những cóp nhặt về ký tự pháp và một số thực hành khi học tại Monster Lab

Page 1

những cóp nhặt về ký tự pháp và một số thực hành khi học tại Monster Lab Quang Khải

0 2*1 a! b 3 4 ?d&



những cóp nhặt về ký tự pháp và một số thực hành khi học tại Monster Lab Quang Khải

LÝ THUYẾT

06 Giải mã quy ước 16 Giải phẫu ký tự 22 Cách đọc 38 Cách căn lề

THỰC HÀNH

46 Quear - Phông Serif 66 Ứng dụng Quear 72 Streit - Phông Sans-Serif 86 Ứng dụng Streit 92 Tạo dựng không gian ký tự pháp


1.


LÝ THUYẾT


1.1 Giải mã quy ước 01 WRITING, LETTERING, TYPE 02 TYPOGRAPHY 03 FONT, FACE, FAMILY

6


Theo thời gian, giống như bất kỳ chuyên ngành có lịch sử lâu đời nào khác, thiết kế kiểu chữ đã phát triển một tập hợp các quy ước nhất định. Một số quy ước làm rõ cách các ký tự (bao gồm chữ cái, chữ số, dấu câu và biểu tượng) được xây dựng một cách có hệ thống nhằm đạt được độ dễ nhận dạng và độ dễ đọc. Ngoài ra, cũng tồn tại các quy ước khác xoay quanh kỳ vọng văn hóa về những gì sẽ làm nên một phong cách gần gũi, dễ đọc hoặc cách một phong cách cụ thể, dựa trên bối cảnh lích sử, cần phải "đẹp" hay cần truyền tải cảm giác hay cảm xúc nào đó. Và tất nhiên, tất cả các bộ phận của một kiểu chữ, từ hình dạng ký tự đến các thành phần riêng lẻ trong mỗi hình dạng, đã dần sở hữu những tên gọi riêng — các nhà thiết kế kiểu chữ là những người hết lòng với thuật ngữ của họ. Vì vậy, dĩ nhiên là các nhà thiết kế mới vào nghề muốn nhập gia thì phải tùy tục và tự trau dồi kiến thức cơ bản về ngành nghề mà họ đã lựa chọn.

7

LÝ THUYẾT | GIẢI MÃ QUY ƯỚC


WRITING

chữ viết tay

LETTERING

chữ trang trí

TYPE

chữ làm sẵn

8


Writing (chữ viết tay), lettering (chữ trang trí), và type (chữ làm sẵn) đại diện cho ba phương pháp riêng biệt trong việc tạo ra chữ cái. Một chữ cái hoặc từ được tạo ra với rất ít nét bút từ dụng cụ writing (viết tay) — ví dụ như thường được thấy trong những dòng thư tay hay ghi chú nguệch ngoạc. Lettering xây dựng hình thức của mỗi ký tự từ nhiều, thường là rất nhiều nét vẽ hoặc hành động — chẳng hạn như cụm "Vui Tết Trung Thu" được tô điểm sặc sỡ với phấn màu hoặc một bức tường phủ kín graffiti. Type là tổng hợp của các hình dạng tạo sẵn, cho phép tái tạo các chữ cái trông liên quan hay đồng bộ với nhau thông qua một hành động duy nhất — chẳng hạn như triệu hồi các ký tự kỹ thuật số từ bàn phím (ấn/gõ nút trên bàn phím) hoặc ấn/lăn/nhấn một con dấu cao su vừa được lăn qua mực lên một tờ giấy.

9

LÝ THUYẾT | GIẢI MÃ QUY ƯỚC


WRITING (Chữ viết tay)

10

Writing (chữ viết tay) nhấn mạnh cách giao tiếp nhanh gọn mà chưa cần bàn tới hình thức. Viết tay, với một tốc độ tương đối nhanh và thao tác dễ dàng, vẫn luôn là phương thức phù hợp nhất để giao tiếp bằng văn bản cho đến khi typography (ký tự pháp) phát triển và hơn hết là sự lan rộng của việc trao đổi trên nền tảng số. Hãy tưởng tượng sẽ mất bao lâu nếu ta vẽ cẩn thận từng chữ cái của danh sách mua đồ rồi sẽ hiểu rõ những ưu điểm của một hệ thống chữ viết dễ đọc và hiệu quả. Điều này không có nghĩa là writing không quan tâm đến tính thẩm mỹ của các chữ cái. Ngược lại, nhiều phương pháp viết tay và cách viết tay trong suốt nhiều thế kỷ đã tán thành những kiểu chữ viết tay mà tác giả của chúng cho là đẹp nhất hoặc dễ đọc nhất. Khả năng viết tốt, về mặt thẩm mỹ cũng như sự rõ ràng, được coi là một phần không thể thiếu của việc đọc viết và nền tảng giáo dục.


LETTERING (chữ trang trí)

Các ký tự của lettering (chữ trang trí) được tạo nên thông qua nhiều thao tác và có thể đòi hỏi một số công cụ hoặc quy trình nhất định. Logo được vẽ bằng kỹ thuật số, bảng hiệu đèn neon hay dòng chữ chạm khắc trên ngưỡng cửa nhà thờ đều là những ví dụ về lettering. Giống như writing, lettering là một sáng tạo độc nhất vô nhị, được thiết kế cho một ứng dụng cụ thể. Ngay cả những nghệ nhân lettering cũng không thể sao chép chính xác cùng hình dáng của một ký tự từ phiên bản này sang phiên bản khác; việc tồn tại các biến thể/sự ngẫu nhiên chắc chắn sẽ xảy ra. Lettering khác với writing ở chỗ trọng tâm chính của nó thường là kỹ thuật và hình thức trực quan. Mặc dù tốc độ có thể quan trọng, nhưng cũng không quan trọng bằng kết quả cuối cùng. Ngoài cách viết và kiểu chữ, ngữ cảnh hay không gian xung quanh cũng ảnh hưởng đến cách thể hiện lettering. Tính độc đáo của mỗi cách xử lý lettering giúp nhà thiết kế linh hoạt và sáng tạo khi làm việc với một ngữ cảnh nhất định theo những cách rất cụ thể. Các chữ cái có thể được nén, uốn cong hoặc lồng vào nhau để phù hợp với một không gian cụ thể. Từ ngữ có thể được tạo ra bằng các phương tiện hoặc vật liệu thích hợp, từ bút chì tới sắt thép đồng nát.

