Vẽ đường cho Lân lướt!

Page 1

Giải nhì cuộc thi Thiết kế Tài liệu Thông tin, Giáo dục và Truyền thông (IEC) 2018 - Vì môi trường học tập & làm việc thân thiện và bình đẳng

Cẩm nang kiến thức về giới, tính dục và hướng dẫn sử dụng mạng an toàn cho trẻ em LGBTIQ+

1


Tổng biên tập: Phan Linh Biên tập: Banh, Ishaan, Lộc Huỳnh Dịch thuật: Josie, Nhật, Alex Thiết kế: Nhật Tuân, Hoàng Dũng 2


Gửi kỳ lân, Nếu cậu đang đọc những dòng này, tớ muốn nói với cậu rằng: “Cậu đã vất vả nhiều rồi. Từ giờ, đã có tớ ở bên cậu!” Cậu có thể không biết, nhưng tớ đã cùng đồng hành với cậu từ rất lâu. Khi nhìn thấy cậu bị tổn thương vì sự độc địa từ thế giới mạng ảo, tớ buồn lắm. Mạng “ảo”, nhưng tổn thương là thật, cậu nhỉ? Cậu là cậu, Kỳ Lân nhỏ bé nhưng đầy rực rỡ. Tớ hiểu rằng mới chỉ mười mấy năm trong cuộc đời thôi mà cậu đã phải che giấu một bí mật khủng khiếp chẳng thể chia sẻ với ai. Cậu yên tâm. Cậu có thể tìm tới tớ mà. Tớ và những người bạn của mình vẫn đang từng ngày cố gắng tạo ra một nơi để cậu có thể an tâm tìm đến, được lắng nghe, giúp đỡ và chia sẻ mỗi khi cậu cần. Chúng tớ đã cùng nhau tìm hiểu, tổng hợp từ thật nhiều nơi, để có thể mang tới tay cậu cuốn sách mà cậu đang cầm trên tay nè. Tớ hi vọng, dù ít dù nhiều, những thông tin, “bí kíp” hay ít nhất là những dòng này mà tớ đang viết có thể truyền thêm cho cậu dũng khí và sức mạnh trên chặng đường này!

3


Nói nhỏ nè, Mặc dù chúng tớ đã cố gắng để có thể tổng hợp từ nhiều nguồn thông tin nhất có thể, nhưng chắc chắn là những thông tin này sẽ không đủ rồi. Chúng tớ cũng hoàn toàn không sở hữu những kiến thức được đưa trong này đâu. Chúng tớ chỉ giúp cậu tổng hợp từ nhiều nơi thôi đó nha! Và cuối cùng, đặc biệt đặc biệt nhớ nè, những thông tin, câu chuyện ở đây chỉ mang tính chất tham khảo thôi. Vì cuộc đời mỗi người mỗi khác nhau, nên chắc chắn là không phải tình huống nào cũng có thể giải quyết giống nhau được. Chính vì vậy, hãy để cuốn sách chỉ là một người bạn đồng hành và cho cậu điểm tựa để cậu có thể đưa ra những quyết định sáng suốt nhất của riêng mình nhé! À, còn một điều nữa: “Cậu tuyệt vời lắm đó!”. Thương mến, UniGEN and Allies.

4


Môi trường mạng có vô vàn thông tin, khiến mình bối rối, không rõ về bản thân và không chắc phải làm gì để bảo vệ chính mình ở môi trường này. Nào, hãy hít thở sâu và bắt đầu giải quyết từng câu hỏi một! Điều đầu tiên các cậu nên nghĩ đến chính là bản thân mình: “Các cậu là ai?” 5


Bước thứ nhất, hãy hiểu tính dục là gì. Tính dục (Sexuality): bao gồm 4 yếu tố: giới tính sinh học, bản dạng giới, xu hướng tính dục và thể hiện giới của các cậu - có thể được mô tả bằng mô hình Kỳ Lân Giới dưới đây, với những đặc điểm về tính dục và bản dạng khác nhau:

Thể hiện giới

Bản dạng giới

Bản dạng giới (Gender Identity) Nữ Nam Giới khác

Giới tính sinh học (Sex assigned at birth) Nữ Xu hướng tính dục

Giới tính sinh học Hình ảnh được cải biên từ The Gender Unicorn của Trans Student Educational Resources.

Nam

Liên giới tính

Thu hút về hình thể bởi (Physically attracted to) Nữ Nam Giới khác Thu hút về cảm xúc bởi (Emotionally attracted to) Nữ Nam Giới khác Thể hiện giới (Gender expression) Nữ tính Nam tính Trung tính

6


Giới tính sinh học Đặc điểm giới (Sexual Characteristics): hay thường được gọi là giới tính (sex), là những đặc điểm sinh học, liên quan đến việc phân định giới tính của các cậu. Ở đây có thể nhắc đến những đặc điểm như: hormones, nhiễm sắc thể, bộ phận sinh dục,..

Nữ (female): Người sinh ra với đặc điểm cơ thể nữ Nam (male): Người sinh ra với đặc điểm cơ thể nam

Người liên giới tính (intersex): Người sinh ra với cơ thể có đặc điểm sinh học không điển hình về giới tính. Ví dụ: Các cậu sinh ra với bộ phận sinh dục nữ, nhưng lượng hormones nam trong cơ thể lại đạt vào khung chuẩn của nam, và ngược lại. 7


Bản dạng giới Bản dạng giới (gender Identity): Bản thân các cậu cảm nhận mình là ai và mong muốn xã hội nhìn nhận mình như thế nào.

Người chuyển giới (transgender)

Người hợp giới (cisgender): Người có bản dạng giới phù hợp với giới tính sinh học hiện có. Ví dụ: Các cậu sinh ra là nữ và cảm thấy mình phù hợp khi là một người nữ.

Người có bản dạng giới khác với giới tính sinh học hiện có, hay nói cách khác là người sinh ra với cơ thể mang các đặc điểm sinh học của một giới này, và cảm nhận mình là một giới khác. Ví dụ: Các cậu sinh ra với cơ thể nam nhận thức mình là nữ; hay các cậu có cơ thể nữ và nhận thức mình là nam; hay có cơ thể nữ/nam nhận thức mình không thuộc về nữ hay nam (phi nhị nguyên giới). Người chuyển giới có thể có hoặc không trải qua quá trình định giới: đây là một quá trình khi một người có những bước chuyển biến về mặt tâm lý, ngoại hình, xưng hô, pháp lý để phù hợp với bản dạng giới của mình. *Nhưng đừng quên rằng, các cậu không nhất thiết phải thực hiện tất cả các bước hay theo đúng bất kỳ thứ tự nào để được xem là “định giới thành công”.

8


Người hoạt giới (gender fluid):

Phi nhị nguyên giới (non-binary):

Người có bản dạng giới không cố định, và có thể thay đổi theo thời gian.

