Tạp chí Giáo Dục Quốc Phòng

Page 1

số 1 8 • 2013

tạp chí

giáo dục quốc phòng

Ứng viên thay thế

Mig 21 trong tương lai Kỹ thuật quân sự

. vs

thời hoa lửa


ContentS Tin tức quân sự Việt Nam

4

Máy bay nào phù hợp thay thế Mig-21

8

tại Việt Nam? Nâng cấp tăng thiết giáo T-54/55 hay

25

mua T-72

8

25 39

Tin tức quân sự thế giới

32

Tư liệu kỹ thuật quân sự

36

Pháo 120mm XM360 Tàu chiến hiện đại của Liên Xô - Nga

39

Phần 1: tàu tuần dương Một thời hoa và máu

46

Một số hình ảnh đẹp về quân sự

48


T

Kính gửi quý vị độc giả!

rước mắt các bạn là số đầu tiên của ấn bản điện tử Tạp chí Giáo dục Quốc phòng. Đây là thành quả bước đầu của nhóm Giáo dục Quốc phòng đã kiên trì và nỗ lực thực hiện thời gian qua, với mong muốn cung cấp tới quý vị và các bạn những thông tin về quốc phòng - an ninh dưới góc nhìn kỹ thuật quân sự và giáo dục quốc phòng. Chúng tôi hy vọng, Tạp chí Giáo dục Quốc phòng sẽ là món ăn tinh thần bổ ích, thỏa mãn được nhu cầu cập nhật, trao đổi thông tin của mọi đối tượng độc giả. Ban biên tập xin gửi lời cảm ơn tới quý vị độc giả, bởi sự quan tâm của quý vị và các bạn là nguồn động lực quý báu đối với chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện tạp chí.

Chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các tác giả đã nhiệt tình tham gia viết bài cộng tác gửi đăng trên tạp chí với tinh thần xây dựng và tự nguyện đóng góp. Có thể coi, sản phẩm này là tạp chí về giáo dục quốc phòng dạng ấn bản điện tử đầu tiên bằng tiếng Việt. Trong khi đó, thành viên của ban biên tập hầu hết lại là những người ngoại đạo với lĩnh vực truyền thông, chỉ có niềm đam mê và tinh thần hành động vì một nền quốc phòng Việt Nam vững mạnh. Vì vậy, với những thiếu sót có thể xuất hiện trong sản phẩm, chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến và chia sẻ kinh nghiệm để nội dung và hình thức của Tạp chí Giáo dục Quốc phòng tiến bộ hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của độc giả. Kính chúc quý vị độc giả sức khỏe và gặp nhiều may mắn!

Nội dung: Nhóm GDQP (Defense Studies Group, Australia) thực hiện Trình bày: Lê Long, Lê Anh Tạp chí chỉ phát hành online miễn phí, nghiêm cấp sao chép, mua bán dưới mọi hình thức. Yêu cầu ghi rõ nguồn khi sử dụng lại thông tin và hình ảnh từ tạp chí. Bản quyền tạp chí thuộc về nhóm Defense Studies Group, Australia Facebook: facebook.com/GiaoducQP Mọi thắc mắc xin gửi về: ongbut1111@gmail.com


Tin tức quân sự Việt Nam Thúc đẩy hơn nữa hợp tác quốc phòng Việt Nam và Trung Quốc

Các đại biểu chụp ảnh chung. Ảnh: Hải Yến - TTXVN tại Bắc Kinh Tại buổi hội kiến, Thượng tướng Trương Dương nhiệt liệt chào mừng đoàn cán bộ Bộ Quốc phòng Việt Nam đến thăm, làm việc và trao đổi kinh nghiệm với các cơ quan tư pháp của QGPND Trung Quốc; cho rằng chuyến thăm của đoàn góp phần tăng cường thêm sự hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy sự giao lưu, hợp tác thiết thực giữa quân đội hai nước. Đồng chí Chủ nhiệm Tổng bộ Chính trị QGPND Trung Quốc nhấn mạnh, trong mối quan hệ hợp tác, đối tác chiến lược toàn diện giữa hai Đảng, hai Chính phủ và nhân dân hai nước thì quan hệ quốc phòng được coi là trụ cột quan trọng, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác, đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước. Những năm qua, quân đội hai nước Trung Quốc và Việt Nam đã triển khai quan hệ hợp tác tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực công tác. Điều này được thể hiện ở việc lãnh đạo cấp cao quân đội hai

nước đã có nhiều chuyến thăm viếng, trao đổi kinh nghiệm, học tập lẫn nhau, nhất là hợp tác về công tác chính trị. Trung Quốc đã cử 8 đoàn sang Việt Nam và Việt Nam cử 14 đoàn sang Trung Quốc trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Thượng tướng Nguyễn Thành Cung cảm ơn lãnh đạo Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Tổng bộ Chính trị QGPND Trung Quốc đã tạo điều kiện thuận lợi để đoàn công tác của Bộ Quốc phòng Việt Nam tìm hiểu, trao đổi và học tập kinh nghiệm về công tác tư pháp trong quân đội Trung Quốc, từ đó làm cơ sở nghiên cứu, áp dụng vào thực tiễn cải cách tư pháp của Quân đội nhân dân Việt Nam. Về quan hệ hợp tác giữa quân đội hai nước, Thượng tướng Nguyễn Thành Cung khẳng định, việc xây dựng, giữ vững và phát triển mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp, bền vững với Trung Quốc là chủ trương

nhất quán của Đảng, Chính phủ, Quân đội nhân dân Việt Nam, đồng thời là nguyện vọng của toàn thể nhân dân Việt Nam. Việt Nam luôn ghi nhớ và biết ơn sự giúp đỡ hết sức to lớn của các đồng chí Trung Quốc cho cách mạng Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Thời gian qua, quan hệ hợp tác giữa Bộ Quốc phòng hai nước đã không ngừng được mở rộng, ngày càng đi vào chiều sâu và đem lại hiệu quả thiết thực. Tháng 6 - 2013, Bộ Quốc phòng hai bên đã ký hai văn kiện quan trọng là thỏa thuận hợp tác biên phòng và thỏa thuận xây dựng đường dây nóng trực tiếp. Hai bên đã hình thành nhiều cơ chế hợp tác và triển khai có hiệu quả như cơ chế đối thoại chiến lược quốc phòng, cơ chế tuần tra liên hợp trên Vịnh Bắc Bộ giữa hải quân hai nước, cơ chế tuần tra liên hợp dọc biên giới, cơ chế trao đổi sĩ quan trẻ, đoàn nghỉ dưỡng…Thượng tướng Nguyễn Thành Cung bày tỏ mong muốn Bộ Quốc phòng hai nước có thêm nhiều cuộc giao lưu, trao đổi kinh nghiệm; tăng cường hơn nữa sự hiểu biết, gắn bó chặt chẽ, hiệu quả, tương xứng với mối quan hệ hợp tác, đối tác chiến lược toàn diện giữa hai Đảng, hai Chính phủ theo phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt. Nguồn: QDND Online

Việt Nam - Hoa Kỳ hợp tác huấn luyện rà phá bom mìn, cấp cứu người bị nạn “Bùm”, một tiếng nổ vang lên. Người nông dân đã bị thương nặng khi cố gắng dẫn một nhóm hủy nổ tới chỗ ông phát hiện một vật nổ. Tất cả nhân viên trong nhóm khẩn trương bằng nghiệp vụ cấp cứu cho người nông dân. Những động tác rất điêu luyện, chính xác không khác gì những bác sĩ chuyên nghiệp giúp người nông dân nhanh chóng được đưa lên xe cấp cứu một cách an toàn. Trong khi đó, các thành viên trong nhóm hủy nổ vẫn tiếp tục tìm kiếm và hủy quả mìn còn sót lại. Từng động tác đều cẩn thận, chính xác và đảm bảo an toàn tuyệt đối


Chính xác, thành thục, an toàn

nằm trong trong khuôn khổ hoạt động phối hợp khắc phục hậu quả bom mìn sót lại sau chiến tranh vì mục đích nhân đạo giữa Bộ

Trên đây là một phần kịch bản mà những học viên lớp Tập huấn về xử lý an toàn vật nổ và cấp cứu người bị thương do nổ bom mìn, vật nổ sót lại sau chiến tranh trình diễn trong buổi báo cáo kết thúc khóa học. Phần trình diễn “tốt nghiệp” xuất sắc của các học viên lớp tập huấn đã nhận được khen ngợi của Thiếu tướng Phạm Quang Xuân, Tư lệnh Binh chủng Công Binh; Đại sứ Mỹ tại Việt Nam David Shear, cũng như các giảng viên người Mỹ, những người đã tận tình hỗ trợ, hướng dẫn các học viên Việt Nam trong 12 ngày theo lớp tại Trường Trung cấp kỹ thuật Công binh Các giảng viêng thuộc Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương, Mỹ - Binh chủng Công binh. Cấp cứu đồng đội bị thương Quan sát bài thực hành dưới cái nắng chói chang, nhìn các học viên vẫn cần mẫn, dứt khoát, chính xác trong từng động tác mới thấy rõ thành quả thực sự của lớp tập huấn. Những thiết bị hiện đại được mang tới từ nước Mỹ, cho dù còn mới lạ với các học viên Việt Nam, nhưng đã được các học viên trình diễn rất thành thục. Từ động tác dò mìn, tới việc băng bó, mở đường thở, tiêm thuốc, cố định tay chân gẫy, các vết thương khó ở đầu…đều rất “nhuyễn”, thể hiện sự học tập nghiêm túc của các học viên. Chính vì vậy, kết thúc mỗi phần biểu diễn đội biểu diễn lại nhận được những tràng pháo tay không ngớt từ những người chứng kiến. Thiếu tướng Phạm Quang Xuân cho biết, lớp tập huấn là một trong các hoạt động

Cấp cứu đồng đội bị thương

Quốc phòng Việt Nam và Văn phòng hợp tác quốc phòng Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam. Lớp tập huấn diễn ra từ ngày 1-7 đến ngày 12-7. Binh chủng Công binh và Văn phòng cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Nhà nước về Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh giai đoạn 2010-2025 (gọi tắt là Chương trình 504) phối hợp tổ chức khóa tập huấn. Các giảng viêng thuộc Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương, Mỹ Tham gia khóa tập huấn gồm Đội giảng viên 13 người thuộc Chương trình hành động mìn nhân đạo (HMA), Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương, Quân đội Hoa Kỳ và 64 học viên thuộc các cơ quan, đơn vị, tổng công ty, công ty có chức năng nhiệm vụ khắc

phục hậu quả bom mìn sót lại sau chiến tranh của Việt Nam. Nội dung khóa tập huấn chú trọng vào 3 nội dung chính: nhận biết bom mìn, vật nổ sót lại sau chiến tranh; biện pháp tháo gỡ, bảo vệ, vận chuyển, tiêu hủy, an toàn; biện pháp phòng ngừa thương tích và cấp cứu người bị thương do nổ bom mìn, vật nổ... Việc khó cần chung tay Thiếu tướng Phạm Quang Xuân cùng Đại sứ Mỹ tại Việt Nam trao đổi với giảng viên B.Beale Có thể thấy rõ, những gì các học viên học được rất thiết thực bổ ích cho quá trình làm nhiệm vụ tại những khu vực đang bị ô nhiễm bom mìn. Một thực tế là sau khi kết thúc chiến tranh, Chính phủ Việt Nam đã đặc biệt quan tâm đến việc khắc phục hậu quả bom, mìn. Đến nay, Chính phủ đã ban hành nhiều nhiều cơ chế chính sách và hằng năm đã chi hàng nghìn tỷ đồng để khắc phục hậu quả. Nhờ sự nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội, sự hợp tác giúp đỡ của bạn bè quốc tế, công tác khắc phục hậu quả bom, mìn sau chiến tranh ở Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các mặt. Tuy đạt được những kết quả nêu trên, nhưng do chiến tranh diễn ra trong một thời gian dài với số lượng bom, mìn mà quân đội ngoại xâm đã sử dụng rất lớn,

Thiếu tướng Phạm Quang Xuân cùng Đại sứ Mỹ tại Việt Nam trao đổi với giảng viên B.Beale

5


Tin tức quân sự Việt Nam giảng viên Mỹ đã đưa đến lớp học những kinh nghiệm rất hay trong công tác bảo đảm an toàn cho chiến sĩ công binh cũng như người bị nạn bởi vật liệu nổ, song các giảng viên Mỹ lại chưa đề cập sâu tới thông tin về các loại bom, mìn mà Mỹ đã từng rải xuống Việt Nam. Điều này các học viên Việt Nam rất cần. Đại diện Bộ tư lệnh Công binh và phía Mỹ ký văn bản bàn giao một số thiết bị

Học viên của lớp học trao đổi kiến thức mới tình trạng ô nhiễm bom, mìn sau chiến tranh ở Việt Nam đến nay vẫn rất nặng nề; tai nạn, thương tích đối với người dân, đặc biệt là trẻ em vẫn diễn ra hằng giờ, hằng ngày trên phạm vi cả nước, ảnh hưởng lớn đến sản xuất, đời sống của một bộ phận không nhỏ dân cư. Có thêm một người chiến sĩ rà phá bom mìn lại có kỹ năng cứu thương đạt “chuẩn” sẽ hạn chế những thiệt hại do vật nổ. Học viên của lớp học trao đổi kiến thức mới Phát biểu trong buổi rút kinh nghiệm, Thiếu tướng Phạm Quang Xuân nhấn mạnh, cùng với việc huy động tối đa mọi nguồn lực trong nước, Việt Nam luôn đánh giá cao và mong muốn sự hợp tác, hỗ trợ quý báu, chung tay góp sức của cộng đồng quốc tế, trong đó có vai trò của Mỹ trong việc khắc phục hậu quả bom, mìn sau chiến tranh.

rất yêu đất nước, con người, sự thân thiện của người dân, những học viên là quân nhân trong QĐND Việt Nam. “Tôi và đồng đội đã có chuyến đi thực sự ấn tượng với nhiều kỷ niệm đẹp ở Việt Nam”, Beale chia sẻ. Thông tin sát thực để giảm thiệt hại Bảy tỏ về những kiến thức khoa học cách cấp cứu người bị nạn mà các giảng viên của Mỹ đã mang tới, học viên của lớp tập huấn Phạm Văn Tuấn cho biết: “Các giảng viên từ Mỹ đã truyền đạt các kiến thức rất cơ bản về nghiệp vụ công binh, các nguyên tắc an toàn và đặc biệt là kỹ thuật sơ, cấp cứu đối với những người bị nạn do vật nổ”. Mặc dù rất vui, nhưng học viên Vũ Hồng Quân cũng băn khoăn, rõ ràng các

Rất may là “trăn trở” của học viên Vũ Hồng Quân đã được giải tỏa phần nào. Tại lễ Bế mạc khóa tập huấn, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam David Shear đã trao cho phía Việt Nam bộ dữ liệu mới nhất do Viện Nghiên cứu không quân của Mỹ sản xuất. Bộ cơ sở dữ liệu Đông Nam Á - Báo cáo lịch sử tác chiến chiến trường là hồ sơ hoan thiện và chính xác nhất có được cho đến nay về hoạt động ném bom của quân đội Mỹ và đồng minh trong những năm 1960 -1970. Bộ dữ liệu này có thêm lượng hồ sơ nhiều hơn khoảng 20% so với những gì đã được xác định trước đó. Trong đó độ chính xác được cải thiện rất nhiều với tọa độ mục tiêu trong vòng 100m. “Với bức tranh chính xác hơn về ô nhiễm bom mìn, chúng ta có thể làm việc khôn ngoan và hiệu quả hơn”, Đại sứ David Shear nói. Cũng tại lễ bế mạc, Đại sứ David Shear nhấn mạnh, sự thành công của khóa tập huấn, việc trao đổi kỹ thuật và hợp tác giữa hai bên trong giải quyết bom mìn còn sót lại sau chiến tranh đã đóng góp tích cực vào quan hệ quốc phòng, cũng như quan hệ của hai nước nói chung.

Đại úy Brian Beale, một giảng viên tham gia khóa tập huấn trả lời phỏng vấn phóng viên Báo QĐND Online cho biết, chương trình khóa tập huấn được tổ chức chặt chẽ, phù hợp, thiết thực. Cả giảng viên và học viên đều nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành tốt nội dung chương trình kế hoạch. Qua tập huấn các học viên được củng cố, nâng cao về kiến thức, kinh nghiệm; thành thạo hơn về kỹ năng nhận biết, xử lý an toàn bom mìn, vật nổ và cấp cứu người bị thương trong tình huống nổ bom mìn sót lại sau chiến tranh, góp phần làm giảm thiểu tai nạn, giải phóng đất đai, phát triển sản xuất, tiến tới khắc phục hoàn toàn ảnh hưởng do bom mìn, vật nổ sót lại sau chiến tranh ở Việt Nam. Giảng viên Beale còn cho biết, anh cũng

Đại diện Bộ tư lệnh Công binh và phía Mỹ ký văn bản bàn giao một số thiết bị


Đoàn công tác Bộ Quốc Phòng làm việc tại Quân khu 3 và Công ty đóng tàu Hồng Hà Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đi thị sát trên tàu CSB 2015. Sáng 15-7, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn công tác Bộ Quốc phòng đã đến thăm và làm việc với Bộ tư lệnh Quân khu 3, nắm tình hình thực hiện nhiệm vụ trên địa bàn quân khu, trong đó trọng tâm là công tác đối ngoại quốc phòng. Thay mặt Bộ tư lệnh Quân khu 3, Thiếu tướng Trần Thành, Phó tư lệnh Quân khu đã báo cáo với đoàn công tác tình hình thực hiện nhiệm vụ. Nhận thức rõ vị trí chiến lược trọng yếu của lĩnh vực đối ngoại quốc phòng, Đảng ủy, Bộ tư lệnh Quân khu đã luôn coi trọng việc lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác đối ngoại quốc phòng nhằm học tập kinh nghiệm, từng bước mở rộng quan hệ ngoại giao quân sự, góp phần xây dựng lực lượng vũ trang quân khu vững mạnh, xây dựng địa bàn quân khu giàu về kinh tế, mạnh về quốc phòng-an ninh, có đời sống văn hóa-xã hội phát triển... Phát biểu trong buổi làm việc, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh biểu dương những nỗ lực của cán bộ, chiến sĩ Quân khu 3 trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và sẵn sàng chiến đấu, trong đó có công tác đối ngoại quốc phòng. Là địa bàn có biên giới cả trên bộ và trên biển với nước bạn Trung Quốc, việc thực hiện sáng tạo chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước về xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị với Trung Quốc là điều kiện thuận lợi để Quân khu 3 xây dựng thế trận quốc phòng vững mạnh. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh chỉ rõ trong tổng thể chiến lược xây dựng lòng tin giữa hai nước, hai quân đội Việt NamTrung Quốc, Quân khu 3 có nhiệm vụ tham gia vào việc xây dựng sự tin cậy chính trị ở cấp quân khu, thông qua việc nắm bắt tình hình khách quan, tham mưu cho các cấp địa phương về công tác đối ngoại với nước bạn Trung Quốc, đẩy mạnh phát triển quan hệ ở nhiều cấp với các phía hữu quan Trung Quốc. Đảng ủy và Bộ tư lệnh quân khu cần đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền trong cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên địa bàn về chính

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đi thị sát trên tàu CSB 2015. sách đối ngoại hữu nghị của Đảng và Nhà nước Việt Nam, coi trọng quan hệ hữu nghị với nhân dân Trung Quốc. Ngoài ra, cũng cần tham mưu cho địa phương về công tác rà phá bom mìn trên tuyến biên giới, xây dựng đường tuần tra biên giới, góp phần xây dựng đường biên giới Việt Nam-Trung Quốc hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. Chiều 15-7, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã thăm và làm việc tại Công ty trách nhiệm hữu hạn MTV đóng tàu Hồng Hà, nơi đang thực hiện dự án sửa chữa 3 tàu cảnh sát biển số hiệu CSB 8003, CSB

cho lực lượng cảnh sát biển Việt Nam, bảo đảm phù hợp với chức năng sử dụng của lực lượng cảnh sát biển, an toàn, tiện nghi cho cán bộ, chiến sĩ là một chủ trương đúng đắn của Bộ Quốc phòng, Cục Cảnh sát biển Việt Nam cùng các cơ quan chức năng, cần được rút kinh nghiệm và phát huy. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã đi thị sát trên tàu CSB 2015 từ cảng ra phao số 0 và quay lại cảng trong chiều 15-7. Nguồn: QDND Online

2015, CSB 2016. Đại tá Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Công ty đã báo cáo với đồng chí Thứ trưởng Bộ Quốc phòng về những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện dự án. Phát biểu với Ban giám đốc Công ty đóng tàu Hồng Hà, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh biểu dương những nỗ lực của cán bộ, chiến sĩ Công ty đóng tàu Hồng Hà đã đóng góp cụ thể cho chủ trương tiết kiệm ngân sách quốc phòng, cải tạo những con tàu hiện đại, phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam. Việc sửa chữa, nâng cấp các tàu

7


Máy bay nào phù hợp thay thế

Mig-21

tại Việt Nam? Lovelance & Raptor Flanker

Như các bạn đã biết trong vòng 2-3 năm nữa các máy Mig-21 trong biên chế Không Quân Nhân Dân Việt Nam(KQNDVN) sẽ hết niên hạn sử dụng, điều này đặt ra vấn đề tìm kiếm một loại máy bay khác để thay thế Mig-21 của KQNDVN. Các máy bay trong hình ảnh là các máy bay được Việt Nam bày tỏ quan tâm và có khả năng mua về để thay thế các máy bay Mig-21 trong tương lai gần.

H

iện nay đang có thông tin Việt Nam chuẩn bị cho về hưu toàn bộ số máy bay Mig-21 đang có trong biên chế. Các máy bay Mig-21

được sản xuất lần đầu vào những năm 1960, như vậy thiết kế của MiG- 21 cũng có tuổi trên 50 gần 60 năm, số Mig-21 mà Việt Nam đang sử dụng được sản xuất khoảng nhưng năm 70-80 thế kỷ trước nay cũng trên 30 gần 40 tuổi. Như vậy với 1 số lần nâng cấp tăng thời gian

Mig-21 là 1 loại máy bay hữu dụng cũng như việc loại biên Mig-21 sẽ để lại một lổ hổng lớn về máy bay tiêm kích đánh chặn tầm gần cho KQNDVN. Một câu hỏi lớn trong các thành viên yêu thích quân sự - vũ khí (đặc biệt là máy bay và không quân) là : “loại máy bay nào sẽ thay thế Mig-21 trong KQNDVN ?” Để trả lời được câu hỏi này trước tiên

hoạt động thì Việt Nam đã tận dụng các

chúng ta phải đưa ra 1 số tiêu chí đánh

chú “Én bạc” này hơn 150% thời gian

giá, sau đó sẽ dùng các tiêu chí này

thiết kế cho phép. Điều này cho thấy

đánh giá một số ứng viên.


Các tiêu chí đánh giá Quốc gia bán máy bay cho Việt Nam có dùng chung hệ thống vũ khí với Việt Nam hay không? Quốc gia bán máy bay cho Việt Nam có cấm vận hay chịu cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam hay không? Loại máy bay sẽ được mua có giá thành như thế nào (so với Su-27/30 mà Việt Nam đang sử dụng)? Việt Nam có dễ dàng tiếp thu được việc sử dụng cũng như công nghệ bảo dưỡng máy bay đó hay không? Việc bảo trì, nguồn phụ tùng cho máy bay có thuận tiện hay không ? Khả năng (tầm bay, radar, tải trọng vũ khí) của loại máy bay sắp mua như thế nào so với Su-27/30 mà Việt Nam đang sử dụng? Số lượng máy bay có đủ để thay thế cho Mig-21 không?

Các ứng viên thay thế cho vị trí của MiG 21 1. Sukhoi Su-30K

5. SAAB Jas 39 Gripen

2. Sukhoi Su-30MKI Flanker-H

6. Dassault Rafale

3. Sukhoi Su-35S The Last Flanker

7. Mikoyan-Gurevich Mig-29/35 Fulcrum/ Fulcrum-F

4. Dassault Mirage 2000

9


Su-30K khi còn trong biên chế Không quân Ấn Độ (IAF)

Su-30K

Đ

ây là một phiên bản máy bay tiêm kích chiếm ưu thế trên không hạng nặng được công ty Irkutsk (Một công ty con của Sukhoi, Nga) sản xuất cho Ấn Độ, có tên gọi là Su-30K. Loại máy bay này được Irkutskdùng khung máy bay T-10PU (Su-27PU) nâng cấp hệ thống điện tử hàng không với một số hệ thống điện tử hàng không từ Công ty Sextant (nay là Thales, Pháp). Vào những năm 1990, Ấn Độ đặt mua máy bay tiêm kích chiếm ưu thế trên không hạng nặng đa chức năng Su-30MKI nhưng vì dự án vẫn chưa hoàn thành nên Sukhoi đã tạm thời bán cho Ấn Độ 18 máy bay Su-30K này. Sau khi các hợp đồng ký kết đặt mua Su30MKI của Ấn Độ đã hoàn thành, số máy bay Su-30K này đã được trả hết về Nga. Hiện nay Ấn Độ đã không còn sử dụng loại máy bay này nữa và đã thay thế bằng máy bay Su-30MKI hiện đại hơn. Số máy bay này đang nằm ở Belarus và sẽ được nâng cấp thành chuẩn Su-30KN. Ban đầu, khái niệm về tiêm kích đa năng Su-30KN bắt nguồn từ chương trình nâng cấp sâu các máy bay chiến đấu - đánh chặn tầm xa Su-30. Công việc được bắt

đầu thực hiện từ ngày 9/11/2001, khi tập đoàn sản xuất máy bay Irkutsk phối hợp với Văn phòng Thiết kế Sukhoi Russkaya Avionika và Không quân Nga phát triển giải pháp nâng cấp tiêm kích đa năng Su30K lên chuẩn Su-30KN với chi phí hợp lý.

Giai đoạn 2: Su-30KN tiếp tục được tăng cường khả năng không chiến bằng việc thay thế radar quét cơ học N001 bằng radar mảng pha hoạt động theo từng giai

Cũng trong năm 2001, chiếc Su-30KN đầu tiên mang số hiệu 302 được Irkutsk đưa vào thử nghiệm với những đặc điểm bổ sung, giúp máy bay này có khả năng chiến đấu toàn diện, gồm tấn công hiệu quả các mục tiêu trên biển và dưới mặt đất bằng cả vũ khí thông thường và các loại vũ khí dẫn đường chính xác cao, có khả năng tấn công mục tiêu cả ngày lẫn đêm, trong mọi điều kiện thời tiết. Dự án nâng cấp Su-30K lên chuẩn KN sau đó mở đường cho việc hiện đại hóa hàng loạt các máy bay chiến đấu của Không quân Nga gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: nâng cấp Su-30K có thể bắn được các tên lửa không-đối-đất như Kh-31A, Kh-31P và Kh-29T cũng như bom dẫn đường KAB-500. Ngoài ra, điểm nổi trội là máy bay được bổ sung tên lửa không đối không tiên tiến RVV-AE (AA-12 Adder).

Radar mảng pha Zhuk MSE có thể trang bị cho Su-30KN đoạn với tính năng kiểm soát chùm tia quét điện tử bằng kỹ thuật số. Điều đáng nói, các hệ thống điện tử tích hợp vào máy bay sau khi nâng cấp chỉ nặng thêm 30 kg. Ngoài ra, sau khi nâng cấp lên chuẩn Su-30KN, tất cả các tùy chọn nâng cấp theo yêu cầu của khách hàng vẫn có thể được tích hợp thêm nhằm đáp ứng yêu cầu

Buồng lái trước và sau của Su-30KN nguyên mẫu Nguyên mẫu Su-30KN (số hiệu 302)

Radar quét cơ học N001


Su-30MKI

S Buồng lái trước của Su-30KN có thể được nâng cấp với 2 màn hình màu hiển thị đa năng cỡ lớn như thế này (ảnh: buồng lái của Su-27SM chiến thuật riêng của mỗi quốc gia. Trong quá trình nâng cấp từ Su-30K lên chuẩn Su-30KN, Irkutsk chú trọng đến việc điều chỉnh cho máy bay có thể hoạt động trong những điều kiện thời tiết bất lợi, cả ngày lẫn đêm và môi trường gây nhiễu mạnh: điều rất quan trọng trong các cuộc chiến tranh hiện đại ngày nay. Khi nâng cấp, Su-30KN được trang bị hệ thống quản lý vũ khí SUV-30K có thể lắp nhiều loại vũ khí mới. Máy bay cũng có radar với khả năng lập bản đồ mặt đất, cho phép phát hiện các mục tiêu trên mặt đất/mặt nước và tấn công trong bất kỳ điều kiện thời tiết, bất kể ngày đêm. Đồng thời, hệ thống định vị của máy bay GPS A-737010 có thể làm việc với các tín hiệu từ hệ thống GLONASS (Nga) và NAVSTAR (Mỹ). Ngoài ra, các đồng hồ số trên máy bay được thay thế bằng hai màn hình hiển thị màu đa chức năng 5x5 inch MFI-55... Hiện nay có nguồn thông tin cho rằng Việt Nam sẽ mua toàn bộ số máy bay này. Các tiêu chí cho loại Su-30KN tương đương Su-30MK2 mà Việt Nam đang sử dụng, giá cả, việc bảo trì bảo dưỡng cũng như nguồn phụ tùng của loại này cũng phù hợp cho KQNDVN tuy nhiên số lượng 18 chiếc thì chưa đủ để thay thế trên dưới 100 chiếc Mig-21. Ngoài ra có nhiều nguồn tin cho rằng Ethiopia đang đàm phán mua lại 18 chiếc Su- 30K này.

u-30MKI Flanker-H là máy bay tiêm kích chiếm ưu thế trên không đa năng hạng nặng 2 chỗ ngồi thế hệ 4+ mạnh mẽ, siêu cơ động, tính năng cao. Nó là phiên bản máy bay ưu việt nhất trong dòng họ Su-27 Flanker. Su-30MKI là máy bay đầu tiên mà Nga hợp tác thiết kế và sản xuất với khách hàng nước ngoài. Nó được sản xuất khi IAF yêu cầu mua một máy bay Su-30MK với cấu hình riêng. Đối thủ cạnh tranh với nó là Mirage 2000-5, một máy bay chiến đấu đa chức năng đúng nghĩa. Mirage 2000-5 có lợi thế hơn so với Su-30 vì IAF đã rất hài lòng với phiên bản Mirage 2000H mà IAF đang sử dụng. Tuy nhiên, do rẻ hơn nhiều so với Mirage 2000-5 nên Su-30 đã được IAF chọn lựa.

không có góc xung kích hạn chế: nó có thể bay thậm chí ở góc xung kích lên đến 180 độ mà vẫn phục hồi. Khả năng siêu nhanh nhẹn này cho phép triển khai nhanh chóng các loại vũ khí trong bất kỳ hướng nào theo ý muốn của phi công. Việc trang bị 2 chỗ ngồi khiến phi công thoải mái hơn và tập trung việc lái máy bay trong khi phi công thứ 2 điều khiển vũ khí tấn công mục tiêu. Ngoài sử dụng các hệ thống điện tử hàng không của Nga, Su-30MKI còn sử dụng

Khung thân của Su-30MKI được làm từ titanium và hợp kim nhôm có độ bền cao. Cấu hình khí động học của Su-30MKI là một máy bay 3 lớp cánh với cấu hình dọc không ổn định. Các cánh mũi (canard) làm tăng hiệu quả lực nâng của máy bay. Nó tự động thay đổi góc lệch và cho phép máy bay có góc xung kích cao trong khi bay. Cấu hình khí động học kết hợp với lực đẩy vector trong thực tế không giới hạn khả năng cơ động. Việc kiểm soát và tạo sự ổn định trong khi bay được cung cấp từ hệ thống điều khiển bằng dây cáp kỹ thuật số (Fly-by-Wire/ FBW). Các cánh mũi đặc biệt là hỗ trợ trong việc kiểm soát các máy bay ở góc xung kích (AoA) và đưa nó lên một điều kiện bay ngang. Máy bay trang bị cánh mới được phát triển với độ dày tương đối tăng, giúp chứa một lượng lớn nhiên liệu. Cánh sẽ có thiết bị nâng cao đặc trưng như làm chệch hướng lực ở các góc cạnh cúa máy bay và cánh lái, cánh tà và cánh liệng. Tại các chuyến bay cận âm, độ cong của cánh được thay đổi bởi một hệ thống điều khiển từ xa làm lệch các góc cạnh cánh của máy bay và cánh lái để chống lại góc xung kích (AoA).Khung máy bay Su-30MKI được gia cố để có khả năng mang tải trọng vũ khí lên đến 8 tấn và trọng lượng cất cánh tối đa là 38.8 tấn.Su-30MKI

phần lớn các thiết bị điện tử hàng không khác của Pháp, Israel, Nam Phi và Ấn Độ. 5 màn hình hiển thị đa năng MFD-55, 1 màn hình hiển thị đa năng MFD-66, hệ thống dẫn đường quán tính, máy tính trên khoang là của Sextant Avionique (nay là Thales Avionics), Pháp. Sử dụng hệ thống hiển thị trước mặt phi công (HUD) SU 967 của Elbit, hệ thống gây nhiễu điện tử Elta EL/L-8222, Israel. Hệ thống giám sát tình trạng trên khoang Su-30MKI Mk3 (Healthand-Usage Monitoring system/ HUMS) của Aerospace Monitoring And Systems, Nam Phi. Các hệ thống điện tử hàng không

Su-30MKI của Không quân Ấn Độ (IAF)

11


của Ấn Độ được trang bị trên Su-30MKI là máy tính nhiệm vụ kiêm hiển thị xử lý MC-486 và DP-30MK, máy tính radar RC1 và RC2 (DARE), Hệ thống cảnh báo radar Tarang Mk2 + module tìm hướng chính xác cao, hệ thống nhận diện địch-ta IFF1410A, Hệ thống liên lạc tích hợp INCOM 1210A, radar đo cao RAM-1701, bộ xử lý tín hiệu lập trình.Màn hình hiển thị đa chức năng Samtel. Su-30MKI sử dụng radar quét mạng điện tử thụ động (Passive Electronically Scanned Array/ PESA) N011M Bars. N011M có tầm quét là 350km, tầm theo dõi mục tiêu là 200km ở phía trước và 60km ở bán cầu sau. Mục tiêu có kích thước như chiếc Mig-21 có thể bị phát hiện ở khoảng cách là 135km, đối với F-16 là 140-160km. Phiên bản Bars đời trước có máy phát 5kW, có thể phát hiện Su-27 ở khoảng cách lên đến 330km. N011M có thể theo dõi 20 mục tiêu và tấn công đồng thời 4 mục tiêu nguy hiểm nhất. Các mục tiêu này có thể là tên lửa hành trình/ tên

lửa đạn đạo thậm chí cả trực thăng đứng yên.Su-30MKI có thể hoạt động như một máy bay mini-AWACS và có thể hoạt động như một trạm chỉ huy cho các máy bay khác. 4 máy bay Su-30MKI có khả năng phối hợp chia sẻ dữ liệu tọa độ mục tiêu. Chế độ giám sát mặt đất bao gồm lập bản đồ, tìm kiếm và theo dõi các mục tiêu di động, radar khẩu độ tổng hợp và cảnh bảo tránh địa hình. Để thâm nhập phòng thủ của đối phương, chiếc máy bay có thể bay ở độ cao thấp bằng cách sử dụng chế độ bay theo địa hình và tính năng tránh chướng ngại vật. Nó cho phép các phi công định vị vị trí của mình một cách độc lập mà không cần sự giúp đỡ từ các nguồn bên ngoài (định vị vệ tinh, vv); phát hiện mục tiêu mặt đất và hệ thống phòng không của đối phương; chọn con đường tiếp cận tốt nhất đến mục tiêu với bản cập nhật liên tục cho hệ thống định vị máy bay và cung cấp các hệ thống trên máy bay và trang bị vũ khí với các dữ liệu ngắm mục tiêu. Radar N011M có độ sai số là 20m khi theo dõi các tàu chiến cõ lớn trong tầm 400km và các tàu nhỏ hơn trong phạm vi 120km. Su-30MKI có thể tích hợp với tên lửa Brahmos để thực nhiệm vụ chống tàu. Ngoài radar N011M, Su-30MKI cũng sử dụng hệ thống quang điện tử OLS-30 (36Sh-01) dùng để trinh sát hồng ngoại, đánh dấu mục tiêu bằng laser. Nhận dạng mục tiêu bằng các thiết bị quang học. Hệt thống OLS-30 (36Sh-01) có tầm trinh sát 90km, góc phương vị trinh sát là 120 độ, góc tà là 75 độ. Tốc độ quét là 25 độ/s. Hệ thống tác chiến điện tử tích hợp trên máy bay dùng để cảnh báo các tên lửa đe dọa máy bay, gây nhiễu các hệ thống radar đối phương và

trinh sát, thu thập tình báo điện tử. Trên máy bay đợc trang bị hệ thống cảnh báo radar Tarang Mk2 và SPO-32 (L-150 Pastel), thiết bị gây nhiễu EL/L-8222. Ngoài ra trên máy bay còn có hệ thống thả mồi bẫy hồng ngoại, kim loại gây nhiễu,… Su-30MKI có 12 giá treo vũ khí với tải trọng lượng lên đến 8 tấn. Ngoài khả năng mang các loại vũ khí của Nga, nó có thể mang các vũ khí khác của phương Tây như tên lửa không-đối-không Astra, khối gây nhiễu Elta EL/L-8222 và vũ khí hạt nhân chiến thuật. Ấn Độ cũng đang dự định tăng cường khung máy bay để mang theo tên lửa hành trình siêu thanh Brahmos. Su-30MKI được trang bị động cơ đẩy theo hướng (Thurst Vectoring Control/ TVC) AL-31FP được thiết kế bở Cục Thiết kế động cơ Lyulka (NPO Saturn). Được phát triển từ động cơ AL-37FU của Su-37, đây là động cơ đẩy theo hướng 2 chiều (2D TVC), tức là nó có thể chỉnh vòi phụt theo 2 hướng hoặc trục: lên hoặc xuống.Vòi phụt có thể quay 32 độ theo mặt phẳng ngang và 15 độ theo mặt thẳng đứng. Động cơ TVC giúp máy bay có khả năng cơ động hơn trên không. Các vòi phụt của động cơ được điều khiển độc lập và không đối xứng với nhau để đạt lực đẩy và hướng như ý muốn. Nó giúp máy bay bay tốc độ gần như bằng không ở góc tấn công cao và siêu cơ động nhào lộn trên không trong tốc độ tiêu cực lên đến 200 km/h. 2 động cơ AL-31FP khi tái khai hỏa có thể tạo một lực đẩy lên đến 25000kgf, khi bay bằng, máy bay đạt tốc độ Mach 2 và tốc độ leo cao là 230m/s. Thời gian trung bình xảy ra sự cố là 1000 giờ với thời gian sử dụng động cơ là 3000 giờ. Vòi phụt titanium có thời gian trung bình xảy ra sự cố là 500 giờ. Su-30MKI có tầm bay 3000km mà không cần tiếp nhiên liệu. Khi chiến đấu, máy bay mang 5270kg nhiên liệu với tầm hoạt động 4.5 giờ. Khi tiếp nhiên liệu, máy bay có thể bay đến 11 giờ với tầm bay 8000km, ở độ cao 11 đến 13km. Các thông số kỹ-chiến thuật của Su30MKI tương đương với Su-30MK2, nhưng không chiến vượt trội hơn nhiều so với Su30MK2. Ngoài ra, giá thành cũng xấp xỉ với Su-30MK2 nên đây có thể là một máy bay chiến đấu đầy tiềm năng mà Việt Nam có thể trang bị.

1. Radar PESA N011M Bars 2. Hệ thống quang điện tử OLS-30 (36Sh-01) 3. Su-30MKI của Ấn Độ với giá treo Brahmos ở giữa thân (dự kiến) 4. Động cơ đẩy theo hướng 2 chiều AL-31FP


Su-35S

Su-35S biểu diễn ở triển lãm Le Bourget 2013

S

u-35S The Last Flanker, đúng như tên gọi của nó, đây là phiên bản cuối cùng trong dòng họ Su-27 Flanker huyền thoại. Cất cánh lần đầu tiên vào năm 2008, rất nhiều người đã bị lôi cuốn vì vẻ đẹp mạnh mẽ, bền bỉ với hình dáng đặc trưng của một máy bay thế hệ 4++ thuộc dòng họ Flanker với các thiết bị điện tử trên khoang cực kỳ hiện đại được áp dụng nhiều công nghệ trên máy bay thế hệ thứ 5. Không những thế, điều kỳ diệu của nó cũng được xuất phát từ hệ thống radar, các thiết bị cảm biến phòng vệ trên máy bay và động cơ đẩy đa chiều. Radar của Su-35S là radar quét mạng điện tử thụ động(PESA) N035E Irbis-E, có thể nói đây là radar có một không hai trên thế giới. Irbis-E có tổng công suất là 20kW, khả năng phát hiện mục tiêu có diện tích phản xạ radar hiệu dụng (RCS) 5m2 là 400km và mục tiêu có diện tích phản xạ radar hiệu dụng 0,01m2 là 90km. Irbis-E có thể phát hiện và theo dõi cùng lúc 30 mục tiêu với khả năng tấn công cùng lúc 2 mục tiêu nếu dùng tên lửa không-đối-không dẫn đường bằng đầu dò radar bán chủ động R-27R/ER hoặc tấn công cùng lúc 8 mục tiêu nếu dùng tên lửa không-đối-không dẫn đường bằng đầu dò radar chủ động R-VV-AE. Ngoài ra radar này cũng có thể hỗ trợ máy bay sử dụng loại tên lửa không-đối-không thế hệ mới, chuyên dùng để diệt các loại máy bay

Buồng lái của Su-35S với 2 màn hình hiển thị đa chức năng cỡ lớn AWACS, đó là tên lửa không-đối-không tầm xa dẫn đường bằng đầu dò chủ động KS-172 với tầm bay lên đến 400km. Ngoài ra Irbis-E cũng có thể dùng ở chế độ không-đối-đất với khả năng vẽ bản đồ địa hình, cảnh báo va chạm với mặt đất, phát hiện các mục tiêu di chuyển trên mặt đất (Ground Moving Indicator/ MTI) và tiêu diệt cùng lúc 2 mục tiêu dưới đất. Còn ở chế độ không-đối-biển, Irbis-E có thể phát hiện một hạm đội tàu hải quân ở khoảng cách lên đến 400km hoặc một tàu khu trục ở khoảng cách 200km và tiêu diệt cùng lúc 2 mục tiêu. Tên lửa không-đối-không tầm xa dẫn đường bằng đầu dò chủ động KS-172 Ngoài ra, hệ thống tích hợp đo xa laser (Laser Rangefinder) và trinh sát theo dõi tia hồng ngoại (Infra-Red Search-and Track/IRST) OLS-35 có chức năng phát hiện và theo dõi các vết hồng ngoại do các vật thể tạo ra ở khoảng cách 90km và hệ thống đo xa laser dùng để xác định chính xác mục tiêu và chiếu laser lên các mục tiêu cần tiêu diệt cho các vũ khí dẫn đường bằng laser.

