Thực đơn mẫu cho người bị bệnh tiểu đường |Hoanghaigroup

Page 1

Thực đơn dành cho người tiểu đường cải thiện sức khỏe 29/06/2020

Thuc don danh cho nguoi tieu duong cai thien suc khoe

Một thực đơn dành cho người tiểu đường khoa học là chìa khóa quan trọng giúp người tiểu đường thoát khỏi căn bệnh này. Duy trì một chế độ dinh dưỡng tốt giúp nâng cao thể trạng, duy trì đường huyết ổn định và ngăn ngừa những biến chứng của bệnh. Trong bài viết này Hoanghaigroup sẽ giúp bạn đưa ra một số gợi ý về thực đơn dành cho người tiểu đường.

MỤC LỤC:

1. Bệnh tiểu đường & Chú ý dinh dưỡng cho người đái tháo đường 1.1. Khái niệm bệnh tiểu dường 1.2. Những lưu ý khi áp dụng thực đơn dành cho người tiểu đường 2. Xác định thực đơn dành cho người tiểu đường 2.1. Xác định cân nặng 2.2. Xác định nhu cầu năng lượng (Kcal) 3. Nhu cầu dinh dưỡng trong các bữa ăn 4. Gợi ý thực đơn dành cho người tiểu đường trong 1 tuần 4.1. Thực đơn dành cho người tiểu đường ngày 1 4.2. Thực đơn dành cho người tiểu đường ngày 2 4.3. Thực đơn dành cho người tiểu đường ngày 3 4.4. Thực đơn dành cho người tiểu đường ngày 4 4.5. Thực đơn dành cho người tiểu đường ngày 5 4.6. Thực đơn dành cho người tiểu đường ngày 6 4.7. Thực đơn dành cho người tiểu đường ngày 7 5. Những cách giúp bạn cải thiện tình trạng bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường & Chú ý dinh dưỡng cho người đái tháo đường


Bệnh tiểu đường & Chú ý dinh dưỡng

Khái niệm bệnh tiểu dường Tiểu đường hay đái tháo đường là bệnh lý mạn tính do rối loạn chuyển hóa đường glucose trong máu khiến lượng đường huyết trong máu luôn cao hơn mức bình thường (4,4 – 6.4mmol/l). Điều này gây ra tình trạng lượng đường tích tụ tăng dần trong máu và gây ảnh hưởng đến có chức năng nhiệm vụ khác của cơ thể.

Những lưu ý khi áp dụng thực đơn dành cho người tiểu đường Để đạt được các mục tiêu trên, trong ăn uống người bệnh cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau: Ăn đủ bữa: Khi bị đái tháo đường, bạn không được bỏ bữa, để cơ thể cảm thấy mệt, quá đói. Khi đói, bạn dễ ăn nhiều, cùng lúc nạp lượng lớn năng lượng vào cơ thể. Ăn đủ 3 – 4 bữa mỗi ngày, kèm những bữa ăn nhẹ sẽ giúp tránh nguy cơ trên, ổn định mức glucose máu. Hạn chế đường, muối, chất béo bão hoà: Lượng muối ăn tiêu chuẩn ở người trưởng thành là dưới 5g muối/ngày. Bạn có thể hấp thụ một lượng vừa phải chất béo không bão hòa (có trong các loại hạt, cá, quả bơ…) và lượng đường phù hợp với mức glucose máu của bản thân. Ăn uống kết hợp tập luyện: Cơ thể bạn sẽ hấp thụ dinh dưỡng tối ưu nhất khi kết hợp với hoạt động thể dục thể thao. Ăn uống đủ chất, năng lượng cho cơ thể vận động là chìa khóa giúp người đái tháo đường kiểm soát cân nặng và mức glucose máu. Uống đủ nước: Nước là yếu tố cần thiết cho mọi hoạt động sống trong cơ thể. Đặc biệt, nước lọc cũng không hề ảnh hưởng đến mức glucose máu trong cơ thể bạn. Ngược lại, bạn cần hạn chế các thức uống có đường và bia rượu (không quá 1 ly mỗi ngày). Không nên quá kiêng khem mà cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng: chất đạm, béo, bột đường, vitamin, muối khoáng, chất xơ… Mỗi loại thực phẩm chứa một số chất dinh dưỡng khác nhau và không có một thực phẩm nào chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho nhu cầu con người. Do đó không thể ăn một loại thực phẩm duy nhất được mà cần phải ăn phối hợp nhiều loại thực phẩm với nhau.

