hoađàm e-newsletter
ÐẠO TRÀNG LAM VIÊN BỐN PHƯƠNG
Thứ Sáu, 1 tháng11, 2013
Bộ mới 2013. Số 2
Nhóm Kết Tập:
HOA ÐÀM Liên lạc: 714.765.9844 hoadamnewsletter@yahoo.com www.hoadamnews.com Chứng minh Ðạo tràng:
THÍCH PHỔ HÒA* TÂM HUỆ CAO CHÁNH HỰU* TÂM LẠC NGUYỄN VĂN THỤC* TÂM HÒA NGÔ MẠNH THU* NGUYÊN HIỀN NGUYỄN TỨ ÐẠI* MINH TÍN ÐỖ VĂN PHỐ* ÐỨC CHÂU VŨ NGỌC KHUÊ* THÍCH TỪ LỰC NGUYÊN MẪN LÊ VIẾT LÂM Cộng tác thường xuyên: TRỊNH THANH THỦY l LÊ GIANG TRẦN l ÐÌNH NGUYÊN l HOÀNG LONG l TÂM TRÍ NGUYỄN QUANG VUI l TÂM ÐĂNG NGUYỄN VĂN PHÁP l ÐỒNG TRÚC THÁI VĂN BÁ l TÂM NGHĨA NGÔ VĂN QUY l TỪ HUỆ VŨ MỸ HẠNH l THỊ NGHĨA TRẦN TRUNG ÐẠO l TÂM THƯỜNG ÐỊNH BẠCH XUÂN PHẺ l NGUYÊN TÚC NGUYỄN SUNG l HUỆ THÔNG NGUYỄN THANH TÂM l DIỆU NGUYỆT NGUYỄN THỊ KIỀU DUNG l QUẢNG HOÀNG LÊ HỮU MINH HUY l DIỆU PHÚC NGUYỄN THỊ KIỀU DIỄM HUỆ TRÍ NGUYỄN GIA HẢI l MINH HẢI LÊ PHAN THIÊN SƠN l BỬU THÀNH PHAN THÀNH CHINH l NGUYÊN HƯƠNG NGUYỄN NGHIÊM UYÊN TRANG l THIỆN TÂM NGUYỄN HỮU TUẤN l NHẬT HUẤN NGUYỄN LÊ GIA l NGUYÊN NHÂN NGUYỄN HỮU TRUNG HIẾU l TÂM ÐỊNH NGUYỄN HIỆP l NGUYÊN CHƠN NGUYỄN THÀNH TÂM l DIỆU NGHIÊM TRẦN THỊ THỦY TIÊN l QUẢNG PHÁP TRẦN MINH TRIẾT...
Trong số này 1. 2.
Xây dựng lại căn nhà đang ở ÐỒNG TRÚC Nền giáo dục vượt qua THÍCH THÁI HÒA 3. Ðường Ðến Phật NINH HẠ 4. Giáo dục và ý nghĩa cuộc sống KRISHNAMURTI HOÀI KHANH Dịch 5. Lắng Nghe VĨNH HẢO 6. Phật giáo Việ Nam, Biến cố và tư liệu (1975-1995) VPII/VHÐ/ GHPGVNTNHN/HK 7. Thảnh thơi NGUYÊN MẪN 8. Rejuvenate The Buddhist Family THÍCH TỪ LỰC 9. Torch tranfers TÂM HUỆ 10. Lược sử Gia đình Phật tử Việt Nam TÂM LẠC 11. Story of today LƯU TIẾN DŨNG 12. Google và kỹ sư chánh niệm HUYỀN LAM 13. GÐPT Chánh Trí và Chánh Trí Miền Quảng Ðức, Hoa Kỳ xuống đường quyên góp cứu trợ nạn nhân bão lụt miền Trung, 2013 14. Khát vọng sống và yêu thương ÐÌNH NGUYÊN 15. Quanh tượng Trần Nguyên Hãn chỉ còn một chân VĂN LANG/NGƯỜI VIỆT 16. “Triết lý cái lu” TÂM THƯỜNG ÐỊNH 17. Về... với trăm năm KAO NGUYÊN 18. Thông báo chương trình tu học và bồi dưỡng
Hình minh họa/Hoa Ðàm
XÂY DỰNG LẠI NGÔI NHÀ ĐANG Ở
V
iết cho Anh Em một nhà của tôi; Viết để lỡ khi không còn viết được
Anh Em của tôi, xa gần... Mây trôi, nước chảy... Kẻ mất, người còn... Người ra đi mang theo hoài vọng, kẻ còn ở lại vẫn khắc khoải ưu tư. Nguyện vọng xây
ÐỒNG TRÚC THÁI VĂN BÁ
dựng lại ngôi nhà đang ở, là tiếng thở dài đầy mệt mỏi của những ai có liên hệ đến ngôi nhà chung đang ở. Ngày nay, như đã hơn một lần có ý khai duyên...
trường hợp chúng ta đang gánh chịu hôm nay. Xa hơn nữa, cuộc đời nầy, thế giới nầy, cũng chẳng còn chút giá trị nào để đắp vá, hay hàn gắn lại...
Các Anh Em của tôi! Như toàn bộ ngôi nhà chung đang ở, đã đổ vỡ rồi và như không có cách gì cứu vãn lại như
Phải chăng hành trang của mỗi người có liên hệ đến ngôi nhà chung nầy, trong xem tiếp trang 5
NỀN GIÁO DỤC VƯỢT QUA
THÍCH THÁI HÒA
N
ền giáo dục thiết lập trên nền tảng của tham dục, sân hận, si mê và hữu ngã, nó có khả năng dẫn đưa cả người dạy và người học chạy đua theo dòng chảy của ái thủ và hữu trong mười hai duyên khởi và bị dòng chảy ấy nhận chìm trong biển đời sinh tử.
S
Sự nghiệp học hành của ta thiết lập trên nền tảng của sân hận, thì ta càng học là lòng sân và sự thù hận của ta đối với mọi người càng tăng lên, nên càng học ta càng tăng thêm sự hung hăng, tranh chấp, phê phán và bạo động với mọi người. Hậu quả của cái học ấy dẫn đến hại mình, hại người trong đời nầy và đời sau.
ự nghiệp học hành của ta thiết lập trên nền tảng của tham, thì ta càng học lòng tham của ta càng tăng thêm, nên càng học càng dẫn ta đến đời sống láo lường và thủ đoạn để thủ lợi. Và hậu quả của cái học ấy dẫn đến hại mình, hại người trong đời nầy và đời sau.
Sự nghiệp học hành của ta thiết lập trên nền tảng của ngu si, tà kiến, thì ta càng học là càng hiểu sai chân lý và sự ngu dốt, tính chấp ngã nơi ta càng tăng thêm, nên càng học lại càng dẫn ta đến chỗ ngu si, vô trí. Hậu quả của cái học ấy dẫn ta đến chỗ hại mình, hại người ngay trong đời nầy và đời sau. Sự nghiệp học hành của ta thiết lập trên nền tảng của tâm bồ-đề, thì ta càng học, lòng tham nơi ta càng teo lại, sự hiểu biết nơi ta càng lúc càng tăng lên, tình thương
1
nơi ta càng được mở ra rộng lớn. Kết quả của sự học ấy, giúp ta gần gũi và khám phá được sự thật của cuộc sống, dẫn đến đời sống lợi mình, lợi người trong hiện tại và tương lai. Sự nghiệp học hành của ta thiết lập trên nền tảng của nguyện, nghĩa là ta học với ước nguyện duy nhất là thành tựu sự nghiệp trí tuệ để giúp đời, nên ta càng học là hạnh phúc của ta càng tăng lên, sự hiểu biết của ta đối với mọi vấn đề càng lúc càng sâu xa và chính xác. Kết quả của sự học ấy, dẫn ta đi đến đời sống chí thượng, có đầy đủ năng lực để sống đời giải thoát và tự do. Sự nghiệp học hành của ta thiết lập trên nền tảng của hành, nghĩa là ta học những gì cao quý, tốt đẹp và ta biến cái đó trở thành hiện thực trong đời sống của ta, nên ta xem tiếp trang 2
ĐƯỜNG ĐẾN PHẬT NINH HẠ NGUYỄN ÐỨC TÂM
T
riết học hướng ngoại, hướng về hành động và chân lý thực dụng hơn là những ý tưởng trừu tượng, đóng vai trò chủ đạo hình thành nhân sinh quan của người phương tây (hay ngược lại?). Từ đó, thúc đẩy việc chinh phục thiên nhiên ngoại giới, kể cả vũ trụ bao la, đem lại những tiến bộ sửng sốt về khoa học, kỹ thuật. Song le, bên cạnh cuộc sống văn minh và sung mãn, người tây phương, đặc biệt là Hoa Kỳ, đang hứng chịu những khủng hoảng tinh thần, ảnh hưởng trầm trọng đến mỗi cá nhân, gia đình và xã hội. Rõ ràng văn minh vật chất không phải là đáp số đúng cho hạnh phúc thật sự của từng con người đơn lẻ, cho sự an bình trật tự của gia đình và xã hội. Từ thực tế này, người phương tây đang rầm rộ tìm về cội nguồn triết học nghịch chiều hướng nội, Nội quan và
Hình minh họa/Hoa Ðàm
Chủ quan chủ nghĩa (Immanenism, Subjectivism); tìm đến với đạo giáo đông phương, đặc biệt là Phật giáo. Ở đây họ tìm thấy lời giải đáp cho những nan đề của thời đại. Phật chỉ cho họ con đường trở về với chính mình, làm sáng cái tâm mình để thấy được bản tánh (minh
tiếp theo trang 1
NỀN GIÁO DỤC VƯỢT QUA học là để hành và để trở thành nếp sống, chứ không phải học là để tích lũy kiến thức, để giỏi lý luận, để tranh biện hơn người và nêu cao bản ngã. Kết quả của sự học trên nền tảng của hành, giúp ta tiêu trừ được bản ngã, và có khả năng giúp ta chấm dứt được những nhận thức sai lầm, những tư duy phiến diện, đem lại cho ta và người, một nếp sống an bình thiết thật ngay trong hiện tại và tương lai. Nền giáo dục thiết lập trên nền tảng của tham dục, sân hận, si mê và hữu ngã, nó có khả năng dẫn đưa cả người dạy và người học chạy đua theo dòng chảy của ái thủ và hữu trong mười hai duyên khởi và bị dòng chảy ấy nhận chìm trong biển đời sinh tử. Nên, ở kinh Bộc lưu, đức Phật dạy cho các
Tỷ-khưu rằng, đối với dòng chảy ấy không nên đi theo, không nên dừng lại, vì đi theo sẽ bị chúng nhận chìm và dừng lại thì sẽ bị chúng trói buộc mà cần phải vượt qua. Vượt qua dòng chảy của tham, sân, si, kiêu mạn và chấp thủ đối với sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn nơi tâm ta, ta mới có thể vượt qua được dòng chảy của sinh tử, để đến được bến bờ giải thoát và giác ngộ. Phát khởi tâm bồ-đề hướng tới đời sống chí thượng, nuôi dưỡng tâm ấy bằng chất liệu của nguyện và hạnh, qua lục độ và bốn nhiếp sự, ta vượt qua tử sinh và sẽ đem lại lợi ích cho nhiều người, không những trong hiện tại mà còn cả tương lai. Nền giáo dục Phật
tâm kiến tánh), để thấy được Niết Bàn ở đây và hiện tại. Bởi hiện tượng này, Giáo hoàng Gioan Phao lồ II đã lên tiếng rằng, nhân loại (có lẽ ngài muốn nói đến người phương tây) đang đứng trước ngưỡng cửa của Chủ giáo vượt qua tham sân si, vượt qua sự chấp thủ năm uẩn nầy, có gốc rễ từ đức Thế Tôn và được chư vị Tổ sư chứng nghiệm và truyền thừa trải qua các thời đại. Ấy là nền giáo dục Phật giáo không cần khoa bản mà chỉ cần “dĩ tâm ấn tâm”. Nghĩa là thầy dùng tâm giác ngộ mà ấn chứng vào tâm giác ngộ của học trò, để xác nhận rằng, người học trò ấy có khả năng kế thừa kho tàng của chánh pháp và làm cho chánh pháp sáng rỡ giữa thế gian nầy, để đem lại lợi ích cho hết thảy muôn loài. Nếu Phật giáo không thiết lập giáo dục trên nền tảng vượt qua nầy, thì ta lấy cơ sở nào để bảo rằng, đó là nền giáo dục Phật giáo. Người giáo dục và người được giáo dục đều chạy theo tham dục và khuếch đại bản ngã, thì lấy cơ sở nào, để ta bảo rằng, họ là những người làm giáo dục và được giáo dục ở trong Phật giáo?!
THÍCH THÁI HÒA
2
quan chủ nghĩa và Nội tại chủ nghĩa. Cái chung chung là vậy. Trở về với việc trong nhà. Theo cùng số phận tang thương của đất nước, cùng với mọi người Việt, các bậc phụ huynh Phật tử hầu như ai cũng đã trải qua một cuộc đời đầy đau thương sóng gió, gánh chịu và chứng kiến bao nỗi thăng trầm, bể dâu. Từ một đất nước rách bươm, ra đi vì không còn một chọn lựa nào khác, để đến sống tại những quốc gia giàu mạnh. Với kinh nghiệm bản thân, họ thấy rằng Phật đã giúp họ có đủ bi trí dũng để đón nhận bất cứ oan nghiệt nào trong quá khứ, thì nay Phật giáo cũng là đối trọng để giúp cho con cháu mình cân bằng cuộc sống vật chất xô bồ trên đất nước người. Thế nhưng việc đem đạo Phật đến với giới trẻ ở hải ngoại khó khăn gấp bội so với trong nước. Ở quê nhà, con đường các thanh thiếu niên đến với Phật không khác lắm so với thế hệ chúng tôi đã đi qua. Trước đây trực diện với chiến tranh chết chóc; nay lại đối đầu với phân ly và đau khổ, với đói khát lo sợ, việc tìm đến với tôn giáo là một nhu cầu tự nhiên. Chúng ta đã tin và sống, hành xử trong tinh thần Phật giáo theo dấu mòn đưa lối của ông bà, cha mẹ.
Ðạo đối với chúng ta nặng về những ràng buộc tình cảm. Thêm vào đó tiếng chuông chùa sớm tối, khói trầm hương kinh kệ, ngày rằm mồng một đi chùa, ăn chay niệm Phật, tất cả là cái nôi đạo vị nuôi dưỡng tình tự tôn giáo. Có thể nói rằng, không có một tôn giáo nào ngoài đạo Phật ở Việt Nam, nơi mà đa số những Phật tử thuần thành lại có một sự hiểu biết rất hạn hẹp về kinh kệ, giáo lý. Phật chỉ đơn giản là đấng từ bi cứu độ. Thuyết nhân quả nôm na là gieo ác gặt ác... Cao siêu hơn một chút, lý giải sự vô thường, được mất, của cuộc đời thì đọc câu kinh Bát Nhã được hiểu một cách mơ hồ, “Sắc sắc không không”. Có mấy ai thông hiểu được sự khác biệt giữa: sắc là không và sắc không khác không! (sắc tức thị không, sắc bất dị không) Từ thuở ấu thời và mãi cho đến một thời gian dài sau này, khi lễ Phật tụng kinh, chúng ta đều đọc thuộc lòng các bài kinh chữ Hán được phiên âm Việt. Ví như “Khai kinh kệ vô lượng thậm thâm vi diệu pháp, bách thiên vạn kiếp nan tao ngộ”; hoặc “Nguyện thử diệu hương vân”, mấy câu này, nhờ Hán và Việt có những chữ tương tợ nên cũng lờ mờ, lõm xem tiếp trang 3
KRISHNAMURTI - HOÀI KHANH dịch
GIÁO DỤC VÀ Ý NGHĨA CUỘC SỐNG Trích từ nguyên tác “Education and the significance of life”
K
hi ta du hành quanh thế giới, dù là ở Ấn Ðộ hay Hoa Kỳ, ở Âu Châu hay Úc Châu, ta đều nhận thấy có sự cực kỳ giống nhau của bản chất con người. Ðiều này đặc biệt đúng tại các trường trung học và các đại học. Chúng ta thành ra, như thể qua một cái khuôn, một mẩu người mà điều chú tâm chính yếu là tìm kiếm sự bảo đảm an toàn, cốt để trở nên một con người quan trọng nào đó, hoặc để có được một thời gian vui chơi thỏa thích với ít suy nghĩ suy tư chừng nào hay chừng ấy.
Nền giáo dục theo tập quán đã làm cho việc suy tưởng độc lập cực độ khó khăn. Sự giống nhau đưa đến tầm thường. Khác biệt với đoàn nhóm hoặc chống lại hoàn cảnh chung quanh không phải dễ dàng gì và thường hay có nhiều hiểm nguy bao lâu mà chúng ta còn tôn sùng thành công. Sự thôi thúc để được thành công là việc chạy theo điều tưởng thưởng có thể nó ở trong vật chất hoặc trong cái gọi là lãnh vực tinh thần, sự tìm kiếm điều bảo đảm an toàn bên trong hay bên ngoài, khát vọng
tiếp theo trang 2
ĐƯỜNG ĐẾN PHẬT bõm đoán nghĩa. Ðến như kinh Bát Nhã Ba La Mật Ða thì đọc thuộc lòng như cháo, nhưng chẳng hiểu mô tê chi về một tạng kinh gói trọn triết lý căn bản nhất của Phật giáo đạithừa. “Cố tri bát nhã ba-la-mật-đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú”. Khó quá! Tệ hơn nữa đọc mấy bài chú phiên âm từ tiếng Phạn thì mù tịt. Nghĩa đã không thông mà lý do tại sao phải đọc cũng không hề biết “Hắc ra đa ra dạ da...” hay “Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế”! Thành thử kinh không có tác dụng giúp cho Phật tử hiểu để tin về Phật, hoặc truyền đạt lời cầu nguyện, mà chỉ còn là phương tiện âm thanh để chú tâm mà thôi. Hỏi thử trong chúng ta có bao nhiêu người đến với đạo Phật qua ngõ tri thức nhờ được nghe các “thời pháp” như giới trí thức phương tây tin nhận Phật giáo qua các thiền sư Suzuki, Nhất Hạnh và Ðạt Lai Lạt Ma. Vì ràng buộc với đạo nặng về tình cảm, thế nên, cũng dễ hiểu nếu một Phật tử từ bỏ đạo để rửa tội theo người yêu, thành chồng, thành vợ. Tình cảm yêu thương đôi lứa, sức mạnh của tình yêu đã mạnh hơn tình cảm
tôn giáo bản thân. Họ không có căn bản Phật pháp lý luận triết học, tri thức cần thiết để bám víu cho đức tin của mình. Chúng ta chẳng những thiếu nhiều giảng sư, tăng sĩ và cư sĩ uyên thâm được đào tạo, mà lại còn thiếu nhiều Kinh sách Việt ngữ giản dị, trong sáng và dễ hiểu. Từ thế kỷ thứ hai, Việt Nam tiếp nhận Phật giáo qua hai ngõ: Nam với ngài Ma Ha Kỳ Vực và Khương Tăng Hội (Ấn Ðộ); Bắc với ngài Mâu Bác (Trung Hoa) để từ đó hình thành Phật giáo Tiểu Thừa (Nam Tông) và Phật giáo Ðại Thừa (Bắc Tông). Nhưng hầu hết kinh sách lại đuợc dịch từ tiếng Trung Hoa phương Bắc, chứ không phải từ tiếng Sanskrit hay tiếng Pali ở phương Nam. Ðiều này dễ hiểu, vì nước ta tuy tiếp nhận nhiều nguồn văn hóa khác nhau, nhưng văn hóa Trung Hoa qua ngàn năm lệ thuôc, có một ảnh hưởng sâu đậm nhất trên bình diện tổng quát và đặc biệt về Phật học. Ðây nếu là điều thuận lợi cho tổ tiên chúng ta khi học Phật, nhưng lại là điều bất lợi cho chúng ta khi sử dụng kinh sách dịch hiện nay. Vừa tối nghĩa vừa rườm rà.
cho sự an lạc - toàn thể tiến trình này đã che đậy cái tinh thần bất mãn bất bình, làm chấm dứt tính tự phát và làm nẩy nở sợ hãi; và sợ hãi làm bế tắc sự hiểu biết thông minh của cuộc sống. Với tuổi tác gia tăng, tâm trí và tâm hồn bắt đầu khô cổi. Trong việc tìm kiếm điều an lạc, chúng ta thường hay tìm một góc xó lặng lẽ trong cuộc sống nơi ít có sự tranh chấp, và lúc bấy giờ chúng ta sợ bước ra ngoài nơi ẩn dật ấy. Ðiều sợ hãi cuộc sống này, sợ hãi tranh đấu Phải chăng các thế hệ tổ tiên và ông cha chúng ta vì am hiểu và tinh thông chữ Hán, trực tiếp qua kinh sách bằng tiếng Trung Hoa nên có cái may mắn tiếp cận với Phật giáo chính xác hơn chúng ta? Lịch sử Việt Nam đã trải qua những giai đoạn phát triển rực rỡ gắn liền với thời hưng thịnh của Phật giáo. Có nhiều lý do để giải thích. Một trong những lý do đó có phải chăng là vì sự xuất hiện của nhiều tăng sĩ Phật giáo kiệt xuất đã vận dụng được tinh hoa triết lý Phật giáo vào đời sống thực tiễn của nhân dân. Và, nếu họ làm được như vậy thì họ phải là những người thông hiểu và thực hành Phật pháp một cách rốt ráo. Bên cạnh các thiền sư Trung Hoa uyên bác như Vô Ngôn Thông, Thảo Ðường, Nguyên Thiều... khai sáng đạo, kinh sách
và kinh nghiệm mới mẽ này đã hủy diệt cái tinh thần mạo hiểm của chúng ta: hết thảy sự dạy dỗ và giáo dục của chúng ta đã làm cho chúng ta sợ mình khác biệt với người lân cận của chúng ta, sợ việc suy nghĩ trái lại với cái khuôn mẫu đã được thiết lập của xã hội, kính trọng một cách lầm lạc quyền lực và cổ tục. May mắn thay, còn có một số ít người nhiệt thành, họ sẵn sàng quan sát những vấn đề con người của chúng ta mà không có thiên kiến của phe tả hoặc tiếng Trung Hoa là nguồn cung ứng về giáo lý. Hai yếu tố này không thể tách lìa với sự phát triển Phật giáo trong thời đại đó. Nói như thế vì lịch sử Phật giáo Trung Hoa cho ta thấy họ có những cơ may vô cùng quý giá. Trước hết, về địa lý, Trung Hoa nằm cạnh kề Ấn Ðộ là nơi phát xuất của đạo Phật nên các nhà sư Ấn Ðộ và Trung Á có nhiều thuận lợi để đến truyền giảng chánh pháp. Kế đến, hầu hết kinh sách Phật giáo được dịch ra tiếng Trung Hoa từ nguyên bản tiếng Sanskrit do các sư tăng Ấn Ðộ hay Trung Á; thông thạo Sanskrit thì đã đành, các ngài lại vô cùng uyên bác về Hoa ngữ. Các vị sư tăng này đã cống hiến không những cho Trung Hoa, mà cho cả các nước chịu ảnh hưởng và sử dụng chữ Hán như Nhật Bản, Việt Nam, Ðại Hàn... một gia tài Phật học đồ sộ với
cánh hữu, nhưng trong tối đại đa số chúng ta, không còn có cái tinh thần bất bình, tinh thần phản kháng thực sự. Khi chúng ta đầu hàng một cách không thể lý giải được với hoàn cảnh chúng quanh, thì bất cứ tinh thần phản kháng nào có thể là chúng ta có được đã lắng dần xuống, và khả năng của chúng ta chẳng bao lâu đến chỗ chấm dứt. Phản kháng có hai loại: có loại phản kháng bạo động chỉ thuần bằng sức phản ứng, xem tiếp trang 13
khoảng hơn ba ngàn dịch bản trong hơn mười lăm ngàn sách và cuộn kinh. Tuy rằng kinh sách Phật học Trung Hoa đã do những cao tăng uyên bác hàng đầu dịch thuật từ Sanskrit hay Ấn ngữ. Kinh sách này cũng đã mất mát đi khi so với nguyên bản. Thế nên khi được dịch một lần thứ hai sang Việt ngữ, tránh sao khỏi thiếu sót, rắc rối, khó hiểu cho thế hệ chúng ta, cho giới trẻ. Nhất là ở hải ngoại, những người không biết được tiếng Hán và cũng không thông với tiếng Việt, rất khó khăn khi đề cập đến các vấn đề thuộc về triết học và tôn giáo, nhất là kinh điển Phật giáo. Như đã nói ở trên, trước đây thì kinh được đọc bằng âm Hán Việt. Hàng chục năm nay, với nỗ lực của chư Tăng, nhiều kinh đã dịch ra Việt ngữ. Tuy có xem tiếp trang 4
Hình minh họa/Hoa Ðàm
3
Lắng nghe
TÂM QUANG VĨNH HẢO
quyền trước ý nguyện của toàn dân, đã dẫn đến (và sẽ dẫn đến) sự sụp đổ cả một hệ thống cầm quyền tưởng là trường trị muôn năm. Cho nên, những nhà lãnh đạo tôn giáo, kể cả các tổ chức giáo hội Phật giáo, nếu cũng nhắm mắt, bịt tai trước tiếng nói của người thân hay kẻ lạ, của người đồng thuyền hay kẻ ngoại môn, thì cũng đồng dạng với các chính thể độc tài, phi dân chủ.
N
ếu bảo rằng vì ngôn tự âm thanh đều vô thường nên không muốn đọc, không muốn nghe, thì chẳng khác nào đà điểu vùi đầu vào cát (để tránh hiểm nguy, hay trốn chạy thực tế?).
Hình minh họa/Hoa Ðàm
Che mắt, bịt tai, từ ngàn xưa, vốn không phải là hành vi và thái độ của người trí. Người trí là người luôn mở mắt lắng tai để thấy, để nghe, để nắm bắt thực tại. Từ hàng thứ dân cho đến kẻ lãnh đạo (chính quyền, đảng phái, tôn giáo, tổ
tiếp theo trang 3
ĐƯỜNG ĐẾN PHẬT dễ hơn, song cũng còn quá khó vì còn có quá nhiều chữ gốc Hán. Ngày nay, tuổi trẻ học Phật thiếu kinh sách dễ hiểu mà đầy đủ. Cần cả sách song ngữ. Ta thử đọc một đoạn dịch ngắn trong kinh Thủy Sám của T.T. Thích Trí Quang, ấn bản hải ngoại năm 1992: “Nổi cái phiền não làm cho chướng ngại công hạnh tu học, bốn thứ niệm xứ, bốn thứ chánh cần, năm căn năm lực, bốn thứ thần túc”. Trích bản dịch này vì đây là một bản dịch tương đối giản dị so với các kinh sách được dịch bởi T.T. Trí Tịnh như kinh ÐịaTạng, Liên Hoa hay các tác phẩm khác của T.T. Thiện Hòa, Thiện Hoa. Có bao nhiêu người đủ trình độ Phật học để hiểu được đoạn kinh bằng chữ Việt này? Có người lập luận rằng đây là kinh nên phải dịch từng chữ. Muốn đạt được ý phải được giảng giải thêm.
Thế nhưng muốn được giảng giải thì, hoặc là đọc sách: sách đã hiếm, mà lời sách chú giảng cũng không kém phần rắc rối, khó hiểu. Hoặc là đến nghe các buổi thuyết pháp: Các buổi thuyết pháp do các sư tăng uyên thâm hay có có trình độ Phật học và có trình độ diễn đạt, thật sự, đáp ứng được lòng mong mỏi học đạo, lôi cuốn được tín đồ, đặc biệt là giới trẻ, thì thật là càng quá hiếm! Ở trong nước, như đã trình bày ở trên, vượt qua các trở ngại này, tuổi trẻ vẫn tìm đến với đạo qua những ràng buộc tình cảm sẵn có. Rồi từ đó, với nỗ lực cá nhân và duyên nghiệp với đạo, tự mình len lỏi trong khu rừng kinh điển để tìm học Phật. Ở hải ngoại thế nào? Dưới góc độ thực tiễn, Phật giáo rất cần cho họ. Marx đã “vơ đũa cả nắm” khi cho rằng, “tôn giáo chỉ là ma túy ru ngủ, có tác dụng
chức xã hội/dân sự, cơ quan truyền thông…), đều phải mở mắt, lắng tai, mới mong hiểu được sự thực. Vừa qua, vì thiếu sự lắng nghe, đối thoại và cảm thông giữa hai đảng phái, đã xảy ra việc “đóng cửa” chính làm tạm nguôi đi, tạm quên đi những khổ đau, cơ cực của cuộc đời. Tôn giáo không giải quyết căn nguyên của đau khổ”. Qua thực hành Phật pháp, ngay cả trong tuổi thanh xuân chưa vướng bận nhiều với khổ đau và hệ lụy, không ít người đã thấy được Ðạo Phật là con đường rốt ráo giải quyết tận gốc khổ đau, tạo dựng một cuộc sống thật sự an vui, hạnh phúc và yêu đời, yêu người. Ðược như vậy vì “Chủ yếu của Phật giáo là vấn đề thoát ly ra khỏi sự dục vọng, sự sân hận và sự ngu si, chứ không phải thoát ly ra khỏi cuộc đời”. Ðây là lời của mục sư Ken Tanaka, thuộc viện đại học Berkley, người đã nắm bắt được một phần của mạch nguồn đạo Phật để phản bác quan điểm của Ðức Giáo Hoàng John Paul II khi đề cập đến vấn đề giải thoát của Phật giáo trong tác phẩm nổi tiếng và gây sôi nổi “Bước qua ngưỡng cửa hy vọng” (Crossing the Threshold of Hope), rằng: “... cái gì, được gọi là cõi “Niết Bàn”
4
phủ. Thực là một thảm họa! Nhưng thảm họa ấy cũng không gì lạ. Trong quá khứ (và mãi đến ngày nay) cũng không thiếu những trường hợp nhắm mắt, bịt tai, không chịu đối thoại, không chịu nhượng bộ và cảm thông của các chính một trạng thái cách biệt hoàn mỹ của cuộc đời...”(!) Giáo sư Phật học Minh Chi nói rõ hơn: Phật giáo không bao giờ định nghĩa Niết Bàn như là một thái độ bàng quan hoàn toàn đối với thế gian như Giáo hoàng nói. Niết Bàn là từ bỏ Tham, Sân, Si, là nỗ lực tối đa để con người trở thành hoàn thiện, trở thành bậc Thánh ngay ở thế gian này chứ không phải ở một thế giới nào khác, tại một tương lai xa xôi nào khác. Phật giáo luôn luôn khẳng định: Niết Bàn là ở đây và trong hiện tại. Chẳng phải hiểu nhiều về giáo pháp căn bản của Phật giáo là thuyết Tương Tức, Tương Nhập (Interdependence), chỉ cần hiểâu được rằng những gì cá nhân trải qua đều do Nhân và Duyên mà tạo Nghiệp; Nhân Duyên là cội rễ của nghiệp báo, thì người theo Phật đã chấp nhận cuộc đời một cách tích cực kể cả khi bất hạnh hay lúc hưng thịnh. Trong một xã hội đề
Trong bài sám nguyện “Quỳ trước điện,” Hòa thượng Thích Trí Thủ có câu mô tả thói quen của kẻ phàm trần: “Tai thích tiếng mật đường, dua nịnh.” Thói quen thích lời ngon ngọt xu phụ, ghét lời trái tai phật ý, chính là một trong những yếu tố lôi kéo chúng ta đi vào vòng thị-phi, chấp ngã, lẩn quẩn trong sinh tử luân hồi. Người con Phật không như thế. Phải biết lắng nghe, như bồ-tát Quán Thế Âm: lắng nghe tất cả xem tiếp trang 5
cao sự hưởng thụ cá nhân, dục vọng được buông thả. Luật pháp không thể nào kìm hãm được những hành động thiếu đạo đức, lòng tham lam ích kỷ và sự hận thù oán ghét. Chỉ có luật nhân quả mới hướng dẫn con người làm việc lành. Việc này không những giúp cho cá nhân, gia đình có được hạnh phúc mà cộng đồng và xã hội cũng được hòa bình và an lạc. Phần tích cực nhất, trong phần thực hành Phật giáo đã cống hiến Thiền, một phương pháp tu hành rất hiệu nghiệm, càng ngày càng được sự lưu tâm và thu nhận của đông đảo mọi giới ở Âu Mỹ, nơi mà hiện nay có tới 500 trung tâm Phật giáo. Một trung tâm lớn được thiết lập kề sát Tòa Thánh La Mã. Sự kiện này, Ðức Giáo Hoàng đã ghi nhận “Phật giáo đến với người của khối Thiên Chúa giáo tây phương, khuấy động sự chú trọng về phương diện tâm linh, cũng như trong đường lối xem tiếp trang 10
tiếp theo trang 4
Lắng nghe âm thanh của chúng sanh các loài, lắng nghe âm thanh của muôn vàn thế giới (dù là tiếng hay hay tiếng dở, tiếng chân thật hay tiếng hư dối, tiếng khen hay tiếng chê, tiếng ca tụng hay tiếng phỉ báng…). Sự thực của thế gian (thông qua hình ảnh, lời nói) có khi chướng mắt, trái tai (đối với mình), nhưng vẫn là sự thực. Nhân loại ngày nay có nhiều phương tiện và cơ hội để nhìnthấy và lắng nghe nhau. Hình sắc và âm thanh hiện đại là bức tranh toàn vẹn của cả hành tinh. Nhưng chúng ta phải biết cặn kẽ quan sát, lắng nghe, mới có thể tiến đến hiểu biết và cảm thông; từ cảm thông mới có hòa hợp. Bối cảnh tan tác, phân ly của Phật giáo Việt Nam tại hải ngoại trong thập niên trước đã dẫn đến nhu cầu thành lập một Tăng đoàn hòa hợp với danh xưng khiêm tốn là Tăng Ni Việt Nam Hải Ngoại; ước nguyện ngồi lại với nhau không phân biệt giáo hội, hệ phái, tông môn; lấy giới-luật làm Thầy dẫn đường cho hội chúng; nêu cao chí nguyện của kẻ xuất trần làm chất liệu hàn gắn những dị biệt; truy tán công hạnh của Thầy-Tổ nhiều đời làm gương sáng soi chung. Ý nguyện cao đẹp và cấp thiết này được kết tinh và thể hiện qua Ngày Về Nguồn - Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư, tổ chức lần đầu tiên vào tháng 9 năm 2007
tại Chùa Pháp Vân, Canada; và đã nối tiếp mỗi năm cho đến năm nay, 2013, là lần thứ 7. Đáng tiếc và buồn cười thay là có những kẻ che mắt, bịt tai, không chịu tìm hiểu, đã cố tình hủy báng, xuyên tạc sự ngồi lại trong hòa hợp ấy. Lãnh đạo sợ mất quyền lãnh đạo. Ngồi cao sợ rơi xuống ghế thấp. Nỗi lo sợ và ám ảnh mất mát của những người này vô tình đẩy con thuyền Phật giáo vào một giòng sông bi kịch phân ly khác. Nhưng những kẻ xuất trần cao đẹp vẫn tiếp tục dũng mãnh lên đường. Về nguồn. Về với nguồn cội chân tâm. Về với tự tánh thanh tịnh của tăng đoàn. Lắng nghe. Tiếng nhiệm mầu lung linh ảo diệu. Tiếng vọng về từ thế gian thống khổ. Tiếng thanh tịnh từ bản thể thậm thâm. Tiếng sóng dâng từ đại dương sinh diệt. Tiếng vô hạn vượt ngoài cõi tam thiên. Lắng nghe. Có những giòng sông nhập vào biển lớn. Có những con thuyền vượt sóng ra khơi. Chẳng có gì phải âu lo sợ hãi. Mở mắt, lắng tai, lóng lòng mà nhìn và nghe. Tiếng gió khua trên ngàn hoa nội cỏ. Tiếng lá chuyển mình đầu mùa thay sắc mới. Lá xanh, lá vàng cùng một cội gốc duyên sinh. Đất trời mênh mông, có bước chân nào mà chẳng dẫm lên con đường vô hạn vô biên!
VĨNH HẢO
NGUYÊN MẪN LÊ VIẾT LÂM
Thảnh thơi “Thảnh thơi trên mọi nẻo đường”* Dù xuôi dù ngược chẳng vương bụi trần Giữ nghe em, một tấm lòng Sạch trong, tinh khiết, trắng ngần hoa sen Giữ nghe em, tấm lòng son Hơn thua, sai đúng, mất còn, ghét thương Chẳng là gì để vấn vương, Hạt sương, mộng ảo, vô thường cuốn trôi. Nhớ nghe em, nhớ một lời “Giữ trâu cho khéo” cho đời an vui Lòng mở rộng, miệng cười tươi An nhiên qua lại, thảnh thơi mây ngàn.
*Thượng Tọa Thích Thái Hòa
PHẬT GIÁO VIỆT NAM BIẾN CỐ và TƯ LIỆU (1975-1995)
Bài đăng nhiều kỳ, trích tư liệu của Văn Phòng II Viện Hóa Ðạo, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại Hoa Kỳ, 1996
2
2-11-1975: 12 Tu sĩ Phật giáo tự thiêu tại Cần Thơ: Tại chùa Dược Sư, Cần Thơ, Ðại đức thích Huệ Hiền và tất cả Tăng Ni trong chùa tổng cộng gồm 12 vị, đã tự thiêu tập thể nhằm phản đối sự đàn áp Phật giáo của chế độ CSVN. Trong bản tuyên bố để lại, 12 vị này nêu rõ: “Chúng tôi sắp sửa thể hiện việc thiêu thân để bảo toàn Chánh Pháp, để bảo vệ danh nghĩa của giới Tăng sĩ tại địa phương cũng như toàn quốc... Hành động của chúng tôi ngày hôm nay là cốt đem tấm nhục thân này làm bó đuốc soi sáng cho những người mê muội vô ý thức...” Ðối với đệ tử của chùa
Dược Sư, Ðại đức Huệ Hiền căn dặn: “Chúng ta không nên vì cái thân vị kỷ này, không nên nuối tiếc nó, không nên khóc lóc vì nó. Trái lại, chúng ta phải tự hãnh diện đã sử dụng nó đúng mức, sử dụng nó cho công lý, cho tự do... Nên nhớ không ai cứu ta bằng ta tự cứu ta, không ai giải thoát ta bằng ta tự giải thoát ta.” Ðối với nhà cầm quyền Cộng Sản, Ðại đức Huệ Hiền đại diện toàn thể Tăng ni tự thiêu, nêu lên nguyện vọng 6 điểm rồi kết luận rằng: “Chúng tôi, Tăn Ni chùa Dược Sư, tha thiết kêu gọi quý vị hãy tôn trọng tự do tín ngưỡng của tất cả mọi tôn giáo... Chúng tôi quyết nguyện thiêu
thân hôm nay vì chúng tôi nghĩ thà chết vinh hơn sống nhục, thà chết cho chân lý đạo nghĩa hơn sống mà phải theo tà thuyết hại dân.” (Kèm theo tư liệu ghi lại sự kiện trên, có ba phụ bản văn kiện liên quan: Phụ bản1: thư Tuyệt mệnh của Ðại đức Thích Huệ Hiền, trụ trì Thiền viện Dược Sư, Cần Thơ cùng toàn thể Tăng Ni tự thiêu. Phụ bản 2: Tâm thư lưu lại của chư Tăng Ni Tự thiêu tại Thiền viện Dược Sư, Cần Thơ. Phụ bản 3: Thư của Tăng Ni chùa Dược Sư gởi chính quyền CSVN.) (Còn tiếp)
tiếp theo trang 1
XÂY DỰNG LẠI NGÔI NHÀ ĐANG Ở sứ mạng tự khoác vào mình tính chất đặc thù, mà khả năng đạo đức không thể tách rời, trí thức và kinh nghiệm chưa thực hiện ngang nhau. Tâm niệm vô ngã, vị tha, thương yêu đùm bọc, sách tấn nhau dũng mãnh, đồng thời noi gương cho thế hệ “hậu bối”, điều phục thân, tâm khẩu, ý, mọi nơi, mọi lúc, mọi hoàn cảnh, bằng cử chỉ, bằng hành động, bằng ngôn ngữ, tác phong, như chưa được thể hiện đúng nghĩa . Đã đến lúc chúng ta hãy nắm tay nhau, bắt đầu xây dựng lại ngôi nhà đang ở, để góp phần xây dựng một thế giới mới. Chúng ta hãy cùng nhau làm lại từ đầu. Các Anh Em của tôi! Chung quanh chúng ta đã có quá nhiều đau khổ, quá nhiều lý luận hơn thua, quá nhiều tranh biện đúng sai, dạng thức dung hòa giữa mình và người, vẫn chưa thấy được cái chung cùng của niềm vui, nỗi khổ. Mốc xích từ duyên khởi của nguyên lý “Bất Nhị”, vẫn là quá khứ bất hạnh, nên xẩy ra nhiều thảm kịch trong ngôi nhà chung đang ở, có ảnh hưởng đến kiếp sống con người.
5
Chúng ta còn đợi chờ gì nữa mà không ngồi lại tìm cách giải quyết và chấm dứt hiện trạng đó, để cùng chuẩn bị cho ngày mai, ngôi nhà đang ở được tươi sáng hơn . Bây giờ, các Anh Em và dĩ nhiên có tôi, hãy tiếp sức cho nhau, hãy cùng nhau can đảm ngồi lại, đứng lên xây dựng lại ngôi nhà chung lý tưởng của chúng ta, hầu góp phần tranh đấu cho lý tưởng nhân loại. Các Bậc tiền nhân đã để lại lời khuyến dạy, chúng ta phải sống cho xứng đáng, cho có ý nghĩa. Cả cuộc đời, những ai đã đắp xây một thiên đường hạ giới, nhưng sức đập của một cánh chim đại bàng cũng đâu có thể xua đuổi nổi đám mây đen đang vần vũ trên bầu trời. Chúng ta cần có nhau, Anh Em cần có nhau, hãy đến với nhau, hãy giúp nhau hợp quần, hãy cùng nhau đứng vững đôi chân trần, trên sỏi đá cạm bẫy của cuộc đời, và chúng ta cùng bước chung với nhau, Anh Em của tôi ơi! Người viết, cũng thiết tha được yêu cuộc đời nầy, yêu thương nhân loại, yêu tất cả hữu tình, yêu cả thiên nhiên
đang dang rộng đôi tay che chở cho người đang học viết, cũng như các Anh Em của tôi đang đón nhận ân của đất trời nuôi dưỡng trong ngôi nhà chung đang ở. Con người, trong đó có Anh Em của tôi, vẫn luôn là loài tuyệt vời nhất, mà ngôi nhà kia, trái đất nầy đang cưu mang. Người viết bất mãn, tuyệt vọng hay chán nản, mệt mỏi, cũng như các Anh Em của tôi, mỗi sáng thức dậy, nhìn thấy mọi vật xung quanh sụp đổ dưới chân mình. Các Anh Em, chúng ta cần phải thay đổi hiện trạng nầy ngay lập tức, ngay bây giờ, phải chăng một thế giới chung cùng, lại có phải có quá ít Hạnh phúc và An lạc(?) Chúng ta phải thay đổi, cần thay đổi, cần phải bắt đầu xây dựng lại cuộc đời mới . Anh Em của tôi thấy đó! Ngôi nhà như đã vỡ nát ra từng mảnh vụn rồi, thế giới nầy cũng vậy! Những mãnh vụn rời rạc mà trước kia đã có thời từng đan kết lại với nhau trong một ngôi nhà chung cùng, trong một thế giới cộng đồng. Nhưng nay, thì có quá nhiều xem tiếp trang 12
ENGLISH SECTION
Hình minh họa/Hoa Ðàm
Rejuvenate The Buddhist Family
VEN. THICH TU LUC
I
n response to the request from the Central Guiding Board Committee of the US Vietnamese Buddhist Family on contributing opinion to the discussing agenda of the VII General Assembly of the Family, I’m humbly permitted to send in this essay on a topic that would still be a great concern to the authorities who always pay a higher esteem to our Organization, its rejuvenation! In other words, the issue should be things we should do and how to realize them so that our Org could meet needs of our modern society and at the same time adapt to the thinking, orientation of the Vietnamese Youth, born or grown up here in the States which would be, in present time as well as in future, objectives of our Org. I have had a lucky cause to be close to the Grey Shirt organization since the days in our old country and even now to some of its local units. Therefore, in my contribution, I am very proud of not being an “outsider”. Moreover, my very feelings and aspirations expressed openly in my small book “Deep love to Grey Shirts” are my love and expectation totally reserved to the
Org I very much cherish. In addition, in my presentation of the topic, I must state upon my position of a monk so that I could hardly avoid prejudice in view and judgment through a monastic outlook. On the other hand, I am begging readers of this account grant me only, in the Buddhist spirit of “context not words”, a chance to divulge some sincere utterances. The extent of the topic is too vast and dotted with complexities very hard to be shortened in a brief, and as a monk, I will present it under the light of Holy Teachings depending on Buddhist analysis of cause and logic and proposal of possible solution. Rejuvenation of the Org is not a challenge in development process to our Organization only, but also to others in the modern era. I am wishing Seniors, female and male as well, not simply obsessed with statement of mere rejuvenation of manpower cadre, i.e. replacement of aged officials by new promotion of younger ones in their places! Once this purpose attained after the closure of the
Assembly, we could continue to pull “blanket over and sleep” or to ignore it and let the Org progress and catch up with modernism by itself! It should not be so sure, my gentle brothers and sisters! There’s plenty of thirties of age and under but their stubbornness and conservativeness prevail over many elders’. The purpose of the strategy of rejuvenation aims at establishing a common acknowledge that could satisfy new requirements in order to push up effectiveness of the Org and not to review age gap of those are taking responsibilities in the framework. Because social environment positively keeps changing and spiritual needs of the Youth have to change into much more complication along the common trend, it is strongly required that the Org should accordingly adopt change and reform, the strategy of rejuvenation emerges in order to meet modern Youth needs and so they become objective of our Org. Therefore whenever this acknowledge takes root, while young bear their responsibilities of promoting activities of
6
the Org, elders, at the same time, with their accumulated experiences can contribute to the common cause. To attain this, I would think we need to understand, to seize and to carry out the following points like a road map to facilitate activities of the Org through the Rejuvenation strategy as an effort which, to my understanding, will mean modernizing the Family, that is to advance the Org closer to actual society and the modern Youth.
Consolidation of trust from the Youth to the Org: The objective of our Org is to guide and train the Youth, born or grown up in America. So, as an institution of education and training for the youngsters, and in order to obtain higher results, investigation into society, family and educational school, and also into thinking, feeling, direction in the future of the Vietnamese young elements should regarded thoroughly with high priority, before putting forward any proposal to solution. Trust –not only from the Youth- would only be established and made progress in an environment suitable to devel-
opment. Any organization dedicated to serve the Youth, typically like an educational institution of our Buddhist Family, must be regularly reformed such that it could meet the above needs. So understood, amelioration of the Org and our activities in the direction of Rejuvenation should be mainly necessary strive that would contribute to consolidating trust from the Youth to the Org they love to stick to. Among those strives there’s one aiming at building up and maintaining trust from the Young to the Org is to nourish and expand feelings that link all members of the same Org. These feelings grow stronger in working place relationships or together activities. Proofs must be found in real life. Once I witnessed a cake baking training session of a women unit at a pagoda; I realized of a lovely sisterhood among participants through guides, advices from seniors to young, “please get some flour over there for me and pour down to the pan only some tens of spoons”. Oh! Such so sweet, lovely commands are there! They continued on page 7
must be words from older sis to younger one, or a family mother. For me, so formed feelings of solidarity, to the younger ones, bear the catalyst yeast effect that could create an atmosphere full of zeal in activity or works. They are like glue biding them to their unit and to the Org. So in order to build up trust from individual to the group, nothing could do more than to promote closeness, spirit of collective union and mutual support among elements of the Org like indispensable factors to the ever existence and growth of the community. However, the above feelings could not be formed without decisive valuable contribution from the senior. I must remind of the spirit of service and the quality of sacrifice from all levels of seniors. It must be the same voluntarism of service as from the Scouts, so any senior of the Buddhist Family could be endowed with ready made spirit of sacrifice, of engagement to the common heritage. That must be a strong point of our Org. Proverb “eat our own food
to carry ivory tusks for mandarins” won’t fully and exactly describe the meaning of service to the benefits of multitude of the senior. It does not truly talk about carrying a bunch of bamboo leaves on his or her shoulders, but a responsible contribution to cultivate, educate members of one or many assorted younger generations. With this understanding, we could trust in each other. We oblige to protect each other, love each other, in spite of any circumstance or living condition, we still have to encourage, give out mutual support in our way of learning and practicing holy teachings.
New concepts on studying and practicing under renewal view In a so active society like American one, it must be a difficult onus to select an activity model effective for our Buddhist Family Organization, while not considering reform the Organization, suitable to needs and present movement in modern time and this vision would be always put in front of our eyes. On account of Youth needs, Our Organiza-
tion has been put in existence, so its continuation of existence and expansion seems to depend on whether it could adapt to and satisfy their needs. Because learning looks like “an against current boat, if not in advance, it should be ceding” , by law of survival being obsolete or decaying without exception, if we are not adapted to modern requirements and could not speed up our pace to everybody advancement. To cope with difficulties or challenges to the Org, we, as Buddha’s children, foremost have to recur to True Dharma or teachings for our thinking and action. The spirit of Rules-Tranquility-Clairvoyance of Buddhism would illuminate and help us to be awareness of true nature of the issue for possible measures necessary to solve it. Obtaining this, for us, it must result from a history of practice. Practice must be considered indispensable to the spiritual and inner life of everyone; but to gain good effects, it should be carried out regularly and diligently. Because social condition and activity environment would affect conception and consciousness
of every individual, individual regular practice must be necessary and decisive steps for self correcting, maintaining and observing required qualification of a Buddha’s child. In efforts to practice, we have opportunity to review, re-examine our selves, and by this, we could recognize involved bad habits, weaknesses. Lie for example. Without practicing, this habit could have good circumstance and condition to infect. Talking about everything and irresponsibly, some time leads to quarrel, sows mistrust, discord among the collective. Who is practicing could prevent this bad habit since its birth in the mind. In addition, the spirit of rejuvenation of the Org strictly requires, from us all, cutting out subjective individual assumption, prejudice, rooted fixed opinion in order to be ready and open to new point of view in tolerance and accord. These above requirements must be what an ardent practitioner should aspire to implement in life. So, in the eyes of a monk who is used to high regard practice, practicing regularly and gaining specific level for every
element, regardless of plain membership or senior leadership, would mean a Primary and Decisive Step in the process of rejuvenating the Org. From here, dear gentle women and men seniors, dare I to propose to you all, let’s proceed one more step in practicing efforts, please exert your mindfulness to receive Ten Good rules. It should be the ruler measuring practice ability and also an evidence of improved capability of a responsible senior in the Org. Renewal of means and contents of activities: Means and contents of activities of a group or an organization must be precise tools to evaluate their capability and effectiveness. However, on account of its complexity, project writer would find very hard to immediately come to conclusion on the effectiveness of its proposed means and contents. Therefore, on this issue, we have to continue to learn, research, experiment appropriate models that include screening the results from models presently in use. At present time, the continued on page 8
TORCH TRANSFER TÂM HUỆ CAO CHÁNH HỰU
L
ike an energetic lotus, the Vietnamese Buddhist Family Organization has sprung its buds and shoots out of Imperial Land and gradually spread out over every bit of fatherland, and recently onto foreign soils. As missionary of the Family, a senior has a life commitment to serve the Dharma as well as the Organization. As a commissioned, the senior will receive order from him/herself: it should be command from his/her heart, his/her mind that has unearthed the direction for his/her life: the ideal of the Family. It would be also the sworn dedication when taking refuge, pinning Lotus emblem, being ready for receiving organiza-
tion grade. As a commissioned, a senior receives traditional instructions from the Family: There it is Bylaws, transferred and added up Regulations. That should be transferred instructions from its founders, from elder men and women, and utmost of all from Buddha’s Teachings. As a commissioned, a senior would receive two parallel assignments: practice and training and at the same time engagement to bring Teachings into real life. These two assignments have double fold trustful forces of cause/ effect and inflection of causes, and they must be self liberation and liberation for others or altruist liberation of a senior. As a commissioned, a senior must always
meditate on “Selflessness- Altruism”, harmoniously integrate into collective, give out mutual love and mutual support, encourage each other to attain clairvoyance and at the same time be role model to posterior generation. As a commissioned, a senior always has to regulate Body, Tongue, Mind everywhere, every time, in every condition… in gesture, action, language, attitude – of an true Buddhist member. As a commissioned, a senior won’t ever give up practice and study and observe True Dharma –Buddhist Teachings should be the most important gear for a senior to implement his/her most holiest mission of integral engagement.
7
Buddha’s Teachings shouldn’t be merely pure reasoning, and not ornamental beliefs to conscious knowledge. Indeed, Buddhism is a religion in action. As a commissioned, a senior must keep commitment: to bring Beliefs to the young, to everyone, every country, every nation… by his/her heart, real and necessary action, by exemplar of tolerance and integration, patience, perseverance, “fewer words more action”; by extracting and exposing hidden strengths and forces of Compassion-Mindfulness-Courage of the engaged Buddhism. In the short span of man’s life, we are committed to advance in true knowledge, build up peace and hap-
piness for ourselves, our young, our family, our Organization, our Dharma or Teachings, our nation and our social mass in general… By Tâm Huệ Cao Chánh Hựu, Chief of Interim Guiding Board Section of Vietnamese Overseas Buddhist Family Organization
ENGLISH SECTION
continued from page 6
ENGLISH SECTION
continued from page 7
directive to rejuvenate can be stressed upon regulating reforms of means and contents of activity in the Buddhist Family in two operations: (1) To encourage more positive participation from every member into activities and working shops (2) To promote mutual assistance and presently existing understanding from inside the Org. Because these two points imply a great deal of complexity, examples should be put forward for my reasoning. The first of all would be the weekly honoring the flag. In time custom becomes almost tradition; the part “story under the flag” of the unit would roll out impetuously in front of standstill formation of the unit and the speaker does his duty with great dignity. The host likes to look on this occasion to review discipline of the group and witness leadership talents of seniors, while overlooking the closeness among fellow members which should be encouraged to become factor that could necessitate voluntary discipline of the Org. I merely think that, in those gathering as such, in spite of an elder senior put out imposing commands as an unit commander
“ Today I remind to all seniors, in incoming week, we have to carry out notice No… “, that would make all members blow out long weary sighs! Of course, list of to-does must be proclaimed but only to seniors section. It is merely appropriate in front of the whole unit for the aged senior to calmly tell the youngsters like such “dear young, this morning, it happened that I was out into the garden, not paying much attention, I was entangled with branches, my wrists had been hurt, by chance anyone of you is carrying green healing oil in your backpack (tiger brand), please give me a little. You should remember this. At home, when your parents aged as I am doing, fall down, and their hands or feet hurt, bring forward the oil to them”. As an elder in the family, the aged senior talks to the young and skillfully reminds them of the lesson of a good child. They would feel very closer to the aged senior, particularly in appellation politeness, he could be older brother of their father. They would feel like they entertain themselves together in a big family circle. The atmosphere of an activity session is for us to create and maintain. To eat well, to sleep tight are wonderful things
Cannot eat, cannot sleep are wasteful and anxious This achieved, we reach half way in the process of rejuvenation. It should not be boastful to say as such. For our heart is cheerful, happy, we could be fervent to advance our steps on our White Lotus Path. Should it be too extremely optimistic, when I am thinking of a special case of a member who had registered into the Family since his childhood and is keeping to wear his Grey Shirt, put on his lotus pin and come to the Org with loose teeth and white hair, that’s master Pho H. at present time. What we have to do to make my dream come true, and for succeeding decades, the Family would still be a reliable educational institution at which the Youth would approach and look up? Secondly, what the rejuvenation does reveal would be that in reality, even in our Org, there is not so small number of minor age members, namely oriole chicks, who not fort at their mother tongue, would be patient enough to attend activities or ceremonies, some reserved only for them, and Vietnamese is solely spoken language! They could not, of course, understand what are expressed in speeches or talks
and it would be funny enough when praise reserved for them, they could not get it. I think our concerns are still with them, but in this case, we had forgotten them completely. By this, once I had to show my wholesome emotion totally out in public, when witnessing an aged senior in the former Senior Group who was trying to exchange in English in an activity session, for he recognized many young members could not understand Vietnamese. I knew he felt awfully hard with difficulties, common uneasiness, if anyone were thrown in similar situation, but he had tried his best for generations after him could reach his mindful heart and feelings totally dedicated to the Org for which the young should be true representatives. In my point of view, his deeds must bear the imprint meaning of trustful contribution; he had dug out all his forces and resources for the Org. It does mean more when recognizing that he had behaved in contacts with rear generations born rather long after him, in a spirit of being equal and open. He had conducted a sweet approach to younger with an attitude which, customarily, would not be an initiative or an approval from elders. So, it seems logical that he
Hình minh họa/Hoa Ðàm
should be regarded a person of great willingness who had cleared way for the rejuvenation to start. These above are some typical exemplars in a multitude of thousand of complex aspects from reform of means and contents in the process of rejuvenacontinued on page 9
LƯỢC SỬ GIA ÐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM
Biên soạn của TÂM LẠC NGUYỄN VĂN THỤC, nguyên Ủy Viên Nội Vụ Ban Hướng Dẫn Trung Ương GÐPT Việt Nam.
