CHUYÊN ĐỀ CÔNG TRÌNH VĂN HÓA - THƯ VIỆN MUSHASHINO

Page 1

CHUYÊN ĐỀ CÔNG TRÌNH VĂN HÓA MHP : 030016301

MUSASHINO ART UNIVERSITY LIBRARY Sou Fuijmoto

GVHD :THS.KTS.VŨ NGỌC TUYỀN

1.Võ Hoàng Phương An 16510200830 2.Trần Vân Anh 16510200835 3.Lê Hoàng Tú Hảo 16510200898 4.Lê Bảo Hòa 16510200918 5.Lê Trịnh Trọng Tuệ 16510201128 6.Lê Hữu Thịnh 16510201077 7.Nguyễn Thị Huyền Trân 16510201111 8.Nguyễn Thanh Trúc 16510201121 9.Nguyễn Quốc Phi 16510201026 10.Đặng Trần Phương Thảo 16510201068

NHÓM 7

1


MỤC LỤC Phần I. Phần mở đầu 1. Giới thiệu chung về công trình- tác giả 2. Ý nghĩa của công trình thư viện. 3. Đặc điểm của công trình thư viện. Phần II: Phân tích cụ thể công trình: 1. Sự sảnh hưởng của văn hóa địa phương đến chức năng của công trình 2. Đặc điểm chính, nổi bật: 2.1. Chức năng chính 2.2. Hình thức thẩm mĩ

- Bao che + Ý tưởng + Vật liệu + Mục đích

- Kết cấu + Vật liệu + Hệ kết cấu bên trong + Hệ kết cấu bên ngoài

- Nội thất + Vật liệu + Phong cách chủ đạo + Màu sắc + Không gian nội thất 2.3 Cảnh quan:

Sân ngoài, sân trong ,cảnh quan bên trong công trình.

3

5

6

3. Tổ chức không gian công trình 15 - Khu đón tiếp - Khu trang bị triển lãm - Khu đọc chính - Khối hành chính - Kho sách - Giao thông + Giao thông đứng + Giao thông ngang 4. Giải pháp thông gió, chiếu sáng 22 4.1 Chiếu sáng tự nhiên - Giải pháp - Mục đích của giải pháp 4.2 Chiếu sáng nhân tạo - Các loại đèn sử dụng trong công trình 4.3 Hệ thống thông gió - Hệ thống điều hòa không khí chiller - Mục đích của giải pháp: 5. Mở rộng: 25 -So sánh với một công trình thư viện thuộc một trường đại học khác. -So sánh về: + Chức năng chính + Hình thức thẩm mỹ + Cách tổ chức không gian Phần III: Kết luận 30

2


PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu chung về công trình-tác giả: Thư viện kết hợp Đại học nghệ thuật Musashino, Tokyo, Nhật Bản được xây dựng vào năm 1962, là một trong những tòa nhà nguyên bản quí giá của trường thiết kế bởi kiến trúc sư Yoshinobu Ashihara với thiết kế bê tông dinh thự hiện đại , hình bàn cờ đặt rỗng, chiếm một vị trí nổi bật tới 27 mẫu của trường tuy nhiên sau 40 năm, tòa nhà ban đầu đã tới giới hạn trở nên chật chội và lỗi thời. Nên đã được xây dựng và sửa chữa vào năm 2007. Thư viện Đại học Nghệ thuật Musashino được xây dựng tại Tokyo, Nhật Bản, hoàn thành vào năm 2010 bởi kiến trúc sư tài hoa Sou Fujimoto. Ông là một trong những kiến trúc sư Nhật Bản sáng tạo và có ảnh hưởng nhất hiện nay. Các tác phẩm của ông phần lớn được truyền cảm hứng từ thiên nhiên, lấy cảm hứng từ rừng già và hang động vào các thiết kế. Bằng khái niệm “ rừng sách” đã gây ấn tượng mạnh đến bồi thẩm đoàn.Dự án này một thư viện mới trong trường Đại học nghệ thuật nổi tiếng hàng đầu tại Nhật Bản. Với yêu cầu thiết kế một tòa nhà thư viện mới và cải tạo toàn nhà hiện có thành một phòng trưng bày nghệ thuật. Tòa nhà được thiết kế theo phong cách hiện đại tuy nhiên không gây xung đột quá căng thẳng với các khối nhà xung quanh.Ý tưởng thiết kế chính là Sou Fujimoto tạo ra một hình xoắn ốc liên tục, khiến người bước vào công trình muốn khám phá hết mọi ngóc ngách, trải nghiệm khía cạnh.Ông đã thiết kế hàng ngàn kệ sách và các gian phòng được đánh số.Với văn hóa đọc của người Nhật từ xa xưa đã rất thích mê sách và xem việc đọc sách là 1 thói quen như một phương thức giải trí, việc thư viện được bố trí mở và cảm giác sách vây quanh và không gian đọc mở đã tao nên mối liên hệ giữa người dùng và những cuốn sách. Thư viện được thiết kế theo phong cách hiện đại, bao bọc bở các tấm kính chịu lực để thu hút ánh sáng, giảm điện năng tiêu thụ kết hợp với vật liệu chủ đạo là gỗ. Từ thiết kế vỏ bao che đến vật liệu đều phù hợp với khí hậu Tokyo,nơi mang tính chất khí hậu cận nhiệt đới ẩm, khí hậu ôn đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông. Mùa hè nóng ẩm và mùa đông khá rét .

