Giọt Máu Ân Tình (b)

Page 1

Bé Dương Vào thời nhà Tiền Lê việc học ở nước ta bắt đầu phát triển nhưng trường sở thiếu thốn rất nhiều. Thầy dạy cũng không đầy đủ nên các học trò thường phải vào kinh đô Hoa Lư để trau dồi sở học. Dù được gọi là kinh đô nhưng đất Hoa Lư rất nhỏ hẹp, địa thế hiểm trở chỉ tiện cho việc phòng thủ chiến lược quân sự, không phải là nơi có thể mở mang về mặt hành chánh. Người đông, đất hẹp nên những người mới đến đều phải mướn hay 1


dựng lều ở những gò núi xa ngoài vòng thành. Đặng Hệ là một trong những người chịu chật vật trong cuộc sống nơi kinh thành. Dòng dõi của Hệ trước thuộc vùng Đỗ Động Giang nhưng sau phải lánh nạn giặc giã thời Thập Nhị Sứ Quân nên tản cư đến trú ngụ tại đất Bố Hải Khẩu. Cha mẹ Hệ thuộc lớp nông dân tay lấm chân bùn, cuộc sống rất khó nhọc, lo lắng từng vụ mùa nên quyết chí cho con theo đường kinh sử hầu mai sau được thoát đời cùng cực và cũng để vẻ vang cho dòng họ. Ông bà tom góp của cải trong nhà, dù không được bao nhiêu nhưng cũng đủ để gởi cho Hệ lên được Hoa Lư trọ học. Thời gian đầu ông bà cố gắng gởi 2


tiền bạc đều đặn cho Hệ nhưng sau một bận mất mùa vì vỡ đê, ông bà phải ngưng việc trợ cấp dù trong lòng họ vô cùng đau khổ. Tuy biết được gia cảnh túng bấn và phải sống rất cần kiệm nhưng cuối cùng Hệ cũng đành bỏ học, ra đời làm lụng để kiếm sống. Lúc ban đầu Hệ rất cực nhọc vì bản chất thân thể thư sinh yếu đuối, ít kham nỗi công việc tay chân. Nhiều đêm chàng nhìn đôi tay tươm máu mà nuốt nước mắt cho khỏi bật lên tiếng khóc. Một vài tháng sau, công việc quen dần chàng cảm thấy đỡ vất vã, tâm hồn thanh thản hơn và cam chịu bằng lòng cùng số mạng. Trong thời gian còn đi học, Hệ có nhiều bạn nhưng đến khi chàng 3


lâm cảnh túng cùng, đa số bỏ rơi chàng, lơi là không giao thiệp nữa. Thấy cảnh nhân tình bội bạc, Hệ cũng xa lánh dần mọi người, duy chỉ có một người bạn tên Đào Cam Mộc vẫn hay lui tới, thăm nom, giúp đỡ chàng chút ít, khi đấu gạo, lúc quan tiền. Mộc là con nhà võ nhưng cha mẹ khuyên bảo con phải trau luyện thêm văn chương. Tuy không thích lắm nhưng Mộc vâng lời cha mẹ, khi làm bạn với Hệ và được chàng chỉ dẫn thêm nên nghề văn của Mộc cũng được vào hàng khá. Không giúp được bạn nhiều về phần tiền bạc nhưng Mộc luôn khuyên giải, an ủi bạn đừng nên nản lòng trước nghịch cảnh. Hệ vô cùng cảm kích tấm lòng tốt đẹp của bằng hữu. Mối 4


giao thiệp của hai người ngày càng thân thiết. Một vài tháng sau nhà trọ chứa thêm nhiều người mới đến, trở nên chật chội và tạo ra nhiều sự chung đụng không tốt nên Hệ định tìm nơi khác để ở. Mộc mời bạn về ở chung nhưng Hệ sợ trở ngại cho bạn nên tìm cách từ chối. Thời may có người chỉ cho Hệ một miếng đất trống trên một ngọn đồi ở ngoại thành. Hệ đến xem thì thấy đó là một bải đất hoang, cây cối um tùm, cỏ hoang mọc cao gần đến đầu, xung quanh không có nhà ở trừ một căn nhà cũ kỹ, hình như đã có sẵn từ lâu lắm.Căn nhà nằm chơ vơ trên đỉnh đồi, nhìn xuống toàn cảnh vùng Hoa Lư, trông như môt người lính canh cửa ngỏ của 5


kinh thành. Hệ hơi do dự vì miếng đất cách xa kinh thành đến vài dặm, hơi bất tiện cho công việc làm hàng ngày của chàng nhưng được những điều lợi là vô cùng yên tỉnh và phong cảnh rất đẹp. Hệ đến căn nhà kia để hỏi thăm. Một ông lão người Tàu, rất già, ước chừng hơn 80 tuổi bước ra. Ông hơi ngạc nhiên vì lâu lắm mới có người lai vãng đến đây, và càng kinh ngạc khi nghe Hệ bày tỏ ý định muốn đến cư ngụ tại nơi hoang vắng này. Ông khuyên can: - Cậu ạ, ở đây làm gì. Chỗ này vắng vẻ, không hợp với những người trai trẻ như cậu, hơn nữa nhiều khi lại có lắm điều nguy 6


hiểm. Tôi ở đây đã mấy mươi năm nên biết rõ lắm. Không tốt đâu. Hệ thầm nghĩ rằng hình như ông lão ngăn cản, không muốn chàng đến đây vì một lý do nào khác hơn là nguy hiễm vì chính ông ta đã ở đây bao nhiêu năm nay mà vẫn an toàn. Càng suy nghĩ chàng càng thêm thắc mắc nên đem sự việc bàn với Đào Cam Mộc. Hai người nghĩ mãi không ra, chàng dọ hỏi nhưng cũng không ai biết lai lịch, gốc gác của ông già. Cuối cùng lòng ương ngạnh và tính tò mò của hai chàng trai trẻ đã thắng nên Hệ quyết định dọn đến đỉnh đồi. Mộc hứa sẽ thường xuyên đến thăm và cũng để trông chừng bạn.

7


Mộc đến giúp bạn phát đất, dựng một cái lều nhỏ nhưng khá khang trang cách căn nhà của ông già Tàu chừng vài tầm nhảy. Ngày đầu dọn đến, Hệ và Mộc sang gặp và chào ông già một lần nữa đề tỏ tình láng giềng thân cận. Ông già mừng vì có người ở gần, bớt cô đơn nhưng trong ánh mắt của ông hiện lên đầy vẻ băn khoăn, lo âu. Ông mời hai người vào nhà dùng trà theo phép lịch sự. Trong nhà không có bày biện đồ đạc gì ngoài chiếc giường nhỏ nơi góc nhà. Chính giữa nhà là một bàn thờ lớn nhưng chỉ có một bài vị lớn bằng hai bàn tay, chữ viết ngoằn ngoèo mà cả hai người đều không đọc được. Trước bài vị là một bát cắm đầy chân hương, một vài cây đang cháy, khói bay nghi ngút khắp căn 8


nhà. Cạnh bàn thờ là một tượng thần bằng đất sét nung, cao bằng người thật, mặt mày trông thật dữ dằn, vừa thoáng nhìn Hệ đã hơi rùng mình. Tượng được khoác một bộ giáp y bằng kim loại, tay cầm một cây đại đao, trông y như một viên võ tướng đang đứng chầu. Ông già cho biết đây là bàn thờ tổ của gia tôc họ Cao của ông, lưu lạc sang đất Giao Chỉ từ mấy đời trước. Chuyện vãn một lúc, hai người kiếu từ lui ra. Lòng họ vẫn còn đầy thắc mắc nhưng không tiện hỏi ra. Cuộc sống của Hệ dần dần trở lại bình thường. Mỗi sáng chàng phải thức dậy thật sớm để đi xuống kinh thành làm việc đến tối mịch mới về. Chàng gởi một phần lớn số 9


tiền kiếm được về quê giúp cha mẹ đỡ phần vất vả. Ông bà buồn cho hoàn cảnh của con nhưng phải đành tự an ủi rằng số phần của gia đình không thoát ra được kiếp ao tù tăm tối. Đào Cam Mộc thỉnh thoảng đến ở vài hôm, lợi dụng khung cảnh vắng vẻ tiện cho việc tập võ nghệ. Được chân truyền bởi các danh sư, Mộc đã trở nên một tay võ sĩ cừ khôi ở Hoa Lư. Nhiều lần triều đình cho người đến vời chàng gia nhập vào đội Ngự Lâm nhưng vì thấy chính sự bắt đầu bất an nên chàng luôn kiếm cớ từ chối. Chàng định chỉ dạy cho Hệ vài thế võ phòng thân nhưng thấy bạn không quan tâm về võ thuật cho lắm nên chàng cũng ngừng, không muốn ép uổng. 10


Căn nhà của ông già Tàu họ Cao vẫn đóng cửa im ỉm mỗi ngày, hiếm khi Hệ gặp mặt ông ta. Lúc đầu Hệ cứ thắc mắc về việc một người già sống nơi u tịch nhưng sau cũng quen đi, không còn bận tâm đến nữa. Duy chỉ có một điều, nhiều đêm khuya chàng trở về nhà muộn, đi ngang nhà ông lão Hệ thấy ánh đèn vẫn còn sáng và hình như có tiếng người nhưng lại nghĩ rằng chắc là bà con thân thuộc của ông lão đến thăm viếng và không muốn làm phiền người khác nên lại thôi. Một đêm nọ, Hệ nằm trằn trọc mãi, không dỗ được giấc ngủ nên bước ra khỏi lều, thơ thẩn ngắm trăng và nhìn xuống phía xa nơi kinh thành Hoa Lư đang còn một 11


vài ánh đèn le lói. Bên kia nhà Cao lão đã tắt đèn từ lâu. Dưới ánh trăng lờ mờ, ngôi nhà như in lên màn trời một hình dáng đơn độc nhưng cũng đầy vẻ rùng rợn. Bổng Hệ thấy từ trong nhà một bóng người rón rén bước ra, dáng đi ẻo lả nhưng khập khểnh, như người mang tật. Bóng ấy đến gốc cây cuối vườn, giáp với phía sau căn lều của chàng, ngồi xuống, vai run lên từng chập như đang khóc. Hệ vô cùng ngạc nhiên trước sự việc xảy ra, chàng rảo bước đến gần định hỏi chuyện. Nghe tiếng động, bóng đen bật đứng dậy cố đi thật nhanh vào nhà như để lẩn tránh. Hệ gắng nhìn theo, định cất tiếng gọi nhưng không còn thấy người ấy đâu nữa dù chàng không nghe 12


một tiếng động nào, kể cả tiếng đóng và mở cửa. Hệ vô cùng hoang mang và bắt đầu nghi ngờ có điều oan khuất bí mật chi đang xảy ra trong căn nhà của Cao lão. Hôm sau chàng đến gặp Đào Cam Mộc, thuật lại cho bạn nghe câu chuyện đêm qua. Mộc là người có tính khí cương dũng, gan dạ nên sau một lúc suy nghĩ, chàng nói với Hệ: - Tôi nghĩ rằng chúng ta phải điều tra xem có điều gì bí ẩn trong vụ này. Biết đâu Cao lão thuộc vào một nhóm người gian ác hay phường bất lương nào chăng? Nếu không đúng thì thôi, nhược bằng thật vậy thì ta phải ra tay trừ bọn chúng. 13


Tuy biết mình không phải là người có võ nghệ như bạn và có lẽ sẽ không giúp được gì nhưng tính nghĩa hiệp cũng nổi lên khiến Hệ bằng lòng ngay . Hôm đó Hệ xin phép người chấm công được ra về sớm. Khi chàng và Mộc về đến nhà thì trời đã tốị, mưa lại tầm tã, sấm chớp vang trời, hai người thấy nhà của Cao lão có ánh đèn và bên trong nghe vẳng tiếng quát tháo như có người đang trong cơn thịnh nộ . Hai người nín thở, lẻn bước nhẹ đến bên cửa sổ nhìn vào phía bên trong. Quay lưng về phía họ là một viên võ tướng, mặc giáp vàng 14


trông rất uy nghi đang ngồi trên một chiếc ghế cạnh chiếc bàn ở giữa nhà. Trên bàn là một thanh đao lớn, lưỡi đao hình như rất sắc, lấp lánh dưới ánh nến.Tuy không nhìn được mặt nhưng cả Hệ lẫn Mộc đều cảm thấy đây là một người hung tợn. Đứng bên phải của viên võ tướng là Cao lão, đứng run rẩy chấp tay như đang hầu hạ . Trên bàn còn một vài dĩa thức ăn dở dang. Có lẽ Cao lão cũng vừa trải qua một trận đòn vọt nên mặt bị sưng vù, mép môi còn vương một vết máu chạy dài đến tận cằm nhưng chắc vẫn còn quá sợ hải nên không dám đưa tay lên lau. Viên quan võ chỉ tay vào mặt Cao lão, lớn giọng:

15


- Ta đã ra lệnh cho ngươi phải sửa soạn các thức ăn uống cho đàng hoàng, thịnh soạn cho ta nhưng ngươi cứ một mực bất tuân. Ngày nào cũng tương với rau đậu thì làm sao sống nỗi chứ? Cao lão rụt rè thưa: - Thưa ngài, đâu phải lão muốn như thế nhưng lệnh trên đã truyền từ bao nhiêu năm nay... Viên quan võ ngắt lời: - Lão ấy đã chết từ mấy mươi đời rồi, chỉ còn ta với ngươi thời ngươi nghe theo lệnh ai? Cao lão đang bối rồi chưa biết trả lời ra sao thì từ nhà sau, một cô 16


con gái bưng một mâm thức ăn nóng hổi bước ra. Vừa thoạt nhìn thấy cô ta, Hệ suýt buột miệng kêu lên nhưng nhờ Đào Cam Mộc đưa tay ngăn kịp, và cũng vừa lúc đó, một tiếng sấm nổ lên che mất mọi tiếng động từ bên ngoài cửa sổ, nơi hai người đang núp. Cô gái dáng chừng 18, gương mặt dễ nhìn nhưng có nét hơi thô. Da dẻ cô trắng bệt như người không có chút máu. Tuy ở trong nhà nhưng cô ta ăn mặc rất hực hở, trâm cài lược vắt như sắp sửa dự hội. Không biết có phải vì mâm thức ăn nặng hay không mà cô bước đi thật chậm chạp, từng bước ngắn làm viên quan võ bực mình. Ông ta bước đến giằng lấy mâm thức ăn, thuận tay tát cô gái một 17


cái mạnh rồi đến bàn ngồi xuống ăn ngồn ngào. Lúc hắn quay lại bàn, Hệ và Mộc mới có dịp nhìn rõ mặt mày của tên vũ phu. Cả hai đều kinh ngạc khi thấy gương mặt hắn tựa như mặt của pho tượng cạnh bàn thờ mà hai người đã thấy hôm nọ. Tại sao lại có sự trùng hợp lạ kỳ như vậy? Chẳng lẽ tên võ quan này đã làm mẫu cho người đúc tượng? Hai người còn đang suy nghĩ thì tên võ quan đã lên tiếng quát: - Con kia, còn đứng đó à, đến rót rượu nhanh lên! Cô gái cầm bình rượu, luống cuống bước đến. Nàng cố gắng bước nhanh nhưng bước chân nàng càng khập khểnh như người bị tật. 18


Hệ nhận ra đây chính là bóng người mà chàng đã gặp đêm trước. Tên võ quan đưa tay nắm tóc nàng giật đến gần làm cô gái loạng choạng suýt ngã. Hắn lớn giọng: - Chỉ có vài bước mà cũng không nhanh hơn được à? Cô gái mặt sợ hải, không dám mở miệng trả lời. Đào Cam Mộc càng nhìn càng sôi máu giận, chàng tông cửa sổ nhảy vào. Hệ cũng theo sau. Mọi người trong nhà bị bất thình lình nên không ai kịp phản ứng. Mộc đứng trước mặt tên võ quan, chỉ vào mặt hắn: - Mầy là đứa nào mà ỷ thế quan tước đi nhũng nhiễu dân chúng như thế kia? 19


Mặt tên võ quan vẫn không đổi sắc tựa như một chiếc mặt nạ. Hắn nhìn hai người chăm chăm một lúc rồi cất giọng ồm ồm: - Đây không phải là việc của bọn ngươi. Đi khỏi nơi đây, nhanh lên. Mộc trừng mắt nhìn lại, đáp: - Hạng sâu dân mọt nước chỉ giỏi tài húng hiếp dân lành như nhà ngươi mới là người phải rời khỏi nhà này. Và đừng bao giờ bén mảng trở lại. Viên võ quan cười gằn:

20


- Ta cũng muốn rời khỏi nhà này lắm nhưng không thể nào làm được. Vừa nói xong, hắn chụp cây đao để dựa cạnh bàn, xông tới tấn công Mộc nhưng chàng đã phòng bị ngay từ lúc mới vào nhà nên nhảy ra phía sau tránh đòn, rút gươm ra chống trả. Hệ vội nắm tay cô gái và Cao lão lùi lại một góc nhà. Tay cô gái lạnh như ướp băng còn Cao lảo thì run bần bật. Hệ cũng sợ, muốn giúp bạn nhưng biết không làm gì được, có vào cũng chỉ vướng tay chân cho Mộc và mang họa vào thân nên đành đứng trân trối nhìn trận giáp chiến. Viên võ quan tấn công bằng những thế võ rất lạ lùng nhưng 21


Đào Cam Mộc nào phải tay vừa. Đường gươm của chàng đã làm bao nhiêu tên côn đồ ở kinh thành Hoa Lư khiếp đảm thì nay chàng có sợ gì tên võ quan vũ phu này. Giao tranh được một lúc Mộc nhận ra chổ sơ hở của đối phương. Đường đao tuy mạnh bạo, hung hản nhưng cứng nhắc, không uyển chuyển. Dường như tay chân của viên võ quan không cử động liền lạc với nhau. Đây là điều tối kỵ với người luyện võ, càng tập thì mọi cử động tay chân lại càng phải dẻo dai để tùy cơ ứng biến thế kiếm đường quyền. Đã biết được khuyết điểm của địch nên Mộc càng hăng hái hơn nhưng sắc mặt của viên võ quan vẫn không thay đổi. Hình như hắn không biết mệt là gì. Nhưng lạ lùng nhất là Mộc đã 22


nhiều lần lừa thế chém được vào người hắn nhưng lưỡi gươm bén của Mộc không gây được thương tích nào. Da thịt của viên võ quan vẫn không hề hấn, suy xuyễn gì. Vì vậy nên tuy ở thế thượng phong nhưng Mộc vẫn chưa tìm ra được cách nào để hạ địch thủ và trận đấu vẫn tiếp diễn, không biết đến bao giờ. Đứng ngoài nhìn, Hệ cũng vô cùng lo lắng vì tuy mạnh mẽ nhưng sức của Đào Cam Mộc cũng chỉ có giới hạn. Càng kéo dài trận đấu chỉ càng bất lợi cho bạn. Hệ bối rối, chưa biết giải quyết cách nào thì chợt thấy bên tai một luồng khí lạnh và có tiếng con gái nói nhỏ: 23


