SỐ THÁNG 10/2015 ISSN 0866 - 7373 ĐÀ LẠT - NHỮNG CON ĐÈO NỞ HOA Thu Thảo
TRONG SỐ NÀY 4/
PHIÊN HỌP ĐẠI HỘI ĐỒNG UNWTO LẦN THỨ 21 PV
9/
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG DU LỊCH BIỂN ĐẢO
ThS. Nguyễn Tuấn Dũng
15/
HÀ NỘI TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
ThS. Phạm Quang Hưng
19/
Nguyễn Văn Mỹ
HƯỞNG ỨNG NGÀY DU LỊCH THẾ GIỚI 2015
Nam Ninh
29/ COOKING TOUR - LỚP DẠY DU KHÁCH NẤU ĂN ThS. Vũ Hương Lan
34/ KHÁM PHÁ NEPAL
21
GS. Nguyễn Lân Dũng
46/ HÀ NỘI VÀO THU Hạ Tinh
49/ PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐÔNG NAM BỘ
ĐỘC ĐÁO LỄ HỘI ĐUA BÒ BẢY NÚI - AN GIANG
Chiến Khu
56/ TẢN MẠN TÂY NGUYÊN
Nguyên Ngọc
HÀ GIANG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM ĐẶC THÙ VÀ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU DU LỊCH TS. Đỗ Cẩm Thơ
PV
Võ Quế
17
Thùy Trang
38/ QUA MIỀN DI SẢN VIỆT BẮC
HOÀI NIỆM PHỐ CỔ Nguyễn Thụy Kha
KHÁM PHÁ ĐỘNG TÚ LÀN SAPA MỘT GÓC NHÌN
24/
11
40
63
PHÓ TỔNG BIÊN TẬP: NGUYỄN ĐỨC XUYÊN HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP: PGS.TS. TRƯƠNG QUỐC BÌNH - PGS.TS. VŨ TUẤN CẢNH - NHÀ BÁO TRẦN NGỌC DIỆP - TS. TRỊNH XUÂN DŨNG - THS. HỒ VIỆT HÀ - PGS.TS. PHẠM TRUNG LƯƠNG TS. NGUYỄN VĂN LƯU - NHÀ BÁO PHAN QUANG - PGS.TS. NGUYỄN VĂN THANH - NHÀ BÁO, THS. ĐỖ THỊ ÁNH TUYẾT - NHÀ BÁO NGUYỄN ĐỨC XUYÊN TÒA SOẠN: Tầng 9, Tòa nhà TID, 4 Liễu Giai, Hà Nội - Website: www.tapchidulich.net.vn / www.vtr.org.vn Điện thoại: (84-4) 38257703 - 38251436 - 38241840 - 39393931 - Fax: (84-4) 38262071 - Email: tcdlvn@gmail.com VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI TP. HỒ CHÍ MINH: 112 Cách Mạng Tháng Tám, P7, Q.3, TP. Hồ Chí Minh - Điện thoại: (84-8) 62908983 - E-mail: tcdlvn.hcm@gmail.com VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN KHU VỰC MIỀN TRUNG – TÂY NGUYÊN: Số 2 Nguyễn Công Trứ, TP. Huế - Điện thoại: (84-54) 3821499 VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG: Số 31 Phan Đình Phùng, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ - Điện thoại: (84-710) 3817448 - Fax: (84-710) 3813532 - 3815252 THIẾT KẾ: VŨ MẠNH HÀ
Giấy phép: 203/GP-BTTTT ngày 30/6/2014 - In tại Cty Công Nghệ Cao Tạp chí Du lịch được tính điểm công trình quy đổi của các ngành Kinh tế - Văn hóa - Nghệ thuật - Thể thao theo Quyết định số 14/QĐ-HĐCDGSNN của Hội đồng Chức danh Giáo sư nhà nước ngày 9/5/2011.
Ấn phẩm được phát hành qua ngành Bưu điện. Độc giả đặt mua tại các bưu điện trong cả nước. Bìa 1: Một thoáng Hà Nội. Ảnh: Phan Quốc Thành
TIN TỨC – SỰ KIỆN
Dấu ấn
ITE HCMC 2015 NAM HẢI
Lãnh đạo Bộ VHTTDL, TCDL và UBND TP. Hồ Chí Minh tham quan gian hàng TCDL tại ITE HCMC 2015. Ảnh: Đức Thông
HỘI CHỢ DU LỊCH QUỐC TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LẦN THỨ 11 NĂM 2015 (ITE HCMC 2015) MANG CHỦ ĐỀ “MỘT THẬP KỶ - MỘT KHU VỰC - MỘT THẾ GIỚI” VỪA DIỄN RA THÀNH CÔNG, ĐỂ LẠI ẤN TƯỢNG TỐT ĐẸP TRONG LÒNG BẠN BÈ VÀ DU KHÁCH. NĂM NAY, HỘI CHỢ CÓ SỰ THAM GIA CỦA 250 GIAN HÀNG ĐẾN TỪ 27 TỈNH, THÀNH TRONG CẢ NƯỚC VÀ 19 QUỐC GIA, VÙNG LÃNH THỔ; THU HÚT HÀNG TRĂM NGƯỜI MUA QUỐC TẾ VÀ NỘI VÙNG, TRÊN 23.000 LƯỢT KHÁCH THAM QUAN.
Việt Nam - Hành trình qua miền di sản Với chủ đề “Việt Nam - Hành trình qua miền di sản”, lễ khai mạc diễn ra vào tối 9/9/2015 tại Trung tâm hội nghị GEM Center với các tiết mục nghệ thuật đặc sắc của 5 quốc gia hạ nguồn sông Mê Kông nhằm chào mừng ITE HCMC 2015, Năm Cộng đồng ASEAN, kết hợp giới thiệu các di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của Việt Nam. Phát biểu tại lễ khai mạc, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Hoàng Tuấn Anh khẳng định: Từ năm 2014, ITE HCMC đã có sự tham gia đầy đủ của 5 quốc gia thành viên trong khối ACMECS với chủ đề “Năm quốc gia Một điểm đến”. Chương trình hợp tác phát triển du lịch này đã tạo điều kiện thuận lợi để quảng bá, thu hút du khách giữa các quốc gia thành viên; tạo sự đa dạng cho sản phẩm du lịch dựa trên sự kết hợp sản phẩm, dịch vụ đặc trưng của từng quốc gia. Qua 10 lần tổ chức, với các hoạt động ngày càng đa dạng, quy mô được mở rộng, chất lượng các hoạt động nâng cao, ITE HCMC tiếp tục khẳng định là một trong những sự kiện du lịch quốc gia hàng đầu được tổ chức tại Việt Nam và khu vực. Ký kết hợp tác du lịch giữa Việt Nam và các quốc gia trong khối ACMECS Hội đàm và Lễ ký kết văn bản hợp tác du lịch giữa Việt Nam và các quốc gia trong khối ACMECS (Tổ chức chiến lược hợp tác kinh tế của các quốc gia thuộc
SỐ 10.2015 / DU LỊCH VIỆT NAM
2
TIN TỨC – SỰ KIỆN
ảnh hưởng của ba con sông Ayeyawady - Chaophraya - Mekong gồm Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam) diễn ra vào sáng 9/9/2015. Nội dung của các văn bản hợp tác song phương giữa Bộ VHTTDL Việt Nam với Campuchia, Lào và Myanmar tập trung vào các vấn đề: thúc đẩy trao đổi luồng khách, tạo thuận lợi đi lại cho du khách; trao đổi thông tin về lượng khách, sản phẩm du lịch; hỗ trợ lẫn nhau tham gia tổ chức các sự kiện du lịch quốc tế, đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch và thiết lập các nhóm công tác nhằm triển khai có hiệu quả các hoạt động xúc tiến, quảng bá chung. Việc ký kết các chương trình hợp tác thể hiện cam kết hỗ trợ lẫn nhau, cùng nhau nỗ lực gia nhập cộng đồng Kinh tế ASEAN. Đại diện ngành Du lịch các quốc gia Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan đánh giá cao những đóng góp tích cực, sáng kiến của Việt Nam trong việc liên kết, phát triển du lịch 5 nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam (CLMTV) và khu vực thời gian qua; đồng thời cho rằng việc chuyển đổi từ thảo luận đa phương sang song phương lần này đã tạo nên sự bứt phá trong liên kết phát triển du lịch của từng quốc gia, giúp các mối quan hệ hợp tác đi vào chiều sâu hơn... Đây là một nét mới tại ITE HCMC lần này. Trong thời gian tới, trên cơ sở thực hiện chính sách thị thực chung ACMECS, các thành viên sẽ tiếp tục đưa ra những chính sách tạo điều kiện đi lại thuận lợi hơn cho du khách để kết nối các tour, tuyến du lịch giữa các thành viên; tiếp tục phối hợp quảng bá thương hiệu “Năm quốc gia - Một điểm đến”, đưa ACMECS trở thành một địa điểm hấp dẫn của khu vực và thế giới.
Du lịch Việt Nam tại ITE 2015 Với gian hàng Du lịch Việt Nam và sự tham gia hỗ trợ, tổ chức các hoạt động trong khuôn khổ ITE HCMC 2015, Tổng cục Du lịch (TCDL) đã đóng góp tích cực vào thành công chung của hội chợ. Gian hàng của TCDL với chủ đề “Việt Nam Đất nước của các di sản” nằm trên diện tích 120m2, truyền tải các thông điệp về thương hiệu Du lịch Việt Nam gắn với biểu trưng và tiêu đề Vietnam - Timeless Charm dựa trên 4 dòng sản phẩm du lịch chủ đạo: du lịch biển, đảo; du lịch văn hóa; du lịch gắn với thiên nhiên; du lịch thành phố. Năm nay, gian hàng có sự tham gia của Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch Kiên Giang, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Thanh Hóa nhằm quảng bá, giới thiệu các hình ảnh và hoạt động của Năm Du lịch quốc gia 2015 - Thanh Hóa với chủ đề “Kết nối các Di sản thế giới” và Năm Du lịch quốc gia 2016 - Phú Quốc - Đồng bằng sông Cửu Long. Các tiết mục biểu diễn nghệ thuật cổ truyền dân tộc (đàn tranh, đàn đá, đàn bầu, sáo trúc…) góp phần tạo nên sức hút đối với khách tham quan. TCDL đã chủ trì tổ chức 5 hội thảo, gồm 3 hội thảo giới thiệu về thị trường nguồn Đức, Pháp; Anh, Tây Ban Nha, Italia; Ấn Độ, Indonesia và 2 hội thảo chuyên đề: Hội thảo Xây dựng báo cáo thường niên về thị trường nguồn khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, Hội thảo Xây dựng Chiến lược phát triển thương hiệu Du lịch Việt Nam đến năm 2020. Các chuyên gia của TCDL, Dự án EU - ESRT, Tập đoàn Nghiên cứu thị trường GfK của Cộng hòa Liên bang Đức, Tập đoàn Phân tích và phát triển thương hiệu Brand Finance đã tham gia giới thiệu các thị trường và chuyên đề về phát triển thương hiệu Du lịch Việt Nam. Các hội thảo được xây dựng và triển khai theo hướng tăng cường đối thoại, góp phần đẩy mạnh giao lưu, trao đổi thông tin giữa các bên liên quan trong ngành Du lịch. Tiếp tục triển khai Kế hoạch hành động tăng cường thu hút khách du lịch từ thị trường Tây Âu, TCDL đã chủ trì tổ chức họp báo quốc tế về chính sách và sản phẩm Du lịch Việt Nam, hướng tập trung vào thị trường Tây Âu. Buổi họp báo thu hút hơn 60 phóng viên và doanh nghiệp lữ hành từ các nước Pháp, Italia, Đức, Anh; đại diện các cơ quan báo chí tham dự ITE HCMC 2015 và các cơ quan truyền thông nước ngoài tại Việt Nam. Tại buổi họp báo, các chủ trương, chính sách, sản phẩm mới của Du lịch Việt Nam, Vietnam Airlines và TP. Hồ Chí Minh đã được giới thiệu cụ thể đến các phóng viên và doanh nghiệp lữ hành quốc tế. Các phóng viên và doanh nghiệp cũng đưa ra nhiều nhận định tích cực và đóng góp xây dựng đối với Du lịch Việt Nam, trong đó có nhiều ý kiến đề cập đến việc mở rộng danh sách quốc gia được miễn thị thực nhập cảnh và kéo dài thời gian được miễn thị thực nhập cảnh. Các dòng sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng cao cấp của Việt Nam hướng đến thị trường Tây Âu và các sản phẩm du lịch văn hóa, khám phá tự nhiên nhận được nhiều quan tâm của các phóng viên, doanh nghiệp tham dự họp báo.
TCDL đã đón các đoàn báo chí từ Đức, Pháp, Italia, Anh và đoàn doanh nghiệp lữ hành Đức. Các đoàn đã đi khảo sát các điểm đến tại các khu vực trọng điểm, tham dự lễ khai mạc và một số sự kiện, hội thảo trong chương trình hội chợ. Ngoài ra, các đơn vị thuộc TCDL cũng tham gia các hoạt động khác tại ITE HCMC 2015 như Hội thảo tăng cường hiệu quả xúc tiến du lịch thị trường Tây Âu do Hiệp hội Du lịch phối hợp với Dự án EU - ESRT tổ chức; lễ trao Giải thưởng Du lịch quốc tế Mê Kông - MTAA 2015 lần thứ 7; tọa đàm với các khách sạn 4 - 5 sao về kế hoạch tổ chức roadshow Tây Âu; hội thảo sử dụng thiết bị, hàng hóa Việt Nam tại các cơ sở lưu trú, hội thảo giới thiệu điểm đến di sản văn hóa thế giới của 5 quốc gia CLMTV dành cho người mua và báo chí quốc tế... Năm nay, bên cạnh sự góp mặt của đông đảo doanh nghiệp du lịch hàng đầu Việt Nam và quốc tế còn có các gian hàng đại diện du lịch các quốc gia Thái Lan, Philippines, Hàn Quốc, Malaysia, Campuchia, Lào, Myanmar…, tạo nên bức tranh đầy màu sắc cho hội chợ và đồng thời mở ra nhiều cơ hội hợp tác, phát triển du lịch. Đây cũng là dịp các doanh nghiệp lữ hành, nhà hàng, khách sạn trong và ngoài nước giới thiệu đến khách tham quan và người mua nhiều tour giá rẻ, kèm quà tặng hấp dẫn. ITE HCMC 2015 là điểm nhấn quan trọng của ngành Du lịch Việt Nam, do Bộ VHTTDL phối hợp với UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Sài Gòn SECC, quận 7, TP. Hồ Chí Minh.■ 3
DU LỊCH VIỆT NAM / SỐ 10.2015
TIN TỨC – SỰ KIỆN
Phiên họp Đại hội đồng UNWTO
lần thứ 21 PHIÊN HỌP ĐẠI HỘI ĐỒNG TỔ CHỨC DU LỊCH THẾ GIỚI (UNWTO) LẦN THỨ 21 VỚI CHỦ ĐỀ "DU LỊCH: THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XÃ HỘI" VỪA DIỄN RA TẠI TRUNG TÂM HỘI NGHỊ TP. MEDELLIN, CỘNG HÒA COLOMBIA. ĐOÀN DU LỊCH VIỆT NAM (DO TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC DU LỊCH NGUYỄN VĂN TUẤN DẪN ĐẦU) LÀ PHÓ CHỦ TỊCH ĐƯƠNG NHIỆM CỦA ỦY BAN ĐÔNG Á THÁI BÌNH DƯƠNG TẠI PHIÊN HỌP NÀY.
phát triển bền vững. Tuyên bố Medellin về phát triển du lịch và vận chuyển hàng không đã đưa ra 16 vấn đề, trong đó nêu rõ: Các Chính phủ nên loại bỏ những luật lệ không cần thiết và gánh nặng trong việc thực thi các chính sách, đồng thời có những hành động cụ thể để tối ưu hóa sự kết nối, phối hợp và tiến hành các biện pháp toàn diện hướng đến phát triển du lịch và vận chuyển hàng không; tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục tại các điểm xuất nhập cảnh, hải quan, tiền tệ, sự an toàn và an ninh cũng như các quy định y tế; nâng cao các điều kiện vận tải, đặc biệt là vận tải hàng không, liên tục cho ra đời và áp dụng các biện pháp để đảm bảo việc du lịch quốc tế được thông suốt, an toàn và an ninh; Chính phủ nên tránh áp đặt các loại thuế, phí và các khoản thu vô lý đối với hàng không quốc tế mà có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến sự cạnh tranh của vận tải hàng không và ngành Du lịch cũng như nền kinh tế quốc gia…
ại phiên họp Đại hội đồng lần thứ 21, TS. Taleb Rifai Tổng Thư ký UNWTO cho biết, mặc dù nền kinh tế toàn cầu vẫn đang khủng khoảng, các dịch bệnh, thảm họa thiên nhiên, xung đột, khủng bố gây ảnh hưởng xấu tới nhiều vùng trên thế giới nhưng du lịch quốc tế vẫn đang phát triển mạnh mẽ. Năm 2014, khách du lịch quốc tế đạt 1,333 tỷ lượt, tăng 4,3%, chi tiêu du lịch đạt 1,246 tỷ USD, tăng 3,8% so với năm 2013. Trong 6 tháng đầu năm 2015, tổng lượng khách quốc tế toàn cầu tiếp tục tăng 4%, đạt 538 triệu lượt.
Phát biểu tại diễn đàn, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn nhấn mạnh: Hàng không là cầu nối rút ngắn khoảng cách không gian và thời gian, giúp khách du lịch thuận lợi hơn khi tiếp cận điểm đến. Du lịch tăng trưởng tạo động lực cho phát triển của hàng không, góp phần vào việc đa dạng hóa, mở rộng các đường bay quốc tế, cũng như tăng tần suất, quy mô hoạt động của các hãng hàng không. Trong phạm vi mỗi quốc gia cũng như khu vực và thế giới, để hàng không và du lịch làm tốt vai trò, sứ
T
Nhằm tăng cường hợp tác giữa hàng không và du lịch, Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) và UNWTO đã tổ chức Diễn đàn cấp cao với chủ đề “Hợp tác du lịch và hàng không”. Các đại biểu đã cùng thảo luận để củng cố phương thức hợp tác du lịch và vận chuyển hàng không thông qua giải quyết những thách thức và tạo điều kiện thuận lợi để khai thác hiệu quả tiềm năng của cả hai ngành, thúc đẩy tăng trưởng toàn diện và SỐ 10.2015 / DU LỊCH VIỆT NAM
4
mệnh là động lực phát triển của nhau, du lịch và hàng không cần tiếp tục có những định hướng hợp tác cụ thể. Bên lề sự kiện, đoàn Việt Nam đã có buổi làm việc song phương với UNWTO về việc hai bên tiếp tục phối hợp tổ chức Hội nghị quốc tế về du lịch và thể thao bên lề Đại hội Thể thao Bãi biển châu Á (ABG) vào tháng 9/2016 tại Đà Nẵng, Việt Nam; tiếp tục giai đoạn 2 Chương trình xây dựng sản phẩm du lịch đường sông ASEAN do Việt Nam là nước điều phối với sự hỗ trợ của UNWTO. Ngoài ra, đoàn Việt Nam còn thực hiện các buổi làm việc song phương với các đoàn Đức, Italia, Colombia… Bộ VHTTDL Việt Nam và Bộ Thương mại, Công nghiệp và Du lịch Colombia đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác du lịch, theo đó hai bên sẽ phối hợp triển khai các sáng kiến hợp tác phát triển du lịch; khuyến khích phát triển hợp tác du lịch song phương trong các lĩnh vực: du lịch gắn với môi trường, du lịch sinh thái, du lịch gắn với sự kiện, du lịch sức khỏe, du lịch nông thôn và nông nghiệp, du lịch văn hóa, du lịch theo nhóm, du lịch và hòa bình; đồng thời thúc đẩy các chương trình đào tạo và thông tin dành cho các chuyên gia hai nước trong lĩnh vực du lịch; khuyến khích đầu tư và các doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực du lịch tại mỗi quốc gia… Phiên họp Đại hội đồng lần này đã bầu vị trí Chủ tịch, Phó Chủ tịch các ủy ban khu vực và các ủy ban chuyên môn của UNWTO.■ PV
PHIÊN HỌP ĐẠI HỘI ĐỒNG LÀ SỰ KIỆN QUAN TRỌNG VÀ QUY MÔ LỚN NHẤT CỦA UNWTO, ĐƯỢC TỔ CHỨC 2 NĂM MỘT LẦN, LUÂN PHIÊN TẠI CÁC NƯỚC THÀNH VIÊN CỦA TỔ CHỨC. HIỆN NAY, UNWTO CÓ 158 THÀNH VIÊN CHÍNH THỨC LÀ CÁC QUỐC GIA VÀ 545 THÀNH VIÊN LIÊN KẾT LÀ CÁC TỔ CHỨC, CƠ SỞ ĐÀO TẠO, NGHIÊN CỨU, CÁC VÙNG LÃNH THỔ…
TIN TỨC – SỰ KIỆN
Kết nối các di sản thế giới BÀI VÀ ẢNH: VŨ HẢI NAM
TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ DU LỊCH NĂM 2015, THỰC HIỆN MỤC TIÊU CỦA NĂM DU LỊCH QUỐC GIA 2015 TẠI THANH HÓA, VỚI CHỦ ĐỀ “KẾT NỐI CÁC DI SẢN THẾ GIỚI”, TỔNG CỤC DU LỊCH (TCDL) PHỐI HỢP VỚI CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH VÀ ĐỊA PHƯƠNG NẰM TRÊN HÀNH TRÌNH DI SẢN MIỀN TRUNG TẬP TRUNG XÂY DỰNG NHỮNG SẢN PHẨM DU LỊCH ĐỘC ĐÁO, HẤP DẪN, CÓ SỨC THU HÚT DU KHÁCH TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ.
T
Đoàn khảo sát tại làng rau Trà Quế - Quảng Nam
ại buổi tọa đàm “Kết nối các di sản thế giới tại Việt Nam” vừa được tổ chức tại Thanh Hóa, Phó Tổng cục trưởng TCDL Hà Văn Siêu nhấn mạnh: Di sản là nguồn tài nguyên vô giá, là nguồn lực để xây dựng sản phẩm du lịch và thu hút du khách. Các di sản sau khi được UNESCO công nhận đã trở thành điểm nhấn, yếu tố hấp dẫn chính thu hút du khách, là niềm tự hào của địa phương và quốc gia. Với 5 di sản thế giới và 2 di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận cùng nhiều bãi biển đẹp, hệ thống các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh phong phú…, các tỉnh miền Trung sở hữu tiềm năng, lợi thế lớn để liên kết, hợp tác phát triển nhiều loại hình du lịch. Những năm qua, hoạt động du lịch phát triển mạnh tại các khu di sản như phố cổ Hội An, quần thể di tích cố đô Huế, vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng… đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương; đưa Du lịch phát triển theo hướng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Qua khảo sát bước đầu, các doanh nghiệp đã xây dựng những tour, tuyến kết nối các di sản và các điểm du lịch tại miền Trung, tạo nên những sản phẩm du lịch hấp dẫn. Trong đó, tuyến du lịch “Kết nối di sản thế giới” được xem là một trong những điểm nhấn thể hiện sự liên kết, hợp tác du lịch trong vùng. Tuyến du lịch này sẽ đưa du khách tham quan các di sản thế giới của Việt Nam ở các
Đoàn khảo sát tại Công viên châu Á - Đà Nẵng
TỪ NGÀY 11 - 16/9/2015, TỔNG CỤC DU LỊCH TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH KHẢO SÁT VÀ TỌA ĐÀM “KẾT NỐI CÁC DI SẢN THẾ GIỚI TẠI VIỆT NAM”. ĐOÀN ĐÃ ĐI KHẢO SÁT, TÌM HIỂU, THAM QUAN CÁC DI SẢN, ĐIỂM DU LỊCH, CƠ SỞ LƯU TRÚ Ở CÁC TỈNH QUẢNG NAM, ĐÀ NẴNG, THỪA THIÊN - HUẾ, QUẢNG BÌNH, NGHỆ AN, THANH HÓA; TRÊN CƠ SỞ ĐÓ ĐÃ THAM GIA Ý KIẾN TRONG TỌA ĐÀM TỔ CHỨC TẠI THANH HÓA.
Xem tiếp trang 48
5
DU LỊCH VIỆT NAM / SỐ 10.2015
ĐIỂM TIN THÁNG
10.2015 UBND huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang tổ chức Tuần Văn hóa Du lịch ruộng bậc thang huyện Hoàng Su Phì 2015 từ ngày 24 - 26/9/2015 nhằm quảng bá vẻ đẹp của ruộng bậc thang Hoàng Su Phì mùa lúa chín; đồng thời giới thiệu những nét văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào các dân tộc vùng cao huyện Hoàng Su Phì, qua đó góp phần quảng bá tiềm năng, thế mạnh văn hóa, du lịch của địa phương đến đông đảo du khách.
Lễ hội Ka Tê năm 2015 của đồng bào Chăm Bình Thuận diễn ra từ ngày 11 - 12/10/2015 tại di tích tháp Chăm Pô Sah Inư, Phan Thiết. Với ý nghĩa bảo tồn vốn quý văn hóa truyền thống và tạo thêm sự kiện phục vụ du lịch, lễ hội Ka Tê được thực hiện theo đúng phong tục, tập quán, bao gồm nghi lễ chào mừng, kiệu rước, nghinh, thỉnh và rước trang phục nữ thần Pô Sah Inư…
Lễ hội Lam Kinh được tổ chức vào ngày 4/10/2015 tức ngày 22/8 âm lịch (ngày giỗ của vua Lê Thái Tổ) tại khu vực Lam Kinh thuộc huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa, nơi an táng vua Lê Thái Tổ. Tham gia lễ hội, du khách và nhân dân được thưởng thức các chương trình nghệ thuật tái diễn các sự kiện hội thề Lũng Nhai, Lê Lai cứu chúa,… và hòa mình vào các trò chơi, trò diễn truyền thống xứ Thanh.
Cuối tháng 10/2015, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN chính thức lần thứ 13 (AMME 13), Hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN +3 và chuỗi các hội nghị liên quan tại Hà Nội. Đây là dịp Bộ trưởng các nước ASEAN cùng họp bàn, đánh giá tình hình thực hiện các thỏa thuận hợp tác về môi trường trong khu vực, đề xuất giải pháp thúc đẩy các hoạt động hợp tác ASEAN về môi trường trong thời gian tới; đặc biệt là cho giai đoạn sau 2015, khi Cộng đồng ASEAN được hình thành.
PV (tổng hợp)
Từ ngày 7 - 11/10/2015, tại Cung Thể thao Quần Ngựa, UBND TP. Hà Nội tổ chức chương trình Liên hoan Văn hóa - Du lịch làng nghề truyền thống Hà Nội 2015 với chủ đề “Tinh hoa truyền thống - Hội nhập và lan tỏa”. Không gian của liên hoan mang đậm dấu ấn văn hóa đặc trưng của Thủ đô, được chia thành 9 khu, tương ứng với 9 nhóm hoạt động chính cùng với một số hoạt động bên lề như khu làng nghề, khu trưng bày của các đơn vị quốc tế, khu ẩm thực, khu du lịch… Liên hoan năm nay có khoảng 150 làng nghề và các doanh nghiệp nghề truyền thống Hà Nội tham dự.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ hội Du lịch - Văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc vào đầu tháng 10/2015. Đây là dịp để giới thiệu, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam; giới thiệu, xúc tiến Du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc. Lễ hội diễn ra tại 2 thành phố Changwon và Daejeon với các hoạt động chính: Hội thảo Thu hút đầu tư nước ngoài và giới thiệu Du lịch Việt Nam, khai mạc Lễ hội đa văn hóa Arirang tại Changwon (Du lịch Việt Nam có gian hàng quảng bá tại lễ hội này); Hội thảo Xúc tiến Du lịch Việt Nam tại thành phố Daejeon...
Từ ngày 8 - 11/10/2015 tại Hoàng Thành Thăng Long (19 Hoàng Diệu, Hà Nội) diễn ra lễ hội âm nhạc quốc tế “Gió mùa” (Monsoon). Lễ hội mang đến không gian nghệ thuật đặc sắc với những gương mặt nghệ sỹ nổi tiếng thế giới và những phong cách âm nhạc hiện đại, hấp dẫn.
Hội chợ hàng đầu chuyên ngành du lịch cho thị trường châu Á - ITB Asia - Asia Singapore 2015 kéo dài từ ngày 21 - 23/10/2015 tại Trung tâm Sands Expo and Convention, Marina Bay Sands, Singapore. Tại hội chợ diễn ra khoảng 21.000 cuộc gặp, cùng với các cuộc thảo luận chuyên ngành du lịch của các chuyên gia hàng đầu thế giới.
DU LỊCH – MÔI TRƯỜNG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
RỪNG TRÀM TRÀ SƯ THS. TRẦN THANH THẢO UYÊN
Du khách tham quan rừng tràm Trà Sư
RỪNG TRÀM TRÀ SƯ – ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH HẤP DẪN Tại rừng tràm Trà Sư (RTTS) tài nguyên tự nhiên kết hợp nền văn hóa bản địa tạo ra những sản phẩm du lịch rất độc đáo, hấp dẫn du khách. Nơi đây có nhiều phong cảnh đẹp, mang vẻ hoang sơ của vùng sông nước miệt vườn. Trong tương lai, RTTS sẽ khai thác được rất nhiều loại hình du lịch để phục vụ du khách như: du lịch tham quan sinh cảnh rừng tràm, vui chơi, giải trí, cắm trại; du lịch chuyên đề, nghiên cứu khoa học; du lịch câu cá (đây là loại hình đang thu hút đông du khách); du lịch sinh thái kết hợp với khám phá nền văn hóa bản địa; du lịch chữa bệnh, nghỉ dưỡng.
RỪNG TRÀM TRÀ SƯ (AN GIANG) LÀ KHU BẢO VỆ CẢNH QUAN DUY NHẤT CÒN SÓT LẠI CỦA VÙNG ĐỒNG BẰNG NGẬP NƯỚC TỨ GIÁC LONG XUYÊN. HỆ SINH THÁI ĐẤT NGẬP NƯỚC NƠI ĐÂY CÓ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC CAO, NGUỒN TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN PHONG PHÚ, ĐA DẠNG RẤT THUẬN LỢI CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI.
RTTS có hệ sinh thái rừng tràm úng phèn trên đất ngập nước nổi tiếng còn sót lại của tỉnh An Giang, có nguồn tài nguyên động, thực vật phong phú và đa dạng, rất thích hợp cho việc nghiên cứu khoa học, học tập, tham quan… Với vị trí thuận lợi, nằm trong tỉnh có nhiều tiềm năng du lịch, trong tương lai RTTS sẽ thu hút một lượng khách lớn đến tham quan. RTTS nằm trong chiến lược phát triển của tỉnh, là một trong những vùng trọng điểm, có thế mạnh về đầu tư, do được sự quan tâm của các cấp chính quyền nên có cơ hội phát triển du lịch sinh thái. Tuy nhiên, RTTS là khu bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, nơi đây có nhiều loài động, thực vật quý hiếm, nếu phát triển du lịch mà không có sự tính toán kỹ và cụ thể sẽ gây ra nhiều bất lợi ảnh hưởng đến sự phát triển của các loài động, thực vật. Nếu không có địa điểm thu gom xử lý rác thải thì ô nhiễm môi trường sẽ làm ảnh hưởng đến nguồn nước, dẫn đến sự thay đổi môi trường sống của các loài động, thực vật, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân địa phương…
7
DU LỊCH VIỆT NAM / SỐ 10.2015
DU LỊCH – MÔI TRƯỜNG
nay, cơ sở vật chất kỹ thuật, đặc biệt Hiện là cơ sở lưu trú trong khu vực chưa được
Đào tạo nguồn nhân lực phát triển du lịch RTTS
đầu tư xây dựng, vì vậy du khách đến tham quan chỉ đi trong ngày, nên nguồn doanh thu du lịch thấp.
Số lượng hướng dẫn viên du lịch còn ít và chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách. Công tác bảo tồn nguồn tài nguyên rừng còn gặp nhiều khó khăn, do lực lượng kiểm lâm còn mỏng, sức ép dân số ngày càng lớn ở khu vực xung quanh rừng. Bên cạnh đó, RTTS mới được đưa vào phát triển du lịch nên công tác quảng bá còn nhiều hạn chế, du khách thiếu thông tin về RTTS.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ THU HÚT DU KHÁCH ĐẾN RỪNG TRÀM TRÀ SƯ? Đa dạng hóa sản phẩm du lịch Để thu hút du khách, RTTS cần có kế hoạch đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Khuyến khích mở các điểm trưng bày và bán hàng lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng của làng nghề truyền thống có chất lượng cao với giá cả phù hợp. Miễn thuế với các mặt hàng lưu niệm để phục vụ nhu cầu mua sắm của du khách. Đồng thời, chú trọng phát triển các hoạt động lễ hội văn hóa truyền thống dân gian, đờn ca tài tử, sưu tập các món ăn dân dã vùng sông nước.
RỪNG TRÀM TRÀ SƯ CÓ DIỆN TÍCH 845HA (CHƯA KỂ VÙNG ĐỆM 645HA), THUỘC ĐỊA PHẬN XÃ VĂN GIÁO, HUYỆN TỊNH BIÊN, TỈNH AN GIANG, ĐƯỢC TỈNH QUY HOẠCH THÀNH KHU RỪNG PHÒNG HỘ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG. NƠI ĐÂY CÓ TÀI NGUYÊN THỰC VÀ ĐỘNG VẬT PHONG PHÚ. ĐẶC BIỆT, SINH CẢNH RỪNG TRÀM VỚI TRÊN 600HA RỪNG THÀNH THỤC VÀ TRUNG NIÊN, CÙNG VỚI CÁC TRẢNG CỎ, LUNG ĐÌA, LÀ NƠI CƯ TRÚ VÀ SINH SẢN LÝ TƯỞNG CỦA CÁC LOÀI CHIM, CÒ VÀ THỦY SẢN, TẠO THÀNH CẢNH QUAN ĐỘC ĐÁO TIÊU BIỂU CHO VÙNG TÂY SÔNG HẬU.
Khai thác loại hình văn hóa bản địa, như nếp sống của cư dân địa phương, văn hóa ẩm thực thôn quê, kết hợp đờn ca tài tử Nam Bộ, trò chơi dân gian… phục vụ du khách. Tổ chức quản lý du lịch Khi du lịch phát triển ở RTTS thì việc quản lý hoạt động du lịch là vấn đề quan trọng. Để quản lý tốt RTTS, cần thành lập một phòng chuyên đề quản lý phát triển du lịch và giáo dục môi trường, phối hợp với các cấp chính quyền địa phương, các cụm dân cư… làm tốt công tác quản lý du lịch. Tổ chức những hoạt động về giáo dục và bảo vệ môi trường Lập kế hoạch giáo dục môi trường và bảo vệ tài nguyên du lịch. Biên soạn tài liệu giáo dục môi trường về di tích lịch sử và tài nguyên ở khu vực Trà Sư. Quản lý và hướng
SỐ 10.2015 / DU LỊCH VIỆT NAM
8
dẫn du khách tham quan du lịch RTTS có ý thức về môi trường. Tổ chức phổ cập các tài liệu giáo dục môi trường cho giáo viên, nhân dân trong vùng đệm nhằm tuyên truyền giáo dục các hoạt động bảo vệ môi trường sinh thái. Xây dựng hệ thống xử lý nước thải, bố trí thùng rác trong khu du lịch. Hạn chế hoạt động du lịch gần nơi cư trú của các loài động vật, tuân thủ vấn đề sức chứa, để không làm lão hóa thổ nhưỡng ảnh hưởng sự phát triển đến các loại thực vật. Đảm bảo vệ sinh các dịch vụ du lịch, nơi công cộng.
Cần chú trọng đầu tư phát triển nguồn nhân lực một cách có hiệu quả, phát triển lực lượng lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt. Thường xuyên bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ, nhân viên, người lao động trong lĩnh vực du lịch, tổ chức đào tạo ngành theo nhiều hình thức. Xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật và cơ sở hạ tầng Việc xây dựng các khu nhà nghỉ phải tuân thủ kiến trúc phù hợp với cảnh quan sinh thái, nên sử dụng các vật liệu từ địa phương. Khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động kinh doanh của cơ sở ăn, uống, nhà nghỉ… nhưng phải quản lý tốt và đảm bảo chất lượng của các dịch vụ. Ngoài ra, nên đầu tư xây dựng nhiều chòi nghỉ mát ở khu du lịch và các điểm tham quan; đầu tư xây dựng lại con đường vào khu du lịch. Đảm bảo an toàn trật tự xã hội Tính an toàn là chỉ tiêu quan trọng phát triển du lịch, vì thế khi phục vụ du khách đến khu du lịch sinh thái RTTS cần đảm bảo vấn đề an ninh trật tự, giữ gìn tài sản và tính mạng cho du khách. RTTS cần phối hợp với các cấp chính quyền của địa phương thực hiện tốt công tác an ninh trật tự trong khu vực, tạo cho du khách cảm giác an tâm khi đến du lịch. Cần thành lập một đội bảo vệ an ninh trong khu du lịch và vùng quanh rừng. Để RTTS mãi là khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập nước, khu du lịch sinh thái giá trị của ĐBSCL và của cả nước, các ngành chức năng cần luôn quan tâm và đầu tư đúng mức.■ Tài liệu tham khảo 1. Nhiều soạn giả (2003), Địa chí An Giang, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang. 2. Lê Huy Bá (2005), Du lịch sinh thái, NXB Đại học quốc gia TP. Hồ chí Minh. 3. Phạm Trung Lương (2000), Du lịch sinh thái, những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.
