Ntbc

Page 1

NGUYỄN HẢI

NGHỆ THUẬT

BỐ CỤC

1


2


NGHỆ THUẬT BỐ CỤC NGUYỄN HẢI

3


4


5


6


MỤC LỤC

Lời nói đầu

9

Bố cục Bố cục là gì? Sự cần thiết của bố cục

11 13 16

Thị giác Dẫn dắt thị giác Thói quen tự nhiên của mắt

19 24 25

Những đường định hướng Giá trị biểu đạt của các đường định hướng Sự đối lập giữa các đường định hướng Nhịp điệu

28 30 36 38

1.618 Tỷ lệ vàng Quy tắc 1/3 Mạnh Đường mạnh - Điểm mạnh Vùng mạnh - Vùng tựa Mảng miếng Sự cân bằng Khoảng trống

42 43 46 49 50 61

Phụ lục Tư liệu tham khảo Lời kết

89 91 93

67 70 80

7


8


LỜI NÓI ĐẦU

Chắc hẳn những ai đang đọc cuốn sách này đều là những người đang làm việc trong ngành thiết kế hay sáng tác nghệ thuật, và chắc hẳn những người này cũng đã đọc và nghe quá nhiều những bài viết về bố cục, những bố cục căn bản trong thiết kế, bố cục 1/3, bố cục tỉ lệ vàng, bố cục này, bố cục nọ, bốc c**,... à nhầm, bố cục vân vân và mây mây. Và cũng có lẽ, họ đã quá chán với những bài viết đó rồi... - Chán chưa? - Rồi! Tốt, vậy thì cuốn sách nay để bạn ôn lại kiến thức về bố cục nhé, còn nếu quá chán về bố cục rồi thì hãy đặt nó xuống và làm việc khác đi. - Chán chưa? - Chưa!!! Tốt hơn, hãy đọc cuốn sách này và tìm hiểu thêm kiến thức về bố cục nhé. Tôi không khẳng định cuốn sách này sẽ giúp bạn làm chủ được bố cục trong bức ảnh, trong bức tranh hay trong bản thiết kế của mình, càng không khẳng định những kiến thức trong cuốn sách này là đầy đủ, kiến thức không bao giờ là đủ cả. Thêm nữa, những gì có ở trong cuốn sách này không chỉ là kiến thức cho việc thiết kế, mà có thể được áp dụng vào hội họa hay nhiếp ảnh, suy cho cùng, tất cả những ngành đó đều cần nắm rõ về bố cục. Vả lại, cuốn sách này cũng chỉ là những kiến thức tôi cóp nhặt lại từ một vài trang web, một vài quyển sách, và theo ý kiến cá nhân của tôi, những kiến thức này có vẻ đúng và cần thiết cho những ai đang muốn dấn thân vào cái ngành thiết kế này. Nếu bạn chấp nhận những việc này, hãy lật sang những trang tiếp theo. Vậy, bố cục là gì? Thân, Nguyễn Hải

9


10


BỐ CỤC

11


12


BỐ CỤC LÀ GÌ?

Bố cục – ông bố bị cục tính. Mình đùa đấy đừng tin, nếu thế thì đã không có gì để đọc rồi. Bố cục – theo từ điển oxford – Nguyễn Hải dịch: Là cách những thành phần của một thứ gì đó được sắp xếp hoặc bày trí: -Cách những hình ảnh và chữ được sắp xếp trên trang giấy “Mặc dù nội dung cuốn sách vẫn giữ nguyên, font chữ và bố cục đã được thay đổi chút ít” -Quá trình sắp xếp những thành phần lên trang giấy “tôi đang bố cục tờ báo này” -Những thứ được sắp xếp và bày biện theo 1 cách nhất định “bố cục của trạm tàu hiện đại” Lằng nhằng thế!!! Bỏ qua 3 cái ý nhỏ ở trên đi, chúng ta chỉ cần hiểu bản chất đơn giản nhất của bố cục – đó là sự sắp xếp. Là sự sắp xếp các yếu tố khác nhau để tạo nên sự cân đối trong 1 bản thiết kế, nhằm quy định thứ bậc quan trọng để tạo nên sự ấn tượng cho người xem – hay còn gọi là sự phân cấp thông tin. Với từng bản thiết kế khác nhau, những thành phần trên đó cũng sẽ khác nhau, và đương nhiên, nội dung của chúng cũng sẽ khác nhau, từ đó suy ra cách sắp xếp ở từng bản thiết kế cũng sẽ chả cái nào giống cái nào – trừ khi là đi ăn cắp thiết kế thôi. Vì vậy, bố cục là thứ thể hiện sự sáng tạo ở mức độ cao nhất. Trên thực tế, khi đó, designer đang phải nhặt nhạnh và tư duy những yếu tố mình cần có cho bản thiết kế 13


và tổ chức chúng, sắp xếp chúng theo 1 trật tự không hề ngẫu nhiên. (còn nếu bạ cái gì cũng nhét vào, đặt linh tinh lên trang giấy mà ai cũng cảm thấy đẹp được, thì chúc mừng bạn, bạn đã quay vào ô ăn may). Cũng nhờ vào bố cục, người nghệ sĩ áp đặt cái nhìn của riêng mình vào tác phẩm, giao tiếp với người xem bằng những ý tưởng, tình cảm hay cảm xúc của chủ đề đã gợi cảm hứng cho hắn. Đừng ai nghĩ rằng có thể gạt bỏ bố cục ra khỏi 1 bức tranh hay 1 bản thiết kế nhé, sai, sai lắm. Bỏ qua bố cục, nghĩa là bó tay, bỏ cuộc trong việc biểu đạt ý nghĩa của tác phẩm, và như đã nói, nếu bỏ qua bố cục mà làm ra tác phẩm đẹp, chúc mừng bạn đã hên – again. Bố cục đáp ứng những đòi hỏi của mắt người. Đối diện với một bề mặt thiếu bố cục, đơn giản chỉ là sự chắp vá hay chồng chéo các hình thể không liên quan, ánh mắt sẽ “lang thang, lêu lổng”, không mục đích, trong khi tìm kiếm vô vọng một điểm tựa, một điểm neo để ánh mắt có thể bám vào và định hướng. Thất vọng, nó sẽ không thấy cuốn hút bởi cảnh tượng lộn xộn, thiếu rõ ràng. Nhưng ngược lại, một bố cục quá ngăn nắp, được sắp xếp quá đều đặn và không có điểm nhấn cũng sẽ không đủ để níu giữ ánh mắt và sẽ thiếu thuyết phục. Về mặt bố cục, đó hoàn toàn là vấn đề định lượng, mỗi trường hợp sẽ đều là trường hợp đặc biệt. Và sẽ là một sai lầm lớn khi khẳng định là có những nguyên tắc chặt chẽ về bố cục. Bố cục đẹp, đơn giản là nó thỏa mãn đc thị giác của người xem, và với mỗi người, quan niệm bố cục đẹp sẽ là khác nhau, cũng dễ hiểu thôi, vì quan điểm mỹ học của mỗi người cũng sẽ không bao giờ hoàn toàn giống nhau. Những bố cục mà chúng ta thường hay áp dụng ở những bản thiết kế hiện đại, đều được phát triển từ những kiến thức về bố cục mà các họa sĩ tạo nên từ ngày trước.

“Bữa ăn cuối cùng” Leonardo Da Vinci 14


“Người đàn bà ở bàn trang điểm” B. Morisot

Ở thời Trung cổ, thời kì mà các họa sĩ tự nguyện sắp xếp tập trung chủ đề chính trên trục dọc của trang - chủ đề tôn giáo bắt buộc, người ta còn tìm được một số bố cục vô tình không tập trung hoặc lại tập trung ở trục ngang, hoặc là được đặt linh hoạt lên đường chéo của tranh, thường thấy trong tranh của Albert Diirer, Tintoret,... hay những họa sĩ Nhật Bản đầu thế kỉ 19: Hiroshige và Hokusai. Và việc đổi mới các bố cục này lại thường thấy ở các họa sĩ thuộc trường phái Ấn tượng, điển hình là Manet hay Van Gogh. Vậy thì, tác dụng của bố cục lớn như thế nào mà chúng ta không thể bỏ qua nó được? tại sao nó lại có giá trị lớn đến vậy? từ từ đừng nóng, lật tới trang tiếp đi…

15


SỰ CẦN THIẾT CỦA BỐ CỤC Làm ngành nghề đòi hỏi sáng tạo và tư duy về thẩm mỹ, chắc là, à không, chắc chắn là ai cũng đã, đang, và sẽ gặp phải các vấn đề như: làm sao phân chia và làm cân bằng các thành phần trên bản thiết kế? phải làm tăng giá trị của yếu tố nào? Đặt nó vào đâu để nó nổi bật? làm sao để người xem đọc lướt qua là biết được thông tin chính? Làm sao? Làm như nào? Như nào thì như??? Không có bất kì 1 designer nào, 1 họa sĩ nào, 1 nhiếp ảnh gia nào có thể tránh né những câu hỏi này. Và những câu hỏi đó đều có chung 1 câu trả lời: BỐ CỤC.

