Chuyện nhỏ Sài Gòn bao nhớ

Page 1

Chuyện nhỏ

Đàm Tăng Phú

mm đẹp lắ òn ơiii n ò G i Sà ài g n ơi... S Sài Gò

BAO NHỚ


Giới thiệu

Đàm Hà Phú Sài Gòn là một nơi đặc biệt, ai đến với Sài Gòn rồi cũng nhớ nơi này, cách này hay cách khác, bởi sự độ lượng bao dung của Sài Gòn, như tôi. Nếu không tới Sài Gòn, tôi chưa từng biết yêu sự xô bồ náo nhiệt đến nghẹt thở, tôi chưa từng thấy giọt mồ hôi đẹp đẽ, tôi chưa từng biết rằng mình phải mang ơn một con đường cũ kỹ, một góc chợ lề đường, một điệu nhạc bolero, một quán café xưa cũ, một mùi hương thuốc bắc ngai ngái, một ánh đèn đường vàng vọt, một tiếng hát nửa khuya, một tờ nhật trình buổi sáng, một bến tàu ngằn ngặt mùi rác rến... Sài Gòn là tất cả những điều đó, cộng lại nhân lên một ngàn, nhiều ngàn lần, vì mỗi ngày, thành phố đón hàng ngàn người đến đi, và ở lại, như tôi. Sài Gòn là mảnh đất lạ kỳ. Nó lạ kỳ đến nổi người ta chẳng biết viết gì, nói gì về nó. Nó lại kỳ đến nỗi người ta nhớ về nó khi đang ở trong lòng nó. Nó lạ kỳ đến nổi người ta thương nó bằng một thứ tình cảm mơ hồ nhưng mãnh liệt, như kiểu một thứ tình nghĩa khác, không phải là tình quê. Tất cả những câu chuyện, những ghi chép trong tập sách này đều từ Sài Gòn, hoặc tôi chép lại ở Sài Gòn, tự bấy đến nay.

2


3


4


Mục Lục 1. Ở Sài Gòn................................................................................. 6 2. Chuyện nhỏ Sài Gòn ...............................................................17 3. Đi Chợ Sài Gòn........................................................................26 4. Lập nghiệp Sài Gòn.................................................................34 5. Có con đường nằm nghe nắng mưa.......................................41 6. Hỏi đường...............................................................................46 7. Sài gòn lạc- xoong..................................................................49 8. Xóm ngoại thành.....................................................................54 9. Sài Gòn bao nhớ......................................................................58 10. Phước....................................................................................68 11. Sa- Bì- Chưởng ( Sườn Bì Chả )...........................................74 12. Hớt tóc Sài gòn.......................................................................80 13. Buổi sớm mai.........................................................................84 14. Lưu giữ kỉ niệm.....................................................................86

5


6


7


mm... Sài Gòn đẹp lắ ài Gòn ơiii Sài Gòn ơi .. S

8


Ngày đó, ấn tượng đầu tiên của tôi là Sài Gòn quá lớn và quá đông. Tới bây giờ, ấn tượng của tôi cũng vẫn là Sài Gòn quá lớn và quá đông. Sài Gòn lớn. Nó hẳn là lớn hơn cả Singapore hay HongKong. Từ ruộng đồng Hóc Môn mênh mông ra đến biển Cần Giờ bạt ngàn rừng ngập mặn, từ vườn trái cây Thủ Đức nổi tiếng chạy mút đến miệt Bình Chánh xa xôi, ở đâu cũng là đất Sài Gòn. Câu nói ấn nhất về Sài Gòn tôi nghe từ một ông già đã 40 năm chạy xe xích lô : “ Không ai dám vỗ ngực nói mình biết hết đất Sài Gòn ”. Sài Gòn đông. Ngoài đường, trong chợ, hàng quán ... đều ngùn ngụt người. Từ khu Chợ Lớn đầy người nói tiếng Hoa đến khu Dân Sinh kiếm cái gì cũng có, mà giả như không có người ta cũng kiếm cho bằng được để làm bạn vui lòng. Từ những đường phố luôn tấp nập người xe đến mức bạn tự hỏi là liệu người Sài Gòn có ai ở trong nhà không, hay tất cả đều đang ở ngoài đường, đến những cái chợ bán buôn đủ loại mặt hàng thâu đêm suốt sáng. Đâu đâu cũng đầy người, càng ngày càng đông. Tôi dám cá rằng hơn phân nửa số người bạn gặp ở Sài Gòn đều không phải là người Sài gòn chính gốc. Họ đến từ đâu đó, như tôi. Ở Sài Gòn có một thứ không khí khác, không giống bất cứ nơi đâu, có lẽ được quánh đặc bởi bụi, khói, bởi mùi mồ hôi, mùi đồ ăn, bởi tiếng xe, tiếng người bởi muôn ngàn thanh âm, màu sắc ... mà một khi đã quen hít thở với nó, bạn sẽ không bao giờ quên được, nếu không nói là khó mà rời xa được .

9


Ở Sài Gòn, bạn hay chứng kiến những tai nạn giao thống nho nhỏ do xe máy, thường cả hai bên va chạm đều tự dựng xe lên, nhìn ngó xe của mình, xuýt xoa vài tiếng rồi nổ máy xe, hỏi thăm nhau một câu cho Có rồi mạnh ai nấy đi. Ở Sài Gòn thỉnh thoảng có người chạy theo bạn ngoài đường chỉ để nhắc bạn nhớ gạt chân chống xe hoặc coi chừng bị rớt cái ví lòi túi quần sau mà không cần quay đầu nhìn bạn để nhận một cái gật đầu cảm ơn. Ở Sài Gòn, bạn dễ thấy những quán xá tạm bợ và tối giản đến không ngờ, nhiều quán cà phê chỉ với một cái lon bò húc làm biểu tượng vậy mà một ngày bán không dưới 300 ly cafe bằng cách bưng đến tận nơi, có một xe bánh mì nhỏ chỉ bán buổi chiều tối mà doanh thu hằng ngày lên đến cả chục triệu, có một bà chỉ bán nước sâm vỉa hè mà sau ba năm đã mua được căn nhà mặt tiền ở chính nơi mà bà xin đặt xe nước sâm của mình. Thương hiệu là thứ không mơ hồ ở Sài Gòn, nó được bào chứng bằng doanh thu, bằng tấm lòng người Sài Gòn. Ở Sài Gòn có nhiều bạn trẻ mặc đồ như Tây, ngồi ở café máy lạnh với laptop trước mặt và viết đơn xin việc, nhưng cũng có nhiều bậc trung niên mặc quần đùi uống café cóc ở vỉa hè bàn chuyện xây cao ốc cho thuê. Ở Sài Gòn bạn có thể xin làm phụ việc nhiều nơi mà lương tháng vẫn bằng một kế toán mới tốt nghiệp đại học, người ta có thể mua cùng một món đồ với giá chênh lệch nhau đến cả chục lần mà không hề áy náy. Người ta luôn có cảm tưởng cả Sài Gòn đang vận hành vì tiền nhưng người Sài Gòn thì lại chừng như không hề coi trọng chuyện tiền bạc .

10

.


11


Một bữa tối nọ, chừng hơn mười giờ, trời mưa lớn, tôi đạp xe từ cảng về sau ca làm. Đói, lạnh và mệt làm tôi lả đi, tôi tấp đại xe đạp vào một mái hiên và ngồi bệt xuống, ngủ thiếp đi. Đột nhiên tôi chợt thức vì tiếng của sắt kéo ra, một người phụ nữ mở cửa và hỏi thăm tôi bằng giọng Nam bộ rất phúc hậu. Bà mở rộng cánh cửa cho tôi vào, bà đưa cho tôi một cái áo để thay và trong lúc tôi Còn chưa kịp hiểu ra hoàn cảnh của mình thì chỉ ít phút sau bà lại xuất hiện với một tô mì gói nghi ngút khói, tôi nhớ còn Có cả mấy cọng ngò. Bà chỉ nói gọn. “Nè cưng, ăn dzô là phẻ liền hà”. Mà thiệt tình, ăn hết tô mì tự nhiên tôi thấy “phẻ” quá, có lẽ vì vậy, từ đó. tôi không nghĩ mình có thể sống ở đâu tốt hơn mảnh đất này. Tôi “phẻ” luôn từ đó đến giờ. Tôi chịu không thể nhớ căn nhà ấy, nó nằm đâu đó trên đường Lý Chính Thắng. Tôi cũng chịu, không nhớ nổi gương mặt người phụ nữ ấy, như mọi người phụ nữ ở thành phố này. Bạn đừng nói tôi vô ơn. Ở Sài Gòn, nói chuyện đó chỉ nhận được một cái khoát tay và câu trả lời trớt quớt: “Chuyện nhỏ mà, bỏ đi. Ơn nghĩa gì cậu ơi”. Rồi tôi cũng giúp một người khác như thế, rồi tôi cũng nói giọng Sài Gòn, tôi cũng khoát tay khi người và cảm ơn: “Chuyện nhỏ mà, bỏ đi. Ơn nghĩa gì cậu ơi”. Sài Gòn là một mảnh đất lạ kỳ. Nó lạ kỳ đến nỗi người ta nhớ về nó khi đang ở trong lòng nó. Vậy đó.

12


13


14


Ở Sài Gòn, khi đi ngoài đường lỡ làm rớt món đồ nào đó, ví dụ như cái nón, cái áo, cái mạng che mặt, cái cặp sách... mấy anh chở hàng làm rớt bịch hàng, nếu không sợ xe khác cán phải món đồ thì chỉ cần dùng lại, quay đầu nhìn về hướng món đồ mình làm rớt, rồi lát tự động có người đi sau lượm đưa lại, đôi khi đưa tận tay, cũng có khi vội vã người ta lấy cái chưng móc món đồ lên, chạy tới rồi đá qua cho bạn, y như làm xiếc, coi kỳ lắm. Cũng có khi bạn làm rớt mà không biết, người ta cứ lượm, rồi lạch đạch chạy theo để đưa cho bạn, nhiều khi món đồ không bao nhiêu nhưng mà bạn vui, vậy rồi người ta cũng tất tả đi, không kịp nhìn mặt bạn để nhận một nụ cười, một tiếng cảm ơn! Ở Sài Gòn, mấy người đi xe máy chở hàng nặng hay cồng kềnh, thường chở yên sau cột bằng dây, đa phần là xe ôm làm thêm việc giao hàng hoặc mấy anh chuyên lấy hàng ở chợ đầu mối. Nhiều khi xe đi lặc lè ngoài đường mà có tới chục người theo nhắc, em ơi tuột dây kìa, ê sao nó nghiêng bên này dữ vậy mày, anh ơi coi chừng rớt cái bịch bên này... rồi tỉ như rủi mà có tuột dây, có rớt hàng, thì tự động người ta dừng lại, khiêng lên xe phụ, tấp vô lề cột lại giúp... chớ mình ên anh giao hàng sao làm được, nên người đi giao hàng ở Sài Gòn thường không sợ chở hàng nhiều, không sợ đi một mình, bởi, có gì nhờ bà con người ta phụ.

15


16


Chuyện nhỏ

17


18


Những ngày Sài Gòn trời nắng gắt, đi ngoài đường hay thấy mấy thùng ghi “trà đá miễn phí”, ai muốn uống thì uống. Dân xe ôm, xích lô khoái mấy thùng trà đá miễn phí này lắm, ghé lấy cái ly nhựa, rót uống ừng ực rồi cứ vậy đi, không cần phải cảm ơn, có ai đứng đó đâu mà cảm ơn. Một lần ông xe ôm chở tôi đi công chuyện xin phép tấp vô lề uống ly trà đá, tôi mới biết là có trà đá miễn phí. Đó là thùng trà đá miễn phí tôi thấy đầu tiên, nó ở gần bệnh viện 115, mặc dù nó không có bảng ghi “miễn phí”, chỉ thấy một thùng trà đá để ngoài đường, ai qua lại nếu biết cứ tự động rót mà uống. Uống hết có người ra châm trà, châm nước, bỏ đá vô. Tôi hỏi ông xe ôm, trà đá miễn phí kiểu vậy có nhiều không chú. Ông nói cũng nhiều, khúc nào cũng có, tùy mình biết chỗ mà ghé uống, trời nắng vậy có ly trà đá cũng đã lắm chú. Tui không phải nghèo đến mức cần phải uống trà đá miễn phí, tui uống vì thế khoái vậy thôi. Người ta có lòng, mình cũng mát lây.

19


Ông là thương binh của chế độ cũ, bị thương gần ngày Sài Gòn giải phóng. Sau giải phóng ông làm nhiều nghề để sinh sống và để nuôi ba đứa con ăn học. Có thời gian ông làm công việc bảo vệ ở một nhà hàng vào buổi tối, đó là một nhà hàng lớn, khá sang trọng và có rất nhiều nhân viên. Thực chất công việc của ông là chuyên dắt xe và coi xe cho khách đến.ăn nhậu mà thôi. Chủ nhà hàng là một người đàn ông khá giả và cư xử rất được. Một hôm có chuyện. Đêm khuya khi nhà hàng chuẩn bị đóng cửa và mọi người cũng chuẩn bị ra về thì có một nhóm người hung dữ cầm mã tấu xông vào nhà hàng truy sát người chủ. Người đàn ông tuy khá cao to và nhanh nhẹn nhưng khó có thể chống cự với bốn năm tên giang hồ sát thủ chuyên nghiệp, tất cả mọi người bỏ chạy tán loạn. Ông thấy vậy không được nên thay vì bỏ chạy thì ông lại đứng ra bảo vệ chủ mình, vừa đỡ đòn vừa dìu anh này bỏ chạy. Nhờ sự giúp sức của ông, nạn nhân đã thoát thân tuy cũng bị thương nhẹ, còn ông thì bị hai nhát chém nặng mà một nhát sau này đã làm ông không thể cử động cánh tay phải. Người chủ nhà hàng sau vụ đó mang ơn ông lắm dù ông nhiều lần nói: “Chú ơi, tôi làm công cho chú thì phải bảo vệ chú thôi, ơn nghĩa gì mà chú cứ nói hoài”. Và mặc dù ông đã nhiều lần từ chối nhưng người chủ nhà hàng vẫn mua cho ông một căn nhà nhỏ, chu cấp hằng tháng đủ nuôi cả gia đình ông và cho tiền ba đứa con ông ăn học. Chuyện xảy ra đã lâu rồi. Hôm qua tôi ngồi trong ngân hàng, ngồi kế bên cậu con trai lớn của ông và Học nghe câu chuyện này. Cậu nói: chú đó sắp đi Mỹ rồi nên bữa nay chủ kêu con ra ngân hàng mở tài khoản để mai mốt chủ chuyển tiền về.