Radar N035E Irbis-E

Hệ thống tích hợp đo xa laser và trinh sát theo dõi tia hồng ngoại OLS-35 (52Sh) Các hệ thống phòng vệ tích hợp bao gồm các thiết bị cảnh báo radar (Radar Warning Receive/ RWR) L-150 Pastel dùng để định vị nguồng phát bức xạ và thu thập thông tin tình báo điện tử (Electronic Intelligent/ ELINT) cho các vũ khí chống bức xạ, cảnh báo cho máy bay biết bị radar đối phương khóa. Các hệ thống cảnh báo quang-điện tử thế hệ mới giúp cảnh báo máy bay khi bị laser hoặc các thiết bị quang học khác ”ngắm” vào mình. Và ngoài những hệ thống trên, ta không thể thiếu động cơ đẩy 3 chiều Saturn 117S cực kỳ mạnh mẽ của Su-35S. Loại động cơ này có thể điều chỉnh hướng phụt ở cả 3 chiều, giúp máy bay có khả năng thao diễn tốt nhất ở mọi góc độ và độ cao, cung cấp lực đẩy lớn cho máy bay bay trên không với tốc độ lên đến Mach 2.4. Khả năng chịu tải tối đa của Su-35S là 9G. Tầm hoạt động là 4000km không cần tiếp nhiên liệu, tải trọng vũ khí là 8 tấn với cấu hình vũ khí đa dạng. Đây thực sự là một máy bay chiến đấu siêu mạnh mẽ, có khả

13


Jas 39 Gripen

Đ

ây là loại máy bay chiến đấu đa chức năng một động cơ, nhỏ gọn, có tính năng cao do SAAB của Thụy Điển chế tạo. Khung thân máy bay được làm từ nhôm và các vật liệu tổng hợp đảm bảo độ vững chắc cho máy bay. Jas 39 sử dụng cánh tam giác (Delta Wing) và cánh thằng bằng (Canard) đậm chất châu Âu. Ưu điểm của thiết kế này là máy bay bay sẽ ổn định hơn, ít chịu lực cản và bay nhanh hơn. Jas 39 có thể cất/hạ cánh ở đường quốc lộ/ đường băng ngắn (800m). Quá trình tái nạp nhiên liệu và vũ trang chỉ mất vài phút là máy bay lại có thể cất cánh. Các công nghệ sử dụng trên Jas 39 67% đến từ Thụy Điển và châu Âu và 33% là đến từ Hoa Kỳ. Tùy vào cấu hình mà khách hàng lựa chọn, Jas 39 có thể lắp các thiết bị điện tử của các nước sở tại để phù hợp với những nước đó và đảm bảo khả năng bảo trì và phụ tùng thay thế.

1. Tên lửa không-đối-không tầm xa dẫn đường bằng đầu dò chủ động KS-172 2. Hệ thống tích hợp đo xa laser và trinh sát theo dõi tia hồng ngoại OLS-35 (52Sh) 3. Động cơ đẩy đa chiều 117S năng đánh bại các máy bay chiến đấu hiện tại và trong tương lai gần của các quốc gia khác. Tuy nhiên, đây là loại máy bay mới, chưa được trang bị nhiều, có giá thành cao, gần gấp rưỡi Su-30MK2 mà Việt Nam đang sử dụng. Được trang bị nhiều tính năng mới và được đánh giá là máy bay chiến đấu thế hệ 4++. Tuy nhiên Su-35S có nhiều điểm mà Việt Nam sẽ có thể sẽ không mua như: - Giá thành cao, 1 trung đoàn Su-35S sẽ có giá tương đương 1,5 trung đoàn Su30MK2, với giá này Việt Nam sẽ chưa trang bị ngay được. - Chưa có quốc gia nào ngoài Nga sử dụng Su-35S, việc này sẽ làm khó thêm việc bảo trì, học hỏi kinh nghiệm điều khiển Su-35 đặc biệt trong điều kiện có xảy ra va chạm với Trung Quốc. - Trung Quốc cũng đã ký giấy hợp đồng cam kết mua Su-35S, vì vậy nếu mua Su-35S thì khả năng bị Trung Quốc khống chế cũng rất cao.

Về cấu hình điện tử hàng không tiêu chuẩn trên Jas 39, máy bay này được sử dụng các hệ thống điện tử hiện đại của châu Âu, bao gồm 3 màn hình hiển thị đa chức năng, hệ thống hiển thị trước mặt phi công kích thước lớn, các hệ thống ghi nhận dữ liệu nhiệm vụ kỹ thuật số giúp Jas 39 thực hiện việc chiến đấu tốt hơn. Đối với các phiên bản 2 chỗ ngồi, phi công thứ 2 điều khiển độc lập với phi công thứ nhất. Phi công thứ 2 thường thục hiện nhiệm vụ trinh sát, do thám, điều khiển hỏa lực, tác chiến điện tử. Ngoài ra, phi công cũng được trang bị mũ phi công tích hợp (Helmet Mount Display/ HMD) kiểu Striker hoặc Cobra (những loại sử dụng bởi Eurofighter Typhoon). Radar sử dụng trên Jas 39 là radar xung Doppler PS-05/A sử dụng băng sóng X phát triển bởi Ericsson và GEC-Marconi. Radar có thể phát hiện, theo dõi, nhận dạng mục tiêu ở khoảng cách là 120km. Về cấu hình vũ khí, Jas 39 có khả năng sử dụng các loại vũ khí của châu Âu, vũ khí của Hoa Kỳ, Israel,… phụ thuộc vào khách hàng muốn lựa chọn vũ khí của quốc gia nào với tải trọng lên đến 6.5 tấn. Còn về cấu hình vũ khí tiêu chuẩn, Jas 39 sử dụng một pháo đối không 27mm Mauser BK-27,

1. Jas 39 hạ cánh trên một con đường nhỏ 2. Buồng lái của Jas 39 3. Radar xung Doppler PS-05/A 4. Động cơ phản lực Volvo-Flygmotor RM12

tên lửa không-đối-không tầm ngắn dẫn đường bằng đầu dò hồng ngoại AIM9L Sidewinder, tên lửa không-đối-đất dẫn đường bằng đầu dẫn quangđiện tử AGM-65 Maverick, tên lửa chống hạm RBS-15, các loại bom dẫn đường bằng laser bán chủ động

họ Paveway. Ngoài ra, máy tính trên khoang Jas 39 cũng cho phép Jas 39 trang bị những vũ khí thế hệ mới như tên lửa không-đốikhông tầm trung dẫn đường bằng đầu do radar chủ động/ datalink/ quán tính MBDA Meteor hoặc tên lửa không-đối-không tầm ngắn dẫn đường bằng đầu dò hồng ngoại IRIS-T. Động cơ của Jas 39 là loại động cơ phản lực Volvo-Flygmotor RM12, được Thụy Điển mua bản quyền từ động cơ General Electric F404 của Hoa Kỳ, với lực đẩy có công suất cao hơn và tăng khả năng bảo vệ khỏi sự cố va chạm với chim. Jas 39 Gripen nếu nói về các tiêu chí như nhỏ gọn, tính cơ động cao, tính việt dã cao, dễ điều khiển, sử dụng và giá bảo trì rẻ thì là một ứng viên lý tưởng thay cho Mig-21. Tuy nhiên, Việt Nam không thể mua Jas 39 Gripen vì 1 số lý do như: - Jas 39 dùng động cơ được Volvo mua lại bản quyền của Mỹ nên nếu muốn mua thì phải dùng động cơ khác. - Jas 39 dùng nhiều công nghệ của các nước trong khối NATO nên nếu họ bị Hoa Kỳ tác động thì cũng phải bỏ các công nghệ/ thiết bị đó. - Vũ khí sử dụng hệ NATO, nếu muốn chuyển qua hệ Nga thì sẽ rất tốn kém, nếu dùng vũ khí NATO thì rất bất tiện về tính địa lý, chính trị. NATO có thể sẽ không cấp vũ khí trang bị cho Jas 39 thì Jas 39 không khác gì một cái vỏ rỗng không biết bay. - Giá 1 chiếc Jas 39 là 60 triệu USD, giá này cao hơn giá 58 triệu USD của Su-30MK2 mà Việt Nam đang sử dụng.

5. Jas 39 với vũ khí (Chiếc phía trước mang 2 tên lửa AIM-9L, 2 tên lửa AGM65 Maverick, 2 tên lửa hành trình Taurus, chiếc thứ 2 mang 2 tên lửaAIM-9L, 2 tên lửa AGM-65 Maverick, 2 tên lửa chống hạm SBD-15)


Mirage 2000

C

hương trình Máy bay chiến đấu

mới vẫn sử dụng kiểu cánh này. Kiểu

tương lai(Avion de Combat Futur/

cánh tam giác (Delta Wing) không phải lý

ACF) được phát triển cho Không

tưởng về độ cơ động, bay cao độ thấp và

quân Pháp (Armée de l-Air/ AdA) vào đầu

chiều dài đường băng cần thiết cho việc

thập niên 1970. Sau khi ACF bị hủy bỏ

cất hạ cánh; nhưng có ưu điểm về các đặc

vào 18 tháng 12 năm 1975 vì chi phí tăng

tính bay ở bay tốc độ cao, đơn giản trong

cao và gặp nhiều rắc rối, Dassault đã giới

chế tạo, diện tích phản hồi radar thấp và

thiệu Mirage 2000 như một lựa chọn khác.

không gian trong.

Đứng đầu dự án phát triển Mirage 2000 là

Mirage 2000 có một hệ thống kiểm soát

B.C. Valliéres, J.Cabrière, J.C. Veber và B.Revellin-Falcoz.

bay bằng dây cáp (Fly-by-Wire/FBW) tự động, mang lại tính cơ động cao và dễ

Việc phát triển của máy bay cỡ nhỏ này đã

dàng điều khiển, cùng với độ ổn định và

giúp hãng Dassault có được một mẫu máy

điều khiển chính xác trong mọi hoàn cảnh.

bay cạnh tranh với loại General Dynam-

Khung máy bay tiêm kích vốn không bền,

ics F-16 Fighting Falcon, F-16 đã đánh

và vì nó được kết hợp với hệ thống kiểm

bại Dassault Mirage F1 trong một cuộc

soát bay bằng dây cáp để có được độ linh

canh tranh cho vị trí máy bay tiêm kích

hoạt tốt nhất; tuy nhiên, quan trọng hơn

mới trong không quân Bỉ, Đan Mạch, Hà

là cách này giúp máy bay có thể vượt tốc

Lan và Na Uy.

độ lộn vòng 270 độ/giây và cho phép máy

Những máy bay tiêm kích một động cơ cỡ

bay đạt đến gia tốc trọng trường 11G (giới

nhỏ rõ ràng được đánh giá cao hơn bởi những khách hàng nước ngoài.

hạn cấu trúc là 12G), thay vì 9G như đã dự kiến. Hệ thống

Sử dụng khái niệm máy bay đánh chặn cánh tam giác từ chiếc Dassault Mirage III, Dassault đã đưa ra một thiết kế

điện tử trên máy bay đáng tin cậy. Phiên bản Mirage 2000-5 là phiên bản được hiện đại hóa sâu cho dòng máy bay đánh chặn Mirage 2000. Với việc hiện đại hóa khung thân, lắp radar mảng pha Thompson RDY-3 có khả năng theo dõi 24 mục tiêu cùng lúc, với khả năng dẫn đường cho tên lửa không-đối-không MICA. Cải tiến hệ thống điện tử hàng không và mang những loại vũ khí khôngđối-đất có dẫn đường chính xác cao. Mirage 2000-5 của Không quân Pháp (Armée de l’Air/AdA) Cấu hình vũ khí của Mirage 2000-5

15


Rafale

L

à một hậu duệ của Mirage 2000 và là một sản phẩm của Dassault Aviation, một loại máy bay chiến đấu đa chức năng thế hệ 4.5+ cực kỳ mạnh mẽ, được tích hợp rất nhiều công nghệ hiện đại của châu Âu. Sử dụng cánh tam giác và cánh thăng bằng giúp phát huy tối đa khả năng thao diễn của Rafale. Rafale có thể chịu tải tối đa là -3.6G đến 9G. Khung máy bay được làm từ hợp kim nhôm, titanium, vật liệu tổng hợp và kevlar. Mặc dù không phảilà máy bay tàng hình nhưng thiết kế của Rafale giúp làm giảm tiết diện phản xạ của radar và tín hiệu hồng ngoại. Các công nghệ giúp Rafale giảm tiết diện phản xạ radar và tín hiệu hồng ngoại vẫn tuyệt mật.

1. Radar mảng pha RDY-3 2. Buồng lái của Mirage 2000-5 3. Động cơ SNECMA M53

Mirage 2000 là máy bay chiến đấu đa chức năng 2 động cơ, nhỏ gọn khả năng không chiến tốt, đáng chú ý hơn, vào những năm cuối 80 đầu 90 thế kỷ trước Việt Nam đã từng nghiên cứu và bàn bạc với Pháp để tiến hành mua loại máy bay này nhằm đa dạng hóa đội bay tiêm kích, tuy nhiên người Mỹ đã tìm cách cản trở thương vụ này. Mirage 2000 có một số nhược điểm cần lưu ý như sau: - Mirage 2000 sử dụng vũ khí theo chuẩn NATO. - Mirage 2000 phiên bản cũ có giá khoảng hơn 25 triệu USD, nhưng để nâng cấp lên chuẩn Mirage 2000-5 mới nhất thì mất tổng cộng gần 50 triệu USD, đây là một giá tiền không nhỏ cho một loại máy bay được sản xuất cách đây hơn 20 năm.

Buồng lái Rafale là một buồng lái thông minh với một máy tính trung tâm xử lý dữ liệu hỗ trợ phi công trong chiến đấu. Buồng lái trang bị hệ thống Nhận lệnh bằng giọng nói (Direct Voice Input)/ DVI) giúp phi công điều khiển máy bay thông qua iọng nói của mình. Trang bị màn hình hiển thị trước mặt phi công góc rộng kiểu holographic và 3 màn hình màu cảm ứng. Cần điều khiển kiểu HOTAS (Hand-onThrottle and Stick) được lắp ở bên phải thay vì ở giữa như những máy bay truyền thống. ngoài ra phi công cũng được trang bị mũ bay tích hợp kiểu Top Sight E giúp phi công có góc bắn tên lửa rộng hơn. Buồng lái của Rafale Rafale trang bị một hệ thống phòng thủ, hỗ trợ tích hợp mang tên SPECTRA, có khả năng giúp máy bay đối phó với những mối đe dọa từ mặt đất và trên không, được Thales và MBDA hợp tác phát triển. Hệ thống kết hợp các phương pháp phát hiện, gây nhiễu, thả mồi bẫy và có thể lập trình để giải quyết các mối đe dọa mới và kết hợp các hệ

thống phụ khác trong tương lai.Trong cuộc chiến tại Libya, Rafale đã được hỗ trợ rất nhiều bởi SPECTRA, cho phép máy bay thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập mà không cần sự hỗ trợ từ nhiệm vụ Tiêu diệt hệ thống phòng không đối phương (Supression Enemy Air Defence/ SEAD). Các thành phần của hệ thống SPECTRA Khả năng tấn công của Rafale phụ thuộc khá nhiều vào các thiết bị bắt ngắm mục tiêu/ trinh sát có vỏ bọc như hệ thống trinh sát có vỏ bọc Areos và hệ thống bắt ngắm mục tiêu, đánh dấu mục tiêu có vỏ bọc Damocles. Cùng với nhau, các hệ thống chỉ thị mục tiêu cung cấp thông tin, cho phép nhiệm vụ trinh sát chiến thuật, và được tích hợp với cấu trúc điện tử hàng không module tích hợp (Integrated Modular Avionics/ IMA) của Rafale để cung cấp dữ liệu phân tích đến các đơn vị đồng minh và Rafale C của Không quân Pháp (Armée de l’Air/AdA)


các trạm mặt đất, cũng như các phi công. Damocles cung cấp thông tin đối tượng được chỉ thị cho các vũ khí khác nhau trang bị trên Rafale và được tích hợp trực tiếp với các hệ thống radio liên lạc an toàn VHF / UHF để truyền thông tin mục tiêu với các máy bay khác. nó cũng thực hiện chức năng quan trọng khác như giám sát quang trên không và được tích hợp với hệ thống định vị như một hệ thống Trinh sát hồng ngoại phía trước (Forward Looking Infra-Red/ FLIR). Hệ thống trinh sát có vỏ bọc Areos Hệ thống bắt ngắm mục tiêu, đánh dấu mục tiêu có vỏ bọc Damocles Radar sử dụng trên Rafale là radar quét mảng pha điện tử thụ động đa chế độ (PESA) RBE2.RBE2 có khả năng nhận thức tình huống cực cao thông qua việc phát hiện sớm

và chỉ thị mục tiêu. Không quân Pháp và Hải quân Pháp đã chế tạo và trang bị, thay thế radar RBE cũ bằng radar quét mảng pha điện tử chủ động (AESA) RBE2AA với tầm quét lớn hơn, cải thiện độ tin cậy và nhu cầu bảo trì giảm so với radar trước đó. Radar AESA RBE2AA Để Rafale có khả năng chiến đấu trên không tốt hơn, nó bao gồm một số hệ thống cảm biến thụ động. Hệ thống quang điện phía trước (Optronique Secteur Frontal/ OSF), được phát triển bởi Thales, là hoàn toàn tích hợp trong máy bay và cung cấp các hình ảnh hồng ngoại và các hình ảnh quang học nhìn thấy bằng mắt thường. Hệ thống OSF cho phép việc triển khai các tên lửa hồng ngoại như tê n lửa khôngđối-không MICA ở khoảng cách ngoài tầm nhìn, nó cũng có thể được sử dụng để phát hiện và xác định các mục tiêu trên không, cũng như những người trên mặt đất và trên biển. Hệ thống quang điện phía trước (Optronique Secteur Frontal/ OSF) Rafale sử dụng các loại vũ khí hiện đại của Pháp và hương Tây như tên lửa khôngđối-không MICA, MBDA Meteor, vũ khí tấn công mặt đất có hệ thống dẫn đường module tích hợp (Armement

và theo dõi nhiều mục tiêu trên không cho cận chiến và đáng chặn tầm xa, cũng như các cung cấp các bản đồ 3 chiều thời gian thực cho việc bay theo địa hình và cung cấp bản đồ mặt đất thời gian thực độ phân giải cao để dẫn đường

Air-Sol Modulaire/ AASM), tên lửa hành trình Storm Shadow và tên lửa hạt nhân chiến thuật (Air-Sol Moyenne Portée/ ASMP). Một số vũ khí trang bị trên Rafale Rafale sử dụng 2 động cơ SNECMA M88 với khả năng cung cấp lực đẩy là 50.04kN, khi tái khai hỏa là 75.62kN, tốc độ bay là Mach 1.8, tầm bay khi không tiếp nhiên

1. Buồng lái 2. Các thành phần của hệ thống SPECTRA 3. Radar AESA RBE2AA 4. Hệ thống quang điện phía trước (Optronique Secteur Frontal/ OSF) 5. Động cơ SNECMA M88 6. Một số vũ khí trang bị trên Rafale liệu là 3.700km với 4.700kg nhiên liệu. Động cơ SNECMA M88 Tuy nhiên, “tiền nào của đó”, giá thành một chiếc máy bay này không hề rẻ, lên đến 90 đến 120 triệu USD/chiếc, cao gần gấp đôi so với giá của Su-30MK2. Ngoài ra vì máy bay này sử dụng rất nhiều thiết bị điện tử hiện đại nên bảo trì cũng rất khó khăn và cần chuyên môn cao, giá thành bảo dưỡng cũng rất đắt.

