Đề cương tốt nghiệp Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh học Vườn quốc gia Tràm Chim

Page 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KIẾN TRÚC ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC

VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM

GVHD: THẦY HỒ ĐÌNH CHIÊU - THẦY NGUYỄN NGỌC SƠN SVTH: HUỲNH KHÁNH DUY MSSV: 15510200841 LỚP: KT15A1


.KEY RESEARCH CENTER LABORATORY BIRDS ANIMALS HOSPITALITY SCIENCES ENVIROMENT ECOLOGICAL SUSTAINABLE ARCHITECTURE


A. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI Lý do chọn đề tài CHƯƠNG I: Giới thiệu về đa dạng sinh học I.1. Khái niệm về đa dạng sinh học I.2. Khái niệm bảo tồn đa dạng sinh học I.3. Lợi ích của đa dạng sinh học CHƯƠNG II: Giới thiệu Vườn quốc gia Tràm Chim II.1. Sơ lược lich sử hình thành II.2. Giá trị tự nhiên II.3. Giá trị văn hóa- xã hội CHƯƠNG III: Giới thiệu thể loại công trình III.1. Khái niệm trung tâm nghiên cứu III.2. Lịch sử phát triển trung tâm nghiên cứu III.3. Phân loại trung tâm nghiên cứu

4 8 10 10 12 15 16 18 30 32 33 34 38

B. PHÂN TÍCH SỐ LIỆU CHUẨN - CƠ SỞ THIẾT KẾ 1. Cơ sở xác định quy mô 2. Cơ sở xác định nội dung công trình

41 42 45

c. NHIỆM VỤ THIẾT KẾ 1. Bảng thông kê quy mô công trình 2. Bảng thống kê diện tích các khối chức năng 3. Bảng nhiệm vụ thiết kế

88 89 90 91

D. Phân tích khu đất 1. Vị trí địa phương 2. Địa chất, thủy văn, cảnh quan 3. Khí hậu 4. Dân cư - kinh tế - xã hội 5. Vị trí khu đất 6. Giao thông 7. Hướng nhìn 8. Đánh giá

99 101 102 107 110 114 115 116 117

d. Định hướng thiết kế 1. Nhu cầu sử dụng 2. Một số tiêu chí định hướng thiết kế 3. Công trình tham khảo

119

E. PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ

137

F. TÀI LIỆU THAM KHẢO

142

MỤC LỤC


LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Số liệu thống kê cho thấy tại Việt Nam năm 1992 có 365 loài động vật bị xếp loại là Loài nguy cấp (EN) trong Sách Đỏ của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) thì đến năm 2004 số lượng là 407 loài và chỉ 3 năm sau (2007) con số này đã tăng lên 418 loài. Nhiều loài động vật đã bị tuyệt chủng và nhiều loài khác trên bờ vực của tuyệt chủng tại Việt Nam. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, Việt Nam cũng chuyển mình từ một nước chủ yếu xuất khẩu và trung chuyển hàng hóa động vật hoang dã (ĐVHD) trái phép trở thành đích đến phục vụ nhu cầu hưởng thụ của tầng lớp người giàu mới. Không chỉ là nguyên nhân gây cạn kiệt nguồn tài nguyên đa dạng sinh học (ĐDSH) trong nước, ngày nay nhu cầu tiêu dùng ĐVDH của người Việt còn gây tác động tiêu cực lên thiên nhiên của các quốc gia khác, từ khu vực tiểu vùng Mê Công cho đến Châu Phi.

4


5


THỰC TRẠNG BẢO TỒN Quanh khu vực gần Vườn Quốc gia Tràm Chim, Khu Bảo tồn đất ngập nước Láng Sen , ven đường thi thoảng lại bắt gặp những người dân bẫy chim về bán. Thậm chí ngay tại chợ Tam Nông, khu chợ nằm cách trụ sở Vườn Quốc gia Tràm Chim chỉ khoảng vài kilomet và cách Khu bảo tồn Láng Sen không xa, có rất nhiều loài rắn, chim, cò, gà nước quý hiếm đã được các tiểu thương bày bán ở chợ. Khi được hỏi, ai nấy đều nói “hàng” được săn bắt, tuồn ra từ Vườn Quốc gia, Khu Bảo tồn. Đặc biệt, trong chợ có hàng loạt cá thể rùa với nhiều chủng loại như rùa vàng, rùa ba gờ, rùa đá, được bán công khai tại hai gian hàng chuyên về động vật đặc hữu của miền sông nước.

dã thuộc nhiều loại rùa, rắn, chim, cò khác nhau bị nhốt trong hàng chục lồng sắt, bị băng dính cuốn quanh thân, bị bẻ cánh nằm lăn lóc trong các cửa hàng, thậm chí bị vặt lông, bị khò thiêu khi còn đang sống để bán cho thực khách. Đặc biệt, trong số đó có loài cò ốc, loài chim được ghi vào Sách đỏ Việt Nam, được Vườn quốc gia Tràm Chim bảo vệ để phục vụ cho việc nghiên cứu về hệ chim nước, đánh giá giá trị đa dạng sinh học cũng như nguồn tài nguyên trong vườn, từ đó có biện pháp để góp phần bảo tồn những loài chim nước hiện hữu trong vườn cũng như bổ sung vào cơ sở dữ liệu của vườn, thì giờ đây bị treo ngược thản nhiên trong các cửa hàng, bị vặt lông sống, bị thiêu sống trước ngọn Đặc hữu hay “sách đỏ” đều lửa xanh lè của đèn khò mà lên... bàn nhậu không một cơ quan quản lí Vô số các loài động vật đặc nào vào cuộc. hữu vùng đồng bằng sông nước bị giam cầm, vặt lông, làm thịt không thương tiếc ở các gian hàng tại đây. Hàng ngàn cá thể động vật hoang 6

Năm 2019, chỉ còn 11 con sếu đầu đỏ về Tràm Chim, ít hơn trước... 100 lần Nếu tính chính xác thì chỉ có 4 con sếu đầu đỏ, bởi trong số 11 con thì chỉ có 4 con này thường xuyên sinh sống ở khu A4 của vườn quốc gia, những con còn lại chỉ “bay qua thôi”. Có nhiều nguyên nhân khiến lượng sếu về ít khoảng 96 lần so với năm 1998 như phát triển dân cư quanh vùng, tác động chung của biến đổi khí hậu cũng như hoạt động phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản… Mặc dù chỉ số đo mức độ đa dạng sinh học (BioD Index) của Việt Nam vẫn được xếp hạng thứ 16 trên bảng tổng sắp của thế giới, tuy nhiên số lượng các loài hoang dã đã giảm từ nhóm 10 xuống vị trí 32 (Rhett Butler, 2016). Nếu không có các biện pháp bảo vệ, cải tạo sinh cảnh khẩn cấp, thì trong thập kỉ tới Việt Nam sẽ chứng kiến hơn 400 loài biến mất khỏi tự nhiên ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường cũng như đa dạng sinh học của đất nước.


SỰ CẦN THIẾT HÌNH THÀNH

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ BẢO TỒN VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM

Với những giá trị sinh học vô giá mà Vườn quốc gia Tràm Chim mang lại cho môi trường, cũng như thực trạng tác động mạnh mẽ và ngày càng sâu rộng lên hệ sinh thái nhạy cảm nơi đây, việc xây dựng một trung tâm nghiên cứu và bảo tồn là rất cần thiết và cấp bách. Khi đó, trung tâm sẽ có nhiệm vụ: THỨ NHẤT Trở thành một địa điểm nghiên cứu, bảo tồn và phát triển hệ sinh thái rừng ngập nước, góp phần vào các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học của vùng cũng như của thế giới.

THỨ HAI Trở thành không chỉ là nơi tham quan, nghiên cứu, mà còn là nơi tuyên truyền cho người dân địa phương, là nơi giáo dục các thế hệ tiếp nối cùng chung tay bảo vệ rừng một cách thực tế nhất.

THỨ BA Trở thành mắt xích quan trọng trong kế hoạch phát triển bền vững của thị trấn Tràm Chim trở thành trung tâm hành chánh, chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội và an ninh quốc phòng của toàn huyện Tam Nông.

ĐÂY CŨNG LÀ NHỮNG YẾU TỐ THÔI THÚC TÁC GIẢ TÌM ĐẾN ĐỀ TÀI, TIẾP CẬN ĐẾN KHÁI NIỆM KIẾN TRÚC DÀNH CHO VIỆC NGHIÊN CỨU VÀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ MONG MUỐN PHÁT TRIỂN THÀNH ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP

7


GIỚI THIỆU ĐA DẠNG SINH HỌC Khái niệm về đa dạng sinh học Khái niệm bảo tồn đa dạng sinh học Lợi ích của đa dạng sinh học

8


Nguồn ảnh: Tác giả

9


A.1. KHÁI NIỆM VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC Thuật ngữ “đa dang sinh học” dịch từ tiếng Anh: biodiversity là khái niệm bao trùm mọi mức độ biến đổi của thế giới tự nhiên mà sinh vật là đơn vị cấu thành. Đa dạng sinh học được xem xét theo 3 mức độ: - Đa dạng sinh học ở cấp loài bao gồm toàn bộ các sinh vật sống trên trái đất, từ vi khuẩn đến các loài thực, động vật và các loài nấm. - Ở cấp quần thể đa dạng sinh học bao gồm sự khác biệt về gen giữa các loài, khác biệt về gen giữa các quần thể sống cách ly nhau về địa lý cũng như khác biệt giữa các cá thể cùng chung sống trong một quần thể. - Đa dạng sinh học còn bao gồm cả sự khác biệt giữa các quần xã mà trong đó các loài sinh sống và các hệ sinh thái, nơi mà các loài cũng như các quần xã sinh vật tồn tại và cả sự khác biệt của các mối tương tác giữa chúng với nhau.

A.2. KHÁI NIỆM BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC Bảo tồn đa dạng sinh học là quá trình quản lý mối tác động qua lại giữa con người với các gen, các loài và các hệ sinh thái nhằm mang lại lợi ích lớn nhất cho thế hệ hiện tại và vẫn duy trì tiềm năng của chúng để đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của các thế hệ tương lai. Để có thể tiến hành các hoạt động quản lý nhằm bảo tồn đa dạng sinh học, điều cần thiết là phải tìm hiểu những tác động tiêu cực, các nguy cơ mà loài hiện đang đối mặt và từ đó xây dựng các phương pháp quản lý phù hợp nhằm giảm đi các tác động tiêu cực của các nguy cơ đó và đảm bảo sự phát triển của loài và hệ sinh thái đó trong tương lai.

10


11


A.3. LỢI ÍCH CỦA ĐA DẠNG SINH HỌC Giá trị sinh thái và môi trường Các hệ sinh thái là cơ sở sinh tồn của sự sống trên trái đất, trong đó có loài người. Các hệ sinh thái đảm bảo sự chu chuyển của các chu trình địa hóa, thủy hóa, oxy và các nguyên tố cơ bản khác như cacbon, nitơ, photpho. Chúng duy trì sự ổn định và màu mỡ của đất, nước ở hầu hết các vùng trên trái đất, làm giảm nhẹ sự ô nhiễm, thiên tai. Gần đây, khái niệm các dịch vụ của hệ sinh thái được đưa ra trên cơ sở các thuộc tính, chức năng của chúng được con người sử dụng. Bảo vệ tài nguyên đất và nước Các quần xã sinh vật đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ rừng đầu nguồn, đặc biệt thảm thực vật có thể làm giảm nhẹ mức độ hạn hán, lũ lụt cũng như duy trì chất lượng nước. Việc hủy hoại thảm rừng do khai thác gỗ, do khai hoang làm nông nghiệp, ngư nghiệp cũng như các hoạt động khác của con người trong quá trình phát triển kinh tế làm cho tốc độ xói mòn đất, sạt lở đất, hoang mạc hóa đất đai tăng lên rất nhanh. Đất bị suy thoái khiến thảm thực vật khó có thể phục hồi càng gia tăng các thảm họa thiên nhiên như lũ lụt, hạn hán... hoặc gây ô nhiễm môi trường đất và nước. Điều hòa khí hậu Quần xã thực vật có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu địa phương, khí hậu vùng và cả khí hậu toàn cầu: tạo bóng mát, khuyếch tán hơi nước, giảm nhiệt độ không khí khi thời tiết nóng nực, hạn chế sự mất nhiệt khi khí hậu lạnh giá, điều hòa nguồn khí ôxy và cacbonic cho môi trường trên cạn cũng như dưới nước thông qua khả năng quang hợp... Phân hủy các chất thải Các quần xã sinh vật, đặc biệt các loài nấm và vi sinh vật có khả năng hấp phụ, hấp thụ và phân hủy các chất ô nhiễm như kim loại nặng, thuốc trừ sâu… 12


Giá trị xã hội và nhân văn Trong các nền văn hóa của nhiều dân tộc trên thế giới, một số loài động vật hoang dã được coi là biểu tượng trong tín ngưỡng, thần thoại hoặc các tác phẩm hội họa, điêu khắc. Sự phụ thuộc vào khai thác tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên sinh vật đã hình thành các lễ hội của một số bộ tộc ít người như lễ hội săn bắn theo mùa, hoặc hình thành sự quản lý tài nguyên theo tính chất cộng đồng như vai trò của già làng, trưởng bản trong việc phân định phạm vi, mức độ khai thác, sử dụng tài nguyên đất và rừng. Cuộc sống văn hóa của con người Việt Nam rất gần gũi thiên nhiên, các loài động, thực vật nuôi trồng hay hoang dã và các sản phẩm của chúng đã quen thuộc với mọi người dân, đặc biệt người dân sống ở vùng nông thôn và miền núi, như lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn (Hải Phòng), lễ hội đua thuyền... Nhiều loài cây, con vật đã trở thành thiêng liêng hoặc vật thờ cúng đối với các cộng đồng người Việt như: gốc đa thiêng, đền thờ cá Ông ở các tỉnh ven biển. Các khu rừng thiêng, rừng ma là những nét văn hóa độc đáo của nhiều dân tộc miền núi. Nghề nhuộm chàm, dệt thổ cẩm, làm hương, làm hàng mỹ nghệ từ gỗ, tre nứa hay song mây là những sự gắn bó của đời sống văn hóa con người.

13


Vườn quốc gia Tràm Chim (thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) được ví như “một Đồng Tháp Mười thu nhỏ” với hệ sinh vật vô cùng phong phú, đa dạng của vùng đất ngập nước. Nơi đây không chỉ được biết đến là một điểm du lịch sinh thái hấp dẫn mà còn là địa chỉ quen thuộc của các nhà nghiên cứu. Trong hành trình đi về Đồng Tháp, du khách không nên bỏ lỡ cơ hội khám phá vườn quốc gia Tràm Chim. Vườn quốc gia Tràm Chim có tổng diện tích tự nhiên khoảng 7.588ha. Tổng thể vườn quốc gia Tràm Chim phân bố thành nhiều hệ sinh thái như hệ sinh thái động vật, thực vật, rừng tràm, đồng ngập nước theo mùa, đồng cỏ năng, đồng cỏ mồm, đồng có ống, đồng lúa ma, lác nước và hệ sinh thái đầm lầy. Trong đó, hệ sinh thái động vật có hơn 100 loài động vật có xương sống, 40 loài cá và 147 loài chim nước. Nổi bật là những loài chim quý hiếm được xếp vào sách đỏ thế giới cần được bảo vệ vì đang có nguy cơ tuyệt chủng trên thế giới như ngan cánh trắng, te vàng, già đãy Java, bồ nông… và đặc biệt là loài sếu đầu đỏ, một loài chim quý hiếm hiện đang được các tổ chức bảo tồn thế giới bảo vệ nghiêm ngặt.

Nguồn ảnh: Tác giả

14


GIỚI THIỆU VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM Sơ lược lich sử hình thành Giá trị tự nhiên Giá trị văn hóa - xã hội Thực trạng bảo tồn Sự cần thiết hình thành trung tâm nghiên cứu và bảo tồn Vườn Quốc gia Tràm Chim

15


16

1986

Năm 1986, Tràm Chim được Uỷ ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp chọn làm “Khu bảo tồn Sếu cổ trụi”, nhằm bảo bảo vệ loài Sếu cổ trụi Grus antigone (Buckton et al. 1999).

