Education in Ireland Vietnam - Vol. 4

Page 1

EDUCATION IN IRELAND VIETNAM Vol. 4 - June 2017

24-month stay back option


2


EDUCATION IN IRELAND VIETNAM Vol. 4 - June 2017 Carlow, here I come!

GET IN TOUCH educationinirelandvietnam@gmail.com

ACKNOWLEDGEMENT Nguyễn Lê Huy Vũ, Trần Giang Minh, Rosemary Flynn - IT Carlow International Office (Non-EU students)

/EDUCATIONINIRELANDVIETNAM

3


http://www.itcarlow.ie https://www.facebook.com/ITCarlow


Welcome to IT Carlow! Institute of Technology Carlow is home to:

the best

pinoneering

aerospace education facility in the country.

software, games development and cybercrime/IT programmes.

internationallycelebrated

a dedicated

sport programmes and facilities.

multi-million euro research and innovation centre.

distinguished

renowned

postgraduate research program.

information technology facilities.

5


CARLOW TOWN Carlow là một thị trấn với dân số khoảng hơn 20.000 người. Cái tên Carlow của thị trấn này bắt nguồn từ tên địa danh trong tiếng Irish Ceatharloch, có nghĩa là "4 hồ" (four lakes). Khách đến Carlow có thể khám phá các địa danh lịch sử, các lâu đài, nhà thờ, các con đường cổ kính. Carlow nằm cách Dublin 80km và cách Kilkenny 40km. Đối với hàng ngàn sinh viên Ireland và sinh viên quốc tế, IT Carlow là nơi hành trình bắt đầu. Dù đó là hành trình thiết kế một ý tưởng sản phẩm mới, phân tích mẫu DNA, sản xuất chương trình TV hay radio, tổ chức sự kiện hay thuyết trình bản kế hoạch truyền thông, xây dựng nhà mẫu, IT Carlow là nơi để mọi thứ bắt đầu. Bạn sẽ tìm thấy tất cả sự hỗ trợ mà bạn cần tại IT Carlow để đạt được các mục tiêu của bạn. 6



APPLYING TO IT CARLOW

1 8

COURSE Đây là ngành bạn sẽ học trong khoảng thời gian dài. Hãy đảm bảo rằng bạn thực sự quan tâm và đam mê nó!

2

CAMPUS IT Carlow có 3 campus ở 3 địa điểm khác nhau để bạn lựa chọn: - Carlow, - Wexford, - hoặc Wicklow.


IT Carlow Annual Open Days IT Carlow Annual Open Days (Ngày hội tuyển sinh hàng năm của trường IT Carlow)được tổ chức ở Carlow và Wexford Campus vào tháng 11 hằng năm. Nếu bạn bỏ lỡ ngày hội tuyển sinh này và vẫn muốn ghé thăm để tìm hiểu về trường, hãy liên lạc với cô Mary Bates tại mary.bates@itcarlow.ie

3

APPLICATION Hoàn tất hồ sơ và nộp trực tuyến. Nhớ kiểm tra lại các yêu cầu giấy tờ của trường trước khi bấm nút SUBMIT nhé!

4

FEES Bạn có thể chọn thanh toán 100% học phí trước hoặc 50% học phí trước kỳ 1 và 50% học phí trước kỳ 2.

9


SCHOLARSHIPS High Performance Entry Scheme Những sinh viên có thành tích hoạt động ngoại khóa tốt trong các lĩnh vực Innovation/ Entrepreneurship, Active Citizenship và Sport đều có cơ hội nhận sự hỗ trợ này. IT Carlow là học viên công nghệ đầu tiên ghi nhận những thành tích của sinh viên trong lĩnh vực Sport (thể thao).

10

Academic Scholarships

Sports Scholarships

Học bổng này hướng đến các sinh viên năm nhất có thành tích học tập xuất sắc ở bậc học trước đó.

IT Carlow mang đến sự hỗ trợ dành cho các sinh viên có khả năng chơi thể thao xuất sắc.


Messages from ITC Phòng Quốc tế (International Office) hỗ trợ những gì cho sinh viên quốc tế trong quá trình nộp hồ sơ theo học tại ITC? Các thầy cô, cán bộ trường ITC luôn sẵn sang hỗ trợ tất cả các sinh viên quốc tế. Trường có một Phòng Quốc tế mở cửa quanh năm và luôn có một nhân viên thường trực tại phòng để hỗ trợ sinh viên ngay từ thời điểm các em bày tỏ mong muốn theo học cho đến khi các em nộp hồ sơ, nhập học, tốt nghiệp và hơn thế nữa. Trường hỗ trợ sinh viên theo nhiều cách khác nhau: • Hỗ trợ quá trình chuẩn bị hồ sơ tới các khoa để được xét duyệt. • Những cuộc gọi điện thoại trước ngày lên đường và hỗ trợ làm visa. • Trao đổi và hỗ trợ sinh viên về tất cả các vấn đề liên quan đến hành trình đến với Carlow của các em. Trong suốt năm học, Phòng Quốc tế hỗ trợ sinh viên như thế nào? Phòng Quốc tế mở cửa quanh năm và mang đến cho sinh viên các sự hỗ trợ: • Đón từ sân bay. • Hỗ trợ tìm chỗ ở. • Chương trình đón tiếp bao bồm hỗ trợ đăng ký với cơ quan nhập cảnh tại Ireland. • Chăm sóc mục vụ (dành cho các sinh viên theo đạo) • Sổ tay hướng dẫn dành riêng cho sinh viên quốc tế. • Phối hợp với các phòng ban chuyên môn để đảm bảo các sinh viên đều đăng

Cô Rosemary Flynn Phòng Quốc tế trường ITC Rosemary.Flynn@itcarlow.ie

ký đầy đủ các môn học và có thể tham gia vào các lớp học trực tuyến, có thể nộp bài tập và tham gia vào các hoạt động xã hội cũng như tận dụng các dịch vụ trong trường như thư viện, bác sĩ, y tá,… • Hỗ trợ tham gia các CLB và các hội nhóm trong trường. • Sắp xếp các buổi gặp gỡ với phòng hướng nghiệpc ủa trường. • Các buổi hướng dẫn chuẩn bị cho kỳ kiểm tra. Phòng Quốc tế cũng tổ chức các hoạt động: • Đón tiếp và hướng dẫn các sinh viên quốc tế (sinh viên Erasmus và sinh viên ngoài khu vực EU) • Các buổi học tiếng Anh chuyên ngành miễn phí. • Các hoạt động xã hội và văn hoá dành riêng cho sinh viên quốc tế (phối hợp cùng Hội Cultural Shakeup) • Ngày hội quốc tế vui vẻ (Fun International Day) nơi tất cả các sinh viên đều từ nhiều quốc gia khác nhau cùng tổ chức tiệc trong khu học xá đa văn hoá.

