Giáo viên hướng dẫn chính
Ths. KTS. Huỳnh Nam Hưng
Giáo viên hướng kiến trúc cảnh quan
Ths. KTS. Phạm Đức Thắng
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Hà Phương
Thân chào đọc giả, Tôi tên là Trần Thị Hà Phương, hiện là sinh viên năm cuối Khóa K12 ngành Kiến Trúc trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh. Xuất phát từ đề tài của Đồ án Tốt nghiệp năm 2017, để có thể dễ dàng ghi nhớ và lưu giữ thông tin cần thiết, cũng như là tài liệu tham khảo cho các khóa tiếp theo, tôi đã biên tập thành quyển sách thuyết minh này với mong muốn truyền tải được những định hướng và các bước thực hiện đề tài của tôi từ ý tưởng đề tài đến sản phẩm báo cáo cuối cùng. Quyển sách thuyết minh này kể về một câu chuyện kiến trúc dành cho ngành Giáo dục, nhu cầu không gian ‘học’ của xã hội, tầm nhìn và thiết kế của tôi gửi gắm vào tương lai thông qua Đồ án Tốt nghiệp với sự hướng dẫn của thầy – Thạc sĩ Kiến trúc sư Huỳnh Nam Hưng. Giáo dục hiện nay luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu tại các quốc gia đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng. Như chúng ta thấy, nền giáo dục tại Việt Nam đang được đổi mới hàng năm với sự hội nhập của thế giới để có thể tìm được hướng đi phù hợp. Vậy ngành Kiến Trúc, với tính chất đa ngành, yêu cầu kiến thức cũng như phục vụ nhu cầu rộng rãi có thể đóng góp được gì cho việc đào tạo và dẫn dắt thế hệ trẻ tương lai? Trường học - nơi mà bất cứ ai cũng từng có mơ ước được đặt chân đến từ khi còn bé, khoan hãy quan tâm đến những áp lực trong học tập, thi cử như thế nào, đó là nơi mà con người tiếp thu kiến thức, sống trong môi trường đồng trang lứa, trải qua những hoạt động, kỉ niệm buồn vui mà trưởng thành. Những giá trị của môi trường và không gian học tập tốt mang lại liệu có được nhận ra và phát triển bởi cộng đồng hay chưa? Suy nghĩ tạo ra một không gian học tập mà ở đó học sinh/ học viên ở mọi lứa tuổi có thể sống đúng với ước mơ của chính mình, được làm điều mình thích với những người có cùng lý tưởng đã thúc đẩy tôi thực hiện đề tài tốt nghiệp này. Nội dung quyển thuyết minh thể hiện những con số thống kê, khảo sát, những kiến thức nghiên cứu về lĩnh vực kiến trúc trong trường học, đánh giá hiện trạng, đề xuất những giải pháp, ý tưởng hợp lý nhất cho những vấn đề mà đề tài đặt ra.
Mục lục I. Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tổng quan: Sự cần thiết của không gian học thuật sáng tạo trong cộng đồng 2. Giới thiệu đề tài 3. Mục tiêu của đề tài II. Chương 2: CASE STUDY 1. Nghiên cứu 2. Kết luận III. Chương 3: HIỆN TRẠNG 1. Tổng quan 2. Quy hoạch tương lai của khu đất 3. Phân tích hiện trạng IV. Chương 4: THIẾT KẾ KIẾN TRÚC 1. Diagram 2. Khai triển phương án -Tổng mặt bằng -Cơ cấu không gian chức năng -Giao thông đứng, giao thông ngang -Không gian mở học thuật -Không gian mở cảnh quan 3. Quản lý và vận hành V. Chương 5: KẾT LUẬN 1. Danh mục tài liệu tham khảo 2. Phụ lục
1
Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
2
1
. SỰ CẦN THIẾT CỦA KHÔNG GIAN HỌC THUẬT SÁNG TẠO TRONG CỘNG ĐỒNG
Vai trò của giáo dục luôn được chú ý hàng đầu trong xã hội phát triển hiện nay. Trong thế kỷ trước, do tình hình bất ổn về chiến tranh nền giáo dục của Việt Nam vẫn chưa thực sự được chú trọng. Sau thời bình, vai trò về giáo dục được đề cao hàng đầu và trở thành yếu tố tiên quyết trong sự phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam. Các trường học mọc lên hàng loạt đáp ứng nhu cầu học tập của con người, hàng loạt nghị quyết, chính sách của Đảng, văn bản Nhà nước được ban hành để khuyến khích tinh thần học tập của người Việt. Nhiều chương trình học tập, đề tài nghiên cứu ra đời và thu được những kết quả mong đợi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, xã hội phát triển không ngừng, việc giáo dục ở các nước phát triển trên thế giới luôn đi trước, các hình thức học tập ngày xưa đã không còn phù hợp với xu thế thời đại. Học sinh, sinh viên luôn học tập một cách gò bó, không có sự sáng tạo trong cách học lẫn những kết quả học được.
3
Việt Nam có hơn 700 trường đại học, cao đẳng dành cho hơn 90 triệu dân, tuy nhiên, mô hình học tập tại các trường học, các trung tâm này chưa thực sự thu hút cho sinh viên. Khi khảo sát sinh viên, các bạn trẻ thường mong muốn một không gian học “tạo động lực từ xung quanh”, một không gian lôi cuốn từ việc học nhóm, học với nhau, một không gian mà ở đó “nhìn mọi người xung quanh học thì mình mới có hứng thú học”. Rõ ràng, việc học nhóm giúp ta trao dồi nhiều hơn, học hỏi ý tưởng và chia sẻ kinh nghiệm cho nhau, trong một môi trường làm việc hợp tác với nhau, không chỉ hợp tác trong một lĩnh vực mà còn hợp tác ở nhiều lĩnh vực, nhiều ngành khác nhau. Vệc này giúp ta nhìn nhận vấn đệ sâu sắc hơn. Do đó, một môi trường tạo ra như vậy không chỉ đơn thuần là một lĩnh vực, mà là đa lĩnh vực, đa ngành.
Học tập ở một số nơi công cộng không còn xa lạ với sinh viên, tuy nhiên hiện nay các không gian này quá khô khan và nhàm chán, không kích thích được sáng tạo cho các bạn trẻ, thực chất chỉ là những chỗ tạo ra “cho có lệ”, chỉ là những “phòng” bình thường, , những nơi nóng bức, thiếu tiện nghi … hoàn toàn không đáp ứng được nhu cầu tự học, nhu cầu sáng tạo, nhu cầu cộng đồng cho người học. Một không gian thú vị, phong cách sẽ tạo cảm hứng cho người học, giúp sinh viên tập trung vào công việc hơn, tạo cảm giác hứng thú và qua đó người học sẽ đạt được hiểu quả tốt hơn.
“
Như vậy, không gian học thuật và sáng tạo cộng đồng là một nhu cầu cần thiết trong nền giáo dục hiện tại. Đồng thời đây cũng là “nền móng” ý tưởng cho việc chọn đề tài “Học viện sáng tạo đa ngành”.
4
2
. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Tạo ra một mô hình trường học, không gian học tập, nghiên cứu mang tính tương tác cao, đồng thời kết nối cộng đồng với các yếu tố không gian đa chức năng thúc đẩy tính sáng tạo, thân thiện với môi trường, đồng thời mang lại mô hình “trường học lý tưởng”, khuyến khích sự thích thú và hoạt động năng suất cho con người khi dùng công trình. Phát triển những giá trị mà khu vực mang lại, giá trị của công trình đối với khu vực xung quanh, đối với thế hệ tương lai. Vận dụng vai trò quan trọng của tư duy đa ngành trong cuộc sống con người, trong làm việc và học tập. Xây dựng mô hình học tập mà ai cũng mong muốn được trải ghiệm, từ đó mang lại nhiều lợi ích cho ngành giáo dục. Đề tài tập trung nghiên cứu vào nhu cầu học tập của con người ở mọi lứa tuổi. Thúc đẩy tiềm năng phát triển mô hình không gian học tập mang lại hiệu quả, sáng tạo. Các nhà khoa học ở nhiều ngành khác nhau sẽ đụng độ ở bên trong và mở ra nhưng tia sáng hợp tác. Tổ chức không gian cho mọi người và mọi lĩnh vực ở mọi độ tuổi có thể phát triển năng khiếu và tính sáng tạo ở các lĩnh vực khoa học và nghệ thuật.
5
Chương 2 CASE STUDY
6
1
. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN HỌC SÁNG TẠO (Tóm tắt từ Bài nghiên cứu về Lịch sử kiến trúc trường học môn Thực tập Tốt nghiệp)
Được chia ra làm 5 giai đoạn:
7
Giai đoạn 1900-1930 “An toàn và Bền vững” Bắt nguồn từ Mỹ, “trường học một lớp”. Chưa được quan tâm về vị trí xây dựng, bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn, bụi bặm..trong xã hội thế kỷ trước. Phòng học được lấp đầy bằng các bộ bàn ghế tiêu chuẩn, của sổ hai bên tường. Xuất hiện mô hình học miễn phí bằng thuế bất động sản, nhân rộng khắp cả nước. Trường học thời ký này bị tiêu chuẩn hóa, thiết kế một cách thực dụng để chứa được càng nhiều lớp học càng tốt, càng nhiều học sinh càng tốt. Trường phái kiến trúc Gothic, Colonial Revival, Tân cổ điển được sử dụng nhiều.
8
Giai đoạn 1930-1945 “Thời kỳ cải tiến” Khi này không gian học đã được quan tâm hơn dựa trên những nguyên tắc của giai đoạn trước. Thế hệ kiến trúc sư mới đã tạo nên được nhiều trường học nổi bật trong giai đoạn này, điển hình là “Open-air School” với thiết kế chú trọng vào thông gió, chiếu sáng trong công trình, nhấn mạnh sự quan trọng của không khí trong lành và hoạt động ngoài trời. Tuy nhiên nội thất bên trong lớp học vẫn chưa được cải thiện mấy. Xu hướng trường học “mở” đã đanh dấu sự thay đổi tư tưởng tư duy kiến trúc trong những năm 1930. Điều này dẫn theo sự phát triển của tiêu chuẩn chất lượng môi trường bên trong nhà (IEQ).
9
Giai đoạn 1945-1960 “Bùng nổ sau chiến tranh” Các công trình trường học giai đoạn này dần được đầu tư nhiều hơn, được quan tâm hơn về các vấn đề tự nhiên trong thiết kế. Những ngôi trường mới được thiết kế theo xu hướng mới, không còn mang tính cổ điển hay thuộc địa mà đã trở nên hiện đại với kết cấu mái kèm theo hệ tường kính, cửa sổ kim loại hoặc gạch. Lần đầu tiên sử dụng máy điều hòa trong trường học.
10
Giai đoạn 1960-1980 Thời kỳ “Bốc đồng” Về mặt giáo dục, những nhà nghiên cứu đã bắt đầu tìm ra được mối liên hệ mật thiết giữa cơ sở vật chất , môi trường học tập và chất lượng tiếp thu của học sinh, các yếu tố vật lý này tác động tới hành vi cũng như thái độ của học sinh. Bộ thí nghiệm thiết bị giáo dục (EFL) đã ứng dụng những tư tưởng tiến bộ vào việc thiết kế không gian mở cho các trường học. Những mô hình trường học “mở” được phổ biến đến người dân không những không hề sơ sài mà còn kèm theo nhiều nghiên cứu cẩn thận. Được đo đạc và tính toán sự hiệu quả, giảm đáng kể những vấn đề phát sinh khi học tập và tăng hiệu quả giáo dục.
11
Giai đoạn 1980-1990-2000 Suy giảm và trào lưu mới Bị ảnh hướng bởi kinh tế suy thoái và chính trị, xã hội, các công trình trường học bị xuống cấp, trở nên dư thừa. Cũng trong thời gian này xuất hiện hong trào “lớp học linh động” có thể tháo ráp, di chuyển. Tuy là phương pháp chữa cháy tạm thời nhưng cuối cùng lại được phát triển và sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên môi trường học trong những “lớp học di động” này lại mức ô nhiễm không khí cao hơn. Xuất hiện tiêu chuẩn Kiến trúc Xanh ‘LEED’ năm 1998. Phong trào này tăng đáng kể trong những năm 2000 và trở thành một trong những ảnh hưởng quan trọng nhất trong thiết kế trường học.
12
Mô hình hóa Từ quá trình hình thành và phát triển của Kiến trúc Trường học trong lịch sử, ta có thể tóm tắt và sơ đồ hóa lại các không gian này bằng 3 mô hình mặt bằng dưới đây:
13
Mô hình 1
Mô hình 2
Mô hình 3
Trường học cổ điển với không gian lớp học bị nén, tạo thành khối tù túng và ít tiếp xúc với thiên nhiên. Lối tiếp cận đi qua các khoảng sân. Cảnh quan bố trí xung quanh khối học tuy nhiên vô tình vị khối học làm ngăn cách, làm cho các không gian vốn dùng để sinh hoạt tập thể, tổ chức sự kiện bị gián đoạn, không có kết nối.
Ở mô hình này khi tầm quan trọng của môi trường thiên nhiên bên ngoài được chú trọng hơn, các lớp học được phân bố rải rác và được tiếp xúc tối đa với môi trường tự nhiên. Tuy nhiên với những công trình trường học có quy mô lớn với nhiều chức năng, mô hình này làm cho các chức năng không được liên kết, mất thời gian di chuyển. Lối tiếp cận tuy có phần cuốn hút hơn nhưng lại không đáp ứng sự tiện lợi, công năng rối và khó tổ chức.
Với sự phát triển và sáng tạo không ngừng, thế giới ngày nay đã tạo ra được mô hình học tập tốt hơn bằng việc kết hợp mô hình 1 và 2, đưa mảng xanh, khoảng mở vào trong không gian lớp học nhưng vẫn đảm bảo khoảng cách, giúp khối học, văn phòng có tính hệ thống, chặt chẽ, có liên kết nhưng vẫn không thiếu các không gian mở, không gian sinh hoạt tập thể, tổ chức sự kiện. Những phần chức năng khác như thể thao, triển lãm ngoài trời được bố trí bên ngoài khối chính nhưng vẫn được kết nối, không gián đoạn.
“
Thông qua định hướng về không gian học tập mới, nhằm nâng cao giá trị giáo dục, tính sáng tạo và cộng đồng, đồ án hướng tới một công trình nhằm thổi một sức sống mới cho mô hình trường học ở Việt Nam. Đồ án tuy còn khá mới và lạ lẫm với giáo dục Việt Nam, nhưng trên thực tế thế giới đã ứng dụng rất nhiều và thu được hiệu quả cao, hoàn toàn có tính khả thi trong bối cảnh khoa học hiện đại phát triển như hiện nay.
14
Chương 3 HIỆN TRẠNG
15
“
Sau khi tìm hiểu và phân tích, đồ án cần nằm trong một khu vực trung tâm, đáp ứng nhu cầu tạo ra một mạng lưới tương tác trong cộng đồng, phù hợp với quỹ thời gian hạn hẹp của người sử dụng, dễ dàng tiếp cận bởi các chuyên gia, nhà đầu tư phát triển... Học viên có thể đến trường bằng giao thông kết hợp với không gian trong công trình mà và tham gia các hoạt động mà họ hứng thú, bằng cách nhìn thấy sự hấp dẫn của các chuyên ngành khác mà tham gia hoàn thiện kỹ năng của bản thân hơn. Khuyến khích học viên và cộng đồng nói chung nhận thấy được giá trị của tính đa ngành trong cuộc sống và công việc.
16
17
Khu đất được chọn hiện là Nhà ga xe lửa Bắc-Nam Hòa Hưng nằm tại Phường 9, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. Khu đất với ba lối tiếp chính là đường Trần Văn Đang, đường Trần Quang Diệu và đường Nguyễn Thông. Năm 1978, thực hiện chủ trương chỉnh trang quy hoạch đô thị của uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, ga Sài Gòn rời về ga Bình Triệu, đồng thời nâng cấp, tu sửa ga hàng hóa Hòa Hưng cũ để thành ga hành khách Sài Gòn. Tháng 11-1983, ga Sài Gòn chính thức đi vào hoạt động, khai thác. Với diện tích 40.000 m2, thuộc phường 9, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh, ga Sài Gòn nhanh chóng lấy lại vị thế, tên tuổi và tình cảm của người dân Nam bộ, đặc biệt là hành khách đi tàu Nam Bắc. Sau hơn 15 năm đổi mới đến nay, ga Sài Gòn không ngừng được nâng cấp, cải tạo, tu bổ, chỉnh trang, đầu tư nhiều trang thiết bị nghe nhìn, máy lạnh, máy rút tiền tự động, bán vé điện toán... Quảng trường ga như một công viên, có vườn hoa cây xanh. Gần 200 cán bộ công nhân viên luôn duy trì phong trào “chính quy - văn hóa - an toàn”, thực hiện làm việc kỷ cương, nề nếp, nâng cao chất lượng phục vụ hành khách, chủ hàng... Lựa chọn khu đất cho ngôi trường ở vị trí này mang lại các giá trị