Người có bản dạng giới không chỉ nằm ở chuẩn nam hoặc nữ.

Ví dụ: Ở thời điểm này các cậu có thể nhận thấy mình là một người phi nhị giới, thời điểm khác có thể nhận thấy mình là một người nữ, thời điểm khác có thể nhận thấy

Người song giới (bigender):

Người toàn giới (pangender):

Người vô giới (agender):

Người có bản dạng giới có 2 giới, và giới ở đây không chỉ là riêng nam hay nữ.

Người cảm nhận mình là toàn bộ giới, không chỉ là riêng một giới nào nhất định.

Người không cảm nhận mình là bất kỳ giới nào.

Đa dạng giới (genderqueer): Người có bản dạng giới không theo bất kỳ định chuẩn xã hội nào về giới. Ở một vài trường hợp, phi nhị nguyên giới và đa dạng giới có thể được dùng khá giống nhau, nhưng tuỳ vào thêm bối cảnh và cảm nhận của riêng các cậu để nhận thấy mình phù hợp với nhãn nào hơn đấy. 9


Xu hướng tính dục Xu hướng tính dục (sexual Orientation): là khi cậu cảm thấy thu hút về mặt tình cảm và/hoặc tình dục với ai. Xu hướng tính dục bao gồm xu hướng tình cảm (-romantic) và xu hướng tình dục (-sexual).

Người dị tính (heterosexual):

Người đồng tính nữ (lesbian):

Người cảm thấy hấp dẫn về tình cảm và/ hoặc tình dục với người có giới khác với mình.

Người nhận mình là nữ, cảm thấy hấp dẫn về tình cảm và/ hoặc tình dục với người nữ khác.

Người vô tính (asexual): Người không có hoặc có rất ít nhu cầu với việc có mối quan hệ tình cảm và/hoặc tình dục.

Người song tính (bisexual):

Người đồng tính nam (gay): Người nhận mình là nam, cảm thấy hấp dẫn về tình cảm và/ hoặc tình dục với người nam khác. 10

Người cảm thấy thu hút về tình cảm và/ hoặc tình dục với 2 giới khác nhau. Điều này không có nghĩa là thích hai người cùng một lúc hay phải thích hai giới ngang bằng nhau.

Người vô ái (aromantic): Người không có hoặc có ít cảm giác thu hút về tình cảm lãng mạn với người khác.


Người đa tính (polysexual):

Người toàn tính (pansexual):

Người á tính (demisexual):

Người cảm thấy thu hút về tình cảm và/ hoặc tình dục với nhiều giới.

Người cảm thấy thu hút về tình cảm và/ hoặc tình dục với ai đó, không quan trọng giới hay xu hướng tính dục của người đó là gì.

Người chỉ cảm thấy thu hút về tình cảm và/hoặc tình dục với người mà họ đã có một sự gắn kết nhất định.

Người đa ái (polyromantic): Người cảm thấy thu hút về tình cảm với nhiều giới. Điều này không có nghĩa là thích nhiều người cùng một lúc hay phải thích nhiều giới ngang bằng nhau. Ví dụ: một người cảm thấy thu hút với người nhận mình là nữ; đa dạng giới; linh hoạt giới;...

Người toàn ái (panromantic): Người cảm thấy thu hút về tình cảm với ai đó, không quan trọng giới hay xu hướng tính dục của người đó là gì.

Người á ái (demiromantic): Người chỉ cảm thấy thu hút về tình cảm với người mà họ đã có một sự gắn kết nhất định. Ví dụ: là người á tính/ái, để đến được bước tình cảm lãng mạn, các cậu thường cần bắt đầu bằng những mối quan hệ xã hội khác (như bạn bè, đồng nghiệp,...) và thường cần thời gian để tạo ra sự gắn kết nhất định.

11


Ảnh: UniGEN

Thể hiện giới Thể hiện giới (gender expression): Việc thể hiện giới của bản thân các cậu ra bên ngoài thông qua trang phục, cử chỉ, xưng hô,… Về thể hiện giới, các cậu có thể cùng tìm hiểu về một vài khái niệm như: Nữ tính (feminine), Nam tính (masculine), Trung tính (androgynous), cùng với Drag và Hoán y. Trong đó hẳn là các cậu sẽ cảm thấy xa lạ với Drag và Hoán y, thế hai thể hiện giới này là gì nhỉ?

Drag: Khái niệm chỉ việc sử dụng trang phục, phụ kiện phục vụ cho việc trình diễn, với đặc điểm trang phục lộng lẫy (có thể khác với giới của mình hoặc không) để hóa thành một nhân vật nào đó. Drag cũng là một loại hình văn hóa nghệ thuật. 12

Hoán y (crossdressing): Là việc sử dụng trang phục khác với giới của mình và trang phục ngày thường vẫn mặc.


Một số nhãn khác Nhóm thiểu số về tính dục và giới gọi là Queer. Có thể các cậu không muốn đặt nhãn cho bản thân, không sao cả, nhiều người cũng sử dụng từ queer để tự mô tả về sự đa dạng của chính mình. Người đang trong quá trình trải nghiệm và xác định nhãn của bản thân là Questioning. Mỗi người đều có những hành trình của riêng mình, hành trình trải nghiệm của các cậu là sự đặc biệt riêng của các cậu, không cần phải so sánh với ai, ngắn hay dài, có khác hay giống ai không. Các cậu là đặc biệt và duy nhất.

Một ngày nào đó chúng ta sẽ không phải thừa nhận mình là người đồng tính. Chúng ta chỉ cần nói rằng tôi đang yêu và đó là tất cả những gì quan trọng. (Ellen Degeneres)

13


Tình huống và xử lý Câu chuyện của cậu bé KỲ LÂN bắt đầu khi vào lớp 1, lần đầu tiên cậu cảm thấy quá đỗi hấp dẫn bởi cậu lớp trưởng.

Cậu lờ mờ nhận ra mình sao khác với mọi người xung quanh quá và chẳng thể nói với ai về những cảm xúc ấy. Khi đến lớp 8, cậu biết đến khái niệm “đồng tính”. À, chắc mình là gay rồi” - Cậu nghĩ thế nhưng vẫn không thực sự chắc chắn về mình. Có cô bạn nọ, trong lớp luôn là người bạn thân thiết và cùng cậu chia sẻ qua những âu lo của tuổi mới lớn. Có lẽ là cảm tình, có lẽ là thích, tình cảm của hai người bắt đầu một cách tự nhiên như vốn lẽ nó vẫn thế. Lúc này, Kỳ Lân nghĩ rằng mình 14

là một người “song tính”, nhưng cũng cảm giác không hẳn vậy, và thậm chí khi Kỳ Lân cho rằng bản thân đã tìm được một nhãn thích hợp là “người toàn tính” - rằng cậu chẳng cần nhìn đến bản dạng giới hay xu hướng tính dục của người nào, cậu vẫn sẽ yêu người đó bởi vì chính người đó mà thôi. Nhưng dường như điều đó vẫn chưa đủ, đâu đó trong Kỳ Lân vẫn cảm thấy trống vắng và lạc lõng khủng khiếp… Bởi vì, Kỳ Lân ạ! Sự trải nghiệm về mình là ai có thể là một hành trình dài theo mỗi người. Tính


dục cũng giống như thời trang vậy. Đó không chỉ giới hạn ở việc bạn ở giới nào và yêu ai tương tự mặc áo nào và quần nào, đó còn là thiết kế, màu sắc và kiểu dáng - cũng giống như bạn mong muốn điều gì trong các mối quan hệ, hay việc bạn có cảm thấy ổn với thể hiện giới ra sao.

