Architecture Graduation Project | Lăn Mnga Êa Ma'k| Trung tâm triển lãm diễn giải địa chất Đắk Nông

Page 1

LĂN MNGA ÊA MA’K TRUNG TÂM TRIỂN LÃM DIỄN GIẢI ĐỊA CHẤT ĐẮK NÔNG Dak Nong Geological Interpretation Exhibition Center ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ KHÓA 2017 - 2022 - LÊ SỸ HOÀNG -
LĂN MNGA ÊA MA’K TRUNG TÂM TRIỂN LÃM DIỄN GIẢI ĐỊA CHẤT ĐẮK NÔNG Dak Nong Geological Interpretation Exhibition Center ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ KHÓA 2017 - 2022 - LÊ SỸ HOÀNG -
MỤC LỤC GIỚI THIỆU CHUNG 06 TÍNH TOÁN QUY MÔ 21 TỔNG QUAN ĐỊA ĐIỂM THIẾT KẾ 10 Ý TƯỞNG THIẾT KẾ 23 CƠ SỞ NGHIÊN CỨU 16 PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ 31 ĐỊNH HƯỚNG & NGUYÊN TẮC 18 KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ 66
GIỚI THIỆU CHUNG 0 1

Môi trường xung quanh ta vô cùng rộng lớn và phong phú, nó cung cấp hầu hết yếu tố để duy trì sự sống của con người, nhưng liệu rằng chúng ta có thực sự biết cách trân trọng chúng? Môi trường tuy rộng lớn nhưng cũng rất dễ chịu tổn thương. Trên thực tế, ngày nay ô nhiễm môi trường vẫn luôn là chủ đề nóng hổi ở bất cứ quốc gia nào trước sức khai thác, tàn phá quá mức của loài người. Do vậy, chúng ta phải hành động trước khi mọi thứ trở nên quá muộn!

Môi

LĂN MNGA ÊA MA’K DAK NONG GEOLOGICAL INTERPRETATION EXHIBITION CENTER GIỚI THIỆU CHUNG 7
trường địa chất là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng đó. Là tầng trên cùng của lớp vỏ Trái Đất, có sự tương tác trực tiếp với cuộc sống và hoạt LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI động của con người, là nơi con người khai thác, sử dụng, và thích ứng. Từ môi trường địa chất trở thành tài nguyên địa chất, và từ tài nguyên địa chất trở thành di sản địa chất, nó có giá trị nổi bật về khoa học, giáo dục, thẩm mỹ và kinh tế đối với không chỉ một quốc gia, một vùng lãnh thổ mà còn trên cả toàn cầu. Tuy nhiên, thực trạng ngày nay nhiều vùng địa chất đã ít nhiều bị biến đổi tiêu cực bởi hoạt động của con người, làm mất đi vẻ hoang sơ vốn có của nó. Điều này đặt ra một nhiệm vụ cấp thiết về bảo tồn, tôn vinh và phát triển môi trường địa chất cho các quốc gia ngày nay.

ưu ái ban tặng cho nguồn tài nguyên thiên nhiên và khoáng sản phong phú, đất nước ta cần nhanh chóng tranh thủ biến “đặc quyền” này thành lợi thế cho quốc gia, cũng như cách mà các nước phát triển đã nhìn nhận về di sản địa chất. Chúng ta cần đưa ra giải pháp để hài hòa giữa việc khai thác và bảo tồn các di sản thiên nhiên, các khu địa chất quốc gia nhằm thúc đẩy du lịch - ngành công nghiệp không khói với hiệu quả kinh tế cao, đó chính là tư duy dài hạn để thúc đẩy du lịch địa chất bền vững. Chắc chắn rằng Đắk Nông sở hữu nhiều thế mạnh để có thể khai thác hết tiềm

LĂN MNGA ÊA MA’K TRUNG TÂM TRIỂN LÃM DIỄN GIẢI ĐỊA CHẤT ĐẮK NÔNG GIỚI THIỆU CHUNG8 Với việc lên kế hoạch nghiên cứu thiết kế Trung Tâm Triển Lãm Diễn Giải Địa Chất Đắk Nông cùng chức năng dự kiến là triển lãm, nghiên cứu địa chất, diễn giải giới thiệu, quảng bá rộng rãi về môi trường địa chất, kết hợp quảng văn hoá, qua đó mang tính giáo dục nhân văn để thúc đẩy công việc tại địa phương, đẩy mạnh sự phát triển du lịch địa chất trong quần thể công viên viên địa chất Đắk Nông. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Sau khi đã nghiên cứu và đánh giá các giá trị quý giá mà công viên địa chất Đắk Nông đang lưu giữ. Nhận thấy rằng, việc xây dựng nên một Trung Tâm Triển Lãm Diễn Giải Địa Chất là thực sự cần thiết, để giải quyết 4 nhiệm vụ thực tiễn trước mắt như sau: Hiện tại, ở Việt Nam, mới chỉ có 2 bảo tàng địa chất, một bảo tàng ở tại Hà Nội và bảo tàng còn lại ở TP. Hồ Chí Minh. Cả hai bảo tàng đều thuần lưu trữ trưng bày và chưa gắn kết với các công viên địa chất. Công viên địa chất nhằm bảo tồn cảnh quan không chỉ ngăn chặn sự phát triển quá mức hoặc những can thiệp nguy hại có chủ ý hoặc vô ý gây tổn hại đến cảnh quan tự nhiên và các giá trị khoa học, mà còn biến những địa điểm có giá trị nghiên cứu và giáo dục này trở thành nền tảng cho sự bền vững của xã hội. Trung tâm triển lãm diễn giải sẽ là nơi tập trung nghiên cứu chuyên môn, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại để đưa ra các biện pháp góp phần bảo vệ địa chất vùng miền và quốc gia nói riêng, hơn thế nữa còn bổ sung vào khối kiến thức về địa chất toàn cầu. Cung cấp nền tảng kiến thức cho khoa học trái đất và thể hiện sự tương tác giữa xã hội loài người và môi trường. Điều này tạo cơ hội cho công chúng hiểu, làm quen, và từ đó trân trọng môi trường. Công viên địa chất hiện đã xác định tuyến du lịch địa chất vành đai với những cụm địa chất hoặc thậm chí là công viên địa chất với vẻ đẹp đặc biệt của chúng. Tận dụng cơ hội này, trung tâm diễn giải tại địa điểm đề xuất sẽ hoàn thiện tuyến du lịch với không chỉ các hoạt động du lịch địa lý dựa trên địa chất và cảnh quan, mà còn thúc đẩy kinh tế địa phương và trao quyền cho cộng đồng với kiến thức và kỹ năng trong giải thích môi trường địa phương. Với sự quản lý phù hợp với cộng đồng địa phương, các công viên địa chất không chỉ có thể thúc đẩy nền kinh tế địa phương mà còn tăng cường đời sống văn hóa xã hội cộng đồng với sự toàn vẹn môi trường. Địa điểm nghiên cứu sẽ là một mắt xích để hoàn thiện mục tiêu chung này. HÀ GIANG HÀ NỘI – TỪ NĂM 1914 TP.HCM– TỪ NĂM 1954 Hà Giang Đắk Nông TP. Hồ Chí Minh Hà Nội Cao Bằng CAO BẰNG ĐẮK NÔNG Trên thực tế, Việt Nam đã có 3 địa điểm được công nhận là di sản địa chất của hành tinh, gồm có: Hà Giang (2010), Cao Bằng (2018), và mới nhất là Đắk Nông (2020). Được tạo hóa
năng vốn có. Ở trên thế giới hiện nay có rất nhiều công viên địa chất, và họ đang tìm cách giữ lại các giá trị này, gom vào một không gian kiến trúc để không chỉ tham quan mà trở thành nơi được nghiên cứu, được phát triển, được trở thành nơi mang lại thông tin bổ ích ngay chính tại địa điểm có giá trị như thế. Với những lí do trên, xây dựng một Trung Tâm Triển Lãm Diễn Giải Địa Chất để bảo tồn những giá trị di sản địa chất mà Đắk Nông đem lại, cũng như những tinh hoa đáng quý của nhân loại. Bên cạnh đó vừa là nơi mang lại những giá trị về giáo dục môi trường địa chất, vừa là thúc đẩy phát triển kinh tế ngành công nghiệp không khói - du lịch địa chất là hoàn toàn cấp thiết. CÔNG TRÌNH ĐỊA CHẤT CÓ THỰC SỰ ĐANG Ở ĐÚNG NƠI NÊN THUỘC VỀ ? TRÁCH NHIỆM THAM GIA ĐỊA PHƯƠNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH DI SẢN BẢO TỒN CẢNH QUAN