3


2. Ý nghĩa của công trình thư viện: Là công trình trình công cộng nằm trong hệ thống phục vụ chung của xã hội, là nơi lưu trữ truyền bá kiến thức trong mọi lĩnh vực bằng những sản phẩm in ấn, thiết kế và công trình nghệ thuật về multimedia,… dưới nhiều hình thức để chúng không bị mai một hay mất đi Sự phát triển của thư viện gắn liền với sự phát triển xã hội về văn hóa, văn học,nghệ thuật..cũng như các thành tựu khác về khoa học kỹ thuật, vật liệu in ấn, và những phương tiện, công nghệ hiện đại ngày nay. Thư viện đóng góp vào việc cải tiến giáo dục, là một phần trung tâm của việc phát triển văn hóa. Là biểu tượng của chi thức, cho thấy sự phát triển nền văn hóa của địa phương hay quốc gia đó. đồng thời tạo ra những không gian phù hợp để phục vụ đối tượng cần tìm kiếm và sử dụng tiếp nhận những thông tin kiến thức ấy. 3. Đặc điểm của công trình thư viện: Với vai trò to lớn đã được khẳng định trong suốt quá trình phát triển lịch sử văn hóa tri thức của nhân loại. Tới thời điểm hiện nay, những đặc điểm không gian,loại hình, hình thức thư viện đã có sự phát trển mạnh mẽ. Công trình thư viện luôn phát triển theo sự phát triển văn hóa xã hội,thành quả của khoa học công nghệ. Tuy nhiên thư viện được hình thành từ 4 yếu tố chính: trụ sở, vốn tài liệu,người sử dụng và người làm công tác thư viện. Không gian thư viện là nói tới việc tạo lập, bố trí sắp xếp không gian thích hợp cho 4 yếu tố trên. Bất kì sự thay đổi nào của một trong 4 yếu tố này cũng dẫn tới sự thay đổi không gian trong thư viện. Trong đó những đặc điểm tiêu biểu để tao ra công trình thư viện luôn có những yếu tố thuần túy xuất hiện như : phân khu chức năng ,hình thức, cách thức không gian để “ thưởng thức kiến thức”, hình khối, chiếu sáng, nội thất bài trí và vật liệu.

4


PHẦN 2: PHÂN TÍCH CỤ THỂ CÔNG TRÌNH 1. SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA ĐỊA PHƯƠNG ĐẾN CHỨC NĂNG CỦA CÔNG TRÌNH Một công trình kiến trúc có bản sắc văn hoá địa phương được biểu hiện qua các đặc điểm sau: • Phù hợp với điều kiện thiên nhiên – khí hậu và cảnh quan địa phương. Đây không chỉ là một thư viện mà còn là một bảo tàng nghệ thuật, công trình kiến trúc tiêu biểu cho phong cách sống của người dân Tokyo. Bên cạnh đó chính công trình kiến trúc được xây dựng tạo ra văn hóa bản địa và nó có một giá trị lớn cần được bảo tồn bởi nó phù hợp với thói quen, nó có ý nghĩa về mặt biểu tượng, về địa danh và trở thành những dấu một vị trí, một khu đất, đôi khi cả một đất nước. • Phù hợp với con người; kích thước, tâm sinh lý, tình cảm, nhận thức, văn hoá, lao động, phong tục tập quán, sinh hoạt. Sự nối tiếp của những kệ sách màu gỗ được xem là tượng trưng cho phong cách nhà sàn gỗ truyền thống của Nhật Bản. Các khu vực được đánh số và chia ra theo thứ tự giúp người sử dụng có thể dễ dàng tìm thấy vị trí thích hợp. Những điểm bàn ghế tự học luôn là ưu tiên cho những bạn cần sự riêng tư và tập trung. Việc sử dụng hình xoắn ốc tạo nên mối quan hệ đặc biệt giữa con người với những cuốn sách, giá sách bao quanh và che chở người trong công trình. Các mảng tường bao bằng giá sách đôi khi được đục rỗng bằng màng kính, tạo thêm chiều sâu cho khu rừng sách này, từ lớp này qua lớp khác. • Phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội, trình độ khoa học – kỹ thuật, vật liệu của từng địa phương. Thư viện được thiết kế theo phong cách hiện đại. Đề cao các giá trị truyền thống với một cách tác động mang tính thời đại. Công trình được bao bọc bởi các tấm kính chịu lực để thu hút ánh sáng, đồng thòi giảm lượng điện năng tiêu thụ kết hợp vật liệu chủ đạo là gỗ. Gỗ là vật liệu quan trọng nhất trong kiến trúc Nhật Bản bởi những đảo núi lửa ở quốc gia này có rất ít đá thích hợp cho xây dựng. Ở bên ngoài tòa nhà, các kệ được nhuộm màu nâu sẫm và được xử lý để chống cháy. Mái công trình làm bằng vật liệu cách nhiệt và chống thấm nước, các giếng trời vị trí không thẳng hàng với xoắn ốc trong thư viện tạo cho người dùng cảm giác đi bộ trong rừng dưới những tia nắng chiếu qua những tán cây bất kì. • Phù hợp với các quy luật, nguyên tắc thẩm mỹ nói chung cũng như quan điểm, tâm lý thẩm mỹ đặc thù: hình dáng, kích thước, tổ chức không gian, bố cục, tỷ lệ, hình thức trang trí, màu sắc, nghệ thuật tạo hình… Các thủ pháp sử dụng trong công trình: • Mối quan hệ tương quan: Quan điểm thiết kế thể hiện mối quan hệ hài hòa con người – thiên nhiên – xã hội. Mang những hình ảnh ẩn dụ từ thiên nhiên như tán cây, khu rừng, … nhằm mục đích hướng con người sống gần gũi với thiên nhiên. • Tính mơ hồ: không gian “lưng chừng” (The in – Between) là nguồn cảm hứng chính trong quá trình hình thành ý tưởng của Fujimoto. Vùng lưng chừng mà ông tìm kiếm là một khoảng không gian mơ hồ giữa hai yếu tố đối lập như tự nhiên – 5


