SÀN GỖ CÔNG NGHIỆP HDF? GIÁ SÀN GỖ CÔNG NGHIỆP HDF? Hiện nay, gỗ HDF là một loại vật liệu đang rất được ưa chuộng vì những đặc tính hữu ích, tốt hơn nhiều so với các loại gỗ công nghiệp khác trên thị trường. Vì thế mà giá gỗ HDF vẫn luôn là điều mà nhiều khách hàng quan tâm. Vậy giá gỗ HDF có đắt không? Gỗ HDF có những loại nào? Có nên chọn những dòng sản phẩm làm từ HDF? Hệ thống phân phối sàn gỗ toàn quốc Floordi sẽ cung cấp cho quý khách những thông tin cơ bản và hữu ích dưới đây. Khái niệm về Gỗ Công nghiệp HDF: Gỗ HDF tên đầy đủ là High Density Fiberboard – một loại gỗ công nghiệp được sử dụng nhiều trong cuộc sống hiện đại. Gỗ công nghiệp HDF được tạo thành bởi 80-85% chất liệu là gỗ tự nhiên, còn lại là các phụ gia làm tăng độ cứng và kết dính cho gỗ. Thân gỗ tự nhiên sau khi thu hoạch sẽ được đem đi luộc và sấy khô tại nhiệt độ cao để loại bỏ nhựa và nước đọng. Tiếp theo, thân gỗ được nghiền nhỏ thành bột mịn và kết hợp với các chất phụ gia để làm tăng độ cứng và tính kết dính cho gỗ. Cuối cùng, chúng được nén ép với chất kết dính ở áp suất và nhiệt độ cao tạo thành các tấm gỗ HDF có kích thước tiêu chuẩn. Hầu hết đều sử dụng lại lõi HDF đạt tiêu chuẩn E1, đây là tiêu chuẩn đảm bảo lõi gỗ có đủ độ cứng, bền, và có nguồn gốc tự nhiên, không có hại cho sức khoẻ.
Cốt gỗ HDF với kích thước từ 3mm – 25mm Quy trình sản xuất gỗ HDF:
Gỗ công nghiệp HDF được tạo ra qua 7 bước chính: Bước 1: Sau khi khai thác gỗ tự nhiên trong rừng, gỗ sẽ được sơ chế đơn giản trước khi cho vào nhà máy sản xuất. Bước 2: Gỗ HDF được phân loại rồi xẻ mỏng để đưa vào nhà máy xay nhỏ thành dạng bột, sản xuất ra cốt gỗ HDF. Các loại gỗ công nghiệp nói chung đều là dạng HDF này. Bước 3: Bột gỗ lúc này được trộn với keo và các phụ gia khác, được ép với nhiệt độ và áp suất cao. Hình thành các tấm gỗ dày từ 3-25mm. Bước 4: Ván gỗ HDF lúc này tiếp tục được xử lý 2 mặt để tăng cường thêm độ cứng và khả năng chống chịu mối mọt, phồng rộp. Bước 5: Sau khi xử lý xong 2 mặt, ván gỗ lúc này được cán một lớp phủ bề mặt vân gỗ. Lớp bề mặt này chính là lớp chống xước, chống thấm nước, mối mọt...Thường lớp này được cấu tạo từ chất Melamine Resin và có sự kết hợp với sợi thủy tinh. Bước 6: Ở bước này ván gỗ sẽ tiếp tục được ép dưới áp suất và nhiệt độ cao, nhằm đảm bảo cho các lớp được liên kết chặt chẽ với nhau. Đồng thời, các ván gỗ được đánh bóng luôn bề mặt. Bước 7: Quy trình này thực hiện làm hèm khoá cho ván sàn gỗ. Các hèm khoá này được làm theo tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến nhất hiện nay như mộng kép. Đây là loại mộng đang được sử dụng đồng nhất. Sau khi làm xong hèm khoá. Các tấm sàn gỗ được đưa ra để kiểm tra chất lượng và đóng hộp trước khi đưa ra thị trường. Trên hộp sàn gỗ, các nhà sản xuất sẽ ghi đầy đủ các thông tin bao gồm: tên thương hiệu sàn gỗ, kích thước thanh ván gỗ, diện tích lắp đặt của 1 hộp gỗ, tiêu chuẩn chống mài mòn, ngày sản xuất,…
Quy trình cắt ván gỗ HDF theo khổ định sẵn Đặc điểm và cách phân biệt gỗ công nghiệp HDF:
STT 1 2 3
TIÊU CHÍ Tên gọi Thành phần Tính đa dạng
4
Độ dày
5
Phân loại
6 7 8
Khả năng chống ẩm Giá thành Tính an toàn
9
Ứng dụng
GỖ HDF Tên đầy đủ là High Density Fiberboard Bột gỗ Đa dạng màu sắc, trên 70 màu Độ dày tiêu chuẩn 3mm, 6mm, 9mm, 12mm, 15mm HDF thường, HDF chống ẩm, HDF chống cháy Tốt nhất Đắt nhất Rất an toàn Xây dựng, nội thất công trình, trang trí nội – ngoại thất.
Ưu điểm nổi bật của gỗ HDF: Ưu điểm: -
Gỗ HDF có tác dụng cách âm khá tốt và khả năng cách nhiệt cao nên thường sử dụng cho công trình ngoài trời. Ván HDF có khả năng chống mối mọt, khắc phục được các nhược điểm nặng, dễ cong, vênh so với gỗ tự nhiên. Bề mặt ván HDF nhẵn và phẳng, có màu vàng nâu của gỗ như ván MDF. Bề mặt nhẵn bóng, thuận tiện cho việc ép các bề mặt trang trí như Veneer, Acrylic, Melamine, Laminate,… Khả năng chống ẩm tốt. Do tỷ trọng của ván HDF cao hơn so với ván MDF nên chống chịu nước hiệu quả, giảm thiểu khả năng ngấm nước gây biến dạng tấm ván. Độ cứng của gỗ cao, có thể chịu được tải trọng lớn. Khả năng bắt ốc vít khá tốt, giúp cho các đồ nội thất được sản xuất ra có độ bền rất cao. Bề mặt HDF có thể dễ dàng tạo các vân, thớ gần như gỗ thật. Trên 80% thành phần là gỗ tự nhiên nên rất thân thiện với môi trường và đảm bảo sức khỏe cho con người. HDF là sự lựa chọn tối ưu cho các giải pháp của đồ nội thất, ngoại thất: văn phòng, vách ngăn phòng, cửa ra vào, tủ áo, cửa, ….
Nhược điểm: -
Trong các loại gỗ công nghiệp, HDF là loại gỗ có giá thành cao nhất. Để phân biệt gỗ HDF loại tiêu chuẩn bằng mắt thường là rất khó. Chỉ thi công nội thất ở dạng phẳng lì hoặc kết hợp với các nẹp để tạo điểm nhấn, không làm được bằng dạng panel.
Phân loại gỗ HDF:
Trên thị trường hiện nay, HDF có rất nhiều loại: HDF loại thường, loại chống ẩm, loại chống cháy,… Trong đó, hệ thống phân phối sàn gỗ toàn quốc Floordi là đơn vị phân phối hàng đầu tại Việt Nam. Hiện tại, đơn vị này cung cấp các dòng sản phẩm của HDF như Floorpan, Artfloor,…được rất nhiều khách hàng ưa chuộng. Gỗ HDF hiện nay được phân chia thành 3 loại phổ biến nhất là gỗ HDF ván thường, gỗ HDF ván chống ẩm và ván gỗ HDF chống cháy. Mỗi loại có những đặc điểm, mục đích sử dụng riêng. Tùy thuộc vào việc khách hàng làm thiết kế nội thất nào, Floordi chúng tôi sẽ tư vấn thật phù hợp với nhu cầu của quý khách. Nhìn chung, cả ba loại gỗ HDF ván thường, chống ẩm và chống cháy đều có khả năng chịu nước khá tốt. Dưới đây là hình ảnh thực tế của ba loại này.
Gỗ HDF ván thường
Gỗ HDF ván chống ẩm
Gỗ HDF chống cháy
Ứng dụng của gỗ công nghiệp HDF: -
-
Gỗ công nghiệp HDF là giải pháp tuyệt vời cho đồ nội thất, thường được sử dụng rộng rãi trong các thi công trong nhà và ngoài trời. Ví dụ như: cửa ra vào, tấm tường, bàn ghế, vách ngăn phòng, nội thất văn phòng, phòng học, phòng ngủ,… HDF được xem là một trong những loại gỗ được các nhà dự án công trình lớn lựa chọn. HDF có thể được xem là bước đột phá mang tính cách mạng trong việc sản xuất gỗ công nghiệp và xử lý gỗ.
Hiện nay, chất liệu gỗ HDF đã trở thành loại gỗ thông dụng được rất nhiều các nhà dự án lớn lựa chọn như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ,… và đang ngày càng phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam.
Không gian phòng làm từ gỗ công nghiệp HDF
Cách bảo quản gỗ HDF tốt nhất: Tuy gỗ HDF có nhiều đặc tính ưu việt, nhưng việc bảo quản tốt sẽ góp phần tăng độ bền, tuổi thọ và thẩm mỹ cho không gian, công trình của bạn. Do vậy, khi sử dụng gỗ HDF, chúng ta cần lưu ý như sau: -
Không tiếp xúc quá lâu, thường xuyên với nước Làm sạch bụi bẩn, vệ sinh bề mặt gỗ bằng vải mềm khô Hạn chế di chuyển vật dụng có cạnh sắc nhọn như chân bàn ghế, tủ… trên bề mặt gỗ.
Tại sao nên chọn gỗ HDF cho không gian nhà bạn? -
Tấm gỗ HDF có thể được xẻ nhỏ để sản xuất nhiều thành phẩm khác. Có thể dùng để làm sàn gỗ do tính ổn định và bề mặt phẳng mịn, chịu lực tốt. Dùng để thi công các vách ngăn của phòng học, phòng ngủ, văn phòng nhờ khả năng cách âm tốt. Thường dùng làm sàn công nghiệp, cửa đi trong nhiều công trình dân dụng và công nghiệp tại các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, … Khả năng chịu nước, chống ẩm cao, hạn chế sự cong vênh nên dùng cho các vách ngăn ngoài trời, tấm tường, đồ nội thất.
Chúng tôi tin rằng, khi đã đọc đến những dòng thông tin cuối cùng này, bạn đã có kiến thức cơ bản nhất định để phân biệt được loại gỗ công nghiệp HDF. Thông tin này sẽ giúp bạn tự tin hơn trong việc lựa chọn những sản phẩm nội thất phù hợp với nhu cầu sử dụng của của mình. Vì tính đa dạng và chất lượng được đánh giá cao nên HDF sẽ là loại gỗ để bạn tin dùng mà không cần phải lo sợ. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Nguồn đăng : Floordi.com https://www.floordi.com/go-hdf-la-gi-dac-diem-va-cach-phan-biet-go-hdf/