Hồng Sâm Hàn Quốc Có Tác Dụng Gì? Giá Bán |Hoanghaigroup

Page 1

Hồng sâm là gì? Có tác dụng như thế nào với sức khỏe? 0

27/04/2020

0

Hồng sâm là gì? Có công dụng như thế nào? Cách sử dụng và chế biến hồng sâm ra sao? Mọi thông tin về loại thần dược này đều đã được Hoanghaigroup tổng hợp lại trong bài viết này.

MỤC LỤC: 1. Hồng sâm là gì? 1.1. Cách điều chế hồng sâm? 1.2. Phân biệt hồng sâm và nhân sâm 1.3. Các dạng bào chế của hồng sâm 1.4. Thành phần hóa học


2. Vị thuốc Hồng sâm 2.1. Tính vị, quy kinh 2.2. Tác dụng dược lý 3. Cách dùng Hồng Sâm 4. Công dụng của Hồng sâm 4.1. Chống ung thư và ngăn ngừa sự phát triển tế bào ung thư 4.2. Tác dụng với bệnh tiểu đường 4.3. Giúp ngăn ngừa vô sinh ở nam và nữ giới 4.4. Tác dụng điều hòa huyết áp và làm giảm các bệnh về tim mạch 4.5. Công dụng làm đẹp và chống lão hóa 4.6. Giúp phát triển trí não, giúp tăng cường trí nhớ 4.7. Tác dụng kiểm soát cân nặng, chống lại bệnh béo phì 5. Tác dụng phụ của Hồng sâm 6. Câu hỏi thường gặp về Hồng sâm 6.1. Mua Hồng sâm ở đâu? 6.2. Những ai không nên dùng Hồng sâm 6.3. Nên uống hồng sâm khi nào? 6.4. Có thể bạn quan tâm

Hồng sâm là gì? Hồng sâm là sản phẩm được chế biến từ nhân sâm tưới có giá trị dinh dưỡng cao. hàm lưởng nhỏ saponin có trong hồng sâm cao hơn nhiều so với nhân sâm. Cách điều chế hồng sâm? Bạn chọn nhân sâm tươi có độ tuổi đạt chuẩn ( 6 năm tuổi). Sau khi thu hoạch, thì đem đi sơ chế sạch sẽ rồi xếp vào khay và đem đi hấp cách thủy ở nhiệt độ cho phép. Khi thành phần nước trong sâm chỉ còn khoảng 14% thì đem chúng đi phơi sấy ở nhiệt độ hoàn toàn tự nhiên. Thành phẩm nhận được là những củ sâm có màu đỏ và màu vàng nâu sẫm đso gọi là hồng sâm. Chúng rất tốt cho sức khỏe, phòng chống được bệnh tật, giúp cải thiện nhan sắc. Cũng nhờ quá trình được chưng hấp này mà loại thảo dược này “lành tính” hơn nhân sâm rất nhiều. So với Nhân Sâm tươi, chúng có hiệu quả hơn nhiều mà ít tác dụng phụ hơn. Phân biệt hồng sâm và nhân sâm Nhân sâm: là loại củ tươi, thường có màu trắng. Chúng chủ yếu dùng để bồi bổ sức khỏe, hầu như không có tác dụng chữa bệnh. Sâm tươi chưa qua chế biến có tính hàn và gây ra một số tác dụng phụ. Hồng sâm: có phần da và ruột màu đỏ hoặc vàng nâu sẫm. Thông qua quá trình hấp cách thủy và sấy khô; chúng ít tác dụng phụ hơn so với nhân sâm. Tuy nhiên, giá thành thường cao hơn so với nhân sâm. Các dạng bào chế của hồng sâm Sâm củ khô: là dạng củ khô vừa, chúng được đóng trong túi hoặc hộp. Chúng được đóng hộp thiếc theo nhiều trọng lượng khác nhau với nhiều mức giá khác nhau. Cao hồng sâm: là dạng cao sệt, muốn sử dụng thì cần pha với nước ấm. Cách bào chế này


