Hanoi Ad Hoc / Lời mời đồng hành

Page 1

ha nọi ad hoc

LỜI MỜI ĐỒNG HÀNH CÙNG HANOI AD HOC Hanoi Ad Hoc 1.0 - Kiến trúc, Nhà Máy và Vẽ (lại) giấc mơ hiện đại của quá khứ tân thời 1/2021 - 12/2021


LỜI MỜI ĐỒNG HÀNH CÙNG HANOI DA HOC

ha nọi ad hoc

Hanoi Ad Hoc 1.0 - Kiến trúc, Nhà Máy và Vẽ (lại) giấc mơ hiện đại của quá khứ tân thời https://www.hanoiadhoc.com/


Mục lục

Giới thiệu

04

Về chúng tôi

12

Hanoi Ad Hoc 1.0

18

Đối tác

30

Tài trợ

32

Đề nghị hợp tác

33


1 Giới thiệu

Thế nào là Hanoi Ad Hoc

Hanoi Ad Hoc 1.0

Hanoi Ad Hoc được khởi xướng bởi KTS. Mai Hưng Trung cùng các cộng sự: Giáo sư, nhà nhân chủng học Christina Schwenkel, giáo sư, nhà địa lý học Sylvie Fanchette,Giáo sư, kiến trúc sư Danielle Labbé và KTS. Lê Đức. mục đích chính của dự án tập trung vào việc tìm tòi những logic kiến tạo đô thị đặc ứng như đo ni đóng giày với bối cảnh đương đại, đặc trưng của kết cấu, diện mạo đô thị Hà Nội. Từ những kết quả này, nghiên cứu sẽ góp phần khảo cứu những khoảng trống trong quá khứ và kích thích sự thay đổi trong góc nhìn hiện tại về những thực thể bị lãng quên của chủ nghĩa kiến trúc hiện đại ở Việt Nam cũng như khai phá những góc khuất (khía cạnh khác) của thực tại đô thị không mấy được sự quan tâm của cộng đồng. Toàn cảnh đô thị Hà Nội như một bức tranh mosaic với nhiều mảnh ghép hình thành từ những quá trình phát triển thành phố và thay đổi hỗn loạn của xã hội và chính trị sau hàng nghìn năm phát triển. Những cá thể kiến trúc đặc thù là nhân chứng cho sự vận động đó, là sự thích ứng phi chính thống với các quy định chính thống và là những nguồn tài nguyên cơ bản cho những nghiên cứu đô thị. Để có thể giải mã được quá trình phát triển đô thị đầy hỗn loạn này cùng các tạo tác đô thị tiềm ẩn của Hà Nội, chúng ta cần có những cuộc khảo sát, những cái nhìn tổng quan về lịch sử và niên đại để có thể mã hóa chúng thành những bộ dữ liệu để khi đặt cùng nhau sẽ ghép nên một bức tranh tổng thể hoàn thiện về Hà Nội. Khái niệm « Ad hoc » nhấn mạnh vào chu trình kiến tạo (making), đảo chiều (unmaking) và tái thiết (remaking) của Hà Nội, chỉ bằng những công cụ với những giới hạn hiện hữu. Đó là những chuyển biến cần thiết để thích ứng với sự thay đổi thể trạng của chính trị, xã hội và quá trình đô thị hóa. Dự án hy vọng mang đến một góc nhìn phản biện về các khả năng thích nghi của kiến trúc hiện đại trong đô thị , sự đa dạng ngẫu hứng trong cách thức (tập trung và cải biến), và cách các ứng xử của đô thị (giải pháp) phát sinh hình thành hình thái đô thị ngày nay như thế nào. Do đó, mục tiêu của dự án sẽ tập trung vào 3 hành động chủ yếu : Thu thập (nghiên cứu), Lý thuyết hóa (phản biện) và Gợi mở (thúc đẩy).

4


Call for partnership

Nhà máy dệt 8-3 (Nguồn BMKTCN-DHXD) Thu thập, hệ thống hóa dữ liệu Tìm kiếm và tái tổ chức, hệ thống hóa các dữ liệu, bản vẽ của các công trình được lựa chọn nhằm mục đích xây dựng lại một nền tảng kỹ thuật số. Chúng tôi muốn tìm hiểu cội nguồn của di sản kiến trúc hiện đại cũng như cách vận hành của nó.

ha nọi ad hoc

5


Hanoi Ad Hoc 1.0

(© Hanoi Ad Hoc) Lý thuyết hóa Hanoi Ad Hoc hướng tới một Phương pháp lý thuyết hóa, một cách nhìn mới về những hoạt động đô thị thường nhật thay vì giới hạn trong một phương pháp diễn giải và trần thuật thông thường. Đó cũng chính là phần giá trị lõi và cơ bản nhất của dự án. Hanoi Ad hoc tìm cách lý giải kiến trúc Việt Nam hiện đại và trường phái hiện đại trong mối tương quan với những dấu mốc lịch sử diễn ra cùng thời điểm ở những hoàn cảnh địa lý khác nhau, sự trỗi dậy, sụp đổ và những ảnh hưởng của nó tới bộ mặt đô thị đương đại. Hanoi Ad hoc tìm cách hiểu được mối liên hệ và tương tác qua lại giữa những thực thể đô thị tách biệt. (từ nhà ở, nhà máy đến những công trình văn hóa).

