TÊN ĐỀ TÀI: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỂU BIẾT VÀ KỸ NĂNG
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG Y DƯỢC - ĐẠI
HỌC ĐÀ NẴNG NĂM HỌC 2024- 2025
MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI:
Mục tiêu chung :
Đánh giá sự hiểu biết và kỹ năng quản lý tài chính cá nhân của sinh viên trường Y
Dược - ĐHĐN
Mục tiêu cụ thể :
Đánh giá mức độ hiểu biết và kỹ năng quản lí tài chính cá nhân của sinh viên
trường Y Dược - ĐHĐN
Xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến hiểu biết và kỹ năng quản lí tài chính cá nhân của sinh viên trường Y Dược - ĐHĐN
Đánh giá về mức độ ảnh hưởng giữa các yếu tố đến khả năng quản lí tài chính cá
nhân
GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Giả thuyết về ảnh hưởng của nguồn thu nhập:
Giả thuyết 1: Sinh viên có nguồn thu nhập ổn định và đa dạng (như công việc bán thời gian, gia sư hoặc hỗ trợ tài chính từ gia đình) có khả năng quản lý tài chính cá nhân tốt hơn so với sinh viên phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn tài chính từ gia đình hoặc học bổng.
Lí do : Sinh viên có nguồn thu nhập ổn định, đa dạng thường có thể dễ dàng lập kế hoạch và quản lý tài chính cá nhân hơn. Các nguồn thu nhập khác nhau cung cấp sự linh hoạt và khả năng quản lí phân bổ tài chính tốt hơn.
Giả thuyết về ảnh hưởng của thói quen chi tiêu:
Giả thuyết 2: Sinh viên có thói quen chi tiêu hợp lý và có kế hoạch (như theo dõi chi tiêu hàng tháng và lập ngân sách) có hiểu biết và kỹ năng quản lý tài chính cá nhân tốt hơn so với sinh viên có thói quen chi tiêu không kiểm soát.
Lý do : Sinh viên có thói quen chi tiêu hợp lý và lập kế hoạch ngân sách có khả năng kiểm soát tài chính tốt hơn. Việc theo dõi chi tiêu và lập kế hoạch giúp sinh viên tránh các vấn đề tài chính không mong muốn và xây dựng nền tảng tài chính vững chắc.
Giả thuyết về ảnh hưởng của sự nhận thức về tầm quan trọng của tài chính cá nhân:
Giả thuyết 3: Sinh viên có nhận thức cao về tầm quan trọng của quản lý tài chính cá nhân sẽ có mức độ hiểu biết và kỹ năng quản lý tài chính cá nhân tốt hơn so với sinh viên không nhận thức đầy đủ về vấn đề này.
Lý do : Sự nhận thức về tầm quan trọng của quản lý tài chính cá nhân có thể thúc đẩy sinh viên chú trọng hơn vào việc học hỏi và áp dụng các kỹ năng quản lý tài chính. Khi sinh viên nhận thức rõ về những lợi ích và hậu quả của việc quản lý tài chính, họ có thể nỗ lực hơn để cải thiện kỹ năng của mình.
Giả thuyết về ảnh hưởng của công nghệ và ứng dụng tài chính:
Giả thuyết 4: Sinh viên sử dụng các ứng dụng và công cụ quản lý tài chính cá nhân (như ứng dụng theo dõi chi tiêu, lập kế hoạch ngân sách) có hiểu biết và kỹ năng quản lý tài chính tốt hơn so với sinh viên không sử dụng các công cụ này.
Lý do : Các công nghệ và ứng dụng tài chính có thể giúp sinh viên quản lý tài chính cá nhân dễ dàng hơn và hiệu quả hơn. Các công cụ này cung cấp thông tin, hỗ trợ lập kế hoạch ngân sách, theo dõi chi tiêu và lập kế hoạch tài chính, từ đó cải thiện kỹ năng và hiểu biết của sinh viên về quản lý tài chính.