DU LỊCH – MÔI TRƯỜNG
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG DU LỊCH BIỂN ĐẢO THS. NGUYỄN TUẤN DŨNG *
Biển Hải Thịnh (Nam Định). Ảnh: Lại Diễn Đàm
Du lịch biển đảo và “bài toán” môi trường Duyên hải Bắc Bộ có đường bờ biển tương đối dài cùng nhiều địa danh du lịch nổi tiếng như: vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, bãi biển Trà Cổ (Quảng Ninh), Cát Cò 1,2,3, Đồ Sơn (Hải Phòng), Đồng Châu (Thái Bình), Thịnh Long, Giao Lâm (Nam Định)... cùng hệ thống đảo ven bờ, các khu dự trữ sinh quyển có giá trị cao về phát triển du lịch biển, đảo. Tính riêng 2 địa phương Hải Phòng và Quảng Ninh, trung bình hàng năm đã thu hút khoảng 24,2% tổng lượng khách quốc tế, 15,9% tổng khách nội địa, đạt 8,0% tổng thu nhập du lịch của toàn vùng ven biển cả nước.
Vịnh Hạ Long. Ảnh: Minh Đạo
VIỆC KHAI THÁC PHÁT TRIỂN DU LỊCH THIẾU HỢP LÝ ĐANG LÀM CHO MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐẢO VÙNG DUYÊN HẢI BẮC BỘ BỊ Ô NHIỄM. BỞI VẬY, CẦN QUAN TÂM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (BVMT) TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH BIỂN ĐẢO NHẰM ĐƯA NGÀNH DU LỊCH VÙNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG.
Tuy nhiên, việc khai thác du lịch đang làm cho chất lượng môi trường du lịch biển đảo của vùng có những dấu hiệu đáng lo ngại, đặc biệt ở các khu vực trọng điểm du lịch như: Hạ Long (Quảng Ninh); Cát Bà, Đồ Sơn (Hải Phòng)... Kết quả khảo sát môi trường tại một số khu vực trọng điểm cho thấy: nhiều chỉ số ô nhiễm đo trong nước và hàm lượng kim loại nặng đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép; một số hệ sinh thái có giá trị du lịch như: hệ sinh thái san hô, cỏ biển, rừng ngập mặn, đầm phá… cũng bị mất mát nghiêm trọng. Trong vài năm trở lại đây, lượng du khách tăng nhanh cũng tạo ra một sức ép lớn, tác động tiêu cực đến môi trường du lịch biển đảo ở vùng. Trong khi đó, hệ thống nước xả, rác thải tại các khu du lịch hầu hết đều không được thiết kế và xử lý đúng tiêu chuẩn và quy trình. Tại vịnh Bái Tử Long, theo kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, tổng số lượng rác thải từ hoạt động du lịch ra vịnh là 1.419,336 tấn/năm, thành phần rác thải chủ yếu là bao bì giấy bánh kẹo, vỏ chai nhựa, bao bì nilon, các loại bao bì nước giải khát, thức ăn thừa. Các cơ sở lưu trú trên địa bàn vịnh chưa có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường, chủ yếu sử dụng phương pháp xử lý thô qua hệ thống lắng đọng bể chứa và nước thải tự thẩm thấu qua đất hoặc chảy tràn ra các hệ thống nước thải công cộng, chảy ra biển hay môi trường xung quang. Bãi biển Trà Cổ (Quảng Ninh) từng được đánh giá là một trong những bãi biển đẹp nhất Việt Nam. Thế nhưng do sự phát triển ồ ạt, thiếu quy hoạch, sau một thời gian tăng trưởng nóng, phát triển tự nhiên cho đến nay Trà Cổ không còn giữ được môi trường xanh, sạch như trước. Theo các nhà khoa học, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường tại các khu du lịch biển vùng duyên hải Bắc Bộ là do thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý, cơ quan khoa học, doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong việc sử dụng, quản lý tài nguyên biển, nhất là thiếu sự tham gia tích cực của người dân đối với việc BVMT biển tại nơi họ đang sinh sống... Ngoài ra, còn do sự đô thị hóa và gia tăng dân số cơ học ngày một gia tăng; việc xây dựng bến cảng, nhà máy, khu công nghiệp, phát triển cơ sở hạ tầng; ô nhiễm do chất thải công *Học viện Hậu cần
9
DU LỊCH VIỆT NAM / SỐ 10.2015
DU LỊCH – MÔI TRƯỜNG
rác thải sinh hoạt và chế biến, nuôi nghiệp, trồng hải sản; những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu toàn cầu...
Để du lịch biển đảo duyên hải Bắc Bộ phát triển bền vững Hướng tới mục tiêu phát triển du lịch biển đảo bền vững, vùng duyên hải Bắc Bộ cần quan tâm một số giải pháp sau: Một là, quán triệt nguyên tắc phát triển du lịch biển đảo gắn chặt với BVMT trong tất cả các hoạt động liên quan đến du lịch biển đảo. Khu vực ven biển, hải đảo của vùng có môi trường sinh thái rất nhạy cảm, chính vì vậy mọi hoạt động khai thác tài nguyên, phát triển du lịch biển đảo cần được cân nhắc kỹ, có tính đến các tác động tới môi trường tự nhiên và các giải pháp bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch biển đảo. Xây dựng quy hoạch, đề án phát triển du lịch biển đảo cần đảm bảo sự thống nhất giữa quy hoạch phát triển du lịch biển đảo với quy hoạch phát triển chung về kinh tế xã hội của vùng, tính toán các tiêu chí cụ thể về môi trường sinh thái, dự báo các tác động của biến đổi khí hậu đến phát triển du lịch biển đảo. Hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa ngành Du lịch với ngành Tài nguyên và Môi trường trong xây dựng sản phẩm du lịch, phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và cung ứng các dịch vụ du lịch. Hai là, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các nhà quản lý, doanh nghiệp kinh doanh du lịch, khách du lịch và cư dân vùng biển về vai trò của môi trường sinh thái đến phát triển du lịch biển đảo. Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền về BVMT biển đảo như: tổ chức “Tuần lễ du lịch xanh”, kỷ niệm Ngày Đại dương thế giới (8/6), Ngày Môi trường thế giới (5/6); thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo nâng cao nhận thức và kiến thức về môi trường trong du lịch cho các nhà quản lý, các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư ven biển; biên tập, phát hành và phổ biến các ấn phẩm, tài liệu giáo dục BVMT; tổ chức mít tinh phát động phong trào làm sạch môi trường du lịch biển. Khuyến khích các cơ sở lưu trú du lịch sử dụng nguồn năng lượng sạch; sử dụng tiết kiệm tài nguyên và giảm thiểu tác động đến môi trường biển. Ba là, các địa phương trong vùng cần xây dựng một số chương trình hành động cụ thể phát triển các sản phẩm du lịch biển SỐ 10.2015 / DU LỊCH VIỆT NAM
10
Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà. Ảnh: Ngọc Văn
VÙNG DUYÊN HẢI BẮC BỘ BAO GỒM 5 TỈNH/THÀNH PHỐ: HẢI PHÒNG, QUẢNG NINH, THÁI BÌNH, NAM ĐỊNH, NINH BÌNH – MỘT ĐỊA BÀN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRONG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030. NƠI ĐÂY CÓ NGUỒN TÀI NGUYÊN DU LỊCH BIỂN ĐẢO PHONG PHÚ, GẦN VỚI CÁC TUYẾN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BIỂN QUAN TRỌNG TRÊN THẾ GIỚI, LÀ “CỬA MỞ” CỦA VIỆT NAM RA KHU VỰC VÀ QUỐC TẾ...
“xanh” trên cơ sở những tài nguyên du lịch tự nhiên đặc thù của vùng; đặc biệt chú trọng khai thác giá trị Di sản Thiên nhiên thế giới (vịnh Hạ Long) gắn với các truyền thuyết, văn hóa bản địa, các giá trị văn hóa truyền thống làng quê Việt Nam của cư dân ven biển; khuyến khích và tăng cường “xanh hóa” trong phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và cung ứng các dịch vụ du lịch. Bốn là, tăng cường nguồn lực cho công tác BVMT biển đảo trong vùng. Ưu tiên đầu tư nâng cấp trang thiết bị, đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học nhằm nâng cao chất lượng điều tra, quan trắc, dự báo về tài nguyên và môi trường biển phục vụ phát triển du lịch biển đảo. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu các vấn đề liên quan đến phát triển du lịch biển bền vững từ góc độ môi trường, làm cơ sở cho việc xây dựng các giải pháp đồng bộ thực hiện Luật Bảo vệ Môi trường trong hoạt động phát triển du lịch biển ở Việt Nam.
Năm là, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với công tác BVMT biển đảo trong phát triển du lịch biển đảo của vùng. Tích cực triển khai “Quy chế bảo vệ Môi trường trong lĩnh vực du lịch” (2003) của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Du lịch, Luật Biển Việt Nam trong phát triển du lịch biển đảo. Quy định rõ trách nhiệm trong lĩnh vực BVMT cho các tổ chức, cá nhân trong quá trình kinh doanh dịch vụ du lịch, cũng như xử lý nghiêm những hành vi gây ô nhiễm, suy thoái môi trường hoặc gây tác động xấu đến môi trường du lịch biển bằng các biện pháp cả hành chính và hình sự. Nhận thức rõ tầm quan trọng của biển đảo đối với ngành Du lịch và tính nghiêm trọng ngày càng tăng của vấn đề ô nhiễm hiện nay, vùng duyên hải Bắc Bộ cần nỗ lực hơn nữa trong việc BVMT, giảm thiểu ô nhiễm môi trường biển đảo để xây dựng những sản phẩm du lịch biển “chất lượng cao”, đưa vùng duyên hải Bắc Bộ phát triển theo hướng bền vững.■
Xanh mướt đồi chè
Một đoạn đèo ở Đà Lạt
ĐÀ LẠT NẰM GIỮA ĐỒI NÚI, BỞI THẾ NHỮNG CON ĐƯỜNG ĐẾN VỚI THÀNH PHỐ TÌNH YÊU NÀY CŨNG TRÙNG TRÙNG ĐIỆP ĐIỆP VÀ NÍU CHÂN DU KHÁCH BỞI NHIỀU SẮC HOA. Con đường len lỏi trong rừng cây xanh
Đà Lạt - những con đèo nở hoa THU THẢO
Vượt Ngoạn Mục, con đèo có độ dốc lớn nhất các tỉnh phía Nam Nằm trên quốc lộ 27, nối liền hai tỉnh Ninh Thuận và Lâm Đồng, đèo Ngoạn Mục (còn gọi là đèo Sông Pha) một thời là tuyến giao thông huyết mạch giữa các tỉnh Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ. Đèo dài 18,5km, có độ dốc trên 9 độ. Từ trên đỉnh cao nhất nhìn xuống thung lũng Ninh Sơn, bạn sẽ thấy những con đường đèo ngoằn ngoèo len lỏi trong rừng cây xanh. Sau khi đèo Omega từ Nha Trang lên Đà Lạt được thông xe, ít người qua lại trên đèo Ngoạn Mục, khiến con đèo thưa vắng dần. Với những tay lái thích chinh phục, việc vượt đèo Ngoạn Mục trên con đường gập ghềnh khúc khuỷu, thấp thoáng cảnh núi rừng hùng vỹ và thử thách tay lái vẫn là trải nghiệm đáng thử khi có ý định đến Đà Lạt.
Mây trắng bồng bềnh trên đỉnh đèo Dran Đèo Dran là con đèo tiếp nối với đèo Ngoạn Mục để vào đất Đà Lạt. Dran cũng là tên của một thị trấn thuộc huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng. Đèo Dran nằm cao hơn TP. Đà Lạt và cũng là nơi lạnh nhất thung lũng, quanh năm sương mù bao phủ.
11
DU LỊCH VIỆT NAM / SỐ 10.2015
Sắc vàng Mimosa
Hoa dã quỳ
giống đèo Ngoạn Mục, đèo Dran vắng vẻ và thưa Cũng người qua. Đèo chỉ khoảng 10km nhưng quanh co uốn lượn với cảnh quan thay đổi sau mỗi khúc cua. Suốt con đường vắng vẻ là thiên nhiên hữu tình, rừng thông trùng điệp, đồi chè xanh mướt và hoa dại trải dọc hai bên. Đi trên đèo Dran vào tháng 12, người đi đường sẽ mất cả tiếng đồng hồ vì say trong màu vàng rực rỡ của hoa dã quỳ. Mùa đông, rất nhiều du khách lên Đà Lạt rồi vội vã đến Dran để thưởng thức thời tiết giá lạnh, gió lồng lộng giữa mây ngàn, cảm giác như chìm trong biển mây.
Đèo Bảo Lộc đưa du khách tới Langbian Đèo Bảo Lộc là con đèo nằm trên quốc lộ 20, nối TP. Hồ Chí Minh với cao nguyên Langbian, cao khoảng 1.500m so với mực nước biển. Muốn đến phố hoa Đà Lạt, đầu tiên phải đi qua đèo Bảo Lộc (còn gọi là đèo B’Lao theo tiếng K’ho), dài 10km, là ranh giới giữa địa phận TP. Bảo Lộc và huyện Đạ Huoai. Con đèo được xây dựng năm 1973, một thời là nỗi kinh hoàng của cánh xe tải khi đi qua những đoạn dốc sạt lở nguy hiểm. Quốc lộ 20 nay đã được xây dựng lại trở thành con đường đẹp nên thơ đi qua nhiều cánh rừng cao su, rừng thông, những đồi chè xanh mướt và những vườn cà phê bạt ngàn trĩu quả.
Đèo Prenn giữa thung lũng thông xanh
Những hàng thông xanh
Đèo Prenn thuộc tỉnh Lâm Đồng, có chiều dài 11km, nằm cách trung tâm Đà Lạt khoảng 10km. Đường đèo quanh co uốn lượn quanh những rừng thông xanh mướt rì rào. Prenn bắt nguồn từ tiếng Chăm nghĩa là xâm chiếm, từ này phát sinh do đèo Prenn uốn lượn qua một thác rất đẹp mang tên thác Prenn.
Mimosa, đèo dẫn lối vào thành phố hoa
Qua mỗi khúc quanh, mỗi lần xuống dốc, khung cảnh TP. Đà Lạt lại thấp thoáng xa xa. Con đèo dù không dài nhưng đông xe cộ qua lại và là cửa ngõ chính để tiến vào thành phố. Cảnh quan hai bên đường làm nao lòng những vị khách phương xa.
SỐ 10.2015 / DU LỊCH VIỆT NAM
12
Sau đèo Prenn là đèo Mimosa (còn gọi là Prenn 2), con đèo nối thêm chiều dài 10km để vào trung tâm TP. Đà Lạt. Đèo Mimosa cũng là nơi loài hoa đặc biệt này được trồng nhiều nhất. Bắt đầu từ thác Prenn, con đường lượn xuống một vùng thung lũng thấp rồi vắt mình qua những đồi thông xanh trùng điệp. So với đèo Prenn, Mimosa hiền hòa hơn, không có những khúc cua hiểm trở, du khách có thể phóng tầm mắt xuống chân đèo bảng lảng sương trắng và thỏa sức ngắm sắc vàng mê mải của loài hoa mimosa bung nở hai bên đường.■
VIỆT NAM – VẺ ĐẸP BẤT TẬN
Đèo Khánh Lê PGS.TS. NGUYỄN ĐÌNH HÒE
mà Lâm Đồng là một trong số đó. Các cao nguyên Tây Nguyên có dạng lệch sườn: sườn Tây thoải dần về phía sông Mê Kông, còn sườn Đông dốc thẳng xuống dải đồng bằng hẹp ven biển Đông. Đường đèo Khánh Lê cắt qua sườn dốc vĩ đại này, làm phơi bày các tầng đá móng của một cung đảo núi lửa cổ. Đó là các đá phun trào andesite và daxite, nạc mịn như những khối bánh đúc màu đen hay xám, chồng chất lên nhau. Những chủ nhân của di tích Cát Tiên (Lâm Đồng) và tháp Chăm xưa đã sử dụng loại andesite rắn chắc này để tạc ra những khối linga - yoni và tượng thần hàng ngàn năm đã qua mà vẫn như mới.
Đ
èo Khánh Lê dài 33km, là con đèo dài nhất Việt Nam nối liền vùng biển Nha Trang với xứ hoa đào. Sườn phía Khánh Hòa chiếm phần lớn chiều dài con đèo. Sườn phía Lạc Dương thoai thoải từ độ cao 1.700m xuống 1.500m, đi trên đèo du khách có cảm giác con đèo chỉ là một con dốc lớn. Con dốc vĩ đại này cũng chính là sườn Đông của Trường Sơn Nam. Sau một chặng leo dốc với những khúc cua tay áo và những vách đá cao 200 - 300m ở sườn Đông, du khách ngỡ ngàng với sự bằng phẳng, mềm mại của cao nguyên bên Lạc Dương với thảm thực vật lá kim, với đất đỏ và mây bảng lảng. Về tên đèo, người Khánh Hòa gọi là đèo Khánh Lê theo tên của xã Khánh Lê thuộc huyện Khánh Vĩnh nằm dưới chân đèo; người Lâm Đồng gọi là đèo Bi Đoup theo tên đỉnh núi Bi Đoup của cao nguyên Lang Biang (Lâm Đồng) mà con đèo cắt qua gần đó. Cũng có người gọi là đèo Hòn Giao theo tên dãy núi Hòn Giao nằm phía Bắc con đèo. Đỉnh đèo thực ra cắt qua phần eo lõm phân cách giữa khối núi Hòn Giao và khối núi Bi Đoup, nằm trong địa giới Lâm Đồng. Tuy nhiên, trên cao nguyên Lạc Dương, các đỉnh cao Hòn Giao và Bi Đoup trông chẳng khác gì các đỉnh đồi vì chúng chỉ cao hơn bề mặt
Đèo Khánh Lê nhìn từ trên xuống
cao nguyên dưới chân vài trăm mét. Dù tên là gì thì con đèo vẫn là con đường du lịch đầy chất thơ và cảm xúc. Theo hướng từ Đà Lạt về Nha Trang, rời khỏi những cánh rừng lá kim giá lạnh trên lập địa thoai thoải của cao nguyên Lang Biang là tới những cánh rừng lá rộng nhiệt đới xanh ngắt trên sườn dốc dựng đứng thuộc địa phận Khánh Hòa. Đỉnh đèo có độ cao 1.700m so với mặt biển. Đây cũng là khu vực của vườn quốc gia Bi Đoup - Núi Bà với diện tích 64.800ha, nơi duy nhất trên thế giới được xác định còn sót lại loài thực vật thông hai lá dẹt mà những đại diện đầu tiên đã xuất hiện cùng thời với khủng long. Cung đường đèo có rất nhiều thác nước trong vắt. Ở độ cao trên 1000m (vùng đỉnh đèo) - nơi giáp ranh giữa hai tỉnh Lâm Đồng và Khánh Hòa, sương mù luôn xuất hiện vào bất cứ thời gian nào trong năm, nhiều lúc còn gây ra những trận mưa nhỏ, khiến khí hậu lạnh buốt và ẩm ướt. Vùng đỉnh đèo không có dân ở. Thiên nhiên hoang sơ, tĩnh lặng thỉnh thoảng rộn rã lên vì một chuyến xe qua hay một nhóm du khách ngồi nghỉ bên thác nước.
Đèo Khánh Lê là một bảo tàng thiên nhiên vĩ đại về cảnh quan, về đất đá, về các quá trình địa chất xa xưa, về tính đa dạng sinh học của VQG Bi Đoup - Núi Bà, và cả về văn hóa bản địa của người Lạch ở Lạc Dương vốn trước đây là chủ nhân vùng đất Đà Lạt.■
THIÊN NHIÊN KỲ THÚ, ĐA DẠNG VÀ CON NGƯỜI NHÂN HẬU, CẢM GIÁC HỨNG THÚ VÀ SỢ HÃI KHI ĐI TRÊN CON ĐÈO HIỂM TRỞ ẨN HIỆN TRONG MÂY, NHỮNG KHAO KHÁT ĐƯỢC TRẢI NGHIỆM, ĐƯỢC HIỂU BIẾT…ĐÃ TẠO RA SỨC HẤP DẪN LỚN CỦA ĐÈO KHÁNH LÊ ĐỐI VỚI KHÁCH DU LỊCH.
Các đợt phun trào basalt dữ dội kể từ cuối kỷ Neogen (chừng 5 triệu năm trước) đến gần đây đã đẩy vùng đất Tây Nguyên lên cao, hình thành các cao nguyên phân bậc 13
DU LỊCH VIỆT NAM / SỐ 10.2015
NHÀ THỜ GỖ KON TUM BÀI VÀ ẢNH: NGUYỄN SỸ DŨNG
N
hững nét đẹp và câu chuyện về phố núi bên dòng Đắk Bla còn đó như món quà bất ngờ dành cho ai một lần ghé qua Kon Tum. Nơi đây sở hữu một "báu vật" được xem là di tích cổ với kiến trúc độc đáo có tuổi đời gần trăm năm - nhà thờ Chánh tòa Kon Tum (còn gọi là nhà thờ gỗ).
Nhà thờ gỗ do một linh mục người Pháp khởi công xây dựng năm 1913, hoàn thành năm 1918, tọa lạc giữa trung tâm TP. Kon Tum. Công trình này được những bàn tay tài hoa của nghệ nhân Bình Định, Quảng Nam xây theo phương pháp thủ công với kiến trúc kết hợp giữa phong cách Roman và kiểu nhà sàn của người dân tộc Bana, là sự giao thoa giữa văn hóa Tây Nguyên và văn hóa châu Âu.
Bên trong nhà thờ gỗ Kon Tum
Trần và tường nhà thờ được xây bằng đất trộn rơm theo kiểu làm nhà truyền thống của người miền Trung. Thế nhưng, thật đáng kinh ngạc, gần một thế kỷ trôi qua, thánh đường vẫn chưa có dấu hiệu nào của sự xuống cấp. Những dãy ghế gỗ sắp thẳng tăm tắp bên trong góp phần tạo chiều sâu cho không gian trang nghiêm của nhà thờ, mang đến cảm giác an bình cho du khách. Nhà thờ chánh tòa Kon Tum là một công trình khép kín gồm thánh đường, nhà khách, phòng trưng bày về phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc, nhà rông. Thánh đường còn có rất nhiều khung cửa kính màu vẽ các điển tích, có tác dụng lấy ánh sáng và tạo thêm vẻ tráng lệ. Nhà thờ gỗ Kon Tum chinh phục lòng người không chỉ vì bố cục hài hòa, kiến trúc lộng lẫy mà còn bởi nhà thờ là nơi nâng niu, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.■
Toàn cảnh nhà thờ với kiến trúc độc đáo
Hà Nội
trong tiến trình hội nhập quốc tế THS. PHẠM QUANG HƯNG
Hồ Gươm đêm pháo hoa. Ảnh: Trọng Độ
V
ăn hóa là những giá trị cốt lõi, tinh túy của xã hội, là nền tảng không thể thiếu đối với mỗi dân tộc, chúng thẩm thấu và bao trùm lên mọi lĩnh vực hoạt động của mỗi quốc gia và là động lực thiết yếu để thúc đẩy sự phát triển. Ngày nay, ở khía cạnh nào đó, văn hóa còn được xem là yếu tố quan trọng góp phần tạo thêm sức mạnh mềm cho đất nước để vươn ra hội nhập với thế giới. Sức mạnh mềm của mỗi quốc gia được thể hiện trước hết ở sức hấp dẫn, lan tỏa từ các giá trị văn hóa, bao gồm giá trị vật chất, giá trị tinh thần và giá trị con người. Việc đẩy mạnh ngoại giao thông qua văn hóa góp phần tích cực vào việc làm cho thế giới hiểu hơn về đất nước, con người Việt Nam, về thủ đô Hà Nội, qua đó tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ quốc tế đối với sự nghiệp đổi mới đất nước trong bối cảnh Việt Nam đang tích cực hội nhập sâu rộng trong khu vực và quốc tế.
ĐẨY MẠNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ VĂN HÓA VÀ DU LỊCH Là trung tâm chính trị, hành chính, văn hóa của cả nước, với bề dày lịch sử hơn một nghìn năm hình thành và phát triển, thủ đô Hà Nội sở hữu một kho tàng tài nguyên tự nhiên và nhân văn phong phú, đa dạng. Đến với Hà Nội, bạn bè quốc tế có thể hiểu và cảm nhận sâu sắc về đất nước và con người Việt Nam thông qua các di tích và truyền thuyết. Trong đó, có những di tích văn hóa lịch sử tiêu biểu như: cụm di tích Hoàng thành Thăng Long được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới; Văn Miếu – Quốc Tử Giám; khu phố cổ Hà Nội; cùng với di tích Cổ Loa và lễ hội Gióng gắn với truyền thuyết gìn giữ đất nước của dân tộc Việt Nam. Hà Nội còn có những di tích gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, nhà văn hóa lớn của thế giới, và hàng loạt các bảo tàng quốc gia như Bảo tàng Lịch sử, Bảo tàng Cách mạng,
Hà Nội trên đà phát triển
15
DU LỊCH VIỆT NAM / SỐ 10.2015
Một góc đô thị Hà Nội
tàng Dân tộc học… Bên cạnh những Bảo giá trị văn hóa vật thể, khách quốc tế đến Hà Nội còn có dịp được trải nghiệm các sản phẩm văn hóa phi vật thể mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam như các lễ hội mùa xuân, các loại hình nghệ thuật như chèo, ca trù, múa rối nước; tham quan và mua sắm các sản phẩm thủ công được chế tác tinh xảo tại các làng nghề truyền thống; thưởng thức nghệ thuật ẩm thực đặc trưng của Hà Nội. Thực hiện Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai nghị quyết 22 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế, trong thời gian qua, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch thủ đô Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh hoạt động hội nhập quốc tế trên cả phương diện song phương và đa phương. Mối quan hệ hợp tác văn hóa với các đối tác trong khu vực và quốc tế không ngừng được thiết lập, tăng cường và mở rộng. Thông qua nhiều hoạt động hợp tác quốc tế về văn hóa trực tiếp cũng như gián tiếp, sự hiện diện của văn hóa Hà Nội tại các diễn đàn, sự kiện quốc tế ngày một đậm nét, tác động tích cực tới việc nâng cao và quảng bá rộng rãi hình ảnh văn hóa, đất nước, con người Việt Nam nói chung và thủ đô Hà Nội nói riêng trong khu vực và quốc tế. Trong đó, nổi bật là một số hoạt động như: phối hợp tham gia lập hồ sơ và vận động các nước ủng hộ để UNESCO công nhận các giá trị di sản của thủ đô Hà Nội, trao đổi đoàn nghệ thuật, giao lưu văn hóa, tham dự các liên hoan nghệ thuật quốc tế tại Nhật Bản, Hồng Kông, Pháp, Canada, Mỹ giới thiệu, quảng bá về nghệ thuật ca trù, nghi lễ chầu văn, ca múa nhạc dân tộc và múa rối nước Việt Nam; phối hợp với Bộ Ngoại giao xây dựng kế hoạch tổ chức “Triển lãm ảnh các di sản văn hóa thế giới của ASEAN tại Hà Nội” và “Liên hoan các nhà thiết kế thời trang trẻ Việt Nam – ASEAN” trong năm 2015; cử đoàn nghệ thuật tham gia tổ chức Ngày Hà Nội tại Fukuoka tháng 8/2015 và lễ kỷ niệm 70 năm Quốc khánh Việt Nam tại Paris từ tháng 9/2015. SỐ 10.2015 / DU LỊCH VIỆT NAM
16
Ý thức được tầm quan trọng của du lịch, một trong những con đường hữu hiệu góp phần quảng bá những giá trị văn hóa của Việt Nam ra quốc tế, thời gian qua ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch thủ đô Hà Nội đã tích cực phối hợp với các ban, bộ, ngành liên quan, các doanh nghiệp du lịch đẩy mạnh hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch cả trong nước và quốc tế; tích cực tham gia hưởng ứng các hoạt động trong Năm Du lịch quốc gia Thanh Hóa 2015; quảng bá hình ảnh Du lịch Hà Nội thông qua các sự kiện quốc tế được tổ chức tại Việt Nam; tiến hành quảng bá xúc tiến tại các sự kiện quốc tế như hội nghị dành cho các Thống đốc và Thị trưởng Á – Âu tại Thái Lan; hội nghị Hội đồng Xúc tiến Du lịch châu Á (CPTA); hội chợ du lịch quốc tế thường niên JATA tại Nhật Bản. Bên cạnh đó, Du lịch Hà Nội đã xây dựng và phát hành nhiều ấn phẩm quảng bá tại các sự kiện văn hóa và du lịch quốc tế như bản đồ du lịch Hà Nội bằng tiếng Anh, Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc; xây dựng các phim quảng cáo, phóng sự ngắn về du lịch phát trên các kênh truyền thông quốc tế..., qua đó hình ảnh về Du lịch Hà Nội nói riêng, Du lịch Việt Nam nói chung ngày càng được khắc đậm trên bản đồ khu vực và thế giới. Có thể khẳng định, việc tích cực đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong lĩnh vực văn hóa và du lịch thời gian qua đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần đáng kể vào thực hiện các chương trình, kế hoạch chung của thủ đô Hà Nội. Cho đến nay, ngành Du lịch Hà Nội đã thu hút được nhiều dự án đầu tư nước ngoài, trong đó điển hình là một số dự án khách sạn 5 sao được đầu tư với quy mô lớn như khách sạn Lotte 400 triệu USD, khách sạn JW Marriot hơn 250 triệu USD, khách sạn Intercontinental Hanoi Landmark... hiện đang hoạt động hiệu quả. Về lượng khách, tính trung bình cho cả giai đoạn từ năm 2011 - 2014, tốc độ tăng trưởng thị trường khách quốc tế đạt trên 11%/năm. Năm 2014, Hà Nội đón 18,5 triệu lượt khách, trong đó có 3 triệu lượt khách quốc tế. Trong 6 tháng đầu năm
2015, Hà Nội ước đón hơn 1.500.000 lượt khách quốc tế và 8.450.000 lượt khách nội địa. Kết quả khích lệ trên đã góp phần quan trọng vào thành tựu chung của ngành Du lịch Việt Nam, tác động tích cực đến sự phát triển của nhiều ngành kinh tế - xã hội, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu tại chỗ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút đầu tư, tạo thêm nhiều việc làm, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao dân trí, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc, quảng bá hình ảnh và đất nước, con người Việt Nam nói chung. Mới đây, nhiều tạp chí, kênh truyền thông và website du lịch nổi tiếng thế giới như TripAdvisor công bố danh sách 10 điểm du lịch đáng ghé thăm nhất trong năm 2015, trong đó Hà Nội xếp ở vị trí thứ 4. Điều này đã phản ảnh đúng thực trạng, tiềm năng cũng như nỗ lực và thành quả của ngành Du lịch Thủ đô thời gian qua. Trong quá trình hội nhập quốc tế, ngành Văn hóa Thủ đô Hà Nội đạt được những kết quả nhất định, khả quan. Tuy nhiên, hiệu quả vẫn chưa thực sự như mong muốn cũng như tương xứng với tiềm năng hiện có.
HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ VĂN HÓA LÀ MỘT TRONG NHỮNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM Trong bối cảnh toàn cầu hóa, thuận lợi và khó khăn, cơ hội và thách thức luôn song hành, đan xen. Nếu không khắc phục được khó khăn, chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế tất yếu sẽ bị tụt hậu. Mặc khác, nếu không phát huy thế mạnh, tranh thủ tốt những cơ hội mà hội nhập quốc tế mang lại, sẽ bỏ lỡ cơ hội phát triển. Do vậy, để đạt được mục tiêu của Ngành trong giai đoạn 2015 – 2020, tầm nhìn 2030 cũng như mục tiêu chung, công tác hội nhập quốc tế về văn hóa là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cần ưu tiên hàng đầu và chú trọng đẩy mạnh hơn nữa. Thời gian tới, cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ cơ bản sau: Một là, chú trọng nâng cao nhận thức, quán triệt quan điểm, định hướng, vai trò và nhiệm vụ của công tác hội nhập quốc tế từ cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa cấp thành phố đến các chính quyền cấp cơ sở và các doanh nghiệp theo đúng tinh thần Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế. Qua đó, góp phần giúp các cơ quan, đơn vị trong Ngành định hướng đúng, xây dựng chính sách, chương trình, kế hoạch cụ thể, tổ chức lực lượng triển khai, nâng cao hiệu quả hội nhập và hợp tác quốc tế. Hai là, tập trung củng cố và tăng cường cả bề rộng lẫn chiều sâu các quan hệ song phương sẵn có nhằm biến những cam kết, thỏa thuận thành những chương trình, dự án cụ
thể; tranh thủ khai thác hợp tác và giúp đỡ có tính đặc thù, truyền thống với từng nước, làm cơ sở cho hợp tác đa phương. Ba là, tăng cường nghiên cứu xây dựng các sản phẩm văn hóa độc đáo, dựa trên những giá trị di sản tự nhiên, nhân văn cả vật thể và phi vật thể như di tích lịch sử được UNESCO công nhận, các chương trình nghệ thuật truyền thống gắn với hiện đại, ẩm thực, làng nghề; các nếp sống, ứng xử lành mạnh, tốt đẹp của người dân thủ đô... là thế mạnh của thủ đô Hà Nội, làm cơ sở để quảng bá, tuyên truyền ra quốc tế, tạo sức hấp dẫn thu hút cộng đồng quốc tế, khách du lịch tới tham quan Hà Nội nhiều hơn nữa. Bốn là, tăng cường gắn kết, bám sát các hoạt động hội nhập và hợp tác quốc tế của các ban, bộ, ngành cả trong và ngoài nước, tranh thủ lồng ghép các hoạt động văn hóa của Thủ đô nhằm đẩy mạnh quảng bá, tuyên truyền giới thiệu về hình ảnh văn hóa Hà Nội rộng rãi hơn nữa tới bạn bè quốc tế. Năm là, tăng cường phối hợp tổ chức các ngày văn hóa Thủ đô Hà Nội tại địa bàn các nước trọng điểm; kết hợp sức mạnh quảng bá thông qua các kênh văn hóa, thể thao và du lịch; phối hợp chặt chẽ trong việc xây dựng chiến lược, kế hoạch quảng bá, xúc tiến chung ngay từ ban đầu, nhằm tiết kiệm nguồn lực và phát huy tối đa hiệu quả quảng bá hình ảnh chung của Hà Nội. Sáu là, nghiên cứu thành lập bộ phận chuyên trách đối ngoại về văn hóa trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là đơn vị tham mưu xây dựng và triển khai các chính sách, chiến lược, kế hoạch, hoạt động đối ngoại văn hóa của Thủ đô; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về công tác hội nhập, hợp tác quốc tế về văn hóa giỏi về nghiệp vụ, ngoại ngữ, có bản lĩnh chính trị vững vàng; đồng thời tăng cường đầu tư kinh phí nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng của hoạt động hội nhập quốc tế về văn hóa của thủ đô Hà Nội. Những nhiệm vụ cơ bản trên nếu được phối hợp thực thi một cách đầy đủ và đồng bộ, chắc chắn sẽ góp phần quan trọng vào việc hoàn thành mục tiêu chung của Ngành, khẳng định đúng định hướng như Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị đề ra. Từ ngày 28/7/2015, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đã ký Quyết định thành lập Sở Du lịch Hà Nội trên cơ sở tách chức năng quản lý nhà nước về du lịch từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội. Tuy nhiên, giữa văn hóa và du lịch luôn gắn kết mật thiết để không ngừng khẳng định, tăng cường hình ảnh, vị thế thủ đô Hà Nội trên bản đồ Việt Nam và thế giới.■
Phố cổ
Hoài niệm phố cổ NGUYỄN THỤY KHA
CÓ THỂ NÓI GỌN TRONG MỘT CÂU: “MỖI PHỐ CỔ HÀ NỘI LÀ MỘT BẢO TÀNG”. CÓ PHỐ LÀ BẢO TÀNG VĂN HÓA. CÓ PHỐ LÀ BẢO TÀNG LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG. RIÊNG PHỐ CỔ PHƯỜNG HÀNG GAI THÌ LẠI LÀ MỘT TRONG NHỮNG BẢO TÀNG VĂN NGHỆ ĐỘC ĐÁO CỦA CẢ NƯỚC. SỞ DĨ GỌI THẾ VÌ Ở KHU VỰC NÀY, TỪ ĐẦU THẾ KỶ 20 ĐẾN NAY, TỀ TỰU VÀ SINH TRƯỞNG KHÁ NHIỀU TAO NHÂN, MẶC KHÁCH VĂN NGHỆ CỦA ĐẤT NƯỚC.