A 11

LÝ THUYẾT | GIẢI MÃ QUY ƯỚC


TYPE

(chữ làm sẵn)

Các ký tự của writing hay lettering có thể được tái tạo và sắp xếp lại để trở thành type (chữ làm sẵn). Type là sự kết hợp giữa sự chi tiết và hình thức của lettering với tốc độ và thao tác dễ dàng của writing. Khả năng tạo và tái tạo các ký tự đã có từ trước thông qua một thao tác duy nhất là điều tách biệt type với writing và lettering. Các phương pháp sản xuất đã được đa dạng hóa và phát triển qua nhiều thế kỷ. Nhắc đến type là nhắc đến các kiểu chữ bằng kim loại và gỗ, máy đánh chữ, dấu ấn cao su, khuôn chữ, chữ ảnh và phông chữ kỹ thuật số. Sức mạnh và vẻ đẹp của type nằm ở sự đồng bộ giữa các ký tự trong bất kỳ tình huống nào. Người ta có thể gõ chữ A hàng nghìn lần và đạt được một kết quả nhất quán, trong khi writing hay lettering sẽ tạo ra các biến thể. Type cũng thiết lập một hệ thống các mối quan hệ chặt chẽ, biến một tập hợp hình khối thành một bộ các thành phần thực sự có khả năng tái kết hợp vô tận. Giống như bất kỳ bộ công cụ nào, sức mạnh của type không chỉ nằm ở từng yếu tố đơn lẻ mà còn ở cách các yếu tố đó phối hợp với nhau. Không giống như các ký tự của writing, mỗi ký tự của type phải luôn ở trạng thái sẵn sàng để có thể tái hòa nhập vào một cấu trúc từ ngữ mới bất kỳ lúc nào. Nhờ công nghệ kỹ thuật số, type đã soán ngôi nhiều vai trò lâu đời của writing. Viết thư, ghi chú hoặc lập biểu đồ tài chính bằng cách gõ trên máy tính nhanh hơn và thiết thực hơn nhiều so với viết tay những dạng thông tin này. Tương tự như vậy, các nhà thiết kế đồ họa đã bắt kịp được với các nghệ sĩ lettering bằng các phông chữ kỹ thuật số có thể nhanh chóng tái tạo các hiệu ứng tương tự. Việc đánh mất tính cách và cá tính riêng trong writing và lettering là một tác dụng phụ đáng tiếc của số lượng tăng lương nhanh các kiểu chữ. Tuy nhiên, sự phát triển theo cấp số nhân một thư viện các kiểu chữ mới và phức tạp hơn này sẽ tiếp tục đa dạng hóa bản sắc của type, mở rộng khả năng tái hiện tính cách.

12


TYPOGRAPHY (ký tự pháp)

Typography về cơ bản là nghiên cứu về cách các letterform (hình dạng chữ) tương tác trên một bề mặt, liên quan trực tiếp đến cách sắp xếp các miếng type (miếng ký tự bằng kim loại) khi chuẩn bị in ấn. Một định nghĩa khác chỉ ra typography là “phong cách, cách sắp xếp hoặc hình thức của typeset (việc sắp chữ),” và là sản phẩm của hệ thống in kiểu di động mà hầu hết các nước châu Âu đã sử dụng trong nhiều thế kỷ. Nó liên quan đến typeset (việc sắp chữ) và có thể bao gồm type design (thiết kế miếng ký tự). Trong thế giới thiết kế theo hướng kỹ thuật số hiện tại của chúng ta, điều này có nghĩa là hầu hết chúng ta phải làm việc với phông chữ hàng ngày. Gerrit Noordzij, giáo sư thiết kế kiểu chữ tại Học viện Nghệ thuật Hoàng gia (Royal Academy of Art) ở The Hague, Hà Lan, từ 1960 đến 1990, định nghĩa typography là “viết với các ký tự đã được đúc sẵn”. Peter Bil’ak, người sáng lập Typotheque, lưu ý rằng điều này “ngụ ý sự khác biệt hoàn toàn với writing, lettering hoặc graffiti, những thứ cũng liên quan đến việc tạo hình dạng chữ cái, nhưng không cung cấp một hệ thống lặp lại để đặt những chữ cái này”.

Lược dịch từ cuốn "Lettering & Type — Creating Letters and Designing Typefaces" của Bruce Willen

13

LÝ THUYẾT | GIẢI MÃ QUY ƯỚC


FONT

FACE

FAMILY

14

phông chữ

kiểu chữ

họ phông


IBM Plex Serif - Regular - 16 pt

IBM Plex Serif - Thin - Light - Regular - Italic - Medium - Bold

Ba thuật ngữ này thường gây nhầm lẫn vì chúng hay được sử dụng thay thế lẫn nhau và cũng vì chúng đã được sử dụng để chỉ những thứ khác nhau vào những thời điểm khác nhau trong lịch sử. Tuy nhiên, cũng cần đính chính rằng: Font (phông chữ) đề cập đến thiết kế của một bộ ký tự duy nhất, tất cả đều có cùng một tỷ lệ và phong cách giống nhau (VD: Times New Roman ở 12pt). Face (kiểu chữ) cũng có nghĩa tương tự như trên, mặc dù nó thường được dùng để chỉ tất cả các biến thể về phong cách của một bộ ký tự — có nghĩa là các phiên bản in nghiêng, đậm, nhạt. Lớp nghĩa thứ hai này khớp nhất với family (họ phông), có nghĩa là nhóm các bộ ký tự khác nhau, tất cả đều có cùng một tỷ lệ và phong cách. Bên cạnh đó, cũng có ý kiến khá hợp lý cho rằng: face hay typeface chỉ đến thiết kế của chữ còn font là phần mềm đã bao gồm thiết kế đó cùng với các câu lệnh để vận hành cho việc soạn thảo văn bản.

Lược dịch từ cuốn "Letterforms — Typeface Design from Past to Future" của Timothy Samara

15

LÝ THUYẾT | GIẢI MÃ QUY ƯỚC


1.2 Giải phẫu ký tự 01 CẤU TẠO CHỮ CÁI - PHẦN 1 02 CẤU TẠO CHỮ CÁI - PHẦN 2

16


Tới nay, qua nhiều thế kỷ phát triển, thư viện kiểu chữ trên toàn thế giới đã được bổ sung thêm vô số những phong cách, kiểu dáng khác nhau. Cùng một bảng chữ cái gồm 26 cá thể nhưng mỗi kiểu chữ sẽ sở hữu kiểu tạo dáng nhất định, đem đến một cảm giác riêng biệt. Khi chưa tìm hiểu về thiết kế kiểu chữ (typeface design), ta có thể ít để ý tới sự đồng bộ trong các chi tiết tạo hình của phông chữ mà sẽ chú ý nhiều hơn tới cảm nhận chung. Tuy nhiên, trước khi chính thức bắt tay vào công đoạn tạo nên kiểu chữ của riêng mình, những thắc mắc về các chi tiết, các thành phần của chữ là điều nên được giải đáp. Các quy ước chung về các thành phần, bộ phận tạo nên chữ cái đã được đặt tên bởi cộng đồng những người thực hành đi trước (thợ đúc ký tự, thợ in ấn, ...). Những người mới bắt đầu, vì thế, cần làm quen với các tên gọi này để hình dung rõ hơn về cấu tạo của chữ cái, từ đó dễ dàng nghiên cứu và phân tích những biến thể của từng bộ phận và tác động của chúng tới hiệu quả thị giác và hiệu ứng cảm xúc của các kiểu chữ.

17

LÝ THUYẾT | GIẢI PHẪU KÝ TỰ


CẤU TẠO CHỮ CÁI Các bộ phận của chữ cái đều có tên gọi riêng. Những tên gọi này được áp dụng cho việc gọi tên bộ phận với tất cả các ký tự.

Cap Height Stem/ Main Stroke

Ascend Line Cap Line Mean Line

Overshoot

S AO Beak

Serif Aperture

Apex

Descend Line

Shoulder

xFKSAQR Spine

Baseline

Shoulder

Arm

Joint

Leg

Waist

Counter

Tail

Thick Sroke

Thin Sroke

Leg

Contrast

*

Ascend Line

Cap Line

đường giới hạn trên cùng (giới hạn phần chiều cao bên trên mean line của chữ thường (chữ b, d, h, k, l) đường giới hạn chiều cao chữ hoa

Mean Line

đường giới hạn chiều cao tối thiểu của chữ thường

Base Line

đường nền tảng - đường mà tất cả các ký tự được đặt lên

Descend Line

Cap Height

Stem/ Main Stroke

18

đường giới hạn dưới (giới hạn phần chiều dài bên dưới baseline của chữ thường (g, f, j, p, q, y) chiều cao chữ hoa (giới hạn bởi cap line và base line) nét nền tảng - nét mà từ đó chữ cái được dựng lên, mỗi chữ có duy nhất 1 nét nền tảng

Arm

tay chữ - nét nằm ngang mà chỉ giao tại một điểm với một nét nằm dọc

Serif

phần thừa ra ở cuối hoặc đầu các nét chữ

Aperture

độ mở/khoảng không gian được giới hạn bởi các vùng không gian có xu hướng khép lại của chữ

Joint

điểm giao - điểm giao giữa các nét thẳng

Leg

chân chữ - đuôi nét, đứng trên đường nền tảng của dòng chữ (chân của chữ R cũng có thể gọi là đuôi - tail)

Overshoot

phần vượt biên - phần vượt ra khỏi các đường giới hạn của phần thuôn nhọn/tròn (A, S, O, U, ...), mà diện tích tiếp xúc của các phần này với các đường giới hạn ít hơn so với các phần phẳng, ngang (H, L, E, T, ...)

Beak

mỏ chữ - phần nhô ra ở cuối các nét vòm (chữ S, s, C, G)

Spine

xương sống - nét uốn cong chính của chữ S, s

Apex

đỉnh chữ - đỉnh của các nét vòm, hoặc đỉnh tạo bởi nét thẳng và nét chéo

Stroke

nét bút - có 2 loạt nét: nét thanh & nét đậm

Contrast

tương phản nét

Shoulder

vai chữ - phần đi xuống từ đỉnh chữ

Counter

không gian đóng/gần đóng, giới hạn trong một chữ cái

Tail

đuôi chữ - nét thêm vào (cảm giác như được gắn thêm vào chữ)

Waist

eo chữ - phần giao giữa 3 nét, ở lưng chừng chiều cao chữ hoa (B, R, Y)


G

M M YO H G N B OO

Ink Trap

Crotch

Crossbar/ Hairline

Axis

Spur

Upper Lobe

Shoulder

Shoulder

Waist

Bowl

Bowl

Vertex

Ink Trap

Vertex

Crotch

khe mực - để giảm thiểu độ dày ở các điểm giao, các nét ở những vị trí này thường được vuốt nhọn hoặc được khoét 1 hẻm hình chữ v nhỏ. Khe nhỏ này có thể phục vụ 2 mục đích: một là để thấm mực khi in ra giấy và đảm bảo hình dạng nguyên vẹn của chữ , hai là nhằm giảm bớt trọng lượng thị giác dồn lại ở các điểm giao. đáy chữ - phần giao giũa 2 đường xiên mà cũng là điểm kết thúc (ví dụ như các chữ M, V, v) đũng chữ - phần giao giữa 2 đường xiên mà không phải điểm kết thúc (các chữ Y, y, X, x)

Axis

trục đối xứng - với các font có sự thay đổi về độ dày nét, trục đối xứng là trục đi qua phần mỏng nhất của chữ. Trục đối xứng có thể vuông góc với đường cơ sở hay thường nghiêng sang bên trái (mô phỏng nét bút viết tay).