L
ời nói đầu: Tập “Lược Sử Gia Ðình Phật Tử” này đã được sưu tầm và ghi chép từ năm 1973, nhưng lúc ấy, chỉ với mục đích rất khiêm nhường, cốt “để ghi nhớ” và giữ làm tài liệu tham khảo riêng, rất cần trong việc điều hành của Ủy Viên Nội Vụ. Xét ra về nhiệm vụ, người có tư cách và chức năng để viết lịch sử GÐPTVN, phải là vị Ủy Viên Tu Thhư, không thì ít nhất cũng phải là Ủy Viên Nghiên Huấn, đúng theo
sự phân định của Tổ chức... Không phải ai muốn viết cũng được, mà ngược lại, đòi hỏi phải có một sự chọn lựa; người ấy phải có ý thức và tinh thần trách nhiệm. Vì dù sao, đây cũng sẽ là một “văn bản chính thức” của Tổ chức, bảo đảm được tánh cách chính xác của nó, hầu mọi người có thể yên tâm, căn cứ theo đó mà tham khảo, không sợ phạm những sai lầm đáng tiếc hay tạo nên những nghi vấn làm giảm niềm tin ở các thế hệ mai sau. Tập “Lược sử GÐPTVN” này có thể chưa
cần phải đưa ra phổ biến, nếu Dân tộc Việt Nam chúng ta không bị họa biến cố 1975... không những đã gây nên những cảnh tan thương đau xót, bắt buộc mỗi người phải nhắm mắt chia tay, xa cách những người thân ruột thị, lìa bỏ quê hương, lưu vong nơi đất lạ xứ người mà còn hủy diệt biết bao di sản quý báu, cả về vật chất lẫn tin thần, trong ấy phải kể đến những tư liệu, tài liệu cần phải lưu giữ từ đời này sang đời khác... GÐPTVN nằm trong
8
lòng Tập Thể Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, trong lòng Dân tộc Việt nam thì không thể tránh khỏi hiểm họa chung của Ðất Nước... Mặc dù vậy, để tiếp nối truyền thống từ ngàn xưa của Phật Giáo Việt Nam nói chung, và truyền thống năm mươi năm qua của Gia Ðình Phật Tử Việt Nam nói riêng - trong giai đoạn nguy nan này - hơn bao giờ hết, mỗi một Ðoàn Viên Áo Lam - Hoa Sen Trắng chúng ta, đã phải cảm nhận càng phải hành
độc tích cực hơn nữa, thực hiện tinh thần “Bi-Trí-Dũng.” Sự đóng góp của mỗi người, dù bé nhỏ, nhưng trong nỗ lực chung, sẽ trở thành một sức mạnh đáng kể... Cũng trong ý niệm ấy mà tác giả tập “Lược Sử GÐPTVN” này không còn ngần ngại gì để ngồi rà soát và biên tập lại từ đầu, cho phù hợp với đối tượng Huynh trưởng GÐPTVN ngày nay, ở trong nước cũng như ở nước ngoài. Sau 1975, mặc dù Quốc biến, GÐPTVN xem tiếp trang 16
ENGLISH SECTION
clearly and thoroughly when walking around look at things and to the pagoda with the be mindfully aware trash bin, or getting tion. It should be too of things and what is help from a hand of long to go into further truly happening. At this heart in a school. It details. I would postmoment, by applying must be the spirit of pone its deep developabove principles begreat Compassion ment under another fore raising the issue from colleagues. Worktopic “Reform program that is, in the end, what ing together side by and method or way of we all really want from side starts magnificent conducting activity and the Buddhist Family closeness feelings. practice by learning” Organization? What Love does exist in evwhich I believe my “colan individual wants eryday life, as Buddha leagues” such as Mr. must bear individuality taught: I am living in Tam P. (Chanh Duc, or privacy marks, but mundane life. In haFremont) and Tam from all people of the tred, I am living without Giac T. (Huyen Quang) same ideal, aspirations hate. would develop in their would reflect common writings (otherwise, I wishes for a collective. Conclusion would bring my car to your premises for your What we want is not easy to obtain. It must Works of rejuvenating “up street” ). result from a lingerour Buddhist Faming patient process of ily Organization are What do we really practice by learning designed when appear wish? I like to share of an individual who needs of modernizing with you a meditative takes our Family as a indispensable to the saying I had learnt medium for his or her survival and expansion in a meditation stapractices and training. of many agencies. The tion at Xom Ha, Lang I want to talk about above works do not Mai (Lesser hamlet, the point of time when aim at and limit to rejuMai Village) in1985, Clarity and Happiness venation of personnel, that is Duc An Đắc come to everyone’s but stress upon starting An (Cherish Peace mind. No marks of a new process for conGet Peace). It means anxiety, of prejudice scious knowledge. This if you want peace, left over, and mind will new process would you’ll get peace. The reach clairvoyance. attain expected results content of this saying Mind of peace is a only by efforts made by is not wordy, but it’s reflection of peaceindividual in practictotal truth; because ful shining moon. And ing with learning or in to Buddhist spirit, all mind enjoys of true other word, individual feelings and concepts happiness whenever a practice by learning of an individual must good deed benefits somust be essence of the take origin from his ciety and others. Good rejuvenation process of own Mind. Mind crething takes thousand the Organization. ates thousands of forms and happiness dharma, all forms and to cùng Thân mời các anh emmany đến occasions chung vui gia For suggestion of new shapes. Therefore in chịfind begin. My happy thing đình Minh Tâm Ðỗ Tân Khoa nhân dịp thôi nôi của ideas for discussion, order to obtain true is to collect trash after ba cháu Morgan, Madison và Megan, lúc 5PM thứup some folI’ll pick conscious knowledge afterBảytrue ngày 02 tháng 11every nămSunday 2013 tại tư gia 12092 lowing specific points and conscious noon activities or after Henry Evans Dr. Gargden Grove. CA 92840 – Gate so far in my revealed feelings toward outan offering session at 501.world, MINH KHOA. ÐT: 714.777.5777 development of the side weTÂM have ÐỖ to TÂN pagoda. It’s happier continued from page 8
9
topic: 1. For seniors rank, we should not be shy to advance in practicing Buddhist Teachings by studying them. Be determined to observe Ten Good Rules and beyond, we need at least 24 days of practice by learning every year to nurture altruist mind of Boddhicitta, to add up “body control for better life rules” concerning spiritual life. Further consideration of additional regulations for senior when promoted should be done and the practice by learning must be regarded as a strong weight in promotion review. 2. For members, let’s give them new equipment by inserting English language in activity and ceremony. We have many English documents from Deer Park Sangha or Buddhist clergy as well as from Buddhist meditation centers in America to select for our use. For example, after Regrets Sutra, we can read aloud English translation for the young to understand its deep meaning and content of the ceremony session and commitment. The added English part and any amendment to the content or religious
activity rituals, and adolescent education have only one purpose of helping young members, who are not fluent in Vietnamese, not to be confused and lost while participating in those events. This should not be considered as a violation of bylaws or are outside or beyond authorities of the Org. For example, in Luc Hoa meal to celebrate Grey Shirt Love reunion, not a complaint was made against rice from Thailand, cabbage from Costa Rica and bananas from remote Guatamala! Above are merely thinking and proposals which would still be simple, rude and gross and should be presented in the Assembly like a flint stone for new suggestion of ideas. Any advice from gentle audience, from true good intelligentsia would be very welcomed and author is very obliged to thousand thanks. Great success to the General Assembly and we wish we could always enjoy of peace and happiness under the light of Golden Path.
THÍCH TỪ LỰC
Lớp “Tìm trong chính mình” tại Google
Các kỹ sư cùng thực hành thiền trước khi vào vấn đề
HUYỀN LAM tổng hợp và lược dịch (Theo tạp chí The Wired, Salon, Scoop-IT)
và những kỹ sư chánh niệm
Đ
ối với những người sử dụng internet, công cụ tìm kiếm Google có giá trị và vị trí hết sức đặc biệt. Trong
một cuộc thăm dò dư luận gần đây cho thấy, hầu hết người sử dụng sẵn sàng đánh đổi tất cả các công cụ, trang mạng internet - bao
tiếp theo trang 4
ĐƯỜNG ĐẾN PHẬT cầu nguyện của người Phật giáo”. Và “Ngày hôm nay chúng ta đang thấy một sự lan tràn nào đó của Phật giáo trong thế giới Tây phương”. Ðằng sau sự sung mãn về vật chất và tiến bộ vượt bực về khoa học kỹ thuật của phương Tây, Ðức Ðạt Lai Lạt Ma đã thấy được sự trống vắng, cô đơn của mỗi cá nhân. Sự khủng hoảng về tâm linh của họ trên hành trình đi tìm một hạnh phúc đơn giản ở thế gian. Phật giáo và phương pháp Thiền là đáp ứng vẹn toàn cho sự khắc khoải đó. Thiền sư Nhất Hạnh cũng đã đóng góp công lao không nhỏ trong thành quả này.
ở quê nhà, ở hải ngoại họ còn cái mất mát là, chẳng còn hay còn lại rất ít được ôm ấp trong “cái nôi đạo vị nuôi dưỡng tình tự tôn giáo”. Ðiều này thật vô cùng quan trọng. Tôi nhớ rất rõ một kinh nghiệm, và, trong chúng ta ai cũng có một kinh nghiệm của riêng mình, mãi mãi đọng lại trong ký ức, gắn bó mình với đạo.
Lúc còn là một học sinh, một buổi chiều mùa hè đạp xe lên chùa Thiên Mụ thăm người bạn học hiện đang tu ở đó. Chú đang bận khóa kinh chiều. Ðứng trước chánh điện mênh mông vắng lặng. Nghe tiếng thông reo rì rào trong gió chiều. Mùi Ðiều nghịch lý là trong trầm hương phảng khi đó thì thanh niên phất. Tiếng mõ, tiếng Việt Nam, xuất thân từ kinh, trong không gian các gia đình Phật tử, lại mênh mông đó, như không mấy quan tâm, vẳng lại từ một nơi nào nếu không muốn nói là xa thẳm. Thật lạ lùng lơ là xa lạ. tất cả âm thanh không hề khuấy động mà Nếu nói việc đem đạo dường như tăng thêm đến với giới trẻ ở hải cái tĩnh lặng của một ngoại, nhất là ở Hoa buổi chiều. Tôi đã hứng Kỳ, khó khăn gấp bội được, đã nắm bắt được so với quê nhà thì lý do cái khoảnh khắc tuyệt ở đâu? Ở tự thân giới vời đó. Cái khoảnh trẻ hay tại vì chưa đáp khắc mà sau này, dù ứng được những tiêu theo những kỹ thuật chuẩn để lôi cuốn họ? ngồi Thiền: hít vào, thở ra, nín thở... tôi chẳng Ngoài tất cả khó khăn bao giờ gặp lại được. gặp phải như giới trẻ Các bạn trẻ đâu có cái
gồm cả những mạng xã hội khổng lồ để giữ Google. Chỉ cần gõ trên bàn phím vài từ, Google có thể đoán được người sử dụng
muốn gì và trong tích tắc cung cấp cả kho chất xám nhân loại liên quan đến đề tài. Công cụ Google thông minh đến nỗi phân biệt được
giữa hàng triệu dữ liệu, cái nào quan trọng nhất để sắp xếp thứ tự cho đỡ tốn thời gian tham khảo.
diễm phúc của thế hệ chúng tôi hay các bạn bè cùng lứa ở quê nhà.
nản; không thoái thác thì cũng lấy lý do bận học, bận làm ... để khỏi buồn lòng cha mẹ. Ði chùa vì cha mẹ chứ không phải vì Phật! Có đứa than phiền không hiểu được cái thư mời nói gì: “Cung thỉnh quý vị đạo hữu, chư thiện tri thức quang lâm vân tập?...!!!”
thiết nếu muốn giúp cho tuổi trẻ đến với Phật và sống theo đạo. Nếu xưa kia các sư tăng phải thông Hán học thì nay, do yêu cầu mới, các ngài, các thầy phải thông Anh ngữ. Ðây là điều hết sức cần thiết. Các em sinh ra hay lớn lên ở Hoa Kỳ, cho dù gia đình vẫn cho trau dồi Việt ngữ, các em cũng rất hạn chế về từ ngữ Hán-Việt để hiểu được các danh từ Phật học. Các em mới sang định cư, có khá hơn nhưng cũng lắm vất vả, truân chuyên.
