1
2
3
Hà Nội
Thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cũng là kinh đô của hầu hết các vương triều phong kiến tại Việt Nam trước đây. Do đó, lịch sử Hà Nội gắn liền với sự thăng trầm của lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ. - Wikipedia -
“tai-pô” Phiên âm tiếng Việt của từ “typo”, là cách gọi tắt của từ “typography”. Typography là sự hình ảnh hóa ngôn ngữ. - Jan Tschichold -
Typography là bộ môn nghệ thuật và khoa học của sự sắp xếp các ký tự khiến ngôn ngữ viết là dễ dàng đọc được và hấp dẫn với người đọc. - mi-mimi -
4
Tại sao lại là Hà Nội, tại sao lại là “tai-pô”? Quyển sách này là bài tập môn Typography mà tôi đang theo học, với đề bài là tạo nên một quyển sách của cá nhân về typography gắn với một chủ đề tự chọn. Nhân dịp Hà Nội sắp kỷ niệm 1010 năm được chọn làm Thủ đô của Việt Nam, và với tình yêu sẵn có của một người sinh ra và lớn lên tại thành phố này, tôi quyết định thử nhìn Hà Nội qua ngôn ngữ của typography. Và vì là một quyển sách tiếng Việt, của một người Việt, nên typography được viết là “tai-pô”, theo phiên âm tiếng Việt và theo cách mà tôi hay gọi. Hà Nội, tháng 1 năm 2020
Hưng Đinh
5
Mục lục
6
“tai-pô” trong Hà Nội
5
Bộ ảnh: Biển hiệu Hà Nội xưa thời nay
6
Hà Nội trong “tai-pô”
14
Các cách đọc
15
Kiểu chữ số 1: Hà nội mới - mới
28
Các cách căn lề văn bản
40
Cắt dán chữ
46
Kiểu chữ số 2: Nghiêng
52
Nguồn tư liệu hình ảnh
62
trong
7
8. Bộ ảnh: Biển hiệu Hà Nội xưa thời nay
Biển hiệu
Hà Nội xưa thời nay
Được thiết kế và thi công đơn giản, hầu hết biển quảng cáo lâu đời nhất tại phố cổ Hà Nội được đúc bằng xi măng và có tuổi thọ trên 70 năm.
Bộ ảnh: Biển hiệu Hà Nội xưa thời nay .9
Một vài có thể bắt gặp dễ dàng trên những con phố cổ Hà Nội.
10
Một số khác thì ẩn khuất sau những mái hiên,...
...sau những tán cây...
...và sau những đường dây điện. Bộ ảnh: Biển hiệu Hà Nội xưa thời nay .11
Có những biển hiệu đã không còn nguyên vẹn, đầy đủ ký tự do dấu ấn thời gian.
Nhưng cũng có những biển hiệu được chủ nhà giữ gìn, bảo quản và trùng tu.
12. Bộ ảnh: Biển hiệu Hà Nội xưa thời nay
Khoảng những năm 1920 đến 1940, tiểu tư sản ở Hà Nội nổi lên với những công việc hiện đại phương Tây. Thời ấy họ sống được bằng nghề nên khi mua xây nhà trong phố họ trát luôn chữ thay biển hiệu mà không sợ thay đổi nghề, thay cho việc thuê vẽ pa-nô.
Bộ ảnh: Biển hiệu Hà Nội xưa thời nay .13
Nhiều biển hiệu có những kiểu chữ viết tay rất điệu và cầu kỳ, thể hiện cá tính của chủ nhân ngôi nhà.
14. Bộ ảnh: Biển hiệu Hà Nội xưa thời nay
Ngoài tên cửa hiệu, người dân còn làm cả số nhà, địa chỉ. Đặc biệt, có nhà còn ghi lại số năm hoàn thiện căn nhà như một cách kỷ niệm thành tựu, điều này khá phổ biến cho đến tận những năm 2000 có nhà vẫn làm.
Và còn có cả tiếng nước ngoài. Bộ ảnh: Biển hiệu Hà Nội xưa thời nay .15
trong
16
Các cách đọc “Tai-pô” có nhiều nhiệm vụ, như dùng để chỉ hướng, quảng cáo, thiết kế, dễ đọc được và dễ đọc nhanh, trang trí hay trình bày biểu mẫu. Ứng với mỗi nhiệm vụ khác nhau đó là những cách đọc riêng biệt.
Các cách đọc .17
1
18. Các cách đọc
Đọc theo dòng (tuyến tính)
Các cách đọc .19
2
20. Các cách đọc
Đọc thông tin
Các cách đọc .21
3
22. Các cách đọc
3
Đọc tra cứu
Các cách đọc .23
4
24. Các cách đọc
Đọc chọn lọc
Các cách đọc .25
5
26. Các cách đọc
“Tai-pô” chủ động
Các cách đọc .27
6
28. Các cách đọc
“Tai-pô” dàn dựng
Các cách đọc .29
Kiểu chữ số 1:
30. Kiểu chữ số 1: Hà nội mới - mới
-mới
7
Kiểu chữ số 1: Hà nội mới - mới .31
Sau ngày giải phóng Thủ đô 10-10-1954, việc ra đời một tờ báo hàng ngày cho Thủ đô trở nên cấp thiết. Tờ báo ấy cần trở thành công cụ đấu tranh của Đảng bộ, phản ánh nguyện vọng, sinh hoạt của nhân dân Thủ đô, thông tin tin tức cho quần chúng. Ngày 24-10- 1957, báo Hà Nội Mới (lúc đó có tên gọi là báo Thủ đô), xuất bản số hàng ngày đầu tiên. Cuối năm 1967, Thành ủy Hà Nội có chủ trương hợp nhất tờ Thủ đô Hà Nội với một tờ báo tư nhân khác là tờ Thời mới. Một lần nữa, báo được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt tên là Hà Nội mới. Số báo đầu tiên mang tên Hà Nội mới xuất bản ngày 25-1-1968.
Biểu trưng của báo Hà Nội mới là một biểu trưng dạng chữ, với kiểu chữ được thiết kế riêng với những đặc điểm: là kiểu chữ không chân, nét dày, không có độ tương phản giữa các nét, ít khoảng trắng trong mỗi chữ cái, có cấu tạo mang tính hình học cao và chặt chẽ, và điểm nhấn là những khoảng trắng chạy theo cấu tạo của chữ cái nhằm giảm bớt độ nặng của chữ, đồng thời cũng là điểm nhận biết rõ nhất của kiểu chữ này. Một bộ chữ rất đẹp vừa có tính hoài cổ nhưng cũng mang những nét hiện đại của thời kỳ mới, nhưng đáng tiếc tác giả lại chưa hoàn thiện trọn vẹn bộ chữ này. Vì vậy tôi đã phát triển thêm dựa vào mẫu chữ gốc để hoàn thành bảng chữ cái, đồng thời cũng chỉnh sửa một số chi tiết của bản gốc để phù hợp và thuận tiện hơn trong quá trình sử dụng. Bộ chữ Hà nội mới - mới ra đời ngày 5-9-2019.
32. Kiểu chữ số 1: Hà nội mới - mới
Kiểu chữ số 1: Hà nội mới - mới .33
34. Kiểu chữ số 1: Hà nội mới - mới
Kiểu chữ số 1: Hà nội mới - mới .35
Các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Anh
36. Kiểu chữ số 1: Hà nội mới - mới
Nét của chữ
Khoảng trắng chạy theo cấu tạo chữ
Khoảng trắng của chữ
Hệ thống lưới hình học thể hiện cấu tạo của chữ. Coi mỗi ô vuông nhỏ có cạnh dài 1 (đơn vị), các nét của chữ (phần màu đỏ) dày 5 (đơn vị), khoảng trắng chạy theo cấu tạo chữ dày 1 (đơn vị), khoảng trắng của chữ dày 1,25 (đơn vị). Cấu tạo này được giữ nguyên và hệ thống hóa từ kiểu chữ gốc.
