Cổ sử các nước Ấn Độ hoá ở Viễn Đông
1
Lời nói đầu Cuốn sách này được ra mắt trong tập “Lịch sử Thế giới” xuất bản ở Pari tại nhà xuất bản E. đơ Bôca, dưới sự giám sát của Giáo sư E. Cavainhắc. Đó là tập bổ sung cho cuốn “Các triều đại và lịch sử Ấn Độ từ Canitxơkha đến thời kỳ xâm lược của người Hồi”(Tập VI) của L.đờ Lu Valê Putxanh xuất bản năm 1935. Trong cuốn đó vấn đề này đã được nêu lên trong một số bị chú chủ yếu và những thư mục (Phụ lục 2: Hàng hải và sự xâm chiếm thuộc điạ, trang 291-297). Đáng lẽ tôi cũng nên theo một phương pháp và một bút pháp như ông Putxanh, nghĩa là cung cấp cho bạn đọc một tấm phích kèm theo lời nhận xét và khi có thể được cho vài nhận định khái quát. Việc nghiên cứu lịch sử Đông Dương và vùng quần đảo còn rất mới so với việc nghiên cứu lịch sử Ấn Độ, cho nên việc viết thành một câu chuyện liên tục và chặt chẽ về những sự kiện chưa được biết thật đầy đủ thì có thể còn quá sớm. Tuy nhiên tôi cũng phải làm vì ý định của tôi nhằm trình bày một cách tổng hợp các yếu tố khác nhau tác động lẫn nhau như thế nào hơn là trình bày lịch sử với tất cả những chi tiết của nó. Vùng địa lý ở đây được gọi là “ngoại Ấn” gồm vùng quần đảo (trừ Philippin), Đông Dương hay Ấn Độ bên ngoài Sông Hằng với bán đảo Mã Lai và Miến Điện (trừ xứ Átxam là mảnh đất kéo dài của Ấn Độ và Bănggalơ, trừ Bắc kỳ và Bắc trung kỳ Việt Nam là những vùng mà lịch sử đã phát triển ngoài ảnh hưởng của Ấn Độ). Những tài nguyên thiên nhiên và vị trí địa lý của vùng trên tạo cho nó một địa vị có tầm quan trọng hàng đầu. Vào thời kỳ đầu công nguyên sau khi là “xứ vàng” của những nhà hàng hải Ấn Độ, Đông Dương và nhất là vùng quần đảo, vài thế kỉ sau, vùng này trở thành xứ hương liệu, long não và gỗ thơm (hương mộc) đối với người Ả Rập và người Âu châu trước khi trở thành một trong những nơi sản xuất cao su, thiếc và dầu hỏa quan trọng nhất. Mặt khác, do vị trí vùng quần đảo và các đảo Xông đơ là bến đỗ bắt buộc đối với các nhà hàng hải đi từ phương Tây và Ấn Độ sang Trung Quốc hay nguợc lại, nên nó có tầm quan trọng đối với việc buôn bán bằng đường biển. Về mặt văn hóa, ngoại Ấn hiện nay có đặc điểm về những vết tích ít hay nhiều sâu sắc về sự Ấn Độ hóa trước kia: sự quan trọng của yếu tố chữ Phạn trong từ vựng các thứ ngôn ngữ ở vùng này, gốc Ấn Độ của những chữ cái trước đây hoặc hiện nay vẫn dùng, ảnh hưởng của luật pháp và tổ chức hành chính của Ấn Độ, sự lưu truyền một vài truyền thuyết Bàlamôn ngay trong những nước đã cải giáo theo đạo Hồi hay đạo Phật Xâylan, sự có mặt của một số công trình kiến trúc có liên
2
quan về mặt kiến trúc và điêu khắc đối với nền mỹ thuật Ấn Độ và có mang các bút tích bằng chữ Phạn. Sự bành trướng của nền văn minh Ấn Độ “về những miền và những đảo ở phía Đông mà nền văn minh Trung Quốc hình như đến trước đó do một sự tương ứng hiển nhiên”.1 Sự bành trướng đó là một giai đoạn nổi bật trong lịch sử thế giới, một trong những giai đoạn đã quyết định số phận một phần nhân loại đáng kể. X. Lêvi viết “là xứ sở của trí khôn, Ấn Độ đã cung cấp cho các nước láng giềng những chuyện ngụ ngôn của mình, và các nước này lại đi truyền dạy cho cả thế giới. Là xứ sở của tín ngưỡng và triết học, Ấn Độ cho ba phần tư châu Á một vị thần, một tôn giáo, một chủ nghĩa, một nền nghệ thuật. Ấn Độ mang đến một ngôn ngữ thần thánh, một nền văn học và một nền giáo dục của nó vào vùng quần đảo cho tới giới hạn của thế giới đã được biết, và từ đó nhảy về Mađagatxca, và có thể vào cả miền ven biển châu Phi, ở đó hiện nay làn sóng di thực của những người Ấn Độ hình như đi theo vết tích đã mờ của quá khứ”.2 Người ta có thể đo được tầm quan trọng của sự tác động của nền văn minh Ấn Độ trong một nhận xét đơn giản sau: chỉ xét về những đặc điểm về cơ thể một người nông dân Campuchia không khác một người Ponông hay một người Xamre. Nhưng những người Ponông hay những người Thượng ở Việt Nam vẫn ở trong giai đoạn tổ chức bộ lạc: họ giải quyết những sự xung đột theo tục lệ khẩu truyền, về tôn giáo họ chỉ có thuyết linh hồn thô sơ, trong đó các yếu tố có thay đổi từ bộ lạc này sang bộ lạc khác; vũ trị luận của họ còn rất ấu trĩ, họ chưa có chữ viết. Trong khi đó người Campuchia chậm phát triển nhất cũng nằm trong guồng máy của một quốc gia đã phân chia đẳng cấp mạnh mẽ; họ chịu quyền quản hạt của những tòa án và những tòa án này xét xử theo luật viết. Họ nhiệt tâm theo một tôn giáo đã có giáo lý, thánh kinh và tăng lữ, đồng thời tôn giáo đó đã cho họ những quan niệm chặt chẽ về tổ chức thế giới loài người và thế giới bên kia, là những quan niệm của phần rất lớn những người châu Á; cuối cùng họ đã đặt ra một hệ thống chữ viết, nó giúp cho họ đi tới một nền văn học rộng rãi và cho phép họ có thể truyền đi xa trong những người đồng chủng. Tất cả điều đó họ phải nhờ ở Ấn Độ, và để tóm tắt nhận thức đó trong một nhận thức hơi thô thiển, người ta có thể nói người Campuchia là một người Pônông đã được Ấn Độ hóa. Nếu thay đổi một số từ trong công thức đó, người ta có thể áp dụng cho người Miến Điện, người Thái phương Nam, người Chàm xưa, người Malai và người Giava trước khi có Hồi giáo. Từ sự Ấn Độ hóa đó nảy sinh ra một loạt những vương quốc, những nước này mới đầu là những quốc gia 1 2
X. Lê vi “Ấn Độ khai hóa”. Tr.136 X. Lêvi, sách trên. Tr. 30. 3
Ấn Độ thực sự, sau đó, dưới sự phản ứng của thổ dân địa phương, nó đã phát triển tùy theo sáng kiến riêng từng nơi, nhưng vẫn giữ được trong các biểu hiện về văn hóa cái phong thái gần gũi mà họ đã tiếp nhận từ cùng một nguồn gốc: Campuchia, Chàm, các nước nhỏ ở bán đảo Malai, các vương quốc ở Xumatơra, Giava, Bali, các vương quốc Miến Điện và Thái và cuối cùng các nước đó đã tiếp nhận nền văn hóa Ấn Độ qua sự trung gian của người Mông và người Khơme. Điều kỳ lạ là chính nước Ấn Độ đã mau chóng quên rằng nền văn hóa của họ đã lan truyền về phía Đông và Đông Nam trên những miền rộng lớn như vậy. Những nhà bác học Ấn Độ đã từng biết đến điều đó cho tới thời gian gần đây và phải đến khi có một số nhóm nhỏ học tiếng Pháp và tiếng Hà Lan ở các trường Đại học Pari và Lâyđơ mới khám phá ra, trong các công trình nghiên cứu của chúng ta và của các đồng nghiệp Hà Lan và Giava, lịch sử cái mà hiện nay họ đã tự hào một cách chính đáng gọi bằng danh từ “Đại Ấn Độ”. Chương đầu tiên tên là “Xứ sở và dân cư” trình bày một sơ đồ địa lý cực kỳ vắn tắt, và một bản tóm tắt những hiểu biết hiện nay về tiền sử và nhân chủng về Đông Dương và vùng quần đảo. Thực ra cũng cần có một số quan niệm về cơ sở trên đó nền văn minh Ấn Độ đã lan tràn. Chương hai nghiên cứu các nguyên nhân, thời kỳ, các hình thái, các kết quả đầu tiên của sự Ấn Độ hoá một cách tích cực trên phạm vi các miền đã quy định trong chương trên. 12 chương sau kể lại những sự kiện nổi bật đã tạo nên đường nét của lịch sử cổ miền ngoại Ấn cho tới khi người Âu châu tới. Muốn chia thành chương mục một vấn đề vừa rộng vừa phức tạp như vậy, phương pháp đơn giản nhất là có lẽ là cắt ra thành đoạn theo chiều thẳng dọc hoặc khoanh vùng địa lý như người ta đã làm, thí dụ R. Gơrutxê trong các tác phẩm của ông3 và tóm tắt lại rồi nêu ra những khảo chứng mới nhất như công trình của E. Aymôniê,4 P. Penliô,5 G. Matxpêri,6 B. R. Sáttergi7 về Phù Nam và Campuchia, của G. Matxpêri8 và R. C. Magiumđar9 về Chàm, c ủa A. P. Phayrơ10 và G. E. Hácvây11
3
“Lịch sử châu Á” Paris-Coretx, 1922: “Lịch sử viến Đông” Paris-Gớt, 1929 “Các nền văn minh phương Đông” Pari, Coret, 1929-1930. 4 “Nước Campuchia” Tập III: “Nhóm Ăngco và lịch sử”. Pari, 1901. 5 “Nước Phù Nam” BEFEO III, tr. 248-303. 6 “Đế quốc Khơme, lịch sử và tài liệu” Pônông Pênh-1904. 7 “Ảnh hưởng nền văn hoá Ấn Độ ở Campuchia”, Calcutta , 1928. 8 “Vương quốc Chăm” Pari, Van oét, 1928. 9 “Thuộc địa cũ của Ấn Độ ở Viễn Đông”. I. Chăm, 1927 10 “Lịch sử Miến Điện” Luân đ ôn. Tơrupnơ, 1883. 11 “Lịch sử Miến Điện” Luân đôn, Yoong man Gơria, 1925. 4
về Miến Điện, của W.A.R.Útđơ12 và P. N. Bôđơ13 về Thái Lan, của P. Lơ Bnhăng giê về Lào14, của G. Pherăng15, của R. C. Magiumđar16, Nilacăngta Xatxtơri17, R. O. Uynxtét18, R. Bơratđin19 về Malai và của N. J. Cơrôm20 về các đảo Xông đơ. Phương pháp đó bắt buộc phải liên tục nhắc lại mọi trường hợp nói về mối liên hệ giữa các quốc gia hay giản đơn hơn, về những sự kiện có quan hệ đến nhiều nước một lúc, cho nên tôi thích phương pháp coi ngoại Ấn là một khối và cắt vấn đề ra theo chiều ngang hoặc theo niên biểu. Cách chia cắt đó dễ hơn người ta tưởng vì các nước khác nhau trong vùng quần đảo và Đông Dương đã được Ấn Độ hoá, do vị trí địa lý của nó, cũng quy tụ về trung tâm chính trị Trung Quốc. Phần lớn các nước đó chịu ảnh hưởng của các chấn động lớn đã làm rung chuyển bán đảo Ấn Độ và Trung Quốc. Sự chinh phục của Sandragúpta trong thung lũng sông Hằng và ở Trung Ấn vào thế kỷ IV, chính sách bành trướng của các vua Chola ở Tanjour vào thế kỷ XI, đã có những sự phản xạ bên kia bờ vịnh Bănggalơ. Hơn thế nữa, các biến cố ở Trung Quốc đã ảnh hưởng một cách rõ rệt đến lịch sử ngoại Ấn. Các triều đại lớn ở Trung Quốc không bao giờ nhìn với con mắt thiện cảm sự hình thành các cường quốc ở vùng biển phía nam và đáng chú ý là các thời kỳ phát triển cao của Phù Nam, Campuchia và các vương quốc Giava, Xumatơra lại thường trùng hợp với các thời kỳ suy yếu của các triều đại lớn ở Trung Quốc. Mặt khác, các nước ngoại Ấn đã đoàn kết với nhau do một loạt rằng buộc về địa lý và kinh tế, và mỗi cuộc cách mạng ở một nước nào, trong khi làm rung chuyển cả khối, đã có phản xạ trong các nước khác. Sự phân biệt của đế quốc Phù Nam, sự nảy sinh ra vương quốc Xumatơra thời Xrivijaya, việc lên ngôi của Anôrattha ở Pagan hay Suryavaruman II ở Ăngco, sự thành lập vương quốc Thái ở Sukhôthai, đều có ảnh hưởng ra ngoài biên giới những nước đương sự. Vì vậy có những niên hiệu đáng ghi trong lịch sử ngoại Ấn tương đương với những “bước ngoặt” thực sự, và nó cho phép cắm mốc một số thời kỳ, mỗi thời kỳ có bộ mặt riêng của nó, in dấu của một nhân vật có uy lực lớn, hay nổi bật về ưu thế chính trị của một quốc gia hùng mạnh.
12
. “Lịch sử Xiêm” Luânđôn Phít sơ Unuyn, 1926. “Thuộc điạ Ấn Độ ở Xiêm” Punjap Oriental (Phạn) XêriXIII. Lahore 1927 14 “Lịch sử Lào thuộc Pháp” Pari, Pơlông, 1930. 15 “Đế quốc Xumatơra của Xrivigiaia”-Báo Á châu, 1922. 16 “Thuộc địa của Ấn Độ ở Viễn Đông II”-Xuvácnátvipa Đắcca, 1937. 17 “Xrivigiaya” BEFEO XL, tr. 239-313. 18 “Lịch sử Mã lai” Báo Mã lai thuộc RAS. XIII-1935. 19 “Lời nói đầu của việc nghiên cứu thời kỳ cổ của bán đảo Mã lai và Malăcca”-như trên-XIII (1935) và tiếp sau. 20 “Lịch sử Ấn Độ - Giava” Lahay Nijop, 1926 (xuất bản lần 2, 1931). 13
5
Chương cuối cùng để kết luận nhằm dựng lên một mục lục vắn tắt về món gia tài của Ấn Độ, do quá trình khai hoá đã để lại cho những nước được thừa hưởng trong hơn một nghìn năm. Thường theo ý muốn riêng của tôi, bản này bao trùm một tính cách triều đại biên niên và tạo ra một cảm giác bộ xương không có thịt. Điều đó do tính chất các nguồn tài liệu sử dụng (biên niên Trung Quốc, các minh văn) và cũng do tình trạng tiến triển của các công cuộc nghiên cứu về Đông Dương và Anhđônêdiêng. Nhiệm vụ cấp thiết nhất đặt ra cho các nhà nghiên cứu là hạn định các địa danh cổ và xác định các niên hiệu triều đại, tóm lại là vạch ra một cái khung địa lý và một cái khung niên đại. Những cái đó hầu như được vẽ lên một cách hoàn toàn cho phần lớn các nước, và tương đối đầy đủ cho nhiều nước. Tôn giáo và nghệ thuật bắt đầu được hiểu biết nhiều, nhưng cũng còn nhiều việc phải làm về lịch sử các chế độ chính trị và về nền văn minh vật chất. Trên các vấn đề đó, minh văn học có khả năng cung cấp một số tài liệu khi sự thuyết minh các văn bản bằng thổ ngữ được tiến triển hơn, việc đó thường không thú vị và không hấp dẫn đối với một số không ít những nhà nghiên cứu. Một khuyết điểm khác chắc làm độc giả chú ý không kém là sự khác biệt về ngữ điệu, gần như về bút pháp giữa những đoạn trong cùng một chương. Như khi vương quốc Pagan xuất hiện hồi thế kỷ XI, người ta có ấn tượng là lịch sử của nó sinh động hơn nhiều so với lịch sử Campuchia; cũng như vậy một số thời kỳ lịch sử của Campuchia cũng ít sự kiện chính trị có ngày tháng chính xác so với lịch sử Chàm. Sự thiếu thống nhất giữa các phần khác nhau trong tập này là kết quả của ngay các nguồn tư liệu được sử dụng. Lịch sử Campuchia hiện nay được xây dựng trước hết trên cơ sở các minh văn. Còn lịch sử Chàm được thừa hưởng một tư liệu phong phú nhất trong các cuốn sử biên niên của Trung Quốc và Việt Nam. Và lịch sử Miến Điện cũng dựa vào các tư liệu biên niên cũ. Nếu đối với Campuchia người ta cũng có sử ký đã tiểu thuyết hoá (dã sử) như ở Miến Điện thì có thể những hình ảnh mờ nhạt của Yacovarman hay một Suryavaruman II sẽ nổi lên hơn và làm sống lại cuộc đời của các ông vua đó, cũng lẫm liệt hùng cường như cuộc đời của các ông vua ở Pagan. Chứng cớ là nhân cách vua Jayavarman VII do sự ghi chép không theo lối tu từ thần thoại thông thường để thuật lại các hành trạng một cách chính xác, nên đã cô đúc lại để có thể vẽ lên một chân dung sinh động. Những tài liệu dùng để dựng lên lịch sử các quốc gia bị Ấn Độ hoá ở Đông Dương và vùng quần đảo: sử ký, sử biên niên địa phương, sự liên lạc với nước ngoài (Trung Quốc, Ả rập, châu Âu) đều được liệt kê trong các tác phẩm chung đã kể trên. Từ bản liệt kê đó toát ra hai nguồn tư liệu lớn tức là sử biên niên Trung 6
Quốc và các sử ký. Giá trị của các nguồn đó phần nhiều ở sự chính xác về niên biểu nhưng lại có nhiều thiếu sót. Nó chỉ phù hợp với một số loại sự kiện: những quan hệ ngoại giao hay thương mại giữa Trung Quốc và các nước phương Nam, việc thành lập các tôn giáo... Sự phong phú của nó ở thời kỳ này hay sự nghèo nàn ở một thời kỳ khác thường tạo ra nguy cơ cung cấp những quan niệm sai về sự thật, và lý lẽ “thà im lặng là hơn” lại càng nguy hiểm. Thí dụ triều Jayavarman II, vua Campuchia từ 802 đến 854 không để lại sử ký, cho nên nếu kết luận rằng triều dại đó không có gì thú vị là sai. Còn về nguồn tài liệu Trung Quốc, sự im lặng của nó đối với một nước nào đó không có nghĩa là nước đó bị lép vế mà thường do kết quả của sự suy yếu nhất thời trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc Từ khi châu Âu bắt đầu chú ý đến các nước ngoại Ấn - thường vì lý do xâm chiếm thuộc địa - những cuộc tìm hiểu trên các mảnh đất đó và các công trình nghiên cứu lịch sử đã được đẩy mạnh một cách không đều nhau trên các miền khác nhau. Việc sưu tầm khảo cổ ở Campuchia, Chàm và Giava đã làm rạng danh những người tham gia vào việc đó, song nó còn lâu mới được hoàn thành và mỗi năm người ta còn thấy trên đất Ăngco rất nhiều bút tích mới. Việc tìm tòi mối manh mới bắt đầu ở Xumatơra, nó còn rất muộn màng ở Xiêm và đặc phát ở bán đảo Mã Lai. Minh văn học đã phát triển khá tốt ở khắp nơi, tìm ở Miến điện còn thiếu nhiều bản phiên dịch. Việc khai thác tài liệu Trung Quốc được hoàn thành đối với các nước Phù Nam, Chàm, một số bộ phận ở vùng quần đảo, nhưng còn rất không đầy đủ đối với Campuchia, Miến Điện, các nước Thái. Sự thiếu kết hợp trong việc tìm tòi và sử dụng các tài liệu là hậu quả không tránh khỏi của việc phân chia vùng ngoại Ấn ra thành nhiều quốc gia hay thuộc địa, có nhiều chế độ khác nhau và phát triển không đồng đều. Thêm vào tình trạng rời rạc và hỗn tạp của các nguồn tài liệu kể trên, thật là khó khăn và có lẽ là quá sớm khi viết công trình đầu tiên này nhằm dựng lên một lịch sử tổng hợp của các nước vùng ngoại Ấn. Tới nay, người ta sẽ thứ lỗi cho tôi khi cung cấp cho phần sử Campuchia nói chung nhiều chi tiết với nhiều chú thích hơn các nguồn tài liệu gốc. Không phải do méo mó nghề nghiệp mà tôi dành ưu thế cho lịch sử dân tộc Khơme mà chính vì đối với nước Chàm và Giava chẳng hạn, người ta có thể đọc các luận văn lịch sử của G. Matxpơrô và N. J. Cơrôm, các ông này đã cho một bản tóm tắt đầy đủ những kiến thức hiện đại, trong lúc Campuchia không có được như vậy. Trong một chừng mực nào đó tôi nghĩ rằng nếu bổ xung lỗ hổng bằng cách rải ra trong các chương của
7
cuốn sách này những tài liệu chính xác về cổ sử Campuchia lấy trong các công trình nghiên cứu mới nhất. Không phải chỉ nhằm viết cho quảng đại độc giả mà còn nhằm viết cho các nhà sử học, ngôn ngữ học, nhân chủng học, đối với họ còn thiếu một bảng mục lục các sự kiện lịch sử của phần trái đất này, tôi cũng không ngần ngại khi có dịp đưa ra một bản khái yếu các ý kiến tranh luận hiện nay về một số vấn đề tế nhị hay đang bàn cãi. Ở đó, tính chất kỹ thuật sẽ chậm lại, nhưng sự im lặng hay ngược lại, một sự khẳng định quá rõ ràng có thể dẫn tới những hình thức sai. Nên cuốn sách này mang lại một chút lợi ích bằng cách tổng cộng những điều từ nay đã thu được 21 và chỉ ra các điểm còn tối mò cần đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu tìm tòi, thì tôi mong rằng độc giả sẽ miễn thứ cho các khuyết điểm của nó. * *
*
Để thuận lợi cho việc in cuốn sách này, việc sao lại các danh từ riêng và các từ thuộc ngôn ngữ Ấn Độ - Đông Dương và vùng quần đảo đã được đơn giản hoá bằng mọi cách có thể được. Các địa danh hiện đại trừ một vài trường hợp hiếm hoi, đều được ghi với thứ chữ quen thuộc với độc giả Pháp. Bản phiên tiếng Trung Quốc đã được trường Viễn Đông Pháp Quốc công nhận đều được sao lại nguyên văn. Nhưng đối với tiếng An-nam (tiếng Quốc ngữ) thì phần lớn đều bỏ dấu và những gì thuộc về ngữ điệu thì bỏ hẳn. Chữ đ cũng bỏ dấu ngang. Dấu chữ ơ và ư được thay bằng dấu „„. Tôi xin lỗi bạn đọc An nam về những sự cắt bỏ đó. Việc Latinh hoá chính thức tiếng Campuchia, tiếng Lào và Thái cũng được đơn giản hoá bằng cách như vậy. Còn đối với chữ Phạn và chữ Pali thì có những thay đổi sau: dấu kéo dài được thay bằng dấu mũ; - những (tr.11) âm c và ch được viết bằng ch và ch‟- những âm lưỡi và âm não được đánh dấu bằng một chấm dưới dưới dấu âm răng (xỉ âm) thì được viết ngả trong chữ latinh và ngược lại (pandita, pandita); đối với chữ annusvarra (m) và visarga (h) cũng vậy; những âm mũi đặt trước một bế tử âm không được phân biệt bằng một dấu nào cả và việc phát âm được bế tử âm chi phối (Gangâ: âm mũi và âm cổ họng, pancha: âm mũi (tr.11) (nasale palatale), nhưng khi
21
Các thư mục ghi trong các chú thích không nhằm khảo cứu đến ngọn nguồn. Nó chỉ kê ra những công trình chủ yếu mà độc giả có thể thấy từ đó những (thiếu)__ 8
cần chính xác, âm cổ họng được ghi bằng ng, âm (tr.12) được ghi bằng n‟; - âm lưỡi kêu thường được viết ra bằng chữ s có một chấm ở dưới và viết là sh.
9
Chương I: Xứ sở và dân cư 1. Địa lý khái quát Đây không phải là vấn đề cung cấp một cuốn địa chí chi tiết về miền này, một miền vừa rộng vừa phức tạp trên đó lan tràn nền văn minh Ấn Độ bắt đầu từ bờ biển phía đông của Ấn Độ. Người ta sẽ thấy trong tập thứ hai “Á châu gió mùa” của J. Xiông, dưới đầu đề: Phần bốn: “Đông Dương và quần đảo Nam Dương” một bức tranh rất oai nghiêm về khoảng đất này của thế giới. Ở đây chỉ cần nêu ra một số nét chung đã tạo nên một sự thống nhất nào đó của miền này và sự hiểu biết những nét đó rất cần thiết cho việc thông hiểu những biến cố lịch sử đã diễn ra ở đây. Bán đảo Đông Dương và quần đảo Nam Dương là những xứ nhiệt đới chịu ảnh hưởng của gió mùa. Mặc dầu những biến đổi từ năm này qua năm khác, có thể rất tai hại đối với việc trồng trọt, sự luân lưu của những mùa khô và mùa mưa đã tạo nên điều kiện sinh sống của dân định cư, và sự luân lưu của mùa gió chủ yếu đã quyết định hướng đi của ngành giao thông bằng thuyền buồm. Nhờ Miến Điện, bán đảo Mã Lai và đảo Xumatơra, miền ngoại Ấn có bộ mặt phía Tây quay về Ấn Độ dương mà ở đó, theo lời Xinvanh Lêvi, “chế độ các luồng nước và chế độ gió định kỳ vẫn điều khiển việc giao thông đường thuỷ, đã duy trì từ rất lâu đời một quy tắc trao đổi mà miền duyên hải châu Phi, nước Arập, vịnh Perơxicơ, Ấn Độ, Đông Dương và sau nó là Trung Quốc, đã liên tiếp trao đi và nhận lại phần của mình”22. Ở phía bên kia hàng rào thiên nhiên do bán đảo Mã Lai và các đảo liền sau đó tạo nên, thật sự là một “Địa Trung Hải” hình thành bởi biển Trung Hoa, vịnh Thái Lan và biển Giava. Miền nội hải đó, mặc dầu có nhiều bão và đá ngầm, vẫn là cái mối liên kết hơn là vật chướng ngại đối với nhân dân miền bờ biển. Từ rất lâu trước khi những nhà hàng hải nước ngoài tới, nhân dân ở đây đã có ngành hàng hải của mình, và nhờ việc trao đổi liên tục, họ đã phát triển một nền văn hoá chung mà ta sẽ nói đến sau. Nền văn hoá tiền Ấn Độ đó đã phát triển ở miền ven biển, trong các thung lũng và các châu thổ các sông lớn: Mê Kông, Mê Nam, Inraoađi và Saluyn, trong các miền đồng bằng trũng ở Giava và trong lưu vực các sông phát nguyên gần bờ biển ở Việt Nam, bán đảo Mã Lai, Xumatơra, những sông đó không thuận lợi lắm cho việc giao thông nhưng rất tốt cho việc tưới ruộng. J. Xiông đã viết (trang 513): “Ở đó người dân văn minh, chủ yếu và duy nhất là người ở miền đồng bằng, họ bỏ lại cho người thổ dân, miền núi không phải là nghèo nàn lắm, trong lúc 22
Về lịch sử của Ramayana - Nhật báo Á châu- tháng 1 và tháng 2, 1918, tr. 147. 10
họ đã có từ lâu cách sử dụng, khai thác nhờ họ có kê, một vài thứ lúa và các đàn gia súc”. Sự thoái hoá của người thổ dân và của “người kém văn minh” về phía núi có lẽ là một hiện tượng rất xa xưa, hành động đó còn tiếp diễn trong nhiều thế kỷ và đặc biệt rất dễ thấy trong thời kỳ Ấn Độ hoá. Nó giải thích trong một phạm vi rộng môn địa tầng nhân chủng học của các nước thuộc ngoại Ấn. Miền núi vẫn là miền của những người dân thường khi du canh du cư, sống bằng săn bắn, hái quả và phát rẫy, điều đó đến giữa thế kỷ XX, vẽ lên một bức tranh kém phát triển của thời đại đồ đá mới. 2. Tiền sử Mặc dầu các công trình của H. Măngxuy23, M.Côlani24, E. Pattơ25, J. Fơrômagiê và E Xôranh26, P. Lêvi27 về Đông Dương, I. H. N. Êvăng28, P. V. Van Sten Canlăngfen29, A. N. J. TH. Ath Van Đe Hốp30, R. Fôncơ Nitôn31 về Mã Lai và quần đảo Nam Dương, F. Xarađanh32 về Thái Lan, J. Côganh Bơrao33, T. O. Môrit34 về Miến Điện, tiền sử miền ngoại Ấn vẫn còn ở trạng thái nghiên cứu và những luận văn xuất sắc của R. Fôn Hennơ - Ghenđerơ35 cũng vẫn chỉ mới được coi như là những giả thiết.
23
“Tiền sử ở Đông Dương”. Pari, 1931, triển lãm thuộc địa quốc tế: Đông Pháp, khu khoa học (gồm một thư mục các công trình); “Tiền sử và cận sử” trong Đông Dương của G. Matxpơrô, tập I, tr. 83-92. 24 Thêm vào các công trình kể trong tác phẩm trước: “Tìm hiểu tiền sử Đông Dương” (EFEO. XXV- XXVI); “Việc sử dụng đá thời cổ xưa”, Hà Nội, 1940 (Tập san Những người bạn của Huế cổ). 25 “Ghi chép về tiền sử Đông Dương” Thông báo của Sở địa chất Đông Dương, 1923 – 1932; “Đông Dương tiền sử”, Tạp chí nhân loại học, 1936, tr. 277-314. 26 “Ghi chép mở đầu về sự hình thành dãy Trường Sơn và miền thượng Lào” (Địa tầng, Tiền sử, Nhân chủng) Thông báo của Sở Địa chất Đông Dương XXII, 3,1936 - Về những phát hiện sau thời gian này, xem các công trình của cùng một tác giả trong “Hồ sơ của Hội nghị lần thứ ba của những nhà nghiên cứu tiên sử Viễn Á” Xinggapo 1938. Tr. 51-90. 27 “Nghiên cứu tiền sử vùng Mlu Plây, kèm theo những so sánh khảo cổ”, Hà Nội, IOEO, 1943 (EFEO, XXX). 28 “Bút ký về nhân chủng và khảo cổ ở bán đảo Mã lai” Cambơritgiơ, 1927; một số lớn bài trong “Nhật báo Viện bái vật liên bang Mã Lai”VII, IX, XII, XV. 29 “Báo cáo về sự khai quật ở Pêrắc” Uđây Canđích, Verxlay, 1926, tr. 184-193 và “Nhật báo Viện bái vật liên bang Mã Lai” XII, 1928; “Ghi chép mở đầu về những khai quật dưới đá ở Sampung” Batavia, 1932; “Góp phần vào việc dựng niên đại sử thời đại đồ đá mới ở Đông Nam châu Á” Vexlac 1926, tr. 174-180; “Góp nhặt tài liệu tiền sử ở Korte Gids” K. Batgin Jacbôec II, 1934, tr. 69-106 và một số bài trong thông báo của Viện bái vật Raptơn, Xinggapo, Loại B. 30 “Cự thạch bi ở vùng Nam Xumatơra” Tienơ Đutfen, 1932. 31 “Về thời dại đồ đá cũ ở Giava” Titcơrit K. Nêđe, 1936, tr. 41-44; “Đồ đá mới ở vùng lân cận Băngđung”sách trên -L XXV, 1935, tr. 324-419. 32 “Tìm hiểu về tiền sử nước Xiêm” Nhật báo Hội Xiêm XXVI, 1933, tr. 171-20, “Tìm hiểu về tiền sử nước Xiêm-Nhân chủng học” XLIII, 1933, tr. 1 - 40 33 “Tìm hiểu về cổ sử Miến Điện”, Nhật báo Hội Miến Điện XXI, 1935, tr. 33-51. 34 “Tài liệu về tiền sử Miến Điện” Sách trên-XXV, 1935, tr.1-39; “Cổ vật bằng sắt và đồng ở Miến Điện” Sách trên -XXVIII, 1938, tr. 95-99. 35 “Quê hương đầu tiên và những cuộc di thực lớn nhất của người Nam Đảo” Tạp chí Nhân chủng XXVII, 1932; “Đóng góp vào niên đại thời đại đồ đá mới ở Đông Nam châu Á”, Kỷ niệm P. W. Xunít, 1928; “Tìm hiểu tiền sử Inđônêxia” Niên lịch thư mục của Ấn Độ khảo cổ viện, 1934-IX, tr. 26-38; “Cơ sở tiền sử của nền nghệ thuật Ấn Độ thuộc địa” Wiener Beitrage Zur Kunst và Knetur Geschichte Asiens-VIII, 1934. 11
Cần hạn định ở đây việc nhắc lại các sự kiện có thể mang lại một quan niệm phỏng chừng về nền văn hoá và sự phân bố cổ xưa của các nhóm nhân chủng mà nền văn minh Ấn Độ đã tác động vào, theo một tiến trình được nghiên cứu ở chương sau. Từ thời kỳ rất xa xăm, dân cư vùng ngoại Ấn đã bao gồm nhiều yếu tố rất bất đồng, một số có họ hàng với người Nêgơritô và người Vétđát, một số khác gần gũi người Úc và người Papua Mêlanêdiêng36. Kết luận sáng sủa nhất rút ra từ điểm đó là những cư dân nguyên thuỷ ở Đông Dương và quần đảo Nam Dương có mối liên hệ với những cư dân hiện nay ở các đảo vùng Thái Bình Dương, và yếu tố Mông Cổ chỉ là một nguồn gốc rất gần đây. Điều quan trọng ở đây không phải là các chủng tộc người mà là các loại văn hoá. Những cư dân cổ xưa đã để lại những đồ dùng bằng đá, bằng xương hay kim khí, những mảnh đồ gốm, đồ thuỷ tinh, và ở một số vùng họ còn để lại những khối cự thạch. Niên đại của các vết tích đó còn lâu mới được dựng nên một cách hoàn hảo. Không những việc xác định thời gian tuyệt đối gặp khó khăn mà việc xếp đặt thứ tự thời gian của các dụng cụ cũng chưa được xây dựng. Việc các đồ đá mài thường kết hợp với đồ dùng bằng sắt chứng tỏ rằng thời kỳ tiền sử ở đây kéo dài rất lâu, lâu hơn ở châu Âu. Và người ta có thể nói không ngoa rằng trong những thế kỷ cuối cùng trước công nguyên, khi mà nền văn minh Trung Quốc và Ấn Độ bắt đầu tác động một cách sâu sắc, thì cư dân miền ngoại Ấn mới bắt đầu sử dụng kim khí như đồ dùng thông thường, dưới ảnh hưởng của các nước láng giềng. Gác lại những vết tích tìm thấy về thời kỳ cách tân ở Giava (Vượn người ở Trinin, người Nêanđéctan ở Xôlô, người cổ xưa ở Wajắc) ra ngoài phạm vi quyển sách này vì nó quá cổ xưa, ta sẽ hạn định chỉ nêu ra ở đây những thời kỳ chính trong tiền sử Đông Nam châu Á và Đông Dương. Thời kỳ thứ nhất có đặc điểm về những đồ đá đẽo và sự vắng mặt hầu như hoàn toàn về đồ gốm, đã để lại những dấu vết ở Bắc Kỳ (Tỉnh Hoà Bình), Bắc Trung Kỳ, Lào (Luông phrabăng), Thái Lan (Chiềng Ray, Lop buri, Rát buri), Mã Lai (Guakécbâu, Pêrắc). Trên miền bờ biển phía đông của Xumatơra, những cái rìu ghè trên một mặt cũng hình như ở cùng một thời kỳ này. Những tác giả nào muốn dành riêng thuật ngữ “thời đại đồ đá cũ” cho kỹ nghệ Sen của những người ở thời kỳ cách tân ở Giava, đều gọi là “thời kỳ đồ đá giữa” nền văn minh mà người ta gọi chung là “Hoà Bình”.
36
P. Huya và E. Xôrang “Tình trạng hiện nay về môn học Xương sọ học ở Đông Dương” Thông báo của Sở Địa chất Đông Dương-XXV, I, 1938 12
Trong một số địa điểm, những công cụ bằng đá đẽo có lẫn với những công cụ đá mài ở lưỡi là đặc điểm của kỹ nghệ Bắc Sơn (Phát hiện ở dãy núi Bắc Sơn - Bắc Kỳ), và cả một số ít đồ gốm và dụng cụ bằng xương. Những hài cốt tìm thấy ở Hoà Bình và Bắc Sơn có những đặc điểm gần gũi với những giống người Úc và Papu Mêlanêdiêng. Ngược lại, những người nào gắn với nền kỹ nghệ mảnh tước và đồ đá nhỏ đã được xác nhận ở Xumatơra, Giava, Boocnêô và Xêlipbô thì hình như gốc từ người Nêgơritô và Vétđắc. Một hình thức sau cùng của nền văn hoá thời kỳ đồ đá cũ hay đồ đã giữa muộn, có đặc điểm về những đồ dùng bằng xương và được xác nhận ở Đông Dương, Thái Lan, Mã Lai, từ Xumatơra đến Nhật Bản qua Giava, Xêlipbô, Boócnêô, Philippin, Đài Loan, Đảo Riukiu, có thể có liên quan đến sự di dân của một giống người nào đó cần phải xác định. Kỹ nghệ thời đại đồ đá mới mà người ta thấy vết tích ở hầu khắp mọi nơi ở Viễn Đông có thể do những người mới đến đem lại từng phần, có lẽ bởi người Anhđônêdiêng là những người hiện nay cấu thành một phần lớn cư dân ở miền ngoại Ấn. Rất phong phú về đồ gốm có hình vẽ thường khi gợi lại các kiểu của Trung Quốc cổ và của phương Tây, nền văn minh thời đại đồ đá mới không mất đi khi đồ kim khí ra đời: hầu như người ta có thể nói rằng tinh thần của nó còn tồn tại trong một số nhóm người ở miền núi và ở nội địa. Vào thời đại đồ đá mới, người ta nhận thấy giữa các vùng phía bắc và phía trung của diện tích địa lý nghiên cứu ở đây, một sự tách ra, có lẽ vì sự di thực của những yếu tố di thực Mông Cổ hay đã Mông Cổ hoá đầu tiên. Miền Trung Đông Dương hay miền Nam Trung Quốc và Đông Bắc Ấn Độ là những vùng có các loại rìu có chuôi tra cán, là dụng cụ đặc biệt của những cư dân nói tiếng gần gũi với tiếng Nam Á37 trong lúc ở những nước nói tiếng Anhđônêdiêng ở phía Nam chỉ biết tới những cái rìu đục có tiết diện hình tam giác hay bán nguyệt. Do những công cụ đi theo các cự thạch rải rác trong tất cả các miền ngoại Ấn đều đã thuộc về thời đại kim khí, tức là thời kỳ thự sử. Ở một số cự thạch cổ nhất, người ta thấy ngoài sắt ra chỉ có đồng thau, là các trác thạch ở Đông Giava và phát triển lên thành các quan tài đá ở Bali. Dù là trác thạch, hầm mộ (miền Trung Giava, Nam Xumatơra, Pêrăc)38, dù là những cái chum làm bằng nguyên khối đá (Thượng Lào), hay các trường thạch (Thượng Lào, Mã Lai, Xumatơra, Giava), tất cả đều liên quan đến các công trình mai táng, có liên hệ với việc thờ cúng tổ tiên hay các thủ
37 38
L. Phinô “Tiền sử Đông Dương”-Á châu thuộc Pháp, Tháng 2, tháng 7/1919. R. O. Uyn xtét “Slab-grraves and iron implements” Manchester, 1918. 13
lĩnh đã mất. Nhận xét đó đã gợi lên nhiều học thuyết rất táo bạo 39. Người ta có thể tự hỏi có đáng nói đến một “thời đại đồng thau” ở ngoại Ấn không? Việc sử dụng đồ đá được giữ lại rất lâu, còn đồ sắt thì xuất hiện gần như cùng một thời điểm với đồ đồng thau. Không nên quên rằng dưới triều Hán ở Trung Quốc vào hai thế kỷ cuối cùng trước công nguyên, các vũ khí còn làm bằng đồng thau và đồ sắt chỉ mới nhập vào gần đây40. Nền văn hoá Đông Sơn tương ứng với thời kỳ đồ đồng ở Bắc Kỳ và Bắc trung Kỳ41 (có thể là trung tâm phân bố các trống đồng) không để lại cái gì có thể coi như trước các thế kỷ cuối cùng trước công nguyên. P. V. Van Sten Canlenphenx đề nghị xếp việc du nhập đồ đồng thau ở Đông Dương vào năm 600;42 vào vùng quần dảo năm 300 trước công nguyên, nhưng những niên biểu đó có lẽ quá sớm43. Trong nhiều trường hợp người ta có thể đi qua không có sự chuyển tiếp từ thời đại đồ đá mới sang thời đại có những vết tích Ấn Độ. Trên bờ biển An Nam và Campuchia, không có sự chuyển tiếp nào giữa một bên là các đồ đá mới ở Sa Huỳnh44, ở Xamrôngxen45 và cự thạch ở Xuân Lộc46 với một bên là những kiến trúc đầu tiên ở Chàm và Campuchia. Trường học Ấn Độ ở Cuala Xơlinxing (nước Pê rắc ở Mã Lai)47 đã cho rất nhiều vật dụng bằng đồ đá mài, và cũng ở đó có con dấu khắc một tên phạn bằng chữ Panlava. Ở Xêlipbơ, một pho tượng Phật bằng Đồng thau thuộc về trường phái Amaravati đã được tìm thấy ở Xanpaga dưới một di chỉ đồ đá mới48. Người ta có thể nói không ngoa rằng các dân tộc ở ngoại Ấn đều còn ở giữa thời đại văn hoá đồ đá mới muộn màng trong lúc nền văn hoá Phật giáo – Bàlamôn ở Ấn Độ đến tiếp xúc. 3. Nền văn hoá Nam Á Nhưng vấn đề không quan hệ ở chỗ tiếp xúc đầu tiên. Sự lan rộng của nhiều loại văn hoá kể trên, nhất là sự phong phú của các hạt pha lê gốc Ấn Độ tìm thấy trong các di chỉ thời đại đồ đá mới ở Đông Dương và quần đảo chứng minh rằng, 39
W. J. Pery “Nền văn hoá cự thạch ở Inđônêxia” xuất bản lần thứ hai, Luân đôn, 1927 C. B. Xêlich Gơman và H. C. Beck: “Thuỷ tinh Viễn Đông: vài nguồn gốc Tây phương” Thông báo Viện Bảo tàng 10, 1938, tr. 49-50. 41 V. Gôlubiu: “Thời đại đồ đồng thau ở Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ” BEFEO-XXIX, tr. 1-46. 42 “Niên đại của trống đồng” Thông báo Viện Bảo tàng, số 3, tr. 150. 43 V. Gulubiu “Cái trống đồng bằng kim khí ở Hoàng Hà” BEFEO XL, tr. 396, số 1. 44 H. Pắcmăngchiê “Nơi tàng trữ chum ở Sa Huỳnh-Quảng Ngãi-trung Bộ Việt Nam” BEFEO XXIV, tr. 321343; M. Côlani “Cự thạch ở vung Thượng Lào” II, tr237. 45 A. Măngxuy “Vị trí tiền sử của Xamrôngxen và Longpơrao (Campuchia)”, Hà nội, 1902; “Kết quả của những cuộc khảo cứu mới tiến hành ở khu di chỉ tiền sử Xamrôngxen (Campuchia)” Báo cáo của Sở địa chất Đông Dương, X, 1. 46 H. Pắcmăngchiê “Vết tích cự thạch ở Xuân Lộc” BEFEO, XXVIII, tr. 479-495.; E. Gatxpácđônơ “Khu mộ ở Xuân Lộc” Báo của Hội Đại Ấn Độ, IV, 1937, tr. 26-35. 47 I. H. N. Êvăng có viết nơi này trong Nhật báo Viện Bảo tàng Liên bang Mã Lai, XII và XV. 9. F. D. K. Bôtxsơ “Tượng Phật bằng đồng đỏ ở Xêlipbơ”, Niên báo Thư mục Ấn Độ cổ ngữ VIII, 1933, tr.35. 40
14
ngay thời tiền sử những mối liên lạc đường biển đã có không những giữa các bộ phận thuộc ngoại Ấn mà còn giữa ngoại Ấn với chính nước Ấn Độ. Điều đó cũng được nêu lên trong các nhận xét của A. M. Hôcác49 và P. Muytx50 về sự giống nhau của một số tín ngưỡng căn bản và một số nghi lễ chủ yếu trong tất cả vùng Á châu gió mùa. Dường như Ấn Độ trước Arien51 một bên với Đông Dương và một bên với Inđônêxia có một nền văn hoá chung được các dụng cụ và từ vựng52 chứng nhận. Theo một số người53 thì một hoặc nhiều đợt di thực có nguồn gốc từ Đông Dương và các đảo tràn vào Ấn Độ trước khi có sự xâm lược của người Arien. Theo một số khác54 thì ngược lại, người Đơravidiêng hay Arien vào Ấn Độ từ phía Tây Bắc và dồn các thổ dân về phía Trung và Đông Ấn Độ khiến họ phải tràn về Đông Dương và các đảo mà ở đó họ thực hiện một thứ Ấn Độ hoá tiền Arien đầu tiên ở các vùng này, trong khi đó, về phía mình, người Anhđônêdiêng cũng rời lục địa đến ở các đảo55. Tốt hơn hết hiện nay là không nên xác định mà nên dùng công thức thận trọng của J. Pơdilutxki56 “vào thời kỳ đồ đồng thứ hai (Âu châu) Đông Dương đã bước vào quỹ đạo của nền văn minh đường biển gồm Đông Nam châu Á và Inđônêdi”. Dù từ nguồn gốc nào, nền văn minh đó được người Anhđônêdiên mang tới tận Mađagatxca trước57 hoặc sau khi đã Ấn Độ hoá.58 Có thể nền văn minh đó còn lan tới Nhật Bản, ở đó các mối liên hệ với các nước phía Nam đã nhiều lần được nêu lên qua các công cụ tiền sử 59, qua ngôn ngữ60 và qua nền văn học dân gian61. 49
“Kingship” Đại học Oxfod, 1927; “Ấn Độ và Thái Bình Dương” Nhật báo Khoa học Xâylan 1,2, tr. 61-84. “Ấn Độ nhìn từ phía Đông, sự thờ cúng ở Ấn Độ và dân cư bản xứ ở Chăm” BEFEO XXXIII, tr. 367-410. 51 Công trình của S. Lêvi, của J. Pzilutxki và J. Bơlôtsơ về nền văn minh tiền Arien và tiền Đờravidiên ở Ấn Độ và được P. C. Basi tổng hợp lại trong một cuốn, xuất bản ở Calcutta, 1929. 52 W. Ximít “Các dân tộc Môn-Khơme, gạch nối giữa các dân tộc trung Á và Úc” BEFEO, VII, tr. 213-263, VIII, tr.1-35; Các bản phê bình của G. Đơ Hevexi trong Finnish-Ugrissches ans Indien, xuất bản ở Viên, 1932. 53 J. Hoócnen “The Origins and ethnological significance of Indian boat designs” Mem. Asiat. Soc. Benfal. VII, 1920; N. J. Krrom “Hindoe-Javanoche Gesch”, tr. 38. 54 S. Lêvi “Tiền Arien và tiền Đờravidiêng ở Ấn Độ” Báo Á châu, tháng 7, 9/1923, tr. 55-57; H. Kéc “Verspreide Geschriften” XV, tr. 180; P. Pơdilutxki “Người Uđumbara” Báo Á châu, tháng 1-3/1926, tr.159; “Người Xahva” Báo trên, tháng 4-6/1929, tr. 311-354; A. M. Hôcác-R. C. Majumdda “Nước Mã Lai” Báo Hội Đại Ấn III-1936, tr. 86-96. 55 H. Kéc “TaalKundige gegevens ter bepaling van hat satnland der Maleish Polynesische Talen” VI, tr. 105. 56 Trong “Đông Dương” dưới sự giám sát của S. Lêvi, tr. 54 57 Thuyết của N. J. Cơrôm, Sách đã dẫn. 58 G. Pherăng “Ảnh hưởng của văn hoá Anhđônêdiêng vào Đông Phi châu” Báo của Viện Nhân chủng học Hoàng gia, 1934, tr. 315, có ý định đưa lên sớm hơn. 59 P.V.Van Sten Canlenfelx “Die Aufgaben der Japanischen Prehistorie im Rahenen der internationalen Forsehung” Shizengaku Zanshi IV, 1932, tr. 6. 60 N. Matxumôtô “Tiếng Nhật Bản và các ngôn ngữ Nam Á” (Nam Á I) Pari - Gớtne 1928; O. Giecman “Tiếng đồng âm giữa tiếng Ainu và các ngôn ngữ khác” Thế giới Á đông, XX, 1926, tr. 29. 61 N. Matxumôtô “Thử nghiên cứu về thần thoại Nhật Bản” (Nam Á II) Pari, Gớtne 1928 50
15
Người ta đề nghị62 gắn nền văn hoá phức tạp Nam Á vào hệ thống “Nam Đảo”, có đặc trưng trong việc dùng cung, chế độ mẫu quyền và bái vật giáo. Cần phòng ngừa việc xếp lại một cách quá hệ thống trong những cái chung quá cứng rắn trong đó người ta gò ép một sự thật sinh động và mềm dẻo63 một cách không phải là không có tổn hại. Tuy nhiên ở đây có thể chỉ ra những đặc điểm của nền văn minh tiền Arien, thí dụ: Về mặt vật chất, việc canh tác ruộng nước, việc thuần dưỡng trâu bò, việc sử dụng một cách thô sơ các kim loại, kỹ xảo trong việc đi bằng thuyền; Về mặt xã hội, sự quan trong của địa vị của người phụ nữ và huyết thống theo mẫu hệ, tổ chức xã hội do kết quả của nhu cầu canh tác ruộng tưới nước; Về mặt tôn giáo, thuyết linh hồn, việc thờ cúng tổ tiên và thần đất, việc dựng miếu thờ ở các điểm cao, việc mai táng người chết trong các chum, các mộ đá; Về mặt thần thoại, vũ trụ nhị nguyên thần luận trong đó đối lập núi với biển, giống có cánh với giống dưói nước, người trên núi với người ở bờ biển64; Về mặt ngôn ngữ, việc sử dụng tiếng nói đơn âm có nhiều khả năng chuyển hoá nhờ tiền từ, hậu từ và trung từ. Có lẽ một phần lớn sự thống nhất về văn hoá đó đã đưa người Trung Quốc tới chỗ thâu tóm mọi dân tộc khác nhau ở ngoại Ấn được sự thống trị của Côn lôn (K‟ouen-Louen)65. Thực ra tên đó thuộc về thời kỳ trước khi có sự Ấn Độ hoá và người ta có thể nghĩ rằng đó là sự thống nhất của nền văn hoá Ấn Độ. Luận điểm đó có thể lấy bằng chứng trong việc người Trung Quốc nói tới “chữ viết Côn-lôn”, một thứ chữ vốn là yếu tố chủ yếu trong tài sản Ấn Độ. Nhưng khi họ nói tới ngôn ngữ Côn lôn và “thương nhân và kẻ cướp Côn lôn” thì hình như họ áp dụng từ đó vào một thực thể ngôn ngữ nhân chủng học. Từ Côn lôn được cắt nghĩa bằng nhiều cách. Từ công trình nghiên cứu của G. Pherăng, người ta có thể rút ra ý nghĩ rằng phải dịch bằng nhiều thổ ngữ khác nhau những từ dùng lẫn lộn trong cách sử dụng của Trung Quốc. Xinvanh Lêvi đã nhận ra một sự tương tự giữa từ phạn dvĩpântara với “dân ở đảo”66. Về phía mình N. J. Cơrôm đã nêu lên khả năng có thể có của 62
G. Môngtanđông “Bàn về nhân chủng học văn hoá” Pari, Payô, 1934. Nên thận trọng khi chứng minh với một sự chính xác quá cao những yếu tố hợp thành một nền văn minh trong đó các tài liệu cũ còn quá tản mạn ở nhiều vùng, và người ta chỉ mới có thể có ý niệm qua nền văn học dân gian hoặc qua nhân chủng học. N. J. Cơrôm, khi phác hoạ trong cuốn “Ấn Độ, Giava” trang 47 và tiếp theo, một bức tranh về nền văn minh Anhđônêdiêng ở Giava trước khi người Ấn Độ tới đã kể đến ảo – đăng coi như một trong những đặc điểm của nó. Thế mà ảo đăng (châyanataku) đã được các nhà lý luận san khấu của Ấn Độ biết trong ngôn ngữ phạn (R. Pitsen Dar indishche Schattenspiel, Sitzungber Akad. Berlin 1906, tr. 482-502; O. Giacốp Geschichte dé Schattenthealers, 1925; F. Roy. As. Soc 1930, tr. 627 và historry of Davian and Indonesian art, tr. 89). Ảo đăng (tr.28) hay là vốn chung? người ta có thể đặt câu hỏi như vậy cho nhiều sự kiện văn hoá khác. 64 J. Pơdilutxki trong “Đông Dương”, Sdd. 65 G. Pherăng “K‟ouen-Louen và việc vượt biển cổ xưa trong các biển phía nam” Báo Á châu 1919, tháng 3, 4, tr. 239-333, tháng 5, 6, tr. 431-492, tháng 7, 8, tr. 5-68, tháng 9, 10, tr. 201-241. 66 “K‟ouen-Louen và Dvĩpântira” Bijdr, 88, 1931, tr. 621-627. 63
16
phương trình Côn lôn = Mã Lai67; và những giả thiết gần đây của R. C. Madumdar68 đã xét đến việc đối chiếu đó và cho rằng hơi giả tạo, những giả thiết đó đã cung cấp một cách nhìn vững vàng, ổn định hơn bằng cách cho yếu tố “Mã Lai”, tức là yếu tố Anhđônêdiêng phát triển do sự tiếp xúc với người nước ngoài gốc Mông Cổ, một vị trí ưu thế coi như trực tuyến của nền văn minh Nam Á. Người Ấn Độ đã tìm thấy trước mắt họ không phải những người man rợ, mà những xã hội có tổ chức và có một hình thức văn minh không phải là không có những nét chung với nền văn minh Ấn Độ mà một số cư dân miền núi và chậm tiến ở Đông Dương và Mã Lai có thể cung cấp những quan niệm đại lược. Sự thống nhất về hình thức của những yếu tố mà chúng ta đã biết trong đó ngôn ngữ là yếu tố quan trọng nhất, rất có thể ẩn dấu một sự khác nhau lớn về chủng tộc, bất kể những kết luận của P. W. Xmit trong một số lý luận về cách đo người. Nền văn hoá Nam Á đã trùm lên các dân tộc đã tồn tại từ lâu hoặc còn tồn tại trên các đảo nhỏ, bằng cách vay mượn hoặc đồng hoá một số yếu tố vật chất hay tinh thần. Cái chung của mọi nhóm nhân chủng khác nhau ở miền này thường là một sự kiện của một nhóm, hay là một thực thể chung đã biến mất. Và những nhận xét của P. Rivê về tính chung của các ngôn ngữ mà ông gọi là “đại dương ngữ”69 hình như có thể áp dụng được, không phải chỉ đối với ngôn ngữ mà đối với những yếu tố khác của nền văn minh Nam Á rất phức tạp. 4. Lược khảo về nhân chủng Bây giờ ta hãy xét đến những dân tộc nào 70, dù ít hay nhiều thấm nhuần nền văn hoá đó, mà nền văn minh Ấn Độ Arien đã tác động vào. Ở thời kỳ khoảng đầu công nguyên, những cuộc di thực tiền sử lớn của người Mêlanêdiêng, Anhđônêdiêng và Úc-Á đã chấm dứt: về phía Nam bán đảo Đông Dương và ở miền đảo, những nhóm nhân chủng chủ yếu về đại thể đã chiếm lĩnh các vùng cư trú hiện nay. Thực thế, khi vừa xuất hiện những bút tích đầu tiên viết bằng thổ ngữ, người ta nhận thấy việc sử dụng chữ Khơme ở Campuchia, chữ chàm ở các tỉnh Chàm thuộc Trung kỳ, chữ Malai ở Xumatơra, chữ Giava ở Giava. 67
“Ấn Độ - Giava” Gesch, tr. 1107. “Mã Lai” Báo Hội Đại Ấn III-1936, tr. 86. 69 “Nhóm đại dương”. Báo cáo của Hội ngôn ngữ học XXVII, tr. 152: “Rất có thể những nét chung của ngôn ngữ những dân tộc rất khác nhau như vậy (người Úc và người Mêlanidiêng, người Anhđônêdiêng và người Polinêdiêng) là một hiện tượng thứ yếu và có thể chính ngôn ngữ của một trong những dân tộc trên đã buộc các dân tộc khác phải thừa nhận vì những lý do và điều kiện mà hiện nay ta chưa biết”. 70 Cần thống nhất với nhau rằng những từ nhân chủng dùng ở đây và về sau bao giờ cũng dùng để chỉ những nhóm ngôn ngữ hay nhân chủng-ngôn ngữ, chứ không bao giờ chỉ “giống người” theo nghĩa vật chất của nó. Vì thiếu những luận cứ nhân chủng chính xác, người ta buộc phải định nghĩa một cách tạm thời 1 nhóm nhân chủng bằng cách dựa vào ngôn ngữ họ nói và y phục họ mặc. 68
17
Ngược lại, ở phía Trung và phía Bắc bán đảo, trong thời kỳ lịch sử, người ta chứng kiến việc thoái lui của người Chàm trước người Việt, của người Mông ở Mênam và Iraoađi trước người Thái và người Miến. Cái gọi là “sức đẩy về phía Nam”71 đó, do sự hấp dẫn của các miền đồng bằng và biển, là một sự kiện rất xưa. Nó cắt nghĩa sự phân bố rải rác hiện nay của các nhóm nhân chủng ở Đông Dương và trên một số điểm nào đó ở các đảo vì như trên đã nói, những đảo có phải nhận từ đất liền số dân di thực và nền văn hoá phức tạp của họ. Nếu thực sự các cuộc di thực chỉ có thể vào Đông Dương bằng các thung lũng nhỏ hẹp của nhưng sông bắt nguồn từ Trung Quốc và của miền giáp ranh với dãy núi Tây Tạng, người ta có thể nhầm khi trình bày những cuộc di thực đó như một dòng người chảy đi dẫn tới việc hình thành các nhân chủng giáp nhau trên bề mặt. Theo tôi có lẽ đó là một quan niệm sai lầm, thực ra do tình trạng các bản đồ nhân chủng hiện nay tạo nên. Một khi đã tới miền đồng bằng ở Đông Dương hay các đảo, các dòng người liên tục đó tản ra và trùm dòng nọ lên dòng kia. Vả lại trong một số trường hợp cần xét tiến trình đó như sự bành trướng của một nền văn hoá, một ngôn ngữ hơn là một cuộc di thực thực sự. Hình như những cuộc di thực thực sự dẫn tới kết quả là những thổ dân tiếp nhận ngôn ngữ và các phong tục của kẻ xâm lược hoặc tầng lớp thống trị mới hơn là bị thủ tiêu hoặc bị tước đoạt hoàn toàn. Thí dụ như sự bành trướng của người Thái nhất là về phía nam của bán đảo, không phải là kết quả của sự di chuyển của một khối lớn người mà là của một tầng lớp quý tộc hiếu chiến đã biết cưỡng ép dùng ngôn ngữ của họ, điều đó đã tạo nên dấu vết giữa các nhóm dị chủng. Mặt khác, những dòng nhân chủng ngôn ngữ liên tục thực sự không phải trùm dòng nọ lên dòng kia. Có dòng đã vượt qua dòng trước theo một hướng nhất định và không tới được giới hạn cực điểm của hướng khác, đã né tránh một số đỉnh cao, một số đảo nhỏ, một số rìa lãnh thổ. Chính vì vậy mà người Môn-khơme không chồng chéo một cách nghiêm ngặt lên người Anhđônêdiêng, và đến lượt họ cũng không bị người Thái hoàn toàn trùm lên. Người Việt Nam luồn theo dọc bờ biển và các dòng sông để lan toả ra ở vùng đồng bằng. Những thổ dân có họ hàng với người Nêgơritô, người Vetđát hay người Đơraviđiêng còn lưu lạc vào miền nội sơn các đảo và ở bán đảo Mã Lai.
71
Từ của J. Xiông “Á châu gió mùa” II, tr. 403. 18
Nơi nào có các dòng nhân chủng chồng chéo lên nhau, ở đó có sự lai giống với sự bảo lưu những đặc điểm vật chất và những sự kiện văn hoá thuộc về những lớp cổ đại nhất. Những nhận xét đó đủ để cắt nghĩa sự giàu có và vô cùng phong phú của yếu tố nhân chủng Đông Dương và các đảo. Trong cuốn sách này có nền văn hoá phụ thuộc vào nước Ấn Độ, những bộ lạc chậm tiến và bị đẩy lùi vào miền núi mà ở đó sự Ấn Độ hoá không tới được, không có vai trò nào cả. Chính chỉ tính đến những nhóm nhân chủng được nền văn minh Ấn Độ tác động tới nên người ta mới có thể dựng nên một lược đồ về sự phân bố và vị trí địa lý của nó vào thời kỳ đầu công nguyên. Sau khi định hướng cho “sức đẩy về phía Nam” những nhóm nhân chủng ở xa phía nam nhất có nhiều may mắn làm chủ miền cư trú hiện thời. Do đó, người Anhđônêdiêng vốn là cơ sở của cư dân các đảo72 rất có thể đã có ở đó từ thời đại đồ đá mới. J. Xiông viết (tr 483): “Người Anhđônêdiêng có thể là người Mã Lai nguyên sơ mà sự cư trú của họ ở vùng nội địa các đảo cho phép họ giữ được nhiều hơn tính chất thuần khiết về nòi giống mặc dầu có sự phối giao với những thổ dân như người **** ở Xumatơra, người Đaiắc ở Boócnêô, người Anphua ở Xêlêbơ và Môluýchcơ. Người Mã Lai chỉ là người Anhđônêdiêng ở ven biển bị lai tạp đi rất nhiều..., đó là một giống hỗn hợp rất lớn vì nó phân tán rộng, rất phức tạp vì nó có nhiều loại”. Có lẽ như người ta đã thấy, những nhà hàng hải Trung Quốc và Ấn Độ đã gọi những người Mã Lai ven biển đó là K‟onen-lonen và Đvĩpântara-Đó là những người Mã Lai ở Xumatơra, người Xunđan, người Giava và Mađuara ở Giava, người Bali... là những nhân tố chủ yếu để tiếp thu và truyền bá nền văn hoá Ấn Độ ở vùng quần đảo. Trong cuốn lịch sử Ấn-Giava, N. J. Cờrôm đã dựng cho nền văn minh Mã Lai, và đặc biệt là nền văn minh Giava một bản đồ73 trong đó chứa đựng một phần lớn là giả thiết, vì ông thường căn cứ vào nhân chủng học hiện nay về người Anhđônêdiêng không Ấn Độ hoá. Chính vì vậy ông đã xếp vào trong các yếu tố đặc biệt của nền văn hoá vật chất của họ: Việc dẫn nước vào ruộng, việc nhuộm vải bằng phương pháp gọi là “batíc”, cấu tạo của dàn nhạc “gamơlăng”, nhà hát ảo đăng74. Về tổ chức xã hội, các sách về tập quán thu thập một cách cẩn thận ở vùng đảo bởi người Hoà Lan75 tạo thành những tài liệu rất có giá trị.
72
J. P. Cơlâytéc dơ Doan “Thể chất nhân chủng học ở quần đảo Ấn Độ và vùng tiếp cận”, 1923; J. H. Nietxen “Các chủng tộc ở Giava” Welterrelen, 1929. 73 “Hindoe-Javaansche Geschiedenis”, chương II. 74 “Về ảo đăng” Sđd tr. 10, số 2. 75 In dưới đầu đề Adatrechibundel. La Hay, 1911. 19
Trên bán đảo, người Mã Lai chính cống phần lớn là những người di cư từ Xumatơra và Giava vào thời kỳ tương đối gần, có lẽ người Ấn Độ đã gặp ở ven biển người Mã lại nguyên sơ, người Anhđônêdiêng đã được Mông Cổ hoá rất mạnh mà dòng dõi ngày nay được gọi là Giacun76. Trên bán đảo Đông Dương, người Ấn Độ đã gặp: - Trên bờ biển Việt Nam miền trung và miền nam, người Chàm nói tiếng Mã Lai Polinêdiêng, mà những dòng dõi cuối cùng hiện còn ở một số vùng phía nam trung kỳ (Phan Rang-Phan Thiết) - Ở vùng đồng bằng Nam kỳ, Campuchia hiện nay và châu thổ miền trung sông Mêkông, người Khơme hiện nay còn bị người Việt Nam chiếm đoạt một phần ở Nam kỳ, và người Thái dồn ép ở phía Bắc77 - Trong thung lũng sông Mênam và miền thấp của Miến Điện, người Mông còn gọi là người Pégouans hay Talaing78, họ hàng gần gũi với người Khơme, hiện nay ở biệt trong vùng đồng bằng sông Iraoađi và sông Tơnutxơrim hoặc bị hất sang Thái Lan - Ở lưu vực sông Iraoađi và Xittang, đội xung kích của các dân tộc Tạng Miến mà yếu tố quan trọng nhất được người Mông rất kính trọng là người Pyus đã biến mất từ lâu hoặc tan ra trong các đợt di thực liên tiếp của người Miến và người Thái. Đó là những nhóm nhân chủng trên đó chúng ta sẽ thấy sự tác động của nền văn minh Ấn Độ.
76
Xkit và Bơlắcden “Chủng tộc Pagan ở bán đảo Mã Lai”, London, Macmilan, 1906. Về nhân chủng học ở Đông Pháp, xem Bonifaxi “Bài giảng về nhân chủng học ở Đông Pháp”, Hà Nội IDEO 1919.; G. Matxperô “Đông Dương” tập I, Pari, 1929; J. Pơdilutxki “Dân cư ở Đông Pháp”-Đông Dương, Pari, 1931 tr 47-60; A. Bigô “Sơ lược nhân chủng học ở Đông pháp” Tôpanh, 1938, tr 33-58; L. Manlơrê “nhóm nhân chủng ở Đông Pháp” Sài Gòn, 1937 78 C. C. Lô uytx “Các bộ lạc ở Miến Điện” Răng gun, 1910; R. Hanliday “Người Talaing” Răng gun, 1917. 77
20
Chương II: Sự Ấn Độ hoá 2. Định nghĩa sự Ấn Độ hoá Lịch sử về sự bành trướng của nền văn minh Ấn Độ về phía Đông, về tổng thể chưa được nghiên cứu. Người ta bắt đầu nhận ra những hậu quả ở một số nước nếu tách riêng ra, nhưng về nguồn gốc, tiến trình của nó người ta đặt ra nhiều giả thiết. Trong những trang sau tôi không có ý định đưa ra một bản giải đáp về vấn đề này mà chỉ là tập hợp các kết quả đã thu được và xác định một số nét chung cho tất cả các nước được Ấn Độ hoá ở vùng ngoại Ấn. Để tiện cho việc trình bày, cho tới nay tôi dùng từ “Ấn Độ hoá”, “sự bành trướng của nền văn hoá Ấn Độ”, dường như đó là một sự kiện lịch sử đơn giản ở một thời kỳ đã xác định. Cách nhìn đó cần được nhìn sáng tỏ hơn. Từ chương trên ta đã thấy những sự liên hệ giữa Ấn Độ chính cống và ngoại Ấn có từ thời tiền sử, nhưng từ một thời gian nào đó, mối liên hệ này hình thành nên những vương quốc Ấn Độ trên bán đảo Đông Dương và các đảo. Những vết tích khảo cổ cổ xưa nhất do các nước đó để lại không nhất thiết là những bằng chứng của đợt khai hoá đầu tiên đó. Có lẽ, theo lối diễn dịch, khi những người thày tu đã cống hiến những giáo đường Bàlamôn hay Phật giáo đầu tiên và những người trí thức đã khảo ra những bút ký chữ Phạn đầu tiên đều đến sau những nhà hàng hải, thương nhân, hoặc dân di thực, là những người sáng lập ra các thuộc địa Ấn Độ đầu tiên. Những thuộc địa đó, đến lượt nó, không phải bao giờ cũng được dựng nên một cách hoàn chỉnh ngay, và trong nhiều trườngg hợp (Kuala Selinsing ở Pêrăc, Sempaga ở Xêlipơ vv...) nó được xây dựng trên các bối cảnh thời đồ đá mới mà những nhà hàng hải từ Ấn Độ tới thường lai vãng từ 1 thời không nhớ được. Việc người Ấn Độ đến Đông Dương và các đảo không thể ví với việc người Âu châu đến châu Mỹ vì đối với vùng này họ không phải là những người lạ mặt đến khám phá ra những vùng đất mới. Ở một thời đại nào đó cần được xác định, sau những trường hợp, người ta có thể thử xác định, một đợt những thương nhân và dân di thực và dẫn tới kết quả là thành lập nên các vương quốc Ấn Độ có nền nghệ thuật, tập quán và tôn giáo Ấn Độ và dùng chữ Phạn như thánh ngữ. A. Phusê 79 đã viết: “Hình như nhiều người di cư - giống như những người hiện nay còn tràn vào Đông phi châu - chỉ gặp đằng trước họ những người dã man “ở truồng”. Cái mà họ đã du nhập vào các vùng đồng bằng trù phú và các đảo giàu có này chỉ có nền văn minh của họ hoặc ít nhất là bản sao của nó; đó là những phong tục, luật lệ, chữ cái, 79
“Nghê thuật Phật giáo HiLạp ở Găngđara” II, tr.618 21
ngôn ngữ bác học của họ, đó là tất cả tình hình xã hội và tôn giáo với một hình ảnh gần gũi càng nhiều càng tốt đối với đẳng cấp và tín ngưỡng của họ. Tóm lại, đây không phải là một ảnh hưởng đơn giản mà theo tất cả sức mạnh của từ đó chính là một cuộc xâm thực thật sự”. Ở phần dưới nữa người ta sẽ rất cần nghĩ thế nào về “sự xâm thực” đó, một sự xâm thực không có những ràng buộc về chính trị với Mẫu quốc. Còn đối với những người thổ dân, việc “ở truồng” của họ không phải là tiêu chuẩn của “sự dã man”, và nó chỉ có ở người mọi (thượng) ở miền Nam Trung kỳ. Ở trên ta đã thấy, người Ấn Độ không phải là đã gặp những người “dã man” không có một chút văn hoá nào mà trái lại họ đã có một nền văn minh nhất định, nền văn minh không phải là không có những nét chung với nền văn minh Ấn Độ tiền Arien. Việc truyền bá nền văn minh của người Ấn Độ đã Arien hoá, được nhanh chóng và dễ dàng có lẽ đã cắt nghĩa một phần rằng người thổ dân ở đây đã tìm thấy trong các phong tục và tín ngưỡng của dân di cư một cái nền chung, đã được phủ một lớp sơn Ấn Độ cho tất cả miền Á châu gió mùa. Vì vậy, đây không phải là sự tiếp xúc với những kẻ xa lạ, cũng không phải là một sự tiếp xúc đầu tiên. Nếu vào thời kỳ đầu công nguyên, sự Ấn Độ hoá miền ngoại Ấn xuất hiện như một sự kiện mới mẻ, chính vì người Ấn Độ đến rất đông và lần dầu tiên kèm theo những nhân tố tri thức có khả năng truyền bá các tôn giáo và nghệ thuật của Ấn Độ bằng ngôn ngữ Phạn. Sự Ấn Độ hoá miền ngoại Ấn là sự tiếp tục của “Bà la môn hoá” bên kia các biển vốn có trung tâm nguyên thuỷ ở Tây Bắc Ấn Độ, và nó được “bắt đầu từ trước rất lâu khi có Phật giáo, đang tiếp diễn ngày nay ở Bănggan cũng như ở phía nam”80. Cho nên, những bút tích cổ xưa nhất bằng chữ Phạn ở ngoại Ấn không có sau nhiều lắm so với những bút tích chữ Phạn đầu tiên ở chính Ấn Độ. Sự Ấn Độ hoá chủ yếu được coi là sự truyền bá một nền văn hoá có tổ chức, xây dựng theo quan niệm Ấn Độ về vương quyền, có đặc điểm về những lễ nghi Ấn Độ hoặc Phật giáo, thần thoại Purana, quy tắc Dharmasastras và có phương tiện biểu hiện là chữ Phạn. 2. Những bằng chứng đầu tiên về sự Ấn Độ hoá ở ngoại Ấn Người ta muốn tìm thấy trong một đoạn của tác phẩm Arthasastra, là một bản luận văn chính trị và hành chính của ông Kautilya, người Bà la môn, thượng thư của triều Chandragupta (cuối thế kỷ IV đầu thế kỷ III TCN) - chứng cớ để chứng minh rằng sự xâm thực ở miền ngoại Ấn ít nhất cũng có từ thời các hoàng đế 80
L. Đờ la Valê Putxanh “Các triều đại và lịch sử Ấn Độ” tr. 360. 22
Maurya. L. Phinô81 đã thừa nhận luận điểm đó căn cứ vào một văn bản mà tính chất cổ xưa không được chắc chắn lắm. Ngay trong Arthasastra cũng chỉ nhắn nhủ cho vua “di thực một nước cũ hay mới bằng cách chiếm đoạt lãnh thổ một nước khác hoặc di bớt phần dân số dư thừa của nước mình”, cũng không chứng minh đuợc điều gì nhiều hơn, và còn kém rõ ràng, minh bạch hơn Jatakas với các truyện về những người đi biển và Ramayana82 với sự đề cập đến Giava và có lẽ cả Xumatơra. Tập Niddesa là cuốn giáo quy Pali vào những thế kỷ đầu Công nguyên đã cung cấp những tài liệu tốt hơn. Nó kê ra một loạt những địa đanh bằng chữ Phạn hay đã Phạn hoá mà S. Lêvi83 đã đề nghị đồng nhất với các địa phương miền ngoại Ấn. Với tình trạng hiểu biết hiện nay, những tài liệu khảo cổ và minh văn hay các nguồn tài liệu khác không cho phép vượt quá những tài liệu trong Niddesa. Nếu lẫn sang chương sau một tí, ta sẽ thấy ở đây đâu là những bằng chứng cũ nhất về sự tồn tại của các vương quốc Ấn Độ ở ngoại Ấn. Ở Miến Điện là một nước mà do sự trừu tượng hoá của phái đoàn tôn giáo các nhà sư theo đạo Phật Sona và Uttara do Hoàng đế Asoka cử đến Suvamabhumi từ thế kỷ III TCN, một “xứ vàng” đã được đồng hoá, một cách đúng hay sai không rõ , với xứ Mông hay đặc biệt với tỉnh Thaton - người ta không thấy vết tích gì về sự thâm nhập của Ấn Độ trước những mẩu giáo quy Pali tìm thấy ở Moza và Maungun trên di chỉ ở Prome, vào khoảng năm 500 sau công nguyên84. Ở lưu vực sông Mê Nam, di chỉ P‟ra Pathom, và quá về phía Tây, di chỉ Pona Tuk trên bờ sông Kanburi đã cung cấp những nền lâu đài và đồ chạm khắc Phật giáo theo kiểu Gupta85, một pho tượng Phật giáo nhỏ bằng đồng thuộc về trường phái Amaravati86 cho phép đi ngược lên thế kỷ III hoặc IV sau công nguyên87.
81
“Nguồn gốc sự xâm thực Ấn Độ ở Đông Dương” BEFEO XII, 8, tr. 1-4 82 S.Lêvi “Lịch sử Ramayana” Báo Á châu, tháng 1 và 2/1918, tr. 80.... 83 “Ptôlêmê, Niddesa và Britacata” Báo Á châu II 84 Sách đã dẫn tr. 77. 85 Giai đoạn Gupta bắt đầu ở Ấn Độ từ thế kỷ V sau công nguyên. Ở P‟ra Pathom người ta tìm thấy nhiều “bánh xe pháp luật” bằng đá tượng trưng cho một tục cổ của Phật giáo, nhưng nhìn vào trang trí của nó thì nó không thể có trước thế kỷ VI. 86 Amaravati ở không xa cửa sông Krishna (A. Phusê viết trong “Nghệ thuật Hy Lạp - Phật giáo II, tr. 617”)hình như là một trong những bến xếp hàng của ảnh hưởng Hy Lạp - Phật xuất đi Đông Dương và quần đảo. Trường phái nghệ thuật Amaravati nở hoa ở Ấn Độ từ thế kỷ II đến thế kỷ IV sau công nguyên. Chính nhờ nó mà có những tượng Phật thường ở tư thế đứng, mặc áo cà sa có nếp, tạo nên trong nhiều trường hợp những bằng chứng cổ xác thực nhất về sự du nhập của người Ấn đến ngoại Ấn. Những bức tượng đó giới thiệu Phật Dipankura, mà tên gọi gợi đến các đảo Dipa, Dripa và hình như là thần hộ mệnh của dân miền biển. (Phusê “Hoạ tượng học Phật giáo” tr. 77- 84). Từ “nghệ thuật Amaravati” dừng ở đây và sau này không loại trừ khả năng cho rằng những tượng Phật đó có nguồn gốc từ Xanhgan 87 Không nói tới một cái đèn La Mã, bằng chứng của sự liên hệ với phương Tây có thể vào thời kỳ mà người Trung Quốc ghi lại về cuộc hành trình của những nhạc sĩ và nghệ sĩ nhào lộn La Ma từ Mã Lai đến Trung Quốc (120 sau CN) và gọi là “sứ thần” của Marc Aurele (166 sau CN) 23
Những tượng Bàlamôn Sitep trên sông Nam Sak có lẽ không cổ hơn như tôi tưởng khi viết lần thứ nhất năm 193288, nhưng những bút tích ở cùng một di chỉ đó không thể có trước thế kỷ V và VI sau CN 89. Một pho tượng Phật nhỏ bằng đồng của trường phái Amaravati đã được tìm thấy ở vùng Cò rạt90. Ỏ Campuchia, người Trung Quốc xếp vào thế kỷ I sau công nguyên, sự thành lập vương quốc Phù Nam do người Bàlamôn Cônđinia, nhờ nó họ bắt đầu liên lạc với nhau trong nửa đầu thế kỷ III sau công nguyên, một thời kỳ cổ nhất của một trong bốn bút tích Phạn mà nước này đã để lại91. Ở vương quốc Chàm trên bờ biển Trung kỳ (Việt Nam) hiện nay, người Trung Quốc đã nói tới từ năm 190-193 sau công nguyên. Vết tích khảo cổ cũ nhất hiện nay tìm thấy ở xứ Chàm là tượng Phật ở Đông Dương (Quảng Nam) là một trong những mẫu đẹp nhất của nghệ thuật Amaravati92. Trên bán đảo Mã Lai, người Trung Quốc xếp các nước nhỏ đã Ấn Độ hoá bắt đầu từ thế kỉ II sau công nguyên. Những bút tích chữ Phạn không vượt quá thế kỷ IV. Ở vùng quần đảo, những bút tích chữ Phạn của Mulavarman ở vùng Kutry ở Boócnêô, bắt đầu từ thế kỷ V sau công nguyên. Nhưng những tượng Phật theo kiểu Amaravati tìm thấy ở Sampaga (Xêlípbơ)93, phía Nam tỉnh Jember (đông Giava)94 trên đồi Seguntang ở Palembang (Xumatơra)95 lại cổ xưa hơn. Đối với người Trung Quốc, sự ghi chép về Giava (Ye-tiao = Yaradvipa) từ năm 132 sau công nguyên. Tóm lại, tất cả những điều đó không làm cho ta đi ngược quá Ptôlêmê (thế kỷ II sau công nguyên)96 mà mục lục địa lý đối với Ấn Độ bên kia sông Hằng đã ghi đầy địa danh theo âm Phạn, và trong “Hàng hải quanh biển Erythtée” mới biết một cách mơ hồ là một “xứ vàng”, “Chryse” ở bên kia sông Hằng.
88
“Nghiên cứu về chủ nghĩa Phương Đông” tr. 159 - 164 “Nghệ thuật và văn học Ấn Độ ”tr. 66-85; “Sự bành trướng của nền văn hoá Ấn - Arien” Báo Hội Á châu Băng gan. I, 1935, tr. 54-55 90 Báo Hội Xiêm XXI-1928. 91 Về Phù Nam, Chàm, Mã Lai và quần đảo Nam Dương xem chú thích ở chương sau. 92 V. Rugiê “Những phát hiện mới về Chàm ở Quảng Nam” Báo cáo Khảo cổ học Đông Dương, 1912, tr.212213; BEFEO, XI, tr. 417; XXI, tr. 72; A. K. Cumaratsxoami “Lịch sử nghệ thuật Ấn Độ và Anhđônêdiêng”, tr. 197. 93 Xem chú thích tr. 11 94 W. Cohn “Buddha in der Kunst des Ostens” Leipzig, 1925, tr. 28. 95 F. M. Schnitger “Khảo cổ về Xumatơra Ấn Độ” Lâyđơ, 1937. 96 Bản để tra về Ấn Độ và Viễn Đông là bản ủa L. Rơnu “Địa lý Ptôlêmê, Ấn Độ” (VII, 1-4)Pari-Sămpiông, 1925; Những cuộc thử dựng lại bản đồ Ptôlêmê và sự đồng nhất các địa danh ở Ấn Độ bên kia sông Hằng.Xem G. E. Giêrini “Nghiên cứu về bản đồ Ptôlêmê ở Đông Á” London, 1909; A. Béctơlô “Á châu miền Trung và miền Đông Nam theo Ptôlêmê” Pari Payô, 1930; A. Hécman “Das Land der seide und Tibet im Lichte der Antike” Lepzích, 1938 - Những kết quả dựa vào những tình toán toán học rất là lừa dối, chỉ có ngôn ngữ học cho đến nay cho ta những sự đồng nhất đáng hài lòng. 89
24
Mặc dầu vậy, G. Pherăng nhận xét rằng Giava đã Ấn Độ hoá từ 132 và giả định rằng “sự Ấn Độ hoá ở Giava chỉ có thể tiến hành chậm chạp trong nhiều năm” và kết luận “thời kỳ đầu của Ấn Độ giáo ở Ấn Độ bên kia sông Hằng và ở Inđônêdi phải xảy ra trước công nguyên”97. Kết luận đó không thuyết phục người ta với một sự rõ ràng minh bạch. Như vậy, nếu ngưòi ta không nhớ lại về những điều và nói về sự cố cựu và thường xuyên của mối tiếp xúc giữa Ấn Độ chính quốc với những nước ở bên ngoài sông Hằng. Chỉ cần một đợt lớn hơn gồm những người di cư và thương nhân kèm theo những sư sãi và trí thức là có thể thành lập rất nhanh những vương quốc Ấn Độ ở những nước trước đó chỉ có những bộ lạc thổ dân. Bút tích Phạn cổ xưa nhất ở Phù Nam chỉ chậm hơn một thế kỷ rưỡi so với người Trung Quốc xác định cho sự thành lập xứ Phù Nam bằng cách ghép một người Bàlamôn với một phụ nữ “ở truồng”. Theo tôi nên thận trọng nói một cách đơn giản rằng sự xâm thực của Ấn Độ mạnh mẽ vào thế kỷ II và III, đã lưu lại hệ quả cho đến thế kỷ IV và V. Người ta có thể thêm rằng ở bờ biển trung Việt Nam và Xêlipbơ, tượng Phật gốc Ấn Độ trước thế kỷ IV là một bằng chứng về sự phong phú của các chuyến đi đã đưa người Ấn Độ đến giới hạn cực điểm mà sự xâm thực của họ có thể đạt đựoc ngay hồi các thế kỷ đầu công nguyên. 3. Những nguyên nhân của sự bành trướng của Ấn Độ Nguyên nhân nào có thể quy cho sự phát triển bằng đường biển một dân tộc mà việc vượt vùng “nước đen” và sự tiếp xúc với những người man rợ Mơlécka đã kéo theo nó nhiều vết nhơ? Người ta đã đi tìm nguyên nhân sâu xa vào thế kỷ III trước công nguyên, trong cuộc chinh phục đẫm máu miền Kalinga mà trong sự di trú của cư dân mà nó tạo ra: nhưng người ta có quyền hỏi tại sao những hậu quả đó chỉ được cảm thấy sau ba thế kỷ? Người ta có thể giả định rằng những người tị nạn, nếu có, có thể mở đường cho một cuộc di cư quan trọng về sau không? Người ta đã nghĩ đến sức ép của sự xâm lược của người Kushana vào thế kỷ đầu công nguyên98 đối với khối dân chúng Ấn Độ, điều đó về mặt niên biểu có thể chấp nhận được. Đây cũng mới chỉ là một giả thiết mà chưa có một sự kiện rõ ràng nào làm chỗ dựa. Ngược lại, người ta lại có một loạt chứng tích chỉ rõ sự bành trướng của Ấn Độ vào các thế kỷ đầu công nguyên mang nguồn gốc thuơng mại. 97
Báo Á châu tháng 7 và 8 năm 1919, tr. 20. L. đờ la Valê Putxanh “Ấn Độ thời kỳ Môria và những người man rợ, người Hy lạp, người Xittơ, Péctơ và Iuê chi” (Lịch sử thế giới, VI, I) Pari, 1930. S. Lêvi “Canitera và Xatavahana” Báo Á châu tháng 1 và 3, 1936, tr. 94. 98
25
Sự tiếp xúc giữa thế giới Địa Trung Hải với phương Đông sau những cuộc chinh chiến của Alêchxăngđơrơ, sự thành lập ở Ấn Độ đế quốc Asôka và đế quốc Kanishka về sau, sự nảy sinh ở phương Tây đế quốc Seleucides và đế quốc La Mã đã tạo cho việc buôn bán các “xa xỉ phẩm” một sự phát triển99 mà những nhà đạo đức Latinh thế kỷ I thường phàn nàn. Những loại hương liệu, những loại gỗ có mùi thơm (bạch đàn, gỗ đại bàng), những loại dầu thơm (long não, an tức hương) đều được kể trong các đặc sản các nước và các đảo ở ngoài sông Hằng: Takola “cho sa nhân”, Karpuradvipa “đảo long não”, Narikeladvipa “đảo dừa” và địa danh Phạn tương tự, chứng tỏ rằng những lợi ích nào đã lôi cuốn người Ấn Độ tới các miền này. Nhưng sức hấp dẫn của nó có thể không lớn như vậy nếu nó không nổi tiếng về nguồn vàng mà Hy Lạp và Latinh đã nghe thấy tiếng vang xa xôi. X. Lêvi100 viết “Về Kanakapuri, “thành phố vàng”, tôi muốn nhấn mạnh vai trò của việc đi tìm vàng trong sự bành trướng của Ấn Độ vào Đông Dương và Anhđônêdi; Đó không phải chỉ là những tên gọi cổ điển mà Suvarnadhumi và Suvarnadvipa dùng để chứng minh; tên các sông ngòi do Ptôlêmê ghi trong “Biểu” gợi lên dưới nhiều biến cải gốc thổ âm, có lẽ đã làm lộ rõ sự phong phú về nguồn gốc những người đi tìm vàng “thứ kim loại phi thường” mà cát Anhđônêdiêng đã không ngừng cuốn theo. Chính vàng đã lôi cuốn Ấn Độ tới lạc viên của Viễn Đông”. Đối với chúng ta, thế kỷ XIX đã phát hiện ra những lớp mỏ giàu có ở Californie và Nam Phi, khả năng về vàng của ngoại Ấn hình như chưa đủ để chứng minh “sự xô đẩy lẫn nhau đi tìm vàng” như vậy. Nhưng vàng lúc đó rất hiếm và sự kiện quan trọng hình như không có liên hệ với việc Ấn Độ hoá miền ngoại Ấn trước công nguyên một chút, Ấn Độ vừa mất nguồn nhập cảng chủ yếu về kim loại quý. Ấn Độ mua vàng của Xibêri, ở đó các đoàn thương nhân mang đến cho nó bằng con đường vượt qua Bactriane. Những biến động lớn của các dân tộc Trung Á vào hai thế kỷ trước công nguyên101 rõ ràng đã đưa lại kết quả là cắt đứt con đường đó và làm Ấn Độ thiếu vàng mà Ấn Độ đang cần. Đó là lý do tại sao vào thế kỷ đầu công nguyên, Ấn Độ tìm cách nhập từ đế quốc La Mã các đồng tiền mà nó đã cung cấp nhiều mẫu102 và một phần nấu lên để dùng vào các việc thông thường. Nhưng Hoàng đế Vetxpaxiêng (69-79 TCN) đã thành công trong việc ngăn chặn việc chảy 99
E. H. Dácmintơn “Sự buôn bán giữa đế quốc La Mã và Ấn Độ” Cambridge, 1928. “K‟ouen lonen và Đvipăngtara” 88, 1931, tr. 627. 101 L. đờ la Valê Putxanh-Sách đã dẫn 102 R. Xơoen “Roman coin found in India”, 1904, tr 591-638; W. W Tácnơ “người Người Hi Lạp ở Bactriane và Ấn Độ”, tr. 591-63?. 100
26
tiền đó, nó đã làm cho nền kinh tế hoàng gia bị tổn hại nghiêm trọng nhưng cũng có thể khát vọng muốn tìm ra một nguồn khác là một trong những nguyên nhân của việc di thực của những người thám hiểm về “xứ vàng”. Những chuyến đi hải ngoại xa xưa của họ gặp thuận lợi do 2 lý do có bản chất rất khác nhau: Lý do thứ nhất thuộc về vật chất: đó là sự phát triển của các hải thuyền Ấn Độ và Trung Quốc103 và việc đóng thuyền đi biển có thể chở từ 600 đến 700 hành khách, theo kỹ thuật thường dùng ở vịnh Pecxico104. Sự mô tả chi tiết trong một văn bản Trung Quốc vào thế kỷ III sau công nguyên105 cho biết đồ đạc dùng trong thuyền cho phép, trong một chừng mực nhất định, hướng thuyền đi gần ngược chiều gió, đó là một cải cách cơ bản trong nghệ thuật hàng hải. Mặt khác, người ta còn biết rằng vào giữa thế kỷ I đầu công nguyên, thuỷ thủ Hy Lạp Hippalle đã phát hiện ra sự luân lưu định kỳ của gió mùa mà người Ả rập đã biết nhưng còn giữ bí mật. Từ đó dẫn tới một sự phát triển kỳ diệu của ngành thương mại đường biển giữa Ấn Độ và các cảng thuộc Hồng Hải, cửa ngõ phương Tây. S. Lêvi viết106 “phải 14 thế kỷ sau mới gặp một cuộc cách mạng kinh tế có thể so sánh với cuộc cách mạng này khi mà người Bồ Đào Nha thay đổi từ đầu đến cuối tất cả các đường thương mại ở toàn bộ châu Á”. Việc thông thương bằng đường biển trừ Ấn Độ với vùng đất và các đảo phương Đông chắc cũng chịu ảnh hưởng. Lý do thứ hai thuộc về tinh thần, là sự phát triển của Phật giáo: Trong khi xoá bỏ cho các tín đồ của mình những hàng rào đẳng cấp và nỗi lo âu quá đáng về sự thuần khiết giống nòi, Phật giáo đã thủ tiêu trong cùng một lúc nỗi lo ngại của người Ấn Độ đã cải theo tôn giáo mới, về sau sự ô uế do tiếp xúc với những người man rợ, mối lo ngại đó có từ trước đây do các chuyến hàng hải của họ. Như vậy, người ta được dẫn tới chỗ hình dung sự bành trướng của nền văn minh Ấn Độ về phương Đông vào đầu công nguyên như là kết quả của những quan hệ thương mại, một làn sóng liên tục của những người đi biển vốn được tuyển mộ trong giới “hải thương” mà rất nhiều loại đã được mô tả trong văn học Phật giáo cổ và hình như có một sự sùng bái đặc biệt107 đối với Phật Dipankara “làm yên sóng gió”. S. Lêvi viết108: “Một số lớn truyện ở Giacata thiên về các cuộc phiêu lưu trên 103
“Về những sự liên lạc bằng đường biển đầu tiên giữa Ấn Độ và Trung Quốc” Penliô XIII, 1912, tr. 457461 và Nilacăngta Xatxtơri, mà kết luận còn phải bàn cãi nhưng nó cho nhiều tài liệu tham khảo. 104 Penliô “Văn bản Trung Quốc về vấn đề Đông Dương Ấn Độ hoá” EFEO II, tr. 261. 105 Sách trên, tr. 255. 106 “Ấn Độ khai hoá” tr. 159. 107 “Những “hải thương” và vai trò của họ trong Phật giáo nguyên sơ” B/c Hội những người bạn của phương Đông. Số 3-1929, tr. 19-39. 108 “Manimekhala, phần biển” Báo cáo Viện Hàn lâm Văn chương Beldíchcơ, 1930, tr 282. 27
biển, biển và hàng hải hiển nhiên đã giữ một vị trí lớn trong cuộc sống của Ấn Độ vào thời kỳ mà các truyện đó đều là truyện tưởng tượng”. 4. Phương thức hình thành các (thực dân địa) thuộc địa Ấn Độ đầu tiên Do tiến trình nào mà những thương nhân đi tìm kiếm hương liệu và những thám hiểm đi tìm vàng, đã đi tới chỗ hình thành nên những cộng đồng khá thuần nhất và có tổ chức khá chặt chẽ để làm nảy sinh các vương quốc Ấn Độ thực sự? Người ta không thể có một quan niệm về việc đó nếu quan sát những việc xảy ra ở ngoài và trong thời gian khác nhau, nhưng trong những trường hợp tương tự. G. Pherăng đã viết về sự Ấn Độ hoá ở Giava nhiều trang có thể áp dụng cho những nước khác ở ngoại Ấn mà tôi xin trích vài đoạn109: “Sự thật có thể gần như thế này: hai hay ba thuyền từ Ấn Độ cùng đi với nhau lần lần đến Giava. Họ liên hệ với những thủ lĩnh ở đó, được ưu đãi nhờ nhiều tặng phẩm, nhờ sự săn sóc đối với những ngưòi ốm và nhờ những bùa chú. Ở tất cả những nước có nền văn minh thái cổ mà tôi đã sống từ vịnh Ađen, từ bờ biển phía đông châu Phi đến Trung Quốc, những phương tiện thâm nhập hoà bình hiệu quả nhất bao giờ và ở đâu cũng như nhau: tặng phẩm, phân phát thuốc chữa và phòng các chứng đau và nguy hiểm có thực hay trừu tượng. Khách lạ phải là người hoặc trở thành người giàu có, chữa bệnh tốt và biết làm phù thuỷ. Không ai có thể sử dụng những phương pháp đó khéo hơn người Ấn Độ. Họ có thể tự xưng là xuất thân Hoàng gia hay vương tử, điều mà chủ nhân ấn tượng một cách rất có lợi”. “Di cư đến “miền đất không ai biết đến” này, người Ấn Độ không cần phiên dịch. Họ phải học thổ ngữ là thứ tiếng rất khác với ngôn ngữ của họ và phải vượt qua trở ngại đầu tiên đó để được hưởng quyền thị dân giữa những người Mêlétcha. Sau đó đến việc lấy những con gái của thủ lĩnh110, và cũng chỉ từ đó ảnh hưởng khai hoá và tín ngưỡng của khách mới tiếp cận tới một số cơ hội thành công. Những người vợ thổ dân đó nhờ vậy được hiểu biết, trở thành những người tuyên truyền xuất sắc những tư tưởng và đức tin mới. Các công chúa hay con gái quý tộc khi đã khẳng định các cái mới hơn hẳn những phong tục, tập quán và tín ngưỡng thừa kế của tổ tiên thì dân chúng của họ không thể nói trái lại được” “Về việc truyền bá những điều mới mẻ về xã hội, luân lý và tín ngưỡng, người Giava không có những từ tương đương, nên không biết được. Cho nên phải
109 110
“Xứ K‟ouen louen” Báo Á châu 7-8/1919, tr. 15. Về các cuộc hôn nhân lai giống được xác nhận trong nhiều văn bản-Sách đã dẫn, tr. 29. 28
xếp các thuật ngữ Ấn Độ vào mọi lĩnh vực của họ - thuật ngữ mà người ta còn dùng ở Anhđônêdiêng sau 2.000 năm”. G. Pherăng dựa vào kinh nghiệm bản thân về sự thâm nhập của Hồi giáo vào dân Xacalavơ ở Mađagatxca làm cơ sở khôi phục lại giả thiết đó. Một người am hiểu về thế giới Anhđônêdiêng, R. O. Uynxtet, đã chú giải đoạn này trong “Lịch sử Mã Lai”111 và thêm vào nhiều đối chiếu khác. Ông viết: “Với thời gian, một vài người Ấn Độ lấy vợ trong các gia đình lớn Anhđônêdiêng và đưa những quan niệm Ấn Độ về vương quyền vào, giống y như 1.000 năm sau người Hồi giáo Tamouls kết hôn với những gia đình vua chúa hay Bendaharas ở Malăcca. Sự có mặt của người Ấn Độ vào Mã Lai hình như cũng tương tự như sự có mặt sau này của người Hồi giáo Ấn Độ và Hadramout, một người Bàlamôn giữ vị trí mà sau này Sayid chiếm đoạt”. Có lẽ giai đoạn đầu của sự Ấn Độ hoá là như vậy. Sự nghiệp cá nhân hay tập thể kia là những cuộc di dân từng khối lớn đã làm thay đổi nhiều hơn những tiêu hình vật chất của các dân tộc Úc-Á và Anhđônêdiêng ở ngoại Ấn. Nhưng sau những thương nhân và có thể gọi là theo dấu chân họ, cần dành một vị trí rộng rãi cho các yếu tố tri thức thuộc về 2 đẳng cấp đầu, nếu không người ta sẽ không hiểu nổi sự nảy nở của nền văn minh ngoại Ấn, Khơme, Chàm, Ấn Độ Giava vốn thấm nhuần sâu sắc tôn giáo Ấn Độ và văn học Phạn. Người ta đã có chứng cớ về vương quốc đầu tiên mà người Trung Quốc đã cho những chỉ dẫn rõ ràng: Ở Phù Nam, một số công chức là ngưòi Ấn Độ, có thể nhận ra được ở chỗ họ mang tên họ bằng một từ nhân chủng Chu112. Bằng họ đó, người Trung Quốc chỉ những người gốc ở Ấn Độ. Nhưng càng không chắc rằng, những người di cư đó tuy có địa vị xã hội cao hơn những nhà hàng hải đầu tiên, đều là người Ấn Độ thuần nhất thuộc gốc Arien mà khi đến xứ mới, mặt đối mặt với người thổ dân, họ thường tự xưng là thuộc về những đẳng cấp xã hội đã từ bỏ họ ở Ấn Độ chính quốc. Ở trên tôi đã chỉ ra những ảnh hưởng của Phật giáo đối với sự phát triển của việc buôn bán đường biển và người ta đã thấy trong nhiều trường hợp những bằng chứng cổ nhất về sự Ấn Độ hoá là những bức tuợng Phật Dipankara, thuộc về trường phái Amaravati, mà những nhà hàng hải thường đi về các đảo phía Nam rất chuộng. Vai trò Phật giáo không thể chối cãi được: hình như nó đã mở đường nhờ tinh thần truyền giáo và không có thiên kiến chủng tộc của nó. Nhưng phần lớn những vương quốc tạo nên vùng ngoại Ấn đã tiếp nhận một cách không chậm chế
111 112
“Lịch sử Mã Lai”, 1935, tr. 18. Viết tắt chữ Tiền-Chu, “Ấn Độ”, Penliô “Nước Phù Nam” BEFEO, III, tr. 252 - số 4. 29
quan niệm về Ấn Độ Xiva của vương quyền, dựa theo cặp Bàlamôn-Kờsatơria và biểu hiện trong việc thờ dương vật thần Xiva.113 Nilacangta Xatxtơria114 viết: “cũng như ở Hy Lạp, những đoàn thựuc dân mang theo họ ngọn lửa ở chính quốc như một dấu hiệu về lòng quyến luyến xứ sở họ vừa rời bỏ để đi tìm nơi ở mới, giống như những đoàn thực dân Ấn Độ đã mang theo họ việc thờ phụng thần Xiva, người giữ vai trò bảo vệ đất nước, nhờ những hậu lễ của mục sư Bàlamôn trong hoàng cung”. Việc thành lập các vương quốc như vậy, việc biến đổi một chi điếm thương mại thành một quốc gia chính trị có tổ chức có thể được thừa nhận bằng 2 cách: hoặc là một người Ấn Độ buộc phải nhận mình là thủ lĩnh của dân thổ dân ít hay nhiều có yếu tố cốt Ấn Độ, hoặc là một thủ lĩnh bản xứ tiếp nhận nền văn minh của khách và củng cố quyền lực bằng cách Ấn Độ hoá. Cả 2 trường hợp đều có thể xảy ra, nhưng trong trường hợp thứ nhất, và giả dụ rằng triều đại đó từ nguồn gốc là Ấn Độ thuần tuý, nó ít có khả năng giữ như vậy một cách lâu dài do các cuộc hôn nhân lai giống mà người Ấn Độ tự thấy bị ép buộc. Chính những loại hôn nhân đó là nguồn gốc triều đại đầu tiên ở Phù Nam, theo lời thuật lại của người Trung Quốc. Nhưng việc nâng các thủ lĩnh thổ dân lên hàng Kờsatơria nhờ nghi lễ Bàlamôn về việc kết nạp những người nước ngoài vào cộng đồng chính thống115 phải là một nguyên tắc mà minh văn học đã cung cấp nhiều thí dụ. Vua Muylavacman, người đã để lại ở Boócnêô những bút tích chữ Phạn vào đầu thế kỷ V116 có bố là Acvavacman, tên đó thuần tuý là chữ Phạn nhưng người ông của vua lại mang tên Cunđuga thì lại không phải chữ Phạn. Xangiaia sáng lập ra triều đại Giava ở Mataram117 vào thế kỷ VIII, là cháu một người tên là Xannaha, cái tên như sư Phạn hoá một cái tên Giava. Cùng cách đó, cơ sở xã hội Ấn Độ do chế độ đẳng cấp thống trị hình như đã chịu nhiều thay đổi khi tiếp xúc với các xã hội bản xứ. Những nhà Phả hệ học ở Campuchia xưa thường đưa ra một sự hỗn hợp kỳ lạ những tên chữ Phạn với những tên Khơme, khiến ông A. Barth nhận xét rằng người Bàlamôn ở Campuchia “dường như không thận trọng trong sự manh khiết về huyết thống” 118. Chính vì những người Bàlamôn nếu họ muốn có con cháu, họ buộc phải làm tổn hại nghiêm trọng 113
A. D. K. Bôtsơ “Việc thờ cúng dương vật thần Xiva” 1924, tr. 227 - ? “Agatxtia”, 1936, tr. 503 115 Putxanh “Ấn Độ - Âu tây và Ấn Độ - Arien”tr. 168-178; “Triều đại và lịch sử Ấn Độ”, tr. 361; S. lêvi “Nước Nêpan”, tr 220; L. Rơnu “Thư mục Vệ đà”, 1931, tr. 153-334. 116 Sách đã dẫn, tr. 21-Sách dẫn dưới tr. 63. 117 Sách dẫn dưới, tr. ? 118 “Bút tích Phạn ở Campuchia” tr. 159, số 10. Nhận xét của Barth dẫn chứng trong một văn bản của thế kỷ XI nhưng sự hỗn hợp tên đã được nói tới từ trước rất lâu 114
30
những quy tắc quần hôn (đồng tộc kết hôn). Một văn bản ở Trung Quốc thế kỷ V khẳng định rằng “Trong vương quốc Tuen-Xiun có hơn 1.000 Bàlamôn Ấn Độ. Dân Tuen-Xiun theo đạo của họ và gả con gái cho họ, vì vậy nhiều Bàlamôn không dời bỏ đi nữa”.119 Về điểm đó người ta có thể dẫn ra thí dụ của miền Nam Ấn Độ, ở đó, những người Bàlamôn nghiêm ngặt nhất, về thể chất đều là những người Đraviđiêng thuần tuý. Dựa vào những chú thích thư mục, Putxanh đã phác ra một bản đồ về vai trò phân định cho người Bàlamôn trong các bộ lạc ở Bănggan “về vụ án Bàlamôn hoá” và chỉ ra “người Bàlamôn làm các việc về linh hồn cho thị tộc, hoặc vì sự cứng rắn của thời đại đồ sắt bắt buộc họ phải nhượng bộ, hoặc vì thị tộc thực sự tiếp thu những yêu cầu của một chính giáo khoan nhã”120 Về phía mình, S. Lêvi121 xét thấy công việc của đạo Bàlamôn “một tôn giáo không định hình, không có thủ lĩnh, không có tăng lữ, không có giáo lý, không có chương trình”, nhưng đã thống nhất được Ấn Độ, vẫn đang tiếp diễn dưới mắt chúng ta. “Nó thu nạp không mệt mỏi nhiều tín đồ mới. Những bộ lạc trong rừng sâu cũng mong muốn có đạo Bàlamôn; nhờ sự quyến rũ hay nhờ sự cướp bóc dẫn đi, người Bàlamôn bắt đầu được công nhận ở trong các bái vật của thị tộc như sự giáng lâm được dấu mặt của các vị thần, sau đó nó khám phá ra một phổ hệ dùng cho các thủ lĩnh của thị tộc. Phổ hệ đó gắn chặt họ vào các chu kỳ hùng tráng; ngược lại, nó buộc người ta chấp nhận các cách tu hành, nhất là sự tôn trọng con bò cái, một điều khoản mở đầu của tín điều ”. Những suy luận có thể rút ra trong những việc vẫn diễn ra ở Ấn Độ dưới mắt ta càng khẳng định các nguồn tài liệu cổ ở Trung Quốc; theo nó thì những nét chung ở các xứ thuộc miền biển phía Nam là xứ đó không phải là những thuộc địa di dân của Ấn Độ mà là những xã hội bản xứ được Ấn Độ hoá. Xituttéchem viết về Bali:122 “nhờ đó xuất hiện các nước nhỏ do các ông hoàng Ấn Độ hay đã Ấn Độ hoá cai trị, ở đó chỉ những thành viên của triều đình là phải có dòng máu Ấn Độ. Khối dân chúng vẫn là Anhđônêdiêng. Ngày nay ba đẳng cấp bên trên (tơrivamxa) chiếm 7% dân số, số còn lại là người Côla (đày tớ) hay Xuđờra”
119
Tuen-Xiun là một nước phụ thuộc vào Phù Nam, có thể trên bán đảo Mã Lai-Sách đã dẫn, tr. 46-Văn bản này vẫn quan trọng nếu những người “Pelômen” trong văn bản của Trung Quốc không phải đều là thuộc đẳng cấp Bàlamôn. 120 “triều đại và lịch sử Ấn Độ”, tr. 361 121 “Ấn Độ khai hoá”, tr. 23. 122 “Anh hưởng của Ấn Độ tới nền nghệ thuật cổ Bali”, london, Hôi Ấn Độ, 1935, tr.6. 31
Tiến trình đó tiếp diễn trong nhiều thế kỷ, lợi cho việc trao đổi mà sự thành lập những vương quốc Ấn Độ đầu tiên ở ngoại Ấn đã lợi dụng và mở rộng, những bút ký và văn bản Trung Quốc đã lưu lại. Tôi cố ý gọi là “sự trao đổi” “vì hình như song song với những chuyến đi của người Ấn Độ về các xứ phương Đông, có thể vào một thời kỳ nào đó phải tính đến việc du nhập Ấn Độ của những thương nhân Đông Dương vào Anhđônêdiêng, hợp lại thành “thực dân địa” ở một số cảng lớn. Cho nên trong sự thâm nhập của văn minh Ấn Độ, có thể người ta phải dành chỗ cho một yếu tố mà hình như người ta không thấy: tôi muốn nói tới hành động của các thổ dân Đông Dương và Anhđônêdiêng mà sau khi ở hải ngoại một thời gian trở về, họ đã đóng góp một phần lớn vào việc truyền bá trong nước họ những phong tục và tín ngưỡng của Ấn Độ”. Nếu có thể căn cứ vào các việc xảy ra gần đây ở Á châu để xét đoán, người ta thấy các kiểu tập quán phương Tây, y phục, các dấu hiệu bề ngoài của phép lịch sự, thị hiếu về một số hình thức nghệ thuật, văn chương và giải trí, đều được du nhập một cách nhanh hơn và dễ dàng hơn trong dân chúng do khối người Á châu từ châu Âu, châu Mỹ trở về hơn là do chính người châu Âu đem đến. Có thể cũng như vậy xưa kia ở các nước ngoại Ấn, sự thâm nhập của nền văn hoá Ấn Độ có thể từng bộ phận là công trình của các thổ dân đã say mê một nền văn minh cao hơn. Cuối cùng phải tính đến khuynh hướng của người Ấn Độ muốn chuyển mọi vẻ của nền văn minh đó thành quy ước (Xatxtơra), từ pháp luật (đácmaxatxtơra) và chính trị (Áctaxatxtơra) đến việc tìm sự giải trí (Camaxatxtơra). Không yêu cầu như người ta đã làm123 rằng “toàn bộ nền văn hoá Ấn Độ ở Anhđônêdiêng đều được thu vào các sách, người Ấn Độ chỉ giữ một vai trò không đáng kể hay có thể không có vai trò gì”, chắc chắn rằng tất cả nền văn học chuyên môn và giáo huấn đó bằng chữ Phạn đã làm dễ dàng rất nhiều cho sự thâm nhập của văn hoá Ấn Độ vào các nước hải ngoại. 5. Những điểm xuất phát và những đường đi của sự bành trướng của Ấn Độ Những dòng di cư đã theo những đường nào, và ở Ấn Độ, đâu là những trung tâm mà nền văn minh đó toả ra trên bán đảo Đông Dương và các đảo phía Nam? Đối với miền Nam quần đảo thì sự thâm nhập bằng đường biển là tất nhiên, nhưng còn đối với vùng bán đảo, người ta có thể tự hỏi đường bộ có giữ vai trò như vậy không?
123
Xtuttechem “Ảnh hưởng của Ấn Độ vào các vùng đất ở Thái Bình Dương ”, tr. 4-5. 32
Người ta đã miêu tả Đông Dương được bán đảo Mã Lai và quần đảo kéo dài ra như một “hàng rào” thiên nhiên; “các tàu thuyền từ phương Tây đến qua Ấn Độ Dương, hoặc các tàu từ phương Đông đến qua biển Trung Hoa chỉ có thể đi qua những lạch tương đối hẹp như lạch Singgapo hay eo biển ở các đảo Xôngđơ, mà người ta có thể nhảy từ bờ này qua bờ kia”. Tác giả những dòng trên, cha H. Becna124 thêm: “Những đường bộ đi tắt, thời xưa không dùng được vì các châu thổ sông Iraoađi, Saluin, Mênam, Mêkông, sông Hồng thường bị các loại thực vật nhiệt đới làm cho nghẽn lối, đều dựa lưng vào một nước trung tâm, đất không bằng phẳng và không ở được, chỉ có thể vượt qua dễ dàng từ khi ngành hàng không phát triển”. Nhưng các bình nguyên ở Đông Dương và những cây đước không ngăn cản được những người phiêu lưu đi tìm vàng, những sa mạc ở Trung Á hay băng tuyết ở Pamia không ngăn được những người buôn bán lụa hay các khách hành hương đạo Phật đi thỉnh kinh. Những chướng ngại địa lý thường không đáng sợ bằng các loại giặc biển. Và rõ ràng là sự sản sinh ra cướp ở các eo biển, và sau này nền chính trị thương mại chuyên chế của vương quốc Palembang125 đã trao cho các đường bộ một vai trò quan trọng thực sự. Điều đó được các hiện vật khảo cổ xác minh. Vả lại còn gì hấp dẫn cho bằng việc tránh các đường quanh co bằng đi qua eo biển Malăcca (tôi không nói tới eo biển Xông đơ ở xa về phía Nam so với Ấn Độ, vào thời cổ đại cũng thỉnh thoảng được sử dụng, nó chỉ có tầm quan trọng thực sự bắt đầu từ khi có những cuộc đi biển lớn qua mũi Hảo Vọng (Boune Esperance)) và lợi dụng địa thế hẹp của eo đất Kra và bán đảo Mã Lai để “tăng bo” hàng qua những đường thiên nhiên mà ngày nay có thể đi lại “dễ dàng bằng xe đạp từ biển này đến biển nọ trong vài giờ”126 Những người đi biển từ Nam Ấn đi về các xứ vàng đã tránh việc đi dọc theo bờ biển Bănggan và liều vượt qua biển khơi, có thể mượn đường lạch sông các vĩ tuyến 10 độ giữa Anđaman và Nicôba, hoặc quá về phía Nam, lạch giữa Nicôba và mỏm Achila. Những người đầu tiên cập vào bán đảo về phía Takupa, những người thứ nhì cập vào Kedah, hai di chỉ mà những cuộc khai quật khảo cổ đã đưa ra ánh sáng nhiều hiện vật cổ127. Người ta đi một cách dễ dàng từ Kedah đến Xingơra, từ Tơrang đến Patalung, đến thành cổ Ligơ hay Banđôn, từ Kra đến Chumpoa, và nhất là từ Tacua 124
“Để hiểu Đông Dương và phương Tây”, Hà Nội-Tôpanh, 1939, tr. 51. Xem chú thích tr. 165-181, 239. 126 L. đờ Lajông Kiêrơ “Lãnh địa khảo cổ ở Xiêm”, 1909, tr. 289. 127 -nt-; H. G. Quarit Uônlitxơ “Cuộc nghiên cứu mới về con đường bành trướng của nền văn hoá Ấn Độ cổ”, 1935, tr. 1-31; v.v... 125
33
Pa đến Chaia, mà những cuộc tìm kiếm khảo cổ đã phát hiện tầm quan trọng và tính cổ xưa128. Đối với những người đi từ trung Ấn Độ đến, và đối với những người đi theo dọc các bờ biển, việc qua lại vịnh Xiêm và từ đó đến biển Trung Quốc, còn có thể đi từ Tavoi, vượt qua các núi qua eo Ba ngôi chùa rồi xuống đồng bằng sông Mênam bằng sông Canbury mà trên bờ người ta đã giới thiệu ở phần trên. Danh thắng cổ Pông túc, ở gần một danh thắng khác không kém cổ xưa là Pơra Pathom. Quá về phía Bắc, việc qua lại sông Mênam có thể thực hiện được từ phía Đông bằng con đường hiện nay nối liền bến Munmen với tỉnh Raheng trên một nhánh của sông Mênam. Cuối cùng, người ta còn thỉnh cầu có một con đường nối liền Mênam với Mêkông vượt cao nguyên Cò rạt qua Xitép, một danh thắng cổ và thung lũng Mun129. Xứ sở của vương quốc Ấn Độ Campuyat ở Bat xắc thuộc miền trung sông Mê Kông130, ngăn miền hạ lưu Mê Kông và biển bằng thác Khôn không thể vượt qua được, như vậy đã tạo nên điểm chót của con đường này. Quá về phía Bắc hơn nữa truớc đây có một con đường nối liền với Trung Quốc qua At xam, vùng cao Miến Điện và Vân Nam. Việc sử dụng nó được xác nhận bắt đầu được xác nhận từ thế kỷ II sau công nguyên 131 nhưng có thể quá về thế kỷ II trước công nguyên, và nhờ nó mà ảnh hưởng Ấn Độ, sau khi tác động vào miền cao Miến Điện, đã tới vùng người Thái ở Nam Chiao132. Người Ấn Độ từ đâu di cư đến ngoại Ấn và đáp tàu từ đâu? Đó là một câu hỏi đối với nhiều công cuộc tìm kiếm. Khổ thay, những nhà sử học Ấn Độ là người quan tâm nhất đến vấn đề đó, cũng không phải bao giờ cũng khách quan, vì họ sinh trưởng ở Mađơra hay Cancútta, nên họ thường trao vinh dự đó cho xứ Tamun hay Bănggan đã khai phá được miền “Đại Ấn Độ”. Không kể một bút tích Tamun ở Xumatơra133 và hai cái ở bán đảo Mã Lai134, nó cho phép trường học ở Mađơratx ghi một điểm, nhưng không bản nào ghi chép ngày tháng những thời kỳ bắt đầu của sự Ấn Độ hoá. Những người thực dân không để lại ở hải ngoại những tài liệu viết bằng thổ ngữ, nó cho phép chỉ dẫn về xứ sở gốc của họ. Những nguồn tài liệu của chúng tôi là những văn bản của các nhà địa lý 128
J. Y. Cơlay “Khảo cổ ở Xiêm”, BEFEO, XXXI, tr. 378. H. G. Quarit Uônlitxơ “Về Ăngco”, tr.111. 130 Xem chú thích tr. 79-80. 131 P. Penliô “Hai cuộc hành trình” BEFEO IV, tr. 142-143; G. H. Luytxơ và Pr Môngtin “Từ Miến Điện đến Pagan” XXIX, 1939, tr. 264. 132 P. Penliô, Sách trên, tr. 154, “Nguồn gốc tên “Trung Hoa”” Tung Pao, XIII, 1912, tr. 733-734. 133 Bút tích ở Labua Tua gần Barôtx từ 1088, tr. 304. 134 Bút tích về Khaopôra Narai ở Tacua Pa từ VII-IX và của Patát ở Ligo từ X-XI. (Sưu tập bút tích ở Xiêm) II, tr. 49 và 57. 129
34
và các nhà du lịch âu châu hoặc Trung Quốc, và cuối cùng là các địa danh vựng tập, các phong tục, chữ viết, nghệ thuật tạo hình của vùng ngoại Ấn có thể cho phép chúng tôi biết về nguuồn gốc đó. “Tất cả những cảng phía Đông của Ấn Độ đến Tamralipti (Tamlíc) đều đóng góp vào sự bành trướng của Ấn Độ, nhưng miền Nam đóng góp lớn nhất” (L. đơ la Valê Putxanh viết)135. Quả vậy, trong lúc “Cuộc hành trình quanh biển Êritê” đặt ở Camara (Khabri của Ptôlêmê = Kaviri-Pattinam ở cửa sông Caveri)136, ở Pôđukê (Pôngđisêri)137 và ở Xôpatma, ba cảng lớn nhất ở cạnh nhau, từ đó các thuyền lớn gọi là Côlăngđia138 căng buồm đi Cơrikê, thì Ptôlêmê (VII, 1, 15) đặt quá khứ về phía bắc, gần Sicacôlơ139, bến cảng xuất phát (Aphơtêriông) của những hành khách đi Secxôneđơ vàng. Ở Tamralipti (Tamlic trên cửa sông Hằng) là nơi khách hành hương Trung Quốc xuống tàu, như Pháp Hiển vào đầu thế kỷ V và Ixing vào cuối thế kỷ VII trong chuyến du lịch từ Ấn Độ trở về Trung Quốc. Có lẽ cũng tại Tamralipti mà ngay từ thời kỳ khởi thảo của Giatacatx, những thương nhân đi từ Bênaritx hay từ Chàm, trong thung lũng sông Hằng, mượn đường biển đi đến Xuvanabumi, đất vàng140. Cuối cùng chắc chắn rằng những cảng lớn ở bờ biển phía Tây: Bơharacacha (tiếng Hi Lạp Barigađa, biến thể của Bơrôato), Xuyaparaca (Xuppara, Xôpara) đều có liên lạc với xứ vàng. Những hiểu biết người ta có thể rút ra từ các tập địa danh Ấn Độ di thực đến ngoại Ấn không thể cứ được (dùng làm căn cứ) vì việc chọn những tên như Chàm, Đơvaravati, Ayôdia và nhiều tỉnh nổi tiếng trong truyền thuyết cổ, không nhất thiết chứng minh được nguồn gốc Ấn Độ (sông Hằng) của những người đã đem đến nước ngoài. Bằng chứng của tập địa danh rất có ích khi nói về những tên ít nổi tiếng. Thí dụ, người ta có thể nêu lên một sự so sánh giữa Taruyma, tương ứng trong một bút tích cổ ở Giava, với một địa phương ở đảo đó và một địa phương cùng tên mũi Cômôranh. Cũng như việc dùng từ Uytxa (Ôđơra = Ôritxa) đối với Pêgu, và Xơritxhêtơra (= Puyri) như tên cổ của Pơrômơ ở Miến Điện, có lẽ đã chỉ ra mối liên lạc giữa các nước đó với Ôritxa. Tên Calinhga có tiếng vang trong tên Hôlinh là tên người Trung Quốc đặt cho một vương quốc nhỏ ở Giava, và trong tên 135
“Triều đại và lịch sử Ấn Độ”, tr. 293. “Lịch sử Ấn Độ” I, tr. 212-Xem đoạn mô tả cảng này lúc nó hưng thịnh, trong văn học Xangam; Nilacăngta Xattri “Côlax”, tr. 96-99. 137 G. Ginvô Đuybôrơi “Puđukê - Pôngđisêri” (đăng trong tạp chí Đông đisêrinăm 1938, tr. 139-142; “Phế tích La Mã ở Pôngđisêri” BEFEO XL, tr. 448 - 450). 138 Từ chữ “Côla” xác nhận trong các bản chữ Phạn Phật giáo. 139 S. Lêvi “Ghi chép về địa lý cổ Ấn Độ” Báo Á châu, tháng 1-3, 1925, tr. 46-57. 140 “Xamkhagiataca” số 442; “Mahagianacagiataca” số 539. 136
35
Cơlinh mà người Mã Lai và Campuchia dùng để chỉ người Ấn Độ. Tên Talaninh mà người Miến Điện dùng để gọi người Mông hình như đã chỉ ra rằng trong một thời kỳ nào đó, người ta có thể nhớ lại sự tồn tại của các tên nhân chủng: Côla, Păngđia, Panlava, Malaialam ở người Carô-Batăcx ở Xumatơra, những tên đó đều có nguồn gốc ở Ấn Độ Đơraviđiêng141. Các truyền thuyết về các triều đại có thể cung cấp nhiều tài liệu quý. Người ta đã tìm mối liên hệ giữa người Xailăngđơratx ở Giava và Xumatơra với người Xailatx ở Ôritxa142, một sự đối chiếu không thoả đáng bằng sự đối chiếu truyền thuyết về các triều đại các vua ở Phù Nam với truyền thống cai ma Panlavatx ở Kăngchi (Cônggiơvơram)143. Người sáng lập và người Ấn Độ hoá các nuớc Phù Nam, cả hai đều thuộc tộc Bàlamôn Cônđinia, gốc ở Bắc Ấn Độ, mà một ngành của nó có ảnh hưởng lớn đến Mixorơ vào thế kỷ II144.Những ghi chép của nhà hiền triết Agatxtia và việc thờ cúng ông ở ngoại Ấn đã dẫ tới sự đóng góp vào công trình Ấn Độ hoá của người Pânđiatx ở cực Nam Ấn Độ 145. Việc nghiên cứu chữ cổ cũng đem lại những sự sáng tỏ có ích: nhờ vậy, ta biết được một đợt ảnh hưởng Bănggalơ vào cuối thế kỷ VIII và đầu thế kỷ IX đã được xác nhận nhờ việc sử dụng chữ tiền-Nagari146. Khổ thay các loại chữ Ấn Độ càng ít khác biệt lại càng cổ. R. C. Magiumđa đã thử chỉ ra rằng147 bút tích Phạn cổ nhất ở Đông Dương (vào thế kỷ III, gốc ở Phù Nam chứ không ở Chàm) là sự chuyển hoá chữ của người Cusanatx dùng ở miền Trung Nam Ấn Độ. Nhưng sáng kiến cách mạng đó bị lý lẽ rất hay của Nilacăngta Xatxtơri148 đánh đổ. Ông này bảo vệ luận thuyết cổ điển, theo đó các chữ cài ngoại Ấn đều gốc ở Nam Ấn với ưu thế ảnh hưởng của chữ Panlavatx149. Nghệ thuật tạo hình không đem lại nhiều lợi ích vì những vết tích cổ xưa nhất thường lại có sau nhiều thế kỷ đã Ấn Độ hoá, trừ các tranh, tượng Phật ở Anarati có ở nhiều nơi trên vùng ngoại Ấn như ta đã nói tới ở phần trên. Nếu nghệ thuật tạo hình chứng minh được ưu thế ở phía Nam thời kỳ đầu của sự Ấn Độ hoá, những ảnh hưởng của nghệ thuật Gupta, rồi Pala và Xơna mà người ta đã nhận thấy trong các đồ chạm khắc150, nghệ thuật Ôritxa trong các tranh Ấn Độ ở Miến Điện và 141
H. Kecnơ “Đravdische volksnamen op Sumatra” Verspa. Geschr III, tr. 67-72. RC. Magiumđa “Xuvácnátsvipa”I, tr. 226-227. 143 G. Xơđét “Truyền thuyết xứ Nađi” BEFEO XI, tr. 391. 144 K. P. Giaiatxuôn “Lịch sử Ấn Độ”, tr. 169; B. R. Sáttécgi “Những tiến bộ mới nhất về việc nghiên cứu Campuchia”, tr. 139. 145 Nilacăngta Xatxtơri “Agatxtia”, tr. 503-504. 146 K. Bôtsơ “De inscripti van Keloera”, 1929, tr. 3-16. 147 “Nghiên cứu chữ cổ ở Chàm” BEFEO XXXII, tr. 124-139. 148 “Nguồn gốc chữ cái Chàm” BEFEO XXXV, tr. 233-241. 149 Vôghen “Bút tích Gúppa---tr.66--- Mulavacman ở Côtây (Đông Boócnêô)”, 1918, tr. 222-232. 150 Anăngđa K. Chomaratxoami “Lịch sử nghệ thuật Ấn Độ và Anhđônêdiêng”, London 1927; “ảnh hưởng của nghệ thuật Ấn Độ”, 1927; R. Gơrutxê “Nghẹ thuật Pân và Xơna ở ngoại Ấn” I, tr. 277-285; A. J. Becnet Kempơ “Đồ đồng ở Nalanđa và nghệ thuật Ấn Độ Giava”, 1933. 142
36
Giava151 cho ta một quan niệm về sự phức tạp của các nhân tố đã tạo thành và thúc đẩy sự phát triển của nó. Có thể rút ra một kết luận trong việc nghiên cứu về kiến trúc, nếu chúng ta có những vết tích trước thế kỷ VI. Trong tình trạng tài liệu hiện nay, những công trình kiến trúc ở ngoại Ấn rất khác biệt nhau và đã rất xa với nguyên hình Ấn Độ và người ta có thể viết rằng: Mối quan hệ giữa những công trình kiến trúc ngoại Ấn đầu tiên với các công trình kiến trúc Ấn Độ hiện nay hay cổ xưa, còn xa mới gợi lên được xúc cảm; thiếu những hình ảnh và bút tích, các văn bản đều bị mất mát, nên không ai có thể ngay từ đầu so sánh những đến chùa ngoại Ấn với đền chùa Ấn Độ được. Quá lắm người ta chỉ có thể cảm thấy giữa chúng có một dáng chung, chứ không hề có mối quan hệ trực tiếp”. Tác giả các dòng này152 quy việc đó cho sự biến mất của nền kiến trúc bằng nguyên liệu nhẹ và không bền mà nếu chúng ta biết được thì có thể hiểu được mối quan hệ mà ta đang tìm kiếm. Theo ý kiến chung, những ngôi đền cự thạch bi ở Mamanlapuyram xây dựng từ đầu thế kỷ VI bởi các vua Panlavatx có quan hệ gần gũi nhất so với các công trình cổ Ấn Độ ở vùng ngoại Ấn. Nhưng không phải chỉ miền Nam Ấn Độ mới có thể nhận phần phát huy ảnh hưởng của Ấn Độ vào nền kiến trúc Đông Dương và quần đảo Nam Dương, và người ta có thể sớm xúc cảm trước sự giống nhau của các tháp bằng gạch ở Campuchia trước thời kỳ Ăngco hay của nước Chàm cổ với một số công trình bằng gạch ở Trung Ấn153 và nhất là với ngôi đền Bitacgaông xây từ thời Gupta ở thung lũng sông Hằng154. Sơ lược điểm qua một cách không đầy đủ các nguồn tài liệu về nguồn gốc của sự bành trướng của Ấn Độ về phía Đông, người ta có cảm tưởng có thể tóm tắt lại trong công thức mà Valê Putxanh đã nêu ra, chỉ cần hơi sửa đi một chút: Tất cả các miền của Ấn Độ đều đóng góp ít hay nhiều vào sự bành trướng đó, và chính miền Nam giữu phần lớn nhất. Có thể người ta có khuynh hướng khuếch đại vai trò của miền Nam Ấn bằng cách gán cho người Panlva một ảnh hưởng quá đáng 155. Trừ Phù Nam, sự xuất hiện của những bản minh vănđầu tiên và của những vết tích khảo cổ xưa nhất trùng hợp với sự đi len của triều đại Palava và người ta đã chuyển thành mối liên hệ về nguyên nhân thành mối liên hệ về hệ quả, điều chỉ có thể xảy ra đồng 151
Đơvapơrasat Gôts “Sự di thực của nghệ thuật trang trí Ấn Độ”, tr. 37-46; “Mối liên hệ giữa Phật ở Ôritxa và Giava”, 1933. 152 H. Pacmăngliê “Nguồn gốc chung của những công trình kliến trúc Ấn Độ và Viễn Đông” EFEO. II, tr. 200. 153 Sự so sánh do R. S. Lơmay đề nghị “Nghệ thuật Phật giáo ở Xiêm”, tr. 63-65. 154 A. Cunnichgam “Kiến trúc Ấn Độ” XI, 1875-1878, tr. 40-46; Côran Rêmuyđa “Nguồn gốc chung của các --------- của Ấn Độ Palava và của chữ Khơme trước Ăngco” Tập san nghệ thuật Á châu VIII, 1934, tr. 249. 155 B. CH. Chabơra “Sự bành trướng của văn hoá Ấn Độ - Arien trong thời kỳ Panlava và sự hiển nhiên qua các bút tích” Báo Hội Á châu I, 1935. 37
thời. Ở chương sau người ta sẽ thấy ít nhiều đối với Phù Nam, có lẽ phải tính đến ảnh hưởng từ Tây Bắc Ấn Độ mà cho đến nay chưa đề cập tới. Nói chung ảnh hưởng của miền Nam Ấn Độ rất có ưu thế156. Nhưng tôi nhắc lai sự bành trướng của Ấn Độ không phải là một sự kiện lịch sử có giới hạn rõ ràng trong không gian và thời gian. Đó là một hiện tượng đã chạm đến những miền rộng lớn và khác nhau, và kéo dài trong nhiều thế kỷ. Nó đã dung nạp nhiều đợt liên tiếp những địa phương có nguồn gốc khác nhau. Nó được sự giúp đỡ của những trung tâm truyền bá tạo nên do các vương quốc Ấn Độ đầu tiên ở bán đảo Mã lai, một chặng tiếp xúc giữa Ấn Độ chính quốc và ngoại Ấn. Người Bàlamôn Cônđinia, người Ấn Độ khai hoá thứ hai ở Phù Nam, từ vương quốc Bàn Bàn ở trên bán đảo phía Nam Xuamtơra, Palembang vào thế kỷ VII, là một trung tâm truyền bá lớn của Phật giáo, ở đó những nhà bác học nước ngoài như nhà bác học Trung Quốc I. Txing đến nghiên cứu. Cuối cùng, trong việc đi tìm các nguồn gốc của sự bành trướng của Ấn Độ đó, không nên không nhìn thấy rằng những nguồn tài liệu của chúng ta phần lớn do các bằng cứ của Đông Dương và Anhđônêdiêng cung cấp, nó chỉ cho ta biết kết quả chứ rất hiếm khi cho ta biết mối liên hệ của các sự kiện đã tạo ra các bằng cớ đó. Sau khi xác định tính chất của các tài liệu về sự Ấn Độ hoá miền ngoại Ấn vào những thế kỷ đầu công nguyên, người ta có thể nói bắt đầu từ lúc mà minh văn học, khảo cổ học và các nguồn tài liệu nước ngoài bắt đầu cho phép viết lịch sử miền đó, nhưng rất ít lịch sử sự bành trướng của nền văn hoá Ấn Độ, càng ít lịch sử các nguồn gốc của nó hơn là lịch sử sự phát triển và sự biến đổi của nó trong khi tiếp xúc với các xã hội bản xứ, và cuối cùng là sự thụt lùi của nền văn minh ấy. 6. Mức độ thâm nhập của nền văn minh Ấn Độ vào các xã hội thổ dân Nền văn minh Ấn Độ thâm nhập vào khối cư dân Đông Dương và Anhđônêdiêng đến mức nào hay nó vẫn là một đặc quyền của giới thương lưu? Sự suy tàn của nền văn minh đó vào thế kỷ XIII có phải là do nó ngày càng được đông đảo các thổ dân chấp nhận làm cho nó mất dần bản sắc riêng, hay do sự biến mất của tầng lớp quý tộc tinh tế thấm nhuần một nền văn hoá xa lạ với số đông dân chúng? Về những câu hỏi đó, những nguồn tài liệu của chúng ta, nhất là minh văn học thường cho ta biết về tôn giáo và tổ chức các triều đình và tầng lớp thống trị, không mang lại những điều cần biết mong muốn
156
W. F. Xtuttechem “ảnh hưởng của Ấn Độ trên các vùng đất ở Thái Bình Dương” Lanhga làm tôi chú ý đến một đoạn của Đacmaxatxtơra của Bôđaiana ------- kể đến thói quen đi du lịch bằng đường biển, một trong những phong tục đặc biệt của người Bàlamôn ở phía Bắc. 38
Những nhà sử học thống nhất với nhau chấp nhận rằng, dưới một lớp sơn Ấn Độ, xã hội vẫn giữ những nét chủ yếu của đặc tính riêng của nó. Ít ra đó cũng là ý kiến của N. J. Cơrôm về Giava; Về Bali, Xtuttechem nói rằng “Ấn Độ giáo bao giờ cũng là và vẫn còn là nền văn hoá của các giai cấp trên, và không bao giờ hoàn toàn trở thành nền văn hoá của khôi đông dân chúng gắn liền với thuyết linh hồn Anhđônêdiêng hay với việc thờ cúng tổ tiên”157. Ở Campuchia cũng như vậy, thời kỳ suy tàn ở thế kỷ XIV hình như do nguyen nhân xuống dốc của giới quý tộc Bàlamôn vào thế kỷ XIII ghi trong bút tích của Xukhôtai158. Ấn Độ giáo dưói dạng đặc biệt là tín ngưỡng của hoàng gia ở vùng ngoại Ấn, là một tôn giáo chủ yếu của quý tộc, không phải của khối đông. Điều đó cắt nghĩa tại saonhan dân chấp nhận Phật giáo Xanhgale và Hồi giáo một cách dễ dàng và nhanh chóng đúng vào lúc mà thế giới Ấn Độ bị rung chuyển bởi sự xâm chiếm của Mông Cổ và Hồi giáo. Ngay trong những nước mà những truyền thống bản xứ phản ứng lại mạnh mẽ và làm tróc lớp sơn Ấn Độ ra, chính điều đó biểu hiện sức thấm của nền văn hoá Ấn Độ mà gia tài nó để lại không thể coi thường được. Trong phần kết luận, người ta sẽ thấy nó gồm chữ viết, một phần lớn ngôn ngữ, âm-dương lịch, thần thoại về vũ trụ mới biến dạng, những vấn đề lớn hùng tráng (sử thi, anh hùng ca) của Ramayana và Puyrana, một số công thức nghệ thuật, những quan lại hành chính và tư pháp, một tình cảm rất sâu sắc về đẳng cấp xã hội, vết tích cuối cùng của chế độ đẳng cấp. Người ta rất ngạc nhiên khi thấy ở những miền gần với Trung Quốc như vậy, có những mối quan hệ thương mại và ngoại giao ngay từ những thế kỷ đầu công nguyên, mà ảnh hưởng văn hoá của Trung Quốc lại không đáng kể, trong lúc ảnh hưởng đó lại rất mạnh mẽ ở các vùng đồng bằng Bắc kỳ và Bắc Trung kỳ Việt Nam. Người ta rấ ấn tượng về sự khác nhau cơ bản về những kết quả của nền văn minh Trung Quốc và Ấn Độ ở các xứ Viễn Đông. Nguyen nhân do sự khác nhau căn bản trong phương pháp xâm thực của người Trung Quốc và người Ấn Độ. Người Trung Quốc dùng sự chinh phục và thôn tính: quân đội chiếm đóng đất đai, và các quan chức “truyền bá văn minh của vương quốc”. Còn sự thâm nhập của Ấn Độ hầu như bao giờ cũng diễn ra một cách hoà bình và không kèm theo những sự phá hoại đã làm ô danh đoàn kỵ mã Mông Cổ hay sự chinh phục châu Mỹ của người Tây Ban Nha159. Còn lâu mới bị kẻ xâm lược 157
“Ảnh hưởng của Ấn Độ đến nền nghệ thuật Bali cổ”, tr. 7. “Bia của Nagara Gium năm 1357” G. Xơđetx; “Góp nhặt những bút tích ở Xiêm” I, tr. 85. 159 Điểm này đã được đưa ra ánh sáng do S. K. Sattơgi “Văn hoá Ấn Độ và Đại Ấn” trong “Gia tài văn hoá của Ấn Độ” Cancútta III, tr. 87- 96. 158
39
tiêu diệt, các thổ dân tìm thấy trong xã hội Ấn Độ di cư đến một khuôn khổ mềm dẻo và thuần thục mà các xã hội cũ của họ có thể gia nhập và phát triển. Người Ấn Độ không thực hành việc chinh phục bằng quân sự và sự thôn tính dưới danh nghĩa một quốc gia hay một chính quốc, và các vương quốc Ấn Độ tạo thành ngoại Ấn trong nhiều thế kỷ của công nguyên chỉ có những mối liên hệ về truyền thống chứ không có sự phụ thuộc về chính trị đối với các triều đại trị vì ở Ấn Độ chính quốc. Sự trao đổi sứ thần giữa hai bờ vịnh Băngalơ được thực hiện một cách bình đẳng, trong lúc Trung Quốc bao giờ cũng yêu sách “dân man rợ phương Nam” phải thừa nhận vương quyền của họ bằng cách phải triều cống thường xuyên. Những đất phong Trung Quốc ở Bắc Đông Dương đều do quan lại Trung Quốc cai trị, trong lúc các vương quốc Ấn Độ ở ngoại Ấn lại do các vua chúa gốc thổ dân hoặc đã lai máu cai trị, quanh họ có các cố vấn Ấn Độ hoặc đã Ấn Độ hoá. Cho nên những sự biến ở Trung Quốc có nhiều phản xạ chính trị ở những nước thuộc ngoại Ấn hơn là những sự biến ở Ấn Độ chính quốc mà sự tác động thường là về mặt văn hoá. Vì vậy cho nên mặc dù trong nhiều thế kỷ Trung Quốc đã thi chế độ bảoohoj chính trị ít hay nhiều có hiệu quả trên các nước ngoại Ấn, nên văn minh của nó không được truyền bángoài những vùng nó chinh phục bằng quân sự. Trên miền bờ biển phía Đông của Đông Dương, nó không vượt qua giới hạn mà nhà Hán đã cử Mã Viện đến trừng trịvào năm 44 sau công nguyên. Sau nó tiếp tục bành trướng xuống phía Nam cho tới đồng bằng sông Mê Kông, nhưng cũng bằng con đường chinh phục; đó là sự chính phục của người An nam, người thừa hưởng nền văn hoá vật chất và tinh thần của Trung Quốc. Sự thâm nhập hoà bình của nền văn minh Ấn Độ ngược lại đã đạt được ngay từ đầu tới những giạn mà các thương thuyền của họ cập đến. Những nước do Trung Quốc xâm chiếm bằng quân sự phải tiếp nhận hoặc sao chép lại những chế độ, phong tục, tôn giáo, ngôn ngữ và chữ viết của Trung Quốc. Ngược lại, những nước do Ấn Độ xâm chiếm một cách hoà bình bằng ưu thế của nền văn hoá, vẫn bảo tồn được tinh hoa của những đặc tính riêng và phát triển nó lên, mỗi nước theo sáng kiến riêng của họ. Điều đó cắt nghĩa tại sao đối diện với sự đồng nhất về văn hoá ở các nước đó, còn có sự khác biệt, và trong một chừng mực nào đó, tính độc đáo của nền văn minh Khơme, Chàm, Giava, mặc dầu nó có một nguồn gốc chung từ Ấn Độ.
40
Chương III: Những vương quốc Ấn Độ đầu tiên 1. Những thời kì đầu của Phù Nam (Thế kỉ I Sau CN). 2. Những quốc gia Ấn Độ ở bán đảo Malay (Trong những thế kỉ đầu CN). 3. Phù Nam (Thế kỉ II và III). 4. Những thời kì đầu của nước Champa - Lâm Ấp (Cuối thế kỉ II đến giữa thế kỉ IV). Những yếu tố phân tích trong chương trên dẫn tới kết quả hình thành những tiểu quốc gia Ấn Độ, do những thủ lĩnh mang tên chữ Phạn cai trị. Nó bắt đầu biểu hiện sự tồn tại của nó từ thế kỉ II Sau CN, như bản Ptoleme đã khẳng định. Những quốc gia đó để lại rất ít vết tích khảo cổ hay minh văn trước thế kỉ V. Đối với phần lớn những nước đó, trước thế kỉ V, người ta chỉ biết tới tên khác do Ptoleme ghi lại trong Nitdơxa160 và nhất là trong niên biểu triều đại Trung Quốc trong đó ghi cẩn thận những đoàn sứ thần từ các nước ở khu vực Nam Hải tới. Trong nhiều trường hợp, định xứ của các nước ấy còn mơ hồ hoặc chỉ là phỏng chừng. Qua thời gian, những nước nhỏ nhất phải lao vào quỹ đạo của những vương quốc hùng mạnh hơn là những nước có tương lai rực rõ hơn mà những tài liệu Trung Quốc và minh văn học có thể phác họa ra lịch sử của chúng. 1. Những thời kì đầu của Phù Nam (Thế kỉ I Sau CN) Trong các vương quốc trên, nước quan trọng nhất không cần bàn cãi là nước mà người Trung Quốc gọi là Phù Nam. Đó là tên gọi theo lối phong kiến hiện đại hai từ đời xưa gọi là Biu Nam161 phiên từ tiếng Khơmer cổ Bnam, nay là Pernong = “núi”. Các vua nước này có hiệu là “vua núi”, chữ Phạn là Parvatabupala hay Xailaraja, tiếng Khơme là Curung Bnam162 và theo vương hiệu mà người Trung Quốc có thói quen gọi nước đó. 160
Tác phẩm này không phải là một cuốn sách về địa lí mà là một luận văn lịch sử. Trong chương này và những chương sau, tôi chỉ ghi những tên mà quanh nó người ta có thể tập hợp một số liệu niên biểu hay triều đại, người ta sẽ tìm thấy trong “Nghiên cứu về thời kì cổ của bán đảo Malay” của O.R. Brátdel, báo Malay, XIV, 1939, III, tr. 13-39 và XV, 1937, tr. 103-114, một cuộc tranh luận rất lớn về những ý kiến xác định các địa danh của Ptoleme. 161 Phiên âm của thời Đường, theo B. Kargơrin, “Từ điển phân tích chữ Trung Quốc và Trung - Nhật”, số 41 và 650. 162 L. Finot, “Về vài truyền thống Đông Dương”, tr. 203; G. Xodetx, “Về nguồn gốc người Xailăngdra ở Indonexia”, báo hội Đại Ấn Độ, I, 1934, tr. 67. 41
Trung tâm của nó ở vào hạ lưu và vùng đồng bằng sông Mekong, nhưng lãnh thổ của nó vào thời kì cao nhất gồm cả Miền Nam Việt Nam và một phần lớn thung lũng sông Menam và bán đảo Malay. Trong một số thời kì, thủ đô của nó là Viadapura “Thành phố của những người săn bắn”163, tiếng Trung Quốc là Toma, có lẽ do phiên âm chữ Khơmer (Max, Dulmax) có cùng một nghĩa đó164. Thành phố ở vùng quanh đồi Bapernong và làng Banam, 2 địa danh của Cămpuchia mà tỉnh Preivieng hiện nay giữ tên cổ đó. Những hiểu biết đầu tiên về Phù Nam để lại do sự liên tục của phái đoàn Trung Quốc do Khang Thái và Chu Ứng đến thăm nước này vào giữa thế kỉ thứ III165. Nguyên bản câu chuyện của họ đã mất, nhưng còn lại các mẩu rải rác trong những cuốn biên niên sử và các cuốn bách khoa, với một bút tích bằng chữ Phạn hồi thế kỉ thứ III, đã tạo thành cơ sở cho những tài liệu của chúng tôi về lịch sử của vương quốc này vào hai thế kỉ đầu CN. Theo Khanh Thái, vua đầu tiên của Phù Nam có thể là Hỗn Điền nào đó, nghĩa là Condinia từ Ấn Độ hoặc từ Malai hay các đảo ở Nam Hải đến 166. Ông này nằm mơ thấy thần hộ mệnh của ông giao cho một cái cung thần và ra lệnh cho ông xuống một chiếc thuyền buôn lớn, sáng sớm đi đến ngôi đền mà ở đó ông sẽ thấy cái cung ở một gốc cái cây thần. Ông liền xuống thuyền vượt biển và thần đã đưa ông đến xứ Phù Nam. Nữ hoàng xứ đó là Liễu Diệp muốn cướp và chiếm lấy thuyền. Hỗn Điền liền dùng cung thần bắn một mũi tên xuyên qua thuyền Liễu Diệp, bà này sợ hãi chịu thuần phục và Hỗn Điền lấy nàng làm vợ, nhưng vì không bằng lòng lấy nàng trần truồng, ông gấp một tấm vải buộc nàng thắt cổ. Sau đó ông cai trị xứ này và truyền lại quyền cho con cháu. Đó là thuyết của Trung Quốc về nguồn gốc của triều đại Phù Nam. Có thể đó là biến thể của một truyền thuyết Ấn Độ, được ghi lại một cách trung thành hơn trong một bút tích chữ Phạn ở Champa167. Theo thuyết này, người Balamon Condinia khi nhận được một cái bao của Arvatthaman, con của Drona, liền phóng ra để ấn định địa điểm cho kinh đô sau này, xong ông lấy công chúa Xoma con vua xứ Nagát và từ đó đẻ ra cả một dòng họ vua. Cuộc hôn phối thần bí đó còn được kỉ niệm ở Tiền Ăngko vào cuối thế kỉ XIII bằng một buổi lễ do sứ giả Trung Quốc là 163
G. Xodetx, BEFEO, XXVIII, tr. 127. G. Xodetx, “Bút tích ở Cămpuchia”, II, tr. 110, số 5. 165 P. Pelliot, “Nước Phù Nam”, BEFEO, III, tr. 303; “Vài văn kiện Trung Quốc về xứ Đông Dương Ấn Độ hóa”, BEFEO, II, tr. 264. 166 P. Pelliot, “Văn bản Trung Quốc về Đông Dương Ấn Độ hóa”, BEFEO, II, tr. 246-249; R.G. Satécghi, “Vài tiến triển mới nhất trong việc nghiên cứu về Cămpuchia”, báo Đại Ấn, VI – 139, tr. 139. 167 L. Finot, “Những bút tích ở Mĩ Sơn”, số 3, BEFEO, IV, tr. 923; G. Xodetx, “Bút tích ở Bakasei Chamkrong”, Báo Á châu, số 5-6, 1909, tr. 476-478. 164
42
Câu Đạt Quan168 tường thuật lại, và biên niên sử Cămpuchia hiện đại còn ghi nhớ169 nó giống in như chuyện về nguồn gốc của các vua Panlava ở Căngri - Nam Ấn Độ170. Ý kiến về nguồn gốc xa xưa của truyền thuyết này còn rất phân tán171. Dù thế nào những biến cố lịch sử được tiểu thuyết hóa không thể có sau thế kỉ I, và ngay từ thế kỉ sau đó, người ta thấy ở Phù Nam những nhân vật lịch sử mà tính hiện thực đã được minh văn học và các sử gia Trung Quốc xác nhận. Theo Lương sử, một trong những người kế tục Hỗn Điền, tên Trung Quốc là Hỗn Bàn Huống, chết lúc 90 tuổi. Người kế tục ông là “người con thứ hai tên là Bàn Bàn, đã giao phó quyền bính cho đại tướng Phan Mạn”172 mà tên đầy đủ là Phạm Sư Man. Theo Tấn thư173: “Sau 3 năm trị vì, Bàn Bàn mất, triều thần nhất trí cử Phạm Sư Man làm vua. Ông này rất dũng cảm và nhiều tài năng. Lập tức ông đi chinh phục các nước lân bang, nhờ sức mạnh của quân ông ấy, tất cả đều tự nhận là chư hầu, riêng ông lấy danh hiệu là Đại hoàng đế Phù Nam. Rồi ông cho đóng nhiều thuyền lớn, đi khắp miền biển bao la, tiến đánh hơn 10 vương quốc trong đó có Đô Kôn, Cửu Trì, Điển Tôn. Ông đã mở mang bờ cõi từ 5 đến 6 ngàn lí”174 2. Những quốc gia ấn độ ở bán đảo Malay (Trong những thế kỉ đầu CN) Nước Điển Tôn có lẽ trùng với Touensiun mà một văn bản ở thế kỉ V-VI đã tả như một xứ phụ thuộc của Phù Nam175. Người ta đã xác định địa điểm của nó hình như có thật, trên bán đảo Malay176 và vài tư liệu hiếm hoi mà người ta quy cho 2 nước kia cũng dẫn tới cùng một hướng177. Những cuộc chinh phục của Phạm Sư Man đã động đến từng phần trên bán đảo mà các văn kiện Trung Quốc khác đã phát hiện ra sự tồn tại ở thời kì trước những tiểu quốc gia Ấn Độ hóa.
168
P. Pelliot, “Hồi kí về những tập quán ở Cămpuchia”, BEFEO, III, tr. 145. L. Finot, Về vài truyền thống ở Đông Dương, tr. 205 170 G. Xodetx, “Truyền thuyết Nađi”, BEFEO, XI, tr. 391. 171 V. Golubep, “Những truyền thuyết về Nađi và Apsara”, BEFEO, XXIV, tr. 501-510 cho là từ phương tây sang, trong lúc F. Pdilút, “Công chúa ngư hương và Nadi trong truyền thống Á Đông” BEFEO, II, tr. 265284, cho là có trong miền biển ở Đông Nam Á. 172 P. Pelliot, “Nước Phù Nam”, BEFEO, III, tr. 265: Bàn là tên họ mà người Trung Quốc đặt cho hầu hết các vua ở Phù Nam cũng như ở Champa cũng cùng một nghĩa với hậu âm Varman mà họ cho là họ của một dòng; G. Maspéro, “Vương quốc ”, BEFEO, XXVIII, Paris, 1928, tr. 53, số 7; G. Pherăng, “Ye ấn cao, Sien tiao và Giava”, báo Á châu số 11-12, năm 1916, tr. 524-530. 173 P. Pelliot, “Nước Phù Nam”, BEFEO, III, tr. 257. 174 1 lí = 576m. 175 P. Pelliot, “Nước Phù Nam”, BEFEO, III, tr. 274. 176 P. Pelliot, “Nước Phù Nam”, BEFEO, III, tr. 263. 177 P. Pelliot, “Nước Phù Nam”, BEFEO, III, tr. 266; G.H. Luýtxơ, “Miền lân cận Mianma”, báo hội Mianma, XIV, 1924, tr.147-151. 169
43
Nước nhỏ nhất có lẽ là nước Lang Ya Sieou mà Lương sử (502-556) đã nêu ra thời gian thành lập “từ hơn 400 năm”178, tức là vào đầu thế kỉ thứ II, vương quốc này lại xuất hiện lần nữa vào thế kỉ thứ VII dưới tên Lang Kia Chou, và vào thế kỉ thứ XII là Lang Ya Sieou Kia, trong biên niên sử Malay và Giava có tên là Lancaxuca179, mà tên đó xuất hiện trong địa lí hiện đại là tên một nhánh thượng nguồn sông Pêrac180. Nó phải nằm ngay trên bán đảo và thông ra vịnh Xiêm và vịnh Bănggulơ, nhờ vậy nó kiểm soát một trong những đường bộ mà ở chương trên đã nói tới. Nước Tamboralinga, tên Trung Quốc là Tan Mei Lieou, mà ta sẽ nhắc tới sau này, có trung tâm ở miền Longor181, từ đó có bút tích Phạn từ thế kỉ VI cho đến sau này182. Phật điển Pali (Nitdơxa) ghi là Tambalinsgam183 chứng tỏ rằng vương quốc này đã có vào khoảng thế kỉ thứ II. Đó là trường hợp Tắccola184 nên trong một văn bản Phật khác tên là Milanhdapangha, người ta đặt tỉnh đó ở Tacnapa, trên bờ phía tây của eo đất Cra, nhưng có lẽ ở quá về phía nam185. Bến đó phiên sang tiếng Trung Quốc là T‟eou Kia Li; các phái đoàn sứ giả ở Phù Nam đi Ấn Độ xuống thuyền ở đây. Nếu trừ những ngôi mộ cổ thạch bi ở Pêrac và Pahung và các hạt ngọc trai Ấn Độ và “La Mã” ở Cota Kinhgi vùng Giohora186 nó thuộc về lĩnh vực đầu lịch sử, những vết tích minh văn và khảo cổ xưa nhất về bán đảo Malay đều thấy ở vùng Kêrac và Pêrac. Những vết tích khảo cổ tìm thấy ở Kêrac thuộc về những thời kì khác nhau. Nó chứng minh tính cổ đại nơi đây mà ta sẽ gặp lại sau này dưới một cái tên chữ Phạn Cataha, và tên Trung Quốc Kie Teh‟a. Cũng như các bút tích và vật khảo cổ
178
P. Pelliot, “Hai cuộc hành trình”, BEFEO, 1903, IV, tr.320, số 7; G. Pherăng, “Malacca, Malayu và Malayur”, III, báo Á châu, số 7-8 năm 1918, tr. 139; G.H. Luýtxơ, “Miền lân cận Mianma”, báo hội Mianma, XIV, 1924, tr. 161-169. 179 G.H. Luýtxơ, “Miền lân cận Mianma”, báo hội Mianma, XIV, 1924, tr. 143; S. Levi, “Tiền Arien và tiền Dravidiêng ở Ấn Độ”, báo Á châu, số 7-9 năm 1923, tr. 37 180 R.O. Nyutxtet, “Lịch sử Malay”, báo hội Malay, XIII, 1935, tr. 21. 181 BEFEO, XVIII, 6, tr. 17; S. Levi, “Tiền Arien và tiền Dravidiêng ở Ấn Độ”, báo Á châu, số 7-9 năm 1923, tr. 45. 182 G. Xodetx, “Bút tích ở Xiêm”, II, tr. 51, số XXVIII, niên hiệu thế kỉ VII-IX mà A. Barth viện ra là quá thấp, chữ viết cũng giống như chữ ở bút tích cuối cùng ở Phù Nam; Nicacangta Satsteri, “Agatstier”, LXXVI, 1936, tr. 508-509. 183 S. Levi, “Ptoleme, Nitdơxa và Brihátcatha”, tr. 26. 184 S. Levi, “Ptoleme, Nitdơxa và Brihátcatha”, tr. 3. 185 O.R. Brátdel, “Bán đảo Malay thời cổ”, báo Malay, XVII, 1939, I, tr. 204-206. 186 Về các dang thắng đó, O.R. Brátdel, “Bán đảo Malay thời cổ”, báo Malay, XVII, 1939, I; H.G. Quaritsơ Uênlétx, “Những cuộc tìm kiếm khảo cổ về sự chinh phục cổ của Ấn Độ ở Malay”, XVIII, I, tr. 56-73 và XIX, 1941, I, tr. 93-98. 44
khác187, nó không vượt qua thời kì đã nêu trong Ptoleme, Nitdơxa hay các văn kiện Trung Quốc, nghĩa là thời kì chinh phục của Phù Nam lên bán đảo 3. Nước Phù Nam (Thế kỉ II - III) Rất khó xác định phạm vi những cuộc chinh phục của Phạm Sư Man. Người ta có lí khi coi nó như những cuộc chinh phục của vua Crimara được ghi lại trong tấm bia đáng kính bằng chữ Phạn ở Võ Cạnh (Nha Trang)188 mà từ lâu người ta cho là bút tích Champa189, nhưng đến 1927, L. Finot cho là của một nước chư hầu của Phù Nam190. Nếu sự đồng nhất đó là đúng, bút tích do một người kế tục Crimara trị vì vào thế kỉ thứ III, phải được coi là một trong những nguồn tài liệu về lịch sử của Phù Nam. Bằng chứng đó chỉ ra rằng, vào thời đại nó được khắc lên và địa phương đó được dựng, nghĩa là Khánh Hòa hiện nay, đạo Phật giữ vai trò bảo trợ cho vua, và chữ Phạn là chữ chính thống của vương pháp. Những văn bản Trung Quốc đã kể trên cho ta biết nhà chinh phục vĩ đại Phạm Sư Man đã chết trong một cuộc viễn chinh chống nước Kim Tân hay Biên Giới Vàng mà người ta có thể coi như trùng hợp với Xuvannabumi. Đất vàng trong các văn bản Pali, hay tốt hơn nữa trùng với Xuvarnaquydia, Thành vàng trong các bản chữ Phạn (Hạ Mianma hay bán đảo Malay)191. Một người cháu của Phạm Sư Man đã giết thái tử Kim Sinh và tiếm đoạt quyền bính. Nhưng hai chục năm sau, Phạm Chiên bị một người con của Phạm sư Man tên là Trường ám sát. Cuộc báo thù đó không có kết quả vì đến lượt Trường lại bị tướng Phạm Tần giết chết rồi xưng vua. Những biến cố đó đại thể xảy ra giữa các năm 225 đến 250192. Trong thời Phạm Chiên trị vì, và chính lúc đó nước Phù Nam bắt đầu giao lưu với triều đại Ấn Độ Murunda và cử phái đoàn sứ thần đầu tiên sang Trung Quốc. P. Pelliot viết: “Triều Phạm Chiên rất quan trọng, chính kẻ tiếm ngôi đó là người đầu tiên giao thiệp chính thức và trực tiếp với các vua Ấn Độ. Một văn bản thế kỉ thứ V kể lại rằng, một người tên là Kia Siang Li, quê tại xứ thuộc T‟an Yang hình như ở về phía tây Ấn Độ, đã vào Ấn Độ và từ đó vào Phù Nam. Chính ông ta đã cho Phạm Chiên biết những kì quan của xứ xa lạ đó đối với khách du lịch, nhưng hành trình thì rất dài, vừa đi vừa về có thể đến ba bốn năm. Vua Phạm Chiên có siêu lòng về 187
Thí dụ những đồ đồng kiểu Gúpta ở Pêrac; H.G. Quaritsơ Uênlétx, “Những cuộc tìm kiếm khảo cổ về sự chinh phục cổ của Ấn Độ ở Malay”, XVIII, I, tr. 50. 188 G. Xodetx, “Niên hiệu của bút tích ở Võ Cạnh”, 1940. 189 A. Barth A. Bergaigne, “Bút tích Phạn ở Champa và Cămpuchia”, XX, tr. 191. 190 L. Finot, báo Á châu, số 1-3, 1927, tr. 186, BEFEO, XXVIII, tr. 286-287 191 S. Levi, “Ptoleme, Nitdơxa và Brihátcatha”, tr. 29; G.H. Luýtxơ, “Miền lân cận Mianma”, báo hội Mianma, XIV, 1924, tr. 151-158. 192 P. Pelliot, “Nước Phù Nam”, BEFEO, III, tr. 303. 45
những câu chuyện của Kia Siang Li hay không? Ít nhất chúng ta cũng biết rằng ông ta cử làm sứ thần ở Ấn Độ một người trong họ có tên là Sou Wou. Ông này khởi hành tại bến T‟eou Kia Li, có lẽ là Tắccola, điều đó chỉ ra rằng ảnh hưởng của Phù Nam đã lan tới Ấn Độ Dương. Sứ thần đến cửa sông Hằng đi ngược sông lên kinh đô, có lẽ thuộc triều đại Murunđa như S. Levi xác nhận. Vua Ấn Độ cho đưa phái đoàn sứ thần đi thăm khắp vương quốc rồi cho về nước kèm theo tặng vật cho vua Phù Nam gồm 4 con ngựa giống Ấn Độ - xitơ và cử một người Ấn Độ tên là Tch‟en Song đi theo. Khi Sou Wou về đến Phù Nam, tính ra đã 4 năm kể từ lúc ra đi” Theo Tam quốc chí, cũng chính Phạm Chiên năm 243 “đã cử một đoàn (sang Trung Quốc) mang cống vật gồm nhiều nhạc công và sản vật193” Có phải chính ông ta là tác giả của các bút tích Phạn kể trên và trong văn bản đó nêu lên là một nhân vật của gia đình Crimara không? Điều đó không thể không xảy ra và Phạm Chiên là con của chị vua Crimara, có thể có quyền xưng là họ hàng với tiền nhân. Kẻ tiếm quyền, Phạm Tần, sau khi đã giết con Phạm Sư Man, đã tiếp nhận vào khoảng 245 - 250 phái đoàn Trung Quốc của Khang Thái và Chu Ứng. Đoàn này gặp sứ giả của Murunđa ở trong triều. Đoàn Trung Quốc này đã hoàn thành việc giao hiếu với Phù Nam, điều đó dẫn đến kết quả là một loạt các sứ thần được Pham Tần cử đi Trung Quốc từ năm 268 đén năm 287 và có ghi trong Tấn thư194. Có lẽ nhờ Khang Thái người ta mới tài liệu đầu tiên về nước này: “Có những thành quách bằng gạch, những lâu đài và nhà ở. Đàn ông đều xấu và đen, tóc xoăn; họ đi chân đất, bản chất họ giản dị và họ không phải là những tên kẻ trộm. Họ chuyên về canh nông, cày cấy. Họ gieo hạt 1 năm và gặt trong 3 năm. Hơn nữa họ thích trạm khắc các đồ trang sức. Nhiều đồ dùng để ăn đều bằng bạc. Thuế thu bằng vàng, bạc, ngọc trai và hương liệu. Họ có sách, kho lưu trữ và nhiều cái khác. Chữ viết của họ giống chữ viết của người Hồ (nghĩa là người Trung Á dùng chữ gốc Ấn Độ)”195 4. Những thời kì đầu của nước Champa: Lâm ấp (Từ cuối thế kỉ II đến giữa thế kỉ IV) Tấn thư ghi thêm trong tiểu sử của Đào Hoàng quan cai trị Trung Quốc ở Bắc Kì một bản báo cáo trong đó viên quan này than phiền về những cuộc xâm lược của Lâm Ấp vào năm 280. Ông ta nói: “Vương quốc đó phía nam chạm tới Phù
193
P. Pelliot, “Nước Phù Nam”, BEFEO, III, tr. 303 P. Pelliot, “Nước Phù Nam”, BEFEO, III, tr. 252. 195 P. Pelliot, “Nước Phù Nam”, BEFEO, III, tr. 255. 194
46
Nam, những bộ lạc của họ rất đông; những đồng minh của họ sẵn sàng tương trợ lẫn nhau, lợi dụng địa hình hiểm trở họ không thần phục (với Trung Quốc)”196. Lâm Ấp là một nước Champa, đi vào lịch sử vào hồi cuối thế kỉ thứ II. Các văn bản Trung Quốc cho là nó thành lập vào năm 192197, một người tên là Khu Liên lợi dụng sự suy yếu của nhà Hậu Hán, tách một vùng ra khỏi sự thống trị của Trung Quốc ở Nhật Nam (giữa cửa Annam và đèo Hải Vân), tự xưng làm vua, trong một quận ở cực nam, quận Tượng Lâm, tương tự với phía nam tỉnh Thừa Thiên bây giờ. Hình như Lâm Ấp “Kinh đô Lâm” là chữ Tượng Lâm Ấp “Kinh đô của Tượng Lâm” viết tắt198. Sự sáng lập ra vương quốc Lâm Ấp năm 192 còn xảy ra sau âm mưu của Tượng Lâm nửa thế kỉ trước vào năm 137 do một toán độ 1.000 rợ ở phương nam bên kia biên giới Nhật Nam lại, tên nó là Khu Liên, viết bằng nhiều chữ khác nhau, không có lẽ là sự phân ly tên của người sáng lập ra Lâm Ấp. Những người đó có thể từ Quảng Nam ngày nay đến, họ đã Ấn Độ hóa chưa? Văn bản trung quốc này có gì để khẳng định điều đó, nhưng những địa danh có âm thanh Phạn trong một đoạn của Ptoleme hình như tương ứng với vịnh Annam, điều đó làm cho sự vật có thể là có thực. Mặc dù thế nào, gần như chắc chắn rằng, “những rợ ở bên kia biên giới Nhật Nam” là những người Champa, nếu họ chưa Ấn Độ hóa thì cũng sắp sửa. Quảng Nam ngày nay với các di chỉ khảo cổ Trà Kiệu, Mỹ Sơn, Đồng Dương, có thể là đất thánh của nước Champa199. Pho tượng Phật bằng đồng đỏ rất đẹp, thuộc về nghệ thuật Amaravati, tìm thấy ở Đồng Dương, là bằng chứng về tính chất cổ đại của sự thâm nhập của Ấn Độ vào vùng này, 1 vùng mang tên Amaravati có phải là một sự ngẫu nhiên thuần túy không? Theo dõi sử của nó người ta thấy nước Champa chia ra thành một số tỉnh tự nhiên tương ứng với các đồng bằng ven biển. Ở phía nam Amaravati những trung tâm chính ghi trong minh văn là Vijaya trong tỉnh Bình Định hiện nay; Kauthana ở đồng bằng Nha Trang; Panduganda ở Phan Rang. Các bút tích xác nhận vào thế kỉ thứ VIII, người ta nói tiếng Champa ở các tỉnh phía nam, nhưng nguyên lai các tỉnh đó là một bộ phận của Phù Nam như bút tích từ thế kỉ thứ III đã chứng minh sự có mặt ở Nha Trang một vị vua Phù Nam, dòng dõi Crimara = Phạm Sư man.
196
P. Pelliot, “Nước Phù Nam”, BEFEO, III, tr. 255. Cả đoạn này - trừ chỉ dẫn do nguồn khác – G. Maspéro, “Vương quốc ”, BEFEO, XXVIII, Paris, 1928, tr..43-59. 198 L. Oruts, BEFEO, XIV, 9, tr. 27. 199 H. Parmentier, “Mục lục họa hình các công trình kiến trúc Champa ở Annam”, I, tr. 241-505; J.Y. Claeys, “Vào đề trong việc nghiên cứu Annam và Champa”, tr. 46-48. 197
47
Không như đối với Phù Nam, người ta không có những bằng chứng cổ về sự Ấn Độ hóa người Champa và về các truyền thống triều đại các vua của họ. Người Trung Quốc này nói gì về hai điểm đó và chỉ trong một bút tích ở thế kỉ thứ IX, lần đầu tiên mới xuất hiện cái tên Mahacxi Brigu, nhân vật triều Mahapkaruta, danh tổ của triều nhà Bargava, từ đó có thể ngược lên là triều các vua Champa. Ngay tên Champa, từ đó có tên người Champa. Tuy không xuất hiện trong minh văn đầu thế kỉ VII, nhưng có thể tin rằng nó có từ lâu. Con cháu của Khu Liên từ nay người ta có thể xếp là vua xứ Champa, lợi dụng sự phân tranh ở Trung Quốc sau khi nhà Hán sụp đổ, để lan về phía Bắc. Giữa các năm 220-230, một trong các vua Champa đã cử đến Lã Đại-quan cai trị Quảng Đông và Giao Chỉ (Bắc Kì) một phái đoàn sứ thần, từ đó lầ đầu tiên tên Lâm Ấp xuất hiện trong văn bản Trung Quốc cùng một thời với tên Phù Nam. Tam quốc chí ghi: “Lã Đại cử những Ts‟ong Che đi truyền bá văn minh (khai hóa) ở phía nam và các vua ngoài biên giới: Phù Nam, Lâm Ấp, T‟ang Niang (?) mỗi nước cử một đoàn sứ thần đến nộp cống”200. Thật là hoàn toàn hình thức, vì năm 248 quân của Lâm Ấp đến cướp phía Bắc và chiếm đất Cửu Chân, tức là vùng Huế201. Cuối cùng vua Phạm Hùng, cháu Khu Liên lại đánh chiếm vào năm 270, có vua Phù Nam là Phạm Tần giúp sức như đã nói ở trên. Phải mất 10 năm, Đào Hoàng mới đuổi được người Champa về nước. Ngay từ đầu, những âm mưu bành trướng của người Champa về phía Bắc đã vấp phải sức đẩy của người Annam về phía Nam. Cuộc đấu tranh giữa hai địch thủ đại diện cho hai nền văn minh Ấn Độ và Trung Quốc diễn ra từ cửa Annam đến đèo Hải Vân, kết quả là người Champa vĩnh viễn rút lui vào thế kỉ XIV. Năm 284, Phạm Dật cử một đoàn sứ thần đầu tiên sang Trung Quốc nên người ta từng kể đến đoàn đã đến gặp quan cai trị Giao Chỉ giữa các năm 220 - 230. Vào nửa sau của thời gian sau 50 năm trị vị, Phạm Dật có một người cố vấn tên là Phạm Văn, người gốc Dương Châu - Trung Quốc, thuộc Kiang Sou, ông này đến ở Lâm Ấp sau năm 315 một ít. Ông ta đã giúp cho Phạm Dật những hiểu biết về nền văn minh vật chất của Trung Quốc. Được vua tín nhiệm, ông ta làm đến chức Thống soái và đã truất được các người kế vị để lên ngôi. Sau khi Phạm Dật chết năm 316, ông ta lên ngôi. Phạm Văn dẹp yên các bộ lạc dã man và năm 342, cử một đoàn sứ thần đến gặp hoàng đế Tấn để xin công nhận biên giới phía bắc của vương quốc ấn định ở núi Hoành Sơn, tức là cửa Annam. Hoàng đế do dự bỏ những đất phì nhiêu ở Nhật 200 201
P. Pelliot, “Nước Phù Nam”, BEFEO, III, tr. 251. L. Oruts, BEFEO, XIV, 9, tr. 23-32. 48
Nam cho Phạm Văn, nên Phạm Văn đã thôn tính miền đó đến năm 347, tạo cho nước mình có ranh giới như lời ông đã xin. Năm 349 ông đã chết trong một cuộc viễn du về phía bắc của biên giới mới.
49
Chương IV: Sự Ấn Độ hóa lần thứ hai ở Đông Dương và quần đảo Nam Dương (Giữa thế kỉ IV đến giữa thế kỉ VI) 1. Nước Phù Nam: Triều vua Ấn Độ Tchan T’an (357) 2. Nước Champa: Những bút tích Phạn đầu tiên tiên ở Bhadravarman (Quý 3 của thế kỉ IV) 3. Các quốc gia ở bán đảo Malay và quần đảo Nam Dương (Từ thế kỉ IV đến thế kỉ VI) 4. Sự bành trướng của công cuộc di thực Ấn Độ và sự Ấn Độ hóa lần thứ hai ở Phù Nam (Vào thế kỉ thứ V) 5. Nước Champa (Từ cuối thế kỉ IV đến 472) 6. Những vua cuối cùng của Phù Nam (480-540) và của Champa (484-529) 7. Những bằng chứng cổ xưa nhất về người Piu ở Iranadi và về người Mon ở Menam 1. Nước Phù Nam: triều vua ấn Độ Tchan T’an (357) Năm 357, trong một trường hợp nào chưa rõ, nước Phù Nam rơi vào tay một người nước ngoài thống trị. Những tháng đầu của năm đó, như Tấn thư và Lương thư (Tấn và Lương ?) viết: “Tây Trúc Chiên Đàn, vua Phù Nam đem cống những con voi đã thuần”202. Tây Trúc là tên Trung Quốc của người Ấn Độ và từ Tây Trúc Chiên Đàn nghĩa là “Chiên Đàn người Ấn Độ”. S. Levi đã chỉ ra 203 rằng Chiên Đàn là phiên âm chữ Chan Đan, một vương hiệu thường dùng ở người Ynetche hay Ấn Độ-xítơ và đặc biệt ở người Quysana trong dòng họ Kanistsa. “Tây Trúc Chiên Đàn hay Trúc Chiên Đàn là một vị vua gốc tích Ấn Độ, danh hiệu Chiên Đàn đã gắn vào cùng một gốc với Kanistsa. Sự trùng hợp đó không có gì là bất ngờ. Một thế kỉ trước, Trúc Chiên Đàn, vào thời kì nhà Ngô (220 - 264) theo tính toán của P. Pelliot là vào khoảng từ năm 240 đến 245, vua Phù Nam cử một người trong họ làm sứ thần ở Ấn Độ dưới triều vua Murunda trị vì trên miền sông Hằng, và ngược lại vua Murunda tặng vua Phù Nam 4 con ngựa giống Ynetche. Chúng ta biết mối dây liên 202 203
P. Pelliot, “Nước Phù Nam”, BEFEO, III, tr. 252, 255 và 269. S. Levi, “Kanitsca và Satavahana”, báo Á châu, 1-3, 1936, tr. 61-121. 50
hệ chặt chẽ nào đó đã đoàn kết người Murunda với người Ynetche, người ta đi tới chỗ cho rằng204 Murunda là triều danh của Quysana. Ta cũng biết người Kouchang đã mở rộng sự thống trị của họ trên miền sông Hằng, ít nhất cũng tới Benaret, ở đó họ thiết lập lên thể chế độ Thái thú. Năm 357, dưới triều đại hoàng đế Samadragupta, toàn bộ miền Bắc Ấn Độ thuần phục triều Gupta, những kẻ xâm lược từ đảo Xítơ đều bị đẩy lui. Không lẽ nào một ngành của dòng họ Kouchang bị hất ra từ bờ sông Hằng, lại làm nên ở bên ngoài vịnh Bănggaler, trên miếng Đất Vàng đó (Xmarnabuni, Crise) một miếng đất mở ra cho những nhà phiêu lưu từ Ấn Độ tới”. S. Levi đã viết như vậy205. Người ta có quyền tự hỏi các triều đại của người ngoại quốc đó có sau những cuộc trao đổi sứ thần với người Murunda, có phải nguồn gốc của một số mẫu họa tượng của nghề tạc tượng Khơmer cổ nhất, hình như nó đã phản lại những nét tinh tế Iranieng, tỉ như cái áo ngắn trong hình ảnh mặt trời206, cái mũ ngọc hình trụ của các tượng Visnu. Quả thực cái mẫu trực tiếp của loại mũ đó có trong nghệ thuật chạm trổ Panlava, nhưng người ta biết rằng nguồn gốc chạm trổ phương bắc của các loại mũ đó đã được cả một trường phái chủ trương rằng nó thuộc người Parther 207 những người hậu thế của người Panlava208. Lại còn một bức tượng bí mật của Xarca hay Xarcabratmana “người Balamon Xítơ” nó được kể đến 4 hay 5 lần trong các bút tích Khơmer thời Ăngko209. Cuối cùng Cămbuygia thừa tự nước Phù Nam, có thể giao hiếu với người Cămbogia Iranieng210. Hiện nay thật là thiếu thận trọng nếu đem đẩy mạnh sự đối chiếu đó, nhưng nó cũng đáng được nêu ra. Triều vua Chandan Ấn Độ hay Ấn Độ Xítơ tạo cho lịch sử Phù Nam một khoảng đệm giữa hai đợt giải lao. Niên hiệu 357 là niên hiệu duy nhất người ta được biết về triều đó và người ta không nghe thấy nói tới Phù Nam trước khi kết thúc thế kỉ IV hoặc đầu thế kỉ sau nữa. 2. Nước Chapma, những bút tích Phạn đầu tiên của Bhadravarman (Quý 3 của thế kỉ IV) Con của Phạm Văn là Phạm Phật (tên do các sử gia Trung Quốc đặt cho) tiếp tục đường lối chính trị cổ truyền là bành trướng về phía bắc. Nhưng sau những thảm 204
K.P. Giaiátxuôn, XVI, tr. 287-289, 301-303. S. Levi, “Kanitsca và Satavahana”, báo Á châu, 1-3, 1936, tr. 82. 206 V. Golubep, “Hình ảnh Xuyriu ở Cămpuchia”, BEFEO, số 22, 1940, tr. 38-42. 207 P. Duypont, “Visnu đội mũ ở Tây Đông Dương”, BEFEO, XLI, tr. 249 208 Chú thích của R. Gopalan trong “Lịch sử người Panvala ở Căngri”, 1928, chương II; C. Minacsi, “Sự cai trị và đời sống xã hội của người Panvala”, 1938. 209 BEFEO, XXVII, tr. 105; XXXII, tr. 73.; G. Xodetx, “Bút tích ở Cămpuchia”, I, tr. 195 trong “Mahapharata”, VI, 436, một người Balamon ở Xacatvipamaga tên là Maga = giáo sĩ thờ phụng mặt trời. 210 S. Levi, “Tiền Orien”, tr. 53. Về người Cămpuchia chú thích của B.C. Lâu, “Vài bộ lạc Ấn Độ cổ”, I, tr. 386 và Cônốp, “Ghi chép về người Xaca”, II, tr. 189. 205
51
bại vào năm 351 và 359, ông luôn phải hoàn lại Nhật Nam cho Trung Quốc mà ông cử sứ thần tới vào những năm 372 và 377211. Người ta thường đồng nhất Phạm Hồ Đạt con và kế nghiệp Phạm Phật với Bhadravarman, vua đầu tiên của nước Champa mà người ta biết được tên thật nhờ những bút tích chữ Phạn ông ta để lại ở Quảng Nam212 và Phú Yên213. Sự đồng nhất đó dựa trên niên hiệu phỏng chừng của các bút tích214 mà A. Bécghenhơ215 và L. Finot216 ấn định vào khoảng năm 400. Nhưng một tác giả khác trước đây đã đưa ra nhiều bằng chứng cổ tự học rất đúng đắn và có khuynh hướng làm nó muộn đi hàng chục năm217. Vì vậy, người ta có thể gán những điều trên cho Phạm Phật mà cái tên hình như do bút tích Trung Quốc phiên từ chữ Bhadravarman, điều đó không giống như trường hợp của Phạm Hồ Đạt218 Bhadravarman là người sáng lập ra ngôi đền đầu tiên ở thung lũng tròn Mĩ Sơn để thờ Shiva Bhadravarman, cái tên đó theo tập quán mà người ta sẽ thấy lại ở phần sau, gợi lên tên của người sáng lập ra. Người ta sẽ thấy ngôi đền đó vào thế kỉ XVI bị một đám cháy thiêu hủy. Kinh đô phải dời về phía đông Mĩ Sơn, nay là Trà Kiệu, và “vài chi tiết trong bút tích Trung Quốc hình như được áp dụng một cách kì lạ cho danh thắng này và các di tích của nó”219. Vùng phụ cận Trà Kiệu đó cung cấp ba bút tích bằng đá mà chữ viết giống y như các bia trên hai phiến220 ghi địa giới của vùng dành cho vua Bhadravarman, phiến Húi Ka221 là một văn bản cổ được viết bằng tiếng Champa và bằng cả thổ âm Anhdonedieng ghi một lời nguyền ra lệnh phải kính trọng “Nagar của vua”, có lẽ là vị thần bảo hộ một con suối hoặc một cái cây.
211
G. Maspéro, “Vương quốc Champa”, BEFEO, XXVIII, Paris, 1928, tr. 58-61. L. Finot, BEFEO, II, tr. 187; R.C. Magiumda, “Thuộc địa Ấn Độ ở Champa”, số 4; B.Ch. Salơva, “Sự bành trướng của nền văn hóa Ấn Độ - Arien”, báo hội Á châu, Bănggaler, I, 1935, tr. 50. 213 A. Barth A. Bergaigne, “Bút tích Phạn ở Champa và Cămpuchia”, số XXI, tr. 199; L. Finot, BEFEO, II, tr. 186; R.C. Magiumda, “Thuộc địa Ấn Độ ở Champa”, số 2; B.Ch. Salơva, “Sự bành trướng của nền văn hóa Ấn Độ - Arien”, báo hội Á châu, Bănggaler, I, 1935, tr. 47. 214 G. Maspéro, “Vương quốc Champa”, BEFEO, XXVIII, Paris, 1928, tr. 63. 215 G. Maspéro, “Vương quốc Champa”, BEFEO, XXVIII, Paris, 1928, tr. 203, 205. 216 BEFEO, II, tr. 186. 217 F.Ph. Voghen Bijdr, 74, 1918, tr. 232. 218 Phát âm cổ của chữ Phật là chữ dùng để định từ Phật (Buddha) là B‟inat rất có thể chuyển thành Hadra, ngược lại Hồ Đạt đọc là Huệ D‟ât là một cách phát âm chưa được thỏa mãn lắm. 219 H. Parmentier, “Mục lục họa hình các công trình kiến trúc Champa ở Annam”, II, tr. 376, số 6; L. Oruts, BEFEO, XIV, 9, tr. 33-34. 220 Những phiến đá ở Hòn Cụt (L. Finot, BEFEO, II, tr. 186; R.C. Magiumda, “Thuộc địa Ấn Độ ở Champa”, số 6, tr. 9) và ở Chiên Sơn (L. Finot, BEFEO, XVIII, 10, tr. 13; R.C. Magiumda, “Thuộc địa Ấn Độ ở Champa”, số 5, tr. 8) 221 Bút tích ở Đông Yên Châu (G. Xodetx, “Bút tích tiếng Champa cổ nhất”, tr. 46-49.) 212
52
Sau tượng Phật ở Đồng Dương, nó đã chứng minh sự thâm nhập xưa của Phật giáo vào xứ Champa, những bút tích của Bhadravarman là những tài liệu đầu tiên người ta có được về tín ngưỡng của triều đình. Nó phát hiện cho ta biết “ưu thế của việc thờ cúng thần Shiva Uma không làm tổn hại đến việc thờ cúng hai vị thần khác trong ba vị thần”222. Những bút tích sau tìm thấy ở Mĩ Sơn cho ta biết thần Bhadravarman được thể hiện bằng cái Linga (dương vật). Đó là cái dương vật cổ nhất được xác nhận ở ngoại Ấn. Sau đây là vài tài liệu về phong tục nước Champa, trích của Mã Đoan Lâm : 223
“Dân chúng xây tường nhà bằng gạch nung, trát một lần vữa. Các nhà đều có nóc hoặc sân thượng gọi là can lan224. Các cửa thường đặt về hướng bắc, đôi khi về hướng đông hay hướng tây, không có quy tắc cố định… Đàn ông hoặc đàn bà mặc một cáo le bằng vải kipei quấn quanh người. Họ xuyên lỗ tai để đeo những cái vòng nhỏ. Những người cao nhã thì đi giày da, còn bình dân đi chân đất. Đó cũng là những tập tục ở Phù Nam và tất cả các vương quốc bên ngoài Lâm Ấp. Nhà vua đội một cái mũ cao, gắn hoa bằng vàng, khi đi ra ngoài vua cưỡi voi, có lọng bằng vải kipei che, đi hộ giá có những quân hầu vác cờ bằng cùng thứ vải đó, có người đánh trống và thổi tù và … Các cuộc hôn lễ bao giờ cũng cử hành vào tuần trăng hái lượm225. Nhà gái phải đến nhà giai xin cưới với lẽ là con gái bị coi như thuộc loại hạ cấp 226. Người cùng họ cũng được lấy nhau không bị cấm đoán. Dân này tính tình hiếu chiến và tàn ác. Họ trang bị cung tên, kiếm giáo và nỏ tre. Nhạc cụ của họ giống những nhạc cụ của chúng ta: đàn 6 dây; nhị 2 dây, sáo… Họ cũng dùng cả tù và với trống để báo hiệu cho dân chúng. Mắt họ sâu, mũi thẳng và rõ nét, tóc đen và quăn. Đàn bà tết búi to trên đỉnh đầu theo hình cái búa… Tang lễ nhà vua được cử hành 7 ngày sau khi vua mất; các quan to thì 3 ngày, còn dân thì ngày hôm sau. Ai chết trong điều kiện nào xác cũng được khâm niệm cẩn thận rồi được đưa ra bờ biển hoặc bờ sông trong tiếng trống kèm theo các điệu múa, rồi đem thiêu trong ngọn lửa mà những người đi đưa đám nhóm lên. Xương cốt còn lại được cất vào một cái lọ bằng vàng và ném xuống biển nếu là một ông vua. Xương cốt của các quan thì được đưa vào lọ bằng bạc và ném 222
L. Finot, sđd, tr. 190. Mã Đoan Lâm, “Người phương Nam”, bản dịch của Hekvei dơ Saintdơnit, tr. 422-425. 224 Tiếng Champa gọi là ka lan. 225 Tháng gặt. 226 Lương sử, G. Maspéro, “Vương quốc Champa”, BEFEO, XXVIII, Paris, 1928, tr. 31, cắt nghĩa tập quán này một cách ngược lại và có lí hơn: “Đàn ông không quan trọng bằng đàn bà”. 223
53
xuống cửa sông. Đối với người thường thì xương cốt được cho vào lọ sành và ném xuống xông. Thân nhân bên nội và bên ngoại đều đi đưa đám và cắt tóc trước khi đi xa bờ, đó là dấu hiệu duy nhất của sự để tang rất ngắn ngủi. Tuy nhiên người ta vẫn thấy vài phụ nữ để tang suốt đời bằng hình thức thả tóc không búi khi nó đã mọc lại. Đó là những bà goá nguyện suốt đời không tái giá”. 3. Những quốc gia của bán đảo Malay và quần đảo Nam Dương (Vào thế kỉ IV đến thế kỉ VI) Sự xuất hiện những bút tích Phạn đầu tiên ở Champa vào nửa sau của thế kỉ IV có trước một ít những bút tích đồng loại ở bán đảo Malay, Boocneo và Giava. Những mẩu bút tích trên đá tìm thấy ở trước mặt Pinama, Cherok Tekun được xếp vào thế kỉ thứ IV227. Bút tích ở Bukit Mericun, ở Kedanh ghi lại hai câu kinh Phật, cũng thuộc cùng một thời kì hoặc sau một chút228. Những cuộc tìm tòi khảo cổ ở vùng phụ cận Crat đã phát hiện ra một bút tích ở thế kỉ V - VI ghi ba câu kinh Phật bằng chữ Phạn229. Tài liệu quan trọng nhất tìm thấy ở phía bắc tỉnh Wellesley230. Đó là bút tích khắc ở phía trên một cái cột, ở mỗi bên một cai stupa có một cái lọng bảy tầng. Văn bản chữ Phạn gồm một câu kinh Phật, một lời chúc thành công trong một chuyến đi của ông chủ Huyền (Mahanavita) Buddhagupta ở sứ đất đỏ (Raktamrittuca). Bút tích chỉ ra thời gian giữa thế kỉ V. Xứ đất đỏ này231 người Trung Quốc gọi là Tche T‟ou, phải ở vào vịnh Xiêm, vùng P‟at‟alung232, người Trung Quốc chỉ nói tới nó vào năm 607233 nhưng nó đã tồn tại ít nhất từ 1 thế kỉ rưỡi trước đó vì nó được ghi trong bút tích Buddhagupta như ta vừa thấy. Ở Perac, di chỉ cổ thạch bi Kunla Solixing có thể bị những nhà hàng hải Ấn Độ chiếm từ lâu, đã cung cấp 1 con ấn bằng mã não, khắc tên Xri Vishnuvarman đã làm chảy rất nhiều mực234, bút tích đó dường như có trước thế kỉ VI. Về Touen Siun mà người ta đã biết ở chương trên, 1 văn bản Trung Quốc thế kỉ V - VI cho 1 số tài liệu đúng được nêu lên: “khi họ ốm, họ cầu mong được các 227
R.C. Magiumda, “Xuvarnatvipa”, I, tr. 88-89. R.C. Magiumda, “Xuvarnatvipa”, I, tr. 90; B.Ch. Salơva, “Sự bành trướng của nền văn hóa Ấn Độ Arien”, báo hội Á châu, Bănggaler, I, 1935, tr. 15. 229 H.G. Quaritsơ Uênlétx, “Sưu tầm khảo cổ về những xâm chiếm thuộc địa cũ”, tr. 8-10. 230 B.Ch. Salơva, “Sự bành trướng của nền văn hóa Ấn Độ - Arien”, báo hội Á châu, Bănggaler, I, 1935, tr. 16-20 (Bút tích lưu lại Viện Bác cổ Ấn Độ ở Calcutta). 231 G. Pherăng, “Curen Lura”, báo Á châu, số 3-4, 1919, tr. 256; G.H. Luýtxơ, “Miền lân cận Mianma”, báo hội Mianma, XIV, 1924, tr. 173-178. 232 F.L. Moen, “Criviginia, Iava và Cataha”, LXXVII, 1937, tr. 343-344. 233 P. Pelliot, “Hai cuộc hành trình”, BEFEO, 1903, IV, tr. 276 số 4. 234 Tóm tắt 2 cuộc tranh luận của O.R. Brátdel, XVII, 1929, tr. 168. 228
54
chim đem an táng. Với các lời ca điệu múa, người ta đưa họ ra ngoài thành và ở đó có các chim muông đến ăn thịt cái xác đó. Những xương còn lại được đem đốt thành than đựng trong 1 cái bình và đem vứt xuống biển. Nếu chim muông không ăn hết thì người ta đặt xác vào trong 1 cái thúng rồi ném vào đống lửa, gio tàn được để vào 1 cái bình và đem chôn, và người ta cúng lễ không có thời hạn nào cả”235. Ở Lang Ya Sieou hay Lankaruka, đã ghi trong chương trên, đến năm 515, vua mang tên là Bhagadatta. Những mối liên hệ với người Trung Quốc của ông có từ năm 515236. Lương sử viết: “dân chúng, đàn ông và đàn bà để tóc buông, mặc quần áo không có ống và được may bằng vải kaman, dệt bằng sợi dây kipei. Vua và quan còn khoác thêm 1 miếng vải màu đỏ mặt trời mọc để che phần trên lưng giữa 2 vai, họ thắt 1 cái dây lưng bằng vàng và đeo khuyên vàng ở tai. Vợ họ trang sức bằng những cái khăn đẹp có đính ngọc. Những tường thành ở xứ này đều xây bằng gạch. Nhà ở có 2 cánh cửa và những lầu có sân thượng. Khi ra ngoài vua cưỡi voi, có lọng che màu trắng, đi hộ giá có trống, cờ và quân lính có dáng rất dữ tợn”. Ở phía bắc nó giáp giới với xứ Pan Pan237, bên vịnh Xiêm mà sứ thần của Trung Quốc đến vào khoảng 424 - 253238. Chính từ đó người ta thấy vào cùng 1 thời kì Condinia khác, nhà khai hóa Ấn Độ thứ hai ở Phù Nam, Mã Đoan Lâm239 viết: “Dân chúng thường ở ven biển. Dân dã man đó không biết xây tường thành, họ chỉ dựng các hàng rào. Vua nửa nằm, nửa ngồi trên 1 cái giường dát vàng có hình 1 con rồng. Các quan cận thần quỳ ở trước mặt vua, lưng thẳng, tay khoanh lại, 2 bàn tay đặt lên vai. Trong triều, người ta thấy nhiều người Balamon từ Ấn Độ tới để lợi dụng lòng hào hiệp và sự sủng ái của vua… Những mũi tên ở vương quốc Pan Pan làm bằng đá rắn, các mũi giáo đều có bịt sắt. Nước này có 10 tu viện của sư nam và sư nữ, họ nghiên cứu kinh Phật, ăn thịt nhưng không uống rượu. Có cả 1 tu viện của đạo lão, quy tắc của tu viện này chặt chẽ hơn: họ không ăn thịt và cũng không uống rượu". Ở Boocneo, 4 bút tích trên cột tìm thấy ở vương quốc Ctay hình như vào khoảng năm 400240. Nó gốc tự 1 ông vua Muylavarman, cháu của Kunduga (có lẽ theo tên Anhdonedieng, chắc chắn không phải tên Phạn) con của Acvavarman, được tôn là người sáng lập ra triều đại đó (Vamsakartri). Những bút tích này thuộc về 1
235
P. Pelliot, “Nước Phù Nam”, BEFEO, III, tr. 279. G. Pherăng, “Malacca, Malayu và Malayur”, III, báo Á châu, số 7-8 năm 1918, tr. 140. 237 P. Pelliot, “Hai cuộc hành trình”, BEFEO, 1903, IV, tr. 129. 238 P. Pelliot, BEFEO, III, tr. 269, số 2. 239 P. Pelliot, “Hai cuộc hành trình”, BEFEO, 1903, IV, tr. 463-464. 240 Voghen, “Bút tích Gupta ở vương quốc Muylavarman từ Ctay (vùng Boocneo)”, 1918, tr. 167-132; R.G. Satécghi, “Ấn Độ và Giava”, II, tr. 8-19. 236
55
ngôi đền mang tên Vaplakavara, trong đó người ta muốn nhận ra hoặc là Shiva, hoặc thần Agastya, hoặc 1 thần thổ địa, nếu nó không phải là 1 nhà mồ241. Ở nơi khác, Boocneo còn nhiều dấu vết rải rác ít hay nhiều rõ nét đã được Ấn Độ hóa, suốt dọc các sông Kapuhas, Rata và Mahacam. Một pho tượng bằng đồng đỏ rất đẹp theo phong cách Gupta đã được tìm thấy ở Banggun 242 thuộc tỉnh Ctay. Ngoài những bút tích đã nêu, tỉnh này còn cho ta những cảnh Balamon và Phật thuộc niên hiệu chưa xác định243 trong một cái động ở núi Kombeng và ở cửa sông Rata. Người ta đề nghị đặt ở Boocneo tên Barhinatvipa nêu lên trong Vaigupuarana (XLVIII, 12)244. Trên đó gợi lại tên Poni mà người Trung Quốc gọi Boocneo bắt đầu từ thế kỉ IX245. Nhưng đó chỉ là 1 sự đối chiếu mỏng manh. Còn chữ Poni của Trung Quốc, ở đó có 1 ông vua có học Condinia, đã cử sứ thần sang Trung Quốc vào những năm đầu thế kỉ thứ VI246, nếu không phải là đảo Bali thì cũng trùng với Boocneo. Đảo Giava có thể được nêu lên trong Ramayana (Iavatvipa)247, trong Ptoleme (Inbadia) và trong Hán thư vào năm 132 (Ye Tiao, cách đọc cũ là Fapdiev)248 nhưng sau 1 hiện tượng ngăn trở kì lạ, các nhà bác học táo bạo nhất trong việc đối chiếu ngữ âm đột nhiên hình như trở nên dè dặt một cách khó hiểu khi họ đứng trước 1 địa danh tương tự 1 cách xa hoặc gần, thậm chí rất gần ở Giava, họ tìm mọi cớ để xác định địa danh đó ở ngoài đảo Giava. Quả thật Giava là Sumatra thường được coi là 1 cái đảo như Marco Polo gọi Sumatra là Giava nhỏ. Nhưng đấy có phải là lí do đầy đủ để tránh Giava và khăng khăng thủ tiêu tất cả những bằng chứng về những xứ tên là Giava, Iava (Vipa), Yetiao, Yeteofi, Chopo, không chỉ ở Sumatra mà đôi khi còn ở Boocneo và ngay cả ở bán đảo Malay nữa? Ở Giava, ngoài pho tượng Phật mang phong cách Amaravati tìm thấy ở phía đông và đã được dẫn, những vết tích của sự không thâm nhập Ấn Độ nghĩa là vùng đất trong của eo đất Songder. Nhà đại học xuất bản những bút tích này249 viết: “thật là rất có ý nghĩa, những dấu vết cổ của 1 thuộc địa Ấn Độ được tìm thấy đúng vào 241
Poecbutgiaraca, “Agastya ở vùng quần đảo”, Leider, 1926. Oudheidkundig Verslag, 1925, tr. 142. 243 Oudheidkundig Verslag, 1925, tr. 132; Gangoly, “Về một số di tích Ấn Độ ở Boocneo”, báo hội Đại Ấn, III, 1936, tr. 97. 244 Rupam, 1926, tr. 114. 245 P. Pelliot, “Hai cuộc hành trình”, BEFEO, 1903, IV, tr. 296. 246 P. Pelliot, “Hai cuộc hành trình”, BEFEO, 1903, IV, tr. 283. 247 S.Levi, “Lịch sử Ramayana”, báo Á châu, 1-2, 1918, tr. 80. 248 P. Pelliot, “Hai cuộc hành trình”, BEFEO, 1903, IV, tr. 266. 249 Voghen, “Những bút tích về phía đông của Giava”, 1925, tr. 18-35; R.G. Satécghi, “Ấn Độ và Giava”, II, tr. 20-27. 242
56
phần đảo này, ở đó những thương nhân Hòa Lan đã thành lập những đại lí đầu tiên và nó trở thành trung tâm, từ đó thế lực Hòa Lan lan ra khắp quần đảo. Vị trí địa lí của miền ven biển có tỉnh Batavia so với Sumatra và với lục địa Ấn Độ. những thuận lợi đặc biệt về hình thể đối với việc đi lại bằng thuyền và đối với việc thương mại là những trường hợp để cắt nghĩa 1 cách dễ dàng sự trùng hợp, sự trùng hợp đó không phải chỉ là ngẫu nhiên”. Những bút tích chữ Phạn đó hơi muộn hơn so với chữ của Muylavarman ở Boocneo, có thể có vào khoảng năm 450, tác giả là Puýcnavarman vua nước Taruyma. Trên đó còn giữ đến ngày nay để chỉ tên sông Chitarum, trong vùng Bangdung, và còn được thấy ở phía nam Ấn Độ cách múi Cororanh 250 độ 20km, những bút tích đó nói lên rằng vua Puýcnavarman kể đến cha và ông mình mà không nêu tên, nhận xét những lễ nghi Balamon, và quan tâm đến các công việc dẫn nước vào ruộng trong vương quốc của ông. Hai trong số các vết tích in dấu chân của ông: người ta đề ra, có thể có đôi chút có thật, rằng đó là biểu hiện của việc chiếm lĩnh các vùng lân cận của Buytendooc, là nơi người ta đã phát hiện ra các vết tích đó251. Vương quốc Taruyma còn tồn tại đến thế kỉ VII, nếu đúng nó mang tên là Tolomo là nước đã cử sứ thần sang Trung Quốc năm 666 - 669252 như cuốn Tân Đường thư đã ghi. Ở Sumatra cũng như ở Giava và Selepber vết tích khảo cổ Ấn Độ cổ nhất là pho tượng Phật theo phong cách Amaravati253 tìm thấy ở phía tây Palembang, vùng lân cận đồi Sguntang. Đặc điểm của nó là làm bằng đá hoa cương, một thứ đá không được biết tới ở Palembang; do đó nó phải từ chỗ khác đem đến, có lẽ ở Bangca một hòn đảo ở ven biển phía đông Sumatra, ở đó các nhà hàng hải Ấn Độ thường lui tới từ lâu, nếu đúng nó là Vanga254 như trong Nitdơxa, Fuli đã kể đến. Sự có mặt của pho tượng Phật đó ở Palembang là một điều bảo đảm tính cổ đại của sự thâm nhập Ấn Độ vào xứ này. Người ta đã tranh luận nhiều về vấn đề xác định vị trí ở Giava 3 nước do người Trung Quốc nêu tên từ thế kỉ thứ V: Ye Po Ti (Yavadvipa), nơi đây nhà hành hương Pháp Hiển đã đi qua năm 414 trong chuyến đi Ấn Độ trở về Trung Quốc và cũng ở đây ông đã thăm những nhà tu hành nhưng lại ít thấy dấu vết đạo Phật255; 250
F.M. Schuitger, “Taruymanagara”, LXXIV, 1934, tr. 187; G.F. Stúttéchem, LXXIX, 1939, tr. 83. G.F. Stúttéchem, “De Voetufdrukken van Purnavarman”, Tijd. Bat. Gen, 89, 1932, tr. 288. 252 P. Pelliot, “Hai cuộc hành trình”, BEFEO, 1903, IV, tr. 284. 253 F.M. Schuitger, “Khảo cổ học ở Ấn Độ - Sumatra”, Leider, 1937, tr. 2-3; N.J. Crom, “Đồ cổ ở Palembang”, Niên báo khảo cổ thư mục Ấn Độ, 1931, tr. 29-33. 254 S. Levi, “Ptoleme, Nitdơxa và Brihátcatha”, tr. 27: ở bờ biển phía tây Baroc được ghi trong Ptoleme dưới tên Barusai. 255 “Xiyuki”, bản dịch của S. Bin, I, tr. LXXXI. 251
57
Cherpo là nơi nhà sư Gunnavarman, cựu vương xứ Casermia, đã thuyết giáo trước năm 424 một chút, và đã cử các sứ thần sang Trung Quốc các năm 433, 435 256; Holotan mà trong trong Tống sử đặt trên đảo Cherpo và cũng cử sứ thần giữa những năm 430 và 452257. Những xuộc tìm tòi mới nhất có xu hướng xếp 3 xứ đó lên bán đảo Malay258, theo ý tôi, đánh dấu một sự thụt lùi so với những đánh giá của P. Penio, theo ông này các xứ đó ứng với toàn bộ hoặc một bộ phận của đảo Giava. Còn như xứ Kan To Li ghi trong Lương sử bắt đầu từ giữa thế kỉ V, người ta thường nhất trí xếp nó ở Sumatra259. Vào năm 454 - 464, ông vua ở Kan To Li, tên Trung Quốc là Sri Varanarenra, đã cử xứ thần Ấn Độ Rudra sang Trung Quốc; năm 502 nhà vua Gautama Subhadra, theo đạo Phật, có con là Vijayavarman đã cử sứ thần sang. 4. Sự bành trướng mạnh mẽ của cuộc di thực ấn Độ và sự ấn Độ hóa lần thứ hai nước Phù Nam (Vào thế kỉ V) Tóm lại, những bằng chứng khảo cổ và thư tích cổ Trung Quốc chỉ ra rằng, sự thâm nhập của Ấn Độ cổ xưa vào các đảo cũng như bán đảo vào nửa đầu thế kỉ V, với những bút tích của Muyavarman ở Boocneo và của Puýcnavarman ở Giava, và với sự phát triển của các cuộc giao hảo với Trung Quốc đã cho ta chứng kiến một sự bành trướng mạnh mẽ của việc Ấn Độ hóa miền ngoại Ấn mà người ta có thể gán cho, nếu không phải là một đợt di cư thì ít ra cũng là ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa mà các vết tích cho phép ta coi như có nguồn gốc từ phía đông hoặc phía nam Ấn Độ. Người ta đã tìm trong lịch sử Ấn Độ chính quốc những nguyên nhân trực tiếp về cuộc vận động đó và người ta đã tiêu phí nhiều tưởng tượng để gán ghép những triều đại mới ở ngoại Ấn với những dòng vua Ấn Độ. Tôi không theo những tác giả nào tưởng có thể phiêu lưu trên mảnh đất chuyển động đó260. Tuy nhiên người ta coi là có thể được, những cuộc chinh phục của Samadragupta (vào khoảng 335 - 375) ở miền nam Ấn Độ và sự thuần phục của vua Panlava và các phó vương của ông261, nó đã tạo nên những sự đảo lộn nghiêm trọng đưa lại kết quả là di chuyển một số yếu tố của quý tộc phía nam sang các nước phương đông. Người ta đã thấy, chính do cuộc chinh phục thung lũng sông Hằng của Samadragupta mà S. Levi đã nêu lên 256
P. Pelliot, “Hai cuộc hành trình”, BEFEO, 1903, IV, tr. 274-275. P. Pelliot, “Hai cuộc hành trình”, BEFEO, 1903, IV, tr. 271-272. 258 F.L. Moen, “Criviginia, Iava và Cataha”, Tijd. Bat. Gen, LXXVII, 1937, tr. 317-486: dịch sang tiếng Anh trong báo của Hội Malay, 1940, II; Nicacangta Satsteri, “Ghi chép về lịch sử địa lí bán đảo Malay và quần đảo”, báo Đại Ấn, VII, 1940, tr. 15-42. 259 G. Pherăng, “Xứ Kan To Li (tên gọi III của Konen Lonen)”, báo Á châu, 9-10, 1919, tr. 238-241. 260 F.L. Moen, “Criviginia, Iava và Cataha”, Tijd. Bat. Gen, LXXVII, 1937. 261 Dlavale Putsanh, “Triều đại và lịch sử Ấn Độ”, tr. 40. 257
58
sự có mặt bất ngờ của người Ấn Độ - Xíttơ lên ngôi vua ở Phù Nam năm 357. Có lẽ giai đoạn đó chỉ là một màn giáo đầu cho một cuộc vận động chung hơn, từ giữa thế kỉ IV đến giữa thế kỉ V, nó đã đưa tới bán đảo và các đảo đã Ấn Độ hóa rồi và có mối liên hệ thường xuyên với Ấn Độ, những ông hoàng, những người Balamon, những người trí thức, nhờ họ mới có sự phát triển của minh văn học bằng chữ Phạn trước hết ở Champa, rồi ở Boocneo và Giava. Cũng trong cùng thời kì đó và có lẽ cũng do một nguyên nhân, nước Phù Nam đã được tiêm một liều văn hóa Ấn Độ mới, nó có giá trị là một bút tích cổ xưa nhất ở Phù Nam sau tấm bia ở Võ Cạnh. Lương thư cho ta biết một trong những người kế tục của Chiên Đàn Ấn Độ là Kiao Tchen Gon (Condinia): “Ông ta gốc là 1 người Balamon ở Ấn Độ. Tiếng 1 vị thần đã bảo ông: “Cần phải đến trị vì ở Phù Nam”. Condinia rất vui sướng trong lòng. Về phía nam ông đã tới Bàn Bàn. Dân Phù Nam đã biết ông và học ông, cả vương quốc sung sướng đứng dậy, đến trước mặt ông và tôn ông làm vua. Ông đã thay đổi tất cả các quy tắc theo phương pháp của Ấn Độ. Condinia mất, một trong những người kế tục ông là Trì Lê Đà Bạt Ma (Sri Indravarman hay Srestavarman) vào thời hoàng đế Văn nhà Tấn? (424 - 453) đã đưa ra một lời thỉnh nguyện và đem cống nhiều sản phẩm địa phương”262. Đó là các sứ thần mà Tấn thư đã xếp vào năm 434, 435 và 438. Có lẽ cùng một tác phẩm đó đã nói tới vua Trì Lê Đà Bạt Ma năm 431-432: “Nước Lâm Ấp muốn đánh bại nước Giao Châu (Bắc Kì) và mượn quân của vua nước Phù Nam. Vua Phù Nam không chấp thuận”263. 5. Nước Champa (Từ cuối thế kỉ IV đến năm 472) Trước khi theo dõi lịch sử Phù Nam mà từ khoảng năm 480 đã phát triển một cách đều đều, cần nói vài lời về những việc xảy ra ở nước Champa. Sau khi Phạm Phật (Badravarman) mất, người con hoặc cháu ông Phạm Hồ Đạt lên kế vị năm 380, xâm lược Nhật Nam năm 399, nhưng bị thất bại. Lợi dụng sự hỗn loạn ở Trung Quốc trong lúc nhà Tấn suy yếu, Phạm Hồ Đạt lại tiếp tục xâm lấn vào các năm 405 và 407, và đến năm 413 lại tiến hành một cuộc viễn chinh mới ở địa phận phía bắc Nhật Nam, và ở đó ông không về nữa. Con của Phạm Hồ Đạt, theo Lương thư là Địch Chân lên nối ngôi nhưng lại thoái vị để nhường ngôi cho cháu và đi Ấn Độ. Có lẽ chính ông là Gungaraja mà một bút tích ở thế kỉ thứ VII264 đã nêu lên, nổi tiếng “về những đức tính vương giả là óc khoa học và lòng dũng cảm. Khó từ bỏ vương quyền (ông bèn thoái vị), ông tự nhủ: “Nhìn thấy sông Hằng là một niềm vui lớn” và ông đã đi từ chỗ này đến sông 262
P. Pelliot, “Nước Phù Nam”, BEFEO, III, tr. 269. P. Pelliot, “Nước Phù Nam”, BEFEO, III, tr. 255. 264 L. Finot, BEFEO, IV, tr. 922. 263
59
Hằng”. Hình như người kế vị ông là một người cháu mà trong bút tích thế kỉ VII gọi là Mamorathavarman265. Những gì xảy ra sau đó đều không được biết nữa. Vào năm 420 xuất hiện một ông vua gốc bí mật, tự xưng là Dương Mai “Hoàng tử vàng”. Sau một chuyến thâm nhập thất bại vào Giao Châu, năm 421 ông cầu phong với Trung Quốc. Cũng năm đó ông mất, con trai ông 19 tuổi lên ngôi, mang cùng tên và tiếp tục đi xâm lược phương bắc. Năm 431, ông cử hơn 100 chiến thuyền đi cướp phá bờ biển Nhật Nam, người Trung Quốc phản ứng mãnh liệt đến bao vây Khu Túc (Huế) trong lúc vua đi vắng, nhưng bị bão nên không lợi dụng triệt để được thắng lợi và phải tháo vây. Chính lúc đó Dương Mai bị thất bại trong việc mượn quân của Phù Nam “để đánh bại Giao Châu”, và đến năm 433, ông xin thần phục Trung Quốc, nhưng yêu cầu của ông không có kết quả. Những cuộc xâm lược của Champa càng tăng lên làm cho Đàm Hòa Chi, tân Thái thú ở Giao Châu tiến hành một cuộc trấn áp nặng nề vào năm 446. Trong khi thương lượng, người Champa đã có dấu hiệu không thành thật, Đàm Hòa Chi liền xóa bỏ cuộc thương lượng và bao vây Khu Túc. Một cuộc huyết chiến khác xảy ra ở kinh đô Shimhapura (Trà Kiệu), quân Trung Quốc đã lấy được 10 vạn đồng tiền vàng nguyên chất. Nhà vua Champa đã chết vì buồn phiền. Kế vị ông là con hoặc cháu tên là Phạm Thần Thành, ông này đã cử sứ thần đi vào những năm 456, 458 và 472. 6. Những vua cuối cùng ở Phù Nam (480-540); nước Champa (484-529) Mười năm sau niên hiệu đó, Nam Tề thư lần đầu tiên nói đến vua Phù Nam là Đồ Già Bạt Ma (Jayavarman) có họ là Kiều Trần Như nghĩa là dòng dõi của Condinia266. P. Pelliot viết267: “Ông hoàng đó đã cử thương nhân đến Quảng Châu, những người này khi trở về bị dạt lên bờ bể Lâm Ấp (Champa) cùng một ông sư Ấn Độ Nagasra đi đường tắt đến Phù Nam và năm 484, vua Jayavarman phái ông đi cống hoàng đế Trung Quốc và đồng thời xin viện trợ để thắng nước Lâm Ấp. Từ một vài năm, một tên chiến đoạt đã tranh lấy ngôi vua ở xứ này, văn bản Lâm Ấp gọi là Tang Ken Tchouen, con vua Phù Nam. Vua Jayavarman coi y là một trong những kẻ tôi tớ, đạt tên là Cựu Thù La268. Hoàng đế Trung Quốc cám ở Jayavarman đã tiến cống, nhưng không cử binh sang giúp ông đánh Lâm Ấp. Qua những lời trống rỗng đôi khi tối nghĩa của bản thỉnh cầu (sớ), ít nhất ta cũng nhận xét thấy hai điều: trước hết là việc thờ cúng Shiva giữ địa vị thống trị ở Phù Nam, nhưng đồng 265
G. Maspéro, “Vương quốc Champa”, BEFEO, XXVIII, Paris, 1928, tr. 288. P. Pelliot, “Nước Phù Nam”, BEFEO, III, tr. 257. 267 P. Pelliot, “Nước Phù Nam”, BEFEO, III, tr. 294. 268 G. Maspéro, “Vương quốc Champa”, BEFEO, XXVIII, Paris, 1928, tr. 75, số 2, cho nhiều lí lẽ rất tốt để nhập hai nhân vật đó làm một. 266
60
thời người ta cũng theo đạo Phật, bản thỉnh cầu phần lớn là Phật giáo và do 1 nhà sư Ấn Độ tạm trú ở Phù Nam trao cho. Hơn nữa, dưới triều Jayavarman, hai nhà sư gốc Champa sang ở Trung Quốc269; cả hai cùng biết chữ Phạn nên suốt đời được dùng vào việc dịch kinh”. Cùng một đoạn trong cuốn Nam Tề thư là cuốn sánh mà P. Pelliot đã trích những ý trên, còn cho biết thêm một số tài liệu đáng được trích lại về nền văn minh vật chất Phù Nam: “Dân Phù Nam rất láu cá và xảo quyệt. Họ dùng sức bắt dân các thành lân cận không chịu thuần phục đem về làm nô lệ. Về hàng hóa, họ có vàng bạc, tơ lụa. Con cái những nhà quyền thế may sarong bằng gấm; phụ nữ trùm qua đầu một tấm vải để mặc. Dân nghèo che thân bằng một mảnh vải. Dân Phù Nam còn biết làm nhẫn và vòng bằng vàng, bát đĩa bằng bạc. Họ đốn các cây về làm nhà. Vua ở nhà gác, họ rào nhà bằng giậu gỗ. Ở bờ bể mọc 1 loại tre lớn, lá dài tới 8 - 9 chân270. Họ tết lá của nó để lợp nhà. Dân chúng cùng ở các nhà có nền cao. Họ đóng thuyền dài 8 - 9 trượng271 ngang 6 - 7 chân, đầu và đuôi thuyền giống như đầu và đuôi 1 con cá. Khi ra ngoài, vua cưỡi voi. Đàn bà cũng được cưỡi voi. Để giải trí, dân thường chơi chọi gà hay chọi lợn. Họ không có nhà tù. Trong trường hợp tranh chấp nhau, họ ném nhẫn vàng hay trứng vào nước sôi và buộc phải lấy ra. Hoặc nung đỏ 1 cái xích mà người ta phải cầm trong tay và đi bảy bước. Tay thủ phạm hoàn toàn bị bóc ra, người vô tội thì không bị bong. Hoặc họ còn đem dìm cả hai xuống nước, ai phải thì ấn cũng không chìm, ai trái thì chìm ngỉm”272. Một văn bản trước nữa, cuốn Lương sử273 thêm các chi tiết sau: “Họ không đào giếng nơi họ ở. Nhiều chục hộ có chung một cái bể lấy nước . Tập quán của họ là thờ phụng các thần trên trời. Họ đúc các tượng thần bằng đồng đỏ, vị thì 2 mặt 4 tay, vị có 4 mặt 8 tay. Mỗi tay cầm 1 vật, khi thì là đứa bé con, hoặc là con chim con thú, hay mặt trời mặt trăng. Khi đi hoặc về, vua cưỡi voi; các phi tần hay cân thần cũng vậy. Khi vua ngồi, ông ta co chân phải lại, thõng chân trái xuống tận đất275. Họ trải ra trước mặt vua một tấm vải, trên đó có đặt những bình bằng vàng và các lư hương. Khi có tang, tập quán của họ là cắt râu và 274
269
Đó là Xănggapala và Mandraxena trong văn bản Trung Quốc Tripitaka - P. Pelliot, “Nước Phù Nam”, BEFEO, III, tr. 284-285. 270 Chân (hay thước) là đơn vị đo lường = 0,3248m, ở đây có thể là cây dừa (ND). 271 Trượng = 10 chân. Đoạn này trong Nam Tề thư nói về các đàn dựa vào 1 đoạn chi tiết hơn trong chuyện của Khang Thái trích trong “Thái Bình dự lãm” và P. Pelliot, “Văn bản Trung Quốc về Đông Dương Ấn Độ hóa”, BEFEO, II, tr. 252-253. 272 P. Pelliot, “Văn bản Trung Quốc về Đông Dương Ấn Độ hóa”, BEFEO, II, tr. 261-262. 273 P. Pelliot, “Văn bản Trung Quốc về Đông Dương Ấn Độ hóa”, BEFEO, II, tr. 269-270. 274 Đó là nguyên tắc Trapeang hiện nay vẫn dùng ở Cămpuchia. 275 Đó là kiểu “thoải mái của vua” thường được trình bày trong họa tượng học. 61
tóc đi. Đối với người chết, có 4 loại mai táng: “thủy táng” tức là ném xác chết xuống sông; “hỏa táng” tức là đem thiêu thành gio; “mai táng” tức là đem chôn dưới đất và “thiên táng”276 tức là bỏ thi thể ngoài đồng cho chim rỉa”. Triều vua Jayavarman đó đánh dấu cho một thời kì hùng cường của Phù Nam, và được phản ánh trong sự kính nể của hoàng đế Trung Quốc vào dịp sứ thần tới năm 503: “Vua Condinia Jayavarman nước Phù Nam ở vào giáp giới đại dương. Cha truyền con nối, nhà vua sẽ cai quản sứ sở miền nam xa xôi. Lòng thành thật của vua đã truyền đi xa qua vô số những người thông ngôn, nhà vua đã đem cống nhiều lễ vật; nhà vua rất xứng đáng được hưởng hoàng ân và được tặng danh hiệu vinh quang. Có thể là danh hiệu Thống soái phía nam đã được bình định, vua của nước Phù Nam”277. Người ta đã thấy 1 người con hay đầy tớ của Jayavarman trốn sang nước Lâm Ấp và xưng vua sau khi Trần Thành mất, và năm 484 Jayavarman đã thất vọng khi cầu cứu hoàng đế Trung Quốc giúp ông trừng trị kẻ chiếm đoạt. Người ta không rõ Jayavarman đã làm gì. Điều chắc chắn là năm 491, kẻ tiếm ngôi vẫn trị vì dưới tên là Phạm Đường Cân Thuần và được triều đình Trung Quốc phong vương ở Lâm Ấp. Nhưng năm sau, 492, y bị truất ngôi do một người con cháu của Dương Mai tên là Chư Nông. Ông này trị vì 6 năm và bị chết đuối ở biển năm 498. Với những người nối ngôi sau ông: Phạm Văn Khoản, Phạm Thiên Khải (có thể là Dravarman) và Phạt Tuyên Bạt Ma (Vijayavarman) người ta chỉ có những niên hiệu sứ thần vào các năm: 502 và 527. Đến năm 527, một triều đại mới nắm quyền mà nguồn gốc và lịch sử sẽ được vẽ lại trong chương sau. Jayavarman, “Ông vua lớn nước Phù Nam” chết năm 514. Ta không có bút tích của ông, nhưng chánh cung hoàng hậu Kulaprabhavatti và con ông là Gunnavarman mỗi người đã để lại một bút tích chữ Phạn vào nửa đầu thế kỉ thứ V. Trên một tấm bia tìm thấy ở Cămpuchia về phía nam tỉnh Takeo, hoàng hậu Kulaprabhavatti muốn sống ẩn dật, đã nêu ra việc thành lập 1 tu viện gồm một nhà ở và một bộ phận chứa nước278. Bài thơ đầu văn bản phỏng theo Visnu. Một bút tích Vishnu khác viết bằng chữ cổ hơn được khắc vào 1 cái cột trụ của một cái trạm ở Tháp Mười trong Cánh Đồng Cói ở Nam Kì, theo lệnh vua Gunnavarman con của Jayavarman “mặt trăng của dòng họ Condinia”. Tấm bia đó để tưởng niệm sự thành lập “trên một vùng được chinh phục trên một đống bùn
276
BEFEO, XL, tr. 320. P. Pelliot, “Nước Phù Nam”, BEFEO, III, tr. 269. 278 G. Xodetx, “Bút tích ở Phù Nam”, báo Đại Ấn, IV, 1937, tr. 117-121. 277
62
lầy”. Vua Gunnavarman “tuy còn trẻ” là thủ lĩnh. Một ngôi đền có vết chân của Visnu có tên là Chakratiathasvamin279. Vậy mà ở Giava, dấu chân của Puýcnavarman, so với dấu chân của Visnu như trên đã nói, có thể là dấu hiệu chiếm lĩnh một xứ sau một cuộc chinh phục bằng quân sự, còn ở đây là một cuộc chinh phục hòa bình sau những công cuộc dẫn nước và đắp đất từng phần ở cái nơi mà cho đến nay vẫn còn nhiều bùn lầy và ngập nước 1 thời gian trong năm280. Có thể mẹ của Gunnavarman chính là hoàng hậu Kulaprabhavatti, vợ của Jayavarman281 và cũng có thể Gunnavarman là con của Jayavarman282 mà theo Lương sử283 đã bị đoạt ngôi sau khi cha ông mất năm 514 và bị người em là Lieou Topano (Rudravarman), con người thiếp của Jayavarman ám sát. Rudravarman đã cử sang Trung Quốc nhiều sứ thần giữa các năm 517 và năm 539. Ông là vua cuối cùng của Phù Nam. Một bút tích Phạn ở tỉnh Bati 284 cho ta biết ông vua này trị vì trong lúc thành lập Phật giáo, như đã ghi trong tài liệu đó. Một tấm bia ở thế kỉ VII coi ông là tiền nhân của Bavavarman I, ông vua đầu tiên của Cămpuchia thời kì trước Ăngko285. Một bút tích ở thế kỉ thứ X coi ông là người đứng đầu một ngành vua có nguồn gốc từ cặp Condinia Xoma, đã trị vì sau Sritavarman và Srétthavaman, dòng dõi của Cămbu286. Trong chương sau, chúng ta sẽ thấy cần phải nghĩ đến truyền thống phổ hệ. Chỉ cần nói ở đây việc lên ngôi bất chính của Rudravarman hình như đã gây ra cuộc nổi dậy của hai anh em Bavavarman và Sterasna ở các tỉnh miền trung sông Mekong đã dẫn tới sự phận chia nước Phù Nam trong khoảng giữa những năm 540 đến 550. Trong 5 thế kỉ, nước này là một cường quốc thống trị trên bán đảo. Sau khi sụp đổ nó còn để lại trong một khoảng thời gian lâu dài một ấn tượng lớn trong các thế hệ sau. Các vua nước Cămpuchia thời kì trước Ăngko đã chấp nhận truyền thuyết lịch sử của nó, như ta sẽ thấy ở chương sau. Những ai đã trị vì ở Ăngko đều
279
G. Xodetx, “Hai bút tích Phạn ở Phù Nam”, BEFEO, XXXI, tr. 1-12. Về vùng này, xem E. Aymonier, “Nước Cămpuchia”, I, tr. 138-139. 281 Đối với tôi hình như sự thực là ông vua trị vì trong bút tích ở Tháp Mười mà các tên không đầy đủ bắt đầu bằng chữ Ja kèm theo một chữ bị hủy một phần nhưng giống như chữ Ya, không phải ai khác ngoài Jayavarman. 282 Giả thiết này, tôi đã nêu lên (báo hội Đại Ấn, 1937, tr. 119) về hình thức mâu thuẫn với sự kiện mà bút tích của Jayavarman, theo cổ tự thì có trước bút tích của hoàng hậu Kulaprabhavatti. Bút tích ở Tháp Mười được viết lên khi Jayavarman còn rất trẻ, còn bút tích kia có khi hoàng hậu đã nghĩ đến việc đi ở ẩn: điều đó có thể là do hậu quả của vụ án giết con bà và của sự tiếm đoạt ngôi vua của con kẻ tình địch với bà. 283 P. Pelliot, “Nước Phù Nam”, BEFEO, III, tr. 270. 284 G. Xodetx, “Hai bút tích Phạn ở Phù Nam”, BEFEO,, số XI, tr. 66. 285 A. Barth A. Bergaigne, “Bút tích Phạn ở Champa và Cămpuchia”, số XI, tr. 66 286 G. Xodetx, “Bút tích ở Bakasei Chamkrong”, Báo Á châu, số 5-6, 1909, tr. 479; BEFEO, XXVIII, tr. 31, 39; G. Xodetx, “Bút tích ở Cămpuchia”, II, tr. 10, 15. 280
63
cố gắng gắn liền nguồn gốc của họ với Adriaja hay vua tối cao của Viadrapura 287 và những ông vua ở Giava thế kỉ VIII làm sống lại danh hiệu Sailendra “Vua của miền núi”. Ở phần trên nữa tôi đã thuật lại các đoạn trích trong lịch sử triều đại Trung Quốc, nó đã cho ta biết một chút về tình trạng xã hội và phong tục của dân Phù Nam. Về mặt tín ngưỡng, những việc thờ phụng của Ấn Độ cũng được xác nhận kế tiếp nhau hoặc đồng thời ở đây. Hai vua dòng Condinia đã Ấn Độ hóa xứ này đều là người Balamon, họ phải đem nhập vào đất này những lễ nghi Shiva, nó vốn rất rực rỡ vào thế kỉ thứ V. Dưới triều đại vua Jayavarman, Nam Tề thư viết: “Tập quán của xứ này là thờ phụng thần Mahervera (Shiva). Thần đã luôn giáng xuống núi Motan288”. Có lẽ đây là ngọn núi thần mà ở đó các vua ngay nước đó cũng lấy làm tên mình. Ở cạnh kinh đô và là trung tâm của vương quốc, nó là nơi trời đất gặp nhau. Đó là lí do tại sao “thần luôn luôn giáng hạ xuống đấy”. Có lẽ nó được vật thể hóa dưới hình thức cái dương vật của Shiva Girixa289 “đã lai vãng miền núi”. Một đoạn trong Lương thư kể trên nói về hình ảnh có 2 mặt 4 tay, có thể là thần Haribana hay Visnu và Shiva hợp lại thành một. Sự tồn tại của việc thờ cúng theo tín ngưỡng Vishnu toát ra từ các bút tích của Gunnavarman và của mẹ ông. Cuối cùng Phật giáo tiểu thừa bằng chữ Phạn, xác nhận từ thế kỉ III, nở rộ vào thế kỉ IV và VI dưới triều vua Jayavarman và Rudravarman. Về nghệ thuật kiến trúc, hình như không còn lại chút gì. Nhưng một giả thiết đáng chú ý cho phép nghĩ rằng, nếu tất cả đã bị thiêu hủy, thì ít nhất một vài công trình kiến trúc theo nghệ thuật Tiền Ăngko, có mái nhiều tầng nhỏ có mái trang trí nhiều khám con để bày tượng, cũng phản ánh lại những đặc điểm chính của các công trình kiến trúc ở Phù Nam. Cái Mukhalinga hay cái dương vật có mặt mũi, theo giả thiết, phải gắn chặt với nền kiến trúc đó. 290
Còn về việc tạc tượng, những tượng Phật theo phong cách Gupta291, các Visnu đội mũ và các Harihana của Cămpuchia trước Ăngko292 nhất là tượng của Xurya tìm thấy ở Nam Kì293 tuy nó có sau khi Phù Nam suy sụp, nhưng đã gợi lên một số quân niệm về nghệ thuật tạc tượng của nó. 7. Những bằng chứng cổ nhất về dân Piu ở Iranadi và dân Mon ở Menam
287
G. Xodetx, “Truyền thống gia hệ của các vua đầu tiên ở Ăngko”, BEFEO, XXVIII, tr. 127-131. P. Pelliot, “Nước Phù Nam”, BEFEO, III, tr. 260. 289 BEFEO, XXVIII, tr. 128-130. 290 H. Parmentier, “Phỏng đoán về nghệ thuật của Champa”, BEFEO, XXXII, tr. 183-189. 291 G. Gơrotxlie, “Ghi chép về nghệ thuật chạm khắc Khơmer cổ”, BEFEO, I, tr. 297-314. 292 P. Duypont, “Visnu đội mũ ở Tây Đông Dương”, BEFEO, XLI, tr. 233-254. 293 L. Malleret. “Mục lục Viện Viễn đông bác cổ ở Labrotx”, số 68 và 70. 288
64
Còn phải nói vài lời về các quốc gia Ấn Độ ở Tây Đông Dương. Hình như do vị trí địa lí, nền văn hóa Ấn Độ vào các nước này sớm hơn và sâu sắc hơn ở Phù Nam, và các vương quốc khác trong vùng ngoại Ấn; tuy vậy nó chỉ cung cấp một số vết tích khảo cổ cũng như minh văn hiếm hoi và muộn màng về thời kì trước trung thế kỉ VI. Nhưng nếu căn cứ vào bằng chứng hầu như không có gì đó mà kết luận rằng nó được Ấn Độ hóa chậm hơn thì thật là sơ suất, vì nhiều trường hợp khác nhau có thể dẫn tới việc làm biến mất hoặc chậm phát hiện các dấu tích cổ xưa hơn. Còn như sự im lặng hầu như hoàn toàn của các nguồn sử liệu Trung Quốc về thời kì đó là do các sứ giả Trung Quốc được phái về các vương quốc phương nam đều đi bằng đường biển và các nước ở xa Trung Quốc nhất theo đường biển là những nước sau cùng đặt liên hệ với nó294. Tuy nhiên hình như ngay từ thế kỉ thứ III, người Trung Quốc, qua Vân Nam, đã đặt liên lạc với vương quốc Piao, tương ứng với vùng lưu vực sông Iranadi. Phiên âm Trung Quốc là Piu295. Bộ lạc dân Piu là đội xung kích của đợt di cư dân Tạng - Miến và tự đặt cho mình cái tên Tiếcsun296, chiếm vùng xung quanh Promo. Những danh thắng cũ của vùng ngoại vi thành này đã cho những mẫu văn bản về quy pháp bằng tiếng Pali mà ngữ pháp có vào khoảng năm 500 297. Những tài liệu đó chứng thực sự tồn tại của một đất di thực Phật giáo gốc ở phía nam trong một miền mà các khách hành hương Trung Quốc thế kỉ VII gọi là Srikshatra và một triều đại vua mang tên phạn trị vì ở đó vào thế kỉ thứ VIII. Dân Piu, ở phía bắc giáp người Mianma, ở phía nam giáp người Mon. Sử biên niên địa phương đã ghi sử của dân tộc này vào thời Phật thân hành đến đây. Nó cung cấp một bảng liệt kê rất dài những tên vua298 mà khó có thể kiểm tra được, và thí dụ về sử biên niên Cămpuchia về thời kì Ăngko không có một chút liên hệ với hiện thực được minh văn học phát hiện ra, điều đó không khuyến khích việc coi các danh sách Mianma là những tài liệu có thể tin được. Các niên hiệu, qua các văn bản, 294
Cần trừ Giava ra, đây là nước mà người Trung Quốc biết từ năm 132 dưới tên là Yetiao; và trước nữa còn có những nước bí hiểm Hoang Tche và Foukantoulou (P. Pelliot, “Toung Pao”, XIII, 1912, tr. 475-461) người ta tưởng có thể đồng nhất Foukan với Pangan ở Mianma (G.H. Luýtxơ, “Fukantulu”, Báo hội Mianma, XIV, 1924, tr. 91-99). 295 P. Pelliot, “Hai cuộc hành trình”, BEFEO, 1903, IV, tr. 172-173. 296 G.H. Luýtxơ, “Thành trì ở Piu”, Báo hội Mianma, XXII, 1930, tr. 90; XXVII, 1937, tr. 241 và XXIX, 1939, tr. 269. 297 Lập lắc vàng của Mongun ghi câu “Ye dchamma, itiporso” và kể ra 19 loại, do Tun Nyeiu ấn hành, chỉ dẫn minh văn, V, tr. 101 và L. Finot, Báo Á Châu, 7-8, 1912, tr. 132; Ba mẫu bút tích trên đá hay đất nung của Bologyi gần Moja, gồm 1 mẫu của Vibhanga, L. Finot ấn hành, tr. 135, 7-8, 1913; Hộp đựng thánh tích của Moja ghi tên 4 ông Phật và 4 môn đệ, niên báo Khảo cổ Ấn Độ 1926 - 1927, tr. 175; 1 lá vàng tìm thấy ở Kyundoju có ghi âm Iti piao; sách trên, 1928 - 1929, tr. 108-109; 20 lá vàng tìm thấy ở Moja, ghi các trích đoạn của quy pháp Pali, in trong báo Khảo cổ Mianma, 1938 - 1939, tr. 12-22; Xem Nihar Ranjan Ray, “Phật giáo chữ Phạn ở Mianma”, Calcutta, 1936, tr. 3-4. 298 A.P. Phuyrer, “Lịch sử Mianma”, London, 1883. 65
đều không có sự nhất trí một cách lạ thường. Về thời kì trước thế kỉ VI, chỉ cần ghi nhớ sự tồn tại ở phía bắc, trong miền đồng lúa trù phú ở Kyocs và ở vùng Pagan, là những trung tâm mà Mianma tiếp nhận Phật giáo từ Bắc Ấn đến 299 sự có mặt của các đất di thực Ấn Độ gốc ở Oritxa, ở miền hạ Mianma, từ những đất di thực này mà đất chính là ở Sudhamavatti (hay Puyara) nghĩa là Tha Tôn ở cửa sông Sittang, một truyền thuyết địa phương đã sinh ra và làm chết đi Buddhagosa người cha nổi tiếng của nhà thờ Xây Lan vào thế kỉ V300. Ở lưu vực sông Menam, những nơi duy nhất có nước trong thế kỉ VI là Xitep ; Prapathom302 và Preituk 303. Người ta đã không biết tới những vương quốc đã từng để lại các dấu tích trên; người ta không biết tới tên nước tên vua các nước đó. Tất cả điều người ta có thể nói được là các nước đó đều ít hay nhiều thần phục nước Phù Nam. Những thắng cảnh Phật giáo ở Prapathom và Preituk, từ thế kỉ VII, là 1 bộ phận của vương quốc Mon của Dvaravatti mà người ta không rõ nó đã có từ thế kỉ V hay VI. Còn về Xitep, nơi có nhiều tượng Visnu nằm trong đế quốc Khơmer vào thời mà các vua xứ Ăngko phát triển quyền thống trị về phía tấy. 301
Thời kì đầu tiên của lịch sử ngoại Ấn chấm dứt vào năm 540 đã cho ta thấy sự nảy sinh ra một loạt các vương quốc Ấn Độ hoặc Ấn Độ hóa trên những vùng như châu thổ Iranadi, thung lũng hạ lưu sông Mekong, các đồng bằng miền Trung Trung Kì, qua nhiều thế kỉ là nơi trú ngụ của các vương quốc, và trên những danh thắng trời ban cho như Crat, Palembang, cực tây đảo Giava, mà lịch sử hiện nay đã xác nhận ưu thế về kinh tế, thương mại và chiến lược. Trong phần lớn các trường hợp, hình như Phật giáo đã mở đường cho sự xâm nhập của nền văn hóa Ấn Độ vào. Những tượng Phật theo phong cách Amaravati tìm thấy ở Thái Lan (Pray Tuk và Cò Rạt), ở Trung Kì (Đồng Dương), ở Sumatra (Palembang), ở Giava và Boocneo… đã cắm mốc đến cực điểm biên giới vùng mà ngay từ đầu đã được Ấn Độ hóa. Quốc giáo Shiva với việc thờ vượng dương vật chỉ được xác nhận về sau ít lâu. Còn đạo Visnu cũng không xuất hiện trước thế kỉ V.
