BẢN KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG SẢN PHẨM TÒ HE NHÓM TOYHOLIC
Lời mở đầu Ngày nay, Việt Nam đang bước vào thời kì toàn cầu hóa. Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập cả về kinh tế lẫn văn hóa. Sự chủ động hội nhập đã đem lại cho chúng ta những thành tựu đáng kể về mặt kinh tế, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Bên cạnh việc hội nhập kinh tế, tiến trình hội nhập văn hóa cũng là một điều tất yếu không thể né tránh. Văn hóa chính là hồn cốt của một dân tộc. Vậy câu hỏi đặt ra rằng: Làm thế nào để giữ vững và phát triển nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc? Đâu là con đường chúng ta nên chọn? Nhận thấy rằng, Việt Nam là một đất nước với rất nhiều các sản phẩm chất lượng, tinh xảo mang đậm dấu ấn người Việt. “Tò He” là một trong số những sản phẩm vô cùng độc đáo, mang trong mình những nét riêng mà chỉ người Việt mới có thể tạo ra. Đó là một loại đồ chơi đã gắn liền với bao thế hệ trẻ em Việt Nam. Nó không đơn thuần là một sản phẩm giải trí, nó hoàn toàn có thể đem linh hồn, bản sắc của con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. I.
Giới thiệu chung Tò he là một loại đồ chơi dân gian của trẻ em Việt Nam, có thể ăn được. Ngày nay, nặn tò he là một nét truyền thống văn hóa dân gian ở các vùng quê Việt Nam, đặc biệt là ở vùng Bắc Bộ. Nặn tò he xuất hiện tại miền Nam Việt Nam (có lẽ do các nghệ nhân miền Bắc di cư vào) tuy nhiên mức độ phổ biến không bằng tại miền Bắc. Nơi có truyền thống về tò he là làng Xuân La, xã Phương Dực, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội. Theo cách của làng này thì nguyên liệu chính của tò he là bột gạo có trộn ít nếp theo tỉ lệ 10:1. Ngày nay các nghệ nhân không chỉ nặn tò he với hình thù đơn giản về các con vật, trái cây…mà còn rất nhiều các loại hình thù phong phú khác như các nhân vật mà trẻ em yêu thích như Aladin, Doraemon, Chư Bát Giới, Tôn Ngộ Không…
II.
Phân tích tình thế STRENGTHS (ĐIỂM MẠNH)
WEAKNESS (ĐIỂM YẾU)
Giá thành rẻ (5-10 ngàn đồng)
Chưa có địa điểm sản xuất quy mô và có chiến lược rõ ràng
Có giá trị nhân văn rất lớn.
Mẫu mã chưa được phong phú và Nguyên liệu đơn giản, an toàn cho đa dạng. trẻ nhỏ. Sản phẩm không giữ được lâu (30 ngày) và dễ bị hỏng, mốc (Điểm yếu lớn nhất) OPPORTUNITIES (CƠ HỘI)
THREATS (THÁCH THỨC)
Do là một sản phẩm mang giá trị Cạnh tranh với các sản phẩm đồ nhân văn rất cao nên tò he có thể chơi hiện đại. được đánh giá cao hơn những sản Nguồn nhân lực sản xuất tò he phẩm có giá trị về mặt kinh tế khác. ( các nghệ nhân) hiếm và đang có
Tuy mẫu mã còn chưa phong phú xu hướng giảm. nhưng với hình ảnh hoạt hình ngộ nghĩnh, đáng yêu sẽ thu hút trẻ nhỏ đặc biệt với những trẻ chưa từng biết tới tò he.
Phương án giải quyết các điểm yếu
III. -
Điểm yếu lớn nhất hiện nay của tò he chính là khả năng lưu giữ. Trung bình một sản phẩm tò he có thể giữ được tối đa 30 ngày. Vậy làm sao để khắc phục nhược điểm này?
Dưới đây là hai đề xuất về cách khắc phục:
-
Về mẫu mã Hiện nay các mẫu mã của sản phẩm vẫn còn rất đơn giản và không có sự cải tiến. Một số đề xuất giúp làm phong phú hơn các sản phẩm tò he : + Sử dụng tò he làm đồ lưu niệm như nặn tò he trên đầu bút chì… + Hiện nay đã có những mẫu tò he sang tạo từ những nhân vật hoạt hình như pokemon, doraemon, Barbie…tuy nhiên chưa được phổ biến vì vậy chúng ta cần phải có những mẫu đa dạng hơn nữa , những mô hình với kích thước lớn hơn… Mục đích mục tiêu
IV. 1.
Mục đích
Đưa Tò he vượt qua khỏi lãnh thổ Việt Nam trở thành một sản phẩm mang thương hiệu, dấu ấn của người Việt. 2.