như sau: - Khu vực sống xung quanh Nhà ga vốn là điểm đến của người dân từ khắp nơi đến sinh sống lập nghiệp, do đó tạo ra nhiều vấn đề phức tạp trong cả xã hội lẫn môi trường. Việc đặt một công trình giáo dục ở đây sẽ mang ý nghĩa lớn trong việc thay đổi môi trường sinh sống. - Tương lai khu đất này sẽ là điểm nút chuyển tiếp giao thông của đô thị khi người dân đến đây để sử dụng phương tiện công cộng để đi vào trung tâm, với mô hình học tập muốn mà đồ án muốn hướng tới, khu đất này hoafnt oàn thích hợp dành cho những người bận rộn, là “trạm dừng” cho kiến thức và cuộc sống. 18
1
. TỔNG QUAN
Khí hậu. Chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với những đặc trưng chung sau đây: 1. Nhiệt độ - Nhiệt độ trung bình: 270C. - Nhiệt độ cao nhất: 400C (tháng 4). - Nhiệt độ thấp nhất: 250C (tháng 9). 2. Ẩm độ - Bình quân: 79,5% - Cao nhất vào tháng 9: 86,8% - Thấp nhất vào tháng 3: 71,7% 3. Gió - Hướng gió chính: Đông Nam và Tây Nam - Tốc độ gió bình quân: 2 – 3 m/s. - Mùa mưa: Từ tháng 5 – 10, có gió Tây Nam là chính. - Mùa khô: Từ tháng 11 – 4, có gió Đông và Đông Nam. 4. Mưa Lượng mưa trong năm trung bình là 159 ngày đạt 1.949 mm (trong khoảng 1392mm – 2318mm) Bức xạ - Số giờ nắng trung bình của năm: 6,3 giờ/ngày. - Lượng bốc hơi khá lớn, trung bình: 3,5 mm/ngày. - Bình quân 1 năm: 1.350 mm.
19
Địa hình, địa chất, thủy văn Tương tự như các khu vực khác tại TP.HCM, các phường 9, 10, 11, 12 và 13 - Quận 3 là khu vực chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều của biển đông. Theo số hiệu quan trắc tại trạm Phú An. - Mực nước cao nhất: 1, 58m. - Mực nước thấp nhất: -2,4m. Địa hình Quận 3 được chia làm 2 vùng tiêu biểu: - Vùng cao: không ngặp nước ngầm ở độ sâu 2,5m về phía Đông và Đông Nam. - Vùng thấp: Nước ngầm ở độ sâu 0,3 – 0, 5 m về phía Tây Bắc. 1. Địa hình Hiện trạng cao độ nền của khu vực có sự khác biệt tương đối lớn giữa các vị trí trong khu vực, cao độ thay đổi từ 1.6 - 4.5m. Khu vực thấp nhất dưới 2.0m tập trung dọc 2 bờ kênh Nhiêu Lộc. Độ dốc nền khá rõ ràng hướng dốc chính theo hướng từ Đông sang Tây và từ khu vực xung quanh kênh Nhiêu Lộc dốc về hai bờ kênh Nhiêu Lộc. 2. Địa chất: Địa chất công trình có 2 loại: - Trầm tích Pleixtoxen có nguồn gốc bồi tích vôi. Thành phần cấu tạo là cát pha sét có sức chịu tải R>= 1, 5Kg/cm2. Bề mặt trầm tích thường và hiện tượng rửa trôi bề mặt. - Trầm tích Holoxen có nguồn gốc sông thành phần cấu tạo là bùn sét hữu cơ, sét dẻo mềm. Cát nhuyễn pha sét, sức chịu tải R = 0, 7 Kg/cm2
20
2
. THÔNG TIN VỀ QUY HOẠCH CỦA KHU ĐẤT
21
Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật
Quy hoạch sử dụng đất 15 năm
Theo định hướng Quy hoạch giao thông Tp. Hồ Chí Minh đến 2020 đã được Thủ tướng phê duyệt sẽ có một số tuyến đường giao thông cấp đô thị tại khu vực sẽ được hình thành: - Tuyến đường trên cao dọc kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè và tuyến đường trên cao nối kết từ phía đường Tô Hiến Thành thay thế tuyến Bắc-Nam và tuyến Tô Hiến Thành nối dài của đồ án trước. - Tuyến metro số 2 chạy dọc Cách Mạng Tháng 8. - Sẽ di dời đầu mối Giao thông đường sắt đối ngoại đô thị (Ga Hoà Hưng) ra khu vực ngoại đô, dự kiến tuyến đường sắt cũ sẽ được sử dụng để xây dựng tuyết đường sắt trên cao nội đô.
