Sáng tạo cùng Ireland 2017

Page 1

Sáng tạo g n cù Ireland


UNLEASH YOUR CREATIVITY WITH IRELAND


The Unleash Your Creativity with Ireland Contest 2017 was inspired by the Creative Ireland Programme which is a five year initiative (from 2017 to 2022), as an invitation to the entire country to get involved in something truly inspirational, and aims to facilitate an ecosystem of creativity.

Cuộc thi Sáng tạo cùng Ireland năm 2017 lấy cảm hứng từ Creative Ireland Programme - Sáng kiến với lộ trình 5 năm (từ 2017 đến năm 2022) với mục đích khuyến khích cả đất nước tham gia vào những dự án truyền cảm hứng nhằm tạo điều kiện phát triển hệ sinh thái sáng tạo của hòn đảo Ngọc lục bảo.

Culture and creativity are the greatest assets of any society. It is our duty to do everything we can to unleash the full creative potential of our people. (Creative Ireland Programme)

Văn hóa và sức sáng tạo là những tài sản tuyệt vời nhất của bất cứ xã hội nào. Trách nhiệm của chúng ta là làm tất cả những gì chúng ta có thể để giải phóng tiềm năng sáng tạo của mọi người. (Creative Ireland Programme)

The Unleash Your Creativity with Ireland Contest 2017 with the theme of Creativity aims to highlight that Ireland has a rich and vibrant cultural and arts heritage, especially literature, which provide a strong foundation for the creativity and innovation of Ireland and “Ireland lovers” in the 21st century.

Cuộc thi Sáng tạo cùng Ireland 2017 với chủ đề Sáng tạo khắc họa đất nước Ireland với các di sản nghệ thuật và văn hóa phong phú, dồi dào, đặc biệt về mảng văn học; tạo ra nền tảng vững chắc cho sự sáng tạo và đột phá của Ireland cũng như những người yêu mến Ireland trong thế kỷ 21.


Cảm hứng từ những trang sách của

Cecelia Ahern


MÓN QUÀ BÍ ẨN Trần Mỹ Linh (Hà Nội) “Bạn biết rằng bạn đã đọc một cuốn sách hay khi bạn giở đến trang cuối cùng và cảm thấy như mình vừa chia tay một người bạn.” Cách đây chút phút thôi, tôi vừa chia tay với Lou Suffern - một anh bạn cuối cùng cũng hiểu được mình là ai - một người cuối cùng cũng chịu tháo gỡ hết mọi vướng mắc ra, để chạm đến tận cùng cái lõi bên trong. Thế nhưng, tại sao Cecelia Ahern mang đến cho Lou một anh chàng vô gia cư Gabe để tặng anh một món quà: “Thời gian” nhưng lại nhanh chóng khiến Lou hiểu: “Thời gian không thể đóng gói lại vào một chiếc hộp, thắt nơ lên, sau đó đặt xuống bên dưới cây thông như một món quà vào buổi sáng Giáng sinh”? Tại sao không để Lou có thêm những giây phút bình yên, lắng để cảm nhận cuộc sống xung quanh anh tại thành phố Dublin tuyệt diệu thế nào? Để những tiếng cười giòn ăn ý cùng anh họ Quentin trong cuộc đua thuyền kéo dài, để cảm giác của những cơn gió biển phần phật trên tóc hoà với sự sảng khoái khi những bụi nước li ti bắn khắp mặt. Tại sao những cảm giác “sống động, tự do, hạnh phúc” của Lou mới lấy lại lại ngắn ngủi như thế? Để rồi trên con đường ven biển dẫn về ngôi nhà xinh xắn ở Howth, không còn chiếc Porsche phóng với tốc độ cao…Trên đỉnh ngọn đồi, không còn người đàn ông đắm chìm vào ánh nắng mai, hoà nhịp vào sự

thanh bình của ngôi làng Howth cổ xưa dưới kia với những mảnh vườn đỗ quyên, với những ngọn hải đăng dọc theo bờ biển… Và nỗi lòng muốn bù đắp, xây dựng lại gia đình nhỏ bé, bến bờ bình yên cũng chưa kịp thực hiện… Nhưng chỉ tới đó thôi, Cecelia Ahern đã mang lại cho tôi một trải nghiệm về một Ireland thật êm dịu. Những gợn mây trên bầu trời Ireland luôn mang màu xám đượm buồn, những làn gió buốt lạnh dù trong cả mùa hè không thể làm mất đi sự thanh bình, tĩnh tại của hòn “Ngọc lục bảo” này. Những hồ nước, các dòng sông thơ mộng, những vùng cao nguyên duyên hải và những ngọn đồi nhấp nhô… Những gam màu xanh hoà quyện của trời đất mang lại sự thanh tịnh trong tâm hồn, thắp lên những ngọn lửa hy vọng tương lai. Tôi ước được ngồi trên thảm cỏ màu xanh ngắm nhìn những chú cừu đang thong dong ăn cỏ, hay ngồi trên Gravity Bar, nghe những ban nhạc đầy ngẫu hứng tại Merrion Square, xem các nghệ sĩ đường phố biểu diễn tại Laya Healthcare và uống trà trong một không gian xinh xắn tên Oo Long Flower Tower, ngắm nhìn những dòng người đi bộ nhịp nhàng trên các con đường của Dublin. Hãy đợi tớ nhé Ireland! Tôi sẽ tìm cậu!


SỨ GIẢ CỦA ĐIỀU ƯỚC IRELAND Phan Thị Vân Hà (Cần Thơ)

Tôi là một cô gái nhạy cảm, yêu âm nhạc, thích đọc sách và ưa xê dịch. Tôi bắt đầu đọc “Nếu em thấy anh bây giờ” trong một ngày thứ 7 chiều mưa, trên ban công chật chội với hàng tá chậu cây loang lỗ của ba tôi. Rồi nhìn ra khoảng sân rộng và tưởng tượng mình đang ngồi trong “nhà kính nhìn ra khu vườn trải dài và những ngọn đồi xanh uốn lượn xa xa dường như kéo đến vô tận. Bốn mươi sắc độ xanh, vàng và nâu” (trích “Nếu em thấy anh bây giờ”) uống 1 cốc cà phê như Elizabeth và lắng nghe sự cô đơn của chính mình. Tôi ưa xê dịch là khái niệm mãi đến sau này, khi tôi đọc “Nếu em thấy anh bây giờ” lần thứ hai. Tôi đã muốn đến Ireland ngay khi tôi đọc đến đoạn Ivan dạy cho Elizabeth biết thế nào là trải nghiệm cuộc sống bằng cảm xúc và ước mơ thay vì lý tính, khi anh dẫn Elizabeth lái xe qua những con đồi và dạy cho Luke cố gắng chụp được những “Sứ giả” (Cúc Ireland) nói lên nguyện vọng của mình rồi thả để nó bay lượn và xoay vòng theo cơn gió từ đại dương mang những điều ước đó đi xa… Tôi đã muốn được đi chân trần trên những ngọn cỏ trên đồi, thả hồn theo những cơn gió rồi giật mình khi thấy lâu đài sừng sững bất chợt nằm đó, lắng nghe tiếng gió va vào thành tường tạo nên những âm thanh huyền bí… Tôi đã muốn đứng trên vách đá, nhìn xuống lòng đại dương sâu thăm thẳm và hét thật to những điều mình nghĩ. Tôi đã muốn ngồi trong quán rượu trong thành phố, ngắm nhìn đường phố hối hả bên ngoài và nhún nhảy theo điệu nhạc vang lên trong góc quán. Những hình ảnh đó vang lên trong trí tưởng tượng tạo thành những âm điệu như trong bản nhạc ngẫu hứng, sau khi bạn nhấp một ngụm vang hay một li bia giải khát trong mùa hè... Âm thanh đó thôi thúc tôi… Tôi muốn được giống như Ivan mang đến niềm vui khi được làm bạn và kết bạn. Tôi muốn thoát khỏi sự cô đơn của chính mình như Elizabeth. Tôi muốn cười khúc khích như Luke. Và tôi muốn đến Ireland. Tôi bắt đầu lên kế hoạch, làm giàu cho vốn kiến thức hạn hẹp, làm tăng những trải nghiệm, làm đầy quyển passport của mình bằng cách đọc thêm nhiều sách, kết bạn và bằng những chuyến đi, với hi vọng tôi sẽ dễ dàng xin được visa để đến Ireland. Tôi cố gắng làm việc để thực hiện ước mơ đặt chân đến Ireland với trái tim đập nhanh và nhiệt huyết trải nghiệm Ireland bằng da bằng thịt mà không thông qua những đoạn miêu tả trong sách, bài báo hay hình ảnh trên Internet. Sứ giả của điều ước Ireland đã đến! Vậy nên, nếu tôi thấy (cơ hội đến) Ireland ngay bây giờ, tôi sẽ bước đến chộp lấy và thổi đến nơi cần phải đến rồi đợi... để được trải nghiệm Ireland bằng cả trái tim mình!




IRELAND CỦA NHỮNG LẦN LẠC MẤT VÀ TÌM THẤY Nguyễn Thị Thuỳ Chi (Hà Nội)


Ireland trong tớ là những lá thư, những bức email, những dòng chat, những tấm bưu thiếp,… của Rosie và Alex gửi cho nhau, của Rosie và Alex gửi cho những người bạn. Ireland trong tớ là câu chuyện tình đã khiến tớ ám ảnh suốt những năm tháng mười bảy tuổi tới tận bây giờ, của những lần lạc mất và tìm thấy. “Cuộc đời buồn cười thật đấy nhỉ? Ngay khi bạn nghĩ bạn đã thông suốt về mọi thứ, ngay khi bạn cuối cùng cũng đã bắt đầu lên kế hoạch cho việc gì đó, ham thích nó và cảm thấy như bạn biết mình đang đi về đâu, thì con đường đột ngột đổi hướng, các dấu hiệu thay đổi, cơn gió thổi đi chiều khác, phía Bắc bỗng dưng thành phía Nam và phía Đông thành phía Tây, và bạn lạc lối.” Có phải vì thế mà để rồi đến tận lúc 50 tuổi, sau biết bao lần để mất nhau, Alex mới có thể nói rằng: “Anh đã luôn yêu em, kể từ khi anh mới 7 tuổi và nói dối về việc ngủ thiếp đi khi canh ông già Noel đến…” Tớ vẫn luôn hình dung về Dublin của Alex và Rosie, nơi họ đã cùng nhau lớn lên từ khi 5 tuổi, cùng nhau thức suốt cả đêm chờ nhìn ông già Noel, trèo lên cây giả vờ làm khỉ, chơi trò khách sạn hay cười lăn cười bò,… Dublin có nụ hôn đầu tiên của Rosie và Alex, nhưng rồi cô đã vô tình quên lãng nó, để rồi Alex tưởng chừng rằng cô muốn quên tất cả, và rồi họ cứ thế lạc mất nhau. Thật kỳ lạ khi nghĩ rằng thành phố yên bình và cổ kính ấy đã chứng kiến tuổi thơ của họ, tuổi trẻ của họ, những tình cảm lặng thầm của họ, chứng kiến họ chia xa, chờ đợi họ trở về. Về sau, khi xem “Love, Rosie”, Dublin hiện lên trước mắt tớ rõ hơn. Những khung cảnh rất châu Âu, con phố St. Stephen's Green, chiếc xe buýt hai tầng, khách sạn bên bờ biển, sân bay Dublin… Nhưng cũng có những điều dĩ nhiên chẳng thế tái hiện trong phim được. Ví dụ như bầu trời xanh đậm với những đàn cừu mây lốm đốm trắng mà Rosie từng nhắc đến trong một bức thư. Những câu lạc bộ có cái tên hết sức buồn cười. Những ngôi nhà màu xám trở nên ít xám hơn khi tháng Sáu đến. Vậy nên tớ lại càng muốn đặt chân đến vùng đất ấy, tìm đến những địa điểm trong sách, những địa điểm phim trường, mường tượng lại từng khoảnh khắc. Và tất nhiên, cả ngắm bầu trời thật xanh của Ireland. Tớ vẫn nhớ rằng, trong một lá thư Alex có viết:

“Tớ thật sự cảm thấy muốn ở lại Dublin. Tớ gần như không thể nào quay lại máy bay được. Tớ thích sống ở Boston […] nhưng đây không phải là nhà. Dublin mới là nhà.” Bởi vì nơi đó là Dublin, nơi đó có Rosie, phải không?



NẾU EM THẤY ANH BÂY GIỜ Nguyễn Ngọc Trâm (Lạng Sơn) Em kể anh nghe có một thế giới song song phía bên này giường em ngủ Nơi anh ngắm em Thở ... Và mường tượng rằng em đang nghĩ về những ngày tháng của chúng ta Em chưa bao giờ đếm ngày Để biết phút giây em bắt đầu nhìn thấy anh Trong bộ đồ jean xanh Đã xa. Bởi những tháng ngày của chúng ta bất tử như sự vô hình của chính nó Trên đồng cỏ Em, Bông sứ giả, Luke và anh. Không chậm, cũng không nhanh Anh thay đổi em như cách em thay đổi màu tường hay căn nhà một ai đó từ màu đỏ, màu đen Thành cầu vồng. Em trút bỏ màu hồng của cuộc đời chính em vào sọt rác Bởi thăng trầm cuộc đời, cảm xúc em đi lạc lạc vào ngõ cụt mênh mang Ivan…


Rồi anh xuất hiện và trở thành cây cầu bắc em tới với thế giới Thế giới của cảm xúc mới Thế giới của tự do và khao khát cá nhân Thế giới có anh Thế giới song song phía bên kia giường ngủ. Ở thế giới ấy Đặt chân xuống bên trái giường chẳng giống như bên phải mọi ngày. Em nghĩ mình vẫn thấy anh quanh đây Khi anh lại vô hình một lần nữa Em biết anh sẽ gõ cửa và tô màu cho những tâm hồn không màu như em. Nắng lại lên Em mang anh, thế giới anh chỉ cho em, Luke và Ireland vào tranh vẽ Anh và những người bạn vô hình của anh hãy cứ như vậy nhé Mang nhiệm màu tới cho mọi người Và cho em…


TÁI BÚT CHO

James Darmody Vũ Tùng Lâm (Hà Nội)

“Xin lỗi, tôi giúp gì được cho anh?” - người thủ thư hỏi bằng một giọng đều đều tẻ nhạt. “Tôi muốn trả quyển sách này.” - James đáp và đưa cuốn sách cho cô ta. “James Darmody, mượn cuốn PS: I love you phải không? Mời anh ký vào đây.” Người thủ thư đưa cho James một tờ danh sách. Sau đó cô ta hỏi James có muốn mượn thêm cuốn sách nào không, cũng với một giọng điệu nghèo nàn như thế. James từ chối. Cuốn sách kia là đủ với anh rồi. Bầu trời tháng tư không còn âm u, nhưng cũng không có nắng. Phía trên những tòa cao ốc, James chỉ thấy một khoảng không màu trắng đục. Hôm nay là một ngày hiếm hoi anh được về sớm, thế nên anh đã tranh thủ ghé qua thư viện để trả cuốn sách. James không có thói quen đọc những cuốn sách thuộc thể loại này. Anh mượn thư viện cuốn sách này chỉ vì vài lời khuyên khi lang thang trên mạng, người ta rằng đó là một liều thuốc tốt dành cho những người như anh. Ngoại trừ việc James và cô gái Holly trong truyện đều mất đi bạn đời, thì anh chẳng tìm thấy điểm giống nhau nào giữa họ cả. Ngay từ cái tiêu đề của truyện đã khác rồi. Anh chàng Gerry trong truyện ít ra còn để lại những phong thư với phần kết thúc luôn là PS: I love you. Còn Angela, cô ấy ra đi một cách đột ngột, chẳng để lại một lời nhắn gì cho anh. Về tới nhà, James thấy con trai mình đang nằm bò trên sàn nhà và vẽ. Tommy đã năm tuổi và rất ngoan. Không như những đứa trẻ khác ở độ tuổi này, Tommy không có những trò nghịch ngợm hay quậy phá khiến anh phiền lòng. Thằng bé chỉ làm một điều duy nhất khiến anh buồn, đó là việc nó cứ hỏi anh rằng mẹ nó đâu. Khi thấy anh về, Tommy bỏ hết bút màu và giấy xuống, reo lên và chạy ùa về phía anh. Theo sau nó, cô Pearl đứng lên và chào anh bằng một nụ cười. Cô Pearl là cô trông trẻ mà James đã thuê để trông thằng bé khi anh đi làm. James chào cô bằng vẻ lãnh đạm nhất có thể khi cô nói tạm biệt. James biết cô Pearl thích anh. Đó là một cô gái hiền lành và xinh xắn. Nhưng anh chưa sẵn sàng để bước vào một mối quan hệ mới kể từ sau cái chết của Angela. Thế nên, anh phải làm mọi cách để ngăn chặn sự hiểu lầm của cô Pearl. Không dễ để có thể tìm được một người trông trẻ tốt như cô ấy.


Sau khi cho Tommy ăn tối và cho nó chơi đùa một lúc, James bế thằng bé lên giường. Anh hát cho nó bài hát ru quen thuộc về những chú lợn nhỏ thông minh. Thằng bé dễ dàng chìm vào giấc ngủ. Sau đó, anh khẽ khàng trở ra phòng khách và rót cho mình một ly Irish. James nghĩ một cách kỳ cục rằng, một chút Jameson single malt biết đâu lại giúp mình có chút đồng cảm với cô tác giả người Ireland kia*. Thế nhưng, anh vẫn thấy mình có nhiều khác biệt khi so sánh với Holly. Ít ra cô nàng Holly không phải đón nhận nỗi mất mát một cách đơn độc. Quanh cô còn là bạn bè, là gia đình, những người đã giúp cô rất nhiều trong nỗi đau ấy. Còn James thì không. Anh mồ côi từ nhỏ. Lớn lên, cũng với sự nhút nhát và e dè của một đứa trẻ mồ côi, James cũng không có nhiều bạn. Sự đơn độc trở thành cái bóng luôn gần kề anh. Cho đến khi anh gặp Angela. James yêu cô ngay từ lần đầu gặp mặt. Cô là ca sĩ của một nhóm nhạc tại trường đại học, họ gặp nhau tại một buổi dạ hội nhỏ khi cả hai đều đang học năm thứ ba. Và họ yêu nhau. Chính Angela là người đầu tiên gọi anh là James. Từ đó anh biết mình không còn cô đơn nữa. *** Cuốn sách nhỏ vẫn tồn tại trong tâm trí James. Tại chỗ làm, mỗi khi có thời gian rảnh, anh lại đặt mình vào một cán cân vô hình với nhân vật chính trong đó, Holly. Ước gì anh có một công việc tuyệt vời, giống như

Holly. James làm kế toán tại một công ty nhỏ. Anh không chán ghét công việc của mình, anh chỉ không thích nó mà thôi. Ngay khi mới ra trường, James đã làm việc tại đây. Đó gần như là một việc bắt buộc, không thể khác. Angela muốn theo đuổi con đường âm nhạc. Cha mẹ cô ấy đã li dị và chẳng đoái hoài gì đến cô, thế nên Angela cũng chẳng khác gì mồ côi. Cô ấy có đi diễn cùng ban nhạc của mình tại vài quán bar, nhưng số tiền mang về chẳng đáng là bao. Họ nghèo tới mức, khi đến với nhau, họ thậm chí còn không tổ chức đám cưới. Sau đó, họ có Tommy. James vui mừng vô cùng, nhưng anh cũng hiểu rằng, những trách nhiệm sẽ buộc anh gắn liền với công việc này. Cho dù nó có khô khan đến đâu, anh vẫn phải cố gắng cho gia đình nhỏ của mình. Rồi Angela ra đi. Đã hơn một năm kể từ ngày đó. Cô ấy không để lại bất kỳ một lời nhắn nhủ gì, không có dòng thư nào nhắc anh mua đồ, bảo anh tham gia những bữa tiệc hay xa hơn là đặt trước cho anh một chuyến du lịch. Nhưng tất cả những gì James cần là một lời từ biệt, hoặc ít nhất cũng là Tái bút: Em yêu anh. Vậy mà cô ấy cứ thế rời khỏi thế giới này. “Này Holly, cô có biết cô rất may mắn khi có Gerry không. Kể cả trong cách anh ấy ra đi và sau đó nữa.” Ngày cứ trôi qua một cách tẻ nhạt với James. Hàng sáng, anh đón cô Pearl tới rồi đi làm, ngồi tại văn phòng từ tám đến mười tiếng tùy


công việc, về nhà, chơi với Tommy và ngủ, để sáng hôm sau thức dậy và lặp lại cái chuỗi đó. James những mong mình có một người để sẻ chia mọi thứ, một người bạn, một người thân hay một người yêu. Nhưng anh cũng biết, anh không thể tìm được người đó. Những gì tồn tại giữa James và Angela là không thể thay thế. Cô vừa là người bạn, người thân và người yêu của anh. Đấy là sự khác biệt giữa anh và cô nàng Holly kia. Ngoài Gerry, Holly còn có bạn bè, có cha mẹ, có anh em, và tình cảm của cô được chia đều cho những con người đó; giống như đổ nước vào các bình thủy tinh vậy. Thế nên khi cái bình Gerry bị vỡ, vẫn còn những chiếc bình khác ở bên cô. Còn James thì khác. Anh đã đổ toàn bộ số nước của mình vào một chiếc bình mang tên Angela. “Không bao giờ bỏ hết trứng vào một giỏ”, người ta đã dạy điều đó ngay từ năm đầu tiên James học đại học. *** Ngày hôm đó, cũng như bao ngày khác, James trở về nhà từ chỗ làm và cảm thấy mệt nhoài. Anh không muốn gì hơn là ôm lấy Tommy và hôn vào đôi má phúng phính của nó. Vậy mà, khi vừa bước lên cầu thang của tòa nhà, anh nghe thấy tiếng Tommy khóc. Nó khóc rất to. James vội vã chạy lên và mở cửa. Khi bước vào, anh thấy cô Pearl vừa bế Tommy, vừa bối rối hết sức. Còn Tommy, nó vừa mếu máo vừa chỉ vào màn hình tivi. James hiểu ra mọi chuyện. Trên tivi là một chương trình ca nhạc, người biểu diễn là một nữ ca sĩ. Còn Tommy vừa khóc, vừa kêu lên “Mẹ, mẹ”. James vớ lấy một thứ gì đó mà chính anh cũng không rõ, ném thẳng vào màn hình. Chiếc tivi vỡ tan và một tiếng nổ “bụp” vang lên. Cô Pearl mặt tái nhợt đi. Tommy càng khóc to hơn nữa. “Tôi đã nói với cô hàng tỉ lần rằng KHÔNG ĐƯỢC BẬT TIVI KHI TRÔNG TOMMY!CÔ CÓ BỊ ĐẦN ĐỘN KHÔNG? CÚT NGAY KHỎI NHÀ TÔI!” James quát tháo như một tên điên. Cô Pearl bắt đầu khóc, cô đặt Tommy xuống và chạy ra ngoài.Ngoài hành lang, vài người hàng xóm đang nhìn vào căn hộ của anh bằng ánh mắt soi mói. Để đáp lại, anh đóng sập cửa thật mạnh. Quăng mình xuống chiếc ghế bành, James ôm đầu. Anh thấy giận dữ. Anh giận ai? Chắc chắn không phải là cô Pearl, cô không có lỗi gì cả. Đúng là anh đã nhắc cô đừng bật tivi khi trông Tommy, nhưng đó không phải là lí do để anh hành xử như một tên cặn bã. Anh tất nhiên không giận Tommy, đứa bé đang khóc đến khản cả giọng. Anh giận anh. Nhưng hơn cả, anh căm giận người đàn bà mang tên Angela. ***


Tối hôm đó, James uống say mèm. Anh uống đến nỗi không đi được, và nằm lăn lóc giữa những vỏ chai rượu Jameson trên sàn nhà. Angela đã chết. Anh vẫn luôn nói như thế và luôn nghĩ như thế. Nhưng cô ta vẫn sống sờ sờ, và còn là một ca sĩ nổi tiếng. Một tay bầu sô nào đó đã tìm ra cô ta, điều này sau đó James mới biết. Còn khi ấy, chuyện chỉ là James đi làm về và thấy cô ta đã biến mất. Kể từ đó, James nói với con trai rằng mẹ nó đã chết. Anh làm mọi cách để nó không biết rằng, mẹ nó vẫn còn sống và còn hay xuất hiện trên truyền hình. Khi lớn lên thằng bé sẽ biết. Nhưng bây giờ, James chẳng thể bảo rằng mẹ nó đã bỏ đi và chẳng để lại thứ gì, dù chỉ là một lời nhắn. James nghĩ, cô ta ra đi còn có thể hiểu được, đó là vì sự nghiệp và hai cha con anh là những vật cản đường. Tàn nhẫn, nhưng có thể hiểu được. Nhưng sao cô ta không nói lấy một lời nào cả? Không giải thích,

không tạm biệt. Chẳng như Gerry, anh ta vẫn có thể trao cho Holly biết bao tình cảm, cho dù đã chết. Vì quá say, anh không biết Tommy đã thức dậy và đang ngồi cạnh anh. Thằng bé đã rót cho anh một cốc nước. James bối rối ngồi gượng dậy. Đứa con trai bé bỏng của anh. Thằng bé rất giống anh, nhưng đôi mắt xanh là của mẹ nó. Và James khóc. Anh thấy mình đã hiểu ra được một điều. Angela quả thực đã chết rồi. Người ca sĩ kia, chẳng qua chỉ là một người mang hình hài giống cô ấy mà thôi. Angela mà anh yêu, và cũng yêu anh, thực sự đã chết. Cô ấy đã chết kể từ khi cảm thấy anh và Tommy chỉ là những gánh nặng, đã chết khi quyết định rời bỏ họ, đã chết khi không để lại dù chỉ một lời nhắn. Còn Angela thực sự, cô ấy đã trao cho anh một món quà vô giá. James ôm món quà ấy vào lòng. Thằng bé giãy giụa và kêu lên “Bố hôi quá”, nhưng rút cục nó vẫn để cho bố ôm. Những sự đau khổ nặng


nề luôn đeo bám anh dường như đã tan đi hết trong cái ôm ấy, và một cảm giác nhẹ nhõm và thanh thản lan tỏa từ từ, ngấm dần vào từng mảnh xương thớ thịt trong James. “Này Holly, cô có biết không? Gerry của cô rất tuyệt, nhưng Angela của tôi cũng không kém đâu. Cô ấy đã cho tôi một đứa con. Đó là câu PS: I love you thật ý nghĩa, phải không?” *** “James Darmody và con trai là Thomas Darmody phải không?”, người soát vé hỏi. James gật đầu. Hai cha con anh đang trên đường tới sân bay Dublin. James đã xin nghỉ một tuần để cùng con trai tới Ireland. Dạo gần đây, anh bỗng thấy mình hứng thú với đất nước này. Anh thấy mình tìm đọc sách của James Joyce và Samuel Beckett, nghe nhạc của The Dubliners và The Chieftains. Anh còn rất mê

mê một bộ phim về một ban nhạc Ireland năm 1985 mang tên Sing Street. Và khỏi phải nói, anh vẫn hứng thú với những chai whiskey hiệu Jameson. Nhưng hơn cả, anh muốn tới vùng đất của người đã viết cuốn sách nhỏ kia. Anh cũng chẳng biết vì sao, chỉ là anh muốn thế mà thôi. Nếu có một điều anh học được từ cuốn sách này, thì đó là việc không có ai khác có thể mở cánh cửa làm lại cuộc đời ngoài chính mình. James sẽ không khép mình lại nữa. Anh sẽ cho chính mình một cơ hội, để yêu thương và được yêu thương lần nữa. Bỗng nhiên anh thấy cô Pearl thật đáng yêu…


TÔI VẪN NGHE

tiếng Ireland vẫy gọi Nguyễn Thị Hồng Nhung (Hà Nội)

Tôi là 1 viên đá. Phải, như bạn biết, vô tri vô giác, nằm tùy tiện bên đường. Nhưng, bạn lầm rồi, tôi-không-vô-tri. Nỗi khổ tâm này thì tôi đồng ý, giống như khi người ta nói Ivan “vô hình” vậy. Nhưng tôi vẫn ganh tị với Ivan biết nhường nào. “Ít ra cậu ấy còn được bay nhảy cùng bạn thân của cậu ấy”, tôi tự nhủ; còn tôi, không một sinh vật nào có thể không nhìn thấy tôi, ấy thế mà họ chẳng thèm đoái hoài hay chơi cùng với tôi bao giờ. Tôi là 1 viên đá mộng mơ. Chưa một khắc nào tôi ngừng mơ tôi có thêm đôi cánh như loài chim kia, để có tự do được bay nhảy trên bầu trời xanh, và tôi tin chắc là một ngày tôi sẽ chạm tới cái nắp của bầu trời cao kia. Tôi ước tôi có vẻ đẹp dịu dàng của cánh hoa, để mọi người nâng niu thay vì ngó lơ hay chơi trò “ai bay xa hơn” khi đá văng tôi tới xó xỉnh nào đó. Đúng là khó chịu. Nhưng mà, thực tế chẳng khiến tôi bớt yêu đời. Là lá la, đời này không ai có thể ngăn bước Đá tôi phiêu bồng. Dù không muốn tỏ ra yếu đuối, nhưng thực tế lại vậy. Xung quanh chẳng một hòn đá nào hiểu tôi - điều tôi muốn là bay lượn, là hát ca, là vui vầy, là du sơn ngoạn thủy, chứ không phải nằm ì mãi một chỗ như vậy, ngày này qua tháng khác, chờ đợi 1 bàn chân bé nhỏ nào đó

mang “cảm giác mạnh” tới. Ireland… Tôi từng nghe Ivan luyên thuyên với cậu bạn mới về vùng đất xâm chiếm tình yêu của cậu ấy. Đẹp lắm… An bình và sống động biết bao với những trò nghịch tinh quái của cậu ấy. Nhưng, tôi cóc tin. Khi yêu vào người ta dễ vẽ hươu vẽ vượn, tô điểm chấm phá thêm. Nếu thế, góc hồ nơi tôi ở đây, à ờm, cũng đẹp chẳng kém. Nếu họ có thể nghe, tôi cũng sẽ lan man cả ngày mà ca tụng. Ở đây cũng có mưa, có nắng, có khúc gió réo rắt, có trăng sáng, có sao mờ, có tiếng rinh ríc của côn trùng, có ngày, có đêm,… Ở đâu chẳng vậy! Nhưng rồi ngày nọ cô bé mù cùng mẹ mang theo câu chuyện về Ivan cho tôi… Ireland là thế sao… Tôi đắm mình trong trường suy tư và tưởng tượng của bản thân. Mỗi lần nghe kể về vùng đất ấy, tôi cảm thấy hừng hực khí thế và gân cốt cứng cáp hơn, rằng tôi là hòn đá nghiện “xê dịch” bất chấp nghịch cảnh của tạo hóa. Nhắm mắt lại, tôi đang nhìn xuyên qua bóng tối dày đặc và thăm thẳm. Thảo nguyên xanh trải dài tới tận chân trời. Tôi đi mải miết tìm kiếm đường


đường chân trời, 1 rồi 2, 2 rồi 3, cứ như cỏ là miên man, là vô tận vậy. Từng làn gió trêu ghẹo trên từng ngọn cỏ, đang vuốt ve và tán tỉnh nhau. Trớ trêu thay, nơi đó lại có hàng tá con gia súc đang tận hưởng khí trời và cả cỏ xanh ấy. Tôi thấy từng làn sóng biển chơi đuổi bắt không biết chán. Tưởng như không thể đi qua câu chuyện nào mà không nghe thấy tiếng sóng vỗ vậy. Tôi thèm được giống Holly trèo trên mỏm đá và nghe thấy tiếng cá heo ngộ nghĩnh kêu quá. Những toàn lâu đài cổ kính và trang nghiêm chỉ được miêu tả qua trong truyện, nhưng đối với tôi, nó sẽ là cả 1 hành trình đó. Bằng 1 lá gan của hòn đá, tôi thèm lắm được lê bước vào tòa tháp như trong cổ tích nào đó, khám phá từng ngóc ngách mà người ta chưa đặt chân tới, có hay chăng một vị hoàng tử hào hoa nào đó đang đợi tôi đánh thức sau giấc ngủ trăm năm? Rồi cả những loại hoa lạ lẫm mọc lên trước nhà Elizabeth như hoa vân anh nữa. Hoa cỏ ở đấy cơ man là bao…Ivan đã thao thao bất tuyệt khi nói về vẻ đẹp ngôi nhà của Elizabeth mấy tiếng liền. Và cả quán rượu nữa. Gần như trong cuốn sách nào của Cecelia Ahern cũng không thể thiếu chút men say. Khung cảnh nhộn nhịp và sáng tạo tại Quán rượu mang chủ đề biển cả sẽ khiến nhiệt huyết trong tôi hưng phấn không yên mất.