6


Call for partnership

(© Hanoi Ad Hoc) Gợi mở Nằm giữa hai thái cực, thiết kế sáng tạo và nghiên cứu học thuật truyền thống. Dự án muốn đưa ra một phương thức kết hợp giữa hai Phương pháp này. Mục đích không phải đi tìm câu trả lời cuối cùng mà là những gợi ý, liên tưởng có tính kích thích và những Phương án thiết kế tiềm năng, những viễn cảnh giả tưởng. Một chương trình nghiên cứu định hướng thiết kế với kết quả là những ấn bản hàng năm với mục đích là khai phá những tiềm năng phát triển của những thực thể đô thị bình thường nhất. Kết quả này có thể phục vụ cho những dự án thiết kế kiến trúc và đô thị trên nền tảng lý thuyết.

ha nọi ad hoc

7


Tầm quan trọng và ảnh hưởng

Hanoi Ad Hoc 1.0

Toàn cảnh đô thị của Hà Nội là một bức tranh mosaic được hình thành từ nhiều mảnh ghép tạo tác đô thị được nhào nặn bởi quá trình phát triển của thành phố qua hàng nghìn năm dưới những thay đổi hỗn loạn về chính trị và xã hội. Những cá thể kiến ​​trúc đặc thù là nhân chứng cho sự vận động của xã hội và chính trị, là sự thích ứng phi chính thống với các quy định chính thống. Sự hỗn loạn đầy hấp dẫn này được coi là nguồn tài nguyên cơ bản, là đối tượng cho những nghiên cứu đô thị. Để làm được điều đó, chúng ta cần phải có các khảo sát, cái nhìn tổng quan về lịch sử và niên đại đô thị để có thể giải mã Hà Nội và các tạo tác đô thị tiềm ẩn của nó - những yếu tố đã ảnh hưởng lâu dài đến mối quan hệ giữa con người và đô thị. Các nghiên cứu về đô thị ở Việt Nam có xu hướng được thiết lập từ tư duy “rẽ mây nhìn xuống” và hệ quả của điều đó sẽ là sự bỏ sót nhiều khía cạnh và câu chuyện “đặc biệt” của cuộc sống thường ngày. Vì lý do này, các kết quả nảy sinh từ quá trình đô thị hữu cơ phát sinh từ phong tục của cư dân thành phố và các phản ứng tự phát, thường bị gắn mác không chính thống. chính quyền địa phương và giới truyền thông coi đó là thiếu tổ chức và không mong muốn. Các chính sách và các bản quy hoạch sau đó được đưa ra nhằm loại bỏ những đặc trưng này, vô tình làm đứt gãy kết cấu đô thị và phá vỡ văn hóa của cộng đồng bản địa. Bằng cách nghiên cứu tập trung vào sự kết hợp giữa quan điểm đa chiều và đa ngành từ nghiên cứu đô thị, nhân chủng học, dân tộc học và địa lý học, chúng tôi hy vọng sẽ hình thành một cái nhìn tổng thể hơn về thực trạng của các đô thị này và đóng góp vào quá trình hoạch định chính sách có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của cư dân đô thị. Ngoài ra, với việc các đô thị Việt Nam đang trải qua làn sóng đô thị hóa tư bản chủ nghĩa, nhiều Tạo tác đô thị (urban artifact) (được kiến ​​trúc sư kiêm nhà lý luận Aldo Rossi định nghĩa là yếu tố chính góp phần vào sự phát triển hình thái và văn hóa của thành phố) nhanh chóng bị phá bỏ để được thay thế bằng các mô hình trung tâm thương mại và khu đô thị mới. Đây là một tình huống bất lợi, vì có nhiều hiện vật đô thị, đặc biệt là những công trình được xây dựng vào thế kỷ 20, thiếu hụt cơ sở lưu trữ dẫn đến khó khăn trong việc đánh giá di sản. Với tốc độ giãn nở của đô thị, chúng có nguy cơ bị xóa sổ mặc cho những vị trí những giá trị quan trọng về xã hội và lịch sử. Nghiên cứu nhằm hoàn thiện vai trò của hoạt động ghi chép và lưu trữ, đồng thời nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với những tạo tác đô thị đang dần chìm vào lãng quên này.

8


Call for partnership

Hà Nội nhìn từ trên cao (Nguồn internet)

ha nọi ad hoc

9


Hanoi Ad Hoc 1.0

Các giai đoạn công việc, các cột mốc và kết quả Các nghiên cứu được tổ chức thường niên, với mỗi một chủ đề được nghiên cứu và thảo luận xuyên suốt trong thời gian một năm. Các chủ đề chính được lựa chọn dựa trên tiêu chí tính cấp thiết của đề tài và ưu tiên các đề tài có sự tương đồng với các kết quả nghiên cứu trước đó của thành viên nhóm. Thành viên nhóm nghiên cứu và các cộng tác viên sẽ gặp mặt 2 tuần 1 lần trước khi thời điểm khởi đầu của năm nghiên cứu nhằm thảo luận về kế hoạch dự án, chuẩn bị tài liệu kêu gọi tài trợ, chuẩn bị các phương án giao tiếp giữa các bên tham gia. Với mỗi chủ đề thường niên, ba hoạt động nghiên cứu chính diễn ra bao gồm: nghiên cứu liên ngành, thu thập thông tin thực địa và xuất bản. Nghiên cứu liên ngành đóng vai trò là nền tảng để dữ liệu liên quan đến đề tài được quan tâm -- khai thác từ nghiên cứu sẵn có, thông tin trên mạng internet cho đến những hồ sơ lưu trữ gốc - được chắt lọc, phân tích và phát triển. Thu thập dữ liệu thực địa kéo dài trong 2 tuần, diễn ra sau khi 3 nhóm nghiên cứu đã tập trung tại Hà Nội. Hoạt động này là cơ hội để đánh giá hoạt động khảo sát địa điểm, phản ánh sự tiến triển và cho thấy cái nhìn sâu sắc hơn về những nghiên cứu và nhìn nhận trước đó của nhóm. Trọng tâm của cuộc khảo sát này là sự kiện nhóm nghiên cứu trình bày quá trình nghiên cứu với nhóm các nhà nghiên cứu địa phương - những người đã có các nghiên cứu tương đồng. Hoạt động của ngày cuối cùng là xuất bản các tài liệu đã thu thập. Đây cũng là cột mốc cuối cùng của năm nghiên cứu Sau khi kết thúc các dự án nghiên cứu theo chủ đề hàng năm, các ấn phẩm về các chủ đề liên quan dự kiến ​​sẽ được xuất bản. Những ấn phẩm này hy vọng sẽ làm phong phú thêm tài liệu nghiên cứu đô thị, chính thống hóa những điều không chính thống.