Không chùa, thử... trở về nhà? Ở Việt Nam, nhà nào cũng dành gian giữa hoặc nơi trang nghiêm nhất để lập bàn thờ Phật và gia tiên. Ngày hai buổi thắp nén hương, dóng một hồi chuông lễ Phật. Từ lúc sinh ra, đến khi trưởng thành, từ thời ông bà, cha mẹ đến đời mình. Mọi chuyện trở thành một nếp sinh hoạt thân quen. Do điều kiện nhà cửa sinh sống ở Mỹ. Chuyện thờ tự cũng mất đi vẻ trang nghiêm. Nơi đầu tủ, một góc nhà, nơi phòng ngủ, dưới basement..., tiện đâu thờ đó. Mùi trầm không có, khói hương cũng năm khi mười họa. Hương cắt ngắn, nhúng nước cho bớt khói, khỏi đen nhà. Chuông chẳng dám đánh... sợ hàng xóm! Thời còn nhỏ, chúng ta phải đòi mới được theo cha mẹ đến chùa. Lớn lên, chẳng ai thúc hối, không tháng tháng thì cũng thỉnh thoảng đến chùa lễ Phật. Bây giờ, muốn con đi chùa hay dự những buổi sinh hoạt, thuyết giảng, ngày tết, ngày lễ, ngày vía..., nhỏ đã khó nói, lớn lên là học sinh, sinh viên lại càng khó hơn. Ðầu tiên chúng cũng háo hức. Ðược một hai lần bắt đầu thấy
10
Cha mẹ dịch đại khái ra tiếng Mỹ: “You are warmly Welcome”. Chúng nhe răng cười. Tiếng Việt đâm ra khó hiểu hơn tiếng... ngoại quốc! Ðến chùa, đến hội, mạnh thầy, thầy giảng, tràng giang đại hải. Một là quá khó. Hai là chẳng ăn nhập gì với ưu tư vướng mắc của chúng. Ngồi chịu trận, liếc chừng xem cha me có theo dõi hay không. Tâm trí phiêu bồng theo một câu chuyện riêng tư, một game đang chơi nửa chừng ở nhà, hay tung tăng lạc bước ở một Shopping Center nào đó! Ði chùa chỉ còn lại tác dụng ngoài dự tính, là tập cho tuổi trẻ “kiên nhẫn” và “tròn chữ hiếu”!!! Kinh kệ sách giảng trong sáng, đơn giản, dễ hiểu đã đành, mà hình thức thờ tự lễ lạc trang nghiêm, nhưng cũng phải đơn giản. Sinh hoạt ở làng Hồng của thầy Nhất Hạnh nếu không phải là mẫu mực thì ít ra cũng là một cách mạng cần
xem tiếp trang 12
Chắc chắn nói “Bát chánh đạo”, “Tứ diệu đế” khó hiểu hơn là “The Eightfold Path”, Four Noble Truths”. “Right Thinking” rõ ràng hơn là “Chánh Tư Duy”. Cả hai đều là tiếng ngoại quốc, có điều Hán ngữ đã thuộc về quá khứ. Anh ngữ là thứ tiếng đang học và đang sử dụng. Rất cần thiết có nhiều kinh sách song ngữ. Thêm vào đó, tuổi trẻ ở hải ngoại được hưởng một nền giáo dục khoa học kỹ thuật cao, các giảng sư nhất định phải có đủ trình độ và bản lĩnh, cũng như dùng Phật pháp để lý giải các nan đề của tâm linh và cuộc sống thực tế. Tóm lại, yêu cầu cho một sư tăng truyền đạo ở hải ngoại cao hơn nhiều, khó khăn hơn nhiều so xem tiếp trang 11
tiếp theo trang 10
và những kỹ sư chánh niệm Ngày nay, mọi người trên thế giới, dù bất đồng ngôn ngữ, nhưng dùng chung chữ “Google” như một động từ thay cho từ “tìm kiếm”. Khi cần tìm thông tin, người ta nói: “Để tôi gu-gồ (google)”. Đây là vinh dự vĩ đại khi tên của một thương hiệu trở thành từ chung cho toàn thế giới mà mãi đến nay chưa có công ty nào làm được. Google hiển nhiên trở thành tập đoàn lớn nhất nhì thế giới, có tổng giá trị trên 300 tỷ USD, doanh thu hàng năm trên 50 tỷ USD, tiền mặt trong ngân hàng 50 tỷ USD. Những con số khổng lồ này bằng tổng tài sản của vài quốc gia cộng lại. Để xử lý mệnh lệnh tìm kiếm từ hàng tỷ người sử dụng liên tục toàn cầu, Google đã thiết kế những cơ sở dữ liệu khổng lồ trên toàn thế
giới. Nơi đây, hàng triệu máy tính được kết nối, phân tích, chọn lọc nhằm đem lại đáp án cho riêng từng người trong nháy mắt như một phép màu. Hàng triệu máy tính ấy sẽ chỉ là bãi rác phế thải nếu không có những bộ óc cực kỳ thông minh của hàng ngàn chuyên gia kỹ thuật Google kiến tạo, lập trình biến chúng thành “phép màu”. Ít ai biết rằng, trong nhiều năm qua, Google đã đưa chương trình thiền vào giảng dạy, ứng dụng tại công ty để các chuyên gia lỗi lạc này có đời sống tinh thần luôn an lạc, tạo nên môi trường làm việc hòa ái, vui tươi. Chính điều lành mạnh này đã góp phần tạo nên những phát minh, sáng tạo kiệt xuất cho Google. Chúng tôi xin được tổng hợp tư liệu
về chương trình Thiền Chánh Niệm để quý độc giả thấy được chất liệu Phật giáo được ẩn mình phía sau màn hình công cụ tìm kiếm nổi tiếng toàn cầu có tên Google như thế nào. Chade-Meng Tan ngồi thiền trong tư thế bángià. “Nhắm mắt lại”, giọng anh trầm, chậm, nhịp nhàng hướng dẫn chúng tôi - “Để tâm vào hơi thở của bạn: thở vào, thở ra, khoảng ngưng ở giữa”. Chúng tôi cảm được lá phổi tràn đầy rồi nhẹ đi. Khi tập trung đến chi tiết nhỏ nhất trong hệ hô hấp, những suy nghĩ khác - công việc, gia đình, tiền tài - từ từ biến mất, chỉ còn nhịp lên xuống của lồng ngực. Cả mấy ngàn năm, phương pháp này đã giúp biết bao hành giả đạt cảnh giới thiền. Ngày nay cũng không gì khác biệt. Vài phút sau, sự tĩnh lặng chấm dứt khi
Meng nhỏ nhẹ tuyên bố, buổi thiền tập đã xong. Chúng tôi mở mắt nhìn mọi người mỉm cười trong một thiền phòng dựng tạm của Tập đoàn Google tại thung lũng Điện Tử (Silicon Valey) Cali Hoa Kỳ. Meng và hầu hết thiền sinh là nhân viên Google. Lớp thiền tập này là một phần trong khóa học nội bộ của Google có tên “Tìm trong chính mình” - Search Inside Yourself. Khóa học được thiết kế để dạy nhân viên phương pháp làm chủ cảm xúc, từ đó họ trở thành những nhân viên tốt hơn. “Tâm tĩnh lặng”, Meng nói, giúp chúng tôi sẵn sàng cho bài thực tập kế tiếp: Suy niệm về thất bại và thành công. Hơn một nghìn nhân viên Google đã tham dự khóa tu học “Tìm trong chính mình”. Hơn 400 nhân viên khác nằm trong danh sách chờ và học thêm những lớp khác như: “Tự thâm
nhập hệ thần kinh Neural Self-Hacking” hoặc “Quản lý năng lượng bản thân - Managing Your Energy”. Mỗi hai tháng, toàn công ty có buổi ăn trưa chánh niệm “Mindful lunches” hoàn toàn im lặng, ngoại trừ tiếng chuông. Việc thực tập này được bắt đầu từ khi Thiền sư Thích Nhất Hạnh được mời đến thuyết giảng tại Google vào năm 2011. Gần đây, tập đoàn khổng lồ này còn kiến tạo con đường dành riêng cho thiền hành. Không chỉ riêng Google ứng dụng truyền thống phương Đông. Tại thung lũng Điện Tử, “tĩnh lặng” được xem là chất càphê mới, là nhiên liệu để mở ra năng suất, bùng nổ sáng tạo mới. Những lớp dạy thiền và chánh niệm trở thành thiết yếu cho những công ty danh tiếng. Học viện “Tìm trong xem tiếp trang 20
Hình minh họa/Hoa Ðàm
Đi Qua Trường Mộng
tiếp theo trang 10
ĐƯỜNG ĐẾN PHẬT với trong nước. Vào thập niên ba mươi, bốn mươi ở Việt Nam đã hình thành hệ thống Khuông hội và Gia Ðình Phật Tử. Khuông hôi là nơi nương tựa Phật và Pháp cho cư sĩ tại gia và gia đình tận ngõ ngách, thôn làng. Dựa vào Khuông hội là tổ chức Gia Ðình Phật Tử. Qua hình thức sinh hoạt trẻ trung, sống động, G.Ð.P.T. đã giáo dục thanh thiếu nhi học Phật và sống theo Phật. Ðây là những sáng
kiến tuyệt vời, đúng lúc, hữu hiệu. Ở hải ngoại đang cần những cải cách sáng tạo có tầm mức như vậy. Gia Ðình Phật Tử nếu muốn đóng góp trong sự nghiệp giáo dục Phật giáo ở hải ngoại chắc cũng cần rầt nhiều thay đổi cả hình thức lẫn nội dung cho thích hợp. NINH HẠ NGUYỄN ÐỨC TÂM
HOÀNG LONG/ www.tienve.org Dưới sắc hoa đào Hoa cải vàng rực rỡ Đền Thần đạo cổ xưa
A
nh đi mê man như trong trường mộng. Sắc hoa trắng tinh trải suốt con đường. Những cành những gốc cây khô trần trụi. Lại sản sinh những đoá tinh khôi. Nụ hoa mong manh chúm chím, tương chiếu với vỏ cây xù xì, dưới gốc cây cải vàng rực rỡ, nằm bên đền thần đạo cổ xưa. Con đường dài yên
11
tĩnh, nằm trong giấc mộng xuân thì, mộng chìm sâu vào trong mộng, mộng khởi điệp điệp trùng trùng. Anh với hoa là cùng bản thể, cả hai đều mộng khác gì nhau. Từ một hiện hữu mầu nhiệm, sẻ chia thành muôn mảnh con, thành hoa, thành cây, thành đá, thành mây thành gió, thành ta. Qua muôn ngàn đời kiếp, hiện hữu hiển bày không ngưng, quả như trò chơi của sóng. Sóng
nước có khác gì đâu. Sóng biến thành muôn hình dáng, cũng chỉ là nước mà thôi. Nước hiển bày muôn dạng sóng, thể hiện Đại Hữu không cùng. Đi qua hết con đường mộng, với sắc hoa trắng tinh vẫy chào, với cơn gió mùa xuân dịu mát, hoa cải vàng và thảm cỏ xanh, anh ngỡ ngàng mỉm cười tỉnh giấc, thấy mình nằm trong Đại Hữu vô chung. Nagoya, ngày 30/3/2013
GĐPT CHÁNH TRÍ VÀ CHÁNH KIẾN Miền Quảng Đức – Hoa Kỳ Xuống Đường Quyên Góp Cứu Trợ
V
ừa qua, cơn bảo Wutip và Nari đã tàn phá và gây thiệt hại nặng nề về cả người và của tại các Tỉnh Miền Trung. Thực hiện phương châm ”Từ bi cứu khổ” của Đạo Phật, cũng như tinh thần ” Lá làn đùm lá rách ” của Dân tộc chúng ta và theo Thư Kêu Gọi Yểm trợ của các BHD GĐPT VN, Ban Hướng Dẫn Miền Quảng Đức Hoa Kỳ đã phát động công cuộc xuống đường quyên góp gây quỹ cứu trợ Nạn Nhân Bão lụt tại Việt Nam.
Đơn vị GĐPT trực thuộc BHD Miền Quảng Đức, Hoa Kỳ đã phân chia Khu vực và Thời gian để tổ chức vận động cứu trợ . Ngày 20/12/2013: Đơn vị Chánh Trí xuống đường tại TP Santa Ana, kết quả sơ khởi thu được $ 2700 Mỹ kim và còn tiếp tục. Đơn vị Chánh Kiến vận động quyên góp tại Khu vực Như Lai Thiền Tự, kết quả thu được $ 2500 Mỹ kim.
tiếp theo trang 5
XÂY DỰNG LẠI NGÔI NHÀ ĐANG Ở chia rẽ, có quá nhiều riêng biệt, lẻ loi … Như không còn ai tin tưởng ai nữa, không còn ai chung sức, không còn ai một lòng nữa. Ngôi nhà chung đang ở, với bốn vách tường ngã nghiêng, xiêu vẹo. Tôn giáo chia rẽ, Đạo Phật Việt phân chia, quốc gia xung đột, xã hội điên cuồng, con người lạc lõng hận thù, nghi kỵ …Cuộc đời, đâu cũng đầy dẫy
tương tàn, đổ vỡ như vậy, chúng ta còn tiếc rẻ gì mà không dám đứng lên thay cái cũ hiện tại, xây làm lên cái mới. Chúng ta hãy bẻ gãy phân chia vòng tròn, khuôn mòn lối cũ đang ràng buộc, uốn nắn, để có thể san xẻ tự tại, an nhiên với mọi người những huyền thoại, những ước mơ và những lời cầu nguyện chung nhau một ngôi nhà. Tin tưởng rằng,
Ngày 27/10/2013 Các Đơn vị GĐPT thuộc Miền Quảng Đức sinh hoạt tại Vùng Little Saigon sẽ xuống đường vận động, sau khi đã loan báo trên Đài truyền thanh và Truyền hình địa phương . Cầu nguyện công tác quyên góp cứu trợ được hoàn thành tốt đẹp, để có thể đóng góp chút tài mọn giúp đở cho đồng bào Việt Nam tại Miền Trung trong cơn khổ nạn .
chắc chắn chúng ta sẽ làm được và làm tốt đẹp hơn hôm nay. Chúng ta phải thay đổi cuộc đời chúng ta, chúng ta phải thay đổi con đường chúng ta đang đi. Chúng ta phải kiến tạo lại ngôi nhà chung đang ở mới mẻ hơn, góp phần kiến tạo thế giới mới, một thế giới hoàn chỉnh hơn, với “tâm hồn sáng tươi, chan chứa niềm vui, đem bao chí cường ngợi ca Đạo thiêng”! Đã đến lúc chúng ta
12
phải bắt tay nhau làm việc, nỗ lực hơn nữa, tinh tấn hơn nữa đến hơi thở cuối cùng, đắp xây lại ngôi nhà Cộng Đồng Hoa Sen nhân bản tuyệt vời. Xa hơn nữa Đã có quá nhiều chiến tranh, đã có quá nhiều chết chóc, qua lịch sử loài người, từ ngày khởi thủy đến nay, bao chiến tranh, bao chia rẽ, bao hận thù, vẫn sẽ tiếp diễn liên tục y như trong Trường Bộ Kinh (Dìgha Nikàya) (Collection of Long
Discourses), Đức Thế Tôn đã dạy, cách đây 2555 năm. -”Chúng sanh sẽ trải qua những khiếp nạn kinh khủng, vì quả báo kém tu nhân lành ; sẽ đến một ngày mà lá cây chạm vào nhau, cũng tiết ra chất độc để diệt trừ nhau, con người chỉ giành với nhau một giọt nước, cũng tận dụng binh đao, vũ khí để giết hại lẫn nhau. Thiên tai, núi lửa, bảo lụt, hỏa hoạn, cuồng phong, biển động, đất lở …, sẽ xem tiếp trang 19
tiếp theo trang 2
GIÁO DỤC VÀ Ý NGHĨA CUỘC SỐNG không hiểu biết, chống lại cái trật tự hiện tồn; và có một loại phản khán tâm lý sâu xa của trí năng. Có nhiều người phản kháng chống lại những qui tắc chánh truyền để chỉ lại rơi vào những qui tắc chánh truyền mới, tạo thêm những ảo tưởng và chứa chấp sự tự khoan dung. Những gì thường xảy ra luôn là chúng ta ra khỏi một nhóm này hay huớng về những lý tưởng khác, như vậy tạo ra một khuôn mẫu tư tưởng mới mà chúng ta lại sẽ phản kháng nữa. Sức phản kháng chỉ làm nẩy nở sự chống đối tương phản, và sự cải cách này cần sự cải cách khác nữa. Nhưng có một sự phản kháng thông minh mà nó không phải là sự chống đối, và nó đến với sự tự hiểu biết qua việc nhận ra cảm giác
và tư tưởng của mình. Chỉ khi nào chúng ta đương đầu với cái kinh nghiệm như nó xảy đến và không lẩn tránh điều quấy rối của nó thì khi ấy chúng ta mới đánh thức trí thông minh tột bậc; và sự đánh thức trí thông minh tột bậc ấy là trực giác, nó là sự dẫn đạo thực sự duy nhất trong cuộc sống. Vậy thì đâu là ý nghĩa của cuộc sống? Chúng ta đang sống và chiến đấu cho cái gì. Nếu chúng ta được giáo dục chỉ cốt để đạt đến sự phân biệt ly cách, để chiếm một nghề nghiệp tốt hơn, để được kết quả hơn, để chi phối trên các kẻ khác rộng rãi hơn, thì lúc bấy giờ cuộc sống của chúng ta sẽ nông cạn và trống rộng. Nếu chúng ta được giáo dục chỉ cốt để trở nên những nhà khoa học,
những nhà học giả kết hợp với những cuốn sách, hoặc những nhà chuyên môn chăm chú vào kiến thức rồi thì chúng ta sẽ góp phần vào sự hủy hoại và nỗi thống khổ của thế giới. Mặc dù có một ý nghĩa cao cả và rộng rãi hơn cho cuộc sống, nền giáo dục của chúng ta có giá trị gì nếu chúng ta không bao giờ khám phá ra nó? Chúng ta có thể được giáo dục tột bậc, song nếu chúng ta không hợp nhất sâu xa tư tưởng với cảm giác thì cuộc sống của chúng ta không hoàn toàn, mâu thuẩn với nhau và bị xâu xé với nhiều nỗi sợ hãi; và bao lâu giáo dục không bồi bổ một viễn ảnh hợp nhất về cuộc sống thì nền giáo dục ấy rất ít có ý nghĩa. Trong nền văn minh hiện thời của chúng ta, chúng ta đã phân chia đời sống thành ra nhiều khu vực thế nên giáo dục có rất ít ý nghĩa ngoại trừ trong việc học một nghề hay một kỹ thuật đặc biệt nào đó. Thay vì đánh thức trí thông minh toàn vẹn của cá
13
thể, giáo dục khuyến khích y làm đúng theo khuôn mẫu và như vậy là làm trở ngại cho sự hiểu biết mình của y như một tiến trình hoàn toàn. Để cố gắng giải quyết nhiều vấn đề sinh tồn ở những bình diện theo thứ tự của chúng, đã chi biệt ra khi chúng nằm trong những phạm trù khác biệt nhau, biểu thị một sự hoàn toàn thiếu thốn sự hiểu biết của nó. Cá nhân là sự lập thành của những thực thể khác nhau, nhưng nhấn mạnh vào sự khác nhau ấy và khuyến khích phát triển một kiểu mẫu rõ ràng nào đó đưa đến nhiều rối rắm và mâu thuẩn. Giáo dục sẽ gây ra sự hợp nhất của những thực thể riêng rẻ này bởi vì không có sự hợp nhất, cuộc sống trở nên một chuổi những chấp tranh và phiền muộn. Có giá trị gì ở việc đào luyện những người như những luật sư nếu chúng ta cứ mãi tranh tụng nhau? Đâu là giá trị của kiến thức nếu chúng ta cứ tiếp tục trong sự lầm lạc của chúng ta? Những gì là
tính cách trọng đại của kỹ thuật và khả năng thuộc về công nghiệp nếu chúng ta sử dụng nó để hủy hoại người khác? Đâu là yếu điểm của cuộc sinh tồn của chúng ta nếu nó đưa đến bạo động và hoàn toàn khốn khổ? Mặc dù chúng ta có thể có tiền hoặc có khả năng kiếm ra tiền, mặc dù chúng ta có những lạc thú và những tổ chức tôn giáo của chúng ta, chúng ta vẫn ở trong cuộc chấp tranh vô hạn. Chúng ta cần phải phân biệt giữa con người và cá thể. Con người là sự ngẫu nhiên, vô cố, và bởi sự ngẫu nhiên vô cố ấy tôi định nói đến những trường hợp sinh đẻ, hoàn cảnh mà trong đó tình cờ chúng ta được nuôi nấng, với chủ nghĩa quốc gia, những mê tín dị đoan, những phân chia giai cấp và các thiên kiến của nó. Con người hay sự ngẫu nhiên vô cố chỉ là trong chốc lát, mặc dù cái chốc lát ngắn ngủi ấy có thể kéo dài suốt cả một đời, và khi hệ thống giáo dục hiện thời dựa trên con
ngưỡng – tâm linh – chính là điều chúng ta cần và rất cần, để chạm đến vô biên và níu gần về cùng thân phận làm người nhỏ bé này.
KHÁT VỌNG SỐNG VÀ YÊU THƯƠNG ÐÌNH NGUYÊN
T
ôi có một nhóm bạn trẻ đang đi cứu trợ cho đồng bào bị nạn lũ lụt vừa qua ở miền trung. Thiết nghĩ đây là 1 hành động tốt, ích lợi và thiết thực nhất, thay vì ngồi đó nói suông. Tôi hoan nghênh điều này. Tuy nhiên nếu tôi có đủ thời gian đi cùng họ, tôi chắc chắn sẽ mang theo máy quay phim. Dĩ nhiên say mê của tôi là nhiếp ảnh, nhưng tôi nghĩ trong những trường hợp này, những thước phim ghi lại, sẽ sống động hơn. Điều ấy sẽ để lại dấu ấn tốt cho chúng ta và cả những thế hệ mai sau. Ai cũng có
quyền sống, nhưng sống trong cơ cực và hứng chịu những điều có thể tránh được do con người tác động vào thiên nhiên vì lòng tham thì phi lý quá! Tôi đã xem 1 đoạn phim do bạn gửi nói về cuộc hành trình của các tiểu tăng Tây Tạng. Họ đi qua núi cao, tuyết lạnh hoang vu. Họ gục ngã không vì khắc nghiệt. Họ chết vì những viên đạn bắn ra có chủ ý sát hại. Năm ngoái, bạn tôi nhờ tôi viết lời mở cho chương trình tự nguyện đóng góp, giúp các tiểu tăng này có điều kiện hoàn thành tu học
tại tu viện Sera may của Dalailama 14. (tại Canada) Mời xem phim tại link này: http:// www.youtube.com/ watch?v=hrj9JOOvlos (Từ phần 1 đến 6). Tôi post lại lời mở đã viết ở đây: - Thưa quý vị Sinh mạng và đời sống là một món quà vô giá của tạo hóa trao cho muôn loài, trong đó có con người. Chúng ta được sinh ra, lớn lên và đang sống với những khoảng trời ắp đầy mơ ước, khao
khát của riêng mỗi chúng ta. Đời sống của chúng ta khi đã trưởng thành vẫn được lớn dần lên, phong phú hơn vì sự ham sống và khát khao đi xa hơn nữa. Vâng! Thưa quý vị, chúng ta đang sống và đang lớn dần lên vì đời sống tinh thần của chúng ta luôn được mở rộng và vươn lên, cao hơn mãi mãi. Không ai muốn dừng lại, dập tắt đi điều quý giá vô biên ấy, vì nhờ nó mà ta chạm được vào với vô cùng mà bàn tay nhỏ bé đôi khi không làm được. Tín
Quanh chuyện tượng Trần Nguyên Hãn chỉ còn một chân
S
ÀI GÒN (NV) - Cuối tháng 7 vừa qua, cư dân mạng Internet được một phen xôn xao bàn tán về vụ tượng đài Trần Nguyên Hãn đặt trước bùng binh cổng chợ Bến Thành. Số là tượng danh tướng Trần Nguyên Hãn cưỡi ngựa tay giơ cao cánh chim bồ câu, đột nhiên bị “rụng” mất một chân (phía bên phải). Thế là các bloger tha hồ được dịp “tán”...