Mặc dù bố cục – nếu trên thực tế, thì nó là thứ trừu tượng – không được người xem đón nhận trực tiếp bằng mắt thường, nhưng việc sắp xếp bố cục tốt lại gây ảnh hưởng lớn nhất tới não bộ của người xem thông qua thị giác. Người xem sẽ không bao giờ ghi nhớ quá lâu những bản thiết kế với màu sắc nổi bật, hay 1 font chữ đẹp. nên nhớ mắt người không nhầm lẫn, người xem <có thể là khách hàng, là bạn bè của bạn> không ngu ngốc, họ sẽ nhớ những bản thiết kế hay những tác phẩm có thể “nói” với họ được nhiều nhất, điều này phụ thuộc rất nhiều vào việc bạn bày bố cục tốt đến đâu.

Về cơ bản mà nói, sự cần thiết phải làm bố cục nảy sinh từ sự “nhìn” của con người: vấn đề là phải nắm bắt cho bằng được cái nhìn của người xem, dẫn dắt cái sự nhìn đó và khiến nó phải dừng lại ở chỗ chúng ta muốn người xem ghi nhớ.

16


Mặc dù như mình đã nhắc đến ở trên: “không có 1 quy chuẩn cố định về bố cục”, tuy nhiên chúng ta vẫn nên dựa vào 1 số những quy tắc chủ yếu sau đây: - Bố cục phải dựa vào 1 số đường định hướng, hay còn gọi là đường dẫn thị giác, để dẫn người xem đi theo “hành trình” mà designer đã định sẵn, những đường dẫn đó có tác dụng làm dịu và thống nhất 1 bố cục. - Phân bố các mảng khối: tạo nên sự ổn định và cân đối các hình dáng. Ví dụ như chúng ta nên tập hợp những yếu tố rời rạc hoặc những yếu tố phụ thành những nhóm lớn hơn để đơn giản hóa bố cục, tránh gây nên sự mất tập trung. Ngoài ra chúng ta còn cần quan tâm đến cường độ của các mảng và màu sắc của chúng. - Không bao giờ phân chia các mảng hình, mảng chữ mà không tính toán đến các khoảng trống bên cạnh chúng, vì những khoảng không gian trắng đó chính là 1 phần của bố cục. - Hạn chế tối đa việc nhồi nhét quá nhiều thông tin chính vào 1 bản thiết kế. cứ bê lên trang giấy 1 tỷ loại thông tin khác nhau đi, bạn sẽ thấy bản thiết kế của bạn không khác gì 1 tờ giấy lộn đâu, đơn giản bởi vì bạn sẽ rất khó tạo điểm nhấn cho người xem biết thông tin nào là chính và thông tin nào là phụ. - Luôn để ý đến những điểm gây quan tâm tự nhiên của hình ảnh – hay còn được gọi là điểm mạnh. Vậy thì chúng ta áp dụng những quy tắc này như thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất? Trước hết, chúng ta cần phải hiểu rõ về con mắt của chính chúng ta đã, hiểu được nó rồi, mới có thể thỏa mãn nó, vì trên thực tế, con mắt cũng giống như phụ nữ vậy, hiểu được họ cần gì, họ muốn gì là một việc quá sức đối với đấng mày râu chúng ta, nhưng khi đã hiểu được rồi, việc thỏa mãn nhu cầu của họ không còn là việc quá đáng sợ nữa...

“How to understand women” Pocket edition - Vol 1 17


18


THỊ GIÁC

19


20


“Không phải bàn tay làm nên bức tranh mà là con mắt”

Auguste Renoir

21


Tôi đã đề cập khá nhiều đến yếu tố “thị giác”, có lẽ, chả còn mấy ai thấy xa lạ với những cụm từ như “đường dẫn thị giác, sức nặng thị giác, thói quen thị giác,…” thế nhưng, số người làm chủ được yếu tố thị giác và áp dụng được nó 1 cách triệt để vào bản thiết kế của mình lại rất ít. Qua thời gian, quan niệm thẩm mỹ và thị hiếu của công chúng đã thay đổi rất nhiều, nhưng cơ chế và cách hoạt động của con mắt, từ thủa adam và eva, hay gần gũi hơn là Lạc Long Quân và Âu Cơ, lại chẳng thay đổi 1 chút nào. Không khác gì ngày xưa, ngày nay con mắt vẫn chỉ có 1 công dụng là để nhìn, để tiếp nhận hình ảnh.

Khuyến cáo: phần tiếp theo sẽ bao gồm những kiến thức dễ gây buồn ngủ và nhiều chữ, người đọc nên cân nhắc trước khi đọc tiếp. Vậy thì, con mắt đọc hiểu hình ảnh như thế nào? Mắt người là 1 lăng kính hoàn hảo có thể so sánh với 1 máy ảnh có màn chập (tròng đen) có khẩu độ có thể thay đổi (con ngươi) và sensor (võng mạc) để trên đó chiếu rọi mọi ấn tượng nhìn thấy từ bên ngoài, sau đó truyền lên não bộ, có thể coi mắt người là chiếc máy ảnh thân thực nhất. Tuy nhiên, trường nhìn của mắt tương đối hẹp.

Khu vực trung tâm của hoàng điểm của mắt chỉ bao gồm 1/1500e phần của võng mạc, có góc 1o, chỉ riêng chỗ đó có khả năng phân biệt các hình thể. Vùng ngoại vi chỉ có thể cho ta ấn tựng về ánh sáng hay màu sắc, bao giờ cũng hiện hình ít hơn vùng trung tâm. Muốn nhìn cho rõ ràng toàn bộ 1 hiện trường tĩnh, ví dụ như 1 bức tranh, 1 tấm ảnh, hay 1 ảnh quảng cáo, con mắt nhìn theo kiểu “quét đi quét lại” lên bề mặt theo 1 định hướng, lần lượt đưa tới hoàng điểm hết chi tiết này đến chi tiết khác của hiện trường.

22


Động tác liên tục và rất nhanh như vậy làm cho ta có ấn tượng nhìn thấy rõ ràng toàn bộ hình ảnh.

Ngay từ đầu thế kỉ, nhiều trắc nghiệm về vấn đề này đã chỉ ra rằng: con mắt khảo sát 1 hiện trường cố định bằng cách thực hiện những bước nhảy liên tiếp và những tạm ngừng cực ngắn, thay đổi từ 200 đến 400 micro giây, quá trình này có thể kéo dài từ 1 đến nhiều giây. Hơn nữa, biên độ cử động nhãn cầu cũng luôn thay đổi. Đây là sự khảo sát hiện trường của mắt. Tuy nhiên, con mắt không khảo sát 1 cách máy móc bề mặt của hình ảnh, sẽ có những điểm chuẩn bị chú ý thường xuyên hơn nhưng điểm khác trong quá trình mà cái nhìn liên tục quét qua quét lại hiện trường. Ngay từ những thẩm định thu lượm được qua đợt quan sát đầu tiên, nó đã phản ứng khác nhau tùy theo bản chất của các thành phần trong hình ảnh, tùy theo phương hướng của những đường nét chủ đạo, và tuy theo những mảng miếng trong hình ảnh đó. Những kinh nghiệm đc lặp đi lặp lại đã cho phép ghi nhận rằng với cùng 1 hình ảnh, được liên tiếp xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau, vẫn đều được hiểu theo cùng 1 cách. Có thể hiểu rằng, quãng đường mà con mắt đọc lướt qua cùng những điểm cố định khi xem xét từ nhân vật này đến nhân vật khác là gần như giống nhau.

Hướng xem một hình ảnh ở phương Tây

23


DẪN DẮT THỊ GIÁC

Ta đều biết rằng, designer có 1 quyền lực đặc biệt khi hắn bố cục 1 bản thiết kế. Nếu biết cách đưa ra hình ảnh tại âm hưởng sâu lắng, gây ra cảm xúc, designer đã đọc được những hoạt động trong mắt của người xem, làm cho họ phải đi theo con đường mà hắn đã vẽ sẵn, khiến cho người xem ít nhiều phải chăm chú vào 1 vài phần của bố cục. Nói cách khác, 1 designer giỏi là người có thể điều khiển người nhìn như những con rối trong tay hắn vậy, và hắn làm việc này bằng những sợi dây vô hình của bố cục. Một hình ảnh đẹp, gây được xúc cảm cho người xem, khiến họ nhớ được thông tin trong đó, trước tiên, lúc nào cũng phải là 1 hình ảnh có bố cục tốt, đưa đc sự sinh động của nó đến mắt người xem. designers

clients Bởi thế, các tác phẩm lớn luôn được thể hiện với bố cục hết sức chặt chẽ, và ngược lại, những bản thiết kế non tay làm cho ta thấy được sự yếu kém, không phải do designer đó có tay nghề công cụ kém cỏi, cũng không phải do hắn không có tư duy về thẩm mỹ, đơn giản là do sự thiếu sót về bố cục. Sự thiếu sót đó khiến cho mắt người nhìn phải đi lang thang trên bề mặt của hình ảnh, không có đích đến, không có yếu tố để giữ chân cái sự nhìn đó lại, do đó mà hình ảnh không nói được hết ý cho mắt nhìn. 24


XU HƯƠNG TỰ NHIÊN CỦA MẮT Những thí nghiệm khoa học liên quan đến hiện tượng nhìn của con người đi tới xác minh rằng các họa sĩ đã nhìn bằng linh cảm theo kinh nghiệm rút được qua thời gian lâu dài. Người ta có thể tìm ra 1 vài xu hướng tự nhiên của mắt. Vậy, những thói quen của mắt thường là gì?

