2 minute read

LỊCH SỬ ĐƯƠNG ĐẠI

Năm 1870 cho ra đời máy ép thủy lực đầu tiên giúp chế biến lúa mạch, quy trình mà cho tới thời điểm đó vẫn luôn được thực hiện bằng chân trần. Hiện tượng di dân diện rộng diễn ra giữa thế kỷ XIX cùng sự lên ngôi của chủ nghĩa Phát Xít (những năm 20 của thế kỷ XX) đã giúp đưa nền ẩm thực Ý đến khắp mọi nơi, trở thành yếu tố tiêu biểu của người Ý trên toàn cầu. Năm 1914 là năm kỷ lục của ngành sản xuất mỳ Ý với hơn 70.000 tấn sản phẩm được xuất khẩu, hầu hết vào thị trường Mỹ.

Advertisement

Trong giai đoạn chủ nghĩa Phát Xít, mỳ Ý là một phần đời sống thường nhật của các hộ gia đình Ý: do họ không đủ điều kiện để mua thịt hay cá nên mỳ Ý trở thành món ăn chính. Tuy vậy, mỳ Ý vẫn là một phần của đời sống giới thượng lưu. Phong trào chủ nghĩa vị lai với Tommaso Marinetti là người phát ngôn đã cung cấp cho độc giả bối cảnh thú vị giải thích quá trình món ăn đơn giản này biến thành đề tài tranh luận nghệ thuật. Năm 1930, trong cuốn “Bản tuyên ngôn của Ẩm thực trường phái vị lai” (“Manifesto of Futurist Cuisine”), Marinetti đã đề xuất xóa bỏ mỳ Ý vì nó “giết chết linh hồn chiến binh hung bạo, đầy cao quý của người Ý”, do ông được truyền cảm hứng từ hệ tư tưởng phát xít của Benito Mussolini. Hệ tư tưởng này chưa bao giờ được người dân đồng tình nhờ có sự kiện nổi tiếng là Marinetti đã từng cố ăn một đĩa spaghetti đầy đặn tại nhà hàng Biffi ở Milan.

Năm 1933, cỗ máy đầu tiên tự động hóa toàn bộ quy trình sản xuất pasta ra đời. Trong thời kì hậu chiến, pasta, bánh mì và khoai tây trở thành nguồn cung lương thực quan trọng của quân đội và là nguồn lương thực duy nhất đối với người dân Ý. Sau khi chiến tranh kết thúc, pasta được phát triển một cách phong phú biến tấu thành hàng trăm món ăn, khiến nó trở thành toàn thế giới.

This article is from: