Tiểu sử-Khái niệm Sự xuất hiện của học thuyết cộng sinh trong kiến trúc được mở đầu bằng sự ra đời của phong trào Chuyển hoá luận (metabolism) ở Nhật Bán. Vào những năm 1960.
Kisho Kurokawa
(8 tháng 4 năm 1934, Nagoya – 12 tháng 10 năm 2007, Tokyo) là một kiến trúc sư nổi tiếng thế giới người Nhật và là người sáng lập phong trào Chuyển hóa luận.
Kiso Kurokawa đề xướng trước tiên lý thuyết Chuyển hóa luận (metabolism) như một cách diễn đạt mới các “vòng đời” của các công trình kiến trúc. Kurokawa, là người đã nắm bắt được bản chất thực của Chuyển hóa luận. Những tác phẩm của ông được coi như những kiểu mẫu cho những khát vọng của phong trào. Với những ấn tượng sâu sắc về sự gắn bó giữa khoa học và sự hư cấu (fiction).
Tòa nhà Nakagin Capsule được thiết kế vào năm 1972 bởi kiến trúc sư Kisho Kurokawa. Mục đích của phong trào này là tạo ra những không gian sống bền vững, có khả năng tái tạo
Công nghệ và con người trong mối quan hệ “cộng sinh” thì không tồn tại ở thế đối lập. Mà phải trong sự tương tác hỗ trợ lẫn nhau để cùng tồn tại và phát triển. Trong mối quan hệ này thì công nghệ phải trở thành “sự mở rộng của con người”.
Kurokawa gọi triết lý của mình là “cộng sinh”, có nghĩa là hoà trộn những gì vốn tương phản v ớ i n h a u n h ư g i ữa t í n h đ ị a phương và tính toàn cầu, giữa môi trường tự nhiên và không gian hiện đại. Như vậy, kiến trúc cộng sinh, tức là sự hòa quyện vào nhau của các hệ thống và các thành phần khác nhau, bổ sung và chuyển hóa cho nhau trong vòng đời của mình.
Sencondary Forest
Nếu vận dụng lý thuyết này thì rõ ràng việc chúng ta đang thay thế rừng nguyên sinh bằng rừng trồng…. Đó chính là sự tác động tiêu cực đối với tự nhiên. Chính sự đa dạng sinh học đã làm nên giá trị của khu rừng nguyên sinh, tương tự như vậy, tính đa văn hóa, đa chức năng, đa dạng xã hội, cộng đồng… cũng sẽ là yếu tố quan trọng làm nên giá trị của một không gian sống như thành phố.
Virgin Forest
Ngày nay, người ta đã nói nhiều tới các đô thị nông nghiệp, “Thành phố cộng sinh“ (Symbiosis City) như một mô hình thành phố hợp nhất giữa thành thị và nông thôn, vừa có tác dụng tăng khả năng kết nối bền vững giữa con người với thiên nhiên. Những thành phố lọt vào tiêu chí thành phố đáng sống đều đang có một mô hình phát triển không gian cộng sinh như vậy.
Sự phát triển công nghiệp đã mang lại nhiều của cải vật chất hơn, nhưng lại đang làm nghèo đi những giá trị văn hóa, tinh thần, sự đa dạng sinh học của tự nhiên. Con người đang tìm đến với các mô hình phát triển kiến trúc bền vững hơn, và một trong các mô hình đó là sự ra đời và phát triển của kiến trúc cộng sinh.
Nhìn chung, các xu hướng kiến trúc đều là sự phản ánh của các đặc điểm kinh tế, xã hội. Kiến trúc hiện đại bùng nổ và thành công trong giai đoạn công nghiệp hóa, còn hậu hiện đại ra đời và phát triển trên quan điểm không chấp nhận sự vô tình đối với văn hóa và môi trường của kiến trúc hiện đại. Các lý thuyết về chuyển hóa luận (metabolism) và cộng sinh (symbiotic) đã ra đời trong bối cảnh môi trường tự nhiên và xã hội đã phải chịu nhiều tác động không mong muốn.
MỐI QUAN HỆ VỚI KIẾN TRÚC CẢNH QUAN Kiến trúc cảnh quan ( K T C Q ) l à mộ t l ĩ n h v ự c khoa học và nghệ thuật, liên quan tới nhiều chuyên ngành, trong đó liên quan tới hệ thống các không gian mở, trên đó tồn tại nhiều hệ thống tự nhiên, nhân tạo và văn hóa đan xen với nhau. Do đó, việc lựa chọn một mô hình tổ chức KTCQ hợp lý sẽ góp phần giảm thiểu các mâu thuẫn sinh ra trong quá trình phát triển.
Mục tiêu của KTCQ là tạo ra môi trường không gian vui chơi, giải trí, cải thiện môi trường sống và nâng cao chất lượng thẩm mỹ không gian sống, tạo ra mối quan hệ hài hòa giữa kiến trúc – con người – thiên nhiên. Tuy nhiên, nếu trước đây chúng ta hiểu “sự hài hòa” là mối quan hệ tổng thể đạt được trong các mối quan hệ về chức năng, thẩm mỹ… thì chưa đủ, mối quan hệ đó phải là mối quan hệ công sinh, hài hòa trong cả các mối quan hệ đối lập, trong các mối quan hệ về sinh thái, môi trường theo quy luật tự nhiên cùng phát triển
Tổ chức KTCQ đô thị không phải là một quá trình tĩnh, nó luôn phát triển và biến đổi theo thời gian, do đó, việc nghiên cứu mô hình tổ chức KTCQ cộng sinh, nghĩa là tạo ra một mô hình KTCQ phát triển, biến đổi theo thời gian, phù hợp với sự biến đổi của môi trường tự nhiên, và cộng sinh với chính môi trường đó.
PHÂN BIỆT Quy hoạch cảnh quan, giải quyết các vấn đề tổng thể từ các điểm dân cư nông thôn, đô thị và lớn hơn;
Thiết kế cảnh quan, giải quyết các vấn đề chi tiết hơn của không gian vây quanh quần thể công trình hoặc công trình kiến trúc.
The Australian Garden Stage 2 by Paul Thompson + Taylor Cullity Lethlean Landscape Architecture, 2012 Bất kỳ một nhiệm vụ nào của KTCQ cũng đều liên quan tới mối quan hệ giữa các yếu tố nhân tạo và tự nhiên. Đây là một quan hệ có tính mâu thuẫn, do đó nếu không đạt được sự hài hòa, sự phát triển theo hướng cộng sinh, sự thay đổi sẽ bị lệch sang hướng tiêu cực, phủ nhận lẫn nhau tạo ra quá trình phát triển không bền vững.
Quan trọng nhất là cả hai đều liên quan mật thiết tới quy hoạch sử dụng đất và sử dụng đất bền vững, do đó KTCQ có vai trò rất quan trọng trong tổ chức không gian kiến trúc đô thị, đặc biệt là các đô thị có nhiều cảnh quan thiên nhiên, danh thắng có giá trị cao.
Việc lựa chọn ý tưởng cộng sinh của Kurokawa vào trong lĩnh vực KTCQ, có thể được coi là một giải pháp cho vấn đè nêu trên. Mặc dù giai đoạn đầu KTCS được thể hiện nhiều nhất qua các công trình kiến trúc của Kurokawa, vì ở đó ông đã tích hợp được các yếu tố văn hóa, lịch sử cũng như thiên nhiên vào trong các công trình của mình. Các công trình có thể thay đổi chức năng và thích nghi cùng với sự thay đổi và phát triển. Berlin-based studio j.mayer.h Studio j.mayer.h có trụ sở tại Berlin đã thiết kế một ngôi nhà riêng cho một gia đình. Dự án có tổng diện tích sàn là 5300 m2, tập trung vào việc tạo ra một ngôn ngữ kiến trúc làm mờ ranh giới giữa cảnh quan và môi trường.
Bảo tàng nghệ thuật Nagoya. Bảo tàng tọa lạc ở trung tâm của Nagoya, trong Công viên Shirakawa của vùng Fushimi.
Sự phát triển của kiến trúc cộng sinh, đồng thời cũng tác động tới KTCQ theo hướng phát triển bền vững. Từ vị trí thụ động chấp thuận các giải pháp tổ chức KTCQ theo ý tưởng kiến trúc của người thiết kế, giúp hoàn thiện không gian quanh công trình có chất lượng sử dụng và thẩm mỹ tốt hơn, tới nay, đã trở thành vị thế chủ động, quyết định các đặc điểm sử dụng đất, tính chất của các chức năng cảnh quan, hình thái công trình kiến trúc… với vai trò là một bộ phận quan trọng trong tổng thể hệ thống không gian cảnh quan đô thị cũng như nông thôn.
Ưu tiên cảnh quan tự nhiên Công viên Little Island / Studio Heatherwick
Sự kết hợp mang giá trị cao
Ngày nay, cảnh quan tự nhiên là một yếu tố có giá trị đặc biệt về thẩm mỹ, môi trường sống và đặc biệt là một phương tiện giúp con người thích ứng cũng như đối phó với những tác động xấu của biến đổi khí hậu. Sự tồn tại của cảnh quan có những mối quan hệ khách quan trong hệ thống cảnh quan và cảnh quan sinh thái, bên ngoài mong muốn chủ quan của con người, do đó việc khai thác cảnh quan tự nhiên đòi hỏi một cách tiếp cận bền vững hơn, khéo léo hơn nhằm sử dụng hiệu quả các tài nguyên được thiên nhiên ban tặng. KTCQ là một mối quan hệ nhiều mặt giữa các không gian xây dựng và không gian tự nhiên. Do đó việc tìm kiếm một mô hình cộng sinh giữa hai loại hình không gian đối lập nhau này là một vấn đề quan trọng của phát triển đô thị bền vững, đặc biệt khi các đô thị của chúng ta đang trong giai đoạn phát triển mạnh
Được thiết kế như một thiên đường cho con người và động vật hoang dã, đây là một ốc đảo xanh, được tổ chức trên mặt nước. Ý tưởng nâng công viên trên nền móng của nó đến từ những đống gỗ hiện có trong nước, tàn dư của nhiều bến tàu từng trải dài từ bờ biển Manhattan. Các cọc đã trở thành một môi trường sống quan trọng cho sinh vật biển và là nơi sinh sản được bảo vệ cho cá. Lá cong nổi trên mặt nước, các tĩnh mạch của nó nổi lên như xương sườn ở rìa để che chở không gian khỏi gió. Các không gian cảnh quan xung quanh thích ứng với mỗi loại vi khí hậu của khu vực.
Sinh thái cảnh quan
Công cụ cho KTCQ cộng sinh
Xu hướng phát triển không gian KTCQ của Đà Nẵng có thể là những công trình kiến trúc hiện đại, những tổ hợp công trình cao tầng, quan tâm tới sự hình thành những vùng “trũng”. Điều này không chỉ quan trọng cho sự công sinh giữa không gian nhân tạo với tự nhiên, mà còn là sự cộng sinh bình đẵng giữa các cộng đồng dân cư trong xã hội và tạo điều kiện hình thành các khoảng không gian mở kết nối với nhau, sự kết nối các khu vực cảnh quan, giúp hình thành cảnh quan tổng thể của thành phố mang bản sắc văn hóa, thẩm mỹ và môi trường bền vững.
Thành phố Đà Nẵng - Việt Nam Sinh thái cảnh quan là một lĩnh vực nghiên cứu của cảnh quan tự nhiên, quan tâm sâu sắc tới các mối quan hệ giữa các thành phần cảnh quan trong cấu trúc của hệ thống, do đó nó đã trở thành công cụ cho KTCQ cộng sinh, giúp các tác động phát triển của con người trở nên bền vững hơn.
Sinh thái cảnh quan đặc biệt quan trọng ngay từ giai đoạn quyết định và quản lý sử dụng đất đai, kế đó là các giải pháp quy hoạch không gian KTCQ, không gian kiến trúc… theo hướng giảm thiểu các tác động xấu tới các yếu tố cấu thành cảnh quan trong hệ thống
Sơ đồ hệ thống khung thiên nhiên làm cơ sở cho KTCQ cộng sinh của Đà Nẵng cảnh quan
Nhận định lại vấn đề Kiến trúc cộng sinh, kiến trúc sinh thái là các cơ sở giúp hình thành KTCQ cộng sinh. Đây cũng là xu hướng của kiến trúc bền vững trong thế kỷ 21. Trong đó các thành phần cấu thành được liên kết với nhau trong một hệ thống, và cùng vận động, biến đổi theo thời gian.
Và tính chất quan trọng của sự cộng sinh là khả năng biến đổi phù hợp với môi trường và các đặc điểm phát triển của từng khu vực, tạo nên trạng thái bền vững. Cho đến khi có những thay đổi mới, cả hệ thống cũng sẽ sẵn sàng biến đổi để thích nghi.
Các nguyên tắc về phân mảnh khu vực cảnh quan tự nhiên, nguyên tắc lựa chọn sự ưu tiên cho tính chất cảnh quan, bảo vệ các cảnh quan tự nhiên đặc trưng hiếm có, bảo vệ khả năng liên kết giữa các vùng cảnh quan, cân bằng nhu cầu phát triển của con người với hệ thống sinh học trong cảnh quan. Những nguyên tắc nêu trên được tôn trọng sẽ đảm bảo cho sự cộng sinh của không gian xây dựng với không gian tự nhiên, và đó cũng chính là KTCQ cộng sinh.
“
We abuse land because we regard it as a commodity belonging to us.
When we see land as a community to which we belong, we may begin to use it with love and respect !
- Aldo Leopold -
”