nhân tạo, đơn giản – phức tạp, trong – ngoài. Các thủ pháp xây dựng không gian cũng từ đó được tạo ra như chia nhỏ không gian với nhau hoặc nhân chúng lên nhiều lần đều hướng đến mục đích làm cho sự mơ hồ rõ ràng hơn. • Tính đồng nhất: Fujimoto quan niệm ngôi nhà chính là phần không gian được che chở sâu nhất trong lòng thành phố và vì vậy một khu phố giống như ngôi nhà lớn của cộng đồng cư dân tại khu vực đó. Ông chuyển hóa quan niệm này thành không gian kiến trúc bằng thủ pháp đồng nhất các yếu tố không gian với nhau. • Tính ngẫu nhiên: Bắt đầu từ một mô đun đơn giản kết hợp với nhau bằng thủ pháp chồng lớp, xoay hướng, nhân rộng để tạo ra sự đa dạng và phức tạp giống như sự phát triển của tự nhiên. Trong thư viện, các giá sách khổng lồ được làm bằng gỗ sáng, khu vực đọc sác được kết nối với nhau bằng những cây cầu nhỏ. Cầu thang rộng được sử dụng như một khán phòng. Ánh sáng tự nhiên được lọc qua các tấm polycarbonate, tạo ra một lượng sách vừa đủ, giúp không gian đọc sách trở nên ấm cúng. Thực chất, sự kế thừa cách xử lý không gian kiến trúc truyền thống, sự chắt lọc những kinh nghiệm tích luỹ trong quá khứ của địa phương về những ứng xử với môi trường, khí hậu, cách tiếp cận với những quan hệ xã hội nhân văn có tính đặc thù… chính là các yếu tố góp phần tạo dựng bản sắc văn hoá địa phương, bản sắc văn hoá dân tộc. Như vậy, giá trị bản sắc văn hoá địa phương và tính bản địa trong kiến trúc không chỉ qua hình thức, mà cả nội dung, tinh thần được đặt trong mối quan hệ với môi trường và cảnh quan xung quanh, gắn bó trực tiếp với các hoạt động của con người, thể hiện bản chất và sắc thái cũng như mối quan hệ với con người sử dụng công trình kiến trúc đó. 2. ĐẶC ĐIỂM CHÍNH NỔI BẬT 2.1. Chức năng chính: - Thư viện trung tâm trường ĐH Nghệ thuật Musashino – dấu ấn đặc biệt của văn hóa địa phương. - Đây là “rừng sách” với đầy đủ các loại hình lưu trữ thông tin: sách, báo, ảnh, video,.. cùng nhiều lĩnh vực đa dạng, phong phú dành cho sinh viên, giản viên. -Còn là sự tích hợp với bảo tàng nghệ thuật trong khuôn viên MAU được cải tạo từ thư viện cũ. *Không gian khối đọc -

Bố trí ở cả 2 tầng, diện tích sàn sử dụng lớn Các bức tường khổng lồ được làm bằng các kệ sách và được bố trí khắp nơi. Không gian được phân chia rõ ràng( đánh số), đầy đủ theo từng chủ đề, chuyên ngàng và cách thức sử dụng,... đáp ứng nhu cầu giảng viên, sinh viên.

Kệ sách được đánh số để phân biệt ( kệ số 7 (The Arts): sách chuyên ngành dành cho sinh viên mỹ thuật

6


*Khu đọc truyền thống: chiếm phần lớn diện tích, không gian đọc được bố trí thành những cụm lớn theo từng khu, bố trí đơn lẻ bám theo từng kệ sách và tận dụng cả hệ thống giao thông • Ưu điểm: - Người đọc và nhận viên dể dàng tiếp cận với sách. - Dễ dàng tìm được chỗ đọc yêu thích phù hợp với nhu cầu bản thân. - Lối đi đơn giản, các lõi thang bố trí rãi rác, thuận tiện. - Dễ dàng tiếp cận các khu vực xung quanh. - Mặt bằng đơn giản, cao độ ít thay đổi tạo không gian thoáng, rộng, sinh động. - Tận dụng tối đa nguồn năng lượng tự nhiên phục vụ cho người sử dụng. • Nhược điểm: - Lượng sách khổng lồ nên sẽ gây khó khăn trong việc tìm kím cho người đọc cũng như việc sắp xếp, bảo quản của nhân viên. - Người đọc dễ bị ảnh hưởng bởi hoạt động của mọi người xung quanh. - Ảnh hướng đến giao thông (đặc biệt các tình huống khẩn cấp) do mật độ bố trí đọc ở một số khu vực phía Tây quá dày đặc. - Cần bổ sung chiếu sáng, thông gió nhân tạo cho các vị trí đọc trong góc khuất *Phòng đọc làm việc nhóm: không gian nơi các nhóm nhỏ có thể tổ chức các cuộc họp thảo luận, thuyết trình, có thể đặt chỗ với 3 người trở lên ( tối đa 180 phút). Nó cũng có thể được sử dụng cho các hội thảo và các lớp học với một nhóm nhỏ • Ưu điểm: - Được bố trí ở cả 2 tầng. - Các phòng đều được đặt gần lõi thang thuận tiên di chuyển và dễ tìm kím. - Không gian xen giữa các kệ sách. - Tạo không gian làm việc nhóm lý tưởng với trang thiết vị đầy đủ. - Không gian yên tĩnh, độc lập. • Nhược điểm: - Thời gian và số lượng người bị giới hạn. - Số lượng phòng còn ít so với mặt bằng chung của khối đọc. - Phòng ở tầng 2 cách xa lõi thang chính, thiếu ánh sáng và thông gió tự nhiên.

Khu đọc truyền thống

Phòng đọc làm việc nhóm

Phòng đọc, làm việc nhóm

7


*Phòng nghiên cứu sinh: có 10 phòng riêng cho sinh viên tốt nghiệp trở lên và 9 phòng riêng cho các nhà nghiên cứu giảng viên. • Ưu điểm : - Không gian tạo tính riêng tư cho người sử dụng - Thích hợp cho việc nghiên cứu học thuật • Nhược điểm: - Phải sử dụng thông gió, chiếu sáng nhân tạo. - Dãy phòng bố trí ở phía Tây trải dài, hành lang hẹp, khá xa các lõi thang. *Phòng nghiên cứu, lớp học đặc biệt: Đây là phòng học cho các lớp học sử dụng sách và áp phích hiếm. Xung quanh phòng học được bao phủ bằng kính. • Ưu điểm: Giúp bảo quảm sách và áp phích hiếm tốt hơn trong quá trình sử dụng. *Phòng AV: Đây là một phòng riêng để xem các tài liệu của AV Gallery. Tai nghe được thuê tại quầy. Có 5 gian để bạn có thể xem các tài liệu DVD, CDV, VHS được đặt trong thư viện AV. • Ưu điểm: - Đầy đủ trang thiết bị - Yên tĩnh, không bị ảnh hưởng bởi hoạt động bên ngoài. • Nhược điểm: - Trải dài và khá xa lõi thang. - Sử dụng năng lượng nhân tạo. *Khu máy tính: Sinh viên ĐH và giảng viên có thể kết nối Internet trông qua mạng LAN không dây trong toàn bộ tòa nhà. Có 19 iMac được kết nối với Internet. Bất cứ ai cũng có thể được sử dụng một cách tự do. *Không gian khối lưu trữ: được bố trí ở tầng hầm, tầng 1 và 2.

