TRẦN VIẾT KHANH
ỨNG DỤNG TIN HỌC
TRONG NGHIÊN CỨU VÀ DẠY HỌC ĐỊA LÍ
NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC
PHẦN I ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSOFT POWERPOINT TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 1.1. LÀM QUEN VỚI PHÂN MỀM MICROSOFT POWERPOINT Phần mềm Microsoft PowerPoint là một chương trình ứng dụng trong bộ phần mềm Microsoft Office. Đây là phần mềm trình diễn (Presentation) khá phổ biến, được tổ chức theo các slide. Mỗi slide có thể được coi như một trang văn bản. Trình diễn bằng PowerPoint là một ưu điểm vượt trội so với các công cụ truyền thống, nó có khả năng diễn tả và minh họa sinh động nội dung kiến thức giúp người theo dõi trình diễn lĩnh hội tri thức tốt nhất. PowerPoint cung cấp một số màu slide thông dụng, giúp người dùng lựa chọn được các cách thức thể hiện phù hợp với nội dung trình bày: Dựa trên khả năng kết nối của PowerPoint (Hyperlink), giáo viên có thể chủ động thiết kế các bài giảng của mình theo hướng liên kết, mở rộng nội dung với nhiều vấn đề khác nhau, làm cho bài giảng trở nên linh hoạt và hấp dẫn hơn. Ngoài việc cho phép thiết kế các nội dung văn bản thông thường, PowerPoint còn cho phép người thiết kế đưa màu sắc, âm thanh, hình ảnh động, hình ảnh ba chiều và các đoạn phim, video vào bản trình chiếu. Để ứng dụng phần mềm này trong dạy học, đòi hỏi người dùng phải có các thiết bị như sau: • Máy tính có cài đặt bộ Office Microsoft PowerPoint; • Máy chiếu dữ liệu (data projector, LCD projector, hoặc TV màn hình lớn) cùng các cáp và giác cắm thích hợp để nối các thiết bị. Khi thiết kế bản trình chiếu (gồm các trang trình chiếu - slide) trên máy tính, ngoài những thuật ngữ thông dụng thường gặp khi soạn thảo văn bản, chúng ta còn gặp một số thuật ngữ sau: • Slide: là một trang riêng biệt thể hiện nội dung cần trình chiếu. Mỗi slide chứa các đối tượng khác nhau như tiêu đề, nội dung văn bản, bảng biểu, đồ thị, hình ảnh, âm thanh hoặc các đối tượng đồ họa khác. 2
• Notes: các chú thích liên quan đến trình diễn, dừng để nhắc nhở về những điều sẽ trình bày. • Object: là các phần văn bản, hình ảnh, biểu đồ, âm thanh muốn được thể hiện khi trình chiếu trong mỗi slide. Trong PowerPoint, mỗi Object thường được đặt trong một Placeholder riêng biệt nhằm mục đích thuận lợi cho việc tạo các hiệu ứng riêng. • Placeholder: là vị trí không gian dành riêng cho từng object trong mỗi slide. Placeholder có thể có sẵn trong Auto Content Wizard hoặc có thể do diễn giả tự tạo ra dưới dạng Text Box. • Template: là những mẫu slide đã được thiết kế sẵn, tạo thuận lợi cho việc lựa chọn hình thức mỗi slide phù hợp với các nội dung trình chiếu. 1.2. QUY TRÌNH VÀ NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN KHI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐỊA LÍ BẰNG POWERPOINT a) Quy trình thiết kế bài giảng Thông thường khi thiết kế một bài giảng điện tử, người thiết kế thường tuân thủ theo các bước sau: Bước 1 - Tìm hiểu phân tích nội dung bài giảng Nội dung bài giảng là thành phần quan trọng nhất khi thiết kế bài giảng. Với mỗi nội dung bài giảng cần xác định kiến thức cơ bản, dung lượng kiến thức, yêu cầu về kĩ năng, kĩ xảo để phát triển tư duy người học. Trên cơ sở đó đề ra cách thức dạy và học thích hợp. Bước 2 - Thu thập nguồn tài liệu bổ sung, mở rộng kiến thức Tài liệu bổ sung được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau, sau đó phân loại và chọn lọc các thông tin cần thiết phù hợp với yêu cầu bài giảng. Bước 3 - Xây dựng kịch bản thể hiện bài giảng trên máy tính Kịch bản thể hiện nội dung bài giảng theo một quy trình chặt chẽ, logic, phù hợp với nội dung khoa học, trình độ nhận thức, tâm, sinh lí người học và lí luận dạy học bộ môn. 3
Bước 4: Thể hiện kịch bản trên máy tính Thể hiện toàn bộ ý đồ của kịch bản đã viết trên máy. Kịch bản thể hiện bài giảng phải đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm và tính thẩm mĩ. Trong bước này, giáo viên phải tiến hành nhập nội dung cho từng slide theo kế họach và thời gian dự kiến trên cơ sở dự kiến các hoạt động dạy và học diễn ra theo trình tự và lôgic của bài học. Bước 5 - Kiểm tra, hiệu chỉnh Điều chỉnh kịch bản cho phù hợp với nội dung và thời lượng của bài học cũng như khả năng đáp ứng về cơ sở vật chất và thiết bị. Bước 6 - Hướng dẫn sử dụng Bản hướng dẫn cần được viết ngắn gọn và dễ hiểu. Mục đích hướng dẫn giúp cho cả người dạy và người học đều có thể khai thác được ý đồ của người thiết kế bài giảng. b) Những yêu cầu cơ bản khi thiết kế bài giảng địa lí Để thiết kế các trang trình chiếu được tốt, người thiết kế cần đảm bảo một số yêu cầu sau: • Đảm bảo tính chính xác nội dung khoa học cần truyền đạt. Với các bài giảng địa lí, yêu cầu người thiết kế cần hiểu sâu sắc bản chất của các hiện tượng, sự kiện địa lí. • Đảm bảo tính trực quan, đơn giản, rõ ràng, không sao chép nguyên văn bài giảng hay báo cáo mà cần trình bày lại theo hướng tinh giản và biểu tượng hoá nội dung. • Nhất quán trong thiết kế, bố cục gọn gàng, thống nhất phông chữ cho các đề mục, lựa chọn nền màu và kiểu chuyển động phù hợp với nội dung trình bày và đối tượng người theo dõi (thống nhất giữa mục tiêu - nội dung - phương pháp dạy học). 1.3. CÁC THAO TÁC SOẠN BÀI GIẢNG ĐỊA LÍ BẰNG PHẦN MỀM POWERPOINT 1.3.1. Khởi động PowerPoint 4
Nháy chuột lên biểu tượng Micrọsoft PowerPoint trên màn hình nền (Desktop), hoặc chọn Start→programs→Microsoft PowerPoint.1 Xuất hiện hộp thoại như hình 1.1:
Hộp thoại này cho phép thực hiện một trong bốn lựa chọn sau: • Open an existing presentation (mở một tập tin trình diễn đã có sẵn). • Blank presentation: mở mẫu trình diễn trống. • Design Template: mở các trang trình diễn theo mẫu có sẵn. • Auto Content Wizard: tạo các trang trình diễn với sự trợ giúp của Wizard. Đây là một tuỳ chọn hỗ trợ tự động hoá, tạo ra các slide hoàn chỉnh cùng với các gợi ý về nội dung cũng như kiểu thiết kế. 1
. Trong cuốn sách này, tác giả sử dụng phiên bản PowerPoint 2000 để giới thiệu. Tuy nhiên các chức năng chính của phần mềm trong những phiên bản khác nhau là hoàn toàn tương tự.
5
1.3.2. Tạo một trang (slide) trong trình diễn Giả sử trong bốn lựa chọn trên, ta chọn Blank presentation, trên màn hình xuất hiện hộp thoại như hình 1.2:
Chọn một mẫu slide trong hộp thoại, sau đó thực hiện các thao tác sau: • Nháy chuột vào ô "Click to add thiên (hình 1.3) làm xuất hiện biểu tượng con trỏ nhấp nháy. Sau khi xuất hiện con trỏ nhấp nháy trong ô định sẵn ta có thể nhập nội dung văn bản tiêu đề cần trình diễn. Việc nhập nội dung giống như khi ta soạn văn bản trong Word. Sau khi nhập xong nội dung văn bản ta cần lựa chọn phông chữ, kiểu chữ, cỡ chữ, màu chữ trên thanh công cụ Formatting. Trong một số trường hợp ta có thể lặp lại thao tác tương tự cho phần tiểu mục (Subtitle). • Để di chuyển khung chữ (text box) phù hợp với ý độ bố trí các đối tượng (object) trên một trang trình chiếu ta thực hiện bằng cách đưa con trỏ lên viền khung, nhấn và kéo chuột đến vị trí mong muốn thì thả chuột.
6
Hình 1.3
• Để tạo một trang trình chiếu mới, ta vào bảng chọn: Insert→New slide hoặc nháy vào biểu tượng New slide trên thanh Standard. Lặp lại thao tác tương tự để nhập nội dung cho mỗi slide. Nháy chọn OK để kết thúc. • Lặp lại các thao tác tương tự cho các slide tiếp theo cho tới khi kết thúc nội dung cần trình bày. • Lưu tập tin vừa tạo: File→save as... (hoặc nháy chuột vào biểu tượng Save trên thanh công cụ Standard) đặt tên trong ô File name. Nháy OK để xác nhận. 1.3.3. Thiết lập tham số chung cho tập tin trình diễn • Thiết lập màu nền cho các stide bằng cách chọn Format→ Background hoặc nháy nút phải chuột vào vùng nền trên slide, chọn More colors hoặc Fill effect, chọn Apply (cho slide hiện thời) hoặc 7
Apply to all (cho tất cả các slide trong tập tin). • Đánh số slide, chèn ngày giờ: View→Header and Footer→Slide number→Apply hoặc Apply to All (hình 1.4)
Hình 1.4
• Điều chỉnh khoảng cách giữa các dòng: Chọn vùng văn bản cần điều chình. Vào bảng chọn Format chọn Line Spacing rồi xác định giá trị cho line spacing, before (after) Paragraph. Nháy OK để kết thúc. 1.3.4. Thao tác trình chiếu Sau khi hoàn thiện nội dung các slide ta tiến hành thao lác trình chiếu: • Chọn Slide Show→View Show; hoặc • Nháy chuột vào biểu tượng Slide Show trên thanh công cụ Standard. 8
Trong một số trường hợp có thể sử dụng chuột để tạo minh họa trong khi trình chiếu, ta nháy nút phải chuột trên slide dang trình chiếu để mở bảng chọn tắt như hình 1.5:
Hình 1.5
Trong bảng chọn này, ta chọn Pointer Options→ Pen. Dùng Pen Color hoặc Pen để vẽ, hoặc đánh dấu trực tiếp trên slide trong khi trình diễn. Những nét vẽ hoặc đánh dấu minh họa sẽ không được lưu lại sau khi kết thúc trình chiếu. Quay trở lại màn hình soạn thảo bằng cách nhấn phím Escape. 1.3.5. Thiết lập các hiệu ứng trình diễn động trong trình chiếu Tạo các trình diễn động Lựa chọn đối lượng cần trình chiếu động. Vào bảng chọn Slide Show, chọn Custom Animation, xuất hiện hộp thoại sau (hình 1.6).
9
Hình 1.6
Trong hộp thoại này, cho phép chúng ta thực hiện một số thao tác sau: • Chọn đối tượng cần trình diễn động trong hộp Check to anlmate Slide oblects bằng cách nháy chuột vào các ô tương ứng. • Chọn cách thức di chuyển hình ảnh bằng cách từ bảng chọn Effect, chọn các hiệu ứng có sẵn trong hộp Entry animation and sound.
Hình 1.7
• Nhãn Order & Timing: Thiết lập các tham số về thời gian, thứ tự 10
diễn ra hiệu ứng gồm tự động (automaticaily), nháy chuột (On mouse cách), thứ tự xuất hiện các hiệu ứng (Animation order) (hình 1.7). • Chọn Preview để xem qua hiệu ứng, Cancel để bỏ qua, OK để chấp nhận. Trình diễn biểu đồ hoặc đồ thị động Chọn biểu tượng biểu đồ (Chart) trên Standard hoặc vào bảng chọn Insert→chart lại slide cần trình bày biểu đồ, xuất hiện bảng số liệu và biểu đồ mẫu do chương trình tạo sẵn (hình l.8).