299
L. Fnot, “Tài liệu mới về đạo Phật ở Mianma”, báo Á châu, 7-8, 1912, tr. 121-130; Ch. Ruyroudenlơ, “Người Ari ở Mianma”, niên báo Khảo cổ Ấn Độ, 1915-1916, tr. 80. 300 Về giá trị của truyền thuyết này, xem L. Finot, “Truyền thuyết Buddhagosa”, 1921, tr. 101-119. 301 H.G. Quaritsơ Uênlétx, “Sự khai quật Sridơva, một thành phố Ấn Độ cổ ở Đông Dương”, X, 1936, tr. 6199; “Nghệ thuật mới của Ấn Độ ở rừng Xiêm”, III, London tin tức, 30-01-1937, tr. 174-176; “Ăngko”, London, 1937, chương VII. 302 Chú thích của R. S. Lơmay, “Nghệ thuật Phật giáo ở Xiêm”, Cambrigd, 1938; “những cuộc khai quật mới đây của Duypont”, BEFEO, XXXVII, tr. 688-689; XXXIX, tr. 351-365; XL, tr. 503-504. 303 G. Xodetx, “Công cuộc khai quật ở Preituk”, báo hội Xiêm, XXI, tr. 195-209; niên báo thư viện khảo cổ Ấn Độ, 1927, tr. 16-20; H.G. Quaritsơ Uênlétx, “Khai quật ở Preituk”, nghệ thuật và văn học Ấn Độ, X, 1936, tr. 42-48. 66
Về những vương quốc đó người ta chỉ biết đến tên do các sử gia Trung Quốc ghi lại trong những dịp cử sứ thần đi sứ. Riêng có Phù Nam và từ lâu đã có giao hảo với Trung Quốc là có một lịch sử tương đối liên tục. Trước khi thành một quốc gia có tổ chức vào cuối thế kỉ II, dân chúng nói tiếng Anhdonedieng hợp thành trung tâm của dân tộc ở vùng thung lũng Quảng Nam, họ đã tìm cách lan về phía Bắc, trong những tỉnh Trung Kì thuộc Trung Quốc: đó là màn đầu của tấn thảm kịch trong 15 thế kỉ những người tiên khu của nền văn hóa Ấn Độ với những người đại diện cho nền văn hóa Trung Quốc. Còn về nước Phù Nam, mà trong những lúc nhất định có bộ mặt một đế quốc thực sự, nền văn minh do nó khởi thảo ở thung lũng sông Mekong chuẩn bị cho sự nảy nở của nền văn minh Khơmer, một trong những bông hoa đẹp nhất mà nền văn minh Ấn Độ đã ghép nên ở miền Ấn Độ bên ngoài sông Hằng.
67
Chương V: Sự chia cắt Phù Nam (Giữa thế kỉ VI đến cuối thế kỉ VII) 1. Thời kì cuối cùng của Phù Nam và thời kì bắt đầu của Cămpuchia hay Chân Lạp (540 - 630). 2. Nước Champa (529 - 686). 3. Nước Cămpuchia thời kì Tiền Ăngko (639 - 685). 4. Vương quốc của người Mon ở Dvaravati. 5. Vương quốc của người Piu ở Srikshatra. 6. Những quốc gia ở bán đảo Malay (Thế kỉ VII). 7. Quần đảo Nam Dương: Holing ở Giava và Malaiu ở Sumatra. 1. Thời kì cuối cùng của Phù Nam và thời kì bắt đầu của Cămpuchia hay Chân Lạp (540 - 630) Sứ thần cuối cùng của Rudravarman ở Trung Quốc vào năm 539. Tân Đường thư còn ghi chú về các sứ thần của Phù Nam vào nửa đầu thế kỉ VII304, nhưng nó cũng chỉ rõ trong thời gian đó có nhiều thay đổi trong nước: “Kinh đô của vua ở Tomon. Bất thình lình mới đó đã bị người Chân Lạp thiêu hủy, nên vua phải rời về phía nam trong tỉnh Nafuma” Văn bản cổ nhất nói về Chân Lạp là Tùy thư: “Vương quốc Chân Lạp ở vào phía nam Lâm Ấp, nó vốn là một nước chư hầu của Phù Nam… Họ nhà vua là Cát Lợi (Kshatriya), tên vua là Chất Đà Tư Nã (Sitơraxơna); tổ tiên của ông đã tăng cường sức mạnh của quốc gia. Chất Đà Tư Nã xâm chiếm Phù Nam và bắt phải thuần phục”305. Tên Chân Lạp mà người Trung Quốc gọi 1 cách không thay đổi nước Cămpuchia, ta không biết 1 chữ Phạn hay chữ Khơmer nào tương ứng với âm cổ Chân Lạp. Nhưng người ta có thể xác định vị trí quốc gia đó trên miền trung sông Mekong và vùng Bát Xắc, gần danh thắng Vatphu306. Quả vậy, Tùy thư khi cho những tài liệu về thời kì trước năm 589, nghĩa là trước sự chinh phục hoàn toàn nước Phù Nam và trước sự dời đô của Chân Lạp về 304
P. Pelliot, “Nước Phù Nam”, BEFEO, III, tr. 274. P. Pelliot, “Hồi kí về những tập quán ở Cămpuchia”, BEFEO, III, tr. 23; P. Pelliot, “Nước Phù Nam”, BEFEO, III, tr. 272. 306 G. Xodetx, “Di chỉ nguyên thủy ở Tchenla”, BEFEO, XVIII, 9, tr. 1-3, BEFEO, XXVIII, tr. 124. 305
68
phía nam, đã viết: “Gần kinh đô là một quả núi có tên Lingkiapopo, trên đỉnh có một ngôi đền thường xuyên có 1000 lính gác, dành để thờ thần Potoli, lễ vật cúng là người. Hàng năm vua đến đền làm lễ dâng vật hy sinh (người) cho thần về ban đêm”307. Trên đỉnh trái núi bao trùm danh thắng Vatphu có một khối đá lớn, tương tự như khối đá ở Varenla, tên Trung Quốc là Ling (Lingaparvata) 308, tên Âu châu hiện nay trong các tài liệu Bồ Đào Nha, dùng để chỉ các ngôi chùa309. Còn về Potoli, người ta có thể nhận ra hai âm đầu của Badravatca đúng là tên của vị thần được thờ ở Vatphu310. Theo truyền thuyết, triều đại được giữ lại trong một bút tích ở thế kỉ X311, nguồn gốc của vua ở Cămpuchia có từ sự phối hợp của thày tu Cămbuyxvaygambura, danh tổ người Cămbuygia, với nữ thần Mera do Shiva ban cho, và các tên có lẽ định hư cấu ra để cắt nghĩa tên của người Khơmer. Truyền thuyết đó hỏi có họ hàng với chuyện thần thoại về phổ hệ Panlava ở Căngri (Conggiơvơram) hoàn toàn khác với thần thoại phổ hệ của Nadi312. Từ cặp Cămbuy - Mera đẻ ra một dòng vua có tên là Sritavarman và con ông là Cretsthavarman313. Tên vua thứ hai này dùng để đặt tên cho tỉnh Sretsthapura, còn tồn tại trong thời kì Ăngko, ít nhất cũng là tên một khu ở vùng Bát Xắc. Những ông vua đó mà thời đại chưa được xác định, theo cùng một bút tích, là người “giải phóng thổ dân khỏi xiềng xích cống vật” nghĩa là đạt tới một mức độ độc lập nhất định ít hay nhiều hiện thực đối với Phù Nam, hay là như văn bản Trung Quốc viết: “tăng cường sức mạnh của quốc gia”. Họ tự cảm thấy khá mạnh vào giữa thế kỉ VI để có thể tấn công đế quốc phía nam. Vua nước Chân Lạp bấy giờ là Bavavarman, con của Viravarman và cháu của vua Sarvabauma314, nghĩa là vua nước Phù Nam. Một bản minh văn, có muộn hơn một chút, nhưng người ta không có lí để xóa bỏ bằng chứng đi, đã thêm một chi tiết quan trọng rằng ông ta là chồng của công chúa theo họ mẹ của Cretsthavarman315. Vậy là Bavavarman thuộc về một hoàng gia ở Phù Nam và trở thành vua nước Chân Lạp nhờ lấy công chúa nước đó. Người ta hiểu tại sao bút tích thế kỉ X 307
Theo Matouanliu, bản dịch của Harvei de Xanh Dennit, tr. 483. P. Pelliot, “Hai cuộc hành trình”, BEFEO, 1903, IV, tr. 217. 309 Iulơ và Buyóocnen, “Hốpxơn Giốpxơn”. 310 G. Xodetx, “Di chỉ nguyên thủy ở Tchenla”, BEFEO, XVIII, 9, tr. 124 311 Bút tích ở Bacsei Sumkrong, XI - XII, báo Á châu , 5-6, 1909, tr. 496-497. 312 V. Golubep, “Những truyền thuyết về Nađi và Apsara”, BEFEO, XXIV, tr. 508. 313 Bia ở Taperom, BEFEO, VI, tr. 71. 314 Bút tích của Vincăngten; A. Barth A. Bergaigne, “Bút tích Phạn ở Champa và Cămpuchia”, tr. 30; Bút tích ở cửa sông Mun, BEFEO, XXII, tr. 57-58 và 385. 315 Bia ở Taperom, BEFEO, IX, tr. 71. 308
69
nói trên lại nói là dòng dõi Cămbuy là tập hợp dòng giống mặt trời, nó đòi hỏi dòng giống mặt trăng là dòng giống nước Phù Nam. Người ta cũng hiểu tại sao sau Cruytavarman và những người nói dòng Cămbuy, nó đưa lên ngôi những ông vua dòng dõi của Condinia và Nadi - Xoma, có thủ lĩnh đầu ngành là Ruydravarman, tức là các vua cuẩ Phù Nam. Cuối cùng người ta hiểu tại sao các vua ở Chân Lạp, những người kế vị các vua của Phù Nam chấp nhận truyền thuyết triều đại của Condinia và Nadi316. Tóm lại là họ đã gìn giữ những tài sản của chính họ vì Bavavarman là một ông hoàng của Phù Nam. Sau một số trường hợp nào, họ có thể làm cho quyền bá chủ của Phù Nam sang Chân Lạp không có, hình như có thực, cơ hội đó do việc lên ngôi một cách bất chính của Rudravarman con một người thiếp và là thủ phạm đã ám hại người kế vị hợp pháp, tạo ra, và hai giả thiết được đưa ra: hoặc là Bavavarman, con của Viravarman, đại diện cho ngành chính hệ và lợi dụng việc Rudravarman biến mất mà đoạt lấy quyền của mình; hoặc là ngược lại Bvavarman, cháu của Rudravarman bảo vệ quyền thừa kế của người ông chống lại âm mưu phục hồi của ngành chính hệ. Giả thiết thứ hai có vẻ thực hơn vì trong giả thiết đầu, người ta hiểu sai tại sao Rudrvarman, vua cuối cùng của một đế quốc suy sụp, sau này lại có thể được coi là “thủ lĩnh đầu ngành”, còn trong giả thiết thứ hai, ông đại diện cho mối quan hệ gắn bó Bavavarman và các người thừa kế với nước Phù Nam317. Vào khoảng 540 - 550, Bavavarman và em trai là Stơraxơna tấn công Phù Nam và đẩy mạnh cuộc viễn chinh ít ra cũng tới Krachie trên sông Mekong, Buyriram, giữa Mun và Đăngréc, và tới Mongkolborei ở phía tây Biển Hồ, nếu ta xét đó theo các bút tích của họ. Nước Phù Nam phải rời đô ở Tomou (Vyadapuyra tức là Bapernong) về một phương ở quá về phía nam tên là Nafuma. Người ta có thể nghĩ tới việc xác định địa điểm tỉnh đó ở Ăngkoborei, một danh thắng khảo cổ rất giàu những vết tích cổ, mà tên và địa danh có vẻ như chỉ ra ở đấy có một kinh đô 318. Điều đó có thể có, nhưng nếu Ăngkoborei trở thành trung tâm của những cái gì còn lại của Phù Nam trong nửa sau thế kỉ VI, nó không thể và như vậy nửa ở nửa đầu thế kỉ VII, luác mà theo Tân Đường thư đã ghi về những sứ thần cuối cùng của đế quốc đang hấp hối; vì ở thời đó người ta đã tìm thấy ở trong vùng những bút tích mang tên vua Isanavarman, người kế vị thứ hai của Bavavarman. Vả lại, người ta đã nhìn sai, sau khi đã xác định hình thể cho nước này, làm sao Phù Nam có thể giữ được lâu dài ở Ăngkoborei đối diện với Chân Lạp là nước đã chiếm cứ khắp miền 316
L. Finot, “Về vài truyền thống Đông Dương”, tr. 209-210. L. Finot, “Về vài truyền thống Đông Dương”, tr. 211. 318 Người ta coi kinh đô này là của Phù Nam trước khi suy sụp (L. Finot, “Về vài truyền thống Đông Dương”, tr. 211-212) còn tôi đã chỉ ra rằng nó là Bapernong. 317
70
bắc. Cho nên, người ta đã đề nghị, với ít nhiều sự thực, là xếp Nafuma về phía Đông Nam Kì319, ở đó nước Phù Nam có thể sống vất vưởng một thời gian trong một tỉnh cũ của nó. Lấy cớ và nhân dịp một xích mích triều đại, sự chinh phục của Chân Lạp đối với Phù Nam trong thực tế chỉ là một giai đoạn đầu, qua đó người ta đã chứng kiến “sức đẩy về phía nam” mà người ta đã thấy tính chất ngấm ngầm và mối đe dọa thường xuyên giữa các miền đất cao của cao nguyên vùng trung sông Mekong và các bình nguyên phù sa ở Cămpuchia, cũng có những sự đối lập giữa những thung lũng cao và thung lũng thấp của sông Menam và sông Iranadi. Sự cố gắng của các vua ở Cămpuchia cũng như ở Xiêm và Mianma, thường xuyên động đến sự thống nhất hai miền đối lập nhau về địa lí, kinh tế và đôi khi về nhân chủng, giữa các miền đó, sự chia cắt lại có cơ xảy ra mỗi khi chính quyền trung ương có những dấu hiệu suy yếu. Từ Bavavarman I “đã nắm chính quyền một cách kiên quyết” như một bản bút tích đã ghi320, cho đến nay người ta chỉ có một tài liệu minh văn duy nhất: đó là bút tích chữ Phạn ở vùng lân cận Monconborei, kỉ niệm sự thành lập một đền thờ dương vật321. Người ta không biết kinh đô của Bavapura ở đâu, người ta càng không biết ông ta trị vì bao lâu. Có lẽ dưới triều ông, em ông là Stơraxơna đã cho khắc những bút tích ngắn bằng chữ Phạn, ghi lại việc thành lập các đền thờ dương vật khác dọc sông Mekong, ở vùng Krachie và Xtung Cheng322 và ở phía tây Buyriram, giữa Mun và Đăngréc323. Vậy đó là một địa hạt bao gồm những miền rộng rãi mà Bavavarman truyền lại cho con, ông này sau khi lên ngôi đã lấy danh hiệu là Mahangdravarman. Ngoài những bút tích khắc hồi còn mang tên Stơraxơna, vua Mahangdravarman còn để lại nhiều bút tích khác ở cửa sông Mun đổ vào sông Mekong324 và ở Xuyranh giữa Mun và Đăngréc325, ghi lại sự thành lập đền thờ dương vật của Shiva “sơn thần” (Girica) và tượng con bò đực Nadi. Việc thành lập các đền thờ được thực hiện trong dịp “chinh phục tất cả vùng” và người ta có thể
319
L. Finot, báo Á châu, 1-3, 1927, tr. 186, giả thiết của F.L. Moen cho là Nafuma thuộc về Ligo thì khó có thực. 320 A. Barth và A. Bergaigne, “Bút tích ở Pernong Bantay Neang”, tr. 69 321 A. Barth và A. Bergaigne, “Bút tích ở Pernong Bantay Neang”, tr. 26-28. 322 BEFEO, III, tr. 212; BEFEO, IV, tr. 739. 323 BEFEO, XXII, tr. 92. 324 BEFEO, III, tr. 442; BEFEO, XXII, tr. 57-68 và 385. 325 BEFEO, XXII, tr. 59. 71
kết luận là Mahangdravarman đã nối tiếp sự nghiệp của anh. Người ta còn biết ông đã cử sứ thần sang “để thắt chặt sự giao hiếu giữa hai nước”326. Không một tài liệu minh văn, không một tài liệu Trung Quốc nào xác định được niên hiệu rõ ràng về triều đại của hai anh em này và tất cả những điều người ta có thể nói được, là nó được xếp vào khoảng năm 540, niên hiệu cao nhất mà Tùy thư cho phép xác định công cuộc giải phóng của Chân Lạp, và năm 616, niên hiệu mà người kế vị các ông đã cử sứ thần sang Trung Quốc. Ông này là con Mahangdravarman, lấy tên là Ixanavarrman. Ông hoàn thành việc thôn tính những đất cũ của Phù Nam, điều đó đã dẫn Tân Đường thư quy cho ông đã chinh phục nước này327. Trong lúc người ta không thấy bút tích của Mahangdravarman ở nam Krachie, người ta lại có những bút tích về Ixanavarman từ các tỉnh Congpong Cham và Preivieng328, từ Căngdan329 và cả Takeo330. Về phía tây, lãnh vực bị chinh phục ít nhất lan đến Santabun331. Niên hiệu cổ nhất về triều vua Ixanavarman là niên hiệu của sứ thần đầu tiên sang Trung Quốc năm 616 - 617332, niên hiệu cuối cùng và chắc chắn là niên hiệu ghi trong bút tích tôn vinh ông làm vua năm 626333. Cựu Đường thư ghi tiếp hai sứ thần vào năm 623 và 628, cho phép nghĩ rằng ông còn trị vì đến năm đó, và Tân Đường thư quy cho ông đã chinh phục Phù Nam vào đầu thời kì 627 - 649334 để lại giả thiết rằng triều đại của ông ít nhất còn kéo dài đến năm 630 / 635. Kinh đô của Ixanavarman tên là Ixanapura, là tên mà nhà hành hương Huyền Trang hồi giữa thế kỉ VII gọi nước Cămpuchia335, người ta đồng nhất tỉnh đó với những tỉnh Sambopreikuk ở phía nam Congpongthom336, ở đó những bút tích của Ixanavarman nhiều một cách đặc biệt337. Hình như dưới triều ông bắt đầu xây dựng những công trình đầu tiên của Pernong Bugia trong tỉnh Takeo338.
326
A. Barth và A. Bergaigne, “Bút tích Phạn”, tr. 69. P. Pelliot, “Nước Phù Nam”, BEFEO, III, tr. 275. 328 A. Barth và A. Bergaigne, “Bút tích Phạn”, VI, tr. 38 và IX, tr. 51. 329 A. Barth và A. Bergaigne, “Bút tích Phạn”,VII, tr. 44. 330 A. Barth và A. Bergaigne, “Bút tích Phạn”, VII, tr. 47. 331 BEFEO, XXIV, tr. 357. 332 P. Pelliot, BEFEO, II, tr. 124 và III, tr. 272. 333 A. Barth và A. Bergaigne, “Bút tích Phạn”, tr. 38 334 P. Pelliot, “Nước Phù Nam”, BEFEO, III, tr. 275. 335 “Hồi kí về miền tây”, bản dịch của S. Giuylieng, II, tr. 83. 336 H. Parmentier, “Nghệ thuật nguyên thủy Khơmer”, I, tr. 44-92. 337 L. Finot, “Những bút tích mới ở Cămpuchia”, báo cáo khảo cổ Đông Dương, 1912, tr. 184-189. 338 A. Barth và A. Bergaigne, “Bút tích Phạn”, V, tr. 31; Lơdetx, “Bút tích ở Cămpuchia”, I, tr. 252; H. Moger, “Pnom Bayiang”, BEFEO, XXXVII, tr. 239-262. 327
72
Tiếp tục đường lối chính trị của cha ông đối với nước , ông giữ được mối giao hỏa tốt đối với nước đó, mối quan hệ này như người ta đã thấy, được củng cố bằng một sự kết thông gia giữa hai hoàng gia. 2. Nước Champa (Từ 529 - 686) Từ một thế kỉ, nước do một triều đại mới cai trị. Năm 529, sau khi Vijayavarman mất, ngôi vua do con một người Balamon và cháu gái Manothavarman giữ. Ông ta là con trai nhà vua đi hành hương ở bờ sông Hằng; đối với tiên đế trực tiếp, ông ta chỉ hơi có liên quan họ hàng thôi. Ông ta lấy tên triều đại là Rudravarman339 và đến năm 530 thụ phong với Trung Quốc, năm 534, ông cử sứ thần đi. Năm 543, cũng như các tiên đế, ông định tiến về phía bắc nhưng bị Phạm Tu, đại tướng của Lí Bôn đánh bại. Lí Bôn vừa thành lập triều tiền Lí và làm chủ Giao Châu. Có thể dưới triều ông đã xảy ra đám cháy ở Mĩ Sơn làm thiêu hủy ngôi điện đầu tiên của Badrécxara340. Người ta không biết ngày mất của Rudravarman I, nhưng người ta quy cho ông đã cử sứ thần sang Trung Quốc vào những năm 568 và 572341, vì người ta sợ rằng đã gán một triều đại dài quá mức cho con ông và là người kế vị ông tức là Sambhuvarman mất năm 629. Đối diện với Trung Quốc, ông vua mới Sambhuvarman (văn bản Trung Quốc gọi là Phạm Phạn Chế) lợi dụng sự suy yếu của nhà Tấn (557 - 589) “để giải phóng khỏi sự phụ thuộc chư hầu. Nhưng khi thấy đế quốc lại hùng cường dưới tay Dương Kiên (Dương Kiên tự xưng vua nhà Tùy năm 589) thì ông nghĩ khôn ngoan hơn hết là nối lại ngay mối quan hệ và lại triều cống từ năm 595” 342. Nhưng 10 năm sau, hoàng đế cử Lưu Phương, là tướng vừa chiếm lại Bắc Kì, đi đánh . Cuộc kháng cự của Sambhuvarman trở nên vô ích, và một lần nữa quân Trung Quốc lại chiếm đóng Khu Túc và kinh đô. Ở đó nó đã thu được rất nhiều chiến lợi phẩm. Khi quân Trung Quốc rút đi, Sambhuvarman trở về nước và xin lỗi hoàng đế. Rồi ông chểnh mảng trong việc triều cống, nhưng sau khi nhà Đường lên ngôi (618), ông đã cử ít nhất ba sứ thần sang vào các năm 623, 625 và 628. Có thể Sambhuvarman đã tiếp thượng thư Cămpuchia Sinhadva do vua Mahangdravarman cử sang để thắt chặt mối giao hảo giữa hai nước. Suốt triều đại khá dài của ông chấm dứt vào năm 629, ông đã dựng lại đền thờ Badrécxara, móc tên ông vào tiên đế xa xôi là Badravarman343. Từ lâu người ta đã đồng hóa ngôi đền 339
L. Finot, “Những bút tích ở Mĩ Sơn”, BEFEO, IV, tr. 922. L. Finot, “Bia Sambruvarman ở Mĩ Sơn”, BEFEO, III, tr. 2. 341 G. Maspéro, “Vương quốc Champa”, BEFEO, XXVIII, Paris, 1928, tr. 81, số 4. 342 G. Maspéro, “Vương quốc Champa”, BEFEO, XXVIII, Paris, 1928, tr. 82. 343 L. Finot, “Bia Sambruvarman ở Mĩ Sơn”, BEFEO, III. 340
73
mới với tháp lớn ở Mĩ Sơn344, nhưng niên biểu về nghệ thuật do Ph. Stern duyệt lại đã quy cho công trình đó một niên đại thấp hơn nhiều345. Sambhuvarman có người con kế vị tên là Kandharpadharma (người Trung Quốc gọi là Phạm Đầu Lệ). Triều đại ông rất thái bình, năm 630 và 631 đã triều cống rất hậu choàng đế Thái Tôn nhà Đường. Từ triều Bhasadharma (Phạm Trấn Long) con của Kandharpadharma kế ngôi cha vào một niên hiệu chưa ai biết, người ta chỉ biết hai sứ thần do ông cử đi vào năm 640 và 642. Ông bị một quan thượng thư ám sát vào năm 645. Sau triều đại khá ngắn ngủi của Badrécvaravarman, con người Balamon Satyakausikasvamin và người em gái của Bhasadharma, ngôi vua trở về dòng chính thống, vào tay một người em gái khác của Bhasadharma, con gái một người vợ chính cung của Kandharpadharma. Theo Cựu Đường thư, vị công chúa này lên ngôi vua346, nhưng các bút tích không nói đến một lời. Nó chỉ ghi là một người con gái của Kandharpadharma có một người cháu gọi bằng bà tên là Jagiaddharma đã tới Cămpuchia347 và lấy công chúa Sarvami, con gái vua Ixanavarman. Từ đám cưới đó sinh ra một người con tên là Prakasadharma, ông này lên ngôi năm 653 lấy tên là Vikrantavarman348. Ông vua này dùng triều đại khá dài và yên ổn của mình vào việc xây dựng nhiều đền chùa ở Mĩ Sơn, Trà Kiệu và nhiều nơi khác ở Quảng Nam: nhiều ngôi đền đã chứng minh sự tồn tại ở nước Champa vào thời đó việc thờ cúng Visnu mà “hình như nó thuộc loại văn chương hơn là nhiệt tín”349. Một bút tích trên đá tìm thấy ở Khánh Hòa, ở phía bắc Nha Trang 350 chứng thực rằng quy mô thống trị của ông ta đã lan đi xa về phương nam. Ông cử sứ thần sang Trung Quốc vào các năm 653, 657, 669 và 670. Trừ phi gán cho triều đại của ông một thời gian dài quá đáng, cần phải công nhận rằng, năm 686 ông có người kế vị cũng mang tên ông, Vikrantavarman II, mà người ta biết được độ 15 sứ thần sang Trung Quốc giữa các năm 686 - 731. 3. Nước Cămpuchia thời kì Tiền Ăngko (639 - 685)
344
L. Finot, BEFEO, IV, tr. 910. “Lịch sử nghệ thuật thế giới (L. Reo), IV - nghệ thuật hồi Viễn Đông”, tr 238. 346 G. Maspéro, “Vương quốc Champa”, BEFEO, XXVIII, Paris, 1928, tr. 89, số 1 - tôi không làm sao hiểu được tác giả đã khẳng định hai lần (tr 89 và tr. 91) rằng công chúa này được gả cho Bhasadharma trong lúc xác định mẹ bà là cô của ông này. Theo sự hiểu biết của tôi, không có nguồn tài liệu nào ám chỉ đến đám cưới như vậy, mà G. Maspéro có lẽ đã bịa ra để biện bạch cho việc lên ngôi của Prakasadharma. 347 “Sau một sai lầm”, Tân Đường thư viết. Còn bút tích ghi một cách dè dặt hơn sau một số trường hợp nào đó. 348 L. Finot, “Những bút tích ở Mĩ Sơn”, BEFEO, IV, tr. 923-924; Hatber, “Bút tích ở Trà Kiệu”, BEFEO, XI, tr. 263. 349 P. Muýta, “Bút tích ở Varmiki của Prakasadharma”, BEFEO, XXVIII, tr. 152. 350 L. Finot, “Bút tích mới của Prakasadharma”, BEFEO, XV, 2, tr. 112. 345
74
Sau khi vua Ixanavarman I thôi trị vì vào năm 630, những bút tích ở Cămpuchia cho ta biết một vua mới tên là Bavavarman, người ta không rõ mối liên hệ họ hàng của ông này với ông trước. Một bút tích duy nhất của ông này ghi năm 639 do vùng Takeo cung cấp351. Với đôi chút sự thực, người ta quy cho ông làm ngôi tháp lớn Pernong Bayiang352 và Pernong Pereat Vihia ở Congpong Chernong353. Có lẽ chính ông chứ không phải Bavavarman I như người ta tưởng từ lâu, đã được ghi vào hai bút tích đầu tiên in trong tập góp nhặt của A. Barth và A. Bergaigne. Hai văn bản đó nói về một người con của Bavavarman đã kế vị ông. người đó phải là Jayavarman I mà niên hiệu cũ nhất được biết đến là năm 657 354 và có lẽ ông bắt đầu lên ngôi vài năm trước đấy355. Những bút tích khác trong thời gian ông trị vì có khá nhiều ở tỉnh Takeo. Người ta có thể suy luận ra rằng, một thời gian ông ngụ ở Ăngkoborei. Nhưng ông không lơ là với các kinh đô cũ, nên đã cho xây dựng nhiều công trình ở vùng Viadpura (Bapernong)356 và ở ngôi đền cổ của Lingaparvata ở Vatphu357. Về mối liên hệ với Trung Quốc Cựu Đường thư nói một cách chung chung về các sứ thần của nước Chân Lạp được hoàng đế Cao tông nhà Đường (650 - 683) tiếp mà không đề rõ ngày tháng. Triều vua Jayavarman I hình như được thái bình kéo dài 30 năm và chấm dứt sau 681358. Từ những cuộc chinh phục của Bavavarman I ở cùng triều vua Jayavarman I, người ta nhận thấy sự củng cố ngày càng tăng tiến quyền hành của các vua khi trên lãnh thổ của Phù Nam cũ ở thung lũng hạ lưu sông Mekong và vùng Biển Hồ. Từ thời đại tiền Ăngko đó trong lịch sử Cămpuchia, còn lại nhiều di tích khảo cổ học: lâu dài, điêu khắc, bút tích. Nghệ thuật kiến trúc có đặc điểm về những tháp đứng giêng hoặc thành nhóm, hầu hết bằng gạch359 với những khung cửa bằng đá đã được ông H. Parmentier nghiên cứu một cách kĩ càng trong “Nghệ thuật Khơmer nguyên thủy”360. Nghệ thuật tạc tượng đã tạo ra vài tác phẩm đúng chủ ý, còn giữ được vài nét của nguyên mẫu Ấn Độ nhưng nó cũng chỉ ra những khuynh hướng thiên về những đường nét thẳng cứng và đối xứng là đặc điểm của nghệ thuật Cămpuchia so 351
G. Xodetx, “Bút tích của Bavavarman II”, BEFEO, IV, tr. 691-697. G. Xodetx, “Bút tích ở Cămpuchia”, I, tr. 252. 353 G. Xodetx, “Bút tích ở Cămpuchia”, I, tr. 3 354 L. Finot, “Bút tích Congpong Ruxi”, BEFEO, XVIII, 10, tr. 15. 355 G. Xodetx, “Bút tích ở Cămpuchia”, II, tr. 193. 356 A. Barth và A. Bergaigne, “Bia ở Vatphu”, BEFEO, II, tr. 235 - 240. 357 G. Xodetx, “Bút tích ở Cămpuchia”, I, tr. 40. 358 G. Xodetx, “Bút tích ở Cămpuchia”, I, tr. 40. 359 Trong những ngoại lệ đáng chú ý nhất là Átxnam Maxoxay, xem H. Moxe, BEFEO, XXXVI, tr. 65-95. 360 BEFEO, XXI-XXII, Paris, 1927; xem H. Parmentier, “Về nghệ thuật Khơmer nguyên thủy”, BEFEO, XXXVI, tr. 1-115. 352
75
với nghệ thuật nước khác vùng ngoại Ấn. Nghệ thuật chạm khắc trang trí đã biểu hiện một sự phong phú làm cho cảm thấy trước sự phồn thịnh của thời kì Ăngko. Những bút tích khắc trên bia hay các trụ đỡ các cửa đều được viết bằng chữ Phạn khá đúng mẹo và bao giờ cũng bằng thơ. Bút tích bằng chữ Khơmer bắt đầu xuất hiện khá nhiều và giữ được tính chất cổ âm của nó, và trong 14 thế kỉ nó ít biển đổi hơn các tiếng Ấn Độ Á châu trong cùng thời gian đó. Những bản minh đó tạo nên nguồn tài liệu chính về lịch sử và trình độ văn minh của nước này. Nó phát hiện ra một nền cai trị rất mạnh và cả một hệ thống quan lại mà người ta biết rõ về chức tước hơn là về quyền hạn. Thường nó cho ta biết nhiều hơn về đời sống tín ngưỡng. Những câu thơ mở đầu gồm một bài cầu đảo các thần linh ở đền đó. Về mặt này nó rất bổ ích. Những môn phái Ấn Độ chủ yếu hình như cũng tồn tại ở Cămpuchia cũng như ở Ấn Độ chính quốc, trong số đó người ta đã thấy ghi môn phái Shiva của người Paxuypata và môn phái Visnu của người Păngsaratera361. Mỗi môn phái trong phạm vi của mình đã giữ vai trò hàng đầu trong thời kì Ăngko. Minh văn học và họa tượng học hòa hợp với nhau để đánh dấu tầm quan trong của thời đại đó trong việc thờ thần Harihana hay Visnu - Shiva hợp nhất trong một cơ thể mà người ta không hề nghe nói tới trong những thế kỉ sau. Việc thờ thần Shiva, nhất là dưới hình thức dương vật, được triều đình ưu đãi và gần thành ra quốc giáo. Ngoài những tượng Phật theo phong cách Gupta được ghi lại cho nước Phù Nam chỉ để lại một bút tích duy nhất ghi tên hai tăng lữ (Bícxhu)362. Đạo Phật dường như đã thoái hóa nếu như người ta nhớ lại sự ưu đãi nó được hưởng ở Phù Nam vào thế kỉ V - VI. Tuy nó đem lại bằng chứng về Phù Nam (nó được gọi là Ponan), có lẽ chính là nước Chân Lạp mà nhà hành hương Nghĩa Tĩnh đã quan sát vào cuối thế kỉ VII, khi ông viết: “Lề luật của Phật rất thịnh vượng và lan tràn. Nhưng ngày nay nhà vua độc ác đã phá hủy và không còn sư nữa”363. Nền văn học do các bút Phạn làm chứng đã dựa vào các bản anh hùng ca lớn của Ấn Độ: Ramayana và Mahabharata, và vào bản Puyrana 364, nó đã cung cấp cho các nhà thơ chính thống những chất liệu thần thoại rất phong phú. Về mặt xã hội, vài bản minh văn chững tỏ tầm quan trọng của hệ thống mẫu hệ365 mà người ta lại thấy ở thời kì Ăngko nhân việc giao chuyển nhiệm vụ sang nhiều gia đình giáo chức lớn366. Chế độ mẫu hệ ở gia đình là một chế độ phổ biển ở 361
G. Xodetx, “Bút tích ở Cămpuchia”, I, tr. 5; II, tr. 195. A. Barth và A. Bergaigne, “Bút tích Phạn”, số X, tr. 63. 363 P. Pelliot, “Nước Phù Nam”, BEFEO, III, tr. 184. 364 Những bản viết tay về các tài liệu này được ghi trong các bút tích thời đó, xem A. Barth và A. Bergaigne, “Bút tích Phạn”, IV, tr. 130; BEFEO, XI, tr. 39. 365 A. Barth và A. Bergaigne, “Bút tích Phạn”, IV, tr. 29, X, tr. 63. 366 A. Barth và A. Bergaigne, “Bút tích Phạn”, tr. 124-126. 362
76
khắp Indonexia và được thực hiện ở nhiều nhóm nhân chủng ở Đông Dương 367. Ở Cămpuchia cổ, có thể nó được nhập từ Ấn Độ là nơi nó được người Naiar và người Balamon Nămbuytiri368 xác nhận. Để hiểu biết nền văn minh vật chất ở Cămpuchia vào thế kỉ VII, người ta có thể xem một đoạn trong Tùy thư, nó tương ứng với triều đại vua Ixanavarman và được Mã Đoan Lâm tường thuật nguyên văn trong cuốn “Nhân chủng học các dân tộc ở ngoại Trung Hoa” viết hồi thế kỉ VII. Tôi thấy nên kể lại theo bản dịch của Hầu tước Harvei de Xanh Dennit369: “Ông vua đó ngự ở thành Ychona, nơi đó gồm hơn 2 vạn hộ. Giữa thành là một cung lớn để vua cho bệ kiến và thiết triều. Vương quốc có hơn 30 tỉnh, mỗi tỉnh có hàng ngàn hộ và đều có quan lại cai trị, các choc tước của quan lại nước này giống như nước Lâm Ấp”. “Ba ngày một lần, vua trịnh trọng ra cung tiếp kiến, ngồi trên giường làm bằng năm tấm gỗ thơm có chạm các vật quý. Bên trên giường có căng một cái lọng lộng lẫy, cột bằng gỗ vân và thành cột bằng ngà điểm hoa bằng vàng. Toàn bộ cái giường và cái lọng họp thành 1 cái lâu đài nhỏ, ở sát trong cùng có treo một cái đĩa có tia vàng theo hình các ngọn lửa, như ở T‟che T‟ou. Một lư hương bằng vàng do 2 người giữ, được đặt ở phía trước. Nhà vua đeo một cái thắt lưng bằng vải kipei mầu đỏ mặt trời mọc, rủ xuống tận chân. Ông ta chùm đầu bằng một cái mũ nạm vàng và kim cương có những hoa ngọc trai. Chân ông đi dép bằng da và đôi khi bằng ngà, tai ông đeo hoa vàng. Bao giờ áo ông mặc cũng được làm bằng loại vải trắng rất mịn gọi là ptie. Khi ông để đầu trần, người ta không thấy tóc ông đính ngọc. Y phục các vị quan ta cũng gần giống như của vua. Những quan to đó – hoặc là thượng thư – gồm 5 vị: vị thứ nhất mang chức Kouloyeou; còn 4 vị kia theo thứ bậc mang các chức vị sau: Siangkaoping, Pohotoling, Chomoling và Jianloleou. Số lượng các hạ quân rất lớn”. “Những người đến trình vua phải chạm trán xuống đất 3 lần ở bậc thềm của ngai. Nếu vua gọi đến họ và cho họ lên bậc thì họ qùy xuống, hai tay để chéo lên vai. Rồi họ ngồi thành vòng quanh vua để bàn luận về quốc sự. Khi buổi chầu đã tan, họ lại quỳ xuống lạy rồi ra về. Hơn 1.000 lính hộ vệ mặc áo giáp, cầm giáo xếp thành hàng ở chân bậc ngai, trong các phòng ở cung vua, ở các cửa và ở các cột hiên…”.
367
M. Ne, “Tổ chức gia đình ở xứ mọi”, Sở Địa lí xã hội Hà Nội, số 15, 1928; “ở xứ mẫu hệ”, BEFEO, XXX, tr. 533; F.S. Fuýcnivan, “Vết tích mẫu hệ ở Mianma”, báo hội Mianma, I, 1912, tr. 15-30. 368 E. Thớcxtơn, “Đẳng cấp ở Nam Ấn”, Mandrit, 1909, V. 369 E. Thớcxtơn, “Đẳng cấp ở Nam Ấn”, Mandrit, 1909, V, tr. 477-481. 77
“Dân chúng có tập quán mặc áo giáp, cầm vũ khí đi ra ngoài, và vậy chỉ một xích míc nhỏ cũng dẫn tới những cuộc đổ máu”. “Con cái các hoàng hậu, vợ chính thức của vua, mới có quyền nối ngôi. Ngày đăng quang của tân quân, người ta đem cắt một bộ phận của các người anh em vua mới. Người bị cát một ngón tay, người bị cắt mũi. Rồi họ cung cấp cho những người đó sinh sống, mỗi người một nơi cách nhau và không bao giờ giao cho trong trách nào cả”. “Đàn ông vóc người nhỏ, nước da đen, nhưng nhiều đàn bà có nước da trắng. Tất cả đều cuốn tóc và đeo hoa tai. Họ có dáng dấp nhanh nhẹn và lực lưỡng. Nhà ở và đồ đạc của họ giống như của người ở T‟che T‟ou. Họ coi tay phải là tinh khiết và tay trái là uế tạp. Mỗi sáng họ làm lễ rửa tội, đánh răng bằng gỗ bạch dương và không quên tụng kinh. Trước khi ăn cơm họ lại làm lễ rửa tội, sau khi ăn xong họ dùng tăm làm bằng gỗ bạch dương để xỉa răng và tiếp tục đọc kinh. Thức ăn của họ có nhiều bơ, sữa đông, đường bột, gạo và cả kê mà họ làm thành một thứ bánh ăn chấm với nước thịt ở đầu bữa cơm”. “Ai muốn lấy vợ, trước hết phải đem đồ lễ đến nhà người con gái mình định hỏi, sau đó gia đình nhà gái chọn ngày lành để đưa dâu theo bà mối về nhà giai. Cả gia đình nhà giai và nhà gái ở nhà 8 ngày không ra ngoài. Đèn thắp sáng đêm. Khi lễ thành hôn chấm dứt, chú rể nhận một phần gia sản của bố mẹ và ra làm nhà ở riêng. Khi cha mẹ chết, nếu các con chưa lập gia đình thì chúng được hưởng phần tài sản còn lại; nếu tất cả đều lập gia đình và hưởng hồi môn rồi thì tài sản của cha mẹ còn lại đều sung vào công khố”. “Đám tang tiến hành như sau: con cái người chết nhịn ăn 7 ngày, cạo đầu để tang và kêu gào ầm ĩ. Họ hàng tụ họp lại cùng các sư nam và sư nữ Fo và nhà tu hành Tao đến đưa đám, vừa hát vừa cử nhạc. Xác chết được thiêu trên 1 đống củi gồm đủ các loại gỗ thơm; gio tàn được cho vào một cái bình vàng hoặc bạc rồi đem ném xuống chỗ nước sâu. Nhà nghèo thì dùng bình bằng đất nung sơn nhiều màu khác nhau. Cũng có người bằng lòng để xác trên núi cho thú rừng ăn thịt”. “Miền bắc Chân Lạp là một nơi có núi xen kẽ các thung lũng. Miền giữa có nhiều đồng lầy, khí hậu nóng đến nỗi chẳng bao giờ người ta nhìn thấy tuyết hoặc sương muối. Đất ở đó bốc lên những hơi độc truyền nhiễm và nhung nhúc sâu bọ có nọc độc. Ở vương quốc này người ta cấy lú, lúa mạch, một ít mì và kê hạt to”. 4. Vương quốc của người Mon ở Dvaravati
78
Ở phía tây Ixanapura, nghĩa là Cămpuchia, nhà hành hương Trung Quốc Huyền Trang giữa thế kỉ VII đã đặt vương quốc Tolopoli 370 ở đó. Cái tên này với các biến thể khác371, tương ứng với nước Dvaravati mà ngoài các văn bản Trung Quốc, người ta chưa tìm thấy sự ghi chép của thời cổ, nhưng nó lại được lưu trong các tên chính thức của các kinh đô Xiêm372: Ayuthia thnàh lập năm 1350, Băngkok năm 1781. Ở dưới nữa, người ta sẽ thấy Ayuthia được lập nên sau việc rời bỏ một thành phố ở miền Supan, và hình như có lí khi suy luận rằng tên Dvaravati là tên dự phòng trong tên các kinh đô nối tiếp nhau của người Thái ở hạ lưu sông Menam, lúc khởi đầu được dùng cho một thành phố ở vùng đó373. Mặt khác, châu thổ phía dưới sông Menam từ bắc Lopbuyri đến tây Ratbuyri và đông Prachin có tàng trữ nhiều vết tích khảo cổ và minh văn gốc Phật Giáo, giữa chúng có nhiều sự tương quan dẫn đến chỗ phải coi chúng là những di tích của một quốc gia: vương quốc Dvaravati 374 mà sự ra đời có thể trùng với sự chia cắt nước Phù Nam mà hầu như người ta không biết được tí gì. Một bút tích ở Lopbuyri bằng tiến cổ Mon375 làm cho ta nghĩ rằng, vốn dân cư của nó là người Mon376. Ở nơi khác, một truyền thuyết có đôi chút tính lịch sử đã quy cho một đạo dân di cư từ Lavo (Lopbuyri) đến do nữ hoàng Chammadevi lãnh đạo, đã lập nên thành phố Haripunjaya (Lampun). Ở đó, người ta sẽ thấy vào thế kỉ VII, một triều đại được biết tới nhiều bút tích bằng tiếng Mon377. 5. Vương quốc của người Piu ở Srikshetra Ở phía tây Dvaravati, Huyền Trang378 và Nghĩa Tĩnh379 xếp vương quốc Chelitchatalo, tức là Srikshetra là tên của Prômơ (tiếng Mianma là
370
“Hồi kí”, bản dịch của X. Giuyliêng, II, tr. 83; H. Luýtxơ, “Vùng lân cận Mianma”, báo hội nghiên cứu Mianma, XIV, 1924, tr. 138-182. 371 Tchounan Lopoti và Tolopati (Yi Tsing), P Penlio, “Hai cuộc hành trình”, BEFEO, IV, tr. 223, 232, 360, số.1 372 Đami Nivát, “Thành Thaoaraoadi Xpi Ayudia”, báo hội Xiêm, XXXI, 1939, tr. 47. 373 H.G. Quaritsơ Uênlétx, “Vài ghi chép về vương quốc Dvaravati”, báo hội Đại ấn Độ, V, 1938, tr. 24-30; “Nhìn quanh Ăngko”, tr. 132-146. 374 L. dơ. Lagiongkierơ, “Phạm vi khảo cổ ở Xiêm”, báo cáo khảo cổ Đông Dương, 1909, tr. 200-237; “Lược luận về mục lục khảo cổ ở Xiêm”, 1912, tr. 100-127; G. Xôđéta, “Bàn thờ Phật ở Xiêm”, BEFEO, I, tr. 152, số 1; “Những sưu tập khảo cổ của Bảo tàng Quốc gia ở Băngkok”, nghệ thuật á châu, XII, tr. 20-24; “Sưu tập bút tích ở Xiêm”, XX, tr. 1-4. P. Duypong, “Bảo tàng Guyme – mục lục sưu tập Đương Dương phía tây”, BEFEO, XLI, tr. 233-254; “Truyền đạo ở Xiêm”, BEFEO, XXXVII, tr. 686-693; R. S. Lơmay, “Nghệ thuật Phật giáo ở Xiêm”, Cambrigd, báo đại học, 1938, tr. 21-34. 375 G. Xôđéta, BEFEO, XXV, TR. 186; “Sưu tập các bút tích ở Xiêm”, II, tr. 17-19; R. Hanliday, “Bút tích Mon ở Xiêm”, BEFEO, XXX, tr. 82-85. 376 P. Pellio, “Hai cuộc hành trình”, BEFEO, IV, tr. 231, đã cảm thấy điều đó dựa vào việc nghiên cứu các bộ xương đã khai quật ở Pongtuk; H.G. Quaritsơ Uênlétx cho là đã có những người Thái ở đây vào thời cổ xưa (Man, 06-1937, tr. 113); nhưng thuyết đó bị E. Xayden Faden đánh đổ, báo hội Xiêm, XXX, 1938, tr. 245. 377 G. Xôđéta, BEFEO, XXV, TR. 186; “Sưu tập các bút tích ở Xiêm”, II, tr. 17-19; R. Hanliday, “Bút tích Mon ở Xiêm”, BEFEO, XXX, tr. 82-85. 378 “Hồi kí”, II, tr. 82. 379 “Một kỉ lục”, Bản dịch của Tacacura, tr. 9. 79
Thayekhettapa)380. Ở chương trên, người ta đã thấy địa điểm của cố đô người Piu tiêu biểu là danh thắng khảo cổ Moja ở gần Prômơ381. Thành phố có một bức thành gạch bao quanh. Các tượng Phật người ta tìm thấy ở đó đều thuộc phong cách Gupta sau này. Cạnh tranh với đạo Phật Thravada được xác nhận ngay từ cuối thế kỉ V qua các bút tích Pali, người ta thấy đến thế kỉ VII, nhất là trong các tác phẩm của Nghĩa Tĩnh, những chứng cớ về sự tồn tại ở Srikshetra môn phái Hynayana của Mulasaravartivadins bằng chữ Phạn, có thể là gốc từ Magadha382 Vùng lân cận Prômơ cũng cho những bình táng chứa gio người chết. Người Piu thiêu người chết và giữ gio lại trong các bình bằng đất nung, nhưng với vua thì bằng đá, các bình đều có ghi tên người chết383. Những bình đã tìm được thuộc về các vua đã trị vì từ cuối thế kỉ VII và đầu thế kỉ VIII sẽ được nói đến ở chương sau. 6. Những quốc gia ở bán đảo Malay (Thế kỉ VII) Ở phía tây Dvaravati và đông nam Srikshetra, Huyền Trang đặt vị trí nước Kamalanka384 “ở gần một cái vịnh lớn” có lẽ trùng với Lengkiachou của Nghĩa Tĩnh, tức là Lankasuka385 bằng mọi cách ta phải tìm nó trên bán đảo Malay. Nhà hành hương lón không cho một chi tiết nào về miền mà ông không tới thăm và những tài liệu lịch sử mà người ta có thể rút ra từ các văn bản khác nhau thì lại tản mạn. Mãi đến đầu thế kỉ VII mới có những tài liệu mà Mã Đoan Lâm dùng trong chương nói về Tchetou hay xứ Đất Đỏ đã nêu trong chương trên. Sau đây là một vài đoạn trích, nó cho ta một quan niệm về nền văn minh của các tiểu quốc Ấn Độ ở trên bán đảo trong thời đại đó386: “Họ vua xứ Tchetou là Kiutan387 và tên húy là Lifoutosi. Người ta không rõ từ thời đại nào xuất hiện lịch sử của tổ tiên ông hoàng này. Người ta chỉ kể rằng, cha ông đã bỏ ngôi để đi tu, đã trao cho ông vương quyền lúc ông 16 tuổi 388. Vua Lifoutosi có 3 người vợ thì cả 3 đều là công chúa các nước láng going. Ông ở Xengki (Sengtche), thành phố có 3 lần lũy, mỗi cửa cách nhau 100 bước. Trên mỗi 380
P. Pellio, “Hai cuộc hành trình”, BEFEO, IV, tr. 174-223; G.H. Luýtxơ, “Miền lân cận Mianma”, Báo hội Mianma, XIV, 1924, tr. 160-161. 381 L. dơ Baylie, “Kiến trúc cổ ấn Độ ở Viễn Đông”, tr. 238, về những nơi khai quật ở Prômơ, xem mục lục đặc sắc của G.H. Luýtxơ, Báo hội nghiên cứu Mianma, XXIX, 1939, tr. 278, số 19. 382 Nihar Ranjan Ray, “Phật giáo chữ Phạn ở Mianma”, Calcutta, 1936, tr. 19-30. 383 G.H. Luýtxơ, “Nước Piu cổ”, Báo hội nghiên cứu Mianma, XXVII, 1937, tr. 247. 384 “Hồi kí”, II, tr. 82. 385 P. Pellio, “Hai cuộc hành trình”, BEFEO, IV, tr. 406; G. Pherăng, “Malắcca, Malayu và Malayur”, III, Báo á châu, số 7-8 năm 1918, tr. 134-145; S. Lêvi, “Tiền Arien và tiền Đôravidiêng ở ấn Độ”, Báo á châu, số 7-9 năm 1923, tr. 37. 386 “Người Phương nam”, bản dịch của Xanh Dnítx, tr. 467-479. 387 Gautama 388 Những tài liệu này có thể vào năm 609 là niên hiệu có 1 phái đoàn Trung Quốc đến nước này. 80
cửa có chăng một hàng chuông vàng có chạm trổ, và trên cửa, người ta vẽ hình các Bồ tát và các vị Bất tử đang bay trên không trung… Các lâu đài trong cung chỉ có một tầng. Các cửa đều trên cùng một đường và ngoảnh về phương bắc. Vua ra đó thường mặc áo mặt trời mọc. Mũ của vua có đính hoa bằng vàng và nạm ngọc. Bốn thiếu nữ đứng hầu ở bên, lính hộ vệ có khoảnh 100 người. Sau ngai vằng là một cái khám lớn làm bằng 5 thứ gỗ thơm nạm vàng và bạc, ở trong khám có treo một cái đĩa tỏa tia vàng theo hình ngọn lửa. Ở mỗi bên bục có đặt hai cái gương lớn bằng kim khí, trước mỗi cái gương đặt một cái chậu bằng vàng, trước mỗi chậu là một cái lư hương cũng bằng vàng. Dưới chân bục có một con bò bằng vàng nằmg dưới một cái tán kèm thêm nhiều cái quật. Vài trăm Balamon ngồi thành hàng hai đối mặt nhau ở bên phải và bên trái bục tham dự buổi chầu”. “Các quan chức lớn chịu trọng trách điều khiển các việc của vương quốc, gồm 1 tể tướng mang danh hiệu Xatokialo389, 2 người mang danh hiệu Tonata390 và 3 người phụ chính mang danh hiệu Kialimikia391. Việc trừng trị các vụ trọng tội được đặc biệt ủy nhiệm cho 1 quan tòa mang danh hiệu Kialomodi392. Cuối cùng, mỗi thành phố được đặt dưới quyền 2 quan chính gọi là Nayakia393 và Poti394”. “Về đám cưới, trước hết người ta chọn ngày lành, 5 ngày trước hạn định, người ta dùng để chơi bời, ăn uống. Đến ngày thứ 6, người cha cầm tay con gái đặt vào tay con rể395 và ngày thứ 7 đám cưới hoàn thành. Hôn lễ xong, mọi người cáo lui và đôi vợ chồng mới ra ở riêng, trừ phi người chồng còn bố, anh ta sống chung với ông ấy”. “Người nào đã mất bố thì mẹ và anh em họ đều cạo đầu và mặc quần áo trắng. Họ dựng trên mặt nước một cái lều bằng tre trong chất gỗ vụn và xác chết được đặt vào đấy. Họ dựng cờ, thắp hương, thổi tù và, đánh trống… trong lúc đó lửa bén vào gỗ và thiêu hủy xác… Cuối cùng tất cả biến xuống nước. Tang lễ đó không bao giờ thay đổi. Không có sự phận biệt giữa đám tang một quan chức lớn với đám tang một người dân thường, chỉ trừ đối với vua, người ta tổ chức hỏa táng bằng cách nào để lấy được gio, rồi họ để vào một cái bình vàng và đem đặt trong một cái lăng396”. 389
Xaduykara = làm việc thiện hoặc Xacdakara = người cộng tác. Danyada hay Danyadatri = phân phối hạt. 391 Karmika = viên chức. 392 Quylapati = chủ gia đình, là danh hiệu xác nhận trong minh văn Cămpuchia để chỉ nhân vật cao cấp trong tổ choc tôn giáo. 393 Nayaka = người hướng dẫn, được xác nhận trong một bút tích ở Lopbuyri (G. Xôđéta, “Sưu tập các bút tích ở Xiêm”, II, tr. 14). 394 Pati = thủ tướng, còn được dùng trong chức vị Giava. 395 Lễ “cầm tay” (Panigơrahana) là lễ nghi chủ yếu trong đám cưới Ấn Độ. 396 Các lễ nghi đó đều “Ấn Độ” một cách nghiêm ngặt; về việc xây dựng lăng cho một ông vua, xem thêm G. Xôđéta, “Việc sử dụng vào đám tang các công trình lớn ở Khơme”, BEFEO, XL, tr. 315-343. 390
81
7. Quần đảo Nam Dương: Holing ở Giava và Malaiu ở Xuymatra Người ta đã biết những cuộc tranh luận về địa điểm nước Holotan mà đoàn sứ thần cuối cùng sang Trung Quốc vào năm 452. Sự mơ hồ đó cũng tồn tại đối với nước Holing mà 3 đoàn sứ thần đầu tiên sang Trung Quốc vào những năm 640, 648 và 666397. Một lí luận gần đây định đặt nó ở bán đảo Malay, một vị trí hòa hợp khá tốt với một số dữ kiện địa lí theo nguồn gốc Trung Quốc398. Nhưng nó cũng nêu lên những khó khăn nghiêm trọng, những khó khăn này sẽ không có nếu người ta chấp nhận nước Holing ở giữa Giava399. Những vết tích cổ của thời kì đó, buồn thay, lại rất hiếm, và người ta chỉ có thể kể đến bút tích ở Tứcmatx, có thể vào giữa thế kỉ VII400, và có lẽ cả những công trình cổ nhất trên cao nguyên Điêng401. Nước Holing mà Tân Đường thư đã ca ngợi sự giàu có402, hồi giữa thế kỉ VII là một trung tâm văn hóa Phật giáo. Đó là đất nước quê hương của Nanabrakadra, người đã lãnh đạo biên dịch sang tiếng Trung Quốc những văn bản Phạn Tiểu thừa403. Người ta đồng ý với nhau, coi tên Holing tương ứng với Kalinga và người ta sẵn lòng dựng lên mối quan hệ giữa sự xuất hiện một quốc gia mang tên đó ở các biển phía nam giữa thế kỉ VII với những cuộc chinh phục của các ông hoàng Ấn Độ Pulakesin II và Harsha ở Kalinga trên bờ biển phía đông Ấn Độ vào cùng một thời này404. Những cuộc chinh phục đó giống như những cuộc chinh phục của người Ấn Độ – Xittơ và Samadragupta trước kia, đã gây nên cuộc di cư về vùng ngoại Ấn, ở đó “những ông hoàng bị đi đầy” đã lập ra ở Giava (hay trên bán đảo) một nước Kalinga mới. Gần cùng thời gian với đoàn sứ thần của Holing vào năm 640, Tân Đường thư ghi đoàn sứ thần đầu tiên của nước Moloyeoun405 vào năm 644 – 645. Đó là nước Malyau ở bờ biển phía đông Sumatra và tập trung ở vùng Giambi. Nhà hành hương Nghĩa Tĩnh đã dừng chân ở đó năm 671406. Trong hồi kí của ông, ông cho biết giữa các năm 689 và 692, nước Malayu trở thành Chelifoche (Srivijaya) 407
397
P. Pellio, “Hai cuộc hành trình”, BEFEO, IV, tr. 286. F.L. Moen, “Cơriviginia, Iava và Cataha”, LXXVII, 1937, tr. 286. 399 P. Pellio, “Hai cuộc hành trình”, BEFEO, IV, tr. 265; trước đó cũng là lí luận của E. Savamơ, “Người sùng đạo phi thường”, tr. 42, số 2. 400 H. Kecnơ, “Vespr Geschr”, VII, tr. 199-204; B.Ch. Salơva, “Sự bành trướng của nền văn hóa Ấn Độ Arien”, báo hội Bănggalơ, 1935, tr. 33-34; B.R. Sắttécgi, “Ấn Độ và Giava”, II, tr. 28. 401 N.F. Crom, “Ấn Độ - Giava - Gesch”, tr. 127. 402 W.P. Gơroennơven, “Ghi chép về quần đảo Malay”, Verh. Bat. Gen, XXXIX, 1880, tr. 13. 403 E. Savamơ, “Người sùng đạo phi thường”, tr. 60. 404 Putxanh, “Triều đại và lịch sử Ấn Độ”, tr. 80-82 và tr. 197. 405 P. Pellio, “Hai cuộc hành trình”, BEFEO, IV, tr. 324. 406 E. Savamơ, “Người sùng đạo phi thường”, tr. 116 -120. 407 P. Pellio, “Hai cuộc hành trình”, BEFEO, IV, tr. 342. 398
82
nước này có lẽ đã xuất hiện dưới cái tên sai là Kinlipiche trong một bản dựa vào các dữ kiện có trước hành trình của Nghĩa Tĩnh408. Việc phát triển hàng hải, phần lớn nhờ các thương nhân Arap409, những chuyến hành hương Phật giáo và các cuộc trao đổi ngày càng nhiều các sứ thần giữa Trung Quốc và các nước phía nam đã đem lại cho ta bằng chứng 410, đã trao cho miền biển đông nam Sumatra một tầm quan trọng đặc biệt. ậ cùng một khoảng cách so với Xongdơ và eo Malakca, hai cái lỗ hổng của hàng rào tự nhiên do Đông Dương và quần đảo Nam Dương tạo thành, nó trở thành nơi cập bền thông lệ của các tầu từ Trung Quốc đến nhờ gió mùa đông bắc. Sự sụp đổ vĩnh viễn của nước Phù Nam vào đầu thế kỉ VII, là nước trong 5 thế kỉ có sức mạnh thống trị ở các biển phía nam, đã để mặc cho sự phát triển của một quốc gia mới, nước này đã lợi dụng những thuận lợi do việc nắm giữ các cửa sông và các hải cảng Sumatra để kiểm soát việc buôn bán giứa Ấn Độ và Trung Quốc. Nhờ những thời cơ thuận lợi đó, vương quốc Srivijaya đã phát triển nhanh tróng vào thế kỉ thứ VIII.
408
P. Pellio, “Hai cuộc hành trình”, BEFEO, IV, tr. 324 và số 5. Họ đã có từ thế kỉ IV, một thương điếm ở Căngton (Hoócnen, hồi kí hội Bănggalơ, VII, 1920, tr. 199). Người Trung Quốc gọi họ là Tache tương ứng với tên Tagica là tên gọi họ ở Ấn Độ. 410 G. Pherăng, “K‟ounlomen và các cuộc hàng hải xuyên đại dương cổ ở các biển phía nam”, báo á châu 1915, số 5-6, tr. 450-492 và số 7-8, tr. 5-68. 409
83
Chương VI: Sự phát triển của nước Srivijaya; sự tấn công nước Cămpuchia và sự xuất hiện triều Xailăngdra ở Giava (Từ cuối thế kỉ VII đến đầu thế kỉ IX) 1. Thời kì đầu của vương quốc Srivijaya (Cuối thế kỉ VII). 2. Sự phận chia nước Cămpuchia: Lục Chân Lạp và Thủy Chân Lạp (Đầu thế kỉ VIII). 3. Nước Dvaravati và Sriksktra (Thế kỉ VIII). 4. Giava, Xăngjaya (732) và những người Xailăngdra theo đạo Phật (Cuối thế kỉ VIII). 5. Nước Cămpuchia: hai nước Chân Lạp (Nửa sau thế kỉ VIII). 6. Nước Chăm miền nam hay Hoàn Vương (Nửa sau thế kỉ VIII). 7. Nước Mianma: sự chinh phục của người Namtchao (Khoảng 760) và sự suy tàn của Prômơ. 8. Sự bành trướng của Phật giáo Mahayana (Thế kỉ VIII). 1. Thời kì đầu của vương quốc Srivijaya (Cuối thế kỉ VII) Khi nhà hành hương Nghĩa Tĩnh tiến hành cuộc du lịch đầu tiên vào năm 671 từ Trung Quốc sang Ấn Độ, sau 20 ngày rời Căngtông, nơi dừng chân đầu tiên của ông là Foche. Ông ở đó 6 tháng để nghiên cứu ngữ phaps Phạn411. Ông viết: “Trong thành phố chiến lũy Foche, có hơn 1.000 tăng lữ và tâm lí luôn luôn hướng về việc nghiên cứu và làm điều thiện. Họ thăm dò và nghiên cứu mọi vấn đề có thể được, đúng như ở Madyadesa (Ấn Độ); những quy tắc và lễ nghi cũng y như nhau. Nếu một tăng lữ Trung Quốc muốn đi phương tây để nghe và đọc (những văn bản Phật
411
E. Savamơ, “Người sùng đạo phi thường”, tr. 119. 84
giáo nguyên văn), tốt hơn hết là ông ta nên đến Foche trong 1 hoặc 2 năm để thực hành một cách chu đáo mọi luật lệ ở đó rồi ông ta có thể về miền trung Ấn Độ”412. Từ Ấn Độ về (ông đã qua 10 năm ở trường Đại học Nalanda của Ấn Độ), Nghĩa Tĩnh lưu trú tại Foche giữa các năm 685 và 689, trong 4 năm đó ông sao lại và dịch ra chữ Trung Quốc những văn bản Phật giáo chữ Phạn. Năm 689, sau một chuyến du lịch ngắn ngủi ở Căngtong, ở đó ông triệu thêm được 4 người cộng tác, ông trở lại Foche và viết cuốn “Hồi kí”; “Về những nhà sùng đạo phi thường đi tìm luật trong các nước phương Tây” và “Về nội luật, từ các biển phương nam gửi tới”. Năm 692, ông gửi bản thảo về Trung Quốc, và ông cũng trở lại Trung Quốc vào năm 695. Trải qua những ngày lưu trú lần cuối đó, ông đã ghi trong tác phẩm thứ hai rằng, nước Moloyou “nay đã đổi thành nước Chelifoche” 413 là nơi ông có ghé thăm vào năm 671 và đã ở đó 2 tháng. Một nhóm bút tích bằng tiếng Malay cổ414, 3 cái tìm thấy ở Sumatra (2 cái ở Palembang và 1 cái ở Carăng Bahi trên thượng lưu sông Batang Huyri), và cái thứ tư ở Kota Kapur trên đảo Băngka, xác nhận rằng, năm 683 – 686 ở Palembang tồn tại một nước theo đạo Phật, nước này đã đi chinh phục miền đất sâu của Giămbi và đảo Băngka, và chuẩn bị lao vào cuộc viễn chinh chống Giava. Vương quốc này mang tên Srivijaya, nó hoàn toàn tương ứng với (Cheli) Foche của Nghĩa Tĩnh415. Bút tích cổ nhất trong hai cái ở Palembang, khắc trên hòn đá cuội lớn tìm thấy ở Kedukan Bukit, ở chân đồi Sguntang, cho ta biết ngày 13 tháng 4 năm 683416, một ông vua không nêu tên đã xuống tàu đi tìm sức mạnh huyền bí (siddhahayatra) và ngày mồng 8 tháng 5, ông rời cửa sông với một đội quân 2 vạn người; sau đó ông đã đem lại cho nước Srivijaya thắng lợi, sức mạnh và giàu có. Văn bản này đã làm chảy nhiều mực (để tranh luận - ND). Người ta muốn qua đó thấy một hành động ghi lại sự thành lập kinh đô Srivijaya 417 vào năm 683 do một người từ ngoài đến, có thể từ bán đảo Malay418, và người ta cũng tưởng có thể đọc
412
J. Tacacuxuy, “Một kỉ lục của Nghĩa Tĩnh”, tr. XXXIV. J. Tacacuxuy, “Một kỉ lục của Nghĩa Tĩnh”, tr. 10. 414 G. Xôđéta, “Bút tích Malay ở Srivijaya”, BEFEO, XXX, tr. 29-80; G. Pherăng, “Bốn bản minh văn Malay chữ Phạn ở Sumatra và Băngka”, báo á châu, số 10-12, 1932, tr. 271. 415 Việc đặt địa điểm Cheli Foche ở Palembang được S. Bin đề nghị ngay từ 1886 trong “Vài nhận xét về địa điểm Cheli Foche” trong “Sách về các kì quan ở Ấn Độ”, Nxb Vander Lith và M. Devic, Leyde, 1883 – 1886, tr. 251-253. Gần đây H.G. Quaritsơ Uênlétx thử xếp nó ở Chaiya trên vịnh Băngdon trong phần đất Xiêm trên bán đảo Malay (Nghệ thuật và văn học Ấn Độ, IX, 1935, tr. 1-31). Nhưng xem G. Xôđéta, “Về một lí thuyết mới về Srivijaya”, báo hội hoàng gia Miến, XIV, 1936, tr. 1-9. 416 Hai niên hiệu này do W.E. Van Wijk trình ra (xem W.J. Wenlan, “Srivijaya”, Tijd. Aurdrijksk. Gen, LI, 1934, tr. 363). 417 Ph. S. Vanrongken, “Ghi chép mở đầu về hai bút tích malay cổ ở Palembang”, Arta Orientalia, II, 1924, tr. 21; N.J. Crom, “Ấn Độ – Giava - Gesch”, tr. 121. 418 F.L. Moen, “Srivijaya, Yava và Cataha”, Tijd. Bat. Gen, LXXVII, 1937, tr. 333-335. 413
85
trên hòn đá đó rằng địa điểm nguyên sơ của Malayu là ở Palembang419 đã mang tên Srivijaya sau cuộc viễn chinh đó. Thế là chồng chất nhiều giả thuyết mỏng manh trên một hòn đá, nó chỉ phân biệt với các hòn khác tìm thấy ở ngay Palembang420 và ở Băngka421 nhờ nhân cách của tác giả của bút tích và hoàn cảnh mà nó đã được khắc nên. Tất cả những điều người ta có thể nói là hòn đá sỏi đó giống như những hòn đồng loại ngắn ngủn hơn, có mục đích kỉ niệm một chuyến hành hương đến một nơi thiêng liêng, nơi đó cs thế lực huyền bí mà người Arap gọi là Baraka 422. Năm 683, nhà vua cùng đạo quân đi tìm thành tích và thắng lợi cho nước Srivijaya ở nơi thiêng liêng này, có thể đến đó trước một mưu đồ quân sự mà ông muốn bảo đảm thành công. Ông vua nổi danh đó hầu như là Jayanaxa (hay Jayanaga) mà năm sau đã lập ra ở Talang Turo, phía tây Palembang, cách Sguntang 5km, một cái vườn xây công cộng, và nhân dịp đó, cho khắc một bản bày tỏ lòng mong ước rằng công trạng của sự thành lập nên vườn hoa đó và các công việc tốt khác nữa là của chung của mọi người và mọi người đáng được lên thiên khải. Còn về hai bút tích kia, một cái năm 686, người ta có thể hỏi xem những cuộc chinh phục nó ám chỉ có phải là kết quả của mưu đồ đã được chuẩn bị trước bằng chuyến hành hương do hòn sỏi ở Kedukan Bukit kỉ niệm không? Hai bản đó có những phần giống nhau, nói lên những lời đe dọa và nguyền rủa những người dân ở thượng lưu sông Batang Huyri (con sông Giămbi mà châu thổ đã tạo nên lãnh thổ nước Malayu) và ở đảo Băngka, đã có hành động không chịu khuất phục đối với đức vua và các quan choc được vua cử đến cai trị ở vùng đó. Bút tích ở Băngka kết thúc bằng lời ghi ngày khởi hành năm 686 của một cuộc viễn chinh chống một nơi không thuần phục ở Giava423. Có lẽ là vương quốc Taruyura424, ở phía bên kia eo đất Xôngdơ mà người ta không nói tới sau lần sứ thần đi vào năm 666 – 669425. Tuy rằng vua Jayanaxa chỉ được nêu tên ở 1 trong 4 bút tích, nhnưg có lẽ đúng sự thực là cả 4 bút tích đều xuất phát từ ông ta: cuộc hành hương năm 683 nhằm đạt thắng lợi trong các mưu đồ quân sự, việc thành lập năm 684 một công 419
N.J. Crom, “De heiligdommen van Palembang”, Med. Hon. Akad. Welensch. Afa. Letterk. N.A.I, số 7, 1938, tr. 25-26; xem K.A. Nila Căngta Xátxtơri, “Srivijaya”, BEFEO, XL, tr. 249. 420 F. M. Schuitger, “Ondheidkemdige vondsten in Palembang”, Bijlage A; xem N.J. Crom, “De heiligdommen van Palembang”, tr. 8 421 B.Ch. Salơva, “Sự bành trướng của nền văn hóa Ấn Độ – Arien”, báo hội á châu Băngalơ, 7, 1935, tr. 31. 422 BEFEO, XXXIII, tr. 1003-1004; K.A. Nila Căngta Xátxtơri, “Xitdayatra”, báo hội Đại Ấn Độ, IV, 1937, tr. 128-136. 423 Một lần nữa biểu thị sự ghê tởm là coi Giava trong sự thụ lĩnh đầu tiên đương nhiên trong ?; P.V. Vanxtanh Canlenfena đã đề nghị coi chữ đó không phải là một danh từ riêng mà là một tính từ nghĩa là “ở ngoài”: đây là một cuộc viễn chinh “ở nước ngoài”, BEFEO, XXX, tr. 656. 424 F.L. Moen, “Srivijaya, Yava và Cataha”, Tijd. Bat. Gen, LXXVII, 1937, tr. 363. 425 P. Pellio, “Hai cuộc hành trình”, BEFEO, IV, tr. 284. 86
trình lợi ích công cộng, việc khẳng định năm 686 quyền lực của ông ở đông bắc và tây nam vương quốc và việc cử quân viễn chinh sang Giava, đánh dấu những chặng đường trong nghề làm vua của một người mà người ta định xác nhận là kẻ chinh phục nước Malayu. Có lẽ cũng chính ông đã cử sứ thần sang Trung Quốc năm 695426, là đoàn đầu tiên người ta được biết được niên hiệu. Trước đó người ta chỉ có những lời ghi mơ hồ về các đoàn sứ thần bắt đầu từ 670 – 673427; sau đoàn đầu tiên đó, người ta biết đến các đoàn năm 702, 716, 724 do vua Cheli Tolopamo (Sri Indravarman) cử, và các năm 728, 742 do vua Lieoutengweikong428 cử đi. Sự bành trướng của Srvijaya từ tây bắc về Malakka và từ đông nam về phí eo Xôngdơ là một sự chỉ dẫn rất rõ ràng về ý hướng nhằm vào 2 lối đi lớn giữa Ấn Độ Dương và biển Trung Hoa, nếu chiếm được 2 nơi ấy sẽ đảm baotrong nhiều thế kỉ quyền bá chủ về thương mại với ngoại Ấn. Bút tích năm 684, một bằng chứng đầu tiên có niên hiệu từ lúc có Phật giáo Đại thừa ở ngoại Ấn, xác nhận những lời của Nghĩa Tĩnh nói về tầm quan trọng của Srivijaya như một trung tâm đạo Phật429, và về các loại trường Phật giáo ở khu vực biển phía nam. Nó khẳng định rằng, Muylasarvastivada, một trong những môn phái lớn nhất của phái Tiểu thừa chữ Phạn430, gần như nói chung được tiếp nhận ở đó, nhưng nó lại ghi nhận có những tín đồ công khai của phái Đại thừa ở Malayu 431, và nhận xét sự tồn tại ở Srivijaya tác phẩm Yogaharyabhumisastra 432, một trong những công trình chủ yếu của Asanga, người sáng lập ra trường thần học Yogacharya hay Vijnanavadin433. Vả lại, lời ước nguyện (pranadhana) của vua Jayanaxa cầu choc cho thần dân được hưởng một loạt hạnh phúc mà những hạnh phúc đầu tiên hoàn toàn thuộc về vật chất, nhưng được dâng dần lên diện tinh thần và diện thần bí cho tới thiên khải, lời ước nguyện đó tạo cho L. dơ la Valeputxanh “có cảm tưởng như tính cả đền trên kế hoạch của Sarvartivadarmahaya434”. Người ta cũng có thể nghĩ rằng, đạo lí được phả ánh trong lời nguyện đó có thể đã nhuốm màu đạo phù chú435. 426
P. Pellio, “Hai cuộc hành trình”, BEFEO, IV, tr. 334. P. Pellio, “Hai cuộc hành trình”, BEFEO, IV, tr. 334. 428 P. Pellio, “Hai cuộc hành trình”, BEFEO, IV, tr. 335 429 Một trong những người thầy của Nghĩa Tĩnh là Xakiakiếcti đã sống ở đó (J. Tacacuxuy, “Một kỉ lục của Nghĩa Tĩnh”, LVIII, LIX, tr. 184). Về những nhà hành hương khác ở đó hay ghé vào đó, xem E. Savamơ, “Người sùng đạo phi thường”, tr. 63-64, 126, 144, 159. 430 J. Tacacuxuy, “Một kỉ lục của Nghĩa Tĩnh”, LVIII, LIX, tr. 10. 431 J. Tacacuxuy, “Một kỉ lục của Nghĩa Tĩnh”, LVIII, LIX, tr. 11. 432 E. Savamơ, “Người sùng đạo phi thường”, tr. 76-77. 433 R. Gơrutse, “Triết học Ấn Độ”, II, tr. 7-149. 434 BEFEO, XXX, tr. 656. 435 G. Xôđéta, “Bút tích Malay ở Srivijaya”, BEFEO, XXX, tr. 55-67, sự có mặt của đạo ở Sumatra ngay cuối thế kỉ VII không có gì đáng ngạc nhiên. Sự thâm nhập của nó có thể từ thời Darmapali ở Căngsi, cùng thời với nhà hành hương Huyền Trang, nếu quả thực người kế tục tinh thần của nhà lí luận học (logic học) 427
87
Công trình khảo cổ ở vùng Palembang436 tuy rằng khá nghèo nàn nhất là về vết tích kiến trúc, đã xác nhận bằng chứng của Nghĩa Tĩnh và những dữ kiện của minh văn học. Đồ chạm khắc tìm được đều thuộc về Phật giáo, ưu thế rất rõ ràng của những tượng Phật Bodidatva, nhưng nói chung nó đều có sau thời kì nghiên cứu ở đây. Sau năm 742, niên hiệu của đoàn sứ thần cuối cùng của Cheli Foche ghi trong văn bản Trung Quốc437, những nguồn tài liệu của chúng ta đều câm lặng cho đến năm 775: đến năm này, một bút tích Phạn khắc trên mặt trước của tấm bia ở Vatsmamura438 đã phát hiện ra rằng, vương quốc Xumatra đã đặt chân lên bán đảo Malay ở Ligo, ở đó vua nước Srivijaya đã cho xây một ngôi chùa thờ Phật và các Bodidatva (Bồ tát ?), Patmapani, Varapani, và các công trình khác. Tóm lại, từ năm 732, điều bổ ích tập trung ở miền trung Giava; nhưng trước khi thuật lại những gì đã xảy ra, cần phải nói một chút về những biến cố xảy ra trên bán đảo Đông Dương từ cuối thế kỉ VII, đến giữa thế kỉ VIII. 2. Sự phận chia nước Cămpuchia: Lục Chân Lạp và Thủy Chân Lạp (Đầu thế kỉ VIII) Ở Cămpuchia, Đường thư439 cho ta biết, sau năm 706, nước đó chia làm hai “nửa phía bắc đầy núi và thung lũng gọi là Lục Chân Lạp, nửa phía nam có miền biển và đầy ao hồ gọi là Thủy Chân Lạp”440. Về Lục Chân lạp: người ta chỉ biết vào nửa đầu thế kỉ VIII, có 1 đoàn sứ thần vào năm 717441 và 1 cuộc viễn chinh sang trung kì vào năm 722 để giúp 1 thủ lĩnh bản xứ nổi dậy chống lại Trung Quốc442. Dinhaga, một học trò của Axănga, sau 30 năm dạy ở đại học Nalăngda, đã từ bỏ và rời đến Xumácvatvipa (Sumatra hay Malay). (A. Siepnon, “Taranathas geschichte des Buddhismus in Indien”, 1869, tr. 160). Bằng chứng đó làm Fak. Botsơ nghi ngờ (Tijd. Bat. Gen, LXV, 1925, tr. 559, số 80) ngay nếu năm 684, phù chú giáo chưa chạm đến Srvijaya. 30 năm sau, nó phải tiếp nhận cuộc viếng thăm của Varabodi, người Ấn Độ, người đã du nhập đạo đó sang Trung Quốc, ông ta đã dừng chân ở Srivijaya năm 717 (P. Pellio, “Hai cuộc hành trình”, BEFEO, IV, tr. 336). 436 N.J. Cơrôm, “Đồ cổ ở Palembang”, Niên báo khảo cổ thư mục ấn Độ, 1931, tr. 29-33; F.M. Sơnítgơ, “Khảo cổ học ở Ấn Độ - Xuymatơra”, Leidơ, 1937; Dvaperasat Gotser, “Nghệ thuật ở Srivijaya”, báo hội Đại ấn Độ, i, 1934, tr. 31-38; “Nguồn tài liệu về nghệ thuật ở Srivijaya”, nt, IV, tr. 50-56; “Hai ảnh Bodidatva từ Seilan và Srivijaya”, nt, IV, 1937, tr. 125-127; W.F. Stuttéchem, “Ghi chép về những nghệ thuật và văn học ấn Độ”, XI, 1937, tr. 105-109. 437 P. Pellio, “Hai cuộc hành trình”, BEFEO, IV, tr. 335. 438 G. Xôđéta, “Vương quốc Srivijaya”, BEFEO, XVIII, 5, tr. 29-31; “Sưu tập bút tích ở Xiêm”, II, số XXIII, tr. 35-39; “Nguồn gốc người Xailăngdơra ở Indonedia”, báo Đại Ấn Độ, I, 1934, tr, 64-68; B.R. Sắttécgi, “Ấn Độ và Giava”, II, tr. 40-44; B.Ch. Salơva, “Sự bành trướng của nền văn hóa Ấn Độ – Arien”, báo hội á châu Băngalơ, I, 1935, tr. 20-27; Nicacăngta Xátxtơri, “Srvijaya”, BEFEO, XV, tr. 252-254, có lẽ pho tượng nhỏ Loketvara có trong thời này, được tìm thấy trong một mỏ thiếc vùng Pêrắc có liên hệ không cãi được với nghệ thuật Srivijaya (“Niên báo thư mục khảo cổ Ấn Độ”, XII, 1937, tr. 41). 439 P. Pellio, “Hai cuộc hành trình”, BEFEO, IV, tr. 211. 440 Mã Đoan Lâm, “Người phương Nam”, bản dịch của Hekvei dơ Saintdơnit, tr. 483. 441 P. Pellio, “Hai cuộc hành trình”, BEFEO, IV, tr. 212. 442 G. Maspéro, “Biên giới Trung Kì và Cămpuchia thế kỉ VIII đến thế kỉ XIV”, BEFEO, XVIII, 3, tr. 29. 88
Về thủy Chân Lạp: hình như nó cũng bị chia thành nhiều công quốc. Công quốc Aninditapura ở phía nam có thủ lĩnh là Baladitya nào đó, ở một niên hiệu không được xác định rõ, có lẽ ông này đã lấy tên mình đặt cho tỉnh Baladityapura mà người Trung Quốc gọi là Polotipo như là kinh đô thực sự của nước Thủy Chân Lạp443. Baladitya tự xưng là dòng dõi của nhà Balamon Condinia và Nagi Xoma, và sau này cũng được các ông vua Ăngko xưng là ông tổ, qua đó mà họ gắn được với cặp thần trên444: vậy thì họ phải là dòng dõi hoặc là các vua nước Phù Nam, hoặc là triều đại Bavavarman I. Nhìn sự giống nhau giữa cái tên, người ta có thể giả thiết là giữa các người kế vị đó, có một ông Nripaditya nào đó đã để lại ở phía tây Nam Kì một bút tích Phạn không đề ngày tháng445, nhưng có thể ở vào khoảng thế kỉ VIII, nghĩa là thời kì đầu của cuộc chia cắt. Một quốc gia khác có trung tâm ở Sambhupura, danh thắng được giới thiệu qua nhóm di vật khảo cổ ở Sămbo trên sông Mekong, miền thượng Kratie446. Nếu nước đó bao gồm miền bắc Biển Hồ, năm 713 nó do một nữ hoàng trị vì có thể là vợ góa vua Jayavarman I, tên là Jayadevi. Về bà, người ta có một bút tích tìm thấy ở Ăngko 447 ghi những vật bà tặng cho đền thời Shiva Tripurantaka do con gái vua Jayavarman I lập nên, cô này lấy một người Balamon theo đạo Shiva tên là Sakrasvamiu sinh ở Ấn Độ. Cùng thời đó, một ông hoàng xứ Ananhdiyapura tên là Pushkaraksha hay Rutskaratxa trở thành vua nước Sambuypura448. Năm 716, ông cho khắc một bút tích ở vùng Sămbo449. Người ta giả thiết rằng, ông nắm được vương quyền “nhờ kết hôn”450. Thật là táo bạo nếu khẳng định rằng công chúa mà ông ta lấy, nếu có công chúa đó lại là bà Jayadevi nói trên, đó là điều có thể xảy ra. Cũng có thể xảy ra việc Pushkaraksha, sau khi chết mang tên là Indraloka, được ghi trong một bút tích ở Sămbo, như là tên một người cụ thể một bà hoàng trị vì năm 803451. Tiếp đó là đêm tối mịt mù cho đến giữa thế kỉ. 3. Nước Dvaravati và Sriksktra (Thế kỉ VIII)
443
G. Xôđéta, “Về nước Thủy Chân Lạp”, BEFEO, XXXVI, tr. 8-11. BEFEO, XXXIII, tr, 137-138; XXXVI, tr. 11; G. Xôđéta, “Bút tích ở Cămpuchia”, I, tr. 74. 445 “Bút tích của Pnong Bate”, BEFEO, XXXVI, tr. 7. 446 E. Aymôniê, “Nước Cămpuchia”, I, tr. 299-310; A. Lơclerơ, “Một chiến dich khảo cổ ở Cămpuchia”, BEFEO, IV, tr. 737-749; H. Parmentier, “Nghệ thuật nguyên thủy Khơme”, I, tr. 213. 447 ở phía tây xứ Barei, BEFEO, XXXIX, tr. 341. 448 Báctơ và Bécghenho, “Bút tích Phạn”, tr. 369, nếu có một chút liên quan nào giữa tên Sambuypura với tên vua Sambuyvarman, ông này đã để lại ở Tháp Mười một bút tích liên quan đến việc thành lập ngôi đền ở Pushkaraksha, nó có thể là một ngẫu tượng Visnu có liên quan với Pushkaraksha năm 716, phải thừa nhận rằng tỉnh Sămbuypura mang tên đó sau triều vua Pushkaraksha mà người kế vị là Sămbuyvarman. Tất cả những điều này chủ yếu vẫn là giả thiết, BEFEO, XXXVI, tr. 9-10. 449 L. Finot, “Bút tích của Prêat Thêat Cơvan Piar”, BEFEO, IV, tr. 675. 450 Báctơ và Bécghenho, “Bút tích Phạn”, tr. 356. 451 Indraloka cũng được ghi trong bia ở Bacông (G. Xôđéta, “Bút tích ở Cămpuchia”, I, tr 35). 444
89
Người ta không có chút tài liệu rõ ràng nào về Dvaravati thế kỉ VIII. Điều người ta có thể nói được là vài đồ chạm khắc mà người ta đã gán cho nước đó một cách đúng hoặc sai, những đồ chạm khắc đó có thể ở cùng thời kì này452. Ở Promo các truyền thuyết bằng tiếng Piu khắc trên những cái bình di hài vua chúa cho ta biết tên tuổi 3 ông vua với những niên hiệu biểu thị một thời kì 453. Nếu người ta thừa nhận rằng, thời kì đó là năm 638, nó có thể có gốc từ Mianma và sau đó lan đến người Thái và sang Cămpuchia. Người ta có những niên hiệu sau: 673………........... 688, vua Saryavikrama mất, thọ 64 tuổi. 695, vua Haryvikrama mất, thọ 41 tuổi. 718, vua Sihavikrama mất, thọ 44 tuổi….. Ngoài ra, người ta còn biết, với những niên hiệu không rõ ràng, tên các vua Prabhruvarman và Jayachandravarman, mà mới nhìn âm cuối là “varman”, người ta có thể cho rằng, nó cùng thuộc một triều đại khác với triều dại các vua “vikrama”454. Nhưng một bút tích Phạn khắc trên bệ một pho tượng Phật455 cho ta biết Jayachandravarman chính là anh cả của Haryvikrama, và để chấm rứt sự tranh chấp giữa hai an hem, ông thầy tinh thần của họ cho xây một tỉnh sinh đôi cho hai người ở cách biệt nhau ra456. Cũng trong thời kì này, người ta quy cho việc xây dựng các công trình Phật giáo ở Prômơ mà phế tích mang tên Bobogii, Payama, Payagi. Đạo Phật Thravadar được các mẫu chi tiết bằng tiếng Pali ghi ở trên xác nhận trước thế kỉ VII, nếu không bị choán mất thì cũng bị đẩy xuồng thứ yếu bởi một trường phái thi tiết Phạn, có lẽ là trường phái Muylaxácvativada mà người ta thấy Nghĩa Tĩnh khẳng định ưu thế của nó ở vùng ngoại Ấn457. Nhưng quá về phía bắc, ở Pagan, môn phái Mahayana hình như đã cắm rễ một cách vững chắc bằng cách mang dáng đạo phù chú dưới ảnh hưởng của Băngalơ. 4. Giava, Xăngjaya (732) và những người Xailăngdra theo đạo Phật (Cuối thế kỉ VIII) Giava là nước mà bản bút tích Tukmas là những bút tích không có niên đại chắc chắn vàcó giá trị lịch sử rất ít ỏi, đã để riêng ra, nước đó không cung cấp 452
P. Duypong, “Visnu đội mũ ở Tây Đông Dương”, BEFEO, XLI, tr. 233-254. C.O. Brátđen, “Bút tích người Piu”, Minh văn Đông Dương, XII, tr. 127-132; báo hội nghiên cứu Mianma, VII, 1917, tr. 37-44; L. Finot, BEFEO, XV, 2, tr. 132-134. 454 C. Duyroaden lơ, “Khảo cổ Ấn Độ”, 1926 - 1927, tr. 176, số 2. 455 C. Duyroaden lơ, “Khảo cổ Ấn Độ”, 1927 - 1928, tr. 128, 145. 456 Nihar Ranjan Ray, “Phật giáo chữ Phạn ở Mianma”, Calcutta, 1936, tr. 19-30. 457 Nihar Ranjan Ray, “Phật giáo chữ Phạn ở Mianma”, Calcutta, 1936, tr. 19-30. 453
90
những tài liệu minh văn kể từ khi các bút tích của Purnavarman từ phương tây tới và vào giữa thế kỉ thứ V, đã trở lại sân khấu với một bút tích Phạn năm 732 tìm thấy ở vùng giữa đảo trong các phế tích của ngôi đền Shiva ở Changan, trên đồi Wurker ở đông nam Borobrudur458, tác giả là Săngjaya con hoặc cháu (con cô con cậu)459 của Sunna hay Sămaha tên đó hình như là tên bản xứ đã Phạn hóa nó thuật lại sự thiết lập thờ dương vật ở đảo Yana “giàu về hạt và mỏ vàng”, ở hạt Kunjarakunja. Tuy rằng Giava không sản xuất vàng, bản liên lạc460 văn ngăn cản việc đi tìm đảo Yana ở nơi khác. Tuy nhiên, người ta đã đề nghị đồng nhất Yana và bán đảo Malay, và tưởng tượng ra nhờ các nguồn gốc Ấn Độ của Xăngayaja, triều của ông trên bán đảo, chuyến đi chốn của ông sang Giava ở đó ông trở thành chư hầu của triều đại Xailăngdra. Triều này bị Srivijaya đuổi ra khỏi Palembang tất cả là một cuốn tiểu thuyết461 và một bàu phê bình đã chỉ ra tính chất tưởng tượng cao độ462. Còn về Cunjaracunja, cách đọc sai văn bản đã đi tới giả thiết rằng đó là một địa điểm xa lạ, ở đó các linga được đem tới, và từ cách giải thích sai lầm đó người ta đã chất đống các giả thiết có liên quan đến mối quan hệ giữa Giava và xứ Păngdia ở nam Ấn Độ463: quả vậy ở miền bên giới Travankore và Tianervelly có một địa phương mang tên đó, ở đó rõ ràng có ngôi đền thờ nhà thông thái Agdatura, người ta đã Ấn Độ hóa miền nam Ấn Độ rất được kính trọng ở Giava dưới dạng Bhatara Guru, rậm râu, bong phệ. Nhưng việc sửa lại cách đọc thực sự464 đã cho phép chứng minh rằng Cunjaracunja là tên một hạt, ở đó Xăngjaya đã cho xây dựng đền thờ ông, nghĩa là tất cả hoặc một phần của đồng bằng Kơdu, điều đó không ngăn cản việc đối chiếu tên hạt ở Giava với một cái tên như vậy ở phía nam Ấn Độ. Một văn bản muộn màng465 quy cho Xăngjaya những cuộc chinh phục kì lạ ở Bali, Xumatrra, Cămpuchia và sang cả Trung Quốc. Một bút tích năm 907, giới thiệu Xăngjaya, gợi lên nhiều sự tin cậy hơn466, giới thiệu Xăngjaya như một ông hoàng ở Mataram (phần miền nam Trung Giava) và như ông vua đầu tiên cả hàng loạt vua mà người thứ hai Maharaja Panangkaran lên ngôi năm 778, đã được một bút tích của Chandi Kalaran đánh giá là “niềm vinh dự của triều đại Xailăngdra”
458
H. Kecnơ, “Vespr Geschr”, VII, tr. 115-128; R.R. Satécghi, “Ấn Độ và Giava”, II, tr. 29-34. B.Ch. Salơva, “Sự bành trướng của nền văn hóa Ấn Độ- Arien”, báo hội á châu Băngalơ, I, 1935, tr. 37. 460 Liên lạc văn (Contexte) = bản văn dùng để dẫn giải một đoạn văn chính (N.D). 461 J.L. Moen, “Srivijaya, Yava và Cataha”, Tijd. Bat. Gen, LXXVII, 1937, tr. 426-435. 462 K.A. Nila Căngta Xátxtơri, “Cataha”, báo hội Đại Ấn Độ, IV, 1938, tr. 128-146. 463 K.A. Nila Căngta Xátxtơri, “Nguồn gốc người Xailăngtra”, Tijd. Bat. Gen, LXXV, 1935, tr. 611; “Agatxtia”, Tijd. Bat. Gen, LXXV, 1936, tr. 500-502. 464 G.F. Stúttéchem, “Ghi chép về sự liên hệ về văn hóa giữa nam Ấn Độ và Giava”, Tijd. Bat. Gen, LXXIX, 1939, tr. 73-84. 465 R.Ng. Poécbátgiaraca, “De Tjarita Parahijangan”, Tijd. Bat. Gen, LIX, 1920, tr. 403-416. 466 W.F. Sutttéchem, “En belangrijke oorkonde nit de kedoe”, Tijd. Bat. Gen, LXVII, 1927, tr. 172-215. 459
91
Tên Xailăngdra, “vua miền núi” là một chữ tương ứng với (Shiva) Girisa và có lẽ phiên ấm từ một chữ phỏng dịch của Ấn Độ về các tín ngưỡng Indonedieng, tín ngưỡng đó đã đặt nơi ở của các thần trên núi467. Một tác giả468, tưởng rằng ông đã chỉ ra nguồn gốc Ấn Độ của các người mới tới đó mà ông coi như họ hàng với các vua Sailodbhava ở Calinga. Nhưng người ta đã đưa ra nhiều lập luận để bác bỏ ý kiến trên về vấn đề này469. Dù sao mặc lòng, sự xuất hiện ở các đảo phía nam những người Xailăngdra với các danh hiệu hoànggia Maharaja là “một biến cố quốc tế có tầm quan trọng hàng đầu” người ta có thể nói như vậy470. Người ta có thể tự hỏi, các “ông vua ở miền núi” có tìm cách phục hồi lại các danh hiệu của các ông vua chúa tế cũ của Phù Nam, những người nhiệt tâm thờ dương vật của Girisa471 và có tự nhận là vua của thế gian không? Điều chắc chắn là việc lên ngôi của họ được đánh dấu bằng một sự phát triển bất ngờ của phái Phật giáo Đại thừa. Năm 778, Maharaja Panangkaran “niềm vinh dự của triều đại Xailăngdra” theo yêu cầu của các thầy thần linh của ông, đã cho xây một ngôi chùa thờ Phật bà Tara và cúng cả cái làng Kalasa472 vào việc ấy. Hiện nay nó là lâu đài Săngdi Kalaxăng ở đồng bằng Pơrambanan, phía đông thành phố Jojakarta473. Năm 782, dưới triều một ông vua Xailăngdra được mệnh danh là “người giết được những anh hùng đối phương” tên là Dharanindra, một ông thày xứ Gaudi (tây Băngalơ), tên là Kumaraghosa ở Kelarak, không xa Kalaxăng, đã hiến một bức tranh Phật Mangjusri, hỗn thành cùng một lúc 3 bản vật Phật giáo (Triratna), tam vị nhất thể Balamon (trimuyrti) và tất cả các vị thần474. Có lẽ về bề ngoài, kiểu cách nhất thời của chữ viết miền Bắc Ấn Độ dùng trong các bút tíc ở Kalaxăng và Kelarak, và sau này ở Cămpuchia đã chịu ảnh hưởng đó ở vùng tây Băngalơ và trường đại học Nalăngda. Nhìn sự đồng bộ của hai bút tích, dường như tên Panamgacram ở Kalaxăng (dưới hình thức Phạn hóa là Panamkrana) là tên riêng của ông vua đã xuất hiện ở 467
J. Pdilutxki, “Người Xailăngdra”, báo hội Đại Ấn Độ, II, 1935, tr. 25-36. R.C. Magiumda, “Xuvácnatvipa”, tr. 225-227. 469 K.A. Nila Căngta Xátxtơri, “Nguồn gốc người Xailăngdra”, Tijd. Bat. Gen, LXXV, 1935, tr. 610. 470 R.C. Magiumda, “Xuvácnatvipa”, tr. 159. 471 G. Xôđéta, “Về nguồn gốc người Xailăngdra ở Indonexia”, Báo hội Đại Ấn Độ, I, 1934, tr. 66-70. 472 Bút tích Phạn ở Kalaxăng bằng chữ Tiền Nagari đã được ông Bradơ in năm 1886, Tijd. Bat. Gen, XXXI, 1886, tr. 240-260; R.G. Bandarcur, báo hội hoàng gia Bombay, XVII, 1887-1889, II, tr. 1-10; F.D.K. Botsơ, ”De anscriplie van keloerak”,Tijd. Bat. Gen, LXVIII, 1928, tr. 57-62; R.G. Satécghi, “Ấn Độ và Giava”, II, tr. 44-48. 473 Miêu tả trong “Inkiding tot de Hindao Javaansche Kurest”, N.J. Crom, Lahay, 1923, tr. 257-264; J.L. Moen, “Srivijaya, Yava và Cataha”, Tijd. Bat. Gen, LXXVII, 1937, tr. 434, đã cho vẽ lại công trình đó một sự cắt nghĩa hết sức tài tình, gợi từ lí thuyết nó có thể tả được của ông về nguồn gốc ấn Độ cua Xăngjaya. 474 F.D.K. Botsơ, ”De anscriplie van keloerak” Tijd. Bat. Gen, LXVIII, 1928, tr. 1-15 468
92
Kelarak với tên thụphong Dranindra, và danh hiệu “người giết được những anh hùng đối phương”475. Không một văn bản nào nói rõ mối liên hệ họ hàng của ông với Xăngjaya, tên đó không có phần nào được định danh là Xailăngdra. Rất có thể không có chút liên hệ nào và Xailăngdra Phật giáo Panăngkaran được nêu trong danh sách thế kỉ X sau Shiva Xăngjaya chỉ vì một lí do duy nhất là ông đã lên ngôi trị vì sau ông kia để cai quản đất nước mà từ thế kỉ X, nó mang tên là Mataram476. Chính từ thời kì đầu thành lập triều dại Xailăngdra ở Giava, đại khái vào nửa sau thế kỉ VIII, những công trình Phật giáo lớn đã được xây dựng ở đồng bằng Kedu mà niên biểu còn hơi bấp bênh. Kalaxăng, đề thờ Tara, làm từ năm 778 như ghi trong bút tích, đã cho một tiêu điểm so sánh, từ đó người ta xác định các công trình khác. Trước đó một chút người ta xếp Boroburduar 477, tiểu vũ trụn Phật giáo, một cái Mandala thực sự bằng đá, có trang trí phù điêu minh họa một vài văn bản lớn của Phật giáo Mahayana (Jatakarma, Lahitavistara, Gandaviuha, Karmarvibhanga) với công trình phụ Săngdimendut thờ 3 vị Phật theo phong cách thuần túy Gupta: Phật giảng đạo giữa hai Bồ tát. Săngdixari, tu viện có cả chùa, có lẽ cùng thời với Kalaxăng, còn Săngdixari với 250 cái miếu, một loại Mandala bằng đá phải xuất hiện sau một chút. Về mặt tín ngưỡng, toàn bộ khối đá đó thuộc về đạo Phật bí truyền của Vajrayana, sau này được quy pháp hóa trong bản luận văn tên là Sangkiang Karmarkayanikan. Việc lên ngôi của dòng Xailăngdra theo đạo Phật hình như đã gây nên sự di cư về phía Đông Giava những phần tử bảo thủ, trung thành với Ấn Độ và những công trình kiến trúc cổ trên cao nguyên Đieng và bút tích Xăngjaya đã xác nhận sự phồn thịnh vào thế kỉ VII và nửa đầu thế kỉ VIII . Những bằng chứng ở các nguồn sử liệu Trung Quốc đã xếp việc dời đô Holing về phía đông và việc chuyển di Chofo về Polonkiassen của vua Kiyen478 giữa các năm 742 và 755, đã được sự có mặt một bút tích Phạn năm 760479 ở Dinaja, đông bắc Malang xác định. Đây là một 475
F.D.K. Botsơ, ”De anscriplie van keloerak” Tijd. Bat. Gen, LXVIII, 1928, tr. 36. G. Xôđéta, “De eenheid der Mataramoche Dynartie Feestbundel”, Tijd. Bat. Gen, I, tr. 202-206; F.D.K. Botso, G.F. Stúttéchem, “Một thời kì Giava trong lịch sử Sumatra”, Tijd. Bat. Gen, LXIX, 1929, tr. 153. 477 N.J. Crom, “Ấn Độ – Giava”, Gesch, tr. 152, về sự miêu tả và thư tích của các công trình đó, xem N.J. Crom; về sự miêu tả Boroburduar, xem cuốn chuyên khảo rất đẹp của N.J. Crom và T. Van Erp, “Mô tả Boroburduar”, Lahay, 1920; về cách giải thích xem bút kí của P. Muýtx, BEFEO, XXXII-XXXV. 478 P. Pellio, “Hai cuộc hành trình”, BEFEO, IV, tr. 285; G. Pherăng, “Sông Couenlonen”, báo Á châu, 3-4, 1919, tr. 304, số 3, đã công nhận trong cuốn Polonkiassen 1 thành ngữ Giava Warruh Gresik “Bãi biển cát”, cũng là tên một cái cảng mới ở Xurabanga ở nơi thông thương là Grise, nhưng tất nhiên không phải địa phương ấy. Cùng tên ấy có thể là danh thắng khác ở đông Giava; J.L. Moen, “Srivijaya, Yava và Cataha”, Tijd. Bat. Gen, LXXVII, 1937, tr. 382-386, đề nghị xác định Polokiassen ở Baras, đông nam Cơjat là kinh đô cũ. Sự đồng nhất đó về mặt âm thanh là không nhận được và thuyết đó bao hàm cả vị trí của Holing trên bán đảo, điều đó gây ra nhiều khó khăn nghiêm trọng. 479 F.D.K. Botsơ, ”De Sanaskrít inscriptie of den steen van Dinaja (682 Saka)”, Tijd. Bat. Gen, LVII, 1916, tr. 440-444; “Het Linga - Heiligdom van Dinaja” , Tijd. Bat. Gen, LXIV, 1924, tr. 227-286. 476
93
bản bút tích cổ nhất xuất hiện ở phía đông Giava 480. Nó ghi lại việc thành lập đền thờ Ajatxtia do con vua Dvasimha làm, ông này tên là Jayayana. Điều đó làm người ta đã đề nghị với nhiều vẻ có thực, công nhận Kiyen của nguồn tài liệu Trung Quốc. Các ông hoàng sing bái Shiva, có thể có vài mối liên hệ họ hàng với Xăngjaya, đều là người canh gác và bảo vệ một cái dương vật tên là Putikécman, nó vật chất hóa bản thể của vương quyền: đó là một thí dụ mới về việc thờ phụng dương vật mà cái tên là Badrécvarna ở Mĩ Sơn nước Chăm đã cho ta bằng chứng chắc chắn đầu tiên và nó trở thành quốc giáo lớn sau này ở Cămpuchia vào thời đại Ăngko. Bút tích quan trọng ở Dinya đã chiếu vào lịch sử phần phía đông Giava, nửa sau thế kỉ VIII, một ánh sáng lờ mờ, nó chỉ là một tia sáng lẻ loi trong đêm 481. Vào phần tư cuối thế kỉ, sự chú ý tập trung vào dòng Xailăngdra ở giữa đảo. Sự lên ngôi của họ được đánh dấu bằng sự phát triển của Phật giáo Đại thừa, có đặc điểm ở bên ngoài bằng những cuộc xâm nhập và ý đồ xây dựng trên bán đảo Đông Dương. Năm 767, theo niên biểu Annam, Bắc Kì bị những toán từ Chofo (Giava) và K‟ouen Lounen (nói chung là các đảo phía nam) tới. Thái thú Trương Bá Nghi đánh cho đại bại ở gần Sơn Tây và hất họ xuống biển482, năm 744, một bút tích Phạn ở Pornagar (Nha Trang) viết483: “những người sinh trưởng ở nước khác, sống bằng những thức ăn kinh khủng hơn các xác chết, trông khủng khiếp, hoàn toàn đen và gày, dữ tợn và độc ác như cái chết, đã đi thuyền tới” lấy trộm các dương vật và đốt cháy ngôi đền. Họ bị “những chiến chiến thuyền tốt xung kích và bị đánh bại ở biển” bởi vua Satiavarman. Năm 787, “những đội quân từ Giava đi tàu đến” đốt một ngôi đền484. Cũng thời kì đó, mặt sau của tấm bia do vua Srivijaya dựng ở Ligo vào năm 775 nhận được phần mở đầu một bút tích còn dở dang, nhân danh một ông vua “sát nhân của kẻ thù” như bút tích đã ghi “đã mang danh hiệu Maharaja vì ông ta dòng dõi Xailăngdra”485. Không còn hồ nghi gì nữa, đó là ông vua ở trong các bút tích ở Kalaxăng và Kelarak, nghĩa là Maharaja Panangkaran tức Dravindra. Trong một thời gian, người ta tưởng dòng Xailăngdra trị vì ở Srivijaya ngay từ khởi đầu và trải qua nửa sau thế kỉ VIII và một phần lớn thế kỉ IX, miền trung 480
W.F. Suttéchem đã thông báo ở phía đông một bút tích ngắn không đề ngày tháng nhưng về mặt cổ tự học thì nó cổ hơn, Bijdr, 95, tr. 1937, tr. 397-401. 481 Các tài liệu Trung Quốc chỉ ghi các đoàn sứ thần của Holing năm 767 và 768 (P. Pellio, “Hai cuộc hành trình”, BEFEO, IV, tr. 286). 482 G. Maspéro, “Vương quốc ”, BEFEO, XXVIII, tr. 97-98. 483 Báctơ và Bécghenho, “Bút tích Phạn”, tr. 252. 484 Báctơ và Bécghenho, “Bút tích Phạn”, tr. 217. 485 G. Xôđéta, “Về nguồn gốc người Xailăngdra ở Indonexia”, Báo hội Đại Ấn Độ, I, 1934, tr. 65, số 1 và 6768. 94
Giava đã đặt dưới quyền thống trị của vương quốc Xumatra486. Nhưng nếu thực ra đến thế kỉ IX và có lẽ từ thế kỉ X, các vua Srivijaya đều là dòng Xailăngdra như người ta sẽ thấy sau thì người ta không có một chứng cớ nào như trường hợp ở thế kỉ VIII487 đã có. R.C. Magiumda là người đầu tiên có công phân giải 2 mặt tấm bia ở Ligo488, trên đó người ta đã dựa vào để đưa 1 ông vua dòng Xailăngdralên trị vì ở Srivijaya ngay từ năm 775, đã chấp nhận khả năng có thể có được là vị trí của vương quốc trước đây ở bán đảo Malay489. chỉ có điều, người ta không thấy nó ở địa phương nào vì thế kỉ VIII là một thời kì những tài liệu Trung Quốc về vùng này rất nghèo nàn490. Người ta đã nghĩ tới Chaiya hình như vào thế kỉ VIII có một thời kì phồn thịnh nếu người ta phán đoán vào phẩm chất các vết tích khảo cổ về thời đó491. Với tình trạng tài liệu hiện nay, chính Giava có vẻ là xứ sở gốc gác của dòng họ Xailăngdra, hay ít ra là nơi mà các ông vua nay lần đầu tiên biểu thị sự tồn tại của mình. Nhưng điều đó không bao hàm chút nào như người ta tưởng492 rằng, Srivijaya bị phụ thuộc vào các nước láng giềng phía nam vào thế kỉ VIII -IX, vì bằng chứng người ta có thể rút ra từ hiến chương Nalăngda, sẽ đề cập tới sau này chỉ có giá trị cho nửa sau thế kỉ IX. Theo bản này, Suvarnadvipa (Xumatra với các lãnh địa của nó trên bán đảo Malay) vào thời đó do một ông vua Balapuytra cai trị, tức là “một người con thứ” của vua Samaragravarti, chính ông này cũng là con vua Yanabumi (Giava), “niềm vinh dự của triều đại Xailăngdra là mang tên kèm theo danh hiệu kẻ phá hoại những anh hùng của kẻ thù”. Cái ông vua Xailăngdra ở Giava đó hình như cũng là ông ghi trong bút tích ở Kalaxăng, Kelarak và Ligo (mặt thứ hai) và con ông là Samaragravira có thể đồng nhất với vua Samarottunga trị vì ở Giava năm 847. Con thứ ông có lẽ cai quản Sumatra cho lợi ích và dưới quyền của cha ông, gống hoàn cảnh người ta nhận xét ở Bali thế kỉ XI, ở đó một vài con thứ của vua Giava là nhiệm vụ phó vương. Từ đó người ta có thể kết luận rằng, trong nửa sau thế kỉ IX Giava và Xumatra từng hợp nhất dưới quyền một vua Xailăngdra
486
N.J. Crom, “De Sumatra ausche periode der Javaansche geschiedenis”, Leidơ, Brill, 1919 (Bản dịch tiếng Pháp trong BEFEO, XIX, 5, tr. 127-135). 487 G. Xôđéta, “Về nguồn gốc người Xailăngdra ở Indonexia”, Báo hội Đại Ấn Độ, I, 1934, tr. 65. 488 “Các vua Xailăngdra ở Xuvácnátvipa”, BEFEO, XXXIII, tr. 126-127. 489 “Các vua Xailăngdra ở Xuvácnátvipa”, BEFEO, XXXIII, tr. 126-127. 490 “Hành trình” (hay Nhật kí) của Kiatan (P. Pellio, “Hai cuộc hành trình”, BEFEO, IV, tr. 231-233, 249264, 373) chỉ ghi Loyne ở vùng Giohovơ và Kolo ở vùng Cơdắc hay Cơra. Về nước này và Kolofouchalo, xem G. Pherăng, báo á châu, 9-10, 1919, tr. 214, 238; và về mối liên hệ với Kokoulo và Kolochofen, xem G.H. Luýtxơ, “Miền lân cận Mianma”, Báo hội Mianma, XIV, 1924, tr. 182-189. 491 Nhất là những tượng Loketvara bằng đồng đỏ rất đẹp ở Viện Bác cổ Băngkok có họ hàng với các tượng Mandút ở Giava (G. Xôđéta, “Sưu tập khảo cổ của Viện Bảo tàng quốc gia Băngkok”, XII, tr. 15-17) 492 Stúttéchem, “Thời kì Giava trong lịch sử Sumatra”, Sumatra, 1929; xem báo cáo của Botso, Tijd.Bat.Gen, LXIX, 1929, tr. 131-136. 95
trị vì ở Giava, nhưng chẳng có gì cho phép nghĩ rằng, từ cuối thế kỉ VIII nó đã như vậy. Ngược lại, có thể các vua Xailăngdra ở Giava có ý đồ với nước Cămpuchia vào thế kỉ VIII, vì người ta sẽ thấy ở chương sau, người sáng lập ra triều Ăngko sẽ mở đầu triều đại của ông bằng một buổi lễ dành cho việc giải phóng mọi sự phụ thuộc đối với Giava. Sự phụ thuộc đó có thể do một sự ngẫu nhiên mà một tác giả Arap đầu thế kỉ X đã đưa ra một thuyết đã được tiểu thuyết hóa 493: “Một ông vua vua Khơmer bộc lộ ý muốn thấy ở trước mặt ông một cái đĩa đựng thủ cấp Maharaja, vua nước Dabắc (Javaca), ý định đó lọt tới tai Maharaja. Lấy cớ đi du ngoạn các đảo ở vương quốc, ông này cho chuẩn bị chiến thuyền định tiến hành một cuộc viễn chinh sang Cămpuchia. Maharaja đi ngược sông đến kinh đô, bắt sống vua Cămpuchia và chặt đầu, rồi ông giao đất nước Cămpuchia cho một ông thượng thư tìm người kế vị. Khi trở về nước, Maharaja cho người ướp cái đầu lâu và gửi cho người kế vị ngôi vua ở Cămpuchia kèm theo một bức thư rút ra bài học luân lí của sự việc. Khi tin tức về các biến cố trên đến tai vua Ấn Độ và vua Trung Quốc, vua Maharaja đã trở nên vĩ đại dưới mắt họ. Từ đó, các vua Khơmer, mỗi sáng ngủ dậy quay mặt về hướng nước Dabắc, phủ phục xuống tận đất và hạ mình trước Maharaja để tỏ lòng thần phục” Nên thận trọng coi câu chuyện trên là một trang lịch sử. Tuy nhiên có thể nó phỏng theo một kỉ niệm về một sự kiện lịch sử, và các vua Xailăngdra ở Giava đã lợi dụng sự suy yếu của Cămpuchia trong thời kì tan rã để đòi lại quyền của các ông chủ cũ ở xứ đó, “các vua miền núi”. 5. Nước Cămpuchia: hai nước Chân Lạp (Nửa sau thế kỉ VIII) Nước Lục Chân Lạp cử sứ thần sng Trung Quốc năm 753 dưới sự lãnh đạo của thái tử, và năm 771 dưới sự lãnh đạo của ông vua thứ hai tên là Pômi, và cuối cùng là năm 799494. Hành trình của Kiatan từ Trung Quốc sang Ấn Độ bằng đường bộ495 đã xếp thủ đô của nước này từ cuối thế kỉ thứ VIII, ở một điểm rất giống vùng Pakhinbun thuộc trung lưu Mekong496. Có lẽ vào thời đó đã có bút tích nhân danh vua Jayasimhavarman tìm thấy ở Phum Khiao Kao497 thuộc hạt Chaiyaphum, tỉnh Cò Rạt.