17


Rất nhiều bạn yêu quốc phòng và báo chí đều đánh giá đây sẽ là ứng viên tương lai sáng giá cho Mig-21 của Việt Nam, vì vậy phần sau sẽ được dành riêng để phân tích Mig-29/35.

Ứng viên MiG29/35, tại sao được và tại sao không?

Dư luận cũng như cộng đồng những người yêu thích quân sự hiện nay đang cho rằng Việt Nam sẽ thay thế Mig-21 bằng Mig-29/35. Theo tin đồn thì khoảng những năm 1990 thế kỷ 20, Việt Nam có nhận 1 máy bay Mig-29 từ Bắc Triều Tiên về nghiên cứu (đổi bằng gạo?), nhưng từ đó đến nay không có tin tức hay xác nhận gì cả.

Vậy Mig-29/35 có thực sự là ứng viên thay thế cho Mig-21 không? Chúng ta hãy cùng xem xét ở 1 số khía cạnh.


MIG-35

T

rước hết ta nói nhanh qua Mig-35, đây là dòng máy bay chiến đấu đa chức năng mới, được Nga chào hàng cho Ấn Độ trong gói thầu máy bay chiến đấu tầm trung (Medium MultiRole Combat Aircraft/ MMRCA)vừa qua. Giá chiếc máy bay này là 63 triệu USD/ chiếc cho 100 chiếc (tính chung). Giá như vậy thì cao so với Su-30MK2 mà Việt Nam đang sử dụng. Các thông số của Mig-35 thì chỉ tương đương hoặc thấp hơn Su-30MK2, tuy nhiên Mig-35 sử dụng radar quét mạng điện tử chủ động (Active Electronically Scanned Array/ AESA) Zhuk-AE có công suất cao hơn radar quét mảng pha thụ động N001VEP của Su-30MK2, có khả năng kháng nhiễu cao hơn và khả năng phát hiện, bắt bám, theo dõi mục tiêu tốt hơn. Cụ thể như radar Zhuk-AE có thể phát hiện mục tiêu ở khoảng cách là 130km, theo dõi cùng lúc 30 mục tiêu và tấn công đồng thời 6 mục tiêu. Công suất tối đa của radar là 34kW. Còn đối với radar N001VEP thì phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 120km, theo dõi cùng lúc 10 mục tiêu và tấn công cùng lúc 4 mục tiêu. Công suất tối đa của radar là 15 kW. Như vậy ta có thể thấy radar Zhuk-AE có phần nhỉnh hơn so với radar N001VEP ở tầm phát hiện mục tiêu và số lượng mục

tiêu theo dõi cùng lúc và số mục tiêu có thể tấn công đồng thời. Mig-35 có trang bị những thiết bị phòng vệ mới giúp máy bay có khả năng phát hiện sớm đối phó tốt với các loại vũ khí khí tài mang tính đe dọa đối với máy bay. Mig-35 sử dụng động cơ đẩy đa chiều TVC giúp khả năng thao diễn trên không tốt hơn Su30MK2. Tuy nhiên, tốc tộ bay và hành trình bay của Mig-35 lại thua so với Su30MK2. Tải trọng mang vũ khí của Mig35 chỉ có 6 tấn trong khi ở Su-30MK2 là 8 tấn. Số lượng Mig-35 cũng mới chỉ có 3 chiếc thử nghiệm, hoàn toàn chưa có bản thương mại, tất cả các kinh nghiệm lái trên Mig-35 đều là do các Phi công thử nghiệm của Nga hoặc Ấn Độ thông báo lại. Điều này cộng với thói quen mua hàng trước đây của Việt Nam là chỉ mua các loại hàng đã được sản xuất nhiều, đã sử dụng đại trà, được đánh giá cao về hiệu quả cũng như bảo trì dễ dàng thì Mig-35 hoàn toàn không phải máy bay tiềm năng mà Việt Nam sẽ lựa chọn.

1. Mig-35 hai chỗ ngồi 2. Radar AESA Zhuk-AE lắp trên Mig-35 3. Hệ thống trinh sát OLS-UEM 4. Hệ thống trinh sát OLS-K 5. Mig-35 một chỗ ngồi

19


MIG-29

M

ig-29 lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Để phát triển một loại máy bay tiêm kích vượt trội thế hệ mới và trả đũa chương trình F-X của Không quân Hoa Kỳ (USAF), vào năm 1969, Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô đã tiến hành thự hiện đề án “Máy bay tiêm kích tiền tuyến tiên tiến PFI” Tuy nhiên, vào năm 1971 người Liên Xô nhận thấy loại máy bay PFI có giá thành quá đắt mà họ lại rất cần một số lượng lớn, và chương trình máy bay PFI đã bị chia thành các chương trình “Máy bay tiêm

kích tiền tuyến tiên tiến hạng nặngTPFI” và chương trình là “Máy bay tiêm kích tiền tuyến hạng nhẹ LPFI”. Loại máy bay tiêm kích hạng nặng thuộc chương trình TPFIvẫn được Sukhoi phát triển, kết quả là Su-27 Flanker, trong khi loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ được Mikoyan Gurevich phát triển. Thiết kế chi tiết của loại máy bay hạng nhẹ được tổng hợp thành Product 9, với tên gọi đầu tiên là MiG-29A vào năm 1974, chuyến bay đầu tiên diễn ra vào ngày 6 tháng 10 năm 1977. Dù chương trình bị trì hoãn do mất hai nguyên

mẫu thử nghiệm do tai nạn động cơ, nhưng phiên bản sản xuất MiG-29B đã đi vào hoạt động chính thức vào tháng 8-1983, tại đơn vị đóng ở căn cứ không quân Kubinka. Những cuộc thử nghiệm công nhận cấp nhà nước hoàn thành vào năm 1984, và những đợt giao máy bay bắt đầu vào cùng năm cho Không quân tiền tuyến Liên Xô. Khối lượng công việc chia ra giữa TPFI và LPFI trở nên rõ ràng hơn khi Mig-29 được trang bị cho các đơn vị hoạt động ở tiền tuyến của VVS (Không quân Liên Xô) vào giữa thập niên 1980. Trong khi loại tiêm kích hạng nặng, tầm xa Su-27 được giao nhiệm vụ với vai trò nguy hiểm như chiếm ưu thế trên không tầm xa, tấn công các máy bay chiến đấu cua đối phương từ xa cũng như phá hủy các khí tài của Phương Tây ở hậu phương của quân địch, thì Mig29 nhỏ hơn thay thế trực tiếp cho Mig-23 ở các đơn vị thuộc hàng không tiền tuyến như không chiến trực diện. Mig-29 được bố trí tương đối gần với tiền tuyến, nhiệm vụ của nó là chiếm ưu thế trên không trong một khu vực và hỗ trợ các đơn vị bộ

binh cơ giới của Liên Xô. Bộ phận hạ cánh khỏe và vỉ bảo vệ ở khe hút khí vào động cơ giúp Mig-29 có thể hoạt động từ những đường băng bị hư hại chưa được chuẩn bị, đáp ứng yêu cầu sẵn sàng chiến đấu trong cuộc chiến hiện đại thường diễn ra rất nhanh. Mig-29 còn được giao nhiệm vụ bảo vệ cứ điểm và ngăn chặn đối phương dùng đường hàng không vận chuyển hàng hậu cần, bảo vệ các máy bay cường kích khỏi các máy bay tiêm kích của NATO như F-15 và F-16. Những chiếc Mig-29 thuộc hàng không tiền tuyến sẽ bảo đảm cho các lực lượng mặt đất của Liên Xô có thể hoạt động dưới một “tán ô” được bảo vệ, tán ô này cũng sẽ di chuyển cùng với các đơn vị. Mig-29A (Product 9-12) được đi vào phục vụ trong Không quân Liên Xô từ những năm 1983 và ở Phương Tây được NATO đặt cho tên gọi là “Fulcrum-A”. Phiên bản xuất khẩu của Mig-29A là Mig-29B (Product 9-12A) được sản xuất với các hệ thống điện tử bị hạn chế. Phiên bản này đã được xuất khẩu đi cho các nước thuộc khối Warszawa và các nước thuộc khối này.


Mig-29M Fulcrum-E (Product 9.15) Đã có hơn 1700 chiếc Mig-29 được sản xuất và trang bị trong Không quân Liên Xô (cũ) và các nước đồng minh như Hungary, Đông Đức, Bắc Triều Tiên, cũng như bán cho 1 số nước không phải là đồng minh như Malaysia, Peru và cả Hoa Kỳ. Vào khoảng cuối năm 2011 thành viên Levanle ở ttvnol có lược dịch 1 loạt tài liệu, báo cáo đánh giá Mig-29 (phi đoàn 73, Đức) qua con mắt của các phi công F-16 và Mig-29 trong cuộc tập trận đối đầu của 2 bên. Có 1 số thông tin chúng ta cần lưu ý: - Mig-29 được ghép bay chung với F-4 để tận dụng radar của F-4. - Trong huấn luyện cận chiến thì Mig-29 khi được trang bị tên lửa không-đối-không tầm ngắn dùng đầu dẫn hồng ngoại R-73 (AA-11 Archer) đã nhiều lần khóa được F-16 nhờ tên lửa có góc bắn lớn và mũ điều khiển bay kiêm kính ngắm tốt. - Mig-29 (đối với các phiên bản trước Mig-29M) là máy bay tiêm kích chiếm ưu thế trên không tầm trung với nhiệm vụ gần giống như Mig-21. Tuy nhiên Mig-29 có một nhược điểm đó là khi cận chiến (dogfight) nếu đeo thùng dầu phụ ở giá treo giữa thân máy bay thì sẽ không bắn được pháo 30mm vì thùng dầu sẽ chặn lối ra của vỏ đạn. - Khi đeo thùng dầu phụ thì máy bay cũng bị giới hạn ở 4G và không mở được phanh gió.

Những lý do nên chọn Mig-29 - Mig-21 và Mig-29 đều do Mikoyan Gurevich thiết kế và phát triển, vì nhiều người yêu thích quân sự nghĩ rằng năm xưa chúng ta sử dụng Mig-21 của Mikoyan - Gurevich rất tốt nên cũng nghĩ rằng Mig-29 cũng sẽ sử dụng tốt như thế. - Mig-21 là máy bay tiêm kích đánh chặn tầm ngắn và Mig-29 là máy bay tiêm kích chiếm ưu thế trên không tầm trung, về nhiệm vụ thì 2 loại này cũng không khác nhau lắm, nhiệm vụ chính vẫn là tuần tra, hộ tống, bảo vệ vùng trời khu vực, đánh chặn các máy bay xâm phạm không phận khu vực được bảo vệ, giành quyền kiểm soát bầu trời với các máy bay chiến đấu của đối phương. - Mig-29 có khả năng không chiến quần vòng tốt, cơ động cao, nhỏ gọn hơn Su-27/30. - Mig-29 đã qua thực chiến, khi huấn luyện thì được đánh giá cao từ phi công phía đối phương. - Mig-29 có giá thành rẻ.

- Mig-29 các đời sau như Mig-29SMT (Product 9.17) sử dụng radar mảng pha các loại như Zhuk-ME có tầm phát hiện mục tiêu có diện tích phản xạ radar hiệu dụng (Radar Cross Sewction/ RCS) 5m2 là 120km có khả năng theo dõi 15 mục tiêu và tiêu diệt cùng lúc 4 mục tiêu, có buồng lái kính (glass cockpit) hiện đại, khung thân được thiết kế lại để sức chứa nhiên liệu cao hơn (5.490 lít so với 4360 lít) và tầm bay lớn hơn. Đối với Mig-29M Fulcrum-E (Product 9.15) thì tải trọng mang vũ khí được tăng lên nhờ trang bị 9 giá treo vũ khí với tải trọng lên đến 6 tấn. Cả hai loại Mig-29M và Mig-29SMT có khả năng mang một số vũ khí mới như tên lửa không-đối-không RVV-AE và các loại vũ khí không-đốiđất có dẫn đường khác. - Đã có hơn 1700 chiếc Mig-29 được sản xuất và xuất khẩu, như vậy đây là loại máy bay thông dụng, nếu dùng sẽ dễ kiếm phụ tùng và động cơ thay thế. Sản xuất nhiều như vậy thì nếu như Việt Nam có sử dụng loại máy bay này thì cũng chủ động được phụ tùng thay thế.

Động cơ Klimov RD-33

- Và một số ưu/nhược điểm khác của Mig29 so với các máy bay phương Tây. Tuy báo cáo cũng đã lâu và Mig-29 các đời sau đã có những cải tiến nhất định nhưng chúng ta cũng có thể thấy được rằng Mig-29 vẫn có những khuyết điểm, vậy Mig-29 có phải là loại máy bay cần thiết mà Việt Nam sẽ dùng để thay cho loạt Mig-21 đã cũ và sắp loại biên không?

21


Những lý do không nên chọn Mig-29 - Mig-29 do Mikoyan - Gurevich phát

và không sản xuất nữa và động cơ của

nhiên liệu trên không). Đến các phiên

triển vào những năm cuối thập niên 70,

Mig-29M vẫn sử dụng động cơ cũ.

bản sau này như Mig-29SMT thì khung

là một trong những máy bay thế hệ thứ 4 đầu tiên trên thế giới. Vào thời của nó, nhiều người tin rằng Mig-29 chính là đối thủ ngang hàng với các loại máy bay chiến đấu khác của Phương Tây như F-16A/B, F/A-18A/B của Hoa Kỳ, Mirage 2000 của Pháp. Tuy nhiên, các công nghệ áp dụng trên Mig-29 đời đầu cũng đã lỗi thời, họat động không hiệu quả, khung thân cũng đã gần hết niên hạn sử dụng. Còn đối với Mig-29M (Product 9.15) thì tuy là hệ thống điện

Động cơ Klimov RD-33 - Mig-29 là máy bay tiêm kích chiếm ưu thế trên không tầm trung (Phiên bản Mig-29M trở về sau là máy bay chiến đấu đa chức năng, được nâng cấp hệ thống điện tử, giúp có khả năng sử dụng vũ khí đối đất, đối biển có dẫn đường). Trên Mig-29 có tổng cộng 7 giá treo vũ khí với tải trọng mang vũ khí là 3 tấn. Khi thực hiện các cuộc tuần tra không chiến đường dài thì phải lắp các thùng dầu phụ, giảm khả năng cơ động của

thân được thiết kế lại để chứa nhiên liệu nhiều hơn, hay còn gọi là thùng dầu hòa nhập khí động (Confomal Fuel Tank/ CFT). Tuy nhiên, các thùng dầu hòa nhập khí động trên Mig-29SMT khác với các thùng dầu hòa nhập khí động như của F-15E hay F-16C/D Block 50/52 của Hoa Kỳ ở chỗ là những thùng dầu này được lắp cố định, không tháo được. Vì thế tùy vào nhiệm vụ, những thùng dầu này làm giảm hình dạng khí động học của máy bay, làm khả năng cơ động

máy bay cũng như khả năng mang vũ

của máy bay bị giảm đi cũng nhưng

bản trước, tải trọng mang vũ khí cao

khí (Trên các phiên bản Mig-29 đời

khung thân cũng bị giảm tuổi thọ vì phải

hơn nhưng hiện tại dự án đã bị ngưng

đầu không được trang bị hệ thống tiếp

chứa một lượng lớn nhiên liệu bên trong.

tử hiện đại hơn nhiều so với các phiên

Mig-29SMT số hiệu 917 với cái “lưng gù” khổng lồ kéo dài đến tận chỗ chứ dù hãm. Lượng nhiên liệu mà 917 có thể mang là 6.340 lít (khoảng 5.000kg)

Mig-29SMT số hiệu 919 với cái “lưng gù” được thu gọn lại để đảm bảo yếu tố khí động học của máy bay, tuy nhiên sức chứa nhiên liệu tăng thêm có 950 lít. Đối với các mẫu nâng cấp này, chủ yếu nâng cấp khung thân máy bay, hệ thống điện tử hàng không, radar, tăng tầm bay và sức chứa nhiên liệu nhưng khả năng mang vũ khí vẫn như cũ và yếu tố khí động học bị giảm đi.

Mig-29UBT


Tại sao không nên? Động cơ của Mig-29 nổi tiếng về việc tuổi thọ ngắn và khói , tuổi thọ của động cơ RD-33 trên Mig-29 chỉ là 500 giờ bay là phải lôi ra đại tu 1 lần. Nhưng đó không phải là vấn đề chính. Loại động cơ này nối tiếng với việc tạo quá nhiều khói và nhiệt trong khi bay. Việc này dễ gây ảnh hưởng khôn tốt đến môi trường cũng như máy bay. Khói và nhiệt nếu gây ra quá lớn dễ khiến máy bay dễ bị tên lửa dùng đầu dò hồng ngoại bắt bám và tiêu diệt. Khói của Mig-29 có thể nhìn trong các ảnh duyệt binh của Nga, hay Mig-29 bay luyện tập, thì thấy vệt khói của Mig-29 kéo dài cả trăm thước.

- Giá thành của Mig-29 đời đầu là khoảng 25 đến 30 triệu USD/1 chiếc, tuy nhiên đời đầu thì thiết bị điện tử hàng không (radar, máy tính xử lý dữ liệu, hệ thống điều khiển bay, thông tin liên lạc,…) đã lỗi thời, còn các đời Mig-29M/SMT/M2 thì giá theo nhiều nguồn là khoảng 45 đến 50 triệu USD/ chiếc, giá này tuy có rẻ hơn Su27/30MK2 bán cho Việt Nam nhưng đối với 1 máy bay thiết kế kiểu cũ và sử dụng động cơ cũ thì cũng không phải là quá tốt.

Mig-29M2 Việc Mig-29 đã qua thực chiến và được đánh giá cao thì tuy đều là sự thật nhưng 2 cái này lại không đi chung với nhau. Các phi công tập luyện đối kháng với Mig-29

Mig-29B-12A của Không quân Đông Đức (cũ) đều khen ngợi nó có khả năng bay lượn tốt nhưng trong thực tế trên chiến trường bảng thành tích của Mig-29 lại khá nghèo nàn. Lý do chính là do người phi công ít kinh nghiệm và phương thức chiến đấu sai: + Tại Chiến tranh vùng Vịnh (1991): Không quân Mỹ tuyên bố đã bắn rơi 5 chiếc Mig-29 bởi những chiếc F-15. + Năm 1999, 2 chiếc Mig-29 của Không quân Eritrea đã bị bắn hạ bởi những chiếc Su-27 của Không quân Ethiopia. Còn có 1 số báo cáo khác nhưng khá là sơ sài, thiếu chi tiết nên rất khó xác nhận. + Ngày 10/5/2008 1 chiếc Mig-29 của Không quân Sudan đã bị bắn hạ bởi súng máy 14,5mm và 12,7mm. Máy bay được điều khiển bởi một phi công người Nga (lính đánh thuê). Viên phi công đã chết vì dù không mở sau khi thoát khỏi máy bay (cần phải lưu tâm đến vấn đề về độ an toàn). + Trong cuộc chiến của NATO chống lại Liên bang Nam Tư đã có 6 chiếc Mig-29 bị phá hủy do bị bắnhạ, gặp tai nạn, 4 chiếc khác đã bị phá hủy khi đang đậu ở căn cứ. Trong cuộc chiến này phải thừa nhận rằng Nam Tư đã gặp những bất lợi trước đối phương rất mạnh, và do bị cấm vận vũ khí nên những chiếc Mig-29 đã không ở “phong độ tốt nhất”. Nhưng cũng cần nhìn nhận lại rằng chiến tranh không phải giống như trong thi đấu trong thể thao.

Ta có thể thấy những vệt khói đen dài do Mig-29 tạo ra trong biên đội bay biểu diễn

+ Trong khi đó thành tích của Mig-29 là gì: đó là 1 chiếc Mig-29UB của Cuba đã bắn hạ 2 chiếc máy bay loại dân sự Cessna

23


337; bị cáo buộc bắn hạ 1 phương tiện bay không người lái Hermes 450 của Gruzia (nhưng phía Nga không xác nhận); tại cuộc chiến Kargil ở Kashmir năm 1999, Mig-29 được cho là đã lock thành công 2 chiếc F-16 của Pakistan nhưng không phóng tên lửa, kết quả là bị Pakistan bác bỏ vì không có bằng chứng. - Bảo trì Mig-29 cũng là ác mộng, kể cả đối với các quốc gia phát triển. Cách đây khoảng 2 đến 3 năm thì Malaysia đòi bán tháo toàn bộ lô Mig-29SE, song không có ai mua nên cuối cùng phải bấm bụng nâng cấp thành chuẩn Mig-29N xài tiếp. Gần đây thì có Algeria trả lại lô Mig-29 (vì lý do chính trị nhiều hơn). - Việc bảo trì bảo dưỡng cho Mig-29 nếu có mua sẽ là hoàn toàn mới mẻ cho KQNDVN. Chúng ta sẽ phải học lại từ đầu, các trang thiết bị máy móc cho Mig29 cũng phải mua mới và cũng không rẻ. Việc đào tạo cán bộ kỹ thuật sẽ rất tốn thời gian. Ta nhận Su-27/30 từ 1995, phải mất 18 năm mới có ngày hôm nay, chúng ta có thể bảo trì bảo dưỡng, chủ động sửa chữa tốt. - Song song với việc bảo trì bảo dưỡng là đào tạo phi công, hiện nay phi công điều khiển Su-27/30của chúng ta đã “tự túc” được và cũng phải mất khoảng 18 năm mới đạt được trình độ điều khiển thành thạo, trong đó khoảng 5 đến 7 năm đầu là

Algeria về.

1. Lắp radar RLPK-29 lên Mig-29B-12B của Ấn Độ

sang Nga học chuyển loại Mig-29 thì khả

Nói chung với những lập luận như đã nêu

2. Mig-29M2

năng mua Mig-29 là rất thấp.

ở trên thì khả năng Việt Nam mua Mig 29

- Một khả năng cho thấy sẽ không mua

sẽ rất thầp, Việt Nam của chúng ta ngay

ta phải gửi phi công sang Nga học. Nhóm phi công đầu tiên cũng phải đi học khoảng từ 1995, nếu giờ ta không gửi phi công

đã mua lại ít nhất là vài chiếc của Malaysia hoặc ép giá Nga để mua lô Mig-29 của

Mig-29 là động thái im lặng trước các

từ đầu cũng đã không mặn mà gì với dòng

thương vụ Malaysia thanh lý Mig-29 và

máy bay này nên sẽ khó có chuyện Mig-29

Algeria trả hàng, nếu Việt Nan đã có ý thì

sẽ có mặt trong KQNDVN.


Nâng cấp tăng thiết giáp

hay mua Tổng hợp từ nguồn ttvnol, các bài viết của nick doandonga (nick FB: Donga Doan)

T-54M3 sau khi nâng cấp (trái) và T-54B trước khi nâng cấp (phải)

Lực lượng tăng thiết giáp là một trong những lực lượng nòng cốt của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trong lịch sử kháng chiến cứu nước, cũng như trên chiến trường giải cứu nước bạn, lực lượng Tăng-Thiết giáp đã chứng tỏ được sức mạnh của mình qua các trận đánh hợp đồng binh chủng. Vởi các xe tăng thiết giáp đóng vai trò như những quả đấm thép, hình thành các mũi tiến công xuyên phá các trận địa, tuyến phòng thủ địch giúp phần bộ binh xung phong đạt thắng lợi cho các trận đánh. Quân đội Nhân dân Việt Nam đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ, từng bước hiện đại hóa trong thời kỳ mới. Binh chủng Tăng-Thiết giáp cũng theo đó đã có những bước chuyển mình với nhiều thông tin về việc mua sắm T-72 hiện đại của Ba Lan hay việc nâng cấp T-54/55 lên chuẩn M3. Ở đây là một bài so sánh giữa việc nên mua hay nên nâng cấp T-54/55M3 giựa trên các thông tin được thu thập và biên tập được trên mạng. Trước hết phải nói rõ thế này: đây là sự so sánh bắt nguồn từ một cuộc tranh luận trên ttvnol, tại topic này nên nó có thể chưa hẳn đã chính xác với các phương án chọn lựa của người có thẩm quyền lựa chọn. Ngoài ra, phiên bản T-72 được đem ra so sánh ở đây là phiên bản T-72M - bản xuất khẩu cho Ba Lan và chưa được hiện đại hóa: trang bị giáp phản ứng nổ, thiết bị điện tử của SAGEM,... như PT-91 mà Ba Lan bán cho Malaysia. Hiện trong trang bị của Việt Nam có cả T-54, T-55 nhưng để cho giản tiện sẽ chỉ đi sâu vào so sánh T-54B và phiên bản nâng cấp của nó, chi tiết nào liên quan đến T-55 sẽ có chú thích riêng.

25


thông số kỹ - chiến thuật

Hỏa lực

Khi đem một chiếc xe tăng ra để “mổ xẻ” thì người ta thường quy nó về 3 mảng chính: hỏa lực, khả năng phòng vệ (tự bảo vệ) và khả năng cơ động. Ở đây, chúng ta cũng làm theo phương pháp ấy, những chi tiết riêng lẻ, cụ thể thì sẽ tùy theo khả năng để nói thêm hoặc không nói tới. Khi so sánh cũng chủ yếu nói về những chi tiết chính.

X

e tăng T-54B (Ob`yekt 137G2) Được chế tạo bởi phòng thiết kế Hạ Tagil dưới sự chỉ đạo của L.N.Kartsev. Được tiếp nhận vào trang bị theo mệnh lệnh của Bộ quốc phòng Liên Xô 11 tháng 9 năm 1956. Việc sản xuất hàng loạt từ năm 1957 đến 1959 ở Kharcov, Hạ Tagil và Omsk.

Pháo chính Pháo chính nòng xoắn 100mm D-10T2S. Tầm bắn thẳng hiệu quả: 1.000m. Hệ thống ổn định tầm hướng: Hệ thống ổn định tầm hướng 2 trục dọc ngang STP-2 Tsyklon. Các loại đạn sử dụng: Đạn nổ phá mảnh UOF-412: Đạng này dùng để sát thương bô binh, phá hủy tường, công sự đối phương. Đầu đạn OF-412 ,mang 1,56 kg thuốc nổ TNT. Đạn xuyên giáp nổ mạnh (Amour-Piercing And High Explosive/ APHE) UBR-412: Đạn xuyên giáp nổ mạnh UBR-412 xuyên 200mm giáp đồng nhất ở khoảng cách 500m.

T-54B Đạn xuyên dưới cỡ có guốc ốp nòng vạch đường (Amour-Piercing Discarding Sabot/ APDS-T) 3UBM6: Đạn xuyên dưới cỡ có guốc ốp nòng vạch đường 3UBM6 xuyên 260mm giáp đồng nhất ở khoảng cách 1.000m.

Hệ thống điều khiển hỏa lực: Kính ngắm hồng ngoại bắn đêm của pháo thủ TPN-1-22-11 và khí tài nhìn đêm của trưởng xe TKN1, đèn hồng ngoại L-2.

Kính ngắm hồng ngoại bắn đêm của pháo thủ TPN-1-22-11

Đầu đạn OF-412

Đạn xuyên giáp nổ mạnh UBR-412

Đạn nổ xuyên lõm 3UBM6


T

-55M3 là loại xe tăng do Việt Nam và Israel phối hợp nâng cấp từ mẫu xe tăng T-54B do Liên Xô chế tạo cho Quân đội Nhân dân Việt Nam . Các xe tăng T-54 đã được Quân đội Việt Nam sử dụng từ Chiến tranh Việt Nam ,hiện nay vẫn còn khoảng 850 chiếc T-54/55 và phiên bản T-54 mang tên Type-59 (kiểu 59) của Trung Quốc còn trong biên chế của Quân đội Nhân dân Việt Nam ,nhiều chiếc đã cũ và hỏng hóc .T-54 là loại xe tăng được cho là đã cũ ,lỗi thời so với T-62 ,T-72 ,T-80 ,T-90 ,việc nâng cấp sẽ gia tăng sức chiến đấu cũng như tăng khả năng bảo vệ cho T-54. Nhiều hệ thống vũ khí cũng như hệ thống phòng vệ và các thiết bị mới được lắp đặt trên xe tăng hiện đại hóa T-54/55M3 của Việt Nam. Trong đó, hỏa lực xe tăng “hội tụ” những giải pháp thiết kế và những công nghệ khá hiện đại từ những quốc gia có nền công nghiệp - quốc phòng phát triển là Nga, Israel, Thụy Điển, Ukraina (ngoại trừ những vũ khí, trang thiết bị do Việt Nam tự chế tạo). Đây là một phần trong chương trình Hiện đại hóa Quân đội Nhân dân Việt Nam .Việc nâng cấp xe tăng sẽ giúp tiết kiệm chi phí hơn là mua các loại xe tăng mới .

T-54M3 Pháo và đạn

Thay pháo chính trên T-54M3 Pháo chính của T-54M3 là loại pháo nòng xoắn 105mm M68 (L7) có kết cấu, kích thước gần giống D-10T2S nên khi thay thế chỉ thay riêng nòng và hệ thống ổn định tầm hướng của pháo. Tận dụng được nhiều chi tiết khác của pháo D-10T2S như: giá cố định bệ khóa nòng, máng pháo, tấm chắn bảo hiểm, cơ cấu tầm hướng, khí tài bắn gián tiếp và hệ thống ổn định.

Pháo M68 (L7) hơn gì D-10T2S? Pháo M68 ngoài những cải tiến về đạn sẽ trình bày sau thì còn có những khả năng vượt trội hơn pháo D-10T2S gồm: - Pháo M-68 có số lượng khương tuyến thấp hơn D-10T2S (28/40) nên cứng cáp và bền hơn. Ngoài ra, nòng pháo M-68 còn lắp bộ phận ổn định nhiệt kết hợp với hệ thống chỉ thị mục tiêu hiện đại nên có độ chính xác , khả năng bắn xuyên và tuổi thọ nòng pháo cao hơn (1000 phát bắn) - Áp suất trong nòng M68 lớn hơn (4.300/3.700bar) nên sơ tốc đầu nòng của Hình cắt ngang nòng pháo M68 cho ta thấy hình ảnh các đường khương tuyến.

pháo M68 (L7) lớn hơn, đường đạn căng hơn. - Bộ phận cản khói thuốc tràn ngược về tháp pháo đặt ở nửa sau nòng pháo nên hiệu quả cản khói thuốc cao hơn mà không làm giảm áp suất trong nòng. Bộ phận cản khói thuốc tràn ngược về tháp pháo đặt ở nửa sau nòng pháo M68 trên xe tăng T-54M3 (đoạn phình lên giữa nòng pháo) - Việc thay thế, bảo dưỡng nòng pháo M68 (L7) nhanh và thuận tiện hơn, chỉ cần tháo chốt xoay nòng pháo là rút ra được, mất có 20 phút. Pháo D-10T2S muốn thay nòng phải cẩu nhấc cả tháp pháo lên.

Bộ phận cản khói thuốc tràn ngược về tháp pháo đặt ở nửa sau nòng pháo M68 trên xe tăng T-54M3 (đoạn phình lên giữa nòng pháo)

Pháo chính nòng xoắn 105mm M68A1

27


Một số loại đạn sử dụng cho pháo M68 (L7) Đạn thanh xuyên động năng có guốc ốp nòng vạch đường (Amor-Piercing Fin-Stabilited Discarding Sabot-Tracer/ APFSDS-T) kiểu M426: Đạn này có sơ tốc đầu nòng cao gần gấp đôi đạn xuyên dưới cỡ của pháo D-10T2S trên T-54B (1.455m/s so với 895m/s) nên khả năng xuyên của nó đối với giáp đồng nhất (Rolled Homogeneous Armour/ RHA) lên đến 490mm ở cự ly 1.000m.

Đạn thanh xuyên động năng có guốc ốp nòng kiểu M426

Đạn nổ xuyên lõm M456: Đạn này xuyên được 432mm giáp đồng nhất ở cự ly 1.000m. Đầu đạn xuyên lõm M456

Cối 60mm Soitam: Ngoài ra, T-54M3 còn được trang bị thêm một cối 60mm Soitam gắn ngoài dùng cho trưởng xe khi đối phó với bộ binh sau vật cản hoặc tác chiến trong các vùng đô thị. Khẩu cối này có tầm bắn trên 2.500m ở góc tầm 75 độ. Khẩu cối 60mm Soitam gắn bên trái tháp pháo, phía trước hộp phóng lựu đạn khói

Đạn phá hủy vật liệu và sát thương bộ binh (Anti-Personnel Anti-Material/ APAM): Loại đạn này có khả năng xuyên thủng các vật liệu xây dựng như bê tông, gạch, đá và mang theo 6 đạn con tự kích nổ, tạo ra phạm vi sát thương khoảng 100 mét vuông. Đạn phá hủy vật liệu và sát thương bộ binh APAM có hai cách bắn: - Với mục tiêu là bộ binh trên diện rộng hoặc ẩn nấp trong hào, vật cản thì đạn APAM bắn lên độ cao tính trước, ngòi nổ điện tử sẽ kích nổ giải phóng 6 đạn con, đạn con sẽ lần lượt phát nổ và “chụp” mảnh xuống diện tích 100 mét vuông. - Với mục tiêu là xe thiết giáp nhẹ, công sự, hầm bằng vật liệu bê tông thì đạn APAM xuyên thủng vỏ giáp, bê tông phía ngoài rồi 6 đạn con mới phát nổ bên trong. Mô hình hoạt động của đạn APAM

Hệ thống điều khiển hỏa lực: EFCS3-55B và COMTOS cho trưởng xa. Kính tiềm vọng nhìn vòng dành cho trưởng xa

Khả năng bắn trúng của T-54M3

Hệ thống điều khiển hành trình

có tốt hơn? Có, kết hợp giữa pháo có sơ tốc đầu nòng lớn hơn, giảm nhiệt tốt và hệ thống điều khiển hỏa lực, chỉ thị mục tiêu hiện đại, T-54M3 khi xe đứng tại chỗ (xe tĩnh) bắn mục tiêu di động, ở khoảng cách 1.500m có xác suất bắn trúng mục tiêu cao hơn 80% so với T-54B. Đây là thử nghiệm “nội”.

của xe T-54M3: Trên xe T-54B, lái xe sử dụng 2 cần lái riêng cho hai băng xích. Vì sử dụng hệ thống truyền lực cơ khí, cáp nên 2 cần lái này rất nặng, lực tác động tối thiểu khi xe chuyển hướng lên mỗi cần là khoảng 33kg. Trên xe T-54M3, hệ thống này được thay bằng thủy lực nên lực tác động lên cần lái chỉ còn 12kg. Một dự án nâng cấp T-54B với pháo M68 của nước ngoài (nguồn: vnmilitaryhistory.net)

Khung gầm T-54B


Pháo chính

Xe tăng T-72M của Cộng Hòa Czech

Pháo chính nòng trơn 125mm 2A46, tự động nạp đạn. - Tầm bắn thẳng hiệu quả: 1.800m. Hệ thống ổn định tầm hướng: Hệ thống ổn định tầm hướng 2 trục dọc ngang 2E42-2. - Các loại đạn sử dụng: Các loại đạn thanh xuyên động năng dưới cỡ ổn định bằng cánh bay có guốc ốp nòng (APFSDS) như: 3VBM3, 3VBM6, 3VBM4, 3VBM8, 3VBM9, 3VBM10, 3VBM17, 3VBM13,... Pháo nòng trơn 125mm 2A46

T-72 Các loại đạn nổ phá mảnh (HE-FRAG) như: 3VOF22, 3VOF36.

Hệ thống điều khiển hỏa lực: Hệ thống điều khiển hỏa lực kiểu 1A40, thiết bị đo xa laser TPD-K1.

Đạn nổ phá mảnh 3VOF36

Đạn thanh xuyên động năng dưới cỡ ổn định bằng cánh bay có guốc ốp nòng 3VBM17 Các loại đạn nổ xuyên lõm (HEAT) như: 3VBK7, 3VBK10, 3VBK16, 3VBK25,... Đạn nổ xuyên lõm 3VBK16 (trái) và 3VBK25 (phải) Thiết bị đo xa laser TPD-K1

29


Khả năng phòng vệ

T-54B

Thép tấm đơn lớp dày 20-170mm. Có hệ thống tạo khói bằng cách phun nhiên liệu trực tiếp vào ống xả. Có hệ thống chữa cháy bán tự động. Hệ thống phòng xạ-sinh-hóa (Nuclear - Biology - Chemistry/ NBC) kết hợp giữa tăng áp và mặt nạ phòng độc cá nhân( Các xe tăng T-54B của Việt Nam đã đựoc nâng cấp lên chuẩn T-55).

T-54M3

T-72 Tháp pháo đúc dày 280mm ở bán cầu trước, thân xe bằng thép hàn có chiều dày 20-200mm. Có 8 ống phóng đạn khói. Hệ thống chữa cháy tự động. Hệ thống phòng xạ-sinh-hóa toàn diện tuy đã bỏ đi lớp vật liệu chống bức xạ. Giáp phản ứng nổ Blazer lắp bên phải tháp pháo T-54M3

Trang bị giáp phản ứng nổ thế hệ thứ nhất Blazer của Israel, tổng trọng lượng khoảng 1,4 tấn, diện tích bảo vệ khoảng 7 mét vuông, giáp này cung cấp khả năng phòng hộ tương đương 450mm giáp thép đồng nhất (RHA). Có 6 ống phóng đạn khói lắp ngoài thân xe, tạo ra màn khói bán kính 60m. Hệ thống chữa cháy tự động hoàn toàn. Trang bị phòng xạ-sinh-hóa được cải tiến tùy theo yêu cầu của khách hàng, có thể kết hợp với điều hòa không khí. Đặc biệt, T-54M3 được lắp đặt hệ thống cảnh báo bức xạ hồng ngoại/laser kiểu LWS-1/2 có khả năng cảnh báo cho kíp xe về các tín hiệu của thiết bị quét, ngắm bắn quang học, hồng ngoại, thiết bị định tầm và chỉ thị mục tiêu bằng laser của hầu hết các loại tên lửa chống tăng, pháo tăng hiện nay.

Khả năng cơ động

Như vậy, xét về khả năng phòng vệ thì T-54M3 còn vượt trội hơn cả T-72M. Tất nhiên, T-72M cũng có khả năng trang bị giáp phản ứng nổ nhưng phải mua riêng.

T-54B

T-72

T-54M3

580 520 780 mã lực mã lực mã lực Động cơ công suất 520 mã lực (580 mã lực với T-55), vận tốc tối đa 50km/h, dự trữ hành trình 510km (460km với T-55).

Động cơ công suất 780 mã lực, vận tốc tối đa 60km/h, dự trữ hành trình 480km.

V-55 là 580 mã lực. Cũng theo phương pháp này, động cơ xe T-55 có thể nâng công suất lên 625 mã lực. Sau cải tiến, vận tốc tối đa của T-54B là 58km/h (đã mang giáp). Dự trữ hành trình không đổi. Ngoài ra, hệ thống treo bằng trục xoắn cũ của T-54 được thay mới, tăng hành trình của bánh tì tương ứng lên 180 và 200mm, việc này làm tăng khả năng cơ động của xe trên các địa hình phức tạp.

Như vậy, xét riêng về khả năng cơ động thì T-72 vẫn vượt trội hơn so với T-54M3. Nhưng nếu xét tổng thể cả khả năng cơ động và trọng lượng thì T-54 cải tiến phù hợp với địa hình và đường xá ở Việt Nam hơn khi nó có trọng lượng xấp xỉ 37,5 tấn (đã trang bị giáp nổ), nhẹ hơn khoảng 3,5 tấn so với T-72M.


So sánh về hiệu quả kinh tế giữa hai phương án 1. Mua T-72M secondhand: Hiện nay, các nước Đông Âu cũ ngả theo chuẩn NATO nên có nhu cầu bán lại một số T-72 cũ, chưa nâng cấp hiện trong trang bị. Đây hầu hết là phiên bản xe T-72M, bản rút gọn của T-72A dành cho xuất khẩu. Phiên bản T-72M được xuất khẩu từ khoảng 1985 nên cũng đã qua trên 20 năm hoạt động. Hơn nữa, đây là dòng xe được thiết kế từ đầu, chưa có cải tiến, nâng cấp như các phiên bản T-72 sau. Giá đơn chiếc của T-72M seconhand tầm khoảng 1 triệu USD/ chiếc. Tuy nhiên, ở đây cần nói thêm về lý luận “cái xe là cái xe nhưng lại không chỉ là cái xe”. Mua xe, dễ thôi nhưng đi kèm theo

một cái xe là trăm thứ, cái gì cũng là tiền cả. Hệ thống bảo đảm kỹ thuật từ cấp đại tu đến tiểu tu đều phải trang bị thêm vì hệ thống cũ không tương thích với xe mới. Mua xe seconhand nhiều khả năng sẽ không có bộ phụ tùng đi cùng vì đã tiêu thụ hết sau trên 20 năm hoạt động. muốn đảm bảo cho xe hoạt động bình thường và dự trữ vật tư cho hoạt động huấn luyện, chiến đấu thì sẽ phải mua bộ phụ tùng mới. Ta cứ giả sử trang bị cho mỗi trung, lữ đoàn Tăng-Thiết giáp hiện nay khoảng 1 tiểu đoàn xe T-72M seconhand thì ta sẽ phải mua khoảng trên dưới 200 xe. Riêng

tiền mua xe đã là 200 triệu USD, chưa kể những khoản vừa kể trên. Theo tính tóan của các chuyên gia thì giá của thành phần bảo đảm thường gấp 3 đến 4 lần giá của trang thiết bị, như vậy ta sẽ phải chi tối thiểu là 600 đến 800 triệu USD nữa để bảo đảm sử dụng hiệu quả 200 xe T-72 seconhand này. Như tính toán trên thì suất đầu tư cho mỗi chiếc T-72M seconhand sẽ khoảng từ 4 đến 5 triệu USD/ chiếc, vẫn rẻ hơn so với Malaysia mua PT-91 vì ở đây đang tính mua xe cũ nhưng so sánh nó với suất đầu tư cho phương án cải tiến T-54/55 thì đắt hơn nhiều.