Hình 1.8
• Nhập số liệu theo các nội dung yêu cầu vào bảng số liệu. • Thay đổi kiểu biểu đồ bằng cách vào bảng chọn Chart→Chart type hoặc nháy nút phải chuột lên ứng biểu đồ. • Nhập tên cho biểu đồ vừa vẽ trong Title chart. 11
• Thiết lập các yếu tố chuyển động cho biểu đồ bằng cách đánh dấu biểu đồ, vào bảng chọn Slide Show, chọn Custom Animation → chart Effect, chọn cách thức chuyển động trong hộp thoại Introduce chart elements, loại chuyển động trong hộp thoại Entry animation and sound... Chọn OK để xác lập lựa chọn (hình 1.9):
Hình 1.9
Tạo âm thanh cho các chuyển động của văn bản Chọn hiệu ứng âm thanh có sẵn trong nhãn Sound của hộp thoại Custom Animation. Việc lựa chọn âm thanh cần phù hợp với nội dung trình chiếu cũng như cần quan tâm tới đối lượng theo dõi trình chiếu. Nháy OK để xác lập lựa chọn. 1.3.6. In các trang trình chiếu Microsofl PowerPoint cho phép ta in các Slide với các mục đích khác nhau. Vào bảng chọn File, nháy chọn Print (hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+P), xuất hiện hộp thoại như hình 1.10: 12
Hình 1.10
Hộp thoại này cho phép ta lựa chọn: - Máy in trong khung Printer; - Các slide định in trong Print range; - Số bản in ra trong Number of copies; - Số slide trên một trang in trong ô Print what; - Nếu muốn in nhiều slide trên một trang in, trong khung Handouts chọn số trang in trong ô Slide per page. Nháy OK để xác lập lựa chọn. 1.4. KỸ NĂNG NÂNG CAO TRONG POWERPOINT Liên kết (hyperlink) trong PowerPoint 13
Microsoâ PowerPoint cho phép chúng ta có thể thiết lập các liên kết tới các slide bất kì trong cùng một tập tin trình chiếu hoặc giữa các slide ở các tập tin trình chiếu khác nhau. Ngoài ra Microsoft PowerPoint còn cho phép chúng ta làm việc đa môi trường, có thể kết nối với các tập tin của các ứng dụng khác như Macromedia Dreamweaver hay liên kết tới các trang web trong hệ thống World Wide Web,... Để liên kết giữa các slide, trước hết ta chọn (đánh dấu) đoạn văn bản cần liên kết, vào Slide Show→Action settings. Chọn Slide liên kết tới trong ô Hyperlink to. Slide được liên kết tới có thể là slide kế tiếp (Next Slide), slide trước (Previous Slide), slide bất kì trong cùng tệp (Slide...) hoặc một tệp khác (Other File...). Xác lập lựa chọn tiếp theo, chọn OK để kết thúc (hình 1.11).
Hình 1.11
Để đưa âm thanh vào slide, ta có thể chọn Play sound để tạo ra một hiệu ứng âm thanh khi nháy chuột. Ngoài ra, để thuận tiện trong trình chiếu, ta còn có thể sử dụng các nút lệnh thông dụng khác (trình chiếu tiếp, quay lại, tạm dừng,...) bằng cách: 14
• Mở bảng chọn Slide Show → Action Buttons; • Chọn biểu tượng phù hợp. • Nháy OK để kết thúc (hình 1.12):
Hình 1.12
Chế độ Slide Sorter View Chọn View→Slide Sorter hay nháy vào biểu tượng Slide Sorter View trên thanh trạng thái. Chế độ này cho phép chúng ta thực hiện một số thao tác như sau: • Thay đổi thứ tự các slide: dùng chuột kéo thả các slide để thay đổi vị trí của chúng phù hợp với thứ tự trình chiếu. • Làm ẩn một slide khi trình chiếu: Chọn slide cần ẩn, rồi chọn tiếp Slide Show→Hide Slide (hình 1.13):
15
Hình 1.13
Chèn hình ảnh (Picture) Vào bảng chọn Insert→Picture, rồi chọn From file (nếu như hình ảnh lưu trong tệp khác) hoặc chọn Clip Art (nếu muốn chọn hình ảnh mẫu có sẵn trong máy tính). Có thể chọn ảnh từ máy quét (scauner) nếu như máy tính có kết nối với máy quét. Nháy OK để đóng hộp thoại sau khi lựa chọn được hình ảnh như ý. Chèn âm thanh Tương tự như chèn hình ảnh nhưng ta chọn dòng lệnh Movies and Sound thay cho việc chọn dòng lệnh Picture. Chèn video cập vào slide Vào bảng chọn Insert→Movies and Sound, rồi chọn Movie from file (nếu muốn chèn vào một video cấp từ đĩa CD hay đĩa ứng) chọn Moyie from Gallery (nếu muốn chèn vào một video clip từ thư viện hoạt hình của Office). 16
Ghi lời thuyết minh của diễn giả vào slide Yêu cầu phần cứng phải có bảng mạch âm thanh (sound card và một micro phone được kết nối với máy tính. Vào bảng chọn Insert→Movies and Sound, rồi chọn Record Sound. Nháy nút Record để bắt đầu ghi (hình 1.14):
Hình 1.14 Thiết lập chế độ chuyển giữa các slide Trong hộp thoại Slide Transition ta có thể đặt chế độ trình chiếu tự động hoặc không tự động, theo ý của diễn giả. Trình chiếu tự động: Trong hộp thoại Slide Transition chọn Automatically after, sau đó chọn thời gian (số giây) mà slide đó sẽ hiển thị (hình 1.15):
Hình 1.15 17
Nếu chế độ này được thiết lập, trong quá trình trình chiếu các slide sẽ tự động hiển thị trong khoảng thời gian mà ta đã đặt. Yêu cầu đối với cách này là ta cần chuẩn bị hết sức kĩ lưỡng và tiến hành trình chiếu thử nhiều lần. Trình chiếu thử là thao tác trình chiếu trước khi tiến hành trình chiếu thật, ở đây ta cần xác định tất cả thời gian diễn ra các chuyển động xem có phù hợp với thời giản dự kiến hay không. Trên cơ sở đó ta có thể sửa chữa, biên tập và phân bố thời gian cho từng slide một cách thích hợp. Để thiết lập chế độ chuyển giữa các slide khi trình chiếu, ta thực hiện: • Hiển thị ở chế độ Slide Sorter View, rồi chọn slide đầu tiên; • Vào bảng chọn Slide Show→ Slide Transition; • Chọn On mouse cách hoặc Automatically after; • Chọn Apply hoặc Apply to All. Lưu một bản trình chiếu dưới dạng một trang web • Vào File→Page Setup hộp thoại Page Setup xuất hiện (hình 1.16):
Hình 1.16
• Chọn Slided sized for: 35mm Slides. • Nháy OK để kết thúc thiết đặt trang. • Tiếp tục vào File→Save as Web page, hộp thoại Save as Web Page xuất hiện (hình 1.17): 18
Hình 1.17
• Đặt tên cho trang web đó vào ô File name; • Chọn Save để lưu. Để mở tệp vừa lưu dạng web, ta tiến hành: • Khởi động lnternet Explorer; • Nhập tên tệp vào ô Address; • Chọn Go hoặc nhấn Enter để bắt đầu duyệt.
19
PHẦN II ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSOFT EXCEL TRONG VIỆC TẠO BIỂU ĐỒ ĐỊA LÍ 2.1. GIỚI THIỆU VỀ PHẦN MỀM MICROSOFT EXCEL Hiện nay có rất nhiều các phần mềm phục vụ cho việc phân tích và xử lí các số liệu thống kê như: Microsoft Excel, Microsoft Access, SPSS (Statistical Package for Social Scientists - Xử lí số liệu thống kê chuyên nghiệp dành cho các nhà khoa học xã hội). Tuy nhiên, đơn giản và thông dụng nhất khi phân tích số liệu địa lí hiện nay là phần mềm Microsoft Excel trong bộ phần mềm Microsoft Office. Ưu điểm nổi bật của phần mềm Microsoft Excel là tính phổ biến và dễ thao tác do các công cụ và cách bố trí các công cụ tương đối quen thuộc với người dùng, đặc biệt là khả năng chuyển đổi linh hoạt dữ liệu sang các phần mềm khác. Đặc trưng cơ bản của phần mềm Excel là thực hiện xử lí số liệu thông qua các bảng tính. Bảng tính Excel có thể được coi như một bảng lớn hình chữ nhật gồm nhiều ô. Tại một thời điểm ta chỉ có thể quan sát được một phần của bảng này trên màn hình. Bảng tính Excel được thiết kế bao gồm 65536 hàng và 256 cột. Các hàng được đánh số từ 1 đến 35536, các cột được đánh số bằng các kí tự A, B, C....AA, AB, AC... Giao giữa hàng và cột tạo nên các ô (Cell). Tập hợp hình chữ nhật các ô liên thông tạo nên vùng. Địa chỉ vùng được xác định bằng vị trí ô góc trên bên trái và ô góc dưới bên phải. Các kiểu dữ liệu sử dụng trong Excel bao gồm: kiểu số (numeric), kiểu chuỗi kí tự (text), kiểu công thức, kiểu lôgic... Các hàm thông dụng được sử dụng trong Excel bao gồm: Sum, Average, Max, Min, If, Or, Not, Rank, Vlookup, SQRT, Log, Ln... 2.2. CÁC LOẠI BIỂU ĐỒ TRONG EXCEL Microsoft Excel có thể tạo ra nhiều dạng biểu đồ phục vụ cho nhiều 20
mục đích khác nhau. Microsoft Excel cũng tạo ra các khả năng chuyển đổi linh hoạt các dạng biểu đồ phù hợp với yêu cầu nghiên cứu, giảng dạy của người biên soạn. Các biểu đồ được thành lập trên cơ sở các số liệu được nhập vào từ bảng tính. Excel cho phép thành lập các dạng biểu đồ theo diện tích, thanh ngang, cột, đường tròn, vành khăn, mạng nhện, bề mặt và các biểu đồ không gian 3 chiều (3D). Điều đặc biệt là phần mềm Excel còn cho phép xây dựng một số biểu đồ đặc biệt mang tính chuyên sâu địa lí như các dạng biểu đồ kết hợp và biểu đồ hình tháp. 2.3. ỨNG DỤNG PHẦN MỀM EXCEL TRONG THÀNH LẬP BIỂU ĐỒ ĐỊA LÍ 2.3.1. Thành lập các kiểu biểu đồ đơn trị: Biểu đồ đơn trị là các kiểu biểu đồ mà cột giá trị (thông thường là trục tung của biểu đồ) chỉ thể hiện một giá trị duy nhất. Để thành lập kiểu biểu đồ này ta tiến hành các thao tác sau: + Khởi động phần mềm Excel, nhập số liệu vào bảng tính. Giả sử sau khi nhập số liệu ta có bảng tính như hình 2.1:
Hình 2.1
Trong bảng tính này, ta cần đánh dấu các số liệu mà ta cần thể hiện trên biểu đồ bằng cách kéo thả chuột tại vùng chứa các ô số liệu đó. Giả sử muốn thành lập biểu đồ về sản lượng khai thác quặng chì và quặng thiếc trong các năm 2001 - 2006, ta kéo thả chuột từ ô C3 đến ô H4 để đánh dấu các số liệu này trên bảng tính (hình 2.2):
21
Hình 2.2 Thực hiện lệnh Insert Chart (hoặc nháy chuột vào biểu tượng chart wizard trên thanh bảng chọn), xuất hiện hộp thoại như hình 2.3:
Hình 2.3
Hộp thoại này cho phép ta chọn các loại biểu đồ theo các mục đích khác nhau (cột, cột chồng, đường, hình tròn, mạng nhện, diện tích, bề mặt,...). Sau khi đã chọn được kiểu biểu đồ phù hợp (trong ví dụ này ta chọn biểu đồ cột đơn) nháy Next để chuyển sang hộp thoại tiếp theo (hình 2.4): Trong hộp thoại này, ta chọn Rows khi muốn biểu đồ thể hiện các giá trị trong bảng theo hàng, chọn column nếu muốn biểu đồ thể hiện các giá 22
trị theo cột trong bảng tính, chọn Series để đặt tên cho chú giải biểu đồ.