Hãy bắt đầu mở rộng thêm hành trình của mình bằng cách tiếp cận gần hơn với cộng đồng LGBTIQ+, tìm hiểu và theo dõi các kênh cộng đồng, học thêm những kiến thức về tính dục và bản dạng, nuôi dưỡng thêm niềm tin và sự tự hào với chính mình! Ảnh: VietPride

15


Khi đã biết các cậu là ai, điều tiếp theo là chấp nhận, nuôi dưỡng sự tự hào với một phần vô cùng quan trọng của bản thân mình. Đó cũng là lúc các cậu phải trả lời câu hỏi: “Làm thế nào để chấp nhận bản thân?”

16


Đầu tiên, cậu cần hiểu rõ mình là ai. Có rất nhiều nhãn LGBTIQ+, và nếu các cậu cảm thấy mình chưa dễ dàng phù hợp với bất kỳ nhãn nào thì cũng đừng vội lo lắng hay sợ hãi. Các cậu còn cả một hành trình dài để tiếp tục trải nghiệm và tìm ra những bản dạng của riêng mình cơ mà. Nếu các cậu vẫn chưa tìm thấy nhãn phù hợp thì hãy nhớ rằng các cậu là các cậu, không phải bất cứ ai khác. Hãy cứ là chính bản thân mình. Miễn điều đó không làm bản thân cậu cảm thấy khó chịu hay gây hại cho người khác.

Can đảm là quyết định trở thành chính mình mỗi ngày, trong một thế giới cứ nói rằng bạn phải là một ai khác.

Tiếp theo, hãy nhớ rằng các cậu không lựa chọn để trở thành người LGBTIQ+. Việc cậu là ai, cậu yêu ai, hay cảm thấy như thế nào về bản thân mình, đó là một điều hoàn toàn tự nhiên. Đó không phải là một sự lựa chọn. Đó là chính cậu mà.

Cuối cùng, hãy học cách chấp nhận bản thân mình trước. Ai cũng có quyền được yêu thương, và không ai có quyền tước đi điều đó khỏi bản thân cậu, kể cả đó là chính cậu. 17


Hãy thật nhẹ nhàng và tử tế với bản thân theo những bước sau nhé: Nghe nhạc với giai điệu lạc quan. Công khai bản thân theo những cách nho nhỏ an toàn. Nói với thú cưng của mình hay để lại một mảnh giấy ghi chú vô danh ở nhà vệ sinh công cộng. Việc này sẽ giúp các cậu không phải trải qua những cảm xúc tiêu cực. Hãy thành thật với chính mình về những suy nghĩ và cảm xúc của bản thân, ngay cả khi các cậu không thể chia sẻ với người khác

Âm nhạc sẽ làm cho mọi thứ tốt hơn. Nghe những ca từ tích cực, giai điệu đầy năng lượng có thể giúp các cậu nhiều nhất.

Hãy khóc nếu các cậu có thể. Nó sẽ giúp cho các cậu giải phóng những cảm xúc tiêu cực mà các cậu đang kìm nén.

Bộc lộ cảm xúc bằng cách của riêng cậu, nơi cậu giải bày được những điều khó nói với ai. Viết nhạc, khiêu vũ, vẽ tranh, làm thơ bất cứ cái gì các cậu có thể nghĩ đến để giải phóng toàn bộ những suy nghĩ, cảm xúc. Tìm kiếm năng lượng tự hào từ xung quanh. Bằng cách theo dõi và tham gia các hoạt động đầy tự hào về LGBTIQ+ , các cậu sẽ hiểu rằng là người LGBTIQ+ không có gì là xấu hổ cả. Các cậu vẫn là con người và xứng đáng được yêu thương.

Hiểu được giá trị của bản thân sẽ giúp các cậu biết mình xứng đáng được đối xử như thế nào, được bảo vệ như thế nào ở ngoài đời thực và cả trên mạng xã hội. 18


Tình huống và xử lý Cô Khoai Kính Đỏ Có Lông Mày của chúng ta là một người nổi tiếng.

Sau khi cô Khoai chia sẻ đã từng hẹn hò với cả nam và nữ, dư luận bắt đầu bàn tán về đời tư của cô… Nhưng có điều này quan trọng hơn nữa là cô Khoai Kính Đỏ Có Lông Mày xác định rằng cô thật ra không phải người song tính (bisexual) mà là người toàn tính (pansexual). Và thế là hàng loạt lời bình tiêu cực và chế nhạo đã xảy ra đối với cô trên trang mạng xã hội và trên fanclub của cô. Sau bao nhiêu chịu đựng thì cô Khoai Kính Đỏ Có Lông mày cũng đã đáp trả lại với dư luận đại loại như sau: “Nếu ai đó nói rằng họ là một tính dục hoặc giới mà bạn chưa bao giờ nghe nói đến

trước đây, hãy tra cứu, thực hiện một số nghiên cứu. Đừng chế nhạo họ, đừng phủ nhận danh tính của họ và đừng làm một trò quái đản đối với họ. Tôi cảm thấy phát bệnh khi xu hướng tính dục của mình và tôi là ai luôn bị nghi ngờ, bị cáo buộc là ‘phong trào’. Tôi không nhầm lẫn về người tôi yêu, tôi không cố gắng làm cho bản thân mình trở nên đặc biệt hay khác biệt với những người song tính. Tôi chỉ là tôi, đây là tôi. Ngừng xúc phạm tôi vì người tôi yêu. Đừng có chế giễu tôi nữa và cố làm tôi ghét bản thân mình ”.

19


No matter gay, straight, or bi Lesbian, transgendered life I’m on the right track baby I was born to survive (Born this way, Lady Gaga) 20


Hiểu về giá trị của bản thân giúp các cậu biết mình xứng đáng được bảo vệ cả ở ngoài đời thực lẫn trên mạng. Nhưng tại sao việc nhận thức được rằng bản thân mình nên được bảo vệ trên mạng xã hội như thế nào lại quan trọng đến thế?