11


Trường ITC có hỗ trợ gì cho sinh viên sau khi tốt nghiệp? Có thể các em sẽ rời ITC sau khi tốt nghiệp nhưng các em sẽ luôn là một phần của cộng đồng cựu sinh viên của ITC. Chúng tôi sẽ luôn ở đây và sẵn sàng giúp đỡ các em kết nối, chia sẻ trải nghiệm của các em và cập nhật cho các em các tin tức, sự kiện. Với hơn 50.000 sinh viên từ khi thành lập vào năm 1970, mạng lưới cựu sinh viên của ITC là một cộng đồng toàn cầu ngày càng lớn mạnh và là nền tảng tốt để các em kết nối với nhau. Kết nối là việc kahs dễ dàng và các em có thể kết nối với chúng tôi qua nhiều trang mạng xã hội khác nhau. Một số lợi ích của việc kết nối bao gồm:

12

• Tiếp cận với các nhóm cựu sinh viên của ITC để tạo các mối quan hệ trong công việc, tìm kiếm lời khuyên trong nghề nghiệp, cập nhật các tin tức về trường. • Dễ dàng tái kết nối với các bạn cùng lớp. • Tiếp cận với các cựu sinh viên của ITC ở các nước khác để mở rộng mạng lưới nhằm tăng cường mối quan hệ công việc cũng như có thêm hiểu biết về các vùng miền khác nhau.

You are always welcomed at ITC!


13


How I fall in love with www.giangminhtran.wordpress.com

IT Carlow nằm ở một thị trấn nhỏ nhỏ nhưng trường thì to đẹp và hiện đại. Ngày đầu tiên bước vào trường là mình đã bị sốc vì độ đầu tư của trường: 2 sân bóng lớn và thêm vài cái sân bóng mini, phòng gym, phòng tắm xông hơi. Các bạn học ngành kĩ sư máy bay thì còn có cả máy bay và trực thăng để thực hành nữa, ghen tị ghê gớm. Điều mình thích nhất là trong khuôn viên trường có ngân hàng chuyên phục vụ cho sinh viên nên rất thuận tiện mỗi khi cần làm giấy tờ xác nhận hay chuyển tiền. Hai năm mình đi học ở đây là hai tòa nhà “triệu đô” mới được khai trương, mà phần đẹp nhất là phòng vệ sinh mọi người ạ, đẹp mê li. Môi trường tại ITC rất năng động và náo nhiệt. Rất nhiều các hoạt động được tổ chức thường xuyên, trong đó là những hoạt động hưởng ứng các phong trào xã hội. Student Union của 14

trường rất tích cực trong các hoạt động như kêu gọi bỏ phiếu cho các chính sách đầu tư cho ngành giáo dục, bảo vệ công dân, từ thiện hay những hoạt động phổ biến kiến thức cho sinh viên về sức khỏe. Vậy nên không khí trong trường lúc nào rộn ràng và sôi động. Sôi động nhất thì chắc là mùa thi. Sau hai tuần nghỉ lễ Phục sinh là cả trường bắt đầu bước vào mùa thi. Điều đó có nghĩa là sẽ không có kì nghỉ lễ thực sự. Hồi năm nhất, việc học cũng chưa có gì là căng thẳng, kì nghỉ lễ đó mình ở nhà thư thả làm bài tập một tuần và còn một tuần còn lại là đi chơi tẹt ga. Đến năm hai thì biết cuộc sống sinh viên thật sự như thế nào. Thầy dạy lớp mình giao bài trước khi nghỉ lễ còn nở một nụ cười rất tươi với lớp: “Sinh viên đại học thì làm gì có nghỉ lễ! Tận hưởng đi nhé!”. Vậy là nghỉ lễ thì vẫn phải vác cặp đến thư viện. Những tưởng kì nghỉ lễ thì mọi người sẽ ở nhà và thư viện sẽ vắng vẻ, ai dè đông như mở hội!


Câu chuyện mà mình muốn kể nhất sẽ phải là câu chuyện về khóa học và về thầy cô của mình, những người khiến mình cảm thấy không chỉ tôn trọng mà còn ngưỡng mộ và yêu quý.

How I fall in love with my lecturers at IT Carlow… Mình đang theo học ngành Youth and Community work thuộc nhóm ngành Professional Practice (Youth & Community work, Early Childhood Education and Care và Social Care). Youth and Community work là một mô hình công tác xã hội độc đáo và đang rất được quan tâm ở Ireland. Bằng tốt nghiệp cũng là bằng chứng nhận Youth Worker. Các cô dạy chúng mình đều là những người đã từng làm trong ngành, sau đó về trường và đảm nhận việc giảng dạy nên các bài giảng luôn có những thông tin và kinh nghiệm thực tế của các cô. Cách các cô làm việc mang đúng tinh thần của ngành và giống như những gì mà các cô truyền đạt trong bài giảng: rất gần gũi nhưng cũng rất chuyên nghiệp. Lúc nào các cô cũng tất bật với sinh viên và công việc. Có những hôm, cô còn gửi tài liệu đọc thêm lúc 10 rưỡi mình làm cả lớp hôm sau đến lớp áy náy vô cùng vì đứa nào lúc đó cũng đang ngồi chơi. Sĩ số lớp mình khá nhỏ, chỉ có 18 người. Các lớp khác thì khoảng 25-30 người. Lớp đông nhất ở trường mình biết là 50 người. Sĩ số lớp nhỏ nên các cô biết từng người và nói chuyện với tất cả mọi người trong lớp. Trong lớp không hề có cảm giác một người là giảng viên và còn lại là sinh viên, mà tất cả đều như những người đồng nghiệp trò chuyện và bàn luận với nhau. Thỉnh thoảng các cô không ngồi ở ghế giảng viên mà tới ngồi ở dãy bàn đầu và quay lại thảo luận với mọi người. Không có ý kiến sai hay đúng mà chỉ có góc nhìn của mỗi người khác nhau. Và đối với mình, một sinh viên quốc tế, mình không hề cảm giác mình khác biệt với mọi người là mấy. Mình thấy mình rất may mắn khi ở trong một môi trường như vậy. Không chỉ là học kiến thức mà còn học thêm cả sự tự tin nữa. Vì các cô luôn rất cởi mở nên mình cảm thấy thoải mái khi tìm đến sự trợ giúp của các cô. Mỗi lần trả bài là từng người vào gặp riêng cô và luôn luôn sau những lời nhận xét là những câu nói động viên hết sức nhẹ nhàng: “Well done! Keep going! I know you can do it!”. 15


Mình vẫn nhớ những ngày đầu tiên đi học ở trường, mình đã gặp khủng hoảng vì không hiểu cô chủ nhiệm giảng cái gì hết. Giọng địa phương của cô rất nặng và cô luôn ở trạng thái rất hứng khởi với bài giảng nên nói rất nhanh. Câu duy nhất mình nghe được là: “Does it make sense?”, ý hỏi là mọi người hiểu cả chứ. Cuối buổi, mình đã nhờ cô nói chậm lại để mình có thể bắt kịp được bài, cô vui vẻ cười đồng ý. Dần dần mình cũng quen với giọng của cô chủ nhiệm và hiểu được gần hết những gì cô nói nên cảm thấy vô cùng sung sướng. May mắn thay là các thầy cô khác đều nói dễ hiểu hơn nên mình cũng không gặp khó khăn lắm. Còn đối với những thằng bạn cùng lớp người Carlow thì mình vẫn bó tay 16

không hiểu họ nói gì. Giọng địa phương của Carlow khá nặng và bọn con trai thì làm sự khó khăn nhân lên gấp đôi. Khi họ nói chuyện với mình thì mình hiểu được, nhưng khi họ tán chuyện với nhau thì mình chắc hiểu được 30% thôi. Các cô trong khoa luôn cố gắng xây dựng mối quan hệ với các tổ chức trong ngành để tạo cơ hội cho sinh viên. Vậy nên bọn mình thường xuyên có các speaker từ các tổ chức khác nhau tới nói chuyện về công việc và nơi làm việc của họ. Bên cạnh đó, hàng năm khoa mình tổ chức một buổi seminar cho các sinh viên nhóm ngành Professional Practice. Trong ngày hôm đó, rất nhiều các tổ chức đến giới thiệu và giao lưu với sinh viên. Còn sinh viên thì có cơ hội tìm nơi thực tập cho chương trình học của mình cũng như được sửa CV và tham khảo kĩ năng phỏng vấn.


Carlow là một thị trấn nhỏ của hạt Carlow. Thị trấn nhỏ và cuộc sống cũng vì thế mà rất bình yên. Mọi người đều nói ở Carlow chẳng có gì vui. Điều đó có lẽ đúng một phần vì đúng là nơi đây không phải một địa điểm du lịch hay trung tâm kinh tế nhộn nhịp. Carlow có lẽ không phải một thị trấn thú vị để tham quan vui chơi nhưng là một nơi lý tưởng để sống. Đây chính là lí do mà mình chọn Carlow. Thị trấn nhỏ và bình yên, nhịp sống cũng nhẹ nhàng và yên ả. Dường như mọi người ở đây đều quen biết nhau. Từ nhà đi bộ khoảng nửa tiếng là ra tới vùng ngoại ô, tha hồ hít thở không khí trong lành và chụp ảnh đồi núi, sông suối, cánh đồng cỏ và những khu vườn đẹp lung linh của người dân. Mọi thứ thiết yếu như siêu thị, trung tâm mua sắm, cửa hàng tạp hóa, bến xe, ngân hàng, pubs, thư viện…đều rất gần nhau. Vì thế nên từ khi sang đây mình đi bộ là chủ yếu. Ngoài những ngày đi học, mình cũng đi tình nguyện đọc truyện cho bọn trẻ ở thư viện Carlow và làm tại một cửa hàng từ thiện. Mình tìm được các công việc này qua Carlow Volunteer Centre trong ngày nhập học ở trường. Họ đưa cho mình những lựa chọn phù hợp với thời gian và sở thích của bản thân. Vậy là cứ cuối tuần mình lại thích thú đi làm từ thiện vì lại học được nhiều điều và được nói chuyện và kết thân với người dân nơi đây. Mọi người đều cởi mở và thân gần khiến mình cảm thấy như mình là một

How I fall in love with Carlow


phần của cuộc sống nơi đây. Kết thúc thời gian làm tình nguyện, mọi người còn tặng cho mình những món quà nho nhỏ và những tấm thiệp cảm ơn cùng với lời động viên rất dễ thương. Không tấp nập và đông người như những thành phố lớn nên việc tìm nhà ở cũng tương đối dễ và giá cả cũng rất ổn. Chỉ cần tìm sớm trên các trang mạng được giới thiệu trong website của ITC là có thể có được chỗ ở tốt. International Office của ITC cũng có tư vấn cho sinh viên trước khi sang học. Người dân ở đây cho thuê nhà rất nhiều, giá thuê một phòng đơn phổ biến là €90/tuần bao gồm cả tiền điện nước và wifi. Một số nhà cho sinh viên thuê hoàn toàn và có một số là ở cùng chủ nhà. Những khu nhà xây theo dạng kí túc cho sinh viên thì có giá cao hơn một chút, bù lại là được ở trung tâm thị trấn. Về “sự nghiệp” ăn uống thì tương đối đơn giản. Trong siêu thị có gian hàng Á để mua các loại nước chấm, trong thị trấn có cửa hàng của người Ba Lan bán những đồ tươi sống như chân gà, sườn, gan…và cả miến và mì tôm Việt Nam! Việc mua gạo thì hơi khó khăn một chút vì cửa hàng bán gạo hơi xa. Nên mình thường đặt mua bao gạo to cùng với các bạn Trung Quốc, hóa đơn trên €50 thì sẽ được ship miễn phí; hoặc nhờ bạn nào có ô tô chở đi mua. Ở chỗ đó họ bán cả một ít đồ Việt như bánh đa nem hay phở ăn liền. Thật tuyệt khi ở một thị trấn nhỏ bé này mà mình vẫn có thể tìm được những đồ Việt Nam như vậy. Vui nhất là ở Carlow mới mở một cửa hàng Asian take-away của người Việt! Vậy là mỗi khi thèm Phở, thèm nem hay thèm nói tiếng Việt thì mình lại có thể ghé qua đó cho thỏa cơn thèm. Và một điều phải “cảnh báo” mọi người đó là nguy cơ tăng cân. Một đứa 5 năm cố gắng lắm mới tăng được 2 cân như mình, sau năm đầu tiên sang Ireland đã tăng 9 cân. Người dân ở đây rất ưa đồ ngọt, già trẻ gái trai đều thế, nên cứ gặp bạn bè, đi làm tình nguyện hay mình nhà ai ăn mình là thể nào cũng được mời các loại bánh kẹo. Thời tiết thì thỉnh thoảng lại mưa gió bão bùng nên lại chui bếp tìm cái gì ăn cho ấm bụng. Thêm một cái nữa là khi được


ai đó mời sang ăn mình là xác định phải uống chút rượu, tất nhiên là rượu nhẹ thôi. Văn hóa đi pub và uống rượu bia của Irish thì chắc nổi tiếng rồi. Ở nhà thì là con gái nên vẫn ngồi mâm trẻ con và uống nước ngọt, còn sang đây thì đã là sinh viên thì là đủ tuổi uống rượu rồi, được mời sang ăn mình mà từ chối uống thì thể nào họ cũng sẽ hỏi cho mình khi mình gật đầu mới thôi. Vậy nên, “It is rude not to”!