Hình 2.4
Tiếp tục nháy Next và cuối cùng là Finish để được biểu đồ như hình 2.5:
Hình 2.5 23
Ta có thể chỉnh sửa biểu đồ này bằng cách nháy chuột vào các phần cần điều chỉnh để đánh dấu, sau đó nháy đúp vào phần đã được đánh dấu để có các hộp thoại tương ứng cho phép ta lựa chọn, thay đổi từng chi tiết của biểu đồ. Ta cũng có thể thành lập các biểu đồ đơn trị theo các kiểu khác nhau (cột chồng, diện tích, bề mặt,...) để phù hợp với các yêu cầu cụ thể bằng cách lựa chọn trong hộp thoại Chart - Wizard - Step 1 of 4 - Type of Chart. 2.3.2. Thành lập biểu đồ kết hợp Đay là dạng biểu đồ được sử dụng trong phân tích địa lí nhằm so sánh phân tích địa lí các sự vật, hiện tượng có mối liên hệ gần gũi và mật thiết nhau từ đó rút ra những nhận định chung cho các sự vật, hiện tượng đó. Đặc trưng cho kiểu biểu đồ kết hợp là hai trục đứng của biểu đồ thể hiện hai loại đơn vị tính có giá trị khác nhau. Để minh họa cho kiểu biểu đồ kết hợp, tác giả thành lập biểu đồ kết hợp giữa lượng mưa và độ ẩm. Giả sử các số liệu quan trắc lượng mưa (mm) và nhiệt độ trung bình theo các tháng trong năm tại các trạm khí tượng ở một số địa phương được thống kê theo bảng 2.1. Trước hết ta nhập số liệu từng địa phương vào bảng tính Excel. Để vẽ biểu đồ cho mỗi địa phương ta cần đánh dấu số liệu lượng mưa, nhiệt độ địa phương đó bằng cách chọn những số liệu này trong bảng tính (hình 2.6). Bảng 2.1: Lượng mua và nhiệt độ trung bình tháng ở một số dịa phương
24
Địa điểm
Lai Châu
Sơn La
Tuyên Quang
Hà Nội
Bãi Cháy
Nam Định
Vinh
Huế
Tháng
Đại lượng 1
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
27
34.4
40.8
65.2
105.2
329.2
461.3
355.2
233.2
108
57
20
Nhiệt độ (°C)
17.2
18.8
21.8
24.7
26.4
26.5
26.5
26.6
26.0
23.8
20.5
17.3
Lượng mưa (mm)
18.4
1.8
107.7
82.1
290.9
194.3
291.3
92
105.8
106
5
0.4
Nhiệt độ (°C)
14.6
16.5
20.0
22.8
24.7
25.1
25.0
24.6
23.7
21.7
18.2
15.0
Lượng mưa (mm)
11.8
37.7
106.2
73.8
193.9
277.8
567.1
268.6
116.4
339
14
8
Nhiệt độ (°C)
15.5
16.9
19.9
23.6
27.1
28.0
28.1
27.6
26.5
23.8
20.3
17.2
Lượng mưa (mm)
15.7
41.9
139.7
173.4
223.5
374.7
487.4
576.7
274.9
183
122
41.5
Nhiệt độ (°C)
15.5
17.0
19.9
23.7
27.3
28.8
28.9
28.3
27.3
24.6
21.4
18.3
Lượng mưa (mm)
9.2
37.2
144.1
59.3
190.9
464.5
349.5
355.5
307.3
203
52
40
Nhiệt độ (°C)
17.8
16.9
20.4
23.7
26.6
27.8
28
28.1
27.1
25.8
20.3
17.7
Lượng mưa (mm)
15.8
22.7
117.6
27.1
200.6
232.5
334.3
379.3
207.1
337
87
52
Nhiệt độ (°C)
18.1
17
20.7
23.9
26.6
28.8
29.3
28.3
27.6
25.5
20.5
17.1
Lượng mưa (mm)
63.4
46.3
76.1
17.9
448.3
464.2
87.6
331.3
394.3
577
51
94
Nhiệt độ (°C)
19.2
18
21.2
25.3
27.4
29.5
30
28.2
27.2
25.4
20.8
18.4
Lượng mưa (mm)
53.1
91
178.9
11.5
334.5
93.3
18.7
234.6
60.7
550
320
534
Nhiệt độ (°C)
21.4
20.5
23.2
27.1
27.6
28.2
29.2
27.8
27
25.8
22.3
20.2
Lượng mưa (mm)
25
• Vào bảng chọn Insert; • Chọn Chart (hoặc chọn biểu tượng Chart trên thanh công cụ), xuất 26
hiện hộp thoại Chart Wizard - Step 1 of 4 - Chart Type ; • Chọn nhãn Custom Types, chọn kiểu: Line - Column on 2 Axes như hình 2.7:
Hình 2.7
Chọn Next hoặc nhấn tổ hợp phím Alt+N để chuyển qua bước 2, xuất hiện hộp thoại sau (hình 2.8):
27
Hình 2.8
Trong hộp thoại này, nếu muốn biểu đồ thể hiện các số liệu theo hàng trong bảng ta chọn Rows, nếu muốn vẽ biểu đồ theo cột ta chọn Column. • Chọn Next chuyển tiếp qua bước thứ 3. Tại Chart Wizard - Step 3 of 4, thực hiện các thao tác sau: • Chọn cửa sổ Titles, điền tên biểu đồ (Biểu đồ kết hợp lượng mưa và nhiệt độ tại Hà Nội) trong hộp Chart title; • Điền đơn vị lượng mưa "mm" trong hộp Value (Y) axis, điền đơn vị “Độ C” trong hộp Second vatue (Y) axis (hình 2.9):
28
Hình 2.9
Trong cửa sổ Legend (chú giải): • Chọn Show legend (hiển thị chú giải); • Chọn vị trí chú giải (bottom: dưới, tốp: trên, left: trái, right: phải); • Nháy Finish để hoàn thành việc thành lập biểu đồ (hình 2.10).
Hình 2.10 29
Để chỉnh sửa biểu đồ, ta có thể nháy chuột trực tiếp vào các vị trí cần điều chỉnh trên cửa sổ biểu đồ. 2.3.3. Thành lập biểu đồ đặc biệt - tháp dân số Tháp dân số là một dạng biểu đồ địa lí thể hiện mức độ gia tăng dân số, mối tương quan giữa dân số nam và nữ, sự thay đổi dân số theo các nhóm tuổi khác nhau của mỗi quốc gia hay các vùng lãnh thổ. Tháp dân số có thể được xây dựng theo giá trị tuyệt đối hoặc theo tỉ lệ phần trăm các. nhóm tuổi. Đây là kiểu biểu đồ đặc biệt, do đó khi vẽ trên máy tính, chúng ta cần có các thủ thuật nhất định. Giả sử chúng ta có bảng số liệu dân số Việt Nam 1989 như bảng 2.2: Bảng 2.2. Dân số Việt Nam theo giới tính và độ tuổi năm 1989 Độ tuổi (1)
Số lượng (nghìn người)
Tỉ lệ phần trăm (%)
Nam (2)
Nữ (3)
Nam (4)
Nữ (5)
0-4
4646
4364
7.21
6.78
5-9
4404
4177
6.84
6.49
10-14
3876
3651
6.02
5.67
15-19
3377
3444
5.24
5.35
20-24
2880
3120
4.47
4.84
25-29
2696
2971
4.19
4.61
30-34
2264
2469
3.52
3.83
35-39
1551
1774
2.41
2.75
40-44
1039
1196
1.61
1.86
45-49
882
1083
1.37
1.68
50-54
865
1077
1.34
1.67
55-59
922
1045
1.43
1.62
60-64
714
861
1.11
1.34
65-69
537
701
0.83
1.09
70-74
326
481
0.51
0.75
75-79
211
354
0.33
0.55
80-84
95
195
0.15
0.30
30
85+
48
110
0.07
0.17
Tổng số
31333
33073
48.65
51.35
Để vẽ được tháp dân số, trước hết ta lập bảng tính bằng cách nhập số liệu dân số trong bảng trên vào bảng tính trên màn hình Excel. Trong bảng tính này ta bổ sung thêm 2 cột mới là (2') và (4') có giá trị bằng với giá trị cột (2) và (4) nhưng tất cả các giá trị đều mang dấu âm như bảng 2.3: Bảng 2.3: Bảng tính Excel sau khi đã bổ sung thêm hai cột mới
31
• Chọn các cột (1), (3), (2') bằng cách chọn cột (1) sau đó nhấn giữ phím Ctrl và kéo thả chuột chọn các cột (3) và (2') để thành lập tháp dân số theo giá trị tuyệt đối (nghìn người) hoặc chọn các cột (5) và (4') để thành lập tháp dân số theo tỉ lệ phần trăm. • Chọn lệnh Insert Chart, xuất hiện hộp thoại Chart Wizard. • Tại khung Standard Types chọn Chart type là Bar (hình 2.11).
Hình 2.11
• Nháy Next chuyển sang bước 2; • Tiếp theo ta đặt tên (Nam, Nữ) cho các thanh biểu đồ nằm ngang hai 32
bên trục tung bằng cách điền các chữ: Nam, Nữ trong cửa sổ Series (hình 2.12).
Hình 2.12
• Sau khi đặt tên cho các Series, nháy Next sang bước 3. • Tại cửa sổ Chart title nhập lên biểu đồ: “thap Dan so VN 1989”. • Nhập đơn vị cho các trục đứng và ngang trong khung Catergory(X) và Value(Y). • Nháy Next hoặc Finish để kết thúc (hình 2.13). 33
Hình 2.13 • Để hoàn chỉnh tháp dân số, ta cần thực hiện một số thao tác tiếp theo: • Nháy đúp chuột lên các thanh ngang (bar) của tháp dân số vừa hoàn thiện để làm xuất hiện hộp thoại Formal Data Series. • Trong hộp thoại này, chọn Options, và thiết đặt: o Overlap = 100, o Gặp Width = 0. • Nháy OK, kết quả được tháp dân số như hình 2.14:
34
Hình 2.14 Để cho các số ghi nhóm tuổi không nằm ngay sát trục tung, ta chuyển chúng sang trái bằng cách kích hoạt đồ thị: • Nháy đúp chuột trên dãy số để mở hộp thoại Format Axis (cũng có thể nháy nút phải chuột trên dãy số, để mở hộp thoại Formal Axis). • Sau đó, ở mục Tick-mark label, chọn Low. • Nháy OK, kết quả được tháp dân số như hình 2.15:
35
Hình 2.15
Để xoá các dấu âm (-) dưới phần biểu đồ thể hiện dân số nam (dấu âm này phát sinh khi bổ sung các cột mới trong bản tính Excel), ta có thể sao chép biểu đồ từ Excel sang Word và sử dụng Paste Special→ Paste as Picture (hình 2.16).
Hình 2.16 Kích hoạt Picture, nháy nút phải chuột vào phần biểu đồ vừa dán, chọn Edit Picture, ta có thể xoá các dấu âm và chỉnh sửa biểu đồ như mong muốn. 36
PHẦN III ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MAPINFO TẠO LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 3.1. GIỚI THIỆU PHẦN MỀM MAPINFO Cùng với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, ngày nay việc tiến hành biên tập và xử lí bản đồ đã có nhiều thay đổi. Công cụ máy tính cho phép chúng ta có thể tạo ra những sản phẩm bản đồ như ý, phục vụ tốt hơn việc nghiên cứu và giảng dạy bộ môn địa lí. Hệ thống thông tin địa lí ra đời với công cụ quan trọng là các phần mềm chuyên dụng, đặc biệt là phần mềm MapInfo Professional cho phép chúng ta có thể tạo dựng và biên vẽ những bản đồ máy tính hết sức chính xác, khoa học và đẹp mắt. Sau đây tác giả xin giới thiệu một số nét tổng quan về phần mềm MapInfo (version 7.5). 3.1.1. Cài đặt phần mềm MapInfo Những yêu cầu về hệ thống • Bộ vi xử lí trung tâm (CPU) Pentium, tốc độ 500 MHz trở lên. • Bộ nhớ RAM tối thiểu 32 MB (nên có từ 64 MB). • Dung lượng đĩa cứng còn trống tối thiểu là 500 MB (trong đó dành cho cài đặt phần mềm MapInfo 7.5 là 152MB). • Màn hình VGA với bảng mạch màn hình (video canh từ 8MB trở lên. • Hệ điều hành: Windows 98/windows 2000/windows XP. Cài đặt MapInfo 7.5 Nếu trước đó máy tính của bạn đã được cài đặt phiên bản MapInfo cũ hơn, bạn có thể mở Control Panel tìm mục Add or Remove Program để gỡ bỏ nó hoặc tiếp tục sử dụng phiên bản cũ. Sự khác biệt giữa MapInfo 7.5 với các phiên bản trước không nhiều. Sau đây, tác giả xin trình bày cách cài đặt MapInfo 7.5: • Kiểm tra sự tương thích của phấn cứng máy tính định cài đặt. 37
• Đưa đĩa cài đặt vào ổ CD-ROM. • Thực hiện thao tác cài đặt bằng cách nháy đúp chuột vào biểu tượng Setup trong thư mục MapInfo 7.5, chương trình cài đặt MapInfo 7.5 được kích hoạt (hình 3.1).