À, tôi còn khoái nhất trò tắm mưa trong ngày nữa. Lắc lư theo điệu gió. Nhún nhảy với đôi chân trần. Thời tiết đỏng đảnh lắm. Một ngày có tới tận 4 mùa cơ. Đất cỏ mát rười rượi, như đang nô đùa giữa mặt biển Thái Bình Dương, gột rửa mọi ưu tư... Nghe nói ở xứ chắc là tôi có thể tắm mưa tắm nắng bất kì lúc nào tôi muốn. Và, chợt “À” lên 1 tiếng, hóa ra nắng mưa ở đấy cũng chẳng giống quê tôi. Tôi muốn bữa ăn đêm ngay bờ biển nữa. Gió biển tình tứ gọi mời. Nằm ngửa và đón những vì tinh tú rực rỡ sà vào mắt người. Và, tôi đang nuôi một mối tình nơi đó. Nơi mà cây cỏ, động vật, con người, hiện tượng tự nhiên hòa hợp với nhau đến lạ kì. Tôi đã thèm được nô đùa gào thét thỏa thích, cuốn theo từng làn gió lộng đưa những thiên sứ bồ công anh tung bay. Tôi sẽ chẳng thèm ngủ nướng mà sẽ nô đùa khi ấy, tôi thề. Tôi chợt thấy cuộc sống xung quanh mình nhàm chán biết bao. Tôi muốn thoát khỏi nơi đây. Tôi muốn tìm sức sống mới, không khí mới cho cuộc đời này. Tôi ao ước tới Ireland, nhưng dường như nơi đó chỉ mời gọi tôi, chứ không lại gần tôi. Tôi như nắm đất thèm được tắm ở đại dương nơi ấy, nhưng lại sợ hãi khi bị tan ra thành từng hạt. Tôi không có đôi cánh để chao liệng để tự đến xứ sở đó. Và hơn tất cả, ai lại mang hòn đá theo chứ! Nhưng, ai bảo Đá tôi đây có tâm hồn vượt biên cơ chứ. Chắc chắn tôi sẽ khám phá hòn đảo ngọc bích ấy bằng đôi mắt của chính mình. Không phải trong tưởng tượng. Cũng không theo lời người khác kể. Nhất định… Rồi một hôm, có thứ gì đó bay lạc tới chỗ tôi sống, và tôi nhận ra, đó là một Sứ giả mang theo điều ước gửi tới thiên đường…



MÓN QUÀ BÍ ẨN Võ Thị Cẩm Dương (Nghệ An) Có rất nhiều loại chuông đánh thức trong thế giới này. Đối với Lou Suffern, cuộc gọi đánh thức là nhiệm vụ tận tụy hàng ngày của chiếc BlackBerry.[…] Đối với những người khác, chuông đánh thức có hình thức khác. Đối với Alison ở văn phòng, đó là sự hoảng sợ khi mang thai ở tuổi mười sáu,…. Đối với ông Patterson, đó là lần sinh đứa con đầu lòng,…. Đối với Alfred, đó là việc của bố anh ta mất hàng triệu đô la khi Alfred mười hai tuổi, …. Đối với Ruth, tiếng chuông đánh thức của cô là vào một ngày nghỉ hè, cô bước vào phòng ngủ bắt gặp chồng cô trên giường với cô bảo mẫu người Ba Lan hai mươi sáu tuổi. Đối với bé Lucy mới năm tuổi, tiếng chuông đánh thức là lúc bé nhìn xuống khán giả trong buổi biểu diễn ở trường và thấy cái ghế trống cạnh mẹ. Có rất nhiều tiếng chuông đánh thức, nhưng chỉ có một tiếng chuông là có tầm quan trọng thực sự. Vậy tiếng chuông đánh thức của nó là gì? Chắc không phải tiếng chuông đánh thức mỗi sáng như Lou rồi vì có khi nào nó dậy nổi khi nghe chuông báo thức đâu. Có khi nó còn chả nghe thấy chuông nữa là. …………..

Nó, một đứa con gái bình thường, tóc ngắn, gương mặt trung bình, lùn, gầy, da đen sạm, cận thị nặng, tài năng chẳng có gì, học thì đều đều, không có môn nào nổi trội. Tóm lại là chả có điểm gì đặc biệt y hệt như cuộc sống của nó (à ngoại trừ việc nó nghĩ nó có hơi bị đa nhân cách một chút). Là sinh viên đại học mà suốt ngày nó chỉ biết có lớp học và phòng trọ. Không tình nguyện, không ngoại khóa, không thành tích. Không phải vì nó kém cỏi mà chỉ vì nó ngại ra ngoài, ngại phải tiếp xúc với người khác. Nó chỉ thích ngồi trong phòng và đọc sách - thế giới riêng của nó. Nó thích đọc sách lắm, nó cũng thích đi du lịch nữa. Ngạc nhiên nhỉ, một đứa như nó, chả thích ra ngoài mà lại thích đi du lịch. Thì nó đã bảo là nó có hơi bị đa nhân cách mà. Nó thích du lịch nhưng nó ngại ra ngoài thế nên nó chỉ ở trong phòng đọc sách và chìm đắm trong thế giới của nó tưởng tượng nó đang ở đó, tưởng tượng nó là nhân vật trong đó và nó thỏa mãn với điều đó. Một ngày nó được tặng cuốn “Món quà bí mật”. Đó là một cuốn sách đặc biệt, không chỉ vì đó là quà sinh nhật của nó


mà vì đôi lúc nó như nhìn thấy chính mình trong đó. Ít chia sẻ, chỉ giữ những bí mật cho riêng mình. Phải rồi ai cũng có những bí mật của riêng mình và nó cũng không ngoại lệ. Nhưng đó không phải là điều mà nó đang muốn nói với bạn. Nó vẫn là không muốn nói về cái bí mật đó, hay ít nhất là nó chưa muốn chưa muốn chia sẻ về điều đó. Nó đang muốn kể cho bạn về tiếng chuông đánh thức của nó kìa. …….…. Nó đang ở Ireland. Nó chưa từng biết Ireland là như thế nào. Nó biết đến Pháp, đến Anh rồi nhưng Ireland thì chưa. Với nó Ireland vẫn chỉ là một cái tên không hơn không kém. Rồi những hình ảnh của ngôi làng Howth xinh xắn dần hiện ra. Bên cạnh bờ biển, cả dãy nhà nằm san sát nhau giống hệt như một bức tranh màu nước hoàn hảo. Suốt ngày được gió biển thổi vào, vùng đất này đã đi vào văn hóa của người Mỹ, được xem như “nhà” của ông già Noel và những con tuần lộc với những nóc nhà sáng lấp lánh. Mỗi khung cửa sổ với màn cửa vén lên, lung linh ánh đèn từ cây thông Noel hắt ra. Lou nhớ lại, hồi còn trẻ, anh từng cố đếm xem có bao nhiêu cây thông khi đi qua khu vực này. Bên tay phải của Lou, anh có thể nhìn thấy cả bến cảng phía xa. Ánh sáng của thành phố Dublin lấp lánh trên mặt biển đen, giống như ánh đèn kỳ diệu trong những câu chuyện cổ tích. Yên bình, nhỏ nhắn, đôi nét cổ xưa xen lẫn hiện đại, với một chút bí ẩn. Lạ lẫm lại đúng kiểu nó thích. Cảm giác như được bước vào một ngôi làng trong thần thoại vậy. Nhưng rồi nó nhìn thấy một hình ảnh quen thuộc, một hình ảnh mà hình như nó đã bỏ quên từ lâu lắm. Ngôi nhà của Lou và Ruth nằm ở đỉnh trên cùng của ngọn đồi. Khu vườn sau của họ nhìn ra có thể thấy cả một vùng không gian rộng lớn với những ngôi làng ở Howth nằm bên dưới. Và bến cảng, nằm ở xa hơn nữa, nơi cái vịnh gọi là Con Mắt Ai Len.

được

Ngôi nhà của gia đình Lou. Nó chợt nhớ nó đã từng mơ có một căn nhà như thế, một căn nhà nằm ngay trên đỉnh đồi với hướng nhìn ra biển. Nó cũng chả nhớ nó lấy cái ý tưởng đó ở đâu ra nữa nó chỉ nhớ rằng nó đã từng mơ như thế. Nó nhớ nó đã từng mơ có ngày nó sẽ tự mình xây căn nhà đó, tự mình thiết kế nội thất trong nhà, sẽ là tự nó làm hết. Nhưng, nó vứt ý tưởng đó đi lâu rồi. Hay đúng ra là nó đã tự mình quên đi. Giờ ký ức ùa về, nó nhớ năm nó học lớp 6 nó còn tự mình bắt xe chạy 100km ra thành phố đi chơi với chị. Thời gian trôi qua, nó thay đổi, nó quên nó từng là đứa trẻ năng động như thế, hoài bão như thế. Giờ nó chả có hoài bão, chả có mong đợi gì luôn. Nó đã lớn lên và đã vứt bỏ đứa trẻ đó đi đâu rồi? Nó không biết. Nó không nhớ. Nhưng giờ nó biết nó phải làm gì. Nó phải thôi tự thuyết phục bản thân rằng nó ổn với cái việc ngồi nhà đọc sách và tưởng tượng. Đâu đó trong nó vẫn muốn được chạm đến, vẫn muốn được tận mắt nhìn thấy và cảm nhận. Nó vẫn còn thời gian, nó phải đưa đứa trẻ đó trở về. Đứa trẻ với căn nhà trên đỉnh đồi có hướng nhìn ra biển ấy. … Giờ thì bạn biết tiếng chuông đánh thức của nó là gì rồi.


NHẬT KÝ CỦA NGÀY MAI Đặng Thị Minh Tâm (TP. Hồ Chí Minh)

“Tôi nghĩ phần lớn mọi người đi vào hiệu sách và không hề có ý tưởng nào về thứ họ muốn mua. Bằng cách nào đó, những quyển sách nằm đó, thuyết phục người ta cầm chúng lên một cách thần kỳ. Đúng sách cho đúng người. Cứ như thể chúng đã biết trước cần phải trở thành một phần cuộc đời của ai, và bằng cách nào chúng có thể tạo ra sự khác biệt, bằng cách nào chúng có thể dạy người ta một bài học, đem đến nụ cười trên một khuôn mặt vào đúng thời điểm” Trích “Nhật ký của ngày mai”


Một sự trùng hợp vô cùng dễ thương! Một ngày cuối tháng 10, tôi chẳng rõ hôm đó thời tiết như thế nào, đường xá có đông đúc hay không, chỉ là hôm đó tâm trạng tôi không được tốt, lang thang một lúc trong nhà sách, tôi bắt gặp “Nhật kí của ngày mai” của Cecelia Ahern, bắt gặp những dòng chữ như đang viết cho chính mình vậy. Từ cuốn nhật kí kì lạ, cho đến lâu đài của dòng họ Kilsaney đều khiến tôi có cảm giác chân thực đến lạ, tôi nhanh chóng chìm đắm vào những bí mật bên trong lâu đài ở miền đất xa xôi ấy, tôi như đang lang thang trong một vùng hoang vắng, những gốc cây cổ thụ lớn thật lớn đầy hình thù kì dị, sau những tán lá khổng lồ là hình ảnh một khu lâu đài cổ xưa. Bên dưới có một con sông dài uốn quanh, nằm im lìm không lên tiếng, không gian im ắng đến lạ, bỗng bị phá tan bởi tiếng chuông nhà thờ vọng lại từ xa xăm. Có cái gì đó thôi thúc tôi bước tới, đi vào bên trong, tôi bắt đầu gọi một ai đó, nhưng đáp trả tôi chỉ là tiếng vọng nghe rất buồn cười của chính mình. Rồi tôi bắt đầu hét lớn, tiếng hét tiếng cười của tôi khiến tôi như thức tỉnh và cảm thấy hào hứng. Phải rồi, đây mới chính là tôi, dù cho có gặp vài khó khăn trắc trở, dù cho cảm thấy vô cùng không thoải mái thì hãy tự tìm cách làm mình thoải mái hơn, tự giúp mình vượt qua những cảm xúc tiêu cực ấy. Cho dù bằng cả những cách thật ngớ ngẩn mà bản thân chưa bao giờ làm cũng được. Không gian này rất phù hợp để ta ngộ ra bản thân mình là ai và cần phải làm gì kế tiếp. Thật tuyệt vời ! Tôi bắt đầu quan sát kĩ hơn xung quanh, tòa lâu đài toát lên vẻ kiêu hãnh đầy quyền quý, thời gian không thể xóa mờ được nghệ thuật kiến trúc điêu khắc ở đây, những khối đá được chạm khắc đầy tinh xảo, chắc hẳn được tạo nên bởi những bàn tay lão luyện và những khối óc đam mê nghệ thuật. Rồi tôi bắt đầu tìm tòi, liệu nơi đây là do tác giả vẽ ra bằng trí tưởng tượng hay thực sự tồn tại nhỉ. Có khi nào đó là quê hương của cô ấy ? hay chỉ là một miền quê hẻo lánh nằm đâu đó trên đất nước Ireland xinh đẹp ? Liệu mình có nên viết một email gởi cho tác giả không nhỉ ? Biết đâu trong hàng ngàn, hàng vạn lá thư cô ấy sẽ hồi đáp, sẽ cho mình một câu trả lời. Thế nhưng tôi đã chẳng viết lá thư nào cả, thi thoảng khi xem một vài bộ phim, tôi lại nhớ đến tòa lâu đài, cả cái thư viện lưu động của một anh chàng điển trai nào đó, với bộ râu rất ư là nam tính, kiểu như Michael Fassbender vậy. Có lẽ, một lúc nào đó ở thì tương lai, tôi nên tự mình xác nhận xem những tòa lâu đài thực sự ở đó có đúng như trong trí tưởng tượng của mình chăng ? Và bây giờ, tôi sẽ mở một trang giấy trắng để viết lên đó những dòng nhật kí của chính mình, cho ngày mai sẽ đến, giống như những ước mơ của một thời tuổi trẻ ngông cuồng mà mãi đến độ tuổi 30 này tôi vẫn chưa thực hiện, những nơi tôi khao khát sẽ đi qua, những con người tôi ao ước một lần gặp mặt. Ví như ghé một quán bar nào đó ở Dublin, được mời một ly bia từ người bản xứ, nhấp vài ngụm bia rồi lắc lư theo giai điệu bản nhạc One do chính nhóm U2 trình bày

“One love/ One blood/ One life/ You got to do what you should/ One life/ With each other/ Sisters and my/ Brothers/ One life/ But we're not the same/ We get to/ Carry each other/ Carry each other”


YÊU THƯƠNG BẠN SẼ ĐƯỢC ĐỪNG SỢ

Bùi Khánh Chi (Quảng Ninh)


Mộ t s ự trù ng hợ p vô cù ng dễ t h ươ ng! Mộ t ng à y cu ố i thá ng 10, tôi ch ẳn g r õ hô m đó t h ờ i tiế t nh ư t h ế nà o , đư ờn g x á có đô ng đú c ha y

Cất cuốn sách vừa đọc xong lên giá, bạn đưa tay vuốt nhẹ gáy sách nơi những con chữ màu vàng đang óng ánh phản chiếu ánh nắng, "Nơi cuối cầu vồng" của tác giả Cecelia Ahern, nở một nụ cười nhẹ nhõm và hạnh phúc. Trước đó, bạn chưa từng nghĩ rằng một người có thể chỉ dùng câu chữ có thể mở ra cách suy nghĩ mới cho mình, truyền năng lượng tích cực để mình yên tâm, sẵn sàng bước tiếp. Cách đây vài tuần, cũng trong căn phòng này, bạn nhận được thư mời nhập học của trường đại học Dublin (UCD). Đây là điều trong kế hoạch, khi một học sinh giỏi như bạn đã dành vài tháng nay để làm hồ sơ, nhưng là điều bạn đã thầm mong sẽ không đến. Bạn giận chính mình vì sự hỗn độn và mông lung trong lòng. Bạn không muốn đến đất nước ấy, đất nước Ireland cách Việt Nam đến 10 ngàn cây số, mà nhiều người xung quanh bạn thậm chí còn không biết rõ. Hay đúng hơn là bạn chưa thấy sẵn sàng, bạn sợ. Một tâm hồn mới 18 tuổi đang đứng trước những ngã rẽ đầu tiên của cuộc đời, bỡ ngỡ và lạ lẫm. Bạn chưa xa gia đình bao giờ. Nghĩ đến nỗi cô đơn và khó khăn, bạn chỉ chực bật khóc. Bạn sợ sẽ không hoà đồng, không thể kết nối và chia sẻ được với những người xung quanh. Nỗi lo ấy vô cùng có lí vì bao nhiêu trường hợp du học sinh

sốc văn hoá phải về nước. Bạn bất an trước những mối bất đồng với bạn học nơi giảng đường. Bạn e ngại sẽ lạc lõng trong đám đông giữa thành phố Dublin rộng lớn và bận bịu gấp mấy lần Hà Nội. Những suy nghĩ u ám ấy cứ bám lấy tâm trí bạn, cho đến một ngày, làn gió nhẹ nhàng từ giọng văn tác giả người Ireland Cecelia Ahern, bay bổng và tươi sáng hơn cả nắng ngày hôm ấy, thổi đi những tiêu cực về Ireland bạn đang có và mở ra một cách nghĩ cùng sự quyết tâm mới trong tâm trí bạn. “I’ve learned that home isn’t a place, it’s a feeling.” (Nơi cuối cầu vồng) - "Em học được rằng gia đình không phải là một nơi nào cụ thể, mà nó chính là một thứ cảm xúc." À, bạn đi học xa, tận một hòn đảo phía Tây Bắc châu Âu này, nhưng bạn nhận ra là tình cảm gia đình sẽ vẫn giữ ngôi nhà yêu thương ngay trong trái tim bạn, rất gần. Nhà văn Ahern vẽ nên trong trí tưởng tượng của bạn một thành phố Dublin gắn liền với thiên nhiên màu xanh lục bảo đặc trưng va bề dày văn hoá. Ở đó, bạn sẽ được học ở một ngôi trường cổ kính dưới bóng cây cổ thụ rợp lá mà bạn luôn trầm trồ qua phim ảnh, bao quanh là những di tích, những lâu đài kiêu hãnh và bí ẩn giữa đồng nội. Ở đó, là cuộc sống của nhân vật Rosie,


cũng trạc tuổi bạn thôi, bên những con người nhân ái, luôn sẵn sàng sẻ chia vui buồn cùng nhau. Bạn đặc biệt ngạc nhiên trước phong cách sống và giáo dục con cái của bố mẹ Rosie, hiện đại và tâm lí, khác nhiều với tư tưởng xã hội nơi bạn đang sống. Càng tìm hiểu, bạn càng ngạc nhiên. Là một dân tộc giàu văn hóa và truyền thống, nhưng người dân Ireland lại rất thức thời và cởi mở với những đổi mới. Chẳng hạn, hóa ra Ireland chính là nước đầu tiên trên thế giới hợp pháp hoá hôn nhân đồng giới. Điều đó hẳn bắt nguồn từ tình yêu thương lẫn nhau giữa con người xứ này. Họ cảm thông, cố gắng hiểu để yêu thương nhau và yêu cả điểm khác biệt của nhau. Tình yêu khiến mọi thứ đều có thể, khiến ai cũng thấy mình được quan tâm, được tôn trọng, không bị bỏ mặc lại phía sau. Những ấn tượng về một quốc gia hạnh phúc và nhân văn in đậm trong tâm trí bạn, lan tỏa niềm vui khắp tâm hồn. “Trên đời còn gì đẹp hơn thế, người với người sống để yêu nhau.” Và nơi nào chan chứa tình yêu thì hẳn nơi đó sẽ là “nhà”. Phải, bạn không sợ nữa, bạn hít một hơi thật sâu. Bạn sẽ đến Ireland. Sẽ dành những năm tháng tuổi trẻ của mình cho nền giáo dục tại một ngôi trường đại học cổ kính, trải nghiệm cuộc sống giàu văn hóa của một dân tộc hàng ngàn năm tuổi và quan trọng hơn cả là với những con người mà bạn biết bạn sẽ được chia sẻ và yêu thương.


NHẬT KÝ VIẾT CHO NGÀY Đà QUA VÀ CHO CẢ NGÀY MAI Nguyễn Thị Khánh Huyền (Hà Nội) Bạn đang nghe về về một câu chuyện có thật, cả cảnh và cả về những nhân vật trong đó. Một cuốn nhật kí viết tay của chính tôi. Ngày 10/03/2017 Vào buổi sớm mai, khi những tia nắng đầu tiên chiếu lấp lánh lên từng khu phố, lóe sáng chiếc nón của cô bán xôi, trên nụ cười của bà cụ bán rau vỉa hè, hay len lỏi qua từng nhịp bước chân của những con người vội vã qua đường,… mang chút màu sắc tươi vui và hi vọng. Tôi xòa bàn tay đưa lên trước mắt để cảm nhận những tia nắng xiên qua từng kẽ tay: ”Ái chà, một ngày đầy nắng đây!” – tôi tự nhủ. Chạy vội ra bến đợi xe buýt, tôi ngáp lấy một hơi thật dài, cơn buồn ngủ kéo đến làm trùng đôi mắt. Quay trở lại thời điểm tối qua, tôi đã gần như thức trắng cả buổi tối chỉ để ngồi và “bấm, bấm” với một cậu bạn cách xa nghìn trùng, Ryan nói cậu đến từ vùng đất Ireland, một đảo quốc xinh đẹp nằm bên biển Đại Tây Dương, phía Tây Bắc châu Âu. Tôi quen Ryan cách đây mấy ngày qua Couchsurfing, một con người hài hước và đầy thú vị, chúng tôi dành cả gần chục tiếng đồng hồ chỉ để nói chuyện trao đổi về

văn hóa, cảnh đẹp Ireland và Viet Nam. Cậu kiên nhẫn, tỉ mỉ kể cho tôi nghe bao điều thú vị từ đất nước cậu. - “Ồ, mày không biết đâu, mỗi sáng tao thức dậy mở cửa sổ ra đã nhìn thấy cô Laura – hàng xóm cạnh nhà tao đang múa máy ngoài sân nhà cô ấy, mày biết cô ấy nhảy điệu gì không? Ôi, đó là điệu Stepdance mày ạ. À, khi nào mày đến đây tao sẽ đưa mày sang để cô ấy dạy mày stepdance tao chắc chắn rằng mày sẽ thích nó và sau đó tao sẽ dẫn mày đi uống cà phê sữa vị gừng mà tao thích, rồi cho mày đi thăm thú đâu đó bằng chiếc xe già của tao”, Ryan nói. - “Ờ, mày cũng thế, khi nào mày sang Việt Nam tao sẽ dạy mày hát quan họ quê tao. Mà mày biết quan họ không? Tao cá là mày phải lên google và tìm đọc ngay di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam”, tôi cắt lời Ryan. - Mày đừng nên tìm hiểu về đất nước tao, tao khuyên thật đấy! Vì mày sẽ phát điên lên và nó có thể khiến mày bỏ cái kế hoạch nghỉ hè của mày mà bay thẳng đến bên tao, ý tao là đến nước tao Ireland đấy. Nó quá đẹp và mày sẽ thực sự thích con người nơi đây, kể cả tao. Haha!


Câu chuyện cứ thế tiếp diễn và tôi chẳng nhớ nổi, chỉ vì tôi thấy khá mệt vì cái đầu không thể tiếp thu nổi chữ nào nữa, nhưng thực sự rất vui, Ryan thì không mệt, “hẳn rồi!” – tôi tự nhủ vì nếu chỗ tôi là 1h sáng thì chỗ cậu mới có 7h tối thôi mà. Tôi không hiểu nhiều về Ireland, nhưng những gì cậu nói giúp tôi đủ hình dung về nó. Gần bến xe buýt có một quán bán sách, chủ tiệm sách là đàn ông nước ngoài có mái tóc đen dài được búi gọn gàng đang cắm cúi đọc cuốn sách trên tay. Trong lúc đợi xe, tôi tò mò khẽ khàng bước vào, ngắm nghía một hồi, tôi dừng lại trước cuốn sách nằm trong góc của góc giá sách, một cuốn sách với bìa ngoài có hình 2 chiếc cốc một xanh một đỏ bên cạnh là một chiếc giỏ đựng đầy thông, uh, tôi chắc là vậy. Nó chắc hẳn nằm đó lâu rồi, ” Nhật ký của ngày mai” tác giả Cecelia Ahern người Ireland, “người Ireland, Ryan sẽ thích điều này cho coi!” – tôi reo lên . Tôi biết tại sao mình mua nó. Cuộc đời là một chuỗi những tình cờ nhỉ? Chiếc xe buýt bất chợt đỗ bến, tôi ôm cuốn sách và nhảy lên xe. Tôi sẽ đọc nó vào buổi chiều nay trong thư viện của trường, có lẽ nó sẽ cho tôi biết thêm về Ireland và về những con người ở đó chăng? Và sau đó tôi có thể hãnh diện khoe nó với Ryan. Ôi, Bạn không biết tôi vừa thấy gì đâu! Chính nó, nó là một báu vật. Cuốn sách tôi vừa mua sáng nay. Và biết gì không, tôi đọc nó trong vòng 5 tiếng 12 phút chiều nay, đại loại thế, 5 tiếng bao nhiêu phút gì đó tôi không nhớ. Nay, đại loại thế, 5 tiếng bao nhiêu phút gì đó tôi không nhớ. Nhưng, chao ôi! Tôi muốn kể nó ngay bây giờ, thậm chí tôi còn muốn về nhà và đặt ngay một tấm vé máy bay bay đến Ireland và hỏi Ryan xem liệu tôi có thể sống ở đó không? Căn nhà trước cổng tòa lâu đài cổ kính nào đó ở vùng Meath đấy, và liệu tôi có thể vào trong tòa lâu đài đó với một bộ váy đen quý phái, mái tóc bồng bềnh chờ đợi những hồn ma, cũng có thể có những con ma cà rồng ở đó tới kể cho tôi nghe về“những câu chuyện chưa từng được bật mí” hay không? Như trong truyện “Nhật ký của ngày mai” ấy. Tôi thích cách Tamara đối mặt với cuộc sống ( Tamara là một nhân vật chính trong truyện ), từ một cô bé bướng bỉnh, ăn chơi, không nghĩ đến mọi người xung quanh, chỉ biết đổ lỗi cho người khác, cô dần trưởng thành hơn từ sau khi ba cô mất, cô lớn lên với những cảm xúc của mình, nhận ra những thứ giá trị mà trước đây cô đã không nhận ra hoặc lãng quên nó, Tamara sống chậm hơn, cảm nhận mọi thứ rõ ràng hơn, sâu sắc hơn, mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Tôi nhận ra rằng luôn có một tia sáng nào đó nơi cuối con đường, nếu muốn tìm thấy ánh sáng ấy, tôi phải thay đổi, thay đổi hướng đi và thay đổi cả chính mình nữa, theo hướng tốt đẹp hơn trưởng thành hơn. Tôi bị mê đắm vùng đất Ireland, cuốn truyện đó chân thực và sống động hơn tôi tưởng, nó còn sống động hơn những lời Ryan kể nữa. Tôi muốn tự mình đi dọc khu đường mòn, ngắm bồ công anh, chạm tay vào từng cây cỏ dại nơi đó, rồi tôi sẽ băng qua khu rừng có tường quây, đến chỗ cây sồi và ngồi lại đó lắng nghe tiếng thiên nhiên thì thầm bên tai, dưới gốc cây táo tôi cũng muốn chôn một thứ gì đó như một lời hứa để quay lại. Tôi không biết nữa, nhưng tôi cần đến đó,… Ngày 12/05/2017 Tôi vẫn giữ liên lạc với Ryan, tôi khoe cậu chiếc Passport mới làm của tôi. Hè này tôi dự định chuyến đi một mình du lịch bụi qua mấy nước Đông Nam Á đầu tiên trong đời, nhưng có lẽ mọi việc cần thay đổi một chút. - Ryan này, hè này mày host tao nhé! Tao quyết định phải đến tận Ireland để ôm mày một cái. Tao có dễ thương không nè! Hahaha. … Tôi không chắc là do Ryan hay do cuốn sách “nhật ký của ngày mai” N nữa, nhưng tôi dám chắc rằng tôi muốn đến đó, lời hứa dưới gốc cây táo và lời hứa với một cậu bạn xa lắc xa lơ nào đó. Bắt đầu mùa hè với Ireland, bắt đầu bước ra vùng an toàn của chính tôi. Tôi đã sẵn sàng! Một bản nhạc “You raise me up” của Westlife, một cốc cà phê sữa thêm chút gừng, một cuốn sách mang tên “ Nhật ký của ngày mai” và sẵn sàng viết cho ngày mai.


NIỆM Đinh Thị Ngọc Tâm (TP. Hồ Chí Minh)


Tái bút: “Anh không yêu em” Cô đã mất việc. Cô mất luôn chồng. Cô đi bộ về nhà, giữa trời oi ả. Gọi taxi tốn khoảng một trăm, gọi xe ôm hơn năm chục, gọi grab bike cỡ hai mươi ngàn. Thôi đi bộ cho khoẻ chân. Vừa đi cô vừa nhìn xuống mũi giày đã cũ, đôi giày do chồng mua tặng trong đợt giảm giá. Cô bước lên bậc cửa, dụi chân vào cái thảm đã bạc màu. Thảm do chồng cô mua, cũng lâu rồi. Cô gỡ áo khoác, móc lên giá. Cái giá gỗ do chồng cô đóng, bằng gỗ thừa nhà máy thải ra. Giá treo áo thấp hơn hẳn giá treo áo ở những nhà khác, để phù hợp với chiều cao khiêm tốn của cô. Chính chồng cô là người lưu ý đến chiều cao mắc áo, để cô không phải nhón chân lên quá sức. Nóng nực, mệt mỏi. Cô mở cánh tủ lạnh. Chai nước chồng cô thường để sẵn đã không còn ở đó. Cô chợt nhớ ra là cô đã mất chồng. Chồng cô bỏ đi hôm qua, trên bàn có mảnh giấy “Anh không yêu em”. Cô nhìn một lượt xuống đôi giày, cái thảm, rồi nhìn lên mắc áo, nhìn vào tủ lạnh. Cecelia Ahern từng nói gì nhỉ, đại khái là việc già đi cùng nhau không chỉ là một thành tựu mà còn là một thách thức. Cô vào bếp nấu món súp cua mà chồng yêu thích. Sau đó, cô lấy bút xoá gạch đi chữ “Không” rồi để tờ giấy lại trên bàn như cũ.

Nơi cuối cầu vồng là Newgrange Ngày…tháng…năm… Hi cưng, Cưng còn nhớ không ? Vì mê phim hoạt hình « Song of the sea » mà bọn mình từng mơ được đến đảo ngọc Ireland. Giờ thì ta đã ở đây rồi. Ngày…tháng…năm… Hi cưng, Cưng còn nhớ bà cô dạy môn « Lịch sử nghệ thuật » không ? Cái bà cô bắt sinh viên học thuộc bài từng chữ như học sinh cấp một ấy ? Nghe nói cô mới mất rồi, tự nhiên thấy buồn. Cưng còn nhớ cô giảng về Newgrange không ? Người ta vẫn còn tranh luận đó là một ngôi đền, một mộ động hay một đài quan sát thiên văn. Giờ thì ta đã đến Newgrange, để nhìn mặt trời mọc vào đúng ngày đông chí. Ngày…tháng…năm… Hi cưng, Cưng còn nhớ Eileen Gray không? Đó từng là nữ kiến trúc sư và nhà thiết kế yêu thích nhất của tụi mình. Giờ ta đã đến quê hương của bà, nhưng thật khó kiếm tìm dấu ấn của Gray ở nơi này. Có lẽ nó ẩn sâu đâu đó như cuộc đời khiêm cung của bà, mà ta phải tinh ý hơn nữa mới tìm ra? Cô gấp những bức thư gởi cho chính mình trong quá khứ. Nhưng cô của quá khứ không bao giờ nhận được những bức thư này. Cô chỉ có thể gởi cho chính mình của tương lai.


Ở trong gương có một người Dưới chân giường của cô gái có một cái gương lớn đủ để soi toàn thân. Người ta bảo đặt gương dưới chân giường rất xấu về phong thuỷ. Vì sao xấu thì cũng không rõ. Cô ngờ rằng người ta kị để gương ngay chân giường chỉ bởi sợ buổi sáng thức dậy sẽ giật mình khi thấy chính bản thân trong bộ dạng tóc tai bờm xờm, mắt đầy ghèn, miệng nhớt dãi. Ngay cả soi gương, người ta cũng chỉ muốn nhìn mình lúc đẹp đẽ tươm tất nhất mà thôi. Cái gương trong phòng ngủ của cô gái lúc nào cũng phủ màn che, vì cô tin lời thầy phong thuỷ rằng gương đặt dưới chân giường làm người ta khó ngủ. Khi nào cần nhìn rõ bộ dạng bản thân trước khi ra ngoài, cô sẽ soi cái gương cạnh cửa ra vào trong phòng khách. Rồi cô được tặng một bộ bikini. Mặc bikini mà soi gương trong phòng khách thì thật thiếu tế nhị. Vậy nên cô bỏ tấm màn che để soi mình bằng chiếc gương trong phòng ngủ. Đằng sau lớp bụi phủ đầy mặt gương có một cô gái khác, vừa giống cô vừa không giống. Cô gái đó có cặp đùi to và nước da rám nắng. Trông cô ấy không hoàn hảo nhưng đáng yêu và đầy sức sống. Dường như cô gái đó bị nhốt sau tấm màn che rất lâu rồi. Cô gái quyết định giải thoát cho người trong gương bằng cách bỏ tấm màn che. Chiếc gương lớn vẫn đặt cuối chân giường, để nhắc cô gái yêu bản thân mình trong từng khoảnh khắc.

Kí ức Cô thấy mình là người hạnh phúc, vì cô không có kí ức nào buồn đau. Dẫu vậy, mỗi khi thức giấc cô thường quên mất mình đang ở đâu cho đến khi nhìn vào cái gương cuối chân giường và nhận ra mình vẫn ở đó. Mỗi khi thức dậy cô thường quên mất mình là ai cho đến khi nhìn vào cái gương cuối chân giường và nhận ra mình là cô ấy. Cô gái trong gương không có kí ức. Cô từng gặp một nhà phát minh thiên tài, ông ta chế tạo ra chiếc máy điều khiển kí ức. Chiếc máy đó giúp tái tạo kí ức đã mất, xoá đi kí ức người ta không muốn nhớ và tạo ra cả những kí thức không có thật. Niệm là tên của cô, đó là kí ức có thật hay được tạo ra? Niệm nhớ rằng chồng mình từng bỏ đi, rồi anh ấy trở về nhà ăn súp cua. Niệm nhớ rằng mình từng đến Ireland, và để kí ức không bị xoá đi, cô viết thư cho chính mình ở tương lai. Nhưng những lá thư đó đâu rồi nhỉ ? Có chuyện gì đó buồn đau xen lẫn giữa những trải nghiệm hạnh phúc. Ai đó đã dùng cục tẩy xoá đi những đoạn kí ức cô không muốn nhớ để cuộc đời cô là những mảnh rời không liền lạc và cô không tự định nghĩa được mình là ai. Người ta có thể thật sự hạnh phúc không khi không có đủ kí ức, không có kỉ niệm buồn, không phải đối diện và vượt qua mất mát ?


Cô đi tìm nhà phát minh vĩ đại, dù chỗ ở ẩn dật của ông ta không dễ tìm thấy. Tôi muốn ông giúp tôi khôi phục những kí ức đã bị xoá đi mấy năm trước. Cô nói với nhà phát minh. Rất tiếc, cô gái trẻ ơi, nhà phát minh thở dài, chiếc máy tạo kí ức đã không còn nữa, nó bị tiêu huỷ rồi. Người ta cho là nó không nhân bản. Tâm trí tạo ra kí ức một cách thuần khiết và tự nhiên. Người ta phải tự mình nhớ hoặc quên nó, chứ không thể nhờ vào chiếc máy.


Mùa lại về hoen ố những vết loang Nỗi nhớ đi hoang tìm không ra chỗ ngủ Người gửi em tấm hình thời xưa cũ Của những ngày em ngỡ đã đánh rơi Chuyện chúng mình cứ mãi chơi vơi Em kịp đến thì người vừa đi khỏi Người quay lại, em đứng chờ đã mỏi Đã ru lòng thôi hoang hoải bờ mi Em biết mình không phải Rosie Và người cũng chẳng phải chàng Alex Sao cả hai cứ bao lần ngờ nghệch Lạc mất nhau giữa tất bật cuộc đời Rất nhiều lần chỉ một bước nữa thôi Về phía nhau, là chúng mình chung lối Nhưng rốt cuộc giữa trăm ngàn bối rối Hai kẻ khờ lại bước vội qua nhau

Mỗi ngày em thức dậy sáng hôm sau Thì người vẫn đang sống ngày hôm trước Việt Nam - Ireland mỗi người một nước Có chắc rằng người chờ được em không? Người vẫn thường kể về những cánh đồng Ngăn cách nhau bởi bức tường bằng đá Về Dublin và ngày màu xanh lá Về những con người hòa nhã dễ thương Người làm em yêu luôn những con đường Mà em chưa một lần rong ruổi Và quên luôn rằng mình yếu đuối Vì có người đợi nơi cuối cầu vồng…

NƠI CUỐI CẦU VỒNG Bùi Thị Quỳnh Hoa (Hà Nội)


MỘT THOÁNG

Ireland

Trần Diệu Linh (TP. Hồ Chí Minh)

Em đến với anh, với Ireland diệu kỳ! Khép lấy bờ mi, rặng núi uy hùng, Ôm cả không trung, cả nước hồ xanh biếc. Có em, có anh, có mảnh tình thắm thiết. Em đến với anh, với Aran nhiệm mầu, bạc đầu sóng vỗ, vẫn hùng hổ, hiên ngang. Quần đảo bờ Tây, gieo ngàn cảm hứng: “Man of Aran”, hay “Well of The Saints” *. Em đến với anh, với Dublin xanh mướt. Đàn thiên nga trắng nhẹ lướt thong dong, St. Stephen’s Green, nơi đáng trải lòng. Thoáng chuyện Ulysses, từ ngài James Joyce ấy. Em đến với anh, phải lòng phố Cork, Với dàn người trẻ rảo bước đan xen, Chẳng chút băn khoăn, ôm lấy kẻ sang, hèn. Em bẽn lẽn len qua từng bục giảng, Ở đời: Gieo chữ cũng cần kẻ mộng mơ. * “The Well of Saints”*: Thực chất là “The Well of The saints” được lược bỏ từ “the” để bài thơ có vần hơn.


Em đến với anh, với Giant Causeway lạ lùng, Trỗi dậy từ rung chuyển của dung nham. Để hôm nay, người đời nức tiếng vang, Em mới hiểu ai cũng cần tôi luyện. Em đứng với anh, trên đỉnh vách Moher, Nghe hơi thở từ bồ công anh nhỏ, Lòng này đã tỏ, vẫn mặc cảm xúc trôi, Mấp máy đôi môi: “trót yêu Moher rồi” Em đến với anh, với tinh thần Irish, Với Cecelina, luôn đứng đầu chick-lit. Như tiếng cười rả rích của Holly, Lòng chẳng muốn biệt ly dù bao lần tái bút , rồi Gerry mất hút với niềm đau.


Em đến với anh, mến năm chàng nghệ sĩ, thay lời hoa mỹ bằng giọng hát du dương. Cho đến khi mỗi kẻ một bước đường, Biết phương nào còn Westlife như thế. Em là gió, vốn chẳng muốn dừng chân. Nhưng chẳng thể ngân hoài bài ca du mục. Hãy để em gần anh thêm chút nữa, Để cảm được từng phút của đôi ta, Sợ mai này em lỡ bước đi xa, anh chẳng nhớ những ngày ta xưa cũ. Em dẫu biết chẳng ngôn từ nào đủ, Để thỏa lòng mong ước với Ireland.


PHÉP MÀU IRELAND Nguyễn Thị Cẩm Tú (TP. Hồ Chí Minh)

Ireland ư? Ireland là một đảo quốc xa thật là xa về mặt địa lý nhưng lại gần thật là gần trong tâm trí tôi, một cô nhân viên văn phòng hai mươi bốn tuổi, làm việc trên tầng mười một của công ty Ireland hay còn gọi là Ái Nhĩ Lan. Từ bé tôi đã nhìn thấy Cliffs of Moher hùng vĩ qua clip “My Love” của Westlife, “I’m reaching for a love that seems so far…”. Năm chàng trai ấy, với đôi cánh tay dang lên, như thể đang bay lên từ nơi đó, như thể muốn ôm trọn tình yêu của họ. Lớn hơn một chút, tôi biết đến Scarlett O’Hara của Margaret Mitchell, người Mỹ gốc Ireland. Lúc đó tuy chưa hiểu được câu chuyện của cô ấy, nhưng tôi biết sự thẳng thắn, sẵn sàng làm việc cần cù để người thân của mình có cái ăn cái mặc. Tính cách đó thừa hưởng từ người bố đậm chất Ireland, Gerald O’Hara, người thấp bé nhưng chắc nịch, đi tới đâu là ồn ào tới đó, bởi sự hào sảng của chính ông và những đứa trẻ yêu quý ông quấn quít chung quanh. Và vì chưa chấp nhận câu chuyện kết thúc mở như vậy, tôi tìm đến Scarlett của Alexandra Ripley để rồi nhận được những mẩu Ireland thần tiên nửa cuối thế kỷ 19. Váy hồng, váy tím, váy xanh, nàng đặt chân đến cảng Galway nơi bờ

tây nhộn nhịp rồi nàng đến thăm những đồi cỏ ba lá xanh ngút ngàn cạnh lâu đài Trim cổ kính và gặp bà cailleach, người sống gần như là phù thủy. Nàng làm lụng cật lực trên những cánh đồng khoai tây, lúa mì rồi sau đó tận hưởng trọn vẹn những ngày lễ hội với những bánh mì Barmbrack hay những cốc bia nâu, những ly whisky mà người dân xứ này đùa rằng đó là thứ tốt nhất để cai sữa mẹ cho con nít. “Ireland vẫn thần tiên và xinh đẹp như thế Tú à, theo một cách cực kỳ ấm áp”, Will - thầy giáo người Tây Ban Nha gốc Ireland ở nơi tôi làm part-time 3 năm trước đã nói như thế. Bằng ngôn từ giản dị của mình, Will vẽ ra trước mắt tôi những con phố lát gạch của thành phố Galway. Thành phố này luôn nhộn nhịp những người trẻ tuổi theo học trường Đại học quốc giao Ireland, Viện Công nghệ Galway-Mayo hay trường Cao đẳng Cộng đồng Galway… và họ cũng như Will rất hào hứng hòa mình vào cuộc sống về đêm ở đây. Những quán rượu Sligo nép mình dọc theo con phố làm người ta ấm lòng với những ly Guinness đầy tràn. Ở đó không thể thiếu những vòng tròn nghệ sĩ Irish với cây vĩ cầm kéo điệu gic vui tươi làm chân người ta tự động đánh nhịp. Tiếp xúc với âm thanh



này, hình ảnh này ai cũng trở nên hồn nhiên vô tự lự và sẵn lòng đón nhận những niềm vui giản dị. Will đã biểu diễn cho tôi xem khi tôi nói mình không biết gic là gì. Đó là một chuỗi những động tác chân hoàn hảo với tiếng nện gót giày điệu luyện. Đó chính là điệu nhảy của Jack và Rose dưới khoang hạng 3 trên con tàu Titanic.. Tôi kể rằng tôi thích đi bộ, thỉnh thoảng tôi không đón xe buýt mà đi vòng vèo từ trường về phòng trọ để có thể ngắm nhìn xe cộ và mua vài món ăn vặt trên đường. Will hí ha hí hửng bảo rằng anh lại thích đi xe máy như ở Việt Nam và bằng chứng là anh chạy một con 67 cổ điển đi dạy hằng ngày. Nhưng anh cũng có những chuyến khám phá thú vị khi theo học tại Galway bằng xe đạp hoặc cuốc bộ. Đáng nhớ nhất có lẽ là lần anh quyết định khám phá quần đảo Aran, anh đã đạp xe đến Inishmore và suýt đông cứng đến chết vì ngày hè ở đây quá dài. Mặt trời mùa hè Ireland chỉ lặn khi đồng hồ gần điểm 11 giờ đêm và anh thì mải miết chạy. Đến khi ủ mình trong hơi ấm của Guiness (một lần nữa) và món hầm Coddle anh dần thấy sự thú vị của việc du lịch một mình. Tôi hỏi anh sao không đến Dublin hay đâu đó ở Châu Âu làm việc mà lại lang thang ở đây dạy anh văn cho đám con nít. Anh nói mình từng là một Googler ở “Silicon Dock” Dublin nhưng làm việc trong tòa nhà cao nhất, hiện đại nhất đó không làm anh cảm thấy trọn vẹn như đang ở đây, và đó là câu chuyện cuối cùng của chúng tôi. “That’s what life is about: people come and go” - cuộc sống là như thế đó: người ta đến rồi đi, nhà văn Cecelia Ahern đã viết như thế trong quyển “Nơi cuối cầu vồng”. Will đã đi nhưng những câu chuyện anh kể vẫn mãi còn đó, chúng khơi gợi cho tôi một khao khát được khám phá đảo quốc ngọc lục bảo mưa đều quanh năm mà anh luôn nhắc đến với giọng trìu mến khó tả.


Và trong một phần tâm trí tôi, mong muốn được gặp lại Will và tiếp tục chia sẻ với Will như trước kia. Ngày cuối tuần, tôi đọc lại những bức thư, những email, những postcard trao đổi xung quanh Rosie và Alex tôi thấy thấp thoáng đâu đó những ước mơ, những thất bại rồi cơ hội và hy vọng của chính mình. Khi những đổ vỡ cứ loảng xoảng bên mình, người ta dần đánh mất niềm tin vào khả năng của chính mình và kết thúc có hậu cho chính họ. “Cậu xứng đáng với một người yêu cậu với mỗi nhịp đập trái tim, người luôn nghĩ về cậu, người mà mỗi phút trong mỗi ngày đều tự hỏi cậu đang làm gì, cậu đang ở đâu, cậu đang ở bên ai và cậu có ổn không. Cậu cần một người có thể giúp cậu vươn tới những giấc mơ của cậu và có thể bảo vệ cậu khỏi những nỗi sợ của cậu. Cậu cần ai đó đối xử với cậu bằng sự kính trọng, yêu mỗi phần con người cậu, nhất là những thiếu sót của cậu. Cậu cần phải ở bên một ai đó có thể làm cho cậu hạnh phúc, thật sự hạnh phúc, hạnh phúc đến mức nhảy múa trên không được ấy”. Đọc thật chậm những dòng chữ ấy, tôi thấy cái ấm áp nó lan tỏa khắp người, tới tận đầu ngón tay. Mười tám tháng, hàng trăm mẩu chuyện trò vụn vặt giữa tôi và Will giúp những giờ làm khi đó trôi qua thật chóng vánh. Một cô sinh viên làm tạp vụ và một ông thầy giáo phiêu lưu. Hơn hai mươi giờ bay để đến được Ireland, để được nghe âm điệu Irish nhưng không nên bắt chước, để được quấn mình trong âm nhạc truyền thống và những bước nhảy gic vui tươi, để được bước đi lộp cộp trên con phố lát gạch nhẵn, để được nấp mình dưới những mái hiên tránh cơn mưa phùn quanh năm và hy vọng tìm thấy cầu vồng mang tên William Traynor. “Tớ không còn sợ nữa, Rosie. Tớ không sợ phải thử”.


CÙNG YÊU Ở IRELAND Nguyễn Thị Hiền (Bắc Ninh)

Này em, Dù biết rằng định mệnh chẳng chừa ai Anh không muốn là Gerry thứ hai mang nhiều hối tiếc Những năm tháng đã đi qua mình chưa làm được hết Những điều mình mơ từ thuở dại khờ ... Anh muốn đưa em đi ngắm những chân trời Biển trải dài và lòng người rộng lớn Không phải chúng mình đưa nhau đi trốn Mà để cùng yêu say đắm giữa trần gian Cùng anh, mình tới Ireland Để chân trần đi dọc theo bờ biển Ngắm những loài hoa tím, hồng thắm biếc

Biển rất xanh và trời cũng rất xanh Giữa đất và trời có em và có anh Tình yêu là đường kết nối Mình yêu nhau đâu cần phải nói Anh hái cỏ ba lá cài lên tóc em thơm Mình ngồi lặng yên bên giọt nắng rất mềm Cùng đọc tiểu thuyết của Cecelia Ahern Anh sẽ hôn lên trán em bất chợt Và nói rằng: anh yêu em Mình sẽ kể nhau nghe bằng những trang thư Về những nơi mình đã đi qua Và cả những điều mình cảm nhận Cuối thư chẳng bao giờ mình quên lời nhắn Rằng: P.S I Love You.


From my inner girl to Trần Thị Thu Hiền (Hà Nội)

Cô gái trong tôi luôn muốn đặt chân đến miền đất ấy Ireland mãi đẹp như vậy và đợi chúng tôi với nhé Mùa đến nhẹ nhàng, vậy là vào hạ! Tôi háo hức lắm! Tôi mong hạ đến để tâm hồn tôi không vướng bận, được chìm đắm trong những suy nghĩ riêng mình về những hành trình, những chuyến đi tôi muốn có trong đời. Chỉ là chuyến đi trong tưởng tượng thôi nhưng hạ đến vẫn mang cho tôi cảm giác được đi hơn bao giờ hết. Những đêm khuya, bên cửa sổ, nghe những bản nhạc của Westlife, tôi thấy mình như nhẹ bỗng, cảm giác như được bay giữa không trung bao la. Qua những khoảnh khắc ấy, Westlife không chỉ đưa âm nhạc của họ vào tâm hồn tôi mà còn đưa Irlend đến gần tôi hơn. Tôi không giỏi và cũng không hay tìm hiểu địa lý, tôi biết đến Ireland khi lang thang tìm kiếm những thông tin về nhóm nhạc Westlife và rồi từ đó âm nhạc Westlife và những cảnh đẹp Ireland hiện lên trong trí như người tình bí ẩn hằng đêm trong tôi vậy, nó giúp tâm hồn tôi thanh mát, cảm xúc thăng hoa và lãng mạn vô cùng khi nghĩ về. Tôi phải dùng lý trí của mình để suy nghĩ xem mình có hay mộng mơ quá không và cảm xúc của mình về đất nước Irland hằng đêm có phải là giấc mơ do những lần ngủ quên không nữa? Nhưng mỗi lần như vậy, cô gái trong tôi luôn đưa cho tôi câu trả lời rằng đó là những cảm xúc thật, chẳng phải giấc mơ,


cũng chẳng phải những suy nghĩ bâng quơ, mơ hồ mà đơn giản đó là sự thật, là tình cảm dành cho một vùng đất phương xa. Tôi quyết định sẽ cho cô gái trong tôi một chuyến đi xa vào một ngày gần nhất có thể, tôi đã biết nơi tâm hồn mình luôn trôi dạt về trong những khoảnh khắc cuối ngày, tôi thấy vui khó tả khi nghĩ đến… “Let me be empty And weightless and maybe I’ll find some peace tonight” Giai điệu của ‘’Angle” vang lên cùng với ánh đèn vàng trong đêm , tôi nhớ đến tình yêu của Joyce và Justin trong “ Thanks for memmories”. Tình yêu của họ khiến người ta hồi hộp và mong mỏi đến những dòng cuối cùng của câu chuyện. Gấp trang sách lại, tình yêu giữa hai người còn hiện hữu trong tâm trí tôi mãi, tôi thấy mình như một thám tử theo sau những bước đi của họ, tôi thích cảm giác đồng hành cùng họ rong ruổi tìm nhau giữa Dublin huyền thoại. Tình yêu trên mảnh đất Dublin đẹp là thế, con người Dublin hẳn cũng vậy, cũng tình cảm và sâu sắc như Joyce và hài hước, thân thiện vui vẻ như ông bố của cô. Say mê với điệu nhạc của Westlife, đắm chìm với tiểu thuyết “Thanks for memories”, và cả những bài viết về cảnh đẹp Ireland- đất nước nhỏ bé phía Tây Bắc châu Âu để rồi như một sự tình cờ, tôi đã giành tình cảm yêu mến khó tả cho quốc đảo hình lòng chảo này.

Tôi yêu ngay từ vẻ đẹp thanh bình của những vùng quê xanh mướt bất tận, yêu lâu đài Rock of Cashel với sự tích thú vị trong thần thoại, yêu thung lũng Glendalough yên bình, tĩnh lặng,… và tất nhiên yêu cả sự vui tươi, nhộn nhịp nhưng vẫn mang nét cổ kính đậm chất phương tây giữa lòng thủ đô Dublin. Tôi yêu cả nền văn học nơi này và hết thảy những điều khác nữa! Tôi muốn một lần trong đời xếp hành lý gọn rồi bay nhảy đến nơi đây. Gửi cho cô gái ở trong tôi Hai mươi! Đủ lớn rồi em nhỉ? Hai mươi! Em mải mê suy nghĩ Tâm hồn em trải khắp muôn nơi Mình sẽ đi đâu cô gái ơi Ai-len, cái lòng chảo tuyệt vời! Một ngày không xa tràn nắng mới Tôi và em Mình cùng rong chơi Và tôi biết… Ai-len đang đợi…


Nguyễn Hoài Đức (Đà Nẵng)

ấy.

Cô ấy có đôi mắt rất đẹp, chiều nay tao muốn dẫn mày đi gặp cô

Anh ta nói với người bạn thân của mình cùng một vẻ mặt hớn hở. Một tháng trước, trên chuyến xe buýt từ downtown trở về CIT (Cork Institute of Technology), anh ta gặp cô. Chẳng hiểu sao, vào cái thời khắc quan trọng ấy, trên xe chỉ có anh và cô. Nhìn vào đôi mắt ấy, anh cảm nhận được một chút gì đó đượm buồn, một chút gì đó suy tư, nhưng hơn cả vẫn là một sự lôi cuốn kì lạ không thể diễn tả được. Xe dừng, sau khi nói lời cảm ơn thân thương với bác tài xế, đây là điều mà anh cảm thấy thật đáng yêu khi ở Ai Len, bất cứ ai và vào bất cứ thời điểm nào, khi bước xuống xe, người ta sẽ luôn cảm ơn bác tài, anh thả mình vào cái thời tiết se lạnh, mùi cỏ và cây thơm ngắt khiến anh quên đi những cảm giác ban nãy, anh rảo bước trở về Edenhall, trên đường anh không thôi nghĩ đến bữa tiệc tối nay cùng những người bạn mới. Anh rất thích cái cảm giác ấm áp trong các quán pub ở Cork, nốc một ngụm bia đen, anh lắc lư theo những điệu nhảy river dance của các vũ công. Tiếng kèn cùng tiếng trống gợi lên trong anh một cảm giác vui tươi. Anh nhớ lại đêm nọ tại quán pub Bishoptown. Chiều hôm sau, khi bus 205 từ từ giảm tốc tại trạm dừng, anh giật mình khi thấy cô qua gương, vẫn ánh mắt kì lạ đó. -

Xin lỗi, tôi có thể ngồi đây được không?, anh lên tiếng.

Cô chỉ cười và gật đầu khi anh mở lời vì muốn ngồi cạnh cô. Qua khung cửa xe, anh nhìn lên bầu trời, ở khu vực bắc bán cầu và xa xích đạo này, anh cảm thấy bầu trời như gần anh hơn, màu xanh cũng nhẹ dịu hơn. Thật ra, anh đang nhìn cô. Lần thứ ba, anh lại bắt gặp cô, cũng chuyến xe buýt đó, cũng vị trí ngồi đó. Nhưng, anh tự hỏi tại sao cô không cười với anh, vì anh biết, con người Ai Len cực kì thân thiện và hiếu khách với nụ cười luôn nở trên môi.



Nếu có thể, tôi muốn mời cô một bữa tối nay.

Em có biết mặt trăng nơi đây có gì đặc biệt không?

Cô quay sang nhìn anh, anh cảm tưởng như khoảnh khắc ấy, thời gian ngừng trôi, tim anh đập nhanh đến lạ, anh có thể đoán chắc đôi tai của mình đang đỏ lên dữ dội.

Cô nhìn lên bầu trời. Ánh trăng xuyên qua làn tóc đậu trên vai cô, cô đáng yêu quá, anh lén nhìn cô và chờ câu trả lời. Phần khuyết nằm về phía bên phải, ở nơi anh, nó ngược lại. Anh hào hứng chia sẻ sự quan sát thú vị của mình, nhưng đáp lại, chỉ là một cái nhìn xa xăm của cô.

Vâng, em cũng không có dự định gì tối nay. 7h tối, anh chờ cô ở con đường dẫn vào CIT. 7:30: Cô vẫn chưa đến. 8:00: Hướng mắt nhìn về phía con đường lần cuối, đinh ninh là không thấy bóng dáng một ai cả, mà thực sự lúc đó, anh mong lắm một điểm sáng thôi cũng được, anh không hiểu sao mình muốn gặp cô đến vậy, anh cần một lí do để thuyết phục mình tiếp tục chờ đợi. Nhưng không, anh thở dài và quay đi.

Cô bắt đầu trải lòng bằng những câu chuyện. Anh chăm chú lắng nghe. Càng nghe, anh càng cảm thấy lòng quặn thắt lại. Anh nghĩ mình đã có câu trả lời vì sao cô chưa bao giờ cười kể từ khi hai người gặp nhau. Những điều cô đã trải qua, người bố của cô, người mẹ và đứa em gái, nó dường như chính là cuộc sống của cô, cô không sống cho bản thân mình. Cô cần một sự thấu hiểu, nhưng điều đó thật sự xa xỉ với cô. Cô Một cái đập tay vào lưng khiến anh thót tim. nhớ cái cảm giác hạnh phúc hiếm hoi với Em xin lỗi vì đã để anh chờ, em thật sự xin lỗi. mối tình đầu tiên của mình. Nhìn vào mắt cô, anh cảm tưởng như những giọt lệ sẽ trực trào ngay ra, nếu như anh lỡ Con người ta trở nên vô cảm đi đâu cũng chỉ buông ra một lời nói lạnh lùng nào đó. là phản ứng tự vệ, họ sẽ ít bị tác động hơn trước những sự thay đổi cảm xúc, không Em có chuyện gì sao? - Anh hỏi. phải của chính bản thân mình, mà là do người khác mang đến cho họ. Anh đồng cảm Dạ vâng. được với cô, có lẽ, khi nhìn vào đôi mắt cô, anh thấy được bản thân mình trong đó. Cô Anh không hỏi thêm, anh hiểu rõ sự khác tựa đầu vào vai anh, anh hôn lên tóc cô. biệt văn hóa, anh không muốn cô nghĩ anh là một con người không tôn trọng sự riêng Những ngày sau đó, anh vẫn chờ cô ở trạm tư cá nhân. dừng xe buýt nơi mà hai người lần đầu gặp nhau. Cô dẫn anh đi tham quan những cánh Em có thể mượn anh tối nay được không? - đồng, những đàn bò sữa mà anh chưa bao Cô thỏ thẻ. giờ nhìn thấy trước đây. Hai người đi xem hòa nhạc, nhưng chả bao giờ vào pub. Và Ừ - Anh đáp chiều hôm nay, anh muốn giới thiệu cô với người bạn thân nhất của anh. Trên con đường Rossa Ave quen thuộc, anh dẫn cô vào một bãi cỏ ven đường, mỗi khi đi Tại trạm dừng xe buýt, anh cứ huyên thuyên ngang qua đây, anh đều ngó nghiêng nhìn kể về cô, chuyến xe bus 205 quen thuộc ngắm một cách say sưa, anh thích màu xanh chầm chậm tiến đến, anh nhìn lên xe qua của cỏ, anh thích những đồi cát nhỏ uốn khung cửa, nở một nụ cười tươi rói. lượn trên bãi cỏ này, và hơn cả, anh luôn có Cô ấy đấy!, anh lên tiếng. một cảm giác đặc biệt, cảm tưởng như ánh Nhưng tao có thấy ai trên xe ngoài bác mắt của anh luôn được đáp lại bởi một ai đó tài đâu?, giọng người bạn thân của anh vang vậy. Một làn gió nhẹ thoáng qua khiến anh lên. rùng mình. Anh và cô, cả hai ngồi im lặng trong một lúc lâu, còn lâu bao nhiêu thì dường như anh không màng đến.


MỘT TÁCH TRÀ Bùi Quỳnh Anh (Hà Nội)

“Một trong những điều ‘Irish’ nhất mà bạn từng thấy là gì?” – Đó là câu hỏi tôi đặt ra cho bác Google một ngày đẹp trời như vậy. Và kết quả nhận được thì vô số. Nhưng một trong những từ hàng đầu trong bảng xếp hạng về những điều “Irish” nhất thì đó chính là ‘Trà’. Tôi thấy có rất nhiều những người bản địa vui tính đùa trên mạng rằng “Chỉ cần một tách trà là bạn có thể uống nỗi buồn đi mất”, “Khi thời tiết tệ, thì trà quan trọng hơn cả E=MC2”. Khi đọc được những dòng đó, tôi cười thật lớn thì khiếu hài hước của người Ireland, nhưng, tôi không hiểu. “Ireland tiêu thụ trà thứ 3 thế giới” – tôi biết, thông tin này vô số trên báo, nhưng tôi vẫn không thể hiểu được cái ân tình của người Ireland gửi vào trong mỗi tách trà. Cho đến khi đọc tác phẩm của Cecelia Ahern.


Như người Việt Nam từng có câu “miếng trầu là đầu câu chuyện”, đối với người Ireland, thì Trà cũng như vậy. Lời đầu tiên mà những người Ireland đến nhà nhau dường như là “Một cốc trà nhé?”. Như câu nói nổi tiếng của Mrs Doyle trong bộ phim kinh điển của Ireland - Father Ted - “Cha có muốn một tách trà không?”. Một bữa sáng tiêu chuẩn của người Ireland - bánh mì nướng, trứng, ngũ cốc, vài lát hoa quả, và tất nhiên, một ấm trà nóng - hiện lên sống động trên trang sách trong bàn ăn gia đình Tamara trong ‘Nhật ký của ngày mai’. Thậm chí, họ mê trà đến mức in trên váy mình những ấm trà cơ mà! Nhưng đó vẫn chưa nói hết được tầm quan trọng của trà đối với người Ireland. Họ gửi tâm tư thầm kín chẳng ngỏ cùng ai vào đáy tách. Trong ‘Tái bút, anh yêu em’, mất việc, gia đình tan vỡ, anh Richard của Holly tạm quên hiện

tại bằng khói trà. Trong thời khắc đen tối nhất, một tách trà nóng trở thành ngọn hải đăng giữa đêm biển lạnh. Gia đình Tamara vừa mất đi tất cả, dì Rosaleen đã chào đón mẹ con với một lời chào nồng ấm: “Vào đi, dì sẽ pha cho hai mẹ con cháu một tách trà”. Sau khi người chồng ra đi, hơi trà ấm của Sharon ôm lấy Holly khi cô mất phương hướng; giữa hương trà nồng và những câu đùa, Mr Feeney và Holly an ủi nhau về sự mất mát của người bạn đời. Hay ‘Nơi cuối cầu vòng’, dù buồn vì phải dời Dublin nhưng Katie vẫn mang cho mẹ hơi ấm bằng tách trà và những cái ôm. Dù đi đâu, người Ireland vẫn mời nhau một tách trà, không phải chỉ vì hương vị, mà còn vì những câu chuyện sau khói trắng hương trà. Tách trà chạm nhau, tim chạm tim.



MƠ MỘT MÌNH Ở IRELAND Nguyễn Thùy Chi (Hà Nội)

Năm phút nhắm mắt rồi chợt ngủ quên Gối lên những danh sách dài vô tận Tôi mơ mộng nghĩ về chuyến phiêu lưu Trong câu chữ nhẹ nhàng mà lay động, Dưới bầu trời rộng lớn của Dublin. Tôi cũng từng mê mải một bộ phim Nơi âm nhạc làm trái tim rung động Nơi khoảng lặng ta tìm hạnh phúc riêng Nhạc vang lên, cả Grafton yên lặng Là hy vọng nghe tiếng lòng bình yên. Tiếng gió êm trên con đường độc đạo Dạo với Lou tới làng Howth một chiều Màu lục bảo muốn níu chân tôi lại Biển hoang sơ quyến rũ tôi nhận lời Trải lo âu vào sâu lớp tường đá, Như chú chim trên ngọn hải đăng xa. Mải miết bay tìm một chân trời lạ Chợt nhận ra ta chẳng hiểu chính mình

Để bận rộn cuốn ta đi mãi mãi Với thời gian mặc trôi đi vô tình. Những kỳ diệu bao giờ chạm giấc mơ Để thuyền kia sẽ cập bến tới bờ Mang món quà bọc trong viên bí ẩn Phép nhân đôi, cũng không thỏa mong chờ. Cố tỉnh dậy hòa mình vào thực tại Tìm tin yêu giấu đi những nỗi buồn Ánh bình minh rọi qua lâu đài đá Đèn neon mang tâm trí đi xa. Nghe Dun Briste hôm nay đầy sóng vỗ Ngắm cơn mưa thành phố cổ nên thơ Thấy cô đơn trong mênh mông khám phá Vội yêu thương trong những chuyến đi xa. Nếu thời gian chẳng bao giờ xanh lại Bảo cuộc sống hãy dạy ta dài dài Ta sẵn sàng cứ khi nào nó muốn Mở tầm mắt và mở cả tâm hồn Mơ nắm lấy cả Ireland bí ẩn.



WE KEEP IN TOUCH, OKAY? Nguyễn Minh Trang (Hà Nội)

“I wake up in the morning and I feel like I’m missing something. I know that there’s something not right, and it takes me a while to remember what it is…then I remember. My best friend is gone. My only friend. It was silly of me to rely so much on one person.” Cecelia Ahern Đọc tới đây tôi đã không khỏi nghẹn lòng khi câu chuyện của chúng tôi thật tựa như Rosie và Alex. Cảm xúc đã dội về một lần nữa gợi lại những kí ức thật đẹp, yên bình trong tôi và thôi thúc bước chân tôi tìm lại người bạn thân của mình nhiều năm và quê hương Ailen, nơi anh đã sinh ra và lớn lên. Người đàn ông Ailen chính gốc với mái tóc xám khói và bộ râu màu đỏ cam không thể lẫn với bất kì ai luôn niềm nở và tự hào khi kể về lịch sử, con người, và văn hóa quê hương mình cho tôi, những người bạn và gia đình của tôi và sợ dây vô hình đã kết nối tôi – một người châu á cũng cảm thấy đất nước cách mình nửa vòng trái đất trở nên thật gần. Tình bạn của chúng tôi cũng giống như Rosie và Alex vậy. Trong sự tưởng tượng và những lời kể của bạn mình, Ailen hiện lên thật đẹp và yên bình, nơi có tiếng sóng rì rào, những bãi cỏ xanh mát và lộng gió cũng là nơi tình người và niềm tin vào cuộc sống trở nên thật diệu kì. Tôi đã luôn có một giấc mơ nhiều năm và cho đến bây giờ tôi vẫn mơ rằng mình sẽ được cưỡi ngựa trên thảm cỏ xanh mướt, được nằm


trên đám cỏ cảm nhận sự trong lành và tươi mát, được ngắm bầu trời xanh giữa những chiều hoàng hôn, được cảm thấy tự do lăn mình trên những đám cỏ và tận hưởng mùi hương hoang dại nhưng rất đỗi thân thuộc. Và luôn là như vậy, hình ảnh những đồng cỏ ở Ailen đã cho tôi cái cảm giác thật yên bình ấy. Chính anh đã quay lại các thước phim về những bãi đá nhấp nhô, về những đồng cỏ xanh rì với 40 sắc thái khác nhau ngập tràn hoa dại đủ loại đan xen hình ảnh đàn cừu ung dung tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên, thậm chí từng vỏ ốc trôi dạt trên bờ cát trắng đã được anh lượm về gửi tặng như món quà quê hương dành cho một con người ở xứ sở xa lạ như tôi đang nóng lòng được tận mắt chứng kiến vẻ đẹp mộc mạc nhưng chứa đựng hơi thở của thiên nhiên ấy. “Home isn't a place, its a feeling” ² Love, Rosie. Chính anh truyền cho tôi niềm hứng khởi để tìm hiểu và luyện tập những bài hát, giai điệu âm nhạc Celtic. Từ những tiếng trống vỗ, tiếng sáo thổi trong từng bài hát của những người dân du mục hay ngư dân ngày đêm hăng say lao động nhưng luôn mang trong mình tinh thần lạc quan và tình yêu cuộc sống. Chúng tôi, những người cách nhau nửa vòng trái đất giờ đây đã bắt đầu đọc và tìm hiểu về lịch sử hình thành, những gì đã và đang tồn tại ở đó. Em trai tôi và tôi đã bắt đầu nghe những bài hát, tập những điệu nhảy đặc trưng của Ailen, tham gia vào nhóm nhạc Sláinte với những người bạn Anh, Mỹ, Nhật có cùng niềm đam mê văn hóa của hòn ngọc lục bảo, và đặc biệt hơn thứ âm thanh đó đã phần nào xoa dịu đi những mệt mỏi của cuộc sống đời thường của tôi. Chúng tôi đã cùng ca hát, nhảy múa say sưa theo điệu nhạc Ailen. Tôi còn nhớ như in hình ảnh những người bạn tôi trong ban nhạc: người nắm chặt tay và ngẩng cao đầu nhảy những bước thật cứng cáp và lôi cuốn theo tiếng nhạc; người đắm chìm trong thế giới riêng của họ với tiếng sáo, tiếng kèn,…


Những bức thư tay, cuộc điện thoại và những món quà nhỏ như quyển lịch, nhật kí truyền cảm hứng, hay chiếc áo len Aran mang nhiều ý nghĩa,… từ gia đình anh đã đem lại cho tôi một tình cảm đặc biệt như ruột thịt. Phải chăng đó là điều kì diệu cuộc sống ban tặng giữa người với người vốn không chung dòng máu và màu da. Dù cách xa nghìn dặm nhưng Ailen và Việt Nam đã như là một trong tôi, như một gia đình vậy. Câu chuyện của chúng tôi luôn là ly và hợp nhưng lần này tôi đã không chắc liệu chúng tôi sẽ còn gặp lại nhau khi anh đã quay trở về nơi mình sinh ra và là lần cuối được tận tay chăm sóc người mẹ đã sinh ra mình khi bà đã không may mắn mắc căn bệnh ung thư quái ác. Một bà mẹ kiên cường một tay nuôi dạy bảy người con khôn lớn, thành đạt và đến tuổi xế chiều vẫn một mình chống chọi với căn bệnh mà không hề kêu than hay khóc lóc ủy mị, không muốn xáo trộn cuộc sống cá nhân của những đứa con. Xin cảm ơn nhà văn đã truyền cảm hứng sống, yêu cuộc đời qua những tác phẩm của cô.... Mỗi tác phẩm không cần quá bóng bảy phô trương nhưng rất đời và dạt dào cảm xúc như chính cô và người bạn của tôi đã đại diện và thể hiện nó.

“After all, soulmates always end up together. Silly Bethany won't even be remembered then. Ex-girlfriends are easily forgotten. Best friends stay with you forever.” Cecelia Ahern, Where Rainbows End.


LUẬN VỀ TÁC PHẨM P.S I LOVE YOU Nguyễn Văn Hoan (Hà Nội)

‘’Chưa bao giờ đọc một cuốn truyện mà tôi bất chợt rơi nước mắt mặc dù tôi là con trai’’ -Trịnh Hoàng Minh‘’Nhẹ nhàng và sâu lắng, tinh tế và sâu sắc, mỗi tháng trôi qua có cảm giác như 1 năm, bồi hồi xúc động, thêm vững tin vào cuộc sống... nên đọc’’ -Hoàng ThôngXem hai review trên, ai lại có thể quay lưng bỏ qua cuốn sách này chứ, tiếc gì vài trăm ngàn để có thể được rơi nước mắt, được tăng thêm động lực sống. Thế là tôi quyết định phóng xe 10km để… mượn cuốn sách này từ đứa bạn. PS, I love you không có một dòng nào nói về thảo nguyên, thác nước hay cực quang ở Iceland, tác giả tập trung toàn bộ con chữ của mình kể về cuộc sống của Holly, từng ngày cố gắng của cô để vượt qua nỗi đau khi mất người yêu. Không có những chi tiết sến súa hay những hình ảnh hão huyền của style ngôn tình, câu chuyện của Holly rất thật, tình yêu của cô dành cho Garry là thật, nỗi đau từ sự mất mát của cô có thể lấy đi nước mắt của bất kỳ người phụ nữ nào. Các bạn, những người đã đọc cuốn sách này, bạn ấn tượng về điều gì? Trên những trang sách online của cả Việt Nam và nước ngoài, tôi thấy nhiều người bị ấn tượng bởi hình ảnh cô gái đau đớn từng ngày vì sự cô đơn. Còn tôi, tôi nhìn vào nhân vật chàng trai nhiều hơn. Garry là một chàng người yêu hoàn hảo và sự hoàn hảo ấy tăng dần theo thời gian. Ai cũng yêu anh nhưng anh chỉ yêu một người con gái. Con người không ai mong muốn cảm giác mất đi, và mất đi người đàn ông hoàn hảo như vậy chính là nỗi đau khổ lớn nhất của Holly. Thật không thể tưởng tượng nổi tác phẩm sẽ đi tới đâu nếu thiếu đi hình ảnh quyến rũ của chàng trai ấy. Làm sao anh chàng này có thể lãng mạn đến thế, làm sao anh có thể luôn ngọt ngào và chiếm hết tâm trí của Holly, có phải chàng trai Iceland nào cũng như vậy, văn hóa ở đây khác biệt gì so với Việt Nam, Ireland có lạnh lẽo như cái tên của nó, những câu hỏi đó thôi thúc tôi tìm hiểu về đất nước này.


IRELAND LÀ... Nguyễn Hoàng Long (TP. Hồ Chí Minh)

“Ireland… chán lắm.” Thú thật đây là ý nghĩ trước đây của bản thân tôi. Đó là cho đến khi tôi đọc P.S. I love you. Ai mà tin được rằng mảnh đất mưa nhiều hơn nắng, cỏ xanh mướt tràn cánh đồng yên tĩnh, lách tách tiếng mưa rơi trên lưng mấy chú bò vô tư lại có thể là nơi để Holly tìm lại nguồn sống của mình sau sự ra đi của người yêu. Phải chăng, bạn không cần nhạc break-dance để trở nên sôi động, và một bản ballad thôi cũng chứa đựng sức sống trong đó?

Sau 9 ngày ở Ireland, câu trả lời là: “Vâng, đúng vậy”. Ireland (hay cụ thể là Dublin) sẽ không bao giờ là Los Angeles hào nhoáng, không bao giờ là Rome cổ kính (nhưng có phần vô hồn,) hay là Sài Gòn quá náo nhiệt. Ireland, hay Dublin, là nơi mà bạn có thể bắt đầu bữa tối với ly bia Guinness, nhún nhảy tại Temple bar, bước đi trên nền đá nhẵn bóng trầm mặc (rồi tự hỏi không biết bao nhiêu người Viking đã bước qua đây), rồi ghé vào quán bar khác, dùng thêm ly Guiness nữa. Gói trong vẻ ngoài bình yên của Ireland là một sức sống, cả ngày lẫn đêm.



“Ireland… hay là Greenland?” Trên đường từ Dublin đi Galway ngắm Vực đá Moher, tôi đinh ninh rằng hòn đảo này đã bị đặt sai tên. Ireland xanh lắm, xanh ngắt. Có lẽ ở đất nước nhiều bò hơn người này, màu xanh là màu quốc gia (hãy nhìn thánh Patrick mà xem!). Cánh đồng nối cánh đồng, dòng suối đổ ra dòng sông, cảm giác bình yên vô cùng khiến tôi chợp mắt lúc nào trên xe mà không biết. Bây giờ về lại Sài Gòn, tôi thèm quá cảm giác ngồi trong quán bar nhâm nhi li cacao nóng, nhìn ra cánh đồng xanh mướt. Và mưa rầm rì. Mưa luôn rầm rì cho cỏ xanh mãi. Để Ireland… thực ra là Greenland. “Ireland… đầy sức sống lắm” Nhìn vào quá khứ, dân tộc Ireland chịu cũng nhiều áp bức như dân tộc Việt ta vậy. Bị người Viking từ Bắc Âu xâm chiếm, thực dân Anh đô hộ, rồi nội chiến, những thứ này dẫn tới hàng triệu người Ireland di cư đi các nước khác, nhất là Mỹ. Nhưng Ireland không oằn mình. Họ sáng tạo trong khó khăn. Cách đây mấy chục năm tại sân bay Shannon, nơi từng là cửa khẩu giữa Ireland và Mỹ (nơi biết bao người xa xứ?), một chiếc máy bay gặp trục trặc vào đúng một ngày trời mưa bão.

Giám đốc sân bay, với tinh thần của một người Ireland tháo vát, vơ hết tất cả những gì còn trong bếp, bao gồm cà phê, sữa, và rượu để tạo nên ly cà phê pha rượu làm ấm người, ấm cả lòng người. Ngày nay, Ireland là nơi thu hút nhiều công ty công nghệ đặt bản doanh và là một trong những đất nước sáng tạo nhất thế giới. Vậy nên, bạn đừng để vẻ đẹp của những bức tường đá, hay những cánh đồng bò đi mỏi chân đánh lừa. Ireland đầy nội lực đấy bạn ạ. “Và cuối cùng, I <3 Ireland” Chuyến đi Ireland vào tháng 8 năm ngoái diễn ra đúng lúc tinh thần tôi rệu rã vì mục tiêu ở công ty quá khó thực hiện. Sau khi đến thăm các đồng nghiệp thân thiện ở trụ sở Dublin, vừa đi vừa giữ thăng bằng bên mép đá vực Moher, nghe âm nhạc đường phố réo rắt vui tai, hiểu về lịch sử mảnh đất này, tôi như thấm đầy tinh thần của Ireland: lạc quan, mạnh mẽ, hạnh phúc. Trên dòng đời xô bồ, lắm lúc tôi lại muốn được như Holly, quay lại Ireland để như Holly nhớ ra mình phải sống như thế nào. Và không chán đâu bạn ạ, Ireland không chán đâu.


Ailen Nguyễn Trần Diệu Hiếu

TRONG TÔI

- Hiếu: Chị khỏe không ? Có phải vừa rồi chị đi Ai Len là đi theo diện sinh viên nhận học bổng phải không ? - Chị Hương: Ừ, chị khỏe. Chị đi theo diện học bổng Ai Len em à. Nay, về Việt Nam rồi mà chị cứ nhớ mãi màu xanh lá của nó quá. Chị đang nhớ về những tháng ngày ở Ai Len nè. - Hiếu: Thế mà em cứ nghĩ đó là nơi chị và anh Bình quen nhau chứ. Anh chị chẳng phải cùng nhau du học ở đấy là gì. - Chị Hương: Ừ, đúng rồi em. Nếu em qua đó, chắc em cũng sẽ yêu thôi (cười)…


Tôi thật sự tò mò về Ai Len, về những câu chuyện mà chị Hương đã kể cho tôi nghe. Tôi thật sự rất, rất tò mò về màu xanh lá trong dịp “Lễ thánh Patrick” ở Ai Len. Tôi có cảm giác, thế núi, dáng đảo, biển cả bao bọc và tình người nơi ấy dễ làm con người ta rung động. Rung động không chỉ bắt nguồn từ sự dữ dội và dịu êm của biển Đại Tây Dương, biển Celtic, biển Saint George… mà còn khởi nguồn từ sự lãng mạn trong những lời nói của người dân ở đây thường dành cho nhau. Rung động từ những hành động, cử chỉ thể hiện cốt cách tinh túy được chắc lọc từ nhiều nền văn hóa Gael, văn hóa Anh và Scotland… Vậy là tôi bắt tay tìm hiểu. Tò mò là động lực để tôi khám phá. Càng tìm hiểu, khám phá, tôi lại nhận ra mình chỉ biết đúng hai từ “Ai Len” thôi. Có lẽ, tôi chỉ biết… đất nước ấy qua những câu chuyện của chị Hương và một số anh chị du học sinh khác đã kể lại. Đó là một quốc gia có diện tích chiếm khoảng 5/6 diện tích đảo Ireland, đường biên giới trên bộ duy nhất giáp với Bắc Ireland thuộc Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, nhưng, người dân thân thiện, ôn hòa và có lẽ cũng hay “nói nhiều” như nhiều người dân xứ Quảng Nam (Việt Nam) quê tôi. Ai Len - đó còn là một đất nước có nền văn hóa lâu đời, với một khí hậu đại dương, nhưng bốn mùa trong năm lại rất ôn hòa. Bởi lẽ, “thái cực” thời tiết của Ai Len, nhiệt độ hiếm khi thấp dưới − 5 °C (23 °F) vào mùa đông và cao hơn 26 °C (79 °F) vào mùa hè. Và, không hiểu sao tôi tin, phần lớn người dân ở đây chất phát, hiền hòa nhưng lại rất “hoàng gia”.

Tôi tìm được quyển sách “Năm em gặp anh” .Tôi đọc. Rốt cuộc, tôi cũng chỉ biết về Ai Len qua những câu chuyện trong cuốn sách ấy. Có lẽ, bạn sẽ nghĩ tôi là người mơ mộng vì tôi chưa thấy, chưa chạm vách đá Moher trên bờ biển phía tây Ireland mà đã thích Ai Len rồi, đúng không ? - Không đâu. Ai Len quyến rũ tôi thông qua những câu chuyện trong trang sách. Ban đầu, tôi “bị” tựa đề “Năm em gặp anh” của cuốn sách lôi cuốn. Nhưng rồi, dõi theo từng trang, khám phá từng câu chuyện trong cuốn sách ấy, cảm xúc của tôi dâng trào như sóng biển Đại Tây Dương, cuốn hút tôi đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Thì ra, giá trị của “Năm em gặp anh” truyền tải không phải là mối tình lứa đôi lãng mạn, mà là tình bạn và nhiều mối quan hệ tình cảm khác. Đó là cô gái được hưởng chế độ về vườn và cô nhận ra giá trị như thế nào. Tôi bị quyến rũ bởi hình ảnh các chàng trai Ai Len quyến rũ mà tôi tưởng tượng qua giọng văn của nhà văn Cecelia Ahern. Sự quyến rũ trong từng ngôn từ của cuốn sách là động lực để tôi khám phá những bộ phim được chuyển thể từ truyện thành phim: Love, Rossie; P.S I love you, … Và một lần nữa, tôi “bị quyến rũ hoàn toàn” bởi sự diễn xuất của các diễn viên trong phim. Bất chợt, tôi thốt lên một mình. Tôi yêu Ai Len. Tôi yêu Ai Len ư ? Tôi đã biết gì về Ai Len mà đem lòng yêu thương ?


Tôi biết Dublin là một trong những địa danh của Ai Len và có những công trình kiến trúc nổi tiếng mà tuýp người sống chậm như tôi chỉ có thưởng thức cả ngày thôi. Tôi tin, rồi có ngày mình sẽ đến đó. Tôi đọc sách. Tôi tìm kiếm thông tin về Ai Len trên internet và xác nhận lại những suy nghĩ, những tình cảm của tôi dành cho Ai Len là có thật hay không có thật ? Tôi biết, trong những mục tiêu phấn đấu của mình, có một mục tiêu là tôi sẽ cố gắng để có được học bổng của Chính phủ Ai Len. Tôi sẽ đi du học ở đấy. Tôi biết, học bổng của Chính phủ Ai Len có tỷ lệ chọi cực cao nên hành trình trong cuộc chiến đấu ấy sẽ gian khổ lắm. Nhưng nó – cuộc hành trình để lọt vào TOP được


nhận học bổng ấy, xứng đáng mà. Chị Hương, anh Bình và một số anh chị du học sinh khác tại Ai Len sẽ là hình mẫu để tôi phát triển bản thân mình trong mỗi ngày và xứng đáng với học bổng danh giá ấy. Có lẽ, những gì tôi viết trên đây chỉ ngầm chứng minh một điều. Tôi “chỉ biết” chứ “chưa hiểu” gì về Ai Len cả. Bởi đó chỉ là những câu chuyện của “người ta kể”. “Ai Len chưa thật sự là của tôi. Tôi chưa thật sự chạm tới, chưa thật sự yêu và cũng chưa thật sự trải nghiệm ở Ai Len”… Đâu đó có một giọng nói vang lên với hàng loạt câu khẳng định. “Sai rồi, bạn chỉ chưa “enjoy” Ai Len mà thôi ! ” Bạn sẽ có câu chuyện của riêng bạn nếu bạn thắng cuộc thi Cuộc thi Unleash Your Creativity With Ireland (Sáng tạo cùng Ireland). Ai Len trong tôi sẽ bắt đầu bằng cuộc thi này.


HÃY SỐNG NHƯ MÓN QUÀ ĐƯỢC BAN TẶNG Phùng Hà My (Hà Nội) Dòng tiêu đề ngắn gọn khiến tôi dừng lại với cuốn “Món quà bí ẩn” cùng một sự tò mò và thích thú. Phải chăng bỏi tôi có cảm giác dường như đây là câu chuyện viết cho mình mình, một sự đồng cảm nào đó khó có thể giải thích. Dù chỉ biết đến Cecelia Ahern qua phiên bản điện ảnh của tác phẩm P/S. I love you nhưng

bị guồng quay của xã hội hiện đại cuốn đi, họ cũng vật lộn với cuộc sống như tôi nhìn thấy chính mình phản chiếu trong hình ảnh của nhân vật Lou Suffern. Lou đại diện cho 1 tuýp những người hiện đại luôn tham vọng, luôn chạy đua trong công việc nhưng rồi lại bỏ quên tất cả những giá trị quan trọng trong cuộc sống, bỏ quên những người luôn bên cạnh quan tâm yêu

“Đây là câu chuyện về những-người-chẳng-khác-nào-gói-bưu-phẩm, luôn cố cất giấu điều bí mật cho đến khi có một ai đó thích hợp xuất hiện và mở lớp vỏ bọc kia ra, để khám phá những điều bí ẩn bên trong.” thương mình, luôn muốn làm quá nhiều việc nhưng chẳng việc nào hoàn thiện. Tôi cảm thấy căm ghét nhân vật Lou vì sự ích kỉ của anh nhưng rồi tôi nhận ra mình cũng là một Lou Suffern khác, tôi cũng đã quá ganh đua, đắm chìm trong công việc Nghĩ về Ireland tôi luôn nhớ đến những bản đến nỗi bỏ quên mất những niềm đam mê nhạc Celtic êm dịu, tiếng đàn Harp du tuổi trẻ của mình. Và một điều khiến tôi dương cùng âm điệu thần tiên của thứ cảm thấy buồn bởi tôi đã bỏ quên Ireland ngôn ngữ cổ Gaelic. Nhưng “Món quà bí ẩn” yêu dấu giữa guồng sống quá nhanh và cho tôi thấy về một Ireland hay một Dublin mệt mỏi. khác biệt hơn, một Dublin hiện đại xen lẫn cổ kính, nơi con người ở đây không đơn giản Tôi đã từng yêu Irelanđ đến thiên vị tất cả như những gì tôi luôn biết: những con người mọi điều liên qua đến miền đất này. Tôi tìm sống bình yên, yêu âm nhạc, yêu những đọc các câu chuyện cổ về thần thoại Celtic, điệu nhảy gõ giày trên đường phố. Họ cũng tôi đi học violin vì muốn được chơi những cũng đủ cho tôi 1 thiện cảm và 1 tình yêu đặc biệt với cuốn sách, bởi tôi biết mình sẽ lại được đọc và lại được cảm nhận một chút gì đó về “Hòn đảo ngọc lục bảo”, về văn hóa và con người ở miền đất này.


bản fiddle, tôi cũng đã từng ngồi hàng giờ học Gaelic mà đến bây giờ tôi vẫn có thể nói “Hello, ciamar a tha sibh” nếu gặp một Ireland bản xứ và những bài hát dân ca Celtic luôn dỗ tôi vào giấc ngủ thật sâu. Và tất cả nền văn hóa Celtic đã nuôi lớn tôi từ khi tôi còn là một cô bé. Đọc món quà bí ẩn của Cecelia là 1 cảm xúc rưng rưng làm tôi nhớ lại nhiều thứ, làm tôi cảm thấy mình như trẻ lại khi cuộc sống ngày càng khiến tâm hồn tôi khô cằn và già cỗi. Tôi nhớ mình đã ước mơ nhiều như thế nào, đã từng khát khao muốn được đặt chân đến Ireland ra sao, thả mình trên thảm hoa của Wicklow và ngâm nga “Ôi Danny con ơi, tiếng sáo đang vẫy gọi Từ miền thung lũng xa, thảm sâu những triền núi...” Gập lại “Món quà bí ẩn” tôi dừng lại và cảm nhận rằng cuộc sống còn nhiều thứ để thưởng thức hơn nữa. Chỉ đơn giản là tĩnh tâm lắng nghe 1 bản dân ca Celtic cổ, hay dạo quanh đường phố thật chậm để ngắm nhìn cuộc sống đang trôi. Xin dành lời cảm ơn đến Cecelia Ahern đã phá đi lớp vỏ bọc của tôi và nhắc tôi nhớ rằng tôi làm việc chăm chỉ vì một ước mơ cháy bỏng được một lần đặt chân lên “viên ngọc lục bảo” xinh đẹp này. Rất nhiều tác phẩm tôi từng vẽ đã được lấy tên “Celtica Harmony”, cái tên nhắc nhở tôi rằng Celtic đã nuôi dưỡng tôi ra sao. Mỗi người đều giống như một món quà và sẽ có một người thích hợp mở lớp vỏ bọc và khám phá điều ẩn giấu bên trong. Tôi nghĩ Cecelia đã làm được điều đó với tôi và có lẽ với rất nhiều những người yêu thích cuốn sách này.


NHẬT KÝ CỦA NGÀY MAI Nguyễn Thị Quỳnh (Hà Nội)

“Thứ bảy, ngày 3 tháng 7 năm 2017 Cuối cùng thì ước mơ ấp ủ bấy lâu nay của mình đã trở thành hiện thực. Cái khoảnh khắc ấy có lẽ mình sẽ không bao giờ quên, khi cầm thông báo trên tay, mọi cảm xúc đều vỡ òa, những giọt nước mắt hạnh phúc nhẹ nhàng lăn trên má, trái tim rộn ràng như đang nhảy điệu step dance quen thuộc. Chỉ ngày mai thôi, mình sẽ được đặt chân đến đảo quốc xinh đẹp được mệnh danh là “hòn đảo ngọc lục bảo” với những bãi biển trải dài, những vùng quê xanh tươi tuyệt đẹp, và những con người vô cùng thân thiện. Nơi mà từ khi “trót phải lòng” những tiểu thuyết lãng mạn của nữ nhà văn Cecelia Ahern, mình luôn ao ước được một lần đến nơi đây, được đắm chìm trong thiên nhiên hùng vĩ mà thơ mộng, được hòa mình vào cuộc sống của những con người mộc mạc, thân thiện mà tràn đầy nhựa sống. “Ireland ơi, ngày mai ta được chạm vào em rồi!”

Chủ nhật, ngày 4 tháng 7 năm 2017 Vừa đặt chân xuống sân bay, như có một luồng điện chạy xẹt qua khiến mình bị choáng ngợp. Ôi bầu trời mới trong xanh làm sao, không khí trong lành, mát rượi làm mình có cảm giác như đứng một đồng cỏ xanh mướt, những ngọn cỏ ve vẩy, đùa giỡn với gió trời. Không thể chờ đợi thêm được nữa, mình chỉ muốn ôm trọn nàng thơ xinh đẹp này vào lòng mà ngắm nhìn, khám phá cho thỏa nỗi niềm mong ngóng bấy lâu nay.

Ngỡ ngàng, Ireland hiện ra đẹp hơn trong tưởng tượng của mình rất nhiều, tựa như thế giới cổ tích ngoài đời thực. Dường như đâu đâu trên khắp đảo quốc thơ mộng này cũng có những tòa lâu đài cổ kính mà lại vô cùng nguy nga, tráng lệ. Hôm nay mình được đến thăm Rock of Cashel này, một lâu đài đồ sộ theo lối kiến trúc Celtic đặc trưng của Ireland. À, đến đây mình mới khám phá ra một điều vô cùng thú vị nhé, theo thần thoại địa phương, hàm răng của quỷ Satan đã cắn vào ngọn núi Devil’s Bit làm rơi ra tòa lâu đài Rock of Cashel.


Giờ thì mình đã hiểu tại sao ngọn núi nơi tòa lâu đài ngự trị lại có tên Devil’s Bit (vết cắn của quỷ) rồi. Bước đi trong tòa lâu đài, đắm chìm trong không gian cổ kính, mình như lạc vào thế giới cổ tích huyền ảo, như nàng Lọ Lem dạo bước trong lâu đài lộng lẫy của chàng hoàng tử. Xung quanh lâu đài là đồng cỏ xanh mướt, trải dài đến tận chân trời, là hồ nước trong veo, không một gợn sóng như tấm gương thần kì soi thấu cả bầu trời, là những hàng cây

dương cao lớn và thanh lịch vút cao như lông vũ cù vào những đám mây mũm mĩm, trắng muốt tựa thiên sứ bay lơ lửng trên bầu trời khiến chúng cười khúc khích. Mình còn nhớ như in cái khoảnh khắc khi mặt trời khuất sau những rặng cây, rắc ánh vàng lấp lánh lên tòa lâu đài mới lung linh, huyền ảo làm sao, đẹp tựa bức tranh sơn mài của họa sĩ nổi tiếng. Chỉ mong thời gian dừng lại ở đây mãi thôi.

Thứ hai, ngày 5 tháng 7, năm 2017 Cái cảm giác lâng lâng vui sướng khi được ngắm nhìn, được chạm vào tòa lâu đài nổi tiếng của Irelanh chưa kịp phai nhòa thì hôm nay lại được tăng lên gấp bội. Mình được đến thăm ngôi trường đại học cổ kính, lâu đời nhất “hòn đảo ngọc lục bảo” này, đại học Trinity College Dublin. Ngôi trường không chỉ khiến mình ngỡ ngàng với vẻ đẹp kiến trúc mà còn với những thành tựu đáng ngưỡng mộ: là nơi ươm mầm các tài năng thế giới như nhà sử học lỗi lạc Nikolai Tolstoy, các đời tổng thống Ireland như Jonathan Swift, Oscar Wilde… Không chỉ vậy, mình còn bị choáng ngợp trước không gian tráng lệ của thư viện cổ kính và đẹp nhất thế giới trong trường, quả không hổ danh “thiên đường trí thức”. Mình được chiêm ngưỡng hàng triệu những đầu sách nổi tiếng, đặc biệt cả cuốn sách cổ lâu đời nhất và đẹp nhất The Book of Kells, bảo vật quốc gia vô cùng quý giá của Ireland. Giây phút được chạm vào cuốn sách, nhẹ


nhàng mở từng trang giấy như được chạm vào những gì thiêng liêng nhất, tinh túy nhất, quý giá nhất, một cảm giác thật khó tả. Rồi mình còn được khám phá thành Phố Dublin. Không có từ ngữ nào có thể diễn tả hết sự tinh tế, mới mẻ, hiện đại, năng động của thành phố này. Từ ngôi nhà lưu trữ kỷ lục Guiness đến vườn thú Dublin, từ lâu đài của thành phố đến bảo tàng văn học Dublin, chưa kể đến Phòng triển lãm quốc gia Ireland, vườn thực vật…tất cả đều lôi cuốn đến lạ thường, khiến mình không nỡ bỏ qua. Mình luôn bị thu hút trước hàng trăm cánh cửa sơn đầy màu sắc rực rỡ trên khắp những con phố, như dang rộng cánh tay chào đón mình vào thăm. Ghé vào một ngôi nhà sơn màu vàng, mình được bác chủ nhà chào đón vô cùng thân thiện, được thưởng thức ly trà thơm ngon, được bác kể cho nghe những câu chuyện không đầu không cuối, cảm giác như quen bác từ rất lâu rồi. À Bác còn dạy mình nhảy step dance nữa này, nhìn bác nhảy như một vũ công chuyên nghiệp, khiến mình thấy đơn giản lắm, cơ mà khi nhảy thì mới thấy khó không tưởng. Màn đêm buông

xuống, Dublin như được lột xác, âm nhạc ở khắp mọi nơi, từ hè phố cho đến những quán bar, quán cà phê, từ những người quen đến những người mới chỉ gặp nhau ít phút, tất cả cùng nhau hát, cùng nhau nhảy, cùng kể cho nhau nghe những câu chuyện… Thứ ba, ngày 5 tháng 7, năm 2017 Lên tinh thần cho một ngày khám phá Ireland thú vị nữa nào. Hôm nay, mình sẽ được khám phá thiên nhiên ở bán đảo Dingle hoang sơ, được bao quanh bởi những bờ biển cát trắng xinh đẹp, rồi được ghé thăm thị trấn Dingle quyến rũ nữa. Hào hứng quá đi....” Nếu một ngày nào đó, như một phép nhiệm màu, cuốn nhật kí huyền bí của Tamara bỗng nhiên xuất hiện trước mặt, tôi sẽ tự tay viết lên nhật kí ngày mai của mình như thế đó, và tôi cũng sẽ viết tiếp cho những ngày sau nữa. Đừng chỉ ngồi chờ đợi và đoán xem tương lai sẽ ra sao, mà ngay từ bây giờ, hãy tự tay viết lên một ngày mai tươi đẹp cho riêng mình.


TÌNH YÊU NỬA VÒNG TRÁI ĐẤT Bùi Thị Non (Hải Phòng)

fffffff Tôi bước xuống bậc thang máy bay. Thời tiết bên ngoài khá lạnh, nhưng sự phấn khích bên trong khiến tôi thấy nóng ấm như một ngày hè ở Hải Phòng. Cuối cùng, bàn chân tôi đã chạm xuống đất Ai len. Cảm giác như lần đầu đặt chân lên mặt trăng của riêng mình vậy. Tôi tự nói với mình, như lời bài quốc ca Ai len “Tôi đến từ vùng đất phía sau con sóng” – I come from a land beyond the wave. Gerard giờ đây đã đứng trước mặt tôi với nụ cười quen thuộc và chúng tôi ôm nhau thật chặt. Giờ địa lý, cô giáo đang giảng về các quốc gia châu Âu. “Ai len”. Tôi ngước nhìn lên bảng: một hòn đảo xanh nằm ở rìa lục địa châu Âu. Phải thừa nhận, nếu bạn hỏi tôi viết về Ai len khi ấy, tất cả những gì tôi biết chỉ là : Ai len là một quốc gia châu Âu, thủ đô là Dublin và Ai len… rất xanh. Hành trình đầu tiên của tôi đến Ai len không bắt đầu với một tấm vé máy bay, mà qua những câu chuyện từ một người bạn: tên cậu ấy là Gerard. Chúng tôi gặp nhau tại một trung tâm tiếng Anh ở Hải Phòng. Gerard kể cho tôi nghe về quê hương cậu. Cậu ấy vẽ lên một hòn ngọc xanh với những lâu đài cổ kính, những người dân hết sức thân thiện. Không biết tự bao giờ, tôi thấy quen thuộc với việc cậu ấy gọi bố mẹ là Mam and Dad,


“


như một số nước nói tiếng anh khác. Và cũng không biết từ bao giờ, Waterford – thành phố lâu đời nhất Ai len – nơi cậu đang sống – đã trở nên thân quen với tôi; có lẽ, cũng giống như Hải Phòng đối với Gerard.

Một tình yêu cứ lớn dần lên giữa hai người bạn. Chúng tôi nói I love you trước khi Gerard trở lại Ai len cùng lời hứa sẽ ở bên nhau. Khoảng cách hơn 10 nghìn cây số và sự chênh lệch múi giờ 6 tiếng (có lúc 7 tiếng) đã bị xóa nhòa bởi những tin nhắn, những cuộc gọi hàng ngày. Yêu xa, đất nước phía bên kia quả cầu cùng với người đàn ông trở thành một phần trong cuộc sống. Ai len giờ đây trở lên xanh và đẹp hơn qua những bức hình anh gửi cho tôi. Đó có thể là một buổi sớm khi bình minh đang lên qua cửa sổ phòng anh, một thảm hoa rực rỡ sắc màu ở công viên People’s Park tại Waterford, những cánh đồng lúa mạch vàng óng qua cửa kính xe lửa khi anh đi tới Dublin, hay cảnh hoàng hôn trên bến tàu phố Cork, trước khi anh trở về nhà từ UCC (University College Cork). Tôi đã tới Waterford, Dublin, Cork và cả Fermanagh – bắc Ai len – cùng anh. Và tôi đã luôn hi vọng một ngày chúng tôi sẽ ở bên nhau tại những miền đất ấy. Một buổi chiều rảnh rỗi một mình trong quán cà phê sách Nhã Nam, tôi nuông chiều bản thân khỏi những suy nghĩ về công việc và cuộc sống với một thế giới đầy sách. Ánh mắt tôi dừng lại trước tiểu thuyết nổi tiếng Sức mạnh tình yêu của Cecilia Ahern. Một thời gian dài không đọc tiểu thuyết, nhất là tiểu thuyết tình yêu, tôi tò mò rút cuốn sách ra khỏi kệ. Và tôi bắt đầu đọc câu chuyện tình yêu của Holly và Gerry – câu chuyện tình yêu cũng trên hòn đảo xanh này. Những chương đầu cuốn sách đã lấy đi của tôi rất nhiều nước mắt khi đọc về những hoài niệm của Holly và Gerry. Tình yêu của anh dành cho cô thật lớn, anh luôn dõi theo cô. Ngòi bút của Cecilia Aahern thật tuyệt vời. Khiến người ta khóc đấy, rồi vẫn khiến người ta mỉm cười cho đến cuối câu chuyện. Tôi đã không thể không nghĩ đến anh – chàng trai Ai len của tôi khi đọc những hoài niệm ngọt ngào ấy. Tôi thấy mình thật may mắn khi có anh trong đời – người đã hết mực yêu thương và trân trọng tôi. Ai len hiện lên một cách nhẹ nhàng và sâu lắng trong cuốn tiểu thuyết, cũng giống như Ai len qua những câu chuyện của Gerard vậy. Tôi mơ một ngày được bay đến Ai len, bước xuống cửa máy bay và lại được ở trong vòng tay ấm áp quen thuộc của anh. Nhất định, tôi sẽ đến Ai len.


Lê Phương Mai (TP. Hồ Chí Minh)

Những ngày Sài Gòn mưa ủ ê như kéo chùng tâm trạng của những người có cuộc sống buồn tẻ như tôi, tình cờ thấy quyển Nhật Ký Của Ngày Mai của nhà văn Ireland Cecelia Ahern tự dưng tôi lại muốn mua nó ngay lập tức. Tiêu đề tréo ngoe đã gây ấn tượng với tôi từ ban đầu, đọc thêm những nhận xét chê sách khó hiểu càng khiến tôi thôi thúc được sở hữu nó, à tôi đã kể cho bạn chưa tôi thuộc kiểu người có chút bướng bỉnh không quan tâm đến những nhận xét mang tính cám xúc cá nhân cho lắm. Có lần tôi xem bộ phim Forrest Gump hay tuyệt nhưng bạn tôi lại bảo đó là bộ phim nhạt nhẽo nhất cô ấy từng xem, kể từ đó tôi không tin nhận xét một chiều của ai đó nữa vì mình thấy hay nhưng người khác thì chưa chắc, kiểu vậy đấy. Thế nên khi cầm quyển sách trên tay tôi chăm chú đọc thật lâu, đoạn đầu có phần khó hiểu và nhiều mảnh ghép về cô gái nhỏ có tên Tamara Goodwin, vừa có cha tự

sát và gia đình phá sản, đọc tự sự của cô ấy không hiểu sao tôi lại thấy thương, mọi người có thể ghét vì suy nghĩ của cô bé có phần hư hỏng và nổi loạn như hầu hết tuổi mới lớn khác. Không biết có phải vì mình đồng cảm hay không nhưng tôi không hề ghét Tamara một xíu nào, tôi nghĩ đằng sau suy nghĩ bất cần ấy thực sự là một trái tim chịu nhiều tổn thương. Khi một con chim bị nhấc ra khỏi tổ ấm quen thuộc và quăng vào mưa gió bão bùng chắc hẳn cảm giác ấy chẵng dễ chịu chút nào thế thế nên đừng vội ghét vì ai rồi cũng lớn lên và trưởng thành bằng cách này hay cách khác. Khi Tamara chuyển về sống với cậu Arthur và mợ Rosaleen tại vùng quê hẻo lánh có tên là Meath gần tòa lâu đài đã trở thành phế tích sau trận hỏa hoạn ngày xưa. Từ đây tôi đã theo chân cô bé khoảng mười sáu tuổi dần dần khám phá nơi lạ lùng bí ẩn này, cách cô bé đốp chát với người thân, cách cô quan tâm đến mẹ mình và cách cô trốn tránh thực


tại đều ly kỳ và hấp dẫn khiến tôi không thể dừng đọc. Khi quyển nhật ký được Tamara khám phá ra bí mật nó viết về tương lai cụ thể là ngày mai và những bí mật của quá khứ dần dần hé mở. Cho đến khi gấp quyển sách lại tôi vẫn còn chìm đắm trong câu chuyện ấy, về tình yêu đuổi bóng của Rosaleen đã làm biết bao người khốn đốn, về tình yêu của hai người cha dành cho Tamara, về sự thủy chung son sắt của Arthur…tất cả đều mang lại cảm xúc quá buồn. Thật mừng vì Tamara đã lớn lên sau biến cố, đã biết không xù lông như chú nhím nữa bởi cách ấy làm đau người khác cũng là tự cô lập chính mình, đã trở nên kiên cường và vị tha hơn, đã học được cách tha thứ cho người lớn lầm lỗi. Còn riêng tôi câu chuyện trong Nhật Ký Của Ngày Mai không chỉ là được đắm mình trong sự ma mị của gia đình Tamara mà còn gieo vào đầu tôi giấc mơ hoang hoải về vùng đất lạ, vùng đất với cảnh đẹp mê hoặc từ Ireland. Thỉnh thoảng tôi lại mơ đến vùng đất nào đó khi nghe ai đó nhắc về chúng nhưng hầu hết chỉ lướt nhẹ qua trong tâm trí cho đến khi tôi chẳng còn nhớ chút gì nhưng Ireland thì khác. Tòa lâu đài được nhắc đến trong truyện của dòng họ Kilsaney đẹp sừng sững đã giục tôi lên mạng tìm hiểu nhiều hơn về đất nước mang màu xanh yên bình này. Truyện ấn tượng với tôi đến nỗi những đêm sau đó tôi đã mơ giấc mơ thật dài, tôi thấy mình tỉnh giấc trong căn phòng có cửa sổ và bên ngoài là khu rừng rậm rạp với những tòa lâu đài nhuốm màu thời gian. Tôi tụt xuống cửa sổ như cách Tamara đã làm trong truyện và bước ra ngoài, ráng chiều đỏ quạch càng khiến không gian thêm trầm buồn, xa xa là tiếng bầy chim dáo dác tìm về tổ, rồi tôi chạy thật nhanh về hướng lâu đài ẩn hiện trong mây ấy. Đôi chân trần lướt nhẹ trên thảm cỏ xanh mềm mượt, mùi cỏ nhẹ bay hòa quyện vào không khí mát dịu và hoang dại làm tôi muốn hít căng lồng ngực nhỏ bé của mình. Bức tranh thiên nhiên Ireland thật hoàn mỹ, những hàng cây sồi trăm năm, những cánh đồng hoa bồ công anh bất tận, những ngọn núi kỳ vĩ, những ngôi nhà nhỏ nép mình sau rặng cây sừng sững…tất cả đều hoàn hảo. Tôi lại thấy mình đi tiếp trước mặt là biển với sóng vỗ ầm ào, với trời xanh vời vợi và những vách đá hùng vĩ như có từ ngàn năm trước, thầm ghen tỵ vì mẹ thiên nhiên dường như quá ưu ái đảo quốc bé nhỏ này, tuyệt tác trước mặt khiến tôi muốn chôn chân tại chỗ ngắm nhìn thỏa thuê


không muốn rời đi. Và rồi tôi nghe tiếng ai đó gọi mình đi về phía “con đường bí ẩn của những cây sồi già” một trong những địa điểm nổi tiếng của Ireland, con đường huyền bí và giấu trong mình hàng trăm bí mật của thời gian. Tiếp tục hành trình thoáng cái tôi lại thấy mình đang ở trong khu chợ miền quê đơn sơ, nơi có nhiều mật ong và rau hữu cơ, tiếng mua bán, tiếng lách cách gợi nhớ cho tôi về khu chợ mà tôi được đi từ khi còn bé xíu, mọi thứ đều xinh xẻo và bình dị. Càng bước chân đi tôi càng khám phá ra những điều mới lạ, những tòa giáo đường với kiến trúc gothic ma mị, những lâu đài cổ xưa hàng trăm năm, những truyền thuyết về người Norman…và tôi đã hét lên khi thấy cỏ bốn lá thần kỳ mọc đầy ở đây. Tôi đã luôn tin vào ba lá không nghĩ ngoài đời thực ngay cả lá cờ ba câu chuyện của khiến người lạ thêm ngưỡng nhà cổ kính thăng trầm cứ mải mê suy nghĩ cho đến điệu mang âm dòng nhạc dân gian của ra từ quán nhỏ ven đường.

sự nhiệm màu của cỏ mình sẽ thấy nó như thế này, màu cũng có riêng mình như tôi càng mộ, những ngôi mang dấu vết của lịch sử…tôi đắm chìm trong khi nghe được giai hưởng Celtic – người Ireland phát

Tôi bước vào đáp lại nụ cười thân thiện của người chủ quán, nhấm nháp ly whisky đỏ hảo hạng và thưởng thức món bánh táo giống của Rosaleen đã nướng cho Tamara và mẹ cô ấy mỗi ngày. Nhấm nháp từng chút một, vị cay của whisky hòa lẫn vị ngọt của bánh khiến tinh thần thêm phấn chấn giờ tôi đã hiểu tại sao hầu hết các loại whisky ngon đều có nguồn gốc từ Ireland cả. Đất nước này quá đẹp, quá thơ mộng và quá đặc biệt đến nỗi tôi ước gì mình mắc kẹt ở đây mãi như bộ phim Inception mà tôi đã xem, ở lại đây để yêu và khám phá Ireland nhiều thêm nữa nhưng tiếc rằng trời đã sáng và tôi phải tỉnh dậy sau giấc mơ mộng mị ấy. Cảm ơn tác giả đã gieo vào tôi một giấc mơ về vùng đất tuyệt với, tôi ước gì mình đến đó giống như trong mơ vậy, chào nhé Ireland, hẹn cậu một ngày không xa nhé.



KHÁT KHAO TUỔI 22 Nguyễn Thị Kiều Diễm (Đà Nẵng)


Du học không chỉ là ước mơ, là niềm khao khát muốn khám phá, tìm hiểu học hỏi những điều mới mẻ ở khắp mọi nơi của riêng bản thân tôi, mà đó cũng là sự khao khát muốn trở thành công dân toàn cầu của hầu hết các bạn trẻ ở Việt Nam- một đất nước tươi đẹp đang phát triển. Trong tôi từ lâu đã luôn bị mê hoặc bởi sự quyến rũ của những ngôi trường đại học lâu đời, có lẽ trước những vẻ đẹp vừa lãng mạn, thơ mộng, vừa nguy nga, cổ kính với nền văn hóa lâu đời, nghệ thuật kiến trúc đặc sắc, với nền giáo dục bậc nhất thế giới đã khiến tôi bị thu hút và thúc đẩy bản thân phải tìm kiếm cơ hội để một lần được đặt chân đến những ngôi trường ấy. Tôi lang thang trên các diễn đàn du học sinh và tình cờ biết đến Ireland- hòn đảo ngọc lục bảo, một trong những quốc gia đáng sống nhất hành tinh. Có gì đó đã thôi thúc tôi, khiến tôi say sưa tìm kiếm trên các trang mạng thông tin về Ireland, mà càng tìm hiểu, tôi lại càng yêu mến đất nước này và khao khát một lần đặt chân đến, với nhiều lý do. Ireland là một miền đất hứa, là một đất nước luôn tạo cơ hội cho những người trẻ, những người mang trong mình khát khao khởi nghiệp. Bởi lẽ nơi đây có các trung tâm ươm tạo doanh nghiệp hàng đầu, và ở nơi đây những người khởi nghiệp rất được trân trọng, đã có rất


nhiều giải thưởng tôn vinh những người khởi nghiệp thành công. Với triết lý kinh doanh giản đơn :”chất lượng hơn sản lượng”, dù sản lượng bán ra ít nhưng đạt được giá bán cao, cứ thế nền nông nghiệp hữu cơ ở quốc đảo này đạt hạng nhất thế giới, tạo ra sự phát triển bền vững, mang đến công ăn việc làm và sự thịnh vượng. Có lẽ như là một cái duyên, tôi khá bất ngờ khi các chuyên gia khởi nghiệp đến từ Trung tâm ươm tạo Rubicon và Trung tâm Khởi nghiệp Hinckr của Viện Công nghệ Cork, Ireland cũng đang tổ chức một cuộc thi Startup Runway tại ngôi trường đại học của tôi. Thêm vào đó, Ireland đã hợp tác với thành phố nơi tôi ở để hỗ trợ và đào tạo các doanh nghiệp khởi nghiệp. Tôi là một cô gái trẻ với niềm đam mê

làm khác, sống khác, tôi luôn mong muốn được khởi nghiệp, có lẽ sẽ bắt đầu từ những dự án nhỏ góp phần phát triển cộng đồng. Tôi luôn phát cuồng với những tour du lịch chèo thuyền kayak nhặt rác trên sông Hoài – Hội An – một thành phố du lịch cổ kính ở quê tôi nhưng đáng tiếc thành phố này đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Đã có rất nhiều du khách quốc tế, các bạn sinh viên trẻ, đã tự nguyện bỏ tiền để tham gia với hi vọng giúp dòng sông chảy qua phố cổ tươi sạch hơn. Tôi cũng vô cùng khâm phục và ngưỡng mộ nhóm bạn trẻ đã mang rạp phim đến cho trẻ em vùng sâu vùng xa ở Việt Nam, một nơi rất thiếu thốn và nghèo khó, chỉ bằng chiếc những dụng cụ đơn giản như máy chiếu , màn chiếu và bánh kẹo, nước ngọt. Hành trình mang rạp phim đến cho các bạn nhỏ đó không tốn nhiều kinh phí hay phải mang quá nhiều thứ, tuy đơn


giản mà vô cùng ý nghĩa nhưng chưa ai từng nghĩ ra và thực hiện nó. Và còn rất rất nhiều điều tôi ngưỡng mộ. Tôi luôn khao khát một ngày nào đó, tôi có thể được trực tiếp học hỏi cách con người Ireland khởi nghiệp, cách họ làm mọi thứ sao có thể tuyệt vời đến như vậy, để từ đó tôi có thể vận dụng những kiến thức tôi được tiếp nhận để áp dụng và thực hiện những dự án đang ấp ủ của riêng mình. Điều thứ hai khiến tôi yêu mến xứ sở cỏ ba lá này có lẽ là con người và cảnh vật thiên nhiên nơi đây. Tôi vô cùng cảm kích những câu chuyện về những người bản xứ luôn thân thiện, hết lòng sẵn sàng giúp đỡ các du học sinh bằng việc cho họ thuê các phòng trong ngôi nhà của mình, giúp các du học sinh lần đầu đặt chân đến nơi xa lạ có thể hòa đồng với cuộc sống ở nơi đây, chỉ nghĩ đến thôi đã thấy một cảm giác ấm áp bao trùm. Đảo quốc Ireland có khí hậu ôn đới biển mát mẻ vào mùa hè, dễ chịu vào mùa đông, môi trường sống trong lành, thiên nhiên phong phú làm nên khung cảnh tươi đẹp, thanh bình. Cùng với nền văn hóa lâu đời, nơi đây sản sinh nhiều nhà văn, nghệ sĩ lớn trên thế giới, làm cho tôi càng thêm khao khát muốn được đặt chân đến nước này, hòa mình vào nền văn hóa nơi đây, để tìm hiểu, để học hỏi. Tôi- một cô gái trẻ chuẩn bị tốt nghiệp, mang trong mình đôi chút mơ mộng, thỉnh thoảng tôi cảm thấy mông lung về cuộc đời và rồi tôi phát hiện ra sâu thẳm trong mình tôi luôn khao khát một chút gì đó khác biệt, thử thách, tôi muốn thay đổi bản thân muốn được đặt chân đến đất nước này để khám phá để học hỏi, có lẽ sự thay đổi đó cũng giống như sự xuất hiện của Ivan trong cuộc đời Elizabeth, dù mơ hồ và ngắn ngủi nhưng đã giúp cô sống thật với cảm xúc của mình, dám ước mơ và dám thực hiện ( Tác phẩm Nếu em thấy anh bây giờ- Cecelia Ahern).


Ireland Nguyễn Trần Diệu Hiếu (Bình Dương)

TRONG TÔI


d

Câu chuyện trong tác phẩm "Món quà bí ẩn" của Cecelia Ahern khiến cho tôi phảo tự mình suy ngẫm dù tôi mới đọc nó cách đây không lâu. Tôi như cảm thấy mình là nhân vật hiện diện trong nó,cứ đọng mãi không thôi. Đây là một câu chuyện về tình người, sự yêu thương.đây quả là một tác phẩm hay và giàu ý nghĩa. Câu chuyện nhẹ nhàng thôi nhưng nó có cái gì đó lôi kéo tôi. Đọc tác phẩm này tôi cảm nhận được con người đất nước Ireland rất tự nhiên, rất mộc mạc và rất chân thật. Cuốn sách là một món quà tuyệt vời và ngọt ngào. Cuốn sách này mang đến cho tôi nguồn cảm hứng sâu sắc. Cho tôi thấy được những giá trị về tình thân, bạn bè và người yêu. Người Ireland hiền hòa, giản dị mà chân chất cảm nhận được tình người, sự yêu thương con người, sự quan tâm chia sẻ con người với con người thể hiện qua tác phẩm một cách sinh động. Dù có yêu thích công việc của mình đi chăng nữa , chúng ta cũng nên dành thời gian cho bản thân, cho gia đình, cho bạn bè... nơi luôn quan tâm yêu thương và không bao giờ bỏ rơi bạn. Thời gian không bao giờ chờ đợi bạn, bạn phải biết nắm bắt và trân trọng những gì mình đang có Đất nước Ireland là nơi mà tôi luôn mơ

ước được đặt chân đến một lần, bởi tôi yêu mến con người nơi đây, rất hiền hòa,dễ chịu, người Ireland theo tôi được biết họ rất nồng hậu và hiếu khách, rất thích trò chuyện và yêu âm nhạc (đây cũng là sở thích niềm đam mê của tôi). Ireland được mệnh danh là Hòn đảo lục bảo vì tại đó có mưa nhiều khiến cây cối xanh tươi quanh năm. Những hồ nước, các dòng sông thơ mộng, những vùng cao nguyên duyên hải và những ngọn đồi nhấp nhô đã tôn lên vẻ đẹp thiên nhiên nơi đây. Chính nó là nguồn cảm hứng của tôi sau này. Sau này tôi mơ ước được có dịp du học Ireland, được sống và làm việc tại đó, được tiếp xúc và trò chuyện với con người nơi đây, được hòa mình vào dòng người. Thỏa sức sáng tạo, học tập. Và một yếu tố khác mà Ireland thu hút tôi đó chính là kiến trúc nơi đây. Rất nhiều rất nhiều thứ mà tôi muốn nói. Còn các bạn,các bạn thấy Ireland như thế nào? Nếu bạn là người đam mê âm nhạc, yêu thích sự bình dị,giản dị hãy đến và hòa mình vào cuộc sống của người dân nơi đây, đến và trò chuyện với những người Ireland nhiệt thành, dễ mến.. Hãy thử tìm hiểu đảm bảo các bạn sẽ vô cùng thích đất nước Ireland.


NGƯỜI VẼ

1. Minh Lúc nào nhìn An cũng mơ màng như người thiếu ngủ. Bởi vậy nên tôi không biết vì sao An có thể vào nhóm truyền thông - kĩ thuật. Mặc dù trông vẻ bề ngoài và tính cách của An thì dường như đối lập. Bất kể lúc nào có thời gian, tôi đều thấy An chăm chú vào cuốn truyện của một tác giả người Ireland, lý do tôi biết được là vì để chuẩn bị cho chuyến đi du học tới nên tôi đã tìm hiểu về đất nước này và biết được tác giả cuốn tiểu thuyết mà An đọc là người Ireland. Tôi đã từng hỏi An sao lại đọc “Năm em gặp anh” mà không phải là các cuốn khác, nhưng chẳng bao giờ An trả lời tôi. An chỉ cười và nói: “Nếu tò mò như vậy thì cậu đọc đi rồi sẽ biết.” 2. An Minh đã không còn giữ khoảng cách với mọi người trong hội như ngày trước. Cậu nói và cười nhiều hơn với mọi người, nhưng vẫn tính cách ấy, không bao giờ quan tâm đến những chuyện xảy ra xung quanh mình, hoặc nếu có quan tâm tôi cũng không biết được. Nhưng có một điều mà tôi có nghĩ mãi mà không thể hiểu được. Đó là về

NHỮNG GIẤC MƠ Vi Thị Quỳnh Anh (Hà Nội)


túi nhỏ đựng chậu cây cỏ ba lá. Mùa thu đã thực sự về trong thành phố, có một người đang vẽ dở những ước mơ trong tôi đã cất cánh bay đến một đất nước khác. 3. An

“Ừ tao biết mà.”

Minh đã đi được gần hai tháng. Hà Nội vào đông. Tôi và Minh vẫn gửi email cho nhau đều đặn. Dạo gần đây cậu email nhiều hơn, tuy chẳng bao giờ viết dài như tôi nhưng khi nào cũng kèm với những tấm hình về Dublin xinh đẹp qua ống kính máy phim của cậu. Như email trong khoảng thời gian này cậu kể đã quen dần với cuộc sống ở đây, tuy mọi thứ có hơi khác với tưởng tượng của cậu nhưng Dublin thì lúc nào cũng luôn rực rỡ như vậy.

Lần nào tôi cũng nói với Chi như vậy nhưng tôi cũng không biết là mình biết cái gì. Nhưng tôi nghĩ hiện tại điều đó đã không còn quan trọng nữa vì Minh vừa gửi cho tôi những video mà Minh đã tự làm trong

“Dublin vào đông lạnh hơn tôi nghĩ An ạ, nhưng mà cảm giác được chạm tay vào những bông tuyết trắng xóa thật tuyệt vời làm sao”

cô bạn mà Minh thích từ những năm còn học phổ thông cho đến bây giờ. Qua lời kể của Chi hôm đó, khi vô tình lướt qua màn hình desktop của Minh và thấy hình một cô bạn gái cười rực rỡ trong buổi prom cuối năm của trường cấp 3. “Mày phải nói thì Minh mới biết được là mày thích cậu ấy. Minh cũng sắp đi du học rồi. Mày còn đợi đến lúc nào nữa.”

những ngày qua. Video có những tấm hình chụp đất nước Ireland xinh đẹp mà Minh chuẩn bị đặt chân tới, cậu ghép cả những bài hát của ban nhạc Westlife mà cậu yêu thích. Cậu kể về Ireland qua những tấm hình cậu xem hàng giờ trên instagram không chán, về Dublin, về ngôi trường mơ ước của cậu. Hà Nội bắt đầu vào thu. Ngày Minh ra sân bay tôi nghĩ sẽ không đi tiễn Minh nhưng sau đó thấy thật kì cục và lại lên xe đi theo mọi người. Lúc Minh chuẩn bị đi vào làm thủ tục xuất cảnh, cậu đưa cho tôi một cái

“Cậu còn giữ thói quen uống cà phê không? Ở đây cà phê trở thành người bạn không thể thiếu của tôi rồi. Tôi còn được ăn những bữa tối đầm ấm với thịt muối cải bắp, bánh nướng, cà chua chiên và cả khoai tây nghiền” “Giá như tôi đóng gói được không khí ở đây bỏ vào một cái hộp thật kín, buộc nơ và gửi về cho cậu thì chắc hẳn cậu sẽ nhảy lên vì sung sướng lắm” “Cậu nhớ chăm sóc cho chậu


cây cỏ ba lá đấy, đừng quên tưới nước thường xuyên nhé” Mỗi lần cậu ấy gửi chỉ ngắn gọn vậy nhưng kèm theo những tấm hình nên lúc nào tôi cũng có thể dễ dàng tưởng tượng hơn. Về những ngôi nhà nhỏ xinh xắn với giỏ hoa đủ sắc màu, là góc phố bình yên, con đường từ nhà đến trường gập lá vàng rơi khi thu gõ cửa. Chậu cây cỏ ba lá cậu đưa hôm ở sân bay vẫn tươi tốt, tôi vẫn thường đưa chúng ra tắm dưới ánh nắng mặt trời mùa đông, ngồi nhìn và tưởng tượng về những bức hình cậu gửi. Dublin những ngày vào đông bắt đầu khoác lên mình những chiếc áo lộng lẫy, đường phố được trang hoàng đón giáng sinh và năm mới. Từ những tấm hình của Minh mà tôi đã có thể tự vẽ ra cho mình bức hình về Dublin đẹp như vậy trong tưởng tượng. Nhiều lúc chỉ nhìn hình mà tôi nghĩ như mình đang ở trong khung cảnh này thật, được chạm vào những hạt tuyết đầu mùa, được hít căng lồng ngực bầu không khí tinh khôi và mát lạnh, được sống trong đất nước ngập tràn màu xanh. Nghĩ đến màu xanh tôi nhớ đến chậu cỏ ba lá, trong email gần đây Minh có nhắc đến chúng lần thứ hai nhưng không phải dặn dò tôi chăm sóc chậu cây nữa. “Cỏ ba lá là biểu tượng của Ireland đó. Chắc An cũng biết cỏ ba lá tượng trưng cho sự may mắn. Tháng ba được gọi là tháng quan trọng của người Ireland vì có ngày lễ thánh St. Patrick’s Day, vào ngày này khắp nơi ngập tràn một màu xanh, người ta còn vẽ cỏ ba lá lên mặt, lên quần áo và tất cả đồ đạc nữa. Giá như tháng ba tới mà được cùng An hòa vào dòng người dưới bầu trời Ireland ngập tràn màu xanh thì tốt biết mấy.” 4. Minh Dạo gần đây An hay kể nhiều về những nỗi buồn mơ hồ, về nỗi hoang mang. Trong

một email gần đây, An viết cậu rất muốn bỏ cuộc, cậu không chắc chắn với con đường mình đang đi nữa. Cậu nhắc đến nhân vật trong cuốn tiểu thuyết mà cậu đã đọc. Cậu thấy mình giống như Jasmine, cậu cũng vừa nghỉ việc ở nơi làm thêm, cậu thấy mọi việc mà cậu phải tự làm một mình là quá sức và cảm thấy mình không còn muốn bước đi nữa. Tôi đã luôn tự thắc mắc trong những truyện của Cecelia Ahern tại sao cậu lại thích “Năm em gặp anh” đến vậy, và giờ thì tôi đã dường như hiểu ra và cũng hiểu được ở sân bay hôm đó cậu lại đưa tôi quyển sách này. “Tôi nhận ra mình đã ổn hơn rất nhiều. Có phải vì Ireland đã ôm tôi và xoa dịu những vết thương của tôi như những dòng cậu đã viết không? Tôi đã không còn nghĩ về cô bạn cũ của tôi nữa, tôi đã thấy mình vui hơn nhiều. Tôi không thể quay về giúp cậu nhưng tôi biết cậu sẽ hiểu “tốt nhất chúng ta nên di chuyển, tự nhổ bật rễ mình lên và bắt đầu lại từ đầu, thì chúng ta sẽ khỏe mạnh”(1), giờ thì tôi biết lý do cậu bảo tôi phải đọc cuốn truyện này thì sẽ biết vì sao cậu lại thích nó đến vậy. Cậu yêu Ireland qua từng trang sách cậu đọc, cách cậu nghĩ về đất nước yên bình ấy qua từng nhân vật mà tác giả dựng nên, cậu luôn yêu Dublin theo cách riêng của mình. Cậu nói sao tôi có thể cả ngày nhìn những tấm hình, xem nhiều lần về Dublin không biết chán, cũng như những lúc cậu say mê đọc những trang sách ấy, Dublin hiện lên lúc nào cũng rực rỡ phải không. Cậu đã biết lý do mình phải cố gắng là gì rồi mà, đừng trì hoãn nó nữa, đã đến lúc thắt chặt dây an toàn và cất cánh thôi.” 5. An Điện thoại reo chuông từ một số máy lạ báo có một bưu phẩm gửi cho tôi. Trong hộp giấy được bọc cẩn thận nhiều lớp là những tấm postcard in một số tấm hình


Minh mới chụp gần đây khi Dublin đang cuối mùa đông và chuẩn bị sang xuân. Phía sau mỗi tấm hình đều ghi ngày tháng địa điểm nơi đó và một câu trong cuốn tiểu thuyết “Năm em gặp anh”. Trong đó có cả một hình cỏ ba lá được ép cẩn thận trong hai lớp bóng kính trong suốt. Tôi mở mail và thấy thông báo hai email mới của Minh trong hộp thư đến. “Dublin đang trong mùa đông nhưng mọi thứ không suy tàn như trong truyện cậu đọc đâu. Tôi đã đọc xong cuốn truyện rồi và còn nghĩ mình cũng nên trồng một khu vườn giống Jasmine nữa đấy. Tôi nghĩ là “Bây giờ tôi đã biết rằng chúng ta không bao giờ thực sự đứng lại, cuộc hành trình của ta không có điểm dừng, bởi ta sẽ liên tục phát triển – như khi một con nhộng nghĩ rằng thế giới của nó đã kết thúc, đó là lúc nó hóa thân thành bướm”(2).” Từ tên cuốn tiểu thuyết “Năm em gặp anh” Sân bay Dublin một ngày nắng tháng Ba rực rỡ. An không dám tin trước mắt mình là cả một bầu trời Ireland vô cùng xinh đẹp mà mình sẽ sống trong những tháng ngày tiếp theo của tuổi trẻ. Trên xe bus dẫn về trường mà cậu theo học, tất cả khung cảnh mở ra gần gũi như với tay đến là có thể chạm tới ngay trước mắt. “Tôi đang đứng ở bến xe bus gần trường cậu này.” Không lâu sau khi tin nhắn của An được gửi đi đã có bóng dáng một cậu bạn vội vàng chạy tới. Không để Minh kịp nói gì, An đưa tấm hình cỏ ba lá mà Minh gửi cho cậu ra trước mặt: - Cảm ơn Minh đã tặng tôi cỏ ba lá, đã cho tôi thêm niềm tin vì lúc nào cũng có lá bùa hộ mệnh của người Ireland ở bên mình. Từ bây giờ tôi được học cùng trường với Minh rồi đấy. Minh không nói gì nữa mà chỉ mỉm cười rồi nắm tay An thật nhanh và kéo cậu đi. Nắng nhuộm vàng trên đôi vai cậu, những ngày tháng Ba, Dublin ngập tràn những điều rực rỡ. Trong những tấm hình Minh gửi An, có một tấm chụp một cậu bạn đang đứng trên đồng cỏ xanh cùng đàn cừu trắng quay lưng về phía mặt trời nhưng ánh nắng đã làm che đi khuôn mặt của cậu, phía sau có dòng chữ. “Tôi chờ cậu, Ireland luôn ở đó chờ cậu. Được cùng cậu đi dưới bầu trời Dublin những tháng ngày này là điều tuyệt vời nhất của thanh xuân.” Chú thích: (1), (2): đoạn trích từ Tiểu thuyết Năm em gặp anh của tác giả Cecelia Ahern.



IRELAND EM YÊU Cao Thị Hương (Hà Nội)


“Em sẽ đến Ireland để đạp xe xuyên qua những cánh đồng xanh mướt, lạc vào sứ sở Glenveagh thần tiên. Em sẽ học cưỡi ngựa ở Ireland. Em sẽ đi bộ tới những hiệu sách trên phố Galway mỗi sáng. Em sẽ tới Ireland để được tham dự lễ Thánh Patrick với bông cỏ ba lá màu xanh vẽ trên mặt. Em sẽ dự một đám cưới cổ truyền theo phong tục độc đáo và mới lạ, đón năm mới ở đó với những điểm giống và khác Việt Nam. Em sẽ tới lễ hội bia, em sẽ thưởng thức món hàu tươi ngon nhất thế giới.”

Tôi đập mạnh tay vào vai kéo em về với thực tại: “Thế em đã tỉnh chưa?”

Em không thể ngừng thể hiện những cảm xúc sung sướng mãnh liệt khi huyên thuyên về việc em sẽ phải nếm thử tất cả các vị của Whiskey Ireland, bia Guinness hay cà phê Irish, cảm thấy mình nhỏ bé bao nhiêu khi được ngắm nhìn vách đá Moher hay đắm chìm trong yên bình với những nàng thiên nga trắng muốt ở công viên Stephen’s Green.

Tôi chẳng thể nào tranh cãi được thêm về chủ đề này, như bất kỳ lần tranh luận nào khác về đất nước Ireland trong mộng của cô ấy. Tôi vòng tay qua eo cô ấy thủ thỉ ngọt ngào: “Vậy chúng mình sẽ đi tuần trăng mật ở đó, nhé!”

Em sẽ nói mãi, nói mãi rồi cao trào hét lên với ánh mắt lấp lánh: “Ước gì em có thể ngủ lại một đêm trong lâu đài Ashford!”

Tôi thấy đâu đó trong tâm can lờ mờ hiện lên lòng ích kỷ của một thằng đàn ông bị đất nước Ireland xinh đẹp kia cướp đi cô

Cô ấy phụng phịu: “Sao lúc nào anh cũng làm người yêu anh hụt hẫng trong những giấc mơ của cô ấy thế nhỉ?” “Anh yêu em chứ đâu có yêu cái đất nước gì gì đó của em đâu! Nơi ấy có gì mà em một lòng một dạ thế, ở đâu chẳng có cảnh đẹp”. Tôi giả bộ giận hờn. “Vậy tại sao trong vô vàn những người con gái xuất hiện trong cuộc đời anh, anh lại yêu em chứ không phải ai khác?”

“Không cần, em sẽ tự xin đi học tiếp ở Ireland, đó mới là giấc mơ của em.


gái bé nhỏ của mình trong một vài năm. Biết rằng không thể cản trở tính quyết đoán của cô ấy, tôi đưa ra câu trả lời đầu tiên xuất hiện trong đầu mình vờ như quả quyết: “Vậy anh sẽ đi cùng em!” Nụ cười nở rạng rỡ trên khuôn mặt trắng hồng và đôi má lúm đồng tiền duyên dáng của em làm tôi hạnh phúc. Cô gái nhỏ nhắn xinh đẹp và luôn ưa khám phá ấy..., tôi chỉ ước, tôi chỉ ước rằng... “Excuse me, excuse me!” Tôi giật mình mở mắt nhìn chăm chăm một cách kỳ quặc vào vị hành khách ghế bên, bồi hồi như thể không bao giờ muốn tỉnh ra khỏi giấc mơ ngắn ngủi ấy. Người phụ nữ kế bên có lẽ bị kinh ngạc về cái nhìn bất thường của một người vô tình ngủ quên trên chuyến bay bị đánh thức, dù chỉ muốn nhắc nhở về việc máy bay sắp hạ cánh và làm những thủ tục cần thiết theo yêu cầu của tiếp viên hàng không. Bà ám chỉ sự giải thích bằng hành động đưa tay lên má và nhìn xuống quyển sách tôi đang giữ trong lòng. Nhận ra giọt nước mắt trên gò má và khóe mắt chưa kịp khô, như để che đậy cảm xúc thực tại của mình, tôi chỉ đáp ngắn gọn: “A memento” Một quyển sách bị cháy nhem nhở, không thể không khiến người khác phải tò mò. Một quyển sách cháy dang dở được nâng niu. Nó là kỷ vật vô cùng quan trọng đối với tôi. Ngày em bị tai nạn, tôi tưởng chừng thế giới sụp đổ. Những ngày đầu sau phẫu thuật,


em ở trong tình trạng hôn mê, bác sĩ nói em tạm thời chỉ có thể sống đời sống thực vật, chỉ là tạm thời, và có thể xấu đi bất cứ lúc nào. Tôi không thể tin đó là sự thật, thật với chính mình, chứ không phải là một bộ phim hay một cuốn tiểu thuyết nào. Tôi nhốt mình trong phòng, đập phá đồ đạc. Cuốn sách văng ra khỏi kệ. Chẳng kịp đến một giây suy nghĩ, tôi nhặt lên và lao ra đốt bằng ánh mắt căm giận – với một vật vô tri như thể nó là nguồn gốc nỗi bất hạnh của tôi. Mẹ tôi đã kịp dập lửa và giữ gìn nó cho tới ngày tôi bình tâm lại, bởi bà biết, nó quan trọng với tình yêu của chúng tôi đến nhường nào. Chỉ khi tai họa ập đến, người ta mới nhận ra hạnh phúc đã từng qua đi ngắn ngủi ra sao. Mỗi ngày, tôi đều ngồi bên giường bệnh của em để đọc những câu chuyện mà em yêu thích, bật những điệu nhảy “Step dance” truyền thống của Ireland mà em từng trình diễn cho tôi xem khiến tôi phải ôm bụng cười ngặt nghẽo mà báo rằng “Anh lo em sẽ bị những tín đồ của Step dance truy sát mất”. Tôi mỉm cười kể lại kỷ niệm, nhẹ nhàng vuốt ve gò má gầy xương trên khuôn mặt nhợt nhạt xanh xao của em. Năm em gặp anh - Cuốn sách bị cháy nhem nhở đang cầm trên tay, chẳng ngày nào tôi không vào thăm em cùng nó, và đọc cho em nghe, em đã từng tha thiết muốn tôi đọc nó. Khi mà tôi chơi thể thao bị trật khớp chân, cần phải bó bột và nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian. Hầu như ngày nào em cũng tới để đọc truyện và “bắt” tôi phải nghe, tôi vốn chưa từng thích cuốn tiểu thuyết tình cảm sướt mướt nào cho tới


trước cái ngày tồi tệ ấy. Điều duy nhất tôi có thể nhớ là mỗi sáng thức dậy đều thấy em để lại cuốn “Năm em gặp anh” ở trên bàn, trong khi mỗi tối em đều đọc cho tôi nghe một cuốn sách hoàn toàn khác. Tôi luôn thắc mắc tại sao em lại cứ thích để lại cuốn này trong vô vàn những tiểu thuyết kinh điển của Văn học Thế giới. Tôi thắc mắc tại sao em luôn mong muốn được tôi đọc cho em nghe một lần cuốn “Năm em gặp anh” cho dù em có thể tự đọc một hay cả mười lần? Đó cũng là lần cuối cùng tôi kịp thắc mắc trước khi được nghe câu trả lời. Mỗi việc diễn ra trong cuộc đời chúng ta đều có thể là lần cuối cùng. Ở một khía cạnh nào, nếu không kể đến chuyện tình yêu mà tác giả Cecelia đã vẽ lên cho nhân vật chính, thì tôi nhận ra tôi đã yêu em đủ nhiều nhưng chưa đủ sâu để hiểu rằng đằng sau vẻ ngoài mạnh mẽ kia, vui vẻ kia, là cả một trái tim tổn thương của một đứa trẻ thiếu sự chăm sóc và tình yêu thương của một người cha, lớn lên đầy hoang dại, không thể thân thiết với người em cùng cha khác mẹ của mình như Jasmine yêu quý cô bé Zara hay người Dì biết điều Leilah. Hẳn là em đã khóc rất nhiều khi mẹ của Jasmine phải rời khỏi thế giới với một trái tim tan vỡ dành cho đứa con gái phải bỏ lại sau lưng – Heather. Có lẽ em luôn mong một bờ vai vững chãi đề dựa vào, một người đàn ông mạnh mẽ


để che chở và bảo vệ, điều mà em chưa từng có được, điều mà em mong tôi sẽ hiểu và mang lại. Nỗi đau luôn khiến người ta nhận ra nhiều thứ và hối tiếc về nhiều thứ. *** Tiếng máy bay ù ù sắp hạ cánh cắt đứt dòng suy nghĩ miên man để đưa tôi về với hiện tại. Sân bay Dublin hiện ra, thực tế và rõ ràng. Dublin, nơi mà em vẫn quen gọi là chàng người tình Dublin của em. Anh sẽ tới đó, và anh đang tới đó. Tôi sẽ không chỉ là người em đã yêu, tôi sẽ còn là đôi mắt của em, là tâm hồn của em, là cuộc sống của em, và là đất nước Ireland xinh đẹp mà em hằng mơ ước đặt chân tới. Không phải là Ireland trong ảnh, trong phim, hay trong những câu truyện tiểu thuyết của người ta nữa mà sẽ là Ireland của riêng em, là câu chuyện của riêng em. Cho tới ngày em tỉnh giấc, tôi sẽ sống, không phải chỉ cho giấc mơ của mình, mà cho cả giấc mơ của em.




IRELAND QUA NHỮNG CÂU CHUYỆN CỦA JAMES JOYCE


DUBLIN 1985

Vũ Tùng Lâm (Hà Nội)

Thân mến tặng Conor, Gretta, và tất cả những ai yêu mến Dublin.


Có một triết gia đã nói thế này: “Mỗi khi định viết gì, hãy chộp lấy ý tưởng đầu tiên, bám lấy nó và đi tới tận cùng”. Thực ra, câu này là do tôi bịa ra thôi! Xin lỗi! Nhưng quả thực, tôi đã viết truyện ngắn này dựa trên những gì nảy ra trước nhất sau khi đọc cuốn “Người Dublin”. Trước tiên, bối cảnh được tôi lựa chọn là Ireland trong cuộc khủng hoảng thập niên 70-80: sự ủ rũ, tù đọng của nó phần nào tương đồng với Dublin trong cuốn sách của James Joyce. Thứ hai, nhân vật của tôi là một nhạc sĩ – nhạc công, vì như đã đề cập trong truyện, tôi biết The Dubliners đã chọn tên nhóm dựa theo tập truyện trên. Dù thế, anh ta không chơi nhạc folk như The Dubliners, vì giai đoạn 70-80 là thời điểm cực thịnh của Rock n Roll. Cá nhân tôi cũng thích những nghệ sĩ rock của Ireland như Kodaline, Glen Hansard, U2, The Script, Ferdia Walsh-Peelo,…, thế nên tôi quyết định cho nhân vật của mình “dính dáng” đến dòng nhạc ấy. Kết hợp hai yếu tố đó lại, tôi đã có Dublin 1985.


Ly rượu sóng sánh một màu hổ phách. Mùi thơm của gỗ sồi, mùi nồng của khói, lác đác chút ngọt của vani. Uống Irish Single Malt thì không nên bỏ đá, cùng lắm chỉ nhỏ vào một hai giọt nước cho vị rượu bớt hoang dã hơn mà thôi. Tôi uống một ngụm rượu lớn, đặt chiếc cốc xuống và ký tên vào tờ hợp đồng bán nhà. Một tuần nữa kể từ hôm nay, tôi sẽ rời Dublin. Người khách bỏ tờ hợp đồng vào chiếc cặp bằng da, tươi cười và bắt tay tôi chào tạm biệt. Tôi buông mình xuống ghế, giở cuốn “Người Dublin” ra đọc tiếp, cho đến khi nhận ra mình đã đọc quyển sách này cả trăm lần rồi. Tôi đóng sách lại và ra ngoài. Kể từ khi quyết định bán căn hộ của mình, tôi dành phần lớn thời gian của mình để lang thang trên đường phố Dublin. Trời đang mưa, nhỏ thôi, nhưng sao giọt mưa lại nặng như chì. Tôi yêu Dublin, đúng vậy, nhưng tôi cũng yêu âm nhạc. Đúng hơn, tôi say mê sự chính xác của nó: chính xác về nhịp điệu, về ngôn từ. Tôi sung sướng khi đặt được một hợp âm vào đúng chỗ. Có những đêm tôi bật dậy, vơ vội lấy một tờ giấy để ghi lại một ý tưởng vừa mới nảy sinh. Chỗ này… phải dùng từ này… Chỗ này guitar và trống nghỉ, chỉ để lại bass chơi… Chỗ này phải lên một quãng tám, đưa vào hai bè đệm… Không hời hợt được! Trong âm nhạc, hời hợt là lừa dối. Lừa dối người nghe và lừa dối chính mình. Khi nhận biết được tình cảm đó, tôi lờ mờ hiểu rằng mình đang bước đi trên một con đường chông gai. Tôi mò mẫm, dò từng bước chân trong cõi chông chênh hỗn độn ấy, cái cõi vừa phù du hư ảo lại vừa nguy

hiểm chết người. Nhưng tôi biết mình đang đi đúng đường. Tôi có bên mình những con người tài năng và cùng chí hướng. Trên tất cả, chúng tôi có chung một tình yêu với âm nhạc, với Rock n Roll. Chỉ có tình yêu thôi, cái ngọn lửa ghê gớm say sưa ấy, nó có thể là hải đăng soi sáng trong giông bão, nhưng lại cũng có thể là cơn hỏa hoạn tàn nhẫn thiêu rụi cả cuộc đời. Như đã nói, tôi biết mình đi đúng đường. Ban nhạc của chúng tôi đã có một vài thành tựu. Radio phát nhiều ca khúc của chúng tôi. Chúng tôi nhận được vài giải thưởng. Thảng hoặc, khi đi trên phố, có người lại gần chúng tôi để xin chữ ký. Điều đó làm chúng tôi hân hoan và vững lòng để mà đi tiếp. Nhưng đi đúng đường thôi là chưa đủ, vì đôi khi còn cần phải có đường để mà đi. Tôi không lường trước được rằng, còn có những thứ vĩ mô hơn có thể cuốn phăng mình ra khỏi quỹ đạo ban đầu. Quốc gia này đang trải qua một cơn khủng hoảng. Kinh tế đi xuống. Các nhà máy đóng cửa. Thất nghiệp tràn lan. Số người di dân ngày càng nhiều, chủ yếu là tới Anh. Tôi biết có những người ra đi với số tiền ít ỏi, chỉ đủ sống vài ngày ở London, nhưng họ vẫn đi. Họ thà hy vọng vào phía bên kia bờ biển, còn hơn đặt niềm tin vào Ireland này. “Ngài có biết, tám mươi năm sau, một lần nữa Dublin lại trở nên ủ dột và kiệt quệ như trong tác phẩm đầu tay của ngài không, thưa ngài James Joyce?” Hãng đĩa không thể tiếp tục ký hợp đồng với ban nhạc. Họ chuẩn bị phá sản. Chúng tôi đã cố xoay sở bằng nhiều cách, nhưng đều không thành công. Người ta không thể để tâm vào những thứ phù phiếm một khi cái bụng còn chưa no. Một cách thẳng thắn và chính xác, chúng tôi thất nghiệp. Tôi và




những người bạn cảm thấy như những con mèo lạc đang run rẩy dưới cơn mưa mùa đông. Llewyn là người đầu tiên ra đi, sau đó đến lượt David. Barry thì ở lại, nhưng cậu ấy giã từ hẳn âm nhạc và chuyển sang làm kế toán cho công ty của gia đình. Được một thời gian thì Brendan – người bạn thân nhất của tôi cũng rời đến London. Tôi hiểu rằng, rồi cũng sẽ đến lượt mình thôi. Thế nhưng tôi vẫn không khỏi cảm thấy cô đơn khi đàn mèo lạc giờ chỉ còn mỗi mình mình. *** Tôi yêu âm nhạc, và tôi cũng yêu Dublin. Trong suốt tuần lễ trước khi lên đường, tôi chỉ về nhà để ngủ. Ở đó cũng chẳng có gì ngoài những đồ vật đã không còn là của tôi. Thời tiết thất thường, khi mưa, khi nắng, y như tâm trạng của tôi vậy. Tôi đi bộ không biết chán dọc sông Liffey. Là do tôi, hay đúng là những người đi đường đều có khuôn mặt chán chường, ủ dột? Tôi đã sống ở Dublin được hai mươi bảy năm, kể từ khi sinh ra. Tôi đã tới Anh hai lần, Liverpool và Birmingham. Dublin có một vẻ ung dung, hay đúng hơn là chậm chạp khi so sánh với những thành phố đó. Có thể, chính sự tự tại đó là nguyên nhân của cơn đình trệ này chăng? Tôi không biết. Nhưng tôi vẫn thấy mình ưa sự bình yên của Dublin, sự bình yên của một hồ nước lặng. Vào những ngày không mưa, tôi mua vé tàu để tới Dalke. Gia đình tôi có một con thuyền ở đó. Ngày còn nhỏ, cha tôi thường lái thuyền đưa tôi và mẹ ra biển và tới những đảo nhỏ xung quanh, nơi có những lâu đài hoang đổ nát. Chúng tôi sẽ trải một tấm vải ca-rô màu đỏ trắng ra, ăn bánh sandwich và uống trà. Trên trời, những con mòng biển ồn ào gọi nhau. Mỗi khi nhìn ngắm mặt biển dưới nắng, long lanh như có vàng, tôi lại nhớ về những ngày xưa cũ ấy, không khỏi cảm thấy như mình đã để tuột mất một điều gì quan trọng. Tôi cũng hay đạp xe từ nhà mình ở khu Harcourt Terrace tới trường trung học ở phố Synge. Trường Christian Brothers, vào cái thời tôi còn đi học, là cái ổ của bọn du côn và bắt nạt. Không ngày nào là không có đánh nhau (có phải vì khẩu hiệu của trường là “Viriliter Age” – “Cư xử đàn ông”?). Thế nhưng đây cũng là nơi mà chúng tôi đã thành lập ban nhạc. Còn nhớ, lúc ấy ai cũng coi chúng tôi là một bọn lố bịch và học đòi. Họ nhìn chúng tôi bằng ánh mắt dè bỉu. Có những đứa ác độc đã đem giấu đàn và chọc thủng miệng trống của chúng tôi. Nhưng chúng tôi không bỏ cuộc. Tôi thường tự hỏi, nếu là bây giờ, liệu chúng tôi có đủ lòng can đảm để bước dấn lên như bọn nhóc mười sáu


tuổi ngày xưa hay không? Có những hôm, tôi tiêu tốn cả buổi chiều ở Quinnsworth. Trên con đường hoang vắng ấy, tôi và Lucy đã hôn nhau. Đó là nụ hôn đầu tiên của tôi. Chúng tôi chưa bao giờ ngỏ lời với nhau. Khi ấy, tôi chỉ cảm thấy muốn hôn Lucy, và tôi biết rằng cô ấy cũng muốn điều tương tự. Lucy dựa người vào một bức tường phủ đầy dây leo cây nho, mắt nhắm hờ. Cô ấy có một mùi hương rất thơm, gợi tôi nhớ đến một bông hoa màu trắng bừng nở vào sáng sớm mùa hè. Chúng tôi hôn nhau một cách bối rối, nhưng say mê. Tôi còn đi nhiều nơi khác nữa. Tôi tới nhà thờ phố Meath – nơi tôi làm lễ rửa tội lần đầu. Tôi tới quảng trường Brighton, nơi lần đầu cha tôi dẫn tôi đi diễu hành vào ngày lễ Thánh Patrick. Tôi tới làng chài Howth, tới

tới kho bia Guinness, tới lâu đài Dublin,… Tôi cố gắng đặt chân đến càng nhiều nơi càng tốt, và ở nơi nào, tôi cũng tìm thấy một mảnh ký ức của mình. Tôi ê chề nhận ra, mình yêu Dublin đến nhường nào. Tôi yêu Dublin, nhưng cũng yêu âm nhạc. Câu hỏi ở đây là, tôi yêu điều gì nhiều hơn? *** Một tuần nhanh chóng trôi qua. Đã tới ngày tôi lên đường tới Anh. Đã có ai đó nói rằng, tâm hồn của người nghệ sĩ như một con thú. Nó lúc nào cũng đói, khi thiếu thức ăn là nó xé xác các tâm hồn khác và cuối cùng là tự xé xác mình. Tôi phải đi, để thỏa mãn con thú đó. Tôi đã luôn


nói rằng, mình phải đi đúng đường. Tới Anh là một bước đi như thế. Không cần nói, ai cũng hiểu Anh là vương quốc của Rock n Roll. The Beatles và The Rolling Stones đã được khai sinh tại đây, và bây giờ, Sex Pistols, Depeche Mode, The Cure, Motorhead, Duran Duran đang là những ông vua! Ngay cả U2, một ban nhạc Ireland chính gốc, sinh ra tại chính Dublin này, cũng ký hợp đồng với Island Records – một hãng đĩa Anh quốc. Hôm nay là một ngày đẹp trời. Mưa đã tạnh. Nắng nhẹ. Trời không có bụi. Từng tốp người đứng ở cảng, chờ đợi để được lên tàu. Tôi đứng lẫn trong số đó cùng với một chiếc valy khổng lồ màu đỏ. Người ta đang phát những bài hát của The Dubliners qua một chiếc loa to. Ronnie Drew và Luke Kelly đã chọn tên cho nhóm dựa theo chính tập truyện ngắn của James Joyce. Hết bài “Grace”, tới bài “Carrickfergus”. Mọi người bắt đầu đi lên boong tàu. Tôi bỗng muốn nán lại một chút để nghe hết bài hát này. Giọng hát của Luke Kelly thật ngọt ngào. Hai mươi bảy năm ở mảnh đất này chầm chậm trôi qua trong tâm tưởng tôi. Tôi nhớ ra, The Dubliners chưa bao giờ ký hợp đồng ngoài Ireland. Tôi thấy mình chần chừ không muốn bước. Một người đằng sau gắt gỏng bảo tôi có đi nhanh lên không thì bảo. Tôi chần chừ một chút, rồi kéo chiếc valy, lê những bước nặng nề trên chiếc cầu thang dẫn lên tàu. Dường như đó là một hành trình vô tận. Nhưng cuối cùng tôi cũng lên được boong. Ở đây, tôi chưa vào trong vội mà vẫn đứng ở ngoài, tay bám vào lan can và nhìn về bến cảng. Từ đây vẫn có thể nghe được tiếng nhạc, đang vang lên rền rĩ như một lời từ biệt: “… My childhood days Bring back sad reflections Of happy times I spent so long ago…” Tiếng còi hơi của tàu thủy vang lên “Uồm! Uồm!”. Tôi giật mình, hốt hoảng và suýt nữa thì ngã. Trước mắt tôi, con tàu đã bắt đầu chầm chậm ra khơi. Bến cảng chỉ còn lác đác vài người đang vẫy khăn tạm biệt. Và tôi, cùng chiếc valy khổng lồ màu đỏ. Ảo ảnh về cuộc chia tay mùi mẫn tan biến như một màn sương. Tôi đã ở lại. Một phần trong tôi đang nói bằng giọng lạnh lùng, rằng đây là một bước đi sai lầm đấy. Nhưng tôi lờ nó đi và mỉm cười. Trời đổ mưa. Mưa rào, nhưng giọt mưa sao nhẹ nhàng đến thế. Thân thể tôi nhẹ bẫng và cảm tưởng như mình có thể bay lên…


MỘT NGƯỜI DUBLIN KHÁC Bùi Khánh Chi (Quảng Ninh)


Ngay từ cái tên của tôi, Duffy – bắt nguồn từ ngôn ngữ Irish nghĩa là “sự tăm tối” – đã tạo cảm giác rằng cả cuộc đời tôi cũng chẳng tươi sáng gì. Có lẽ các bạn cũng đã biết về tôi qua những trang viết của một người kể chuyện tài hoa đến ám ảnh, với cái tựa đề u ám, “Một trường hợp đau lòng”. Nhưng tôi thấy rất bứt rứt vì chưa được nói với các bạn một số điều mà chính tôi, Mr. Duffy, đã hiểu và nhận ra sau vụ việc đáng buồn ấy. Đó là những điều xảy ra sau mà Joyce chưa đặt bút xuống viết kịp. Những điều đáng ra đã có thể đem lại hạnh phúc và hy vọng, cho tôi, cho bà ấy, cho cả những người Dublin khác. Bởi vì hạnh phúc của Ireland phải đến từ xã hội Ireland, từ tấm lòng và hành động của mỗi người. Đang là giờ ăn tối, tôi vẫn tiếp tục đến cái nhà hàng yên tĩnh bên phố George để dùng bữa. Vẫn ngồi ở chiếc bàn bên cửa sổ nhìn ra con sông hướng đến trung tâm Dublin đầy ánh sáng, nhưng tôi đã là một người khác hẳn so với khoảng chục năm trước. Từ sau cái chết của người phụ nữ đặc biệt Mrs. Sinico, tôi như tỉnh ngộ và nhận ra mình đã bỏ qua bao nhiêu tình yêu, bao nhiêu sự quan tâm từ ngay xung quanh mình. Cô phục vụ quán ăn đi tới và mỉm cười đặt xuống cho tôi tách trà bạc hà dù tôi không gọi, có lẽ cô đã biết rõ khẩu vị của vị khách thân thiết suốt mấy năm liên tục này. Phải, là cô phục vụ mà vào cái tối tôi choáng váng đến bỏ dở bữa ăn khi đọc được bản tin về “tai nạn” của bà Sinico, cô ấy đã để ý từ xa mà lo lắng đến hỏi thăm. Ôi, cái cách để ý nhau tinh tế của dân Ireland, chẳng bao giờ cầu kỳ, hoa mỹ. Đáng lẽ khi ấy tôi sẽ cực kì xúc động, nhưng vì việc đang đối mặt quá khủng khiếp – cái chết của người bạn tâm giao duy nhất mà tôi có trong suốt những


tháng năm tẻ nhạt của cuộc đời. Bi kịch thay, chỉ khi một người đã không còn nữa thì lòng ta mới chan chứa hơn bao giờ hết những cảm xúc, ao ước và kỉ niệm về họ. Bà ấy là người đầu tiên kiên nhẫn lắng nghe và khuyến khích tôi giãi bày những ý tưởng, cảm xúc trong tâm trí... Sau này khi cởi mở hơn với những người xung quanh, tôi mới nhận ra đây có lẽ là nét tính cách đầy nhân văn của người dân nước tôi, luôn quan tâm người khác, một cách chân tình. Sai lầm của tôi là đã dành quá nhiều năm tháng cuộc đời vào việc giữ cho lối sống mình trật tự, chính trực mà quên đi những yêu thương, những quan tâm của các mảng màu khác trong cầu vồng cuộc sống.

đúc, và không đi tới quyết định đáng buồn. Vài năm trôi qua, tôi bớt tê tái và dằn vặt vì cái suy nghĩ rằng đáng nhẽ ra, chỉ một hành động nhỏ nhoi từ trái tim thôi cũng có thể thay đổi và thắp sáng cuộc sống của một người khác. Bây giờ, để bù đắp lại cho những tháng ngày u ám đã qua, tôi đang cố sống trọn vẹn và mang lại hạnh phúc cho bản thân và những người xung quanh. Càng mở rộng lòng mình, thành phố Dublin trong mắt tôi ít dần những kẻ “tân tiến và hợm hĩnh”, thêm bao người thú vị, đáng quý. Họ đã dần thổi bay màu nâu vàng u ám của thành phố từ giọng văn buồn của Joyce, khiến cho “trường hợp” năm nào bớt đau lòng và day dứt.

Đất nước của James Joyce, của tôi, Ireland, rất nhỏ bé, dân số không đông, nhưng đã làm được nhiều điều ngoạn mục và lớn lao. Vì người dân biết tận dụng ra sức mạnh của từng điều nhỏ nhoi và đơn giản nhất, thứ mà tôi nhận ra muộn màng. Khi đọc những dòng văn của Joyce, hẳn các bạn cũng thấy rằng: trách nhiệm cho sự ra đi của bà Sinico - một tâm hồn nhạy cảm, yêu nghệ thuật, biết cảm thông ấy - thuộc về chính những người xung quanh, về người chồng, cô con gái và hơn hết là về bản thân tôi – người mà bà ấy hết lòng quan tâm và thân thiết. Nếu tôi bỏ qua những nguyên tắc cứng nhắc và ích kỉ của bản thân, và chỉ đơn giản là mở lòng ra sẻ chia, có lẽ bà ấy đã bớt cô đơn hiu quạnh giữa thành phố đông

Cốt lõi cuộc sống luôn là hạnh phúc. Chỉ khi con người chấp nhận và thấu hiểu, tha thứ và thương yêu, vượt ra khỏi khuôn khổ để thay đổi. Với tôi, việc sống hòa hợp với con người thành phố này đã từng nghe vô lý lắm, nhưng hóa ra không gì là không thể. Hãy nghe tôi, lời khuyên từ ông già này, đôi khi các bạn phải quên đi những nguyên tắc, những giá trị đang bó hẹp mình mà nghe theo trái tim và làm những điều khiến bạn hạnh phúc. Đừng sợ nhé, thay đổi lối sống từ những điều nhỏ nhất, rồi hãy kể lại câu chuyện của mình. Tôi, những “người Dublin” khác, và cả Ireland luôn sẵn sàng lắng nghe và yêu thương bạn...


NẾU TÔI LÀ SỨ GIẢ Phan Thị Vân Hà (Cần Thơ)

James Joyce hẳn phải yêu Dublin lắm, nên ông mới có thể đặt chân qua từng ngóc ngách của thành phố, kể tên những con đường, những cây cầu, những cửa hiệu, cửa hàng, con sông, ngọn đồi,… Và ông hẳn phải yêu đến mức quan sát và chiêm ngưỡng thật sâu văn hóa và con người ở Dublin, để viết nên những câu chuyện những tưởng vụn vặt đời thường, nhưng chứa đựng nội hàm sâu sắc trong Người Dublin. Trong bất kỳ thời đại hay xã hội nào đều có những mảng tăm tối, xấu xa và dơ bẩn. Con người ở mỗi thời đại đó có thể nhận ra hoặc giả có nhận ra nhưng lờ nó đi, tiếp tục sống một cách xấu xí, hư vinh, hào nhoáng một cách giả tạo theo số đông, theo những tầng tầng lớp lớp người xung quanh mình. Họ sợ hãi sự khác biệt của bản thân sẽ bị xã hội soi mói và đánh giá, nhưng tận sâu trong mỗi người luôn muốn có người hiểu mình, muốn có người chạm đến nơi sâu thẳm nhất trong tâm hồn hoặc muốn mình có can đảm hơn để thoát khỏi cuộc sống tù đọng đó, có sức sống, có đam mê, có giá trị hơn. Tôi đã từng như thế. Tôi đã từng không xác định được trong cuộc sống mình là ai? Giá trị của mình ở đâu? Và sống để làm gì? Tôi đã từng hào nhoáng giả tạo, khoác lác, ba hoa về những gì mình biết một nửa như cách Corley ba hoa sự hiểu biết của mình về các cô gái. Tôi đã từng giấu dốt, giấu sự ủy mị, nhạy cảm của mình bằng sự cá tính giả dối. Tôi đã từng học theo, làm theo hành động cử chỉ của người khác để được là một thành phần trong nhóm người nổi tiếng ở trường, như cách Lenahan xảo ngôn để được tham gia nhóm bạn.


Và tôi thấy mệt mỏi vì lúc nào cũng phải diễn, tôi thấy cô độc vì không ai thực sự hiểu tôi, và tôi không biết mình là ai trong những người mà mình đã giả tạo theo. Người Dublin phản ánh hiện thực xấu xa trong mỗi con người bất kể ở thời đại nào nhưng chúng ta vẫn có quyền lựa chọn đổi thay để hoàn thiện hơn. Như cách James Joyce đã xây dựng cho mình một đế chế văn học riêng và trở thành tượng đài văn học chủ nghĩa hiện đại trong thế kỉ 20,

như cách Ireland sẻ chia văn minh và mở rộng kết nối… Và Ireland hẳn đã có những Ulysses đời thường trong hàng tá những Lenehan, Corley,… nên mới có Dublin và Ireland bây giờ. Ireland độc lập chủ quyền, Ireland phát triển kinh tế, giáo dục, văn hóa và con người. Tôi là Ulysses trong từng khoảnh khắc cuộc sống của mình. Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi. Tôi đã can đảm thay đổi, tôi muốn được công nhận khi tôi là chính


tôi mà không giả tạo để trở thành ai nữa. Họ sẽ thấy tôi là người nhạy cảm, yêu âm nhạc, thích đọc sách, ưa xê dịch và kết bạn. Tôi sẽ tự nhiên bật khóc khi đọc đến đoạn văn xúc động nào đó, tôi sẽ hát lên những bài hát mà tôi yêu thích mỗi ngày, tôi sẽ xách balo lên làm dày quyển passport của mình và sẽ kết bạn với những người vô tình gặp trong suốt những chặng đường đi. Tôi biết sẻ chia, tôi yêu cuộc sống của mình và đang tận hưởng, cảm nhận nó từng ngày.

Nếu tôi được làm sứ giả của điều ước, dù không có khả năng biến những điều ước thành sự thật nhưng tôi sẽ nhân rộng niềm tin vào cuộc sống, đánh thức hi vọng, đam mê của con người bằng cách chia sẻ những kinh nghiệm, những chuyến đi của tôi, văn hóa, con người, câu chuyện ở những nơi tôi đã đi qua, chia sẻ những quyển sách hay tôi đã đọc, những bài hát tôi đã nghe, những trải nghiệm tôi đã thấy, cách tôi cảm nhận cuộc sống, từ từ chạm đến ước mơ,… cho những người


bạn tôi gặp xung quanh mình. Chúng ta đều có cách thể hiện tình yêu khác nhau, James Joyce ẩn sâu trong những đoạn văn là tình yêu đối với thành phố Dublin xinh đẹp, như Cecilia Ahern miêu tả về tình yêu giữa những con người ở Ireland, tôi sẽ thể hiện tình yêu với Dublin, với Ireland bằng hành động, tương tác và trải nghiệm Ireland thật sự rồi sau đó lại tiếp tục sẻ chia về chuyến hành trình chạm đến ước mơ Ireland của mình!


MẸ ĐỪNG LO, MAI CON ĐẾN IRELAND Nguyễn Thị Hiền (Bắc Ninh)

Mẹ đừng lo, mai con tới Ireland Bầu trời ấy cũng ngát xanh như tuổi trẻ Nắng nơi ấy cũng sẽ vàng như thể Mẹ của con, mẹ luôn cạnh bên con Mẹ đừng lo, trái đất vẫn quay tròn Như tình yêu mẹ dành con muôn thuở "Khi ta ở chỉ là nơi đất ở" (*) Có nơi nào rồi không hóa thiêng liêng? Con luôn tin Ireland rất rất hiền Ireland sẽ mở lòng yêu thương con vô tận Sẽ có những người phụ nữ bao dung như mẹ vậy Yêu thương con và chở che con Rồi ngày mai mặt trời sẽ đón con Nơi Ireland có những người như James Joyce từng kể

Họ sống để yêu thương, khổ đau nhưng sau tất cả Vẫn là một tấm lòng hồn hậu thân thương Mẹ ơi, mẹ ơi, mai con sẽ lên đường Đến với Ireland học thêm nhiều điều mới Mẹ đừng lắng lo, con tin rồi con sẽ ổn Sẽ có những con người thay mẹ bảo bọc con Mẹ đừng lo, trái đất vẫn quay tròn Người với người sẽ yêu thương nhau, bất kể Mọi người mẹ đều sẽ yêu con như mẹ Sẽ yêu con như mẹ của con... (*): Trích bài thơ Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên.


KHÚC MIÊN DU

Bùi Thị Quỳnh Hoa (Hà Nội)


Có những ngày chưa cũ đã rêu phong Phố thổn thức chìm dần trong khắc khoải Ngoài ô cửa chút nắng tàn uể oải Lặng thinh bỏ mặc tiếng chiều rơi Ngủ đi con, đừng khóc nữa! À ơi… Cha chẳng khéo câu ru hời như mẹ Thôi ngoan nào, cha kể con nghe nhé Mộng kinh kỳ thời trai trẻ của cha! Tuổi hai mươi cha khao khát đi xa Đan con chữ thành thuyền ra biển rộng Ireland với cha - đã từng là lẽ sống Kể từ ngày ôm mộng Trinity (1) Ngoài bút nghiên, cha chẳng có thêm gì Vẫn háo hức về những gì nghe kể Bởi ước mơ - ai có quyền đánh thuế Sao rụt rè chọn đóng thuế làm chi? Nhưng con ạ, cuộc sống có lắm khi Chẳng thể biết điều gì chờ phía trước Có đôi kẻ vẫn can trường dấn bước Không ít người nhu nhược chọn thối lui Cha đã để giấc mơ đó ngủ vùi Giữa những đắn đo, chần chừ mất - được Chẳng dám đem an yên ra đánh cược Đừng bao giờ theo vết trượt của cha! Mai lớn lên con hãy cứ xông pha Và viết tiếp những gì cha dang dở Nghe giùm cha điệu Celtic(2) nức nở Rồi kể cha nghe vẻ rực rỡ Dublin(3) Con trai ạ, cha có một niềm tin Con sẽ đến hòn đảo tiên màu lục Và cha biết khi đó chính là lúc Cha không còn hoang hoải khúc miên du! (Lấy cảm hứng từ truyện ngắn “Đám mây nhỏ” trong tập truyện “Người Dublin” của tác giả James Joyce) (1) Trinity: Trinity College Dublin là ngôi trường đại học danh tiếng và lâu đời nhất ở Ireland (2) Celtic: Là loại nhạc mang âm hưởng dân gian Ireland (3) Dublin: Thủ đô của Ireland


o t e m o c l e w land e r I


Nana & Gerard Bùi Thị Non (Hải Phòng)

“Cô đã đọc Người Dublin và cô cũng đã đọc rất nhiều về James Joyce, cô muốn nhìn thấy mình như Nora Barnacle, người yêu và cuối cùng là vợ của Joyce, người sẽ luôn ở bên ông kể cả trong thời gian ông xa quê hương lưu lạc khắp châu Âu, và cả khi đôi mắt ông yếu dần không còn tinh anh nữa. Những suy nghĩ, cảm xúc dồn nén lại thành một cảm giác nặng nề đè lên tâm trí cô. Nhưng nó không làm cô tê liệt. Nó thúc giục cô đến bên Gerard, dù là chỉ trong hai tuần hay cả đời này. Nana ôm lấy những chú gấu bông, và sự an tâm dẫn cô vào giấc ngủ. Họ đã ở bên nhau mùa hè năm ấy, và họ sẽ bên nhau cả những mùa hè của những năm tháng sau này. “


Nana không thể nào ngủ được. Cô nằm ôm mấy chú gấu bông – kỷ niệm chung của hai người. Có lẽ ở phương trời bên kia anh cũng đang như vậy. Cô vẫn được gặp anh trong giấc mơ hằng đêm, và hằng ngày, hai người vẫn thường xuyên trò chuyện. Nhưng niềm khao khát cuối cùng của cô vẫn là được ở bên anh. Giờ đây, cơ hội đang gõ cửa. Nếu cô chiến thắng cuộc thi này, cô sẽ được gặp lại anh. Cô đã rất mong chờ chuyến đi. Cô đã tưởng tưởng mọi chi tiết đến nhỏ nhất khi cô được gặp lại Gerard. Sẽ có những ôm hôn nồng cháy, sẽ có nước mắt, có nụ cười. Cô cũng sẽ có cơ hội gặp mặt ba mẹ anh – hai người thân nhất của anh mà cô đã vài lần nói chuyện qua mạng xã hội. Dù chưa từng gặp mặt nhưng hai bác luôn khiến cô thấy thật gần gũi. Trái tim sẽ luôn biết lưu giữ những phút giây hạnh phúc. Những giây phút ấy tuy ngắn ngủi, nhưng một khi cô gặp được anh ở Ireland, một phần trong cô sẽ luôn ở lại. Những ký ức sẽ đầy thêm và in đậm trong tim.

“Chị ơi, nếu yêu một người mà biết là rất khó khăn để đến được với nhau thì có nên tiếp tục không?” – “Em phải yêu thì mới biết tình yêu ấy có đủ lớn để vượt qua khó khăn không chứ. Mà, em đang yêu ai à?” – “Dạ, em chỉ ... hỏi vậy thôi ạ”. Có những lúc sự hoài nghi đã chiếm lấy suy nghĩ của cô. Liệu tình yêu của cô với anh có được kết thành trái ngọt, hay truyện cổ tích chỉ có trên trang giấy? Cô cảm thấy mình như Eveline trong câu chuyện của James Joyce, “sắp sửa bắt đầu một cuộc sống mới”, sắp sửa lên chuyến tàu quan trọng nhất của cuộc đời mình. Giá như cô có thêm đôi cánh, cô đã bay đến bên anh. Cuộc thi này sẽ cho cô đôi cánh. Cô tự hứa với mình sẽ không đắm chìm trong biển hoài nghi như Eveline. “Mình sẽ sống cuộc đời mình, mình sẽ trở thành một người Dublin, một Irish cailín*”. Cô tự nói với mình.


