CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Lí do chọn đề tài
- Hiện nay thiền được truyền dạy phổ biến và được coi là 1 phương pháp giải quyết tất cả cả vấn đề của con người nói chung và nhu cầu chữa bệnh, rèn luyện sức khỏe nói riêng. Nhưng trên hết, thiền đóng một vai trò quan trong không thể thiếu trong hành trình phát triển tâm linh của mỗi con người, giúp chúng ta tìm ra được sự thật và cách điều hòa cuộc sống một cách tốt đẹp hơn. - Thí dụ trong thời gian dịch bệnh căng thẳng vừa qua, con người hầu như sống chậm lại, tách dần với nhịp sống quay cuồng hiện đại, và có xu hướng quay vào bên trong, quay về tâm linh. Do đó, để có thể thiền tập tốt, ta cần có một không gian được thiết kế không đơn thuần chỉ bởi 1 kiến trúc sư mà còn phải là một người từng có trải nghiệm trong lĩnh vực này mới có thể kiến tạo ra một không gian hài hòa và hợp lí nhất.
1.1. Các khái niệm
1.2.1. Thiền là gì?
Thiền rất đa dạng về hình thức và tên gọi, nhưng quy chung về gồm 2 loại chính: Thiền Định và Thiền Quán.
• Thiền Chỉ - Samatha Bhavana:
“Chỉ” có nghĩa là dừng tâm lại và an trú trên 1 đối tượng duy nhất. Trong đó, “Samatha” là biến thể của “Samadhi” tức là định.
Về hình thức, có rất nhiều hình thức thiền định khác nhau như các dòng Thiền mở luận xa, Thiền Năng lượng, yoga, cảm xạ, khi công hay một số loại thiền mang tính nghệ thuật như thiền trà, nhạc thiền; ngoài ra còn có thể chú tâm trên các câu niệm chú, tụng kinh, niệm Phật...
Nguồn gốc: Thiền Định có mặt từ rất lâu đời, có từ trước so với thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong lịch sử ( thời Đức Phật là hơn 2560 năm về trước – tức là năm 560 trước Công Nguyên) và đã được truyền bá rộng rãi ở đa số bộ phận các vị tu sĩ thuộc nhiều tín ngưỡng tôn giáo khác nhau, mà nổi bật nhất lúc bấy giờ là Bà La Môn giáo.
Đích đến của Thiền Chỉ: Khi có được Định, các phiền não lúc này sẽ được lắng xuống và sẽ tự nhiên sinh ra một sự bình an trong nội tâm; nếu như có ai thích nghe các bài nhạc thiền thì ta cũng có thể có được loại bình an này một cách dễ dàng. Các dòng thiền về Yoga, Năng lượng và Khí công rất có lợi ích về mặt sức khỏe và với những ai tu tập Thiền Định ở mức sâu, họ sẽ sinh ra các Thần thông, ví dụ: có người có thể tách tâm mình ra bay sang các cõi giới khác, có người có thể hướng tâm chủ ý đi rất xa và qua đó, họ có khả năng nhìn, nghe hay biết những sự việc từ khoảng cách rất lớn, có người thì có thể thấy được
Tiền kiếp, hay tương lai của mình và người khác...
Một số tên gọi phương pháp thiền điển hình trong Thiền Định: Thiền Hấp thu năng lượng, Thiền Tập trung tinh thần, Thiên Khai nhãn, Thiền Chữa lành, Thiền Quy Hồi, Thiền Quán Tưởng, Thiền Yoga, Thiền Sắc giới, Thiền Vô sắc giới,…
Minh họa pháp môn thiền hấp thụ năng lương, một trong những pháp môn của Thiền Định (Nguồn: Internet)
• Thiền Quán – Vipassana Bhavana ( hay còn gọi là Thiền Chánh Niệm, Thiền Minh Sát,, Thiền Tứ Niệm Xứ, Thiền Tuệ): Trong đó Vipassana là từ ghép của “Vi” và “Passana”, “Passana” tức là ghi nhận, “Vi” là vi tế, khách quan, đa chiều. Vipassana tương đồng về mặt nghĩa so với “Chánh Niệm”, “Minh sát” và “Samasati” trong ngôn ngữ Kinh điển, tức là thấy đúng sự thật. Còn “Tứ niệm xứ” với “xứ” là đối tượng, tức là nói về việc Vipassana là phương pháp thực hành Chánh niệm trên 4 đối tượng: Thân, Thọ, Tâm và Pháp; và “Bhavana” tức là sự rèn luyện, trau dồi. Cả Thiền Định và Thiền Quán đều có yếu tố Định (Samadhi), tuy nhiên có đôi chút sự khác biệt. Người ta chia ra nhiều khá nhiều các loại Định khác nhau, nhưng ta chỉ cần hiểu đơn giản rằng:
Định trong Vipassana không cần quá sâu như định ở trong Thiền Định; còn Niệm thì trong Thiền Định, họ không tập trung vào đó.