Bất kể các hình thức di sản đều rất dễ bị mai một cùng với thời gian, nếu không được

Môi trường địa chất cung cấp cho con người tài nguyên khoáng sản, vật liệu xây dựng, nhiên liệu, là nền móng cho mọi thành tạo nhân sinh (cơ sở hạ tầng, nhà ở, đô thị, khu công nghiệp, vv.), là nơi chứa đựng và tiêu huỷ chất thải.

Mặt khác, môi trường địa chất còn là nơi phát sinh và xảy ra những tai biến rất nguy hiểm như động đất, núi lửa, lũ lụt từ đó sinh ra khoáng sản, đá, trầm tích, thổ nước, nước dưới đất, nơi xảy ra và chịu tác động của các quá trình địa chất và các tai biến thiên nhiên, ảnh hưởng tới cuộc sống và hoạt động của con người.

Công viên địa chất là một vùng có giới hạn xác định, chứa đựng các di sản địa chất, có giá trị quan trọng về khoa học địa chất, độc đáo về văn hoá, sinh thái và khảo cổ học; Công viên địa chất UNESCO được thành lập để chống lại những vấn đề và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của khu vực có liên quan đến di sản địa chất ở khía cạnh lịch sử và xã hội.

Tính đến tháng 4 năm 2021, 169 công viên địa chất ở 44 nước hiện đang là thành viên

môi trường, là một phần của vũ trụ mà ở đó có sự tương tác giữa các yếu tố tự nhiên với con người, đó là nơi mà con người khai thác, sử dụng và thích ứng. Một trong những yếu tố và điều kiện tự nhiên đặc biệt quan trọng tạo nên môi trường nói trên là môi trường địa chất, chính là một phần của thạch quyển, nơi tác động trực tiếp đến điều kiện sống, sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, cũng là nơi mà con người đang khai thác và biến đổi nó. Ở đây môi trường địa chất không chỉ bao gồm các yếu tố hợp thành của trái đất như khoáng sản, đá, trầm tích, đất, nước mà còn bao gồm cả địa hình, bề mặt của Trái Đất và đặc biệt là những quá trình làm biến đổi Trái Đất.

LĂN MNGA ÊA MA’K DAK NONG GEOLOGICAL INTERPRETATION EXHIBITION CENTER GIỚI THIỆU CHUNG 9 TỔNG QUAN VỀ CÁC KHÁI NIỆM CẦN HIỂU ĐỊA CHẤT NHƯ THẾ NÀO ? Khái niệm về địa chất Bắt nguồn từ câu chuyện lịch sử địa chất Trái Đất cách đây 4,567 tỷ năm, sau sự hình thành của mặt Trời, từ những khối bụi, tinh vân mặt trời và khí có dạng đĩa đã tạo ra các hành tinh trong hệ Mặt Trời này. Ban đầu Trái Đất ở dạng nóng chảy, lớp ngoài cùng của Trái Đất nguội dần và tạo thành lớp vỏ rắn khi nước bắt đầu tích tụ trong khí quyển. Từ những hoạt động núi lửa và thoát khí tạo ra bầu khí quyển nguyên thủy. Hơi nước đặc lại được tăng cường bởi băng của sao chổi tạo ra các đại dương. Khi bề mặt bị biến đổi liên tục qua hàng trăm triệu năm với sự hình thành và vỡ ra của các lục địa. Các lục địa chuyển động trên bề mặt, đôi khi kết hợp với nhau tạo thành siêu lục địa. Các yếu tố trên đã tạo nên định nghĩa
Lợi ích của địa chất
bảo tồn, lưu giữ, và phát triển thì sẽ dẫn tới cạn kiệt nguồn tài nguyên của một quốc gia, của nhân loại. Các di sản sẽ bị xuống cấp trầm trọng, hư hỏng do thiên nhiên, do ý thức của con người. Bên cạnh đó những khảo cổ quý hiếm của quốc gia sẽ không thể được biết đến và bảo vệ, cuối cùng chôn vùi mãi mãi dưới tầng địa chất. Tại sao cần bảo tồn địa chất ?
của Mạng lưới Công viên Địa chất Toàn cầu UNESCO. Khái niệm về công viên địa chất Chức năng của trung tâm như một bảo tàng, tuy nhiên có sự khác biệt trong phương thức vận hành. Diễn giải đề cập đến tất cả các thông tin được truyền đạt cho khách tham quan vào một địa điểm giáo dục, tự nhiên hoặc giải trí, chẳng hạn như bảo tàng, công viên hoặc trung tâm khoa học, nó tạo thành sự kết hợp hoàn hảo. Cụ thể hơn, đó là sự truyền đạt thông tin về, hoặc giải thích về bản chất, nguồn gốc và mục đích của các tài nguyên, đối tượng, địa điểm và hiện tượng lịch sử, tự nhiên hoặc văn hóa. Khái niệm về triển lãm diễn giải
TỔNG QUAN ĐỊA ĐIỂM THIẾT KẾ 0 2

Đắk Nông nằm ở cửa ngõ phía

Tây Nam của Tây Nguyên. Trung tâm tỉnh Đắk Nông là thành phố Gia

Nghĩa nằm cách thành phố Buôn

Ma Thuột với chiều dài 125km theo

đường quốc lộ 14, cách thành phố

Hồ Chí Minh khoảng 250km về phía Nam.

Huyện Cư Jút nằm ở phía Bắc

tỉnh Đắk Nông, nằm trên trục đường

quốc lộ 14, cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 20km về phía Tây, các thành phố Gia Nghĩa khoảng 110km về phía Bắc.

Thị trấn Ea T’ling nằm ở trung tâm huyện Cư Jút, cách thành phố Gia Nghĩa 100km về phía Bắc và cách thành phố Buôn Ma Thuột 20km về phía Tây.

Khu vực nghiên cứu xoay quanh giữa hai địa điểm du lịch địa chất núi lửa Băng Mo và thác Trinh Nữ thuộc khu vực thị trấn.

Khu đất nằm trên sườn đồi cách núi lửa Băng Mo 800m, về hướng Tây Bắc, cách thác Trinh Nữ 1100m về hướng Đông

LĂN MNGA ÊA MA’K DAK NONG GEOLOGICAL INTERPRETATION EXHIBITION CENTER TỔNG QUAN ĐỊA ĐIỂM THIẾT KẾ 11
Nam. Địa điểm thiết kế nằm trong công viên địa chất toàn cầu Đắk Nông. Công viên địa chất Đắk Nông có 3 tuyến du lịch địa chất: 1. Trường Ca Của Nước Và Lửa (từ thị xã Gia Nghĩa - Quảng Sơn - Krông Nô). 2. Bản Giao Hưởng Của Sự Đổi Thay (cầu Sêrêpốk huyện Cư Jút đến thị xã Gia Nghĩa). 3. Âm Vang Từ Trái Đất (từ thị xã Gia Nghĩa đến Tà Đùng, Đắk Glong) Định vị vị trí thiết kế Đắk Nông Ea T’ling Cư Jút Vị trí thiết kế VỊ TRÍ VÀ QUY MÔ LIÊN HỆ VÙNG DU LỊCH Liên hệ cảnh quan, công cộng lân cận. Mặt cắt hiện trạng khu vực núi lửa Băng Mo ranh thiết kế ranh thiết kế

người dân tộc Ê đê, M’nông,... Hình dáng mái như lặp lại hình dạng của núi đồi Tây Nguyên. Nhà sàn là tinh hoa kinh nghiệm của người đi trước qua nhiều thế hệ.

