Đồ án chuyên đề - Chợ hoa và phố ẩm thực Hồ Thị Kỷ

Page 1

[Đồ án chuyên đề] [Trần Ngọc Huyền Nhi | Nguyễn Thị Ngọc Linh | Bùi Kiều Ninh] MỤC LỤC I. PHẦN MỞ ĐẦU. 1 I.1. Lý do lựa chọn đề tài. 1 I.1.1. Sơ lược bối cảnh khu vực chợ Hồ Thị Kỷ 1 I.1.2. Tính cấp thiết của đề tài. 1 I.2. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu. 2 I.2.1. Mục đích..........................................................................................................................................................................................................2 I.2.2. Mục tiêu. 2 I.3. Phạm vi giới hạn nghiên cứu. 2 I.3.1. Đối tượng nghiên cứu. 2 I.3.2. Phạm vi nghiên cứu. 2 I.4. Các nghiên cứu liên quan đến đề tài. 2 II. CƠ SỞ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 3 II.1. Cơ sở khoa học. 3 II.1.1. Cơ sở lý luận. 3 II.1.1.1. Phạm vi hoạt động của các giác quan trong không gian ngoài trời. 3 II.1.1.2. Các loại hoạt động ngoài trời và không gian. 4 II.1.1.3. Khoảng cách người với người trong không gian di chuyển. 6 II.1.1.4. Nguyên tắc thiết kế đường đi bộ 6 II.1.1.5. Lý luận về cảm nhận chuỗi không gian. 6 II.1.1.6. Không gian công cộng trong phố hẻm. 7 II.1.1.7. Lý luận đường chia sẻ..................................................................................................................................................................................7 II.1.2. Cơ sở pháp lý..................................................................................................................................................................................................7 II.1.3. Cơ sở thực tiễn. 9 II.1.3.1. Chợ đêm Keelung Miaokou, Đài Loan. 9 II.1.3.2. Chợ đêm Ningxia, Đài Loan. 11 II.1.3.3. Chợ đêm Dongdamen, Đài Loan. 12 II.2. Phương pháp nghiên cứu. 14 II.2.1. Phương pháp quan sát. 14 II.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu. 14 II.2.3. Phương pháp điều tra xã hội học. 14 II.2.4. Phương pháp phân loại. 15 II.2.5. Phương pháp phân tích tổng hợp lý thuyết. 15 II.2.6. Phương pháp so sánh. 15 II.2.7. Phương pháp phân tích bản đồ 15 II.2.8. Phương pháp phân tích hình ảnh. 15 II.3. Sơ đồ tiến trình nghiên cứu..............................................................................................................................................................................16 III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...........................................................................................................................................................................17 III.1. Tổng quan về hiện trạng khu vực nghiên cứu. 17 III.1.1. Lịch sử hình thành. 17 III.1.2. Liên hệ vùng. 18 III.1.2.1. Vị trí khu vực trong tp Hồ Chí Minh. 18 III.1.2.2. Vị trí khu vực trong quận 10 18 III.2. Phân loại các KGCC TMDV hiện trạng trong khu vực. 19

III.2.1.1.1.

III.2.1.2.

Danh mục sơ đồ bảng biểu:

Bảng 2.1. Bảng thế hiện mối tương quan giữa chất lượng không gian ngoài trời và mức độ diễn ra các hoạt động ngoài trời (nguồn: Life between buildings - Jan Gehl, tr.11).

Bảng 2.2 Thiết kế bảng hỏi (nguồn: tác giả).

Bảng 3. Bảng so sánh mức độ tiếp cận (nguồn: tác giả)

[Đồ án chuyên đề] [Trần Ngọc Huyền Nhi | Nguyễn Thị Ngọc Linh | Bùi Kiều Ninh]
Không gian chợ hoa Hồ Thị Kỷ hiện trạng. 20
Khả năng tiếp cận và lưu thông khu vực chợ hoa hiện trạng. 21
III.2.1.
III.2.1.1.
Khả năng tiế
trong khu
chợ hoa hiện trạng. 21
Khả năng lưu thông trong khu vực chợ hoa hiện trạng. 21
p c
n
v
c
III.2.1.1.2.
Không gian buôn bán
tuyến đường Hồ Thị Kỷ và Trần Bình Trọng hiện trạng. 22 III.2.1.2.1. Không gian buôn bán hoa tươi hiện trạng. 23 III.2.1.2.2. Không gian buôn bán hoa giả hiện trạng. 24 III.2.1.2.3. Không gian buôn bán phụ kiện ngành hoa hiện trạng. 24 III.2.1.3. Không gian buôn bán hoa sỉ hiện trạng. 25 III.2.2. Không gian chợ ẩm thực Hồ Thị Kỷ hiện trạng. 26 III.2.2.1. Không gian chợ ẩm thực Hồ Thị Kỷ hiện trạng ban ngày (từ 6h-14h). 26 III.2.2.1.1. Khả năng tiếp cận và lưu thông trong khu vực chợ ẩm thực hiện trạng ban ngày. 26 III.2.2.1.2. Không gian chợ ẩm thực hiện trạng. 27 III.2.2.1.3. Không gian chợ thực phẩm và nhu yếu phẩm hiện trạng.......................................................................................................................27 III.2.2.2. Không gian chợ ẩm thực Hồ Thị Kỷ hiện trạng ban đêm (từ 14h-12h).....................................................................................................29 III.2.2.2.1. Khả năng tiếp cận và lưu thông trong khu vực chợ ẩm thực hiện trạng ban đêm (khoảng sau 19h). 30 III.2.2.2.2. Không gian tuyến chợ ẩm thực Hồ Thị Kỷ hiện trạng ban đêm. 30 III.2.3. Không gian hẻm chuyển tiếp hiện trạng giữa hai khu chợ 31 III.3. Đánh giá hiện trạng giao thông khu vực. 32 III.3.1. Khả năng tiếp cận từ bên ngoài tới khu chợ hoa và ẩm thực. 32 III.3.2. Bãi gửi xe hiện trạng tại khu vực. 33 III.4. Đánh giá giá trị cần giữ lại và phát huy của khu vực nghiên cứu hiện trạng. 33 III.4.1. Đánh giá giá trị cần giữ lại và phát huy của khu vực chợ hoa Hồ Thị Kỷ hiện trạng. 33 III.4.2. Đánh giá giá trị cần giữ lại và phát huy của khu vực chợ ẩm thực Hồ Thị Kỷ hiện trạng. 34 IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................................................................................................................................34 IV.1. Giải pháp cải tạo không gian tổng thể khu vực. 34 IV.2. Giải pháp nâng cao tiện ích khu vực. 35 IV.2.1. Cổng chào. 35 IV.2.2. Bãi xe..........................................................................................................................................................................................................35 IV.3. Giải pháp cải tạo không gian chợ hoa Hồ Thị Kỷ 36 IV.3.1. Mô hình kinh doanh cửa hàng hoa. 36 IV.3.2. Mô hình kinh doanh cửa hàng phụ kiện ngành hoa. 38 IV.3.3. Mô hình kinh doanh sạp hoa. 40 IV.4. Giải pháp cải tạo không gian chợ ẩm thực Hồ Thị Kỷ ban đêm. 41 IV.5. Không gian quảng trường chợ Lê Hồng Phong. 43 IV.6. Không gian chuyển tiếp giữa hai khu chợ 44 V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 45 V.1. Kết luận. 45 V.2. Kiến nghị 45
d
c

Bảng 4.1. Bảng màu quy định không gian hoạt động cửa hàng hoa (nguồn: tác giả).

Bảng 4.2. Bảng màu quy định không gian hoạt động cửa hàng phụ kiện ngành hoa (nguồn: tác giả).

Bảng 4.3. Bảng màu quy định không gian hoạt động chợ ẩm thực buổi tối (nguồn: tác giả).

Biểu đồ 3.1. Biểu đồ thời gian diễn ra các hoạt động kinh tế (nguồn: tác giả).

Biểu đồ 3.2. Biểu đồ tần suất khách vãng lai đến khu chợ Hồ Thị Kỷ (nguồn: tác giả).

Biểu đồ 3.3. Biểu đồ thể hiện khảo sát các vấn đề gặp phải khi mua hàng tại chợ hoa (nguồn: tác giả).

Biểu đồ 3.4. Biểu đồ mức độ hài lòng khi trải nghiệm chợ hoa Hồ Thị Kỷ (nguồn: tác giả).

Biểu đồ 3.5. Biểu đồ thể hiện lưu lượng chợ hoa theo thời gian (nguồn: tác giả)

Biểu đồ 3.6. Biểu đồ thể hiện lưu lượng chợ ẩm thực theo thời gian (nguồn: tác giả).

Biểu đồ 3.7. Biểu đồ thể hiện khảo sát các vấn đề gặp phải khi mua hàng tại chợ ẩm thực ban đêm (nguồn: tác giả).

Biểu đồ 3.8. Biểu đồ mức độ hài lòng khi trải nghiệm chợ đêm ẩm thực Hồ Thị Kỷ (nguồn: tác giả).

Sơ đồ 2.1. Mô hình kinh doanh khu vực (nguồn: tác giả).

Sơ đồ 2.2. Sơ đồ tiến trình nghiên cứu (nguồn: tác giả).

Sơ đồ 3.1. Không gian chợ hoa và chợ ẩm thực Hồ Thị Kỷ hiện trạng (nguồn: tác giả).

Sơ đồ 3.2. Sơ đồ lưu lượng xe và người trong ranh nghiên cứu vào ban ngày (nguồn: tác giả).

Sơ đồ 3.3. Sơ đồ lưu lượng xe và người trong ranh nghiên cứu vào ban đêm (nguồn: tác giả).

Sơ đồ 3.4. Không gian buôn bán hoa tươi, hoa giả, phụ kiện ngành hoa hiện trạng (nguồn: tác giả).

Sơ đồ 3.5. Sơ đồ không gian trên tuyến đường Hồ Thị Kỷ hiện trạng (nguồn: tác giả).

Sơ đồ 3.6. Không gian buôn bán hoa sỉ hiện trạng (nguồn: tác giả).

Sơ đồ 3.7. Không gian buôn bán ẩm thực, thực phẩm, nhu cầu yếu phẩm hiện trạng ban ngày (nguồn: tác giả).

Sơ đồ 3.8. Không gian buôn bán ẩm thực hiện trạng ban đêm (nguồn: tác giả).

Sơ đồ 3.9. Không gian buôn bán chuyển tiếp hiện trạng giữa 2 khu chợ (nguồn: tác giả).

Sơ đồ 3.10. Hướng tiếp cận ranh nghiên cứu (nguồn: tác giả).

Sơ đồ 3.11. Sơ đồ vị trí bãi xe hiện trạng trong khu vực (nguồn: tác giả).

Sơ đồ 4.1. Sơ đồ mặt bằng tổ chức không gian (nguồn: tác giả).

Sơ đồ 4.2. Sơ đồ bố trí bãi xe (nguồn: tác giả).

Sơ đồ 4.3. Sơ đồ phân khu các cửa hàng chuyên doanh (nguồn: tác giả).

Sơ đồ 4.4. Sơ đồ phân khu chợ ẩm thực ban đêm (nguồn: tác giả).

Danh mục hình ảnh:

Hình 1. Ranh khu vực nghiên cứu (nguồn: Google Map).

Hình 2.1. Hình ảnh minh họa tầm nhìn ở các mốc khoảng cách (nguồn: Life between buildings - Jan Gehl, tr.68).

Hình 2.2. Khoảng cách tối thiểu của người và nhóm người (nguồn: Architects’ data - Ernst and Peter Neufert, tr.17).

Hình 2.3. Khoảng cách tối thiểu của người có tay xách và người có che ô dù (nguồn: Architects’ data - Ernst and Peter Neufert, tr.17).

Hình 2.4. Chiều rộng các tuyến giao thông trong chợ (nguồn: https://rangdong.com.vn/uploads/Tai_lieu_chieu_sang/TCVN%209211-2012.pdf?fbclid=IwAR3VvfAl3JZIqvoY7zXe_rmvTN4UzkVGs2jS6PtuX5QyWi6m4wpC0f8Luw ).

Hình 2.5. Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị khu dân cư phường 1, quận 10 (nguồn: http://www.planic.org.vn/ban-do-detail-simple.aspx?id=227 ).

Hình 2.6. Không gian buôn bán Chợ đêm Keelung Miaokou, Đài Loan (nguồn: tác giả).

Hình 2.7. Mặt đứng điển hình chợ đêm Keelung Miaokou, Đài Loan (nguồn: https://www.shutterstock.com/search/keelung+night+market ).

Hình 2.8. Chiếu sáng trong khu vực (nguồn: tác giả).

Hình 2.9. Biển hiệu trong khu vực (nguồn: https://www.shutterstock.com/search/keelung+night+market ; https://www.justaiwantour.com/blog/2019/08/19/keelung-night-marketfood-paradise/ ).

Hình 2.10. Khu chợ đêm Ningxia (nguồn: https://www.straitstimes.com/lifestyle/food/taiwans-ningxia-night-market-comes-to-sentosa ).

Hình 2.11. Không gian buôn bán chợ Ningxia (nguồn: tác giả).

Hình 2.12. Không gian chợ Ningxia (nguồn: tác giả).

Hình 2.13. Mặt bằng điển hình chợ Ningxia (nguồn: tác giả).

Hình 2.14. Mô hình kinh doanh có ghế ngồi lại tại quán (nguồn: tác giả).

Hình 2.15. Khu chợ đêm Dongdamen

(nguồn: https://www.123rf.com/photo_153147140_august-2-2020-dongdamen-night-market-opened-in-july-2015-and-located-in-hualien-citytaiwan-it-is-th.htmlhttps://www.123rf.com/photo_86405784_shoppers-and-tourists-at-dongdamen-night-market.html ).

Hình 2.16. Tổng mặt bằng khu chợ Dongdamen (nguồn: Google Map).

Hình 2.17. Không gian khu vực ngồi lại (nguồn: Google Map).

Hình 2.18. Mặt cắt ngang khu chợ (nguồn: tác giả).

Hình 3.1. Chợ hoa Hồ Thị Kỷ xưa (nguồn: https://cungcau.vn/dao-cho-hoa-lau-doi-nhat-sai-gon-74773.html ) .

Hình 3.2. Chợ hoa Hồ Thị Kỷ nay (nguồn: https://voh.com.vn/giai-tri/net-van-hoa-doc-dao-tu-cho-hoa-giua-long-thanh-pho-303581.ht ).

Hình 3.3. Chợ ẩm thực Campuchia xưa (nguồn: https://vnexpress.net/pho-cam-o-sai-gon-4103496.html )

Hình 3.4. Chợ ẩm thực Campuchia nay (nguồn: https://vnexpress.net/pho-cam-o-sai-gon-4103496.html )

Hình 3.5. Bản đồ thành phố Hồ Chí Minh (nguồn:

Hình 3.6. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất quận 10 (nguồn:

Hình 3.7. Mô hình kinh doanh khu vực chợ hoa đường Hồ Thị Kỷ hiện trạng (nguồn: tác giả).

Hình 3.8. Hình ảnh các cửa hàng kinh doanh trên đường Hồ Thị Kỷ hiện trạng (nguồn: tác giả).

Hình 3.9. Không gian trưng bày buôn bán hoa tươi hiện trạng (nguồn: tác giả).

Hình 3.10. Không gian trưng bày buôn bán hoa giả hiện trạng (nguồn: tác giả).

[Đồ án chuyên đề] [Trần Ngọc Huyền Nhi | Nguyễn Thị Ngọc Linh | Bùi Kiều Ninh]

Hình 3.11. Không gian trưng bày buôn bán phụ kiện ngành hoa hiện trạng (nguồn: tác giả).

Hình 3.12. Không gian trưng bày buôn bán hoa sỉ hiện trạng (nguồn: tác giả).

Hình 3.13. Không gian buôn bán hoa sỉ hiện trạng (nguồn: tác giả).

Hình 3.14. Không gian ẩm thực đầu tuyến hẻm hiện trạng ban ngày (nguồn: tác giả).

Hình 3.15. Không gian chợ nhu yếu phẩm tuyến hẻm hiện trạng ban ngày (nguồn: tác giả).

Hình 3.16. Mô hình kinh doanh khu vực chợ nhu yếu phẩm hiện trạng (nguồn: tác giả).

Hình 3.17. Không gian ẩm thực tuyến hẻm hiện trạng ban đêm (nguồn: tác giả).

Hình 3.18. Mô hình kinh doanh khu vực chợ ẩm thực khu phía trong hiện trạng ban đêm (nguồn: tác giả).

Hình 3.19. Tình trạng kẹt xe ở khu vực vào khung giờ chiều (nguồn: tác giả).

Hình 4.1. Hình minh họa cổng chính (nguồn: https://www.pinterest.dk/pin/132434045281604525/;https://www.pinterest.dk/pin/336925615870564814/; https://www.pinterest.dk/pin/553379872935742298/; https://www.123rf.com/photo_19739556_poipet-cambodia-feb-19-poipet-border-crossinginto-cambodia-feb-19-2013-poipet-cambodia-it-is-a-popu.html ).

Hình 4.2. Hình minh họa cổng phụ (nguồn: tác giả; http://www.kuala-lumpur.ws/klareas/chinatown_petaling.htm ).

Hình 4.3. Mặt cắt điển hình đề xuất không gian chợ hoa (nguồn: tác giả).

Hình 4.4. Minh họa không gian cửa hàng sử dụng vật liệu kính hoặc không gian mở (nguồn: https://d3emaq2p21aram.cloudfront.net/media/cache/venue_roundup_single_image_flex/uploads/%200Regular_Roundup/2018/5May/FloralShops/WildAtHeart-angelacoomey-01.jpg

https://lh3.googleusercontent.com/proxy/PfBDP81pN6LWYYHbwpsYmv5DCpYsHDoPAFh1xzOFL3hhx3kOIAvSHydOEFYWdfYUA3C2V2ob7jvyM1dcjmWGbKA_BfT4dIFQPTC58od99wgMxraTtP99-piljljrvF8ZpufFghttps://www.frombritainwithlove.com/listing/british-flowers/philippa-craddockltd/https://i.pinimg.com/originals/4c/08/3b/4c083b39f953e9cc4f4b52ce13f6240a.jpg ).

Hình 4.5. Hình không gian trưng bày hoa đề xuất (nguồn:

https://www.indiamart.com/proddetail/bamboo-ladder-shelf-multi-functional-flower-plant-display-stand-and-bookcase21639150248.htmlhttps://www.123rf.com/photo_68680001_beautiful-flower-shop-in-parisfrance.htmlhttps://www.123rf.com/photo_36979640_outdoor-flower-shop-in-paris-france.htmlhttps://www.123rf.com/photo_99997291_cozystreet-with-flower-shop-in-paris-france.htmlhttps://www.canstockphoto.com/flower-shop-bouquets-on-shelf-florist-51932899.html ).

Hình 4.6. Mô hình kinh doanh hoa đề xuất (nguồn: tác giả).

Hình 4.7. Mặt cắt điển hình đề xuất không gian chuyên doanh phụ kiện ngành hoa (nguồn: tác giả).

Hình 4.8. Hình ảnh các loại kệ trưng bày phụ kiện ngành hoa đề xuất (nguồn: https://vi.aliexpress.com/item/32343439158.html

https://shopee.com.my/Simple-free-combination-cabinet-wooden-storage-cabinet-small-bookshelf-shelf-storage-cabinet-home-floor-bookcasewith-door-i.286170199.3645261288).

Hình 4.9. Mô hình kinh doanh phụ kiện ngành hoa đề xuất (nguồn: tác giả).

Hình 4.10. Mặt cắt điển hình đề xuất không gian chuyên doanh sạp hoa (nguồn: tác giả).

Hình 4.11. Vật liệu đề xuất nâng cote không gian chuyên doanh sạp hoa (nguồn: tác giả).

Hình 4.12. Mặt cắt điển hình đề xuất không gian chợ ẩm thực buổi tối (nguồn: tác giả).

Hình 4.13. Hình ảnh các bộ bàn ghế con ngồi tại chỗ đề xuất (nguồn:

https://media3.scdn.vn/img4/2020/03_10/BnqOAoP2TJektZmV5hyw_simg_de2fe0_500x500_maxb.jpghttps://banghegiare.com.vn/data/news/362 3/bo-ban-ghe-tra-chanh-TC04-chat-luong-cao.jpg ).

Hình 4.14. Mô hình không gian hoạt động chợ ẩm thực buổi tối đề xuất (nguồn: tác giả).

Hình 4.15. Hình minh họa kiot có chỗ ngồi khuyến khích sử dụng (nguồn:

https://i.pinimg.com/originals/8a/f0/ed/8af0ed9cb4ec7c7e77001bd5f4404e5e.jpg

https://content3.jdmagicbox.com/comp/warangal/i1/9999px870.x870.190315103247.n8i1/catalogue/ram-indo-chinese-fast-food-dornakalwarangal-fast-food-6uwr8d366k-250.jpg

https://sagover.github.io/images/anuong/xenghoa.png )

Hình 4.16. Lễ hội thả đèn trời tết cổ truyền Chol Chnam Thmay Campuchia (nguồn: https://vexedicampuchia.com/amp/kham-pha-tet-co-truyen-chol-chnam-thmay-campuchia.html ).

Hình 4.17. Loại đèn khuyến khích sử dụng (nguồn: https://diypixiedust.com/2020/03/tangled-lanterns-capture-more-magic-with-rapunzels-floatinglights/;%20http://atypicalfamilia.com/diy-tangled-paper-lantern/ ).

Hình 4.18. Hình thức sử dụng đèn khuyến khích sử dụng (nguồn: https://www.livinginanotherlanguage.com/sunday-night-market-chiang-mai/ ).

Hình 4.19. Mô hình không gian quảng trường chợ Lê Hồng Phong đề xuất (nguồn: tác giả).

Hình 4.20. Mặt cắt không gian chuyển tiếp giữa hai khu chợ (nguồn: tác giả).

Hình 4.21. Hình ảnh minh họa bồn hoa kết hợp ghế ngồi (nguồn: https://www.streetlife.nl/en/projects/streetlife-statenisland?fbclid=IwAR2nXv6zFsbGSIMP_AimooEbgd5pMr8_3dwu13fUryJrElmrU_VDbjqd_1g ).

Hình 4.22. Mặt bằng không gian chuyển tiếp giữa hai khu chợ (nguồn: tác giả).

Hình 4.23. Loại đèn khuyến khích sử dụng - đèn âm ghế (nguồn: https://www.studiofractal.co.uk/projects/kings-cross-square ).

Hình 4.24. Loại đèn khuyến khích sử dụng - đèn đứng (nguồn: https://www.pinterest.com/pin/547187423473060980/ ).

Hình 4.25. Bồn cây tích hợp ghế ngồi (nguồn: https://www.streetlife.nl/en/projects/streetlife-staten-island )

[Đồ án chuyên đề] [Trần Ngọc Huyền Nhi | Nguyễn Thị Ngọc Linh | Bùi Kiều Ninh]

I. PHẦN MỞ ĐẦU.

I.1. Lý do lựa chọn đề tài.