19


SUPER LEADER’S JOURNEY TO

Ireland

Phần 2: Những ngày còn lại ở Ireland Siêu Thủ Lĩnh là một cuộc thi truyền hình dành cho những nhà lãnh đạo trẻ do Ban Thanh thiếu niên – Đài truyền hình Việt Nam thực hiện. Với mục đích tạo ra một sân chơi dành cho những người trẻ đang có ý tưởng hoặc đang thực hiện những dự án vì cộng đồng. Irish Embassy in Vietnam - Đại sứ quán Ireland tại Việt Nam đã tài trợ chương trình Siêu thủ lĩnh từ năm 2012 đến nay. Phần thưởng giành cho các quán quân của chương trình là chuyến thực tập kéo dài 2 tuần ở Ireland. Hành trình trải nghiệm Ireland của siêu thủ lĩnh Nguyễn Lê Huy Vũ được chia sẻ trên Vol. 3 và Vol. 4 của Education in Ireland Vietnam.


Tham gia dự án PARK STEWARDSHIP GARDEN với trung tâm GLOBAL ACTION PLAN (GAP) “Hệ thống giáo dục của Ireland được phân chia khác với Việt Nam với gồm 3 cấp độ chính, Primary level (tiểu học, dành cho trẻ từ 6-11 tuổi), Post-primary level ( dành cho thiếu niên từ 12-18 tuổi), và Third level (cấp bậc Cao Đẳng/Đại Học). Với từng chương trình, người Ireland đều có những giáo án phù hợp nhất với từng độ tuổi, nhưng mục tiêu giáo dục luôn hướng tới việc hướng dẫn kiến thực, tập luyện thành kĩ năng, và hành động để mang lại kết quả cụ thể. Tôi có dịp tham gia cùng với GAP dự án nâng cao ý thức về môi trường tự nhiên với các em nhỏ lớp 4. Không chỉ học trong sách vở, họ hướng dẫn học sinh trực tiếp ra ngoài, trải nghiệm về những điều rất căn bản nhưng thiết thực. Các em nhỏ có cơ hội được tự mình thực hiện các công đoạn của việc trồng cây, từ việc đào hố, bón phân, gia cố vào trụ để cây không bị gió quật, tưới nước... Điều phối viên của dự án sôi nổi lồng các trò chơi thi đua khiến công việc trở nên hết sức thú vị. Nhìn các em nhỏ say mê cười nói, nhanh nhẹn thực hiện, tự mình chăm sóc, tình yêu với thiên nhiên đã được gieo mầm rồi sẽ dần nảy nở trong suốt quá trình phát triển của các em. Đôi khi giáo dục không cần những kiến thức nặng nề trong sách vở, cho chính các em hoà mình và trải nghiệm với những việc làm cụ thể, kiến thức sẽ tự mình chuyển hoá thành những hành vi tốt đẹp.”

21


Trải nghiệm cảnh quan, cuộc sống, học tập và các hoạt động cộng đồng tại LIMERICK Sau hơn 1 tuần trải nghiệm tại Thủ Đô Dublin với các hoat động giáo dục môi trường và hoà nhập cộng đồng thông qua làm vườn tại GAP, chúng tôi di chuyển về phía Nam để đến với thành phố Limerick, thành phố lớn thứ 3 của Ireland. Bạn có thể dễ dàng đi tới Limerick bằng nhiều phương tiện khác nhau, nhưng chúng tôi muốn

“Bắt đầu từ Ga Limerick đến đường về và trên hành trình trải nghiệm thành phố, chúng tôi luôn được người dân nơi đây chào đón và hướng dẫn nhiệt tình. Chính họ đã trở thành những Đại Sứ Du lịch thân thiện, khiến người ta có cảm giác mình được chào đón, với nhiều đi nỗi lo lắng khi đặt chân đến vùng đất mới.” trải nghiệm hệ thống đường sắt của Ireland nên đã chọn tàu hỏa. Việc đặt vé tàu có thể được thực hiện rất dễ dàng với mức chi phí hợp lý thông qua trang web chính, nếu bạn mua trực tiếp tại ga Heuston Dulin giá vé sẽ cao hơn gấp đôi. Trải qua 2 tiếng đi chuyển trên tàu, chúng tôi đã đến được Limerick, thành phố đón chúng tôi với cái nắng nhẹ, khí hậu miền Nam tương đối ấm áp hơn so với Dublin. Cảm nhận đầu tiên là Limerick thật sự vô cùng xinh đẹp với vẻ cổ kính của mình, rất ít những toà nhà cao tầng, phảng phất là nét uy nghi với những nhà thờ và lâu đài hàng trăm năm tuổi. 22


Càng tô điểm cho vẻ đẹp của thành phố là dòng sông Shannon, con sông lớn nhất ở Ireland, bao quanh giúp điều hoà về khí hậu. Thiên nhiên ở Limerick là sự kết hợp tuyệt vời, bầu không khí trong lành, cuộc sống nhẹ nhàng và chậm rãi thật sự khiến người ta dễ có tình cảm với nó ngay từ lần đầu đặt chân tới. Nhưng điều tuyệt vời nhất ở Limerick nói riêng và Ireland nói chung chính là con người. Có lẻ vì dân số của Ireland khá ít ( khoảng 4.5 triệu người) nên mọi người rất nhiệt tình và thích trò chuyện, giúp đỡ khách tham quan.