1991

Vào giữa tháng 5 năm 1991 và tháng 12 năm 1992, dự án đầu tư cho khu bảo tồn thiên nhiên Tràm Chim được Phân viện Điều tra Quy hoạch Rừng II, (Thành phố Hồ Chí Minh) xây dựng (Anon. 1993a).

1994

Ngày 2/2/1994, theo Quyết định số 47/TTg của Thủ tướng Chính phủ kèm theo thông tư số 4991/KGVX, Khu Bảo tồn Thiên nhiên Tràm Chim chính thức được thành lập với diện tích 7.500 ha, với tên gọi là Tràm Chim Tam Nông (Bộ NN&PTNT, 1997, Phạm Trọng Thịnh và Nguyễn Chí Thành, 2000).

1998

Tháng 9 năm 1998, dự án đầu tư của khu bảo tồn thiên nhiên Tràm Chim được Phân viện Điều tra Quy hoạch Rừng II Thành phố Hồ Chí Minh chỉnh sửa theo đó diện tích khu bảo tồn là 7.588 ha, bao gồm phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là 6.889 ha, phân khu phục hồi sinh thái là 653 ha và phân khu hành chính dịch vụ là 46 ha (Phạm Trọng Thịnh, 1998). Sau đó, Tràm Chim được chuyển thành Vườn Quốc gia theo Quyết định số 253/1998/QĐ-TTg, ngày 29/12/1998, của Thủ tướng Chính phủ. Ban quản lý VQG Tràm Chim đã được thành lập và hiện có 31 cán bộ biên chế và hợp đồng dài hạn, 41 cán bộ hợp đồng thời vụ.


2010

VQG Tràm Chim có trong danh lục các khu rừng đặc dụng Việt Nam đến năm 2010 được xây dựng bởi Cục Kiểm lâm - Bộ NN&PTNT với diện tích 7.588 ha (Cục Kiểm lâm, 2003), danh lục này hiện vẫn chưa được Chính phủ phê duyệt.

2012

Ngày 22/5/2012, Vườn quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp) được Ban Thư ký Công ước Ramsar công nhận là khu Ramsar của thế giới. Đây là khu Ramsar 4 của Việt Nam và là khu Ramsar 2.000 của thế giới.

II.1.LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

17


II.2.GIÁ TRỊ TỰ NHIÊN

II.2.1. Vị trí địa lý Vườn quốc gia Tràm Chim nằm trong vùng Đồng Tháp Mười, thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Tọa độ địa lý 10°40′ – 10°47′ vĩ bắc, 105°26′ - 105°36′ Đông với tổng diện tích 7.313 ha nằm trong địa giới của 4 xã (Phú Đức, Phú Hiệp, Phú Thành B, Phú Thọ) và Thị trấn Tràm Chim, với số dân trong vùng là 30.000 người. II.2.2. Địa hình Địa hình VQG Tràm Chim là một trong trong số ít những nơi còn lưu giữ những mẫu cuối cùng của hệ sinh thái Đồng Tháp Mười trước đây từng chiếm đến 700.000 ha diện tích của các tỉnh Đồng Tháp, Long An và Tiền Giang (Buckton et al. 1999). Vườn quốc gia nằm cách sông Mê Kông 19 km về phía đông, có độ cao so với mực nước biển 1m. Địa hình bằng phẳng, cao dần về phía đông. Xưa kia, nơi đây có nhiều sông suối tự nhiên chảy từ tây sang đông, dẫn nguồn nước từ sông Mê Kông vào vùng Đồng Tháp Mười. Ngày nay hệ thống sông suối đó đã bị thay thế bằng hệ thống kênh rạch nhân tạo, một số chảy xuyên qua vườn quốc gia.

Bản đồ địa hình Vườn quốc gia Tràm Chim 18


II.2.3. Khí hậu-Thủy văn Nhiệt độ: Nhiệt độ ở đây cao quanh năm và tương đối ít biến động, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 27 °C, nhiệt độ thấp hơn khoảng 1-2 °C vào cuối mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 2) và tăng lên khoảng 1-2 °C vào các tháng cuối mùa khô, đầu mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 6). Nhiệt độ cao nhất là 37 °C vào tháng tư và thấp nhất là khoảng 16 °C.

Lượng mưa: Lượng mưa phân bố theo mùa rõ rệt, trung bình khoảng 1.650 mm/năm. Mùa mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 11, hơn 90% lượng mưa tập trung vào khoảng thời gian này. Trong khi đó, tháng 1, 2, 3 lại là những tháng khô hạn nhất, thời tiết hầu như không có mưa. Số ngày mưa trung bình đo được tại Vườn quốc gia Tràm Chim khoảng 110-160 ngày/năm.

Độ ẩm: Độ ẩm trung bình hàng năm duy trì Chế độ nước: Vườn quốc gia Tràm Chim chịu trong khoảng 82 - 83%. Độ ẩm cao nhất có thể ảnh hưởng thủy văn của vùng châu thổ sông MeKong, nhận nguồn nước trực tiếp từ sông lên đến 100% và thấp nhất là 35-40%. MeKong thông qua hệ thống kinh thủy lợi (kênh Chế độ gió: Từ tháng 5 đến tháng 11, hướng gió Hồng Ngự–Long An, Đồng Tiến, An Hòa và Phú thịnh hành ở vùng này là hướng Tây–Nam, tốc Hiệp) tràn vào nội đồng và bị ngập lũ hàng năm độ gió trung bình là 3 m/s mang theo nhiều hơi từ tháng 8 đến tháng 12. Vườn quốc gia Tràm nước và gây mưa. Từ tháng 12 đến tháng 4 có Chim được chia thành 5 vùng quản lý khác nhau gió Đông–Bắc, tốc độ gió trung bình khoảng 2 (A1-A5), mỗi khu vực được bao bọc xung quanh m/s. Bão hầu như không ảnh hưởng đến Tràm bởi hệ thống kênh và đê với tổng chiều dài lên Chim và vì thế, gió với tốc độ lớn trong cơn mưa đến 59 km. Mực nước bên trong vườn quốc gia được điều tiết thông qua hệ thống cống và cửa chưa từng xảy ra. xả nằm ở các bờ bao xung quanh. Hiện nay, để giảm rủi ro do lửa vào mùa khô, mực nước bên trong vườn quốc gia luôn được giữ ở mức cao hơn những điều kiện trong quá khứ. Thành phần thực vật, phân bố và tốc độ sinh trưởng đã bị ảnh hưởng bởi những tác động này.

19


HỆ SINH THÁI

Tràm Chim là Vườn Quốc gia (VQG) đầu tiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nằm trong vùng Đồng Tháp Mười, thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp.Tọa độ địa lý 10°40′10°47′ vĩ Bắc, 105°26′-105°36′ Đông với tổng diện tích 7.588ha nằm trong địa giới của 5 xã (Phú Đức, Phú Hiệp, Phú Thành B, Phú Thọ, Tân Công Sinh) và thị trấn Tràm Chim. Năm 2012, VQG Tràm Chim được công nhận là khu Ramsar thứ 4 của Việt Nam và xếp thứ 2000 của thế giới. Điều này cho thấy hệ sinh thái đất ngập nước ở đây rất cần được giữ gìn và phát triển, nhằm lưu giữ nét đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười. Bên cạnh đó, vườn còn là khu du lịch, tham quan, vì vậy vai trò của hệ sinh thái nơi đây càng trở nên quan trọng và cần được bảo vệ, phát triển nhằm phục vụ mục đích bảo tồn sinh học và du lịch sinh thái. VQG Tràm Chim không những giàu có về sự đa dạng sinh học (ĐDSH) mà còn là nơi cư trú của hơn 130 cá nước ngọt chiếm khoảng ¼ số loài cá của Đồng bằng sông Cửu Long, 132 loài chim nước với 32 loài chim quý hiếm của Việt Nam và thế giới như Sếu đầu đỏ (Grus antigone), Trăn đất (Python molurus), Rùa hộp lưng đen (Cuora amboinensis), Rùa ba gờ (Malayemys subtrijuga).

20


ĐA DẠNG KHU HỆ CHIM “Vùng Chim quan trọng ở Việt Nam – Khu vực bảo tồn trọng yếu”; là 1 trong 8 khu RAMSAR của nước ta đã được quốc tế công nhận. Thành phần loài chim của VQG Tràm Chim khá phong phú, nhất là các loài chim nước và phụ thuộc đất ngập nước, với nhiều loài quý, loài cấm săn bắt - buôn bán, đặc biệt là các loài đã và đang bị đe dọa tuyệt chủng ở mức độ khác nhau như Sếu đầu đỏ, Ô tác, Già đẫy

TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

Tên bộ Bộ Chim lặn Pocipediformes Bộ Bồ nông Pelecaniformes Bộ Hạc Ciconiiformes Bộ Ngỗng Anseriformes Bộ Cắt Falconiiformes Bộ Sếu Gruiformes Bộ Rẽ Charadriformes Bộ Bồ câu Columbiformes Bộ Cu cu Cuculiformes Bộ Cú Strigiformes Bộ Cú muỗi Caprimulgiformes Bộ Yến Apodiformes Bộ Sả Coraciiformes Bộ Gõ kiến Piciformes Bộ Sẻ Passeriformes TỔNG CỘNG

Cấu trúc thành phần loài chim được thể hiện qua bảng cho thấy, bộ Sẻ (Passeriformes) có sự phong phú về số giống và số loài nhất gồm 79 loài (chiếm

Số họ 1 3 3 1 3 4 7 1 1 1 1 1 3 2 23 55

lớn, Già đẫy java, Giang sen, Quắm lớn, Quắm đầu đen, Cò nhạn, Cổ rắn, Cốc đế, Ngan cánh trắng, Chàng bè, Te vàng,… Đây là những loài có ý nghĩa bảo tồn quan trọng đối với Việt Nam, khu vực châu Á và trên thế giới, trong số đó đáng chú ý hơn cả là loài Sếu đầu đỏ hay Sếu cổ trụi thuộc phân loài phương đông Grus antigone sharpii Blanford, 1929.

Số giống Số loài 1 1 3 5 17 22 6 9 10 14 9 13 17 31 1 3 6 7 1 1 1 1 1 2 7 13 2 2 43 79 125 203

38,91% số loài của vườn), 43 giống (chiếm 34,4% số giống của vườn) và 23 họ (chiếm 41,81% số họ của vườn). Bộ Chim lặn (Pocipediformes), bộ Cú (Strigiformes), bộ Cú

Trong 203 loài chim đã được định danh của khu hệ chim VQG Tràm Chim có 35 loài quý hiếm (chiếm 17,24% số loài của Vườn) được ghi nhận trong Sách Đỏ Việt Nam 2007, Danh lục Đỏ IUCN 2011, Nghị định số 32 của Chính phủ và Công ước CITES.

muỗi (Caprimulgiformes) và bộ Yến (Apodiformes) mỗi bộ chỉ có 1 loài, 1 giống, 1 họ.

21


ĐA DẠNG KHU HỆ LƯỠNG CƯ, BÒ SÁT Có 64 loài lưỡng cư, bò sát đã được ghi nhận ở Vườn; trong đó lớp Lưỡng cư có 15 loài thuộc 9 giống, 6 họ, 2 bộ; lớp Bò sát có 49 loài thuộc 33 giống, 14 họ và 2 bộ. Cấu trúc thành phần loài thuộc các giống, họ và bộ được thể hiện như bảng. Qua đó cho thấy trong 20 họ của khu hệ Lưỡng cư, Bò sát thì họ Rắn nước (Colubridae) có sự phong phú nhất về giống và loài (13 giống và 22 loài, chiếm 30% tổng số giống và 34,3% tổng số loài của Vườn). Các loài đặc trưng và phổ biến ở Vườn như sau: Rắn râu (Erpeton tentaculatum), Rắn hai đầu (Cylindrophis ruffus), Rắn bông súng (Enhydris enhydris), Rắn bồng không tên (Enhydris innominata), Rắn bồng mê kông (Enhydris subtaeniata), Rắn roi mõm nhọn (Ahaetulla nasuta), Rắn ri cá, Rắn mống (Xenopeltis unicolor).

Tên lớp Lớp Lưỡng cư Lớp Bò sát

Tên bộ 1. Bộ Không đuôi Anura

5

8

13

2. Bộ Không chân Gymnophiona

1

1

2

3. Bộ Có vảy Squamata

12

28

44

4. Bộ Rùa Testudines

2

5

5

Trong 64 loài lưỡng cư, bò sát đã ghi nhận ở đây có 17 loài quý hiếm theo Sách Đỏ Việt Nam 2007, Danh lục Đỏ IUCN 2012, Nghị định số 32/2006 của Chính phủ, Công ước CITES (2006). Các loài quý hiếm này cũng được bán công khai ở các chợ buôn bán động

22

Số họ Số giống Số loài

vật trong vùng như Trăn đất (Python molurus), Kỳ đà hoa (Varanus salvator), Rùa hộp lưng đen (Coura amboinensis), Rùa ba gờ (Malayemys subtrijuga), Rùa đất lớn (Heosemys grandis), Ba ba Nam Bộ (Amyda cartilaginea).

> Đa dạng về lớp lưỡng cư và bò sát với nhiều loài quý hiếm ở Việt Nam


ĐA DẠNG KHU HỆ CÁ VQG Tràm Chim chiếm gần 50% tổng số loài cá nước ngọt ở đồng bằng sông Cửu Long với 123 loài thuộc 77 giống, 29 họ và 11 bộ. Trong đó nhóm Cá trắng 100 loài chiếm 81%, nhóm Cá đen 17 loài chiếm 14% và nhóm Cá lợ 6 loài chiếm 5%, có 2 loài ngoại lai và 7 loài cá quý hiếm.

Thành phần loài Loài Giống Họ Bộ

Trắng Đen Nhóm cá Lợ Ngoại lai Quý hiếm

Tràm Chim

Trà Sư

U Minh Hạ

123 loài 77 giống 29 họ 11 bộ 100 loài (81%) 17 loài (14%) 6 loài (5%) 2 loài (2%) 7 loài (6%)

63 loài 46 giống 20 họ 8 bộ 51 loài (81%) 12 loài (19%) 1 loài (2%) 4 loài (6%)

14 loài 11 giống 9 họ 6 bộ 3 loài (21%) 11 loài (79%) 1 loài (7%)

Qua bảng, có thể thấy VQG Tràm Chim có thành phần loài đa dạng nhất với 123 loài, kế tiếp là KBVCQ Trà Sư (63 loài) và VQG U Minh Hạ kém đa dạng về thành phần loài cá chỉ với 14 loài. Một số loài cá mới được

ghi nhận ở VQG Tràm Chim là: Cá ba lưỡi (Barbichthys nitidus), Cá dày (Channa lucius), Cá răng (Belodontichthys dinemi), Cá bám đá (Gyrinocheilus pennocki), Cá chuối (Labeo indramontn).

Vì vậy, VQG Tràm Chim đóng vai trò rất lớn trong việc bảo tồn các loài cá nước ngọt cho vùng đồng bằng sông Cửu Long.