20


21


22


Ông chạy xe ôm ở quận 10 nhưng nhà ông thì ở tận ngã tư An Sương, vợ ông bán vé số ở một chỗ quen đã mười mấy năm nên ông thường đậu xe ôm kế bên chỗ bà bán. Hai người mang cơm theo ăn buổi sáng và buổi trưa, buổi chiều thì trả vé về sớm rồi cùng về nhà nấu cơm ăn. Ở đoạn đường đó ai cũng mến ông bà, một phần vì họ đáng mến, một phần vì tình vợ chồng vẫn mặn nồng dù đến tuổi gần đất xa trời. Quê ông bà ở Cần Giuộc. Bữa nọ tôi thấy có người trông dáng như ở quê lên, chạy xe máy tới ghé cho ông bà già hai con gà, một buồng chuối và một giỏ đệm đầy cá trê phi, con nào con nấy mập ú, vàng óng. Tôi tò mò hỏi: “Bà con dưới quê gửi lên hả chú?” Ông cười, nói: “Đúng ở quê gửi lên nhưng mà hông phải của bà con, thằng đó nó chiếm đất của tui đó chớ.” Nhà ông có nhiều anh em, cha ông lúc trước khi mất có chia cho ông ba công ruộng ở quê. Ruộng đất phèn lại bị nước mặn xâm thực nên một trồng được một vụ mà lại có mùa trúng mùa thất nên ông bỏ đó lên Sài Gòn chạy xe ôm. Ruộng bỏ hoang lại nằm xa xóm nhà dân

nên không. Một lần ông về quê và phát hiện ruộng của mình có người chiếm mất. Đó là một gia đình nghèo, hai vợ chồng và bốn đứa con nheo nhóc. trước họ sống theo ghe thương hồ nhưng cái ghe nát quá nên cả gia đình dắt nhau lên bờ kiếm đất hoang lập nghiệp, cũng đã bị đuổi cùng đường mới tới đây. dựng cái chòi ở, trồng ba thứ lăng nhăng, nuôi con gà, con chó. Mới đầu ông cũng làm căng, thưa lên xã rồi nhờ bà con tới đòi kịch liệt lắm, nhưng do đất nhà từ xưa khẩn hoang không có giấy tờ, lúc chia cũng không lập di chúc nên khó nói lý. Rồi ông phát hiện bà vợ mình bị tiểu đường nặng nên thời gian còn lại của ông chủ yếu ở bên bà, ông không thiết đòi đất nữa. Một lần về quê đám giỗ ông đã ký giấy cho gia đình nghèo nọ ba công đất luôn. Ông nói, mình cũng nghèo mà thấy tụi nó còn nghèo hơn. Mình già rồi, sống này chết mai, thôi coi như làm phước cho tụi nó. Cũng được cái là vợ chồng nó cũng biết điều, nhận tía má luôn, đem lên cho đồ hoài, ăn hỏng hết.

23


Buổi sáng, khi đến cơ quan, tôi thường đi bộ quan con hẻm yên tĩnh. Như mọi con hẻm ở Sài Gòn. hẻm nhỏ chạy lắt léo với những ngôi nhà lô nhô. trật tự. Ở góc hẻm là một hàng nước nhỏ, bán càfe và vài thứ tạp phẩm với đôi cái bàn nhựa và những cái ghế nhỏ xíu, quán do một bà lão ngồi bán. Khách hàng quen thuộc của quán là những người khiếm thị ở một trung tâm gần đó. Tôi thấy họ ngồi quanh bàn và nói chuyện với nhau, cùng cười đùa, dù mắt họ nhắm nghiền hoặc chỉ có màu trắng mờ đục. Thỉnh thoảng có vài anh thợ hồ hoặc một chị mua phế liệu cũng ghé uống nước. Đoạn hẻm phình ra gần quán nước của bà lão luôn rất nhiều chim, chim sẻ thôi nhưng chúng rất dạn dĩ. Bầy chim sẻ tụ tập ăn lúa trên nền bê tông tạo ra những thanh âm rất vui và những khách hàng khiếm thị tỏ ra rất thích thú. Lúc nào cũng có lúa trên sàn bê tông và bầy chim sẻ. Sáng nay tôi đi sớm, thấy bà lão chủ quán nước đang xúc lúa đổ ra hẻm, bầy chim sẻ háo hức Xà xuống, chúng còn đậu cả lên tay, lên áo bà lão.

24


Tôi sống hơn 20 năm ở Sài Gòn, tất nhiên cũng biết lắm chuyện để kể; những câu chuyện nghe để vui, để ý yêu đời và yêu Sài Gòn thì còn nhiều, nhiều lắm. Sài Gòn rộng, rộng lắm, nên chuyện ở Sài Gòn người ta hay kêu là: chuyện nhỏ.

25


Đi chợ

26


27


Chợ Bến Thành Đi đến đâu ở Việt Nam thì chỗ đầu tiên bạn được khuyên nên đến thăm chính là cái chợ. Ở đó có những thứ bạn cần cho một chỗ ở mới, có các sản vật từ thiên nhiên đến nhân tạo và hơn hết thảy, ở đó đặc sệt một thứ văn hóa vùng miền, và cho dù bạn có thích hay không thì bạn cũng phải ít nhiều hít thở với nó, chia sẻ và gắn bó với bầu không khí ấy. Không ai có thể nói hết Sài Gòn có bao nhiêu cái chợ, ý tôi là chợ chính thức được bản đồ ghi nhận chứ không kể các chợ chồm hổm, chợ chiều, chợ chạy, chợ lạc xoong, chợ chìm, chợ đen, chợ... búa. Sài Gòn nhiều chợ lắm, từ lớn lớn như chợ Bình Tây, cho Bến Thành, chợ An Đông đến nho nhỏ như cái chợ phường, chợ xóm; từ chợ bán buôn từng mặt hàng riêng biệt như chợ vải, chợ cá, chợ rau, chợ hóa chất, chợ phụ tùng... đến

28

những cái chợ bán hầm bà lằng xắng cấu như chợ Nhỏ, chợ Dân Sinh... Dù là chợ gì thì ở chợ luôn đậm đặc không khí của một Sài Gòn, năng động, tình cảm và phóng khoáng. Người ta lo ngại cho số phận những cái chợ một khi hệ thống siêu thị bán lẻ tràn ngập khắp thành phố, các siêu thị càng ngày càng lớn, hàng hóa đa dạng, dịch vụ hoàn hảo và rất nhiều tiện ích khác. Nhưng chợ vẫn còn đó, dù vẫn nóng, vẫn hơi dơ, vẫn ồn ào và náo nhiệt, nhưng vẫn không ít khách hơn là mấy, có lẽ vì người ta đi chợ đôi khi không phải để mua hàng, người ta đi chợ như đi thăm người quen vậy, lâu lâu phải đi, ở đó luôn có thứ tình cảm mà ở siêu thị không có, có lẽ vì người ta đi chợ không phải vì giá ở chợ rẻ hơn, người ta đi chợ để được gặp nhau, được nghe, được nói, được chào hỏi...