The story of Rayme

Hôm vừa rồi tôi có cơ hội được tham quan một dự án Cộng Đồng tuyệt vời tại Limerick, Ireland cùng phía LIT (Institute of Technology, Limerick) với tên gọi Limerick Building City. Với mong muốn giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ tội phạm đồng thời giúp những người tù tội, nghiện ngập có cơ hội tái hoà nhập, đóng góp và trở thành một phần của cộng đồng, các bên đã cùng nhau thực hiện Dự án bao gồm nghề đóng tàu, đánh cá, kĩ năng sống , kĩ năng quản lý tài chính, mô hình kinh doanh loại nhỏ... Tất cả đều tiến hành xung quanh con sông Shannon, con sông lớn nhất ở Limerick Từ năm 2008 đến nay, đã có hơn 26 công ty loại vừa và nhỏ được thành lập và hơn 240 người tái hoà nhập thành công với Cộng Đồng cùng nghề nghiệp ổn định. Điều đặt biệt là người sáng lập nên Dự án, Rayme Halloran, đã từng là một người nghiện rượu nặng, bỏ học từ năm cấp 2, đi khắp nơi khắp Châu Âu để lao động và kiếm sống, không có tương lai. Vào giai đoạn đó, Rayme đã được một người khác giúp đỡ, vì thấy được niềm tin và tố chất nơi ông. Và giờ Rayme muốn tiếp tục làm điều tương tự với những người đã từng như ông. "Treat a man as he is, and he will remain as he is. Treat a man as he could be, and he will become what he should be." 23



Trải nghiệm dự án WINDFRAM tại Tipperary, ngoại ô Limerick Thời gian tại Limerick của chúng tôi khá kin lịch làm việc, gần như bắt đầu từ 9h sáng và kết thúc vào lúc 20h00 cùng bữa ăn tối với những người bạn tại các trường Đại học. Chính vì thế trải nghiệm chủ yếu về con người, cuộc sống thông qua các hoạt động trong hành trình đã được các bạn ở LIT (Institute of Technology, Limerick) và UL (University of Limerick) sắp xếp một cách vô cùng chu đáo.

Với sư hướng dẫn của Gerald, nhân viên phòng phát triển quốc tế, LIT, chúng tôi có dịp tham quan mô hình dự án cộng đồng Windfram tại Tipperary, ngoại ô Limerick. Đây là một dự án thể hiện sự phối hợp chặt chẽ của các trường Đại học, Chính phủ và người dân trong việc chung tay giải quyết những khó khăn mà Cộng Đồng đang đối mặt bằng khả năng chuyên môn.

thách như các chương trình đào tạo bắt buộc cho người dân khu vực, vấn đề về tài chính với chi phí thực hiện lên đến 6.3 triệu đô la, vấn đề về sự phản đối, giấy phép nối điện với hệ thống lưới điện quốc gia... Sau quá trình kiên trì theo đuổi giải pháp kéo dài hơn 15 năm của mình, vào tháng 11/2012, 2 chiếc tubines gió hiện đại nhất đã được vận hành và hoạt động tốt cho đến tận bây giờ, mang đến nguồn thu Được bắt đầu từ năm 1998, với mong nhập hơn 1,1 triệu Euros mỗi năm và muốn thoát khỏi cảnh phụ thuộc thu càng tăng dành cho Cộng Đồng. nhập vào nên nông nghiệp truyền thống chỉ phụ thuộc vào cây trồng và Điều đặc biệt nhất là các nông trại gió vật nuôi, người dân tại khu vực Tipper- thường được sở hữu bởi các công ty đa ary đã tìm đến các nhà khoa học tại quốc gia giàu tiềm lực, nhưng tại trường LIT để nhờ tư vấn về một Tipperary, chính người dân nơi đây là phương pháp nhằm cải thiện kinh tế. chủ sở hữu, lợi nhuận thu về một phần Sau quá trình nghiên cứu về các loại giúp họ chủ động trong việc thực hiện năng lượng để tạo ra điện, Seanmus các công trình công cộng, cải thiện Hoyne, một thành viên của dự án, sau chất lượng cuộc sống cộng đồng trong này trở thành trưởng ban năng lượng tương lai. quốc gia đã kết luận Gió là nguồn tài nguyên rất tiềm năng ở Tipperary và Một trải nghiệm tuyệt vời tại ngoại ô hoàn toàn thân thiện với môi trường, vùng Limerick. Với xuất phát là những có thể giúp người dân nơi đây cải thiện người nông dân truyền thống, những được thu nhập và phát triển kinh tế địa người dân ở đây tin rằng mình có phương. quyền và xứng đáng có một cuộc sống tốt đẹp hơn, họ đã chủ động tìm kiến, Nhưng mọi chuyện không dễ dàng, họ kiên trì thực hiện để rồi có được những đã cùng nhau giải qua những thử kết quả thật xứng đáng. 25


MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC Ở LIMERICK VÀ CUỘC SỐNG CỦA CÁC BẠN DU HỌC SINH VIỆT NAM

Như đã chia sẻ ở phần trước, chương trình giáo dục tại Ireland cơ bản khác với Việt Nam ở việc phân cấp hệ thống giáo dục, với gồm 3 cấp độ chính, Primary level (tiểu học, dành cho trẻ từ 6-11 tuổi), Post-primary level ( dành cho thiếu niên từ 12-18 tuổi), và Third level ( cấp bậc Cao Đẳng/Đại Học). Với mức chi phí ở cấp bậc Đại học tương đối phù hợp ( dao động từ 8,000 – 12,000 euros/năm học), cùng hệ thống giáo dục phát triển, chất lượng cuộc sống cao, hiện Ireland trở thành một môi trường học tập quốc tế khá lý tưởng cho các bạn du học sinh. Campus các trường đa phần đều rộng lớn, đầy đủ các phòng chức năng, trung tâm anh ngữ để nâng cao năng lực tiếng Anh dành cho những học sinh còn chưa tự tin, văn phòng quốc tế luôn nhiệt tình hỗ tợ các bạn học sinh khiến cho nhiều học sinh đến từ các quốc gia Châu Á hoà nhập khá nhanh chỉ sau vài tuần. 26


Điều đặc biệt hay ở chương trình giáo duc tại Ireland mà mình được trực tiếp trải nghiệm là tư duy đào tạo với mục tiêu giúp nhà tuyển dụng phải dành ít nhất thời gian và công sức để đào tạo các bạn sinh viên vừa ra trường. Tại LIT, mình cơ cơ hội tham dự buổi gặp mặt hơn 20 Social Enterprises ( Doanh nghiệp Xã hội) được tổ chức bởi trưởng khoa Applied Social Sicence nhằm lắng nghe những khó khăn, ý kiến của những chuyên gia trong lĩnh vực để có thể ngay lập tức bổ sung vào giáo trình giảng dạy, rút ngắn tối đa khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế. Đồng thời, họ thường xuyên mời các chuyên gia, người trực tiếp hoạt động trong ngành đứng lớp chia sẻ về thực tế thị trường, lĩnh vực để sinh viên có cái nhìn rõ nét nhất từ đó hướng tới việc chuẩn bị những kỹ năng thật sự phù hợp. Đây là điều khiến mình thật sự ấn tượng trong môi trường giáo dục đào tạo tại Ireland, với việc luôn cố gắng lấy thực tiễn thị trường hướng đến mục tiêu giảng dạy. Hiện tại cộng đồng Sinh Viên Việt Nam tại Ireland còn khá ít, nguyên nhân chính đến từ việc các bạn học sinh và bậc phụ huynh có rất ít thông tin về giáo dục tại Ireland. Các trường Đại học hiện tại đang cố gắng hướng thị trường giàu tiềm năng tại Châu Á, đặc biệt là Việt Nam, nơi số lượng học sinh lưa chọn môi trường quốc tế sau cấp 3 ngày càng tăng. Trong tương lai, chắc chắn với các hoạt động truyền thông cũng như phối hợp của Đại Sứ Quán Ireland thông qua các chương trình, số lượng sinh viên Việt Nam lựa chon du học bậc Đại Học và sau Đại Học tại Ireland sẽ tăng trưởng nhanh chóng.

27


“ 28


Trải nghiệm môi trường học tập tại GRIFFITH COLLEGE DUBLIN

Quay trở về Dublin sau chuyển tham quan ngắn tới Limerick để lại những ấn tượng hết sức tốt đẹp cả về con người, cuộc sống, các hoạt động, dự án cộng đồng nơi đây, chúng tôi có chuyến ghé thăm trường Griffith College Dublin(GCD). Khác với các trường Đại Học tập trung vào thế mạnh chuyên ngành và nghiên cứu, trường Griffith College xác định mục tiêu của mình trong việc tối ưu hoá thời gian học tập của sinh viên chỉ trong vòng 3 năm và tập trung vào các thế mạnh chính của trường gồm Khoa Học Máy Tính, Thiết kế và đặc biệt là Tài Chính – Kế Toán. Niềm tự hào của Ciáran, phụ trách bộ phận tuyển dụng và chăm sóc sinh viên quốc tế, khi dắt chúng tôi tham quan khu sảnh với tràn ngập những cái tên cựu sinh viên đạt thành tích cao trong cả nước Ireland và toàn bộ khu vực Châu Âu đã phần nào nói lên khả năng đào tạo chất lượng và đẳng cấp của nhà trường. Đặc biệt, tuy khuôn viên không thật sự rộng lớn như các trường ở vùng ngoại ô, GCD vẫn có đầy đủ hệ thống chức năng và khu Campus với sức chứa hơn 2000 sinh viên sẽ giúp các bạn, đặc biệt sinh viên quốc tế xoá tan những bỡ ngỡ, những nỗi sợ không tên về hệ thống xe bus, tuyến xá, ăn ở khi lần đầu ra nước ngoài học tập. Chính vì nguyên nhân đó, trường GCD có sinh viên quốc tế đa dạng đến từ hơn 80 quốc gia khắp thế giới, giúp cho trường thật sự trở thành 1 môi trường quốc tế, mỗi người mang đến những nét đẹp, đặc sắc văn hoá của quê hương mình. Chúng tôi có dịp gặp Phương, một sinh viên người Việt theo học khoa Thiết Kế Nội Thất tại trường và thật sự ấn tượng với cách cô và thầy chủ nhiệm trao đổi nôi dung học tập cũng như các vấn đề khác của cuộc sống. Quy mô lớp nhỏ khiến cho sinh viên và giáo viên có cơ hội quan tâm nhiều hơn đến nhau, các bạn sinh viên có thể thoải mái trao đổi đến khi thoả mãn tất cả những câu hỏi “why” của mình, giáo viên ngược lại, hiểu rõ được tình sinh viên của mình, đưa ra những lời khuyên hiệu quả không chỉ trong việc học mà còn những mảng khác của cuộc sống. Nhưng điều khiến tôi ấn tượng nhất với GCD chính là cơ hội được trò chuyện với thầy Hiệu trưởng của trường, ngài Diarmuid Hegarty, một người hơn 20 năm trước đã có dịp làm việc một thời gian dài tại Việt Nam cùng Liên Hiệp Quốc (United Nations) nhằm giúp xây dựng chương trình đào tạo hệ thống kế toán trong trường Đại học tại Việt Nam. Bên cạnh những khen ngời về nỗ lực của đất nước sau quá trình tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, thầy chia sẻ vào thời điểm đó nhà nước vẫn chưa thật sự hiểu vai trò và tầm quan trọng, từ đó chú ý và giúp đỡ các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ (SMEs) khiến Việt Nam chưa thật sự đạt được những thành tựu vượt bậc mà chúng ta hoàn toàn có thể. Sau khi nghe chia sẻ của bản thân mình về những thay đổi mạnh mẽ trong 3 năm gần đây với việc Nhà nước chú trọng mục tiêu biên Việt Nam thành một Quốc Gia khởi nghiệp, liên tục có những cuộc đối thoại thẳng thắn giữa doanh nghiệp và Chính Phủ, thầy rất trầm ngâm và rồi quyết định trong năm tới sẽ quay lại để xem những sự thay đổi ở Việt Nam. Thầy hiệu trưởng đã hoàn toàn chinh phục chúng tôi bằng sự uyên bác, thân thiện và vô cùng cởi mở trong suốt cuộc nói chuyện và bữa ăn trưa, đó là điều khiến tôi tin rằng, GCD đã và sẽ là một môi trường học tập quốc tế phù hợp với mọi bạn sinh viên. Chia tay trường GCD, chúng tôi không khỏi không ấn tượng về chuyến viếng thăm, chắc chắn rồi trong tương lai, sẽ có nhiều hơn nữa sinh viên Viet nam chọn Ireland và có cơ hội trải nghiệm chất lượng giáo dục đẳng cấp những rất thực tế của họ.


“Chào bạn, Cảm ơn bạn rất nhiều vì đã tham gia và trở thành một phần của cuộc thi Sáng tạo cùng Ireland 2017 do Đại sứ quán Ireland tại Việt Nam và Education in Ireland Vietnam tổ chức. Cuộc thi đã nhận được sự đón nhận nồng nhiệt của rất nhiều bạn trẻ và Ireland đã trở nên gần gũi hơn với tất cả mọi người. Những thành công đó của chúng tôi đều do bạn mang đến và một lần nữa, chúng tôi muốn cảm ơn bạn vì đã đồng hành và sát cánh cùng chúng tôi trong hành trình #ChooseIreland. Chúng tôi xin gửi tới bạn Certificate of Participation - giấy "chứng nhận tình bạn". Giờ bạn đã trở thành một trong những người bạn của Ireland (Friends of Ireland). Chúng tôi mong nhận được sự hỗ trợ của bạn trong các hoạt động quảng bá Ireland tại Việt Nam trong thời gian tới. Trân trọng, BTC Cuộc thi Sáng tạo cùng Ireland”

30


"Cảm ơn trang đã tạo ra một cuộc thi kích thích sự sáng tạo của các bạn trẻ trong đó có mình. Mặc dù không lọt top 20 nhưng được tham gia, được nhận sự chu đáo như này. Thì là một niềm vui quá lớn. Mình sẽ cố gắng trau dồi và sẽ cố gắng tìm cơ hội tới Ireland vào dịp gần nhất." QUANG KIÊN NGUYỄN

"Em rất cảm ơn Ban tổ chức đã gửi cho em giấy chứng nhận này. Việc tham gia vào cuộc thi vừa qua đã cho em nhiều hiểu biết mới về Ireland và khiến em muốn tìm hiểu thêm về đất nước xinh đẹp này. Dù không được vào vòng trong nhưng em cũng thu được những trải nghiệm thú vị trong thời gian tham gia cuộc thi. Với một người đang tìm hiểu về giáo dục Ireland như em, các thông tin về trường đại học do chương trình cung cấp là rất cần thiết. Vì vậy, em sẽ vẫn tiếp tục tìm hiểu về Ireland và sẽ chia sẻ các thông tin về Ireland đến với bạn bè xung quanh. Em chúc cuộc thi sẽ tiếp tục nhận được nhiều bài dự thi chất lượng và tìm ra người đoạt giải xứng đáng, mong cho hình ảnh Ireland càng đến gần hơn với bạn trẻ Việt Nam." VIET ANH HOANG

"Em đã nhận được Certificate of Participation. Mặc dù không nằm trong danh sách vào vòng 2 nhưng em cũng rất vui vì nhờ cuộc thi này em đã lại có được cảm hứng viết lách mà đã lâu rồi em chưa tìm lại được. Trong tương lai, nếu có cuộc thi hoặc hoạt động nào khác, nhất định em sẽ lại tham gia. Em xin cảm ơn BTC!" THANH LÊ

"Em xin cám ơn BTC ạ! Hi vọng trong thời gian sắp tới em sẽ được hỗ trợ quảng bá Ireland để nhiều người biết đến đất nước xinh đẹp đầy điều thú vị này! Em rất vui và vinh hạnh khi được tham gia cuộc thi này ạ!" THU TRANG NGUYỄN

31


THANK YOU NOTES FROM PARTICIPANTS

32


"Mình cảm ơn BTC rất nhiều. Hy vọng Education in Ireland Vietnam và Đại sứ quán Ireland sẽ tổ chức nhiều cuộc thi thú vị như thế này trong tương lai vì mình thật sự yêu mến hòn đảo ngọc lục bảo này mất rồi! Have a nice day!" Tú Nguyễn

"Cảm ơn sự chu đáo của BTC. Mặc dù lần này không may mắn, mình hy vọng có thể kết duyên cùng Ireland ở những cơ hội khác." Anh Thu

“Em cảm ơn sự chu đáo của Ban Tổ chức rất nhiều! Certificate đẹp quá ạ! Nhận được chứng chỉ tình bạn này em rất vui ! Em thấy cuộc thi rất ý nghĩa, và trước đó hầu như em không hề biết gì về Ireland thì giờ em đã biết thêm nhiều điều thú vị về Ireland rồi! Em xin ủng hộ hết mình cho các hoạt động quảng bá giáo dục Ireland ở Việt Nam. Xin cảm ơn Ban Tổ Chức một lần nữa.” Mỹ Tuyền

"Em cảm ơn chương trình rất nhiều ạ. Dù không được gì (mục đích ban đầu chỉ để bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với đất nước thôi ạ) nhưng chương trình thật sự rất hay. Hy vọng sẽ có dịp để hiểu hơn về con người, ngôn ngữ và văn hóa của Ireland ạ." Nhi Lâm

33


34


STORIES SHARED BY TOP 24

35


Âm nhạc – cái nôi diệu kì nuôi dưỡng tâm hồn và cảm xúc con người ta. Âm nhạc còn là sợi dây gắn kết những tình cảm tưởng chừng khoảng cách rất xa. Để rồi với âm nhạc, tôi nhận ra Ireland thân thuộc với mình đến lạ, Ireland trong tôi như một mảnh ghép không thể thiếu từ trong tiềm thức. Ireland đến với tôi từ khi nào tôi cũng chẳng hay nữa, có những tình yêu cứ lớn dần qua từng ngày khiến người ta không màng đến sự tồn tại của thời gian, chỉ biết khi nhận ra tình yêu ấy đủ lớn, người ta nhìn lại và thấy mình đã chìm đắm trong đó tự bao giờ. Có lẽ, đó là vào đêm giáng sinh năm ấy, tôi tình cờ nghe được ‘’Silent night” của Celtic women trên chiếc radio cũ của bố. Cho dù tiếng radio đã rè rè nhưng cảm nhận từng giai điệu, từng câu từ trong tôi vẫn trong trẻo, nhẹ nhàng, ấm áp đ ế n nhường nào. Và Ireland cũng từ từ bước vào cuộc sống của tôi, khiến lòng tôi yên bình thanh mát từ ngày ấy cho đến tận bây giờ. Tôi vẫn hay mộng mơ rằng mình sẽ được đi giữa xanh mướt Ireland và ngân nga giai điệu “Silent night” cho dù đấy chẳng phải là khoảnh khắc đêm giáng sinh… HIỀN TRẦN

Những ấn tượng đầu tiên của mình về đất nước Ireland là từ khoảng 15 tuổi khi thầy giáo dạy tiếng Anh là người Ireland, thầy đã mở mang cho mình từ những điều giản đơn và đặc sắc nhất của vùng đất này. Từ đó mình tìm hiểu và ngày càng hứng thú với cảnh sắc thiên nhiên, đặc trưng văn hoá và nền giáo dục của Ireland. Tham gia cuộc thi này, mình được nhìn Ireland qua một lăng kính rất mới: văn học, nên dù có thắng cuộc hay không, mình cũng rất cảm ơn BTC vì những trải nghiệm thực sự quý giá. BÙI KHÁNH CHI

Trong trí tưởng tượng, tôi thường thấy tôi ngồi trong quán rượu ở Dublin thưởng thức một li bia và hòa mình vào những giai điệu của ban nhạc ngẫu hứng, tôi thấy chân mình sải bước trên dải đồi xanh, mắt nhìn ngắm những tòa lâu đài và sự mênh mông của biển cả. Để được chạm đến Ireland, tôi đã tham dự cuộc thi Sáng tạo cùng Ireland – Unleash Your Creativity With Ireland 2017, hi vọng cuộc thi sẽ là sứ giả mang điều ước đến Ireland của tôi trở thành hiện thực! PHAN THỊ VÂN HÀ 36