Một số dự án giao thông cấp đô thị đã được phê duyệt như sau: - Đường cặp tường rào Ga Hoà Hưng lộ giới 20m. - Trong tương lai khi hình thành tuyến đường sắt trên cao thì lộ giới đường Nguyễn Phúc Nguyên kiến nghị tăng lên 30 m. Như vậy sẽ có một phần diện tích các lô nhà phố dọc trục đường Nguyễn Phúc Nguyên nằm trong lộ giới của tuyến đường sắt trên cao này. Dân cư trong khu vực giải toả giao thông đường Cách Mạng Tháng 8, đường ven tường rào Ga Hoà Hưng sẽ được tái định cư trong các khu dự án chung cư tái định cư tại phường 10.
Quy hoạch không gian kiến trúc cảnh quan
Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật
- Hình khối kiến trúc cần hài hòa với cảnh quan và các công trình bao quanh. - Các khu vực không gian công cộng cần được thiết kế hợp lý cho luồng đi bộ, chỗ nghỉ ngơi thư giãn, điêu khắc, hồ nước,cây xanh tạo bóng mát. - Tổ chức các khu dịch vụ ngoài trời bên mặt trong các công trình cao tầng, không gian thẩm mỹ, che chắn mưa gió và không ảnh hưởng đến giao thông và cảnh quan chung. - Chất liệu vật liệu trang trí mặt đứng đồng nhất với bao cảnh. Tránh sử dụng nhiều nhôm kính. Chú trọng đến giải pháp thông thoáng tự nhiên. - Khuyến khích các giải pháp kiến trúc sinh thái, kết hợp đưa các diện tích cây xanh lên các tầng thượng của công trình cao tầng và các bao lơn hay sảnh tầng. - Đảm bảo các yếu tố tiếp cận, bãi xe cho các công trình chức năng tập trung đông người. Các công trình cao tầng phải đảm bảo diện tích bãi xe và kỹ thuật tại tầng ngầm, tránh các giải pháp bãi xe làm mất cảnh quan chung, gây ách tắc giao thông.
Theo Nghị định 15 qui định về hồ sơ thiết kế qui hoạch mạng điện tỷ lệ 1/2000 chỉ xác định hướng tuyến của mạng cáp trung thế 22KV và vị trí trạm biến áp trung gian (nếu có) và vị trí dự kiến đấu nối. Các hạng mục khác sẽ được thực hiện trong hồ sơ qui hoạch chi tiết 1/500 và hồ sơ thiết kế hạ tầng kỹ thuật. Phường 9-13 đã có các tuyến trung thế 15kV trên không, tuyến 22kV ngầm dọc theo các tuyến đường: Cách M ạng Tháng Tám, Lý Chính Thắng, Lê Văn Sỹ. Tuyến 15kV trên không có tổng chiều dài 7560m, dây nhôm lõi thép, tiết diện 240mm2. Tuyến 22kV ngầm có tổng chiều dài 6950m, dây đồng, tiết diện 240mm2.
22
3
. PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG
23
Phân tích hướng gió
Phân tích view nhìn
Hướng gió chính là Tây Nam tuy nhiên ở hiện trạng hướng Tây Nam trong tương lai sẽ là trạm tàu Metro trên cao, gây ảnh hưởng đến hướng lưu thông gió của công trình. Hướng gió Đông Nam tốt không bị ảnh hưởng nhưng lại không phải là hướng chính. Cần đề xuất giải pháp công trình để khắc phục hạn chế này, song song đề xuất giải pháp để phát triển và tận dụng hướng gió Đông Nam.
Khu đất nhà ga trong quy hoạch tương lai có view đẹp hướng Bắc và Đông Bắc với phần công viên cảnh quan, khu chung cư ven kênh và cảnh quan dòng kênh, cùng các view cảnh quan ở các nút giao thông hướng Đông. Đây là một lợi thế rất tốt của khu đất trong việc thu hút hướng nhìn bởi gần như 3 mặt tiền từ hướng giao thông bộ và kể cả giao thông thủy. Từ đó phát triển thế mạng này trong thiết kế mặt đứng và phối cảnh.
Chương 4 THIẾT KẾ KIẾN TRÚC
24
1
. CƠ SỞ HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG
Diagram Ý tưởng
Cơ cấu 3 ngành học : A: Nghê thuật B: Kinh doanh L: Ngôn ngữ 3 không gian trên sẽ chạm nhau và tạo ra các vùng giao thoa, khi đó hình thành cơ cấu tam giác liên kết với nhau một cách bền vững về cả mặt không gian, kiến trúc, tổ chức môn học,...