21


Chuyện kể rằng... Số liệu của GLSEN cho thấy thanh thiếu niên là LGBTIQ+ có khả năng bị bắt nạt và quấy rối trực tuyến cao gấp đôi thanh thiếu niên không phải LGBTIQ+. Người bị bắt nạt thường cảm thấy thiếu tự tin và tổn thương tự trọng nặng nề, có cảm giác sợ hãi, buồn bã, tức giận nhiều hơn sau khi bị bắt nạt, rối loạn lo âu, rối loạn trầm cảm, tự làm đau bản thân và thậm chí tự tử.

Tỷ lệ bị bắt nạt hoặc quấy rối trực tuyến: 42% LGBTIQ+ Non-LGBTIQ+

15%

Tỷ lệ bị bắt nạt bằng tin nhắn văn bản: LGBTIQ+ Non-LGBTIQ+

27% 13% (Theo GLSEN)

Bắt nạt trên mạng Bắt nạt trên mạng (Cyberbullying) là khi một người sử dụng các loại hình trực tuyến để cố tình và liên tục quấy rối, làm nhục, hăm he, công kích hoặc đe dọa người khác. Do đó, Bắt nạt không bao giờ là thú vị, hài hước hay là ổn cả. Các cậu nhớ nhé, việc này có thể diễn ra theo nhiều cách khác nhau, bất kỳ lúc nào cả ngày hay đêm, bất kỳ nơi nào 22


có thể truy cập internet. Qua các cuộc điện thoại, tin nhắn và email, trong những trò chơi online và thông qua các trang mạng xã hội như Facebook, YouTube, Instagram,... Các hình thức của bắt nạt qua mạng vô cùng đa dạng: Gửi thông điệp hoặc tin nhắn có nội dung xấu tới email, tài khoản mạng xã hội hoặc điện thoại của các cậu.

Gửi thông điệp hoặc tin nhắn có nội dung xấu tới email, tài khoản mạng xã hội hoặc điện thoại của các cậu.

Quấy rối, cô lập các cậu trong môi trường mạng hoặc trong những trò chơi trực tuyến.

Phát tán những tin đồn nhảm, có tính chất xúc phạm và làm nhục qua mạng về các cậu.

Gửi những tin nhắn gây tổn thương hoặc đe dọa lên các trang trực tuyến. Đóng giả tài khoản các cậu trên mạng để làm chế giễu hay tổn thương các cậu. Nhắn tin gợi dục (mà chưa có sự đồng thuận của các cậu) hoặc lưu hành những hình ảnh, tin nhắn khêu gợi tình dục về các cậu.

Lấy trộm thông tin cá nhân và lẻn vào tài khoản của các cậu để phá hoại hoặc gửi những thông điệp gây hại. Lấy những bức hình/clip riêng tư hoặc không được đẹp của các cậu rồi lan truyền qua Internet và mạng xã hội.

Từ trên mạng, việc bắt nạt này có thể tiến ra ngoài đời thực; ngược lại, việc bắt nạt ngoài đời thực cũng có thể tiến vào thế giới trên mạng của các cậu.

23


Tin nhắn gợi dục Trong những hình thức bắt nạt có nhắc đến tin nhắn gợi dục, vậy nó là gì? Tin nhắn gợi dục (sexting) là tạo ra hình ảnh khiêu gợi tình dục và lan truyền những hình ảnh này. Hình ảnh có thể là ảnh của chính các cậu hoặc người khác khỏa thân toàn bộ hay một phần. Dĩ nhiên, các cậu có thể cảm thấy khó chịu, lo lắng, bối rối nếu các cậu nhận được một tin nhắn khiêu dâm không mong muốn. Tệ hơn là hình ảnh khỏa thân của các cậu bị phát tán, các cậu bị đe dọa,... Đây cũng là hành vi bắt nạt trên môi trường mạng.

24


Làm thế nào để giữ an toàn trên mạng? Hiểu giá trị của chính mình là một thành quả lớn, nhưng để không bị người xấu lợi dụng điều đó để làm hại các cậu lại là một chuyện khác. Những hướng dẫn dưới đây hy vọng sẽ có thể giúp được các cậu giữ an toàn bản thân khi trực tuyến:

Cân nhắc khi kết bạn Việc các cậu kết bạn với ai đó mà mình thực sự không biết rõ, việc đó có thể khiến cho người xấu có cơ hội được dùng những thông tin công khai trên trang cá nhân của các cậu để làm điều xấu đấy.

Hãy chắc rằng chỉ kết bạn với người mình biết ngoài đời thật và biết rằng mình có thể tin tưởng họ. Đừng dễ dàng đồng ý chỉ vì họ nổi tiếng, có ngoại hình đẹp hay giàu có, hãy kiểm tra kỹ rằng họ là người các cậu có thể kết bạn được hay không rồi hãy đồng ý cũng chưa muộn đâu nhé.

Bảo mật thông tin tài khoản Không đưa mật khẩu tài khoản cho người khác. Việc chia sẻ mật khẩu sẽ tạo cơ hội cho kẻ xấu xâm nhập tài khoản của cậu và dùng các thông tin cá nhân vào mục đích không lành mạnh đó. Không nên chia sẻ mật khẩu với ai cả, thậm chí là cả bố mẹ. Vì chắc chắn cậu sẽ cần có không gian riêng hay những thông tin cá nhân mà cậu cũng không muốn bố mẹ biết ngay cả trên môi trường mạng đấy. 25


Không hùa theo đám đông

Tìm sự trợ giúp khi cần Cẩn trọng khi tương tác Trước khi đăng tấm hình khoe bộ đồ mới hay được đi ăn ở nhà hàng sang trọng, cậu phải hiểu rằng những thông tin đấy sẽ lưu lại trên mạng vĩnh viễn và người xấu sẽ có thể hiểu thêm về gia đình của cậu và tìm cách lợi dụng cậu, nên tốt nhất hãy suy nghĩ kỹ khi đăng tải thông tin quan trọng và lưu ý để chế độ xem là ‘bạn bè’ để hạn chế sự cố xảy ra nhé.

26

Nếu cảm thấy có điều gì đấy không an toàn hay khiến mình không thoải mái trên môi trường mạng, báo với cha mẹ hoặc người giám hộ để được giúp đỡ . Nếu các cậu vì lý do gì đấy mà không thể nói với bố mẹ hay người giám hộ, hãy tham khảo một số thông tin hội nhóm và đường dây nóng ở phần “Hội kỳ lân và đồng minh” để tìm kiếm sự hỗ trợ nhé!

Mạng xã hội có thể khuyến khích hành vi thô lỗ và tạo nên lối suy nghĩ theo đám đông. Khi các cậu thỏa hiệp hay cổ vũ cho việc bắt nạt, môi trường mạng sẽ không an toàn nữa. Đừng hùa theo hay cổ suý cho những hành vi đi ngược lại an toàn mạng xã hội. Hãy báo cáo (report) khi thấy điều sai trái.