29


30


31


Ở Sài Gòn, khi vô trong chợ bạn được coi như người nhà, người ta kêu bạn bằng đủ thứ tên hoặc đại từ nhân xưng. Nếu bạn còn trẻ, bạn thường được gọi là “cưng”, “con”, “em gái”, “chê” hoặc những cái tên do người ta đặt ra như “chị Hai, cô Ba”... còn nếu lớn tuổi bạn có thể được gọi là “má”, “ngoại” hay “dì Hai, thím Hai” rồi nghe xưng “con” ngọt xớt. Ở Sài Gòn, khi đi chợ bạn luôn nhận được những tiếng mời chào dễ thương đến nỗi cho dù từ chối bạn cũng không thể không mỉm cười cảm ơn: “Nè cưng, ngồi xuống ăn ly chè mát đi”, hay: “Má ơi, vô đây con thử đôi guốc này coi vừa chưn hôn má, không mua cũng được”... Nếu là đàn ông đi chợ với vợ thì bạn cũng được chào mời dù biết bạn chẳng mua gì: “Em ngồi ghế chơi đi để chị chọn đồ cho bà xã hen, uống café hôn để chị kêu”. Nếu vô coi hàng rồi mà không ưng ý thì cũng đừng ra mặt kẻo người bán họ buồn nếu không ưng thì cứ cảm ơn rồi đi, bạn sẽ vẫn nhận được nụ cười tươi như khi bạn đến: “Bữa khác ghé lại nghen mấy cưng”.

32


chị ơi

em gái

ché ché

Mua gì hong cưng

dì hai

Ngoại ơi

Má ơi, Mua rau đi máaa

33


Lập nghiệp

34


35


Mỗi ngày ở Sở Kế Hoạch và Đầu Tư thành phố có mấy trăm cái giấy phép kinh doanh được cấp mới, tôi hay ngồi nghe người ta đọc tên các công ty mới thành lập và cố đoán xem đó là một công ty như thế nào. Ví như tôi đoán công ty Trách nhiệm hữu hạn Quán NHÀ Ven Đường có thể là một doanh nghiệp dịch vụ 3 thực, do một nữ chủ nhân còn khá trẻ điều hành. Tin ty này chắc đã có đầu tư nhà hàng hoặc một quán ăn, và có thể là thực đơn sẽ gồm nhiều các món dân dã hoặc đặc sản địa phương.

Có một điều tôi thường đoán trúng, đó là các công ty được thành lập từ sự bắt tay của một vài người bạn, nó sẽ mang những cái tên dễ nhận biết, ví như Công ty Tình Bạn. Công ty Bạn Bè, Công ty Bằng Hữu, Công ty Anh Em, hoặc đôi khi cụ thể hơn bằng cách ghép tên của các sáng lập viên, kiểu Công ty Phước Lộc Thọ hay P.L.T Co. Ltd. Cá nhân tôi rất tin tưởng và quý trọng tình bạn, nhưng cũng bằng kinh nghiệm của tôi, tôi cho rằng tình bạn để cùng nhau lập công ty phải là một tình bạn cực kỳ tốt, đã có thời gian thử thách khá lâu, phải có sự hy sinh và cống hiến cho nhau thật nhiều... mà ngay cả khi bạn tin rằng mình có một tình bạn tốt cỡ đó, bạn cũng nên gìn giữ nó thật kỹ thay vì đem thử thách nó với một công ty.

36


37


38


Tôi vẫn thích làm một cái quán ăn, hoặc đơn giản hơn là bán một xe bánh mì. Bánh mì của tôi sẽ rất ngon, tôi sẽ tự nướng bánh mì bằng lò nướng tự động, đủ cho vỏ bánh mì thật giòn nhưng ruột thì mềm mại, thơm phức. Rồi tôi sẽ tự làm món pate và món bơ thật thơm làm từ lòng đỏ trứng gà, rồi món thịt ba chỉ thần sầu của tôi, món xíu mại hấp dẫn với nước sốt ớt đỉnh cao xuất xứ từ Nha Trang. Tôi sẽ thái dưa leo thật dài và mỏng, những cọng hành sẽ được chẻ mảnh và đẹp, những lá ngò sẽ xanh um bắt mắt. Tôi sẽ dùng con dao riêng để rạch bánh mì và dùng một con dao khác để trét pate và bơ. Tôi sẽ có loại giấy gói bánh mì đặc biệt có in logo và một cây tăm cũng in logo, Ngày nào tôi cũng ăn bánh mì của mình để đoan chắc mùi, vị của nó vẫn ngon. Tôi sẽ nhớ rõ từng khách hàng quen thuộc, ông này ăn ít ớt, bà nọ không ăn hành, các cháu nhỏ thích nhiều pate... Tôi sẽ chào hỏi họ và cảm ơn họ vì đã thích bánh mì của tôi làm. Ai mua ba ổ bánh mì tôi tặng một chai nước sâm lạnh do tôi tự nấu... Nói chung đó là một giấc mơ đẹp, tôi tả như vậy để bạn biết rằng tôi mong muốn gì ở một ổ bánh mì. Nếu bạn muốn khởi nghiệp kinh doanh thì đó cũng là một ý tưởng, tầm thường thôi nhưng chắc chắn khó thất bại, chỉ cần bạn làm thật chăm chút, như là để cho mình thưởng thức. Mà nói chung việc gì cũng vậy, cái bạn cần ngoài kiến thức là niềm đam mê và sự hiểu biết công việc của mình.

39


Có con đường nằm nghe nắng mưa

40


41


Sài Gòn xưa thuộc thành Gia Định. Năm 1859 quân Pháp nổ súng tấn công thành Gia Định lần đầu. Đúng như lãnh binh quân Pháp, tướng De Genouilly, dự đoán, chỉ trong hai ngày tấn công bằng đường sông theo ngả Cần Giờ quân Pháp đã chiếm được thành, dù trong thành lúc ấy có đủ vũ khí và lương thực để một vạn quân cầm cự trong hai năm. Tống tràn Gia Định lúc ấy là Võ Duy Ninh, dù mới nhậm chức nhưng vẫn giữ vững sĩ khí, anh dũng lãnh đạo bình 5 chiến đấu với quân Pháp và bị thương. Sau khi t Gia Định thất thủ, ông đã rút gươm tự sát. Hôm ấy là ngày 17-02-1859. Sau khi mất, tên ông bị quy tội với triều đình, mãi sau mới được ban chiếu ghi công. Ngày nay quan Tổng trấn Võ Duy Ninh được đặt tên cho một con đường nhỏ, nhiều hẻm hóc và hay bị ngập nước theo thủy triều ở khu vực Bình Thạnh, Sài Gòn vừa có đường Nguyễn Huệ lại có đường Quang Trung. Đường Quang Trung tuy mang danh hoàng đế nhưng lại nằm ở Gò Vấp, dài thượt đến nỗi sau này khúc đi qua địa phận Quận 12 phải đổi tên thành Tô Ký, còn Nguyễn Huệ tuy là tên thuở nông

42

dân nhưng chắc nhờ... quen biết nên được bố trí nằm quận Nhất, một con đường ngắn nhưng sầm uất nhất nhì thành phố với rất nhiều cao ốc và thường là nơi được tổ chức lễ hội hoa mấy ngày Tết. Có hai khu vực ở Sài Gòn đặt tên đường rất hay, một là khu phường Hai, quận Tân Bình, nơi được mệnh danh là Little HaNoi với những quán phở Hà Nội, bún chả, miến ngan, bún thang, nếp Bắc... thứ hai là khu cư xá Bắc Hải, thủ phủ của các quán café, từ bình dân cho tới cao cấp. Hai khu vực này đường phố được đặt tên theo núi và sông, trục dài sẽ mang tên núi và trục ngắn Đc mang tên sông: Ở phường Hai quận Tân Bình thì trục chính là tên núi như: Trường Sơn (đường vào sân bay Tân Sơn Nhất), rồi đến Đống Đa, Lam Sơn, Yên Thế... các trục ngang sẽ là tên các dòng sông như: Hát Giang, Cửu Long, Tiền Giang, Sông Thao, Đồng Nai, Sông Đáy, Sông Nhuệ, Sông Đà, Trà Khúc... Tương tự như vậy ở khu Bắc Hải, trục núi là Trường Sơn, Châu Thới, Bửu Long, Thất Sơn, Hồng Lĩnh, Bạch Mã, Ba Vì... còn trục sống thì có Hương Giang, Cửu Long, Đồng Nai...