ĐA DẠNG ĐỘNG VẬT NỔI Có 107 loài động vật nổi ở đây, được xếp vào 5 nhóm: Động vật đơn bào (Protozoa) có 12 loài, Luân trùng (Rotatoria) có 46 loài, Giáp xác râu ngành (Cladocera) có 30 loài, Giáp xác chân chèo (Copepoda) có 15 loài và Giáp xác có vỏ (Ostracoda) gồm 4 loài. Tuy nhiên các loài động vật nổi có sự biến động theo mùa, các loài thuộc nhóm Cladocera và Rotaria gia tăng số lượng cá thể vào mùa mưa, các loài thuộc nhóm Copepoda và Ostracoda giảm số lượng vào mùa khô. Số lượng cá thể thuộc nhóm Protozoa không thay đổi giữa mùa mưa và mùa khô nhưng có giảm rõ rệt vào thời gian chuyển mùa. Tổng số cá thể trong mùa mưa ít hơn mùa khô do các cửa cống vào mùa mưa đều mở để xả lũ làm lưu lượng nước qua các cửa cống lớn nên số lượng động vật nổi cũng giảm 23


QUẦN XÃ TRÀM Khu rừng tràm trong VQG là các khu rừng được trồng ở độ tuổi từ 4 đến 25, mật độ biến thiên trong khoảng từ 5.000-20.000 cây/ha. Rừng tràm (Melaleuca cajuputi) là thảm thực vật thân gỗ có diện tích lớn nhất, diện tích khoảng 3.000 ha. Do tác động con người, hầu hết những cánh rừng tràm nguyên sinh đã biến mất và hiện nay chỉ còn lại là những cánh rừng tràm trồng, thuộc loài Melaleuca cajuputi (họ Myrtaceae), nhưng do được bảo tồn nhiều năm nên có những cụm tràm phân bố theo kiểu tự nhiên. Hai kiểu phân bố được ghi nhận: tập trung và tràm phân tán.

24


MỘT SỐ LOÀI THƯỜNG GẶP

Tràm

Cỏ ống

Cỏ mồm

Năng ống

Melaleuca cajuputi

Panicum repens

Ischaemum rugosum

Eleocharis dulcis

Hút mật

Cò trắng

Rẻ quạt

Cú muỗi

Aethopiga siparaja

Egretta garzetta

Rhipidura albicollis

Caprimulgus

25


QUẦN XÃ CỎ ỐNG

Kiểu quần xã này thường xuất hiện ở những nơi có độ cao khác nhau nhưng phổ biến và chiếm ưu thế ở những nơi đất cao. Ở những gò cao, độ che phủ của cỏ ống chiếm đến trên 90%. Nơi đất thấp cỏ ống mộc thành từng đám (chiếm khoảng 50% diện tích chung) xen kẻ với mực nước (trong đó có sự hiện diện của nhĩ cán vàng, nhĩ cán tím và năng ống). Cỏ ống phân bố trên một diện rộng, thuần loài với mật độ lên đến 98% hoặc cùng xuất hiện với các loài thực vật thân thảo khác: - Cỏ ống - cỏ sả khoảng 23 ha, chủ yếu trên đất giồng cổ; - Cỏ ống – lúa ma, khoảng 268 ha; - Cỏ ống - cỏ chỉ, khoảng 50 ha; - Cỏ ống – mai dương, khoảng 86 ha, đây là khu quần xã cỏ ống bị mai dương xâm hại.

MỘT SỐ LOÀI THƯỜNG GẶP

Tràm

26

Cỏ ống

Cỏ mồm

Năng ống

Melaleuca cajuputi

Panicum repens

Ischaemum rugosum

Eleocharis dulcis

Chiền chiện

Già đãy

Công đất

Sẻ bụi đen

Prinia flaviventris

Leptoptilos dubius

Houbaropsis bengalensis

Saxicola caprata


QUẦN XÃ LÚA TRỜI

Đồng lúa trời hay lúa ma (Oryza rufipogon); phân bố khá rộng, chiếm diện tích khoảng 824 ha. Tuy nhiên, cánh đồng lúa ma (Oryza rufipogon) đơn thuần có diện tích khá nhỏ, khoảng 33 ha, diện tích còn lại có sự hiện diện của lúa ma là sự kết hợp với những loài thực vật khác tạo thành những quần xã thực vật đặc trưng cho vùng đất ngập nước: lúa ma - cỏ ống (O. rufipogon – Panicum repens), khoảng 544 ha; lúa ma - cỏ bắc (Oryza rufipogon - Leersia hexandra), khoảng 160 ha; lúa ma - cỏ ống cỏ chỉ (O. rufipogon – P. repens – C. dactylon), khoảng 83 ha. Hầu như tất cả các loài chim trong Tràm Chim đều thích với đồng lúa ma, kể cả sếu đầu đỏ (Grus antigone), sinh cảnh này đa dạng sinh học rất cao.

27


QUẦN XÃ SEN

Kiểu quần xã này thường xuất hiện ở nơi có đất thấp như bưng, lung, trấp, vùng đầm lầy gần như ngập nước quanh năm (không khô hẳn vào mùa khô). Đây là những vùng đất thấp trũng có thời gian ngập nước quanh năm hoặc gần như quanh năm nên ít cháy vào mùa khô.

28


MỘT SỐ LOÀI THƯỜNG GẶP

Súng ma

Nymphaea spp.

Cò trắng

Egretta garzetta

Sen

Nelumbium nelumbo

Cò bợ

Ardeola bacclus

Nghễ

Polygonum tomentosum

Cò ốc

Anastomus oscitans

Nhĩ cán vàng

Utricularia aurea

Cò lửa

Ixobrychus sinensis

29


II.3.GIÁ TRỊ VĂN HÓA - XÃ HỘI

VQG Tràm Chim giàu tài nguyên, và cung cấp nhiều sản phẩm như cỏ cho đại gia súc, cây làm củi, và quan trọng nhất là tài nguyên thủy sản, cho cộng đồng xung quanh. Một khảo sát năm 2007 của WWF tìm thấy 120 loài cá ở Tràm Chim, chiếm 1/2 số loài cá ở ĐBSCL, trong đó có 46 loài có giá trị kinh tế. Việc khai thác tài nguyên ở Tràm Chim cũng giúp giữ lại hình ảnh lối sống cũ trong việc khai thác tài nguyên hoang dã. Có khoảng 42,000 người sống xung quanh VQG Tràm Chim, với tỉ lệ nghèo là khoảng 14% và 80% thì phụ thuộc vào nguồn protein của nguồn tài nguyên thủy sản. Trong khi nguồn tài nguyên bên ngoài cạn kiệt, VQG Tràm Chim đóng góp quan trọng cho sinh kế người nghèo trong cộng đồng xung quanh. Đất ngập nước cũng giúp giữ mực nước ngầm trong vùng và là một nguồn nước ngọt quan trọng trong mùa khô. VQG cũng là nguồn cung cấp trứng cá và cá con cho vùng xung quanh. VQG Tràm Chim là nơi lưu trữ nguồn nước trong thời gian lũ và giữ cho lũ thoát ra một cách chạm chạp. Bằng cách đó nó sẽ giúp làm giảm nhẹ ảnh hưởng xấu của lũ đối với các vùng đất nông nghiệp xung quanh

30


Ngày nay hầu hết đất ngập nước tự nhiên của Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung và của Đồng Tháp Mười nói riêng đã được chuyển sang canh tác nông nghiệp. VQG TC là một trong những mảnh còn sót lại cuối cùng của Đồng Tháp Mười trước đây rộng 700.000 ha. Vì vậy đây là một khu di sản thiên nhiên có gía trị, một hình ảnh của Đồng Tháp Mười cho các thế hệ mai sau. Cảnh quan đẹp của Tràm Chim đã thu hút nhiều khách đến thăm từ trong nước và quốc tế và đã gợi cảm hứng cho nhiều tác giả sáng tác thơ ca, nhạc, văn chương, và phim ảnh. Hoa sen mọc ở trong VQG Tràm Chim là một biểu tượng của Đồng

Tháp Mười. Đây là một nơi đến khá nổi tiếng cho du lịch sinh thái và du lịch thiên nhiên, đặc biệt là cho mục đích nghiên cứu khoa học và giáo dục môi trường. Trong giai đoạn 20012006, VQG TC đã đón 2000 nhóm khách du lịch với tổng số khách là 22.226 người, trong đó 16.748 khách nội địa, 1.168 khách quốc tế, 6.863 khách câu cá, và 104 khách nghiên cứu khoa học. Nơi này cũng có giá trị lịch sử vì Đồng Tháp Mười là căn cứ của du kích trong thời kỳ chống Mỹ và nhiều trận chiến đã diễn ra trong cảnh quan vùng Đồng Tháp Mười.

Sếu, hay còn gọi là Chim Hạc, loài biểu tượng của VQG Tràm Chim, được trân trọng trong văn hóa Việt Nam. Trong mỗi đình chùa đều có tượng chim Hạc đứng trên lưng rùa. Trong tín ngưỡng của người Việt, chim Hạc được tin là mang linh hồn của người thiện lên thiên đàng, trong câu “cỡi Hạc quy tiên”. 31


GIỚI THIỆU THỂ LOẠI CÔNG TRÌNH Khái niệm trung tâm nghiên cứu Lịch sử phát triển trung tâm nghiên cứu Phân loại trung tâm nghiên cứu

32


III.1.Khái niệm trung tâm nghiên cứu Trung tâm nghiên cứu là dạng công trình kiến trúc được tạo nên nhằm đáp ứng các yêu cầu về nghiên cứu khoa học. Lĩnh vực nghiên cứu ở trung tâm nghiên cứu mang tính chuyên sâu nhưng không nhiều mảng như viện và không đặt nặng công tác giảng dạy. Từ đó, Trung tâm nghiên cứu bảo tồn được biết đến như là nơi lưu trữ và bảo tồn những giá trị nhất định của một lĩnh vực khoa học cụ thể nào đó thông qua công tác nghiên cứu chuyên sâu. Các lĩnh vực nghiên cứu có thể là Khoa học tự nhiên, Bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn các giá trị về lịch sử, văn hoá...

33


Trường học Athena

Đài quan sát Ulugh Beg

Viện nghiên cứu phức hợp Uraniborg Học viện Hoàng gia London

Viện nghiên cứu dược-sinh học Đại học Pennsylvania

Trung tâm nghiên cứu James H.Clark

Trung tâm nghiên cứu dầu khí Qatar

Trung tâm đa dạng sinh học Naturalis Leiden

34

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN

Đài quan sát Maragheh


Trước cách mạng khoa học thế kỉ XVII Thể loại công trình viện nghiên cứu đã xuất hiện từ rất lâu đời. Tiền thân của nó là nơi làm việc của các nhà khoa học cổ đại. Trong lịch sử loài người, viện nghiên cứu đã được xây dựng ngày càng nhiều nhằm phục vụ cho các công tác nghiên cứu phục vụ cho mọi mặt đời sống xã hội, cho sự phát triển của các lĩnh vực chuyên sâu riêng rẽ hay tổng hợp, và cho sự phát triển chung của nhân loại. Trong thời kì đầu trung cổ, nhiều viện nghiên cứu và quan sát chiêm tinh đã được xây dựng ở các quốc gia theo Đạo Hồi. Các công trình này được xây như các đài quan sát và là nơi nghiên cứu, tranh luận về chiêm tinh của các học giả.

Công trình đầu tiên trong số đó là đài quan sát Bát Đa được xây dựng vào thế kỉ thứ IX trong thời kì Abbasid caliph alMa’um. Nổi tiếng nhất trong số đó là đài quan sát Maragheh được xây vào thế kỉ XIII và đài quan sát Ulugh Beg được xây vào thế kỉ XV. Những viện nghiên cứu đầu tiên ở Châu Âu là viện nghiên cứu phức hợp Uraniborg của Tycho Brahe trên đảo Hven. Công trình này được xây dựng vào thế kỉ XVI, là một khu nghiên cứu thiên văn được thiết kế với trang thiết bị kĩ thuật hiện đại nhất vào thời kì này, cho phép đo lường một cách tương đối khoảng cách giữa các vì sao. Ở Mỹ vào thời kì này cũng có những viện nghiên cứu đáng chú ý như viện Bell, viện Beckman...

35


Các viện nghiên cứu thời cận đại Sau những đổi mới từ cuộc Cách mạng Khoa học kĩ thuật, các viện hàn lâm khoa học bước vào thời hoàng kim ở thế kỉ XVII. Vào những năm đầu thế kỉ XVII, châu Âu rộ lên sự xuất hiện của hàng loạt các hội đồng khoa học tư nhân, được mở ra nhằm khuyến khích cho các hoạt động nghiên cứu khoa học. Sau đó, tại Pháp, vua Louis 14 thành lập Viện khoa học Hoàng gia vào năm 1666. Ít lâu sau, nước Anh cũng thành lập Viện khoa học Hoàng gia ở Luân Đôn. Trong những năm đầu thế kỉ XVIII, Petet Đại Đế đã đề xuất việc xây dựng một viện nghiên cứu kiêm đào tạo tại thủ đô mới của ông là St Petersburg. Trong đó bao gồm nghiên cứu về ngôn ngữ học, triết học và giáo dục khoa học với nhiều phân viện nhỏ riêng biệt cho phép nghiên cứu và giảng dạy những lĩnh vực khác nhau. Đó là mô hình viện nghiên cứu đầu tiên mang chức năng này ở Châu Âu dưới mô hình tương tự một trường Đại học. Viện St Petersburg được xây dựng vào ngày 28 tháng 1 năm 1724.

36


Sự phát triển của viện nghiên cứu từ thế kỉ XX đến nay Các viện nghiên cứu ngày càng trở nên nổi trội vào đầu thế kỉ XX. Năm 1900, ở cả Châu Âu và hợp chủng quốc Hoa Kỳ, các nhà khoa học không còn chỉ chú tâm nghiên cứu về cơ sở thực tiễn của khoa học mà còn cả cơ sở lý luận cũng như các lý thuyết khoa học mới. Từ 1940 trở đi, sự bùng nổ của các trường Đại học trong mảng nghiên cứu khoa học càng đẩy mạnh xu hướng tìm tòi và phát triển khoa học của cộng đồng. Sau cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 và vụ nổ bom nguyên tử ở Nhật, vấn đề ô nhiễm môi trường và phòng vệ quốc gia

đã trở thành những đề tài nghiên cứu hàng đầu của các phòng nghiên cứu. Và cho đến thời điểm hiện nay, khi khoa học kĩ thuật phát triển một cách nhanh chóng, vai trò của các viện nghiên cứu trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Trong xã hội hiện đại, thể loại công trình viện nghiên cứu là một yêu cầu bắt buộc và vô cùng bức thiết để tạo tiền đề, cơ sở lý luận và thực tiễn cho sự tồn tại và phát triển bền vững của các đô thị, các khu vực, các quốc gia trên toàn thế giới.

37


III.3.Phân loại Phân loại theo vị trí và quy mô nghiên cứu

Trung tâm nghiên cứu đặt tại trung tâm dân cư thường là các trung tâm nghiên cứu các lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng, hay các trung tâm nghiên cứu về văn hoá, nghệ thuật với yêu cầu thực nghiệm sản phẩm nghiên cứu phải phối hợp với chính cộng đồng dân cư sống xung quanh khu vực nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu sẽ phối hợp với các hoạt động quảng bá, tuyên truyền cho người dân trong khu vực, nâng cao tính áp dụng nghiên cứu vào thực tiễn. Quá trình nghiên cứu và các sản phẩm nghiên cứu không gây hại đến con người. Các trung tâm nghiên cứu đặt tại thành phố lớn thường được tổ chức công năng theo kiểu gộp khối, các khu chức năng tập trung về một khối công trình chứ ít khi bố cục dàn trải do hạn chế về đất xây dựng. Trung tâm nghiên cứu đặt tại các khu vực nghiên cứu đặc thù + Các trung tâm nghiên cứu về tự nhiên, sinh vật, môi trường, khí tượng thuỷ văn: với loại hình nghiên cứu này, các trung tâm nghiên cứu phải được đặt gần hoặc đặt trong chính khu vực có các đối tượng sinh sống cần nghiên cứu để có thể dễ dàng thuận tiên trong việc thực nghiệm và thì nghiệm trên chính môi trường sống xung quanh. Cách bố trí và phân khu chức năng có thể tập trung hoặc dàn trải theo từng khu vực và yêu cầu nghiên cứu. + Các trung tâm nghiên cứu cách ly: là các trung tâm nghiên cứu trong quá thực nghiêm các sản phẩm nghiên cứu có khả năng gây hại tới con người và môi trường xung quanh; hoặc các trung tâm nghiên cứu các nội dung có yêu cầu bảo mật đặc biệt, bảo mật về quân sự, vv… Các khu nghiên cứu dạng này thường được đặt trong một khu vực đặc biệt nào đó với ăn ninh luôn được đẩy lên mức cao nhất để đảm bảo các hoạt động thực nghiệm không gây ảnh hưởng ra bên ngoài.

38


Phân loại theo mục tiêu nghiên cứu Trung tâm nghiên cứu cơ bản thuần tuý (nghiên cứu nền tảng): là nơi thực hiện các hoạt động nghiên cứu để trả lời những câu hỏi khoa học. Nhằm mục đích mở rộng kho kiến thức chứ không phải là kiếm lợi nhuận, do đó không có một lợi nhuận kinh tế nào từ kết quả của nghiên cứu cơ bản. Trung tâm nghiên cứu ứng dụng: là nơi tiến hành để giải quyết các vấn đề thực tế của thế giới đương đại, không phải chỉ là kiến thức vị kiến thức. Có thể nói một cách khác rằng kết quả của các nhà nghiên cứu ứng dụng là để cải thiện cuộc sống con người. Chỉ nghiên cứu những nội dung nào có tính ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống.

39


Phân loại theo loại hình nghiên cứu Trung tâm nghiên cứu về khoa học là các trung tâm nghiên cứu dựa vào việc ứng dụng các phương pháp khoa học, khai thác trí tò mò. Hình thức nghiên cứu này cung cấp thông tin và lý thuyết khoa học nhằm giải thích bản chất và tính chất của thế giới. Từ đó tạo ra những ứng dụng thực tiễn. Hoạt động nghiên cứu khoa học được tài trợ bởi các cơ quan chính quyền, các tổ chức tài trợ, và các nhóm tư nhân, bao gồm nhiều công ty. Hoạt động nghiên cứu khoa học có thể được phân loại tùy theo lĩnh vực học thuật và ứng dụng. Các trung tâm nghiên cứu khoa học có hệ thống dây chuyền các phòng chức năng được sắp xếp đảm bảo theo yêu cầu của loại hình nghiên cứu mà trung tâm đó đảm nhiệm, có các không gian chức năng đặc thù phục vụ cho từng loại nghiên cứu. Trung tâm nghiên cứu về văn hoá nghệ thuật còn gọi là “nghiên cứu dựa trên thực hành”, là một dạng công trình nghiên cứu đặc biệt phục vụ cho mảng nghiên cứu về các hoạt động nghệ thuật, bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá phi vật thể. Các trung tâm nghiên cứu về văn hoá đảm nhận cùng lúc vai trò nghiên cứu, lưu giữ và phát triển các giá trị văn hoá nghệ

40

thuật. Hoạt động nghiên cứu thực nghiệm của các trung tâm này lồng ghép vào các hoạt động biểu diễn và quảng bá nghệ thuật do đó có cấu trúc và dây chuyền công năng khá giống với các trung tâm văn hoá. Trung tâm nghiên cứu về nhân văn, con người là trung tâm nghiên cứu các phương pháp chú giải văn bản cổ và kí hiệu học, và một nhận thức luận khác, mang tính chất tương đối luận hơn. Các học giả trong các ngành nhân văn thường không tìm một câu trả lời đúng tối hậu cho một câu hỏi, mà khảo sát những vấn đề và đặc điểm liên quan đến câu trả lời đó. Các bối cảnh mang tính xã hội, lịch sử, chính trị, văn hóa, hay chủng tộc Các nhà sử học sử dụng những tài liệu gốc và những bằng chứng khác để khảo sát một cách hệ thống một chủ đề, và từ đó viết ra lịch sử theo hình thức kể lại quá khứ. Hoạt động thực nghiệm của các trung tâm nghiên cứu về nhân văn, con người phần lớn diễn ra tại các khu di tích, khảo cổ là chính nên các không gian chức năng tại trung tâm chủ yếu là các khu hội thảo và thư viện là chính.


PHÂN TÍCH SỐ LIỆU CHUẨN CƠ SỞ THIẾT KẾ Cơ sở xác định quy mô công trình Cơ sở xác định nội dung công trình

41


CƠ SỞ XÁC ĐỊNH QUY MÔ CƠ CẤU TỔ CHỨC

xếp hạng công trình

A

Theo bảng A.1, phụ lục A (Quy định phân loại, phân cấp các công trình dân dụng) trong QCVN 03 : 2009/BXD, công trình thuộc cấp 2 (Cấp tỉnh) trong nhóm A.1.2.10: Trụ sở làm việc của các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội và tổ chức khác. Theo phụ lục 1, TCVN 4601:1988, với tình hình thực tiễn ở nước ta hiện nay, trụ sở cơ quan, từ cấp 2 trở lên thông thường có quy mô từ 200 – 400 người đối với các cơ quan tương đương với biên chế cơ quan lãnh đạo tỉnh, viện nghiên cứu, cơ quan loại vừa ở Trung ương, tỉnh, thành phố. Trên cơ sở đó phân loại công trình như sau: • Loại công trình : Công trình văn hóa. • Cấp công trình : Công trình cấp II • Niên hạn sử dụng : 50 năm đến 100 năm • Bậc chịu lửa : Bậc 2 Khu đất đề xuất có diện tích 5.1 ha

quy mô công trình

B 42

Tuy công trình Viện nghiên cứu văn hóa các dân tộc Tây Nguyên được xếp vào nhóm các công trình trụ sở làm việc nhưng bản thân công trình không chỉ đơn thuần là một trụ sở làm việc. Bên cạnh đó, công trình còn đảm nhận chức năng tổ chức hội thảo, triển lãm, giáo dục, đồng thời còn là một không gian mang tính kết nối cộng đồng. Vì hiện tại chưa có một hệ thống đánh giá cũng như quy chuẩn dành cho các công trình viện nghiên cứu mang tính chất như trên nên bên cạnh việc tham khảo các tiêu chuẩn của công trình trụ sở cơ quan, ta có thể tham khảo thêm các tiêu chuẩn của loại hình nhà văn hóa để đưa vào tính toán. Tỷ lệ diện tích đất xây dựng cho các khu chức năng chính của nhà văn hóa được tính như sau (Mục 4.10, TCVN 281-2004): 1. Diện tích xây dựng công trình kiến trúc: Từ 30% tới 35% 2. Diện tích phần sân ngoài trời: Từ 25% tới 30% 3. Diện tích cây xanh – sân vườn: Từ 15% tới 20% 4. Diện tích đất làm đường đi: 10%-15% Tổng cộng: 100%


MẬT ĐỘ XÂY DỰNG

C

Theo TCXDVN, mật độ xây dựng của công trình vào khoảng 3035% diện tích tổng khu đất. Phần diện tích còn lại bao gồm: sân bãi, diện tích cây xanh, mặt nước, không gian vui chơi - học tập ngoài trời, sân vườn thực nghiệm, đất dự trữ/đất cách ly, v.v.. (60%).

MẢNG XANH

D

Diện tích cây xanh (cây, sân vườn, bãi tập) vào khoảng 3040% tổng diện tích. Lưu ý, không trồng những loại cây ăn quả, hoa có khả năng thu hút côn trùng có hại, loại cây dễ gẫy đổ và giữ ẩm; cây có nhựa độc, lá độc, quả độc, v.v… Khuyến khích các cây địa phương, cây thuốc có mùi hương dễ chịu. Mật độ cây xanh cho phép 40-50% tổng diện tích khu đất. Chiều rộng tối tiểu của dải đất trồng cây bảo vệ, cây cách ly: • Với cây bảo vệ khu đất: 5m • Với dãy cây cách ly: 10m khoảng cách giới hạn cho phép từ đường đỏ

E

Khoảng cách giới hạn cho phép từ đường đỏ đến: - Mặt ngoài tường của mặt nhà: • Khối nghiên cứu, học tập, khối triễn lãm: >15m • Khối hành chính quản lý và phục vụ sinh hoạt: >12m - Mặt ngoài tường đầu hồi: • Khối nghiên cứu, học tập, khối triễn lãm: >12m • Khối hành chính quản lý và phục vụ sinh hoạt: >09m • Khoảng cách từ trạm cung cấp điện, hệ thống cấp - thoát nước, phục vụ kỹ thuật tòa nhà, nhà xe, kho tới khối công trình chính không được nhỏ hơn 15m. • Khoảng cách từ bãi rác đến công trình chính tối thiểu 20m, phải có dải cây xanh cách ly.

PHƯƠNG HƯỚNG CÔNG TRÌNH

F

• Khu đất cần có phương hướng tốt, bố trí các khối nghiên cứu và học tập tránh được nắng gắt, chướng nhưng vẫn đầy đủ ánh sáng tự nhiên vào các giờ hoạt động chính, hợp vệ sinh, không tù tối và ẩm thấp. • Hướng gió đến công trình không đi qua các vật cản lớn, nguồn ô nhiễm, kiểm soát được hướng mưa địa phương, thông tháng tốt quanh năm. • Ở vị trí trong khu vực miền Nam, nhìn chung cần hạn chế mặt chính công trình tiếp xúc lớn với hướng Đông và Tây. 43


h

KHẢ NĂNG TẠO CẢNH QUAN TỐT

H1. MÔI TRƯỜNG

- Tiếng ồn, khói bụi, mức độ ô nhiễm không khí không được vượt mức cho phép. - Không nên nằm trong khu vực ẩm thấp ,nhiều nguồn dịch và côn trùng gây hại. Trong trường hợp bất khả kháng,cần xử lý tốt và khắc phục nhược điểm. - Có khả năng phát triển quỹ đất trong tương lai, ít đền bù hoặc phá dở nhiều.

H2. MẠNG LƯỚI HẠ TẦNG KỸ THUẬT

- Mạng lưới cấp nước có đủ công suất phục vụ, kể cả máy nước phòng cháy chữa cháy, chất lượng nước đạt tiêu chuẩn vệ sinh. Trường hợp bất khả kháng phải có giải pháp khắc phục. - Mạng lưới thoát nước bẩn và nước mưa đạt yêu cầu - Mạng lưới cấp điện cho trung tâm phải đảm bảo tốt và tốt nhất là có 2 nguồn cung cấp từ 2 trạm hạ thế khác nhau. - Các mạng lưới kỹ thuật khác: điện và năng lượng nối chung, thông tin liên lạc như điện thoại, cáp internet… đạt yêu cầu cơ bản.

H3. TIẾP CẬN

44

Công trình cần đóng góp vào mỹ quan đô thị, đặc trưng phân vùng theo chức năng nếu có thể. Ngược lại, công trình cũng cần thừa hưởng và khai thác được tiện nghi quy hoạch, tiện nghi đô thị và cảnh quan xung quanh mang lại. Điều này sẽ giúp đạt được một kiến trúc thân thiện và tối ưu.

- Thuận tiện tiếp cận nhưng không quá gần các khu vực ùn tắc, nút giao thông trọng điểm. - Cầu giao thông liên tuyến cần rõ ràng, ngắn nhất có thể. - Cần nằm vào khu vực có giao thông hiện đại, có làn ưu tiên cấp cứu. - Nếu giao thông đường thủy tiếp cận thì cần bố trí tốt bãi đón, chốt phà/tàu. - Tối thiểu hai hướng tiếp cận, tránh gây tập trung cục bộ khách và nhân viên theo 1 hướng.

H4. ĐỊA HÌNH - ĐỊA CHẤT

- Địa hình nên cao ráo, dễ dàng thoát nước và tránh ngập lụt, ẩm thấp. - Không nên trúc trắc cao độ, quá dốc trên tổng diện tích lớn. - Tránh điều kiện đất yếu, cát chảy, bùn lầy,… sẽ dẫn đến tốn kém gia cố nền móng.

H5. KÍCH THƯỚC VÀ HÌNH THÙ KHU ĐẤT

- Ngoài việc đảm bảo khu đất có diện tích phù hợp, hình thù khu đất cũng cần có lợi cho việc bố cục khối kiến trúc khai thác tối ưu các điều kiện tự nhiên vốn có, cũng như hạn chế tối đa các nhược điểm.

H6. BÃI ĐỖ XE

- Số lượng xe tính với tỷ lệ 50-70% tổng số học sinh và khách vãng lai; và 60-90% tổng số nhân viên trung tâm. - Tiêu chuẩn diện tích 0,9m2/xe đạp; 2,5m2/xe máy; 25m2 oto; - Bố trí khu vực để xe cho học sinh khuyết tật ưu gần lối ra vào của bãi. (TCVN 9794:2001)


CƠ SỞ XÁC ĐỊNH nội dung Công trình Do chưa có tiêu chuẩn quy phạm hướng dẫn cụ thể cho loại công trình trung tâm nghiên cứu nên phải dựa trên nguyên tắc, tiêu chuẩn và mô hình quốc tế. Song vẫn phải đảm bảo cơ bản các nguyên tắc thiết kế trong nước, nhằm đảm bảo tính đồng bộ pháp lý và giúp công tác quản lý kiến trúc được rõ ràng nhất. Các TCXDVN tham khảo: cho Đề cương:

TCVN TCXDVN 4601:198 - Trụ sở cơ quan - Tiêu chuẩn thiết kế

TCXDVN 276:2003 - Công trình công cộng - Nguyên tắc cơ bản để thiết kế

TCXDVN 281: 2004 - Nhà văn hoá - Thể thao - Nguyên tắc cơ bản để thiết kế TCXDVN 3981:1985 - Trường đại học Tiêu chuẩn thiết kế

TCVN 355:2005 - Tiêu chuẩn thiết kế phòng khán giả, nhà hát

Sơ đồ dây chuyền chức năng tổng thể trong Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn 45


KHỐI NGHIÊN CỨU Các trung tâm nghiên cứu thí nghiệm sử dụng cho mục đích nghiên cứu các vấn đề khoa học trên các loài sinh vật. Sử dụng các vật nghiên cứu bao gồm các cá thể sinh vật đặc trưng của vùng. Kết hợp sử dụng các loại máy móc tân tiến hiện đại phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Tuy nhiên ko chỉ dùng cho một công việc nghiên cứu nhất định mà sẽ có sự thay đổi liên tục, thiết kế và thực tiễn cũng sẽ khác nhau, do đó nên công trình cần phải có sự linh hoạt để có thể đảm bảo chức năng trong tương lai mà vẫn có thể đáp ứng được hiệu quả sử dụng tại thời điểm hiện tại.

Mục tiêu thiết kế

Công năng sử dụng

Xu hướng phát triển

- Linh hoạt: đáp ứng được những thay đổi không đoán trước được của công việc, cần xác định được mức độ linh hoạt có thể thay đổi để phù hợp mục đích sử dụng theo các quy chuẩn. - An toàn: những yếu tố cần chú ý gồm nguy cơ cháy nổ, rò rỉ các chất hóa học do đó lối thoát hiểm cần được thể hiện rõ ràng, không chồng chéo giao thông. - Chất lượng của môi trường làm việc: ánh sáng tự nhiên, màu sắc dịu mắt và khu vực làm việc yên tĩnh sẽ giúp tăng năng suất cho công việc. - Hiệu quả kinh tế: đảm bảo chất lượng kèm theo duy trì hiệu quả kinh tế là mục tiêu quan trọng.

Các phòng ban nghiên cứu, các phòng thiết bị, kĩ thuật phục vụ nghiên cứu, xưởng mô hình, phòng họp, phòng làm việc nhóm, phòng server, phòng in...

Xu hướng nghiên cứu hiện tại nhắm tới việc nghiên cứu chuyên sâu trên công nghệ micro (gen, tế bào, vi khuẩn, vi rút…) bởi vậy cần có những thiết bị công nghệ cao tương ứng như máy đo quang phổ khối lượng và máy cộng hưởng tử trường... Các thiết bị cần được tự động hóa kiểm soát bằng máy tính và luôn có thể cập nhật đổi mới. Một số công nghệ hiện đại đòi hỏi phải kiểm soát chặt chẽ môi trường làm việc. Phòng thí nghiệm cần có tính cơ động. Để có thể thực hiện tốt công việc, người thiết kế cần dự đoán trước được những công việc cần thực hiện trong hiện tại và trong tương lai.