Quan tâm đến những đường viền Mắt người có xu hướng tập trung hơn vào những đường bao quanh 1 vật thể, mục đích để xác định độ lớn của vật thể đó, chúng ta có thể lợi dụng việc này để tạo điểm nhấn trong bố cục 1 bản thiết kế.

Nhìn chậm lại trên những vùng phức tạp chính vì thói quen này mà mỗi khi thực hiện 1 bản thiết kế, chúng ta nên lược bớt những chi tiết ở các yếu tố phụ, tránh việc phân tán sự tập trung của mắt ra khỏi phần thông tin chính của bản thiết kế.

25


Ưu tiên chú ý đến người Nhất là khuôn mặt, đầu tiên là đôi mắt rồi tới đôi môi và tới mũi.

Ưa chuyển động ngang Dễ hiểu thôi vì 2 mắt chúng ta được đặt theo chiều ngang, và việc đưa mắt theo chiều ngang thoải mái hơn nhiều so với việc phải ngước lên hay cúi xuống lên tục. Thế nhưng việc sắp xếp bố cục hoàn toàn theo chiều ngang sẽ dễ gây ra sự nhàm chán.

Vậy thì mục đích của việc tìm hiểu về thị giác này là gì? Đừng nghĩ việc này là vô bổ, nếu không hiểu rõ về con mắt, chúng ta không thể tạo ra được 1 bố cục chặt chẽ và ấn tượng cho người xem. Và để dẫn dắt được thị giác, chúng ta cần dùng đến những đường định hướng. Cùng đọc tiếp nào...

26


27


ĐƯỜNG ĐỊNH HƯƠNG

28


Trong thực tế, mọi sinh vật đều có 1 khung xương để các bộ phận có thể liên kết với nhau, con người có cột sống, cây có thân cây,… bố cục cũng vậy. 1 bố cục giống như một cơ thể sống, có khung xương và có các khớp liên kết với nhau, đó chính là nhiệm vụ của những đường định hướng. Như tôi đã nhắc đến ở phần trên, designer nắm bố cục tốt là người có thế lái được sự nhìn của người xem, và công cụ để thực hiện việc này chính là những đường định hướng. Hơn nữa, khớp nối bố cục xung quanh các đường định hướng nhằm tránh việc để chủ thể chính của bản thiết kế bị lộn xộn bởi những chi tiết phụ xung quanh. Tuy nhiên, đừng ai nhầm lẫn các đường định hướng với các đường nhấn mạnh. Đường nhấn mạnh là các đường lớn tự nhiên của hình ảnh hay còn gọi là trục (đường chéo, các trục ngang và dọc), những đường ảo này tồn tại sẵn ở bản phác thảo của bố cục và chúng hoàn toàn có thể thay đổi theo bố cục. Trong khi đó, đường định hướng là các đường tạo ra đặc trưng của chủ đề: các đường thẳng, cong, đứt đoạn,… tuy nhiên trong 1 vài trường hợp, các đường này được dựng đè lên các đường nhấn mạnh.

29


GIÁ TRỊ BIỂU ĐẠT CỦA CÁC ĐƯỜNG ĐỊNH HƯƠNG Các đường định hướng ngang: Ánh mắt sẽ trượt trên chiều dài của chúng mà không bị vướng víu bởi bất kì thứ gì, tạo nên 1 ấn tượng yên tĩnh, thư giãn, hòa bình, thanh thản, tuy nhiên nó rất dễ gây ra cảm giác buồn tẻ và nhàm chán khi đứng 1 mình.

Hãy thử nhìn vào Poster quảng cáo của phim “Deadpool”, các nhà thiết kế đã sử dụng đường định hướng nằm ngang để tạo cảm giác êm đềm, tình cảm, nhẹ nhàng cho người xem, trái ngược hẳn với tính chất thực của bộ phim là một bộ phim bị rate hạng R với nhiều cảnh nóng và bạo lực. Tuy nhiên, cách thiết kế như vậy lại rất hiệu quả vì nó miêu tả đúng tính cách của nhân vật Deadpool là một tên lắm mồm thích trêu ngươi, vì vậy mà tấm poster này đã gây ra rất nhiều thích thú và thu hút được rất nhiều sự chú ý.

30


Các đường định hướng dọc: Rất kích thích mắt, tạo cảm giác về quyền lực, sức mạnh.

Ở đây, tác giả của poster phim “Kong” đã sử dụng đường định hướng dọc, vừa tạo đường dẫn cho thị giác hướng đến tiêu đề của bộ phim, vừa tạo cảm giác hùng vĩ, to lớn của một con quái vật đầy sức mạnh. Ngoài ra chúng ta còn có thể bắt gặp nhiều bố cục sử dụng đường định hướng theo chiều thẳng đứng khác, nhất là ở trong những bộ phim viễn tưởng

31


Các đường chéo giữa những đường dọc và ngang: Tạo nên sự năng động tuyệt vời, gây cảm giác chuyển động, linh hoạt, dựa vào thói quen đọc sách của người phương Tây, người ta phân biệt ra đường chéo đi xuống và đi lên với các giá trị khác nhau.

Các đường chéo đi xuống: Là đường năng động nhất vì ánh mắt trượt dễ dàng từ trái qua phải theo chiều dài của độ nghiêng tự nhiên. Nó nhấn mạnh ý tưởng về sự chuyển động hay năng động của chủ đề, đặc biệt khi được thể hiện bằng cách tự di chuyển từ trái qua phải. tuy nhiên, trong 1 vài trường hợp, nó cũng có thể dùng để tạo ra sự đổ ngã, thất bại hoặc chuyển động đi xuống. chính vì lí do đó, việc lựa chọn đường chéo đi xuống làm khung xương cho bố cục có thể khá nguy hiểm. khi trượt tự nhiên và dễ dàng trên độ dốc của đường chéo, ánh mắt sẽ có xu hướng tiếp tục con đường của nó vượt ra ngoài khung hình ảnh. Như vậy, ta cũng thường xuyên phải chú ý để chặn ánh mắt dừng lại bằng 1 yếu tố dọc nào đó hoặc xiên nghiêng, được đặt 1 cách cân nhắc về bên dưới của đường chéo.

Ví dụ một số mẫu Poster sử dụng đường chéo đi xuống làm đường định hướng

32


Đường chéo đi lên: Có hiệu lực hơn vì người xem sẽ phải ngước dần lên theo độ dốc của đường chéo. Bố cục dựa theo đường chéo đi lên sẽ mang cảm giác năng động hay sự vươn lên, sự kêu gọi,…

Ví dụ một số mẫu thiết kế sử dụng đường chéo đi lên làm đường định hướng

33


Các đường cong và gấp khúc: Tạo ra sự dễ chịu cho mắt vì nó không quá đều đặn, tạo ra 1 sự cảm thụ về độ hài hòa, mềm dịu, thoải mái. Đường cong hình chữ S được xem đường của sắc đẹp bởi họa sĩ người Anh Hogarth. Thật sự đường cong hình chữ S gợi tính “dục”, thể hiện sự gợi cảm, gợi tình (cứ nhìn vào người Ngọc Trinh là biết!). Cũng vì đường cong mang tính chất như vậy nên các họa sĩ hay những designer thường xuyên sử dụng đường định hướng này trong bố cục để tả hình ảnh của những cô gái đẹp hay những sản phẩm làm đẹp cho phụ nữ, mang lại hiệu quả thị giác rất lớn.

Ví dụ cho việc sử dụng đường cong hình chữ S làm đường định hướng cho sản phẩm làm đẹp. 34


Ngoài những đường định hướng thường gặp như đã nêu trên, chúng ta còn cũng có thể thấy những đường định hướng đặc biệt hơn như các đường đứt đoạn hay đường vòng. Trong trường hợp mà chủ thể đòi hỏi phải thể hiện 1 số đường đứt quãng hay lượn cong hướng về cùng 1 phía, là những đường đi ngang hay đi dọc, theo nguyên tắc thận trọng, ta không nên xếp chúng ngẫu nhiên song song từng khúc để khỏi làm cho bố cục trở nên gò bó. Tuy nhiên, tương đối hiếm thấy những đường định hướng của 1 bố cục mà toàn thẳng, không đứt đoạn hay gãy vỡ. Thường thì các đường này sinh ra từ 1 tập hợp các thành phần rời rạc (1 nhóm đồ vật, 1 nhóm người,…) theo chiều dài của 1 đường ảo nhưng lại tiếp nối liên tục thành chuỗi dài, đủ để khuyến khích mắt ta đi theo con đường được chuẩn bị sẵn. Con đường này được hình thành từ những yếu tố lặt vặt hay thay đổi (mặt đất mấp mô, sóng nước,…) nhưng đủ để tự kết nói thành chuỗi, cho mắt ta thấy được hiệu quả rất thú vị. Cùng xem thêm một vài thiết kế sử dụng rất tốt các đường định hướng để tạo cảm hứng đọc tiếp nhé!