25
Dựa vào cơ cấu tam giác ta hình thành “khối không gian” cơ bản cho ngôi trường, với mỗi thanh là một chức năng chứa phòng học và hành lang chạy dọc như tiêu chuẩn.
Đẩy các không gian giao lại với nhau để tạo nhiều vùn giao, tạo không gian đa dạng, tăng chức năng.
Điều này tạo ra các không gian chung vs riêng của mỗi “khối không gian”, không gian trong chung và riêng, không gian mở chung và riêng, không gian cảnh quan chung và riêng. Đồng thòi tạo ra không gian tập trung lớn ở trung tâm.
Nhân 3 mô hình này lên cho 3 khối học.
Dựa vào cấu trúc tam giác để tạo thành nhiều modul mặt bằng để phục vụ cho nhiều chức năng cần những loại diện tích lớn nhỏ khác nhau.
Xoay khối giữa 180 độ tạo sự chuyển tiếp không gian sinh động.
Tổng mặt bàng concept.
26
Ứng xử giữa hình khối công trình và đô thị Mở tầng trệt, tạo khoảng thông thoáng cho khu vực, trả lại bề mặt giao thông, mảng xanh, không gian hoạt động cộng đồng cho người dân.
27
28
29
30
2
. KHAI TRIỂN PHƯƠNG ÁN Khu đất trong tương lai sẽ là điểm nút chuyển tiếp giao thông trong đô thị khi mà mọi người sẽ đến đây và sử dụng phương tiện công cộng để đi vào trung thành phố. Khi đó khu đất cần tích hợp một số tiện ích đô thị để phục vụ cho số lượng người qua lại lớn như thương mại, khu vui chơi, công viên cộng đồng, diện tích tổ chức sự kiện. Từ các phân tích, hướng tiếp cận, view nhìn, tiếng ồn giao thông, phân bố chức năng trên tổng mặt bằng được bố trí theo thói quen sử dụng phù hợp nhất.
31
32
33
34
35
36
35
BẰNG Sàn giao dịch chứng khoáng mô phỏng TẦNG 3 Hành lang Không gian mở cảnh quan Phòng học ngôn ngữ Nghỉ giảng viên Phòng sinh hoạt chung Phòng học đa năng, phòng học kết hợp Họa thất đồ họa Họa thất kiến trúc Họa thất mỹ thuật Xưởng làm mô hình trưng bày Phòng học kinh doanh Sảnh đón khối học Tự học giao tiếp + cảnh quan Hành lang Chức năng Không gian mở cảnh quan Phòng học ngôn ngữ Nghỉ giảng viên Phòng sinh hoạt chung MẶT Phòng học đa năng, phòng học kết hợp BẰNG Họa thất đồ họa TẦNG 4 Họa thất kiến trúc Họa thất mỹ thuật Xưởng làm mô hình trưng bày Phòng học kinh doanh Sảnh đón khối học Tự học giao tiếp + cảnh quan
1010 6838 4235 835 400 470 955 510 470 420 350 1386 155 625 5410 Diện tích/ m2 4235 835 400 470 955 510 470 420 350 1386 155 625
36
37
38
39
PHỐI CẢNH 3D TÁCH LỚP
Phối cảnh 3D tách lớp thể hiện khung kết cấu cột, dầm cho công trình. Do khối kiến trúc được năng lên 6m6 so với cao độ 606 so với cao độ mặt đất, kết cấu chính là lưới cột tam giác và lục giác tổ ong giúp công trình vững hơn, các kết cấu và vật liệu của tường, sàn, cách, lam, mái... là kết cấu nhẹ lắp ghép vào khung kết cấu chính.
40
41
42
43
44
45
KIẾN TRÚC CẢNH QUAN Các modul không gian cảnh quan được phân khu theo hướng từ mở đến đóng, từ công cộng đến riêng tư và từ cao độ thấp đến cao dộ cao.