493
P. Pellio, “Hai cuộc hành trình”, BEFEO, IV, tr. 212. P. Pellio, “Hai cuộc hành trình”, BEFEO, IV, tr. 212. 495 P. Pellio, “Hai cuộc hành trình”, BEFEO, IV, tr. 213-215, 372. 496 G. Maspéro, “Biên giới Trung Kì và Cămpuchia thế kỉ VIII đến thế kỉ XIV”, BEFEO, XVIII, 3, tr. 30-42. 497 E. Seidenfaden, “Bổ sung vào bảng kê các công trình kiến trúc ở Cămpuchia”, BEFEO, XXII, tr. 90. 494
96
Từ nước Thủy Chân Lạp, người ta có một vài bút tích ở vùng Sămbo: hai tấm năm 770 và 789498 của vua Jayavarman499, một tấm năm 791 tìm thấy ở tỉnh Xiêm Riệp500 ghi lại việc dựng tượng Bồ tát (Lokesvara), đó là bằng chứng đầu tiên chắc chắn về sự tồn tại của Phạt giáo Đại thừa ở Cămpuchia. Người ta không biết niên hiệu của một loạt các ông hoàng, tổ tiên của các ông đầu tiên ở Ăngko mà các phổ hệ đã ban cho vương hiệu501. Một nữ hoảng “trưởng nữ” Jyeshtharya, cháu gái của Nripendradevi và chắt gái của Indraloka cũng lập nghiệp ở Sămbo năm 803502, một năm sau khi Jayavarman II lên ngôi. Người ta sẽ nhầm nếu tưởng rằng vào thời kì đen tối đó của lịch sử Cămpuchia, nền nghệ thuật Khơmer sẽ bị lu mờ, trái lại vào thế kỉ thứ VII, các nhà nghiên cứu lịch sử nghệ thuật đã phải xếp hạng các tác phẩm đặc biệt quan trọng của nghệ thuật nguyên sơ hay Tiền Ăngko, trung gian giữa phong cách Sămbpreituk với phong cách Kulen503. 6. Nước Chăm miền nam hay Hoàn Vương (Nửa sau thế kỉ VIII) Thời kì giữa thế kỉ VIII được dánh dấu bằng việc lên ngôi của vua Xailăngdra ở các biển phía nam, cũng là thời kì khủng hoảng đối với nước . Năm 764, vua Rudravarman II lên ngôi là một nhân vật khó hiểu, mà người ta chỉ biết tên qua việc cử một sứ thần sang Trung Quốc năm đó504. Cho đến lúc bấy giờ, trung tâm vương quốc ở Quảng Nam, nhưng đến giữa thế kỉ VIII, người ta nhận thấy có sự di chuyển về phía nam, ở Panduranga (Phan Rang) và ở Kauthara (Nha Trang): cùng thời đó năm 758, người Trung Quốc thôi không nói đến Lâm Ấp mà thay bằng tên Hoàn Vương505. Mặt khác triều đại mới ở phía nam mở đầu việc dùng các tên thụy hiệu chỉ rõ nơi cư trú thiêng liêng của vua sau khi chết, tức là vị thần mà nhà vua vừa quá cố đến kết bạn. Người ta không biết nguồn gốc và các niên hiệu chính xác của ông vua đầu tiên Prithivindravarman, thụy hiệu là Ruydraloka506. Người ta biết người nối ngôi ông là cháu con bà chị (hay em gái? - N.D) tên là Satiavarman (Isaraloka), ông phải chịu đựng sự xâm nhập của Giava năm 774. sự xâm nhập đó đã phá hủy ngôi đền cổ là Ponarga ở Nha 498
Bút tích năm 770 xuất xứ từ Preat Theat Priat Srei ở Thbong khơmun (K.103); bút tích năm 781 tìm thấy ở Loboc Sorot thuộc vùng Cơnachie, BEFEO, V, tr. 414. 499 Tôi đánh số 1b để không thay đổi số các vua Ăngko từ Jayavarman I tới VII. 500 L. Finot, “Lokesvara ở Đông Dương”, BEFEO, I, tr. 238. 501 BEFEO, XXXVI, tr. 12, số 1 502 E. Aymoniê, “Nước Cămpuchia”, I, tr. 305. 503 G. dơ Toran Remudat, “Nghệ thuật Khơme”, Paris, 1940, tr. 117; P. Duypong, “Visnu đội mũ ở Tây Đông Dương”, BEFEO, XLI, tr. 233-254. 504 G. Maspéro, “Vương quốc Champa”, BEFEO, XXVIII, Paris, 1928, tr. 95. 505 G. Maspéro, “Vương quốc Champa”, BEFEO, XXVIII, Paris, 1928, tr. 95. 506 A. Barth và A. Bergaigne, “Bút tích Phạn”, tr. 224. 97
Trang mà việc xây dựng được quy cho ông vua truyền thuyết Visitrasagara 507. Sau khi đẩy lui kẻ xâm lược Satiavarman cho xây dựng lại ngôi đền bằng gạch và khánh thành năm 784508. Con ông là Indravarman lên kế vị hình như phải chinh chiến nhiều. Năm 787, ông cũng chịu đựng một cuộc xâm nhập của người Giava, nó đã phá hủy ngôi đền Bhadradhipaticvara ở phía tây kinh đô Vijapura gần Phan Rang hiện nay509. Ông cử một sứ thần đi sang Trung Quốc năm 793510 và cho xây lại ngôi đền đó năm 799, ông còn trị vì đến năm 801511. 7. Nước Mianma: sự chinh phục của người Namtchao (Khoảng 760) và sự suy tàn của Promo Về phía nước Mianma, sự thành lập vào nửa đầu thế kỉ VIII vương quốc Thái ở Namtchao512, gồm phía tây và tây bắc Vân Nam đã gây cho vương quốc Piu nhiều hậu quả nghiêm trọng. Đồng minh với người Tây Tạng chống Trung Quốc, Kolopong, vua thứ hai của Namtchao rất lo ngại sự thiết lập giao thiệp với phía tây, do đó ông phải yên tâm về miền thượng Mianma. Giữa các năm 757 và 763, ông chinh phục vùng thung lũng thượng lưu sông Iranadi 513. Người ta tự hỏi xem, vào thời kì đó kinh đô của người Piu còn ở Promo không và nó có được di quá về phía bắc ở Halin514 không? Nhưng thời kì đó của Mianma rất ít được biết tới. Sự tâm nhập của Phật giáo Đại thừa có thể vào thời triều đại Vicơrama đã được xác nhận bằng việc phát hiện ra các tượng Bồ tát và một số có thể có từ thế kỉ VIII515. 8. Sự bành trướng của Phật giáo Mahayana (Thế kỉ VIII) Sự bành trướng của đạo Phật Mahayana ở các nước ngoại Ấn về đại thể, trùng với việc triều đại Pala lên ngôi ở Ấn Độ, ở Băngalơ và ở Magada vào giữa thế kỉ VIII516 là sự kiện chủ yếu của thời kì nghiên cứu trong chương này. Để riêng bút tích ở Palembang năm 684 mà bút tích của Mahayana hình như và còn lại trong kế hoạch của Sarvastivada, một phái trong các phái Tiểu thừa theo ngôn ngữ Phạn, thứ tự các sự kiện xảy ra như sau:
507
A. Barth và A. Bergaigne, “Bút tích Phạn”, tr. 252-256. A. Barth và A. Bergaigne, “Bút tích Phạn”, tr. 253. 509 A. Barth và A. Bergaigne, “Bút tích Phạn”, tr. 217. 510 G. Maspéro, “Vương quốc Champa”, BEFEO, XXVIII, Paris, 1928, tr. 104. 511 A. Barth và A. Bergaigne, “Bút tích Phạn”, tr. 226. 512 P. Pelliot, “Hai cuộc hành trình”, BEFEO, 1903, IV, tr. 152. 513 P. Pelliot, “Hai cuộc hành trình”, BEFEO, 1903, IV, tr. 155-156, những trang sau cho những chỉ dẫn quan trọng về sự thâm nhập của Ấn Độ vào Vân Nam qua đường Mianma. 514 G.H. Luýtxơ, “Nước Piu cổ”, Báo hội nghiên cứu Mianma, XXVII, 1937, tr. 244. 515 Nihar Ranjan Ray, “Phật giáo chữ Phạn ở Mianma”, Calcutta, 1936, tr. 41. 516 Putxanh, “Triều đại lớn lịch sử Ấn Độ”, tr. 45. 508
98
♦ Năm 775, trên bán đảo Malay, vua Srivijaya cho thiết lập ở Ligo đền thờ Phật và Bồ tát Patdmapani và Vajrapani. ♦ Năm 778, ở Giava, vua Xailăngdra Panankaran xây dựng đền thờ Tara ở Kalaxăng. ♦ Năm 782, ở Giava có lẽ cùng một triều vua, thiết lập ở Kelarak tượng của Manjusri do ông thầy gốc ở Băngalơ. ♦ Năm 791, ở Cămpuchia, thiết lập ở Praxatakram tượng Bồ tát Lokesvara. Những sự kiện đó chứng tỏ rằng trong phần tư thế kỉ VIII, có thể dưới ảnh hưởng của triều Palava và các thầy ở trường đại học Nalăngda 517, đạo Phật Đại thừa đã đặt chân một cách chắc chắn lên bán đảo và vùng quần đảo. Đặc điểm chủ yếu của nó là: khuynh hướng ngả về chủ nghĩa thần bí, phù chú giáo của Vajrayana, phổ cập ở Băngalơ ngay giữa thế kỉ VIII, việc hỗn hợp với các tín ngưỡng Ấn Độ, đã được hiển thị trong bút tích ở Kelarak, được xác định rõ ràng ở Cămpuchia vào thời kì Ăngko và sau này dẫn đến việc thờ Shiva - Phật ở Giava; sự quan trọng gắn với việc chuộc tội cho linh hồn các người chết đã tạo cho đạo Phật ở Giava và Bali hình dạng một sự thờ cúng tổ tiên thực sự.
517
H.B. Sarkar, “Sự tiếp xúc về văn hóa ”. 99
Chương VII: Sự thiết lập vương quyền Ăngko Dòng Xai lang đra ở Xumatra (Ba phần tư đầu thế kỷ IX) 1. Thời kỳ đầu của vương quyền Ăngko: Jayavarman V (802- 854). 2. Nước miền nam: Parduyrangja (802 - 854). 3. Mianma: Vương quốc Piu và vương quốc Mitchen; sự thành lập nước Pegu - Hamsavati (825) và nước Pagan - Arimatdanapura (849). 4. Bán đảo Malay. 5. Dòng Xailangdra ở Giava và Xumatra (813 - 863). 1. Thời kỳ đầu của vương quyền Ăngko: Jayavarman V (802- 854) Việc giải phóng Campuchia ra khỏi quyền thống trị của Giava là sự nghiệp của Giayavácman II, người sáng lập ra vương quyền Ăngko. Ông gắn với các triều đại cũ ở Campuchia tiền - Ăngko bằng những mối dây liên lạc khá lỏng lẻo; ông là chắt thuộc bên ngoại của Putxearatsa518, ông hoàng sứ Aninditapura đã kết hôn với người thuộc hoàng gia ở Sambo, và là cháu vua Jayendradhipartivarman, mà người ta không biết chút nào về ông này519. Một bút tích đầu thế kỷ X520 đã nói về việc lên ngôi của ông “Vì sự phồn vinh của dân tộc, là dòng dõi vương gia thuần tuý, một đóa hoa sen không còn cuống nữa, ngài hiện ra như một mùa hoa mới nở rộ”. Chính dưới những lời ám dụ kiểu đó, những nhà nghiên cứu phổ gia chính thức đã sẵn lòng che dấu những cuộc biến loạn thường 518
Xem bản phổ hệ các bút tích Yaxôvácman (A. Barth và A. Bergaigne, “Bút tích Phạn”, tr. 361) và của tấm bia Pơrê Rúp (G. Xodetx, “Bút tích ở Cămpuchia”, I, tr.74. Về triều vua Giayavácman II cũng xem G. Xodetx “Muốn hiểu Ăngko rõ hơn”, tr.149-172, có trích vài đoạn ở đây. 519 G. Xodetx, “Bút tích ở Cămpuchia”, I, tr. 37- 44. 520 A. Barth và A. Bergaigne, “Bút tích Phạn”, tr. 344- 345. 100
khi làm tới sự liên tục đều đặn về thứ tự của triều đại. Jayavarman II không để lại một bút tích nào, đó gần như là một trường hợp duy nhất trong lích sử Cămpuchia; hay có lẽ người ta chưa tìm ra chăng? May thay, những giai đoạn chính dưới triều ông đều được ghi lại với một sự hơi xa phí về một bút tích trong thế kỷ XI 521. Bản đó viết “Hoàng thượng đến Giava, trị vì ở thành Indrapuyra”. Gia đình Jayavarman II có gắn với các triều đại thế kỷ VIII, Có thể trốn sang Giava trong thời kỳ phân tranh hỗn loạn, nếu không phải là buộc phải đến đó sau một trong những chuyến viễn du bằng đường biển mà ta đã nói ở chương trên. Việc trở về Giava đó, có thể do sự suy yếu của dòng Xailangdra ở đảo, diễn ra vào khoảng năm 800 vì ta có nhiều bằng chứng là triều đại này bắt đầu từ 802. Đất nước đó làm mồi cho sự hỗn loạn hoàn toàn, bề ngoài hình như không có vua522, hoặc bị chia cắt giữa nhiều vương triều kình địch nhau và trước khi có thể tỏ rõ quyền hành và ý đồ lên ngôi vua Cămpuchia, trước hết ông hoàng trẻ phải chinh phục được ít nhất một phần đất nước. Mới đây ông ta đến ở thành Indrapura mà những người đối chiếu minh văn học cho phép xác định vị trí ở tỉnh Thbong Khmun, phía đông Congpong 523: người ta có thể nghĩ tới danh thắng Banteipreinoco mà cái tên đã chứng minh đấy là một cố đô, và những công trình nghệ thuật tiền Ăngko ở đó đã đựơc báo trước bằng một vài chi tiết theo phong cách thế kỷ IX524. Hình như chính ở Indrapura, vị vua trẻ đã dùng một đã dùng làm thầy tu trong cùng một nhà bác học Balamon, Xivacaivalaya. Ông này phải đi theo vua đến mọi nơi di chuyển mới và trở thành thầy tư tế đầu tiên của một đạo thờ cúng mới, đạo thờ Vương thần. Sau một thời gian ở Indrapura, Jayavarman II rời bỏ nơi đó, có Xivacaivalaya và gia đình đi cùng, tiến về miền bắc Biển Hồ, ở đó một thế kỷ sau thành phố Ăngko đầu tiên được xây dựng. Tấm bia ở Xdockakthom ghi: Khi họ tới khu phía đông, nhà vua ban cho thầy tư tế và gia đình ông một khoảng đất và một cái làng tên là Kuti. Khu phía đông đó chỉ miền đông Ăngko. Tên Kuti tồn tại trong tên của Banteikdei, một công trình kiến trúc muộn màng được xây dựng bên cạnh công trình cổ xưa hơn nhiều525. Tấm bia ghi tiếp: “Sau đó nhà vua đóng đô ở
521
L. Finot “Bút tích ở Xdockakthom”, BEFEO, XV, 2, tr. 53-106. Một bút tích năm 803 ghi chép sự thành lập triều đại các bà hoàng “cả” Lyesttharia trị vì ở Sambo. 523 G. Xodetx “Các kinh đô của Jayavarman II”, BEFEO, XXVII, tr. 117-119. 524 H. Parmentier, “Nghệ thuật nguyên thủy Khơmer”, I, tr . 206. 525 G.Xodetx “Các kinh đô của Jayavarman II”, BEFEO, XXVII, tr. 119-120; “Luận về các công trình kiến trúc tiền Ăngko.”; Niên lịch thư mục khảo cổ Ấn Độ, 1930, tr. 14, 16, 17; H. Macsan “Quytíchvara”, BEFEO, XXXVII, tr. 333-347. 522
101
Hariharalaya. Thầy tư tế cũng ở thành phố đó, và các thân nhân trong gia đình ông cũng được phong làm nhân viên thị đồng”. Hariharalaya tương ứng với những phế tích gọi là “nhóm Rolucs” ở cách phía đông nam Xiemreap độ khoảng 15km và gần lâu đài Lolei cái tên đó là tiếng vang yếu ớt của tên cũ Hariharalaya526 danh thắng này gồm nhiều lâu đài thuộc nền nghệ thuật tiền Ăngko mà Jayavarman II bằng lòng tu bổ lại, và một số lâu đài mới mà người ta quy cho ông xây dựng527. Tấm bia viết: “Sau đó nhà vua đi thành lập thành Amarangdrapura, và thầy tư tế cũng đến ở thành phố đó để phục vụ nhà vua”. Năm 1924, G. Grotxlie528 tưởng có thể lấy lại một giả thiết cũ của Aymonie 529 và đồng nhất Amarendrapura với ngôi đền lớn ở Banteisma; Nhưng hiện nay người ta đã biết ngôi đền đó không thể có trước thế kỷ XII được. Những bằng chứng địa lý đưa ra trước để xác định vị trí của Amarendrapura trong miền tây bắc Cămpuchia vấn giữ một phần giá trị của nó, tuy nhiên vùng này không có những công trình có thể gán cho triều vua Jayavarman II nếu căn cứ vào phong cách kiến trúc hay trang trí của nó. Và người ta không hiểu tại sao khi cư trú ở miền Ăngko, ông ta lại chọn một miền khá xa Biển Hồ như vậy và bao giờ nó cũng khô cằn. Ngược lại khu đất ở ven đê phía tây Baray đã phát giác ra một loạt những thành quách hoà hợp với những lâu đài thuộc thời kỳ đầu nghệ thuật Tiền Ăngko, trước nền nghệ thuật Kulin, và có thể cả khối đó thuộc về thành phố Amarendrapura do Jayavarman II dựng lên530. Tấm bia ghi tiếp: “Sau đó nhà vua đến đóng đô ở Mahangdraparvata và ngài tư tế Xivacaivalaya cũng đến ở kinh đô để phụng sự nhà vua như trước kia. Thế rồi một người Balamon tên là Hiranyadama rất tinh thông ảo thuật, đã tới nước đó, vì nhà vua cho mời đến dịch một cuốn sách nghi thức để cho đất nước Cămpuchia khỏi lệ thuộc vào Giava và trong vương quốc này chỉ còn một ông vua duy nhất là Sacravartanh (vua thiên hạ) người Balamon viết cuốn nghi thức đó theo thánhVanaxikha và kiến lập vương thần (chữ Phạn: Dvaraja; chữ Khomer: Camratengjagattaraja). Người Balamon đó giảng về thánh Vinaxikha, về Nayotara, 526
G.Xodetx “Các kinh đô của Jayavarman II”, BEFEO, XXVII, tr. 121; “Bút tích ở Cămpuchia”, I, tr. 187. Ph. Stern “Hariharalaya và Indrapura”, BEFEO XXXVIII, tr. 180-186 (thời kỳ thứ nhất và thứ nhì). 528 “Amarangdrapura trong Amoghapura”, BEFEO, XXIV, tr. 359-372. 529 E. Aymonier, “Nước Cămpuchia”, I, tr. 470. 530 Ph. Stern “Hariharalaya và Indrapura”, BEFEO, XXXVIII, tr. 180, đã tránh sự đồng nhất đó vì trong khối này gồm Aryom, Vatkhnát, các phế tích chìm ngập trong vùng Baray phía tây và các phần đất cũ của Praxatcocpo, “sự dùng lại tiền tài để sinh lợi của thời kỳ trước đến bất biến” thế mà Amarangdrapura đã được vua Jayavarman “thiết lập” nên. Bằng chứng đó không thuyết phục tôi lắm. Việc thiết lập một thành phố, nhất là do một ông vua du cư như Jayavarman II không loại trừ việc sử dụng các vật liệu lấy từ các lâu đài cổ ở gần đó. 527
102
Xammoha, Xiracsoda. Ông ta đọc để viết từ đầu đến cuối các sách trên và giảng cho ngài tư tế Xivacaivalaya. Và ông chỉ thị cho ngài tư tế Xivacaivalaya phải soạn sách nghi thức về vương thần. Nhà vua và người Balamon Hiranyadama ăn thề sẽ dùng gia đình ngài Xivacaivalaya để làm lễ thề vương thần và không cho phép ai khác được hành lễ do ngài tư tế Xivacaivalaya đã đưa tất cả gia đình vào việc thờ phụng này”. Núi Mahangdra từ lâu đã đồng nhất với Pnongkulin531, một vùng cao nguyên sa thạch chế ngự phía bắc đồng bằng Ăngko. Những cuộc tìm kiếm mới đây532 đã phát hiện ra một khối khảo cổ và không còn nghi ngờ gì nữa, khối này đã tương ứng với cốt cách tín ngưỡng của thành phố của Jayavarman II vì phong cách 533 của nó là phong cách trung gian giữa những lâu đài tiền Ăngko gần đây nhất với những lâu đài đầu tiên thuộc nghệ thuật Ăngko mà mới đây người ta xếp dưới tên gọi là nghệ thuật Indravarman534 những việc xảy ra ở Ponongkulin đáng cho người ta dừng lại một chút. Ở chương trên ta đã thấy dòng Xailangdra ở Giava hình như tự nhận danh hiệu hoàng đế của thiên hạ trước đây thuộc về nước Phù Nam. Điều đó cắt nghĩa cái cách mà vua Jayavarman II khi từ Giava trở về535 đã thiết lập vương quyền của mình ở Campuchia vào đầu thế kỷ IX. Để vượt qua sự gián thị của “vua miền núi”, danh hiệu dành cho Maharaja hay Chakravartin, bản thân ông phải trở thành một người như vậy bằng cách tiếp nhận từ tay một người Balamon, trên một trái núi, cái dương vật thần Shiva kỳ diệu trong đó từ nay ngự trị thế lực vương quyền của các vua Khmer. Đấy, tại sao ông đóng đô trên núi Mahangdra (Pnongkulin) và cho mang “từ nước ông”, nghĩa là từ Ấn Độ nếu nói đến một nước Balamon, hoặc từ Sambo trên sông Mekong (Sambuypura)536. Nếu là một sứ của vua, một người Balamon đã lập ra sách nghi thức thờ vương thần và đã dạy cho thầy tư tế “để cho đất nước người Cămpuchia không lệ thuộc vào Giava và trong vương quốc này chỉ còn một ông vua duy nhất là Chakravartin. Nếu quyền bá chủ ít hay nhiều có hiệu quả cho nước Giava chỉ là kết quả của những cuộc viễn chinh cuối thế kỷ trước thì hình như không cần tới nhiều lễ nghi 531
E. Aymonier, “Nước Cămpuchia”, I, tr. 428: BEFEO, XXVIII, tr. 122. Ph. Stern, “Công việc tiến hành ở Pnong Quylen”, BEFEO, XXXVIII, tr. 151-173. 533 Ph. Stern, “Phong cách Quylen” trong “Công việc tiến hành ở Pnong Quylen”, BEFEO, III, tr. 149. 534 H. Parmentier, “Nghệ thuật Indravarman”, BEFEO, XIX, I, tr. 191. 535 Một bằng chứng rất tốt cho việc đồng nhất Giava trong bút tích ở Xdoccacthom với đảo Giava do bà Cran Remuyda cung cấp đã nêu ra “những ảnh hưởng Giava trong nghệ thuật Rohnot”, báo Á châu, 7-8, 1933, tr. 190, xem “Nghệ thuật và văn học Ấn Độ”, tập VII, 1933, tr. 117. 536 Một bút tích ở Sambo năm 1001 ghi sự thiết lập ra vương thần ở Sambuypura dưới triều Jayavarman II, (BEFEO, XXVIII, tr. 143). Nó không cho một sự minh xác nào về niên biểu cho phép ta biết xem sự thiết lập đó có đi trước sự lập trị long trọng của đạo đó ở Pnong Quylen hay không? 532
103
như vậy để giải thoát khỏi nó ra. Nhưng nếu các vua Xailangdra ở Giava tự đặt quyền thừa tự các chúa đất cũ, đấy lại là việc khác, và một nghi thức mới phối hợp với một ngọn núi mới trở thành rất cần thiết537. Trong những vương quốc Ấn Độ hóa ở Đông Dương và Nam Dương, các việc thờ cúng của Ấn Độ, đặc biệt việc thờ thần Shiva đã đánh dấu một khuynh hướng mà nó đã biểu thị ở Ấn Độ và cuối cùng trở thành một vương giáo. Cái tinh chất của vương quyền, hay nói như trong một số văn bản, cái “tôi tinh tế” của nhà vua538 coi như ngự trị trong một cái dương vật hiva đặt trên một cái kim tự tháp ở giữa kinh kỳ, được giả định là cái trục của thế giới 539. Cái dương vật Shiva kì diệu đó, một thứ bảo chướng của vương quốc được coi như nhận từ thần Shiva qua trung gian một người Balamon, ông này đã trao cho nhà vua, người sáng lập ra triều đại540. Lễ ban thánh thể giữa nhà vua và thần qua một trung gian thầy tu được tiến hành một cách tự nhiên hay giả tạo trên ngọn núi thánh. Ở Pnongkulin, công trình duy nhất trình bày một phần kiến trúc theo hình Kim tự tháp là Cruytapreat Aramrongchen. Người ta có thể chấp nhận rằng nó tương ứng với cái đền đầu tiên thờ vương thần và khi Jayavarman II và các người kế vị ông thôi không đóng đô ở Mahangdraparvata nữa, các ông cho xây dựng các sơn miếu khác ở giữa các kinh đô kế tiếp sau541. Sách nghi thức thờ vương thần do người Balamon Hiranyadama soạn dựa vào nền tảng của 4 bản Vinaxikha, Nayotara, Xammoha, Xiracsoda mà phần chữ Phạn trên bia gọi là “Bốn mặt của Tumburu” L. Finot, khi công bố bút tích, đã đưa ý kiến là các văn bản trên có gốc từ phù chú giáo, và hai nhà bác học Ấn Độ 542 đã xác nhận điểm đó, phát hiện ra trong một tu viện ở Nepan một nhóm bùa chú mà các tiêu đề có một số điều tương tự với các văn bản trên, nó được phát ra do bốn cái mồm của Shiva, đại diện là Gandharivatrunburu, nhưng trong nội dung của nó người ta không có được những sự chính xác đầy đủ để có một quan niệm về cái gọi là nghi thức thiết lập trên núi Pnongkulin. Người ta vội dựng lên một sự so sánh có lẽ là hão huyền, giữa Ciraccheda “Sự chém đầu” với lịch sử do nhà du lịch Ả Rập
537
G. Xodetx, “Về nguồn gốc người Xailangdra ở Indonexia”, Báo hội Đại Ấn Độ, I, 1934, tr. 70. G. Xodetx, “Ghi chép về sự phong thần ở Cămpuchia”, trong “Báo cáo khảo cổ ở Đông Dương”, 1911, tr..46. 539 R. Von Heine Geldern, “Weltbild and Banform in Sudestasien”, Wiener Beitra ge zur Kunst and Kultur Asien, IV, 1930, tr. 28-78. 540 F.D.K. Botsơ, ”Het linga - heiligdom van Dinaja”, Tijd. Bat. Gen, LXIV, 1924, tr. 227-286. 541 Ph. Stern, “Sơn miếu Khơme, việc thờ dương vật Shiva và Dvaraja”, BEFEO, XXXIV, tr. 612-616. 542 R.G. Satécghi, “Ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ ở Cămpuchia”, Calcutta, 1928, tr. 273; “Phù chú giáo ở Cămpuchia, Sumatra và Giava”, 1, 1930, tr. 80; P.C. Bắcghi, “Về vài văn bản phù chú giáo ở Cămpuchia”, trong “Lịch sử Đông Dương”, V, 1929, tr. 754-769 và VI, tr. 97-107. 538
104
kể lại về việc Maharaja ở Dabac543 chém đầu vua Cămpuchia. Nếu quyền bá chủ của Giava bắt nguồn từ một sự kiện loại đó, người ta hiểu khá rõ ràng cử chỉ chủ yếu của việc thiết lập nghi thức nhằm chấm dứt sự áp chế Cămpuchia đã tồn tại trong việc xử trảm bằng số tượng của ông vua bá chủ. Nhưng lại có một lối giải thích khác. Người ta biết ở Ấn Độ có một tục tự tử bằng cách tự cắt đầu nhằm được thần linh phù hộ cho một phần ba544. Có thể cách tự tử như vậy, có thực hay giả tạo, là một phần của nghi lễ thiết lập vương thần. Dù ở trường hợp nào, vai trò thần diệu của việc cắt đầu, có thật hay giả tạo, đã được phổ cập545 để người ta có thể ngạc nhiên khi thấy nó có nguồn gốc từ vương quyền Ăngko. Người ta có thể tự hỏi tại sao vua Jayavarmam II không thực hiện tục đó ngay từ khi mới lên ngôi, và ông ta lại đợi đến khi đã trị vì ở kinh đô trước khi tuyên bố độc lập? Chính vì trước hết ông ta phải chiếm lại một bộ phận của vương quốc546 củng cố lại quyền lực, phòng thủ chống người Champa, và bình định trước khi nghĩ đến việc đưa xuống núi cái dương vật kì diệu, nguồn sức mạnh của vương quyền. Sự thay đổi kinh đô phải kèm theo các hoạt động quân sự. Một bút tích thế kỉ XI đã ám chỉ điều đó khi nói rằng nhà vua “giao nhiệm vụ cho các tướng lĩnh chính đi bình định tất cả các khu”547. Viên tướng thứ nhất là Prihivinarendra “như ngọn lửa thiêu cháy quân thù” được giao cho việc chiếm lại Mabiang tức là vùng nam Battambang548. Vào những thế kỉ sau, việc Jayavarman II đóng đô trên núi Pnong Quylen được coi như một sự kiện lịch sử đánh dấu thời kỳ đầu của một thời đại mới: trong các bút tích, Jayavarman II thường được gọi là “ông vua đã đóng đô trên đỉnh núi Mahangdra”. Người ta không rõ thời gian ông ta lưu ở trên đỉnh núi Quylen. Bút tích ghi tiếp “sau đó, nhà vua trở lại trị vì thành Hariharalaya và Vương thần được rước đến đó; thầy tư tế và họ hàng vẫn làm chức vụ như cũ. Thầy tư tế đã mất dưới triều vua này. Nhà vua mất ở Hariharalaya, nơi Vương thần ngự”. Nhiều lâu đài thuộc nhóm Rotluotx hình như có từ thời gian cư trú thứ hai của Jayavarman II ở Hariharalaya549. Còn về địa điểm cung điện, người ta suy ra hai khả năng. Nó có thể tương ứng hoặc với đại tứ diện hình (hình 4 mặt lớn) tên là 543
BEFEO, XIX, tr. 356-387. F.Ph. Voghen, “Việc hiến đầu cho thần ở công trình chạm khắc Panlava”, báo cáo trường Phương Đông, VI, 2, 1931, tr. 539-543. 545 G. Xodetx, “Tượng bị cắt đầu ở Xavancaloc”, báo cáo Viện Đông Dương - nghiên cứu về người, II, 1939, tr. 190. 546 “Tân Đường thư” còn quy cho Thủy Chân Lạp một đoàn sứ thần năm 813, P. Pelliot, “Hai cuộc hành trình”, BEFEO, 1903, IV, tr. 215; BEFEO, XXXVI, tr. 13. 547 BEFEO XIII, 6, tr. 33. 548 BEFEO XXXI, tr. 621 và XXXII, tr. 80, số 1. 549 Ph. Stern, “Hariharalaya và Jayavarman II”, BEFEO, XXXVIII, tr. 186-189 (thời kỳ thứ ba). 544
105
Preimonti, có thể gốc từ chữ Phạn “mangdira”, nghĩa chính xác là “hoàng cung”, hoặc với tứ diện hình ở bộ phận phía đông nơi có các tháp Preakko, lăng vua Jayavarman II và tổ tiên của người kế vị thứ hai của ông là Indravarman. Lăng đó, theo tập quán, người ta thấy trong nhiều thí dụ khác, có thể dựng lên ở địa điểm hoàng cung đó được cải dựng (dùng vào việc khác). Jayavarman II chết ở Hariharalaya năm 854, sau 52 năm trị vì 550, nhận thụy hiệu (tên nhận sau khi chết) là Paramefraha, đó là một thí dụ đầu tiên chắc chắn về việc phong thần cho một ông vua ở Cămpuchia. Thời gian trị vì trong 52 năm khá dài đó đã để lại cho đất nước một dấu vết sâu sắc. Mặc dầu quyền hạn thực sự của ông không được ra ngoài miền Biển Hồ, Jayavarman II bắt đầu bình định và thống nhất đất nước. Ông tìm địa điểm cho kinh đô tương lai, ở vùng phụ cận với cái ao cá vô tận Tonlexap, hơi quá giới hạn mực nước lên hàng năm, cách công trường sa thạch Pnong Quylen độ 30 km, và hơi gần các lối đi tới cao nguyên Còrạt và lưu vực sông Menam. Ông đã dành cho Yaxovarman là cháu và là người kế vị thứ ba của ông, xây dựng thành Yaxodrapura, nó trở thành kinh đô của đế quốc Khomer trong 600 năm. Jayavarman II thiết lập việc thờ cúng Vương thần, như tấm bia nói trên đã ghi “ngự ở mọi kinh đô của các vua đã rước tới với tư cách là thần bảo hộ cho ngôi các vua kế tục”. Có thể là cái điện hình kim tự tháp của ông dựng trên một trái núi tự nhiên hay nhân tạo, đã đánh dấu trung tâm của kinh đô từ đó. Điện Bacong ở Hariharalaya (Roluotx), điện Bakhen ở đỉnh đầu tiên của Ăngko, kim tự tháp lớn ở Kotker, điện Phimeankas, điện Saphuon và cuối cùng là điện Bayon ở Ăngkothom. Triều của vua Jayavarman II, một người nước ngoài nhưng về hình thái đã lo lắng tới việc nối lại các truyền thống quốc gia, đã đánh dấu trong nghệ thuật một sự chuyển tiếp giữa thời kỳ Tiền Ăngko mà ông còn gắn rất chặt với thời kỳ Ăngko mà ông đã cho nhiều công thức mới.551 Người kế vị Jayavarman II là con ông, tên là Jayavardana 552, một nhà săn voi nổi tiếng553, tiếp tục đóng đô tại Hariharalaya. Ông trị vì từ 854 đến 877 dưới danh hiệu Jayavarman III, có một số công trình xây dựng ở Ăngko 554. Khi mất, ông nhận thụy hiệu Visnuloka. 2. Nước miền nam: Panduganda (802 - 854)
550
BEFEO XXVIII, tr. 116. Ph. Stern, “Phong cách Quylen”, Sđd, G. Cran Remuyda “Nghệ thuật Khomer”, tr. 117-118 552 A. Barth và A. Bergaigne, “Bút tích Phạn ở Champa và Cămpuchia”, tr. 370. 553 E. Aymonier, “Nước Cămpuchia”, I, tr. 422; BEFEO, XIII, 6, tr. 34; XXVIII, tr. 116. 554 BEFEO, XXXVII, tr. 381; XXXVIII, tr. 186-189. 551
106
Ở nước Champa, các vua tục đóng đô ở Panduganda (thuộc tỉnh Phan Rang). Harivarman I kế vị anh rể là Indravarman I 555 vào năm 802-ngay năm 803, ông tung vào các tỉnh Trung Quốc một đoàn quân viễn chinh và thu được kết quả, và năm 809 ông lại tiến hành lần nữa với kết quả ít hơn. Cùng thời kỳ đó, nghĩa là đầu triều Jayavarman II, hình như nước Cămpuchia cũng đã phải chịu nhiều cuộc tấn công của các tướng Xitnaraptipat556 Harivarman I còn trị vì đến năm 813557 và có lẽ đến năm 817, niên hiệu nhà Xunapati đã xây dựng nhiều cơ sở ở Ponaga (thuộc tỉnh Nha Trang)558. Người kế tục là con ông chỉ biết một vài công trình ở Ponaga (thuộc tỉnh Nha Trang) và ở Ponaga (thuộc Mông Đức)559. 3. Mianma: Vương quốc Piu và vương quốc Mitchen; sự thành lập nước Pegu - Hamsavati (825) và nước Pagan - Arimatdanapura (849) Ở Mianma, việc nước Nam Chiếu thần phục Trung Quốc năm 791 560 đã dẫn tới việc thiết lập sự liên lạc bằng đường bộ giữa Trung Quốc với Vương Quốc Piu. Năm 802, vua Yung Kiang, hiệu là Cunmochang cử sứ thần sang Trung Quốc do con (hay em) ông là Xumandana561 dẫn đầu. Năm 807 ông lại cử sứ thần đi lần nữa. Qua hai đoàn sứ thần đó Đường thư và “Mãn Châu” đã cho những tài liệu về vương quốc Piu như sau:562 Khi đi đâu gần, vua thường dùng kiệu có dây vàng, còn đi xa thì dùng voi. Ông có hàng trăm vợ và cung tần. Thành lũy bao quanh kinh đô dài 160 lý, xây bằng gạch ngoài có men xanh, có hào cũng xây gạch; quanh thành có 12 cửa và ở các góc thành có tháp canh. Dân chúng nhiều khi lên tới 1 vạn hộ. Nhà đều lợp bằng tấm chì hay thiếc. Có hơn 100 tu viện Phật giáo có trang trí vàng, bạc và tranh nhiều mầu, lại có phủ cả thảm thêu. Trong cung nhà vua có hai cái chuông, 1 bằng vàng, 1 bằng bạc để khi vương quốc bị nguy cơ xâm lược thì người ta gõ chuông bằng một cách nào đó, rồi từ tiếng chuông mà rút ra điềm tốt hay xấu. Gần cung điện có bức tranh một con voi trắng lớn cao 100 bước chân (= 0m33), các người đến hầu kiệu phải quỳ trước đó để tự vấn về sự công minh hay bất chính của những lý do của họ. Trong trường hợp quốc nạn, chính nhà vua quỳ lạy trước tranh voi, đốt hương và tự thú những lỗi lầm của ông ta đã phạm phải. Đàn bà búi tóc trên đỉnh đầu thành 555
G. Maspéro, “Vương quốc Champa”, BEFEO, XXVIII, Paris, 1928, tr. 105, số 3. A. Barth và A. Bergaigne, “Bút tích Phạn ở Champa và Cămpuchia”, tr. 269. 557 E. Aymonier, “Nghiên cứu đầu tiên về bút tích ”, Báo Á châu 172/1891, tr. 24 558 A. Barth và A. Bergaigne, “Bút tích Phạn ở Champa và Cămpuchia”, tr. 269. 559 A. Barth và A. Bergaigne, “Bút tích Phạn ở Champa và Cămpuchia”, tr. 231-237. 560 P. Pelliot, “Hai cuộc hành trình”, BEFEO, 1903, IV, tr. 153 561 P. Pelliot, “Hai cuộc hành trình”, BEFEO, 1903, IV, tr. 250, số 3. 562 Mã Đoan Lâm, “Người phương Nam”, Bản dịch của Harvei de Xanh Dennit, tr. 228-235; E.H. Pacco “Quan hệ của Mianma với Trung Quốc”, Ranggun, 1893, tr. 12; G.H. Luýtxơ, “Nước Piu cổ”, Báo hội nghiên cứu Mianma, XXVII, 1937, tr. 250-252. 556
107
những búi tó có gài hoa thiếc, ngọc và đá quý. Tất cả đều cầm quạt, những phụ nữ nhà quyền quý đeo ở thắt lưng 5 - 6 cái quạt. Đến 7 tuổi, các thiếu niên và thiếu nữ đều cạo trọc đầu và vào chùa hay các tăng viện. Họ ở đó cho đến 20 tuổi, học về đạo Phật, sau đó trở về thế tục. Họ chỉ có mặc 1 cái áo dài trắng dệt bằng sợi bông, thắt 1 thắt lưng mầu ráng mặt trời mọc. Họ thường không dùng lụa, cho rằng muốn kiếm lấy lụa thì phải hại đến sinh mệnh. Dân chúng biểu thị tình yêu cuộc sống và khiếp sợ giết chóc. Người ta không dùng xiềng xích gông cùm hay bất cứ 1 dụng cụ khổ hình nào đối với kẻ bị cáo mà chỉ trói lại thôi. Những người bị kết tội là thủ phạm bị đánh bằng gậy tre vào lưng, tội nặng thì 5 gậy, tội nhẹ 3 gậy. Tội sát nhân thì bị xử tử. Họ không dùng mỡ hay dầu để đốt mà dùng nến bằng sáp ong tẩm hương. Họ tiêu tiền bạc hình nửa vòng tròn. Họ buôn bán với các nước láng giềng: họ bán vải trắng và các chum đất sét. Âm nhạc của họ rất đặc biệt và các điệu rất tinh tế mà các nguồn tài liệu Trung Quốc cho nhiều chi tiết. Trong cả nửa đầu thế kỉ IX, nước Nam Chiếu vẫn làm chủ miền thượng Mianma. Năm 832, họ tách 3000 người Piu ở kinh đô đưa đi tăng thêm dân số cho kinh đô phía đông của Nam Chiếu, tương ứng với Vân Nam bây giờ. Đó là thời kỳ bắt đầu suy tàn. Thành Promo hoàn thành việc giảm dân số vì lợi ích của Pagan (Arimatdanapura), 1 địa phương do 19 làng hợp thành, ở gần chỗ hợp lưu sông Iranadi và sông Sinduyn, trên ngã tư đường tới Annam, Vân Nam và miền hiện nay do các quốc gia San563 ở, không xa cánh đồng Kiocxo, cái nôi của nước Mianma và là trung tâm bành trướng của các người anh em dòng dõi người Piu từ biên cảnh Tây Tạng xuống sau họ564. Các biên niên sử địa phương cho là thành này có từ thế kỉ II và cho một danh sách khá dài tên các thủ lĩnh mà ta có thể đánh giá tính xác thực: Một trong những thủ lĩnh đó, nhà sư Poppa Xorahan, kẻ tiếm ngôi, đã thiết lập kỷ nguyên Mianma từ năm 638. Những tìm tòi của Duroiselle 565 về môn phái “Ari” đã chứng minh rằng ở thời kì đó, đạo Phật Đại thừa đã thâm nhập vào Pagan, và ngay từ thế kỉ VII ở vài tăng viện đã có mầu sắc phù chú giáo gồm các thuật phù thủy và các lễ nghi dâm dật. Năm 849, Pagan dứt khoắt nhảy vào lịch sử với sự xây dựng thành lũy của vua Pyinbia.
563
F.S. Focnivon, “Sự thành lập nước Pagan”, báo hội nghiên cứu Mianma, I, 2, 1911, tr. 6-9. R. Gorant Braon, “Nguồn gốc người Mianma”, sách trên, II, 1912, tr. 17. O.H. Luýtxo, “Đời sống kinh tế của nước Mianma xưa”, báo hội nghiên cứu Mianma XXX, 1940 , tr. 286-287. 565 “Nghệ thuật Mianma và đạo phù chú Phật giáo”. Niên báo hội khảo cổ Ấn Độ, 1915-1916, tr. 79-93; Về ngữ nguyên chữ Ari, xem E. Hubơr, BEFEO, 1909, tr. 584; L. Finot, báo Á châu 7, 8/ 1912, tr. 123-128; Mong Tin “Sự chuyển hóa của Ari”, báo hội nghiên cứu Mianma, IX, 1919, tr. 155 (và cuộc tranh luận tiếp theo chú thích đó. Sách trên, X, 1920, tr. 28, 82, 158, 160). 564
108
Đầu thế kỉ IX, Tân Đường thư ghi rằng, trong các nước chư hầu của Piu, vương quốc Mitchen cử sứ thần năm 805566 và đến năm 835 bị Nam Chiếu 567 thôn tính. Theo một cuốn nhật ký ghi trong cùng cuốn sách đó568 nước Mitchen phải ở vào cửa sông Iranadi. Cùng thời, trong các truyện ký của những nhà du lịch và các tác phẩm của những nhà địa lý Ả Rập và Ba Tư, xuất hiện tên vua mước Ratma. Đó là nước Ramannadesa hay nước Mon 569 ở vùng hạ Mianma. Bút tích cổ nhất trong cuốn “Sách về các đường xá và các tỉnh” của Ibn Khordadzbeh viết giữa các năm 844 và 848 ghi “Vua nước Ratma có 5 vạn con voi; nước này sản xuất vải bông nhung và gỗ trầm hương loại Ấn Độ”570. Năm 851, thương nhân Xulayman nhắc lại điều đó và khuyếch đại lên; ông ta thêm “giữa dân chúng, việc trao đổi dùng bằng vỏ sò” và tả vài dòng về con tê giác thấy ở xứ này571. Vào thời đó, trung tâm của vương quốc Mon đã chuyển về phía Tây: một biên niên sử ghi vào năm 825, việc thành lập nước Pegu - Hamsavati do hai anh em sinh đôi gốc Thatong572 là Xanala và Vimala. Niên hiệu đó hình như được ưa thích hơn các niệu hiệu cổ hơn hoặc mới hơn do các văn bản khác573 cung cấp. Cũng như đôi với nước Pagan, các biên niên sử cung cấp danh sách các vua ở Pegu 574 mà người ta khó có thể đánh giá tính xác thực của nó. 4. Bán đảo Malay Trên bán đảo Malay, bằng chứng duy nhất để người ta có thể xếp vào đầu thế kỉ IX là 1 bản bút tích ngắn bằng chữ Fanmun tìm thấy ở Iakua Pa, nó chỉ ra rằng “1 cái ao tên là Avaninaranam do thủ lĩnh xứ Nangur cho đào đã được đặt dưới sự bảo hộ của vua Panlanva là Nandivarman III, trị vì từ 826 đến 849575. Từ bút tích đó, người ta có thể suy ra niên hiệu phỏng chừng, tuy giá trị lịch sử yếu ớt nhứng đáng được ghi lại vì đó là một tài liệu hiếm hoi thảo trong một bản thổ ngữ ở Ấn Độ tìm thấy ở vùng ngoại Ấn. 566
P. Pelliot, “Hai cuộc hành trình”, BEFEO, 1903, IV, tr. 172, số 1. P. Pelliot, “Hai cuộc hành trình”, BEFEO, 1903, IV, tr. 156, số 4. 568 P. Pelliot, “Hai cuộc hành trình”, BEFEO, 1903, IV, tr. 233-234; G.H. Luýtxo. 569 C. O. Blacden, “Nước Mon và Ramannadesa”, báo Hội nghiên cứu Mianma, IV, 1914, tr. 59-60; “Môn, Raman, Amara” , báo Hội nghiên cứu Mianma, V, 1915, tr. 27. 570 G. Pherăng, “Quan hệ du lịch và văn bản địa lý Ả Rập, Ba Tư và Thổ Nhĩ Kỳ”, I, tr. 29. 571 G. Pherăng, “Quan hệ du lịch và văn bản địa lý Ả Rập, Ba Tư và Thổ Nhĩ Kỳ”, I, tr. 43-45. 572 Họ là con Titxa Dammaja Xiharaja, theo truyền thuyết, cùng vợ ông từ con rồng nhảy xuống (F.S. Focnivon, ghi chép về lịch sử Hanthanatdy - nt, III, 1913, tr. 167). 573 Mayung, “Biên niên sử Mianma”, nt, III, 1913, tr. 15-16; Xem R. Honkiday, “Lile Sming Asah ” nt, VII, 1917, tr. 205; Slapat Rayanang Datoa Sming Roug, “Lịch sử các vua”, nt, XIII, 1923, tr. 48, số 81. 574 A. P. Phayro “Lịch sử Mianma”, tr. 289; C.E. Harvay, “Lịch sử Mianma”, tr. 368. Manghla “Bản biên niên sử các vua ở Mianma đã trị vì ở Thayekhittaya (Promo cũ) và ở Pagan”, báo hội nghiên cứu Mianma XIII, 1923, tr. 82-94. 575 R. Gopalang “Lịch sử triều Panlava ở Căngsi”, Mafơráta, 1928, tr. 138. 567
109
5. Dòng Xailangdra ở Giava và Xumatra (813 - 863) Ở Giava, các nguồn tài liệu Trung Quốc đã ghi những đoàn sứ thần cuối cùng của nước Holinh576 vào các năm 813 hay 815 và 818, các đoàn của nước Chopo vào các năm 820 và 831577. Ta còn nhớ là Chopo vào thế kỉ V gồm tất cả hoặc một phần đảo Giava, đến thế kỉ VIII trở thành tên kinh đô nước Holinh, và giữa các năm 742 và 755 được bỏ đi thay bằng Plukiassơ, ở về phía đông: sự thay đổi kinh đô đó do sự lên ngôi của triều Xailangdra Phật giáo ở trung tâm Giava. Năm 820, sự tái hiện nước Chopo có thể do sự hợp nhất miền trung và đông dưới sự bảo hộ của các vua Xailangdra, hoặc tựa hồ như một cuộc trở lại nắm quyền ở miền trung đảo của các ông hoàng Shiva đã di cư về phía đông. Về các người kế vị ở Panangcarang, vua Xailangdra sáng lập ra Kolasan, người ta chỉ còn biết đến tên. Bút tích năm 907 kể trên đã liệt kê các vua Maharaja: Pamungalan, Warak, Garung trị vì từ 829 đến 839 và Piketan trị vì năm 864578 nhưng không cho ta biết phổ hệ của họ. Có phải một trong các vua đó đã mang tên đăng quang là Sumrottunga ghi trong bút tích năm 847 không?579 Như người ta đã thấy, danh hiệu đó có thể là biến thể của Sammaragravira, tên của con Xailangdra thuộc hiến chương Nalangda mà người ta tưởng có thể đồng nhất với Panangcarang. Trong trường hợp đó, những người kế vị của Panangcarang vừa được liệt kê lại vốn là những Xalangdra, họ vẫn thực hiện quyền bá chủ, ít nhất là danh nghĩa ở Srivijaya, vì vào khoảng 850 - 860 vương quốc do một người “con thứ” (Balapuytra) của một trong các ông vua trên cai trị. Lời ghi cổ nhất về Maharaja ở Dabac (Giavaca) của một tác giả Ả Rập (Ibn Khordadzbeh)580 cũng áp dụng cho Xailangdra ở Giava. Nhưng lúc mạt kỳ của thế lực dòng Xailangdra ở trung Giava kèm theo sự hồi sinh của các đạo giáo Ấn Độ được xác nhận trong một bút tích ở vùng lân cận Prambanang581 (863) đã đưa tới hậu quả củng cố vương quyền của họ ở Xumatơra mà người ta thấy tiếng vang trong các tài liệu Ả Rập và Ba Tư, chắc chắn là đến thế kỉ X, Dabac tương ứng với Xanfoxi của Trung Quốc, nghĩa là vương quốc Sumatra ở Srivijaya.
576
P. Pelliot, “Hai cuộc hành trình”, BEFEO, 1903, IV, tr. 286. P. Pelliot, “Hai cuộc hành trình”, BEFEO, 1903, IV, tr. 286-287. 578 N.J. Crom, “Ấn Độ - Giava”, Gesch, tr.156. 579 N.J. Crom, “Ấn Độ - Giava”, Gesch. 580 Tác giả này có tác phẩm ghi năm 844 - 848, đã nói đơn giản rằng “vua nước Dabac, một ông vua các đảo ngoài biển Đông, gọi là Maharaja”; G. Pherăng, “Quan hệ dụ lịch là văn bản địa lý Ả Rập, Ba Tư và Thổ Nhĩ Kỳ”, tr. 23-24, 29-30; “Đế quốc Sumatra Srivijaya”, báo Á châu, 7 + 8/ 1922, tr. 52-53. 581 “Bút tích ở Preng”, N.J. Crom, “Ấn Độ - Giava”, Gesch, tr. 165. 577
110
Tất cả những điều người ta biết về nó giữa thế kỉ IX 582 là “Maharaja ở Xumacunatvipa” là con trai thứ của vua Xilangdra “vua ở Giava và kẻ giết hại các anh hùng đối phương” nghĩa là Panangcarang. Nhờ mẹ ông là bà Tara, ông trở thành cháu vua Dharmasetu hay Vacmaxtuy mà người ta muốn đồng nhất với Dharmapala thuộc triều Palava ở Banggalo583, nhưng rất có thể trị vì ở Srivijaya584. Cái người “con trai thứ” (Balapuytra) đó có lẽ là ông vua Xailangdra đầu tiên ở Srivijaya. Ông ta cho xây dựng tại Nalangda ở Ấn Độ một tăng viện585 mà đến năm thứ 39 ở ngôi mình (820 - 860) vua Dvapala đã hiến nhiều làng: đó là một lễ hiến làm đề mục cho hiến chương gồm những chú dẫn phổ hệ về tình hình đã nói ở trang trên.
582
Nhờ hiến chương Nalangda do Hiranangdasatsxtri ấn hành “Bản sao hiến chương Nalanga ở Drapaladra”, Minh văn học Ấn Độ, XVII, 1924, tr. 310-327. 583 G.F. Stúttéchem, “Thời kì Giava trong lịch sử Sumatra”, Sumatra, 1929, tr. 9-12. 584 K.A. Nila Căngta Xátxtơri, “Srivijaya”, BEFEO, XL, tr. 267. 585 Về việc xác định địa điểm của cái “Vihara” đó trong số các phế tích ở Nalangda, xem F.D.K. Botso “Een vorkonde van het groote khooster te Nalanda”, Tifd. Bat. Gen. LXV, 1925, tr. 08-509. 111
Chương VIII: Sự thịnh vượng của vương quyền ăngko và của nước Srivijaya (Cuối thế kỷ IX đến thế kỷ XV) 1. Thời kì đầu của vương quyền Ăngko (877 - 1001). 2. Triều đại Champa Indrapura. 3. Vương quốc Giava ở Mataram. 4. Nước Sangtotsi hay vương quốc Xumatra Srivijaya. 5. Nước Mianma. 1. Thời kỳ đầu của vương quyền Ăngko (877 - 1001) Sau sự im lặng hơi kỳ dị của của Jayavarman II và Jayavarman III, Indravarman lên ngôi năm 977 nối lại truyền thống minh văn có từ thời kỳ Tiền Ăngko. Có lẽ chúng ta được hưởng tình trạng đáng mừng đó nhờ ảnh hưởng của ông thầy tinh thần của nhà vua, một người Balamon tên là Xivaxoma, có họ hàng với Jayavarman II 586 và môn đồ của nhà triết học Ấn Độ xuất sắc Xancarasaria, người đã khôi phục lại đạo Balamon chính giáo587. Hình như người phải là Indravarman không có chút liên hệ họ hàng nào với 2 ông vua tiên đế. Những nhà phổ hệ các triều sau cố gắng dù tốt dù xấu gì cũng gán cho ông là cháu ruột hàng cháu họ của họ hàng vợ vua Jayavarman II588 nhưng đó là một kỳ vọng không có trong bất cứ bút tích nào của ông ta. Ông là con vua Prithivindravarman và nhờ mẹ
586
Ông là cháu gọi bằng ông của vua Jayangdradipativarman, cháu vợ của Jayavarman II. G. Xodetx “Bút tích ở Campuchia” I, tr. 37; Xem Nicacangta Satsteri, “Ghi chép về niên đại của Xangcara”, báo Á châu Mandơratx, XI, III, tr. 285. 588 A. Barth và A. Bergaigne, “Bút tích Phạn ở Champa và Cămpuchia”, tr. 361; G. Xodetx, “Bút tích ở Bakasei Chamkrong”, Báo Á châu, số 5-6, 1909, tr. 485. 587
112
ông, ông trở thành chắt của một ông vua khác tên là Nripatinaravarman589; người ta không biết chút gì về những người gọi là vua đó. Ông tiếp tục đóng đô ở Hariharalaya (Rotuotx) và ngay năm đầu tiên 877, ông cho xây dựng ở phía bắc kinh đô công trình Indrataca, một cái bể lớn (ngày nay đã cạn), ở giữa có lâu đài Lolei điều đó khẳng định quyền ưu tiên của các công trình dẫn nước ở một sứ có nhiều cát và vấn đề lớn nhất là nước. Năm 879 ông cống hiến 6 cái tháp bằng gạch giả cẩm thạch Preatco590 để thờ tượng cha mẹ, ông bà ngoại, Jayavarman II và hoàng hậu, được phong thần dưới dạng các thần Shiva và Dvi 591. Cuối cùng năm 881 ông khánh thành lâu đài lớn nhất xây bằng đá xây để thờ vượng dương vật Indrecvara mà theo tập quán cái tên đá hợp tên của thần Ixvara (Shiva) với tên vua sáng lập. Đó là kim tựu tháp Bakong592, ở phía nam Preatco. Triều đại hơi ngắn ngủi đó hình như được thanh bình. Quyền lực của Indravarman vươn tới vùng Châu Đốc, ở đó ông đã cúng thần Shiva một cái Vimana trong ngôi đền cũ ở Pnongbuyang593. Ở tận cùng tây bắc Ubon, ở đó có một bút tích Phật giáo năm 866 trong có ghi nhận ông là vua đương vị 594. ở ngoài thầy ông là Xixaxoma thừa nhận rằng “sự trị vì của ông như một vòng hoa nhài trên các cái đầu kiêu hãnh của các vua Trung Quốc, và Giava 595. Một sự tự thị là quá đáng nhưng nó cho thấy vài quan niệm về cục diện ngoại giao của Cămpuchia thời bầy giờ. Năm 889 Indravarman mất thụy hiệu là Icvaraloca. Người nối ngôi ông là Yaxovardama, con ông, mà người mẹ là Inpradơvi thuộc dòng dõi hoàng gia cũ ở Vyadrapura (Phù Nam), Cambuypura và Aninditapura. Ông vua mới nhờ vậy đã nối lại được với dòng chính thống tiền Ăngko596. Hơn nữa ông có gia sư là người Balamon Vamaisiva thuộc về gia đình giáo chức có thế lực được vua Jayavarman II 589
A. Barth và A. Bergaigne, “Bút tích Phạn ở Champa và Cămpuchia”, tr. 6; G. Xodetx, “Bút tích ở Bakasei Chamkrong”, Báo Á châu, số 5-6, 1909, tr. 24. 590 Tên cũ của lâu đài là Paramecvara, thụy hiệu của Jayavarman II. Các tháp ở đó là một hình 4 cạnh ở phía nam Indratataca và có thể tương ứng với cái Puyricuar Jayavarman II, những bút tích Phạn ở lâu đài đó đã được A. Barth và A. Bergaigne xuất bản, tr. 297, và G. Xodetx - sđd - tr.18 - những bút tích Khơmer cung cấp cung cấp danh sách rất dài tên các tôi tớ đã được E. Aymonier phân tích trong ”Nước Cămpuchia”, II, tr. 439 và tái đăng trong tập IV cuốn Corpuytx. 591 G. Xodetx, “Sự phong thần ở Cămpuchia”, báo cáo khảo cổ ở Đông Dương 1911, tr. 40. 592 Những công cuộc khai thông ở Bakong đã phát hiện ra tên địa điểm của ngôi đền (làm dở dang hoặc bị huỷ hoại) thờ dương vật Indrecvara, ở đỉnh kim tự tháp, một cái tháp mới xây dựng lại vào thế kỷ XI. Tám cái tháp giả cẩm thạch ở chân kim tự tháp và các công trình phụ đền xây cùng thời với ngôi đền. Những bút tích ở Bakong đã được A. Barth và A. Bergaigne xuất bản - sđd - tr. 310 và G. Xoetx, “Bút tích ở Cămpuchia”, I , tr..31. 593 A. Barth và A. Bergaigne - sđd, tr. 313. 594 BEFEO, XXII, tr. 63. 595 G. Xodetx - sđd- tr. 43. 596 G. Xodetx, “Truyền thống gia hệ của các vua đầu tiên ở Ăngko”, BEFEO, XXVIII, tr. 124 và tiếp theo; “Về Thuỷ Chân Lạp” - nt - XXVI, tr. 1 và tiếp. 113
giao cho nhiệm vụ thờ phụng vương thần597 và qua thầy của ông là Xivaxoma mà ông có liên quan tức nhà triết gia Ấn Độ lớn Xangkaracharya. Triều vua Yaxovarman I giữ lời cam kết với hai dòng tiền nhân đó, vì chương trình mà ông thực hiện sau này đều dùng làm kiểu mẫu cho những người kế tục ông. Cùng năm ông lên ngôi, 889, ông cho xây dựng ở các tỉnh trong vương quốc, ở gần bên các điện cổ hoặc ở những nơi hành hương được ưa chuộng độ một trăm lâu đài mà mỗi cái có một toà cung điện - hành cung (rajakuti) giành cho vua ở khi đi ra ngoài598. Chỉ những lâu đài được xây dựng một cách thoải mái nhẹ nhàng đó, người ta nhận ta độ 1 tá địa điểm, mỗi nơi được đánh dấu một cái bia ở mặt sau có bút tích Phạn bằng chữ thường, còn mặt kia là lời đáp lại bằng chữ miền bắc Ấn Độ (tiền-nagari), giống như chữ đưa vào Giava từ một thế kỷ trước 599. Những tấm “ápphíc bằng đá” đó như A. Bergaigne gọi, đều có cùng một bản minh văn và chỉ phân biệt bia này với bia khác ở tên vị thần được thờ cúng ở đó. Sau một phổ hệ chi tiết của Yaxovarman và lời tán tụng ông, như tác giả của bài tụng tuởng vậy, là sự phối hợp của sức mạnh và sự mềm dẻo về thể chất với tất cả những đức tính của sự thông minh, nó đã tạo dứơi hình thức vương mệnh (Xadana), quy tắc của tu sĩ, nhất luật gọi là Yasodharacrama. Năm 893, Yaxovarman đã dựng lên ở giữa Indơratataca, tức là giữa các bể lớn do cha ông đào ở phía bắc kinh đô, một cung điện gồm bốn tháp bằng gạch, mà có lẽ dự án đầu tiên định xây dựng 6 cái, dùng cho việc chứa các tượng của bố mẹ và ông bà của ông600 giống như cung điện ở Preatco; ngày nay cung điện đó được biết dưới cái tên Lobei, nó hình như gợi lại, như tôi đã nói, cung điện của Hariharalaya. Yaxôvacman người ở chốn kinh đô đó và có thể ngay khi lên ngôi có thể đã có ý định dời chuyển thánh điện vương quyền và trụ sở của thế quyền - bản bút tích ở Xadocacthom601 ghi “thế là nhà vua cho xây dụng thành phố Yaxodapura và rước vương thần ra khỏi Hariharalaya để cố định ở kinh đô. Rồi nhà vua cho dựng núi trung tâm. Ngài Xivacrama (biệt hiệu của thầy VamaShiva) dựng cái dương vật thánh ở chính giữa”. 597
Đó là cháu ngoại của Xivacaivalya, tư tế của Jayavarman II (L. Finot, “Bút tích ở Xdoccacthom” BEFEO, XV, 2, tr.80, 89). 598 G. Xodetx, “Tìm hiểu Yaxotdaracrama”, BEFEO, XXXI, tr. 84 và tiếp. 599 Về đặc điểm của thứ chữ này, xem chú thích của A. Bergaigne ở đầu “Bút tích Phạn ở Cămpuchia”, tr. 346. 600 Bút tích Phạn do A. Barth và A. Bergaigne xuất bản - tr. 319; Bút tích Khơme do E. Aymonier phân tích “Nước Cămpuchia”, II , tr. 450 và in lại trong tập IV cuốn Crymuytx. 601 L. Finot - sđd - BEFEO, XV, 2, tr. 89. 114
Từ lâu người ta tưởng rằng bản đó phù hợp với việc thiết lập Ăngkothom và Bayon. Trong một cuốn hồi ức đã trở thành cổ điển602 Ph. Stern đã chứng minh rằng không thể dưa lên thế kỷ IX một công trình được xây dựng và trang trí như Bayon, và về phía tôi, tôi cũng đã chỉ ra rằng Ăngkothom dưới dạng hiện nay không thể nào có trước thời kỳ cuối thế kỷ XII603 được. Thành phố được Yaxovarman xây dựng nên đã được V. Golubép đồng nhất với một hình 4 cạnh mà hai cạnh tây và nam được ghi nhận bằng bức thành đất hiện còn có thể thấy được và một cái hào đã biến thành ruộng, và cạnh phía tây đựơc ghi nhận bằng con sông Xiemreap đã đổi dòng so với lúc nguyên sơ604. Trung tâm của hình 4 cạnh được đánh dấu bằng cái đồi Pnong Bakheng, trên có một lâu đài hình kim tự tháp mà phong cách đúng là phong cách thời đại đó; một bút tích đã chỉ ra rằng nó chứa cái dương vật của Yasodharecvana605. Những nguyên nhân nào đã gây lên sự dời đô đó và quyết định lựa chọn địa điểm mới ? Danh thắng Hariharalaya bề bộn những lâu đài xây từ các triều đại trước có lẽ không sẵn sàng cho việc thực hiện những dự án kiến thiết đô thành của ông vua trẻ tuổi. Mặt khác, nếu như tôi nghĩ, nếu đền thờ dương vật hoàng gia phải trở thành phần mộ của kẻ lập ra nó, tất nó phải được xây dựng lại mỗi khi có sự đổi ngôi, cùng với việc đổi tên của cái dương vật đó606. Đối với cái dương vật Yaxovarman muốn vượt cái dương vật Indrecxara của cha ông bằng cách xây dựng ngôi đền trên một ngọn đồi thiên nhiên, điều đó không có gì đáng ngạc nhiên. Vả lại với ba ngọn đồi ở vùng lân cận Hariharalaya, ngọn Pnongboc cao nhất và quá kềnh cành để đánh dấu nơi trung tâm một thành phố, còn ngọn Pnongcrom thì lại quá gần Biển Hồ. Chỉ còn ngọn Pnong Bakheng mà bề cao và kích thước đáp ứng được đầy đủ ý định của nhà vua. Có lẽ vì vậy mà ông đã chọn nó, và bằng lòng xây dựng ở hai ngọn đồi kia, mỗi ngọn ba ngôi đền thờ Tam vị chí thần 607(Ba thần hợp nhất). Cùng một lúc với việc chỉnh đốn lại kinh đô và nối với kinh đô cũ bằng một đường dẫn từ cửa đông đến góc đông bắc của Indratataca, cái bể nước do ông đào, ông cho xây dựng ở đông bắc kinh đô mới một cái bể lớn dài 7km, rộng 1,8km. Cái bể đó tên là Yaxodatataca, có viền một con đê bằng đất cao, ở 4 góc có đặt các bia 602
“Tượng thần Bayon ở Ăngkothom và sự phát triển của nghệ thuật Khơmer”, Niên báo viện Bác cổ Guymê, thư viện phổ cập, 1927, tr. 47. 603 “Niên hiệu của Bayon”, BEFFO, XXVIII, tr. 81. 604 “Núi Bakheng và thành Yaxovarman”, BEFEO, XXVIII, tr. 319; “Những tìm tòi mới quanh núi Bakheng” - nt - XXXIV, tr. 576. 605 G. Xodetx, “Bút tích mới ở núi Bakheng”, BEFEO, XI, tr. 396. 606 Ph. Stern, “Sơn - tự Khơmer, việc thờ dương vật và Dvaraja”, BEFEO , XXXIV, tr. 611. 607 M. Gleder, “Việc dọn dẹp núi Crom”, BEFFO, XI, tr. 371. 115
với những minh văn Phạn viết bằng chữ tiền - Nagari thuật lại phổ hệ của ông, phát triển bài tán tụng công đức của ông608. Ở bờ nam của cai bể nước lớn đó, hiện nay đã cạn và được biết dưới cái tên Baray phía đông, ông cho xây dựng một loạt tu viện cho các môn phái khác nhau, và nhờ chủ nghĩa triết chung về tôn giáo ông có thể phân phối đặc ân của mình cho tất cả các môn phái đó 609: phái Bratmanacrama Shiiva đối với người Xaiva, Pasupatas và Tapasvino610, phái Vaishnavacrama Visnu cho người Pancharatras Bahagarvatas và Sattvatas611 và có lẽ cả phái Sangatacrama Phật giáo mà cái bia đã được di chuyển khỏi vị trí nguyên thuỷ của nó, đã tìm thấy ở Teppranam trong Ăngkothom612. Chính dưới triều Yaxovarman người ta đã xây dựng các ngôi đền Shiva thờ Xikharicvara “thần Shiva trên đỉnh” ở Preat Vihia, và thờ Badrecvara ở Shivapura (Pnong Xangdac)613. Việc thành lập Yaxodarapura trên danh thắng sau này trở thành kinh đô Cămpuchia cho đến thế kỷ XV, cũng đủ để minh họa triều của vua Yaxovarman mà lịch sử chính trị rất ít được biết tới. Những bút tích minh văn kép (bằng hai thứ chữ) choán một phạm vi khá rộng, từ bắc Hạ Lào614 đến bờ vịnh Xiêm giữa vùng Sangtabun615 đến Hà Tiên616. Căn cứ vào một văn bản thế kỷ XII, mới đây người ta quy cho ông một cuộc viễn chinh sang Champa đúng vào thời kỳ đó 617. Một bút tích của cháu họ ông là Rujangdravarman618 đã quy định biên giới của vương quốc lên tận Xucsma. Kamratas (phía Mianma) biển (vịnh Xiêm), nước Champa và Trung Quốc. Về mặt Trung Quốc, cần hiểu là nước Nam Chiếu mà một văn bản Trung Quốc đã rõ ràng coi là giáp giới với Cămpuchia trong nửa sau thế kỷ IX619. Lời ghi về một thuỷ chiến công “đánh bại hàng nghìn thuyền có buồm trắng”620, nếu không phải của người Champa thì có thể thuộc về một cuộc xâm lược mới của người Indonedieng.
608
Do A. Barth và A. Bergaigne công bố - sđd, tr. 413 và tiếp. Về các môn phái đó, xem Sharlereliot, “Ấn Độ giáo và Phật giáo”, tập II. 610 Tiêu biểu là phế tích Preipraxat do G.Trave khai quật, BEFEO, XXXII, tr. 113; Cái bia đã được A. Barth và A. Bergaigne công bố - sđd, tr. 418, BEFEO, XXXII, tr. 85. 611 Tiêu biểu là phế tích Praxatcomnap; Xem G.Trave – nt - Tấm bia đã được tôi công bố - nt, tr. 89. 612 G. Xodetx, “Tấm bia ở Teppranam “, báo Á Châu, 3-4/1908, tr. 203. 613 Miêu tả các lâu dài đó trong „Nghệ thuật Khơmer cổ điển”, H. Parmentier, BEFEO, XXIX, 1939, tr. 136 và 270. 614 Bia Huaythamo, A. Barth và A. Bergaigne, sđd, tr. 389. 615 Bia Paníct (Thư mục G. Xodetx, K. 479). 616 Bia Cuyhia Preat, A. Barth và A. Bergaigne, sđd, tr. 388 (dưới cái tên Pnongtrotung). 617 BEFEO, XXIX, tr. 316. 618 G. Xodetx, “Bút tích ở Bakasei Chamkrong”, Báo Á châu, số 5-6, 1909, tr. 409. 619 G. Maspéro, “Biên giới Trung Kì và Cămpuchia thế kỉ VIII đến thế kỉ XIV”, BEFEO, XVIII, 3, tr. 32; Xem G. Maspéro, “Địa lý chính trị của Đông Dương vào khoảng năm 960”, EFEO, II, tr. 94-95. 620 A. Barth và A. Bergaigne, sđd, tr. 492, số 3. 609
116
Người ta không biết niên hiệu chính xác về ngày mất của Yaxovarman. Nó phải vào trước năm 910 vì một bút tích của Phimeanaca, có lẽ gốc ở Pnong Bakheng621 có nói tới trong phần chữ Phạn, về niên hiệu đó coi như ông đã mất 622 và đã mang thụy hiệu Paramaxivaloka623. Về hai người con kế vị của ông, người ta biết rất ít. Con cả là HarshavarmanI, năm 912 làm lễ hiến thần ở kinh đô cũ của Phù Nam624, là người xây dựng một cái Sơn miếu nhỏ ở Bakasei Chamkrong, chân núi Pnong Bakheng625. Có lẽ ông còn trị vì đến năm 922626 và khi chết có thể trong những năm gần đó, đã nhận thụy hiệu là Ruydraloka. Người con thứ, Ixanavarman II mà người ta chỉ biết đến thụy hiệu là Paramarudraloka, lên ngôi năm 925627, nhưng ngay từ 921628 một người cậu đã “dời thành Yaxodarapura để đi trị vì ở Chokgargiat mang vương thần đi theo”629. Như vậy, hình như ông cậu này đã tiếm quyền và lên ngôi đến Jayavarman IV. Một văn bản sau đã xếp việc lên ngôi này vào năm 928630, có lẽ là năm Icanavarman II mất, nhờ đó mà ông cậu có thể có hoàn cảnh lên ngôi một cách hợp pháp. Trên danh thắng Kokker631 hiện nay, ở giáp một cái hồ nước, Jayavarman IV xây những cung điện mới với những lâu đài khổng lồ632: cái đáng chú ý nhất là tòa tháp 7 tầng hình kim tự tháp, trên đỉnh còn có cái bệ của vương dương vật Tribhuvanecvara mà cái bút tích gọi là Kamrateng Jagattarayya “thần là vương quyền” và việc xây dựng cao tới 35m là một kỳ tích chưa từng nghe thấy633. Hai năm sau, kinh đô mới đến lượt nó lại bị phế bỏ để trở về kinh đô cũ. Jayavarman IV - thụy hiệu là Paramacivapada - lấy một người em gái Yaxovarman tên là Jayadvi634 mà sinh được một người con giai. Người con này kế
621
L. Finot, “Một bút tích Visnu ở Ăngko”, BEFEO, XXXII, tr. 1; Việc khai quật Pnong Bakheng đã phát hiện ra ở chân kim tự tháp một loạt những điện nhỏ bằng gạch, có thể là những điện cá nhân do những quần thần nhà vua xây riêng (BEFEO, XXIX, tr. 517; XXX, tr. 218, 580). 622 A. Barth và A. Bergaigne, sđd, tr. 574. 623 E. Aymonier, “Nước Champa”, III, tr.139. 624 A. Barth và A. Bergaigne, sđd, tr. 551; BEFEO, XXVIII, tr. 127-128. 625 Báo Á Châu, 5+6/1909, tr. 500. 626 BEFEO, XXXI, tr. 547. 627 G. Xodetx, “ Một niên hiệu của Isamavarman II”,báo hội Đại Ấn Độ, III, 1936, tr. 65. 628 G. Xodetx, “Niên hiệu của Cotke”, BEFEO, XXXI, tr.21, cùng năm đó xây dựng công trình Visnu ở Praxat Cravang ở đông Ăngko do nhiều nhà quyền quý nhất. 629 Bút tích ở Xdoccacthom, BEFEO, XV, 2, tr. 90. 630 Bút tích ở Praxat Neang Khơman, G. Xodetx, “ Bút tích ở Cămpuchia”, II, tr. 32; BEFEO, XXXI, tr. 17. 631 “Đảo vinh quang” biến thể của chữ Gargyar, tên cây Hopea họ Song quả, thường được biết tên Annam là Sao. 632 H. Parmentier, “Nghệ thuật nguyên thủy Khơmer”, I, tr. 15 và tiếp; Về minh văn của Kocke, xem G. Xodetx, “ Bút tích ở Cămpuchia”, I, tr. 47-71. 633 G. Xodetx, “ Bút tích ở Cămpuchia”, I, tr. 68, 71. 634 G. Xodetx, “ Bút tích ở Cămpuchia”, I, tr.75. 117
vị ông năm 941 hoặc 942635 dưới tên Hacsavarman (thụy hiệu là Brahmaloka) mà chỉ ở ngôi từ 2 đến 3 năm. Một người em gái lớn tuổi hơn của Yaxovarman là Mahendradevi đã lấy một người nào đó tên là Mahangdravarman mà các nhà phổ hệ học đã gắn một cách rất lỏng lẻo và rất đáng nghi vào triều đại xa xôi của nước Cămpuchia thời Tiền Ăngko636. Từ cuộc hôn nhân đó, sinh ra một người con giai, Ragiangdravarman, là cháu họ Jayavarman IV và Yaxovarman và là em họ (bút tích ghi là anh em) của các Hacsavarman II. Cái chết do tự nhiên hay bị sát hại của cậu này, lúc đó còn là một đứa trẻ, đã dẫn tới kết quả đưa Ragiangdravarman lên ngôi. Ông này cũng còn rất trẻ nhưng tư cách hình như đúng đắn hơn ông cậu và người anh họ ông ta. Ông thực hiện ngay việc nối lại truyền thống Ăngko bằng cách trở về đóng đô ở Yaxodarapura rước vương thần về đó637 “cũng như Kusa (con Rama và Xita) đã làm đối với Ayoahya sửa sang lại thánh đô Yaxodarapura từ lâu đã trống rỗng làm cho nó trở nên nguy nga tráng lệ nhờ việc xây dựng một lâu đài với cung điện bằng vàng óng ánh như lâu đài của Mahangdra trên mặt đất này” 638. Có lẽ đó là tình trạng đầu tiên của Phimeanaca như người ta nhận xét639, ở vào chỗ giao nhau của trục bắc nam Yaxodrapura puy tụ trên đồi Pnong Bakheng với trục đông tây Yaxodaratataca (Baray phía đông), hai thành tựu lớn của Yaxovarman. Theo gương ông này đã xây dựng vào giữa bể nước Indratataca do cha ông ta là Indravarman đào, cái hồ Lolei dành cho việc thờ cúng cha mẹ đã đựoc phong thần dưới dạng Xita và Uma, Ragiangdravarman cũng cho xây dựng, năm 952, ở giữa bể nước Yaxodaratataca do chú ông là Yaxovarman xây nên, một cái đền màng tên là Mebong phương đông. Trong năm cái tháp bằng gạch xây theo hình hoa mai, ông đặt tượng cha mẹ ông dưới dạng thần Xita và Uma, cùng với tượng thần của Visnu và Brama, và ở giữa là cái dương vật Ragiangdrecvara (có lẽ trong khi chờ xây dựng một một nghi đền riêng trong kinh đô được trùng tu lại) cũng như ở Bakong, có 8 cái tháp phụ xây quanh, chứa 8 dương vật của Shiva640. Chín năm sau, năm 961, có lẽ lần này ông bắt chước Preatco xây dựng ở phía nam Yaxodaratataca một sơn tự Prerup gồm : ở giữa là giương vật Ragiangdravadrecvara mà cái tên vừa gợi lên tên vua, vừa gợi lên tên thần Badrecvara một thứ quốc thần được tôn kính trong chính phẩm cổ xưa ở Vát Phu, cái nôi của người Cambuygia, ở 4 tháp 4 góc sân thượng trên, một cái dương vật khác tên là Ragiangdravarmecvara “được dựng 635
G. Xodetx, “ Bút tích ở Cămpuchia”, I, tr. 260, 261. G. Xodetx, “ Bút tích ở Cămpuchia”, I, tr. 260, 261. 637 Bút tích ở Xdoccacthom, BEFEO, X, 2, tr. 91. 638 Bút tích ở Xdoccacthom, báo Á Châu, 9+10/ 1908, tr. 239 (Bản dich có sửa đổi). 639 Ph. Stern, “Tượng thần Bayon ở Ăngkothom”, tr. 55. 640 Bia ở Mekong, do L. Finot công bố, BEFEO, XXV, tr. 351; Xem như trên, XXVII, tr. 137, số 1. 636
118
lên nhằm đề cao sự phồn thịnh của vua và dường như nó chính là tính chất hoàng gia”, một bức tranh của Visnu Ragiangdravisvarupa để tưởng nhớ tới tiền nhân xa xăm, một tượng thần Shiva Ragiangdravarmadvecmara để tưởng nhớ tiên đế Hacsavarman II và tượng nữ thần Uma cho bà cô là Jayadvi, mẹ của tiên đế, cuối cùng là 8 hình Murtu của Shiva641. Nhiều công trình đã gắn với tên triều đại Ragiangdraepvarman 642. Phần lớn tác giả là những quan chức hay thầy Balamon cao cấp, họ lợi dụng sụ ít tuổi của vua để giành lấy những địa vị ưu đãi trong triều. Cái kiểu giám hộ quốc đó của vương quyền do những nhà quyền quý nắm, tiếp tục được sử dụng ở những triều đại sau và có cũng do một nguyên nhân: vua còn quá ít tuổi khi lên ngôi. Trong số những nhân vật đáng chú ý dưới triều vua Ragiangdravarman trước tiên cần kể đến Rajakuvamana “đại cố vấn hoàng gia”, hình như giữ vai trò phụ chính hay một tể tướng643, rồi đến Xivasarya, một người Balamon đã hầu cận các vua từ thời Ixanavarman II như một “hotar”644 và cuồi cùng là mật sứ (Sara) Kavindrarimathana mà vua đã uỷ nhiệm xây dựng cung điện và lăng tẩm ở đông Mebong645. Ông này là tín đồ Phật giáo. Trên ba cái tháp ở lâu đài Batchum do ông xây để thờ tranh phật Buddha, Vajrapani và Prajana, ông cho nhắc các minh văn Phạn. Xếp theo thứ tự biên niên giữa tấm bia ở Teppranam phản ánh sự thành lập một cái Acrama phật giáo của Yaxovarman và tấm bia ở Vát Xích Thổ, những minh văn đó chứng minh sự liên tục, trong một số hoàn cảnh của đạo Phật Mahayang trong các tín đồ mà các ông vua theo đạo Shiva không thèm tuyển dụng. Tất cả những điều mà minh văn học cho ta biết và lịch sử chính trị ở Cămpuchia dưới triều Ragiangdravarman là “ánh hào quang của ông đốt cháy những vương quốc thù địch, bắt đầu từ nước Champa” 646. Có thể đó là sự ám chỉ cuộc viễn chinh năm 945 - 946, qua đó như người ta sẽ thấy, quân đội Khơmer đã cướp được tượng vàng ở đền Ponaga (Nha Trang). Ragiangdravarman thôi trị vì năm 968 và nhận thuỵ hiệu là Shivaloca. Trong năm cuối cùng ở ngôi bán, 967, ngôi đền thờ Tribuyvanamahecvara ở Icvarapuyra (Bantay Sray) được xây dựng hoặc khánh thành bởi Yajavaraha, một người cháu của Hacsavarman I, mà ở văn bia Khơmer ở Bantay Sray, tên là “thánh gia sư”: 641
G. Xodetx, “Bút tích ở Champa”, tr.73 và tiếp. E. Aymonier, “Nước Champa”, III, tr. 490-491. 643 Tên ông tiếp tục xuất hiện trong các bút tích của Jayavarman V, là con kế vị Ragiangdravarman. 644 BEFEO, XXV, tr. 362, ông thuộc một gia đình giáo chức mà bút tích ở Vátthípdei cho ta biết. Khi in bút tích đó trong tập “Pha trộn S. Levi”, (tr. 213) Tôi tưởng đã đồng nhất được Shiva saria với một người Balamon khác cùng tên ghi nhận trong bút tích ở Xdoccacthom, như một thầy Tư tế của vương thần dưới triều Jayavarman V và Xriavarman I (BEFEO, XV, 2, tr. 365). 645 G. Xodetx, “Bút tích ở Batchum”, báo Á Châu, 9+10/1908; tr. 251. 646 “Bút tích ở Batchum”, tr. 2 45. 642
119
(Xtengan) Vrah Guru Y. Không thể nào chính nhà bác học Balamon này đến triều sau lại được thăng lên chức “Camrateng an” Vrat Guru. Dù trường hợp nào, một quan chức lớn mang chức vị đó đã xuất hiện nhiều lần trong các bút tích minh văn của Jayavarman V và hình như giữ một vai trò có quyền lực lớn ở thời kỳ đầu triều đại. Jayavarman V, con Ragiangdravarman, có thể còn rất trẻ tuổi khi lên ngôi năm 968, và mãi 6 năm sau, năm 974, ông mới hoàn thành việc học tập dưới sự phụ giáo của Vrat Guru647. Ông trị vì được 30 năm , mà về mặt chính trị ít được biết hơn các triều đại trước. Ba mươi năm đó được đánh dấu bằng việc xây dựng cung điện tên là Jayangdranagarima mà các công việc thi công tiến hành năm 978648, trung tâm được đánh dấu bằng “ngọn núi vàng” hay “cái sừng vàng” (Hemagiri, Hemacringagiri tên cổ điển của Meru) mà người ta định xếp ở Takeo, sơn miếu làm dở dang ở phía tây con đê phía tây của đông Baray649. Jayavarman V gả em gái Indrakshmi cho người Balamon Ấn Độ tên là Dvakarabatta sinh ở sông Yamuna, tác giả của nhiều công trình Shiva 650, và dưới triều ông, người ta thấy hai người Balamon “ngoại quốc” (paradxa), có lẽ là người Ấn Độ, đã tậu đất và dựng đền thờ Shiva651. Các quan chức lớn ghi trong các bút tích minh văn phần lớn cũng như nhà vua, đều là tín đồ đạo Shiva chính thống. Nhưng cũng như các triều trứơc, đạo Phật tiếp tục được các quan chức cao cấp theo nhiều. Những bút tích minh văn652 đã cho một quan niệm nào đó về đạo Phật mà về mặt giáo lý nó tự cho mình là kẻ kế thừa của trường phái Yogachara và là người đại diện của những “giáo lý thuần khiết của sắc và không” được phục hồi ở Cămpuchia nhờ những cố gắng của Kiectipandita, nhưng trong thực hành nó mượn một phần của nghi lễ Ấn Độ và tồn tại nhiều nhất trong việc thờ cúng bồ tát Lokecvera653 . Jayavarman V mất năm 1001, nhận thuỵ hiệu là Paramaviraloka. Người kế vị ông là cháu ông tên gọi Uydyadtyavarman I, ông này chỉ ở ngôi vài tháng 654.