43


44


Ở Sài Gòn cũng có rất nhiều đường... Nối Dài, Sự Vạn Hạnh nối dài, Lê Hồng Phong nối dài... Đó là những con đường đúng bản chất là đoạn nối dài của một con đường nào đó nhưng số nhà thì có thể đánh theo quy luật riêng. Ở Sài Gòn có rất nhiều tên đường được đặt theo tên chợ và có rất nhiều chợ được đặt tên theo con đường mà nó nằm trên đó, hoặc chí ít là cây cầu nơi người ta họp chợ, như những Vườn Chuối, Vườn Lài, Cầu Ông Lãnh, Cầu Muối, Bàn Cờ, Hạnh Thông Tây Cá biệt như ở Gò Vấp có chợ Cầu vì chợ nằm cạnh cầu, rồi người ta đặt tên cho cây cầu đó là cầu Chợ Cầu. Sài Gòn là một đô thị đang phát triển, tốc độ đô thị hóa được tính theo tốc độ sinh sản của những con đường. Ở các quận mới, tên đường có khi được đánh số, không biết là do hết tên để đặt hay do người ta không kịp nghĩ ra tên cho chúng. Những con đường được đánh số luôn tạo cảm giá không thân thuộc, chúng vô tri và gần như không nhớ điều gì. Bên cạnh đó là những cái tên, gần gũi thân thương với nhiều ký ức hơn như những An Củi, Bến Đò, Bến Nghé, Cây Trâm, Cây Thị, Rạch Cầu Kinh... Một điểm thay đổi trên bộ mặt đô thị Sài Gòn mà theo tôi đáng ghi nhận nhất trong hai thập kỷ ở đây là hai bờ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Từ một dòng nước đen với hàng ngàn căn nhà sàn lụp xụp hai bên bờ, nơi nổi tiếng với các tệ nạn xã hội và ô nhiễm môi trường, đã

biến thành hai con đường sạch đẹp, trở thành một trục giao thông chính của thành phố. Hai con đường song hành với công viên, vườn hoa, lan can, đèn đường rất đẹp chạy cặp bờ kênh này được đặt tên rất ưng: Hoàng Sa - Trường Sa. Một đoạn đường Trường Sa chạy qua Phú Nhuận, nối với Phan Xích Long, có một khu dân cư nằm thoi ra như hình cùi chỏ, có người gọi là xóm Cù Lao, hiện vẫn còn đường tên là Cù Lao. Đó là một khu dân cư khá mới với nhiều biệt thự đẹp, nhiều quán cafe rất tình và một số quán nhậu cũng rất êm. Khu này dân nhậu bờ kè chắc biết nhiều. Điều đặc biệt là khu dân cư này có nhiều con đường mới, với những cái tên rất mới, tên các loài hoa: Hoa Hồng, Hoa Phượng, Hoa Lan, Hoa Mai, Hoa Đào, Hoa Sứ, Hoa Cau, Hoa Cúc, Hoa Huệ... tôi thật thích cách người ta đặt tên đường bằng tên một loài hoa, xét về đóng góp cho nhân loại thì một loài hoa có khi còn hơn nhiều vị chính khách. Cùng kiểu đặt tên theo cụm này còn có một khu nữa. toàn tên đường khá đặc biệt, rất đanh thép và ngùn ngụt ý chí. Đó là khu Tân Sơn Nhì, mấy con đườn đan ô vuông toàn những cái tên rất hay, đọc lên cứ loảng xoảng thế nào: Độc Lập, Dân Chủ, Cộng Hòa Bác Ái, Tự Do, Dân Tộc, Đoàn Kết, Tự Quyết, Thành Công, Thống Nhất...

45


Hỏi đường Đi mà không rành đường thì phải hỏi đường thôi, chuyện đương nhiên, “ra đường hỏi già, về nhà hỏi trẻ” mà. Hỏi đường thì nên kiếm đàn ông, người có tuổi chút càng tốt, trước khi hỏi nhớ chào một câu, còn không cứ trờ tới nhe răng cười rồi hỏi: Chú/bác/ anh cho hỏi thăm..., rồi gật đầu cảm ơn là đặng. Mà cũng lạ, có lẽ dân Việt Nam mình là ưa hỏi đường và chỉ đường nhất thiên hạ, tôi xem phim thấy ở nước ngoài đi đâu họ cũng dùng bản đồ, GPS chứ ít khi thấy ai hỏi đường. Nhiều chỗ mình hỏi thăm mà bá tánh nhiệt tình quá, năm ba người cùng xúm vô chỉ đường thì cũng ráng nghe cho đủ, nhe răng gật đầu cười với hết thảy, tạ tình cái nghĩa cử chỉ đường chỉ lối.

46


47


Sài Gòn Lạc - Xoong

48


Sài Gòn khá nổi tiếng với mấy cái chợ lạc-xoong, dân xứ khác gọi là chợ đồ cũ, chợ second hand. Chợ Lạc-Xoong thường tự phát, chủ yếu bán đồ xài rồi, bán đủ thứ trên đời, từ cái quẹt Zippo đến máy điện thoại Iphone. Nói là đồ cũ cũng được nhưng cũng có nhiều đồ mới, có đồ cũ và dỏm như cái mắt kiếng gãy gọng hay đồ mới và xịn như cái Ipad, cái laptop. Đủ thứ. Mua gì cũng bán, bán gì cũng mua... không phân biệt nguồn gốc, xuất xứ... nếu là hàng gia bảo thì kể chuyện cho người bán nghe, nhiều khi bán được giá cao, còn hàng ăn cắp, ăn trộm thì cũng cứ vứt đó, cũng có người mua. Chợ lạc-Xoong thường ở vỉa hè, xe máy dễ sà vào và rồ ga đi mà không tốn thời gian, nổi tiếng thì có khi Hùng Vương, Nguyễn Kiệm, Nhựt Tảo, Dân Sinh.. thường có bán kèm café, thuốc lá. Khách muốn mua cũng được, muốn bán cũng vui vẻ. Nếu không mua bán gì thì vô cứ sà xuống coi đồ chơi, nghe kể sự tích nấu món đồ xưa, đôi khi cũng được đãi điếu thuốc, ly café... Chợ tự phát, chiếm vỉa hè nên hàng trưng bày chủ yếu là bề nổi, muốn mua gì thì phải ghé vô, đi tới đi lui, lục lọi lung tung mới coi được nhiều hàng, đôi khi bị công an đuổi thì cùng túm bị chạy, vui. Người bị mất trộm, mất cắp món đồ quý, muốn chuộc lại thì cứ ra đây nhắn với người bán, biết đâu tìm lại được, giá cả cũng mềm... Chợ tự phát nên người bán nói chuyện sóng chuyện gió, nghe hơi giang hồ nhưng mà uy tín lắm. Mua bán không thành cứ đem hàng đến lấy lại tiền, chủ yếu nói một tiếng cho đẹp. Chợ tự phát nhưng có người từng buôn bán ở đây 25-30 năm, cũng chẳng dư giả gì, chủ yếu là vui, rảnh rang, tụ bạ... Có mấy gia đình, cả vợ chồng con cháu, sui gia hai họ đều buôn bán ở đây. Vui lắm...