35


SỰ ĐỐI LẬP GIỮA CÁC ĐƯỜNG ĐỊNH HƯƠNG Khái niệm “cột sống” sẽ chẳng còn giá trị gì nếu ta sử dụng quá nhiều các đường định hướng lớn trong 1 bố cục, thông thường, với mỗi bản thiết kế, chúng ta chỉ tìm thấy nhiều nhất là 3 đường định hướng lớn. Ngược lại, hiếm khi chúng ta gặp 1 bố cục chỉ dựa trên 1 đường định hướng lớn, và những thiết kế chỉ sử dụng 1 đường định hướng lớn thường đã được cân nhắc rất kĩ để thể hiện cảm giác đơn điệu, cô đơn. Thường thì người ta hay sử dụng sự đối lập của 2 đường định hướng khác nhau, nhằm mục đích bổ trợ làm nổi bật lẫn nhau.

“Nhờ có so sánh với 1 đường khác mà 1 đường lớn có được giá trị thực của nó”

Delacroix

36


Trong quá trình khám phá bề mặt của hình ảnh, ánh mắt sẽ bắt buộc phải thay đổi hướng và do đó bị ràng buộc với một hoạt động lớn hơn. Ngay lập tức, bố cục có thể trở nên sống động hơn và náo nhiệt hơn, gây được ấn tượng. Và như một lẽ tự nhiên, sự lựa chọn các đường định hướng đối lập nhau sẽ phụ thuộc chủ yếu vào chủ để mà chúng ta đang cần xử lý, vào bản chất của các yếu tố được thể hiện, vào nhịp điệu mà ta muốn đưa vào bố cục và vào cảm xúc mà chúng ta muốn tác động đến tâm lý người xem.

- Thường thì sự đối lập của một đường ngang và một đường chéo sẽ làm thỏa mãn ánh mắt, nó tạo ra một sự chuyển mang tính chất nhẹ nhàng, không quá mãnh liệt, không quá bất ngờ, và ngược lại, sự đối lập của một đường ngang và một đường dọc lại sinh ra 1 góc hết sức kích thích mắt. - Sự đối lập của 1 đường thẳng, dù là ngang hay dọc, cùng với một đường cong rõ ràng lại là một sự kết hợp hài hòa. Khá thường gặp là trường hợp một đường ngang được đặt gần như ngay trên đường nhấn mạnh ở phía dưới bản thiết kế, tạo ra một nền móng bền vững cho kiểu bố cục có đường khúc khuỷu quanh co chạy phối hợp phía trên. - Sự tuy tụ của hai đường chéo về phía một đường ngang lớn sẽ thường là cần thiết khi chủ đề cần mang trong nó hiệu quả về phối cảnh.

37


NHỊP ĐIỆU

Nếu ai đã đọc đến đây và thật sự ngồi đọc quyển sách này chắc mọi đã để ý mình có nhắc đến một thứ gọi là nhịp điệu của bản thiết kế ở những phần trên. Nhịp điệu là một thứ được tạo ra từ bố cục. Hẳn mọi người đều thắc mắc, “bố cục” là một thuật ngữ chỉ áp dụng với nhữn hình ảnh cố định (tranh, ảnh, poster,…), nó gợi ra những hình thể tĩnh, không vận động, chắc chắn trong khuôn hình của hình ảnh, vậy tại sao nó lại tạo được ra nhịp điệu? Không chỉ tạo ra nhịp điệu, bố cục còn có thể được điều chỉnh theo nhịp điệu giống như sự biến chuyển của một đoạn nhạc vậy Tuy nhiên so với nhịp điệu của âm nhạc, được sinh ra từ sự lặp đi lặp lại đều đặn, lúc mạnh lúc yếu của các âm thanh, thì nhịp điệu của một bố cục hội họa sẽ thường được thực hiện trên một sự lặp lại đều đặn các yếu tố đồng nhất về mặt thị giác. Sự lặp lại là cách đơn giản nhất để đưa nhịp điệu vào một bố cục, chúng ta hãy cùng điểm qua một số ví dụ về các bề mặt có nhịp điệu.

38


Bên cạnh sự lặp lại, một cách khác thường được dùng để tạo ra nhịp điệu là sự luân phiên, cũng gần tương tự như sự lặp lại, sự luân phiên cũng sẽ là nhắc lại những thành phần có sẵn trong bản thiết kế nhưng không phải lặp lại một cách cứng nhắc, đều đặn mà sẽ có một chút thay đổi. ví dụ như ở sự lặp lại, chúng ta thấy được những yếu tố được nhắc đi nhắc lại theo kiểu ABABAB thì ở sự luân phiên, chúng ta sẽ thấy sự lặp lại theo kiểu ABBABB hay ABAABA… Nhịp điệu còn có thể được tạo ra từ nguyên tắc tiến triển, ví dụ như sự tiến triển của một dải màu gradient chẳng hạn, hoặc những đồ vật từ nhỏ đến lớn,…

39


“Everything has rhythm. Everything dances.” Maya Angelou

40


41


1.618

42


TỶ LỆ VÀNG

Dù hình ảnh được trình bày theo chiều nào thì cũng luôn tồn tại một số đường nhấn mạnh tự nhiên mà mắt ta sẽ thấy thỏa mãn khi nhìn vào đó và cũng sẽ sẵn sàng quay trở lại trong suốt quá trình khám phá mọi thứ trong tầm nhìn, bởi những đường này không bị đặt chính tâm một cách quá cứng nhắc trên các trục hình ảnh, cũng không bị đặt lệch lạc một cách quá lộ liễu. Xưa kia, tham vọng sắp đặt kiểu này mạnh tới mức người ta coi nó như một “phương trình”, từ đó, ý tưởng phân chia bức tranh theo nguyên tắc số tỉ lệ vàng xuất hiện, tỷ lệ số học được coi là tỷ lệ đẹp một cách đặc biệt ở các họa sĩ cổ. mặc dù, tỷ lệ vàng chỉ đóng một vai trò nhỏ trong toán học và nghệ thuật, nó lại đóng một vai trò quan trọng và cực kì cần thiết trong thiết kế để tạo ra sự hài lòng về thị giác và tính cân bằng cho bố cục.

43


Tỉ lệ vàng (The golden) là một trong những thành phần nhỏ những không kém phần quan trọng trong toán học, thường được chỉ định bằng ký tự φ (phi) trong bảng chữ cái Hy Lạp nhằm tưởng nhớ đến Phidias, nhà điêu khắc đền Parthenon. Chúng ta có thể thấy sự hiện diện của Tỉ lệ vàng rất nhiều trong tự nhiên. Với thiết kế, tỷ lệ vàng giúp tác phẩm thiết kế của bạn tạo cảm giác dễ chịu và tự nhiên hơn (ở đây tạm hiểu là “sự hài lòng thị giác“).

Đền Parthenon

Dựa trên dãy số Fibonacci (mà bạn đã được học từ môn toán học hoặc trên cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của Dan Brown – Mật mã Da Vinci), tỷ lệ vàng mô tả mối quan hệ giữa hai tỷ lệ. Số Fibonacci, giống như những yếu tố khác trong tự nhiên đều theo một tỉ lệ đó là 1:1.618 – đó chính là những gì mà Tỉ Lệ Vàng được hình thành. Và khi áp dụng nó vào trong tự nhiên, trong thiết kế, nó khiến cho mắt người xem cảm thấy hài lòng.

44


Người ta cho rằng tỷ số vàng đã được sử dụng trong ít nhất 4.000 năm trong nghệ thuật của con người và cả trong thiết kế, và có thể thậm chí còn hơn thế – một số người cho rằng người Ai Cập cổ đại đã sử dụng các nguyên tắc tỉ lệ vàng để xây dựng các kim tự tháp. Trong đương đại, tỷ lệ vàng có thể được nhìn thấy, được tồn tại trong các tác phẩm âm nhạc, tác phẩm nghệ thuật và cả thiết kế, tất cả đều có ở xung quanh bạn. Hãy cùng điểm qua một số hình ảnh có sử dụng đến tỷ lệ vàng nhé.

Bố cục trang web Twitter

Ứng dụng của tỷ lệ vàng vào thiết kế bố cục cho business card

45


QUY TẮC 1/3

Tuy nhiên, việc sử dụng tỷ lệ vàng một cách hiệu quả vào bản thiết kế của chúng ta thực sự là một việc rất khó, không phải ai cũng có thể làm được, nhất là với những Designer mới vào nghề. Vì vậy, quy tắc 1/3, một quy tắc đơn giản hóa của tỷ lệ vàng đã được áp dụng rộng rãi. Sơ đồ định hướng dựa vào quy tắc 1/3 thì đơn giản hơn rất nhiều so với tỷ lệ vàng. Ngày nay, nó được coi như phương pháp rất thích hợp để tổng hợp tất cả những quan sát và kinh nghiệm từ xa xưa, liên quan mật thiết đến sự cân bằng và hài hòa của một bố cục. Quy tắc chia ba phù hợp với bất kì khuôn khổ nào của một thiết kế. xét về nguyên tắc, các yếu tố của bố cục mà a muốn dựa vào để thu hút sự chú ý, sẽ được làm tăng giá trị một cách tự nhiên nếu chúng được đặt trên một trong các đường nhấn mạnh ảo (hoặc là đặt gần đó, đừng quá cứng nhắc nhé), và giao điểm của 4 đường này xác định các điểm được lợi của hình ảnh, hay còn gọi là điểm mạnh.

46


Chúng ta sẽ điểm lại kĩ hơn sơ đồ cấu thành nên tỉ lệ vàng và quy tắc 1/3 và cách ứng dụng chúng nhé.

Phân chia một diện tích theo tỷ lệ vàng Những đường chéo tạo ra những đường (1.618), tỷ lệ mà các nghệ sĩ thời cổ đại coi chuẩn khác, tạo điều kiện dễ dàng cho chủ như tỷ lệ đặc biệt thẩm mỹ. đề được đặt đúng vị trí.

Cách đơn giản để có được một đường điều hòa, cũng gần giống cách mà chúng ta lấy những đường này theo tỷ lệ vàng, chỉ có điều ở đây chúng ta đơn giản hóa bố cục đi với tỷ lệ 1/3

Còn có thể đơn giản hơn nữa trong vận dụng và đáp ứng hoàn hảo cho mọi khuôn khổ theo quy tắc chia ba là chia đều các cạnh, nối các điểm lại, chúng ta đã tạo ra các đường ngang và dọc, sau đó chỉ cần lấy thêm hai đường chéo góc là chúng ta đã có được những đường thay thế cho đường nhấn mạnh tự nhiên của hình ảnh.

47


Quy tắc chia ba cũng có hiệu quả giải tỏa giữa khoảng đặc và khoảng rỗng của bản thiết kế, làm cho chúng cân bằng và ưa nhìn hơn, có thể để 1/3 đặc, 2/3 rỗng hoặc ngược lại, hoặc chia theo chiều dọc bản thiết kế, cũng có thể chia những khoảng đặc và rỗng thành những phần không đều nhau.

48


MẠNH

Chúc mừng các bạn đã đọc được một nửa cuốn sách, mình đánh giá rất cao sự kiên nhẫn của bất kì người nào đọc được đến phần này của cuốn sách vì sự nhàm chán của những kiến thức lý thuyết trong này là quá nhiều. Ok!! Đến đoạn này rồi chúng ta sẽ nhắc lại một chút về định nghĩa bố cục nhé. Như mình đã nhắc ở ngay phần đầu tiên, chúng ta chỉ cần hiểu đơn giản:

“bố cục là cách sắp xếp, bố trí những yếu tố trên một không gian nhất định nào đó” Những ý thức về bố cục đã được hình thành từ thời xa xưa, và nền văn minh Hy Lạp cổ đại là những người đi đầu trong việc nguyên tắc hóa bố cục, tuy nhiên thì đến nay vẫn chưa có những quy chuẩn thật sự chặt chẽ về bố cục, tất cả những nguyên tắc đều chỉ mang tính tương đối và dựa nhiều vào kinh nghiệm cũng như kiến thức của những người nghệ sĩ từ các thế kỉ trước. Trong các thời kì phát triển của ngành thiết kế và mỹ thuật, bố cục luôn luôn là thứ được đặt lên hàng đầu, đôi khi còn là điều kiện tiên quyết khi đánh giá một bản thiết kế. Tuy nhiên, trong thiết kế hiện đại, bố cục không còn tồn tại một cách cứng nhắc và khô khan như những bức vẽ của các họa sĩ cổ. Bố cục trong thiết kế ngày nay, mặc dù vẫn còn mang trong nó những kinh nghiệm của những người đi trước, đã được thay đổi, hài hòa, hợp mắt và đặc biệt là phá cách hơn, phục vụ cho ý tưởng của designer. Ở phần trước, chúng ta đã cùng nghiên cứu về tỷ lệ vàng cũng như quy tắc chia ba trong bố cục. Những tỷ lệ này tạo ra một không gian sắp đặt hài hòa, có chính có phụ. Nhằm cụ thể hóa những tỷ lệ này, từ xưa, những con người làm trong ngành mỹ thuật đã xác định những đường mạnh, điểm mạnh và vùng mạnh nhằm tạo điểm nhấn, điểm dừng cho sự nhìn.

49


ĐƯỜNG MẠNH _ ĐIỂM MẠNH

Cái này chắc cũng tương đối quen thuộc với những bạn tìm hiểu về chụp ảnh rồi, cũng không có gì là lạ vì bố cục của ảnh phụ thuộc tương đối nhiều và tư liệu về những bố cục trong ảnh cũng khá rộng, cũng dễ dàng hơn để các bạn biết về những kiến thức này. Mặc dù vậy, những đường mạnh và điểm mạnh không chỉ có nhiều ứng dụng trong chụp ảnh mà chúng còn có sự ảnh hưởng rất lớn trong bố cục của thiết kế. Vậy chúng ta đã biết gì về đường mạnh và điểm mạnh rồi? Đầu tiên, đường mạnh được chia làm 2 loại, và những điểm mạnh cũng dựa vào đó mà thay đổi theo.…

Đường thẳng đứng - Đường nằm ngang Người ta chia mỗi chiều của bức ảnh ( hình chữ nhật hoặc hình vuông - giới hạn không gian của ảnh) ra làm ba phần bằng nhau, từ đó vẽ những đường song song với các cạnh của khung hình. - 2 đường song song với cạnh ngang, gọi là 2 đường mạnh nằm ngang. - 2 đường thẳng song song với chiều đướng, gọi là 2 đường mạnh thẳng đướng. - 4 giao điểm của các đường mạnh cho chúng ta 4 điểm được gọi là 4 điểm mạnh. Dựa trên các đường mạnh chúng ta có thể chia không gian thành nhiều phần hoặc đặt những thành phần cần nhấn mạnh của bối cảnh vào hoặc gần với đường mạnh, điểm mạnh. Những đường mạnh, điểm mạnh cho phép ta tạo những “trọng lương thị giác”, những điểm nhấn của bố cục. Chúng ta sẽ xem minh họa bằng hình ảnh để dễ hiểu hơn nhé.

50


Đường mạnh thẳng đứng

Đường mạnh nằm ngang

Điểm mạnh

51


Một số ví dụ sử dụng đường mạnh thẳng và ngang cùng những điểm mạnh. 52


53


Đường chéo - Đường cong Khi thiết kế, chúng ta không chỉ gặp đường thẳng đứng, đường nằm ngang mà rất nhiều khi, hoặc do bối cảnh có sẵn hoặc do ý tưởng thực hiện chúng ta còn khai thác những đường chéo (đường xiên), đường cong (đường uốn lượn). Vậy thế nào là một đường chéo, đường cong mạnh và các điểm mạnh của những đường ấy? Đường mạnh: Một đường chéo hay một đường cong được xem là mạnh khi: - Xuất phát từ 1 góc của bức ảnh (hình chữ nhật hoặc hình vuông) đến điểm chia 1/3 của cạnh đối diện.

- Hoặc xuất phát từ điểm 1/3 của cạnh này đến điểm 1/3 của cạnh kia.

Như vậy, chúng ta có nhiều đường chéo hay đường cong mạnh trên một bản thiết kế. Điểm mạnh: Điểm mạnh trên đường chéo hay đường cong được hình thành bởi giao điểm của đường cong, đường chéo đó với 2 đường mạnh thẳng đứng hoặn nằm ngang, các đường mạnh này được xác định bởi vùng không gian ưu tiên. Đường chéo hay đường cong trên bức ảnh chia không gian ảnh ra làm 2 phần (thường là 1 hình tam giác và 1 hình thang trong bố cục chéo). Phần không gian chứa 3 cạnh của bản thiết kế là không gian ưu tiên. Đường mạnh thẳng đứng hoặc nằm ngang được sử dụng là đường song song với 2 cạnh của không gian ưu tiên trên. Cùng điểm qua một vài trường hợp với những đường mạnh chéo và cong nhé.