647
G. Xodetx, “Bút tích ở Cămpuchia”, I, tr. 148; Về Bantay Sray, xem “Đền thờ Icvarapura”, Hồi ký khảo cồ, BEFEO, I; G. Xodetx, “Niên hiệu của Bantay Sray”, BEFEO, XXIX, tr. 289. 648 BEFEO, XXXVII, tr. 383 và 386. 649 G. de Cray Reruyda, V. Golubep và G. Xodetx, “Niên hiệu của Takeo”, nt, XXXIV, tr. 401; Xem BEFEO, XXXI, tr. 18-22; XXXVII, tr. 383-384, 411. 650 Preat Anhcoxay ở Xiemreap (A. Barth và A. Bergaigne, “Bút tích Phạn ở Champa và Cămpuchia”, tr. 77) và Preat Comphuytx ở Mluy Pnong (G. Xodetx, “Bút tích ở Cămpuchia”, I, tr. 159. 651 “Bút tích ở Xdoccacthom, BEFEO, XV, 2, tr. 94. 652 E. Xnac, “Một bút tích phật giáo ở Cămpuchia”, Tạp chí Khảo cổ, 1883, tr. 82; G. Xodetx, “Một tài liệu cơ bản về Đông Dương; tấm bia ở Vatxichtho”, Nghiên cứu Phật giáo ở Nhật Bản, IV, 1942, tr. 110; H. Kec, “Over den annhep eener buddixtischi inscripticnit Battoambon Versl”, En Mededell Akad, Amstecdam, 1899, tr. 66 (do Putxanh dịch trong Mudéong, 1906, tr. 46); G. Xodetx, “Bút tích ở Cămpuchia”, II, tr. 202. 653 L. Finot, “Lokecvera ở Đông Dương”, BEFEO, I, tr. 227. 654 G. Xodetx, “Một bút tích của Uydayadityavarman I”, BEFEO, XI, tr. 400. 120
Các triều đại từ Indravarman đến Jayavarman V gần hơn một thế kỷ, tạo thành một thời kỳ húng tráng, tương ứng từng phần với thời kỳ hỗn loạn trong lịch sử Trung Quốc: cuối đời Đường và thời kỳ ngũ đại. Trải qua thời kỳ quân hoành trong lịch sử, nền văn minh Ăngko mà vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của miền trung Đông Dương và uy lực của nó đã gây lên những ảnh hưởng lớn trên các vương quốc Thái ở Mekong và Menam, nó đã có một bộ mặt riêng và giữ được các tính cách riêng cho đến thời kỳ suy tàn vào thế kỷ XIV. Ở đây không phải là vấn đề miêu tả một cách chi tiết. Việc này E. Aymonier đã làm với những nguồn tài liệu mà ông có655. Tài liệu rất không đầy đủ: ngay về tính chất của nó, các bút tích minh văn hầu như không cho người ta biết chút gì về đời sống dân chúng, về nền văn minh vật chất, và các tín ngưỡng, các tập quán. Phải đến cuối thế kỷ XIII mới thấy được trong bút kỳ của đại sứ Trung Quốc là Chu Đạt Quan một bức tranh khá sinh động về nước Cămpuchia và dân chúng của nó trước ngày nó suy sụp. Những triều đại mà các bút tích từ thế kỷ IX đến thế kỷ XII cho ta biết thường là về phái tăng lữ cao cấp của tôn giáo chính thống, các nhân vật của triều đình với tư cách hoạt động hướng về việc xây dựng có tính chất tôn giáo. Những bản lưu trữ, những tài liệu viết trên da hay trên olle? Không còn lại chút gì, và vì ngoài mấy cái cầu, tất cả các công trình kiến trúc Khơmer đều là các công trình về tôn giáo và người ta buộc phải nghiên cứu nền văn minh Ăngko trên những tấm gương méo mó đó. Nhà vua656 mà việc lên ngôi nhằm “ăn vương quyền” (như một quan cai trị ăn tỉnh của ông ta) xuất hiện với chúng ta như một vị thần trên mặt đất hơn một vị nhà cai trị. Kinh đô của ông với các hào luỹ, là một vũ trụ thu nhỏ lại có dãy núi Sanravala và đại dương bao quanh657. Trung tâm của nó đựơc đánh dấu bởi một cái sơn tự tức là hình ảnh của Mruy và ở trên đỉnh là vương thần (Dvarugia, Camrateng giagat taragia), cái vương dương vật nhận của Shiva qua trung gian một người Balamon. Người ta không biết cái dương vật đó chứa đựng “tính chất của vương quyền”, “cái tôi tinh tế của vua” có tồn tại là cái duy nhất qua các triều đại kế tiếp nhau không658 và trong trường hợp ngược lại, những cái dương vật khác nhau do 655
E. Aymonier, “Nước Cămpuchia”, I, tr. 530 – 598. Sụ kế tục triều vua hình như bình thường theo nam giới, theo trình tự con cả trở xuống: Jayavarman III là con của Jayavarman II; Yaxovarrman là con Indravarman, và kế vị ông là con ông, Hacsavarman I, con cả, Ixanavarman II, con thứ. Kế vị Jayavarman IV là con ông, Hacsavarman II, kế vị Ragiangdravarman là Jayavarman V, con ông. Những ngoại lệ và sự xem xét chuyên cần các phỏ hệ đã chứng tỏ tầm quan trọng của huyết thồng theo mẫu hệ. Nó là quy tắc trong các gia đình giáo chức lớn. Nhờ mẹ mà Yaxovarrcman gắn với những triều đại Tiền Ăngko cũ vì ông đã lấy một trong những người chị của ông đó, và cũng vì mẹ ông là chị (hay em gái của Yaxovảman mà Ragiangdravarman đòi lên ngôi. Một cách chung, những kẻ tiếm đoạt chính thức hoá việc cướp ngôi bằng cách lấy con gái hoặc vợ của ông vua trước. 657 R. Von Heinơ Gendecr, “Weltbild and Bunform in Sudostasien Wiener Beitrage zur kunot and kultur Asiens” IV, 1930, tr. 28. 658 Không có khả năng, thậm chí không thể có thể nói là không có thể có được việc cái dương vật lớn xây dựng trên làm kin tự tháp Kocke và được quy là của vương thần qua các minh văn, đã được Jayavarman IV 656
121
các nhà vua hiến cho việc lên ngôi của mình và mang tên các vua đó (Indrecvara, Yaxodarecvera, Ragiangdrecvera...) có tương ứng hay không với Dvaragia. Mỗi ông vua có thời gian và phương tiện xây dựng sơn tự của mình ở giữa kinh đô và người ta có lý khi nghĩ đến lúc chết, cái đền riêng đó trở thành cái lăng của chính ông vua làm ra nó; đồng thời nhà vua còn nhận một thụy hiệu chỉ rõ ông sẽ thăng về khoảng trời nào (Svacgata) và sẽ nhập vào vị thần nào? Chính quyền của đất nước nắm trong tay của một thiểu số quan liêu, các chức trọng đều do một hoàng gia nắm giữ. Các chức vụ tư tế của vua, tư tế các vương thần, quốc sư của các hoàng tử... đều giành cho các nhân vật thuộc các gia đình giáo chức lớn, mà sự truyền nối chức nghiệp được thực hiện theo hệ người mẹ, người thừa kế bình thường là con trai của chị (hay em gái) hoặc con giai thứ. Các gia đình Balamon thường kết chặt với hoàng gia; các cuộc hôn nhân giữa người Balamon với Satơria hình như rất phổ biến. Hai đẳng cấp đó ở trên khối quấn chúng, tạo thành một giai cấp riêng biệt đại biểu cho nhân tố trí thức và văn hoá Ấn Độ, nhưng không nên kết luận rằng về mặt chủng tộc, tầng lớp quý tộc đó lại khác biệt với số dân chúng còn lại, những tên Khơmer được dùng nhiều trong các nhân vật thuộc hoàng gia và cả trong các tôn giáo. Những bút tích của tầng lớp quí tộc đó là những tác phẩm văn chương duy nhất đến với chúng ta, đã cho ta một quan niệm về bề rộng của nền văn hoá Phạn của họ, nó dần dần được đổi mới nhờ sự xâm nhập của người Balamon từ Ấn Độ tới, như nó đã có ghi lại. Về ngành cai trị dân sự, hình như nó rất hình thức và sử dụng một số nhân viên rất đông chọn ra từ các tổ chức cấp bậc, những bút tích không cho ta biết trực tiếp chút gì, những việc phanh phui tỉ mỉ nó ra cũng cho ta dựng lên được những nét lớn và biết được guồng máy chính. Tôn giáo trong các giai cấp lãnh đạo không bao giờ được thống nhất. Đạo Shiva thống trị từ thế kỷ IX đến thế kỷ X, mãi đến thế kỷ XII, song song với những việc xảy ra ở Ấn Độ, đạo Visnu trở nên khá mạnh để có thể tạo lên những công trình xây dựng lớn, có tầm quan trọng cỡ Ăngkovat. Còn Phật giáo cũng không ngừng nhập thêm tín đồ mới, và vào các thế kỷ sau người ta sẽ thấy các vua lớn như Suriavarman I và nhất là Jayavarman VII đã chính thức bảo trợ nó. Sự khoan dung lẫn nhau đó có khi đi đến một chủ nghĩa hỗn hợp thực sự, được bộc lộ ra trong nghệ thuật điêu khắc và các bản minh văn659, không phải là riêng ở Cămpuchia660, nó rước từ Ăngko về và từ đó Ragiangvarman lại đem đi. Ở thế kỷ XI, các bút tích có nói có một dương vật bằng vàng. 659 Bút tích ở Teppraman, báo Á Châu, 3+4/ 1908 , tr. 205; Bút tích ở Batchum, nt, 9+10/ 1908, tr. 223-225; và cho các thế kỷ sau. Bút tích ở Tuonpraxat, “Bút tích ở Cămpuchia”, II, tr. 97; Bút tích ở Taprom, nt, VI, tr. 70, số 4. 660 Người ta sẽ thấy việc thờ Shiva và Phật ở Giava. 122
được cắt nghĩa bằng ngay cấu trúc của xã hội vùng ngoại Ấn. S. Lêvi 661 đã nhận xét rất tốt rằng: ở Đông Dương, quần đảo Nava dường như việc ở gần các tôn giáo Balamon không tạo lên một sự nguy hiểm nào đối với sự tồn tại của đạo Phật. Đạo Shiva, đạo Visnu, cũng như đạo Phật ở đó đều giống như các vật phẩm nhập khẩu xa lạ đối với người nước đó. Các vua, quý tộc có thể chấp nhận nó như một nền văn hoá duyên dáng và tế nhị, nó không phải là một nền văn minh đã thấm sâu vào số đông dân chúng. Cuộc sống xã hội tiếp tục diễn ra không có sự bận tâm của Mruy và các quy phạm Balamon khác. Nhưng ở Ấn Độ lại khác. Đạo Balamon biến đổi cùng trật tự xã hội và nhập làm một. Từ đó có sự khoan dung với Đạo phật, một hiện tượng mà người ta chỉ thấy dấu vết ở Cămpuchia từ thế kỷ XIII, sau sự cuồng tín đạo Phật của Jayavarman VII. Từ thế kỷ IX đến thế kỷ XII một loạt liên tục các bằng chứng đã chứng minh sự tồn tại của một đạo thờ cúng các tranh mang đặc điểm của những nhân vật lớn của vạn thần miếu Balamon hay Phật giáo, những cái tên của nó gợi lại các chức vị và dung mạo những nhân vật đã mất và cả những nhân vật còn sống nữa. Trong vô số tượng Visnu, Shiva, Harihara, Lacxmi, Parvati, Bdidatva và nước Cămpuchia cũ đã để lại cho chúng ta, chỉ một ít là đại diện một cách ghi nhận nhân cách các nhân vật lớn của vạn thần Ấn Độ. Phần lớn tượng thần đó là tranh các vua, các ông hoàng trong các quan chức lớn biểu thị dưới dạng các thần mà họ sẽ nhập vào khi chết đi. Trên các tượng đó thường là sự hỗn hợp tên của nhân vật với tên thần, điều đó chỉ ra rằng đó là một sự thờ cúng cá nhân662. Phần nhiều các cộng trình kiến trúc Khơmer lớn đều giành cho việc thờ cúng quý tộc đó. Nó không có nguồn gốc trong tín ngưỡng của bình dân. Đó là những công trình của vua, các ông hoàng, hay quan lại, dùng làm phần mộ, trong đó đảm bảo cả việc thờ cúng cha mẹ, tổ tiên đã mất, những phần mộ đó có thể do những người còn sống sẽ được thờ ở đó. Chính tay xây dựng lên và trông nom 663. Mục đích của những công trình đó cắt nghĩa tính chất tượng trưng của nghệ thuật kiến trúc664. Các thần Ấn Độ ngự trên đỉnh cao và di chuyển trong các lâu đài bay. Phần kiến trúc thành hình kim tự tháp chắc chắn nhằm gợi lên hình quả núi. Nếu thiếu kim tự tháp cao thì năm cái tháp xếp theo hình hoa mai gợi lên năm ngọn núi Mruy. Còn về các lâu đài trên không trung, chỉ cần trang trí ở nền những cái cột
661
“Ấn Độ và thế giới”, tr. 121. G. Xodetx, “Việc phong thần ở Cămpuchia”, báo cáo khảo cổ Đông Dương, 1911, tr. 28; “Để hiểu Ăngko hơn”, tr. 43-65. 663 G. Xodet, ”Mục đích an táng của các công trình kiến trúc lớn Khơmer”, BEFEO, XI, tr. 315. 664 G. Xodet, “Hiểu Ăngko hơn”, tr. 85-118. 662
123
bằng các hình chim chóc là có thể tạo ra ngay đựơc một quan niệm tưởng tượng được (ám thị). Đó là những nét chủ yếu của nền văn minh Ăngko mà thế kỷ IX và X, với các ngôi đền Quylen, Roluot, Bakheng, các công trình lớn Cotke, Mebong phía đông, Prerup, Bantay Sray, Khơbang, Takheom đã đánh dấu về mặt nghệ thuật một đỉnh cao mà chỉ Ăngkovat mới vượt lên được. Người ta không có chút tài liệu nào về những việc xảy ra trong thời đó ở hạ lưu sông Menam, vùng của vương quốc cổ Dvaravati. Chỉ có một bằng chứng ở đó là một bút tích minh văn bằng chữ Phạn và chữ Khơmer tìm thấy ở đảo Ayuthia 665 ghi hiệu năm 937, nó cho ta biết một dòng các ông hoàng ở Sanaxapuyra: người thứ nhất là vua Bagadatta, rồi sau một thế hệ không xác định được, đến vua Sundraparakrama, rồi con ông ta là Xundaravacman, và cuối cùng là vua Narapatisimhavarman và Mangalavarman, tác giả của bản minh văn, đã hiến một pho tượng Devi, hình tượng của mẹ ông. Tên của các ông này không có trong minh văn Cămpuchia, nhưng bút tích bằng chữ Khơmer đã cho một danh sách các nô lệ, chứng minh rằng ba phần tư thế kỷ trước khi nhập vào nước Cămpuchia, người Khơmer đã thay người Mon là người đã ở đây vào thếkỷ VII. 2. Triều đại Champa Indrapura Ở nước Champa, sau một khoảng trống về tài liệu khoảng 20 năm, đột nhiên đến năm 875 người ta thấy một triều đại mới trị vì ở phía bắc666, ở Indrapura thuộc Quảng Nam hiện nay, cùng một lúc các nhà sử gia Trung Quốc một lần nữa đổi tên nước này là Chiêm Thành667 “Thành Chiêm” (Champapura). Người sáng lập ra triều đại Indravarman II, có tên huý là Laksmandra Bhumicvara Gramasvamin. Ông tự cho mình là dòng dõi thần Urogia và khoác cái áo vua cho ông là Ruydravarman và cha ông là Badravarman, ông nhấn mạnh trong bút tích minh văn về việc “vương quyền không phải do cha ông để lại mà chỉ nhờ số mệnh may mắn và nhờ công đức của tổ tiên”. Có thể ông được Vicrantavarman III chỉ định ra làm vua theo yêu cầu của các quan to trong triều668, vì Vicrantavarman III mất mà không có người nối dõi. Hình như triều đại này khá yên ổn, điều đó được đánh dấu bằng việc cử sứ thần sang Trung Quốc năm 877. Hai năm trứơc 875, một công trình xây dựng lớn 665
G. Xodet, “Bút tích mới ở Ayuthia”, báo hội nghiên cứu Thái Lan, XXXV, 1944, tr. 73. L. Finot, “Tấm bia đầu tiên ở Đồng Dương”, BEFEO, IV, tr. 84. 667 G. Maspéro, “Vương quốc Champa”, BEFEO, XXVIII, Paris, 1928, tr. 96 viết lầm là Tcheng Cheng. 668 Vấn đề là tìm hiểu xem người ông hay là bố Indravarman đã trị vì, hay chính ông ta đã sáng tạo ra triều đại này. Điều đó gây lên một cuộc tranh luận giữa L. Finot và G. Maspéro. Theo tôi hình như cuộc tranh luận đó kết thúc có lợi cho G. Maspéro, những thời hạn nhà vua dùng để phản ánh những hoàn cảnh lên ngôi của ông, đối với tôi có lẽ là hình thức. 666
124
của Phật giáo đã chứng nhận lần đầu tiên sự tồn tại của Đại thừa ở, đó là tăng viện Lacsmindralokecvara mà cái tên gợi lên tên người sáng lập ra nó. Tu viện này tương ứng với phế tích Phật Giáo ở Đồng Dương, phía đông nam Mỹ Sơn669. Indravarman II mất và nhận thụy hiệu là Paramabutdaloca. Cháu ông lên kế vị tên là Jayasimhavarman I mà người này chỉ biết hai niên hiệu, 892 và 902 trong các bút tích phản ánh sự xây dựng các tượng vạn thần dưới triều ông 670. Cũng trong thời kỳ này một người bà con của hoàng hậu Tribuyvanadvi tên là Pokhung Pilih Raiadvara, ông này vẫn giữ trọng trách lớn dưới ba triều vua sau, đã sang hành hương tận Giava (Yavatvipapura)671. Bút tích của ông này cho biết người kế vị Jayasimhavarman I là Jayavarman, con ông mà người ta không biết chút gì nếu không phải là ông ta ở ngôi quá ngắn ngủi. Người kế vị tiếp sau là Bhadravarman nhưng người ta không rõ mối quan hệ họ hàng của ông này với các vua trước như thế nào. Hình như đây là một sự lên ngôi đầy sóng gió. Ông trị vì năm 908 đến 910672. Con ông là Indravarman III mà minh văn ca ngợi những kiến thức văn học và triết học673 của ông, đã hiến một pho tượng Bagavari bằng vàng vào năm 918 ở Ponaga thuộc Nha Trang. Dưới triều ông, kéo dài khoảng hơn 40 năm, năm 945 946 ông đã đẩy lùi được cuộc xâm lược của ngưới Khơmer ở vùng Nha Trang, tượng bằng vàng bị bọn xâm lược cướp mất. Bọn này là bọn mà “lòng tham và các tính xấu khác chế ngự”, nhưng cuối cùng Ragiangdravarman đã phải chịu một cuộc thất bại đẫm máu674. Trước khi chết vào khoảng 959, Indravarman có thời gian nối lại với Trung Quốc, mối liên lạc này trước đây bị gián đoạn trong thời kỳ rối loạn vào cuối thời kỳ ngũ đại và năm 951, 958, 959 các sứ thần được cử đến nhà hậu Chu675. Năm 906, người kế vị là Jayaindravarman I đã đem đồ cúng cho hoàng đế thứ nhất triều Tống, mà việc lên ngôi của ông này cũng trùng với việc lên ngôi của ông. Năm sứ thần lần lượt từ 962 đến 971 đã chứng minh mối liên hệ giữa hai
669
H. Parmentier, “Mục lục họa hình các công trình kiến trúc Champa ở Annam”, I, tr. 349; Về hình dạng riêng của Mahayana ở Đông Dương, xem L. Finot, “Lokecvera ở Đông Dương”, BEFEO, I, tr. 232. 670 Bút tích ở Banlanh do L. Finot xuất bản, BEFEO, IV, tr. 99 và ở Châu Sa, do Huybơz xuẩt bản, nt, XI, tr..282. 671 E. Huybơz khi dịch tấm bia ở Nhan Biên, BEFEO, XI, tr. 299 đã dùng thuật ngữ “học ảo thuật”. Chữ Xichdayatra dùng để chỉ một cuộc hành hương ở một nước rất linh thiêng và nhiều ma lực. 672 Bút tích ở Phú Lương và Lạc Thanh do Huybơz xuất bản, BEFEO, XI, tr. 283, 285. 673 A. Barth và A. Bergaigne, “Bút tích Phạn ở Champa và Cămpuchia”, tr. 247. 674 A. Barth và A. Bergaigne, “Bút tích Phạn ở Champa và Cămpuchia”, tr. 260. 675 G. Maspéro, “Vương quốc Champa”, BEFEO, XXVIII, Paris, 1928, tr. 119. 125
nước676. Năm 965, Jayaindravarman I khánh thành điện Ponaga trước đây 60 năm bị ngưới Khơmer cướp phá và đã đặt lại một tượng đá nữ thần vào đó677. Năm 972 trên ngài vàng nước Champa lại xuất hiện một ông vua mới mà người ta không có một bút tích nào, và tên ông ta theo văn tự pháp Trung Quốc phải là Paravecveravarman678. Ông tỏ ra rất đứng đắn trong mối quan hệ với Trung Quốc. Ông đã cử đi ít nhất 7 sứ thần từ 972 đến 979. Đó là ông vua Champa đầu tiên có quan hệ lôi thôi với vương quốc Annam, như là một quốc gia quân chủ. Trước đó một chút nước Annam đã giải phóng khỏi ách thống trị của Trung Quốc và người sáng lập ra triều đại độc lập nhà Đinh bị ám sát năm 979, một người nhà Ngô trốn ở nước Champa đã yêu cầu Paravecveravarman giúp ông ta khôi phục lại ngôi báu mà gia đình ông này đã chiếm giữ từ 939 đến 965. Một đoàn thuyền viễn chinh tổ chức ra năm 979, tiến gần đến Hoa Lư, kinh đô nhà Đinh679 thì bị một trận cuồng phong nhấn chìm tất cả trừ thuyền của vua 680 Champa. Năm sau, một biến cố ở cung đình đã đưa Lê Hoàn lên ngôi vua Annam. Ông sáng lập ra triều Tiền Lê. Ông cử ngay sứ giả đi sang Champa. Vua Paravecveravarman đã khờ dại giam giữ sử thần Annam lại. Lê Hoàn liền tổ chức một cuộc viễn chinh trừng trị, chém đầu vua, thiêu huỷ kinh đô nước đó năm 982. Tân quân mà theo chữ Trung Quốc tương ứng với tên Indravarman IV, kịp thời dời Indrapura trốn về phía nam, ở đó đến năm 985 ông cầu cứu một cách thất vọng sự viện trợ của hoàng đế Trung Quốc. Cũng trong thời gian đó, ở phía bắc nước Champa, một người Annam tên là Lưu Kế Tôn chiếm được quyền hành và năm 983 đã chống cự thắng lợi sự chừng phạt của Lê Hoàn. Sau khi Indravarman III chết Tôn chính thức tuyên bố làm vua nước Champa và năm 986 cáo thị việc đó với triều đình Trung Quốc. Quyền thống trị trong tay một người ngoại quốc đã gây nên trong một số dân chúng một cuộc thiên di về Hải Nam và Quảng Châu681. Năm 988, người Champa tập hợp nhau lại quanh một người trong nước họ. Họ tôn ông này làm vua ở Vijaya, nay thuộc Bình Định và nhân năm sau Lưu Kế Tôn chết, họ công bố ông vua mới với tên là Harivarman II, vừa lên ngôi ông này đã phải hứng chịu một cuộc xâm lược của nước Annam ở phía bắc vương quốc vào năm 990. Sau một thời kỳ hoà bình được đánh dấu bằng việc xây dựng ở Mỹ Sơn 676
G. Maspéro, “Vương quốc Champa”, BEFEO, XXVIII, Paris, 1928, tr. 120. A. Barth và A. Bergaigne, “Bút tích Phạn ở Champa và Cămpuchia”, tr. 260. 678 G. Maspéro, “Vương quốc Champa”, BEFEO, XXVIII, Paris, 1928, tr. 121, số 1. 679 Hiện nay thuộc tỉnh Ninh Bình. 680 H. Maspéro, “Sự bảo hộ toàn bộ nước Annam dưới triều Đường”, BEFEO, X, tr. 678. 681 Về thời kỳ này các nguồn tài liệu minh văn đều không nói tới cho biết qua văn bản Trung Quốc, G. Maspéro, “Vương quốc Champa”, BEFEO, XXVIII, Paris, 1928, tr. 121 và tiếp sau. 677
126
môt công trình tên là Ixanabadrecvera682, bằng việc trao đổi với hoàng đế Trung Quốc năm 992 và bằng việc giải phóng 336 tù nhân bị giam ở Bắc Kỳ trong cùng năm đó, sự xích mích với Lê Hoàn lại bắt đầu, lần này do người Champa đã tăng cường những cuộc cướp phá suốt dọc biên giới phía bắc vào các năm 995 và 997. Harivarman II lại đóng đô ở Indrapura, nhưng người kế vị ông mà người ta chỉ biết tới một cái tên không đầy đủ là Yang Puy Quy Vijaya Cri ông này lên ngôi từ 999683 đã viễn chinh bỏ lại kinh đô quá sơ hở đó năm 1000 để dời về Vijaya, hiện nay là thành Chà Bàn, có ghi dấu ở giữa bằng một cái tháp gạch gọi là “Tháp đồng”684 nước Champa không ngừng phải chịu đựng sức ép ngày càng mạnh của nước láng giềng phía bắc và bắt đầu từ thế kỷ XI, mặc dầu vài lúc nhẩy giật lên, lịch sử nước Champa chỉ là lịch sử sự thoái lui của nền văn minh Ấn Độ trước nền văn minh Trung Quốc. 3. Vương quốc Giava ở Mataram Sự suy tàn của thế lực dòng Xailangdra Phật Giáo ở trung Giava đã được xác nhận, như người ta đã thấy, bằng sự có mặt ở phần Brambanam một bút tích Shiva năm 863, có lẽ có liên quan đến việc thờ cúng thần Agtatya685. Đầu thế kỷ X, việc xây dựng các công trình Ấn Độ thuộc nhóm Brambanam686 đã củng cố thêm bằng chứng đó, nhưng không nên kết luận rằng đạo Phật đã hoàn toàn biến mất ở vùng này: những kiến trúc Phật giáo ở Plaosam và Sajivan687 đã chứng minh ngược lại và nhiều chứng tích đã chỉ ra sự khoan dung lẫn nhau giữa đạo Phật và Ấn Độ giáo và một số trường hợp, sự hỗn hợp giữa hai đạo đó lại đã được ghi nhận ở Giava cũng như ở Cămpuchia688. Về phía Trung Quốc, những đoàn sứ thần do nước Chopo cử đi năm 860 và 873 là những nguồn tài liệu mà Tân Đường thư nói về xứ sở và cư dân của nó689: Họ làm những thành lũy bằng gỗ và ngay những ngôi nhà lớn cũng lợp bằng lá gồi. Họ có những giường bằng ngà voi và chiếu bằng vỏ tre. Nước này sản xuất đồi mồi, vàng, bạc, sừng tê giác và ngà voi... Họ có chữ cái và hiểu biết về thiên văn... Có
682
Bút tích ở Mỹ Sơn do L. Finot công bố, BEFEO, IV, tr. 113; Về niên hiệu trong bút tích, xem BEFEO, XV, tr. 49, và G. Maspéro, “Vương quốc Champa”, BEFEO, XXVIII, Paris, 1928, tr. 126, số 3. 683 G. Maspéro, “Vương quốc Champa”, BEFEO, XXVIII, Paris, 1928, tr. 129. 684 H. Parmentier, “Mục lục họa hình các công trình kiến trúc Champa ở Annam”, I, tr. 198. 685 H. Kecnơ, “Veropr Geseh”, VI, tr. 277; N.J. Crom, “De inscriptie van Pereng”, Bijdr, 75, 1919, tr. 16; Poecpatgiaraca, “Agatxtya”, tr. 45. 686 N. J. Crom, N.J. Crom, “Ấn Độ - Giava”, Kunst, I, tr. 440; “Ấn Độ - Giava”, Gesch, tr. 172. 687 N.J. Crom, “Ấn Độ - Giava”, Gesch, tập II, tr. 4; Gesch, tr. 171. 688 Nt- xem chú thích trên, T182, 193, 197. 689 W.P. Gronovent, “Ghi chép về bản đồ Malay”, Verh.Bát.Gen, XXXIX, tr. 13. 127
những người con giái có nọc độc; nếu đi lại với họ, người ta sẽ bị nhiều ung sang (nhọt sâu) đau đớn và chết, nhưng xác không bị rữa ra690. Vua sống ở thành Chopo nhưng ki yên, tổ tiên lại ở quá về phía đông, trong thành Polukiassen ở rải rác đây đó có 28 vương quốc nhỏ chịu thuần phục Chopo. Nước Chopo có 32 thượng thú mà người đứng đầu là Tasacanghiong691. Minh văn cho ta biết năm 879 đến 882, vua Rake Kayuvanggi, tức Xagianot xavatuga692 trị vì. Năm 886 vua Datuyhumalang693 trị vì. Năm 892 vua Limus tức tức Dvangdra, có lẽ trị vì ở phía đông694 và ở Guas gri Kieectivardana. Tất cả các ông hoàng đó đã để lại bút tích ở đồng bằng Keduy, vùng lân cận Prambanang. Chính ở vùng này có thành phố kiểu mới Yogiacata, người ta đã đặt là trung tâm của quốc gia Mataram. Cái tên đó áp dụng ngược về trước cho vương quốc Xangiaya695 đến thế kỷ X trở thành tên chính thức của quốc gia hợp nhất vùng trung tâm và vùng phía đông của đảo dưới một chủ quyền, để sau này lại dùng để gọi có vùng phía đông thôi. Tuy nhiên, tất cả các kiến trúc của vùng phía nam đều có tính chất tang lễ, nên có thể cung điện của các vua Kraton ở quá về phía bắc696. Với Balitung, người ta ra khỏi một thời kỳ nói chung được biết rất ít để lại đặt chân lên một miếng đất chắc chắn hơn. Vài chứng tích cho ta nghĩ rằng ông ta sinh trưởng ở vùng phía đông của đảo và nhờ lấy vợ mà ông ta có được quyền hành ở miền trung697. Chính trong các bút tích của ông, từ 898 đến 910 698 lần đầu tiên xuất hiện cái tên Mataram, và trong các bút tích đó lấy việc lên ngôi của Xanggiaya như điểm khởi đầu cho một kỷ nguyên được dùng trong vài tài liệu của người kế vị ông699. Hình như về phần ông, ông có mục đích nối lại truyền thống Shiva trước đây bị cắt quãng bởi việc nhảy vào sân khấu lịch sử của dòng Xailangdra Phật giáo, vì lợi ích của mối liên hệ triều đại có thực hoặc tưởng tượng ra. 690
Về các cái Visahamyaca ở Ấn Độ, xem Taunay, “Lịch sử Đại Dương”, nhà xuất bản Penger, 1924, II, tr..275. 691 Có lẽ dịch âm tên của Dacsa, ông này trước khi kế vị Batiung năm 915, đã xuất hiện trong các hiến chương của vua như một quan chức cao cấp của triều đình, xem Poecbatgiaraca, sđd, tr. 110. 692 N.J. Crom, “Ấn Độ - Giava”, Gesch, tr.179; nt, tr. 181. 693 Nt, tr. 182; G.F. Stúttéchem, “Oudh Aanteck”, Bijdr, 90, 1923, tr. 296. 694 N.J. Crom, “Ấn Độ - Giava”, Gesch, tr. 182. 695 G.F. Stúttéchem, “Oudh Aanteck”, Bijdr, tr. 278 (1932) và 287 (1933). 696 N.J. Crom, “Ấn Độ - Giava”, Gesch, tr. 187. 697 Các chứng tích gọi ông là Raco Datuykuyra, ngài Balitung phương Đông, và Cri Icvakecxava Titxavatunga(hay Xamarot tunga Dacmodaya Mahaxambu ở vùng trung). 698 G.F. Stúttéchem, “Wanagiri (M.N) 903 A.D”, Tijd. Bat. Gen, 74, 1934, tr. 296. 699 N.J. Crom, “Ấn Độ - Giava”, Gesch, tr. 191, số 1; R. Gorita, “De eenheid der Mataramsche dynastie”, Feestbundel Bat Gen, 1929, I, tr. 202. 128
Khoảng năm 915, người kế vị Batitung là Daksha ngay từ 910 ông này đã xuất hiện trong các hiến chương của Batitung như một người có chức cao nhất (Rakryanri Hino, Mapatihi Hino)700 như Batitung, Daksha hợp nhất vùng trung và vùng đông Giava dưới quyền của mình và đóng đô ở vùng Yogiacacta. Có lẽ ông là người cho xây ở Prambanang công trình Lorrogiaygiogiang như một cái lăng của Balitung701, mà nguồn gốc phía đông đã cắt nghĩa sự tinh tế trong nghệ thuật của nhóm đó cùng với nghệ thuật phía đông của đảo702. Triều vua Daksha cũng ngắn như các triều tiên đế của ông. Tunlodong mà người ta được biết các niên hiệu 919 - 921, hình như vẫn còn tự vì cùng một lúc ở miền trung và miền đông703. Ngay từ 919 đã xuất hiện tên một trong những bút tích của ông cái tên Raco Halu, ngài Xindok704 có thể là cháu của Daksha. Ông này 10 năm sau sẽ lên ngôi. Dawa lên ngôi năm 924. Viên quan cao cấp nhất vẫn là Xinhdoc (Xri Ixanavi Crama)705. Dưới triều Dawa nơi xuất sứ tài liệu minh văn chỉ ra rằng trung tâm hành chính của vương quốc đã chuyển về phía đông, nhưng người ta cũng không thể định được rằng phần trung của đảo đã bị từ bỏ. Dù trường hợp nào, các bút tích đó đều từ phía đông đưa lại. Vào khoảng 927, Dawa quy y dưới cái tên Vagicvara706 nhưng có thể về danh nghĩa vẫn trị vì, vì hành động đầu tiên của người kế vị ông là Xinhdoc bắt đầu từ 929. Việc lên ngôi của Xinhdoc đánh dấu sự dời đô vĩnh viễn về phía đông, giữa các nước Smeru và Wilis. Nguyên nhân của sự di chuyển đó biểu thị ra, trong khảo cổ học bằng sự suy tàn rồi bỏ hẳn vùng trung và sự này nở ra nhiều công trình ở vùng đông, điều đó cũng chưa hoàn toàn được sáng tỏ. Ngưới ta đã nghĩ tới việc có thể những trận động đất và trận dịch nào đó đã tàn phá vùng trung của đảo707. Người ta lại giả thiết là có một phó vương đã giành độc lập ở phía đông và nhập vào quốc gia quân chủ708 như nước Chân Lạp hay những hạt của người Cămbuygia đã làm đối với nước Phù Nam. Cuối cùng người ta đã nghĩ tới việc tấn công trở lại của dòng Xailangdra ở Sumatra, hay ít nhất là như ý nguyện của các vua Giava muốn 700
R. Gorita, “De eenheid der Mataramsche dynastie”, Feestbundel Bat Gen, 1929, I, tr. 188. Tên đầy đủ của ông là Dacsottama Bahuyvajratijiacsacsaya. 701 R. Gorita, “De eenheid der Mataramsche dynastie”, Feestbundel Bat Gen, 1929, I, tr. 206. 702 R.Gôritx-nt. 703 N.J. Crom, “Ấn Độ - Giava”, Gesch, tr. 194. 704 N.J. Crom, “Ấn Độ - Giava”, Gesch, tr. 196. 705 N.J. Crom, “Ấn Độ - Giava”, Gesch, tr. 199. 706 G.F. Stúttéchem, “Een Dorkonde van Koning Puwagicwara uit 927 AD”, Rijd.Bat.Gen, 75, 1935, tr. 420. 707 Ijdecman, “Beschr der oudheden”, tr. 5. 708 Vet, “Giava”, I, tr. 45; Brander, “Enc Ned Judie”, III, tr. 132. 129
rời xa các kẻ kình địch nguy hiểm bao giờ cũng sẵn sàng đòi lại cái nôi cũ của quyền lực của họ709. Có điều này là chắc chắn: nếu có sự từ bỏ miền trung Giava thì cũng không có sự cắt đứt về tinh thần, và các vua trị vì ở miền đông vẫn tiếp tục cầu thần ở Mataram. Tuy rằng Xinhdoc có thể, như tôi đã nói, là cháu Daksha, đến thế kỷ XIII, người ta vẫn coi ông, dưới cái tên Xri Ixana (Vikramadakarmottungadva) là người sáng lập ra thế lực Giava ở phía đông của đảo. Những bút tích của ông lần lượt từ 929 đến 947 tạo thanh nguồn tài liệu quý giá nhất trong việc nghiên cứu tổ chức và chế độ của nước này, các bút tích đó đều xuất xứ từ miền thung lũng cao Brangtax, vì người ta có thể quy cho ông đã xây dựng ở vùng sau một số công trình (ở Belahang, Gunung Giangsir, Sangariti)710 mà không cái nào có thể so sánh với các kiến trúc do các vua trước dựng lên ở đồng bằng Kedu. Chính giữa triều ông sau này đã hình thành tác phẩm Ramayana của Giava 711 và mặc dầu tình chất Ấn Độ rõ nét của các bút tích và các công trình, cũng vẫn dưới triều ông này và đã quy việc biên soạn, do Sambharasaryavarana, tác phẩm tên là Sang hyang Kamahayanikan712, một luận văn Phật giáo ghi chú, vô cùng quý giá đối với việc hiểu biết về đạo Phật Giava và đối với việc thuyết minh nghệ thuật kiến trúc và tiếu tượng học. Kế vị Xinhdoc là con giái ông tên là Ixanavijaya, cô này lấy một người tên là Lokapala người ta có đọc một bút tích vào năm 950 713. Hai vợ chồng có con kế vị là Makutavarmavarahana mà người ta không hiểu chút gì, ngoài việc con gái ông này tên là Mahendradatta lấy một ông hoàng ở Bali, như người ta sẽ thấy. Từ thế kỷ VIII hay IX, đảo Bali có những dấu vết Phật giáo, có lẽ có nguồn gốc ở Giava hay Sumatra, nhưng cũng có thể là kết quả một sự du nhập trực tiếp từ Ấn Độ vào. Trước lúc lên ngôi của Xinhdoc một chút ở Giava, người ta đã thấy xuất hiện những tài liệu đầu tiên có niên hiệu. Nó cho biết một ông hoàng tên là Ugrasena (915 - 942) trị vì ở Xinhamangdava hay Xinhatvalapuara và phát giác ra xã hội Ấn Độ - Bali, độc lập đối với Giava, dùng thổ âm riêng ở đảo và theo cả hai đạo Shiva và Phật cùng một lúc714. 709
N.J. Crom, “Ấn Độ - Giava”, Gesch, tr. 28; F.L. Moen, “Criviginia, Iava và Cataha”, Tijd. Bat. Gen, LXXVII, 1937, tr. 441-442. 710 N.J. Crom, “Inleiding”, II, tr. 27-35 và 307-309. 711 Poecbatgiaraca, “Niên hiệu của cuốn Ramayana nam giava”, Gedenkschs. Kon.Inst, 1926, tr. 256. 712 Do Y. Catx xuất bản, Lahay, 1990; xem N.J. Crom, “Ấn Độ - Giava”, Gesch, tr. 219. 713 Trên bút tích này ông mang chức Cri buyvanecvera Vitxnuxacalatmaca Dichvigiaya Paracramottungadva (N.J. Crom, “Ấn Độ - Giava”, Gesch, tr. 222). 714 G.F. Stúttéchem, “Ondheden van Bali”, I, 1929; “ảnh hưởng nghệ thuật Ấn Độ vào nghệ thuật Bali cổ”, hội báo Ấn Độ, 1935, R. Gorita, “Enkele mededeelingen nopens de oorkonden gestel in het ond - balisch”, Ojawa, XVI, 1936, tr. 88-101. 130
Từ 955 đến 983715, minh văn Bali phản ánh một triều đại mà các vua cùng có âm tận cùng bằng varmadva. 955 và 967: Tabanadravavarmadva và Subhadrikavarmadva. 962: Chamdrabhayasimhavarmadva. 975: Ganasadhuvarmadva. 983: Srivijayavarmadva. Sau đó, từ 989 đến 1022, các bút tích mang tên vua Udayana (Dharumo dayyanavarmadva) và hoàng hâu Mahangdradatta (Guynapriyadarma - patni) mà người ta sẽ thấy, là con gái Maquytavam- xavardana, cháu của Xinhdoc. Đám cưới Giava đó có kết quả là Ấn Độ giáo thâm nhập càng rộng ở Bali, mở đầu của nền văn hoá Giava và nhất là Phù chú giáo. Ngoài ra đám cưới đó còn có kết quả sinh ra Erlangga, ông vua Giava tuơng lai mà lịch sử sẽ được thuật lại ở chương sau. Cùng thời kỳ đó (977) các tài liệu Trung Quốc cổ nhất nói về đảo Boocneo (Puni) mà người ta nhớ lại là nó đã được nền văn hoá Ấn Độ đụng tới từ rất sớm. 716
Nhưng chúng ta hãy trở lại Giava. Vào năm 991, một người con gái hoặc con rể của Nakuvamca717 đã kế vị ông này và mở đầu một đường nối chính trị (gây chiến) xâm lược đối với Srivijaya. Đó là điều tối thiểu toát lên từ tài liệu của do đoàn sứ thần ở Giava và Srivijaya tâu lên triều đình Trung Quốc, nói về sự xâm lược của Chopo vào Sanfosi và sự xung đột liên tục giữa hai nước718. Ở chương sau người ta sẽ thấy kết quả cuộc xâm lược của Giava có thể là một sự phản công của vương quốc Sumatra mà người ta có nhiều lý do đứng đắn để quy trách nhiệm cho cuộc viễn chinh năm 1006 - 1007, cho cái chết của vua Giava và cho sự phá huỷ cung điện của ông. 4. Nước Sangtotsi hay vương quốc Sumatra Srivijaya Trong một đoạn trong cuốn “Lịch sử Ấn Độ - Giava” của mình719, N.J. Crom đã nêu bật đặc tính của những nhu cầu mà vương quốc Sumatra bị ép buộc phải bảo vệ vị trí ưu đãi của nó. Đối với những nhà hằng hải ở quần đảo này, việc lựa chọn một bến đỗ rất hạn chế vì bến đỗ phải có đầy đủ các điều kiện sau: là nơi trung tâm có trình độ văn minh nhất định, thoả mãn được một số yêu cầu về địa lý, có một cái 715
Có lẽ từ 917 có một người tên là Xscarivarmadva đồng thời Vgraxna; nhưng niên hiệu dó không chắc chắn; xem R. Gorita, “Enkele mededeelingen nopens de oorkonden gestel in het ond - balisch”, Ojawa, XVI, 1936, tr. 95. 716 W.P. Groenvent, “Ghi chép về quần đảo Malay”, 39, tr. 108. 717 Cho đến gần đây các nhà sử học gần như đã nhầm khi gán cho ông này cái tên Darmavamxa, tên đó thực ra là tên con rể ông ta Erlangga; Xem C.C. Berg, “De Arjunawiwaha”, 97, 1938, tr. 75. 718 W.P. Groenvent, “Ghi chép về quần đảo Malay”, 39, tr. 18, 65; G. Pherăng, “Đế quốc Sumatra Srivijaya”, báo Á Châu, 7+11/ 1922, tr. 18-19. 719 Sđd, tr. 113-114. 131
bến được bảo vệ tốt, thí dụ như ở cửa con sông, và có chỗ thả neo được chắc chắn. Nhưng việc có được và bảo vệ được một cái bến cảng như vậy không thể không dựa vĩnh viễn vào sức mạnh. Muốn bảo tồn được sự độc quyền, người chủ của bến đó phải trung lập hoá các địch thủ hoặc thu phục họ để nắm chặt nền thương mại ở vùng eo biển bằng cách làm cho mọi người cảm thấy thế lực của mình ở đôi bờ. Đối với những người thương nhân sáng suốt như người Ảrap - Batư720, việc chiếm hữu đôi bờ các eo biển tạo nên sức mạnh cho Maharagia (vua) xứ Dabac. Qua câu chuyện họ kể, sự khẳng định rằng Maharagia trị vì cùng một lúc cả Kalah (Kra = bán đảo Malay), Sribuda (Srivijaya = Palembang = Sumatra) trở lại như một chủ đề. Sau đây là đoạn như nhà địa lý học Batư Abu Zayd Hasan viết vào năm 916, một phần theo chuyến du lịch mà thương nhân Ảrap Sulayman đã thực hiện năm 815 ở Ấn Độ và Trung Quốc721. “Thành Dabac ở trước mặt nước Trung Quốc. Khoảng cách giữa hai nơi đó là một tháng đường biển hoặc ít hơn nếu thuận buồm suôi gió. Vua ở thành đó gọi là Maharagia. Người ta nói diện tích của thành này là 900 dặm Batư 722. Ông vua này đồng thời là chúa tể một số lớn đảo rải rác trên hơn 1000 dặm hoặc hơn nữa. Trong các quốc gia này ông ta trị vì, có hòn đảo Sribuda diện tích 400 dặm và đảo Rami (Asin, bắc Sumatra) diện tích 800 dặm... Thuộc về quyền chiếm hữu của Maharagia còn có Calat, một hải quốc ở vào khoảng giữa đường từ Trung Quốc đi Ảrap... Chính ở bến cảng này các tàu ở Oman cập tới và cũng từ bến cảng này các tàu đi Oman khởi hành. Quyền lực của các vua tác động trên các đảo. Trên hòn đảo vua ở, đất cũng phì nhiêu như những đất màu mỡ khác, và các nơi có người ở thì nối nhau không gián đoạn. Một người có chứng cớ đáng tin cậy đã thuật lại rằng khi những con gà trống gáy lúc bình minh, như nó đã làm ở Ảrap, thì tiếng gáy đáp nối tiếp nhau khắp xứ này trên một bề mặt tới 100 dặm hay hơn nữa, vì các làng ở nối tiếp hết làng nọ đến làng kia không gián đoạn...”. Năm 995 nhà địa lỳ Maxudi đã nói bằng những từ khoa trương về “vương quốc của Maharagia, vua các đảo xứ Dabac, trong đó có đảo Calac và Sribuda và nhiều bể khác trên bể Trung Hoa. Người ta gọi tất cả các ông vua là Maharagia. Cái đế quốc của Maharagia này có một dân số khổng lồ và những đạo quân đông vô kể, không ai có thể, trong hai năm, với những chiếc thuyền nhanh nhất, đi khắp các đảo có người ở. Vua của họ có nhiều loại hương liệu và nước hoa hơn bất cứ ông vua
720
Về các bản đó, xem G. Pherăng, “Liên lạc du lịch và văn bản địa lý Ảrap, Batư, Thổ Nhĩ Kỳ”, Pari, 1913. G. Pherăng, “Liên lạc du lịch và văn bản địa lý Ảrap, Batư, Thổ Nhĩ Kỳ”, Pari, 1913, tr. 82-83; “Đế quốc Sumatra Srivijaya”, báo Á Châu, 7+9/1922, tr. 56-57. 722 Mỗi dặm Batư bằng 6km1/4. 721
132
nào khác. Đất của họ sản xuất ra long não, trầm hương, đinh hương, bạch đàn, nhục đậu khấu, bạch đậu khấu (sa nhân) màng tang...723 Đối với người Trung Quốc, nước Chelifoche trở thành Sanfosi 724 bắt đầu từ 904 / 905 nó cử nhiều sứ thần sang Trung Quốc. Đó là người chủ không chối cãi được của các eo biển, qua đó toàn bộ nền thương mại từ Trung Quốc sang Ấn Độ phải lưu thông725. Trong khi trở thành một cường quốc về kinh tế, Srivijaya hình như đã bỏ lẵng những giá trị về tinh thần nó đã hấp dẫn nhà hành hương Trung Quốc Nghĩa Tĩnh vào thế kỷ VII. Qủa vậy, các vua Giava phủ kín các hòn đảo của họ bằng những công trình tôn giáo thì các vua ở Srivijaya, vì bận tâm coi giữ việc thông thương ở các eo biển hơn là xây dựng các công trình bền vững lâu dài, nên các ông chỉ để lại cho chúng ta những tháp bằng gạch không đáng kể và một số bút tích ít ỏi. Trong số các vua đó, Tống sử726 cho biết năm 960, hai bút tích Slihutahialitang và năm 962 Cheliwouye có lẽ của cùng một ông vua Sriudayaditya (Varman)727. Những sứ thần các năm 971, 972, 974, 975 không cho biết tên vua, sứ thần năm 980 và 983 cho biết vua Hiatso, tiếng Malay là Hagi, chỉ là một vương hiệu đơn giản mà thôi. Tống sử viết: năm 988, một sứ thần đến với ý định mang đồ cống tới dâng. Vào mùa đông năm 922, người ta được biết từ Cangtong rằng sứ thần đó rời kinh đô Trung Quốc cách đây 2 năm, đã được tin là phía nam nước ông đã bị người Chopo chiếm và do hậu quả của biến cố đó, ông ở lại Cangtong 1 năm. Vào mùa xuân 922, sứ thần đã đáp thuyền riêng về nước, nhưng ở đó ông không thu được tin tốt lành nên đã trở lại Trung Quốc và xin nhà vua sắc lệnh đặt Sanfosi dưới quyền bảo hộ của Trung Quốc”. Người ta đã thấy các phái viên Giava cùng năm đó đã mang đến Trung Quốc những tin tức trùng hợp nói rằng nước họ tiếp tục có chiến tranh với Sanfosi, những điều mà họ không nói là cuộc xâm lược từ Giava tới. Có lẽ sự bảo hộ của Trung Quốc ít hay nhiều có kết quả, hay có lẽ chỉ là sự bằng lòng ngầm của Trung Quốc 723
G. Pherăng, “Liên lạc”, tr. 109-110; “Đế quốc Sumatra Srivijaya”, báo Á Châu, 7+9/1922, tr. 63. Việc phiên âm này chưa được giải thích hoàn toàn thoả mãn. Orutxo muốn chứng minh chữ Xan như một tiếp vị ngữ của một chữ đáng lễ phải được là Sơ = Cơri (BEFEO, XXIII, tr. 447) điều đó hình như chưa thuyết phục được các nhà nghiên cứu chữ Trung Quốc. Dù sao thì Fosi chắc chắn là tương ứng với Vijaya. 725 Thương điếm cho ngành thương mại đường thuỷ mở ở Cangtong năm 971 đã tiếp nhận các người ở Sanfosi trong số các người ngoại quốc (W.W. Rockhin, “Ghi chép về sự liên lạc ở Trung Quốc”, tùng báo, XV, 1914, tr. 421). Năm 980, Tống sử đã ghi nhận việc cập bến của một thương nhân Sanfosi ở Triều Châu, cũng cuốn đó thuật lại một toán thuần tuý về thương mại cũng từ Sanfosi tới. 726 W.P. Groenvent, “Ghi chép về quần đảo Malay”, 39, tr. 62- 68; G. Pherăng, “Đế quốc Sumatra Srivijaya”, báo Á Châu, 7+9/1922, tr. 15- 22 727 F.L. Moen, “Criviginia, Iava và Cataha”, Tijd. Bat. Gen, LXXVII, 1937, tr. 457. 724
133
đã khuyến khích Srivijaya làm cho nước này đánh cho Giava những trận trả thù mà chương sau sẽ bàn tới. 5. Nước Mianma Ở Mianma, trong thời kỳ nói trong chương này, những biên niên bản sứ tiếp tục cung cấp danh sách các ông vua728 của Pagan cũng như của Pguy, mà các bằng cớ không thể kiểm tra được vì thiếu sự giao tiếp với minh văn hay trong biên niên sử Trung Quốc. Những sự vay mượn ở truyền thuyết hay ở nền văn học dân gian cuả các biên niên ký đó là hiển nhiên. Như vậy đến năm 931 nó đặt lên ngôi nước Pagan một tay chiếm đoạt tên là Niungusorahan. Đó là một người làm vườn cũ đã giết vua Theihao (Singho) vì ông này đã hái dưa chuột trong vườn của bác ta 729: thế mà, cũng chuyện đó cũng là nguồn gốc của triều đại Cămpuchia đương đại và người ta còn biết nhiều chuyện khác730. Theo biên niên ký Mianma 731, người làm vườn tiếm ngôi, đến lượt bác ta lại bị lật đổ năm 964 do một ngưới tên là Kunsho Kyaungphyu, đại diện cho dòng chính thống, ông này đã lấy làm 3 bà hoàng hậu của 3 vua trước. Nhưng đến năm 986, hai người con giái của bác làm vườn và hai bà hoàng hậu đã dẫn nhà vua đến một tăng viện và buộc ông đi tu. Sau 6 năm trên ngôi, người anh cả là Kyiso, bị chết trong khi đi săn. Người em là Sokkate kế vị năm 992, bị con của Kunsho Kyaungphyu và bà hoàng hậu thứ ba giết năm 1044, người con đó là Duoratha tài giỏi (Anuruddha) mà lịch sử được kể lại trong chương sau.
728
A.P. Phuyrer, “Lịch sử Mianma”, London, 1883, tr. 280; G.E. Harvei, “ Lịch sử Mianma”, tr. 364, 368; Mang Hla, “ Bản biên n iên”, báo hội nghiên cứu Mianma, XIIII, 1923, tr. 93. 729 G.E. Harvei, “ Lịch sử Mianma”, tr. 18. 730 G.E. Harvei, “ Lịch sử Mianma”, tr. 315; Xun Huyber, “Người làm vườn giết vua trở thành vua”, BEFEO, V, tr. 176; Rarada, “Người Xamre”, nt, XLI, tr. 11. 731 G.E. Harvei, “ Lịch sử Mianma”, tr. 19. Niên hiệu 10 tác giả này cho hình như cao quý vì nó dẫn tới chỗ triều của Xoccatter dài một cách quá đáng và làm cho Auoratha mất gần 1 trăm tuổi. 134
Chương IX: Ba ông vua lớn: Suryavarman I ở Cămpuchia, Erlangga ở Giava, Anoratha ở Mianma (Ba phần tư đầu thế kỷ XI ) 1. Nước Cămpuchia: Suryavarman I (1002 - 1050) và sự bành trướng về phía tây; Vdayadityavarman II (1050 - 1066). 2. Nước Champa (1000 - 1074). 3. Srivijaya và mối quan hệ của nó với người Cola ở Tanggiua (1003 1030). 4. Giava: Erlangga (1006 - 1049). 5. Srivijaya và người Cola (1067 - 1069). 6. Nước Mianma: Anoratha (1044 - 1077). 1. Nước Cămpuchia: Suryavarman I (1002 - 1050) và sự bành trướng về phía tây; Vdayadityavarman II (1050 - 1066) Cả minh văn Khơmer lẫn tài liệu Trung Quốc đều không giúp ta ước đoán được nguyên nhân nào đã đưa lên ngôi vua ở Cămpuchia Suryavarman I, một ông vua thuộc dòng dõi mặt trời mà mối liên hệ họ hàng với các vua trước thuộc dòng dõi mặt trăng có thể là sự bịa đặt hoàn toàn của các nhà tổ hệ học chính thức. Những biên niên ký muộn màng ở các hạt người Thái vùng thung lũng phượng sông Menam viết ở Chiengmai vào thế kỷ XV, XVI cũng dữ cho vào dữ kiện về sự bành
135
trướng của thế hệ Khơmer ở lưu vực sông Menam, đối với những dữ kiện đó thật là khinh suất nếu cho nó một sự tín dụng quá đáng. Minh văn Khơmer trong 10 năm đầu thế kỷ XI đã đưa ra 3 ông vua mà sự liên hệ không được rõ ràng lắm nhưng hình như đối địch nhau. Năm 1001 là năm lên ngôi của cháu Jayvarman V, Vayadityavarman I mà chỉ có 2 bút tích được biết, 1 cái ở Cocke732, cái nữa ở Mluprei733. Năm đó một ông vua có tên là Suryavarman, hiệu là Canvan hình như chuyển từ danh hiệu Malay “tuan” sang, đã được ghi vào 1 bút tích ở Sambo trên sông Mekong734 và trong 1 bút tích ở Sambo lân cận Congpongthom735. Năm sau, 1002 ta lại có 2 bút tích về ông này ở vùng đó736. Vì 1003 đến 1006 xuất hiện một ông vua tên là Jayaviravarman mà câu bút tích của ông737 nêu lên như là ông đã trị vì ở Ăngko từ 1002 sau đó Suryavarman trở thành người chủ không chối cãi được ở kinh đô và năm 1011 ông ta cha khắc trên các lỗ cửa của ngọ môn công thức của lời truyện thệ kèm theo tên các quan tỉnh trưởng, giả làm chữ ký của họ738. Điều mà người ta có thể rút ra từ các bút tích đó 739 là việc lên ngôi của Udayadityavarn I năm 1001 gây nên cuộc cạnh tranh giữa Jayaviravarman trị vì ở Ăngko ít nhất từ 1003 đến 1006 với Suryavarman đóng đô ở miền đông. Giữa các năm 1005 và 1007, Suryavarman cầm đầu 1 đoàn quân tiễu phạt, nó đã tàn phá các nơi thánh và người ta còn thấy tiếng vang trong các bút tích740. Một bút tích ghi741: “Ông ta đạt vương quốc của 1 ông vua giữa 1 đám những ông vua khác”. Cuộc chiến tranh kéo dài 9 năm742 và sự thiết lập vương quyền của Suryavarman ở Ăngko phải bắt đầu vào khoảng 1010, nhưng sau này, trong các bút tích của ông, ông cho ghi sớm lên vào 1002 nghĩa là vào lúc Vdaydityavarman chết hoặc mất tích. Ông tự xưng là dòng dõi bên ngoại Indravarman743 và nhờ vợ ông là Viralacsmi với con Yaxovarman744. Điểm trên không có gì xác minh được. Còn điểm dưới, tên Viralakshmi hình như chỉ ra rằng bà công chúa đó trước tiên lấy 732
BEFEO, XXX, tr. 15, số 2. Bút tích của Praxat Khna, nt, XI, tr. 400. 734 Nt, XXVIII, tr. 142. 735 Bút tích Robang Romeat, nt, XXXIV, tr. 422. 736 Bút tích Robang Romeat, nt, XXXIV, tr. 422. 737 Bút tích Robang Romeat, nt, XXXIV, tr. 423 và A. Barth và A. Bergaigne, “Bút tích ở Cămpuchia”, I, tr..189. 738 E. Aymonier, “Nước Cămpuchia”, III, tr. 139; BEFEO, XIII, 6, tr. 14. 739 BEFEO, XXXIV, tr. 425. 733
740
BEFEO, XXXIV, tr. 425. Bút tích Preatkhan ở Congpongxvei, nt, IV, tr. 646. 742 Nt, XXXIV, tr. 427. 743 G. Xodetx, “Hai bút tích ở Vatthipday”, tr. 216. 744 G. Xodetx, “Hai bút tích ở Vatthipday”, tr. 216 và “Bút tích ở Cămpuchia”, I, tr. 196. 741
136
Jayaviravarman, và ở đây người ta có một thí dụ mới về sự chính thống hoá vương quyền bị chiếm đoạt bằng cách lấy người vợ của vua trước. Tuy danh hiệu Canvan không phải lần đầu tiên được ông ta đưa vào hệ hàm tước745, song lễ nghi của nó có nhiều đặc điểm nên người ta định tìm chứng cớ để xác minh ông này gốc ở Malay. Điều đó cắt nghĩa sự ưu đãi của ông đối với đạo Phật phong huy hiệu là Niecranapada. Đó là đạo phật hỗn hợp, nó ngăn cản việc tiếp tục thờ Vương thần. Bút tích của Xdoccacthom746 ghi: “dưới triều ông, các thành viên trong gia đình (của các tư tế của Dvaragia) vẫn làm lễ cúng Vương thần như trước kia”. Ông ta chọn ngay trong gia đình đó một người cháu của thày đại tư tế Sivararya tên là Xadaixva, cho ông ta phải phá giới, gả 1 người em dâu cho và đưa ông lên chức Conxtengsrijayangdrapangdita, bước đầu của một tiền đồ cực kỳ chói chói lọi dưới triều vua sau tiếp tục sự nghiệp của chú, Xadaxivajayangdita “tu bổ lại các công trình bị phá huỷ khi nhà vua dẫn quân đi”747. Sự đóng đô của Suryavarman I ở Ăngko, như tôi trả nói, có kèm theo lễ truyền lệch thận trọng của các quan lại hàng tỉnh; công thức truyền lệch đó được đánh dấu bằng việc hoàn thành công trình Phimeanaca và Takeo748 và việc xây dựng các công Gopura ở Hoàng cung749. Như các công trình quan trọng khác, người ta có thể gán cho ông xây đựng đền Pnong Sixo750 mà cái tên gợi lại tên cũ của cái đồi, trên đó nó được xây dựng (Suryaparvata “núi mặt trời hay núi của Surya” ), vài bộ phận của Preat Vihia751 và của Preat Khan ở Congpong Xvei752, các lâu đài ở Vatec và ở Baxe trong vùng Battambang753. Tất cả những công trình đó gắn với tên các nhà bác học Balamon có địa vị cao mà các bản minh văn cho ta biết 754. Về vấn đề bành trướng của Khơmer trong lĩnh vực sông Menam, các biến cố được thuật lại 1 cách như sau, do những biên niên ký Pali viết ở Chiengmai: Samdơvivamxa (viết đầu thế kỷ XV)755, Gianacalamalini (hoàn thành năm 1516)756 và Muylaxana757.
745
G. Xodetx, “Bút tích ở Cămpuchia”, II, tr. 112, số 9. BEFEO, XV, 2, tr. 91. 747 BEFEO, XV, 2, tr. 91. 748 G. De Crang Reumda, V; Golubep và G. Xodetx, “Niên biểu Takeo”, BEFEO, XXXIV, tr. 401. 749 Do H. Macsan miêu tả, “Cửa vào hoàng cung ở Ăngkothom”, BEFEO, II, tr. 57. 750 G. Gnotxlie, “Đền Pnong Sixo”, Nghệ thuật và Khảo cổ học Khơmer I, tr. 65. 751 H. Parmentier, “Nghệ thuật nguyên thủy Khơmer”, I, tr.338. 752 H. Mogie, “Preat Khan ở Congpong Xvei”, BEFEO, XXXIX, tr. 197. 753 L. De Lagiong Kiere, “Mục lục các công trình ở Cămpuchia”, III, tr. 427, 423. 754 E. Aymonier, “Nước Cămpuchia”, III, tr. 500, 502. 755 G. Xodetx, “Tài liệu về lịch sử chính trị và tôn giáo ở phía tây Lào”, BEFEO, XXV, tr. 158; C. Nottong, “Biên niên sử Xiêm”, II, tr. 34-35. 756 G. Xodetx, “Tài liệu về lịch sử chính trị và tôn giáo ở phía tây Lào”, BEFEO, XXV, tr. 80. 757 Có lẽ trước 2 bản kia, Bangkok, 1939, tr. 182-183. 746
137
Một ông vua ở Haripungiay (Lamxpun) tên là Atoraxatc (biến thể của Trabaca, Baca) tấn công Lavo (Lopbuyri) là nơi Vecsitthacarcavatti (biến thể của Vesitta) trị vì. Giứa lúc ông vua sắp giao chiến một ông vua ở Srdmmanagara (Ligo), tên là Sugita (biến thể của Giavaca Vararagia) đến trước Lavo với một đạo quân và một đoàn chiến thuyền rất lớn. Trước tên kẻ cắp thứ ba này, 2 người đối địch nhau vội chạy trốn về phía Haripungiaya: Ucsittha đến trước, xưng làm vua ở đó và lấy vợ của địch thủ, ông này xuống thuyền rút về miền nam. Sugita, vua sứ Ligo, làm chúa ở Lavo. Sau 3 năm, con ông là Cambogiaragialao đi tìm Vecsittha ở Hari pungiay nhưng bị đánh đuổi và phải trở về kinh đô của ông. Trong tấm bi kịch nhỏ này, những người ta thấy, có ba nhân vật chính: hai ông vua kình địch tranh nhau chiếm cứ sứ Lavo758 và một ông vua nước ngoài, từ phương nam đến, quyết định sự phân tranh bằng cách chính mình chiếm cứ nơi đó, và sau này người con “vua của dân Cămbogia” mở một cuộc viễn chinh thám lại chống ông vua cũ xứ Lavo đóng đô ở nước mới của ông. Người ta định đồng nhất người con vua ở Livo vì xâm chiếm Lavo là Cămbogiaragia với Cămvan Suriavarman I, vì ngay nếu cuộc xung đột giữa Cămpuchia và vương quốc Mon ở Haripyngiaya, phản ánh trong các biên niên kể trên, tưởng tượng ra, thì việc bành trướng của Cămpuchia vào vùng hạ lưu Menam vào thế kỷ XI vẫn được một nhóm bút tích Khơmer ở Loptuyri759 xác nhận, một trong những bút tích đó là của Suryavarman I. Sự phát triển của vương quyền hay quyền bá chủ của vua xứ Ăngko có đi về phương bắc về và đi tới đâu? Những biên niên địa phương dã ghi lại kỷ niệm sự chiếm đóng của Khơmer bao trùm tất cả lưu vực sông Menam và sông Mekong đến Chienxen, và có thể quá nữa760, nhưng các vết tích khảo cổ sau thế kỷ XI mà người ta quy cho ảnh hưởng của Khơmer lại không vượt quá Luangprabang761 trên sông Mekong và Xuhotai. Sarvancloc trên sông Menam và thời đại của Suryavarman I, nên thận trọng như dựa vào sự chính xác của các minh văn ở Lopbuyri. Bút tích 1022 - 1025 cho ta biết dưới triều ông, ở Lavo có những nhà sư thuộc về 2 trường của đạo phật (Mahayama, Xthavira) sống cạnh người Balamon theo phái Du già. Một bút tích Khơmer khác mà niên hiệu đã mất nhưng nó phải ở gần cùng thời kỳ đó, lại thuộc đạo Visnu. “Tóm lại, minh văn đã xác nhận rằng các đạo giáo được thực hành trong đế quốc Khơmer, có những tăng nữ và đền chùa ở Lavo, nhưng ở Loplruyri, ưu thế của các kiến trúc và tượng Phật chứng tỏ 758
Đầu thế kỷ IX, trước sự xâm lược của Cămpuchia, Lavo còn là một quốc gia độc lập (kế thừa các vương quốc Dvaravati ?) được Tống sử ghi năm 1001 (BEFEO , IV, tr. 233). 759 G. Xodetx, “Sưu tầm bút tích ở Xiêm”, II, tr. 21-31. 760 G. Maspéro, “Địa lý chính trị ở Đông Dương”, BEFEO, tr. 94-103; C. Nottong, “Biên niên sử ở Xiêm”, I, Paris, 1926. 761 S. Levi, “Dầu vết thâm nhập đạo Phật vào Luangprabang”, BEFEO, XL, tr. 411. 138
rằng, dưới cùng một nền thống trị Khơmer, đạo Phật vẫn giữ được địa vị quan trọng mà nó đã có hồi vương quốc Dvravadi” 762. Đầu năm 1006763, Suryavarman I chết, con ông là UdaydilyavarmanII lên nối ngôi, phong tước cân hoàng gia Duligieng (bụi ở chân) Vratcamratengando Srijayangdravarman cho thầy tư tế cũ của vương - thần tên là Xadaxiajayangdrapangdita, ông này trở thành chú của vua nhờ lấy em gái hoàng hậu Viralacsomi và cũng là người thầy tinh thần nữa764. Có lẽ do lời khuyên của vị chức phẩm cao cấp này thuộc danh gia các thày tư tế của vương thầm mà Udaydilyavarman quyết định xây dựng 1 sơn tự đẹp hơn các cái trước để thờ vượng dương vật. “Thấy ở giữa Giambaytipa, nơi chúng thần ở, nổi nên ngọn núi bằng vàng (Mruy), như để ganh đua, ông cho xây dựng ở trung tâm kinh đô một cái núi bằng vàng. Trên đỉnh núi đó, trong một cái đền cũng bằng vàng lóng lánh như ánh hào quang trên trời, ông dựng lên một cái dương vật thần Shiva bằng vàng”765. Công trình “trang trí ba thế giới đó” chính là Baphuon766 “mà khi nhìn thấy sẽ có ấn tượng thực sự rất mạnh”. Đó là lời một người Trung Quốc, Chu Đạt Quan 767 hồi cuối thế kỷ XIII. Lâu đài này đánh dấu nói trung tâm 1 thành phố mà đồ án gần trùng với Ăngcothom hiện nay. Kinh đô chưa có những tường thành bằng đá vàng, công trình của Jayavarman VII, nhưng đã có nhiều sông đào ngang dọc mà người ta đã tìm thấy mạng lưới 768. Cùng thời đó, nhà vua cho đào ở phía tây kinh đô một cái bể lớn dài 8 km; rộng 2km2, to hơn cái bể Yaxodaartaca của Yaxovarman hay cái bể Baray phía đông có lẽ đã có dấu hiệu khô cạn dần. Ở giữa cái Baray phía tây đó ông cho xây một cái đền trên một cái đảo nhỏ, cạnh đó đặt một pho tượng khổng lồ bằng đồng đỏ tượng trưng thần Visnu đắm chìm trong giấc ngủ vũ trụ và nằm nghỉ trên làn sóng đại dương769. Triều của ông kéo dài 16 năm, trong thời gian đó Vdayatavarman II phải chống lại hàng loạt cuộc nổi dậy nà cuộc đàn áp được giao cho tướng Xanggirama. Nó được thuật lại bằng một giọng văn hùng tráng bằng chữ khắc trên một tấm bia đặt ở chân đền Baphuon, ngôi đền thờ vượng dương vật mà viên tướng đã hiến dâng chiến quả của mình. 762
G. Xodetx, “Sưu tầm bút tích ở Xiêm”, II, tr. 10. Mồng 8 âm lịch 971 theo bút tích ở Praxat Roluc (E. Aymonier, “Nước Cămpuchia”, II, tr. 36). 764 Bút tích ở Xdoccacthom, BEFEO, XV, 2 , tr. 93. 765 A. Barth và A. Bergaigne, “Bút tích Phạn ở Champa và Cămpuchia”, tr. 139. 766 G. Xodetx, “Niên biểu ở Baphuon”, BEFEO, XIX, tr. 18. 767 BEFEO, II, tr. 142. 768 G. Lubep, “Vành đai kép và các đường phố ở Ăngkothom”, BEFEO, số 14, 1938, tr. 33; “Thuỷ lợi ở thành phô và cho việc canh nông của thời đại các vua ở Ăngko”, báo cáo kinh tế Đông Dương, 1914, tr. 15. 769 BEFEO, XXXIV, T.611. 763
139
Cuộc nổi dậy mới nhất xảy ra năm 1051, nó diễn ra ở phía nam, thủ lĩnh là Aravanhdatrada “mộd người tinh thông nghệ thuật bắn cung, thủ lĩnh một đội quân anh hùng, với uy lực của mình mang gánh nặng của nửa trái đất trên miền nam đất nước”. Bị Sangrama đánh bại, nhà nổi loạn này nhanh chóng trốn về một tỉnh của nước Champa”. Năm 1065, năm cuối cùng của triều này cũng có 2 cuộc nổi dậy nữa. Ở phía Tây Bắc770 “một trung thần tài hoa của vua, người anh hùng dũng cảm tên là Camvo mà nhà vua đã phong làm tướng thống lĩnh quân đội, bị mù quáng trước ánh vinh quang về sự vĩ đại của mình và suy nghĩ trong tâm về sự thay đổi của kẻ được sự vĩ đại đó, ông liền đem quân ra khỏi kinh đô”. Sau khi làm Sangrama bị thương, ông bị giết vì ba mũi tên. Một thời gian sau, ở phía đông một người tên là Svat, em của ông ta là Xitdicara và một chiến binh thứ ba tên là Xaxangtibuvana đã khuấy động những cuộc nổi dậy mới. Sangrama nhanh chóng dẹp yên và làm lễ mừng chiến công bằng nhiều công trình thành tín. Người ta không biết huy hiệu của Udayadifayavacman II. Năm 1066 771 em ông là Harsavarman III lên nối ngôi. 2. Nước Champa (1000 - 1074) Trong chương trên chúng ta đã chứng kiến ở nước Champa cuộc thoái lui lần thứ nhất của kinh đô trước sức ép của người Annam từ phía Bắc. Thế kỷ XI cho thấy sự tăng cường của sức ép đó, nó đã gây nên việc bỏ hẳn các tính phía bắc của người Champa. Cho đến giữa thế kỷ, minh văn đều câm tịt nhà sử học chỉ còn biết dựa vào các nguồn tài liệu Trung Quốc và Annam. Vua Yang Puy Quy Vijaya lên ngôi vào những năm cuối cùng của thế kỷ X và đã tản cư khỏi Inforafura (Quảng Nam) vào năm 1000 để đến đóng đô ở Vijaya (Bình Định), đến năm 1004 - 1005 đã cử sứ thần sang Trung Quốc để báo tin về sự dời đô đó772. Trước 1010 người kế vị ông là một ông vua mà tên bằng chữ Trung Quốc có thể phiên từ chữ Harivarman (III). ông này cũng trị vì khoảng 10 năm773. Đến năm 1021, Paramecvaravarman II774 trước đấy ba năm đã cử sứ thần sang Trung Quốc, thấy biên thùy phía bắc tức là Quảng Bình hiện nay, bị con cả Lý 770
E. Aymonier, “Nước Cămpuchia”, I, tr. 507. G. Xodetx, “Bút tích ở Cămpuchia”, II, tr. 222. 772 G. Maspéro, “Vương quốc Champa”, BEFEO, XXVIII, Paris, 1928, tr. 132. 773 G. Maspéro, “Vương quốc Champa”, BEFEO, XXVIII, Paris, 1928, tr. 132. 774 Một sự bổ sung đáng nghi, nt, tr. 132. 771
140
Thái Tổ (sáng lập ra triều đại nhà Lý ở Annam) tên là Lý Phật Mã tấn công (Lý Phật Mã sẽ kế vị cha vào năm 1028 tên là Lý Thái Tông). Quân Champa bị đánh thua và chịu đựng một cuộc xâm lược mới vào năm 1026. Giữa các năm 1030 đến 1041, vua Vicranfavarman IV trải qua một triều đại tối tăm và giông gió, năm 1042 con ông là Xinhavarman II 775 xin cầu phong với triều đình Trung Quốc. Năm sau ông đi cướp phá miền ven biển nước Annam. Để trả thù, vua Lý Thái Tông chuẩn bị một cuộc viễn chinh bằng đường biển do ông thân chinh chỉ huy năm 1044. Mới đầu có lẽ ở Thừa Thiên hiện nay, quân Champa đã bị thua chạy, vua Champa bị chém đầu ngay trên chiến trường Lý Thái Tông tiến chiếm Vijaya và bắt các cung phi đem về nước776. Kế vị Jayaxinhavarman II là một chiến tướng dòng dõi quý tộc; khi lên ngôi ông lấy tên là Jayparmecvaravarman I, và với ông các bút tích lại bắt đầu xuất hiện ở phía nam. Dân ở Payduyangga “phóng đãng độc ác, luôn luôn nổi loạn chống lại vua của họ” đã từ chối không công nhận ông này, nhà vua phải cử cháu là Yuragia Sri Doragavia đến chinh phục họ vào năm 1050777. Để mừng thắng lợi, Yavaragia cho dựng một cái dương vật ở phố Pokhanggarai và một cột chiến thắng778. Về phía mình, cùng năm đó vua cho trùng tu đền Ponaga ở Nha trang và cùng một số nô lệ, trong số này có người Khơmer, người Trung Quốc dân ở Pucam (Mianma xứ Pagan) và người Xiêm779. Lo lắng về việc giữ hoà hiếu với các nước láng giềng phía bắc, từ năm 1050 - 1056 ông cử ba sứ thần sang Trung Quốc, và từ năm 1047 1060780, cử 5 sứ thần sang Annam. Tất cả những điều người ta biết về người kế vị ngắn ngủi của ông là Badravarman III lên ngôi năm 1061781. Cuối năm đó em ông ta là Ruydiravarman III lên nối ngôi. Ông này cử sứ thần sang Trung Quốc năm 1062, và 3 sứ thần sang Annam năm 1063, 1065 và 1068. Nhưng ngay từ khi mới lên ngôi, ông ta đã chuẩn bị tiến đánh Annam, và ông mở cuộc tấn công năm 1068. Vua Lý Thánh Tông phản công rất nhanh, dẫn chiến thuyền đến trận SriBanoi gần sát kinh đô Champa ông đã chiến thắng quân Champa vẫn chờ ông ở nội địa. Ruydravarman đang đêm dời bỏ kinh thành, dẫn chúng quy thuận hoàng đế Annam nên ông này vào thành không gặp khó khăn gì. 775
Một sự bổ sung cũng chỉ là giả thiết, nt, tr. 134. Một sự bổ sung đáng nghi, nt, tr. 132. 776 Một sự bổ sung cũng chỉ là giả thiết, nt, tr. 134-136. 777 L. Finot, “Dangduyrangga”, BEFEO, III, tr. 645. 778 L. Finot, “Dangduyrangga”, BEFEO, III, tr. 646. 779 E. Aymonier, “Nghiên cứu đầu tiên về bút tích Champa”, báo Á Châu, 1+2/ 1891, tr. 29. 780 G. Maspéro, “Vương quốc Champa”, BEFEO, XXVIII, Paris, 1928, tr. 138-139. 781 G. Maspéro, “Vương quốc Champa”, BEFEO, XXVIII, Paris, 1928, tr. 139-140. 776
141
“Ông liền cử ngay quân đi được theo vua Champa, bắt được ông này và cầm tù trên địa giới Cămpuchia (tháng 4/1069). Tháng 6, ban yến tiệc cho tất cả các quan thượng thư tại ngay cung điện vua Champa, và để đánh dấu việc ông đã chiến thắng và tiêu huỷ hoàn toàn, và ông cho cầm mộc nhảy múa và đá cầu ngay trên bậc của chính điện. Đồng thời ông gấp rút phi báo tin thắng trận và bắt sống vua Champa cho hoàng đế Trung Quốc Tống Chân Tông. Cuộc điều tra dân số cho biết tổng cộng có 2.500 hộ ở đó. Nhà vua ra lệnh cho đốt cháy tất cả những nhà xây trong thành và ở ngoại ô Vijaya”782. Sau khi đưa vua Ruydravarman III và gia quyến ông này về cầm tù ở Bắc Kỳ, đến năm 1069 ông cho thả về, đổi lấy ba tỉnh phía bắc, tương ứng với Quảng Bình, Quảng Trị ngày nay. Người ta không nói, sau khi được bắt và trở về, vua Champa có hồi phục lại đất nước bị náo động và suy yếu sâu sắc không? Điều chắc chắn là triều của ông bắt đầu từ 1044 và cũng tắt đi với ông năm 1074. 3. Srivijaya và mối quan hệ của nó với người Cola ở Tanggiua (1003 1030) Người ta đã thấy ở chương trên vào mười năm cuối cùng thế kỷ X Srivijaya đã phải chịu đựng cuộc xâm lược của Giava và phải cầu cứu Trung Quốc đầu thế kỷ XI, vua Sulamamivarmadva tiếp tục giữ được quan hệ tốt nhất với Trung Quốc. “Năm 1003, vua Xxeulichuloumiphomatiaohua cử hai sứ thần đi triều cống. Họ đã kể rằng ở nước họ, một ngôi chùa đã được dựng nên để cầu cho Hoàng Đế (Trung Quốc) được trường thọ. Họ xin Hoàng Đế ban cho một cái tên và những cái chuông; Hoàng Đế chỉ ra rằng họ đã có thiện ý. Người ta ban bố một sắc lệnh đặt tên cho ngôi chùa là “Tiếp Thiên Vạn tuế” và các cái chuông được đúc ngay để ban cho sứ thần783. Cùng thời gian đó, khoảng 1051, vua nước Srivijaya bắt chước tiên đế Balaycuyr ở Nalangda xứ Bangaler cho xây dựng ở Nagifattana (Negapatam trên bờ biển Cromangden) một ngôi chùa mang tên là Sulamanivarmanhavihara 784 mà Colaragiaragia I đã cống toàn bộ thu nhập của một làng lớn. Thái độ khả ái đó của Sulamanivarmanhavihara đối với hai cường quốc lớn của thời đại này Trung Quốc và Cola ở Tanggiua785 nước này tuy ở xa nhưng có thể, như sau này sẽ chứng minh là một kẻ địch nguy hiểm - đã cho phép ông thay con 782
G. Maspéro, “Vương quốc Champa”, BEFEO, XXVIII, Paris, 1928, tr. 141-142. W.P. Groennovent, “Ghi chép về quần đảo Malay”, Verh.Bát.Gen, XXXIX, tr. 65; G. Pherăng, “Đế quốc Sumatra”, báo Á Châu, 7+9/ 1922, tr. 19. 784 Có thể nó còn đến giữa thế kỷ vừa rồi (“Đồ cổ Ấn Độ”, VII, tr. 224) và bị người Giato phá huỷ năm 1868; Xem K.V. Subratmanya Ayer, “Minh văn Ấn Độ”, XXII, tr. 229. 785 Về người Cola, từ đó có tên bờ biển Cromangden (Clamangdala) mà sự đi lên, phụ thuộc vào người Palama, bắt đầu từ giữa thế kỷ XI; xem Vale Putxanh, “Triều đại và lịch sử Ấn Độ”, tr. 271. 783
142
ông là Mavarigiayottangavarman được rảnh tay để trả thù một cách mãnh liệt cuộc xâm lược của Giava năm 992. Nếu thực sự tai họa đến với Giava năm 1006, về vấn đề này người ta biết rất ít, là hậu quả sự trả thù của Srivijaya, thì người ta có thể tự hỏi trách nhiệm về ai trong hai ông vua đó. Câu hỏi đó, với những tài liệu người ta có hiện nay, không thể giải đáp được. Mavarigiayottangavarman lên ngôi năm 1008 là năm ông gửi đồ triều cống sang Trung Quốc786; và dưới chiều Ragiangdra Cola I bắt đầu từ năm 1011 mà bút tích được viết dưới cái tên “Đại hiến dương Layder”787 cho ta biết là vua mới ở Cola cho thảo một sắc chỉ cho cái làng mà cha ông là Ragiangdra đã cúng chùa Suliamanivarmavihara được tôn là “dòng dõi hoàng gia Xailangfamun, vua của Srivijaya (Palembang) và Cataha (có đất trên bán đảo Malay) xác nhận một cách dễ cảm thấy những bằng chứng của các nhà địa lý học Ảrap, đối với họ vua Maharagia nước Dabac là chủ vùng Sribuda và Clat (Cra). Hai vực của đế quốc, Sumatra và bán đảo Malay trong cả hai trường hợp đều là một vua Maharagia nắm cả hai bờ của eo biển. Nhưng đường lỗi chính trị bành trướng và các thủ đoạn thượng mại mà các vua ở Srivijaya buộc phải áp dụng để tự duy trì trong cái vị trí được ưu đãi đó, sớm đưa họ tới chỗ xung đột với tầng lớp quý tộc ngoài biển của người Cola, ngay khi họ không cần tạm thời thoả hiệp để thực hiện ý đồ xâm lược của họ đối với Giava. Ngay từ 1007, Rugiaragia đã khoe là chinh phục được 12.000 đảo788. mười năm sau, con ông là Ragiangdra Cola I có lẽ định thử một chuyến đầu tiên chống Cataha789. Nghĩa là chống lại quyền sở hữu trên bán đảo của các vua Xailangdra ở Sumatra790. Nếu cuộc viễn chinh đó có thật nó chỉ là mở màn cho một chuyến lớn xảy ra năm 1025 mà chi tiết được ghi trong một bút tích của Ragiangdra Cola ở Tanggiua năm 1030 - 1031. Sau khi cử nhiều chiến thuyền đến giữa biển động và bắt được vua nước Cadaram là Xanggramavijyottungavarman ông lần lượt chinh phục được791: 786
Tống sử gọi tắt là Xxenli Malopi = Srimaravi. Về sự đồng nhất tên này và tên ông vua trước; Xem G. Xodetx, „Vương quốc Srivijaya”, BEFEO, XVIII, tr. 7. 787 K.V. Subratmanya Ayer, “Minh văn Ấn Độ”, XXII, tr. 213; Xem Nicacangta Satsteri, BEFEO, XL, tr. 213. 788 R.C. Magiumda, “Xuvanatvipa”, Canguitta 1937, tr. 171. 789 R.C. Magiumda, “Xuvanatvipa”, Canguitta 1937, tr. 171, số 2. 790 Ông vua đã cử sứ thần sang Trung Quốc năm 1017 được Tống sử gọi tên là Hiachexuu Chapuni tức Hagi Sumatrabuni “vua nước Sumatra” (W.P. Croenevent, sđd, tr. 65; G. Pherăng, sđd, tr. 19-20). 791 Bản danh sách này do G. Xodetx nghiên cứu, sđd, tr. 9 và tiếp theo; G. Rupfia, “Đế quốc Malacca như thế nào năm 1400 A.D”, Bijds, 77, 1921, tr. 76 và tiếp; G. Pherăng, sđd, tr. 45; R.C. Magiumda, sđd, tr. 175 và tiếp; Trong bút tích, mỗi tên đều kèm một hình dung từ mà giá trị tài liệu rất đáng nghi, vì các hình dung từ đó tạo nên nhiều đồng âm dị nghĩa dùng làm từ địa lý. Chỉ kể 2 thí dụ Talettaccolam nghĩa là “do các người vĩ đại thông thái trong Khoa học Shuê” vì chữ Tamun calai = khoa học và Tacco = bác học; và 143
Srivijaya (Palembang). Pamai (Paner trên bờ biển phía đông Sumatra, trước mặt Malacca). Malaryu (nước Malayuy thế kỷ VII tức là Giambi). Mayirudingan (người Trung Quốc gọi là Feloting792, ở đâu trên đảo Malay). Illangasoga, (Langcaxuyca). Mappapalam (Papphala theo biên niên Xangale xếp vào Mahavamxa trên bờ biển Peguy). Mevilinbangam (đồng nhất với Cacmarawngga hay Camalangca trên eo biển Ligo ). 793
Valaippanduru (có lẽ là Pangdua (anga), ở Champa794 đứng sau chữ Tanun Valai = thành luỹ, hoặc chữ Palay = làng). Talaittakkolam (Taccola của Ptoleme và của Milanhdapangha, trên eo biển Kra). Madamalingam (Tambralanhga795 tiếng Trung Quốc là Tanmalinh, trung tâm ở Ligo). Illamurideam (Lamuyri của Ai Cập, Lampri theo Marco Polo796 ở cực bắc Sumatra). Manakkavaram (các đảo Nicoba). Kadaram (Cdat). Không chắc rằng khi thứ tự trong bảng kê này tương ứng với sự diễn biến của các biến cố, nhưng nếu là trường hợp như trên, nó chứng tỏ rằng sau cuộc tấn công vào kinh đô của bán đảo Srivijjaya = Palembang và sau khi bắt sống vua Xanggramavijyottungavarman, vua Cola chiếm vài điểm ở trên bờ biển phía đông Sumatra rồi đến các lãnh địa khác của Maharagia trên bán đảo Malay 797 rồi đến Asia và Nicoba, cuối cùng là Cdat, kinh đô lục địa. Có lẽ chuyến đi đó đã để lại vài dấu vết trong ký ức của người Malay trên bán đảo mà các biên niên sử thuật lại vua Taman Ragia Colang (hay Surang) đã tàn phá Gianganagara trên sông Dindinh như
Valaippangdura được miêu tả như là “làm chủ cả đất trồng trọt lẫn đất hoang” vì Vilaippauy = gieo hạt và Turuy = bụi cây. 792 Ma, ở đây và trong các chữ khác trong danh sách = chữ phạn Maha = lớn. 793 S. Levi, “Tiền Arien và tiền Dravidieng ở Ấn Độ”, báo Á châu, số 7-9 năm 1923, tr. 43. 794 Rupfia, Bijdr, 77, 1921, tr. 78, 81; F.L. Moen, “Criviginia, Iava và Cataha”, Tijd. Bat. Gen, LXXVII, 1937, tr. 468. 795 Tanmay liêu đã cử sứ thần sang Trung Quốc (BEFEO, IV, tr. 233). 796 Về tên đó, xem H.K. Cooan, “Lamuyri”, Bijdr, 90, 1933, tr. 422. 797 Pangduranga - Phan Rang ở vòng ngoài, nhưng sự đồng nhất Valaippangdura không có gì chắc chắn. 144
thế nào, cũng như tàn phá một cái thành trên sông Lendiu, một nhánh của sông Gionogervà cuối cùng chiếm lĩnh Tumanik, Xanhgapo tương lai798. Thế nào mặc lòng, cuộc viễn chinh của Ragiangdra Cola I hình như không có hậu quả chính trị lâu dài , nhiều nhất là việc bắt sống Xanggramavijyottungavarman có phải đã đưa tới kết quả là được lên ngôi của một ông vua mới, ông này cử sứ thần sang Trung Quốc năm 1028 Tống sử gọi ông là Slitihua, nghĩa là Sridva799. Tuy nhiên sự chấn động mà Srivijaya cảm thấy làm cho nó nhích gần lại địch thủ của nó: người ta sẽ thấy sự hoà hợp lại với Giava có thể được gắn lại bằng cuộc hôn nhân. Mặc dù Albiruni, năm 1030 nói rằng các đảo của Dabac đều gọi là Ấn Độ Sumarndib (Suvarnatvipa)800 có thể tự hỏi có phải chính là ở Sumatra không, từ 1011 đến 1023, Atixa nhà cải cách tương lai của đạo Phật Tây Tạng đã đến theo học Darrmakiecti người đứng đầu Hội Phật ở đảo Suvarnatvipa, dưới triều vua Darmapala cái tên đó không tương ứng với bất kỳ một cái tên hoàng gia nào mà các văn bản Trung Quốc và minh văn học cho ta biết ở Srivijaya. Có thể đó là tước (bảo vệ luật pháp) của Maravigiayottungavarman hay người kế vị ông. Trừ phi đối với nguồn tài liệu Tây Tạng mà người ta rút ra sự hiểu biết đó 801 Suvarnatvipa chỉ Mianma802 hay bán đảo Malay 803 điều đó lại khó có thể được. Dù trường hợp nào, sự kiên trì của đạo phật Mahayanna ở Sumatra được xác nhận ở Tapamyli, trên bờ biển phía tây, nhờ năm 1024 việc đúc một pho tượng Locanatha, nghĩa là bồ tát Lokecvera, trình bày đứng giữa hai tượng của Tara804 và một bản thảo tiếu tượng học Nepan đầu thế kỷ XI đã xác nhận sự nổi tiếng trong giới Phật giáo một pho tượng của Locanatha ở Srivijayapura805. 4. Giava: Erlangga (1006 - 1049) Người ta đã thấy vua Udayanna nước Bali đã lấy công chúa Giava Mahangdradatta, chắt gái của Xinhdoc và đám cưới đó năm 991 sinh ra một đứa con giai ở Bali tên là Erlangga, từ khi còn trẻ măng đã được mời đến806 đính hôn 798
F. Layden, “Biên niên của Malay”, London, 1921. W.D. Groenevent, sđd, tr. 65; G. Pherăng, sđd, tr. 20. 800 G. Pherăng, sđd, tr. 64. 801 “Buyxtong” do Xarat Sangdra Dat dịch, 1893, tr. 50. 802 Nt, Taoxanhco, “Tài liệu khảo cổ Xuyecvei”, Mianma, 1919, tr. 17. 803 F.L. Moen, “Criviginia, Iava và Cataha”, Tijd. Bat. Gen, LXXVII, 1937; R.C. Magiumda, “Xuvanatvipa”, Canguitta 1937. 804 Brander, Not.Bat.Gen, 1887, tr. 176. 805 A. Phuse, “Nghiên cứu về tiếu tượng học Phật giáo ở Ấn Độ”, Thư viện trường Cao đẳng, XIII, 1900, tr. 105 và 193, số 23. 806 Có lẽ tình thế đã đưa lại cho ông cái tên Erlangga mà nghĩa gần sự thật nhất là “người đã vượt nước” tức là do biển ngăn Giava với Bali; Xem Poecbatgiaraca, “Erlangga”, X, 1930, tr. 163 trong đó có tóm tắt các chú thích trên. 799
145
với một công chúa con một ông vua lúc đó trị vì ở phía đông Giava 807. Ông ta đến triều vua này giữa lúc xảy ra các biến cố bi thảm năm 1006 nguyên nhân của tai hoạ dẫn đến việc tàn phá kinh thành và cái chết của nhà vua đã làm cớ cho nhiều ước đoán vừa nhiều vừa khác nhau cũng như những ước đoán về sự dời đô từ trung tâm về phía đông 75 năm trước. Giả thiết gần sự thật nhất và được nhiều người chấp nhận là nước Srivijaya, yên ổn về phía Ấn Độ và ít nhiều được Trung Quốc bảo hộ một cách có hiệu quả năm 1006 đã trả thù sự xâm lược của Giava năm 992: sự chấn hưng lại nước Giava trùng hợp với sự suy yếu tạm thời của vương quốc Sumatra sau đợt tấn công của Cola năm 1025808. Vai trò của Srivijaya năm 1006 có thể đóng khung trong việc gây ra hay ủng hộ một cuộc nổi loạn ở nước Giava. Người xung kích chủ yếu là ông một ông hoàng nước Darioari mà người ta muốn cho là từ bán đảo Malay 809 tới nhưng có lẽ ông ta chỉ là một thủ lĩnh địa phương810. Sau cuộc “phá sản” (Pralaya), như bản bút tích Giava thuật về các biến cố năm 1006811 chàng Erlangga trẻ tuổi, lúc đó lên 16, trốn ở nhà các thầy tu trên núi Vanagiri trong 4 năm. Đến 1010, các thân hào, các người Balamon đến yêu cầu ông lên ngôi như người kế vị của bố vợ, và năm 1019 ông chính thức đăng quang với hiệu là Rakehaluy Srilokecvara Darvavamra Erlangga Anantavi Cramottungadva. Quyền lực của ông ở trong một bán đảo nhỏ bé ở phía bắc của bán đảo, giữa Surabaya và Pasuruhan. Ông phải đợi 10 năm nữa trước khi bắt đầu chiếm lại đất nước, một nhiệm vụ, tôi nhắc lại, có lẽ cũng dễ dàng nhờ sự suy yếu của Srijaya nạn nhân của sự xâm lược của Côla năm 1025. Có thể ngay từ 1022 Erlangga đã kế vị cha ông ở Bali, ở đó thảm họa 1006 không có phản ứng lại nhưng điều đó không chắc chắn, và Darmavam Kavardana Maracatapang Cagiatthanottungadva. Mà người ta có bút tích ở Bali từ 1022 đến 1025, chắc là một nhân vật hoàn toàn khác với Erlangga có thể là một phó vương trị vì dưới tên ông812. Erlangga bắt đầu chinh chiến ở Giava năm 1028 - 1029 nhằm thu hồi lại vương quốc lúc đó bị chia vào tay nhiều địch thủ. Nếu như mới đầu ông tấn công vào Bitsmapirabava là con một ông vua rồi đến 1030 đánh vào Vijaya, ông hoàng
807
C.C. Berg, “De Arjunawiwaha”, Bijdr, 97, 1938, tr. 49-64. V.V.Van Xten Canlenfenx, “De veroveraar van Dharmmawangca Kraton”, Indheidk, Verslag, 1919, tr. 156. 809 G.P. Rupfia, “Cái gì đã xảy ra ở đế quốc Malacca năm 1400 A.D”, Bijdr, 77, 1921. 810 N.J. Crom, “Ấn Độ - Giava”, Gesch, tr. 241-242. 811 H. Kecn, “De steen van den berg Penanggungan (Surabanga) thans int Indian Museum te Calentta”, Verspr. Geschr, VII, tr. 83; R.G. Satécghi, “Ấn Độ và Giava”, II, tr. 63-74. 812 C.C. Berg, “De Arjunawiwaha”, Bijdr, 97, 1938, tr. 82. 808
146
xứ Oengke (đồng bằng Madium) ông này tạm thời bị thua. Năm 1031, ông thắng Adamapamya và thiêu huỷ nơi ở của ông này Năm 1023 đã diệt trừ cho đất nước một người đàn bà “có một sức khoẻ khủng khiếp, giống như một con quỷ” và ông đã tàn phá vùng phía nam bằng cách “đốt cháy bằng một cái lưỡi như một con rắn lửa” có thể là ông còn phải vật lộn với ông hoàng xứ Ayravali. Còn về Vijaya ông hoàng xứ Oengke bị dánh thua và buộc phải chạy chốn “ bỏ cả vợ cả con, kho tàng, xe cộ” và bị chính quân lính của mình bắt giữ, ông đã chết năm 1035813. Năm 1037 Erlangga “đã đặt chân lên đầu các kẻ thù, đã ngồi lên chiếc ngai vàng sư tử có nạm ngọc. Quốc gia của ông đã mở rộng ra một cách phi thường, ông đóng đô ở phía đông ở Cahuyripang mà người ta chưa xác định được là ở đâu bây giờ. Sau những chiến thắng, Erlangga lập ra một tu viện ở Puysanggang (tên Phạn là Pugavat “núi của những cây cau” không phải ở Penanggungan 814 như người ta tưởng mà ở Pusanggang vùng đồng bằng Brantas815. Lễ cung hiến tiến hành năm 1041816 có lẽ nhân dịp một bà công chúa từ trần, bà này từ 1030 đến 1041 được ghi trong sắc chỉ của Erlangga là người có chức tước cao nhất trong chiều (Racriang Mahamang Trihino)817. Tên bà ta là Sanggrama Vijaya Darnapraxadottungadvi, tên đó nói lên mối liên hệ chặt chẽ với tên vua Srivijaya Sangrama Vijaya Ottunggavarman, ông này bị bắt sống trong đợt tấn công của Cola năm 1025. Sau các biến cố đó sự có mặt ở Giava một bà công chúa mang cái tên gợi lại chức vị Sumatra và sự thành lập của Erlangga năm 1035 một tu viện mang tên Srivijayarama818 hình như đã chỉ ra sự xích gần lại nhau giữa hai quốc gia kình địch sự suy yếu của Srivijaya và sau việc Erlangga lên nắm quyền chính. Còn về mối dây liên lạc đã gắn bà công chúa với cái tên đồng âm một mặt và gắn với Erlangga mặt khác quan niệm tương đối gần sự thật nhất là: bà công chúa đó là con gái Xanggramavijyottungavarman mà Erlangga lấy làm vợ vào khoảng 1030 819. Từ thời kỳ đó có một sự thăng bằng nào đó giữa hai quốc gia từ lâu vẫn kình địch nhau: Srivijaya vẫn giữa ưu thế chính trị ở miền Tây quần đảo 820, còn Giava có ưu thế ở 813
H. Kecn, “De steen van den berg Penanggungan (Surabanga) thans int Indian Museum te Calentta”, Verspr. Geschr, VII. 814 G.P. Ruppia, Not. Bat.Gen, 1909, tr. 180. 815 G.F. Stúttéchem, “Oudh Aanteek”, Bijdr, 95, 1937, tr. 406. 816 G.F. Stúttéchem, Djawa, 1938, tr. 307. 817 C.C. Berg, “De Arjunawiwaha”, Bijdr, 97, 1938, tr. 92. 818 N.J. Crom, “Ấn Độ - Giava”, Gesch, tr. 262. 819 C.C. Berg, “De Arjunawiwaha”, Bijdr, 97, 1938, tr.64. Người ta có thể nghĩ đến vợ goá vua Xanggramavijyottungavarman, mà theo tập quá mà người ta thường thấy trong nhiều thí dụ ở trên, Erlanga đã lấy để hợp pháp hoá những ý định bất thần về Srivijaya. 820 Ngay ở phía tây Giava vì đến đầu thế kỷ XIII, nước Xunda vẫn là chư hầu của Srivijaya. 147
phía Đông, nhưng các tài liệu hiện nay chỉ ra rằng các quan hệ thương mại của Giava cũng lan ra cả miền Tây. Các bút tích821 đã ghi sự có mặt của người Clinh (Ấn Độ ở Calanhga), Arya (Ấn Độ không phải là Dravidieng), Gola (Goda ở Bangaler), Sanghala, Carnadaka, Colika (Cola ở Cromangden), Mahyala (Malabar), Pangdikra (Pangdia và Kra), Dravida (Tamun), Champa, Rmen (Mon hay Malay ở Rami = Asin), Cmia (Khơmer)... họ đến đây bằng các bến ở cửa sông Branbatx ở vịnh Surabaya và quá về phía bắc, phía Tuban. Những bút tích ghi lại 3 môn phái tín ngưỡng: Saiva (Shiva), Sogata (Phật) Rishi (đạo khổ hạnh), hoặc Sogata Machervara, Mahabratmana, nó đã chứng minh sự cùng tồn tại, sự chung sống giữa Phật giáo và Ấn Độ giáo Shiva, cũng như ở Cămpuchia cùng thời kỳ đó. Cũng như các tiên đế, Erlangga làm cho người ta tưởng mình là sự giáng thân của Visnu. Bắt đầu từ 1042, có thể ông vừa đi tu vừa giữ quyền trị vì. Khi ông chết vào năm 1049822 người ta chôn ông ở một nơi gọi là “sự tắm gội của Blahang” trên triền phía Đông núi Pnangguygang trước đây ở đó người ta thấy một pho tượng rất đẹp của Visnu trên Garuyda ở giữa hai tượng của Lacsmi, có thể tiêu biểu cho vua và hai trong số vợ của ông ta, và một hòn đá mang một cái niên biểu ký, dưới hình thức đố chữ, nó cho biết một niên hiệu 971 xaca = 1049823. Triều vua Erlangga có tầm quan trọng to lớn về mặt chính trị như vậy, cũng được đánh dấu bằng những hoạt động văn học rất lớn. Điều đó ngày nay cùng xác thực để có thể phải xếp dưới triều ông nhiều tác phẩm trước kia xếp nhầm vào triều ông vua trước, mà người ta đã gán một cách lầm danh hiệu Darmavamxa Anangtavicrama, thực ra chính là bản thân Erlangga824. Trong số những tác phẩm đáng chú ý nhất, người ta có thể kể: Xivaxana, pháp điển Giava cổ825 những cải biên bằng thổ ngữ 3 hồi chính của tác phẩm Mahabarata: Adiparva 826, Virataparva827, Bhishmasparva và nhất là cuốn Argunavivaha828 “đám cưới
821
H. Kecn, “De steen van den berg Penanggungan (Surabanga) thans int Indian Museum te Calentta”, III, tr. 71; VII, tr. 30; N.J. Crom, “Ấn Độ - Giava”, Gesch, tr. 264. 822 G.F. Stúttéchem, “Oudh Aanteek”, Bijdr, 92, 1934, tr. 196. 823 G.F. Stúttéchem, “Oudh Aanteek”, Bijdr, 92, 1934, tr. 196; “Debeelden van Belahan”, Dfoawa, 1938, tr..299. 824 Về nền văn học bằng tiếng Giava cổ, xem Himaxngu Buyxang Xacca “Ảnh hưởng Ấn Độ vào nền văn học Giava và Bali”. Nghiên cứu đại ấn Độ, I, 1934. 825 N.J. Crom, “Ấn Độ - Giava”, Gesch, tr. 230. 826 Do Qiuy Bon xuất bản , 1906. 827 Do Qiuy Bon xuất bản , 1912. 828 Do Gongda xuất bản, 1936. 148
Arjuno”829 viết năm 1035 của thi sĩ Canva giả là bài thư chúc hôn cho đám cưới của Erlangga với công chúa Sumatra830. Trước khi chết, Erlangga đã chia vương quốc ra làm hai và sự chia đôi đó về lý thuyết tồn tại đến cuối thời kỳ Ấn Độ - Giava. Người ta sẽ chìm ngập vào các phỏng đoán về những nguyên nhân đã gợi lên cách xử trí như vậy đối với một người mà tất cả hoạt động đều nhằm thực hiện sự thống nhất đất nước. Người ta không biết về người con hợp pháp của ông831 và người ta giả thiết là để tránh sau khi ông chết, một sự xung đột giữa hai người con của các phi tần sinh ra có cùng quyền lợi ngang nhau, ông liền giải quyết bằng cách tự quyết định ngay khi ông còn sống 832. Biên giới giữa hai vương quốc Gianggala và Panggialuy được đánh dấu bằng hoặc là một bức tượng người ta còn thấy phế tích giữa núi Cany và bờ biển phía nam của đảo833 hoặc bằng con sông Brangtatx834 ở phía Đông, Gianggala có kinh đô là Cahuyripang, tức là kinh đô Erlangga trước và gồm các miền Malang, đồng bằng Brangtatx với các bến Surabaya, Rembang và Paxuyrruyhang ở phía Tây, Langgialuy, được biết nhiều hơn dưới cái tên Cadiri, có kinh đô là Daha Daha (bây giờ là Cdiri), gồm nơi ở của Cdiri và Madium với một lối thông ra biển trên vịnh Surabaya. Nhưng trong đó có quyền ngồi trên và là người kế vị trên lý thuyết của vương quốc Erlangga, nước Gianggala chẳng bao lâu đã bị nước Panggialuy835 thôn tính. Về đảo Bali từ 1049 đến 1077, các bút tích836 nói về một nhân vật được gọi là Anacungxuy nghĩa là “con thứ” (Balapruytra) hay có thể là “con rể” rất có thể là bà con với Erlangga như vậy là em thứ hoặc em rể của ông này. 5. Srivijaya và người Cola (1067 - 1069) Các nguồn tài liệu đều câm tịt về những việc xảy ra ở Srivijaya từ 1030 đến 1064. Vào niên hiệu đó, người tên là Darmvira nào đó lại có tên ở Solok, phía tây
829
Do Poccbatgiaraca xuất bản, Birdj, 82, 1926, tr. 181. C.C. Berg, “De Arjunawiwaha Erlangga,s levenloop en bruiloktshiejd”, Bijch 97, 1938, tr. 19. 831 Trừ khi giả thiết của C.C. Berg được công nhận (sđd, tr.92) theo nó Mahamang Trihino Crixamaravijayadarma... Scuyparcan... Uttunggadva, bắt đầu từ 1037 đã thay trong hiến chương của Erlangga, nàng công chúa Sumatra, chỉ là con gái của bà này chứ không phải ai khác 832 N.J. Crom, “Ấn Độ - Giava”, Gesch, tr. 272 và tiếp theo. 833 N.J. Crom, “Ấn Độ - Giava”, Gesch, tr. 272 và II, tr. 50. 834 G.F. Stúttéchem, “Oudh Aanteek”, Bijdr, 89, 1932, tr. 101. 835 Từ Ganggala người ta chỉ có những tài liệu minh văn với những niên hiệu đáng nghi là 1060 (?) một mệnh lệnh liên quan đến công cuộc lấn nước của vua Rake Haluy, ngài Giuyrung Crixamarotxaha Carnakacxana Darmavanxa Kiectixinha Jayangtacatungadva. 836 P.V.Van. Xtanh Canlangfenx, “Minh văn Bali”, Verh.Bat.Gen, LXVI, 3, 1926; G.F. Stúttéchem, “Oudh Aanteek”, Bijdr, I, 1929, tr. 190. 830
149
Giambi, trên một bức tượng Macara mà phong cách hình như chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Giava837. Năm 1067 một vị chức sắc cao nhất của Sangfotri mà Tống sử gọi là Tihuakieco838 theo lời phiên âm thông thường chữ Divacara, đã sang tới Trung Quốc. Vài tác giả lại thấy ở đó một lại thấy ở đó một cách dịch chữ Dvakula bằng cách căn cứ vào việc vua Cola Ragiangdradvaguyottunga (tức Khlottunga) cử sứ thần sang Trung Quốc 10 năm sau, 1077 mà Tống sử gọi bằng một cái tên gần tương tự (Tihuakialo)839 theo họ, trong cả 2 trường hợp chỉ là một người. Còn một người con gái của Ragiangdracola và của Ragiaragia I ở Vengi840 trước khi lên ngôi năm 1070, ông ta đã giữ những chức lớn ở Srivijaya, hoàn cảnh mà hình như ông từ ám chỉ đến trong những bút tích đầu tiên dưới triều ông. Dù thế nào, năm sau năm sứ thần đi (1067) ta thấy người Cola lại tiến hành một cuộc xâm lược mới vào bán đảo Malay. Trong năm thứ 7 của triều mình, 1068 1069, Ragiangdracola là người đã cầm đầu cuộc viễn chinh năm 1025, và chinh phục Cadaram cho ông vua đến cầu cứu ông và giao cho xứ đó cho vua 841. Có thể theo lời khuyên của quan thượng thư Cola Dvaluyca 842 nếu tất cả những tên đó là đúng, mà vua Srivijaya đã nhờ vào sự giúp đỡ của Viraragiangdra để đè bẹp một cuộc nổi loạn hay một âm mưu chia rẽ trên bán đảo. Có thể sự có mặt của một người cố vấn Cola ở triều Srivijaya, và tính hay chiều lòng của vua Cola để chiếm lại các lãnh thổ cho nước đó, đã làm cho các nhà sử học Trung Quốc tưởng rằng trải qua thời kỳ 1068 đến 1077 “nước Chu Liên (Cola) là chư hầu của Sangfosi ?”843. 6. Nước Mianma: Anoratha (1044 - 1077) G.E. Harvei844 viết “khi nào người ta viết lịch sử cổ điển của Mianma, cần phải chia đôi triều đại của một ông vua như Anoratha: nửa thứ nhất dành cho các nguồn tài liệu, đưa ra ánh sáng những bút tích về sự tồn tại thực sự của ông và việc ông ta đã làm, nửa thứ hai là các truyền thuyết về Anoratha. Hiện nay chưa có dịp viết một cuốn lịch sử như vậy và trong các dòng sau đây, những tài liệu nghèo nàn
837
Brander, Not.Bat.Gen, 45, 1902, tr. 128; Not.Bat.Gen, 1902, tr. 34; N.J.Crom, “Inleiding”, II, tr. 425. W.P. Groenevent, “Ghi chép ở bán đảo Malay”, Verh.Bát.Gen, XXXIX, 1880, tr. 66. G. Pherăng, “Đế quốc Suvarnatvipa”, tr. 186; K.A. Nila Căngta Xátxtơri, “Srivijaya”, BEFEO, XL, tr. 290. 839 Hiecter và Rockhin, “Laugiuycua”, tr. 100. 840 Nước ở giữa Gdavari và Critxua. 841 Chú thích đúng của bản này, xem ; K.A. Nila Căngta Xátxtơri, “Srivijaya”, BEFEO, XL, tr. 289, số 1. 842 Tihuakielo năm 1067 ở Trung Quốc vì lợi ích của Sangfosi, tôi không thấy như thế nào mà X.K. Agangca, “Ấn Độ cổ”, tr. 130 và K.A. Nila Căngta Xátxtơri, “Srivijaya”, BEFEO, XL, tr. 290, có thể giả thiết rằng Dvaquyla tức Ragiangdra Dvaquylottunga tương lai có thể đến Malay vì lợi ích của cuộc viễn chinh của Viraragiangdra xẩy ra ở năm sau. 843 Mã Đoan Lâm, “Người phương Nam”, bản dịch của Hekvei dơ Saintdơnit, tr. 586. 844 “Lịch sử Mianma”, tr. 17. 838
150
rút từ một bản minh văn chưa được nghiên cứu đầy đủ 845 lẫn lộn với những yếu tố ít gần sự thật nhất của truyền thuyết846. Trong phần cuối chương trước người ta đã thấy Anoratha là con vua Kunsbo Kyaungphyu847 và một trong ba công chúa trước đây đã lấy người người làm vườn giết vua. Ông ta trải qua thời thanh niên trong tu viện mà cha ông bị buộc phải ở đó. Một hôm xích mích với người anh họ vua Soccatter ông này đã giết anh trong một cuộc chiến ở Myincava gần Pageng ngôi vua để trống, ông liền dâng cho cha là người chuộng ở lại tu viện hơn. Lên ngôi vua năm 1044848 Anoratha mở mang lãnh thổ của vương quốc Ragang lúc đầu vốn còn nhỏ hẹp. Ở trong nước, hai công trình đáng chú ý nhất của ông là việc sáng chế cho một hệ thống trước ruộng ở phía đông kinh đô, ở vùng đồng bằng cây lúa Kyocxv, nó trở thành vựa thóc của miền bắc Mianma849 và sự chuyển hoán nước này theo đạo Phật Travada nó kéo theo sự thất sủng đối với Aritx và sự suy tàn của phù chú giáo. Sự du nhập vào Pagan đạo phật Travada, theo truyền thuyết, là kết quả của chiến dịch năm 1507 chống Sudammavadi (Thaton, ở Peguy). Miền hạ Mianma một xứ cực điểm người Mon, là một trong những miền theo đạo Phật lâu nhất, và khi đạo này bắt đầu suy ở Ấn Độ, chính là với Ấn Độ miền nam (Cangsi, Conggiovonang) và với Saylan, đất thành của Tiểu thừa mà người Mon đã giữ mối quan hệ tinh thần. Năm 1056 nhà sư Shin Arahan850 con một người Balamon ở Thatong và có lẽ học trò trường Cangsi tới Pagang và đã thuyết phục được nhà vua theo đạo của mình nên nhà vua đã đập tan các thế lực của người Aritx Muốn có một bộ thánh kinh Pali, Anoratha cử một quan thượng thư đến Thaton851 xin, nhưng vua Mamayha đã từ chối. Anoratha liền cử binh sang đánh 845
Người ta không có những bút tích nguyên bản xác thực từ triều Anoratha nếu người ta loại ra các truyền thuyết ngắn về các bài vị hiến thần (Chuyên ban khảo cổ Xuyecvei Mianma, 1906, tr. 10; 1912, tr. 19; 1915, tr. 15). 846 Cô đúc trong “Hinannan Yagawin”, bản dịch Pmangtin và G.H. Luýtxơ, “Tấm gương biên niên”, 1923. 847 Cách gọi của Mianma đó tương ứng với âm Bali là Amugruytda có nghĩa là “Bình định, dẹp yên”, nhưng trên các bài vị hiến thần, được gọi là Aniruytda có nghĩa là “Không trở ngại”. 848 Các niên hiệu Anoratha khác nhau trong các văn bản. Các niên hiệu ở đây dựa vào minh văn, được các nhà sử học chấp nhận. Ximang Hela, “Bản biên niên sử các vua Mianma”, báo hội nghiên cứu Mianma XIII, 1923, tr. 82. 849 F.A. Xtiuoact, “Tưới ruộng ở Kyoxv trong lịch sử Mianma”, báo hội nghiên cứu Mianma XII, 1921, số 1. 850 Shin Arahan là một danh hiệu. Tên đi tu của ông hình như là Xilabutdi hay Dammadatxi. (Pmangtin và G.H. Luýtxơ, “Tấm gương biên niên”, 1923, tr. 71, 72, 74). 851 Lịch sử người Mon được biết tới rất sai. Xmit đã ấn hành năm 1906, trong Xitzungber, thuộc Viện hàn lâm Vienn (Tập CLI), gần đây Hanlidang dịch trong báo hội nghiên cứu Mianma XIII, 1923, tr. 1; Hai cuốn Sudarmavatiragiavamxa và Xitharagiavamxa được xuất bản năm 1910 ở Baclat và cuốn Dammatcata năm 1912, các bản này còn chờ một dịch giả. 151
người láng giềng khó tính đó, và năm 1057 sau ba tháng đã chiếm được thành Thaton852. Ông thấy ở đó 30 bộ kinh Tripitaca liền cho đưa về Pagang cùng với vua Hamayha các thượng thư, các ông sư và một số lớn thợ thủ công. Việc chinh phục Thaton đã đưa tới kết quả về mặt chính trị cả vùng đồng bằng và các hạt Ấn Độ đều khâm phục, mở ra cho người Ấn Độ một cái cửa sổ ra biển, về mặt văn hoá, sự chuyển hoán xứ Pagang theo đạo phật Travada về sự suy tàn của phù chú giáo Hahagana, có lẽ đạo này buộc phải dời các đền thờ của nó ra ngoại ô, và cuối cùng là ảnh hưởng của nền văn minh tinh tế của người Mon vào số dân chúng Mianma hãy còn thô kệch. Số đông đảo tù nhân đưa từ Thaton về đã dạy cho người Mianma văn học nghệ thuật và nhất là chữ viết của họ. Bút tích đầu tiên bằng tiếng Mianma, viết bằng chữ Mon, có ngay sau cuộc chinh phục: 1058 854. Hai công trình kiến trúc cổ nhất ở Ragang là Nangpaya và Manuha đều do nhà vua bị bắt Mamayha xây dựng nên855. 853
Anoratha chắc chắn là một nhà chinh phục lớn. Không bằng lòng đạt được quyền cai trị của mình tất cả vùng đồng bằng sông Iranadi, ông ta đã đánh sang các nước láng giềng. Rủi thay người ta có rất ít tài liệu chính xác về con đường viễn chinh của ông mà các truyền thuyết đã nắm được. Về phía đông chinh phục miền bắc nước Aracang và hình như đẩy tới Sittugong856. Về phía Cămpuchia các biên niên sử các hạt Thái ở thượng lưu sông Menam857 đã gán cho ông một chiến dịch mà người ta không thấy tiếng vang theo tài liệu Khơmer hiện đại về phía bắc, ông đi tới bên ngoài Bamo, tới Tali thuộc Nam Chiếu, định tìm chiếc răng Phật và chỉ mang về được một pho tượng ngọc858. Danh tiếng của ông lan tới Seilan. Vua Vijayalahuy I (1059 - 1114) nước đầu viện binh của ông để đẩy lùi sự xâm lược của người Cola 859 nhưng sau khi tự lực chống cự được, năm 1071, ông ta chỉ xin Anoratha các nhà sử và các bản chi tiết nhằm phục hồi lại các sự tàn phá do chiến tranh gây ra 860. Để đòi lại các phái viên
852
Duyroadenler, “Minh văn Mianma”, I, tr. 6. Có lẽ trừ Pruy mà các biên niên không ghi và ở đó các dân di cư ở Haripuygiaya, mới bắt đầu định cư ở Thaton, sau trốn đi trong đợt Anoratha chiếm đóng thành đó. (G. Xodetx, “Tài liệu”, BEFEO, XXV, tr. 2480). 854 Cricstara (Promo) và 4 hạt ở trong vùng Ranggun: Pockharavati, Trihacumba, Axitanggiana, Rammanagara (Minh văn Mianma, I, tr. 6). 855 Gốc các bút tích này đã được xác nhận. Nó không được chấp nhận trong tập I cuốn, “Bút tích ở Mianma” của Pmangtin và G.H. Luýtxơ, xem “Minh văn Mianma”, I, tr. 67, 73. 856 G.E. Harvei, “Lịch sử Mianma”, tr. 29-30. 857 Sulavamxa, LVIII, bản dịch của W. Giaygier I, tr. 202. 858 G.E. Harvei, “Lịch sử Mianma”, tr. 30. 859 Sulavamxa, LVIII, bản dịch của W. Giaygier I, tr. 202. 860 Nt, LX, tr. 214; C. Raxanayagam Muydaliyar, “Bút tích Vijaya Bahuy ở Polonnaruyoa”, báo hội hoàng gia Seilan, XXIX, 1924, tr. 274; “Minh văn Seilan”, II, tr. 246, 253-254. 853
152
Mianam đưa về Pagang một mô hình các răng Phật nổi tiếng ở Seilan và đặt vào ngôi chùa lớn Siudigong xây dựng từ 1059861. Anoratha mất năm 1077 do một tai nạn trong khi đi săn. Ông đã để lại một vương quốc kéo dài từ Bamo đến vịnh Martabang, gồm miền bắc Aracang và miền bắc Tnatsrim, có hàng loạt thành phố chiến luỹ bảo vệ862, một vương quốc mà đạo phật Travada đã chinh phục được, mà ảnh hưởng nghệ thuật và văn hoá Mon đã thống trị, từ nay có thể tỏ mặt là một cường quốc trên bán đảo Đông Dương. Trong chương này người ta chú ý nhấn mạnh vào các vua Suryavarman I, Erlangga và Anoratha. Triều đại của các ông này, sau khi loại trừ thế lực người Mon ở châu thổ sông Menam và Iranadi có lợi cho người Khơmer và người Mianma, và sau khi phục hồi lại thế lực Giava đã có những hậu quả chính trị rộng lớn. Thời kỳ này đã đánh dấu sự rút lui của người Champa trước người Annam mà họ đã phải bỏ lại các tỉnh phía Bắc và biểu lộ những dấu hiệu mệt mỏi đầu tiên của Srivijaya là nước bị rung động vì sự xâm lược của người Giava vào thế kỷ trước và vì những chuyến xâm lấn của người Cola, Mianma, Cămpuchia, Giava lợi dụng sự suy yếu của nhà Tống ở Trung Quốc, từ nay trở thành 3 thủ lĩnh lớn trong lịch sử ngoại Ấn.