Một tên gọi khác của Vipassana là Thiền tuệ, tức là ám chỉ đích đến của dòng thiền này là Tuệ giác, cái “Tuệ” trong đạo Phật
không phải là sự thông minh, thông minh chỉ là một phần nhỏ của Tuệ, mà chính xác thì Tuệ là khả năng thấu rõ bản chất của vạn pháp trong đời sống.
Để hiểu về Niệm, thì ta có thể hình dung Chánh Niệm giống như một chiếc camera, và cái camera này chỉ cần 3 điểm để ta ghi
nhớ: + Thứ nhất, là nó ghi nhận tất cả những thứ mà nó thấy – tức là ở đây, Chánh niệm sẽ ghi nhận toàn bộ mọi thứ diễn ra trên
thân và tâm.
+ Thứ hai, là nó chỉ ghi nhận và quan sát trong khoảnh khắc hiện tại, không có quá khứ, không có tương lai. + Thứ ba, là nó nhìn mọi thứ một cách khách quan, không có thích, cũng không có không thích đối tượng, dù là khó chịu hay dễ chịu.
Nguồn gốc: Được Đức Phật Thích Ca Mâu Ni – lúc bấy giờ là thái tử Siddhartha thuộc dòng dõi quý tộc Gautama trong lịch sử
tìm lại được và truyền bá trong 45 năm cuộc đời truyền pháp của mình (thành Phật năm 35 tuổi và viên tịch năm 80 tuổi). Ngài
bỏ cung điện vào năm 26 tuổi, đi tầm sư học đạo và trải qua hầu hết các pháp môn Thiền Định, thông qua 2 vị thầy của Bà La Môn giáo và đạt tới cảnh giới cao nhất của Thiền Định chỉ trong 1 thời gian ngắn, tuy nhiên ngài thấy rằng các pháp môn này chỉ đem lại sự ức chế tâm: trong lúc thiền thì cảm thấy thoải mái, hạnh phúc, thoát thiền thì vẫn bị sân giận, tham chấp, giống như đá đè lên cỏ. Sau đó, ngài xin phép ra đi là cùng 5 anh em Kiều Trần Như ( Kauṇḍinya) đi tu khổ hạnh hành xác liên tục trong 6
năm và gần chết, được 1 cô gái cứu sống nhờ bát cháo sữa. Sau đó ngài quán chiếu lại và tìm ra được con đường chân lí tuyệt
đối – đó là pháp môn Thiền Quán (Vipassana) và đắc quả Phật chỉ trong 1 đêm, từ đó vị Phật lịch sử ấy truyền bá pháp môn
này như 1 liều thuốc chữa mọi vấn đề cho chúng sanh. Cho đến khi Đức Phật viên tịch năm 80, pháp môn này được Tổ kế thừa
đầu tiên là Ngài Ca Diếp và lan truyền rộng rãi cho đến ngày nay mặc dù đã trải qua bao thăng trầm.
Đích đến của Thiền Quán: là có Tuệ, thanh lọc tâm, đắc được Tứ thánh quả (Tu đà hoàn, Tu đà hàm, A na hàm và A la hán).
Chúng ta dùng năng lực của Chánh Định và Chánh Niệm để quan sát mọi sự vật, sự việc, qua đó hiểu rõ về bản chất quy luật:
Khổ, Vô thường và Vô ngã của vạn pháp, thấu triệt Tứ diệu đế và chứng ngộ giái thoát Niết bàn.
Vipassana là thực hành duy trì Chánh niệm trên thân, thọ, tâm, pháp trong lúc ngồi thiền, thiền đi, thiền đứng, thiền nằm và trong các hoạt động đời sống hàng ngày.
Về hình thức tổ chức: Một khóa thiền Vipassana phải là một khóa thiền miên mật dài ngày trong 1 khoảng thời gian tùy theo quyết định của người thầy chỉ dạy ( thông thường ít nhất là 10 ngày) và đòi các thiền sinh tham gia phải tuân thủ đúng theo quy
định đã đề ra và cam kết thực hiện đúng theo thời khóa, không bỏ cuộc giữa chừng nhằm tối đa hóa lợi ích cho các thiền sinh tham gia mà khóa thiền đó đem lại.
1.2.2. Lợi ích của thiền
Những tác dụng mà thiền đem lại cho con người là rất đa dạng, một số tác dụng nổi bật mà chúng ta có thể kể đến đó là: Giải tỏa căng thẳng, giảm stress: Nhiều nghiên cứu của các trường đại học nổi tiếng thế giới đã chỉ ra rằng thiền thường xuyên
có khả năng làm giảm mật độ chất xám ở các vùng não liên quan đến lo lắng và căng thẳng. Vì vậy, thực hành thiền sẽ giúp cải
thiện nhiều vấn đề về cảm xúc, giải tỏa căng thẳng, giảm stress, cải thiện chứng rối loạn lo âu và giúp ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm. Những người tập thiền thường xuyên thường có xu hướng yêu đời, suy nghĩ tích cực, an nhiên hơn so với
những người không tập.
