nhiều, có thể nói con người ngày nay ngủ ít hơn người xưa. Đi lại cũng nhiều hơn, ở một thành phố, nhất là những thành phố lớn, nhà thường xa chỗ làm việc hàng chục kilômet, mỗi ngày đi về hai ba chục kilômet, còn trong đời cũng đi nhiều từ tỉnh này đến tỉnh khác, nước này sang nước khác. Người ta tính trung bình một người Mỹ trong một đời đi đến năm triệu kilômet. Đi lại với xe tàu nhanh trong một môi trường ồn ào, nên càng kích động thần kinh. Đã đi thì bực mình có, chờ đợi có, chưa nói đến tai nạn cũng dễ xảy ra. Mỗi ngày, người đời cũng nhận được nhiều thông tin khắp nơi. Mỗi tin lại cho tâm tư xúc động rất nhiều. Qua sách báo, đài phát thanh, vô tuyến truyền hình, gặp gỡ nhiều người, con người thời đại nhận được nhiều thông tin hơn người xưa rất nhiều. Đời xưa sống trong làng xã, có khi sống ngay ở thành thị, nhưng suốt đời mấy khi có tin gì mới lạ; sinh hoạt, làm ăn, lễ tiết, năm này qua năm kia cứ tuần tự diễn ra một cách nhất định, con người từ đó đã thích nghi với đời sống ấy. Ngày nay, do khoa học kĩ thuật và lực lượng sản xuất luôn tiến triển, cho nên tất cả thượng tầng xã hội văn hóa cũng luôn luôn biến đổi, cái mới cái cũ thường xuyên xung đột nhau không ít thì nhiều, con người luôn luôn phải thích nghi với hoàn cảnh mới. Lao động hoặc sinh hoạt nhiều khi buộc con người phải ứng phó với những hoàn cảnh đặc biệt : -

Lao động trong mội trường rất nóng(luyện kim, thổi thủy tinh)

-

Lao động trong tiếng ồn ào, bụi độc, độ ẩm cao

-

Lao động dưới áp suất cao hay thấp như lặn sâu, lái máy bay chiến đấu


THIỀN QUÁN NIỆM HƠI THỞ - ĀNĀPĀNASATI CHO SỨC KHỎE VÀ PHÁT TRIỂN TRÍ NHỚ

-

32

Lao động trong những bức xạ nguy hiểm Lao động ban đêm (làm ca đêm) làm xáo trộn nhịp sinh học ngày đêm của nội tạng và thần kinh. Ngày nay ở những thành phố công nghiệp, rất nhiều người hay kêu ca là thường xuyên mệt mỏi, mặc dù ăn uống đầy đủ. Thầy thuốc khám bệnh không phát hiện ra một tổn thương nào ở nội tạng… nhưng người kia sáng dậy chưa đi làm đã thấy uể oải, tập trung suy nghĩ việc gì rất khó, nhiều việc lại quên mất. Tính tình thay đổi, nếu không được nghỉ vài tuần thì không thể tiếp tục làm việc được. Đây là chứng mỏi mệt thần kinh, vì lao động và sống trong môi trườngcông nghiệp thực sự là lao động thần kinh và đòi hỏi hoạt động thần kinh rất nhiều. Từ mệt mỏi đến bệnh hoạn, khoảng cách không xa, những phản ứng nội tạng, nội tiết kéo dài không điều chỉnh được, hậu quả tích lũy dẫn đến các bộ phận nào đó suy sụp, đặc biệt là hệ thống tim mạch như huyết áp cao, nhồi máu cơ tim… Những bệnh này đặc điểm là không tìm ra được một nguyên nhân vật chất nào rõ rệt cả. Vì nguyên nhân đa dạng – kích động tâm lý có trăm nghìn đường mối – nên cũng không có thuốc đặc trị thẳng vào nguyên nhân. Y học biết cách làm dịu cơn đau và nâng cao sức khỏe của người bệnh với thuốc bổ và ổn định thần kinh với thuốc an thần. Không có thuốc đặc hiệu nên bệnh hay kéo dài thành mạn tính. Bình thường khi chưa thành bệnh, vì thần kinh căng thẳng và mệt mỏi, nhiều người phải hút một điếu thuốc cho dịu thần kinh và uống một ly cà phê hay chè để kích thích một phần thần kinh bắt đầu mệt mỏi. Khối lượng thuốc và chè, cà phê được tiêu thụ tăng theo nhịp độ công nghiệp hóa. Thuốc lá, cà phê không giải quyết được thì phải dùng thuốc an thần. Bệnh lý mới, cũng đòi hỏi những phương pháp vệ sinh mới. Chúng ta không thể nào giảm được nhịp sống bởi vì xã hội đang tiến triển rất nhanh. Hể muốn sống đời sống vật chất phong phú, thì dù hoàn cảnh khách quan thuận lợi đến đâu, thần kinh vẫn hoạt động căng thẳng. Vì vậy, đồng thời chủ quan mọi người cần phải có một giải pháp để thích nghi với cuộc sống hiện đại, không sinh ra những rối loạn sinh lý và bệnh hoạn, để phát huy hết khả năng của con người [38,48]. Bác sĩ Sarah Brewer trong Thư Giản Trong Nhịp Sống Đời Thường cũng viết : Thực tế trong đời sống xã hội hiện nay, căng thẳng hầu như trở thành trạng thái đời thường của mỗi người. Ở mức độ nào đó căng thẳng có thể giúp ta hoàn thiện bản thân trong quá trình thích ứng với áp lực của cuộc sống. Tuy nhiên, căng thẳng quá độ và kéo dài có thể dẫn đến các triệu chứng rối loạn và suy kiệt về mặt thể xác cũng như tinh thần. Căng thẳng có thể biểu hiện qua các phản ứng của cơ thể như: tăng nhịp mạch, đổ mồ hôi nhiều, co cứng cơ bắp… hoặc qua sự


33

thay đổi về trạng thái tâm lý: lo lắng, phiền muộn, chán nản, tuyệt vọng… Bạn cũng có thể nhận ra tình trạng căng thẳng thông qua thái độ ứng xử khi người bệnh trở nên gắt gỏng, cọc cằn, thô bạo và lệ thuộc vào chất kích thích như thuốc lá, rượu bia [7,23]. Qua nhận định của hai bác sĩ, rõ ràng chúng ta đang sống trong xã hội, đồng thời chúng ta cũng đang sống trong môi trường nguy hiểm đến thể xác và tinh thần chúng ta. Nhịp độ chóng mặt của xã hội công nghiệp hiện đại làm chúng ta căng thẳng và dẫn đến rối loạn vì suy kiệt thể xác cũng như tinh thần. Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện cho rằng: cần có một biện pháp để thích nghi với cuộc sống hiện đại mới không sinh ra những rối loạn sinh lý và bệnh hoạn, để phát huy hết khả năng của con người. Người viết nghĩ một trong những giải pháp đó là thiền Ānāpānasati. Ngày nào Ānāpānasati hay một phương pháp nào khác chưa được áp dụng để thư giản những căng thẳng trong cuộc sống, ngày ấy con người vẫn còn mệt mỏi, chán nản, tuyệt vọng. Và khi những mệt mỏi, chán nản, thất vọng… vượt quá khả năng chịu đựng của con người, lúc ấy người ấy cơ thể rối loạn, bệnh tật có mặt. Đây chính là triệu chứng mà người phương Tây gọi là stress.

2.6.2. Stress là gì ? Stress là một hiện tượng sinh học: khi cơ thể bị ngoại vật hay bị nội tâm tấn công, phản ứng của nó là tiết ra chất catécholamines và hoemones corticoides làm cho tim đập nhanh, phổi thở nhanh, gan đem đường ra máu nhiều, áp huyết tăng… do nhà sinh vật học Hans Selye (1902-1982) tìm ra và trình bày năm 1950 [30]. Từ stress ngày nay được đông đảo quần chúng phương Tây dùng để diễn tả một trạng thái mà con người phải sống với một gánh nặng áp lực về mặt thể chất, tinh thần hay cảm xúc, lớn hơn sức chịu đựng của họ. Thực tế, mỗi người đều có một khả năng chịu đựng áp lực trong cuộc sống. Trong chừng mực nào đó, tình trạng căng thẳng về mặt tinh thần hay thể xác có tác dụng như chất kích thích khiến người ta cảm thấy hưng phấn và nỗ lực vượt qua những thách thức trong đời. Tuy nhiên khi áp lực vượt quá sức chịu đựng, những biểu hiện bất thường về mặt sinh lý, cảm xúc và cung cách ứng xử bắt đầu xuất hiện. Đó cũng là những biểu hiện rối loạn chức năng trong cơ thể, là dấu hiệu của stress. Phần lớn các biểu hiện (triệu chúng) stress gắng liền với sự suy sụp về mặt sức khỏe và tinh thần; chúng có thể xuất hiện riêng lẻ hoặc kết hợp với nhau thành


THIỀN QUÁN NIỆM HƠI THỞ - ĀNĀPĀNASATI CHO SỨC KHỎE VÀ PHÁT TRIỂN TRÍ NHỚ

34

một hội chứng. Thực tế một số triệu chứng có khả năng kích phát các triệu chúng khác. Nhức đầu, mệt mỏi, mất ngủ, căng cứng cơ, ăn uống quá ít hay qua nhiều, buồn chán, tuyệt vọng, lo lắng, giận dữ, tất cả biểu hiện ấy là triệu chứng của căng thẳng quá mức (stress) hay tình trạng suy kiệt năng lực. Theo bác sĩ Sarah Brewer, trong Thư Giản Trong Nhịp Sống Đời Thường [7] trang 23-25, có thể nhận biết các dấu hiệu stress qua các mặt: - Mặt thể chất : Đổ mồ hôi nhiều, xúc động quá, nhịp tim tăng nhanh, tay chân run lạnh, buồn nôn và tiêu tháo. Tình trạng căng thẳng kéo dài, có thể phát sanh các triệu chúng rối loạn nhịp tim, dễ kích động, choáng váng, mệt lã, tê lạnh hay có cảm giác hơi nóng râm ran luồn lõi khắp cơ thể. Tình trạng suy kiệt vì căng thẳng quá độ và kéo dài có thể biểu hiện qua các triệu chứng : nhức đầu, đau nữa đầu, mất ngủ, kiệt sức; thường mơ thấy ác mộng… bên cạnh đó, người bệnh còn có khuynh hướng dễ mắc các bệnh nhiễm trùng tái phát như : ho, cảm lạnh, sổ mũi, loét môi, bệnh tựa hay bệnh đốm trắng. Tình trạng căng cứng các cơ bắp, đặc biệt là vùng cổ và hai bả vai cũng là biểu hiện của stress. - Mặt cảm xúc : Cảm giác lo lắng hay đau khổ đột ngột phát khởi và choáng đầy tâm trí. Tâm trạng lo âu và khốn khổ, không thể tập trung suy xét để đưa ra những quyết định đúng đắn. Có khuynh hướng ra sức làm việc quá độ hay buông trôi tất cả trong nỗi cô đơn tuyệt vọng. Ngoài ra, mất động lực phấn đấu và cảm hứng tình dục cũng là dấu hiệu của stress. - Cung cách ứng xử (mặt giao tiếp xã hội): Những người sống trong căng thẳng thường thay đổi cung cách ứng xử : Một số có thể phụ thuộc nhiều hơn vào bia rượu, thuốc lá hay các chất kích thích (ma túy…); số khác lại trở nên cáu gắt, khó chịu và có những hành động phi lý đến mức khó tin. Họ ứng xử như thể đang bị ám ảnh bởi một điều gì đó; họ ăn ít đi, ăn quá nhiều hoặc thả mình theo cung cách ứng xử thái quá và vô độ. Họ trở nên quá kích thích, dễ gây gỗ hoặc cố thu mình lại, tìm cách tránh né một số người, địa điểm hay tình thế nào đó. Stress là tiếng nói của bệnh tật, tiếng nói của cơ thể và tâm hồn trước những đòi hỏi không cân bằng của con người trong xã hội hiện đại. Stress là do bản thân con người tự tạo ra [7,14]. Chính cảm giác bất an âm thầm tạo ra tình trạng rối loạn, bất lực và không thích ứng được với áp lực cuộc sống hiện tại. Điều may mắn ở đây là chúng ta có thể gây ra tình trạng căng thẳng (stress) quá mức, thì


35

chúng ta cũng có thể ngăn chặn và loại trừ nó. Một trong những phương pháp ngăn chặn và loại trừ nó là thiền định, theo các bác sĩ : Sarah Brewer. Nguyễn Ngọc Kha, Lê Hữu Phương.