(với một chân còn lại) trơ gan cùng mưa nắng dãi dầu (đang mùa mưa bão) để giơ cao cánh chim hòa bình. Theo tìm hiểu thì tượng đài Trần Nguyên Hãn được làm bằng chất liệu xi-măng, vốn được xây dựng từ trước 1975 (cùng nhóm có: Tượng Trần Hưng Ðạo, tượng Phù Ðổng Thiên Vương, tượng An Dương Vương, tượng Phan Ðình Phùng...). Sự chậm trễ trong việc “phục chế” chân cho tượng tướng quân Trần Nguyên Hãn, có thể có... nhiều lý do, nhưng có lẽ không ngoài hai lý do mà giới am hiểu... suy đoán.
Các chức sắc có thẩm quyền ở Sài Gòn lập tức nhóm họp để bàn cách giải quyết “sự cố” Trần Nguyên Hãn. Nhưng thời gian cho tới nay đã hơn hai tháng... trôi qua, mà tướng quân Trần Nguyên Hãn Thứ nhất, với những vẫn phải hiên ngang tượng ở ngoài trời làm
Không ai cam lòng nhìn thấy những sinh mạng bị cướp đi tàn nhẫn, những sinh linh “người” bé nhỏ đang khao khát đi tìm giải thoát, ước vọng cao quý muôn đời đang bị vùi dập như những con thú trong đêm dài sa mạc hoang vu hay núi tuyết lạnh lùng. Vâng! Thưa quý vị, tôi đang nói đến những vị tiểu tăng người Tây tạng, những sinh mạng bé nhỏ đang khát khao giữ lấy sự sống còn để tìm về đường giải thoát. (Lúc này trên màn hình chiếu cảnh Murder in the snow) … im lặng sau khúc phim vài giây… Họ là những con người mà niềm hy vọng và khao khát vươn đến huệ trí và thánh thiện thật đáng cho ta khâm phục. Như đã thấy, băng giá, hoang lạnh, nguy hiểm không làm họ sờn lòng. Họ đi, đi tới với Tín ngưỡng bằng niềm tin tuyệt đối. Những sinh mạng bé nhỏ ấy đã bị cướp đi xem tiếp trang 15
VĂN LANG/NGƯỜI VIỆT www.nguoi-viet.com
bằng chất liệu xi-măng (dạng bê-tông cốt thép) thời hạn sử dụng là khoảng 50 năm, mà tượng Trần Nguyên Hãn đã hai lần sửa chữa, phục chế làm nữa sợ không đảm bảo (?!). Hơn nữa, lâu nay nhà cầm quyền thành phố có tính di dời tượng Trần Nguyên Hãn vô... Thảo Cầm Viên, vì chợ Bến Thành cũng như bùng binh Sài Gòn đã có “dự tính” xây nhà ga tàu điện ngầm và trung tâm thương mại. Mặc dù vậy, nhưng cũng có giới chức đề nghị là phải nhanh chóng “khắc phục” chân cho tướng quân Trần Nguyên Hãn, chứ xem tiếp trang 15
14
Tượng Trần Nguyên Hãn bị gãy chân phải. (Hình: Văn Lang/Người Việt)
tiếp theo trang 14
KHÁT VỌNG SỐNG VÀ YÊU THƯƠNG trắng trợn, bị vùi dập bạo tàn bởi những kẻ vô thần, vô tâm, mất hoàn toàn nhân tính. Họng súng độc ác khạc ra những đốm lửa xanh lè dập tắt đi ánh lửa vàng le lói của trí huệ, của minh triết vô biên. Vâng! Chỉ bằng niềm tin cùng lòng tín ngưỡng vô biên và sự trả giá bằng chính sinh mạng của mình họ đã đi, họ đã mất nhưng điều cuối cùng họ đã làm được là: HỌ ĐÃ TỚI. Tôi thật sự thán phục nghị lực vô giới hạn của họ và lòng khát khao vô cùng chạm đến cánh cửa của
trí huệ bằng sự tín ngưỡng thánh khiết của những con người này, của những sinh mệnh nhỏ nhoi này. Tôi ủng hộ họ, và thật thiết tha mong muốn làm điều gì đó cho họ bằng cách thiết thực nhất. Tôi nghĩ rằng mọi người ở đây, trên thế giới này, những con người sống có mục đích và đầy ắp tình thương và lương tâm cũng cùng suy nghĩ tương đồng như tôi. Chúng ta hãy đưa ra một bàn tay, chung sức lại giúp họ bằng những gì có thể và thiết thực nhất.
ÐÌNH NGUYÊN
HỘP THƯ HOA ÐÀM HTR. TRÍ MINH LÊ VĂN CHIẾU: Chúc mừng Hoa Đàm tái sinh hoạt, mong ước sẽ là sân chơi bổ ích cho Lam viên. Anh rất thích. H.TR QUẢNG DŨNG HỒ CHÍ CƯỜNG: Chúc mừng sự trở lại của Hoa Ðàm. THẦM LĂNG: “Đứng dậy mà đi thôi!” MAHA XILIN: Hoa Đàm không biết của ai nhưng nhìn qua thấy Hoa Đàm rất là chuyên nghiệp... mà mình đã từng thấy. THANH THỦY TRỊNH: Mừng em còn energy để tiếp tục gieo hương Hoa Đàm. Đi tiếp nha em trai. Thân mến
GIA MY: Đứng dậy mà đi, có chúng tôi đây tiếp tục nối bước.... ERNEST LE: Hoa Đàm, tượng Phật, áo lam Nghe như vận nước thăng trầm ngàn năm. Nhóm kết tập Hoa Ðàm chân thành cảm ơn sự quý mến của độc giả lam viên, thân hữu khắp bốn phương đã gởi lời chia vui, khích lệ và đóng góp bài vỡ cho những số tới. Ðã nhận được bài của tác giả LÊ GIANG TRẦN “Sống tự do cho chính mình” với lời nhắn thân tình “hy vọng góp một tay.” HÐ xin giữ chặt bàn tay của Anh như một nhịp cầu tri âm... đồng thời cũng nhận được bài của
tiếp theo trang 14
Quanh chuyện tượng Trần Nguyên Hãn chỉ còn một chân chờ đề án di dời với bao nhiêu thủ tục nhiêu khê, chờ phê duyệt, rồi chờ “rót” kinh phí thì e là tượng tướng quân đã... “sụm bà chè.” Ý định di dời tượng tướng quân Trần Nguyên Hãn thì đã có từ lâu, nhưng vẫn chưa được thực thi là do tượng tướng quân bị “vướng” cái... lý lịch. Là vì, một vài vị trong “hội đồng thẩm định” sau khi xét “ba đời lý lịch” mới phát hiện ra là tượng Trần Nguyên Hãn vốn chẳng phải là nhân vật lịch sử gì (?!),mà chẳng qua là nền cộng hòa trước 1975 muốn vinh danh ngành truyền tin của quân lực VNCH mới cho dựng bức tượng tướng quân Trần Nguyên Hãn với tay giơ cao cánh chim bồ câu (đưa thư). Vì thế đưa tượng vô Thảo Cầm Viên đặt trước đền Hùng thì họ cho là... không tiện. Và có lẽ cũng do tượng tướng quân Trần Nguyên Hãn là người của “chế độ cũ” do vậy không được ưu tiên phục chế sớm chăng?! Và có lẽ cũng do tượng tướng quân Trần Nguyên Hãn là người của “chế độ cũ” do vậy không được ưu tiên phục chế sớm chăng?! Dạo một vòng quanh Sài Gòn, ngắm lại những tượng xưa chúng tôi không khỏi
Tượng Trần Hưng Ðạo ‘rong rêu’ nếu bảo quản không tốt sẽ có ngày đổ sập. (Hình: Văn Lang/Người Việt) giật mình. Tượng Trần Hưng Ðạo đặt nơi bến Bạch Ðằng khá uy nghi với khôi giáp, gươm báu chỉnh tề, với một tay chỉ xuống sông. Mà một thời dân vượt biên đã “tiếu lâm” với nhau, là:
Trần Hưng Ðạo lại đổ sụp xuống đường. Còn tượng Phan Ðình Phùng thì nhỏ bé, đứng bơ vơ lạc lõng nơi vòng xoay Châu Văn Liêm, với dòng xe cộ ồn ào đầy bụi khói.
Mùa mưa năm nay kéo dài đã làm cho bức tượng Trần Hưng Ðạo (vốn được coi là bức tượng to và đẹp nhất ở Sài Gòn còn sót lại) bị phủ một lớp rêu xanh đen làm cho bức tượng bị biến dạng hoàn toàn.
Có lẽ nhóm tượng trước 1975 chỉ có tượng Phù Ðổng Thiên Vương là còn khá vững chãi nơi “bàn thạch” chưa dễ gì đổ nhào. Nhưng Thánh Gióng vốn trước kia đã nhỏ bé trên lưng con ngựa cao lớn thì nay càng nhỏ bé vì xung quanh giăng đầy những tấm bảng quảng cáo dầu gội đầu chiếm hết không gian của bùng binh ngã sáu.
Nếu không có kế hoạch bảo quản tốt thì e là không biết một ngày nào đó tượng
Ðiểm lại thực trạng của những tượng, điêu khắc ở Sài Gòn thì thấy chẳng những quá thiếu
- Ổng “xúi” tụi mình đi cho lẹ đó!
15
mà còn quá... yếu. Nhóm tượng đài trước 1975 lớp thì bị dỡ bỏ, lớp thì đang xuống cấp nghiêm trọng, chờ... sụm. Những bức tượng mới thì không có, hoặc có mà lại quá xấu, hoặc không phù hợp. Ðến một quốc gia, hay một đô thị, nhìn kiến trúc của quốc gia đó, tượng đài của thành phố đó, người ta nhận ra nền văn minh của xứ sở đó. Ngày nay, tại trung tâm một đô thị lớn nhất Việt Nam là Sài Gòn, một tượng đài tướng quân có công với nước (dù là biểu tượng truyền tin, hay biểu tượng hòa bình, với cánh tay nâng cánh chim bồ câu vươn cao) đã gãy một chân hơn hai tháng trời nay “trơ gan cùng tuế
nhà báo TRỊNH THANH THỦY, tựa “Quý bà nghĩ gì về Viagra, Cialis…” Từ chị, HÐ luôn có những tư liệu tham khảo, nghiên cứu xác thực cho đời sống khoa học nhân văn, mà nhìn tầm xa rộng, là tiếng cảnh tỉnh cần thiết trước bao vấn nạn luôn phũ trùm lên đời sống nhân sinh mà bất cứ ai cũng cần được biết. HÐ sẽ dành đăng vào những số tới và mong đón nhận nhiều bài báo giá trị khác của chị cũng như từ độc giả quan tâm. Cuối cùng là bài thơ của tác giả NGUYÊN AN TÔN THẤT THÁI, và NGUYÊN CHƠN NGUYỄN NGUYỄN THÀNH TÂM để dành đăng vào số tới...
nguyệt” mặc bàn dân thiên hạ qua đường đàm tiếu. Vậy thì cái nền văn minh của đô thị này là nền văn minh gì? Nếu không phải là sự “tố cáo” trình độ quản lý đô thị một cách luộm thuộm và tắc trách của giới hữu trách?! Hơn 7 năm trước, Sở Văn Hóa Sài Gòn, cùng với Hội Kiến Trúc, Hội Lịch Sử được thành phố giao cho trách nhiệm xây dựng đề án quy hoạch tượng đài cho thành phố. Nhưng cho tới ngày hôm nay, khi tượng Trần Nguyên Hãn (một danh tướng tham gia khởi nghĩa Lam Sơn cùng Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh giành lại đất nước cho dân tộc, sách ghi là trong ngày thắng lợi ông là người tung cánh chim bồ câu (đưa thư) báo tin giặc đã đầu hàng, thanh bình đã về trên đất nước) bị “què chân” thì bản đề án về quy hoạch xây dựng tượng đài vẫn... mù vô tăm tích. Một bức tượng không chỉ là một bức tượng mà nó luôn là một biểu tượng để nói lên nhiều thứ. Một bức tượng phải được “phối cảnh” với không gian xung quanh mới có thể trở thành một tượng đài đúng nghĩa. Ðiều đó đòi hỏi tầm nhìn chiến lược (nhìn xa trông rộng) không chỉ riêng về giới Nghệ Thuật mà trong tất cả các ngành ở Việt Nam đều thiếu vắng tầm nhìn này. xem tiếp trang 16
tiếp theo trang 8
Biên soạn của TÂM LẠC NGUYỄN VĂN THỤC nguyên Ủy Viên Nội Vụ Ban Hướng Dẫn Trung Ương GÐPT Việt Nam
LƯỢC SỬ GIA ÐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM vẫn duy trì sự sinh hoạt của mình - một cách liên tục - (không công khai, nhưng không có nghĩa là không hiện hữu), ở Quốc nội; và ngày nay còn lan rộng ra cả nhiều nước trên thế giới... Tổ chức còn hoạt động thì không thể thiếu các Khóa Huấn Luyện Huynh Trưởng. Từ đó đòi hỏi phải có tài liệu để tham khảo, soạn bài, hầu dẫn dạy đàn em được chính xác hơn. Trong các đề tài cần phải trình bày và giảng cho các khóa sinh các Cấp, có đề mục nói về “Quá trình thành lập và phát triển GÐPTVN” vì thiếu tài liệu, nên các giản viên phải tùy nghi, tuy cố gắng hết sức của mình để viết thành bài, nhưng làm sao tránh được những sai sót. Vấn đề không phải chỉ ngưng ở đó... Vì nhiều lý do, khách quan và chủ quan, có thể, vì Ban Giảng Huấn
bận, có quá nhiều công tác phải làm, mà cũng vì tin tưởng lẫn nhau, nên bỏ qua vấn đề kiểm chứng bài giảng. Bài được cho in và phát cho trại sinh. Thay vì, chỉ tạm dùng trong một khóa đó mà thôi, ở đây, các bài được soạn gấp rút, trong những trường hợp thiếu nghiêm túc ấy, lại được phổ biến rộng, lưu dạy từ khóa này đến khóa khác... lâu ngày, trở thành tài liệu chính thức. Kết quả(?) đáng ngại và đáng buồn! Hơn nữa, tập “Lược sử” này phải cho ra sớm hơn dự định, là vì, những “bài giảng” được soạn trước đây, trong những trường hợp đặc biệt ấy, đã tạo nhiều nghi vấn, xa sự thật và trái với tinh thần khoa học cần phải được tôn trọng, nhất là đối với một tổ chức giáo dục như GÐPTVN của chúng ta. Và, như đã nói trên, tập “Lược sử” này nhằm viết cho lớp thanh niên, thế hệ hậu lai (thập
niên 90 về sau nữa), nên có phụ thêm nhiều phần giải thích, phụ đính, có cả phụ hội bối cảnh trong lịch sử chính trị, xã hội, văn hóa đương thời, để minh hoạ. Trong tập này còn có nhắc qua các bậc Thiền Sư, các Cư sĩ Phật tử, những vị mà không những đóng góp công đức xây dựng Phật giáo mà còn có công rất lớn đối với phong trào GÐPTVN mà tất cả chúng ta cần nhớ và ghi ơn. Có một việc muốn làm, nhưng tác giả tập “Lược Sử” này không đủ khả năng, và đương nhiên cũng không thể bao biện được hết (dù sao, cũng là một sự thiếu sót), ấy là không đề cập đến được hết, ít nhất là sự thành hình của GÐPT ở mỗi Tỉnh, ví dụ tỉnh Quảng Trị, Ðàn Nẵng, Qui Nhơ, Nha Trang, Ðà Lạt, Darlac v.v và v.v... Tuy nhiên, tác giả có một yêu cầu và mong được các anh chị đồng
tình hưởng ứng: 1. Việc biên soạn “tiểu sử - lược sử hay lịch sử” này là một công việc có tính cách tập thể, chứ không phải của cá nhân một người nào... Nó có hay, hay dở, đầy đủ hay thiếu sót, đều do của chung của chúng ta cả... 2. Như trong phần đề cập đến sự thành hình và phát triển của các GÐPT miền Nam, thì các anh chị, cứ xem đó như một mẫu, một dàn bài, để viết và bổ sung thêm phần của GÐPT địa phương, tại Tỉnh mình vậy. (Nếu có thể, cứ gởi tài liệu, hình ảnh, tác giả xin sẽ làm tiếp phần sau.) Nói một cách khác, người lập tập “album” đã làm phần đầu rồi, chúng ta, ai có “hình kỷ niệm” thì cứ tự nhiên “dán” thêm vào... tác giả rất hoan nghênh được sự hợp tác này. Mong thay! 3. Hơn nữa, nếu được có một anh chị trưởng nào, đầu nhiệt tâm, muốn sử dụng tập “Lược Sử” này để làm
cơ sở soạn viết lại một cuốn sách “Lịch sử GÐPTVN” thật đầu đủ và hoàn chỉnh thì tác giả rất hoan nghênh... và sẵn sàng hợp tác, nếu cần... Như đã nói từ đầu, vì lẽ chưa có người nào đứng ra làm, nên tác giả mới bắt buộc phải đứng ra làm trước vậy thôi. Nam Mô Thường Tinh Tấn Bồ Tát, Nam Mô Thường Hoan Hỷ Bồ Tá Ma Ha Tát. Ghi chú: Một tập “Nội Quy GÐPTVN” và “Quy chế Huynh trưởng GÐPTVN” cũng đã được ghi chép lại với phần giải thích rõ ràng, kèm theo các văn bản lập quy, có từ năm 1951 đến 1973. Người biên soạn: Tâm Lạc Nguyễn Văn Thục, nguyên Ủy Viên Nội Vụ Ban Hướng Dẫn Trung Ương GÐPT Việt nam. (Còn tiếp)
tiếp theo trang 15
Quanh chuyện tượng Trần Nguyên Hãn chỉ còn một chân
Về... Mai sau về với trăm năm Ta nằm với đất,âm thầm tan ra Trần gian một cõi bao la Cỏ non xanh biết hát ca ru mình Bao nhiêu thế thái nhân tình Một mình biết,một mình mình hay Buồn như ngọn khói lắt lay Quẩn quanh nhân thế rồi bay lên trời.