49


50


51


52


53


Xóm ngoại thành Bà Hai Mập rất là... mập. Bà đi đứng phục phịch, miệng lúc nào cũng bai bải. Bà Hai Mập không làm gì, chỉ ở nhà cơm nước, lòng vòng tám chuyện trong xóm, thấy chuyện gì bất bình là bà chửi. Bà Hai Mập rất thương con nít, bà mẹ nào ẵm con không đúng cách, đút cho con ăn không đàng hoàng hoặc để con chạy ra đường là bà tới chửi te tua. Sáng đó trời mưa nặng hạt, bà Hai Mập đi ăn sáng thấy một thằng ăn trộm đang leo vô nhà một cô giáo trong xóm, bà Hai la lớn, thằng ăn trộm nhảy xuống bỏ chạy. Xóm rất vắng, chỉ có mình bà Hai nên bà vừa la, vừa chửi vừa đuổi theo tên trộm. Tên trộm là một thanh niên cao to, nó quay lại định đánh bà Hai. Bà Hai sấn tới chụp cổ tên trộm, vật nó ra đường, miệng vẫn chửi inh ỏi. Lúc này thanh niên trong xóm mới ra phụ bà Hai bắt thằng ăn trộm giải lên công an. Hỏi: Bà gan quá, rủi nó có dao, nó lại là sao? B Hai vẫn chửi. Đm, nó đi ăn trộm nó phải sợ mình chớ, mình ngay nó gian mà. Nó lụi tao thì cái xóm. này đập nó chết chắc.

54


54 55


55 56


Thằng Mẫn là thằng du côn, nó không học hành, không có việc làm cụ thể, nghe nói nó toàn tụ tập ăn nhậu, chơi bời với đám giang hồ. Thằng Mẫn để đầu trọc, ở trần, người đầy thẹo, lúc nào cũng chửi thề. Nhà thằng Mẫn là một cái nhà tình thương của phường xây cho ba nó, nhỏ xíu, nó không có chỗ ngủ, tối nó phải ngủ trước hiên, kê ghế nằm dài ngoài hẻm ngủ. Thằng Mẫn du côn, giang hồ ở đâu chỉ trong xóm thì nó hiền như đất. Lúc nào gặp tôi nó cũng khoa tay: thưa anh Hai đi làm, thưa anh Hai mới dzìa. Nhà.ai có chuyện gì nặng nhọc, nguy hiểm toàn kêu nó. Nó tới làm nhiệt tình lắm, cho tiền không lấy, chỉ ăn bữa cơm rồi về. Gặp ai nó cũng chào hỏi, thưa gửi đàng hoàng. Ai biểu gì nó cũng dạ ran trời. Vợ tôi đi xe máy về là nó luôn ra dắt xe, xách đồ cho chị Hai. Sáng đó, tôi la nó: Bây thanh niên không đi bắt ăn trộm, để bà già bắt. Từ nay giao cho thằng Mẫn khuya đi một vòng, sáng sớm đi một vòng tuần tra trong xóm. Nó dạ ran: Em biết tội rồi anh Hai, tại sáng nay em đi uống café ở xóm trên, lúc em chạy về thì bà Hai bắt được nó rồi.

56 57


Bao nhớ

58


59


Lần đầu tôi đến Sài Gòn là năm 1991, tất nhiên, lúc đó Sài Gòn có hàng ngàn thứ lạ lẫm đối với một chàng trai tỉnh lẻ như tôi, một trong những thứ đó là chữ “bao”. Đầu tiên là gặp vựa trái cây, quận Tám trái cây bộn, có lẽ do ngay bến ghe thương hồ từ miền tây lên nên trái cây ngon, trái cây bao ăn. Tôi ghé vô hỏi thẳng, “bao ăn” là sao chú. Ông lão, tay chụp thơm ném dưới ghe lên thoăn thoắt, miệng ngậm thuốc rê, trả lời gọn lỏn, ăn thoải mái, thích thì mua không thích thì đừng. Vậy là ghé thử liền. Chôm chôm Vĩnh Long trái đỏ lựng, lột ăn thoải mái, sầu riêng tách vỏ sẵn, muốn ăn lấy tay xé, măng cụt thì có con dao thái cắm miệng cần xé, ăn trái nào hớt đầu trái đó... Ăn xong, đã nư rồi mua mỗi thứ một ít, làm quà, cân ba ký chôm chôm chị bán hàng còn bốc thêm vài bốc bỏ vô, một chục măng cụt tính mười bốn trái, mua trái sầu riêng được tặng luôn trái hồi nãy mới thử. Nguyễn Đình Chiểu, tôi mua cái áo jean, chị bán áo nói đồ ở đây bao rẻ, đi đâu rẻ hơn lại đây chị đền. Tôi mua bận xong đi đi lững thững xuống cuối dãy, thấy cái áo y chang, hỏi ra giá rẻ hơn, tôi thiết tình quay lại bắt đền. Chị bán hàng cũng thanh minh thanh nga, nói đồ cũ, tùm lum giá, nhưng mà đã bao rẻ thì chị tặng thêm cái nón jean cho đủ bộ, lỗ của chị hai chục rồi nha. Vậy là vui lòng liền.

60


61


61 62


62 63


64


Sài Gòn đúng nghĩa buôn bán là vậy. Xưa vậy, giờ hao mòn nhiều nhưng nếu gặp đúng người Sài Gòn, người miền tây thì vẫn còn. Trái cây bao ăn, bao ngọt, đồ ăn bao rẻ, quần áo bao đẹp, đậu xe bao trật tự, đi nhậu bao say, chơi bao vui, quán xá bao thiếu, và kể cả tivi đầu máy hàng hóa bao thử, bao đổi, bao trả, kể cả tivi điện thoại, mua rồi không ưng cũng bao trả lại , “Bao”, nghĩa là cam kết miệng rằng bạn phải hài lòng với cái mà bạn nhận được, bao hài lòng. Cái chữ bao đơn giản nghe như chơi rồi bỏ, nhưng nó là cam kết nghiêm túc và hào hiệp, rất riêng, của người miền Nam. Nhiều người buôn bán sau này từ nơi khác tới. học đòi chữ bao nhưng khó thực hiện, bởi muốn làm thì phải thiết lòng, thiệt tình, bởi không có luật nào bắt buộc phải “bao”, chỉ có thứ luật mơ hồ di truyền đâu đó từ những ngày khẩn hoang mở cõi, thời con người tin nhau, sống phải với nhau, tới bây giờ. Bởi, tôi sống ở Sài Gòn hơn hai chục năm, tôi dám nói, Sài Gòn bao nhớ nha. Ai từng sống ở Sài Gò dù ghét dù yêu, dù ai đã ra đi tìm miền đất hứa hay quay về cố xứ sinh nhai, thì đều nhớ Sài Gòn. Ai từng một ngày một bữa ở Sài Gòn, ăn dĩa cơm tấm, tô hủ tiếu bụi bặm, đi xe ôm lang bạt, ngủ nhà trọ bến xe... đều sẽ nhớ Sài Gòn, nhớ cái ồn ào bụi bặm một mảng đời lộn xộn ngược xuôi, mạnh ai nấy sống nhưng yên tâm là ai cũng sống được, dù khác lạ, nhưng cũng rất thân quen, rất nhớ. Như tôi, mỗi ngày, tôi đều nhớ Sài Gòn. Gòn bao nhớ mà.