Bowl

đường vòm - đường cong bao quanh/đóng lại counter của chữ (ví dụ như các chữ B, O, R, a, b, o, ...)

Crossbar

thanh ngang - đường nằm ngang nối hai phần của một chữ cái (ví dụ như các chữ A, H, e)

Hairline

nét tóc - nét mảnh nhất

Throat

Diagnal Stroke

Lower Lobe

Throat

họng chữ - phần giữa tay chữ và đường vòm (thường thấy ở chữ G). Một số phông sans-serif không có tay chữ ở chữ G nên cũng không có họng chữ.

Spur

cựa chữ - phần thừa ra từ nét cong của chữ (thường thấy ở đoạn đường vòm ở dưới hất lên của chữ G)

Diagonal Stroke

đường xiên - các nét nằm xiên, tạo góc với đường nền tảng (ví dụ như các chữ A, K, k, M, N, W, w, ...)

Lobe

thùy chữ - phần tròn và có cảm giác lồi ra khỏi chữ. Chữ B có thùy trên và thùy dưới. Các chữ khác như P, R, b, ...

Tâm tư

Nếu đã tìm hiểu về lịch sử của bảng chữ cái Latin (đang được giải phẫu ở đây), dễ hiểu rằng không phải ngẫu nhiên các chữ có cấu tạo như hiện tại. Sau nhiều năm được gọt rũa và nắn chỉnh qua nhiều bàn tay thợ đúc, xưởng in và nhà thiết kế kiểu chữ, hình dạng chữ cái hiện đại đã trở nên đối xứng, hình học, và đơn giản hơn.

Gợi ý

Dẫu vậy, những dấu vết của chữ viết tay vẫn còn hiện hữu. Để hiểu được tại sao một kiểu chữ có độ dày nét như vậy hay chỉ được đâu là nét nền tảng của chữ, những người mới học nên bắt đầu từ viết tay, với đa dạng loại dụng cụ: bút mực (ngòi nhọn, dẹt, vuông, ...), khắc đá, bút lông, ...

19

LÝ THUYẾT | GIẢI PHẪU KÝ TỰ


CẤU TẠO CHỮ CÁI (tiếp) Tên gọi cho các bộ phận của chữ thường sẽ dùng lại tên chỉ bộ phận trên cơ thể người để dễ dàng gợi liên tưởng ngay khi đọc lên.

x-Height Crotch

Branch

Counter

Ear

Eye/ Counter

Ascend Line

Lobe/ Story

Ascender

Cap Line Mean Line

Baseline Return

Descend Line Taper

*

x-Height

Descender

Link

chiều cao x - chiều cao phần thân chính của chữ thường. Chữ x được lấy làm thước đo tiêu chuẩn cho chiều cao này. Vì thế, mới có tên gọi như vậy.

Branch

cành chữ - phần nối liền giữa 2 nét dọc riêng lẻ. Ví dụ như các chữ m, n, h

Taper

phần vuốt thon ở các điểm giao. Khi các nét giao nhau, việc giảm độ dày nét - làm thon nét quanh điểm giao giúp giảm trọng lượng thị giác, tạo tổng thể cân bằng hơn.

Descender

phần chiều dài đi xuống bên dưới baseline - đường cơ sở của chữ thường. Ví dụ như các chữ g, j, y, p, q

Eye

mắt chữ - cũng là counter nhưng là không gian đóng kín ở vị trí trên của chữ e

Ear

tai chữ - một nét ngắn, thẳng hoặc cong, gắn với chữ g thường 3 tầng và chữ r thường

Link

nét nối - nối giữa phần tầng trên (mắt chũ g) và tầng dưới của chữ g thường 2 tầng

Loop

vòng lặp - không gian đóng/gần đóng ở dưới đường cơ sở

Loop/ Story Descender

link

2

NGUỒN THAM KHẢO:

Giáo trình Typography tại Monster Lab do giảng viên Hương Mi Lê biên soạn

Single-story

Double-story

Single-story

1

1

2

1

Story

tầng chữ - phần không gian tách biệt nhau ở chữ a thường 2 tầng và chữ g thường 2 tầng. Nếu coi phần không gian giới hạn bởi nét nối (link) - phần ở giữa là một tầng , chữ g có thể được coi là 3 tầng.

Return

nét về - đường vòm mà quay về để gặp lại nét nền tảng. Ví dụ như các chữ a, u, d. Nét về ở vị trí điểm giao này thường được vuốt thon, hẹp hơn để giảm trọng lượng thị giác.

Finial

nét ra - đoạn cuối của một nét đi xuống, khi ta sự dụng bút để viết, trước khi ngòi bút rời khỏi giấy (đôi khi cong nhẹ), hướng lên trên. Gọi là nét mái vì nó gợi liên tưởng tới phần cong vuốt lên ở phía cuối mái đình.

Ascender

phần chiều dài đi lên bên trên meanline - đường giới hạn trên cùng của chữ thường. Tùy trường hợp, chiều cao này sẽ bằng hoặc cao hơn chiều cao chữ hoa.

của chữ g thường 2 tầng

20

Leg

Finial

gg aa

Double-story

1

Aperture

"Letterforms —Typeface Design from Past to Future" - Timothy Samara

http://typedia.com/learn/only/ anatomy-of-a-typeface/

"Lettering & Type — Creating Letters and Designing Typefaces" - Bruce Willen


Bb t yfi ná Uppercase/ Capital

Lowercase/ Minuscale

Sheared/ Cut

Vertical Midline

Ligature

Return

Serif

Finial

Uppercase/ Capital

chữ hoa - nhóm chữ cái cùng 1 kích thước lớn hơn trong bảng chữ cái, để bắt đầu câu hay viết tên riêng.

Lowercase/ Minuscule

chữ thường - nhóm chữ cái cùng 1 kích thước nhỏ hơn trong bảng chữ cái.

Shear/cut

mái chữ - phần cắt lẹm, giống như cái mái ở phía trên của nét nền tảng những chữ thường như b, t, k… Có 2 hình dạng thường thấy: lẹm cong vào, cắt vát chéo.

Italics

Terminal: Teardrop

t t t yyyy t

Terminal

Diacritic/ Accent Mark

điểm chót - phần kết thúc của một nét không có serif. Có 2 kiểu hình dạng thường thấy: teardrop (giọt lệ) - mô phỏng giọt mực đọng khi viết bút mực; brush (đầu chổi lông bút) - mô phỏng nét dừng khi viết bút lông.

Ligature

chữ ghép - sự kết hợp hình dạng của 2 hay nhiều chữ cái thành 1 ký tự thống nhất. Các chữ thường được kết hợp thành chữ ghép là: fi, ffi, fl, ffl, ft, fft, Th, ...

Italics

chữ nghiêng - nhóm chữ cái được thiết kế với trục gióng nghiêng (thường là nghiêng sang phải). Cùng style với phông chính, chữ nghiêng được thiết kế riêng với những biến đổi về cấu tạo tương ứng trục nghiêng.

Vertical Midline

trục gióng giữa - trục gióng ở giữa, chia chữ cái làm 2 phần tương đối bằng nhau. Thường được dùng để gióng các chữ nghiêng, tạo độ nghiêng đồng bộ.

Diacritic/ Accent Mark

dấu phụ - ký hiệu được thêm vào chữ cái, để thay đổi âm thanh của ký tự mà nó thêm vào, ví dụ để phân biệt trọng âm, thanh điệu, nguyên âm...

Small Caps

chữ hoa nhỏ - nhóm các chữ cái có hình dạng giống chữ viết hoa nhưng có kích thước và độ dày nhỏ hơn chữ hoa. Thường dùng cho các đoạn văn bản cần nhấn mạnh hoặc chú thích nhưng ít nổi bật hơn chữ hoa.

Phông Arial 16pt

ᴀʙᴄᴅᴇꜰɢʜɪᴊᴋʟᴍɴᴏ ABCDEFGHIJKLMNO

21

LÝ THUYẾT | GIẢI PHẪU KÝ TỰ


1.3 Các kiểu đọc 01 02 03 04 05 06 07

22

ĐỌC THEO DÒNG (TUYẾN TÍNH) ĐỌC THÔNG TIN ĐỌC PHÂN BIỆT ĐỌC TRA CỨU ĐỌC CHỌN LỌC ĐỌC "DẮT MŨI" ĐỌC LIÊN TƯỞNG


Công việc chính của những người thực hành ký tự pháp có thể được gói gọn trong việc xếp chữ. Mục đích cuối cùng của việc xếp chữ là đạt được hiệu quả đọc từ phía người đọc. Hiệu quả ở đây có thể được đánh giá dựa trên mức độ tương thích giữa ngữ cảnh đọc, loại thông tin mà người đọc đang được cung cấp và cách xếp chữ của nhà thiết kế. Không thể xếp vô độ các hàng chữ li ti về thông tin sản phẩm phủ kín một tấm biển quảng cáo ngoài trời rồi mong sẽ gây ấn tượng với người đọc chỉ trong một vài giây ngắn ngủi. Tương tự vậy, cũng không thể đặt tất cả các ký tự cùng một kích thước và trông chờ người đọc dành thời gian phân cấp các phần thông tin chính phụ. Bởi vậy, để đạt được hiệu quả truyền đạt thông tin, trước khi bắt tay vào chọn phông chữ hay dàn từng trang sách một cách tỉ mẩn, người thực hành ký tự pháp cần nắm được đặc điểm các kiểu đọc thường thấy, phân tích ngữ cảnh đang được cân nhắc và từ đó chọn ra kiểu đọc và chiến lược xếp chữ thích hợp nhất.

23

LÝ THUYẾT | CÁC KIỂU ĐỌC


01

Đọc theo dòng (đọc tuyến tính)

Tập san Sử Địa - Số 22 – Tháng 4, 5, 6-1971. TIN TỨC ĐẶC BIỆT Tải lên Flickr bởi Mạnh Hải

24


CHUYỂN ĐỘNG CỦA MẮT Từ trái qua phải, từ trên xuống dưới

NGỮ CẢNH Trình bày các văn bản kinh điển, truyền thống (và thường dài) như tiểu thuyết, truyện ngắn

25

LÝ THUYẾT | CÁC KIỂU ĐỌC


02

Đọc thông tin (đọc theo chiều dọc)

Tuần báo TÂN VĂN 08-6-1935 Tải lên Flickr bởi Mạnh Hải

26


CHUYỂN ĐỘNG CỦA MẮT Từ trên xuống dưới, lướt mắt qua các cột chữ trong trang

NGỮ CẢNH Trình bày một lượng nội dung lớn, dày đặc trong cùng một không gian

27

LÝ THUYẾT | CÁC KIỂU ĐỌC


03 Đọc phân biệt

SƯU TẦM

28


CHUYỂN ĐỘNG CỦA MẮT Tùy theo nhu cầu của người đọc

NGỮ CẢNH Trình bày các văn bản có tính cấu trúc cao, gồm các phần khác nhau nhưng cùng một mức phân cấp nội dung như sách chuyên môn, brochure

29

LÝ THUYẾT | CÁC KIỂU ĐỌC


04 Đọc tra cứu

Từ điển Pháp Tải lên Flickr bởi Liz Eckman

30


CHUYỂN ĐỘNG CỦA MẮT Lướt mắt qua các đầu mục trên trang giấy cho tới khi tìm thấy mục đang tìm thì dừng lại đọc phần nội dung NGỮ CẢNH Dùng khi tra cứu từ điển

31

LÝ THUYẾT | CÁC KIỂU ĐỌC


05 Đọc chọn lọc

Strategic Marketing — Decision Making & Planning - Peter Reed

32


CHUYỂN ĐỘNG CỦA MẮT Lướt mắt trên trang giấy cho đến khi bắt gặp điều muốn tìm kiếm

NGỮ CẢNH Nội dung bao gồm các phần khác nhau nhưng cùng một phân cấp, với cấu trúc lặp đi lặp lại như sách giáo khoa, sách lý thuyết, brochure, ... Người đọc có thể đọc toàn bộ hay chọn ra một hoặc vài phần để đọc

33

LÝ THUYẾT | CÁC KIỂU ĐỌC


06 Đọc dắt mũi

Poster TH true juice milk - Bài tập cuối môn Photoshop tại Monster Lab

34


CHUYỂN ĐỘNG CỦA MẮT Theo thứ tự, chiều hướng đã được tính toán bởi người thiết kế

NGỮ CẢNH Nội dung ngắn gọn, súc tích, gây ấn tượng, thường đi kèm với hình ảnh để truyền tải thông điệp như poster quảng cáo, tuyên truyền

35

LÝ THUYẾT | CÁC KIỂU ĐỌC


07

Đọc liên tưởng

Poster Playtest, tập 2 mùa 2 của bộ phim dài tập Black Mirror.

36


CHUYỂN ĐỘNG CỦA MẮT Theo thứ tự, chiều hướng đã được tính toán bởi người thiết kế

NGỮ CẢNH Nội dung có tính sáng tạo, các ký tự có thể được coi như yếu tố hình họa để gợi liên tưởng. Thường là sách nghệ thuật, kịch nghệ

37

LÝ THUYẾT | CÁC KIỂU ĐỌC


1.4 Các cách căn lề văn bản 01 02 03 04

38

CĂN LỀ HAI BÊN CĂN LỀ TRÁI TỰ ĐỘNG CĂN LỀ TRÁI CÓ ĐIỀU CHỈNH CĂN LỀ THEO HÌNH DẠNG


Dưới góc nhìn của một người sử dụng các phần mềm soạn thảo văn bản thông thường, căn lề văn bản đơn giản chỉ có ba lựa chọn: căn đều hai bên, căn trái, căn phải. Họ phân biệt và lựa chọn cách căn lề dựa trên khác biệt về hai đường viền vô hình hai bên mà khối văn bản tạo nên. Một người thực hành ký tự pháp chắc chắn vẫn sẽ có lối suy nghĩ tương tự (bởi bản thân họ cũng là người đọc), song, để thực sự có được một khối văn bản ưng ý, họ cần phải đào sâu hơn, không chỉ để ý mỗi phần dương (mặt chữ) mà cũng ý thức về phần âm (không gian, khoảng cách giữa các chữ, các từ). Điều khiển được cả phần dương và phần âm, người thiết kế mới có thể giúp tạo ra cho người đọc nhịp đọc nhịp nhàng, dễ dàng, đọc như không đọc. Ngoài ra, bên cạnh tiêu chí đọc thoải mái, ý đồ nghệ thuật cũng có thể được thể hiện qua cách căn lề văn bản. Như thế, một nhà người thiết kế sẽ có không phải ba mà là bốn cách căn lề văn bản: căn lề hai bên, căn lề trái tự động, căn lề trái hẹp, căn lề theo hình.

39

LÝ THUYẾT | CÁC CÁCH CĂN LỀ


CĂN LỀ HAI BÊN (Block Set) Căn lề nghiêm túc

Các dòng văn bản được gióng thẳng cả hai bên, tạo thành một khối gần như hình chữ nhật/vuông cố định (block). Chính vì cố định hai đường gióng này, khoảng cách giữa các từ trong một dòng được chia đều cho bằng nhau. Tuy nhiên, vì các từ dài ngắn khác nhau, mà chiều rộng các dòng đều phải bằng nhau nên khoảng cách các từ giữa các dòng với nhau không đồng bộ, tạo nên sự lỗ chỗ về phần âm.

Phần dương

Like a sketch, a proof is simply a means to an end. It exists to illustrate areas of improvement, and to test ideas. A proof with no mistakes is a waste of paper. Phần âm

40


CĂN LỀ TRÁI TỰ ĐỘNG (Ragged Set) Căn lề gai góc

Các dòng văn bản được gióng thẳng bên trái một cách tự động nhờ các phần mềm soạn thảo văn bản. Khoảng cách các từ giữa các dòng vì thế sẽ đồng bộ. Tuy nhiên, do độ dài các từ khác nhau nên việc tự động cách xuống dòng sẽ tạo nên lề phải thụt ra thụt vào, thành đường gồ ghề (ragged). Người thiết kế hoàn toàn có thể chủ động điều chỉnh lề phải bằng cách ngắt dòng hoặc ngắt giữa âm tiết các từ (chỉ áp dụng với các ngôn ngữ đa âm tiết) - cách này sẽ được gọi là căn lề trái có điều chỉnh.