46


Các thiết kế cho đồ nội thất và dịch vụ phòng thí nghiệm liên tục được cải tiến với công nghệ mới. Các nhà sản xuất đồ hệ thống nội thất đã phát triển với nhu cầu của người dùng đối với phòng thí nghiệm là mô-đun và có thể được sắp xếp lại theo yêu cầu thay đổi của họ đối với bố trí phòng thí nghiệm. Các hệ thống lưu trữ đã được thiết kế cải tiến để phù hợp với các hướng dẫn sử dụng, tiêu chuẩn, tạp chí và văn thư ngày càng tăng. Ví dụ về tủ lưu trữ trượt được thiết kế thuận tiện cho bàn làm việc trong phòng thí nghiệm bằng cách chiếm rất ít không gian.

LƯU Ý Mặt dưới bàn không có vật sắc nhọn, thô ráp và có khỏang không gian phía dưới đầu gối và chỗ để chân cho chuyên gia sử dụng xe lăn tiếp cận với thiết bị. 47


khối NGHIÊN CỨU phòng nghiên cứu Các phòng làm việc của khu nghiên cứu được tổ chức như các dạng văn phòng cao cấp. Theo TCVN 4601: 1988, một phòng làm việc nghiên cứu không cho phép quá 3 người. Tuy nhiên ta vẫn có thể tổ chức thành những không gian lớn với các vách ngăn nhẹ phân chia không gian thành những khu vực độc lập, đảm bảo sự yên tĩnh và riêng biệt. Bộ phận nghiên cứu: 1. Chuyên viên, trợ lí, thư kí... (các ngành): 7 – 9m2/ người 2. Giáo sư: 9 – 12m2/ người 3. Nghiên cứu viên, kĩ thuật viên văn hóa, xã hội: 4 – 4.5m2/ người 4. Phòng tiếp khách: 18 – 24m2/phòng 5. Phòng họp: 36 – 48m2/phòng 6. Xưởng mô hình: 9 – 12m2/người 7. Diện tích xưởng mô hình: không nhỏ hơn 30m2/người 8. Xưởng mộc: 100 – 150m2/xưởng

Theo Architectural Graphic Standards, diện tích cần thiết cho một nhân viên là 7-9 m2. Tuy nhiên, tính chất của khu nghiên cứu ta có thể đề xuất chỉ tiêu này lên khoảng 10-12m2/người để đảm bảo tính yên tĩnh và độc lập. Các phòng thí nghiệm có thể tham khảo tại tiêu chuẩn TCXDVN 297:2003.

Bố trí mặt bằng chức năng theo hệ Modul Với những hoạt động cơ bản của không gian nghiên cứu thì không gian chính bao gồm: • Hành lang • Không gian văn phòng • Các phòng nghiên cứu cơ bản • Không gian hỗ trợ nghiên cứu

48

Một trong những mục tiêu ban đầu trong việc thiết kế một phòng thí nghiệm là thiết lập một mẫu số chung cho không gian lý tưởng hóa có khả năng đáp ứng các yêu cầu đa dạng của nhu cầu nghiên cứu còn cho phép thuận lợi trong lưu thông, dịch vụ, kết cấu, cơ khí / điện / hệ thống cấp - thoát nước (MEP), vách ngăn và hệ thống phòng thí nghiệm để được cung cấp theo yêu cầu.


Sơ đồ bố trí 1 • Không gian hỗ trợ bố trí rất thuận tiện tới các phòng thí nghiệm. • Diện tích văn phòng hạn chế sẽ chỉ phục vụ cho một số phòng nghiên cứu. • Mối quan hệ cố định giứu không gian hỗ trợ với các phòng thí nghiệm phần nào sẽ hạn chế tính linh hoạt trong tương lai.

Sơ đồ bố trí 2 • Văn phòng có thể có hệ thống sưởi, thông gió và điều hòa không khí riêng biệt (HVAC). • Phòng nghiên cứu hạn chế nhận ánh sáng tự nhiên vì hành lang bao quanh. • Mối quan hệ không gian phòng thí nghiệm và khu vực hỗ trợ tốt. • Hành lang dịch vụ có thể chạy trên cả hai bên của khu vực hỗ trợ và có thể phục vụ như là khu vực lưu trữ trang thiết bị và cung cấp một lối ra thứ hai từ tất cả các phòng thí nghiệm Sơ đồ bố trí 3 • Tách hành lang giữu phòng thí nghiệm và khu vực hỗ trợ tăng tính linh hoạt. • Văn phòng tách biệt thuận tiện, nằm gần các phòng thí nghiệm nhưng có hệ thống HVAC riêng biệt. • Tiềm năng tuyệt vời cho việc chia sẽ các thiết bị khu hỗ trợ.

Sơ đồ bố trí 4 • Văn phòng thuận tiện riêng biệt từ các phòng thí nghiệm • Văn phòng có thể có hệ thống HVAC riêng. • Hành lang vừa là hành lang dịch vụ cũng như là hành lang truy cập.

49


Phương án tổ chức các khu phụ trợ phòng thí nghiệm nằm giữa và hành lang hai bên tiếp cận với các phòng thí nghiệm. Cấp độ an toàn sinh học là cấp 3. Giải pháp này rất thích hợp với điều kiện khí hậu và cảnh quan của công trình. Các phòng thí nghiệm và làm việc lấy sáng tốt theo hướng Bắc - Nam và tận hưởng cảnh quan đẹp

50


Module phòng kho axit

51


Module phòng thí nghiệm đơn

52


Phòng rửa dụng cụ, thiết bị

53


Module phòng thí nghiệm đôi loại I

54


Module phòng thí nghiệm đôi loại II

55


Phòng NMR 56


Phòng PCR 57


Phòng kính hiển vi

58


Phòng PCR

59


Module phòng nuôi cấy mô Nuôi cấy mô - tế bào thực vật là phạm trù khái niệm chung cho tất kỹ thuật nuôi cấy nguyên liệu từ thực vật hoàn toàn sạch trên môi trƣờng dinh dƣỡng nhân tạo, trong điều kiện vô trùng. Kỹ thuật nuôi cấy mô dùng cho cả hai mục đích nhân giống và cải thiện di truyền (ví dụ: giống cây trồng), sản xuất sinh khối các sản phẩm hóa sinh, bệnh học thực vật, duy trì và bảo quản các nguồn gen quý… Nuôi cấy mô, tế bào thực vật còn gọi là nuôi cấy thực vật “in vitro” (trong ống nghiệm) để phân biệt với các quá trình nuôi cấy trong điều kiện tự nhiên ngoài ống nghiệm, gọi là nuôi cấy “in vivo”. Thuật ngữ nhân giống “in vitro” hay còn gọi là vi nhân giống (micropropagation) đƣợc sử dụng đặc biệt cho việc ứng dụng các kỹ thuật nuôi cấy mô để nhân giống thực vật, bắt đầu bằng nhiều bộ phận khác nhau của thực vật có kích thước nhỏ, sinh trƣởng ở điều kiện vô trùng trong các ống nghiệm hoặc trong các loại bình nuôi cấy khác.

Chọn mẫu cây

Chọn môi trường thích hợp

Khử trùng mẫu cây

Chuẩn bị môi trường đúng cách

Vào mẫu (Môi trường vào mẫu) Nhân chồi (Môi trường nhân chòi) Tạo rễ (Môi trường tạo rễ) Ra cây ngoài vườn ươm

60

Cây giống (Trồng ngoài môi trường)

Có thể tóm tăt các khả năng ứng dụng của nuôi cấy thực vật “in vitro” vào công tác giống cây trồng ở một số điểm chính sau: - Nhân nhanh và duy trì những giống và cá thể có ý nghĩa khoa học, có giá trị kinh tế cao. - Làm sạch bệnh, virut để phục tráng những giống thoái hóa. - Làm phong phú vật liệu di truyền cho công tác chọn tạo giống. - Nuôi cấy mô mang lại bƣớc tiến góp phần bảo vệ đa dạng sinh học, duy trì nguồn gen quý trong tự nhiên


Phòng rửa, sản xuất nước cất và sấy, hấp

Phòng chuẩn bị môi trường nuôi cấy

Phòng cấy vô trùng

Phòng nuôi

Bên cạnh phòng thí nghiệm phải có hệ thống nhà kính, nhà lƣới và vườn ươm để trồng cây lấy nguyên liệu nuôi cấy và trồng cây đã tái sinh trong quá trình chọn lọc “in vitro”.

61


Module phòng Ultralow freezer

62


Phòng lạnh

63


Module phòng thí nghiệm dạy học Giải pháp bố trí các phòng thí nghiệm dạy học tham khảo theo công trình COWLEY HALL SCIENCE BUILDING. Theo công trình này module cơ bản vẫn là 3200mm x 9300mm. Trong đó, lấy kích thước mỗi phòng thí nghiệm dạy học là bằng 4 module cơ bản ( chiều rộng là 4x 3200mm và chiều dài là 9300mm )

Phòng thí nghiệm giới thiệu sinh học 64


Phòng thí nghiệm dạy giải phẫu 65


Phòng thí nghiệm dạy động vật/vi sinh vật 66


Phòng thí nghiệm dạy thực vật 67


Phòng thí nghiệm dạy tế bào 68


Phòng thí nghiệm dạy di truyền học 69


Phòng thí nghiệm dạy hóa học 70


Phòng thí nghiệm dạy sinh hóa 71


Phòng thí nghiệm dạy phân tích hóa học 72


Phòng thí nghiệm dạy hóa học dụng cụ 73


Phòng thí nghiệm dạy hóa lí 74


Phòng thí nghiệm dạy vi sinh học cơ bản 75


Phòng thí nghiệm dạy bệnh học/vi khuẩn/nấm 76


Phòng thí nghiệm dạy vi khuẩn/di truyền/vi sinh thái học 77


Phòng thí nghiệm dạy di truyền/dinh dưỡng/vi sinh 78


Phòng thí nghiệm dạy miễn dịch học 79


Thư viện Giới thiệu Thư viện là cơ quan có chức năng trực tiếp quản lý và thực hiện hoạt động lưu trữ đối với tài liệu lưu trữ. Chức năng của thư viện - Sưu tầm, bổ sung tài liệu lưu trữ, tư liệu lưu trữ đối với các phông, sưu tập thuộc phạm vi trực tiếp quản lý của Thư viện; - Phân loại, chỉnh lý, xác định giá trị tài liệu lưu trữ; - Thực hiện các biện pháp bảo vệ, bảo quản an toàn tài liệu lưu trữ: sắp xếp, vệ sinh tài liệu trong kho; khử trùng, khử axit, tu bổ, phục chế, số hóa tài liệu và các biện pháp khác; - Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu, hệ thống công cụ thống kê, tra cứu tài liệu lưu trữ; - Tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ bảo quản tại Thư viện; Công năng sử dụng - Phòng Thu thập và Sưu tầm tài liệu. - Bảo quản tài liệu. - Phòng Tin học và Công cụ tra cứu tài liệu. - Phòng Đọc. - Phòng Hành chính - Tổ chức. - Phòng Kế toán. - Phòng Bảo vệ và Phòng cháy chữa cháy.

80


Không gian nuôi dưỡng và bảo tồn động vật Là các không gian mặc dù mang tính chất nuôi nhốt nhưng trên một diện tích khá rộng lớn và gần với thiên nhiên, môi trường trong khu nuôi nhốt động vật cũng được tái hiện lại gần giống với môi trường sống của loài nuôi giữ dựa vào các tính toán và nghiên cứu về tập tính sinh sống của từng loài mà cho ra những khu nuôi dưỡng phù hợp nhất. Những khu vực này vừa là nơi lưu giữ bảo tồn nguồn gen, vừa là nơi để các nhà khoa học thực hiện những quan sát nghiên cứu về đặc tính sinh sống của động vật trên môi trường

mô phỏng, qua đó thực nghiệm và đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường sao cho phù hợp nhật, để các loài vật có thể thích nghi tốt nhất. Sau đó áp dụng vào thực tế môi trường sống hoang dã bên ngoài. Một khu bảo tồn đích thực là nơi mà động vật được nghỉ ngơi, được tôn trọng và không bị đối xử như đồ vật. Khu bảo tồn cam kết nhận nuôi và chăm sóc bất cứ con vật nào bị hành hạ, bỏ mặc hoặc bỏ rơi. Ở đây chúng được chăm sóc tới hết đời.

81


Không gian nhà kính thực nghiệm trên thực vật Đối với các khu nghiên cứu và bảo tồn. Nếu với các đối tương nghiên cứu là động vật sẽ có khu vực trại nuôi dưỡng trong quá trình nghiệm. Thì đối với thực vật, sẽ có các khu vực nhà kính để thử nghiệm và nhân giống trên diện nhỏ trong một môi trường có thể kiểm soát được các nhân tố môi trường khí hậu tác động vào đối tượng thí nghiệm. Khối nhà kính nuôi trồng thực vật với kết cấu thép và phủ kính rất dễ nhận biết và tách biệt khỏi các thể loại kiến trúc thông thường. Đối với nhà kính có kích thước nhỏ, hệ kết cấu giống với kết cấu khung cứng của công trình thông thường. Các cách tạo

82

khối và hợp khối khá đơn giản và giống với các khối công trình nhỏ thường gặp: khối vuông, tam giác, đa giác,… Với nhà kính với kích thước và khoảng vượt lớn hơn, kết cấu giàn phẳng được sử dụng. Với hệ khung phẳng, hình khối tiêu biểu là những hình trụ, hình tròn xoay, hình vòm... cho khoảng vượt lớn về một chiều. Ngoài khung thép đơn thuần còn có thể sử dụng hệ thống cáp treo kết hợp khung thép. Hình thức kết cấu như vậy tạo các mảng công trình thanh thoát hơn do kích thước nhỏ của dây cáp treo. Sử dụng linh hoạt cáp và thép sẽ tạo được hình thức công trình nhà kính khá phong phú.


Đài quan sát thiên nhiên Đài quan sát là hạng mục không thể thiếu cho các công trình có mang tính chất nguyên vị. Nhiệm vụ của đài quan sát ngày nay không còn đơn giản chỉ là một tháp cao để tạo tầm nhìn mà còn có thể mang nhiều chức năng đi kèm như các loại hình dịch vụ ăn uống, giải khát, lưu niệm,… tuỳ vào quy mô của công trình. Với sự tiến bộ về khoa học kĩ thuật, các tháp quan sát ngày nay có thể được xây dựng từ nhiều loại vật liệu với các kết cấu chịu lực khác nhau, với đủ loại hình dáng và quy mô từ bình thường vừa phải cho đến vô cùng to lớn và kì lạ phục vụ cho đủ loại hình và yêu cầu quan sát.

83


84


Không gian trưng bày triển lãm Không gian trưng bày trong các trung tâm nghiên cứu thường được sử dụng với mục đích trưng bày các ấn phẩm với mục đích tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm nghiên cứu ra công chúng. Không quá đặt nặng các vấn đề tạo ấn tượng và bao hàm ẩn ý sâu xa như trong các bảo tang. Vì vậy mặc dù vẫn sử dụng cách cách bố trí mẫu vật, bố cục không gian tượng tự các không gian triển lãm thông thường nhưng cách tổ chức đơn giản hơn. Chủ yếu là trưng bày sách báo, tranh ảnh điện tử, các mẫu vật đơn giản là chính. Với không gian trưng bày với đặc điểm là tự nhiên, địa hình thay đổi, tạo không gian trưng bày thay đổi linh hoạt và hấp dẫn. Có thể kết hợp các cầu trên cao tạo tầm nhìn thay đổi trong dây chuyền tham quan.

85


Kho lưu trữ Cấu trúc đặc thù kho lưu trữ giống là cách nhiệt, cách ẩm để giữ nhiệt độ trong kho thấp hơn nhiệt độ môi trường bên ngoài. Kho lưu trữ giống được phân loại theo nhiều cách khác nhau nhưng cấu tạo thường bao gồm hai phần chính là cách nhiệt và làm lạnh.

Phần cách nhiệt Cấu tạo vỏ kho

Cửa kho lạnh

Vỏ kho thường được làm từ những tấm cách nhiệt panel ngăn cách giữa không gian bên trong và bên ngoài. Tấm panel có độ nhẵn bóng cao, 2 mặt ngoài là Inox hoặc tôn sơn tĩnh điện. Vật liệu lõi làm từ xốp cứng có khổi lượng nhẹ, khả năng cách nhiệt tốt và độ bền cao. Có 2 loại Panel thường được sử dụng trong kho lạnh là: Panel EPS và Panel PU.

Cửa kho lạnh được sản xuất với nhiều chủng loại và kích thước khác nhau như cửa bản lề, cửa trượt... nhưng đều đảm bảo được độ kín của kho khi sử dụng.

Cửa thường được chế tạo bằng inox 304 không gỉ bên trong có chất cách nhiệt, bản lề và tay khóa bằng vật liệu atimon hoặc inox đảm bảo độ cứng chắc và sáng bóng của cánh cửa. Kết cấu jont bao quanh để Kích thước tấm cách nhiệt ngăn chặn khí lạnh thất thoát được lựa chọn phù hợp với ra ngoài. thiết kế của kho nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và khả Khung bao cửa được thiết kế nhiều tầng rất vững chắc và năng cách nhiệt. điện trở sấy, giúp cách cửa luôn được khô ráo sạch sẽ và dễ thay thế. Để đảm bảo an toàn cần phải có khóa bên ngoài, hệ thống chốt an toàn bên trong kho lạnh có thể mở được cửa khi đang đứng ở bên trong. 86


Hệ thống làm lạnh Vai trò của hệ thống làm lạnh là điều chỉnh nhiệt độ trong kho đúng mức được yêu cầu trong bảo quản. Vì thế, tùy vào loại sản phẩm nhiệt độ bảo quản khác nhau thì kết cấu hệ thống lạnh cũng có những khác biệt. Bởi vậy chúng ta chỉ để cập đến một vài bộ phận quan trọng nhất trong mỗi vhệ thống. Cụm máy nén Máy nén là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong cấu tạo làm lạnh của kho lạnh. Với chức năng làm nén môi chất lạnh đến mức cao để đủ chất làm lạnh và có thể ngưng tụ. Có nhiều loại máy nén như máy nén piston, trục vít, xoắn ốc,… với cấu tạo và nguyên lý hoạt động khác biệt. Thông thường, máy nén sẽ được nhập khẩu nguyên chiếc từ nước ngoài. Khi thiết kế và lắp đặt sẽ dựa trên thể tích kho và nhiệt độ bảo quản để chọn công suất máy sử dụng.

Dàn lạnh, dàn nóng Cũng như máy nén, dàn lạnh thường được nhập khẩu và có nhiều thương hiệu để lựa chọn. Các dàn máy thường chia thành model tương ứng với nhiệt độ sử dụng kho. Dàn lạnh được lắp bên trong phải đảm bảo có lớp vỏ chắc chắn, có tính thẩm mỹ.

Tủ điều khiển Chức năng chính của tủ điều khiển là kiểm soát và điều chỉnh các hoạt động của kho lạnh. Với các thông số được cài đặt sẵn, thiết bị điều chỉnh sẽ điều phối hoạt động của các thiết bị để nhiệt độ được giữ ổn định ở mức yêu cầu. Bên cạnh đó, tủ cần có bộ phận để thực hiện báo hiệu khi thiết bị gặp phải trục trặc trong vận hành. Cần lưu ý đến khả năng lưu trữ thông số để người sử dụng đánh giá hoạt động và đưa ra quyết định bảo trì bảo dưỡng.

87


NHIỆM VỤ THIẾT KẾ Bảng thống kê quy mô công trình Bảng thống kê diện tích các khối chức năng Cơ sở xác định quy mô, diện tích các khối chức năng Bảng nhiệm vụ thiết kế

88


xếp hạng công trình Theo bảng A.1, phụ lục A (Quy định phân loại, phân cấp các công trình dân dụng) trong QCVN 03 : 2009/BXD, công trình thuộc cấp 2 (Cấp tỉnh) trong nhóm A.1.2.10: Trụ sở làm việc của các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội và tổ chức khác. Theo phụ lục 1, TCVN 4601:1988, với tình hình thực tiễn ở nước ta hiện nay, trụ sở cơ quan, từ cấp 2 trở lên thông thường có quy mô từ 200 – 400 người đối với các cơ quan tương đương với biên chế cơ quan lãnh đạo tỉnh, viện nghiên cứu, cơ quan loại vừa ở Trung ương, tỉnh, thành phố. Trên cơ sở đó phân loại công trình như sau: • Loại công trình : Công trình văn hóa. • Cấp công trình : Công trình cấp II • Niên hạn sử dụng : 50 năm đến 100 năm • Bậc chịu lửa : Bậc 2 Khu đất đề xuất có diện tích 5.1 ha STT

THÀNH PHẦN

TỈ LỆ

1

Công trình kiến trúc

20-30%

2

Sân ngoài trời

10%

3

Cây xanh, vườn

50%

4

Giao thông

10-20%

Bảng cơ cấu sử dụng đất sơ bộ STT

CHỈ TIÊU

TÍNH TOÁN

1

Diện tích khu đất

5,1ha

2

Mật độ xây dựng

20-30%

3

Hệ số sử dụng đất

0,3

4

Số tầng cao

2-5

5

Số nhân viên

350-400 người

6

Khách tham quan

100 người

7

Hội thảo

400 người

Bảng thống kê quy mô công trình STT 1 2 3 4 5 6

KHỐI CHỨC NĂNG Khối đón tiếp Khối nghiên cứu, bảo tồn Khối học tập, thư viện Khối dịch vụ công cộng Khối hành chính Khối kỹ thuật phụ trợ TỔNG CỘNG

DIỆN TÍCH (m2) 1070 8263 1658 4236 440 1166 16833

PHẦN TRĂM DIỆN TÍCH (%) 6,4 49,1 9,8 25,2 2,6 6,9 100

Bảng thống kê diện tích các khối chức năng 89


CƠ SỞ xác định quy mô, diện tích

90


NHIỆM VỤ THIẾT KẾ

91


92


93


94


95


96


97


98


PHÂN TÍCH KHU ĐẤT Vị trí địa phương Địa hình, thủy văn, cảnh quan Khí hậu Dân cư - kinh tế - xã hội Vị trí khu đất Giao thông Hướng nhìn Đánh giá

99


100


VỊ TRÍ ĐỊA PHƯƠNG Đồng Tháp là tỉnh thuộc đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi đầu nguồn sông Tiền chảy vào Việt Nam, nằm giữa 2 tiểu vùng của vùng ĐBSCL là vùng Đồng Tháp Mười và vùng giữa sông Tiền - sông Hậu. Diện tích tự nhiên của Đồng Tháp là 333 695,03ha. Dân số trung bình của tỉnh Đồng Tháp năm 2011 là 1 673 184 người. Các đơn vị hành chính gồm thành phố Cao Lãnh, thị xã Sa Đéc, thị xã Hồng Ngự và 9 huyện: Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình, Tháp Mười, Cao Lãnh, Lấp Vò, Lai Vung và Châu Thành, trong đó thành phố Cao Lãnh là trong tâm hành chính chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, khoa học kỹ thuật và đào tạo của tỉnh.

Tỉnh Đồng Tháp có vị trí địa lý khá thuận lợi, nằm ngay sát thượng lưu sông Tiền và là cửa ngõ của vùng tứ giác Long Xuyên hướng vào vùng kinh tế trong điểm phía Nam. Dó đó tỉnh Đồng tháp là 1 trong những tỉnh có động lực phát triển cho vùng kinh tế ĐBSCL và có khả năng kết nối với các đô thị trọng điểm của các vùng kinh tế quan trọng trong khu vực nống riêng và quốc gia nói ching một cách thuận lợi. Đây cũng là 1 tiền đề thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Bên cạnh đó, với đường biên giới dài 50,5km và các đầu mối giao thông thủy, bộ qua biên giới Việt - Campuchia, tỉnh Đồng Tháp có bị thế khá thuận lợi để phát triển kinh tế đối ngoại ra các nước Đông Nam Á. 101


Sơ đồ phân tích địa hình

Địa hình Nhìn chung, đặc điểm địa hình của tỉnh Đồng Tháp tương đối đồng nhất mang đặc điểm chung của các tỉnh đồng bằng thuộc khu vực ĐBSCL, rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên do đặc điểm địa hình đặc trưng nên một số khu vực bị ngập lụt vào mùa mưa gây khó khăn cho các họa động sản xuất và sinh hoạt. 102

Địa chất Lịch sử phát triển địa chất của Đồng Tháp có chung lịch sử phát triển của vùng ĐBSCL với sự thành tạo của trầm tích Pleirstocen hau phù sa cổ và trầm tích Halocen hay phù sa mới, qua quá trình bồi lắng trầm tích biển và phù sa của sông Cửu Long.


Thủy văn Nằm ở hạ lưu châu thổ sông Mê-kông, tỉnh Đồng Tháp chịu ảnh hưởng của chế độ dòng chảy sông Mê-kông, thuỷ triều biển Đông, chế độ thuỷ văn sông Tiền, sông Hậu, hệ thống sông Vàm Cỏ và chế độ mưa trong khu vực. Với khoảng 124km sông Tiền và 30km sông Hậu cùng với những con sông lớn như sông Sở Thượng và sông Sở Hạ, Đồng Tháp còn có hệ thống khoảng 1.000 kênh rạch lớn nhỏ với tổng chiều dài dòng chảy là 6.273 km.

Sơ đồ phân tích thủy văn

Mùa kiệt Khu vực từ Vàm Cống và Sa Đéc trở lên, mực nước sông Tiền luôn cao hơn sông Hậu nên có xu thế chuyển nước theo các kênh, rạch từ sông Tiền sang sông Hậu (nhưng từ phía dưới kênh Lấp Vò trở xuống xu thế này không rõ ràng và thường tạo nên các giáp nước). Dòng chảy từ sông Tiền và sông Hậu theo các kênh rạch vào nội đồng khi triều lên, rút ra khi triều xuống. Vùng Đồng Tháp Mười: dòng chảy mùa kiệt chịu ảnh hưởng trực tiếp dòng chảy sông Tiền, Vàm Cỏ Tây (VCT) và một số yếu tố thuỷ văn khác. Dưới tác động của thuỷ triều, khi triều lên dòng chảy theo các kênh Tân Thành, Hồng Ngự, Đồng Tiến - Dương Văn Dương, Cồn Lố vào trong nội đồng tạo nên thế nước từ Cao Lãnh trở lên luôn cao hơn trong ruộng và sông VCT. Ngay cả tháng kiệt nhất (tháng 4) thế nước sông Tiền vẫn cao hơn sông VCT.

Mùa lũ: Lũ được hình thành từ thượng nguồn, mưa lớn ở thượng nguồn tạo thành dòng chảy và đổ xuống sông Mekong, chảy tràn vào ĐBSCL. Mặt khác, kết hợp với mưa tại chỗ lớn và liên tục gây nên lũ lớn và thường xuyên ở Đồng Tháp nói riêng và ĐBSCL nói chung, mùa lũ thường bắt đầu từ tháng 7 và kết thúc vào tháng 11. Đến tháng 8, khi mực nước Tân Châu đạt 3 3,5m, lưu lượng vào các kênh tăng nhanh và bắt đầu tràn bờ. Lúc này ngoài lũ trên sông chính còn lũ tràn dọc theo tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia vào vùng Đồng Tháp.

103


Tương quan vùng ngập tỉnh Đồng Tháp so với vùng ĐBSCL

Vùng Đồng Tháp Mười của ĐBSCL, hàng năm chịu tác động của lũ lụt từ tháng 7 đến tháng 11. Lũ đầu vụ thường gây thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp (vụ Hè Thu). Lũ chính về thường vào tháng 9, tháng 10 gây ảnh hưởng lớn đến hạ tầng, cơ sở vật chất (giao thông, thủy lợi, các công trình công cộng như: trường học, công sở, kho tàng, khu vực nuôi trồng thủy sản, vườn cây ăn trái,…). Từ kênh Hồng Ngự trở xuống đến kênh Nguyễn Văn Tiếp do có đê kênh Hồng Ngự, An Long và Nguyễn Văn Tiếp dòng chả bị cản lại và thời gian ngập chậm dần. Phía Nam kênh Nguyễn Văn Tiếp, khu kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu do ảnh hưởng mạnh của triều nên thoát tốt hơn, độ ngập 1-2m, thời gian ngập dưới 3 tháng.

Độ sâu ngập và thời gian ngập ở từng nơi có khác nhau, phía Bắc tỉnh (hướng đi Tân Hồng) gồm khu Sở Hạ và Sở Thượng đến Tân Châu, khi lũ về do bị chắn ngang bởi tuyến QL N1 nên thời gian ngập sớm hơn, thường từ tháng 8, độ sâu ngập trong đồng ruộng nói chung trên 2,5m. Khoảng đầu hoặc cuối tháng 12 nước mới rút, thời gian ngập kéo dài trên 4 tháng. • Vùng ngập lũ sâu: được xác định từ phía Bắc kênh Nguyễn Văn Tiếp A của tỉnh. • Vùng ngập lũ nông: được xác định từ phía Nam kênh Nguyễn Văn Tiếp A của tỉnh. 104


Các kịch bản biến đổi khí hậu vùng Đồng Tháp

Thời gian nước rút: • Trên sông Tiền vào cuối tháng 10 lũ đã bắt đầu hạ thấp dần, đến cuối tháng 12 và đầu tháng 1 xem như hết ảnh hưởng lũ. • Trong nội đồng tuỳ ở từng nơi nhưng thông thường từ cuối tháng 10, đầu tháng 11 lũ đứng lại và xuống dần. Do khối lượng nước trong đồng ruộng quá nhiều và các cửa rút có khẩu độ nhỏ, mặt khác do ảnh hưởng của thuỷ triều tạo nên lũ rút chậm.

105


Sơ đồ hiện trạng phân bố đất nông - lâm - ngư nghiệp

Điểm mạnh • Diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản khá lớn, chiếm phần lớn đất tự nhiên. • Khai thác tốt quỹ đất tự nhiên để phát triển nông nghiệp chuyên canh, phát triển nuôi thủy sản. • Chu ển đổi sử dụng đất trong giai đoạn 1996 – 2010 nhanh. Bình quân đất ở và giao thông cao so với các tỉnh vùng ĐBSCL.

106

Điểm yếu • Công tác quy hoạch, quản lý đất đai thiếu đồng bộ. • Quỹ đất nằm trong vùng ngập hàng năm khá lớn. • Quỹ đất dành cho các hoạt động phát triển kinh tế, phát triển các đô thị, khu dân cư nông thôn tập trung, khu du lịch... chưa được khai thác sử dụng hiệu quả, thiếu cân đối. • Đất nông nghiệp còn chiếm tỉ lệ lớn trong cơ cấu đất xâ dựng đô thị. • Đất sản xuất nông nghiệp chuyển đổi cho các mục đích phát triển công nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng và đô thị hoá chưa được kiểm soát dẫn tới lãng phí tài nguyên. • Chuyển đổi mục đích sử dụng đất không theo quy hoạch đã và đang tạo nên những áp lực đối với đất đai của tỉnh.


KHÍ HẬU

Biểu đồ nhiệt độ hằng năm tại Đồng Tháp

Biểu đồ số giờ nắng hằng năm tại Đồng Tháp

Tỉnh Đồng Tháp nằm trong vùng khí hậu chung của vùng ĐBSCL với các đặc điểm: nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, quanh năm nóng ẩm, lượng mưa phong phú. Các chỉ tiêu khí hậu (quang năng, vũ lượng, gió, bốc hơi, ẩm độ không khí…) đã phân hóa khí hậu của tỉnh thành hai mùa tương phản, mùa mưa từ tháng 05 đến tháng 11 trùng với gió mùa Tây Nam và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 04 năm sau trùng với gió mùa ĐôngBắc.