10


2021- Hanoi Ad Hoc 1.0 Kiến trúc, Nhà Máy và Vẽ (lại) giấc mơ hiện đại của quá khứ tân thời

2022 - Hanoi Ad Hoc 2.0 Nước trong thành phố ( Sông Hồng và hồ)

2023 - Hanoi Ad Hoc 3.0 KTT, KDTM, Cấu trúc ở

Call for partnership

2024 - Hanoi Ad Hoc 4.0 Làng và cổng làng

2025 - Hanoi Ad Hoc 5.0 Cấu trúc tâm linh (chùa, đền, nhà thờ, miếu)

2026 - Hanoi Ad Hoc 6.0 Rong ruổi dọc những vỉa hè (không gian công cộng)

2027 - Hanoi Ad Hoc 7.0 Những cấu trúc kì vĩ ( siêu cơ sở hạ tầng, kiến trúc tượng đài)

ha nọi ad hoc

11


2 Về chúng tôi

Hanoi Ad Hoc 1.0

Mai Hưng Trung // Sáng lập Hanoi Ad hoc, Atelier M32, Pháp Kiến trúc sư trưởng văn phòng atelier M32, Paris, người khởi xướng Hanoi Ad Hoc Tốt nghiệp loại ưu từ ENSA Paris Malaquais, Pháp và Leibniz Universitat Hannover, CHLB Đức. Mai Hưng Trung luôn hứng thú bởi sự hỗn loạn và tầm thường trong đô thị, điều được coi như chất xúc tác không thể thiểu tác động trực tiếp đến những thay đổi đô thị. Trung tập trung chủ yểu vào những chiến lược quy hoạch cải tạo những đô thị hậu công nghiệp cũng như tìm cách định nghĩa kiến trúc và mẫu hình đô thị bản địa. Giới hạn địa lý của các dự án của Trung trải dài từ những làng quê Việt Nam đến những đô thị Châu Âu đang co hẹp và đang đi vào những lãng quên. Trung đã chiến thắng và được đề cử cho nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế như Europan 15 / Productive City 2, World Architectural Festival 2018, Ashui Awards 2020 and 2018, Spec GoGreen 2017, ASA International Competition 2015 Density/dense city. Vào năm 2018, Trung được chọn là một trong một trăm người Việt trẻ tiên phong, và là thành viên của mạng lưới đổi mới sáng tạo quốc gia.

GS.Christina Schwenkel // Đại học California, Riverside, Hoa Kỳ Christina SCHWENKEL là giáo sư ngành nhân học tại Đại học California, Riverside và từng điều hành Program in Southeast Asian Studies - Dự án nghiên cứu các vùng Nam Á (SEATRiP). Christina là đồng biên tập của Journal of Vietnamese Studies - Tập san nghiên cứu về Việt Nam, và là tác giả của cuốn sách Building Socialism: The Afterlife of East German Architecture in Urban Vietnam (nhà xuất bản Đại học Duke, 2020) được xuất bản gần đây. Christina đã thực hiện những nghiên cứu chuyên sâu về dân tộc học tại Việt Nam, các nghiên cứu quan tâm tới các vấn đề chuyển giao công nghệ toàn cầu và sự tái kết cấu cơ sở hạ tầng đô thị bối cảnh hậu chiến tranh. The American War in Contemporary Vietnam: Transnational Remembrance and Representation (nhà xuất bản Đại học Indiana, 2009) - cuốn sách đầu tiên của Christina - viết về sự tưởng nhớ và xem xét sự hình thành những tri thức về lịch sử và khía cạnh địa chính trị của nó. Một cuốn sách được viết gần đây khác của Christina tập trung về Chiến tranh lạnh trong công nghệ chính trị và sự lan truyền tinh thần chủ nghĩa xã hội giữa Việt Nam và Đông Đức trong lý thuyết quy hoạch đô thị và trong mô hình kiến trúc.

12


GS. Sylvie FANCHETTE // Giám đốc nghiên cứu IRD (Institut de Recherche pour le Développement ), Pháp Giáo sư Sylvie là tiến sĩ Địa lí học làm việc tại Đại học Paris 8, và phụ trách giám sát nghiên cứu. Sylvie đã hướng dẫn nghiên cứu tại IRD từ năm 1993, và là một thành viên của UMR Ceped. Đối tượng chính trong các nghiên cứu của Sylvie là quá trình đô thị hóa tại những vùng nông thôn mật độ lớn, và các điều kiện của mật độ dân số tại đồng bằng sông Hồng và sông Nile. Tại Việt Nam, Sylvie nghiên cứu về quá trình công nghiệp hóa các vùng nông thôn và quá trình đô thị hóa các khu vực vùng ven, trong bối cảnh thủ đô của Việt Nam trong quá trình đô thị hóa. Sylvie là tác giả các cuốn sách “ Hanoi, a metropolis in the making” và “Discovering craft villages in Vietnam” Call for partnership

Lê Đức // CO-NX, Đại học Oxford Brookes, Anh Quốc Lê Đức là kiến trúc sư thực hành và nhà nghiên cứu độc lập tại London. Tốt nghiệp trường kiến trúc Manchester và Architectural Association (AA), Đức có kinh nghiệm trong nhiều dự án kiến trúc tại Việt Nam, Nga và Vương Quốc Anh. Đức cũng đang là giảng viên Associate hướng dẫn thiết kế tại xưởng DS4, trường kiến trúc Đại học Oxford Brookes. Đức cũng từng là giảng viên hướng dẫn của trường Architectural Association Visiting School Tropicality 2016, là thỉnh giảng tại trường kiến trúc Leicester, AA và tham gia nghiên cứu trong nhóm nghiên cứu Plakat. Đức sáng lập CO-NX với mục đích tiếp cận kiến trúc qua cả thực hành và học thuật. Hiện tại, Đức đang quan tâm đến quá trình lịch sử hóa và công kích kiến trúc hiện đại Việt Nam trong thế kỷ 20.

