3 minute read
Hình 2.8. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt của tỉnh Thái Nguyên Hình 4.3: Nước thải bãi rác Đá Mài (Nước thải sau xử lý, tại cửa xả ra suối
so với toàn bộ khối lượng CTRSH toàn tỉnh và chỉ tập trung ở một số khu vực song đây là những vùng nhạy cảm về sinh thái (trong và ven khu vực Hồ Núi Cốc, khu ATK Định Hóa) và trung tâm đô thị (TP. Thái Nguyên) nên lượng CTR này sẽ là nguồn gây tác động môi trường nghiêm trọng. Theo kết quả quan trắc của Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường - Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam thực hiện tại huyện Phổ Yên cho thấy, rác hữu cơ chiếm 69%, rác có thể tái chế chiếm 17%, chất thải rắn sinh hoạt nguy hại (pin, ắc qui, thuốc, mỹ phẩm quá hạn) chiếm 2%, rác còn lại (chủ yếu là rác vô cơ) chiếm 12%. Căn cứ kết quả nghiên cứu, trong CTR sinh hoạt ở tỉnh Thái Nguyên thành phần chủ yếu là rác hữu cơ dễ phân huỷ, nếu không được thu gom, xử lý kịp thời sẽ làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng [12].
2% 12%
Advertisement
17%
69%
Rác hữu cơ
Rác có thể tái chế
Rác thải nguy hại
Các loại khác (chủ yếu là rác vô cơ)
Hình 2.8. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt của tỉnh Thái Nguyên
* Hiện trạng thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Thực tế trên địa bàn các huyện, thành phố, thị xã của tỉnh Thái Nguyên đều đã và đang xây dựng khu xử lý rác thải. Toàn tỉnh có 12 bãi chôn lấp rác, 4 nhà máy xử lý và chế biến rác nhưng chỉ có một số bãi rác được thiết kế theo qui trình kỹ thuật hợp vệ sinh như: bãi rác Đá Mài (25 ha - tại TP Thái
Nguyên), bãi rác thị trấn Chợ Chu (4,12 ha – huyện Định Hóa), bãi rác Đồng Hầm (8,9 ha –huyện Phổ Yên), bãi rác thị xã Sông Công; số bãi rác còn lại đều là bãi rác lộ thiên, không có hệ thống xử lý nước rác, không có các biện pháp khử mùi, diệt côn trùng dẫn đến tình trạng các bãi chôn lấp đang gây ô nhiễm môi trường xung quanh, nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng [12]. Mặc dù Nhà máy xử lý và tái chế rác thải Sông Công đã được xây dựng và đi vào hoạt động, song mới chỉ áp dụng cho lượng rác phát sinh tại Sông Công. Theo quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, rác thải là một trong những vấn đề được ưu tiên giải quyết. Tuy nhiên thực trạng cho thấy, công tác này vẫn còn nhiều khó khăn. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom trên toàn tỉnh khoảng 144 tấn/ngày, nhưng tỷ lệ thu gom trên toàn tỉnh chỉ đạt 36%, trong đó, khu vực thành phố, thị xã tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom chiếm 70%, trong khi đó ở khu vực nông thôn chỉ đạt 17%. Riêng huyện Định Hoá chưa tổ chức thu gom chất thải rắn sinh hoạt trong toàn huyện. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt rất thấp ở các vùng nông thôn là một trong các nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm môi trường nông thôn ngày một trầm trọng [12].