Cùng với thời gian, các nền văn hoá hiện đại du nhập vào và làm phong phú thêm cho hình thái kiến trúc của khu vực với những ngôi nhà hiện đại, với kiến trúc tôn giáo mang nét phương Tây.

Đặc trưng hình thái kiến trúc còn được thể hiện qua những vật liệu địa phương quen thuộc và màu sắc của chúng. Người dân sử dụng gỗ, lá, đá,....

Trở thành mắt xích quan trọng tăng kết nối giữa núi lửa Băng Mo và thác Trinh

Mạng lưới các điểm du lịch địa chất và du lịch văn hoá Công viên địa chất Hiện trạng cảnh quan khu
LĂN MNGA ÊA MA’K TRUNG TÂM TRIỂN LÃM DIỄN GIẢI ĐỊA CHẤT ĐẮK NÔNG TỔNG QUAN ĐỊA ĐIỂM THIẾT KẾ12 Vị trí khu đất được lựa chọn thiết kế công trình nằm ở đầu tuyến tham quan chủ đề 2 - “Bản giao hưởng của sự đổi thay”, thuận tiện cho việc kết nối với các tuyến tham quan của công viên địa chất Đắk Nông. Trong bán kính 2km - 5km là mạng lưới các điểm du lịch văn hoá (Làng người Dao, Làng người Ê đê,...) và các điểm du lịch địa chất (Núi lửa Băng Mo, Thác Trinh Nữ,...) Với vị trí quan trọng như vậy, huyện Cư Jút đã có các kế hoạch phát triển bền vững với các sản phẩm du lịch như: Du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng du lịch văn hóa gắn với tham quan các cộng đồng dân tộc tại chỗ. Một trong các địa chỉ du lịch văn hóa ở Cư Jút là buôn Nui, xã Tâm Thắng. Buôn Nui là nơi quần tụ của đồng bào Ê đê. Người dân chủ yếu sống bằng nông nghiệp và chăn nuôi. Các nét truyền thống văn hoá của người Ê đê vẫn được giữ gìn, bảo tồn tại buôn Nui, đặc biệt là các lễ hội truyền thống (ăn cơm mới,...), các loại nhạc cụ truyền thống (cồng chiên,...) cùng các nghề thủ công lâu đời (dệt thổ cẩm,...) Kiến trúc khu vực là các kiến trúc được hình thành dựa trên quá trình phát triển địa chất, văn hoá của dân cư với những nét đặc trưng nhất định của kiến trúc Tây Nguyên. Được thể hiện qua hình dáng mái dốc, qua những loại hình nhà ở của
Đắk Nông HIỆN TRẠNG KIẾN TRÚC KHU VỰC
vực -
Nữ, tăng sự liên kết giữa du khách và các điểm du lịch trong tuyến tham quan của công viên địa chất Đắk Nông. - Công trình được xây dựng với vị thế là một landmark của khu vực trong tương lai, điểm đến thu tiềm năng của du khách và các nhà nghiên cứu khoa học, góp phần quảng bá và bảo vệ di sản địa chất Đắk Nông. - Trở thành một trung tâm triển lãm diễn giải địa chất 4.0 ở phía Nam của đất nước, bổ sung vào mạng lưới bảo tàng địa chất của Việt Nam cũng như thế giới. TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC
RANH
LĂN MNGA ÊA MA’K DAK NONG GEOLOGICAL INTERPRETATION EXHIBITION CENTER TỔNG QUAN ĐỊA ĐIỂM THIẾT KẾ 13
NGHIÊN CỨU GIAO THÔNG HIỆN TRẠNG MẬT ĐỘ DÂN CƯ ĐỊA HÌNH HIỆN TRẠNG KẾT NỐI CÔNG CỘNG MẢNG XANH HIỆN TRẠNG
LĂN MNGA ÊA MA’K TRUNG TÂM TRIỂN LÃM DIỄN GIẢI ĐỊA CHẤT ĐẮK NÔNG TỔNG QUAN ĐỊA ĐIỂM THIẾT KẾ14 - Gắn liền với tuyến du lịch địa chất. - Tầm nhìn thoáng, dễ dàng xác định vị trí. - Nằm gần trung tâm công cộng và các dịch vụ - Tiếp cận với TP. Buôn Ma Thuột dễ dàng, Gần trục đường tỉnh lộ. - Xói mòn, sạt lở, phong hóa. - Dân cư phải dùng phương tiện để di chuyển. - Hạ tầng chưa được đầu tư mạnh. - Kết nối tương đối kém với dịch vụ công cộng. - Dễ dàng phát triển, đầu tư. - Tạo thêm loại hình công việc mới cho dân cư. - Trở thành landmark. - Mang di sản đến gần hơn với cộng đồng. - Các khu vực phải có tính hỗ trợ lẫn nhau. - Thuyết phục ban lãnh đạo về chức năng sử dụng đất hiện tại. - Thiết kế quan tâm tới hướng nhìn. - Xây dựng hạ tầng theo độ dốc.
LĂN MNGA ÊA MA’K DAK NONG GEOLOGICAL INTERPRETATION EXHIBITION CENTER TỔNG QUAN ĐỊA ĐIỂM THIẾT KẾ 15 NHẬN DIỆN VẤN ĐỀ VÀ GIÁ TRỊ ĐỊA ĐIỂM
CƠ SỞ NGHIÊN CỨU 0 3
LĂN MNGA ÊA MA’K DAK NONG GEOLOGICAL INTERPRETATION EXHIBITION CENTER CƠ SỞ NGHIÊN CỨU 17 CƠ SỞ PHÁP LÝ CƠ SỞ THỰC TIỄN - QCVN 03:2009/ BXD- Quy chuẩn kỹ thuật phân loại phân cấp công trình xây dựng. - Tiêu chuẩn Architectural Graphic Standard. - NEUFERT- Architects’Data. - TCVN 276:2003- Công trình công cộng -Nguyên tắc thiết kế cơ bản - Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4319:2012 Nguyên tắc thiết kế nhà và công trình công cộng - Nguyên tắc cơ bản để thiết kế. - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2020/BXD về an toàn cháy cho nhà và công trình. - Phê duyệt quy hoạch chung đô thị Ea Tling - UBND.[20] LAVA Centre Năm xây dựng: 2017. Diện tích: 9290 m2 Bảo tàng công viên địa chất quốc gia Fangshan Tangshan Năm xây dựng: 2015 Diện tích: 24000 m2 Bảo tàng và Trung tâm nghiên cứu địa chất Dapeng Năm xây dựng: 2018 Diện tích: 9000 m2 CƠ SỞ LÍ THUYẾT *QUY HOẠCH: Tham khảo các nguồn sách: o Giáo trình Quy hoạch đô thị - KTS Tô Văn Hùng. o Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị - GS.TS Nguyễn Thế Bá. *THIẾT KẾ KIẾN TRÚC: Tham khảo các nguồn sách: o Nguyên lí thiết kế và cấu tạo công trình kiến trúc - BXD. o Nguyên lí thiết kế kiến trúc - TS.KTS. Tạ Trường Xuân. *THIẾT KẾ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN: Tham khảo các nguồn sách: o Kiến trúc cảnh quan - PTS.KTS. Hà Tất Ngạn. o Từ ý đến hình trong thiết kế cảnh quan - KTS Hà Nhật Tân.
ĐỊNH HƯỚNG VÀ NGUYÊN TẮC 0 4
LĂN MNGA ÊA MA’K DAK NONG GEOLOGICAL INTERPRETATION EXHIBITION CENTER ĐỊNH HƯỚNG VÀ NGUYÊN TẮC 19

trận chức năng

tương quan giữa chức năng với

các

tượng sử

giữa chức năng với bối cảnh hiện trạng

sinh và nhân viên vận hành của trung tâm.