2.6.3 Tác dụng của thiền với stress và áp lực thời đại Như đã tìm hiểu ở phần cơ sở sinh học của thiền, thiền : -

Làm giảm lactic trong máu, tránh mỏi mệt toàn thân.

-

Làm ổn định thần kinh thông qua điều khiển nhịp thở.

-

Làm giảm tiêu thụ oxy một cách hợp lý, cân bằng tương tác giữa người và môi trường xã hội. Phục hồi vận động cơ bắp và cân bằng nội môi và ngoại môi. Do đó, thiền có thể được sử dụng như một phương pháp thư giản chủ động và tích cực để phòng và ngăn chặn stress [21,5]. Thiền có thể sử dụng như phương pháp tập luyện cho sức khỏe, phương pháp thể dục vệ sinh cho não bộ sau khi lao động trí óc căng thẳng. Đặc biệt, có thể ứng dụng thiền vào việc cải tạo môi trường sống tinh thần của xã hội [21,91]. Tất nhiên, ngoài góc độ sinh học, thiền còn có góc độ tâm linh của nó. Bởi vì tinh thần ảnh hưởng đến bệnh lý; tinh thần đi đôi với thể chất, yếu tố tinh thần quyết định nhiều hoạt động của cơ thể, đến khả năng chịu đựng, sức chống đỡ của cơ thể, thông qua hệ thần kinh thực vật với hệ thống miễn dịch của cơ thể [21,90].

2.7. Thiền với cai nghiện ma túy 2.7.1. Tác hại của ma túy Ma túy là một tên gọi chung cho các chất có tác dụng gây trạng thái ngây ngất, đờ đẫn, dùng quen thành nghiện [32], là căn bệnh mang tính xã hội, phát sinh từ việc sử dụng chất gây nghiện lấy từ cây thuốc phiện thiên nhiên. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, thuốc phiện tự nhiên có tác dụng ức chế hệ thần kinh cảm giác và cả nơron thần kinh vận động. Trạng thái sinh lý và tâm thần của người nghiện khi thiếu thuốc hoặc cai nghiện đều qua hai thời kỳ: - Thời kỳ thứ nhất : Hội chứng cai biểu hiện bằng các cơn co cơ rõ rệt… Chứng tỏ thuốc phiện ức chế nơron vận động


THIỀN QUÁN NIỆM HƠI THỞ - ĀNĀPĀNASATI CHO SỨC KHỎE VÀ PHÁT TRIỂN TRÍ NHỚ

36

- Thời kỳ thứ hai : người bệnh không còn vật vã mà chỉ thèm thuốc, biểu hiện trạng thái mất cân bằng (mất ức chế) hệ thần kinh cảm giác ở vỏ não. Ma túy một khi đã thâm nhập cơ thể, nó tạo nên cảm giác ảo về sự thoải mái. Nhu cầu sự thoải mái ảo đó tạo cho người sử dụng thành con nghiện. Điều đáng nói ở đây là người sử dụng hoàn toàn mất tự chủ. Người ấy sẽ lên cơn thèm khát điên loạn vì thiếu chất ma túy. Đối với người đã nghiện, ma túy là một cuồng lực, một ma lực rất kinh hồn. Bình thường khi người nghiện chưa lên cơn thì chính họ cũng thấy ma túy là nguy hiểm, là cần phải loại trừ, nhưng khi lên cơn rồi thì người nghiện hầu như chỉ cần thuốc, ngoài thuốc ra tất cả với họ đều vô nghĩa. Người nghiện lâu ngày sức đề kháng yếu dần, sự dằn vặt vật vã và thèm khát điên cuồng muốn hút hít sẽ trở nên mãnh liệt thêm, và có thể kết quả cuối cùng là cái chết. Một câu chuyện thật, rất đau lòng do một bác sĩ nha khoa kể lại có thể cho chúng ta một cái nhìn chính xác hơn về tác hại của ma túy [15,96] : Bác sĩ Hùng có quen một bạn võ tên Sơn, một thanh niên đẹp trai, có học thức, mà còn là võ sĩ và lực sĩ đẹp nữa. sơn được sinh ra và lớn lên trong một gia đình giàu có. Thế nhưng khi việc làm ăn của gia đình gặp nhiều chuyện không may, kinh tế gia đình sa sút, anh sinh buồn chán, lại thêm bạn bè rủ, Sơn đã tìm đến ma túy vì tò mò và vì tin vào khả năng bất khả chiến bại của mình, cũng vừa xem đây là một kiểu giải sầu. Thế nhưng sau liều thuốc đầu tiên, và sau cái lần nôn thốc nôn tháo chưa quen với thuốc đó…thì Sơn đã thật sự bị ma túy sai khiến. Dần anh trở thành một con nghiện thật sự. Do hoàn cảnh gia đình suy sụp, để có tiền hút chích, Sơn phải vận dụng cái vốn cơ bắp còn sót lại trong những ngày chưa đến nỗi hư hao tàn tạ, bằng cách đạp xích lô kiếm sống. Qua nhiều lần bị cơn nghiện hành hạ khổ sở, và bản thân cũng là người có học… Sơn cũng nhận ra được tác hại ghê hồn của ma túy, nhận ra sự ngu xuẩn khờ dại của mình, nhưng sự kiện đã rồi, con ma đã ở hẳn trong thâm tâm Sơn, lâu lâu nó nỗi lên xé nát tâm can Sơn, nếu anh không chịu cho nó ăn thuốc… Thấy đã xuống dốc quá nhanh từ thể xác đến tinh thần của Sơn, BS. Hùng đã nhiều lần theo sát giúp đỡ cơm gạo cho cuộc sống, sách vở tài liệu cai nghiện; thậm chí còn cho tiền để Sơn mua thuốc khi không chịu nổi.


37

Trong một lần, khi Sơn lên cơn nghiện, anh rảo bước nhanh trên đường để tìm mua thuốc. Cũng lúc đó bác sĩ có mặt, anh liền lôi Sơn trở lại nhà, để Sơn ngồi đó bác sĩ dùng lời khuyên răn, khích lệ, động viên… Lúc đầu Sơn cũng ngồi nghe, gật gù nghe theo với nhiều tâm trạng xáo trộn trong lòng…Thế nhưng càng lúc cơn nghiện càng mãnh liệt hơn. Biết Sơn chịu hết nổi, BS thương quá, không thể chiều theo cuồng lực của ma túy nữa, anh đẩy bạn vào phòng rồi khóa cửa lại. Trong lúc Sơn đang cong mình chịu sự hành hạ do thèm thuốc, BS tranh thủ viết hai chữ ma túy vào tấm ván lớn, sau đó anh trụ thế trung bình tấn, dùng hai tay cầm tấm ván gỗ xoay mặt có ghi chữ ma túy về phía Sơn, rồi gồng mình bảo Sơn: “Nếu một khi chịu hết nổi, ông cứ đem hết sức mạnh đập nát mặt cái “con ma” đang hành hạ tinh thần và thể xác ông đi. Tôi tin rằng ông sẽ thắng”. Từ cuồng điên trong cơn nghiện thuốc, chuyển sang hận thù ma túy, Sơn lao thẳng mình tới, dùng hai tay đánh liên hồi và rồi cuối cùng đập nát tấm ván gỗ có hai chữ ma túy. Sau khi lã người và nằm gục xuống, cũng là lúc cơn nghiện của Sơn đã đi qua… Một thời gian sau đó, do bận rộn công việc gia đình, cũng tin vào khả năng tự chiến thắng ma túy của Sơn mà BS ít qua lại theo dõi. Còn phần Sơn, sau lần chiến thắng có BS Hùng trợ sức đó, anh ta rất phấn chấn tinh thần, nhưng một vài lần sau nữa, Sơn đã không còn sức để chiến thắng bản thân để rồi trong một lần lên cơn, Sơn lê tấm thâm tàn tạ đến điểm phân phối thuốc. Sau liều thuốc oan nghiệt hôm ấy, Sơn đã ngã gục bên vỉa hè do nhiễm trùng máu gây ra. Quả thật là một ma lực điên cuồng! một sức mạnh có thể dẫn đến một cái chết chỉ trong một lần vui hay tò mò muốn biết. Ma túy - một sự thèm khát điên cuồng và bệnh tật như thế, tại sao không biết bao nhiêu người vẫn bước vào? 2.7.2 Nguyên nhân Mọi sinh hoạt của con người đều bị dẫn dắt bởi hai yếu tính : bản năng và lý trí. Từ suy nghĩ cho đến hành vi… nơi mỗi con người đều không thể thoát ra khỏi hai yếu tính này. Nói đến bản năng tức nói đến phản xạ di truyền, thường không nằm trong tầm kiểm soát của ý thức, nên thường biểu hiện qua hành động một cách máy móc chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ và tồn tại của bản thân, duy trì và phát triển sự sống con người và nòi giống. Trong đời sống hàng ngày của mỗi con người, từ ăn uống cho đến ngủ nghỉ, danh vọng, quyền lực, tiền tài… đều bộc lộ rõ một bản chất mang tính bản năng đó là