Chương X: Triều đại Mahiđarapuyra ở Cămpuchia, triều đại Miến Điện ở Pagăng và vương quốc Giava ở Cađiri (cuối thế kỷ XI và ba phần tư đầu thế kỷ XII) 1. Nước Cămpuchia: những ông vua đầu tiên thuộc triều đại Mahiđarapuyra (1082-1112); 2. Nước Chàm từ 1074 đến 1113; 3. Nước Miến Điện: các vua ở Pa găng, kế vị Amôrata (1077-1112); 4. Quần đảo Nam Dương từ 1078 đến 1109Vương quốc Cađiri; 5. Nước Cămpuchia: từ lúc Xurayavácman II lên ngôi (1113) đến việc người Chăm chiếm Ăngco (1117); 6. Nước Chăm từ 1113 đến 1117; 7. Nước Miến Điện từ 1113 đến 1173; 8. Quần đảo Nam Dương từ 1115 đến 1178Vương quốc Cađiri. 1. Nước Cămpuchia: những ông vua đầu tiên thuộc triều đại Mahiđarapuyra (1082-1112) 861
Pmangtin và G.H. Luýtxơ, “Tấm gương biên niên”, tr. 87; Xcotconno, sđd, tr. 247. L. de Baylie, sđd, tr..255. 862 Pmangtin và G.H. Luýtxơ, “Tấm gương biên niên”, tr. 96-97. 153
Harshavarman III lên ngôi năm 1066, lo lắng đến việc khôi phục lại các phế tích do các cuộc chiến tranh ở thế kỷ trước gây ra 863. Giữa những năm 1074 và 1080, xẩy ra sự xung đột giữa người Khơme và Chăm, và vua Harivácman IV đã nói: “đã đánh bại quân Cămpuchia ở Somecvara và bắt sống tướng chỉ huy là ông hoàng Xori Cri Năngđavoimađơva, (Nandavarmadeva) ông này được cử đi với tư cách là một Xơnapati”864. Có lẽ trong chiến dịch này, ông hoàng Pâng, em của vua Chăm, sau này cũng làm vua dưới tên Paramabodhisattva, “đã chiếm của Cămpuchia thành Cambhupura (Sambor trên sông Mêkông), phá huỷ tất cả đền chùa và đem những người Khơme bắt được cho các đền cho chùa khác nhau cho Xori Ixannabađorécvara (ở Mỹ Sơn)865. “Năm 1076, người Trung Quốc quyết định đưa quân sang đánh Bắc kỳ, đã lôi cuốn các nước láng giềng của nước này vào vòng chiến: trong lúc quân của Kou k‟ onei tiến về Hà Nội qua đường Lạng Sơn, quân Chăm và Cămpuchia tràn vào Nghệ An. Quân Trung Quốc bị thất bại đã làm cho quân đồng minh phải rút lui. Về điểm này ta chưa có tài liệu”866. Hácsavácman III, thuỵ hiệu là Xađixivapađa, ít nhất đã trị vì đến năm 1089 . Nhưng 7 năm trước niên hiệu đó đã xuất hiện ở phía Bắc dẫy Đằng réc, tên ông vua kế vị là Giayavácman VI868. Phổ hệ của ông này, như ghi trong bút tích của cháu ông tên là Xuryavácman II869 đã không chỉ ra được mối quan hệ họ hàng với triều đại do-Xuryavácman I dựng lên cũng như với triều đại trước nữa. Ông là con Hiranyavácman, gốc ở Ksitinđơrazơrama (Kshitôndragrâma), một địa phương không biết là ở đâu, và của bà Harynyalắcsơmi, sau này, các bút tích của Giayavácman VII nói rằng ông thuộc tầng lớp quý tộc ở Mahidarapuyra 870, một kinh thành mà cần xác định vị trí của nó. Có thể đó là một chức tước cao, cấp tỉnh trưởng, ông này đã lợi dụng sự suy yếu của vương quyền trung ương sau triều đại sóng gió của Uđayađivavácman II, giành độc lập ở phía Bắc, ở đó các công trình xây dựng của ông và các người kế vị ông đặc biệt có rất nhiều. Hình như trong việc thực hiện các ý đồ của mình, ông được nhà tu hành Đivacarapăngđita giúp đỡ, ông này sau một thời gian phục vụ Hácsavácman III, đã gắn mình vào vận mệnh của 867
863
Bác Fo, Bút tích Phạn ở Cămpuchia, tr. 176, Aymônio, Nước Cămpuchia, III, tr. 508; G. Xođéta, Bút tích ở Cămpuchia, I, tr. 221 864 L.Phinô, Bút tích ở Mỹ Sơn, BEFEO, V, tr. 938 865 L.Phinô, Bút tích ở Mỹ Sơn, BEFEO, V, tr. 945 866 H. Matxpirô, Biên giới Annam và Cămpuchia thế kỷ VII đến IX, BEFEO, XVIII, tr. 33 867 Bút tích ở Xăm rông (Agurônie, Nước Cămpuchia, II, tr. 391) 868 Bút tích ở Nôm vang (G. Kôđetx, Những dữ kiện biên niên và phổ hệ mới về triều đại Mahiđarapuyra, BEFEO, XXIX, tr. 299, số 1) 869 Bia ở Buông Rung (nt, tr. 300-301) 870 BEFEO, VI, tr. 72; XXXIX, tr. 297, số 1 154
những người mới đến, tham dự các lễ thụ phong của Giayavácman VI và các người kế vị ông và cũng nhận các chức tước của hoàng gia ban cho871. Không chắc Giayavacman VI đã trị vì ở Ăngu là nơi ông không để lại bút tích872, và ở đó có lẽ Hácsavácman có một người kế vị mình, trong minh văn không biết tới, ông này đã trị vì đến tận 1113. Người ta sẽ thấy Xuryavácman III định cướp quyền của hai ông vua trong niên hiệu đó. Một là Daraminđơravácman I, chú ông, ông này cũng không để lại bút tích trong nhóm Ăngko 873, và ông vừa có thể là người kế vị của Hácsavácman III. Ông này bị giữ lại ở kinh đô cho đến đầu thế kỷ XI. Người ta biết rất ít về triều vua Giayavácman IV. Các bút tích của những người kế vị ông, nhất là của người bàlamôn Đivacara, đã gắn tên ông vào các công trình thờ Xiva ở Pơnông Xăngđắc, Pơrêát Vihia, Vátphu874 và với chùa thờ Phật ở Pimai. Các công trình như đền Pơrêát Palilay ở Ăngcothom và Beng Mealea có lẽ bắt đầu được xây dựng dưới triều ông Paramakaivalyapada. Khi mất, ông nhận thuỵ hiệu là Paramakaivalyapada. Về hai người anh em của ông, người em thứ nhận trước Yuvaraja hay thái tử Đicavara đưa lên ngôi. Bút tích ghi “Không ham ngôi báu, khi người em thứ về chầu trời, do lòng trắc ẩn và do nhượng bộ trước những lời cầu khẩn của muôn dân không người che chở, ông đã cai trị một cách rất thận trọng, khôn ngoan” 875. Ông tiếp tục cho xây dựng các công trình của triều trước và đẩy mạnh chủ nghĩa cổ truyền đến mức lấy cả hoàng hậu Vijayandralakshomi làm vợ, bà này vốn đã lấy thái tử chết trước khi lên ngôi, rồi lại lấy Giayaráman IV876. Năm năm từ lúc ông lên ngôi, người cháu họ ngoại, như bút tích đã ghi “còn rất trẻ, sau khi học xong, cảm thấy khát khao chức phẩm vương giả của gia đình nhưng lúc đó việc ấy phụ thuộc vào hai người chủ” 877. Đó là Xuryavácman II mà sự nghiệp rực rỡ sẽ được nói đến ở phần sau. 2. Nước Chăm từ 1074 đến 1113 871
Aymôniô, Nước Cămpuchia, I, tr. 395-396; III, tr. 510 Ngoài bút tích Nôm văn năm 1082, còn hai cái thuộc triều này: một cái năm 1101 ở Pơrêát Pơuông cách Tây Bắc Ăngko 50 km, cái thứ hai là một bút tích chưa công bố ở Pơuôngđa ở cực nam, có từ 1106, năm cuối cùng của triều này 873 Các bút tích mang tên ông từ Pơnông Xăngđắc tới (thư mục Xođétse, tr. 141) và từ Pinai (1109, BEFEO, XXIX, tr. 345) ở phía Bắc, từ Pơrasát Tơ rê (1109) ở 30km Tây Bắc Ăngko và từ Pơnông Bayăng (1170) ở cực Nam Cămpuchia. Sự có mặt ở vùng này các bút tích của Giayarácman IV và Đaraminđơrarácman I bắt buộc phải xem lại ý kiến của tôi về sự phân bố các vùng thuộc quyền lực Hácsarácman III và các kình địch của ông. Các công trình chủ yếu của họ thấy ở phía Bắc. 874 Các lâu đài này được miêu tả trong Nghệ thuật Khơme cổ điển của Pácnăngdaiê (EFO XXIX, Pari, 1939). 875 L. Phinô, Bút tích ở Bản Thát, BEFEO, XII, 2, tr. 26. 876 BEFEO, XXIX, tr. 302, số 1. 877 Bút tích ở Bản Thát, sđd, tr. 27. 872
155
Ở Chăm, hoàng tử Thông Vitxan là Madhara hay Devatâmurê (Đơvâtmuyêti) dòng dõi cha, thuộc họ cây Dừa (Naricôfaramxa (Narikeicuramca) dòng dõi mẹ thuộc họ cây Cau (Wramycavamxa (Kramukavamca), xưng làm vua năm 1074, dưới tên là Harivácman IV878. Ngay sau khi mới lên ngôi ông đã đánh lui một cuộc tấn công của người Annam879 và như người ta đã thấy ở trên, ông đã chiến thắng người Khơme và đã đưa chiến tranh sang đất họ cho đến tận sông Mêkông, năm 1076 ông đã tham gia một cách bỏ lửng vào khối liên minh do người Trung Quốc điều khiển để chống nước Annam là nước mà năm sau ông lại triều cống880. Harivácman IV đã dùng phần lớn thời gian ở ngôi của mình để “trả cho nước Chăm vẻ huy hoàng thuở trước”881, phục hồi lại Chăm pa và Ximhapuyra (ở Quảng Nam) và cho xây dựng nhiều công trình ở Mỹ Sơn. Năm 1080, ông làm lễ thụ phong cho con trai là hoàng tử Vắc mới lên 9 tuổi, với tên là Giaya Inđơravácman II, và năm sau ông mất ở nơi ẩn dật của mình882. Vì ông vua trẻ “không biết thế nào là tốt hay xấu để cai quản vương quốc và đã làm những việc trái ngược với quy tắc của vương quyền”883 nên trong một tháng phải tìm cho được một người phụ chính. Ông hoàng Păng, chú của vua được chọn làm việc đó. Ông này dưới triều trước đã chiến thắng người Khơme ở Xambuypuyra. Ông lên ngôi vua dưới danh hiệu Paramabôđidátxa (Paramabodshisattva). Ở đây hình như xảy ra một sự tiếm quyền thực sự vì sau 6 năm ở ngôi, ông chú đã hàng năm triều cống nước Annam 884 và đã trấn áp âm mưu giành tự trị của Pângđuyraga ương ngạnh 885, bè cánh của ông ta lên ngôi bằng bạo lực năm 1086886. Ngay lúc phục ngôi, Giây Inđơruvácman II nối lại quan hệ với Trung Quốc và gửi đều đặn đồ cống sang Annam cho đến năm 1091. Sau một thời gian cắt quãng trong vài năm, điều đó làm ông bị cảnh cáo phải quay lại trật tự, ông lại bắt đầu triều cống vào các năm 1095 và 1102, nhưng đến năm 1103, do sự xúi dục của một người Annam trốn sang đó, ông ta tưởng có thể thu hồi lại được ba tỉnh Chăm ở phía Bắc năm 1069, nhưng ông ta chỉ giữ được trong vài tháng. Sau đó ông trị vì một cách bình yên cho tới năm 1113, tiếp tục phục hồi lại các công trình của tiên đế và cho xây dựng nhiều công trình ở Mỹ Sơn. 3. Nước Miến Điện: các vua nước Pagăng kế vị của Anôrafa (1077-1112) 878
L. Phinô, Bút tích ở Mỹ Sơn, BEFEO; IV, tr. 937 - 938 G. Matxpơrô, Vương quốc Chăm, tr. 143 880 Sđd, tr. 145 881 L. Phinô, Sđd, tr. 940 882 G. Matxpơrô, Sđd, tr. 147 883 L. Phinô, Sđd, tr. 949 884 Aymônie, Nghiên cứu đầu tiên về bút tích Chăm, Báo Á châu, 1-2/1891, tr. 33-36 885 G. Matxpơrô, Sđd, tr. 148 - 149 886 G. Matxpơrô, Sđd, tr. 150 879
156
Về những người kế vị Anôrafa trị vì ở Pagăng, các biên niên sử đã thuật lại nhiều giai thoại, thường là hoang đường, đôi khi lại xấu xa, nó vượt ra ngoài lĩnh vực lịch sử. Minh văn học cho phép xác định niên hiệu lên ngôi của các ông vua đó và các công trình đã tạo nên cho kinh đô thành một trong những nơi danh thắng khảo cổ phong phú nhất của bán đảo Đông Dương887. Mất năm 1077, Anôrafa để lại hai người con: Xôluy (Sôlu) là con một người vợ ông lấy trước khi lên ngôi888 và Kyangdittha (Kyangittha), con một công chúa Ấn Độ hay aracăng889 tên là Păngsakalyani (Panchakalyani), nhưng có lẽ là con một viên quan đuợc uỷ cho việc đưa nàng về Pagăng890. Sau khi, trong những năm đầu, suýt bị chết trong cuộc “tàn sát những người vô tội” theo lệnh của vua cha891, Kyăngdittha bị nghi là nhân tình của hoàng hậu Manisăngđa (Manichanda) hay Săngdadivi (Chandadivi), con gái vua Pơguy, đã bị trục xuất ra khỏi cung đình892. Xôluy đã lên cầm quyền năm 1077 và bắt đầu bằng việc lấy mẹ vợ, hoàng hậu nước Pơguy, phong tước Khin Uy cho bà này, cho gọi anh Kyăngđittha về, nhưng chẳng bao lâu ông này lại bị đưa đi phát vãng vì cùng một lý do như kỳ trước893. Giá trị không gì sánh được của ông làm cho ông lại được triệu về giúp vua trấn áp cuộc nổi dậy của một người em của Xôluy tên là Ramăng Căng là người được giao cho cai quản miền Pơguy894. Xôluy không thắng được, và qua nhiều sự ngẫu nhiên hoang đường, đã bị Ramăng Căng giết chết895. Kyăngdíttha được chọn lên nối ngôi năm 1084896. Trước hết, ông chiếm lại Pơguy do người Môn chiếm. Ramăng Căng phải ẩn náu ở một nơi sau này là thành Avra. Kyăngdíttha tập trung quân ở vùng đồng bằng cấy lúa Kyốcxô, tiến về Pagăng, dễ dàng đánh đuổi người Pơguy chạy dài. Ramăng Căng đã chết trong cuộc rút lui897. Kyăngdíttha làm lễ đăng quang, có thể vào năm 1086898, do Sin Arahăng (Shin Arahan) đưa lên, dưới vương hiệu Tơribuyvanađitra Đammaragia (Tribhuvanaditra Dhammaraja), một vương hiệu mà các triều vua sau cũng cứ giữ 887
L. Đơ Bâyliê, Kiến trúc Ấn Độ ở Viễn Đông, tr. 252-312 PơmângTin và G. H. Luýtav, Tấm gương biên niên, tr. 65 889 G. E. Hacvây, Lịch sử Miến Điện, tr. 316; Minh văn Miến Điện, tr. 4, 155 890 Kiến trúc biên niên, tr. 66 891 Không thấy có trong bản gốc 892 Kiến trúc biên niên, tr. 93 893 Nt, tr. 100 894 Nt, tr. 101 895 Nt, tr. 104 896 Bút tích Miến Điện, I, tr. 4, 89. 897 Kiến trúc biên niên, tr. 104. 898, 898 Mô hình khảo cổ Xuyếcvây - Miến Điện, 1916-17, tr. 19; “Minh văn Miến Điện”, I, tr. 4. Các trường hợp trước 1093 (Minh văn Miến Điện III, tr. 3). 888
157
mãi. Sau bố và em mình, đến lượt ông Khin Uy (Khin U) 899 mà việc hôn nhân đã hợp pháp hoá quyền bá chủ của vua nước Pagăng đối với xứ người Anôn. Suyanhthi (Shueinthi) là con gái duy nhất của ông do hoàng hậu Abâyađana (Abeyadana) (Abavaratana) cưới trước khi lên ngôi, sinh ra, đã lấy Xôyun (Soyun) là con Xôluy (Solu). Cô ta có một người con trai tên là Alângxithu (Alaung Sithu) (Giayaxuyra) (Jayasura) mà ngay khi mới sinh ra đã được Kyăngdíttha phong làm vua, còn mình làm phụ chính900. Ngoài ra, khi còn bị phát vãng dưới triều bố mình là Anôrapha, Kyăngdíttha có một đứa con trai với Xămbruyla (Sambrula), cháu một người ẩn sĩ mà ông ta gặp ở trong rừng901. Bà này trở về triều902 được ông ta nhận làm hoàng hậu thứ tư với danh hiệu Tơrilôcavaphamxica (Trilokavafamsica) (tên Miến Điện là Uyxócpăng)903 và giao cho con Ragiănghymara (Rajakhmara) quyền cai quản vùng Đannavati (Dhannavati) (Bắc Aracăng) dưới danh hiệu Giơyakhéttara (Jeyakhettara)904. Công trình lớn của Kyăngdíttha, riêng nó đã làm cho ông ta nổi tiếng, là việc xây dựng đền Anăngđa ở Pagăng, theo truyền thuyết905 thì nó mô phỏng cái động Năngđamula trên núi Găngđamađama. Người ta muốn đồng nhất nơi đó với đền Uđayayvu (Udayayvu) ở Ôrítxa906 mà nhà vua được nghe thuật lại qua các tín đồ Ấn Độ từ Miến Điện tới để chạy trốn khỏi sự hành hạ đối với Phật giáo ở nước đó. Nhưng cũng có thể đó là đền Pahácpuara (Paharpur) ở phía Bắc Bănggalo, ngôi đền này dùng làm mẫu cho kiến trúc sư ở Anăngđa907. Ông này không được quyền sống cho đến lúc khánh thành năm 1090. Một đứa bé bị chôn sống với ông để làm thần giữ đền908. Trong nhiều công trình khác, Uyăngdíttha hoàn thành ngôi chùa Suydigông, ở đó có một bút tích quan trọng của ông909, cho sửa lại các đền Bốtgaya (Bodhgaya) ở Ấn Độ910. Ông cho xây dựng cung điện mới vào khoảng 1101-1102911 và nhắc nhiều bút tích tiếng Môn, thời đó được coi là tiếng nói văn minh912. 899
Kiến trúc biên niên, tr. 105. Nt, tr. 105. 901 Nt, tr. 93. 902 Nt, tr. 107. 903 Minh văn Miến, I, tr. 5. 904 Nt, tr. 6. 905 Kiến trúc biên niên, tr. 110, Bâyliê, sđd, tr. 265. 906 Hác vây, Lịch sử Miến Điện, tr. 40 907 Đuyroadenlo, Đền Anăngđa ở Pagăng, Hồi ký khảo cổ Xuyếc vây ở Ấn Độ, tr. 56, 1937 908 Hác vây, Sđd, tr. 41 909 Minh văn Miến, I, tr. 90 910 Minh văn Miến, I, tr. 154, 164 911 Minh văn Miến, II, tr. 5 912 Minh văn Miến, I, tr. 74-Như vậy các truyền thuyết giải thích các sự việc xảy ra rút từ Giataca được biểu hiện trên các mảnh đồ gốm đã trang trí Anăngđa và in trong Minh văn Miến, tập II, là bằng tiếng Môn. Xem Huy bơ, Phù điêu thấp ở đền Anăngđa ở Pagăng, BEFEO, XI, tr. 1-5 900
158
Không nghi ngờ gì nữa, người trùng tu Bốtgaya, người xây dựng Anăng đa, ở đó ông ta cho đặt pho tượng của mình trong tư thế ngồi tụng kinh913 lại không phải là một tín đồ sùng bái đạo Phật. Ông thân hành làm lễ quy y và đã cải giáo cho một ông hoàng Côlanhi khi đi qua Miến Điện bằng cách gửi một bản liên quan đến tam pháp bảo mà ông ta sáng tác ra và viết trên một lá vàng914. Nhưng dưới triều ông, người ta còn thấy nhiều dấu vết của Ấn Độ giáo 915 và người ta Bàlamôn ở trong triều còn giữ vai trò hàng đầu trong các quốc lễ916. Năm 1103, Kyăngdittha cử sứ thần đầu tiên sang Trung Quốc và được ghi trong lịch sử nhà Tống917. Ba năm sau, vào năm 1106, “các phái viên của vương quốc Pucang (PouKan) (Ragăng) đến triều cống, hoàng đế trước hết ra lệnh đón tiếp họ và đối xử như đối với các sứ thần của Côla, nhưng ông chủ tịch Hội đồng bộ Lễ đã trình bày những nhận xét sau: Nước Côla là chư hầu của Xăngfôtsi918 ; cho nên trong các năm Hininh (1068-1077) người ta bằng lòng viết cho vua nước đó trên giấy bìa, phong bì bằng vải màu. Vua Pucăng, ngược lại lại là bá chủ một vương quốc lớn các người Phăng (Fan) (Bàlamôn, tức là các nước Ấn Độ) không nên coi khinh họ. Cần phải cho họ hưởng các vinh dự như đối với các vua Tache (Ả Rập) và Kiarche (Bắc Kỳ) bằng cách viết trên lụa có hoa vàng và mặt sau để trắng, một bức thư đặt trong một cái hộp viền vàng với khoá bạc và bọc hai lần bằng tơ và satanh. Hoàng đế chấp thuận các nhận xét đó và quyết định làm như vậy919”. Tôi cố ý thuật lại cả đoạn này vì 62 năm sau việc lên ngôi của Anirata là người sáng lập thực sự ra vương quốc Pagăng, ông ta đã để lại ấn tượng về nước Pagăng một cách sâu sắc đối với triều đình Trung Quốc là nước luôn luôn lo lắng đến việc duy trì một tôn ti chính xác giữa ông vua nước ngoài. Năm 1112 Kyăngdittha mất hoặc sau đó một ít, vì chắc là nhân dịp ông ốm sắp chết, người con của ông đã cho đúc một pho tượng Phật bằng vàng, trên có khắc bốn thứ chữ (Pali, Pin, Môn, Miến Điện) bản bút tích quý giá ở cái cột của Miadơđi, phía nam Pagăng920. 4. Quần đảo Nam Dương từ 1078 đến 1109-Vương quốc Cađiri Về thời kỳ một phần tư cuối thế kỷ XI và 10 năm đầu thế kỷ XII, lịch sử Xăngfôtsi chỉ thu gọn trong những lời ghi trong cuốn Lịch sử nhà Tống về một loạt 913
Bâyliê, Sđd, tr. 267 Minh văn Miến, I, tr. 164 - 165 915 Niha Rănggiăng Ray, Thần Bàlamôn ở Miến Điện, 1932. 916 Minh văn Miến, III, tr. 4 917 Hiếc to và Rốckhin, Chan fu kua tr. 59-Tôi không rõ Hác vây dựa trên cái gì ,(Lịch sử Miến Điện, III, tr.43) để nói rằng sứ thần này người đi qua Vân Nam 918 Xem chú thích tr. 239 919 An tuan Lin, Người Phương Nam, bản dịch của Héc vây Xanh Đơnitx, tr. 586 920 Minh văn Miến Điện, I, tr. 1 914
159
các sứ thần từ 1078 đến 1097921. Ngoài ra, mối liên hệ giữa Xumatơra và Ấn Độ phía Nam đã được một bút tích tamun tìm thấy ở gần Barôt trên bờ phía tây đảo xác nhận: có từ 1088, nó nói lên một phường buôn lớn ở Ấn Độ phía nam922. Năm 1089-1090, theo yêu cầu của vua Kiđaram, vua Côla Quylốttunga (Kulottunga) I923 chấp thuận ban một bản hiến chương mới cho Xori Xrilăngđơrusuđamanivácuranihara (ri Cailendrâchudamanivarmavihâra924 tức là cho cái điện xây ở Nêgapatam theo lệnh của Xailăngđơra Suđamanivácman vào khoảng 1005925. Cũng trong thời kỳ đó, những tài liệu về Giava và Bali cũng không nhiều hơn là bao nhiêu. Về Giava, các bằng chứng Trung Quốc thế kỷ XI cho ta cảm giác rất ít ỏi, nó là sự phân chia của vương quốc Erlăngga cũ thành 2 quốc gia mà người ta có thể giả thiết là Kađiri là nước duy nhất đã để lại những dấu vết minh văn, đã chiếm tất cả các biến cảng và một mình nó đại diện cho nước Chöpô đối với các thương nhân từ Trung Quốc tới. Vương quốc này cử sứ thần đi năm 1109926. Từ Kađiri người ta có được một số khá lớn những bút tích nó cho ta biết tên các vua với các niên hiệu, nhưng nó chứa đựng rất ít chất liệu lịch sử. Dưới triều Giayavacsa Digjaya Xatxtơrutôrabuy (Jayavrsha Digjaya Castraprabhu), mà người ta có một bút tích năm 1104927 Tơriguyua (Triguard) sáng tác ra tác phẩm Cơritxnayana (Krishnayana)928 một bản anh hùng ca liên quan đến truyền thuyết về Cơritxna (Krishna) được minh hoạ bằng các phù điêu thấp ở Săng đi Giagô (Chandi Jago)929 và ở Panađarăng (Panadaran)930. Ở Bali, năm 1098, xuất hiện một ông vua tên là Xacalăngđơki mà người ta đề nghị đồng nhất với Xuradipa (Surashipa) (1115-1119)931: danh hiệu này đã chỉ ra mối liên quan triều đại với dòng dõi Erlăngga932. Năm 1082, Lịch sử nhà Tống đã ghi về một sứ thần của vua Xơri Maharagia ở Pôni, tức là bờ biển phía tây đảo Boócnêô933 921
W.P. Gơrôăngven Ghi chép về quần đảoMã Lai , tr.66-67 Bút tích ở Labuy Tuoa. KA Nila căngtaxatxtori, Phường buôn Tamin ở Xumatơra, Tijd. Bah. Gen, 72, 1932, tr. 314. 923 Xem chú thích trên, tr, 238 - 239 924 Bút tích được biết dưới tên Tiểu hiến chương Lâyđơ, do Ayơ xuất bản; Minh văn Ấn Độ, XXII, tr. 267. Xem Xatxtơri, Xơ ri Vigiaya, BEFEO XL, tr, 289. 925 Xem chú thích trên tr. 226 926 Gơroănvent, Sđd, tr. 19 927 N. J. Cơrôm, Ấn Độ - Giava, tr. 288 928 Himăngxuy Buyxăng Xaccam, Ảnh hưởng Ấn Độ vào văn học Giava, tr. 322-323. 929 Bơrandơ, Giăng đi Giagô, tr. 77 930 N. J. Cơrôm, Inleiding, II, tr. 250; Côlenfen Tijd. Batzen, 64, 1925, tr. 196 931 F.H. Van Niêcxen, Tijd Bat zen, 77, 1936, tr. 106, chú thích dưới tr. 275-276. 932 N. J. Cơrôm, Ấn Độ - Giava, tr. 280 933 Gơrôăngvent, Sđd, tr. 110 922
160
5. Nước Cămpuchia: từ việc lên ngôi của Xuryavácman II (1113) đến lúc người Chăm chiếm Ăngko (1117) Ở Cămpuchia, việc Xuryavácman II lên ngôi hoàn toàn trùng hợp với việc vua Chăm Giaya InSơravácman II, và vua Kyăngdittha ở Pagăng chết. Nếu người ta biết rõ hơn mối liên hệ giữa các nước đó, người ta có thể đi tới việc tìm mối liên hệ từ nguyên nhân đến kết quả giữa cái chết của hai ông vua hùng mạnh đó và việc nắm quyền của ông vua Khơme đầy tham vọng đã đi xâm chiếm cả phía đông lẫn phía tây. Người ta thấy rằng Xuriavácman II đã “nắm lấy vương quyền bằng cách thống nhất hai vương quốc lại”934. Người ta biết một cách chắc chắn rằng một trong hai ông vua là Daraninđơravácman I: “sau một trận chiến đấu trong một ngày, vua Cơri Xuryavácman đã cướp phá vương quốc không có phòng vệ của vua Cori Daramidơravácman”935. Cuộc chiến đấu chắc là rất ác liệt: “Cả chiến địa đội quân trùng điệp cuồn cuộn như đại dương, ông ta nhảy vào cuộc giao chiến khủng khiếp, nhảy phắt lên đầu voi của vua đối phương, ông ta giết chết ông vua đó như Garuyda nhẩy xuống đỉnh núi để giết một con rắn”936. Đaraminđơravácman I nhận thuỵ hiệu là Paramaditsơcalapada (Paramanishkalapada). Người ta không rõ ông vua kia tên là gì, nhưng như đã nói ở trên937, có thể ông ta là dòng dõi của Hácsavácman III- nhà Bàlamôn không thể bãi miễn là Divacara đã hợp pháp hoá cuộc đảo chính của Xuryavácman II bằng cách tổ chức lễ đăng quang của ông này năm 1113938. Ông vua mới đã nối lại không chậm chễ sự liên hệ với Trung Quốc hình như bị gián đoạn từ nhiều triều đại trước. Lịch sử nhà Tống đã ghi nhận các sứ thần đến vào những năm 1116 và 1120. Xuryavácman II là một nhà chinh phục lớn đã đưa quân Khơme đi xa hơn bất cứ thời nào trước đây. “Ông ta thấy những ông vua các nước mà ông muốn chinh phục đem đồ cống đến. Ông thân hành đến các nước thù địch, làm mờ cái vinh quang của Raguy (Raghu) (tổ tiên của Rama)”939 Về những chiến dịch chống nước Annam và Chăm, G. Matxpơrô đã cho những chi tiết rất rõ ràng trong cuốn Vương quốc Chăm (tr. 155 – 156) chỉ cần chép lại ở đó ra. 934
Bút tích ở Vat Phu, BEFEO, XXIX, tr. 303 - 304 Bút tích ở Vat Phu, BEFEO, XXIX, tr. 307 936 Bút tích ở Banahat, BEFEO, XII, 2, tr. 27 937 Xem chú thích trên tr. 221- 222 938 BEFEO, XXIX, tr. 303 - 304 939 Bút tích ở Bản Thát, Sđd, tr. 27 935
161
“Ngay từ khi lên ngôi, Xuryavácman II bắt đầu quấy rối nước Chăm. Năm 1023 và 1024, nước Đại Việt (Annam) không ngừng giúp đỡ các toán người Cămpuchia và Chăm tản cư lên đất mình chống lại sự truy lùng của kẻ địch. Năm 1128, Xuryavácman dẫn 2 vạn quân đánh Đại Việt. Bị Lý Công Bình đuổi ra khỏi Nghệ An, mùa thu năm sau ông cử một đoàn chiến thuyền gồm hơn 700 chiếc đến cướp phá miền bờ biển Thanh Hoá và từ đó không ngừng quấy rối nước này, thường kéo theo cả nước Chăm vào cuộc dù nước này muốn hay không. Vì vậy mà vương quốc này, hồi đầu 1131 còn nộp cống cho vua Lý Thần Tôn mà năm sau đã cùng quân Khơme xâm chiếm Nghệ An940. Nhưng họ bị các đồn binh ở Nghệ An và Thanh Hoá hợp lại dưới sự chỉ huy của Đương Anh Nha đánh đuổi. Giaya Inđơravácman III không muốn tiếp tục phiêu lưu nên đến 1136, lại làm tròn nghĩa vụ chư hầu đối với Lý Thần Tôn. Ông không tham gia vào chiến dịch do Xuryavácman tiến hành chống nước Đại Việt941 năm 1138. Vua Khơme bị thua đã trút tất cả dã tâm xâm lược vào nước Chăm, chiếm Vigiaya và làm chủ vương quốc. Giaya Inđơravácman III mất tích, có thể bị kẻ địch bắt giam hoặc chết trên trận địa”. Sự chiếm đóng của người Khơme trên phần bắc nước Chàm, tập trung ở Vigiaya (Bình Định) kéo dài đến 1149. Một ông vua mới tên là Giaya Harivácman I, năm 1147 xưng vương ở phía nam Păngduyrăngga942. Xurayavácman II cử quân đi đánh gồm người Khơme và người Chàm dưới quyền chỉ huy của Xơnáphti Xăngzura (Sehapati Cankara), nhưng bị đánh ở Hina ở đồng bằng Ragiapuyra năm 1148943. Một đội quân “nghìn lần mạnh hơn” cũng chịu cùng một số phận ở Virapuyra944. Vì vậy Xuryavácman II phong làm vua nước Chàm ở Vigiaya cho một “kasatorya (kshatria), ông hoàng Hariđơva, anh rể vua đồng thời cũng là em của người vợ thứ nhất của vua945. Giaya Harivácman I tiến vào Vigiaya và vùng đồng bằng Mahika “đánh và giết chết Hariđơva, tiêu diệt cả nhà vua lẫn các Xơnapati, tiêu diệt cả nhà vua lẫn các Xơnapati Chàm và Cămpuchia cùng các đội quân của họ, tất cả đều chết hết”946. Vua Chàm vào Vigiaya và làm lễ gia miện năm 1149947. Đó là lúc chấm dứt sự chiếm đóng của Khơme. 940
H. Matxpơrô, Biên giới Annam và Cămpuchia, BEFEO, XVIII, 3, tr. 34, cắt nghĩa rằng: “người Cămpuchia từ Chăm đến có thể vượt qua dãy Trường Sơn qua Lao Bảo (Xavanmakhet - Huế)” 941 H. Matxpơrô, Sđd, ngờ rằng lần này người Cămpuchia phải đi qua “đường Hạ Trại (đèo Keo Nứa) hay có thể là đèo Mụ Giạ vì người Chăm không cho đi qua nước họ. 942 Bút tích ở Đanê hay Batan Tabơlát (Aymôniê) báo Á châu 1 – 2/1891, tr. 39 943 Bút tích ở Mỹ Sơn (L. Finô, BEFEO, IV, tr. 465) 944 Aymôniê, Sđd, tr. 40 945 L.Phinô, Sđd. 946 L.Phinô, Sđd 947 Về 2 niên hiệu này, xem Phinô, BEFEO, XV, 2, tr. 50 162
Sau thất bại đó, Xuryavácman II lại khai chiến với Annam và “năm 1150 lại cử quân sang đánh. Nhưng kết quả càng xấu hơn trước. Đoàn quân viễn chinh lên đường mà không lo lắng gì đến thời tiết. Những trận mưa tháng 9 và tháng 10 thật tai hại. Vượt núi Uven tức là dẫy Trường Sơn, đoàn quân bị những trận tốt tấn công và tới Nghệ An nó bị suy yếu đi nhiều nên tự phải rút lui không đánh chác gì cả” 948. Về những chiến dịch ở phía Tây, người ta có được vài chỉ dẫn trong biên niên sử các hạt người Thái ở thượng lưu sông Mênam. Những chỉ dẫn đó phản ánh những cuộc chiến đấu xẩy ra giữa người Cămbogia ở Lavô (Lốp buyri) với người Ramana (Môn) ở Haripungiaya (Lămpun); vùng thượng lưu sông Mênam này thiết lập từ thế kỷ VII bởi người Môn từ Lavô đến 949 đã tham gia vào những vụ rối loạn đánh dấu sự lên ngôi của Xuryavácman I950. Từ thế kỷ trước, Lavô đã là một bộ phận của vương quốc Khơme. Cần hiểu rằng “vua xứ Lavô” là một phó vương hay một quan cai trị Cămpuchia, hoặc chính là ông vua Cămpuchia. Các biên niên sử đã gán vào miệng người Cămbogia ở Lavô một số từ ngữ Khơme thuần tuý 951. Theo văn bản thì các cuộc chiến tranh đó do Adityaragia (Adityaraja), người xây dựng ra Mahabalasotiya (Vat Kukut) và sáng lập ra Đại thánh tích Lămpun 952 gây nên. Sau một loạt những ông vua không có sử ký, ông này lên nắm quyền chậm nhất là năm 1150953. Ông đã tới tận Lavô khiêu khích người Khơme nhưng bị họ đánh bại và đuổi đến tận chân tường Haripungiaya (Haripunjaya). Không chiếm được thành và phải quay về, người Khơme đã trở lại hai lần: lần đầu, cuộc viễn chinh kết thúc bằng một hiệp ước với Ađityaragia (Adityaraja) và bằng sự thành lập một làng Khơme tên là Cămbôgiagama ở đông nam Haripungiaya; hiệp ước đó không được vua Cămpuchia chấp thuận, người Khơme lại phải tiến hành một cuộc viễn chinh nữa, nhưng lần này bị thất bại hoàn toàn954. Vì biên niên sử không được chắc chắn lắm, nên chưa chắc những biến cố trên đều xảy ra dưới triều Xuryavácman II. Người ta cũng đã từng bị xúc động trước cuộc chiến tranh thất bại chống người Môn ở thượng lưu Mênam, cũng như các chiến dịch chống người Chàm. Nhưng người ta chỉ biết được các sự kiện đó qua các nguồn tài liệu thù địch ở Cămpuchia, có lẽ nó đã bị cố tình xuyên tạc đi. Dù sao mặc lòng, sự bành trướng rộng lớn của vương quyền Cămpuchia trên bán đảo Đông
948
H. Matxpơrô, Sđd, tr. 34 H. Matxpơrô, Sđd, tr. 86 950 H. Matxpơrô, Sđd, tr. 218 - 219 951 G. Xơđetx, Tài liệu về lịch sử miền tây nước Lào, BEFEO XXV, tr. 168. 952 G. Xơđetx, Tài liệu về lịch sử miền tây nước Lào, BEFEO XXV, tr. 83 -86; Nôt tông, Biên niên sử Xiêm, II, tr. 39, 53; J. J. Cơlây, Khảo cổ học ở Xiêm, BEFEO, XXXI, tr. 429-453. 953 G. Xơđetx, Sđd, tr. 23 954 G. Xơđetx, Sđd, tr. 82 – 83 và 162 – 171. C. Nôt to, Biên niên sử Xiêm, II, tr. 36-40. 949
163
Dương vào giữa thế kỷ XII đã được ghi trong Lịch sử nhà Tống955, theo nó, nước Chân Lạp (Cămpuchia) có biên giới giáp biên thuỳ phía nam của Tchan-tchuy (Chàm) về phía bắc, phía đông giáp biển, phía tây giáp Pucăng (vương quốc Pagăng), ở phía giữa giáp Kialôhi (Gơrahi ở vùng Saiya và vịnh Băng đông trên bờ biển phía đông bán đảo Mã Lai)956. Năm 1128, hoàng đế Trung Quốc “đã ban nhiều chức tước cao cho vua nước Chân Lạp tên là Kinpiupinsen957, ông này được công nhận là đại chư hầu của đế quốc. Một số khó khăn liên quan đến việc buôn bán đã được nghiên cứu và giải quyết ngay sau đó “vào khoảng giữa các năm 1131 và 1147”958. Bên trong nước, triều đại của vua Xuryavácman II, như nó xuất hiện trong minh văn, được đánh dấu bằng việc thiết lập nên Pơnông Sixo (Chisor), Pơ nông Xăng đắc ở Vát Phu, Pơrêát Vihia và một loạt những công trình xây dựng khác, trong đó người ta xếp những yếu tố chính của Pơrêát Pituy (Pithu) trong Ăngco Thom, Châu sa Têvôđa (Chau Sav Tevoda) và Thômmanông (Thommanon) ở phía đông thành phố, Ban tây Xamre (Banteay Samre) ở đông nam Baray phía đông, phần giữa của Pơrêát whan ở Côngpông Xvay (Svay)959 và cuối cùng là một kiệt tác của nghệ thuật Khơme: Ăngco Vát960, xây từ lúc vua còn sống để làm lăng cho ông ta khi ông ta mất961, trong đó ông ta được thần thánh hoá dưới dạng tượng Vítxnu với thuỵ hiệu là Para mavítsơnylôca. Tên đó là bằng chứng về sự ưu đãi đạo Vítxnu ở trong triều, một bằng chứng được biểu hiện ra bằng việc trang trí các công trình phần lớn phỏng theo vùng truyền thuyết Vítxnu – Cơritxna 962 hơn là việc xây dựng các đền thờ Vítxnu. Lòng say mê thì một thứ đạo giáo, đạo này trước kia, hơn cả đạo Xiva, có thể khuyến khích lòng ham muốn thoát tục để linh hồn bay về cõi u linh, cùng thời đó cũng thấy có ở Giava, ở đó các ông vua nước Cađari đã biến mình cho sự hoá thân của Vítxnu. Nó cũng đồng thời với cuộc vận động tín ngưỡng ở Ấn Độ đầu thế kỷ XII do Ramanuygia (Ramanuya) đề xướng, ông này là người sáng lập ra đạo Vítxnu mới963. 955
Do Matvanlin thuật lại Người phương Nam bản dịch của Héc vây Xanh ĐơmiLx, tr. 487. Xem chú thích dưới, tr. 198, 300, 305. 957 Về tên này, thực ra là một danh vị hay một công thức lịch sự mà vua Khơme tự xưng trong các thông điệp, BEFEO, XXIX, tr. 304. 958 Mã Đoan Luân (Matoanlin), Sđd, tr. 487 959 C. Do Côray Rênuyđa, Nghệ thuật Khơme, tr. 130” 960 C.Xôđét, Về niên hiệu xây dựng Ăngco Vát, Báo Á Châu, 1- 3/1920, tr.96 961 C. Xôđét – BEFEO, XL, tr.339 và tiếp theo (với thư mục các công trình về vấn đề đó). 962 Xem 5 tập về nghệ thuật trạm trổ trang trí và gian phù điêu thấp trong “Đền Ăngcôvát” về bản khảo cổ . BEFEO II. 963 R. Gôrutxê, Triết học Ấn độ, chương XI. 956
164
Thời kỳ cuối của triều Xuryavacman II rất mờ mịt và ngày chết của ông cũng chưa được biết. Bút tích cuối cùng mang tên ông là vào năm 1145 964 nhưng có thể tin rằng ông là người xúi giục gây lên cuộc giao tranh năm 1150 với Bắc kỳ và vì vậy, ít nhất ông cũng trị vì đến năm đó. Sứ thần sang Trung Quốc năm 1155965 không ghi một chút thay đổi nào về ngôi vua nhưng điều đó không nói lên cái gì cả, và có thể ngược lại việc đưa sang cống 10 con voi nhà vào hồi đó sau 17 năm ngắt quãng trong mối liên hệ giữa hai nước, hình như trùng hợp với việc lên ngôi của người kế vị Xuryavácman II. Ông này tên là ĐaraninđơravácmanII (Sharamôndravarman) không phải là dòng dõi trực tiếp của Xuryavácman II, mà là anh em họ 966.Có thể ông trở thành vua nhờ một cuộc cách mạng trong cung đình, điều đó cắt nghĩa sự im lặng của minh văn về những năm cuối cùng của Xuryavácman II. Vả lại, ông vua mới là người theo đạo Phật 967 và vì vậy đã cắt đứt một truyền thống chính thống lâu đời theo đạo Ấn Độ, đạo này trước đây đã có đôi chút khoan dung đối với Phật giáo. Tất cả những điều người ta biết được về ông là ông đã lấy con gái của Hácsavácman III, công chúa Sudamam (Chudamam), và đến năm 1125 thì sinh được một đứa con trai, sau này lên ngôi dưới cái tên Giayavácman VII968. Đaraminđơravácman II có người kế vị là Yaxôvácman II mà phổ hệ không được biết tới. Triều ông được đánh dấu bằng một bi kịch ngẫu nhiên được ghi trong bút tích ở ngôi đền Bantây Sơma và được hình dung trong hàng phù điêu thấp ở cùng ngôi đền đó. Một nhân vật bí mật mà văn bản cho một cái tên – và điêu khắc đã hình dung ra - là Rahu (tức là Axuyra đã ngốn mặt trời và mặt trăng trong lúc nhật thực) đã tấn công nhà vua nhưng vua được một hoàng tử trẻ cứu thoát, có lẽ hoàng tử đó là con của Giayavácman VII tương lai. Khoảng 1165, Yaxôvácman II bị một viên quan giết chết. Viên quan này tự xưng là vua dưới cái tên Tơribuyvanađiyavácman (Tribhuvanâdityavarman). Cùng thời kỳ đó, một người khác cũng tiếm ngôi vua ở nước Chàm, khoảng 1166 – 1167, dưới cái tên là Giaya Inđơravácman IV. Sau khi đã hoà hoãn với Annam năm 1170, ông ta quay về phía Cămpuchia. Bút tích ghi 969 “Vua chàm Giaya Inđơravácman, kiêu kỳ như Ravana, dùng xe chuyển quân đến đánh nước Cămtruy giống như mặt 964
Bút tích (đã mất) của Vát X la két – Angmôniê, Nước Cămpuchia, II, tr.287. Lịch sử nhà Tống (theo lời chỉ dẫn của ông Trần Văn Giáp). 966 Cha ông, Mahiđarađitya, là anh của Varăng - đơrnhắcsơmi, mẹ của XuryavácmanII. Bà này là con một người chị vua Giayavácman VI và đaramin – đơravácmanI (BEFEO XXIX, tr.301) 967 Chi tiết 17 trong bút tích của Giayavácman VII. BEFEO VIII, tr.72, và XII, tr.185 968 Về triều này và triều sau, xem B. Xôđéta, Những dữ kiện mới về biên niên và phả hệ của triều Mahiđarapuyra, BEFEO XXIX, tr.304 và tiếp theo. 969 BEFEO XXIX, tr.124 965
165
trời”. Nhưng cuộc giao tranh không phân thắng bại, thay đổi kế hoạch, Giaya Inđơravácman bất ngờ tấn công Cămpuchia bằng đường biển, năm 1177 970. Dọc theo bờ biển, hạm đội Chàm do một người Trung Quốc bị đắm thuyền hướng dẫn, tới cửa sông Mêcông đi ngược tới biển hồ Ăngco bị bất ngờ, tên tiếm đoạt Tơribuyvanađitya (Tribhuvanâditya) bị giết chết, thành phố bị cướp phá. Đất nước hình như khó nhọc lắm mới phục hồi được sau những thảm hoạ như vậy, trải qua 20 năm nội loạn. 6. Nước Chàm từ 1113 đến 1177. Giaya Inđơravácman II, vua nước Chàm mất vào khoảng 1113, có người cháu là Harivácman V kế vị một cách thanh bình, tiếp tục các công trình ở Mỹ Sơn, quan hệ rất tốt với Trung Quốc và Annam, đã trao đổi nhiều sứ thần từ 1116 đến 1126971 . Thiếu người có thể nối ngôi mình, hình như năm 1133 ông phải nhận làm thái tử một ông hoàng có nguồn gốc không chắc chắn, sinh năm 1106. ông này lên nối ngôi năm 1139 dưới danh hiệu Giaya Inđơravácman III972. Những công trình của ông vua mới ở Mĩ Sơn năm 1140 973 và ở PôNaga (Nha Trang) năm 1143 974 chứng tỏ rằng uy quyền của ông được công nhận ở phía bắc cũng như ở phía nam. Ở trên người ta đã thấy năm 1131 sau khi giúp người Khơme đánh Nghệ An ông ta đã giảng hoà với Annam rồi sau đó chịu đựng sự xâm lược của Khơme năm 1145 và mất tích như thế nào. Kinh đô và phần lớn đất nước vào tay người Khơme. Dân xứ Păngđuyraga đã cho vua mới Ruyđơravácman IV (Rudravácman) ẩn náu. Ông này được công nhận năm 1145 và trốn ở phía nam, nhưng chẳng bao giờ ở ngôi và nhận thuỵ hiệu là Bôrắcmalôca (Prahmaloka)975. Con ông là Rátnabunuvigiaya (Ratnabhumivijaya), tức là hoàng tử Xivanăngđana (Çivanandana), dòng dõi Paramabôđidátva, bị đi đầy dưới triều Harivácman V và Giaya Inđonavácman III. “Mới đầu ông rời tổ quốc ra đi và từ lâu phải chịu đựng vận may rủi ở xứ người; rồi ông trở về đất Chàm” ông đã theo cha đi trốn ở Păngđuyzăngga, ở đó các người dân tôn ông làm vua năm 1147 dưới danh hiệu Giaya Harivácman I 976. Chính ông, năm 1148 đã chủ trương một cách thắng lợi cuộc tấn công của Xuryavácman II, và năm 1149 đã chiếm lại từ tay hoàng tử Khơme Hariđơva, kinh đô của Vigiaya 970
Xem chú thích tr. 270. G. Hatxphơrô, Vương quốc Chàm, tr.151 972 L.Phinô, Bút tích ở Mỹ Sơn, BEFEO IV, tr.954. 973 - nt974 Aymôniê, Nghiên cứu đầu tiên và bút tích Chàm, Báo Á châu, 1+2/1891. tr.37 975 L. Phinô, Sđd, tr.959, 961. Người miê, Sđd. tr.39 976 L. Phinô, Sđd, tr.959, 961. Người miê, Sđd. tr.39 971
166
và ông đã lên ngôi ngay ở đó, nhưng nhiệm vụ của ông mới là bắt đầu vì trải qua 17 năm trên ngôi, ông không ngừng chinh chiến để giữ lấy vương quyền: mới đầu chống người Kirata tức là dân miền núi “Rađê, Mađa và dân dã man khác (Melécsa) (Mlecch‟a)” tập hợp lại dưới sự chỉ huy của người anh rể bất hợp pháp của vua là Vamxa-xagia (Vamsaraya)977. Ông này bị đánh thua năm 1150, đã cầu cứu vua An Nam và được vua An Nam cho 5000 quân lấy ở Thanh Hoá và Nghệ An 978. Một bút tích ở Mỹ Sơn ghi: “Vua An Nam, do được tin vua nước Cămpuchia gây ra những trở ngại cho Giaya Harivácman nên đã đưa lên ngôi một người ở nước Chàm: Vamxaragia; ông cấp cho ông này nhiều Xơnapati Yavana với những quân Yavana rất tinh nhuệ, đông tới 10 vạn 1 nghìn người... Đoàn quân tiến về đồng bằng Đanva (Dalva) và Lavang. Giaya Harivácman đã dẫn tất cả quân ở Vigiaya ra. Hai bên giao chiến ác liệt. Giaya Harivácman đã đánh bại Vamxaragia. Quân Yavana chết rất nhiều”979. Tiếp tục việc bình định đất nước, ông đã chinh phục vùng Amaravati (Quảng Nam) năm 1151980, rồi Păngđuyrăngga năm 1160 sau năm năm giao tranh981. Thắng lợi trên khắp chiến tuyến, ông cho xây dựng nhiều công trình ở Mỹ Sơn và PôNaga982, 2 vùng đất thánh lớn nhất của vương quốc. Năm 1155 ông cử sứ thần sang Trung Quốc và một loạt sứ thần sang An Nam từ 1152 đến 1166983. Ở triều ông có 1 viên chức phẩm cao tên là Giaya Inđơravácman ở Gơramapuyra, “tinh thông võ nghệ... thông thạo mọi xắtxtora, biết ngữ pháp, thiên văn..., hiểu biết tất cả các chủ nghĩa triết học, biết chủ nghĩa Mahayana, v.v... thành thạo tất cả đácmaxátxtơra, nhất là Narađiya (Naradiya) và Bácgavrya (Bhargaviya); ưa thích đácma (dharma)...”984. Năm 1163 - 1165, người ta thấy ông cho xây dựng các công trình ở Mỹ Sơn985. Người ta không biết chắc chắn những gì đã xảy ra sau khi Giaya Harivácman I mất năm 1166 - 1167. Không chắc là con ông, Giaya Harivácman II đã lên ngôi986. Dù sao mặc lòng, Giaya Inđơravácman ở Gơramapuyra (Grâmapura) đã thành công
977 978
L.Rhinô, Sđd, tr.965, Aymôniê, Sđd, tr.42 Mátxpơrô, Sđd. tr.158
979
L.Phinô, Sđd, tr.965 Aymôniê, Sđd, tr.42, Mátxpơrô, Sđd, tr.159 981 Aymôniê, Sđd, tr.41 982 L.Phinô, Sđd, tr.965, 966, 968. Aymôniê, Sđd, tr.42 983 G.Mátxpơrô, Sđd, tr.160 984 L.Phinô, Sđd, tr.973 985 G.Mátxpơrô, Sđd, tr.162 986 G.Mátxpơrô, Sđd, tr.162 980
167
trong việc phế bỏ ông này và năm 1167 đã xin thụ phong với triều đình Trung Quốc987. Cả thời kỳ đầu triều của ông đều bận vào việc chinh chiến chống nước Cămpuchia, và dự phòng trước điều đó nên ông hoà hoãn với hoàng đế An Nam bằng cách mang lễ vật đến biếu vào năm 1170988. Năm 1177, do một người chìm thuyền Trung Quốc dẫn đường989, “vua nước Tchan Tcheng (Chiêm Thành) đột kích bất ngờ vào kinh đô nước Chân Lạp bằng một hạm đội mạnh, cướp bóc kinh thành, giết chết vua nước đó không cần nghe bất cứ một đề nghị giảng hoà nào. Từ đó nảy sinh ra mối hận thù lớn, nó mang lại hậu quả vào năm 1199990. 7. Nước Miến Điện từ 1113 đến 1173 Ở Pagăng, Kyăngdíttha mất vào khoảng 1112 - 1113, người kế vị ông là một người cháu tên là Alâng Xithuy Giayaxura (Alaung Sithu) mà ông đã nuôi dạy từ bé để làm vua. Ông vua mới, cháu nội của Xôluy, thuộc cả về họ nội lẫn họ mẹ, vì ông là chắt của Anôrata. Triều ông kéo dài 55 năm. Vào thời kỳ đầu ông phải chiến đấu chống một cuộc nổi dậy ở nam Aracăng, và tỏ rõ uy quyền của mình tới tận Tơnátxơrim991 ở đó, tấm bia Mécgưi dưới tên vua Vajrabarana trị vì ở Aramátđana992 đã chứng tỏ rằng thế kỷ trước, chủ quyền của Pagăng đã lan tới miền xa xôi này. Khi chinh chiến trở về, Alâng Xithuy đã chứng kiến cái chết của Sin Arahăng thọ 81 tuổi. Ông này hồi 60 năm trước đã cải hoán Anôrata theo đạo Phật Tơravađa và đã gián tiếp gây nên việc chinh phục Thatông993. Năm 1118994, Alâng Xithuy tái lập ngôi vua cho Aracăng Lơtyaminnăng, con của ông vua chính thống đã bị truất ngôi do một kẻ tiếm đoạt; để đền đáp công ơn đó995 Lơtyaminnăng đã tiến hành tu bổ các điện, miếu ở Bốtgaya (Bodhgaya) ở Ấn Độ996. Biên niên sử đã quy cho Alâng Xithuy một loạt những cuộc viễn du qua các quốc gia của ông, việc tiến hành nhiều công trình phúc lợi công cộng và việc xây dựng một số lớn lâu đài. Ông đã đi Mã Lai, vào các đảo ở bờ biển Aracăng, ở 987
G.Mátxpôrô, Sđd, tr.163 Theo một lời ghi trong “Ling vai tai ta” do Mátxpơrô dẫn, Sđd, tr.164 989 Ma Toan lin, Người phương Nam, bản dịch của Hécvây Xanh Donitx, tr.557 990 Ma toan lin, Người phương Nam, tr.557 991 Pơmângvin và Luýtxơ, Vấm phương biên niên, tr.119 992 L.Phinô, Bút tích ở Xiêm và bán đảo Mã Lai, Báo cáo Khảo cổ Đông Dương 1910, tr.153 993 Xem chú thích trang 241 994 Khảo cổ Xuyếcvây ở Miến Điện 1919, tr.22 995 Kiến trúc biên niên, tr.120, 121 996 Khảo cổ Xuyếcvây Miến Điện 1911, tr.18 988
168
Líttagông (Chittagong) và có lẽ tới cả Bănggalơ trong những khu rừng ở hạt Bamô. Ngay từ 1115, ông đã cử sứ thần đi Nantchao và sau đã thân hành đến thử lấy cái răng Phật997 trước đây Anôrata đã tìm kiếm, nhưng cũng thất bại. Những công trình xây dựng chính ở Kinh đô dưới triều ông là đền Sơquy năm 1140998, Thátbyinnyuy (Thatbyinnyu) Xápbanuy (Sabbamu), toàn năng)999. Năm 1144 - 1154, việc biên soạn cuốn ngữ pháp Pali nổi tiếng Xátđanata do Agavamxa1000 người Miến Điện tiến hành đã chứng tỏ rằng một thế kỷ sau khi đạo Phật Tơravađu thâm nhập vào, Pagăng trở thành một trung tâm quan trọng nghiên cứu về Pali. Minsinxô (Minshinsô), con cả vua, con hoàng hậu Yađanabông (Yadanabon), hung bạo và ngỗ ngược, bị đưa đi đầy1001, người con thứ là Naratuy (Naraxura) con một người con gái quan Thượng thư triều vua Kyăngdítta lên nắm quyền. Năm 11671002 khi Alâng Xithuy 81 tuổi bị ốm, Naratuy không ngần ngại làm cho ông già chết nhanh hơn1003. Từ đó bắt đầu một loạt những cuộc ám sát. Sau ba năm trị vì đẫm máu, đánh dấu bằng việc giết anh Minsinxô, một số lớn quý tộc, công chức, các tôi tớ và công chúa Pataycaya1004, Naratuy cùng bị mật sứ của cha nàng công chúa nói trên giết chết1005. Trước khi tắt thở và để làm dịu niềm hối hận day dứt, ông còn thời gian để xây dựng công trình Đammayăng (Dhammayan), lâu đài to nhất Pagăng1006. Con của Naratuy là Narathanhkha (Naratheinkha), (Naraxinhga), cũng chỉ ở ngôi 3 năm, từ 1170 đến 1173 và bị em trai của mình là Narapatixiuy (Narapatisithu) (Narapatigiayaxura) giết chết vì ông đã cướp vợ của em1007. Người ta sẽ thấy ông vua mới. 8. Quần đảo Nam Dương từ 1115 đến 1178 - Vương quốc Cađiri Bên cạnh những cuộc chiến tranh của người Cămpuchia và người Chàm và các thảm kịch Miến Điện, lịch sử các quốc gia ở quần đảo Nam Dương qua thời kỳ đó đặc biệt rất mờ nhạt. 997
Xanh xông, Nan Tchao – ye – ye, tr. 102 Bút tích Pali do Pơmângtin công bố trong Báo Hội nghiên cứu Miến Điện 1920, tr.67. 999 Bâyliê, Kiến trúc Ấn Độ ở Viễn Đông, tr.278. Xcốt Ô Conno, Măngđalay, tr.257,259,263. 1000 M.H.Bôđơ, Văn học Pali ở Miến Điện, tr.16; Henmơ Xmít, Ngữ pháp Pali của Agavamxa, 1928 1001 Kiến trúc biên niên, tr. 126 1002 Khảo cổ Xuyếcvây Miến 1919, tr.22 1003 Kiến trúc biên niên, tr.127 1004 Công chúa này do cha nàng vua Alâng Xituy và sau đó có lẽ theo tập quán đã được Naratuy lấy làm vợ. Pataycaya (Paticara) đôi khi ở phía tây hay tây nam Pagăng nhưng có lẽ đúng hơn là ở Bắc Líttagông, ở hạt Típpơrát (Hácvây, Lịch sử Miến Điện, tr.326; Niha Rănggiăng Ray, Bút tích ở Miến Điện, tr.93,94). 1005 Kiến trúc biên niên, tr.133 1006 Bâyliê, Sđd, tr.287; Scốt ô.Conno, Sđd, tr.221 1007 Kiến trúc biên niên, tr.134 - 138. 998
169
Về nước Xăngfôtsi, người ta chỉ có những lời ghi trong Lịch sử nhà Tống về một sứ thần do vua Xơri Maharagia cử sang Trung Quốc năm 1156, và một đoàn khác năm 11781008. Matoanlin kể một sứ thần thứ ba năm 1176 và thuật rằng ông vua đã cử đoàn sứ thần năm 1178 là ông vua bắt đầu trị vì từ 11691009. Các nhà địa lý Ả Rập tiếp tục nói về Dabắc và Maharagia, nhưng chỉ là chép lẫn nhau chứ không cho thêm được hiểu biết gì so với những người đi trước. Năm 1154, Fơđơrixi (Fdrisi) đã cung cấp một chi tiết quan trọng: “Người ta kể rằng khi tình hình Trung Quốc rối loạn vì những cuộc nổi dậy và sự chuyên chế và hỗn độn tăng mạnh ở Ấn Độ, người Trung Quốc đã chuyển việc buôn bán về Dabắc và các đảo phụ thuộc khác, liên hệ và làm quen với dân ở đó nhờ tính công bằng chính trực, cách đối xử tử tế, tính thuần nhã của phong tục và tính dễ dãi trong công việc. Vì vậy hòn đảo đó quá đông dân và được người ngoại quốc lui tới luôn”1010 Ở Giava, người ta chỉ có tên một loạt vua nước Cuđiri ghi trong các hiến chương các cuộc thiết lập1011. Cumécvara I (1115 - 1130)1012 nhận được sự biệt đãi của hoàng đế Trung Quốc năm 1129 và 11321013. Chính dưới triều ông, Đácmagia (Dharmaya) sáng tác tác phẩm thơ bằng tiếng Giava “Xinaradahama” (Smaraldahama) vẽ lại truyền thuyết ái tình bị Xiva đốt cháy1014. Vợ Camécvara (Ramecvara) là một công chúa ở Giănggala (Gangala), và có lẽ là một cặp được dùng làm nền tảng cho những chuyện của Rađen Păngi (Raden Pangi)1015 nổi tiếng dưới cái tên Inao (tiếng Giava là Hinô) và phổ cập tới các xứ Thái1016)\ và sang cả Cămpuchia1017. Đácmécvcara tức Gayabaya (Gayabhaya) (1135 - 1157)1018 có lẽ là con của Camécvara. Dưới triều ông nhà thơ Xơđát (Sedar), năm 1157 bắt đầu viết bằng tiếng Giava tác phẩm Baratayútđa1019 (Bharatayuddha), một cuốn sử về các cuộc
1008
W.P.Gơrôăngvent, Ghi chép về quần đảo Mã Lai, tr.67; G. Pherăng, Đế quốc Xuymatơra, Báo Á châu số 7, 9 năm 1922, tr.22. 1009 Người Phương Nam, bản dịch của Xanh Đơnitx, tr.566 1010 G.Pherăng , Sđd, tr.66 1011 N.J.Cơrôm, Ấn Độ - Giava, tr.289 - 297 1012 Tên đầy đủ là Cơri Camécvara Xalalápbuyvanatuysơticarana Xuyranivaxyaviya Paracơrama Đícgia yốttungađơva. 1013 W.P.Gơrôăngvent, Sđd, tr.19 1014 Công bố và dịch do Pôécbátgiaraca - Thư viện Giava 3-1931 - Xem Himăngxu Buyxăng Xáccar, Ảnh hưởng Ấn Độ vào văn học Giava, tr.307 1015 Pôécbátgiaraca, Panagi- Verhalen, Thư viện Giavanica, 9.1940 1016 Đoạn còn lại của tấn bi kịch do vua Pơra Pútta Lốtla biên soạn đầu thế kỷ XIX được in ở Băng Cốc năm 1921 do hoàng tử Đamrông với một lời tựa lịch sử. 1017 J.Nuara, Vương quốc Cămpuchia, II, tr.416,445 1018 Xơri Đácmécvara Mađuyxuđânvataraninđita Xútrítxinhga Paracorama Đícgiayốttungađơva 1019 Cunninh xuất bản 1903. Xem Xácca , Sđd, tr.249 170
chiến đấu của Mahabarata và do Pannyluýt (Panuluh) hoàn thành, ông này là tác giả cuốn Harivamxa1020hay là sưu tập các truyền thuyết liên quan đến Vítxnu, Xácvécvara1021 (Sarvecvara) trị vì năm 1160, Aryécvara (Aryecvara)1022 năm 1171 và Cơrôngsariađipa (tức Găngđơra1023 (Gandra) sau niên hiệu ấy. Ở Bali người ta chỉ biết đến tên của Xuriđipa (Curadhipa) năm 1115 - 1119 và Giaycơxáct (Jayasakti) năm 1131 - 11501024.
Chương XI: Thời kỳ phồn thịnh của Cămpuchia Sự xâm nhập của đạo Phật Xanhgalé vào Miến Điện và Vương quốc Giava Xanhgaxari (Một phần tư cuối thế kỷ XII và hai phần ba thế kỷ XIII) 1. Nước Cămpuchia: Giayavácman VII (Yayavarman VII) (1181 - sau 1200) và sự thôn tính nước Chàm 2. Nước Miến Điện: Narapatixituy (Narapatisithu) (1173 - 1210) và sự thâm nhập của đạo Phật Xanhgale. 3. Quần đảo Nam Dương cuối thế kỷ XII: Sự suy yếu của nước Xơrivigiaya (Srivigaya) (Palembang) có lợi cho Malayu (Giămbi). 4. Nước Cămpuchia nửa đầu thế kỷ XIII. 1020
Xácca, Sđd, tr.261 Xôri Xácvécvara Gianácđanavatara Vigiayagơragia Xamaxinganađanivaryavirya Paracorama Đícgiayốttungađơva. 1022 Xơri Ary écvara Maduyxuđancevatararigiaya Paracơramốttungađơva 1023 Xơri Cơrôngsaryađipa Hăngđabuyvanapalaca Paracơramaninđita Đícgiayốttungađơva 1024 P.V.Van Xtanh Callăngfen, Bút tích Bali, tr.33,35 1021
171
5. Nước Chàm sau khi chấm dứt sự chiếm đóng của Khơme (1220 - 1257) 6. Nước Miến Điện: Những ông vua cuối cùng của Pagăng (1210 - 1274). 7. Xơrivigiaya trước lúc bị chia cắt (1225 - 1270). 8. Giava: Thời kỳ cuối của vương quốc Cađiri (Kadiri) (1222) và thời kỳ đầu của vương quốc Xanhgaseari cho đến 1268. 1. Nước Cămpuchia: Giayavácman VII (1181 - sau 1200) và sự thôn tính nước Chàm. Chính Giayavácman VII đã có trọng trách kéo nước Cămpuchia ra khỏi “biển khổ mà nó đã đắm chìm vào”1025 do sự xâm lược của Chàm năm 1177 gây nên. Nhờ bố ông là Daraninđơravácman II (Dharanândravarman), ông thành em họ Xuryavácman II (Sûryavarman) và nhờ mẹ ông là Suđamani (Chûdâmani) con gái của Hácsavácman III (Harshavarman) ông thuộc dòng dõi của các ông vua thuộc triều đại mà nguồn gốc nước ngoài đã trị vì ở nước này gần hết cả thế kỷ XI và có mối liên hệ với các vợ vua xưa kia của nước Cămpuchia tiền Ăngco. Sinh khoảng năm 1120, chậm lắm là năm 11251026 dưới triều Xuryavácman II, có lẽ lúc còn trẻ, ông đã lấy công chúa Giayaragiađơvi (Jayarajadevi), bà này hình như có ảnh hưởng lớn đối với ông. Vào một niên hiệu không xác định, Giayavácman rời Cămpuchia dẫn quân đi viễn chinh sang Chàm, ở Vigiaya (Bình Định) ở đó ông được tin cha ông bị mất, Yaxôvácman II (Yasovarman) lên ngôi rồi bị Tơribuyvamađitya (Tribhuvanâditya) tiếm đoạt. Tấm bia ở Phimanacátx ghi: “Ông vội trở về để cứu cha Yaxôvácman”. Người ta có thể giả thiết như vậy để tôn cái quyền lên ngôi vua của ông. Tấm bia ghi tiếp: “Nhưng Yaxôvácman bị kẻ tiếm đoạt chiếm mất vương quyền và cả cuộc sống nên Giayavácman phải ở lại Cămpuchia để cứu lấy mảnh đất nặng nề đầy những sự chém giết, trong khi chờ đợi thời cơ thuận lợi”. Ông phải chờ 15 năm. Khi sự xâm lược của Chàm đã giải thoát đất nước ra khỏi bàn tay tên tiếm ngôi, Giayavácman hiểu rằng giờ của ông đã điểm. Nhưng trước khi xưng vua, ông cần giải phóng đất nước khỏi tay bọn xâm lược. Ông đã nhiều phen giao chiến với quân Chàm và nhất là 1 trận thuỷ chiến được vẽ lại gần như thật trên tường đền thờ
1025
Bút tích ở Phimanacátx (Phimeanakas) “Bút tích ở Cămpuchia, II, tr.117 Về những chi tiết thuộc tiểu sử tiếp theo, xem G.Xơđétx, Những dữ kiện biên niên và phổ hệ mới về triều Mahiđơrapuyra (Mahidhapura), BEFEO XXIX, tr.304 - 328 và Để hiểu Ăngco hơn, Hà Nội 1943, tr.173 và tiếp theo. 1026
172
Bayông (Bayon) và Bantayxơma (Banteay Ch‟mar) và đã giải phóng hoàn toàn đất nước1027. Bốn năm sau cuộc xâm lược, từ 1177 đến 1181, nước Cămpuchia đã trở lại yên bình và Giayavácman lên ngôi, đồng thời cho khôi phục lại Kinh đô, đào hào, xây bể tạo thành một vành đai của Ăngco Thom hiện nay1028(4). Thời kỳ xâm chiếm của Chàm, Matoanlin1029 (Mã Đoan Lâm) kể lại, Giayavácman đã “thề sẽ trả thù một cách vang dội, đó là điều mà ông thực hiện được sau 18 năm ẩn náu kiên trì”. Nhưng trước khi giữ lời thề và đem chiến tranh đến nước Chàm, ở trong nước ông phải đương đầu với một cuộc nổi loạn nổ ra ở Malyang (Malyang), phía nam tỉnh Báttămbăng hiện nay1030. Để dẹp yên, ông phải nhờ một ông hoàng trẻ tuổi người Chàm lánh nạn ở đó. Về vấn đề này một bút tích Chàm ở Mỹ Sơn1031 diễn tả như sau: “Lúc còn thiếu thời, năm 1104 lịch Xaca (1182 sau công nguyên) hoàng tử Viđianăngđana (Vidyânandama) đến nước Cămpuchia. Vua nước này thấy hoàng tử có đủ 33 dấu hiệu (của người được Trời định sẵn) nên đem lòng yêu mến và ra sức dạy dỗ các môn khoa học và võ nghệ cho, như dạy một ông hoàng. Khi hoàng tử còn ở Cămpuchia, ở vương quốc này có một thành tên là Malyang, dân cư gồm những phần tử xấu đã chiếm cứ lấy thành này và nổi loạn chống lại vua Cămpuchia. Thấy hoàng tử tinh thông võ nghệ, nhà vua sai ông đem quân đi chiếm lại. Ông này tuân lệnh và chinh phục được thành Malyang theo ý muốn của nhà vua. Nhà vua thấy rõ giá trị của ông, đã phong tước Yuvaragia (Yuvarâja) cho ông và còn ban cho mọi khoái lạc và mọi tài sản có trên vương quốc Cămpuchia”. Ông hoàng trẻ tuổi người Chàm được Giayavácman dùng làm công cụ trả thù nước Chàm. Sự trả thù đó, là kết quả của nhiều năm “ẩn náu kiên trì”, được chuẩn bị bằng cách đảm bảo sự trung lập của Lý Cao Tông, hoàng đế nước An Nam năm 11901032, và chỉ còn phải chờ thời cơ thuận lợi. Thời cơ đó đã đến ngay năm đó, nhân việc vua Chàm Giaya Inđơravácman (Jaya Indravarman) Ong Vatuýp (Ong Vatuv)1033 mở một cuộc tấn công mới vào Cămpuchia. 1027
G.Xôđétx, Vài lời khuyên về phương pháp nên theo để phân tích những phù điêu Chàm ở Bantay Xôma và ở hành lang trong ở đền Bayông, BEFEO XXXII, tr.76,78. 1028 G.Xôđétx, Niên hiệu của đền Bayông, BEFEO XXXVIII, tr.88,89 1029
Người Phương Nam, bản dịch của Hécvay Xanh Đơnítx, tr.487 BEFEO, XXXII, tr.80, số 1. 1031 BEFEO IV, tr.974 1032 Aymôniê, Nước Cămpuchia, III, tr.527. 1033 L.Phinô, Bút tích ở Mỹ Sơn, BEFEO IV, tr.975; G.Matxpơrô, Vương quốc Chàm, tr.161 đồng nhất Giaya Inđơravácman Ong Vatuýp với Giaya Inđơravácman (IV) ở Gơramapuyra, tác giả của cuộc xâm lược năm 1030
173
Ông có thân chinh đánh Chàm hay không ? Không chắc lắm, tuy rằng một bút tích ở đền Pô Nagar ở Nha Trang viết “ông đã chiếm Kinh đô Chàm và cướp về tất cả các dương vật thờ ở đó”1034. Trong mọi trường hợp, ông đều giao quyền chỉ huy quân đội cho ông hoàng trẻ tuổi Vyđyanăngđana. Ông này đã chiếm Kinh đô Vigiaya (Bình Định), bắt sống vua Giaya Inđơravácman và đem về giam ở Cămpuchia. Ông ta đưa lên ngôi ông hoàng Anh (In), anh rể của vua Giayavácman VII, dưới danh hiệu Xuryagiayvácmađơva (Suryajayavarmadeva) và ông cũng lập ra một vương quốc ở phía nam ở Pangdurăngga, và lên ngôi dưới danh hiệu Xuryavácmađơva (Suryavarmadeva). Vì vậy nước Chàm bị chia vào tay 2 vua, một người có họ hàng bà con với vua Cămpuchia, còn người kia được ông này phong cho. Tình trạng đó không kéo dài được bao lâu. Ủng hộ một cuộc nổi dậy ở Vigiaya nhằm đuổi về Cămpuchia người anh rể của Giayavácman VII, và đưa hoàng tử Chàm Rasuypati (Rashupati) (Giaya Inđơravácman V) lên thay, vua Vidyanandana tức Xuryavácmađơva (Vidyânandana Alias Suryavarmadeva) làm chủ ở Phmrang đã thoát khỏi ách của vua Cămpuchia và thống nhất được đất nước sau khi lần lượt giết 2 Giaya Inđơravácman, 1 người ở Vigiaya (Rasuypati) và 1 người nữa vốn là cầm tù ở Cămpuchia mà Giayavácman VII có thể thả ra để chống lại ông này. Năm 1192, Vidyanăngđana - Xuyavácmađơva lên ngôi “không có gì đối lập” trên đất nước đã thống nhất1035. Năm 1193 và 1194, Giayavácman VII thử bắt ông thần phục nhưng không có kết quả1036. Mãi đến năm 1203 chú ruột ông là Yuvaragia Ong Danapatigơrama, ăn lương của Cămpuchia, mới gạt được ông xuống1037. Viđya- năngđana Xuryavácmađơva cầu cứu một cách vô hiệu hoàng đế An Nam mặc dầu ông này đã phong vương cho vua Chàm năm 1199. Vua Chàm đã mất tích không để lại dấu vết. Từ 1203 đến 1220 nước Chàm trở thành một tỉnh Khơme, dưới quyền cai trị của Yuvaragia Ong Danapatigiơrama. Ông này cũng không chậm trễ, đã tìm gặp cháu vua Giaya Harivácman I, hoàng tử Ăngxaragia ở Tuyray-vigiaya (Angsaraja de Turai-vijaya) được nuôi dạy ở triều vua Cămpuchia Giayavácman VII và được vua Cămpuchia phong năm 1201 danh hiệu Yuvaragia (Yuvaraja)1038. Hoàng tử này đã dẫn một đạo quân Cămpuchia và các đội trưng binh 1177: L.Phinô, BEFEO, XV, 2, tr.50, số 2 đã nêu ra nghi vấn về sự đồng nhất đó, tuy nó hình như đúng sự thực. 1034 Aymôniê, Nghiên cứu đầu tiên, Báo Á châu số 1+2 năm 1891, tr.48 1035 Những sự kiện này được thuật lại trong một bút tích ở Mỹ Sơn, do L.Phinô dịch - BEFEO, IV, tr.975 1036 Những sự kiện này được thuật lại trong một bút tích ở Mỹ Sơn, do L.Phinô dịch - BEFEO, IV, tr.975 1037 Những sự kiện này được thuật lại trong một bút tích ở Mỹ Sơn, do L.Phinô dịch - BEFEO, IV, tr.940. Về niên hiệu, xem G.Mátxpơrô, Sđd, tr.367 1038 Anymôniê, Sđd, tr.48. 174
Miến Điện và Xiêm chống lại nước An Nam năm 1207 1039. Người ta sẽ thấy đến năm 1226, ông hoàng này sẽ thành vua nước Chàm dưới cái tên Giaya Paramécvaravácman II (Jaya Paramecvaravarman II). Những cuộc đụng chạm của Giayavácman VII với những nước láng giềng phía tây không ngăn cản ông đẩy biên giới nước mình lùi về phía bắc. Chính dưới triều ông, người ta đã có những bút tích Cămpuchia ở cực bắc, như ở XayFong trên sông MêKông, ở trước mặt Viêng Sang (Viêng Chan) năm 1186. Danh sách các nước phụ thuộc của Chân Lạp do Tchao Jou Kona cho năm 12251040, từng phần đã lấy xong Ling Wai Tai Ta năm 1178, chứng minh rằng Cămpuchia đã làm bá chủ, ít nhất là về danh nghĩa một phần bán đảo Mã Lai và tới tận Miến Điện. Cùng một dòng tư tưởng đó, một bút tích năm 11911041 cho ta biết nước làm lễ rửa tội hàng ngày đã được các “người Bàlamôn bắt đầu từ Xuryabátta (Suryabhatta), đến vua Giava, vua ở Yavana, và hai ông vua Chàm” cung đốn. Người Bàlamôn Xuryabátta có lẽ là thủ lĩnh các người Bàlamôn trong triều. Vua người Yavana là hoàng đế An Nam lên ngôi năm 1175 dưới cái tên Lý Cao Tôn và trị vì đến 1210. Vua nước Giava có lẽ là Camécvara II (Kamecvara II). Hai ông vua Chàm là, như người ta đã thấy, Xuryagiayavácmađơva làm vua ở Vigiaya (Bình Định), anh rể của Giayavácman VII, và Xuryavácmađơva vua ở Pangđuyrăngga (Phan Rang) nguyên là hoàng tử Viđyanăngđana, người được Giayavácman VII bảo hộ. Người ta biết rằng nước rửa tội đem cống là dấu hiệu tỏ lòng thần phục và trung thuận. Nếu nó là mặc nhiên đối với hai ông vua Chàm, thì chưa chắc là mặc nhiên đối vớiâhi ông vua kia. Sau khi Giayaragiađơvi (Jayarajadevi) mất, nhà vua ban tước hoàng hậu thứ nhất cho chị cả bà này là Inđơrađơvi (Indradevi), “đã vượt tất cả về khoa triết lý” và phong làm giáo sư trưởng trong một tu viện Phật, ở đó bà này giảng dạy cho các bà phụ nữ. Chính bà này đã sáng tác bằng chữ Phạn rất nhuần nhuyễn bút tích Phiminacátx một bài tán tụng em gái, từ đó người ta rút ra phần lớn các tài liệu về tiểu sử nó về công việc của Giayavácman VII. Người ta không biết ngày mất chính xác của ông này. Người ta chỉ biết chắc rằng ông còn trị vì đến 1200 là năm ông cử sứ thần sang Trung Quốc1042. Hình như ông còn ở ngôi một thời gian sau đó nữa. Khi mất ông nhận thuỵ hiệu là Mahaparramaxôgata1043 (Mahaparamasaugata). 1039
Anymôniê, Sđd, tr.51 Hướctơ và Rốckhin, Chau Yu Kua, tr.53, 54. 1041 Cái ở Pơrêát Khan. BEFEO, XLI, tr.299 1042 BEFEO XXIX, tr.328. 1043 L.Phinô, Ngôi đền Ícvarapuyra (Icvarapura), BEFEO 1, tr.91, số 2 1040
175
Về thể chất, ông là 1 người to lớn, dáng dấp nặng nề, tóc búi lên đỉnh đầu. Các chi tiết đó hiện lên rõ rệt trên các phù điêu chìm1044 ở hai pho tượng, một thấy ở Ăngco Thom1045, một ở Pimai và hiện được giữ ở Băng Cốc1046. Có thể hai pho tượng đó cùng biểu hiện một người và là hai bức tượng của Giayavácman VII. Qua những tài liệu đặc biệt đầy đủ đó, hiện lên hình ảnh một con người kiên nghị, nhiều tham vọng, sau nhiều năm chờ đợi và thử thách, đã cứu nước mình ra khỏi cảnh hoang tàn và đưa đến cảnh phồn thịnh, tạo cho thế lực của mình đạt tới đỉnh cao. Các bút tích đều mô tả ông là một người sùng đạo Phật, mà niềm tin được truyền lại từ bố ông là Daraninđơravácman II là người đã cắt đứt truyền thống Ấn Độ giáo của tiên đế, đã “tìm thấy sự thoả mãn trong thứ mật hoa tức là đạo của Thích Ca Mầu Ni (Cakyamuni)1047. Đó là đạo Phật Đại thừa, trong đó sự sùng bái Lôkécvara nở rộ, mà các nghi lễ chúng thần cho phép hỗn hợp với việc thờ cúng những người đã chết, và ngay cả người sống, được thần thánh hoá dưới dạng của một vị Bồ tát từ bi. Nếu người ta không nghi ngờ rằng Giayavácman VII theo đạo Phật, người ta nhận xét thấy người Bàlamôn tiếp tục giữ một vai trò đáng kể ở trong triều; một bút tích ở Ăngco Thom1048 cho ta thấy bộ mặt kỳ lạ của một nhà bác học Bàlamôn, ông này “khi được tin ở Cămpuchia có nhiều người không thạo về Vệ Đà, đã tới nước đó để thực hành khoa học của mình”. Tên ông ta là Hrítxhikécxa (Hrishikeca), thuộc phái Bàlamôn Barútvagia (Bhuradvaja), nguyên quán ở Narapatiđơxa (Narapatideca) “mà người ta có thể đồng nhất với Miến Điện, ở đó rõ ràng vua Narapatixituy trị vì” (Narapatisithu)1049. Giayamuhupơrađana (Jayamahapradhana). Ông này còn tiếp tục phục vụ dưới hai triều vua kế tiếp Giayavácman VII. Nhân cách Giayavácman VII hiện lên qua các bút tích, đã bộc lộ ấn tượng đầy đủ trong các công trình kiến trúc ông đã để lại. Đó là Ăngco Thom với các đường luỹ, hào, năm cái cửa và đền Bayông ở giữa; đó là Bantây Cơđây (Banteay Kdei), Tà Pơrôm (Tà Prohm), Pơrêát Khan (Preah Khan), Nêắc Pin (Neak Peân) ở quanh Kinh đô, và ở cả một tổng thể đền, điện có tầm quan trọng ít hơn: Bantay Sơma (Banteay Ch‟mar) ở Tây bắc, VátNôco (VatNokor) ở Côngpông Chàm, Ta Pơrôm (Ta Preochun) ở BaTi, hầu hết đều có đặc điểm có những tháp có trang trí
1044
Chú thích trong BEFEO, XXXII, tr.71 và tiếp Đầu in trong Muốn hiểu rõ Ăngco của G.Xơđétx 1046 G.Xôđétx, Sưu tầm khảo cổ ở Bảo tàng Quốc gia Băng Cốc, Nghệ thuật Á châu XII, tr.18,19. 1047 G.Xôđétx, Sưu tầm khảo cổ ở Bảo tàng Quốc gia Băng Cốc, Nghệ thuật Á châu XII, tr.18,19. 1048 Bút tích ở Pơrêát Khan (Preah Khan), BEFEO, XLI, tr.285 1049 L.Phinô, Bút tích ở Ăngco, BEFEO XXV, tr.402. 1045
176
những hình mặt người rất lớn1050, đó là những nhà nghỉ trên những đường đắp, mà nhiều cái có thể do chính nhà vua đã vẽ ra; đó là 102 bệnh viện rải rác khắp vương quốc. Đứng trước khả năng bề ngoài hình như không thể thực hiện được một chương trình xây dựng như vậy trong 20 năm trị vì, người ta có thể tự hỏi có phải trong nhiều trường hợp ông ta đã tiếp tục hoàn thành những công trình do các vua trước chưa làm xong hoặc ngược lại, nhiều công trình do ông khởi công nhưng lại do người kế vị ông hoàn thành nốt sau này ? Về giả thiết thứ nhất có điều này là trái ngược: Cuối triều vua Xuryavácman II, tác giả Ăngco Vát, đầu triều vua Giayavácman VII, đất nước bị làm mồi cho hàng loạt cuộc nổi dậy, không thuận lợi cho việc xây dựng những khối kiến trúc lớn như vậy. Giả thiết thứ hai cũng vấp phải việc các người kế vị Giayavácman VII trở về với dòng chính thống Ấn Độ, đã huỷ hoại các công trình bằng cách đập phá một cách tỉ mỉ các tượng Phật và người ta không thể quy cho họ đã hoàn thành các ngôi đền mà Giayavácman VII đã khởi công xây dựng, nhà sử học trong lúc này đành phải ghi nhận các niên hiệu trong các bia khánh thành tìm thấy ở các công trình đó. Cái đầu tiên có lẽ ở Bantay Cơđây, xây dựng ở phía đông Kinh đô trên danh thắng cũ Quyti (Kuti) và tiếp vào phía đông của cái bể tráng lệ hãy còn đầy nước cả bốn mùa mà người ta gọi là Xrátx Xrung (Sras Srang) hay “ngự chảo” (sự tắm gội của vua). Thiếu một cái bia có thể cho biết tên cũ của nó, người ta giả thiết rằng Bantay Cơđây tương ứng với Ruyếcvatagata (Purvatathagata) hay “Phật phương Đông” trong các bút tích1051. Kế cận với Batay Cơđây mà góc phía đông nam gần chạm góc tây bắc, Ragiavihara (Rajavihara), bây giờ là Ta Pơrôm (Ta Prohm) được xây dựng năm 1186 để thờ tượng hoàng hậu Giayaxagiasuđamani (Jayarajachudamami) dưới dạng thần Pơrajnaparumita (Prajan‟aparamita), sự hoàn hảo của sự tinh khôn, mẹ các Phật, và tượng của vua Gayamănggalácta (Jayamangalartha), của vua1052 năm 1191, năm năm sau Ta Pơrôm, nhà vua đã khánh thành ở phía bắc Kinh đô, ngôi đền Giayaxơri (Jayacri), bây giờ mang tên là Pơrêát Khan (Preah Khan), giành để thờ tượng của cha ông, vua Daraninđơravácman II (Dharanindravarman II), được thần hoá dưới dạng bồ tát Lôkécvara (Lokecvara) và dưới tên Giayavácmécvara (Jaravarmecvara)1053. 1050
Việc miêu tả nó, xem Aymôniê, Nước Cămpuchia, III; Lagiôngquiêrơ, Thư mục, III; Hướng dẫn khảo cổ Ăngco của Cômmayơ (1912), Macsan (1928), Bácmăngchiê (1936) , Gơlaidơ (1944)... 1051 BEFEO, XLI, tr.298, số 2. 1052 G. Xôđétx, Bia ở Ta Pơrôm, BEFEO, VI, tr. 75 1053 G.Xôđétx, Bia ở Pơrêat Khan ở Ăngco, BEFEO, XLI, tr.288. 177
Trong những công trình phụ ở Pơrêát Khan, tấm bia dựng công của công trình xây dựng ở giữa một cái bể lớn đào ở phía đông ngôi đền nhỏ Ragiaxơri (Rajyacri) được biết dưới cái tên Nêác Pin (Neak Pean) và được miêu tả như “một hòn đảo siêu phàm, rọi vẻ diễm lệ trên những bể nước và gột rửa bùn nhơ cho những kẻ tội lỗi nào đến gần đó”. Đó là cách trình bày kiến trúc của hồ Anvatápta (Anvatapta) ở về phía giáp ranh dẫy Himalaya theo truyền thống Ấn Độ, và nước thoát ra qua những ống máng hình đầu các giống vật1054. Vào những năm cuối triều, đền Bayông được xây dựng ở giữa thành phố đã được trùng tu bao quanh những lâu đài cổ, nhưng điều căn bản nhất là bức tường thành dài 12 km và ngôi đền ở giữa lại là những công trình mới làm. Tuy rằng kiến trúc tượng trưng của nó bị mờ nhạt vì đồ án xây dựng nó bị hại và có lẽ là ba lần sửa đổi trong khi thi công1055, người ta tin vẫn có thể khẳng định rằng khối trung tâm của nó tương ứng với những cái núi trung tâm của các cố đô. Chỉ có điều là đáng lẽ các Dơvaragia (Devaraja) của các triều trước được tượng trưng bằng các dương vật bằng vàng, ngôi điện ở giữa có đặt một pho tượng Buđaragia (Buddaraja) lớn bằng đá1056, thay thế cho tượng Đơvaragia hoặc Vua thần Xiva cũ, đồng thời một pho tượng phong thần của ông vua sáng lập có lẽ đặt ở đỉnh các tháp dưới dạng Bồ tát Lôkécvara Xamăngtamykha (Lokesvara Samantamukha) “4 phía đều có mặt”1057. Những hành lang trong và ngoài đền Bayông đều có phù điêu chìm rất quý đối với việc tìm hiểu đời sống vật chất của người Khơme thế kỷ XII1058. Những bút tích khắc vào cửa vào tiểu giáo đường ở đền Bayông 1059 chứng tỏ rằng đó là một kiểu điện thờ chúng thần, ở đó tập trung việc thờ cúng theo địa phương của đất nước: Cũng như thành phố với bức luỹ bao quanh và ngọn núi ở giữa cho là hình ảnh thu nhỏ của vũ trụ, đền thờ Bayông cũng là hình ảnh thu nhỏ của vương quốc. Từ đền Bayông đi ra bốn phía là bốn con đường giao nhau, lại thêm một đường thứ năm đi từ cửa cũ của Hoàng cung, thừa tự của các triều đại trước, và hướng về phía đông. Nó đổ ra năm cái cửa đồ sộ, phỏng lại ở bốn phía tượng, ý căn bản của ngôi đền ở giữa tức là cái tháp có hình mặt người. Thềm vào với các lan can hình con rắn naga tượng trưng cầu vòng, theo truyền thống Ấn Độ, là cái gạch
1054
L.Phinô và V.Gôlubép, Chủ nghĩa tượng trưng ở Nêát Pin, BEFEO XXIII, tr.401. Pácmăngtiê, Những sửa đổi ở đền Bayông trong quá trình thi công, BEFEO XXVII, tr.149. 1056 Phát hiện năm 1933. BEFEO, XXXIII, tr.1117 1057 P.Muýtx, Chủ nghĩa tượng trưng ở Ăngco Thom. Bút tích Hàn lâm viện 1936, tr.57. Hoặc việc trang trí mặt người có lẽ là truyền thống gốc Ấn Độ, được Yi Tsíng xác nhận ở Nalăng đa (BEFEO, X, tr.206, số 1). 1058 Do Hội đồng Khảo cổ Đông Dương ấn hành 1059 G.Xôđétx, Các bút tích ở Bayông, BEFEO XXVIII, tr.104. 1055
178
nối thế giới loài người với thế giới các thần, mà đại diện ở dưới đất là thành phố của vua ở1060. Trong số nhiều những công trình tôn giáo của vua kể trong tấm bia ở Pơrêát Khan1061 có 23 pho tượng tên là Giayabútđamnhanatha (Jayabuddanahanatha) được bảo tồn ở từng ấy tỉnh trong đó có Lốpbuyri (Lop‟buri), Xuypăng (Sup‟an) Rátbuyri (Ratburi), Pêcsabuyri (P‟ech‟aburi) và Mường Xinh (Muong Sing) hiện nay đều thuộc lãnh thổ Xiêm. Có lẽ để thờ các tượng đó, mà cái tên gợi lại tên vua, người ta đã xây dựng một số điện, đền ở địa phương mà phong cách cho phép xác định vào triều Giayavácman VII; thí dụ VátNôco ở Công Pông Chàm và Ta Pơrôm ở Bati 1062. Còn về Bantây Sôma1063, đó là 1 ngôi đền dành cho một người con của Giayavácman VII, hoàng tử Cơranhđơraquymara (Crindrakn‟mara) và 4 người bạn chiến đấu đã cứu sống hoàng tử trong cuộc giao chiến với quái vật Rahuy (Râhu)1064 trong một cuộc viễn chinh ở Chàm. Tấm bia ở Pơrêát Khan1065 ghi 121 “nhà có lửa”, nơi trú chân, cách nhau độ 15km, do Giayavácman VII cho xây dựng các đường đi trên vương quốc: 57 cái trên con đường từ Ăngco đến Kinh đô Chàm (Phan Rang hay Bình Định), 17 (trong đó 8 cái đã tìm thấy) trên con đường từ Ăngco đi Pimai trên cao nguyên Cò Rạt, 44 trên đường vòng các tỉnh mà vị trí còn chưa được biết chắc chắn lắm, 1 cái ở Pơnông Sixo (Pnom Chisor), 2 cái khác còn phải xác minh. Một thế kỷ sau, cách tổ chức đó vẫn tồn tại và làm phái viên Trung Quốc Tcheon Ta Konan (Chu Đạt Quan) chú ý, có những nơi nghỉ chân tương tự như các trạm tiếp thư của chúng ta”1066. Việc phát minh ra các trạm trú chân đó đi đôi với việc thành lập 102 bệnh viện rải rác trên khắp nước. Người ta biết chắc được độ 15 cái nhà, việc khám phá ra những cái bia khánh thành bằng chữ Phạn, mà văn bản gần như nhau ở khắp nơi1068. Những cách cấu trúc tương tự với những vết tích nơi có các bia đó còn được tìm thấy ở 17 công trình khác, có lẽ cùng một thời kỳ. Người ta có thể nói đã biết được vị trí của 33 trong số 102 bệnh viện của Giayavácman VII, tức là gần 1 phần 31069 những bia khánh thành cho ta biết nhiều tài liệu về tổ chức các công trình đó 1067
1060
P.Muýtx, Ăngco dưới thời Giayavácman VII, Nghệ thuật và văn học Ấn Độ XI, 1937, tr.65. BEFEO, XLI, tr.295,296. 1062 Lagiôngquiêrơ, Thư mục, I, tr.37, 92 1063 Lagiôngquiêrơ, Thư mục, I, tr.391 1064 Về triều này và triều sau xem G.Xôđétx, Những dữ kiện mới về biên niên và phổ hệ của triều Mahiđarajuyra, BEFEO XXIX, tr.304 và tiếp theo. 1065 BEFEO, XLI, tr.296, 297 và Xôđétx, Các trạm trú chân, BEFEO, XL, tr.347. 1066 BEFEO II, tr.173. 1067 Số lượng do bia ở Ta Pơrôm cung cấp, BEFEO, VI, tr.80. 1068 L. Phinô, Bút tích chữ Phạn ở Xang Phong, BEFEO, III, tr.18. 1069 G.Xôđétx, Những bệnh viện của Giayavácman VII, BEFEO, XL, tr.344. 1061
179
đặt dưới sự cầu đảo Phật cứu khổ cứu nạn Baisagiayguyruy Vaiđuryapơraba (Bhaishajyaguru Vaiduryaprabha) “người thầy của các toa thuốc trị bệnh, toả sáng ngọc thạch” là một ông Phật bình dân nhất hiện còn được biết nhiều ở Trung Quốc và Tây Tạng1070. Đó
là tóm tắt một cách sơ lược sự nghiệp của Giayavácman VII, quá nặng nề với một dân tộc đã kiệt quệ vì chiến tranh và vì các công trình xây dựng của Xuryavácman II, và từ nay nó tự thấy không còn đủ lực lượng chống lại sự tấn công của các nước láng giềng. 2. Nước Miến Điện: Narapaxithuy (Narapatisithu) (1173 - 1210) và sự thâm nhập của đạo Phật Xanhgale. Narapatixithuy (Narapatigiayaxura) làm vua ở Pagang từ năm 1173 sau khi giết anh cả là Narathanhkha (Naratheinkha) (Naraxanhga - Narasingha), bắt đầu triều đại mình bằng cách thủ tiêu thủ phạm vụ án mà chính ông đã gây ra cùng với việc trừ bỏ viên quan cận thần chủ yếu của vua trước1071. Vào đầu triều đại này, ông xích mích với đại diện vua Xâylan Paracơramabahuy I (Parakrâmbahu I), ông này ở một trong các bến cảng ở vùng đồng bằng, có lẽ là Bátxanh (Bassein). Việc làm khó dễ của nhà vua đi tới chỗ bắt giam cả những phái viên và thương nhân Xanhgale, tịch thu các hàng hoá của họ, và cuối cùng là việc bắt giữ công chúa xước Xâylan trên đường về Cămpuchia đã đi qua Miến Điện. Kết quả là Paracơramabahuy cử quân đánh báo thù năm 1180. Bị bão, các hạm thuyền của ông bị tan tác, một trong các chiến thuyền đó cập được vào Cacatipe (Kâkatupa - Đảo Quạ), 5 chiếc nữa vào Quyxuymi (Kusumi) ở Bátxanh, và viên chỉ huy lại dạt vào Pápphala (Papphala) những người Xanhgale đổ bộ lên bờ liền cướp bóc, đốt phá, tàn sát và bắt nhiều tù binh mang đi1072. Cuộc tấn công đó không ngăn cản sự liên hệ giữa Xâylan và Miến Điện nhằm thắt chặt với nhau trên kế hoạch về tinh thần - Păngthaguy (Panthagu), người kế tục Sin Arahăng ( Shin Arahan) đứng đầu giới tăng lữ đạo Phật, đã rời Pagăng năm 1167 sau các vụ ám sát vua Narathuy và lui về ở Xâylan 1073, ở đó ông trở lại sau khi Narapatixithuy lên ngôi. Ông chết ở Pagăng, thọ 90 tuổi, sau năm 1173, sau khi đã tán dương sự tuyệt mĩ của đạo Phật Xanhgale. Đạo này vừa được chấn hưng nhờ vua Paracơramabahuy I (1153-1186), ông này đã công nhận sự chính thống của phái Mahavihara (Mahaviharu)1074. Người kế tục Păngthaguy là Úttaragiava 1070
G.Xôđétx, Y tế ở Cămpuchia cuối thế kỷ XII, Tạp chí Y học Pháp ở Viễn Đông, số 3 - 4/19041, tr.405. Pơmâng Tin và Luýtxơ, Kiến trúc biên niên, tr.138, 139. 1072 Sulavamxa, LXXVI, bản dịch của Giâydơ (Geiger) II, tr.65, 70. 1073 Kiến trúc biên niên, tr.133. 1074 Sulavamxa, LXXVII, Sđd, tr.103. 1071
180
(Uttarajiva) một người Môn, đổ bộ vào Xâylan năm 11801075 cùng một đoàn tín đồ, những người mang thông điệp hoà bình gửi tới vua của đảo 1076. Ông để lại 1 người Môn mới đi tu, tuổi mới 20, tên là Sapata (Chapata), anh này ở lại đảo 10 năm rồi lại trở lại đảo này năm 1190 cùng 4 người tu hành khác là những người đã nhận lễ thụ phong tăng chức theo nghi lễ của Mahavihara: Một trong số đó, Tamalanhđa (Tamalinda) là con vua Cămpuchia1077; có lẽ là con Giayavácman VII. Việc ông ta trở về có nguồn gốc từ sự ly gián trong nhà thờ Miến Điện, mà người ta nhớ lại, được Xin Arahăng lập nên, ông này là đệ tử trường Căngsi (Kânchi). Đó là lúc bắt đầu cắm rễ vĩnh viễn đạo Phật Xanhgale vào bán đảo Đông Dương1078. Sapata tức Xátđammagiôtipala (Saddhammajotipala) là tác giả một loạt tác phẩm Pali, trước hết là cuốn bàn về ngữ pháp Xúttanítđơxa (Suttamiddesa) và cuốn Xăngkhơpavamana (Sankhepavannama) bản bình luận một cuốn trích yếu siêu hình học tên là Abiđammathaxănggaha (Abhidhaumathasangaha)1079. Một nhà tu hành người Môn khác cùng môn phái tên là Dammavilaxa (Dhammavilasa) theo đạo Xariputta (Sariputta) là tác giả cuốn sưu tập đầu tiên các luật pháp lập ra ở xứ Môn, cuốn Dammavilaxa Dammathát (Dhammavilasa Dhammathat), viết bằng chữ Pali, được biết qua bản dịch bằng chữ Miến Điện vào thế kỷ XVIII1080. Narapatixithuy có quyền lực lan tới tận Mécguy (Mergui) và vào các nước San (Shans) hình như có một triều đại khá thanh bình và thịnh vượng, nó cho phép ông phát triển các công trình tưới nước vào ruộng1081. Ông đã làm giầu cho Kinh đô bằng nhiều lâu đài, mà 2 cái chính là Gôđơpalanh (Gôdôpalin) và Xuylamani (Sulamani)1082. Trước khi chết năm 1210, ông chọn làm hoàng thái tử là người con ông Dâyathanhkha (Zeyatheinkha), con một người thiếp1083 và ông đã thành công trong việc làm cho các người con lớn ở bậc trên phải thừa nhận1084. 3. Quần đảo Nam Dương cuối thế kỷ XII: Sự suy yếu của Xơrivigiaya (Palembang) có lợi cho Malayuy (Giămbi).
1075
Kiến trúc biên niên, tr.142 Sulavamaxa, LXXVI, Sđd, tr.70 1077 Kiến trúc biên niên, tr.143. 1078 Tao Xencô, Nghiên cứu sơ bộ về bút tích Calyami, Bác cổ Ấn Độ, XXII, 1893, tr.17, 29, 31. 1079 M.H.Bôđơ, Văn học Pali ở Miến Điện, tr.17, 18. 1080 F.Foóchammơ, tr.35, 36 1081 Kiến trúc biên niên, tr.141 1082 Bâyliê, Kiến trúc Ấn Độ ở Viễn Đông, tr.271 1083 Kiến trúc biên niên, tr.141, 151. 1084 Kiến trúc biên niên, tr.141, 151. 1076
181
Ở trên ta đã ghi việc sứ thần Xăngphôtsi sang Trung Quốc năm 1178, là phái đoàn cuối cùng được ghi trong Lịch sử nhà Tống. Năm đó cũng là năm xuất bản cuốn “Ling Wai Tai Ta De” của Tcheou K‟ui Fei mà phần lớn nội dung được in lại năm 1225 trong cuốn Tchou Fan Fche của Tchao Jou Kona. Đọc cuốn này, người ta có cảm tưởng là vương quốc Xuymatơra bắt đầu phân ly ra: Sun Pây (Tchan Pei) (Giămbi) tức là Malayuy cũ, không còn là một trong những nước phụ thuộc của San-fôtsi, và cuốn “Ling Wai Tai Ta” đã viết rằng ngay từ 1079 rồi đến năm 1082 và 1088, nước này đã tự mình cử sứ thần sang Trung Quốc 1085. Tanmaling, Ling ya sseu Kia, Pôlôun, Sintô, Kienpi, Lan wou li (Asin), từng được ghi trong danh sách các nước phụ thuộc Sanfôtsi đều là những nước có tiểu sử riêng rẽ nhau1086; đối với Kienpi (Cămpe), nguyên văn được ghi là “trước kia là một xứ phụ thuộc Sanfôtsi, nhưng sau một trận giao chiến, xứ đó đã tôn một người lên làm vua một cách độc lập”1087. Nếu nói đến sự suy sụp của Xơrivigiaya, ngay từ 11781088 là quá sớm, thì phải tính đến những nhân tố mới ở hòn đảo lớn này, nhất là ở Malayuy (Giămbi) ngay thời kỳ này phải trở thành trọng tâm của đế quốc Maharagia, làm tổn hại đến Palembang1089. Năm 1183, một ông vua tên là Tơrailôkyaragia Môlibuysanavácnơađơva (Trailokyaraja Manlibhushanavarmadeva) đã đúc một pho tượng Phật bằng đồng đỏ của Gơrahi (Grahi)1090 ở Saya (Ch‟aiya) trên vịnh Băngđông (Bandon). Tên ông vua này gợi lên một cách đáng chú ý chức tước thường dùng ở Malayuy1091 và người ta có thể tự hỏi người sáng lập ra nước này ở bán đảo Mã Lai có phải là một ông vua ở Malayuy hay không? Dù trung tâm của nó ở Palembang hay ở Giămbi, vương quốc Xuymađơva mà người Trung Quốc gọi là Sanfôtsi còn là một cường quốc lớn, như Tcheou Kiu Fei nói “một ngã tư quan trọng trên đường biển cho những người ngoại quốc đi sang Trung Quốc hay trở về”1092, vẫn tiếp tục phát huy sức mạnh của nó trong việc chiếm lĩnh 2 bờ của eo biển.
1085
Hướctơ và RốcKhin, Chau Ju Kua, số 18, tr.66. Hướctơ và RốcKhin, Chau Ju Kua, số 18, tr.67, 72 1087 Hướctơ và RốcKhin, Chau Ju Kua, số 18, tr.71 1088 Như tôi đã làm năm 1927, Bàn về sự suy sụp của Xơrivigiaya, Bijdr 83, tr.459; Maginmđa, Xuyvácnátvipa, tr. 197; Xát xtơri, Xơrivigiaya, BEFEO XI, tr.296 đề nghị làm trẻ lại niên hiệu đó. 1089 Điều đó cắt nghĩa tên Sanpây ([vua của] Giămbi) do Lịch sử nhà Tống đặt cho vua Sanfôtsi (Gơrôăngnơvin, Ghi chép, tr.63). Pherăng, Đế quốc Xuymađơva, Báo Á Châu số 7 - 9/1922, tr.66); Penbiô, Những chuyến đi biển lớn của Trung Quốc, T‟oung Pao XXX, 1933, tr.376; Môenx, Cơrivigiaya, Yara ở Catalin, Tijd.Bat.Gen. số 77, 1937, tr.459. 1090 Xôđétx, Vương quốc de Cơrivigiaya” BEFEO, XVIII, số 6, tr.34 và Sưu tập các bút tích ở Xiêm. Tượng Naga là thuộc thời này, còn tượng Phật có sau (Duypông, Tượng Phật ở Gơrahi, BEFEO, XLII, tr.125). 1091 Xem chú thích dưới, trang 327 - bản gốc. 1092 Hướctơ và Rốckhin, Chau Ju Kua, tr.23 1086
182
Ở Giămbi, vào những năm 20 năm đầu thế kỷ XII, người ta được biết tên 2 ông vua ở Cađiri: - Chmécvara II (Kamecvara II) lên ngôi năm 11851093, dưới triều ông, Tanacung (TanaKung) soạn bản luận văn về âm luật học, tên là Vơrittaxăngsonga1094 (Vrittasanchaya). - Xơranhga (Cringa) tức Xácvécvara II, (Sarvecvara II) mà người ta có 5 bút tích từ 1194 đến 12001095. Sự phồn thịnh về thương mại ở Giava trong thời đó toát lên từ một nhận xét của Tcheon Kin Fei trong “Ling Wai Tai Ta” (1178): “Trong tất cả các nước ngoài giầu có những khối lượng hàng hoá lớn và quý giá, không nước nào vượt được vương quốc Tasơ (Ta-che là Ả Rập), rồi đến Chơpô, và nước thứ ba là Sanfôtsi”1096. Ở
Bali, những bút tích nhân danh: Giayapăngguýtx (Jayapangus) năm 1181, Xucalăngduy (Çukalendu) năm 1201, Paramécvara (Paramecvara) và Ađicuntijacơtana (Adhikuntijaketana) năm 12041097. Chính thời kỳ này có những khu lăng tẩm và nhà tu kín bằng đá ở Tampắc Xirinh (Tampak Siring), một kỳ quan khảo cổ ở đảo1098. 4. Nước Cămpuchia nửa đầu thế kỷ XIV Tình huống trong đó xẩy ra việc kế vị một cách nặng nề Giayavácman VII ở Ăngco còn rất tối tăm. Ông này có nhiều con mà người ta biết được ít nhất 4 người: Xuryaguymara (Suryakumara) tác giả bút tích ở Ta Pơrôm 1099; Viraguymara (Virakumara) con hoàng hậu Ragiăngđơrađơvi, tác giả bút tích ở Pơrêát Khan1100; Inđơravácman, con hoàng hậu Giayaragiađơvi (Jayarajadevi) cai quản xứ Lavô1101; và cuối cùng là Xơranhđơraguymara (Crindrakumara) mà pho tượng có 4 người bạn chiến đấu quây chung quanh được đặt ở giáo đường trung tâm ở Bantây Cơma1102. Có phải chính ông này đã nối ngôi cha dưới cái tên là Inđơravácman II không? Sự trùng tên này chứng tỏ điều gì lớn. Vả lại không có gì chỉ ra rằng Inđơravácman II 1093
N.J.Cơrôm, Ấn Độ Giava, tr.298. Fơriơđơritsơ ấn hành XXII, 1848 - Xem Kécnơ, Versjir. Gesch, IX, tr.70; Xăngca, Ảnh hưởng Ấn Độ vào nền văn học Giava, tr.115, 117. 1095 N.J.Cơrôm, Sđd, tr.299, 301. 1096 Hướctơ và Rốckhin, Sđd, tr.23. 1097 P.V.Vanxtanh Canlăngfenx, Văn minh Bali, tr.35 - 59 1098 N.J.Cơrôm, Inleiding, II, tr.52, 420; Xtúttéchem, Indneden Van Bali, tr.86, 145, 192 coi nơi này như lăng vua “con thứ” (xem trang 189 bản gốc). 1099 BEFEO, VI, tr.81 1100 BEFEO, XLI, tr.269, 301 1101 Bút tích ở Cămpuchia, II, tr.176, BEFEO XXIX, tr.326. 1102 BEFEO, XXIX, tr.309, 319. 1094
183
là người kế vị trực tiếp của Giayavácman VII, là người mà ta không biết ngày mất. Cuối cùng, nếu theo bút tích ở Bantây Sôma1103 thì Xơranhđơraguymara đang ở tuổi giúp vua Yaxôvácman II chống lại Rahuy trước năm 1165, nên khó mà cho ông ta sống tới 1243 là năm Inđơravácman II mất1104. Sự khiếm khuyết của minh văn về thời kỳ đầu thế kỷ XIII đã dẫn tới chỗ mù mịt. Về phía Trung quốc và An Nam, người ta được biết rằng năm 1216 và 1218 “lần cuối cùng, quân Cămpuchia vào tận Nghệ An qua đường nước Chàm cùng với một đội quân của nước này; liên quân đó lại bị đánh thua và phải rút lui” 1105. Năm 1220, người Cămpuchia rút ra khỏi nước Chàm1106, trả lại ngôi vua nước này cho một hoàng tử Chàm tên là Ăngxaragia ở Tuyrai-vigiaya (Angcaraja de Turaivijaya): Đó là con cả Giaya Harivácman II, là người mà như người ta biết, được nuôi dạy trong triều vua Giayavácman VII và trở về nước thời kỳ chiếm đóng của Khơme. Trong tác phẩm Tchon fan Tche xuất bản năm 1225, Tchao Jou Kona đã ám chỉ đến những cuộc chiến tranh giữa Cămpuchia và Chàm trong 1 phần 4 cuối cùng của thế kỷ XII và đến sự xâm lấn của Cămpuchia vào Chàm1107. Theo tác giả đó, đất nước này về phía nam giáp Kiabôhi (Gơsahi), một nước chư hầu của Sanfôtsi, như người ta thấy, ở trên bán đảo Mã Lai ngay vịnh Băngđông những xứ phụ thuộc nó gồm: Teng Liêu Mây (Teng lieou mei) trên bán đảo Mã Lai1108 Pô sơ lan (Pơ sseu lan) trên bờ vịnh Xiêm Lô hu (Lo hou tức là Lavô, Lốpbuyri) Xăng lu (San-lou tức là nước Xyâm trên vùng thượng Mênam). Sen li fu (Tchen li fou) trên bờ vịnh Xiêm Ma lô oen (Ma lo wen, có lẽ là Malyang ở phía nam Báttămbăng). Lu yang (Lou Yang?). Tu en li fu (T‟onen li fou?). Pu căng (Pa-găng) Oa li (Wa-li, miền thượng Miến Điện). 1103
BEFEO, XXIX, tr.309, 319. BEFEO XXV, tr.296, 394. 1105 Mátxpơrô, BEFEO XVIII, 3, tr.35. 1106 Aymôniê, Nghiên cứu đầu tiên về những bút tích Chàm, Báo Á Châu 1 - 2/1891, tr.51. 1107 Hướctơ và Rốckhin, Chau Ju Kua, tr.53. 1108 P.Penbiô, Hai cuộc hành trình, BEFEO, IV, tr.233. Nếu nước này đồng nhất với Tan mây liêu (Tan mei l‟eou tức là Tâmbralingu) (điều đó không chắc vì nước sau này được Tchao Jou Kona gọi là Tan ma ling), thì phải thừa nhận là nó đã nhập vào Kiabôhi tức là Gơrahi, là việc đã làm năm 1230, vì người ta không thấy nhiều Gơrahi phụ thuộc Sanfôtsi như thế nào nếu Tambơralanhga (Ligo) đã ra khỏi Cămpuchia. 1104
184
Xi-peng (Sifieng?). Tu hoai Xinn (Ton houai Sinn?). Bảng liệt kê này chứng tỏ rằng trước khi có sự dồn ép của người Thái, nước Cămpuchia vẫn còn làm chủ vùng châu thổ sông Mê Nam và một phần bán đảo Mã Lai. Ý đồ dòm ngó nước Miến Điện đã đi cùng quân đội Cămpuchia trong các cuộc viễn chinh năm 1207 chống nước An Nam1109. mất
Về vua Inđơravácman II, người ta chỉ biết một niên hiệu, đó là 1243 năm ông .
1110
5. Nước Chàm sau thời kỳ chiếm đóng Khơme (1220 - 1257) Đố
i với những người kế vị Giayavácman II, việc không thể giữ được mối liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận của đế quốc, đã diễn ra ở Chàm từ năm 1220. Một bút tích ghi rằng, trong năm đó “người Khơme đi vào đất thánh và dân Chàm đến Vigiaya”1111. Cuộc di cư đó, tự nguyện hay bắt buộc, sáu năm sau được tiếp diễn bằng việc lên ngôi của ông hoàng Ăngxaragia ở Turai-vigiaya (Ăngcaraja de Turaivijaya) dưới danh hiệu Giaya Paramécvaravácman II1112, như người ta đã biết, là cháu của Giaya Harivácman I và được nuôi dạy ở triều vua Giayavácman VII. Mátxpơrô viết1113: “Thế là chấm dứt cuộc chiến tranh 100 năm giữa người Chàm và người Khơme. Người Khơme từ nay bị một kẻ thù mới chiếm đóng, nước Xiêm, không còn mơ tưởng đến việc chinh phục nước Chàm nữa. Trải qua nhiều thế kỷ họ chỉ còn đóng khung trong việc theo dõi các biến cố xảy ra ở vương quốc này, và những người phiêu lưu thèm khát danh lợi, đứng đầu các toán quân ô hợp, đã đem sức ra phục vụ những kẻ tấp tểnh chiếm ngôi vua và đã tham gia một cách rộng rãi vào tất cả những cuộc nội chiến”. Một phần lớn những thời gian dưới triều Giaya Paramécvaravácman II phải dùng vào việc phục hồi lại các công trình tưới ruộng và dựng lại các nơi bị tàn phá khắp đất nước. “Ông đã cho dựng lại tất cả các cái dương vật ở phía nam, trong đó có cái ở Yang Puy Nagara (Yang Pu Nagara tức Pô Naga ở Nha Trang) và các dương vật ở phía bắc, trong đó có những cái ở Xơrixanabađơxécvara (Sricunabhadresvara - Mỹ Sơn)”1114. Vào cuối triều ông, ông đã xung đột với nước An Nam, nước này từ 1225 đã có một triều đại mới, nhà Trần. Hoàng đế Trần Thái Tông đã khiển trách vua Chàm vì những vụ cướp bóc liên tiếp xảy ra ở bờ biển An Nam. Vua Chàm liền trả lời 1109
Những sự kiện này được thuật lại trong một bút tích ở Mỹ Sơn, do L.Phinô dịch. BEFEO, IV, tr.975. BEFEO, XXV, tr.296, 394. 1111 Aymôniê, Nghiên cứu đầu tiên, Báo Á Châu, số 1- 2/1891, tr.51. 1112 Aymôniê, Nghiên cứu đầu tiên, Báo Á Châu, số 1- 2/1891, tr.51. 1113 Vương quốc Chàm, tr.169. 1114 G.Mát xpơrô, Sđd, tr.172. 1110
185
bằng việc đòi lại 3 tỉnh phía bắc, 3 tỉnh đó là miếng mồi bất hoà vĩnh cửu giữa hai nước. Năm 1252, hoàng đế An Nam thân chinh cầm quân đi trừng phạt nước Chàm, bắt được nhiều tù binh, trong đó có nhiều quan lại cao cấp và cung tần mĩ nữ1115. Có thể cuộc chiến tranh đó đã làm vua Chàm chết vì sau đó người ta thấy hoàng tử Hariđơva ở Xacăng-vijaya (em thứ của vua) lên ngôi. Ông này năm 1249 đã từng cầm quân đi đánh Păngđuyrăngga dưới danh nghĩa của Yuvaragia 1116. Ông vua mới này “hiểu biết mọi khoa học và tinh thông triết học của mọi trường phái”1117, ông ta lên ngôi dưới danh hiệu Giaya Inđơvavácman VI. Triều đại ông ngắn ngủi vì đến năm 1257 ông bị người cháu tên là Hariđơva ám sát1118. 6. Nước Miến Điện: Những ông vua cuối cùng của Pa găng (1210 - 1274) Người ta còn nhớ tới trước khi chết, năm 1210, vua Narapatixithuy đã chọn làm người kế vị mình, con một người thiếp. Hoàng tử này còn trẻ, tên là Dơyathanhkha tức Năngđơngmya. Các anh của hoàng tử ở bậc cao hơn đều chấp nhận, vì “cái lọng hoàng gia đã cúi chào một cách kỳ lạ” trước hoàng tử, từ đó có cái tên là Tilômanhlô (T‟ilônimlo) để chỉ ông. Ông vua mới có tài khéo léo tước bỏ quyền hành trong tay các anh, điều đó làm ông ta tránh được nhiều mối lo âu1119. Triều của ông chấm dứt năm 1254, được đánh dấu bằng hai công trình lớn cuối cùng ở Kinh đô, đền Mahabôdi (Mahabodhi)1120, là một sự đáp lại ngôi đền nổi tiếng Bốtgaya ở Ấn Độ, và điển Tilômanhlô1121 dựng ở nơi mà chiếc lọng đã ngả xuống. Tilômanhlô có người kế vị là hoàng tử Kyôdơoa (Kyôzwa), con ông, một người rất sùng đạo đã từ bỏ quyền binh cho con mình là Udana (Ugana) để sống với các ông sự đạo Phật1122. Triều ông được đánh dấu bằng một vài hoạt động vănn học, nhất là về ngữ pháp1123. Ông mất năm 1250. Udana nối ngôi trong 4 năm thì chết vì một tai nạn lúc đi săn1124. Sau khi ông mất năm 1254, người kế vị hợp pháp là Thanhgathuy (Thingathu) (Singhasura) bị Naratihapatơ (Narathihapate), (Narasihapati) con một người thiếp, lên 16 tuổi tiếm đoạt ngôi vua. Thượng thư Yadathanhkyang 1115
Aymôniê, Sđd, tr.57. Về niên hiệu, xem L.Phinô, BEFEO, XV, 2, tr.51. L. Phinô, BEFEO IV, tr.954. 1117 BEFEO, XV, 2, tr.51, số 1. 1118 Thiếu chú thích ở bản gốc 1119 Kiến trúc biên niên, tr.153. Biên niên Pali Jinakalamalinô gán cho ông sáng tác năm 1203 một bài bình luận về Bôđivanxa (G.Xôđétx, Tài liệu về lịch sử miền Tây nước Lào). BEFEO XXV, tr.11). 1120 L.đơ Bâyliê, Kiến trúc Ấn Độ ở Á đông, tr.299; Xcốt ô.Côno, Măngđalay, tr.221, 270, 275. 1121 Xcốt ô Côno, Sđd, tr.200 1122 Kiến trúc biên niên, tr.155, 156. 1123 M.H.Bôdơ, Văn học Pali ở Miến Điện, tr.25. 1124 Kiến trúc biên niên, tr.156, 158. 1116
186
(Yajathinkyan) (Ragisankrama) là người nuôi dạy ông bị đẩy đi xa “như người ta tháo dàn giáo ra khi ngôi chúa đã hoàn thành”1125. Nhưng ông lại được vời ra ngay để đi trấn áp các cuộc nổi loạn ở Máctabăng (Martaban) và Aracăng (Arakan)1126. Năm 1274, nhà vua cho xây dựng ngôi đền Manhgaladơđi (Mingalazedi) (Mangalachotiya) để đặt các tượng các hoàng tử và công chúa của triều đại, và các thầy bói đã đoán rằng việc hoàn thành ngôi đền đánh dấu thời kỳ cuối cùng của vương quốc. Quả nhiên, Pagăng chẳng bao lâu đã rơi vào tay người Mông Cổ. 7. Xơrivigiaya trước lúc bị chia cắt (1225 - 1270) Mặc dầu có những dấu hiệu báo trước một sự chia cắt gần gũi, nước Sanfôtsi hồi đầu thế kỷ XIII vẫn còn là một cường quốc. Tchao Jou Kona đã ghi tới 15 nước chư hầu của nó: Peng long (Pahang) Teng Ya nong (Tơrengamuy- Trenganu) Lingyasseu-kia (Lankasuka) Kilantan (Kelantan?) Foloan (P‟át‟alung?). Yelot‟ing (trên bờ phía đông bán đảo?) Ts‟ien mai (?) Pat‟a (Nước Batak ở Xuyunađơra?) Tanmaling (Tambralinga, vùng Ligo) Kialohi (Grahi, trên vịnh Băngđông) Palinfong (Palembang). Sinto (Sunda, tây Giava)1127 Kienpu (Kampe, trên bờ đông Xuymatơri) Silan (Ceylan?)
1125
Kiến trúc biên niên, tr.71. Hướctơ và Rốckhin, Chau Ju Kua, tr.62; Pherăng, Đế quốc Xuymađơra, Báo Á Châu, 7 - 9/1922, tr.13.; Magiumđa. Xuyranátvipa, tr. 193; Xútxđơri, Xơri Vigiaya, BEFEO, XI, tr. 294 1127 Tchao Jou Kona chấm dứt lời chú thích về Sanfôtsi như sau “miền đông nước này giáp với Yong Ya Lou”, nghĩa là Yangala. Người ta sẽ thấy ở thời đó, năm 1225, nước Yangala cũ lúc đầu bị Panjalu sức Candiri lấn át, đã phục hồi được ưu thế với Kinh đô là Tumapen. Điều đó không nói lên rằng các thuộc quốc của Sanfôtsi gồm miền tây và miền Trung đảo Giava cho tới biên giới Yangala, vì Tchao Jou Kona chỉ nêu tên Sinto-Sunda trong số các nước chư hầu. Đối với ông, Yong Ya lou tức là Yangala có lẽ tương ứng với tất cả vương quốc Giava thừa hưởng của Éclăngga. Xem Y.L.Môenx, Xơrivigiaya, Yavavà Cataha, Tijd.Bat.Gen, 77, 1937, tr.410, 414. 1126
187
Danh sách này bao trùm toàn bộ bán đảo Mã Lai ở phía nam vịnh Băngđông, và tất cả miền tây bán đảo: Vua Maharagia vẫn tận dụng quyền lực nhờ việc chiếm cứ hai bờ eo biển Xơrivigiaya - Cataha hoặc Xơribuyda - Cátla. Đại
dương quốc này hình như đã tha hoá thành một công ty cướp bóc thật sự. Tchao You Kona viết1128: “Nước này ở vùng đại dương và làm chủ eo biển qua đó các chuyến hàng hải bằng đường biển và đường bộ hai chiều đều phải đi qua... nếu một chuyến thương thuyền khác nào phải qua đó mà không dừng lại, các chiến thuyền sẽ ra tấn công theo một kế hoạch tính trước; dân ở đấy sẵn sàng liều chết (để thực hiện mưu kế của họ). Chính vì lẽ đó mà nước này trở thành một trung tâm hàng hải quan trọng”. Ở
chương trên ta đã thấy ngay từ cuối thế kỷ XI, Cămpơ và Malayuy (Kampe et Malâyu) trên bờ phía đông Xuyuratơra, đã tách ra khỏi Xirivigiaya. Năm 1230, chính trên bán đảo Mã Lai người ta nhận thấy sự suy yếu của nó. Vào thời này, vua nước Tambơralanhga là Đácmaragia Săngđơrabanuy (Dharmaraja Chandrabhanu) đã cho khắc ở Saiya (Ch‟aiya), trên danh thắng Sơrahi cũ có lẽ mới sát nhập vào, một bút tích1129 có vẻ nói về một ông vua độc lập1130. Săngđơrabanmy được nêu tên trong Mahavamka xanhgale với hình dung từ vua của người Giavacátx, và có lẽ cũng chính ông đã xuất hiện trong văn minh người Pangdyátx (Pandyas) ở cực nam Ấn Độ1131 với danh hiệu là Xavacăng (Çavakan). Việc so sánh các văn bản đó1132 và biên niên sử Pali Jinakalamalim1133 cho phép viết rằng năm 1247, Săngđơrabanuy đã cử sang Xâylan, có lẽ vì mong muốn hoà bình có được một thánh tích hoặc một bức tượng Phật, một phái đoàn và sau đó dẫn đến một thuộc địa của Yavacátx. Vào khoảng 1263, Giatavácman Vira Pangduya (Yatavarman Vira Pandya) được gọi về Xâylan để trấn áp các cuộc nổi loạn xẩy ra sau khi thiết lập quyền bá chủ của Pangdya lên đảo năm 1258, của anh ông ta là Yatavácman Xunđara Păngđia (Yatavácman Sunđara Pandya). Ông phải chiến đấu với hai ông hoàng Xâylan và một ông hoàng Giavaca, có lẽ là con của Săngđơrabanuy đóng ở Xâylan mà ông đã chấp nhận sự thần phục. Khoảng 1270 lại xảy ra một cuộc viễn chinh thứ hai của Săngđơrabanuy đi đổi chiếc răng và cái bát của Phật: nhưng ông lại bị thảm bại. 1128
Hướctơ và Rốckhin, Sđd, tr.62; G.Pherăng, Sđd, tr.13. G.Xôđétx, Sưu tập các bút tích ở Xiêm, II, tr.41 1130 Có lẽ ông cũng nhận quyền bá chủ của Cămpuchia nếu nước Teng lieou mei, như Tchao Jou Kona ghi thì số các nước phụ thuộc vào Cămpuchia, là đồng nhất với Tan mei lieou tức Tâmbralinga, điều đó không có gì chắc chắn. 1131 L. đơ la Valê Pútxanh, Triều đại và lịch sử Ấn Độ từ Kaniskha, tr.251 và tiếp theo. 1132 Các bản tranh luận trong: N.J.Cơrôm, Deondergang Van Çrevijaya, Md. Kon. Akad, V. Wet. Afd. LetterKunde, 62, 1926, 8, số 5; G.Xôđétx, Bàn về sự suy sụp của vương quốc Xơrivijaya, Bijdr 83, 1927, tr.459; Nila-căngtaxát xtơri, Xơrivigiaya, Cangđơrabanuy và Vira Păngđya, Tijd.Bat.Gen, 77,1937, tr.251 1133 G.Xôđétx, Tài liệu về lịch sử miền tây nước Lào, BEFEO, XXV, tr.99. 1129
188
Sự suy yếu của Tambơralanhga, xứ phụ thuộc quan trọng nhất của Xơrivigiaya trên bán đảo, chỉ còn liên hệ một cách lỏng lẻo với chính quốc Xuymađơra. Hai mươi năm sau đã làm thuận lợi cho việc chinh phục của người Thái. Với họ, Săngđơrabanuy hình như có quan hệ láng giếng tốt 1134 bao hàm cả việc mang ơn sự bảo hộ của Xuykhôthai1135. Những đòn đầu tiên do Giava giáng vào Xơrivigiaya, và nay cần vẽ lại lịch sử của nó trong 3 phần 4 đầu thế kỷ XIII. 8. Giava: Thời kỳ cuối của vương quốc Cađiri (1222) và thời kỳ đầu của vương quốc Xanhgaxarri cho đến 1268 Đầu thế kỷ, ngai vàng nước Cađiri do Cơritagiaya (Kritajaya) nắm giữ. Người ta có một bút tích năm 1266 về ông này1136. Thời cuối triều ông, một người quỷ quyệt tên là Ăngrốc (Angrok) sau khi đã giữ chắc quyền ở đông bắc Malang, đã bắt nước Giănggala cũ (Yangala) thần phục mình. Rồi ông lợi dụng cơ hội đầu tiên để nổi lên chống chủ của mình là vua Cađiri. Sự thiết lập một triều đại mới ở Tuymapen (Tumapel) trong nước Giănggala được coi như đánh dấu sự thống nhất hai vương quốc Giănggala và Pănggialuy (Panjalbu tức Kndiri), tạo nên hai nửa của vương quốc Erlăngga: nhưng Giănggala lúc đầu bị Cađiri lấn át, và sự hỗn hợp đã trở thành một việc đã rồi từ rất lâu, nhưng vì Giănggala gồm có Kinh đô cũ nên kẻ tiếm đoạt, khi xưng vua ở phần quan trọng nhất trên 2 nửa của vương quốc Erlăngga, đã gây ấn tượng nối lại với những truyền thống của một quốc gia Giava cũ. Chỉ dẫn về Giava trong cuốn Tchon Fan Khe năm 1225 đã phản ánh sự rối loạn trong 10 năm thứ 2 của thế kỷ XIII, và những mâu thuẫn của Tchao You Koua có nguyên nhân từ sự phát triển nhanh chóng của tình hình đó cho đến lúc Cađiri suy rụp hoàn toàn năm 1222. Trong chương 141137, Tchao Jou Kona gọi tên cũ là Chôpô, tức Pou Kia long (Pekalougan), và cho nhiều tư liệu phần lớn rút trong Ling Wai Tai Ta năm 1178, và ông kết luận rằng muốn ngăn chặn sự xuất khẩu lậu các tiền bằng đồng khỏi nước Trung Quốc. “Triều đình đã nhiều lần cấm buôn bán (với Chôpô) nhưng các thương nhân nước ngoài, để lừa dối chính quyền, đã đổi tên nước này và gọi là Xukităng (Sonkitan)”. Chính dưới cái tên đó, Tchao Jou Kona đã miêu tả vương quốc Giava này trong chương 15.
1134
G.Xôđétx, Tài liệu về lịch sử miền tây nước Lào, BEFEO, XXV, tr.99. Ít ra đó là giả thiết của F.H. Giles, Truyền thống Kahlak, báoHội Xiêm XXX, 1938, tr.18, 21. 1136 N. J.Cơrôm, Ấn Độ - Giava, tr.301 1137 Hướctơ và Rốckhin, Chan Ju Kua, tr.82. 1135
189
Tên Xukităng có nhiều tên đồng nhất mà cái gần sự thực nhất là Xuycađana (Sukadana), ở lân cận Xuyrabaya1138 (Surabaya), nó tương ứng với một lãnh thổ hơi khó xác định vì các tài liệu Tchao Jou Kona cung cấp lại mâu thuẫn nhau. Lý do là vì nó có niên hiệu khác nhau và những tài liệu gần nhất hình như có trước thời kỳ Cađiri suy sụp. Chính vì vậy mà ở đầu chương, ông nói rằng Xukităng giáp phía tây Xanhtô (Sint‟o) (Xunđu tức Sunda) và phía đông giáp Tapăng (Tapan, Tuban, Tumapel), điều đó tương ứng nhiều với lãnh thổ Cađiri, bớt đi xứ Giănggala đã trở nên một xứ độc lập, nhưng trong bản kê các thuộc quốc của Xukităng1139, ông đã gộp cả Tapăng và Giôngyalu (Young Ya Lou tức Yanggala hay Vjung Galuh, một hải cảng trên đồng bằng Bơrantátx) điều đó nói nên tình trạng những việc thuộc về thời kỳ trước; thế mà ở cuối chương nói về Sanfôtsi1140 ông lại miêu tả xứ này (trong đó có Xanhtô tức Xunđa trong những thuộc quốc) phía đông giáp Giôngyalu, điều đó chỉ có nghĩa là Giănggala không những trở thành một xứ độc lập mà còn thôn tính cả Cađiri. Ngoài Ta-păng và Giônggalu, Tchao Jou Kona còn ghi những thuộc quốc của Xukităng trên đảo Giava như sau:1141 Po hon yuan (?) Matong (Medang) Hi ning (?) Tong Tche (mũi phía đông) và trên các đảo lân cận: Ta Kang (?) Houang ma tchon (?) Mali (Bali ?) Nieou lonen (?) Tan jong wou lo (Tanjong Pura, tây nam Boócnêô) Ti wou (Timor) P‟ing ya yi (Bangai, phía đông Xêlépbơ) Wou won kou (Mêhiyecơ)(4). 1138
B.Schriek, Tijd. Bat.Gen, 65, 1925, tr.126, số 36.
1139
Hướctơ và Rốckhin, Sđd, tr.83. Hướctơ và Rốckhin, Sđd, tr.62. 1141 Bản kê này đã được Hướctơ và Rốckhin nghiên cứu, Sđd, tr.86; G.Roufaer, Was Malaka en emporium, Big‟dr. 87, 1921, tr.137; N. J.Cơrôm, Ấn Độ - Giava, tr.309. (4) Về hai tên này, xem G.Pherăng, Báo Á Châu số 3 và 4/1919, T.281. 1140
190
Với Ăng rốc, người sáng lập ra vương quốc Tuymapen, lịch sử Giava có một bộ mặt mới và nó giữ được cho đến thời kỳ Ấn Độ. Phần lớn nó được dựng lên trên 2 biên niên sử chữ Giava, cuốn Nagarakritagama của Prapancha (1365)1142 và cuốn Pararaton vào cuối thế kỷ XV1143, nó cũng giống như biên niên Miến Điện, nêu lên tiểu sử các vua chúa và quần thần, đời tư của họ và cả những cuộc xích mích và các bi kịch trong triều và các chi tiết mà văn minh kỹ biết tới. Ăngrốc là con gia đình nông dân, nhưng sau tự xưng là con Phật Xiva Girankđa (Siva Girinda tức Xiva vua núi)1144, một hình dung từ gợi lên một cách cố tình, danh hiệu cổ Xailăngđơra. Trải qua thời thanh niên làm kẻ trộm đường dài, ông ta vào phục vụ Tungun Amotung (Tungul Ametung), người cai quản xứ Tuymapen, rồi ám sát ông này rồi lấy luôn vợ ông ta tên là Dedes 1145. Ông củng cố vị trí ở phía đông núi Gauy (Kawi), rồi lợi dụng sự xưng đột giữa vua Cơritagiaya và tăng lữ, đã xưng vua dưới danh hiệu Ragiaxa (Râjasa)1146. Năm 1222, ông tiến về Cađiri và tham gia một cuộc giao tranh quyết định ở Giăngtơ (Ganter)1147 mà địa danh chưa được xác minh. Cơritagiaya chạy trốn và mất tích, không để lại dấu vết gì. Cađiri từ đó thành một bộ phận của vương quốc Tuymapen, sau này được biết nhiều hơn dưới cái tên chỉ Kinh đô của nó là Xanhgaxari (Singhasari), lúc đầu được gọi là Luytaragia (Kutaraja). Sau 6 năm trị vì yên ổn, Ragiaxa bị ám sát năm 1227 do Anuysapati (Anushapati) con hoàng hậu Dedes và cựu toàn quyền sứ Tuymapen xúi giục, để trả thù việc giết hại cha anh ta1148. Anuysapati tức Anuysanata (Anushanatha) lên nối ngôi và trị vì đến 1248. Năm đó, trong một lần chọi gà, đến lượt ông lại bị Tốtgiaya (Tohjaya) con của Ragiaxa và một người thiếp1149 giết chết. Lăng của ông tên là Săngđi Kiđan (Chandi Kidal)1150, ở đông nam Malang, một công trình kiến trúc còn thấm nhuần truyền thống Giava cổ điển. Tốtgiaya chỉ ở ngôi vài tháng năm 1248 và bị chết trong một cuộc nổi loạn trong cung do 2 người cháu là Răngga Uyni (Ranga Wuni) con Anuysanata, và 1142
Do Brandes ấn hành, Verh.Bat.Gen 54, 1902 và Keécni dịch, Veesfor. Gesch. VII và VIII (Cơrôm in lại năm 1919 1143
Do Brandes ấn hành, 49, 1896 (Cơrôm in lại năm 1920). Nagarakritâgama (H.Keécnơ Verspr. Gesch. VIII), tr.7. 1145 Pararaton, tr.61.Có lẽ là người đàn bà được trình bày dưới dạng Praju‟âpâramitâ ở Bảo tàng Lâyđơ (Leyde). N.J.Cơrôm, Ấn Độ - Giava, tr. 54. 1146 Pararaton, tr.62 1147 Pararaton, tr.63 1148 Pararaton, tr. 64 - 65 1149 Pararaton, tr. 72 1150 N.J.Cơrôm, Ấn Độ - Giava, II, tr.55. 1144
191
Mihisa Sămpaca (Mahisha Champaka) cháu của Ragiaxa1151 xúi giục. Hai ông hoàng này cùng ở ngôi chung, người trên lấy danh hiệu là Vítxnuyvácđana (Vishauvardhana) và người thứ hai lấy danh hiệu là Naraximhamuyếcti (Narasimhamurti)1152. Biến cố chính dưới triều Vítxnuyvácđana (1248 - 1268) dù việc trấn áp cuộc nổi loạn của một người tên là Lanhgapati1153 ngay từ 1254, ông ta giao hẳn vương quyền cho con là Cơritanagara (Kritanagara), và từ năm đó Kinh đô Luytaragia mang tên là Xanhgaxari1154. Năm 1268 ông mất, được phong thần dưới dạng Xiva ở Oalơri (Wal‟eri) (Mơlơri gần Bơlita tức Meleri meo de Bhitar) và dưới dạng Amôgapaxa (Amoghapaxa) (một dạng của bồ tát Avalokitecvara) ở Giagiaguy (Jajaghu) (Săngđigiagô tức Chandi Jago)1155. Ngôi đền nổi tiếng đó có trang trí phù điêu chìm minh hoạ các phần trong những bài thơ Ấn Độ - Giava khác nhau: Kunjarakarna1156, Parthayajn‟a1157, Arjunavivâh1158 và Krishnayana1159, có phong cách Inđônêdiây hơn các lăng trước1160. Sự xuống dốc của văn hoá Ấn Độ và sự quay về với truyền thống tổ tiên của thực thể bản địa là một hiện tượng chung ở ngoại Ấn hồi thế kỷ XIII. Về những nguyên nhân bên trong của sự xuống dốc đó đã được ghi ở trên , ở đây có thể thêm 2 cái: Sự xâm nhập của người Hồi vào Ấn Độ sau khi đã gây ra một cuộc di trú các phần tử trí thức ra nước ngoài 1162, một thời gian làm cạn nguồn văn hoá mà các thuộc địa Ấn Độ cần phải được tôi lại; và các cuộc chinh phục của Mông Cổ kéo theo sự tàn phá các vương quốc được Ấn Độ hoá cũ như người ta sẽ thấy ở chương sau. 1161
1151
Pararaton, Sđd, tr.73, 76 Pararaton, Sđd, tr.77 1153 Nagarak, Sđd, tr.12. 1154 Nagarak, Sđd, tr.13. Về các di chỉ khảo cổ của nó, xem Brandes, Beschrijving van Tjandi Singasari, 1909; N.J.Cơrôm Inleiding, tr.68, 93; Yessy Blom, Những đồ cổ ở Lingasari, Leyde, 1939. 1155 Nagarak, Sđd, tr.14. 1156 H.Keécnơ.Verspr.Gesch.X, tr1, 76; Himamsu Bhusan Sarkar, Ảnh hưởng Ấn Độ vào văn học Giava, tr.83,87. 1157 Sarkar, Sđd, tr.224, 278. 1158 Sarkar, Sđd, tr.224, 278. 1159 Sarkar, Sđd, tr. 322, 323 1160 Brandes, Beschrijving van de ruine bij de desa Toempang, genaamd Tjandi Djago, 1904; N.J.Cơrôm Inleiding, tr.95, 136. 1161 Xem chú thích trang 70, bản gốc. 1162 “Taramatha” nói, vào thời người Turushkas chinh phục Ấn Độ (tức là sự xâm nhập của Mnhammad -iBakhtiyar cuối thế kỷ XII), nhiều nhà bác học Phật giáo, gồm Sungama Srijn‟âra, Ravicribhadra, Chandrakaragupta, 16 mahanta và 200 tiểu lãnh tụ giáo phái đã trốn về Pukkkam (Pagan), Munjan (Haripunjaya ?), Kamboja và các vùng khác. Xem. Nihar Ranjan Ray “Phật Phạn ở Miến Điện”, T.76, 81, 85. 1152
192
Chương XII: Sự phản xạ của các cuộc chinh phục của Mông Cổ (một phần ba cuối thế kỷ XIII) 1. Người Thái 2. Nước Cămphuchia: Thất bại của một âm mưu của Mông Cổ năm 1282 3.Nước Chăm: Sự xâm nhập của Mông Cổ (1283- 1285) 4. Nước Miến Điện: Từ 1271 người Mông Cổ chiếm cứ Pagăng (1287) 5. Công cuộc giải phóng của người Thái ở MêNam nửa cuối thế kỷ XIII: Thời kỳ đầu của vương quốc Xuykhôthai (Sukhốt ai) (khoảng 1260- 1292) 6. Giava: Thời kỳ cuối của vương quốc Thời kỳ cuối của vương quốc Xanhgaxari (Singhasâri), cuộc viễn chinh vương quốc Mông Cổ năm 1293và sự thành lập của vương quốc Môngiôpahít(Mojopahít) 7. Xuymatơra và các thuộc quốc vào thời kỳ Mác xôpôlô (Marco Polo); thời kỳ đầu của Itxlam 8. Vương quốc Thái Xuykhô thai: Rama Camhèng (Râma ixlam hèng) 9. Vương quốc Thái Lanna: Sự thành lập Chiêng Mai (1296) 193
10. Người Thái ở Miến Điện 11. Nước Cămpuchia: Mối liên hệ của Tcheou- Kruan (Chu Đạt Quan) (1296) 12. Nước Chăm cuối thế kỷ XIII Khắp Âu Á, thế kỷ XIII đều đặt dưới dấu vết của Mông Cổ. Ngoại ấn cũng không thoát khỏi sức ép đó vì ngay từ 1260, Nhi Cubilaikhan lên kế ngôi Giănggitxkhan và chinh phục Trung Hoa, thành lập nên nhà Nguyên năm 1280, ông ta tìm cách buộc các ông vua nước ngoài tuyên thệ thần phục như tục lệ trước đây đối với triều đại Trung Quốc nhà Tống. Tuy rằng Trung-Mông đến các nước đó chỉ gặp toàn vận rủi hoặc những thắng lợi không có tương lại, sự đụng chạm của nó đã gây ra ở các nước đó nhiều phản xạ sâu sắc mà cái quan trọng nhất là sự thành lập cường quốc người Thái ở lưu vực sông Mê Nam và ở Miến Điện, với tất cả hậu quả xảy ra ở Cămpuchia, ở các nước chính trên sông MêCông và ở bán đảo Mã Lai. 1. Người Thái 2. Người Thái định trú ở Vân Nam, từ thế kỷ VIII và lập ra vương quốc Nam Tchao(Nam Chiêm), mãi lâu về sau mới giành được độc lập ở vùng thung lũng trung Đông Dương và Miến Điện. Đôi lúc người ta nói về: “sự xâm lược của người Thái”, hậu quả của “sức ép Mông Cổ thế kỷ XIII”. Thực ra đó là một sự thâm nhập chậm chạp, và có lẽ từ rất lâu từ suốt dọc các sông ngòi, theo dòng chuyển lưu chung của các cư dân từ phía Bắc đến phía Nam, tạo nên đặc điểm của cư dân trên bán đảo Đông Dương. Nhưng nửa đầuthế kỷ thế kỷ XIII đã diễn ra sự kích khởi ở tận cùng phía Vân Nam. Theo những niên hiệu truyền thống ghi ở đây với tất cả sự thận trọng, Vương quốc Thái Môgâng(Mogaung) ở Bắc Bamô (Bhamo) được thành lập từ 1215, vương quốc Mônê (Moné) hay Mường Nai trên nhánh phải sông Slakuyn (Saluơin) năm 1223, và nước átxam bị chinh phục năm 1229 (1) Cũng thời gian đó 1163các thủ lĩnh người Thái ở Chiềng Rung và Ngơn Yang (Ngôn Yang) (thuộc Chiềng Xên) hay thượng lưu sông Mê Công, liên minh với nhau bằng cách gả con gái cho nhau(1)1164. Đúng là cùng thời kỳ đó có ghi truyền thuyết hạ giáng của Khum Bô rôm và việc ào đến từng khối lớn theo sông Nậm U ở Luông Pơrabang (2)1165. Giữa thế thế kỷ XIII, người Thái đã tập trung rất mạnh các nhóm Khơme, môn và Miến Điện đã ấn Độ hoá ở các thung lũng phía Nam, và khi họ đạt được một sự kết hợp nào đó, lãnh tụ của họ, đối với tổ chức bên trong của công quốc cũng như về đường lối chính trị đối với nền văn minh cổ Ấn độ ở các thung 1163
1 P.Lefêvre. Pontalis: “Người Younes (vân) ở vương quốc Lanxa hay Papơ “Tùng Báo, XI, 1910, Tr.107C. Nutton “Biên niên sử Xiêm III, T 20 1165 “Nhiệm vụ Parie- Nghiên cứu linh tinh “ II. T. 7-17- L. Phinô “Tìm hiểu văn học Lào” BEFEO, XVII. 5, T.160-164 1164
194
lũng và đồng bằng, đã theo gương người Mông Cổ mà sự phông thịnh kỳ diệu của nó đã tác động mạnh vào trí tưởng tượng của họ. Người ta sẽ thấy bút tích của RamaCamheng nhà chinh phục lớn người Xiêm vào cuối thế kỷ 13, đôi khi rung lên tiếng vang của Hốt Tất Liệt (Giăng gitx khan). Về phía mình người Mông Cổ, từ lúc xâm nhập vào Vân Nam năm 1253, không thể nhìn một cách ác ý sự thiết lập ra, dựa trên các vương quốc cổ đã bị ấn độ hoá, hàng loạt công quốc Thái, những nước này dể được giữ lại trong quỹ đạo của Trung Quốc. Nhưng thời cơ chính trị đó đưa tới kết quả là tầng lớp thống trị gốc Thái lên nắm quyền hơn là một sự đảo lộn đột nhiên trong nhân dân trên bán đảo. ở Miến Điện việc chinh phục nước Pagăng của người Mông Cổ năm 1287 đã tạm thời làm biến mất vương quyền Miến Điện, và nước này bị chia làm nhiều công quốc do các vua Thái cai trị. ở thượng lưu sông Mênam, một thủ lĩnh người Thái từ ChiềngRay tới đã dưới triều đại Môn ở Haribumgiaya đi và lập nên một kinh đô mới, Chiềng Mai, ở gần kinh đô cũ. Khi Xuykhôthái (Sukhôdaya), việc tuyên bố độc lập tiếp theo một cuộc chinh phục nhanh chóng, dẫn tới hậu quả chinh quyền người Thái được thay thế bằng chính quyền Khơme ở châu thổ sông Mênam trên thượng lưu sông Mêcông Người Thái chỉ đi vào lịch sử ngoại ấn vào thế kỷ XI với việc ghi vào văn minh Chăm việc bắt nô lệ hay tù binh Xiêm (Syâm), bên cạnh người Trung Quốc, người An Nam, người Campuchia và người Miến Điện vào thế kỷ XII, các phù điêu chìm ở ĂngCovát trình bày ở đầu đoàn người ở hành lang phía Nam, một nhóm chiến binh màu áo hoàn toàn khác với người Khơme và hai bút ký ngắn ngủi xác nhận họ là người Xyâm (Syâm)(1)1166, rất có thể đó là người Thái ở trung Mênam vì chính ở thế kỷ XIII, người Trung Quốc gọi vương quốc Xuykhôthái bằng cái tên Sien. “Bọn dã man”đó như người ta đôi lúc gọi người Xyâm ở Ăngcovát, chỉ “dã man” trong y phục. Họ phải có một tổ chức xã hội mà một vài vết tích vẫn tồn tại ở Vương Quốc Lào(2) 1167 và các chế độ phong kiến của người Mường ở thượng du Bắc kỳ và Thanh Hoá đã gây nên một quan niệm gần gũi (1) 1168 sống từ lâu ở Vân Nam trong quỹ đạo của nền văn minh Trung Quốc, không những họ có một nền văn minh vật chất khá tiến bộ mà còn có sự tiếp xúc với ấn độ và Phật giáo bằng con đường nối biển ấn độ với Trung Quốc qua Át-xam và Vân Nam (2)1169, điều đó cắt nghĩa ảnh hưởng rõ nét của nghệ thuật người Pala và người Xônaơ ở Băngalo vào nghệ thuật Phật giáo của người Thái bao giờ cũng là người đồng hoá xuất sắc: Không cần phải làm gì, họ có thể cái gì mà trong nền văn minh của các nước láng 1166
“Đền Ăngcovát”. Hồi ký khảo cổ EFEO, T1 559, 572, 573. Y. Rispand “Những danh từ có yếu tố chỉ ..của các công quốc Thái” Báo Hội Xiêm, 29-1937, T. 77. P.Lðvy “Đối ngữ đặc lưu danh từ ở Lào”. B/c viện nghiên cứu về người ở Ấn... Dương”. V, 1942, T.139. 1168 Ơ grossin “Tỉnh Mường ở Hoà Bình” Hà Nội 1926 - C17. Rôbequain “Tỉnh Thanh Hoá” Tập I (EFEO, XXIII, 1929) 1169 Pelliot “Hai cuộc hành trình” BEFEO, IV, T. 162 1167
195
giềng có thể làm cho họ đấu tranh thắng lợi. Những thành công nhanh chóng của họ ở lưu vực lưu vực sông Mênam1170, nhưng người ta sẽ thấy là hậu quả của sự suy yếu của Cămpuchia, và sự xuống dốc rồi suy sụp của Miến điện dưới những đòn của Mông Cổ. 1. Nước Cămpuchia: Sự thất bại trong một âm mưu của Mông Cổ năm 1282 Ở cămpuchia, Inđơracman II mà người kế vị có lẽ không phải ngay lập tức , là Giayavácnan VIII, dưới triều ông, người Mông cổ đã biểu xuất ở Cămpuchia một cách khá hoà nhã. Năm 1268, hoàng đế Annam khiếu nại với Hốt Tất Liệt về những cuộc tấn công của Cămpuchia và Chàm. Hốt Tất Liệt ra lệnh cho ông phải chốg cự với sự giúp đỡ của quân Miến Điện (4)1171 Nhưng chỉ 15 năm lãnh thổ Cămpuchia mới bị toán quân Mông Cổ tràn đến, toán quân này do Xagatu (Sagatou) chỉ huy, vào năm 1283 sẽ vào phía Bắc và miền trung nước Chàm.Ông ta cử đi có lẽ vì đường từ Quảng Trị đến Xavanakhét (1)1172một tướng chỉ huy 100 quân và một tướng chỉ huy 1000 quân tên là Xôlâyman (Sollyman) đi và các tướng này “bị bắt và không trở lại nữa(2)1173. ít ra là nước Cămpuchia xét thấy lo xa hơn bằng cách triều cống Hốt Tất Liệt vào năm 1285 (3)1174. Người ta sẽ thấy Giayavaiman VIII còn khổ hơn đối với người Thái ở MêNam 2. Nước Chàm: Sự xâm lược của Mông Cổ (1283-1285) Ở Chàm, Hariđơva (4)1175 là người “đòi hỏi vương quyền” mang vương hiệu Giava Xinhavácman (Jaya Sihavarman) đến năm 1266, trong lễ đăng quang, đã đổi là Inđôravácman(V) (5)1176.Lo lắng đến việc giữ quan hệ tốt với nước An Nam, từ 1266 đến 1270 ông đã cử ít nhất 4 sứ thần sang đi, nhưng chẳng bao lâu ông lại bị hoạ Mông Cổ (6). Năm 1278 rồi 1280, ông được triệu về trình diện ở triều đình Bắc Kinh. Nhờ sứ thần và đồ lễ, ông thoát được điều đó, bỗng đến năm 1281 Xagatu vf Licon Cheng được lệnh đi “giữ gìn an ninh” ở Chàm. Do thái tử Hariíit xúi giục, dân chúng Chàm chấp nhận một cách khó khăn sự bảo hộ đó, và các phái viên của Hốt Tất liệt phải quay về. Hốt Tất liệt liền tổ chức một cuộc viễn chinh dài trong 2 năm (1283- 1285). Chi tiết của nó ra ngoài phạm vi cuốn sách này, được biết rất rõ, Việc rút lui cuả nhà vua vào rừng núi (1)1177 và người An Nam từ chối không cho 1170
G. Coeseô: “Nghệ thuật á đông” XII, T.31 Lịch sử nhà Nguyên (Theo một tài liệu của Ông Trương Văn Giáp) 1172 H. Môtxpôrô BEFEO XVIII, 3, 7.35 1173 Theo Tcheou ta koran- Xem Pellot 3 -Nt1174 L. Finot. BEFEO, IV, T. 51, số 1 1175 Aymonier:Báo á châu 1-2 /1891, T. 58. Về các niên hiệu, xem Finot BEFEO, Iv, T. 81 1176 Về hồi này, xem Muspero “Vương quốc Chàm”, T. 175- 187 1177 Marco Polo đã đến thăm nước Chàm năm 128j5 (Benedetto xuất bản, T. 167- 168) Cái tên Accambula, thoe Bero detto, được Marco gọi là vua Chàm là một sự nhầm lẫn. Quan niệm đó được Fc A.C. Moule và Pellot đồng tình “Marco Polo” I, T.366, số 5 1171
196
quân Mông Cổ mượn đường đó làm cho cuộcviễn chinh khó khăn đó kéo dài và không được lòng dân. Việc Tôgăng (Togan) con của Hốt Tất Liệt tràn vào Bắc Kỳ, tuy rằng chiếm được kinh đô năm 1285, nhưng lại phát triển một cách rất xấu và cuối cùng bị Trần Nhân Tôn đánh bại ở Thanh Hoá. Tô găng dồn về phía bắc, và Xagatu từ phía nam lên tiếp viện sau khi đổ bộ vào nước Chàm, đã bị giết và cắt đầu “Nhờ đó nước Chàm được giải phóng khỏi ách Mông cổ, vì quân Nguyên đã tốn nhiều quân quan ở đó mà không rút ra được ích lợi gì đáng kể. Inđơravácman V muốn tránh việc quân Nguyên trở lại, đã cử sử thần đến cống Hốt Tất liệt ngày 6/10/1285, cùng với một phái viên Cămpuchia”(2) 1178 In đơravacman V “đã nhiều tuổi” một thời gian sau đó đã chết. Nước Miến Điện: Từ 1271 đến lúc quân Mông Cổ chiếm được Pagăng (1287). Quân Mông cổ đã thôn tính Vân Nam năm 1253 và đến 1271 tỉnh trưởng Vân Nam, dưới danh nghĩa Hốt Tất Liệt đã cử phái đoàn đến Miến Điện đòi đồ cống (1)1179 Vua Naratihapatơ (narathihapate = Narâ- Xihapati)không tiếp và cho về, đồng thời cử một quan chức mang một bức thư hữu nghị sang đưa Hốt Tất Liệt. Năm 1273, một sứ thần của Hốt Tất Liệt đến Pagăng kèm theo một bức thư đòi Miến Điện phải cử ngay một đoàn các hoàng tử và thượng thư đến triều Trung Quốc. Nhà vua phải giết sứ thần. Tỉnh trưởng Vân Nam đã báo cáo việc đó về Bắc Kinh nhưng hoàng đế quyết định hoãn cuộc trả thù lại Năm 1277, người Miến Điện tràn vào quốc gia Răng Vàng trên Taping, miền thượng lưu Bamô là nước đã thần phục Hốt Tất Liệt. Vua nước này cầu cứu Hốt Tất Liệt. Hốt đã quyết định hành động và giao cho quân địa phương thi hành ý định của mình. Frd. Huber viết (2)1180: “Trận giao chiến đầu tiên xảy ra vào mùa xuân năm 1277 ở thung lũng sông Nậm U; đó là trận Ngãâng Kiam (Nga Saung Kyam) theo biên niên Miến Điện, và là trận mà MáccôPôlơ đã gán nhầm cho Naxia ét Đin (Nâgir el Din)vinh dự chiến thắng của Trung Quốc “Mùa đông năm 1277- 1278, một chuyến viễn chinh thứ hai của Trung Quốc do Naxia ét Đin chỉ huy đã đi tới việc chiếm Câng Xin (KaungSin), nơi yếu điểm bảo vệ đường vào Bamô… Hai chuyến viễn chinh đó không thành công vì nó không chọc sâu được vào quá bức màn mà những tiểu quốc Thái hiện nay còn ngăng cách Vân Nam với nước Miến 1178
G. Maspero- sdd. T. 186. Về quan hệ giữa Miến Điện và Mông Cổ là sự suy sụp của Pagăng, xem Huber “Thời kỳ chấm dứt của triều đại Pagăng” BEFEO IX, 633. 1180 “Li Milione” Benedelto T. 121. 1179
197
Điện chính cống. Thảm hoạ cuối cùng xảy ra năm 1283 khi đoàn viễn chinh thứ 3 do Xi-ang- u-ta-ơn (Siang wou ta enl= Singtour) chỉ huy, chiếm thành Câng xin và thọc sâu vào phía nam thung lũng irauađi, tuy nhiên không tới được Pagăng. Vua Narlxihapati rời khỏi Pagăng trước sự tới gần rất cấp bách của quân Nguyên, và chốn vào vùng đồng bằng. Cuộc đàm phán để thiết lập sự bảo hộ của Trung Quốc được tiến hành năm 128, nhưng năm sau, vua Nakaxihapati bị chính con mình la Xihaxuyra (Sêhasâra)đầu độc chết ở Pơrơmô (Pơrơme) Năm 1287, một chuyến viễn chinh thứ tư do hoàng tử Ye xinTi mua (ye-sin Ti mour) chỉ huy cuối cùng đã tới được Pagăng sau khi bị thiệt hại rất nặng nề. Chúng ta không rõ kinh đô có bị đau khổ rên xiết trước sự có mặt của quân Trung Quốc (1) 1181. Cùng năm đó Kyôdơoa (Kyjua) con Naraxihapati lên ngôi, nhưng quyền bính thực sự chuyển vào tay của tỉnh trưởng người Thái ở Min xaing (Myin saing) tên là axamkhaya (Athinkhaya), ông này ở triều trước đã giữ một địa vị thần thế trong triều Pagăng cùng với các em ông Ragiaxam-cơrôma(Rêjasamkrama= Yagathinkyan) và Xihaxuyra (Sôhasêra= Thihathu) Không phải chỉ riêng đối với người Thái ở Miến Điện sự suy sụp cảu Pagăng đã gây nên những cuộc đảo lộn mà người ta sẽ trở lại sau, mà người ta còn thấy sự phản xạ của nó ở người Thái vùng Mênam 3. Công cuộc giải phóng người Thái ở Mênam trong nửa cuối thếkỷ XIII Người ta còn nhớ rằng lưu vực sông Mênam lúc khởi thuỷ có người Môn cư trú và trở thành trung tâm của vương quốc Dvaravati (Dvâravatê) vào thế kỷ VII. Đến thế kỷ XI, người Khơme đến lập nghiệp ở Lavô, và thế kỷ XII, họ đã phát triển sự đô hộ tới biên giới vương quốc Hari-pungiaya, giao tranh với vua Ađityaragia. Đầu thế kỷ XIII, vương quốc này vẫn do người Môn cai trị. Một trong những ông vua ghi trong biên niên sử của Haripungiaya đãđể lại ở Lăngum, trên danh thắng Hari-pungiaya trước kia, những bút tích tiếng Môn xen kẽ với những đoạn chữ Bal: Người ta có hai bút tích của Sapba- đixitđi (Sabbâdihisddhi) từ năm 1213, 1218, 1219. Nó phản ánh những sự thiết lập của các chùa chiền(1) 1182,như Vátcucút (VátKukút) tương ứng với Mahabalasơtya( mahâbalachetiya)do Ađityaragia xây dựng. Sau Sápbađixítđi cho tới lúc người Thái đến xâm chiếm, các biên niên sử đã cung cấp một danh sách các vua mà người ta chỉ biết đến tên (2)1183.
1181
Các bích hoạ của lăng tên là: “Hầm của Kyăngdita ở gần đèo Shave gigon ở Pagăng, còn giữ nhiều các biểu hiện kỳ lạ về một tướng Mông Cổ và một người bắn cung. (Bản sao khảo cổ Xuyêc vây Miến Điện 1922 1182 G. Xiđetz “ Tài liệu về lịch sử Tây Lào” BEFEO XXV, T. 19- 22, 189- 194- Rhalliday “các bút tích Môn ở Xiêm: BEFEO XXX. T. 86 1183 G. Xiđetz- sdd- T. 86 198
Họ có những láng giềng ở phía Đông bắc là những ông hoàng Lào ở Ngôn Yang (Chiềng Xen)mà người cuối cùng là Mangơray (Mangray) sinh năm 1239, kế ngôi cha năm 1261. Năm sau dời đô về phía nam lập ra Chiềng Ray. Rồi mở mang quyền lực về phía đông bắcvà tây nam, ông đã chiếm Chiềng Không năm 1269 và lập nên Mường Phang năm 1273 (1)1184. Năm 128, một văn bản cổ ghi lại, Mangôzay ở Chiềng Ray và Ngăm Mường ở Mường Payao(trên thượng lưu sông Mêcông )và Rơma Căm heng vua Xuykhôthái “ đã họp ở một nơi thuận tiện ký kết một hiệp ước hữu nghị rồi ai lại trở về xứ người ấy”(2)1185 Không phải là một sự trùng hợp đơn giản nếu mối liên minh của 3 ông vua đó xảy ra cùng một lúc với việc quân Trung Quốc- Mông Cổ chiếm Pagăng. Trong 10 năm liên tiếp sau người ta sẽ thấy Măngray đã chấm dứt sự đô hộ của người Môn ở Haripungiaya và lập nên ở gần đó kinh đô mới của người Thái là Chiềng Mai. Còn Rama Camhèng có thế lực rạng rỡ hơn nữ, và sau đây là nguồn gốc triều đại của ông. Trên miền trung Mênam, người Thái được các nước láng giềng gọi là Xiâm, đã đặt chân lên đó từ lâu đời. Các vết tích Khơme còn thấy ở Xuykhôthái và Xavancalốc (Savankalôk) (3)1186 chứng minh sự lan rộng của quyền đô hộ KhơMe trên vùng này, có lẽ từ thời Xuryvácman II, và chắc là từ thời Giayavácman VII. Vào giữa thế kỷ XIII, người Xiêm ở Xuykhôthái giành được độc lập trong những trường hợp mà một bút tích sau đó chừng một thế kỷ đã nêu ra (1)1187 Một ông hoàng Thái tên là PhaMường, cai quản Mường Rạt (2) 1188, và có lẽ là còn một thủ lĩnh cũ người Thái ở Xuykhôthái dưới thờ KhơMe đô hộ, đã được vua Cămpuchia phong cho tước Camrateng AnXơri Inđôrápatênđrâditya)và đã lấy công chúa Khơ Me Xikhara- urahâđơvi (Sikharahađevr), ông kết giao với một hoàng Thái khác tên là Bang Clang Tao (Bang klang T‟ao) cai quản xứ Bang Yang. Sau những biến cố chưa được xác định đúng, hai thủ lĩnh Thái đã giao chiến với viên quan KhơMe ở Xutykhôthái (Bây giờ là Xavancalốc), hai ông hoàng đồng minh đã đuổi viên công sứ Campuchia ra khỏi Xuykhôthái. PhaMường đã tôn người bạn mình lên làm vua và trao cho cái tước của chính ông ta là Camrateng An Pha Mường Xơri Inđôrapatênđơrađitya. Người ta không có niên hiệu chính xác về bất cứ các giai đoạn nào dính đến sự tham dự của người Thái ở Xuykhôthái vào nền độc lập chính trị và đã dẫn tới việc đưa Inđôrađitya lên ngôi. Nhưng cũng như Pamacamhèng, người con thứ 3 của 1184
-nt-T. 87 -nt-T. 88 1186 Y. Y. Claeys “Khảo cổ ở Xiêm” XXXI, T. 410- 420. 1187 C. Xôdetz “Nguồn gốc triều đại Xuykhôđaya” Báo á châu 4+6/1920. T. 233; “Sưu tập các bút tích ở Xiêm” I, T7- 49 1188 Địa phương chưa được xác định vị trí, có lẽ là ở miền thượng lưu Nậm Sắc 1185
199
ông là người kế vị thứ hai đã trị vì vào khoảng 20 năm sau cùng của thế kỷ đó, người ta có thể xác định năm lên ngôi của Inđôratya vào khoảng 1250/1260. Một thời gian sau xứ Laò vô hình như cũng tách khỏi Campuchia vì từ năm 1289 đến 1299, người ta thấy nó cử xứ thần sang Trung Quốc (1)1189. Người ta sẽ thấy khoảng nưả thế kỷ sau, nó do một ông hoàng Thái cai trị. Từ Inđôđrađya và người kế vị trức tiếp của ông, người ta cũng biết đúng như đoạn đầu tấm bia của Ramacamhèng năm 1292 đã ghi (2)1190. Bút tích nổi tiếng này nói về thời trẻ của ông ta có nhiều chi tiết đáng kể lại: Cha tôi tên là Xôri Inđôratyia, mẹ tôi tên là Nang Xương, anh cả tôi là Ban Mương. Chúng tôi có năm anh em ruột: ba trai, hai gái. Anh cả tôi mất lúc còn nhỏ. khi tôi lớn lên, đến 19 tuổi, Khum Xam Son (Khum Sam Ch‟on)m thủ lĩnh ở Mường Sốt (Mương Ch‟ốt) đếm tấn công Mường Tắc (M. Tak) (3)1191. Cha tôi đánh họ ở phía trái; Khum Sam Son đến từ phía phải và tấn công ào ạt. Quân của cha tôi chạy chốn và tan tác hoàn toàn. Tôi, tôi không chạy chốn, mà nhảy lên mình con voi aufcapông (Anekap‟on= Anekala: sức khoẻ vô biên) và tôi đã thúc nó đến mặt cha tôi. Tôi lao vào cuộc đấu voi tay đôi với Khum XomSon: Tôi đã đánh cho con voi của y tên là Ma Mương (vàng của đất nước). KhumSam Son chạy trốn. Thế là cha tôi đặt biệt hiệu cho tôi là Pơna Rama Cămhèng (lực sĩ Rama) vì tôi đã đánh thắng con voi của Khum Sam Son. “Lúc sinh thời cha tôi, tôi hầu hạ cha, hầu hạ mẹ. Nếu bắt được một con thú, một con cá tôi mang đến cho cha tôi; nếu hái được một trái quả, chát hay ngọt, ngon và dễ ăn, tôi mang đến cho cha tôi. Nếu tôi đi săn voi và bắt được nó, tôi cũng mang đến cho cha tôi. Nếu đi đánh một cái làng hay một cái thành nào mà bắt được nhiều voi, con trai, con gái, bạc vàng tôi đều gửi cho cha tôi (1)1192 “Cha tôi mất, tôi còn anh cả (2)1193. Tôi tiếp tục phục vụ anh tôi như đã phục vụ cha. Anh tôi mất, cả vương quốc về tay tôi tất” Lát nữa người ta sẽ thấy sự nghiệp sáng chói của ông vua này, dưới triều ông đạo Phật Xanhgale và nền văn minh KhơMe đã hoàn thành việc nhào nặn vương quốc Thái trẻ trung này mà không làm mất đi những nét có họ hàng với người Mông Cổ trong cơ cấu xã hội cuả nó.
1189
P. Palliot: “Hai cuộc hành trình” BEFEO IV. T. 241 G. Xơđetz “Sưu tập bút tích ở Xiêm” I. T. 37 1191 Nay là Pahèng. Mường Jốt tương đương với Mè Sốt hiện nay ở bắc Rahèng 1192 Đoạn này gợi lại một cách rất đúng và bất ngờ lời thề của những tuyển hầu của Hốt Tất Liệt: “Chúng tôi đi đầu trong chiến trận; nếu bắt được đàn bà, con gái chúng tôi đều xin dâng lên hoàng đế. Chúng tôi cũng dẫn đầu trong các cuộc săn bắn; nếu được thú chúng tôi xin dâng lên hoàng đế” (R. Grousset” Đế quốc thảo nguyên “ T. 258 1193 Ở trên gọi là Ban Mương “người bảo hộ vương quốc”, là Pâbrâja trong biên niên sử Pali. G Xôđetx “Tài liệu về triều đại Xuykhôđaya” BEFEO, XVII2, T.34- 44 1190
200
Cũng như trên đĩnh xã hội Mông Cổ có một “gia đình vàng” ngự trị của thủ lĩnh tối cao là Khan và các hoàng tử con của Khan(1)1194,Rama Camhèng sẽ là pôkhun, người cha các Khun, các hoàng tử và các chức sắc cao cấp sẽ là lúc Khun (luk khun) hay con của khun. Cũng như là quý tộc Mông Cổ xếp khung các giai cấp xã hội, “chiến binh hay các người trung thành là những người tự do tuyệt đỉnh, người bình dân tạo thành lớp dân thường, và cuối cùng là tầng lớp nô lệ, về nguyên tắc không thuộc giống Mông Cổ” (2)1195, quý tộc chiến binh Thái về điểm này phân biệt với dân chúng nơi bị chiếm bằng từ nhân chủng học “Thái‟, theo nghĩa tiếng Xiêm là “người tự do”(3)1196đối lại với các thổ dân được xếp là nô lệ trong xã hội Thái. Cuối cùng sự phân bố dân chúng Mông Cổ có thể cầm vũ khí thành từng đội 10, 100, 1000 hay hàng vạn người theo lệnh chỉ huy theo từng lớp quý tộc “noyan”1197(4) ban ra rất giống với tổ chức quân sự và hành chính Mông Cổ(5)1198 Người ta không biết tới niên hiệu của lên ngôi của Rama Cam hèng, con của ma sáng lập ra triều đại Xuykhô thá, và người kế vị là người anh cả Ban Mương. Bút tích của ông(6)1199 chỉ ghi lại 3 niên hiệu: 1283, sáng tạo ra chữ Xiêm, hay đúng hơn thứ chữ dùng trong bút tích. “Trước đây không có chữ Thái. Năm 1205 (=1283), năm con dê (mùi) ma Rama Căm hèng đem hết tâm lực ra sáng tạo nên chữ Thái, và các chữ đó có được vì nhà vua sáng tạo ra”. Người ta biết rằng các chữ đó là sự phát triển thêm của chữ tiền Xiêm, chính thứ chữ này cũng phỏng theo chữ thảo Khơme thế kỷ XIII thông dụng trong ngôn ngữ Thái (1) 1285, Xây dựng ở trung tâm Xi Xasanalai (Si Sachanalai =Sri Sajjanâlaya= Sanvank‟alôk) một cái stypa, việc này kéo dài 6 năm (2) 1292, làm ở Xuykhôthái một cái ngai bằng đá tên là Manang-xilapatơroa(3) “đặt ở đây để cho mọi người có thể chiêm ngưỡng vua Rama Cam hèng, con vua XơriIndoraditya, bá chủ ở MươngXi Xasanalai và Xuykhôthái, và cả các dân ma, Kao, Lào, Thái ở dưới vòm trời, các người Thái ở doc sông Nậm U và sông Mê Công, đều đến đó để chúc tụng vua” Từ những dữ kiện biên niên đó toát lên việc Rama Camhèng lên nắm quyền năm 1283, nhưng như lời ghi đầu tiên của Siên trong “Lịch sử nhà Nguyên” ghi 1194
R. Grousset, sđd, T. 281 -nt1196 Cũng là sự phát triển nhân chủng của chữ “ Frane” đầu thời kỳ phong kiến. Vì chỉ riêng những người tự do tạo nên “ populus Francorum= dân Fơrăng”, chữ đồng âm cuối cùng từ lập nên tên quốc gia và có tính pháp lý. Xem Maro Bloch “Xã hội phong kiến” (Sự tiến hoá của nhân loại” Tập 34) T. 390 1197 R. Grousset, sđd, T. 282 1198 H. G Quaritch Wales “Chính phủ và tổ chức hành chính ở Xiêm” Luân Đôn, 1934. Có thể hệ thống này góc ở ấn độ 1199 G. Coedes “Sưu tập bút tích ở Xiêm” I, T. 37 1195
201
năm 1282 (4)1200, có thể việc sáng lập ra chữ này xảy ra gần cùng với việc lên ngôi của ông vua mới. Nếu niên hiệu ghi năm 1281 đúng là năm Macatơ lên nắm quyền ở Máctabăng (Maktaban) (5)1201cần phải đưa việc lên ngôi của Rama camhèng lên trước nữa. 4. Nước Gia Va: Thời kỳ cuối cùng của vương quốc Xanhxagari (12691292), cuộc viễn chinh của Mông Cổ năm 1293 và sự thành lập vương quốc (Môjopahit) Vua GiaVa Cơritangrra( Kritanagara), sau này được biết dưới tên XivaPhật, là vua Giăngala (Jangala) và Pănggialuy (Pajalu) hợp lại và các bút tích năm 1266 và 1269, cho ta một số quan niệm về việc cai trị hồi đó(1)1202 Đối nội: một lần nữa, ông phải chiến đấu chống các cuộc nổi dậy: Bayaragia năm 1270, Mahisa Giăngcát (Mahisha Rangkah) năm 1280 (2) Đối ngoại: Triều đại của ông được đánh dấu bằng một sự bành trướng ghê gớm về tất cả mọi giá. Năm 1275, lợi dụng lúc suy tàn của Xơrivigiaya, ông cử về phía Tây một đoàn quân, lập nên quyền bá chủ của GiaVa ở Malayuy (3) 1203 và có thể cả ở Xunàn, Maduyra và một phần bán đảo Mã lai, vì Pahang là một trong những thuộc quốc của Cơritanagara ghi trong Nagaracơritaganna (Nâgarakritâgama) (4)1204. Sau khi ổn định quyền hành ở Xuymatơra, Coritanagara quay về Bali và bắt sống vua ở đó đem về Giava năm 1284 (5)1205. Cơritanagara cảm thấy mình đã khá hùng mạnh, và nhất là ở khá xa Trung Quốc, nên có thể cầm cự với yêu cầu của Mông Cổ, từ 1279 đòi ông phải cử một người hoàng gia sang triều Bắc Kinh. Những phái đoàn năm 1280, 1281 không có kết quả. Năm 1289, hình như phái viên của Hốt Tất Liệt bị người GiaVa ngược đãi, và chính để trả thù mối nhục đó mà Hốt Tất Liệt quyết định năm 1292 cử một đoàn viễn chinh sang GiaVa tí nữa sẽ được nói tới(1)1206 Vua Cơritanagara, mà người ta có thể thấy được pho tượng dưới dạng Phật acsôbia (Akasho bhya) (2)1207 là một nhân vật mà nguồn tài liệu lịch sử, cuốn NâgaraKritâgama và Pararaton, đã cho nhiều nhận xét rất bất đồng, lúc thì ông được trình bày như một nhà trí thức tế nhị, lúc thì như một người say rượu. Điều chắc chắn là nhiệt tình của ông đối với việc mở rộng quyền lực của GiaVa lên những 1200
J.Burnayva G. Coedes: “Nguồn gốc chữ viết của Xuykhôđaya” Báo Hội Xiêm, XXI, 1928, T.87 Có lẽ là Vát Ch‟ang Lom. Xem J.Y Clarys “Khảo cổ học ở Xiêm”BEFEO, XXXI, T.411, 412 1202 Do vua Mong kút Mang về Băng Cốc cùng một thời gian với tấm bia và bảo tồn ở hoàng cung (Báo Hội Xiêm XVII, 1923, T117-118)dùng các lễ đăng quang 1203 P.Peelliot “Hai cuộc hành trình” BEFEO, IV, T240- 341 1204 Làm chú thích trang 333 1205 N.J. Kron “ấn Độ- Gia Va” T. 328- 330 1206 “Nâgarak” (H. Keru. Verspr. Gesch. VIII) T. 15- 16; “ Pararaton” Verh. Bat. Gen. 62, T79 1207 - Nt1201
202
vùng lân cận và nhiệt tâm đối với đạo Phật phù chú dưới dạng Calaracơra (kâlachakra). Đạo này phát triển vào cuối triều đại Pala ở Băngalo đã lan tràn vào Tây tạng, Nêpan, vùng quần đảo, lan tới GiaVa, hỗn hợp với sùng bái Xiva Bairava (Siva Bharaiva), việc thờ cúng Xiva Phật(3)1208được áp dụng trong thờ cúng linh hồn người chết, đã tìm thấy trong tín ngưỡng tổ tiên người Inđônêdiêng một miếng đất thuận lợi. Cơritanagara bị chết trong những trường hợp bi thảm. Ông đã nuôi dưỡng và phong chức cho arya Viraragia, một người tầm thường, nhưng thấy không được yên lòng, ông đã đưa đi xa triều đình, phong làm quan cai trị phía đông đảo Mađuyara (4)1209. Mặt khác phó vương Cađiri từ 1271 là một người nào đó tên là Giayacatuang (Jayakatwang) (5)1210 có lẽ là dòng dõi các vua trước mình có tham vọng nắm quyền tối cao. Ông kết liên với Viraragia và báo trước thời cơ thuận lợi cho ông này để tấn công Coritaungara. Chiến cuộc xảy ra năm 1292 và sau nhiều kịch trên kể lại trong Paratông (1)1211, đã đi tới việc chiếm lấy hoàng cung và vua Cơritanagara bị chết. Giayacatuang làm chủ Giava, đã trở thành người sáng lập ra vương quốc Cađiri mới, nó chỉ tồn tại một cách thoáng qua vì cuộc viễn chinh của quân Mông Cổ nhằm trừng trị Cơritaungara đã đưa tới hậu quả là trả lại ngai vàng cho người chủ nhân chính thống của nó Làm chủ Xanhgaxari, Giayacatuang gặp ngay sự phản đối của RađenVigiaya (2) , cháu của Mahisa Sămpara (Mahêska Champaka) và chắt của Ragiaxa. ông hoàng này thuộc dòng dõi trực tiếp với người sáng lập nên triều đại Xangaxari, đã lấy thêm Gayatơri (Gâyatri= rajapatru) con gái vua Cơritaungara mà cuộc nổi loạn của Giayacatuang đã giết chết. Cùng với ácđaragia (ardhrâja) con của Giayacáttuang và cũng là con rể Cơritanagara năm 1292, trước khi ông chết, tiến về phía bắc để dẹp loạn quân cánh quân của Giaya cáttuang chưa gặp được 1212
Vigiaya tấn công họ và đánh họ thua 3 trận, nhưng những thắng lợi của ông không có tương lai và hoàn cảnh lúc đầu thuận lợi cho Vigiaya sau bị đảo lộn khi Cađivi được viện trợ binh tới cộng thêm tác động tinh thần nên bởi tin tức về việc Xanhgaxari thất thủ (1)1213 buộc phải chạy trốn , Vigiaya về đảo Mađuyara cầu cức Viraragia mà ông không biết tới sự phản bội và từ nay không được dựa vào ông này. Với sự giúp đỡ của Vraragia, ông trở lại cùng một đoàn quân người Mađuyara,
1208 1209
Sđd- T.17 “ Nâgarak”- sđd- T17
1210 1211 1212 1213
“Nâgarắc” sđd- T..24 203
đóng ở vùng thung lũng thấp Brantáta (2)1214, trên danh thắng Môgiôpatrit, nơi này sẽ trở thành kinh đô của vương quốc Giava phục hưng. Việc này xảy ra vào những tháng cuối cùng của năm 1292, trong lúc Hốt Tất Liệt đã tung một đoàn quân viễn chinh trừng phạt Cơritanagara mà ông chưa biết lại đã chết. Nghe tin quân Nguyên tới, Vigiaya nảy ra ý định thần tình dùng quân Trung Quốc.
Chương XIII: Sự suy tàn của vương quốc Ấn Độ (Nửa đầu thế kỷ XIV) 1- Thời kỳ cuối cùng của vương quốc Thái Xuykhôthai và sự thành lập nước Ayuthia (1350). 2- Sự thành lập vương quốc Lào Lan sang (Lan Ch’ang) (1353). 3- Vương quốc Thái Lan na. 4- Nước Miến Điện dưới sự đô hộ của người Thái. 5- Nước Cămpuchia: những ông vua cuối cùng ghi trong minh văn. 6- Nước Chàm. 7- Bán đảo Mã Lai và Xuymatơra: sự tiến triển của đạo Hồi. 8- Nước Giava: vương quốc Môgiapahit cho đến lúc vua Hayam Uyrúc (Hayam Wuruk) lên ngôi (1350).
1214
204
Trong chương trên người ta đã thấy những sự phản xạ về chính trị do việc lên ngôi của người Mông Cổ ở Trung Quốc. Nó kèm theo nhiều thay đổi trong lĩnh vực tinh thần. Đầu thế kỷ XIV, nền văn hoá Phạn suy sụp hoàn toàn và những bút tích Phạn cuối cùng có ở Chàm năm 1253, ở Campuchia khoảng năm 1330, ở Xuymatơra năm 1378. Trong lưu vực sông Mê công, những gì còn lại của Ân Độ giáo và Phật giáo Đại thừa đã nhường chỗ cho đạo Phật dòng chính thống Xâylan (Xanhgale) tiếng Pali, do người Môn ở Miến Điện mang vào bán đảo Đông Dương và người Thái truyền bá. Ở Xuymatơra, đạo Hồi bắt xuất hiện ở Giava và Bali, phù chủ giáo Ấn Độ, ít nhất trong từ ngữ văn học và nghệ thuật của nó đã ảnh hưởng mạnh do bản thể của thổ dân Anhđônêdiêng. Thời kỳ ấn độ trong lịch sử vùng ngoại Ấn đã tới chỗ tận cùng của nó do việc làm giảm các sự trao đổi văn hoá với Ân Độ chính quốc tiếp theo việc xâm nhập của Hồi giáo vào nước này. 1. Thời kỳ cuối cùng của vương quốc Thái Xuykhôthai và sự thành lập nước Ayuthia (1350) Người ta không rõ ngày mất chính xác của Rama Camhèng. Trong một đoạn của “Lịch sử nhà Nguyên”, có thể đoán ông mất khoảng giữa năm 1295 và 1299 là hai năm có sứ thần sang Trung Quốc. Quả thật hai năm đó, vua nước Xiêm “đã trình lên một điều thỉnh cầu nói rằng vào thời mà cha ông trị vì, triều đình đã đồng ý tặng ông ta những con ngựa bạch với yên cương ývà quần áo dệt bằng sợi vàng, và ông đòi người ta cũng tặng ông những thứ như của cha ông”. Bản thỉnh cầu đó kèm theo sự khước từ từng phần có vẻ như phát lộ ra một ông vua mới. Tuy nhiên, việc người kế vị Rama Camhèng lên ngôi trước 1299 hình như khó ăn khớp với những dữ kiện trong Ragiađiragia (Râjâdhirâja) hay lich sử Máctabăng, theo sử đó, vua Oarơruy (Wareru) mất năm 1313, người kế vị nhân từ Praruang danh hiệu Ramapơra tisơta (Râmapratishtha) nghĩa là “do Râma lập nên” và chỉ có thể do Râma Cămhèng1215 Vả lại, nếu con của Rama Camhèng kế vị cha năm 1299 thì ông ta trị vì vào khoảng 50 năm, như vậy hình như hơi lâu đối với một ông vua mà người ta biết đến rất ít. Đúng hơn có lẽ là Camhèng thôi trị vì trước 1318 một chút, đó là niên hiệu vua nước Máctabang xâm lược Tavoy và Tơnatsơrim (Tenasserim)1216 Nếu sự phỏng đoán đó là đúng, cũng chính Camhèng năm 1313 đã gây nên sự xâm lấn ở Chàm mà biên niên sử An nam có nói tới1217. Do đó quân của ông phải đi qua lãnh thổ trước kia thuộc Cămpuchia và nước này đã bị mất hoặc không còn thống trị được trước một kẻ láng giềng ghê gớm. Truyền thuyết muốn rằng Pơra 1215
Ông hoàng Damrong “ Siamese history prio to the founding of Ayudhyâ” Báo Hội Xiêm XIII, 1919, T.51 1216 - nt- T.52 1217 Maspero “ Vương quốc Chăm”, T.196 - 197 205
Ruang bị mất tích trong các dòng thác ở sông Xavancalốc 1218. Khó mà nói rằng truyền thuyết đó dựa trên một sự kiện lịch sử, và…… nó áp dụng cho Rama Camhèng hay một ông vua nào khác thuộc triều đại đó. Rama Camhèng có người con kế vị là Lo Thái (Lo T‟ai), mà sau này do lỗi trong cách đọc1219, từ lâu người ta vẫn gọi là Xua Thái, nghĩa là “con hổ của người Thái”: ngẫu tượng đó ngày càng xuất hiện trên các sách. Cái tên Lô Thái chỉ có thể kết hợp với rất ít biến cố lịch sử: Về phía Miến Điện, hình như đã lợi dụng những sự rối loạn của Máctabang để chiếm lại Tavoy và Tơnatxơrim1220. Nhưng họ ít may mắn khi họ tìm cách báo thù vụ giết hại cháu họ trước đây định chiếm quyền ở Máctabang: quân của họ bị thua và Máctabang không công nhận quyền bá chủ của họ nữa1221. Cũng chính Lô Thái năm 1335 đã cử đến đèo Cửa Rào trên dãy Trường Sơn một phái đoàn để chào mừng hoàng đế Annam Trần Hiếu Tôn, lúc đó đang thân chinh đi đánh vương quốc Thái Ai Lao (Tây nam Vân nam)1222 Khoảng 1340, Lô Thái đã cử con là Lư Thái làm phó vương ở Xixasanalai (Si Sach‟analai = Savank‟alôk) và rất có thể mất năm 13471223. Lòng sùng đạo Phật và các công trình tín ngưỡng của ông làm ông xứng đáng với danh hiệu Đacmragia hay Đácmikaragia (Dharmaraja ou Dharmikarâja), “ông vua sùng đạo”1224, mà các ông vua sau này cũng mang danh hiệu đó. Ông đã xây dựng nhiều “dấu chân Phật”, làm phỏng theo dấu chân được thờ phụng ở Xâylan trên đỉnh núi Xuymanaquyta (Sumanakuta)1225 hay Píc Ađam. Mối quan hệ giữa Xuykhôthái và chính quốc Phật giáo càng mở rộng dưới triều Lô Thái, một phần do hành động của một ông vua Thái mặc áo màu vàng, đi du hành sang Ân Độ và Xâylan và mang về nhiều Phật tích kỳ diệu. Ông hoàng đó, sau chuyến viễn du, nhận danh hiệu Mahatơra Xơri Xrađaragia- Sulamryni Xơri Ratanalăngcađipa Mahaxami ( Mahathera Cri Sradhârâjachulâmuni Sri Ratanalankâdipa Mahasâmi) là cháu của Pha Mương là người đã đưa Xuykhôthái, bố của Rama Camhèng lên ngôi. Sau thời kỳ tuổi trẻ thế tục “lúc thì làm điều thiện, lúc thì làm điều ác, lúc cười, lúc khóc, lúc thắng, lúc thua, lúc sung sướng, lúc đau khổ, quay đi, đi thẳng và trở lại, trái tim lo âu giữa thế giới trần gian này”, hình như khi 30 tuổi,ông mất một đứa con và cái tang đó làm ông hiểu rằng “thế giới trần tục 1218
Nôtton “Truyền thuyết về Xiêm và Cămpuchia”, T.26 Coedès “Tài liệu về triều Sukhodaya” BEFEO XVII, 2, T.5 1220 A.P.Phayre “Lịch sử Miến Điện”, T.66 1221 - nt- T.67 1222 Maspero “Biên giới Annam và Cămphuchia” BEFEO XVIII, 3, T.35 1223 Coedès “Tài liệu về triều đại Sukhodaya” BEFEO XVII, 2, T.9 và 45 1224 Tôi chấp nhận kết luận của Praya Nakôn Prah Ram về điểm này “Who was Dharmaraja of Sukhothai” Báo Hội Xiêm XXVIII, 1935, T.214 1225 Coedès “Sưu tập bút tích ở Xiêm” I, T.89 - 90, 127 - 129. Đồng ý với mục kể trong ghi chép trên, tôi cho là nếu xây dựng các vết chân đó là do Lô Thái chứ không phải do con ông là Lư Thái 1219
206
này không bền vững, phù du và ảo tưởng”.Sau khi đã thực hành sự hoàn thiện của tính khoáng đạt theo gương Phật trong thời kỳ tồn tại cuối cùng ở thế gian “ông đã khoác cà sa và từ bỏ mọi người mang theo chiếc bát tộ đeo chéo trên vai”. Thật là bộ mặt kỳ lạ của “một ông hoàng thầy tu” như nước Xiêm đã từng biết nhiều cho đến giữa thế kỷ XX. Một bút tích dài ở Xuykhôthái có những đoạn trích dẫn ở trên, kể lại sự nghiệp của ông1226. Có lẽ một bút tích khác1227 cũng nói về cùng nhân vật này, theo nó, ông đẫ đI du hành về phía Bắc, ở Mương Phang, Prê, Lăm pun, Tắc rồi sang Ân Độ “vào vương quốc Calanhga, Patalipuytơra (Pâtaliputra), Côlamăngđala (Cholamandala), vương quốc người Manlatx (Mallas) và đến đảo Lăngca để thử tìm kiếm các Phật tích quy giá”. Những công trình xây dựng mà hai bút tích đó đã quy cho ông được nêu ra rất mơ hồ, khó mà xác định được chắc chắn. Nhiều công trình được mở rộng và trùng tu dưới sự chăm sóc của ông trong một lâu đài tương ứng với Vát Mahatát ở Xuykhôthái1228. Những công trình đó được thi công từng phần bởi những người thợ đem từ Xâylan đến: từ đó người ta có một trích dẫn quyý báu về một trong những nguồn gốc có thể có được về ảnh hưởng của Xâylan được phát hiện ra trong nghệ thuật Xuykhôthái1229 Lô Thái có người con kế vị là Lư Thái, phó vương ở Xi Xasanalai (Xavânclốc). Ông này là một trí thức, năm 1345 đã biên soạn một luận văn lớn nói về vũ trụ luận Phật giáo, cuốn Traibhumikhatha, nó đến ta dưới cái tên Traiphum Pra Ruang trong bản Xiêm cổ1230 mà các bản dịch hiện đại hiện nay làm cơ sở cho sự hiểu biết phổ cập ở Thái Lan và Campuchia. Năm 1347, ông đến Xuykhôthái, nơi mà hình như các vụ biến loạn nổ ra, có lẽ sau khi cha ông mất. Ông chiếm thành và lên ngôi vua với niên hiệu Xơri Xuryavamxa Rama Mâhađácmaragiađiragia (Cri Suryavam ca Rama Mahađharmarâjâdhirâja)1231 Một khi đã lên ngôi, Lư Thái hình như càng chăm lo đến luân ly và tín ngưỡng của thần dân hơn là việc chinh chiến. Một bản bút tích ghi: “Hoàng thượng đã nghiên cứu nguyên bản các thánh kinh. Người đã nghiên cứu kinh Vinaya và Abiđácma theo phương pháp của các thầy truyền thống, bắt đầu từ các nhà Bàlamôm và các nhà khổ hạnh. Nhà vua biết kinh Vệ đà, các luận văn và truyền thuyết,luật pháp và châm ngôn, bắt đầu từ các luận văn về thiên văn… Tri thức của Người không ai sánh kịp… Người biết những năm thiếu và những năm nhuận, 1226
- nt - T.49 - 75 - nt - T. 145 - 149 - Praya Nakôn Prahram, sđd, T218 - 220 1228 L. Fournereau “Nước Xiêm cổ” I, T.257 (dưới cái tên Vatfai) 1229 R.S. Le May “nghệ thuật đạo Phật ở Xiêm”, T.114 - 119 1230 Ấn hành ở Băng cốc năm 1912- xem Coedès “Tài liệu về triều đại Xuykhôdaya” BEFEO XVII, 2, tr.4 - 6 1231 - nt- tr.13, 45 1227
207
những ngày, những tuần trăng. Sử dụng quyền lực của mình, Người đã cải cách lịch1232. Một bút tích khác ghi: “nhà vua trị vì theo 10 quy tắc hoàng gia. Người rất thương dân. Thấy lúa của thiên hạ người không tước đoạt, thấy của cải của thiên hạ, người không tức giận… Bắt được kể gian giảo và hỗn láo, những kẻ bỏ thuốc độc vào cơm để làm cho Người bị bệnh mà chết, không bao giờ Người giết hoặc đánh đập, mà còn khoan dung đối với ai tỏ ra xấu đối với Người. Lýy do để Người ức chế trái tim và trí não, không nổi giận khi cần chính là Người khao khát được thành Phật và muốn đưa chúng sinh ra khỏi biển khổ của thế gian” 1233. Khổ thay cho ông, một ông vua bác học và sùng đạo, đã cải cách lịch và tha thứ mọi sự lăng nhục, lại có một người láng giềng hung bạo. Người ta không biết gì về những việc xảy ra trong thế kỷ XIII ở vương quốc Lavô, mà trong “lịch sử nhà Nguyên” gọi là Lô hu (Lo hou), có ghi nhiều sứ thần đến từ 1289 đến 1299 1234. Theo truyền thuyết không có cơ sở lịch sử 1235, một thủ lĩnh người Thái tên là Giayaxitri (Jayacri), dòng dõi một ông hoàng ở Chiêng xèn, lên ngôi ở Pơra Pathom và lấy làm rể một thủ lĩnh ở Mường U Tun, một thành cổ và vết tích còn thấy được ở vùng Xuypang (Supan)1236 Khoảng 1347, sau một trận dịch tả ông hoàng U Tong lúc đó đã kế vị ngôi vua của anh rể từ bỏ nơi ở và lập một kinh đô mới cách Lavô 50 km 1237, trên một hòn đảo ở sông Mênam, ở ngã tư sông. Ông đặt tên cho nơi đó là Đvaravati Xơri Ayuđia (Dvâravati Sri Ayudhya) 1238 và đồng thời làm lễ đăng quang năm 1350 dưới danh hiệu Ramađipati. Năm trước 1350,1239 ông đã đưa quân lên phía Bắc và không phải đánh chác gì đã buộc Xuykhôthái với ông vua sùng đạo của nó phải thuần phục, và tính chất hoà bình của nó có lẽ đã ảnh hưởng tới quyết định của người sáng lập ra Ayudhya. Bị mất quyền độc lập. Vua Lư Thái càng quay về với tôn giáo, xây dựng đên chùa, tu viện, đón tiếp các tín đồ từ Xâylan sang và cuối cùng hoàn toàn thụ giới năm 1361. Chính ở Xuykhôthía giữa 1250 và 1350, đã chuẩn bị tạo ra những đặc điểm của nền văn minh Xiêm, của các học viện cũng như của nền nghệ thuật.. Thành phố 1232
Coedès “Sưu tập bút tích ở Xiêm” I.Ttr..98 - 99 -nt- tr..107 1234 Cuốn “Tao yi kha lio” của Wang Ta Yuan (1350) kể ra, trong số các thuộc quốc rất khó xác minh, những nước ở thế kỷ trước là thuộc quốc của Cămpuchia trong cuốn “Tchou fan fche” của Tchao Fou Koua. 1235 Tóm tắt lại và bình luận do ông hoàng Damrong “Siamese history prio to the founding ò Ayudhya” Báo Hội Xiêm XIII, 1919, tr.39 - 40. 1236 Quaritch Wales “2 Ăng co”, chương IX, tr.132 - 146. 1237 Ông hoàng Damrong – sđd – T.63 -66 1238 Về tên này, tôi nghĩ rằng lại thấy sự tồn tại của các tên của các vương quốc Dơvarati mà trung tâm của nó ở vào hạ lưu Mênam ông hoàng Đhani Nivat “ Thành phố Thavaravađi xơri Ayudhya” Báo Hội Xiêm XXXI, 1939, T.147 1239 Niên hiệu do “Tao yi tche lio” cung cấp – E.Huber BEFEO, IX, T.586 – về các bằng chúng của biên niên pali nói về cuộc viễn chinh này, xem Coedès “TàI liệu về triều Xuykhôđaya” BEFEO, XVII, 2, T.40 và 43 1233
208
này ở vào giữa vùng ảnh hưởng của Khơme và vùng ảnh hưởng Môn và Miến Điện. Nhở sống Mêyom nó liwn lạc dễ dàng với Lốpbuyri và các tính Khơme cũ ở hạ lưu sông Mênam. Mặt khác, nó ở vào cửa con đường từ hạ Miến đến, đảm bảo việc liên lạc với phương tây, trước hết với Xâylan. Từ Cămpuchia, người Xiêm đồng hoá tổ chức chính trị, nền văn minh vật chất, chữ viết, một số từ rất lớn. Các nghệ sỹ Xiêm vào các trường của các nghệ sỹ Khơme và thay đổi nền nghệ thuật Khơme theo sáng kiến riêng của họ, nhất là dưới ảnh hưởng của việc tiếp xúc với các người láng giềng phương tây, người Môn và người Miến Điện. Người Xiêm nhận được của họ những truyền thống pháp lýy gốc Ấn Độ, và nhất là đạo Phật Xâylan và các truyền thống nghệ thuật. 2. Sự thành lập vương quốc Lào Lan Sang (1353) Người ta đã thấy rằng đầu thế kỷ XIV, toàn bộ lãnh thổ hiện này của Thái Lan thuộc quyền thống trị của người Thái ở Xuykhôthái, trừ các tỉnh phía đông còn thuộc Camphuchia. Nhưng các tỉnh này đến lượt nó cũng sớm rơi từng phần vào sự thống trị của một nghành Thái khác mà người ta gọi là Lào. Người ta còn nhớ cuối thế kỷ XII, nền đô hộ của Khơme lan ra trên sông Mêcông cho đến Viengchan, vì một tấm bia của những y viện của Giayavácman VII đã được tìm thấy ở Say Fong. H. Mátxpơrô 1240 viết: “người ta biết rằng Viengchan thuộc quyền đô hộ Xiêm vào những năm cuối cùng thế kỷ XIII, do Rama Camhèng chinh phục có lẽ từ tay người Campuchia, khổ thay sự im lặng trong các tài liệu Annam và Trung Quốc trong thế kỷ XIII không cho phép xác định sự việc một cách chính xác. Điều chắc chắn là ngay sau khi mất Viêngchan, người Cămpuchia một thời gian lâu còn làm chủ miền hạ lưu, bắt đầu từ khuỷ lớn sông Mêcông, và họ còn chiếm giữ được đến nửa đẩu thế kỷ XIV. Cần có sự thành lập một quốc gia Lào khá mạnh nhờ kết hợp hai hạt Mường Chairi nay là Luang Pơrabang với Viêngchan, mới có thể đẩy họ về phía nam và thu nhỏ dần dần lãnh thổ Cămpuchia lại”. Sự thành lập quốc gia Lào cũng thuận lợi là Xuykhôthái bị suy yếu và có lẽ không phải ngẫu nhiên mà vương quốc Viengchan được thành lập bởi Fa…… năm 1353 1241, bốn năm sau sự kiện Xuykhôthía chịu thuần phục vương quốc trẻ Ayuthya. L.Phinô viết: “Truyền thuyết bản xứ không biết gì về thời kỳ từ thần Khun Lô (con của thần Khun Bôrom) đấn thế kỷ XIV. Nó chỉ giữ lại được có một bản danh sách các thủ lĩnh mới đầu có danh hiệu là Khun, rồi sau là Tao, cuối cùng là Praya. Có 15 khun và 6 tao. Tao cuối cùng là Tao Tavang có con là Praya Lang là 1240
“Biên giới Annam và Cămpuchia” BEFEO, XVIII, 3, T.36 Masspero ghi “Biên niên sử Viengchan và Luang Prbang đã quy sự chinh phục Viengchan cho vua Fa ………… vào nửa sau thế kỷ XIV. Vì rằng, kế vị vua Fa…… là Sam ven Tai nhân tước Trung Quốc Siuan wei che năm 1404, nên niên hiệu trong biên niên Lào là không đúng. Các tài liệu nước ngoài đó bổ xung cho nhau cho phép xác nhận ít ra là tương đối đúng, thời kỳ chấm dứt của nền đô hộ Cămpuchia trên đất Lào” 1241
209
ông Praya đầu tiên: chính người Lào đã có nhiều kỷ niệm về ông trong lịch sử của mình. “Praya Lang trị quốc rất kém nên bị đầy vào núi (hoặc bị giam ở Pak u theo truyền thuyết khác) và con là Praya Kamphong lên thay. Khi ông này có một con, ông gửi thư cho nhà vua bị mất ngôi để hỏi xem ông ta muốn đặt tên cho cháu nội là gì. Ông già bị chọc tức không trả lời gì cả nếu không là ba chữ “phi fa pha!” nghĩa là “giời đánh chết mày!”. Nhận được câu trả lời đó Praya Kamphong không áy náy gì cả gọi con là “Phi Fa” nghĩa là “Chiến thần”. Cái tên hoa mỹ đó không được xác minh. Phi Fa chỉ có mối liên hệ với thần và ông mang tên bằng sự thèm khát rất nhạy với phụ nữ và đến mức không dừng lại ở cửa khuê phòng của cha, ông bị đuổi và không được lên ngôi. Trước khi bị tống đi, ông có một đứa con, ……… là Praya Fa Ngum, năm 1316”. Ông hoàng bị đi đày đã tìm được chổ ẩn dưới triều vua Cămpuchia lúc đó phải là Giayavácmaparamécvara, lên ngôi năm 1327. Chàng Fa Ngum trẻ tuổi được một nhà bác học sùng đạo nuôi dạy ở kinh đô mà các biên niên Lào gọi là Maha Pasaman chao (Pra Mâhasamana). Khi ông lên 16 tuổi, vua Cămpuchia gả công chúa Kèo hay yết Kèo, hay Kèo Lot Fa Cho, rồi đến một niên hiệu khoảng giữa 1340 đến 1350, giao cho ông một đội quân nhằm chiếm lại vương quốc của cha ông. Biên niên Lào Nitan Khun Borom 1242kể một cách tỉ mỉ mà tính chất của sự thực lịch sử cần được những bằng chứng khác xác nhận, sự tiến quân thắng lợi dọc theo thung lũng Mêcông qua Bassắc, Kammun, Trấn ninh, Hứa Pan (ở đó ranh giới với Annam được dòng sông Hồng và sông Mêcông, rồi xuống Chiềng Đông Chiềng Tông (Luang Prabang) ở đó Fa Ngum xưng làm vua – cũng do nguồn tài liệu ấy, Fa Ngum lại đi ngược sông Mêcông; đánh thắng vua Sam Paya nước Lan Na. Ông vua này sau khi thử chống cự lại ở Chiềng Sèn, phải trốn về Chiềng Ray và kyýýý hoà ước với Fa Ngum ở đó. Khi trở về, ông đã chinh phục dân khu còn lại Viêngchan mà cuộc hành trình của ông đến lúc đó vẫn tránh. Nhờ mưu mẹo cổ điển dùng tên đạn bằng vàng và bạc bắn ra, rồi giả bộ rút lui, sau đó nhảy xổ vào quân địch đúng lúc nó bỏ vũ khí để nhặt thứ kim loại quyý, ông đã chiếm được Viêngchan. Sau đó, Fa Ngum tiến lên cao nguyên Còrạt cho tới Roi Ét, rồi trở về Chiềng Đông Chiềng Tông qua Viêngchan để làm lễ đang quang. Theo cuốn Nitan Khun Borom phân tích mộtrong cách sơ lược sự dễ dàng việc Fa Ngum chinh phục được các thủ lĩnh các nước mà ông chiếm và tình giao hảo giữa các vua chúa láng giềng có nguyên nhân trong mối tình cảm cùng chung một nguồn gốc. Các phái viên ở Trấn Ninh nói với ông: “như bệ hạ chúng tôi đều là dòng dõi Khum Borom”. Viên thủ lĩnh Lư ở Síp Long Pan Na nói: “nhờ Khum Borom chúng ta là anh em và chúng ta không nên đánh nhau”. Ngay vua Ayuthya, muốn ngăn bước tiến của Fa Ngum lên cao nguyên 1242
Dịch trong “Mission Pavie” – nghiên cứu linh tinh II, T.1 – 77 – về Fa Ngum, T. 17 - 38 210
Còrạt, cũng gợi lại cho Fa Ngum biết họ là “anh em từ thời Borom”, hiến cho ông này một số đất đai và hứa gả con gái cho. Đó là một thí dụ mới về mối tình đồng chủng ở những thủ lĩnh người Thái mà ta đã nêu ở trên. Một tài liệu khác, cuốn Pongsavadan1243, ghi lại hành trình của chuyến viễn chinh đó ngắn hơn, cho ông đi thẳng từ Trấn Ninh đến Chiềng Đông Chiềng Tông và ghi là sau khi đăng quang mới có sự thương lượng với nước Annam để quy định biên giới và mới có chiến dịch của ông trên cao nguyên Còrạt. Dù sao mặc lòng, niên hiệu 1353, do nhiều văn bản cung cấp để nói về lễ dăng quang trọng thể của Fa Ngum để đánh dấu sự thành lập vương quốc Lan Sang 1244 , có nhiều may mắn được truyền bá một cách đúng đắn. Theo sự hiểu biết của tôi, một điều ghi duy nhất về Fa Ngum trong một tài liệu minh văn ở một bút tích ở Xuykhôthái có trước năm 1359: nó nói rằng, quốc gia này ở phía đông, trên sông Mêcông giáp với nước Chao Praya Fa Ngum 1245. Việc lên ngôi của Fa Ngum rất quan trọng, không phải chỉ vì nó đánh giấu sự thành lập một quốc gia có vai trò chính trị hàng đầu ở vùng trung Đông Dương mà còn vì nó đem lại hậu quả là đưa được vào miền thượng lưu Mêcông nền văn hoá Khơme và đạo Phật Xâylan bằng tiếng Pali, qua trung gian Cămpuchia. Sau khi ông lên ngôi một chút, quả thật Fa Ngum đã mời từ Cămpuchia sang một đoàn do ông thầy học tinh thần cũ của ông là Maha Pasaman, gồm các thầy tu và thợ thủ công: ngoài một số bản kinh ông còn đem theo pho tượng Pra Bang nổi tiếng về và nó trở thành tên của kinh đô nước Lan Sang. Phái đoàn này càng có nhiều thắng lợi khi nó hoạt động trên một mảnh đất mà đạo Phật Cămpuchia đã để lại dấu vết 1246. 3. Vương quốc Thái Lan Na Người ta vừa thấy trong chuyến xâm lược vào Lan Na, Fa Ngum đã tiến đến tận Chiềng Ray nơi vua Sam Paya ẩn trốn. Xem niên hiệu thì đó là vua Phayu, chắt của Mangray. Mangray mất khoảng 1315 1247 sau 50 năm trị vì, là dấu hiệu cạnh tranh giữa các người thừa kế. Trong ba người con ghi trong biên niên, ông đã loại trừ người con cả 1248, đẩy đi xa người còn trẻ nhất bằng cách cử sang vùng người Thái ở thượng lưu Saluyn, ở đó ông lập nên hạt Mường Nai (Mônê) 1249. Còn người con thứ hai tên là Grâma (Khun Kam) hay Giayaxăng grama, đã tham dự vào chiến dịch
1243
Do P.Le Bonlanger dùng “Lịch sử Lào thuộc Pháp”, T.41 -51 Về tên này, xem Coedès “Về những tên cũ của Luang Prabang” BEFEO, XVIII, 10, T.9 - 11 1245 Coedès “ Sưu tập bút tích ở Xiêm”, I, T.129 1246 Năm 1311 theo Jinakalamalini ( Coedès “Tài liệu” BEFEO XXV, T. 91), năm 1317 theo “Biên niên Chiềng Mai” C.Notton “Biên niên ở Xiêm” III, T.74 1247 “Biên niên” , T. 72 1248 Jinak , T.92 – Số 2 – Biên niêrn, T.73 1249 Biên niên T.71 1244
211
chống Yiva, ông vua cuối cùng của Haripungiaya1250,chính ông đã kế vị Mamgray, nhưng trong vài tháng ấy, ông cho con là Sèn Phu lên thay ở Chiềng Mai, đồng thời cử hai con khác lập cư ở Mường Fang và Chiềng Không, rồi tự rút lui về Chiềng Ray.1251 Nhưng khi được tin cha mình là Mangray mất, hoàng tử Mường Nai đến nhòm ngó ngôi vua hay ít nhất cũng đòi phần của mình trong việc kế vị ngôi vua. Sèn Phu và em là Nam Tuen, ông hoàng ở Chiềng Không trốn về với cha ở Chiềng Ray trong lúc chú của các ông chiếm Haripunragiaya1252. Những việc gì sảy ra sau đó đều mơ hồ, nhưng chỉ cần nêu ra ở đây việc Nam Tuen đã đuổi được kẻ xâm lược và lấy lại Haripunragiaya. Nhưng cha ông không để ông ở đó mà cử ông đến Chiềng Tung1253 rồi cử Sen Phu lên ngôi ở Chiềng Mai năm 1322 hoặc 13241254 Sèn Phu vội lập tự cho con là Kam Fu ở Chiềng Mai để có thể đến Chiềng Ray săn sóc cha (Jayasangrâma) mất năm 1326 hoặc 1327.1255 Sèn Phu nắm toàn bộ quyền hành trên toàn bộ lãnh thổ. Năm 1325 hoặc 1328 ông lập nên thành phố Chiềng Sèn trên một danh thắng cổ. Năm 1334 1257 ông mất và con là Kam Fu lên thay, ông này chỉ ở ngôi vào năm và mất ở Chiềng Ray.1258 1256
Sau khi lên ngôi ở Chiềng Ray, con ông là Pha Yu sau ba năm đã trở lại Chiềng Mai mở rộng và củng cố nơi này. 1259 Ở giữa thành ông cho xây một ngôi đền để đặt nắm tro hài cốt của cha1260: ngôi đền này sau mang tên là Vat Pra Sing khi người ta đặt ở đó một pho tượng Pra Sing hay Pra Sihing “Phật Xâylan”.1261 Ngày chết của Pha Yu không được biết đến một cách chắc chắn.1262 4. Miến Điện dưới ách đô hộ của người Thái Nhiều biến cố phức tạp xảy ra ở Miến Điên nửa đầu thế kỷ XIV trong các hạt người Thái, chỉ cần nêu ra một số việc sau: Ở phía Nam, việc ám sát Dareruy là dấu hiệu cho một loạt xung đột với vương quốc Xuykhôthái,mà nó đã ám chỉ tới. Dòng dõi của thủ lĩnh Thái định cư từ 1250
Jinak T.91 – 92 – Biên niên T.71 Jinak T.92 – Biên niên T.75 1252 Jinak T.92 – Biên niên T.75 1253 Jinak T.92,93 – Biên niên T.75 - 77 1254 Niên hiệu đầu là trong Jinakâlâmâlim, T..93. Niên hiệu sau là trong “Biên niên sử Chiềng Mai”, T.77s 1255 - nt 1256 - nt 1257 Jinak T.93 – Biên niên T.80 1258 Năm 1336 theo Jinak, năm 1345 theo “Biên niên” 1259 Jinak, T.94 1260 - nt – Biên niên T.84, 85 – Cái bình đựng tro đã tìm thấy 1925. 1261 Chuyện pho tượng kỳ diệu này được kể trong Jinak, T.97 - 103 1262 Năm 1355 theo Jinak, T.94 – năm 1367 theô Biên niên,T.85 1251
212
Binnya U (1353 – 1385) đến Hamsavati (Pegu)1263, họ trị vì ở đó cho đến lúc vua Miến Điện ở Lăngguy đến chiếm thành phố năm 1539. Ở trung tâm, hai trong số ba anh em trước đây đã chia nhau vùng Kiốcxơ, đã mất; người trẻ nhất là Thihathu (Sihasura) còn lại một mình làm chủ tình thế. Năm 1312 ông chọn Pinya làm ……..1264 và dòng dõi ông tiếp tục trị vì ở đó cho đến 1364. Một người con của ông là Sôyun định sở ở Sagaing, năm 1315 để cai quản cả vùng phía Bắc và phía Tây1265. Một người con cháu sót dòng của một ngành ở Sagaing tên là Thađôminbya, năm 1364 đã xây dựng trên sông Irauađi, ở cửa đồng bằng Kíôcxơ, thành phố Ava1266, nó trở thành kinh đô trong năm thế kỷ. Cuối cùng ở phía Đông, thành Tônguy (Tanngu) được xây dựng năm 1280, vẫn là nơi trú ẩn của người miến Điện muốn tránh khỏi sự đô hộ của người Thái, năm 1347 trở thanh kinh đô ccủa một quốc gia Miến Điện mới khi Thanhkhaba (Thinkhaba) xưng vua ở đó1267. Một người dòng dõi ông năm 1539 đã chiếm Hamfavati (Pegu) và lập nên một quốc gia Miến Điện hùng mạnh. 5. Nước Cămpuchia: những ông vua cuối cùng ghi trong minh văn Ở Ăngco, vua Xơrinđơravácman trị vì vào thời kỳ ……..ta konan đến thăm, đã ở ngôi cho đến 1307 là niên hiệu ông “thoái vị để nhường ngôi cho thái tử (Yuvarâja) và lui về rừng ở”1268. Nhờ ông mà ta có một bút tích cổ nhất bằng tiếng pali ở Cămpuchia: nó kỷ niệm sự thành lập một cái vihâra và một pho tượng năm 1309, hai năm sau khi vua thoái vị.1269. Người ta không biết tới mối quan hệ họ hàng của ông vua mới với Xơrinđơravácman. Một bút tích nói ông có họ hàng (Vamca) mà không cụ thể hoá hơn. Khi lên ngôi, ông lấy danh hiệu là Giaya Mănggalácta (Gaya Mangalârtha), ông mất năm 104 tuổi1270. Ngoài việc một phái đoàn Trung quốc sang Cămpuchia năm 1320 để mua voi đã thuần1271, người ta không biết một sự kiện nào khác để có thể gắn với tên của Xơrinđơragiayavácman. Năm 1327, Giayavácmađiparamécvara1272 (Jayavarmâdiparamcevara) thay ông, nhưng người ta không biết mối quan hệ họ hàng giữa hai người. Người ta chỉ biết ông vua này nhờ một bút tích Khơme ở đền Bayông1273 và nhờ một bút tích 1263
A.P.Phayre “ Lịch sử Miến Điện” T.67, 68. Harvey “Lịch sử Miến Điện” T.111, 112 Phayre – sđd – T.59 – Harvey – sđd – T.78, 79 1265 -nt - nt T.79 1266 A.P.Phayre – sđd – T.63 – Harvey – sđd – T.80 1267 A.P.Phayre – sđd – T.83. Harvey – sđd – T. 123 1268 Coedès – BEFEO XXXVI, T.15 1269 - nt – T.14- 21 1270 L.Finot “Bút tích ở Ăngco” BEFEO XXV, T.403 – 406 – Hồi ky khảo cổ I, T.103 - 106 1271 Pelliot “Hai cuộc hành trình” BEFEO IV, T.240, số 5 1272 Coedès “Niên hiệu lên ngôi của Jayavarmaparamcevara” BEFEO XXXIII, T.145 1273 Coedès “Bút tích ở Cămpuchia” II, T.187 1264
213
Phạn ở Ăngcovát1274, thực ra là ở một nơi trước kia gọi là Capilapuyra (Kapilapura), ở Đông Bắc ngôi đền1275. Bút tích này gốc tự một nhà bác học bàlamôn tên là Viđyơxađimăng (Vidyecadimant), kẻ hầu hạ các vua Xinđơravácman, Xirinđơragiayavácman và Giayavácmađiparamécvera1276, là bút tích chữ phạn cuối cùng ở cămpuchia. Thấm nhuần thần bí giáo Xiva, nó chứng tỏ rằng trong một nước mà đạo Phật Xâylan đã phát triển‟‟. Ấn Độ giáo tìm thấy ở triều đình những vua kế vị Giayavácman VII một nơi trú ẩn cuối cùng. Sáu thế kỷ không đuổi nó đi nổi vì trong các buổi tế lễ của hoàng gia nước Cămpuchia hiện đại, những người Bakô hay bàlamôn của triều đình vẫn tiếp tục hành lễ.1277 Người ta không rõ Giayavácmađiparamécvara trị vì trong bao lâu. Có lẽ chính ông, năm 1330 đã cử xứ thần sang Trung Quốc1278 và năm 1335 cử gấp đến đèo Cửa Rào để chào đón hoàng đế Annam Trần Hiến Tôn, một phái đoàn và phái đoàn ấy đã gặp Xuykhôthái ở đấy. Hiện nay chưa thể phân tích mối quan hệ giữa Giayavácmađipamécvara, ông vua cuối cùng được ghi trong bút tích ở Ăngcovát, và là ông vua đầu tiên trong biên niên Cămpuchia, bắt đầu từ 1350 có thuỵ hiệu là Mahanippin (Mahânippean) hay Nippin bat = Niếcvanapađa (Nippean bat = Nirvânâpda)1279 chỗ đứt quãng giữa các vua trong minh văn cổ và biên niên hiện đang là tuyệt đối. Điều quan trọng cần ghi là giữa thế kỷ XIV, trước lúc thành lập Ayuthia và làm lễ đăng quang cho ông vua đầu tiên của triều đại Xiêm đó đã hoàn thành phế tích Ăngco, Wang Ta Yuan viết trong cuốn “Tao yi tche lio” rằng nước này được gọi một cách nhất tứ là “Chân Lạp giầu có” và “nước của một trăm ngôi chùa”1280 6. Nước Chàm Ở Chàm, người “con của Xơri Harijít” tức là của Giayaximhavácman III và hoàng hậu Batxcarađơvi (Bhâskaradevi) lên ngôi năm 1307, mới 23 tuổi. G.Maypero1281 đã gán cho ông ta một cách hơi độc đoán, cái tên Giayaximhavácman IV. Biên niên sử Annam gọi là Chế Chỉ. Những cuộc mưu phản xảy ra một cách kinh niên ở những tỉnh Chàm cũ thuộc phía Bắc đèo Hải Vân và nhượng cho Annam để đổi lấy công chúa (Huyền Trân), buộc hoàng đế Trần Anh Tôn phải thân chinh đi năm 1312. Kết quả là đã bắt được vua Chàm, ông vua này bị đem ra Bắc và chết ở Bắc Kỳ năm 13131282. Em ông được cử lên cai trị nước như 1274
Do Barth và Bergaigne ấn hành “Bút tích phạn ở Cămpuchia”, T.500 - 588 L.Finot BEFEO XXV, T.365 1276 Barth và Bergaigne – sđd – T.585 - 588 1277 A.Leclère “Cămpuchia, các lễ dân sự và tôn giáo” (Biên niên bảo tàng gnimet, T.42) 1278 P.Pelliot – sđd – T.240, số 5 1279 Xem chú thích dưới trang 386 1280 W.W.Rokhill “Notes on the relations and trade of china” ………Báo XVI, 1935, T.106 1281 “Vương quốc Chàm” T.193 1282 G.Maspero – sđd – T.195 1275
214
“một ông hoàng được phong vào hàng thứ hai”. Lấy tư cách là bá chủ bảo hộ nước Chàm, hoàng đế Annam đã bảo vệ nó chống lại cuộc xâm lược của Xiêm năm, 1313 như đã nêu ở trên. Năm 1314, vua Anh Tôn thoái vị nhường ngôi cho con là Trần Minh Tôn, tạo điều kiện cho “ông hoàng được phong” mà biên niên Annam gọi là Chế Nang một cơ hội để thử thu hồi lại các tỉnh phía Bắc và giành độc lập. Bị thua năm 1318, ông phải trốn sang Giava1283. Hoàng đế Annam liền đặt lên ngôi Chàm một thủ lĩnh quân sự mà biên niên Annam gọi là Chế Anan,ông này cũng định dựa vào quân Mông Cổ để tự giải phóng. Năm 1326, ông thắng quân Annam một trận và điều đó cho phép ông không phải đối xử như một nước chư hầu nữa1284. Tiếp đó là một thời kỳ yên ổn, được đánh dấu bằng việc tu sĩ dòng thánh Phơrăngxoa tên là Odoric de Perdenone sang thăm. Ông này trong tập bút kểý về chuyến đi đã dành một đoạn1285 cho “vương quốc mang tên Campo1286, một nước rất đẹp vì ở đó người ta thấy mọi cách sinh hoạt với nhiều tài phú dồi dào”.Ông đã gán cho nhà vua ở đó sinh được 200 con, “vì ông ta có nhiều vợ và nàng hầu”. Ông ghi chép về nguồn giầu có về hàng luồng cá thường lai vãng ở bờ biển “để chào nhà vua của nước này”. Nét quan trọng nhất trong bút kýýy của ông là việc ám chỉ đến một tục lệ Ấn Độ gọi là “suttec”: “khi một người đàn ông nào bị chết ở xứ này, người ta chôn cả vợ anh ta theo 1287 vì họ nói rằng chị ta có quyền sống chung với anh ta ở thế kỷ khác”. Năm 1342 Chế Anan mất con rể ông là Trà hoa Bồ đề như người Annam gọi, đã thành công trong việc loại trừ người kế vị hợp pháp là Chế Mô, là người mà ông phải đấu tranh trong khoảng mười năm mới loại hẳn được. Thắng lưọi ông giành được đối với quân Annam đã xúi dục ông thử chiếm lại vùng Huế năm 1353, nhưng ông đã thất bại. Người ta không biết niên hiệu chấm dứt triều đại của ông 1288, nó được đánh dấu bằng việc một nhà du lịch người Bðcberơ tên là Ip Batuta (Ibn Batuta) ghé thăm, nếu có thật như người ta đề nghị1289 thì đúng là nước Tavalivi (Tawâlisi) như ông này đã ghi trong nhật kýy của ông, tương ứng với nước Chàm. 7. Bán đảo Mã lai và Xuymatơra: sự phát triển của đạo Hồi Trên bán đảo Mã Lai, những lời nhắn của Hốt Tất Liệt năm 1295 cho người Thái ở Xuykhôthái “đừng làm điều xấu đối với người Mã Lai để giữ lời hứa” hình 1283
- nt T.197, 198 - nt T.199, 200 1285 “những chuyến du lịch sang Á châu thế kỷ XIV của linh mục tốt số Ođôríc đờ Pécđơnonơ” H.Cordier XB, T.187 1286 Các bản latinh và ýY ghi là Zampa, Zapa, Campa, Canpa, Capa. 1287 Bản latinh kể một cách cho tiết hơn là người ta thiêu sống người vợ cùng với người chồng; Xem ghi chú của Cordier trong “Cathay and the way thithier”, tập II, T.167 1288 G.Maspero – sđd – T.201 - 203 1289 T.Yamamoto “On Tawâlisi described by Ibn Batuta” taval “lúc đó thông dụng ở Chàm, rõ ràng được phiên ra là Trà hoa (Bồ đề = pati) do các nhà viết sử Annam 1284
215
như không giữ được lâu nếu người ta tin ở Wang Ta Yuan như ông viết trong “Tao yi tche lio” vào giữa thế kỷ XIV: “người nước Xiêm ham mê đi cướp bóc… Trong những năm gần đây, họ đã dùng bảy mươi thuyền lớn đem quân đến đánh Tanmaxi1290 và đánh vào hào của thành này.Thành này đã đóng cửa và tổ chức phòng vệ, cầm cự được một tháng và quân Xiêm không dám xung phong nữa”.Ở đoạn khác, tác giả còn ghi tên những nước Ting Kia lon (………….)1291, Peng heng (Pâhng)1292, Kilantan (Kilantan)1293, Tan ma ling (Tâmhalinga)1294, Long ya si Kiao (Lankasuka)1295 và nhiều đảo khác mà ông kê các sản phẩm chứ không cho một chút chi tiết lịch sử nào. Ở Trengame trên bờ biển của bán đảo, một bút tích Mã lai mà người ta giả thiết có từ 1326 hoặc 1327 nhưng có thể muôn hơn, là tài liệu cổ nhất có liên quan đến việc Hồi giáo hoá vùng bán đảo này.1296 Ngược lại vào khoảng 1345 hoặc 1346 Ip Batuta, phái viên của quốc vương ở Đơli (Delhi, Ân Độ) tên là Amghammát Ip Tôgơlúc (Mahammad Ilp Toghluk) đến thăm Kakula (Takkôla cũ?) nhân chuyến đi Trung quốc, đã nói về vua xứ Muyn Dgiava (Mul Djâwa) (tên gọi bán đảo Mã lai như một người dị giáo 1297: người ta đã thấy trong chương trên rằng đối với Xuymatơra, các bằng chứng về việc Hồi giáo thâm nhập vào bắt đầu từ thế 1281. Ip Batuta nói rằng, ông được vua Xuymatơra là Malíc ag Dahia (Malik ag Zâhir) tiếp, lời nói đó đáng nghi1298. Dù sao mặc lòng, bút kýy của Ip Batuta chứa đựng một chi tiết quan trọng , nó nói lên rằng nhà vua là một tín đồ thuộc môn phái Safi íttơ (Chafiyites) và có nhiều kẻ dị giáo ở xung quanh. “Ông thường gây chiến tranh, nhất là đối với kẻ dị giáo… Thần dân của ông cũng theo tục lệ Safi íttơ; họ thích đánh người theo tà giáo và vui lòng đi theo quốc vương của họ. Họ đã chiến thắng những người dị giáo ở gần, và những người này phải nộp cống để được yên ổn”1299 Hình như đạo Hồi được nhập vào Xuymatơra chủ yếu do các người từ Guygiarát (Gujarat) và ở vịnh Cambay tới1300. Đến giữa thế kỷ XIV, còn lâu nó mới chinh phục được tất cả các công quốc nhỏ ở phía Bắc đảo, trong đó Ôđôríc đờ Pócđơnomơ ghi năm 13211301: Lamori (Asin), ở đó “tất cả phụ nữ là của chung”, và 1290
Tumasik = xanhgapo W.W.Rockhill – sđd – T. 118 1292 - nt - T.120 1293 - nt - T.121 1294 - nt - T. 123 1295 - nt - T. 125 1296 H.S.Paterson “Angười early Malay inser from Trenggame” Báo Hội hoàng gia Mã Lai II, 1924. T.752 – C.O.Blagden A note on the Trenggame insoription”, T.258 1297 G..Ferrand “Liên hệ du lịch và văn bản địa lýy Ả rập, Ba tư và Thổ Nhĩ Kỳ” II, T.450 1298 F.P.Moquette. Rapp. Outh. Dieust. 1913, T.11. Ferrand”Malaku, Malâyu et malâyur” Báo Á châu 5 + 6/1918, T.474 - 475 1299 Ferrand “Quan hệ du lịch và văn bản địa lýy Ả rập…” II, T.440 1300 F.P.Moquette De graafsteenen Pasé en grissee vergeleken met dergelijke momunenken nit Hindoestan” Tijd. Bat. gen. 54, 1912, T.536 – 548. 1301 H.Cordier “Những chuyến đi sang Á châu…”, T.136 1291
216
dân còn “ăn thịt người”; Xuymôntơra (Sumoltra), dân ở đó “thường lấy săt nung đỏ dí vào mặt ở nhiều nơi, cả phụ nữ cũng làm như vậy” 1302. Còn Oang Ta Yuan lại kể, năm 1350, cũng những nước đó dưới cái tên Nanwouli 1303, Souwentala1304 và thêm Tan yang1305 (tức là Tamiang mà Máccô Pôlô gọi là Dagroian) nhưng ông chỉ điểm qua các sản phẩm của nó chứ không nói rõ vị trí chính trị. Ở miền Trung và miền Nam của đảo, ông chỉ biết hai nước: Sanfôtsi1306, theo ông tương ứng với thung lũng sông Giămbi1307, tức là Malayu cũ, như người ta đã thấy đến thế kỷ XIII đã trở thành trung tâm của đế quốc Mahargia cổ, và Kieou Kiang “cửa sông cũ kỹ” đại diện cho nước Palembang. Còn minh văn thì chỉ ra rằng Malayu vẫn là nước Xuymatơra duy nhất còn có tầm quan trọng về chính trị nào đó và nó trở thành đối diện với các vua phương Bắc đã Hồi giáo hoá hoặc đang sắp cải giáo, nơi trú ẩn của văn hoá Ấn Độ. Nhưng trung tâm của nó có chiều hướng ngày càng đi xa bờ biển phía Đông của đảo để dấn sâu vào nội địa về phía sau này là Minangkabau. Nhiều bút tích cho ta biết ở vùng này vào giữa thế kỷ XIV, một “ông vua của đất vàng” (Kanakamedinindru)1308 tên là Ađityavácman, con của Átvayavácman (Advayavarman). Tên ông xuất hiện ở Giava ngay năm 1343 trên một tượng bồ tát Manjuxơri(Manjucri) trước kia đặt ở Săngđi Giagô (Chandi Jago) 1309 ở đó sự có mặt của nó hình như chỉ ra rằng vào niên hiệu nó, nhà vua tương lai, có đôi chút họ hàng với hoàng hậu Ragiapátni (Râjapatni) vợ của Cơritaragiaxa (Kritarâjasa) sống ở triều của Môgiôpahít (Mojopahit)1310 Năm 1347, ông ở Malayupuyra và cho hắc một văn bản chữ phạn1311 lên lưng của pho tượng Amôgapaxa (Amoghapâca) tìm thấy ở Rambahan, mà bút tích ở Pađang Rôsô (Padang Rocho) nói là mang từ Giava về năm 1286. Ở đó ông mang vương hiệu là Udayađityavácman (Uđayâdityavarman) hay Ađityavacmôđaya (Adityavarmodaya) Pratâpaparacơramaragiăngđơra Môlimalivácmađơva (Pratâpaparâkramajendra manlimâlivarmadeva) trong đó người ta tưởng có thể phát hiện ra một ý đồ hoà hợp các vương hiệu truyền thống thường dùng ở Xơrivigiaya và ở Malayu1312.