- Đối tượng tác động: các đặc điểm tự nhiên và khí hậu bao gồm: độ dốc, sạt lở, nắng gió.

Ma trận tương quan giữa chức năng và đối tượng sử dụng Ma trận tương quan giữa chức năng và bối cảnh hiện trạng khu đất Ma trận tương quan giữa chức năng và chức năng Các đối tượng nghiên cứu bao gồm: - Đối tượng nghiên cứu: trung tâm bảo tồn và triển lãm diễn giải di sản địa chất - Đối tượng sử dụng: khách du lịch, nghiên cứu sinh, khảo cổ
Ma
đánh giá tổng quan
sự
đối
dụng,
và giữa chức năng với chức năng. Các đối tượng sử dụng đến với công trình mục đích Tham quan, tìm hiểu, giải trí về giá trị địa chất trải nghiệm công nghệ, không gian hiện đại. tìm hiểu về du lịch địa chất, các giá trị di sản địa chất, văn hóa lịch sử dân tộc địa phương. MA TRẬN CHỨC NĂNG ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU * Phạm vi không gian Chuỗi du lịch công viên địa chất Đắk Nông. Khu vực núi lửa Băng Mo thuộc công viên địa chất Đắk Nông, thị trấn Ea T’ling, huyện Cư Jut, tỉnh Đắk Nông. * Phạm vi thời gian Quá trình hình thành phát triển bảo tàng địa chất tại Việt Nam, bắt đầu kể từ khi bảo tàng địa chất đầu tiên được xây dựng tại Hà Nội năm 1914, được người Pháp xây do các ông Lantenois H. và Mansuy H. sáng lập. Đến 1954, Bảo tàng địa chất miền Nam được xây dựng và tới nay. * Phạm vi thiết kế Quy hoạch và thiết kế kiến trúc. Nghiên cứu về các khái niệm thể loại công trình triển lãm diễn giải. Quy hoạch tổ chức không gian phù hợp với bối cảnh Việt Nam và giá trị mang tầm ảnh hưởng đến thế giới. PHẠM VI NGHIÊN CỨU LĂN MNGA ÊA MA’K TRUNG TÂM TRIỂN LÃM DIỄN GIẢI ĐỊA CHẤT ĐẮK NÔNG ĐỊNH HƯỚNG VÀ NGUYÊN TẮC20
TÍNH TOÁN QUY MÔ 0 5

Thành phần Số liệu

Tổng diện tích quy hoạch (theo độ bao phủ địa hình) 6.5

Chức năng Diện tích xây dựng Số tầng Tổng diện tích sàn xây dựng Tỉ lệ GFA

Khối tiếp đón

1011 1 1011 6.68%

Khối triển lãm địa chất 1510 2 3020 19.90%

Khối triển lãm sinh học 1420 1 1420 9.40%

Khối triển lãm văn hóa 1820 1 1820 12%

Khối nghiên cứu & đào tạo 1140 2 2280 15%

Khối hội trường - diễn giải 3363 3 3363 22.20%

Khối hành chính 428 2 586 5.65%

Khối phụ trợ 680 2 1360 9%

Tổng 11372 15130 100%

Tỷ lệ chỉ tiêu đạt được 99% 76%

LĂN MNGA ÊA MA’K TRUNG TÂM TRIỂN LÃM DIỄN GIẢI ĐỊA CHẤT ĐẮK NÔNG TÍNH TOÁN QUY MÔ22 Chức năng Diện tích khu đất Diện tích xây dựng Mật độ xây dựng Tầng cao Lava Centre 2 ha 0.9 ha ~ 45% 2 Dapeng Museum 2.6 ha 0.9 ha ~ 36% 2 Fangshan Tangshan Museum 4.4 ha 2.4 ha ~ 55% 6 Trung tâm triển lãm diễn giải địa chất Đắk Nông 5 ha 0.8 ha ~ 10 - 15% 4 2018 2019 2020 2020 - 2025 Năm 212.750 250.000 (tăng 14.9% so với 2018) 197.200 (giảm 40.2% do đại dịch covid-19) 300.000 (tăng 20% so với 2019) Tháng 17.729 27.000 16.433 25.000 Ngày 591 900 548 833 ~500 khách du lịch |60% 60 nghiên cứu sinh|7% ~100 HSSV|12% *Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật: Cơ sở tính toán dựa trên tham khảo từ các nguồn sách báo, thông kê hàng năm của địa phương. Cơ sở lượng khách du lịch bình quân đến Đắk Nông hàng năm (2) (THEO TCVN 7801: 2008) Từ (1) và (2), suy ra thiết kế công trình phục vụ cho 1000 người là phù hợp Mật độ khách cao nhất tham quan khoảng 60% => 600 khách, mỗi lượt dự tính khoảng 300 khách Bảng cơ sở chỉ tiêu diện tích xây dựng Bảng cơ sở lượng khách du lịch bình quân đến Đắk Nông hàng năm (1) (THEO DỮ LIỆU CỦA TỈNH)
ha Tổng diện tích quy hoạch (theo hình chiếu mặt phẳng địa hình ) 5.0 ha Mật độ xây dựng 23 % Diện tích xây dựng 11500 m2 Hệ số sử dụng đất 0.4 Tổng diện tích sàn xây dựng (GFA) 20000 m2 Bảng tính toán quy mô xây dựng Bảng tính toán quy mô công trình *Cơ cấu sử dụng đất SỐ KHÁCH TRUNG BÌNH NGÀY = = = Tổng số khách cả năm 200 Ngày trong năm 300.000 200 1500
Ý TƯỞNG THIẾT KẾ 0 6
LĂN MNGA ÊA MA’K TRUNG TÂM TRIỂN LÃM DIỄN GIẢI ĐỊA CHẤT ĐẮK NÔNG
LĂN MNGA ÊA MA’K DAK NONG GEOLOGICAL INTERPRETATION EXHIBITION CENTER Ý TƯỞNG QUY HOẠCH TỔNG MẶT BẰNG 25 Chính vì lẽ đó, từ khu đất, tác giả tạo một không gian công cộng trung tâm - quảng trường Magma - luôn hướng về nguồn sống của đất mẹ - Núi lửa Băng Mo và nguồn nuôi dưỡng sự sống - Thác Trinh Nữ. Từ đây, các không gian được mở rộng, không có bất kì công trình nào che chắn trong tầm nhìn về hai địa điểm này. Nó như một sự kí gửi niềm tin vào thiên nhiên đại ngàn đem đến sự giàu đẹp cho vùng đất này - cũng chính là ý nghĩa tên đề tài - Lăn Mnga Êa M’ak. Khi nhắc đến núi lửa và sự phun trào nhung nham, chúng ta thường nghĩ đến những hình ảnh tàn phá, huỷ diệt, không còn một sinh mệnh nào sống sót nơi nó đi qua. Tuy nhiên, ít ai nghĩ đến những mầm sống thực sự được nó nuôi dưỡng bằng chính đất bazan màu mỡ của mình, đang nằm sâu trong nhiều lớp dung nham đã nguội, đợi ngày thức giấc. Cùng với nguồn nước vô tận của mẹ thiên nhiên, “cánh đồng dung nham” đã nuôi lớn biết bao sinh vật và nuôi lớn cả linh hồn người con Tây Nguyên. Bối cảnh tự nhiên Nương vào tự nhiên - Dựa vào thiên nhiênKiến trúc kết hợp tự nhiên Kiến trúc cộng sinh với thiên nhiên

các khu chức năng) và lấy quảng trường làm tâm. Các hẻm núi ngoài việc là tuyến bộ hành cho khách thì còn là tuyến giao thông cho phụ trợ vào một khung giờ