2. Cải tiến T-54/55 Gói nâng cấp T-54 nêu ở 2 bài trên có giá khoảng 800.000 USD/ chiếc với đầy đủ trang bị. Cũng tính với giả sử trên, ta sẽ phải bỏ ra 160 triệu USD để cải tiến 200 xe. Cộng thêm chi phí mua sắm mới trang, thiết bị bảo đảm cho phần nâng cấp (theo tính tóan là 25% của tổng tiền cải tiến) thì ta sẽ phải chi tất cả 160+40 là 200 triệu USD (đúng bằng tiền mua được 200 T-72M seconhand trần trụi đúng nghĩa). Suất đầu tư cho một chiếc T-54M3 (tương đương với T-72M seconhand) thấp

hơn nhiều, chỉ có 1 triệu USD/ chiếc. Giá cả rẻ hơn chỉ là một mặt của vấn đề. một mặt khác xét về lâu dài còn quan trọng hơn. Đó là: khả năng nhận chuyển giao công nghệ. Với một loại vũ khí nói chung và một chiếc xe tăng nói riêng thì tiêu hao nhiều nhất là gì? Không phải là pháo chính hay súng máy phòng không đâu, nó là đạn dược, nhiên liệu, giáp phản ứng nổ và xích, bánh tì, bánh đỡ xích,... Xét riêng trường hợp này thì khả năng được nhận chuyển giao công nghệ nhiều nhất sẽ là công nghệ chế tạo giáp phản ứng nổ và công nghệ chế tạo đạn 105mm. Đây là công nghệ mới hoàn toàn với Việt Nam nhưng không còn mới với thế giới, cộng

thêm quan hệ giữa Việt Nam và Israel khá tốt nên khả năng cao là sẽ thuận lợi. Nắm được hai công nghệ này trong tay, Việt Nam sẽ có khả năng nâng cấp hệ thống phòng hộ thụ động cho tất cả các loại tăng, thiết giáp hiện có trong biên chế và chủ động trong việc bảo đảm đạn dược cho huấn luyện và SSCĐ. Chưa kể, sau này nếu Việt Nam muốn thì chỉ cần nhập nòng pháo 105mm sẽ thuận lợi tự nâng cấp hỏa lực của những xe T-54/55 còn lại tuy chưa thể bằng được gói nâng cấp chính hãng của IMI. Tóm lại, xét trong bối cảnh hiện tại và phù hợp với định hướng mua sắm hiện nay thì cải tiến T-54/55 kinh tế và hiệu quả hơn mua T-72 seconhand.

T-54M3 nhìn từ phía trước

31


Tin tức quân sự thế giới Nga tập trận với quy mô lớn nhất từ thời Liên Xô Hàng nghìn đơn vị xe thiết giáp, không quân và hơn 160.000 lính Nga diễn tập trong cuộc tập trận được cho là lớn nhất từ thời Liên Xô đến nay. Trong khuôn khổ cuộc kiểm tra tổng thể không thường kỳ, đơn vị hàng không thứ ba của Không quân và Phòng không thuộc Quân khu Đông đang thực hiện kịch bản hộ tống tàu biển trên các thao trường khu vực Amur, vùng Primorsky, Ngoại Baikal và Sakhalin. Các chiến đấu cơ Su-27 đóng tại căn cứ trên mặt đất “Dzsmgi” (vùng Komsomolsk-na-Amur) và “Sokolovka” (Ussurisk) tiến hành tuần tra trên biển ở khu vực của nhóm tàu thuộc Hạm đội Thái Bình Dương gồm 70 chiến hạm và tàu các loại tàu phà khác nhau đến đảo Sakhalin. Các phi công tập luyện phương án tìm kiếm và tháp tùng các đối tượng trên mặt nước, thực tập thành tố định hướng khi bay trên biển, phối hợp hành động của các tổ lái trong việc bảo vệ các chủ thể khỏi cuộc không kích của đối phương giả định. Tổng cộng, trong diễn tập huy động hơn 160.000 quân nhân, gần 1.000 tăng và xe thiết giáp, 130 máy bay và trực thăng vận tải quân sự, chiến đấu cơ, máy bay ném bom và nhóm không quân, cũng như 70

tàu của Hải quân. Tiếng nói nước Nga cho biết, hoạt động này được thực hiện phù hợp nghiêm túc với những cam kết trước đó về quan hệ với các quốc gia khác, và không nhằm chống lại lợi ích của bất kỳ ai. Sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh tập trận đột xuất hôm 12/7, quân đội Nga trong ngày hôm qua đã điều động hàng loạt tàu chiến từ hạm đội Thái Bình Dương cùng khoảng 1.000 xe thiết giáp, 130 máy bay và 160.000 binh sỹ tập trận. Hãng tin RIA Novosti dẫn thông báo của Bộ quốc phòng nước này cho biết trong tối qua, đã có thêm 6 nhóm đặc nhiệm từ hạm đội Thái Bình Dương được triển khai về biển Okhotsk, giữa lúc cuộc tập trận quy mô cực lớn để kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu đang diễn ra. Các nhóm đặc nhiệm hải quân sẽ thực hiện “các bài phòng thủ chống tàu ngầm và phòng không” trong khu vực này, Bộ quốc phòng Nga cho biết. Một phần của phạm đội Thái Bình Dương cũng sẽ thực hiện các bài tập chống cướp biển trong đợt diễn tập này. Trước đó trong tối thứ Sáu, Tổng thống Nga Putin đã bất ngờ ra lệnh tập trận đột xuất. Đây là lần kiểm tra khả năng sẵn

sàng chiến đấu đột xuất thứ 3 của quân đội Nga từ tháng Giêng đến nay. Phát biểu trước báo giới trong ngày hôm qua, Bộ trưởng quốc phòng Sergei Shoigu cho biết có tới 160.000 binh sỹ đang tham gia các cuôc diễn tập tại quân khu phí Đông, gấp đôi con số công bố ban đầu. “Tổng số binh sỹ tham gia các cuộc tập trận đột xuất đêm qua là 81.000 người và đến sáng nay (13/7) là 160.000 người”, ông Shoigu cho biết. Cuộc diễn tập còn có sự tham gia của khoảng 1.000 xe tăng và xe bọc thép, 130 máy bay và 70 tàu chiến từ hạm đội Thái Bình Dương, ông Shoigu xác nhận. Nguồn: VTC News


Nga sẽ nhận 30 hệ thống phòng không Vityaz trong năm 2020 “Nga sẽ nhận được 30 hệ thống phòng không Vityaz và 100 hệ thống Pantsir-S1 vào năm 2020”, Đại tá Vladimir Drik nói vào ngày hôm thứ Hai.

dụng và sẽ loại bỏ khỏi trang bị trong 2 năm tới.

“Chúng tôi có kế hoạch đến năm 2020 sẽ đưa vào trang bị hơn 100 hệ thống phòng không tầm ngắn Pantsir-S và hơn 30 hệ thống phòng không tầm trung Vityaz”, Đại tá Drik cho biết.

Hệ thống Vityaz trong tương lai sẽ kết hợp cùng với hệ thống phòng không Morfey, S-400 và S-500 tạo nên một mạng lưới phòng không dày đặt có khả năng tiêu diệt mục tiêu từ 5km đến 400km và ở độ cao 5m đến ngoài khí quyển.

Hệ thống phòng không tầm ngắn/ tầm trung Pantsir-S bao gồm 12 tên lửa nhiên liệu rắn 2 giai đoạn được lắp trong các ống phóng kiêm container bảo quản có khả năng tiêu diệt mục tiêu xa đến 20km, ngoài ra hệ thống còn có 2 khẩu pháo phòng không 30mm có khả năng tiêu diệt mục tiêu cách khoảng 4km. Hệ thống phòng không tầm trung Vityaz sẽ đưa vào trang bị thay thế các hệ thống phòng không S-300PS đã quá hạn sử

Nguồn: Lenta.ru

Hoa Kỳ chuẩn bị gửi các máy bay F-16 cho Ai Cập Máy bay chiến đấu đa năng F-16C Block 40 của Ai Cập Hoa Kỳ nhấn mạnh các kế hoạch để cung cấp 4 máy bay chiến đấu F-16 cho Ai Cập bất chấp cuộc đảo chính quân sự chống lại Tổng thống Mohammed Morsi, một quan

chức Mỹ cho biết. “Nó vẫn còn nguyên trạng,” quan chức trên, với điều kiện giấu tên, nói với AFP. Không có quyết định nào ngăn chặn việc chuyển giao dự kiến của ​​ các máy bay chiến đấu hoặc để cắt đứt sự hỗ trợ an

ninh khác cho Ai Cập, các quan chức cho biết, mặc dù chính phủ Mỹ đã công bố tất cả đánh giá viện trợ cho Cairo. Chính quyền của Tổng thống Barack Obama cho biết họ đang xem xét liệu việc tiếp quản quân sự tạo nên một cuộc đảo chính, mà theo luật pháp Hoa Kỳ sẽ buộc Washington đóng băng bất kỳ viện trợ cho Ai Cập. Lầu Năm Góc cho biết vẫn còn duy trì quan hệ quân sự lâu dài với Ai Cập và cho rằng Hoa Kỳ muốn thấy sự trở lại kịp thời đối với dân sự, dân chủ. F-16 là một phần của một thỏa thuận vũ khí với Ai Cập đã được phê duyệt trong năm 2010 cung cấp 20 máy bay chiến đấu. 8 trong số các máy bay chiến đấu đã được chuyển giao vào đầu năm nay và thêm 4 chiếc dự kiến sẽ ​​ được chuyển giao trong tháng 8, với thêm 8 chiếc chuyển giao vào cuối năm nay, các quan chức cho biết. Ai Cập đã nhận được hơn 220 máy bay chiến đấu F-16 từ năm 1980 và có phi đội F-16 nhiều thứ 4 thế giới, sau Hoa Kỳ, Israel và Thổ Nhĩ Kỳ. Hoa Kỳ cung cấp 1.5 triệu đôla viện trợ quân sự cho Ai Cập mỗi năm. Nguồn: Defence News.

33


Tin tức quân sự thế giới Serbia nhận xe cứu thương quân đội từ Trung Quốc Quân đội Serbia đã nhận được 20 xe cứu thương trang bị đầy đủ từ Trung Quốc. Việc ký kết thỏa thuận tài trợ đã diễn ra ngày 06 tháng 7 tại Trung tâm Y tế Quân đội Karaburma ở Belgrade, và sự tham dự của Aleksandar Vucic, Phó thủ tướng thứ Serbia và bộ trưởng quốc phòng, chính phủ Serbia cho biết trong một tuyên bố.

được sản xuất bởi hãng Fiat, Ý và cung cấp cùng với phụ tùng thay thế. Chúng sẽ được trang bị ở Serbia. Hua Yafang, cố vấn về các vấn đề chính trị tại Đại sứ quán Trung Quốc ở Belgrade,

đã được báo cáo trích dẫn rằng việc cung cấp các xe cứu thương là kết quả của sự hợp tác mạnh mẽ giữa 2 quốc gia Serbia-Trung Quốc. Nguồn: Defense News.

Trong tuyên bố, Vucic nói rằng chính phủ của ông muốn nền kinh tế Trung Quốc hiện diện mạnh mẽ hơn ở Serbia, và Belgrade sẽ vẫn là đồng minh đáng tin cậy của Bắc Kinh và luôn ủng hộ chính sách “Một Trung Quốc”. Lần đầu tiên Phó Thủ tướng cũng cho biết, ông hy vọng sẽ có một cuộc họp với phái đoàn cấp cao của Trung Quốc trong tương lai gần. Theo Vucic, các xe cứu thương này có giá trị nhiều hơn so với 2.000.000 - (2,6 triệu USD). Các xe được trang bị phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế mới nhất, ông nói. Động cơ của các xe cứu thương này

Ấn Độ sẽ đấu thầu mua bệ pháo Bộ Tư lệnh Lục Quân Ấn Độ đã công bố yêu cầu cần thông tin về các bệ pháo lắp trên khung gầm cơ động, tin từ blog LiveFist. Trong cuộc thi có sự tham gia của các tập đoàn Ấn Độ, có sự hợp tác với các nhà sản xuất nước ngoài. Thông tin về các loại pháo sẽ được Bộ Tư lệnh Lục Quân tiếp nhận đến ngày 1 tháng 9 năm 2013, còn sau đó, trên cơ sở các kết quả nhận được, sẽ thành lập các yêu cầu đối với pháo và tuyên bố đấu thầu.

Cụ thể, quân đội cần loại pháo nào, hiện không rõ. Theo yêu cầu thông tin, cỡ nòng pháo là 155mm, còn chiều dài nòng pháo gấp 52 lần cỡ nòng. Như LiveFist nhấn mạnh, trong số các ứng cử viên tiềm năng nhất là xí nghiệp Larsen & Toubro, Bharat Forge, Mahindra Land Systems và Tata của Ấn Độ. Việc mua pháo mới được lên kế hoạch trong khuôn khổ chương trình nâng cấp

pháo binh Lục Quân Ấn Độ. Khối lượng tài chính của chương trình này khoảng 200 tỷ rupi (3,4 tỷ USD). Vào thời điểm này, Ấn Độ đã tiến hành đấu thầu mua 100 lựu pháo tự hành. Trong cuộc thi có sự tham gia của tập đoàn Ấn Độ Larsen & Toubro và “Rosoboronexport”. Lực lượng pháo binh Lục Quân Ấn Độ hiện nay không được nâng cấp kể từ năm 1986. Nguồn: Lenta.ru


Israel thử nghiệm hệ thống tên lửa Israel đã tổ chức một buổi thử nghiệm kiểm tra hệ thống động cơ đẩy tên lửa theo kế hoạch tại một căn cứ quân sự trên bờ biển Địa Trung Hải. Phương tiện truyền thông Israel dẫn lời các nhà phân tích, cho biết cuộc thử nghiệm này dường như là một phiên bản của tên lửa đạn đạo Jericho với một tầm bắn lên đến 5.000 km (3.100 dặm), có khả năng tiêu diệt các mục tiêu ở Iran. “Sáng nay, Israel đã tiến hành một thử nghiệm hệ thống động cơ đẩy tên lửa từ căn cứ Palmachim “, Bộ Quốc phòng Israel cho biết trong một tuyên bố ngắn gọn. Trong tháng Giêng năm 2008, Israel bắn thử thành công một tên lửa đạn đạo tầm xa, ngày sau khi cảnh báo “mọi lựa chọn”

đã được mở để ngăn chặn Iran có được vũ khí nguyên tử. Jericho là tên lửa đất đối đất của Israel được cho là có khả năng mang một đầu đạn hạt nhân, hóa học hoặc sinh học. Israel được cho là đã thử nghiệm thành công hệ thống động cơ đẩy của nó trong tháng 11 năm 2011. Chính phủ Israel và phương Tây lo sợ rằng chương trình hạt nhân của Iran là mặt nạ che giấu việc phát triển vũ khí nguyên tử. Iran bác bỏ bất kỳ thông tin về vấn đề này và khẳng định rằng chương trình hạt nhân của mình là để sản xuất điện và chỉ nhằm mục đích y tế. Israel được coi là đất nước Trung Đông duy nhất có trang bị vũ khí hạt nhân.

Xác nhận này được đưa ra khi đài phát thanh công cộng của Israel cho biết Thủ tướng Benjamin Netanyahu và Bộ trưởng Tài chính Yair Lapid gặp quan chức quốc phòng vào thứ Sáu để thảo luận về đề xuất cắt giảm ngân sách cho các lực lượng thông thường. Báo cáo nói rằng như một phần của việc cắt giảm tổng chi tiêu chính phủ, giảm được lên kế hoạch về số lượng xe tăng, tàu và máy bay, cũng như việc sa thải hàng ngàn nhân chuyên nghiệp trong năm tới. Các đài phát thanh nói rằng ông Netanyahu vẫn chưa phê duyệt vấn đề này. Nguồn: Defence News

35


Tư liệu

kỹ thuật quân sự

Pháo chính 120mm XM360 thuộc dự án FCS

Sự phát triển của XM360 đã được đưa ra vào năm 2002. Là một dự án hợp tác của Trung tâm Sau khi nghiên cứu một số tùy chọn về cỡ

nghiên cứu và phát triển vũ khí của quân đội Mỹ (ARDEC) và công ty General Dynamics.

nòng cho pháo chính cho Hệ thống

Sau khi các nghiên cứu toàn diện quy mô của trung tâm công nghệ pháo ARDEC đã được

khung chiến đấu thế hệ mới (Mounted

lựa chọn các dự án phát triển hệ thống pháo chính XM360 120mm.

Combat System) thuộc dự án Hệ thống chiến đấu tương lai (Future Combat

XM360 có sử dụng các thành tựu thu được từ việc phát triển các hệ thống pháo chính 105mm

Systems/ FCS) cho ra đời các tùy chọn

M35 và pháo 120/140mm XM291. Những mẫu thử này đều không được đưa vào sản xuất

pháo chính có cỡ nòng 105mm, 120mm

hàng loạt. Thánh 11 năm 2003, tiến hành chương trình Thử nghiệm Công nghệ Tiên tiến

và 140mm. Các nhà phát triển đã quyết

(Advanced Technology Demonstrator/ ATD), trong đó bao gồm phát triển một hệ thống điều

định từ bỏ tất cả các tùy chọn pháo chính

khiển hỏa lực mới và máy nạp đạn tự động. Trong tháng 11 năm 2004, thông qua việc theo

và chỉ tiếp tục phát triển pháo chính có

dõi kiểm tra pháo chính nòng trơn 120mm XM360.

cỡ nòng 120mm. Trên cơ sở phát triển đạt được của các nghiên cứu đã đạt được. Lý

Pháo sử dụng cơ chế module tải, khóa nòng và giá đỡ mới, tích hợp cảm biến cho phép kíp

do cho quyết định này đã được nhìn nhận

lái có thể theo dõi tình trạng của pháo và thiết bị điều khiển hỏa lực, cũng như một số sáng

1 cách thực tế rằng pháo 120mm hiện tại

kiến khác. Để giảm trọng lượng của pháo hơn vật liệu dùng để chế tạo có thành

là quá nặng, có một độ giật lớn không thể

phần chính là composite titan. Thiết kế module của pháo giúp dễ dàng thay

trang bị trên một chiếc xe có trọng lượng

thế các phần bị hư hại, tạo điều kiện bảo trì và sửa chữa tốt hơn cho kíp lái.

khoảng 20 tấn, và pháo cỡ nòng 105mm

Thiết kế module cũng cho phép thay thế

không thể xuyên thủng giáp của một số

một số bộ phận chính của pháo để có

các xe tăng hiện tại và tương lai.

thể thay thế hay nâng cấp các phiên bản khác hay thay đổi các cỡ nòng lớn hơn >150mm trong

Tháp pháo XM1202

tương lai.


Cơ chế chuyển động của súng và lớp vỏ bảo vệ cách nhiệt

Cấu tạo pháo chính bao gồm nòng pháo, cửa nạp và bộ triệt hỏa giá đỡ và

Khung và giá đỡ pháo được thiết kế gọn hơn. Ở trung tâm của giá đỡ

bộ chống giật. Các chi tiết được đặt trong một vỏ bảo vệ. Chứa bệ khóa

nằm trong mặt phẳng ngang được lắp với kẹp nòng gồm hai thanh đỡ

nòng với một bộ đệm bảo vệ. ngược với giá đỡ theo chiều dọc. Tính năng

lắp có rãnh trượt kết hợp với bệ khóa nòng. Để tạo độ ổn định và độ bền

bệ khóa nòng có ba vấu và ngược với bệ khóa, tương ứng, các rãnh trong

cho rãnh trượt và chi tiết kẹp nòng chúng được làm bằng hợp kim titan.

đó làm nó trượt trong quá trình nạp đạn. ở đó có các rãnh được làm đều

Một đầu của kẹp nòng có một ống nối gai trong và khóa giữ được gắn

nhau nhầm phân phối tải trọng trên các đốt khóa nạp làm nó hoạt động

trực tiếp vào nòng pháo, đầu còn lại được lắp vào bệ khóa nòng. Thiết

dễ dàng .Việc đóng mở khóa nòng sử dụng chế điều khiển bằng dòng

kế này cho phép thay đổi cỡ nòng của pháo mà không gây bất kỳ tác động nào làm thay đổi bệ khóa nòng với cỡ nòng (ví dụ: 140mm). Trong

điện một chiều điện áp 600V, được bố trí dưới cửa nạp.

khi bắn nòng pháo và hệ thống triệt hỏa trượt trên thanh đỡ của kẹp Pháo ngoài các loại đạn tiêu chuẩn còn có thể sử dụng tên lửa tự dẫn

nòng trong các rãnh của giá đỡ.

