12 minute read
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
from Đánh giá hiện trạng môi trường nước sông Hồng đoạn chảy qua Thành phố Hà Nội và đề xuất biện pháp
sông miền núi. Sông Tích là kết quả của một quá trình trùng xâm rất hiếm có trong các sông ngòi nước ta. Về đến Xuân Mai, sông gặp sông Bùi từ Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình) đổ vào và đoạn này cũng gọi là sông Bùi. (Nguồn: UBND
thành phố Hà Nội)
Advertisement
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Điều kiện kinh tế Phát triển công nghiệp
Trong tháng 10, ngành công nghiệp khai khoáng tăng 4,2% so tháng trước; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,7% và 8,9%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, hơi nước giảm 0,9% và tăng 0,7%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 9,3% và 12,1%. Xét chung 10 tháng, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8%; sản xuất và phân phối điện tăng 7,5%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 2,3%. Riêng ngành khai khoáng 10 tháng năm 2015 giảm 21,7% do Thành phố đang cấm khai thác cát gây ảnh hưởng đến dòng chảy và an toàn hệ thống đê điều.
Trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có những ngành sản xuất chiếm tỷ trọng lớn với tốc tăng khá so với bình quân chung như sản xuất trang phục; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu...Tuy nhiên, còn những ngành sản xuất còn gặp nhiều khó khăn, sản xuất phục hồi chậm do khó khăn về vốn và hạn chế về thị trường tiêu thụ như sản xuất chế biến thực phẩm; công nghiệp dệt; chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ, tre, nứa...
Tính chung 10 tháng, bên cạnh các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của thành phố Hà Nội có chỉ số tăng như bia đóng lon tăng 38,1%; thuốc lá có đầu lọc tăng 2,1%; mây tre đan các loại tăng 39%; sổ sách, vở, giấy thếp tăng 20,2%; vác xin dùng làm thuốc thú y tăng 61%; bê tông tươi tăng 35,4%;
mạch điện tử tích hợp tăng 80,1%; quạt các loại tăng 11,6% thì có 2 sản phẩm có chỉ số giảm là vải tuyn giảm 30,8% và phân lân nung chảy giảm 7,2%. [25] Phát triển nông nghiệp
Cục Thống kê vừa tổng kết tình hình sản xuất nông nghiệp của Hà Nội 9 tháng năm 2015. Trong đó, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm ngành trồng trọt là 120.117 ha và cây lâu năm là 19.553 ha, tình hình chăn nuôi trên địa bàn phát triển tương đối ổn định và không xảy ra dịch bệnh trên đàn gia súc - gia cầm, diện tích trồng mới ngành lâm nghiệp ước đạt 214 ha và sản lượng thuỷ sản ước đạt 62.702 tấn.
Vụ Mùa năm 2015, thời tiết diễn biến bất thường, lượng mưa thấp hơn trung bình các năm nên tác động đến sinh trưởng, phát triển của các loại cây trồng. Tuy nhiên, được sự quan tâm chỉ đạo sản xuất của các cấp, các ngành chuyên môn, cùng với việc áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nên các loại cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt; năng suất, sản lượng không có sự biến động lớn so cùng kỳ.
Với tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm vụ Mùa trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt 120.188 ha, giảm 1,4% so cùng kỳ năm trước. Đến thời điểm hiện nay, diện tích lúa mùa trên địa bàn Thành phố hầu hết đã trỗ bông và đang bước vào giai đoạn cho thu hoạch. Tính đến 15/9, diện tích lúa đã thu hoạch trên địa bàn Thành phố đạt 3.570 ha, chiếm 3,6% diện tích gieo trồng. Bên cạnh sản lượng lạc tăng 31,2% và rau tăng 5,6% so với cùng kỳ thì sản lượng lúa, ngô, khoai, đỗ tương, lạc đều giảm so với cùng kỳ năm 2014, trong đó đỗ tương là giảm nhiều nhất 7,5%.
Tổng diện tích cây lâu năm hiện có ước đạt 19.553 ha, tăng 2,7% so cùng kỳ năm trước. Sản lượng một số cây trồng chính trên địa bàn Thành phố 9 tháng năm 2015 hầu hết đều tăng so với cùng kỳ như sản lượng xoài tăng 5,9%; chuối tăng 7,4%; chè tăng 6,6%. 9 tháng năm 2015, ngành chăn nuôi tương đối ổn định, không xảy ra các dịch bệnh như bệnh cúm gia cầm, tai
xanh, lở mồm long móng. Ngoài sản lượng thịt ngan, ngỗng giảm 4,4% thì sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng tăng 2,4%; sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng tăng 6%; sản lượng thịt gà tăng 4%; sản lượng thịt vịt tăng 2,9.