THIỀN QUÁN NIỆM HƠI THỞ - ĀNĀPĀNASATI CHO SỨC KHỎE VÀ PHÁT TRIỂN TRÍ NHỚ

38

tham muốn. Tham muốn này được nhà Phật phân chia thành năm loại : tham tài, tham sắc, tham danh, tham thực, tham ngủ nghỉ. Nó xuất phát từ ham muốn bản năng chỉ nhằm vào các sở thích cố hữu vốn đã quen hơi quen tiếng, đối với con người từ vô lượng kiếp. Tìm hiểu về bản năng con người, bản chất tham dục, cũng như chỗ hướng đến của lòng tham dục của con người, chúng ta nhận thấy ma túy quả là một món đứng xa, món ngoài cuộc, vì nó chưa phải nhu cầu mà lòng tham dục của con người nhắm đến. Ngược lại, bản năng tự vệ và bản năng tồn tại nơi mỗi con người cũng luôn có phản xạ dị ứng với loại độc tố chết người này nữa là khác. Thế thì tại sao người ta lại lao vào ma túy, bản năng mê đắm này thuộc mạnh hay yếu? Để hiểu điều này, chúng ta nhìn lại thực tế những con người đang nghiện ngập ma túy. Những nguyên nhân đưa họ đến với con đường chết này thật phi lý và mù quáng. Bởi vì có người sử dụng ma túy vì tò mò cho biết, có người vì tìm cảm giác mạnh trong khoái lạc, có người tìm đến ma túy giống như rượu chè cờ bạc vì buồn chán, vì những hoàn cảnh bi đát trong cuộc sống. Cũng có người tìm đến ma túy và đã tự kết liễu đời mình, chì vì muốn chứng tỏ mình là dân chơi sành điệu… Điểm lại những nguyên nhân con người tìm đến ma túy thật là ngớ ngẩn, thế nhưng hậu quả nghiện ngập thì lại khủng khiếp ác liệt, không chỉ với bản thân người nghiện mà còn với gia đình và xã hội. Đối với người sử dụng ma túy lần đầu tiên, dù là thử cho biết hay với lý do gì, ai cũng rất sợ hãi và cẩn thận với “món ăn chơi” không phải nhu cầu hưởng thụ : ma túy. Cái chất độc hoàn toàn xa lạ và hủy hoại sự sống này, một khi đã xâm nhập cơ thể, đi vào khí huyết, nó khiến không ít người ói mữa cả đến mật xanh, mật vàng. Qua những nguyên nhân, cũng như những cảm giác và những phản ứng của cơ thể sinh học khi lần đầu tiên thử cho biết, chúng ta có thể đi đến kết luận rằng : -

Cơ thể con người hoàn toàn dị ứng với ma túy. Khi sử dụng ma túy nhiều lần cơ thể sẽ bị suy kiệt và có thể dẫn đến tử vong.

-

Ma túy không thuộc nhu yếu của bản năng con người ham muốn. Con người đến với ma túy chỉ thông qua sự hiếu kỳ, tò mò, và sự mê muội. Nói đúng hơn, con người đến với ma túy là do vô minh, thiếu chánh niệm để soi sáng về sự thật ma túy và nghiện ma túy.

-

Hiểu rõ được các nguyên nhân trên, cộng với hiểu được tác hại của nó ở cả hai góc độ sinh học và xã hội, chúng ta thấy thiền có thể là một phương pháp giúp ngăn ngừa và điều trị ma túy có hiệu quả.


39

2.7.3. Thiền với cai nghiện ma túy Như đã biết về thiền : + Dưới góc độ sinh học : -

Thiền ức chế nơron cảm giác; thiền cân bằng nội môi, nguồn gốc của tư duy, đòi hỏi, ham muốn.

-

Trạng thái nhập được thiền là khi mà toàn thể tế bào cảm giác tại vỏ não ở trạng thái thần kinh ức chế cân bằng giữa chúng với nhau và với nơron vận động. + Dưới góc độ tâm linh : Tinh thần ảnh hưởng đến bệnh lý, trong khi thiền có thể làm mạnh mẽ ý chí vươn lên, đồng thời nuôi dưỡng được ý chí ấy. Hơn thế nữa, dưới ánh sánh của chánh niệm, thiền còn giúp người ta nhận ra được sự thật về cuộc sống, về tham dục, về hạnh phúc chân thật và cả con đường thoát ly khỏi tham dục để thực hiện hạnh phúc. Chính vì thiền có được những khả năng trên, cho nên thiền có thể là một liệu pháp rất hữu hiệu góp phần ngăn ngừa và điều trị hiệu quả bệnh nghiện ma túy. Theo các nhà trị liệu, người ta có thể dùng từ các cách êm dịu cho đến cùm kẹp, giam cầm để qua được cơn vật vã khi cai nghiện. Song chữa bệnh ma túy thì rất khó khăn. Bởi vì bệnh ma túy được coi như là một bệnh dịch mà không có miễn dịch. Tính chất dịch tố mang tính chất xã hội có nhiều nguyên nhân sâu xa. Như vậy trên hai cơ sở : + Thiền giúp cơ thể điều chỉnh các biến loạn nội môi, chữa các biến loạn chức năng cơ thể. + Thiền làm mạnh mẽ ý chí, nuôi dưỡng ý chí. Thiền giúp nhận ra được giá trị thật của cuộc sống, bản chất của ham muốn và hạnh phúc. Người ta có thể dạy thiền cho người bệnh một thời gian nào đó, xong cho họ cai nghiện. Trong thời gian cai nghiện vật vã không thể nào thiền được, nhưng khi hết vật vã họ lại tiếp tục thiền. Đồng thời với việc tập thiền sau giai đoạn cai, cùng với việc dưỡng sinh và dùng thuốc đặc trị, một triển vọng lớn cho việc cai nghiện ma túy sẽ được mở ra [21,203].


THIỀN QUÁN NIỆM HƠI THỞ - ĀNĀPĀNASATI CHO SỨC KHỎE VÀ PHÁT TRIỂN TRÍ NHỚ

40

Chương 3

THIỀN VÀ PHÁT TRIỂN TRÍ NHỚ

3.1 Tiềm năng phong phú của con người Mọi người đều công nhận con người có những tiềm năng phong phú nhưng con người chưa thật sự sử dụng hết. Tiến sĩ toán học Charles Muse phát biểu: “Cái tiềm năng ý thức đến nay có thể nói là lĩnh vực con người chưa thăm dò tường tận, đó là một xứ sở chưa ai đặt chân đến”[6,9].


41

Tiến sĩ Fredrie Tilney, một chuyên gia lỗi lạc về não bộ cũng tuyên bố: “Nhờ sự vận dụng ý thức, chúng ta sẽ phát triển những trung khu não, cho phép chúng ta sử dụng những quyền năng hiện nay chưa ai nghĩ đến”[6,9]. Một chuyên gia về giáo dục khác, George Leonrd, cũng đưa ra kết luận: “Trên thực tế, năng lực sáng tạo tuyệt vời của bộ óc thật là vô cùng tận”[6,9]. Thực tế, cái mà khoa học ngày nay gọi là tiềm năng phong phú của con người, và “con người mới bắt đầu phát hiện năng lực vô hạn của tâm trí con người”[6,9], các tôn giáo phương Đông đã nói đến từ lâu, đặc biệt là Phật giáo. Đức phật Thích Ca đã nói đến điều đó ngay sau ngày thành đạo: Lạ thay, mọi chúng sanh đều có hạt giống giác ngộ thế sao họ vẫn mãi trôi lăn trong sanh tử. Trong kinh Pháp Hoa còn nhấn mạnh hơn và khẳng định tuyệt đối con người có khả năng tiềm ẩn như nhau: “Tôi không dám khinh các ngài, các ngài là Phật sẽ thành”. Vấn đề cần đặt ra ra cho con người thời đại là: “Tiềm năng của con người mới được khai phá mười phần trăm”[36,9], làm sao để khai phá và sử dụng hoàn toàn tiềm năng ấy, hay ít ra cũng ở mức cao hơn mười phần trăm trong hiện tại. Người viết nghĩ, để khai phá và sử dụng được tiềm năng của con người thì có thể có nhiều phương pháp, nhưng phương pháp tối ưu chỉ có thể là thiền định, mà căn bản của nó là thiền Quán Niệm Hơi Thở ( Ānāpānasati). Điều này đã được đức Phật Thích Ca và các thiền sư Phật giáo: Huệ năng, Đạt Ma,Trần Nhân Tông… thực hiện.

3.2 Trí nhớ mẫn nhuệ “Trí nhớ mẫn huệ hay nói cách khác là khả năng nhớ phi thường con người thực hiện được. Trí nhớ này là kết quả của việc định tâm (tập trung tinh thần), chú ý đến hơi thở, điều khiển ý thức bằng sự tập trung tinh thần và thiền định [6,25]”. Các tu sĩ Phật giáo sau ngày Phật niết bàn đã sử dụng trí nhớ này để kết tập kinh điển. tương truyền tu sĩ Ananda là người có trí nhớ mẫn nhuệ, chính ông đã đọc lại lời Phật dạy trong lần kết tập kinh điển đầu tiên. Các tu sĩ Yoga cũng sử dụng trí nhớ mận nhuệ để bảo vệ kinh điển, khi có tai họa nào đó xảy đến tiêu hủy hết kinh sách, các ông dùng trí nhớ để phục hồi [6,24]. Một minh chứng khoa học mang tính thời đại về trí nhớ mẫn nhuệ này là ông Mikhail Kenni[6,24]. Ông đã biểu diễn khả năng nhớ số và tài năng làm toán phi thường của ông trước những nhà vật lý Liên Xô cũ lừng danh thế giới tại Dubna gần thủ đô Maxcơva. Ông bảo một người tình nguyện lên tấm bảng lớn trước sân


THIỀN QUÁN NIỆM HƠI THỞ - ĀNĀPĀNASATI CHO SỨC KHỎE VÀ PHÁT TRIỂN TRÍ NHỚ

42

khấu và nói”Anh bạn hãy vẽ lên bảng những vòng tròn có thể cắt nhau hoặc lồng vào nhau, muốn vẽ thế nào tùy ý”. Khi các nhà vật lý quay tấm bảng lại, Kenni nhìn thoáng qua, cả phòng cười rộ. Tấm bảng phủ đầy những vòng tròn chi chít với nhau. Kenni nhìn không nháy mắt trong vòng hai giây, ông nói lên tất cả có 167 vòng ! Các nhà vật lý ưu tú nhất của Liên Xô phải mất 5 phút tính toán để kiểm chứng câu trả lời chính xác, chớp nhoáng của Kenni. Sau đó người ta viết lên bảng những con số rất dài 40 chữ số và Kenni có thể nhớ hết, cộng nhanh hơn máy tính. Sau lần biểu diễn đó, các nhà khoa học ở viện nghiên cứu hạt nhân Liên Xô gửi cho Kenni một bức thư trong đó có câu: nếu chúng tôi không phải là những nhà vật lý thì ắt phải khó khăn vô cùng để kiểm chứng được trí óc con người có năng lực thực hiện các phép toán lạ như thế [6,20]. Ông Kenni còn có biệt tài về ngôn ngữ : ông nói lưu loát tiếng Nhật trong vòng một tháng và nói rành tiếng Hà Lan trong một tuần. Trường hợp của Ananda đệ tử Phật, các đạo sư Yoga hay ông Kenni phải chăng là một hiện tượng bất bình thường, phải chăng các ông có bộ tế bào não đặc biệt hơn người! Tất cả đều không phải, đó chỉ là trí nhớ mẫn nhuệ - một khả năng vốn sẵn trong bản chất con người [6,20] – mà ai cũng có thể thực hiện được nếu có phương pháp thích hợp và sự nỗ lực đúng mức. Điều đó đã được tiến sĩ Lozanox thực hiện tại Bungari. Ông đặt tên cho phương pháp phát triển trí nhớ mẫn nhuệ do ông nghiên cứu và ứng dụng là phương pháp học bằng ám thị, dựa trên căn bản hơi thở và tập trung tinh thần. Phương pháp này kết hợp hơi thở, âm nhạc và sự thoải mái của tâm trí. Kết quả không thể ngờ tới, 1977 Lozanov báo cáo, người ta có thể học 3000 từ mỗi ngày. Và toàn Đông Âu kể cả Canada, Mỹ cũng đều ứng dụng phương pháp này để giảng dạy [6].

3.3 Góc độ sinh học của trí nhớ Trí nhớ là sự thu nhận tích lũy và tái hiện thông tin qua học tập. Quá trình thu nhận tích lũy và tái hiện đó có trung khu trong hệ limic của não trước. Có hai giai đoạn của trí nhớ : trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ dài hạn. Khi thông tin được lưu trong vài giây hay vài giờ gọi là ngắn hạn, còn khi thông tin lưu hằng ngày, hằng năm, hoặc suốt cuộc đời là dài hạn. Tất cả thông tin đi vào não đầu tiên được lưu giữ là trí nhớ ngắn hạn và sau đó diễn ra quá trình củng cố và một số trí nhớ ngắn hạn chuyển sang dài hạn. Phần não hippocampus của hệ limpic tham gia vào quá trình củng cố thông tin đó. Trong quá trình tích lũy thông tin, hoạt động của não có nhiều thay đổi như sản xuất protein và tích lũy trong nơron và tăng cường tác động giữa mối liên hệ các


43

chất trung gian thần kinh giữa các nơron. Tất cả các vùng não giữa, não trước và não sau đều có khả năng tích giữ trí nhớ, trong đó bao gồm các vùng cảm giác và vận động. Tất nhiên các dạng trí nhớ khác nhau được tích giữ trong những vùng đặc trưng khác nhau. Sự ôn tập và sử dụng thường xuyên các thông tin tạo khả năng tăng cường cũng cố trí nhớ; và trí nhớ ngắn hạn được ghi lại và chuyển thành trí nhớ dài hạn [16,203].

3.4 Góc độ tâm linh của trí nhớ. Dưới cái nhìn khoa học sinh vật, trí nhớ lưu trữ và trí nhớ tái hiện phụ thuộc và não bộ. Nhưng ở góc độ tâm linh, các nhà tôn giáo cho rằng trí nhớ không đơn giản chỉ là quá trình phản ứng của vật chất. Nó còn một bí ẩn nữa đó là “năng lượng phát sinh thiên tài”. Năng lượng này được các Yogi gọi là Prana và y học Trung Quốc gọi là khí. Người ta tin tưởng rằng năng lượng này đem lại sức sống cho cơ thể và nuôi dưỡng ý thức. Prana một khi được hấp thu vào não sẽ mở rộng những năng lực trí tuệ và sức mạnh tâm linh. Prana giống như hơi thở nuôi dưỡng con người, nhưng con người không biết. Một khi con người thật sự ý thức được nó và học cách điều khiển nó, con người bắt đầu bừng sáng. Prana cũng chính là năng lượng mà triết gia Gopi Krishna gọi là chìa khóa phát triển thiên tài, năng khiếu nghệ thuật, óc sáng tạo và tư duy, sức mạnh tâm linh và kéo dài tuổi thọ [6,77]. Minh chứng cho “năng lượng bí ẩn” Prana hay Khí, tiến sĩ Harold Burr ở viện đại học Yale cùng các đồng nghiệp của ông đã nghiên cứu phát hiện được mọi sinh vật đều được bao quanh bởi một vòng năng lượng đặc biệt gọi là trường điện động, có thể đo được bằng vôn kế (ông còn gọi trường điện động này là trường sinh khí và cho rằng nó là môi trường để trí óc tác động đến cơ thể). Thứ năng lượng này đóng vai trò liên kết trí óc, thân xác với vũ trụ. Nó là môi trường để trí óc tác động đến cơ thể [6,79].

3.5 Bí quyết phát triển trí nhớ Như đã được tìm hiểu ở hai góc độ : sinh học và tâm linh, chúng ta thấy rằng trí nhớ không chỉ là cơ chế sinh học mà còn có sự góp mặt của một thứ năng lượng đặc biệt, mà khoa học hiện đại gọi là trường sinh khí. Theo nghiên cứu của TS Harold Burr, ông thấy trường sinh khí là môi trường để trí óc tác động đến thân thể. Vì vậy, phát triển trí nhớ là phát triển toàn diện hai mặt thể xác và tinh thần.


THIỀN QUÁN NIỆM HƠI THỞ - ĀNĀPĀNASATI CHO SỨC KHỎE VÀ PHÁT TRIỂN TRÍ NHỚ

44

3.5.1 Thư giản thể xác Các nhà sinh lý học cho rằng nếu cơ bắp được thư giản thì người ta có thể nhớ bài học tốt hơn. Nhịp tim đập chậm lại, trí óc con người có thể thực hiện kỳ công tuyệt vời [6,62]. Ở đây mình thấy có một nghịch lý: tình trạng thư giản lại xảy ra trong lúc trí óc làm việc căng thẳng ! Lẽ ra khi trí óc hoạt động, nhịp tim đập mạnh, áp huyết tăng cao, sóng não ở mức Beta. Bác sĩ Lozanov đã chứng minh các kết luận trên của các nhà sinh lý học khi ông nghiên cứu các cá nhân có khả năng siêu phàm, các nhà Yogi có trí nhớ mẫn nhuệ và những người có đầu óc tính toán chớp nhoáng. Ông nói: Khi những người đặc biệt đó biểu diễn biệt tài trí óc thì các thiết bị cho thấy thể xác họ đang ở trạng thái nghỉ ngơi, các sóng não nằm ở mức Alpha ( 7- 14 chu kỳ/ giây) [6,63]. Phát triển trí nhớ là công trình toàn diện của hai mặt có mối quan hệ biện chứng với nhau: thể xác và tinh thần. Thư giãn thân xác không vẫn chưa đủ, nếu thư giãn không thôi thì những người ngồi học và buổi sáng sớm trong trạng thái mơ màng ngái ngủ hẳn dễ đạt kết quả xuất sắc. Thư giãn ở đây phải là “thư giãn tập trung”.

3.5.2 Tập trung tinh thần Tập trung tinh thần tức là tập trung ý thức vào một đối tượng duy nhất. Ví dụ như tập trung vào hơi thở. Nói cách khác, tập trung tinh thần là thiền định. Khi thiền định, thể xác nghỉ ngơi, nhưng ý thức vẫn hoạt động tỉnh táo, linh hoạt. Một điều mà mọi người cần phải tâm niệm là tập trung trong giây phút hiện tại, nghĩa là khi học tập, học tập là quan trọng nhất trong giây phút đó, không có suy nghĩ hay công việc gì xen vào trong giây phút học đó được. Nhờ ý thức tập trung và thân xác thoải mái làm cho toàn bộ con người ta được đồng bộ nhịp nhàng cho một mục đích, kỳ công xuất hiện. Đây cũng chính là bí mật mà các nhà tu hành Phật giáo nói: “Chế tâm nhất nhất xứ vô sự bất biện”. (Tâm lặng một chỗ, không giao động thì không việc gì mà không làm được). Nhưng để chế tâm nhất xứ hay thư giãn tập trung không phải muốn là được, mà phải có công phu thực tập. Bước đầu thực tập từ phương pháp đơn giản, rồi đến nâng cao…. Thực tập liên tục trong từng phút giây của sự sống thì khả năng thư giãn tập trung mới đạt đến đỉnh cao và trí nhớ mẫn nhuệ mới đích thực có mặt.


45

Tuy vậy, ở mỗi mức độ tập trung thư giãn, chúng ta có mỗi mức độ trí nhớ khác nhau. Cho dù chúng ta chưa được trí nhớ mẫn nhuệ, nhưng với khả năng thư giãn tập trung có hạn, mình vẫn có trí nhớ tốt và một đời sống minh triết, an vui.

3.6 Phát triển trí nhớ bằng pháp thiền quán niệm hơi thở ( Ananpanasati). Thiền quán niệm hơi thở là thiền căn bản của Phật giáo, được Phật dạy trong kinh Ānāpānasatisuttam [3] và Satithanasutra [2]. Nội dung thiền quán trong hai kinh trên chỉ ra mười sáu đề mục và phân thành bốn nhóm ( Tứ niệm xứ). Bất cứ ai cũng có thể thực tập được. Theo đức Phật, Tứ niệm xứ là “con đường duy nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, thắng vượt phiền muộn bi thương, diệt trừ khổ đau sầu não, đạt đến chánh đạo, chứng đắc Niết bàn” [34,185]. Tuy nhiên ở góc độ phát triển trí nhớ, ta chỉ cần thực tập bốn đề mục của niệm xứ thứ nhất: Niệm thân. Đề mục 1: Thở vào một hơi dài người ấy biết : ta đang thở vào một hơi dài; Thở ra một hơi dài người ấy biết : ta đang thở ra một hơi dài. Đề mục 2: Thở vào một hơi ngắn người ấy biết: ta đang thở vào một hơi ngắn; Thở ra một hơi ngắn, người ấy biết: ta đang thở ra một hơi ngắn. Đề mục 3: Ta đang thở vào và có ý thức về toàn thân thể ta; Ta đang thở ra và có ý thức về toàn thân thể ta. Đề mục 4: Ta đang thở vào và làm cho toàn thân ta an tịnh; Ta đang thở ra và làm cho toàn thân ta an tịnh [12,9]. Khi thực tập bốn hơi thở (đề mục) trên, người thực tập sẽ được thư giãn và tập trung. Hơi thở một và hai giúp người thực tập lấy không khí cho máu nuôi dưỡng cơ thể; tập trung tinh thần. Hơi thở ba giúp người thực tập ý thức tình trạng hiện tại của thân thể và lấy lại chủ quyền sự sống của mình. Hơi thở bốn giúp người thực tập thư giản thân thể, đưa thân về hợp nhất với tâm để thực hiện kỳ công nhiệm mầu. Bất cứ đâu (trên xe buýt, văn phòng, trường học…), bất cứ lúc nào (giờ giải lao, buổi sáng thể dục, sau khi tan ca….), chúng ta đều có thể thực tập được bốn hơi thở này để thư giãn và tập trung, giúp phát triển trí nhớ. Tuy nhiên ở tư thế ngồi vào buổi sáng hay trước khi ngủ là tốt nhất. Ngoài phát triển trí nhớ, người thực tập bốn hơi thở trên còn có thể tránh được stress, cải thiện sức khỏe, nhờ hơi thở bổ sung oxy cho máu, làm giảm tiêu thụ năng lượng và cân bằng nội ngoại môi.