Phần dương

Like a sketch, a proof is simply a means to an end. It exists to illustrate areas of improvement, and to test ideas. A proof with no mistakes is a waste of paper. Phần âm

41

LÝ THUYẾT | CÁC CÁCH CĂN LỀ


CĂN LỀ TRÁI HẸP (Rough Set)

Cách căn lề này giống y hệt căn lề trái tự động, nhưng cho phép ngắt âm tiết một cách mạnh bạo sao cho vừa một số lượng từ nhất định trong một không gian có hạn (thường là chú thích hình ảnh, hay các cột hẹp trong 1 bảng, ...). Tuy vậy, cách này vẫn đảm bảo độ đọc hiểu tốt.

Căn lề chắt chiu

One of the first front cover renditions for this book

42


CĂN LỀ THEO HÌNH (Form Set)

Khác với ba cách căn lề trước, căn lề theo hình tự do về cách điều chỉnh, tùy theo chủ đích của người thiết kế. Nội dung được trình bày cho cách căn lề này, vì thế, cũng không chỉ đơn thuần để đọc mà còn để trang trí hoặc minh họa cho chính nó.

th e

in

the

all

ha we ve

w

or

t go

ld .

Căn lề phóng khoáng

time 43

LÝ THUYẾT | CÁC CÁCH CĂN LỀ



2. THỰC HÀNH


SERIF

ĐỐI XỨNG

TIÊU CHUẨN

*Que 46


CỔ ĐIỂN

DIDONE

TƯƠNG PHẢN

* ear 47

THỰC HÀNH | PHÔNG SERIF


Sketch Đề bài thiết kế kiểu chữ serif có hai yêu cầu chính: độ tương phản nét cao với serif dày bằng nét tóc. Nhắc đến độ tương phản nét cao, mình nghĩ ngay tới cặp đôi Bodoni với Didot và lựa chọn hai kiểu chữ này làm nguồn cảm hứng chính. Sau khi thử qua 7749 kiểu lưới, mình lựa chọn lưới như bên cạnh, đan khá sít. Mỗi một ô vuông được tính như một đơn vị đo. Vì ô khá bé nên về sau mình gom 4 ô làm 1 đơn vị đo cho các chiều cao x, chiều cao phần chiều dài trên và dưới của chữ. Tỉ lệ giữa chiều cao x và chiều cao chữ hoa ở đây đang là 6:8 (nếu bạn nheo mắt vẫn có thể thấy các con số được đánh dọc bên trái chữ O và o. Mình bắt đầu trước với chữ O và E vì mỗi chữ đều mang trong mình các đặc điểm có thể đồng bộ hóa được với hầu hết các chữ cái còn lại. Ở chữ O, đó là diện tích phần không gian khép kín bên trong (counter) và độ chuyển, chiều hướng của đường vòm (bowl). Ở chữ E, đó là độ dày nét nền tảng (stem) và tạo hình của tay chữ (arm) cũng như của serif. Bản làm thử của phiên bản kỹ thuật số. Ở phiên bản này, nét dưới của serif hơi cong lên, nét ra nhọn và hất lên, giọt lệ vẫn còn bé, đường vòm trên chữ c có cảm giác bị thụt vào so với đường vòm dưới.

48


49

THỰC HÀNH | PHÔNG SERIF


Sau khi thử vẽ lại các chữ cái trong bản phác thảo trên phần mềm thiết kế, mình đã khá an tâm về sự thống nhất trong tạo hình của các chữ cái. Tuy nhiên, 3 điểm cần suy nghĩ thêm là: giọt lệ, nét ra và serif dưới. Giọt lệ nhỏ, khi nhìn từ xa, không đủ thuyết phục để trở thành một đặc điểm tạo hình nên dễ bị biến dạng; nét cong dưới của serif cũng tương tự vậy. Hai vấn đề này đều dễ dàng được khắc phục. Tiếp đến là đến nét ra. Để giữ được tinh thần khảng khải đã có ở kiểu chữ, mình vát chéo nét dưới của nét ra, tạo cảm giác dứt khoát hơn. Nhưng khi viết thành đoạn văn, nhịp điệu đọc bị ngắt quãng.

Phương án tiếp sau đó là lặp lại phần serif trên vào phần serif dưới. Kết quả như dưới đây, coi bộ sắc lẹm nhờ. Nhưng mà nhịp điệu đọc vẫn không có khả quan hơn. Cuối cùng, mình quyết định duỗi thẳng sự cong cớn như trên và lược bỏ nét ra. Kết quả là không còn sự ngắt quãng trong nhịp điệu.

50


51

THỰC HÀNH | PHÔNG SERIF


Quear

ut

CHỮ HOA

AB C D E F G H I JKLMNOPQ RSTUVWXYZ CHỮ THƯỜNG

abcdefghij klmnopqrs tuvwxyz CHỮ SỐ

0123456789 DẤU CÂU

.,:;'"/?!()&*-_ 5246


j

Q d ioRe n g C r 53

THỰC HÀNH | PHÔNG SERIF


ut b

s

y

G v z 54

a w

What makes Quear so quear? Đặc trưng của Quear 01

Chiều cao x hiên ngang

02

Tương phản hết nấc

03

Giọt lệ duyên dáng

04

Không gian âm thon bầu


j

Q d ioRe n g C r 55

THỰC HÀNH | PHÔNG SERIF


AV VA AW AV VA AW FA AF FE FA AF FE Fo Ye Va Fo Ye Va 56


WA AT TA WA AT TA EF LV LW EF LV LW Wa Vo To Wa Vo To 57

THỰC HÀNH | PHÔNG SERIF


“ *

&! 58


Our longing for love is, at heart, powered by a desire to be understood and to understand. Our longing for love is, at heart, powered by a desire to be understood and to understand. Our longing for love is, at heart, powered by a desire to be understood and to understand.

Our longing for love is, at heart, powered by a desire to be understood and to understand.

Our longing for love is, at heart, powered by a desire to be understood and to understand.

59

THỰC HÀNH | PHÔNG SERIF


Trying to Be Kinder to Ourselves If there is one generalisation we can hazard of those who end up mentally unwell, we could say that they are masters at being very nasty to themselves without noticing they are even being so. Release from the grip of self-loathing therefore has to start with a growing awareness of what we are doing to ourselves – and what the alternatives might be. For example, we might start to notice that no sooner has something nice happened to us that we set about wondering when something awful will strike in revenge; that every success has to be ruined by a feeling of foreboding and guilt;

that every potentially

pleasant day ends up marred by panic or a sense of loss; and that we spontaneously imagine that everyone must hate us and that the worst things are being said about us the moment we leave any room. None of this looks – on the surface – like ‘self-hatred.’ We could just say that we have a ‘worried mind’, or a ‘regretful temperament’. But it is useful to group these ideas under a singular title in order fully to identify the direction in which they point: towards the systematic destruction of any pleasure in being ourselves – which is, when we think about it, a very nasty thing indeed to do to someone. Without realising it, we are committed to throttling all our chances of contentment at the earliest possible opportunity. (...) — THE SCHOOL OF LIFE

60


61

THỰC HÀNH | PHÔNG SERIF




64


65

THỰC HÀNH | PHÔNG SERIF


ỨNG DỤNG

Quear 66


*

Thiết kế lại bìa sách (bìa trước, bìa sau, gáy sách) cuốn "The Unbearable Lightness of Being" (Đời nhẹ khôn kham) của tác giả Milan Kundera. Yêu cầu: sử dụng phông chữ serif đã có, bao gồm đầy đủ thông tin như bìa sách gốc.

67

THỰC HÀNH | PHÔNG SERIF


Demo

68


Final

Final

69

THỰC HÀNH | PHÔNG SERIF


Full Cover

7008


Book Mockup 71

THỰC HÀNH | PHÔNG SERIF


SANS-SERIF

ĐỐI XỨNG

CÔNG NGHỆ

*Str 72


* reit HIỆN ĐẠI

GỢI MỞ

DẤU ẤN

73

THỰC HÀNH | PHÔNG SANS-SERIF


Insert here !

74

1

2

3

4

5

Qq

Ww

Ee

Rr

Tt

Aa

Ss

Dd

Ff

Gg

Zz

Xx

Cc

Vv

Bb


6

7

Yy

Uu

*

8

Ii

(

9

Oo

Hh

Jj

Kk

Ll

Nn

Mm

,

.

)

Pp : ?

75

0

; /

THỰC HÀNH | PHÔNG SANS-SERIF


Streit CHỮ HOA

AB C D E F G H I J KLMNOPQRS TUVWXYZ CHỮ THƯỜNG

abcdefghijk lmnopqrstu vwxyz CHỮ SỐ

0123456789 DẤU CÂU

.,:;'"/?!()*-_ 76


yj

Tv 77

THỰC HÀNH | PHÔNG SANS-SERIF


08

q

h .p M


yj

v T


AV VA AW AV VA AW FA AF FE FA AF FE Fo Ye Va Fo Ye Va 80


WA AT TA WA AT TA EF LV LW EF LV LW Wa Vo To Wa Vo To 81

THỰC HÀNH | PHÔNG SERIF


How streit is Streit? Đặc trưng của Streit

CHIỀU CAO X HIÊN NGANG

Xx Wy KHE MỰC LỪNG LẪY

82


KHÔNG GIAN ÂM THUÔN BẦU

Oo HN TƯƠNG PHẢN TỪ TỐN

83

THỰC HÀNH | PHÔNG SANS-SERIF


A critique of your work is not a critique of your humanity, and making bad work does not make you a bad person. A critique of your work is not a critique of your humanity, and making bad work does not make you a bad person. A critique of your work is not a critique of your humanity, and making bad work does not make you a bad person. A critique of your work is not a critique of your humanity, and making bad work does not make you a bad person. A critique of your work is not a critique of your humanity, and making bad work does not make you a bad person.

84


A

A

A

A

A

A

A

A

A

A

A

A

AAA

A

85

THỰC HÀNH | PHÔNG SANS-SERIF


ỨNG DỤNG

Streit 86


*

Thiết kế lại poster phim Playtest, tập 2 mùa 3 của bộ phim dài tập Black Mirror, sản xuất bởi Netflix. Yêu cầu: sử dụng phông chữ sans-serif đã có, bao gồm đầy đủ thông tin như poster phim nguyên gốc.

87

THỰC HÀNH | PHÔNG SANS-SERIF


Sketch

88


Demo

89

THỰC HÀNH | PHÔNG SANS-SERIF


90


Final

91

THỰC HÀNH | PHÔNG SANS-SERIF


*

TYPO IN CONTEXT 92


*

TẠO DỰNG

KHÔNG GIAN

KÝ TỰ PHÁP 93

THỰC HÀNH | TYPO IN CONTEXT


LIGHT

94


DARK

95

THỰC HÀNH | TYPO IN CONTEXT


MIX

96


CLICK

97

THỰC HÀNH | TYPO IN CONTEXT


SCRATCH

98


SHATTER

99

THỰC HÀNH | TYPO IN CONTEXT


Học viện Nghệ thuật & Thiết kế Monster Lab BỘ MÔN:

Typography (Ký tự pháp) GIẢNG VIÊN:

Lê Hương Mi

100


Từ tháng 3 tới tháng 7 năm 2021

101

LÝ THUYẾT | GIẢI MÃ QUY ƯỚC


2 * !a b3 ? 4 e


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.