ha nọi ad hoc

13


Hanoi Ad Hoc 1.0

Emmanuel Cerise // Giám đốc PRX Vietnam Kiến trúc sư và nhà quy hoạch đô thị Emmanuel là kiến trúc sư và nhà quy hoạch đô thị. Emmanuel là quản lý của chương trình hợp tác giữa khu vực Ile-de-France (Paris Region) và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (PRX-Vietnam) tại Hà Nội kể từ năm 2012. Đây là một chương trình hỗ trợ kỹ thuật cho nhiều ban, ngành kỹ thuật tại Hà Nội như Viện quy hoạch Hà Nội, Sở du lịch Hà Nội, quận Hoàn Kiếm, Sở tài nguyên và môi trường Hà Nội, Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội. Anh tổ chức các cuộc hội thảo về quy hoạch xanh, quy hoạch môi trường, đổi mới đô thị, bảo tồn di sản, quản lý rác thải và nguồn nước,... Anh hỗ trợ các ban, ngành kỹ thuật về quy hoạch các đô thị vệ tinh, đô thị sinh thái, nghiên cứu di sản, thiết kế không gian công cộng, kiểm tra các chính sách về môi trường… Song song với công việc của mình, Emmanuel tham gia hoạt động giảng dạy và nghiên cứu. Anh hợp tác nghiên cứu với IPRAUS (Paris Research Institute: Architectures, Urbanism, Society, AUSser n°3329 CNRS), giảng dạy và tham gia các workshop tại trường Kiến trúc Paris-Belleville và Đại học Kiến trúc Hà Nội.

Danielle Labbé // Đại học Montréal Canada Research Chair in Sustainable Urbanization in the Global South Danielle Labbé là kiến trúc sư và giáo sư chuyên ngành quy hoạch đô thị tại đại học Université de Montréal (Canada), tại đó cô giữ vị trí chủ tịch hội đồng nghiên cứu của Canada về lĩnh vực Đô thị hóa bền vững tại khu vực phía Nam địa cầu - gồm các nước có nền kinh tế đang phát triển. Các nghiên cứu của Danielle quan tâm mối quan hệ giữa sự sản xuất và sự tư hữu các không gian ở Hà Nội. Bằng cách kết hợp các quan điểm của lịch sử, của quá trình được định hướng và của các cơ quan xã hội, cô khám phá sự va chạm giữa định hướng của nhà nước, thực tiễn quản lý và cuộc sống hàng ngày trong quá trình đô thị hóa. Mặc dù chủ yếu quan tâm tới Việt Nam, nghiên cứu của cô đóng góp lớn cho các tranh luận lý thuyết về các mối quan hệ giữa nhà nước và xã hội, quản trị đô thị và những quy định không chính thức trong các lĩnh vực quy hoạch đô thị, địa lý nhân văn và nhân học đô thị

14


Hợp tác cùng

Elise LUONG // Undecided Productions / Tư vấn thiết kế

Call for partnership

Elise Luong sinh ra tại Úc và bắt đầu làm việc tại Hà Nội từ năm 2016. Sau khi tốt nghiệp BFA chuyên ngành Nghệ thuật Nhiếp ảnh và Video tại Bỉ, Elise làm việc trong nhiều lĩnh vực liên quan tới nghệ thuật đương đại, và bén duyên với công việc quản lý dự án về trình chiếu thị giác, nghệ thuật đường phố, các phương tiện truyền thông mới và điều hành các không gian độc đáo tại Brussels, Berlin, và Montreal. Năm 2012, trong khi đang làm việc tại Brussels, Elise đồng sáng lập tổ chức phi lợi nhuận mang tên Undecided Productions nhằm mở rộng hoạt động điều hành của mình với mục đích làm nổi bật những hình thức hoạt động “dựa trên trải nghiệm” như biểu diễn, múa đương đại, âm nhạc thử nghiệm/âm nhạc sống và hệ thống âm thanh. Từ khi chuyển tới Việt Nam, Undecided Productions tập trung vào các dự án khích lệ sự giao thoa văn hóa trong nghệ thuật, có thể kể đến dự án định cư mang tên live.make.share. Elise hiện tại không chỉ làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật đương đại, mà cô còn làm trong cả lĩnh vực kiến trúc và báo chí, với công việc là một tác giả, biên tập viên, quản lý sự kiện, điều hành chương trình, và nhà thiết kế truyền thông. Elise với vai trò là người quản lí các nghệ sĩ, cô quan tâm về sự phát triển của quá trình sản xuất và phát triển các sản phẩm, các cơ hội được trao tới cho các nhà sáng tạo trẻ. Trong dự án Hà Nội Ad hoc, Elise sẽ đóng góp những quan điểm về nghệ thuật như một ngành công nghiệp và quá trình lao động như một sản phẩm.

Francesco Montresor // G8A Kiến trúc sư / Trưởng nhóm Hà Nội Francesco là kiến trúc sư làm việc tại Hà Nội, có niềm đam mê với các không gian, vật thể và khu vực. Đến Việt Nam vào năm 2004 và tham gia G8A Architects vào năm 2017, hiện nay Francesco là kiến trúc sư chính tại G8A Architects. Bên cạnh công việc là kiến trúc sư, Francesco có nhiều đóng góp cho các nghiên cứu chuyên sâu về các vấn đề nhà ở tại Đông Nam Á nói chung, tại Hà Nội nói riêng, với vai trò trưởng nhóm nghiên cứu. Francesco tốt nghiệp trường Ecole Polytechnique Fédéral de Lausanne (Switzerland, 2016) với luận văn “Red River Delta; A Two Speed Productive Territory” - Đồng bằng sông Hồng, vùng lãnh thổ màu mỡ với hai tốc độ phát triển. Anh nghiên cứu cơ chế của sự công nghiệp hóa và đô thị hóa của đồng bằng sông Hồng (Việt Nam), các nghiên cứu được ứng dụng để tạo ra một tầm nhìn về sự phát triển của Hà Nội và các vùng phụ cận. Francesco trau dồi trải nghiệm chuyên môn qua tham gia các hoạt động workshop, dự án nhà ở, khóa tập huấn và các khóa học online với chủ đề chủ yếu liên quan tới thực trạng đô thị tại Đông Nam Á.

ha nọi ad hoc

15


Hanoi Ad Hoc 1.0

Phạm Hồng Việt & Bùi Phương Ngọc // GA6 Workshop, Đại học Xây dựng, Việt Nam Việt tốt nghiệp Politecnico di Milano (Ý, 2017) chuyên ngành Thiết kế Chính sách và Quy hoạch Đô thị. Sau khi trở về Việt Nam vào năm 2017, anh đã tham gia tư vấn thiết kế và quy hoạch đô thị tại các công ty kiến ​​trúc như AVANT, 1 + 1> 2. Trọng tâm gần đây của anh là thiết kế đô thị, hệ thống sinh thái nhân văn trong quy hoạch và kiến ​​trúc những không gian liên kết trong đó con người là hạt nhân trung tâm. Trước khi hoàn thành chương trình Thạc sĩ Khoa học Kiến trúc và Bảo tồn tại Politecnico di Milano - Ý, Ngọc đã từng tham gia thực tập và nghiên cứu tại Việt Nam, Ý và Mỹ. Việc thực hành và nghiên cứu kiến​​ trúc của cô tập trung vào thiết kế bảo tồn và thiết kế đô thị mật độ cao hướng tới một tương lai bền vững. Cô khao khát khám phá lại cách con người hiểu được sự tồn tại của họ từ di sản và đối phó với môi trường chúng ta đang sống thông qua các không gian được xây dựng. Hiện họ đang công tác tại Trường Đại học Xây dựng với vai trò là giảng viên và chuyên viên; và đồng sáng lập Hội thảo GA6 với các đối tác khác vào năm 2020.

Federica Natalia Rosati Federica Natalia hiện là nghiên cứu sinh tại trường Université Libre de Bruxelles và trường Université de Liège, tại đây cô nghiên cứu về khả năng tiếp cận đến dịch vụ cung cấp nước và vệ sinh đô thị của các nước tại Nam bán cầu. Federeca học Thạc sĩ Kiến trúc tại đại học Ferrara và Thạc sĩ Hợp tác quốc tế tại Viện nghiên cứu Chính trị Ý tại Milan (ISPI). Đối tượng mà cô quan tâm tới trải dài từ vấn đề tái tạo đô thị cho đến sự hợp tác sản xuất những nhu cầu thiết yếu (như nước, vệ sinh, nhà ở), đặc biệt là ở các khu vực phi chính thống và khu vực ven đô, cùng với sự tham gia của cộng đồng trong quá trình quy hoạch.

16


Thomas Lacour-Veyranne // Kiến trúc sư và nhà quy hoạch đô thị

Call for partnership

Thomas hành nghề kiến trúc và quy hoạch đô thị từ năm 2016, anh chủ yếu phát triển các kỹ năng về thiết kế không gian công cộng. Nghiên cứu gần đây của anh tại Trung Đông (Bahrain, Các tiểu vương quốc Ả Rập, Ả Rập Xê Út) và châu Á (Ấn Độ, Việt Nam, Campuchia), giúp anh có cơ hội được thiết kế và quy hoạch các thành phố bền vững trong điều kiện khí hậu bất lợi và tốc độ phát triển nhanh chóng. Từ những kinh nghiệm đó, Thomas đã tự phát triển cho bản thân một tầm nhìn đa ngành và tổng thể về các quy mô của đô thị, từ lãnh thổ đô thị cho đến quy mô một tòa nhà. Yêu thích sự đa dạng trong hình thái kiến trúc, dù truyền thống hay đương đại, anh tìm sự khác biệt của những quy trình trong quá trình sáng tạo, và luôn cố gắng để hiểu rõ hơn về thế giới văn hóa và các xã hội.

Brenda Nguyen Brenda là người gốc Canada sinh ra tại Việt Nam và lớn lên ở Bờ Tây Bắc Mỹ. Hoàn thành chuyên ngành kép về Quan hệ quốc tế và Kinh tế, cô quan tâm đến các vấn đề vĩ mô của xã hội như đô thị hóa và biến đổi khí hậu. Brenda tới châu Á năm 2017 và có kinh nghiệm làm việc với nhiều doanh nghiệp trong việc hỗ trợ sự phát triển của các thị trường mới nổi. Trong thời gian rảnh của mình, cô học ngôn ngữ mới và tham gia các hoạt động tình nguyện quan tâm tới vấn đề phát triển xã hội.

ha nọi ad hoc

17


Đội ngũ Nhóm Hà Nội Phương Hồng Phong, Đào Văn Quân, Nguyễn Thị Hải Hà, Nguyễn Thế Hiệp, Hà Minh Tuấn Nhóm EU Lương Uyên, Lan Vi, Nguyễn Tuấn Dũng, Floralou Leclair, Thomas Lacour, Magdalena Smoter Nhóm Nhật Bản Nguyễn Tùng, Kyohei Takahashi Nhóm Singapore Trần Thiện Tâm

Hanoi Ad Hoc 1.0

Nhóm US Nguyễn Phương Anh

18


Call for partnership

hoc

19

ha nọi ad


Hanoi Ad Hoc 1.0

3 Hanoi Ad Hoc 1.0

Dòng thời gian lịch sử (© Hanoi Ad Hoc)

20


Hanoi Ad Hoc 1.0 là gì? Năm 1890, Tony Garnier đã bắt đầu nghiên cứu về hình mẫu tiến hóa (cách mạng) trong thuật ngữ “thành phố công nghiệp” (cité industrielle). Theo đó , hình mẫu lý tưởng của một thành phố công nghiệp ban đầu được hình dung dựa trên 4 chương trình tách biệt : sản xuất (production), nhà ở (housing), sức khỏe (health), hạ tầng giải trí (leisure facilities), trong đó sản xuất (production) là hạt nhân của khái niệm thành phố hiện đại.

Call for partnership

Cùng thời điểm đó, Hà Nội bước vào chu trình công nghiệp hóa đầu tiên và bắt đầu đô thị hóa, sử dụng sự xuất hiện của của thành phố hiện đại như một kết quả của “nhiệm vụ khai sáng” (mission civilisatrice). Tuy nhiên, Hà Nội thời điểm này đã không có được bất cứ sự ảnh hưởng nào từ các quy tắc nào của Garnier. Thay vì ứng dụng các quy tắc về zoning, thực tế chỉ có của sự ngăn cách giữa yếu tố ở (living) và sản phẩm (production). Các nhà máy đầu tiên được đặt ngay bên trong trung tâm thành phố Hà Nội cùng nhiều nhà máy khác sau này bao bọc bên ngoài thành phố như 1 cách cứu vãn muộn màng của Hébrard để giảm thiểu lượng ô nhiễm khí thải bên trong nội đô. Theo đó, hình thức này tiếp tục được bảo tồn đến ngày nay như một phần cấu trúc của đô thị Hà Nội. Cấu trúc đô thị người Hà Nội thể hiện rõ ràng sự thất vọng (không mong muốn) trong chính sách lâu dài của quá trình công nghiệp hóa ở Đông Dương của Jules Ferry. Hà Nội Ad hoc Workshop 1.0 sẽ đặt câu hỏi với những nhà máy công nghiệp bị lãng quên trong bối cảnh đô thị nhiệt đới hậu thuộc địa của Hà Nội, Việt Nam. Là một phần của lời kêu gọi xây dựng lại và hiện đại hóa đất nước của Hồ Chí Minh vào năm 1966, những nhà máy công nghiệp đóng vai trò trọng yếu trong việc hình thành văn hóa vật chất và sự đầy đủ trong đời sống của một người Việt Nam bình thường. Không chỉ là những cơ sở sản xuất, những nhà máy với kiến trúc riêng và độc đáo nói trên đã khắc sâu vào tâm trí, hình thành tiềm thức và có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hằng ngày của những người sử dụng chúng. Sau chiến tranh, với việc đất nước mở cửa cho kinh tế thị trường và tư bản chủ nghĩa, những tạo tác đô thị nói trên dần dần mất đi mục đích và dự kiến sẽ được thay thế bởi những dự án tư bản chung chung và trống rỗng. Bằng việc nghiên cứu hiện trạng đương thời qua việc sử dụng những kỹ năng nhân chủng học, vẽ lại kiến trúc của chúng bằng các kỹ thuật vẽ kiến trúc và đặt những kiến thức này trong một bối cảnh xã hội lịch sử lớn hơn, workshop hướng đến việc khai quật bản thể của những nhà máy nói trên và từ đó tưởng tượng đến một tương lai khác cho chúng.

ha nọi ad hoc

21


Hanoi Ad Hoc 1.0

Bản đồ nhà máy (© Hanoi Ad Hoc)

22


Call for partnership

hoc

23

ha nọi ad


Hanoi Ad Hoc 1.0

Collage nhà máy (© Hanoi Ad Hoc)

24


Call for partnership

Lịch trình và kết quả Hoạt động nghiên cứu kết hợp đa lĩnh vực (12/2020 - 12/2021) Với việc nhắm đến đối tượng rộng rãi, kết quả cuối cùng nhằm tiếp cận các nhà trí thức, các nhà thực hành, các bên liên quan, những nhà cầm quyền để thuyết phục mọi người nhìn nhận các di sản công nghiệp và việc bảo tồn ở nhiều góc độ. Để thực hiện đúng đắn, cần phải hiểu về vấn đề này từ trước. Kết quả sẽ là một bộ sưu tập các bài viết quan trọng, cơ sở dữ liệu đáng tin cậy, các bản vẽ kiến ​​trúc đẹp nhất và đây sẽ là nền tảng vững chắc cho các nghiên cứu và phát triển tiếp theo. Khảo sát đô thị, ghi chép và nhận định Nghiên cứu hiện trạng các nhà máy được quan tâm dưới góc nhìn nhân chủng học. Diễn giải và thuật lại hiện trạng của các nhà máy và khu vực xung quanh sử dụng bản vẽ kiến trúc, biểu đồ, montage, collage. Phát triển lập trường cá nhân đối với những nhà máy được quan tâm trong giai đoạn hậu cư trú, nắm bắt bối cảnh của những công trình qua phân tích mối quan hệ biện chứng và hiện diện vật chất đối với những cá thể láng giềng và vạch ra giải pháp tiềm năng và giả định cho những địa điểm này.

ha nọi ad hoc

25


Hanoi Ad Hoc 1.0

Bản vẽ quy chiếu song song Nhóm bản vẽ hệ quy chiếu song song khổ lớn ( A1. Tham khảo các bản vẽ kiến trúc nhà ở của Peter Eisenman, các bản vẽ kiến trúc nhà thử nghiệm của Sherwood và bản vẽ công trình 168 Khuất Duy Tiến, Hà Nội ) để minh họa các công trình được quan tâm một cách chính xác nhất có thể. Nhóm bản vẽ sẽ được phụ trợ bởi tư liệu nhiếp ảnh, đóng vai trò cho lưu trữ cho quá trình nghiên cứu lâu năm. Mỗi công trình đang nghiên cứu sẽ được đại diện bởi một bản vẽ thể loại này, vẽ tại góc nhìn phơi bày điểm đặc trưng nhất của công trình ( Dự tính với 15 nhà máy được nghiên cứu tập trung, 15 bản vẽ A1 sẽ được triển khai phục vụ cho triển lãm cuối workshop). Các bản vẽ kiến trúc này sẽ được vẽ dưới dạng thức quy chiếu song song, cung cấp sự khách quan và lý tính thường thấy ở thời kỳ đầu của kiến trúc hiện đại. Bản vẽ cũng được thể hiện bởi với các đường nét có 1 độ dày nhất định, san phẳng nhận thức chủ quan, đóng băng công trình trong khoảnh khắc ghi chú và càng nhấn mạnh tính ‘khách quan’ của quá trình ghi chú này. Mỗi công trình của nhóm bản vẽ quy chiếu song song sẽ được trưng bày với bản thể kiến trúc là chủ đề chính, tập trung chủ yếu vào các thành phần kiến trúc của nó. Bản vẽ nhân chủng học đô thị Với mỗi công trình được quan tâm, bản vẽ hệ quy chiếu song song sẽ được đi kèm bởi hai hoặc ba bản vẽ nhân chủng học (Tham khảo dự án Made in Tokyo của BowWow Atelier hoặc Modernology của Wajiro Kon). Những bản vẽ này định vị công trình trong bối cảnh đô thị của nó, đời sống hằng ngày và câu chuyện cuộc sống của con người Việt Nam. Mỗi bản vẽ tái định vị từ góc nhìn khách quan sang chủ quan, dần dần cho phép người xem thấu cảm và hòa mình vào sự tồn tại của những ‘cái gọi là’ phế tích ở Việt Nam Diagrams / Collage / Montage Các bản vẽ sẽ được củng cố bởi một nhóm các diagram bổ trợ giúp minh họa nhiều khía cạnh của công trình được nghiên cứu. Để có thể đạt được những diagram này, sau khi các ứng viên đã thực hiện khảo sát, lưu giữ và ghi chú các công trình, họ sẽ thực hiện quá trình bóc tách những dữ liệu nói trên và trích xuất những thông tin cụ thể. Mục tiêu của quá trình này, khác với những bản vẽ kiến trúc “chậm” ở các phần trước, là sản xuất nhanh chóng và hiệu quả một tổ hợp dữ liệu mới giúp quá trình lý luận và minh họa các luận điểm của workshop. Về khía cạnh nghiên cứu đô thị, các diagram nói trên giúp chúng ta khám phá địa điểm của các nhà máy trên khía cạnh lịch sử và tiềm năng. Về khía cạnh kiến trúc, chúng mang lại cho nhóm nghiên cứu cơ hội để quan sát công trình ở mức độ chi tiết và cấu thành, từ đó giúp phản hồi về độ chính xác của những bản vẽ kiến trúc. Bài luận Thiết kế Provocation Về phần cuối của workshop, ứng viên được khuyến khích sử dụng những thông tin và dữ liệu họ thu thập, thảo luận góc nhìn của họ về các hiện trạng đô thị và định hình lập trường về sự tồn tại của những nhà máy và địa điểm đã nghiên cứu. Mỗi nhóm ứng viên sẽ đề xuất một thiết kế nhỏ để thể hiện tầm nhìn của họ đối với những nhà máy nói trên. Những thiết kế này sẽ đóng vai trò là nền tảng khái niệm / thực dụng / phê phán cho các cơ hội ở tương lai và mở đối thoại, trực tiếp đóng góp cho quá trình sản xuất kiến thức kiến trúc ở Việt Nam.

26


Call for partnership

Bản vẽ quy chiếu song song (© Hanoi Ad Hoc)

ha nọi ad hoc

27


Thu thập thông tin tại địa điểm nghiên cứu (8/2021 - 9/2021) Thực địa - Hiện trạng - Khảo sát Trong 2 tuần, ba nhóm nghiên cứu sẽ tập trung tại Hà Nội để làm thực địa tập thể. Điều này tạo cơ hội cho các nhóm đánh giá cuộc điều tra bên ngoài hiện trường, phản ánh tiến trình của họ và hình thành thông tin chi tiết về nghiên cứu.

Hanoi Ad Hoc 1.0

Hệ thống bài giảng, hướng dẫn và các buổi chia sẻ Giảng viên của workshop sẽ cung cấp các bài giảng liên quan, giúp học viên nắm được một số học thuyết về bối cảnh và hiện trạng đô thị của workshop. Các tài liệu đọc sẽ được cung cấp để giúp ứng viên chuẩn bị cho mỗi bài giảng. Dựa trên những phần nghiên cứu và thông tin ở trên hiện trạng, sinh viên sẽ thuyết trình những dữ liệu họ tìm được, phát triển một số suy luận của họ qua các trung gian (bản vẽ kiến trúc, nhiếp ảnh, diagram v.v..) dưới sự hướng dẫn của các trợ giảng và giảng viên xuyên suốt workshop. Thêm vào đó, các buổi nói chuyện của các chuyên gia cũng sẽ được tổ chức song song để giúp sinh viên có cái nhìn cận cảnh về các dự án thực tiễn, qua đó phát triển lập trường của họ đối với nghiên cứu của workshop. Tham quan kiến trúc Song song với các hoạt động điều tra về các nhà máy hậu công nghiệp ở Hà Nội, các ứng viên sẽ thăm các công trình kiến trúc đương đại có liên quan để có cái nhìn toàn cảnh về Kiến trúc Việt Nam nói riêng và thực hành kiến trúc ở Việt Nam nói chung. Các buổi chia sẻ của các chuyên gia có thể được tổ chức song song với các hoạt động trong quá trình thăm quan. Triển lãm (11/2021 - 12/2021) Hội thảo và triển lãm Là một phần của chương trình nghiên cứu lớn, workshop mong muốn tập hợp lại một số chuyên gia trong ngành kiến trúc cho một cuộc tham luận chuyên sâu. Các ứng viên của workshop được khuyến khích tham dự và đóng góp cho buổi tranh luận tại hội thảo. Buổi hội thảo hướng tới việc cung cấp một diễn đàn cho một cuộc tranh luận trao đổi văn hóa và kiến trúc. Kết thúc workshop, kết quả được kỳ vọng là tổ chức một tham luận giữa góc nhìn đối nghịch và, qua đối thoại, thiết lập một mặt bằng chung tạo điều kiện cho những đàm luận chuyên sâu và giải pháp sáng tạo cho những nhà máy này. Hội thảo hy vọng sẽ góp phần đưa một số vấn đề của những nhà máy quan trọng đến với công chúng và đóng vai trò xúc tác cho những thay đổi trong tương lai. Xuất bản (12/2021 - 3/2022)

28


Call for partnership

Mô hình Point clouds nhà máy Rạng Đông (© Hanoi Ad Hoc)

ha nọi ad hoc

29


4 Đối tác

UNESCO https://en.unesco.org

UN-Habitat https://unhabitat.org

Hanoi Ad Hoc 1.0

Đại học RMIT https://www.rmit.edu.vn/vi

Đại học Montreal https://www.umontreal.ca/en

Journal of Vietnamese Studies https://online.ucpress.edu/jvs

ArchDaily https://www.archdaily.com

Urbanist Hanoi https://urbanisthanoi.com

L’espace Hà Nội https://ifv.vn

Tạp chí Ashui https://ashui.com/mag

30


Atelier M32 https://www.atelierm32.com

Thư viện Ca’ https://www.facebook.com/ca.library.vietnam

Canada Research Chair in Sustainable Urbanization in the Global South http://www.crc-urbansouth.com

Call for partnership ha nọi ad hoc

31


5 Tài trợ

Hanoi Ad Hoc 1.0

Canada Research Chair in Sustainable Urbanization in the Global South http://www.crc-urbansouth.com

32


5 Đề nghị hợp tác

Call for partnership

Đối tác Hanoi ad hoc đang tìm kiếm các đối tác, công ty, tổ chức phi chính phủ cho nỗ lực mới đầy thú vị này để cùng nhau lắp ghép lại 1 bức tranh tổng thể những giá trị đô thị của Hà Nội trong thời đại mới. Lợi ích đối tác • Thúc đẩy và lan tỏa các hoạt động trong các lĩnh vực kiến ​​trúc và tương tự, đặc biệt trong lĩnh vực di sản Hiện đại; • Chia sẻ hệ thống lưu trữ, các tài liệu thu thập; • Trao đổi các chương trình, dự án và hợp tác chung lợi ích.

Tài trợ Hanoi Ad Hoc đang tìm kiếm các đối tác để đóng góp tài chính cho dự án. Điều này sẽ đóng góp vào chi phí đi lại, công việc thực địa và phòng thí nghiệm liên quan đến dự án. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp, công ty, tổ chức quảng bá hình ảnh thông qua việc tham gia các sự kiện quốc tế của dự án và các phương tiện truyền thông có liên quan. Thêm nữa, các đối tác của chúng tôi sẽ được lợi tích thông qua việc tiếp cận trực tiếp với nguồn dữ liệu (Hệ thống lưu trữ, tài liệu và/hoặc các thư mục) cho các dự án học thuật, phát triển và bảo tồn trong tương lai. • Thời gian tài trợ: 1/2021 to 12/2021 • Vui lòng gửi mail tới địa chỉ: admin@hanoiadhoc.com hoặc gọi vào số điện thoại : (+33) 06 33 09 47 50 để có thêm thông tin chi tiết.

ha nọi ad hoc

33


Faculté de l’aménagement

École d’urbanisme et d’architecture de paysage

Montréal, 16 March 2021

Mai Hung Trung Founder Ha Noi Ad Hoc 4 rue Beaugrenelle 75015, Paris

Object: Collaboration between the Canada Research Chair in Sustainable Urbanization in the Global South (Université de Montréal) and Ha Noi Ad Hoc

Mr. Mai, It is with great pleasure that I write to confirm the support of the Canada Research Chair in Sustainable Urbanization in the Global South (Université de Montréal) to the Ha Noi Ad Hoc initiative. This multi-year, collaborative and interdisciplinary project is fully in line with the Chair’s objective to explore the ‘real-life’ urban development dynamics unfolding in rapidly

Hanoi Ad Hoc 1.0

urbanizing cities of Southeast Asia, and of Vietnam more specifically. Ha Noi Ad Hoc is further aligned on the Chair’s objective to contribute to the development of sustainable urban settlements—understood as places where economic growth and social development which foster wealth creation, social equity, and human flourishing are in balance with the carrying capacity of natural systems. Given this convergence of interests, and in my capacity of Chairholder, I am pleased to confirm the Chair’s intention to collaborate and develop joint activities with the Ha Noi Ad Hoc team. These activities might include the exchange of relevant information and material, the development of joint grant applications, the organization of international and intercultural research and training activities in the field of architecture, urban design, and urban planning to which students from the Université of Montréal will be invited to take part, and the production of joint publications and events. Cordially,

C.P. 6128, succursale Centre-ville Montréal QC H3C 3J7

Téléphone : +1 514-343-6865 Télécopieur : +1 514- 343-2338

urbanisme@umontreal.ca www.urb.umontreal.ca

� �DQLHOOH��D��p�����UF���0��UF���3�����VVRFLD�H�3URIHVVRU ��DLU�ROGHU���DQDGD�5HVHDUF����DLU�LQ�6�V�DLQD�OH�8U�DQL�D�LRQ�LQ���H��OR�DO�6R���

eFROH�G��U�DQLVPH�H��G�DUF�L�HF��UH�GH�SD�VD�H� ������F�HPLQ�GH�OD����H�6DLQ�H��D��HULQH� 0RQ�UpDO��4�p�HF��+�7������� 7pOpS�RQH������������������� 7pOpFRSLH�U������������������ �R�UULHO���GDQLHOOH�OD��H��PRQ�UHDO�FD�

34


Call for partnership

Ảnh chụp vệ tinh Hà Nội (Nguồn SPOT satellites)

ha nọi ad hoc

35


Thông tin liên hệ Email: admin@hanoiadhoc.com Tel: (+33) 06 33 09 47 50

Mạng xã hội https://www.hanoiadhoc.com https://www.facebook.com/hanoiadhoc https://www.instagram.com/hanoiadhoc https://www.vimeo.com/user134030411



© Mai Hung Trung / atelier M32

ha nọi ad hoc


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.