N
gay từ đầu phố, cạnh ngã tư Hàng Gai – Lương Văn Can tại số nhà 38 hiện nay đang là cửa hàng bán đàn, mùa thu 1912, cậu bé Vũ Trọng Phụng đã cất tiếng khóc chào đời, để rồi khi lớn lên ở tuổi 18, đã tạo nên một văn nghiệp đồ sộ chỉ trong 9 năm với những tiểu thuyết nổi tiếng như “Giông tố”, “Số đỏ”, “Vỡ đê”... và những phóng sự “Kỹ nghệ lấy Tây”, “Cơm thày cơm cô”, “Lục xì”... tuy khi ấy, ông đã chuyển sang Hàng Bạc, rồi xa hơn là làng Mọc Nhân Chính. Nhưng thổ địa nơi sinh cũng quan trọng lắm chứ. Đối diện với nhà 38, bên kia đường cũng có một nhân vật không xa lạ với làng văn. Đó chính là Tam Lang Vũ Đình Chí với phóng sự “Tôi kéo xe” nổi tiếng. Rẽ vào Tô Tịch, chợt thấy hiện lên dáng gầy gò, thanh mảnh của nhạc sĩ Đặng Thế Phong và nghe réo rắt đâu đó “Con thuyền không bến”. Cứ thế đi theo ông đến cửa nhà tôi - 60 Hàng Bông, sẽ thấy ông đứng tần ngần nhìn sang bên kia đường ngắm cô nàng bán chăn bông mà ông đã từng tương tư. Nếu không rẽ vào Tô Tịch mà đi thẳng, ta sẽ đi qua bao cửa nhà từng trang trải ấu thơ của họa sĩ Phạm Văn Đôn, nữ họa sĩ Nguyễn Thị Kim và chợt bồi hồi dừng lại nghe xa xăm tiếng guitare của nhạc sĩ Dương Thiệu Tước với “Bóng chiều xưa” da diết, lại thấy đi bên đường tác giả bài thơ “Ông đồ” Vũ Đình Liên mà bạn bè hay gọi là “Bonde-Liên”, hay nghe vẳng đâu đây từ máy quay đĩa giọng vàng Ái Liên ngay cửa tư gia của bà. Qua mấy bước nữa, sang phố Hàng Bông, là nhà nhiếp ảnh gia Trần Văn Lưu, nhà kịch gia - chủ báo “Tiểu thuyết thứ bảy” Vũ Đình Long. Trong nhà Vũ Đình Long đầy những 17
DU LỊCH VIỆT NAM / SỐ 10.2015
Phố phường Hà Nội
Hà Nội những mùa hoa
tranh ấn tượng và trừu tượng của con bức trai ông. Và thấp thoáng bóng bà quả phụ bên cạnh cô con dâu người Nga Natasa. Ai đã quên “Chén thuốc độc” của Vũ Đình Long làm náo nhiệt Nhà hát Lớn hồi nào. Chẳng thể nào ngờ quán mỳ nước ở trước cửa nhà tôi hôm nay, xưa kia là báo Trung Bắc Tân Văn. Vẫn thấy đâu đó bóng dáng của Phạm Cao Củng bước ngất ngơ trên đường đến tòa soạn với chiếc cặp căng phồng những tiểu thuyết trinh thám. Cũng đừng vội quá, nếu đang tần ngần bên ngõ Tạm Thương thì sẽ nghe trong trẻo tiếng áccordeon của nghệ sĩ Văn Tâm đang dạy học trò. Người học trò ngước lên thì lại chính là nhạc sĩ Nguyễn Thiện Đạo ngày ấu thơ chăm chỉ đến học nhạc ở thày Văn Tâm trước khi xuất ngoại du học ở Pháp. Đã đi thì đi cho hết phố, tuy vẫn là phố Hàng Bông nhưng đã sang phường Hàng Bông. Nếu ở dãy nhà bên phải số 78 là nơi trú ngụ của nghệ sĩ Trần Thụ với ca khúc “Chiều Hồ Gươm” nổi tiếng thì bên kia đường, xa xưa là nơi ở trọ của cặp thi sĩ Xuân Diệu - Huy Cận. Đi chút nữa là qua nhà dịch giả Nguyễn Thụy Ứng mà nhiều người đã nhầm là ông chú của tôi, người đã dịch “Sông Đông êm đềm” và “Tiểu đoàn kỵ binh” vang động một thời của văn học Nga Xô-Viết. Cứ rông dài là đến tòa soạn “Tiểu thuyết thứ bảy” để hình dung ra quán nhỏ đầu ngõ Cấm Chỉ, nơi Ngọc Giao thường tiếp Bích Khê. Nhìn gần thời gian chút nữa, thấy nghệ sĩ kịch nói Trịnh Mai đang ngửa cổ dốc cạn chén rượu ngang. Chợt ồn ào nhìn vào quán ăn cuối phố, thấy nhạc sĩ Thế Bảo và Nguyễn Lang đang nhâm nhi bữa trưa, còn nhạc sĩ Trương Tuyết Mai thì đang cười nói cùng
SỐ 10.2015 / DU LỊCH VIỆT NAM
18
nhà văn hóa Bondarel người Pháp làm rung chiếc khăn rằn. Nếu từ đường trục Hàng Gai - Hàng Bông tỏa ra các đường nhánh, ta sẽ thấy đầu ngõ Hàng Chỉ trên phố Hàng Mành, nơi nhạc sĩ Lương Ngọc Trác bị thương mùa đông 1946 và quay về nằm tại bệnh xá phố Hàng Gai để viết ra hành khúc “Thủ đô huyết thệ” qua bài thơ của võ sư Lĩnh Nam. Qua nhà họa sĩ Mạnh Quỳnh ở Hàng Nón, ta rẽ sang nhà chủ báo “vịt đực” Nghiêm Xuân Huyến (thân sinh bà Nghiêm Thúy Băng - phu nhân nhạc sĩ Văn Cao), và thêm chút nữa thì tới tệ xá nhà thơ Yến Lan tác giả “Bến My Lăng” nổi tiếng tập kết ra Bắc và cư ngụ tại phố Hàng Quạt. Cuối phố là trường Trí Tri, nơi đã diễn ra cuộc nói chuyện về Tân nhạc của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tuyên từ Sài Gòn xuyên Việt tới Hà Nội và sau đó là những ngày sôi sục “Truyền bá quốc ngữ”. Kề bên phường Hàng Gai là phường Hàng Bông. Nếu đi từ phía chợ Hàng Da vào phố Hàng Da, ta sẽ nghe đâu đây giọng hát Trần Khánh âm vang cùng tiếng cầu kinh ở nhà thờ Tin Lành đầu Ngõ Trạm. Đi tới là nơi trú ngụ của ông chủ báo Nam Phong và Đông Dương Tạp Chí Phạm Quỳnh trước khi vào Huế. Cũng ở đó, nhạc sĩ Phạm Tuyên ra đời đầu năm 1930. Bên kia số 11, là nơi nhà văn Vũ Bằng và bà Quỳ trú ngụ, để rồi sinh ra “Thương nhớ mười hai” rấm rức nỗi tha hương sau đó. Nếu kể rộng ra nữa thì quanh phường Hàng Gai, Hàng Bông còn vô số những kiệt hiệt văn nghệ như tài tử Ngọc Bảo ở Phủ Doãn, nhạc sĩ Doãn Mẫn ở Nhà Thờ, nhạc sĩ Nguyễn Văn Quỳ ở Nguyễn Quang Bích... Riêng nhà 60 Hàng Bông của tôi cũng là nơi từng trú
Đêm Hà Nội
Sản phẩm lưu niệm
ngụ của nhà văn Hoài Giang, Nguyễn Thị Vân Anh, nhà phê bình Ngô Thảo và nhà báo Phạm Mạnh. Căn gác nhà tôi chính là câu lạc bộ văn nghệ một thời dài hậu chiến của Nguyễn Xuân Khoát, Nguyễn Tuân, Văn Cao, Hoàng Cầm, Trịnh Công Sơn... Đúng là phố cổ phường tôi - một bảo tàng văn nghệ.■
NHẬT KÝ LỮ HÀNH
KHÁM PHÁ ĐỘNG TÚ LÀN NGUYỄN VĂN MỸ
Bên trong hang Ken. Ảnh: Ryan Deboodt
NGÀY 1: LÀM QUEN VỚI NÚI RỪNG
TÚ LÀN LÀ “ANH CẢ” TRONG HÀNG CHỤC HANG ĐỘNG MỚI VỪA ĐƯỢC PHÁT HIỆN VÀ ĐƯA VÀO KHAI THÁC VÀI NĂM NAY, THUỘC XÃ TÂN HÓA, HUYỆN MINH HÓA, TỈNH QUẢNG BÌNH, CÁCH ĐỘNG PHONG NHA CHỪNG 70KM VỀ HƯỚNG TẤY BẮC. CHÚNG TÔI ĐÃ CHỌN TOUR 3 NGÀY VÌ TÍNH HẤP DẪN CAO, ĐỘ KHÓ VỪA PHẢI VÀ HỢP TÚI TIỀN (7.500.000Đ/NGƯỜI).
Tại trạm dừng ở Tân Hóa, nhân viên Công ty Oxalis (Chua Me Đất) đã thông báo chương trình bằng sơ đồ và huấn luyện khách sử dụng các trang thiết bị. Từng thành viên được trang bị từ chân lên đầu, từ giày bộ đội, găng tay, bình đựng nước, các loại ba lô cho đến áo phao, mũ bảo hiểm, đèn chiếu sáng, hộp đựng iphone và máy ảnh... 2 hướng dẫn viên kiêm huấn luyện viên và 5 người khuân vác đi cùng nhóm. Bỏ lại sau lưng mọi tiện nghi phố thị, cả nhóm náo nức hành quân. Cả nhóm vượt suối Rào Nan. Nước chỉ ngang bụng, lạnh buốt và chảy xiết. Vượt tiếp mấy quả núi, khi lởm chởm vách đá, lúc cheo leo rừng già; những lối mòn chỉ vừa đủ đặt bàn chân khám phá. Phải dùng cả 2 tay để đeo bám hoặc chống đẩy; địa hình luôn khác lạ và mới mẻ. Cả nhóm dừng chân ăn trưa trong hang Chuột. Sau bữa ăn, lại tiếp tục hành quân như đoàn thám hiểm thực thụ. Lộ trình ngày đầu chừng 7km, chủ yếu vượt núi băng rừng, tập làm quen với thử thách. Nhóm hạ trại ven suối Rào Nan, cạnh hang Tú Làn, ầm ào thác đổ. Mọi người ào xuống tắm, nước mát lạnh tê người. Bữa tối BBQ thịnh soạn với nhiều món ngon. Đêm đến, mỗi người một lều, có túi ngủ, gối kê. Riêng tôi chọn ngủ võng, nghe mưa tí tách gõ vào mái tăng, để sống lại một thời ngủ rừng của lính. Giữa “màn trời, chiếu đất”, đêm ngọt ngào mơ giấc mộng vô thường.
NGÀY 2: THẾ GIỚI HANG ĐỘNG Sau bữa sáng ngon miệng, mọi người nai nịt gọn gàng xuống suối, bước vào một ngày mới gian nan. Nước lạnh rợn người. Dù đã được tư vấn và đảm bảo, tôi vẫn hoảng vì bình thường chỉ bơi hồ chừng 20m, nay phải bơi suối gấp mười lần với quần áo thám hiểm. Cố
19
DU LỊCH VIỆT NAM / SỐ 10.2015
Du khách tham quan động Tú Làn. Ảnh: Huỳnh Thanh Việc
Thác Tố Mộ trên đường tới động Tú Làn. Ảnh: Ryan Deboodt
bình tĩnh, bơi sải rã rời tay, người nóng giữ dần vì mệt. Trước hang Ken, suối Rào Nan rẽ
nhánh gọi là Ngà Han. Vừa dừng chân giữa suối để giải lao vào chụp ảnh lại tiếp tục bơi thêm 300m vào hang. Đúng là thế giới hang động, muôn màu muôn vẻ. Cả hang Ken điệu đàng bí ẩn. Đèn trên đầu mờ ảo, cộng với ánh đèn pin bừng sáng từng vệt khi nhóm bơi qua. Mải mê ngắm thạch nhũ và khẽ khàng lướt nhẹ theo dòng suối, lâu lâu giật mình vì cá quẫy dưới chân. Về lại điểm cắm trại, trong khi chờ cơm, cả nhóm lại ùa xuống suối, nhờ thác massage. Sau bữa trưa, thử thách cao hơn khi phải bơi ngược thác vào hang Tú Làn. Được xem là “anh cả”, Tú Làn không hổ danh vì độ hoành tráng của trần động, sự biến hóa của thạch nhũ. Có đoạn chỉ thả lỏng người, dùng tay bơi vì toàn đá ngầm. Có đoạn di chuyển men vách động, nước ngập ngang lưng. Trở lại điểm cắm trại, cả nhóm ăn nhẹ, thu dọn chiến trường; hành quân bộ và tiếp tục bơi vào hang Kim (tên của một người Hà Lan phát hiện ra hang vào năm 2012), rồi thám hiểm hang Bí Mật. Gọi là Bí Mật vì cửa hang gần như không có lối ra suối. Phải thót bụng, lách qua khe hẹp ngoằn ngoèo và dốc đứng. Có chỗ phải cúi rạp mình, trườn qua như đặc công thủy. Còn hang Ken thì cửa hang lạ lùng với màu rêu đồng hiếm gặp. Những cây dương xỉ kiên cường bám trụ với măng đá như cuộc tỉ thí chênh lệch, trải hàng triệu năm vẫn chưa kết thúc. Nhiều sinh vật lạ, chuyên sống trong bóng tối của hang động cũng được tìm thấy như nhện, dơi, các loại bò sát…
SỐ 10.2015 / DU LỊCH VIỆT NAM
20
Đêm thứ 2, nhóm cắm trại trong hang nhỏ thuộc thung lũng Tố Mộ. Sau bữa tối ấm cúng, cả nhóm quây quần rôm rả hát hò với dàn “nhạc cụ nhà bếp” sáng tạo. Đêm hồng hoang nghe xa xăm tiếng thác như giọng hát trầm hùng và đá phà hơi vỗ về giấc ngủ.
NGÀY 3 : VƯỢT QUA CHÍNH MÌNH Sau bữa sáng trong hang, lại tiếp tục vượt núi, băng rừng và bơi vào hang Hung Ton (tên một loài vật họ nhím). Độ thử thách không hề giảm nhưng mọi người quen dần. Phải bơi trực diện qua thác. Cứ như cá chép vượt vũ môn. Hung Ton có cơ man vỏ ốc, cứ như một quán ốc nhỏ. Có cả nhiều mảnh gốm sành cổ, dấu vết sự sống cả ngàn năm. Không thể không ghen tị với sự giàu có của chủ nhân xa xưa, khi được tạo hóa ban tặng những hang động vĩ đại và tráng lệ hơn bất cứ lâu đài nào của con người. Từng người một, đeo thêm dây an toàn, vượt vách động thẳng đứng cao hơn 15m. Hang tối nên bớt sợ. Cửa hang cao hàng chục mét, còn in dấu mực nước của những trận lũ kinh hoàng. Hèn gì sống ven núi, mà nhà dân cứ phải có nhà phao bên cạnh, để nước dâng tới đâu, nhà nổi lên tới đó. Trước bữa ăn nhẹ ở hang Chuột, cả nhóm phải vượt qua khó khăn mới, nhẹ nhàng mà ấn tượng. Đường dốc trơn trợt, nhão nhoẹt đất đỏ bazan. Cứ đi hai hàng, như kiểu đi của phi hành gia đổ bộ mặt trăng, bởi mỗi chân cũng vài ký bùn đeo bám. May có con suối nhỏ để vào hang ăn nhẹ dù đã xế trưa. Hành trình băng qua hang Chuột với chập chùng măng đá. Ra khỏi hang, lại tiếp tục thử thách với sườn dốc cheo leo, đá tai mèo lởm chởm. Thú vị nhất
NĂM 2014, TÚ LÀN ĐÓN GẦN 2.000 KHÁCH, HƠN 80% LÀ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI. TỪ TÚ LÀN, TÔI BỖNG MÊ HANG ĐỘNG. CHƯA VỀ ĐÃ THẤY NHỚ, ĐÃ THÈM QUAY TRỞ LẠI.
là đoạn dốc đầy bùn nhão. Chỉ những tay thiện chiến mới dám bám cỏ dại loạng choạng vượt qua. Còn lại, đành ngồi bệt xuống trượt bùn cả chặng dài. Dòng suối Rào Nan cứ quanh quẩn, thoắt ẩn thoát hiện. Cả nhóm ào xuống gột bỏ bùn đất, tắm gội. Nhiều người phát hiện quần rách loang lổ. Vài bạn trầy xước cả chân tay, mình mẩy nhưng tự hào như chiến tích vượt qua chính mình. Phải nói là quá tuyệt vời và không mất sức như mình tưởng. Có lẽ bởi hành trình quá độc đáo, luôn luôn mới lạ. Tôi cực kỳ ấn tượng với các WC dã chiến mà sạch sẽ, lúc nào cũng có dung dịch rửa tay sát khuẩn. Nước uống được lọc bằng thiết bị ngoại nhập. Các hướng dẫn viên và người khuân vác đều nhiệt tình, có kinh nghiệm.■
ệc
Sapa
NHẬT KÝ LỮ HÀNH
một góc nhìn THÙY TRANG
HÀNH LÝ CỦA CHÚNG TÔI KHÔNG CÒN RUNG LẮC THEO NHỊP TÀU CHẠY KHI MÀ HỒI CÒI DÀI CẤT LÊN BÁO HIỆU ĐÃ TỚI LÀO CAI. NGOÀI CỬA SỔ, LÚC NÀY BẦU TRỜI ĐÃ SÁNG LÊN VÀ ẤM HƠN. TÔI VÀ RAMONA, BẠN ĐỒNG HÀNH CÙNG CẢM NHẬN RÕ RỆT SỰ BIẾN ĐỔI ẤY, MẶT TRỜI TỪ TỪ LÊN CAO XUA TAN HẾT MÀN SƯƠNG MÙ BUỔI SỚM.
C
húng tôi đi chuyến tàu đêm để đến với vùng núi phía Tây Bắc này, nơi định cư sinh sống của nhiều dân tộc như: Kinh, Mông, Dao đỏ, Tày, Xã Phó. Nơi đây cũng là khởi đầu của cuộc hành trình kéo dài hai tuần của chúng tôi tại Việt Nam.
Sự nhộn nhịp của những lữ khách đang hồ hởi bước ra khỏỉ nhà ga dần nhường chỗ cho những âm thanh đầu tiên của buổi sáng yên bình ở ngôi làng mới vừa tỉnh giấc. Có tiếng gà gáy đâu đó, và bên ngoài nhà ga, người dân địa phương bắt đầu đẩy những chiếc xe bằng gỗ chất đầy hàng hóa nối đuôi nhau di chuyển, thỉnh thoảng họ quay sang trêu đùa nhau.
Thác Bạc - Sapa. Ảnh: Xuân Tứ
Góc bản Mường Hoa - Sapa. Ảnh: Tường Doanh
Chúng tôi gói ghém đồ đạc và đi tìm hướng dẫn viên trong khi vẫn còn cảm thấy khá lạnh. Cuối cùng cũng tìm thấy cậu ấy – Thắng, vừa nói cười rổn rảng chào đón chúng tôi vừa nhanh nhẹn xếp hành lý vào xe để bắt đầu cuộc hành trình đến với Sapa. Mọi người dường như bị cuốn theo con đường núi quanh co cao dần lên. Sắc xanh mướt của cỏ cây, hoa lá bao phủ toàn bộ không gian. Những người phụ nữ dân tộc mang những chiếc gùi nặng trĩu hàng hóa trên lưng và đôi chân trần đang tiến dần về phía thị trấn. Một phần của thị trấn Sapa được tạo nên bởi các bản nhỏ nằm rải rác, kết nối với nhau bằng con đường hẹp và ngoằn ngoèo. Đường đi dốc và nhiều đá dẫn xuống dần phía dưới đáy thung lũng, kia là con sông Mường Hoa đang mùa nước chảy, khí trời thật mát mẻ, dễ chịu.
Bình minh Sapa. Ảnh: Phụng Chí
NHẬT KÝ LỮ HÀNH
chợt thấy một người phụ nữ Mông Tôi với chiếc váy thổ cẩm màu xanh đang lúi
húi giặt quần áo trên tảng đá lớn bên bờ sông. Trong khi những người dân trong vùng mải miết mang vác từng bó lớn đá, gỗ và tre. Chúng tôi qua sông trên một cây cầu tre vững chắc, xung quanh, những cánh đồng lúa như trải ra vô tận, ôm lấy từng bản nhỏ. Mỗi bản ở đây chỉ có thưa thớt vài ngôi nhà, và khi chúng tôi đi qua, lũ trẻ từ trong nhà chạy theo, vừa cười vừa nói lớn: “Xin chào”. Chúng cứ lặp đi lặp lại mãi như quyến luyến không muốn ngừng vậy. Chút sương mù mùa đông đang dần nhường chỗ cho bầu trời trong xanh, ánh nắng mặt trời đã trở nên ấm áp. Giờ đang là mùa gặt, lúa sau khi thu hoạch đang được đổ ra phơi đầy đường đi. Chúng tôi khá vất vả khi phải di chuyển khéo léo trên những gò đất trơn trượt đề tránh làm bẩn hay giẫm lên chúng. Sau khi đi qua sườn phía Bắc của thung lũng Mường Hoa, bản Hồ ẩn hiện thấp thoáng sau những rặng tre. Những ngôi nhà sàn ở đây được làm một cách tối giản, đa số đều có hình vuông hoặc chữ nhật, chỉ gồm một phòng lớn và thường được làm từ tranh, gỗ để bảo vệ vật nuôi ở phía dưới nhà. Ở Sapa, người phụ nữ bán những sản phẩm thủ công do chính tay mình làm ra để có thêm thu nhập cho gia đình. Chúng tôi đã vào những ngôi nhà gỗ của bản làng Sapa đơn sơ, thiếu ánh sáng được dựng trên nền đất. Phía bên trong nhà có một tấm nệm sát tường, một góc nhỏ để nấu ăn, và giữa nhà kê vài chiếc ghế gỗ nhỏ. Đây cũng là nơi diễn ra các cuộc mua bán đồ lưu niệm bằng thổ cẩm. Vài phụ nữ người Dao đỏ mang ra một loạt túi, ví và khăn choàng dệt màu sắc sặc sỡ và luôn miệng mời chào bằng tiếng Anh. Cuối cùng Thắng đã giúp chúng tôi mua được hai chiếc ví thêu tay rất đẹp với giá chỉ 1 USD. Mang theo những thứ vừa mua được, chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình, nhìn lại phía sau, dọc theo đường mòn, mọi người kể cả bọn trẻ đang vẫy tay chào, nụ cười tươi luôn nở trên môi họ.■ (Dịch từ Goworld Travel)
SỐ 10.2015 / DU LỊCH VIỆT NAM
22
Hoạt động liên kết xúc tiến du lịch vùng Chương trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc” Với mong muốn thúc đẩy du lịch phát triển, từ năm 2009, 6 tỉnh vùng Việt Bắc xưa - Đông Bắc ngày nay (Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên) đã luân phiên tổ chức chương trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc” nhằm tuyên truyền, quảng bá tiềm năng du lịch của vùng, tăng cường giao lưu, trao đổi kinh nghiệm phát triển du lịch, góp phần thu hút du khách, các nhà đầu tư đến vùng. Bốn tỉnh Hà Giang Tuyên Quang - Bắc Kạn - Cao Bằng đã ký Biên bản thỏa thuận khung về hợp tác phát triển du lịch 4 tỉnh trên nguyên tắc “Tự nguyện, bình đẳng, hiệu quả và cùng có lợi” với mục tiêu liên kết, hợp tác phát triển du lịch vùng, từng bước giảm thiểu khó khăn, khai thác tiềm năng thế mạnh của mỗi địa phương. Nội dung hợp tác bao gồm các nhiệm vụ: tổ chức các chương trình gắn với chuỗi sự kiện; xây dựng cơ chế quản lý và phát triển du lịch địa phương theo hướng quản lý du lịch thống nhất và phù hợp; hợp tác phát triển sản phẩm du lịch và lữ hành; hợp tác tuyên truyền quảng bá liên vùng, xây dựng kế hoạch chung để xúc tiến, quảng bá điểm đến và thu hút đầu tư; hợp tác phát triển nguồn nhân lực du lịch địa phương nhằm nâng cao chất lượng lao động trong ngành Du lịch... Chương trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc” bước đầu đã gặt hái được một số kết quả đáng khích lệ, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo ở các địa phương; bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống. Đây có thể coi là điểm sáng trong việc thực hiện các chương trình du lịch liên kết vùng nói chung và liên kết xúc tiến du lịch nói riêng. Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc là hoạt động thường niên được tổ chức luân phiên 2 năm một lần do các tỉnh trong khu vực lần lượt đăng cai. Với nhiều hoạt động ý nghĩa, ngày hội góp phần quan trọng giới thiệu tiềm năng văn hóa, thể thao và du lịch, phát huy giá trị di sản văn hóa, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc vùng Đông Bắc trong công cuộc đổi mới và hội nhập. Đây là một hoạt động văn hóa chính trị quy mô lớn thể hiện rõ nét mối quan hệ hợp tác liên kết du lịch trong toàn vùng. Năm 2015, Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ IX được tổ chức tại Bắc Kạn với chủ đề “Đông Bắc - Hội tụ và Phát triển” với nhiều chương trình, hoạt động như: hội chợ Thương mại - Du lịch tỉnh Bắc Kạn; triển lãm, trưng bày giới thiệu sản phẩm văn hóa và du lịch, ẩm thực đặc trưng của 10 tỉnh vùng Đông Bắc; liên hoan nghệ thuật quần chúng, trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc vùng Đông Bắc… Đặc biệt, trong khuôn khổ ngày hội đã diễn ra Tọa đàm liên kết phát triển du lịch tiểu vùng Đông Bắc năm 2015. Các đại biểu tham dự tọa đàm đều khẳng định thời gian qua du lịch các địa phương trong vùng Đông Bắc phát triển với tốc độ nhanh và đang từng bước trở thành ngành có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của các địa phương. Các sản phẩm du lịch gắn với loại hình du lịch sinh thái, nghiên cứu địa chất, tham quan cảnh quan, về nguồn, trải nghiệm văn hóa bản địa… đang dần khẳng định được giá trị và thương hiệu riêng. Tuy nhiên, sản phẩm du lịch còn đơn điệu, các tuyến du lịch chưa hoàn chỉnh... Để góp phần thúc đẩy phát triển du lịch vùng Đông Bắc, cần đẩy mạnh việc liên kết du lịch giữa
LIÊN KẾT XÚC TIẾN DU LỊCH ĐÔNG BẮC NGUYỄN HỒNG VÂN*
THIÊN NHIÊN HÙNG VĨ, SẮC THÁI VĂN HÓA ĐA DẠNG VÀ KHO TÀNG DI TÍCH LỊCH SỬ GIÁ TRỊ LÀ NGUỒN TÀI SẢN QUÝ ĐỂ CÁC TỈNH ĐÔNG BẮC LIÊN KẾT XÚC TIẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH. TUY NHIÊN, ĐẾN NAY HIỆU QUẢ CỦA SỰ GẮN KẾT GIỮA CÁC TỈNH TRONG KHU VỰC VẪN CHƯA ĐƯỢC NHƯ MONG ĐỢI...
các địa phương trong vùng; giữa tiểu vùng Đông Bắc với Tây Bắc, với Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng... TS. Nguyễn Anh Tuấn - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch cho rằng, trong thời gian tới, các tỉnh vùng Đông Bắc cần đề xuất Lãnh đạo Trung ương tăng cường đầu tư hệ thống hạ tầng; có cơ chế, chính sách ưu tiên đối với Du lịch vùng Đông Bắc còn nhiều khó khăn; đẩy mạnh liên kết quảng bá, xúc tiến du lịch, đào tạo nguồn nhân lực; bên cạnh đó cần có “nhạc trưởng” giữ vai trò điều phối hoạt động du lịch toàn vùng…
Những việc cần làm Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động liên kết xúc tiến du lịch các tỉnh Đông Bắc vẫn còn nhiều bất cập. Trong thời gian tới, Đông Bắc cần nhanh chóng triển khai một số những giải pháp then chốt nhằm nâng cao hiệu quả của công tác liên kết xúc tiến du lịch. Trước hết, cần xây dựng cơ chế liên kết và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến du lịch. Theo đó, mọi hoạt động xúc tiến đầu tư du lịch cần có sự điều phối chung, thống nhất về thời gian và địa điểm nhằm tránh sự chồng chéo, trùng lặp giữa các địa phương, đồng thời gắn kết với chương trình xúc tiến đầu tư du lịch quốc gia để tạo ra sức mạnh chung cho toàn vùng. Bên cạnh đó, cần tăng cường liên kết nghiên cứu thị
trường và phát triển sản phẩm du lịch nhằm giúp cho các tỉnh hiểu rõ về tiềm năng, thế mạnh của các tỉnh trong khu vực. Từ đó, từng tỉnh xác định xây dựng những sản phẩm du lịch đặc thù, tránh trùng lắp với các địa phương khác trong khu vực. Việc liên kết trong các hoạt động truyền thông, tuyên truyền, quảng bá du lịch sẽ giúp tiết kiệm chi phí và sẽ tạo được hiệu ứng lớn hơn, thu hút được sự quan tâm đông đảo hơn và cũng sẽ tạo được lòng tin lớn của du khách. Ngoài ra, liên kết trong công tác huy động và tập trung các nguồn lực, thành lập quỹ xúc tiến chung của khu vực Đông Bắc cũng là những việc nên làm. Mong rằng, trong thời gian tới, du lịch các tỉnh Đông Bắc sẽ tạo được thế và lực mới, có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với du khách trong và ngoài nước.■ Tài liệu tham khảo: 1. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2010), Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 2. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2014), Chiến lược Marketing du lịch đến năm 2020 3. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2014), Tài liệu hướng dẫn về Hệ thống nhận diện Thương hiệu Du lịch Việt Nam 4. Hà Nam Khánh Giao (2011), Giáo trình marketing du lịch, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh…
* Trường ĐH Khoa học Thái Nguyên
23
DU LỊCH VIỆT NAM / SỐ 10.2015
Ban Quản lý Dự án “Chương trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội” (Dự án ESRT) do EU tài trợ Phòng 402 - Tầng 4 - Tòa nhà Vinaplast - Tài Tâm, 39A Ngô Quyền, Hà Nội Điện thoại: (04) 373 49358 Fax: (04) 373 49359 Email: info@esrt.vn; Website: www.esrt.vn
Du lịch Việt Nam truyền đi thông điệp về du lịch có trách nhiệm
Hưởng ứng Ngày Du lịch thế giới 2015 BÀI VÀ ẢNH: NAM NINH
NGÀY DU LỊCH THẾ GIỚI ĐƯỢC TỔ CHỨC KỶ NIỆM VÀO NGÀY 27/9 HÀNG NĂM, LÀ SỰ KIỆN MANG TÍNH TOÀN CẦU NHẰM NHẤN MẠNH CÁC GIÁ TRỊ XÃ HỘI, VĂN HÓA, CHÍNH TRỊ VÀ KINH TẾ DO DU LỊCH MANG LẠI. NĂM NAY, VỚI SỰ HỖ TRỢ KỸ THUẬT CỦA DỰ ÁN EU - ESRT, TỔNG CỤC DU LỊCH (TCDL) TỔ CHỨC LỄ MÍT TINH HƯỞNG ỨNG NGÀY DU LỊCH THẾ GIỚI 2015 VỚI CHỦ ĐỀ “MỘT TỶ DU KHÁCH, MỘT TỶ CƠ HỘI” CÙNG NHIỀU HOẠT ĐỘNG Ý NGHĨA KHÁC.
Tổng cục trưởng TCDL Nguyễn Văn Tuấn phát biểu tại buổi lễ
P
hát biểu tại buổi lễ, Tổng cục trưởng TCDL Nguyễn Văn Tuấn nhấn mạnh: Với chủ đề “Một tỷ du khách, một tỷ cơ hội”, ngày Du lịch thế giới sẽ làm nổi bật vai trò của du lịch đối với nền kinh tế mỗi quốc gia, góp phần thực hiện các mục tiêu Thiên niên kỷ về phát triển bền vững của Liên Hợp quốc sau năm 2015. Chủ đề này cho thấy du lịch là nguồn sinh kế có giá trị và bền vững đối với hàng triệu người, mà trong đó cứ 11 việc làm trên toàn thế giới lại có một công việc liên quan đến du lịch. Du lịch cũng tạo ra hàng triệu sự giao lưu văn hóa, là cửa ngõ tăng cường hiểu biết sâu rộng với thế giới bên ngoài biên giới mỗi nước, là bước đầu tiên xây dựng hòa bình hữu nghị giữa các cộng đồng, quốc gia và dân tộc. Nhân dịp này, Tổng cục trưởng TCDL Nguyễn Văn Tuấn kêu gọi “mỗi người dân Việt Nam hãy là một hướng dẫn viên du lịch”, đặc biệt là những sinh viên ngành Du lịch – chủ nhân tương lai của Du lịch Việt Nam. Mỗi người dân hãy bắt đầu từ những hành vi nhỏ nhất như nhặt rác, giúp đỡ khách du lịch hay đấu tranh với những hành động tiêu cực làm phương hại tới môi trường du lịch, qua đó góp phần kiến tạo và phát triển Du lịch Việt Nam với phương châm “thân thiện, chất lượng, hiệu quả”. Phát biểu tại lễ mít tinh, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam Bruno Angelet nêu rõ: Những năm gần đây, ngành Du lịch Việt Nam đã trưởng thành, mở rộng, đa dạng hóa và phát triển nhanh trong khu vực. Nhiệm vụ quan trọng trong phát triển Du lịch Việt Nam thời gian tới là phải hành động có trách nhiệm với người dân địa phương, văn hóa bản địa và môi trường để đảm bảo ngành Du lịch phát triển bền vững và có ích cho toàn xã hội. Đây cũng là mục tiêu đặt ra trong các khuôn khổ hợp tác du lịch giữa Liên minh châu Âu và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch.
TRONG THÔNG ĐIỆP GỬI ĐI NHÂN NGÀY DU LỊCH THẾ GIỚI 2015, TỔNG THƯ KÝ UNWTO, TALEB RIFAI NHẤN MẠNH: HIỆN NAY, HƠN MỘT TỶ DU KHÁCH ĐẾN THĂM CÁC ĐIỂM DU LỊCH QUỐC TẾ MỖI NĂM. CHÍNH MỘT TỶ DU KHÁCH ĐÃ ĐƯA DU LỊCH TRỞ THÀNH NGÀNH KINH TẾ HÀNG ĐẦU, ĐÓNG GÓP 10% TỔNG GDP TOÀN CẦU, 6% TỔNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CỦA TOÀN THẾ GIỚI. NÓI VỀ NGÀY DU LỊCH THẾ GIỚI, TỔNG THƯ KÝ LIÊN HỢP QUỐC BAN KI-MOON KHẲNG ĐỊNH: VỚI HƠN MỘT TỶ LƯỢT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ MỖI NĂM TRÊN THẾ GIỚI, DU LỊCH THỰC SỰ ĐÃ TRỞ THÀNH MỘT ĐỘNG LỰC LÀM THAY ĐỔI CUỘC SỐNG HÀNG TRIỆU NGƯỜI.
Diễu hành bằng xe điện quanh các tuyến phố trung tâm và khu phố cổ
Kết thúc lễ mít tinh, đông đảo sinh viên các trường đại học, cao đẳng đào tạo về du lịch trên địa bàn Hà Nội đã cùng tham gia các hoạt động ý nghĩa như thu gom rác quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm và diễu hành bằng xe điện quanh các tuyến phố trung tâm và khu phố cổ. Các hoạt động này hướng tới mục đích tạo ra một môi trường du lịch xanh cũng như tuyên truyền nâng cao nhận thức về du lịch có trách nhiệm cho tất cả các bên liên quan, từ cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp du lịch, cộng đồng địa phương cho tới khách du lịch.■ 25
DU LỊCH VIỆT NAM / SỐ 10.2015
Biển Côn Đảo với làn nước trong xanh
Bãi Đầm Trầu - Côn Đảo. Ảnh: Đinh Hữu Ngợt
KHÔNG PHẢI NGẪU NHIÊN CÔN ĐẢO LẠI TRỞ THÀNH ĐỊA CHỈ THU HÚT NGÀY CÀNG NHIỀU DU KHÁCH KHI ĐẾN VỚI BÀ RỊA -VŨNG TÀU. THIÊN NHIÊN HOANG SƠ TUYỆT ĐẸP, DI TÍCH LỊCH SỬ GIÁ TRỊ VÀ HƯƠNG VỊ ẨM THỰC THƠM NGON… LÀ NHỮNG YẾU TỐ CHÍNH TẠO NÊN SỨC HÚT ĐẶC BIỆT CHO VÙNG ĐẤT NÀY.
Sức hút Du lịch Côn Đảo QUỲNH NAM
Những vùng biển hoang sơ Từ lâu, du khách đã nghe danh biển Côn Đảo với làn nước trong xanh và những bãi cát trắng mịn trải dài, ở đây nước biển có thể thay đổi nhiều màu sắc chỉ trong một ngày. Bãi Đầm Trầu gần sân bay Cỏ Ống là bãi tắm đẹp nhất của Côn Đảo; bãi Lò Vôi dọc đường Tôn Đức Thắng thích hợp cho gia đình hoặc nhóm đông người; bãi An Hải cách trung tâm huyện 10 phút đi bộ. Ngoài ra, Côn Đảo còn sở hữu nhiều bãi biển tự nhiên hoang sơ khác. Lặn biển ngắm san hô là một trong những hoạt động lý thú của du khách khi đến Côn Đảo. Với nhiều đảo nhỏ khác nhau như hòn Bảy Cạnh, hòn Tài, hòn Tre..., đồng thời là nơi hội tụ của các dải san hô với mật độ cao, Côn Đảo rất phù hợp với những du khách yêu thích lặn biển khám phá. Tại những địa điểm lặn đã được thăm dò trước, du khách được hướng dẫn các thao tác cơ bản và lặn cùng chính người hướng dẫn nên hoàn toàn có thể yên tâm. Côn Đảo rất nhiều tôm cá, chỉ buông cần là cá cắn đục cần câu. Nơi tốt nhất để du khách có thể câu cá, câu mực là cầu tàu 914, cảng Bến Đầm, mũi Cá Mập, Bãi Nhát. Đặc biệt, đến đây du khách có thể trải nghiệm câu cá mập vào ban đêm.