Eveline nhớ đến lời hứa với mẹ mình “lời hứa sẽ chăm nom gia đình đến khi nào cô có thể”. Còn Nana, cô có thể cảm nhận mẹ cô muốn cô ở gần bà, như mọi người mẹ yêu con đều mong muốn. Khi cô quyết định kể với mẹ về Gerard, phản ứng đầu tiên của bà là “Xa quá!”. Nhưng qua thời gian, mẹ cô cũng dần nhìn thấy tình yêu của hai đứa trẻ dành cho nhau. Tình yêu ấy cũng lớn và vô điều kiện như tình yêu của mẹ dành cho cô vậy. Cô đã nghĩ đến ba mẹ cô, và nghĩ đến ba mẹ Gerard. Cả hai đều là con một trong gia đình. Có khoảng thời gian cả cô và anh đã khóc rất nhiều, khi nghĩ đến tình yêu của mình, và nghĩ đến ba mẹ mình – đều đã ngoài 60, thậm chí 70. Giữa Việt Nam và Ireland không có chuyến bay thẳng. Anh đã quay trở lại thăm cô sau gần nửa năm xa cách, sau 3 chuyến bay và gần 24 tiếng đồng hồ trên máy bay. “Chào Nana, cháu có khỏe không? Gerard đã bắt đầu hành trình để gặp cháu. Hai bác mới chào tạm biệt cậu ấy ở sân bay. Đó là một hành trình dài để đến Việt Nam, nhưng Gerard rất vui. Nói chuyện với cháu sớm nhé xx”. Cô nhận được tin nhắn từ mẹ anh khi anh vừa bắt đầu chuyến bay. Hai người phụ nữ cùng yêu anh rất nhiều đã chia sẻ những lo lắng khi anh đang ở trên hành trình dài này. Tin nhắn ấy khiến cô thấy thật ấm áp. Eveline đã sợ hãi khi đứng trước quyết định làm thay đổi cuộc đời. Ireland với những tăm tối đầu thế kỷ XX đã khiến cô gái 19 tuổi Eveline bị tê liệt, tâm trí cô bị giằng xé giữa đi và ở. “Không! Mình sẽ không mắc lại sai lầm của Eveline!” Cô sẽ không để tình yêu của cuộc đời cô vuột trôi đi mất. Cô sẽ là Eveline của thế kỷ 21, sẵn sàng bước lên chuyến tàu của cuộc đời mình, sẵn sàng bước tới tương lai. Một Eveline hiện đại, một Eveline sẵn sàng vượt đại dương để được ở trong vòng tay tình yêu – vì tình yêu của cô xứng đáng nhận được như thế. Cô đã đọc Người Dublin và cô cũng đã đọc rất nhiều về James Joyce, cô muốn nhìn thấy mình như Nora Barnacle, người yêu và cuối cùng là vợ của Joyce, người sẽ luôn ở bên ông kể cả trong thời gian ông xa quê hương lưu lạc khắp châu Âu, và cả khi đôi mắt ông yếu dần không còn tinh anh nữa. Những suy nghĩ, cảm xúc dồn nén lại thành một cảm giác nặng nề đè lên tâm trí cô. Nhưng nó không làm cô tê liệt. Nó thúc giục cô đến bên Gerard, dù là chỉ trong hai tuần hay cả đời này. Nana ôm lấy những chú gấu bông, và sự an tâm dẫn cô vào giấc ngủ. Họ đã ở bên nhau mùa hè năm ấy, và họ sẽ bên nhau cả những mùa hè của những năm tháng sau này


Fiddle MÙA HẠ TIẾNG

Bùi Quỳnh Anh (Hà Nội)


(Lấy cảm hứng từ tác phẩm Dubliners của James Joyce và bài hát Galway Girl của Ed Sheeran) “Xin hỏi, nhà thờ St Patrick đi đường nào vậy?” – tôi giật mình vì tiếng nói từ đằng sau. Đó là một gã du khách lưng đeo một chiếc balo lớn, cao như cột đình, có chất giọng Anh Quốc kiểu cách như lão thầy giáo của cậu ta. Hừm, khác với giọng Ireland như điệu nhạc folk vậy. Cậu ta lắc đầu nói xin lỗi, rồi lại cúi đầu đi tiếp. Anh bạn à, đừng phí công mà hỏi cậu ta. Khi ở Việt Nam, đường từ nhà đến Bờ Hồ cậu ta còn không nhớ rõ, nói chi đến cái địa danh to to ở Ireland kia. Đến Dublin này, số lần đụng mặt những du khách hỏi đường có khi đã gần bằng số bước chân cậu ta ra ngoài đường trong hai tháng ở đây. Nhưng biết thế nào được, kể cả tôi là kẻ khó ở, cũng phải công nhận Dublin là thành phố đẹp và yên bình - khá an toàn so với những xung đột trên thế giới gần đây, đó chả phải là lý do bố mẹ cậu ta sắp đặt tận mông cho cậu ta đến đây sao. Này này, các người chớ coi thường, thời buổi này thì Thượng đình cũng phải biết cập nhật chứ. Các người có biết chăng, giao thừa vừa rồi các Táo cũng dùng tàu bay lên Thiên đình đó. À, tôi quên chưa giới thiệu, xin chào, tôi là Tả, mã số HN-5421045. Thực ra tôi không rõ lắm tên thật của mình là gì, nhưng từ khi sinh ra họ đã gọi tôi là Tả, và cho tôi một mã số tương ứng với con người tôi chịu trách nghiệm, nên tôi tự mặc định là Tả. Dân gian thường gọi tôi là Tả thần, là một


trong những kẻ chịu trách nghiệm cho con người, chính xác hơn là ghi chép những điều xấu xa của loài người.

u tối. Hai tháng rồi, ngoài con đường từ nhà đến trường thì tôi chẳng thấy cậu ta còn đi đường nào nữa. Mà luôn là con đường tối tăm ẩm ướt này.

Mỗi người đều có một Tả thần ngồi bên vai trái và Hữu thần bên vai phải, ghi lại những việc tốt xấu từ khi sinh ra đến lúc lìa đời. Họ nói gì, làm bất cứ điều gì, gặp cái gì, chúng tôi đều biết. Họ và chúng tôi tồn tại song song.

À, tiếng đàn 6 giờ 25 chiều. Đúng vào giờ này mỗi ngày, tiếng đàn fiddle len qua ô cửa sổ từ khu nhà ẩm mốc, vang vọng con hẻm. Vẫn là cô gái Eveline ấy.

Tôi, và một đồng nghiệp, chịu trách nghiệm cho một con người, tên là Kiên. Cậu ta 17 tuổi, nên chúng tôi cũng 17 năm sống với cậu ta. Nhắc đến Kiên, tôi thấy cậu ta rất lạ, lạ đến buồn cười. Đến con chó đỏ nâu Saoirse của bà chủ nhà còn vui vẻ hơn cậu ta. Mấy đứa trẻ khác còn có thời kì nổi loạn. Trời ơi, đến tôi còn từng trèo tường đánh đổ chậu cây, chọc giận Thái thượng lão quân và đùa nghịch với các tiên nữ. Hữu nhiều lần chê trách tôi, nhưng tôi mặc kệ. Cậu ta cũng có vừa đâu. Có người thấy cậu ta qua lại cùng bọn tiểu tốt dưới này. Nhiều lời đồn rằng hậu thuẫn của cậu ta không thể trêu được. Tôi cũng mặc kệ. Tiểu tiên bây giờ đâu đâu cũng là sóng và đá ngầm. Biển cả có sóng mới là biển cả. Nhưng còn cậu ta sống từ nhỏ đến lớn như một cái hồ bé tí vào mùa đông giữa các toà nhà vậy, suốt ngày lúi húi ngập trong đống sách vở, với cây bút chì và tập vẽ của cậu ta. Kể cả khi cha mẹ sắp xếp cậu con quý tử đến trường Phẫu thuật Hoàng gia RSCI ở đất nước này để học ngành y kế nghiệp gia đình, cậu ta cũng không ho he nửa lời. Xa xa tiếng chợ chiều đã vãn. Trời đổ chạng vạng, làn mây nhuộm một màu tím xám, báo hiệu một cơn mưa nữa chực đến. Đúng là thành phố gần biển có khác, thời tiết cũng thất thường, nên người Ireland đi đâu cũng mở đầu bằng “Thời tiết hôm nay thế nào?” và một tách trà nóng. Trong con hẻm này, không khí bốc lên một mùi đất nồng ẩm, u

Tôi vẫn nhớ lần đầu tiên tôi gặp cô gái ấy. Ngày đầu chúng tôi bước chân tới Dublin. Hôm ấy bầu trời tháng Ba rất trong, tán sồi xanh, thảm cỏ ba lá cũng rất xanh, như chiếc váy truyền thống tung bay theo bước nhảy của cô vậy. Bông hoa hồng tím cài trên tóc cô cũng đung đưa theo nhịp gió. Tôi nhớ đó là bài The Irish Washerwoman của mùa hạ. Cây đàn Ireland reo vang từng tia nắng, dang rộng vòng tay nồng ấm chào những du khách đến, còn cậu chàng Việt Nam kia cứ đứng đó ngẩn ngơ. Những ngày sau, tôi cũng thường thấy buổi sáng cô ấy đi ngang qua nhà trọ. Hình như là đi đến khoa âm nhạc Đại học Trinity, tiền học cũng không vừa. Chúng tôi cũng đụng mặt cô ấy vài lần trên phố. Ánh mắt cô rất sáng và người thơm mùi bánh nướng để mang đến các nhà trong phố. Nhưng đêm tối buông xuống, cô cũng thường lui tới quán bar ở đường Harcourt gần chỗ ở, mang theo hộp đàn. Khu trọ cũng có nhiều lời ra đồn vào, nhưng cũng chẳng ai nói gì vì cô chẳng làm mích lòng ai bao giờ, lại hay giúp việc ở nhà thờ. À chuyển điệu rồi. Là bài The Fields of Athenry. Hôm qua có vẻ là Irish Roses. Chớ lạ tại sao tôi biết, từ khi đến đây điện thoại cậu ta bỗng nhiên chất đầy nhạc celtic. Nếu hôm qua cây đàn nức nở kể về câu chuyện của một người con tha hương xứ người thì hôm nay, tiếng đàn lại như đưa tôi


về một miền xa xăm nào đó. “Nằm yên dưới cánh đồng ở Athenry Nơi ta một lần ngắm nhìn cánh chim bay tự do Tình yêu đôi mình lướt theo đôi cánh Chúng ta mơ và hát những bài ca Thật cô đơn trên cánh đồng ở Athenry.” Không gian bỗng ngưng lại. Con hẻm ẩm mốc tối tăm bỗng có vẻ nửa thực, nửa hư. Cánh tay cậu ta ôm chặt một thứ gì đó, là một tờ giấy. Trời chuyển gió, nhưng lạnh lẽo. Đèn tắt. Cô ra khỏi nhà. Nhưng cậu ta vẫn lặng yên. Đáng nhẽ bây giờ cậu phải đi rồi chứ. Bần thần một lúc, tiếng bước chân bắt đầu vọng lên vách, nối tiếp bước chân cô gái. Tiếng nhạc xập xình bắt đầu đập vào màng nhĩ. Đèn neon nhấp nhánh xanh đỏ. Cuộc sống về đêm ở Harcourt. Eveline thở hắt rồi đi vào một quán bar, biển đèn tên Lads. Cậu ta định bước theo. Nhưng rồi lại đứng lại bên hẻm ven đường, tựa vào bức tường rêu.



Tiếng đàn ở trong quán bar thoát ra, hòa cùng với tiếng ồn ã của khu phố, nhưng tôi nghe có chút xa lạ. Gió luồn qua có chút lạnh, cơ thể cậu trong chiếc áo trắng mỏng run lên nhưng cậu vẫn không nhúc nhích. Tay cậu ta vẫn thủy chung vuốt nhẹ tờ giấy, như sợ nó nhàu nát. Không biết thời gian đã trôi qua bao lâu, Eveline bước ra. Nhưng cô vẫn đứng lại ở ven đường. Kiên chực bước tới. Nhưng cậu ta khựng lại. Hai người đàn ông cao lớn, bước đi loạng choạng, mặc áo phông xộc xệch và quần jean đóng thùng, tiếp cận cô ấy. Tuy chỉ đứng từ xa nhưng có vẻ tôi đã từng nhìn thấy họ ở đâu đó. Hình như người đàn ông áo xám chạm vào tóc cô ấy. Còn người đàn ông áo xanh chỉ khoác tay cười cợt. Có vẻ cô ấy cứng người, dứt ra khỏi cái va chạm của anh ta, nhưng vẫn im lặng tại chỗ. Nhớ lại nào, nhớ lại nào, tôi từng thấy họ ở đâu rồi, nhưng mà trong một bộ quần áo khác. Tôi nhìn sang Hữu, cậu ta cũng tỏ vẻ suy tư. Sở cảnh sát chăng?

Chúng tôi đều im lặng, tiếng động duy nhất vang lên giữa con đường vắng chỉ là tiếng dằng co phía trước và nhịp thở bất ổn của cậu. Bàn tay cậu xiết chặt tờ giấy. Gió bắt đầu thổi mạnh, rít lên như một con thú nổi giận. Bỗng chốc người chúng tôi bị kéo mạnh lại phía sau bởi lực quán tính. Cậu ta nhấc chân, phóng người về phía trước. Tôi cảm thấy một lực va chạm rất mạnh. Mạnh đến mức chúng tôi đều bị văng xuống đường, đến mức vẻ mặt hai người đàn ông đang ngã nằm kia biến mất hoàn toàn vẻ say xỉn, như nửa bàng hoàng nửa ngơ ngác với chuyện xảy ra đột ngột với kế hoạch của mình. Từ chiếc balo lệch vai, một vài tờ giấy văng ra, đáp xuống lòng phố. Trời bỗng ào ào đổ mưa. Tôi thấy cậu ta vụt đi, tay nắm theo tay cô gái ấy. Giữa một đống giấy được in lên bởi những nét chì rơi ra như biển lá cuối thu, có duy nhất một bức vẽ màu. Cô gái với chiếc váy xanh và chiếc đàn fiddle. Chúng tôi ngồi lại đó, ngẩn ngơ.


Him

Nguyễn Hoài Đức (Đà Nẵng)

Tiếng chuông điện thoại vang lên. Xin lỗi, anh có phải là Lenehan không, chúng tôi gọi điện từ sở cảnh sát Dublin. Vào rạng sáng ngày hôm nay, chúng tôi phát hiện bạn của anh, Corley đã chết trong bồn tắm tại khách sạn… Lenehan bàng hoàng, chả phải cách đây ít lâu, Corley còn dẫn anh đi gặp người con gái đã đốn ngã trái tim anh ấy tại trạm dừng bus 205 hay sao. Anh chả thể hiểu được việc gì đang diễn ra, chạy ngay đến nhà ga Kent Station, anh bắt chuyến tàu sớm nhất lên Dublin. Năm tiếng sau, anh không tin vào mắt mình nữa, trước mặt anh bây giờ là xác của Corley, không một vết thương rỉ máu, đồng tử vẫn còn chưa giãn ra hết cỡ, trên khuôn mặt lạnh tanh trắng bệt là nụ cười khó hiểu, một chút nước bọt hòa lãn màu đỏ sẫm còn đọng tại khóe môi. Viên cảnh sát yêu cầu Lenehan mang bao tay vào, run rẩy cầm cuốn sổ nhật kí của Corley, anh lật từng trang.


Dublin, ngày đầu, Tại sao vào cái ngày tôi muốn giới thiệu em với Lenehan, em lại không xuất hiện. Và, tôi mất liên lạc với em từ ngày hôm đó, linh cảm có chuyện chẳng lành, tôi muốn lên Dublin tìm em. Tàu ở Ai Len thích thật, chạy thì nhanh, mà còn yên ắng nữa chứ, chả nghe thấy tiếng động cơ đâu cả, kích cỡ đường ray cũng rộng nữa. Tôi đã quá bối rối khi không biết bấm vé như thế nào để qua được cửa tại nhà ga. Hàng tá mảnh ruộng xanh ngắt cùng những đàn bò sữa, đàn cừu chạy nhanh qua đôi mắt khi tôi phóng tầm nhìn qua cửa sổ.Từ nhỏ, khi mà kinh tế ở thành phố còn chưa phát triển như bây giờ, một buổi mẹ tôi đi bán, buổi còn lại, bà thường chở tôi trên chiếc xe đạp cộc cạch đi khắp thành phố, thế giới quan của một cậu bé 7 tuổi hình thành từ những tháng ngày ngồi sau lưng mẹ. Nhà ga, nơi mà tôi luôn nằng nặc đòi mẹ dẫn đến đã nuôi dưỡng niềm say mê xe lửa kì lạ của tôi, tôi thích cái mùi hàng hóa rau củ mà mỗi chuyến tàu chợ mang đến, tiếng tu tu, tiếng ồn ào từ những dòng người tứ phương. Hồi đó, tôi thường hay nghịch dại bằng cách nhảy vào đứng giữa đường ray, dang tay chờ tàu đến. Chững lại một giây, cái cảm giác này, hình như là… Ngày thứ hai, Thật là may mắn khi tôi có thể kiếm được một nơi trú ngụ trong một khách sạn tốt như thế này tại Dublin. Nhưng, quan trọng là, tôi sẽ tìm em ở đâu bây giờ. “Anh đang ở khách sạn Selbourne trên đường Abbey street, anh nhớ em!”, tôi nhấn nút gửi, hi vọng em sẽ đọc email này. Rảo bước dọc con đường ven sông Liffey, tôi thả hồn theo dòng chảy trên sông, bắt gặp những bức tượng the Famine trên đường, tôi ngồi ngay xuống cái ghế dài trước mặt. Nhìn xa xăm về phía cầu cảng, tôi tự hỏi có phải mình đã quá ngu ngốc không khi cứ mãi gặm nhấm quá khứ. Như những bức tượng này, nó để gợi nhớ lại một thời kì tăm tối của Ai Len vào giữa thế kỉ thứ 19, nhưng quan trọng là họ đã vượt qua và xây dựng nên một Ai len xinh đẹp như ngày nay, tương lai được xây bởi quá khứ hay hiện tại, tôi tự hỏi. Lẽ ra, vào đêm hôm ấy, em phải là của tôi, tôi không nên ngừng hôn em, bàn tay tôi không nên đặt hờ hững một cách vô dụng đằng sau lưng em, tôi phải luồn nó vào mái tóc, phải cho em hiểu được tôi muốn em đến nhường nào. Ngày thứ ba, Tôi không tài nào ngủ được, trằn trọc mãi không thôi. Ngồi dậy rót cốc nước vòi, tôi vừa nốc vừa nhìn ra cửa sổ. Lạ nhỉ, hình như tôi nghe thấy tiếng gõ cửa nhẹ. Đang là khung giờ im lặng của khách sạn, ai lại làm phiền mình vào giờ này nhỉ. Tôi mặc kệ, leo lên giường và ngủ thiếp đi. Ngày thứ tư, Ngày hạnh phúc nhất của cuộc đời tôi. Tôi nhảy cẫng lên sung sướng khi nhận được tin nhắn trả lời từ em. Em bảo rằng em sẽ đến gặp tôi. Chạy nhanh đến siêu thị Aldi gần đó, tôi mua nào là bia Guinness, vang và rất nhiều thức ăn nhanh làm sẵn. Và em không đến.


Ngày thứ năm, Nằm dài trong phòng từ sáng sớm đến khuya, tôi hiểu được cảm giác một ngày không thấy ánh mặt trời sẽ khủng khiếp và tàn phá tinh thần con người đến như thế nào, nhưng tôi mặc kệ. Người ta thường hay có xu hướng hủy hoại bản thân khi gặp phải những cú sốc về tinh thần. Nửa đêm, tôi lại nghe thấy tiếng gõ cửa. Tôi không tin vào mắt mình nữa. Đó là em. Tôi ôm chầm lấy em, mùi hương từ cơ thể em không lẫn vào đâu được, đó chính là em rồi. Ngày thứ sáu, Đặt môi tôi lên môi em, tôi cảm thấy Khi thức dậy, tôi chỉ thấy một mảnh giấy trên đời này chả còn cái gì có thể ngọt em để lại trên bàn cùng lời nhắn em có ngào hơn được nữa. Em vòng tay lên công việc phải giải quyết và em sẽ gặp tôi cổ tôi và lại gần em hơn. sau. Tôi chưng hửng. Lẽ nào, sau đêm qua, em nghi ngờ tình cảm của tôi. À không, tôi phải tự nghi ngờ mình mới phải. Liệu rằng tôi có yêu em thật sự không? Đứng trước gương trong phòng tắm, tôi miên man suy nghĩ. Tôi yêu cơ thể em, hay tôi yêu em. Hay chỉ vì quá cô đơn và bế tắc trong cuộc sống của mình, tôi tìm đến em như một liều thuốc an thần. Lenehan là người bạn duy nhất của tôi ở đây, tôi vẫn còn một người mẹ hết mực thương yêu mình, còn công việc của tôi nữa. Đời người là một chuỗi các sự đánh đổi, tôi đã chọn sự cô đơn, để dành Ngày thứ bảy, thời gian đạt được Hôm nay tôi nhất định sẽ thổ lộ tất cả những điều này với em, kể cả những thứ mình khao khi em nghĩ tôi đến với em không phải là tình yêu đi chăng nữa. Giả khát, nhưng cái sự cô sử em bảo rằng, em bảo rằng em tin tôi và chúng tôi sẽ đi đến một đơn này đã lên đến nơi nào đó cùng nhau, tôi sẽ trả lời sao bây giờ. Vẫn lại là một sự đánh đổi. Đi cùng em, tôi sẽ lại được sống trong đỉnh điểm rồi. Liệu cảm giác thanh bình và đầy cảm xúc. Nhưng điều đó đồng nghĩa người ta có trân quý với việc tôi vứt bỏ đi người bạn và người tôi yêu quí nhất trong cuộc những thứ họ đang có đời này, nhưng tôi sẽ không bị sự bế tắc đè nén nữa. Chỉ là một hay họ sẽ như tôi bây người bạn thôi mà, nhưng không, đó là người duy nhất ở bên tôi khi giờ, khao khát một cả thế giới dường như ở phía còn lại. Còn mẹ, bà sẽ vui mà phải phút, à không chỉ một không, khi thấy tôi được hạnh phúc. Vậy còn bà thì sao, tại sao tôi lại giây an nhiên trong không nghĩ đến việc vượt qua sự bế tắc này vì tôi vẫn may mắn còn tâm hồn thôi cũng bà ở bên nhỉ? được. Hàng chuỗi câu hỏi dài hiện lên trong đầu tôi, và em đến.


Lễ tân cho hay, đã bảy ngày qua vị khách tên Corley chưa hề rời khỏi phòng và không có ai đến tìm anh ta cả. Nhân viên khám nghiệm tử thi nhận định ban đầu nạn nhân tử vong không rõ nguyên nhân, dây thanh quản đứt do gào thét liên tục trong thời gian dài. Người ta thấy một nụ cười khó hiểu trên môi Lenehan, trên tay anh là một cây cỏ ba lá. Lời bài hát: Him! Got a call, at this hour, later I was with a broken heart, it was about my close pal. Corley, the name is so sweet, had a nice place on Abbey Street, used to spend half my life there. Stayed by my side, through all the times, and he won’t give up on his life.

Wish I could be, more like him, with no woman and no cry. Through all the ups and through all the downs, All I could see was his smile. Hope I could be there for him, until I say the world goodbye!

Đôi dòng cảm nhận: Đọc Người Dublin của nhà văn James Joyce, cảm nhận đầu tiên của tôi đó là một không khí ngột ngạt và tăm tối, cái ngột ngạt đó lại xuất hiện từ bối cảnh xã hội nơi mà các nhân vật đang tồn tại. Cái chết, đó là điều thứ hai tôi nghĩ đến, nhưng đâu mới là cái chết thật sự, chết sinh học hay chết trong tâm hồn , tôi tự hỏi. Vì lẽ đó, tôi có cảm giác như cái chết sẽ trở thành một điều gì đó ám ảnh đối với người đọc. Tình tiết trong những câu chuyện không cao trào, nhưng nó mang lại cảm giác hụt hẫng, một chút gì đó rợn người vì những điều đơn giản thường ngày lại trở nên bí hiểm một cách lạ kì. Và, “Him!” ra đời. “Hai chàng ga-lăng” là truyện ngắn cho tôi nhiều cảm xúc nhất. Nhà văn James Joyce đã không ngần ngại trong việc xây dựng hai nhân vật nam chính xấu xí đại diện cho giới trẻ đô thị thời kì bấy giờ, vô công rồi nghề, dùng những mánh khóe chiêu trò để đổi lại những thú vui đời thường. Nhưng, Dublin bây giờ, Dublin trong tôi, là một nơi cực kì xinh đẹp theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Tôi còn nhớ, khi tôi đáp máy bay xuống sân bay Dublin, cảm giác đầu tiên ập đến đó là sự tươi mát, mùi thơm ngạt của cỏ, cảm giác không khác gì đang đứng trong ngăn đông của tủ lạnh vậy. Dublin đẹp quá, tôi thốt lên. Lúc đó, tôi chỉ mang theo mình tiền mệnh giá lớn, nên không thể mua được nước uống khi đứng trước máy bán nước tự động. Và rồi, một người đàn ông trung niên đi đến, mở tủ ra và lấy cho tôi một chai coke, khi tôi gửi tiền thì bác ấy đã không nhận và chỉ nở một nụ cười rất tươi. Dublin đã đón tôi theo một cách dễ thương như vậy đấy. Vậy thì, với tình cảm dành cho Ai Len như vậy, làm sao tôi có thể viết nên một câu chuyện với một tông màu xám cho đành. Tôi hiểu rằng, việc sử dụng màu sắc trong tác phẩm Người


Dublin là cả một hệ thống ẩn dụ màu sắc của nhà văn James Joyce, nếu mở đầu câu chuyện về hai chàng ga-lăng, cụm từ “xám nhạt” được nhắc đến hai lần trong đoạn đầu tiên, thì với câu chuyện của mình, tôi chọn màu xanh lá. Không cần phải giải thích, thì có lẽ ai cũng biết được rằng, màu xanh lá cây có ý nghĩa quan trọng như thế nào với đất nước Ai Len. Còn trong câu chuyện của tôi, màu xanh chưa hẳn được dùng để diễn tả sự đối lập với màu xám trong câu chuyện gốc, mà nó được dùng để ám chỉ về sự sống, sự sinh sôi nảy nở trở lại. Có lẽ, người ta sẽ hiểu được vì sao ở đầu câu chuyện Him là màu xanh của hàng tá mảnh ruộng và cuối câu chuyện là cây cỏ ba lá màu xanh trên tay Lenehan. Với nhân vật Corley, tôi vẫn giữ lại những đặc điểm tôi cho là đặc điểm nhận dạng của anh chàng, tuy nhiên, Corley của tôi không phải là một chàng trai thô kệch, có chút thô lỗ, lúc nào cũng thích đưa ra lời phán xét cuối cùng và không biết lắng nghe. Trái lại, Corley trong Him! là một nhân vật sống trong đời sống nội tâm của chính mình nhiều hơn, những trăn trở và mối quan tâm cũng đã thay đổi. Về nhân vật Lenehan, trong Him!, tình bạn giữa Lenehan và Corley được tập trung lột tả. Bài hát cuối câu chuyện, đó chính là khúc ca mà Lenehan cất lên để trải lòng với bạn mình “It was about my close pal”. Trong bài hát, Lenehan nói rằng Corley là người đã luôn luôn ở bên cạnh anh dù vui buồn thăng trầm xảy đến “Stayed by my side, through all the times” hay ‘Through all the ups and through all the downs”, vào giây phút ấy, Lenehan ước rằng mình đã có thể ở bên bạn, hay chí ít cũng có thể được nói lời tạm biệt với bạn, Lenehan, Corley chính là cả thế giới của mình “Hope I could be there and say the world goodbye” và với Corley, Lenehan cũng quan trọng không kém khi ở ngày thứ bảy, anh đã nghĩ đến Lenehan đầu tiên.

Chi tiết đường Abbey Street được nhắc đến như là một sự ẩn dụng, nếu nhà văn James Joyce mô tả hành trình của Lenehan từ Rutland Square đến khi anh gặp được Corley là một đường vòng vô nghĩa thì trong Him!, đoạn đường từ Abbey Street đến ven sông Liffey và nơi những bức tượng the Famine không phải là ngắn, nhưng nó không đủ dài để Corley trải hết nỗi lòng của mình, có chăng chỉ có những cơn gió và dòng nước mới có thể khiến anh cảm thấy nhẹ nhõm phần nào. Tuy nhiên, nếu như có một người có thể hiểu và đồng cảm với mình hoàn toàn thì Corley trong Him! có lẽ đã không phải đắm chìm hoàn toàn vào thế giới riêng của mình như vậy. Lenehan vẫn nghĩ rằng Corley thực sự may mắn vì anh ta không phải trải qua những nỗi đau về tình cảm “No man, no cry” và Lenehan lại muốn được như Corley “Wish I could be more like him”. Nếu Corley của nhà văn James Joyce nắm trong tay đồng tiền vàng và con người của Corley được lột tả hoàn toàn thì với Lenehan cũng vậy, cây cỏ ba lá anh nắm trên tay chính và nụ cười khó hiểu là lời giả đáp. Với điệu blue, bài hát cuối truyện như mang đến một cảm giác ấm áp cho người nghe sau khi trải qua sự lạnh lẽo trong thế giới của Corley, và nó cũng muốn nói rằng, kết quả cuối cùng vẫn là một điều tươi đẹp sẽ nảy nở sinh sôi.


CÁI NHỌT CỦA TÔI VÀ THUỐC CHỮA CỦA NÓ Vũ Thị Minh Duyên (Đồng Nai)


Tôi đang bị bệnh, một cục u ở chỗ xương cụt hành hạ tôi suốt một tuần. Suốt cả tuần tôi tự chữa bằng cách dán salonpas; tôi tìm hiểu trên mạng rồi, cái này từ từ nó sẽ hết, nên tôi cũng không lo lắng lắm, nhưng mà thật sự rất đau; và tôi cũng đoán được là nguyên nhân có thể do ngồi quá lâu trên xe máy khi đi học cả đi cả về hơn ba giờ đồng hồ. Tôi kể lể với lũ bạn thích chọc ngoáy của tôi, và chúng làm đúng như sở thích của mình, chọc ngoáy tôi, mười đứa thì hết mười đứa, đều nói “Có khi mày bị trĩ đó”; trĩ cái đầu tụi bay, tao là bị đau xương cụt ngay chỗ- trên- mông có biết không hả?!. Tôi cũng đoán tụi nó sẽ nói thế nhưng chắc chắn là tôi bị đau xương cụt! Đau đớn khiến tôi vô cùng mệt mỏi và chán nản, tôi nghỉ học cả tuần và chẳng làm được gì cả. Sờ vào cục u ở chỗ- trên- mông tôi bất giác nhớ tới một bộ phim tôi đã coi cách đây cũng khá lâu, tôi không nhớ nó tên gì; chỉ biết Tom Hanks đóng chính, một bộ phim có nội dung kỳ quặc. Tom Hanks đóng vai một ông doanh nhân đang trên đà sa sút cả sự nghiệp lẫn cuộc sống. Ông ta đang nỗ lực làm việc để bù lỗ bằng cách làm một hệ thống ba chiều cho hoàng gia Ả Rập, ông ta phải làm việc ở một túp lều không có wifi; nhà vua và người chịu trách nhiệm năm lần bảy lượt không gặp được, ông ta luôn cảm thấy có lỗi và hổ thẹn với sự kỳ vọng của con gái; mỗi ngày ông ta đều dậy trễ và phải đi xe của một người tài xế bản địa luôn lo lắng xe bị gài bom. Rồi không hiểu sao sau lưng ông ta nổi lên một cục u to bằng lòng bàn tay, sau đó phải đi bệnh viện vì mất máu do ông ta dùng dao khoét nó đi. Khi bác sĩ nói chỉ là u nang bình thường thì ông ta không cho là thế, vì ông ấy thấy không khỏe; vụng về, chậm chạp, thiếu năng lượng, khiến những thế mạnh và khả năng nhất định không còn, nhất là khả năng đơn giản hóa những thứ phức tạp. Cái u tiến triển thành tế bào tiền ung thư phải phẫu thuật, sau khi cắt bỏ nó năng lượng đã quay lại với ông ta, mặc dù cuối cùng dự án bị hớt tay trên, nhưng ông ta đã có lại sức sống mạnh mẽ và tìm được tình yêu một lần nữa. Tôi không nghĩ là sẽ dùng dao khoét nó đi, nhưng đó là bảy ngày trước, hiện tại tôi đang nằm trên giường bệnh truyền nước biển vì tối qua đột nhiên sốt cao và cái cục u đó đã trở thành một cục nhọt chảy mủ. Tình hình có vẻ nghiêm trọng, và tôi đang suy nghĩ có khi nào phải mổ không, có khi nào sẽ bị chết không, vì một cái nhọt?! Ý nghĩ đó khiến tôi thực sự bực mình, người ta thường hay nói mỗi người sinh ra đều có lý do riêng, vậy lý do tôi được sinh ra là gì mà để chết vì một cái nhọt, hay là để làm tiêu đề cho các bài báo lá cải kiểu như “Xót xa một nữ sinh viên chết trẻ vì mọc nhọt ở mông” hay là một trong danh sách “Những cái chết nhảm nhí nhất thời đại”??!!.


Tôi lại nhớ đến một chi tiết trong bộ phim kia của Tom Hanks; khi phẫu thuật, ông doanh nhân được gợi ý hãy nghĩ về “một điều gì đó, một khoảnh khắc đẹp hoặc điều anh trông đợi”; tôi chợt nghĩ mình nên chuẩn bị cho mình để lỡ có phẫu thuật và tôi bắt đầu suy nghĩ về nó. Tôi, trong suốt 20 năm qua, có gì nhỉ?! Hình như là không gì cả, chưa tốt nghiệp, tốt nghiệp rồi cũng không biết sẽ như thế nào vì tôi không thích hợp với ngành tôi đang học, mỗi ngày chạy xe đi học hơn 30km khiến cho tôi vô cùng mệt mỏi; tôi như lạc hướng, chẳng biết đi con đường nào, tôi cũng tích cực đi làm thêm, đi học thêm, tham gia CLB nhưng gánh nặng, trách nhiệm gia đình đang đè nặng trên vai, hơn hết chính là trách nhiệm đối với chính cuộc sống của mình; ngày nối ngày trôi qua tôi như bị hút hết sức sống, tôi thấy mọi thứ dường như vô nghĩa. Tôi rất sợ, sợ mình chỉ “tồn tại” chứ không phải “sống”, sợ “đã chết bây giờ nhưng đến năm 75 tuổi mới chôn”; giống như những con người trong quyển sách “Người

Dublin” của tác giả James Joyce mà đã đọc gần đây; tôi nhớ tới chương truyện “Người chết”; tôi sợ tôi cũng đang giống như những nhân vật trong đó; những người chết giả dối là đang sống. Có lẽ cũng như nhân vật của Tom Hanks, cái nhọt của tôi cũng như thế. Rồi tôi suy nghĩ về những điều mà tôi sẽ tiếc nuối nếu như bây giờ chết đi. Tôi muốn được đi du học. Tôi muốn được nhìn thấy thế giới. Tôi rất thích văn hóa và ngôn ngữ, tôi đã nghĩ là mình sẽ sống ở mỗi quốc gia vài năm cứ thế cho đến hết đời. Tìm hiểu về du học tôi đã tìm thấy một viên ngọc xanh, đó chính là Ireland, một đất nước ở châu Âu. Ấn tượng đầu tiên của tôi về Ireland là đây là một đất nước an toàn, một thân một mình ở một nơi xa thì an toàn chính là quan trọng nhất và Ireland cho tôi cảm giác an toàn. Người dân Ireland có truyền thống hiếu khách, còn là truyền thống vinh dự nhất của họ, từ thời của “Người Dublin” đã có


truyền thống này rồi; không có gì tuyệt hơn sự thân thiện, yêu thương khi giao thoa văn hóa. Một tố chất nữa mà tôi thích ở Ireland, đó chính là tình yêu tổ quốc, tôi nhận thấy điều đó khi đọc “Người Dublin”, nhân vật Miss Ivors trong chương “Người chết” cài trên đầu cây trâm mang biểu tượng Ireland, lên án và thất vọng về Gabriel khi phát hiện anh viết bài cho tờ báo chống lại tư tưởng giành độc lập của Ireland và coi trọng cảnh đẹp và ngôn ngữ của dân tộc, và khi cô chịu không nổi bữa tiệc sáo rỗng đó, cô ấy đã bỏ về và chào bằng tiếng Ireland với một nụ cười, cả Gabriel nữa, tôi nhận thấy anh xấu hổ về bản thân và cuộc sống giả dối của mình, Gebriel tức giận Miss

Ivors nhưng cũng là tức giận chính bản thân anh ta, tự lừa dối bản thân mình với những thứ hào nhoáng trống rỗng và có lẽ tất cả mọi người ở Dublin đều giống như Gabriel khi không được sống trong độc lập tự do, họ chỉ là “người chết” với những nụ cười giả dối. James Joyce quả thật là một nhà văn tài ba và một người Ireland yêu nước sâu sắc, phải có một lòng yêu nước sâu đậm mới thấy xấu hổ khi tổ tiên vứt bỏ thứ tiếng của mình, để ngoại bang đô hộ, tức giận với chính quyền bị sai khiến và đàn áp những người yêu nước chân chính; và còn bằng chứng là sau hằng trăm năm Ireland vẫn giữ được những nét văn hóa rất đặc trưng của mình.


Những đức tính trên khiến tôi cảm thấy rất thân quen vì rất giống với dân tộc Việt Nam, dân tộc ta luôn luôn là một dân tộc yêu hòa bình và yêu nước nồng nàn; tôi nghĩ tôi thấy Ireland an toàn và thân thuộc cũng là vì lẽ đó. Còn một điều nữa là học ở Ireland thì bằng cấp sẽ được đảm bảo, vì hệ thống giáo dục ở đây vô cùng tốt, tất cả các trường đại học ở Ireland nằm trong top 5% toàn cầu. Ireland đặc biệt quan tâm tới giáo dục; từ thế kỷ XIX khi chính trị và quốc gia bất ổn nhưng nền giáo dục vẫn rất được chú trọng, điển hình là cuộc tranh cãi về University- vấn đề nổi cộm của xã hội Ireland cho thấy việc học đại học vô cùng được đề cao. Rất nhiều sinh viên quốc tế học ở Ireland, có rất nhiều học bổng và ưu đãi cho du học sinh, ở đó tôi có thể có nhiều bạn từ các quốc gia trên thế giới, tôi sẽ học tiếng anh ở đây rồi sau đó đi làm kiếm tiền trải nghiệm khắp thế giới.


Tưởng tượng đến một nơi không ai biết đến mình, bắt đầu một khởi đầu mới. Sẽ đi học, đi làm, đi chơi, trải nghiệm một cuộc sống khác, một cuộc sống rất Irish; ăn những món ăn truyền thống, cuối tuần sẽ đi các quán bar uống bia, lúc vui có thể lên hát một bài hoặc nhảy điệu nhảy Irish truyền thống, mặc đồ màu xanh lá vào ngày thánh Patrick, chơi thử môn thể thao bóng gậy cong Hurling, lâu lâu sang chảnh thì đi nghe các vở Opera để mở mang đầu óc; hoặc đơn giản chỉ là mặc đồ mùa đông, nhét tay vào túi áo đi dạo trên những con đường châu Âu cổ kính khi tuyết rơi. Nghĩ về những điều đó khiến tôi cảm thấy dễ chịu hơn, và hình như cái nhọt đã gần hết đau rồi. Sau đó bác sĩ nặn mủ và chích cho tôi cái nhọt đã xẹp lép chỉ còn như hạt đậu và đó chỉ là áp xe , nó chảy mủ là do tôi dán quá nhiều salonpas gây nóng và bí tạo thành mủ. Tôi cảm thấy hơi buồn cười vì ý nghĩ bi quan rằng mình sẽ chết lúc trước, sau khi “thoát chết” nghĩ về những vấn đề hiện tại tôi thấy chả có gì ghê gớm cả, mọi chuyện đều có cách giải quyết của nó, đời tôi còn dài; dù có khó khăn nhưng tôi còn trẻ, tôi vẫn còn có gia đình và mọi người xung quanh, mọi chuyện sẽ ổn, rồi tôi sẽ vừa học vừa kiếm tiền cho dù nhanh hay chậm tôi cũng sẽ làm được, tôi sẽ đi ra ngắm nhìn thế giới, ngắm nhìn Ireland. Đừng vì một cái nhọt mà nghĩ mình sẽ chết, có lẽ cái nhọt này, mặc dù nó không giết chết bạn nhưng nó sẽ hành hạ bạn, khiến cho bạn đau đớn và ức chế, và bạn cảm giác mình có thể chết đi được và cách giải quyết duy nhất là cắt bỏ nó đi hoặc nó sẽ phát triển thành tế bào ung thư và thật sự giết chết bạn; việc cố gắng dán miếng giảm đau tạm thời chỉ làm tệ hơn. Chính bản thân bạn sẽ quyết định cuộc đời bạn, nhưng cũng nên nhớ một điều xung quanh có rất nhiều người, như gia đình, bạn bè, thầy cô,… có thể giúp được bạn và bạn nên nhờ đến sự giúp đỡ của họ vì cắt nhọt cần đến bác sĩ mà.

Choose Ireland


Cao Thị Hương (Hà Nội)


Những tháng hè, công viên St Stephen’s Green ngập tràn trong sắc hoa cỏ xanh mướt, chút nắng chiếu long lanh mặt hồ, tỏa ra không gian dịu dàng êm ái. Không khí trong lành, tĩnh lặng bình yên đến chậm rãi. Đâu đó trên mặt hồ, bầy thiên nga nhẹ nhàng thả mình du ngoạn, thi thoảng ngửa cổ lên uống vài giọt nắng lấp lánh sương khiến cả không gian như bừng sáng. Tôi biết đến với Ireland một cách thật tình cờ, hoàn toàn bị choáng ngợp như một đứa trẻ lần đầu được mẹ đưa ra khỏi lũy tre làng, trước vẻ tươi mới, hùng vĩ của

Ireland. Rồi tiếp đó là cảm xúc của một thiếu nữ trong tuổi mộng mơ, thấy một đất nước ôn đới đậm màu xanh giữa biển trời mênh mông, với những tiểu thuyết hiện đại, với tình yêu, tuổi trẻ, nhiệt huyết, với niềm tin vào cuộc sống... Một đêm dài cũng chẳng đủ cho những cảm xúc về một nơi xa hàng ngàn cây số này. Lần thứ hai, Ireland hiện lên trước mắt thật khác biệt, chân thực và rõ ràng. Tựa mình trên băng ghế dài đọc sách trong công viên, một chút nhạc trữ tình từ đâu đó vô tình điểm xuyết vào không gian thật hoàn hảo cho bức tranh đáng lẽ ra thật lãng mạn này. Nhưng, vừa khép cuốn

“The Dubliners” lại với truyện ngắn cuối cùng “The Dead”, tôi thấy lòng mình chuếnh choáng. Ireland của James Joyce lúc này không còn là hòn ngọc xanh lục bảo nữa mà là một Ireland mang màu sắc của những cơn mưa triền miên, của những mảng màu vàng và nâu trong chiều chực tối, nắng hắt thành từng tia qua khung cửa kính nhà thờ, u buồn. Đang mải miết với những cảm nhận và suy nghĩ, đột nhiên một đôi Thiên Nga đi tới và nói với tôi về Michael Furey. Tôi đã

chẳng nghĩ được gì ngoài việc hét lên đầy phấn khích: “Thật sao, là anh ấy thật sao? Thật sự là Michael Furey, đứa con cưng nhất của The Dubliners thật sao?” Một linh hồn đã sống cả trăm năm, và tôi đã được gặp như thế. - Tôi không thể gọi cô là “cậu” được, vì cô hơn tôi những 10 tuổi. Furey, chàng trai trẻ đầy mong manh khiến tôi ngạc nhiên về sự hài hước của anh. - Tôi cũng không thể xưng “cậu” với ngài được, vì ngài hơn tôi những hơn 100 tuổi.


Mr Eire nói chen vào: - Hai người có thể gọi nhau là gì tùy ý nhưng hãy gọi tôi là hoàng tử Eire vì tôi đã bị mụ phù thủy phù phép thành thiên nga hơn 900 năm! - Ô kìa rắn! Mrs Eire hét lên bất thình lình khiến Mr Eire hoảng hốt không nhận ra mình bị Mrs Eire trêu chọc với một tràng cười. “Anh chẳng bao giờ hết sợ rắn mỗi khi ba hoa chuyện như vậy”. Những người bạn kỳ lạ, vui tính và thật đáng yêu. Họ mang đến quá nhiều những bất ngờ, ngạc nhiên quá đỗi. - Cậu có muốn tới thăm một Ireland thực sự không? Furey chìa bàn tay trong suốt của mình ra. - Đừng sợ, chỉ cần nắm tay tôi và nhắm mắt lại.


Không thể chỉ dùng tay bịt miệng kiềm chế nụ cười hưng phấn để diễn tả cảm giác chuyến du hành qua không gian trong tích tắc của mình, tôi chỉ kịp thốt lên trong cảm giác sung sướng đến tột độ. Tôi đã không thể tin được. Khi mở mắt ra, thấy mình đang đứng trong một thư viện, rộng lớn và hoành tráng, chỉ có thể dùng từ thảng thốt để mô tả. Nó đẹp quá đỗi so với tầm tưởng tượng tôi có thể có. Kiến trúc mái vòm đặc biệt, tráng lệ, cùng cả Kells - báu vật của Iris, Trinity College Dublin quả không hổ danh là ngôi trường có thư viện sách cổ kính và đẹp nhất thế giới. Tưởng chừng như toàn bộ kiến thức của nhân loại được lưu hết ở đây vậy. Biết bao nhà văn lớn, các học giả lẫy lừng đang ở đây, nào là Jonathan Swift, Oscar Wilde, James Joyce, Nikolai Tolstoy, William Rowan Hamilton, George Berkeley, Edmund Burke,... họ đang trò chuyện với nhau. Furey đã ra chào hỏi James, còn tôi chẳng hiểu những câu chuyện của những nhân vật vĩ đại ấy, chỉ mân mê ngắm nghía, chạm vào từng kệ sách, từng gáy sách, đã cảm thấy thật tự hào. - Chẳng lẽ vẫn còn những nơi tuyệt vời hơn nơi này ư Furey? - Đây chỉ là bắt đầu, chúng ta sẽ cùng tiếp tục tới những địa điểm tiếp theo! Tôi nhắm mắt và khi mở ra, chỉ muốn hét lên vì khung cảnh trước mặt! Cliffs of Moher - nơi giao hòa giữa thiên đường và mặt đất! Thật sự khiến người ta phải ngưỡng mộ. Chúng tôi đứng đó, cảm nhận từng li ti hơi nước theo gió táp vào mặt. Mọi thứ đều không còn ranh giới nữa, tôi cảm nhận được những người bạn của mình, như chính trái tim - thể xác - tâm hồn mình, như nơi tôi đang đứng đây, hiểu như hiểu chính dân tộc mình, tất cả đều như một, tất cả đều không còn ranh giới... Thật ngoạn mục, thật hùng vĩ, thật kỳ diệu... Tôi cứ đứng mãi thế, cứ hít hà mãi không khí, cứ nhìn mãi để cho khung cảnh này in thật sâu vào tâm trí. Đến khi cảm nhận thấy cái nắm tay của Furey, tôi thấy đã ở một nơi khác.


- Tại sao lại yên ắng và thoáng đãng thế này? Tôi hỏi khi nhận thấy khung cảnh có gì đó lạ thường. - Suỵt! Chúng ta đang ở những năm 1914. - Really? Lại một lần nữa, tôi chỉ kịp thốt lên trong cảm giác sung sướng đến tột độ. Nhà thờ Catherine buổi chiều, nắng lọt qua ô cửa kính thành từng tia, một màu vàng nâu buồn bã hiện lên ảm đạm. Bến cảng North Wall, nơi mà Eveline hẹn Frank. Bỗng chốc tôi thấy lòng mình xao động. Người cũ đã không còn, cảnh vật cũng đổi thay, nhưng có lẽ linh hồn người con gái bé nhỏ hy sinh vì người khác vẫn còn ở đó, mỏng manh, lặng lẽ, âm thầm những hy sinh vụn vặt, không thể thay đổi được số phận chính mình. Tôi nghe đâu đó vẫn văng vẳng âm thanh “Derevaun Seraun, Derevaun Seraun” đầy tuyệt vọng. Như nhìn thấu được cảm xúc trong lòng tôi, Furey an ủi: - Đừng lo, cô ấy đã tới được một nơi tốt hơn rồi! Có cái gì đó hiểu ra trong lòng, chút cảm giác gì đó của “The Dubliners”, của James Joyce thoáng qua. Không còn giống một đứa trẻ ngỡ ngàng trước những điều mới lại nữa, cảm giác trong tôi lúc này như một người trưởng thành, thấu hiểu được con người và xã hội mình đang sống, thấm đẫm cả nỗi đau hay những bất lực, tê liệt của con người, những góc tối ẩn sâu trong câu chuyện đời thường mà phản ánh cả một thời đại. So với cô gái mơ mộng về Ireland, tôi đã trưởng

thành. Trưởng thành không có gì là xấu, trưởng thành là lớn lên cả về thể xác lẫn tinh thần, lớn lên để thấu hiểu, để phân biệt, để nhận ra những giá trị đích thực. Không ai là không có quá khứ, không có quốc gia nào không có lịch sử, trải nghiệm càng nhiều kinh nghiệm càng lớn, lịch sử càng dày, tương lai càng sáng. Lịch sử tạo nên con người - văn hóa - lối sống, tạo nên một bản sắc riêng biệt. Tôi đã lang thang ở Dublin 1914 rất lâu, trước khi trở về với hiện tại. *** Một ngày dài với những cảm xúc và trải nghiệm đầy thú vị, chúng tôi cùng đi dạo dọc bờ sông Liffey. - Sao chúng ta không vào một quán rượu nào nhỉ? Tôi đề nghị. Mr Eire hồ hởi phấn khích: “Quán rượu luôn là nơi bắt đầu của những hưng phấn, và kết thúc bằng những cảm xúc ẩn sâu trong tâm hồn.” Thi thoảng Mr Eire lại có những câu nói đầy triết lý! Chúng tôi tới Seans Bar. Đặt chân tới Seans Bar tôi mới biết nơi này đã tồn tại cả nghìn năm, đã trải qua thời gian dài hiếm có cùng nhân loại, tôi lại thấy mình thật may mắn. - Sẽ thật là có lỗi nếu chúng ta không thể dành trọn một đêm ngắn ngủi của mình ở một nơi huyền thoại như thế này được! Mọi người đều đồng ý và chúng tôi bắt đầu uống. Uống cho niềm hân hoan được gặp gỡ những người bạn đặc biệt. Uống cho niềm vinh dự được đi để hiểu


hơn về Ireland, theo một cách cũng đặc biệt như thế. Ireland trong tôi đã không chỉ là những lâu đài cổ đại xinh đẹp bền vững với thời gian, hay thành phố hiện đại ngày nay, tôi hiểu rằng đằng sau đó là cả một sự vươn mình lên mạnh mẽ, là những cuộc đấu tranh từ bao thế hệ, trải qua bao nhiêu sự tổn thương của người dân Dublin nói riêng và Ireland nói chung. Ireland của riêng tôi giờ đây, không phải là bức tranh chỉ có màu xanh ngọc lục bảo tươi mát nữa, mà là một bức tranh với tất cả những sắc màu trải dọc theo chiều dài lịch sử, hiện lên một cách chân thực và sâu sắc nhất như nó vẫn từng... Bia Guinness mới tuyệt làm sao, thật không hổ danh là “Guinness”, thật dễ khiến người ta mềm lòng trong hơi say ngọt ngào mềm dịu, khiến cái cảm xúc trong lòng cứ chực trào ra, cứ muốn được phơi bày, dù đã cố ẩn thật sâu trong tâm trí.


James đã tìm tới khoảng tối trong tâm hồn tôi rồi. Mọi thứ xung quanh cứ dần mờ ảo. Tôi tự hỏi mình là ai? Trong thế giới này? Tôi đang ở đâu? Tôi đã làm gì trong suốt bao nhiêu năm qua? Tại sao tôi không dám từ bỏ cái công việc nhàm chán đã hút cạn đam mê của mình mỗi ngày này? Tại sao tôi không dám từ bỏ cái tình yêu đơn phương mòn mỏi tâm hồn mình suốt bao nhiêu năm nay? Tại sao tôi không dám vươn mình lên, bất chấp sự ngăn cản của gia đình, gạt bỏ mọi định kiến xã hội về một đứa con gái quyết đi du học bốn năm ở cái tuổi 27? Vì sợ hãi, vì chút ngông cuồng của tuổi trẻ, hay vì cứu vãn chút lòng tự ái bị chính mình gây tổn thương? Tôi chạy trốn? Nhưng tôi đã làm? Và vẫn sẽ tiếp tục, như đêm nay thôi, tôi tự nhủ mình rằng, hãy cứ uống đi, cứ uống cho say, vì dù sao, ngày mai trời vẫn sáng! *** Quả như James từng nói tác phẩm của ông tồn tại không chỉ để người ta đọc một trăm năm. Có phải vì thế mà tôi đã gặp được những người bạn tuyệt vời, một cách thật kỳ diệu? Có lẽ Ireland là vậy, sẽ không bao giờ khiến ai cảm thấy lạc lõng ở Ireland này, vì sự kỳ diệu có thể đến bất kỳ lúc nào, chỉ đơn giản như một điều hiển nhiên đời thường của chính người dân nơi đây vậy.


IRELAND Vi Thị Quỳnh Anh (Hà Nội)

Những ngày nghỉ đông thời tiết thật sự không hề dễ chịu một chút nào. Nhưng dù sao thì tôi cũng yêu vô cùng không khí ở đây, thời tiết ẩm ương nhưng nhiều lúc cũng dễ làm ấm lòng người. Cũng vì không khí những ngày cuối năm tuyệt vời nên đã đánh thức một đứa biếng lười như tôi chui ra khỏi chăn và giờ đang đứng co ro ở bến xe buýt. Động lực to lớn nhất vẫn là nhờ cậu ấy đã kéo tôi dậy chỉ vì dòng tin nhắn vào một buổi sớm mai khi ngoài khung cửa sổ gỗ nâu tuyết vẫn còn rơi trắng xóa. “Ra ngoài đi, có nhiều chỗ hay lắm.”

Tôi cũng gần như đoán trước được chỗ hay ho mà cậu nói đến sẽ liên quan đến những dấu ấn lịch sử hay như bảo tàng và thư viện sách. Nhưng dù sao thì cũng hơn là tôi bỏ phí thời gian chỉ để cuộn tròn trong chăn và xem tiếp những tập phim dở từ tối qua. Trạm xe buýt những ngày nghỉ đông vắng hơn bởi đa số mọi người đã lên kế hoạch sẵn cho những ngày nghỉ của mình. Chỉ có tôi là thấy mọi thứ vẫn còn như mới hôm qua, như cảm xúc ngày đầu tiên ở sân bay Dublin, như những bài kiểm tra viết còn dở dang trên lớp và chưa dám bắt đầu bất kì điều gì. Thật sự đúng như tôi nghĩ, nơi mà cậu bảo “hay lắm” và đưa tôi đi là dạo quanh những con phố ở trung tâm thủ đô Dublin. “Tôi thấy việc này thật thú vị, vì chỉ cần được đi trên đường cả ngày tôi sẽ không chán, mà không khí này còn tuyệt vời nữa.” Đúng thật là một ý kiến không tồi. Bởi vì từ ngày sang đây, ngoài quanh quẩn từ nhà đến trường rồi loanh quanh trong khuôn viên trường tôi cũng chưa đi đâu xa hơn. Chúng tôi ngồi trên xe buýt chạy thẳng vào trung tâm thành phố, trên đường đi thấp thoáng những đồng cỏ xanh rì điểm những đàn cừu thong dong như những đám mây xốp trắng bồng bềnh trôi. Dublin những ngày cuối năm rực rỡ sắc màu. Khắp nơi tràn ngập không khí lễ hội vui tươi náo nhiệt. Chúng tôi dọc bờ sông Liffey ngắm Dublin một ngày mới lên. Những địa điểm mà trước đây tôi dành cả ngày ngồi ngắm nhìn qua video, qua những bức hình thì giờ đang hiện rõ ngay trước mắt. Cây cầu đi bộ cổ Hapenny, đứng từ đó nhìn ra xa là cả một bầu trời Dublin cổ kính hiện về với những ngôi nhà san sát đặc trưng, nép mình dưới bầu trời Ireland xanh thẳm. Chúng


LÀ NHÀ, LÀ NỖI NHỚ, LÀ TẤT CẢ THƯƠNG YÊU



tôi bước đi chậm rãi dọc bờ sông, lúc đó thấy mình không phải như một du khách từ nơi xa mà giống như một người Ireland thật sự, những người bạn Ireland lâu năm gặp lại cùng nhau nghĩ về những kỉ niệm đã xa. Tất cả hiện ra trước mắt vừa thực vừa mơ, trước đó vài tiếng đồng hồ tôi còn có ý định không đi, nhưng thật may mắn nếu không đi chắc sau này khi về rồi sẽ hối hận lắm. Chúng tôi đi qua tòa nhà Custom House, qua nhà máy bia St.James Gate. Chỉ đi qua và dừng chân một chút chụp vài tấm hình mà thấy như được hít căng lồng ngực mùi thơm của lúa mạch rang cùng vị ngọt đắng. Qua phố Temple Bar nhộn nhịp, trẻ trung, qua Grafton Street có những cửa hàng hoa cổ điển ngập tràn sắc màu. Tôi bỗng tưởng tượng về Ireland của hiện tại và Ireland của những thế kỷ trước qua những truyện ngắn trong tác phẩm “Người Dublin”(1) của tác giả James Joyce. Khi ông mô tả về Dublin trong những năm ông sống, một Dublin vừa cổ điển nhưng cũng không kém phần sôi động, những cây cầu cổ, những con phố nối liền hiện tại và quá khứ. Văn chương của ông thật sự đáng ngưỡng mộ, chỉ kể thôi mà người ta như được sống lại trong không khí Dublin của những thế kỷ trước. Một thú vui ở cậu khiến tôi thấy khó hiểu đó là đi xem bảo tàng và đến những thư viện. Cậu ấy dẫn tôi qua thư viện sách Trinity College Dublin, chúng tôi thích thú với những tựa sách cổ từ rất lâu còn lưu giữ, trông chúng như chứa đựng lịch sử của cả một đất nước, một dân tộc, ghi dấu lại từng thời kì đã qua một cách tỉ mỉ và cẩn thận. Những phòng sách cứ nối tiếp nhau trải dài phủ lớp bụi thời gian trầm mặc, những nhà văn lỗi lạc đã cho ra đời những kiệt tác văn chương để lại tiếng vang đến

tận mai sau. Cảm ơn vì cậu đã dẫn tôi đến đây hôm nay nhé. Tôi đã nghĩ ra ý tưởng cho bài viết về môn văn học cổ điển trong tuần sau rồi. Tôi biết kiểu gì cũng giúp được cho cậu mà. Chúng tôi cùng nhau mỉm cười và bước đi tiếp trong buổi chiều trên phố, khi gió đã bắt đầu thổi mạnh hơn. Và những câu chuyện lại được bắt đầu, về ngành học, những bài luận cuối kỳ. Vì yêu thích văn chương Ireland và ngưỡng mộ tài năng của James Joyce mà tôi đã cố gắng để giành được suất học bổng này. Tôi tưởng tượng đến ngày Bloomdays, tôi hòa mình cùng dòng người để được cùng nhớ, cùng sống lại dưới bầu trời Dublin của những thế kỷ trước qua các tác phẩm văn chương của ông. Để cùng kể, cùng lắng nghe về cuộc đời James Joyce, ở cạnh bên những người Dublin ấm áp và thân thiện. Cậu còn nhớ Ignatius Gallaher và Little Chandler trong truyện ngắn “Đám mây nhỏ”(2) không? Tôi thấy tụi mình hôm nay thật giống hai nhân vật ấy, như những người bạn từ lâu không gặp và trở lại để kể cho nhau nghe những câu chuyện về mảnh đất này. Tôi đã phải đọc lại vài lần để có thể nghĩ xem thực sự James Joyce muốn nói điều gì qua truyện ngắn này đấy. Còn tôi ngay khi đọc xong chỉ nghĩ rằng đó là cuộc hội ngộ giữa hai người bạn Dublin. Họ mong muốn được thoát ra khỏi những ràng buộc vô hình để được sống là chính mình. Ignatius Gallaher nói anh ta sẽ “bay nhảy và tận hưởng cuộc sống”(3) trước ánh mắt đầy


nuối tiếc của Chandler. Không khí lại trở về yên lặng, giữa chúng tôi không ai nói gì thêm. Cho đến khi về đến nhà tôi nhận được những dòng tin nhắn từ cậu. “Cậu có thể tự làm cho những ngày ở Dublin trở nên hạnh phúc hơn mà, phải không? Vì vốn dĩ những người sống ở Ireland sẽ luôn cảm thấy hạnh phúc rồi. Đất nước giàu truyền thống văn chương này sẽ còn nhiều điều khiến cậu cảm thấy thích thú nữa đấy. Cứ mạnh mẽ bước ra ngoài và cậu sẽ làm được mọi thứ. Giống như James Joyce nói vậy: “Không còn nghi ngờ gì: nếu muốn thành công người ta phải đi thật xa”(4). Và luôn nhớ rằng Ireland là nhà, là tất cả yêu thương để đón cậu trở về bất kì lúc nào.” Khi giấc mơ cất cánh “Cậu dậy nhanh đi. Sắp trễ giờ rồi. Hôm nay bọn mình có hẹn đi qua bên hội thảo Du học ở Đại sứ quán Ireland mà.” “Đừng nói là vì điểm kì thi trước buồn quá nên tối qua thức khóc cả đêm nhé. Cậu lại định tính bỏ cuộc phải không, đừng quên chính cậu là người lúc nào cũng nói câu “nếu muốn thành công người ta phải đi thật xa”(5) đấy nhé.” Cho đến khi cậu ấy gọi tôi dậy thì tôi mới biết mình vừa mơ. Một giấc mơ như vừa mới xảy ra, tất cả xung quanh vẫn đọng lại cảm xúc chân thật trong giấc mơ đó. Tôi thấy mình đứng giữa bầu trời Ireland những ngày cuối năm lung linh, dưới ánh đèn rực rỡ. Ireland có cây cầu Samuel Beckett mang biểu tượng đàn harp – quốc huy của đất nước, có dòng sông Liffey nối đôi bờ thành phố, êm đềm chảy trôi cùng thời gian. Những ngôi nhà cổ kính trước cửa treo vài giỏ

hoa sặc sỡ. Những con phố nhộn nhịp, trẻ trung nhưng vẫn ẩn bên trong vẻ cổ điển đẹp lạ lùng. Và hơn thế nữa, Ireland có những tác phẩm văn chương kiệt tác đáng ngưỡng mộ, có con người Ireland luôn sẵn lòng kể cho bạn nghe về đất nước của họ, về niềm tự hào từ tận sâu trong ánh mắt xanh biếc, một màu xanh chỉ có ở riêng Ireland.


“Ireland là nhà, là nỗi nhớ, là tất cả thương yêu.” Chú thích: (1) Tác phẩm được lấy cảm hứng từ truyện ngắn Đám mây nhỏ trong tập truyện Người Dublin của tác giả James Joyce. (2) Hai nhân vật trong truyện ngắn Đám mây nhỏ, trích từ tập truyện Người Dublin của tác giả James Joyce. (3), (4), (5) trích từ truyện ngắn Đám mây nhỏ trong tập truyện ngắn Người Dublin của tác giả James Joyce.


CẦN TÔI

Nguyễn Thị Hồng Nhung (Hà Nội)

Chắc bạn sẽ thắc mắc, tôi là ai mà dám ngạo mạn nói cả một thành phố như Dublin lại cần tôi. Dublin, theo ý tôi, là Dublin của ngày xưa ấy, chứ không phải hiện tại. Tôi là một cơn mưa. Một cơn mưa dịu mát, mang theo bầu không khí lành lạnh, xua tan cái oi ả nóng nực khiến người ta bức bối của cái nắng. Tôi thích đi đây đi đó, khi mà mức nóng của nơi nào đã đạt tới giới hạn, tôi sẽ đến đó. Mọi người ngưỡng mộ tôi, yêu quý tôi, cầu mong tôi tới. Tôi cũng vui biết bao khi có thể giúp được cho bao người. Tôi dạo qua Dublin vào một chiều nắng nhàn nhạt. Hoàng hôn dần buông phủ những tia nắng cuối cùng còn sót lại lên vạn vật. Lúc nào cũng vậy, cái nắng nhàn nhạt của một buổi tàn dần khiến tôi buồn lạ lùng. Và mệt mỏi xen lẫn uể oải biếng nhác. Lướt qua những con đường ngõ nhỏ, với những

ngôi nhà bé nhỏ với những bờ gạch màu đỏ thẫm hao mòn như minh chứng cho dấu hiệu của thời gian. Tôi thích vẻ cổ kính nơi đó. Khác xa với vẻ hiện đại bây giờ. Nơi đó níu bước tôi lại bởi điệu nhạc Ý du dương văng vẳng. Tôi thả hồn theo tiếng đàn, tiếng nhạc réo rắt trong không trung. Và rồi giật mình, tôi bắt gặp đôi mắt lo sợ từ ô cửa sổ kia. Cô là Everline. Thật lạ, điệu nhạc du dương này làm cô ây sợ sao? Tôi tò mò nhìn cô mãi. Trông cô càng lúc càng không khỏe. “Derevaun Seraun! Derevaun Seraun !” cô ré lên. Rồi sợ hãi kinh hoàng đứng phắt dậy, chạy như một con thú hoang bị kẻ thù đuổi theo. Như có một điều lạ kì thôi thúc, tôi bám gót theo cô. Bến cảng North Wall, Dublin. Trên bờ sông Liffey, ánh hoàng hôn phủ lên mặt nước không phẳng lặng, cứ dập dềnh dập dềnh như thảm lụa bất tận. Giá như tôi có thể nhảy nhót trên tấm thảm ấy mà không bị hòa tan. Người người ngược xuôi và vồn vã qua lại làm tôi


cũng thấy mệt, huống chi là cô gái bé nhỏ kia. Khoảnh khắc ngày tàn thật ảm đạm. Bao quanh là những dãy nhà mới cao ngất mà tôi chẳng biết tên, rồi cái cảnh người người chen lấn ùn đẩy làm tôi thấy mệt mỏi và ngột thở. Còn nhớ vài tiếng trước đó tôi còn thấy yêu đời biết bao cho tới khi bị chìm nghỉm tại đây. Tôi đưa mắt dáo dác tìm Everline. Cô ở đâu? Cô gái với bờ vai bé nhỏ gầy gò, một tay cầm chiếc vali cũ kĩ, tay kia nằm trong tay của người đàn ông lạ tên Frank. Khác với vẻ xô bồ chen lấn, cô bước đi như người vô hồn, để mặc Frank dẫn lối tới gần hơn con tàu to lớn tới Buenos Aires . Anh không để ý, trên môi vẫn nở nụ cười mãn nguyện như thể đôi lứa bên nhau trọn đời nơi chân trời mới vậy. Còn cô, sao khuôn mặt cô lại méo mó tới thế kia? Chẳng lẽ cô sợ biển cả sao? Tại sao khuôn mặt kia lại tái mét, rồi lắc đầu nguầy nguậy thế kia. Giật tay khỏi Frank, cô điên cuồng níu bấu thanh chắn, miệng liên tục hét lên tiếng thét hoảng sợ thống thiết, ánh mặt vô hồn như thể mọi sự chẳng tồn tại. Tại sao? Tại sao vậy? Cô sợ điều gì? Có những lý do mà những giọt nước như tôi có tìm kiếm cũng chẳng hiểu. Cô yêu Frank, nhưng cô lại không dám rời bỏ Dublin chôn rau cắt rốn của cô. Trước đó, tôi nghe tiếng cô khẩn thiết cầu Thượng đế tỏ đường chỉ lối cho mình. Cô sợ hãi sẽ cứ mò mẫm trong bóng đen của quá khứ tới đường cụt như quá khứ của mẹ cô, cô chạy. Cô đặt hy vọng vào tương lai, nhưng lại sợ hãi nó, cô chùn bước. Cô không dám đi cùng Frank, bỏ lại tất cả gánh nặng phía sau, đặt niềm tin hoàn toàn vào tương lai. Cả thế giới như đang cào cấu xâu xé cô, khiến cô chết lặng tại bến bờ North Wall. Mặt biển cứ ào ạt xô đẩy nhau, như cuộc kiếm tìm niềm tin trong vô thức. Tôi không cho là tôi có đủ sáng suốt để khuyên cô nên lên con tàu ra biển lớn, hay ở lại cùng cha cô, ở lại chốn Dublin xinh xắn mà u ám, như quả táo chứa độc này. Liệu rằng, khi ở lại, và đời cô sẽ giống như người mẹ cô thương yêu; hay ra đi, với một tương lai không xác định. Tôi không thể biết trước về cuộc sống cũng như biến cố hay may mắn trong tương lai của cô. Vậy thì hãy để tôi, cơn mưa bất chợt này, dội tan những ảm đạm mây mù trong lòng Everline, trong lòng những con người vồn vã, trong những con người đang kiếm tìm những chân trời mệt mù phía trước. Không lối thoát ư? Bức bối và sợ hãi bủa vây ư? Vậy thì hãy để tôi tưới những giọt nước mát lạnh lên mặt, lên tay, lên toàn thân những ai đang chạy theo cuộc sống ngày qua ngày, không biết ngày mai sẽ thế nào đi. Để họ dừng lại, hưởng thụ từng cơn mát lạnh dội từ ngoài tới trái tim, để họ giữ đủ tỉnh táo, đủ lý trí, tin tưởng vào chính mình. Dù chỉ một vài phút.


Nguyễn Thế Tiến Đạt (Hà Nội)





Tuyển tập các bài dự thi trong Cuộc thi

Sáng tạo cùng Ireland Đơn vị tổ chức

Đơn vị đồng tài trợ


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.