Phòng nghiên cứu sinh

Phòng nghiên cứu, lớp học đặc biệt

Phòng AV

Khu máy tính

8


*Thư viện sách: MUA là một trường nghệ thuật nên sách của họ tập trung chủ yếu ở góc số 7 – THE ARTS. Nó cũng lưu trữ nhiều ghế thiết kế mang tính biểu tượng được thu thập từ khắp nơi trên thế giới và sing viên mỹ thuật có thể sử dụng chúng khi đọc sách trong thư viện.

Thư viện sách

*Thư viện ảnh: Có khoảng 5500 cuốn sách ảnh, 50000 danh mục triễn lãm trong nước và quốc tế, tổ chức các triển lãm ảnh hai năm một lần, được sắp xếp bởi chủ đề và nghệ sỹ. *Tầng hầm: Tầng bảo quản các tài liệu, chẳng hạn như các ấn phẩm cũ và các bộ sưu tập đặc biệt. Ngoài ra, mặt sau của các tạp chí được lưu giữ, một loạt các tạp chí trong nước và quốc tế như: kiến trúc, nhiếp ảnh, thời trang, văn học,..được thu thập tại đây. Ngoài khoảng 120000 cuốn sách được xuất bản trong năm, các sách giá trị đều được đặt trong thư viện dưới lòng đất. • Ưu điểm: - Sách, ảnh được phân chia lưu trữ rõ ràng. - Lưu trữ sách ở tầng hầm giúp giảm tải trọng sách lên công trình - Tận dụng tường làm giá sách giúp tăng diện tích sử dụng cho mặt bằng tầng 1 và 2. Lưu trữ sách ở tầng hầm • Nhược điểm: - Giá sách quá cao gây khó khăn trong việc tìm kím và sử dụng. - Bảo quản sách ở tầng hầm cần kỹ thuật phương pháp cao gây tốn kém. *Không gian khối công cộng, dịch vụ: Sảnh và quầy tiếp tân nằm ở ngay lối vào vừa là quầy hỗ trợ thông tin vừa là nơi làm thủ tục mượn sách • Ưu điểm: dễ tiếp cận, dễ dàng định hướng tới các khu khác 9


*Không gian triển lãm Được tổ chức làm nơi trình bày nghiên cứu và công bố tài liệu liên quan được tổ chức bởi thư viện • Ưu điểm: giúp mọi người dễ dàng tiếp cận thông tin, cập nhật được các loại nghiên cứu mới nhất *Khối quản lí: Có trách nhiệm tổ chức xây dựng vốn tài liệu, lưu trữ và bảo quản tài liệu đến việc khai thác tài liệu,... giúp Thủ thư thực hiện các nghiệp vụ: Quản lý biên mục, danh mục ấn phẩm (sách, báo, tạp chí), quản lý bạn đọc, lưu thông và thống kê, báo KG triễn lãm cáo. • Ưu điểm: có giao thông nội bộ tách biệt với giao thông người đọc không gian rộng lớn thoải mái cho công việc. 2.2 Hình thức thẩm mỹ. *Bao che Ý TƯỞNG Dựa trên một loạt các giá sách cao được sắp xếp theo đường xoắn ốc để tạo ra một cánh rừng. Rừng và thư viện có rất nhiều điểm chung. Cả hai đều là sự tích lũy của vô số đơn vị nhỏ (sinh vật hoặc sách) tồn tại độc lập và phụ thuộc vào các yếu tố khác, để cùng nhau định hình một vũ trụ rộng lớn, bí ẩn, hỗn loạn nhưng tự điều chỉnh. tạo ra khái niệm thám hiểm thông qua độ sâu vô tận của sách. Lớp bao che bên ngoài và bên trong được sắp xếp theo đường xoắn ốc

10


LỚP BAO CHE BÊN NGOÀI Lớp vỏ ngoài là các giá sách cao làm bằng gỗ tuyết tùng đỏ Ngoài lớp gỗ được gắn với 2 lớp kính chịu lực dày 19mm bằng các bu lông. Các giá bên ngoài được phủ 1 lớp sơn tĩnh điện Polyester chịu tia tử ngoại với mục đích thu hút ánh nắng mặt trời và giảm lượng diện năng tiêu thụ từ đèn chiếu sáng đồng thời đảm bảo màng sơn không bị hóa vàng, hóa phấn, giúp bảo vệ các chi tiết kết cấu

MÁI BAO CHE

CHI TIẾT CẤU TẠO TẤM BAO CHE

Phần mái công trình làm từ vật liệu cách nhiệt và chống thấm nước, các giếng trời ở các vị trí không thẳng hàng với các đường xoắn ốc trong thư viện, trần nhà làm bằng vật liệu polycarbon cho phép ánh sáng mặt trời đi qua.  Mục đích của việc làm này tạo cho người dùng cảm giác như đi bộ trong rừng dưới những tia nắng chiếu qua các tán cây bất kì đồng thời giảm năng lượng tiêu thụ từ ánh sáng nhân tạo MẶT CẮT MÁI

11


*Kết cấu CỘT THÉP GIÁ GỖ

MẶT BẰNG TẦNG 2

Ở mặt bằng tầng 2 do không gian có hình dạng xoắn ốc và các khe hở không đều, các cột không thể đứng trong lưới cột. Tuy nhiên nhờ các bức tường “tủ sách” đặt ở nhiều chỗ đóng vai trò thay thế và các dầm phụ góp phần đảm bảo sự ổn định cho công trình.

MẶT BẰNG TẦNG 1 GIÁ SÁCH

KHUNG THÉP

Khung thép chịu tải chính được gắn vào bên trong các giá sách ngoài ra bê tông cốt thép được dùng cho sàn, móng, dầm, cột tầng hầm và một phần tường bao công trình

 Mục đích để đảm bảo chịu lực vừa giữ nguyên được mục đích thẩm mỹ cho công trình.

