Lối khác của hà nguyên du hay là óc não và xương thịt của một thi nhân

Page 1


2


Lê Mộng Nguyên đăng lại bài đã viết về HND từ năm 2001 Lối Khác của Hà Nguyên Du hay là óc não và xương thịt của một thi nhân

3


http://lemongnguyen.blogspot.com/2016/0 9/loi-khac-cua-ha-nguyen-du.html

Lối Khác” của Hà Nguyên Du Lê Mộng Nguyên 23/09/2016

“Lối Khác” của Hà Nguyên Du hay là óc não và xương thịt của một thi nhân _________________

Lê Mộng Nguyên

Để giới thiệu thơ Hà Nguyên Du, tôi xin trích những dòng sau đây mà Du Tử Lê thay lời tựa - đã quan sát và giải phẫu một cách tinh vi cuộc đời mới của nhà thơ họ Hà, được định cư tại Hoa Kỳ năm 1990 (theo chương trình H.O. 5) : « Nơi cõi thịt xương mới này, mặt nào đó, đã mang lại đời thơ Hà Nguyên Du những lượng máu sáng tạo cần thiết, cho tiến trình tự hủy để tựu thành một lên đường khác. Tôi muốn gọi đó là sự hóa thân kỳ diệu của một con ngài, để trở thành cánh bướm. Tôi muốn gọi đó là phần thưởng vô giá của một

4


ăn ở tốt đẹp, bất biến. Mặc dù, ánh sáng, mầu sắc, hình tượng mở ra lần thứ nhất, đôi khi đã làm chóa mắt, choáng váng nơi cảm, nhận của họ Hà. Nhưng, vòm cao, sẽ là nơi cánh bướm bay lên. Chân trời, sẽ là nơi họ Hà đi tới » (tr. 7). Văn của người viết tựa ở đây cũng bị ảnh hưởng thơ Hà Nguyên Du, đánh nhiều dấu phết để chấm nửa câu, như muốn diễn tả (tương tự như văn thể HND) một cách vừa cứng cỏi vừa đơn sơ, nhân tình và nhân tính : Mất gì trên đôi tay thơ ? Những con chữ nghiệt ngã, mờ mịt kia ? Xuôi tay trắng nốt còn chia... Ơi ! kinh khấn nguyện chẳng lừa tâm thân Em tưng tiu, bước xa, gần Ta trên lối khác, sinh phần gương, sao... (Lối Khác, tr. 13) Thơ óc não, thơ dệt bằng từ ngữ chọn lọc, thể văn nhiều lúc cần cù nhưng không kiểu cách, trong sự tìm kiếm một phương pháp diễn tả tình đời và tình người hoàn toàn đặc biệt, bao giờ cũng thiết thật, trung thành với lý tưởng, với quá khứ Lối Khác của Hà Nguyên Du hay là óc não và xương thịt của một thi nhân

5


thương đau mà nhà thơ không muốn quên, với cuộc đời sống mới mà người đương xây dựng, can đảm và đầy hứa hẹn. Qua « Mấy Đoạn Sử Thi » (Tr. 55-61), tác giả hồi ký ngày 13/09/77 (Mười Ba/Chín/Bảy Bảy, tr. 55) trong ngục tù của tinh thần và xác thể : Tưởng như cá rục man, vi Tưởng như chim rũ phơi thây trong lồng Ai ngờ ra tạm cái khung Hoang mang vây khép, phập phồng bủa giăng Còn nói gì đến ngày 07/07/82 (Bảy/ Bảy/Tám Hai, tr. 57) ông vẫn còn sống dưới chế độ chà đạp con người và tình cảm, cho nên sự toan làm giải thoát là mục đích của mỗi ngày : Lò mò bước mạo hiểm cùng Miệng chai nhỏ nhắn, mênh mông lọt vào Tuổi tên vượt khỏi biên, rào Bàn tay độ sẳn, nghĩa hào bao dung Dẫu xô mà đỡ bằng không... ? Cho đến những ngày 16-23/11/90 (Mười Sáu & Hăm Ba / Mười Một / Chín

6


Mươi, tr. 59) Hà Nguyên Du được trả về tự do và từ hồi ấy, sinh sống tại Mỹ Quốc, quyết tâm đi tìm một « lối khác » cho đời mình. Nhà thơ diễn tả nỗi mừng vui của kẻ vừa thoát địa ngục, được chấp nhận vào cõi thiên đường, sáng lạng : Thoát đi từng đợt , từng đoàn Ta như kẻ chết phục hoàn hồi dương Thoạt tiên ngỡ đúng thiên đường Vỡ ra, dẫu thế còn hơn ngục nhà ! Dù cày, dù kéo vẫn là Vẫn như bốn bể, sóng hòa tự do... Hà Nguyên Du là ai ? Tôi hân hạnh biết nhà thơ qua Vương Thu Thủy (một nữ nghệ sĩ điêu khắc và thơ mà nhạc sĩ Trịnh Hưng đã giới thiệu cho độc giả Nghệ Thuật, trong số 61, th. 04-1999) sau một chuyến đi từ Pháp qua Quận Cam vào khoảng tháng 05-1999, được thi sĩ Hà Nguyên Du và Tổng thư ký Trần Ngọc thuộc Trung tâm Văn bút Việt Nam (Hải ngoại) đón tiếp với sự có mặt của nhạc sĩ lão thành chủ tịch Nguyễn Hiền và những nghệ sĩ ở Cali (x. nhật báo « Miền Nam Cali » ngày 15 th. 05-1999). Lúc trở về Paris, VTT chuyển trao Lối Khác của Hà Nguyên Du hay là óc não và xương thịt của một thi nhân

7


cho tôi một bản thi tập « Lối Khác » do tác giả Hà Nguyên Du đề tặng (Tựa Du Tử Lê, Bìa Khánh Trường, Trình bày Đoàn Duy Hiệp, Phụ bản Cao Bá Minh, Lê Khánh Thư, Khánh Trường, Quang Trường, Nhạc Vũ Thành An, Hoàng Linh Duy, Trần Huy Đức, Đỗ Lễ, Ngô Văn Tín, Nhà Xuất bản Tân Thư, Hoa Kỳ 1998). Thi phẩm HND gồm có 91 bài (thật là phong phú) trong đó 15 bài được phổ nhạc. Thơ họ Hà như tôi đã nói trên, rất kích thích tâm thần, nhưng đọc qua đọc lại nhiều lần quả thật thích thú, và từ giây phút đó sẽ mến phục, mến cảm, mến yêu. Theo tiểu sử tóm tắt ở trang Bìa cuối, HND bắt đầu làm thơ từ hồi rất trẻ và đã đăng trên nhiều báo lừng danh ở quốc nội (trước ngày 30/04/1975) và hải ngoại (từ năm 1990) với bút hiệu Mộng Yên Hà. Ông là người đã sáng lập - cùng với Nhất Chính, Hoàng triều Dương, Nguyễn Thanh Tùng - Đông Tây Thời Báo năm 1992, đã cho in Trong Mùa Lá Xanh (sách tập hợp, 1970) và sẽ xuất bản : Anh Biết, Em Yêu Dấu (thơ),Bóng Trắng Trong Tâm Hồn Đen (tập truyện) và Cho Em Bài Sonnet (tuyển tập nhạc từ những bài thơ được phổ). Vừa rồi, thi bản Cho Tôi Bài Tango (thơ HND, Nguyễn Hiền phổ nhạc) đăng trong Nghệ Thuật số 64, th. 07-1999, tr. 52, được nhạc sĩ Lê Dinh khen ngợi (đó là một bảo đảm quan trọng cho tương lai). Trong số 65, th. 08-1999 (NT,

8


tr. 31) vừa qua, chúng ta lại được thưởng thức thêm những câu thơ đẹp của Hà Nguyên Du trong Đã Rồi Một Cánh Chim Bay, như : ... Đâu rồi suối cũ, trăng xưa ? Thêm ta chức tước, đâu vừa thiên hương Nguyệt tà, dương xế, mây buông Ta, em hát mãi, khúc buồn thiên thu... Tác giả « Lối Khác » không những đã đạt được một lối khác cho đời mình mà còn đạt được một lối khác cho thi ca Việt Nam. Hà Nguyên Du thi sĩ không tương tự với ai trong vườn thơ nước nhà. Tôi đã cố tìm kiếm và đọc lại các văn thi sĩ trong « Thi Nhân Việt Nam »(Hoài Thanh-Hoài Chân), trong 5 Bộ « Nhà Văn Hiện Đại »(Vũ Ngọc Phan), trong 9 Tập « Việt Nam Thi Nhân Tiền Chiến » (Nguyễn Tấn Long, Nguyễn Hữu Trọng), để đi tới một so sánh nào (có thể) với HND nhưng phải thú thật là rất khó khăn. Trừ phi Đoàn Phú Tứ (có lẽ) với mấy câu tuyệt vời trong « Màu Thời Gian »: Màu thời gian không xanh / Màu thời gian tím ngát / Hương thời gian không nồng / Hương thời gian thanh thanh mà theo Hoài Thanh-Hoài Chân : « Người xem thơ cũng biết rằng đây là hình ảnh một đôi Lối Khác của Hà Nguyên Du hay là óc não và xương thịt của một thi nhân

9


mẩu đời, nhưng hình ảnh mờ quá không thể đoán những mẩu đời kia ra thế nào. Có khi cả ý nghĩa bài thơ cũng không hiểu rõ ». Sự so sánh hơi quá đáng này phải chấm dứt ngay ở đây : bởi vì - trái với ĐPT - danh từ và từ ngữ của họ Hà rất sắc sảo, nhắm làm nổi bật bức tranh ông phát họa cho đời. Hình ảnh nhà thơ để lại cho hậu thế, với thể văn làm trội lên tình người, thật giống nét vẽ của Daumier trong thế kỷ thứ 19. Trong lãnh vực nhân tình, Hà Nguyên Du đã để gia đình trên tất cả, vì thi tập « Lối Khác » trước hết được tác giả « kính dâng hương hồn cha cho gia đình, mẹ, các em cùng vợ và hai con ». Thân phụ yêu dấu của nhà thơ đã mất (vì chế độ bạo tàn) ngày 10/12/86, là một vết thương lòng không bao giờ hàn gắn : Gọi con, cha trút hơi cùng... Cha ơi ! vĩnh biệt nghìn trùng sinh ly Bao lâu chăm sóc cận kề Tưởng như cha khỏe cha về với con Đâu ngờ cha mãi đi luôn Con như muốn chết theo dồn nỗi đau... (Mười / Chạp / Tám Sáu, tr. 58)

10


May thay ! Hạnh phúc mới đã đến với nhà thơ trên đất khách quê người, và ngày 24/06/95 (5 năm sau lúc định cư tại Westminster-California), tuổi vừa tứ tuần, chàng gặp nàng trong một tình yêu vĩnh cửu : Bốn mươi năm đã chẳng là... Em chênh ánh nguyệt, anh tà bóng dương Chảy chung ta, một dòng thương Gói chung ta, gối canh trường, tử sinh Đến đâu trên đoạn đường tình ? (Hăm Bốn / Sáu / Chín Lăm, tr. 60) Đến “bạc đầu, răng long“ ? Hạnh phúc hiện tại, hạnh phúc tràn đầy ! Ngày 23/04/96, chỉ gần một năm sau ngày hôn phối, nhà thơ sung sướng được làm cha lần đầu : Tôi mừng run, mắt rơi thưa Khi con cất tiếng tu oa chào đời Làm cha, cảm thú tuyệt vời Đáng yêu, đáng sống làm người, nuôi con. (Hăm Ba / Tư / Chín Sáu, tr. 61)

Lối Khác của Hà Nguyên Du hay là óc não và xương thịt của một thi nhân

11


Hà Nguyên Du làm thơ rất nhiều để ca tụng tình yêu xưa, tình yêu mới, tình yêu tự đáy lòng : Thơ ta / Xung động... / Ngục trần oan khiên / Thơ ta / Mãi ngát hương, hiền / Khai thông / Cho máu trăm miền về tim... (Thơ Ta, tr. 10), vì : Yêu người như một bài thơ / Cho ta thức trắng đêm chờ ý tuôn (Yêu Người, tr. 12); và một khi đã yêu, chàng muốn đặt một vòng hoa hậu lên trên đầu nàng, xây dựng một biệt thự nguy nga cho riêng người yêu dấu : Bàn tay có một ngón dài Tim anh chỉ có một ngai cho nàng Ngai cho em, chiếc ngai vàng Tình cho em cả kho tàng trong anh ... Bàn tay có một ngón dài Đảo anh có một lâu đài riêng em Riêng cho em, một con tim Một kho báu quí chờ em trị vì (Lối Khác, tr. 40-41) Nhưng giọt lệ chia ly hay mường tượng chia ly ám ảnh tâm hồn nhà thơ họ Hà, đeo đuổi hứng cảm của người thi sĩ đã từng sống biết bao trạng huống đau buồn

12


nơi quê cha đất tổ, mỗi khi gặp gỡ người thương, một buổi chiều mưa gió :

Đôi mắt mưa buồn, đôi môi chợt tím Xa cách ai ngờ nước mắt đầy vơi Anh mơ ước thành loài chim bay đến Bay đến bên em lau lệ sầu rơi (Đôi Mắt Mưa, tr. 85).

Thôi thì thôi, cứ : Khóc đi em cho nghiêng thành quách đổ / Khóc cho vơi nỗi khổ tự bao giờ / Cho anh còn tiếp tục với bài thơ / Cho anh nhớ muôn đời đôi môi tím (Nhan Sắc, tr. 84). Cái khóc của nàng cũng đã thành một nguồn thơ rất lãng mạn của Hà Nguyên Du : Giọt cuối em tràn ly ta / Sầu lai láng giữa muôn hoa ngạt ngào / Em đi gió lộng chiều nao / Ngàn con bướm mộng rơi vào mưa hoang (Giọt Cuối Em Tràn Ly Ta, tr. 47). Thơ tình mà đượm màu triết lý và êm đẹp như thế chỉ có tác giả “Lối Khác”mới sáng tạo được một cách “não lòng”(tr. 46) với họa sĩ Quang Trường (phụ bản, tr. 89) :

Lối Khác của Hà Nguyên Du hay là óc não và xương thịt của một thi nhân

13


Rồi theo gió bạt mây ngàn Tôi như hoang thú gọi đàn, bơ vơ Say trăng rừng, tắm suối thơ Hồn hoang lạnh mãi thêu tơ dệt vàng Nghe tình như vết thương loang Nghe tôi cáo phó, tôi tang chế buồn...

Và còn biết bao những vần thơ hay đẹp tặng nàng, trong một tình yêu muôn thuở mà nhà thơ ôm ấp ngày đêm : Em cho gì giữa cơn mưa ? / Mà nghe nặng trút vì chưa muốn tàn ! (Ví Dầu Tình Ta, tr. 43), hoặc : Em khóc tình ta / Em hòa mắt lệ / Em đi hoang phế / Anh đến dương tà / Em khóc ngày mai / Anh hoài ước vọng / Em khao khát sống / Anh thiết trần ai (Em Khóc Ngày Mai, tr. 115). Trong“Em Và Mãi Mãi“õ (tr. 69), nhà thơ tự hỏi : Đâu hạnh phúc trần gian mà ta đợi ? Đời tàn phai rũ cánh mộng bay xa Trong nuối tiếc tình cưu mang trọn kiếp Em lấp đầy mãi mãi núi sông ta...

14


Nhưng tình quê hương không bao giờ phai lạt, mặc dầu xa cách muôn trùng, người vẫn tiếp tục : Mơ một đời về bên mái nhà Tha hồ mình tắm nước quê thơm Tình như huyết thống cây và lá Ngàn năm thắm thiết mầm xanh đơm (Mơ Hạt Bụi, tr. 100). Nhưng HND không quên được nỗi thống khổ của dân mình, của những người thân yêu lúc ông còn là tù nhân đày đọa của một chế độ khinh miệt nhân quyền : Ơi ! quê nhà rách tủa áo, trơ thây ! Em ngọc quí chợt nhiên là sỏi cuội ! Mẹ vẫn thân cò mệt nhoài; hai buổi ! Ta gông cùm, tàn úa hết hoa niên ! (Một Bức Tranh, tr. 78). Cũng như phần đông những đồng bào chúng ta đã phải bỏ nhà xa nước, kéo lê cuộc sống nơi quê người, ngày nào thi nhân lại không hướng mắt về cố đô, thành phố hồi xưa biểu hiệu của dân chủ tự do, của hạnh phúc của mỗi con người : Lối Khác của Hà Nguyên Du hay là óc não và xương thịt của một thi nhân

15


Sài gòn trong mơ, Sài gòn trong thơ Ngày về xa không, ngày về có gần Nước mắt em sa, nụ cười anh lịm Dấu chấm than như cột cờ không chân ! ... Sài gòn trong mơ, Sài gòn trong thơ Người về bao lâu, đời mẹ có còn Tóc rối em rơi, bạc đầu anh rụng Dấu chấm than như lệ hờn anh rơi ! (Sài gòn trong mơ, Sài gòn trong thơ, tr. 81-82) (Nguyệt san Nghệ Thuật, số 66, tháng 9-1999). Lê Mộng Nguyên * Nhạc sĩ, GS Hàn Lâm Tiến sĩ Quốc Gia Khoa Học Chính Trị, nguyên Luật sư Tòa Thượng Thẩm Paris

Nhân ngày ra mắt sách Nhà Văn Hải Ngoại Tập 1 đề cập đến thơ Hà Nguyên Du

16


Ngày 2/01/2007

Nhân ngày ra mắt sách « Nhà Văn Hải Ngoại Tập 1 » (trong « Chiều Lê Mộng Nguyên » ngày 18 th.11-2006 tại Tao Đàn Thư Quán, ParisVillejuif)

1) Tác giả Lê Mộng Nguyên* tâm tình với đồng bào văn nghệ sĩ : Kính thưa quí vị, Đồng bào thân mến, Trước hết, tôi xin thành thật cảm ơn các thân hữu văn nghệ sĩ Paris, ngoại ô và tỉnh đã cố gắng, mặc dầu bận công chuyện, đến tham dự buổi « Chiều Lê Mộng Nguyên » để tôi có dịp trình bày tác giả và tác phẩm vừa được xuất bản : Nhà Văn Hải Ngoại Tập 1. Theo một thể tài dùng quen, sự hiện diện của quí vị là một vinh hạnh lớn đối với Ban Tổ Chức là Câu Lạc Bộ Văn Hóa Việt Nam ở Paris. Tôi cũng không quên anh chị Nguyễn Quí Toàn - vì tình nghĩa văn nghệ - đã mở rộng tư thất cho buổi họp mặt thân mật hôm nay được thực hiện, xin anh Kỹ sư Nguyễn Quí Toàn và phu nhân nhận nơi đây lòng biết ơn nồng hậu của chúng tôi. Tôi cũng xin - nhân dịp này - bày tỏ lòng tri ân đối với Lối Khác của Hà Nguyên Du hay là óc não và xương thịt của một thi nhân

17


Nhạc sĩ Lê Dinh, Chủ trương nguyệt san Nghệ Thuật - Montréal , đã ưu tiên đón tiếp trên tạp chí lẫy lừng của anh, những bài biên khảo, tùy bút, hồi ký, văn thơ và nhạc của Lê Mộng Nguyên một cách thường xuyên (mỗi tháng ít nhất một bài), từ số 57 Tháng 12 năm 1998 đến nay là Số 152 Tháng 112006, nghĩa là đã trọn hơn 100 bài... Cũng vì thế mà sách ra mắt hôm nay chỉ là Tập 1 thôi, Tập 2 sẽ xuất bản có lẽ qua năm sau (2007) và Tập 3 sẽ tiếp tục, nếu có thể, trong cùng một năm... vân vân. Như trong Lời Phi Lộ, NVHN Tập 1 gom góp một số bài tôi cảm nghĩ về thơ, truyện, nhạc đã xuất bản mà tôi hằng ưa thích thành thử hầu hết không phê phán mà chỉ muốn làm nổi bật bằng những lời khích lệ : nhiều cái hay, cái đẹp qua tinh thần sáng tác của các văn nghệ sĩ đương thời sống kiếp lưu vong hải ngoại như tôi, xa thân bằng cố hữu và đất nước thương đau... Tôi đã viết với quả tim, hơn là theo lý trí, và với nhiều cảm xúc, rung động của tâm hồn, tôi muốn quí độc giả xa gần chia xẻ những giây phút hạnh phúc hay nhớ nhung mà thơ, văn, nhạc viễn xứ đã đem lại cho tôi. Cũng vì vậy, tôi tri ân những tác giả tôi nói đến trong Quyển 1 này và những tác giả (rất nhiều) tôi sẽ nói trong những Tập sau... đã đem lại cho tôi nhiều cảm hứng để viết những dòng văn suy ngẫm, như cuộc tương phùng văn nghệ trong một thoáng hương xưa...

18


Những nhà thơ, văn ... trong Tập 1 , sau tháng tư đen, phải bỏ nhà, đất nước ra đi, hoặc ngay sau khi Sài Gòn thất thủ, hoặc sau khi đi học tập cải tạo nghĩa là ở trong lao tù ghê gớm của chế độ bạo tàn, đã kiếm đủ cách để trốn thoát gông cùm cộng sản... phần đông theo đường biển với quyết chí tìm đất tự do (dù có mất mạng cũng đành chịu, thà chết tự do hơn sống nô lệ dưới áp bức của quân thù). Đó là thân phận của Hà Kỳ Lam trong « Vùng Đá Ngầm », khi anh kể lại, qua một nhân vật của truyện ngắn cùng tên : Cái kỷ niệm hãi hùng của những ngày vượt biển có lẽ mãi mãi là một phần tâm thức của những nguời « cùng hội cùng thuyền » năm ấy...Thấy gió bắt đầu thổi ngược hướng đá ngầm, chúng tôi giương buồm bằng bao bố để trôi xa đá. Nhìn đỉnh nhọn độc nhất còn lú khỏi mặt nước để làm điểm chuẩn tôi mới biết ghe trôi với một tốc độ đáng kể... Sau 46 ngày phiêu lưu trên biển cả mênh mông thì... người ngồi gác trên nóc la lên : Có tàu ! Có tàu ! Bà con ơi ! Như thế là tất cả mọi người đều được cứu vớt. Trong « Nỗi Buồn Thế Kỷ » : Một thanh niên mới vừa 30 tuổi năm 1992 thì « bị một chứng bệnh không truyền nhiễm nhưng ngặt nghèo mà y khoa thời bấy giờ đành bó tay » , được cha mẹ giàu có cho ướp xác ngưng sống cho đến ngày thức dậy năm 2085 : Chàng thấy buồn mênh mông, buồn đến tê dại cả tâm hồn. Một ngôn ngữ, một văn hóa mà một lớp người khi ra đi bỏ Lối Khác của Hà Nguyên Du hay là óc não và xương thịt của một thi nhân

19


lại quê hương nghìn trùng xa cách và nghìn lần thân thương đã đem để gieo trồng trên đất nước hợp chủng này, đóng góp một tiểu văn hóa trong vuờn văn hóa tạp chủng Hoa Kỳ, ngày nay ngôn ngữ đó, nền tiểu văn hóa đó đã bị quét sạch vì không người tiếp tay vun trồng, chăm sóc và gìn giữ... Hồ đi miên man giữa phố phường mà như đi trong sa mạc. Chàng chẳng thấy người, chẳng thấy nhà cửa. Với nỗi hoang vắng trong lòng, chàng đi như một cái bóng không hồn... Tôi đọc xong mà trong người vẫn còn bàng hoàng như Từ Thức ngày xưa vừa giã từ nơi tiên cảnh để trở lại chốn trần ai... Theo tôi, Hà Kỳ Lam, cũng như Thạch Lam ngày xưa, đã thành công trong thể văn « truyện ngắn » mà theo định nghĩa của Từ Điển Petit Robert là một câu chuyện đại khái vắn tắt, viết theo thuật kịch trường và bối cảnh rất ít nhân vật. Cũng như khi đọc « Chuyện Ngày Qua » của Nguyễn Ngọc Diệp, chắc ai cũng nghĩ tới « Vang Bóng Một Thời ‘’ của Nguyễn Tuân, một nhà văn lừng danh đã đứng ra một phái riêng biệt về loại bút ký trong giai đoạn giữa hai thế giới chiến tranh : Cái tiếng vang của thời đã qua, cái bóng của thời đã qua, mà ngày nay người ta tưởng như còn văng vẳng và thấp thoáng, đó là tất cả cái thê lương nó khởi đầu những mẩu truyện cổ thời (Vũ Ngọc Phan). Từ đất khách quê người, sau khi xem một cuốn phim trình bày công cọng ngày 13/03/1997 tại Bỉ, NND thổ lộ tâm tình :

20


Những âm thanh, sắc màu và kỷ niệm ngày cũ trên quê hương đang sống lại rõ rệt, một cảm giác êm đềm nhưng mơ hồ đang lan dần trong tôi. Càng lúc xúc cảm càng mạnh hơn. Chợt tôi nhớ lại mình đang ở đây, xa quê hương ngàn vạn dặm. Tôi cảm thấy một nỗi nhớ thương lạ lùng, mãnh liệt tràn ngập và bỗng chốc oà vỡ trong tôi. Một thoáng chơi vơi, tôi rưng rưng. Tôi cúi mặt xuống, môi bặm chặt lại và nín thở cho... qua cơn xúc động...’’ (Bút ký... Nhỏ). Nỗi buồn xa xứ, nhà thơ nữ Khánh Hà ở miền Bắc Âu giá băng, cứ mỗi năm mùa Xuân đến lại nhớ năm 1975 với những hình ảnh loạn lạc kinh hoàng của miền Nam bị xâm chiếm : Tháng Tư vết thương xưa còn đau / Tóc tang phủ xuống buổi chiều nào / Thành phố ta trong giờ dẫy chết / Quê hương ta tan tác nghẹn ngào (Điệp Khúc Tháng Tư). Khánh Hà mặc dầu nhớ quê hương một cách nồng cháy, vẫn không chịu theo một số người đã quên ngày Quốc Hận, để trở về VN sau kế hoạch phỉnh phờ « cởi mở kinh tế » của nhà cầm quyền kể từ năm 1986-1987 : Người chẳng đợi về trong vinh quang / Mà về như những kẻ qui hàng / Giặc thù còn đó trên quê mẹ / Ta thà sống trọn kiếp lang thang (Về Được Sao). Tương tự nhà thơ Đỗ Bình là một người con có hiếu với gia đình, nhưng cùng một lúc lại rất trung thành với tổ quốc : ông đã từng chiến đấu Lối Khác của Hà Nguyên Du hay là óc não và xương thịt của một thi nhân

21


với tư cách sĩ quan QLVNCH và đã bị tù cải tạo như hầu hết những cựu chiến binh Cộng Hòa. Bó buộc lìa nhà ra đi vì trạng huống, nay có thể trở về thăm mẹ, song không muốn vì nước vẫn còn mất, dân ta vẫn còn nô lệ, Mẹ ở đây là mẹ hiền sinh thành mà cũng là « M ẹ Tổ Quốc » : Viễn xứ mây chiều vương dáng mẹ / Mắt buồn u ẩn mấy hàng tre / Tuyết rơi tê tái hồn vong quốc / Mẹ xá cho con tội muộn về (Mẹ, tr. Bìa). Cùng một ý niệm, Việt Dương Nhân, tác giả « Bốn Phương Chìm Nổi » qua những câu thơ đượm màu quê hương, diễn tả thân phận mình nơi đất khách, đã đi sâu hơn nữa vào tình yêu, tình đời. Để cụ thể hóa lòng trung thành với nước Việt xa xôi, nàng thốt ra những lời tự đáy lòng : Xin thề với Mẹ, Mẹ ơi ! Việt Nam Mẫu Quốc, con đời nào quên / Lòng con vẫn quyết vững bền / Đấu tranh Phục quốc xây nền Tự do... Về Hà Nguyên Du « hay là óc não và xương thịt của một thi nhân », một nhà thơ triết lý song rất giàu tưởng tượng một khi đã yêu... : Bàn tay có một ngón dài / Đảo anh có một lâu đài riêng em / Riêng cho em, một con tim / Một kho báu quí chờ em trị vì (Lối Khác, tr. 40-41)... HND không bao giờ quên được nỗi thống khổ của dân mình cùng những người thân yêu lúc ông còn là tù nhân của một chế độ khinh miệt nhân quyền : Ơi quê nhà rách tủa áo, trơ thây ! Em ngọc quí chợt nhiên là sỏi cuội ! Mẹ vẫn thân cò mệt nhoài, hai buổi ! Ta gông cùm, tàn úa hết hoa niên ! (Một Bức Tranh, tr. 78). Giống hệt phần đông đồng bào chúng ta đã phải bỏ nhà xa nước, kéo lê cuộc sống nơi quê người, không một ngày nào thi nhân lại không hướng mắt về cố đô, thành phố hồi xưa biểu hiệu

22


dân chủ tự do, hạnh phúc của mỗi một con người : Sàigòn trong mơ, Sàigòn trong thơ Ngày về xa không, ngày về có gần Nước mắt em sa, nụ cười anh lịm Dấu chấm than như cột cờ không chân ... Sàigòn trong mơ, Sàigòn trong thơ Người về bao lâu, đời mẹ có còn Tóc rối em rơi, bạc đầu anh rụng Dấu chấm than như lệ hờn anh rơi (Sàigòn trong mơ, Sàigòn trong thơ, tr. 81-82).

Là ‘’ Nước Mắt Mẹ Việt Nam ‘’, nhà thơ Nguyễn Huệ Nhật sau Tháng Tư Đen, đã bị bắt giam và cưỡng bách đi vùng kinh tế mới và khi được thả ra, ông than thở : ... Tôi trở về sau nhiều năm cải tạo / Đã thuộc bài “cách mạng” máu tanh hôi / Tôi quặn thắt thấy vợ con mình đói / Nhìn đồng bào gầy guộc ngán ngao đời / Tôi trở về trong cuộc đau buồn thống thiết / Thấy những dòng sông nước mắt quê hương (Tôi Trở Về, tr. 40). Nhưng từ đất lạ (Đức Quốc), ông ... “tin chắc rằng dân tộc VN sẽ biến nước mắt thành niềm vui trong ngày đẩy lùi tội ác Cộng nô” và giữ vững niềm hy vọng trong một ngày mai tươi sáng : (Vượt Biển) Thôi nhé từ đây giã biệt nhau / Một mai quê cũ có thay màu / Ta nuôi hồn nước dù đất lạ / Hẹn sẽ về thương với cỏ lau. Tương tự Khánh Hà, nhà thơ nữ Dư Thị Diễm Buồn (Nỗi Lòng Người Đi), sau khi nhận được thư một người bạn khuyên nàng nên về thăm cố xứ, thăm lại người thân, viếng di tích, mồ mả ông bà... nàng đã trả lời, không đắn đo : Đọc thư bạn lòng tôi buồn vô hạn Khi xứ người tôi vẫn trắng đôi tay Khi quê hương ngoắc ngoải từng ngày Lối Khác của Hà Nguyên Du hay là óc não và xương thịt của một thi nhân

23


Về có trả được ngọn rau tấc đất ? Tôi sẽ về khi nước tan bóng giặc Góp bàn tay cùng gầy dựng non sông Tôi sẽ về khi không thẹn với lòng Được hoan hỉ không phụ lòng cha mẹ Rất sùng bái Thiên Chúa, Phương Du Nguyễn Bá Hậu mời chúng ta theo dõi cuộc hành trình khá xúc động của ông trong ‘’ Đau Khổ và Tình Thương’’, đi tự nguồn gốc hai câu thơ của Alfred de Musset : L’homme est un apprenti, la douleur est son maître / Et nul ne se connaît tant qu ‘on n’a pas souffert mà ông đã dịch ra tiếng Việt : Sự đau khổ nếu ta không có / Biết thân ta thật khó muôn bề / Ta là người thợ học nghề / Có đau mới biết rõ về thân ta. Ông cho ta một chìa khóa - với tâm linh làm khuôn mẫu - mở đường đi tới một giải pháp nằm trong tin tưởng và hy vọng : Gặp đau khổ ta cần chịu đựng / Theo Thánh hiền nên vững lòng tin / Ta hèn nên phải cầu xin / Trời cao ban phúc giữ gìn hồn ta... Họa lại một bài của Song Hường, nhà thơ nữ Lê Bạch Lựu, tác giả ‘’Hoa Nở Vườn Lê ‘’ cho ta biết về THƠ : Là bướm lượn bay dưới nắng trời / Là muôn hoa nở thắm màu tươi / Là hồn dân tộc bay theo gió / Là bóng quê hương đẹp tuyệt vời / Là gió heo may lòng xúc cảm / Là mùa thu đến lá vàng rơi / Là trăng dõi bóng hồ than thở / Là khúc trường ca cuộc đổi đời (Họa : Thơ Là Gì ?)... Trong lúc bà DE STAËL (1766-1817) định

24


nghĩa : Thơ phải là phản ảnh, bằng cách ứng dụng những màu sắc, âm thanh và tiết diệu, của tất cả những vẻ đẹp trên thế gian. Sự đau khổ tận cùng phải chăng là một trong những tuyệt diệu của thế gian ? Đúng hơn nữa trong trường hợp nhà thơ nữ Hoàng Xuyên Anh (hiện giờ Chủ tịch Hội Văn Bút Việt Nam Miền Tây Bắc Hoa Kỳ),

Alfred de Musset (1810-1857) đã thốt lời bất hủ : ‘’ Les plus désespérés sont les chants les plus beaux. Et j’en sais d’immortels qui sont de purs sanglots ‘’ : Những lời tuyệt vọng nhất phải chăng là những lời ca tuyệt tác ? Tôi biết có nhiều vần thơ bất hủ mà chỉ là những tiếng khóc nức nở của linh hồn. Đối với HXA, tác giả Nỗi Lòng Cô Phụ : Nỗi buồn u uất thành thơ / Nỗi đau xoáy óc kén tơ nhả sầu... Người thiếu phụ trong khi mất con và nhan sắc trong tai nạn 1985, nay lại mất chồng ba năm sau (1988), nhớ lại ngày đám tang thật là lâm li, thiểu não... Khung trời lất phất mưa bay / Anh đi có nhớ chuỗi ngày bên nhau ? Mưa Ngâu tê tái lòng đau / Tim em nức nở nghẹn ngào nhớ anh! (Tiễn Anh, NLCP tr. 28-29). Để diễn tả tình yêu, tình đời, tình người, xin quí vị tìm đọc những tác phẩm của Bảo Trâm- Trang Thanh Trúc (Từ Mây Khúc đến hẹn anh 15 Năm, đã để lại cho tôi nhiều kỷ Lối Khác của Hà Nguyên Du hay là óc não và xương thịt của một thi nhân