đường hay qua hệ thống ngắm quang học, khóa nòng được kết nối với hệ thống điều khiển hỏa lực, cho phép truyền dữ liệu xạ trình cần thiết cho hệ thống dẫn đường của tên lửa trước khi bắn.

Đai kẹp nòng và ray dẫn hướng bằng titanium

Bệ khóa nòng dạng chêm/nêm của pháo chính XM360 trên xe tăng thế hệ mới

Pháo chính XM360 120mm cho MCS và đạn dược

37


Tư liệu

kỹ thuật quân sự

Vỏ bảo vệ cách nhiệt được lắp trên nòng pháo chính XM360

Các tính năng của hệ thống pháo chính XM360 là độ giật nhỏ và các

Thiết kế pháo bao gồm các vỏ bọc cách điện làm bằng vật liệu tổng hợp

thiết bị tích hợp (đồng hồ đo áp lực nòng, v.v…) để theo dõi các thông số

sử dụng công nghệ tàng hình, chống và hấp thu bức xạ nhiệt tỏa ra từ

của ụ pháo tự động hoạt động trên xe MCS.

pháo. Vỏ bảo vệ được thiết kế với cấu trúc giảm thiểu độ bộc lộ với radar

Bên ngoài giá đỡ gắn kết hoàn toàn độc lập với thiết bị chống giật gồm

ngoài cũng như phân táng được nhiệt lượng từ pháo sau bắn tăng tuổi

hai phanh hãm kết hợp với xi lanh bổ sung và bộ hấp thụ nhiệt. Sự đối

thọ của nòng.

xứng của cơ chế giật để bù đắp những hao hụt hay rung từ các thiết bị

(Tiếp trong kỳ sau)

và các khí tài quang ảnh nhiêt. Ngoài ra vỏ bảo vệ các tác động từ bên

chống giật. Về lâu dài, tiếp tục cải tiến trong việc thiết kế các hệ thống phanh hãm và bộ giảm giật nhầm tạo ra hệ thống bắn hiệu quả và ổn định hơn. Độ giật lùi đối với MCS (xe với khối lượng 22 tấn) có độ di độ 60cm. So sánh, độ giật của pháo tăng 125mm của Nga (LX) – 2A46M là 32cm. Đối với pháo tăng 125mm 2A75 lắp trên xe tăng nhẹ 2S25 “Sprut-SD” khối lượng 18 tấn, độ giật là 70cm, mặc dù vậy, trong khi bắn, có thể nhìn thấy rõ khoảng độ giật của xe.

Biên tập và dịch: Shjn – Tạp chí Quốc phòng và Thời Đại


phần 1: TÀU TUẦN DƯƠNG MANG MÁY BAY (AIRCRAFT – CARRYING CRUISER)

PROJECT 1123 KONDOR

MOSKVA CLASS A N T I

-

S U B M A R I N E

NHIỆM VỤ Tàu tuần dương chống ngầm thuộc Đề án 1123 Kondor – lớp Moskva được thiết kể để tuần tra, tìm kiếm, giám sát và tiêu diệt các loại tàu ngầm trên vùng biển xa và đại dương, cụ thể là giám sát trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu sau sự triển khai tàu ngầm nguyên tử chiến lược của địch bằng máy bay trực thăng và các loại vũ khí chống ngầm trên tàu. Bảo vệ tàu khỏi các cuộc tấn công đường không và đường biển của địch với các vũ khí như tên lửa phòng không, pháo và rocket chống ngầm.

W A R F A R E

C R U I S E R

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN

V

ới sự xuất hiện của các tàu ngầm nguyên tử chiến lược trong

khối NATO, được xem là mối đe doạ trực tiếp đối với Liên Xô, Hải Quân Liên Xô đã xác định phương hướng thiên về nhiệm vụ

chống ngầm. Vào đầu những năm 1960, các chương trình chế tạo tàu hải quân hoạt động ở khu vực biển xa và đại dương với việc đóng trên tàu các cụm máy bay chống ngầm, trong giai đoạn này đã được đặt lên những hy vọng lớn. trực thăng có thể cất/ hạ cánh một cách nhanh chóng trên boong tàu và đặt lên nó một trong các nhiệm vụ chính – tìm kiếm, giám sát và tiêu diệt các loại tàu ngầm của đối phương. Việc ưu tiên đóng tàu mặt nước chống ngầm vào đầu những năm 1960, công việc thiết kế đã bắt đầu, sau đó việc đóng các tàu đầu tiên với cụm bãi đáp trực thăng chống ngầm. Tuy nhiên, việc nghiên cứu và thiết kế tàu chở trực thăng chống ngầm được bắt đầu từ những năm 1958 ở Phòng thiết kế Trung ương số 7, các viện thuộc Uỷ ban Nhà nước, Không Quân và Hải Quân. Việc thiết kế Đề án 1123 mang tên gọi “Kondor” bắt đầu ở Phòng Thiết kế tại Nevsky dưới sự chỉ đạo của A.S.Savicheva (tổng số các mẫu thi đua thiết kế loại tàu này là khoảng 24 thiết kế khác nhau). Từ phía Hải Quân giám sát thiết kế ban đầu là Thuyền trưởng cấp 2 V.F.Fedin, sau đó là Thuyền trưởng cấp 2 I.O.Platonov. Quyết định bố cục hoà tàu để tàu có thể mang pháo và tên lửa, đồng thời boong phải rộng rãi để làm căn cứ cho trực thăng và dùng để cất/ hạ cánh cho trực thăng.

TÀU TUẦN DƯƠNG CHỐNG NGẦM THUỘC ĐỀ ÁN 1123 KONDOR

LỚP MOSKVA

39


Việc này theo nguyên tắc là mới đối với thiết kế của Liên Xô. Như vào giữa những năm 1930 theo bố cục kiến trúc – mạn tàu dùng

làm bãi đáp cho máy bay trên tàu tuần dương mang máy bay Gotland của Thuỵ Điển (năm 1934), tàu sân bay Ise và Hugo của Nhật Bản (năm 1943), tàu tuần dương mang máy bay trực thăng Joan of Arc của Pháp (năm 1964), tàu tuần dương mang máy bay Andrea Dora và Caio Duilio của Ý (năm 1964) – các công

P

MOSKVA A N T I

-

S U B M A R I N E

trình sư Liên Xô ở Phòng thiết kế Nevsky một lần nữa thiết kế hình dáng thân tàu sống đôi để giải quyết các vấn đề về khí động lực học phức tạp. Hangar dưới boong tàu được kéo dài trang bị các khí tài kỹ thuật hàng không, xây dựng bãi cất/ hạ cánh. Khu vực cất/ hạ cánh của trực thăng nằm sau ống khói và chiếm một nửa thân tàu. Khởi điểm từ các nhiệm vụ chống ngầm, trên tàu thuộc Đề án 1123 đã lắp các tổ hợp vũ khí chống ngầm: tổ hợp vũ khí tên lửa chống ngầm RPK-1 Vikhr (SUWN-1) với bệ phóng 2 rãnh, 2 giàn phóng 5 ngư lôi 533mm PTA53-1123 ở các vị trí bốc dỡ hàng hoá chính của tàu (sau đó chúng được tháo), 2 giàn phóng rocket chống ngầm RBU-6000 Smerch-3 ở mũi, tổ hợp sonar MG-342 Orion (Moose Jaw) với ăng ten trong mũ chụp dưới sống mũi và đài thủy âm lai MG325 Vega (Mare Tail). Để bảo vệ tàu khỏi các cuộc tấn công đường không, trên tàu lần đầu tiên trong Hạm đội Liên Xô đã bố trí 2 tổ hợp tên lửa phòng không M-11 Storm (SA-N-3 Goblet) ở mũi theo sơ đồ tuyến – nâng cao và 2 pháo đa dụng 2

nòng 57mm AK-725 với hệ thống điều khiển MR-103-1 Bars (Muff Cob), cùng với các pháo phòng không 2 nòng 30mm AK-230. Việ trinh sát và theo dõi tình hình trên không được đảm

Hình vẽ màu của Đề án 1123 Kondor – lớp Moskva

bảo bằng radar 3 chiều trinh sát mục tiêu trên không sử dụng băng sóng S MR-600 Voskhod (Top Sail) tầm xa trên 500km và radar 2 chiều trinh sát mục tiêu nổi và trên không sử dụng băng sóng S MR-310 Angara (Head Net C) tầm xa khoảng 130km.

Hình vẽ chi tiết của Đề án 1123 Kondor – lớp Moskva

Các trực thăng chống ngầm Ka-25 được bố trí trong hangar dưới boong, còn sự cất và hạ cánh của chúng trên boong dự kiến có 4 bãi đáp cho trực thăng chống ngầm, đồng thời có 2 thang máy nâng 10 tấn để nâng máy bay lên.

Bệ phóng MS-18 và tên lửa chống ngầm không điều khiển 82R của tổ hợp tên lửa chống ngầm RPK-1 Vikhr (SUW-N-1)

Hình ảnh trực thăng chống ngầm Kamov Ka-25PLO H hạ cánh trên boong tàu thuộc Đề án 1123


PROJECT 1123 KONDOR

A CLASS W A R F A R E

Hormone A

C R U I S E R

Hệ thống sonar của tàu với ăng ten dưới sống tàu trong mũ chụp và hệ thống sonar chìm của các trực thăng Ka-25 cho phép phát hiện tàu ngầm của địch ở cự ly đáng kể, còn sau đó tiêu diệt chúng bằng rocket chống ngầm hoặc tên lửa chống ngầm với cơ số đạn đặc biệt. Động cơ turbine hơi nước được mượn từ tàu tuần dương tên lửa thuộc Đề án 58, nhưng đã được thiết kế thêm. Đề án được phê duyệt vào tháng 3 năm 1961, và có lượng choán nước 9300 tấn cùng tốc độ 29 hải lý/h. Đến tháng 1 năm 1962, tàu được thay đổi một cách cơ bản để bố trí 14 trực thăng Ka-25 và Mi-8 ở hangar dưới boong và 2 trực thăng trực chiến bố trí trên bãi đáp ở thượng tầng. Lượng choán nước hoàn toàn của tàu được tăng lên 15 000 tấn, tốc độ giảm xuống nửa hải lý. Tàu đầu tiên của Đề án 1123 nhận tên gọi “Moskva” và chính thức được phân lớp thành tàu tuần dương chống ngầm, được đóng ở xưởng đóng tàu Biển Đen và ban giao cho Hải quân năm 1967. 2 năm sau tàu đầu tiên, xưởng đã bàn giao cho Hải Quân tàu thứ 2, tàu tuần dương cùng lớp “Leningrad”. Điểm đặc biệt cần chú ý, rằng yêu cầu nhiệm vụ kỹ - chiến thuật được đặt ra cho các tàu này, về sự bố trí 14 trực thăng đã chỉ ra bị sai. Thực tế đây là nhược điểm chính - số lượng hạn chế đội máy bay, không đảm bảo giải quyết nhiệm vụ được giao trong khối lượng lớn. Ngoài ra, xuất hiện khả năng hoạt động trên biển không đạt yêu cầu trong các điều kiện bão, gây ra bởi đường bao hoàn toàn của mạn tàu và sự tạo thành hình chữ U của khung mũi (đồng thời, đây cũng là nhược điểm vốn có của các tàu khu trực trước chiến tranh thuộc Đề án số 7). Trong nửa sau những năm 1960, khi quan điểm của lãnh đạo về tàu nổi Hải quân đã được thay đổi theo hướng thuận lợi, việc này cho phép tìm ra sự phản chiếu về hiệu chỉnh đề án tàu tuần dương “Moskva”. Trang bị pháo của tàu Đề án 1123 đồng thời cũng có nhược điểm - tổng cộng 2 thiết bị pháo cỡ nhỏ, cho phép yểm trợ tàu trong chiến trường với các tàu khu trục của địch trong thời gian đó.

Hình chụp phần mũi tàu và thương tầng cùng với các loại vũ khí và hình chụp phần boong sân bay và các máy bay trực thăng Ka-25.

41


Động cơ turbine hơi nước được mượn từ tàu tuần dương tên lửa thuộc Đề án 58, nhưng đã được thiết kế thêm. Đề án được phê duyệt vào tháng 3 năm 1961, và có lượng choán nước 9300 tấn cùng tốc độ 29 hải lý/h. Đến tháng 1 năm 1962, tàu được thay đổi một cách cơ bản để bố trí 14 trực thăng Ka-25 và Mi-8 ở hangar dưới boong và 2 trực thăng trực chiến bố trí trên bãi đáp ở thượng tầng. Lượng choán nước hoàn toàn của tàu được tăng lên 15 000 tấn, tốc độ giảm xuống nửa hải lý. Tàu đầu tiên của Đề án 1123 nhận tên gọi “Moskva” và chính thức được phân lớp thành tàu tuần dương chống ngầm, được đóng ở xưởng đóng tàu Biển Đen và ban giao cho Hải quân năm 1967. 2 năm sau tàu đầu tiên, xưởng đã bàn giao cho Hải Quân tàu thứ 2, tàu tuần dương cùng lớp “Leningrad”. Điểm đặc biệt cần chú ý, rằng yêu cầu nhiệm vụ kỹ - chiến thuật được đặt ra cho các tàu này, về sự bố trí 14 trực thăng đã chỉ ra bị sai. Thực tế đây là nhược điểm chính - số lượng hạn chế đội máy bay, không đảm bảo giải quyết nhiệm vụ được giao trong khối lượng lớn. Ngoài ra, xuất hiện khả năng hoạt động trên biển không đạt yêu cầu trong các điều kiện bão, gây ra bởi đường bao hoàn toàn của mạn tàu và sự tạo thành hình chữ U của khung mũi (đồng thời, đây cũng là nhược điểm vốn có của các tàu khu trực trước chiến tranh thuộc Đề án số 7). Trong nửa sau những năm 1960, khi quan điểm của lãnh đạo về tàu nổi Hải quân đã được thay đổi theo hướng thuận lợi, việc này cho phép tìm ra sự phản chiếu về hiệu chỉnh đề án tàu tuần dương “Moskva”. Trang bị pháo của tàu Đề án 1123 đồng thời cũng có nhược điểm - tổng cộng 2 thiết bị pháo cỡ nhỏ, cho phép yểm trợ tàu trong chiến trường với các tàu khu trục của địch trong thời gian đó.

CÁC BIẾN THỂ VÀ CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CẤP Tàu thứ 3 trong lớp nhận số hiệu Đề án 11233 (một số nguồn gọi là Đề án 1123M) được khởi công với chiều dài được tăng cường thêm 12 mét để đảm bảo tính không chìm, khả năng cơ động trên biển. Nhưng mục tiêu chính là tăng cường số lượng máy bay. Tuy nhiên, việc tăng thêm số lượng máy bay lại nảy sinh thêm một vấn đề mới, dự cần thiết tăng cường số lượng bãi đáp trên boong từ 4 lên 6 và bãi đáp riêng dành cho trực thăng tìm kiếm cứu hộ - cứu nạn. Khi tăng cường kích thước tàu, một lần nữa lại lộ ra những nhược điểm trước đó của thiết kế, kêu cầu thiết kế lại căn bản, ưu điểm chỉ có một: bố trí 7 bãi đáp trực thăng thành một hàng, tạo thành một boong sân bay dài, theo thuật ngữ nước ngoài thì gọi là boong sân bay “xuyên” (“through” flight deck). Với mục đích tiết kiệm chiều dài tổng thể cũa tàu, đã thiết kế tiếp nối bộ phận mũi, chứa vũ khí ở goác nghiêng không quá 4-5 độ. Vì thế ngay từ đợt khởi công đóng đầu tiên, Đề án 11233 đã bị tháo ngay trên xưởng đóng tàu. Thay thế nó là tàu tuần dương mang máy bay thuộc Đề án 1143.Trong thời gian phục vụ, tàu tuần dương chống ngầm Moskva đã được nâng cấp nhỏ. Trên tàu đã thử nghiệm boong cất cánh cố định. Vào ngày 18 tháng 11 năm 1972, trên tàu đã tiếp nhận máy bay chiến đấu cất/ hạ cánh thẳng đứng (V/STOL-Vertical/ Short Takeoff Or Landing) Yakolev Yak-38 Forger, sau đó loại máy bay này được trang bị cho tàu tuần dương chở máy bay thuộc Đề án 1143. Trong giai đoạn từ năm 1975-1976, khi được sửa chữa ở xưởng đóng tàu Biển Đen, trên tàu Moskva đã lắp 2 hệ thống radar điều khiển hoả lực 4R60 Grom-M (Head Lights B) thay thế cho radar điều khiển hoả lực 4R60 Grom (Head Lights A) cũ. Lắp hệ thống tác chiến mới, tháo tổ hợp tên lửa chống ngầm RPK-1 Vikhr vì không cần thiết và khoang của tổ hợp tên lửa đã được chuyển thành khoang dành cho thuỷ thủ đoàn ở. Tháo 2 giàn phóng ngư lôi PTA53-1123 533mm. Trong giai đoạn từ năm 1977-1978, xưởng đóng tàu Biển Đen cũng thực hiện các công việc tương tự trên tàu tuần dương Leningrad. Vào giữa những năm 1980, các tổ hợp pháo phòng không 2 nòng 30mm AK-230 được tháo đi và thay vào chúng bằng những bệ phóng mồi bẫy 2 nòng 152mm PK-2.

RÌNH CHƯƠNG T

ĐÓNG TÀU

ở xưởng ược đóng án 1123 đ ề Đ c ộ 8) ở u tàu số 19 g ngầm th ng đóng ơng chốn ở ư ư d (x n ầ ) м tu Tàu khởi công номорско va” được Đen (Чер k n s o iể B “M u – Đề án đóng tà grad” tiên trong ứ 2, “Lenin Tàu đầu 67, tàu th v. 9 e 1 y la m o ă án ik n N ế theo Đề p biên ch ược đóng à gia nhậ đ v 3 2 6 ứ 9 th 1 năm 9. Tàu i công. năm 196 au khi khở biên chế gần như s ỏ b ỡ d ị b gia nhập ã 9 nhưng đ o năm 196 11233 và

PROJECT 1123 KONDOR

MOSKVA CLASS A N T I

-

S U B M A R I N E

W A R F A R E

C R U I S E R


Thiết bị điện tử

Pháo

Radar:

Đối hạm/ Phòng không:

1 radar 3 chiều trinh sát mục tiêu trên không sử dụng băng sóng S

2 pháo đa dụng 2 nòng 57mm AK-725.

MR-600 Voskhod (Top Sail).

Phòng không:

1 radar 2 chiều trinh sát mục tiêu nổi và trên không sử dụng băng

2 pháo phòng không 2 nòng 30mm AK-230 (sau này được tháo).

sóng S MR-310 Angara (Head Net C). 3 radar dẫn đường Don-2 (Volga). Hệ thống điều khiển hỏa lực:

Tên lửa

2 hệ thống điều khiển hỏa lực pháo 57mm MR-103-1 Bars (Muff

Tên lửa chống ngầm:

Cob).

1x2 bệ phóng MS-18 dành cho tổ hợp tên lửa chống ngầm RPK-1

2 radar điều khiển hỏa lực cho hệ thống tên lửa Storm (SA-N-3A

Vikhr (SUW-N-1) với 8 tên lửa 82R, tầm bắn 24km, độ sâu tiêu diệt

Goblet) 4R60 Grom (Head Lights A).

500m.

2 radar điều khiển hỏa lực cho hệ thống tên lửa Storm (SA-N-3A

Tên lửa phòng không:

Goblet) 4R60 Grom-M (Head Lights B) (Moskva nâng cấp,

2x2 bệ phóng B-187A của hệ thống tên lửa phòng không tầm trung

Leningrad nâng cấp).

M-11 Storm (SA-N-3A Goblet) với 96 quả tên lửa V-611, tầm bắn

1 hệ thống điều khiển hỏa lực tổ hợp tên lửa chống ngầm RPK-1

30km.

Vikhr (SUW-N-1) PUSTB-1123 Sprut 1 hệ thống điều khiển hỏa lực cho hệ thống mồi bẫy PK-2 Tertciya (Moskva nâng cấp, Leningrad nâng cấp).

Hệ thống chống ngầm

Hệ thống quang điện tử:

Giàn phóng rocket chống ngầm:

2 hệ thống quang điện tử truyền hình tự ổn định MT-45 (Tee Plinth).

2 giàn phóng 12 rocket chống ngầm 213mm RBU-6000 Smerch-2

3 hệ thống quang điện tử truyền hình tự ổn định Tilt Pot.

với 144 đạn rocket RGB-60, tầm bắn 5.8km, độ sâu tiêu diệt 500m.