Nhiệt độ Nhiệt độ trung bình trong năm 27,0-27,3oC, chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng không lớn (khoảng 4,3oC), nhiệt độ cao nhất vào tháng 4 (29,5oC), thấp nhất vào tháng 1 (25,2oC).

Nắng Tổng số giờ nắng bình quân hàng năm khoảng 2.500 giờ năm , 6,8 giờ/ngày và có khuynh hướng giảm dần theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Vào mùa khô tổng số giờ nắng là 7,6 - 9,1 giờ/ngày, vào mùa mưa là 5,1 -7 giờ/ngày.

Biểu đồ lượng mưa hằng năm tại Đồng Tháp

Biểu đồ số ngày mưa hằng năm tại Đồng Tháp

Lượng mưa Lượng mưa tương đối ổn định qua các năm, hầu hết biến đổi từ 1.100 - 1.600mm.

Nhìn chung lượng mưa giảm dần từ phía Tây - Nam lên phía Đông - Bắc. Lượng mưa phân bố không đều trong năm, mùa mưa chiếm khoảng 80 - 90% tổng lượng mưa trong năm.

Trong các tháng mùa mưa, lượng mưa bình quân tháng vượt quá 100mm, các tháng 8, 9 và 10 vượt quá 250mm tạo ra úng ngập trên diện rộng. Lượng mưa mùa khô chủ yếu tập trung vào các tháng chuyển tiếp (tháng 12, tháng 4), chiếm khoảng 80 - 90% lượng mưa mùa khô, trung bình tháng 15 60mm. Các tháng 1, 2, 3 hầu như không có mưa. 107


Biểu đồ độ ẩm hằng năm tại Đồng Tháp

Độ ẩm Độ ẩm không khí bình quân năm là 82-85% và thay đổi theo mùa: mùa mưa độ ẩm không khí cao đạt cực đại vào tháng 9-10 (88%), mùa khô độ ẩm không khí thấp và đạt cực tiểu vào tháng 2-3 (78-80%).

Biểu đồ nhiệt độ hằng năm tại Đồng Tháp

Bão - áp thấp nhiệt đới Đồng Tháp nằm trong vùng ít chịu ảnh hưởng của bão, lũ tự nhiên vào mùa mưa thường xảy ra gió lốc xoáy làm ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của nhân dân.

108

Chế độ gió Có 2 hướng gió chính: - Gió mùa Tây Nam thịnh hành từ tháng 5 đến tháng 11, thổi từ vịnh Thái Lan vào mang nhiều hơi nước gây mưa. - Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 12 đến tháng 4, thổi từ lục địa nên khô và hanh. Tốc độ gió trung bình năm 1,0 - 1,5m/s, trung bình lớn nhất 17m/s.


109


Dân cư - kinh tế - xã hội Trên địa bàn tỉnh có các dân tộc chính là Kinh (99,3%), còn lại là dân tộc Khmer và người Hoa cùng sinh sống. Mỗi dân tộc có những nền văn hóa, phong tục tập quán, ngành nghề truyền thống, lễ hội, lịch sử,… khác nhau tạo cho Đồng Tháp một nền văn hóa đặc trưng và đa dạng. Văn hóa tín ngưỡng và những lễ hội văn hóa đặc trưng của các dân tộc đã được bảo tồn và phát huy, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, bảo tồn di sản văn hóa dân tộc trên địa bàn tỉnh.

110

Sơ đồ hiện trạng phân bố dân cư


Điểm mạnh • Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh, trung bình giai đoạn 2006 – 2011 là 14,1%, cao hơn bình quân vùng ĐBSCL là 6,8%. Giá trị GDP của tỉnh Đồng Tháp năm 2010 khoảng 27.468 tỷ đồng, đứng thứ 6/13 tỉnh-thành của vùng (bình quân toàn vùng khoảng 27.500 tỷ đồng). • Là tỉnh có thế mạnh phát triển nông nghiệp, chuyên canh lúa và nuôi trồng thủy sản với sản lượng khá cao so với vùng ĐBSCL . • Đã hình thành KKTCK với tiềm năng phát triển giao thương quốc tế. • Đã hình thành 03 khu công nghiệp tập trung, 31 cụm công nghiệp và đã triển khai thành lập giai đoạn 1 của 14 CCN. • Ưu thế phát triển du lịch sinh thái đặc trưng Đồng Tháp Mười, du lịch miệt vườn, du lịch văn hóa lịch sử tầm Quốc gia, du lịch cảnh quan sông nước. • Nhiều cơ chế, chính sách phát triển được bổ sung kịp thời, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh. • Cơ cấu dân số trẻ, thuận lợi về nguồn nhân lực có khả năng đào tạo trình độ chuyên môn cao.

Điểm yếu • Kinh tế xuất phát điểm thấp so với các tỉnh trong vùng ĐBSCL. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng khá cao, thiếu tầm nhìn chiến lược đa ngành. • Giá trị GDP người năm 2010 của tỉnh Đồng Tháp khoảng 16,3 triệu đồng tương đương 897USD, đứng 11/13 tỉnh-thành của vùng. Thấp hơn bình quân toàn vùng khoảng 1.060USD. • Tốc độ tăng năng suất nông nghiệp chậm, dịch vụ vận chuyển khó khăn. • Sản phẩm công nghiệp trên địa bàn chưa đa dạng, hiệu quả chưa cao. • Thương mại có quy mô nhỏ, phân tán. Kinh tế cửa khẩu chưa được khai thác hiệu quả. • Tiềm năng thế mạnh của tỉnh như đất đai, du lịch văn hóa lịch sử chưa khai thác,. • Việc huy động các nguồn vốn cho đầu tư phát triển còn hạn chế so với nhu cầu và tiềm năng của tỉnh. Cơ chế chính sách chưa đồng bộ còn nhiều bất cập. • Mật độ dân số phân bố chưa hợp lý. Tỉ lệ đô thị hoá thấp so với trung bình vùng ĐBSCL. • Chuyển dịch cơ cấu lao động chậm. Thiếu nguồn nhân lực kỹ thuật cao. Tỉ lệ lao động được đào tạo ngành nghề, chuyên môn kỹ thuật còn ít. • Kế hoạch ứng phó biến đổi khí hậu chưa được triển khai đồng bộ, ảnh hưởng tới phát triển KTXH.

111


ÑIEÀU CHÆNH QUY HOAÏCH CHUNG XAÂY DÖÏNG TT. TRAØM CHIM - H. TAM NOÂNG SÔ ÑOÀ ÑÒNH HÖÔÙNG PHAÙT TRIEÅN KHOÂNG GIAN ÑOÂ THÒ

XAÕ PHUÙ ÑÖÙC KHU VÖÏC VÖÔØN QUOÁC GIA TRAØM

ÑT 844 ÑI XAÕ AN LO

NG

36

-

I

s

ÑM

1-2 0,92

I

28

2-4 5,76

I

HAÄU

23

2-4 0,9

KEÂNH

24

HAÄU

DÖÏ KIEÁN

2-4 2,8

KEÂNH

CV

35 22

CAÀU

II

I

2-4 1,0

2-4 2,46

25

KEÂNH

21

HAÄU

XAÕ PHUÙ THOÏ Ñ. VAØNH ÑAI NAM NOÁI VAØO ÑT8 44 CAÙCH CAÀU TOÅNG ÑAØI 3Km

BAÛNG HEÄ THOÁNG KYÙ HIEÄU KYÙ HIEÄU

CHÖÙC NAÊNG

XAÂY DÖÏNG MÔÙI

5

ÑAÁT HAØNH CHÍNH ÑAÁT COÂNG TRÌNH GIAÙO DUÏC

CHÖÙC NAÊNG

TRUNG TAÂM ÑOÂ THÒ BEÁN TAØU

ÑAÁT COÂNG TRÌNH Y TEÁ

RANH ÑÒA GIÔÙI HAØNH CHÍNH

ÑAÁT COÂNG TRÌNH THÖÔNG MAÏI DÒCH VUÏ

RANH NGHIEÂN CÖÙU QUY HOAÏCH

ÑAÁT COÂNG TRÌNH VAÊN HOAÙ

ÑÖÔØNG GIAO THOÂNG NOÄI THÒ

ÑAÁT COÂNG TRÌNH THEÅ DUÏC THEÅ THAO

ÑÖÔØNG GIAO THOÂNG TRUÏC CHÍNH, ÑOÁI NGOAÏI

ÑAÁT COÂNG VIEÂN CAÂY XANH

ÑÖÔØNG GIAO THOÂNG DÖÏ KIEÁN PHAÙT TRIEÅN

ÑAÁT KHU CV NGHÓ DÖÔÕNG

CAÀU

ÑAÁT ÔÛ MAÄT ÑOÄ CAO

GHI CHUÙ

ÑAÁT ÔÛ MAÄT ÑOÄ THAÁP

I. CAÙC COÂNG TRÌNH HAØNH CHÍNH:

ÑAÁT TOÂN GIAÙO

01 UBND HUYEÄN UÛY VAØ CAÙC BAN NGAØNH

ÑAÁT AN NINH QUOÁC PHOØNG

02 TOØA AÙN 03 KHU HAØNH CHÍNH THÒ TRAÁN

BEÁN XE NOÄI THÒ

s

s

04 TRUÏ SÔÛ BAN QUAÛN LYÙ DÖÏ AÙN

II. CAÙC COÂNG TRÌNH COÂNG COÄNG - TMDV:

BEÁN XE LIEÂN VUØNG

05 CHI NHAÙNH ÑIEÄN LÖÏC KINH, RAÏCH

06 BÖU CHÍNH HUYEÄN

ÑAÁT DÖÏ KIEÁN PHAÙT TRIEÅN ÑOÂ THÒ

07 CHÔÏ BAÙCH HOÙA CHUYEÅN THAØNH SIEÂU THÒ 08 NHAØ VAÊN HOÙA CHUYEÅN THAØNH TMDV 09 SIEÂU THÒ MINI

ÑAÁT COÂNG NGHIEÄP

10 KHU CHÔÏ TRAØM CHIM 11 ÑAÁT THÖÔNG MAÏI DÒCH VUÏ 12 ÑAÁT COÂNG TRÌNH THÖÔNG MAÏI DÒCH VUÏ 13 ÑAÁT DÒCH VUÏÏ DU LÒCH 14 ÑAÁT DÒCH VUÏ THÖÔNG MAÏI THUOÄC VÖÔØN

BAÛNG THOÁNG KEÂ NHOÙM ÔÛ GÑ 2007-2025 STT

01 02 03 04 05

LOAÏI ÑAÁT

NHOÙM ÔÛ THÖÙ 1 NHOÙM ÔÛ THÖÙ 2 NHOÙM ÔÛ THÖÙ 3 NHOÙM ÔÛ THÖÙ 4 NHOÙM ÔÛ THÖÙ 5

112

QUOÁC GIA TRAØM CHIM

DIEÄN TÍCH (ha)

DAÂN SOÁ

CHÆ TIEÂU KTKT(m²/NG)

55 45 50 24 77

4.550 3.700 4.150 1.700 5.900

120,9 121,6 120,5 141,2 130,5

251 ha

( NGÖÔØI)

20.000

III. VAÊN HOÙA - THEÅ DUÏC THEÅ THAO : 15 VAÊN HOÙA - THEÅ DUÏC THEÅ THAO - KHU VUI CHÔI GIAÛI TRÍ 16a COÂNG VIEÂN CAÂY XANH 16b KHU NUOÂI TROÀNG THUÛY SAÛN - KEÁT HÔÏP DÒCH VUÏ DU LÒCH

17 COÂNG VIEÂN CAÂY XANH NHOÙM ÔÛ

IX. CAÙC KYÙ HIEÄU KHAÙC

I II CC 19 TRUNG TAÂM SINH HOÏAT COÄNG ÑOÀNG AÁP 3B HC 20 TRUNG TAÂM GIAÙO DUÏC TREÕ EM COÙ HOAØN CAÛNH KHOÙ KHAÊN VH - TT 21 TRUNG TAÂM DAÏY NGHEÀ ÑM 18 COÂNG VIEÂN - CAÂY XANH BÔØ SOÂNG

IV. ÑAÁT GIAÙO DUÏC :

22 LÔÙP MAÅU GIAÙO TÖÏ THUÏC

NHAØ ÔÛ MAÄT ÑOÄ CAO

NHAØ ÔÛ MAÄT ÑOÄ TRUNG BÌNH, T COÂNG TRÌNH COÂNG COÄNG COÂNG TRÌNH HAØNH CHÍNH

COÂNG TRÌNH VAÊN HOAÙ - THEÅ D

COÂNG TRÌNH ÑAÀU MOÁI HAÏ TAÀN

23 TRÖÔØNG THCS THÒ TRAÁN TRAØM CHIM

CC

24 TRÖÔØNG TIEÅU HOÏC THÒ TRAÁN TRAØM CHIM 25 ÑAÁT GIAÙO DUÏC

V. ÑAÁT Y TEÁ :

TAÀNG CAO XAÂY DÖÏNG

26 BEÄNH VIEÄN HUYEÄN TAM NOÂNG

N.O.1 55

27 TRUNG TAÂM Y TEÁ THÒ TRAÁN

VI. COÂNG TRÌNH ÑAÀU MOÁI : 28 BEÁN XE NOÄI THÒ

3-7 9,8

DAÂN SOÁ (ngöôøi)

4550 120,9

29 BEÁN XE LIEÂN VUØNG 30 BEÁN XE KHU DU LÒCH VÖÔØN QUOÁC GIA TRAØM CHIM 31 TRAÏM CAÁP NÖÔÙC SOÁ 1 32 TRAÏM CAÁP NÖÔÙC SOÁ 2

VII. COÂNG TRÌNH AN NINH QUOÁC PHOØNG : 33 COÂNG AN HUYEÄN 34 BAN CHÆ HUY QUAÂN SÖÏ HUYEÄN

VIII. COÂNG TRÌNH TOÂN GIAÙO : 35 GIAÙO XÖÙ THIEÂN PHÖÔÙC 36 HOØA AN TÖÏ

Ñ ÑI T 8 QU 55 OÁC LO Ä 30

KYÙ HIEÄU HIEÄN TRAÏNG

KHU CHÖÙC

DIEÄN TÍCH

NHOÙM Ô

DIEÄN TÍ

TIEÂU CH


A 3 84 H B ÑTI DIN Ñ Ø

ÑT 844 ÑI XAÕ A

XAÕ TAÂN COÂNG SÍNH

ÑT

855

ÑI

XA Õ HO AØ B Ì

NH

KHU VÖÏC VÖÔØN QUOÁC GIA TRAØM CHIM

s

30

CHIM

II

2-3 5,6

CC

2-7 3,4

14

14

12

CC

CV

H KIN

CC

2-6 2,7

2-7 19,8

- 4,35

CC

16a

17

2-4 5,67

UÙ PH

II

1-3 7,0

HIE

II

2-3 6,0

26

VH-TT

1-4 10,9

25

26

ÄP

16a

I

1-3 10,4

26 CV

- 1,8

15

15

CC

13

6,58

KINH

ÑOÀNG

VH-TT

18

I

2-4 6,18

2-4 5,6

CV

N.O.1 55

27

03

09

07

17

2-4 5,6

DÖÏ KIEÁN ÑAØO

I

01

12

10

CC

12

10

17

5

33

CC

3-7 2,2

02

I

3700 121,6

2-4 7,37

17

19

20

ÑT 844 ÔØNG XUA ÑI XAÕ TRÖ

CC

ÏO

2-4 13,1

01 HC

2-6 6,0

N.O.2 45

I

2-4 7,7

VH-TT

10

10

CV

- 4,23

2-4 6,6

2-4 19,8

10

18

CC

17

31

10

18

2-4 2,5

11

06

2-4 1,3

KINH

04

I

I

- 2,3

08

4550 120,9

05

4150 120,5

TIEÁN

- 1,85

I

N.O.3 50

34

2-6 3,4

V

I

2-4 4,83

ÔØN

G

GA

2-4 4,26

ÑÖ KI

NH

N.O.4 24

I

12

2-4 3,3

1700 141,2

THAÁP

12 3-7 1,9

2-4 6,61

I

17

I

2-4 3,27

CC

II

2-4 5,28

25

2-4 3,36

CC

II

25

I

32

XAÕ PHUÙ CÖÔØNG

CV

2-4 5,73

25

16b

I

2-4 21,3

2-4 2,99

2-4 14,7

N.O.5 77

17

18

5900 130,5

I

2-4 6,87

I

2-4 4,26

DUÏC THEÅ THAO

NG

s

ÑM

29

1-2 2,38

C NAÊNG

H (ha)

ÔÛ

ÍCH (ha)

HUAÅN (M²/ngöôøi)

113


VỊ TRÍ KHU ĐẤT

KHU DU LỊCH TRÀM CHIM

VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM

KHU ĐẤT XÂY DỰNG CÔNG VIÊN 114

THƯƠNG MẠI

Khu đất xây dựng nằm ở thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp diện tích khoảng 6,1ha, trong dự án quy hoạch đô thị tầm nhìn 2030. Đây được xem như cửa ngõ của thị trấn Tràm Chim, nơi gần với vùng lõi vườn quốc gia, các khu dịch vụ thương mại cũng như là điểm nằm trên tuyến du lịch sinh thái của thị trấn.


