5 minute read
2.4.2. Một số phương pháp xử lý
thích hợp trong quản lý nguồn nước, để định lượng e.coli người ta thường sử dụng phương pháp MPN. - Chỉ số Nitơ: Cũng như Cacbon, nguyên tố nito gắn liền với sự sống, các hợp chất nito rất đa dạng. Sự phân giải các chất sống cuối cùng tạo ra ammoniac (NH3) hòa tan trong nước. Trong môi trường kiềm, khí ammoniac thoát ra có mùi khai khó chịu, cạnh tranh sự hòa tan oxy trong nước đầu độc các động vật thủy sinh. Trong môi trường axit hay trung tính, ammoniac tồn ại dưới dạng amoni (NH4), tạo điều kiện cho rêu tảo phát triển khi có ánhsáng. Các hợp chất đều độc với người và động vật ở các mức khác nhau, sản phẩm cuối cùng của oxy hóa ammoniac là axit nitric, tồn tại trong nước dưới dạng amion (NO3-).. - Chỉ số phốtpho : Photpho là một nguyên tố quan trọng trong mọi dạng hình sự sống đã biết. Phốtpho vô cơ trong dạng photphat PO4 3- đóng một vai trò quan trọng trong các phân tử sinh học như ADN, ARN trong đó nó tạo thành một phần trong cấu trúc cốt tủy của các phân tử này. Các tế bào sống cũng sử dụng photphat để vận chuyển năng lượng tế bào thông qua adenosin tripphotphat, gần như mọi tiến trình trong tế bào có sử dụng năng lượng đều có nó ở dạng ATP. ATP cũng quan trọng trong photphat hóa, một dạng điều chỉnh quan trọng trong tế bào. Mọi photpholipit là thành phần cấu trúc nên mọi tế bào. Trung bình trong cơ thể người cần 1kg photphat. Tổng photpho có mặt trong nước thải được tính bằng tổng hàm lượng của các hợp chất photpho vô cơ, và các hợp chất hữu cơ như: Phopholipit, Photpho trong các hợp chất cấy tạo nên tế bào, photpho trong các hợp chất ATP.
2.4.2. Một số phương pháp xử lý Xử lý nước thải chăn nuôi bằng phương pháp cơ học.
Advertisement
Xử lý cơ học Mục đích là tách chất rắn và phân ra khỏi hỗn hợp nước
thải bằng cách thu gom và lắng cặn. Có thể dùng song chắn rác và bể lắng ...để loại bỏ cặn dễ lắng tạo diều kiện xử lý và giảm khối thể tích công trình phía sau
Xử lý chất thải chăn nuôi bằng phương pháp sinh học
Đệm lót sinh học BALASA-N01Tạo một môi trường chăn nuôi, sinh hoạt trong sạch không ô nhiễm.Khử mùi hôi thối, khử khí độc trong chăn nuôi. Phân hủy phân, nước tiểu trên nền chuồng trại. Phòng tránh tốt các bệnh tật cho vật nuôi, các bệnh dường ruột, hen, thối bàn chân. Không phải dọn rửa chuồng hằng ngày. Định kỳ thay đệm lót (nuôi gà) mà vẫn đảm bảo vệ sinh. Theo kết quả thống kê ở nhiều mô hình chăn nuôi các mô hình thực nghiệm, nghiên cứu do nhà nước tổ chức sử dụng chế phẩm sinh học BALASA-N01 làm đệm lót cho những con số đáng kinh ngạc: Tỷ lệ sống trung bình từ khi bé đến khi xuất chuồng đạt 92%, trong khi các mô hình không dùng đệm lót chỉ đạt trên 70%. Tất cả chi phí thức ăn giảm được 10%, do vật nuôi khỏe mạnh hấp thụ thức ăn tốt. Giảm tới 60% chi phí nhân công, chi phí điện nước dọn chuồngtrại... Giảm 30% số gia cầm bị mắc bệnh từ đó giảm mạnh chi phí thuốc, văc xin. Bể biogas hiện nay, nhu cầu chăn nuôi tập trung với quy mô lớn đã dẫn đến nhu cầu phải sử dụng hầm ủ biogas với thể tích lớn. Đây là phương pháp xử lý kỵ khí khá đơn giản, thấy ở hầu hết các cơ sở chăn nuôi quy mô trang trại và quy mô hộ giá đình. Ưu điểm của biogas là sản xuất ra một lượng khí sinh học lớn thay thế được một phần các nguôn năng lượng khác.
Khí biogas bao gồm hỗn hợp khí CH4, CO2, N2, H2S và một số khí khác. Thành phần chủ yếu là CH4 (60 - 70%) và CO2 (30-40%). Khi đốt cháy một 1m3 hỗn hợp khí biogas thì sinh ra nhiệt lượng khoảng 4500 - 6000 calo/m3 tương đương với 1 lít cồn, 0.8 lít xăng, 0.6 lít dầu thô, 1.4 kg than hoa hay 2.2 kW điện. Tùy vào thành phần và tính chất nước thải chăn nuôi, thời gian lưu nước và tải trọng chất hữu cơ và nhiệt độ mà lượng khí sinh ra là khác nhau. Cấu tạo hệ thống phân hủy chất thải theo công nghệ biogas Hệ thống phân hủy biogas được chia làm 4 phần: Hệ thống phân hủy chính: là nơi diễn ra sự phân hủy yếm khí các chất hữu cơ chứa trong phân và nước tiểu. Bể phân hủy thường có dung tích lớn, nhỏ tùy thuộc vào quy mô chăn nuôi của từng trại và thường là từ 10 - 30m3. Hệ thống điều áp: Có vai trò trong việc bảo đảm áp lực khí cần thiết trong hệ thống phân hủy chính, đồng thời đảm bảo quá trình an toàn cho cảhệ thống. Hệ thống dẫn khí: được cấu tạo bằng những đường ống nhựa PVC, có chức năng chuyển đổi khí đốt sinh học từ hệ thống phân hủy chính đến các thiết bị khí sinh học (Bếp đun, các thiết bị thắp sáng, thiết bị sưởi). Các giai đoạn phân hủy kị khí Quá trình phân hủy kỵ khí là chuỗi các phản ứng phân hủy liên tiếp và có sự tham gia của vi sịnh vật. Quá trình được chia làm 3 giai đoạn: - Giai đoạn 1: Giai đoạn phân hủy. - Giai đoạn 2: Giai đoạn sinh axit. - Giai đoan 3: Giai đoạn sinh metan Một số vi khuẩn sinh metan bao gồm: Methanobacterium, Sochgeni, Methanica. Các loài vi khuẩn này đòi hỏi môi trường kỵ khí bắt buộc, nhạy cảm với oxy và sinh trưởng chậm.( Dư Ngọc hành 2012 , Giáo trình công nghệ môi trường)