I.1.1. Sơ lược bối cảnh khu vực chợ Hồ Thị Kỷ. Những khu chợ ở Sài Gòn luôn là điểm đến hấp dẫn đối với du khách thập phương.

Không gian chợ được hình thành ngay trên tuyến đường hay con hẻm nhỏ nào đó; tự phát này đáp ứng được nhu cầu thông thương hàng hóa của người dân. Theo thời gian, không ít chợ nằm trong những khu phố giản dị dần trở thành những địa chỉ “chợ sỉ” chuyên mua bán một loại sản phẩm đặc trưng. Trong đó không thể quên nhắc đến chợ Hồ Thị Kỷ, một thiên đường hoa “không ngủ”, thiên đường ẩm thực đặc sắc trong lòng phố thị

Khu chợ Hồ Thị Kỷ, trên mặt pháp lý quy hoạch là một khu dân cư cũ thuộc phường 1, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh. "Chợ hoa Hồ Thị Kỷ" đã từ lâu là tên gọi về một địa danh nổi tiếng với cư dân thành phố Hồ Chí Minh nhắc tới chợ hoa Hồ Thị Kỷ, là có thể

hình dung ngay về những lối nhỏ tràn ngập hoa, một khu chợ hoa đầu mối mang những

đặc trưng rất khác so với những nguyên tắc kiến trúc và tổ chức không gian đối với chợ

đầu mối không nhà ống chợ không có những kiot, sạp hàng... Những năm 90, chợ Hoa

Hồ Thị Kỷ là chợ hoa lớn nhất của thành phố, là đầu mối cung cấp hàng hóa, phụ kiện ngành hoa cho tất cả các chợ trong thành phố. Đó cũng là lý do cho cái tên chợ hoa Hồ

Thị Kỷ trở thành một địa danh nổi tiếng về hoa. Ngoài ra, Chợ Hồ Thị Kỷ có thể được xem là thiên đường ăn vặt, trước đây khu này biết đến một tên gọi khác là khu chợ Campuchia. Bởi nơi đây buôn bán rất nhiều mặt hàng đặc sản và cả hàng gia dụng, thực phẩm đến từ những cửa hàng gia đình Campuchia đã định cư ở khu vực từ những năm 70. Con đường này có hơn 100 hàng quán bán đủ loại, tại đây có rất nhiều món ăn đặc sản có nguồn gốc từ Campuchia. Ngoài ra đồ ăn vặt, thức uống còn mang khẩu vị nhiều tỉnh thành khác nhau như Huế, Nha Trang, Đồng Nai, An Giang... Hiện nay khu phố ẩm thực càng ngày càng được nhiều người biết đến thông qua các trang mạng, youtube hay tiktok cho nên khu vực hiện đang thu hút rất đông các bạn trẻ tới đây tham quan hay trải nghiệm

ẩm thực. => Đây là một khu vực mang nhiều giá trị di sản, giá trị về kinh tế lẫn bản sắc

và đa dạng về hoạt động đa dạng về không gian.

=> Được đánh giá là một trong những điểm hấp dẫn của quận 10 (theo quy hoạch phát triển thương mại - dịch vụ quận 10), có ý nghĩa địa lý lịch sử đối với thành phố.

Tuy nhiên, khu vực nghiên cứu vẫn còn những bất cập tồn tại:

- Việc tổ chức không gian hoạt động buôn bán tự phát và lộn xộn, người dân lấn chiếm mọi khoảng trống đường phố để hoạt động buôn bán, họp chợ

- Việc buôn bán lấn chiếm không gian ở đây gây khó khăn cho việc di chuyển qua lại của người dân là nguyên nhân chính gây ra sự ùn tắc thường xuyên, nguy cơ tai nạn.

- Bên cạnh đó hoạt động phố chợ dường như không ngủ ở nơi đây gây nên những tác

động tiêu cực cho hạ tầng và môi trường sống.

I.1.2. Tính cấp thiết của đề tài.

Từ những nhận định về những giá trị và sức hấp dẫn của khu vực, cùng những nguy cơ và vấn đề đe dọa sự phát triển ổn định của nơi đây thì việc tổ chức lại không gian hoạt động buôn bán cho khu vực chợ Hồ Thị Kỷ là một việc làm cần thiết. Hơn hết, việc cải tạo

[Đồ án chuyên đề] [Trần Ngọc Huyền Nhi | Nguyễn Thị Ngọc Linh | Bùi Kiều Ninh] 1

chỉnh trang tạo dựng cho khu vực một hình ảnh rõ ràng và đặc sắc hơn, xứng tầm với những đặc trưng, bản sắc mà khu vực sở hữu.

Việc nghiên cứu sẽ giúp ta tìm ra được những bất cập còn tồn tại trong việc tổ chức không gian hoạt động buôn bán hiện nay ở khu vực Hồ Thị Kỷ, từ đó tạo dựng được cơ sở để đề xuất những giải pháp nhằm tổ chức lại không gian hoạt động buôn bán sao cho đáp ứng được nhu cầu cần thiết của người dân, tạo dựng được một không gian buôn bán tốt cũng như thay đổi bộ mặt của khu ẩm thực và chợ hoa Hồ Thị Kỷ

I.2. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu.

I.2.1. Mục đích.

Đề xuất cải tạo không gian hoạt động buôn bán khu vực chợ ẩm thực và chợ hoa Hồ Thị

Kỷ, quận 10 trở thành không gian buôn bán, thương mại an toàn, đặc trưng, hấp dẫn.

I.2.2. Mục tiêu.

Để đạt được mục đích của đề tài cần xác định phạm vi hoạt động buôn bán và những bất

cập còn tồn tại của khu vực từ đó đưa ra những mục tiêu để giải quyết vấn đề.

Mục tiêu 1: Cải tạo không gian buôn bán với những đặc trưng, bản sắc riêng mà mỗi khu

vực sở hữu.

Mục tiêu 2: Chỉnh trang giao thông tại khu vực nhằm đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng và vấn

đề an toàn cho người dân, tránh ùn tắc giao thông.

I.3. Phạm vi giới hạn nghiên cứu.

I.3.1. Đối tượng nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu là không gian hoạt động buôn bán hoa, buôn bán ẩm thực ở khu

chợ Hồ Thị Kỷ, quận 10.

I.3.2. Phạm vi nghiên cứu.

Phạm vi nghiên cứu là không gian chợ hoa và phố ẩm thực Hồ Thị Kỷ, phường 1, quận 10.

Hình 1. Ranh khu vực nghiên cứu (nguồn: Google Map)

I.4. Các nghiên cứu liên quan đến đề tài.

- Đồ án chuyên đề tổ chức không gian buôn bán xung quanh chợ Thanh Đa (cư xá Thanh

Đa, quận Bình Thạnh).

[Đồ án chuyên đề]
2
[Tr
n Ng
c Huy
n Nhi | Nguyễn Thị Ngọc Linh | Bùi Kiều Ninh]

- Đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỉ lệ 1/2000 khu dân cư phường 1, quận 10 đến năm 2020, quyết định 5620/QĐ-UBND phê duyệt ngày 23/9/2013.

- Đồ án tốt nghiệp thiết kế đô thị khu vực chợ hoa Hồ Thị Kỷ, Quận 10, TP Hồ Chí Minh khóa 2011-2016.

II. CƠ SỞ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

II.1. Cơ sở khoa học.

II.1.1. Cơ sở lý luận.

CỨU.

II.1.1.1. Phạm vi hoạt động của các giác quan trong không gian ngoài trời.

Trong tác phẩm “Cuộc sống giữa những công trình Kiến trúc”, giáo sư Jan Gehl [1] đã

đưa ra nhận định “Sự vận động theo phương nằm ngang với tốc độ 5km/h và bộ máy giác quan cũng thích nghi tốt với điều kiện đó”. Các giác quan giống như 1 phương tiện để tâm trí con người cảm nhận được không gian. Suy ra khoảng cách tiếp xúc với các giác quan là vô cùng quan trọng trong việc thụ cảm không gian và phương ngang có tiếp xúc nhiều nhất với các giác quan.

Trong cuốn sách The Hidden Dimension (Khía cạnh bị che khuất) [2] của mình, Edward

T. Hall chia ra hai loại cơ quan giác quan: cảm nhận từ xa-mắt, tai, mũi và cảm nhận trực tiếp-da, màng, cơ bắp.

Thị giác: Trong tác phẩm “Cuộc sống giữa những công trình kiến trúc” giáo sư Jan Gehl [1] đã đưa ra khái niệm “thị trường xã hội” là phần không gian mắt người có thể nhìn bao quát.

+ Điểm nhìn: Là vị trí con người quan sát vật thể hay hoạt động. Tùy theo các góc quan sát khác nhau với sự việc hiện tượng sẽ cho ra các thụ cảm khác nhau. Người ta thường có xu hướng chọn những góc nhìn bao quát được hầu hết các hoạt động đa dạng, phong phú.

+ Tầm nhìn: Trong phạm vị 1/2 đến 2km, phụ thuộc vào các nhân tố bối cảnh (có thể là hàng quán, đường giao thông, cây cối, nhà cửa...) thì con người có thể nhìn thấy những

đốm người trong không gian. Trong khoảng 100m trở xuống người ta sẽ hình dung rõ

được hành động, dáng đi, độ tuổi. Trong khoảng 30m người ta còn thấy được cả nét mặt kiểu tóc và tuổi tác. Khi cự li còn 20-25m đa số mọi người sẽ nhìn thấy cảm giác và tâm trạng. Phạm vi cuối cùng để hai người có thể cảm nhận được nhau là khoảng 1-3m, đây là khoảng cách trò chuyện một cách thân thiện, thoải mái.

[Đồ án chuyên đề] [Trần Ngọc Huyền Nhi | Nguyễn Thị Ngọc Linh
Bùi
3
|
Ki
u Ninh]

Hình 2.1. Hình ảnh minh họa tầm nhìn các mốc khoảng cách (nguồn: Life between buildings tr.68) + Trường nhìn: là phần không gian mà mắt có thể bao quát được theo một hướng nhất

định. Mắt người có thể nhìn ngang sang hai bên một góc 130 độ không kể việc qua đầu so với việc nhìn lên một góc 30 độ và nhìn xuống một góc 45 độ. Do vậy, trường nhìn theo phương nằm ngang lớn hơn nhiều so với phương thẳng đứng và trường nhìn phía trên hẹp hơn phía dưới do mắt người thường có khuynh hướng nhìn xuống 10 độ khi di chuyển.

Thính giác: Trong khoảng 7m thì có khả năng đàm thoại tương đối ổn. Với khoảng cách

35m vẫn có thể nghe được tiếng giảng bài nhưng khó tham gia đàm thoại. Vượt khỏi phạm vi 35m sẽ giảm đi khả năng nghe rất nhiều. Trong 1km chỉ có thể nghe được những tiếng ồn rất to.

Khứu giác: Trong khoảng cách nhỏ hơn 1m nói chung thì con người có thể cảm nhận

được mùi hương tỏa nhẹ ra từ tóc, quần áo. Với những loại hương nặng mùi hơn (mùi nước hoa, mùi hôi...) có thể cảm nhận từ 2-3m. Ngoài những phạm vi trên chỉ cảm nhận

được mùi nặng hơn.

II.1.1.2. Các loại hoạt động ngoài trời và không gian.

Hoạt động ngoài trời được Jan Gehl đơn giản hóa thành ba loại: hoạt động thiết yếu, hoạt động tự chọn và hoạt động xã hội.

[Đồ án chuyên đề] [Trần Ngọc Huyền Nhi | Nguyễn Thị Ngọc Linh | Bùi Kiều Ninh] 4

Hoạt động thiết yếu bao gồm các hoạt động bắt buộc trong chừng mực nào đó (ít nhiều có tính chất cưỡng bách) như đi học, đi làm việc, đi mua sắm, đi chợ, đợi xe, chờ nhau, chạy việc vặt... - nói cách khác tất cả các hoạt động này đòi hỏi mức độ tham gia ít nhiều khác nhau tùy vào điều kiện của từng người.

Hoạt động tự chọn là những việc người ta thích làm nếu thời gian và địa điểm cho phép. Loại hoạt động này như việc đi bộ để hít thở không khí trong lành, đứng xem cảnh vui thích hoặc ngồi sưởi nắng. Những hoạt động đó chỉ diễn ra khi các điều kiện bên ngoài thuận lợi, khi thời tiết và địa điểm có sức hút. Khu vực ngoài trời có chất lượng cao thì

loại hoạt động này có xu hướng hoạt động nhiều hơn. Hoạt động xã hội là những hoạt động phụ thuộc vào sự hiện diện của các hoạt động khác ở không gian công cộng. Các hoạt động xã hội bao gồm trẻ em đùa vui, chào hỏi nhau, trò chuyện, các dạng khác nhau của những hoạt động cộng đồng. Các dạng khác nhau của hoạt động xã hội diễn ra ở nhiều nơi: trong nhà ở, ở những không gian ngoài trời riêng tư, vườn hoa và ban công nhà riêng, ở các tòa nhà công cộng, không gian công cộng của khu dân cư, nơi làm việc... Nói nôm na hoạt động xã hội là sự kết hợp cho một chuỗi những hoạt động của nhiều người, các hoạt động đó va chạm lẫn nhau, tiếp xúc nhau tạo ra các hoạt động xã hội. Đặc tính của những hoạt động xã hội khác nhau sẽ diễn ra ở những bối cảnh khác nhau.

Bảng 2.1. Bảng thế hiện mối tương quan giữa chất lượng không gian ngoài trời và mức

độ diễn ra các hoạt động ngoài trời (nguồn: Life between buildings tr.11)

Khi chất lượng của khu vực tăng lên sẽ dẫn đến sự tăng lên của các hoạt động tự chọn.

Các hoạt động tự chọn tăng cao thường kéo theo việc tăng số lượng các hoạt động xã hội.

Tổ chức không gian có thể được bố trí theo các theo các quy tắc sau:

Tập hợp hay phân tán;

Hòa hợp hay cô lập;

Hút vào hay đẩy ra;

Mở rộng hay che kín;

tùy theo quy mô và sự phân bố dân cư đô thị, tính chất của hoạt động diễn ra và địa điểm

tổ chức không gian.

[Đồ án chuyên đề] [Trần Ngọc Huyền Nhi | Nguyễn Thị Ngọc Linh | Bùi Kiều Ninh] 5

II.1.1.3. Khoảng cách người với người trong không gian di chuyển.

Hình 2.2. Khoảng cách tối thiểu của người và nhóm người (nguồn: Neufert tr.17)

Hình 2.3. Khoảng cách tối thiểu của người có tay xách và người có che ô dù (nguồn: Neufert tr.17)

II.1.1.4. Nguyên tắc thiết kế đường đi bộ.

Trong thiết kế các tuyến đi bộ cần đảm bảo đủ 5 yêu cầu sau:

Kết nối: Các tuyến đường thông suốt, liên kết dễ dàng và không bị đứt quãng.

Tiện lợi: Dễ dàng trong việc đi lại, băng qua đường, tiếp cận.

Dễ chịu: Chất lượng đường đi và hạ tầng tiện ích tốt và được bảo dưỡng thường xuyên tránh việc xuống cấp.

Sinh động: Các tuyến đường có sức hấp dẫn, nhộn nhịp, an toàn và có bản sắc thu hút riêng.

Rõ ràng: Dễ dàng nhận biết phương hướng, hướng đi bằng việc bố trí đầy đủ các bảng chỉ dẫn hoặc lát gạch mang tính định hướng.

II.1.1.5. Lý luận về cảm nhận chuỗi không gian.

Trong tác phẩm “Cuộc sống giữa những công trình kiến trúc “của Jan Gehl ông đã đưa ra nhận xét về chuỗi không gian đi bộ như sau “Người ta tránh quy hoạch những đường đi thẳng dài. Những đường uốn khúc hoặc gián đoạn làm cho việc đi bộ trở nên thú vị hơn”.

“Lộ trình đi bộ” ảnh hưởng tới tâm lý sử dụng trong không gian. Từng đoạn đường sẽ có một tỉ lệ phù hợp để việc đi bộ trở nên thú vị, thoải mái, cảm nhận được tỉ lệ của mình với không gian. Ở đây Jan Gehl có đề ra 1 kết luận như sau: “Khi các đường đi bộ ở giữa những công trình kiến trúc thì các đoạn đường phố sẽ có kích thước tỉ lệ với người sử dụng”. Một đánh giá về tỉ lệ: “Đường phố rộng 3m (10f), không gian sẽ rộng 20m”.

[Đồ án chuyên đề] [Trần Ngọc Huyền Nhi | Nguyễn Thị Ngọc Linh | Bùi Kiều Ninh] 6

II.1.1.6. Không gian công cộng trong phố hẻm. Theo ThS. KTS Lý Thế Dân, hẻm phố là nơi tích luỹ, lưu giữ và phát huy các giá trị văn hóa mỗi cộng đồng sinh sống tại đó. Ranh giới của các không gian ở, sinh hoạt và làm việc, buôn bán ở một số phố hẻm hoàn toàn không rõ nét. Chính những hoạt động buôn bán nhỏ đã tạo nên sức sống và nét đặc trưng của mỗi hẻm phố. Hơn nữa, không gian hẻm khá thích hợp cho hàng bán rong, các hoạt động sản xuất và dịch vụ nhỏ. Một đặc trưng khác của hẻm phố Sài Gòn là phần lớn hình thành tự phát, thiếu quy hoạch, hạ tầng không đồng bộ hoặc đã xuống cấp, ít hay không có cây xanh và không gian chung, kiến trúc mặt tiền nhà lộn xộn. Một trong những lý do cho nét đặc trưng này là do tình làng xóm giữa người dân sinh sống tại hẻm, thứ mà khó có thể có được ở những con hẻm ở khu vực với nhà cửa kín cổng cao tường.

Không gian hẻm phố luôn tạo sự hấp dẫn thu hút đặc biệt đối với nhà nghiên cứu văn hóa

đô thị bằng chính sự đa dạng, phong phú của văn hóa hẻm phố. Tuy nhiên cần thấy rằng,

không gian kiến trúc và văn hóa của hẻm phố không phù hợp với cuộc sống đô thị hiện

đại vì hẻm phố không bảo vệ được tự do riêng tư trong không gian ở. Đây là vấn đề quan trọng phải giải quyết nếu muốn duy trì và nâng cao chất lượng ở của không gian hẻm phố.

Không gian hẻm phố chỉ có thể được giữ gìn và duy trì khi bảo vệ được không gian văn hóa của hẻm phố, nâng cấp điều kiện sinh hoạt và giữ được không gian lao động truyền thống của hẻm phố. Để giải quyết, thông thường ta có hai biện pháp: hạn chế xây dựng tự phát, đồng thời nâng cao chất lượng sinh hoạt cho không gian hẻm phố. Hai biện pháp này phải được tiến hành song song. Hạn chế xây dựng tự phát, cũng là để đảm bảo chất

lượng môi trường ở không bị sụt giảm, có thể kể ra gồm: hạn chế phát triển tầng cao, hạn chế cơi nới, hạn chế xây thêm phòng vệ sinh trong nhà...

II.1.1.7. Lý luận đường chia sẻ.

Đường chia sẻ thường được áp dụng ở các tuyến đường hẹp, vỉa hè khó tiếp cận, không đủ diện tích vỉa hè cho người đi bộ hoặc vỉa hè bị lấn chiếm, người đi bộ buộc phải di chuyển trong không gian lưu thông cơ giới. Loại bỏ ranh giới giữa người đi bộ và người dùng các phương tiện di chuyển, hướng đến một không gian công cộng tích hợp, tăng tính xã hội và làm giảm tốc độ di chuyển giao thông cơ giới.

Một số đặc điểm của đường chia sẻ:

- Cote nền không có sự chênh lệch giữa các làn, dùng vật liệu để phân chia các làn lưu thông

- Bố trí các tiện ích đường phố và các loại cây trồng cảnh quan nhằm khuyến khích đi bộ.

II.1.2. Cơ sở pháp lý.

- Tiêu chuẩn thiết kế chợ TCVN 9211:2012.

Theo mục 7.3. Không gian giao thông mua hàng của khách:

[Đồ án chuyên đề] [Trần Ngọc Huyền Nhi | Nguyễn Thị Ngọc Linh | Bùi Kiều Ninh] 7

Hình 2.4. Chiều rộng các tuyến giao thông trong chợ (nguồn: Tiêu chuẩn thiết kế chợ TCVN 9211:2012)

Theo mục 7.6. Không gian chức năng phụ trợ:

7.6.1. Khu vệ sinh được bố trí ở những nơi dễ quan sát, tiện cho khách sử dụng. Bố trí vệ sinh nam, nữ riêng và đảm bảo người khuyết tật có thể tiếp cận sử dụng, đồng thời tránh

ảnh hưởng tới các hộ kinh doanh lân cận. Phải ưu tiên chiếu sáng và thông gió tự nhiên

cho các khu vệ sinh trong chợ.

7.6.4 Nhà thường trực, bảo vệ được bố trí ở khu cổng ra vào, vị trí dễ quan sát các hoạt

động trong chợ và đảm bảo tiếp ứng nhanh với mọi tình huống xảy ra.

- Nghị định 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ

- Quy hoạch phát triển trung tâm thương mại-dịch vụ và chợ trên địa bàn quận 10 đến năm 2025.

“Nâng chất hoạt động của các tuyến đường, phố chuyên doanh, đảm bảo chất lượng hàng hóa, cảnh quan xanh - sạch - đẹp, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn phòng cháy, chữa cháy; công khai chủ trương, tuyên truyền và vận động doanh nghiệp, hộ kinh doanh cùng tham gia xây dựng khu, phố chuyên doanh, xây dựng ý thức về một cộng đồng kinh doanh uy tín.”

- Thông tư 06/2003/TT-BXD ngày 13/05/2015 của BXD về nội dung thiết kế đô thị

- Quyết định 5260/QĐ-UBND phê duyệt ngày 23/09/2013, quy hoạch chi tiết xây dựng

đô thị khu dân cư phường 1, quận 10 tỉ lệ 1/2000 đến năm 2020.

[Đồ án chuyên đề] [Trần Ngọc Huyền Nhi | Nguyễn Thị Ngọc Linh | Bùi Kiều Ninh] 8

Hình 2.5. Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị khu dân cư phường 1, quận 10 (nguồn: Google)

II.1.3. Cơ sở thực tiễn.

II.1.3.1. Chợ đêm Keelung Miaokou, Đài Loan.

Vị trí, đặc điểm:

Nằm ở khu vực trung tâm thành phố bao quanh Đền Dianji hoạt động hơn 40 năm và chiếm một không gian khoảng 400m. Chợ ẩm thực mở cửa đến tận khuya, khoảng 2 giờ hoặc 3 giờ sáng với hơn 200 quầy thực phẩm cung cấp các món ngon của vùng cũng như quốc gia.