THIỀN QUÁN NIỆM HƠI THỞ - ĀNĀPĀNASATI CHO SỨC KHỎE VÀ PHÁT TRIỂN TRÍ NHỚ

46

Ánh sáng khoa học Y khoa đã cho biết bí quyết phát triển trí nhớ là “thư giãn tập trung”. Thiền Ānāpānasati có thể giúp người thực tập đạt được sự thư giãn và tập trung đó, qua bốn hơi thở về niệm thân. Tất nhiên, thiền Ānāpānasati không phải dừng lại ở phát triển trí nhớ. Phát triển trí nhớ, tránh stress hay cải thiện sức khỏe chỉ là phó sản của Ānāpānasati. Kết quả của Ānāpānasati thực sự là sự thanh tịnh chúng sanh, vượt thắng phiền muộn bi thương, làm mất khổ đau sầu não của kiếp người. Con người dù ở đâu, thời điểm nào cũng đều mang thân phận làm người [20]. Thực tập Ānāpānasati không những phát triển trí nhớ, mà còn chấm dứt được khổ đau, sống cuộc sống an vui, góp tay cho cuộc đời thăng hoa chân thiện mỹ.


47

Chương 4

THỰC HÀNH

THIỀN QUÁN NIỆM HƠI THỞ

4.1 Những hiểu biết căn bản trước khi thực hành thiền quán niệm hơi thở Để thiền dễ dàng và có kết quả tốt đẹp, người thực hành cần biết những điều căn bản sau đây : 4.1.1 Thức ăn và nước uống Thức ăn của con người là phương tiện trọng yếu nhất để đạt đến cao cả, nhưng thức ăn nước uống cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật [35,78]: bệnh tùng khẩu nhập. Bởi vậy người tập thiền nên chọn những thức ăn hợp với tự nhiên hơn, tránh sử dụng các chất phụ gia trong thức ăn, đặc biệt bột ngọt. Nước uống cũng cần nên tránh nước uống có đường quá nhiều : redbull, bí đao, pepsi…. 4.1.2 Minh sư và thiện hữu Trong kinh điển Phật giáo dạy: cái này có thì cái kia có, cái này không thì cái kia không, cái này sanh thì cái kia sanh, cái này diệt thì cái kia diệt. Do vậy, có một người thầy hay bạn tốt hiểu biết về thiền thật sự rất cần thiết cho sự thực hành của


THIỀN QUÁN NIỆM HƠI THỞ - ĀNĀPĀNASATI CHO SỨC KHỎE VÀ PHÁT TRIỂN TRÍ NHỚ

48

mình. Mọi sự thành công trong cuộc đời đều có đường đi và giá cả của nó. Sự đơn độc trên con đường là một sự dại dột. Mình đừng mong tiến hóa lấy riêng mình, không thể nào có chuyện ấy. Nếu muốn chạy mau vượt lên trước người khác, thì không bao giờ đến được thượng đỉnh. Bỏ lại người khác là cách tốt nhất để thụt lùi, rồi phải bắt đầu trở lại. Cần phải thương yêu lẫn nhau, giúp đỡ người khác cùng tiến với mình. Tuy nhiên, mình cần nhớ, đừng bao giờ như cái muỗng suốt đời không biết hương vị của canh. 4.1.3 Nơi chốn tập thiền Có thể ngồi thiền bất cứ chỗ nào mình thấy thuận lợi. Chỗ ngồi tốt nhất là đừng quá nóng, quá sáng hay quá tối và có gió lộng. Tránh chỗ ngồi có nhiều muỗi mồng, sâu bọ và tiếng ồn nhiều. Tuy nhiên, chỗ ngồi thích hợp nhất được các nhà thiền khuyến khích từ xưa đến này là dưới rừng, bên suối hay hoa viên.

Dưới rùng thông; Mấy mươi người ngồi Không một tiếng động; Thiền! Xuyên lá nắng vàng reo Chim hót thông già reo Người thiền trên lưng đá Chung quanh dây hoa leo [5,42]. 4.1.4 Giờ tập thiền Mình có thể thiền tập bất cứ giờ nào trong ngày mà mình cảm thấy thích hợp với tâm lý và giờ giấc làm việc. Cần tránh ngồi ngay sau bữa ăn – ít nhất là chừng sau ba mươi phút. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm hành thiền của đa số thì thiền vào giờ tý (12 giờ đêm) và xoay mặt về hướng Nam thì kết quả thu hoạch dễ hơn [35,121]. 4.1.5 Nếp sống đạo đức Nếp sống đạo đức cũng là một điều kiện để đi vào thiền tập. Đạo đức là một trong ba nền tảng đi về giải thoát của hành giả Phật giáo. Khi con người :


49

Không làm các việc ác Siêng làm các việc lành Giữ tâm ý trong sạch Thì con người bắt đầu đi vào hỷ lạc nội tại, và tùy theo mức độ trong sạch tâm lý sẽ có những mức độ hỷ lạc khác nhau. Mức độ trong sạch tâm ý càng cao thì tinh thần càng an tịnh, thể xác ngày càng nhẹ nhàng, cuộc sống càng vui thú và ý nghĩa. Tất nhiên sức khỏe sẽ cải thiện, trí nhớ sẽ phát triển, bởi vì tinh thần được tập trung và thể xác được thư giãn (tinh thần an tịnh, thể xác nhẹ nhàng).

4.2 Phương pháp thực hành thiền quán niệm hơi thở để cải thiện sức khỏe và phát triển trí nhớ Thiền quán niệm hơi thở trong kinh Phật gọi là Ānāpānasati. Theo kinh Ānāpānasatisuttam [3] và kinh Satipathanasutra [2], thì có mười sáu phép quán niệm hơi thở về bốn lĩnh vực: thân, thọ, tâm, pháp (đối tượng của âm ý). Để phát triển trí nhớ, cải thiện sức khỏe người thực hành chỉ cần tập bốn phép quán đầu trong mười sáu phép quán. Bốn phép quán đầu này có thể chia thành ba chủ đề quán niệm :

Chủ đề 1: Theo dõi hơi thở, ý thức sự sống và tịnh hóa suy nghĩ miên man (hơi thở 1 và 2) Chủ đề thực tập này rất quan trọng, nó là nền móng cho những thành tựu của các chủ đề sau. Người thực tập có thể lái xe, nói điện thoại, đi bộ, chờ xe buýt, nấu cơm, lau nhà, phơi quần áo, đi dã ngoại hay đang ở trong tu viện… đều có thể thực tập: thở vào tôi biết tôi thở vào, thở ra tôi biết tôi thở ra (đơn giản hơn: hít; thở). Thông thường trong khi làm các công việc mình cứ để trí óc suy nghĩ vẫn vơ từ chuyện này đến chuyện khác. Những buồn vui hờn giận thay nhau đến rồi đi, thuận theo dòng suy nghĩ mong lung đó. Như vậy mình sống mà không nắm được chủ quyền của tâm ý, mình sống trong quên lãng. Nhờ thực tập hơi thở có ý thức, tâm mình không còn phiêu lưu trong thế giới của sự suy nghĩ miên man vẫn vơ. Nhờ hơi thở có ý thức, khi nào công việc cần chú tâm đặc biệt để tránh khỏi lầm lẫn và tai nạn, ta có thể thực hiện được dễ dàng. Suy nghĩ miên man được đình chỉ, mình thoát ra khỏi thể giới quên lãng và buông trôi, mình đang lấy lại quyền sống, sống có ý thức, thì tâm trí sẽ sáng suốt, thân


THIỀN QUÁN NIỆM HƠI THỞ - ĀNĀPĀNASATI CHO SỨC KHỎE VÀ PHÁT TRIỂN TRÍ NHỚ

50

xác sẽ nhẹ nhàng, trí nhớ sẽ phát triển vượt bậc và một niềm vui thực sự sẽ tỏa chiếu khắp thân thể và tâm hồn, mình thấy cuộc sống thật ý nghĩa và đáng sống. Mình không còn như ai đó có thể phát điên vì loạn tưởng, phải uống thuốc an thần để ngủ và mong rằng khi ngủ tâm trí được nghỉ ngơi. Thật ra khi ngủ họ vẫn chưa yên, họ vẫn đi qua nhiều lớp mộng mị và những lo âu, sợ hãi, bực tức…. vẫn tiếp tục công phá. Không đình chỉ được suy nghĩ miên man, không thoát ra khỏi thể giới buông trôi và quên lãng, mình có thể bị đau đầu, bị tổn thất thần khí dẫn đến stress, mất tập trung và bệnh tật thân xác. Thật đơn giản, chỉ cần thực tập hai hơi thở đầu của mười sáu hơi thở Phật dạy thôi, mình cũng có thể làm nên phép lạ rồi.

Chủ đề 2 : Ý thức về thân thể ( hơi thở thứ 3) Đây là bước thứ hai sau hơi thở vào ra có ý thức. Bước này mình vẫn thở vào thở ra, nhưng thay vì tịnh hóa những suy nghĩ vẫn vơ và loạn tưởng, hướng ý thức đến sự sống của thân thể từ đầu cho đến chân, từng bộ phận một, trong các tư thế: đi, đứng, nằm, ngồi. Mình thực tập: Hít (có ý thức về lá phổi); Thở (ý thức phổi đang khỏe / bệnh). Hít (có ý thức về lá phổi); Thở (biết phổi bệnh / khỏe do chính mình). Hít (có ý thức về lá phổi); Thở (phổi khỏe mình khỏe). Hít (có ý thức về lá phổi); Thở (phổi hư mình chết). Hít (có ý thức về lá phổi); Thở (hết lòng bảo hộ phổi và bảo hộ chính tôi). Mình thực tập như thế từ phổi đến gan, rồi đến các bộ phận khác của cơ thể, thậm chí một cọng tóc và một ngón chân. Trong quá trình thực tập có thể có những cảm giác và nhận định phát sinh. Ví dụ : Khi quán niệm về trái tim mình, mình có cảm giác lo lắng cho trái tim của cha mẹ. Khi có cảm giác đó, mình không xua đuổi, mình chỉ ghi nhận: tôi đang thở vào ý thức rằng tôi đang có cảm giác lo lắng về tình trạng bệnh tim của cha mẹ. Ý thức về thân thể rất là quan trọng, nó giúp mình có cái thấy sâu sắc về thân thể của chính mình và sự liên hệ của thân thể mình với con người và môi trường đang sống: khi quán chiếu qua hệ tiêu hóa, mình có thể thấy sự cộng sinh của hàng triệu vi trùng. Khi quán chiếu toàn thân thể mình có thể thấy sự sống đang sinh diệt trong từng phút từng giây. Mình không còn sống thác loạn nữa; mình không bỏ mặc thân xác này cho đến lúc bệnh đau. Mình sẽ bừng ngộ một sự thật đơn giản mà nhiệm mầu : một trong tất cả, tất cả trong một (có thì có tự mảy may không thì cả thế gian này cũng không). Một sợi tóc, một ngón tay hay một ngón