Mục tiêu
-
Năm 2016 đưa sản phẩm đến gần hơn với các em nhỏ khu vực thành thị và 30% khách du lịch nước ngoài
-
Năm 2018 đưa sản phẩm trở thành đồ chơi thân thuộc với một bộ phận (30%) các em nhỏ tập trung chủ yếu ở khu vực thành thị, đồng thời là món quà du lịch yêu thích của khách nước ngoài.
Xác định công chúng
V.
VI.
1.
Công chúng mục tiêu
-
Trẻ em từ 3-10 tuổi.
-
Khách du lịch nước ngoài.
-
Địa điểm bán: Công viên, khu vui chơi giải trí cho trẻ em, các địa điểm du lịch có nhiều khách tham qua nước ngoài, các ngày hội tình nguyện viên thế giới, ngày hội giao lưu văn hóa giữa các nước trong khu vực ASEAN cũng như thế giới…
-
Không tập trung chú trọng ở khu vực nông thôn.
2.
Công chúng liên quan
-
Những người có đam mê, yêu thích các sản phẩm tinh xảo mang đậm giá trị nhân văn.
Xây dựng thông điệp
“ Thổi hồn từ đôi bàn tay Việt”
*Thông điệp muốn nhắn nhủ ở đây chính là những chú tò he tuy hoàn toàn được làm bằng thủ công, từ chính đôi bàn tay của những người nghệ nhân nhưng nó chứa đựng trong mình sự độc đáo, riêng biệt và quan trọng hơn là cái hồn của con người Việt Nam.
Ý tưởng truyền thông
VII. -
Dự án “Tohe Open Tour” : + Dự án dành cho các bạn TNV đang là học sinh, sinh viên trên địa bàn toàn Hà Nội. + Đối tượng tham gia: Khách du lịch nước ngoài. + Hoạt động: Các bạn TNV sẽ cùng BTC của dự án mở các tour đưa khách du lịch đến tham quan làng nghề Xuân La (cái nôi của tò he) và trực tiếp tham gia trải nghiệm nặn tò he.
-
Dự án “Bé nặn tò he” + Đối tượng: Trẻ em độ tuổi 5-10 tuổi trên địa bàn Hà Nội + Hoạt động: Dự án sẽ liên kết với các trường tiểu học, các trung tâm giáo dục, các trường quốc tế tổ chức các buổi ngoại khóa đến cùng giao lưu với các em, dạy các em cách để làm ra một sản phẩm tò he, giúp các em sáng tạo những ý tưởng tò he của riêng mình. Các sản phẩm độc đáo và mới lạ sẽ được trưng bày trong buổi triển lãm.
-
Dự án “Tò he - chung tay chia sẻ”
+
Đối tượng: làng trẻ em trên địa bàn Hà Nội
+
Hoạt động: Các bạn TNV sẽ cùng BTC dự án đến làng trẻ em và tặng các em nhỏ tò he mà các em yêu thích. Dự án hướng tới giúp các em nhỏ vui chơi và có thêm những hiểu biết về đồ chơi dân gian truyền thống của cha ông ta
VIII. 1.
Chọn kênh
Mạng xã hội (Facebook, Youtube)
Thời gian
Hoạt động
Tháng 5/2016
Thành lập fanpage chính thức của Toyholic trên facebook truyền thông cho các sản phẩm tò he.
Dự trù kinh phí
Từ tháng 5 đến tháng Phát triển fanpage, 8/2016 đăng bài tăng lượt view, like và tương tác. Từ ngày 1 đến ngày Mở đợt tuyển TNV 1 triệu VNĐ 20/10/2016 CTV cho dự án “Tohe Open Tour” Từ ngày 25/10 đến Tổ chức training TNV 3 triệu VNĐ 25/11/2016 và bắt tay vào các khâu chuẩn bị, truyền thông, mời tài trợ cho dự án. Đầu tháng 12/2016
10/1/2017 20/1/2017
Cùng TNV mở đợt 10 triệu VNĐ tour đầu tiên của dự án đánh dấu mốc cho một chuỗi các “Tohe tour” sẽ được tiếp tục mở rộng sau này.
đến Tuyền TNV cho các dự án “Bé nặn Tò he”
và dự án “Tò he chung tay chia sẻ” Cuối tháng 1 đến Tổ chức training TNV 5 triệu VNĐ 15/2/2017 và bắt tay vào các khâu chuẩn bị, truyền thông, mời tài trợ cho dự án. 20/2/2017 20/3/2017
Từ đầu tháng 4
đến Cùng các TNV, CTV 10 triệu VNĐ đến các trường tiểu học, trung tâm giáo dục, làng trẻ em,... hướng dẫn các em nhỏ về nặn tò he và tặng các em nhỏ những chiếc tò he. Tổng kết và tập trung tiếp tục phát triển các dự án