rất thích hợp cho người già; những người làm văn phòng bận rộn. Với dạng bào chế này sâm sẽ được bảo quản lâu hơn. Nước hồng sâm: thường chúng sẽ được bào chế dưới dạng gói nước và dạng chai. Cách sử dụng sản phẩm này khá đơn giản, chỉ việc uống liền, không cần phải pha loãng hay chế biến thêm. Sâm tẩm mật ong: là những củ nhân sâm được hấp cách thủy rồi đem tẩm vào mật ong. Hồng sâm tẩm mật ong rất dễ sử dụng, có vị ngon, rất dễ ăn, ngậm lát sâm trực tiếp nên tác dụng cũng rất nhanh. Thành phần hóa học Hồng sâm có chứa một hợp chất gọi là ginsenosides, chịu trách nhiệm cho các lợi ích chính của thuốc. Các hợp chất khác bao gồm polyacetylen như panaxynol và panaxydol, các hợp chất polyphenolic, arginine và các dẫn xuất của nó, cũng như các polysacarit có tính axit .

Vị thuốc Hồng sâm Tính vị, quy kinh Chúng có vị ngọt, hơi đắng, tính ôn, vào các kinh: tỳ, phế, tâm, có tác dụng đại bổ nguyên khí, phục mạch cố thoát, sinh tân, an thần, bổ tỳ ích phế. Tác dụng dược lý Bồi bổ sức khỏe, giúp cơ thể nhanh hồi phục khi mới ốm dậy. Cải thiện trí nhớ ở người già Tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại bên ngoài môi trường. Giúp hỗ trợ giải độc gan, tăng cường chức năng gan, ngăn chặn và hỗ trợ điều trị một số bệnh về gan như viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ,… Giảm bớt căng thẳng, tăng tập trung. Điều hòa huyết áp, phòng kết dính tiểu cầu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tình trạng tăng cholesterol và một số bệnh về tim mạch. Giảm tác hại của thuốc kháng sinh, hóa trị, xạ trị. Tăng cường sinh lý cho cả nam và nữ, điều hòa kinh nguyệt cho phụ nữ tiền mãn kinh. Chống lão hóa, làm đẹp da.

Cách dùng Hồng Sâm Hồng Sâm tẩm Mật Ong Đem hồng sâm thái lát mỏng hoặc để nguyên củ ngâm cùng mật ong. Có thể dùng trực tiếp hoặc ăn cùng với sữa chua. Với cách dùng này bạn có thể dùng trực tiếp hoặc chế biến cùng các món sinh tố, uống cùng sữa tươi, cho vào trà. Liều dùng: Ngày dùng 2-3 lát Hồng Sâm, chia 1-2 lần sang- trưa, ăn lúc đói. Hồng Sâm pha trà Đem thái lát mòng, mỗi lần dùng 1-2g cho nước sôi vào pha như pha trà. Có thể hãm vài lần như vậy cho đến khi mùi nhạt thì lấy bã ra ăn. Bạn cũng có thể tán mịn sâm khô pha trà uống phục hồi sức khỏe cho người mệt mỏi, hay vã mồ hôi, thở yếu, chuyển hóa cơ kém.


Cháo Hồng Sâm Cho 1-2 g Hồng Sâm thái lát, sắc với nước một lúc, thêm gạo vào nước nấu thành cháo ăn.

Công dụng của Hồng sâm Chống ung thư và ngăn ngừa sự phát triển tế bào ung thư Nhiều kết quả cho thấy loại thảo dược này không chỉ hiệu quả trong ngăn ngừa ung thư mà trong một số trường hợp các chất Ginsenoside Rh2 và Rg3 có trong hồng sâm còn có tác dụng làm giảm và ức chế quá trình tái phát hay phát triển lây lan thêm của tế bào ung thư, từ đó làm tăng hiệu quả của thuốc điều trị ung thư. Tác dụng với bệnh tiểu đường Chất Saponin có trong loại thảo dược này tác động và loại bỏ Alloxan, Streptozotocin; hai chất này chính là nguyên nhân gây tăng đường huyết. Vì thế có hiệu quả làm hạ đường huyết và giảm bệnh đái tháo đường. Giúp ngăn ngừa vô sinh ở nam và nữ giới Theo kết quả lâm sàng trong điều trị vô sinh ở nam và nữ giới, chúng có tác dụng trong việc tổng hợp đạm và DNA trong tế bào tinh hoàn ở nam giới và có công dụng làm săn chắc tử cung bổ máu ở nữ giới. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh chúng có tác dụng tăng cường sinh lý, khắc phục nhiều chứng rối loạn trong tình dục, bổ thận tráng dương. Tác dụng điều hòa huyết áp và làm giảm các bệnh về tim mạch Thành phần Saponin trong loại thảo dược này có tác dụng giảm lượng cholesterol và triglyceride trong máu; nên chúng không chỉ ngăn được nguy cơ của các bệnh xơ vữa động mạch mà còn có hiệu quả tốt trong việc điều hòa và ổn định huyết áp cho cả người bị cao huyết áp và huyết áp thấp. Công dụng làm đẹp và chống lão hóa Ngay từ thời xa xưa, người ta đã biết cách sử dụng chúng như một cách thức để duy trì làn da đẹp mịn màng, chống lão hóa và duy trì tuổi thanh xuân.Với thành phần chứa các vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa mạnh. Chúng có tác dụng là tăng lớp collagen ở biểu bì, làm lành tổn thương mô và tái tạo tế bào mới, giảm sần sùi trên da giúp da sáng mịn trẻ trung. Giúp phát triển trí não, giúp tăng cường trí nhớ Nghiên cứu cho thấy sử dụng loại thảo dược này thường xuyên sẽ bổ sung canxi và kích thích não hoạt động hoạt động làm tăng sức chịu đựng và cải thiện sức mạnh của não. Không những thế chúng còn giúp điều chỉnh sự trao đổi chất và chống mệt mỏi, giảm thiểu dấu hiệu stress và trầm cảm.


Tác dụng kiểm soát cân nặng, chống lại bệnh béo phì Nhiều nghiên cứu đã chứng minh loại thảo dược này có tác dụng: tăng tốc độ trao đổi chất và đốt cháy calories, thúc đẩy quá trình oxy hóa để giảm mỡ cơ thể, ức chế và làm giảm sự thèm ăn, chống mệt mỏi và tăng cường điều tiết quá trình biến dưỡng glycogen, đường và chất béo… Từ đó giúp việc kiểm soát cân nặng và chống lại bệnh béo phì.

Tác dụng phụ của Hồng sâm Đay là một loại thỏa dược rất mạnh và có thể gây ra các phản ứng tiêu cực trong cơ thể như: Khô miệng , nhức đầu, chóng mặt, mờ mắt. Đau dạ dày, tiêu chảy. Phản ứng dị ứng, phản ứng da. Nhịp tim nhanh, huyết áp cao. Thần kinh, mất ngủ và trong trường hợp nghiêm trọng, mê sảng (bồn chồn và ảo tưởng). Phù nề (giữ nước). Tương tác với thuốc (thuốc trị tiểu đường, thuốc chống trầm cảm , morphin, chất kích thích, v.v.). Uống quá nhiều có thể gây ra Hội chứng lạm dụng nhân sâm có thể gây đau vú, chảy máu bộ phận sinh dục, nhiễm độc gan, tăng huyết áp, co giật, co giật và nhiễm độc sinh sản. Lưu ý: Không nên dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú. Hãy luôn tham khảo ý kiến của các chuyên gia trước khi sử dụng. Nếu có bất kỳ triệu chứng được nêu ở trên nên đến ngay trung tâm ý tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị. Câu hỏi thường gặp Chú ý: Thông tin bài viết trên đây về Hồng sâm liên quan đến tác dụng của Hồng sâm và cách sử dụng với mục đích chia sẻ kiến thức, giới thiệu các thông tin về thảo dược để cán bộ y tế và bệnh nhân tham khảo. Tùy vào từng trường hợp và cơ địa sẽ có toa thuốc và cách điều trị riêng. Người bệnh không được tự ý sử dụng thảo dược, mọi thông tin sử dụng thuốc phải theo chỉ định bác sĩ chuyên môn. Nguồn: HoangHaiGroup Có thể bạn quan tâm Câu kỷ tử: Công dụng & cách dùng đối với sức khỏe Đinh lăng: Công dụng và tác hại như thế nào với sức khỏe? Nấm linh chi sừng hươu: Công dụng và cách dùng như thế nào? Nguồn tham khảo

0 Article Rating


Trần Bảo Thoa Tôi là một chuyên gia tư vấn dinh dưỡng và sức khỏe, với các kiến thức về chế độ dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho người trên 4 năm kinh nghiệm. Hy vọng với các kiến thức mà tôi chia sẽ có ích cho bạn cũng như người thân trong gia đình của bạn.

TAGS

Cách sử dụng hồng cao dán hồng cao hồng cao hồng sâm 6 năm sâm sâm sâm tuổi cao hồng sâm 6 năm tuổi cây hồng công dụng của hồng hình ảnh cây hồng 250g sâm sâm sâm hồng danh sám hồng sâm baby hàn hồng sâm có tác dụng hồng sâm hàn hối quốc gì quốc hồng hồng sâm nước Mặt Những ai không nên uống hồng tuổi sâm hàn quốc 6 năm sâm nạ hồng sâm nước hồng Sữa hồng tác dụng của hồng Tác dụng của hồng sâm đối với trà hồng sâm sâm sâm da sâm trà sâm hồng RELATED ARTICLES MORE FROM AUTHOR

Sâm ngọc linh: Công dụng, liều dùng & cách dùng hiệu quả

Cây chó đẻ chữa bệnh gì? tác dụng & bài thuốc chữa bệnh

Đinh lăng: Công dụng và tác hại như thế nào với sức khỏe?

Câu kỷ tử: Công dụng & cách dùng đối với sức khỏe

Nấm linh chi sừng hươu: Công dụng và cách dùng như thế nào?

Nhân sâm: 15+ tác dụng & cách sử dụng với sức khỏe

 Subscribe 

0

C O M M E N T S

 


Search

Bài viết mới

Sâm ngọc linh: Công dụng, liều dùng & cách dùng hiệu quả 29/05/2020

Cây chó đẻ chữa bệnh gì? tác dụng & bài thuốc chữa bệnh 20/05/2020

Đinh lăng: Công dụng và tác hại như thế nào với sức khỏe? 29/04/2020

Câu kỷ tử: Công dụng & cách dùng đối với sức khỏe 28/04/2020

Hồng sâm là gì? Có tác dụng như thế nào với sức khỏe? 27/04/2020

Nấm linh chi sừng hươu: Công dụng và cách dùng như thế nào? 24/04/2020

_____________SỨC KHỎE_________________

Bệnh lao phổi nên ăn gì ? 12 loại thực phẩm tốt cho gan Bệnh đau dạ dày nên ăn gì ? Bệnh tiểu đường nên ăn gì ? Bệnh gout nên ăn gì ?

__________HOÀNG HẢI GROUP__________

HoangHaiGroup – Website chia sẽ các thông tin về: Ẩm Thực, Sức Khỏe, Dinh Dưỡng, Bệnh Học. Mang đến nhiều kiến thức hữu ích về sức khỏe và chế độ dinh dưỡng tốt nhất. Địa Chỉ: 05 Nguyễn Tất Thành, Phường 12, Quận 4, Tp.HCM Điện Thoại: 0939 22 39 33

Hiện tại chúng tôi đã chuyển địa điểm và thông tin liên hệ mới ở bên dưới: Địa chỉ: 100 Đặng Văn Bi, phường Trường Thọ, Quận Thủ Đức, Hồ Chí Minh. Email: hoanghaigroup.com@gmail.com


_______________THẢO DƯỢC_______________

Nhân sâm Nấm linh chi sừng hươu Câu kỷ tử Nấm linh chi Hà Thủ Ô

______________BÀI VIẾT HAY_______________

Hoàng Hải Group chia sẻ bài viết hay: Thuc don tiec cuoi Thuc don dai tiec Đông trùng hạ thảo là gì? Tác dụng & cách dùng như thế nào? 2 Cách làm dầu dừa nguyên chất đơn giản dễ làm tại nhà 20 món gà đãi tiệc ngon khó cưỡng – dễ chế biến tại nhà

_______THỰC PHẨM DINH DƯỠNG________

Tác dụng của nha đam Công dụng của trái bưởi Tỏi có tác dụng gì với sức khỏe? Cà chua có công dụng gì? Lợi ích của hạt Chia

________________FANPAGE___________________

TRANG CHỦ

CHÍNH SÁCH BẢO MẬT

GIỚI THIỆU

THỰC PHẨM

SỨC KHỎE

THỰC ĐƠN

MÓN ĂN

© Tất cả thông tin trên kênh HoangHaiGroup chỉ dành cho mục đích giáo dục. Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn gặp phải


bất kỳ vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nào.


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.