51

chân… đều có mối liên hệ vô tận với ta, người và vũ trụ. Sợi tóc đau, người đau và vũ trụ rung động. Ngón chân ung thư, ta người và vũ trụ cũng ung thư. Thiền Sư Nhất Hạnh trong chú giải kinh Quán Niệm Hơi Thở còn nói: “mỗi sợi tóc, ngón chân, đôi mắt đều có thể là những cánh cửa đi vào cõi chân thể nhiệm mầu. Không có vật gì tầm thường hết. Nhìn cho kĩ, nhìn cho sâu vào sợi tóc, đôi mắt bạn sẽ thấy đó là thiền”. Thực tập ý thức về thân thể là cách tốt nhất để nuôi dưỡng tâm hồn và thể xác, thực hiện mong ước phát triển trí nhớ mẫn nhuệ. Bởi vì một tâm trí minh mẫn không thể ở trong một thể xác bệnh tật. Chủ đề 3: Hợp nhất thân và tâm Thực hiện hợp nhất thân tâm là bước cuối cùng của thiền tập để phát triển trí nhớ và cải thiện sức khỏe. Tất nhiên các nhà thiền tâm linh không phải dừng lại ở đây, đây chỉ là giới hạn sinh học của những người hành thiền dưới góc độ sinh học sức khỏe và trí nhớ. Trong bước thiền tập thứ 1: theo dõi hơi thở, mình bắt đầu dừng lại mọi loạn tưởng, đình chỉ những suy nghĩ vớ vẫn, những cảm xúc buồn phiền bực tức … từ lâu đã làm hao mòn năng lượng của thể xác và tâm hồn mình. Bước thiền tập thứ 2: ý thức về toàn thân thể, mình bắt đầu khám phá ra được sự nhiệm mầu của thân xác vật chất và mối liên hệ của nó với mình, người và vũ trụ. Bước thứ 3: hợp nhất thân và tâm, mình bắt đầu nhận thức được tính nhất thể của hiện hữu và thấy sự thay đổi của trí nhớ và sức khỏe trong thể xác và tâm hồn mình. Mình thực tập: Hít (quán tưởng thân thể an tịnh như một chiếc lá vàng hạnh phúc nằm trên các chiếc lá anh em); Thở (quán tưởng tâm hồn tĩnh lặng và bình yên như một dòng suối mát hiền hòa vui róc rách). Khi thực tập như thế mình để tâm quán, hơi thở và thân thể là một. Biên giới giữa thân thể, hơi thể và tâm quán không còn nữa, tức là ta, hơi thở và ý nghĩ không còn biên giới, đã hòa là một, có mặt trong nhau. Thực tập như thế trong năm hay mười phút, mình sẽ cảm thấy sự vận hành của hơi thở trở nên êm, tịnh và vi tế, do đó tâm ý mình cũng trở nên tĩnh lặng nhiều hơn. Cơ thể sinh học bắt đầu biến đổi: giảm nhịp thở, giảm lactic trong máu, giảm tiêu thụ năng lượng, điều hòa nội môi; cơ thể đi vào thư giãn hoàn toàn – thư giãn sáng suốt, thư giãn tập trung. Mình bắt đầu chạm đến thế giới vô thức và một cách tự nhiên, khai mở tiềm năng phong phú của mình. Ba chủ đề quán niệm trên là ba bước đi căn bản theo thứ tự một – hai - ba cho người mới bước vào thực tập. Khi thực tập đã thuần thục thì thứ tự không còn


THIỀN QUÁN NIỆM HƠI THỞ - ĀNĀPĀNASATI CHO SỨC KHỎE VÀ PHÁT TRIỂN TRÍ NHỚ

52

quan trọng nữa, người tập có thể tập bất cứ bước nào trong ba bước mình thấy cần và thích hợp trong điều kiện hiện có. Nói thực tập theo qui trình các bước một - hai - ba, nhưng thật ra chỉ cần tập một trong ba bước ấy là đã có phép mầu, bởi vì ba bước đều được xây dựng trên nền móng chung là hơi thở. Một khi mình thở bằng hơi thở có ý thức trong cuộc sống của mình, mình không cần mong muốn sức khỏe tốt, trí nhớ tốt, nó vẫn đến với mình một cách tự nhiên. Thật đơn giản: đến hè; phượng nở; ve kêu; thế thôi.

4.3 Thiền tọa Chúng ta có thể thực hành thiền bất cứ tư thế nào: đi, đứng, nằm, ngồi…. nhưng các nhà thiền siêu đẳng từ thời Phật cho đến nay đều cho rằng thiền tọa là cách tốt nhất để vào thiền sâu. Thiền tọa gồm bốn giai đoạn.

Giai đoạn 1: Điều hòa thân Điều hòa thân nghĩa là mình ngồi như thế nào để thân thể không bị tê đau hay không mỏi mệt và không dao động. -

Ngồi kiết già: Cầm đầu chân trái đặt lên bắp vế chân mặt trước, đầu chân mặt đặt lên phía chân trái sau (hoặc ngược lại), sau đó kéo hai đầu chân sát vào bụng, như vậy gọi là ngồi kiết già. Kiết già là cách ngồi tốt nhất giúp hông thẳng, ngồi lâu không bị mỏi và tê. Ban đầu ngồi không quen nên có thể bị đau chân, nhưng tập dần sẽ không có trở ngại gì. Giả sử không ngồi kiết già được thì có thể ngồi bán già bằng cách để chân nọ lên bắp vế chân kia.

-

Lưng thẳng: phải giữ cho lưng thẳng, đừng để lưng sụn xuống, ngồi lâu như vậy sẽ có hại cho lưng, nếu lưng cong liền phải sửa lại cho thẳng ngay.

-

Giữ đầu, sống mũi, cổ và rốn thẳng một đường, không nghiêng bên mặt hay bên trái, giữ sao cho được đầu và lưng thẳng một đường.

-

Để tay mặt trên tay trái, hai đầu ngón cái đụng sát nhau và đặt lên trên hai lòng bàn chân; ép hai khuỷu tay vào bên hông, ép hơi mạnh để giữ lưng cho thẳng.

-

Đầu hơi cúi xuống, không quá cao cũng không được cúi quá thấp. Cuối cùng, nhắm mắt lại, nhắm vừa phải đừng quá mạnh sinh mỏi. Ngồi như vậy không giao động trong năm, mười phút hay hơn nữa tùy khả năng.


53

Giai đoạn 2: Điều hòa hơi thở Sau khi đã điều hòa thân xong, tiếp đến là điều hòa hơi thở. Thở vào bằng mũi và ra bằng miệng ba hơi thật sâu trước khi bắt đầu điều hòa hơi thở. Thông thường trong cuộc sống hằng ngày, mình thở gấp, vội, bây giờ mình không thế nữa, mình bắt đầu thở có ý thức: thở vào thở ra đếm một, thở vào thở ra đếm hai, đếm cho đến mười và trở lại một (hoặc đơn giản hơn: khi thở vào niệm: hít; thở ra niệm: thở). Khi mình có ý thức về hơi thở, hơi thở sẽ đều, nhẹ, thân thể sẽ an tịnh. Điều hòa hơi thở trong khoảng năm phút (có thể điều hòa hơn năm phút nếu cần), mình bắt đầu tiếp tục đi vào điều hòa tâm.

Giai đoạn 3: Điều hòa tâm (quán niệm để khỏe thân xác, mạnh tinh thần và nuôi dưỡng trí nhớ) Giai đoạn điều hòa hơi thở là giai đoạn chuẩn bị đi vào quán niệm. Nhờ hơi thở điều hòa người thực tập dễ đi vào quán niệm và đạt kết quả tốt. Bởi vậy trước khi đều hòa tâm, hơi thở cần điều hòa cho kĩ. Có thể không nên vội đi vào đều hòa tâm (quán niệm) nếu thấy mình chưa thuần thục trong điều hòa hơi thở, mình hay lãng quên và lẫn lộn con số hơi thở, không theo được trình tự từ một đến mười. Sau khi hơi thở đều và nhẹ, mình bắt đầu quán niệm như sau: Hơi thở

Quán niệm

Vào

tĩnh lặng

Ra

nhẹ yên

Vào

hiện tại

Ra

tự nhiên

Hãy để hơi thở ra vào tự nhiên, không cần làm cho nó trở nên dài hay ngắn. Hơi thở tự nó có một trật tự tuyệt diệu của vũ trụ, nằm ngoài kiểm soát của mình. Chỉ cần thở tự nhiên, tùy theo sức khỏe tự nhiên của mỗi người, và theo hơi thở tự nhiên đó quán niệm sự tĩnh lặng của tâm; nhẹ và bình yên của thân; sự hiện hữu duy nhất của hiện tại và buông xã theo trật tự tự nhiên của vũ trụ. Thực tập theo bảng hướng dẫn thiền tập ở trên trong bảy phút hay nhiều hơn, tùy theo thời gian và không gian cho phép. Điều quan trọng là sự kiên trì trong thực


THIỀN QUÁN NIỆM HƠI THỞ - ĀNĀPĀNASATI CHO SỨC KHỎE VÀ PHÁT TRIỂN TRÍ NHỚ

54

tập. Trong đạo Phật dùng từ tinh tấn để chỉ cho sự kiên trì đó. Có thể nói trong thực tập thiền, tài năng và cơ hội không có sức mạnh quyết định, mà sức mạnh quyết định kết quả của thiền tập chính là kiên trì. Giai đoạn 4: Xả thiền. Xả thiền tức là kết thúc thời thiền tập khi đến giờ qui định kết thúc buổi thiền hay vì lý do nào đó mình không tiếp tục ngồi thiền được nữa. Khi xả thiền phải thực hiện theo các bước sau : •

Hít vào thở ra ba hơi thật sâu (hít bằng mũi thở ra bằng miệng).

Đưa lưỡi quanh miệng tạo nước bọt và nuốt xuống cổ.

Hạ lưng xuống.

Cử động cổ về phía trước và sau, bên trái bên phải mười lần trở lên.

Cử động tay và vai từ nhẹ đến mạnh; hai bàn tay nắm lại thành nắm đấm rồi buông ra mười lần trở lên.

Hai bàn tay chà xát vào nhau cho nóng áp vào mắt ba lần, sau đó chà xát vào mặt, mũi, cổ và đầu.

Nới lõng chân ra hay đổi chân.

Tay này bóp và vuốt tay kia từ vai xuống đầu ngón tay ba lần.

Dùng hai tay bóp và vuốt hai chân từ háng đến ngón chân ba lần, sau đó chà lòng bàn chân hai mươi đến năm mươi lần.