GIAO THÔNG

Khu đất có 4 cách tiếp cận bằng các hướng giao thông : • Hướng đi từ xã Hồng Ngự về thị trấn Tràm Chim • Hướng đi từ DT855 về thị trấn Tràm Chim • Hướng đi từ cảng kênh Đồng Tiến • Hướng đi từ DT843 về thị trấn Tràm Chim

115


HƯỚNG NHÌN Khu đất có nhiều hướng nhìn tốt, như hướng (3) (4) nhìn về Vườn quốc gia và công viên cây xanh bên cạnh. Có thể khai thác cảnh quan tốt bằng cách kết nối giữa mảng xanh và công trình bằng các quảng trường hay mảng xanh. Tuy nhiên, do đồ án quy hoạch mới hiện chưa hoàn thànhtrên thực tế, nên một số ảnh chụp hiện trạng sẽ khác so với bản vẽ.

116

(1)

(2)

(3)

(4)


ĐÁNH GIÁ

• • •

Ưu điểm Nằm trong vùng đô thị phát triển với cơ sở hạ tầng hiện đại, dễ dàng tiếp cận từ nhiều phía. Khu đất lựa chọn mang ưu thế trong quy hoạch vì nằm trong cụm phát triển về du lịch, thể thao và văn hóa. Rất gần với các công trình du lịch sinh thái, công viên, và đặc biết là Vườn quốc gia Tràm Chim, thuận lợi cho các công tác nghiên cứu sau này Cảnh quan thoáng đãng, ít công trình đồ sộ,mật độ xây dựng thấp, xung quanh là các mảng xanh tự nhiên lớn cũng như đã được quy hoạch rõ ràng, có thể khai thác yếu tố vi khí hậu thuận lợi.

Cơ hội • Địa hình tương đối bằng phẳng, dễ dàng trong việc thi công nền • Là một mắt xích quan trọng trong chuỗi tìm hiểu về tự nhiên - văn hóa của vùng.

• •

• •

Khuyết điểm Chỉ có thể tiếp cận khu đất bằng đường bộ, trong khi giao thông chủ yếu ở Vườn quốc gia Tràm Chim là đường thủy, gây trở ngại cho cán bộ, nhà nghiên cứu khi công tác tại Vườn. Nằm ở vucng thoáng đãng, ít mật độ xây dựng nên chịu trực tiếp chịu ảnh hưởng các yếu tố nắng, gió và mưa vào các mùa. Vì nằm gần vùng rừng tự nhiên nên môi trường thuận lợi cho việc phát sinh công trùng, thực vật gây hại gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của con người, đặc biệt vào mùa mưa. Công trình nằm ở lộ lớn, cần chú ý khoảng lùi thích hợp, các nguồn ồn khác từ công trình thể thao phức hợp, từ trung tâm văn hóa cũng là vấn đề lưu tâm, khi nguồn ồn nằm trên đường đi của hướng gió chính. Thách thức Cần giải quyết vấn đề an ninh và tiếp cận từ các hướng, tránh tập trung một lối ra vào. Cần áp dụng tốt các giải pháp thiết kế bền vững, chống đỡ tốt với các yếu tố khắc nghiệt của khí hậu cũng như khai thác tối đa những thuận lợi của vi khí hậu. Cần có giải pháp chống ồn Cần tìm ra hình thức kiến trúc phù hợp để công trình tuy thấp tầng nhưng không lạc lõng giữa bối cảnh đô thị.

117


118


ĐỊNH HƯỚNG THIẾT KẾ Nhu cầu sửa dụng Một số chỉ tiêu định hướng thiết kế Công trình tham khảo

119


CÔNG TRÌNH THAM KHẢO

3.1. Trung tâm nghiên cứu dầu khí King Abdullah

Trung tâm nghiên cứu dầu khí King Abdullah là một tổ chức phi lợi nhuận để nghiên cứu độc lập về các chính sách góp phần sử dụng năng lượng hiệu quả nhất để cung cấp phúc lợi xã hội trên toàn cầu. Phối hợp với các trung tâm nghiên cứu quốc tế, các tổ chức chính sách công, các tổ chức chính phủ trên toàn thế giới và ngành công nghiệp toàn cầu, KAPSARC tập hợp các chuyên gia hàng đầu từ khắp nơi trên thế 120

giới để giải quyết các thách thức về năng lượng; tự do chia sẻ kiến ​​thức, hiểu biết và khung phân tích. Khuôn viên KAPSARC rộng 70.000m² kết hợp năm tòa nhà: Trung tâm kiến ​​thức năng lượng; Trung tâm máy tính năng lượng; một Trung tâm hội nghị với phòng triển lãm và khán phòng 300 chỗ; Thư viện nghiên cứu với tài liệu lưu trữ cho 100.000 tập; và Musalla, một nơi truyền cảm hứng cho lời cầu nguyện trong khuôn viên trường.


121


Đặc biệt, KAPSARC đã được trao chứng nhận LEED Platinum từ Hội đồng Công trình Xanh Hoa Kỳ (USGBC) thông qua việc áp dụng các giải pháp thụ động và chủ động bao gồm: - Hiệu suất năng lượng giảm 45% (so với tiêu chuẩn cơ sở ASHRAE) đạt được thông qua khối lượng và định hướng xây dựng của KAPSARC, tối ưu hóa mặt tiền, lựa chọn hệ thống năng lượng mặt trời với công suất 5.000MWh / năm. - Tất cả nước uống của KAPSARC được tái chế và tái sử dụng tại chỗ và 100% nước tưới là từ các nguồn không thể uống được. - 40% vật liệu xây dựng KAPSARC của có nguồn gốc từ trong phạm vi 500 dặm, và 30% vật liệu được thực hiện với nội dung tái chế. - 98% tất cả gỗ được chứng nhận bởi Hội đồng quản lý rừng (FSC). - 4.000 tấn chất thải được phân tách và chuyển từ bãi rác. KAPSARC cũng đã được đặt tên là tòa nhà ‘thông minh nhất’ của Ả Rập Xê Út trong chương trình Giải thưởng Tòa nhà Thông minh Honeywell. Dựa trên các tiêu chí bao gồm tính bền vững môi trường, an toàn và năng suất, KAPSARC đã nhận được điểm số xuất sắc trên cả ba loại.

122


123


3.2. Viện hàn lân khoa học California

124


125


Viện Hàn Lâm Khoa Học California (California Academy of Sciences được thiết kế bởi KTS. Renzo Piano) là viện nghiên cứu và bảo tàng lịch sử tự nhiên ở San Francisco, California, là một trong những bảo tàng lịch sử tự nhiên lớn nhất thế giới, chứa hơn 26 triệu mẫu vật. Học viện bắt đầu hoạt động vào năm 1853 như một trung tâm xã hội học và cho đến nay vẫn thực hiện một số lượng lớn các đề tài nghiên cứu ban đầu.

126


127


128


129


Hệ thống sưởi sàn Radiant Không khí nóng bay lên trên. Một hệ thống sưởi ấm không khí cưỡng bức truyền thống cho các không gian công cộng cao 35 feet (~10m) trong bảo tàng sẽ rất lãng phí. Thay vào đó, Học viện đang lắp đặt một hệ thống sưởi ấm đặc biệt trong các tầng của bảo tàng. Các ống được nhúng trong sàn bê tông sẽ mang theo nước nóng làm ấm sàn. Sự gần hơn với sức nóng đối với những người cần nó sẽ làm giảm khoảng 10% nhu cầu năng lượng của tòa nhà.

130


131


Cách nhiệt denim Cách nhiệt cũng giữ ấm cho các tòa nhà. Học viện, thay vì sử dụng vật liệu cách nhiệt bằng sợi thủy tinh hoặc bọt thông thường, đã chọn sử dụng một loại vải bông dày làm từ quần jean màu xanh tái chế. Vật liệu này cung cấp một sự thay thế hữu cơ cho các loại vật liệu cách nhiệt chứa formaldehyd. Vật liệu cách nhiệt denim tái chế giữ nhiệt nhiều hơn và hấp thụ âm thanh tốt hơn so với cách nhiệt sợi thủy tinh. Nó cũng an toàn hơn để xử lý. Ngay cả khi cách nhiệt denim được xử lý bằng chất chống cháy và thuốc diệt nấm để ngăn ngừa nấm mốc, vẫn dễ dàng làm việc hơn và không yêu cầu người lắp đặt phải mặc quần áo bảo hộ hoặc mặt nạ phòng độc.

132


Đất cách nhiệt 1. Sáu inch (~ 15cm) đất trên mái nhà đóng vai trò là vật liệu cách nhiệt tự nhiên và mỗi năm sẽ giữ cho khoảng 3.6 triệu gallon (13.68 triệu lít) nước mưa không trở thành nước thải tự nhiên. 2. Các sườn dốc của mái nhà cũng hoạt động như một hệ thống thông gió tự nhiên, đưa luồng khí mát vào quảng trường mở (open-air plaza) trong những ngày nắng nóng. 3. Cửa sổ trần hoạt động như là nguồn chiếu sáng nội thất xung quanh và là hệ thống làm mát tự nhiên, nó tự động mở vào những ngày nóng để thoát khí nóng từ bên trong tòa nhà.

133


3.3. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

134


135


Sơ đồ cơ cấu tổ chức của viện khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền nam:

Nông nghiệp và PTNT, chịu trách nhiệm nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn các tỉnh phía Nam. Nghiên cứu lai tạo, chọn lọc, nhân giống các loại cây trồng, vật nuôi; phòng trừ sâu, bệnh hại; các biện pháp kỹ thuật canh tác; hệ thống cây trồng; bảo vệ môi trường sinh thái; nghiên cứu thức ăn gia súc phục vụ cho sự phát triển nông nghiệp vùng; Nghiên cứu kinh tế thị trường, hạ tầng cơ sở nông nghiệp nông thôn của vùng; Tham gia tư vấn đầu tư, dịch vụ chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh thuộc các lĩnh vực của Viện theo các quy định hiện hành của Nhà nước; Đào tạo cán bộ nông nghiệp có trình độ trên đại học (tiến sĩ) và bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật viện ngành nông nghiệp. Thực hiện hợp tác quốc tế về khoa học, công Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền nghệ thuộc lĩnh vực nông nghiệp, bảo vệ môi Nam có bề dày lịch sử phát triển trên 85 năm. trường sinh thái phục vụ cho sự phát triển Viện được thành lập trên cơ sở của Viện Khảo nông nghiệp bền vững của vùng. cứu Nông nghiệp Đông Dương vốn đã được hình thành từ năm 1925. Viện trực thuộc Bộ Rút ra chức năng và nhiệm vụ của trung tâm nghiên cứu: • Công tác nghiên cứu khoa học: • Công tác sưu tầm, khảo sát phát triển và lựa chọn hiện vật: • Kiểm kê, xác định và ghi chép khoa học các thông tin đa dạng sinh học của vườn quốc gia. • Bảo quản, lưu trữ các sản phẩm được tạo ra hoặc sưu tầm được của trunng tâm. • Trưng bày: bằng nhiều hình thức, thủ pháp kỹ thuật khác nhau và luôn được cải tiến, người ta nhằm đạt tới hiệu quả tuyên truyền giáo dục cao nhất đối với công chúng. • Công tác quần chúng: - Hướng dẫn tham quan: trong và ngoài nhà - Triển lãm: ngắn hạn và dài hạn. - Hội thảo - Tuyên truyền quảng cáo và nghiên cứu

136


PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ

137


Phương án 1 Phương án 1 là một thiết kế với mái chính lớn, được chống bởi dãy cột nhỏ tạo cảm giác như con người đang bước vào một khu rừng. Các khối chức năng được bố trí với nhiều khoảng không gian lớn. Nhược điểm • Không phù hợp với địa thế khu đất. • Mái lớn làm khiến cho việc tận dụng anh sáng tự nhiên vào khối nghiên cứu không được thuận lợi.

138


Phương án 2 Phương án 2 là một thiết kế dạng phân tán hơn. Với ý tưởng nâng các khối chức năng lên, trả lại mảng xanh và sinh hoạt cộng đồng Nhược điểm • Hình dạng khối bán cầu không phù hợp với module phòng thí nghiệm. • Khối còn đặc, không tận dụng được cảnh quan xung quanh.

139


Phương án 3 Với ý tưởng công trình là một sự kết nối giữa con người và tự nhiên, phương án 3 sử dụng giải pháp trục cảnh quan chạy xuyên qua công trình, là cầu nối giữa một bên là khu du lịch với các hoạt động của con người, một bên là công viên cây xanh. Từ đó con người và tự nhiên sẽ hòa hợp với nhau hơn, góp phần truyền tải ý nghĩa của công trình.

Nhược điểm • Trục cảnh quan đi xuyên qua công trình nên cần chú ý giao thông của khách tham quan không ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu.

140


141


F. TÀI LIỆU THAM KHẢO

142


DANH MỤC TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ

- TCVN 4601:1988 - Trụ sơ cơ quan - Tiêu chuẩn thiết kế - TCVN 3981:1985 - Trường đại học - Tiêu chuẩn thiết kế

- TCVN 276:2003 - Công trình công cộng - Nguyên tắc cơ bản để thiết kế - QCVN 03:2009/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật phân loại, phân cấp công trình xây dựng - TCVN 297:2003 - Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng - Tiêu chuẩn công nhận - Tiêu chuẩn Architectural Graphic Standard - Neufer - Architects’ Data

DANH MỤC SÁCH THAM KHẢO

- Designing and Planning Laboratories - Stanford Laboratory Standard & Densign Guide - Laboratory Design Handbook - TSI Incorparated 2014 - Laboratory Densign Guide - Brian Griffin - Research Laboratory Design Guideline - USA 1995 - Suitainable Materials with both eyes open - Julian M Allwood, University of Cambridge, 2012 - Đề tài nghiên cứu khoa học Dẫn liệu bước đầu về thống kê, đánh giá đa dạng sinh học ở vườn quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp - Đỗ Thị Như Uyên, Hoàng Thị Nghiệp - 2013 - Đề tài nghiên cứu khoa học Thành phần các loài chim nước ở vườn quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp - Đỗ Thị Như Uyên, Nguyễn Cử, Lê Đình Thủy - 2013 - Đề tài nghiên cứu khoa học Đánh gia tầm quan trọng của khu hệ chim vườn quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp - Đỗ Thị Như Uyên - 2017 - Đề tài nghiên cứu khoa học Đánh giá tâm quan trọng của khu hệ chim Vườn quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp - Đỗ Thị Như Uyên - Sách ảnh Các loài chim thường gặp ở Vườn quốc gia Tràm Chim - Nguyễn Văn Hùng - 2016 - Thuyết minh tổng hợp quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đồng Tháp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 - Phân viện Quy hoạch đô thị và nông thôn Miền Nam - 06/2014 - Thuyết minh Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Tràm Chim, huyện Tam nông - 2011

143


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.