65


Phước Đó là một quán hủ tiếu, bình thường như bao quán hủ tiếu khác ở Sài Gòn, có khác chăng là quán trông Có vẻ sang trọng hơn với tấm biển “Hủ tíu bình an 20.000đ”. quán chiếm trọn một khoảng sân của một ngôi biệt thự lớn, chỉ bán buổi sáng, khách rất đông xe dựng tràn cả vỉa hè phía trước và bên hông, quán sạch, bàn ghế gỗ, tổ dĩa sành màu trắng, đũa gỗ hồng và muỗng inox sáng tinh, rau xanh giá tươi nhìn bắt mắt, đông khách cũng phải. Quán có rất đông người phục vụ, buổi sáng trời chưa tỏ đã có người đến, phụ chủ quán bày biện bàn ghế, sắp xếp gia vị, nhóm lửa bắc nồi xách nước, xát thịt, rửa rau giá... người đến trễ hơn thì phụ coi xe, dẫn xe cho khách, dọn dẹp, rửa tô, lau khô, chạy bàn thường là những người lớn tuổi, khách đến, họ ra lau bàn hỏi khách dùng chi, xương nạc giò hay bò viên, Giá hành ngò tiêu ớt thế nào, rồi vô báo lại cho chủ quán, chờ làm xong thì bưng ra bàn cho khách, đi phục vụ bàn khác. Khi khách dùng xong, họ lại đến bưng đi, dọn dẹp, rồi nhẹ nhàng rút xấp vé số ra mời khách mua, khách mua hay không thì họ cũng cảm ơn, tiễn khách trịnh trọng. Quán có rất đông người phục vụ, có người lớn tuổi, có người tàn tật, có cả phụ nữ ẵm con nhỏ, nhiều người nói nhiều giọng, giọng bắc, giọng Quảng, giọng nẫu, giọng Huế, giọng miền tây... tuần tự ai đến lúc nào vô phụ việc lúc đó, ai mạnh làm nhiều ai yếu làm ít... tuần tự ai cũng được đãi một tô hủ tiếu tú nụ, ai thích gì ăn nấy, tự lấy cho mình cũng được, dĩ nhiên là miễn phí, ai cũng

66


68 67


được chủ quán han hỏi, cảm ơn chu đáo, ai làm xong ăn xong thì tản ra đi làm việc của mình, bởi họ là những người bán vé số, mua ve chai phế liệu hay xích lô ba gác... lòng vòng Sài Gòn. Quán đông khách lắm, hủ tiếu ngon người ta mới ăn đông, khách gần đó có, khách từ xa tới có, khách đi xe xịn, cũng có mà khách đi xe đạp, xe thồ cũng có, ai cũng được đối đãi lịch sự, vui vẻ. Mấy đứa sinh viên trọ gần đó chỉ cần trả mười ngàn là cũng tô hủ tiếu ngon lành, y chang người ta, đứa ốm yếu hay đến mùa thi còn có thêm cục giò ăn cho khỏe có sức vóc học hành, mấy ông xích lô, ba gác, ăn xong còn xin bịch nước lèo với cục xương hay mấy viên bò viên, đặng buổi trưa mua hộp cơm không chán vô ăn, cũng ngon lành... Khi có tiền thì trả, ai không có thì đưa năm bảy ngàn, ket nữa cứ ăn thiếu, rồi có thì trả, không thì thôi, không ai kể. Hai ông bà chủ quán cũng già lắm rồi, đã gần tám mươi, nghe nói cả đời lam lũ. Căn biệt thự của quán hủ tiếu là nhà con trai cả của ông bà. Ông bà có năm người con, năm người này hằng tháng đều phải góp vốn vô xe hủ tiếu, để ông bà buôn bán cho vui tuổi già. Hai ông bà chủ quán cũng già lắm rồi, con cái ai nấy đều giàu có, sang trọng, thành đạt, cháu nội ngoại của ông bà gần chục đứa, trai thời đều khôi ngô tuấn tú, gái thời xinh đẹp giỏi giang, đứa nào cũng ngoan hiền lễ phép, đứa nào cũng thông tuệ sáng láng... người ta nói bọn nhỏ hưởng phước của ông bà, từ cái quán hủ tiếu, bán buôn cái tình, ở Sài Gòn.

68


69


70


71


Sà bì chưởng là nói lái của... sườn bì chả, là bộ tam huyền thoại của món cơm tấm Sài Gòn, món mà nhìn theo khía cạnh văn hóa ẩm thực, là “chưa ăn coi như chưa đặt chưn tới Sài Gòn”, mà thiệt tình là vậy, chưa dính sà bì chưởng coi như chưa đặt chưn tới Sài Gòn. Tại sao lại là cơm tấm và tại sao lại kèm bộ tam sườn bì chả huyền thoại này, đó là cả một câu chuyện dài gắn liền nhiều biến cố văn hóa và lịch sử nữa, ở góc độ một người yêu thương Sài Gòn, tôi chỉ viết về những cảm nhận bên lề món cơm tấm nổi danh thiên hạ này. Cơm tấm, dĩ nhiên là cơm nấu bằng tấm, tấm trong tấm cám, là một phế phẩm, những hạt gạo bể trong quá trình xay xát gạo. Ngày xưa, thời lúa gạo đầy bồ, tấm thì dành nuôi gà, cám thì dùng nuôi heo, rồi gà heo lại nuôi người, chưa ai nghĩ dùng tấm để ăn. Sau ở miền tây nước nổi mấy tháng liền, gạo ăn cũng hết mà đất không có để thả gà, dân tình bèn dùng tấm nấu ăn thử, thấy ngon, từ đó món cơm tấm ra đời. Cơm tấm xưa chỉ dẫn cắt lúa, vác lúa mướn hoặc dân làm đồng xa nấu ăn, bởi vừa chắc bụng lại vừa ngon miệng. Gạo tấm nở ít, lại dính nhựa gạo Và còn nhiều bụi cám nên rất khó nấu, nhưng nấu đúng cách ăn kèm món gì cũng ngon, no lâu và rất bộ, thường được dùng nấu bữa sáng, vừa đỡ ngán vừa no luôn tới trưa.

72


73


“Sườn nướng là thành phần cơ bản, là anh của bộ tam quyền lực “sà bì chưởng”, quán nào là sườn đẹp, ướp sườn ngon, nướng sườn đều, màn vừa, thơm lựng, ngọt lịm... là quán đó động là Nhiều quán đông bán mỗi ngày mấy thau sườn ước có quán hai con bé quạt than nướng sườn đứng kế nhau mà quanh năm không nhìn thấy mặt nhau vì khói bay mịt mù.