46
47
48
49
50
51
52
53
Tiểu cảnh
54
55
56
57
58
3
. QUẢN LÝ VÀ VẬN HÀNH
Hiện nay hầu hết các trường học được quản lý bằng hệ thống phần mềm quản lý giáo dục nhằm hệ thống hóa các loại giấy tờ, đơn, biểu mẫu.. được theo dõi bởi bộ máy nhà trường. Vì đây là một đề tài khá mới lạ cùng với định hướng mở rộng của đồ án, đề xuất chia các khối chức năng thành các mảng nhỏ hơn, thành lập câu lạc bộ và để các nhóm thành tự túc quản lý tài sản của nhóm, cũng như các thành phần liên quan khác. Việc này giúp thúc đẩy giáo dục về ý thức cho cộng đồng, bản thân công trình cũng là một cộng đồng nhỏ nơi mà bất cứ một cá nhân nào cũng đều có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn những tài sản chung. Hình thức giáo dục hoàn toàn linh hoạt, không phân chia theo độ tuổi, mà theo năng lực, người đứng lớp sẽ là bất cứ ai có khả năng, chia sẻ kinh nghiệm và kỹ năng của mình. Các câu lạc bộ hội nhóm sẽ hoạt động theo lịch trình cụ thể tự đặt ra, lên kế hoạch về tài chính cho nhóm, viết dự án để cùng nhau thực hiện, liên kết với các nhóm khác và câu lạc bộ khác cùng hoạt động, sau đó sẽ được bộ máy nhà trường hỗ trợ thực hiện dự án hoặc tìm nhà tài trợ...
59
Chương 5 KẾT LUẬN
60
Nước ta là một trong những nước đang phát triển với tốc đọ rất nhanh trên thế giới. Giáo dục đang là vấn đề hết sức nan giải trong thời kỳ đổi mới này. Cùng với bối cảnh công nhiệp hóa- hiện đại hóa, khoa học kỹ thuật công nghệ phát triển không ngừng, chúng ta nên chuản bị sẵn sàng cho tương lai những điều thiết yếu nhất, bỏ qua mọi sự rườm rà, thủ tục không cần thiết để có thể gìn giữ những giá trị cốt lõi to lớn cho các thế hệ sau. Khi mà mọi người ai ai cũng chạy theo lợi nhuận mà bỏ qua những giá trị cần có, xã hội sẽ ngày càng nảy sinh nhiều vấn đề không giải quyết được, giáo dục cũng vậy, những ngôi trường được xây dựng lên, không phải là để thu hút được nhiều học sinh đến đóng học phí, những trung tâm ngoại ngữ xây dựng lên không phải để đóng tiền học cách đoán đề, cách chọn câu trả lời đúng. Mà trường học là để học sinh hiểu được câu hỏi, để tự bỏ công bỏ sức mình ra và thu lại thành quả cho chính mình, không phải cho ai khác. Trong đó việc gieo mầm và nuôi dưỡng lối tư duy đa ngành là tối quan trọng, hiện nay bất cứ ngành nghề nào đều đòi hỏi một khối lượng kiến thức hiểu biết không phải chỉ gói gọn trong chuyên môn đó mà còn ở các chuyên môn khác nữa, khi mà mỗi một người có thể hiểu được mình có thể làm gì, và hiểu được cả những người khác có thể làm gì nữa, thì giá trị của mỗi công dân mới được khai thác, mỗi con người đều trở thành những nhân vật có ích. Đó chính là ý nghĩa mà đề tài đồ án muốn mang lại. Một trường học trong mơ nhưng đang tiến đến rất gần đến thực tại.
61
Tài liệu tham khảo [1] A History of School Design and its Indoor Environmental Standards, 1900 to Today - Lindsay Baker PhD Candidate, Department of Architecture Center for the Built Environment, UC Berkeley January 2012 -a program of the National Institute of Building Sciences. [2] The Impact of School Environments: A literature review - Produced for the Design Council The Centre for Learning and Teaching School of Education, Communication and Language Science University of Newcastle [3] DESIGNING LEARNING SPACES THAT WORK: A CASE FOR THE IMPORTANCE OF HISTORY KELLEE FRITH and DENISE WHITEHOUSE Swinburne University [4] Viện quy hoạch đô thị Thành phố Hồ Chí Minh [5] Trang Web Hội Khoa học Lịch sử Bình Dương [6] Trang Web Thành phố Hồ Chí Minh [7] Architecture of Schools: The New Learning Environments - Mark Dudek [8] The future of the physical learning environment: school facilities that support the user [9] Neufert: Tiêu chuẩn thiết kế [10] Hệ thống thông tin quản lý giáo dục Việt Nam [11] Bài viết trên http://www.fastcodesign.com/ - Architectural Drawings That Gleefully Ignore Reality [12] Archdaily.com [13] Openstructures.net 62