Hệ thống sonar:

Giàn phóng ngư lôi:

1 hệ thống sonar định vị MG-342 Orion (Moose Jaw).

2x5 ống phóng ngư lôi PTA-53-1123 533mm, trang bị:

1 hệ thống sonar định vị MG-325 Vega (Mare Tail).

10 ngư lôi 53-65 (53-61), tầm bắn 12-22km.

Hệ thống liên lạc:

10 ngư lôi 53-65K, tầm bắn 12-22km.

1 hệ thống ăng ten tìm phương vô tuyến ARP-50R.

10 ngư lôi SET-65 (ET-80 [67] Enot), tầm bắn 10-15km.

1 hệ thống liên lạc dưới mặt nước MG-26 Khosta.

10 ngư lôi SET-65M (ET-80 [76] Enot-2), tầm bắn 20km.

Hệ thống phân biệt bạn-thù: 2 hệ thống phân biệt bạn-thù Nikel-KM (High Pole-A). 4 hệ thống phân biệt bạn-thù Khrom-KM (High Pole-B). Hệ thống tác chiến điện tử: 2 hệ thống ăng ten gây nhiễu điện tử MRP-11 Bell Clout. 2 hệ thống ăng ten gây nhiễu điện tử MRP-12 Bell Slam. 2 hệ thống ăng ten gây nhiễu điện tử MRP-13 Bell Tap. 2 hệ thống ăng ten gây nhiễu điện tử MRP-14 Bell Strike. 1 hệ thống ăng ten gây nhiễu điện tử MRP-15 Zaliv (Bell Nest).

Hệ thống mồi bẫy 2 bệ phóng mồi bẫy 2 nòng 152mm Zif-121 (PK-2).

Máy bay trang bị 12 trực thăng chống ngầm Ka-25PLO Hormone A. 2 trực thăng cứu hộ - cứu nạn Ka-25PS Hormone C

1 hệ thống ăng ten gây nhiễu điện tử MRP-16 Zaliv (Bell Nest). 8 hệ thống ăng ten gây nhiễu tích cực MP-403 Gurzuf (Side Globe). Hệ thống quản lý thông tin chiến đấu: Hệ thống quản lý thông tin chiến đấu MVU-201 Koren-1123.

THÔNG SỐ KỸ THUẬT CƠ BẢN CỦA TÀU TUẦN DƯƠNG THUỘC ĐỀ ÁN 1123 Choán nước đầy tải: 17.500 tấn

Tốc độ

Dài: 189.1m

- Tối đa: 28.5 hải lý/h

Rộng: 34m

- Tốc độ tiết kiệm: 15 hải lý/h

Mớn nước đầy tải: 8.06m

Tầm hoạt động ở tốc độ 15 hải lý/h: 9000 hải lý.Tầm hoạt động ở tốc

Động cơ:

độ 18 hải lý/h: 6000 hải lý.

4 nồi hơi nước KVN-95/64, 2 tổ hợp động cơ turbine TV-12, công

Tầm hoạt động ở tốc độ 28.5 hải lý/h: 4000 hải lý.

suất 46.000 mã lực.

Thời gian hoạt động: 15 ngày.

2 máy phát điện diesel công suất 1500kW.

Thủy thủ đoàn: 858 (130 sĩ quan, 28 phi công).

2 máy phát điện gas turbine TD-1500 công suất 1500kW.

43


Các tàu tuần dương thuộc Đề án lớp Moskva

1123 Kond


dor Moskva Tóm tắt lịch sử phục vụ: Mã số thân tàu (năm): 857 (1968), 851

- Gia nhập biên chế Hạm đội Cờ đỏ Biển Đen vào ngày 10 tháng 1 năm 1968.

(1969), 848 (1970), 841 (1971), 854 (1972),

- Năm 1972, trải qua đại tu, nâng cấp để đảm bảo cho các cuộc thử nghiệm của máy bay

843 (1973), 853 (1974), 846 (1975), 850

Yak-38 Forger.

(1977), 851 (1978), 847 (1978), 104 (1979),

- Từ ngày 1 đến ngày 30 tháng 3 năm 1974, ở trong khu vực chiến sự và thực hiện nhiệm vụ

100 (1980), 106 (1982), 110 (1988), 108

hỗ trợ Lực lượng Vũ trang Ai Cập.

(1990).

- Từ ngày 8 đến ngày 13 tháng 4 năm 1974, đến Algeria.- Từ ngày 12 đến ngày 18 tháng 6

Số hiệu xưởng: №701.

năm 1974, đến Luanda (Angola).

Thời gian khởi công đóng tàu: Ngày 15

- Từ ngày 25 tháng 6 đến ngày 2 tháng 7 năm 1982, đến Lagos (Nigeria).

tháng 12 năm 1962.

- Tháng 11 năm 1983, đưa vào lực lượng dự bị.

Thời gian hạ thuỷ: Ngày 14 tháng 1 năm

- Năm 1995, phân loại thành doanh trại nổi.

1965

- Từ ngày 15 tháng 5 năm 1995, tàu được đổi tên thành PKZ-108.

Thời gian gia nhập biên chế Hải Quân:

- Ngày 7 tháng 11 năm 1996, tàu đã hạ cờ.

Ngày 25 tháng 12 năm 1967.

- Ngày 10 tháng 11 năm 1996 tháo vũ khí, loại khỏi biên chế Hải Quân. - Năm 1997 bàn giao cho cơ sở khác để tháo kim loại.

Leningrad Tóm tắt lịch sử phục vụ: Mã số thân tàu (năm): 848 (1969), 845

- Gia nhập biên chế Hạm đội Cờ đỏ Biển Đen vào ngày 9 tháng 7 năm 1969.

(1969), 844 (1972), 853 (1973), 854 (1973),

- Từ ngày 1 đến ngày 31 tháng 5 năm 1970, từ ngày 1 tháng 12 năm 1971 đến ngày 30

847 (1974), 858 (1976), 103 (1978), 107

tháng 6 năm 1972 và từ ngày 15 tháng 6 đến ngày 6 tháng 12 năm 1974 ở trong khu vực

(1979), 113 (1981), 103 (1984), 428 (1987),

chiến sự và thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ Lực lượng Vũ trang Ai Cập.

109 (1988), 106 (1990), 702 (1994), 857.

- Từ ngày 4 tháng 8 đến ngày 14 tháng 10 năm 1974, chỉ huy đội tàu phá mình trên Kênh

Số hiệu xưởng: №702.

đảo Suez.

Thời gian khởi công đóng tàu: Ngày 15

- Từ ngày 19 đến ngày 23 tháng 11 năm 1974, đến Dakar (Senegal).- Từ ngày 14 đến ngày

tháng 1 năm 1965.

19 tháng 10 năm 1976, đến Split (Nam Tư).

Thời gian hạ thuỷ: Ngày 31 tháng 7 năm

- Từ ngày 20 tháng 5 năm 1977 đến ngày 6 tháng 10 năm 1978, trải qua đại tu ở

1966

Sevmorzavod tại Sevastopol.

Thời gian gia nhập biên chế Hải Quân:

- Từ ngày 27 tháng 9 đến ngày 1 tháng 10 năm 1981, đến El Jazairy (Algeria).

Ngày 2 tháng 6 năm 1969.

- Từ ngày 26 đến ngày 30 tháng 3 năm 1984, đến Havana (Cuba). - Từ ngày 3 tháng 2 năm 1986 đến ngày 11 tháng 12 năm 1987, trải qua đại tu ở Sevmorzavod tại Sevastopol. - Ngày 24 tháng 6 năm 1991, tháo vũ khí và loại khỏi biên chế Hải Quân. - Ngày 31 tháng 12 năm 1991, bàn giao cho cơ sở khác để tháo kim loại.

Dịch giả và biên tập: Sheva189 & Raptor Flanker

Kỳ sau: Tàu tuần dương hạng nặng mang máy bay thuộc Đề án 1143 Krechyet lớp Kiev.

45


thời hoa lửa Đất nước Việt Nam đã trãi qua 4000 năm dựng nước và giữ nước, từ đó đã sinh ra những cá nhân kiệt xuất trong công cuộc chống ngoại xâm, làm rạng danh nòi giống Lạc Hồng. Nhưng, vẫn còn đâu đó những anh hùng mà tên tuổi họ vẫn chưa được nhiều người biết đến, mặc dù có những cá nhân đã trở thành giai thoại. Hy

(Thông tin tổng hợp từ hội cựu chiến binh thành phố Cao Lãnh, cổng thông tin điện tử tỉnh Đồng Ảnh: thành viên khongtenso0, diễn đàn ttvnol.com).

Khẩu B41 của Trí đã sẵng sàng

người anh hùng trên kênh nguyễn văn tiếp (đồng tháp mười) Các quân nhân miền Tây Nam Bộ, nhất là cánh lính hỏa lực đều rỉ tai nhau 1 giai thoại, về người lính từng bắn 9 quả đạn

vọng qua loạt bài viết

B41 liên tiếp diệt 7 tàu chiến giặc. Theo nguyên tắc, thì xạ thủ

này, sẽ góp phần giới

mức độ hạn chế, nếu không sẽ ảnh hưởng không tốt đến

thiệu khái quát hơn về những con người đấy, vì dù sao họ cũng đáng

1 và xạ thủ 2/tiếp đạn phải thay phiên nhau bắn và bắn có người bắn. Thế nhưng tại sao, người lính kia có thể làm được việc tưởng chừng không thể, và độ chính xác của câu chuyện ấy là thế nào, người lính đấy là ai? Xin gửi đến các bạn câu chuyện về liệt sỹ - Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Minh Trí.

để hệ hệ mai sao biết

Nguyễn Minh Trí sinh năm 1946, quê ở xã An Bình, huyện

đến mà tỏ lòng thành

đình nông dân cách mạng. Năm 20 tuổi, Trí nghỉ học trốn nhà

kính. Loạt bài này chỉ

sức khỏe tốt nên Trí được chọn làm xạ thủ B41. Chưa đầy 1

tập trung nói về những

Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc (nay là tỉnh Đồng Tháp) trong một gia vào vùng giải phóng để đi bộ đội. Nhờ có ngoại hình cao to, tuổi quân, Trí đã chiến đấu 22 trận, lập nhiều thành tích xuất

cá nhân từ Kháng

sắc nên được thăng chức cán bộ trung đội, thuộc tiểu đoàn

chiến chống Pháp trở

Ngày 4 tháng 12 năm 1967, địch huy động lực lượng mở trận

lại, do tài liệu không tập trung nên sẽ không liền mạch về thời gian, số liệu có thể có sai

502. càn lớn, dùng chiến thuật hạm đội nhỏ trên sông men theo sông Rạch Ruộng vào kênh Nguyễn Văn Tiếp B đánh thẳng vào chiến khu Đồng Tháp Mười. Lực lượng địch có hơn 100 tàu các loại, gồm giang thuyền, giang vận hạm, pháo hạm neo ngoài sông Cửu Long, có không quân yểm trợ. Lực lượng ta gồm các đơn vị nòng cốt của tiểu đoàn 502 và một số đơn vị du kích địa phương. Mờ sáng, pháo hạm địch bắn vào dữ

sót, kính mong các bạn

dội, máy bay "lồng kẽm" lượn lờ trên trận địa, phóng pháo

thông cảm.

ngọn cây, bắn đại liên như vãi trấu. Tàu địch nối đuôi nhau từ

khói đánh dấu liên tục, tàu gân, trực thăng "nòng nọc" sà sát sông Rạch Ruộng chạy vào, sóng đập vào các công sự ngụy trang hai bên bờ.

qua trận địa. Chiếc tàu đi đâu vừ

khẩu DKZ khai hỏa, tàu địch tr

nổ súng, Trí bóp cò phóng quả

tiến ngang công sự, tàu địch bố kênh. Địch bắn trả dữ dội, hỏa

thi nhau nã xuống trận địa. Ngu

thứ hai, khai hỏa, lại chiếc nữa

như ruồi, chưa đầy năm phút, T

nhoài người túm lấy túi đạn của là xạ thủ không được bắn quá

gian ngắn, bắn thêm 3 phát nữ của lửa khiến Trí bủn rủn, toát

gần đó thấy vậy thì hét lớn: "Trí

Lúc này Trí không còn nghe đư

công sự bên cạnh, lắp tiếp quả

cạnh công sự làm Trí choáng v

đổ quân tiến tới trước công sự, T

của đồng đội hy sinh, lấy hết s

vào cánh cửa sập trước mũi tà

đang láo nháo chưa kịp lên bờ thẳng vào lòng tàu, chiếc tàu

xuống, lịm dần và hy sinh ngay

đạn liên tiếp chìm 7 tàu chiến gi

Kết thúc trận đánh, quân ta bẻ g chiến thuật hạm đội nhỏ trên trăm tên địch, bắn cháy 37 tàu

góp công lao và sự hy sinh ng

Trí. Gương dũng cảm còn một h

tich to lớn của Nguyễn Minh Tr

nhân dân kính yêu, học tập. N

Nguyễn Minh Trí được Quốc h

hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Na

hùng Lực lượng Vũ trang nhân

ngôi trường trung học cơ sở nga

ở thành phố Cao Lãnh cũng ma

Tổng hợp thông tin và biên tập


người anh hùng phạm văn hai Nguồn bài viết: ThS. Huỳnh Quốc Hiếu, trích từ sách “Những anh hùng tuổi trẻ”.

Đồng chí Phạm Văn Hai (tức Lam Sơn) sinh năm 1931 tại xã Tân Hòa, huyện Bình Tân, tỉnh Gia Định (nay là ấp 3 xã. Vĩnh Lộc, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh). Xuất thân trong gia đình bần nông. Năm 13 tuổi, đồng chí đi làm công nhân ở hãng thủy tinh Hoa kiều, bị chủ bóc lột hà khắc, nên đồng chí sớm giác ngộ cách

g Tháp.

g, tàu địch vẫn đua nhau chạy

ừa vượt qua khóa đầu trong thì

rúng đạn bốc khói, cả trận địa

ả đạn về phía chiếc tàu đang

ốc cháy, chúc mũi xuống lòng lực cối, đại liên, pháo, bom...

uyễn Minh Trí lắp tiếp quả đạn

a chìm. Tàu địch vẫn vào đông

Trí bắn hết quả đạn thứ tư. Trí

a đồng đội, bất chấp quy định cơ số đạn trong khoảng thời

ữa. Tiếng nổ của đạn, hơi nóng mồ hôi. Một đồng chí bắn AK

í, không được bắn nữa".

ược gì nữa, chỉ biết trườn sang

ả đạn thứ 8. Một loạt rocket nổ

váng. Bỗng nhiên có chiếc tàu

Trí với tay chụp luôn khẩu B41

sức nâng lên vai, ngắm thẳng

àu. Cửa mở, bọn lính Mỹ còn

ờ thì Trí bóp cò, 2 quả đạn lao bốc cháy ngùn ngụt. Trí gục

y tại trận ở tuổi 21, sau 9 phát

iặc.

gãy trận càn quy mô của giặc, sông bị đánh tan, diệt hàng chiến, trong đó có phần đóng

goan cường của Nguyễn Minh

hơi thở còn chiến đấu và thành

rí sáng ngời, được chiến sĩ và

Ngày 30 tháng 10 năm 1977,

hội và Chính phủ nước Cộng

am truy tặng danh hiêu Anh

n dân. Tên anh được đặt cho

ay tại quê nhà, một con đường

ang tên Nguyễn Minh Trí.

p: Mưa Cung

mạng và tham gia cách mạng từ năm 14 tuổi. Từ khi nhập ngũ 1947 đến kháng chiến thắng lợi năm 1954, đồng chí bám trụ ở quê hương, chiến đấu trong lòng địch, hoàn thành xuất sắc mọi công tác: trinh sát, chống càn, đưa đón cơ sở ta ra thành phố, cất giấu tài liệu, vũ khí và bảo vệ

tầng lớp nhân dân Sài Gòn. Nói về trận đánh kho bom Phú

cán bộ của Đảng, đột nhập vào trung tâm đô thị

Thọ Hòa, tạp chí Đại học quân sự ngày nay của Mỹ (số tết

xây dựng lực lượng võ trangchiến đấu và chỉ huy

năm 1962) đã ghi: “Đây là một trong những trận đánh lớn

chiến đấu. Trong thời kỳ này, phạm Văn Hai đã

làm thay đổi so sánh lực lượng, là một trận đau nhất cho giới

tham gia đánh trên 39 trận, trận nào cũng hoàn

quân sự Pháp…”. Với thành tích xuất sắc trên, sau trận này

thành tốt nhiệm vụ. Ngày 8/6/1950, đồng chí

ông được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng nhất.

được kết nạp vào Đảng và được phân công vào

Trong trận tiêu diệt đồn quận Gò Đen (tháng 7 năm 1954),

nội thành móc nối cơ sở. Trên đường đi công tác,

giữa lúc tình hình chiến đấu diễn biến căng thẳng, địch dồn

bị địch bắt và bị tra tấn dã man, nhưng đồng chí

ra lô cốt 3, điên cuồng chống cự, đánh trả ta quyết liệt, đồng

không hề khai báo, dù lúc đó Phạm Văn Hai

chí không do dự xông lên, tự tay đánh liền hai trái lựu đạn,

đang giữ một hầm vũ khí và tài liệu quan trọng.

phá tan lô cốt, tạo thời cơ cho quân ta tiến lên giành thắng

Không có chứng cớ, sau 15 ngày chúng đành thả

lợi. Trong trận này, đồng chí đã diệt hơn 30 tên địch, thu 11

đồng chí.

súng.

Phối hợp nhịp nhàng với Điện Biên Phủ, Bộ Chỉ

Sau Hiệp định Giơnevơ đồng chí được phân công ở lại xây

huy Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn quyết định đánh

dựng cơ sở. Từ năm 1954 - 1962, đã góp công lớn vào việc

kho bom đạn Phú Thọ Hòa, là “cái dạ dày chiến

xây dựng cơ sở, xây dựng lực lượng vũ trang, diệt ác phá

tranh” của quân Pháp ở Nam Bộ. Để chuẩn bị

kiềm, phát triển quần chúng, đưa phong trào cách mạng ở

cho trận đánh quan trọng này, Ban chỉ huy đại

địa phương lên cao. Năm 1963, đồng chí được điều động

đội đặc công Quyết tử 205 của Đặc khu đã ra

giữ chức Đại đội trưởng Đại đội Biệt động 65. Trong thời kỳ

mục tiêu điều nghiên trong hai

năm (1953 -

đầu của cuộc kháng chống Mĩ cứu nước (1954-1964), đồng

1954). Suốt thời gian đó, tổ đặc công của đồng

chí đã tham gia đánh trên 30 trận, tiêu biểu là trận đánh ở

chí Phạm Văn Hai được bà con của xã Vĩnh Lộc,

rạp Kinh Đô ngày 21/9/1963, diệt được 32 lính Mĩ. Trận này,

Bình Hưng Hòa, nhiệt tình giúp đỡ từ việc nuôi

đơn vị đồng chí được thưởng Huân chương Chiến công giải

dấu cho đến việc cung cấp thông tin của địch.

phóng hạng 3.

Đêm 31.5 rạng sáng ngày 1.6.1954 tổ đặc công

Phạm Văn Hai đã được tặng thưởng Huân chương quân

gồm Bùi Văn Ba, Phạm Văn Hai và 10 chiến sĩ do

công Hạng nhì, Huân chương chiến công hạng nhất và

đại đội trưởng Nguyễn Văn Cự chỉ huy đã đột

được tuyên dương Anh hùng lựu lượng vũ trang nhân dân

nhập kho bom, đặt mìn hẹn giờ và rút lui an toàn.

(tháng 5 năm 1965). Năm 1966, đồng chí Phạm Văn Hai

Mìn nổ, xăng cháy làm cho bom đạn trong kho nổ

hy sinh anh dũng tại chiến trường Củ Chi khi tuổi đời vừa 34.

suốt hai ngày đêm, lửa bốc cao, đứng xa hàng

Để tưởng nhớ công lao to lớn của ông, thành phố Hồ Chí

chục kilômét vẫn thấy, đã tiêu hủy 9345 tấn bom

Minh đã lấy tên Phạm Văn Hai đặt tên cho một con đường

đạn, 20 triệu lít xăng dầu cùng một đại đội Âu -

và một chợ ở quận Tân Bình, một trường Tiểu học ở Quận 5.

Phi 400 tên bị tiêu diệt. Thắng lợi của trận tập

Ở huyện Bình Chánh tên ông được đặt cho tên của một xã,

kích kho đạn Phú Thọ Hòa gây được tiếng vang

một nông trường và 2 trường học: một trường tiểu học, và

lớn. Đặc biệt đã cổ vũ tinh thần kháng chiến và

một trường trung học cơ sở.

củng cố lòng tin cách mạng đối với

47


Một số hình ảnh đẹp về quân sự Saab JAS 39 Gripen


MIG-35


Fanart: Máy bay tiêm kích VIệt Nam Minh họa: Bút chì gỗ (BCG)



Fanart: MIG-21 Minh họa: Lê Long




Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.