LĂN MNGA ÊA MA’K TRUNG TÂM TRIỂN LÃM DIỄN GIẢI ĐỊA CHẤT ĐẮK NÔNG Ý TƯỞNG QUY HOẠCH TỔNG MẶT BẰNG26 Xác định độ dốc (10%) và vị trí phù hợp để xây dựng trên khu đất. Dựa vào phân tích trên cùng bảng ma trận tương quan chức năng, sắp xếp các phân khu chức năng, phân thành 3 vùng chức năng chính: CÔNG CỘNG, RIÊNG TƯ, PHỤ TRỢ. Chúng được sắp xếp theo tuyến tròn, lấy quảng trường Magma làm trung tâm. Vùng chức năng công cộng bao gồm các phân khu chức năng theo thứ tự từ lối tiếp cận chính vào lần lượt là: dịch vụ, triển lãm địa chất, triển lãm sinh học, triển lãm văn hoá.Tiếp theo là khu chức năng nghiên cứu & đào tạo và cuối cùng là khu chức năng tổ chức sự kiện và diễn giải. Khu vực hành chính được đặt sau hai khối triển lãm địa chất và triển lãm sinh học. Phân khu chức năng kiến trúc cảnh quan với hai vùng chức năng chính là cảnh quan tự nhiên và cảnh quan nhân tạo, đan xen, liên tục nhau từ dưới đất lên trên mái của công trình. Giao thông bộ hành gồm các tuyến giao thông theo phương đứng và theo phương ngang. Theo phương ngang, dựa vào các đường đứt gãy địa chất, len lỏi vào các hẻm núi (giữa
khác với giờ tiếp đón khách (trung chuyển hàng hoá,...). Để bắt đầu một chuyến hành trình tham quan khác tại núi lửa Băng Mo, khách tham quan có thể dừng tại sân tập kết đi núi lửa, nằm cạnh khu chức năng tổ chức sự kiện. Ý tưởng quy hoạch tổng mặt bằng Tổ chức giao thông toàn khuHình thành đường bao hình khối “Đứt gãy” hình khối Sự giao thoa giữa các đường tròn“Vết nứt”_Quy luật Voronoi tự nhiên Phân khu chức năng toàn khu Tổ chức hình thể không gian

“Trong sự huỷ diệt có sự tái sinh”

Chính là sự sống luôn luôn hiện hữu, luôn được chuẩn bị và nuôi dưỡng trong lòng sự tàn phá, huỷ diệt. Điều đó thể hiện sự cân bằng của tự nhiên, quy luật của tạo hoá. Nó còn thể hiện cho sức sống mạnh mẽ của các loài sinh vật cũng như sức sống mạnh mẽ của chính những con người trên vùng đất này. Một sự nối tiếp và đan xen hoàn hảo giữa cái cũ và cái mới, thể hiện vết tích thời gian (công trình từ ngoài vào trong: bao phủ bởi sự sống - cây xanh cảnh quan - các công trình tượng trưng cho hang núi lửa - hoạt động bên trong công trình và len lỏi giữa các công trình là sự sống - cuối cùng là quảng trường Magma, trái tim của nguồn sống bắt nguồn từ sự huỷ diệt, hình ảnh miệng núi lửa phun trào).

LĂN MNGA ÊA MA’K DAK NONG GEOLOGICAL INTERPRETATION EXHIBITION CENTER Ý TƯỞNG THIẾT KẾ KIẾN TRÚC 27

của đất bazan, là nền tảng cho sự sinh sôi của các loài sinh vật.

Bước tiếp theo dòng thời gian ta sẽ đến với câu chuyện hình thành văn hoá, linh hồn cội nguồn trên vùng đất này của những người dân nơi đây. Đấy là những không gian văn hoá được tái hiện bên trong công trình triển lãm văn hoá.

Nhìn về quá khứ để khép lại chặng đường sắp qua, chuẩn bị cho chặng đường mới. Tương lai của vùng đất di sản này, sự phát triển của

cùng địa hình, là một phần của

đất, như được chính vùng đất này

LĂN MNGA ÊA MA’K TRUNG TÂM TRIỂN LÃM DIỄN GIẢI ĐỊA CHẤT ĐẮK NÔNG Ý TƯỞNG THIẾT KẾ KIẾN TRÚC28 Lịch sử tiến hóa của dòng địa chất theo vòng tuần hoàn xoắn ốc. Sự phát triển đi lên. “Trong sự hủy diệt có sự tái sinh” “Nứt” ra từ núi lửa: Hình ảnh núi lửa phun trào tạo ra các vết nứt của sự đứt gãy địa chất, hình thành lên hình dáng mái của công trình. Mặt đứng bên ngoài công trình theo triết lý “Tan vào thiên nhiên”, ẩn mình trong lớp địa chất và tạo ra những khe sáng làm cho công trình thoắt ẩn thoắt hiện cùng núi rừng Tây Nguyên. Giữa dòng chảy lịch sử, những điểm “gãy” của không gian và thời gian là cột mốc đánh dấu sang một thời kì mới. “Tách” ra từ đất mẹ: sau khi đứt gãy địa chất, các không gian chức năng tách nhau ra tạo thành hẻm núi liên kết chặt chẽ với nhau vào lõi công trình. Hình khối Vết nứt_quy luật tự nhiên Voronoi liên kết với đoạn ngắt của dòng chảy của lịch sử. “Chạm” vào tự nhiên: Kiến trúc hoà
vùng
sinh ra. Mặt đứng bên trong công trình được lấy ý tưởng từ 5 lớp địa tầng hiện ra trong lát cắt địa chất. Vết khắc của đá, các ống trúc được tạo thành lớp lam lấy sáng và gió vào công trình. Chủ yếu sử dụng vật liệu bê tông, trúc, gạch đá xám với ý đồ mô phỏng lại hình ảnh lớp địa chất, kết hợp với màu sắc vật liệu địa phương. Theo vòng xoắn ốc, các khối được tập hợp và lệch nhau dựa theo độ cao nhà sàn của người Tây Nguyên. “Tan” vào không gian: dung hoà vào tự nhiên, là một phần của tự nhiên, ẩn mình vào thiên nhiên khi được bao phủ bởi mảng xanh. Các phân khu chức năng được tổ chức dựa trên cao độ địa hình, câu chuyện cũng như không gian địa chất mà tác giả muốn người tham quan cảm nhận được. Câu chuyện được kể từ quảng trường Magma - miệng núi lửa, sau đó bắt đầu với khối tiếp đón của công trình được đặt riêng và tập trung để thuận tiện phục vụ, được đặt ngay lối vào công trình, trước khi bắt đầu hành trình khám phá với khối triển lãm địa chất. Bắt đầu hành trình tham quan đó là nơi khởi nguyên của sự sống, khối triển lãm địa chấtnơi triển lãm các tầng địa chất được hình thành theo thời gian. Câu chuyện địa chất được kể tiếp bởi công trình triển lãm về sinh học. Sau khi dung nham qua đi, nó để lại sự phì nhiêu, màu mỡ
đất mẹ đại ngàn này được gửi gắm vào các khối nghiên cứu - đào tạo được phân thành hai khu vực chính là đào tạo và nghiên cứu về địa chất và tự nhiên. Khối chức năng tổ chức sự kiện và diễn giải bao gồm các tiện ích dịch vụ cafe, quầy lưu niệm ở tầng 1, khu thư viện trung tâm và hội trường ở tầng 2. Khu thư viện trung tâm là một không gian công cộng với view nhìn thoáng đãng về cả 2 phía (quảng trường và hướng ngược lại), dễ dàng tiếp cận cho khách tham quan (từ quảng trường vào khu vực cafe, hàng lưu niệm, đi thẳng lên thư viện) và nội bộ (khu vực nghiên cứu đào tạo). Khối hành chính và phụ trợ được đặt sau không gian triển lãm địa chất và sinh học, kết nối với các không gian còn lại thông qua các tuyến hẻm và quảng trường trung tâm, đảm bảo riêng tư cũng như quản lí. Lịch sử dòng chảy Nứt Ngắt đoạn dòng chảy Tách Liên kết dòng chảy Chạm Hợp thức dòng chảy Tan
LĂN MNGA ÊA MA’K DAK NONG GEOLOGICAL INTERPRETATION EXHIBITION CENTER Ý TƯỞNG THIẾT KẾ CẢNH QUAN 29 Khi núi lửa phun trào, tạo thành những đợt nổ lớn, dung nham bắn lên gặp không khí lạnh sẽ co ngót lại tạo thành bom núi lửa rơi xung quanh miệng núi lửa tạo thành cánh đồng dung nham. Trên lớp địa tầng ấy, những chồi non vẫn mạnh mẽ vươn ra nắm lấy sự sống như một sự tái sinh, cũng giống như trải qua bao lớp thế hệ của người Tây Nguyên, họ vẫn đứng vững trên mảnh đất sỏi đá. Quá trình phun trào của dòng chảy, các vết nứt tạo ra để giải phóng qua các khe nứt, dung nham sẽ dẫn lối đến các hẻm núi. Đắk Nông, nơi được mệnh danh với tên gọi “Hang động núi lửa dài nhất Đông Nam Á” cũng đã trải qua những thời kì vận động địa chất tương tự. Mang tinh thần của dòng chảy địa chất vào bên trong công trình, khoảng không đứt gãy của thời gian và không gian để dừng lại và cảm nhận ý nghĩa của “sự tái sinh trong sự huỷ diệt” Hang núi lửa vì tính chất địa chất nên kém bền và dễ sập tạo thành các giếng trời trong hang, ánh sáng từ trên ban xuống như món quà từ thiên nhiên mang đến. 6 khối công trình cũng được tổ chức theo nguyên tắc lấy sáng bằng các giếng trời, lấy sáng từ trên mái mang tinh thần hang núi lửa địa chất. Cùng với ý tưởng từ khe nứt, miệng núi lửa, lấy sáng trong công trình kết hợp cảnh quan đi bộ trên mái , tạo nên một tổng thể hài hòa. Cánh đồng dung nham Hẻm núi - Kdrêc Hang núi lửa

qua bao nhiêu lần huỷ diệt, thì bản thân thiên nhiên vẫn rất kiên cường, dù là lửa khắc nghiệt nhưng nó vẫn để lại mầm sống của sự tái sinh. Hoa nở trong đá còn là khát vọng sống mạnh mẽ, vươn lên, bám trụ lấy vùng đất này của những người con Tây Nguyên.

Âm vang đại ngàn

Nằm giữa triển lãm sinh học và triển lãm văn hoá.

“Âm vang đại ngàn” viết tiếp câu chuyện với những nét văn hoá sinh hoạt đầu tiên, đặc trưng của đồng bào dân tộc Tây Nguyên. Từ núi rừng hoang sơ họ vẫn vui vẻ hoà mình cùng âm thanh của đàn đá, của núi rừng.

Linh hồn cội nguồn

nghiên cứu đào tạo.

Nằm

“Linh hồn cội nguồn” là sự nhắc nhở thế hệ hiện tại và tương lai dù đi bao xa thì vẫn

LĂN MNGA ÊA MA’K TRUNG TÂM TRIỂN LÃM DIỄN GIẢI ĐỊA CHẤT ĐẮK NÔNG Ý TƯỞNG THIẾT KẾ CẢNH QUAN30 HE’M NÚI - KDRÊC Kdrêc Pui Kdrêc Blang Kdrêc Asă’p Kdrêc Mngăt Kdrêc Mngăc Sử thi của lửa Nằm giữa công trình dịch vụ và triển lãm địa chất. Khởi nguyên của sự sống, sự vận động địa chất. Hẻm núi mang câu chuyện về trường ca của lửa qua hàng chục triệu năm nóng lên rồi lại nguội, một sự mạnh mẽ và lâu dài của lửa. Dòng dung nham qua đi để lại sự huỷ diệt, cùng những lớp đá địa chất. Hoa nở trong đá Nằm giữa công trình triển lãm địa chất và triển lãm sinh học. Hoa Ưu Đàm - loài hoa mọc lên từ đá đặc trưng vùng đất này. Dù trải
giữa triển lãm văn hoá và
luôn nhớ về những giá trị văn hoá của dân tộc, bảo tồn những giá trị di sản mới có thể bước những bước lớn và vững chãi. Xuyên suốt hẻm đá là các bức tượng nhà mồ - một đặc trưng văn hoá tâm linh của người Tây Nguyên. Bước chân ánh sáng Nằm giữa nghiên cứu đào tạo và công trình tổ chức sự kiện - diễn giải. Với vị trí đón ánh mặt trời trực tiếp, Kdrêc Mngăc đón từng bước chân của mặt trời khi bình minh lên và khi hoàng hôn buông xuống, phản chiếu qua từng lớp gương tìm thấy anh sáng dẫn lối, qua đó cũng nhắc nhở thế hệ tự thấy chính mình để phát triển và bảo vệ di sản vùng đất.
PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ 0 7
LĂN MNGA ÊA MA’K TRUNG TÂM TRIỂN LÃM DIỄN GIẢI ĐỊA CHẤT ĐẮK NÔNG PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ32