Cẩn trọng với liên kết lạ Đừng tùy tiện nhấp vào những liên kết lạ, quảng cáo không rõ nguồn gốc, vì đa số nguy cơ đánh cắp thông tin thường nằm ở đây.


Đối phó với bắt nạt trên môi trường mạng thế nào? Nếu các cậu đang trong tình trạng bị bắt nạt trên mạng, hãy giữ bình tĩnh và tham khảo những cách làm sau đây:

Ngăn chặn hoặc xóa bỏ người đang thực hiện hành vi đe dọa. Bằng cách chặn một ai đó trong danh sách bạn bè, người ấy không thể đăng tải lên nội dung bắt nạt gây ảnh hưởng đến các cậu nữa. Nếu như việc đe dọa đến từ tin nhắn hoặc cuộc gọi, bạn có thể nhờ tổng đài để kiểm soát tin nhắn hoặc cuộc gọi hoặc thay đổi số điện thoại. 27


Đảm bảo chắc chắn bạn đang giữ trong tay bằng chứng của việc bắt nạt Hãy chụp màn hình/lưu lại tất cả những tin nhắn/hành vi bắt nạt trên mạng mà các cậu có thể. Nếu các cậu chưa biết chụp màn hình thì có thể tham khảo những hướng dẫn trên mạng (yên tâm vì hướng dẫn dễ làm lắm).

Hãy nói với một ai đó cậu có thể tin tưởng. Hãy tìm ai đó cậu có thể tin tưởng để báo cáo, đó có thể là gia đình, người thân, thầy cô, bạn bè của cậu. Nhưng nếu cậu thấy không đủ an toàn để chia sẻ, cậu có thể tìm đến sự giúp đỡ từ các hội nhóm trong phần “Hội kỳ lân và đồng minh” đấy.

Báo cáo về việc bị lạm dụng Hãy báo cáo ngay lập tức với quản trị viên, nhà phát hành ứng dụng. Cậu có thể báo cáo và chặn, gửi thư khiếu nại, gọi điện trực tiếp cho dịch vụ khách hàng,... Bất cứ cách gì cậu có thể để nhà phát hành và người quản lý biết rằng cậu đang bị bắt nạt. Nếu cậu cảm thấy đang gặp nguy hiểm tức thời, hãy gọi ngay cho tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111.

Xóa đi những tin nhắn bắt nạt Sau khi cậu đã lưu các bằng chứng về việc bắt nạt, hãy xóa tin nhắn hoặc bài đăng về việc đó. Không chuyển tiếp, đăng tải lại, hoặc gửi cho người khác bằng bất kỳ cách nào vì họ cũng có thể chia sẻ nó, và nó sẽ khiến cậu trải qua những cảm xúc tiêu cực hơn. 28


Các cậu không một mình Nếu các cậu đang bị bắt nạt trên mạng, hãy giữ bình tĩnh và nhớ điều này: Các cậu không một mình đâu. Những bước dưới đây sẽ giúp các cậu mở rộng vùng an toàn của mình và tìm đến sự giúp đỡ khi cần:

1. Hãy nhớ rằng, các cậu không đơn độc. Người LGBTIQ+ hiện diện trong rất nhiều cộng đồng. Tìm kiếm được sự cảm thông và có thể nói hết những tâm sự của bản thân những lúc thế này sẽ cực kỳ có ích, và các cậu cũng sẽ hiểu được rằng có hàng triệu người khác cũng đang trải qua những điều tương tự như các cậu vậy.

2. Theo dõi các hội nhóm, cá nhân có kiến thức và hiểu biết nhất định liên quan đến LGBTIQ+ trên các trang mạng xã hội. Việc này sẽ giúp các cậu hiểu rõ hơn về xu hướng tính dục hay bản dạng giới của mình. Nó cũng sẽ giúp các cậu nhận ra các cậu không đơn độc, và giúp các cậu hiểu hơn chính bản thân mình. Hãy tìm hiểu các thông tin được đăng trên các tài khoản ấy là đúng sự thật trước khi tin tưởng những thông tin ấy nhé! 29


3. Hãy để mạng lưới thông tin của cậu có sự hiện diện đa dạng của nhiều nhóm khác nhau thuộc cộng đồng LGBTIQ+ bằng cách xem các

chương trình, phim truyện về LGBTIQ+, theo dõi các trang thông tin của cộng đồng Nếu các kênh truyền thông và chương trình mình xem lấy người LGBTIQ+ ra làm trò đùa, khiến mình không thoải mái, hãy bỏ theo dõi. Không nên tốn thời gian, tiền bạc để xem một chương trình như vậy.

Các cậu có biết nhà phát hành có trách nhiệm: Kiểm duyệt, quản lý nội dung để đảm bảo phù hợp với các cậu

Thông báo rõ ràng họ sẽ thu thập thông tin gì của các cậu, và sẽ sử dụng cho việc gì.

Cung cấp biện pháp bảo vệ khi các cậu dưới 18 tuổi.

Hỏi các cậu có cho phép họ lấy thông tin hay không.

Giải thích về những hành vi nên và không nên làm.

Chỉ thu thập dữ liệu cá nhân của các cậu khi nó thật sự cần thiết cho dịch vụ.

Tiếp nhận báo cáo của các cậu và xử lý chúng thỏa đáng. Cung cấp tiện ích, thông tin hỗ trợ cho các cậu. Liên kết với các bên thứ ba liên quan để giúp đỡ các cậu. 30

Có nhiều lựa chọn bảo mật hợp lý cho các cậu lựa chọn. Yêu cầu sự xem xét của phụ huynh/người giám hộ khi cần thu thập thông tin.


Tình huống và xử lý Cơm Nắm học lớp 9, là một người chuyển giới nam đã công khai.

Cậu đã sử dụng Facebook từ trước quá trình định giới của mình hơn hai năm, trên trang cá nhân này có cả những hình ảnh cũ với thể hiện giới không mong muốn của cậu.

hoảng sợ, không biết mình nên làm gì...

Facebook của cậu có rất nhiều bạn bè, cả những người cậu biết và không biết rõ.

- Chụp lại và báo cáo với quản trị viên của những trang mạng xã hội về những hình ảnh của Nấm bị phát tán và sử dụng ngoài ý muốn.

Một ngày kia, cậu bỗng nhìn thấy những hình ảnh cũ của mình xuất hiện khắp nơi trên mạng, với những lời lẽ chế giễu, nhục mạ về thể hiện giới ngày trước và bây giờ của cậu, gọi cậu là “con khác người”, “bệnh hoạn”, “đua đòi”, và những từ ngữ khó nghe khác. Cậu vô cùng hoang mang và

Cậu tìm đến sự trợ giúp từ những nhóm cộng đồng và nhận được hướng dẫn là:

- Báo cáo và chặn những tài khoản đã tấn công cậu. - Kêu gọi những người cậu biết hỗ trợ cậu báo cáo; đồng thời kiểm tra lại danh sách bạn bè của mình và xóa đi những người mà cậu không thật sự biết và tin tưởng. 31


Ảnh: VietPride 32


33


Phụ huynh và người giám hộ có thể làm gì? Để bảo vệ trẻ, bạn nên trang bị cho mình những kiến thức về sử dụng mạng an toàn và truyền đạt lại cho chúng. Trong đó, kiến thức về tin nhắn khiêu dâm (sexting) rất quan trọng. Hiểu biết về vấn đề này sẽ giúp trẻ tránh phát tán hình ảnh nhạy cảm của bản thân (hoặc người khác) lên mạng. Đồng thời, trẻ cũng sẽ biết cần làm gì khi nhận được tin nhắn khiêu dâm. 34

Tin nhắn gợi dục (sexting) là tạo ra hình ảnh khiêu gợi tình dục và lan truyền những hình ảnh này.


Việc mở lời luôn khó khăn, nhưng hãy tận dụng tất cả những cuộc đối thoại nhỏ khi có cơ hội. Ví dụ, con có thể hỏi bạn “khỏa thân là gì ạ?” khi nghe ai đó sử dụng từ này. Tùy vào tình hình thực tế và câu hỏi của con mà bạn chọn cách trả lời phù hợp. Trong các cuộc trò chuyện ban đầu, bạn nên tìm hiểu xem con mình đã biết gì về nhắn tin gợi dục. Bạn có thể hỏi: “Con có nghe nói về việc gửi những hình ảnh khỏa thân không? Con hiểu nó như thế nào?” Bạn có thể giải thích: “Nhắn tin gợi dục là việc con chụp ảnh bản thân hoặc người khác mà không mặc quần áo, sau đó gửi ảnh cho bạn bè hoặc chia sẻ trên Facebook, Instagram,...”

Dưới đây là một vài mẹo giúp bạn nói về việc sử dụng mạng an toàn với con dễ dàng hơn: • Cởi

mở và thành thật.

Dùng những câu chuyện thực tế như cầu nối để dẫn vào cuộc nói chuyện. •

• Mô

tả bằng hành động, chứ đừng chỉ nói miệng cho trẻ biết về nó.

• Hãy quan tâm và trò chuyện

thường xuyên với trẻ.

Xây dựng một bản hướng dẫn sử dụng mạng an toàn với trẻ. •

Tham khảo thêm các bài hướng dẫn trên mạng để bổ sung kiến thức cho bản thân. •

35


Ngoài ra, có một số việc làm bạn có thể làm để giúp trẻ tránh khỏi việc bị bắt nạt trực tuyến:

Tạo và thực hiện các quy tắc.

Hãy đảm bảo các em cẩn thận tuân thủ các quy tắc đảm bảo an toàn trên mạng như ở phần trên đã chia sẻ.

Nói về đe dọa trực tuyến với con của bạn.

Các bạn hãy bắt đầu nói kỹ hơn về đe dọa trực tuyến, rủi ro khi bị lộ thông tin cá nhân khi con bạn bắt đầu sử dụng mạng xã hội hoặc nhận được tin nhắn khiêu dâm.

Chú ý đến hành động, cảm xúc của trẻ và can thiệp kịp thời.

Khi con bạn là nạn nhân, trẻ thường cảm thấy rất khó chịu, buồn bực và cô đơn. Trẻ có thể chán đi học, không muốn gặp bạn bè hay hay tham gia vào các hoạt động khác. Lúc này chính là lúc bạn nên trò chuyện, hỏi thăm trẻ nhiều hơn.

36

Nhờ đến sự hỗ trợ của pháp luật.

Bóng tối không thể xua tan bóng tối, chỉ ánh sáng mới làm được. Hận thù không thể xua đuổi hận thù, chỉ tình yêu mới làm được. (Martin Luther King Jr)


Luật Trẻ em tại Việt Nam hiện nay Dưới đây là thông tin về Luật Trẻ em hiện tại ở Việt Nam mà phụ huynh có thể tham khảo khi cần hỗ trợ về pháp lý:

Luật trẻ em 2016 nghiêm cấm các hành vi: 1. Xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em.

Luật trẻ em 2016 quy định trẻ em là người dưới 16 tuổi.

2. Không cung cấp hoặc che giấu, ngăn cản việc cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại hoặc trẻ em có nguy cơ bị bóc lột, bị bạo lực cho gia đình, cơ sở giáo dục, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền. 3. Cung cấp dịch vụ Internet và các dịch vụ khác; sản xuất, sao chép, lưu hành, vận hành, phát tán, sở hữu, vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh xuất bản phẩm, đồ chơi, trò chơi và những sản phẩm khác phục vụ đối tượng trẻ em nhưng có nội dung ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em. 4. Công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em. (Theo Điều 6 Luật Trẻ Em) 37


Một số quyền cơ bản của trẻ em được quy định trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và Hiến pháp năm 2013: Trong đó tại Hiến pháp năm 2013, khoản 1, Điều 37. có mục Thứ tư, quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể nhân phẩm và danh dự Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự; thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn cho trẻ em. Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em đều bị xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật. (Theo Điều 14 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 và điều 26 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004)

38

Ảnh: VietPride


39


Về LGBTIQ+ UniGEN Với tiền thân là NextGEN Sài Gòn, UniGEN là một hội nhóm hoạt động nhằm nâng cao nhận thức và làm mạnh các nhóm thiểu số trong cộng đồng LGBTIQ+ Việt Nam. UniGEN theo đuổi các giá trị: Không bỏ lại ai phía sau; Tôn trọng sự đa dạng; và Khoan dung - Thấu cảm. Điều này thúc đẩy UniGEN hướng đến mục tiêu vì một cộng đồng LGBTIQ+ đa dạng, bao hàm và đoàn kết hơn. unigen.lgbtiq@gmail.com fb.com/unigen.lgbtiq

ICS ICS là tổ chức của chính những người LGBTIQ+ (người đồng tính, song tính và chuyển giới) tại Việt Nam có sứ mệnh liên kết và xây dựng cộng đồng LGBTIQ+ sống tích cực, vận động và bảo vệ quyền của cộng đồng LGBTIQ+.

info@ics.org.vn fb.com/icsvn ics.org.vn 028 2253 2084

PFLAG Đây là Hội phụ huynh và người thân của người đồng tính, song tính và chuyển giới Việt Nam. 40

082 253 2084 fb.com/pflagvn


Ảnh: VietPride

iSEE Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) hoạt động vì quyền của các nhóm thiểu số trong xã hội, nhằm hướng đến một xã hội văn minh, thịnh vượng, tự do, bình đẳng, nơi mọi người được đối xử công bằng và những giá trị nhân bản được tôn trọng.

isee@isee.org.vn fb.com/iseevn isee.org.vn +84 4 6273 7933

6+ 6+ hướng tới trở thành một tổ chức đi đầu đại diện cho tiếng nói của cộng đồng LGBTIQ+ và những người ủng hộ ở miền Bắc trong tiến trình vận động xã hội, đồng thời chuyên hỗ trợ sức khỏe và nâng cao năng lực tự chủ cho người LGBTIQ+.