Diện tích rừng trồng mới 9 tháng ngành lâm nghiệp giảm 14,3% so với cùng kỳ. Trong đó, rừng sản xuất trồng mới ước đạt 194 ha, rừng phòng hộ 20 ha, rừng trồng được chăm sóc ước đạt 1.132 ha, rừng được giao khoán bảo vệ 11.389 ha.
Sản lượng gỗ, củi khai thác ước 9 tháng năm 2015 giảm so với cùng kỳ. Sản lượng gỗ được khai thác ước đạt 7.135 m3, giảm 21,4%; sản lượng củi 33.354 Ste, giảm 14,2% so với cùng kỳ.
Nguyên nhân diện tích rừng trồng cũng như sản lượng gỗ, củi khai thác giảm do diện tích đất rừng của Thành phố không nhiều, các dự án trồng rừng đã được triển khai qua nhiều năm, hầu hết đất rừng đã được phủ kín và diện tích rừng đến tuổi khai thác được khai thác nhiều trong các năm 2013 và 2014.
Trong khi các ngành trồng trọt và chăn nuôi giảm thì ngành thủy sản với sản lượng đạt được tăng tăng 3,1% so với cùng kỳ. Trong đó, sản lượng cá ước đạt 61.750 tấn, tăng 3,1%; tôm 118 tấn, tăng 1,2%; thuỷ sản khác 834 tấn, tăng 1%.
Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản 9 tháng ước đạt 59.239 tấn, tăng 3,1% và sản lượng thuỷ sản khai thác 9 tháng ước đạt 3.463 tấn, tăng 1,9% so với cùng kỳ. Ngoài ra, các địa đang tiếp tục củng cố bờ bao, kè phòng chống bão, úng cho những diện tích đang nuôi thả. 4.1.2.2. Điều kiện xã hội
Theo niên gián thống kê 2017, dân số thành phố Hà Nội có 7,661 triệu người, chiếm 8,02% dân số cả nước (Dân số cả nước là 95,54 triệu người). Tỷ lệ phân chia về giới tính có sự chênh lệch khoảng 1%, nam chiếm 49,15% và nữ là 50,85%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2017 là 1,8% (nông thôn: 1,9%
và thành thị: 1,8%). Mật độ dân số trung bình là 2304 người/km2, cao hơn 7,98 lần so với dân số trung bình cả nước (288,64 người/km2).
Toàn tỉnh có trên 11 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số với 95,72% dân số, còn lại là các dân tộc thiểu số như: Sán Dìu, Cao Lan, Nùng, Dao, Tày, Mường, Ngái, Lào, Hoa, Thái... chiếm 4,28% dân số. Trong số các dân tộc thiểu số có dân tộc Sán Dìu chiếm tỷ lệ dân số cao nhất (3,93% tổng số dân), còn lại các dân tộc khác chỉ chiếm dưới 0,08% dân số.
Theo thống kê, hiện nay, lực lượng lao động (lao động từ 15 tuổi trở lên) của thành phố Hà Nội năm 2017 là 3,8 triệu người (trong đó, khu vực thành thị là 2 triệu người; khu vực nông thôn là 1,8 triệu người). Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là 67,8%, trong đó, khu vực thành thị là 62,3% và khu vực nông thôn là 75,3%. Số người có việc làm trong năm 2017 ước đạt trên 3,7 triệu người, chiếm 97,4% so với tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên. Trong đó, khu vực thành thị chiếm 53,1% trong tổng số người có việc làm; khu vực nông thôn chiếm 46,9%. Tỷ lệ lao động đang làm việc qua đào tạo năm 2017 ước đạt 60,7% và tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 3,1%. Dân số tăng tại Thủ đô cũng là một trong những nguyên nhân tạo ra áp lực về hạ tầng, và các vấn đề xã hội cho thành phố Hà Nội. Trong những năm tới lực lượng lao động sẽ tăng đáng kể do dân số bước vào tuổi lao động ngày càng nhiều. Đây chính là nguồn lao động quan trọng cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới nhưng đồng thời cũng là áp lực lớn trong việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lực lượng lao động này. (Nguồn: Niên giám thống
kê thành phố Hà Nội năm 2017) 4.1.2.3. Các tác động tới môi trường do phát triển kinh tế - xã hội
Hoạt động phát triển KT-XH của các ngành trên địa bàn thành phố Hà Nội với tốc độ ngày càng gia tăng sẽ làm gia tăng nhanh các chất ô nhiễm gây tác động xấu đến môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân.
- Tác động do chất thải rắn sinh hoạt: Với việc gia tăng nhanh về dân số ở thành phố Hà Nội, cùng với mức sống được nâng cao thì khối lượng CTR sinh hoạt ở khu vực sẽ gia tăng nhanh trong giai đoạn từ nay đến 2020. Các kết quả dự báo thải lượng chất thải rắn sinh hoạt thành phố Hà Nội đến năm 2018 là 160,8 tấn/ngày. Với hiện trạng thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt như đánh giá ở trên cho thấy việc thu gom xử lý CTR sinh hoạt trong tương lai sẽ là thách thức lớn đối với thành phố Hà Nội. Chất thải rắn không được thu gom triệt để, tồn đọng rải rác ở ven đường, trên các cống rãnh trong đô thị, đặc biệt ở khu vực nông thôn sẽ trở thành là nguồn phát sinh các chất gây ô nhiễm không khí, đất, nước và làm mất mỹ quan khu vực. - Tác động ô nhiễm do bụi, khí thải của thành phố: Ô nhiễm bụi, khí thải từ khu vực đô thị chủ yếu do các hoạt động giao thông vận tải, sử dụng nhiên liệu đun nấu của các cư dân,… Tuy nhiên mức độ ô nhiễm đáng kể nhất là khu vực triển khai các hoạt động thi công xây dựng hệ thống đường giao thông và hạ tầng kỹ thuật. - Tác động do nước thải sinh hoạt: Đối với các khu vực đô thị tập trung thành phố Hà Nội, toàn bộ nước thải được xử lý sơ bộ tại các hộ gia đình được thu gom theo hệ thống cống thoát nước chảy về các lưu vực sông, các hồ đầm tiếp nhận gây ra các vấn đề ô nhiễm môi trường đáng kể đối với các khu vực này. Tại các thị trấn các huyện, lượng nước thải nhỏ, chủ yếu là xả phân tán, tự thấm và chảy ra các nơi đất trũng, kênh mương xung quanh. Nước thải được làm sạch tự nhiên. Các điểm dân cư nông thôn nước thải sinh hoạt chưa xử lý, xả phân tán, phần lớn thấm trong đất vườn và chảy theo các mương hở ra các nơi trũng, ao, hồ.
Động lực phát triển thủ đô năm 2019 còn được đặt vào hỗ trợ khu vực tập thể, với 1.570 hợp tác xã (HTX) đang hoạt động và tổng doanh thu là 4.791.720 triệu đồng/năm; hàng chục HTX tham gia chuỗi giá trị và ứng dụng
công nghệ cao (bao gồm: 921 HTX nông nghiệp, chiếm 58,3%; 212 HTX công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, chiếm 13,4%; 246 HTX thương mại dịch vụ, chiếm 15,6%; 63 HTX vận tải, chiếm 4,0%; 06 HTX xây dựng, chiếm 0,4%; 98 Quỹ tín dụng nhân dân, chiếm 6,2%; 24 HTX loại hình khác, chiếm 1,5%). Thành phố sẽ chủ động phối hợp với các cơ quan T.Ư xây dựng và triển khai đồng bộ các chính sách hỗ trợ HTX nâng cao năng lực quản trị, vốn tín dụng, giao đất, cho thuê đất và ký kết hợp đồng đầu tư sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, huy động các nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng, gắn với chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố; ưu tiên các HTX kiểu mới gắn với phát triển chuỗi giá trị sản phẩm, hàng hóa chủ lực, có quy mô lớn và sức lan tỏa, không giới hạn quy mô, lĩnh vực và địa bàn trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi, quản lý dân chủ; phân phối theo mức độ tham gia dịch vụ và theo vốn góp; hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm, đẩy mạnh cạnh tranh sản phẩm, thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo việc làm mới, nâng cao thu nhập và đời sống cho các thành viên. Năm 2019, phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân của khu vực HTX đạt từ 6,5-7,0%/năm. Các HTX công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp giá trị sản xuất tăng bình quân lên 10%-12%/năm, các HTX dịch vụ nông nghiệp tăng 2% - 3%/năm. Các quỹ tín dụng nhân dân, nguồn vốn huy động tăng bình quân 10-12%/năm, dư nợ cho vay tăng bình quân 8-10% năm, tỷ lệ nợ xấu dưới 1,5% tổng dư nợ. Tổng số hợp tác xã cuối năm 2019 dự kiến 1.772 HTX, với tổng doanh thu 4.961.600 triệu đồng/năm.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH cũng sẽ gây ra một số tác động tiêu cực về mặt KT - XH, đặc biệt đối với cộng đồng nông thôn, những xu hướng biến đổi mang tính tiêu cực về xã hội