Hình 2.6. Không gian buôn bán Chợ đêm Keelung Miaokou, Đài Loan (nguồn: tác giả)

Hình 2.7. Mặt đứng điển hình chợ đêm Keelung Miaokou, Đài Loan (nguồn: Google)

[Đồ án chuyên đề] [Trần Ngọc Huyền Nhi | Nguyễn Thị Ngọc Linh | Bùi Kiều Ninh] 9

Sơ đồ 2.1. Mô hình kinh doanh khu vực (nguồn: tác giả)

Chi tiết trang trí: Đèn

Hình 2.8. Chiếu sáng trong khu vực (nguồn: tác giả)

Sử dụng đèn lồng vàng và đèn led nhiều màu vừa làm chi tiết trang trí dọc tuyến phố ăn uống và là công cụ chiếu sáng độc đáo cho khu vực.

=> Đèn lồng thể hiện nét văn hóa Trung Quốc: mang ý nghĩa may mắn với người buôn

bán nơi đây đồng thời là yếu tố được sử dụng trong Phật giáo phản ánh đúng tính chất

khu vực.

Biển hiệu

Hình 2.9. Biển hiệu trong khu

vực (nguồn: Google)

Thống nhất hình thức biển hiệu, đánh số thứ tự hàng quán theo

chẵn lẻ để đánh dấu vào bản đồ

giúp du khách dễ dàng tìm

[Đồ án chuyên đề] [Trần Ngọc Huyền Nhi | Nguyễn Thị Ngọc Linh | Bùi Kiều Ninh] 10

[Trần Ngọc Huyền Nhi | Nguyễn Thị Ngọc Linh | Bùi Kiều Ninh]

kiếm và tiếp cận. Sử dụng vật liệu là inox phản chiếu được hình ảnh đối diện tạo cảm

giác mới lạ, tự nhiên.

Bài học kinh nghiệm:

- Không gian buôn bán có nhiều nét tương đồng với khu vực nghiên cứu: sử dụng kiot sắp xếp theo tuyến; không gian tuyến hẻm nhỏ.

- Hình thức trang trí thể hiện được đặc trưng khụ vực, sử dụng màu sắc nổi bật.

- Khu vực ăn ngoài trời tích hợp với kiot bán hàng tối ưu hóa diện tích kinh doanh nhỏ hẹp.

II.1.3.2. Chợ đêm Ningxia, Đài Loan.

Vị trí, đặc điểm: Nằm ở khu vực gần cảng Đại Đạo Trình, là một trong những khu chợ đêm mang gợi lên hình ảnh Đài Loan xưa, tuy nhỏ nhưng vô cùng nổi tiếng. Chợ đêm Ninh Hạ là một con phố vui chơi ẩm thực kéo dài vài trăm mét, nhiều cửa hàng xung

quanh có lịch sử ít nhất 40-50 năm.

Hình 2.10. Khu chợ đêm Ningxia (nguồn: Google)

Hình 2 11 Không gian buôn bán chợ Ningxia (nguồn: tác giả)

Không gian chợ có khá nhiều nét tương đồng

với khu chợ ẩm thực Hồ Thị Kỷ bởi tính chất là

một không gian tuyến dài, các kiot kinh doanh

bố trí san sát nhau với lối đi bộ nhỏ. Các hàng

quán chủ yếu bán theo hình thức mang đi phù

hợp với không gian khu chợ.

Hình 2 12 Không gian chợ Ningxia (nguồn: tác giả)

[Đồ án
đề]
11
chuyên

Hình 2.13. Mặt bằng điển hình chợ Ningxia (nguồn: tác giả)

Khu vực ghế ngồi giải quyết vấn đề nhu cầu ngồi ăn tại quán và chỗ dừng chân cho khu

chợ nhỏ hẹp, không đủ diện tích bố trí bàn ghế ngồi của từng hàng kinh doanh. Ngoài ra

cũng như là khoảng không gian thoáng đãng giữa tuyến chợ có phần ngột ngạt do lưu lượng người quá nhiều trong một không gian chật hẹp kéo dài. Một số kiot kinh doanh các loại thức ăn cần ăn tại chỗ, khó mang đi sử dụng mô hình có phần bàn ghế nhỏ, tầm 2-3 người ngay trước kiot.

Mô hình này giải quyết được phần nào vấn đề về không gian của tuyến chợ khi tận dụng tối đa không gian kinh doanh để bố trí chỗ ngồi. Tuy nhiên, không gian của người bán sẽ bị thu hẹp lại để làm không gian ngồi trước kiot.

Hình 2 14. Mô hình kinh doanh có ghế ngồi lại tại quán (nguồn: tác giả)

Bài học kinh nghiệm:

- Khu vực ăn ngoài trời tích hợp kiot bán hàng tối ưu hóa diện tích kinh doanh nhỏ hẹp.

- Có không gian để nghỉ ngơi tập trung; phục vụ chỗ ngồi cho các hàng quán lân cận.

II.1.3.3. Chợ đêm Dongdamen, Đài Loan.

Vị trí, đặc điểm:

Chợ đêm Dongdamen là một

trong những khu chợ đêm

lớn của khu vực, mở cửa từ

17 giờ đến tận nửa đêm.

Hình 2.15. Khu chợ đêm

Dongdamen (nguồn: Google)

[Đồ án chuyên đề] [Trần Ngọc Huyền Nhi | Nguyễn Thị Ngọc Linh | Bùi Kiều Ninh] 12

Hình 2.17. Không gian khu vực ngồi lại (nguồn: Google)

Khu vực có bố trí khu vực ngồi lại tập trung sau lưng các cửa hàng. Khách sau khi mua hàng xong sẽ băng qua khu vực cửa hàng để tiếp cận khu vực ngồi lại này bằng lối riêng của cửa hàng hoặc lối vào riêng của khu vực ngồi lại. Khu ngồi lại rộng rãi với sức chứa từ 70-100 người.

Hình 2.18 Mặt cắt ngang khu chợ (nguồn: tác giả)

Đây là một trong số ít các khu chợ đêm có bố trí khu vực bàn ghế ngồi lại lớn và sử dụng chung cho nhiều cửa hàng tại Đài Loan. Việc có khu ngồi lại với sức chứa lớn khiến trải nghiệm của khách hàng trở nên thoải mái hơn và không bị áp lực phải xếp hàng, tìm kiếm chỗ dừng chân.

Bài học kinh nghiệm:

- Có không gian lớn phục vụ nghỉ chân, ăn uống nằm riêng biệt với không gian buôn bán.

[Đồ án chuyên đề] [Trần Ngọc Huyền Nhi | Nguyễn Thị Ngọc Linh | Bùi Kiều Ninh] 13
Hình 2.16. Tổng mặt bằng khu chợ Dongdamen (nguồn: Google Map)

II.2. Phương pháp nghiên cứu.

II.2.1. Phương pháp quan sát.

Phương pháp quan sát là phương pháp tiến hành khảo sát thực tế không gian hoạt động

buôn bán xung quanh chợ, thông qua việc quan sát bằng mắt, chụp ảnh, quay phim... để

từ đó có được những nhận định một cách khách quan nhất về các vấn đề còn tồn đọng trong cách tổ chức không gian hoạt động buôn bán hiện tại ở khu vực chợ hoa và chợ ẩm thực Hồ Thị Kỷ. => vận dụng ở giai đoạn khảo sát hiện trạng.

II.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu.

Thu thập thông tin có sẵn trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm tìm thông tin tổng quát. => giúp hiểu biết sâu sắc hơn về khu vực.

II.2.3. Phương pháp điều tra xã hội học.

Phương pháp điều tra xã hội học là phương pháp dùng bảng hỏi và Google form gồm nhiều câu hỏi có liên quan đến vấn đề về không gian hoạt động buôn bán ở khu vực chợ

Hồ Thị Kỷ để tiến hành khảo sát thực địa. => tìm ra vấn đề còn tồn đọng của khu vực và

nhu cầu cư dân.

- Chọn mẫu khảo sát:

Thu thập thông tin từ người dân sinh sống tại khu Hồ Thị Kỷ, và các bạn sinh viên, người

quen đã biết hoặc từng biết về khu chợ hoa và khu ẩm thực Hồ Thị Kỷ.

- Thiết kế bảng hỏi:

Bảng hỏi bao gồm những câu hỏi để thu thập thông tin phục vụ cho mục tiêu đã đề ra.

Hình thức trả lời trắc nghiệm hoặc tự luận tùy vào tính chất câu hỏi.

[Đồ án chuyên đề] [Trần Ngọc Huyền Nhi | Nguyễn Thị Ngọc Linh | Bùi Kiều Ninh] 14

Bảng 2.2 Thiết kế bảng hỏi (nguồn: tác giả)

II.2.4. Phương pháp phân loại. Phân loại là thao tác logic, sắp xếp các không gian theo chủ đề, theo từng mặt có cùng một dấu hiệu bản chất, cùng một hướng phát triển. Phân loại cho ta thấy hệ thống kiến thức đã nghiên cứu được. Phân loại làm cho cách phân tích từ phức tạp trong nội dung trở nên dễ nhận biết, dễ sử dụng theo mục đích nghiên cứu về không gian hoạt động. Phân loại còn giúp ta nhận thấy các quy luật tiến triển của khách thể, phát triển của kiến thức, từ quy luật

được phát hiện có thể dự đoán những xu hướng tiếp theo. => giúp cho việc nghiên cứu hiện trạng có hệ thống và rõ ràng hơn.

II.2.5. Phương pháp phân tích tổng hợp lý thuyết.

Nghiên cứu các tài liệu, lý luận có liên quan đến nội dung tổ chức không gian kiến trúc, thiết kế đô thị, các thông tin về định hướng phát triển không gian trung tâm khu vực. Kết hợp với những luận cứ được đúc kết trong quá trình khảo sát hiện trạng thao tác phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa để xây dựng cơ sở lý thuyết, thực tiễn. => có cơ sở trong việc đề ra phương pháp giải quyết vấn đề khu vực.

II.2.6. Phương pháp so sánh.

So sánh những điều kiện tương đồng với các khu vực đi trước. Nghiên cứu chọn lọc, liệt kê dựa trên các nguyên tắc đề ra. Phân tích, so sánh với các kinh nghiệm thực tiễn nhằm rút ra các bài học để áp dụng vào đề tài nghiên cứu.

II.2.7. Phương pháp phân tích bản đồ.

Sơ đồ, bản đồ hóa các thông tin nhằm tăng tính trực quan. Áp dụng trong xác định vị trí

các không gian công cộng và phân tích khu vực.

II.2.8. Phương pháp phân tích hình ảnh.

Tách lớp hình ảnh công trình điểm nhấn nhằm xác định khả năng nhận diện công trình từ

các trục đường xung quanh. Áp dụng trong xác định giá trị hình ảnh.

[Đồ án chuyên đề] [Trần Ngọc Huyền Nhi | Nguyễn Thị Ngọc Linh | Bùi Kiều Ninh] 15
[Đồ án chuyên đề] [Trần Ngọc Huyền Nhi | Nguyễn Thị Ngọc Linh | Bùi Kiều Ninh] 16 II.3. Sơ đồ tiến trình nghiên cứu. Sơ đồ 2.2. Sơ đồ tiến trình nghiên cứu (nguồn: tác giả)

III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.

III.1. Tổng quan về hiện trạng khu vực nghiên cứu.

III.1.1. Lịch sử hình thành.

Chợ hoa Hồ Thị Kỷ được thành lập từ những năm 1980 từ lâu đã trở thành một nét văn hóa độc đáo ngay giữa lòng đô thị. Vào năm 1992, nơi đây được xác lập là chợ hoa sỉ lớn nhất thành phố. Con đường nhỏ và khu chợ hoa Hồ Thị Kỷ được đặt tên theo một nữ chiến sĩ cách mạng hy sinh khi vừa mới 21 tuổi. Chợ Hồ Thị Kỷ là minh chứng cho một Sài Gòn không bao giờ ngủ nhộn nhịp nhất vào khoảng từ nửa đêm đến ba giờ sáng.

Hình 3.1. Chợ hoa xưa (nguồn: Google) Hình 3.2. Chợ hoa nay (nguồn: Google)

Tồn tại song song với khu chợ hoa nổi tiếng là tuyến đường ẩm thực Hồ Thị Kỷ đang dần phổ biến. Cái tên phố “Cam” xuất hiện vào thời điểm những năm 70 của thế kỷ trước, người dân Campuchia gốc Việt trở về quê hương sinh sống, hình thành các cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ đặc sản Campuchia. Ban đầu nơi đây tên gọi là chợ Lê Hồng Phong, đến năm 2010 cái tên chợ Campuchia nổi lên thu hút nhiều người lui tới. Sau gần nửa thế kỷ phát triển, chợ ẩm thực Hồ Thị Kỷ trở nên tấp nập, đặc biệt bởi sự giao thoa giữa ẩm thực truyền thống và du nhập, giữa những món ăn tồn tại hàng thập kỷ đến những món ăn, thức uống "hot trend".

[Đồ án chuyên đề] [Trần Ngọc Huyền Nhi | Nguyễn Thị Ngọc Linh | Bùi Kiều Ninh] 17
Hình 3.3. Chợ ẩm thực xưa (nguồn: Google) Hình 3.4. Chợ ẩm thực nay (nguồn: Google)

III.1.2. Liên hệ vùng.

III.1.2.1. Vị trí khu vực trong tp Hồ Chí Minh.

+ Khu vực nghiên cứu có vị trí đắc địa của quận 10, nơi tiếp giáp trực tiếp với các quận Trung tâm

TP.HCM là quận 1, quận 3 (khu trung tâm văn hóa lịch sử) và quận 5 (trung tâm văn hóa thương mại Chợ Lớn).

+ Khu vực nghiên cứu nằm trong thửa đất tam giác với 2 đầu là hai nút giao thông lớn - nút ngũ Cộng hòa và ngã 7 Lý Thái Tổ, kết nối khu vực trực tiếp với các tuyến huyết mạch của thành phố (tuyến Nguyễn Thị Minh Khai, Hùng Vương và tuyến Điện Biên Phủ - Ba Tháng Hai)

Hình 3.5. Bản đồ thành phố Hồ Chí Minh (nguồn: Google)

III.1.2.2. Vị trí khu vực trong quận 10.

+ Ranh khu vực nằm ở lô đất vàng tiếp giáp với ngã 6 và các quận trung tâm.

+ Căn cứ vào những định hướng phát triển của quận 10, chợ Hồ Thị Kỷ nằm trong khu vực là một nét đặc trưng của quận 10 cần được duy trì và phát triển trong sự quản lý, ổn định tại địa phương.

Hình 3.6. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất quận 10 (nguồn: Google)

[Đồ án chuyên đề] [Trần Ngọc Huyền Nhi | Nguyễn Thị Ngọc Linh | Bùi Kiều Ninh] 18

III.2. Phân loại các KGCC TMDV hiện trạng trong khu vực.

Sơ đồ 3.1. Không gian chợ hoa và chợ ẩm thực Hồ Thị Kỷ hiện trạng (nguồn: tác giả)

Khu vực có 5 hoạt động kinh

tế: Chợ hoa, chợ nhu yếu

phẩm, chợ đêm ẩm thực, hàng

ăn sáng và bãi xe.

Trong đó:

- Hoạt động diễn ra xuyên

suốt: chợ hoa; bãi xe phục vụ

các hoạt động kinh tế còn lại.

- Hoạt động diễn ra theo

khung giờ: chợ nhu yếu phẩm,

hàng ăn sáng và chợ đêm ẩm

thực.

Biểu đồ 3.1. Biểu đồ thời gian diễn ra các hoạt động kinh tế (nguồn: tác giả)

[Đồ án chuyên đề] [Trần Ngọc Huyền Nhi | Nguyễn Thị Ngọc Linh | Bùi Kiều Ninh] 19

Lượng khách đến khu vực thường xuyên là

cư dân lân cận và khách chợ hoa. Lượng khách ít và hiếm khi đến khu vực là tham quan và ăn uống tại khu chợ ẩm thực.

Biểu đồ 3.2. Biểu đồ tần suất khách vãng lai đến khu chợ Hồ Thị Kỷ (nguồn: tác giả)

III.2.1. Không gian chợ hoa Hồ Thị Kỷ hiện trạng.

Biểu đồ 3.3. Biểu đồ thể hiện khảo sát các vấn đề gặp phải khi mua hàng tại chợ hoa (nguồn: tác giả)

Đa phần khách có trải nghiệm tại chợ hoa không tốt là do: lưu thông không an toàn, khó khăn trong việc định vị và mua hàng.

Biểu đồ 3.4. Biểu đồ mức độ hài lòng khi trải nghiệm chợ hoa Hồ Thị Kỷ (nguồn: tác giả)

[Đồ án chuyên đề] [Trần Ngọc Huyền Nhi | Nguyễn Thị Ngọc Linh | Bùi Ki
u
20
Ninh]

III.2.1.1. Khả năng tiếp cận và lưu thông khu vực chợ hoa hiện trạng.

Hình 3 7. Mô hình kinh doanh khu vực chợ hoa đường Hồ Thị Kỷ hiện trạng (nguồn: tác giả)

III.2.1.1.1. Khả năng tiếp cận trong khu vực chợ hoa hiện trạng.

- Mô hình kinh doanh của khu vực có thể sử dụng phương tiện cơ giới tiếp cận đến khu

vực trao đổi buôn bán của mỗi cửa hàng.

=> Ưu điểm của mô hình là có thể tiếp cận mua bán tại cửa hàng nhanh chóng, thuận tiện.

III.2.1.1.2. Khả năng lưu thông trong khu vực chợ hoa hiện trạng.

- Kinh doanh lấn chiếm vỉa hè => người đi bộ không có không gian lưu thông an toàn.

- Khu vực khá lộn xộn, gây nguy hiểm với người đi bộ và người lưu thông cơ giới.

Biểu đồ 3.5. Biểu đồ thể hiện lưu lượng chợ hoa theo thời gian (nguồn: tác giả)

[Đồ án chuyên đề] [Trần Ngọc Huyền Nhi | Nguyễn Thị Ngọc Linh | Bùi Kiều Ninh] 21

III.2.1.2. Không gian buôn bán dọc tuyến đường Hồ Thị Kỷ và Trần Bình Trọng hiện trạng.

Sơ đồ 3.2. Không gian buôn bán hoa tươi, hoa giả, phụ kiện ngành hoa hiện trạng (nguồn: tác giả)

a. Đặc điểm chung:

- Chủ yếu là kinh doanh hộ gia đình/tập thể gắn với công trình cố định.

- Vài vị trí có các sạp hàng tự phát buôn bán ngay trên đường phố.

- Phố chuyên doanh hoa: hoa cắm và hoa giỏ (hoa tươi và hoa giả), phụ kiện ngành hoa.

b. Ưu điểm:

- Khu vực có tính hình ảnh, nhận diện cao.

- Không gian mặt tiền của các hàng bán hoa được sắp xếp, trưng bày bắt mắt, dễ dàng lựa chọn sản phẩm.

Hình 3.8. Hình ảnh các cửa hàng kinh doanh trên đường Hồ Thị Kỷ hiện trạng (nguồn: tác giả)

[Đồ án chuyên đề] [Trần Ngọc Huyền Nhi | Nguyễn Thị Ngọc Linh | Bùi Kiều Ninh] 22

c. Nhược điểm: Việc lấn chiếm của các cửa hàng không đồng đều làm không gian trở nên lộn xộn, mất thẩm mỹ; ảnh hưởng đến giao thông trên tuyến đường.

Sơ đồ 3.3 Sơ đồ không gian trên tuyến đường

III.2.1.2.1. Không gian buôn bán hoa tươi hiện trạng.

a. Đặc điểm:

- Không gian bày bán chủ yếu ở trước công trình hoặc lấn ra lòng đường.

- Không gian trong nhà hầu hết được sử dụng như kho chứa hàng.

- Nhìn chung, có sự phân chia không gian chức năng.

- Hoa được trưng bày theo phương đứng.

b. Nhược điểm:

- Hình thức bày bán khá tiện lợi cho khách hàng sử dụng xe máy tuy nhiên ảnh hưởng đến trật tự và lưu thông trên tuyến đường.

Hình 3.9. Không gian trưng bày buôn bán hoa tươi hiện trạng (nguồn: tác giả)

[Đồ án chuyên đề] [Trần Ngọc Huyền Nhi | Nguyễn Thị Ngọc Linh | Bùi Kiều Ninh] 23
ị Kỷ
Hồ Th
hiện trạng (nguồn: tác giả)

III.2.1.2.2. Không gian buôn bán hoa giả hiện trạng.

a. Đặc điểm:

- Không gian bày bán chủ yếu ở trong nhà, ít lấn chiếm lề đường.

- Không gian chật hẹp, các mặt hàng được phân khá rõ ràng.

b. Nhược điểm:

- Các cửa hàng phân bố rải rác, không tập trung trên tuyến đường khiến người mua khó khăn trong việc định vị để mua hàng.

- Không gian tối, hẹp gây khó khăn trong việc lựa chọn sản phẩm.

Hình 3.10 Không gian trưng bày buôn bán hoa giả hiện trạng (nguồn: tác giả)

III.2.1.2.3. Không gian buôn bán phụ kiện ngành hoa hiện trạng.

a. Đặc điểm:

- Không gian bày bán chủ yếu ở trong nhà, ít lấn chiếm lề đường.

- Không gian chật hẹp, chưa phân rõ từng mặt hàng.

b. Nhược điểm:

- Các cửa hàng phân bố rải rác, không tập trung trên tuyến đường khiến người mua khó khăn trong việc định vị để mua hàng.

- Không gian tối, hẹp gây khó khăn trong việc lựa chọn sản phẩm.

Hình 3.11 Không gian trưng bày buôn bán phụ kiện ngành hoa hiện trạng (nguồn: tác giả)

[Đồ án chuyên đề] [Trần Ngọc Huyền Nhi | Nguyễn Thị Ngọc Linh | Bùi Kiều Ninh] 24

III.2.1.3. Không gian buôn bán hoa sỉ hiện trạng.

Sơ đồ 3.4. Không gian buôn bán hoa sỉ hiện trạng (nguồn: tác giả)

a. Đặc điểm:

- Chuyên về các loại hoa sỉ.

- Hầu hết là kinh doanh theo hình thức bày bán sạp hàng có phân lô.

- Hoa được trưng bày theo phương ngang.

b. Ưu điểm:

- Không gian buôn bán ngăn nắp, hầu hết không lấn chiếm đường.

- Các sạp hàng được ngăn bởi các lưới sắt tạo cảm giác thông thoáng, gọn gàng.

Hình 3.12. Không gian trưng bày buôn bán hoa sỉ hiện trạng (nguồn: tác giả)

c. Nhược điểm:

- Không có sự thay đổi giữa cote cao độ giữa không gian buôn bán và không gian lưu thông.

- Hàng hóa được bày bán ngay trên lòng hẻm và không có ranh giới phân chia các không gian.