Nếu bị tê chân thì bấm hai mắt chân ở đầu gối và bẻ quắp ngón chân cái và sau cùng là chà xát hai lòng chân với nhau năm mươi lần. Động tác này nhằm kích thích huyệt điểm ở bàn chân, nó có liên hệ đến ngũ tạng. Y học Đông phương cho chúng ta biết : mắt, tai và lòng bàn chân đều có rất nhiều điểm huyệt liên quan đến lục phủ ngũ tạng. Việc chà xát khi xả thiền có tác dụng chữa bệnh rất mạnh. Tóm lại, thiền tọa là phương pháp tốt nhất để thực tập thiền. Dù ngồi thiền dưới góc độ tâm linh tôn giáo hay ngồi chỉ để cải thiện sức khỏe và phát triển trí nhớ, thì thiền tọa cũng phải qua bốn bước trên. Khi thực hành thiền tọa một thời gian, mình thấy thân thể khỏe ra, ngủ ngon, không ác mộng, trí nhớ tốt hơn, tâm hồn vui vẻ, sảng khoái phấn khởi là mình hành thiền có kết quả tốt. Nếu ngược lại, mình nên tìm thầy hoặc bạn để được hướng dẫn thực tập cho đúng pháp.


55

4.4 Thiền hành Thiền hành được hiểu trong nhà Phật là “thiền đi”, tức là thiền tập trong khi đi. Trong sách Thiền Hành Yếu Chỉ, thiền sư Nhất Hạnh đã hướng dẫn như sau: 4.4.1 Hơi thở, con số, bước chân và nụ cười Mục đích chính của thiền hành là sự tỉnh thức và an lạc. Mình cũng có thể thực tập thiền hành với mục đích là luyện trí nhớ và cải thiện sức khỏe. Cho dù thực hành với mục đích gì thì yếu tố cơ bản xây dựng kết quả tốt đẹp của thiền hành vẫn là hơi thở, bước chân, con số và nụ cười. Bắt đầu thực tập, mình đi chậm lại, đừng quá chậm, trong khi đi mình thở bình thường, đừng cố tình đếm hơi thở và thở dài hay ngắn. Chỉ một việc cần làm lúc này là theo dõi xem hơi thở bình thường của mình thuộc vào loại 2-2 hay 2-3 hay 3- 3 (thở vào bước hai hoặc ba bước; thở ra bước hai hoặc ba bước). Lấy con số hơi thở bình thường nghĩa là hơi thở vừa với buồng phổi của mình, làm cho mình cảm thấy dễ chịu, mình có thể thở như thế khá lâu mà không mệt. Ví dụ : hơi thở bình thường của mình là 2-2, mình thực tập như sau : thở vô bước 1- 2; thở ra bước 1-2; thở vô bước1-2; thở ra bước 1-2… Mình cứ thực tập như vậy, thực tập cho đến khi hợp nhất với con số, bước chân và hơi thở. Điều quan trọng không thể quên là mĩm cười. Mĩm cười là một phép mầu, nó giúp mình đễ dàng đạt tới hợp nhất con số, bước chân và hơi thở. Khi hởi thở hợp nhất với bước chân, mình sẽ thấy phép lạ xuất hiện : bước chân đi nhưng thân xác thư giản; quán niệm hơi thở mà tâm hồn thong dong. 4.4.2 Lấy thêm thanh khí Khi thực tập vài hôm, mình có thể thí nghiệm phương pháp sau đây để lấy thêm thanh khí: Đang bước bình thường và hơi thở bình thường, mình gia tăng một bước cho hơi thở ra. Ví dụ : hơi thở bình thường của mình là 2-2 thì mình thực tập 2-3 và thực tập như thế từ bốn đến năm lần, rồi trở lại hơi thở bình thường. Thực tập thêm một bước cho hơi thở ra, mình có thể thấy khỏe ra, vì hơi thở ra dài hơn, không khí dơ trong phổi ra nhiều hơn. Cần chú ý là không nên thở quá bốn hay năm hơi thở ra dài hơn hơi thở bình thường, điều đó có thể làm mình mệt. Và cần nhớ thêm là thêm một cho hơi thở ra chứ đừng thêm cho hơi thở vào. Thực tập lâu ngày cho đến khi mình thấy có nhu cầu thêm bước nữa cho hơi thở vào. Nghĩa là cho đến khi mình nghe được tiếng nói của cơ thể mình : Bây giờ nếu được thêm một bước cho hơi thở vào thì khoan


THIỀN QUÁN NIỆM HƠI THỞ - ĀNĀPĀNASATI CHO SỨC KHỎE VÀ PHÁT TRIỂN TRÍ NHỚ

56

khoái lắm. Lúc ấy và chỉ lúc ấy, mình mới thêm một bước nữa cho hơi thở vào. Hơi thở vào một bước sẽ đem thêm thanh khí vào trong mình, mình sẽ rất khỏe. Tuy nhiên, cũng như thêm cho hơi thở ra, mình không nên thực tập quá bốn hay năm hơi thở, mình nên trở lại bình thường vài phút sau 4-5 hơi thở lấy thêm thanh khí hay đưa ra ngoài thêm được khí. Ví dụ : mình đang thở ra thành 2-3, sau bốn năm hơi mình về lại 2-2. Và sau đó năm mười phút, mình thêm cho cả hơi vào và ra :3-3,sau bốn năm hơi rồi về lại bình thường 2-2. Thực tập thiền hành như thế, sau vài tháng hiệu năng lá phổi của mình sẽ lớn hơn, mình sẽ lành mạnh hơn và máu huyết sẽ được thanh lọc kỹ hơn. Lúc này hơi thở bình thường 2-2 của mình có thể thay đổi thành 3-3, cứ dùng hơi thở bình thường đó (3.3) để thực tập thiền hành. Hơi thở bình thường dài ra chính là kết quả tốt đẹp của thiền hành về mặt sức khỏe của bạn. 4.4.3 Quán tưởng Khi thực tập thuần thục hơi thở, bước chân, con số và nụ cười, cũng như phương pháp lấy thêm thanh khí và loại thêm trược khí, mình có thể thực hiện một bước nhảy vọt bằng phương pháp quán tưởng, tiếp xúc những mầu nhiệm của sự sống trên đất dưới mỗi bước chân. Mình thực tập : + Quán tưởng sen nở dưới mỗi bước chân Hoa sen ở đây tượng trưng cho sự giác ngộ, vẻ đẹp thanh thoát, lòng không vướng bận bất cứ một niềm lo âu nào. Trên mỗi bước chân thiền hành của mình lúc trước là con số, bước chân và hơi thở, bây giờ là hơi thở, bước chân và hoa sen. Mình bước như đức Phật bước trong ngày đản sanh (sơ sinh) vậy. Mình đừng mặc cảm, vì đức Phật đã nói : Tất cả chúng sanh đều có thể tánh giác ngộ, khi bước chân của mình an lạc và vô ưu thì dưới mỗi bước chân của mình là một bông sen nở. Mình cũng có thể quán tưởng hoa sen dưới mỗi bước chân mà không cần chú ý đến hơi thở (Hơi thở trong lúc thiền hành quán tưởng hoa sen nở trên mỗi bước chân chỉ được sử dụng như dây neo để truyền tâm ý về trong giây phút hiện tại). Mình bước những bước chân như thế, mình sẽ cảm thấy an lành, thanh thoát và không vướng bận, sức khỏe của mình được gia tăng, và dặc biệt mình sẽ kinh ngạc về trí nhớ của mình. + Quán tưởng phép lạ là đi trên mặt đất. Có người cho rằng đi trên than hồng, đi trên bàn chông, hoặc đi trên mặt nước, mới là phép lạ. Thực ra chỉ cần đi trên mặt đất là một phép lạ rồi. Sự thật là thế ! Hãy giả dụ mình là một phi hành gia không gian. Mình được đến mặt trăng rồi nhưng không về trái đất được, vì phi thuyền bị hỏng máy. Mà không


57

có phương tiện nào để sửa được. Trung tâm không gian ở trái đất không kip thời gửi phi thuyền khác lên cứu, mình biết rõ rằng trong hai ngày nữa mình sẽ chết vì hết dưỡng khí. Lúc đó mình sẽ mơ tưởng và ước cái gì ? Có lẽ mình không ước ao gì khác ngoài việc trở về trái đất xanh mát thân yêu của mình, để bước đi những bước chân thanh thản và vô ưu cùng người thân và bạn bè. Mình hãy đặt mình vào tình huống như vậy và ví mình như người sống sót trở về với trái đất thân yêu. Mình bước từng bước chân may mắn thật sung sướng thật an lạc trên trái đất trong ý thức trọn vẹn mặt đất tiếp xúc với mỗi bước chân. Mình cần chú ý : Sử dụng hơi thở để giữ tâm ý có mặt trong giây phút hiện tại, bước chân của mình thật nhẹ và thanh thoát tiếp xúc với đất cũng như chiếc ấn của quốc vương nhẹ và thận trọng ấn trên mỗi chiếu thư. Phương pháp kết hợp hơi thở và bước chân cũng tương tự phép quán tưởng sen nở dưới bước chân. Chỗ khác biệt là ở điểm, thay vì hoa sen nở , mình ý thức mình đang tiếp xúc với đất, tiếp xúc với hành tinh xanh thân yêu. Mình cũng có thể nhìn xuống đất trong khi bước để thấy chỗ đất mà mình sẽ đặt chân lên. Thực tập phép quán tưởng này, mình sẽ thấy cái nhiệm mầu của cuộc sống, cái duyên sanh vô tận của trái đất, con người trong đó có mình. Mình sẽ rất thảnh thơi, mọi vướng bận của mình đều tan biến và mình biết rất rõ mình cần phải làm gì bây giờ và tại đây. Tất nhiên, mục tiêu cải thiện sức khỏe và phát triển trí nhớ của mình không cần phải nói, đó là kết quả tự nhiên của sự chấm dứt stress (thư giãn thể xác) và tập trung tinh thần.

4.5 Một ngày sống thiền 5h - 6h: Thiền tọa 6h - 6h 15: Thiền hành hoặc thiền động 6h15 - 7h30: Sinh hoạt buổi sáng 7h30 - 12h: Hoạt động nghiệp vụ, đến trường 12h - 13h30: Sinh hoạt buổi trưa 13h30 - 17h: Hoạt động nghiệp vụ, học tập 17h - 22h30: Sinh hoạt buổi tối 22h30: Thiền buông thư đi vào giấc ngủ đêm


THIỀN QUÁN NIỆM HƠI THỞ - ĀNĀPĀNASATI CHO SỨC KHỎE VÀ PHÁT TRIỂN TRÍ NHỚ

58

+ Ghi chú: Thời khóa biểu chỉ mang tính gợi ý cho người mới bắt đầu tìm hiểu và thực hành thiền ở góc độ cải thiện sức khỏe và phát triển trí nhớ, người tập có thể thay đổi thời khóa biểu cho phù hợp với mình và hoàn cảnh cụ thể. Trong khoảng thời gian sinh hoạt buổi trưa 12h-13h30 có thể dành 15 phút tọa thiền hay thiền hành, nó sẽ giúp mình nạp đầy năng lượng năng động và tự chủ trong giờ hoạt động nghiệp vụ buổi chiều. Buổi tối, trước khi thiền buông thư để đi vào giấc ngủ, mình có thể đi thiền hành để lấy thanh khí, cảm nhận mầu nhiệm của sự sống, đồng thời nhìn lại mình trong một ngày đã qua để tự kinh nghiệm và chánh niệm định hướng cho sinh hoạt ngày mai.


59

Lời kết Qua quá trình tìm hiểu thiền Ānāpānasati cho sức khỏe và phát triển trí nhớ, chúng ta biết: 1.

Ánh sáng khoa học đã cho thấy thiền Ānāpānasati là phương pháp thể dục não bộ tuyệt hảo. Nó có thể giúp não bộ giải phóng những căng thẳng; giúp cơ thể điều hòa nội môi, giảm lactic trong máu, điều hòa nhịp thở và nhịp tim. Từ đó thiền có thể được áp dụng để phòng và điều trị một số bệnh thuộc tim mạch, hô hấp và cơ quan vận động, đặc biệt là chứng bệnh do áp lực của xã hội công nghiệp hiện đại: stress.

2.

Tiềm năng của con người là vô tận. Con người có thể thực hiện những kỳ công siêu phàm, miễn con người học và biết cách sử dụng được khả năng vô tận của mình.

3.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra kết luận cho chúng ta thấy những người có trí nhớ mẫn nhuệ, có khả năng tính toán phi thường, đều là những người làm việc trong trạng thái thể xác thư giãn, tinh thần tập trung.

4.

Trí nhớ không chỉ đơn thuần là sự phản ánh vật chất, nghĩa là nó không phải chỉ là sự thu nhận, tích lũy và tái hiện thông tin của não. Nó còn có một bí ẩn khác mà các nhà tâm linh tôn giáo gọi là năng lượng phát sanh thiên tài, Prana, Khí, hay các nhà khoa học sinh vật gọi là trường sinh học. Người viết cũng đã dẫn chứng cho thấy khả năng tuyệt vời của thiền trong việc cải thiện sức khỏe và phát triển trí nhớ. Đặc biệt, phương pháp thực hành Ānāpānasati đã được giới thiệu rất cụ thể. Ngoài ra hai thiền pháp:Thiền tọa và thiền hành được sử dụng chính thức trong các thiền viện Phật giáo từ xưa đến nay cũng được giới thiệu. Vấn đề còn lại là chúng ta có tự mình thiền tập để chứng nghiệm được những gì mầu nhiệm của thiền như các nhà tâm linh tôn giáo và khoa học đã nhận định hay không. Tất nhiên chúng ta có quyền chọn lựa là thực tập thiền hay không. Nhưng


THIỀN QUÁN NIỆM HƠI THỞ - ĀNĀPĀNASATI CHO SỨC KHỎE VÀ PHÁT TRIỂN TRÍ NHỚ

60

có một sự thật rằng đường tuy ngắn không đi sẽ không tới, mà không tới thì sẽ không thấy. Nếu chúng ta muốn có sức khỏe tốt, trí nhớ minh mẫn, tâm hồn lành mạnh, không có cách nào khác hơn là chúng ta phải vào cuộc, vào cuộc để thấy. Chính đức Phật - người truyền dạy thiền pháp Ānāpānasati - cũng thẳng thắn tuyên bố: Giáo pháp của ta là đến để mà thấy chứ không phải đến để mà tin. Người viết nghĩ chúng ta nên đi vào thực tập thiền Ānāpānasati để chứng nghiệm được sự mầu nhiệm của nó. Nó đã từ rất lâu chỉ được phổ biến trong giới Phật giáo, và chỉ được thực tập cho mục đích tâm linh. Chúng ta là người rất may mắn, ngày nay khoa học đã hé mở cho chúng ta một cánh cửa khác của thiền - cánh của sức khỏe và phát triển trí nhớ - chúng ta hãy mạnh dạn đi vào thực nghiệm để có một sức khỏe trọn vẹn, một sự sảng khoái toàn diện của thân và tâm. 25.08.2010 Việt Nam Phật Quốc Tự - Buddha Gaya, India Nhuận Đạt – T.M.T


61

THƯ MỤC THAM KHẢO A. [1].

TIẾNG VIỆT

Thuần Bạch (dịch), Thiền, NXB TP Hồ Chí Minh, 2000.

[2]. Thích Minh Châu (dịch), Kinh Niệm Xứ (Satipatthanasytta - kinh số 10 Trung Bộ I), Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam., 1992. [3]. Thích Minh Châu (dịch), Kinh Xuất Tức Nhập Tức Niệm (Ānāpānasatisuttamkinh số 118 trong Trung Bộ III), Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam., 1992. [4].

Thích Minh Châu, Hành Thiền, NXB Tôn Giáo, 2002.

[5].

Thích Thiện Châu, Thiền Định Với Cuộc Sống Hôm Nay, NXB Tôn Giáo, 2003.

[6].

Thuận Châu (dịch), Học Mau Nhớ Lẹ Thành Công Nhanh, NXB Trẻ, 1997.

[7]. Thanh Chân (biên dịch), Thư Giãn Trong Nhịp Sống Đời Thường, NXB Mũi Cà Mau, 2004. [8]. Minh Chi. Những Nguyên Lý Cơ Bản Của Thiền Định Phật Giáo Ứng Dụng Trong Đời Sống Hằng Ngày. http:// buddismtoday/ viet/ thien/ 008- nguyenly. htm [9]. htm

Minh Chi. Lợi Ích Của Thiền. http: http:// buddismtoday/ viet/ thien/ 007- loiich.

[10]. Doãn Chính, Tư Tưởng Giải Thoát Trong Triết Học Ấn Độ, NXB Thanh Niên, 1999. [11]. Tăng Định (dịch), Lợi Ích Chữa Bệnh Bằng Thiền Quán, . http:// buddismtoday/ viet/ thien/ chuabenhbangthien. htm [12]. Thích Nhất Hạnh (dịch và chú giải), Kinh Quán Niệm Hơi Thở (Ānāpānasatisuttam), NXB Lá Bối, 2002. [13]. Thích Nhất Hạnh, Đi Như Một Dòng Sông, NXB Lá Bối, 1999. [14]. Tâm Hạnh (dịch), Về Pháp Thiền Quán Niệm Hơi Thở, http:// buddismtoday/ viet/ thien/032-quanhoitho.htm [15]. Nguyễn Bá Toàn, Thiền Và Cai Nghiện Ma Túy, NXB Văn Hóa Thông Tin, 2004. [16]. Nguyễn Như Hiền và Chu Văn Mẫn (biên tập), Sinh Học Người, NXB Khoa Học Và Kỹ Thuật, 2002.


THIỀN QUÁN NIỆM HƠI THỞ - ĀNĀPĀNASATI CHO SỨC KHỎE VÀ PHÁT TRIỂN TRÍ NHỚ

62

[17]. Minh Hiển, Thiền Và Sức Khỏe, http:// buddismtoday/ viet/ thien/001thienvasuckhoe.htm [18]. Hạnh Hương (biên soạn), Làm Sao Để Nhớ Lâu?, NXB Đồng Nai, 2002. [19]. Khánh Hỷ (dịch), Hướng Dẫn Hành Thiền, http:// buddismtoday/ viet/ thien/016huongdanhanhthien.htm [20]. Bùi Mộng Hùng, Sống Thời Đại Và Tinh Thần Đức Phật, Tài liệu hội thảo Phật Giáo Và Thời Đại, Trúc Lâm Thiền Viện, Pari:10- 9- 1995. [21]. Nguyễn Ngọc Kha, Tìm Hiểu Và Thực Hành Thiền Dưới Góc Độ Sinh Học Với Sức Khỏe, NXB Y Học, 2000. [22]. Nguyễn Khác Khoái (dịch), Cuộc Chiến Chống Ma Túy Của Thế Giới Đương Đại, NXB Trẻ, 2001. [23]. Trần Phương Lan (dịch), Đức Phật Lịch Sử, NXB TP Hồ Chí Minh, 2000. [24]. Nguyễn Lang, Việt Nam Phật Giáo Sử Luận, NXB Văn Học, 2000. [25]. Thích Phước Thượng, Bốn Đề Mục Quán Niệm, http:// buddismtoday/ viet/ thien/019-bonquanniem.htm [26]. Thiện Minh (dịch), Lợi Ích Của Sự Hành Thiền, http:// buddismtoday/ viet/ thien/010-loiich.htm [27]. Ngô Thành Nhân và Trần Đình Cáo (dịch), Chân Thiền, NXB Văn Nghệ, 1999. [28]. Chân Nguyên và Nguyễn Tường Bách, Từ Điển Phật Học, NXB Thuận Hóa, 1999. [29]. Lan Phương (biên dịch), Hít Thở Đúng Để Sống Khỏe, NXB Phụ Nữ, 2000. [30]. Lê Hữu Phương. Stress- Bệnh Thời Đại Và Thiền Quán Niệm Hơi Thở, Tài liệu hội thảo Phật Giáo và Thời Đại, Trúc Lâm Thiền Viện, Pari: 10- 9- 1995. [31]. Thích Trí Siêu, Thiền Tứ Niệm Xứ, http://buddismtoday/viet/thien/thientuniemxu.htm [32]. Minh Tâm- Thanh Nghi – Xuân Lãm, Từ Điển Tiếng Việt, NXB Thanh Hóa, 1999. [33]. Thích Chơn Thiện, Tìm Vào Thực Tại, NXB TP Hồ Chí Minh, 2000. [34]. Thích Chơn Thiện (dịch), Satipatthana Trái Tim Thiền Định Của Phật Giáo, NXB Tôn Giáo, 2004. [35]. Phạm Thị Ngọc Trâm (biên soạn), Thiền Là Gì ?, NXB Văn Hóa Thông Tin, 2004. [36]. Nguyễn Trung Tri (dịch), Nâng Cao Trí Tuệ Ứng Xử, NXB Văn Hóa Thông Tin, 2004. [37]. Tinh Tiến, Yoga Quyền Năng và Giải Thoát, NXB Thể Dục Thể Thao, 2004.


63

[38]. Nguyễn Khắc Viện, Từ Sinh Lý Đến Dưỡng Sinh, NXB Trẻ, 2002. [39]. Ngô Trung Việt (dịch), Từ Thuốc Tới Thiền, NXB Văn Hóa Thông Tin, 2004.

B.- ENGLISH [40]. Dhananjay Ghavan, Psychiatry And Medetation, http:// buddismtoday/ english/ meditation/ vip/ 004-psychiatry.htm [41]. Kee Nanayoo, Breath Meditation Condensed, http:// buddismtoday/ english/ meditation/ vip/ 014-condensed.htm [42]. Nyanasatta Thera, The Foundation Of Mindfulness Satipatthana Sutta, http:// buddismtoday/ english/ meditation/ vip/ 037-breath.htm [43]. Phra Ajaan Lee Dhammadharo, Breath Meditation: seven steps, http:// buddismtoday/ english/ meditation/ vip//037-breath.htm [44]. Rebecca Shalomoff, Breathing Towards Savation, http:// buddismtoday/ english/ meditation/ vip/045-breathing.htm [45]. Sayadaw U Silananda, Benefit Of Walking Meditation, http:// buddismtoday/ english/ meditation/ vip/022-benefit.htm

Nhuận Đạt – TMT Email: songtinhthuc@outlook.com Web: www.songtinhthuc.net


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.