Hình 3.1
• Thực hiện các thao tác tiếp theo như hướng dẫn sau: o Chọn Next để thực hiện. Bạn hãy đọc bản cam kết trong mục License Information; o Sau đó chọn I accept nếu bạn đồng ý và nháy Next để chuyển qua bước tiếp theo (hình 3.2).
38
o Điền vào những ô theo yêu cầu của trình cài đặt. o Chọn Next để chuyển qua bước tiếp theo. o Tiếp theo, có nhiều chọn lựa khác nhau, nhưng nên chọn Typical Workstation installation; Chọn Next để chuyển qua bước tiếp theo (hình 3.3).
o Nếu không thay đổi về thư mục cài đặt phần mềm MapInfo 7.5 bạn 39
hãy nháy Next và chọn Install để bắt đầu thực hiện việc cài đặt. Máy tính của bạn sẽ tự động thực hiện các phần việc còn lại, o Nháy chọn Finish để hoàn tất việc cài đặt (hình 3.4).
3.1.2. Giới thiệu môi trường làm việc MapInfo 7.5 a) Tổ chức thông tin và quản lí tệp trong MapInfo MapInfo là phần mềm xử lí bản đồ bằng máy tính. Việc quản lí thông tin của MapInfo dựa trên việc tổ chức thông tin theo bảng (Table). MapInfo có các dạng tệp cơ bản sau: *.tab: mô tả thông tin cấu trúc dữ liệu; *.dat: chứa các thông tin nguyên thủy; *.map: chứa các thông tin mô tả về không gian của các đối tượng địa lí; *.id: chứa các thông tin liên kết giữa các thuộc tính không gian với các thuộc tính thống kê. 40
*.wor: chứa các thông tin lưu lại về vùng làm việc. Việc tổ chức thông tin của MapInfo dựa trên cơ sở các lớp đối tượng (layer). Có bốn lớp thông tin cơ bản trong một bản đồ máy tính: • Lớp thông tin dạng chữ (text) thể hiện các địa danh: thường ở vị trí trên cùng của mỗi bản đồ máy tính. • Lớp thông tin dạng điểm (point) thể hiện các đối tượng bản đồ phân bố theo điểm. • Lớp thông tin dạng đường (line) thể hiện các đối tượng bản đồ dạng tuyến như sông suối, đường giao thông,... • Lớp thông tin dạng vùng (region) thể hiện các đối tượng diện tích có đường viền khép kín. Thông tin trong MapInfo được kết nối giữa thông tin dữ liệu không gian và cơ sở dữ liệu thuộc tính thông qua trường ID của mỗi bản ghi. b) Khởi động MapInfo 7.5 Khởi động phần mềm MapInfo 7.5 bằng cách nháy đúp vào biểu tượng MapInfo 7.5 trên màn hình nền. Môi trường làm việc MapInfo 7.5 được thiết lập.
Để bắt đầu làm việc bạn có một số lựa chọn sau: 41
• Nếu là lần đầu tiên bạn làm việc với MapInfo 7.5 bạn hãy chọn Cancel trong hộp thoại Quick Start (hình 3.5). • Nếu bạn muốn quay lại màn hình của phiên làm việc trước, bạn hãy chọn Restore Previous Session. • Nếu bạn muốn mở một bảng nào đó, chọn Open a Table. • Nếu bạn muốn mở một tệp thông tin lưu dưới dạng môi trường làm việc (workspace), hãy chọn Open a Workspace. • Nếu không muốn truy cập vào các chức năng này bạn hãy chọn Cancel để bỏ qua. c) Làm quen với các bảng chọn và hộp công cụ Màn hình làm việc của MapInfo (hình 3.6) gồm các thành phần chính sau:
Hình 3.6 • Thanh bảng chọn (bảng chọn hệ thống); 42
• Thanh công cụ; • Thanh trạng thái; • Các hộp công cụ của MapInfo; Thanh bảng chọn Thanh bảng chọn gồm các bảng chọn được mở ra (khi nháy chuột các mục tương ứng). Các bảng chọn của MapInfo bao gồm: 1. Bảng chọn File bao gồm các mục như trong hình 3.7:
Hình 3.7
New Table
Tạo bảng mới.
Open Table
Mở bảng đã có sẵn.
Open Workspace
Mở trang làm việc dã có.
Close Table
Đóng lớp thông tin đang mở.
Close All
Đóng tất cả các lớp thông tin đang mở.
Save Table
Ghi lớp thông lin dang mở vào đĩa. 43
Save Copy As
Ghi lớp thông tin đang mở với một tên khác.
Save Workspace
Ghi trang làm việc đang mở vào đĩa.
Save Window As
Ghi hình ảnh của cửa sổ thông tin dưới dạng tệp ảnh.
Revert Table
Khôi phục lại nội dung trên đĩa của lớp thông tin đang mở.
Run Map Baslc Program
Mở trình ứng dụng Map Basic.
Page Setup
Cài đặt trang in.
In sản phẩm.
Exit
Thoát khỏi chương trình.
2. Bảng chọn Edit bao gồm các mục như trong hình 3.8
Undo
Loại bỏ thao tác trước đó.
Cut
Cắt bỏ các đối tượng đã chọn và lưu vào bộ nhớ đệm. 44
Copy
Sao chép các đối tượng đã chọn vào bộ nhớ đệm.
Paste
Dán các đối tượng đã được lưu trong bộ nhớ đệm.
Clear
Xoá các đối tượng đã chọn.
Clear Map Objects Xoá các đối tượng bản đồ đã chọn. Only Reshape
Chỉnh sửa đối tượng nhờ các điểm đỉnh.
New Row
Thêm hàng (bản ghi mới) vào lớp thông tin.
Ga Info
Hiển thị thông tin của đối tượng đã chọn.
3. Bảng chọn Objects bao gồm các menu như trong hình 3.9
Set Target
Chọn đối tượng đích (mục tiêu).
Clear Taget
Loại bỏ đối tượng mục tiêu đã chọn.
Combine
Tổng hợp các đối tượng thành một đối tượng mới.
Split
Tách đối tượng đã chọn thành các đối tượng mới. 45
Erase
Xoá một phần của đối tượng.
Erase Outside
Xoá một phần của đối tượng đã chọn bên ngoài một đối tượng khác.
Overlay Nodes
Tạo điểm tại vị trí các đường giao nhau.
Buffer
Tạo vành đai của đối tượng cho trước.
Smooth
Làm trơn đối tượng gấp khúc.
Unsmooth
Loại bỏ làm trơn.
Convert to Reglons
Chuyển đối tượng đường thành đối tượng vùng.
Convert to Polylines
Chuyển từ đối tượng vùng sang đối tượng đường.
4. Bảng chọn Query bao gồm như các mục 3.10
Select
Chọn đối tượng thông quá chỉ tiêu.
SQL Select
Chọn đối tượng thông qua chỉ tiêu và thực hiện tổng hợp các dữ liệu thuộc tính. 46
Select All from
Chọn các đối tượng trong một lớp cho trước đang mở.
Uselect All
Bỏ chọn tất cả.
Find
Tìm kiếm đối tượng theo tiêu chí cho trước.
Find Selection
Hiển thị các đối tượng đang chọn vào cửa sổ bản đồ hiện thời.
Calculate
Hiển thị cửa sổ tính toán thống kê.
Statistics 5. Bảng chọn Table bao gồm các mục như trong hình 3.11:
Update Column
Thay đổi giá trị trường dữ liệu
Append Rows to Table
Ghép các bản ghi của hai bảng có cùng cấu trúc dữ liệu thành một bảng mới.
Geocode
Địa mã hóa đối tượng.
Create Point
Tạo đối tượng điểm dựa trên tọa độ. 47
Combine Objects using Tổng hợp dữ liệu địa lí theo trường dữ liệu. Column Import
Nhập dữ liệu từ phần mềm khác.
Export
Xuất dữ liệu sang phần mềm khác.
Maintenance
Xác định cấu trúc bảng.
Raster
Thay đổi tính chất tệp ảnh gốc, cho phép đăng kí hình ảnh vào bản đồ.
6. Bảng chọn Options bao gồm các mục như trong hình 3.12:
Line Style
Lựa chọn kiểu đường.
Region Style
Lựa chọn kiểu vùng.
Symbol Style
Lựa chọn kiểu kí tự.
Text Style
Lựa chọn kiểu chữ.
Tool Bar
Hộp công cụ. 48
Show Statics Window Hiển thị cửa sổ thống kê. Show MapBasic
Hiển thị cửa sổ MapBasic.
Hide Status
Bar Hiện/ ẩn thanh trạng thái.
Custom color
Chọn màu.
Preferences
Xác định tham số chung cho hệ thống.
7. Bảng chọn Window bao gồm các mục như trong hình 3.13:
New Borwser Window
Mở cửa sổ duyệt
New Map Window
Mở cửa sổ thông tin bản đồ.
New Graph Window
Mở cửa sổ đồ thị.
New Layout Window
Mở cửa sổ trang in.
New Redistrict Window Mở cửa sổ phân nhóm bản đồ. Redrow Window
Vẽ lại màn hình.
Tile Window
Xếp các cửa sổ theo cột. 49
Cascade Windows
Xếp các cửa sổ đang mở theo lớp.
Arrange Icons
Xếp các biểu tượng màn hình hiện tại.
8. Bảng chọn Mad bao gồm các mục như trong hình 3.14:
Layer Control
Xác định tham số điều khiển.
Create Thematic Map Tạo bảng chuyên đề. Modify Thematic Map Biên tập bản đồ chuyên đề. Change View
Thay đổi tỉ lệ hiển thị.
Clone View
Tạo tỉ lệ hiển thị độc lập cho cửa sổ thông tin.
Previous View
Trở lại tỉ lệ hiển thị trước đó.
View Entire Layer
Hiển thị toàn bộ nội dung của lớp thông tin trong một cửa sổ xác định.
Clear Custom Label
Loại bỏ nhãn đối tượng do tác giả tạo ra.
Save Cosmetic
Ghi lại thông tin trong lớp trung gian. 50
Objects Clear Cosmetic
Xoá thông tin trong lớp trung gian.
Obiects Sét Clip Region
Hiển thị cửa sổ thông tin của đối tượng đã phân tích.
Clip Region On
Tách đối tượng đã chọn thành của sổ thông tin.
Digitizer Setup
Cài đặt số hoá.
Options
Lựa chọn các tham số điều khiển cửa sổ bản đồ.
9. Bảng chọn Browser: Pick Fields
Chọn trường dữ liệu.
Options
Xác định tham số điều khiển cửa sổ xét duyệt.
10. Bảng chọn Graph: Graph Type
Lựa chọn kiểu biểu đồ.
Label Axis
Xác định nhãn cho trục biểu đồ.
Value Axis
Xác định giá trị cho các trục biểu đồ.
11. Bảng chọn Redistrict Assign Selected Objects Gán đối tượng đã chọn cho nhóm. Set Target District From Xác định nhóm mục tiêu từ thông tin bản đồ, Map. Add District
Thêm một nhóm.
Delete Target District
Loại bỏ nhóm mục tiêu.
Options
Xác định tham số điều khiển cửa sổ phân nhóm.
12. Bảng chọn Layout: Change Zoom
Thay đổi tỉ lệ hiển thị trang trình bày.
View Actual Size
Hiển thị theo kích thước thực.
View Entire Layout
Hiển thị toàn bộ nội dung trang trình bày. 51
Previous View
Trở lại tỉ lệ hiển thị trước đó.
Bring to Front
Đưa đối tượng đã chọn lên phía trên.
Send to Back
Chuyển đối tượng đã chọn về phía sau.
Align Objects
Căn lề của đối tượng.
Create Drop Shadows Tạo bóng cho trang trình bày. Options
Xác định tham số điêu khiển cho trang trình bày.
13. Bảng chọn Tools: Run MapBasic
Thực hiện chương trình MapBasic.
Program Show MapBasic Hiển thị cửa sổ MapBasic. Window Grid Maker
Tạo lưới tọa độ.
Scale Bar
Tạo thước tỉ lệ bản đồ.
Cogoline
Tạo đường từ một điểm với một góc và một độ dài xác định.
Các hộp công cụ Trong MapInfo, các công cụ được sắp xếp chủ yếu trong hai hộp công cụ là hộp công cụ chính (Main Tool box) và hộp công cụ vẽ (Drawing Tool box). 1. Hộp công cụ chính Lần lượt từ trái sang phải, từ trên xuống dưới (hình 3.15) các công cụ có chức năng tương ứng như sau:
52
Hình 3.15 • Chọn đối tượng. • Chọn đối tượng theo một cửa sổ. • Chọn các đối tượng theo một vòng tròn. • Chọn các đối tượng theo một đa tuyến khép kín. • Phóng to cửa sổ màn bình. • Thu nhỏ cửa sổ màn hình. • Thay đổi tỉ lệ hiển thị (Change View). • Dịch chuyển hiển thị màn hình. • Hiển thị cửa sổ thông tin đối tượng (info tool). • Tạo các liên kết nóng (hot link). • Hiển thị tự động dán nhãn đối tượng (Label). • Nhân bản cửa sổ thông tin bản đồ (Drag Map Windows). • Điều khiển các lớp thông tin (Layer Control). • Đo khoảng cách trên bản đồ (Rular). • Điều khiển hiển thị thông tin chú giải bản đồ (Legend). • Điều khiển hiển thị cửa sổ thông tin thống kê. • Đặt nhóm đối tượng đã chọn thành nhóm đối tượng mục tiêu • Set Target District (biểu tượng này chỉ chọn được khi đã mở ít nhất một cửa sổ District). 53
• Gán đối tượng District đã chọn. • Hiển thị đối tượng đã phân tích thành cửa sổ độc lập. • Phân tách đối tượng đã chọn thành đối tượng độc lập. 2. Hộp công cụ vẽ Từ trái sang phải bao gồm các công cụ sau (hình 3.16) và có chức năng tương ứng như sau:
Hình 3.16
• Tạo đối tượng điểm. • Tạo đối tượng đường thẳng. • Tạo đối tượng đa tuyến (polyline). • Tạo cung tròn. • Tạo đối tượng vùng. • Tạo hình elip (hoặc hình tròn khi nhấn giữ Shift trong khi vẽ). • Tạo hình chữ nhật (hoặc hình vuông khi nhấn giữ Shift trong khi vẽ). • Tạo hình chữ nhật (hoặc hình vuông) tròn góc. • Tạo đối tượng chữ (text). • Tạo các khung cửa sổ trên các trang trình bày. • Điều khiển bật/tắt các điểm nút trên đối tượng được lựa chọn. • Tạo thêm điểm nút cho đối tượng. • Xác định tham số thuộc tính thể hiện đối tượng điểm. • Xác định tham số thuộc tính thể hiện đối tượng đường. • Xác định tham số thuộc tính thể hiện đối tượng vùng. 54
• Xác định tham số thuộc tính thể hiện đối tượng chữ (text). 3.2. CÁC THAO TÁC CƠ BẢN TRONG TẠO LẬP BẢN ĐỒ 3.2.1. Thao tác cơ bản với một bảng (table) Mở một bảng có sẵn • Mở bảng chọn File chọn Open. • Chọn tên tệp trong mục Look in, kiểu tệp trong hộp kiểm Type of File, tên tệp trong mục File name. • Nháy chọn Open để thực hiện. Chúng ta có thể lặp lại thao tác trên với nhiều bảng khác cùng được mở đồng thời (hình 3.17):
Hình 3.17
Tạo một bảng mới Từ bảng chọn File chọn New Table để xuất hiện hộp thoại New Table như hình 3.18.
55
Hình 3.18
Trong hộp thoại này, ta có ba lựa chọn: • Open New Browser: cho phép ta mở một cửa sổ Browser. Browser là một cơ sở dữ liệu dạng bảng không chứa các thông tin không gian. Cửa sổ này cho phép chúng ta nhập thông tin thuộc tính trực tiếp. • Open New Mapper: lựa chọn này cho phép ta mở một cửa sổ mới chứa các thông tin về không gian. • Add to Current Mapper: lựa chọn này cho phép ta mở một cửa sổ mới chổng lên trên cửa sổ đã được kích hoạt. Add to Current Mapper chỉ có hiệu lực khi có ít nhất một layer đã được mở sẵn. Sau khi chọn một trong ba lựa chọn trên và nháy nút Create, hộp thoại cấu trúc bảng (New Table Structure) sẽ được mở ra như hình 3.19:
Hình 3.19 56
Hộp thoại này cho phép chúng ta xác định cấu trúc của bảng (Table Structure) cho cơ sở dữ liệu thuộc tính gắn liền với dữ liệu không gian. Chúng ta có thể thêm bớt và định nghĩa các trường, loại dữ liệu, độ rộng của trường, sắp xếp các trường và xác định lưới chiếu cho cơ sở dữ liệu không gian. Các nút lệnh trong hộp thoại có các chức năng như sau: • Up và Down: cho phép thay đổi thứ tự của các trường trong bảng. • Add File và Remove File: cho phép thêm hoặc xoá các trường đã có. • File Information: cho phép xác định tính chất của trường hiện thời. • Name: tên trường. Tên trường bao gồm 8 kí tự và không có dấu cách. • Type: xác định kiểu dữ liệu. MapInfo cho phép xác định một số kiểu trường dữ liệu sau: o Character: kiểu kí tự (kiểu văn bản). o Interger: kiểu số tự nhiên. o Small Interge: kiểu số có phần thập phân là hai chữ số. o Decimal: kiểu số nhưng tuỳ ý lựa chọn số chữ số của phần thập phân. o Date: kiểu ngày, tháng. o Logical: kiểu lôgic (đúng - T, sai - F). • Width: cho phép xác định độ rộng của trường khi chọn kiểu dữ liệu là dạng Character hay Decimal. • Projection: cho phép lựa chọn loại lưới chiếu cho bản đồ. Sau khi đã xác định xong cấu trúc bảng, nháy nút Create, khi đó hộp thoại Create New Table được mở ra. Đặt tên cho bảng mới và nháy nút OK. 3.2.2. Khai thác, sử dụng và cập nhật thông tin cho bảng Để mở một bảng trong MapInfo 7.5 bạn thực hiện như sau: 57
• Tại cửa sổ Map, vào bảng chọn Windows chọn New Browser Windows, bảng thống kê xuất hiện với các trường (field - cột) và các bản ghi (record - hàng) như hình 3.20:
Hình 3.20
• Để cập nhật thông tin cho bảng ta có thể nhập các giá trị trực tiếp từ bàn phím vào bản ghi, sau đó lưu lại bằng cách nháy biểu tượng Save (hoặc nhấn Ctrl+s). • Chỉnh sửa cấu trúc của bảng: vào bảng chọn Table → Maintenance → Table Structure, sau đó thực hiện các thao tác chỉnh sửa (hình 3.21). Lưu ý trong cách đặt tên trường không dùng dấu cách, kí tự số và không sử dụng tiếng Việt có dấu. Kiểu dữ liệu phải phù hợp với dữ liệu mà trường thể hiện (chẳng hạn: trường diện tích có kiểu là Float trong khi trường dân số có kiểu là Integer hoặc Small Integer,...). 58
Hình 3.21
• Mở một tệp Excel trong Mapinfu 7.5: chức năng này cho phép kết nối giữa việc thu thập và xử lí thông tin từ Excel chuyển sử dụng trong MapInfo 7.5. Khi thực hiện, ta cần đóng tệp Excel trước khi mở nó trong MapInfo 7.5, bởi không thể đồng thời mở một tệp bằng MapInfo 7.5 và Microsoft Excel. Thực hiện thao tác mở như sau: o Vào bảng chọn File, chọn Open. Tại cửa sổ Open file bạn chọn kiểu tệp là Microson Excel trong ô Files of type như trong hộp thoại dưới đây (hình 3. 22):
Hình 3.22 59
o Chọn Named Range là Other... (hình 3.23), chọn hộp kiểm Use Row Above Selected Range for Cotumn Titles (dùng hàng trên cùng của tệp Excel làm tiêu đề cho bảng của MapInfo 7.5):
o Trong hộp thoại Other, thay A1 bằng A2 để thực hiện đúng. o Nháy OK để thực hiện. Để chuyển đổi thành công một tệp Excel sang tệp MapInfo bạn hãy vào bảng chọn File chọn Save Copy As để lưu lại với một tên mới trong môi trường MapInfo 7.5. • Cập nhật thông tin cho một cột (Update Column): Việc cập nhật thông tin cho một cột có thể được tiến hành bằng chính các cột khác trong cùng một bảng hoặc từ các cột khác của bảng khác (yêu cầu phải có một trường làm khóa chung giữa hai bảng). • Cập nhật thông tin cho cột từ chính bảng trong cột: Thao tác này thường được thực hiện khi muốn làm xuất hiện một số trường mới phục vụ cho việc nghiên cứu. Chẳng hạn: tính mật độ dân số từ hai trường diện tích và trường dân số. o Trước tiên bạn phải tạo ra một cột mới bằng lệnh Maintenance → Table Structure (ví dụ: cột matdo). o Vào bảng chọn Table, chọn Update Column, thực hiện theo hướng dẫn. Chọn bảng để cập nhật trong Table to Update, cột cần cập nhật 60
(matdo), chọn dữ liệu cập nhật từ bảng trong hộp kiểm Get Value from Table (ở đây hai bảng là giống nhau). o Nháy chọn Assist để thiết lập công thức tính toán cho việc cập nhật: nhập công thức vào ô Type an Expression (matdo = danso / dientich) bằng việc nháy chọn các cột trong hộp Columns và chọn công thức trong Operators, hoặc hàm trong hộp Functions (hình 3.24). o Nháy OK, phần mềm sẽ tự động thực hiện với điều kiện cú pháp (Syntax) đúng.
Hình 3.24
Cập nhật thông tin cho cột từ bảng khác: về cơ bản, thao tác này tương tự thao tác cập nhật cho cột từ cùng một bảng, điểm khác biệt chủ yếu xảy ra trong hộp Get Vatue From table, ở đây bạn phải chọn bảng để lấy thông tin, điều kiện là bảng đó đã được mở trước đó bằng lệnh Open Table. Để đảm bảo việc cập nhật thông tin cho cột đúng tương ứng cho từng bản ghi bạn phải lưu ý thủ tục Join. 3.2.3. Đăng kí hình ảnh bản đồ vào máy tính Hình ảnh được quét vào máy tính thường có dạng *.bmp, *.JPG, *.GIF,... có thể đăng kí tọa độ trong MapInfo. Các bước đăng kí như sau: 61
• Mở File → Open table. Trong hộp Look in, chọn đường dẫn tới ảnh bản đồ quét mà bạn đã lưu. Tại hộp thoại Ftles of type chọn kiểu Raster Image (hình 3.25).
Hình 3.25
• Chọn tên tệp ảnh cần mở, chọn Open để thực hiện. Hộp thoại như hình 3.26 xuất hiện.
Hình 3.26
• Nháy chọn Register, chọn nút Projection. • Trong Category Members chọn Longitude/Latitude. 62
• Nháy OK để xác lập. Để đăng kí một bản đồ dạng ảnh quét vào bản đồ số, bạn phải chọn ít nhất ba điểm để khai báo tọa độ cho bản đồ ảnh. Sử dụng nút Add để thực hiện việc khai báo bổ sung các điểm. Sau khi bạn thêm được một điểm, con trỏ chuột có dạng dấu cộng (+) cho phép bạn chọn chính xác vào vị trí bạn muốn khai báo tọa độ cho ảnh. Khi đó xuất hiện hộp thoại để bạn điền tọa độ cho điểm đó (hình 3.27).