Hình 3.13. Không gian buôn bán hoa sỉ hiện trạng (nguồn: tác giả)

[Đồ án chuyên đề] [Trần Ngọc Huyền Nhi | Nguyễn Thị Ngọc Linh | Bùi Kiều Ninh] 25

III.2.2. Không gian chợ ẩm thực Hồ Thị Kỷ hiện trạng.

III.2.2.1. Không gian chợ ẩm thực Hồ Thị Kỷ hiện trạng ban ngày (từ 6h-14h).

Sơ đồ 3.5. Không gian buôn bán ẩm thực, thực phẩm, nhu cầu yếu phẩm hiện trạng ban ngày (nguồn: tác giả)

III.2.2.1.1. Khả năng tiếp cận và lưu thông trong khu vực chợ ẩm thực hiện trạng ban ngày.

a. Khả năng tiếp cận trong khu vực chợ ẩm thực hiện trạng - Mô hình kinh doanh của khu vực có thể sử dụng phương tiện cơ giới để tiếp cận các cửa hàng. Tuy nhiên, lộ giới của khu chợ nhu yếu phẩm nhỏ và nhiều sạp hàng bày bán ngay trên lòng hẻm. => Nhược điểm của mô hình kinh doanh tự phát tại khu vực chợ nhu yếu phẩm và không được quản lý này gây khó khăn trong việc tiếp cận và dừng lại mua hàng.

b. Khả năng lưu thông trong khu vực chợ ẩm thực hiện trạng.

- Lưu thông thông thoáng ở khu vực ẩm thực phía trên.

- Lưu thông khó khăn, chen chúc ở khu vực chợ nhu yếu phẩm.

[Đồ án chuyên đề] [Trần Ngọc Huyền Nhi | Nguyễn Thị Ngọc Linh | Bùi Kiều Ninh] 26

Sơ đồ 3.6. Sơ đồ lưu lượng xe và người trong ranh nghiên cứu vào ban ngày (nguồn: tác giả)

Biểu đồ 3.6. Biểu đồ thể hiện lưu lượng chợ ẩm thực theo thời gian (nguồn: tác

giả)

III.2.2.1.2. Không gian chợ ẩm thực hiện trạng.

a. Đặc điểm:

- Tập trung khu vực đầu tuyến hẻm.

- Ẩm thực phục vụ chủ yếu cho cư dân khu vực (bữa sáng và bữa trưa).

b. Ưu điểm: Không gian kinh doanh buôn bán đem lại cảm giác dễ chịu và thoải mái cho khách.

c. Nhược điểm:

- Không gian bày bán chủ yếu ở trước công trình hoặc lấn ra lòng đường.

Hình 3.14. Không gian ẩm thực đầu tuyến hẻm hiện trạng ban ngày (nguồn: tác giả)

III.2.2.1.3. Không gian chợ thực phẩm và nhu yếu phẩm hiện trạng.

a. Đặc điểm:

- Tập trung khu vực cuối tuyến hẻm liên tiếp với chợ Lê Hồng Phong.

- Hàng thực phẩm chủ yếu là các sạp hàng tự phát bày bán dưới đường và kiot; nhu yếu phẩm bày bán trong nhà cư dân.

[Đồ án chuyên đề] [Trần Ngọc Huyền Nhi | Nguyễn Thị Ngọc Linh | Bùi Kiều Ninh] 27

b. Nhược điểm:

- Các sạp hàng tự phát lấn chiếm lòng đường, chưa được bố trí hợp lý.

- Chưa có sự phân chia rõ ràng giữa không gian buôn bán và không gian lưu thông (cote cao độ bằng nhau)

Hình 3.15. Không gian chợ nhu yếu phẩm tuyến hẻm hiện trạng ban ngày (nguồn: tác giả)

Hình 3.16. Mô hình kinh doanh khu vực chợ nhu yếu phẩm hiện trạng (nguồn: tác giả)

[Đồ án chuyên đề] [Trần Ngọc Huyền Nhi | Nguyễn Thị Ngọc Linh | Bùi Kiều Ninh] 28

III.2.2.2. Không gian chợ ẩm thực Hồ Thị Kỷ hiện trạng ban đêm (từ 14h-12h).

Sơ đồ 3.7. Không gian buôn bán ẩm thực hiện trạng ban đêm (nguồn: tác giả)

Biểu đồ 3.7. Biểu đồ thể hiện khảo sát các vấn đề gặp phải khi mua hàng tại chợ ẩm thực ban đêm (nguồn: tác giả)

Đa phần khách có trải nghiệm tại chợ

ẩm thực không tốt là do: lượng người quá tải => không gian ngột ngạt, chen

chúc, cửa hàng không đủ sức chứa.

Biểu đồ 3.8. Biểu đồ mức độ hài lòng khi trải nghiệm chợ đêm ẩm thực Hồ Thị Kỷ (nguồn: tác giả)

[Đồ án chuyên đề] [Trần Ngọc Huyền Nhi | Nguyễn Thị Ngọc Linh | Bùi Kiều Ninh] 29

III.2.2.2.1. Khả năng tiếp cận và lưu thông trong khu vực chợ ẩm thực hiện trạng ban đêm (khoảng sau 19h).

a. Khả năng tiếp cận trong khu vực chợ ẩm thực.

- Mô hình kinh doanh của khu vực cấm các phương tiện cơ giới di chuyển vào tuyến hẻm.

=> Ưu điểm của mô hình là tăng khả năng tiếp cận của người đi bộ, giảm áp lực về giao thông lên tuyến hẻm. Hướng khu ẩm thực tuyến hẻm thành tuyến đi bộ.

b. Khả năng lưu thông trong khu vực chợ ẩm thực.

- Lưu thông bộ khó khăn, chen chúc do lượng khách vãng lai quá tải các ngày cuối tuần.

Sơ đồ 3.8 Sơ đồ lưu lượng xe và người trong ranh nghiên cứu vào ban đêm (nguồn: tác giả)

III.2.2.2.2. Không gian tuyến chợ ẩm thực Hồ Thị Kỷ hiện trạng ban đêm.

a. Đặc điểm:

- Ẩm thực phục vụ cư dân và khách vãng lai

- Kinh doanh chủ yếu sử dụng xe đẩy di động, và bàn ghế con ngồi ngoài trời kết hợp không gian trong nhà dọc tuyến hẻm.

b. Nhược điểm:

- Vấn đề lưu thông trong khu vực chen chúc, chưa đảm bảo an toàn vào giờ cao điểm

- Mái che thấp và chưa đủ độ rộng, khó kinh doanh vào mùa mưa; chi tiết trang trí và kiến trúc khu vực chưa mang tính nhận diện cao.

- Các kiot chiếm quá nhiều diện tích hẻm; không gian khó tiếp cận khu vực ngồi tại quán.

Hình 3.17. Không gian ẩm thực tuyến hẻm hiện trạng ban đêm (nguồn: tác giả)

[Đồ án chuyên đề] [Trần Ngọc Huyền Nhi | Nguyễn Thị Ngọc Linh | Bùi Kiều Ninh] 30

Hình 3.18 Mô hình kinh doanh khu vực chợ ẩm thực khu phía trong hiện trạng ban đêm (nguồn: tác giả)

III.2.3. Không gian hẻm chuyển tiếp hiện trạng giữa hai khu chợ.

Sơ đồ 3.9. Không gian buôn bán chuyển tiếp hiện trạng giữa 2 khu chợ (nguồn: tác giả)

a. Đặc điểm:

- Có sự chuyển tiếp giữa chợ hoa và chợ ẩm thực, không gian mang tính nối kết giữa hai khu chợ.

- Các hàng quán trong hẻm tập trung chủ yếu ở nút giao với hai khu chợ.

[Đồ án chuyên đề] [Trần Ngọc Huyền Nhi | Nguyễn Thị Ngọc Linh | Bùi Kiều Ninh] 31

b. Ưu điểm:

- Không gian là tiền đề cho việc mở rộng không gian chợ trong tương lai.

c. Nhược điểm:

- Sự chuyển tiếp giữa hai khu chợ bằng các con hẻm chưa rõ ràng và mang tính tự phát, chưa đồng bộ.

- Không gian thiếu đèn chiếu sáng, thiếu an toàn.

III.3. Đánh giá hiện trạng giao thông khu vực.

III.3.1. Khả năng tiếp cận từ bên ngoài tới khu chợ hoa và ẩm thực.

Có ba hướng tiếp cận đến khu vực:

- Phía Tây Bắc: đường

Lý Thái Tổ - hướng tiếp

cận chủ yếu của khách

vãng lai.

- Phía Nam: đường

Hùng Vương.

- Phía Tây: đường Lê Hồng Phong.

Sơ đồ 3.10. Hướng tiếp

cận ranh nghiên cứu (nguồn: tác giả)

Khách vãng lại hầu hết đều chọn tuyến đường Lý Thái Tổ để tiếp cận khu vực vì:

[Đồ án chuyên đề] [Trần Ngọc Huyền Nhi | Nguyễn Thị Ngọc Linh | Bùi Kiều Ninh] 32

III.3.2. Bãi gửi xe hiện trạng tại khu vực.

Sơ đồ 3.11. Sơ đồ vị trí bãi xe hiện trạng trong khu vực (nguồn: tác giả)

Nhược điểm:

- Không đáp ứng đủ nhu cầu cho khu chợ ẩm thực vào buổi tối. Các ngày cuối tuần, lượng khách vãng lai quá tải dẫn đến tình trạng gửi xe tràn ra lòng đường và kẹt xe ở lối vào bãi gửi xe.

- Chưa có bãi gửi xe tập trung ở các lối vào phụ của khu chợ.

Hình 3.19. Tình trạng kẹt xe ở khu vực vào khung giờ chiều (nguồn: tác giả)

III.4. Đánh giá giá trị cần giữ lại và phát huy của khu vực nghiên cứu hiện trạng.

III.4.1. Đánh giá giá trị cần giữ lại và phát huy của khu vực chợ hoa Hồ Thị Kỷ hiện trạng.

- Khu vực có tính hình ảnh, nhận diện cao.

- Đã có sự hình thành phố chuyên doanh và có sự phân khu của từng mặt hàng.

[Đồ án chuyên đề] [Trần Ngọc Huyền Nhi | Nguyễn Thị Ngọc Linh | Bùi Kiều Ninh] 33

- Mô hình kinh doanh đặc trưng của khu vực: sử dụng phương tiện cơ giới tiếp cận đến khu vực trao đổi buôn bán thuận tiện, nhanh chóng.

- Hình thức trưng bày hoa trên vỉa hè nhằm tăng tính tiếp cận tạo thành nét riêng cho khu vực.

III.4.2. Đánh giá giá trị cần giữ lại và phát huy của khu vực chợ ẩm thực Hồ Thị Kỷ hiện trạng.

- Khu vực mang lại giá trị kinh tế, thu hút khách vãng lai trong thành phố và khách du lịch. Tuy nhiên, khu vực mang tính tự phát nên không gian buôn bán chưa hoàn thiện.

- Bước đầu đã áp dụng mô hình kinh doanh: phố đi bộ ẩm thực, cấm phương tiện cơ giới di chuyển trong tuyến hẻm.

- Khu vực có giá trị văn hóa lịch sử và ẩm thực người Campuchia.

IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.

IV.1. Giải pháp cải tạo không gian tổng thể khu vực. Ý tưởng cải tạo không gian

tổng thể khu vực: hình thành

một khu chợ có tính nhận

diện cao, mang lại trải

nghiệm tốt nhất cho người sử

dụng:

Sơ đồ 4.1. Sơ đồ mặt bằng tổ

chức không gian (nguồn: tác giả)

- Bố trí thêm các tiện ích:

+ Cổng chào ở các lối vào nhằm tăng tính nhận diện và tiếp cận đến khu vực.