Địa chỉ của du lịch văn hóa - lịch sử - tâm linh Khu di tích lịch sử Côn Đảo được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt từ năm 2013, gồm 17 di tích thành phần. Với nhà chúa đảo, cầu tàu 914, hệ thống chuồng cọp, nghĩa trang Hàng Dương..., nơi đây thu hút đông đảo du khách trong và nước ngoài đến tham quan. SỐ 10.2015 / DU LỊCH VIỆT NAM
26
San hô ở biển Côn Đảo. Ảnh: VQG Côn Đảo
Du khách tham quan Vườn quốc gia Côn Đảo Ảnh: VQG Côn Đảo
biển Côn Đảo, thịt thơm ngon nhất vào kỳ trăng mọc, khi ăn vừa thơm lại săn chắc, có thể chế biến theo nhiều cách quen thuộc như luộc, hấp, xào me… Mắm hàu Côn Đảo là thứ nước chấm bình dân thường được người dân Côn Đảo sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày để chấm bánh tráng cuốn với thịt ba rọi, bún, rau sống... Phải nói là rất ngon. Nguyên liệu chính để chế biến mắm hàu chính là con hàu sống trong tự nhiên.
Miếu bà Phi Yến (hay còn gọi là An Sơn miếu) là nơi dân làng An Hải phụng thờ bà Hoàng Phi Yến – thứ phi của vua Gia Long. Nếu đến đây đúng dịp trung tuần tháng 10 âm lịch, du khách có cơ hội tham gia lễ giỗ bà Phi Yến – lễ hội mang ý nghĩa đặc biệt về văn hóa tinh thần của người dân Côn Đảo. Chùa Núi Một (còn có tên gọi Vân Sơn Tự) cũng là một địa chỉ tâm linh đón nhiều du khách viếng thăm. Đây là một di tích gắn liền với địa danh Côn Đảo, là nơi gửi gắm ước nguyện tâm linh của người dân địa phương và du khách. Quần thể chùa nằm trên đỉnh núi cao, từ đây du khách có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn hồ An Hải, toàn cảnh thị trấn Côn Đảo và vịnh Côn Sơn mênh mông tuyệt đẹp.
Vẻ đẹp du lịch sinh thái Nếu yêu thích các hoạt động tham quan, khám phá thiên nhiên, du khách không thể bỏ qua hành trình khám phá vườn quốc gia Côn Đảo - là nơi có hệ thống động thực vật cùng hệ sinh thái biển phong phú và đa dạng. Du khách có thể tham gia các tuyến du lịch do Trung tâm Du khách vườn quốc gia Côn Đảo xây dựng, nghe giới thiệu về giá trị tài nguyên thiên nhiên, công tác bảo tồn đa dạng sinh học rừng, biển của vườn quốc gia Côn Đảo hoặc tự mình trải nghiệm tại các địa điểm du lịch sinh thái, dã ngoại nổi tiếng như: khám phá rừng Sở Rẫy, bãi Ông Đụng;
leo núi, tham quan rừng nguyên sinh, bơi lặn xem san hô; đi bộ xuyên rừng, leo núi chinh phục đỉnh Tình Yêu, tham quan rừng ngập mặn ở hòn Bà; tắm biển, xem khỉ mặt đỏ, xem rùa đẻ trứng trong mùa sinh sản tại hòn Tài... Đến Côn Đảo, du khách đừng quên thức dậy thật sớm để đón bình minh tại mũi Cá Mập và chờ lúc chiều tà đến bãi Nhát ngắm mặt trời lặn qua đỉnh Tình Yêu.
Hương sắc ẩm thực – nét riêng Côn Đảo Không chỉ được tham quan và khám phá các địa danh nổi tiếng, du khách còn có thể thưởng thức các món ăn ngon, đặc sản Côn Đảo tại các quán ăn trên đường Nguyễn Đức Nhuận, đường Võ Thị Sáu hoặc tại chợ Côn Đảo. Cua mặt trăng có nhiều ở vùng
Mứt hạt bàng Côn Đảo có hai loại ngọt và mặn, có mùi vị thơm thơm, béo béo, giòn giòn và là món ăn chỉ có ở Côn Đảo. Để chế biến mứt hạt bàng, người dân trên đảo thường hái những quả bàng chín, mang về phơi khô rồi tách lấy nhân bên trong. Nhân hạt bàng được làm sạch, rang lên cho vừa chín, rồi đem chế biến thành hạt bàng rang muối hoặc hạt bàng rang đường. Tuy gọi là mứt nhưng món ăn này có vị giống như món đậu phộng rang ở đất liền. Ngoài ra, Côn Đảo còn có nhiều món hải sản tươi ngon khác như mực một nắng nướng chấm kèm nước mắm chua ngọt hoặc tương ớt, cá bò nướng giấy bạc, chả cá thu, bạch tuộc nướng… Hãy dành riêng cho mình một khoảng thời gian để đến Côn Đảo, du khách sẽ có được những trải nghiệm đáng nhớ với nhiều loại hình du lịch hấp dẫn nơi đây.■
Thông tin cho du khách: Côn Đảo cách TP. Vũng Tàu 180km. Bạn có thể đến Côn Đảo bằng đường thủy hoặc đường hàng không. Tàu thủy xuất phát từ cảng Cát Lở (TP. Vũng Tàu) lúc 17h00, chạy khoảng hơn 10 tiếng thì đến cảng Bến Đầm (Côn Đảo). Tàu chỉ hoạt động khi thời tiết tốt. Hiện có 2 tàu khách Côn Đảo 9 và Côn Đảo 10 có giường nằm máy lạnh hoặc ghế ngồi. Giá vé 150.000 - 200.000VND/vé/người. Về hàng không, có các chuyến bay từ các sân bay Tân Sơn Nhất (TP. Hồ Chí Minh) đến sân bay Cỏ Ống, Côn Sơn (Côn Đảo) của Vasco.
27
DU LỊCH VIỆT NAM / SỐ 10.2015
SẢN PHẨM - THỊ TRƯỜNG
Ẩm thực
sản phẩm du lịch hấp dẫn PGS.TS. LÊ ANH TUẤN
Du khách thưởng thức ẩm thực trên bãi biển
Ẩ
m thực Việt Nam mang những nét văn hóa riêng biệt và rất đa dạng, phong phú do đặc điểm địa lý trải dài từ Bắc xuống Nam hơn 2.000km, với ba miền Bắc, Trung và Nam. Với nền tảng và khởi nguồn là nền văn minh nông nghiệp, các món ăn Việt đều xuất phát từ các nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên, phụ thuộc vào nguồn nông sản. Món ăn Việt được đánh giá là phù hợp với nhiều đối tượng khách. Các loại đồ uống cũng rất đa dạng, thể hiện theo mùa, gắn với hiện trạng thời tiết và những điều kiện về thiên nhiên, phong tục tập quán theo từng vùng miền. Ngoài ra, trải qua quá trình giao lưu thương mại và các yếu tố lịch sử, ẩm thực Việt Nam chịu ảnh hưởng của nhiều phong cách chế biến, điều vị của các quốc gia trên thế giới như Ấn Độ, Trung Quốc, Pháp. Như vậy, có thể khẳng định hệ thống các món ăn Việt Nam được hình thành và phát triển gắn liền với những yếu tố đời sống của người Việt, đồng thời chắt lọc những nét tinh hoa của các quốc gia trong khu vực, của châu Á, châu Âu để hình thành văn hóa ẩm thực mang bản sắc riêng. Người Việt đã tiếp thu, cải hóa các phong cách chế biến món ăn Âu, Á và các giá trị về mặt cảm quan cho phù hợp với nhu cầu và sở thích của mình, chính điều đó đã đưa văn hóa ẩm thực Việt Nam trở nên có giá trị và hấp dẫn khách du lịch trong cũng như ngoài nước. Tạp chí Cẩm nang Du lịch Lonelyplanet đã bình chọn Những món đặc sản đường phố Việt Nam vào Top 10 tour ẩm thực đường phố hấp dẫn trên thế giới. Cùng với đó, nhiều món ăn Việt đã được các tạp chí chuyên ngành du lịch đưa vào danh sách những món ăn cần thưởng thức một lần trong đời, điều này thể hiện sự đánh giá cao của du khách quốc tế đối với ẩm thực Việt, khẳng định tiềm năng phát triển loại hình du lịch ẩm thực ở Việt Nam. Từ những năm 1990, ẩm thực trở thành một trong những nét văn hóa được khai thác, chắt lọc để sử dụng cho các chương trình quảng bá xúc tiến du lịch, hội chợ ẩm thực, giới thiệu các món ăn đồ uống truyền thống để thu hút du khách trong nước và quốc tế. Văn hóa ẩm thực và du lịch ẩm thực bắt đầu được quan tâm nghiên cứu từ trong nhà trường đến các chuyên gia và các học giả trong lĩnh vực văn hóa; nhiều hội thảo trong nước và quốc tế, nhiều bài viết, công trình nghiên cứu đã được công bố.
Đầu bếp ở khu du lịch Hội An
HIỆN NAY, VIỆC TRẢI NGHIỆM, THƯỞNG THỨC, NGHIÊN CỨU VỀ ẨM THỰC TRỞ THÀNH MỘT TRONG NHỮNG MỤC ĐÍCH CỦA CÁC CHUYẾN DU LỊCH. NHIỀU DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH VIỆT NAM ĐÃ TỔ CHỨC THÀNH CÔNG NHỮNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH ẨM THỰC HẤP DẪN PHỤC VỤ DU KHÁCH.
SỐ 10.2015 / DU LỊCH VIỆT NAM
28
Đối tượng khách du lịch ẩm thực tại Việt Nam rất đa dạng và phong phú. Thời gian đầu, khách du lịch ẩm thực quốc tế đến Việt Nam phần lớn là khách du lịch nữ đến từ Nhật Bản vào cuối những năm 1990, họ là những nữ nhân viên văn phòng có sở thích đi du lịch với mục đích mua sắm và trải nghiệm, thưởng thức ẩm thực và tham gia các lớp học nấu món ăn Việt Nam. Dần dần, đối tượng du khách quan tâm đến ẩm thực đã rộng hơn, đa dạng hơn. Nắm bắt được nhu cầu thị trường, các doanh nghiệp lữ hành và khách sạn đã nghiên cứu xây dựng các chương trình du lịch ngắn ngày, kết hợp trong các chương trình du lịch lớn hoặc xây dựng nhiều chương trình du lịch giúp du khách trải nghiệm việc lên thực đơn, đi chợ truyền thống mua nguyên liệu và tự nấu món ăn Việt. Các chương trình du lịch hiện vẫn đang được bán phục vụ du khách ở một số điểm du lịch nổi tiếng như Huế, Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh và các trung tâm du lịch lớn khác: tour ẩm thực Đà Nẵng nửa ngày, tour ẩm thực Huế về đêm của Viet Fun Travel, tour ẩm thực Huế về đêm của Sinh Cafe, tour tham quan và khám phá ẩm thực
SẢN PHẨM - THỊ TRƯỜNG
Sài Gòn của ITE Service, tour tham quan dạy nấu ăn đặc sản Huế của Eagle Tourist... Hình thức đưa du khách đi chợ, nấu nướng và thưởng thức món ăn Việt hiện nay cũng rất phổ biến với sự kết hợp giữa các doanh nghiệp lữ hành và các khách sạn, nhà hàng nổi tiếng, những sản phẩm này có tên gọi là tour dạy người nước ngoài nấu ăn, được các doanh nghiệp lớn như Diethelm Travel, Hương Việt JSC, Indochina Travel Service, Tonkin, Exotissimo... triển khai thực hiện. Ngoài ra, Saigontourist còn tổ chức chương trình du lịch ẩm thực xuyên Việt cho khách du lịch nước ngoài, đồng thời tổ chức nhiều chương trình du lịch trải nghiệm dạy nấu ăn cho các đối tượng khách tại các khách sạn lớn trong hệ thống tại TP. Hồ Chí Minh. Để du lịch ẩm thực có thể phát triển tương xứng với tiềm năng, một số định hướng sau đây cần được các cơ quan quản lý nhà nước và các nhà nghiên cứu quan tâm triển khai trong thời gian tới: cần có chủ trương, chính sách cụ thể về phát triển loại hình, sản phẩm; tổ chức nghiên cứu đánh giá tổng thể, hệ thống hóa về các giá trị văn hóa ẩm thực trên cả nước, xác định những giá trị văn hóa ẩm thực tiêu biểu, các món ăn đồ uống đặc sắc có thể sử dụng để phục vụ nhu cầu của khách du lịch trong nước và quốc tế; nghiên cứu thị trường, khuyến khích các doanh nghiệp phát triển các sản phẩm du lịch ẩm thực theo vùng miền, theo khu vực và của quốc gia Việt Nam. Bên cạnh đó, cần tăng cường xúc tiến, quảng bá về văn hóa ẩm thực và các sản phẩm du lịch ẩm thực với nhiều hình thức thông qua nhiều kênh trong nước và quốc tế, giúp tăng cường cơ hội tiếp cận đối với ẩm thực Việt cho các đối tượng khách. Các nhà nghiên cứu liên quan cần triển khai nghiên cứu, xác định và cụ thể hóa nội hàm của loại hình, các dạng thức sản phẩm du lịch ẩm thực, nâng cao nhận thức của các chủ thể, các bên liên quan trong việc phát triển loại hình và các sản phẩm du lịch ẩm thực nhiều tiềm năng của Việt Nam.■
Tài liệu tham khảo: 1. Barcelola Field Study Centre, Food or Gastronomic Tourism and Rural Development, http://geographyfieldwork.com/FoodTourism.htm (Tham khảo 9/2015). 2. Lê Anh Tuấn, Phạm Mạnh Cường (2012), Khai thác văn hóa ẩm thực để thu hút khách quốc tế, Tạp chí Du lịch, số 1, 30-31. 3. Một số trang thông tin điện tử: Toquoc.gov. vn; vtc.vn; saigontourist.hochiminhcity.gov.vn; geographyfieldwork.com…
Cooking tour lớp dạy du khách nấu ăn THS. VŨ HƯƠNG LAN
NHỮNG LỚP DẠY NẤU ĂN CHO DU KHÁCH NƯỚC NGOÀI KHÔNG CHỈ ĐEM LẠI HIỆU QUẢ KINH TẾ MÀ CÒN GÓP PHẦN ĐƯA VĂN HÓA ẨM THỰC VIỆT NAM ĐẾN VỚI BẠN BÈ QUỐC TẾ. DU KHÁCH TỚI HÀ NỘI, THAM GIA LỚP HỌC NẤU ĂN SẼ ĐƯỢC TỰ MÌNH “CHẠM TAY” VÀO NỀN VĂN HÓA ẨM THỰC CỦA NGƯỜI HÀ NỘI NÓI RIÊNG VÀ CỦA NGƯỜI VIỆT NÓI CHUNG.
Lớp dạy nấu ăn dành cho du khách
Ở
Việt Nam, dịch vụ dạy nấu ăn cho khách nước ngoài xuất hiện tại Hà Nội vào đầu những năm 90 thế kỷ trước, sau đó lan sang các trung tâm du lịch khác như: TP. Hồ Chí Minh, Huế, Hội An, Nha Trang, Hạ Long... Việc quảng bá hình ảnh đất nước, con người Hà Nội nói riêng, dân tộc Việt Nam nói chung tới bè bạn quốc tế qua việc dạy nấu ăn cho du khách nước ngoài đang được các cơ sở khai thác du lịch hướng tới.
Dịch vụ dạy nấu ăn góp phần khẳng định tên tuổi Sofitel Metropole Hà Nội Thành công nhất trong dịch vụ dạy nấu ăn cho khách ở Hà Nội phải kể đến khách sạn Sofitel Metropole Hà Nội. Đây là loại hình dịch vụ bổ sung đặc trưng du khách không thể tìm thấy tại các khách sạn khác trên địa bàn thành phố, góp phần khẳng định tên tuổi của Sofitel Metropole Hà Nội. Dịch vụ này ra đời vào năm 1996 dưới thời Tổng Giám đốc Gilles Cretallar - người luôn quan tâm chú trọng phát triển hoạt động kinh doanh các sản phẩm ẩm thực tại khách sạn, đã thu hút rất nhiều khách có nhu cầu học nội trợ và thích tìm hiểu về ẩm thực Việt Nam. Có rất nhiều du khách nước ngoài đến để học món ăn Việt Nam bởi theo họ sau mỗi lớp học như vậy họ không chỉ biết nấu một vài món ăn Việt Nam mà còn hiểu thêm được nhiều điều mới lạ về văn hóa Việt Nam. Khách hàng – học viên đăng ký tham gia lớp học nấu ăn thông qua bộ phận “Concierge”. Các sản phẩm đưa ra để dạy học viên rất đa dạng bao gồm món chính 29
DU LỊCH VIỆT NAM / SỐ 10.2015
SẢN PHẨM - THỊ TRƯỜNG
khai vị đậm đà chất Việt. Chẳng hạn, vàvớimón chương trình “Khám phá hương vị địa
phương”, du khách cùng đi chợ với đầu bếp bằng xích lô, được đóng vai người nội trợ và khám phá từng loại hương liệu truyền thống của người Việt, sau đó quay trở lại khách sạn thực hành việc chế biến thực phẩm và kết thúc bằng việc thưởng thức các món ăn do chính tay mình nấu tại nhà hàng Spices Garden. Với “Cuộc hành trình tìm hiểu nội trợ Việt”, du khách khám phá chợ quê Đình Bảng với món bánh “phu thê” nổi tiếng của ngôi làng cổ Bắc Ninh, sau đó trở về thưởng thức bữa trưa tại nhà hàng Spices Garden và bắt đầu thực hành việc học nấu ăn, thưởng thức những thành quả lao động của mình. Khi tham gia các chương trình học trên du khách có được những trải nghiệm khó quên về công việc bếp núc của người Việt. Bà Diane Delphine (quốc tịch Pháp) cho biết: “Tôi sống cùng gia đình ở Paris, gia đình tôi thường xuyên tới một quán ăn của người Việt Nam có tên “Phở Mùi” tại đại lộ “Avenue D’Ivery” ở quận 16 để thưởng thức món Phở (Soupe de nouilles de riz au poulet ou boef). Gia đình tôi rất yêu thích món ăn đó. Trong lần công tác này của tôi sang Việt Nam, tôi lưu trú tại khách sạn Metropole và được biết khách sạn có dịch vụ dạy nấu ăn nên đã đăng ký ngay. Sau một ngày học, tôi rất hạnh phúc khi đóng vai một người phụ nữ Việt Nam ra chợ lựa chọn thực phẩm về chuẩn bị nấu ăn...”. Bà Grazietta (quốc tịch Italia) chia sẻ: “Qua lớp học này tôi đã được biết thêm rất nhiều kiến thức bổ ích về ẩm thực của đất nước các bạn như: cách sử dụng gia vị, phương pháp chế biến món ăn truyền thống của người Việt. Sau khi về nước, tôi sẽ thực hành những món ăn đã được học cho cả gia đình thưởng thức”.
Nắm giữ nhiều bí quyết món ăn cổ truyền Hà Nội Dịch vụ dạy nấu ăn cho người nước ngoài tại Trường Trung cấp Kinh tế Du lịch Hoa Sữa ra đời từ năm 2001, xuất phát từ ý tưởng mở lớp dạy nấu ăn cho người nước ngoài trên cơ sở lớp tiệc của đầu bếp Nguyễn Phương Hải – trưởng bộ phận tiệc của nhà trường. Trong quá trình dạy nấu ăn cho sinh viên Việt Nam, Nguyễn Phương Hải luôn trăn trở một điều, món ăn Việt Nam được đánh giá là ngon và có cách chế biến cầu kỳ, tinh tế, đây là một nguồn tài nguyên quý cần khai thác, giới thiệu, quảng bá tới đông đảo bạn bè quốc tế. Đó cũng là mong muốn của nhiều du khách quốc tế khi đến Việt Nam. Lớp dạy nấu ăn cho khách du lịch nước ngoài SỐ 10.2015 / DU LỊCH VIỆT NAM
30
của Trường Trung cấp Kinh tế Du lịch Hoa Sữa được bố trí trong một không gian đẹp, rộng, thoáng với trang thiết bị đầy đủ, hiện đại phục vụ cho việc dạy và học. Tại lớp học còn có một bộ sưu tập gồm rất nhiều dụng cụ mâm, bát, khay, đĩa cổ, thích hợp với từng loại món ăn đặc trưng - đây là điểm khác biệt của lớp dạy nấu ăn tại trường Hoa Sữa với các cơ sở khác, và cũng là yếu tố giúp hoàn thiện các món ăn, bởi mỗi món ăn xưa chỉ thích hợp với một cách bài trí riêng với từng loại khay, đĩa, thiếu những loại dụng cụ cổ truyền này, những món ăn cổ xưa của người Hà Nội mất đi một phần thi vị. Qua khảo sát thực tế, nhóm nghiên cứu nhận thấy số lượng du khách nước ngoài đến sử dụng dịch vụ tại Trường Hoa Sữa tương đối ổn định, trung bình mỗi tháng có 170 du khách. Du khách nước ngoài thường sử dụng dịch vụ vào thời gian buổi sáng. Ưu điểm của lớp học tại Trường Hoa Sữa là sự linh hoạt về thời gian, học viên có thể đề nghị thời gian học, giảng viên sẽ sắp xếp giảng dạy.
quen thuộc khi du khách tham gia vào dịch vụ dạy nấu ăn tại các khách sạn, nhà hàng. Ngày càng có nhiều công ty lữ hành đưa lớp học nấu ăn vào trong tour dành cho khách nước ngoài. Chị Vũ Anh, Công ty Du lịch Tre Xanh cho biết: “Hầu hết du khách nước ngoài đều hào hứng tham dự lớp học dạy nấu ăn”. Thậm chí có những du khách khi biết về tour này đã đề nghị cho vào lịch trình của họ trong thời gian ở Hà Nội”. Người quản lý nhà hàng Highway 4 cho biết: “Chúng tôi có hai đến ba lớp một tuần và chưa bao giờ vắng khách cho dù vào mùa vắng khách du lịch. Khách dự cooking class chủ yếu do các công ty lữ hành giới thiệu đến, cũng có những khách tự tìm đến do đã được biết về ẩm thực Việt Nam qua mạng Internet”.
Đưa phở, nem đến gần với du khách
Kết hợp với các công ty lữ hành
Vốn là người Hà Nội gốc, bà Phạm Ánh Tuyết, chủ nhà hàng 25 Mã Mây vẫn giữ được nét độc đáo của các món ăn truyền thống trong đó có phở và nem. Không chỉ giới thiệu món ăn Hà Nội, từ vài năm nay, bà Tuyết đã tổ chức dạy người nước ngoài nấu ăn. Không coi lợi nhuận là tất cả, điều bà mong muốn là để mọi người hiểu về một Hà Nội gần gũi, thanh cao mà sang trọng. Có một khách nước ngoài từ trường dạy nấu ăn Orlando thuộc bang Florida của Mỹ ghé thăm nhà hàng của bà nói rằng: "Chuyến đi này rất thú vị đối với sinh viên của chúng tôi. Các em đã học được nhiều điều qua món ăn Hà Nội, biết thêm nhiều loại gia vị quý ở Việt Nam". Món ăn chính mà bà Ánh Tuyết dạy là nem Hà Nội, ngoài ra khách muốn tìm hiểu món nào, bà sẽ dạy món đó.
Để giới thiệu ẩm thực Việt Nam, hệ thống nhà hàng Highway 4 (Hà Nội) và Nhà hàng Sơn Tinh (Hà Nội) kết hợp với các công ty du lịch của Hà Nội (Indochina, Vidotour…) tổ chức chương trình “Dạy nấu ăn cho du khách”. Trong suốt chuyến du lịch, du khách sẽ có 1 ngày đến nhà hàng để học chế biến món ăn cùng với các đầu bếp chuyên nghiệp và các hướng dẫn viên du lịch. Sau đó, du khách sẽ được thưởng thức chính “tác phẩm” của mình.
Dịch vụ dạy nấu ăn cho khách du lịch tại Hà Nội có nhiều ưu điểm như chất lượng dịch vụ tốt, vệ sinh sạch sẽ; phần lớn du khách đều rất hài lòng, thích thú khi sử dụng dịch vụ. Tuy nhiên, dịch vụ này cũng còn tồn tại nhiều hạn chế như sản phẩm dịch vụ chưa đa dạng, nhân lực dạy nấu ăn cho du khách còn ít. Mặt khác, do còn hạn chế về tuyên truyền quảng bá nên dịch vụ này chưa thu hút được nhiều khách sử dụng dịch vụ khi đến Hà Nội.
Trong căn phòng dạy nấu các món ăn Việt Nam của nhà hàng Highway 4, Aline và Jolly - hai phụ nữ đến từ nước Australia - đang xoay xở với đũa, xoong, nồi và ngổn ngang những gia vị “made in Việt Nam”. Bút, giấy máy ảnh bên cạnh, những đôi mắt xanh chăm chú quan sát và làm theo từng động tác của cô giáo Liên - đầu bếp của nhà hàng. Họ đang hoàn tất một thực đơn hấp dẫn với canh ngao, cơm rang “xa lộ”, cá cuốn … Giờ đây, những hình ảnh như thế đã trở nên
Để góp phần đẩy mạnh việc phát triển dịch vụ dạy nấu ăn cho khách du lịch tại Hà Nội trong thời gian tới, cần thực hiện một số giải pháp như cải tiến cơ chế chính sách, thu hút vốn đầu tư để xây dựng trường dạy nấu ăn cho khách du lịch nước ngoài, đa dạng hóa dịch vụ và sản phẩm, xây dựng tour ẩm thực mới cho các cơ sở cung cấp dịch vụ, nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng chính sách giá phù hợp, đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá…■
Ngoài ra, học viên có thể lựa chọn các chương trình học đa dạng với 107 món. Tùy theo những món ăn khác nhau mà có những mức học phí khác nhau, học viên có rất nhiều cơ hội để lựa chọn. Đây là điểm khác biệt lớn của dịch vụ với các cơ sở khác. Trường đã phục dựng thành công và nắm giữ rất nhiều bí quyết của những món ăn cổ truyền của người Hà Nội xưa, đó là tài liệu quý trong việc hướng dẫn cho du khách nước ngoài biết đến văn hóa ẩm thực Việt Nam.
SẢN PHẨM - THỊ TRƯỜNG
Giữ gìn văn hóa truyền thống. Ảnh: Ngô Lịch
Du khách nước ngoài học hát ca trù. Ảnh: Đoàn Văn Hựu
KHAI THÁC NGHỆ THUẬT CA TRÙ PHỤC VỤ DU KHÁCH PGS.TS. NGUYỄN PHẠM HÙNG THS. TRẦN THỊ HUYỀN
CA TRÙ LÀ LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT ÂM NHẠC BIỂU DIỄN TRUYỀN THỐNG CỦA VIỆT NAM, CÓ LỊCH SỬ TRÊN 500 NĂM, GỒM TRÊN 40 ĐIỆU THỨC KHÁC NHAU. NGÀY 1/10/2009, CA TRÙ CHÍNH THỨC ĐƯỢC UNESCO CÔNG NHẬN LÀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ CẦN ĐƯỢC BẢO VỆ KHẨN CẤP CỦA NHÂN LOẠI.
N
gày nay, dấu tích ca trù còn được lưu giữ ở nhiều vùng Bắc Bộ. Tại Hải Phòng, Thủy Nguyên được biết đến như một cái nôi hát ca trù của vùng duyên hải Bắc Bộ. Vào thời điểm hưng thịnh, hát ca trù được coi là nghề kiếm sống của hàng trăm người dân ở Đông Môn (xã Hòa Bình). Dấu ấn rõ nét nhất của nghệ thuật hát ca trù trên đất Thái Bình hiện còn tại đền Đồng Xâm (xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương). Nơi đây đang lưu giữ một cuốn sách cổ ghi chép bằng chữ Hán, trong đó có một bài tế Tổ nghề ca công và 8 bài tế Thánh bằng ca trù. Cũng theo một số ghi chép, hội đền Đồng Xâm xưa thường được tổ chức khá quy mô. Các giáo phường trong tỉnh dù đi lưu diễn ở tỉnh ngoài, nhưng đến ngày hội của đền đều cử những ca nương đàn hay, hát giỏi nhất về hát chầu Thánh, gọi là tục chầu cử.
Ở Nam Định, nghệ thuật ca trù gắn liền với tên tuổi của các đào nương đã vang danh sử sách cũng như phong trào diễn xướng của loại hình nghệ thuật độc đáo này tại các làng quê trong tỉnh. Thế kỷ 18, nghệ thuật ca trù phát triển mạnh tại xã Hồng Thuận, Nghĩa Thắng, Đồng Sơn… Hiện nay, thôn Thanh Tương (Bắc Ninh) vẫn còn nhà thờ tổ của dòng họ Nguyễn vốn có truyền thống hát ca trù và cố nghệ nhân Nguyễn Thị Thủy hồi trẻ từng đạt giải trong cuộc thi hát “Ca kép phượng” thời Pháp thuộc... Sau một thời gian dài bị mai một, những năm gần đây ca trù được phục hồi và phát triển khá mạnh mẽ tại nhiều địa phương miền Bắc. Ngày nay, du khách có nhu cầu thưởng thức nghệ thuật ca trù có thể tìm đến những địa chỉ du lịch văn hóa tại Hà Nội (như Câu lạc bộ ca trù Thăng Long, Câu lạc bộ ca trù Hà Nội, Trung tâm văn hóa ca trù
Thăng Long, Câu lạc bộ ca trù Thái Hà…) và một số tỉnh trong vùng đồng bằng Bắc Bộ. Câu lạc bộ ca trù Thăng Long tọa lạc tại 28 Hàng Buồm (đền Quan Đế), quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tháng 8/2006, nghệ nhân Phạm Thị Huệ cùng hai người thầy của mình là hai nghệ nhân dân gian Nguyễn Phú Đẹ, Nguyễn Thị Chúc thành lập nhóm ca trù người Việt (nay đổi tên thành Câu lạc bộ ca trù Thăng Long). Đặc biệt, tháng 10/2010, Câu lạc bộ ca trù Thăng Long tham gia tích cực trong dịp đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội và kết hợp cùng Ban Quản lý phố cổ Hà Nội tổ chức biểu diễn tại 28 Hàng Buồm vào tối thứ 7 hàng tuần. Để duy trì được hoạt động này, giáo phường thu phí những đêm diễn, riêng đối với sinh viên và người hưu trí miễn phí hoàn toàn. Hoạt động này đã mang lại nhiều hy vọng cho ca trù trở lại với đời sống xã hội ngày nay. Từ ngày 11/9/2011, ngoài điểm biểu diễn trên, Câu lạc bộ ca trù Thăng Long đã mở thêm một điểm biểu diễn ca trù hàng đêm tại nhà cổ 87 Mã Mây. Hai điểm biểu diễn cố định và thường xuyên có khán giả nói chung và du khách nói riêng đã hình thành những điểm dừng chân thú vị với du khách khi đến Hà Nội, đặc biệt với du khách nước ngoài. Câu lạc bộ ca trù Hà Nội tại đình Kim Ngân, số 42 Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm, do nghệ sĩ Bạch Vân sáng lập. Hiện nay, vào 20h thứ 7 hàng tuần, Câu lạc bộ Ca trù lại mở cửa đón du khách trong và ngoài nước tới thưởng thức ca trù ngay giữa phố cổ Hà Nội, tại điểm tham quan được coi là “linh hồn” của phố cổ và được rất nhiều du khách yêu thích - đền Kim Ngân, nơi thờ phụng ông tồ nghề chạm bạc. Ngoài ra, Câu lạc bộ Ca trù Hà Nội còn có một địa điểm sinh
31
DU LỊCH VIỆT NAM / SỐ 10.2015
Nghệ nhân làm đồ lưu niệm du lịch Ảnh: Đăng Thanh
SẢN PHẨM - THỊ TRƯỜNG
hàng tháng tại Bích Câu đạo quán (14 hoạt Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội). Đây là nơi gặp gỡ, giao lưu và biểu diễn của những nghệ nhân và người hâm mộ ca trù của Hà Nội, nhưng trong tương lai khi nghệ thuật ca trù tiếp tục thu hút được sự quan tâm của người dân rất có thể nơi đây sẽ trở thành một điểm biểu diễn chuyên nghiệp, thường xuyên mở cửa đón khán giả và du khách. Trung tâm văn hóa ca trù Thăng Long nằm tại 25 Tông Đản, Hoàn Kiếm. Trung tâm này là địa chỉ đầu tiên và duy nhất hiện nay tổ chức biểu diễn ca trù chuyên nghiệp với phòng diễn đầy đủ trang thiết bị hiện đại nhưng không làm mất đi nét văn hóa Việt và không gian trang trọng, tôn quý của ca trù. Một phần lợi nhuận thu được từ hoạt động của trung tâm dành để đào tạo cho những người có khả năng theo học ca trù; phần còn lại dùng để đào tạo, dạy nghề cho những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em mồ côi. Đây cũng được coi là nhà hát đầu tiên của ca trù sau nhiều thế kỷ tồn tại loại hình nghệ thuật mang tính bác học này. Tại Hà Nội, du khách cũng có thể thưởng thức nghệ thuật ca trù tại Câu lạc bộ ca trù Lỗ Khê (xã Liên Hà, Đông Anh), Câu lạc bộ ca trù thôn Chanh (xã Văn Nhân, huyện Phú Xuyên), Câu lạc bộ ca trù Thái Hà (Thụy Khuê, Tây Hồ), Câu lạc bộ ca trù Thượng Mỗ (Chương Mỹ)... Ngoài Hà Nội, ngành Du lịch có thể khai thác sản phẩm du lịch này tại một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Ninh Bình có Câu lạc bộ ca trù tại đền thờ Nguyễn Công Trứ và Câu lạc bộ ca trù Cố Viên Lầu. Tại Hải Phòng, Câu lạc bộ ca trù Hải Phòng đặt trụ sở tại đình Hàng Kênh, có lịch tập luyện và biểu diễn hàng tuần giữa các nghệ nhân, vào thứ bảy của tuần cuối tháng có tổ chức biểu diễn cho khách nghe; Câu lạc bộ ca trù Đông Môn, xã Hòa Bình, huyện Thủy Nguyên cũng là một câu lạc bộ có tiếng. Thái Bình có Câu lạc bộ ca trù thành phố Thái Bình, Câu lạc bộ ca trù xã Bình Định (huyện Kiến Xương). Nghệ thuật ca trù tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng đang dần trở thành một sản phẩm du lịch độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc, thu hút du khách trong và ngoài nước. Việc khai thác nghệ thuật ca trù nói riêng và các giá trị văn hóa truyền thống nói chung trong kinh doanh du lịch là rất cần thiết nhằm mục đích vừa bảo tồn vừa phát huy các giá trị vốn có vừa làm phong phú thêm sản phẩm du lịch Việt Nam.■ SỐ 10.2015 / DU LỊCH VIỆT NAM
32
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM LƯU NIỆM GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀ MỘT TRONG NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG MÀ NHIỀU ĐỊA PHƯƠNG TRONG CẢ NƯỚC ĐANG QUAN TÂM. XU HƯỚNG ĐÓ XUẤT PHÁT TỪ NHỮNG LỢI ÍCH MÀ SẢN PHẨM LƯU NIỆM MANG LẠI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH. Tăng sức hấp dẫn cho điểm đến, kích thích nhu cầu mua sắm của du khách Trong chuyến đi, khách du lịch thường thích mang về sản phẩm lưu niệm đặc trưng của vùng miền để lưu giữ kỷ niệm về chuyến đi, làm quà tặng cho bạn bè, người thân. Vì thế, du lịch kết hợp mua sắm, trong đó có mua sản phẩm lưu niệm tạo sức hút lớn đối với du khách, góp phần tăng lượng du khách, cũng như nâng cao nguồn thu cho ngành Du lịch. Nếu du lịch không kết hợp mua sắm mà chỉ đơn thuần là những hoạt động tham quan, trải nghiệm thì chuyến đi sẽ thiếu hấp dẫn.
Xuất khẩu tại chỗ Trong kinh doanh du lịch, doanh thu từ dịch vụ bổ sung thường khá cao, thậm chí cao hơn các dịch vụ cơ bản như lưu trú, ăn uống, vận chuyển (tỷ lệ trung bình là 3/2). Sự hấp dẫn của các dịch vụ bổ sung cũng góp phần ảnh hưởng đến sự quay trở lại của du khách. Trong dịch vụ bổ sung không thể không kể đến đóng góp của sản phẩm lưu niệm (chiếm khoảng 1/3 - 2/3). Sản phẩm lưu niệm đặc biệt là các sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước. Nếu như năm 2000, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ mới đạt 274 triệu USD, thì năm 2013 kim ngạch xuất
SẢN PHẨM - THỊ TRƯỜNG Du khách tham quan làng nghề. Ảnh: Văn Quang
SẢN PHẨM LƯU NIỆM ĐƯỢC HÌNH THÀNH TỪ BÀN TAY KHÉO LÉO, TỪ SỰ TÀI HOA, TRÍ TUỆ SÁNG TẠO CỦA CÁC NGHỆ NHÂN VÀ LÀ SỰ KẾT TINH CỦA NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA, TRUYỀN THỐNG MANG ĐẬM BẢN SẮC DÂN TỘC.
Sản phẩm lưu niệm du lịch NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG*
khẩu của ngành thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt từ 1,5 - 1,6 tỷ USD, trong đó chủ yếu là đóng góp từ các làng nghề truyền thống. Như vậy, có thể thấy giá trị kinh tế không thể phủ nhận của sản phẩm lưu niệm đối với ngành Du lịch cũng như nền kinh tế quốc gia.
Quảng bá điểm đến Sản phẩm lưu niệm thường được thiết kế dựa theo những mô phỏng về hình ảnh thiên nhiên, đất nước, con người, tái hiện những nét văn hóa truyền thống lâu đời, những nét sinh hoạt đời thường, mang tính đặc trưng, dấu ấn văn hóa và tinh thần của địa phương, ví dụ như mô hình tháp Eiffel của Pháp, tượng nữ thần tự do của Mỹ, búp bê Matryoshka của Nga, thần Ganesha của Ấn Độ, chú mèo Maneki Neko của Nhật Bản… Tại Việt Nam, có những sản phẩm mang đặc trưng riêng của dân tộc Việt như áo dài, áo bà ba, chiếc nón lá, chùa Một Cột, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh... Khi sản phẩm lưu niệm được khách du lịch lưu giữ hay trao tặng cho người thân, bạn bè thì đó là một cách gián tiếp quảng bá du lịch, giới thiệu hình ảnh và văn hóa của địa phương, của đất nước Việt Nam thông qua sản phẩm lưu niệm. Có thể nói, đây là một hình thức quảng bá hình ảnh du lịch rất hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch. *Trung tâm Thông tin Du lịch - Tổng cục Du lịch
Gìn giữ, phát triển các làng nghề truyền thống Sản phẩm lưu niệm, đặc biệt là các sản phẩm thủ công mỹ nghệ được sản xuất theo phong cách truyền thống, gắn liền với các làng nghề, phố nghề; mà chính những làng nghề truyền thống với những giá trị văn hóa hàm chứa bên trong sẽ là điểm du lịch lý tưởng cho khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế đến tham quan, tìm hiểu và mua sắm, bên cạnh đó khách du lịch còn được trải nghiệm trực tiếp làm ra các sản phẩm lưu niệm. Vì thế, sản phẩm lưu niệm góp phần thúc đẩy phát triển các làng nghề truyền thống và theo đó phát triển loại hình du lịch làng nghề truyền thống.
Tăng thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo Phát triển sản phẩm lưu niệm giúp tạo việc làm cho người dân địa phương. Theo thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, nước ta có hơn 1.600 làng nghề được công nhận và khoảng 3.200 làng có nghề, tạo việc làm cho hơn 11 triệu lao động. Các làng nghề đã góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đặc biệt còn giải quyết được vấn đề việc làm cho một bộ
phận người khuyết tật. Như vậy, có thể thấy phát triển sản phẩm lưu niệm, đặc biệt là sản phẩm thủ công mỹ nghệ không chỉ giải quyết được vấn đề việc làm cho lao động địa phương, mà còn giúp người lao động nâng cao chất lượng đời sống, làm thay đổi diện mạo nông thôn. Phát triển các sản phẩm lưu niệm mang đặc trưng văn hóa của mỗi vùng miền là hành trình đầu tư lâu dài cho sự phát triển du lịch, góp phần nâng cao giá trị kinh tế cho ngành “công nghiệp không khói”, gìn giữ, phát triển làng nghề truyền thống và quảng bá du lịch. Trong thời gian tới, các cơ quan quản lý nhà nước các cấp cần có chủ trương, chính sách và định hướng phù hợp để sản phẩm lưu niệm ngày càng phát huy vai trò quan trọng trong phát triển du lịch, phát triển bền vững kinh tế vùng miền, địa phương đặc biệt là khu vực nông thôn.■ Tài liệu tham khảo: 1. Nguyễn Thị Mai Phương (2013), “Nghiên cứu phát triển sản phẩm quà lưu niệm nhằm phục vụ khách du lịch ở Hạ Long”, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Du lịch, trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 2. Trịnh Xuân Thắng (2014), Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống một cách bền vững, tapchicongsan. org.vn/Home/PrintStory.aspx
33
DU LỊCH VIỆT NAM / SỐ 10.2015
VÒNG QUANH THẾ GIỚI
Nepal KHÁM PHÁ
GS. NGUYỄN LÂN DŨNG
NEPAL CÓ DÁNG HÌNH MỘT DẢI LỤA NẰM GIỮA HAI NƯỚC ĐÔNG DÂN NHẤT THẾ GIỚI LÀ TRUNG QUỐC VÀ ẤN ĐỘ. DU LỊCH CHIẾM TỶ TRỌNG CHỦ YẾU TRONG LĨNH VỰC DỊCH VỤ Ở ĐẤT NƯỚC NÀY.
N
epal nghèo hơn nước ta rất nhiều. Diện tích 147.181km2 nhưng chỉ có 16,07% đất đai có thể canh tác và 0,85% đất hai vụ. Với 75% lao động nông nghiệp, đất nước này hầu như có rất ít sản phẩm để xuất khẩu, phần lớn là thảm, quần áo, khăn quàng lông thú, đồ da, đồ gỗ, một ít đậu đỗ và hàng thủ công mỹ nghệ. Ngoài rừng và một ít khoáng sản như côban, sắt, đồng, thạch anh, than non…, Nepal hầu như có rất ít tài nguyên thiên nhiên.
Nepal sở hữu 14 ngọn núi (trong số 14 ngọn của cả thế giới) có độ cao trên 8.000m, đó là Everest, Kangchenjunga, Lhotse I… Bên cạnh những vùng nông thôn nghèo khổ là những thành phố sầm uất và đông dân. Nepal có tới 47 sân bay (với 11 sân bay khá tốt), rất tiện lợi để bay đến các địa phương trong cả nước. Đường bay quốc tế từ Việt Nam đến Kathmandu có thể chuyển chuyến bay tại Bangkok hay Delhi. Từ các nước khác cũng có rất nhiều đường bay đến Nepal, có cả các chuyến bay giá rẻ. Visa có thể lấy ngay tại sân bay (60 ngày với giá 30USD). Không chỉ đến du lịch Nepal để chiêm ngưỡng các ngọn núi cao, rất nhiều khách du lịch đến Nepal để thăm các vườn quốc gia rộng lớn và được bảo vệ nghiêm ngặt. Tôi đã có dịp đến vườn quốc gia Chitwan (rộng 932km2) đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Cũng như tất cả du khách khác, khi vào vườn quốc gia Chitwan, tôi được ngồi trên lưng voi, chứng kiến một đôi tê giác chỉ đứng cách xa mình vài mét, gặp cả hươu nai và nhiều loài chim lạ (thậm chí có người còn gặp cả hổ). Tham quan như vậy mới tuyệt chứ! Tại đất nước này, việc bảo vệ rừng ăn sâu vào máu thịt của nhân dân cho nên không hề xảy ra chuyện phá rừng, đốt rừng như ở nước ta. Nepal là nước còn nghèo nhưng điều tôi hoàn toàn bất ngờ là chất lượng giáo dục rất tốt. Tôi ở nhà một giáo viên 56 tuổi. Ông có một cậu con trai đang học năm thứ hai đại học, cả hai bố con nói tiếng Anh hết sức thành thạo. Hóa ra không ít trường ở Nepal dạy tiếng Anh từ… trường mầm non và mẫu giáo. Tôi rất có cảm tình khi thấy tất cả học sinh ở đây đều mặc đồng phục rất đẹp và cả nam lẫn nữ ngay từ bậc tiểu học đều… thắt cra-vát. Là một quốc gia đa sắc tộc, đa ngôn ngữ và đa tôn giáo, đất nước này có nhiều đền chùa lộng lẫy, thu hút rất đông người đến cầu nguyện, chiêm ngưỡng. Có ngôi chùa xây bằng vàng thật nên luôn luôn được cảnh sát quản lý nghiêm ngặt. Nhiều bảo tàng quốc gia rất hiện đại nhưng du khách không được chụp ảnh bên trong. Tại các siêu thị, hàng hóa tràn ngập chẳng thua kém gì tại các nước phát triển. Các khu nhà ở của tầng lớp trung lưu khác hẳn với khu nhà truyền thống của số đông dân cư. Nepal được nhiều du khách yêu thích bởi sở hữu những cảnh sắc thiên nhiên kỳ thú, nền văn hóa đa sắc màu, những người dân thân thiện, hiếu khách... Một nơi như vậy lẽ nào lại có ít người Việt Nam đến du lịch? Ngoài các nhà hàng Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Thái Lan, tại Nepal tuyệt nhiên vắng bóng các nhà hàng Việt Nam. Tôi đã tự hỏi tại sao không có người Việt Nam đầu tư vào mảnh đất có dân số không quá ít (đứng thứ 41/200 quốc gia) và lại rất đông du khách này?■
35
DU LỊCH VIỆT NAM / SỐ 10.2015
Pangkor ĐẾN VỚI
CÁC NGỌC
Chim công và chim Honrbill khoe dáng
Sáng ra biển xem ngư dân lưới cá
VÒNG QUANH THẾ GIỚI
P
angkor là một đảo nhỏ thuộc bang Perak của Malaysia, nơi có cảnh biển hoang sơ tuyệt đẹp.
Từ thủ đô Kuala Lumpur, du khách có thể di chuyển bằng ô tô đến hải cảng Lumut để đi tàu sang đảo Pangkor. Trước khi xuống tàu, du khách nên mua vài loại đồ ăn khô, bánh kẹo, trái cây vì Pangkor chưa có nhiều điểm bán hàng. Tàu chạy gần 30 phút thì đến đảo. Và khu nghỉ dưỡng Pangkor Island Beach là một trong những lựa chọn lý tưởng. Các khu nghỉ dưỡng ở Pangkor hầu như đều có mặt sau tựa lưng vào núi rừng hoang sơ nên những chú khỉ khá dạn dĩ với du khách. Đó là lý do mỗi phòng của khu nghỉ dưỡng Pangkor Island Beach đều có tấm bảng nhỏ ghi: “Nhớ luôn khóa chốt cửa để khỉ không vào phòng”. Sáng sớm, du khách có thể dạo bộ xem ngư dân đánh bắt cá, kéo lưới trên bờ biển ngay cạnh khu nghỉ dưỡng. Mẻ lưới nào cũng có những con cá thu, cá đuối, cá chim, cá nục và mực lớn 1 - 2kg. Chim sẻ, chim công và phượng hoàng đất ở Pangkor Island Beach Resort đã quen giờ “giao lưu” với du khách. Giờ điểm tâm sáng, chim sẻ nhảy nhót trên những cành cây thấp hay sà
Thông tin cho du khách: -
Mỗi ngày có 21 chuyến tàu từ hải cảng Lumut sang Pangkor và ngược lại, riêng sang Pangkor Island Beach Resort có 6 chuyến đi và về. Giá vé 30RM/lượt (1USD tương đương 3,3RM).
-
Ngoài ra, bạn có thể đi máy bay từ Kuala Lumpur đến Pangkor. Hãng hàng không Berjaya Air mỗi tuần có ba chuyến bay giữa Sultan Abdul Aziz Shah Airport và Pangfkor Airport vào các ngày thứ tư, thứ sáu và chủ nhật.
-
Giá phòng khách sạn ở Pangkor Island Beach Resort từ 480 – 1.100RM tùy loại phòng và hướng phòng nhìn ra biển, ra vườn hay hướng núi. Khu nghỉ dưỡng có khu trông trẻ và khu vui chơi cho trẻ em.
-
Bạn có thể thuê xe đạp với giá 5RM/ngày hoặc xe máy với giá 10RM/ngày để tự mình khám phá hòn đảo.
xuống khoảng sân gần nhà hàng, muốn tập hợp chúng lại thật đông, bạn chỉ cần bỏ vài mẩu bánh mì ra sân. Những chú công và phượng hoàng đất rất đúng giờ, cứ 7giờ 30 sáng và 18 giờ 30 mỗi chiều, chúng bay đến đậu trên cành khô gần khu hồ bơi chờ dùng bữa do khu nghỉ dưỡng phục vụ. Chúng vừa ăn, vừa khoe dáng đủ tư thế làm vui cho du khách. Món ăn mang hương vị biển đặc biệt nhất của đảo Pangkor là mì dùng với nước súp nấu từ cá cơm khô. Vị ngọt và hương thơm đặc trưng của cá cơm đủ ngon mà không cần thêm bất kỳ gia vị nào. Buổi tối các khu nghỉ dưỡng ở đây đều có ban nhạc phục vụ khách. Du khách có thể đi tàu khám phá bờ biển quanh đảo để ngắm nhìn các vách đá, khối đá có hình dáng đặc biệt như hình người phụ nữ mảnh mai, cá heo, trái táo khổng lồ, chú voi đá có chiếc vòi dài, cá sấu đá thì ngóc đầu lên mặt biển…■ 37
DU LỊCH VIỆT NAM / SỐ 10.2015
Núi Đôi - Quản Bạ. Ảnh: Võ Chí Trung
QUA MIỀN DI SẢN VIỆT BẮC NĂM 2015, MẢNH ĐẤT ĐỊA ĐẦU TỔ QUỐC - HÀ GIANG ĐĂNG CAI TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH “QUA NHỮNG MIỀN DI SẢN VIỆT BẮC” LẦN THỨ VII. CHƯƠNG TRÌNH DIỄN RA TỪ NGÀY 7 - 10/10/2015 VỚI NHIỀU HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ VÀ TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ VỀ DU LỊCH, VĂN HÓA, ẨM THỰC, CÁC MÔN THỂ THAO DÂN GIAN TRUYỀN THỐNG…
Mùa hoa tam giác mạch. Ảnh: Thanh Hà
V
iệt Bắc không chỉ là địa danh giàu truyền thống lịch sử cách mạng, là thủ đô kháng chiến mà còn sở hữu cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ làm say lòng biết bao du khách. Hà Giang - điểm cực Bắc của Tổ quốc để lại ấn tượng trong lòng du khách với hình ảnh cột cờ Lũng Cú tung bay trong gió, công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn, con đường Hạnh Phúc - con đường huyền thoại, Mã Pì Lèng, “Đệ nhất hùng quan”, cổng trời Quản Bạ với núi Cô Tiên, sông Nho Quế, chợ tình Khâu Vai… Việt Bắc còn là quê hương của mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào lịch sử, hang Pác Pó, suối Lê Nin, hồ Núi Cốc, “cảnh tiên” hồ Ba Bể, ải Chi Lăng, thành Nhà Mạc, di tích văn hóa Bắc Sơn, khu du lịch Mẫu Sơn… Là vùng đất hội tụ hơn 20 dân tộc cùng chung sống, Việt Bắc mang trong mình nhiều sắc màu văn hóa độc đáo, thu hút du khách trong và ngoài nước tìm đến khám phá.
Với mục đích tăng cường hợp tác phát triển du lịch giữa các tỉnh trong vùng Việt Bắc, chương trình “Qua những miền di sản Việt Bắc” 2015 có sự đổi mới về cả hình thức và nội dung. Theo đó, chương trình tập trung quảng bá, xúc tiến điểm đến, giới thiệu những tiềm năng, sản phẩm du lịch nổi bật, có thế mạnh về văn hóa - lịch sử, tài nguyên du lịch như: du lịch cộng đồng, du lịch đường thủy, du lịch di tích lịch sử vùng chiến khu Việt Bắc - miền quê cách mạng, tôn vinh các giá trị văn hóa dân tộc, thu hút khách du lịch, nhà đầu tư. Bên cạnh đó là hội nghị tổng kết chương trình hợp tác
SỐ 10.2015 / DU LỊCH VIỆT NAM
38
Nụ cười vùng cao
LÀ HOẠT ĐỘNG THƯỜNG NIÊN CÓ Ý NGHĨA VÀ ẢNH HƯỞNG LỚN TỚI SỰ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA - XÃ HỘI CỦA 6 TỈNH VIỆT BẮC (CAO BẰNG, BẮC KẠN, LẠNG SƠN, THÁI NGUYÊN, TUYÊN QUANG VÀ HÀ GIANG), CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH “QUA NHỮNG MIỀN DI SẢN VIỆT BẮC” DIỄN RA LẦN ĐẦU TIÊN VÀO NĂM 2009 Ở HÀ GIANG, SAU ĐÓ ĐƯỢC TỔ CHỨC LUÂN PHIÊN MỖI NĂM MỘT LẦN TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG TRONG VÙNG ĐÔNG BẮC.
6 tỉnh và quốc tế…, tái hiện cuộc sống, nét văn hóa đặc trưng của đất và người Việt Bắc.
phát triển du lịch 6 tỉnh Việt Bắc giai đoạn 2009 -2015 nhằm đề xuất phương hướng, giải pháp đẩy mạnh liên kết vùng trong những năm tiếp theo; lễ ký kết biên bản giữa UBND 6 tỉnh, tạo khung pháp lý trong việc thực hiện các thỏa thuận hợp tác trong giai đoạn mới. Năm nay, điểm nhấn thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách là chương trình khai mạc mang chủ đề “Qua những miền di sản Việt Bắc” được tổ chức tại khu vực Quảng trường 26/3 - TP. Hà Giang vào tối ngày 9/10/2015. Đây là chương trình có quy mô cấp khu vực, với sân khấu sinh động, đẹp mắt, màn hình led công nghệ cao, các tiết mục nghệ thuật đặc sắc, công phu mang âm hưởng vùng miền, với sự góp mặt của đoàn nghệ thuật
Đến với Hà Giang vào dịp này, du khách còn được tham gia, trải nghiệm nhiều sự kiện, hoạt động hấp dẫn khác. Không gian trưng bày triển lãm ảnh đẹp du lịch 6 tỉnh Việt Bắc với chủ đề “Về miền di sản Việt Bắc” trưng bày những bức ảnh đẹp về miền đất và con người, những di sản, di tích, danh lam thắng cảnh và tài liệu, hiện vật, bảo vật quốc gia của các tỉnh khu vực Việt Bắc. Không gian văn hóa chợ vùng cao Việt Bắc trình diễn, chế biến, trưng bày giới thiệu văn hóa ẩm thực từng địa phương, các đặc sản dân tộc, món ăn đặc sắc phục vụ khách du lịch theo vùng miền đặc trưng tại khu vực Việt Bắc. Không gian trưng bày giới thiệu sản phẩm du lịch trưng bày các đồ thủ công mỹ nghệ, trang phục truyền thống, hiện vật thể hiện những giá trị văn hóa đặc sắc địa phương. Một trong những hoạt động khác biệt trong khuôn khổ chương trình là Hội đua mảng
tỉnh Hà Giang mở rộng lần thứ nhất tại lòng hồ thủy điện Na Hang - huyện Bắc Mê với mục đích đẩy mạnh khai thác quảng bá thế mạnh tuyến du lịch đường thủy đặc trưng kết nối với các tỉnh vùng Việt Bắc gồm: hồ thủy điện Na Hang (Hà Giang, Tuyên Quang), hồ Ba Bể (Bắc Kạn), hồ Núi Cốc (Thái Nguyên), hồ Thang Hen (Cao Bằng). Thông qua đó, du khách có được những trải nghiệm bất ngờ với loại hình du lịch đường thủy miền núi mới độc đáo của Việt Nam. Tiếp nối thành công từ những năm trước, hội thi đấu các môn thể thao dân tộc là cơ hội để khách du lịch được tận mắt chứng kiến những loại hình thể thao dân tộc, truyền thống độc đáo có một không hai trên thế giới như: đẩy gậy, đi cà kheo, bắn nỏ, tung còn… Hãy dành thời gian đến với chương trình “Qua những miền di sản Việt Bắc” 2015, du khách sẽ có được những trải nghiệm đáng nhớ ngay tại mảnh đất địa đầu tổ quốc Việt Nam.■ PV 39
DU LỊCH VIỆT NAM / SỐ 10.2015
THƯƠNG HIỆU DU LỊCH
HÀ GIANG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM ĐẶC THÙ VÀ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU DU LỊCH TS. ĐỖ CẨM THƠ*
NẰM Ở ĐỊA ĐẦU TỔ QUỐC VỚI ĐỊA HÌNH HIỂM TRỞ, HÙNG VĨ VÀ HỘI TỤ NHIỀU TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH, HÀ GIANG CÓ SỨC HÚT NGÀY CÀNG LỚN ĐỐI VỚI DU KHÁCH. ĐẶC BIỆT, TỪ KHI CAO NGUYÊN ĐÁ ĐỒNG VĂN GIA NHẬP MẠNG LƯỚI CÔNG VIÊN ĐỊA CHẤT TOÀN CẦU CỦA UNESCO THÌ LƯỢNG KHÁCH ĐẾN HÀ GIANG TĂNG TRƯỞNG RẤT NHANH. VIỆC CẦN LÀM HIỆN NAY LÀ HOẠCH ĐỊNH RÕ HƯỚNG PHÁT TRIỂN MỘT CÁCH BỀN VỮNG VỀ THỊ TRƯỜNG, SẢN PHẨM DU LỊCH VÀ HƯỚNG ĐẾN XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CHO DU LỊCH HÀ GIANG.
Mùa vàng Hoàng Su Phì, Hà Giang
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Hà Giang được phê duyệt tại Quyết định số 1646/QĐ-UBND ngày 20/8/2014 đã xác định phát triển các sản phẩm du lịch tại Hà Giang gồm: du lịch địa chất, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch vui chơi giải trí, du lịch nghỉ dưỡng. Dựa trên những tiềm năng du lịch của Hà Giang, những định hướng phát triển của quy hoạch tổng thể phát triển du lịch và kế hoạch phát triển du lịch của tỉnh đến năm 2020, thông qua những phân tích cung – cầu, những lợi thế cần huy động trong việc phát triển sản phẩm du lịch ở Hà Giang cho thấy, cần thiết phải có những định hướng xác định được tính ưu tiên, đặc biệt phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù cho Du lịch Hà Giang cùng chiến lược khai thác, thu hút thị trường và liên kết phát triển sản phẩm du lịch hiệu quả. Để định hướng về mức độ ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch cho các địa phương thì có 3 nhóm sản phẩm du lịch: các sản phẩm du lịch đặc thù, sản phẩm du lịch chính và sản phẩm du lịch bổ trợ. Tùy vào điều kiện phát triển của từng địa phương mà cần có mức độ ưu tiên và những chiến lược phát triển riêng cho từng nhóm sản phẩm. Đối với các điều kiện và lợi thế của Hà Giang, cần ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch theo hướng sau: Hệ thống sản phẩm du lịch đặc thù tại Hà Giang Nếu so với nhiều địa phương khác thì Hà Giang là nơi có nhiều sản phẩm du lịch mang tính đặc thù. Nằm trong nhóm những sản phẩm đặc thù mà Hà Giang cần phát huy, tập trung phát triển là những sản phẩm gắn với những trải nghiệm khám phá và chinh phục thiên nhiên hùng vĩ, ghi dấu ấn tại địa danh địa đầu Tổ quốc; những sản phẩm gắn với các hoạt động khám phá, chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên với vẻ đẹp thuần khiết và hùng vĩ; các hoạt động gắn với tìm hiểu các giá trị địa chất đặc biệt kỳ thú của công viên địa chất toàn cầu; các sản phẩm gắn với hoạt động thể thao mạo hiểm dưới nhiều hình thức có thể mang đến các trải nghiệm rất riêng ở khu vực địa hình núi cao tỉnh Hà Giang; sản phẩm du lịch nông nghiệp gắn với lễ hội hoa tam giác mạch, lễ hội khèn Mông...
Chợ phiên Hà Giang SỐ 10.2015 / DU LỊCH VIỆT NAM
*Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch
40
THƯƠNG HIỆU DU LỊCH
THỰC HIỆN QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU
mạo hiểm, những điểm ngắm phù hợp chiêm ngưỡng thắng cảnh, những giá trị nguyên bản của nếp sinh hoạt chợ tình...
Xác định các giá trị cốt lõi thương hiệu
Bên cạnh đó là việc thực hiện quy hoạch và đầu tư xây dựng các hạng mục công trình và các tiện nghi phù hợp với cảnh quan và địa hình phục vụ nhu cầu du lịch, trong đó phân biệt rõ hai loại thị trường:
Xúc tiến quảng bá - xây dựng hình ảnh Xúc tiến quảng bá - Nâng cao các giá trị cốt lõi thương hiệu Xúc tiến quảng bá - thâm nhập, tạo nhận thức trong thị trường Xúc tiến quảng bá tích cực xây dựng thương hiệu
Các sản phẩm du lịch đặc thù cần tập trung phát triển gồm: Khám phá, trải nghiệm chinh phục địa hình: đỉnh Tây Côn Lĩnh, đỉnh Chiêu Lầu Thi, đỉnh Mã Pì Lèng, núi Tù Sán; điểm địa đầu Tổ quốc Cột cờ Lũng Cú. Thưởng ngoạn cảnh quan đặc biệt: đỉnh Mã Pì Lèng - sông Nho Quế, Núi Đôi - Cổng Trời, ruộng bậc thang Hoàng Su Phì, những thung lũng hoa tam giác mạch… Tìm hiểu địa chất (gắn với các giá trị địa chất của công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn): tìm hiểu địa chất địa mạo, nghiên cứu khoa học về kiến tạo địa chất và lớp vỏ trái đất, tìm hiểu nền văn hóa gắn với các tầng địa chất… Thể thao mạo hiểm: các hoạt động leo núi, đua mô tô, đi xe đạp, dù lượn... trên các địa hình phức tạp nhưng cảnh quan phong phú như đỉnh Tây Côn Lĩnh, đỉnh Chiêu Lầu Thi, núi Tù Sán… Tham gia lễ hội: chợ tình Khâu Vai, lễ hội nhảy lửa, lễ hội cấp sắc… Vai trò của sản phẩm du lịch đặc thù ở Hà Giang Với thế mạnh và quy mô của các sản phẩm du lịch đặc thù ở Hà Giang thì khác với nhiều địa phương khác, sản phẩm du lịch đặc thù ở Hà Giang thường là những mục tiêu đích của thị trường, có khả năng thu hút sự quan tâm nhiều nhất của thị trường. Trong trường hợp của Hà Giang thì sản phẩm du lịch đặc thù cũng là những sản phẩm du lịch đặc trưng của Hà Giang và tham gia trong hệ thống sản phẩm du lịch đặc trưng cho cả vùng núi phía Bắc. Sản phẩm du lịch đặc thù ở Hà Giang cũng là tâm điểm cho việc thiết kế các sản phẩm
du lịch tổng hợp khác, kết hợp với các sản phẩm quan trọng hoặc các sản phẩm bổ trợ khác nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch phục vụ thị trường. Với vai trò quan trọng trong hệ thống sản phẩm như vậy, sản phẩm du lịch đặc thù cũng là yếu tố chính trong việc xây dựng và hình thành thương hiệu Du lịch Hà Giang. Các giá trị trải nghiệm sản phẩm du lịch đặc thù cũng chính là những giá trị cốt lõi nhận biết về thương hiệu Du lịch của Hà Giang. Đặc điểm thu hút thị trường của sản phẩm du lịch đặc thù ở Hà Giang Là thế mạnh nhưng các sản phẩm du lịch đặc thù ở Hà Giang lại đều là những sản phẩm kén thị trường. Các thị trường đích thực sự của các sản phẩm du lịch đặc thù ở Hà Giang là những thị trường ngách, có mục đích rõ ràng, có sức khỏe, thời gian, có khả năng chi trả, có mong muốn và động cơ rõ ràng về khám phá thiên nhiên và văn hóa. Tuy vậy, các thị trường khách du lịch đại trà cũng mong muốn tham gia sử dụng và trải nghiệm các sản phẩm du lịch đặc thù của Hà Giang vì những sản phẩm này có tính hấp dẫn cao. Yêu cầu về giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù ở Hà Giang Trong quá trình định hướng thị trường và phát triển sản phẩm cần thận trọng trong việc đầu tư phát triển các điểm dịch vụ, tránh sự thương mại hóa và đánh mất đi tính chân thực của các giá trị tài nguyên. Cần xác định rõ những giá trị đặc thù cần bảo vệ, bảo tồn. Đó là những di sản, những giá trị đã được xác định của công viên địa chất Đồng Văn, cũng có thể là những địa hình phù hợp cho các trải nghiệm du lịch
Phát triển rõ nét các sản phẩm du lịch đặc thù phục vụ thị trường mục tiêu chính của các sản phẩm này; phát triển các dịch vụ để kết nối với các sản phẩm du lịch chính và bổ trợ trong các sản phẩm du lịch tổng hợp phục vụ đối tượng khách du lịch đại trà hơn. Hệ thống sản phẩm du lịch quan trọng và bổ trợ tại Hà Giang Hệ thống sản phẩm du lịch quan trọng gồm những sản phẩm có thể thu hút đông đảo hơn về thị trường. Tham gia các hoạt động du lịch dựa vào thiên nhiên, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, tìm hiểu về văn hóa, kiến trúc... là những hoạt động có thể phát triển các sản phẩm thu hút nhiều thị trường khách khác nhau cả trong nước và quốc tế. Sản phẩm du lịch quan trọng cần tập trung phát triển gồm: Du lịch sinh thái: thưởng ngoạn thắng cảnh thiên nhiên thác Tiên – đèo Gió, núi Cấm; tìm hiểu hệ sinh thái núi cao; du ngoạn hồ Quang Minh, hồ thủy điện Thái An, hồ thủy điện Na Hang, sông Chừng… Du lịch cộng đồng: tìm hiểu cuộc sống, sinh hoạt, tập tục của cộng đồng; nghỉ tại nhà dân; tham gia các hoạt động cùng cộng đồng dân cư; tìm hiểu hoạt động canh tác của cộng đồng dân cư. Tìm hiểu các giá trị kiến trúc đặc trưng gắn với văn hóa lịch sử: tham quan kiến trúc Nhà Vương; kiến trúc phổ cổ Đồng Văn... Tìm hiểu văn hóa: tìm hiểu và thưởng thức ẩm thực địa phương... Bên cạnh đó là các sản phẩm du lịch ở các quy mô nhỏ hơn, thu hút ít hơn sự tham gia đông đảo của thị trường nhưng có khả năng bổ sung cùng các sản phẩm khác để hình thành các sản phẩm du lịch tổng hợp phong phú hoặc phục vụ các nhu cầu đặc biệt như du lịch tâm linh, du lịch tìm hiểu làng nghề, du lịch khám phá hang động... Các sản phẩm du lịch bổ trợ cần tập trung phát triển gồm: Khám phá hang động: hang Khố Mỉ, động Nguyệt, hang Rồng, Nà Luông, Bó Khiếu, 41
DU LỊCH VIỆT NAM / SỐ 10.2015
THƯƠNG HIỆU DU LỊCH
và phát triển thương hiệu du lịch Hà Giang cần chú trọng:
Nét đẹp Hà Giang
Đán Cúm, Nà Chảo, Thiên Thủy, Đán Pióong, Vần Chải… Du lịch tâm linh: chùa Sùng Khánh, Nậm Dầu, Bình Lâm, Đình Mường, đền Mẫu, đền Thác Con, đền Trần, đền Chúa bà, đền Mắt rồng, miếu Ông - miếu Bà… Tìm hiểu làng nghề: làng nghề dệt thổ cẩm Lùng Tám, My Bắc, Hồ Thầu; làng nghề mây tre đan (Bắc Quang, Quang Bình); chế tác khèn Mông (Đồng Văn), chạm bạc dân tộc Dao Cao Bồ (Vị Xuyên), nghề rèn đúc (Mèo Vạc)… Tìm hiểu di tích lịch sử - cách mạng: Căng Bắc Mê; tiểu khu Trọng Con, di tích Nàn Ma So với nhiều địa phương khác, hệ thống sản phẩm du lịch quan trọng của Hà Giang không có vai trò lớn như hệ thống sản phẩm du lịch đặc thù. Chỉ lấy riêng ví dụ về sản phẩm du lịch của TP. Hồ Chí Minh, hệ thống sản phẩm du lịch đặc thù ở đây không có vai trò lớn nhưng các sản phẩm quan trọng như du lịch MICE, du lịch đô thị... không có tính đặc thù vì có thể tổ chức ở các thành phố khác nhưng lại đóng vai trò rất lớn trong thu hút khách và tạo ra thu nhập du lịch cho thành phố. Đối với Hà Giang, các sản phẩm du lịch quan trọng lại cần dựa vào các sản phẩm du lịch đặc thù và thiết kế cùng một số yếu tố hay sản phẩm đơn lẻ của hệ thống sản phẩm du lịch đặc thù để có thể thu hút khách.
CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU DU LỊCH CHO HÀ GIANG Là địa phương đi sau trong hoạt động du lịch, ở vào thời kỳ Du lịch Việt Nam đang có những đà phát triển tích cực, có sự nhìn nhận, đánh giá nhất định trong thị trường, việc xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch ở Hà Giang có những thuận lợi nhưng cần được thực hiện một cách thận trọng và bài bản hơn để có thể đạt được hiệu quả và tính bền vững trong quá trình phát triển. Một số nguyên tắc trong quá trình xây dựng SỐ 10.2015 / DU LỊCH VIỆT NAM
42
Xây dựng thương hiệu phải gắn kết với sản phẩm đặc thù. Vì sản phẩm du lịch đặc thù là lợi thế quan trọng của Hà Giang và cũng là đặc trưng cho tỉnh nên việc xây dựng thương hiệu phải gắn chặt với các giá trị đặc thù này, coi đây là các giá trị cốt lõi phát triển thương hiệu. Xây dựng thương hiệu phải gắn liền với kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch ở Hà Giang. Nếu các sản phẩm du lịch đặc thù gắn với thiên nhiên hoang sơ, nét văn hóa bản địa còn nguyên vẹn là những lợi thế lớn phù hợp với nhu cầu và xu hướng nhu cầu thị trường trong tương lai thì các giá trị này của sản phẩm cần được duy trì để các hoạt động xúc tiến quảng bá, xây dựng thương hiệu có sự sát thực. Xây dựng thương hiệu phải gắn kết với thị trường. Thương hiệu được nhìn nhận tích cực và sát thực nhất tại chính thị trường sử dụng sản phẩm và lan tỏa nhận thức về thương hiệu tới các thị trường tiềm năng. Xây dựng thương hiệu trên cơ sở gửi các thông tin tới đúng thị trường đích sẽ hiệu quả và tránh lãng phí nguồn lực. Thị trường khách du lịch Hà Giang hướng đến thu hút không phải thị trường khách du lịch đại trà. Vì vậy, cần xác định rõ các giá trị trải nghiệm sản phẩm, giá trị cốt lõi thương hiệu dễ dàng tiếp nhận và đánh giá cao bởi thị trường đích và các phương thức sử dụng thông tin của các thị trường đích này để tiếp cận và xúc tiến thông tin hiệu quả. Cần cân nhắc các phương tiện truyền thông tin, tránh các phương tiện truyền thông đại trà hoặc chỉ cân nhắc sử dụng các phương tiện này trong giai đoạn xây dựng hình ảnh. Ở vào các giai đoạn xây dựng nhận thức thương hiệu cần tập trung vào các kênh thông tin phù hợp với các thị trường đích. Xúc tiến quảng bá là chiến lược cần được xác định đúng đắn. Kế hoạch xúc tiến quảng bá du lịch của tỉnh Hà Giang cần gắn liền với kế hoạch xây dựng thương hiệu. Các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch nhằm thu hút thị trường, giới thiệu các sản phẩm du lịch, các tiềm năng và giá trị tự nhiên, văn hóa, con người ở Hà Giang nhưng cuối cùng, mục tiêu cần hướng tới là việc phát triển bền vững thương hiệu Du lịch Hà Giang. Chính vì vậy, mọi kế hoạch xúc tiến quảng bá cần được xem xét gắn với từng giai đoạn của quy trình xây dựng thương hiệu du lịch. Quy trình xây dựng và phát triển thương hiệu cho Du lịch Hà Giang cần chú trọng thực hiện từng bước:
Xác định các giá trị cốt lõi thương hiệu là bước đầu tiên cần làm. Các giá trị cốt lõi thương hiệu là những giá trị tiêu biểu nhất, thể hiện sâu sắc nhất về bản chất thương hiệu. Như đã đề cập, giá trị cốt lõi thương hiệu Du lịch Hà Giang cần dựa vào các giá trị của sản phẩm du lịch đặc thù. Các giá trị cốt lõi thương hiệu là nội dung cho mọi hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch, là nội dung cho xây dựng thông điệp, tiêu đề (slogan), biểu tượng (logo). Các giá trị cốt lõi thương hiệu là những giá trị tiêu biểu nhất cho Du lịch Hà Giang và cần khẳng định trong tâm trí thị trường. Các giá trị này có thể cân nhắc như sau: Nơi địa đầu Tổ quốc với núi non hùng vĩ, cảnh quan mê hoặc và những trải nghiệm phong phú, đầy thách thức Nơi có những người dân tộc bình dị, hạnh phúc giữa đời sống và khí hậu khắc nghiệt Sau khi xác định các giá trị cốt lõi thương hiệu, cần thực hiện những bước tiếp theo là xây dựng hình ảnh nhằm hình thành những hình ảnh chung mang tính tích cực tạo tình cảm tốt đẹp trong thị trường; xúc tiến quảng bá nâng cao các giá trị cốt lõi thương hiệu (giai đoạn này cần tập trung hơn vào các thị trường đích); xúc tiến quảng bá - thâm nhập, tạo nhận thức trong thị trường nhằm tạo ra nhận thức rõ ràng về sản phẩm và thương hiệu du lịch của địa phương; xúc tiến quảng bá tích cực xây dựng thương hiệu, củng cố niềm tin, lan tỏa thông tin và nhận thức thương hiệu. Du lịch Hà Giang đang nổi lên như một điểm đến mới và đầy hấp dẫn, các sản phẩm du lịch Hà Giang đậm sắc mang tính đặc thù có sức hấp dẫn cao đối với thị trường. Sức hấp dẫn này lại nằm chính ở sự nguyên sơ của tài nguyên. Việc từng bước phát triển các sản phẩm một cách chắc chắn, bền vững, thu hút thị trường phù hợp sẽ mang đến những hiệu quả lâu dài và xây dựng thương hiệu tích cực, bền vững cho Du lịch Hà Giang, góp phần mang đến thành công trong phát triển sản phẩm và thương hiệu Du lịch Việt Nam.■ Tài liệu tham khảo: 1. Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 2. Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 3. Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch tỉnh Hà Giang đến năm 2020, tầm nhìn 2030 4. Kế hoạch phát triển Du lịch tỉnh Hà Giang đến năm 2020
DOANH NGHIỆP – DOANH NHÂN
Làng Tre Mũi Né
Nơi tận hưởng vẻ đẹp thiên nhiên NẰM GIỮA MÀU XANH HOA CỎ Ở VEN BIỂN PHAN THIẾT (BÌNH THUẬN), LÀNG TRE MŨI NÉ – BAMBOO VILLAGE MANG ĐẾN CHO DU KHÁCH KHÔNG GIAN SỐNG TIỆN NGHI VÀ SANG TRỌNG. NÉT DUYÊN VIỆT VÀ NHỮNG PHONG CÁCH KIẾN TRÚC HÀI HÒA ĐÔNG - TÂY MANG LẠI CHO DU KHÁCH CẢM GIÁC BÌNH YÊN “NHƯ TRỞ VỀ NHÀ”. Bể bơi tại Làng Tre Mũi Né
V
ới 147 phòng được trang bị tiện nghi đạt chuẩn 4 sao, Làng Tre Mũi Né gồm các bungalow hướng biển mang phong cách nhà Việt, mở ra một chuẩn mực mới về nghỉ dưỡng ven biển. Bungalow hướng vườn là nơi du khách có thể tìm kiếm không gian riêng tư với những giờ phút lãng mạn. Nội thất trong các phòng được thiết kế tinh tế, mang đến cho du khách điều kiện sinh hoạt lý tưởng giữa không khí trong lành của một khu nghỉ dưỡng. Ở đây, từ sáng sớm tinh mơ cho đến lúc hoàng hôn buông xuống, du khách đều có thể cảm nhận được nhịp sống thanh bình khi nhìn ra khu vườn xanh mát, cách đó chưa đầy 50 bước chân là mặt biển mênh mông luôn rì rào vỗ sóng.
Bungalow tại Làng Tre Mũi Né
Du khách sẽ phấn chấn khi dạo bước trên con đường làng thơ mộng, ẩn dưới những tán dừa cao vút, giữa khu vườn yên tĩnh. Đừng quên khám phá dòng suối chảy xuyên qua vườn, nơi những đàn cá nhiều màu sắc tung tăng bơi lội, trên cao là bầy chim không ngừng bay nhảy. Đón chào ngày mới ở nhà hàng Đất Rơm là một trải nghiệm tuyệt vời. Khi mặt trời vừa lên bên biển, cũng là lúc du khách có thể thưởng thức buffet sáng với thật nhiều chọn lựa. Tại Bamboo Beach Bar, đừng quên gọi cho mình ly mocktail, cocktail và những thức uống tươi ngon khác. Water Lily Spa mang đến sự thư thái, giúp du khách hồi phục sức khỏe và sắc đẹp. Giữa vườn thiền thanh tịnh, du khách có thể thực hiện những động tác yoga cùng
các huấn luyện viên nhiệt tình, để thư giãn cơ bắp, lắng đọng tinh thần và thả cho tâm hồn tự do. Tập thể dục tại Trung tâm Fitness cạnh hồ bơi giữa vườn, với các dụng cụ cao cấp; tham gia lướt ván diều biển, lướt dù bay và các môn thể thao biển năng động khác… là lựa chọn của nhiều du khách khi nghỉ dưỡng tại đây. Với mong muốn cùng du khách giữ lại những khoảnh khắc đáng nhớ trong cuộc đời, Làng Tre Mũi Né tổ chức nhiều sự kiện quan trọng như tiệc đám cưới, sinh nhật, tiệc kỷ niệm ngay trên bãi biển. Du khách có thể tự lên ý tưởng, tự thực hiện hoặc điều chỉnh chương trình để có được một lễ kỷ niệm như ý muốn. Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, thân thiện của khu nghỉ dưỡng luôn hết lòng phục vụ du khách. Sau 17 năm hình thành và phát triển, giờ đây, Làng Tre Mũi Né - Bamboo Village đã trở thành một tên gọi thân quen với nhiều du khách trong nước và quốc tế, là thương hiệu uy tín của Du lịch Bình Thuận.■ PV 43
DU LỊCH VIỆT NAM / SỐ 10.2015
DOANH NGHIỆP – DOANH NHÂN
KẾT NỐI DU KHÁCH VỚI HÒA BÌNH PHƯƠNG THẢO
Một góc Khách sạn Hòa Bình
cưới của dân tộc Mường, hoạt cảnh mini sử thi “Đẻ đất đẻ nước”, thưởng thức ẩm thực xứ Mường và nghệ thuật dệt thổ cẩm độc đáo của người Mường, Thái trong không gian riêng biệt.
HĐQT - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Du lịch Hòa Bình. Sau khi tiếp nhận khách sạn Hòa Bình, ông quyết định đầu tư xây dựng lại khách sạn Hòa Bình mới theo tiêu chuẩn 3 sao với quy mô 54 phòng, mang kiến trúc nhà sàn người Mường; thành lập An Thịnh Tourist - Văn phòng đại diện tại Hà Nội. Khách sạn có không gian mở, gần gũi với thiên nhiên, lấy bản sắc văn hóa Hòa Bình làm nền tảng trong toàn bộ thiết kế và dịch vụ nhưng trang thiết bị nội thất bên trong rất hiện đại, sang trọng, đáp ứng tốt nhu cầu của du khách.
Với mong muốn khai thác vẻ đẹp lòng hồ Hòa Bình, nơi sở hữu 47 hòn đảo lớn, nhỏ với nhiều cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, các di tích lịch sử giá trị, những dấu ấn văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc, Công ty cổ phần Du lịch Hòa Bình đã đầu tư đóng hai du thuyền tiêu chuẩn 3 sao, có sức chứa từ 120 - 180 khách, cùng với hai tender trung chuyển, chuyên dụng cho các nhóm khách nhỏ từ 20 - 30 người. Lần đầu tiên, trên lòng hồ Hòa Bình, dịch vụ vận chuyển du lịch cao cấp, hiện đại đã chính thức được mở ra. Hiện nay, du thuyền vận hành 2 chuyến/ngày, sau đó sẽ tăng lên 3 chuyến/ ngày. Mỗi chuyến du thuyền kéo dài trong 4 giờ đồng hồ, đưa du khách thưởng ngoạn cảnh đẹp lòng hồ, xem văn nghệ, chèo thuyền kayak, bè mảng, học nấu món ăn xứ Mường, tham quan đền Thác Bờ và dùng tiệc buffet trên du thuyền…
Sau đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ là bài toán nhân sự. Công ty cổ phần Du lịch Hòa Bình đã quyết định giữ lại đội ngũ 80 cán bộ, nhân viên của Khách sạn Hòa Bình trước đây; tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng để đảm bảo phục vụ khách nhiệt tình, chu đáo; đồng thời tập trung xây dựng những dịch vụ đa dạng, hấp dẫn và khác biệt. Tại khuôn viên khách sạn Hòa Bình, du khách có cơ hội được hòa mình vào không gian lễ hội khai hạ Mường Bi, lễ
Được biết, Công ty cổ phần Du lịch Hòa Bình và An Thịnh Tourist đã tiến hành ký kết với một số đối tác chiến lược năm 2016 đưa các đoàn khách quốc tế đến Hòa Bình; liên kết với các công ty du lịch thương mại trong khu vực phố cổ Hà Nội để đẩy mạnh thu hút khách lẻ là du khách nước ngoài đến với vùng đất này… Mong muốn lớn nhất của những người chèo lái “con thuyền”Du lịch Hòa Bình chính là mang vẻ đẹp thiên nhiên, bản sắc văn hóa các dân tộc Hòa Bình đến gần hơn với du khách.■
Du thuyền của Công ty cổ phần Du lịch Hòa Bình trên lòng hồ sông Đà
TỌA LẠC GIỮA TP. HÒA BÌNH (TỈNH HÒA BÌNH), KHÁCH SẠN HÒA BÌNH VỚI NHỮNG NẾP NHÀ SÀN DÂN TỘC MƯỜNG NẰM ẨN DƯỚI NHỮNG TÁN CÂY XANH MÁT HỨA HẸN LÀ ĐIỂM NGHỈ CHÂN CỦA NHIỀU DU KHÁCH.
N
hìn vào những nếp nhà sàn mộc mạc, khuôn viên thoáng rộng rợp bóng cây, hình ảnh nam nữ nhân viên mặc trang phục dân tộc Mường, Thái đi lại trong khách sạn Hòa Bình, khó có thể hình dung chỉ cách đây vài năm, nơi này là một cơ sở lưu trú với trang thiết bị xuống cấp nghiêm trọng và bộ máy hoạt động gần như ngưng trệ. Năm 2013, ông Vũ Duy Bổng đã quyết định mua cổ phần của Công ty Du lịch Hòa Bình và trở thành Chủ tịch SỐ 10.2015 / DU LỊCH VIỆT NAM
44
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
CẦN KHAI THÁC DI SẢN TƯ LIỆU PHỤC VỤ DU LỊCH THS. NGUYỄN HỮU GIỚI*
DI SẢN TƯ LIỆU LÀ VỐN QUÝ, BỞI VẬY CẦN QUAN TÂM ĐẾN VIỆC KHAI THÁC NGUỒN VỐN NÀY TRONG QUÁ TRÌNH PHỤC VỤ DU KHÁCH TẠI VIỆT NAM.
D
u lịch mang đến cho du khách cơ hội khám phá những điều mới lạ, hấp dẫn, giúp thỏa mãn một phần trí tò mò, sự ham hiểu biết của mỗi người. Những chuyến du lịch không chỉ giúp du khách có được những trải nghiệm tuyệt vời mà còn giúp họ thẩm nhận giá trị văn hóa, tinh thần về mỗi vùng miền đặt chân đến. Di sản tư liệu là nguồn bổ sung kiến thức rất lớn cho con người nói chung, cho khách du lịch nói riêng. Bên cạnh việc trực tiếp trải nghiệm tại các điểm đến, du khách cũng có mong muốn tham khảo thêm các di sản tư liệu, sách báo của mỗi địa phương, vùng miền họ đi qua. Tuy nhiên, có thể nói việc khai thác giá trị các di sản tư liệu phục vụ khách du lịch ở nước ta vẫn hạn chế, nếu muốn khai mở vấn đề này đòi hỏi phải khơi dậy được văn hóa đọc trong du khách. Nếu du khách có thể hiểu tường tận hơn những sự vật, hiện tượng, những câu chuyện tại điểm đến thông qua sách, báo, các tư liệu thì chuyến du lịch càng trở nên thú vị và tuyệt vời hơn. Có một thực tế ở Việt Nam, nhiều điểm du lịch, khu di tích đón khách tham quan lại thiếu vắng sách báo, tài liệu liên quan đến điểm đến mà du khách đang thưởng ngoạn, tìm hiểu. Điều này cho thấy giá trị di sản tư liệu chưa thực sự được quan tâm và coi trọng; nhiều địa phương, điểm đến mới quan tâm đến việc quảng bá, chào bán sản phẩm, hay nói khác họ chỉ quan tâm đến lợi ích kinh tế trực tiếp chứ chưa thực sự chú trọng việc quảng bá nét đẹp văn hóa, lịch sử của địa phương.
Cố đô Huế
Với hơn 30 năm công tác trong ngành Thư viện, tôi đã có dịp đi công tác kết hợp tham quan nhiều nơi trên đất nước Việt Nam. Điều làm tôi khá thất vọng là ở nhiều điểm du lịch, khu du lịch, ngoài việc quảng bá thương hiệu, sản phẩm du lịch ra, có rất ít sách, tranh ảnh, ấn phẩm được bày bán, giới thiệu; tuyệt nhiên chưa có một thư viện, phòng đọc sách nào cho du khách. Thiết nghĩ, các ban ngành liên quan, các điểm đến cần có sự đổi mới tư duy, đổi mới cách tiếp cận. Cần xây dựng thiết chế thư viện, hoạt động văn hóa đọc tại các điểm đến, khu du lịch, góp phần bổ sung tri thức, củng cố hiểu biết cho du khách về những gì họ quan tâm trong quá trình tham quan du lịch. Nhiều điểm đến nổi tiếng của Việt Nam nằm ở vùng sâu, vùng xa như Điện Biên Phủ, Pắc Bó, hồ Ba Bể, buôn Đôn, chùa Dơi, Trung ương Cục miền Nam… Ở những nơi ấy, cuộc sống người dân còn nhiều khó khăn nên văn hóa đọc càng khó khăn hơn. Vì vậy, việc phát triển thư viện, văn hóa đọc
là rất quan trọng, không chỉ cho du khách, mà cả cho cộng đồng dân cư địa phương. Các địa phương, điểm đến, khu du lịch cũng cần nghiên cứu, chỉ đạo sát sao, cụ thể việc xây dựng văn hóa đọc và thư viện sao cho hợp lý và hiệu quả. Việc đầu tư phải căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng nơi. Quan trọng nhất là việc duy trì các hoạt động văn hóa đọc phục vụ du lịch cộng đồng phải lâu dài, thiết thực, tránh hình thức, chung chung, đại khái; đầu tư cho nhân lực, tăng cường luân chuyển sách báo. Ở tầm vĩ mô, chúng tôi sẽ tham mưu cho Lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quan tâm, duy trì, phát triển mạng lưới thư viện đặc thù này, sao cho việc phối kết hợp giữa các hoạt động văn hóa - du lịch - di sản - thư viện được thường xuyên, đồng bộ và trách nhiệm hơn, góp phần phát triển du lịch cộng đồng ở nước ta và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 92/NQ-CP ngày 08/12/2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển Du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới.■
* Chủ tịch Công đoàn Bộ VHTTDL
45
DU LỊCH VIỆT NAM / SỐ 10.2015
Vỉa hè dát vàng lá sấu
Hoa trên phố
Hà Nội vào thu HẠ TINH
N
goài những cảnh đẹp thường thấy ở hồ Gươm, hồ Tây, những mùa hoa, mùa cây thay lá, hay những đêm pháo hoa rực rỡ, Hà Nội còn thu hút du khách bởi chính cuộc sống thường nhật bình dị và quen thuộc.
Phố cổ có lẽ là một trong những nơi thu hút nhiều du khách quốc tế nhất Hà Nội. Nơi đây, dưới những mái nhà cổ trầm mặc, rêu phong là nhịp sống bình yên của những người dân phố cổ, là những gian hàng gắn với tên gọi 36 phố phường. Hà Nội luôn tràn đầy sức sống. Từ sáng sớm, đã thấy nhiều người đi chợ hoa, chợ rau từ lúc trời còn chưa tỏ, những người dân nhộn nhịp thể dục buổi sáng quanh các hồ, công viên…, những quán phở sáng đông đúc, những quán cà phê tỏa hương thơm, đâu đó thấp thoáng những dáng người tranh thủ xem tờ báo sớm… Thu về, Hà Nội lại man mác trong tiết trời se lạnh. Thời tiết mùa này “đỏng đảnh” lạ thường, người thì khoác áo rét dày dặn, người vẫn phong phanh những manh áo ngắn tay. Thỉnh thoảng, vẫn có những cơn mưa bất chợt đổ xuống. Có những người sợ mưa, ngồi trong văn phòng trên những tòa nhà cao tầng, ngắm mưa đổ xuống khung cửa chờ mưa tạnh để về nhà. Những cô cậu học sinh tranh thủ chọn ngày mưa để tha thẩn những hiệu sách, tránh nơi đông đúc…
Hồ Gươm một sớm mùa thu
Mùa hoa lộc vừng
Hà Nội thật đẹp khi ánh mặt trời chiếu rọi trên những mặt hồ lăn tăn sóng, những con đường thấp thoáng bóng xe đạp chở hoa, hay những vỉa hè dát vàng lá sấu những ngày thu… và như xanh mát hơn sau những cơn mưa. Hà Nội quen thuộc vẫn còn rất nhiều góc nhỏ để khám phá. Bạn hãy dành cho Hà Nội một ngày tĩnh lặng để có được những cảm nhận rất lạ và rất riêng.■
Ánh mặt trời trên mặt hồ lung linh
Con đường xanh mát bóng cây
Thu vàng rực rỡ
Sắc thu Hà Nội
Hà Nội man mác trong tiết trời se lạnh
Cuộc sống thường nhật bình dị Đường Phan Đình Phùng
Sau cơn mưa
CÙNG BAN DOC CHÀO ĐÓN XUÂN BÍNH THÂN, TẠP CHÍ DU LỊCH SẼ PHÁT HÀNH SỐ ĐẶC BIỆT (THÁNG 1 + 2/2016). NỘI DUNG HAI ẤN PHẨM NÀY ĐĂNG TẢI NHỮNG BÀI VIẾT HẤP DẪN, LÀ BỨC TRANH TOÀN CẢNH VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRƯỚC THỀM NĂM MỚI, NHỮNG SỰ KIỆN VĂN HÓA - THỂ THAO ĐẶC SẮC, NHỮNG SÁNG TÁC THƠ, TRUYỆN NGẮN, TẢN VĂN, PHÓNG SỰ ẢNH… MANG HƯƠNG VỊ TẾT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM… BAN BIÊN TẬP TẠP CHÍ DU LỊCH RẤT MONG NHẬN ĐƯỢC BÀI VIẾT CỦA BẠN ĐỌC KHẮP CẢ NƯỚC, NHỮNG NHÀ NGHIÊN CỨU, NHÀ QUẢN LÝ KINH DOANH, NHỮNG NHÀ BÁO, NHÀ VĂN, NHIẾP ẢNH GIA VÀ TẤT CẢ NHỮNG AI QUAN TÂM ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM. BÀI, ẢNH VÀ CÁC TRANG THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN QUẢNG BÁ CỦA CÁC ĐƠN VỊ, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CŨNG NHƯ THÔNG TIN ĐẶT MUA TẠP CHÍ XIN GỬI VỀ TÒA SOẠN THEO ĐỊA CHỈ: BAN BIÊN TẬP TẠP CHÍ DU LỊCH Tầng 9, Tòa nhà TID Center, 4 Liễu Giai, Hà Nội Tel: (04) 38257703 - Fax: (04) 38262071 Email: tcdlvn@gmail.com Tạp chí Du lịch mong sớm nhận được sự ủng hộ và cộng tác nhiệt tình của bạn đọc gần xa! Xin trân trọng cảm ơn! Tạp chí Du lịch
KẾT NỐI CÁC DI SẢN... Tiếp theo trang 5
tỉnh miền Trung từ Thanh Hóa đến Quảng Nam gồm thành nhà Hồ (Thanh Hóa), vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), quần thể di tích cố đô Huế (Thừa Thiên - Huế), thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An (Quảng Nam). Song song với việc tham quan, tìm hiểu các di sản thế giới, du khách còn có cơ hội trải nghiệm các sản phẩm du lịch mới lạ, hấp dẫn như làng rau Trà Quế (Quảng Nam), khu du lịch Bà Nà Hills, khu vui chơi giải trí công viên châu Á, du thuyền sông Hàn (Đà Nẵng); vườn quốc gia Bạch Mã, đi thuyền trên sông Hương (Thừa Thiên - Huế); đu dây zipline, bơi thuyền kayak, khám phá hang động tuyến sông Chày - hang Tối (Quảng Bình); khu di tích lịch sử Truông Bồn (Nghệ An)… Dự kiến, tuyến du lịch này sẽ khởi đầu tại Đà Nẵng và tiếp tục đưa du khách di chuyển bằng ô tô với quãng đường hơn 600km. Theo ông Huỳnh Kiều Anh Tuấn - Trưởng phòng Du lịch trong nước, Công ty Du lịch Việt Nam Vitours, tuyến du lịch “Kết nối di sản thế giới” sẽ là sản phẩm du lịch ấn tượng và hấp dẫn, có khả năng thu hút cả khách du lịch trong nước và quốc tế. Lợi thế của tuyến du lịch này là đưa du khách đến thăm hầu hết các di sản thế giới đã trở thành thương hiệu của Du lịch Việt Nam; đồng thời kết hợp với các điểm du lịch phụ trợ để khai thác các loại
SỐ 10.2015 / DU LỊCH VIỆT NAM
48
hình du lịch tâm linh, du lịch biển, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch về nguồn… tùy thuộc từng đối tượng khách khác nhau. Tuy nhiên, sự liên kết giữa các địa phương thiếu chặt chẽ dẫn đến việc nhiều di sản chưa được khai thác hiệu quả về giá trị vật thể, phi vật thể. Các dịch vụ bổ trợ tại điểm đến còn thiếu; công tác quảng bá du lịch còn hạn chế… Để triển khai tuyến du lịch “Kết nối di sản thế giới” vào thực tế, các địa phương và doanh nghiệp cần tăng cường liên kết, kết nối; đẩy mạnh thông tin, quảng bá điểm đến; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực… Việc đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng, giao thông để tạo thuận lợi cho nhu cầu di chuyển, đi lại của du khách đóng vai trò quan trọng. Theo ông Nguyễn Quý Phương - Vụ trưởng Vụ Lữ hành, Tổng cục Du lịch, các địa phương cần đầu tư xây dựng các dịch vụ phụ trợ, các khu mua sắm, ăn uống, vui chơi giải trí… để tăng nguồn thu từ chi tiêu của khách và kéo dài thời gian lưu trú; trong đó, quy hoạch và mở rộng các khu vui chơi giải trí về đêm phục vụ du khách sao cho tách biệt, tránh ảnh hưởng tới khu dân cư. Việc phát triển các dịch vụ phụ trợ quanh di sản không chỉ kéo dài thời gian ở lại của du khách mà còn khiến họ trở lại điểm đến nhiều lần mà không bị nhàm chán.■
KHOA HỌC- CÔNG NGHỆ
PHÁT TRIỂN DU LỊCH
ĐÔNG NAM BỘ VÕ QUẾ*
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ĐÃ BAN HÀNH QUYẾT ĐỊNH SỐ 2351/QĐ-TTG NGÀY 24/12/2014 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐÔNG NAM BỘ ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030. QUY HOẠCH ĐẶT MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN ĐÔNG NAM BỘ TRỞ THÀNH VÙNG ĐỘNG LỰC HÀNG ĐẦU ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM, VỚI HỆ THỐNG SẢN PHẨM DU LỊCH ĐA DẠNG, ĐỘC ĐÁO, CÓ THƯƠNG HIỆU VÀ SỨC CẠNH TRANH VỚI CÁC NƯỚC TRONG KHU VỰC.
Đóng góp quan trọng cho Du lịch Việt Nam Đông Nam Bộ là vùng có tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú và còn hoang sơ, đặc biệt là tài nguyên rừng dày, rừng ngập mặn, khu bảo tồn, vườn quốc gia, hệ thống sông ngòi, hồ có giá trị… với tính đa dạng sinh học cao. Đây là vùng đất còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử văn hóa các thời kỳ lịch sử, đặc biệt là di tích lịch sử cách mạng đặc biệt cấp quốc gia; khu vực có tiềm năng di tích khảo cổ, công trình kiến trúc, phong tục tập quán, lễ hội, thơ ca, đờn ca tài tử... nhiều về số lượng, đa dạng về tính chất, phong phú về hình thức và là khu vực có nhiều làng nghề, sản phẩm thủ công truyền thống, ẩm thực. Những năm qua, Du lịch Đông Nam Bộ đóng góp quan trọng đối với phát triển Du lịch Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng về khách du lịch đạt cao, mức độ tăng trưởng chung là 11,2%, đối với khách du lịch quốc tế là 10,4%, khách du lịch nội địa là 11,4%. Điều này chứng tỏ khách du lịch có vai trò quan trọng chi phối thị trường khách của Việt Nam. Đông Nam Bộ có hệ thống giao thông đường không, đường bộ, đường biển, đường sắt và đường xuyên Á hiện đại, các cửa khẩu quốc tế góp phần quan trọng thu hút khách quốc tế vào Việt Nam, tạo thuận lợi cho khách du lịch đi và đến tham quan các điểm du lịch cả nước. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch trong vùng có chất lượng cao nhất cả nước, đặc biệt là số lượng cơ sở lưu trú được xếp hạng sao, nhà hàng đạt tiêu chuẩn quốc tế *Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch
và nhiều cơ sở vui chơi giải trí hiện đại. Sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng với nhiều loại hình du lịch hấp dẫn đáp ứng nhu cầu của du khách trong và ngoài nước. Đội ngũ lao động trong vùng du lịch Đông Nam Bộ nhiều về số lượng, có trình độ kỹ năng tay nghề cao, có tố chất năng động, thông minh, cần cù, chịu khó và có tinh thần phục vụ cởi mở, mến khách là nguồn nhân lực quan trọng góp phần tạo ra chất lượng sản phẩm du lịch Việt Nam.
Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch vùng Đông Nam Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch vùng Đông Nam Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 xác định phát triển du lịch vùng theo hướng tăng cường liên kết, phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh về du lịch của các địa phương và của vùng; phát triển đồng thời các sản phẩm du lịch hội nghị, hội thảo, du lịch biển, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, trong đó phát triển du lịch hội nghị, hội thảo là sản phẩm chủ đạo; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm; huy động mọi nguồn lực để phát triển du lịch bền vững, hài hòa với các mục tiêu phát triển về kinh tế - xã hội, an sinh xã hội, quốc phòng an ninh, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Đông Nam Bộ phấn đấu đến năm 2020 đón trên 30 triệu lượt khách, trong đó khách
quốc tế đạt khoảng 6 triệu lượt; tổng thu từ du khách đạt khoảng 125.000 tỷ đồng; có khoảng 86.000 buồng lưu trú, trong đó tỷ lệ buồng đạt tiêu chuẩn 3 - 5 sao chiếm khoảng 25%; tạo việc làm cho gần 400 nghìn lao động, trong đó 130 nghìn lao động trực tiếp. Phấn đấu đến năm 2030 đón khoảng 50 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt khoảng 12 triệu lượt; tổng thu du lịch đạt khoảng 230.000 tỷ đồng; có khoảng 145.000 buồng, trong đó tỷ lệ buồng đạt tiêu chuẩn 3 - 5 sao chiếm khoảng 30%, tạo việc làm cho trên 1 triệu lao động, trong đó trên 350 nghìn lao động lao động trực tiếp. Trong thời gian tới, Du lịch Đông Nam Bộ sẽ phát triển theo những định hướng sau: Phát triển đồng thời thị trường khách du lịch nội địa và thị trường khách du lịch quốc tế Về du khách quốc tế, tập trung khai thác mạnh thị trường chính như Đông Bắc Á, Đông Nam Á và Đông Âu; duy trì khai thác thị trường truyền thống cao cấp như Tây Âu, Bắc Âu, Bắc Mỹ, Australia; mở rộng thị trường mới là Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và các nước đến từ khu vực Trung Đông... Về khách nội địa, tập trung khai thác khách du lịch nội vùng; phát triển thị trường khách du lịch đến từ các vùng liền kề như duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long và khách du lịch đến từ thủ đô Hà Nội; trong đó chú trọng thị trường 49
DU LỊCH VIỆT NAM / SỐ 10.2015
KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ
du lịch với mục đích nghỉ dưỡng, khách hội nghị, hội thảo, nghỉ cuối tuần và du lịch
mua sắm; khuyến khích phát triển, mở rộng thị trường du lịch theo chuyên đề. Ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch hội nghị, hội thảo; du lịch nghỉ dưỡng biển; phát triển sản phẩm du lịch bổ trợ (du lịch tham quan di tích lịch sử - văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch khám phá, nghiên cứu khoa học tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn, du lịch lễ hội và tâm linh, du lịch tàu biển). Tổ chức không gian phát triển du lịch Trung tâm du lịch của vùng là TP. Hồ Chí Minh khai thác sản phẩm du lịch đặc trưng gồm: hội nghị, hội thảo; sinh thái biển; vui chơi giải trí, thể thao; nghỉ dưỡng cuối tuần và du lịch tàu biển. Không gian phát triển du lịch biển đảo: tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (trong đó chú trọng địa bàn đô thị du lịch Vũng Tàu, Xuyên Mộc và khu du lịch quốc gia Côn Đảo) khai thác sản phẩm du lịch đặc trưng: nghỉ dưỡng và tắm biển; chữa bệnh; tham quan di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh; hội nghị, hội thảo và du lịch tàu biển… Không gian du lịch đô thị - sinh thái tại các tỉnh Đồng Nai và Bình Dương khai thác sản phẩm du lịch đặc trưng: sinh thái hồ, miệt vườn; tham quan di tích lịch sử - văn hóa, làng nghề; lễ hội tâm linh. Không gian phát triển du lịch di tích lịch sử văn hóa và du lịch sinh thái tại các tỉnh Bình Phước và Tây Ninh khai thác sản phẩm du lịch đặc trưng: lễ hội, tâm linh; tham quan di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh; sinh thái và nghỉ dưỡng tại núi, vườn quốc gia, hồ; tham quan làng nghề… Đầu tư phát triển khu, điểm du lịch và đô thị du lịch Tập trung đầu tư phát triển 4 khu du lịch quốc gia: Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh), Long Hải - Phước Hải (Bà Rịa - Vũng Tàu), núi Bà Đen (Tây Ninh) và Côn Đảo (Bà Rịa -Vũng Tàu); 5 điểm du lịch quốc gia là: Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh), vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai, Hồ Trị An - Mã Đà ( Đồng Nai), căn cứ Trung Ương Cục miền Nam (Tây Ninh) và Tà Thiết (Bình Phước). Từng bước hình thành đô thị du lịch Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu). Tuyến du lịch nội vùng Tuyến du lịch chính bao gồm các quốc lộ lớn kết nối từ TP. Hồ Chí Minh tới các địa phương trong vùng và tuyến du lịch phụ trợ. Dựa trên hệ thống tuyến nội vùng hình
ĐÔNG NAM BỘ (GỒM TP. HỒ CHÍ MINH VÀ CÁC TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU, ĐỒNG NAI, BÌNH DƯƠNG, BÌNH PHƯỚC, TÂY NINH) NẰM TRONG VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM, LÀ ĐỊA BÀN PHÁT TRIỂN KINH TẾ NHẤT CẢ NƯỚC, TRONG ĐÓ TP.HỒ CHÍ MINH LÀ TRUNG TÂM KINH TẾ, THƯƠNG MẠI LỚN NHẤT NƯỚC TA.
ngoài nước; đẩy mạnh xúc tiến, thu hút và có cơ chế, chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực du lịch; thu hút nguồn vốn đầu tư từ cộng đồng người Việt ở nước ngoài… Phát triển nguồn nhân lực Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên của các cơ sở đào tạo nghề du lịch; chú trọng đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo; tăng cường công tác đào tạo tại chỗ đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của từng địa phương và phù hợp với hội nhập quốc tế... Phát triển đội ngũ nhân lực du lịch đủ về số lượng theo yêu cầu, cân đối về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo, đảm bảo về chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch của vùng và cả nước… Liên kết phát triển du lịch
thành và khai thác các tuyến du lịch chuyên đề: du lịch cuối tuần nghỉ dưỡng biển Vũng Tàu; du lịch sinh thái biển và di tích lịch sử Côn Đảo; du lịch miệt vườn, làng nghề, sinh thái đất ngập mặn Cần Giờ; du lịch đường sông Sài Gòn, Vàm Cỏ Đông, Đồng Nai, Thị Vải và du lịch sinh thái hồ Đồng Nai, Trị An, Dầu Tiếng. Phát triển các tuyến du lịch liên vùng theo tuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không đến các tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên; vùng đồng bằng sông Cửu Long; vùng duyên hải Nam Trung Bộ và các tỉnh phía Bắc...
Thực hiện quy hoạch – một số giải pháp Đầu tư phát triển du lịch Tổ chức các diễn đàn, hội nghị xúc tiến đầu tư để thu hút nguồn vốn cho phát triển du lịch vùng; tổ chức định kỳ hội nghị phát triển du lịch vùng. Cải thiện môi trường đầu tư để nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch. Rà soát, xây dựng và điều chỉnh các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư phù hợp với đặc trưng vùng, có cơ chế mở để cho các địa phương vận dụng phù hợp với từng địa bàn cụ thể; có chính sách ưu tiên cho các địa phương còn khó khăn, chưa đủ năng lực phát triển du lịch. Bên cạnh đó, cần huy động nguồn vốn cho du lịch từ nguồn lực tài chính trong nhân dân, tiềm lực tài chính của các tổ chức trong và ngoài nước để đảm bảo đủ nguồn vốn đầu tư cho du lịch; mở rộng, đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư cả trong và
Tăng cường trao đổi kinh nghiệm về phát triển du lịch giữa các địa phương trong vùng trong việc khai thác tài nguyên, xây dựng sản phẩm du lịch, xây dựng chương trình du lịch và thống nhất về nội dung, hình thức của các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch. Đẩy mạnh trao đổi, phối hợp và hỗ trợ cung cấp dịch vụ giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn vùng, đặc biệt là liên kết cung cấp dịch vụ giữa các công ty lữ hành với các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú, vận chuyển khách… trong việc đón, phục vụ khách du lịch. Mở rộng và tăng cường liên kết nội vùng và liên kết vùng, liên kết giữa các địa phương trong vùng. Tăng cường hợp tác quốc tế trong phát triển du lịch để góp phần giữ vững chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ. Quy hoạch và quản lý quy hoạch vùng Thực hiện và triển khai đồng bộ các quy hoạch: trên cơ sở nội dung quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng, các tỉnh, thành phố trong vùng rà soát, điều chỉnh hoặc xây dựng mới quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch phù hợp; triển khai xây dựng quy hoạch phát triển các khu du lịch quốc gia, đô thị du lịch trên; quy hoạch cụ thể các khu du lịch chức năng và các dự án đầu tư cho từng khu vực cụ thể trên địa bàn. Tăng cường công tác quản lý quy hoạch: tổ chức phổ biến quy hoạch du lịch đến mọi tầng lớp xã hội; giám sát nội dung các chỉ tiêu về kinh tế du lịch, tiêu chuẩn về bảo vệ tài nguyên môi trường; quản lý tổng hợp các dự án đầu tư của các ngành khác trong khu vực đã được quy hoạch phát triển du lịch… Xem tiếp trang 66
SỐ 10.2015 / DU LỊCH VIỆT NAM
50
KHOA HỌC- CÔNG NGHỆ
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRƯỚC THỀM AEC TS. BÙI VĂN DANH
CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) DỰ KIẾN RA ĐỜI VÀO CUỐI NĂM 2015. CÙNG VỚI KHỐI AEC, THỎA THUẬN THỪA NHẬN LẪN NHAU VỀ NGHỀ DU LỊCH (MRA-TP) SẼ CHÍNH THỨC CÓ HIỆU LỰC. ĐÂY LÀ MỘT CƠ HỘI LỚN NHƯNG CŨNG LÀ THÁCH THỨC ĐÁNG KỂ ĐỐI VỚI NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM NÓI CHUNG VÀ NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH NÓI RIÊNG.
MRA-TP Du lịch là một trong 8 ngành nghề được đưa vào các thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong khuôn khổ AEC. Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về nghề du lịch ASEAN (MRA-TP) cho phép chuyển dịch việc làm của người lao động du lịch lành nghề và công nhận các kỹ năng, văn bằng của người lao động du lịch giữa các quốc gia thành viên ASEAN. Nó được xem là nền tảng để tăng cường chuyển dịch lao động du lịch, cân bằng cung cầu đối với các nghề du lịch, tạo cơ hội hợp tác giữa các nước thành viên trong khối. Điều này có nghĩa là những người lao động ngành Du lịch Việt Nam có thể sang làm việc tại các nước ASEAN và ngược lại.
Việc triển khai các thỏa thuận chung này mang lại rất nhiều lợi ích. Việt Nam có thể áp dụng được ngay các tiêu chuẩn chung của ASEAN, tiết kiệm được rất nhiều chi phí xây dựng các bộ tiêu chuẩn. Đối với các doanh nghiệp, họ sẽ có bộ tiêu chuẩn để áp dụng đào tạo tại chỗ và có thêm nhiều cơ hội tuyển dụng nhân sự trong khối ASEAN. Khả năng cạnh tranh và chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp du lịch cũng sẽ được nâng cao. Đối với người lao động, đáp ứng được kỹ năng nghề trong bộ tiêu chuẩn chung ASEAN cũng có nghĩa là đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách du lịch quốc tế và trong nước. Họ sẽ có điều kiện để phát triển năng lực, và có cơ hội rộng mở hơn trong dịch chuyển lao động sang các nước ASEAN.
Hiện nay, ngành Du lịch ASEAN đã xây dựng bộ tiêu chuẩn nghề chung cho 6 nghiệp vụ lễ tân, buồng, bếp, dịch vụ ăn uống, đại lý du lịch và điều hành tour với tổng số 32 chức danh nghề, không bao gồm nghề hướng dẫn viên du lịch. Giáo trình đào tạo nghề chung cũng đã được xây dựng. Một số nước như Indonesia, Malaysia, Thái Lan... đã có cơ quan quốc gia cấp chứng chỉ nghiệp vụ du lịch cho người lao động.
Các doanh nghiệp du lịch ASEAN cũng có nhiều cơ hội thu hút lao động tay nghề cao của Việt Nam. Nếu doanh nghiệp du lịch trong nước không đổi mới, không phát triển để giữ chân lao động có tay nghề cao, rất dễ xảy ra tình trạng “chảy máu chất xám”. Mặt khác, nếu người lao động trong nước không nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng thực hành, thì khó cạnh tranh về việc làm ở ngay trong nước, có thể dẫn đến mất việc làm.
Giải quyết các vấn đề nhân lực trong giai đoạn hội nhập mới Việt Nam cần tham gia MRA-TP một cách khẩn trương, tích cực và hiệu quả. Các cấp quản lý nhà nước, các cơ sở đào tạo nghề du lịch, cho đến các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và liên quan cần triển khai một số đối sách phù hợp. Tại Việt Nam, Hội đồng cấp chứng chỉ nghiệp vụ Du lịch Việt Nam (VTCB) đã được Bộ trưởng ký công hàm thông báo cho Tổng Thư ký ASEAN là thực hiện chức năng của Hội đồng nghề du lịch và Hội đồng chứng nhận nghề du lịch. Nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực có chất lượng cho ngành Du lịch, Dự án EU-ESRT, đã sửa đổi bộ Tiêu chuẩn kỹ năng nghề Du lịch Việt Nam (VTOS). Bộ VTOS mới, ngoài việc kế thừa các nội dung từ phiên bản trước đã được phát triển phù hợp với các quy định của Việt Nam, còn được chuẩn hóa, tương thích với các tiêu chuẩn nghề quốc tế và tiêu chuẩn nghề của ASEAN. Bộ VTOS mới được phát triển mở rộng bao gồm cả các lĩnh vực được xác định là quan trọng đối với Việt Nam, ví dụ như thuyết minh du lịch, phục vụ trên tàu thủy du lịch và vận hành cơ sở Xem tiếp trang 55
51
DU LỊCH VIỆT NAM / SỐ 10.2015
KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ
NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG THS. TRẦN BẢO TRÂN*
Nguồn nhân lực du lịch tăng nhanh nhưng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển Công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch đã được tất cả các địa phương trong vùng quan tâm thông qua hình thức mời giáo viên về đào tạo tại chỗ, liên kết với các cơ sở đào tạo hoặc tự tổ chức đào tạo tại cơ sở kinh doanh du lịch và tại các trung tâm dạy nghề, trước mắt đáp ứng được một phần nhu cầu đào tạo tay nghề ở trình độ sơ cấp cho nhân viên. Một số địa phương đã liên kết phối hợp với các trường du lịch tổ chức đào tạo chính quy và đào tạo ngắn hạn về hoạt động du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, nhất là đào tạo đội ngũ thuyết minh du lịch. Nhiều khóa quản lý doanh nghiệp nhỏ và kinh tế gia đình cho chủ doanh nghiệp, chủ hộ có tham gia kinh doanh du lịch được tổ chức. Việc đào tạo lại và bồi dưỡng cán bộ quản lý nhà nước về du lịch được triển khai thông qua các khóa đào tạo ngắn hạn với sự hỗ trợ của Tổng cục Du lịch, của các dự án do EU, Luxembourg tài trợ. Chợ nổi Cái Răng
NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (ĐBSCL) TĂNG ĐÁNG KỂ VÀ CHIẾM TỶ TRỌNG KHÁ LỚN TRONG LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG CỦA KHU VỰC. THEO THỐNG KÊ CỦA SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH 13 TỈNH, THÀNH TRONG VÙNG, NĂM 2000 SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG DU LỊCH TRỰC TIẾP LÀ 5.956 NGƯỜI, ĐẾN NĂM 2015 LÀ 47.650 NGƯỜI, TĂNG 8 LẦN SAU 15 NĂM. NẾU CHỈ TÍNH 5 NĂM VỪA QUA (2010 2015), SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG DU LỊCH VÙNG ĐBSCL ĐÃ TĂNG 1,76 LẦN, DO VÙNG LÀ ĐIỂM DU LỊCH MỚI.
Đào tạo mới nguồn nhân lực du lịch được triển khai tại một số cơ sở đào tạo du lịch trên địa bàn và ở những vùng lân cận. Hiện nay, tham gia đào tạo mới nhân lực du lịch cho vùng ĐBSCL có các cơ sở đào tạo du lịch ở TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu và một số cơ sở đào tạo du lịch các cấp trên địa bàn. Bên cạnh đó, các cơ sở này đã liên kết với các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức nhiều khóa học ngắn hạn tại chỗ đào tạo kỹ năng phục vụ du lịch, xây dựng ý thức bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm và an ninh, an toàn trong phục vụ du lịch, hướng dẫn tổ chức các loại dịch vụ phù hợp với đặc điểm sản xuất, sinh hoạt của cư dân trên các cù lao, xóm ấp như giăng câu, giã bàng, chèo thuyền, làm hàng thủ công, cấy ghép cây ăn trái, trồng và chăm sóc cây bonsai tạo nên nét sinh động phù hợp với xu thế mới của du lịch là được khám phá, hòa nhập cộng đồng tại các địa điểm tham quan du lịch. Tuy nhiên, số lượng lao động du lịch vùng ĐBSCL còn thiếu, cơ cấu theo ngành nghề chưa hợp lý; chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trong bối cảnh hội nhập quốc ngày càng sâu và toàn diện. Đội ngũ công chức quản lý nhà nước về du lịch còn thiếu và yếu, cán bộ chuyên trách làm công tác du lịch ở quận, huyện không nhiều. Ngoài số lao động tại các cơ sở du lịch liên doanh và doanh nghiệp du lịch lớn, đội ngũ nhân viên nghiệp vụ du lịch của các địa phương trong vùng còn thiếu tính chuyên nghiệp, kỹ năng nghề chưa thuần thục, số người sử dụng được ngoại ngữ và tin học phục vụ yêu cầu công việc không nhiều. Gần một nửa số nhân lực được đào tạo về du lịch, nhưng phần lớn chỉ qua các khóa học “cấp tốc” ngắn hạn. Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế nêu trên là do đội ngũ nhân lực du lịch hiện có chưa được đào tạo lại và chưa được bồi *Trưởng khoa Du lịch, Trường Cao Đẳng Bách Việt
SỐ 10.2015 / DU LỊCH VIỆT NAM
52
dưỡng cập nhật kiến thức thường xuyên, có nơi chưa quan tâm thích đáng đến công tác bồi dưỡng, chưa tạo điều kiện cho nhân lực du lịch đi học, chưa khuyến khích nhân viên học thêm nghiệp vụ, ngoại ngữ và tin học; khi tuyển chọn chưa chú trọng kiến thức chuyên môn, tin học, ngoại ngữ; những doanh nghiệp, cơ sở du lịch nhỏ chủ yếu thuê lao động phổ thông chưa được đào tạo vì mức tiền công thấp; việc cung ứng không đủ nguồn nhân lực được đào tạo, không đáp ứng số lượng theo yêu cầu dịch vụ ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ. Trong thập kỷ tới, mục tiêu phát triển nguồn nhân lực du lịch của vùng là xây dựng đội ngũ nhân lực du lịch đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo, đảm bảo về chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch nhanh và bền vững, đủ sức cạnh tranh, sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, ngành kinh tế chủ lực trong bối cảnh đất nước hội nhập sâu và toàn diện, nhất là sau 31/12/2015 khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN được thành lập, Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong lĩnh vực du lịch có hiệu lực. Theo dự báo của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (Tổng cục Du lịch), nhu cầu lao động du lịch vào năm 2020 của toàn vùng ĐBSCL sẽ là 207.900 người, trong đó 75.400 lao động du lịch trực tiếp và 132.500 lao động du lịch gián tiếp. Về chất lượng, nguồn nhân lực du lịch toàn vùng phải được trang bị đúng và đủ kiến thức, kỹ năng, quy trình kỹ thuật nghiệp vụ, kỹ năng chuyên môn, kỹ năng giao tiếp; tinh thần thái độ phục vụ chu đáo tận tụy; có năng lực ngoại ngữ, tin học đảm bảo yêu cầu của từng nghiệp vụ cụ thể. Cơ cấu lao động du lịch của mỗi địa phương và toàn vùng phải đảm bảo hợp lý giữa các trình độ đào tạo (trên đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp); giữa các loại công việc (quản lý, giám sát và lao động trực tiếp); giữa các chuyên ngành và lĩnh vực (khách sạn, nhà hàng, lữ hành, các dịch vụ khác); giữa các nghề (lễ tân, phục vụ buồng, chế biến món ăn, hướng dẫn viên du lịch, điều hành tour, nhân viên đại lý lữ hành, điều khiển phương tiện vận chuyển khách du lịch...); và giữa các địa phương trong vùng. Muốn làm được như vậy, ngành Du lịch ĐBSCL cần huy động mọi nguồn lực ưu tiên đặc biệt
cho phát triển nguồn nhân lực du lịch nhằm tạo ra một sự phát triển vượt bậc trong thời gian tới; phát huy thành tựu của đổi mới, gắn với Chiến lược phát triển du lịch và Quy hoạch phát triển nhân lực du lịch của cả nước và từng địa phương trong vùng; đẩy mạnh xã hội hóa trong phát triển nguồn nhân lực du lịch; đáp ứng yêu cầu quốc tế, từng bước đạt những tiêu chuẩn chung và được thừa nhận trong khu vực cũng như thế giới, tạo tiền đề cho tự do di chuyển lao động quốc tế.
Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực du lịch Mỗi địa phương trong vùng ĐBSCL theo đặc thù và khả năng của mình có những giải pháp khác nhau, nhưng nhìn chung cần tập trung triển khai một số giải pháp chính sau: Tuyên truyền, giáo dục hướng nghiệp, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các tổ chức và nhân dân về phát triển nhân lực ngành Du lịch: tuyên truyền, giáo dục hướng nghiệp trong hệ thống giáo dục phổ thông. Tuyên truyền phát triển nhân lực trong các cấp, các ngành. Giáo dục cộng đồng dân cư về phát triển nhân lực du lịch trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Nâng cao năng lực đào tạo, dạy nghề và nghiên cứu về du lịch: Áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia thống nhất về cơ sở vật chất kỹ thuật (tiếp cận chuẩn mực quốc tế) các cơ sở đào tạo, nghiên cứu về du lịch. Đổi mới nội dung chương trình và phương pháp đào tạo, dạy nghề và nghiên cứu của các cơ sở đào tạo, nghiên cứu về du lịch. Xây dựng đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý đào tạo trình độ cao. Đẩy mạnh xã hội hóa để huy động nguồn lực cho phát triển nhân lực du lịch: Tăng nguồn ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương và địa phương). Tăng nhanh các nguồn lực của khu vực doanh nghiệp (các thành phần kinh tế), đặc biệt là trong việc phát triển hệ thống dạy nghề du lịch nhằm đào tạo
nhân lực phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Thực hiện chính sách học phí đáp ứng nhu cầu đào tạo đảm bảo chất lượng và phù hợp với khả năng người học. Mở rộng và phát triển mạnh hình thức tín dụng đào tạo cho sinh viên nghèo và con em gia đình chính sách. Tăng cường hợp tác quốc tế để phát triển nhân lực du lịch. Đưa nội dung đào tạo phát triển nhân lực ngành Du lịch vào các cam kết hợp tác đa phương và song phương của địa phương. Đổi mới thu hút mạnh các nguồn đầu tư nước ngoài phục vụ phát triển nhân lực du lịch. Có chính sách, cơ chế tạo điều kiện thuận lợi để tăng cường thu hút chuyên gia giỏi là người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài và trong nước cho phát triển nhân lực du lịch của địa phương mình. Mở rộng hợp tác quốc tế và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn ODA, FDI, viện trợ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài để phát triển đào tạo nhân lực du lịch. Huy động các nguồn lực của các tổ chức xã hội... cho phát triển đào tạo nhân lực du lịch. Hoàn thiện và đẩy mạnh quản lý nhà nước về phát triển nhân lực du lịch: Xây dựng và hoàn thiện chính sách, cơ chế và cụ thể hóa văn bản quy phạm pháp luật về phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo và sử dụng nhân lực du lịch theo hướng tạo môi trường thuận lợi đẩy mạnh xã hội hóa phát triển nhân lực và thực hiện cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước để phát triển nhân lực; thực hiện tốt chính sách tài chính về đào tạo, bồi dưỡng nhân lực. Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động du lịch phục vụ nắm bắt nhu cầu, dự báo và gắn kết cung - cầu về nhân lực du lịch; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính và đổi mới kiểm tra, thanh tra đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch.■
53
DU LỊCH VIỆT NAM / SỐ 10.2015
KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ
VIỆT TRÌ
PHÁT TRIỂN DU LỊCH VỀ CỘI NGUỒN TRẦN THỊ THU HẢO*
VIỆT TRÌ - PHÚ THỌ NẰM Ở VỊ TRÍ GIAO THOA GIỮA VÙNG TRUNG DU MIỀN NÚI BẮC BỘ VỚI THỦ ĐÔ HÀ NỘI, VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG, TỪ LÂU ĐÃ HẤP DẪN DU KHÁCH VỚI CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH VỀ CỘI NGUỒN, TÌM HIỂU VĂN HÓA VÀ LỊCH SỬ DÂN TỘC VỚI 2 DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI LÀ TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƯƠNG VÀ HÁT XOAN.
Thực trạng Du lịch Việt Trì Theo Quyết định phê duyệt số 980/QĐTTg ngày 21/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ, TP. Việt Trì là trung tâm cấp vùng, gắn với cụm đô thị Phong Châu - Phú Lộc - Phú Thọ dọc theo quốc lộ 2 - hành lang giao thông quốc tế Côn Minh - Hà Nội; với tính chất nổi trội là trung tâm du lịch lễ hội văn hóa của cả nước; là trung tâm công nghiệp đa ngành, trung tâm đào tạo đại học và cao đẳng, y tế chuyên sâu, dịch vụ thương mại và hỗ trợ phát triển công nghiệp của vùng trung du miền núi Bắc Bộ. Những năm qua, khách du lịch nội địa tới Việt Trì chủ yếu từ vùng đồng bằng sông Hồng và khu vực phía Bắc. Khách lưu trú thời gian ngắn, chi tiêu chưa cao do thiếu hệ thống dịch vụ phụ trợ phục vụ khách. Đặc biệt, sau khi giỗ Tổ Hùng Vương được công nhận là Quốc giỗ, hát xoan, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được UNSECO công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại, lượng khách du lịch nội địa đến Việt Trì tăng nhanh. Khách quốc tế đến Việt Trì chỉ chiếm khoảng 1% tổng lượng khách, do hạ tầng đi lại còn khó khăn và chưa có sản phẩm phù hợp, hấp dẫn. Thời gian lưu trú trung bình của khách quốc tế là 1,3 ngày. Từ tháng 9/2015, công viên Văn Lang thuộc quần thể khu du lịch Văn Lang đã được đưa vào sử dụng. Đây là công trình trọng điểm của TP. Việt Trì, là điểm nhấn quan trọng để tỉnh Phú Thọ xây dựng Việt Trì trở thành phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam. Nơi này cũng trở thành địa chỉ vãn cảnh, nghỉ ngơi thư giãn của du khách khi đến với TP. Việt Trì. Hiện nay, trên địa bàn thành phố có gần
100 cơ sở lưu trú, chủ yếu là quy mô nhỏ và trung bình, tập trung ở trung tâm thành phố. Các khu, điểm du lịch khác ở xa trung tâm hầu hết chưa có cơ sở lưu trú và dịch vụ. Hệ thống dịch vụ du lịch, nhà hàng... chưa đáp ứng được nhu cầu của khách. Nguồn nhân lực du lịch của thành phố tăng trưởng khá về số lượng và chất lượng. Đội ngũ cán bộ quản lý, hướng dẫn viên được tăng cường ở các điểm du lịch của thành phố. Thời gian qua, thành phố đã phối hợp với Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọ tổ chức tập huấn nghiệp vụ du lịch cho các hướng dẫn viên di tích, đội ngũ quản lý, nhân viên lễ tân của các nhà hàng, khách sạn, cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn… Việt Trì đã phối hợp xây dựng chương trình hát xoan làng cổ phục vụ du khách và nhân dân về dự giỗ tổ Hùng Vương - lễ hội đền Hùng tại đình Thét, miếu Lãi Lèn, đình Hùng Lô, An Thái… Tuy nhiên, những kết quả du lịch mà Việt Trì đạt được chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Lượng du khách đến thành phố chủ yếu vào dịp giỗ tổ Hùng Vương - lễ hội đền Hùng, sản phẩm du lịch chưa đặc sắc, chất lượng phục vụ hạn chế, nguồn lao động phục vụ cho du lịch chủ yếu theo thời vụ, không chuyên nghiệp... Một số giải pháp phát triển du lịch Để đưa Việt Trì trở thành trung tâm du lịch lễ hội về cội nguồn dân tộc Việt Nam, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử của vùng đất tổ Hùng Vương, Việt Trì cần thực hiện một số giải pháp sau: Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch * Khoa Du lịch học - Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội
SỐ 10.2015 / DU LỊCH VIỆT NAM
54
KHOA HỌC- CÔNG NGHỆ
CƠ HỘI VÀ... Tiếp theo trang 51
QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH PHÚ THỌ ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 ĐÃ XÁC ĐỊNH HÌNH THÀNH 5 TRUNG TÂM DU LỊCH, TRONG ĐÓ TP. VIỆT TRÌ VÀ PHỤ CẬN LÀ TRUNG TÂM DU LỊCH TRỌNG ĐIỂM CỦA TỈNH.
Khuyến khích các thành phần kinh tế nâng cấp hệ thống khách sạn, xây dựng các trung tâm thương mại, siêu thị, trung tâm vui chơi giải trí phục vụ du khách tại các trung tâm lễ hội của thành phố, cụm di tích. Xây dựng quy hoạch chi tiết các khu nghỉ dưỡng ở đầm Mai, Bến Gót, Minh Phương và dọc sông Lô. Khuyến khích các thành phần kinh tế xây dựng quy hoạch chi tiết các làng sinh thái ở các khu vực: xã Trưng Vương, Hy Cương, Chu Hóa, Kim Đức, Phượng Lâu, Thanh Đình... đảm bảo cơ sở ăn, nghỉ cho khách du lịch trong những ngày lễ hội. Xây dựng quy hoạch chi tiết các khu cắm trại ở khu di tích lịch sử đền Hùng, khu du lịch Văn Lang, khu du lịch Bạch Hạc - Bến Gót, khu du lịch sinh thái ven sông Lô. Đầu tư, tôn tạo các di tích lịch sử Phối hợp với Ban Quản lý khu di tích lịch sử Đền Hùng thúc đẩy nhanh việc hoàn thành các dự án đã được phê duyệt tại khu di tích lịch sử Đền Hùng, xây dựng kế hoạch tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa thời đại Hùng Vương: đình Lâu Thượng, miếu Lãi Lèn, đình An Thái, đình Hùng Lô... Quy hoạch, xây dựng các điểm du lịch lễ hội như: khu Đầm Mai, khu Minh Phương, khu Thanh Đình Chu Hóa, khu Phượng Lâu - Kim Đức. Xây dựng hát xoan Phú Thọ thành sản phẩm du lịch đặc thù của thành phố; duy trì và phát huy tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trên địa bàn thành phố. Xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch Xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh gắn với Di sản Văn hóa thế giới hát xoan, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, các lễ hội truyền thống trong chương trình về miền lễ hội cội nguồn dân tộc Việt Nam như giỗ Tổ Hùng Vương - lễ hội đền Hùng, lễ hội bơi chải. Đầu tư cho các làng nghề truyền thống như: bánh chưng, bánh giầy, bánh đa (xã Hùng Lô); sinh vật cảnh, chế
biến củ kiệu (xã Thanh Đình); trầu cau, lúa nếp hương trầm (phường Dữu Lâu); bánh giầy (phường Bạch Hạc). Là vùng đất cội nguồn của dân tộc với sản phẩm chính là du lịch văn hóa tâm linh nên Việt Trì xác định thị trường khách nội địa là thị trường trọng điểm trong chính sách xúc tiến quảng bá. Thời gian tới, cần tăng cường khai thác du khách đến từ vùng đồng bằng sông Hồng, các tỉnh miền núi phía Bắc, trung tâm du lịch lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Xây dựng thương hiệu du lịch về nguồn Để tăng sức cạnh tranh, Việt Trì cần định hình một hình ảnh du lịch riêng, ví dụ như du lịch về cội nguồn gắn với lễ hội đền Hùng, tham quan và nghỉ cuối tuần ở Việt Trì... Đối với mỗi loại hình du lịch thì cần có các thông tin quảng cáo phù hợp. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Rà soát, đánh giá trình độ, cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại các cơ quan quản lý, các cơ sở kinh doanh du lịch để tiến hành đào tạo và đào tạo lại cho phù hợp với yêu cầu. Thu hút nguồn nhân lực trẻ có năng lực thông qua chế độ đãi ngộ thỏa đáng; đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý và người lao động trong các doanh nghiệp du lịch. Nếu thực hiện tốt những giải pháp trên, sẽ góp phần phát triển du lịch TP. Việt Trì theo hướng bền vững.■ Tài liệu tham khảo: 1. HĐND TP. Việt Trì (2012), Nghị quyết về kế hoạch phát triển Du lịch TP. Việt Trì đến năm 2020, số 31/2012/NQHĐND, ngày 25 tháng 12 năm 2012, Việt Trì 2. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định về việc phê duyệt Nhiệm vụ Điều chỉnh quy hoạch chung TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ đến năm 2030, Quyết định số 1063/ QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2013
lưu trú nhỏ, cũng như mở rộng thành 5 bậc nghề từ nhân viên tập sự cho tới quản lý cấp cao. Xét một cách lý thuyết, VTOS sẽ là yếu tố quan trọng giúp nhân viên ngành Du lịch Việt Nam được công nhận theo MRA-TP, giúp các công ty du lịch hỗ trợ nhân viên của mình có được trình độ cần thiết. Trong thực tế, chưa nhiều doanh nghiệp du lịch Việt Nam mặn mà với việc tuyển dụng lao động có tiêu chuẩn này. Do đó, để các doanh nghiệp tự giác cũng như có động lực áp dụng, nên cụ thể hóa vào các văn bản quy phạm, như đưa vào tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn, tiêu chuẩn phương tiện vận chuyển khách du lịch và các đơn vị lữ hành. Mặt khác, các doanh nghiệp cần nhanh chóng nắm bắt các nguồn thông tin, các chính sách về du lịch của Việt Nam, của cộng đồng ASEAN để bước đầu có những thay đổi trong quản lý và đào tạo nguồn nhân lực. Trước tình hình mới, cần điều chỉnh kỹ năng nghề, việc này đòi hỏi sự tham gia từ cấp chính phủ tới doanh nghiệp. Nhà nước cần hỗ trợ đầu tư các cơ sở đào tạo du lịch chất lượng ngang tầm ASEAN và quốc tế. Mặt khác, cần xây dựng đội ngũ đánh giá viên, thẩm định và công nhận các trung tâm kiểm định nghề du lịch, xây dựng chương trình đào tạo khung phù hợp với bộ tiêu chuẩn nghề chung ASEAN, có kế hoạch tập huấn đội ngũ đào tạo nghề du lịch cho cả nước. Lĩnh vực dạy nghề phải được đổi mới và phát triển mạnh mẽ, toàn diện. Chuẩn ngoại ngữ, chú trọng thực hành, phát triển kỹ năng mềm, đào tạo theo hướng chuẩn ASEAN là những chuẩn đầu ra cần thiết hiện nay. Các cơ sở đào tạo du lịch nên triển khai chương trình đào tạo theo chương trình khung do Tổng cục Dạy nghề cung cấp, xây dựng giáo trình đào tạo cập nhật, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên theo chuẩn ASEAN. Việc đánh giá thử nghiệm sinh viên đã qua đào tạo cần theo tiêu chuẩn nghề ASEAN, đánh giá bậc nghề và chứng chỉ nghề cũng phải tương đương theo ASEAN. Ngoài ra, các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch có thể thành lập các diễn đàn hoặc tăng cường liên kết với nhau để cùng đối thoại và trao đổi cụ thể trong việc giải quyết các vấn đề nhân lực du lịch thực tế trong giai đoạn hội nhập mới.■ 55
DU LỊCH VIỆT NAM / SỐ 10.2015
VĂN HÓA – THỂ THAO
TẢN MẠN TÂY NGUYÊN NGUYÊN NGỌC
Vũ khúc Tây Nguyên. Ảnh: Trần Thiết Dũng
Ở TÂY NGUYÊN, CÓ MỘT PHONG TỤC RẤT THÚ VỊ: KHI ĐỨA BÉ TRAI SƠ SINH VỪA TRÒN THÁNG, NGƯỜI TA ĐẶT NÓ NẰM TRÊN MỘT CHIẾC CHIẾU GIỮA SÀN NHÀ VÀ VỨT CẠNH NÓ BA VẬT TƯỢNG TRƯNG: MỘT CON DAO, MỘT MẨU GỖ NHỎ VÀ MỘT CÂY GẬY. ĐỨA BÉ SẼ QUỜ TAY CHẠM VÀO MỘT TRONG BA VẬT ẤY. NẾU CHẠM ĐÚNG CON DAO, MAI SAU NÓ SẼ LÀ MỘT CHIẾN BINH DŨNG MÃNH; CHẠM PHẢI MẨU GỖ (TƯỢNG TRƯNG CHO CHIẾC GẬY CHỈ HUY) NÓ SẼ TRỞ THÀNH MỘT THỦ LĨNH LỚN. CÒN ĐỨA NÀO CHẠM PHẢI CÂY GẬY THÌ CHẮC CHẮN SẼ TRỞ THÀNH MỘT KHÁCH LỮ HÀNH MIỆT MÀI TRÊN NHỮNG NẺO ĐƯỜNG BẤT TẬN, ĐI TÌM NHỮNG ĐIỀU TỐT LẠ CỦA CUỘC ĐỜI.
SỐ 10.2015 / DU LỊCH VIỆT NAM
56
Cùng uống rượu cần. Ảnh: Hồ Anh Tiến
Lễ hội Tây Nguyên. Ảnh: Thu Ba
N
gười đàn ông Tây Nguyên suốt đời ở trong rừng, hoặc đuổi theo một con thú, lần vết một đàn ong mật, lặn lội ngược những con suối đá lởm chởm và trơn trợt truy tìm tung tích một con cá chình núi, hay loay hoay chặt cây vác đá chặn đứng cả một dòng suối lại để tát cá, mải miết đuổi theo một con lợn rừng, một con kỳ đà, một con cúi, một con chuột... Hoặc mải mê đi tìm một cây gỗ đẹp để làm tượng, tít tận trong rừng thẳm hay trên một đỉnh núi dốc ngược. Hoặc cũng không ít khi ở trong nhà, nhưng là nhà... một người họ hàng, một người bạn cố tri, hay cũng rất có thể một người bất kỳ nào đó cũng đang lang thang như chính anh ta, mới cùng nhau đánh bạn trên đường, tận một làng không tên xa lơ xa lắc, la đà tán gẫu và hút rượu cần. Và lúc ấy thì chẳng còn cần biết trời đất là gì nữa, chẳng còn cần biết là đang ở trong không gian, thời gian nào nữa, cũng chẳng nhớ đường về... "Định mệnh" của người đàn ông ở đây là thế. Họ là ở bên ngoài, là thuộc về ngoại giới, ở ngoài ngôi nhà của họ, gia đình họ, ở nơi mà theo một nghĩa nào đó, con người không thật sự còn có "trách nhiệm" nữa, hay ít ra đã nhẹ trách nhiệm đi rất nhiều. Như vậy bạn thấy đấy, ở Tây Nguyên người đàn ông, người cha là bên ngoại chứ không phải bên nội. Con cái không theo dòng máu của cha, không sinh ra cùng với tên họ của cha. Ở đây cội rễ của sự sống không phải là người đàn ông. Trong bài viết có sử dụng một số tư liệu của Jacques Dournes
Ở đây người đàn bà mới là bên nội. Bà ở bên trong, là nội giới, là nhân tố quyết định của sự nội sinh, là chủ nhân đích thực của dòng chảy. Cho nên bà là người chủ của sự sống, người chủ của gia đình, là cội rễ, là rường cột. Chính bà giữ sự ổn định cho cuộc sống. Chính người đàn bà truyền dòng máu của mình cho các thế hệ nối tiếp, tức chính bà là người giữ bền chặt "chương trình" của sự sống, để cho sự sống không bị đứt đoạn, không bị "quên". Cho nên, nói theo nghĩa sâu nhất, người đàn ông là quên, còn người đàn bà là nhớ. Bà giữ bền cái nhớ cho giống nòi. Ở Tây Nguyên, một đứa bé lọt lòng mẹ ra vẫn chưa phải là một con người. Người ta phải thổi linh hồn vào cho nó thành người. Thổi vào đâu? Thổi qua lỗ tai. Vì thế mà có lễ thổi tai cho đứa bé sơ sinh. Người thổi tai bao giờ cũng là người đàn bà, đương nhiên phải là như vậy, bởi như đã nói, chỉ có bà mới giữ giềng mối của sự sống kia mà. Người đàn bà thổi tai thường là một bà đã đứng tuổi - để cho cái nhớ được bền chắc chăng? - bà cầm một cuộn chỉ bông, lấy ra từ chiếc xa quay, phun gừng mà bà đã nhai nát vào đó, rồi thổi bảy lần vào cuộn chỉ đặt sát vào tai đứa bé. Vừa thổi vừa khấn: “…làm người hãy nhận lấy hồn người đây, con trai phải nhớ lấy cái cuốc phải nhớ lấy cái rìu, phải nhớ lấy cái giáo giữ làng cái ná và ống tên, con gái chớ quên chiếc xa cán bông cái go dệt vải...”. Từ "nhớ" được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, và cơ quan của sự nhớ, cũng tức là của sự hiểu biết, thông tuệ, con đường đi vào của linh hồn, chính là lỗ tai. Trong tất cả các nghi lễ, người cầu khấn bao giờ cũng là người đàn ông. Duy có trong lễ thổi tai, lễ truyền cái nhớ, tức sự sống cho sinh vật vừa sinh ra được chính thức thành người, người cầu khấn là người đàn bà. Bà là người tuyên ngôn sự sống, bà nắm giữ bộ nhớ muôn đời của sinh tồn, là nhân vật giữ chức năng thiêng liêng duy trì cái nhớ cho giống nòi đó, đồng thời cũng là tác giả chế ra thứ thuốc quên kỳ diệu nhất của Tây Nguyên: rượu cần.
Bạn có muốn biết cách thức một người đàn bà Tây Nguyên chế biến rượu cần không? Đấy là cả một giả kim thuật bí hiểm, rượu cần được làm bằng những thứ thông thường nhất trong đời sống hàng ngày: gạo, ngô, sắn, hoặc một loại ngũ cốc nào đó, người ta bảo ngon nhất là rượu kê..., tất cả được nấu chín, giã nát ra, vê thành những viên nhỏ. Và trộn với men. Bí quyết nằm ở men. Men được chế bằng những thứ thảo mộc đặc biệt có khi là lá, có khi là rễ, cũng có khi là vỏ cây. Cây gì? Bí mật. Chỉ có đàn bà biết, và chúng đều mọc trong rừng rất sâu. Một đôi người có hiểu biết sâu về Tây Nguyên và thật tò mò cố ra sức moi tìm bí quyết của rượu cần bảo rằng trong những thành phần độc dược rất đa dạng và bí hiểm các vị nữ phù thủy ở đây dùng trong quy trình pha chế món men ghê gớm của họ, có một thứ không thể thiếu: củ riềng. Thậm chí người ta bảo chính củ riềng là tác nhân chính của sự say đến chẳng còn biết trời đất đã thấy. Lại một điều lạ nữa: gừng và riềng, hai giống thật gần nhau, như là hai biến thể gần gũi đến có thể nhầm làm một của cùng một họ hàng thảo mộc. Vậy mà gừng thì mở đường cho sự nhớ (trong lễ thổi tai), còn người anh em của nó là riềng lại là vị thuốc tuyệt diệu dắt người ta vào cõi quên mịt mùng! Hình như trong cái trò chơi kỳ diệu này của con người Tây Nguyên đối với sự sống có một triết lý nào đó thật uyên thâm. Nhớ và quên tạo nên cuộc sống đầy bí ẩn và hấp dẫn của vùng đất này.■ 57
DU LỊCH VIỆT NAM / SỐ 10.2015
VĂN HÓA – THỂ THAO
AN THUYÊN VÀ NHỮNG CA KHÚC ĐI CÙNG NĂM THÁNG NGUYỄN TRỌNG TẠO
N
hạc sỹ An Thuyên đã đột ngột từ giã cõi đời vào một ngày tháng 7/2015, để lại trong lòng những người yêu nhạc ông một khoảng trống không dễ gì bù đắp. Nhạc sĩ An Thuyên sáng tác ca khúc đầu tiên từ năm 15 tuổi, nhưng ca khúc đầu tiên ấn tượng đối với tôi lại là “Em chọn lối này”. Đó là lần ca khúc này xuất hiện trên sân khấu hội diễn Văn nghệ Quân khu Bốn năm 1978, được hát bởi tốp ca nữ của đội Tuyên truyền văn hóa tỉnh đội Nghệ Tĩnh. Hồi đó An Thuyên đã nhập ngũ được 3 năm, và ca khúc này được anh sáng tác trong chuyến đi cùng bộ đội công binh làm đường ở miền Tây Nghệ An. Sau đó không lâu, “Em chọn lối này” được Thanh Hoa hát và phát đi trên làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam gây hiệu quả bất ngờ, rất nhiều người yêu nhạc đã đề nghị phát lại “theo yêu cầu thính giả”. Và tên tuổi An Thuyên được biết đến từ đó. Rồi An Thuyên được điều về đoàn Văn công Quân khu Bốn với tư cách là nhạc sĩ sáng tác. Có lần Thanh Hoa khoe với tôi tấm bưu thiếp An Thuyên gửi lời cám ơn ca sĩ đã hát thật hay bài hát này, và trong hình bông hoa, An Thuyên đã lồng bức ảnh chân dung nhỏ xíu của mình trong hình một trái tim được cắt trổ. Có lẽ, đó cũng là một cách cám ơn của người nhạc sỹ xứ Nghệ tài hoa và đa cảm này. Rồi An Thuyên được Quân khu cử đi học khoa sáng tác trường Âm nhạc Việt Nam. Những ca khúc của anh luôn đậm chất dân ca xứ Nghệ với những luyến láy rất điệu nghệ cùng những cảm xúc tràn đầy. “Đêm nghe hát đò đưa nhớ Bác” là một bài hát như thế. Lời ca của An Thuyên thường mộc mạc nhưng giàu hình ảnh khắc họa và cũng giàu chất thơ. “Đêm theo phường đi nghe hát/ quần xắn gối đứng đầu sân”… Những hình ảnh như thế rất dễ lay động lòng người.
SỐ 10.2015 / DU LỊCH VIỆT NAM
58
Những kiến thức học được trong những năm tháng ở trường đã được An Thuyên phát huy trong nghệ thuật sáng tạo của mình. Liên tục những ca khúc như “Trên bến Giang Đình”, “Xe tăng qua miền quan họ”… là những thử nghiệm kết hợp giữa dân gian và hiện đại, tạo nên một bản sắc lạ trong ca khúc Việt Nam lúc đó. Và đó cũng là điều mà An Thuyên luôn hướng tới. Thời kỳ khởi sắc nhất của An Thuyên lại chính là thời kỳ anh làm quản lý (Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Quân đội, sau đó là Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội. Hàng loạt những ca khúc của anh được công chúng đón nhận như “Hành quân lên Tây Bắc”, “Thơ tình của núi”, “Chín bậc tình yêu”, “Huế thương”, “Neo đậu bến quê”, “Mẹ Việt Nam anh hùng”, “Hà Tĩnh mình thương”, “Ca dao em và tôi”… Còn nhớ vào khoảng 1996, VTV làm chương trình giới thiệu Tác phẩm mới tại Đại học Văn hóa Hà Nội của 4 tác giả là Phó Đức Phương, Từ Huy, An Thuyên và tôi, bài “Ca dao em và tôi” của An Thuyên gây tranh luận giữa các khán giả sinh viên về ca từ của bài hát này, có người cho rằng không nên “chặt đôi câu thơ” vì nghe nó phản cảm quá. Nhưng rồi cũng chính vì cái “cảm giác mạnh” đó mà bài hát lại khiến cho nhiều người yêu thích nó. An Thuyên giải thích rằng, đó là cảm xúc tự nhiên của anh khi sáng tác, âm nhạc và lời ca tự nó cùng tuôn ra một lúc như thế, và anh không thể thay đổi được. Có lẽ đó cũng là cách sáng tác ca khúc của An Thuyên, nên nhạc và lời của anh luôn chung cảm xúc, không gượng ép. Cũng trong thời gian làm quản lý, An Thuyên đã viết được một số hình thức âm nhạc bác học như “Trương Chi”, “Đất nước đứng lên" gây ấn tượng trên con đường sáng tạo của anh. Đó là những tác phẩm quy mô, đòi hỏi những kỹ thuật cao, cả trong sáng tác lẫn biểu diễn. Sau khi nghỉ hưu, An Thuyên vẫn làm việc và sáng tác. Anh nhận làm Giám đốc nghệ thuật cho tập đoàn Bảo Sơn, lập Công ty
Văn hóa An Việt, rồi làm Chủ tịch Hiệp hội phát triển Văn hóa doanh nghiệp. Tuy sức khỏe không được tốt, nhưng anh vẫn làm việc rất tận tụy và đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Và anh luôn giữ được ngọn lửa cảm hứng để sáng tạo nên nhiều tác phẩm mới trẻ trung và tình tứ: “Chú cuội chơi trăng”, “Chiều sông Thương”, “Vầng trăng đò đưa”… Không chỉ đam mê âm nhạc, An Thuyên còn có nhiều đam mê thật độc đáo. Mê sưu tập máy hát cổ, mê chụp ảnh… Đến nhà anh, vô cùng bất ngờ trước cả trăm chiếc máy hát cổ chạy đĩa than. Anh thích câu thơ của Esenin: Nếu có ai các vàng để đổi lấy vầng trăng vạn thuở của nước Nga/ tôi vẫn không bao giờ đánh đổi. Với anh, những chiếc máy hát cổ đó không chỉ là vật chất, mà nó còn là tâm hồn anh gửi gắm. Anh đã mua nó qua nhiều chợ mạng của nước ngoài, và thuê thợ sửa chữa, phục sinh lại những cái máy đã chết. Tôi cũng nhiều lần đi công tác cùng An Thuyên, lúc nào cũng thấy anh lăm lăm máy ảnh trên tay. Xe dừng ở đâu anh cũng tìm được cảm hứng để chụp. Cầu Hiền Lương, cột cờ Bến Hải, hoa dại, pháo hoa… đều gây cho anh những cảm xúc về sắc màu, ánh sáng… Nhiều bức ảnh của anh được triển lãm, được lưu giữ như những kỷ niệm đẹp về người nhạc sĩ tài hoa. Vậy mà An Thuyên đã đi về chốn vĩnh hằng, để lại những bài hát cứ ngân lên cùng năm tháng…■
Thi đấu quần vợt trên mặt bể bơi nước mặn
VĐV thi đấu quần vợt
Thể thao kết hợp nghỉ dưỡng HOÀNG HÀ
TỪ MỘT VÀI MÔ HÌNH KẾT HỢP GIỮA THỂ THAO VÀ KHU NGHỈ DƯỠNG BAN ĐẦU TẠI VIỆT NAM, ĐÃ MỞ RA HƯỚNG SONG HÀNH MỚI ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ LÀ ĐẦY TIỀM NĂNG.
C
uối tháng 9/2015, tại khách sạn 5 sao À La Carte thuộc quần thể nghỉ dưỡng du lịch sinh thái FLC Sầm Sơn (Thanh Hóa) đã diễn ra một sự kiện thể thao khá đặc biệt thu hút sự quan tâm của đông đảo giới truyền thông trong nước. Đây không chỉ là giải đấu quần vợt đỉnh cao với sự góp mặt của 6 cây vợt nam hàng đầu quốc gia cùng vị khách mời Nhật Bản có thứ hạng quốc tế cao, mà còn đặc biệt bởi ý tưởng và cách thức tổ chức rất.
hảo cùng mức thưởng cao giúp họ thể hiện được phong độ cao, qua đó nâng tầm chất lượng chuyên môn. Về phía cơ sở nghỉ dưỡng, ngoài việc được quảng bá thì thông qua thể thao đã mở ra cơ hội trở thành địa điểm đăng cai tổ chức các giải có quy mô quốc gia, thậm chí là quốc tế. Thực ra, kết hợp giữa thể thao và du lịch không hề là việc mới. Tuy nhiên, để tổ chức các giải thi đấu đỉnh cao, không phải địa điểm nghỉ dưỡng nào cũng đáp ứng được yêu cầu chuyên môn giống như các cơ sở vật chất thể thao chuyên ngành. Ở những môn thể thao cụ thể và vào những thời điểm cụ thể, sự kết hợp này là hoàn toàn có thể để tạo nên hiệu quả.
Trên mặt bể bơi nước mặn có diện tích hơn 5.000m2 của À La Carte xuất hiện một sân quần vợt nổi để các vận động viên thi đấu biểu diễn, một hình thức thi đấu lâu nay chỉ có ở nước ngoài với sự góp mặt của những siêu sao như Djokovic, Nadal, Federer, Sharapova… Tại đây, từ hệ thống sân thi đấu tới chỗ ăn nghỉ đều đạt chuẩn 5 sao, hình ảnh rất đông khán giả đội mũ fedora màu trắng, ngồi xem các tay vợt tranh tài với nước uống, đồ ăn nhẹ... thực sự tạo nên khung cảnh vốn tưởng chỉ dành cho khách VIP tại các giải quốc tế lớn nổi tiếng trên thế giới.
Trên thực tế, đây không phải là cách làm mới nếu nhìn ra thế giới. Hiện tại ở châu Á và sắp tới tại Việt Nam sẽ diễn ra Đại hội Thể thao bãi biển châu Á năm 2016 tổ chức tại Đà Nẵng. Với nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, thể thao kết hợp với nghỉ dưỡng được tiến hành từ rất lâu và mang lại nguồn thu không hề nhỏ, đặc biệt là từ golf.
Vậy đằng sau một giải thi đấu quốc tế đạt tiêu chuẩn cao (dĩ nhiên cũng khá tốn kém) là gì? Rõ ràng chưa hẳn là vấn đề kinh tế với một sự kiện, một ý tưởng mới chỉ tổ chức lần đầu, nhưng cái lợi thì cũng đã nhìn thấy. Chính các vận động viên khi tham dự giải cũng thừa nhận việc được thi đấu trong điều kiện hoàn
Như vậy, việc tổ chức các giải thi đấu đỉnh cao tại các khu nghỉ dưỡng là hướng đi mới cần khai thác. Nếu kết hợp thành công thì rõ ràng cả hai bên đều có lợi.■
59
DU LỊCH VIỆT NAM / SỐ 10.2015
VĂN HÓA – THỂ THAO
Mùa rươi Hà Nội CHU MẠNH CƯỜNG
CUỐI THU, KHI NHỮNG CƠN GIÓ LẠNH BẮT ĐẦU THỔI THÌ TRÊN NHỮNG NGẢ ĐƯỜNG HÀ NỘI LẠI VANG LÊN TIẾNG RAO RẤT MỀM MẠI. CÔ GÁI ĐON ĐẢ MỞ THÚNG, LẬP TỨC MỌI ÁNH MẮT ĐỔ DỒN VÀO ĐÓ. BÊN TRONG LÀ NHỮNG CON RƯƠI MÀU SẮC SẶC SỠ, NGOE NGUẨY, LUỒN LÁCH NHƯ MUỐN THOÁT RA KHỎI MẶT THÚNG.
SỐ 10.2015 / DU LỊCH VIỆT NAM
60
R
ươi là một loài giun biển, thuộc lớp giun lông tơ, phân bố rộng rãi ở các vùng biển nhiệt đới, gồm cả Việt Nam, Nhật Bản và Trung Quốc... Khi sinh sản, rươi từ biển bơi vào đất liền đẻ trứng ở những vùng nước lợ dưới bùn sâu 40 – 50cm, nhiều loại rươi dân gian gọi là rồng đất sống ở nước lợ độ mặn 5 - 9%. Giữa thu sắp sửa sang đông là mùa rươi sinh sản, những con rươi trưởng thành sẽ ngoi ra khỏi tổ nổi lên và bơi trong nước. Tuy nhiên, chúng thường chỉ nổi vào ban đêm khi thủy triều dâng cao vì vậy những ai muốn đánh bắt được nhiều rươi đều phải thức đêm đốt đèn, xắn quần quá gối, vừa lội vừa dùng vợt và rổ hớt chúng vào xô. Công việc gấp gáp vì ngay khi nước rút chúng sẽ lẩn vào lỗ hoặc bị cuốn ra biển. Người dân nhanh chóng chở rươi đi bán, và chế biến thành những món ăn ngon như chả rươi (rươi rán), rươi kho khế hay củ cải, rươi xào củ niễng - măng tươi, nem rươi (rươi cuốn bánh đa), rươi hấp trứng, mắm rươi... “Tháng chín đôi mươi, tháng mười mồng năm” chỉ thời gian con rươi ló mặt. Nó cũng chỉ một sự tồn tại ngắn ngủi, một sự lặp đi lặp lại theo quy luật. Đúng như câu ca, cả năm con rươi chỉ xuất hiện trong chừng 15 ngày. Vì lượng rươi không lớn nên trong một buổi chợ sớm các gánh hàng rươi đã hết veo. Hiếm lắm mới có hôm tới trưa vẫn còn hàng rươi chưa bán xong. Khi đến mùa rươi, mọi người đều muốn thưởng thức đặc sản biển này. Nhiều người còn sấy rươi khô ăn dần
VĂN HÓA – THỂ THAO
DÂN HÀ THÀNH XƯA ĐỀU TÂM NIỆM MỖI NĂM PHẢI ĂN RƯƠI ÍT NHẤT MỘT LẦN VÀO MÙA RƯƠI NẾU KHÔNG SẼ CẢM THẤY THIẾU VẮNG. NHỮNG AI ĐÃ ĂN RỒI SẼ NHỚ MÃI VỀ HƯƠNG VỊ ĐẶC BIỆT CỦA RƯƠI VÀ TRÔNG NGÓNG TỚI MÙA RƯƠI. DÙ TRỜI LẠNH, MƯA PHÙN, MẤY BÀ, MẤY CÔ LẠI CHỐC CHỐC NGÓ RA NGOÀI ĐƯỜNG VÀ RA CHỢ TÌM RƯƠI.
những hôm thòm thèm. Con rươi chỉ ở vùng nước lợ ven biển như Nam Định, Hải Phòng, Thái Bình,.... được chở tới các tỉnh thành khác nên có được một chút rươi để ăn cũng là quý lắm. Tại Hà Nội, nơi mua bán rươi tấp nập nhất là chợ Đồng Xuân, chợ Hôm và phố Huế, song mỗi phiên chợ cũng chỉ diễn ra đôi ba ngày nên luôn để lại trong lòng thực khách nhiều thương nhớ: Ước gì cho đến tháng mười/ Bát cơm thì trắng bát rươi thì đầy. Hà Nội vốn có phố Hàng Rươi chuyên bán rươi nằm cạnh chợ Đồng Xuân, đến nay chợ rươi đã chạy khắp cả 36 tuyến phố, và tới mùa rươi từ mờ sáng người bán rươi đã có mặt ở khắp nơi. Người ta bán rươi từ năm, sáu giờ sáng cho đến đầu giờ trưa, gần như vừa bán vừa chạy để con rươi luôn tươi sống, nếu để lâu quá trời nóng nhiều con chết thì cả
gánh rươi sẽ không còn ngon. Con rươi dưới nước có màu xanh nhạt, vớt ra khỏi nước thì chuyển sang màu vàng, hồng hay nâu nhẹ, khi chúng yếu sẽ chuyển sang màu xanh đậm... Mùa rươi vào đúng mùa quýt đường, vỏ mỏng, cay và thơm, có thể át được tính hàn và tanh của rươi nên vỏ quýt đã được dùng trong mọi món rươi. Sau khi ăn múi quýt ngọt, mọi người đều bớt lại vỏ quýt để dùng chế biến rươi. Người Hà Nội làm món rươi rất ngon, nhất là chả rươi. Cho một vốc rươi khoảng hai lạng vào bát, kèm ba lạng thịt lợn băm, hai quả trứng vịt, ba thìa mắm, một thìa tiêu, một nắm vỏ quýt, thì là, lá gấc thái chỉ,... dùng ba chiếc đũa trúc hoặc một cái đũa cả đánh cho hỗn hợp này thật nhuyễn, khi nhấc đũa lên hãy còn dính quện không rời. Đặt chảo lên bếp, đổ mỡ đun nóng già, rồi lần lượt múc từng muỗng rươi-thịt-trứng cho vào rán ngập trong mỡ, có thể rán thành một miếng to hoặc những viên nhỏ tùy ý, trở mặt thật kỹ đến khi chả chín vàng bốc mùi thơm ngào ngạt. Bấy giờ, gắp chả xếp vào giữa đĩa, điểm thêm xung quanh mấy cọng hành hoa, vỏ quýt, rau ghém, củ quả ăn kèm với chả và chấm mắm ớt. Kho rươi bằng nồi đất giúp giữ nguyên được hương vị đặc trưng của rươi. Dưới đáy nồi luôn lót một lớp gừng, khế, củ cải thái lát, vỏ quýt, thì là, lá gấc thái chỉ rồi xếp rươi lên trên, rắc gia vị, đổ nước xâm xấp, đậy kín và đun trong ngọn lửa nhỏ.
Khi nước trong nồi cạn cũng là lúc rươi chín mềm, thơm ngậy. Người Hà Nội làm mắm rươi cũng rất ngon. Sau khi rửa rươi thật sạch, đổ rươi vào vại rắc muối mặn lên trên và đổ nước ngập bề mặt. Cuối cùng cho thêm vào một chén rượu, một lạng thính (cám rang). Đậy kín vại đem phơi nắng một, hai tuần đến khi rươi chín nhừ tạo dịch quánh. Có thể dùng mắm sống hoặc chưng mắm rồi ăn. Muốn có mắm sống, chỉ cần múc mắm (có màu xanh hoặc nâu đậm) từ vại vào bát, vắt chanh ớt, trộn thêm một chút vỏ quýt, gừng non, lạc rang và tôm giã. Muốn có mắm chưng thì múc mắm vào chảo đun sôi, cho thêm lòng trắng trứng, hành tỏi, vỏ quýt, riềng nếp, lạc và tôm giã tơi khuấy đều đến khi đặc sánh thì đổ ra bát. Mắm rươi có rất nhiều đạm, khoáng chất bổ dưỡng thường để chấm thịt ba chỉ, chân giò hoặc nem cuốn các loại rau. Không chỉ có trong bữa cơm gia đình, trên vỉa hè Hà Nội có khá nhiều quán chả rươi, thu hút học sinh sinh viên. Các bạn trẻ bị hấp dẫn bởi những miếng chả to bằng nửa bàn tay, nóng hổi, thơm nức, ăn được với cơm, bún, bánh đa và rau quả. Đi qua đó sẽ nghe thấy những tiếng rao như níu gọi: Mọi người hãy mua rươi đi, mùa rươi chỉ trong nửa tháng thôi.■
61
DU LỊCH VIỆT NAM / SỐ 10.2015
VĂN HÓA – THỂ THAO
CỎ TỪ QUY TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN HỮU QUÝ
- Thằng nào còn sống trở về thì hãy cưới Nguyệt làm vợ. Tôi nói:
1
- Nếu như cả hai thằng cùng về thì sao?
Tôi nói với em:
2 Nguyệt, chính là vợ tôi, người đang nằm cạnh tôi đây. Thời đi học ba chúng tôi cùng lớp. Nguyệt – Hoàng - Hà, ba học sinh xuất sắc nhất của Trường cấp 3 Bố Trạch, nhóm bạn quả ổi chia ba như cách nói của mọi người. Nguyệt xinh, múa Chàm rông rất đẹp. Hà, học giỏi tự nhiên và là trung phong số một của đội bóng nhà trường và tôi từ năm lớp 8 đã có thơ in ở báo tỉnh. Tốt nghiệp cấp 3, Nguyệt trúng tuyển vào Đại học sư phạm Vinh, tôi và Hà đi bộ đội. Hà làm lính Trường Sơn mở đường, lát ngầm, phá bom nổ chậm. Tôi, sau mấy tháng huấn luyện trở thành lính đặc công vượt Trường Sơn vào đánh giặc ở vùng ven Sài Gòn. 62
- Thì, tớ sẽ nhường cậu, Hà vừa cười vừa véo tai tôi. - Vì sao vậy? Tôi hỏi. - Vì cậu hiền lành và tế nhị hơn tớ. Cậu làm chồng Nguyệt sẽ tốt hơn. Nói tới đây chẳng hiểu sao giọng Hà có vẻ bùi ngùi. - Tớ là lính đặc công, vào trong ấy ác liệt hơn chắc tớ sẽ không giữ được cái gáo mang về đâu, cậu ở ngoài này cố sống mà về với Nguyệt. Tôi cầm tay Hà lắc lắc, tếu táo đùa. Cái câu đùa ấy trở thành nỗi ám ảnh suốt đời tôi, mãi mãi không phai mờ được vì sau đó một tháng tôi nhận được tin Hà đã hy sinh ở Cổng trời Cha Lo khi phá bom nổ chậm.
3 Người trở về sau chiến tranh là tôi. Người trở thành chồng của Nguyệt là tôi. Chúng tôi sống bình dị êm ấm trong căn nhà xây lợp
ngói xinh xắn nằm bên bờ sông Nhật Lệ. Nguyệt dạy học, tôi làm báo. Chúng tôi đã có hai con, một gái một trai. Cháu gái đầu mang tên Linh Hà, cháu trai út là Sơn Hà. Tài sản vô giá của gia đình tôi là bức ảnh chụp chung ba đứa thời học cấp 3. Nguyệt - Hà và tôi. Ba đứa đang ở độ tuổi 17, má tròn căng, mắt nhìn về phía trước, trong trẻo. Hà đứng giữa, dang hai tay ôm vai Nguyệt và tôi cùng với cái miệng cười mở rộng hết cỡ.
4 Tôi hỏi Nguyệt : - Có loài cỏ từ quy ấy không em nhỉ? Nguyệt âu yếm nhìn tôi, hình như trong đó có ánh mắt trong sáng ấm áp của Hà : - Có chứ, cỏ từ quy chính là ký ức và khát vọng cuộc sống được chuyển về từ thế giới bên kia mà. Hà của chúng ta chính là sứ giả của những linh hồn bất tử. Còn búp bê cỏ? Tôi chợt nhớ lại lời Hà nói trong buổi tiễn Nguyệt lên đường ra Vinh học đại học: - Khi nào Nguyệt lên xe hoa tớ sẽ tặng bạn một con búp bê bện từ cỏ Trường Sơn. Lẽ nào, câu nói ấy lại linh nghiệm lạ kỳ đến thế.■ Minh họa: Văn Sáng
- Đêm qua, anh mơ thấy Hà về, mũ tai bèo, quân phục Tô Châu, chiếc ba lô cóc lép kẹp, tất cả đều nhuốm bụi đỏ. Hà trân trối nhìn anh rồi bối rối rút ra từ chiếc túi cóc búp bê cỏ. Cỏ từ quy đó, lời Hà thoảng qua như gió sớm. Anh nói: “Cỏ từ quy hả, lạ quá Hà ơi! Mình chưa nghe ai gọi thế bao giờ, chỉ có chim từ quy đêm đêm gọi nhau trong những cánh rừng thăm thẳm. Mình đã từng nghe ở Trường Sơn tiếng gọi nhau khắc khoải của từ quy, tiếng gọi thổn thức của đôi trống mái”. Hà nói: “Có đấy, cỏ từ quy chỉ mọc vào đêm trăng tròn, đêm nào trăng vằng vặc sáng thì cỏ mọc càng nhanh. Sợi cỏ óng vàng như ánh trăng chuốt mảnh, sợi cỏ lung linh bởi hồn núi đẫm vào”. Tiếng Hà chợt thảng thốt hơn: “Mình đã lấy cỏ từ quy kết thành con búp bê này. Kể từ đêm ấy đến giờ… búp bê đã…”. “Không còn trẻ nữa, búp bê đã trở thành thiếu phụ… có đúng thế không?”, anh run rẩy nói với Hà. Giọng Hà bâng khuâng: “Không phải thế, cỏ từ quy chẳng bao giờ già cả, như chẳng có gì chia cách được tình yêu, dù người làm ra búp bê này không còn là người của trần gian nữa thì cỏ từ quy vẫn thơ ấu vậy thôi. Kỷ niệm mà, kỷ niệm làm sao già được cơ chứ. Thôi, trời sắp sáng rồi, mình phải trở lại Trường Sơn đây, Hoàng đưa búp bê này tặng Nguyệt nhé…”
SỐ 10.2015 / DU LỊCH VIỆT NAM
Sau trận bom B52 ở Cổng trời Cha Lo, tình cờ tôi gặp Hà. Hai đứa ôm nhau đến nghẹt thở. Chia tay nhau, Hà nói:
Bứt phá. Ảnh: VH
Về đích. Ảnh: Trần Lộc
ĐỒNG BÀO KHMER MIỀN TÂY NAM BỘ CÓ NGÀY HỘI ĐUA BÒ ĐỘC ĐÁO, HẤP DẪN TRÊN VÙNG NÚI THẤT SƠN (CÒN GỌI LÀ BẢY NÚI), TỈNH AN GIANG.
Độc đáo lễ hội đua bò Bảy Núi - An Giang CHIẾN KHU
Lễ hội có từ lâu đời Lễ hội đua bò của người Khmer Bảy núi là đặc trưng văn hóa có một không hai được tổ chức hàng năm vào ngày cuối cùng của dịp lễ Sen Donl ta (1/9 hoặc 2/9 âm lịch). Ban đầu, chỉ có những đôi bò của các gia đình trong phum sóc tham gia tranh tài. Đôi bò nào thắng trận nhận được giải cao, là niềm tự hào của gia đình vì được tiếng siêng năng, chăm sóc tốt. Dần dần, cuộc thi được mở rộng giữa các phum sóc với nhau. Lễ hội đua bò Bảy Núi được tổ chức thi đấu tranh cúp vô địch với mục đích chọn những đôi bò khỏe phục vụ sản xuất. Đến nay, lễ hội này đã thu hút sự tham dự của tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang và huyện Ki-ri-vông, tỉnh Tà Keo (Vương quốc Campuchia).
Thể thức thi đấu “độc và lạ” Đua bò đã lạ, thể thức càng không giống môn thể thao nào. Trường đua là một khu đất hình chữ nhật, dài khoảng 170m, rộng 65m, xung quanh có bờ cao ráo với cây xanh, bóng mát để người xem có chỗ đứng quan sát toàn cảnh đua bò. Thông
thường, chiều dài đường đua khoảng 120m, còn lại hai đầu 40m là khoảng cách an toàn cho bò khi xuất phát và dừng lại. Cặp bên là thửa ruộng nhỏ hơn để làm nơi rọng bò trước khi vào đua. Khác với đua voi, đua ngựa..., bò đua từng đôi một, đôi trước đôi sau đều kéo theo một dàn bừa răng ngắn. Thông thường, mỗi cuộc đua có khoảng 40-50 đôi bò tham gia, mỗi lần đua có hai đôi bò cùng tranh tài và được tuyển chọn từ vòng thi đấu cơ sở. Thể thức đua hai vòng, vòng đầu gọi là hô, vòng sau gọi là thả. Nài bò chỉ được đứng một chân ở trên dàn bừa, còn chân kia đứng trên thanh gỗ nối gông cổ bò với bừa, trong tư thế lao về phía trước, tay luôn vung nhánh tre săn chắc thúc bò chạy nhanh và thẳng đường về điểm đích. Vào đường đua, mỗi đôi bò làm nóng một vòng hô, nếu cặp sau qua mặt được có nhiều ưu thế ở vòng thả, chạy đều liên tục đến vạch xuất phát, trọng tài phất cờ là vào vòng thả ăn thua, hai đôi bám sát nhau, đôi sau đạp lên bừa đôi trước là thắng cuộc và ngược lại. Cuộc đua cứ vậy, hết đôi này đến đôi khác, đến khi tìm ra đôi bò vô địch.
Tính đua tranh quyết liệt Bò đua được tuyển chọn, chăm sóc và chu đáo từ vài tháng trước: bò ở nơi cao ráo, thoáng mát, khi ngủ được giăng mùng, được đưa đến những đồng cỏ xanh non để ăn, được bồi dưỡng nhiều thức ăn, thức uống như nước dừa tươi, bia... pha trộn với trứng gà, mật ong. Gần đến ngày ngày thi đấu các đôi bò được cho “tập nhẹ” để chuẩn bị bước vào cuộc đua chính thức. Vào cuộc đua, các nài bò phải có chiến thuật thi đấu khôn ngoan, hợp lý đối với từng đối thủ. Các đôi bò cứ thế đua tranh trong tiếng reo hò cổ vũ cuồng nhiệt của khán giả, thậm chí trong mưa dầm, nắng gắt. Vậy mà, họ không nản lòng chờ đợi cho đến khi đôi bò đoạt chức vô địch ở cuối trận. Lễ hội đua bò Bảy Núi - An Giang không chỉ phát huy giá trị văn hóa dân tộc, tôn vinh văn hóa truyền thống mà còn tạo động lực mới cho phong trào toàn dân đoàn kết, xây dựng đời sống văn hóa trong tỉnh An Giang cũng như đối với đồng bào Khmer Nam Bộ.■ 63
DU LỊCH VIỆT NAM / SỐ 10.2015
CHAT VỚI NGƯỜI LÀM DU LỊCH
Phụ trách trả lời câu hỏi kỳ này: Bà Hoàng Thị Kim Vân Giám đốc Kinh doanh và Tiếp thị Công ty CPTM Du lịch Sen Rừng Mọi câu hỏi thắc mắc của bạn xin gửi về địa chỉ email: tcdlvn@gmail.com
(Nguyễn Ngọc Ân - Hải Phòng): Bà có thể giới thiệu đôi nét về Công ty CPTM Du lịch Sen Rừng? Là thành viên của các hiệp hội lữ hành trong nước và quốc tế như VISTA, PATA, ASTA…, Công ty CPTM Du lịch Sen Rừng đã có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực du lịch và dịch vụ, là đại lý vé máy bay cấp 1 của các hãng hàng không nội địa và quốc tế. Sen Rừng đã tổ chức thành công các chương trình xúc tiến thương mại; hội nghị, hội thảo; các chương trình tham quan, kết hợp khảo sát theo chuyên đề, tìm kiếm đối tác cho các cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Chúng tôi luôn khuyến khích du khách tham gia các chương trình du lịch chất lượng cao kết hợp tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật và khám phá các miền đất mới.
(Trần Ngọc - Hà Nội): Được biết, Công ty Sen Rừng thường thiết kế các tour homestay cho du khách, bà có thể chia sẻ đôi nét về loại hình này? Homestay là một loại hình thú vị đối với những ai yêu thích khám phá văn hóa tại các nước bản địa, thay vì ở khách sạn hoặc các nhà nghỉ du khách sẽ ở tại nhà của dân địa phương, trải nghiệm, tham gia vào các sinh hoạt hàng ngày của người dân để có một cái nhìn gần gũi và thực tế hơn với cách sống và nền văn hóa của nước chủ nhà. Du khách khi ở homestay cũng được coi như thành viên của gia đình và trong một chừng mực nào đó họ cũng phải biết cách tôn trọng các quy tắc và sự riêng tư nhất định của gia đình đón tiếp họ. Do đó, trước khi trải nghiệm homestay, du khách nên tìm hiểu về phong tục, tập quán và văn hóa nơi đến để dễ hòa đồng với người dân bản địa. Cần tôn trọng nếp sinh hoạt, các quy tắc và sự riêng tư nhất định của gia chủ. Khi trải nghiệm homestay, du khách đừng quên khám phá hương vị ẩm thực luôn mang đậm nét văn hóa đặc trưng mỗi vùng miền. Ở Việt Nam có nhiều điểm homestay thú vị và nổi tiếng như Sapa, Mai Châu, Hội An…, hay du khách có thể trải nghiệm homestay ở Quỳnh Sơn (Lạng Sơn), Pác Rằng thuộc khu vực Phúc Sen (Cao Bằng), bản Nà Bai ở Vân Hồ, Chiềng Yên (Sơn La), Nậm Hồng xã Thông Nguyên (Hoàng Su Phì - Hà Giang )… Hiện nay, Công ty CP Thương mại Du lịch Sen Rừng có nhiều chương trình homestay phù hợp với du khách trong và ngoài nước. Đối với khách trong nước là các chương trình 2 ngày 1 đêm, 3 ngày 2 đêm tại Mai Châu, Mai Hịch (Hòa Bình), Huế, Hội An, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Đối với khách nước ngoài, Sen Rừng có các chương trình homestay cho tour vòng cung Đông Bắc, Tây Bắc, khu vực miền Trung với Phong Nha - Kẻ Bàng và đồng bằng sông Cửu Long.
(Trần Văn An - Thái Nguyên): Điểm đến nào ở Việt Nam được xem là lý tưởng đối với du khách trong tháng 10, thưa bà? Tháng 10 là thời điểm Tây Bắc vào thu, với cảnh sắc tuyệt đẹp nơi đây thu hút rất đông du khách. Đến Sapa, cao nguyên Mộc Châu, Hoàng Su Phì, Mù Cang Chải, Y Tý… bạn sẽ thấy mây trời bồng bềnh, những thửa ruộng bậc thang vào mùa lúa vàng đẹp như tranh vẽ. Bạn cũng đừng quên ghé chợ phiên Tây Bắc diễn ra vào thứ 7 hoặc chủ nhật hàng tuần để giao lưu với bà con các dân tộc vùng núi cao. Dịp này, đồng bằng sông Cửu Long cũng vào mùa nước nổi. Vườn quốc gia Tràm Chim, rừng tràm Trà Sư… là những điểm đến được du khách yêu thích. Không chỉ ngắm cảnh đẹp, du khách còn được thưởng thức các đặc sản đậm đà hương vị Nam Bộ như lẩu cá linh bông điên điển, cá bống dừa, cá linh kho tiêu… Thu về, Hà Nội khiến cho du khách say mê vì vẻ đẹp đến nao lòng. Từng góc phố cổ bình yên, những con đường ngập lá vàng, những cơn gió heo may mang hương thơm hoa sữa đến các ngõ phố, hoa hướng dương vàng rực theo những gánh hàng rong đi khắp phố phường, hoa lộc vừng nở lấm tấm bên hồ Gươm… Hương vị thu với cốm làng Vòng mang cả hương trời khí đất... Hà Nội đang vào mùa đẹp nhất của năm.
Phụ trách trả lời câu hỏi kỳ sau: Bà Nguyễn Thị Nga Phó Chủ tịch HĐQT Công ty CP Du lịch Đồng Tháp
PHƯỢT TRONG MÙA MƯA BÃO LAM LINH
SANG THU LÀ THỜI ĐIỂM TUYỆT ĐẸP ĐỂ NGẮM CÁC BẢN LÀNG VÙNG TÂY BẮC VÀ ĐÔNG BẮC, NHƯNG CŨNG LÀ THỜI GIAN XẢY RA NHIỀU TRẬN MƯA LŨ KHIẾN BẠN PHẢI CẨN TRỌNG. VÌ VẬY, MỘT CHUYẾN ĐI ĐƯỢC CHUẨN BỊ KỸ LƯỠNG VỀ MỌI MẶT SẼ KHIẾN BẠN CHỦ ĐỘNG VÀ AN TÂM HƠN RẤT NHIỀU KHI BẮT ĐẦU HÀNH TRÌNH KHÁM PHÁ.
Kiểm tra thời tiết Điểm đến, thời tiết, nơi ăn nghỉ, các điểm tham quan, bạn đồng hành… là yếu tố quan trọng nhất cho một chuyến đi. Vài ngày trước khi lên đường, nên kiểm tra dự báo thời tiết. Nếu dự báo bão lớn, hãy hủy chuyến đi. Nếu lên đường, bạn hãy chuẩn bị hành lý thật kỹ vì thời điểm bạn đi là mùa mưa, không thể biết trước được điều gì sẽ xảy đến.
Đồ đạc mang theo Thời tiết sang thu lại có mưa nên sẽ se se lạnh. Hãy mang theo đủ đồ ấm gồm áo dài tay, áo len mỏng và áo khoác gió cùng khăn quàng cổ giữ ấm, mũ đội, kính, găng tay, tất chân, giày ấm và mũ bảo hiểm có kính chắn. Áo mưa bộ vừa ấm thân vừa gọn, áo mưa giấy, ủng đi mưa và bọc gối rất quan trọng. Trong balo nên mang theo một chiếc máy sấy nhỏ và một bình nước nóng để uống dọc đường. Chuẩn bị kỹ phương tiện đi lại, mang theo bộ đồ sửa xe cùng các vật dụng thay thế. Thêm dây thừng và dây buộc đồ. Mang theo đồ ăn khô để nạp năng lượng khi cần. Với các chuyến mang theo bếp cồn để nấu nướng, đóng gói cẩn thận để tránh bị ướt đồ mang theo.
Giấy tờ tùy thân, máy ảnh, điện thoại, pin dự phòng để trong túi nilon đeo bên người. Túi nilon và túi đựng đồ chống nước là người bạn đồng hành với du khách trong mùa mưa.
Di chuyển Đường đèo dốc gặp mưa thường trơn trượt và có sương mù, vì thế tuyệt đối không được phóng nhanh vượt ẩu. Phải tuân thủ hướng dẫn của trưởng nhóm có kinh nghiệm. Tốc độ chậm, đi bám sát nhau với khoảng cách tối đa giữa các xe, đúng làn và không vượt khi phía trước bị chắn tầm quan sát. Khi có xe trục trặc, phải tìm điểm rộng và báo hiệu bằng các đèn xe để các phương tiện khác có thể thấy được từ xa.
Sử dụng đèn pha thấp trong suốt chuyến đi, luôn xin đường bằng cách nháy đèn cẩn thận. Các xe nên được gắn phản quang trên xe và mũ bảo hiểm của các thành viên. Tại các điểm sạt lở, di chuyển cẩn trọng và để ý các phương tiện. Tại vùng núi thường xảy ra lũ ống và lũ quét bất thường, nên liên tục cập nhật tình hình thời tiết để có ứng phó thích hợp, hoặc di chuyển sang các vùng khác an toàn hơn. Khi phải đi qua suối, hãy chờ có người dân trong vùng qua trước để biết độ nông sâu. Nếu phải đi bộ sang, tuyệt đối không đi một mình. Di chuyển nhanh nhất có thể qua các điểm suối cạn, ngầm nước. Chúc các bạn có một chuyến đi an toàn trong mùa mưa này!■ 65
DU LỊCH VIỆT NAM / SỐ 10.2015
PHÁT TRIỂN DU LỊCH...
Tiếp theo trang 50
Xúc tiến quảng bá du lịch Kiện toàn bộ máy tổ chức về xúc tiến, quảng bá du lịch. Xây dựng chương trình, lộ trình cho hoạt động xúc tiến ở từng địa phương trong vùng bằng nhiều hình thức đa dạng; đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá du lịch tại các thị trường tiềm năng để nâng cao hình ảnh du lịch vùng. Ứng dụng khoa học, công nghệ và hợp tác quốc tế Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu và công tác thống kê về du lịch trên địa bàn. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực du lịch để nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch; trong đó chú trọng nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ trong quá trình quản lý, khai thác tài nguyên và xây dựng sản phẩm du lịch, thống kê du lịch, đánh giá môi trường, biến đổi khí hậu lên hoạt động du lịch... Phát triển thị trường và sản phẩm du lịch Xây dựng chiến lược về thị trường khách để phát triển du lịch một cách ổn định và mang tính bền vững. Khuyến khích xây dựng các hãng lữ hành có thương hiệu mạnh và có năng lực trong việc thu
hút các thị trường khách du lịch, trong đó chú trọng lữ hành quốc tế. Ưu tiên xây dựng và hình thành các khu, điểm du lịch quốc gia để tạo sức lan tỏa phát triển du lịch cho toàn vùng; đầu tư và phát triển các khu dịch vụ vui chơi giải trí có chất lượng cao để tăng chi tiêu và kéo dài ngày lưu trú của khách. Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch gắn liền với tài nguyên du lịch biển, đảo, sông, hồ và các tài nguyên du lịch nhân văn để phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng và đa dạng hóa các loại hình du lịch; tập trung xây dựng thương hiệu “ Du lịch hội nghị, hội thảo” thành sản phẩm du lịch chủ đạo và thương hiệu du lịch vùng. Bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch và ứng phó với biến đổi khí hậu Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của du lịch, của tài nguyên và môi trường đối với hoạt động du lịch. Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để kiểm soát các vấn đề về môi trường, quản lý tài nguyên và phát triển. Khuyến khích các hoạt động du lịch thân thiện với môi trường; khuyến khích và hỗ trợ cộng đồng tham gia đầu tư phát triển du lịch, chia sẻ lợi ích và trách nhiệm trong việc khai thác tài nguyên phục vụ phát triển du lịch...■
.vn
DISCOUNT
Vui lòng liên hệ: Phòng Kinh doanh Ms. Linh 0972 930 838 - Ms. Hạnh 0985 084 081 - Email: info@rexhotelvungtau.vn