54


Đường chéo

Đường mạnh thẳng đứng

Đường mạnh xiên chéo

Điểm mạnh

55


Đường mạnh thẳng đứng

Điểm mạnh

Đường mạnh xiên chéo

56

Vùng không gian ưu tiên


Đường mạnh xiên chéo

Điểm mạnh

Đường mạnh nằm ngang

Vùng không gian ưu tiên

57


Đường cong

Đường mạnh thẳng đứng

Điểm mạnh

Đường cong mạnh

58


Đường mạnh thẳng đứng

Đường cong mạnh

Điểm mạnh

Vùng không gian ưu tiên

59


Đường cong mạnh

Đường mạnh nằm ngang

Điểm mạnh

Vùng không gian ưu tiên

60


VÙNG MẠNH _ VÙNG TỰA

Trong thực tế, với những khái niệm về đường và điểm mạnh đôi khi làm designer bối rối vì nhiều trương hợp những yếu tố đó khá “trừu tượng”. Để cụ thể hơn chúng ta tìm hiểu thêm khái niệm về vùng ( hoặc hình khối). Trong một không gian khi các đường, điểm không hiện diện cụ thể hoặc khi thiết kế muốn để chủ thể nằm trong một bối cảnh có nhiều mảng khối, chúng ta cần ứng dụng thêm khái niệm về vùng mạnh và vùng tựa.

Một vùng mạnh được hình thành bởi một đường mạnh và hai điểm mạnh nằm trên đường mạnh đó. Như vậy trên bốn trục của các đường mạnh chúng ta có bốn vùng mạnh tương ứng.

Nếu muốn lôi kéo sự chú ý đặc biệt vào một chủ thể nào đó trên bản thiết kế, biện pháp tối ưu nhất để làm tăng giá trị của yếu tố đó là đặt nó vào một vùng mạnh trên bề mặt hình ảnh, nơi mà thu hút sự tập trung của người xem và cũng là nơi mà ánh mắt thường quét qua quét lại nhiều lần. Với 4 vùng mạnh, không quá tập trung vì nó k ngăn cản mắt nhìn thường xuyên vào chính giữa bản thiết kế, cũng không bị đặt lệch quá xa với tâm vì mắt ta luôn có xu hướng coi một yếu tố đặt xa tâm của bản thiết kế là thành phần phụ, những vùng mạnh này nằm ở giao điểm của các đường mạnh lớn của bố cục, tuân theo quy tắc chia ba, tất cả những mảng khối, được đặt trong những vùng này, sẽ luôn được nhận ra dễ dàng hơn và nhanh hơn các hình tương tự ở xung quanh chúng.

61


Ví dụ bằng hình ảnh cho dễ hiểu hơn nhé

Vùng mạnh

Những vùng mạnh này có sự liên kết chặt chẽ với sự “nhìn” mà mình đã phân tích ở trước, vì vậy, để thỏa mãn được con mắt người, thì việc tận dụng những vùng mạnh này để tạo ra một bố cục có điểm nhấn là cực kì cần thiết. Hãy thử xem cách mà các designer trên thế giới áp dụng vùng mạnh vào thiết kế của họ như thế nào nhé.

62


Các vùng mạnh được sử dụng

63


Vùng tựa là vùng nằm tại bốn góc của bề mặt bản thiết kế (gặp nhiều hơn trong nhiếp ảnh), trong những trường hợp nếu ứng dụng vùng tựa, bố cục ảnh sẽ vững vàng hơn, vùng tựa còn rất hiệu quả khi dùng để “gói” không gian khi hậu cảnh quá tống trải, dư thừa.

Vùng tựa

Trong nhiếp ảnh, vùng tựa thường được áp dụng bằng cách sử dụng tiền cảnh. Tiền cảnh là không gian tự do tương đối quan trọng, nó trải ra phía trước của thủ thể chính, khi chủ thể này không đặt ở tiền cảnh, và tiền cảnh tạo ra cho bức ảnh nhiều lớp cảnh khác nhau, gây nên hiệu ứng chiều sâu và nhấn mạnh hơn vào chủ thể trong bức ảnh. Trong thiết kế cũng vậy, việc đặt những thành phần phụ vào vùng tựa, cùng với việc sử dụng các đường định hướng để dẫn đường cho thị giác, làm tăng đáng kể giá trị của bản thiết kế, vì khi đó, chủ thể của bản thiết kế được hiển thị rõ ràng trong mắt người xem, và tất cả những thứ xung quanh nó vùng tựa hay các vùng lân cận đều chỉ để bổ trợ và làm nổi bật cho chủ thể.

64


Một số ví dụ về việc sử dụng vùng tựa trong nhiếp ảnh

65


66


MẢNG MIẾNG

67


68


Đến bây giờ có thể coi như chúng ta đã điểm qua hết những yếu tố về tỷ lệ của các yếu tố của một bản thiết kế để tạo ra một bố cục và biết cách dẫn dắt ánh mắt của người xem vào những thứ mà chúng ta coi là nhân vật chính trong mỗi bản thiết kế. Có lẽ như vậy là đủ để có được những thiết kế đẹp rồi đúng không nhỉ?

SAI! Tất cả mới chỉ là những thứ cơ bản nhất mà thôi. Và mình nhắc lại một lần nữa, không có bất kì một quy chuẩn chính xác nào về cách thức tạo ra một bố cục đẹp, tuy nhiên, có những nguyên tắc căn bản mà chúng ta có thể bám vào, kết hợp với những đường định hướng và những tỷ lệ mà chúng ta đã biết, để xây dựng một bố cục ưa nhìn và có tính thẩm mỹ cao. Đọc tiếp nào…

69


CÂN BẰNG

Khi bắt tay vào thực hiện một bản thiết kế, vẽ một bức tranh, hay cầm máy lên chụp một bức ảnh, một trong những thứ quan trọng bậc nhất là phân chia các mảng miếng, các thành phần bên trong đó sao cho chúng cân bằng với nhau. Vậy thế nào mới là cân bằng? Sự cân bằng trong thiết kế tương tự như sự cân bằng trực quan vật lý: Một hình dạng lớn gần với trung tâm có thể được cân bẳng bởi một hình dạng nhỏ gần với đường biên. Cân bằng mang đến sự ổn định và kết cấu cho một thiết kế. Đây chính là khối lượng trong thiết kế tạo nên bởi sự sắp đặt các yếu tố của chúng ta. Có 2 loại cân bằng là: cân bằng đối xứng và cân bằng bất đối xứng.

70


Cân bằng đối xứng xảy ra khi có hai yếu tố ảnh cùng trọng lượng (visual weight) được đặt ở 2 vị trí đối xứng nhau qua tâm (hoặc trục) của ảnh. Đối xứng tạo ra sự cân bằng, và sự cân bằng trong thiết kế tạo ra sự hài hòa, trật tự, và kết quả thẩm mỹ. Nó được tìm thấy ở khắp mọi nơi trong tự nhiên. Trục đối xứng của nó có thể là trục ngang hoặc dọc, thậm chí việc sắp xếp những yếu tố có cùng trọng lượng xung quanh tâm của bản thiết kế cũng được coi là một cách để tạo cân bằng đối xứng. Trong trường hợp này, ta gọi đó là đối xứng tỏa tròn.

Điểm mạnh của cân bằng đối xứng là làm bản thiết kế trở nên gọn gàng, lịch sự. Tuy nhiên cách sử dụng cân bằng đối xứng khá an toàn, nên dễ trở nên cứng nhắc, nhàm chán, vì vậy thay vì việc sử dụng hai yếu tố đồ họa giống nhau, hãy thử tạo ra một chút khác biệt.

71


Khác với cân bằng đối xứng, việc nhận diện cũng như kiểm soát cân bằng bất đối xứng khó hơn rất nhiều. Ví dụ như khi ta xếp một yếu tố có trọng lượng ảnh lớn ở phía bên này bản thiết kế, thì phía ta phải cân bằng phía còn lại bản thiết kế bằng nhiều yếu tổ khác có trọng lượng ảnh nhỏ hơn. Hoặc bạn cũng có thể coi bản thiết kế như chiếc bập bênh trong câu chuyện bên trên, hai cán cân của nó sẽ cân bằng nếu khoảng cách của vật có trọng lượng nhỏ lớn hơn vật có trọng lượng to.

Quy tắt cân bằng bất đối xứng thường hay được sử dụng hơn vì nó tạo ra dòng chảy thị giác cho người xem. Từ đó tạo cho bản thiết kế một cảm giác sống động, hiện đại. Tuy vậy việc kiểm soát quy luật này khá khó, đòi hỏi nhà thiết kế phải có bề dày kinh nghiệm bởi các mối quan hệ giữa các yếu tố trong một bản thiết tế rất phức tạp.

72


Việc phân chia các mảng miếng trên bề mặt bản thiết kế để tạo sự cân bằng, suy cho cùng, lại bắt nguồn từ việc khám phá bề mặt hình ảnh của con mắt. Mỗi một mảng, một hình thể, một yếu tố bất kì trên bản thiết kế đều tạo nên một điểm neo cho thị giác. Ánh mắt sẽ dừng lại tại những điểm đó, nhưng thời gian dừng lại lâu hay chóng lại tùy theo mức độ quan trọng của mỗi yếu tố đó so với những thành phần khác. Điều này có nghĩa là phải làm sao để các điểm neo đó không làm cho ánh mắt bị hẫng, và cũng không nên ru ngủ ánh mắt nếu các điểm neo đó được phân bố quá đều đặn và đối xứng với nhau. Đặc biệt, chúng ta phải chú ý làm sao để một yếu tố có trọng lượng ảnh lớn không chèn ép các mảng khác hay làm mất sự cân đối của bố cục.

73


Trên thực tế, mỗi bố cục đòi hỏi các cách xử lí khác nhau. Bố cục càng nhiều yếu tố đơn giản và tản mạn, thì việc tổ chức bề mặt của hình ảnh càng đòi hỏi sự chú ý cao độ. Tuy nhiên công việc này sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều nếu chúng ta đã lựa chọn trước vùng mạnh chúng ta muốn đặt chủ thể vào, và những đường định hướng lớn mà chúng ta dự định đưa vào bố cục.

Với nguyên tắc cân bằng, các designer hay các họa sĩ lại được lợi hơn rất nhiều so với những nhiếp ảnh gia, vì họ có thể tự do sắp xếp và xử lí các mảng miếng một cách dễ dàng hơn. Tuy vậy, nhiếp ảnh gia vẫn có thể di chuyển xung quanh chủ thể mà họ muốn chụp, cho đến khi bắt được góc nhìn mà ở đó mọi mảng khối cân bằng với nhau một cách hoàn hảo nhất, và cũng từ góc nhìn đó, họ có thể loại bỏ các yếu tố làm mất cân bằng cho bố cục. 74


Lý thuyết là vậy, ứng dụng vào thiết kế lại là cả một vấn đề khác. Nói về bố cục thì mỗi trường hợp đều là trường hợp đặc biệt, không một công thức nào có thể thay thế được cái nhìn bao quát của tác giả đang tiến hành phân chia các thành phần trong bản thiết kế, trong một trật tự có tính toán với những tiêu chí rất đa dạng: số lượng các yếu tố khác biệt cần thể hiện, mảng khối hình dạng của chúng, vị trí của chúng trong bố cục, nhịp điệu mà chúng ta muốn đưa vào bố cục, cảm xúc mà chúng ta muốn gợi lên trong người xem,… Với thiết kế có những chủ thể đơn giản, được tối giản trong một khối duy nhất, thì việc phân chia mảng miếng trên bản thiết kế sẽ không có khó khăn gì, chỉ cần đặt nó vào chính giữa trục của trang giấy, hay đặt lên trên một vùng mạnh cùng một thành phần phụ nhỏ hơn ở phía đối diện sát với đường biên, vậy là chúng ta đã đạt được sự cân bằng cho bản thiết kế của mình.

75


Mặc dù vậy, khái niệm cân bằng được thể hiện đầy đủ ý nghĩa khi chủ thể được cấu tạo bởi hai hình thể, tức là được chia ra trên bố cục. Với trường hợp này, cách cân bằng bố cục cũng không khó hơn so với thiết kế cùng một chủ thể đơn giản. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý rằng khái niệm cân bằng không có nghĩa là chỉ phân chia chủ thể đều đặn và đối xứng hai bên bố cục – như mình đã nói: đối xứng cân bằng rất dễ gây ra sự nhàm chán, và sự đối xứng quá lộ liễu đôi khi còn làm mất đi điểm nhấn của thiết kế. Vấn đề là phải đánh giá được “sức nặng” của mỗi một trong hai yếu tố đó, và làm sao để yếu tố kém quan trọng hơn đóng vai trò đối trọng của yếu tố mà chúng ta muốn ưu tiên hơn. Nói chung, sự xê dịch của một trong hai mảng thông qua một đường trục của bố cục sẽ đủ để gây ra sự náo nhiệt cho bố cục, mà vẫn giữ được tính cân bằng cho thiết kế. Ngược lại, nếu kết hợp xê dịch cả hai mảng quá xa so với trục sẽ tạo ra một khoảng trống lớn ở giữa bố cục, gây ra cảm giác hụt hẫng khi mắt đang trong quá trình quét qua bề mặt hình ảnh, còn nếu cùng xê dịch vào quá gần với trục sẽ gây ra sự bức bối cho mắt khi cả hai chủ thể phải tranh chấp nhau ở giữa bố cục. Cuối cùng, nếu muốn phá vỡ sự đơn điệu sinh ra bởi hai mảng có tầm quan trọng gần như nhau, thì giải pháp sẽ là thử sắp xếp chúng trên một đường định hướng chéo, cùng với đó, chúng ta có thể điều chỉnh kích thước của một trong hai mảng một cách tinh tế. Đây là cách mà chúng ta có thể áp dụng quy tắc cân bằng bất đối xứng, vừa tạo được chiều sâu cho thiết kế, lại tạo được dòng chảy thị giác dẫn dắt mắt người xem

76


Để hiểu rõ hơn về nguyên tắc khi cân bằng các mảng, chúng ta sẽ dùng đến giáo vụ trực quan nhất là hình ảnh nhé.

Điểm cân bằng của bố cục thường nằm ở giữa bản thiết kế, những không phải cứ chia đều và đặt những yếu tố khác nhau ở hai bên điểm này cách đều nhau là ta có sự cân bằng. Vấn đề trước hết là làm sao để một yếu tố không quá nặng về một bên của bố cục, làm nhẹ hẳn phần đối trọng ở bên còn lại. Ví dụ như cái cân ở trên, rõ ràng nếu sắp xếp bố cục giống như cái cân này thì sẽ không đời nào cái cân lại có thể nằm ở vị trí cân bằng, mà đáng lẽ ra nó phải giống như thế này:

Như vậy thì làm thế nào để giải quyết vấn đề này bây giờ? 77


Nếu không thể rút ra một vài yếu tố của mảng gây mất cân bằng bố cục để đắp thêm vào phía bên kia thì đơn giản là nên đẩy cho mảng lớn này xích vào gần phía điểm cân bằng của bố cục, và làm cho nó cân bằng trở lại.

Nhưng nếu ta cho thêm yếu tố thứ ba vào bên mảng lớn thì bố cục sẽ lại mất cân bằng một lần nữa.

Bố cục sẽ hoàn toàn cân bằng nếu ngược lại, chúng ta đặt yếu tố mới vào phía bên kia, nơi đĩa cân nhẹ hơn. 78


79


KHOẢNG TRỐNG

80


Khi xem xét một hình ảnh, mắt chúng ta dễ dàng bị thu hút và lôi kéo bởi những yếu tố miêu tả chủ thể hay được nhấn mạnh trên bản thiết kế, và thường ít để ý đến sự thỏa mãn thị giác chúng ta có được khi xem hình ảnh đó, cũng như cảm xúc từ bản thiết kế mang đến cho chúng ta có bao nhiêu phần là được tạo ra từ những khoảng trống xung quanh chủ thể. Các khoảng trống này, trên thực tế, có không biết bao nhiêu sự kết nối vô hình và khó nhìn thấy, liên kết giữa chúng và các hình thể khác mang giá trị rất lớn đối với bố cục của hình ảnh. Vấn đề của những designer tập sự chính là sợ những khoảng trống, chính bởi vì sự non nớt, ngây thơ đó, mà lúc nào họ cũng sẽ cảm thấy bản thiết kế của mình trống trải quá, đơn giản là vì họ chưa nắm được cách tận dụng khoảng trống của bố cục. Vì suy nghĩ “phải lấp đầy những khoảng trống”, họ không hiểu rằng việc nhồi nhét quá nhiều chi tiết vào một bề mặt hình ảnh, có hại nhiều hơn có lợi, họ dễ dàng làm mất đi điểm nhấn, làm rối loạn các đường dẫn thị giác, và gây ức chế cho người xem khi vô tình làm mất cân bằng của bố cục. Đừng coi thường các khoảng trống nhé, vì chúng chính là một trong những thứ vũ khí cực kì nguy hiểm để tạo dựng nên một bố cục hoàn hảo đó.

81


Tuy nhiên, việc ứng dụng các khoảng trống sao cho đạt hiệu quả bố cục một cách tốt nhất, giống như những yếu tố từ đầu cuốn sách, là không hề đơn giản: Các khoảng trống cần tối giản hết mức có thể, tức là có xu hướng hình học (tròn, vuông, tam giác,…) sẽ tạo ra tính nhất quán lớn hơn cho tổng thể bản thiết kế và khiến cho con mắt đọc hình ảnh dễ dàng hơn. Cần đảm bảo trong quá trình phân chia các mảng, các đường viền của các chi tiết sinh ra các khoảng trống tối giản, không gây khó chịu cho mắt người xem. Khi đường viền của một chi tiết tương đối phức tạp như đường răng cưa hay zigzag,… mà ta không làm đơn giản nó đi được, giải pháp sẽ là đặt nó đối lập với một hình thể có đường viền đơn giản hơn, như vậy thì khoảng trống giữa hai chi tiết sẽ ưa nhìn hơn. Đối với thao tác phân chia các mảng, có một cách khác để đơn giản hóa các mảng trống là tập hợp chúng lại trong một mảng duy nhất có đường viền tương đối thẳng để giải tỏa các đường viền phức tạp. Hơn nữa, khi các thành phần của bản thiết kế trở nên quá đông đúc, sinh ra nhiều khoảng trống nhỏ, thì thao tác tập hợp lại các mảng sẽ làm giảm số khoảng trống được sinh ra, và bố cục cũng nhờ vào đó mà trở nên thanh thoát hơn. Trải qua nhiều thời kì, đến nay, có một phong cách thiết kế sử dụng triệt để các khoảng trống, triệt để đến mức bản thiết kế không thể trở nên đơn giản hơn, đó chính là phong cách Minimalism.