...với trăm năm Tượng Thánh Gióng quá nhỏ bé giữa những tòa nhà cao tầng và pa nô quảng cáo. (Hình: Văn Lang/Người Việt) Phổ biến ở Việt Nam là tư duy “ăn xổi ở thì,” cách sống “chợ búa” luộm thuộm, luôn cong lưng chạy theo vụ việc - trước những việc đã rồi. Dù sao, cũng hy vọng một ngày người dân Sài Gòn sẽ được nhìn thấy tượng đài của những người đã có
công lớn với Sài Gòn (mảnh đất Gia Ðịnh xưa) như tượng Tả quân Lê Văn Duyệt nguyên là Tổng trấn thành Gia Ðịnh, hay như tượng ông Trương Vĩnh Ký người đã có công lớn trong việc mở mang nền “quốc ngữ” cho người Việt. Chính trị, thời thế là cái rồi sẽ qua đi, chỉ còn
lại lịch sử và văn hóanghệ thuật (thực sự) là mãi tồn tại với không gian, thời gian. Cái gì thực sự có công với nước thì nó mãi mãi là một tượng đài không bao giờ phai mờ trong ký ức của người dân Sài Gòn.
16
Có khi là gió lang thang Có khi là nắng hoang mang tắt dần Có khi là những phù vân Rơi vào ngơ ngác cõi trần miên man Có khi lời nói xa xăm Của ai neo đậu trong tim mất rồi Cao hơn cả những bầu trời Dày hơn mặt đất là lời của em Trăm năm còn nỗi yếu mềm Lặng im nghe nỗi vỡ tan đất trời!
KAO NGUYÊN
Hình minh họa/Hoa Ðàm
TÂM THƯỜNG ÐỊNH
“TRIẾT LÝ CÁI LU” Viết tặng Lu và các em ngành thanh thiếu GĐPT
K
hi còn ở Việt Nam, ai trong chúng ta cũng biết về cái Lu đựng nước. Cái Lu có những tác dụng rất hay của nó. Trong bài viết ngắn này, chúng ta hãy thử bàn về triết lý cái Lu. Đối với tôi, cái Lu rất thân thiện và đầy kỷ niệm một thời thơ ấu. Khi qua Mỹ, hình ảnh này không còn thấy nữa. Tuy nhiên tôi có quen biết và kết thân với gia đình anh chị Thu Tỵ, và họ đặt tên cho con trai út của mình là Nguyễn Sanh Duy, đặc biệt tên ở nhà của em là Lu. Vì thế, mỗi lần nhìn thấy Lu là tôi như có được cơ hội để suy ngẫm về hình ảnh cái Lu thân thuộc ở quê nhà. Chúng tôi biết Lu và yêu quý em từ thuở nhỏ. Ở Lu, tôi cũng học hỏi được nhiều điều. Khi em còn là một Oanh Vũ nam cỏn con, có lần tôi hỏi em, tại sao em đi Chùa hay Gia Đình Phật Tử. Em trả lời rằng: “Em đi Chùa là để học làm người lãnh đạo”. Câu trả lời thoạt đầu ngỡ là ngây thơ, dễ thương nhưng nó có một chiều sâu vô hạn mà chúng tôi vẫn thầm học hỏi ở em từ đó đến giờ. Khi em lên trung học,
em chuyển lên học ở trường tôi dạy, và tôi tình nguyện đưa đón em đi học trong suốt 2 năm đầu. Có thể nói rằng thời gian đó em đang lớn dần trong xe của tôi, giò cẳng của em ngày mỗi dài. Nay, nhân dịp em ra trường Trung Học và sắp lên Đại học, tôi mong được lần nữa gọi tên Lu và viết về cái Lu để tặng em cũng như các em ngành Thanh, Thiếu trong GĐPT như là món quà khuyến tấn các em trên con đường học vấn/tương lai. Lu là một cái hủ lớn đựng nước - Ví như cái bụng của đức Phật Di Lặc. Nó bự và ‘trống rỗng’. Hồi xưa, lúc điều kiện sinh hoạt còn thô sơ, nhà nào cũng phải gánh nước từ giếng làng về nhà. Ở quê tôi, có khi phải đi rất xa nếu giếng nước gần nhà bị cạn. Nhiều khi phải đi vào sâu trong những khe đá hoặc xuống biển, khoét sâu xuống lòng đất, để lấy nước ngọt về dùng. Tất cả những nguồn nước quý có được đều đỗ vào một cái Lu thật to trước nhà để trữ. Chuyện xưa, có một người Thầy dẫn đệ tử của mình vào trong một Đền thờ và chỉ cho thấy một cái Lu đang có nước trong đó. Người dạy học trò, khi cái Lu quá đầy nước bị tròng trành, nghiêng
ngã về một bên thì nước dể bị đổ. Khi ít nước quá, thì nó cũng Lu dể bị ngã nghiêng. Rồi người dạy các học trò rằng, hễ mà mạnh quá thì cũng không ổn mà yếu quá thì cũng không xong. Cho nên… Để có một cái Lu tốt, nó phải trải qua nhiều giai đoạn. Thứ nhất là những người thợ nắn ra nó. Họ phải biết cách làm khuôn, xây thành, vun đúc, hoàn chỉnh để có một cái Lu đẹp và tròn trịa. Lu của em thật quý vì có đến hai người thợ nặng Lu đầy trí tuệ, nghệ thuật, và đặc biệt đầy tình thương yêu đối với chiếc Lu. Kế đến, phải trải qua một giai đoạn nung nấu. Nhiệt độ càng cao, càng nóng thì sự bền chắc của cái lu càng tăng. Thật vậy, những trải nghiệm trong cuộc sống của một con người với đời càng nhiều thì sự chín chắn và đức tính đáng quý trong con người đó càng cao. Sau khi thành hình rồi, thì việc sử dụng nó lại càng không kém phần quan trọng. Lu là để chứa nước. Chứa quá nhiều nước hay quá ít nước đều không tốt, như câu chuyện kể trên. Điển hình là khi đựng nước ít quá, thì sẽ rất vất vả cho người dùng vì phải
17
vói xuống sâu trong Lu để múc nước; cũng như khi nước đầy quá thì áp lực nước trong Lu lớn, lâu ngày dễ gây bể Lu. Nên muốn để Lu được sử dụng và bảo tồn lâu đời, thì chỉ nên đựng vừa phải. Trong cuộc sống, con người ta thường sống theo bản năng của mình, luôn có những nhu cầu và đam mê về tài sắc, danh vọng, cũng như ăn ngon, mặc đẹp. Nói chung họ luôn mưu cầu để có được hạnh phúc, mong cái Lu của mình luôn được đầy vơi. Kinh tế khá giả, mọi thứ dư giả và thoải mái, thì có lẽ sẽ làm cho họ toại nguyện. Tuy nhiên, như cái Lu chúng ta đang đề cập, đầy quá cũng dễ tràn và có nguy cơ bị vở. Chính vì thế trong lý tưởng sống, mình cần có tư duy, chánh kiến. Phải xây dựng nó bằng nền tảng của sự hiểu biết và thương yêu. Được sống một kiếp người đã khó, nhưng một kiếp người sống bao dung và vị tha lại càng khó hơn. Để giữ được cái Lu bền vững và có ý nghĩa, nước trong Lu phải luôn được luân chuyển, và nó phải không được đầy quá mà cũng không lưng quá. Cái không lưng quá đó là cả một nghệ thuật. Mà nói về nghệ thuật, thì như Thầy Viên Minh và Thầy Minh Đức Triều Tâm Ảnh có lần chia
sẻ với chúng tôi tại Tu Viện Diệu Nhân rằng: “Nghệ thuật là biết bỏ bớt những gì không cần thiết.” Cuộc sống vốn dĩ phù du và dâu bể, nên ta phải biết định hướng cái gì là không cần thiết hay là cần thiết. Muốn tránh cái phiền toái của sự vở Lu (cũng như của kiếp nhân sinh) thì cần buông bỏ, hỷ xả và mong tìm cho mình con đường giải thoát. Hãy tìm sự vừa đủ và an lạc trong chính tâm hồn. Con đường giải thoát đó, trong Đạo Phật gọi là Trung Đạo. Đạo nghĩa là đường; Trung có nghĩa là chính giữa. Là con đường phá bỏ đi thế giới nhị nguyên, hai đối lực là chánh tà, trắng đen, thiện ác và tốt xấu, hay dở, đúng sai v.v... trên con đường đi tìm về với Bản lai diện mục hay Phật tánh vi diệu của mỗi chúng ta. (Giác ngộ là sự vắng bóng của khổ đau.) Vì thế cái Lu cũng có thể là phương tiện để chúng ta nhìn thấy và gợi lại những gì mình đã học và hiểu. Cái thực dụng ở đây là đem ra mà hành thôi. Nói tóm lại, tất cả chỉ là phương tiện, không phải là cứu cánh. xem tiếp trang 20
Lời Phát Nguyện
T
ổ chức GĐPTVN như một đóa sen sung sức, đâm chồi nẩy lộc từ đất Thần Kinh rồi trải rộng dần đến mọi miền quê hương và, gần đây, lan tỏa cùng khắp hải ngoại. Là Sứ giả của Tổ chức, người Huynh trưởng phát nguyện trọn đời phụng sự Đạo Pháp, phụng sự GĐPTVN. Là sứ giả, người Huynh trưởng nhận mệnh lệnh của chính mình: mệnh lệnh của Con Tim, Khối Óc của chính Huynh trưởng đã tìm ra hướng đi của cuộc đời; Lý tưởng GĐPT - Đó cũng chính là tín nguyện khi quy y, lúc đeo Hoa Sen, khi phát nguyện Thọ Cấp. Là Sứ giả, người Huynh trưởng thọ nhận di huấn của Tổ chức: Đó là Nội Quy, Quy Chế đã được un đúc truyền thừa - Đó là di huấn của chư sáng lập viên, của quý Anh Chị tiền bối và, cao hơn hết là di huấn của Đức Phật. Là Sứ giả, người Huynh trưởng tiếp nhận hai nhiệm vụ song hành: tu học rèn luyện, đồng thời dấn thân đem đạo vào đời. Hai nhiệm vụ này là hai tín lực nhân quả và tương duyên, suốt đời Tự Độ và Độ Tha của Huynh trưởng. Là Sứ giả, người Huynh trưởng luôn luôn tâm niệm Vô ngã-vị tha, hòa đồng cùng tập thể, thương yêu đùm bọc nhau, sách tấn nhau dõng mãnh tinh tấn và đồng thời nêu gương cho thế hệ kế thừa. Là Sứ giả, người Huynh trưởng luôn điều phục Thân, Khẩu, Ý ở mọi nơi, trong mọi lúc, và mọi hoàn cảnh..., bằng cử chỉ, hành động, bằng ngôn ngữ, tác phong - của Chân Chính Phật Tử. Là Sứ giả, người Huynh trưởng không xao lãng tu học và hành trì Chánh Pháp. Phật Pháp là hành trang quan trọng nhất để Huynh trưởng thực hiện sứ mệnh cao cả thọ nhập. Phật Pháp không phải là lý luận suông, cũng không phải là giáo điều trang sức cho nhận thức. Đạo Phật, đích thực, là Đạo thực hành. Là Sứ giả, người Huynh trưởng tâm niệm: Mang niềm tin đến các em, đến mọi người, cho quốc gia, dân tộc... bằng tâm huyết, bằng hành động cụ thể và thiết thực, bằng gương sáng hiền hòa, nhẫn nhục, tháo vát, nói ít làm nhiều; và bằng cách khai sáng hiển lộ tiềm lực và khả năng Từ Bi-Trí Tuệ-Dũng Mãnh của Đạo Phật nhập thế. Với thời gian ngắn ngủi của một kiếp người, chúng ta nguyện tinh tấn, kiến lập an lạc-hạnh phúc cho chính mình, cho các em mình, cho gia đình mình, cho tổ chức, cho Đạo pháp, cho Dân tộc và cho nhân quần xã hội... TÂM HUỆ
18
19
20
Story of today:
W
e were at Hao Binh Market today, fundraising for Typhoons victims in Mien Trung. This homeless man sat at the corner watching us for a while, than he comes toward us, give us his money. I was so touch. He walks back to his corner sitting there, later he comes by again gives is money once again. After for a while, I saw him sitting by himself, I walk to him offer him food, he doesn’t want to take it, he thanks you and said, he is fine. Later he comes by, he asks “ do we like to have any drink?” I was shock. Here is this homeless man, got nothing but offer and give us everything, he has at that time and here I am talking all day to ask people in front of the store to help and donate, we have people with money, dress real nice and not even a smile or penny from them. Wow! Second person, a Buddhist nun, also stand at corner asking for donation like us. She sees us struggling, she comes over and she gives us her donation and start helping us, calling out to people to donate. It was every emotional and excited moments for me. At the same time seeing our NganhThieu so passions about helping Mien Trung. I love it. Awesome day. Today was one of the best experiences, and lesson for me. LƯU TIẾN DŨNG
21
THÔNG BÁO
CHƯƠNG TRÌNH
CHƯƠNG TRÌNH TU HỌC VÀ BỒI DƯỠNG
Cho GIỚI TRẺ và GĐPT Bắc California NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT Kính gởi quý Phật tử, quý học sinh, sinh viên, quý Huynh trưởng, đoàn sinh và đồng hương. Kính thưa quý vị, Đức Phật có dạy trong Kinh Kim Quang Minh do cố Hoà thượng Thích Thiện Trì dịch có đoạn: “Mở cửa cam lồ, chỉ đồ cam lồ, vào thành cam lồ, ở nhà cam lồ.” (Phẩm Không, tr.93). Để tạo cơ hội cho giới trẻ “Vào thành cam lồ” và nuôi dưỡng hạt giống hiểu biết và thương yêu đến với muôn loài, Chùa và GĐPT Kim Quang sẽ tổ chức Khóa tu học lần thứ IV dành cho Giới Trẻ và GĐPT Bắc California. LẮNG NGHE ĐỂ HIỂU– Deep Listening vào ngày 1 đến 3 tháng 11, 2013. Khóa Tu học này được sự giảng dạy và hướng
dẫn của Quý Thầy Cô Tăng Thân Làng Mai: Thầy Thích Chân Pháp Uyển, Ni Sư Thích Nữ Chân Thoại Nghiêm, Sư Cô Thích Nữ Chân Giới Nghiêm. Dharma Teachers from Spirit Rock, Northern CA: Tiến sĩ Matthew Morey, Dawn Scott và Thượng Tọa Thích Thiện Duyên cùng Chư Tăng Ni chùa Kim Quang. Khóa tu học này sẽ được diễn đạt bằng hai ngôn ngữ Anh Việt (English and Vietnamese). Dưới đây là một vài để tài tiêu biểu/Some of the main topics will be: 1. Phương Pháp lắng Nghe để nuôi dưỡng tâm Từ/How Deep Listening Builds Compassion 2. Ứng dụng phương pháp Lắng Nghe để hóa giải xung đột/Using Deep Listening to Resolve Conflicts 3. Sự giao tiếp giữa Cha Mẹ và Con Cái qua Phương Pháp
tiếp theo trang 3
GIÁO DỤC VÀ Ý NGHĨA CUỘC SỐNG người ấy, dựa trên sự ngẫu nhiên chốc lát ấy nó dẫn đến sự suy đồi tư tưởng và khắc sâu vào những nỗi sợ hãi tự phòng vệ. Tất cả chúng ta đều đã được huấn luyện bởi giáo dục và hoàn cảnh chung quanh để tìm kiếm lợi lộc và an toàn cho cá nhân, và chiến đấu cho bản thân chúng ta. Mặc dù chúng ta che đậy nó dưới những thành ngữ thú vị, chúng ta đã được giáo dục nhiều nghề nghiệp trong một hệ thống tựa nền trên sự lợi dụng và hàm chứa nỗi sợ hãi. Một giáo huấn như vậy ắt không tránh khỏi đưa đến hỗn loạn và thống khổ cho chính chúng ta và cho thế giới, bởi vì nó tạo ra trong mỗi cá nhân những chướng ngại tâm lý chia cách và cô lập y với những người khác.
Giáo dục không chỉ là một vấn đề huấn luyện tâm trí. huấn luyện đưa tới hiệu năng, nhưng nó không gây ra sự toàn vẹn. Một tâm trí chỉ được huấn luyện không thôi thì chỉ là sự kéo dài thêm ra cái quá khứ, và một tâm trí như vậy có thể chẳng bao giờ khám phá ra được điều mới mẽ nào cả. Đó là do đâu, tìm kiếm những gì là nền giáo dục thích đáng chúng ta sẽ phải dò xét toàn thể ý nghĩa cuộc sống. Đối với hầu hết chúng ta, cái ý nghĩa cuộc sống như một toàn thể thì không phải là điều quan trọng trên hết, và nền giáo dục của chúng ta chỉ nhấn mạnh vào những giá trị thứ yếu, chỉ làm cho chúng ta thành thạo một vài ngành của kiến thức mà thôi. Mặc dù kiến thức và hiệu năng
Lắng Nghe/Improving the communication between Parents/ Children through Deep Listening. Xin quý vị hoan hỷ đóng lệ phí $20/mỗi người (suggested donation is $20/person). Mọi chi tiết khác, xin liên lạc đạo hữu Nguyên Nhơn - Ngô Thị Thu tại số (916) 642-5482 hoặc đạo hữu Tâm Thường Định Bạch Xuân Khỏe tại số (916) 607-4077 để ghi danh tham dự, hạn chót là ngày 24 tháng 10, năm 2013. Nam Mô Thường Tinh Tấn Bồ Tát Ma Ha Tát. Phật Lịch 2556, Sacramento ngày 1 tháng 10, 2013 Tỳ kheo THÍCH THIỆN DUYÊN (ấn ký) Trụ trì Chùa Kim Quang
cần thiết đấy, nhưng chỉ khăng khăng một mực nhấn mạnh vào chúng sẽ dẫn đến chấp tranh và hỗn loạn. Một hiệu năng mà được phát sanh bởi tình yêu vượt quá siêu việt thì lớn lao hơn là cái hiệu năng của lòng tham vọng và không có tình yêu, mà tình yêu đem đến hiểu biết toàn bộ cuộc sống, thì bấy giờ hiệu năng sinh ra sự tàn nhẫn, vô tình. Điều này không phải là những gì hiện đang xảy ra tại khắp nơi trên thế giới sao? Nền giáo dục của chúng ta đã ăn khớp với việc kỹ nghệ hóa và chiến tranh, và mục đích chính của nó là phát triển hiệu năng; và chúng ta đã bị túm lấy trong cuộc ghanh đua của máy móc vô tình và s ựhủy diệt lẫn nhau này. Nếu giáo dục dẫn đến chiến tranh, nếu nó dạy chúng ta tiêu diệt hoặc bị tiêu diệt, thì không phải nó đã hoàn toàn thất bại rồi sao? Để phát sanh nền giáo dục thích đáng, hiển
22
03:30PM Họp mặt với Chư Tôn Đức và quý AC Huynh Trưởng/ Meeting with Sangha Members and the Planning Committee.
08:00AM Thiền hành/Walking Meditation
05:30PM Ghi Danh/Registration
08:45AM Chụp hình lưu niệm/Group picture
06:00PM Cơm Chiều/Dinner 07:00PM Hướng dẫn tổng quát thực tập căn bản Làng Mai/Orientation
08:30AM Ăn Sáng/Breakfast
09:30AM Giờ tự do/Free time Hướng dẫn tổng quát/Orientation for 2nd Group (if needded)
10:30PM Chỉ Tịnh/Noble silence Thứ Bảy: 2/11/2013 Saturday November 2 2013
10:00AM Khóa giảng 1: Phương Pháp Lắng Nghe để nuôi dưỡng tâm Từ- Thầy Chân Pháp Uyển, Thầy Chân Pháp Khê và Sư Cô Giới Nghiêm (Thiếu) Ni Sư Chân Thoại Nghiêm (Huynh Trưởng)/Dharma Lecture 1: How Deep Listening builds Compassion-Ven. Chân Pháp Uyển, Ven. Chân Pháp Khê & Sister Chân Giới Nghiêm (Teen) Sister Chân Thoại Nghiêm (Adult)
05:00AM Ngồi Thiền/Sitting Meditation (OPTIONAL)
11:30AM Chấp tác,chuẩn bị cơm trưa/Lunch Preparation
06:00AM Thức dậy/Wake up
12:00PM Cơm trưa/Lunch
06:30AM Ngồi Thiền, Tụng Kinh/Sitting Meditation, Chanting
01:00PM Giờ yên lặng/Quiet time
07:30PM Thảo Luận chung/Group Discussion: Phương Pháp Lắng Nghe và Mười Ba La Mật Đa/Deep Listening and the Ten Perfections of the Heart) 09:30PM Kết thân/Bonding time
07:30AM Đạo Từ của chư Tôn Đức Chứng Minh/ Words of wisdom.
nhiên chúng ta phải hiều biết hết ý nghĩa cuộc sống như một toàn thể, và do đấy, chúng ta cần phải suy tưởng, không phải một cách cứng ngắt giáo điều, nhưng là một cách trực tiếp và thực sự. Một nhà tư tưởng cứng ngắt giáo điều là một người khinh suất vô tâm, bởi vì ông ta làm đúng theo một kiểu mẫu; ông ta lập lại nhửng thành ngữ và tư tưởng trong lề lối cũ kỹ. Chúng ta không thể nào hiểu biết cuộc sinh tồn một cách trừu tượng hay thuộc về lý thuyết. Hiểu biết cuộc sống là hiểu biết chính chúng ta và đấy là cả hai bắt đầu và chấm dứt giáo dục. Giáo dục không chỉ là sự tiếp thu kiến thức, gom góp lại những sự kiện có tương quan với nhau; giáo dục là để nhìn thấy ý nghĩa cuộc sống như một toàn thể. Nhưng cái toàn thể ấy không thể đạt đến quan từng phần - đấy là những gì mà các chánh phủ, các tổ chức tôn giáo và các đảng
02:00PM Khóa Giảng 2: - Ứng dụng phương pháp Lắng Nghe để hóa giải xung đột/Dawn Scott & Matthew Morey (Thiếu) Ni Sư Chân Thoại Nghiêm (Huynh Trưởng)/
chánh trị đang cố gắng thi thố. Sứ mạng của giáo dục là đào tạo những con người toàn vẹn và do đấy là những con người thông minh. Chúng ta có thể chiếm được những phẩm trật và có khả năng như máy mà không cần thông minh. Thông minh không chỉ là sự hiểu biết; nó không phải nhờ ở những cuốn sách, cũng chẳng phải cốt ở những phản ứng tự vệ khôn khéo và những xác ngôn công kích. Người vô học cũng có thể thông minh hơn người có học. Chúng ta có những cuộc thi cử và những phẩm trật làm tiêu chuẩn cho trí thông minh và đã làm nẩy nở những đầu óc xảo quyệt lẩn tránh những vấn đề sanh tử của con người. Thông minh là khả năng nhận thức được cái cốt yếu, cái tự tại (what is) và việc đánh thức khả năng này, trong bản thân mình và trong các kẻ khác, đấy là giáo dục.
xem tiếp trang 23
LẮNG NGHE ĐỂ HIỂU / DEEP LISTENING Thứ Sáu: 1/11/2013 Friday November 1 2013
Dharma Lecture 2: Using Deep Listening to resolve conflicts-Dawn Scott and Matthew Morey (Teen) Sister Chân Thoại Nghiêm (Adult) 03:30PM Sinh hoạt vòng tròn/Circle gathering activity 04:15PM Tâm sự với quý Thầy Cô/Q&A session with the Sangha Members 05:45PM Chấp Tác, Chuẩn Bị Cơm Chiều/Dinner Preparation 06:00PM Cơm Chiều/Dinner 07:00PM giờ tự do/free time 07:30PM Chuẩn bị cho giờ kết thân/ Preparation for the Community Sharing
07:30AM Khí Công/Tai Chi 08:15AM Ăn sáng/Breakfast 09:00AM Giờ yên lăng/Quiet time 10:00AM Khóa Giảng 3: - Sự giao tiếp giữa Cha Mẹ và Con Cái qua Phương Pháp Lắng Nghe -Sư Cô Giới Nghiêm & Thầy Chân Pháp Uyển & Thầy Chân Pháp Khê (Thiếu) Thầy Thiện Duyên & Ni Sư Chân Thoại Nghiêm (Huynh Trưởng)/ Dharma Lecture 3: Improving the communication between parents and children through Deep Listening- Sister Chân Giới Nghiêm & Ven. Chân Pháp Uyển(Teen), Ven. Thích Thiện Duyên & Sister Chân Thoại Nghiêm (Adult) 11:30AM Chấp tác, chuẩn bị cơm trưa/Lunch preparation
08:00PM Sinh hoạt Kết thân/Community Sharing
12:00PM Cơm trưa/Lunch
10:00PM Ăn chè/Snack
01:00PM Nghỉ/Break
10:30PM Nghỉ/Noble Silence Chủ Nhật 3/11/2013 Sunday November 3 2013 06:00AM Thức dậy/Wake up
01:30PM Thiền Buông Thư Relaxing Meditation (Sister Giới Nghiêm)
06:30AM Ngồi thiền, tụng kinh, câu chuyện đầu ngày/Sitting Meditation, Chanting, words of wisdom.
01:30PM Kết Khóa, Vấn Đáp Reflection, Q&A 03:00PM Giây thân ái Bye bye
Hình minh họa/Hoa Ðàm
tiếp theo trang 22
GIÁO DỤC VÀ Ý NGHĨA CUỘC SỐNG Giáo dục sẽ giúp chúng ta khám phá ra những giá trị muôn đời, thế nên chúng ta không chỉ đeo bám vào những định thức hay lập lại những khẩu hiệu: giáo dục sẽ giúp chúng ta phá vỡ những hàng rào quốc gia và xã hội của chúng ta, thay vì nhấn mạnh vào chúng, bởi vì những hàng rào ấy làm phát sinh sự tương phản giữa người và người. Bất hạnh thay, hệ thống giáo dục hiện tại làm cho chúng ta quá khúm núm, máy móc và cực độ vô tâm, dù nó có đánh thức trí năng chúng ta đi nữa, một cách tinh thần nó lưu lại cho chúng ta sự bất toàn vẹn mà họ tự do với sợ hãi, bởi vì chỉ có giữa những con người như vậy mới có thể có một nền hòa bình vĩnh cửu. Chính vì hiểu biết bản thân chúng ta mà sợ hãi đi đến chỗ chấm dứt. Nếu cá nhân đương đầu với cuộc
sống từng phút giây một, nếu y đối diện với những phức tạp thiên hình vạn trạng của nó, những nỗi thống khổ và những đòi hỏi bất thần của nó, thì một cách vô hạn y hẳn có thể uốn nắn nó được và do đấy tự do với những lý thuyết và những kểu mẫu đặc biệt nào. Giáo dục sẽ không khuyến khích cá nhân làm đúng theo xã hội hoặc phủ nhận sự hòa điều với nó, nhưng để giúp y khám phá ra những giá trị thực sự đến từ sự dò xét vô tư và tự giác. Khi không có sự tự hiểu biết, điều tự bày tỏ trở nên độc đoán khẳng quyết với tất cả những công kích và tham vọng chấp tranh của nó. Giáo dục sẽ đánh thức khả năng tự giác và không chỉ làm thỏa mãn sự phóng túng của sự tự bày tỏ mà thôi. Đâu là việc học hành giỏi dang nếu trong quá trình của cuộc
sống chúng ta hủy diệt chính chúng ta? Khi chúng ta đã có hằng loạt những cuộc chiến tranh, cuộc chiến tranh này tiếp theo sau cuộc chiến tranh kia, hiển nhiên là có một cái gì sai lầm từ căn để ở cái cách thức chúng ta nuôi nấng dạy dỗ con em chúng ta. Tôi nghĩ rằng hầu hết chúng ta đều ý thức đến điều này, song chúng ta không biết làm thế nào tiếp xúc đối mặt với nó. Các hệ thống, dù là giáo dục hay chính trị, đã không được đổi thay một cách huyền diệu; chúng chỉ chuyển hóa khi nào có một sự thay đổi nền tảng trong chính chúng ta. Cá nhân là quan trọng trên hết, chứ không phải hệ thống; và bao lâu cá nhân không hiểu biết toàn thể quá trình của mình, thì không có một hệ thống nào, dù là ở phe tả hay cánh hữu, có thể mang đến trật tự và hòa bình cho thế giới. KRISHNAMURTI HOÀI KHANH dịch
23
tiếp theo trang 12
XÂY DỰNG LẠI NGÔI NHÀ ĐANG Ở đến ngày tuổi thọ con người, chỉ có 5 tuổi cho người Nam và 10 tuổi cho người Nữ”. Thật vậy! Đã đến lúc phải chấm dứt phân chia, khập khễnh chia phôi lối mòn, chấm dứt sự sát hại lẫn nhau, chấm dứt chiến tranh, chung sống Hòa Bình, chung cùng ngôi nhà chung đang ở. Chúng ta cần tạo ra những biểu tượng lý tưởng mới, những tín hiệu mới, những đối xử mới, con người mới. Với những trang bị mới mẻ đầy năng lực, đầy tình người, dồi dào sức sống và lý tưởng sẳn có của chúng ta, chúng ta sẽ đánh bóng lại Ngôi Nhà Chung Đang Ở, đánh bóng lại địa cầu nầy, sẽ lấp đầy những lỗ hổng của bao năm qua, chúng ta sẽ sống trong Niết Bàn thường hằng, an nhiên ngay trong hôm nay, ngay trong hiện hữu. Ngôi nhà mới đó, thế giới mới đó đang chờ chúng ta, những con
người mới : Dám sống, Dám nói, Dám làm! “Râu ria” Anh cả C2H còn đó! Những gì Anh cả C2H nói với tôi còn đây! Bấy nhiêu lời, của một người Đạo Đời còn non kém, với tuổi Áo Lam lưng vá, quần treo, nên chẳng dám luận bàn thêm. Xin cám ơn Anh Em của tôi đang lắng nghe “tiếng kêu của hạt cát trên sa mạc”. - Hãy đến với nhau! Hãy tin nhau! Hãy về với nhau! Đừng đổi thay! Một bình minh mới. Một mặt trời mới Những nụ hoa mới. Một con người mới! Một vị Phật mới, xuất hiện! Kính chào Vô Ngại! ÐỒNG TRÚC
tiếp theo trang 11
và những kỹ sư chánh niệm
Trụ sở Google với đường đi bộ thuận lợi cho thiền hành
tự thân” được thành lập để hướng dẫn các công ty khác có chương trình thiền tập như Google đang ứng dụng. Những người đồng sáng lập Tập đoàn Twitter và Facebook đã ứng dụng thiền vào doanh nghiệp của họ, tổ chức thường xuyên các khóa thiền tại văn phòng. Đồng thời các công ty này sắp xếp guồng máy làm việc để nhân viên đạt tối đa chánh niệm. Khoảng 1.700 người đã tham dự chương trình Trí tuệ Wisdom 2.0 tổ chức tại San Francisco trong tháng 2 năm 2013 vừa qua, trong đó có giám đốc các công ty lớn hàng đầu như Linkedin, Cisco, Ford. Nhiều nghiên cứu chứng minh thiền có thể sắp xếp não bộ khi đối diện căng thẳng. Các nhà khoa học Đại học Boston chứng minh chỉ cần tập thiền 3 tiếng rưỡi, thiền sinh có xu hướng phản ứng
ít hơn trước những hình ảnh nặng nề cảm xúc hoặc tranh cãi. Một nghiên cứu khác chứng minh thiền cải thiện trí nhớ và chức năng điều hành. Những thiền sinh thực tập dài hạn cho thấy họ có khả năng tập trung cao độ vào các tình huống kích thích hoặc thay đổi nhanh chóng. Một bài báo được nhân viên Google trích dẫn còn ngụ ý thiền tăng khả năng chống bệnh cảm cúm. Nhân viên Google không phải tập thiền chỉ để tránh hắc xì sổ mũi hoặc kiểm soát cảm xúc. Họ thực tập thiền để hiểu đồng nghiệp hơn, từ đó ươm mầm cho chất liệu “cảm xúc thông minh” được nảy nở mà những bộ óc khoa học kỹ thuật thường thiếu tính chất này.
lợi cho sự nghiệp. Mọi công ty đều biết nếu nhân viên có cảm xúc thông minh, họ sẽ có những ý tưởng, giải pháp tuyệt vời cho doanh nghiệp”. Meng có sự nghiệp khá vững vàng. Anh gia nhập Google năm 2000, trở thành nhân viên thứ 107 của công ty vào thuở sơ khai, anh hiện công tác trong lãnh vực công cụ tìm kiếm cho các thiết bị di động. Rất nhiều năm, Meng cố gắng truyền bá thiền đến nơi làm việc nhưng không thực sự thành công. Mãi đến năm 2007, khi anh thiết kế chương trình thiền mang vỏ bọc “cảm xúc thông minh”, nhu cầu theo học tăng vọt. Giờ đây, vài chục nhân viên Google có nhiệm vụ xây dựng giáo án ứng dụng thiền - chánh niệm cho công
Meng, người sáng lập “Tìm trong chính mình” chia sẻ: - Mọi người đều biết rằng “cảm xúc thông minh rất có
tiếp theo trang 17
“TRIẾT LÝ CÁI LU” Nhưng nhờ phương tiện đó để đạt đến cứu cánh. Lời cuối, chúc Lu và các em ngành Thanh, Thiếu thành công, an nhàn và hạnh phúc trên con đường học hành, sự nghiệp, và tu tập của mình. Hãy đi bằng chính đôi chân vững chắc của các em. Hãy vào đời bằng “đôi
mắt thương nhìn cuộc đời” hãy “sáng cho người thêm niềm vui” và “chiều giúp người bớt khổ”. Hãy mạnh dạn lên nhé các em. Hãy dùng con tim, khối óc và đôi bàn tay lành mạnh của mình mà cống hiến cho Đạo và Đời. TÂM THƯỜNG ÐỊNH
SOUND MEDITATION: One specific method for practicing mindfulness of body sensations is to focus your attention on sounds. Sounds, like everything else, arise and pass away. Just by listening, you can experience the insight of impermanence, an understanding the Buddha taught as crucial for the development of wisdom. - Sylvia Boorstein, “Sound Meditation”
24
ty. Meng, vốn sinh tại Singapore, được một Ni cô người Hoa Kỳ giáo hóa thành Phật tử, từ từ trở thành thần tượng bên trong Tập đoàn Google. Nhiều thiền sinh theo học “Tìm trong chính mình” đã xin chữ ký của anh. Duane là người thấy rõ ích lợi chương trình thiền do Google tổ chức. Cách đây không lâu, anh có cuộc sống rất căng thẳng. Khi đó anh là trưởng toán lãnh đạo 30 nhân viên, cùng lúc anh chăm sóc cha đang bị bịnh tim vào thời kỳ cuối. Anh tìm mọi cách để giảm thiểu căng thẳng nhưng không hiệu quả, cho đến khi tham dự khóa tu Hệ thần kinh và Chánh niệm do Meng tổ chức tại Google. Sau khóa tu, Duane đã ứng dụng thiền ngay lập tức.
việc, thấy rõ lợi ích của thiền, anh quyết định giã từ các kỹ sư thuộc cấp để tập trung toàn bộ thời gian thiết kế chương trình thiền cho cả Tập đoàn Google. Ban Giám đốc Google vốn coi trọng việc huấn luyện “chánh niệm” cho nhân viên, đã đồng ý hoàn toàn cho anh chuyển đổi công việc. “Các phương pháp hành thiền Phật giáo hiện rất được các công ty kỹ thuật Hoa Kỳ chú trọng. Bởi những người làm việc trong lãnh vực này thường chịu rất nhiều áp lực cạnh tranh và đòi hỏi có sức sáng tạo rất cao. Thiền đã giúp giảm thiểu căng thẳng, đem lại tâm an bình, để từ đó các chuyên gia giải quyết những nhu cầu phức tạp hiệu quả hơn, hoặc có được những phát minh xuất chúng.
Chade-Meng Tan, người sáng lập chương trình tu học “Tìm trong chính mình” tại Google bên Thiền sư Nhất Hạnh
Duane cho biết, khả năng làm chủ cảm xúc từ thiền đã giúp anh đối phó nỗi đau buồn mất cha mà vẫn duy trì khả năng tập trung cao độ trong công việc. Đây là lý do anh được thăng chức trưởng phòng, quản lý gần 150 chuyên gia kỹ thuật. Sau một thời gian làm
Một phần vô cùng quan trọng khác: Thiền đã giúp nơi làm việc trở thành môi trường vui tươi, hòa ái, từ đó đồng nghiệp dễ dàng thảo luận, hợp tác” Huyền Lam tổng hợp và lược dịch (Theo tạp chí The Wired, Salon, Scoop-IT) Nguồn: Huyền Lam blog