Giao thông bên

LĂN MNGA ÊA MA’K DAK NONG GEOLOGICAL INTERPRETATION EXHIBITION CENTER PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ 33 Giao thông được tổ chức theo kiểu tia tập trung với điểm nút chính là quảng trường Magma. Các tuyến dùng để dẫn lối người sử dụng từ quảng trường đi các không gian khác là các hẻm núi nằm đan xen giữa các công trình. Đây là điểm thở không gian của công trình, giữ nhiệm vụ liên kết giữa khu vực không gian kiến trúc và các khu vực không gian cảnh quan khác.
ngoài công trình được tổ chức đan xen giữa phương ngang và phương đứng. Liên kết giữa giao thông ngang và giao thông đứng là các điểm nút với sảnh, thang, ram dốc, đảm trải nghiệm liên tục, không đứt quãng từ quảng trường trung tâm vào từng công trình, lên trên mái và các không gian cảnh quan từ mặt đất lên đến mái. Giao thông bên trong công trình được tổ chức theo nhiều dạng khác nhau,chủ yếu dựa vào trải nghiệm mong muốn đem lại cho từng đối tượng sử dụng cũng như từng khu chức năng mà tổ chức. TÁCH LỚP CHỨC NĂNG CÔNG TRÌNH TÁCH LỚP THAM QUAN TÁCH LỚP THOÁT HIỂM
LĂN MNGA ÊA MA’K TRUNG TÂM TRIỂN LÃM DIỄN GIẢI ĐỊA CHẤT ĐẮK NÔNG PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ34
LĂN MNGA ÊA MA’K DAK NONG GEOLOGICAL INTERPRETATION EXHIBITION CENTER PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ 35
LĂN MNGA ÊA MA’K TRUNG TÂM TRIỂN LÃM DIỄN GIẢI ĐỊA CHẤT ĐẮK NÔNG PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ36
LĂN MNGA ÊA MA’K DAK NONG GEOLOGICAL INTERPRETATION EXHIBITION CENTER PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ 37
LĂN MNGA ÊA MA’K TRUNG TÂM TRIỂN LÃM DIỄN GIẢI ĐỊA CHẤT ĐẮK NÔNG PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ38
LĂN MNGA ÊA MA’K DAK NONG GEOLOGICAL INTERPRETATION EXHIBITION CENTER PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ 39
LĂN MNGA ÊA MA’K TRUNG TÂM TRIỂN LÃM DIỄN GIẢI ĐỊA CHẤT ĐẮK NÔNG PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ40 MẶT CẮT A-A’ 360O MẶT ĐỨNG 360O
LĂN MNGA ÊA MA’K DAK NONG GEOLOGICAL INTERPRETATION EXHIBITION CENTER PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ 41 MẶT CẮT B-B’
LĂN MNGA ÊA MA’K TRUNG TÂM TRIỂN LÃM DIỄN GIẢI ĐỊA CHẤT ĐẮK NÔNG PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ42 MẶT CẮT C-C’ Không gian chức năng hội trường tổ chức sự kiện quay lưng về núi lửa Băng Mo với mục đích sử dụng tính chất vật lí thấu kính, thu hình ảnh lật ngược của núi lửa vào ngay bên trong hội trường, tạo một trải nghiệm không gian mới lạ. Một cách nào đó, thiên nhiên hùng vĩ được đưa vào trong công trình
LĂN MNGA ÊA MA’K DAK NONG GEOLOGICAL INTERPRETATION EXHIBITION CENTER PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ 43 CHI TIẾT HẺM NÚI Hẻm núi hay Kdrêc theo tiếng Ê đê, đây là điểm núi giao thông quan trọng giữa giao thông ngang và đứng, nơi chuyển tiếp giữa các không gian triển lãm và là nơi mang đến trải nghiệm địa chất ngoài trời.
LĂN MNGA ÊA MA’K TRUNG TÂM TRIỂN LÃM DIỄN GIẢI ĐỊA CHẤT ĐẮK NÔNG PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ44 MẶT ĐỨNG HƯỚNG ĐÔNG
LĂN MNGA ÊA MA’K DAK NONG GEOLOGICAL INTERPRETATION EXHIBITION CENTER PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ 45 MẶT ĐỨNG HƯỚNG TÂY
LĂN MNGA ÊA MA’K TRUNG TÂM TRIỂN LÃM DIỄN GIẢI ĐỊA CHẤT ĐẮK NÔNG PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ46 MẶT ĐỨNG HƯỚNG NAM
LĂN MNGA ÊA MA’K DAK NONG GEOLOGICAL INTERPRETATION EXHIBITION CENTER PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ 47 MẶT ĐỨNG HƯỚNG BẮC
LĂN MNGA ÊA MA’K TRUNG TÂM TRIỂN LÃM DIỄN GIẢI ĐỊA CHẤT ĐẮK NÔNG PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ48
DAK
LĂN MNGA ÊA MA’K
NONG GEOLOGICAL INTERPRETATION EXHIBITION CENTER PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ 49
LĂN MNGA ÊA MA’K TRUNG TÂM TRIỂN LÃM DIỄN GIẢI ĐỊA CHẤT ĐẮK NÔNG PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ50 MẶT CẮT CẢNH QUAN Đường cơ giớiĐường đi bộTiểu cảnh - cảnh quan
LĂN MNGA ÊA MA’K DAK NONG GEOLOGICAL INTERPRETATION EXHIBITION CENTER PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ 51 MẶT BẰNG CẢNH QUAN TRÍCH ĐOẠN - CÁNH ĐỒNG DUNG NHAM
LĂN MNGA ÊA MA’K TRUNG TÂM TRIỂN LÃM DIỄN GIẢI ĐỊA CHẤT ĐẮK NÔNG PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ52 MẶT BẰNG CẢNH QUAN TRÍCH ĐOẠN - QUẢNG TRƯỜNG MAGMA
LĂN MNGA ÊA MA’K DAK NONG GEOLOGICAL INTERPRETATION EXHIBITION CENTER PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ 53 MẶT BẰNG CẢNH QUAN TRÍCH ĐOẠN - SÂN LỄ HỘI
PHỐI CẢNH CHIM BAY
LĂN MNGA ÊA MA’K TRUNG TÂM TRIỂN LÃM DIỄN GIẢI ĐỊA CHẤT ĐẮK NÔNG PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ54
LĂN MNGA ÊA MA’K DAK NONG GEOLOGICAL INTERPRETATION EXHIBITION CENTER PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ 55 LÕI CÔNG TRÌNH Quảng Trường Magma
LĂN MNGA ÊA MA’K TRUNG TÂM TRIỂN LÃM DIỄN GIẢI ĐỊA CHẤT ĐẮK NÔNG PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ56 LỐI VÀO CÔNG TRÌNH Quảng Trường Magma
LĂN MNGA ÊA MA’K DAK NONG GEOLOGICAL INTERPRETATION EXHIBITION CENTER PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ 57 KHÔNG GIAN SẢNH CHUYỂN TIẾP
LĂN MNGA ÊA MA’K TRUNG TÂM TRIỂN LÃM DIỄN GIẢI ĐỊA CHẤT ĐẮK NÔNG PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ58 CẢNH QUAN TỰ NHIÊN
LĂN MNGA ÊA MA’K DAK NONG GEOLOGICAL INTERPRETATION EXHIBITION CENTER PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ 59 KHÔNG GIAN TRIỂN LÃM VĂN HÓA
LĂN MNGA ÊA MA’K TRUNG TÂM TRIỂN LÃM DIỄN GIẢI ĐỊA CHẤT ĐẮK NÔNG PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ60 KHÔNG GIAN TRIỂN LÃM SINH HỌC
LĂN MNGA ÊA MA’K DAK NONG GEOLOGICAL INTERPRETATION EXHIBITION CENTER PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ 61 KHÔNG GIAN TRIỂN LÃM ĐỊA CHẤT KHÔNG GIAN HỘI NGHỊ TRIỂN LÃM KHÔNG GIAN TIẾP ĐÓN - DỊCH VỤ KHÔNG GIAN NGHIÊN CỨU & ĐÀO TẠO
LĂN MNGA ÊA MA’K TRUNG TÂM TRIỂN LÃM DIỄN GIẢI ĐỊA CHẤT ĐẮK NÔNG PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ62 Kdrêc Mngăt Linh hồn cội nguồn
Kdrêc
LĂN MNGA ÊA MA’K DAK NONG GEOLOGICAL INTERPRETATION EXHIBITION CENTER PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ 63 Kdrêc Blang Hoa nở trong đá Kdrêc Mngăc Bước chân ánh sáng
Pui Sử thi của Lửa Kdrêc Asă’p Âm vang đại ngàn
LĂN MNGA ÊA MA’K TRUNG TÂM TRIỂN LÃM DIỄN GIẢI ĐỊA CHẤT ĐẮK NÔNG PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ64
LĂN MNGA ÊA MA’K DAK NONG GEOLOGICAL INTERPRETATION EXHIBITION CENTER PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ 65
CHƯƠNG 7 KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 0 8
Để có thể bảo tồn và đề cao được giá trị của di sản mà thiên nhiên đã kiến thiết hàng tỉ năm qua, việc xây dựng nên một Trung tâm triển lãm diễn giải địa chất là một việc cấp thiết mang tính đúng đắn và phù hợp với định hướng phát triển tại Đắk Nông nói riêng và tương lai của một xã hội đang phát triển nói chung. Trung tâm triển lãm diễn giải muốn hướng tới không chỉ giới hạn trong phạm vi địa phương mà mở rộng ra công trình mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Là công trình có khả năng trở thành một biểu tượng mới cho dòng địa chất Đắk Nông, mang theo tiềm năng phát triển du lịch địa chất trở thành khu vực thế hệ kế tiếp kéo theo sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Tây Nguyên. Không phải là một loại hình công trình mới trên thế giới, nhưng vẫn còn rất non trẻ ở Việt Nam. Để trung tâm triển lãm không trở thành nơi như các bảo tàng hiện nay, chỉ là nơi đến để nhìn rồi đi về, cần phát triển những loại hình trung tâm triển lãm kết hợp đa chức năng để tạo nên được một dây chuyền có liên kết chặt chẽ, nhằm thu hút được nhiều đối tượng tham gia, từ đó làm tăng giá trị di sản và tăng giá trị kinh tế khu vực. Ngoài ra, cần thiết phải thay đổi địa điểm quy hoạch, đặt trung tâm triển lãm diễn giải trong chuỗi du lịch địa chất, vừa là điểm trung gian kết nối địa điểm lớn, vừa là nơi lưu giữ giá trị vật thể và phi vật thể nhân loại, người tham quan có thể đúc rút và tổng hợp dễ dàng kiến thức cho bản thân. Nhằm duy trì và thu hút được người tham quan, bên cạnh việc sáng tạo không gian hấp dẫn, cần phải có sự tham gia có mặt của chính quyền và người dân địa phương để tạo nên những hình ảnh quảng bá hay những phương án truyền thông đưa chuỗi du lịch địa chất Đắk Nông trở thành một trong những chuyến du lịch giá trị nhất mà du khách trong và ngoài nước phải nên đến. Cảm ơn đã đồng hành !

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

QCVN 03:2009/ BXD- Quy chuẩn kỹ thuật phân loại phân cấp công trình xây dựng. Tiêu chuẩn Architectural Graphic Standard NEUFERT- Architects’Data

TCVN 276:2003- Công trình công cộng- Nguyên tắc thiết kế cơ bản

[1] T. N. Mai and T. T. H. Nguyễn, “Địa chất môi trường và tai biến địa chất,” 2017, Accessed: Jul. 09, 2021. [Online]. Available: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18161.

[2] G Brent Dalrymple, “The age of the earth.,” age earth., pp. 157-160, 1980, doi: 10.2475/ajs.s3-45.265.1.

[3] R. M. Canup, E. Asphaug, R. M. Canup, and E. Asphaug, “An impact origin of the Earth-Moon system,” AGUFM, vol. 2001, pp. U51A-02, 2001, Accessed: Jul. 09, 2021. [Online]. Available: https://ui.adsabs.harvard.edu/ abs/2001AGUFM.U51A..02C/abstract.

[4] R. M. Canup and E. Asphaug, “Origin of the Moon in a giant impact near the end of the Earth’s formation,” Nat. 2001 4126848, vol. 412, no. 6848, pp. 708-712, Aug. 2001, doi: 10.1038/35089010.

[5] G. B. Morbidelli, A. ; Chambers, J. ; Lunine, J. I. ; Petit, J. M. ; Robert, F. ; Valsecchi, “Source regions and time scales for the delivery of water to Earth,” p. 283, 1386.

[6] S. Eisenwurzen et al., “REPUBLIC OF KOREA INDONESIA UNITED KINGDOM OF GREAT BRITAIN UNESCO Global Geoparks include sites,” 2017.

[7] G. G. Network, “UNESCO Global Geoparks Map,” UNESCO Glob. Geoparks, 2019, doi: 10.1002/9781119681489.

[8] “Công viên địa chất toàn cầu Keketuohai.”

[9] “Swabian Alb | United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization.”

[10] “Madonie United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization.”

[11] “Cao nguyên đá Đồng Văn - Wikipedia tiếng Việt.” https://vi.wikipedia.org/wiki/Cao_nguyên_đá_Đồng_Văn (accessed Jul. 09, 2021).

[12] “Công viên địa chất toàn cầu UNESCO non nước Cao Bằng.”

[13] “Công viên địa chất Đắk Nông được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu,” Báo Nhân Dân, Jul. 08, 2020.

[14] “Diễn giải di sản - Heritage interpretation.” https://vi2.wiki/wiki/Heritage_interpretation (accessed Jul. 09, 2021).

[15] Hicira, “The Hicira Handbook - Heritage Interpretation Centres,” p. 283, 2005.

[16] BXD, “QCVN 03 2009/BXD Quy Chuẩn Kỹ Thuật Quốc Gia Về Phân Loại , Phân Cấp Công Trình Xây Dựng Dân Dụng , Công Nghiệp Và Hạ Tầng Kỹ Thuật Đô Thị,” 2009.

[17] “Bản đồ định hướng phát triển không gian đô thị Ea T’ling, Cư Jut.”

[18] “Cơ sở hạ tầng - Đắk Nông.” https://daknong.gov.vn/co-so-ha-tang1

“Nguyên lý thiết kế cấu tạo các công trình kiến trúc - NXB Xây Dựng,” Angew. Chemie Int. Ed. 6(11), 951-952., 1967.

[28] T. K. T. T. Xuân, “Nguyên Lí Thiết Kế Kiến Trúc__Ta Truong Xuan.pdf.” .

[29] TS. KTS Tạ Trường Xuân, “Nguyên lý thiết kế bảo tàng_phần 1.Tạ Trường Xuân.pdf.” .

[30]

TS. KTS Tạ Trường Xuân, “Nguyên lý thiết kế bảo tàng_phần 2.Tạ Trường Xuân.pdf.” .

[31] “Architectural Lighting in Museums - Archistudent.” https://archistudent.net/architectural-lighting-in-museums/ (accessed Jul. 19, 2021).

[32] “Kiến trúc thích ứng (KTTU) với môi trường tự nhiên và xã hội.” https://www.moitruongvadothi.vn/moi-truong/bien-doi-khi-hau/kien-truc-thich-ung-kttu-voi-moi-truong-tu-nhien-va-xa-hoi-a82760.html (accessed Aug. 27, 2021).

LĂN MNGA ÊA MA’K TRUNG TÂM TRIỂN LÃM DIỄN GIẢI ĐỊA CHẤT ĐẮK NÔNG DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO68
(accessed Jul. 09, 2021). [19] “Cư Jút phát triển các điểm du lịch văn hóa gắn với Công viên địa chất Đắk Nông.” [20] “Phê duyệt quy hoạch chung đô thị Ea Tling - UBND .pdf.” . [21] “Đắk Nông: Thị trấn Ea T’Ling mở rộng đạt tiêu chí đô thị loại IV | Xã hội.” https://baoxaydung.com.vn/dak-nong-thi-tran-ea-tling-mo-rong-dat-tieu-chi-do-thi-loai-iv-281599.html (accessed Jul. 14, 2021). [22] K. T. V. Hùng, “Giáo Trình Quy Hoạch Đô Thị - KTS. Tô Văn Hùng,” 2005. [23] GS.TS. Nguyễn Thế Bá, “QHXD - Phát Triển Đô Thị - GS.TS. Nguyễn Thế Bá.pdf.” . [24] P. K. H. T. Ngạn, “Ebook kiến trúc cảnh quan_p1 PTS.KTS. Hà Tất Ngạn.pdf.” . [25] K. H. N. Tân, “Ebook Từ ý đến hình trong thiết kế cảnh quan Phần 1 - KTS. Hà Nhật Tân.pdf.” . [26] P. K. H. T. Ngạn, “Ebook kiến trúc cảnh quan_p2 PTS.KTS. Hà Tất Ngạn.pdf.” . [27] NXB Xây Dựng,

DAK

LĂN MNGA ÊA MA’K
NONG GEOLOGICAL INTERPRETATION EXHIBITION CENTER PHỤ LỤC 69
Lăn Mnga Êa Ma’k TRUNG TÂM TRIỂN LÃM DIỄN GIẢI ĐỊA CHẤT ĐẮK NÔNG Dak Nong Geological Interpretation Exhibition Center ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ KHÓA 2017 - 2022 - LÊ SỸ HOÀNG -

Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.