6cong.group@ gmail.com fb.com/sixplusvn sixplus_group 41


NYNA (Nữ yêu nữ Association) Kênh truyền thông phi lợi nhuận dành cho cộng đồng Nữ yêu nữ tại Việt Nam. nynachannel@gmail.com

fb.com/Nuyeunu

Queer Nữ Việt Nam: Mong muốn góp thêm sự tự trao quyền, tính hiện diện, và tiếng nói của những người thuộc cộng đồng thiểu số giới và tính dục như tự nhận mình là nữ, giới tính khi sinh ra là nữ, bị xã hội áp đặt các chuẩn mực nữ giới. fb.com/queernuvietnam

NYNO (Nam Yêu Nam Organization) Tổ chức phi lợi nhuận hoạt động hướng tới người đồng tính nam tại Việt Nam, tập trung nâng cao nhận thức của người đồng tính nam về nữ quyền và các vấn đề xã hội liên quan.

nynovn@gmail.com nyno.weebly.com fb.com/nynovn

FTM Vietnam Organization Tổ chức phi lợi nhuận độc lập chuyên hoạt động nghiên cứu và phát triển nhu cầu của FTM ở các địa phương trên toàn quốc. fb.com/ftm.vietnam

fb.com/groups/ftmvietnam97

Trans Guys VN Chuyên trang dành cho Trans Guy Việt Nam & những người không kì thị LGBTIQ+.

42

TransGuysVN.blogspot.com fb.com/transguysvn fb.com/groups/ftmvn


Biệt đội cầu vồng

NextGEN Hà Nội là nhóm hoạt động vì quyền của người đồng tính, song tính, chuyển giới và liên giới tính (LGBTIQ+), trong chương trình đào tạo lãnh đạo trẻ NextGEN Việt Nam. fb.com/NextGenHN

CSAGA Việt Nam Thúc đẩy quyền cho nhóm phụ nữ và trẻ em bị ảnh hưởng bởi sự kỳ thị và bạo lực tại Việt Nam. fb.com/CsagaVietnam

Dự án Nữ Yêu Nữ của CSAGA Việt Nam hướng đến mục tiêu làm mạnh các nhóm nữ yêu nữ tại các tỉnh miền Bắc.

fb.com/nynhanoi fb.com/NYNViPu fb.com/nynphutho

Ảnh: VietPride

Dự án NYN của CSAGA

43


Trường học Cầu vồng

Ảnh: VietPride

Trường học Cầu vồng là cổng thông tin, liên lạc và hỗ trợ đối với tất cả các em nhỏ trong môi trường học đường đang chịu sự kỳ thị, bắt nạt hoặc phân biệt đối xử. fb.com/truonghoccauvong

FnD FnD phát triển trên nền tảng nhóm “LGBT Ally Sinh viên LIFE IS LOVE” với kênh truyền thông là Page KHTN_LGBT_Confession. fb.com/CongdongLGBTsinhvien.FnD

Polyamory Vietnam Cộng đồng người đa ái Việt Nam. fb.com/polyamoryvietnam 44


Liên Minh Cầu vồng Liên Minh Cầu Vồng là mạng lưới kết hợp giữa các nhóm thiểu số yếu thế với nhau nhằm đem lại không gian an toàn và hỗ trợ nhau trong các vấn đề, hoạt động tại Vũng Tàu.

fb.com/lienminhcauvong 093 312 89 06

Asexual in Vietnam Cộng Đồng Vô Tính Việt Nam hoạt động nhằm gia tăng sự hiện diện, tăng tiếng nói của cộng đồng Vô Tính trong phong trào quyền LGBTIQ+, bằng truyền thông thay đổi nhận thức, hành vi và thái độ. fb.com/votinhvietnam

Bisexual in Vietnam Cộng đồng người Song tính tại Việt Nam. Với những mục tiêu đang thực hiện: cung cấp kiến thức, kết nối cộng đồng, tăng sự hiện diện của người Bisexual.

bisexualinvn@gmail. com fb.com/bithewayvn

Hà Nội Queer Tổ chức cộng đồng hoạt động vì một thành phố thân thiện, bình đẳng, tôn trọng và an toàn cho người Queer.

contact@hanoiqueer.com fb.com/HaNoiQueer hanoiqueer.com

45


Một số không gian an toàn về LGBTIQ+ khác Gaysthetix fb.com/gaysthetix gaysthetix@gmail.com

Thiên Đường LGBT - Những Người Ủng Hộ LGBT bit.ly/2QYoQzi

Bách Hóa Tổng Hợp GEI bit.ly/BachHoaTongHopGei

LGBT Việt Nam fb.com/LGBTVietNamOfficial

Ái nữ thư quán

Cộng Đồng LGBTQ Việt Nam

fb.com/ainuthuquan.pnhd

fb.com/groups/lgbtqvn fb.com/congdonglgbtqvietnam

46

Ảnh: VietPride


Về trẻ em Dưới đây là những hội nhóm tiêu biểu về trẻ em tại Việt Nam.

Save The Children Vietnam Save The Children Vietnam - Tổ chức Cứu Trợ Trẻ em Việt Nam là tổ chức độc lập dành cho trẻ em. Hỗ trợ trẻ em về sức khỏe, an toàn, cơ hội giáo dục, ứng phó với những khủng hoảng; đảm bảo về sự phát triển cho các em.

vietnam. savethechildren.net fb.com/savechildrenVN

Sex Speak Organization (SSO)

Một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập bởi những bạn trẻ cùng có chung niềm quan tâm về giáo dục giới tính ở Việt Nam. fb.com/SSO.VN

Lớn Lên An Toàn Một chương trình truyền thông - giáo dục phi lợi nhuận nhằm phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em. fb.com/lonlenantoan

UNICEF unicef.org/vietnam/vi

fb.com/unicefvietnam 47


S.C Bạn trẻ em đường phố Là chương trình với sứ mệnh là cải thiện điều kiện sống và tăng cường nguồn lực sẵn có của các trẻ em và gia đình có hoàn cảnh khó khăn. fb.com/FriendsForStreetChildren/