“Tối giản hóa là sự tôn trọng dành cho khoảng trống”

82


83


Có một vài nguyên tắc cơ bản để chúng ta có thể tạo ra được những khoảng trống đầy biểu cảm cho bố cục của bản thiết kế: Khoảng trống lớn sẽ càng xâm lấn hình ảnh, càng làm cho bố cục trở nên thoáng khí. Khi khoảng trống lớn này bao quanh toàn bộ chủ thể, nó sẽ cho một ấn tượng cô đơn, bơ vơ. Ngược lại, khi càng tiến đến gần chủ thể, khoảng trống xung quanh chủ thể càng giảm, hình ảnh càng mang tính chất uy hiếp, áp bức. Một không gian lớn trống rỗng giữa hai nhân vật sẽ gợi ý bằng hình ảnh một ý tưởng chia ly, tan vỡ, bất hòa, có vẻ đối kháng hoặc ngược lại, ý tưởng về sự tương hợp, thông cảm sẽ xuất hiện khi khoảng trống giữa hai chủ thể được giảm xuống. Một khoảng trống lớn phía trước chủ thể đang tích cực hoạt động sẽ giúp cho hoạt động đó được thể hiện rõ ràng hơn. Ngược lại, nếu chủ thể được đặt vào trung tâm, trên dường trục của bố cục, nơi mà khoảng trống bao quanh chủ thể quá đều nhau, tính chất của hoạt động sẽ bị giảm dần đến mức bất động, tĩnh lặng.

84


Hãy thử xem với chủ thể là một nhân vật người thì những nguyên tức trên có thực sự có tác dụng như phân tích không nhé!

Ở trường hợp này, chủ thể được bao quanh bởi một khoảng trống lớn, gây nên ấn tượng về một sự cô đơn về thể chất cũng như tinh thần.

Tuy nhiên, tất cả đều phụ thuộc vào vị trí mà những khoảng trống chiếm lĩnh trong bố cục. Một khoảng trống ớn ở phần phía trên của bố cục có thể góp phần nhạy cảm vào việc tăng cường cho ý tưởng về định mệnh đang đè nặng lên hai vai của chủ thể, hay cũng có thể làm nổi lên sự mệt mỏi, ủ rũ của chủ thể.

85


Một khoảng không gian rộng ở phía trước hình ảnh sẽ nhấn mạnh ý định xuất phát hay ý đồ chạy trốn của chủ thể, nhất là khi nhân vật của chúng ta đang quay lưng lại.

Một khoảng trống lớn giữa hai nhân vật cho thấy sự bất hòa giữa họ, thể hiện sự đối lập, đối địch giữa hai nhân vật, cũng có thể để thể hiện sự hờn dỗi, xa cách.

Ở đây các khoảng trống được giảm xuống tối thiểu, gây ra bầu không khí căng thẳng. 86


Khi chủ thể chính đang chuyển động, các khoảng trống xung quanh cũng có thể có một giá trị biểu hiện, là sự thú vị để khai thác trong một vài trường hợp. Tuy nhiên, chúng ta nên loại bỏ ngay ý định đặt chủ thể lên trục giữa của bố cục, bởi thay vì tạo ra hiệu quả nhấn mạnh vào chuyển động, cách sắp xếp này lại làm cho chuyển động bị đông cứng vì có hai khoảng trống quá đều nhau ở phía trước và phía sau chủ thể. Ở dưới đây còn có hai giải pháp khác.

Hoặc là chúng ta xê dịch chủ thể so với đường trục chính giữa tranh, sao cho khoảng trống ở phía trước chủ thể là lớn nhất. Đây cũng là giải pháp được sử dụng nhiều nhất, với phương pháp này thì hành động được thể hiện dường như mới bắt đầu, và cảm giác hoạt động năng động hơn rất nhiều. Ngược lại, nếu chúng ta muốn gợi ra ý tưởng về một hành động hoàn tất, thì một khoảng trống lớn phía sau chủ thể sẽ thể hiện rõ điều này. Tuy nhiên, hoạt động sẽ trở nên kém năng động hơn nếu dùng phương pháp này. Nói cách khác, sự năng động của một chủ thể đang chuyển động sẽ rõ ràng nhất khi hoạt động hướng theo chiều từ trái qua phải, tương tự như hướng đọc thông thường của phương Tây, hoặc nếu nó được đặt trong khuôn hình theo đường chéo góc đi xuống của bố cục. 87


88


PHỤ LỤC

89


90


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bố cục cơ bản trong thiết kế (https://trainingtfac.wordpress.com/2016/02/03/ps-bai-2-bo-cuc-co-ban-trong-thietke/) 2. Tổng quan về bố cục trong thiết kế mà các designer nên tham khảo (https://forum.vietdesigner.net/threads/tong-quan-ve-bo-cuc-trong-thiet-ke-ma-cacdesigner-nen-tham-khao.111167/) 3. Line in Design & Animation (http://redcatacademy.com/blogs/animation/line-art) 4. Tỉ lệ vàng trong thiết kế là gì và cách sử dụng?! (http://rgb.vn/ideas/explore/ti-le-vang-la-gi-va-cach-su-dung) 5. Tỷ Lệ vàng và ứng dụng của nó trong thiết kế (http://bellex.com.vn/626.html) 6. Những nguyên tắc cơ bản và chung nhất trong thiết kế (http://arena.vn/tin-do-hoa/nhung-nguyen-tac-co-ban-va-chung-nhat-trong-thiet-ke. html) 7. Bố cục nhiếp ảnh cơ bản (http://vuanhiepanh.com/news/bo-cuc-nhiep-anh/Bo-cuc-nhiep-anh-co-ban-68.html) 8. Nghệ thuật bố cục và khuôn hình (http://www.vietchigo.vn/nghe-thuat-bo-cuc-va-khuon-hinh-1-16/) 9. 10 quy luật của bố cục hình ảnh (http://idesign.vn/tutorial/10-quy-luat-cua-bo-cuc-hinh-anh/)

91


10. Quy luật cân băng đối xứng trong thiết kế nội thất (https://www.linkedin.com/pulse/quy-lu%E1%BA%ADt-c%C3%A2n-b%C4%83ng%C4%91%E1%BB%91i-x%E1%BB%A9ng-trong-thi%E1%BA%BFt-k%E1%BA%BFn%E1%BB%99i-th%E1%BA%A5t-hd-decor) 11. Các nguyên tắc trong nghệ thuật (http://idesign.vn/kien-thuc/cac-nguyen-tac-trong-nghe-thuat/) 12. Các nguyên lý cơ bản của Design (http://tdt.edu.vn/images/stories/tapchikhoahocungdung/tckhud03/42-43.pdf) 13. Importance of Layout in Graphic Design Materials (http://www.designzbyjamz.com/importance-of-layout-in-graphic-design-materials/) 14. What Is Minimalism? (http://www.theminimalists.com/minimalism/)

92


LỜI KẾT

Cuốn sách đến đây là hết rồi. Và mình thực sự cám ơn bất kì ai đã dành thời gian đọc hết nó! Cám ơn mọi người rất nhiều!!! Có lẽ, những kiến thức trong cuốn sách này, với một số người là thừa thãi, còn với một số người khác lại là sự bổ sung cần thiết để tiếp tục đi trên con đường đạt được cái danh nghĩa Designer chuyên nghiệp. Mình sẽ dành vài dòng cuối cùng này để đưa ra một vài lời khuyên (theo quan điểm của bản thân mình) dành cho các bạn đang học tập và làm việc, phấn đấu trở thành những Designer tương lai. Nếu thực sự, các bạn muốn theo đuổi nghề này, mình mong các bạn sẽ luôn kiên trì, kiên trì như cái cách các bạn đọc hết cuốn sách này vậy. Bời mình biết, để trở thành một Designer, thật sự là một điều quá khó khăn, khó về khả năng tư duy, khó về cách thức học tập, khó về tài chính, khó, khó và khó đủ đường. Vậy nên, đừng bao giờ nhụt chí, đừng bỏ cuộc. Hãy luôn giữ cho mình tình yêu và lòng đam mê tột độ với nghề. Người ta đã nói rồi: Chọn công việc mà bạn yêu, bạn sẽ không phải làm việc bất kì một ngày nào trong cuộc đời của bạn. Bất kì ngành nghề nào cũng vậy thôi, nếu không yêu nó thì chúng ta sẽ chẳng bao giờ đi tới đâu cả. Và một điều cuối cùng, mặc dù những thứ mình viết trong cuốn sách này đều là những thứ khô khan và khó tiếp nhận, mình vẫn mong dù ít hay nhiều, cuốn sách này sẽ giúp các bạn thành công hơn trên con đường “nghề” của các bạn. Thân, Nguyễn Hải 93


94


95


96


97


NGUYỄN HẢI

NGHỆ THUẬT BỐ CỤC 98


99


100


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.