Sự khác biệt của kiểu chữ gốc (trái) và kiểu chữ mới, chủ yếu thể hiện ở phần dấu của chữ (ô, ơ) và phần thanh (huyền, nặng, sắc). Có sự khác biệt này, lí do bởi ở kiểu chữ gốc, tác giả cần quan tâm đến cấu trúc tổng thể của biểu trưng, vì thế các chi tiết được tinh chỉnh để hài hòa với cấu trúc tổng thể đó. Còn ở kiểu chữ mới, các chi tiết này cần đảm bảo tính nhất quán của toàn bộ kiểu chữ, đồng thời là tính ứng dụng, hợp lý khi ghép những chữ cái này với các chữ hoặc ký tự khác của kiểu chữ mới.
Kiểu chữ số 1: Hà nội mới - mới .37
Dấu thanh - một phần quan trọng và đặc trưng của tiếng Việt
38. Kiểu chữ số 1: Hà nội mới - mới
Kiểu chữ số 1: Hà nội mới - mới .39
8
40. Kiểu chữ số 1: Hà nội mới - mới
Hệ thống số
9
Kiểu chữ số 1: Hà nội mới - mới .41
Các cách căn lề văn bản Có 4 cách căn lề cho văn bản: căn lề trái tự động, căn lề 2 bên, căn lề trái có điều chỉnh và căn văn bản theo hình. Căn lề trái tự động: Các dòng căn thẳng nhau theo lề trái, khoảng cách giữa các tiếng bằng nhau. Căn lề 2 bên: Các dòng căn thẳng nhau theo cả lề trái và lề phải, khoảng cách giữa các tiếng trong một dòng bằng nhau, khoảng cách ấy trong các dòng khác nhau có thể khác nhau. Căn lề trái có điều chỉnh: Các dòng căn thẳng nhau theo lề trái, có sự điều chỉnh tách các âm tiết của từ để lề phải gần bằng nhau. Không áp dụng với những ngôn ngữ chỉ có một âm tiết (tiếng Việt). Căn văn bản theo hình: Các tiếng được sắp xếp theo một hình nhất định.
42. Các cách căn lề văn bản
10
“Hà Nội thanh lịch” - Hoàng Đạo Thúy
Các cách căn lề văn bản .43
“A đây rồi Hà Nội 7 món” - Trần Chiến
11
44. Các cách căn lề văn bản
12
“Hà Nội chỉ nam” - Nguyễn Bá Chính Các cách căn lề văn bản .45
46. Các cách căn lề văn bản
“Có một phố vừa đi qua phố ” - Đinh Vũ Hoàng Nguyên
13 Các cách căn lề văn bản .47
Cắt dán chữ Lược dịch của “collage typography”. Chữ “collage” bắt nguồn từ tiếng Pháp: “coller” có nghĩa là “dán” hoặc “gắn lại với nhau”. Việc sưu tầm sau đó cắt các chữ cái từ những ấn phẩm khác nhau để tạo thành một tác phẩm, nhằm mục đích tạo ra sự ngẫu hứng và phong phú cho kiểu chữ của thể loại nghệ thuật này.
48. Cắt dán chữ
Cắt dán chữ .49
Ứng dụng: thiết kế bìa sách
50. Cắt dán chữ
Cắt dán chữ .51
52. Cắt dán chữ
Cắt dán chữ .53
Kiểu chữ số 2:
54. Kiểu chữ số 2: Nghiêng
14
Ta còn em hàng phố cũ rêu phong Và từng mái ngói xô nghiêng Nao nao kỷ niệm ...
“Em ơi, Hà Nội phố” - Phú Quang
Kiểu chữ số 2: Nghiêng .55
Với đề bài: “Thiết kế một kiểu chữ có chân, độ dày của chân bằng với nét mảnh nhất của chữ, và chữ có độ tương phản cao”, tôi cảm thấy hết sức phù hợp để tạo ra thêm một kiểu chữ mang nét Hà Nội, một Hà Nội cổ kính. Bởi kiểu chữ có chân mỏng thường gợi lại sự cổ điển và truyền thống, độ tương phản cao trong nét chữ làm tôi liên tưởng đến những căn nhà ở phố cổ Hà Nội, nhà rộng - nhà hẹp. Và hình ảnh của những bức tranh Phố Phái hiện ra.
Những mái ngói xô nghiêng, từ những ô cửa, những căn nhà và những nét vẽ trong tranh Bùi Xuân Phái chính là cảm hứng để tôi tạo ra kiểu chữ Nghiêng này.
56. Kiểu chữ số 2: Nghiêng
Ứng dụng kiểu chữ Nghiêng trong thiết kế áp phích
Kiểu chữ số 2: Nghiêng .57
58. Kiểu chữ số 2: Nghiêng
Kiểu chữ số 2: Nghiêng .59
Các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Anh
Coi một ô vuông có chiều dài cạnh là 1 (đơn vị),. Cấu tạo của chữ gồm các nét chéo, là đường chéo của hình chữ nhật 1x14 (đơn vị) theo chiều dọc, và các nét nằm ngang. Độ rộng của nét nền tảng (nét dày) được xác định bởi 2 nét chéo, mà khoảng cách giữa 2 điểm đầu (hoặc cuối) của mỗi nét là 3 đơn vị. Độ rộng của nét đứng (nét mỏng) cũng tương tự, nhưng khoảng cách tương úng là 1 đơn vị. Nét tóc, cũng là nét nằm ngang, và chân của chữ, có độ dày bằng 1/3 (đơn vị). Phần bo cong (nếu có) của của nét nền tảng là cung tròn bán kính 3 đơn vị, của nét đứng là 1 đơn vị. 60. Kiểu chữ số 2: Nghiêng
Kiểu chữ số 2: Nghiêng .61
62. Kiểu chữ số 2: Nghiêng
Hà Nội, tháng 1 năm 2020
63
Nguồn tư liệu hình ảnh: Trong quyển sách này có sử dụng một số hình ảnh sưu tầm, có chỉnh sửa về màu sắc và kích thước mà chưa có sự xin phép của chủ nhân của bức ảnh gốc. Tác giả xin được chịu toàn bộ trách nhiệm nếu có bất kỳ tranh chấp nào. Những hình ảnh sưu tầm sẽ được đánh số và thống kê theo danh sách dưới đây theo dạng: Số thứ tự ảnh (số trang): nguồn ảnh, để tiện theo dõi và tra cứu. Những hình ảnh không được đánh số là những hình ảnh được chụp hoặc thiết kế bởi tác giả quyển sách này. 1 (16): shorturl.at/lpu05 2 (18): shorturl.at/cjnuA 3 (20): Từ điển Tiếng Việt - Hoàng Phê (Chủ biên) - 1988 4 (22): shorturl.at/lGJR4 5 (24): shorturl.at/oxHP6 6 (26): shorturl.at/NQRWX 7 (29): shorturl.at/ajqry 8 (38): Sử dụng hình ảnh từ shorturl.at/hlP69 9 (39): Sử dụng hình ảnh từ shorturl.at/rvMY3 10 (41): shorturl.at/fkrGQ 11 (42): shorturl.at/hoINZ 12 (43): shorturl.at/bsD48 13 (44-45): shorturl.at/qsvQR 14 (53): shorturl.at/deuU5 15 (54): shorturl.at/pLRV0 16 (55): Sử dụng tranh minh họa của họa sĩ Direk Kingnok - shorturl.at/joqHK 17 (60): Sử dụng tranh minh họa của Nguyễn Việt Nam - shorturl.at/hyGWX
64
65
66