- Tạt nước vào người nó. Ngạc nhiên vô cùng, Hệ quay sang thì thấy cô gái nói tiếp: - Nhanh lên, tạt nước vào người nó. Không kịp nghĩ ngợi nữa, Hệ chạy ra vại nước sau nhà Cao lão, vớ một chậu sành, múc vội đầy nước. Thấy chàng khệ nê bưng chậu nước vào nhà, mặt Cao lão tái lại, mắt mở tròn nhưng không nói gì. Chờ đến lúc viên võ quan quay hướng về phía mình, Hệ tạt mạnh chậu nước. Nước văng tóe vào người viên võ quan và như thấm dần vào thân thể hắn. Lớp da bị thấm nước hình như đổi màu đậm hơn. Đào Cam Mộc cũng ngạc 24


nhiên, chưa hiểu chuyện gì xảy ra thì cô gái đã lên tiếng: - Chém vào chổ thấm nước. Viên võ quan nghe được, hình như tức giận lắm quay lại định đánh về phía cô gái nhưng Mộc đã đoán trước nên xông tới đỡ đòn ngay. Hệ chạy đi múc nước tạt thêm vài lần nữa. Viên võ quan hình như dần đuối sức, thân thể như rã rời. Thừa cơ hội, Đào Cam Mộc chém được một nhát ngang cổ. Đường gươm đi thật ngọt, đầu viên võ quan rơi xuống đất kêu huỵch một tiếng nhưng kỳ lạ thay, không một giọt máu bắn ra. Nhìn lại thanh gươm Mộc cũng kinh ngạc không kém. Một lớp đất dẻo 25


dính vào lưỡi gươm như ai vừa nhúng nó vào sét ướt. Mộc cúi xuống xem xét thi thể của viên võ quan. Tuy là người gan góc nhưng chàng cũng thất kinh khi khám phá ra đó không phải là một con người bình thường, mà chính là pho tượng bằng đất nung đặt cạnh bàn thờ. Hệ thất thần, nhìn sang cô gái và Cao lão. Mộc quát lớn: - Thế này là nghĩa làm sao? Ngươi làm trò ma quỷ gì đây? Ông già Tàu run run giọng nói: - Mời hai vị và tiểu thư ngồi xuống để lão tỏ bày mọi sự. 26


Đợi mọi người yên vị, ông lão cũng ngồi xuống và bắt đầu nói: - Gia tộc lão đã đến Giao Chỉ từ hơn trăm năm trước. Tiết độ sứ Cao Biền chính là tổ phụ của lão. Ngài được Hoàng đế Đại Đường phái sang "bảo hộ" xứ Giao Châu. Ngài đã có công khai hóa cho dân chúng được hưởng nhiều phúc lợi văn minh của người Hán như trồng trọt, cày cấy... Sau khi ngài về nước, ngài đã cắt đặt một số người trong gia tộc lưu lại để chăm sóc, gìn giữ... Đào Cam Mộc, giọng căm giận, lớn tiếng ngắt lời: - Đất nước ta đã được độc lập, không còn lệ thuộc vào Trung 27


Quốc từ lâu thì các ông chăm sóc, gìn giữ điều gì? Ông già Tàu bối rối như đang tìm lời đối đáp thì cô gái hắng giọng, nói: - Thưa các hiền huynh, thiếp xin được trình bày... Thấy nàng lên tiếng Cao lão biến sắc mặt, ra dấu bảo nàng dừng lại nhưng Đào Cam Mộc trông thấy, trừng mắt nhìn nên lão phải nín thinh. Cô gái nói tiếp: - Thưa các hiền huynh, thiếp tên là Triệu Thị Ngà, người đất Phong Châu. Số là trong thời gian Tiết độ sứ cai trị nước Nam, Cao lão gia đã bỏ nhiều thời giờ suy nghĩ tìm 28


cách kéo dài cuộc đô hộ của Hán tộc trên đất nước này. Lão gia cũng đã dâng sớ về Đường triều để xin giúp đỡ, cố vấn. Cuối cùng những tay phù thủy người Hán đã cho lão gia biết chỉ có cách là phải ếm các long mạch và sinh mạch của nước Nam, chận đứng thiên lực của dân ta thì mới có thể khống chế được. Từ đó lão gia đã đi khắp nơi xem xét địa hình, tìm các huyệt mạch. Những nơi không thể đến được thì lão gia truyền lệnh chế ra những cánh diều thật to để mang ngài lên cao mà tìm thế đất. Lúc đó dân chúng trông thấy cứ ngỡ ngài là thần nhân. Nàng ngừng một chút cho hai chàng trai bớt bàng hoàng vì câu chuyện như hoang đường. Nhìn 29


sang Cao lão, ông đang cúi đầu im lặng như chấp nhận sự thật, Thị Ngà tiếp: - Sau khi đã định rõ các vị trí, lão gia cho thủ hạ lục tìm bắt hai mươi đồng nữ. Để cho chắc chắn lão gia chỉ bắt những đứa trẻ sáu tuổi, đem về nuôi trong mười hai năm dài. Thiếp là một trong những đứa trẻ ấy... Nghe đến đây, cả Hệ lẫn Mộc đều trố mắt nhìn nàng. Như hiểu ý hai người Thị Ngà đáp: - Chắc các hiền huynh đang thắc mắc tại sao thiếp lại có thể ở tại đây được với câu chuyện hơn trăm năm trước. Xin hai hiền huynh hãy nghe tiếp. Lão gia nuôi các đứa trẻ 30


trong mười hai năm. Thiếp phải nhìn nhận rằng trong thời gian đó, lão gia rất tốt, cho người chăm sóc kỹ lưỡng, và còn rước thầy dạy cho cầm kỳ thi họa. Chỉ có một điều là lão gia canh chừng rất nghiêm nhặt, tuyệt đối không cho tiếp xúc với nam nhân, kể cả thầy dạy. Nói đến đây, mặt nàng hơi dàu buồn: - Năm bọn thiếp lên mười tám thì một biến cố khủng khiếp xảy ra. Thỉnh thoảng vài hôm một lần một đồng nữ lại mất tích một cách bí mật. Bọn thiếp lo sợ vô cùng nhưng trái lại, lão gia rất bình tỉnh. Cho đến một đêm kia, thiếp cũng bị bắt đem đi. Thì ra những người 31


bắt cóc chính là thủ hạ của lão gia. Họ đưa thiếp đến đây vào lúc nữa đêm, nơi lão gia đã lập đàn chờ sẳn. Sau khi trang điểm, thay đổi xiêm y như các hiền huynh đang thấy, bọn thủ hạ trói giăng thiếp trên đàn. Làm phép xong lão gia dùng một cây kim lớn đâm vào hai gót chân của thiếp, trích máu vào trong một chậu lớn cho đến khi thân thể thiếp cạn kiệt. Thiếp mê man nhưng trước khi nhắm mắt cũng còn đủ thấy lão gia vừa niệm chú, vừa vẫy máu của thiếp khắp nơi xung quanh đàn... Hệ buột miệng hỏi: -Hóa ra cô nương đã... Thị Ngà đáp: 32


- Vâng, thiếp đã chết. Nhưng thật sự thiếp không biết mình đã chết hay như thế nào... Cao lão thở dài, ngẩng lên, mắt hơi ướt, nói tiếp: - Tổ phụ Cao Biền muốn trấn ếm khí thiêng của giang sơn này nên đã dùng nguyên huyết của hai mươi đồng nữ yểm vào các linh huyệt trên khắp nước. Ngọn đồi này là nơi huyệt địa của đất Hoa Lư, long mạch đã bị ô uế nên khí số của các triều vua ở đây sẽ không được lâu dài. Vì muốn duy trì ảnh hưởng của bùa yểm nên khi được triệu về cố quốc, tổ phụ đã để lại một số con cháu trông coi các nơi trấn ếm chánh. Tiểu thư đây 33


chết mà như sống để cho bùa phép được linh nghiệm. Tấm bài vị trên bàn thờ là để cho tiểu thư. Tổ phụ cũng để lại một viên tướng canh giữ, đó chính là pho tượng kia. Chi tộc lão phải lưu lại đây bao nhiêu năm qua, chăm sóc hương khói cho hai người. Nhưng có lẽ mọi sự không qua thiên số nên mấy năm gần đây tên tướng kia trở nên hung dữ, đánh đập hành hạ lão và tiểu thư, bắt cung phụng đủ điều. Cuối cùng đã xảy ra cớ sự đêm nay. Hệ hỏi: - Thế ra bóng người đêm qua là cô đấy ư? - Thưa hiền huynh, chính là thiếp. Vì vết thương nơi gót chân 34


mà lão gia đã dùng kim trích máu nên dù là oan hồn nhưng thiếp cũng không đi đứng được như người thường. Mỗi bước đi là một lần đau nhức buốt, phải cố gắng lê từng bước chậm chạp. Không hầu hạ được quan thần chu đáo nên thiếp phải hứng chịu đòn vọt luôn. Bởi bị hành hạ mà khôn phương giải thoát nên thiếp chỉ biết lén ra nơi vắng vẻ, than khóc một mình. Nào dè lời than thở lại để hiền huynh nghe được. Hai người thương xót cho Thị Ngà, đã thác oan làm vật hy sinh cho mưu đồ độc ác của Tiết độ sứ Cao Biền vậy mà vẫn chưa an, lại phải phục vụ cung phụng cho một tên ác thần canh giữ. Chợt Mộc nghĩ ra điều gì, chàng nhìn nàng 35


với ánh mắt hơi lạ, như tò mò. Thị Ngà thoáng thấy, nàng hơi đỏ mặt. Cao lão cũng nhận thấy điều đó nên dù đang sợ sệt, lão cũng cười và nói: - Chắc hai vị muốn biết trong lúc canh giữ chúng tôi, tên ác thần có làm hại gì tiểu thư đây chưa chớ gì? Thưa hai vị, phép yểm chỉ linh thiêng khi tiểu thư vẫn còn là đồng nữ. Đó là lý do tổ phụ phải tìm và nuôi dưỡng các cô từ khi còn nhỏ. Trước khi giao cho các tên ác thần canh giữ, có lẽ tổ phụ cũng đã nghĩ đến chuyện đó nên người đã đề phòng trước. Các vị xem đây. Nói xong lão bước đến pho tượng đang nằm dưới đất, lật tấm giáp che phía dưới lên. Nhìn vào 36


đó Hệ và Mộc đều bật lên tiếng cười. Phần hạ bộ của pho tượng có một lỗ lớn bằng ngón tay như có ai dùng dùi đục vào. Nhìn Cao lão, Hệ hỏi: - Tổ phụ của lão làm hại nước ta, lão cũng góp phần trong bao lâu nay. Thế bây giờ lão tính sao? Cao lão run giọng đáp: - Thưa hai vị, lão sẽ chỉ cho hai vị nơi gở bùa trấn yểm, không dám dấu diếm điều gì. Lão chỉ xin hai vị một điều. Nguyện vọng duy nhất của toàn chi tộc lão là được gởi nắm xương tàn nơi quê hương nhưng vì bị sứ mệnh của tổ phụ giao phó nên không ai làm được. 37


Nay coi như nhiệm vụ đã mãn, và lão vẫn chưa quên được đất tổ, kính mong hai vị nhũ lòng thương cho lão được tròn nguyện ước thì lão đội ơn vô cùng. Thị Ngà cũng giúp lời: - Thiếp xin hai hiền huynh nên giũ lòng thương Cao lão. Nào phải ông ấy muốn đâu mà chỉ là do bắt buộc của gia tộc. Những người thân của lão trước đây cũng bị cùng hoàn cảnh. Xin hãy cho lão được về quê. Thương hại cho người già nua, Hệ và Mộc nhận lời. Cao lão đưa hai người đến một ô đất sau nhà đào lên đạo bùa đã ếm bao năm nay, đồng thời chỉ cho họ cách phá 38


hủy. Tuy nhiên khi họ hỏi nơi chôn xác của Thị Ngà thì cả nàng lẫn Cao lão đều không biết nơi. Cao lão cũng không thấu đáo vị trí của những nơi trấn yểm khác. Lão chỉ biết nếu không tìm được và hủy các bùa ếm đó thì đất nước này còn gặp nhiều cang qua, người dân còn phải chịu nhiều đàn áp, cai trị bởi bọn hại dân, phá nước. Sau khi tra hỏi Cao lão kỹ càng, hai người biết không làm gì hơn được. Họ buộc lão thề không được tiết lộ với ai. Du` đã được chấp thuận cho hồi hương nhưng Cao lão vẫn chần chừ hình như còn lưu luyến điều gì. Lão xin phép họ cho nán lại vài hôm. Hai người định bằng lòng nhưng Thị Ngà lắc đầu ra dấu nên Mộc cho lão một số tiền làm lộ phí 39


và buộc pha?i khởi hành ngay trong đêm đó . Giải quyết xong việc cấp bách với Cao lão thì trời đã gần sáng, Hệ và Mộc định hỏi thêm công việc với Thị Ngà thì nàng đã nói: - Trời sắp sáng, thiếp không ở lâu được. Xin hẹn đến đêm nay. Dứt lời nàng chậm bước đến sau bàn thờ và từ từ mất dạng. Hai chàng trai nhìn nhau ngẩn ngơ, tưởng mọi việc đêm qua như một cơn mộng lớn. Hôm đó Hệ không đi làm, hai người lùng sục khắp nơi chung quanh đỉnh đồi nhưng vẫn không tìm ra được nơi chôn cất của Thị Ngà. Chiều đến 40


Đào Cam Mộc phải về nhà vì có việc cần kíp đã hứa với cha mẹ. Chàng hẹn sẽ trở lại ngày hôm sau. Hệ không cầm được bạn ở lại đành phải nghe theo. Đêm đến, Hệ gặp lại Thị Ngà, chàng nói: - Chúng tôi đã cố gắng tìm phần mộ của cô nương để cải táng đặng cô nương có phần siêu thoát nhưng vẫn thất bại. Chúng tôi thật có lỗi với cô nương vô cùng. Không lẽ hồn phách của cô nương phải dật dờ mãi như thế này hay sao? Thị Ngà vội đáp: - Đó là phần số của thiếp, xin hiền huynh đừng ngại. Thiếp đội 41


ơn hiền huynh vô cùng. Nhờ gặp chàng mà thiếp thoát được cảnh hành hạ, khốn khổ đến thiên thu. Nay thiếp xin được vô lễ hỏi hiền huynh một việc. Hệ ngạc nhiên: - Xin cô nương cứ nói. - Nhìn qua nhân cách của hiền huynh thiếp đoán chàng không phải là người lam lũ, chắc đang gặp phải lúc vận hạn nên mới bị khuất thân? Hệ kinh ngạc về nhận xét của Thị Ngà nhưng chàng cũng thuật lại cho nàng nghe hoàn cảnh của mình. Nghe xong, nàng nói: 42


- Vậy thiếp xin hiền huynh khứng cho một việc. Như đã nói, trước đây thiếp được Cao lão gia cho học hành chút ít nên thiếp cũng biết được văn chương thi phú. Nay thiếp không biết mình sẽ lưu lại trên trần gian bao lâu nhưng ơn của hiền huynh cứu thiếp rất nặng. Thiếp mong hiền huynh cho thiếp được giúp hiền huynh trở về đường nghiên bút hầu có được thêm một nhân tài cho đất nước mai sau. Thiếp sẽ đến mỗi đêm để cùng hiền huynh ôn luyện. Xin hiền huynh hãy nhận lời. Hệ trầm ngâm: - Tôi cám ơn cô nương nhưng gia cảnh quá bần hàn, nuôi thân chưa đủ lại phải giúp đỡ cha mẹ ở 43


quê nhà thì làm sao an lòng học tập được. Thị Ngà mĩm cười, đáp: - Việc này hiền huynh không phải lo. Sở dĩ Cao lão có thể ở đây bấy lâu nay vì gia tộc lão đã để dành sẳn một số vốn cho con cháu. Mấy mươi năm họ lại sang tiếp tế một lần. Đêm qua lão ta chưa muốn đi ngay là vì vậy. Nếu hai hiền huynh không ép buộc lão đi ngay thì lão đã tom góp tài sản đem hết về Trung Quốc rồi. Nay của cải đó là của các hiền huynh. Hệ bàng hoàng trước lời tiết lộ của Thị Ngà. Sau đó nàng dẫn chàng ra đào lên dưới lu nước sau nhà được một số vàng bạc khá lớn, 44


đủ để sống một đời sung túc. Hôm sau khi Đào Cam Mộc đến, Hệ thuật lại cho bạn nghe mọi việc, Mộc rất mừng dùm bạn. Tuy nhiên khi Hệ muốn chia phân nửa kho tàng thì Mộc từ chối. Chàng viện cớ là do công của Hệ truy tầm ra mọi việc và gia đình chàng đã sẳn dư dã, không cần đến của cải như Hệ. Hệ cảm động vô cùng nhưng hứa dành riêng phần đó cho việc có ích về sau. Hệ trích ra một số của gởi về cho cha mẹ mua ruộng đất, và chàng qua ở hẳn bên nhà của Cao lão. Vì Hệ là người ít giao thiệp nên khi chàng nghỉ việc cũng không làm ai chú ý đến. Nghe lời Thị Ngà, Hệ trở lại đường học vấn nhưng không theo học một thầy 45


nào. Ngay từ hôm đầu Hệ đã nhận thấy Thị Ngà có một văn tài xuất chúng, hơn hẳn nhiều bậc danh sư của đất Hoa Lư. Vì vậy ban ngày chàng học tập, làm bài một mình. Đến đêm Thị Ngà tới giúp chàng sửa bài và chỉ dẫn thêm. Nhiều lần Đào Cam Mộc cũng đến để học thêm của nàng. Cả hai đều kín tiếng nên không ai biết về sự hiện diện của Thị Ngà trong căn nhà trên ngọn đồi ấy. Thắm thoát đã hơn ba năm, nhờ sự giúp đỡ tận tâm của Thị Ngà nên sức học của Hệ đã ngày càng tiến triển vượt bực, nay có cơ hơn cả nàng. Trước như thầy trò sau là tình bạn, dần dần tình cảm thay đổi lúc nào không biết nhưng cả Hệ và Thị Ngà đều biết là mình đang ở 46


trong hoàn cảnh nghịch thường nên không một ai dám nói ra. Một đêm kia, sau khi xong phần học tập, Thị Ngà ấp úng nói: - Thưa hiền huynh, thiếp xin thưa một chuyện, mong hiền huynh thứ lỗi. Hệ hơi bất ngờ, chưa kịp trả lời thì nàng tiếp: - Học lực của hiền huynh nay đã cao, thiếp nghĩ rằng hiền huynh đã có thể thi thố với đời, bổn phận của thiếp đến đây là hết. Thiếp xin từ biệt. Hệ hoảng hốt:

47


- Nàng nói sao? Tại sao lại từ biệt? Thị Ngà cúi mặt, nghẹn ngào: - Đúng ra thiếp đã nhờ hiền huynh việc này ngay từ buổi ban đầu nhưng vì cảm ơn hiền huynh giải cứu nên thiếp phải nói dối để nán lại báo ân. Các hiền huynh không tìm ra thi thể của thiếp được vì nó ở ngay tại ngôi nhà này, dưới bàn thờ. Thiếp nằm nơi đó đã hơn trăm năm nay, không ai hay biết trừ tên thần tướng canh giữ. Nay thiếp nhờ hiền huynh đem lên, thiêu hủy, rải nắm tro tàn trên đỉnh đồi này thì mới giải được nghiệp căn cho linh hồn thiếp được siêu thoát. 48


Hệ nhìn nàng đau đớn: - Nhưng nàng và ta sống với nhau mấy năm nay, tại sao lại không tiếp tục được, ... Thị Ngà ngắt lời: - Thiếp biết tình chàng sâu đậm dù không nói ra, lòng thiếp cũng vậy. Nhưng chàng ơi, âm dương cách trở, gần nhau mà như xa diệu vợi thì có ích gì. Chàng là trai, còn bao nhiêu nghĩa vụ khác, đường tương lai còn dài trước mặt. Xá gì mối tình vô vọng với một hồn oan như thiếp. Nàng phải hết lời phân giải mới thuyết phục được Hệ. Chàng miễn 49


cưỡng bằng lòng mà lòng đầy tan nát. Hôm sau Hệ xuống kinh thành gặp Đào Cam Mộc và thuật cho chàng nghe mọi việc. Sau đó Mộc theo Hệ về nhà đào ở dưới bàn thờ lên được một chiếc quan tài bằng gỗ đỏ, trông còn mới nguyên. Khi mở nắp áo quan ra, cả hai đều sửng sốt. Tuy toàn thân trắng bệt nhưng thi hài của Thị Ngà vẫn nguyên vẹn như một người đang nằm ngủ, không có một dấu hiệu mục rữa nào. Nàng vận bộ xiêm y, trang điểm như Hệ vẫn gặp hằng ngày. Nàng nằm ngay ngắn, hai tay cầm một chiếc thẻ bài khắc chữ y như tấm bài vị trên bàn thờ. Bàn chân nàng được quấn lụa trắng như để che dấu vết thương bị trích máu. 50


Nhìn thi thể nàng, nghĩ đến lúc phải thiêu hủy nó đi mà Hệ quá đau lòng, không cầm được nước mắt. Lạ lùng thay, khi những giọt nước mắt của Hệ rơi xuống tấm thẻ bài thì nó đổi sang màu vàng và nhiều hàng chữ khác hiện lên rõ nét. Hệ ngạc nhiên cầm lên xem nhưng không đọc được một chữ nào của thứ văn tự lạ lùng ấy. Mộc cũng cầm xem, ngẫm nghĩ một lúc, chàng nói: - Việc này còn nhiều khuất tất, chưa thể chấm dứt ngay được tại đây. Ta phải biết nội dung của tấm thẻ bài này. Tạm thời chúng ta đừng động gì đến thi thể của nàng. 51


Tôi và anh hãy đến gặp cậu tôi, may ra người có giúp được điều gì. Hai người đóng nắp quan tài, vùi xuống lấp đất lại và lên đường đi ngay. Dọc đường Mộc kể cho bạn nghe: - Người anh cả của mẹ tôi là sư trụ trì một ngôi chùa tại quê ngoại ở làng Cổ Pháp, phủ Từ Sơn. Ngài là một người học bác uyên thâm, đạo hạnh vô bờ được mọi người vô cùng kính trọng. Ngay cả đức vua cũng phải nể vì, thường nhờ ngài cố vấn trong nhiều vấn đề trọng đại. Tôi tin chắc ngài sẽ giúp được. Đến chùa hai người được người anh họ của Mộc tên Lý Công Uẩn, con nuôi của sư Vạn Hạnh đưa vào 52


yết kiến ngài. Hệ thuật lại cho cậu nghe mọi việc với đầy đủ chi tiết và đưa tấm thẻ bài cho ngài xem. Cầm tấm thẻ bài nhìn một lúc lâu, sư Vạn Hạnh nói: - Trước đây ta có nghe về việc Tiết độ sứ Cao Biền trấn yểm các linh huyệt của nước ta. Ta cứ ngỡ đó chỉ là truyền thuyết hoang đường, nào ngờ lại là sự thật. Tấm thẻ bài này chính là bằng chứng. Nó được khắc với một thứ cổ tự rất xưa đã mất dấu tích. Nhưng cũng còn may cho các con, tổ sư sáng lập chùa này trước đây lưu học đạo nơi Trung Quốc đã được ngộ duyên, thu học nhiều ngữ tự. Ngài truyền dạy lại cho các đệ tử nên ta cũng biết được chút ít. 53


Sư Vạn Hạnh hỏi Hệ: - Vậy chớ tấm lòng của con đối với cô gái ấy như thế nào? Hệ thật lòng cho ngài biết tâm tình của chàng đối với Thị Ngà. Nghe xong, ngài nói: - Vậy là điều đại phúc vì đây là di thư của Tiết độ sứ Cao Biền: "Người tìm được nàng mà không hủy hoại là duyên thứ nhất. Người tìm được di thư là duyên thứ hai. Khí số giang sơn này Chưa đến hồi tuyệt vận. Nghiệp chướng vẫn còn dài, Con đường đến tự do Gai chông còn đầy dẫy. 54


Một giọt máu ân tình. Tìm được kẽ chân tu. Mươi ngày thành tụng niệm. Nàng ắt được hồi sinh." Theo đây thì nàng có thể được hồi sinh. Ân tình cũng đã có, nay chỉ cần giọt máu của con và người tụng niệm. Tuy ta không phải là bậc đại tăng nhưng hy vọng giúp con được. Hệ mừng quá, không ngờ lại có chuyện kỳ bí như vậy. Mộc và người con nuôi của sư Vạn Hạnh cũng chia vui cùng chàng. Sư Vạn Hạnh nói: - Các con hãy khoan mừng vì chưa biết sự thể ra sao, có được 55


như di thư nói hay không? Ta hãy thử còn thành bại là ở Trời Phật. Tuy nhiên trong thời gian mười ngày đó ta cần người canh giữ, đề phòng mọi sự quấy rầy. Công Uẩn và Cam Mộc, hai con phải lãnh phần vụ đó. Sau đó bốn người khởi hành về nhà của Hệ. Nhìn thi thể nguyên vẹn của Thị Ngà, sư Vạn Hạnh cũng không khỏi ngạc nhiên và bùi ngùi cho số phần của người con gái. Ngài mở miệng nàng, bảo Hệ cắt ngón tay nhỏ vào một giọt máu. Kỳ diệu thay, khi giọt máu vừa rơi vào cổ họng thì toàn thân Thị Ngà dần dần hồng hào trở lại. Nhìn nàng lại càng giống người sống hơn. 56


Sư Vạn Hạnh bảo Lý Công Uẩn và Đào Cam Mộc ra đứng canh ngoài cửa và bắt đầu lập đàn tụng niệm. Trong mười ngày sau đó, Hệ luôn quỳ sau lưng sư cầu nguyện. Đến nữa đêm ngày thứ mười, mọi người đều mệt mõi nhưng cũng nóng lòng chờ đợi kết quả thì trong quan tài có ánh sáng ửng lên rồi một tiếng ho nổi nhẹ. Hệ vội vàng chạy đến nhìn vào quan tài. Thị Ngà đang chớp mắt, có lẽ vì bị ánh nến chói vào. Hệ nghẹn lời, chỉ thốt được: - Em... Khuôn mặt đầu tiên mà Thị Ngà nhìn thấy là Hệ. Nàng tưởng như mình vẫn còn mơ: 57


- Thiếp đã được siêu thoát chưa? Tại sao lại có chàng? Không lẽ chàng cũng đã... Hệ đỡ nàng ra khỏi quan tài và thuật lại mọi chuyện cho nàng nghe. Thị Ngà vừa bàng hoàng vừa mừng rỡ vì nàng cũng không ngờ lại có chuyện lạ như vậy. Nàng quỳ xuống tạ ơn sư Vạn Hạnh, Lý Công Uẩn và Đào Cam Mộc. Ngài nói: - Đó chỉ là duyên phần may mắn của hai con. Trước khi từ giã, ngài nói với ba chàng trai: - Nếu đúng như lời của cháu gái và Cao lão thì triều đại này cũng 58


không còn tồn tại được bao lâu. Các con hãy tham gia chính sự để sau này còn có cơ hội thay đổi vận nước. Cả ba cúi đầu tuân theo lời của ngài. Tuy đã hồi sinh nhưng gót chân của Thị Ngà vẫn còn lỗ kim trích to bằng đầu đũa, Hệ đem chạy chữa mãi cũng không lành. Nàng bị khó khăn trong việc đi đứng như người mang tật. Hệ phải tìm thợ giỏi đóng cho nàng giày thật mềm nhưng nếu người để ý, vẫn thấy dáng đi của nàng còn khập khểnh. Hệ đưa Thị Ngà về ra mắt cha mẹ nhưng dấu nhẹm thân thế thần kỳ của nàng. Lúc đầu hai người không bằng lòng vì thấy nàng yếu đuối lại 59


có gốc tích không minh bạch. Nhưng sau được sư Vạn Hạnh khuyên giải và cảm được tính hiền hậu, thảo ngay của nàng nên họ rất vui lòng tác hợp cho hai trẻ. Nhờ vào tài học uyên thâm, Hệ thi đậu vào làm quan, về sau làm đến Tổng Giám Quan. Vào lúc triều chính nhiểu nhương Thị Ngà cùng chồng bí mật giúp đỡ nhiều người thoát được các bản án tử bạo ngược của vua Lê Long Đĩnh. Lý Công Uẩn và Đào Cam Mộc theo nghiệp võ nên được tuyển dụng dễ dàng. Công Uẩn sau làm đến chức Tả thân vệ Điện tiền Chỉ huy sứ. Vua Lê Long Đĩnh là người hoang dâm, vô đạo, Công Uẩn can gián mãi không được, định cáo quan nhưng hai người bạn 60


và sư Vạn Hạnh hết lời khuyên ngăn nên chàng mới từ bỏ ý định. Sau khi vua Long Đĩnh mất, Đặng Hệ và Đào Cam Mộc chủ động khuyến khích quần thần tôn Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế, tức vua Lý Thái Tổ, khai sáng triều đại nhà Lý. Nhớ lời của Thị Ngà ngày trước, vua Thái Tổ dời nàng vào bàn luận. Nàng khuyên nhà vua hãy dời đô sang Đại La thành. Vua nghe theo, giao cho Đặng Hệ làm chiếu dời đô, bố cáo cùng dân chúng, lấy cớ đất Hoa Lư chật hẹp không còn tiện cho việc mở mang triều chính. Ngài cũng cho người đi lùng dò tìm kiếm các nơi trấn yểm khác của Cao Biền để triệt 61


phá nhưng không có được một kết quả nào. Đặng Hệ sống hạnh phúc với vợ đến già, có nhiều con cái. Thị Ngà giúp chồng, phụng dưỡng cha mẹ, nuôi dạy các con nên người nhưng mấy mươi năm trôi qua mà nàng hình như cũng không già hơn chút nào. Người thời đó lấy làm lạ nhưng cho là nàng biết cách đặc biệt gìn giữ dung nhan. Khi Hệ mãn phần, Thị Ngà một tay đứng ra lo việc tống táng chồng. Nàng bảo các con đặt một cỗ áo quan lớn. Cả nhà đều lấy làm ngạc nhiên nhưng không ai dám cãi lời. Sau khi chôn cất Hệ được vài hôm, Thị Ngà cũng biệt tích. 62


Mọi người đổ xô đi kiếm nhưng không ai tìm gặp nàng đâu cả. Mấy mươi năm sau, con cháu bốc mộ Hệ lên để cải táng. Lúc mở áo quan, mọi người đều kinh hải vì có thêm một bộ xương nằm trong ấy. Nhìn qua xiêm y người ta đoán chắc đó là di cốt của Thị Ngà dù họ không biết tại sao điều kỳ lạ này có thể xảy ra được. Nơi mảnh xương bên ngực trái có một vết đỏ hỏn như một giọt máu, chùi rửa mãi vẫn không tan. Bé Dương (truyện Thần Nữ) www.datque.com 63


64


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.