25


niệm êm dịu xa xưa), Phạm Ngọc (Nỗi Đam Mê Muộn Màng : ... Chim trời vỗ cánh tung bay / Hoàng hôn thăm thẳm chiều mây tím ngàn / lạc bầy gõ nhịp hoang mang / cuối đường đón ánh trăng tàn chợt rơi ), Thảo Chi Bùi Mỹ Hoa (tình yêu tinh khiết trong Nhẹ Bước Vào Thơ và Hoa Ô Môi : Anh ơi ! Em nói lời tha thiết / Từ trái tim vừa trổ lá xanh / Cúi xuống anh hôn màu lá biếc / Lá run vì gió nhẹ rung cành...), Dư Thị Diễm Buồn Trong Lâu Đài Kỷ Niệm hay là ký ức về gia đình, bạn hữu và miền Nam yêu dấu của một nhà thơ tự do : Quê hương ơi chứa chan niềm nhung nhớ / Mỗi địa

danh là một nỗi yêu thương / Ở mỗi nơi có mỗi nỗi vui buồn, ‘’M ây Ngàn’’, của Bình Thanh Vân (với mấy vần thơ vừa nhẹ, vừa buồn như một áng mây lướt thướt trong đêm vắng, dưới ánh trăng mờ : Yêu đắm say rồi nhớ mãi thôi / Tim co giá buốt nỡ chia đôi / Nửa tim em gửi anh quên mất / Nửa để cho em khóc muộn rồi / Gió đưa qua cửa lạnh từ đây / Lạnh thấu hồn em, hỏi đám mây / Trôi mãi đến đâu mây hợp lại / Phương trời nhung nhớ của hôm nay...), “Ngàn Mây Trắng” của Yên Bình - Ngọc An hay là “Tình trong giây phút mà thành thiên thu “ (Sonnet d’Arvers - Khái Hưng) : Từ người lìa bỏ ra đi / Trắng đêm không ngủ sá gì dung nhan / Nhiều lần dỗ giấc muộn màng / Chiêm bao ác mộng bàng hoàng thêm thôi / Tỉnh ra

26


thêm nỗi ngậm ngùi / Người yêu nay đã về nơi muôn trùng... Thu Minh, tác giả “ Sợi Nắng Mong Manh” hay là bức tranh quê của một nhà thơ còn chứa đựng tâm tình đất nước : Từ nơi xa con gửi về đất mẹ / Nỗi nhớ nhung cháy bỏng khát khao người / Nhớ cánh diều thả bay tít chân trời / Con đê trẻ dong trâu về mòn lối / Con vẫn nhớ búp hoa bèo tím nổi / Ven bờ ao hái một chiều nào / Lòng thơ ngây trong trắng tuổi chiêm bao / Niềm hạnh phúc bình yên trên đất mẹ (Gửi Về Đất Mẹ), Trước Khi Mùa Xuân Đến “hay là nỗi buồn thế kỷ của một người thiếu phụ cô đơn “ : Chúng ta có nên lên án thiêu đốt Bích Xuân đã viết hai bài có tính cách luyến ái trong một cuốn sách gồm 22 bài truyện ngắn, như một bà phù thủy dưới thời Trung Cổ ? Hoàng Minh Tâm (Nắng Chiều 2) : Xa xa thoáng bóng chân mây / Đèn mờ cô quạnh lất lây cội tình / Chạnh lòng thương xót thân mình / Khuya rồi còn lại bóng hình thế thôi (Phiêu Du), “Thu Man Mác” của Vương Thu Thủy (Tôi muốn yêu nhưng yêu rồi lại sợ / Sợ thời gian xóa bỏ bóng hình ai / Sợ lá thu vùi lấp dấu chân người / Sợ Thu buồn làm người yêu mơ mộng...), “Giọt Sữa Đất của Phương Triều “ hay là tinh lực quê nhà trong nguồn cảm hứng của thi nhân” (Con chạy vì chân không thể đứng / Chỗ ngồi chông bẫy chéo đan Lối Khác của Hà Nguyên Du hay là óc não và xương thịt của một thi nhân

27


nhau ! Bỗng dưng thành kiếp vô thừa nhận / Cha ngục tù xương gởi chốn nào), Giữa Dòng của Lê Nguyễn, nhà thơ nhân trí trong một thời đại đảo điên (... Việt Nam ơi ! Tên Mẹ cao thiêng / Tuổi ngót năm nghìn mãi hằng xinh đẹp / Mẹ dìu tôi qua từng đoạn trần đời / Từ bước chập chừng - giờ quá sáu mươi ! ...), “ Chuyện Ngày Xưa “ của Như Hoa Lê Quang Sinh và cuộc hành trình trong dĩ vãng của nhà thơ với tác giả TMBS : Đêm đêm hướng mắt về phương xa / Nghe Thái Bình Dương sóng vỗ bờ / Có phải tiếng gầm bom lửa đạn / Cho hòa bình nhân ái bao la / Rồi một sớm thu trời ảm đạm / Mẹ bàng hoàng tin dữ : con về / Từ bên kia đại dương bom đạn / Trong chiếc quan tài lạnh tái tê (Mẹ Monterey)... Thi Họa Tập Hoàng Vinh (Thu về chạnh nhớ cảnh chia phôi / Mây trắng lang thang khắp đỉnh đồi / Viễn xứ bao năm còn cách trở / Quê nhà ngàn dặm vẫn xa xôi...), Nỗi buồn Da Diết của Thương Hà hay là một tình yêu phi lý và ảo vọng dệt bằng thơ ( Vì thương anh em trở thành thi sĩ / Dệt vào thơ những sợi nhớ bâng khuâng / Định gửi anh, nhưng sao thấy ngại ngùng / Sợ anh biết... em mê anh rồi đó!) , giọng hát tuyệt vời của Huyền Châu, nữ danh ca số 1 ở Montréal trong lúc phu quân Lãng Tử (Ngồi Quán Cóc Tán Dóc Chuyện Đời) với ngòi bút sắc bén, với giọng nói rất “mặn” nhưng không bao giờ thô tục và không oán hận ai, mà tôi đã so sánh với nhà kiến văn lục (mémorialiste) Sainh