Xác định thực đơn dành cho người tiểu đường


Để xây dựng thực đơn dành cho người đái tháo đường khoa học thì người bê ̣nh cần phải tham khảo lời tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng, và tuân thủ những nguyên tắc ăn uống cơ bản để không ảnh hưởng tới sức khỏe của những người mắc bê ̣nh tiểu đường.

Xác định cân nặng Bạn hãy xác định cân nặng tiêu chuẩn (CNTC) dựa trên chiều cao đang có của bạn bằng cách: Cân nặng nên có ở NAM = chiều cao (m) x chiều cao (m) x 22. Cân nặng nên có ở NỮ = chiều cao (m) x chiều cao (m) x 21. Đây sẽ là mức cân nặng tối đa nên có để đề phòng nguy cơ khi tăng hoặc giảm cân không mong muốn sẽ đưa cơ thể vào tình trạng thừa cân, béo phì, hoặc suy dinh dưỡng. Ví dụ: Bạn nam cao 1m74, cân nặng nên có là: 1,74 x 1,74 x 22 = 66,6 ~ 67 kg. Bạn nữ cao 1m60, cân nặng nên có là: 1,50 x 1,50 x 21 = 47,2 ~ 47 kg.

Xác định nhu cầu năng lượng (Kcal) Nằm tại giường: 25kcal x CNTC; Lao động nhẹ: 30kcal x CNTC; Lao động trung bình: 35kcal x CNTC; Lao động nặng: 40kcal x CNTC. Tương tự ví dụ trên, đối với cán bộ công chức làm ở việc văn phòng nên chọn ở ngưỡng lao động nhẹ Nhu cầu năng lượng của bạn nam: 30kcal x 67kg = 2010 kcal; Nhu cầu năng lượng của bạn nữ: 30kcal x 47kg = 1410 kcal.


Xác định thực đơn dành cho người tiểu đường

Nhu cầu dinh dưỡng trong các bữa ăn Từ việc tính toán lượng calo cần thiết cho cơ thể; Xây dựng thực đơn dành cho người bệnh tiểu đường phải luôn đảm bảo các yêu cầu; giúp ổn định lượng đường huyết, bảo vệ tim mạch, kiểm soát huyết áp, ngăn chặn và làm chậm các biến chứng của bệnh tiểu đường… Bữa sáng: Nên bao gồm các thực phẩm cân bằng các chất dinh dưỡng bao gồm tinh bột, hoa quả và protein. Hoặc cũng có thể ăn sáng nhẹ nhàng bằng một tô phở hoặc miến, mì. Bữa trưa: Cần bổ sung nhiều rau xanh như bí đao, cà chua, ớt đỏ, cải xanh và dưa chuột. Để bổ sung protein, tốt nhất nên dùng thịt nạc thăn, thịt gà thì nên bỏ da. Bữa tối: Bữa tối có thể bổ sung protein bằng các loại cá và đậu phụ. Rau xanh có thể sử dụng măng tây, súp lơ xanh, đậu Hà Lan, cà chua vì đây là những thực phẩm chứa nhiều các chất có lợi cho người tiểu đường như: chất chống oxy hóa, magie tốt cho tim mạch, giúp đào thải cholesterol ra ngoài. Bữa ăn nhẹ: Ngoài những bữa ăn chính thì người tiểu đường phải thêm 2-3 các bữa ăn nhẹ. Chia nhỏ thành 5-6 bữa ăn hàng ngày rất tốt cho người tiểu đường, giúp ổn định lượng đường trong máu của người bê ̣nh trong mô ̣t ngày.

Gợi ý thực đơn dành cho người tiểu đường trong 1 tuần Thực đơn dành cho người tiểu đường ngày 1