Hội Bảo trợ Trẻ em TP. HCM Là chương trình với sứ mệnh là cải thiện điều kiện sống và tăng cường nguồn lực sẵn có của các trẻ em và gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

48

08 38 721 980 hcwa.org.vn fb.com/hcwa2016

Ảnh: VietPride


Một số tổ chức khác Beautiful Mind VN Dự án phi lợi nhuận, phi chính trị, tập trung cung cấp kiến thức sức khỏe tâm lý cho mọi người. fb.com/beautifulmindvn editor@beautifulmindvn.com beautifulmindvn.com

SOS - Share Our Stories Một dự án phi lợi nhuận ra đời với mục đích tạo không gian chia sẻ ẩn danh, như cung cấp sự hỗ trợ kịp thời trong khả năng; cung cấp cái nhìn đa chiều; nâng cao nhận thức của cộng đồng; góp phần giảm thiểu, xóa bỏ quấy rối, xâm hại tình dục nói riêng và bạo lực giới nói chung. fb.com/SOSShareourstories/ Đường dây nóng quốc gia về tư vấn, hỗ trợ trẻ em (miễn phí): 18001567 Đường dây nóng cảnh sát: 113 Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em: 111 Ngoài ra còn rất nhiều hội nhóm, tổ chức khác, các cậu có thể tham khảo tại: philoinhuan.org 49


Tình huống và xử lý KỲ LÂN BIỂN là một người đồng tính nữ, chưa công khai với mọi người.

Thật không dễ dàng để Lân Biển có thể tìm được một ai đó hiểu mình. Vì lẽ đó, Lân Biển tìm đến những ứng dụng tìm bạn dành cho cộng đồng, dù cho đa số những ứng dụng này không dành cho độ tuổi của Lân Biển.

50

cuộc đời”, những hình ảnh cá nhân, đoạn tâm sự của Lân Biển bị những người tưởng như đáng tin kia tiết lộ công khai.

Sau một thời gian, bạn cũng đã tìm được một số người bạn có vẻ như đáng tin tưởng, cùng chia sẻ về cuộc sống, những hình ảnh nhạy cảm của mình, và cả những thông tin cá nhân khác như địa chỉ, facebook.

Dù cho Lân Biển đã bảo họ giữ bí mật cho mình, rằng bạn chưa sẵn sàng cho việc công khai, nhưng họ vẫn cứ bình luận vào những bài viết nhiều người thấy của Lân Biển rằng bạn là một người đồng tính nữ, rằng Lân Biển đang nói dối về xu hướng tính dục của mình. Và rồi gia đình Lân Biển biết được…

Nhưng, “cuộc sống không giống

Lân Biển nên làm gì?


Hãy bình tĩnh và nghĩ về cách giải quyết từng việc một. Đầu tiên là về việc bị phát tán thông tin hình ảnh ngoài ý muốn, Lân biển có thể sử dụng chức năng báo cáo hành vi xấu của những người phát tán cho quản trị viên của ứng dụng và các trang mạng, với lý do sử dụng hình ảnh trái phép gây ảnh hưởng đến mình.

Hãy thử tìm đến những tổ chức, hội nhóm như Beautiful Mind VN, S.O.S - Share Our Stories, để được hỗ trợ. Lân Biển hãy nhớ rằng bạn không nhất thiết phải công khai khi chưa sẵn sàng, dù cho có bị ép. Lựa chọn tất cả đều là ở quyết định của bạn. Ảnh: VietPride

51


Kỳ lân cảm ơn About cyberbullying. (2016, December 12).

Truy xuất từ https://raisingchildren.net.au/pre-teens/ behaviour/bullying/about-cyberbullying

Borges, A. (2016, October 11). 19 Little Ways To Take Care Of Yourself If You’re Not Out.

Truy xuất từ https://www.buzzfeed.com/annaborges/ closet-self-care

Cyberbullying: Spotting the signs and helping your child. (2016, December 12).

Truy xuất từ https://raisingchildren.net.au/pre-teens/ behaviour/bullying/cyberbullying-helping-your-child

Chernyak, P., & LPC. (2018, September 10). How to Accept That You Are Gay. Truy xuất từ October 17, 2018, from https://www. wikihow.com/Accept-That-You-Are-Gay

Child Safety Online: A Practical Guide for Providers of Social Media and Interactive Services. (2016, March 1). Truy xuất từ https://www.gov.uk/government/publications/child-safety-online-a-practical-guide-forproviders-of-social-media-and-interactive-services/ child-safety-online-a-practical-guide-for-providersof-social-media-and-interactive-services 52


Một số quyền cơ bản của trẻ em theo quy định của pháp luật Việt Nam. (2015, May 20). Truy xuất từ http://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/ nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=1802

Sexting: Early conversations with children 6-11 years. (2018, March 07).

Truy xuất từ https://raisingchildren.net.au/pre-teens/ entertainment-technology/pornography-sexting/sexting-early-conversations

Trotter, J. (2009). Ambiguities around Sexuality: An Approach to Understanding Harassment and Bullying of Young People in British Schools. LGBT

Youth,6(1), 7-23. doi:10.1080/19361650802377700

Vấn nạn bắt nạt qua mạng (cyberbullying) và những điều cần lưu ý. (2017, January 09).

Truy xuất từ https://beautifulmindvn. com/2017/01/09/van-nan-bat-nat-qua-mang-cyberbullying-va-nhung-dieu-can-luu-y/

WikiHow. (2018, September 25). How to Be Okay with Being LGBT.

Truy xuất từ https://www.wikihow.com/Be-Okaywith-Being-LGBT

Woda, S. (2012, March 13). Digital parenting blog.

Truy xuất từ http://resources.uknowkids.com/blog/ bid/159129/10-things-to-teach-your-kids-about-internet-safety 53


Bản đồ thần kỳ 3

Gửi kỳ lân

5

Kỳ lân kỳ cục

Giới tính sinh học Bản dạng giới Xu hướng tính dục Thể hiện giới Một số nhãn khác Tình huống xà xử lí

54

16

Bản thân kỳ lạ

Giá trị bản thân Tình huống và xử lí

33

Thấy chuyện kỳ kỳ, mình làm gì?

Phụ huynh và người giám hộ có thể làm gì? Luật Trẻ em tại Việt Nam


21

Mạng mẽo kỳ quái

Bắt nạt trên mạng Tin nhắn gợi dục Làm thế nào để giữ an toàn trên mạng? Đối phó với bắt nạt trên mạng như thế nào? Các cậu không một mình Tình huống và xử lí

39

Hội kỳ lân và đồng minh Về LGBTIQ Về trẻ em

52

Kỳ lân cảm ơn

54

Bản đồ thần kỳ

55


Chọn tình yêu nghĩa là chọn sự bình đẳng, nghĩa là chọn thay đổi và cũng có nghĩa là chọn điều đúng đắn cho nhân loại. (Macklemore)

56


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.