Trước khi biết đến cuộc thi, Ireland nằm trong đầu mình không hơn không kém ngoài cái tên. Đất nước này ở đâu, có gì đặc sắc và thú vị, mình không hề biết. Và rồi, nhờ cuộc thi, lần đầu tiên khi đọc truyện mình để ý kĩ những thứ hơn cốt truyện là ngoại cảnh đến thế. Cứ tưởng cái nền cho nhân vật xuất hiện chỉ có trong tiểu thuyết mà thôi, nhưng không, dường như Ireland còn hơn thế :) Câu hỏi được đặt ra tiếp theo là thế giới có biết bao nơi tuyệt diệu như thế mà mình còn không biết cơ chứ? Ireland - người mở đường khám phá chân trời mới cho mình. Thấy thông tin cuộc thi trên mạng, mình bị ấn tượng với chủ đề "Tháo xích cho óc sáng tạo" :) . Rồi tự hỏi, bản thân mình tự nhận mình là đứa sáng tạo, nhưng đã bao lâu rồi mình không sáng tạo, đã bao lâu rồi cứ hoạch định đi theo con đường mà người ta vạch sẵn, và bao lâu rồi chưa viết ra những cảm xúc của mình. Mình ưa sự đổi mới, cùng là đường về nhà nhưng mình sẽ luôn thử những tuyến xe bus khác nhau, những con đường khác nhau, như muốn thách thức bản thân vậy. Cho nên, mình quyết định tham gia cuộc thi để "tháo xích" cho chính mình. Bài dự thi vòng 1 của mình cũng chính là những cảm xúc được gom góp lại sau khi tìm tới cuộc thi đó. NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG Tôi tin rằng giải thưởng của cuộc thi là điều đáng mơ ước với rất nhiều người trong chúng ta. Với tôi, đây là một cơ hội không thể tin được bất ngờ xuất hiện trong những tháng ngày đều đều trôi qua. Nếu được đến Ireland tôi sẽ lăn mình trên những thảm cỏ xanh, ngắm nhìn bầu trời sao thênh thang, nằm soài bên vách đá Moher nhìn xuống Đại Tây Dương mênh mông, và hơn cả tôi muốn được tận mắt thưởng ngoạn vẻ đẹp kỳ ảo của bắc cực quang. Chỉ bấy nhiêu thôi tôi đã thấy Ireland quá đỗi tuyệt vời. MAI THU HẰNG

You got a message!

Toàn bộ hành trình của Quán quân cuộc thi Sáng tạo cùng Ireland năm 2017 sẽ được “tường thuật trực tiếp” trên Facebook Fanpage Education in Ireland Vietnam và trên newsletter tháng 7 Special Edition. Những người theo dõi hành trình trên Fanpage và những độc giả đón đọc Special Edition sẽ nhận được những phần quà thú vị mang về từ Ireland! Stay tuned! 37


Student Visa CORNER


Giải đáp các thắc mắc thường gặp liên quan đến thủ tục làm visa du học, lựa chọn ở lại tìm việc làm sau tốt nghiệp tại Ireland,... Hãy gửi câu hỏi của bạn qua Facebook FapPage Education in Ireland Vietnam (fb.com/educationinirelandvietnam) để được hỗ trợ giải đáp!


24-MONTH STAY BACK OPTION

40


PURPOSES Thu hút sinh viên tài năng tới theo học và ở lại Ireland sau quá trình học để đáp ứng những nhu cầu nhất định của nền kinh tế.

ELIGIBILITY Những sinh viên đến từ các quốc gia nằm ngoài khối Kinh tế châu Âu (EEA) sau khi hoàn thành khoá học và nhận được chứng chỉ từ Level 8 trở lên (theo National Framework of Qualifications) do các trường công lập của Ireland cấp nằm trong danh sách đủ điều kiện để hưởng chính sách ở lại Ireland trong thời gian tối đa 24 tháng sau khi tốt nghiệp để tìm việc. Danh sách trường www.qualifax.ie › NFQ

Giữ chân sinh viên tài năng và hỗ trợ các sinh viên tìm việc làm sau khi tốt nghiệp hoặc tìm kiếm cơ hội nghiên cứu khoa học.

UP TO 12 MONTHS Những sinh viên nhận được chứng chỉ ở Level 8 sẽ được cấp quyền lưu trú tại Ireland trong khoảng thời gian tối đa 12 tháng sau khi tốt nghiệp.

UP TO 24 MONTHS Những sinh viên nhận được chứng chỉ ở Level 9 sẽ được cấp quyền lưu trú tại Ireland trong khoảng thời gian tối đa 24 tháng sau khi tốt nghiệp.


DU HỌ Ireland Visa C APPLY Sử dụng cổng đăng ký visa trực tuyến AVATS online application facility

1

CHECK PREPARE Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết theo yêu cầu của từng loại visa

2

42

Đảm bảo bạn đã có đủ các giấy tờ được yêu cầu nộp

SUBMIT

3

Nộp giấy tờ kèm theo phí làm visa tới ĐSQ

4


Documentation Requirements Application Form có chữ ký và ghi rõ ngày kèm theo phí làm visa (60€ đối với visa nhập cảnh một lần) Đính kèm thông tin về những lần bị từ chối visa trước đó và thư từ chối của cơ quan có thẩm quyền Thư đăng ký (Letter of Application) có chữ ký, trong đó ghi rõ lý do muốn theo học tại Ireland, cung cấp thông tin chi tiết về các thành viên gia đình đang ở Ireland hoặc các nước khác trong Liên minh EU và cam kết tuân thủ các điều kiện visa. 02 ảnh màu khổ hộ chiếu (có thể kiểm tra yêu cầu cụ thể về ảnh trên trang web của INIS – Cơ quan Nhập cư và Quốc tịch của Ireland) Thư mời nhập học từ trường học ở Ireland Giấy tờ chứng minh đã nộp đủ học phí. Giấy tờ chứng minh khả năng tiếng Anh Giấy tờ chứng minh khả năng theo học Giấy tờ chứng minh khả năng tài chính Bảo hiểm sức khoẻ cá nhân

Processing Times Thời gian tối thiểu để xử lý hồ sơ xin cấp visa dài hạn là 8 tuần. Phí làm visa có thể được đóng bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản

more information? Hãy gửi câu hỏi của bạn qua Facebook Fanpage Education in Ireland Vietnam để được hỗ trợ giải đáp!

Céad míle Fáilte! Welcome to Ireland!


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.