Hình 3.27
• Map X được tính bằng độ, sau dấu phẩy là tỉ lệ phần trăm (%) của độ. Ví dụ: Kinh độ là 150o15' khi đó Map X sẽ là 105.25. Vĩ độ 21o30' khi đó Map Y sẽ là 21.5. • Sau khi khai báo, tiếp tục nháy Add để chuyển sang điểm tiếp theo (tối thiểu phải khai báo ba điểm không thẳng hàng). 63
Trong trường hợp bạn đã có cơ sở dữ liệu có sẵn, bạn sẽ khai báo tọa độ của ảnh dựa trên cơ sở dữ liệu có sẵn đó. Các thao tác đăng kí cụ thể như sau: • Mở bảng dữ liệu có sẵn (ví dụ Vn_tinh.tab). • File → Open → Files of type → Raster Image. Chọn ảnh cần đăng kí lên bản đồ rồi chọn Open. • Chọn kiểu lưới chiếu (Projection là Longitude/Latitude). • Nháy vào một điểm đặc biệt trên cửa sổ Image Registration. Nháy OK để xác định (lưu ý bạn không cán điền tọa độ của điểm đó). • Đưa trỏ chuột lên thanh Standard chọn Table chọn Raster→select. Control Point from Map (hình 3.28). Con trỏ chuột có dạng dấu cộng (+), bạn nháy vào điểm đặc biệt tương tự trên cửa sổ bản đồ giống như điểm đặc biệt trên cửa sổ Image Regisrration của ảnh mà bạn đăng kí. Nháy OK để xác lập lựa chọn.
Hình 3.28 64
• Nháy nút Add trên cửa sổ Image Registration để khai báo điểm tiếp theo. Nếu khai báo đúng, lập tức ảnh quét bản đồ sẽ được kết nối với các bản đồ đã có của cơ sở dữ liệu. 3.2.4. Biên vẽ bản đồ trong MapInfo 7.5 Sử dụng các hộp công cụ Main và Drawing để biên vẽ bản đồ • Mở bản đồ ảnh đã được đăng kí (giả sử là bản đồ địa hình Việt Nam, hình 3.29). • Trong hộp thoại Layer Control chọn Editting cho Cosmetic Layer.
Hình 3.29
• Dùng các công cụ trong hộp công cụ Drawing để biên vẽ bản đồ. Thông thường, trước hết biên vẽ đối tượng vùng. Vùng đầu tiên cần phải tiến hành cẩn thận và chính xác nhất, đây là lớp xuất phát để 65
thực hiện biên vẽ các lớp đối tượng khác.
Hình 3.30
• Sau khi biên vẽ xong đối tượng vùng, ta thực hiện ngay việc lưu lại lớp đối tượng đã vẽ. Vào bảng chọn Map→save Cosmetlc Obiects (hình 3.30). Nhập tên Table cho lớp đối tượng vừa biên vẽ. Tiếp tục biên vẽ các đối tượng còn lại. Thông thường sau khi biên vẽ đối tượng vùng, ta tiếp tục biên vẽ các đối tượng đường (line), đối tượng điểm (symbol) và cuối cùng là đối tượng chữ (text). Để tạo các layer riêng cho từng loại đối tượng, sau khi biên vẽ xong một loại đối tượng, ta vào bảng chọn File, chọn New Table để mở hộp thoại New Table (hình 3.31):
Hình 3.31 66
• Trong hộp thoại này ta chọn Add to Current Mapper→Create. Tiếp tục các thao tác đăng kí như khi tạo một bảng mới. Layer mới sẽ được tự động chồng xếp lên trên layer đã biên vẽ trước đó. Để có thể biên vẽ được trên Layer vừa thiết lập, ta cần kiểm tra xem Layer mới thiết lập đã ở chế độ Editing hay chưa. Ta chỉ có thể biên vẽ trên các layer ở chế độ Editing. • Thao tác tương tự cho tới khi biên vẽ xong tất cả các lớp đối tượng bản đồ. Làm dường viền mờ cho ranh giới (áp dụng thủ tục Ring Buffer) Vào Tools→Tool Manager, chọn Concentric Ring Buffer. Nháy OK để xác lập chọn lựa. Chọn đường viền bao quanh bằng công cụ Select. Vào Tools, chọn Concentric Ring Buffer → create Concentric Ring Buffer..., hộp thoại như hình 3.32 xuất hiện.
Hình 3.32 67
• Trong hộp thoại Concentric Ring Buffers: Chọn Units là ktlometers, Radius tuỳ ý, nháy Add Ring để chọn lựa. Đặt tên tập Ring Buffer trong Table name. Nháy OK để hoàn tất. 3.2.5. Nhập thông tin cho các đối tượng bản đồ Sau khi biên vẽ toàn bộ các đối tượng bản đồ, mở bảng chọn Windows →New Browser Windows (hoặc nháy chuột vào biểu tượng Browser), bảng dữ liệu xuất hiện với trường mặc định là ID. Bạn chỉnh lại cấu trúc của bảng vừa tạo bằng lệnh Table → Maintenance → Table Structure... Hộp thoại Modify Table Structure xuất hiện như hình 3.33:
Hình 3.33
• Nháy Add Field để thêm trường mới. • Trong ô Field Infomation, đặt tên trường trong ô Name. • Xác định kiểu dữ liệu trong ô Type (địa danh là kiểu Character, dân số là kiểu Integer, diện tích là kiểu Float,...). • Độ rộng của trường xác định trong ô Width. • Sau khi chỉnh sửa xong cấu trúc bảng, nháy OK để kết thúc. 68
• Xem lại cấu trúc bảng: Window→New Browser Window... chọn tên bảng bạn muốn xem. Nháy OK để xem. • Nhập dữ liệu: trở lại cửa sổ Map, dùng công cụ Information(i) trong hộp công cụ Main để nhập dữ liệu cho từng đối tượng trên bản đồ (hình 3.34):
Hình 3.34 • Đặt tên cho các đối tượng bản đồ, nhập các số liệu thống kê tương ứng cho mỗi đối tượng (Object) mới được biên vẽ. Làm như vậy cho tất cả các đối tượng và kiểm tra lại số liệu bằng cách mở lại cửa sổ Browser (hình 3.35).
69
Hình 3.35 3.2.6. Tạo lưới tọa độ, thước tỉ lệ cho bản đồ Tạo lưới tọa độ Để tạo lưới tọa độ cho bản đồ, bạn phải khởi động một số trình ứng dụng MapBasic trong MapInfo 7.5 và thực hiện các thao tác như sau (hình 3.36): Vào bảng chọn Tools chọn Tool Manager; • Nháy chọn: Grid Maker; • Nháy OK để đóng hộp thoại. • Khi đó thanh công cụ Tools sẽ xuất hiện thêm biểu tượng tạo lưới tọa độ (grid maker).
70
Hình 3.36
• (Dùng trỏ chuột chọn công cụ Grid Maker, kéo thả một hình chữ nhật bao phủ vùng bản đồ cần tạo lưới tọa độ. Khi đó sẽ xuất hiện hộp thoại như hình 3.37:
Hình 3.37
• Chọn các tham số như: khoảng cách giữa các đường kinh vĩ tuyến (spacing between lines), thư mục lưu lưới tọa độ (New Table, Browser), kiểu lưới tọa độ (vùng đóng - Closed Region, dạng phân mảnh bản đồ hay là dạng đường thông dụng - Straight Polylines). 71
• Chọn kiểu lưới chiếu bằng cách nháy nút Projection. • Nháy OK để thực hiện, khi đó máy tính sẽ báo có bao nhiêu ô sẽ được tạo cho vùng bản đồ mà ta đã chọn. • Đến đây ta có thể cho hiển thị tọa độ kinh vĩ tuyến bằng cách nháy chọn vào biểu tượng Label và nháy chuột trực tiếp vào vị trí muốn hiển thị tọa độ kinh hoặc vĩ tuyến đó. Ta cũng có thể nháy đúp trực tiếp vào vị trí kinh vĩ tuyến đó để chuyển các kí hiệu ngầm định về dạng thông dụng như: N chuyển thành Bắc, S chuyển thành Nam, W chuyển thành Tây, E chuyển thành Đông. Tạo thước tỉ lệ Để tạo thước tỉ lệ cho bản đồ, cũng giống như tạo lưới tọa độ, bạn phải khởi động trình MapBasic trong MapInfo 7.5 và thực hiện các thao tác sau (hình 3.38): • Vào bảng chọn Tools → Tool Manager. • Nháy chọn Scale Bar. • Nháy OK để đóng hộp thoại.
Hình 3.38 72
Lúc này trên thanh công cụ Standard đã có thêm công cụ tạo thước tỉ lệ (Draw Scale Bar). Bạn hãy chọn công cụ này và nháy chuột vào vị trí trên bản do tại đó bạn muốn tạo thước tỉ lệ và thực hiện theo những thao tác sau (hình 3.39): • Chọn đơn vị đo là kilometers.
Hình 3.39
• Chọn màu hiển thị cho vùng làm đầy của thước tỉ lệ trong hộp Fill color for scale bar. • Chọn màu thể hiện cho nét kẻ ngoài của thanh tỉ lệ trong Pen color for scale bar. • Chọn kiểu phông chữ thể hiện cho thước tỉ lệ trong hộp Font for scale bar. • Chọn độ rộng của thước tỉ lệ biểu thị thực tế trong Width of scale bar và độ rộng cho tỉ số chiều cao của thước tỉ lệ biểu thị trên bản đồ trong Width to Height Ratio. • Nháy chọn OK để thực hiện, chọn Help nếu như bạn cần sự trợ giúp cho việc sử dụng chức năng này. 3.2.7. Tạo lớp thông tin địa danh, bảng chú giải cho bản đồ Tạo lớp thông tin địa danh cho bản đồ Để tạo lớp địa danh cho bản đồ, bạn phải thực hiện chức năng Labeler 73
nhờ việc xác lập nó trong bảng chọn Tools →Tool Manager. Chọn Labeler (tương tự như tạo lưới tọa độ và thước tỉ lệ). Sau đó bạn hãy chọn Tools→Label Function→ Transfer Current Labels. Hộp thoại xuất hiện như hình 3.40. Bạn hãy chọn lớp bản đồ cần chuyển địa danh sang lớp tên bản đồ riêng.
Hình 3.40
Trong hộp thoại Transfer Labets, bạn nhớ chọn Include Hidden Labels (kể cả các địa danh bị ẩn). Nháy OK để thực hiện. Tới đây bạn lưu lại lớp thông tin địa danh vào lớp nào đó (thông thường ngầm định của MapInfo 7.5 là Cosmetic Layer). Tới đây bạn phải lưu lớp thông tin này bằng cách: vào bảng chọn Map→Save Cosmetic Obiects, chọn New, điền tên thư mục cần lưu địa danh lại và đặt tên cho lớp địa danh đó. Tạo bảng chú giải Có rất nhiều cách khác nhau để tạo bảng chú giải như: tạo bảng chú giải tại trang Layout (trình bày trang in), tạo bảng chú giải tự động của bản đồ chuyên đề (thematic) và tạo bảng chú giải bằng chức năng Create Legend của bảng chọn Map. Thông thường để tạo một bảng chú giải đầy đủ và đúng nhất, người biên vẽ bản đồ máy tính chuyên nghiệp thường sử dụng kết hợp cả ba cách tạo 74
bảng chú giải trên. Để tạo bảng chú giải, bạn hãy vào bảng chọn Map chọn Create Legend. Khi đó xuất hiện hộp thoại như hình 3.41:
Hình 3.41
Bước 1: Bạn hãy chọn các lớp bản đồ cần tạo bảng chú giải. MapInfo 7.5 ngầm định là tất cả các lớp của bản đồ hiện thời. Nếu muốn xoá bảng chú giải cho một lớp nào đó, bạn hãy chọn lớp đó và nháy Remove. Muốn thay đổi thứ tự các lớp chú giải bạn hãy chọn lớp đó và sử dụng phím Up hoặc Down để thực hiện. Kết thúc bước 1 bạn nháy Next để chuyển sang bước tiếp theo. Bước 2: Bạn có thể điền từ "Chú giải" bằng tiếng việt trong cửa sổ Title Pattern. Nếu muốn có đường viền và bóng đổ cho bảng chú giải bạn hãy nháy chọn vào Border Style và nháy vào ô vuông bên cạnh để xác lập các thuộc tính cần thiết cho bảng chú giải của bạn. Nếu muốn thể hiện bảng chú giải theo chiều quay ngang khổ giấy bạn chọn Landscape (hình 3.42).
75
Hình 3.42
Nháy Next khi bạn đã thực hiện song và chuyển qua bước cuối cùng. Bước 3: Tại bước này, bạn có thể thay đổi hoặc lưu lại dưới dạng Template để sử dụng lại nhờ chức năng Save frame setting to Metadata (hình 3.43) Nháy Finish để kết thúc. Nháy Back nếu muốn quay trở lại bước 2.
Hình 3.43
Hoàn thiện cửa sổ Legend: Bạn có thể di chuyển các đối tượng chú giải khác nhau (theo lớp) có thể thay đổi tên chú giải bằng cách truy cập trực tiếp vào mục đó bằng việc nháy đúp vào đối tượng muốn thay đổi. Tại đó bạn có thể chuyển phông chữ tiếng Việt, kiểu chữ, màu chữ,... Bạn cũng có thể bỏ bớt đối tượng trong bảng chú giải bằng cách chọn đối tượng đó và nhấn phím Delete trên bàn phím (hình 3.44). 76
Hình 3.44 3.2.8. Chọn và tìm kiếm đối tượng bản đồ trong MapInfo MapInfo có khả năng phân tích khá mạnh. Muốn thực hiện các phân tích của hệ thống, chúng ta phải chọn các đối tượng bản đồ phù hợp với mục tiêu đề ra. Việc chọn đối tượng được hiểu là một tập hợp dữ liệu được nhóm lại với nhau theo một hoặc nhiều tiêu chí cho trước. Vùng chọn trong MapInfo có đặc tính như lớp thông tin trung gian. Khi chúng ta thực hiện chọn các đối tượng thì MapInfo sẽ tự động tạo ra lớp trung gian này để lưu trữ các bản ghi mà ta chọn với tên mở rộng là Query. Trong trường hợp chúng ta muốn ghi lại các thông tin đã chọn thành một bảng mới, ta vào bảng chọn File→save Copy As, chọn Query cần ghi lại sau đó chọn Save As. Hộp thoại hiện ra cho phép ta nhập tên tệp mới để lưu. Các phương pháp thực hiện lựa chọn có thể thông qua bảng chọn hoặc câu lệnh. Sau đây tác giả trình bày một số phương pháp lựa chọn: Chọn đối tượng bằng công cụ chọn trong hộp công cụ Main Trong hộp công cụ Main, ta có thể chọn từng đối tượng riêng biệt, chọn theo bán kính, theo cửa sổ, theo vùng, bằng cách nháy chuột vào các biểu tượng tương ứng trong hộp công cụ Main sau đó di chuyển trỏ chuột tới các 77
đối tượng cần chọn trên màn hình. Chọn đối tượng trong cửa sổ Browser Trước hết vào bảng chọn Window, chọn New Browser Window. Sau khi hộp thoại Browser xuất hiện, ta chọn tên lớp cần mở (đối tượng chọn) trong danh sách các lớp thông tin có trên màn hình trong cửa sổ Browser. Khi các đối tượng trong cửa sổ Browser được chọn, các đối tượng tương ứng trên bản đồ cũng được tự động chọn (hình 3.45).
Hình 3.45
Chọn đối tượng thông qua Query Ngoài việc chọn đối tượng trên màn hình như trên, chúng ta có thể thực hiện chọn và tìm kiếm đối tượng thông qua bảng chọn Query bằng lệnh Select và SQL Select. Để làm được điều đó, trước hết ta phải xác định các tiêu chí tìm kiếm. Các tiêu chí này có thể là một hằng số, một biểu thức toán học, một biểu thức lôgic. Chức năng chọn đối tượng nhờ Query cho phép ta chọn các bản ghi dữ 78
liệu trong một lớp thông tin theo các thuộc tính thoả mãn các tiêu chí cho trước mà chúng ta đã tạo ra trong lớp trung gian. Sau khi chọn xong tên lớp thông tin, ta thiết lập biểu thức xác định tiêu chí tìm kiếm đối tượng trực tiếp vào ô That Satisfy. Các công thức và toán tử của biểu thức được chọn trong hộp thoại Expression (mở bằng lệnh Assist → Expression). Trong hộp thoại Expression có sẵn các hàm chuẩn của hệ thống như: • Abs() - hàm giá trị tuyệt đối, • Area() - hàm diện tích của đối tượng, • Centroldx()- lấy tọa độ X trọng tâm của đối tượng, • Centroidy()- lấy tọa độ Y trọng tâm của đối tượng, • Chr$()- lấy kí tự của biểu thức.... Tuỳ theo mục đích tìm kiếm cụ thể mà ta lựa chọn sử dụng các hàm này. Ứng dụng phương pháp Select tìm kiếm các quốc gia có dân số (năm 1994) lớn hơn 100 triệu người, ta tiến hành như sau (hình 3.46):
Hình 3.46
• Mở bản đồ thế giới (World Map). • Vào bảng chọn Query→Select.
79
Hình 3.47
• Chọn tên bảng trong hộp Select Record from Table. • Lập biểu thức lôgic trong hộp That Satisfy. • Chọn cột (trường) để thực hiện biểu thức (sử dụng Assist). • Kiểm tra lại biểu thức bằng cách nháy chuột vào nút Verify (hình 3.47). Sau khi máy báo Syntax is corect, ta nháy OK để hoàn thiện việc lựa chọn và tìm kiếm theo tiêu chí đã định. Kết quả tìm kiếm được thể hiện bằng cách đánh dấu các quốc gia có số dân lớn hơn 100 triệu người trên bản đồ, đồng thời phần mềm cũng tự động thông báo một bảng danh sách các nước thoả mãn điều kiện tìm kiếm, bao gồm tám quốc gia: Bangladesh, Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Inđonêsia, Nhật Bản, Liên bang Nga, Hoa Kì (hình 3.48):
80
Chọn đối tượng bằng SQL Select Chức năng SQL Select cho phép chúng ta chọn các bản ghi dữ liệu trong một lớp thông tin theo các tiêu chí cho trước. Bên cạnh việc tìm kiếm bằng lệnh Select nêu trên, lệnh này còn cho phép ta tạo ra trường mới, tổng hợp dữ liệu của các thông tin được chọn, liên kết hai hay nhiều lớp thông tin vào một lớp thông tin mới. Thực chất SQL Select có khả năng tạo ra Query Table chứa các thông tin không có mặt trong bảng cơ sở, nghĩa là nó tạo ra một cột mới (cột phát sinh) bằng các phép toán. Ứng dụng SQL Select tìm kiếm các quốc gia có mật độ dân số lớn hơn 2000 người/km2 (hình 3.49):
81
Mật độ dân số được tính bằng công thức: Population/Area. • Vào File→Open Tables, rồi chọn World.tab. • Chọn menu Query→SQL Select. • Trong ô from Tables chọn World. • Trong hộp Select Columns chọn Country, Pop_1994/Area(obj,“sq mi”). • Đặt tên mới (Matdo) cho cột phát sinh trong ô into Table Named. • Chọn OK. Kết quả chọn được 11 quốc gia và vùng lãnh thổ trên bản đồ thế giới thoả mãn tiêu chí cho trước (có mật độ dân số lớn hơn 2000 người/km2) như hình 3.50:
82
3.2.9. Thao tác làm việc với trang in bản đồ Đây là thao tác quan trọng nhất trong quá trình in và xuất bản đồ sang các phần mềm khác để sử dụng. Việc hoàn thiện bước này sẽ giúp ta có một bản đồ như ý, ngoài ra còn cho phép ta có được những chức năng nâng cao của việc in và xuất bản một sản phẩm bản đồ. Cho tới nay, mặc dù đã có rất nhiều các phần mềm xử lí bản đồ máy tính khác nhau nhưng việc in bản đồ từ MapInfo luôn đem lại hiệu quả hơn hẳn, do khả năng in rất rõ nét của MapInfo 7.5 và các tham số mở rộng khác. Người dùng chuyên nghiệp thường phải nhập bản đồ từ các phần mềm khác (Arcview) vào MapInfo 7.5 để in. Để thực hiện việc trình bày trong một trang in (Layout) bản đồ hợp lí với bố cục đẹp ta phải lưu ý các vấn đề sau: Cài đặt lại một số tham số trong Map Options như sau: • Đơn vị tính tọa độ (coodinate Units) là Degrees; • Đơn vị tính khoảng cách là: Kilometers; • Đơn vị tính diện tích là: Square kilometers; • Trong hộp Display: chọn là Mapscale (thước tỉ lệ); • Trong hộp When Resizing Windows (khi thay đổi kích thước cửa sổ): chọn là Preserve Current Scale (giữ nguyên tỉ lệ hiện tại). Sau khi thiết lập, nháy OK để xác lập các lựa chọn này cho chức năng Map Options (hình 3.51): 83
Trong bảng chọn Options của cửa sổ Map chọn Preferences để xác lập thông tin cho trang Layout • Đơn vị đo cho giấy in của trang in là centimet; • Nháy OK để thực hiện. Những thao tác trên là hết sức quan trọng, nó giúp bạn căn chỉnh trang in như ý và có một trang in theo đúng tỉ lệ đã được xác lập chính xác nhất. Bạn đã sẵn sàng chuyển sang bước tiếp theo trong trang Layout. Tại cửa sổ Map, sau khi đã hoàn thành bản đồ, thực hiện các thao tác như trên tại bảng chọn Window, bạn chọn New Layout Window, nháy OK để thực hiện. Tại đây, trong mục Options của bảng chọn Layout, bạn có thể (hay đổi khổ giấy in ra từ A4 tới A0 (hình 3.52). • Nếu in ra trang A4 (ngầm định), điền 1 và 1 lần lượt vào các ổ Width và Height; • Nếu in ra trang A3, điền 2 và 2; 84
• Trong trường hợp cần in bản đồ với khổ giấy nằm ngang, bạn chọn Landscape trong hộp thoại Pape Setup của bảng chọn File của cửa sổ Layout (hình 3.53).
Bạn cũng có thể điển tên bản đồ, lập bảng chú giải ngay tại cửa sổ của 85
trang in Layout. Căn chỉnh các đối tượng trong trang Layout Việc căn chỉnh bố cục bản đồ trong trang Layout là hết sức quan trọng, giúp cho việc biên vẽ bản đồ trở lên khoa học và rõ ràng. Thao tác này phần nhiều phụ thuộc vào kĩ năng cũng như con mắt thẩm mĩ của người biên vẽ bản đồ. Để căn chỉnh các đối tượng khác nhau (bảng chú giải, tên bản đồ, thước tỉ lệ bằng chữ) bạn hãy thực hiện các thao tác sau (hình 3.54):
Hình 3.54
• Vào bảng chọn Layout trên thanh công cụ Standard. • Chọn Align Obiects. • Chọn cách căn chỉnh theo chiều ngang (Horizontal) và theo chiều dọc (Vertical). • Căn chỉnh giữa các đối tượng với nhau (cách other) hay đối với toàn bộ trang in (entire layout). Cách căn chỉnh: dãn đều - distribute, căn chỉnh cạnh phải - Align right edges of, căn thẳng cạnh trái - Align left edges of, căn giữa - Center. • Nháy OK để thực hiện. 86
3.2.10. In, xuất bản đồ để sử dụng trong các ứng dụng khác In bản đồ Để in bản đồ, bạn xác định khổ giấy và các tham số in như theo chiều thẳng đứng hay nằm ngang, máy in rồi nháy OK để thực hiện. Xuất bản đồ để sử dụng trong các ứng dụng khác Ngày nay, việc sử dụng bản đồ không chỉ giới hạn trong việc sử dụng bản đồ giấy, bạn có thể sử dụng bản đồ để trình chiếu, đặc biệt khi bạn muốn thể hiện bản đồ trên một máy tính không cài đặt MapInfo 7.5 thì bạn chuyển bản đồ dưới dạng các tệp ảnh. Ngoài ra, việc tạo bản đồ bằng MapInfo 7.5 chưa hẳn là hoàn toàn hoàn hảo, bạn có thể xuất bản đồ rồi sử dụng các trình ứng dụng xử lí ảnh để có thể tìm được cách thể hiện tốt nhất. • Chọn File→Save Window as. Hộp thoại Save Window to Fite xuất hiện (hình 3.55):
Hình 3.55 87
• Đặt tên tệp trong ô File name. • Chọn thư mục chứa tệp ở Save in. • Chọi dạng tệp ảnh ở ô Save as type, thường là: o dạng bitmap - *.bmp, o Jpeg - *.jpg, o hoặc Photoshop 3.0,... • Trong hộp thoại Image size: o chọn chiều rộng trong ô Width, o chiều cao trong ô Height, o hoặc mặc định (Custom Size). • Chọn một số tham số nâng cao trong Advance như: o trong suốt (transparent), o bao viền (border Export),... • Nháy OK để lưu. 3.3. TẠO BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ 3.3.1. Khái quát về bản đồ chuyên đề Để tạo một bản đồ chuyên đề, ngoài việc có các kiến thức về bản đồ, người tạo bản đồ chuyên đề còn cần phải có những kiến thức hết sức sâu rộng về lĩnh vực chuyên môn mà bản đồ đó thể hiện. Tham số được biểu hiện trong bản đồ chuyên đề gọi là tham số chuyên đề. Các thông tin phục vụ cho việc tạo bản đồ chuyên đề được truy cập từ một hoặc một vài lớp thông tin trong các bảng. Khi tạo bản đồ chuyên đề thì MapInfo 7.5 tự động tạo ra một lớp thông trẻ chuyên đề độc lập để quản lí và lưu trữ các thông tin đó. Để thực hiện tạo ra bản đồ chuyên đề chúng ta chọn bảng chọn Map→Creat Thematic Map, để xuất hiện hộp thoại như hình 3.56: 88
Các bản đồ chuyên đề được tạo dựa trên sự kết hợp của một hoặc kết hợp nhiều kiểu (type) trong số sáu kiểu dưới đây: • Ranges: là phương pháp tạo bản đồ - biểu đồ dạng nền đồ giải. Bản đồ chủ đề được lập theo các khoảng giới hạn giá trị của dữ liệu. Các khoảng giới hạn được biểu thị bằng màu cho các kiểu đối tượng khác nhau. Dùng phương pháp này có thể minh họa mối quan hệ giữa các giá trị dữ liệu và vùng địa lí, hay biểu thị thông tin kiểu tỉ lệ. • Bar Charts: cho phép vẽ bản đồ - biểu đồ dạng cột. Biểu đồ cột được sử dụng để minh họa nhiều biến của một bản ghi trong bản đồ. Với biểu độ cột ta có thể so sánh kích thước các cột trong biểu đồ hay so sánh chiều cao của biểu đồ cột để lấy được các thông tin về bảng dữ liệu. • Pie Charts: Kiểu bản đồ - biểu đồ dạng quạt, loại này cho phép phân tích được nhiều biến một lúc. Trong biểu đồ này ta có thể so sánh kích thước của các hình quạt với nhau hay so sánh một hình quạt với toàn bộ biểu đồ,... • Graduated: dạng bản đồ - biểu đồ phân theo cấu trúc bậc. Các đối 89
tượng sẽ được phân cấp theo giá trị của chúng. Nếu giá trị của chúng càng cao thì kích thước sẽ càng lớn và ngược lại. Kiểu phân cấp này rất thuận tiện cho trình bày thông tin có tính định lượng. • Dot Density: là kiểu biểu đồ mật độ điểm, áp dụng cho bảng kiểu vùng. Kiểu này biểu diễn giá trị dữ liệu thành các chấm trên bản đồ. Mỗi chấm tương ứng với một giá trị dữ liệu của vùng. • Individual: là kiểu bản đồ - biểu đồ nhấn mạnh sự khác biệt về thuộc tính đối tượng. Đây là kiểu bản đồ chuyên đề duy nhất có thể được xây dựng từ trường dữ liệu không phải kiểu số. 3.3.2. Cách tạo bản đồ chuyên đề Bản đồ chuyên đề được thành lập theo ba bước sau: Bước 1: Mở một bản đồ nền cần thành lập bản đồ chuyên đề, vào bảng chọn Map → Create Thematic Map, xuất hiện hộp thoại sau (hình 3.57):
Bước 2: Trong hộp thoại này, tuỳ theo người biên vẽ, có thể tạo bản đồ chuyên đề theo một trong sáu cách sau: Ranges, Bar Charts, Pie Charts, Graduated, Dot Density, Individual. 90
• Chọn kiểu thể hiện thích hợp trong hộp Template Name bằng cách di chuyển vùng sáng. • Nháy Next khi đã chọn được kiểu ưng ý và chuyển qua bước tiếp theo. • Trong bước 2 bạn chú ý chọn tên bảng cần lấy thông tin để tạo bản đồ chuyên đề trong hộp Table. • Chọn trường dữ liệu để tạo bản đồ chuyên đề trong hộp Field (ví dụ: trường matdo_ds). • Nháy chọn Ignore Zeroes or Blanks để chấp nhận cả các bản ghi không có số liệu hoặc trắng. • Nháy Next khi bạn đã sẵn sàng chuyển qua bước tiếp theo
Bước 3: Đây là bước quan trọng nhất và quyết định tới quá trình bạn thành lập bản đồ chuyên đề. Trong bước này bạn có thể chọn các tham số ở hộp Customize để thay đổi hoặc thiết lập một số chức năng nâng cao cho bản đồ chuyên đề (hình 3.59):
91
Hình 3.59
• Chọn Ranges bạn có thể thay đổi số lượng phân bậc, cách ngắt bậc ngẫu nhiên hoặc theo một số liệu định trước. • Chọn Styles bạn có thể thay đổi màu cho từng bậc tuỳ ý. • Chọn Legend bạn có thể thay đổi kiểu phông chữ, đánh số lại cách chú giải, hoặc có thể cho hoặc không cho hiển thị số lượng (count) của mỗi bậc. • Trong hộp Template, bạn có thể ghi lại dưới dạng mẫu để sử dụng lại đối với một số kiểu. Khi sử dụng lại, bạn nháy chọn Merge để mở và áp dụng kiểu bạn thích cho bản đồ chuyên đề mới. • Nháy OK để thực hiện, bạn đã kết thúc việc tạo bản đồ chuyên đề. Nếu chưa vừa ý bạn có thể quay lại bản đồ chuyên đề bằng cách vào bảng chọn Map→ Chọn Modify Thematic hoặc nháy đúp vào phần chú giải của bản đồ chuyên đề. • Giả sử chọn bản đồ nền là bản đồ thế giới, bản đồ chuyên đề dân số 92
thế giới năm 1994 lần lượt theo các phương pháp nêu trên thể được thể hiện như sau: Theo phương Pháp Range (hình 3.60):
Hình 3.60
93
Theo phương pháp Bar Charts (hình 3.61):
Hình 3.61
94
Theo phương pháp Pie Charts (hình 3.62):
Hình 3.62
95
Theo phương pháp Doi Density (hình 3.63):
Hình 3.63
96
Theo phương pháp Graduated (hình 3.64)
97
Theo phương pháp Individual (hình 3.65):
Hình 3.65
98
3.4. PHÂN NHÓM THÔNG TIN BẢN ĐỐ Trong thực tế nghiên cứu, khi khối lượng thông tin đủ lớn, việc phân nhóm thông tin trở nên hết sức cần thiết. Một trong những điểm mạnh của MapInfo là cho phép người dùng có thể phân nhóm thông tin cho cả các số liệu không gian và phi không gian. Nói cách khác, việc phân nhóm thông tin trong MapInfo không chỉ có ý nghĩa trong việc phân tích các số liệu thống kê, nó còn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc phân chia các đối tượng không gian (bản đồ), tạo nên bức tranh trực quan cho phép các nhà địa lí phân chia chính xác các vùng địa lí tự nhiên, kinh tế - xã hội, các đối tượng địa lí có chung những tiêu chí nhất định. Để phân nhóm thông tin bản đồ, ta vào bảng chọn Window→New redistrict Window, màn hình hiện ra hộp thoại cho phép ta xác định tên đối tượng (lớp, trường) để thực hiện phân nhóm (hình 3.66).
Trong hộp thoại này, ta thực hiện: • Xác định tên lớp trong hộp Source Table, tên trường cần phân nhóm xác định trong hộp District Field. • Thực hiện chuyển các trường đã có trong Available Fields sang hộp Fields to Browse bằng cách nháy chuột vào nút Add. 99
• Chọn OK để đóng hộp thoại. Trên màn hình sẽ xuất hiện bảng Districts Browser và bản đồ đã có màu theo nhóm (hình 3.67):
Hình 3.67
Vào bảng chọn Window, chọn Tile Window, màn hình sẽ được chia làm hai cửa sổ, một bên là cửa sổ bản đồ, một bên là cửa sổ thông tin phân nhóm. Cả hai cửa sổ này đều thống nhất với nhau về kí hiệu, màu sắc. Việc sử dụng cửa sổ phân nhóm bản đồ cho phép ta có thể tìm kiếm và đánh dấu các đối tượng có cùng một khoảng giá trị hoặc có cùng các tiêu chí nhất định, điều này sẽ rất phù hợp khi thành lập các bản đồ bằng phương pháp nền chất lượng (bản đồ địa chất, địa mạo, dân số...
100
TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nguyễn Hồng Quảng, Nguyễn Khắc Thắng, MapInfo, Trung tâm tư vấn lâm nghiệp, Hà Nội, 1996. [21. Nguyễn Thế Thận, Trần Công Yên, Tổ chức hệ thống thông tin địa lí và phần mềm MapInfo, NXB Xây dựng, Hà Nội, 2000. [3]. Nguyễn Thế Thận, Cơ sở hệ thống thông tin địa lí GIS, NXB KHKT, Hà Nội, 1999. [4]. Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ Thị Minh Đức, ứng dụng tin học trong nghiên cứu địa lí KT-XH, đề tài NCKH, Trường ĐHSP Hà Nội, 1999. [5]. Tổng cục Thống kê: Tổng điều tra dân số Việt Nam, Hà Nội, 1989. [6]. Geographic Information System: Planning and Implementation, ICMA,1991. [7]. MapInfo, Reference Guide, MapInfo Corporation Troy, NewYork, 1996.
101
MỤC LỤC PHẦN I: ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSOFT POWERPOINT TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ ..................................................................................................2 1.1. LÀM QUEN VỚI PHÂN MỀM MICROSOFT POWERPOINT ................2 1.2. QUY TRÌNH VÀ NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN KHI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐỊA LÍ BẰNG POWERPOINT ............................................................3 1.3. CÁC THAO TÁC SOẠN BÀI GIẢNG ĐỊA LÍ BẰNG PHẦN MỀM POWERPOINT....................................................................................................4 1.4. KỸ NĂNG NÂNG CAO TRONG POWERPOINT ..................................13 PHẦN II: ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSOFT EXCEL TRONG VIỆC TẠO BIỂU ĐỒ ĐỊA LÍ .........................................................................................20 2.1. GIỚI THIỆU VỀ PHẦN MỀM MICROSOFT EXCEL ............................20 2.2. CÁC LOẠI BIỂU ĐỒ TRONG EXCEL....................................................20 2.3. ỨNG DỤNG PHẦN MỀM EXCEL TRONG THÀNH LẬP BIỂU ĐỒ ĐỊA LÍ ...............................................................................................................21 PHẦN III: ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MAPINFO TẠO LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ ...............................................................................................................................37 3.1. GIỚI THIỆU PHẦN MỀM MAPINFO .....................................................37 3.2. CÁC THAO TÁC CƠ BẢN TRONG TẠO LẬP BẢN ĐỒ ......................55 3.3. TẠO BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ ....................................................................88 3.4. PHÂN NHÓM THÔNG TIN BẢN ĐỐ .....................................................99 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................101
Chịu trách nhiệm xuất bản : Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc NGÔ TRẦN ÁI Phó Tổng Giám đốc kiêm Tổng biên tập NGUYỄN QUÝ THẠO Tổ chức bản thảo và chịu trách nhiệm nội dung : Giám đốc VŨ BÁ KHÁNH
Biên tập nội dung : NGUYỄN THỊ THANH XUÂN Trình bày bìa : ĐINH THANH LIÊM
Sửa bản in : NGUYỄN THỊ THANH XUÂN
Chê bản : NGUYỄN THỊ THANH XUÂN
ÚNG DỤNG TIN HỌC TRONG NGHIÊN CÚU VÀ DẠY HỌC ĐỊA LÍ Mã số : 7K717A8- ĐTH In 500 cuốn, khổ : 17 x 24 cm In tại Công ty TNHH in và TM Sông Lam. Số đăng kí KHXB : 283 - 2008/CXB/14-635/GD. In xong và nộp lưu chiểu tháng 8 năm 2008.