+ Thêm bãi xe sử dụng vào buổi tối và cuối tuần, làm giảm tình trạng gửi xe trên lòng

đường gây ùn tắc cho giao thông.

[Đồ án chuyên đề] [Trần Ngọc Huyền Nhi | Nguyễn Thị Ngọc Linh | Bùi Kiều Ninh] 34

- Tổ chức lại không gian ở các khu vực buôn bán:

+ Tổ chức không gian hai khu vực buôn bán chính phù hợp cho mỗi đối tượng.

+ Tổ chức điểm nghỉ chân tập trung, làm giảm áp lực lượng người đi bộ lên tuyến phố.

+ Kết nối khu chợ ẩm thực và chợ hoa bằng cách cải tạo không gian hẻm nhằm tăng tính kết nối và dễ dàng tiếp cận. + Hình thành quảng trường chợ ở điểm giao chợ ẩm thực với công trình chợ Lê Hồng Phong.

IV.2. Giải pháp nâng cao tiện ích khu vực.

IV.2.1. Cổng chào.

- Cổng chính: chuyển cổng chào đến vị trí dễ nhìn thấy từ xa (ngã ba đường Lý Thái Tổ và đường Hồ Thị Kỷ) với thiết kế nổi bật cùng các chi tiết trang trí phản ánh

được tính chất khu vực.

Hình 4.1. Hình minh họa cổng chính (nguồn: Google)

- Cổng phụ: dựa theo hình thức của cổng chào hiện trạng, sử dụng bảng đèn thiết kế đơn giản, rõ ràng với tông màu sáng kết hợp các loại đèn trang trí.

Hình 4.2. Hình minh họa cổng phụ (nguồn: tác giả; Google)

IV.2.2. Bãi xe.

Sơ đồ 4.2. Sơ đồ bố trí bãi xe (nguồn: tác giả)

- Hình thành thêm điểm gửi xe tại vị trí gần lối vào chính của khu chợ (sau lưng công trình hành chính, đối diện trường tiểu học Hồ Thị Kỷ) phục vụ hai khu chợ vào các buổi

[Đồ án chuyên đề] [Trần Ngọc Huyền Nhi | Nguyễn Thị Ngọc Linh | Bùi Kiều Ninh] 35

n Ng

c Huy

n Nhi | Nguyễn Thị Ngọc Linh | Bùi Kiều Ninh]

tối cuối tuần với sức chứa khoảng 1000 người đáp ứng cho nhu cầu đột biến của du khách vào các ngày cuối tuần.

IV.3. Giải pháp cải tạo không gian chợ hoa Hồ Thị Kỷ.

Sơ đồ 4.3. Sơ đồ phân khu các cửa hàng chuyên doanh (nguồn: tác giả)

IV.3.1. Mô hình kinh doanh cửa hàng hoa.

Hình 4.3. Mặt cắt điển hình đề xuất không gian chợ hoa (nguồn: tác giả)

[Đồ án chuyên đề] [Tr
36
[Đồ án chuyên đề] [Trần Ngọc Huyền Nhi | Nguyễn Thị Ngọc Linh | Bùi Kiều Ninh] 37 B
ạt độ
cửa
ồn:
ảng 4 1. Bảng màu quy định không gian ho
ng
hàng hoa (ngu
tác gi
)
Hình 4.4. Minh họa không gian cửa hàng sử dụng vật liệu kính hoặc không gian mở (nguồn: Google)

Hình 4.5 Hình không gian trưng bày hoa đề xuất (nguồn: Google)

- Mô hình kinh doanh hoa đề xuất giải quyết được tình trạng lấn chiếm lòng lề đường gây

cản trở giao thông đồng thời tăng tính đồng bộ và thẩm mỹ cho khu vực.

- Giữ được mô hình kinh doanh đặc trưng của khu vực: sử dụng phương tiện cơ giới tiếp

cận đến khu vực trao đổi buôn bán và trưng bày hoa trên vỉa hè trước công trình.

Hình 4.6. Mô hình kinh doanh hoa đề xuất (nguồn: tác giả)

IV.3.2. Mô hình kinh doanh cửa hàng phụ kiện ngành hoa.

- Mô hình kinh doanh phụ kiện ngành hoa đề xuất giải quyết được tình trạng không gian

chật hẹp và hình thức trưng bày lộn xộn ở hiện trạng.

[Đồ án chuyên đề] [Trần Ngọc Huyền Nhi | Nguyễn Thị Ngọc Linh | Bùi Kiều Ninh] 38

Hình 4.7. Mặt cắt điển hình đề xuất không gian chuyên doanh phụ kiện ngành hoa (nguồn: tác giả)

Bảng 4 2. Bảng màu quy định không gian hoạt động cửa hàng phụ kiện ngành hoa (nguồn: tác giả)

Hình 4.8. Hình ảnh các loại kệ trưng bày phụ kiện ngành hoa đề xuất (nguồn: Google)

[Đồ án chuyên đề] [Trần Ngọc Huyền Nhi | Nguyễn Thị Ngọc Linh | Bùi Kiều Ninh] 39

Hình 4.9. Mô hình kinh doanh phụ kiện ngành hoa đề xuất (nguồn: tác giả) IV.3.3. Mô hình kinh doanh sạp hoa.

Hình 4.10. Mặt cắt điển hình đề xuất không gian chuyên doanh sạp hoa (nguồn: tác giả)

Hình 4 11 Vật liệu đề xuất nâng cote không gian chuyên doanh sạp hoa (nguồn: tác giả)

[Đồ án chuyên đề] [Trần Ngọc Huyền Nhi | Nguyễn Thị Ngọc Linh | Bùi Kiều Ninh] 40

s

gọn gàng, phân chia rõ ràng không gian buôn bán và không gian lưu thông trong khu ch

[Đồ án chuyên đề] [Trần Ngọc Huyền Nhi | Nguyễn Thị Ngọc Linh | Bùi Kiều Ninh] 41 - Đề
ấm
gỗ tạo cảm giác
ạch
.
xu
t nâng cote nền ở khu vực bày bán hoa b
ng các t
ph
n
s
ợ ẩm thực Hồ Thị Kỷ ban đêm. Sơ đồ 4.4. Sơ đồ phân khu chợ ẩm thực ban đêm (nguồn: tác giả) Hình 4 12. Mặt cắt điển hình đề xuất không gian chợ ẩm thực buổi tối (nguồn: tác giả)
IV.4. Giải pháp cải tạo không gian ch

ảng 4.3.

ảng màu quy định không gian hoạt động chợ ẩm thực buổi tối (nguồn: tác giả)

ảnh các bộ bàn ghế con ngồi tại chỗ đề xuất (nguồn: Google)

chợ ẩm thực buổi tối đề xuất (nguồn: tác giả)

n khích sử dụng (nguồn: Google)

[Đồ án chuyên đề] [Trần Ngọc Huyền Nhi | Nguyễn Thị Ngọc Linh | Bùi Kiều Ninh] 42
B B Hình 4.13. Hình Hình 4 14. Mô hình không gian hoạt động Hình 4.15. Hình minh họa kiot có chỗ ngồi khuyế

[Trần Ngọc Huyền Nhi | Nguyễn Thị Ngọc Linh | Bùi Kiều Ninh]

- Ngoài việc lưu giữ giá trị lịch sử và ẩm thực Campuchia tại khu vực, đề xuất các chi tiết trang trí tái hiện lại nét văn hóa tết cổ truyền Chol Chnam Thmay Campuchia lễ hội thả

đèn trời và nét văn hóa phật giáo: Sử dụng đèn chiếu sáng có hình dạng tương ứng với

đèn trời kết hợp hình tượng hoa sen ở mỗi chiếc đèn.

Hình 4.16. Lễ hội thả đèn trời tết cổ truyền Chol Chnam Thmay Campuchia (nguồn: Google)

Đề xuất hình thức đèn:

Hình 4.17. Loại đèn khuyến khích sử dụng (nguồn: Google)

Hình 4.18. Hình thức sử dụng đèn khuyến khích sử dụng (nguồn: tác giả)

IV.5. Không gian quảng trường chợ Lê Hồng Phong.

- Hình thành không gian quảng trường phục vụ:

+ Ban ngày: mở rộng diện tích buôn bán cho chợ Lê Hồng Phong.

+ Ban đêm: điểm kết của tuyến phố ẩm thực; là khu vực ngồi lại tập trung của du khách.

Hình 4.19. Mô hình không gian quảng trường chợ Lê Hồng Phong đề xuất(nguồn: tác giả)

]
43
[Đồ án chuyên đề

IV.6. Không gian chuyển tiếp giữa hai khu chợ.

Hình 4 20. Mặt cắt không gian chuyển tiếp giữa hai khu chợ (nguồn: tác giả)

Hình 4.21. Hình ảnh minh họa bồn hoa kết hợp ghế ngồi (nguồn: Google)

Hình 4 22. Mặt bằng không gian chuyển tiếp giữa hai khu chợ (nguồn: tác giả)

- Khu vực là không gian chuyển tiếp giữa 2 khu vực chợ hoa và ẩm thực, tuy nhiên để làm nổi bật tính liên kết cho khu vực thì yếu tố ánh sáng cần phải được nhấn mạnh làm tăng khả năng tiếp cận của con người cũng như tăng thêm tính thẩm mỹ khuyến khích du khách nán lại và đánh giá cao không gian.

[Đồ án chuyên đề] [Trần Ngọc Huyền Nhi | Nguyễn Thị Ngọc Linh | Bùi Kiều Ninh] 44

Hình 4.23. Loại đèn khuyến khích sử dụng - đèn âm ghế (nguồn: Google)

Hình 4.24. Loại đèn khuyến khích sử dụng - đèn đứng (nguồn: Google)

Case study

Hình 4.25. Bồn cây tích hợp ghế ngồi (nguồn: Google)

Cuộc sống đường phố trên Đảo Staten - Sự kết hợp của các khu vực tiếp khách với nhiều

cây xanh sống động là một đặc điểm nổi bật của phương pháp Streetlife.

V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.

V.1. Kết luận.

Đề tài ‘Cải tạo KG buôn bán khu chợ hoa và khu phố ẩm thực Hồ Thị Kỷ” là một đề tài không quá xa lạ nhưng thực tiễn trong thời đại hiện nay. Việc tổ chức một KG phù hợp tính chất từng khu chợ là việc làm cần thiết để giải quyết các vấn đề còn tồn đọng để có thể mở rộng và phát triển kinh tế khu vực. Để hiện thực hóa được các mục tiêu này cần phải khai thác được tối đa hiệu quả không gian phố hẻm thông qua việc sắp xếp lại các chức năng một cách hợp lý và phù hợp với nhu cầu của cộng đồng.

Dựa trên các cơ sở khoa học và nghiên cứu liên quan, sau đây là kết quả đề tài:

- Nâng cao chất lượng không gian kinh tế khu vực.

- Giữ gìn và tái hiện lại nét văn hóa đặc trưng Campuchia.

- Giải quyết vấn đề các giao thông tại khu vực

V.2. Kiến nghị.

Đề tài có một số kiến nghị như sau:

- Bổ sung thống nhất các quy định liên quan đến tổ chức không gian phố chợ, chợ đêm.

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền ý thức người dân bảo vệ không gian buôn bán.

- Cần có thêm các nghiên cứu về giải pháp cải tạo không gian buôn bán.

[Đồ án chuyên đề] [Trần Ngọc Huyền Nhi | Nguyễn Thị Ngọc Linh | Bùi Kiều Ninh] 45

Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.