Miếng sườn đẹp là có miếng xương, dải thịt dày mềm, có một viền mỡ mỏng... CÓ nhiều cách để ướp sườn ngon, riêng cá nhân tôi, tôi hay dùng nước mắm ngon kết hợp với sữa đặc hiệu “ông Thọ” thay cho đường, bảo đảm sườn mềm và thơm ngất trời, ngọc hoàng thượng đế còn muốn bỏ xuống trần gian.

75 74


Buổi sáng mấy quán cơm tấm thường đặt đầu hẻm, lò than đốt trước, rồi khi đặt miếng sườn đầu tiên lên, thằng cha chủ quán mới lấy cái quạt máy, chơi “ác đạn” chĩa quạt vô lò đẩy khói bay thẳng vô hẻm. Luồng khói than cuộn theo mùi sườn nướng thơm dậy trời theo con hẻm vào từng nhà, đánh thức khứu giác của từng người. Rồi như một phép màu, lần lượt cư dân hẻm sẽ ra, người đóng bộ đi làm hãng sở, trẻ nít đồng phục đến trường, ghé qua mãn dĩa cơm tấm, lứa sau là các bạn làm khuya dậy tre hay người già tập thể dục về, vô quán hoặc ra ngo quán café cóc gần đó, đưa ba ngón tay cho chủ quản, vậy là có dĩa “sà bì chưởng” qua tới bàn café... đó là cách mà chương pháp “sà bì chưởng” vận hành cả cái Sài Gòn nầy... nhiều người đi xa nhớ Sài Gòn, cũng chưa biết mình nhớ gì, bị trúng chưởng rồi mà, nên tôi chắc rằng, họ nhớ mùi sườn nướng buổi sáng, nhớ lúc đóng bộ ra đầu hẻm, đưa ba ngón tay gọi “sà bì chưởng”, kèm ly café đá khen khét, lật từ nhựt trình đầy tin nóng, rồi chéo chưn ngồi nghe tiếng xe máy chạy ầm ì, vậy thôi, mà nhớ.

76 75


Đó là một tiệm hớt tóc nhỏ xíu, ở Phú Nhuận, trang trí theo kiểu cũ, với bốn ông thợ già, có lúc nhiều hơn nhưng chưa bao giờ ít hơn, người trẻ nhất cũng ngoài năm chục. Tôi đã hớt tóc ở tiệm này đã gần hai chục năm, tính tôi luộm thuộm nên cứ để tóc thiệt dài rồi hớt thiệt ngắn rồi lại đế thiệt dài mới hớt tiếp, nên hầu như cả năm chỉ ghé tiệm đôi ba lần. Tiệm nhỏ, lại nằm ở đường nhỏ nên ghế ngồi kê san sát, mấy năm gần đây làm thêm dịch vụ gội đầu phía sau cho mấy quý ông chứ lúc trước không có. Bốn ông thợ già, nói giọng Sài Gòn xưa, âm ấm ngang ngang, thứ giọng nói mà bạn thường nghe trên mấy chuyến xe đò miền tây, rao thuốc nam trị đau nhức. Bốn ông thợ hiền, tẩn mẩn tỉ mỉ săm soi hớt từng nhánh tóc được bằng chiếc lược ngà mỏng, chiếc kéo trên tay cầm dù khi không hớt vẫn được gõ từng nhịp tanh tách, đôi kính trễ xuống tận mũi, chăm theo từng đường kéo nét dao, đó là kiểu làm vì những người đam mê, và chừng như không mắc sai lầm. Hầu như tiệm chỉ có khách quen, hoặc giả khách lạ đến lần đầu rồi cũng thành khách quen, như tôi, mà khách quen thì câu chuyện cũng quen. Đôi khi khách tới trúng bữa cơm của mấy ông thợ khách cũng sà vô ăn cơm chung, hay tiệm có mua món quà vặt bánh trái mía ghim cóc xoài xôi chè đậu đen đậu đỏ... sẵn chừa một phần nhỏ mời khách, khách cũng không mấy khi từ chối. Có khách Việt kiều, vừa xuống sân bay, chưa vội về nhà, kéo va ly to đùng vô ngồi tiệm, tặng mấy ông thợ già chai dầu gió hiệu Con ó, nằm lấy cái ráy tai cho sướng chút, nói năm ba câu chuyện cũ cho đã chút, rồi mới về nhà. Có khách bị tai biến, biết mình sắp về với ông bà, vẫn kêu đẩy xe lăn ra tiệm, hớt cái tóc cạo cái râu cho nghiêm túc trước lúc ra đi, một ông thợ hớt còn hai ông kia giữ cái đầu khách cho thẳng thớm, tiễn khách ra về lần cuối, khách thì cười mà bốn ông thợ già nước mắt ròng ròng.

76


77


78


79


80


Hôm qua tôi có việc đi qua quận 11, sáng sớm ăn cơm tấm rồi ngồi café cóc nhìn ngắm phố phường trong thời khắc rộn rã bắt đầu ngày mới. Có nhiều chuyên để kể trong một buổi sáng như vậy, ở Sài Gòn, tôi chỉ muốn tả lại khoảnh khắc mà tôi chạm vào, hòa vào nó, không sự kiện trong một khoảnh khắc rất nhiều sự kiện. Sáng sớm thì bao nhiêu hàng quán đồng loạt lục đục mở cửa, người ta gọi nhau, khiêng đồ ra bán vỉa hè hoặc giá treo mấy tấm biển hiệu sờn cũ hoặc những thứ biểu tượng đặc trưng của nghề dịch vụ Sài Gòn, như cái vỏ xe cũ, cây thuốc rỗng, cục gạch, cặp phuộc, cái niềng xe máy, cái bình bơm, chìa khóa lớn bằng gỗ sơn xanh... vài người thì bưng đồ ăn sáng với ly café chạy tới chạy lui giao cho khách, băng qua băng lại con đường mỗi lúc ken đặc xe cộ, giao chỗ này tính tiền chỗ nọ, tất tả. Những tiếng gọi đồ ăn hay café chen giữa tiếng xe máy rền rĩ khói, “sườn bì không mỡ hành nha”, “tíu mì dai giò gân nha”, “một đen đá ít đường”, “một sữa tươi thêm café”... Rồi bên này đáp trả “nghe, nghe, có liền có liền”, “hai ly này nữa là mười bốn ly rồi nha trả đi thằng quỷ, hết vốn với mầy luôn”, “chờ chút đi”... Bên bàn kế bên tôi chị chủ quán café đang nói chuyện với một vị khách mới, tôi đoán anh này ở miền tây lên nuôi bệnh bên Chợ Rẫy, chị chủ quán vỗ vỗ vào cái bụng mình ra chiều hiểu biết, “ra được hết máu bầm trong này là coi như khỏe được chín phần rồi, thôi cũng mừng cho anh”... Anh nọ kêu thêm ba điếu con mèo và bấm gọi điện về nhà, em ơi người ta nói lấy ra được máu bầm là coi như đỡ được chín phần rồi, mừng quá... Nếu bạn không thích Sài Gòn, bạn có thể vất vả khi đọc hiểu với đoạn văn trên, vậy... kệ bạn chứ, còn nếu bạn thích thì tất cả là Sài Gòn, của Sài Gòn, tôi yêu những điều đó, vụn vặt và rối nùi, hỗn tạp và đậm đặc một thứ không khí chợ, kiểu chợ trời đó, nhưng mà thơm, thơm mùi người.

81


Hãy lưu giữ những kỉ niệm:

Dán hình vào đây bạn nhé

82


83


84


85


399. 000 VND


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.