28


Simon, nhà biên khảo Bs Nguyễn Xuân Quang với sách “Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt”, đưa ra nghị đề là dân tộc ta đã thuộc vào những dân tộc rất văn minh ngay từ Thượng Cổ sử, nghĩa là các nước nằm trong Đế Quốc Mặt Trời (Empire du Soleil) với Vũ Trụ giáo làm phương châm, bút ký của nữ nghệ sĩ quốc tế Bích Thuận ‘’T ừ Làng Vân Hồ đến UNESCO ‘’, tác giả bài thơ “Tình Vô Vọng” được Lê Mộng Nguyên phổ nhạc... và nhất là Hoa Nở Vườn Yêu mà trong đó đôi uyên ương thi sĩ Minh Hồ - Minh Hồ Đào đề cao tình nghĩa vợ chồng : tôi đã nói nhiều trên Đài Phát Thanh VNTD nhân Mùa Lễ Tình Yêu - Thánh Valentin : hai nhà thơ thề nguyện yêu nhau cho đến ngày tận thế : Khi nào trời lặn hướng đông / Thì đây mới dứt chỉ hồng nợ duyên! Lê Mộng Nguyên * Viện Sĩ Viện Hàn Lâm Pháp Quốc Khoa Học Hải Ngoại, GS-TS Quốc Gia Khoa Học Chính Trị, nguyên Luật Sư Tòa Thượng Thẩm Paris

2) Cảm tưởng của Nhà văn Từ Trì Kính thưa quí vị, Hôm nay anh Lê Mộng Nguyên trao cho tôi một vinh dự không nhỏ là nói lên đôi lời cảm nghĩ về cuốn sách « Nhà Văn Hải Ngoại » của anh. Đây là một công việc khó khăn. Vì Lê Mộng Nguyên là Lối Khác của Hà Nguyên Du hay là óc não và xương thịt của một thi nhân

29


một đỉnh cao trí tuệ, đa dạng, đa tài, nói tới anh thì tôi phải nói tới tài nào ? Nói về cuốn sách của anh thì lại khó hơn nữa, vì trong cuốn này anh đã vận dụng kiến thức Đông, Tây, kim, cổ bao la rộng rãi của anh để duyệt xét tác phẩm của gần 40 tác giả dưới mọi khía cạnh. Như quí vị đã rõ, anh Lê Mộng Nguyên có một chỗ đứng vinh quang trong nền văn học Việt Nam. Anh là giáo sư đại học, anh là luật sư, anh là viện sĩ Viện Hàn Lâm Khoa Học Hải Ngoại Pháp, được bầu vào thay thế Hoàng Đế Bảo Đại. Nói theo kiểu Cao bá Quát : « Thiên hạ có 4 bồ chữ thì anh chiếm ba bồ, một bồ còn lại để phân phát cho sĩ phu trong nước.» Là một nhà luật học, nhà phân tích chính trị mà người Pháp gọi là « politologue», nhà văn, nhà thơ, nhà soạn nhạc... Anh có nhiều nhà quá nên tôi không còn biết gọi anh là nhà gì nữa. Thôi thì tôi đành gọi anh là một « TÒA NHÀ VĂN HÓA » có cánh cửa mở rộng để chào đón mọi luồng gió văn nghệ bốn phương, ngoại trừ những cơn gió độc như độc tài đảng trị, chuyên chính phi nhân. Khi viết cuốn « Nhà Văn Hải Ngoại », như anh đã nói, anh không muốn đóng vai một nhà phê bình văn học lên tiếng phê phán người hay kẻ dở mà chỉ làm công việc giới thiệu với quảng đại quần chúng những lời văn, ý thơ, dòng nhạc đã làm thổn thức tim anh. Nhưng khi đọc cuốn sách của anh chúng ta thấy anh có cái nhìn bao quát rộng lớn hơn

30


các cuốn « Nhà Văn Hiện Đại» của Vũ Ngọc Phan hay « Thi Nhân Việt Nam » của Hoài Thanh-Hoài Chân. Vì nó bao gồm các bộ môn văn, thơ, nhạc, kịch nghệ vân vân... Anh viết về mỗi tác giả theo cảm xúc của riêng anh, mỗi khi thấy tâm hồn mình xao xuyến, tình cảm dâng đầy. Anh bồi hồi cảm thông với niềm đau xót của những chàng trai lính Cộng Hòa đã đánh mất quê hương, bị lâm vào vòng lao lý, bị xô đẩy bỏ nước ra đi như những câu thơ anh viết tặng thi nhạc sĩ Đỗ Bình : « Ta mất nước như người mất thương tiếc Tháng năm dài lang bạt sống quê người ». Anh mủi lòng trước cảnh ngộ đau thương của những người trong nước bị chế độ đầy ải giam cầm. Có những người được vợ hiền vất vả thăm nuôi, như Phương Triều viết : « Thương em ruột hến canh bầu Húp thêm muối mặn làm dâu nhà nghèo Chồng tù vợ lãnh án treo» Nhưng cũng có những người bẽ bàng vì trong lúc tù tội thì vợ mang con vượt biên với người khác. Sống ở hải ngoại lâu ngày, Lê Mộng Nguyên thấy gần gũi những người đồng hương đã trốn bạo tàn, bỏ nước ra đi, mang nặng trong lòng mối sầu viễn xứ, như những vần thơ não nuột của Khánh Hà : « Mỗi năm thêm tuổi thêm sầu Từ ngày mất nước chẳng đâu là nhà » Anh mường tượng những hình ảnh xa xưa của miền quê cũ, Lối Khác của Hà Nguyên Du hay là óc não và xương thịt của một thi nhân

31


nơi có hội làng Quan Họ, có cô gái yếm đào, bao lưng trắng tung bay trong gió, có hoa lục bình vui nở trên ao, có cánh diều vi vu dạo khúc trên không, có mái nhà tranh thơm mùi rơm mới. Anh hướng về đồi thông xanh Đà Lạt, bãi cát trắng bờ biển Nha Trang hay đêm Giáng Sinh tấp nập Sài Gòn. Là một nghệ sĩ đa cảm, có thể nói là đa tình, trái tim anh rung động trước các bài nói về mọi loại tình yêu : tình mẫu tử, tình phụ tử, tình quê hương, tình yêu đôi lứa, tình yêu nhẹ nhàng thanh thoát cũng như tình yêu thể xác bỏng cháy đam mê. Anh đã việt lên bản nhạc « Trăng Mờ Vên Suối » vào tuổi đôi mươi để khóc mối tình dang dở của cậu học trò Khải Định, Huế, tương tư một cô gái người Hoàng tộc. Bài ca này cũng như mối tình hư hư thực thực này, trên nửa thế kỷ, đã hằn sâu vào lòng những người Việt yêu nhau, đánh dấu những buổi hẹn hò tình tứ thơ mộng cũng như những cuộc gặp gỡ lén lút vụng trộm. Quá si mê, nhiều người đã tự ý sửa lời bài ca của anh cho phù hợp với cảnh huống của họ như « Người hẹn cùng ta đến bên bụi chuối» thay vì là « bên bờ suối». Tất cả những tình cảm của con người, vui, buồn, hờn giận, những niềm đau nỗi nhớ rồi cũng chỉ là phù du của kiếp luân hồi. Mỗi người chúng ta có thể tìm AN LẠC dưới cửa Từ Bi nhà Phật hay trong vòng tay che chở của Đức Mẹ Maria như Việt Dương Nhân viết :

32


« Đời Mai số mệnh đã đành Cuối cùng là việc tu hành mà thôi » Và Phương Du cũng nói những câu tương tự : « Cùng nhau chung sức chèo cho vững Đúc Mẹ dìu ta thoát bụi trần » Kính thưa quí vị, Các tình cảm, các cảnh huống mà Lê Mộng Nguyên nói tới trong cuốn « Nhà Văn Hải Ngoại » không phải là của riêng anh. Nhưng với tính nhậy cảm của một nghệ sĩ anh đã hội nhập chúng vào tâm hồn anh để viết lên những lời ân cần phát xuất tự đáy lòng. Vì vậy mà cuốn sách này phản ảnh tâm sự của chính anh. T ừ Trì (Paris-Villejuif, 18 th.11-2006)

3) Cảm tưởng của Nhà nghiên cứu văn học Nguyễn Thùy Kính thưa quí vị, Tôi được phone của anh Ðỗ Bình và biết có buổi « Chiều Lê Mộng Nguyên ». Vốn, quen thân với anh Ðỗ Bình và Tiến sĩ Lê Mộng Nguyên nên dù vừa đi Úc về, có phần mệt mỏi, tôi cũng gắng lên tham dự buổi tổ chức quan trọng nầy. Tôi mới thoáng qua quyển sách. Với nhan đề « Nhà Văn hải ngoại », tôi Lối Khác của Hà Nguyên Du hay là óc não và xương thịt của một thi nhân

33


nghĩ chắc tác giả -Tiến sĩ Lê Mộng Nguyênsẽ trình bày những sắc thái độc đáo, riêng biệt của các nhà văn Việt Nam hải ngoại lúc so sánh với số nhà văn trong nước hiện nay hay các nhà văn ngoại quốc. Nhưng lúc đọc qua phần « Thay Lời Phi Lộ », tôi hiểu ra Tiến sĩ Lê Mộng Nguyên không làm công việc nhận định, phê bình văn học mà chỉ nêu lại những cảm tưởng, những rung động của tâm hồn lúc đọc một số tác phẫm của các nhà thơ, nhà văn hải ngoại. Những cảm tưởng, cảm xúc đó đã được Tiến sĩ viết ra qua những truyện, những hồi ký, tùy bút một số đã được đăng trên nhiều báo chí, tạp chí Văn học hải ngoại. Sức sáng tác của Tiến sĩ Lê Mộng Nguyện cả về văn chương, luật học, âm nhạc vô cùng phong phú. Những trước tác của Tiến sĩ khá dồi dào mà trong sách nầy có ghi lại, tôi khỏi nhắc lại nơi đây. Thưa Quí vị, Những người cùng lớp tuổi với Tiến sĩ Lê Mộng Nguyên và với nhiều người như chúng ta trong buổi họp nầy, đều đã trải qua bao nhiêu chế độ đầy nhiễu nhương qua một quá trình lịch sử bi thương của dân tộc từ Pháp thuộc, Nhật thuộc, Việt Minh, thời chống Pháp rồi Hiệp định Genève chia đôi đất nước và Cộng sản nắm quyền ở Miền Bắc ; trong lúc người Quốc gia ở Miền Nam cố tranh thủ đòi Thực dân Pháp phải trao trả chủ quyền toàn vẹn, rồi Ðệ Nhất và Ðệ Nhị Cộng Hòa Miền Nam, tiếp đến là cuộc chiến Bắc-Nam. Và rồi, cuộc chiến tàn, Cộng Sản thống trị hoàn toàn đất nước

34


khiến hàng triệu người phải đành bỏ quê hương, tìm cuộc sống tự do nơi xứ người. Cả dọc dài lịch sử trái ngang, bi thảm đó đè nặng lên thân phận đất nước, đè nặng lên thân phận người dân nhất là thành phần trì thức, Văn nghệ sĩ yêu nước, thương dân. Dòng Văn học Việt Nam hải ngoại hình thành từ đó, mỗi lúc một phát triển, phong phú vừa phản ảnh hiện thực đau buồn của Quê hương vừa nói lên tâm trạng ngậm ngùi của kẻ xa quê, nỗi căm hận bạo lực bạo quyền đày ải nhân dân cùng ý chí và ước nguyện đấu tranh cho một ngày về xóa tan những trang đời đen tối cho đồng bào được sống trong thanh bình, tự do, no ấm. Tại xứ người, nhà văn, nhà thơ lúc sáng tác được tác phẩm nào thường tự mình phải lo in ấn cùng quảng bá nên mọi trước tác khó lòng được phổ cập rộng rãi. Chúng ta thiếu điều kiện, thiếu những cơ quan, những cơ sở giúp cho việc phổ biến các sáng tác phẩm đó được đông đảo đồng hương biết đến và tìm đọc. Vì thế, những buổi « Ra mắt sách », những cuộc họp, những tổ chức như hôm nay vô cùng cần thiết, giúp các nhà văn, nhà thơ được đến với đông người để mọi tâm tình, mọi suy nghĩ về thảm cảnh của dân tộc, về tình tự nước non được luôn luôn sống động trong ta mà cuộc mưu sinh vất vả có thể làm chúng ta nhiều lúc quên đi.

Lối Khác của Hà Nguyên Du hay là óc não và xương thịt của một thi nhân

35


Tiến sĩ Lê Mộng Nguyên đã làm công việc đó từ lâu và buổi « Chiều Lê Mộng Nguyên » hôm nay là dịp để chúng ta chia xẻ tâm tình non nước đó qua các trước tác của các nhà văn, nhà thơ hải ngoại. Không chỉ thế, Tiến sĩ Lê Mộng Nguyên không chỉ nói lên cảm tưởng, cảm xúc của mình mà còn nhằm động viên, khích lệ các nhà văn, nhà thơ mạnh hùng trong sáng tác vì cuộc « tương phùng văn nghệ » (lời của Tiến sĩ trong ‘Thay lời Phi Lộ’) mãi có, luôn luôn có nơi đồng hương người Việt dù mọi tổ chức không thật quy mô, rộng rãi. Buổi « Chiều Lê Mộng Nguyên » hôm nay có thể xem là một cuộc « đổi trao tâm sự » giữa chúng ta với các nhà văn, nhà thơ dù một số chúng ta chưa từng quen mặt, biết tên, chưa đọc sáng tác của họ hoặc có lúc nào đó đã đọc nhưng lại quên đi. Buổi họp nầy nhắc chúng ta nhớ lại, nhớ lại cái « chất sống Việt Nam », cái « tấm lòng Việt Nam », cái « tình tự dân tộc » luôn luôn sống động nơi ta qua san sẻ, gởi trao của các nhà văn, nhà thơ hải ngoại dù tác phẩm có được đánh giá là tuyệt tác hay chưa. Xin mượn lời thơ của một bậc lão thành cũng là nhà thơ nơi xứ Úc (ông Trần Thiện Hiếu) để trao gởi đến quí vị tâm tình đó : « Trao nhau tâm sự quên mà nhớ Quên cái thương mình trong nhớ ai » Trân trọng kính chào quí vị.

36


Nguyễn Thùy (Paris-Villejuif, 18 th.11-2006)

Lối Khác của Hà Nguyên Du hay là óc não và xương thịt của một thi nhân

37


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.