Phối cảnh minh họa khung thép chịu tải chính được gắn vào các giá sách 12


Hệ mái sử dụng các tấm Polycarbonate mờ

Hệ khung thép đảm bảo cho công trình được ổn định

đặt trên khung thép

Sàn móng dầm được làm từ BTCT MẶT CẮT NGANG CÔNG TRÌNH

*Không gian nội thất. *Vật liệu chủ yếu được làm bằng gỗ trầm được nhuộm màu nhẹ. *Toàn bộ không gian gồm hai cấp độ, kiến trúc sư đã làm thêm giữa tầng trên và tầng dưới với các bậc thềm đủ lớn để ngồi, khoảng trống rộng lớn và một mạng lưới sàn catwalk hẹp uốn lượn giữa các kệ.  Mục đích nhằm xóa đi ranh giới giữa 2 không gian tầng 1 và tầng 2 tạo sự liên tục trong không gian *Bề mặt sàn được trải thêm thảm màu xám  Vừa tạo cảm giác gần gũi mộc mạc, truyền thống, vừa mang vẻ hiện đại, sang trọng đồng thời giúp không gian trở nên sáng hơn. *Cắt ngang các bức tường kệ sách dày 300x230x300 là các chuỗi các lỗ hình chữ nhật có tỷ lệ và kích cỡ khác nhau.  Làm giảm bớt hình học đồng tâm, đóng khung các khung nhìn và tạo cảm giác về chiều sâu trong không gian. Đồng thời, tạo điều kiện cho hệ thống phân loại sách của thư viện tương ứng với các loại chủ đề được đánh số khác nhau.

13


2.3.Cảnh quan - Công trình thuộc khuôn viên của trường Đại học nghệ thuật Musashino, có nguồn gốc từ Trường Nghệ thuật Hoàng gia Nhật Bản, thành lập vào năm 1929 tại thời điểm Đế quốc Nhật Bản vẫn bao gồm phần lớn của Đông Bắc Á, được coi là trường nghệ thuật hàng đầu trong cả nước. Dự án ban đầu liên quan đến thiết kế một tòa nhà thư viện mới và tân trang lại tòa nhà hiện có thành một phòng trưng bày nghệ thuật, cuối cùng sẽ tạo ra một sự tích hợp mới của thư viện và phòng trưng bày nghệ thuật. - Thư viện có 2 mặt tiếp giáp với con đường hoa anh đào tạo tầm nhìn gây hứng thú khi đọc sách ( nhìn từ trong ra ngoài). - Nhìn từ bên ngoài, mọi cột trụ đều giống như những giá sách khổng lồ. - Sử dụng các loài cây bản địa và loài cây phù hợp với thổ nhưỡng địa phương như kikuzakura, ..là một cách tiết kiệm năng lượng. Đối với công trình công cộng, việc tiết kiệm chi phí là điều cần thiết. - Cây xanh còn hấp thụ và làm khúc xạ, giảm tiếng ồn cho công trình. - Các khoản sân rộng rãi, thoáng mát, phân bố rãi rác xung quanh thư viện, hướng tới người đọc cảm giác thân thiện với môi trường. - Lớp vỏ bao che bằng kính sẽ tạo thành những mảng “hoa” vô cùng đặc biệt kích thích thị giác khi những cành hoa anh đào phản chiếu vào (nhìn từ ngoài vào trong) View nhìn từ trong ra của thư viện

14


3.TỔ CHỨC KHÔNG GIAN TRONG CÔNG TRÌNH Cách tổ chức mặt bằng của thư viện Musashino tạo ra một không gian mới, từ việc bố trí không gian đọc tập trung - lấy người đọc làm trung tâm, và tiếp cận tư liệu xung quanh để chuyển đổi thành khu vực đọc có phần riêng biệt nhưng vẫn liên thông nhau, các khu vực sẽ tiếp cận với khu vực tư liệu phân tán … Mở view, ánh sáng và khai thác tối đa cảm giác thoải mái cho người đọc. Đồng thời, mở rộng khả năng sử dụng của người đọc cũng như trong việc tra cứu và quản lý tài liệu. SƠ ĐỒ QUẢN LÝ SÁCH CHI TIẾT

DÂY CHUYỀN QUẢN LÝ SÁCH SƠ ĐỒ MỐI LIÊN HỆ TỔNG THỂ CÁC KHU CHỨC NĂNG

➔ Tổ chức các khu chức năng trong thư viện Musashino áp dụng kiểu thư viện hiện đại, bằng việc: - Kho kết hợp với phòng đọc - Không gian mở hoàn toàn mang đến sự thoải mái, sự tự do cho người đọc, không gian được sử dụng linh hoạt hơn, phát huy được tối đa hiệu quả ý đồ của tác giả khi thiết kế mặt bằng. Điều này được thế hiện rõ qua cách tổ chức mặt bằng chi tiết và các không gian sinh hoạt. 15


SƠ ĐỒ PHÂN KHU CHỨC NĂNG TỔNG THỂ VÀ GIAO THÔNG ĐỨNG

16


SƠ ĐỒ PHÂN KHU CHỨC NĂNG CHI TIẾT VÀ GIAO THÔNG NGANG MẶT BẰNG HẦM

➔NHẬN XÉT:

Hầm là nơi lưu trữ các bộ sưu tập đặc biệt và các loại sách có giá trị. Không gian hạn chế con người tiếp cận nên đảm bảo cho việc bảo quản dữ liệu khỏi tác động của con người và môi trường Con người: tránh mất sách Môi trường: tránh tác động thay đổi của nhiệt độ, độ ẩm ảnh hưởng đến chất lượng sách. Không gian rộng, không bị chia cắt, di chuyển dễ. Phục vụ tốt cho công tác bảo quản sách Ngoài kho sách mở, thư viện Musashino còn có một kho sách kín nằm dưới tầng hầm. Chẳng hạn như những ấn phẩm cũ hoặc các bộ sưu tập đặc biệt và hàng loạt các tạp chí trong và ngoài nước như kiến trúc, thời trang, văn học và tạp chí được thu thập tại đây. Ngoài khoàng 120 000 sách được xuất bản trong năm, các loại sách nghệ thuật có giá trị đều được đặt dưới lòng đất. 17


MẶT BẰNG TẦNG 1

➔ NHẬN XÉT: - Nghệ thuật đóng-mở không gian được áp dụng. - Khu đọc được đặt gần nguồn sáng tự nhiên từ cửa sổ lớn và ánh sáng mái nhờ các khoảng thông tầng. - Khu đọc, nghiên cứu ( tĩnh ) và khu lựa chọn sách ( động ) được ngăn cách bằng vách kính đảm bảo ngăn được tiếng ồn. - Khối quản lý riêng biệt, giao thông không bị chồng chéo, ảnh hưởng đến những không gian khác.

18


MẶT BẰNG TẦNG 2

➔ NHẬN XÉT: - Không gian đọc lớn, bố trí linh hoạt tạo ra cảm giác thoải mái khi đọc sách

- Tận dụng được tối đa ánh sáng tự nhiên từ mái và cửa sổ lớn vào không gian đọc. Giá sách được bố trí theo hình xoắn ốc, đan xen các bàn đọc. - Giải pháp đục rỗng các giá sách tạo lối đi giúp cho hiệu ứng ánh sáng có hiệu quả tối đa phù hợp với chủ đề khu rừng sách của tác giả.

19


ĐÁNH GIÁ CHUNG CÁC MẶT BẰNG CỦA CÁC TẦNG TRONG THƯ VIỆN - Thư viện vô cùng đơn giản, chỉ gồm có 2 tầng nhưng với thiết kế độc đáo, mới lạ - Cấu trúc thiết kế mặt bằng giống như hình xoắn ốc, tạo ra hàng ngàn kệ sách, hàng chục gian phòng liên hoàn, nối tiếp nhau - Các gian phòng với những khu được đánh số ,bố trí không gian trong 9 phần cho sách và tạo ra các không gian mở nơi các khu vực nghiên cứu và các cơ sở chung được trải rộng, giúp việc tìm kiếm các đầu sách dễ dàng. - Giúp người đọc và khách tham quan dể dàng tìm kiếm sách và đi lại trong thư viện. ➔ Mang đến cho người đọc cảm giác vững chắc, đạt mức tiện ích có thể là tối đa. - Các phòng cho các cuộc họp, nghiên cứu và triển lãm tách biệt khu vực lưu trữ sách - Trên lầu, một phòng đọc và ngăn xếp mở lấp đầy gần như toàn bộ tầng trên. Kệ và lưu trữ bổ sung chiếm tầng hầm. ➔Thư viện Musashino cung cấp mọi thứ cần thiết dành cho người đọc với các giá sách và khu vực đọc sách tuyệt vời. ĐÁNH GIÁ GIAO THÔNG GIỮA CÁC KHỐI CHỨC NĂNG: Giao thông ngang giữa các khối chức năng: + Tầng 1 sử dụng hành lang giữa, các phòng khu chức năng được bố trí hai bên. Phía trong sử dụng toàn bộ ánh sáng nhân tạo. Hành lang hẹp nhất (màu cam) rộng 1.8m ( đáp ứng nhu cầu thoát hiểm cho 180-225 người) Do chỉ có 1 cửa thoát chính nên quãng đường dài nhất từ một phòng chức năng (phòng tự học) đến cửa thoát hiểm là 40m. + Khác biệt với mặt bằng tầng 1, mặt bằng tầng 2 giống như một khu rừng ngập tràn sách. Trừ lối đi bộ ở phần thông tầng dẫn ra khu máy tính tra cứu, lối đi ở tầng 2 thư viện gần như không có tính định hướng. Cho nên, mỗi lần bước vào đây ta lại có một con đường mới, một trải nghiệm mới.

20


Giao thông đứng giữa các khối chức năng: - Các cầu thang được thiết kế với độ dốc chuẩn 45‫ ﹾ‬và nối tiếp nhau xoắn ốc liên hoàn, giúp cho mọi người di chuyển một cách thoải mái. -

Kết nối giao thông chính giữa tầng 1 và tầng 2 là cầu thang lớn. Nằm giữa phần xoắn ốc của 2 bức tường bằng kệ sách và hàng loạt các bật lớn với tủ ô bên trong. Đôi khi các bậc thang lớn được dung làm khan phòng hoặc các cuộc triễm lãm nhỏ. Điều này tạo ra sự kết nối đặc biệt giữa tầng 1 và tầng 2, không phải là 2 không gian riêng biệt mà được kết nối chặt chẽ.

21


4. GIẢI PHÁP THÔNG GIÓ, CHIẾU SÁNG 4.1 Chiếu sáng tự nhiên, Giải pháp khai thác và sử dụng ánh sáng tự nhiên Hình thức chiếu sáng tự nhiên cả trên mái lẫn tường bên. Hướng lấy sáng chính Bắc-Nam - mặt trời có xu hướng quay theo quỹ đạo có độ lệch về phía nam Lớp vỏ ngoài là các giá sách cao làm bằng gỗ tuyết tùng được gắn hai lớp kính chịu lực dày 19mm bằng các bu lông. Các không gian cắt ra của giá sách tạo ra các lối đi và cửa sổ Tận dụng triệt để ánh sáng tự nhiên, trực tiếp cho các phòng: phòng đọc, sảnh, phòng triển lãm… Cửa sổ lớn và cửa mở khắp tòa nhà giúp chiếu sáng. Ánh sáng mặt trời được cung cấp đầy đủ cho thư viện, giảm nhu cầu chiếu sáng nhân tạo vào ban ngày. Chiếu sáng qua cửa sổ mái: Phần mái của công trình làm bằng vật liệu cách nhiệt và chống thấm nước. Các giếng trời được sắp đặt với khoảng cách đều nhau, vị trí không thẳng hàng với các đường xoắn ốc trong thư viện tạo cho con người có cảm giác đi bộ trong rừng dưới những tia nắng chiếu qua những tán cây bất kỳ với khuếch tán bởi các tấm polycarbonat đa lớp. Trần nhà được làm bằng vật liệu policarbon cho phép ánh nắng mặt trời đi qua. Mục đích của giải pháp Thư viện được thiết kế theo phong cách hiện đại, bao bọc bởi các tấm kính chịu lực để thu hút ánh sáng, đồng thời giảm lượng điện năng tiêu thụ kết hợp với vật liệu chủ đạo là gỗ. Các mảng tường bao bằng giá sách, đôi khi được đục rỗng bằng những mảng kính, tạo nên chiều sâu cho khu rừng sách này, xuyên từ lớp này qua lớp khác. Ánh sáng tự nhiên được lọc qua các tấm policarbonate trên mái giúp ánh sáng vào sâu các phòng, độ rọi nhiều hơn, hạn chế bức xạ trực tiếp. Lượng ánh sáng vừa đủ, giúp không gian đọc sách trở nên ấm cúng

22


4.2 Chiếu sáng nhân tạo. - Đèn rọi Đây là một loại đèn có cường độ ánh sáng cao và thường tỏa ra ánh sáng theo 1 hướng cố định giúp người đọc thuận tiện trong việc nghiên cứu, làm việc tại thư viện. Thường tỏa ra ánh sáng theo 1 hướng cố định nhưng không tỏa ra 1 vùng rộng lớn như ở đèn led các loại khác. Phòng đọc, làm việc nhỏ: không gian nơi các nhóm nhỏ có thể tổ chức các cuộc thảo luận và thuyết trình cũng có thể tổ chức hội thảo và các lớp học quy mô nhỏ. - Đèn tuýp liền máng: Ánh sáng trắng tự nhiên, đều, liên tục không nhấp nháy không gây hại mắt Không phát xạ tia UV, không gây hại da. Không ánh sáng xanh rentina không tổn thương niêm mạc. An toàn cho người sử dụng trong nhiều giờ liên tục.Không phát nhiệt gây bỏng.Không mảnh vỡ thủy tinh. - Đèn sợi đốt: Đèn sợi đốt hay còn gọi là đèn dây tóc là loại bóng đèn dùng để chiếu sáng khi bị đốt nóng và dây tóc là bộ phận chính để phát ra ánh sáng thông qua vỏ thủy tinh trong suốt đã được rút hết không khí và bơm vào các khí trơ. Ưu điểm: Chịu được nhiệt độ cao. Giá rẻ, chi phí đầu tư thấp. Phát ra ánh sáng liên tục. Kết hợp với màu nâu của gỗ tạo ra không gian hài hòa, ấm cúng cho thư viện Nhược điểm: Tuổi thọ rất thấp khoảng 1.000h. Dây tóc rất mỏng dễ bị đứt khó khăn cho việc vận chuyển. Tiêu hao điện năng rất nhiều vì 95% điện đã biến thành nhiệt năng và hiệu suất ánh sáng chỉ đạt 10-22 Lumen/watt. - Đèn huỳnh quang Ưu điểm :Tiết kiệm điện, cho ánh sáng tốt. Tuổi thọ cao. Giá rẻ Nhược điểm: Ánh sáng đèn gây hại cho mắt. Vấn đề môi trường

23


4.3 Hệ thống thông gió: Hệ thống kỹ thuật thông gió

Phòng hệ thống bơm và tuần hoàn nước Hệ thống điều hòa không khí chiller:

Mục đích của giải pháp: Vì thư viện Musoshino là một công trình có không gian mở rộng lớn và có thông tầng nên sử dụng hệ thống chiller sẽ đem lại nhiều ưu điểm: Thiết bị có hệ thống ống nước lạnh gọn nhẹ nên dễ bố trí lắp đặt mà không tốn nhiều diện tích. Hệ thống máy hoạt động ổn định thời gian sử dụng lâu dài. Tiết kiệm điện năng và chi phí cho người dùng. Việc sử dụng thiết bị sẽ giúp cho nhiệt độ được giữ ổn định . Với khí hậu ôn đới của Nhật Bản thì việc sử dụng hệ thống điều hòa chiller sẽ giúp không khí trong thư viện được ổn định và tránh những tác động của thời tiết đến chất lượng của nguồn dữ liệu đáng quý trong thư viện. 24


5.MỞ RỘNG So sánh giữa thư viện đại học nghệ thuật Musashino (Sou Fujimoto) và Thư viện đại học nghệ thuật Tama (Toyo Ito)

TAMA ART UNIVERSITY LIBRARY Toyo Ito & Associates

MUSASHINO ART UNIVERSITY LIBRARY Sou Fujimoto & Associates 25


THƯ VIỆN MUSASHINO • Địa chỉ : 1 Chome-736 Ogawacho, Kodaira, Tokyo. • Năm hoàn thành 2010. • Là thư viện trong một trường đại học nghệ Musashino. Đây là tòa nhà được tân trang mới lại từ một phòng trưng bày cũ. Một sự tích hợp mới của Thư viện và Phòng trưng bày nghệ thuật.

THƯ VIỆN TAMA • Địa chỉ : 2 Chome-1723 Yarimizu, Hachioji, Tokyo • Năm hoàn thành 2007. • Là thư viện của trường đại học nghệ thuật Tama nằm trong khuôn viên học viện Hachitoji ở ngoại ô thành phố Tokyo

• Thư viện Tama nằm ở ngoại ô thành phố Tokyo , trong khi thư viện Musashino nằm ở trung tâm thành phố Tokyo. • Cả hai thư viện đều được xây dựng trong khuôn viên trường đại học với mục đích phục vụ sinh viên và giảng viên. • So với thư viện Musashino thì thư viện Tama có nhiều khoảng xanh hơn.Và được bố trí ở đầu cổng học viện để sinh viên có thể dễ dàng tiếp cận hơn. 26


TỔ CHỨC KHÔNG GIAN

KHU NỘI BỘ KHU CÔNG CỘNG

• Khu công cộng và khu nội bộ được chia theo lưới cột. • Toyo Ito muốn tạo nên một thư viện không chỉ đơn thuần là đến đọc sách thôi mà còn là nơi các sinh viên và giảng viên có thể kết nối với nhau.Ông muốn tạo nên một không gian mở nơi mà thiên nhiên, con người và công trình được hòa hợp một cách hài hòa nhất có thể. • Thư viện gồm hai tầng , tầng 1 là phòng trưng bày, các khu tạp chí , café . Không gian đọc sách sẽ được tập trung ở tầng 2.

THƯ VIỆN TAMA

• Tương tự khu vực nội bộ cho nhân viên cũng được tập trung về 1 phía. • KTS tưởng tượng ra những cuốn sách, giá sách, ánh sáng và bầu không khí. một nơi được bao quanh bởi một kệ sách duy nhất ở dạng xoắn ốc. • Thư viện gồm 2 tầng + 1 hầm, hầm là khu vực lưu trữ, hai tầng của thư viện đúng là khu rừng sách thực thụ đúng theo ý đồ của tác giả khi không gian được tổ hợp từ các kệ sách khổng lồ bao quanh theo hình xoán ốc

THƯ VIỆN MUSASHINO 27


THƯ VIỆN MUSASHINO

• Khung thép chịu tải chính được gắn vào bên trong các giá sách ngoài ra bê tông cốt thép được dùng cho sàn, móng, dầm, cột tầng hầm và một phần tường bao công trình. • Ở mặt bằng tầng 2 do không gian có hình dạng xoắn ốc và các khe hở không đều, các cột không thể đứng trong lưới cột. Tuy nhiên nhờ các bức tường “tủ sách” đặt ở nhiều chỗ đóng vai trò thay thế và các dầm phụ góp phần đảm bảo sự ổn định cho công trình.

THƯ VIỆN TAMA

KẾT CẤU

• Hệ kết cấu chính là sự kết hợp giữa hệ vòm thép và bê tông cốt thép. • Hệ vòm được tạo nên bởi những tấm thép dày 12mm và được phủ một lớp bê tông ( gân bằng 8in). • Công trình được tạo nên từ hệ lưới “Emergent grid”. • Các nút giao của các vòm cong tạo thành hình chữ thập , hình thành nên các nút chịu lực khi có địa chấn của công trình. 28


THƯ VIỆN TAMA

• Công trình sử dụng vật liệu chủ đạo là thép và bê tông cốt thép vì vậy màu sắc chủ đạo của công trình có màu sắc đơn điệu từ đen đến trắng. • Các mảng kính lớn , trong suốt trên hệ cửa vòm tạo cho không gian thư viện và bên ngoài dường như không có giới hạn.

V Ậ T L I Ệ U

• Gỗ là vật liệu chủ đạo của công trình, các khung thép xây dựng được đặt trong các bức tường “sách” . • Bên trong công trình sử dụng gỗ có màu vàng nhạt có tác dụng khuếch tán ánh sáng tốt hơn. • Bên ngoài công trình sử dụng gỗ tuyết tùng có màu sẫm, được phủ một lớp chống cháy và bọc trong lớp kính nổi dày 19mm. THƯ VIỆN MUSASHINO

29


PHẦN III.KẾT LUẬN 1. Đánh giá chung: Thông qua phân tích trong thiết kế tổ chức không gian trong công trình ta có thể thấy: - Ánh sáng tự nhiên đặt biệt quan trọng trong thiết kế thư viện. Nên tận dụng triệt để chiếu sáng tự nhiên, trực tiếp cho các phòng - Không gian đọc là không gian quan trọng nhất trong thư viện, quyết định nhu cầu sử dụng của người đọc, bao gồm cà thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ. - Tổ chức chiếu sáng và thong thoáng bên trong và ngoài công trình cần có sự liên hệ hài hòa với nhau - Hài hòa cảnh quan thiên thể hiện hện qua tổ chức mặt đứng để lấy sáng tự nhiên tốt. - Đảm bảo tính linh hoạt khả thi - Đảm bảo tính đa dạng hình khối kiến trúc - Thể hiện được bản sắc địa phương và giá trị hiện đại thông qua việc dử dụng vật liệu mang bản sắc địa phương hay tái hiện khác - Hướng tới những mục tiêu phát triển bền vững. - Giảm thiểu các chi phí, ảnh hưởng do chiếu sáng nhân tạo gây ra, hướng tới xây dựng xanh. - Sử dụng các biện pháp hợp lý để kiểm soát ánh sáng tự nhiên. 2. Kết luận: Thông qua việc tìm hiểu về các sáng tạo, phân tích trong việc thiết kế kiến trúc và bày trí trang thiết bị nội thất cho thư viện. Bên cạnh đó người đọc tới thư viện, đặc biệt là môi trường thư viện của một trường đại học đặc trưng với môi trường đọc nghiên cứu có thể thấy rằng nếu việc đọc vỗn dĩ là nhu cầu thiết yếu thì việc tạo cảm hứng thú vị, cảm giác thư giản, mới mẻ trong quá trình đọc, dẫn dắt người đọc một cách tự nhiên tìm về với tri thức, thưởng thức kiến thức đó như thế nào còn cần thiết hơn…. Thư viện nghệ thuật Musashino là một trong những thư viện lớn đã thể thể hiện những điều này rõ rệt nhất. Là nơi tạo nên nghệ thuật liên kết có sự ràng buộc giữ thiết kế và mục đích cuối cùng của nó. Fujimoto muốn tạo ra thư viện đơn giản nhất trên thế giới. Nhưng vẫn cung cấp hai điềuthiết yếu: Truy cập nhanh vào các cuốn sách mà bản thân đang tìm kiếm và cuộc gặp gỡ ngẫu nhiên trên đường với các cuốn sách mà bản thân chưa từng biết tồn tại. Nó không chỉ thể hiện những mảnh ghép, ma trận của một phong cách nghệ thuật kiến trúc mà còn tạo nên một linh hồn của một công trình thư viện. Bất chấp sự di chuyển của antinomian của dịch chuyển hướng tâm và xoay xoay (Fujimoto), bằng cách tổ chức của thư viện rất rõ ràng, các lớp không gian của Thư viện Đại học Nghệ thuật Musashino chỉ mở ra khi đi qua, như vỏ hành tây,tạo sự thú vị một cách tình cờ khi đi qua phát hiện cuốn sách thú vị. Thư viện nên lưu trữ kiến thức, nhưng cũng nên liên kết nó lại.

30


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.