1302
- nt - T.153 Rockhill “Ghi chép” Tùng báo XVI, 1915, T.148 1304 - nt - T.151 1305 - nt - T.143 1306 - nt - T.134 1307 Pelliot “Những chuyến hàng hải lớn của Trung Quốc” Tùng báo XXX, 1933, T.376 1308 H. Kern, Vespr. Gesch, VII, T.219 1309 Brandes “Tjandi Singasari” T.99 - 116 1310 N.F.Krom “ấn Độ – Giava”, T.392 - 393 1311 H.Kern “De wij – inseriptré of het Amoghapâca- becld van Padang chandi” Verpr. Gesch, VII, T.163 – B.R.Chatterji “Ấn Độ và Giava” II, T.79 - 84 1312 J.L.Moens “Crivijaya, Yava en Katâha” Tijd Bat. Gen. 77, 937, T.457 1303
217
Ngoài ra, bút tích đó đã cho nhiều chỉ dẫn quan trọng về các nghi lễ phù chủ giáo thịnh hành ở Inđônêdi thế kỷ XIV và nhiều cái còn tồn tại ở Bali ngày nay1313. Đạo Phật của vua Ađityavácman, người mà được coi là Lôhervara giáng sinh, thuộc về đạo của các vua ở Môgiôpahít theo hệ thống calasacora (Kâlachakra)1314 Một bút tích khác cùng niên hiệu nhưng không có giá trị lịch sử, được tìm thấy ở Pagar Rayung ở trung tâm Minamhkaban. Vùng này đã cung cấp nhiều bút tích khác thuộc về triều đại khá dài này, nó kéo đến ít nhất là tận năm 1375. 8. Giava: vương quốc Môgiôpahít cho đến lúc Hayam Uyrúc lên ngôi (1350) Ở trên người ta đã thấy, theo một biên niên sử mới1315, triều vua Cơritagiaxa mà người ta tưởng là yên bình, ngược lại đã bị khấy động vì hàng loạt cuộc nổi loạn trước kia được xếp vào thời của triều vua sau là Giayanagara. Năm 1295, là cuộc nổi loạn xẩy non của một người bạn chiến đấu của ông, ông này trở thành một người có chức cao trong triều; tên ông ta là Răngga Laoơ (Ranga Lawe), nổi lên ở vùng Tuybăng (Tuban)1316. Rồi đến ông già Viraragia tuyên bố độc lập ở Luymagiăng (Lumajang)1317 ở phía Đông Giava, phía Nam đảo Mađuyara. Các năm 1298 và 1300 phải dành để chống lại Xuyra (Sura), một người bạn chiến đấu khác của nhà vua, ông này cuối cùng bị thua và bị giết. Rồi đến Nămbi, con của Viraragia rút về Lembát (Lembah) và củng cố thành luỹ ở đó. Cuối cùng năm 1302 là cuộc nổi loạn của Giuruy Đơmung (Juru Demung), một người đồng loã với Xôra (Sora)1318. Cơritaragia mất năm 1309. Lăng của ông xây ở Simping1319, đã cho ta pho tượng rất đẹp để ở bảo tàng Bafaria, dưới dạng thần Harihara. 1320 Con ông là Giayanagara lấy vương hiệu là Xơri Xunđarapândyađơvađiécvara (Cri Sunđarapânyadevâdhicvara) Vicơramốttungađơva (Vikramottungadeva) đã nhấn mạnh mối quan hệ tinh thần giữa Giava và các nước Pangđia ở cực Nam Ân Độ, được xác nhận từ thời Xănggiaya 1321. Hai năm sau khi ông lên ngôi, ông già Viraragia mất, ông đã từng gây ra nhiều nỗi khổ cho người dân. Năm 1312, nhà vua tham dự vào việc mai táng Cơritanagara ở Puyếcva Patapar1322, ông này mất từ 20 1313
S.Lévi “Văn bản chữ phạn ở Bali” (Gaekwad‟s or. Ser. 67, 1933) F.L.Moens “Het buddhisme of Yaun en Sumatra in zijn luatste bloei – periode” Tijd. Astrong. Gen. 64, 1924, T.558 - 579 1315 C.C.Berg “Gunerkingen over de chronologie van de oudste geschiedenis van Maja – pahit” Bijdr. 97, 1938, T.135. Và “Ye middeljavaansche histrische traditie”, 1927 1316 “Pararaton” NXB Brandes (Verh. Bat. Gan. 62, 1920) T.125 – CC Berg “Rangga Lawe” 1930 1317 “Pararaton” - nt 1318 - nt - T.125 - 126 1319 N.F.Krom, T.159 – 166 – sđd 1320 - nt - T.65 1321 Nilakanta sastri “Agastya” Tijd. Bat. Gen. 76, 1936, T.502 – và 75, 1935, T.611 1322 “Pararaton” – sđd – T.125 - địa điểm chưa được xác định đúng. N.F.Korm “ Ân Độ – Giava”, T.345 1314
218
năm nay . Năm sau, ông thanh toán được địch thủ khác của cha mình tên là Giuyruy Domung, nổi loạn năm 1302, nhưng đến năm 1314 một cuộc nổi loạn khác lại sảy ra, do một người đồng mưu khác của Xôxa tên là Gagiát Biruy (Gajah Biru)1323. Năm 1316 sau khi Giămbi chết và hạt Luymagiăng chịu thuần phục1324, người ta tưởng sự thanh bình trở lại , nhưng đến 1319, sảy ra cuộc nổi dậy của Quyti (Kuti) làm nhà vua phải tạm thời bỏ kinh đô, cùng 25 người hộ vệ do Gagiát Mađa1325 chỉ huy, ông sau này sẽ thành nhân vật phụ chính lớn (1328 – 1350). Mặc dầu các cuộc nổi dậy đó làm lệch đường của biên niên, thế lực của Môgiôpalút được củng cố và Ôđôríc đơ Pócđơnorơ qua thăm Giava năm 1321 đã cho ta bức tranh miêu tả quan trọng về hòn đảo đó “có tới 3000 tháp. Các vua của hòn đảo này ccó tới 7 vị. Hòn đảo này ở tốt và là nơi thứ hai ở trên đời này… Vua của đảo ở một lâu đàI kỳ diệu rất to… Đại hoàng đế ở Cathay là ông vua của tất cả người Táctơrơ (Tartres) thường gây chiến với ông vua này nhưng bao giờ cũng bị thua”.1326 Từ 1325 đến 1328, Giayanagara cử đều đặn sứ thần hàng năm đến Trung Quốc . Một trong các sứ thần năm 1325 là Sengkiliye, đồng nhất với Sengkialieyulan mà người ta sẽ thấy năm 1375 làm vua ở Xuymatrơra.1328 1327
Năm 1328, Giayanagara bị ám sát chết do tay một nhà quýy phái mà ông ta đã quyến rũ vợ1329. Từ triều của ông bắt đầu một phần lớn nhóm Panatarăng1330. Vì ông không có con trai nên ngai vàng trở về tay con gái của Cơritanagara tên là Rugiapátni Gayatơri (Râjapatni Gâyatri), vợ cả của Cơritaragiaxa, nhưng bà này theo đạo như một bicsumi (bhikshumi)1331, và con gái bà là Tơribuyvana (Tribhuvanâ) điều khiển mọi việc dưới danh nghiã của bà1332. Năm 1329 – 1330, con gái bà lấy một nhà quýy phái tên là Sacơrađara (Chakradhara)1333 hay Sakrécvera (Chakrecvara), lấy tên là Cơritavácđana (Kritavardhana) với vương hiệu Xanhgaxari1334. Năm 1334, nàng sinh một con trai tên là Hayam Uyrúc (Hayam Wuruk)1335 sau này làm vua khi bà của ông mất năm 1350.
1323
“Pararaton” – sđd - T.126 - nt - T.126 – 127 – “Nâgarakritâgama”, T.34 1325 - nt - T.127 - 128 1326 H. Cordier “Những cuộc du lịch sang Á châu…”, T.161 - 162 1327 Rockhill “Note on the Relations…” Tuỳ báo, XV, 1914, T.446 - 447 1328 Xem chú thích ở dưới, trang 401 1329 “Pararaton” - sđd – T.128 - 129 1330 N.F.Krom “Andosiam” II, T.245 – 284 M.E.Lulins van goor “Ghi chép về phế tích Panataran” BEFEO II, T.375 1331 Nagarakritâgama – sđd – T.257 1332 Với vương hiệu Tribhuvanittungadevi Jayavishmuvardhani – N.F.Krom, “ Ấn Độ – Giava”, T.383. “Nagarak” - nt 1333 Pararaton – sđd – T.129 1334 N.F.Krom - sđd - T.384 1335 Pararaton – sđd – T.139 1324
219
Nhân vật lớn của triều đại là Gagiát Mađa mà ở trên ta đã thấy ông theo đuổi sự nghiệp của vua Giayanagara khi ông này phải lánh nạn trước vụ nổi loạn của Quyti. Mới đầu làm tể tướng ở Kahuyripăng (Kahuripan) rồi ở Daha, năm 1331 ông trở thành tể tướng ở Môgiôpahít, tức là tể tướng của vương quốc1336. Những cố gắng không ngừng của ông nhằm bành trướng ưu thế của Giava trong vùng quần đảo.1337 Như vậy ở Bali mà các kết quả chiến trận của Tơritanagara năm 1284 bị xoá bỏ và trở thành một nước độc lập, cuộc viễn chinh năm 1343 dẫn tới việc tàn phá hoàng gia địa phương 1338 và một sự Giava hoá đảo này đã được mở rộng dưới triều vua Hayam Uyrúc. Về phần Trung Quốc, “Lịch sử nhà Nguyên”1339 đã ghi một đoàn sứ thần Giava sang năm 1332 do Seng Kia Lo dẫn đầu, và hình như là cùng một người đó năm1325. Đến 1350 Wang Ta Yuan 1340 đã miêu tả Giava (Tchao wa) như một nước thịnh vượng, mầu mỡ, mật độ dân số đông đúc và thanh bình, được gọi là “dân man ri loại nhất ở vùng biển phía Đông”. Năm 1350, cái chết của bà già Ragiapátni đã chấm dứt chế độ phụ chính của con gáibà và bà này đã rút lui để cho con trai mình là Hayam Uyrúc trị vì dưới vương hiệu Ragiaxanagara (Râjasanagara).
Chương XIV: Mãn kỳ của các vương quốc Ấn Độ từ giữa thế kỷ XIV đến lúc người Bồ Đào Nha chiếm đóng Malắcca (1511)
1. Nước Campuchia: từ 1350 đến lúc bỏ Ăngco giữa thế kỷ XV 2. nước Chàm từ Chế Bồng Nga lên ngôi (1360) đến lúc từ bỏ vĩnh viễn Vigiaya (1471) 3. Giava: Từ lúc Hayam Uyrúc = Ragiakamagara lên ngôi (1350) đến mãn kỳ của vương quốc Môgiôpahít (khoảng 1520) 4. Xuymatora: những người thừa kế vương quốc cổ Maharagia ở giữa thế kỷ XIV
1336
N.F.Krom – sđd – T.387 - nt - T.390 1338 - nt – T.391 – Nagarak (H.Kern. Verop. Gesch VIII), T.37 1339 W.W.Rockhill “ghi chép” Tùng báo XV, 1914, T.447 1340 - nt - XVI, 1915, T.236 - 237 1337
220
5. Malắcca: từ lúc thành lập năm 1403 đến lúc người Bồ Đào Nha xâm chiếm năm 1511. Thời kỳ giữa thế kỷ XIV tương ứng với một thứ điểm mốc trong lịch sử ngoại Ấn. Năm 1347 được đánh dấu vừa bằng sự thành lập vương quốc Miến Điện Tôn Guy (Taungu), từ đó đến thế kỷ XVI nẩy sinh ra người sáng lập ra quốc gia hùng mạnh Miến Điện Pô Guy (Pegu), vừa bằng sự thành lập vương quốc Kuymatôra của Ađibyavácman (Adityavarman) vẫn mang tên là Malayu, nhưng đã tương ứng với Minangcabô (Minangkabau) tương lai. Năm 1353 được thấy sự thành lập vương quốc Lào Lan Sang của Fangum và sự phục hưng Hamxavati (Pegu) Binnya V. Nhờ một sự gặp gỡ kỳ lạ, việc lên ngôi của Hayam Uyrúc năm 1350, ông này là ông vua lớn nhất của Môgiôpahit đã mở rộng quyền bá chủ đến giới hạn cực điểm, cũng là năm lên ngôi của Ramađipati, người sáng lập ra Ayuthaya, người đã thống nhất được các nước ở Xyâm (Xuynhôthái) và Lavô (Láp buyri). Aguthya và Môgiôpahit trở thành 2 cực, nước trên ở lục địa, nước dưới ở vùng quần đảo, ở ngoại Ấn mà phần lớn chia ra thành 2 vùng ảnh hưởng. Danh sách các thuộc quốc của Ayuthya và Môgiôpahít trùm lên cả phía nam bán đảo Mã Lai. Việc tập hợp các tiểu quốc lại giữa 2 luồng ảnh hưởng của 2 cường quốc rất có ý nghĩa khi nó xẩy ra đúng vào lúc triều đại Mông Cổ suy sụp và ngược lại xu hướng chính trị của nó khuyến khích việc lập ra các tiểu quốc để dễ bề khống chế. Lịch sử các nước sinh ra quanh năm 1350, vương quốc Ayuthya và Lan Sang, vương quốc Miến Điện Tôn Guy và Ava, lịch sử đó ra ngoài khuôn khổ tác phẩm này chỉ dành cho thời kỳ cổ đại của vùng ngoại Ấn. Chỉ cần theo dõi cho đến lúc chấm dứt các vương quốc Ấn Độ ở Đông Dương và Nam Dương bằng cách phản ánh sơ lược những điều xảy ra ở Campuchia cho đến lúc người Annam xâm chiếm năm 1470, ở Mã Lai và vùng quần đảo cho đến lúc người Bồ Đào Nha xâm chiếm Malắcca năm 1511. 1. Nước Cămpuchia: từ 1350 cho đến lúc từ bỏ Ăngco giữa thế kỷ XV Trong các vương quốc cổ, đến giữa thế kỷ XIV1341 Cămpuchia là nước duy nhất có các ông vua trị vì ở các kinh đô cũ của nó là Yaxôđarapuyra (Ăngco), 1
Về những sự hiệu đính của biên niên Cămpuchia xem G. Coedès “Thử xếp loại các tài liệu lịch sử Cămpuchia lưu trữ ở thư viện EFEO” BEFEO, XVIII, 9, T.15. Việc hiệu đính của Vongsa Sarpech Nong (1818) đã được Garnier dịch ra. Báo Á châu, 10+12/1871, T. 336. Xem cả Maspero “Đế quốc Khơme” Pnom Penh 1904, A. Leclère “Lịch sử Cămpuchia” Pari1914; về tài liệu Trung Quốc, xem Resumat “Sự hốn hợp mới ở Á châu” I. T. 90 - 97. Các niên hiệu ở dưới đây đều cần xét lại, trừ các niên hiệu do tài liệu Trung quốc cho. 221
nhưng ở đó học không được bảo đảm chắc chắn. Ngay từ 1352, Ramađipati, người sáng lập và là ông vua đầu tiên của Ayuthya đến đóng đô ở thành phố 1342 mà Lampong-ragia, con của Niếcvanapađa (1346-1351) đã trị vì. Năm sau Ăngco bị chiếm và vua Xiêm đặt lên ngôi một người con của ông, ông này mất ngay sau lúc đó. Hai vua Xiêm khác kế vị nhau đến 1357 là năm 1 người em của Lampong-ragia, trước kia trốn ở Lào, đã quay lại chiếm được thành phố và lên ngôi dưới vương hiệu Xuryavamka Ragiađiragia1343 (Suryavamỗa Râjâdhirâja). Ông đã bảo vệ nước ông chống lại những cuộc xâm lược mới của Xiêm và hình như đa giữ được biên giới của mình đến Còrạt ở phía bắc và đến Pórasanh (Prachim) ở phía Tây. Có thể chính ông năm 1370 đã tiếp nhận của hoàng đế đầu tiên nhà Minh lệnh phải thần phục và gửi ngay đồ cống sang: “Lịch sử nhà Minh” gọi ông là Hou enl na 1344. Ông ở ngôi khoảng 20 năm và người kế vị là cháu ông, con của Lampong-ragia, danh hiệu là Paramarama. Năm 1379, trong “Lịch sử nhà Minh”1345 xuất hiện một ông vua mới Tsanta Kanwou tchotchetatche, Samdach Kambujâdhirâja, có lẽ cần đồng nhất với Paramarama mà người ta không biết chút gì. Khoảng năm 1380 em ông là Dhammsâ - sokarâjâdhirâja1346 kế vị, ông này xuất hiện trong “Lịch sử nhà Minh” năm 1387 dưới cái tên Tsan lie Paopisie Kanpoutche, Samdach Chao Ponhea Kamunja. Năm 1393, vua Xiêm Ramexuen (Ramesuen = Râmécvara) xâm lược Campuchia và đóng quân ở trước kinh đô, năm sau thì kinh đô bị chiếm1347. Vua Dhammasôka bị giết và được thay bằng con của vua Xiêm Suđaragia, ông này cũng bị ám sát ngay sau đó1348. Năm 1404 “Lịch sử nhà Minh”1349 ghi tên vua Tsanlie Popiya, Samdach Chao Ponhea mà xuất xứ còn mơ hồ1350. Cái chết của ông được triều Trung Quốc loan báo năm 1405, và con ông lên kế vị tên là Tsan lie Tchaopingya 1351, chắc là tương ứng với Chao Ponhea Yat1352. Ông này khi lên ngôi đã lấy danh hiệu vinh 1342
W. A. R. Wood “Lịch sử Xiêm” T. 65. F. Garnier - sđd. T. 341 - 342. A. Leclère - sđd. T. 195 - 207. 1344 A. Rémnsat - sđd. T.91. 1345 - nt - T. 92. 1346 F. Garnier - sđd. T. 343 - A. Leclè re - sđd. T. 21 1347 A. Rémusat - sđd. T. 93 1348 W. A. R. Wood - sđd. T. 76 1349 F. Garnier - sđd. T. 344 1350 A. Rémusat - sđd. T. 95 1351 A. Rémusat - sđd. T. 96 1352 F. Garnier - sđd. T. 344 - G. Maspero “Đế quốc Khơme” T. 56 - A.Leclère - sđd. T. 216 1343
222
quang của triều Xuryavácman. Trải qua suốt triều đại khá dài gần 50 năm và khó bảo vệ. Sau một thời gian ngắn ở Basan (Srei Santhor), nạn lụt đã đuổi ông đi đến ở vùng Bốn nhánh, trên danh thắng hiện nay là Pnông Penh1353. 2. Nước Chàm: từ triều Chế Bồng Nga (1360-1390) đến việc từ bỏ Vigiaya vĩnh viễn (1471). Trong cuốn “Vương Quốc Chàm” của G.Maspero, chương IX đã kể lại triều của Chế Bồng Nga, và đặt tên là “thời kỳ thịnh đạt”. Từ ngữ đó có thể đưa lại một quan niệm hoàn toàn không đúng về tầm quan trọng của triều đại 1 ông vua mạo hiểm, có nhiều chiến tích mà người ta có thể ví với tia sáng màu lục của mặt trời lúc hoàng hôn. Đứng trước sức bật của người Annam và sức ép của về nhân khẩu của họ qua nhiều thế kỷ, những âm mưu khôi phục lại của Chế Bồng Nga hình như không hợp thời và đã bị kết án trước là không có ngày mai. Người ta không biết gì về nguồn gốc nhân vật đó mà “Lịch sử nhà Minh” gọi là Ngota Ngotchô, và hình như còn sống lại trong truyền thuyết của người Chàm dưới cái tên Binasuor1354. Triều của ông phải bắt đầu từ 1360. Trước hết lợi dụng sự suy sụp của Mông Cổ, rồi hòa hoãn với nhà Minh đầu tiên là người công nhận ông là vua nước Chàm năm 13691355, từ năm 1361 đến 1390 Chế Bồng Nga tiến hành 1 cách liên tục hàng loạt chiến dịch thắng lợi chống lại: 1365, cướp phá bến Du Lí1356, 1368 người Annam thua ở chỗ gọi là Hang Chàm, thuộc Quảng Nam17; 1371 xâm chiếm đồng bằng Bắc Kỳ và cái túi (cái bị) Hà Nội 18; 1377, người Annam thua ở Vigiaya (Chà Bàn) thuộc Bình Định, và vua Trần Duệ Tôn chết, tiếp theo là cuộc xâm chiếm Bắc Kỳ lần thứ 2 và lại cướp phá Hà Nội19; 1380 cướp phá Nghệ An và Thanh Hóa20; 1384, tấn công Bắc Kỳ bằng đường bộ21; 1389, chiến dịch mới thắng lợi ở Bắc Kỳ đã đưa người Chàm đến tỉnh Hưng Yên hiện nay22. “Chính lúc đó sự bội phản của 1 sỹ quan cấp dưới đã chặn đứng việc tiến quân thắng lợi của người Chàm và đã cứu nước Annam ra khỏi họa xâm lược từ đó nó có thể uy hiếp nền độc lập của nước này”23. Chế Bồng Nga bị vây trong thuyền và bị giết chết (2 - 1390), quân Chàm phải rút lui. Một trong các tướng của ông mà người. Annam gọi là La Khải, và một bút tích Chàm ở Bình Định gọi là Giaya Ximhavacman24, đã kế vị sau khi loại trừ được 1353
G. Coedès “Sự thành lập Pnông Pênh”. BEFEO XIII, 6, T.6. E. Aynuonier “Truyền thuyết lịch sử Chàm” XIV, Số 32 1355 G. Maspero - Vương quốc Chàm” T. 203 1356 ,17, 18, 19, 20, 21, 22, 23 - nt - trang 204, 205, 206, 209 - 210, 211 - 212, 214, 216 - 217, 217 24 L. Finot. BEFEO XV, 2. T.13 - 14; XXVIII, T. 291 1354
223
con ông. Ông vua mới phải bỏ lại cho nước Annam tất cả lãnh thổ ở phía Bắc đèo Hải Vân, tương đương với các tỉnh hiện nay là Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên mà tiền nhân ông đã thu hồi lại được25. Ông mất năm1400,con ông lên thay, tên là Ngôốc Cơlâng Vigiaya (Ngank Klang Vijaya) mới đầu lấy tên là Virabađơravacman (Virabhadravarman) và đến năm 1432,sau khi đăng quang,lại lấy vương hiệu là Inđơravácman26 “Lịch sử nhà Minh” gọi ông là Tchangpatilai (Champâdhirâja) và Biên niên sử Annam gọi là Bá Địch Lai. Triều của ông mở đầu rất xấu vì năm 1402 để tránh một cuộc chiến tranh với Annam,ông phải nhượng lại tỉnh Inđơrapuyra ở phía Bắc nước của Amaravati 27, tương ứng với Quảng Nam hiện nay, và ở đó trái tim của nước Chàm cổ xưa còn đập trong các cung điện của Bađơrecvara (Mĩ Sơn). Năm 140728 ông đã lấy lại được tỉnh đó, nhờ sự giúp đỡ của Trung Quốc khi quân của họ sang nhằm mục đích thuần túy và đơn giản là thôn tính nước Annam bằng cách trừ bỏ triều nhà Hồ đã chiếm đoạt ngôi vua (1400 - 1407). Được rảnh tay ở phía Bắc, vua Chàm quay về phía Campuchia do Pônghoayát (Ponheayat), ông vua cuối cùng ở Ăngco trị vì, và năm 1421 ông đã kỷ niệm những chiến thắng của ông đối với người Khơme bằng bút tích Víkim ở Biên Hòa29. Lê Lợi, người giải phóng nước Annam,lên ngôi năm 1428 đã đánh dấu sự phục hồi lại quan hệ hòa bình giữa Chàm và người láng giềng phía Bắc30. Một truyền thuyết Giava, rất khó hòa hợp với các bằng chứng cuối cùng của minh văn Chàm hãy còn mang tính chất Ấn Độ, muốn rằng đầu thế kỷ XV, Hồi giáo đã được đưa vào Giava do một công chua Chàm, em gái vua, đã lấy một trong các ông vua ở Môgiôpahit31. Người ta không có một chút bằng chứng quyết đoán nào để nói rằng đạo Hồi đã thâm nhập nước Chàm trước khi người Chàm mất Vigiaya năm 1471. Sau một triều đại dài và khá sung sướng, Ngôốc Cơlâng Vigiaya tức Inđravacman VI, chấm dứt năm 1441,sự suy sụp của đất nước này tiến triển rất 25
G. Maspero - sđd - T..220 L. Finot - sđd 27 G. Maspero - sđd - T. 221 28 - nt - T. 224 29 A. Cabaton “Bút tích Chàm ở Biên Hòa” BEFEO IV, T. 687. 30 G. Maspero - sđd - T. 226 - 227. 31 - nt - T. 228. N. J. Krom “Ấn Độ - Giava”, T. 452 26
224
nhanh. Trong 30 năm, 5 ông vua kế tục nhau giữa những cuộc nội chiến và sự xâm lấn của người Annam thuộc các triều Lê Nhân Tôn và Lê Thánh Tôn 32 Kinh đô Chàm Vigiaya ở Bình Định (Chà Bàn) lần đầu tiên bị chiếm năm 1446 33 rồi được lấy lại. Năm 1471, nó mất hẳn vào tay người Annam với 6 vạn người bị chết, 3 vạn người bị cầm tù trong đó nhà vua và 50 người trong hoàng gia34. Nước Chàm, từ nay bị thu hẹp trong lãnh thổ ở về phía nam mũi Varienla, ở đó nó còn sống vất vưởng 1 thời gian, và ngày nay còn sót lại những di tích cuối cùng của dân tộc Chàm35. 3. Giava: từ lúc Hayam Uyrúc = Ragiaxanagara lên ngôi đến mãn triều vương quốc Môgiôpahít (khoảng 1520). Ở Giava, triều đại khá dài của Ragiaxanagaru (1350 - 1389) đánh dấu thời kỳ cực thịnh của vương quốc Môgiôpahít. Nó mở đầu bằng 1 thảm kịch đẫm máu trong đó 1 ông vua Maharagia nào đó bị chết,mà bút tích 133336 coi như là người sáng lập ra vương quốc Pagiaragiăng (Pajajaran), vương quốc Xunđăng mà đến đầu thế kỷ XVI còn chiếm phần phía tây đảo Giava37. Năm 1357 ông tới Môgiôpahit, đem theo con gái đi, sau này nàng lấy Rugiaxanagara, rồi đóng ở Buybát (Bubat), phía bắc kinh đô. Ông nghĩ rằng đây là sự hôn phối bình đẳng, môn đăng hộ đối, nhưng tể tướng Gagiátmađa lại coi cô dâu như 1 công chúa chư hầu được đem đến làm đồ cống. Cuộc tranh cãi chuyển hóa thành cuộc xung đột vũ trang trong đó ông vua Xunđăng và tùy tùng bị giết chết38. Sự bành trướng của quyền bá chủ của Giava ở thời Ragiaxanagara toát lên từ danh sách các thuộc quốc của Môgiôpahít truyền lại trong cuốn Nagaraciritagama39. Nó bao gồm hầu hết Ấn Độ Nêéclăngđe (có lẽ trừ phía bắc Xêlepbơ) và một phần bán đảo Mãlai40, nhưng không kéo dài tới Philippin.
32
Bicai (Trung Quốc = Pikai = Vigiaya), cháu Inđơravácman VI (1441 - 1446); Quy lai (TQ: Konei - Lai) con Inđơravácman VI (1449 - 1449); Quido (TQ: Konei Yeou) em của ông trên (1449 - 1458); Bunlatrà nguyệt (TQ: Panloyne) con rể Vigiaya (1438 - 1460); Bàn La Trà Toan (TQ: Panlo Tontaiuan), em ông trên (1400 - 1471) (G. Maspero - sđd - T. 230 - 239) 33 - nt - T. 231 34 - nt - T. 237 - 239 35 J. Leuba “Người Chàm và nghệ thuật của họ” Paris 1923 36 Bút tích của Batu Tulis ở Buitenrorg. Viẹc làm gần đây nhất về bút tích này, 1 thứ bút tích được biết cổ nhất, là của ông R. N. Poerbatjiaraka, Taijd. Bat. Gen. 59, 1921, T. 380 37 Barros “De Asia” IV, I, chương 12. 38 Paraton. Brandes xbản. Verh. Bat. Gen. 62, 1920, T. 157 - 158 - ccBerg “Kidung Sunda - Bijdr. 83.1927, T. 1 - N. Y. Krom “Ấn Độ - Giava” T. 402 - 404. 39 H. Kern “Vespr. Gesch”. T. 240 - 242, 278 - 279 40 Xem trang (403) danh sách các thuộc quốc ở Xuymatơra và trên bán đảo, tương ứng với lãnh địa cũ của Xirivigiaya. 225
Ở Bali, các hiến chương 1384-1386 mang danh nghĩa vua Vigiayaragiaka tức Bhe Wengker41 hình như chỉ ra rằng các ông chú của Ragiaxanagara đó có vai trò như một thứ phó vương, nếu không nói là có thực quyền bá chủ. Sự Giava hóa một cách rộng lớn đảo Bali ở thế kỷ XIV, có nguyên nhân hàng đầu là việc chinh phục năm 1343, càng quan trọng đối với số phận sau này của hòn đảo hơn là sự di thực lớn của người Giava vào thế kỷ sau42. Một bít tích Giava thời đó tìm thấy ở đảo Xumbava (Sumbawa)43 tạo nên bằng chứng xác thực về sự bành trướng của Môgiôpahit ở phía đông quần đảo. Theo Nagarakritâgama44 thì các nước có mối giao hiếu tốt với Môgiôpahit là Xiăngcayôđuyapuyra (Syangkâyodhuyapura) (tức nước Xiêm + Ayuthya), Đácmanagari (Ligor), Marutna (Máctabăng), Ragiapuyra (?), Xanhganagari (?), Chàm, Cămpuchia và Yavana (Annam). Mối quan hệ giữa Ragiaxanagara với Trung Quốc được chứng nhận trong “Lịch sử nhà Minh”45 ghi vào năm 1370 đến 1381 nhiều sứ thần của vua Patanapanawon = Bhatara Prabhu, 1 vương hiệu đơn giản. Giữa các sứ thần năm 1377 và 1379, văn bản Trung Quốc chép rằng ở đảo Giava, có một ông vua ở phía tây và một ông vua ở phía đông; ông trên tên là Woulaopowou, 1 cách phiên chữ Bhatara (đúng hơn là Bhra) Prabhu; ông thứ 2 là Wonyuanlaowangkie46 theo ý tôi đại diện cho Bhre Wengker tức Vigiayaragiaxa mà người ta vừa ghi lại những sắc chỉ ở Bali năm 1384-1386. Nếu các tài liệu do “Lịch sử nhà Minh” đúng là vào thời kỳ 1377-1379, cần phải kết luận rằng việc chia vương quốc ra làm hai có ảnh hưởng rất bất lợi cho triều đại sau, đã có từ thời Ragiaxanagara là người đã giao phó cho chú mình cai trị 1 phần của đất nước. Cuốn sử thi Nagarakritagama được sáng tác dưới triều này do Prapancha47 đã cho 1 quan niệm về việc cai trị đối nội của nước này lúc đầu triều đại48. Ở giữa, nhà vua có cha là Critavácđama và chú là Vigiayaragiaxa kèm 2 bên, rồi đến môt bộ máy quan chức có phẩm trật, đứng đầu là một hội đồng gồm 5 quanThượng thư. Thượng thư chính là mapatít (mahâpati) là ông già Gagiát Mađa đã biến khỏi sân khấu chính trị
41
W. F. Stutterheim “Vudheden van Bali” I, T. 191 - ccBerg “de Middejar. hist. Fraditic” T. 9 N. J. Krom “Ấn Độ - Giava” T. 410 43 G. P. Rongfear Not. Bat. Gen. 1910 - T. 110 - 113 44 sđd - T. 279 45 W. P. Groenveldt “Ghi chép về quần đảo Mãlai” Verh. Bat. Gen. 39. 1888. T. 35 - 36. Pararaton T. 164 46 W. P. Groenveldt - sđd - khôi phục lại Bogindo Bongkit và G. Ferrand nhfục Bkara Wangye. Cả hai tên đó không tương ứng với cái gì đã biết cả. G. Ferrand nghĩ rằng chữ thứ hai yuan cần phải bỏ đi, điều đó có lẽ đúng sự thực. Wangkie cólẽ là phiên từ chữ Wengker. 47 No. H. Kern xuất bản và dịch “Verspreide Geschrifton VII và VIII. Xem Himansu Bhusan Sarkar “Ảnh hưởng Ấn Độ vào văn học Yana” T. 385 48 N. J. Krom “Ấn Độ Giava” T. 419 - 421. 42
226
năm 1364 sau nửa thế kỷ cống hiến cho triều đại. Tên tuổi của ông gắn liền với việc soạn ra bộ luật mà người ta chỉ còn lại bản đúc lại muộn màng49. Ngoài Prapoencha tác giả Nagarakrifagan triều vua Ragaxannagara, về mặt văn học, còn nổi danh nhờ nhà thơ Tantular, tác giả của Arjunavijaya và Purushâđacanta (hay Sutáoma) rất quý để hiểu về hỗn thành giáo Xiva Phật50. Các công trình xây dựng tôn giáo của triều này có rất nhiều. Cái duy nhất đáng ghi lại ở đây là một ngôi đền trung tâm ở Panatarăng, với hàng phù điêu nổi tiếng trình bày các cảnh trong Ramayana và Krishnâyana: bắt đầu từ 1347 dưới chế độ nhiếp chính, nó được Ragiaxanagara bổ sung vì đối với ông ta, đó là ngôi đền ông ưa thích nhất . Ragiaxanagara mất năm 1389 và người kế vị là Vicoramavácđana vừa là cháu vừa là con rể ông. Bắt đầu từ triều này, Môgiôpahit suy tàn dần và càng đến người kế vị sau càng suy nhanh. Nguyên nhân chính là sự phát triển của Malắcca như trung tâm thương mại và truyền bá đạo Hồi,mới đầu nhập vào vùng bờ biển51, và mau chóng thâm nhập vào nội địa. Bằng chứng cũ nhất về sự có mặt của đạo Hồi ở đảo là bút tích ở Lơrăng (Leran), có từ 1082 hay 110252, nhưng là một tài liệu hoàn toàn đơn độc. Rồi đến bút tích năm 1419 ở Gorơxic (Gresik)53 trên mộ Malíc Ibrahim, có lẽ là một người truyền đạo mới. Một lý do nữa về sự suy yếu là chiến tranh giữa Viciramavácdana với anh rể là Virabuni, con của Ragiaxanagara với một người thiếp, đứng ở phía đông như ông chú Vijayaragiaxa (Bhre Wengker) đã làm trước kia. Chiến sự bắt đầu từ 1401 và chấm dứt năm 1406 vì Virabuni chết54. 49
Pararaton - sđd - T. 196 Himansu Bhusan Sarkar - sđd - T. 230, 318 - 322 51 Trong cuốn “Ying yai chung lan” Mahonan đi theo quan thị TchengHono trong chuyến đi năm 1413 phân biệt 3 loại dân ở Giava: Người Tây phương (Hồi giáo) đến cư trú như là những thương nhân, người Trung Quốc theo tập quán người Hồi và thổ dân (Rockhill - sđd - XVI, 1915 - T. 242) 52 Moquetti “Hand. Yste Congress” 1919, T. 31. Ravaisse - Tifd. Bat. Gen. 65, 1925, T.668 53 Scprieke “Het bvek van Bonang” 1916, T. 28. 54 Pararaton-sđd-T. 177. N. J. Krom “Ấn Độ-Java” T. 430-432-“Lịch sử nhà Minh” (Groenveldt - sđd - T. 36; Pararaton sđd-T. 180) ghi chép rằng năm 1403 việc chia đôi nước ra giữa vua mièn tây Toumapan ở Tumapel và Poulinh Taha ở Bhreng Đaha. Quan thị Tcheng Hounou, phái viên của Hoàng đế Yong Lo nhà Minh, trong chuyến đi đầu tiên ra nước ngoài, năm 1406 thấy sự suy sụp của vương quốc phía đông và nhận lời xin lỗi của kẻ thắng trận vì đã giết chết mất 170 người tùy tùng của ông (W. P. Groemeldt - sđd - T. 36 - 37) Kết luận lại từ văn bản đó là Tvumapan (Tumapel) phải đồng nhất với Vikramavácđana, hay có lẽ với con ông mang danh hiệu Bhre Tumapel, và Ponlinh Taha (Putreng Daha) chỉ Virabumi (N. J.Krom - sđd - T. 431 - 432). Các dữ kiênh rậm rạp và rối mù trong pararaton về các mối liên hệ phổ hệ nối liền các nhân vật trong hoàng gia ở Môgiôpahít làm cho việc dựng lại lịch sử hồi này thêm khó khăn. Vì lẽ đó R. C. Majumdar (Suvaruadvipa T. 339 – 345) đã dựng lên một giả thuyết là năm 1400 Vikramavácđana đã thoái vị, nhường cho vợ, mất năm 1429 - ông đã nắm lại quyền bính năm 1415là năm “ Lịch sử nhà Minh” nói rằng nhà vua lấy tên là Yang Weisicha, Hyang Vicesha, là một trong những tên của Vikramavácđana. Ông trị vì đến 1436, 50
227
Cuộc nội chiến đó đưa lại kết quả trước hết là sự suy yếu của vương quốc Môgiôpahit, và gián tiếp là sự thành lập Malắcca năm 1402, nếu thật là người sáng lập ra trung tâm chính trị và thương mại mới đó, Paramécvara, lúc đầu là một trong những người chủ xướng ra tấn thảm kịch và sau trốn sang Giava và ẩn náu ở Tumasik. Vả lại, dưới triều hoàng đế Yong Lo, Trung Quốc cố gắng hất cẳng Giava trong việc chiếm quyền bá chủ trên bán đảo và vùng quần đảo: đó là một trong những lý do của các sứ mệnh nổi tiếng mà quna thị Tcheng Hono55 phải thực hiện nó dẫn tới hậu quả là hàng loạt nước chư hầu cũ của Môgiôpahít phải triều cống và cử xứ thần sang Trung Quốc56 . Xuyhita (Suhitâ), con gái Vicơramavácđana (Vikramavardhama), trị vì đến 1447 và người kế vị là em bà ta tên là Boro Tuymapen (Bhre Tumapel) tức Critarigiaya (KriTavijaya) (1447 - 1451)57. Ngay từ thời đó, hình như trước sự phát triển của đạo Hồi, các tín ngưỡng Ấn Độ pha lẫn các nghi lễ của thổ dân, đã rút về miền núi, những nơi này phần lớn trước kia theo các tín ngưỡng Inđonêdiêng tiền Ấn. Quả thực người ta đã thấy được công trình xây dựng trên Ponanggungan (Penangungan) năm 1334 - 1442; trên núi Uylitx (Wilis)bnăm 1449, trên Mécbahuy (Merbahu) năm 1438 và 144958. Về những ông vua cuối cùng, Ragiaxavácđana(Râjasavardhana 1451 - 1453), Ruyếcvavixétsa (Pũrvaviỗeska 1456 - 1466) Xinhgaricricramavácđana (Singhavi Kramavardhama 1466 - 1478)59, những mối liên hệ phổ hệ còn lờ mờ và có nhiều niên hiệu cần xét lại. Năm 1478, Môgiôpahít bị xâ lược mà nguồn gốc còn đang được bàn cãi 60, và bắt đầu từ 1486, Giranhđơravácđana (Girindravardhama), vẫn còn thuộc văn hóa ấn Độ như các hiến chương của nó đã chứng nhận61. Đoàn sứ thần cuối cùng từ Giava chứ không phải đến năm 1429 như người ta tưởng, và đến năm đó người kế vị là con gái ông tên là Bhre Daha là tên khác của công chúa Suhitâ. 55 Về các chuyến đi của Tcheng Hono giữa 1405 và 1433, xem Griemeldt - sđd - T. 41 - 45; WW Rockhill “Notes on the relution and trade of China “Tùng báo XVI, 1915, T. 81 - 85; J. J. L. Dupendak “Ma Huan reexamined “Verh d. Kon. Akad. d. Viet Amsterdam, 1933, XXXII, số 3; P.Pelliot “Những chuyến hàng hải lớn của Trung Quốc đầu thế kỷ XV” Tùng báo XXX, T. 1933, T. 237; T. Yamamoto “ Chêng Ho‟s expeditions to the south sea under the Minh dynastie” Toyo Gakuho, XXXI, 1934, T. 374 - 404 và 506 - 554; P. Pelliot “Ghi chép thêm về Tcheng Hono và các chuyến đi của ông” Tùng báo XXXI, 1935, T. 274; J. J. L. Duyvendak “The true dates of the Chinese maritime expediction in the early fifteenth century” Tùng báo, XXX, 1938, T. 341. 56 N. J. Krom - sđd - T. 439. 57 Pararaton “Sđd T. 177 – 190. N. J. Krom sđd. T. 429, 432, 444 - 446 58 N. J. Krom “Ấn Độ - Giava” II, T. 325... W. F. Stuterheim “Những cuộc khai quật ở núi Pơnanggungan” Niên bảo thi viện khảo cổ Ấn Độ Xi, 1936, 25 - 30. 59 “Pararaton” sđd T. 199 - N. J. Krom “Ấn Độ - Giava” T. 448 60 N. J. Krom - sđd - T. 449 - 450 61 - nt - T. 450 - 451 228
sang Trung Quốc đi vào năm 149962. Đạo Hồi phát triển rất mạnh, và những bằng chứng chắc chắn cuối cùng về sự tồn tại của Ấn Độ giáo ở Giava có vào năm 1513 151563, trước lúc người Bồ Đào Nha xâm chiếm Malắcca. Vương quốc Môgiôpahít kết thúc vào giữa những năm 1513 và 1528. Nền văn hóa Ấn Độ lẩn trốn vào một số vùng phía đông và nhất là ở Bali. Chính vì vậy mà hòn đảo này trở nên một trung tâm văn hóa, nó đã bảo tồn được đến ngày nay những điều cơ bản của văn học và tín ngưỡng Ấn Độ - Giava mà đạo Hồi đã làm cho biến mất ở Giava. Ở Inđônêxia, Bali đã giữ vai trò bảo tồn cũng như Tây Tạng đối với Ấn Độ Phật giáo. 4. Xuymatơra: Những người thừa kế vương quốc cổ Maharagia ở thế kỷ XIV. Ở Xuymatơra, vùng minangcabô (Minangkabau), Ađityavácman tiếp tục trị vì ít nhất là đến nam 1375 là niên hiệu của bút tích cuối cùng mà người ta có được của ông64. Có lẽ chính ông vua này mà ở trên người ta đã thấy có nhiều nhiệt tình đối với đạo Phật phù chú Kalasacơra (Kâlachakra), đã được trình bày dưới dạng XivaBaivara trong pho tượng rất đẹp ở Sungây Langxát (Sungei Langsat)65. Con ông là thái tử Anangavácman, không rõ có kế vị ông không66. Trên bờ phía đông của đảo, người ta thiếu tài liệu giữa các năm 1350 (năm có quyển Taoyitchelio) và 1370 là năm hoàng đế đầu tiên nhà Minh cử sứ thần đi các nước ngoài để đòi triều cống. Năm 1371 “Lịch sử nhà Minh” ghi ởSanfôtsi, mà trung tâm lúc đó là Giămbi, tên vua Mahalasa palapu (tức Mahârâja Prabhu)67, và 2 năm sau tên vua Tamasunaatchoo (Tamachanaatcho)68, ông này đến 1376 được con ông là Manatchô Uli (Manatchử Wonli = Mahârâgia Manli...) kế vị69. 62
W. P. Groemeldt - sđd - T. 39 N. J. Krom - sđd - T. 458 64 H. Kerm “Vespr. Gesch” VI, T. 257 - 261 65 F. M. Schuitger “Khảo cổ học ở Xuymatơra Ấn Độ” T. 8. XIII - XVI 66 N. J. Krom. Versl. en hed. d. K. Skad. v. Wet. Amsterdam, Afd. Lutterkumde 1916, T. 338 67 W. P. Groeneveldt “Ghi chép về quần đảo Mã Lai” Verh. Bat. Gen. 39, 1880, T. 68. G. Ferrand “Đế quốc Xuymatơra” Báo Á châu 7 + 9/1922, T. 24 68 Tên này có lẽ phiên từ chữ Mahârâja đã được được J. L. Moensphucj hồi lại (“ầrâvijaya, yâva và katâha” Tijd. Bat. Gen. 77, 1937, T. 456) bằng Haji Dharmâỗraya, với việc lộn 2 từ lại theo quy tắc tiếng Trung Quốc. Người ta còn nhớ rằng Dharmâỗraya chỉ vùng thượng Bađang Hari mà năm 1286 và dựng tượng Amoghapâỗa mang từ Giava về. 69 W. P. Groemeldt - sđd - T. 69. G. Ferrand - sđd - T. 25 63
229
Nhưng thời đó, nước này chia vào tay 3 ông vua70: 2 ông kia là Manaha Pavlinpang (Mnhârâja Palembang) đã cử một sứ thần đi năm 1374, và Sangkialeynlan71 cũng cử sứ thần đi năm 1375. Người thấy ông thứ hai này có lẽ là sứ thần Giava cũ được triều đình Môgiôpahít cử sang Trung Quốc năm 1325 và 1332. Người ta không biết 3 ông vua đã chia nhau lãnh thổ ầrâvijaya cũ như thế nào. Danh hiệu Maharagia Palembang cũng đủ để xác định địa điểm và danh hiệu Maharaja Môli ... chỉ ra người thừa kế của Môlivácmađơva ở Malayu,ở đó một ông vua đã trị vì ở vùng Giămbi và thung lũng BađangHari. Năm 1376, ông này được hoàng đế Trung Quốc phong cho vương hiệu “vua nước Sanfôtsi”, nhưng “Lịch sử nhà Minh” viết: “Vào thời đó, Sanfôtsi đã bị Tchaowa (Giava) chiếm. Vua nước này được tin hoàng đế Trung Quốc phong 1 người làm vua Sanfôtsi thì rất tức giận; ông ta cho người đi mai phục và ám sát các phái viên của hoàng đế”. Công cuộc chinh phục của Giava nói ở đấy, hình như là 1 cuộc hành quân trừng phạt đối với một ông vua chư hầu có xu hướng muốn giành độc lập 72. “Lịch sử nhà Minh” viết thêm: “Sau đó, Sanfôtsi ngày càng bần cùng và không triều cống nữa”73 Ở đoạn dưới viết: “Vào thời đó, Giava đã xâm chiếm toàn bộ Sanfôtsi và đổi tên là Kieou Kiang (cửa sông cũ (sông Muysi) = Palempang)74. Khi Sanfôtsi bị đánh bại, khắp nước rối loạn và người Giava không thể chiếm cứ hoàn toàn được. Vì vậy, người Hoa kiều ở đó cũng nổi lên, và một người Căngtông quên Nam Hải tên là Lương Tao Minh, 1 thời gian dài sống và lang thang trên mặt bể, được hàng nghìn người ở Phúc Kiến và Căngtùng ủng hộ, đã được họ chòn làm thủ lĩnh75. Tôi dừng lại ở đây lịch sử của vương quốc Xuymatơra cổ, nghèo nàn, đang suy sụp hoàn toàn và rơi vào tay bọn cướp Trung Quốc. Người ta đã thấy rằng các thuộc quốc trước của nó đã được Xiêm và Giava chia nhau. Một đạo luật Xiêm năm 1358, thực ra phải vào thế kỷ XV76, đã nêu lên như những thuộc quốc của Ayuthya các nước sau đây: Uyong Tanah (Johre). Malâkâ, Malâyu,Varavâri77. Còn muốn Najarakrifogama năm 1365 cũng kể ra các thuộc quốc của Môgiôpahít, trên bán đảo 70, 72
N. J. Krôm “Ấn Độ - Giava” Gesch. T. 412 W. P. Groemaldt - sđd - T. 69 - G. Ferrand. sđd. T. 26 73 W. P. Groemaldt - sđd - T. 69 - G. Ferrand. sđd. T. 26 74 Về sự đổi tên này, xem P. Pelliot “những chuyến hàng hải lớn của Trung Quốc” Tùng báo XXX, 1933, T. 274, 372 - 379 75 W. P. Groenereldt, sđd, T. 71 - G. Ferrand sđd. T. 27 - 28 76 Đó là luật khẩu cái (Kot Mandirapâla) in ở tập I, nhà xuất bản Bradley, và tập I, T. 58 nhà xuất bản R. Lingat – Xem G. E. Gerini “Điều tra về địa lý Ptôlêmy” T. 531 – 532; c. o. Blagden, báo Roy. As. Soc. 1928, T. 915. 77 Về địa danh này còn phải xác minh 71
230
Mãlai, các nước sau78: Pahang, Hujung Tarah (Johore), Lengkaruka, Sai (Saiburi), Kalanten, Tringgano, Nagor (Patani ?), Paka (ở phía Nam Dungun), Muwar (tây bắc Johore), Dungun (phía nam Trengann), Tumasik (Singapour), Sang Hyang Hujung (mũi Rahado), Kelang (Trang), Keda, Jere (Gumeng Jerai, gần Kedah), Kanjap (?) Niran (?); và ở Xuymatơra: Giămbi, Palembang, Karitang (phía nam Indragiri), Teba (= Toba, thượng Giămbi), Dharavamâỗraya (thượng Batang Hari), Kandis (phía bắc Dharamaỗraya), Kahwas (phía tây Kadis), Manangkabo, siyak, Rekân (Rokan phía nam Pane), Kâmpar, Pane, Kampe, Haru (ở phía nam Kampe), Mandahiling, Tumiheng, Parlâk, Barat (bờ biển phía tây Achin), Lawas (phía nam Perlak), Samudra, Lamuri, Balàn (?), Lampung, Barus79. Nhưng người thừa kế thực sự nền thương mại phồn thịnh ở Xvrivijaya là người Ảrập, họ đã độc quyền hóa việc buôn bán hương liệu, và trở thành đồng minh và người bảo hộ cho các tiểu quốc Mãlai, trong lúc nước Trung Quốc, sau nhiều chuyến hàng hải lớn dưới triều Yonglo, đã tự xét mình và từ nay bằng lòng chỉ có nền bá chủ chính trị trên danh nghĩa đối với các nước phương nam. Cùng với người Ảrập làm chủ nền thương mại, đạo Hồi trước đây đã cắm chân ở Xuymatơra, trong nước Perlak (Marcôpôlô) rồi ở Xuymatơra (Ibu Batuta), đã nhanh chóng được truyền bá trong đảo. Đầu thế kỷ XV, Ma Hounan, người Bàlamôn Trung Quốc đi theo quan thị Tcheng Hono năm 1413, ghi trong cuốn “Ying yai cheng lan” sự tồn tại của đạo Hồi trong các quốc gia Alon (Haru) và Nanpôli (Lambri)80. Tầm quan trọng của phần bắc đảo Xuymatơra như một trung tâm truyền bá đạo Hồi, là do thế kỷ XIII, Pasè, lân cận của Xuymatơra, đã thay, Kedah trên bán đảo như một trung tâm thương mại. Vào thế kỷ XV, Malắcca hất cẳng Pasè, nhưng sau khi Malắcca đổ, Xuymatơra với Asin lại trở thành trung tâm thương mại Hồi giáo chính81.
78
H. Kern “Vespr. Gesehr: VII, T. 241, 278 - 279 - N. J. Krom “Ấn Độ - Giava” T. 416 - 417 - những tên còn dùng hoặc dễ nhận ra thứ không có chú giải kèm theo. 79 Về lịch sử 1 vài nước nhỏ ở Xuymatơra vào nửa thế kỷ XV, người ta thấy vài chi tiết trong “Lịch sử nhà Minh”, cũng như trong cuốn “Yingyaichenglan” của Ma Havan, và cuốn “Singtchachuylan” của Feisin viết sau chuyến đi của quan thị Tcheng Hono (W. P. Groenveldt - sđd. T. 77 - 101; W. W. Rockhill “Ghi chép về các mối liên lạc của Trung Quốc” Tùng báo XVI, 1915, T. 129 - 159; P. Pellivt “Những chuyến hàng hải lớn của Trung Quốc” Tùng báo XXX, 1933, T. 275, 290 - 294. 80 W. W. Rockhill - sđd - T. 141, 150 81 R. O. Winstedt “The advent of Muhammadanims in the Malay Peninsnla and Archipelago” Báo Straito Branch RAS 77, 12/1917, T. 171.Về việc truyền bá đạo Hồi ở Xuymatơra, tác giả còn thêm rằng từ Achin, đạo Hồi lan sang Ulakan rồi tới Minangkabau. Đến thế kỷ XVII, dân ở vùng biển xứ Lampong bắt đầu theo đạo Hồi, vào đến thế kỷ XVIII, đạo Hồi lan vào nội địa. Giữa thế kỷ XVI, 1 thày tu ở Palempang đi Boócnêô và truyền đạo ở Sukadana và Madan. Năm 1606, 1 thương nhân ở Minangkabau cải giáo raja Pallo ở Xêlêbơ. 231
5. Malắcca: từ lúc thành lập năm 1403 đến lúc rơi vào tay người Bồ Đào Nha năm 1511 Cả Máccô Pôlô, Ôđôríc đờ Poócđơnonơ, Íp Batuyta, và cả trong Nagarakritagama (1365)82 đều không nói đến Malắcca. Rất có thể trên nơi đó đã có một quốc gia gốc Xuymatơra, còn để lại, vết tích bằng đá ở Xanh Pôn Hin 83. Nhưng thực sự Malắcca chỉ thành trung tâm chính trị và thương mại vào những năm đầu của thế kỷ XV. Việc thành lập Malắcca do một người tên là Paramécvara (Paramaỗvara) gốc ở Palempang như Albuquerque tưởng, nhưng đúng hơn là ở Giava, và trong mọi trường hợp, đều là chồng 1 công chúa của Môjôpahít84. Trong thời kỳ nội chiến ở Giava năm 1401, ông ta trốn ở Tumaxíc (Singapour), giết chết thủ lĩnh ở đó và trở thành chư hầu của Xiêm. Năm 1402 bị vua Xiêm đuổi ra khỏi Tumaxíc, đúng hớn là do một trong các nước chư hầu của Xiêm (Pahang hay Patani) đuổi, ông trốn về Malắcca, ở đó quan thị Yin King đã thấy ông từ 1403 85. Ông mất khoảng giữa các năm 1412 và 1414, để lại cho các người kế vị cơ sở của một quốc gia thịnh vượng86. Con ông là Raja Bơxa Muyđa (Raja Bésar Muda = Muhammad Iskandar Shah) sang Trung Quốc báo tang năm 1414. Năm 1419 ông lại cùng gia đình sang Trung Quốc87 để nhờ giúp đỡ chống lại nước Xiêm, là nước thường xuyên xung đột với Malắcca. Vương quốc Ayuthia muốn thay quyền bá chủ của Môjôpahít đang suy tàn. Muhammad Iskandar Shah lấy con gái vua Pasè mới theo đạo Hồi, và ông cũng cải giáo theo88. Con ông là Xơri Maharagia (Sri Maharaja) lên kế vị năm 1424, cũng sang Trung Quốc năm lên ngôi. Năm 1443 ông cùng gia đình sang TRung Quốc lần nữa, và sau đó cử sứ thần đi cho đến năm 143589. Năm 1444 ông mất và con ông là Raja Ibrahim lên thay90, “Lịch sử nhà Minh” gọi là Sili Pamisiwaenl tieonpacha91 (Sri Paramesvaradeva Shah)92. 82
C. O. Blagden “The mediaeval chrollogy of Malacca” Actes XI Conpès int. Orient. Paris 1897, II, T. 239 253 - G. Ferrand “Malaka, le Malâyu et Malâyur” Báo Á Châu 5 + 6/1918, T. 391 - 484 và 7 + 8/1918, T. 51 - 154. G. F. Rouffacer “Was Malaka emporium voor 1400 A. D. “ Bijd. 77, 1921, T. 1 - 174, 359 - 604 Wilkinson “The Malacca Sultanate” Báo Mal. Br. RAS, XIII, 2, 1935, T. 22 - 67. 83 “Hướng dẫn lịch sử Malắcca” 1936, T. 25 84 N. J. Krom “ấn Độ – Giava” T. 436 – 437. Ro. Winstedt “Lịch sử Mãlai” Báo Mal. Branch RAS XIII, 1935, T. 38 - PV. ran Stein Callenfels “Sự thành lâpk Malăcca” - nt - XV, 1937, T. 160. 85 P. Pelliot “Các chuyến hàng hải lớn của Trung Quốc” Tùng báo XXX, 1933, T. 397 - “Lịch sử nhà Minh” gọi là Pailimíonla (nt. T. 389) và một bản khác thế kỷ XVI gọi là Silapaenlsonla (Duyvendak Tùng báo 1938, T.368, số 3) 86 P. Pelliot - sđd 87 Miêu tả trong “Ying yai chay Can” W. W. Rockhill - sđd - T. 114 - 117 88 N. J. Krom - sđd - T. 438 - 439 - R. O. Winstedt - sđd - T. 43 89 P. Pelliot - sđd - T. 398 “Lịch sử nhà Minh” (W. P. Groenreldt - nt; G. Ferrand, nt - ) gọi là Sili mahala. 90 R. O. Winstedt - nt - T. 44 91 W. P. Groenereldt - sđd - T. 131 232
Hai năm sau ông này bị giết chết trong một cuộc nổi loạn trong triều,và người em khác mẹ là Raja Kasim, con người thiếp một con gái một thương nhân Tamun Bàlamôn ở Pasè93 lên thay. Raja Kasim lấy danh hiệu và Mugaffar Shah94 và trị vì 13 năm, cho đến năm 1459. Con ông là Xuyntan Manxua Sát (Sultan Mansur Shah)95 đã mở mang bờ cõi, nhưng đã làm mồi cho những biến loạn ở nội cung96. Năm 1477 ông mất, con ông là Alaútđin Riayát Sát (Alá uddin Riayat Shah) đã chết một cách bí mật năm 1488 và em ông ta là Mátmút (Mahmud), ông vua cuối cùng của Malắcca, lên thay97. Malắcca trở thành một cường quốc chính trị hàng đầu, có thể chống cự lại sức ép của Xiêm, là một trung tâm thương mại và một trung tâm truyền bà đạo Hồi rất mạnh. Chính là thời Vátxcô đờ Gama (Vasco de Gama), sau khi hai lần qua mũi hy vọng, đã đến Calicút (1498), mở một con đường mới để buôn bán hương liệu, làm giàu cho người Ảrập và người Vênixiêng. Người Bồ Đào Nha đã nhanh chóng tiến mạnh về phía đông, đi tìm một trung tâm sản xuất thứ vật phẩm hiếm hoi đó ở châu Âu. Ngày 1/8/1509, những chiến thuyền Bồ Đào Nha đầu tiên đã vào Malắcca dưới sự chỉ huy của đô đốc Điêgô Lôpê de Xôkêita (Diego Lopeg de Sequeira. Để trả thù cho việc ngược đãi một vài nhân viên, 2 năm sau Affôngxô Anbuyquéccơ (Affonso d‟Albuquecque) người chinh phục xứ Goa (25/11/1510), đã đến trước Malắcca. Lợi dụng các cuộc nổi loạn trong thành, ông này đã chiếm thành ngày 10/8/1511. Đó là niên hiệu đánh dấu 1 thời kỳ mới trong lịch sử các nước ở Viễn đông.
Kết Luận Đi tới phần chót của tập sách này, nhìn ngược lại lịch sử 14 thế kỷ tạo nên thực thể nó giúp ta nắm được sự kế tục và mối liên hệ của các sự việc nổi lên nhất. Đồng thời người ta thấy rằng 12 chương dành cho nó (chương III đến chương XIV), như tôi đã nói trước trong lời nói đầu, phần lớn tương ứng với bằng ấy thời kỳ được cắm mốc bởi những thời kỳ khủng hoảng có liên quan tới những biến cốdiễn ra ở Ấn Độ và nhất là ở Trung Quốc. 92
G. Ferrand - sđd - T. 404 R. O. Winsteldt - sđd - T. 45 94 Đó là “Sonlontan Wontafouna cha trong “Lịch sử nhà Minh” (Groeneveldt, sđd - T. 131 - 132 - G. Ferrand - sđd - T. 404) 95 Sontan Mangsou cha (nt) 96 N. J. Krom - sđd - T. 453 - R. O. Winstedt - sđd - T. 47 97 N. J. Krom - sđd - T. 453 - 454 - R. O. Winstedt - sđd - T. 50 - 52 - Lịch sử nhà Minh gọi là Mahamou cha (W. P. Groemveldt - sđd - T. 133. G. Ferrand - sđd T. 18) 93
233
Lịch sử các vương quốc Ấn Độ đầu tiên ở Đông Nam châu Á bắt đầu từ thế kỷ thứ II sau công nguyên. Những vương quốc cổ nhất và được hiểu biết nhiều nhất nhờ các sử gia Trung Quốc là nước Fù Nam và Lâm Ấp. Nước Fù Nam, tiền thân của nước Cămpuchia ở hạ lưu sông Mê Kông, đến thế kỷ thứ II đã mở rộng sự chinh phục tới tận bán đảo Mãlai, và hình như tạo nên một thứ đế quốc hay liên bang các tiểu quốc Ấn Độ hóa mà quốc vương của họ mang danh hiệu “Sơn Vương” (Vua núi). Nước Lâm Ấp hay nước Chàm cổ mà trung tâm ở vùng Quảng Nam hiện nay, tìm cách phát triển về phía Bắc và đã vấp phải sức ép của người Annam theo chiều ngược lại và sự phản kháng về chính trị của Trung Quốc. Đó là bản tự ngôn của tấn thảm kịch trong nhiều thế kỷ đã đối lập người Chàm có nền văn hóa Ấn Độ với người Annam được Trung Quốc khai hóa (C. III). Giữa thế kỷ IV, các cuộc chinh phục của hoàng đế Xamuyđơragiúpta ở thung lũng sông Hằng và phía Nam Ấn Độ đã gây nên một cuộc di thực mới về phía đông, đưa tới kết quả là ở Fù Nam, một người Ấn Độ - xittơ lên nắm quyền, và ở nơi khác là sự bành trướng chung của việc Ấn Độ hóa các nước hải ngoại trong đó người Panlava ở Căngsi (Pallavas de Kânchi) hình như giữ vai trò ưu thế.MInh văn hầu như không có trước thế kỷ IV, đã phát hiện ra vào thế kỷ V sự có mặt của các tiểu vương quốc Ấn Độ ở Boócnêô và Giava, và cho phép, từ thế kỷ IV đến thế kỷ VI, giao tiếp với các dữ kiện của biên niên sử Trung Quốc có liện quan đến Fù Nam và Lâm Ấp (Chương IV). Cả thời kỳ đó được đánh dấu bằng sự hơn hẳn của Fù Nam, phần lớn tương ứng với một thời kỳ rối ren trong lịch sử Trung Quốc: thời kỳ Tam Quốc và thời kỳ Lục Đại. Giữa thế kỷ VI, đế quốc Fù Nam sụp đổ và trên đống hoang tàn của nó mọc lên vương quốc của người Khơme hay Cămbuygia trong thung lũng hạ lưu sông Mê Kông. Đồng thời hai cường quốc mới xuất hiện ở phía tây bán đảo Đông Dương: vương quốc người Môn ở hạ lưu sông Mê Nam, trung tâm của vương quốc Đvaravati, và vương quốc người Piu ở châu thổ sông Irauađi. Sự suy yếu của các triều đại nhà Tần và Tấn ở Trung Quốc tạo điều kiện thuận lợi cho sự củng cố vương quyền của các ông vua Chàm ở hai triền của đèo Hải Vân. Sự xuất hiện ở Giava một quốc gia mang tên Hôling (Kalinga) trong sử Trung Quốc có lẽ là sự phản xạ của các cuộc chinh phục của các ông vua Ấn Độ Puylacơxanh (Pulakeỗin) và Hácsa (Harsha) ở Calanhga trên bờ phía đông Ấn Độ, tiếp theo là một cuộc di thực mới về phía đông của một số nhân tố dân chúng (chương V).
234
Sự nảy sinh và bành trướng nhanh chóng của vương quốc Xuymatơra Xơrivigiaya (Palembang) vào cuối thế kỷ VII, là hậu quả xa xôi của việc phân tán nước Fù Nam, đã đánh dấu bước khởi đầu của một kỷ nguyên mới. Ở Cămpuchia, trong suốt thế kỷ VIII, là thời kỳ hỗn loạn và phân tranh giữa vùng thượng và vùng đồng bằng; ở Chàm quyền lực trung ương quay về phía nam. Nửa sau thế kỷ VIII đã chứng kiến sự xuất hiện ở trung phần Giava, một triều đại Phật giáo đã đột nhiên thay thế cho một ông vua theo đạo Xiva, và đã khôi phục lại được vương hiệu “Sơn vương” (Xailăngđơra = ầailendra), đã phủ lên khắp nước những kiến trúc Phật giáo lớn và hình như đã thực hiện ở vùng biển phía Nam một thứ bá quyền lan tới tận Cămpuchia. Đồng thời, hàng loạt cuộc viễn chinh đường biển, khởi hành từ các đảo Xôngđơ, đến tàn phá từ bắc chí nam vùng bờ biển bán đảo Đông Dương. Thời kỳ sóng gió tiếp liền sau việc lên ngôi của nhà Đường ở Trung Quốc và đồng thời với thời kỳ phồn thịnh của triều đại Phật giáo đó cũng là thời kỳ bành trướng của đạo Phật Mahayana ở ngoại Ấn dưới ảnh hưởng của triều đại Ấn Độ Pala và trường đại học Nalăngđa (Nalanda) ở Bănggali (Chương VI). Sự phục hưng của vương quốc Khơme năm 802, việc giải phóng nó ra khỏi bá quyền Giava và sự thành lập vương quyền Ăngco sau này trong 4 thế kỷ trở thành một trong những cường quốc thống trị ở vùng ngoại Ấn, đã gặp thuận lợi cho việc các “Sơn vương” Xailăngđơra Phật giáo lùi dần ở Giava. Điều đó kèm theo ở vùng trung tâm của đảo sự tái sinh đạo Xiva có gốc từ phía đông, là nơi các ông hoàng của triều đại Xiva cũ đã lui về ở đó. Về phía mình, các Xailăngđơra, đến giữa thế kỷ IX đã cai trị nước Xơrivigiaya như một thuộc quốc, đã dựng lên sau đó, trong nhiều thế kỷ, trung tâm vương quyền của họ.Trong một phần tư thế kỷ IX, hai thủ lĩnh tương lai của lịch sử Miến Điện, vương quốc Môn Pơguy (Pegu) và vương quốc Miến Pagăng (Pagan) đã lần lượt xây dựng kinh đô của họ cách nhau vài năm (Chương VII). Sự nở rộ của nền văn minh Ăngco vào cuối thế kỷ IX và trong thế kỷ X, sự tái lập trung tâm vương quyền Chăm ở vùng Quảng Nam với triều đại vua Inđơrapuyra (Indrapuyras), sự phát triển thế lực trên biển của Xơrivigiaya nhờ việc làm chủ các eo biển, đã trùng hợp với sự suy yếu của quyền lực Trung Quốc cuối triều nhà Đường và dưới thời Ngũ Đại. Cuối thế kỷ X, nước Trung Hoa phục hưngnhờ việc lên ngôi của nhà Tốnglại tìm cách can thiệp vào vùng biển phía namvà tham gia vào các cuộc xích mích giữa các Xailăngđơra ở Xuymatơra và các ông vua Giava ở vương quốc Makaram thành lập một cách chắc chắn ở phía đông của đảo (Chương VIII).
235
Ba phần tư đầu của thế kỷ XI là thời kỳ xuất hiện nhiều nhân vật hùng mạnh và nhiều biến cố có ảnh hưởng lớn. Ở Cămpuchia, Xuryavácman I (Suryavarman I) năm 1002 sáng lập ra một triều đại mới, mở mang quyền lực đến tận sông Mê Nam làm thiệt hại đến người Môn trước đây đã chiếm cứ vùng thung lũng này. Triều của ông gần như hoàn toàn trùng với triều của Erlăngga (Airlanga) là người đã kéo Giava ra khỏi tình trạng hỗn độn,chìm ngập trong đường lối chính trị xâm lược của Xơrivigiaya, đã mở mang bờ cõi của đất nước vừa chiếm lại được, và lợi dụng sự suy yếu tạm thời của Xirivigiaya sau chuyến viễn chinh xâm lược Côla (Chola) năm 1025 để đẩy xa kẻ địch thủ cũ ở Xuymatơra bằng cách buộc phải liên minh với mình. Vào lúc mà Erlăngga và Xuryavácman I sắp biến khỏi vũ đài lịch cử giữa thế kỷ XI, Anôrata (Anôratha), vua nước Pagăng đã đẩy mạnh công cuộc chinh phục của mình vào vùng đồng bằng sông Inranađi, và đã mang nền văn minh môn với đạo Phật tiểu thừa về cắm chắc ở đất nước của ông (Chương IX). Sự suy yếu của triều đại nhà Tống vào cuối thế kỷ XI rất thuận lợi cho dã tâm tham lam của các ông vua Khơme, Chàm và Miến Điện. Ở Cămpuchia, một triều đại mới được thiết lập năm 1082 lần đầu tiên đã đưa thế lực của đất nước đến cực điểm dưới triều ông vua chinh phục Xuryavácman II, người xây dựng nên Ăngcovát. Nhưng những cuộc biến loạn xảy ra sau khi ông mất đã đưa đất nước của ông đến bờ suy sụp và năm 1177 đã dẫn đến chỗ mất Ăngco vào tay người Chàm. Ở Miến Điện, các vua kế vị Auôrata mở mang đất nước họ, và xây dựng nhiều công trình kiến trúc khắp nơi. Ở vùng quần đảo Nam Dương, vương quốc Xuymatơra tiếp tục là một cường quốc mặt biển, còn ở Giava, vương quốc Cađiri (Kađiri), kế thừa các quốc gia của Erlăngga, cũng tiếp tục tồn tại một cách thanh bình (Chương X). Cuối thế kỷ XII,nước Cămpuchia, nhờ một sự vươn mình khá kỳ diệu, cùng với ông vua theo đạo Phật Giayavácman VII (Jayavarman VII), 1 nhà xây dựng đền chùa nổi tiếng, lần thứ hai đã đạt tới đỉnh cao trong quyền uy của mình và đã thôn tính nước Chàm trong khoảng 20 năm: rồi sau những sự mệt mỏi do đã nỗ lực phi thường, nó bắt đầu xuống giốc. Ở Miến Điện, ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ tác động vào qua vai trò trung gian của Xâylan: đạo Phật Xâylan, nhờ vua Paracoramabahuy (Parâkramabâhu) cách tân trong đảo ở thế kỷ XII, đã thâm nhập vào Miến Điện và tạo thành một trung tâm để sau này tỏa ra trên khắp bán đảo Đông Dương. Ở quần đảo Nam Dương, nước Malayu (Giămbi) sẵn sàng tiếp nhận gia sản của Xơrivigiaya (Palembang) nước này bắt đầu có những dấu hiệu già nua và rã rời. Ở Giava, sự xuất hiện vương quốc Xanhgaxari (Singhasâri) tiếp theo nước Cađiri năm 1222,
236
đánh dấu bước đầu sự rút lui của nền văn hóa Ấn Độ trước tình trạng khẩn cấp trở lại của thực thể Inđônêdiêng (Chương XI). Công cuộc chinh phục của Mông Cổ ở thế kỷ XIII và những âm mưu chiếm bá quyền của Hốt Tất Liệt, người kế tục các hoàng đế nhà Tống, lên các biển phía nam bắt đầu từ 1260, đã gây nên nhiều phản xạ nghiêm trọng lên các nước này. Những chiến dịch của các thủ lĩnh quân sự Mông Cổ ở Chàm, Miến Điện và Giava và đường lối chính trị quân sự của triều đình Bắc Kinh có lợi cho sự tan rã của các quốc gia Ấn Độ cũ thành những tiểu công quốc thổ dân, đã gây nên vào giữa thế kỷ XIII sự giải phóng của người Thái ở trung lưu sông Mê Nam trước kia và thần phục người Khơme, và thành lập nên vương quốc Xiêm Xuykhôthái (Sukhốtai). Mười lăm năm cuối cùng của thế kỷ XIII đã chứng kiến sự sụp đổ của vương quốc Pagăng bị quân Mông Cổ tàn phánăm 1287, sự bành trướng của người Thái sang Miến Điện. ở vùng thung lũng cao thuộc các nhánh sông Mê Nam có hai chi người Môn, ở hạ lưu sông đó và trên sông Mê Kông có hại cho người Khơme. Đồng thời, người Chàm bỏ các tỉnh phía bắc đèo Hải Vân, và ở Giava vương quốc Môgiôpahít (Môjopahit) thành lập năm 1292 đã thực hiện kên vương quốc Xuymatơra một sức ép mà cộng với sự bành trướng của người Thái ở Xuykhôthái vào bán đảo Mãlai, đã dẫn tới sự tan rã của đế quốc Maharagia cũ. Những cuộc xâm nhập của người Hồi giáo vào Ấn Độ chính quốc và sự phát triển của Hồi giáo ở vùng quần đảo Nam Dương gióng lên hồi chuông cáo tử cho nền văn hóa Ấn Độ ở vùng ngoại Ấn. Tuy nhiên đạo Phật Xâylan thâm nhập vào từ Miến Điện qua Xiêm, đã tiến triển rất nhanh ở những nước ven bờ sông Mê Nam và sông Mê Kông (Chương XII). Trong nửa đầu thế kỷ XIV, người Thái củng cốvị trí trên bán đảo Đông Dương, ở đó, họ đã làm chủ nước Miến Điện và vùng thung lũng thượng lưu sông Mê Nam (vương quốc Xuykhôthái và Lanna), họ đã thiết lập nên trên sông Mê Kông vương quốc Lào Lan Sang (Lan Ch‟ang), và sau đó châu thổ hạ lưu sông Mê Nam vương quốc Ayuthya, nó đã thôn tính vương quốc Xuykhôthái, người láng giềng phía bắc của nó. Bị các nước chư hậu cũ đe doạ, nước Cămpuchia, nhờ vết tích của uy lực cũ, đã truyền lại cho các nước đó những gì còn lại của nền văn hóa Ấn Độ. Nước Chàmthì ngày càng bị sức ép của người Annam ở phía bắc. Ở phía nam, Môgiôpahít thực hiện bá quyền không chối cãi được vì Xơrivigiaya đã có được thực quyền đó (hoặc là đã trải qua). Thời kỳ Ấn Độ của vùng ngoại Ấn chấm dứt (Chương XIII). Sự suy tàn của triều đại Mông Cổ vào nửa sau thế kỷ XIV rất có lợi cho việc tập hợp các tiểu quốc đứng giưa hai luồng ảnh hưởng của 2 thế lực lớn: Ayuthya và 237
Môgiôpahít. Việc bỏ Ăngco của các vua Khơme vào giữa thế kỷ XV, việc bỏ Vigiaya của người Chàm vào năm 1471 đã đánh dấu sự rút lui vĩnh viễn của 2 vương quốc đã Ấn Độ hóa già cỗi trước sưvs ép về phía Nam của người Thái và người Annam. Ở quần đảo Nam Dương, đạo Hồi thắng thế ở Giava vào khoảng 1520 và nền văn hóa ấn Độ phải trốn về đảo Bali. Malắcca, từ đầu thế kỷ XV đã thừa hưởng thế lực thương mại của các vương quốc Xuymatơra, đến năm 1511 đã rơi vào tay người châu Âu (chương XIV) Từ bản tóm tắt này toát lên rằng vùng ngoại Ấn đã cảm thấy ảnh hưởng của các biến cố chính trị xảy ra ở Ấn Độ và nhất là ở Trung Quốc, đã trải qua nhiều thế kỷ đã nhận nhiều luồng tinh thần từ Ấn Độ tràn vào. Các cuộc cách mạng xay ra ở vùng này ngược lại không gây nên 1 phản xạ đáng kể đối với lịch sử thế giới, và ngoài lĩnh vực nghệ thuật, nó không làm giàu thêm được 1 tác phẩm bậc thầy nào cho di sản tinh thần của nhân loại. Chính vì tính chất thuận túy thụ cảm đó mà vùng ngoại Ấn từ lâu bị lãng quên. Nó chỉ đi vào lịch sử khi nó được Ấn Độ khai hóa. Không có ấn Độ, quá khứ của nó hầu như không được biết tới và người ta không biết gì đến quá khứ của Tântâylan và Úc. Nếu các nước mà lịch sử được phác qua trong cuốn sách này phải lấy của Ấn Độ tất cả các tước vị quý tộc và đến cả đặc quyền có được một lịch sử, thì rõ ràng là bất công nếu bỏ qua những điều mà gián tiếp nó đã trả lại. Trước hết đối với người Ấn Độ, họ có quan niệm, với sự tiếp nhận một cách cao quý của từ ngữ này,là một dân tộc thực dân lớn, mặc dầu mọi trở ngại về nghi thức và mọi thiên kiến chủng tộc hình như ngăn cấm nó. Sức mạnh bành trướng của nền văn hóa và sưvs bật của nền văn minh của nó, mà hình như chưa bao giờ có ý thức rõ ràng, đã nở tung ra ở mọi nước mà nó gieo rắc. Rồi đến việc nó là một tài liệu quý báu mà sự nghiên cứu nó không thể không làm cho sự hiểu biết về Ấn Độ cổ đại được tiến triển hơn. Việc nhận xét chung đã cho ta biết rằng các thuộc địa còn giữ lại trong phong tục, tín ngưỡng, ngôn ngữ nhiều nét cổ xưa ngược về nguồn gốc của công cuộc thực dân và không còn dùng nữa ở chính quốc. Ngoài Ấn không thoát ra ngoài lệ đó, và việc nghiên cứu Ấn Độ “Nhìn từ phía đông”98 vừa được mở mối99 hình như sẽ đi tới nhiều kết quả phong phú.
98
Từ ngữ của P. Mus “Ấn Độ nhìn từ phía đông, lễ nghi Ấn Độ và bản sứ ở Chàm” BFEO, XXXIII, T. 367 238
Nhưng ích lợi của việc nghiên cứu các nước bị Ấn Độ hóa ở đông nam châu Á mà , xin nhắc lại, chưa hề bao giờ là những thuụoc quốc chính trị của Ấn Độ, nhưng lại là những thuộc địa văn hóa, lợi ích đó có lợi trước hết ở việc quan sát sự phản ứng va chạm nhau giữa nền văn minh Ấn Độ và các nền văn minh nguyên thủy. Tác phẩm này không có mục đích nào khác ngoài ngoài việc cho ta mộ cái khung lịch sử và biên niên trong đó đã bắt đầu và tiếp tục theo đuổi việc biến đổi của nền văn hóa Ấn Độ trong sự tiếp xúc với các xã hội thổ dân. Người ta đo được sức mạnh của sự thâm nhập của nền văn hóa đó cho đến tầm quan trọng của những gì tồn tại ở các nước mà, trừ nước Xiêm, sớm hay muộn đều rơi vào sự đô hộ của châu Âu và một phần lớn đã quy theo Hồi giáo. Trừ ở đảo Bali100 và vài nhóm người Chàm101, tín ngưỡng ấn Độ dưới hình thức cũ: đạo Xiva, đạo Vítxun, đạo Phật tiểu thừa bằng tiếng phạn, đạo Phật tiểu thừa đều biến mất, nhưng không phải không để lại dấu vết. Ở Pơnông Pêng và Băngcốc, người Bàlamôn đã lai tạp nhiều, là tín đồ của đạo Phật nhưng lại mang búi tó và sợi dây Bàlamôn, làm chủ lễ mọi cuộc lễ lớn trong triều mà nghi thức đã thừa hưởng của thời kỳ Ấn Độ102. Nhưng đó chỉ là sự thượng tồn nó chỉ có quan hệ tới triều đình chứ không động đến đại chúng nhân dân. Vào thế kỷ XII - XIII, nó đã nhận được tài sản mới của Ấn Độ dưới hình thức Phật giáo Xâylan mà chắc chắn là đã thâm nhập vào số đông dân chúng: ở Cămpuchia, Xiêm, Lào, Miến Điện, lý luận về nguồn gốc vũ trụ và bản thân vũ trụ của đạo Phật (Vũ trụ khai tịch luận và vũ trụ luận), thuyết báo ân báo oán và luân hồi đã cắm rễ sâu sắc vào các giai cấp hèn mọn nhất nhờ sự truyền dạy của các ông sư đạo Phật. Khó mà nói rằng điều gì đã xảy ra ở quần đảo Nam Dương nếu đạo Hồi không tới cắt đứt mối liên hệ tinh thần với Ấn Độ Bàlamôn. Người ta thường gán tính chất dịu dàng và lòng vị tha của đạo Hồi ở Giava cho tính tình của nhân dân Giava103. Nhưng do nguồn gốc của nó, dân tộc này không khác về căn bản với các dân tộc Anhđônêdiêng khác, Batăc (Bataks) ở Xuymatơra, Duyắc (Dayaks) ở 99
Người ta thấy nhiều chỉ dẫn quý báu trong K. A. Nilakanta Sastri “Agastya”, Tijd. Bat. Gen. 76, 1936, T. 553 - W. F. Stutterhiem. Bull. Raffles Muséum. Ser. B. tập I, 1937, T. 148. 100 W. F. Stutterheim “ảnh hưởng ấn Độ vào nghệ thuật Bali cổ” Luânđôn - 1935 - K. C. Crucq “Bijdrage tot de Kimis van het Balish Doodenritueel” 1928 - P. de Kat Augelino “Mudrâs anf Bali” Lu Haye 1923 - R. Goris “Bijdrage tot de Kemis der oud. Favaansche en Balineesche Theologie” Leyde, 1926 - S. Lévi “Văn bản phạn từ Bali” Gaekwad‟s or. Ser. 67, 1973. 101 A. Cabaton “Những nghiên cứu về người Chàm” 1901 (EFEO II). J. Lenba “Người Chàm và nghệ thuật của họ” Paris, 1923. 102 A. Leclerè “Cămpuchia, các ngày lễ dân sự và tôn giáo” 1907. Niên lịch bảo tàng quimet 42. H. G. Quaritch Wales “Lễ nghi ở Xiêm” Luânđôn 1931. 103 W. F. Stutterheim “Râma. Legenden und Râma – Reliefs in Indonesien” Ammich, 1925. 239
Boócnêô, Mọi ở dẫy Trường Sơn không được nổi tiếng vê sự dịu dàng trong phong tục của họ. Vì vậy người ta có thể tự hỏi có phải cái vẻ đặc biệt mà đạo Hồi có được ở Giava là nhờ ở ảnh hưởng trong hơn mười thế kỷ mà các tôn giáo ấn Độ đã tác động vào tính tình của dân chúng trên đảo này không? Di sản văn học Ấn Độ còn rõ ràng hơn là di sản tín ngưỡng. Trong suốt thời kỳ Ấn Độ, tập Ramayana và Mahabarata, tập Hariramxa và Puyrana đều là những nguồn cảm hứng chính, nếu không phải là duy nhất, của nền văn học địa phương. Trong tất cả vùng Đông Dương Ấn Độ, ở Mãlai, Giava, nền văn học anh hùng ca và truyền thuyết đó còn tạo nên đường nét của sân khấu cổ điển, các điệu nhảy múa, ảo đăng và múa rối. Từ cực này đến cực kia của vùng ngoại Ấn, các khán giả tiếp tục khóc về nỗi khổ đau của Rama và Xita. Ảnh hưởng của luật pháp Ấn Độ cũng không kém phần sâu sắc. Các đácmaxátxtơra (Dharmaỗâstras) và nhất là đạo luật nổi tiếng nhất được biết dưới cái tên “Luật Manuy” đã tạo thành cái khung trong đó các phong tục địa phương của các nước bị Ấn Độ hóa được xếp đặt vào: nó hới giống luatạ Latinh đối với các xã hội dã man được dựng lên trên đống hoang tàn của đế quốc Lamã. Về phía khác, các áctaxátxtơra (Arthaỗâstras) hay là các luận văn chính trị đã đóng góp vào việc đào luyện nên khuôn khổ hệ thống cai trị của các quốc gia vùng ngoại Ấn, do nhà vua trị vì mà phẩm hạnh còn được chỉ đạo trên lý thuyết bằng các quy tắc của rajanati hay “Nương hạnh”. Tuy rằng các đám thực dân Ấn Độ chắc chắn là đã nói đến các thổ ngữ prakít hay các ngôn ngữ đơraviđiêng, nhưng tiếng phạn, một ngôn ngữ bác học, đã được dùng để làm giàu cho từ vựng của các ngôn ngữ của thổ dân một khối lượng từ ngữ khổng lồ hiện nay còn được dùng. Ngược với điều người ta thường nói, không phải nó chỉ mượn các từ tôn giáo, xã hội và trừu tượng. Còn có các từ kỹ thuật của đời sống vật chất, và điều rất quan trọng là các phụ ngữ văn phạm mà việc vay mượn nhằm mục đíchlàm cho thuần thục các ngôn ngữ đơn âm đó, và giúpnó trong cách phô diễn một tư tưởng quen với những ngôn ngữ có biến cách ở vị ngữ. Ngôn ngữ Úc - Ấn không chỉ được Ấn Độ làm cho phong phú và thuần thục, mà nó còn được ổn định nhờ việc dùng chữ Ấn Độ, và nguồn gốc chung của các chữ Môn, Miến, Thái, Khơme, Chàm, Giava, Bali vẫn còn có thể nhận ra được. Cuối cùng, ảnh hưởng tốt đẹp của một nền văn minh cao đẳng được chấp nhận 1 cách tự do đã được bộc lộ 1 cách rõ ràng trong lĩnh vực nghệ thuật, vì Ấn
240
Độ, như S. Lévi104 viết “chỉ tạo ra những tác phẩm được xác định dưới sự tác động của người nước ngoài hoặc trên đất nước ngoài.... Về kiến trúc, chính ở nước Cămpuchia và Giava xa xôi mà người ta tìm thấy hai kỳ quan xuất phát từ thiên tài Ấn Độ: Ăngco và Bôrôbuđua (Boro - boudour) Giava và trong nhiều nước khác, thẩm mỹ học Ấn Độ đã nảy sinh ra nền nghệ thuật khơme, Giava và nhiều nền nghệ thuật Ấn Độ khác ở Viễn Đông? Đấy là một vấn đề tế nhị nhất đối với các nhà khảo cổ105. Trong việc nghiên cứu nguồn gốc Ấn Độ chung của các nền nghệ thuật đó, không nên quên rằng giữa lúc bắt đầu có sự Ấn Độ hóa đến thời kỳ đầu công nguyên và những công trình đầu tiên được biết, nó không lên quá thế kỷ VI, trong tài liệu có một lỗ hổng lớn. Những đặc thù nổi bật, ngay từ những công trình kiến trúc cổ nhất và trong nền chạm khắc Chàm, Cămpuchia, Giava, đã phân biệt một cách rõ ràng các nền nghệ thuật đó với nghệ thuạt của Ấn Độ chính quốc, làm cho ta ít ngạc nhiên hơn nhiều nên chúng có những điều môi giới mà chúng ta thiếu những môi giới đó, về kiến trúc, chắc chắn là bằng những vật liệu nhẹ. Trong lĩnh vực này, ảnh hưởng của thực thể thổ dân thường là về hình thức bề ngoài; vì vậy, trước tiến, nó đập vào mắt ta hơn là những mối quan hệ bên trong đã gắn liền với Ấn Độ các nền nghệ thuật tạo hình của vùng ngoại Ấn. Người ta không thấy ở Ấn Độ những công trình tương tự, dù là một cách xa xôi, với dền Bayông ở Ăngco Thom hay với Bôrôbuyđua. Vậy mà nó đều là những sản phẩm thuần tuý theo thiên tài Ấn Độ mà ý nghĩa sâu sắc của nó chỉ hiện lên dưới con mắt của những người nghiên cứu về Ấn Độ106. Cũng như ở các lĩnh vực khác, về tín ngưỡng, văn học, pháp luật, và dưới mọi vẻ khác nhau của các nền văn minh vùng ngoại Ấn, dưới vẻ độc đáo bề ngoài mà nguyễn nhân đã được giải thích trong chương II, đó là dấu vết của thiên tài Ấn Độ nó đã cho những nước được nghiên cứu trong tập sách này một cái vẻ họ hàng và đối lập rõ ràng với những nước được Trung Quốc khai hóa.
104
“Ấn Độ khai hóa” T. 28 F. D. K. Bosch “Een hypothese oumirent den oorspôung der Hindoe – Javaansche Kunst” Conges Welterreden, 1921 (bản dịch tiếng Anh trong Rupam, XVII, 1924). H. Parmentier “nguồn gốc chung của kiến trúc Ấn Độ và Viễn Đông” EFEO II, T. 199 - 251 - A. K. Coomaraswamy “Lịch sử nghệ thuật ấn Độ và Inđônễia” 1927, chương VI. 106 P. Mus “Barabudur” BEFEO XXXII - XXXIV; “Chủ nghĩa tượng trưng ở Ăngco Thom” Biên bản viện hàn lâm Inscr. và B. L. 1936, T. 57 - 69 - G. Coedès “Muốn hiểu Ăngco hơn” Hà Nội 1943. 105
241
242