Bữa sáng: 1 cái bánh giò + 250ml nước ép bưởi; Bữa trưa: 1 chén cơm gạo lứt + 1 khúc cá chép hấp+ canh cải nấu thịt nạc; Bữa tối: 1/2 chén cơm trắng+ thịt nạc kho đậu hũ+ súp lơ luộc; Bữa phụ: 1 quả lê. Thực đơn dành cho người tiểu đường ngày 2 Bữa sáng: bún mọc + 1 ly sữa dinh dưỡng cho người tiểu đường; Bữa trưa: 1 chén cơm trắng + tàu hũ sốt tương + thịt bò nấu canh cải chua; Bữa tối: 1/2 chén cơm trắng + đậu bắp luộc+ cá lóc kho nghệ; Bữa phụ: 1 quả cam nhỏ. Thực đơn dành cho người tiểu đường ngày 3 Bữa sáng: Bánh mì đen + trứng ốp la+ sinh tố dâu tây không đường; Bữa trưa: 1 chén cơm gạo lứt + canh bí đao nấu thịt bằm+ cà nục khô tiêu; Bữa tối: 1/ 2 chén cơm gạo lức muối mè+ su su luộc+ 2 miếng chả lụa; Bữa phụ: salat rau củ quả (rau xà lách, rau mầm, cà chua, dưa leo, …). Thực đơn dành cho người tiểu đường ngày 4 Bữa sáng: 1 ổ vừa bánh mỳ trứng + 1 – 2 miếng mãng cầu xiêm; Bữa trưa: 1 chén cơm trắng + thịt gà kho gừng + canh rau lang luộc; Bữa tối: 1 chén cơm trắng + đậu hũ nhồi thịt sốt cà + canh rau dền tôm tươi; Bữa phụ: trái cây bưởi. Thực đơn dành cho người tiểu đường ngày 5 Bữa sáng: 1 tô vừa bún riêu + 1/2 quả vú sữa; Bữa trưa: 1 chén cơm trắng + cá thu sốt cà + canh cải xanh nấu cá thác lác + bí xanh luộc + ổi; Bữa tối: 1 chén cơm trắng + tép kho + canh mồng tơi nấu tôm + bông cải luộc + ổi; Bữa phụ: thanh long, sữa dành cho người bị tiểu đường. Thực đơn dành cho người tiểu đường ngày 6 Bữa sáng: 1 đĩa bánh cuốn + 1 miếng dứa; Bữa trưa: 1 chén cơm trắng + canh măng chua cá hồi + thịt kho trứng + rau muốn luộc + 1/2 quả lê; Bữa tối: 1 chén cơm trắng + canh đậu hũ hẹ thịt + mực nhồi thịt sốt cà + súp lơ xào tỏi + 1/2 trái ổi; Bữa phụ: 1 hộp sữa chua. Thực đơn dành cho người tiểu đường ngày 7


Bữa sáng: 1 bát cháo đậu đỏ + 1/2 quả cam; Bữa trưa: 1 chén cơm trắng + canh bầu nấu tôm + xíu mại + rau càng cua trộn dầu dấm + 1 quả sa bô chê; Bữa tối: 1 chén cơm trắng + canh khổ qua hầm + cá chép chưng tương + 1 miếng thanh long; Bữa phụ: Bánh quy ít đường.

Gợi ý thực đơn dành cho người tiểu đường trong 1 tuần

Những cách giúp bạn cải thiện tình trạng bệnh tiểu đường Người bê ̣nh tiền tiểu đường vẫn có thể đảo ngược quá trình tiến triển bê ̣nh tiểu đường. Xây dựng thực đơn cho người tiền tiểu đường kết hợp với những thay đổi lối sống được coi là chiến lược hiê ̣u quả và bền vững nhất. Điều chỉnh cân nă ̣ng của cơ thể khỏe mạnh. Nếu thừa cân, chỉ cần giảm 5-10% trọng lượng cơ thể là đã giúp cải thiê ̣n lượng đường trong máu. Lựa chọn thực phẩm lành mạnh, tốt cho cơ thể, thay vì những loại thực phẩm có nhiều đường và chất béo, đồ uống ngọt,… Nên ăn nhiều trái cây tươi, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt,.. Tâ ̣p thể dục mỗi ngày giảm bê ̣nh tim mạch và tiểu đường. Nên dành thời gian mỗi ngày ít nhất 30 phút tâ ̣p thể thao, có thể là đi bô ̣, hoă ̣c đạp xe, bơi lô ̣i,… Tạo cho mình tâm thế thoải mái, tránh stress, căng thẳng. Điều chỉnh thời gian nghỉ ngơi và làm viê ̣c hợp lý. Không nên hút thuốc lá, người bê ̣nh nên hạn chế uống bia, rượu. Nên đi khám sức khỏe thường xuyên, kiểm soát tốt chỉ số đường huyết.


Có lối sống lành mạnh và thực đơn cho người tiền tiểu đường hợp lý sẽ giúp kiểm soát được tình trạng bệnh. Việc áp dụng thay đổi lối sống và ăn uống có thể giảm 60% nguy cơ tiến triển thành bê ̣nh tiểu đường trong khi không mô ̣t loại thuốc nào có thể bảo vê ̣ bạn được tốt đến như vâ ̣y. Nguồn: Hoanghaigroup.com Nguồn tham khảo Rate this post

Trần Bảo Thoa Tôi là một chuyên gia tư vấn dinh dưỡng và sức khỏe, với các kiến thức về chế độ dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho người trên 4 năm kinh nghiệm. Hy vọng với các kiến thức mà tôi chia sẽ có ích cho bạn cũng như người thân trong gia đình của bạn.


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.