Giảm buồn ngủ, tăng cường khả năng tập trung, cải thiện trí nhớ: Một số nghiên cứu của Mỹ đã cho thấy ngồi thiền thường xuyên có tác dụng làm giảm tình trạng buồn ngủ mà vẫn giữ được sự tập trung cao độ. Điều này có được có thể là do việc tập thiền sẽ giúp ngủ ngon hơn. Không những vậy, thiền còn giúp tăng cường trí nhớ bởi nó kiểm soát được sự căng thẳng và stress - yếu tố hàng đầu gây nên mất tập trung và suy giảm trí nhớ.
Tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa một số bệnh tim mạch: Trong quá trình ngồi thiền, cơ thể bạn sẽ cần ít oxy hơn, do đó tim sẽ
đập ít hơn, đồng nghĩa với việc huyết áp sẽ giảm xuống. Thiền cũng làm giảm đáng kể nguy cơ tử vong vì đột quỵ và nhồi máu
cơ tim ở những người bị bệnh tim, làm tăng kháng thể và giúp hệ miễn dịch phản ứng nhanh hơn, mạnh mẽ hơn.
Giảm đau: Nhiều nghiên cứu đã cho thấy thiền có tác dụng giảm đau đầu tuyệt vời hơn cả morphine, một giờ tập thiền có thể
làm giảm đến 40% cường độ đau và giảm cảm giác khó chịu do đau tới 57%.
Cải thiện chứng tăng động: Trong một số nghiên cứu với các bệnh nhân là người lớn bị rối loạn tăng động giảm chú ý, người ta nhận thấy rằng thiền định đã giúp nhóm người này giảm được tính hiếu động, bốc đồng và cải thiện được kỹ năng “hành động
có ý thức”.
Làm chậm quá trình lão hóa: Quá trình lão hóa nhanh hay chậm tùy thuộc vào tốc độ mà bạn tiêu thụ oxy. Trong khi đó, quá trình ngồi thiền khiến cơ thể bạn điều chỉnh lại hô hấp, nạp ít oxy hơn. Chính vì vậy những người thường xuyên ngồi thiền sẽ
có ngoại hình trẻ hơn khá nhiều so với tuổi thật.
Có thể nói, thiền định đem lại nhiều tác dụng tích cực cho con người, cả về mặt thể chất lẫn tâm lý. Chính vì thế, hiện nay, rất nhiều người đã bắt đầu tự thực hành thiền tại nhà để cải thiện sức khỏe, sắc đẹp cũng như thanh lọc tinh thần và tâm trí.
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU KHU ĐẤT XÂY DỰNG 2.1. Bản đồ quy hoạch
Họa đồ vị trí Quận 9 trong TPHCM
Thành phố Hồ Chí Minh (vẫn thường được gọi với tên cũ là Sài Gòn) là thành phố lớn nhất tại Việt Nam, đồng thời cũng là một trong những trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và giáo dục quan trọng nhất của Việt Nam. Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố trực thuộc trung ương được xếp loại đô thị đặc biệt của Việt Nam, cùng với thủ đô Hà Nội.
Quận 9 là một quận thuộc khu đô thị phía đông Thành phố Hồ Chí Minh
bao gồm Quận 2, Quận 9, Quận Thủ Đức với trung tâm là khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Hiện Quận 9 là quận lớn và thưa dân nhất so với các quận còn lại của Thành phố Hồ Chí Minh.
SVTH: Hoàng Trọng Bằng _ MSSV: 17510200986
Vị trí:
- khu đất lựa chọn nằm trên đất du lịch sinh
thái Cù Lao Bà Sang thuộc địa bàn ấp cù lao, phường long bình, quận 9, tp hồ chí minh với
tổng diện tích toàn bộ cù lao là 39,74ha
diện tích:
Khu đất chọn có diện tích 7,05ha.
Khí hậu - thủy văn:
- Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích
đạo, nhiệt độ cao đều trong năm và 2 mùa mưa - khô rõ rệt.
- mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới tháng
11, còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. trung bình, có 160 tới 270 giờ năng một tháng, nhiệt độ trung bình 27 độ C, dao động
13,8 - 40 độ C. Lượng mưa trung bình 1.949 mm/năm. Một năm trung bình 159 ngày mưa, tháng 5 tới tháng 11. Hai hướng gió chính là gió mùa tây - Tây Nam và Bắc - đông bắc.
Độ ẩm không khí đạt bình quân/ năm 79,5%.
- nằm tại hạ lưu sông đồng nai.
2.3. Hiện trạng
2.3.1. Điều kiện giao thông
• Các tuyến giao thông kết nối đường bộ:
Vị trí khu đất cách trạm nhà ga Depot Long Bình tuyến Metro Bến Thành-Suối Tiên khoảng 1.5km đường bộ và 0.5km đường thủy, điều kiện này khá lý tưởng cho các đối tượng sử dụng công trình đi lại một cách thuận tiện hơn trong thành phố từ các khu vực trung tâm và các tỉnh lân cận.
• Các tuyến giao thông kết nối đường thủy:
Các bến đò, bến phà tiếp cận Cù Lao Bà Xang:
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP THIẾT KẾ VÀ MỘT SỐ TƯ LIỆU MINH HỌA ĐIỂN HÌNH
4.1. Bố cục tổng mặt bằng toàn khu