10 minute read

2.4 Đặc trưng cơ bản của PBL

- Biết thu tập thông tin từ quan sát, thí nghiệm vật lí, từ tài liệu và các nguồn thông tin đại chúng, mạng internet liên quan đến vấn đề đang tìm hiểu. - Biết cách hợp tác, làm việc theo nhóm. Cải thiện và phát huy kĩ năng giao tiếp. Phát triển các kĩ năng tư duy bậc cao trong quá trình phát hiện, phân tích và lên kế hoạch, giải quyết vấn đề. - Rèn luyện kĩ năng thực hành vật lí, sử dụng các dụng cụ, chế tạo những mô hình vật lí đơn giản, làm quen với việc sử dụng công nghê hiện đại cho việc tìm kiếm thông tin, và các mục đích hỗ trợ giải quyết vấn đề. - Rèn luyện kĩ năng đánh giá và tự đánh giá. + Mục tiêu thái độ - Thái độ hứng thú thực thụ đối với môn vật lí nói riêng và việc học nói chung. - Chịu trách nhiệm với bản thân và nhóm cộng tác (làm việc có kế hoạch và đúng thời hạn) - Trung thực khoa học và những kết quả thu được trong quá trình học tập. - Tôn trọng quan điểm của người khác, lắng nghe và tiếp thu nhận xét, rút kinh nghiệm. - Có ý thức sẵn sàng áp dụng những hiểu biết vật lí vào thực tiễn, chế tạo, tìm hiểu, hoặc cải tiến các thiết bị máy móc.

Đối với GV - Nâng cao kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm. - Biết cách tổ chức lớp học tạo môi trường học tập lấy SV là trung tâm. - Làm quen với vai trò người hướng dẫn, hỗ trợ thay vì là truyền thụ. - Thiết kế và xây dựng được bộ giáo án theo mô hình dạy học dựa trên vấn đề. - Thiết kế khung đánh giá phù hợp với mục tiêu đề ra.

Advertisement

2.4Đặc trưng cơ bản của PBL

PBL là một phương pháp mới nhưng nhanh chóng phổ biến dùng để phát huy hoạt động học của SV. Trên thang đo về tính tích cực – thụ động của việc học, PBL chắc chắn nằm bên tích cực. Người học đạt được kết quả khi học khóa học thông qua sự làm việc của chính họ trong các nhóm nhỏ. Người thầy, người hướng dẫn đóng vai trò thứ yếu như chỉ là một trong nhiều nguồn tài nguyên của thông tin, và như là một người cố vấn dày kinh nghiệm cho việc học, và SV giải quyết các vấn đề đặt ra cho họ

thông qua quá trình học. Học thế nào? – đó là học bằng cách tìm kiếm và sử dụng những nguồn tài liệu phong phú sẵn có trong sách giáo khoa, các ấn phẩm, và trên mạng toàn cầu. Ngược lại để SV có những cơ bản, GV cần cung cấp cho người học trong một bài giảng tổng hợp sau mỗi đợt học, người học trong PBL nhất thiết phải tìm kiếm các thông tin mà họ cần để từ giải quyết vấn đề đến xây dựng một kế hoạch trình bày vấn đề thật hoàn chỉnh. PBL có thể được coi là một quá trình học trong đó mục tiêu mong muốn của khóa học thu được qua việc sử dụng một vài sự liên hệ, các vấn đề được thiết kế kĩ càng, có kết thúc mở, và gắn với đời sống thực tế. Việc giải quyết các vấn đề được triển khai bởi người học, thường làm việc với nhau trong các nhóm từ 6 đến 8 thành viên. So sánh với các vấn đề, nhiệm vụ được giao về nhà và những vấn đề được dùng ví dụ trong lớp học, các vấn đề của PBL phức tạp hơn, đòi hỏi nhiều hơn các kĩ năng tư duy và đánh giá của SV, và là những vấn đề mở. Người học trước tiên phải xác định cái cần được làm, tìm giải pháp cho kịch bản vấn đề, và cuối cùng là báo cáo những kết quả tìm hiểu được để nhận những phản hồi và điểm số từ người hướng dẫn. Tất cả các nguyên tắc, nguyên lí và kĩ năng mà SV học được trong khóa học PBL có nguồn gốc và rút ra từ quá trình giải quyết vấn đề. Hoạt động của GV chỉ như là một người trợ giúp, hướng dẫn SV khi cần thiết, giám sát và hỗ trợ, tư vấn trong quá trình SV tham gia giải quyết vấn đề. Bí quyết thành công trong PBL, nếu có, chính là khâu thiết kế và chọn vấn đề. Vấn đề đặt ra phải làm sao khiến việc tìm giải pháp cho vấn đề thu hút được sự quan tâm SV suốt quá trình học, phù hợp với mục tiêu của khóa học và những kết quả mong muốn của GV đối với SV khi kết thúc khóa học. Việc tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề phải đủ khó để thách thức người học đưa ra nhiều phương án, đeo đuổi và nghiên cứu thêm những tài liệu ngoài cung cấp; vấn đề cũng không nên quá dễ khiến các nhóm SV có thể giải quyết vấn đề mà không có một quá trình nghiên cứu đáng kể hay đọc thêm tài liệu bên ngoài. Hầu hết thành quả việc học và mức độ sâu rộng của kiến thức mà người học thu nhận trong PBL đạt được từ quá trình theo đuổi tìm giải pháp cho vấn đề. Nói thế không nhất thiết một vấn đề đặt ra hoàn toàn xa lạ, hoặc quá tầm đối với người học thì mới là một vấn đề tốt. Vấn đề được thiết kế sao cho người học cảm nhận rằng nó có thể giải quyết được; ắt hẳn hình thành trên nền tàng kiến thức mà người học đã có để mở rộng việc học của họ. Các vấn đề được đưa ra vượt quá khả năng của người học cũng là một vấn đề không tốt trong PBL bởi vì người học không thể kết nối được kiến thức hiện có của họ với

những gì họ vừa mới học được. PBL dạy người học trở thành những người học độc lập và nếu thành công nó giúp củng cố sự tự tin cho họ rằng họ có thể giải quyết được các vấn đề mà họ đối mặt. Thêm vào việc tìm ra giải pháp, SV có thể học quy trình làm việc nhóm và chức năng, nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm và có một cái nhìn rộng về giải quyết các vấn đề bằng cách sử dụng các mô hình công nghệ thông tin hiện đại. PBL không phải là một phương pháp mới phát hiện, mà được khám phá lại như là một phương pháp đặc biệt thích hợp cho thời đại ngày nay. Có ít nhất ba lí do để ủng hộ cho việc dùng PBL trong những năm gần đây. Đầu tiên, có vô vàn sự biến động trong một thế giới mà con người có thể trao đổi thông tin dễ dàng với nhau. Điều này chủ yếu là nhờ vào internet, thế hệ của các tài liệu điện tử, khả năng nghiên cứu các đề tài bằng cách sử dụng cách công cụ tìm kiếm mạnh mẽ. Thông tin trên đầu ngón tay là ngay lập tức với bất kỳ ai. Các giáo sư không còn là trung tâm hiểu biết, truyền thông tin về các chủ đề. Vai trò của người thầy trở thành người hướng dẫn (guide on side) thay thế tốt cho mô hình “nhà hiền triết diễn giải” trong dạy học truyền thống. Hai là, sự bùng nổ của thông tin khoa học mới khiến cho các thông tin trong sách giáo khoa dù cải cách cũng không thể theo kịp với trình độ khoa học kĩ thuật. Một người rõ ràng có thể tìm hiểu thêm về các kĩ thuật trong một công nghệ bằng cách sử dụng các phương pháp gần đây nhất được công bố trên internet hơn là đọc về những phương pháp lỗi thời trong các sách giáo khoa. Ba là, những nghiên cứu đáng tin cậy về quá trình học tập được biểu thị bằng mô hình “thầy truyền- trò nhận” được cho là tiếp nhận thụ động và kéo theo là một quá trình học tập kém chất lượng. Phương pháp giảng dạy này không đem đến những kết quả mong muốn, nói đúng ra là một phương pháp tiếp nhân kiến thức rồi quên ngay nó được thiết kế để người học chuẩn bị kiến thức cho những kì thi. Tất cả các nghiên cứu hiện tại đã chỉ ra rằng một vấn đề phức hợp mà đòi hỏi sự tham gia của người học trong một vai trò chủ động, PBL chú trọng vào việc sử dụng các phương pháp trao đổi thông tin hiện đại, nâng cấp việc học, và sự tham gia tích cực của SV. Cụ thể các đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học dựa trên vấn đề:

• Vấn đề là trung tâm của hoạt động dạy và học

Vấn đề là đơn vị cấu trúc cơ bản của PBL, người học được tiếp cận với vấn đề ngay ở giai đoạn đầu của khóa học PBL. Brooks cho rằng một trong những nguyên tắc chủ yếu của sự giảng dạy theo nguyên tắc tạo dựng là GV gợi ý cho SV tìm ý tưởng

cho những vấn đề đặt ra. Chuỗi sự kiện hoặc vấn đề nên có tính thử thách những giả thuyết được đưa ra bởi SV. Thử thách, tính phi lí, tính dị thường hoặc những sự kiện không nhất quán tạo một điểm khởi đầu để thúc đẩy hoạt động học tập của SV. Nassbaum và Novick khẳng định rằng để đi đến một khái niệm mới, đầu tiên SV phải nhận ra được vấn đề cũng như sự bất lực của họ khi giải quyết nó. Sự bất lực của người học xảy ra bởi sự hiện diện của một vấn đề không nhất quán. Đó là những điều kiện, những tình huống, mâu thuẫn … mà họ không giải thích được. Còn Bruce cho rằng vấn đề mang tính thách thức thường làm cho chúng ta có trạng thái “mất cân bằng”. Sự thúc đẩy từ tình trạng đó là nguyên nhân dẫn đến sự thắc mắc, sự tò mò và cần phải tìm hiểu, nghiên cứu giúp giảm bớt nghi ngờ và trở lại trạng thái cân bằng. Như vậy, sử dụng vấn đề đặt ra sẽ tạo hứng thú, lôi cuốn SV tham gia vào bài học. Sự hứng thú đạt đỉnh cao khi nó thôi thúc SV đi tìm câu trả lời. Trong trường hợp này câu trả lời không hẳn là một kết luận chính xác, một phương án duy nhất đúng mà có thể có nhiều giải pháp có thể chấp nhận được, người ta gọi đó là những vấn đề mở. Trong những giải pháp SV tìm kiếm được có thể lại chứa đựng những vấn đề mới, nó lại tiếp tục lôi cuốn SV tham gia quá trình học. Như vậy, trong suốt quá trình học, các vấn đề xuất hiện luôn điều khiển quá trình học tập của SV là những vấn đề hỗn độn, phức hợp trong tự nhiên, nó đòi hỏi sự khảo sát, thu thập thông tin giải quyết. Tuy nhiên các giải pháp giải quyết vấn đề không đơn giản và không cố định, không có giải pháp nào lập thành công thức và không có giải pháp chính xác; Là các vấn đề mà dữ liệu đang mâu thuẫn nhau, những người tham gia tranh luận không đồng ý nhau về giả định hay về những giải pháp khác nhau. Người giải quyết vấn đề phi cấu trúc phải thấy trước những quan điểm khác nhau và có những lí luận biện minh cho giải pháp đề nghị.. Sở dĩ phải sử dụng vấn đề phi cấu trúc là vì vấn đề này: • Tăng cường kĩ năng nhận thức: Phát triển tốt những kiến thức hiện có, là nhân tố quan trọng trong việc giải quyết vấn đề phi cấu trúc (Jonassen, Roberts). Khi giải quyết vấn đề phi cấu trúc SV áp dụng kiến thức đã có một cách có ý nghĩa thay vì giữ nó trong kí ức hoặc lãng quên (White & Frederiksen). • Tăng cường kĩ năng tranh luận: từ những vấn đề phi cấu trúc, SV phải tìm những giải pháp thông qua việc thu thập tài liệu, tranh luận và lí giải cho các giải pháp của mình một cách logic và thuyết phục người khác (Voss, Jonassen). Như vậy, vấn đề phi cấu trúc giúp cho SV nhận thức vấn đề một cách tự nhiên, không ép buộc, tìm câu trả

This article is from: